10
Trang 1 Biên soạn: Thái Hoài Minh MODULE 2. TÌM KIẾM, LƯU TRỮ và CHIA SẺ TƯ LIỆU DẠY HỌC HÓA HỌC SEARCH SAVE SHARE TÔI SẼ CÓ KHẢ NĂNG… Sử dụng các công cụ để tìm kiếm tư liệu trực tuyến hiệu quả. Sử dụng các phần mềm để chuyển tải các tư liệu trực tuyến về máy tính cá nhân. Lưu trữ các tư liệu dạy học hóa học trong máy tính cá nhân và trực tuyến. Chia sẻ các tư liệu dạy học với đồng nghiệp trên internet. KHÁM PHÁ 2.1. Tìm kiếm tư liệu dạy học hóa học hiệu quả 1. Tôi cần tìm kiếm những loại tư liệu nào trên mạng internet phục vụ cho việc dạy hóa học? ................................................................................................................................................... 2. Tôi sử dụng công cụ gì để tìm kiếm những loại tự liệu đó? ................................................................................................................................................... 3. Tôi có những thủ thuật gì để việc tìm kiếm của tôi đạt hiệu quả như mong đợi? ................................................................................................................................................... 4. Những trang web nào có nhiều tư liệu phù hợp với việc dạy học hóa học? ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... 5. Thực hiện các thao tác sau trên máy tính. I. Truy cập vào trang web www.google.com.vn II. Chọn mục Image (hoặc hình ảnh) III. Nhập lần lượt các từ khóa sau và ghi nhận số lượng kết quả tìm kiếm. Duyệt nhanh các kết quả và đánh giá chất lượng tư liệu cần tìm kiếm.

Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH

Trang 1 Biên soạn: Thái Hoài Minh

MODULE 2. TÌM KIẾM, LƯU TRỮ và CHIA SẺ TƯ LIỆU DẠY HỌC HÓA HỌC

SEARCH SAVE SHARE

TÔI SẼ CÓ KHẢ NĂNG…

Sử dụng các công cụ để tìm kiếm tư liệu trực tuyến hiệu quả.

Sử dụng các phần mềm để chuyển tải các tư liệu trực tuyến về máy tính cá nhân.

Lưu trữ các tư liệu dạy học hóa học trong máy tính cá nhân và trực tuyến.

Chia sẻ các tư liệu dạy học với đồng nghiệp trên internet.

KHÁM PHÁ

2.1. Tìm kiếm tư liệu dạy học hóa học hiệu quả 1. Tôi cần tìm kiếm những loại tư liệu nào trên mạng internet phục vụ cho việc

dạy hóa học?

...................................................................................................................................................

2. Tôi sử dụng công cụ gì để tìm kiếm những loại tự liệu đó?

...................................................................................................................................................

3. Tôi có những thủ thuật gì để việc tìm kiếm của tôi đạt hiệu quả như mong

đợi?

...................................................................................................................................................

4. Những trang web nào có nhiều tư liệu phù hợp với việc dạy học hóa học?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

5. Thực hiện các thao tác sau trên máy tính.

I. Truy cập vào trang web www.google.com.vn

II. Chọn mục Image (hoặc hình ảnh)

III. Nhập lần lượt các từ khóa sau và ghi nhận số lượng kết quả tìm kiếm.

Duyệt nhanh các kết quả và đánh giá chất lượng tư liệu cần tìm kiếm.

Page 2: Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH

Trang 2 Biên soạn: Thái Hoài Minh

6. Tìm kiếm và tải hình ảnh sau đây về trạng thái tự nhiên của các halogen về máy.

7. Tìm tài nguyên sau:

I. Hình ảnh để so sánh trạng thái tự nhiên và cấu trúc tinh thể của Sα và Sβ. II. Phim để nghiên cứu về tính háo nước của axit sulfuric.

III. Kế hoạch bài dạy Lưu huỳnh. IV. Bài trình chiếu dùng để dạy học bài lưu huỳnh.

2.2. Lưu trữ và chia sẻ thông tin trực tuyến 1. Liệt kê 3 công cụ sao lưu trực tuyến mà bạn thường sử dụng. Nêu những ưu

điểm và hạn chế của công cụ đó.

2. Lưu những tư liệu vừa tìm kiếm được ở bài tập 6, 7 (phần 2.1) lên một trong

những trang web sau:

TT

Nhà cung cấp Tên công cụ Địa chỉ trang chủ

1 Google Google Drive https://www.google.com/drive/ 2 Microsoft Onedrive https://onedrive.live.com/about/vi-

vn/ 3 Công ty Bạch Kim Violet http://violet.vn

4 Tập đoàn

LinkedIn Corporation

SlideShare http://www.slideshare.net

5 Youtube Youtube https://www.youtube.com/

3. Chia sẻ đường link chứa tư liệu cho các sinh viên khác trong lớp.

Từ khóa Số lượng kết quả Nhận xét

quy trình Frasch

“quy trình Frasch”

Frasch process

“Frasch process”

Page 3: Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH

Trang 3 Biên soạn: Thái Hoài Minh

BẠN CẦN BIẾT…

TÌM KIẾM TƯ LIỆU

Bộ máy tìm kiếm (Search Engine – viết tắt là SE) là công cụ được xây dựng

trên nền tảng web cho phép người sử dụng tìm kiếm thông tin. Đây là nơi có thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào bằng cách cung cấp các từ khóa (keyword)– là cụm từ hoặc từ cần tìm kiếm. Bộ máy tìm kiếm sẽ trả về một danh sách kết quả các trang web liên quan đến từ khóa. Một số bộ máy tìm kiếm phổ biến và hiệu quả có thể kể đến là Google, Metacrawler, Sciseek, Sciencedirect…1

Để nâng cao chất lượng và số lượng tài liệu hỗ trợ cho quá trình dạy học hóa học, có thể áp dụng một vài thủ thuật sau2:

Sử dụng dấu và hàm đặc trưng. Sử dụng từ khóa quy ước riêng để giới hạn phạm vi tìm kiếm. Sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao để tăng chất lượng tư liệu. Sử dụng chức năng dịch thuật để mở rộng phạm vi tìm kiếm. Sử dụng từ khóa linh hoạt và phù hợp. Tìm kiếm tư liệu trong những website dành riêng cho lĩnh vực dạy

học nói chung và dạy học nói riêng.3 LƯU TRỮ VÀ CHIA SẺ TƯ LIỆU TRỰC TUYẾN

Với sự phát triển của công nghệ điện toán ‘’đám mây’’, hiện nay dữ liệu có thể được lưu trữ, đồng bộ trực tuyến. Bằng cách này thì dữ liệu không chỉ an toàn mà còn rất tiện ích bởi tính di động . Người dùng có thể quản lý, xem, tải xuống hoặc chia sẻ cho người khác từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Một số dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến phổ biến hiện nay là Google Drive, Onedrive, Youtube, Dropbox, Copy, Mediafire,… 4

1 Xem phụ lục 1 2 Xem phụ lục 2 3 Xem phụ lục 3 4 Xem phụ lục 4

Page 4: Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH

Trang 4 Biên soạn: Thái Hoài Minh

BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Lựa chọn nội dung dạy học trong sách giáo khoa. Lập danh mục tư liệu cần

tìm để dạy học nội dung đó. Đề xuất các từ khóa tương ứng.

2. Sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các tư liệu trên. Tải các tư liệu về máy

tính cá nhân.

3. Lưu trữ các tư liệu đó trên các công cụ lưu trữ trực tuyến.

4. Chia sẻ đường link chứa những tư liệu đó cho các sinh viên khác.

Page 5: Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH

Trang 5 Biên soạn: Thái Hoài Minh

PHỤ LỤC 1

Một số bộ máy tìm kiếm phổ biến và hiệu quả

Search engine (tạm dịch là công cụ tìm kiếm) là một phần mềm nhằm tìm ra

các trang trên mạng dưạ vào sự phù hợp các thông tin của trang đó và từ khóa tìm

kiếm của người sử dụng. Dữ lượng thông tin cuả công cụ tìm kiếm thực chất là một

loại cở sở dữ liệu rất lớn. Sau khi so sánh từ khóa của người dùng với thông tin của

các trang web trong cơ sở dữ liệu, công cụ tìm kiếm sẽ đưa ra một danh sách các

trang web chứa các từ khóa mà người dùng vừa cập nhật. Các trang web được liệt kê

theo thứ tự ưu tiên về mức độ phù hợp với điều kiện của người sử dụng. Ví dụ, người

dùng sử dụng trang tìm kiếm của Việt Nam, từ khóa sử dụng là tiếng Việt thì những

trang tiếng Việt sẽ được ưu tiên xếp trước. Thứ tự liệt kê của các trang web cũng còn

dựa vào tần số và vị trí xuất hiện của các từ khóa. Thông thường những trang web

có chứa từ khóa trong tiêu đề, tần số xuất hiện từ khóa lớn sẽ được liệt kê trước.

STT Địa chỉ Đặc điểm

1 www.google.com.vn

Đây là trang web tìm kiếm phổ thông thường

được sử dụng. Công cụ tìm kiếm này có thể tìm

kiếm cơ bản hay tìm kiếm nâng cao.

2 metacrawlwer.com

Đặc điểm của công cụ tìm kiếm này là bên cạnh

chức năng tìm kiếm hình ảnh như google còn

có chức năng tìm âm thanh, phim, bài báo,…

3 sciseek.com Trang web hỗ trợ cho việc tìm kiếm thông tin

khoa học. Trang web này chia thành các chủ

đề để tiện cho việc tìm kiếm. Ví dụ: Toán, vật

lý, hóa học, khoa học trái đất, khoa học xã hội…

4 sciencedirect.com Trang web tìm kiếm này hỗ trợ đắc lực cho

việc tìm kiếm các bài báo khoa học từ các tạp

chí nổi tiếng trên thế giới theo từ khoá mà

người sử dụng nhập vào. Kết quả tìm kiếm là

các bản tóm tắt, đường dẫn tới bài báo hoàn

chỉnh và các bài báo hoàn chỉnh dưới định

dạng file pdf.

5 https://coccoc.com/ Công cụ tìm kiếm của Việt Nam, có thể hiểu và

xử lý tiếng Việt.

Page 6: Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH

Trang 6 Biên soạn: Thái Hoài Minh

PHỤ LỤC 2

Một số thủ thuật nâng cao chất lượng và số lượng tìm kiếm

Sử dụng dấu và hàm đặc trưng Dấu/Hàm Công thức Công dụng Ví dụ

+ TK1 + TK2+…

(TK: từ khóa)

Tìm những trang có

tất cả TK1, TK2,…mà

không theo thứ tự

Muốn tìm nguồn tư liệu về lịch

sử hóa học của iod có thể sử

dụng từ khóa: iodine+history

- -TK1-TK2-… Loại bỏ những trang

có chứa TK1, TK2,…

Tìm những trang có chứa thông

tin về hóa học trừ hóa học hữu

cơ có thể sử dụng từ khóa:

chemistry -inorganic

" " “TK” Thường sử dụng để

tìm cụm từ trong

nguyên văn.

Ví dụ muốn tìm thông tin về

năng lượng của liên kết hidro sử

dụng từ khóa “energy of

hydrogen bond”

Sử dụng từ khóa quy ước để giới hạn phạm vi tìm kiếm

- Từ khoá filetype: Với từ khóa này, công cụ tìm kiếm google, yahoo, MSN… sẽ

hỗ trợ truy tìm thông tin chứa trong các tập tin có định dạng pdf, doc (MS.Word),

xls (MS.Excel), ppt (PowerPoint)…

Ví dụ: Muốn tìm thông tin về hiệu ứng nhà kính chứa dưới dạng file pdf có

thể sử dụng bộ từ khóa “green house effect” filetype:pdf.

- Các từ khóa title (của AltaVista, AllTheWeb, MSN và HotBot), intitle và

allintitle (của Google và Teoma): Dùng để tìm các trang web có chứa từ khóa

trong tiêu đề.

Ví dụ muốn tìm những trang web có chứa từ periodic table (bảng tuần hoàn)

trong tiêu đề bằng công cụ tìm kiếm Google có thể sử dụng từ khóa: allintitle:

periodic table hoặc intitle:”periodic table”

Dùng chức năng tìm kiếm nâng cao (Advanced search):

Đa số các công cụ tìm kiếm cho phép người dùng lựa chọn ngôn ngữ, thời điểm cập

nhật thông tin, kiểu tập tin…

Page 7: Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH

Trang 7 Biên soạn: Thái Hoài Minh

Sử dụng từ khóa thích hợp, linh hoạt

- Sử dụng từ khóa bằng tiếng nước ngoài (thông thường là tiếng Anh) để mở rộng

phạm vi tìm kiếm về mặt ngôn ngữ.

Ví dụ muốn truy tìm tài liệu học vấn (mã nguồn, tài liệu mở, giáo trình…)

bằng ngôn ngữ tiếng Anh có thể sử dụng những từ khoá như tutor, tutorial,

research, database, how-to, instruction, source, source code, schematic, flow

chart, circuit, theorem, proof, ...

- Sử dụng đúng từ chuyên ngành: có thể dùng tự điển chuyên ngành hoặc giáo

trình chuyên ngành bằng ngôn ngữ nước ngoài.

- Sử dụng từ khóa chi tiết: Từ khóa càng chuyên sâu và cụ thể thì càng dễ tìm

được nguồn thông tin cần thiết.

Ví dụ muốn tìm nguồn tư liệu về những mô hình cơ chế hóa học hữu cơ thiết

kế bằng flash có thể sử dụng từ khóa:

animation+flash+chemistry+mechanism+organic

Tìm thông tin tổng quát hoặc thông tin đồng đẳng từ một nội dung cụ thể

Muốn tìm một nội dung tổng quát, có thể tìm một nội dung cụ thể, sau đó truy cập vào

trang chủ để tìm những chủ đề liên quan. Ví dụ muốn tìm phim về tính chất hóa học của

các nguyên tố, chỉ cần tìm trang chứa phim về tính chất của natri. Sau đó đi ngược về

trang chủ tương ứng để tìm tới trang chứa các phim khác liên quan đến tính chất hoá học

của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.

Sử dụng chức năng dịch thuật của những công cụ tìm kiếm

Một số công cụ tìm kiếm cung cấp công cụ để dịch trang tìm thấy sang ngôn ngữ mà

người dùng đang sử dụng (thường thì chỉ có dịch được ra Anh, Pháp, Đức hay Tây

Ban Nha). Công cụ này giúp người sử dụng hạn chế bớt ảnh hưởng của rào cản ngôn

ngữ từ đó mở rộng phạm vi tìm kiếm thông tin.

Page 8: Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH

Trang 8 Biên soạn: Thái Hoài Minh

PHỤ LỤC 3

Một số trang web có nhiều tư liệu dạy học hóa học hữu ích

Trang web tiếng Việt STT Địa chỉ Mô tả nội dung

1 truonghocketnoi.edu.vn Trang mạng thông tin chính thức của cộng

đồng giáo viên Việt Nam do Bộ giáo dục

quản lý. Trang web này thường xuyên cập

nhật những văn bản hành chính về lĩnh vực

giáo dục, thông tin và tư liệu về các hội thảo,

tập huấn…

2 violet.vn

Trang web của cộng đồng giáo viên do công

ty Cổ phần Tin học Bạch Kim quản lý.

Trang web có chứa nhiều tư liệu về giáo án,

đề kiểm tra, bài trình chiếu (bài giảng điện

tử) của nhiều cấp lớp và môn học.

3 http://blog.dayhoahoc.com/ Blog điện tử mở tổng hợp và xuất bản các

bài viết học thuật trong lĩnh vực hóa học.

4 http://www.hoahocngaynay.com/ Trang web được sáng lập năm 2010 tại

Pháp, bởi nhóm du học sinh, sinh viên yêu

thích môn hóa học. Là trang thông tin ứng

dụng chuyên ngành, hoạt động với mục tiêu

phi lợi nhuận, cung cấp các kiến thức về lĩnh

vực hóa học, công nghệ hóa học và hóa chất,

những tiến bộ khoa học trong ngành hóa,

những tác động của hóa học đến con người.

Trang web tiếng nước ngoài STT Địa chỉ Mô tả nội dung

1 https://education.microsoft.com/ Cộng đồng giáo viên kết nối toàn cầu do

Microsoft điều phối và hỗ trợ. Trên website

này có rất nhiều tư liệu được chia sẻ bởi

cộng đồng giáo viên trên toàn thế giới (kể cả

Việt Nam). Trong những năm vừa qua, tất

cả hồ sơ bài dạy tham gia cuộc thi Giáo viên

sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin

ở Việt Nam đều được đăng tải tại đây.

Page 9: Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH

Trang 9 Biên soạn: Thái Hoài Minh

2 http://ed.ted.com/ Trang web của cộng đồng giáo viên quốc tế

nổi tiếng với nhiều bài tham luận, kế hoạch

dạy học, tư liệu dạy học…Giáo viên có tham

khảo và chia sẻ tư liệu dạy học dễ dàng trên

trang web này.

3 http://www.chem.ox.ac.uk/vrch

emistry/

Trang web này của khoa Hóa trường đại học

Oxford. Ưu điểm của trang web là luôn

được cập nhật và kiến thức về hóa học rất

phong phú bao gồm các thí nghiệm ảo, phim

hóa học, các bài giảng về hóa học…

4 http://www.purchon.com/chem

istry/index.htm

Trang web này có những mô phỏng về cấu

tạo nguyên tử được thiết kế bằng flash, một

số nội dung bài giảng hóa học.

5 http://www.pc.chemie.uni-

siegen.de/pci/versuche/english

/versuche.html

Đây là trang web về Hoá học có chứa một

số thí nghiệm mà sinh viên được học trong

học kỳ đầu tiên trong khoá học về thí

nghiệm Hoá đại cương tại trường đại học

Siegen của Đức. Trang web này có 4 phiên

bản: tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Đức.

Các thí nghiệm được đưa lên trang web này

đã được chụp hoặc quay phim lại. Phần mô

tả thao tác, hoá chất, phương trình phản ứng

cũng được ghi sẵn đối với mỗi thí nghiệm.

Hai thí nghiệm mới luôn được cập nhật vào

trang web này mỗi tuần.

6 http://www.lispme.de

Trang web giới thiệu các nguyên tố trong

bảng hệ thống tuần hoàn với các thông tin

như hình ảnh đơn chất của nguyên tố,

khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy,

nhiệt độ bay hơi, số oxi hóa, cấu hình

electron.... Ngoài ra còn có những hình

ảnh về bảng hệ thống tuần hoàn, giới

thiệu cách cân bằng phản ứng, công cụ

tính khối lượng phân tử, các trò chơi giúp

kiểm tra kiến thức về nguyên tố hóa học.

7 http://education.jlab.org/elementfl

ashcards/

Trang web giúp người đọc có thể kiểm tra

kiến thức của mình về tất cả nguyên tố

trong bảng hệ thống tuần hoàn như tên

nguyên tố, ký hiệu hóa học, số thứ tự

nguyên tố, số proton, số nơtron qua hình

thức các trò chơi đố vui khác nhau.

Page 10: Module 2: Tim kiem, luu tru va chia se tu lieu DHHH

Trang 10 Biên soạn: Thái Hoài Minh

8 http://www.element-

collection.com/

Đây là trang web chứa rất nhiều hình ảnh

đẹp về khoáng vật tự nhiên, hình ảnh các

nguyên tố, giới thiệu rõ về tính chất vật lý,

tính chất hoá học, các câu chuyện liên

quan đến nguyên tố, phim hóa học…

9 http://web.visionlearning.com/

custom/chemistry/animations/

CHE1.3-an-animations.shtml

Trang Web là nguồn tài liệu mở, người

dùng có thể đăng kí để tham gia các lớp

học trên mạng. Ở đây cũng có thư viện mở

với nguồn sách phong phú.

10 http://jchemed.chem.wisc.edu/J

CESoft/CCA/

Trang web giới thiệu bán một số phần

mềm, trong đó có bộ đĩa “chemistry

comes alive” gồm các thí nghiệm khá hấp

dẫn. Tuy nhiên có thể xem một số đoạn

phim demo (sử dụng phần mềm Quictime

5.0 trở lên) và có thể tải các hình ảnh

minh hoạ cho thí nghiệm theo trình tự

thời gian (khoảng 4-5 hình cho 1 thí

nghiệm)

11 http://www.cst.cmich.edu/user

s/Stock1lj/demos.htm

Trang web có nhiều hình ảnh và phim

hóa học của khoa Hoá đại học Michigan.

Phim có định dạng tập tin là *.mov.

12 http://www.csudh.edu/oliver/d

emos/index.htm

Trang web giơi thie u cac thao tac thưc

hanh sư dung cac thie t bi trong phong thi

nghie m, hinh anh ra t ro net, cach hương

da n cu the ro rang.

13 http://ocw.mit.edu/OcwWeb/C

hemistry/index.htm

Tài nguyên học liệu mở rất phong phú

bao gồm các bài giảng, đề thi (dưới dạng

tập tin pdf) về các chuyên ngành Hóa học

của Khoa Hóa trường đại học MIT (Mỹ)