36
Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com MỤC LỤC M C L C .................................................................................................................................................. i L I M Đ U ............................................................................................................................................ i DANH M C T VI T T T ....................................................................................................................... iii DANH M C B NG BI U ......................................................................................................................... iv DANH M C HÌNH V ............................................................................................................................... v LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết thì thực tập là một khâu quan trọng trong quá trình học, giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Chương trình thực tập này là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với môi trường xã hội thực tiễn. Mục tiêu của đợt thực tập này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học được trên ghế giảng đường với môi trường thực tiễn bên ngoài. Hàng năm, sau khi hoàn thành tất cả các môn học của Khoa, toàn thể sinh viên năm cuối thuộc các chuyên ngành sẽ thực hiện chương trình thực tập tốt nghiệp. Đợt thực tập tốt nghiệp được xem là một trong những thử thách bắt buộc dành cho các bạn sinh viên năm cuối. Nội dung của chương trình thực tập nhằm rèn luyện cho sinh viên khả năng độc lập trong tư duy và công việc. Các sinh viên sẽ tự mình vận động, tìm nơi thực tập theo chủ đề mình quan tâm. Và em chọn Công ty Cổ phần Kplus Toàn Cầu tại bộ phận kế toán của công ty. Thông qua chương trình thực tập này đã giúp cho em có cơ hội để khẳng định mình, vận dụng những kiến thức về chuyên ngành kế toán đã học một cách có khoa học và sáng tạo vào công việc tại đơn vị thực tập. Ngoài ra, quá trình thực tập không chỉ giúp sinh viên vận dụng các kiến thức đã học vào công việc thực tế, mà còn giúp sinh viên học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc, biết ứng xử trong các mối quan hệ tại cơ quan. Qua 3 tuần thực tập tổng hợp, em đã tiếp cận được một số hoạt động kinh doanh chung của công ty và dưới sự hướng dẫn của cô Phan Hương Thảo và các cán bộ trong Kplus, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này. Bản báo cáo gồm các phần sau: i SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Citation preview

Page 1: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

MỤC LỤC

M C L CỤ Ụ .................................................................................................................................................. i

L I M Đ UỜ Ở Ầ ............................................................................................................................................ i

DANH M C T VI T T TỤ Ừ Ế Ắ .......................................................................................................................iii

DANH M C B NG BI UỤ Ả Ể ......................................................................................................................... iv

DANH M C HÌNH VỤ Ẽ...............................................................................................................................v

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết thì thực tập là một khâu quan trọng trong quá trình học, giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Chương trình thực tập này là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với môi trường xã hội thực tiễn. Mục tiêu của đợt thực tập này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học được trên ghế giảng đường với môi trường thực tiễn bên ngoài.

Hàng năm, sau khi hoàn thành tất cả các môn học của Khoa, toàn thể sinh viên năm cuối thuộc các chuyên ngành sẽ thực hiện chương trình thực tập tốt nghiệp. Đợt thực tập tốt nghiệp được xem là một trong những thử thách bắt buộc dành cho các bạn sinh viên năm cuối. Nội dung của chương trình thực tập nhằm rèn luyện cho sinh viên khả năng độc lập trong tư duy và công việc.

Các sinh viên sẽ tự mình vận động, tìm nơi thực tập theo chủ đề mình quan tâm. Và em chọn Công ty Cổ phần Kplus Toàn Cầu tại bộ phận kế toán của công ty. Thông qua chương trình thực tập này đã giúp cho em có cơ hội để khẳng định mình, vận dụng những kiến thức về chuyên ngành kế toán đã học một cách có khoa học và sáng tạo vào công việc tại đơn vị thực tập.

Ngoài ra, quá trình thực tập không chỉ giúp sinh viên vận dụng các kiến thức đã học vào công việc thực tế, mà còn giúp sinh viên học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc, biết ứng xử trong các mối quan hệ tại cơ quan.

Qua 3 tuần thực tập tổng hợp, em đã tiếp cận được một số hoạt động kinh doanh chung của công ty và dưới sự hướng dẫn của cô Phan Hương Thảo và các cán bộ trong Kplus, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.

Bản báo cáo gồm các phần sau:

iSVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 2: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

PHẦN 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Kplus Toàn Cầu

PHẦN 2: Tổ chức công tác kế toán, tài chính, phân tích kinh tế của Công Ty Kplus Toàn Cầu

PHẦN 3: Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế và tài chính của Công ty Cổ phần Kplus Toàn Cầu

PHẦN 4: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp

iiSVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 3: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nội dung1 CP Cổ phần2 CN Công nghiệp3 KT Kế toán4 TSCĐ Tài sản cố định5 BHXH Bảo hiểm xã hội6 CBCNV Cán bộ công nhân viên7 KPCĐ Kinh phí công đoàn8 GTGT Giá trị gia tăng10 TK Tài khoản11 XDCB Xây dựng cơ bản12 NVL Nguyên vật liệu

iiiSVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 4: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Tên bảng Số trang

1Bảng 2.1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty

trong năm 2010 – 201116

2 Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh tại công ty 173 Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu tài sản tại công ty 184 Bảng 2.4: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước 19

ivSVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 5: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

DANH MỤC HÌNH VẼ

STT Tên hình Số trang

1Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Klus Toàn

Cầu5

2 Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty CP Klus Toàn Cầu 7

vSVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 6: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

viSVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 7: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP KPLUS TOÀN CẦU

I.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Tên doanh nghiệp: Công ty CP Kplus Toàn Cầu

- Tên tiếng anh: Global Kplus Joint Stock Company

- Tên công ty viết tắt: Global Kplus., JSC

- Địa chỉ trụ sở chính: Khu CN Sài Đồng, Phường Sài Đồng, Quận Long Biên,

Thành phố Hà Nội

- Điện thoại: (04).62815.171

- Fax: (04).38732.712

- Số đăng ký kinh doanh: 0105597626, đăng ký lần đầu ngày 21 tháng 05 năm

2006, đăng ký thay đổi lần 9, ngày 16 tháng 01 năm 2012.

Công ty được thành lập vào tháng 5 năm 2006, Công ty đã triển khai xây dựng nhà

máy trong thời gian 8 tháng. Đến hết tháng 2 năm 2007 quá trình xây dựng nhà xưởng,

lắp đặt máy móc thiết bị và hệ thống nhà văn phòng cơ bản đã hoàn thành xong chuẩn

bị cho công việc sản xuất từ tháng 3 năm 2007. Quá trình xây dựng thêm hệ thống nhà

xưởng, máy móc thiết bị còn tiếp tục vào các năm sau đó.

Công ty CP Kplus Toàn Cầu thành lập và đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là

30.000.000.000 VNĐ. Luôn là đơn vị hoạt động tốt và có uy tín cao trên thị trường.

Công ty có năng lực tài chính dồi dào, công ty mạnh dạn đầu tư mua sắm để tham gia

vào sản xuất và đầu tư các trang thiết bị hiện đại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đáp ứng

được với yêu cầu sản xuất.

1SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 8: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

Sản phẩm của công ty: Sản phẩm của công ty là các sản phẩm phục vụ cho ngành

xây dựng, công nghiệp gồm: Natrisilicat, Xút lỏng, Thủy tinh lỏng, dung môi, Faspar.

Đây là một ngành nghề đặc biệt nên có ít đối thủ cạnh tranh. Đến nay, Công ty đã mở

rộng thị trường và ký kết hợp đồng với nhiều đối tác lớn như: Tập đoàn gạch Prime;

Công ty Unilever Việt Nam; Công ty Vigracera Thăng Long; Công ty CP hóa chất Việt

Trì…

Với hơn 7 năm xây dựng và phát triển, công ty đã có đội ngũ kỹ sư và cán bộ kỹ

thuật có trình độ chuyên môn giỏi, có đội ngũ công nhân lành nghề và có hệ thống dây

chuyền sản xuất tiên tiến.

I.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0105597626 do Sở Kế hoạch và Đầu

tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp lần đầu ngày 21 tháng 5 năm 2006 và đăng ký thay đổi lần 9

ngày 16 tháng 1 năm 2012, Công ty CP Kplus Toàn Cầu được phép kinh doanh các

lĩnh vực sau:

a) Sản xuất và mua bán hóa chất phục vụ cho xây dựng, công nghiệp, giao thông

(trừ các hóa chất Nhà nước cấm kinh doanh).

b) Khai thác và mua bán nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.

c) Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng (mua bán nguyên vật liệu

xây dựng).

d) Mua bán phụ tùng, máy móc thiết bị cho sản xuất gốm sứ, xây dựng, giao thông.

e) Tái chế sắt, thép, kim loại màu.

f) Sản xuất, mua bán chất tẩy rửa tổng hợp.

g) Sản xuất chất phụ gia cho công nghiệp, thực phẩm.

2SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 9: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

h) Xây dưng công trinh công nghiêp.

i) Vân tai hang hoa đương bô băng ô tô.

3SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 10: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

I.3. Đặc điểm tổ chức quản lý

Với nguyên tắc hoạt động tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, thống nhất theo

đúng quy định hiện hành, Công ty CP Kplus Toàn Cầu đã xây dựng cho mình mô hình

quản lý hiệu quả phù hợp với mô hình và điều kiện thực tế của công ty.

Tổ chức quản lý của bộ máy thống nhất từ trên xuống dưới, mọi hoạt động chỉ đạo

từ ban Hội đồng quản trị đến Giám đốc xuống các phòng ban điều hành với các tổ đội,

xưởng sản xuất. Toàn bộ hoạt động của bộ máy được đặt dưới sự chỉ đạo của Hội đồng

quản trị và ban Giám đốc.

Hội đồng quản trị gồm có 3 thành viên là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền

quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng

quản trị có quyền và nhiệm vụ quyết định các chiến lược phát triển công ty.

Giám đốc: là người đứng đầu dại diện theo pháp luật của công ty, có chức năng

quản lý điều hành tổ chức thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt

động khác của Công ty. Điều hành trực tiếp hoạt động của các phòng ban trong công

ty. Là người đại diện Công ty ký kết các văn bản, hợp đồng đồng thời đưa ra những đối

sách, phương hướng, chiến lược phát triển và chịu trách nhiệm pháp lý trong toàn bộ

các hoạt động sản xuất kinh đoanh của Công ty.

Phó giám đốc sản xuất: Thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động sản xuất của công

ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả sản xuất của công ty dựa trên quyền

quyết định cụ thể.

Phòng ISO: Kiểm tra, đánh giá chất lượng của nguyên vật liệu mua về.

4SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 11: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

Phòng kế hoạch kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc sản xuất về công tác kế hoạch

và kỹ thuật. Thực hiện các công việc điều hành, giám sát trong quá trình chuẩn bị sản

xuất.

Phòng vật tư cơ giới: Lập kế hoạch mua bán vật tư, đi tìm các nguồn hàng, mặt

hang đảm bảo đủ vật tư phục vụ sản xuất.Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng,

chủng loại, nguồn gốc vật tư dùng cho sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa nhỏ, sửa chữa

lớn máy móc thiết bị, đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư, máy móc hoạt động tốt, hiệu

quả.

Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm toàn bộ kế hoạch kinh doanh của Công ty,

lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn. Xây dựng chiến lược kinh doanh và

phương án đầu tư, tham mưu cho giám đốc trong việc đưa ra quyết định kinh doanh.

Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc Công ty về công tác đảm bảo vốn cho quá

trình sản xuất được diễn ra liên tục. Đôn đốc việc thanh quyết toán để thu hồi vốn, hạch

toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Theo dõi lập đầy

đủ các sổ sách, chứng từ cần thiết cho mọi hoạt động tài chính của công ty. Hàng năm,

có nghĩa vụ lập báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng của Nhà nước. Chịu trách

nhiệm về các con số tài chính đã cung cấp.

5SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 12: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Kplus Toàn Cầu

I.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh

Thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 (phụ lục 02) cho ta thấy

được sự biến động kinh doanh của công ty trong hai năm trở lại đây như sau:

Tổng doanh thu năm 2011 la 121.912.159.958VNĐ con năm 2010 la

100.331.023.060VNĐ tăng 21.581.136.898VNĐ tương ứng tăng 21,51% so với năm

2010. Doanh thu tăng la do đâu tư thêm dây chuyên công nghê hiên đai vao san xuât

lam cho san lương san xuât tăng lên.

6SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 13: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

Nhin vao chi tiêu lơi nhuân sau thuê thu nhâp doanh nghiêp ta thây chi tiêu nay

trong năm 2011 giam kha nhiêu so vơi năm 2010 cu thê la giam 1.948.115.922VNĐ

tương đương vơi 42,1%. Lơi nhuân sau thuê giam manh do trong năm công ty co tiên

hang đưa vao san xuât môt măt hang mơi la xut 32% nhưng thât bai nên lam giam lơi

nhuân cua công ty.

Nhin chung cac chi tiêu kinh tê năm 2011 đêu tăng so vơi năm 2010, tuy nhiên do

chi phi san xuât ngay cang tăng lên va do anh hương cua tinh trang khung hoang kinh

tê dân đên lơi nhuân cua doanh nghiêp giam manh so vơi năm trươc.

II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ

TẠI CÔNG TY CP KPLUS TOÀN CẦU

II.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty CP Kplus Toàn Cầu

II.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán

Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty: Bộ máy tổ chức kế toán được tổ chức theo kiểu trực

tuyến, kế toán trưởng điều hành các nhân viên phần hành không thông qua khâu trung

gian. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Công ty.

Hình thức tổ chức công tác này thuận tiện cho việc chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự

lãnh đạo tập trung thống nhất của lãnh đạo Công ty.

7SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 14: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty CP Kplus Toàn Cầu

Kế toán trưởng: kiêm kế toán tổng hợp chịu toàn bộ trách nhiệm chung toàn bộ công tác

kế toán tại công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty cũng như sự chỉ đạo kiểm

tra về mặt chuyên môn của cơ quan tài chính cấp trên. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm quản

lý, theo dõi tình hình tài chính của công ty, tổ chức và tiến hành công tác kế toán, lập ra kế

hoạch tài chính, báo cáo tài chính phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty,

giúp Ban giám đốc đề ra các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp và có hiệu quả cho

đơn vị mình.

Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt và ghi chép việc chi tiêu các tài khoản tiền

của toàn Công ty thông qua các sổ quỹ, báo cáo quỹ.

Kế toán thanh toán: Giám sát thu, chi qua chứng từ gốc, theo dõi tình hình biến động

từng nguồn vốn của Công ty, giám đốc tình hình huy động và sử dụng vốn đúng mục đích, có

hiệu quả. Kế toán sử dụng các tài khoản 111, 112, 113.

8SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 15: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

Kế toán vật tư kiêm TSCĐ:

- Ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác kịp thời về số lượng hiện trạng, giá

trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm di chuyển TSCĐ trong nội bộ Công ty, giám sát chặt

chẽ việc mua sắm đầu tư sử dụng bảo quản TSCĐ của Công ty, phản ánh kịp thời giá trị

hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi

phí, sửa chữa TSCĐ, định kì tham gia kiểm kê TSCĐ hay tham gia đánh giá lại TSCĐ khi

cần thiết. Căn cứ vào các chứng từ mua bán, chuyển nhượng bên mua nhận về TSCĐ để

vào sổ kế toán.

- Có nhiệm vụ tổ chức đánh giá, phân loại theo yêu cầu thống nhất của Công ty, tổ chức

phản ánh ghi chép tổng hợp về tình hình bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng

cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Nhân viên kế toán phân xưởng: Có nhiệm vụ theo dõi từ khâu đưa nguyên vật liệu vào

sản xuất cho đến khi sản phẩm tạo ra nhập kho của công ty. Tổ chức tập hợp số liệu các chứng

từ ban đầu.

Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết

quả lao động của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Hàng tháng căn cứ vào phiếu giao nhận

sản phẩm và bảng chấm công để tính lương và các khoản có liên quan, cuối tháng có tạm ứng,

thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên đồng thời phải tính trích các khoản bảo hiểm

cho CBCNV. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ lương, tính toán phân bổ hợp lý,

chính xác chi phí về tiền lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng có

liên quan (tập hợp để tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh).

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ xác định đối tượng

tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Sau đó kế toán tập hợp chi phí theo đối tượng đã

xác định chính xác về khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ, thực hiện tính giá thành kịp thời

9SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 16: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

theo từng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành. Tiến hành phân tích thực

hiện định mức dự toán chi phí sản xuất.

Mỗi phần hành kế toán với nhiệm vụ và chức năng của mình đều đóng vai trò then

chốt không thể thiếu đối với việc hạch toán đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

và góp phần không nhỏ tạo nên hiệu quả của thông tin kế toán cung cấp cho nhà quản lý.

Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:

Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chung vơi sư hô trơ cua may

tinh (phân mêm kê toan Fast). Hình thức này phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động

sản xuất kinh doanh và đội ngũ cán bộ kế toán hiện có của Công ty. Công ty thực hiện

quyết toán theo từng tháng trong năm.

Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm, kỳ kế toán

là từng tháng trong năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh bằng

ngoại tệ khác được quy đổi về Đồng Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm

lập báo cáo.

Chế độ kế toán áp dụng: Theo chế độ kế toán Việt Nam

Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp thực tế đích danh.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên

- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho

lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

- Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song.

10SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 17: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định:

- Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Xác định

theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Phương pháp khấu hao

đường thẳng.

Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.

Phương phap tinh gia xuât kho: Theo phương phap binh quân liên tuc.

Hiện nay Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Fast trong tổ chức kế toán, phần

mềm được thiết kế theo hình thức nhật ký chung. Phần mềm này cho phép giúp nhân

viên kế toán kiểm soát và cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhanh chóng, lập

báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị cuối niên độ kế toán kịp thời.

II.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán

Tổ chức hạch toán ban đầu

Chứng từ sử dụng: Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-

BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các chứng từ kế toán về nguyên vật

liệu bao gồm:

- Phiếu nhập kho

- Phiếu xuất kho

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

- Bảng kê mua hàng

11SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 18: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

- Bảng phân bổ nguyên vật liệu

Đối với các chứng từ kế toán phải thống nhất bắt buộc lập kịp thời, đầy đủ theo

đúng quy định về mẫu biểu, nội dung và phương pháp lập. Doanh nghiệp phải chịu

trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Mọi chứng từ kế toán nguyên vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự thời

gian hợp lý. Do đó, kế toán trưởng quy định phục vụ việc phản ánh ghi chép và tổng

hợp số liệu kịp thời của các bộ phận liên quan.

Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản

Tài khoản sử dụng: TK 152 - Nguyên liệu vật liệu. Tài khoản này dùng để phản

ánh giá trị hiện có và sự biến động nguyên vật liệu theo giá vốn thực tế.

Tài khoản 152 có thể mở cho các TK cấp 2, để kế toán chi tiết theo dõi từng loại

NVL phù hợp với cách phân loại nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị của

doanh nghiệp bao gồm:

- Tài khoản 152.1 “ Nguyên vật liệu chính”

- Tài khoán 152.2 “ Nguên vật liệu phụ”

- Tài khoản 152.3 “ Nhiên liệu”

- Tài khoản 152.4 “ Phụ tùng thay thế”

- Tài khoản 152.5 “ Vật liệu và thiết XDCB”

- Tài khoản 152.8 “ Nguyên vật liệu khác”

- Tài khoản 153.1 “ Công cụ dụng cụ’’

Trong từng tài khoản cấp 2 lại có thể chi tiết thành tài khoản cấp 3, cấp 4... tới từng

nhóm NVL tuỳ thuộc vào yêu cầu quản trị tài sản ở doanh nghiệp.

12SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 19: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

Tài khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ”

Tài khoản 331 “ Phải trả cho người bán”

Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: 111, 112, 141, 128, 222,

411, 621, 627, 641, 642.

Tổ chức hệ thống sổ kế toán

Theo hình thức Nhật ký chung, bao gồm các loại sổ sách kế toán sau:

- Sổ nhật ký chung

- Sổ cái tài khoản

- Sổ chi tiết tài khoản

- Các bảng phân bổ, bảng kê

Kế toán Công ty không mở sổ nhật ký đặc biệt, nếu nghiệp vụ nào phát sinh với khối

lượng lớn, liên tục, kế toán phần hành sẽ mở sổ chi tiết để theo dõi.

Về hạch toán nguyên vật liệu hiện nay Công ty đang sử dụng các loại sổ kế toán sau:

- Chứng từ ban đầu: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT…

- Thẻ kho: Theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ vật liệu, làm căn cứ

xác định số lượng tồn kho dự trữ vật liệu và xác định trách nhiệm vật chất

của thủ kho.

- Bảng tổng hợp nhập vật liệu, bảng tổng hợp xuất vật liệu.

- Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn.

- Sổ chi tiết: Dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi

chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích

13SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 20: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

và kiểm tra của Công ty. Về hạch toán vật liệu hiện Công ty đang sử dụng sổ

chi tiết cho các tài khoản:

+ TK 152 - nguyên vật liệu.

+ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

+ TK 331 - Phải trả người bán.

+ TK 111 - Tiền mặt.

+ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.

- Sổ nhật ký chung: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

theo trình tự thời gian.

- Sổ cái: Để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ

kế toán theo tài khoản kế toán. Gồm sổ cái các tài khoản:

+ TK 152 - Nguyên vật liệu.

+ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

+ TK 331 - Phải trả người bán.

+ TK 111 - Tiền mặt.

+ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.

Tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo kế toán được trình bày nhằm mục đích tổng hợp và trình bày một

cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, tình hình và kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính. Nó cũng

14SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 21: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

nhằm cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình tài

chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua cũng như dụ đoán trong tương lai.

Thông tin trên báo cáo tài chính cũng là căn cứ quan trọng cho việc đưa ra những quyết

định về quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà

đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin

phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Cuối mỗi năm, kế toán tổng hợp của Công ty phải lập các báo cáo tài chính để nộp cho

các cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo Công ty còn lập thêm một số báo cáo

sau:

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bảng cân đối công nợ khách hàng

II.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế

II.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế

Phân tích kinh tế doanh nghiệp giúp cho việc đưa ra quyết định đúng đắn hơn, nó là

công cụ quản lý không thể thiếu của nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường. Nó là

công tụ để đánh giá tình hình thực hiện các định hướng và chương trình dự kiến đề ra.

Nên kế toán trưởng cùng Ban giám đốc thực hiện công tác phân tích kinh tế căn cứ

theo số liệu từ các kế toán viên.

15SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 22: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

Thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế: Công tác phân tích kinh tế được thực

hiện định kỳ 1 năm 2 lần gồm: Phân tích kinh tế 6 tháng đầu năm và phân tích kinh tế

cuối năm tài chính sau khi đã khóa sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra, có thể

thực hiện phân tích kinh tế khi cần thiết và có yêu cầu của Ban giám đốc.

II.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế

Nội dung phân tích kinh tế tại công ty: phân tích hoạt động kinh tế, các chỉ tiêu kinh

tế nhằm kiểm tra đánh giá thường xuyên, toàn diện tình hình và kế quả hoạt động của

doanh nghiệp trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Đánh gía tình hình

sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, TSCĐ. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu

và tìm nguyên nhân. Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ chính sách và luật pháp

Nhà nước.Phát hiện và đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại yếu kém của doanh

nghiệp cũng như khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp để phát triển. Xây

dựng phương án kinh doanh căn cứ vào các mục tiêu đã định.

Các chỉ tiêu phân tích kinh tế của công ty:

- Phân tích doanh thu bán hàng

- Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

- Phân tích tình hình mua hàng

- Phân tích tình hình mua hàng có liên hệ đến tình hình bán hàng

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình mua hàng

- Phân tích tình hình dự trữ hàng hóa và tốc độ lưu chuyển hàng hóa

- Phân tích chi phí kinh doanh

16SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 23: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

- Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động

- Phân tích chi phí tiền lương

- Phân tich chi phí trả lãi vay

- Phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh

- Phân tích tình nguồn vốn kinh doanh

II.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phán ánh hiệu quả sử dụng vốn

kinh doanh dựa trên số liệu báo cáo kế toán

Căn cứ theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của công

ty trong năm 2010 và 2011 ta có bảng sau:

17SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 24: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011So sánh

Giá trị TL%Doanh thu bán hàng 99.912.517.835 121.840.644.938 21.928.127.103 21,95Lợi nhuận kinh doanh 5.319.603.385 3.132.228.427 -2.187.374.958 -41,12Vốn kinh doanh bình quân 79.601.289.211 103.140.824.887 23.539.535.676 29,57Hệ số doanh thu trên vốn 1,26 1,18 (0,08)Hệ số lợi nhuận trên vốn 0,07 0,03 (0,04)

Bảng 2.1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm

2010 – 2011 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Qua kết quả trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa tốt, cụ thể:

Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh của công ty năm 2011 giảm 0,08% so với năm

2010. Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh năm 2011 là 1,18 cho thấy 1 triệu đồng vốn

kinh doanh chỉ tạo ra 1.180.000 đồng doanh thu.

Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh của công ty năm 2011 cũng giảm 0,04% so với

năm 2010, hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2011 là 0,03 cho thấy 1 triệu đồng

vốn kinh doanh chỉ tạo ra 300.000 đồng lợi nhuận.

Qua tính toán và nhận xét hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty ta thấy hiêu

suât sư dung vôn kinh doanh đạt hiệu quả không cao, thậm chí giảm sút đi nhiều so với

năm 2010, như vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty chưa tốt. Công ty cần

có biện pháp sử dụng hiệu quả vốn cao hơn.

18SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 25: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

II.3. Tổ chức công tác tài chính

Công tác kế hoạch hóa tài chính bao gồm: Lập kế hoạch và quản lý hoạt động tài

chính toàn công ty theo quy chế quản lý tài chính, kiểm soát đánh giá hoạt động tài

chính của công ty, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính.

Công tác huy động vốn: Tìm nguồn vốn và cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn vốn

phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo dõi tình hình góp vốn liên

doanh kiên kết vào các công ty khác. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp góp vào, huy động vốn từ các cổ đông, huy động vốn bằng cách phát

hành cổ phiếu, trái phiếu. Để tăng vốn kinh doanh, lợi nhuận sau thuế thu được hàng

năm được quyết định không chia cho các cổ đông mà giữ lại làm nguồn vốn kinh

doanh để tự đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển cho công ty. Ngoài ra công ty còn

huy động vốn bằng việc vay vốn các ngân hàng thương mại.

Công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản:

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL%Vốn chủ sở hữu

29.294.305.644

33,05 32.780.407.034 27,87

3.486.101.390 11,90

Nợ phải trả 59.348.001.378

66,95 83.858.935.717 71,28

24.510.934.339 41,30

Vốn vay ngân hàngTổng nguồn vốn kinh doanh

88.642.307.022

100 116.639.342.751 99,15

27.997.035.729 31,58

Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh tại công ty

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

19SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 26: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

Qua bảng kết quả trên ta thấy: nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2011 tăng

21.997.035.729 VNĐ tương ứng với tỷ lệ 31,58% trong đó Vốn chủ sở hữu tăng

11,90%, nợ phải trả tăng 41,30%. Ta thấy rằng trong tổng vốn kinh doanh thì nợ phải

trả chiếm tỷ trọng cao 71,28% (năm 2011) vó xu hướng tăng so với năm 2010, trong

khi vốn hcur sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng 27,87% (năm 2011) và có xu hướng giảm so

với năm 2010. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ độc lập về tài chính của công ty

thấp, huy động vốn của công ty hiện nay là chưa tốt, chưa hiệu quả.

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL%Tài sản ngắn hạn

46.463.482.891 52,42

70.206.390.999 59,68

23.742.908.108 51,10

Tài sản dài hạn 42.178.824.131 47,58

47.432.951.752 40.32

5.254.127.62112,46

Tổng tài sản 88.642.307.022 100 117.639.342.751 100 28.997.035.729 32,71Doanh thu bán hàng

21.742.679.172 20.473.015.437 -1.269.663.735 -5,84

Lợi nhuận kinh doanh

5.319.603.385 3.132.228.427 -2.187.374.958 -41,12

Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu tài sản tại công ty

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Qua kết quả trên ta thấy: Xét về tỷ trọng tài sản thì tài sản ngắn hạn và dài hạn

chiếm mức tỷ trọng tương đương, nhưng tỷ trọng tài sản ngắn hạn có tỷ trọng cao hơn

nên khả năng thanh toán của công ty cao.

Xét về so sánh doanh thu và lợi nhuận: tổng tài sản năm 2011 tăng

28.997.035.729VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 32,71%, chủ yếu là tăng tài sản ngắn

hạn. Trong đó, thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh của công ty đều giảm. Doanh thu

bán hàng giảm 1.269.663.735VNĐ tương ứng giảm tỷ lệ 5,84%, lợi nhuận kinh doanh

20SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 27: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

giảm 2.187.374.958VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 41,12%. Như vậy, việc đầu tư và quản

lý sử dụng tài sản của công không tốt và kém hiệu quả hơn năm trước do công ty tập

trung vào đầu tư thay mới nhiều máy móc sản xuất.

Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận: Doanh

thu chi phí và lợi nhuận được bộ phận kế toán tính toán rất kỹ lưỡng, phản ánh chính

xác hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Doanh thu công ty thu được để bù đắp

các khoản chi phí. Doanh thu năm 2011 đạt hơn 121 tỷ đồng, tăng 21,95% so với năm

2010. Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2011 đạt gần 3 tỷ đồng, giảm 43,03% so với

năm 2010. (Theo Phụ lục 2). Lợi nhuận thu được sau khi đã chi trả thuế và các khoản

phải nộp ngân sách nhà nước, công ty không dùng để phân phối lợi nhuận cho các cổ

đông mà Ban giám đốc quyết định bổ sung toàn bộ lợi nhuận sau thuế vào nguồn vốn

kinh doanh của công ty và sử dụng cho việc thay thế, sửa chữa tài sản cố định phục vụ

cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Xác định các chỉ tiêu nộp ngân sách và quản lý công nợ:

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Số tiền TL(%)Thuế GTGT phải nộp 712.543.296 927.992.432 215.449.136 30,24Thuế TNDN 667.581.932 337.105.114 -330.476.818 -49,50Các loại thuế khác 753.468.457 760.216.933 6.748.476 0,90

Bảng 2.4: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Doanh thu của năm 2011 giảm so với năm 2010 nên công ty đóng góp ngân sách

nhà nước giảm 330.476.818VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 49,50%.

21SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 28: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ

VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP KPLUS TOÀN CẦU

III.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty CP Kplus Toàn

Cầu

III.1.1. Ưu điểm

Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, quyền kiểm soát và điều

hanh do kế toán trưởng đảm trách. Bộ máy kế toán của công ty xây dựng chuyên môn

hóa trong công việc một cách hợp lý có thể. Mỗi nhân viên kế toán trong công ty đều là

những người có năng lực và chuyên môn hóa khá cao nên công tác kế toán thực hiện

khá chính xác và bước đầu có hiệu quả. Đồng thời trong mới liên quan giữa các phòng

ban, phòng kế toán tài chính vũng đá phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác để thực

hiện tốt nhiện vụ của mỗi phòng.

Tuy nhiên, do các nghiệp vụ kinh tê trên thực tế diễn ra rất đa dạng và phức tạp ngày

càng có nhiều nét mới. Do vậy, công việc kế toán cũng ngày càng đòi hỏi nhiều kiến

thức, năng lực và kinh nghiệp. một bộ máy toán có tổ chức tốt đến đâu cũng khó tránh

khỏi thiếu sót.

III.1.2. Hạn chế

Những hạn chế của công tác kế toán có thể ảnh hưởng đến các mức độ khác nhau tới

công tác quản lý mà chúng ta phải đánh giá đúng và thường xuyên phân tích, tìm hiểu

để có biện pháp khắc phục. Từ đó nhằm ngày càng hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán

nói chung và công tác kế toán của công ty CP Kplus Toàn Cầu nói riêng.

Qua thời gian thực tập tại công ty em đã đi sâu vào tìm hiểu công tác kế toán nguyên

vật liệu của công ty.

22SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 29: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

Từ đó em thấy, bên cạnh những mặt công ty thực hiện tốt, vẫn còn một số hạn chế

trong công tác kế toán NVL. Như:

- Công ty chỉ có một kho vật tu nên việc quản lý NVL phức tạp.

- Kế toán không sử dụng tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” để phản

ánh nghiệp vụ hàng mua cuối tháng chưa về nhập kho.

- Kế toán lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu

- Hiện nay công tác kiểm kê trong Công ty không được chú trọng. Cuối tháng

hoặc cuối quý, cuối năm Công ty không đưa ra biên bản kiểm kê vật tư, hay

phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ theo quy định về quản lý hàng tồn kho.

Công tác kế toán NVL không hiệu quả dẫn đến sự trì trệ trong khâu sản xuất làm

ảnh hưởng toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp. Dẫn đến sự giảm sút

về doanh thu của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến mức lợi nhuận thu về.

III.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của công ty CP

Kplus Toàn Cầu

III.2.1. Ưu điểm

Công tác phân tích kinh tế của công được chủ động nên kế hoạch thực hiện nhằm

đưa ra các thông tin hữu ích cho ban quản trị công ty, giúp các cấp quản trị có đủ thông

tin để đưa ra các quyết định cũng như định hướng được chiến lược phát triển của công

ty.

Các chỉ tiêu tính toán và các nhân tố ảnh hưởng được xem xét kỹ lượng. Các kết quả

phân tích được đối chiếu với các đối thủ cạnh tranh. Và công tác phân tích được các

cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, khách quan và trung thực hiện. Công tác phân tích

được tiến hành định và thường xuyên theo kế hoạch đề ra ban đầu.

23SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 30: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

III.2.2. Hạn chế

Công ty không có bộ phân phân tích kinh tế riêng biệt nên công việc phân tích chưa

được chuyên môn hóa cao, nên hiệu quả không cao. Công tác phân tích chủ yếu do kế

toán trưởng thực nên kết quả còn ang tính chủ quan, cá nhân.

III.3. Đánh giá khái quát về công tác tài chính của công ty CP Kplus Toàn

Cầu

III.3.1. Ưu điểm

Nhìn chung công tác quản lý doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận, huy động và

sử dụng vốn của công ty được thực hiện đầy đủ, cập nhật kịp thời, đáp ứng tốt nhu cầu

của nhà quản trị. Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

III.3.2. Hạn chế

Công tác hoạch định, kế hoạch hóa tài chính của công ty chưa được chú trọng. Công

tác huy động và sử dụng vốn của công ty còn chưa hiệu quả. Dẫn đến khả năng thanh

toán và nắm bắt cơ hội kinh doanh không tốt. Dẫn đến sử giảm sút về doanh thu và lợi

nhuận của công ty.

IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Qua quá trình thực tập, dựa vào các thông tin thu tập và điều tra được tại Công ty CP

Kplus Toàn Cầu em xin đề xuất hướng đề tại khóa luận tốt nghiệp như sau:

Hướng đề tài thứ nhất: “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP

Kplus Toàn Cầu” thuộc học phần Kế toán.

Lý do chọn đề tài: Mỗi doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu đề ra đều phải áp

dụng tổng hợp các biện pháp quản lý một cách hữu hiệu đem lại hiệu quả là hạ giá

24SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 31: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

thành sản phẩm. điều này chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp tổ chức tốt việc hạch

toán kế toán vật liệu trong quá trình luân chuyển nhằm tránh mọi sự lãng phí không cần

thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nguyên vật liệu do đó em

đề xuất đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Kplus Toàn

Cầu”

Hướng đề tài thứ hai: “Kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Kplus Toàn Cầu”

thuộc học phần Kế toán

Lý do chọn đề tài: Quá trình sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị gián đoạn và không thể

thực hiện được nếu thiếu nguyên vật liệu. Do vậy yếu tố đâu vào của quá trình sản xuất

phải được tiến hành đều đặn và phải có kế hoạch mua và dự trữ hợp lý để đảm bảo

cung cấp đầy đủ và kịp thời nguyên vật liệu. Trong quá trình thực tập tại công ty em

nhận thấy công tác kế toán nguyên vật liệu có tầm quan trọng lớn với sự phát triển của

doanh nghiệp nên em đề xuất đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công

ty CP Kplus Toàn Cầu”

Hướng đề tài thứ ba: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP

Kplus Toàn Cầu” thuộc học phần Kế toán

Lý do chọn đề tài: Việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu một cách khoa học, hợp lý

có ý nghĩa quan trọng thiết thực đối với việc quản lý và kiểm soát tài sản của doanh

nghiệp. Hơn nữa còn kiểm soát một cách có hiệu quả chi phí và giá thành sản phẩm,

đồng thời giúp cho việc tổ chức kế toán, tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh đảm bảo

yêu cầu quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua quá

trình thực tập tại công ty Kplus, em nhận thức được tầm quan trọng của nguyên vật liệu

và những vấn đề bức xúc xung quanh việc hạch toán vật liệu nên em đề xuất đề tài:

“Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Kplus Toàn Cầu”

25SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 32: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp các thầy cô để giúp em xác định

đúng hướng đi cho đề tài và cách làm cho khóa luận tốt nghiệp sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo

Download báo cáo th c t p k toánự ậ ế m i vào ờ http://lophocketoan.com/

Theo dich vu ke toan | hoc ke toan tong hop

26SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 33: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

PHỤ LỤC

Phụ lục1: Bảng cân đối kế toán của công ty CP Kplus Toàn Cầu

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)

Niên độ tài chính năm 2011

Mã số thuế: 0105597626

Người nộp thuế: CÔNG TY CỔ PHẦN KPLUS TOÀN CẦU

Đôn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT Chỉ tiêu MãThuyết minh

Số năm nay Số năm trước

(1) (2) (3) (4) (5) (6)TÀI SẢN

AA – TÀI SẢN NGẮN HẠN(100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150)

100 70.206.390.999 46.463.482.891

II. Tiền và các khoản tương đương

tiền110 V.01 2.851.520.845 2.086.910.683

1 1. Tiền 111 2.851.520.845 2.086.910.6832 2. Các khoản tương đương tiền 112II II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 6.815.673.000 6.341.885.0001 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 6.815.673.000 6.341.885.000

22. Dự phòng giảm giá đầu tư tài

chính ngắn hạn (*)129

III III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 23.564.133.950 26.293.047.2621 1. Phải thu của khách hàng 131 20.473.015.437 21.742.679.1722 2. Trả trước cho người bán 132 1.679.088.272 3.022.129.4313 3. Các khoản phải thu khác 135 V.03 1.412.030.241 1.528.238.659

44. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó

đồi (*)139

IV IV. Hoàng tồn kho 140 35.637.995.781 11.016.608.6511 1. Hàng tồn kho 141 V.04 35.637.995.781 11.016.608.651

22. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(*)149

V V. Tài sản ngắn hạn khác 150 337.067.423 725.031.2951 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 108.308.266 228.246.344

22. Thuế giá trị gia tăng được khấu

trừ152 357.724.430

SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 34: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

33. Thuế và các khoản phải thu Nhà

nước154 V.05 64.073.240

4 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 164.685.917 139.060.521B B – TÀI SẢN DÀI HẠN 200 47.432.951.752 42.178.824.131I I. Các khoản phải thu dài hạn 210II II.Tài sản cố định 220 43.029.971.098 36.911.731.448

1 1. Tài sản cố định hữu hình221

V.06 34.212.862.746 15.998.379.735

- Nguyên giá 222 53.003.060.945 29.355.561.093- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 (18.790.198.199) (13.357.181.358)

2 2. Tài sản cố định thuê tài chính224

V.07 2.685.895.741 3.681.622.188

- Nguyên giá 225 3.722.229.516 4.383.000.526- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 (1.036.333.775) 701.378.338

3 3. Tài sản cố định vô hình227

- Nguyên giá 228- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229

44. Chi phí xây dựng cơ bản dở

dang230

V.08 6.131.212.611 17.231.729.525

II III. Bất động sản đầu tư 240

IIIIV. Các khoản đầu tư tài chính

dài hạn250

IV V. Tài sản dài hạn khác 260 4.402.980.654 5.267.092.6831 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.09 4.402.980.654 5.267.092.683

TỔNG CỘNG TÀI SẢN(270 = 100 + 200)

270 117.639.342.751 88.642.307.022

NGUỒN VỐN

AA – NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320)

300 83.858.935.717 59.348.001.378

I I. Nợ ngắn hạn 310 69.015.268.546 46.613.148.0911 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.10 45.361.721.340 35.995.989.1622 2. Phải trả cho người bán 312 21.283.752.179 8.474.911.0823 3. Người mua trả tiền trước 313 151.074.800 39.962.500

44. Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước314 V.11 927.992.432 712.543.296

5 5. Phải trả người lao động 315 530.510.862 636.273.5946 6. Chi phí phải trả 316

77. Các khoản phải trả, phải nộp

ngắn hạn khác318 V.12 760.216.933 753.468.457

8 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319II II.Nợ dài hạn 320 14.843.667.171 12.734.853.2871 1. Vay và nợ dài hạn 321 V.13 14.843.667.171 12.734.853.287

22. Quỹ dự phòng trợ vấp mất việc

làm322

3 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 3284 4. Dự phòng phải trả dài hạn 329

SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 35: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

BB – VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430)

400 32.780.407.034 29.294.305.644

I I. Vốn chủ sở hữu 410 V.14 32.780.407.034 29.294.305.6441 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 30.000.000.000 25.000.000.0002 2. Thặng dư vốn cổ phần 4123 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4134 4. Cổ phiếu quỹ (*) 4145 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 4156 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416

77. Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối417 2.780.407.034 4.294.305.644

II II.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400)

440 116.639.342.751 88.642.307.022

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG

SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

Page 36: Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp

Đại Học Thương Mại http://ketoancaugiay.com

Phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Kplus Toàn Cầu

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)

Niên độ tài chính năm 2011

Mã số thuế: 0105597626

Người nộp thuế: CÔNG TY CỔ PHẦN KPLUS TOÀN CẦU

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT Chỉ tiêu MãThuyết minh

Số năm nay Số năm trước

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01 IV.08121.840.644.93

899.912.517.835

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02

3Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02)

10121.840.644.93

899.912.517.835

4 Giá vốn bán hàng 11100.673.137.43

382.311.389.480

5Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11)

20 21.167.507.505 17.601.128.355

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 71.515.020 418.505.2257 Chi phí tài chính 22 8.396.930.945 5.235.321.1088 Chi phí bán hàng 23 3.733.053.707 3.018.626.7669 Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 5.976.809.446 4.446.082.321

10Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 – 22 –23 – 24)

30 3.132.228.427 5.319.603.385

11 Thu nhập khác 31 7.000.030 25.073.37012 Chi phí khác 32 122.387.540 49.243.09813 Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32 ) 40 (115.387.510) (24.169.728)

14Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế( 50 = 30 + 40 )

50 IV.09 3.016.840.917 5.295.433.657

15 Chi phí thuế TNDN 51 337.105.114 667.581.932

16Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp( 60 = 50 – 51 )

60 2.679.735.803 4.627.851.725

SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB