102
3 TỔ CHỨC MINH BẠCH THẾ GIỚI GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH CHO THANH THIẾU NIÊN Ví dụ từ mười một quốc gia, vùng lãnh thổ (Sách tham khảo) Người dịch: Kiều Anh Thu Quỳnh Hiệu đính: Kim Thoa NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HÀ NỘI - 2010

Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

3

TỔ CHỨC MINH BẠCH THẾ GIỚI

GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH CHO THANH THIẾU NIÊN

Ví dụ từ mười một quốc gia, vùng lãnh thổ

(Sách tham khảo)

Người dịch: Kiều Anh

Thu Quỳnh

Hiệu đính: Kim Thoa

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HÀ NỘI - 2010

LƯU Ý VỀ BẢN QUYỀN

4

Lưu ý về bản quyền

Bộ công cụ đặc biệt: Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên giới thiệu 11 sáng

kiến giáo dục phòng, chống tham nhũng do các văn phòng quốc gia của Tổ chức

Minh bạch Quốc tế và các tổ chức khác triển khai. Bộ công cụ này có thể đƣợc tái

bản một phần hoặc toàn bộ chỉ khi nào Ban Thƣ ký của Tổ chức Minh bạch Quốc tế

và tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện dự án xác nhận chính xác và công nhận.

Nhân viên các văn phòng quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế và các tổ

chức khác cùng các nhà tƣ vấn viết bài trong ấn phẩm này dựa trên kinh nghiệm

ban đầu, các cuộc phỏng vấn và tài liệu tham khảo. Các bài viết chỉ mang tính

chất mô tả chứ không phân tích kỹ lƣỡng, do đó Tổ chức Minh bạch Quốc tế

không bảo đảm tính chính xác và hoàn thiện của nội dung. Tổ chức Minh bạch

Quốc tế cũng không chịu trách nhiệm về những hậu quả của việc sử dụng tài liệu

này.

Bản quyền thuộc về Tổ chức Minh bạch Quốc tế 2004

Mọi quyền lợi đƣợc bảo đảm

ISBN: 3-88579-126-9

Transparency International

Alt Moabit 96

10559 Berlin

Germany

www.transparency.org

Trang bìa:

Walter F. Osejo Morales,

Giải nhì tại cuộc thi vẽ Nicaragoa 2004

Bìa sau:

Claudia Damiana, Nicaragoa, 2004

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

5

Lời Nhà xuất bản

Theo thống kê của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, hàng năm, trên thế giới có từ 20 đến 40

tỷ USD đƣợc sử dụng để "bôi trơn" các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh hoặc thủ tục hành

chính. Hiện nay, vấn đề tham nhũng đang trở thành hiện tƣợng phổ biến, thành câu

chuyện hàng ngày của đời sống chính trị và thậm chí ở một số nƣớc, đã trở thành quốc

nạn. Chính vì vậy, Phòng và chống tham nhũng đƣợc xem là một trong những ƣu tiên

hàng đầu trong chính sách phát triển bền vững tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện nay, chính phủ một số nƣớc đã lồng ghép nội dung phòng, chống tham nhũng vào

chƣơng trình giáo dục ở cả phổ thông và đại học với tính chất là môn học chính hoặc nhƣ

một hoạt động ngoại khoá. Trẻ em ngay từ khi còn trên ghế nhà trƣờng đã đƣợc làm quen

với những khái niệm nhƣ tham nhũng, hối lộ, trách nhiệm giải trình, sự minh bạch hay

quyền và nghĩa vụ của công dân. Chúng ta có thể tin tƣởng rằng, những giá trị xã hội về

sự trung thực, liêm chính sẽ đƣợc khắc cốt ghi tâm ở thời niên thiếu và rằng giáo dục là

biện pháp phòng ngừa tham nhũng hữu hiệu nhất, tại rất nhiều nƣớc, các trƣờng học đã

triển khai những chƣơng trình giáo dục nhằm nuôi dƣỡng một thế hệ mới có đƣợc nhận

thức đúng đắn, ứng xử lành mạnh và có bản lĩnh trong cuộc sống góp phần phát triển

kinh tế - xã hội đất nƣớc mình bền vững.

Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên - Ví dụ từ mười một quốc gia, vùng lãnh thổ

là cuốn sách viết về những chƣơng trình nhƣ vậy. Đây có thể đƣợc coi là tài liệu tham

khảo giúp bạn đọc có thêm đƣợc thông tin trong việc nghiên cứu, nắm đƣợc một số biện

pháp trong việc phòng, chống tệ nạn tham nhũng của một số nƣớc trên thế giới đang áp

dụng.

Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 4 năm 2010

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

MỤC LỤC

6

Mục lục

Lời Nhà xuất bản 5

Lời nói đầu 7

Lời cảm ơn 9

Giới thiệu 11

Ngài Heo và siêu nhân William:

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học (Đặc khu hành chính

Ma Cao) 13

Thuế của bạn đi đâu:

Giáo dục tài chính cho công dân (Braxin) 20

Làm việc với các trƣờng đại học:

Chƣơng trình “Cátedra” (Côlômbia) 27

Đƣa các “anh hùng chống tham nhũng”

vào trƣờng học (Italia) 37

Giáo dục những nhà lãnh đạo tƣơng lai:

Quản trị tốt trong nhà trƣờng (Dămbia) 44

Đạo đức trong nhà trƣờng:

Một chƣơng trình kiểu mẫu (Mỹ) 54

Thanh niên chống tham nhũng:

Một cuộc thi viết luận quốc gia (Grudia) 63

Lồng ghép chống tham nhũng

vào chƣơng trình giảng dạy (Campuchia) 73

Sức mạnh của thông tin:

Đào tạo phóng viên trẻ (Uganđa) 81

Lớp học không biên giới:

Một cuộc thi toàn quốc (Áchentina) 89

Một ngày chống tham nhũng

tại Trại hè thiếu nhi (Mônđôva) 98

LỜI NÓI ĐẦU

7

Lời nói đầu

Tham nhũng đang diễn ra phổ biến, nghiêm trọng, phức tạp và trở thành vật cản

lớn cho thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam (Chiến lƣợc Quốc gia

PCTN đến năm 2020). Do vậy, phòng, chống tham nhũng (PCTN) luôn là nhiệm

vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội ở Việt Nam. Từ năm 1990, Nhà

nƣớc ta đã đẩy mạnh công tác PCTN thông qua nhiều biện pháp. Việc ban hành

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2007), Nghị

quyết số 21/NQ-CP ngày 12-5-2009 của Chính phủ về Chiến lược Quốc gia

phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, và việc phê chuẩn Công ước Phòng,

chống tham nhũng của Liên hợp quốc (UNCAC) tháng 6 năm 2009 của Nhà

nƣớc Việt Nam đã thể hiện những quyết tâm ngày càng gia tăng của Nhà nƣớc

trong công tác PCTN. Theo đó, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng thông qua

giáo dục và nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên và toàn xã hội về PCTN

cũng đang dần dần đƣợc chú trọng. Cuối năm 2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê

duyệt Đề án đƣa nội dung PCTN vào chƣơng trình giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng1.

Tuy nhiên, công tác PCTN ở Việt Nam đến nay vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ

mong đợi. Cần phải tiếp tục đạt đƣợc nhiều thành quả cụ thể hơn nữa trong công

cuộc PCTN.

Nhằm ủng hộ những nỗ lực của Nhà nƣớc Việt Nam trong công tác PCTN nói

chung và trong giáo dục về PCTN nói riêng, Tổ chức Hƣớng tới Minh bạch (TT)

- Cơ quan đầu mối Quốc gia của Tổ Chức Minh Bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam

trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách: “Giáo dục thanh thiếu niên về sự

liêm chính – Ví dụ từ 11 quốc gia, vùng lãnh thổ”. Việc xuất bản cuốn sách

này bằng tiếng Việt là một trong những kết quả quan trọng trong Chƣơng trình

____________

1. Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 02-12-2009 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt đề {n đưa nội dung phòng, chống tham nhũng v|o chương trình gi{o

dục, đ|o tạo, bồi dưỡng.

LỜI NÓI ĐẦU

8

hoạt động của TI tại Việt Nam: “Tăng cường nhu cầu phòng, chống tham nhũng

trong Chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội, giai đoạn 2009-2012”- một Chƣơng

trình thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của TI trong việc phối kết hợp chặt chẽ với

các đối tác quan trọng ở Việt Nam nhằm ủng hộ những nỗ lực quốc gia trong

PCTN.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ tài chính từ phía các nhà tài trợ

Chƣơng trình TI ở Việt Nam: Bộ hợp tác phát triển Anh (DFID), Cơ quan

Viện trợ Ai len (IrishAid), Đại sứ quán Thụy Điển và Đại sứ quán Phần Lan

đã hợp tác để xuất bản cuốn sách này.

Tổ chức Hướng tới Minh bạch hy vọng rằng từ kinh nghiệm của 11 quốc gia

và vùng lãnh thổ về giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên do TI mang đến sẽ

giúp cho các nhà hoạt động giáo dục của các cơ quan chính phủ, phi chính phủ,

giáo viên, học sinh và những ai quan tâm đến chủ đề Giáo dục tính liêm chính

cho thế hệ trẻ có thêm những tài liệu tham khảo để từ đó có những ý tƣởng sinh

động và sáng tạo lồng ghép nội dung PCTN vào chƣơng trình giáo dục tại Việt

Nam.

Trân trọng đƣợc giới thiệu cùng bạn đọc!

Nguyễn Thị Kiều Viễn

Giám đốc điều hành

Tổ chức Hƣớng tới Minh bạch (TT)

Cơ quan đầu mối Quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Việt Nam

Email: [email protected]

i

LỜI CẢM ƠN

9

Lời cảm ơn

Tôi xin cảm ơn những ngƣời đã đóng góp vào ấn phẩm đặc biệt này. Họ đã chia

sẻ kinh nghiệm với hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho những ngƣời khác. Tôi xin

cảm ơn Jesse Garcia và Stephanee Mousley vì đã giúp biên tập cuốn sách, cảm

ơn Victoria Jennett đã giúp chuẩn bị cho việc xuất bản. Xin gửi lời cảm ơn tới

các nhân viên chƣơng trình khu vực tại Ban Thƣ ký của Tổ chức Minh bạch quốc

tế vì đã hỗ trợ chúng tôi và có những lời bình xác đáng.

Ngoài ra, tôi cũng xin ghi nhận Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức đã tài trợ

cho dự án này.

Các bức tranh sử dụng trong Bộ công cụ của những ngƣời chống tham nhũng

đƣợc lấy từ cuộc thi ảnh và tranh vẽ dành cho thanh thiếu niên với tính chất là

một phần của Hội nghị chống tham nhũng Trung Mỹ lần thứ nhất diễn ra tại

Managoa, Nicaragoa, vào ngày 26 và 27 tháng 2 năm 2004, do Tổ chức Hợp tác

Kỹ thuật Đức tài trợ. Xin cảm ơn vì đã cho phép chúng tôi sử dụng chúng.

Bettina Meier

Ban Thƣ ký Tổ chức Minh bạch Quốc tế

Giáo dục Phòng, chống tham nhũng

Béclin, tháng 11-2004

Bạn đọc thân mến,

Chúng tôi rất cảm kích nếu các bạn có phản hồi và bình luận về Bộ công cụ của

những ngƣời phòng, chống tham nhũng: Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu

niên. Xin hãy gửi ý kiến của các bạn cho bà Bettina Meier theo địa chỉ email

LỜI CẢM ƠN

10

[email protected] hoặc điền vào mẫu đánh giá trên trang web

http://www.transparency.org/toolkits/

Xin trân trọng cảm ơn.

GIỚI THIỆU

11

Giới thiệu

Giáo dục là cốt lõi của phòng ngừa tham nhũng. Luật pháp và các quy định dù có

rõ ràng đến đâu, các thiết chế đƣợc thiết kế tốt đến mức nào cũng khó ngăn đƣợc

tham nhũng, trừ phi các công dân tích cực yêu cầu chính phủ và các thiết chế

phải có trách nhiệm giải trình.

Thái độ và kỳ vọng của công dân có vai trò chủ yếu trong xây dựng một nền hành

chính công hiệu quả. Vì vậy, thúc đẩy thái độ không khoan nhƣợng với tham nhũng là

trọng tâm hoạt động của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Giáo dục đạo đức cho thanh

thiếu niên có thể giúp phá vỡ vòng tham nhũng, bởi, thanh niên ngày nay sẽ là các nhà

lãnh đạo mai sau.

Song, giáo dục phòng ngừa tham nhũng không thôi thì chƣa đủ. Môi trƣờng nuôi

dƣỡng trẻ em là yếu tố quyết định hình thành nên quan điểm của chúng. Giáo dục

đạo đức cần là một phần trong nỗ lực tổng thể nhằm cải tiến việc quản lý và giảm

tham nhũng. Trong khuôn khổ này, trẻ em phải có một môi trƣờng học tập thích hợp

và lành mạnh, đề cao sự liêm chính.

Vì vậy, để có tính thuyết phục, giáo dục phòng, chống tham nhũng cần gắn với đời

sống hàng ngày của học sinh và giải quyết những tình huống đạo đức khó xử thực

tế, những xung đột lợi ích và các vụ tham nhũng.

Bộ công cụ của những ngƣời phòng, chống tham nhũng này chủ yếu giới thiệu

những kinh nghiệm giáo dục thanh thiếu niên của các tổ chức xã hội là chủ yếu. Dù

tiếp cận chủ đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, gồm giáo dục giá trị và đạo đức, nhân

quyền và giáo dục công dân, song họ đều có chung mục đích: củng cố quan điểm và

yêu cầu của thanh thiếu niên về trách nhiệm giải trình, đồng thời, xây dựng lòng tin

vào chính phủ và khu vực công.

Mọi dự án đề cập trong cuốn sách này đều do các Văn phòng quốc gia của Tổ

chức Minh bạch Quốc tế gợi ý. Họ cũng thiết kế và triển khai phần lớn số dự án

này. Các dự án có một số khác biệt sau:

Trƣớc hết, chúng nhằm vào các độ tuổi khác nhau. Tại Ma Cao, một màn múa

rối cho học sinh tiểu học đã nêu bật những vấn đề do hành vi tham nhũng gây ra

và khuyến khích học sinh chống lại hành vi đó. Tại Grudia, dự án nhằm vào học

sinh trung học, tổ chức cuộc thi quốc gia viết những kinh nghiệm về chống tham

nhũng. Tại Côlômbia có chƣơng trình trong trƣờng đại học nhằm vào sinh viên,

làm cho họ thấm nhuần các giá trị của các nhà lãnh đạo tƣơng lai của đất nƣớc.

Thứ hai, những dự án này đƣợc thực hiện cả trong và ngoài hệ thống giáo dục chính

quy. Ở Italia, chƣơng trình hợp tác chặt chẽ với Bộ Giáo dục và sinh viên đƣợc cấp

GIỚI THIỆU

12

thêm chứng chỉ khi tham gia tranh luận về chống tham nhũng ở trƣờng. Tƣơng tự, ở

Campuchia, giáo dục phòng, chống tham nhũng đƣợc đƣa vào các lớp học kinh tế tại

nhà và lớp học ngôn ngữ thông thƣờng. Còn tại Mônđôva, trong chƣơng trình cắm

trại ngoại khóa cho trẻ em từ 14 đến 16 tuổi có dành một ngày cho chủ đề chống

tham nhũng.

Thứ ba, tuy hầu hết các dự án đều xuất phát từ các tổ chức xã hội, song cũng có

vài dự án do các cơ quan công quyền triển khai. Tại Braxin, Trƣờng Tài chính Xao

Paolô có chƣơng trình giáo dục tài chính ở trƣờng trung học, còn tại Ma Cao,

chƣơng trình học do Uỷ ban chống tham nhũng đƣa ra. Chúng tôi kết hợp các dự

án này bởi chúng có phƣơng pháp giáo dục phòng, chống tham nhũng rất thú vị.

Mọi dự án đề cập ở đây đều có chung một khó khăn: rất khó đánh giá tác động

của chúng bởi việc tài trợ cho những dự án hạn chế về thời gian thƣờng không

cho phép đánh giá dài hạn. Tuy nhiên, mọi đóng góp đều thể hiện những phƣơng

pháp mới mẻ nhằm làm thay đổi thái độ và thói quen gắn liền với những cải cách

khu vực công.

Các dự án đề cập trong cuốn sách này không nhằm đƣa ra giải pháp. Thay vào đó, tài

liệu này chỉ đƣa ra ý tƣởng về các phƣơng pháp có thể sử dụng để củng cố quan điểm

và khả năng phòng, chống tham nhũng của thanh thiếu niên. Mục đích chính là truyền

cảm hứng và khuyến khích các thành phần trong xã hội, giúp khơi gợi những tƣ tƣởng

mới cho các nhà giáo dục trong Phòng, chống tham nhũng.

Bettina Meier

Ban Thƣ ký tổ chức Minh bạch Quốc tế

Giáo dục chống tham nhũng

Tháng 11-2004

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH MA CAO

13

Ngài Heo và siêu nhân William:

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

(Đặc khu hành chính Ma Cao)

Tóm tắt

Chƣơng trình Thế hệ mới Trung thực nhằm vào học sinh tiểu học từ lớp 4 đến

lớp 6. Đƣợc Uỷ ban Chống tham nhũng (CCAC) của Ma Cao thiết kế, chƣơng

trình nhằm tăng cƣờng nhận thức của thanh thiếu niên về tầm quan trọng của sự

liêm chính thông qua các hoạt động nhƣ đóng vai và thảo luận. Một khu vực sân

chơi đặc biệt có tên "Thiên đƣờng của sự liêm chính" đã đƣợc xây dựng để phục

vụ cho việc học tập sáng tạo. Sáu tháng sau khi bắt đầu vào tháng Giêng năm

2004, CCAC đã đón 10.000 học sinh đến thăm.

Bối cảnh

Ngày 20-12-1999, lãnh thổ trƣớc đây thuộc quyền cai quản của Bồ Đào Nha đã

đƣợc trao trả về Trung Quốc, và Đặc khu hành chính Ma Cao (SAR), Trung

Quốc ra đời. Theo Điều 59 Luật cơ bản của SAR, Uỷ ban Chống tham nhũng đã

đƣợc thành lập. Uỷ ban này hoạt động độc lập và Uỷ viên chịu trách nhiệm trƣớc

Ban điều hành.

Với niềm tin rằng, giáo dục là một trong những biện pháp phòng, chống tham

nhũng tối ƣu, Uỷ ban đã đƣa ra nhiều chƣơng trình giáo dục nhằm vào nhiều đối

tƣợng khác nhau nhƣ công chức, thanh thiếu niên và công chúng nói chung. Uỷ

ban đặc biệt nhấn mạnh việc giáo dục thanh thiếu niên, tin tƣởng rằng, giá trị xã

hội của sự trung thực và liêm chính sẽ đƣợc khắc cốt ghi tâm ở thời niên thiếu.

Do vậy, một loạt các chƣơng trình giáo dục đã đƣợc triển khai nhằm nuôi dƣỡng

một “thế hệ mới” trung thực. Các chƣơng trình này bao gồm xuất bản tài liệu

giảng dạy (sách giáo khoa, CD và một trò đánh cờ), tổ chức hội thảo nhằm thúc

đẩy nhận thức về sự liêm chính cho học sinh phổ thông và mời trẻ em đến sân

chơi có tên Thiên đƣờng của sự Liêm chính tại chi nhánh văn phòng của CCAC.

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH MA CAO

14

Các ấn phẩm của CCAC

Dự án

“Chương trình diễn ra xuôn sẻ. Nhờ cách diễn đạt dễ hiểu của người hướng

dẫn, học sinh có thể nắm được

tầm quan trọng của sự liêm chính.”

Giáo viên, giấu tên

Khi Uỷ ban xây dựng chi nhánh đầu tiên vào đầu năm 2003, một trong những

mục tiêu của nó là tăng cƣờng nhận thức về sự liêm chính cho thanh thiếu niên.

Một Uỷ ban giáo dục thanh thiếu niên đặc biệt đã đƣợc thành lập tại Bộ phận

quan hệ cộng đồng trong CCAC với nhiệm vụ thiết kế và thực thi chƣơng trình.

Uỷ ban phát triển những công cụ cho cả trẻ em và thanh thiếu niên.

Thiên đường của sự liêm chính – một sân chơi tương tác

Ngoài việc cung cấp thông tin về chống hối lộ, Uỷ ban còn có mục tiêu giúp trẻ

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH MA CAO

15

em phát triển những giá trị xã hội tích cực thông qua các hoạt động khác nhau.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, khu vực "Thiên đƣờng của sự liêm chính" trong

văn phòng chi nhánh đã đƣợc xây dựng đặc biệt dành cho học sinh tiểu học.

Nhằm truyền tải thông điệp một cách tƣơng tác và lý thú, khu vực này đƣợc thiết

kế giống một sân chơi hơn là một phòng học trang trọng để giúp học sinh cảm

thấy dễ chịu và mạnh dạn phát biểu.

Với niềm tin rằng, giáo dục về sự liêm chính có thể thực hiện theo cách thú vị

hơn cách “thuyết giáo” truyền thống, Uỷ ban quyết định hoạt động của trung tâm

sẽ là kể chuyện và thảo luận tƣơng tác về các trƣờng hợp. Thông qua các phƣơng

tiện đa truyền thông và các trò chơi tƣơng tác, những chủ đề về sự liêm chính

nhƣ trung thực, dũng cảm bảo vệ công lý và sự ngay thẳng đã đƣợc truyền tải tới

các vị khách trẻ tuổi.

Chƣơng trình muốn truyền đạt những thông điệp sau:

Liêm chính và trung thực là những giá trị xã hội quan trọng cần đƣợc trân

trọng.

Tham nhũng là điều không thể dung thứ và có hại cho tất cả mọi ngƣời trong

xã hội.

Tất cả mọi ngƣời, kể cả thanh thiếu niên, đều có thể góp phần xây dựng một

xã hội không tham nhũng bằng cách hãy là một ngƣời trung thực và có trách

nhiệm.

Nhà trƣờng thƣờng phân học sinh theo lớp. Có các nhóm từ bốn đến sáu học sinh

trong một buổi hƣớng dẫn và tƣơng tác kéo dài một giờ. Do hầu hết trẻ em đều tò

mò về Uỷ ban nên chúng rất thích đến thăm CCAC. Các cán bộ giáo dục của

CCAC hoạt động với tƣ cách là những ngƣời lãnh đạo hoạt động, ngƣời trình

diễn múa rối và ngƣời hƣớng dẫn trong từng hoạt động cụ thể. Họ cũng chịu

trách nhiệm xúc tiến các chuyến thăm nói trên.

Thiên đƣờng của sự liêm chính gồm ba khu vực: khu vực triển lãm, phòng tƣơng

tác (Làng Sen) và Cây Ƣớc. Trong khu vực triển lãm, có các trò chơi máy tính,

phòng quà tặng, một dụng cụ đèn chiếu và những mô hình các vụ việc đã đƣợc

Uỷ ban điều tra. Khi đƣợc giới thiệu một vòng, trẻ em sẽ nắm đƣợc một cách cơ

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH MA CAO

16

bản hoạt động chống tham nhũng của Uỷ ban tại Ma Cao.

Làng Sen

Trẻ em đến thăm "Thiên đƣờng của sự liêm chính", đầu tiên sẽ thăm phòng

tƣơng tác có tên Làng Sen. Sen là cái tên đặc biệt bởi nó không chỉ tƣợng trƣng

cho sự liêm chính trong văn hoá Trung Hoa mà còn là tinh tuý của Đặc khu hành

chính Ma Cao. Khi lấy tên Sen đặt cho phòng hoạt động, trẻ em sẽ gắn liền Làng

Sen với Ma Cao.

Đặc biệt, Uỷ ban sẽ thiết kế cho Làng Sen bốn nhân vật chính. Qua những câu

chuyện về bốn nhân vật này (đƣợc thể hiện trên máy tính, các buổi múa rối,

video…), ảnh hƣởng của tham nhũng đối với xã hội đã đƣợc thảo luận. Ví dụ,

một buổi trình diễn trên máy tính về ngài Heo, một doanh nhân, ngƣời đã sử

dụng bột mì ôi để làm bánh mì khiến rất nhiều dân làng bị ngộ độc. Răng Lớn,

một thanh tra vệ sinh, đã đƣợc cử đi theo dõi vụ việc. Răng Lớn phát hiện ra sự

thật nhƣng đã bị ngài Heo hối lộ để ỉm đi. Ngày càng có nhiều dân làng bị ngộ

độc hơn nhƣng chính phủ vẫn không thể tìm đƣợc nguyên nhân. Tình cờ, một cô

học trò tên là Clarina phát hiện ra là ngài Heo đã hối lộ Răng Lớn để che đậy

việc làm của mình. Cuối cùng, cô bé báo cáo sự việc lên Siêu nhân William,

ngƣời chống hối lộ và ngài Heo cùng Răng Lớn phải vào tù. Những lúc tạm

ngừng câu chuyện, các hƣớng dẫn viên của Uỷ ban thảo luận với bọn trẻ về

hành vi của bốn nhân vật. Trẻ em cũng đƣợc mời sáng tác đoạn kết mới về

điều gì sẽ xảy ra nếu Clarina không báo cáo sự việc lên Siêu nhân Wi lliam,

qua đó nhấn mạnh hơn nữa thông điệp phòng, chống tham nhũng.

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH MA CAO

17

Răng Lớn, Siêu nhân William, ngài Heo và Clarina

Biểu diễn múa rối

Những kỹ thuật kể chuyện khác gồm múa rối và trình diễn máy tính cũng đƣợc

sử dụng tuỳ theo độ tuổi của trẻ em để khiến chúng thích thú hơn. Trong một

màn múa rối khuyến khích sự trung thực, các em đƣợc yêu cầu thảo luận và ra

quyết định về một trong bốn nhân vật chính: chúng sẽ nói dối để đổi lấy “quà

tặng” hay vẫn trung thực. Cuối cùng, hƣớng dẫn viên sẽ giải thích cho các em

tầm quan trọng của sự chính trực cũng nhƣ hậu quả của hành vi dối trá. Với

những em đang tầm tuổi thiếu niên, Uỷ ban sẽ chiếu những video ngắn về các

vấn đề đạo đức hàng ngày, giúp chúng liên hệ với bản thân dễ dàng hơn.

Trƣớc khi rời Làng Sen, mỗi ngƣời tham gia đƣợc nhận một tấm các. Các em sẽ

viết ƣớc mơ của mình lên đó rồi treo lên Cây Ƣớc đặt tại lối vào Làng Sen. Bọn

trẻ luôn nghiêm túc khi đƣa ra điều ƣớc. Có em viết “Trong tƣơng lai em muốn

làm Thanh tra”, còn em khác viết “Em muốn làm Phi công nhƣng không muốn

thấy bất cứ ngƣời nào tham nhũng trên máy bay của em”.

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH MA CAO

18

Cây Ước

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH MA CAO

19

Kết quả và khuyến nghị

Từ khi chƣơng trình Thế hệ mới trung thực đƣợc tiến hành từ tháng Giêng đến tháng

Bảy năm 2004, hơn 10.000 học sinh đã đến thăm "Thiên đƣờng của sự liêm chính".

Phản hồi của giáo viên đƣợc thu thập qua bảng câu hỏi. Sau chuyến thăm, một số

trƣờng đã yêu cầu học sinh viết bài luận ngắn. Nhìn chung, những bài luận này là

bằng chứng cho thấy học sinh có ấn tƣợng tích cực và hoàn toàn thấu hiểu thông điệp

đƣợc truyền tải.

Một yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của chƣơng trình, đó là quy mô nhóm: một

lớp lớn với 40 học sinh có thể khiến việc thảo luận khó khăn hơn. Để giải quyết

vấn đề này, lớp học đƣợc phân thành các nhóm trong quá trình thảo luận và giới

thiệu. Mỗi nhóm sẽ bầu ra trƣởng nhóm để trình bày kết quả thảo luận. Thực tế

cho thấy, các nhóm nhỏ hơn (từ bốn đến năm học sinh) sẽ có kết quả thảo luận

tốt hơn.

Cuối cùng, Uỷ ban cũng đƣợc hƣởng lợi từ chƣơng trình của nhà trƣờng vì họ

có đƣợc những thông tin mới nhất về suy nghĩ và ý tƣởng của trẻ em. Những

điều đó có thể đƣợc sử dụng để tham khảo cho việc phát triển công cụ giáo dục

trong tƣơng lai và giúp tăng cƣờng sự minh bạch của Uỷ ban, khiến trẻ em nói

riêng và công dân nói chung dễ tiếp cận hơn.

Mô tả dự án: Bộ phận quan hệ cộng đồng của CCAC

Để có thêm thông tin, xin hãy liên hệ:

Bà Athena Kong hoặc Ông Hin Chi, Chan

Địa chỉ:

Community Relations Department

Commission Against Corruption of Macao SAR

14/F Dynasty Plaza Building

Alameda Dr. Carlos D’Assumpcao,

Macao (Via Hong Kong)

Email: [email protected]

BRAXIN

20

Thuế của bạn đi đâu:

Giáo dục tài chính cho công dân (Braxin)

Tóm tắt

Việc công dân đƣợc thông tin đầy đủ có ý nghĩa quan trọng trong phòng, chống

tham nhũng và lãng phí tài chính công. Để giúp công chúng hiểu về các vấn đề

tài chính và tăng cƣờng nhận thức của học sinh về quyền và nghĩa vụ của họ với

tƣ cách là công dân và ngƣời đóng thuế, Bộ Tài chính và Giáo dục1 bang Xao

Paolô, Braxin, đã tập hợp lực lƣợng và xây dựng chƣơng trình giáo dục tài chính

cho công dân.

Hiện tại, 518 trƣờng học của bang ở Xao Paolô đang tham gia một dự án thí

điểm giới thiệu giáo dục tài chính với tính chất một môn học thƣờng xuyên. Từ

năm 2005, tất cả 6.000 trƣờng học ở Xao Paolô đều mong muốn tiến hành các

hoạt động này.

Chƣơng trình do ngân sách Bộ Tài chính bang tài trợ.

Bối cảnh

“Giáo dục tài chính giúp đầu óc ta sáng láng và khiến công dân hiểu được tầm

quan trọng của việc đóng thuế. Nó cũng thúc đẩy công dân tham gia đời sống chính

trị của đất nước và kiểm soát chi tiêu công. Dự án này

góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng chúng ta.”

Huguette Theodoro da Silva Faria (57), giáo viên

Braxin là đất nƣớc của những đối lập, rất nhiều nơi còn tồn tại tình trạng bất bình

____________

1. Chương trình do Bộ Gi{o dục Xao Paolo (Bộ phận Gi{m s{t nghiên cứu về sư

phạm v| c{c quy định CENP) v| Bộ T|i chính FAZESP (Bộ phận gi{m s{t việc quản

lý thuế, Bộ phận gi{m s{t v| đ{nh gi{ chi tiêu công v| trường t|i chính) tổ chức. C{c

đối t{c kh{c bao gồm Liên đo|n Thanh tra thuế INAFRESP, Hiệp hội C{c nh| thanh

tra thuế AFRESP v| Hội đồng Kế to{n khu vực CRC-SP.

BRAXIN

21

đẳng xã hội rõ rệt. Đài báo thƣờng đƣa những câu chuyện về những ngƣời bần

cùng và đói khổ. Tuy nhiên, họ không chỉ nghèo khổ mà sự an toàn của họ cũng

bị đe doạ.

Một cán bộ đang giải thích công việc của mình

Để giải quyết tình trạng bất bình đẳng xã hội và cung cấp những dịch vụ cơ bản

cho ngƣời nghèo thì cần rất nhiều tiền. Những công dân Braxin, ngƣời tài trợ cho

ngân sách qua việc đóng thuế, nên hiểu rằng tiền công phải đƣợc chi cho lợi ích

công. Song, kho bạc lại thâm hụt do tình trạng trốn thuế, tham nhũng và lãng phí,

và đƣơng nhiên các công dân tỏ ra lãnh đạm khi các khoản tiền công đi chệch

hƣớng. Nói chung, dƣờng nhƣ ngƣời ta chƣa hiểu khái niệm lợi ích công và thực

tế rằng tài sản nhà nƣớc thuộc về công dân.

Để thay đổi thái độ này, đầu những năm 1990, bang Xao Paolô đã bắt đầu chƣơng

trình giáo dục tài chính nhằm tăng cƣờng nhận thức của học sinh về quyền và nghĩa

vụ của họ đối với các khoản chi công và thu thuế. Mục tiêu là nâng cao nhận thức về

tầm quan trọng của việc bảo vệ hàng hoá công và tài sản của nhà nƣớc cũng nhƣ việc

BRAXIN

22

xã hội kiểm soát chi tiêu công.

Dự án

“Mọi thứ không phải là trò chơi, mà qua đó, ta học được

rất nhiều điều. Ví dụ, sử dụng và điền vào một tấm séc thế nào,

mục đích của hoá đơn, tính toán phần trăm ra sao, buôn bán kiểu gì. Quan

trọng hơn cả, điều tôi không thể hình dung được, là mọi thứ

học được giờ đây tôi đều sử dụng hàng ngày”.

Tamires Helena Cêra (16), học sinh

Chƣơng trình giáo dục tài chính do một nhóm cán bộ thuộc Bộ Giáo dục và Bộ Tài

chính bang Xao Paolô (và trƣờng Tài chính) tiến hành. Chƣơng trình là một nỗ lực

lâu dài nhằm thay đổi hành vi của ngƣời dân.

Tập huấn

Cho đến nay, hơn 35.000 ngƣời đóng thuế, các chuyên gia kế toán, luật sƣ, các

sinh viên đại học đã đƣợc tập huấn về những nghĩa vụ tài chính, thông qua các

buổi thảo luận và hội nghị truyền hình. Ngƣời đóng thuế đƣợc tập huấn để hiểu

rằng tiền công có đƣợc phần lớn là từ thuế, và việc chi tiêu công phải do ngƣời

dân kiểm soát và thực hiện tránh tham nhũng và lãng phí.

Việc tập huấn đƣợc thực hiện theo nhiều hình thức: các bài giảng, hội thảo chuyên

đề, hội nghị truyền hình, đóng vai, video, sách và tranh luận.

Các thông điệp chính đƣợc truyền tải:

Không gian công cộng và tài sản nhà nƣớc thuộc về nhân dân. Họ có quyền

sở hữu chứ không phải là tài sản của các thống đốc.

Cán bộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giúp công dân thực hiện

quyền và nghĩa vụ của mình một cách hiệu quả.

Chỉ có thể cung cấp các toà nhà và dịch vụ công nếu thu đƣợc đủ thuế. Đóng

thuế là một trong những nghĩa vụ của công dân.

BRAXIN

23

Cần thực hiện chi tiêu công theo những ƣu tiên nhất định và do xã hội kiểm

soát.

Năm 1997, chƣơng trình thực hiện một video cho trẻ em có tên gọi Giấc mơ của

Betinho. Trong video này, một cậu bé mơ về một nơi mà sữa đƣợc phân phát

miễn phí cho trẻ em nghèo. Trong giấc mơ, có hai mụ phù thủy vô cùng độc ác:

một mụ ngăn không cho bò ăn cỏ (mụ phù thuỷ tham nhũng và trốn thuế), còn

mụ kia phân phát sữa bò mà không có tiêu chuẩn nào cả (phù thủy tham nhũng

và lãng phí). Các em rất thích video này và thƣờng có những bài luận hoặc bức

vẽ rất đẹp về video, thể hiện rằng chúng rất hiểu thông điệp đƣợc truyền tải.

Học sinh thăm quan két sắt lịch sử của Bộ Tài chính

Giáo viên tập huấn

Giáo viên đƣợc tập huấn sử dụng video Giấc mơ của Betinho để giảng dạy trong

BRAXIN

24

lớp học. Mỗi trƣờng có hai giáo viên đƣợc mời đến tham dự hội thảo gồm có

trình chiếu video và giảng về Luật ngân sách và Luật trách nhiệm tài chính2.

Ngoài ra, giữa những cán bộ Bộ Tài chính và những ngƣời tham gia còn có một

cuộc tranh luận. Các giáo viên đƣợc cấp vài cuốn sách và video để xúc tiến giảng

dạy tài chính trong trƣờng. Từ năm 1999 đến năm 2002, đã có hơn 70 cuộc hội

thảo đƣợc tổ chức.

Chương trình tham quan: Bộ Tài chính mở cửa

Từ năm 2001, Bộ Tài chính đã tổ chức các nhóm đến thăm Bộ, gồm giáo viên,

học sinh, ngƣời già và những ngƣời khác. Ngƣợc lại, các cán bộ Bộ Tài chính

cũng đến thăm các trƣờng để tranh luận về tài chính công và nghĩa vụ công dân

với học sinh và giáo viên. Hai chƣơng trình tham quan đƣợc gọi là Bộ Tài chính

mở cửa và Bộ Tài chính đến trƣờng học. Mục đích là giúp công dân quen với các

hoạt động của Bộ Tài chính và hiểu về việc quản lý ngân sách công. Từ tháng

Giêng năm 2001 đến tháng Bảy năm 2004, đã có hơn 25.000 ngƣời tham gia.

Đưa giáo dục tài chính vào chương trình dạy học thường xuyên

“Trường học là nơi nâng cao nhận thức. Ngoài việc giảng dạy

kiến thức, giáo viên có trách nhiệm truyền đạt các nguyên tắc

và cảm nhận cho học sinh, thúc đẩy nhận thức về trách nhiệm

công dân, và như Paulo Freire nói, “thực hành hành động chính trị

về giáo dục trong thực tiễn sư phạm””.

Luciana Mazucante Guanais, thanh tra thuế của bang

Giáo dục tài chính cho thanh niên sẽ hiệu quả nhất nếu nó nằm trong kế hoạch

giảng dạy của nhà trƣờng. Để đƣa giáo dục tài chính vào chƣơng trình thƣờng

xuyên, không thể thiếu sự tham gia của Bộ Giáo dục. Vì vậy, để thành công,

cần kết hợp giữa Bộ Tài chính, trƣờng tài chính và Bộ Giáo dục. Hiện tại,

chƣơng trình kết hợp có mục đích giới thiệu giáo dục tài chính với tính chất là

____________

2. Luật tr{ch nhiệm t|i chính ngăn ngừa việc chính quyền tiêu nhiều hơn ng}n

sách cho phép.

BRAXIN

25

môn học thƣờng xuyên ở trƣờng tiểu học và trung học. Một chƣơng trình trọng

điểm cũng đang đƣợc triển khai tại 518 trƣờng học của 9 thành phố trong bang.

Những giáo viên chịu trách nhiệm về phối hợp giảng dạy giữa 518 trƣờng này đã

đƣợc tập huấn qua các hội nghị truyền hình và hội thảo. Chủ đề tập huấn gồm:

Giáo dục tài chính và tầm nhìn mới về chƣơng trình học; Các chỉ số tài chính, xã

hội và kinh tế của Braxin và bang Xao Paolô; Ngân sách công đến từ đâu và chi

tiêu công đƣợc thực hiện ra sao.

Những giáo viên đã đƣợc tập huấn chịu trách nhiệm phát tài liệu và giảng dạy

về tài chính cho đồng nghiệp và học sinh trong trƣờng. Trong học kỳ này, đã

triển khai những hội nghị truyền hình giám sát các hoạt động đã đƣợc tiến hành

và đến cuối năm sẽ tổ chức sự kiện chia sẻ kinh nghiệm.

Trong hai năm tới, các hoạt động sẽ đƣợc mở rộng ra tất cả các trƣờng học ở Xao

Paolô.

Kết quả và khuyến nghị

Để đánh giá tác động của chƣơng trình giáo dục tài chính, cần xem các bài luận

của học sinh và báo cáo của giáo viên từ năm 1995. Đây là những tài liệu rất thú

vị, cho thấy giáo viên và học sinh rất hiểu về các nghĩa vụ tài chính và cơ chế

giám sát chi tiêu của xã hội.

Giữ quan hệ tốt với giới truyền thông là điều rất quan trọng. Bộ Tài chính đã

công bố chƣơng trình giáo dục tài chính qua báo đài địa phƣơng vốn rất chào đón

các hoạt động này.

Đƣa giáo dục tài chính thƣờng xuyên vào trƣờng học không dễ chút nào. Ban

đầu, đó thực sự là một thách thức khi nhà trƣờng tiếp cận vấn đề nghĩa vụ công

dân và tài chính công một cách tản mát và thiếu nhất quán. Tài chính vẫn chƣa

trở thành môn học thƣờng xuyên. Do vậy, rất nhiều giáo viên xem giáo dục tài

chính là đặc quyền của Bộ Tài chính. Song, khi sự hợp tác giữa Bộ Tài chính và

Bộ Giáo dục đã chín muồi, nhận thức này đã thay đổi.

Một bài học rút ra là không nên gắn các hoạt động giáo dục tài chính với chính

phủ hiện tại, bởi nó có thể gây ra một số vấn đề. Ví dụ, chƣơng trình năm 1995

đã bị chính quyền mới bang Xao Paolô đình chỉ do giáo trình cho học sinh đã

BRAXIN

26

dẫn chứng chính quyền thời kỳ trƣớc đó.

Kết luận lại, sự kết hợp giữa các cơ sở tài chính và giáo dục đã chứng tỏ hiệu quả

tích cực đối với nhận thức chung về thuế và giám sát chi tiêu. Không nghi ngờ gì

nữa, nhận thức đó là yếu tố nền tảng cho việc xây dựng một đất nƣớc Braxin dân

chủ.

Mô tả dự án: Heleny Uccello Gama Meirelles Barreto, Nguyên Giám đốc

Trƣờng Tài chính Xao Paolô, và Cássio Roberto Junqueira de Sousa, nguyên

Điều phối viên giáo dục tại Trƣờng Tài chính.

Để có thêm thông tin, xin hãy liên hệ:

Bà Heleny Uccello Gama Meirelles Barreto theo địa chỉ email:

[email protected]

Địa chỉ:

Transparencia Brasil

Rua Francisco Leitão 339, conjuncto 122

CEP 05414-025

São Paulo, SP

Brasil

Tel: 55-11-3062-3436

Fax: 55-11-3062-3436

Email: [email protected]

Website: www.transparencia.org.br

CÔLÔMBIA

27

Làm việc với các trường đại học:

Chương trình "Cátedra" (Côlômbia)

Tóm tắt

Chƣơng trình "Cátedra" là

một sáng kiến của các trƣờng

đại học do "Transparencia

por Colombia", thành viên của

Tổ chức Minh bạch Quốc tế

tại Côlômbia, xúc tiến với sự

hỗ trợ của một số cơ sở giáo

dục cao học ở Côlômbia.1

"Cátedra" tán thành việc xây

dựng cơ sở đạo đức cho nghề

nghiệp tƣơng lai qua việc

cung cấp các công cụ giáo dục

và đoàn kết các nhà lãnh đạo khu vực công và các tổ chức tƣ nhân, các học viện,

đại học và sinh viên. Do đó, "Cátedra" thúc đẩy việc các tổ chức đƣơng thời suy

ngẫm về những giá trị và thách thức đạo đức, nhấn mạnh việc xây dựng lợi ích

công. Chƣơng trình minh họa việc sử dụng phƣơng pháp đa hợp phần, áp dụng

phƣơng pháp giảng dạy tƣơng tác và liên hệ thực tế, kết hợp với sự hỗ trợ và

triển khai của giáo viên. Chƣơng trình do "Transparencia por Colombia" thiết kế

vào tháng 9 năm 2001 và triển khai lần đầu năm 2002. Các nhà tài trợ gồm Shell,

Merck Sharp và Dohme, các trƣờng đại học thành viên và "Transparencia por

Colombia".

____________

1. S{ng kiến cho c{c doanh nghiệp xã hội của Đại học Andes, Trường quản lý cao cấp

và Politécnico Grancolombiano.

CÔLÔMBIA

28

Bối cảnh

“Cátedra giúp tôi lấy lại niềm hy vọng vào sinh viên ngày nay,

hy vọng vào một đất nước tươi đẹp hơn cho tôi và cho họ. Họ sẽ là những

người quyết định rằng các thế hệ trước đã không dám

hành động để xây dựng đất nước.”

Andrés Morales, Giáo sư, người cổ vũ

Các giá trị của Cátedra trong các buổi

thảo luận về hành động

Theo Chỉ số cảm nhận về tham nhũng (CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế

năm 2004, Côlômbia vẫn ở mức 3,8/10, đứng thứ 60 trên 146 nƣớc. Một phân

tích gần đây của Hệ thống Liêm chính quốc gia Côlômbia đã ghi nhận sự dũng

cảm và sức mạnh của ngƣời dân Côlômbia, nhƣng cũng cảnh báo về sự yếu ớt

của các thiết chế cũng nhƣ sự lạm quyền của các nhà lãnh đạo. Cơ quan này

đánh giá cao sự đóng góp của hàng triệu ngƣời trung thực, ngày ngày nỗ lực và

hy sinh vì sự tiến bộ của đất nƣớc…, song, cũng gióng lên hồi chuông về sự

xuống cấp của các giá trị và nguyên tắc ở các cấp chính quyền, trong giới lãnh

đạo chính trị và trong chính phủ2 cũng nhƣ khu vực tƣ nhân.

Do vậy, bất cứ chiến lƣợc phòng, chống tham nhũng nào cũng cần bao gồm việc

xây dựng đạo đức cho các nhà lãnh đạo tƣơng lai của các tổ chức công và tƣ,

những ngƣời sẽ tác động đến các quyết định ảnh hƣởng đến sự liêm chính của đất

nƣớc ở nhiều mức độ khác nhau.

____________

2. Colección Cuadernos de Transparencia No. 4: El Sistema Nacional de Integridad,

análisis y resultados del estudio de caso, Introducción de Juan Lozano Ramírez,

Enero 2002, p. 6 (Tuyển tập sổ ghi chép về minh bạch số 4: Hệ thống Liêm chính

quốc gia, ph}n tích v| kết quả nghiên cứu trường hợp, do Juan Lozano Ramírez giới

thiệu, th{ng Giêng năm 2002).

CÔLÔMBIA

29

Ông José B. Toro, Chủ nhiệm khoa giáo dục tại Đại học Javeriana

đang phát biểu tại cuộc thảo luận về trách nhiệm xã hội

Tuy nhiên, giáo dục đại học ngày nay có xu hƣớng tập trung vào các yếu tố

kỹ thuật để có việc làm tốt trong tƣơng lai mà lờ đi trách nhiệm xã hội.

Côlômbia cần những công dân có thể giám sát về mặt xã hội để ngăn ngừa

tham nhũng. Các trƣờng đại học có thể khuyến khích thanh niên tham gia vào

các hoạt động xã hội có trách nhiệm cũng nhƣ có thể thúc đẩy các cuộc tranh

luận công khai về chủ đề đạo đức trong các vấn đề công.

Chương trình "Cátedra" bắt đầu như thế nào?

Cuối năm 2001, Shell và "Tranparencia por Colombia" cùng có chung quan

điểm về việc xúc tiến các tiêu chuẩn đạo đức. Một mặt, Shell thể hiện mối quan

tâm trong việc tài trợ sáng kiến về giáo dục các giá trị cho thanh niên, nhờ đó,

các tiêu chuẩn cao về trách nhiệm xã hội sẽ tạo nên khuôn khổ cho hoạt động

CÔLÔMBIA

30

nghề nghiệp của họ với tƣ cách là các nhà lãnh đạo kinh doanh. Mặt khác, thông

qua các hoạt động kinh doanh, "Transparencia por Colombia" xác định nhu cầu

nâng cao đạo đức trong lĩnh vực này và đƣa ra giải pháp phòng, chống tham

nhũng trên cơ sở giáo dục đạo đức cho các doanh nhân tƣơng lai.

Giai đoạn đầu của sáng kiến này đƣa ra một cuộc khảo sát đƣợc tiến hành ở bảy

trƣờng đại học ở Côlômbia3 nhằm xác định các phƣơng pháp mà sinh viên sử

dụng để xây dựng đạo đức và để xem đã có dự án nào loại này tồn tại chƣa.

Cùng lúc đó, các bài kiểm tra thí điểm của "Cátedra" cũng đƣợc hoàn thành với

các sinh viên của hai trƣờng đại học.

Các đối tác trong giáo dục đạo đức

“Tôi vẫn có thành kiến về các buổi nói chuyện về đạo đức và luân lý…

nhưng tôi nhận thấy rằng Cátedra không thuộc loại giảng dạy này.

Tôi ở trong một nhóm sinh viên cũng giống như tôi, muốn một

đất nước tốt hơn, muốn chống lại những việc xấu xa làm hủy hoại

đất nước. Cátedra tiếp cận đạo đức từ góc độ rất thú vị:

Thông qua hội thảo, đóng vai và tranh luận, chứ không phải

qua những bài giảng cũ kỹ buồn tẻ.”

Ricardo Ojeda Arias, Sinh viên Quản trị kinh

doanh tại Đại học Andes

Bƣớc tiếp theo tập trung vào thiết kế dự án trên cơ sở hợp tác giữa

"Transparencia por Colombia", các hãng tƣ nhân nhƣ Shell và những trƣờng đại

học có quan tâm. Dự định là tạo ra một không gian để cho các trƣờng đại học có

thể xây dựng đạo đức theo phƣơng pháp thực tế và có sự tham gia, nhờ đó, sinh

viên, giáo viên và các chuyên gia có thể đƣa ra câu hỏi và phân tích những tình

____________

3. Đại học Andes, Trường quản lý cao cấp, Đại học Javeriana Pontifical ở Bôgôta, Đại học

Medellín, Đại học Externado de Colombia, Đại học Barranquilla ở miền Bắc.

CÔLÔMBIA

31

huống đạo đức khó xử. Ngoài Shell, Ngân hàng Santander và HOCOL hỗ trợ tài

chính để xây dựng dự án và phối hợp khi bàn bạc ban đầu về dự án.

Trong học kỳ đầu năm 2002, "Transparencia por Colombia" bắt đầu giới thiệu

các hoạt động tại ba trƣờng đại học - "Politécnico Grancolombiano", Đại học

Andes và Trƣờng quản lý cao cấp (CESA). Học kỳ hai 2002, chứng kiến sự hợp

tác của bốn trƣờng4 và hiện tại 15 trƣờng khắp Bôgôta và Cáctahêna (Cartagena)

đã tham gia.

Cátedra hiện nay làm gì?

Mục đích chính của "Cátedra" là góp phần xây dựng đạo đức cho sinh viên đại

học, những ngƣời sẽ trở thành lãnh đạo các cơ quan nhà nƣớc và tổ chức tƣ nhân,

nhờ đó họ có thể hành động vì lợi ích công và đấu tranh phòng, chống tham

nhũng trong tƣơng lai.

"Cátedra" có cấu trúc nhƣ sau:

i) Uỷ ban quản lý gồm các hiệu trƣởng và thành viên hội đồng các trƣờng đại học

tham gia, một cán bộ điều hành từ một công ty trong nƣớc hoặc công ty đa quốc

gia (là thành viên của "Transparencia por Colombia") và hai thành viên Hội đồng

quản lý của "Transparencia por Colombia". Uỷ ban họp ba tháng một lần để đƣa

ra hƣớng dẫn về chính sách, thiết lập mục tiêu và đánh giá tiến triển của dự án.

ii) Một nhân viên chuyên trách phụ trách dự án.

iii) Sáu tháng một lần họp với các giáo viên đại học tham gia để lập kế hoạch và

đánh giá hoạt động.

____________

4. Đại học La Sabana, Đại học Javeriana Pontifical ở Bôgôta, EAN – Trường Quản trị

kinh doanh, Quỹ t|i trợ Đại học San Martín, Đại học Kỹ thuật Bolivar (C{rtahêna),

Đại học Javeriana Pontifical Cali.

CÔLÔMBIA

32

iv) Thảo luận với các trƣờng đại học tham gia cam kết Cátedra về vấn đề học

thuật cũng nhƣ việc cung cấp các nguồn tài chính và vật chất khác.

v) Hiện tại có khoảng 50 giáo viên tham gia Cátedra sử dụng tài liệu của họ

trong các khóa học. Những giáo viên này cũng góp phần phát triển tài liệu học

tập trong tƣơng lai.

Những người tham gia hội thảo

Để đạt đƣợc mục tiêu này, "Cátedra" hoạt động thông qua bốn hình thức sau:

1. Thảo luận giữa các trường đại học

“Việc tham gia thảo luận trong Cátedra ở Cáctahêna giúp tôi trực tiếp gặp

gỡ với các tác giả của Foncolpuertos được đề cập trong cuốn sách của tôi.

Tôi đã rất e dè và thậm chí sợ hãi khi tham gia. Song tôi nhận thấy cuộc

CÔLÔMBIA

33

tranh luận rất trung thực, bởi chúng ta vẫn có thể thảo luận về một chủ đề

khó như tham nhũng một cách văn minh và dân chủ… Cho đến lúc đó, tôi

vẫn nghĩ rằng điều đó đã không còn tồn tại ở Côlômbia nữa.”

Felipe Lozano Puche

Người tham gia thảo luận về “Nuôi dưỡng sự tham lam,

trường hợp Foncolpuertos”

Các buổi thảo luận mở ra cho công chúng và thu hút những diễn giả trình độ cao.

Các nhà lãnh đạo cơ quan nhà nƣớc và tổ chức tƣ nhân, các giáo viên đại học và

sinh viên cùng nhau suy ngẫm về các giá trị và thách thức về đạo đức mà các

doanh nghiệp và khu vực công đã trải qua.

Các buổi thảo luận nhằm thúc đẩy sinh viên hiểu sự cần thiết phải đƣa ra những

đánh giá về đạo đức và hiểu khái niệm lợi ích công.

Cho đến nay, đã diễn ra 29 buổi thảo luận, thu hút hơn 6.000 sinh viên. Chủ đề

bao gồm: Tham nhũng trong dịch vụ công; tham nhũng ở Mỹ Latinh và trách

nhiệm của những công ty lớn; tham nhũng ở các tổ chức tƣ nhân; làm thế nào để

giữ gìn đạo đức trong các cơ quan; trách nhiệm xã hội của các công ty trong một

xã hội xung đột; trách nhiệm xã hội của các phƣơng tiện truyền thông; vai trò

của các nhóm lợi ích trong việc xây dựng luật pháp.

2. Thảo luận phân tích trường hợp

"Cátedra" đã phát triển tài liệu giảng dạy dƣới dạng nghiên cứu trƣờng hợp. Cho

đến nay, với sự hợp tác của IESO, Sáng kiến doanh nghiệp xã hội của Đại học

Andes đã xây dựng đƣợc tám trƣờng hợp.

Giáo viên sẽ sử dụng tài liệu này trong các buổi lên lớp thƣờng xuyên. Các

trƣờng hợp nghiên cứu đƣa ra tình huống khó xử về sự liêm chính và khuyến

khích sinh viên tìm ra giải pháp. Ở lớp, sinh viên xác định các vấn đề đạo đức và

xung đột lợi ích và tìm cách tiếp cận vấn đề một cách thực tế. Họ đƣợc khuyến

khích ra quyết định một cách liêm chính và bảo đảm lợi ích công trƣớc các lợi

CÔLÔMBIA

34

ích cá nhân.

Mỗi trƣờng hợp sẽ kèm theo một hƣớng dẫn cho giáo viên và một danh mục các

bài viết của các tác giả trong nƣớc và quốc tế để minh hoạ, phân tích. Ngoài ra,

những giáo viên tham gia "Cátedra" cũng đƣợc tập huấn về sử dụng tài liệu

giảng dạy.

3. Thảo luận về các giá trị trong hành động

Các buổi thảo luận sử dụng phƣơng pháp nhập vai để khuyến khích suy ngẫm về

các giá trị từ nhiều góc độ khác nhau. Các giá trị đƣợc đƣa ra và đặt trƣớc các

tình huống cần phải ra quyết định trong đời sống hàng ngày của sinh viên hay

những ngƣời đã đi làm. Sinh viên có đƣợc sự hiểu biết của các nhóm lợi ích khác

nhau để cân nhắc khi đứng trƣớc những vấn đề đạo đức trong các tổ chức hay

đời sống riêng tƣ. Một chủ đề khác nữa là việc quản lý các mối quan hệ. Cho đến

nay, "Transparencia por Colombia" đã tổ chức đƣợc 160 cuộc hội thảo về giá trị

trong hành động.

4. Trao đổi kinh nghiệm của giáo viên trong giảng dạy về đạo đức

"Cátedra" hỗ trợ việc trao đổi giáo viên giữa các trƣờng đại học nhằm thúc đẩy

hoạt động nhóm trong dự án và tạo ra không gian suy ngẫm. Cho đến nay, đã

thực hiện đƣợc 10 đợt trao đổi giáo viên. Các cuộc trao đổi này cũng đƣợc sử

dụng làm cơ chế phản hồi cho đội ngũ "Cátedra" thông qua việc tạo ra một sân

chơi nơi giáo viên có thể đánh giá các thành phần khác nhau của "Cátedra".

Kết quả và khuyến nghị

"Cátedra" đã hoạt động liên tục gần ba năm nay, và thông qua các hợp phần

khác nhau, đã thu hút đƣợc hơn 6.000 sinh viên. Nhiều nhà quan sát thấy rằng,

"Cátedra" rất lôi cuốn ngƣời tham gia do có nhiều cách tiếp cận khác nhau (thảo

luận phân tích tình huống, hội thảo…) và nhờ sự tận tâm của những giáo viên

tham gia. "Cátedra" cũng thành công khi tạo ra những mối liên kết mới, ví dụ:

giữa các trƣờng đại học công và tƣ.

CÔLÔMBIA

35

Trong học kỳ một năm 2005, "Cátedra" có kế hoạch đánh giá thiết kế chƣơng

trình, thành công và những hiệu chỉnh cần thiết. Sau khi đánh giá, "Cátedra" sẽ

mở rộng các chƣơng trình sang các khu vực khác và điều chỉnh các hoạt động

cho phù hợp.

Các yếu tố sau đây rất cần thiết cho việc phát triển "Cátedra":

Làm việc hợp tác với các thiết chế khác ngay từ khi bắt đầu thiết kế thành

công dự án.

Việc hình thành các thoả thuận đã tạo nên liên minh với các đối tác tham gia

cả về cam kết học thuật lẫn việc cung cấp các nguồn lực để triển khai dự án.

Kết nối các trƣờng đại học cả công và tƣ và điều chỉnh dự án cùng các hợp

phần của nó cho phù hợp với tính chất của từng nơi.

Sự tận tâm và động cơ của những giáo viên sử dụng các hợp phần của

Cátedra.

Sự tham gia của những lãnh đạo trẻ là sinh viên.

Việc lựa chọn hiệu quả các chủ đề thú vị về lợi ích công có thể khuyến khích

tranh luận trong các cuộc hội thảo hay xây dựng đóng góp các nghiên cứu cụ

thể.

Mô tả dự án: Bà María Inés Granados

Để có thêm thông tin, xin hãy liên hệ:

Bà María Inés Granados, Điều phối viên "Cátedra Transparencia por Colombia",

Email: [email protected]

Địa chỉ:

Transparencia por Colombia

Calle 92 No. 16-30, Piso 5

Bogotá D.C.

Colombia

Tel: +57-1-622 6562

Fax: +57-1-531 1114

CÔLÔMBIA

36

Email: [email protected]

ITALIA

37

Đưa các “Anh hùng chống tham nhũng”

vào trường học (Italia)

Tóm tắt

Chƣơng trình giáo dục đạo đức của Tổ chức Minh bạch Quốc tế Italia

(TI Italy) tập trung vào các hội nghị chuyên đề đƣợc tổ chức tại các trƣờng phổ

thông và đại học. Nhờ sử dụng các diễn giả là những “anh hùng đời thƣờng”

trong vùng, "TI Italy" có thể thu hút đƣợc sự quan tâm của học sinh bằng cách

đƣa ra những tình huống liên quan đến các em. "TI Italy" có sự hỗ trợ của các hội

phụ huynh và chƣơng trình của "TI Italy" đã đƣợc Bộ Giáo dục chính thức công

nhận.

Mục đích của chƣơng trình giáo dục đạo đức là khuyến khích học sinh thể hiện trách

nhiệm cá nhân và khả năng tƣ duy độc lập, đồng thời, tăng cƣờng khả năng suy xét

về đạo đức và ra quyết định. "TI Italy" đã tiến hành các hội nghị chuyên đề nhƣ vậy

từ năm 1997 ở nhiều tỉnh của Italia (trải rộng trên khoảng 1/3 diện tích đất nƣớc).

Chi phí tổ chức do chính quyền địa phƣơng và khu vực tƣ nhân đóng góp1.

Bối cảnh

Sau khi nổ ra chiến dịch Mani Pulite (Bàn tay sạch) năm 1992, Italia chìm đắm

trong một cuộc khủng hoảng chính trị và đạo đức sâu sắc. Các cuộc điều tra dính

dáng đến các chính trị gia cấp cao cũng nhƣ các nhà lãnh đạo công nghiệp, hậu

quả là việc giải tán Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo, là hành động tự sát của

nhiều lãnh đạo cấp cao và những tranh cãi nảy lửa về sự liên quan đến chính trị

của bộ máy tƣ pháp. Mani Pulite nhận đƣợc sự ủng hộ sâu rộng của ngƣời dân và

đã quét sạch một thế hệ các chính trị gia, các nhà quản lý và công chức. Nhiều

ngƣời dân thắc mắc tại sao cho đến lúc này, ngành tƣ pháp mới bắt tay vào điều

____________

1. Chương trình được sự t|i trợ của vùng Lômb{cđi v| tỉnh Milan, cùng c{c công ty

tư nh}n như Comint, Shell spa, Cariplo Foundation, BNL v| Nuovo Pignone.

ITALIA

38

tra và tại sao không có hành động phản đối nào của ngƣời dân.

Trong thời gian này, "TI Italy" đƣợc thị trƣởng thành phố Milan cho phép truy

cập dữ liệu của bộ phận kế toán tổng hợp thành phố để thực hiện một dự án

nghiên cứu mang tên Cái giá của tham nhũng. Dự án so sánh chi phí cho các

công trình công cộng và chi phí mua bán ở Milan trƣớc và sau chiến dịch Mani

Pulite. Dự án cũng điều tra các nguyên nhân tham nhũng và nhận thấy nhân tố

quyết định là ở chỗ, ngƣời dân có thái độ khoan dung khi cho rằng, tham nhũng

chỉ là một biện pháp làm việc. Nhiều ngƣời Italia vẫn hiểu tham nhũng là điều gì

đó xa rời cuộc sống của riêng họ, chỉ tồn tại trong khu vực công, trong giới chính

trị và trong các doanh nghiệp.

Dự án

Với những nhận thức trên và nhìn vào sáng kiến của các nhà sƣ phạm dày dạn

kinh nghiệm của "TI Italy", Ban Giám đốc "TI Italy" đã chọn giáo dục đạo đức là

ƣu tiên của mình và tiến hành một chƣơng trình tham vọng vào năm 1997. Các

thành viên của "TI Italy" tin rằng, giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc

nâng cao nhận thức chung về hành vi tham nhũng và củng cố niềm tin của ngƣời

dân vào các việc công.

Chƣơng trình giáo dục đạo đức gồm ba phần: hàng loạt các hội nghị chuyên đề

đƣợc tổ chức tại các trƣờng phổ thông và đại học, giảng đƣờng và một dự án về

đạo đức và thể thao. Phạm vi bài viết này chỉ tập trung vào phần thứ nhất.

Hội nghị chuyên đề tại các trường phổ thông và đại học

Từ năm 1997, "TI Italy" đã tổ chức 50 hội nghị chuyên đề tại các trƣờng phổ

thông và 15 hội nghị tại các trƣờng đại học. Các hội nghị này đƣợc tổ chức một

hoặc hai lần mỗi tháng, phụ thuộc vào lịch công tác của trƣờng. Để giảm chi phí

đi lại, hai hội nghị có thể đƣợc tổ chức vào những ngày kế tiếp nhau nếu các nơi

tổ chức gần nhau.

Mỗi hội nghị thƣờng diễn ra nửa ngày đối với học sinh phổ thông và kéo dài cả

ITALIA

39

ngày đối với sinh viên đại học; số ngƣời tham dự giới hạn ở con số 150.

Mỗi hội nghị bắt đầu bằng phần thuyết trình của các diễn giả. Thông thƣờng có

sáu diễn giả thuộc tầng lớp tiêu biểu của xã hội, hầu hết là các nhân vật nổi tiếng

trong vùng, nhƣ thẩm phán, đại diện các tổ chức công quyền, nhà báo, doanh

nhân, vận động viên và các thành viên "TI Italy". Diễn giả là các “Anh hùng đời

thƣờng”, chẳng hạn những ngƣời trong cuộc sống hàng ngày đã phải đấu tranh

để tiếp thu và gìn giữ một chuẩn mực đạo đức. Họ đƣợc chọn lựa dựa trên nền

tảng nghề nghiệp, sự liêm chính và các giá trị đạo đức. Ví dụ, trong số các diễn

giả có một nữ doanh nhân điều hành thành công một nhà máy mà không phải

vận dụng những thủ đoạn tham nhũng; nhà máy đó đã thuộc về gia đình bà từ

400 năm nay. Các nhà báo thƣờng đƣợc nhiều ngƣời yêu mến vì họ cung cấp

thông tin cho học sinh qua báo chí. Tất cả các diễn giả tham gia hội nghị đều

không nhận tiền thù lao.

Dạng thức các bài thuyết trình của diễn giả có khác nhau nhƣng nhìn chung đều

đề cập nhiều chủ đề đã đƣợc gợi ý và các đề tài mới trong phạm vi môn học đạo

đức. Các diễn giả đƣợc khuyến khích trình bày các trƣờng hợp tham nhũng thực

tế và những câu chuyện trong vùng đã quen thuộc với học sinh. Các bài thuyết

trình của họ đƣợc minh họa bằng các sự kiện và những con số, có thể cũng đƣợc

hỗ trợ bằng các thiết bị nghe/nhìn.

Sau khi thuyết trình, các diễn giả, học sinh và giáo viên tiến hành thảo luận. Đây là

phần nổi bật nhất của hội nghị và thƣờng đƣợc theo dõi say sƣa bởi các đại biểu

tham dự. Thông thƣờng, các đại diện của nhiều trƣờng học đều đề nghị "TI Italy"

tổ chức hội nghị tại trƣờng của họ.

ITALIA

40

Tờ quảng cáo của TI Mônđôva

Hoạt động như một tổ chức đào tạo được chính thức thừa nhận

Chƣơng trình hội nghị đã đƣợc Bộ Giáo dục chính thức thừa nhận, đây là sự

công nhận hiếm hoi và có uy tín về một sáng kiến của xã hội dân sự. Hội nghị là

hoạt động bổ trợ cho chƣơng trình chính quy, vì vậy thƣờng diễn ra vào các giờ

học và học sinh nhận đƣợc chứng chỉ tham gia. Là một tổ chức đào tạo có trách

nhiệm, "TI Italy" gửi danh sách thành phần tham dự hội nghị đến Ban quản lý

các trƣờng học khu vực và Bộ Giáo dục vào cuối năm học để bảo đảm rằng tất cả

các thành viên tham dự đều đƣợc công nhận về học thuật.

Đối tƣợng tham dự hội nghị giới hạn trong phạm vi giáo viên và học sinh quan

tâm đến chủ đề của hội nghị và sẽ là những đại sứ tƣơng lai, theo đó, khuyến

khích các em tự tổ chức các hội nghị tại trƣờng học của mình. Tiêu chuẩn xét

duyệt học sinh tham dự dựa vào các buổi thảo luận sơ bộ và qua những bài học

về đạo đức của các em.

ITALIA

41

Quá trình lập kế hoạch

"TI Italy" bắt đầu lên kế hoạch cho năm học tiếp theo vào tháng 7. Danh sách các

chủ đề có thể thảo luận đƣợc

gửi tới mỗi trƣờng tham dự

vào tháng 9 khi kế hoạch

cho các hoạt động ngoại

khoá của năm học tới đƣợc

sắp xếp. Lúc đó, giáo viên là

những ngƣời phải lựa chọn

các chủ đề thích hợp nhất.

Địa điểm tổ chức hội nghị,

thƣờng là giảng đƣờng hoặc

hội trƣờng lớn, thƣờng đƣợc

đặt trƣớc một tháng.

Các trƣờng học và diễn giả

nhận đƣợc thƣ giới thiệu,

những tài liệu cơ bản và

giấy mời thông báo thời

gian, chủ đề và địa điểm tổ

chức. Một khi có xác nhận

của diễn giả, giấy mời cuối

cùng đƣợc gửi tới các

trƣờng học để xác nhận sẽ

tham dự hội nghị bằng cách

gửi lại danh sách những

ngƣời tham dự. Để phục vụ

cho phần thảo luận và các môn học, mỗi học sinh đều nhận đƣợc một bộ

xuất bản phẩm của "TI Italy" để hỗ trợ cho buổi thảo luận và các môn học của

họ.

Bắt đầu mỗi hội nghị, các em học sinh và giáo viên ký vào danh sách tham dự.

Mỗi năm, các danh sách này đƣợc gửi tới Bộ Giáo dục cùng với kết quả học tập

Enrique Lordero, Nicaragoa

ITALIA

42

của học sinh, đáp ứng yêu cầu về quy định đối với các cơ sở đào tạo đã đƣợc

chính thức thừa nhận.

Kết thúc hội nghị, mỗi học sinh và giáo viên đƣợc cấp chứng chỉ. Đối với giáo

viên, đó là chứng chỉ nghề nghiệp, còn đối với học sinh thì là chứng chỉ học

thuật.

Kết quả và đề xuất

Từ năm 1997, tổng số 5.000 học sinh và 300 giáo viên của 50 tỉnh đã tham dự

các hội nghị. Thực tế chứng minh nhận thức của họ về chi phí và tổn thất do

tham nhũng gây ra cùng với động cơ thôi thúc họ đóng vai trò tích cực trong xã

hội dân sự đều đã gia tăng.

Nhân tố quan trọng cho sự thành công của chƣơng trình hội nghị là sự tham gia

của các tình nguyện viên và thành viên "TI Italy" - những ngƣời có vai trò quan

trọng trong việc tổ chức và tạo điều kiện tổ chức các hội nghị. Ngoài ra, một điều

cực kỳ quan trọng nữa là phải duy trì các mối quan hệ công tác tốt đẹp với hiệu

trƣởng các trƣờng cũng nhƣ những giáo viên tham gia.

Nhiều bài thuyết trình và những câu chuyện từ các hội nghị đã đƣợc đƣa vào ấn

phẩm của "TI Italy" mang tên Cẩm nang đạo đức dành cho Thiên niên kỷ thứ ba2.

Cuốn sách đề cập vấn đề đạo đức trong các lĩnh vực khác nhau nhƣ giáo dục, thể

thao, dịch vụ công và chính trị, và đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ giảng dạy trong

các giờ học đạo đức tại các trƣờng phổ thông.

Các buổi hội nghị đã đƣợc báo chí đƣa tin rộng rãi với nhiều bài viết đƣợc đăng

tải trên các báo, tạp chí và các ấn phẩm của các hội phụ huynh.

Kết quả đáng khen ngợi nữa là các hội nghị ngày càng thu hút nhiều đối tƣợng

và tổ chức xã hội khác nhau nhƣ các phụ huynh học sinh, hội phụ huynh, các

trƣờng đại học, câu lạc bộ thể thao, các tổ chức nghề nghiệp và "Lyons Club"

(tên gọi của các tổ chức tình nguyện - ND). Trong đó, các hội phụ huynh đóng

vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chƣơng trình hội nghị tại trƣờng học.

____________

2. Angela Leuci (2003): Manuale di etica del III Millennio. Chỉ có ở Italia.

ITALIA

43

Mô tả dự án: TI Italy

Để có thêm thông tin, xin hãy liên hệ:

Cô Lina Esposito Marafon, Quản lý giáo dục

Địa chỉ:

TI-Italy

Via Zamagna 19

20148 - Milano

Italy

Tel: +39-02/40093560

Fax: +39-02/406829

Email: [email protected]

Website: www.transparency.it

DĂMBIA

44

Giáo dục những nhà lãnh đạo tương lai:

Quản trị tốt trong nhà trường (Dămbia)

Tóm tắt

Mạng lƣới thanh niên châu Phi chống tham nhũng - Dămbia (NAYAC-Dămbia)1

điều hành các câu lạc bộ nâng cao kiến thức phòng, chống tham nhũng trong các

trƣờng học, phối hợp chặt chẽ với các hội giáo viên. Mục tiêu của dự án Thanh

niên quản trị tốt là hƣớng tới học sinh trung học và sinh viên đại học Dămbia.

Một khóa học sáu tháng đƣợc tổ chức từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 4 năm

2004 tại các trƣờng trung học, các hội nghị khu vực đƣợc triển khai trên khắp cả

nƣớc và một hội thảo quốc gia cuối cùng cũng đã diễn ra. Cho đến nay, 6.000

học sinh, sinh viên từ 40 cơ sở giáo dục trên khắp bốn tỉnh đã qua đào tạo. Hiện

tại, hơn 20.000 em đang là mục tiêu đào tạo.

Bối cảnh

“Cuộc chiến phòng, chống tham nhũng không thể diễn ra và giành thắng lợi

nếu chỉ có sự tham gia của Uỷ ban chống tham nhũng, hay bằng cách liên

tục xử lý thế hệ lãnh đạo cũ kỹ mà chúng ta nói là đã tham nhũng. Cuộc

chiến cũng cần ý tưởng mới của những người sẽ điều hành đất nước và nền

kinh tế trong những năm tới, cần sáng kiến mới mẻ của thế hệ thanh niên

nắm trong tay cả năng lực và quyết tâm xác định hướng đi rõ rệt cho tương

lai của mình”.

Andrew Ntewewe (29)

Điều phối quốc gia của NAYAC-Dămbia

Tƣơng tự nhƣ các nền dân chủ mới của châu Phi, Dămbia đang ra sức cải thiện

năng lực quản trị và mang lại cuộc sống phát triển cho nhân dân. Đa phần các

nhà quản trị đều qua tuổi 50. Hầu hết đều đã chứng tỏ năng lực yếu kém trong

việc quản lý các nguồn lực quốc gia, ai cũng tin rằng, nhiều ngƣời, kể cả cựu

Tổng thống Fredrick Chiluba và các cộng sự của ông, đều đã lạm dụng và quản

lý sai lệch các nguồn lực quốc gia và các khoản tài trợ của cộng đồng quốc tế

____________

1. NAYAC-Dămbia thuộc Mạng lưới thanh niên ch}u Phi chống tham nhũng (NAYAC).

DĂMBIA

45

cho chƣơng trình xóa đói giảm nghèo và phát triển. Điều đặc biệt đáng lo ngại

chính là ở chỗ, xã hội đã chấp nhận tham nhũng nhƣ một lối sống và mọi ngƣời

nói về tệ nạn này cứ nhƣ thể nó chẳng phải là một vấn đề nghiêm trọng.

David Clavijo Marin (16), Nicaragoa

Năm 2002, Viện Nghiên cứu Ngân hàng Thế giới (WBI) đã khởi xƣớng dự án

Thanh niên quản trị tốt, với sự tham gia của 30 học sinh trung học do Uỷ ban

Chống tham nhũng (ACC) của Dămbia chọn lựa. ACC là tổ chức của chính phủ

đƣợc thành lập theo một đạo luật của Quốc hội. Năm 2003, NAYAC-Dămbia,

một tổ chức thanh niên thúc đẩy khả năng lãnh đạo có trách nhiệm đã tham gia

chƣơng trình đào tạo, đồng thời cùng với WBI xây dựng giai đoạn II của dự án

Thanh niên quản trị tốt theo quy mô lớn hơn nhiều so với giai đoạn I. Mục tiêu

của chƣơng trình đào tạo là giáo dục những thanh niên khát khao đƣợc gia nhập

công sở, để họ có thể đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển của Dămbia

và hỗ trợ các nhà quản trị tƣơng lai phát triển kỹ năng thực tế và có quan điểm,

thái độ phòng, chống tham nhũng.

DĂMBIA

46

NAYAC là một mạng lƣới các cá nhân và tổ chức thanh niên châu Phi. NAYAC-

Dămbia bao gồm các thành viên là học sinh trung học và sinh viên đại học, và tổ

chức các câu lạc bộ thanh niên nâng cao kiến thức phòng, chống tham nhũng.

Dự án

Xây dựng chương trình: Tư vấn và lập kế hoạch

Khi xác định các mục tiêu giáo dục và đào tạo về quản trị tốt, thích ứng với môi

trƣờng địa phƣơng, NAYAC-Dămbia đã cố gắng nắm đƣợc quan điểm và nhu

cầu của thanh niên và giáo viên. Các cuộc phỏng vấn đƣợc tiến hành với đối

tƣợng thanh niên đã tham gia và hoàn thành các khoá học quản trị tốt (ở bậc

trung học), với các sinh viên đại học là thành viên của NAYAC-Dămbia, cũng

nhƣ với những giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân. Khởi đầu là sự hợp

tác với Liên minh liêm chính các giáo viên phòng, chống tham nhũng (TIAAC),

một liên minh quốc gia nhỏ gồm các giáo viên giáo dục công dân cam kết liêm

chính, hỗ trợ về chuyên môn cho chƣơng trình đào tạo vào giai đoạn sau. Các

quan điểm và thái độ của học sinh, sinh viên và giáo viên đƣợc đánh giá thông

qua một cuộc khảo sát. Khảo sát này cũng phân tích nội dung các chƣơng trình

giảng dạy hiện tại về quản trị.

Quá trình lập kế hoạch có sự hỗ trợ của WBI, trong đó, các cán bộ WBI đóng vai

trò trung tâm trong việc xác định và giám sát quá trình lập kế hoạch và thực hiện

dự án đào tạo. Các liên minh quan trọng khác còn có ACC, trong đó, các cán bộ

tận tụy của Phòng quan hệ cộng đồng đóng vai trò sống còn đối với giai đoạn

thực hiện; trong khi đó, Bộ Giáo dục (MoE) chịu trách nhiệm ủy quyền thực hiện

chƣơng trình cho các trƣờng phổ thông và trƣờng đại học. Một bức thƣ đƣợc gửi

tới MoE, kèm theo bản sao chƣơng trình học. MoE không phản đối và nhóm dự

án sẽ sửa đổi theo định kỳ chƣơng trình học. Giáo viên của TIAAC và những

ngƣời đã tham gia các hoạt động của Ngân hàng Thế giới (WB) cung cấp nguồn

nhân lực và trí tuệ cho cả giai đoạn tổ chức và giai đoạn thực thi.

Nhóm dự án đƣợc thành lập với 15 thành viên của NAYAC, một cán bộ thuộc

ACC, một giám sát ở Oasinhtơn (thuộc WBI) và những ngƣời hỗ trợ thuộc Viện

Hành chính công quốc gia (NIPA). Ngoài ra, 10 cố vấn viên tình nguyện cũng hỗ

DĂMBIA

47

trợ dự án đào tạo.

Tiến hành đào tạo

Các cố vấn viên đã giảng về quản trị và phòng, chống tham nhũng trong vòng

một giờ trƣớc các học sinh

và sinh viên 40 trƣờng phổ

thông và đại học mục tiêu.

Các bài giảng xoay quanh

những kiến thức cơ bản về

tham nhũng, những

nguyên nhân, biểu hiện và

hậu quả của nó, nhấn

mạnh mối liên hệ giữa

tham nhũng và khả năng

quản trị tốt hay kém. Bài giảng mang tính lý luận và thực tiễn, đƣợc liên hệ cụ

thể vào thực trạng ở Dămbia. Nhiều trƣờng hợp điển hình về tham nhũng do

ACC điều tra đã đƣợc đƣa ra trong bài giảng, minh họa tác động của tham nhũng

đối với công tác quản trị và phát triển.

Khóa học quản trị tốt

Một khóa học nâng cao sáu tháng về năng lực quản trị tốt dành cho 150 học

sinh/sinh viên mỗi cơ sở giáo dục đã đƣợc phác thảo. Ở các trƣờng trung học,

khóa học này đƣợc thực

hiện tại các câu lạc bộ

phòng, chống tham nhũng:

Một cố vấn của NAYAC

dành hai giờ mỗi tuần để

thuyết giảng tại câu lạc bộ.

Ở các trƣờng đại học, khóa

học đƣợc xếp vào giờ học

chính khóa mà mọi sinh

viên đều tham dự. Khóa học

Camơrun năm 2003

DĂMBIA

48

đƣợc tổ chức tại 31 trƣờng trung học và 9 trƣờng đại học.

Khóa học quản trị tốt đƣợc chia thành tám môđun về các môn học quản trị và

phát triển, chẳng hạn nhƣ môđun Chiến lƣợc tiếp thị xã hội phòng, chống tham

nhũng, nhấn mạnh các vấn đề tiếp thị xã hội nhƣ một bƣớc tiến tới việc nâng cao

chất lƣợng các chiến lƣợc phòng, chống tham nhũng. Môđun Các biện pháp an

toàn về pháp lý và thể chế chống tham nhũng ở Dămbia đã nhận thấy Đạo luật

chống tham nhũng, Số 42, năm 1996 là một công cụ pháp lý và khuôn khổ thể

chế ở Dămbia. Học sinh, sinh viên nhanh chóng phát hiện ra những khiếm

khuyết của Đạo luật, chẳng hạn, sự thiếu quyền lực của ACC, và tranh luận cách

thức sửa đổi Đạo luật này.

Thăm quan chính quyền địa phương

Vì thanh niên là đối tƣợng có kiến thức sâu hơn về việc cung cấp dịch vụ

công và quản trị hiệu quả, nên những thanh niên tham gia đã đến thăm chính

quyền địa phƣơng và các đơn vị cung cấp dịch vụ khác để tiến hành các cuộc

phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi đã đƣợc cơ cấu.

Theo đó, có thể rút ra ba kết luận:

i. Công chúng thiếu cơ hội tiếp cận các quy tắc và quy định để đƣợc cung cấp

dịch vụ;

ii. Hành vi và các thủ tục thiếu minh bạch, không nhất quán so với các nguyên

tắc minh bạch và trách nhiệm với công chúng; và

iii. Công chúng nói chung thiếu hiểu biết về quyền lợi chính đáng của mình trong các

lĩnh vực nhƣ làm hộ chiếu hay bằng lái xe, điều này đã tạo môi trƣờng phát triển

thuận lợi cho hiện tƣợng công chức nhận hối lộ.

Với những kết luận này, các học viên đã nghiên cứu giải pháp cải thiện tình hình.

Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền đƣợc dán khắp các nơi cung cấp dịch vụ công, kết

hợp với việc học sinh, sinh viên cung cấp thêm thông tin cho những ngƣời tiếp cận

dịch vụ công. Học sinh, sinh viên đƣợc yêu cầu vận dụng trí tƣởng tƣợng của mình

để chuyển tải kiến thức thu đƣợc vào các tờ rơi và áp phích tuyên truyền, kể cả

những thông điệp theo kiểu “tẩy chay tham nhũng NGÀY HÔM NAY vì một ngày

mai tốt đẹp hơn”, v.v..

DĂMBIA

49

Các hội nghị khu vực và một hội thảo quốc gia

Ở cấp khu vực, bốn hội nghị khác nhau đã đƣợc tổ chức trong ba ngày, trung

bình mỗi hội nghị thu hút 85 thanh niên tham gia. Các cuộc hội nghị đã đƣa

những học viên khóa học quản trị tốt xích lại gần nhau, là dịp để so sánh các bài

đã đƣợc học và thảo luận hành động chung. Chƣơng trình đào tạo bao gồm việc

xác định và xây dựng các chiến lƣợc phòng, chống tham nhũng, lên kế hoạch các

chiến dịch vận động hành lang, nâng cao nhận thức và ủng hộ tích cực, đồng

thời, cho thanh niên đƣợc tiếp cận với các tập quán quốc tế về phòng, chống

tham nhũng. Báo chí địa phƣơng và quốc gia giúp thanh niên có cơ hội bộc lộ

quan điểm của mình về quản trị và những ý tƣởng cải thiện năng lực quản trị.

Cuộc hội thảo phòng, chống tham nhũng toàn quốc cuối cùng đƣợc tổ chức từ

ngày 6 đến 8 tháng Giêng năm 2004 với sự tham gia của 150 thanh niên. Hội

thảo xác định phƣơng thức tăng cƣờng sự can thiệp của thanh niên. Cuối buổi

hội thảo, những ngƣời tham gia cam kết sẽ phổ biến rộng rãi thông điệp phòng,

chống tham nhũng và xây dựng một liên minh vững chắc để cải thiện hệ thống

quản lý hành chính của Dămbia. Liên minh đƣợc thành lập sau khi ký Cam kết

liêm chính IBIS; cam kết đƣợc đặt theo tên của nơi tổ chức hội thảo.

Kết quả

Thách thức

Một vài công chức tỏ ra khó chịu trƣớc sự tham gia của thanh niên vào việc đánh

giá năng lực quản trị và tình trạng tham nhũng tại các cơ quan công quyền. Tuy

nhiên, khi biết mục đích của các em không phải là điều tra công chức, mà chỉ

muốn nêu bật những tác hại của tham nhũng, thái độ khó chịu đó đã đƣợc khắc

phục.

DĂMBIA

50

Những người tham gia khoá học

Những thách thức lớn nhất lại nằm ở sự non kém trong khâu dự thảo ngân sách.

Chi phí thuê các chuyên gia phòng, chống tham nhũng đƣợc đánh giá quá thấp

nên không có sự tham gia của nhiều chuyên gia. Trên cơ sở tự nguyện, các thành

viên ban quản trị NAYAC phải thay thế các giảng viên đại học đƣợc thuê với chi

phí đắt đỏ. Ngoài ra, dự án đào tạo không có chi phí cho mục đích hành chính và

xây dựng năng lực, vì vậy, phải phụ thuộc vào các nguồn sẵn có của Ban Thƣ ký

NAYAC-Dămbia. Hơn nữa, chi phí tài chính cho việc sử dụng Internet ở

Dămbia lại rất cao, cản trở các học sinh, sinh viên bình thƣờng có thể hoàn thành

việc nghiên cứu và tham gia vào các buổi thảo luận trực tuyến.

Hạn chế khác nữa là kỹ năng tin học khiêm tốn: hầu hết học sinh, sinh viên

Dămbia đều không đƣợc sử dụng máy vi tính và thậm chí, số lƣợng đƣợc tiếp

cận với Internet còn ít hơn. Trong suốt giai đoạn thực hiện dự án, NAYAC-

Dămbia phải tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn để các em có thể tham gia vào

các buổi thảo luận trực tuyến về quản trị.

DĂMBIA

51

Hậu quả của nguồn ngân quỹ thiếu thốn là số lƣợng thành viên tham gia phải

giảm từ con số mục tiêu ban đầu là 10.000 xuống còn 6.000 ngƣời, và con số các

tỉnh giảm từ 9 xuống còn 4 tỉnh nhằm giảm bớt chi phí.

Thành công

Thành công lớn nhất là có thể thu hút sự tham gia của 6.000 học sinh, sinh viên và các

em có cơ hội thể hiện những gì đã thu đƣợc qua khoá học và các buổi hội nghị. Tờ rơi và

áp phích tuyên truyền nhằm tác động đến thái độ của công chúng nói chung cũng là một

thành công rõ rệt của chƣơng trình đào tạo. 15.000 áp phích tuyên truyền phòng, chống

tham nhũng, 8.000 tờ rơi và 5.000 cuốn sách nhỏ đƣợc phân phát cho các trƣờng học và

các cơ quan công quyền.

Không chỉ có vậy, ai cũng biết thanh niên là những ngƣời hiểu đƣợc những yếu tố

quan trọng cấu thành nên một nền quản trị tốt. Phân tích ban đầu qua mẫu đánh giá

cho thấy thanh niên đã tăng 90% kiến thức quản trị tốt.

Dự án đào tạo của NAYAC-Dămbia đã làm gia tăng số lƣợng các câu lạc bộ

nâng cao kiến thức phòng, chống tham nhũng trong nhà trƣờng, các con số tƣơng

ứng trƣớc và sau dự án là 18 và 45. Ngoài ra, thêm 8 cơ sở nữa của NAYAC-

Dămbia đƣợc thành lập tại các trƣờng đại học, nâng tổng số lên 12 cơ sở, đem lại

tƣ cách thành viên cho NAYAC-Dămbia.

Dự án đã đƣợc công nhận rộng rãi, kể cả từ phía các công ty tƣ nhân chuyên đƣa học

sinh, sinh viên đến thăm các cơ quan cung cấp dịch vụ công. Các phƣơng tiện truyền

thông đóng vai trò quan trọng trong thành công của chƣơng trình thông qua việc tham

gia tích cực vào các cuộc hội thảo và chia sẻ kinh nghiệm. Họ không chỉ công bố hoạt

động của NAYAC-Dămbia và các đối tác của tổ chức, mà còn phổ biến rộng rãi quan

điểm của thanh niên về năng lực quản trị và sự phát triển của quốc gia.

Đề xuất

Để tiếp tục duy trì các nhóm học sinh, sinh viên, việc làm hữu ích là mở các

Trung tâm nguồn của học sinh, sinh viên nơi các em có thể đƣợc đào tạo tin học

và truy cập Internet với chi phí rẻ nhất.

DĂMBIA

52

Tăng cƣờng phối hợp với các tổ chức xã hội theo các chuyên ngành khác nhau và

trọng tâm là các vấn đề phát triển. Việc làm này sẽ tích lũy kiến thức cho thanh niên

về các vấn đề quản trị nhƣ ngăn ngừa và giải quyết mâu thuẫn, xung đột… Khóa học

về quản trị nên đƣợc sửa đổi để cập nhật các vấn đề quản trị nhƣ tìm hiểu Quan hệ

đối tác kinh tế mới vì sự phát triển của châu Phi (NEPAD), các Mục tiêu phát triển

thiên niên kỷ và các sáng kiến khác tác động đến cuộc sống của nhân dân.

Mô tả dự án: Isaac Mwanza

Để có thêm thông tin, xin hãy liên hệ:

Ông Andrew Ntewewe, Điều phối viên Mạng lƣới NAYAC-Dămbia

Email: [email protected],

Hoặc Sahr J. Kpundeh thuộc Viện Nghiên cứu Ngân hàng Thế giới (WBI)

(Email: [email protected]) và Isaac Mwanza (Email:

[email protected]). Báo cáo hội thảo và Cam kết liêm chính IBIS tham

khảo tại địa chỉ:

Mạng lưới thanh niên châu Phi chống tham nhũng

Plot 04/16 Barlastone Park

P.O.Box 34196

10101 Zambia

http://www.nayacafrica.org/index2.php

http://youthink.worldbank.org/community/gallery/zambia.php

MỸ

53

Đạo đức trong nhà trường:

Một chương trình kiểu mẫu (Mỹ)

Tóm tắt

Khóa học đạo đức kiểu mẫu do Ủy ban đạo đức và tín thác công lập Miami-Dade đề

xƣớng và triển khai thực hiện đã khuyến khích học sinh phân tích những tình huống

khó xử về đạo đức bằng cách nghiên cứu các ví dụ thực tế về hành vi đạo đức sai trái

và tham gia nhập vai trong các vở kịch. Nhiều kịch bản đƣợc sử dụng trong các

phiên điều trần giả tƣởng của Uỷ ban, trong đó học sinh đóng các vai diễn khác

nhau, thông qua đó, có thể mô tả nhƣ thật những khó khăn của quá trình ra quyết

định.

Uỷ ban đạo đức và tín thác công lập Miami-Dade là cơ quan lập hiến độc lập cấp

quận với mục tiêu hoạt động là khôi phục niềm tin của công chúng vào chính quyền

địa phƣơng thông qua giáo dục, đào tạo và thông tin cộng đồng. Khoá học đạo đức

kiểu mẫu đã đƣợc tổ chức tại ba trƣờng trung học công lập trong giai đoạn 2001-

2002. Uỷ ban đạo đức đƣợc bố trí xây dựng chƣơng trình cho bốn trƣờng trung học

khác trong năm học 2004-2005.

Chƣơng trình do "General Fund of Miami-Dade County" (Quỹ tổng hợp Miami-

Dade) tài trợ.

Bối cảnh

“Tôi luôn tin vào đạo đức nhưng theo kết quả của chương trình này, tôi

nhận ra để thực sự có đạo đức mới khó khăn làm sao”.

Học sinh (15)

Tại Mỹ, các uỷ ban đạo đức địa phƣơng ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các đô

thị lớn. Quyền lực và trách nhiệm của chúng thay đổi đáng kể. Ủy ban đạo đức

Miami-Dade là một trong số ít các uỷ ban đóng góp phần lớn ngân sách của

mình cho giáo dục, đào tạo và thông tin cộng đồng. Ủy ban đƣợc thành lập năm

1996 với bốn trách nhiệm chính:

MỸ

54

i. Giáo dục và thông tin cộng đồng: giáo dục và đào tạo công chức địa phƣơng,

những ngƣời sẽ làm công chức, nhân viên và các đối tác của chính phủ, liên

quan đến các tiêu chuẩn đạo đức phù hợp và cộng tác với các nhà hoạt động

cộng đồng khác để tổ chức các buổi hội nghị, chƣơng trình và hội thảo về đạo

đức và trách nhiệm;

ii. Tư vấn: là quá trình mà một bên, thuộc Ủy ban đạo đức, có thể tìm kiếm chỉ

dẫn về đạo đức liên quan đến tƣ cách đạo đức của một cá nhân và xem xét

liệu tƣ cách đạo đức của cá nhân đó có phù hợp với các quy định của luật

pháp liên quan hay không;

iii. Thi hành luật: Ủy ban thuê một công tố viên và một vài điều tra viên điều tra

trách nhiệm của hành vi tham nhũng và hành vi đạo đức sai trái;

iv. Xây dựng chính sách: hỗ trợ các chính quyền địa phƣơng của Miami-Dade thông

qua các điều luật chính quyền hiệu quả.

Thanh niên là nhóm đối tƣợng mục tiêu quan trọng cho khoá học của Uỷ ban.

Là các nhà lãnh đạo cộng đồng tƣơng lai, do vậy, học sinh cần đƣợc trang bị

các công cụ cần thiết để trở thành lực lƣợng lãnh đạo hiệu quả và có đạo đức.

Mục đích của Uỷ ban là cung cấp các tƣ liệu giáo dục, tập trung vào những

thực tế mà đa số học sinh phải đối diện, chẳng hạn nhƣ các báo cáo truyền

thông về hành vi lạm dụng tín thác công lập và hành vi tham nhũng ở Phlôriđa.

Giáo dục sao cho học sinh hiểu đƣợc ảnh hƣởng của các hành vi này đối với

cộng đồng và tìm ra các biện pháp có tính xây dựng để giải quyết tình hình

này.

Dự án

“Chương trình giúp chúng tôi có những lựa chọn người thật, việc thật trong

những tình huống khó khăn, không chỉ liên quan đến đạo đức mà còn cả

thực tế”.

Học sinh (15)

Ý tƣởng thực hiện dự án bắt nguồn từ một khoá học tiến sĩ về đạo đức và năng

lực lãnh đạo dành cho các nhà quản lý trong các trƣờng công lập của Miami-

MỸ

55

Dade. Các nhà quản lý này đƣợc thăm dò ý kiến và đại đa số đều ủng hộ việc

triển khai Chƣơng trình đạo đức học sinh kiểu mẫu trong các trƣờng của họ.

Chƣơng trình cần có sự ủng hộ của hiệu trƣởng các trƣờng và giáo viên dạy các

môn xã hội trong các trƣờng công lập ở Miami-Dade. Một khi Học khu đã công

nhận giá trị của chƣơng trình, thì Chƣơng trình đạo đức học sinh kiểu mẫu sẽ

nhận đƣợc khoản trợ cấp giáo dục nhân cách. Thật tình cờ, giáo dục nhân cách là

một yêu cầu trong toàn tiểu bang1. Nhƣ vậy, các trƣờng có cơ hội lựa chọn

Chƣơng trình đạo đức kiểu mẫu để đáp ứng chƣơng trình giáo dục nhân cách

theo luật định. Sự tiếp nhận của Uỷ ban tƣ vấn đạo đức thuộc Học khu và các

thành viên ban phụ trách đƣợc đề cử là kết quả tích cực nhất.

Tiền đề xây dựng chương trình đạo đức

Các mục tiêu của chƣơng trình là cải thiện kỹ năng ra quyết định và giải quyết

vấn đề của học sinh, bởi vì, chúng liên quan đến vấn đề đạo đức và nhân cách;

dẫn chứng những ví dụ thực tế về hành vi sai trái mà học sinh có thể lĩnh hội; và

nêu những khó khăn liên quan đến việc quyết định hình phạt.

Hy vọng học sinh có thể nhận ra rằng, ngay cả những hành động rất nhỏ trong

hành vi đạo đức sai trái cũng ảnh hƣởng nghiêm trọng tới cộng đồng nói chung

vì hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, mọi ngƣời sẽ khó thiết lập quan hệ với nhau

nếu họ tin rằng hầu hết những ngƣời mà họ tiếp xúc đều không thể tin tƣởng

đƣợc. Thứ hai, khi học sinh đƣợc đặt vào các vị trí lãnh đạo, rủi ro trở nên lớn

hơn vì quyết định của các em ảnh hƣởng đến những ngƣời khác. Vì vậy, học sinh

phải biết rằng, những vi phạm đạo đức đƣợc cho là rất nhỏ, nếu đƣợc bỏ qua, sẽ

là xuất phát điểm của những hành động sai trái nghiêm trọng hơn trong tƣơng lai,

trong đó có những vi phạm tín thác công quỹ, hành vi hối lộ và tham nhũng.

Chƣơng trình đạo đức kéo dài 32 giờ, thông thƣờng là một giờ mỗi tuần trong 8

____________

1. C{c trường công lập ở bang Phlôriđa có quyền x}y dựng c{c chương trình gi{o

dục nh}n c{ch. Ở Miami-Dade, Ban phụ tr{ch c{c trường đã thông qua một loạt gi{

trị cốt lõi v| chỉ đạo gi{o viên phải lồng ghép những gi{ trị n|y v|o chương trình

giảng dạy. Hiệu trưởng c{c trường v| đội ngũ gi{o viên sẽ quyết định phương thức

thực hiện quy định của Ban phụ tr{ch như thế n|o như thế n|o.

MỸ

56

tháng. Học sinh nằm trong độ tuổi từ 14-18; các lớp học với sĩ số 25-30 học sinh.

Khoá học đạo đức là một phần trong chƣơng trình giảng dạy và không cấp tín chỉ

riêng. Tuy nhiên, mỗi học sinh sẽ nhận đƣợc thƣ và chứng chỉ hoàn thành khoá

học.

Phương pháp và nội dung khoá học

Mỗi trƣờng sẽ quyết định chọn phƣơng pháp giảng dạy mà họ muốn. Theo cách

lý tƣởng nhất thì Ủy ban muốn tiến hành khóa học một giờ mỗi tuần trong vòng

8 tháng. Các chuyên gia về đào tạo và thông tin cho Ủy ban đạo đức sẽ hƣớng

dẫn tất cả các buổi học. Nhiệm vụ của họ là chuẩn bị chƣơng trình giảng dạy,

bao gồm các bài giảng và các ví dụ cụ thể. Mở đầu khoá học, họ giảng bài và

cung cấp tài liệu về các chủ đề nhƣ giải quyết vấn đề, ra quyết định và các lý

thuyết đạo đức quan trọng. Thời gian còn lại của chƣơng trình là để học sinh tự

giải quyết các ví dụ cụ thể và thực hành đóng kịch, chẳng hạn nhƣ thiết lập một

Ủy ban đạo đức giả tƣởng. Trong suốt khoá học, học sinh thay phiên nhau đóng

các vai, nhƣ vậy các em có thể tập đảm nhiệm các vai trò khác nhau.

Chƣơng trình không có mục giáo huấn đạo đức cho học sinh, thay vào đó, các ví

dụ cụ thể đƣợc sử dụng để vừa đề cập đƣợc các vấn đề mà thanh thiếu niên quan

tâm, lại vừa giải quyết đƣợc các vấn đề xã hội lớn hơn. Một số buổi học là những

bài giảng nghiêm túc. Khi khóa học bƣớc sang giai đoạn nghiên cứu các trƣờng

hợp cụ thể thì học sinh đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên vào Ủy ban đạo đức giả tƣởng

để đóng vai bị đơn, luật sƣ bảo vệ hay công tố viên. Tất cả các học sinh khác

trong lớp chỉ đƣợc phép tham gia khi gặp các tình huống khó xử dễ gây tranh cãi

đƣợc trình bày trƣớc Ủy ban đạo đức giả tƣởng và Uỷ ban phải ra phán quyết.

Trong các buổi học tiếp theo, các vai diễn đƣợc thay đổi để các học sinh khác có

thể đóng vai trong các vụ kiện "chính thức". Những ngƣời không đóng vai chính

vẫn rất bận rộn và mọi học sinh trong lớp đều rất xúc động trƣớc các vụ kiện và

các kết quả cuối cùng.

Các tình huống đạo đức khó xử

Ví dụ

MỸ

57

Một trong các kịch bản mà những ngƣời đào tạo sử dụng là "Huấn luyện viên

tốt/Huấn luyện viên tồi" (Good Coach/Bad Coach), đây là tình huống khó xử mà một

hiệu trƣởng trƣờng đại học phải giải quyết liên quan đến một huấn luyện viên bóng

đá giỏi nhƣng thƣờng lạm dụng cầu thủ của mình, lạm dụng môi trƣờng đại học và

các phƣơng tiện truyền thông.

Kịch bản thứ hai có tiêu đề "Lừa dối hay không lừa dối" (To Cheat or Not to

Cheat), là một tình huống khó xử của những học sinh luôn cảnh giác với thực tế

rằng các câu trả lời cho các câu hỏi kiểm tra nằm trên bảng đen (giáo viên không

biết điều này). Cuộc thảo luận sau đó tập trung vào các yếu tố ảnh hƣởng đến

quyết định của học sinh trƣớc khi lừa dối hay không lừa dối.

Trƣờng hợp thứ ba liên quan đến vấn đề chủng tộc cũng nhƣ một quan niệm và

nhận thức sai lầm của các cá nhân khi quan sát nhiều tình huống khác nhau.

MỸ

58

Không có câu trả lời đúng cho những trƣờng hợp nêu trên. Tuy nhiên, một số câu

trả lời có thể đƣợc coi là có đạo đức hơn các câu trả lời khác. Để đi đến quyết

định, học sinh đƣợc yêu cầu đánh giá xem, liệu những hành động của các em có

phù hợp với những triết lý dựa trên mục đích, quy tắc và sự thận trọng hay

không.

Kết quả

“Hiện tại, tôi coi tầm quan trọng của đạo đức là điều gì đó ảnh hưởng đến

cộng đồng. Tôi cho rằng các cuộc thảo luận và các quyết định được đưa ra

thông qua các kịch bản có ý nghĩa rất quan trọng với các tình huống trong

xã hội của chúng ta”.

Học sinh (16)

Sự thành công của khoá học có thể đƣợc minh họa rõ nhất bằng một biến cố, đó

là khi một trong các buổi học diễn ra vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã bị hoãn

lại do các vụ tấn công khủng bố ở Niu Oóc. Một số học sinh bất ngờ và rất buồn

khi đƣợc thông báo nghỉ học, một số khác thì rất hào hứng khi đƣợc nghỉ học vì

tuần nào các em cũng học quá nhiều. Vài em thì mong muốn giảng viên có thể

giúp các em hiểu rõ hơn về sự kiện bi thảm "ngày 11 tháng Chín". Nhìn chung,

sau khóa học, nhiều học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về những hậu quả liên

quan đến hành vi vô đạo đức, và những tình huống khó xử về đạo đức là một

phần bình thƣờng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con ngƣời. Một số học

sinh thấy rằng, ngƣời lớn cũng nên đƣợc tham gia chƣơng trình học này. Cuối

cùng, nhiều em hồ hởi hơn khi tham gia vào cộng đồng của mình, thậm chí, đến

mức chúng viết thƣ cho chủ bút và giải quyết các việc làm sai trái khác xảy ra

trong thế giới của chúng. Chƣơng trình học đã khiến các em đánh giá lại cách

nhìn nhận những sự kiện hiện tại.

Một cái nhìn khác về thế giới

Trƣớc khi bắt đầu chƣơng trình học, học sinh có kiến thức đạo đức hạn chế, đặc

biệt là khi áp dụng các giá trị của mình vào một vấn đề thực tế. Các em nhìn

nhận các vấn đề theo cách giản dị thái quá (đúng và sai). Sau khi tham gia

MỸ

59

chƣơng trình, học sinh nào cũng nhất trí rằng quyết định phải trái có thể là việc

làm rất phức tạp và nhiều khi không có bất kỳ giải pháp đúng đắn hay phản ứng

đạo đức nào cho một vấn đề. Các em cũng nắm rõ mức độ tàn phá cộng đồng của

tệ nạn tham nhũng, kể cả những hành động tham nhũng ở quy mô tƣơng đối nhỏ.

Nhìn chung, các em đều nhất trí rằng nhờ có chƣơng trình này, các em đã nhìn

thế giới bằng con mắt khác. Các em cũng nhận ra mối nguy hiểm của việc vội

vàng đánh giá con ngƣời hay tình huống, đồng thời, bắt đầu thừa nhận thực tế là

thành kiến có thể ảnh hƣởng đến nhận thức của mình. Cuối cùng, các em thấy rằng

các yếu tố văn hoá và môi trƣờng có thể ảnh hƣởng đến bản chất đạo đức của một

ngƣời.

Thành công quan trọng nhất là nâng cao trình độ nhận thức của học sinh, để các

em nhận ra tầm quan trọng của đạo đức trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, các

em đƣợc đối diện với những quyết định khó khăn, và quan trọng là tạo ra các

công cụ hỗ trợ các em trong việc giải quyết những vấn đề này. Bằng cách nhận

ra những khó khăn liên quan đến việc ra quyết định mang tính đạo đức, các em

có thể hiểu rõ hơn về những hậu quả mà quyết định của mình gây ra cho ngƣời

khác. Phản ứng tích cực nổi bật từ các em học sinh chứng tỏ rằng chƣơng trình

đã thành công.

Đề xuất

Các trƣờng công lập ở Phlôriđa chú trọng đặc biệt tới các bài kiểm tra thành

công của học sinh trên khắp tiểu bang, và giáo viên dạy các môn xã hội đã thể

hiện sự thất vọng vì không đƣợc tự quyết định giảng dạy đối với các môn học

không nằm trong chƣơng trình kiểm tra, chẳng hạn chƣơng trình đạo đức cho

học sinh kiểu mẫu. Ban đầu học sinh cũng miễn cƣỡng vì lo lắng về dạng thức và

năng lực của giảng viên mà các em phải tiếp xúc và có liên quan. Tuy nhiên, các

em cảm thấy đƣợc khuyến khích khi nhận ra rằng khoá học mang tính tƣơng tác

và đƣợc thực hiện trong bối cảnh học sinh có thể bộc lộ quan điểm của mình về

các vấn đề liên quan đến các em và bạn đồng lứa của các em.

Thách thức

Cùng với phản hồi sau khi chƣơng trình học kết thúc, để dõi theo bƣớc đi của

MỸ

60

những học sinh đã hoàn tất chƣơng trình và yêu cầu các em đƣa ra phản hồi của

mình vào một thời điểm nào đó trong tƣơng lai là điều vô cùng cần thiết - có thể

là một hoặc hai năm sau khi các em trúng tuyển đại học - để xác định xem liệu

những bài giảng trong chƣơng trình học có còn giá trị đối với các em hay không.

Chƣơng trình gặp phải khó khăn về ngân sách. Để đƣa chƣơng trình vào tất cả

các trƣờng công lập, cần có các nguồn lực hỗ trợ chƣơng trình. Căn cứ vào trình

độ cán bộ hiện tại của Ủy ban đạo đức, chƣơng trình có thể đƣợc thực hiện ở tối

đa bốn trƣờng mỗi năm. Các trƣờng công lập ở Miami-Dade là Học khu lớn thứ

tƣ ở Mỹ và chỉ với tỷ lệ bốn trƣờng trung học thực hiện chƣơng trình đạo đức mỗi

năm thì phải mất gần một thập niên nữa mới có thể triển khai chƣơng trình ở tất cả

các trƣờng trung học.

Nếu nhƣ nguồn tài chính có thể do một quỹ tƣ nhân chi trả, chƣơng trình này có

thể đƣợc triển khai ở tất cả các trƣờng trung học trong khu vực. Cũng có thể thực

hiện chƣơng trình bằng cách đào tạo sinh viên đại học địa phƣơng chuyên ngành

giáo dục để hỗ trợ Ủy ban đạo đức tiến hành khoá học, chẳng hạn, cấp cho họ tín

chỉ để đƣợc phép giảng dạy trong chƣơng trình. Mục tiêu cuối cùng là triển khai

chƣơng trình tới toàn bộ các trƣờng công lập ở Miami-Dade (trung học phổ thông,

trung học cơ sở và tiểu học). Việc tham gia của các phƣơng tiện truyền thông cũng

góp phần quảng cáo cho chƣơng trình và cũng sẽ rất hiệu quả cho việc gây quỹ.

Chƣơng trình đạo đức của học sinh kiểu mẫu là một sáng kiến thử nghiệm đang

diễn ra tại các trƣờng công lập ở Miami-Dade và đƣợc coi là một chƣơng trình

thí điểm cạnh tranh đối với các Học khu và các tổ chức khác. Giáo dục đạo đức

theo hình thức tƣơng tác và phù hợp với học sinh, sinh viên nên đƣợc áp dụng

đại trà trên toàn cầu. Tuy nhiên, tài liệu giảng dạy phải đƣợc thiết kế phù hợp

nhu cầu của mỗi Học khu hay từng hệ thống giáo dục riêng biệt.

Mô tả dự án: Robert Meyers

Để có thêm thông tin, xin hãy liên hệ:

Ông Robert Meyers, Giám đốc điều hành, Uỷ ban đạo đức và tín thác công

Miami-Dade

Địa chỉ:

MỸ

61

Miami-Dade Commission on Ethics and Public Trust

Miami

Florida

USA 33331.

Email: [email protected]

GRUDIA

62

Thanh niên chống tham nhũng:

Cuộc thi viết luận quốc gia (Grudia)

Tóm tắt

Dự án Thanh niên chống tham nhũng gồm một loạt các cuộc thảo luận, nổi bật

nhất là thông qua cuộc thi viết luận dành cho học sinh lứa tuổi 14-15. Các em đƣợc

khuyến khích phát triển và thể hiện thái độ đối với hiện tƣợng tham nhũng và

tính hợp pháp, mặt khác lại nâng cao kiến thức của họ về vấn đề tham nhũng

bằng cách thảo luận với các diễn giả khách mời và viết các bài luận sáng tạo. Dự

án tiềm năng này đã thu hút sự quan tâm của học sinh bằng cách cho các em cơ

hội phát biểu quan điểm của mình ở cấp quốc gia và mời những ngƣời nổi tiếng

đến tham dự các buổi thảo luận tại trƣờng học.

Dự án do Tổ chức Minh bạch Quốc tế Grudia (TI Grudia) thực hiện từ giữa

tháng 9 năm 2003 đến tháng 2 năm 2004 tại 19 trƣờng học ở sáu khu vực của

Grudia1. "TI Grudia" phối hợp chặt chẽ với dự án Văn hoá của Tính hợp pháp

thuộc Bộ Giáo dục Grudia2.

Bối cảnh

“Trong suốt thời kỳ bất công này, người dân thường ở Grudia

là những người thiệt thòi nhất. Họ khát khao có tiền để mua bánh mì

và đó là lý do tại sao mọi người bắt đầu các cuộc phản đối ồ ạt

chống chính phủ. Chính phủ không thể dùng sức mạnh đàn áp nhân dân.

Quan chức cấp cao đã dính dáng vào quá nhiều tội ác đến mức họ không thể

tự giải thoát cho bản thân. Mỗi cá nhân dính vào tham nhũng và mọi người

đều biết điều này. Sau khi chính quyền thay đổi, tất cả những kẻ tham

____________

1. C{c khu vực đó l| Tbilisi, Senaki, Telavi, Tianeti, Batumi v| Gori.

2. Dưới sự t|i trợ của Open Society Georgia Foundation, (Quỹ xã hội mở Grudia

OSGF) v| Bộ Tư ph{p Mỹ.

GRUDIA

63

nhũng đều hoang mang, sợ hãi, một vài người còn trốn khỏi

đất nước, những người khác thì bị bắt giữ…”

Zaza Datukshvili (15)

Nghiên cứu mới đây dẫn ra không ít hoài nghi rằng tình hình kinh tế - chính trị khó

khăn ở Grudia nhiều khả năng là do tham nhũng ở mức độ lớn gây ra. Thái độ của

ngƣời dân về vấn nạn này cũng rất khó hiểu. Mặc dù ảnh hƣởng tiêu cực của tham

nhũng trên quy mô lớn đã đƣợc thừa nhận rộng rãi, nhƣng tác động của nó đối với

cuộc sống hàng ngày lại vẫn rất mơ hồ. Dù tham nhũng ở đâu thì mọi ngƣời cũng

thƣờng bi quan về khả năng thành công trong chống tham nhũng . Kết quả là cần một

giải pháp cấp thiết để triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức, thu hút sự quan tâm

đến các tác động tiêu cực của tham nhũng tới cuộc sống hàng ngày và các biện pháp

hữu hiệu để hạn chế tham nhũng. Nâng cao nhận thức là việc làm có ý nghĩa sống còn

đối với thành công của Grudia và kêu gọi lực lƣợng thanh niên là việc làm đặc biệt

quan trọng cho cuộc chiến phòng, chống tham nhũng.

Năm 2002, một khoá học mang tên “Văn hoá của tính hợp pháp” tập trung vào

các vấn đề luật pháp và tham nhũng đã đƣợc triển khai thí điểm tại 19 trƣờng

thuộc Bộ Giáo dục Grudia. Khóa học do Trung tâm thông tin chiến lƣợc quốc gia

Mỹ tài trợ. Bộ Giáo dục cho rằng dự án này là một thành công và hợp nhất khóa

học này vào chƣơng trình học của học sinh lớp 9 (14-15 tuổi) trong năm học tiếp

theo (2003-2004). Khóa học trở thành yêu cầu bắt buộc đối với tất cả 147 trƣờng

học của Tbilisi (thủ đô của Grudia) cũng nhƣ các trƣờng học khu vực khác nơi tổ

chức thí điểm khóa học. Trong hai năm tới, Bộ Giáo dục Grudia dự định triển

khai khóa học này ở tất cả các trƣờng của Grudia.

Dự án và các con số:

19 trƣờng học và 589 học sinh tham gia dự án;

758 câu hỏi đƣợc đặt ra về các vấn đề tham nhũng và tính hợp pháp tại các

buổi gặp mặt với các diễn giả khách mời;

411 bài luận đƣợc viết trong suốt cuộc thi.

Dự án

Cùng với khóa học mới này, "TI Grudia" cũng tiến hành chiến dịch nâng cao

nhận thức của thanh niên, bao gồm hàng loạt các buổi thảo luận, nổi bật nhất là

thông qua một cuộc thi viết luận. Dự án tìm cách khơi gợi xúc cảm của thanh

niên trƣớc các vấn đề tham nhũng và tính hợp pháp, và làm cho các chƣơng trình

phòng, chống tham nhũng đƣợc triển khai tại các trƣờng học có tác động lớn

GRUDIA

64

hơn. Đặc biệt, phần viết luận cho học sinh có cơ hội thể hiện quan điểm riêng

của mình và vận dụng kiến thức thu đƣợc từ các buổi thảo luận. Cuộc thi viết

luận cũng phát đi tín hiệu rằng xã hội có quan tâm đến tiếng nói của thanh niên.

Sau quá trình lựa chọn, chín bài luận hay nhất đã đƣợc công bố trên tờ "24

Hours" (24 giờ), tờ báo hàng đầu của Grudia, và đƣợc đăng tải trên trang web

của TI Grudia.

Carola Huebner-Kruzinna (13), Nicaragoa

Trong quá trình triển khai chiến dịch này tới các trƣờng học của Grudia, "TI

Grudia" đã phối hợp chặt chẽ với chƣơng trình Văn hoá của tính hợp pháp, Bộ

Giáo dục, Viện Nghiên cứu công vụ Grudia và Hội đồng chống tham nhũng

Grudia. Cùng với các tổ chức này, TI Grudia cũng trao giải đặc biệt cho những

ngƣời chiến thắng, sử dụng số tiền tài trợ của Quỹ Soros. Ngoài ra, những nhân

vật ƣu tú tham gia các cuộc thảo luận cũng phát sách tham khảo miễn phí cho

học sinh.

Dự án diễn ra trùng thời điểm với các cuộc biểu tình trƣớc cách mạng ở Grudia

GRUDIA

65

nên ít nhiều cũng ảnh hƣởng đến việc thực hiện. Dự án bắt đầu vào tháng 9 và

tháng 10, ngay trƣớc các cuộc bầu cử tháng 11 năm 2003 và sau đó là cuộc

"Cách mạng hoa hồng" ngày 23 tháng 11. Mọi ngƣời đều rất bận rộn với các

cuộc bầu cử sắp tới và do đó, giáo viên và học sinh thƣờng không tới trƣờng.

Lập kế hoạch và tổ chức

Chiến dịch Thanh niên chống tham nhũng diễn ra trong vòng sáu tháng. Tháng

đầu tiên tập trung vào việc chuẩn bị và các công việc hậu cần; trong thời gian đó,

một cuốn sách nhỏ giới thiệu hoàn chỉnh về dự án đã đƣợc xuất bản.

Nhóm công tác của dự án đã tổ chức một cuộc gặp giáo viên các trƣờng tham gia

và đại diện của Bộ Giáo dục. Nhóm công tác này gồm một điều phối viên của TI,

một chuyên gia ngôn ngữ học, một đại diện của Bộ Giáo dục, một nhà thơ, một

nhà văn, một luật sƣ và một nhà báo. Trong cuộc họp đầu tiên này, nhóm đã thảo

luận những chủ đề sau:

Các vấn đề và câu hỏi có sự tham gia nhiều nhất của học sinh;

Các diễn giả khách mời giỏi nhất dành cho các em học sinh lứa tuổi 14-15;

Cách thức cơ cấu các buổi thảo luận và cuộc thi viết luận phù hợp với lứa tuổi

và trình độ nhận thức của học sinh.

Bốn cuộc họp đã đƣợc tổ chức trong hai tháng để xây dựng hình thức cuộc thi và

cơ cấu đánh giá các bài luận. Danh sách các diễn giả khách mời đã đƣợc lập,

dạng thức các cuộc thảo luận đƣợc xây dựng và các giải pháp tiếp theo của dự án

đƣợc xác định.

Học sinh đƣợc quyền lựa chọn các khách mời mà họ muốn gặp và các em đã

chọn nhiều đại diện trong giới truyền thông. Với mạng lƣới kết nối rộng lớn, "TI

Grudia" có thể sắp xếp mời những nhân vật ƣu tú này đến nói chuyện với các em

học sinh. Những giáo viên dạy khóa học Văn hóa về tính hợp pháp đƣợc ký hợp

đồng là các điều phối viên địa phƣơng cho mỗi trƣờng học. Họ hỗ trợ tổ chức

các sự kiện thuộc dự án và tham gia vào việc xếp loại sơ bộ các bài luận. Những

tấm áp phích tuyên truyền và các cuốn sách mỏng đƣợc phát cho các trƣờng học

nơi diễn ra thảo luận. Dƣới đây là các đề tài đã đƣợc lựa chọn cho cuộc thi viết

luận:

GRUDIA

66

Bất công là khởi nguồn cho tham nhũng hay tham nhũng là khởi nguồn của

bất công?

Mô tả một ngƣời tham nhũng (hình dáng, lối sống) và họ khác những ngƣời

khác nhƣ thế nào?

Thử hình dung bạn làm việc trong một tổ chức thờ ơ với hiện tƣợng tham

nhũng. Bạn sẽ làm gì?

Các diễn đàn thảo luận

Các diễn đàn thảo luận đƣợc tổ chức nhƣ một giai đoạn chuẩn bị cho cuộc thi

viết luận. Đối với mỗi diễn đàn, một diễn giả khách mời đƣợc cử đến mỗi trƣờng

học. Ngƣời này có thể là nhà thơ, có thể là nhà báo hay luật sƣ nổi tiếng. Bầu

không khí tại các sự kiện rất sôi nổi, nhộn nhịp. Học sinh, đặc biệt là các em đến

từ các khu vực khác, rất hồi hộp và xúc động vì có cơ hội gặp gỡ những ngƣời

Grudia nổi tiếng mà họ chỉ biết tới qua báo chí hay truyền hình. Phụ huynh của

các em cũng rất hồ hởi khi đƣợc cộng tác và đã đƣa ra phản hồi hữu ích. Đối

thoại tập trung vào kinh nghiệm cá nhân của học sinh về phòng, chống tham

nhũng và những gì các em đã làm để giải quyết hay hành động trong phạm vi

tình huống.

Các diễn đàn thảo luận đƣợc thiết lập mang tính tƣơng tác. Bắt đầu mỗi cuộc

thảo luận, khách mời sẽ giới thiệu về bản thân, đƣa ra chủ đề thảo luận hoặc mời

học sinh đƣa câu hỏi. "TI Grudia" ghi chép lại tất cả các câu hỏi và sử dụng

những kết quả này để đặt ra các chủ đề viết luận mà học sinh thực sự quan tâm.

GRUDIA

67

Trong các buổi thảo

luận, những học sinh

đến từ ngoại thành

thƣờng tham gia tích

cực hơn so với học

sinh ở các thành phố

lớn và sau đó cũng thể

hiện quan điểm độc lập

hơn qua bài luận của

các em. Thanh niên đô

thị ít lạc quan hơn

nhƣng hiểu biết hơn.

Đặc biệt, học sinh từ

các trƣờng học ở thủ

đô không tích cực

trong các buổi thảo

luận và thƣờng do dự

khi giải quyết các vấn

đề đặt ra. Ở các vùng

hẻo lánh hơn, các buổi

thảo luận nhƣ vậy với

các diễn giả khách mời

nổi tiếng trở thành

những sự kiện trọng

đại. Mặc dù đƣợc coi

là một giai đoạn chuẩn

bị trong cuộc thi viết luận, song điều rõ ràng là các diễn đàn thảo luận không

kém phần quan trọng so với chính cuộc thi viết luận.

Các bài luận của học sinh thu hút sự quan tâm của những trƣờng tham gia diễn

đàn. Các diễn đàn diễn ra trong vài tháng đầu của dự án, còn cuộc thi viết luận

đƣợc tổ chức trong những tháng cuối. Tóm lại, có 19 cuộc gặp tại 19 trƣờng học

khác nhau. Mỗi cuộc gặp gồm một diễn giả khách mời và 30-35 học sinh, nhƣ

GRUDIA

68

vậy, nhìn chung có khoảng 600 học sinh tham dự.

Cuộc thi viết luận

Vì chƣơng trình học của Grudia không có những khóa học cụ thể về viết luận

nên "TI Grudia" đã sắp xếp một cuộc hội thảo hƣớng dẫn viết luận cho tất cả các

trƣờng tham gia trƣớc khi diễn ra cuộc thi. Cuộc thi đƣợc tổ chức vào hai ngày

15 và 16 tháng 12 năm 2003. Học sinh đƣợc chọn một trong ba chủ đề đã trình

bày ở trên và có hai giờ để viết. Các em đƣợc khuyến khích sử dụng nhiều cách

viết khác nhau để bày tỏ quan điểm của mình về tham nhũng.

Việc đánh giá các bài luận đƣợc tiến hành qua hai giai đoạn. Để đảm bảo tính

công bằng, các bài luận trƣớc tiên đƣợc đánh giá bởi giáo viên của các trƣờng

tham gia. Mƣời phần trăm số bài luận hay nhất đƣợc chọn trong lần đánh giá đầu

tiên này và đƣợc gửi tới một ban giám khảo độc lập do "TI Grudia" thành lập.

Ban giám khảo gồm một nhà văn, một cán bộ giáo dục, các luật sƣ, một nhà

ngôn ngữ học và một đại diện của TI. Các bài luận đƣợc đánh giá theo thang

điểm 10 dựa trên bốn tiêu chí: kỹ năng phân tích; tính sáng tạo; cách diễn đạt

riêng và khả năng sử dụng tiếng Grudia.

Trong hơn 500 bài luận đã nộp, ba giải nhất và tám giải nhì đã đƣợc công bố.

Các bài luận giành giải, nhƣ đã nói ở trên, đƣợc công bố trên tờ 24 Hours và

trang web của "TI Grudia". Lễ trao giải đƣợc tổ chức vào ngày 24 tháng 12 năm

2003 tại phòng họp của Quỹ xã hội mở Grudia (Open Society Foundation

Georgia). "TI Grudia" trao phần thƣởng cho những ngƣời giành chiến thắng và

kèm theo chứng chỉ đặc biệt. Tất cả các giáo viên, thành viên ban giám khảo, các

học sinh đã đƣợc lựa chọn, đại diện của tổ chức đối tác, diễn giả khách mời cùng

các nhà tài trợ đều đƣợc mời tham gia sự kiện trao giải.

Kết quả

“Tham nhũng sẽ hình thành như thế nào nếu không có bất công? Trong

một nhà nước công bằng, mọi thứ và mọi người đều phải phục vụ sự công

bằng, nhưng có phải tham nhũng không tạo ra bất công? Tôi tin rằng, ở

GRUDIA

69

Grudia ai cũng biết sự thật chẳng có giá trị gì to tát. Nhiều người lờ đi

sự thực và hành động một cách bất công và bất hợp pháp”.

Tamar Mebonia (15)

Một bảng câu hỏi đánh giá đƣợc lập ra để xác định những thay đổi trong quan điểm

của học sinh về tham nhũng trƣớc và sau chƣơng trình đào tạo, và những quan điểm

này đã đƣợc phổ biến sau cuộc thi. Các câu hỏi nhằm tìm ra quan điểm của học sinh

về những đặc điểm mà chƣơng trình có thể bổ sung thêm hoặc thay đổi sao cho phù

hợp và học sinh đƣa ra một danh sách các diễn giả khách mời tiềm năng cho lần tiếp

theo thực hiện dự án.

Tiếng nói của học sinh

Những thành tựu quan trọng nhất của chiến dịch là thu hút đƣợc số lƣợng lớn

ngƣời tham gia và tạo ra sự thay đổi rõ rệt trong thái độ của các em học sinh.

Những thanh niên tham gia dự án biết rằng quan điểm và đánh giá của họ đều

có giá trị và phù hợp với xã hội. Đặc biệt, các cuộc phỏng vấn cho thấy các em

học sinh có quan điểm rõ ràng về tham nhũng nhƣng cảm thấy không ai quan

tâm đến ý kiến đánh giá của họ về tham nhũng. Dự án này rất giá trị đối với

các em, bởi vì các em có cơ hội thể hiện nghiêm túc quan điểm của mình.

Ngoài ra, giáo viên đã nhận ra lợi ích của việc thảo luận đề tài tham nhũng với

học sinh của mình và lợi ích của việc bổ sung một cuộc thảo luận nhƣ vậy vào

chƣơng trình giảng dạy.

Thách thức

“Trước hết, giáo dục đạo đức phải trở thành một phần trong chương trình

học để thế hệ mới có tư tưởng mới, để thế hệ mới không nhìn vào bất công

như thể đó không phải là việc của mình, và để thế hệ mới có những hành

động trong cuộc chiến chống bất công. Thế hệ mới có thể làm việc này bằng

cách không hối lộ giáo viên; và chúng ta phải vượt qua một chặng đường

dài để diệt trừ được tham nhũng và bất công”.

Tamuna Papavadze (15)

GRUDIA

70

Mặc dù nhìn chung dự án đã thành công, song "TI Grudia" cũng đã trải qua rất

nhiều khó khăn trong thời gian thực hiện dự án. Chẳng hạn, Bộ Giáo dục đã ra

sức kiểm soát quá trình thực hiện và muốn can thiệp vào việc lựa chọn các diễn

giả khách mời và các chủ đề thảo luận. "TI Grudia" đã xử lý thành công vấn đề

này bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ khác và với

danh nghĩa tập thể, đã tạo ra sức ép đối với Bộ Giáo dục. Bộ yêu cầu TI không

đƣa các nhà hoạt động cách mạng vào các trƣờng học với danh nghĩa diễn giả

khách mời, thậm chí đã đi quá xa khi buộc đình chỉ dự án. Ngoài ra, Bộ còn yêu

cầu phải đƣợc thông tin trƣớc về các chủ đề viết luận trƣớc khi tổ chức cuộc thi.

Tuy nhiên, "TI Grudia" không có bất kỳ sự nhƣợng bộ nào trong các trƣờng hợp

nêu trên, vì tổ chức đã nhận đƣợc sự hỗ trợ của hầu hết cán bộ các trƣờng. Sự

thay đổi về bộ máy quản lý sau cuộc "cách mạng" đã tạo điều kiện cho "TI

Grudia" đƣợc tiếp tục thực hiện giai đoạn II của dự án mà không vấp phải sự can

thiệp nào của Bộ Giáo dục.

Thu hút đƣợc sự quan tâm của thanh niên đối với dự án là một thách thức lớn.

Để làm đƣợc điều đó, "TI Grudia" đã sử dụng một số biện pháp khuyến khích

quan trọng, bao gồm cả các cuộc thi và kèm theo là giải thƣởng, cơ hội công bố

bài luận và phổ biến rộng rãi hơn trong công chúng, cũng nhƣ cơ hội đƣợc gặp

gỡ các nhân vật nổi tiếng của Grudia. Các cuộc thi không phải là nét đặc thù

trong các trƣờng học ở Grudia, và triển vọng về một cuộc thi với những phần

thƣởng và đƣợc công chúng biết đến là điều thú vị và hấp dẫn hơn cả đối với các

em học sinh.

Công đoạn tốn nhiều thời gian và khó khăn nhất là việc thƣơng lƣợng với các

diễn giả khách mời và tổ chức các chuyến thăm của họ. Nhƣ đã trình bày ở trên,

dự án diễn ra trùng với cuộc "Cách mạng hoa hồng" tại Grudia. Sự trùng lặp này

gây khó khăn lớn cho việc sắp xếp lịch, bởi vì hầu hết các diễn giả dự kiến đƣợc

mời đều là những ngƣời tham gia tích cực vào cuộc cách mạng. Cuối cùng, vƣợt

qua những khó khăn trên,

"TI Grudia" đã tổ chức thành công 19 cuộc thảo luận với học sinh ở 6 khu vực

của Grudia.

Đề xuất

GRUDIA

71

Hầu hết học sinh tham gia đều nói rằng, cuộc thi rất thú vị vì đó là cách để các em

chia sẻ quan điểm, song một số vẫn hoài nghi liệu ý kiến của các em có đƣợc ngƣời

lớn xem xét nghiêm túc hay không. Vì vậy, ý tƣởng thú vị là phổ biến rộng rãi các

bài luận đoạt giải, không chỉ hạn chế ở các phƣơng tiện truyền thống nhƣ trên báo

chí, các trang web, mà cả trên sóng phát thanh, truyền hình và chuyển tới các trƣờng

học khác. Các bài luận cũng sẽ đƣợc công khai gửi tặng các cán bộ cấp cao, để sau

đó, các cán bộ này sẽ trực tiếp phản hồi tới các em học sinh - tác giả của những bài

luận này.

Đã có nhiều kế hoạch cho các dự án tiếp theo, đặc biệt là kế hoạch mở rộng

chƣơng trình tới các trƣờng học khác và tới các sinh viên đại học năm thứ nhất.

Mô tả dự án: Lana Ghvinjilia

Để có thêm thông tin, xin liên hệ:

Transparency International Georgia theo địa chỉ emal: [email protected]

Có thể tìm thấy các bài luận hay nhất bằng tiếng Anh và tiếng Grudia trên trang

web của TI Grudia.

Địa chỉ:

Transparency International Georgia

18, Rustaveli Ave

0108, Tbilisi

Georgia

Tel: +995-32-996 615

Fax: +995-32-997 292

Email: [email protected]

Website: www.transparency.ge

CAMPUCHIA

72

Lồng ghép chống tham nhũng

vào chương trình giảng dạy (Campuchia)

Tóm tắt

Nhóm Công tác minh bạch hóa (TTF)1 bao gồm các cán bộ của Trung tâm Phát

triển xã hội và Bộ Giáo dục, hoạt động với mục tiêu nâng cao những giá trị đạo

đức cho học sinh thông qua việc lồng ghép các khái niệm về trách nhiệm giải

trình và quản lý nhà nƣớc hiệu quả vào nội dung giảng dạy tại trƣờng học. Để đạt

đƣợc mục tiêu này, sách hƣớng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên các môn học

bao gồm tiếng Khơme, giáo dục công dân, lịch sử và kinh tế nhà nƣớc từ lớp 1

cho tới lớp 12 đã đƣợc biên soạn, đồng thời, các giáo viên cũng đƣợc tập huấn để

sử dụng sách mới. Từ năm 1999 tới năm 2002, đã có 6.000 giáo viên tại 19 tỉnh

thành của Campuchia tham gia các lớp tập huấn.

Dự án này đã đƣợc triển khai trên diện rộng thông qua một quy trình đào tạo, tập

huấn có hệ thống. Nó minh họa cho cách tiếp cận linh hoạt và sáng tạo trong việc

xây dựng các công cụ giáo dục đạo đức bổ sung cho tài liệu giảng dạy hiện có.

Bối cảnh

Nạn tham nhũng ở Campuchia có thể khởi nguồn từ các mạng lƣới bảo trợ vốn là

đặc trƣng của các vƣơng triều Ăngko trong thế kỷ XII. Trong các giai đoạn khác

nhau, các quan chức cầm quyền có thể tham nhũng ở mức độ ít nhiều khác nhau...

Khi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của Campuchia bị suy sụp sau Hiệp định hòa

bình Paris năm 1991, thị trƣờng tự do xuất hiện trong môi trƣờng còn thiếu luật

pháp, và việc thi hành pháp luật còn thiếu hiệu quả, tạo ra môi trƣờng cho tệ tham

____________

1. Nhóm Công t{c minh bạch hóa l| nỗ lực hợp t{c chung giữa Trung t}m Ph{t

triển xã hội (CSD) - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở đặt tại Phnôm Pênh v| Bộ

Gi{o dục, Thanh niên v| Thể thao Campuchia, bao gồm cả Vụ Sư phạm. Ng}n s{ch

cho tổ chức n|y do Quỹ ch}u Á, DanChurch Aid, Diakonia, Đại sứ qu{n Anh, Đại sứ

qu{n Ôxtr}ylia, SEAFILD v| Cơ quan ph{t triển quốc tế Canađa (CIDA) t|i trợ .

CAMPUCHIA

73

nhũng phát triển.

Phí tổn do tham nhũng gây ra ở Campuchia ƣớc tính rất lớn. Ví dụ, theo tính toán

của Bộ Kinh tế - Tài chính Campuchia, trong khi thu nhập hợp pháp hằng năm từ các

khu rừng Campuchia chỉ khoảng 13,5 triệu USD, thì có tới 100 triệu USD đã bị thất

thoát do tham nhũng. Các nhà tài trợ và thành viên khác của cộng đồng quốc tế đang

ngày càng mất kiên nhẫn và bất lực trƣớc tình trạng nạn tham nhũng tiếp tục gây

lãng phí nguồn vốn phát triển lẽ ra đƣợc dành cho các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ y tế

và giáo dục.

Để thu thập dữ liệu cơ sở phục vụ hoạt động lập pháp về phòng, chống tham

nhũng và giáo dục trong tƣơng lai, năm 1998, Trung tâm Phát triển xã hội (CSD)

lần đầu tiên đã tiến hành cuộc

khảo sát khoa học về thái độ của

ngƣời dân trƣớc nạn tham

nhũng ở Campuchia. Kết quả

khảo sát cho thấy 84% số ngƣời

Campuchia đƣợc hỏi nghĩ rằng

hối lộ là chuyện bình thƣờng.

Mặc dù nhận thức nhƣ vậy,

song họ cũng tin rằng tình trạng

nhận và đƣa hối lộ đang gây trở

ngại cho sự phát triển của quốc

gia, và hầu nhƣ có sự nhất trí

hoàn toàn (98 %) rằng việc

chống tham nhũng là rất cấp

thiết và quan trọng. Kết quả này

cho thấy, sự ủng hộ của cả

chính phủ và công chúng đối

với các chiến dịch nhằm làm

trong sạch bộ máy chính trị và

hành chính công. Khi xem xét

theo độ tuổi, kết quả khảo sát

cho thấy lớp thanh thiếu niên tin

rằng tham nhũng có phạm vi hẹp hơn và ít gây nguy hại hơn so với cách nghĩ của

Tờ quảng cáo của CSD

CAMPUCHIA

74

thế hệ lớn tuổi hơn, nhƣng họ cũng có thái độ chấp nhận hơn đối với các đòi hỏi

hối lội và mua chuộc phiếu bầu so với tất cả các lứa tuổi khác. Trƣớc những kết

quả này, CSD kết luận rằng, thái độ của thanh thiếu niên cần đƣợc điều chỉnh, và

cần tiến hành một chiến dịch giáo dục. Lý tƣởng nhất là đƣa việc giảng dạy về

phòng, chống tham nhũng vào nội dung chƣơng trình học tập chính quy của học

sinh cả ở cấp tiểu học và trung học.

Dự án

CSD biết rằng, những thay đổi này đòi hỏi phải chỉnh sửa nội dung chƣơng trình

giảng dạy và phải thực thi trên quy mô rộng khắp, cả hai điều này đều không thể

thực hiện nếu không có sự hợp tác của Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao

(MoEYS).

CSD lập kế hoạch vận động Bộ. Lợi thế ở đây là đã có một kinh nghiệm về việc

lồng ghép nội dung giảng dạy về nhân quyền trong những năm trƣớc: chƣơng

trình giảng dạy của môn Giáo dục công dân mới đã đƣợc xây dựng với sự tham

gia đáng kể của các tổ chức phi chính phủ (NGO). Ngoài ra, Bộ đã bày tỏ

nguyện vọng chính trị về giải quyết tình trạng tham nhũng và các vấn đề liên

quan thông qua chƣơng trình giảng dạy. Do vậy, năm 1999, TTF đƣợc thành lập

với mục tiêu tìm ra các cách thức để lồng ghép những khái niệm về trách nhiệm

giải trình và tính minh bạch vào nội dung giảng dạy ở trƣờng học.

Biên soạn sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên

Một thời gian ngắn trƣớc khi TTF đƣợc thành lập, sách giáo khoa mới cho học

sinh và giáo viên đã đƣợc xuất bản. Điều này có nghĩa là phƣơng án sửa đổi hoàn

toàn các cuốn sách là không khả thi. Thay vào đó, nhóm đã tìm cách lồng ghép

chủ đề trách nhiệm giải trình mà không cần phải sửa đổi sách mà giáo viên và học

sinh đang sử dụng. Sau khi thảo luận, TTF đã quyết định tìm ra những bài học và

tranh ảnh trong sách giáo khoa đang sử dụng có nội dung liên quan tới minh bạch,

trách nhiệm giải trình và quản lý nhà nƣớc tốt, và xây dựng một cuốn sách hƣớng

dẫn giảng dạy bổ sung cho giáo viên của mỗi lớp học nhằm giúp họ đƣa thêm các

chủ đề về tính liêm chính và trách nhiệm vào các bài giảng, sử dụng sách giáo khoa

sẵn có.

CAMPUCHIA

75

Bậc tiểu học

TTF xác định các môn tiếng Khơme, giáo dục công dân và kinh tế nhà nƣớc là

những môn học phù hợp để lồng ghép nội dung phòng, chống tham nhũng. Ở bậc

tiểu học, các câu chuyện và hình ảnh minh họa liên quan tới các giá trị và sự mâu

thuẫn giữa tham vọng cá nhân với nhu cầu của cả cộng đồng đƣợc xác định là phù

hợp cho trẻ. Khi giảng dạy và thảo luận các câu chuyện và hình ảnh minh họa, TTF

gợi ý giáo viên nên nhấn mạnh những tác động nguy hại của thói tham lam, ích kỷ và

các hành vi xấu khác đối với những ngƣời xung quanh, và khuyến khích lối hành xử

trung thực của trẻ.

Một buổi trong lớp học

Bậc trung học

Ở bậc trung học, các vấn đề về tính liêm chính có thể đƣợc đề cập trực tiếp hơn.

Ví dụ, một bài tập trong môn kinh tế nhà nƣớc dành cho học sinh lớp 9 nêu vấn

đề tạo thu nhập của gia đình. TTF khuyến nghị bổ sung câu hỏi sau đây bên cạnh

các câu hỏi có sẵn trong sách: “Nguồn thu nhập của gia đình đến từ đâu?” và đƣa

ra các phƣơng án trả lời sẵn cho học sinh: “Từ công việc lƣơng thiện?; Từ gian

lận của công hoặc tài sản của nhà nƣớc?; Từ việc bóc lột ngƣời khác?; Từ việc lạm

dụng quyền lực phục vụ mục đích cá nhân?” Sau đó, học sinh đƣợc yêu cầu thảo

CAMPUCHIA

76

luận về những khái niệm trên.

Một cuốn sách giáo khoa tiếng

Khơme lớp 12 có một vở kịch

nhan đề Tên nhà giàu xấu xa

(Bad Rich Man), đề cập bất công

trong xã hội với hành vi hối lộ

cảnh sát của một ngƣời chủ xe

chở khách nhằm thoát khỏi chế

tài hình sự. Ở đây, TTF gợi ý bổ

sung câu hỏi sau đây vào các câu

hỏi có sẵn trong sách: “Tại sao

tham nhũng là cái nôi nuôi

dƣỡng bất công trong xã hội?;

Giải thích thực trạng này dựa

trên nội dung của vở kịch”. Một

lần nữa, học sinh đƣợc khích lệ thảo luận về tình trạng tham nhũng và tác động

của nó đối với xã hội.

Tập huấn cho giáo viên

Sau khi xác định mối liên hệ giữa nội dung chƣơng trình đang áp dụng và các

khái niệm về trách nhiệm giải trình và quản lý nhà nƣớc tốt, cuối năm 1999, TTF

tiến hành một cuộc kiểm tra thử nghiệm ở hai cấp tiểu học và trung học tại cả

khu vực nông thôn và thành thị (tại thành phố Phnôm Pênh, tỉnh Kanđan và

Takeo). Các cuộc kiểm tra cho thấy, giáo viên có khả năng lồng ghép vấn đề

trách nhiệm giải trình vào bài giảng, và họ rất hào hứng với việc đƣa những chủ

đề này vào chƣơng trình trên lớp. Bên cạnh đó, kiến thức và nhận thức của học

sinh về tầm quan trọng của việc quản lý nhà nƣớc tốt cũng đƣợc tăng cƣờng.

Từ năm 2000 tới năm 2002, việc tập huấn cho giáo viên đã diễn ra theo một

chƣơng trình gồm ba đợt, có tên gọi là Chƣơng trình định hƣớng sách giáo khoa

(TOP). Đợt I của chƣơng trình là đào tạo 25 quan chức cấp cao của ngành Giáo

dục. Từ những cán bộ này, một nhóm tập huấn nòng cốt đã đƣợc tuyển chọn,

những ngƣời này sau đó sẽ tiến hành hoạt động tập huấn trong đợt II của TOP.

Giai đoạn hai gồm hàng loạt các khóa đào tạo cho ngƣời tập huấn (ToT). Các

giáo viên đƣợc lựa chọn đã tham gia một khóa tập huấn ba ngày tổ chức ở cấp

tỉnh, do các cán bộ đã đƣợc tập huấn trong đợt I tiến hành. Những ngƣời tập

huấn đƣợc lựa chọn từ rất nhiều khu vực trƣờng học khác nhau - sau đó họ sẽ

chịu trách nhiệm đào tạo lại cho các giáo viên đứng lớp trong đợt III. Mƣời chín

khoá tập huấn đã đƣợc tổ chức tại 19 tỉnh thành của Campuchia, tổng cộng 6.000

CAMPUCHIA

77

giáo viên đã đƣợc tập huấn để tiến hành tập huấn lại cho các đồng nghiệp của

mình. Không may là do thiếu kinh phí, chƣơng trình đã phải tạm ngừng. Đợt III

của chƣơng trình giờ đây có khả năng đƣợc thực hiện thông qua chƣơng trình tập

huấn giáo viên thƣờng kỳ của MoEYS sau khi sách hƣớng dẫn giảng dạy cho

giáo viên (đã sửa đổi) đƣợc xuất bản.

Quy trình tập huấn

Trong mỗi đợt tập huấn, nhóm công tác của TTF đều tiến hành theo một quy

trình như sau:

1. Chia các học viên ra thành nhiều nhóm (mỗi nhóm có 4 tới 5 học viên)

2. Giúp học viên làm quen với sách hƣớng dẫn giảng dạy mới

3. Xác định các bài học liên quan trong sách giáo khoa dành cho học sinh và giáo viên,

và trình bày theo bảng biểu để gắn kết các khái niệm đƣợc lồng ghép vào các bài

học hoặc tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa.

4. Thảo luận về phƣơng pháp: Làm cách nào để lồng ghép các câu hỏi và câu trả

lời bổ sung vào bài giảng trên lớp?

5. Chuẩn bị hai tiết dạy trên lớp – một tiết có lồng ghép các khái niệm về trách

nhiệm quản lý và một tiết không.

Chọn một học viên để giảng dạy thử trong lớp học dựa trên phƣơng pháp và tài liệu

Đưa các tài liệu của TTF vào nội dung giảng dạy chính quy

Năm 2003, MoEYS dự định sửa đổi tất cả các sách cho giáo viên từ lớp 1 tới lớp

12. Sách mới sẽ đƣợc xuất bản trong năm tiếp theo, và nhƣ vậy các sách hƣớng

dẫn giảng dạy dành cho giáo viên hiện thời sẽ không còn giá trị sử dụng. Một lần

nữa, TTF đã tham gia xây dựng nội dung sách mới và ủng hộ việc đƣa trực tiếp

các vấn đề về trách nhiệm giải trình vào nội dung của các môn tiếng Khơme,

giáo dục công dân và kinh tế nhà nƣớc. Trong toàn bộ nội dung chƣơng trình của

các cấp học tiểu học và trung học, vấn đề trách nhiệm giải trình/tính minh bạch

đã đƣợc đề cập 334 lần.

Việc xuất bản bộ sách giáo khoa mới cho giáo viên sẽ đƣợc nối tiếp bằng hoạt

động tập huấn giáo viên (TOP) cho mỗi môn học, do MoEYS thực hiện. Các tập

huấn viên đƣợc TTF đào tạo cũng sẽ tham gia vào các đợt tập huấn giáo viên.

Dự kiến rằng, việc xuất bản sách mới cho giáo viên và thực hiện các đợt tập huấn

giáo viên cho mỗi bộ môn sẽ cho phép hơn hai triệu học sinh hằng năm đƣợc học về

tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và quản lý nhà nƣớc hiệu quả. Vấn đề quan

trọng là phải giám sát và đƣa ra đánh giá về phƣơng pháp mới cũng nhƣ tác động của

nó đối với nhận thức của học sinh trong tƣơng lai.

Kết quả và khuyến nghị

CAMPUCHIA

78

Trong từng đợt tập huấn, các học viên đƣợc yêu cầu điền vào bảng câu hỏi khảo

sát để đo lƣờng nhận thức và suy nghĩ của họ về tầm quan trọng của trách nhiệm

giải trình và quản lý nhà nƣớc hiệu quả, cũng nhƣ việc lồng ghép các nội dung này

vào chƣơng trình giảng dạy trên lớp. Những phản hồi tích cực của học viên cho thấy

dự án này là hết sức cần thiết đối với việc đào tạo thanh thiếu niên. Giảng dạy về

trách nhiệm giải trình tạo ra cơ sở cho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nƣớc,

giúp lớp trẻ Campuchia thấm nhuần những giá trị để phát triển một xã hội trong sạch

và hợp tác với bên ngoài đƣợc coi là một nỗ lực để phá vỡ vòng luẩn quẩn của tham

nhũng. Thông qua hoạt động dạy và học trên lớp, học sinh đƣợc khuyến khích thảo

luận các vấn đề về trách nhiệm giải trình và tham nhũng với gia đình hoặc họ hàng,

và những ngƣời trả lời đều kỳ vọng về sự thay đổi thái độ theo thời gian. Tuy nhiên,

họ cũng nhận thức đƣợc rằng giáo dục chống tham nhũng là một quá trình lâu dài.

Phải mất nhiều thời gian để giáo dục những ngƣời đã chịu hệ quả cả về vật chất lẫn

tinh thần trong hơn 20 năm chiến tranh. Thay đổi trong thái độ và hành vi của con

ngƣời không diễn ra ngay lập tức, mà tác động của giáo dục phòng, chống tham

nhũng cũng sẽ hiệu quả nhất định trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, một số ngƣời trả lời cũng hoài nghi thành công của chƣơng trình trong bối

cảnh mức lƣơng hiện tại của giáo viên nằm dƣới ngƣỡng nghèo khổ (16 - 22

USD/tháng). Rất nhiều ngƣời coi mức lƣơng thấp của giáo viên cũng nhƣ các công chức

nhà nƣớc khác, kết hợp với tình trạng bất cập khác của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội

là trở ngại chính trong việc thúc đẩy tính minh bạch và đấu tranh phòng, chống tham

nhũng tại Campuchia.

Chúng tôi hy vọng rằng các tổ chức xã hội dân sự khác, đặc biệt là các Văn phòng

quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, sẽ tiến hành các hoạt động tƣơng tự tại

quốc gia mình để tạo ra một mạng lƣới toàn cầu phòng, chống tham nhũng và tăng

cƣờng tính minh bạch thông qua giáo dục.

Mô tả dự án: TS. Neou Sun

Để có thêm thông tin, xin liên hệ:

TS. Neou Sun, Giám đốc dự án, Trung tâm Phát triển xã hội

Có bản in báo cáo của TTF bằng tiếng Anh.

Địa chỉ:

Center for Social Development

P.O.Box 1346, Phnom Penh, Campuchia

Tel: (855) 23 364 735

Fax: (855) 23 364 736

Email: [email protected]

CSD Website: www.online.com.kh/users/csd

UGANĐA

79

Sức mạnh của thông tin:

Đào tạo phóng viên trẻ (Uganđa)

Tóm tắt

Dự án này đƣợc tiến hành nhằm mục đích trang bị cho các phóng viên trẻ những

kỹ năng và kỹ thuật cần thiết cho các hoạt động điều tra và đƣa tin độc lập. Để

khuyến khích sự tham gia của ngƣời dân vào quá trình tái cấu trúc nền dân chủ

hiện nay của Uganđa, hệ thống truyền thông mạnh với đầy đủ thông tin sẽ đóng

một vai trò then chốt. Mọi công dân cần đƣợc biết số tiền mà chính phủ chi cho

việc xóa nghèo và phải đƣợc tham gia giám sát việc sử dụng số tiền này.

Dự án này do Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Uganđa thực hiện tại Quận Kisoro,

Uganđa từ ngày 16 đến 22 tháng 5 năm 2004. Nó bao gồm một loạt các cuộc hội

thảo, thảo luận bàn tròn và thăm quan thực địa. Tổng cộng đã có 15 phóng viên

của các hãng thông tấn báo chí trên cả nƣớc đƣợc đào tạo.

Quan hệ đối tác giữa các hiệp hội phóng viên và các tổ chức phi chính phủ khác

đã đƣợc hình thành.1 Ngân sách cho hoạt động của dự án do Cơ quan Hợp tác

phát triển Áo và Ban thƣ ký Tổ chức Minh bạch Quốc tế Uganđa tài trợ.

Bối cảnh

“Một số người nói rằng „sở dĩ có tham nhũng là do tình trạng thiếu thốn

và nghèo đói‟. Điều này không đúng vì theo kết quả khảo sát, những người

giàu nhất và các quan chức cao cấp trong bộ máy công quyền là những đối

tượng dễ tham nhũng nhất ở Uganđa. Chính họ đã làm chệch hướng nguồn

lực mà họ không tạo ra và do vậy, mặc dù họ không đóng góp gì song lại là

những người gặt hái nhiều nhất. Thông tin là quyền lực, bất cứ

____________

1. Liên minh chống tham nhũng Uganđa (ACCU), Hiệp hội phóng viên Uganđa

(UJA), v| Viện đ|o tạo phóng viên quốc gia tại Uganđa (NIJU).

UGANĐA

80

khi nào các bạn (người dân Kisoro) phát hiện ra bất kỳ hành vi

tham nhũng nào, hãy lên tiếng tố giác với cơ quan chức năng

và thông báo cho những người khác”.

TS. Philemon Mateke, Phó Chủ tịch Hội đồng địa phương,

phát biểu tại một cuộc hội thảo của các Ủy ban tình nguyện

chống tham nhũng, Hội đồng địa phương và Medics tại thị trấn

Kisoro ngày 30 tháng 7 năm 2004.

Sau bảy năm tái cơ cấu nền dân chủ và trƣớc thềm các cuộc bầu cử tổng thống

năm 2006, một môi trƣờng chính trị đầy rẫy vấn đề vẫn đang tồn tại dai dẳng ở

Uganđa. Các hệ thống trách nhiệm giải trình theo cả chiều dọc và chiều ngang

đều rất yếu kém, tình trạng tham nhũng tràn lan ở rất nhiều lĩnh vực của đời sống

xã hội. Đã có các luật, quy định và quy chế phòng, chống tham nhũng đƣợc quy

định trong rất nhiều đạo luật và Hiến pháp của Uganđa năm 1995, nhƣng do nạn

mù chữ và trình độ nhận thức còn hạn chế của ngƣời dân Uganđa nên hầu nhƣ họ

không biết tới các quy định và luật lệ này. Phần lớn mọi ngƣời không biết phải

đóng vai trò gì trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, thậm chí, phần lớn

mọi ngƣời còn không biết về quyền của mình.

Hầu hết mọi ngƣời không có thông tin về các nguồn vốn mà lẽ ra họ đƣợc hƣởng

lợi từ Kế hoạch hành động xóa đói nghèo và Quỹ xóa nghèo. Lấy đƣợc thông tin

và dữ liệu thực tế từ các cơ quan công quyền là cả một thách thức đối với ngƣời

dân Uganđa. Rất nhiều báo cáo kiểm toán giai đoạn 2000-20032 cho thấy, tình

trạng tham nhũng hết sức phổ biến ngay tại chính quyền địa phƣơng. Tham

nhũng đe dọa làm thất bại các mục tiêu của kế hoạch phi tập trung hóa và Quỹ

xóa nghèo.

Rất nhiều ngƣời dân Uganđa không hiểu khái niệm tham nhũng và tác hại tàn

phá của nó đối với xã hội. Các cuộc thảo luận với ngƣời dân ở huyện Kisoro (nơi

Tổ chức Minh bạch Quốc tế Uganđa đặt văn phòng đại diện) đã cho thấy, một số

ngƣời nghĩ rằng tham nhũng là cơ hội để quan chức làm giàu. Những ngƣời khác

____________

2. C{c b{o c{o của Tổng Thanh tra chính phủ (IGG), Ủy ban Tổng kiểm to{n v| t|i

chính công (PAC).

UGANĐA

81

thì tin rằng, tham nhũng là một công cụ hữu ích để đẩy nhanh tiến độ giải quyết

công việc, một số khác biết rằng, tham nhũng có tác động tiêu cực tới ngƣời khác

nhƣng chỉ quan tâm tới lợi ích riêng của mình mà bất chấp tổn hại tới lợi ích

chung. Hành vi phi đạo đức và tham nhũng thậm chí còn đƣợc nhận thấy ở cấp

độ gia đình: những ngƣời vợ chi tiêu một phần số tiền dành cho việc học hành

của con cái vào mỹ phẩm; trẻ em nói dối về tiền học thêm, các chuyến dã ngoại

do nhà trƣờng tổ chức, mất sách vở hoặc làm hỏng đồ đạc ở trƣờng để có thêm

tiền tiêu; còn các ông chồng thì thông báo mức lƣơng thấp hơn để đóng góp ít

hơn cho gia đình.

Tăng cường vai trò truyền thông

Tại Uganđa, giới truyền thông còn hạn chế về quyền tự do và các kỹ năng để thông

tin cho ngƣời dân về nạn tham nhũng. Các phƣơng tiện truyền thông phải tuân thủ

sự kiểm soát chặt chẽ từ các quy định của luật báo chí, dẫn đến làm hạn chế tới

công tác điều tra của báo chí về tham nhũng.

Đầu năm 2004, Tổ chức Minh bạch Quốc tế Uganđa đã quyết định tổ chức một

khóa đào tạo cho các phóng viên, nhằm đẩy mạnh vai trò và hoạt động của báo

chí điều tra, từ đó tăng cƣờng trách nhiệm điều hành của chính phủ. Dự án đƣợc

xây dựng dựa trên lập luận rằng giới truyền thông đƣợc tăng cƣờng và có đủ

thông tin sẽ đóng vai trò thiết yếu trong quá trình cung cấp thông tin đáng tin cậy

cho ngƣời dân, cho phép họ tham gia vào tiến trình củng cố nền dân chủ.

Dự án

“Tổ chức Minh bạch Uganđa đã giúp ích rất nhiều cho tôi với tư cách cá

nhân. Trước đây, tôi đã từng là một phóng viên chuyên nghiệp, nhưng

không hề có bất kỳ kỹ năng điều tra nào. Giờ đây, tôi có thể đi sâu điều tra

các vụ tham nhũng nghiêm trọng và phản ánh chúng trong các câu truyện

cũng như đăng trên các tờ báo in và đôi khi cả báo điện tử mà không sợ hậu

quả ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân mình.”

Bahizi Ignatius, học viên

Mục tiêu tổng thể của chƣơng trình đào tạo là trang bị cho các phóng viên những

UGANĐA

82

kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để viết phóng sự điều tra thông qua nghiên cứu

khảo sát. Cụ thể, chƣơng trình nhằm các mục tiêu:

Tăng cƣờng năng lực của các phóng viên trong lĩnh vực phóng sự điều tra .

Tăng cƣờng kỹ năng viết và kỹ năng phân tích.

Nâng cao vai trò của giới truyền thông trong việc tiến hành nghiên cứu độc

lập ứng dụng công nghệ thông tin.

Tăng cƣờng sự hiểu biết về chức năng (vai trò) giám sát của truyền thông

trong việc củng cố nền dân chủ ở Uganđa.

Đào tạo phóng viên điều tra

Chƣơng trình có thể đƣợc tóm tắt thành sáu bƣớc:

i. Chuẩn bị trƣớc, bao gồm soạn thảo tài liệu đào tạo; các tài liệu này sẽ đƣợc

thẩm định và hoàn thiện trƣớc khi tiến hành đào tạo.

ii. Hoạt động chuẩn bị cũng bao gồm việc xác định những đào tạo viên giỏi từ

các trƣờng đại học danh tiếng của Uganđa, biên tập viên thời sự từ các tổ

chức truyền thông có uy tín, và cán bộ từ các học viện đào tạo phóng viên

nhƣ Hiệp hội phóng viên Uganđa và Viện đào tạo phóng viên quốc gia tại

Uganđa.

iii. Một nhóm quản lý dự án đƣợc xác định, bao gồm giám đốc dự án và cán bộ

dự án. Nhiệm vụ của họ là điều phối và giám sát nhóm chuyên gia kỹ thuật

gồm các chuyên gia trong nƣớc và quốc tế, cũng nhƣ hỗ trợ về mặt hành

chính.

iv. Một ủy ban gồm 7 thành viên đã chọn 15 phóng viên trong giới truyền thông

in ấn và điện tử thông qua một quy trình nộp đơn xin dự tuyển chính thức.

Các ứng viên phải chứng tỏ sự say mê và tận tâm với báo chí điều tra và phải

có kinh nghiệm làm việc ít nhất bốn năm. Một quy trình tuyển chọn định tính

chiến lƣợc ƣu tiên cho phóng viên của các báo in tại Kampala đã đƣợc áp

dụng để chọn 8 phóng viên từ Kampala và 7 phóng viên từ các tỉnh.

UGANĐA

83

v. Ngày tiến hành đào tạo thực tế đã đƣợc ấn định, và khóa đào tạo một tuần bắt

đầu vào ngày 16 và kết thúc vào ngày 22 tháng 5 năm 2004. Khóa đào tạo

đƣợc chia thành:

Các hội thảo hai ngày với các chủ đề: Kỹ thuật điều tra và đƣa tin với sự hỗ

trợ của máy tính, và áp dụng các kỹ thuật báo chí điều tra trong các lĩnh vực

cụ thể (Tài chính, Y tế, Môi trƣờng, v.v.). Các hội thảo đề cập toàn diện vấn

đề tham nhũng, các trƣờng hợp xung đột lợi ích, và sự khác biệt giữa điều tra

của báo giới và ngành an ninh, cũng nhƣ các cơ quan giám sát (ví dụ nhƣ Ủy

ban Tài chính công của Quốc hội, Tổng thanh tra Chính phủ, và Tổ chức An

ninh trong nƣớc).

Hội nghị chuyên đề một ngày, Những thách thức đối với phóng sự điều tra hiệu

quả, trong đó các phóng viên đƣợc trang bị kiến thức về môi trƣờng kinh tế - xã

hội, tiếp cận công chúng và quyền riêng tƣ, đạo đức và trách nhiệm pháp lý

của nghề báo.

Phiên hội thảo bàn tròn ba ngày giải quyết các vấn đề bao gồm toàn cầu

hóa và giám sát truyền thông trong quá trình củng cố nền dân chủ, tài trợ

cho các chiến dịch tranh cử, tham nhũng và giám sát đồng đẳng.

Một chuyến thăm quan thực tế các sở, ban, ngành của chính quyền địa

phƣơng bao gồm: Cấp nƣớc, giáo dục và văn phòng của quan chức đứng đầu

cơ quan hành chính. Nghiên cứu và thông tin sâu hơn về các dự án/cơ quan

đến thăm đƣợc hoàn tất bởi các học viên và đƣợc xuất bản trong các tờ báo in

địa phƣơng.

UGANĐA

84

Những người được tập huấn đến thăm dự án nước sạch tại Kisôrô

Chƣơng trình đào tạo kết thúc bằng việc cấp bằng cho các học viên và tất cả

những ngƣời tham gia khóa thu thập thêm thông tin.

vi. Trong sáu tháng sau khóa đào tạo, việc tƣ vấn từ xa và đánh giá thành tích

hoạt động của học viên sẽ do một giáo sƣ đại học đảm trách. Các phóng sự điều

tra của các học viên đƣợc xem xét, đánh giá về chiều sâu và mức độ liên quan,

cũng nhƣ tác động đối với chính quyền địa phƣơng. Sau đó, ngƣời tƣ vấn/đánh

giá sẽ gửi báo cáo cuối cùng tới Tổ chức Minh bạch Quốc tế Uganđa.

Kết quả

“Toàn bộ ban quản lý Công ty xây dựng NIYO xin gửi lời xin lỗi chân thành

của chúng tôi tới Ban đấu thầu huyện Kisoro vì những tin tức tiêu cực được

phơi bày trên báo giới, hình ảnh công ty được thể hiện dưới một góc độ tiêu

cực. Do vậy, việc thi công không bảo đảm chất lượng tại

các trường học được nêu trong bài báo của tờ Monitor ngày 24

tháng 6 sẽ được tiến hành lại. Chúng tôi rất xin lỗi vì những bất tiện

khi chúng tôi tiến hành điều tra các kỹ sư cụ thể được giao nhiệm vụ

UGANĐA

85

tại các công trình nêu trên.

Vì Chúa và vì đất nước.”

Thư gửi Chủ tịch Ban đấu thầu huyện của Công ty xây dựng NIYO.

Trong quá trình đào tạo, các phóng viên đã đƣa tin về một vài vụ việc tham

nhũng mà sau đó đều đã đƣợc đăng trên báo chí địa phƣơng. Điều này đôi khi

mang lại hiệu quả tức thì, ví dụ Công ty xây dựng NIYO ở địa phƣơng đã gửi lời

xin lỗi chính thức tại văn phòng Ban đấu thầu huyện vì việc thi công kém chất

lƣợng khi xây dựng trƣờng học và cam kết sẽ xây dựng lại các tòa nhà kém chất

lƣợng này.

Chủ tịch TI Uganđa giới thiệu chứng chỉ

Sau khi đọc một bản tin trên báo và một chƣơng trình trò chuyện trực tiếp trên

truyền hình, các học viên đến từ Kítoaba, huyện Kasese đã công kích giáo viên

chủ nhiệm của mình vì xâm phạm quyền đƣợc tham gia các hoạt động ngoại

khóa của họ, khóa cửa nhốt ông ta trong phòng để chất vấn về những việc ông đã

làm đối với quỹ dành cho hoạt động ngoại khóa. Đơn vị bảo vệ địa phƣơng đã

giải thoát cho giáo viên này và cam kết sẽ điều tra vụ việc.

UGANĐA

86

Nhìn chung, các đánh giá cho thấy khóa đào tạo đã mang đến nhiều thông tin

chính xác và đáng tin cậy, cũng nhƣ tăng cƣờng nhận thức về vai trò giám sát

của giới truyền thông trong tiến trình củng cố nền dân chủ ở Uganđa. Ngoài ra,

có những dấu hiệu đầy hứa hẹn về việc thành lập một Hiệp hội phóng viên điều

tra, giúp phát triển nền báo chí điều tra chuyên nghiệp và độc lập tại Uganđa.

Mô tả dự án: Aletiru Bibian

Để có thêm thông tin, xin liên hệ:

Bà Aletiru Diana Bibian, Ban Thƣ ký Minh bạch Quốc tế Uganđa.

Email: [email protected] hoặc [email protected].

Đã có bản in báo cáo về khóa tập huấn.

Địa chỉ:

TI Uganda

Plot 5 Dewinton Road

First Floor Room 7

P.O.Box 24335

Kampala

Uganda

Tel: 256-41-255836

Email: [email protected]

ÁCHENTINA

87

Lớp học không biên giới: Một cuộc thi toàn quốc

(Áchentina)

Tóm tắt

Aulas Sin Fronteras (Lớp học không biên giới) là một cuộc thi có phạm vi trên

toàn quốc dành cho cả các giáo viên và học sinh. Mục tiêu của chƣơng trình là

tăng cƣờng nền dân chủ bằng cách phát động những hành động mang tính tập thể

nhằm tác động tới các chính sách công.

Từ năm 1997, hơn 2.000 trƣờng học đã tham gia cuộc thi, với hơn 2.500 dự án

đƣợc giới thiệu. Tổng cộng có hơn 10.000 giáo viên và 100.000 học sinh ở tất cả

các lớp đã tham dự.

Các lớp học ở từng trƣờng tự thiết kế và tiến hành dự án của mình và nộp cho

ban tổ chức cuộc thi. Những thí sinh đƣợc chọn vào vòng trong sẽ đƣợc mời

tham dự và trình bày dự án của họ tại một hội nghị toàn quốc. Dƣới đây là chi

tiết về một sáng kiến đƣợc giải, có tên là “Các vấn đề ở khu vực lân cận, trách

nhiệm của mọi ngƣời – giáo dục về dân chủ và sự tham gia của ngƣời dân”, do

các học sinh lớp 12 trƣờng San Luis Gonzaga tại Rôsariô thực hiện.

Chƣơng trình này đƣợc Quỹ Poder Ciudadano (Sức mạnh công dân), thành viên

của Tổ chức Minh bạch quốc tế Áchentina xây dựng, và hầu hết công việc đều

đƣợc tiến hành tự nguyện.1

Bối cảnh

Một số ngƣời đánh giá, Áchentina là một quốc gia trƣớc đây có truyền thống

chính phủ độc tài, chuyên chế và thiếu vắng sự tham gia của ngƣời dân, với tình

trạng tham nhũng có hệ thống trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế. Việc phần

____________

1. Ng}n s{ch do Bộ Gi{o dục, Fundación Antorchas, trang web Nueva Alejandria, Hội

đồng Phunbrai (Fulbright) v| IDEA (Hiệp hội Gi{o dục tranh luận quốc tế) t|i trợ.

ÁCHENTINA

88

lớn dân chúng bị gạt sang bên lề và loại trừ khỏi các quy trình chính trị đã tạo

điều kiện cho các nhóm quyền lực chi phối quá trình hoạch định chính sách

công, từ đó đe dọa nền dân chủ và sự thịnh vƣợng của quốc gia.

Ana Maria Muenkel Delgato (12), Nicaragoa

Để giải quyết những vấn đề này, "Poder Ciudadano" đã xây dựng chƣơng trình

"Aulas Sin Fronteras", khuyến khích học sinh tham gia đối thoại với các nhà

hoạch định chính sách và thúc đẩy sự thay đổi cho cộng đồng. Chƣơng trình

nhằm mục đích tăng cƣờng sự tham gia dân chủ tại cấp độ trƣờng học và cộng

đồng, hƣớng tới việc cải thiện sự gắn kết của cộng đồng và khả năng tiếp cận

thông tin. Chƣơng trình này dựa trên một cuộc thi các sáng kiến giáo dục thúc

đẩy sự tham gia dân chủ và trao quyền cho ngƣời dân.

Dự án

"Aulas Sin Fronteras" đã đƣợc tổ chức sáu lần từ năm 1997 tới 2001, với sự tham gia

ÁCHENTINA

89

của hơn 2.000 trƣờng học và khoảng 2.500 dự án. Bên cạnh đó, 20 diễn đàn và hội

thảo đã đƣợc tổ chức, với tổng cộng gần 500 đại biểu, cùng với các chƣơng trình tập

huấn tại một vài thành phố của Áchentina. Chƣơng trình cũng đƣợc đƣa tin trên các

phƣơng tiện truyền thông và xuất hiện trong rất nhiều chƣơng trình phát thanh, truyền

hình. Phần lớn các hoạt động của chƣơng trình "Aulas Sin Fronteras" đều do các tình

nguyện viên thực hiện.

Phương pháp tiến hành cuộc thi

Đầu năm học, cuộc thi đƣợc công bố bằng các tờ rơi quảng cáo, bảng quảng cáo và

các phƣơng tiện thông tin điện tử. Không có quy định cụ thể về định dạng của dự án,

và những ngƣời tham gia đƣợc tự do lựa chọn cấu trúc mà họ muốn. Cấu trúc của

các dự án sẽ có ảnh hƣởng tới cách thức đánh giá: Một định dạng có cấu trúc rõ ràng

sẽ dễ đánh giá và quyết định, nhƣng làm giảm tính sáng tạo. Mặt khác, một định

dạng không có cấu trúc nhất định sẽ cho phép các ý tƣởng thú vị và sáng tạo đƣợc tự

do thể hiện, nhƣng có thể khiến cho quy trình lựa chọn bị kéo dài và gặp khó khăn.

Các thí sinh hoàn tất dự án trong năm học, và vào cuối năm học nộp tài liệu cho

ban giám khảo – gồm một nhóm tình nguyện viên là những chuyên gia giáo dục

và những nhân vật đƣợc công chúng mến mộ.

Sau đó, các dự án xuất sắc nhất sẽ đƣợc ban giám khảo chọn vào vòng trong, xếp

theo nhóm lớp và bộ môn, ví dụ nhƣ giáo dục sinh thái, giáo dục nghệ thuật,

truyền thông giáo dục, v.v.. Mỗi nhóm có từ bốn tới năm dự án đƣợc chọn để

trình bày hoặc triển lãm tại hội nghị toàn quốc "Congreso de intercambio" - một

hội nghị đƣợc tổ chức để giới thiệu các dự án tới công chúng. Phần trình bày của

mỗi dự án kéo dài từ 40 - 60 phút và sau đó là phần hỏi đáp với khán giả và tranh

luận công khai. Khán giả tại hội nghị sẽ lựa chọn ngƣời thắng cuộc. Giải thƣởng

đƣợc trao tại phiên bế mạc hội nghị, bao gồm máy tính, học bổng, sách và ngân

quỹ để phát triển thêm hoặc triển khai một dự án cụ thể. Tất cả các giải thƣởng

đều do các nhà tài trợ cá nhân của chƣơng trình hỗ trợ. Ngoài ra, một số dự án

đƣợc khen tặng nhƣ thành tựu nổi bật và đƣợc trƣng bày trong phòng triển lãm

tại nơi diễn ra hội nghị.

Trong buổi lễ, những ngƣời chiến thắng có thể phát biểu trực tiếp trƣớc khán giả.

Thời khắc này thƣờng tràn ngập cảm xúc vì các đại biểu đến từ các vùng miền khắp

ÁCHENTINA

90

nơi trên đất nƣớc, và là lần đầu tiên trong đời, họ trình bày kết quả công việc tập thể

của mình. Rất nhiều ngƣời hăng hái và đầy nhiệt huyết khi đƣợc nói về các ý tƣởng

và hy vọng của mình về tƣơng lai.

Ví dụ về một dự án được giải “Các vấn đề ở khu vực lân cận, trách

nhiệm của mọi người – giáo dục về dân chủ và sự tham gia của công

dân”

Dự án này do 83 học sinh năm cuối (năm thứ sáu trƣờng trung học) của Trƣờng học số

1182 ở Rôsariô (Xanta Phê, Áchentina) tiến hành trong tháng 10 và 11 năm 1997. Cƣ

dân ở vùng lân cận thành phố thuộc tầng lớp lao động, phần lớn trong số họ hầu nhƣ

không đƣợc học hành. Một tỷ lệ lớn các gia đình đang đối mặt với khó khăn về kinh tế,

với số lƣợng đáng kể ngƣời thất nghiệp và bán thất nghiệp.

Một trong những mục tiêu của dự án là tạo sự hiểu biết về các quy trình dân chủ (đặc

biệt là các cuộc bầu cử), tăng cƣờng nhận thức về các quyền và nghĩa vụ của công dân,

và phát triển các kỹ năng để hiểu về các vấn đề tập thể và tìm ra giải pháp vì lợi ích

chung.

Chúng tôi coi việc hình thành dân chủ trong trƣờng học không chỉ là một môn học bổ

sung để nghiên cứu. Thay vào đó, học sinh cần phải trải nghiệm và thực hành dân chủ,

ví dụ nhƣ bằng việc xây dựng các chuẩn mực khi sống cùng nhau, trải nghiệm các khả

năng lựa chọn, phát biểu ý kiến, bất đồng và đƣa ra đề xuất.

Bầu cử nghị sĩ và ủy viên hội đồng

Ngày 26 tháng 10 năm 1997, các cuộc bầu cử nghị sĩ và ủy viên hội đồng toàn quốc đã

đƣợc tiến hành. Sự kiện nóng hổi này đã khuyến khích rất nhiều hoạt động tại lớp học

vốn đã đƣợc lồng ghép vào các môn học nhƣ khoa học xã hội và ngôn ngữ, cũng nhƣ

toán học (thống kê).

Các công việc chuẩn bị

Dự án của chúng tôi bắt đầu bằng các cuộc thảo luận về dân chủ, vai trò của Hiến

pháp và quyền, nghĩa vụ của công dân trong các tiết học khoa học xã hội. Quy trình

bầu cử và chức năng của các cơ quan công quyền ở cấp trung ƣơng, tỉnh và hội đồng

thành phố đƣợc giải thích, cũng nhƣ thực tiễn ley de lemas (góp chung phiếu bầu giữa

ÁCHENTINA

91

các phe phái trong đảng) hiện đang đƣợc sử dụng trong hệ thống bầu cử tại Xanta Phê.

Học sinh đƣợc yêu cầu mang theo các mẩu báo và bản tin cắt ra từ các tờ báo, và sƣu tập

danh sách cử tri của các đảng khác nhau. Sau khi chia thành từng nhóm, các em làm những

áp phích để thông báo cho bạn bè ở các lớp khác biết về quá trình bầu cử. Trong giờ toán,

các em xem xét đồ thị, bảng biểu và tỷ lệ phần trăm dựa theo số liệu xuất hiện trên báo chí

về ứng cử viên và các đảng.

Học sinh cũng tiến hành khảo sát các bậc phụ huynh với những câu hỏi nhƣ:

Bố/mẹ có biết cuộc bầu cử ngày 26 tháng 10 nhằm mục đích gì không?

Theo ý kiến của bố/mẹ, một ứng cử viên phải có những phẩm chất gì?

Bố/mẹ nghĩ vấn đề nào là cấp thiết nhất ở thành phố chúng ta? Ở nƣớc ta?

Phỏng vấn các ứng cử viên hội đồng thành phố

Chúng tôi đã quyết định mời các ứng cử viên của các đảng khác nhau tới trƣờng học và

phỏng vấn họ. Trƣớc đó, chúng tôi đã sử dụng các thông tin độc lập về hồ sơ và lý lịch của

ứng cử viên do các tổ chức phi chính phủ chuẩn bị.

Trong lĩnh vực ngôn ngữ, học sinh đƣợc tổ chức theo nhóm đã đƣa ra rất nhiều câu

hỏi phỏng vấn.

Ví dụ về một bản câu hỏi phỏng vấn:

Họ và tên:

Tuổi:

Ông/bà là ứng cử viên của nhóm nào?

Trình độ học vấn của ông/bà?

Nghề nghiệp hiện nay của ông/bà là gì?

Trƣớc đây ông/bà làm nghề gì?

Tại sao ông/bà lại quyết định ứng cử ủy viên hội đồng?

Ông/bà đã tiến hành những hoạt động chính trị nào?

Đối với ông/bà, những vấn đề quan trọng nhất của thành phố Rosario là gì?

Ông/bà dự định sẽ trình những dự án nào lên Hội đồng nếu trúng cử?

Ông/bà có những đề xuất gì để giải quyết các vấn đề của Rosario?

ÁCHENTINA

92

Trong các cuộc phỏng vấn, những học sinh nhỏ tuổi nêu ra các câu hỏi rất thú vị về các

chức năng công quyền, công việc của một ủy viên hội đồng, lý lịch của ứng cử viên, và

những đề xuất của họ để giải quyết các vấn đề cụ thể của khu vực lân cận thành phố.

Làm việc với Hiệp hội vùng lân cận

Đồng thời, chúng tôi cũng đã nhận đƣợc một đề nghị của Hiệp hội vùng lân cận

Empanmê Granêrốt (Empalme Graneros). Họ mời chúng tôi tới thăm các khu vực khác

nhau tại vùng lân cận và ghi lại những vấn đề và nhu cầu mà chúng tôi nhận thấy, đồng

thời xây dựng các đề xuất để giải quyết những vấn đề này. Chúng tôi nhận thấy hoạt

động này tạo điều kiện cho chúng tôi thiết lập các mối liên hệ giữa trƣờng học và các

thể chế khác trong cộng đồng. Mặt khác, đây cũng là cơ hội tốt để khuyến khích sự

tham gia và cam kết của thanh thiếu niên với vai trò là những ngƣời lãnh đạo đất nƣớc

trong tƣơng lai.

Để tiến hành chuyến thăm quan đƣờng phố ở vùng lân cận thành phố, chúng tôi đã tổ

chức các nhóm thu thập thông tin tại các khu vực khác nhau, theo từng khu một. Các

em đã nhận thấy những khía cạnh khác nhau của thực tiễn và cũng tham khảo ý kiến

của cƣ dân vùng lân cận. Dữ liệu đƣợc đƣa vào biểu đồ. Các em thực hiện công việc

này với sự phấn khích và tinh thần trách nhiệm cao. Sau một thời gian ngắn, các em đã

mang những biểu đồ hoàn thiện tới trƣờng và chúng tôi cùng chia sẻ kết quả của các

nhóm. Cuộc khảo sát đƣợc tiến hành tại 13 khu nhà trong vùng lân cận. Tất cả chúng

tôi cùng vẽ một biểu đồ mới để phản ánh các vấn đề chung của nhiều khu vực trong

vùng.

Việc làm của chúng tôi đƣợc các thành viên của Hội đồng vùng lân cận tán thành và

khen ngợi.

ÁCHENTINA

93

“Chúng tôi làm ủy viên hội đồng trong một ngày”: Thăm Hội đồng

thành phố Rôsariô

Trƣớc chuyến thăm Hội đồng thành phố, chúng tôi đã chuẩn bị một cặp tài liệu nêu cụ

thể các vấn đề và nhu cầu của vùng lân cận, bổ sung chữ ký của các giáo viên và 83

học sinh lớp sáu. Chúng tôi cũng viết hai đề xuất để cải thiện một quảng trƣờng gần

trƣờng học, đề nghị thêm đèn chiếu sáng, quét dọn, bảo dƣỡng và bổ sung trò chơi cho

trẻ em.

Trong chuyến thăm, chúng tôi đƣợc cung cấp thông tin về thành phần của Hội đồng,

các ủy ban công tác khác nhau, các quy định và quy trình thủ tục của Hội đồng (quy

chế địa phƣơng, các nghị quyết, sắc lệnh, biên bản ghi nhớ). Mỗi học sinh đƣợc phát

một cuốn sổ với thông tin cập nhật về Hội đồng thành phố Rôsariô, thông tin cơ bản

và tổ chức chính trị của Hội đồng - những thông tin này rất hữu ích để chúng tôi tiếp

tục công việc trong lớp học. Chúng tôi cũng nộp cho Hội đồng các đề xuất của mình.

Vài ngày sau chuyến thăm Hội đồng thành phố, chúng tôi nhận đƣợc một cuộc điện

thoại nói rằng các đề xuất của chúng tôi sẽ đƣợc trình bày tại cuộc họp tiếp theo của

Hội đồng, và yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết hơn về các vấn đề mà chúng tôi đã

nêu ra. Chúng tôi đã sửa lại các đề xuất tỉ mỉ hơn, nêu rõ các yêu cầu về cải thiện hệ

thống đèn giao thông, trồng lại và di dời cây cối, sửa chữa đƣờng sá và hệ thống thoát

nƣớc, cải thiện hệ thống đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông, tần suất hoạt động

của xe buýt, và tạo ra các không gian xanh. Các đề xuất của chúng tôi đã đƣợc Hội

đồng thảo luận - và đƣa thành các sắc lệnh! Đầu năm 1998, chúng tôi rất vui sƣớng khi

nghe tin Hội đồng thành phố đã thông qua sáu sắc lệnh có liên quan tới những vấn đề

trên. Chúng tôi thực sự đã tạo ra sự khác biệt và giúp đỡ cho cộng đồng.

Dự án này giúp chúng tôi hiểu đƣợc cách thức hoạt động của Hội đồng thành phố cũng

nhƣ giá trị của dân chủ và những kinh nghiệm làm việc. Nhờ dự án, chúng tôi đã vƣợt

qua phạm vi hoạt động của nhà trƣờng và thiết lập đƣợc mối liên hệ với các tổ chức và

cá nhân trong cộng đồng. Rất nhiều ngƣời trong chúng tôi hiện đang tích cực tham gia

các hoạt động của cộng đồng và tin tƣởng rằng sự thay đổi là hoàn toàn có thể.

Elena María Florencia Dietrich

ÁCHENTINA

94

Douglas E. López Tolede, Nicaragoa

Kết quả và khuyến nghị

Dự án của Trƣờng San Luis Gonzaga đã đƣợc ghi lại, cùng với các dự án đƣợc

giải khác, trong một cuốn sách đƣợc phát miễn phí cho các giáo viên, công chức

và giới truyền thông. Poder Ciudadano khuyến khích những ngƣời tham gia trao

đổi và tạo dựng mạng lƣới riêng của mình. Rất nhiều thí sinh đƣợc giải đã tổ

chức các cuộc thi và diễn đàn công khai tại cộng đồng của mình, từ đó nhân rộng

hiệu quả của cuộc thi Aulas Sin Fronteras. Ngoài ra, một diễn đàn và mạng lƣới

không chính thức cũng đƣợc thiết lập để hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin phi

tập trung hóa trên mạng.

Theo thời gian, giáo viên đã có thể đƣa cuộc thi vào kế hoạch hằng năm của

mình. Với mỗi hội nghị hằng năm, các dự định lại đƣợc nêu ra và giáo viên cũng

nhƣ học sinh lại có động lực để tham gia vào năm sau. Chƣơng trình này đã nhận

đƣợc sự hƣởng ứng từ đông đảo khán giả và đã đƣợc các tổ chức phi chính phủ

ÁCHENTINA

95

và cơ quan có thẩm quyền trong ngành giáo dục tiến hành tại địa phƣơng.

Mô tả dự án: Oscar Rassori (Poder Ciudadano)

và Elena María Florencia Dietrich (Rosario School)

Để có thêm thông tin, xin liên hệ:

Ông Oscar Rassori, Chƣơng trình Aulas Sin Fronteras hoặc bà Pilar Arcidiácono

Điều phối viên Tổ chức Hành động chính trị.

Email: [email protected]

Địa chỉ:

Fundación Poder Ciudadano

Piedras 547 “2”

Buenos Aires 1070AAJ

Argentina

Tel/Fax: +54-11-4331 4925

Email: [email protected]

Website: www.poderciudadano.org

Mạng lƣới không chính thức và cơ sở dữ liệu dự án đƣợc đăng tải trên trang web

www.redsinfronteras.org.ar.

MÔNĐÔVA

96

Một ngày chống tham nhũng tại Trại hè thiếu nhi

(Mônđôva)

Tóm tắt

Tổ chức Minh bạch quốc tế Mônđôva (TI Moldova) đã tận dụng một sự kiện địa

phƣơng để giáo dục về phòng, chống tham nhũng cho thanh thiếu niên, dƣới hình

thức một ngày Chống tham nhũng. Ngày Chống tham nhũng của "TI Moldova"

diễn ra tại Trại hè Andries dành cho thanh thiếu niên, tại quận Orhei. Hoạt động

này bao gồm ba hội thảo tập trung vào tham nhũng trong những lĩnh vực khác

nhau: (a) các doanh nhân tƣơng lai: tham nhũng và kinh doanh; (b) các phóng

viên tƣơng lai: tham nhũng và nghề báo; và (c) tham nhũng và hệ thống giáo

dục. Đồng thời, các bức tranh biếm họa và áp phích quảng cáo phòng, chống

tham nhũng cũng đƣợc trƣng bày. Ngày chống tham nhũng kết thúc bằng việc

trình chiếu 38 đoạn băng quảng cáo chống tham nhũng.

Trại hè do chính quyền địa phƣơng và các tình nguyện viên "Tổ chức Hòa bình

Mỹ" đồng tổ chức. Chi phí là không đáng kể, vì các nghiên cứu và ấn phẩm của

"TI Moldova" đƣợc sử dụng làm tài liệu cơ bản cho các hội thảo, còn các nhà tổ

chức trại hè cung cấp cơ sở vật chất.

Bối cảnh

Năm 1991, Cộng hòa Mônđôva, nằm ở đông nam châu Âu, trở thành một quốc gia

độc lập, tách ra từ Liên bang Xôviết trƣớc đây. Kể từ đó, quốc gia này đã phát triển

theo con đƣờng kinh tế thị trƣờng. Thật không may, tham nhũng vẫn là một trong

những vấn đề chính của đất nƣớc này, làm xói mòn đời sống xã hội, kinh tế và chính

trị của nền cộng hòa. Theo Chỉ số cảm nhận về tham nhũng của TI năm 2004,

Mônđôva chỉ đạt 2,3/10 điểm, cho thấy mức độ tham nhũng đƣợc cảm nhận tại nƣớc

này là rất cao.

Để phòng, chống tham nhũng, các đạo luật phòng, chống tham nhũng đã đƣợc

ban hành, kèm theo đó là các chiến dịch nâng cao nhận thức của ngƣời dân. Một

nhóm mục tiêu quan trọng của các chiến dịch này là thanh thiếu niên Mônđôva,

những ngƣời cần đƣợc khuyến khích để không lùi bƣớc trƣớc tham nhũng. Các

trại hè do cơ quan chức năng địa phƣơng tổ chức mang lại cơ hội hoàn hảo để tiếp

cận thanh thiếu niên Mônđôva. Mục tiêu của các trại hè này là đƣa các em tham

MÔNĐÔVA

97

gia vào nhiều sự kiện giáo dục, văn hóa và thể thao, nhằm xây dựng tinh thần làm

việc nhóm và học các kỹ năng mới. Các trại hè thƣờng đƣợc tổ chức theo một chủ

đề nhất định (ví dụ: trại hè cho các sử gia trẻ hoặc trại hè khảo cổ học).

Dự án

Tháng 7 năm 2004, "Tổ chức Hòa bình Mỹ" tại Mônđôva và các cơ quan chính

quyền địa phƣơng đã đồng tổ chức một trại hè tiếng Anh trong một tuần, diễn ra

gần làng Ivancea, quận Orhei. Tham dự trại hè có 70 thiếu niên từ 14 tới 17 tuổi.

Tiêu chí lựa chọn là nắm vững tiếng Anh và quan tâm tới kinh doanh và báo chí.

Các tình nguyện viên Tổ chức Hòa bình Mỹ đã đề nghị "TI Moldova" tổ chức một

Ngày chống tham nhũng nhƣ một phần của trại hè tiếng Anh. Mục tiêu của ngày

này là nhằm thông tin cho thanh thiếu niên về tình hình tham nhũng tại Mônđôva, kể

cả tác động tiêu cực của nó tới đời sống chính trị, kinh tế và xã hội, cũng nhƣ những

hành động có thể tiến hành để phòng, chống tham nhũng, kinh nghiệm của các quốc

gia khác và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng đƣợc tiến hành trên phạm vi

quốc tế. Các hội thảo đƣợc dựa trên nghiên cứu do "TI Moldova" thực hiện, và ba

hội thảo mỗi hội thảo diễn ra trong gần 100 phút đã đƣợc tổ chức cả ngày: (a)

tham nhũng và kinh doanh; (b) tham nhũng và nghề báo; và (c) tham nhũng và

giáo dục. Buổi chiều, các hội thảo về đạo đức kinh doanh và nghề báo đƣợc tổ

chức đồng thời, còn phiên hội thảo về tham nhũng trong hệ thống giáo dục đƣợc

tổ chức vào buổi tối cho toàn trại.

____________

C{c nghiên cứu đã được TI Moldova xuất bản:

a. L. Carasciuc, Kinh doanh nhỏ và tham nhũng: Chỉ dẫn cho doanh nghiệp (Small

Business and Corruption: a Guide for Entrepreneurs), TI Moldova, 2003;

b. L. Carasciuc, M. Ciubotaru, N. Patiuc, Tham nhũng và trốn thuế: Các khía cạnh kinh tế

(Corruption and Tax Evasion: Economic Dimensions), Moldova, 2003;

c. V. Gasca, I. Guzun, Báo chí điều tra chống tham nhũng (Investigative Journalism

Fighting Corruption), TI Moldova, 2002;

d. L. Carasciuc, Tham nhũng và chất lượng quản lý nhà nước: Trường hợp Mônđôva

(Corruption and Quality of Governance: The Case of Moldova), TI Moldova, 2002;

e. L. Carasciuc, E. Obreja, Tham nhũng và công bằng (Corruption and Access to

Justice), TI Moldova, 2002.

MÔNĐÔVA

98

Những người tình nguyện của TI Moldova tại cuộc họp

về chống tham nhũng tháng 5 năm 2004

Mỗi hội thảo gồm hai phần: Phần một là phần trình bày bằng PowerPoint, với

bản in đƣợc phát cho ngƣời tham dự; và phần hai là phần hỏi đáp và thảo luận.

Ngày hôm sau, học sinh đƣợc chia thành từng nhóm để tóm tắt những gì các em

đã đƣợc học, và để thảo luận cách thức áp dụng những kiến thức này vào cuộc

sống. Hoạt động tiếp theo có thể bao gồm đƣa các vấn đề lên báo của trƣờng, và

khảo sát cách thức giải quyết các tình huống tham nhũng trong trƣờng học.

Các hội thảo

(a) Tham nhũng và kinh doanh

Hội thảo này nhấn mạnh nguy cơ mà tham nhũng đặt ra cho môi trƣờng kinh

doanh. Tham nhũng hủy hoại môi trƣờng đầu tƣ của đất nƣớc và tƣớc bỏ cơ hội

việc làm của thanh thiếu niên vì nó là nguyên nhân ngăn cản các sáng kiến kinh

doanh.

Tham nhũng có ý nghĩa gì đối với Cộng hòa Mônđôva?

Kiểm soát quá mức khu vực tƣ nhân (33 lần viếng thăm của các cơ quan quản lý

nhà nƣớc mỗi năm);

Chính sách tài khóa quá nặng nề;

MÔNĐÔVA

99

Trốn thuế - thiệt hại lên tới 40% ngân sách;

Sự hiện diện của kinh tế phi chính thức rộng khắp (55-60%);

Chất lƣợng hàng tiêu dùng thấp (80% không đạt tiêu chuẩn);

Nguy cơ cao trong thị trƣờng tài chính (lãi suất thực tế của các ngân hàng thƣơng

mại là 20,8% vào tháng 12 năm 2003, tỷ lệ đôla hóa là 50,1% vào tháng 10 năm

2003);

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo đầu ngƣời thấp: năm 2001 - 40 USD; năm 2002

- 32,3 USD; năm 2003 - 11,9 USD;

Nợ nƣớc ngoài lớn, hơn 1.436,9 triệu USD, tƣơng đƣơng 73,4% GDP;

Kinh tế trì trệ – GDP đầu ngƣời là 542 USD năm 2003;

Tình trạng đói nghèo tăng. Thu nhập hằng ngày của 70% dân số dƣới mức 1

USD. Lƣơng tháng trung bình trong khu vực nhà nƣớc là 53 USD.

Tỷ lệ tội phạm gia tăng. Số vụ phạm tội trên 10.000 dân năm 1995 là 99,9; năm

2000 là 105. Năm 2001, số vụ hối lộ bị phát hiện chính thức là 165 vụ, không

chính thức là xấp xỉ 1,5 triệu vụ.

Cuộc thảo luận tập trung vào những vấn đề liên quan tới toàn cầu hóa nhƣ

thƣơng mại quốc tế, việc chi trả thu nhập và dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc

ngoài. Những vấn đề khác đƣợc xem xét bao gồm tác động của tham nhũng đối

với tăng trƣởng và đầu tƣ và tới việc đánh thuế nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; tác động

của khả năng dự báo tham nhũng tới đầu tƣ; và các vấn đề chƣa rõ ràng nhƣ

chuẩn mực kế toán, cơ chế điều tiết, cũng nhƣ thiếu các quy định rõ ràng, đúng

đắn, chính thức và minh bạch.

Phần trình bày cũng nêu lên tác động và nguyên nhân của tham nhũng trong khu

vực tƣ nhân; tiếp sau đó, các bộ luật ứng xử trong kinh doanh và tầm quan trọng

của hành vi đạo đức của cá nhân cũng đƣợc thảo luận. Cuộc thảo luận nhấn

mạnh khía cạnh đạo đức tốt giúp giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh, làm

tăng uy tín của doanh nghiệp, nâng cao chất lƣợng hàng hóa, tăng lƣợng khách

hàng và tăng doanh thu.

(b) Tham nhũng và nghề báo

Hội thảo bắt đầu bằng các ví dụ minh họa cho sức mạnh của báo chí điều tra:

Vụ “bê bối Oatơghết" (Watergate) dẫn tới việc luận tội và sau đó là từ chức

của Tổng thống Mỹ Richác Níchxơn (Richard Nixon) năm 1974; và vai trò

của các phóng viên tờ Bƣu điện Oasinhtơn (Washington Post).

MÔNĐÔVA

100

Loạt bài Tài sản

không minh bạch của

Estrada (Estrada’s

Unexplained Weath),

của Trung tâm báo

chí điều tra Philippin,

đăng tháng 12 năm

2000, tiết lộ tài sản

của Tổng thống

Estrađa trong lĩnh

vực bất động sản và

kinh doanh, bao gồm

66 doanh nghiệp nơi

Tổng thống và họ

hàng của ông đứng

tên thành viên sáng

lập, thành viên hội

đồng quản trị hoặc cổ

đông chính. Kết quả

của loạt bài này là

Estrađa buộc phải từ

chức.

Sau đó, học sinh đƣợc giới thiệu khung pháp lý dành cho các phóng viên điều

tra. Phần này bao gồm rà soát các luật và các quy định quan trọng nhƣ Hiến pháp

và bộ luật đạo đức nghề nghiệp.1

Cuối cùng, có một bài giảng về một số quy tắc quan trọng trong nghề báo chí

điều tra, tập trung vào:

____________

1. C{c t|i liệu được r| so{t bao gồm Hiến ph{p Cộng hòa Mônđôva, Luật hình sự,

Luật xử phạt h|nh chính, Luật tiếp cận thông tin, Luật phương tiện truyền thông, Bộ

luật về quy tắc đạo đức nghề nghiệp của phóng viên nước Cộng hòa Mônđôva, v|

Khuyến nghị của Hội đồng ch}u Âu (2007) 7 về quyền của c{c phóng viên không

phải tiết lộ nguồn cung cấp thông tin cho họ.

MÔNĐÔVA

101

Các phóng viên điều tra phải tôn trọng một số quy định và nguyên tắc liên

quan tới phƣơng pháp điều tra của báo giới và sử dụng các nguồn thông tin.

Họ phải nắm vững khung pháp lý và đạo đức khi tiến hành hoạt động, đặc biệt

là trách nhiệm dân sự, hành chính và hình sự của phóng viên.

Phóng viên nhất định không phải ngƣời đƣa tin duy nhất; việc ghi chép tƣ

liệu phải theo trình tự và kiểm tra lại các nguồn thông tin là hết sức cần thiết.

(c) Tham nhũng và giáo dục

Hội thảo này đề cập đến vấn đề tham nhũng trong hệ thống giáo dục và tác hại lâu

dài của nó đối với xã hội. Tham nhũng trong giáo dục làm giảm chất lƣợng kỹ

năng và tính cạnh tranh trong thị trƣờng lao động. Một cuộc thăm dò công luận về

nhận thức đối với tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục đã đƣợc thảo luận. Cuộc

thăm dò đã nêu ra các hình thức chi trả phi chính thức trong hệ thống giáo dục, các

nguyên nhân để chi hối lộ, trải nghiệm cá nhân của ngƣời trả lời phỏng vấn và các

căn nguyên của tham nhũng. Cuộc thăm dò cũng đã đề xuất các biện pháp sau đây

để giảm tham nhũng trong giáo dục (xếp theo thứ tự hiệu quả):

i. Tăng hỗ trợ tài chính từ phía chính phủ.

ii. Tăng khung hình phạt cho những ngƣời dính líu tới tham nhũng.

iii. Tăng tính minh bạch của quy trình chấp thuận học sinh đầu vào và thi cử

trong các thể chế giáo dục.

iv. Tăng cƣờng hoạt động giám sát của đội ngũ giảng viên.

v. Cải tiến hệ thống thi cử (ví dụ nhƣ sử dụng hình thức kiểm tra trên máy tính

thay vì thi vấn đáp, quy định các loại phí nào là hợp lệ và loại nào không).

vi. Tiến hành các chiến dịch tuyên truyền phòng, chống tham nhũng trong các

trƣờng học và trƣờng đại học.

Tiếp đó, các học sinh thảo luận về trải nghiệm bản thân về thực tiễn tham nhũng

trong hệ thống giáo dục và hình thức chi trả bổ sung thƣờng xuyên nhất (ví dụ nhƣ:

trả tiền cho các giờ học thêm). Học sinh thảo luận về tác động của các hành vi tham

nhũng nhƣ việc trả thêm tiền để có điểm cao hơn và vai trò của quà tặng cũng nhƣ

các mối quan hệ cá nhân khi học đại học. Những kinh nghiệm cá nhân về việc sử

dụng tiền, quà tặng và quan hệ để giải quyết một vấn đề tại đại học cũng đƣợc đƣa ra

thảo luận.

Tiếp sau Ngày chống tham nhũng là một triển lãm tranh biếm họa và áp phích

MÔNĐÔVA

102

phòng, chống tham nhũng. Các bức hoạt hình và áp phích này đƣợc thu thập từ

cuộc thi vẽ tranh biếm họa phòng, chống tham nhũng hằng năm do "TI

Moldova" tổ chức. Các bức tranh biếm họa cũng xuất hiện trong một ấn bản đặc

biệt của tạp chí Pardon, bao gồm cả các mẩu chuyện vui, giai thoại và trào phúng

về chống tham nhũng.

Ngày chống tham nhũng kết thúc bằng việc trình chiếu 38 đoạn băng quảng cáo

phòng, chống tham nhũng do "TI Moldova" sản xuất. Những thanh thiếu niên

tham gia tích cực nhất đƣợc trao tặng áo sơ mi có các hình hoạt họa và biểu ngữ,

phòng chống tham nhũng.

Kết quả và khuyến nghị

Hội thảo về tham nhũng trong giáo dục nhận đƣợc sự quan tâm cao nhất từ

những ngƣời tham gia – họ đặc biệt thích thú khi đƣợc thảo luận các trƣờng hợp

tham nhũng trong giáo dục và cách thức để ngăn chặn tham nhũng. Những ngƣời

tham gia hội thảo về Tham nhũng và nghề báo cũng bày tỏ mong muốn đƣợc học

hỏi thêm về báo chí điều tra và các kỹ năng, nghiệp vụ để phát hiện những hành

vi tham nhũng. Đáp ứng yêu cầu này, "TI Moldova" phối hợp với Trung tâm đào

tạo phóng viên trẻ đã tổ chức một hội thảo hai ngày cho các tác giả và chủ bút

báo trƣờng học tại Chisinau, vào ngày 30 và 31 tháng 10 năm 2004. Hội thảo này

diễn ra bằng tiếng Rumani và tập trung đi sâu vào vấn đề tham nhũng và báo chí

điều tra, trong đó, nhấn mạnh tới lĩnh vực giáo dục.

Mua điểm – Một chuyện cười của Mônđôva

Một ngày, thầy giáo ra một bài kiểm tra lớn cho học sinh. Ông phát bài thi cho học

sinh và quay về bàn đợi. Khi hết giờ, học sinh nộp lại bài thi.

Thầy giáo nhận thấy một học sinh đã kẹp tờ 100 USD vào bài thi với dòng ghi chú:

“Một USD một điểm”. Giờ học tiếp theo, thầy giáo trả bài cho học sinh.

Học sinh nọ nhận lại bài thi và 64 USD.

Khi tổ chức một sự kiện tƣơng tự, việc cân nhắc cách thức tổ chức chi tiết Ngày

chống tham nhũng sẽ rất hữu ích, cho phép các nhà tổ chức tạo ra sự kiện xung

quanh thông điệp chính cần đƣa ra, và cung cấp các tài liệu cơ bản và phần trình

bày chuẩn bị trên giấy. Cách thức tổ chức sự kiện này cần phải định hƣớng rõ

MÔNĐÔVA

103

nhóm mục tiêu, các kỳ vọng của nhóm, những mối quan tâm chủ yếu, các vấn đề

phải đối mặt liên quan tới hoạt động tham nhũng, và sẽ là hiệu quả nhất nếu tạo

ra đánh giá và thông tin phản hồi. Các ý tƣởng bổ sung bao gồm sử dụng các trò

chơi tƣơng tác để tăng hiệu quả, phụ thuộc vào hoàn cảnh thời gian và địa điểm,

và cố gắng thu hút giới truyền thông địa phƣơng thông qua một hình thức sinh

động, ví dụ nhƣ trại hè thiếu niên.

Mô tả dự án: Lilia Carasciuc

Để có thêm thông tin, xin liên hệ:

Bà Lilia Carasciuc, Giám đốc điều hành, TI Moldova.

Các nghiên cứu của TI Moldova đƣợc đăng tải trên trang web bằng cả tiếng

Rumani và tiếng Anh.

Địa chỉ:

TI Moldova

98, 31 August Street

MD-2004

Chisinau

Republic of Moldova

Tel: (+ 373 22) 20-34-84, 20-34-85, 20-34-86.

Fax: (+ 373 22) 23-78-76.

Email: [email protected]

Website: www.transparency.md

MÔNĐÔVA

104

Chịu trách nhiệm xuất bản

TS. NGUYỄN DUY HÙNG

Chịu trách nhiệm nội dung

TS. KHUẤT DUY KIM HẢI

Biên tập: PHẠM VIỆT

TRẦN QUỐC THẮNG

NGUYỄN TÙNG LÂM

Biên tập kỹ, mỹ thuật, bìa: PHÙNG MINH TRANG

Chế bản vi tính: LÂM HƢƠNG

Sửa bản in: TÙNG LÂM - QUỐC THẮNG

Đọc sách mẫu: TÙNG LÂM - QUỐC THẮNG

Mã số:

In..... cuốn, khổ 16 x 24cm. In tại.......

Giấy phép xuất bản số: ............... cấp ngày.....

Quyết định xuất bản số: ...........

In xong và nộp lƣu chiểu tháng ....... năm 2010. Sửa