161
Khóa luận tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN THƠ CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC (Khoá luận tốt nghiệp đại học) Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A 1

Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Khoá luận tốt nghiệp đại học của Phạm Thị Huyền Đăng trên vanhien.vn

Citation preview

Page 1: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN THƠ

CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC

(Khoá luận tốt nghiệp đại học)

Sinh viên: Phạm Thị Huyền

Người hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Kiều Nga

Người chỉnh lý trước khi công bố: TS. Phạm Việt Long

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A1

Page 2: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản

thân, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa

Văn hóa dân tộc thiểu số. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô

giáo - ThS Đỗ Thị Kiều Nga – người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá

trình thực hiện đề tài.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng văn hóa huyện Triệu Sơn, Ban

văn hóa xã Thọ Sơn và đồng bào Thái xã Thọ Sơn đã nhiệt tình cung cấp

những tư liệu quý báu cho khóa luận.

Do thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên khóa

luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được

những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được

đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Phạm Thị Huyền

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A2

Page 3: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC

1.1 Đặc điểm tự nhiên, dân cư vùng Tây Bắc

1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

1.1.2 Đặc điểm dân cư

1.2 Khái quát về người Thái ở Tây Bắc

1.2.1 Tên gọi, dân số và phân bố dân cư.

1.2.2 Lịch sử cư trú

1.2.3 Xã hội truyền thống

1.2.4 Đặc điểm mưu sinh

1.2.5 Văn hóa vật chất

1.2.6 Văn hóa tinh thần

Tiểu kết

Chương 2: NGƯỜI PHỤ NỮ THÁI QUA TRUYỆN THƠ

2.1. Khái quát về truyện thơ của dân tộc Thái

2.1.1 Khái niệm truyện thơ

2.1.2 Đặc trưng của truyện thơ

2.1.3 Truyện thơ trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Thái

2.2. Người phụ nữ được miêu tả trong truyện thơ của dân tộc Thái

2.2.1 Chân dung của người phụ nữ

2.2.1.1 Ngoại hình và tài năng

2.2.1.2 Phẩm chất

2.2.1.3 Tính cách

2.2.2 Số phận của người phụ nữ

2.2.3 Vai trò của người phụ nữ

Tiểu kết chương 2

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A3

Page 4: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 3 : NGƯỜI PHỤ NỮ THÁI VÀ TRUYỆN THƠ CỦA NGƯỜI

THÁI TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY

3.1 Người phụ nữ Thái trong cuộc sống hiện nay

3.2 Truyện thơ Thái trong đời sống hiện nay

3.3 Một vài nhận xét

3.3.1 Về người phụ nữ Thái trong truyện thơ và trong cuộc sống hiện nay

3.3.2 Giá trị của truyện thơ và thực trạng bảo tồn, phát huy truyện thơ

3.4 Một số khuyến nghị và giải pháp

3.4.1 Giữ gìn và phát huy văn học dân gian nói chung, truyện thơ Thái nói

riêng trong cuộc sống hiên nay

3.4.2 Giữ gìn và phát huy những nét đẹp của người phụ nữ Thái trong

cuộc sống hiện nay

Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em chung sống

với nhau suốt từ Bắc chí Nam tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng, phong

phú và giàu bản sắc. Trong đó dân tộc Thái là một trong những tộc người có

dân số đông trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Do có lịch sử cộng cư lâu

đời nên nền văn hóa của dân tộc Thái có nhiều nét đặc trưng riêng. Trong nền

văn hóa đặc sắc ấy phải kể tới văn hóa văn nghệ dân gian Thái với điệu khắp,

điệu xòe, với một kho tàng văn học dân gian đồ sộ về số lượng, phong phú về

thể loại. Đó là những giá trị tiêu biểu cần được lưu giữ, bảo tồn và phát huy.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A4

Page 5: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Trong kho tàng văn học dân gian Thái, truyện thơ được biết đến như

một trong những thể loại tiêu biểu và đặc sắc nhất. Qua truyện thơ, chúng ta

có thể tìm hiểu về nếp sống, phong tục tập quán của các dân tộc này và từ đó

rút ra những bài học bổ ích cho việc xây dựng nếp sống mới hiện nay.

Truyện thơ Thái về người phụ nữ thể hiện rất rõ quan niệm sống, phẩm

chất, tâm tư, tình cảm của người phụ nữ Thái. Tìm hiểu những vấn đề này,

chúng ta có thể phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ và

hạn chế được những mặt tiêu cực trong đời sống hiện nay.

Mặc dù có tính chất quan trọng như vậy nhưng truyện thơ của các dân

tộc thiểu số nói chung và truyện thơ của dân tộc Thái nói riêng vẫn chưa được

nghiên cứu nhiều và hình tượng người phụ nữ được thể hiện qua truyện thơ

chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng. Lựa chọn đề tài nghiên cứu

này, người viết muốn giới thiệu những nét phẩm chất tốt đẹp của người phụ

nữ được thể hiện qua các tác phẩm văn học dân gian, cụ thể là truyện thơ, từ

đó rút ra những vấn đề liên quan đến nếp sống và vai trò của người phụ nữ

hiện nay.

Ngày nay dưới sự tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển

của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là ảnh hưởng của quá trình giao

lưu văn hóa, thì người phụ nữ đã có nhiều thay đổi, nhiều trường hợp không

giữ được những nét phẩm chất tốt đẹp như trong truyền thống. Vì vậy bảo tồn

và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyện thơ về người phụ nữ là một trong

những biện pháp hữu hiệu góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng gia

đình hạnh phúc.

Là sinh viên năm thứ tư của khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, tương lai

sẽ trở thành người cán bộ văn hóa ở cơ sở, nên từ lâu em đã muốn đi sâu tìm

hiểu về vấn đề nói trên. Vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Người phụ nữ

trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây Bắc” để làm khóa luận tốt nghiệp của

mình với mong muốn sẽ giới thiệu những nét phẩm chất tốt đẹp của người

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A5

Page 6: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

phụ nữ Thái được thể hiện qua truyện thơ và vận dụng những nét đẹp đó trong

việc xây dựng nếp sống mới hiện nay. Nghiên cứu đề tài này, người viết còn

muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn

hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Thái, theo tinh

thần của nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 đã đề ra: “Xây dựng nền văn hóa

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về văn học dân gian Thái đã có rất nhiều công trình như:

Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nguyễn Xuân Kính

(chủ biên), Viện KHXHVN, viện NCVH, NXB KHXH, Hà Nội, 2008; Tổng

tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 4: Truyện thơ. Đặng Nghiêm

Vạn (chủ biên), Trung tâm KHXH&NVQG, viện văn học, NXB Đà Nẵng,

2002; Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập V: Truyện thơ- sử thi, Đặng

Văn Lung, Sông Thao, Trung tâm KH&NVQG, Viện văn học, NXB Giáo

dục, 1999; Giáo trình văn học dân gian, PGS.TS Phạm Thu Yến (chủ biên),

NXB ĐHSP, 2002; Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam, Cầm Cường,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

Viết về truyện thơ của dân tộc Thái thì có: “ Giá trị truyện thơ Xống

Chụ Xôn Xao”, Mạc Phi, (NCVH,HN 1961, số5); Truyện thơ, trường ca dân

tộc Thái, Hội văn nghệ Sơn La, Sở VH-TT, 2007; Bước đầu tìm hiểu một vài

đặc điểm của truyện thơ Thái “ Chàng Lú – Nàng Ủa”, Lô Xuân Dừa, Luận

văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSPHN, 2002; Tiễn dặn người yêu, Bùi Văn

trọng Cường, (Văn nghệ dân tộc và miền núi, Hà Nội, số 9, 2000.

Viết về người phụ nữ Thái trong truyện thơ có: Số phận người phụ nữ

Thái qua một số truyện thơ tiêu biểu của người Thái Tây Bắc, Hoàng Thị

Hương Loan, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội, 2006

Nhìn chung những tài liệu trên đã cung cấp một nguồn tài liệu khá toàn

diện về văn học dân gian Thái nói chung và truyện thơ Thái nói riêng, đã có

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A6

Page 7: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

đề tài viết về người phụ nữ Thái trong truyện thơ nhưng chỉ mới chỉ đề cập tới

số phận người phụ nữ chứ chưa đề cập đến những khía cạnh khác như ngoại

hình, tài năng, tính cách, phẩm chất của người phụ nữ và vai trò của người

phụ nữ Thái trong tình yêu, trong gia đình và ngoài xã hội. Do đó, đề tài

“Người phụ nữ qua truyện thơ của người Thái Tây Bắc” sẽ tập trung giải

quyết những vấn đề trên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

- Truyện thơ và những nhân vật nữ trong truyện thơ của dân tộc Thái ở

Tây Bắc

- Người phụ nữ nói riêng, cộng đồng người Thái nói chung ở xã Thọ

Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Phạm vi nghiên cứu

Về văn bản:

- Các truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây Bắc đã được sưu tầm, giới

thiệu, xuất bản

Về địa điểm:

Để thấy được sự thay đổi giữa người phụ nữ Thái truyền thống trong

truyện thơ và người phụ nữ Thái trong đời sống hiện nay cũng như tìm hiểu

thực trạng truyện thơ trong đời sống của đồng bào Thái làm cơ sở cho việc

đưa ra các giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị của truyện thơ nói chung,

giữ gìn và phát huy những nét đẹp của người phụ nữ Thái nói riêng, khóa luận

lựa chọn xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm khảo sát

thực tế.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

- Khảo sát truyện thơ của dân tộc Thái, thông qua sự miêu tả của các

tác giả dân gian, có thể khái quát được vẻ đẹp truyền thống người phụ nữ Thái

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A7

Page 8: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

(chân dung, số phận, vai trò). Từ đó so sánh để thấy được những thay đổi của

người phụ nữ Thái trong cuộc sống hiến nay, nguyên nhân của những thay đổi

đó là gì? Đó là những thay đổi tích cực hay tiêu cực?

- Bước đầu đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm giữ gìn và

phát huy những nét đẹp của người phụ nữ Thái và những giá trị của truyện

thơ Thái trong cuộc sống hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tổng quan tài liệu và lý thuyết nghiên cứu về văn học dân gian nói

chung, truyện thơ của dân tộc Thái nói riêng để làm rõ các khái niệm công cụ

có liên quan đến đề tài.

- Một mặt kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước về

văn học dân gian của dân tộc Thái, đặc biệt truyện thơ…mặt khác, nghiên cứu

các truyện thơ cụ thể để thấy được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ

Thái.

- Khảo sát thực tế một vùng đồng bào dân tộc Thái cụ thể để thấy được

sự thay đổi của người phụ nữ Thái trong đời sống hiện nay, nguyên nhân dẫn

đến những biến đổi.

- Đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy

những nét đẹp của người phụ nữ và của truyện thơ Thái trong cuộc sống hiện

nay.

5. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu thực hiện đề tài

- Phương pháp nghiên cứu

Ngoài phương pháp luận chung là phương pháp luận Mac- LêNin, bài

viết còn sử dụng các phương pháp cụ thể là:

Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn học- văn hóa học- dân tộc

học)

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A8

Page 9: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

  Phương pháp điền dã dân tộc học là phương pháp chủ yếu để tiến hành

thu thập tư liệu với các kỹ thuật như quan sát, mô tả, phỏng vấn, điều tra bảng

hỏi, chụp ảnh...

Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: tìm đọc những tác phẩm

nghiên cứu về truyện thơ của người Thái và những tài liệu địa phương viết về

những vấn đề mà đề tài quan tâm.

Cuối cùng là các phương pháp miêu tả, phân tích, so sánh, tổng hợp...

để hoàn thành bài viết.

- Nguồn tư liệu thực hiện đề tài

Tài liệu điền dã, phỏng vấn do người viết sưu tầm được qua các đợt

khảo sát, thực tập tại xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bên

cạnh đó đề tài còn tham khảo một số tài liệu có liên quan.

Tài liệu thư tịch, các tư liệu về người Thái trong các thư viện và từ

mạng Internet.

6. Đóng góp của đề tài

- Nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn diện về người phụ nữ Thái

trong truyện thơ và trong đời sống, đề tài sẽ đóng góp thêm tư liệu trong

nghiên cứu về người Thái, làm rõ thêm chân dung dân tộc Thái ở Việt Nam.

- Các khuyến nghị về giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những nét

đẹp của người phụ nữ và của truyện thơ Thái trong cuộc sống hiện nay có thể

góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác trong xây dựng đời sống văn hóa

cơ sở; đề xuất khoa học cho việc sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, phát huy giá

trị di sản văn hóa dân gian của người Thái ở xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn,

tỉnh Thanh Hóa nói riêng, người Thái ở Tây Bắc nói chung.

- Bên cạnh đó, bài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho

những ai mong muốn tìm hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, đặc

biệt là truyện thơ. Đây cũng là nguồn tư liệu giúp những nhà quản lý địa

phương có một cái nhìn toàn diện hơn về người phụ nữ Thái, từ đó có thể vận

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A9

Page 10: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

dụng những nét phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ vào việc xây dựng nếp

sống văn hóa, xây dựng gia đình hạnh phúc.

7, Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, Khóa luận

gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về dân tộc Thái ở Tây Bắc

Chương 2: Người phụ nữ Thái qua truyện thơ

Chương 3: Người phụ nữ Thái và Truyện thơ của người Thái trong

cuộc sống hiện nay (Khảo sát ở xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh

Hóa)

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC

1.1 Đặc điểm tự nhiên, dân cư vùng Tây Bắc

1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lí, địa hình

Nằm ở phía tây – bắc lãnh thổ Việt Nam, Tây Bắc có diện tích vào

khoảng 36.000 km2, chiếm ¼ diện tích miền Bắc với 700 km đường biên

giới. Tây Bắc có vị trí địa lí như sau:

Phía Bắc giáp Trung Quốc

Phía Tây giáp CHDCND Lào

Phía Nam giáp Thanh Hóa, Hà Tây

Gianh giới phía đông giữa Tây Bắc với Đông Bắc và vùng trung du

Bắc Bộ là sông Hồng và dãy Hoàng Liên Sơn.

Về địa hình, Tây Bắc là phức hợp của các bồn địa lớn, nhỏ nằm xen

kẹp giữa các dãy núi bao bọc xung quanh. Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn,

giáp biên giới với CHDCND Lào là dãy núi sông Mã, phía Bắc là dãy Pu La

San, phía Nam là dải núi đá vôi hình cánh cung chạy từ biên giới Việt – Lào

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A10

Page 11: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

tới tận Suối Rút (Hòa Bình) và lượn lên đến tận Bắc Yên (Sơn La). Xen giữa

các dãy núi lớn là các bồn địa, các cánh đồng Mường Than (Than Uyên, Lai

Châu), Mường Lò (Nghĩa Lộ), Mường Tấc (Phù Yên, Bắc Yên), Mường

Muổi (Thuận Châu), Mường Vạt (Yên Châu), Mường Sang (Mộc Châu)

thuộc tỉnh Sơn La, Mường Ẳng, Mường Then (Điện Biên), Mường Lay (Lai

Châu), Mường Bi, Muường Vang, Mường Thàng, Muờng Đông thuộc tỉnh

Hòa Bình…Ngoài các bồn địa lớn, nằm xen giữa các vùng núi đồi Tây Bắc

còn có hàng trăm cánh đồng thuộc loại nhỏ và trung bình khác. Tất cả những

cánh đồng bồn địa đó chính là những vùng tụ cư, lập làng, khai phá đất đai

thành ruộng nước và sinh sống bằng nghề trồng lúa nước của các dân tộc nói

ngôn ngữ Tày – Thái, Việt – Mường, Hoa – Hán. Trên sườn các dãy núi cao

là nơi sinh tụ, lập làng, khai phá đất dốc thành nương rẫy và canh tác cây

lương thực trên nương rẫy của các cư dân nói ngôn ngữ Môn – Khơme

(Mảng, Kháng, Xinh Mun, Khơ Mú), người Dao và cộng đồng dân tộc La Ha.

Và trên các đỉnh núi là nơi sinh tụ của cư dân thuộc dân tộc Hmông – Dao,

Tạng Miến…Điều này ngày nay vẫn còn hiện diện ở rất nhiều nơi ở Tây Bắc.

Khí hậu

So với các vùng khác ở Việt Nam, Tây Bắc là xứ sở của các hiện tượng

tự nhiên tương đối cực đoan. Khí hậu vùng này ấm hơn ở Đông Bắc nhờ có

dãy Hoàng Liên Sơn chặn bớt gió lạnh thổi từ đông – bắc xuống vào mùa

đông. Tuy vậy mùa đông ở Tây Bắc vẫn tương đối khắc nghiệt, nhất là các

vùng có độ cao trên 1000m. Nhìn chung Tây Bắc thuộc vùng nhiệt đới ẩm với

chế độ mưa theo mùa.

Mùa mưa thường kéo dài từ tháng tư đến tháng mười dương lịch. Mưa

nhiều nhất vào tháng sáu, tháng bảy âm lịch (tháng tám dương lịch) với tổng

lượng mưa trung bình vào khoảng 1.500 – 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình vào

mùa mưa thường ở mức 25 – 35 độ C.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A11

Page 12: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (dơng lịch). Khí hậu

mùa này thường khô, hanh và kèm theo lạnh buốt, lượng mưa chỉ đạt 5mm –

20mm. Vào những đợt rét nhất, có nơi nhiệt độ trung bình xuống tới 4 hoặc 5

độ C. Kèm theo lạnh là sương mù dày đặc, gió bấc và sương muối.

Khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và tập quán của cư dân Tây

Bắc đặc biệt là nông lịch sản xuất. Mùa mưa chính là mùa canh tác chính

trong năm, mùa khô là mùa nông nhàn, là khoảng thời gian dành cho cưới xin,

làm nhà mới, tổ chức lễ hội và thăm hỏi lẫn nhau…Đặc điểm này của tự nhiên

cũng in đậm trong các tập quán sinh hoạt : ăn, mặc, ở, lễ tết, hội hè… của họ.

Đất đai

Đất đai ở Tây Bắc chia ra làm hai loại chính: Đất nguyên sinh và đất

phù sa chua. Đất nguyên sinh ở vùng thấp, có độ ẩm lớn chứa nhiều mùn thực

vật, có màu xám hoặc nâu vàng. Đất phù sa chua thường ở lưu vực các sông,

suối lớn. Các loại đất này thường thích hợp với canh tác cây lương thực và

hoa màu.

Với kinh nghiệm hàng ngàn năm của mình, cư dân các dân tộc Tây Bắc

chia đất đai ra thành các loại đất như sau: Đất cát, sỏi: canh tác các loại ngô,

đậu; Đất bãi vùng cao nguyên: trồng lạc, vừng, bông.. Đất ở các khe núi:

trồng ngô, đậu; Đất mùn: khai phá thành các chân ruộng nước để canh tác lúa

nếp, hoặc khai phá thành bãi, vườn để trồng rau xanh và cây ăn quả; Đất bùn:

khai phá thành ruộng để canh tác các loại lúa nước.

Hệ sông suối và nguồn nước

Có thể nói, không nơi nào ở Việt Nam có hệ thống sông suối dày đặc

như ở Tây Bắc. Sông suối ở Tây Bắc không chỉ dày đặc mà còn vô cùng khúc

khuỷu và nhiều thác ghềnh. Đây là nguồn năng lượng sức nước vô tận và là

cơ sở quan trọng hàng đầu để xây dựng các nhà máy thủy điện với công suất

phát điện cực lớn.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A12

Page 13: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Sông suối Tây Bắc giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển, đi lại của

nhiều tộc người trong vùng. Việc dùng thuyền độc mộc, dùng mảng, dùng bè

đi lại, vận chuyển trở thành hình tượng văn hóa của nhiều tộc người trong

vùng. Không những thế, sông suối cũng góp phần không nhỏ vào việc cung

cấp thực phẩm nuôi sống con người Tây Bắc.

1.1.2 Đặc điểm dân cư

- Dân số

Theo Kết quả điều tra dân số của Tổng cục thống kê năm 2009,ở Tây

Bắc có khoảng trên 5.000.000 người đang sinh sống. Trong đó phân bố ở các

tỉnh: Lào Cai: 598.069 người; Yên Bái: 679.775 người; Lai Châu (cũ):

590.758 người; Sơn La: 880.752 người; Hòa Bình: 756.014 người; Miền tây

Thanh Hóa, Nghệ An…

- Thành phần dân tộc

Vào những năm 60 của thế kỷ XX dân cư Tây Bắc thuộc 23 dân tộc

khác nhau. Đó là: Thái, Tày, Pu Nà, Giáy, Lào, Lự, Hmông, Dao, Hà Nhì, Lô

Lô, La Hủ, Si La, Cống, Phù Lá, Khơ Mú, La Ha, Mảng, Kháng, La Ha, Xinh

– mun, Hoa, Mường,Việt (Kinh)

Cư dân Tây Bắc hiện nay thuộc 26 cộng đồng dân tộc chính, ngoài ra

còn lại một bộ phận rất ít (không đáng kể) thuộc các dân tộc khác.

1.2 Khái quát về người Thái ở Tây Bắc

1.2.1. Tên gọi, dân số và phân bố dân cư.

Từ trước đến nay, người Thái vẫn tự gọi mình là Côn Tay hay Phủ Tay

đều có nghĩa là người (trong đó Côn và Phủ là người, còn Tay nghĩa là Thái),

cũng giống như người Tày ở vùng Đông Bắc tự gọi mình là Cần Tày (người

Tày). Có hai ngành Thái: Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao, Táy

Đón), bao gồm 6 nhóm địa phương. Còn có một bộ phận khác gồm nhiều

nhóm địa phương phức tạp cư trú chủ yếu ở Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu

(Hòa Bình) và các huyện miền núi thuộc hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A13

Page 14: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Ở Việt Nam, người Thái có số dân đông thứ 3 sau người Kinh và người

Tày. Theo số liệu điều tra năm 1999, dân số của người Thái có 1.328.725

người, sống tập trung ở vùng Tây Bắc thuộc các tỉnh Điện Biên, Lai Châu,

Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Từ sau

năm 1954, họ còn sống rải rác ở một số huyện thuộc các tỉnh vùng Tây

Nguyên.

Ở Tây Bắc, người Thái cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng chân núi,

ngoài người Kinh (Việt) thì dân tộc Thái là tộc người chiếm đa số và có vai

trò quan trọng trong vùng. Người Thái ở đây là cư dân bản địa, họ đã sinh

sống và làm ăn trên mảnh đất này từ nhiều đời nay nên những phong tục tập

quán và hoạt động sản xuất của họ ảnh hưởng nhiều đến tộc người khác sống

bên cạnh.

1.2.2 Lịch sử cư trú

Nguồn gốc lịch sử của người Thái nói chung và người Thái Tây Bắc

nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp và đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Cho

đến nay vẫn còn tồn tại hai loại ý kiến: ý kiến thứ nhất cho rằng, ngành Thái

Trắng và cả một bộ phận Thái Đen có ngồn gốc bản địa. Vào đầu thiên niên

kỷ I, tổ tiên Tày – Thái cổ, đã từng tham gia vào việc xây dựng quốc gia Âu

Lạc của Thục Phán An Dương Vương, sau đó một bộ phận di cư sang phía

Tây, tách khỏi bộ phận gốc là người Tày hiện nay. Loại ý kiến thứ hai cho

rằng, người Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam vốn di cư từ miền Tây Nam của

tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sang vào nhiều giai đoạn khác nhau. Loại ý kiến

này được soi sáng bởi những ghi chép trong các tập sử thi như “Quám tô

mương” (kể chuyện bản mường), “Tay pú xấc” (chuyện cha ông đánh giặc)

của người Thái Tây Bắc. Theo những ghi chép trong hai tập sử thi này, chúng

ta biết được người Thái di cư vào vùng Tây Bắc Việt Nam làm nhiều đợt khác

nhau bắt đầu từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A14

Page 15: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Theo tập sử thi “Quám tô mương”, bộ phận Thái Đen có mặt ở Mường

Thanh – Điện Biên vào thế kỷ thứ X. Thời ấy có một vị tướng tên là Khun Bó

Rôm, được sinh ra tại bản Na Nọi (bản ruộng bé, thuộc xã Nà Tấu, huyện

Điện Biên, tỉnh Điện Biên), nơi có một phiến đá lớn tên là Đá Ang Nàng (Hin

Chong Nang) vốn được người đời cho là “cái ang” của mẹ Then tắm rửa cho

chủ tướng kho mới sinh nở. Lớn lên, Khun Bó Rôm phát hiện ra đất Mường

Thanh rộng lớn, bằng phẳng, ngài lập tức cho dân xuống khai khẩn thành

cánh đồng lớn. Về sau, thấy đất Mường Thanh màu mỡ, người Lự mới di cư

đến đây xây đắp mương Viêng Sam Mứn (thành “ba vạn”). Tương truyền

trong vòng thành có 30.000 chiếc cối giã gạo. Đến thế kỷ XVIII, di tích này

được ghi trong sử sách Việt Nam gọi là Tam vạn thành. Khun Bó Rôm có 7

người con trai, anh cả là Khun Lò đã đưa người Thái Đên từ đất Mường

Thanh theo đoàn chinh chiến xâm nhập nước Lào. Người Thái Đen do Khun

Lò chỉ huy đã đánh bại sức kháng cự của người Khạ tại nơi sông Nậm U đổ

vào sông Mê Công do Khun Cán Hạng cầm đầu, chiếm được Mường Sao

(Thái Đen gọi là Mường Sao Va), lập ra mường Xiêng Đông – Xiêng Thong

phát triển thành mường Luông Pra Băng, nghĩa tiếng Thái là “Mường lớn có

núi thiêng che chở”. Người Thái Đen nơi đây chuyển thành người Lào và

quên hẳn gốc Thái Đen của mình trước kia.

Theo Khun Bó Rôm, còn có một bộ phận Thái Đen di cư đến vùng

Mường Xang (Mộc châu – Sơn La) vào thế kỷ XIV, theo sự dẫn dắt của vị thủ

lĩnh tên là Pha Nha Nhọt Chom Khăm. Khi đến đây có người Thái Trắng (Táy

Khao) cư trú đông đúc. Chính bộ phận Thái Trắng này đã làm hậu thuẫn để

thủ lĩnh Chom Khăm đánh bại người Xá lếm xá lẻ và giành quyền làm chủ đất

này. Hai bộ phận Thái này về sau hòa nhập thành Thái Trắng.

Một bộ phận Thái Đen khác cũng hình thành xã hội bản – mường ở

vùng Nặm Lài – Nong Se, Mường Tung Hoàng, Mường Ôm – Mường Ai, lưu

vực thượng nguồn sông Hồng thuộc huyện Tây Nam, tỉnh Vân Nam, Trung

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A15

Page 16: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Quốc. Theo các tập sử thi Quám tô mương, Tay pú xấc và nhiều tập sử thi

khác, vào khoảng thế kỷ XI, có hai thủ lĩnh tên là Tạo Xuông và Tạo Ngần

thuộc dòng dõi quý tộc Mường Ôm – Mương Ai đất Tum Hoàng (Vân Nam –

Trung Quốc) đã chỉ huy đội quân chinh chiến va dẫn dắt người Thái Đen gồm

12 họ gốc di cư xuôi dọc sông Thao (sông Hồng) đên Trái Hút (nay thuộc tỉnh

Lào Cai) rồi rẽ vào Mường Min (Gia Hội – Tú Lệ) để rồi đến Mường Lò

(huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái).

Sau khi ổn định cư trú, Tạo Ngần trở lại Mường Ôm- Mường Ai, rồi

chuyển sang Mường Bo Té để nhường đất Mường Lò cho Tạo Xuông chỉ huy

người Thái Đen khai phá thành cánh đồng ruộng lớn. Về sau, Mường Lò phát

triển thành mường trung tâm, quy tụ dân Thái cúng các tộc người khác ở mọi

nơi. Từ đó Mường Lò thành một chặng quê tổ của người Thái Đen.

Từ Mường Lò một bộ phận Thái tiếp tục thiên di ngược trở lại đầu

“sông Thao nước đỏ”, một hướng khác tiếp tục xuôi theo sông Hồng, lập ra

Mường Hồng – Mường Hằng (huyện Trấn Yên – Yên Bái). Một hướng họ đi

vào cánh đồng Mường Tấc để cộng cư và hòa nhập với người Thái Trắng đã

có mặt từ trước.

Sang thế kỷ XII, đoàn quân chinh chiến dưới sự chỉ huy trực tiếp của

thủ lĩnh Lạn Chượng (Lò Lạn Chượng) con út của Tạo Lò, cháu đích tôn của

Tạo Xuông mở đường đưa người Thái Đen từ Mường Lò và các vùng hữu

ngạn sông Thao, tràn vào miền lưu vực sông Đà, sông Mã và sông Nậm U.

Sau 20 năm chinh chiến và di cư, đội quân Lạn Chượng đã chiếm được cánh

đồng Mường Thanh. Đến đây người Thái Đen mới đến hào nhập với bộ phận

Thái Đen và người Lự vốn làm chủ nơi này từ trước đó.

Nhìn chung, bắt đầu từ thế kỉ XII trở đi, các vùng người Thái ở Việt

Nam đã ổn định nơi cư trú và bắt tay vào việc xây dựng bản mường của mình.

Buổi đầu, khi mới làm chủ và xây dựng bản mường, miền Tây Bắc Việt Nam

phân thành ba vùng: Phía Bắc, các mường của người Thái Trắng kiên kết với

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A16

Page 17: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

người Lự quy tụ vào trung tâm Mường Lay. Phía nam các mường Thái Đen

và Thái Trắng cũng hình thành và quy tụ vào trung tâm Mường Xang (Mộc

Châu) và vùng giữa là các mường của người Thái Đen quy tụ vào trung tâm

Mường Muổi (Thuận Châu).

1.2.3. Xã hội truyền thống

- Thiết chế xã hội:

Xã hội của người Thái nói chung và người Thái Tây Bắc nói riêng

được hình thành trong lịch sử tộc người. Thiết chế tự quản cơ bản của người

Thái là Bản Mường. Đứng đầu bản là Tạo Bản, trên bản là Tạo Luông (cai

quản một số bản). Bản là một tổ chức cư dân ổn định có ranh rới đất đai rõ

rệt. Cộng đồng lãnh thổ như thế đã in hằn thành khái niệm trong ý thức hệ

truyền thống nên mới có thuật ngữ biểu thị là “đất bản” (đin bản)..

Bản của người Thái thường được lập ở chân núi, đối, xung quanh các

thung lũng, cánh đồng và phần lớn đều là những điểm tụ cư đông đúc, có bản

tới hàng trăm nóc nhà.

Mỗi bản thường có tên gọi riêng. Có tên bản gọi theo tên ruộng (bản Nà

Pán), tên khe suối (Nâm Pố, Nậm San, Huổi Cọ, Huổi Con), cây cỏ (Co

Kham), thú vật có nhiều quanh (Huổi Luông)...

Làng bản của người Thái được cấu trúc theo lối mật tập, trong bản

thường có đường đi chính, to, rộng và hệ thống ngõ, lối. Làng bản thường

được tạo lập trong các thung lũng lòng chảo,men theo các sườn đồi, dọc theo

hai bên sông suối. Phía trước thường là cánh đồng, con suối, phía sau tựa lưng

vào đồi núi. Quy mô làng bản to nhỏ khác nhau. Bản lớn có đến 100 nóc nhà,

bản nhỏ cũng trên 50 nóc.

Trong xã hội cũ, Mường thường có lãnh địa là cả một vùng hoặc nhiều

thung lũng rộng lớn, các bản trong vùng đều chịu sự quản lí của mường.

Đứng đầu Mường là Tạo Mường. Mường xưa kia do dòng họ quý tộc, bao

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A17

Page 18: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

gồm họ gốc: Lò, Cầm, phân chia thành Cầm, Bạc Cầm, Điêu, Hoàng…cai

quản.

- Tổ chức dòng họ:

Trong một mường, một bản của người Thái có nhiều dòng họ cùng cư

trú. Dòng họ quý tộc của người Thái bao gồm họ gốc là Lò Cầm. Họ Lò Cầm

được chia thành các họ: Cầm, Bạc, Điêu và Hoàng.Ngoài ra, dòng dõi người

Thái còn có họ Vi Khăm (có nơi gọi là Sầm), Kha Khăm (có nơi Hóa, Nghệ

gọi là Cầm), từ các dòng họ này phân ra thành các họ: Hà, Sa. Ở Thanh Hóa,

Nghệ An có những dòng họ gốc dần trở thành quý tộc, mang thêm chức vị

được phong bên cạnh tên họ,ví dụ như các họ Hùn Vi, Mứn Quàng.

Các dòng họ bình dân bao gồm: Lò, Lộc, Lự, Quàng,Vi, Cà …và các

họ của các tộc người khác sống chung với người khác như Nguyễn, Phùng,

Lý, Lâm..Các dòng họ bình dân được chia thành 3 đẳng cấp: Nông dân tự do

(páy,táu), nông dân bán tự do (cuông, nhuốc) và gia nô (côn, hươn, khỏi)

Quan hệ dòng họ của người Thái được biểu hiện ở hai khía cạnh:

Khía cạnh tô tem giáo: Tức những dòng họ gốc Thái thường có một

hèm liên quan đến một sinh vật, một vật vô tri hay một hành động trùng tên

với dòng họ. Ví dụ: họ Lò không ăn thịt chim táng Lò, không ăn măng lò; họ

Quàng kiêng ăn, giết thịt hổ; họ Cà kiêng ăn, giết chim cốt ca (bìm bịp).

Khía cạnh quan hệ dòng họ liên minh biểu hiện ra:

Quan hệ Ải nọng là những thành viên nam của dòng họ, cùng một tổ

tiên, người Thái gọi là Đẳm, có “ải nọng huôm po” (anh em cùng cha), ải

nọng huôm pú” (anh em cùng ông), “ải nọng huôm pẩu” (anh em cùng cụ)…

Quan hệ Lúng ta là các thành viên nam bên vợ (gọi là “lun ta phạ

bóm”), các thành viên nam bên mẹ( lung ta me), các thành viên nam bên bà

nội (lung ta da)…

Quan hệ Nhính xao là các thành viên nam bên anh/em rể( nhinh xao”

hay “nhinh xao chảu”), các thành viên nam bên con rể ( nhinh xao mang lujk)

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A18

Page 19: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

… quan giữa “lung ta” và “nhính xao” là quan hệ thông gia, nhưng được phân

cấp rõ ràng.

Ba hình thái này xuất phát từ quan hệ hôn nhân thuận chiều, tàn tích

của liên minh thị tộc. Trong ba quan hệ đó quan hệ của những người Ải nọng

là cơ bản, quan hệ của những người có trách nhiệm duy trì sự trường tồn của

dòng họ, chăm lo đến sự phát triển của dòng họ ngày thêm hưng thịnh. quan

hệ Lúng ta rất quan trọng biểu thị chủ yếu là vị trí của ông cậu đối với cháu

ngoại.

- Gia đình

Trong xã hội thái gia đình là một tế bào của xã hội quan trọng với tính

chất phụ quyền rõ rệt, người chồng là đại diện của gia đình trong mọi quan hệ

xã hội, là người quyết định cuối cùng mọi công việc của gia đình. Nếu trong

nhà bố chồng còn sống thì quyền chủ nhà thuộc về bố chồng (ông nội), khi

cha chết thì con trai cả sẽ làm chủ nhà.

Ngoài các gia đình nhỏ vẫn tồn tại trong cộng đồng, người Thái còn

sinh hoạt gia đình dưới dạng đại gia đình. Trong đại gia đình, người đứng đầu

chịu trách nhiệm điều khiển mọi công việc về kinh tế, sinh hoạt, cưới xin, ma

chay, thờ cúng…Các thành viên trong đại gia đình thường chung sống hòa

thuận, con cái chăm sóc chung, không phân biệt con anh con em. Đại gia đình

người Thái sống có nề nếp, có tôn ti, hiếm thấy có xung đột hầu hết là yêu

thương đùm bọc nhau.

- Hôn nhân và cưới xin

Ngày xưa, do xã hội Thái là một xã hội khá phát triển vì vậy việc hôn

nhân của con cái là do bố mẹ định đoạt và có mang tính chất mua bán. Tiêu

chuẩn chọn cô dâu, chú rể phải xứng đáng với đẳng cấp của dòng họ, địa vị

của gia đình. Có sự ngăn cách giữa kẻ giàu, người nghèo, giữa quý tộc và

bình dân. Con trai bình dân có chức quyền và giàu sang vẫn được lấy con gái

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A19

Page 20: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

quý tộc, còn những chàng trai bình dân nghèo thì không được lấy con gái quý

tộc. Con gái bình dân có thể lấy con trai quý tộc nhưng chỉ được làm vợ lẻ.

Ngày nay trai gái yêu nhau và đi đến hôn nhân là do tự nguyện sau khi

đã xin phép sự đồng ý của gia đình.

Trong cưới xin của người Thái có nhiều điều thú vị và trải qua các trình

tự : ôm chóm (đánh tiếng), mai(đặt dấu), vay(ăn hỏi) duông vịa(thử thách rể),

cáo, xống khơi (cưới, tiễn rể), xú phả (nhập phòng), pau máư dam hươn (dâu

mới đến thăm nhà chồng), cưới đong (cưới xin dâu về nhà chồng), tỏn

pạu( đón dâu về nhà chồng).

- Sinh đẻ và nuôi dạy con cái

Sinh đẻ và nuôi dạy con cái là bổn phận tự nhiên của con người. bất cứ

ai, dân tộc nào cũng đều trú trọng đến tập quán này, nhưng mỗi dân tộc sẽ có

cách thức sinh đẻ và nuôi dạy con cái khác nhau. Với người Thái khi biết con

dâu có thai, cả gia đình có trách nhiệm và tìm mọi cách cho người có thai

mạnh khỏe và thoải mái nhất. việc tiếp theo là người có thai phải ăn kiêng

một số thức ăn nhất định như thịt cá, và một số việc làm có hại cho mẹ và cái

thai trong bụng.

Người Thái có tập quán đẻ ngồi ngay cạnh bếp lửa, lúc này người

chồng không được rời vợ một bước, người chồng phải ngồi sau lưng bà vợ để

vừa làm chỗ dựa vừa chia sẻ sự đau đớn của người vợ lúc vượt cạn. Đây là

một tập quán đầy tính nhân văn của người Thái.

Người Thái rất chú trọng đến việc dạy dỗ con cái. Con gái theo mẹ làm

nghề của phụ nữ từ 8 đến 10 tuổi. cũng ở tuổi này bắt đầu tập lao động, làm

nương dệt vải…con trai làm các công việc đồng áng để khi lớn lên các em

vững trãi trong cuộc sống. đặc biệt sau khi lấy vợ, trong thời gian ở rễ , bố vợ

có trạch nhiệm dạy dỗ con rể lao động, làm những việc từ mài dao đan gùi…

đến các tập quán, lễ nghi trong ứng xử hàng ngày.

- Tang ma

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A20

Page 21: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Tang ma của người Thái được thực hiện theo quy trình tuân thủ nghiêm

túc những tục lệ đã hình thành từ lâu đời. họ quan niệm chết đi là sống ở thế

giới bên kia nên người chết khi đem chôn được chia của như người sống.

người ta làm nhà mồ ngay trên mộ người chết và trong nhà (nhà sàn) có cả

các dụng cụ sinh hoạt như chăn, đẹm, cuốc, dao…thậm chí còn thả cả gà, lợn

cho người chết sau đó lại bắt về. Có nơi, người Thái thực hiện hỏa táng.

1.2.4. Đặc điểm mưu sinh

- Trồng trọt

Người Thái Tây Bắc vốn là cư dân nông nghiệp và là cư dân sinh sống

lâu đời nhất ở đây, họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và trồng

lúa nương. Vì vậy, ngay từ đầu đặt chân đến mảnh đất này, người Thái đã tập

trung đến việc khai phá ruộng đất ở những thung lũng thành những cánh đồng

rộng lớn. Trong vốn tri thức dân gian của người Thái, những kinh nghiệm

canh tác ruộng nước, nhất là những kinh nghiệm liên quan đến việc “dẫn thủy

nhập điền” rất phong phú và ảnh hưởng đến các anh em trong vùng. Hệ thống

“Mương, phai, lái, lịn” đã trở thành biểu tượng nông nghiệp Thái nói riêng và

văn hóa Thái nói chung.

Ngoài ra việc canh tác trồng trọt trên nương rẫy của người Thái cũng

có sự kết hợp của nhiều loại hình kỹ thuật khác nhau như: có nương cày,

nương cuốc, nương phát – đốt – gieo trồng…Trong khai thác nương rẫy họ đã

có những tiến bộ nhất định trong việc xen canh gối vụ trên nương. Ngoài cây

lúa nếp, người Thái còn trồng các loại cây ngô, sắn, dâu tằm, chàm, bầu bí…

Trong đó cây bông được chú trọng nhiều hơn vì là cây nguyên liệu chính

phục vụ cho sản xuất nguyên liệu đáp ứng nhu cầu dệt thổ cẩm làm trang

phục. Đã từ lâu người Thái Tây Bắc đã biết trồng bông, dệt vải để làm chăn

ấm, đệm êm, biết thêu thùa đồ dùng cá nhân hằng ngày, đặc biệt là biết tự tay

cắt may nên bộ trang phục truyền thống của mình, những sản phẩm đó có thể

trao đổi mua bán với các tộc người khác trong vùng.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A21

Page 22: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

- Chăn nuôi

Chăn nuôi gia đình của người Thái cũng được chú trọng trong cơ cấu

kinh tế của người Thái. Các loại vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà…nhằm

cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu thực phẩm

cho đời sống hằng ngày cũng như phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa

cộng đồng. Điều đáng chú ý trong chăn nuôi của người Thái là chăn nuôi tằm

rất phát triển để đáp ứng nguyên liệu cho may mặc.

- Ngành nghề thủ công

Nghề thủ công của người Thái rất phong phú, phát triển đến trình độ

cao. Trong các nghề thủ công, nghề dệt là phát triển nhất. Sản phẩm dệt bao

gồm: chăn, màn, đệm, gối, quần áo, túi đeo, khăn piêu…Để làm ra những

chiếc váy áo, khăn piêu thổ cẩm hoàn chỉnh thì người Thái phải trải qua rất

nhiều công đoạn: kéo sơi, nhuộm màu, dệt vải, cắt may, thêu…Đó là công

việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự khéo léo, cần cù, chăm chỉ của người phụ

nữ Thái. Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm với những hoa văn

đặc sắc, màu sắc hài hòa, bền đẹp.

Nghề đan lát là công việc của đàn ông, họ thường đan những vật dụng

hằng ngày như nong, nia, dần, sàng. Ngoài ra, còn có nghề thủ công mang

tính chuyên nghiệp như nghề rèn công cụ: xẻng, cuốc, lưỡi cày, dao, kéo…Họ

còn biết dùng bàn xoay trong nghề gốm với độ nung cao tạo thành những

chum, vò, nồi, chõ đất, bát đĩa đạt trình độ cao về kĩ thuật và mỹ thuật.

Nói đến săn bắt hái lượm, ta không thể không nhắc đến vai trò của

người phụ nữ và người đàn ông trong gia đình. Người phụ nữ Thái rất giỏi hái

măng, mộc nhĩ, củi và các loại rau rừng, còn đàn ông sau mỗi ngày đi làm

ruộng, làm nương về thì vào rừng săn thú để cải thiện bữa ăn cho gia đình.

Như vậy có thể thấy đặc trưng cơ bản trong nền kinh tế của người Thái

là: Trồng lúa nước và lúa nương giữ vai trò chủ đạo, còn các hoạt động kinh

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A22

Page 23: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

tế khác như trồng nương sắn, nương ngô, lạc, chăn nuôi, săn bắn, hái lượm

đều là nghề phụ.

1.2.5 Văn hóa vật chất

- Nhà ở

Người Thái Tây Bắc thường ở nhà sàn. Nhà sàn người Thái gồm hai

loại: nhà mái tròn hình mai rùa có khau cút ở hai đầu của người Thái Đen và

nhà có bốn mái phẳng của người Thái Trắng. Nhà của người Thái được làm từ

những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như tre, gỗ, nứa, lá và là nhà vì cột.

Con số ưa thích được dùng cho số đòn tay, bậc thang lên xuống, số lượng cửa

chính, cửa sổ…là số lẻ vì đồng bào quan niệm số lẻ là số phát triển cần được

thêm vào. Nhà có cầu thang bên đầu hồi, bên quản dành cho nam giới và

khách, bên chan dành cho gia đình và phụ nữ, Nhà được chia làm 3 tầng:

Tầng thứ nhất dưới gầm sàn (lang) là chỗ ở của gia súc hoặc để củi.

Tầng thứ hai là mặt sàn (hạn hươn) là không gian sinh hoạt của gia đình. Tầng

thứ ba là gác trên quá giang (khứ hươn hay thạn) là nơi cất những đồ vật quý.

Hiện nay, do nhiều lý do khác nhau, nhiều gia đình Thái đã chuyển

sang ở nhà nền đất, nhất là những vùng gần trung tâm thị trấn hay gần đường

quốc lộ. Hiện nay cũng có một số gia đình ở nhà đất hoặc nhà xây.

- Trang phục

Tất cả các ngành, các nhóm địa phương Thái đều có trang phục cơ bản

giống nhau về đường nét tạo dáng đến cách ăn mặc; khác nhau ở chỗ mỗi

ngành, mỗi nơi có một kiểu cách trang trí các chi tiết hoặc chọn màu sắc khác

nhau.

Trong trang phục của người Thái, đặc sắc hơn cả là trang phục nữ,

vừa đẹp, gọn nhưng không cầu kỳ, vừa làm nổi bật những đường nét của thân

hình phụ nữ. Màu sắc được sử dụng rất khéo, trên nền đen hay trắng, áo điểm

hàng huy bạc đơn giản nhưng trạm chỗ tinh vi. Nó đã trở thành niềm tự hào

không chỉ của riêng người Thái mà còn là một nét văn hóa rất đặc sắc trong

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A23

Page 24: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

kho tàng văn hóa vật thể của dân tộc Việt Nam. Về cơ bản trang phục nữ của

dân tộc Thái gồm:

Váy: (xỉu hoặc nôổng): Váy Thái được tạo bởi bốn tấm vải khổ 0,4

m, dài từ ngang thắt lưng tới chấm gót, phía trên có cạp váy hay đầu váy (hua

nịu) cao khoảng 10 cm bàng vải xanh hoặc đỏ, gấu váy cũng khâu nẹp thường

là màu đỏ cao khoảng 3 cm. Váy có lót bên trong, thường là màu trắng, may

ngắn hơn váy ngoài độ 15 cm. Váy phổ biến là màu đen, đôi khi là màu chàm,

khi mặc váy có thể gấp trước bụng hay bên sườn. Ở nhà người Thái thường

mặc váy để dài, lao động trên ruộng nương thì xắn váy lên theo cách túm một

góc gấu váy nâng ngược lên cài vào cạp váy một cách khéo léo, váy ôm khép

kín từ hai đầu gối trở lên. Ngày nay nhiều người phụ nữ Thái có thói quen

mặc váy ngắn ngang bọng chân để tiện dụng khi lao động, sinh hoạt, ngỉ ngơi.

Váy mặc lao động thường ngày may bằng vải thường, váy mặc ngày lễ tết,

váy cưới may bằng lụa, lanh, sa tanh, nhung.

Thắt lưng: (xai ẻo) thường bằng lụa tơ tằm nhuộm màu xanh lá cây, hai

đầu can thêm hai mảnh vải đỏ thêu thùa có rua ba phía. Khi xai ẻo quắn vào

giữ chặt cạp váy, hai miếng vải để hai đầu được giắt vào trước bụng hoặc lệch

sang bên hông, thắt lưng không có trang trí trừ hai đầu có tua.

Áo: (xửa) gồm có:

Xửa hổm nôm là cái áo lót bên trong, may bằng một tấm vải khoét lỗ

chiu đầu, phủ trùm hai vai xuống trước ngực, đính khuy hai bên sườn. Ngày

nay họ đã bỏ kiểu áo này, dùng áo lót như phụ nữ kinh.

Xửa cỏm là cái áo ngắn, áo may dài tay hẹp, thân cũng hẹp, bó sát

người. Áo chỉ ngắn đến thắt lưng, khi mặc gấu áo giấu trong thắt lưng. Áo

phụ nữ Thái nổi bật là hàng khuy dọc trước bụng. Khuy có thể tết bằng vải

hoặc bàng bạc hình con bướm, ve sầu… gọi là măk pém, ngày nay hiếm bạc

thì làm bằng nhôm. Giải thích về măk pém có nhiều cách; măk là quả, nghĩa

bóng là nhành cây, bông hoa mà phụ nữ là đại diện cho sự sinh nở nên măk là

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A24

Page 25: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

khai hoa kết quả, còn pém là bám vào, mà theo quan niệm của người Thái

chiếc áo là nơi trú ngụ của hồn người cho nên sự sinh sôi bám vào áo người

phụ nữ. Măk pém còn được giải thích như sau: bên khuyết là giống cái (nữ),

bên khuy là giống đực (nam), con gái chưa chồng hàng cúc mang số lẻ như

còn chờ đợi cặp đôi; có chồng hàng cúc mang số chẵn như mong ước cuộc

sống hạnh phúc trọn vẹn. Áo ngắn dùng khi lao động may bằng vải thường;

áo lễ hội, cưới xin may bằng lụa, sa tanh. Áo thường màu trắng, màu đen,

màu xanh lam hoặc màu lá cây. Bộ váy áo thắt lưng của người phụ nữ Thái

vừa kín đáo vừa phô bày những đường cong tuyệt mỹ làm nên nét quyến rũ

của người phụ nữ.

Khăn piêu: Phụ nữ chưa chồng búi tóc thả xuống sau gáy, khi có chồng

búi tóc chổng ngược đỉnh đầu sau đó đầu đội chiếc khăn piêu. Piêu là một tấm

vải bông nhuộm tràm hai đầu có nhiều hoa văn, chỉ màu phối hợp sặc sỡ.

Khăn piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông giá

lạnh. Khăn piêu không những là vật trang sức quan trọng trong lúc đi chơi

hay trong lễ hội mà còn là tín vật của tình yêu: Khi người con gái tặng piêu

cho người yêu là trao cả tấm chân tình.

Xà cạp (pe păn kha) là miếng vải như cờ đuôi nheo nhuộm tràm. Phụ

nữ Thái quắn xà cạp quanh bắp chân khi đi làm đồng vừa để chống giá lạnh

vừa để bảo vệ da ở bắp chân.

Trang sức của phụ nữ Thái có: Trâm cài tóc (may khắt cẩu), đôi hoa tai

(cóng ku), vòng cổ (pok cô), đôi vòng đeo hai cổ tay (pok khẻn), bộ xà tích

(pua sỏoi) đều được làm bằng bạc, trạm chỗ đẹp, công phu. Đó là những đồ

trang sức quý giá nhất.

Đàn ông Thái thì mặc quần dài màu đen, trắng bằng vải dệt, được may

theo kiểu quần ống “chân qùe”. Áo nam giới ngắn, xẻ ngực cài băng nút vải

(thắt nút), có hai túi dưới và túi ngực, đầu chít khăn mỏ rìu.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A25

Page 26: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Ngày nay nam giới người Thái mặc âu phục khá phổ biến, nhưng phụ

nữ vẫn gắn bó với bộ áo, váy, khăn cùng lối trang sức theo truyền thống dân

tộc.

- Ẩm thực

Lương thực chính của người Thái là gạo nếp. Người Thái thích ăn gạo

nếp hơn gạo tẻ. Csơm nếp thơm ngon ăn cùng với các món ăn được chế biến

từ thịt thú rừng, hay các món cá và các loại rau rừng là các bữa ngon và thú vị

của người Thái Tây Bắc.

Các món ăn Thái được chế biến rất ngon, họ thường thích ăn luộc, đồ,

nướng, ăn sống hoặc tái chín cùng các loại gia vị chua, cay, chát… từ thịt của

một số động vật nuôi như lợn, gà, bò hay là các loại thịt thú rừng họ săn bắt

được có thể chế biến ra nhiều món đặc sản.

Cá là món ăn hằng ngày và không thể thiếu trên các mâm cúng hay

mâm cơm mời khách.Người dân Thái có câu nói cửa miệng “Pay kin pa, má

kin lẩu” (Đi ăn cá, về uống rượu)

Đặc biệt từ các loại cá, người Thái có những món cá đặc sản như món

cá gỏi, món cá hấp, cá pỉnh tộp, cá sấy, cá ướp chua… Món nặm pịa là sữa

bột đắng ở ruột non trâu, bò, hưu, nai… là món không thể thiếu được trong

các bữa ăn của người Thái. Trong ăn uống người Thái thích uống rượu đặc

biệt là rượu cần và rượu nếp, ngày thường đồng bào Thái uống nước đun từ lá

cây và uống nước lã.

Đồng bào ưa hút thuốc lào và phụ nữ thích ăn trầu.

- Phương tiện vận chuyển

Người Thái Tây Bắc vận chuyển bằng gánh đôi dậu đựng các thứ, đi

rừng đi núi thì đeo gùi, dùng ngựa cưỡi, thồ hàng. Dọc các dòng sông thì đi

bằng thuyền đuôi én.

1.2.6. Văn hóa tinh thần

- Ngôn ngữ và chữ viết

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A26

Page 27: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Người Thái là một trong số ít các dân tộc thiểu số ở nước ta có chữ viết

từ lâu đời, chữ Thái có nguồn gốc từ chữ Phạn- văn tự ấn độ cổ đại. Từ nhiều

thế kỷ trước, chữ Thái cổ đã được dùng để sáng tác văn học, ghi chép văn học

dân gian.

Tiếng Thái thuộc hệ ngôn ngữ Tày – Thái, cùng hệ ngôn ngữ với tiếng

Tày, Nùng gần với tiếng Lào và tiếng Thái Lan, đây cũng là thứ tiếng phổ

biến ở vùng Tây Bắc.

- Tôn giáo, tín ngưỡng

Người Thái cũng như các tộc người ở Tây Bắc đều theo tín ngưỡng đa

thần. Người Thái tin rằng, trên trời có Then Luông là đấng tối cao cai quản

trời đất, muôn loài, Then Luông được các thần cai quản giúp việc. Dưới trần

gian đều có các ma (phi) cai quản. Bất kỳ làm việc gì từ lập bản, khai ruộng,

phát mương đến đánh cá, săn thú đều phải xin phép ma ruộng, ma nương, ma

rừng, ma suối…Những vị thần trên trời, các ma dưới trần gian cùng với ma

nhà (phi hươn), ma họ (phi đẳm) những ông bà cụ kị đã khuất (pú pẩu) là

những lực lượng phù hộ, bảo vệ người Thái.

Từ quan niệm như vậy nên người Thái có những nghi thức và tập tục

cúng theo cách của riêng mình. Thông qua các lễ hội trong năm, họ tổ chức lễ

cúng bản (xên bản), cúng mường (xên mường), cúng nhà (xên hươn)…hoặc

cúng tế một cái gì đó rất cụ thể như một hòn núi thiêng, một tảng đá lớn, một

khúc sông…mà họ cảm thấy ở đó xuất hiện sự linh thiêng, huyền bí để cầu

mong được sự bao dung, che chở của các đấng siêu nhiên.

Cũng từ quan niệm về cái thực, cái hư như vậy, nên khi có người chết,

ông mo sẽ dẫn hồn về nhập “Đẳm” tức là tổ tiên ở thế giới bên kia, và được

mang theo một số của cải, bởi vậy đối với họ chết là tiếp tục “sống” ở cõi hư

vô, về với sự vĩnh hằng nơi “Mường trời”.

- Lễ hội truyền thống

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A27

Page 28: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Trong một năm, người Thái Tây Bắc có rất nhiều lễ, tết khác nhau như:

Xên bản xên mường (cúng thần bản, thần mường), lễ tỏn cộ (lễ đón cỗ), Xến

Xó Phốn (lễ cầu mưa), Kin khảu mớ (lễ cơm mới)…

Trong các dịp lễ, tết người Thái thường tổ chức múa, hát:xòe, múa

khăn, múa nón hay trai gái “Khắp báo xao” (hát trai gái giao duyên). Các trò

chơi thú vị như: Tót cón (ném còn), Tót én cáy (chơi cầu lông bằng tay), Tó

Mak Lẹ (chơi trò chơi bằng quả Lẹ)…Đó là các sinh hoạt văn hóa đậm đa bản

sắc dân tộc, vừa vui chơi, vừa mang ý nghĩa giáo dục truyền thống.

- Văn nghệ dân gian

Sinh sống hàng ngàn năm trên dải đất Việt Nam, thừa hưởng một nền

văn minh lớn lao của cha ông, người Thái Tây Bắc đã góp phần không nhỏ

vào kho tàng văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Nhờ có văn tự, cư dân

Thái đã lưu lại cho đến nay nhiều sách, truyện ghi lại trên giấy bản, trên lá

cây. Đó là những cuốn sách sử chép tay dài hàng trăm trang, ngững bộ luật,

những tập quán pháp tương đối hoàn chỉnh phản ánh tình hình xã hội đương

thời, những bản trường ca đọc cả hai, ba đêm dòng xúc động lòng người,

những truyện thơ tuy khuyết danh nhưng đầy chất trữ tình nói lên cảm xúc

mãnh liệt của cả dân tộc với thiên nhiên tươi đẹp, với con người, với tình yêu

đôi lứa, nói lên khát vọng của cả dân tộc hướng đến các thiện, cái đẹp, những

tập tục ngữ, dân ca Thái phản ánh quá trình chinh phục tự nhiên, tích lũy kinh

nghiệm của cuộc sống nhưng qua đó cũng thấy được tính cách, tâm hồn và

nghệ thuật phong phú, đặc sắc.

Nổi tiếng nhất trong kho tàng văn học dân gian Thái là các tác phẩm:

Xống chụ xôn xao, Khun Lú Nàng Ủa, Hiến Hom- Cầm Đôi, Khăm Panh…

Bên mỗi bếp lửa mỗi nóc nhà, người già kể chuyện cho lũ trẻ, những câu

chuyện trong kho tàng dân gian Thái có thể kể hết đêm này sang đên khác, hết

tháng này sang tháng khác mà vẫn không hết.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A28

Page 29: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Nói đến nghệ thuật Thái không thể không nói tới hát khắp, múa xòe.

Vào các dịp tết, lễ hội, sau một vài tuần uống rượu vui, mọi người tay cầm tay

cùng múa vui trong không khí nhộn nhịp của tiếng trống, tiếng cồng chiêng.

Cuộc xòe vui không biết bắt đầu từ bao giờ và khi nào kết thúc, chỉ biết là hơi

men của rượu, hơi ấm của bàn tay cùng ân vang thôi thúc giòn giã của tiếng

cồng chiêng làm ấm lòng người, mọi người gần gũi nhau hơn và như muốn

cùng nhau hòa vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

- Tri thức dân gian

Nói đến kho tàng tri thức dân gian đầu tiên phải kể đến lịch pháp vì đó

là tri thức quan trọng nhất của một dân tộc về sự vận hành vũ trụ, nó không

chỉ là cơ sở để tính thời gian mà còn là cơ sở để nhận biết các chu kỳ sinh

hoạt văn hóa, hoạt đọng kinh tế …của cộng đồng.

Hiện nay, dân tộc Thái Tây Bắc dùng lịch Thái trong đời sống hằng

ngày. Hầu hết những người từ trung niên đến cao tuổi đều nắm chắc lịch Thái,

người Thái ở đây vẫn thờ cúng theo ngày Can của lịch Thái, nên cứ mười

ngày cúng một lần. Ở các bản đều có các ông mo hay po mự để xem ngày tốt

xấu cho những ai có nhu cầu, như ngày cưới vợ, gả chồng, khởi công hoặc lên

nhà mới…Các ông này thường có cuốn sổ cổ làm căn cứ cho việc tính toán và

chọn ngày, đồng thời họ tự soạn ra những nội dung lịch hằng năm để cung

cấp cho nhân dân trong vùng.

Tiểu kết

Tại chương 1 người viết đã khái quát những vấn đề cơ bản liên quan

đến người Thái Tây Bắc bao gồm đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư, thành

phần dân tộc vùng người Thái cư trú. Khái quát về tên gọi, dân số, đặc điểm

mưu sinh, xã hội truyền thống, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của người

Thái. Đặc điểm cơ bản rút ra từ vấn đề này là: Người Thái Tây Bắc sống chủ

yếu ở khu vực miền núi, nơi gặp nhiều khó khăn hơn các vùng khác về giao

thông, giao lưu, phát triển kinh. Nhìn về góc độ kinh tế đây là những hạn chế

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A29

Page 30: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, đời sống

tinh thần của người dân trong vùng. Tuy nhiên, nhìn về góc độ văn hóa, chính

những khó khăn đó lại là điều kiện thuận lợi giúp cho đồng bào Thái bảo lưu

được vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong đó có văn học dân

gian, hạn chế sự du nhập ồ ạt của văn hóa ngoại lai làm biến dạng văn hóa

bản địa

Dân tộc Thái là một trong số các dân tộc thiểu số ở nước ta có chữ viết

từ lâu đời. Do người Thái có chữ vết nên kho tàng văn học dân gian như

truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca và một số luật lệ còn được

lưu giữ và truyền lại khá nguyên vẹn qua các bản ghi chép trên giây bản và

trên lá cây. Một số tác phẩm truyện thơ nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay

như: Xống chụ xôn xao, Khun Lú – Nàng Ủa, Khăm panh, Hiến Hom – Cầm

Đôi…

Dân tộc Thái có số dân đông thứ ba sau người Kinh và người Tày. Dân

số đông cộng với có chữ viết là những điều kiện thuận lợi để bảo lưu và phát

triển nền văn học dân gian trong đó có truyện thơ.

Chương 2

NGƯỜI PHỤ NỮ THÁI QUA TRUYỆN THƠ

2.1. Khái quát về truyện thơ của dân tộc Thái2.1.1. Khái niệm

“Truyện thơ”

Trong lịch sử văn học Việt Nam, từ trước đến nay khi nói đến thể loại

truyện thơ, các nhà nghiên cứu biên soạn thường nói nhiều đến mảng “truyện

nôm khuyết danh” (hoặc “truyện thơ bình dân”) của người Việt, ít người nói

đến thể loại truyện thơ trong văn học các dân tộc ít người.

Trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị

Bích Hà đã đưa ra định nghĩa về truyện thơ như sau: “Truyện thơ là những

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A30

Page 31: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

truyện kể bằng thơ có số lượng câu chữ lớn, có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu

tố tự sự và yếu tố trữ tình, phản ánh số phận của những người nghèo khổ và

khát vọng đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh cho tình yêu tự do, cho

chính nghĩa”. [8, 288.]

Trong các tài liệu chuyên khảo về văn học dân gian các dân tộc thiểu

số, “truyện thơ” được các nhà nghiên cứu định nghĩa như sau:

1. Truyện thơ dân gian là sản phẩm tinh thần của các dân tộc ít người,

là những sáng tác dân gian truyền miệng đậm bản sắc văn hóa, giàu phong tục

tập quán, phản ánh tâm hồn các dân tộc trong đó. [14, 170]

2. “Truyện thơ các dân tộc thiểu số là một thể loại văn học dân gian

thuộc loại hình tự sự, bao gồm những tác phẩm có hình thức văn vần, được

kể, được hát, được ngâm, đọc (kể cả trước khi được ghi chép) và thường có

nội dung thể hiện thân phận con người và cuộc sống lứa đôi”. [12, 15]

Như vậy, có thể khái quát: Truyện thơ là một thể loại văn học dân gian

đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Đó là những truyện kể bằng thơ thường có

nội dung phản ánh số phận của những người nghèo khổ và khát vọng đấu

tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh cho tình yêu tự do, cho chính nghĩa”.

2.1.2. Đặc trưng của truyện thơ

Truyện thơ có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình

Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ, có cốt truyện, có nhân vật,

có những tình tiết phong phú phản ánh tư tưởng, tình cảm, quan điểm của

cộng đồng các dân tộc. Phần lớn cốt truyện của truyện thơ lấy từ truyện cổ

tích, có tình tiết, nhân vật cụ thể. Chẳng hạn: Khun Lú – Nàng Ủa là truyện

thơ Thái mượn ở truyện cổ tích Kháng cùng tên.

Truyện thơ cũng sử dụng nhiều câu ca dao, nhiều bài dân ca nói lên tâm

tình, ước vọng của nhân dân, nhất là thanh niên các dân tộc. Ví dụ như truyện

thơ Xống chụ xôn xao lấy rất nhiều từ Tản chụ xiết xương và Tản chụ xống

xương là những lời dân ca của người Thái

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A31

Page 32: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Nghệ thuật tự sự kết hợp với trữ tình khiến cho truyện thơ vừa có khả

năng phản ánh sâu sắc đời sống, vừa thấm đẫm tâm trạng, tình cảm, tâm hồn

con người các dân tộc trong đó. Bên cạnh đó, các mối quan hệ giữa con người

với con người trên nền xã hội phân hóa giai cấp và việc giải quyết các mối

quan hệ đó theo quan điểm đạo đức lý tưởng của nhân dân cũng được trình

bày khá rõ nét trong truyện thơ

Truyện thơ đậm tính chất văn hóa các dân tộc

Khác với truyện thơ của dân tộc Kinh có văn bản bằng chữ Nôm, được

coi là thể loại của văn học viết, truyện thơ các dân tộc thiểu số chủ yếu là

sáng tác truyền miệng, phần lớn không phải để đọc mà để hát kể hoặc kể gần

với ngâm. Diễn xướng truyện thơ vì vậy gần gũi và trở thành món ăn tinh

thần không thể thiếu của đồng bào dân tộc thiểu số.

Truyện thơ tham gia nhiều hoạt động văn hóa, phong tục tập quán, tín

ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số. Xét về bộ phận văn hóa dân gian,

truyện thơ như là một bộ phận không thể tách rời, những phong tục dàng cho

người chết, phong tục ở rể, những kiêng kị…đều được thể hiện trong truyện

thơ. Người dân tộc có ý thức hoặc ngẩu nhiên đã đưa vào truyện thơ khá

nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân giã của cộng đồng mình, khiến truyện thơ

như một bách khoa toàn thư về sinh hoạt văn hóa cộng đồng dân tộc.

Kết cấu của truyện thơ

Các truyện thơ mang đậm tính tự sự, có kết cấu tương tự kết cấu truyện

cổ tích. Nếu kết cấu của truyện cổ tích là: Gặp gỡ - tai biến – đoàn tụ, thì cốt

truyện phổ biến của truyện thơ là: Gặp gỡ - tai biến – chia li (hoặc cùng chết).

Kết thúc có hậu, nhân vật sau bao gian nan cách trở lại trở về sống hạnh phúc

bên nhau là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích thì lại vô cùng hiếm trong

truyện thơ các dân tộc. truyện thơ các dân tộc thường kết thúc bằng cái chết

của cả hai người. Chie riêng truyện thơ Tiễn dặn người yêu là có kết thúc

đoàn tụ, hai người sau bao trắc trở lại trở về sống hạnh phúc bên nhau

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A32

Page 33: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Nhân vật trong truyện thơ

Nhân vật trong truyện thơ không nhiều, khác với truyện cổ tích nhân

vật phần lớn có tính chất phiếm chỉ thì nhân vật trong truyện thơ có tên tuổi,

địa chỉ, hoàn cảnh xuất thân khá rõ ràng. Nhân vật trong truyện thơ không có

những yếu tố biến hóa kì ảo như nhân vật trong truyện cổ tích, cũng không có

tầm vóc hay hành trạng hoàng tráng như trong sử thi mà nó gần gũi với những

người bình thường trong sinh hoạt xã hội, sinh hoạt cộng đồng làng bản của

các dân tộc. Đó cũng là nét khác biệt giữa truyện thơ với các thể loại khác.

2.1.3. Truyện thơ trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc

Thái

Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa, văn học nghệ thuật của riêng

mình, tuy có sự khác nhau về bề dày, về trình độ phát triển nhưng đều thể

hiện bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, phong tục tập quán, cách tổ chức lễ hội,

cưới xin, ma chay, cách ứng xử giữa người với người….Dân tộc Thái cũng có

vốn văn hóa, nghệ thuật phong phú và đặc sắc - đây là một bộ phần quan

trọng cấu thành nên nền văn hóa Việt Nam, làm nên bản sắc riêng của văn

hóa Việt Nam - đa dạng mà thống nhất. Trong kho tàng văn học nghệ thuật

phong phú đó, văn học dân gian có thể xem là thành tố tiêu biểu nhất chuyển

tải cả đời sống vật chất, tinh thần lẫn lịch sử phát triển của dân tộc.

Truyện thơ Thái ra đời do nhu cầu lịch sử - xã hội của thời đại của nó.

Lúc bấy giờ trong xã hội Thái có sự phân chia giàu nghèo, giai cấp, từ đó đã

xuất hiện nhiều mâu thuẫn xã hội trong đó có mâu thuẫn giữa những người

nghèo khổ và kẻ giàu sang, mâu thuẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa, mâu

thuẫn giữa tình yêu chân chính của lứa đôi với những đòi hỏi khắt khe, lạnh

lùng, nhiều khi tàn bạo của gia đình và xã hội. Lúc này vấn đề thân phận con

người được đặt ra và đòi hỏi phải đáp ứng thỏa đáng. Với nhu cầu như vậy,

các loại hình như cổ tích, dân ca… không đủ sức đáp ứng, do đó tất yếu phải

có một thể loại mới ra đời đó là truyện thơ.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A33

Page 34: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Có thể nói, dân tộc Thái có một kho tàng truyện thơ phong phú và đa

dạng về số lượng cũng như đề tài, dựa vào đề tài thì truyện thơ Thái có thể

chia làm các loại:

- Truyện thơ về tình yêu : kể về tình yêu thiết tha và ngang trái của các chàng

trai, cô gái dân tộc Thái cùng khát vọng đấu tranh cho đấu tranh cho tình yêu

tự do, cho hạnh phúc. Tiêu biểu là các truyện: Tiễn dặn người yêu, Chàng Lú

– Nàng Ủa, Hiến Hom – Cầm Đôi, Tào Hủn Lu – Náng Ông Piềm

- Truyện thơ về người nghèo khổ: kể về thân phận hẩm hiu, đau khổ của

những người lao động nghèo bị áp bức bóc lột và khát vọng có một cuộc sống

sung túc, bình yên.

- Truyện thơ về chính nghĩa: kể về cuộc đấu tranh giữ đất, giữ mường của

người đồng bào dân tộc Thái. Tiêu biểu là truyện Khăm Panh

Mỗi đề tài đều xây dựng kiểu nhân vật mang đặc trưng riêng của nó,

song dù thuộc đề tài nào, chúng ta vẫn thấy ẩn hiện trong đó là bóng dáng của

những người phụ nữ. Người phụ nữ có khi là trung tâm của câu chuyện, cũng

có khi làm nền cho câu chuyện, nhưng dù ở vị trí nào thì qua sự miêu tả của

các tác giả dân gian, chúng ta có thể thấy hình ảnh người phụ nữ rất rõ nét cả

về diện mạo, tài năng, tính cách, phẩm chất…

2.2. Người phụ nữ được miêu tả trong truyện thơ của dân tộc Thái

2.2.1. Chân dung của người phụ nữ

2.2.1.1. Ngoại hình và tài năng

Người Thái quan niệm: Người phụ nữ phải có vẻ đẹp dịu dàng, nhân

hậu, phải thành thạo, khéo léo trong công việc nội trợ gia đình, phải biết thêu

thùa, may vá… Đó mới là người phụ nữ đẹp, người phụ nữ tốt . Trong truyện

thơ cũng vậy, hầu hết các nhân vật nữ đều được miêu tả là những cô gái vừa

có vẻ đẹp ngoại hình, vừa có vẻ đẹp tâm hồn và tài năng.

Có thể thấy điều đó qua nhân vật “em yêu” trong truyện thơ Tiễn dặn

người yêu; nhân vật Nàng Ủa trong truyện thơ Chàng Lú – Nàng Ủa và nàng

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A34

Page 35: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Hiến Hom trong Hiến Hom – Cầm Đôi, nàng Mứn trong truyện thơ Khăm

Panh, nàng Ỏn La trong truyện thơ Chim yểng, Náng Ông Piềm trong truyện

thơ Tào Hủn Lu – Náng Ông Piềm. Trong truyện thơ Khăm Panh, nàng Mứn

được miêu tả là một người phụ nữ đẹp, từ khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, nước

da, giọng nói, dáng đi đều được so sánh với những gì đẹp nhất:

Nàng đi đẹp như nai lượn

Nàng nói vui hơn suối reo

Tóc nàng dài, bước mỗi bước, tóc leo lên gót

Tóc nhảy theo chân váy phập phồng

Khuôn mặt hình lá trầu không

Lá trầu không còn thua mềm mỏng

Da cổ trắng rơi nước bọt vào còn thấy bọt

Nàng Mứn được miêu tả là một thiếu nữ rất đỗi dịu dàng. Vẻ đẹp và sự

dịu dàng của nàng có thể khiến cho mọi vật đều dừng lại, ngơ ngẩn:

Nàng đến bên suối, suối bỏ đường đi,

Nàng đến bên lửa, lửa quên reo cháy”.

Nàng vào rừng nai quên chạy tìm đàn

Hoẵng thôi chạy lang thang

Gấu lạc rừng quấn quýt bên chân cô gái

Nàng mở miệng hát bên núi

Voi đội ngà đến nghe

Nàng hát bên khe đá con, đá mẹ

Cá khếnh quên bơi

Cá trôi bỏ đàn vơ vẩn

Nàng đến hát bên rừng

Để chim quên ăn trái xanh trái chín

Môi nàng đỏ tựa máu cây phang

Không những đẹp, nàng Mứn còn giỏi giang, khéo léo lo toan mọi việc:

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A35

Page 36: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Khăm Panh. Giao cho nàng việc khó

Đặt cho nàng Mứn việc hay

Việc khéo tay, khéo chân mới đủ

Bụng biết lo xa

Lòng biết nghĩ điều lành, điều tốt

Đó là việc cầm quân đi vỡ đất

Khai phá rừng rậm trồng lúa, trỉa ngô

Người trong mường kéo về đủ một xen

Nàng Mứn còn dạy cả mường vỡ ruộng, làm nương, làm đăng, làm đó:

Mứn tôi được mở lời

Muốn ăn cơm xôi, cơm lam thì lo vỡ ruộng

Muốn có gạo ăn tháng ăn năm ta lo làm nương

Muốn ăn cá ốt treo ta phải làm đăng làm đó

Muốn ăn cá pộc, cá pui lại nên quăng chài úp nơm

….

Nàng Ỏn La trong truyện thơ Chim Yểng cũng được miêu tả là một

người phụ nữ rất đẹp và có tài năng lại cần cù, chăm chỉ:

Nhìn đằng sau, xinh tựa bạc năm

Trông đằng trước, đẹp như bạc sáu

Mắt sáng trong như trăng mồng ba

Sáng long lanh, càng ngắm càng đẹp

Tấm lưng eo và khuôn ngực nở

Đôi mắt ướt và bắp chân tròn

Nàng Ỏn La biết nấu cơm, dệt vải, thạo các công việc ngoài ruộng, trên

nương:

Chị Ỏn La đi cấy ruộng Hở Buộc

Chị còn đi làm cỏ rẫy núi cao

Trưa nghe tiếng nàng về lanh canh vòng bạc

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A36

Page 37: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Nàng bày mâm dọn ăn

Bữa trưa, ăn món cá “tết” nén trong ống nứa

Món chua cá “mọn”, cá “khỉnh” ướp trong ống luồng

Ăn rồi, nàng nhai trầu

Nàng ngồi vào khung cửi dệt tơ

Dệt chăn, nàng dệt sắp xong

Vẻ đẹp của Náng Ông Piềm trong truyện thơ Tào Hủn Lu – Náng Ông

Piềm đã làm cho Tào Hủn Lu phải thốt lên:

Náng Ông Piềm ơi!

Náng Ông Piềm hỡi!

Sao mày đẹp như hoa cánh kiến?

Sao mày đẹp như ngà voi?

Sao mày đẹp như con chim trĩ?

Tao đã ngất ngây Náng Ông Piềm này.

Náng Ông Piềm còn là người giỏi việc:

Náng Ông Piềm hái bông trồng kê

Tay nhanh như con thoi dệt cửi

Không những thế, nàng còn là người biết ứng xử. Khi biết mẹ Hủn Lu

cưới nàng Nầu Hặc cho chàng, nhưng chàng không thích và kiên quyết lấy

nàng làm vợ, lúc đó náng Ông Piềm đã không nghĩ cho bản thân mình mà đã

nghĩ cho Nầu Hặc, và nàng đã lặng lẽ ra đi, trả lại tổ ấm cho Nầu Hặc

Náng Ông Piềm nghĩ:

Nầu Hặc cũng là con cu mái

Ta phá cái tổ là ta làm hại

Ta phải đi thôi. Ta đi Nầu Hặc hè!

……

Và Náng hóa thành con chim bay mất.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A37

Page 38: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu, “Em yêu” được miêu tả từ khi

còn ở trong bào thai đến khi lớn lên thành một thiếu nữ xinh đẹp như “gốc cải

xanh, như tàu rong mượt” - đó là một vẻ đẹp khỏe mạnh, tươi tắn, làm bao

chàng trai say đắm và muốn lấy làm vợ. Không những thế, em còn là người

rất khéo léo, tài năng, từ bé đã được tiếp xúc với công việc gia đình:

Tuổi còn thơ ôm cổ mẹ chăn gà

Bám vai mẹ chăn lợn

Đeo cổ bác ăn cơm

Đòi hái dâu theo mẹ

….

Mười hai tuổi em đã lớn thành gái

Mười ba em biết bắt cá suối

Biết may áo che vú

Biết dành tóc làm độn

Nàng Ủa trong truyện thơ Chàng Lú – Nàng Ủa, khi vừa mới sinh ra đã

được miêu tả là một người rất xinh đẹp:

Một vẻ hình hài muôn vạn trong sáng..

Mặt hồng tươi như vừa đúc khuôn

Thời gian trôi qua, nàng Ủa đã trở thành một nàng thiếu nữ xinh đẹp,

thông minh “mưu giỏi nghề hay không hề chịu kém”

Nàng lớn lên mười bốn đến thời

Như hoa đào rộ nở đẹp tươi

Rằng chọn kén người tình lịch sự

Song chẳng ai sánh nổi với nàng

Trong, tinh thông mọi đường khôn ngoan

Ngoài, mưu giỏi nghề hay không hề chịu kém

Nàng Hiến Hom, một cô gái thường dân xinh đẹp, nết na như hoa thơm

tỏa khắp Mường. Tuổi 14, Hiến Hom đã biết giúp mẹ lo toan mọi việc trong

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A38

Page 39: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

nhà, biết tập ra sàn khuống, biết quay sa kéo sợi…Trai khắp vùng tìm đến vây

quanh.

“Trai bản xa ướm nàng làm vợ

Trai cùng mường cũng ngỏ lời thương”

Như vậy, qua các truyện thơ Thái về người phụ nữ ta có thể thấy, người

phụ nữ trong xã hội xưa không những xinh đẹp về diện mạo mà còn rất tài

năng, khéo kéo, biết ứng xử, thành thạo công việc nội trợ gia đình, biết thêu

thùa, khâu vá, làm nương, hái củi, họ còn có thể làm được cả những công việc

của đấng nam nhi như: cầm binh đánh giặc như nàng Mứn…Đây là một nét

rất đáng quý của người phụ nữ Thái mà qua truyện thơ chúng ta có thể thấy

được.

2.2.1.2. Phẩm chất

Thủy chung, son sắt là một phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam từ

xưa đến nay. Đây cũng chính là phẩm chất nổi bật nhất của người phụ nữ

Thái được thể hiện qua truyện thơ. Qua những câu chuyện tình yêu - một đề

tài đặc sắc trong truyện thơ của dân tộc Thái, những người phụ nữ Thái đã

được xây dựng với những biểu hiện tuyệt vời nhất của lòng chung thủy.

Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu, lòng chung thủy của cô gái đã

được họ thề nguyện và chứng minh:

Đôi ta yêu nhau, duyên bản duyên đừng úa

Tình mường tình chớ phai

Rẽ đi và qua lại

Cùng sánh vai vòng đi và thẳng tới

……

Đôi ta yêu nhau tình Lú - Ủa mặn nồng

Lời đã trao thương không lạc mất

Như trâu bán ngoài chợ

Như thu lúa muôn bông

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A39

Page 40: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng

Bền chặt như vàng như đá

Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già

Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển

Người xiểm xui không ngoảnh, không nghe

Họ yêu nhau:

Đã yêu nhau xin chớ phụ tình

Đôi ta yêu nhau, yêu đến khi tóc ngả hoa râm

Yêu đến khi đầu bạc

Họ thề nguyện:

Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông

Không lấy được nhau lúc trẻ ta sẽ lấy nhau lúc góa bụa về

già

Và trong suốt những năm dài đằng đẵng sống xa nhau, họ vẫn luôn gìn

giữ ngọn lửa tình yêu được nồng đượm và tìm mọi cách để được về với nhau.

Trong truyện thơ Khun Lú – Nàng Ủa, chàng Lú và nàng Ủa yêu nhau

từ thưở nhỏ và họ thề nguyện:

Bằng phải xa nhau muôn dặm nghìn ngày

Mỗi kẻ mỗi nơi chín phương trời đất

Đôi ta yêu nhau xin chớ quên tình nặng nghĩa đầy

…..

Khi Lú và Ủa phải xa nhau, đôi trai gái đau buồn chia ly và hẹn ước

mãi mãi chung thủy:

Bữa sáng, bữa chiều em đừng quên gọi vọng tên anh

Đừng vui cùng quan mường khác phụ tình

Lời hẹn thương tự xa kia còn nhỏ

Thực dạ yêu anh, xin đừng sai lỡ

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A40

Page 41: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Mùa ban rộ, vông tươi chi chít

Dưới gầm trời, muôn vật sống đua kêu

Chớ lấy cảnh chòng mình đeo thêm bối rối

Đợi anh em ơi, đợi anh tới kết lứa vui đôi

….

Càng xa nhau, càng bền chắc một lòng em ạ

Em yêu anh chớ để rơi quên, dù là chút xíu, em ơi

Tình đôi ta dẫu bằng dây tơ nhện cũng đừng sai, em nhé

…..

Dù ruổi mường xa hơn hai mươi ngày dặm dài

Đôi ta không thành bạn thì, em ơi, ta tự chết cả hai

Không được ở bên chàng Lú, nàng Ủa đau đớn và đã thắt cổ tự vẫn,

mong được cùng chàng Lú sum họp nơi mường Trời

Chàng tạo trai, chồng hỡi em chào

Chàng chết theo em nhé, khi tin vừa tới

Đừng chần chừ lâu, em lầm quên mặt nhau

Ta lên trời tâu với Then cao, chàng nhỉ

Then sinh thành chẳng gây oán trái đâu

Trong truyện thơ Hiến Hom – Cầm Đôi, đôi trai gái yêu nhau xuất phát

từ tình yêu chân thành, thủy chung. Họ yêu nhau sáu năm ròng mà không ai

hay biết, nàng Hom phải ôm mối tình trong câm lặng, bao niềm thương nổi

nhớ chàng Đôi đành phải dấu kín trong lòng. Rồi thời gian cứ thế trôi qua,

“lại mấy mùa hoa nở hoa tàn”, Hiến Hom mỗi ngày thêm lớn, bao chàng trai

trong mường hò hẹn nhưng Hiến Hom vẫn mãi chối từ. Lời thề nguyện với

Cầm Đôi xưa nàng vẫn còn giữ nguyên vẹn chẳng mờ phai:

“Em vẫn một lòng sắt son đợi”

Và cứ thế, Hiến Hom đã đợi người thương hết mùa chơi khuống này

đến mùa chơi khuống khác, thời gian “đến nay đúng bốn mùa măng mọc tre

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A41

Page 42: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

già”, các bạn của mình nhiều người đã thành lứa thành đôi. Rồi cái gì đến

cũng sẽ đến, Hiến Hom đã mang thai với Cầm Đôi, nàng đã phải đấu tranh

với bản thân, âm thầm chịu đựng bao điều tiếng bên ngoài, giữ vững niềm tin

vào mối tình đã bao năm cùng Cầm Đôi vun đắp:

Bạn cùng lứa nói em nhẹ dạ

Người trong mường chê em không biết xấu mặt

Chính lòng chung thủy, tình yêu mãnh liệt đối với Cầm Đôi đã giúp

nàng có thêm niềm tin trước hiện thực cuộc đời và miệng lưỡi thế gian:

Yêu nhau thật lòng, ai bảo xấu anh nhỉ

Ai chê mặc họ chê

Ai cười mặc họ cười

Con ta khôn lớn sẽ là người chứng giám

Nhưng rồi không chịu được sự dè bửu của thế gian, nàng Hom phải tự

vẫn. Xác nàng Hom vẫn bám chặt vào chõng chờ Cầm Đôi về cũng do qua

yêu Cầm Đôi mà nàng đã phải chết lần thứ hai.

Trong truyện thơ Khăm Panh, lòng thủy chung của nàng Mứn lại được

biểu hiện ở một khía cạnh khác. Đó là khi Khăm Panh chết, chính nàng Mứn

đã tập hợp anh em, quân sĩ giết giặc Khun Ha giữ đất giữ Mường và trả thù

cho người chồng của mình. Rồi nàng chết, hồn nàng tìm đến Khăm Panh hóa

thành đôi bướm bay đi, tìm được nàng dâu thứ tư và dẫn đường cho nàng ẩn

nấp. Khi Khăm Khoong khôn lớn chính nàng Mứn đã báo mộng cho quần

chúng vô danh tìm đến cháu mình, nàng đã đi khắp các khe động , kêu gọi

nhân dân quy tụ dưới cờ Khăm Khoong. Cuối cùng thì họ cũng đã giết được

tên giặc Khun Ha, giành lại được đất, được mường.

Qua truyện thơ chúng ta thấy, người phụ nữ khi họ đã yêu thì rất trong

sáng, thủy chung và thật lòng. Có những cô gái mãi mãi không được ở bên

người mình yêu như nàng Ủa, Náng Ông Piềm, có những cô gái đã phải mất

đi cuộc sống con người ở thế giới trần tục của mình như nàng Hiến Hom,

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A42

Page 43: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

nàng Mứn nhưng trái tim họ vẫn luôn hướng về người mà họ yêu thương, trao

cho người mình yêu những tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất. Đó là những

nét rất đáng quý của người phụ nữ Thái được thể hiện trong truyện thơ.

Một điều cần lưu ý khi nghiên cứu truyện thơ Thái về người phụ nữ đó

là quan niệm về sự trinh tiết của người phụ nữ rất khác với lội suy nghĩ truyền

thống. Nhiều trường hợp hợp hai người yêu nhau từ khi còn trinh trắng, do

hoàn cảnh họ không lấy được nhau, nhưng khi đến được với nhau họ không

hề băn khoăn việc người yêu mình đã trải qua một, hai đời chồng/vợ. Lúc

này, tình yêu, lòng chung thủy là quan trọng hơn hết, họ không quan tâm đến

sự trinh tiết nữa. Nói cách khác, chính lòng chung thủy của người phụ nữ

được coi là sự trinh tiết, thay thế cho lối nghĩ về trinh tiết có tính chất khuôn

mẫu của chế độ phong kiến. Tiêu biểu là trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu,

cô gái do bị cha mẹ ép duyên nên đã phải rời xa người yêu để đi lấy chồng,

nhưng sau khi bị gia đình chồng bán đi, cô gặp lại người yêu cũ, với tình yêu

chung thủy bấy lâu nay, hai người không suy nghĩ đến chuyện đã qua, không

hề coi trọng hay quan tâm đến sự trinh tiết của cô gái hay việc cô gái đã đi lấy

chồng, hai người lại cùng đoàn tụ và sống hạnh phúc bên nhau.

Trong truyện thơ Khun Lú – Nàng Ủa, chàng Lú đã được cha mẹ cưới

nàng Mành làm vợ nhưng vẫn ngày đêm thương nhớ nàng Ủa, nàng Ủa đã bị

gả cho tạo mường Khun Chai nhưng vẫn không thôi nghĩ đến chàng Lú.

Không hề suy nghĩ việc mình đã có chồng hay có vợ, hai người vẫn lén hẹn

hò nhau trên hạn khuống và lén chung chăn gối với nhau. Nàng Ủa đã thắt cổ

tự vẫn để mong được cùng chàng Lú sum họp nơi mường Trời, chàng Lú đau

buồn thương nhớ nàng Ủa và cũng cứa cổ chết theo nàng.

Như vậy, có thể nói rằng, các chàng trai cô gái trong truyện thơ, một

khi đã yêu nhau họ không quan tâm đến sự trinh tiết của người phụ nữ, không

coi trọng hai người đã có vợ hoặc chồng, đối với họ sự thủy chung trong tình

yêu mới là sự trinh tiết dù cho họ không được sống bên nhau.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A43

Page 44: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

2.2.1.3. Tính cách

Qua khảo các truyện thơ của người Thái, chúng ta có thể thấy rằng có

hai nét tính cách ở người phụ nữ được các tác giả dân gian miêu tả rõ nét đó

là: Ý chí, lòng kiên định và hành động mạnh mẽ, quyết liệt.

Trong truyện thơ, những người phụ nữ đều là những người chung thủy

với tình yêu, kiên định với tình yêu, với người yêu mà mình đã lựa chọn, dù ở

bất cứ hoàn cảnh nào. Lòng chung thủy tuy chưa được miêu tả bằng lối văn

“mổ xẻ tâm lý” như ở văn học viết hay ở dân ca, song những hành động của

người phụ nữ hướng về tình yêu bằng bất cứ giá nào, cho phép chúng ta

khẳng định đây là một nét phẩm chất cao quý nhất của người phụ nữ trong

truyện thơ.

Hướng tới tình yêu tự do, người con gái trong truyện thơ phải đối mặt

với những rào cản của xã hội. Ở vào hoàn cảnh ấy chỉ có hai lựa chọn: hoặc là

từ bỏ tình yêu hoặc là quyết tâm vượt khó khăn để gìn giữ tình yêu đến cùng.

Trong truyện thơ Thái, tất cả các cô gái đang yêu đều lựa chọn con đường bảo

vệ, gìn giữ tình yêu của mình.

Để đến được với nhau dù là lúc xế chiều, đôi trai gái trong truyện thơ

“Tiễn dặn người yêu” đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả, trải qua bao

lần trắc trở:

Chàng trai bị bố mẹ cô gái từ chối ngay từ đầu:

“Người như kia và mặt như vậy

Chẳng đáng đội nón giấy Mường Púa ven sông

Không đáng ở nhà ta nằm quản đan chài

Quay về với họ nội, họ ngoại

Quay về với nhà cũ đi đi

Rồi chàng trai tự trách bản thân mình

Anh đã tính mà tính không đủ

Anh đã lo mà lo chẳng tròn

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A44

Page 45: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Tay trái cầm gói cau lau mắt

Tay phải sách giỏ cá thẹn thùng

Cúi mặt nước mắt rõ

Ngẩng lên hàng lệ rưng

Cô gái vô cùng đau khổ và tuyệt vọng khi cha mẹ ép duyên

Em bỗng thành vợ người, nghĩa nặng

Bỗng thành rau của người, nghĩa dày

Để rồi khi về nhà chồng, cô cảm thấy cô đơn và bi quan

Em đã tính mà tính không đủ

Em đã lo mà lo chẳng tròn

Làm không nổi sống coi như chết

Như ăn lá ngón lìa đời

......

Về nhà chồng, cô gái đã trải qua những trạng thái tâm lý tưởng chừng

như không thể vượt qua, cô cảm thấy muốn cười nhưng không cười được,

muốn khóc cũng không xong:

Khóc vùi giữa bản không nên

Gào giữa ban ngày sượng mặt

Sẽ khóc ư? Cười ư

Khóc, người trong bản sẽ cười

Cười, người trong mường sẽ nói

Còn chàng trai vô cùng đau khổ, tưởng chừng điên loạn khi không lấy

được người mình yêu thương:

Không lấy được nàng ta làm giặc giữa phủ

Không lấy được em, anh làm loạn giữa mường

Cha mẹ ngăn dây tình dằng dặc

Cha mẹ giữ đường tình không nghe

Chết trong lòng người đẹp

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A45

Page 46: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Chết trong lòng người yêu

Được chết cùng em không hề tiếc hận

Cô gái cảm thấy kiệt sức khi về nhà chồng, nơi cô không có tình yêu

thương, không được sống hạnh phúc, nơi cô phải làm việc vất vả, cực nhọc

mà không có ai động viên:

Quá sức con, kiệt sức rồi, mẹ hỡi

Làm được người mới chuộng

Làm đến rách áo cho nhà ông

Ăn cơm như cát

Nuốt vào như nuốt cám

Không ăn đói cào ruột

Ăn thì rát lưỡi không trôi

Làm thì không nên, người xô, người chửi

Làm không giỏi, người xô, người chê

Càng đau khổ hơn khi nhà chồng cô chửi mắng, chê cười cô và đã coi cô như

một món hàng nên đã đem ra chợ bán:

Người mới đem em ra chợ dưới đổi muối

Lên chợ trên đổi gạo

Đổi gạo chẳng ai màng

Đổi muối chẳng ai buồn ngó

Và như số trời đã định, cô lại được bán cho người tình cũ chỉ bằng một

cuộn lá dong:

Một cuộn lá dong đổi lấy người

Đổi em cho bạn tình cũ

Được về nhà người tình cũ, cô càng tuyệt vọng hơn khi thấy người tình

cũ ôm ấp người khác. Nhưng rồi người tình cũ cũng nhận ra cô và hồi tưởng

ngày xưa, không hề suy nghĩ về chuyện cô đã đi lấy chồng hay anh đã đi lấy

vợ, hai người lại mừng vui hớn hở như ngày mới yêu nhau.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A46

Page 47: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Nhận ra em, mừng vui dựng nhà

Gặp bạn tình, ăn làn thỏa dạ

Không vấn vương bằng sợi tơ nhện

Mười đêm chuyện nhỏ to êm đềm

Như đôi uyên ương cửa hang ngấp nghé

Hoa khẳm cuối dòng nảy lá non tươi

Trải qua bao khó khăn, thử thách, đôi trai gái trong truyện thơ Tiễn dặn

người yêu lại được sống hạnh phúc bên nhau:

Đã nên duyên xin chớ phụ tình

Đôi ta yêu nhau, yêu đến khi tóc ngã hoa râm

Yêu đến khi đầu bạc.

Trong truyện thơ Khun Lú – Nàng Ủa: Chuyện tình của đôi trai gái

Khun Lú – Nàng Ủa bắt đầu gặp trắc trở từ khi ông phìa Chiềng Ly chia

mường cho các con rể lập ấp, hai nhà Cầm Xôm và Ngân Liêng phải xa rời

nhau và Chàng Lú và nàng Ủa từ đó phải chịu cảnh ly biệt:

Ngẫm lại lúc hai bên mẹ hiền trao hẹn

Quyết rằng cho đôi trẻ lấy nhau

Mà nay thành chia biệt đớn đau

Lú khóc cùng em, cùng với dặn, cùng bước xa

“Đôi ta biệt nhau đằng đẳng bao ngày buồn bã”

Xa nàng Ủa, chàng Lú ngày đêm thương nhớ, bồn chồn trong dạ, quyết

“giữ khăng khăng một tấm chung tình”

Chàng Lú bồn chồn nhớ bạn

Giữ khăng khăng một tấm chung tình

Sao gặp nhau đây, hỡi em yêu dấu

Còn nàng Ủa, ngày ngày khóc than, héo hắt, nhìn đâu cũng thấy bóng

hình chàng Lú, đêm ngắm sao cũng tưởng đấy là người tình, lúc ăn, ngủ cũng

gọi vía người yêu cùng ăn, cùng ngủ:

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A47

Page 48: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Lú ơi, em chỉ có một anh, sao nay cách biệt

Nàng ngước nhìn trời, ngôi sao lấp lánh

Ngắm nhìn sao tưởng thấy mặt chàng

Lú được mẹ cho sang thăm nàng Ủa, hai người mừng vui không xiết,

họ cùng chung chăn gối mặn nồng, nhưng rồi đôi trai gái lại phải xa nhau, hai

người quấn quýt bên nhau, rầu rĩ buồn thương, họ dặn dò nhau:

Rằng: “Anh thương em xin ủ áo thay người anh hỡi”

Thương Ủa xinh tươi khóc than khản tiếng

Lú mới dặn dò an ủi:

“Ở lại em ơi, xin đừng nóng lạnh ốm đau

Anh vượt đường xa về nhà, thôi đành ta lại biệt nhau

Thực bụng yêu anh, em hãy rầu lòng ở đợi

Đừng quá buồn thắt cổ, một giấc ngàn thu ngủ mãi”

Sau đó, Ủa lại cùng mẹ sang nhà Lú thăm hỏi và được mẹ cho ở lại nhà

Lú chơi, hai người lại sát cánh bên nhau, kề má ôm vai. Ở nhà, cha nàng Ủa

đã nhận lời người ta gả Ủa cho Tạo mường Khun Chai:

Họ mới lạy thưa hết lẽ,

Nghe xuôi tai mà dạ cũng thầm ưa,

Bái Hương bấy giờ ưng lòng thuận gả

Hai gã trai kia bèn lạy tạ:

“Tôi xin quay về báo lại chủ nhân”

Phải xa Lú, Ủa ngã chết ngất trên đống rơm, mẹ nàng Ủa phải nhờ

chim én bay đi gọi Lú đến để cứu Ủa sống lại:

“Dậy đi em, dậy di, Uả đẹp vợ yêu anh hỡi!

Sống lại em, sống lại đi người thương anh ơi!

Sao em nỡ hoài đời nằm trên rơm rác?

Tóc em bối rối để Lú anh đây búi hộ,

Bạn tình ơi, người đẹp buồn thương vợ quý anh ơi”

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A48

Page 49: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Ủa mới giật mình choàng tỉnh,

“ Không thể dằn lòng sống nổi, anh ơi!

Thà chết ra ma cho rảnh tội!”

Tuy bị ngăn cản nhưng chàng Lú và nàng Ủa vẫn tìm gặp nhau trên hạn

khuống, rồi lến chung chăn gối với nhau, cha mẹ Ủa bắt được rút gươm dọa

giết Lú, chàng đành phải trở về. Xa chàng Lú, nàng Ủa ngày đêm mong

ngóng chàng Lú, chốn sang thăm chàng nhưng lại bị mẹ tìn thấy bắt về. Trở

về nhà, Ủa héo hắt lòng đau, nàng mặc xiêm y, trang điểm lộng lẫy rồi đến

bên cây tùng thắt cổ tự vẫn, mong được cùng xum họp cùng chàng Lú nơi

mường Trời:

Chàng tạo trai, chồng hỡi, em chào

Chàng chết theo em nhé, khi tin vừa tới,

Đừng chần chừ lâu, em lầm quên mặt nhau

Ta lên trời tâu với then cao, chàng nhỉ

Then sinh thành chẳng gây oán trái đâu.

Những tưởng, Then cao sẽ không gây oan trái cho đôi bạn tình này nữa,

nào ngờ Then lại tranh nàng Ủa làm tỳ thiếp, nạt chàng Lú làm cho oan hồn si

tình lẫn khuất không tan. Vĩnh viễn chàng Lú và nàng Ủa chịu cảnh chia ly.

Trong truyện thơ Hiến Hom – Cầm Đôi, Hiến Hom và Cầm Đôi yêu

nhau mà không ai hay biết. Hiến Hom có mang với Cầm Đôi nhưng do nhà

nghèo nên cha mẹ Cầm Đôi không cho chàng lấy Hiến Hom, chàng đành phải

đi tha phương mong rằng thời gian trôi qua, cha mẹ sẽ ưng thuận. Hiến Hom

không khỏi lo lắng, sợ hãi, nàng buồn bã căn dặn Cầm Đôi:

Đừng để lửa tắt mới đổ thêm than

Hãy nhớ lời hứa trở về quê quán

Nàng Hom ở nhà thủy chung chờ đợi Cầm Đôi, nhưng càng chờ càng

không thấy:

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A49

Page 50: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Sáu tháng ròng

Nàng đợi tin Cầm Đôi – Đợi vắng

Nước mắt nàng tuôn rơi “tràn như mưa ngày hạ”. Cái thai trong bụng

Hiến Hom ngày càng thêm lớn thì nỗi lo lắng, sợ hãi, nỗi buồn đau cũng dần

lớn theo, thân nàng mỗi ngày thêm tàn tạ héo hắt, không chịu nơi những lời

nói dè bỉu, những thái độ khinh bỉ, miệt thị của bao người dân trong bản ngoài

mường, Hiến Hom đã tự vẫn. Nàng Hom chết, xác nàng vẫn bám chặt vào

chiếc chõng chờ Cầm Đôi về. Cầm Đôi trở về phát hiện ra nàng là ma, chàng

sợ hãi kiếm cớ lừa nàng để chạy chốn, nàng Hom cố đuổi theo và tha thiết

gọi:

Người thương ơi

Chồng chưa cưới hỡi

Nhớ thương, nhớ lời hẹn ước

Bước chầm chậm đợi em

Nàng trách: Chạy theo người chạy chốn

Không phải sợi tơ mới không cuộn vào guồng

Không phải chồng mới chạy bỏ nhau

Ghét em, mới không ngoái lại

Cha mẹ Cầm Đôi bàn với dân làng, chẻ nan kết hình người có cắm đầy

chông nhọn rồi lấy áo Cầm Đôi mặc vào đem ra ruộng. Hiến Hom bay xuống,

hát mãi mà không thấy “Cầm Đôi trả lời, nàng liền ghì chặt Cầm Đôi vào

lòng và bị những mũi chông sắc nhọn đâm vào người, máu chảy đỏ mặt

ruộng. Hiến Hom chết lần thứ hai:

Những mũi chông nhọn hoắt

Găm tất thảy thân nàng

….Và nàng Hom tắt thở

Máu phun ra đỏ đất cỏ

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A50

Page 51: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Qua ba truyện thơ ta thấy, người phụ nữ đều gặp phải những thế lực

ngăn cản, chia rẽ tình yêu đôi lứa. Thế lực ấy có thể là thần linh, có thể là xã

hội và có thể là do chính bố mẹ. Ở vào hoàn cảnh đó, người phụ nữ có thể có

những hành động khác nhau: hoặc phản kháng tức thì như nàng Ủa, Hiến

Hom, hoặc chấp nhận tạm thời để tìm cách phản kháng như nhân vật em yêu

trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Nói chung dù hành động như thế nào,

người phụ nữ cũng thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ tình yêu đến cùng cho

dù phải mất đi cuộc sống con người nơi thế giới trần tục.

Một đặc điểm nữa trong tính cách của người phụ nữ Thái có thể thấy

trong truyện thơ đó là hành động mạnh mẽ, quyết liệt. Qua khảo sát các

truyện thơ của người Thái ta thấy: người phụ nữ Thái xưa, họ không chỉ dịu

dàng, nết na mà họ còn rất mạnh mẽ, quyết liệt cả trong cuộc sống và trong

tình yêu.

Nàng Mứn trong truyện thơ Khăm Panh không chỉ giỏi các công việc

gia đình như bao phụ nữ khác mà nàng còn làm được cả những công việc của

những người đàn ông như cầm binh đánh giặc, dạy dân mường phát nương

làm rẫy, vỡ ruộng:

Nàng bảo mường phát nương

Để lo cơm cho bảy bản

Nàng dạy dân nên vỡ đất

Để cả mường có ăn

…..

Mường cho tôi đi rèn búa năm gang

Rèn búa phang lên bổ xuống

Để cho nàng Mứn cầm binh giữ mường

Khi chồng Khăm Panh chết, nàng Mứn đã tập hợp anh em, quân sĩ trả

thù cho Khăm Panh, giữ lấy đất, giữ mường.

Nàng Mứn

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A51

Page 52: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Đứng giữa gian nhà nói to

Đứng giữa gian nhà hỏ lớn

Rằng:

Thằng giặc Khun Ha còn đó

Đất giàu mường ta còn khổ

Đất có mường ta còn đau

Các em đã đúc sung mài dao

Các con đã tròng ngô, cấy lúa

Nếu không biết run biết sợ

Không biết cái cúi đầu

Thì hãy cùng nhau

Gọi các mường về

Lột xác thằng Khun Ha

Nàng Mứn chỉ huy quân đánh giặc

Nói lệnh truyền ra:

- “Khăm Khiền kéo quân đường Pha Háng

Khăm Lụa kéo mường qua Pha Meo

Còn Khăm Kéo đi theo

Ta đưa binh về mường Khòong

……

Nàng cưỡi con ngựa sắc hồng

Hai tay cầm hai thanh kiếm bạc

Mắt nàng sáng quắc

Đầu đội khăn tang

Thắt lưng lá mạ

Ngựa qua rừng bước đi hối hả

Binh qua suối bước đi rào rào

Nàng Mứn đi đầu

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A52

Page 53: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Đưa binh về mường Khòong đánh giặc.

Nàng Hiến Hom trong truyện thơ Hiến Hom – Cầm Đôi đã một mình

mang trong mình đứa con của Cầm Đôi giữa bao điều đàm tiếu của thế gian,

một mình chờ đợi người mình yêu mà không biết bao giờ gặp mặt, không phải

người phụ nữ nào cũng có thể chịu được những lời nói dè bỉu, những thái độ

khinh bỉ, miệt thị của bao người dân trong bản ngoài mường khi mà không có

chồng mà lại có con, phải mạnh mẽ lắm thì nàng Hiến Hom mới có thể làm

được như vậy.

Nhân vật “em yêu” trong Tiễn dặn người yêu bị gả về nhà chồng rồi

nhưng không chấp nhận, nàng cố tình làm hư làm biếng, giã gạo quăng chày,

phơi thóc chửi sàn mắng cót, về nhà khoắng chân đẩy củi đổ nồi, dỡ xôi, quật

mâm vỡ, chải tóc thì chải ngược, ngồi ghế lật ngữa ghế…tất cả những việc

làm đó của “em yêu” là muốn để nhà chồng thấy em không phải vợ hiền dâu

thảo và đuổi em đi để em có thể đi tìm người yêu cũ. Hành động của “em”

chứng tỏ người phụ nữ dù hiền dịu, hiếu nghĩa nhưng khi cần, họ cũng có

những ý thức và hành động phản kháng quyết liệt, không chấp nhận số phận,

quyết đấu tranh đến cùng để có thể được ở bên cạnh người mình yêu.

2.2.2. Số phận của người phụ nữ

Người phụ nữ Thái trong xã hội phong kiến xưa, họ bị coi thường, bị

xem khinh rẻ rúm, họ không có quyền được quyết định số phận của mình, mà

người quyết định số phận của họ là những người Tạo, Phìa (Là những người

đứng đầu, cai quản các bản, mường, họ thuộc tầng lớp thống trị, có quyền lực,

nhân dân trong mường phải phục tùng họ), cũng có khi lại chính là những

người bố, người mẹ của mình. Qua khảo sát các truyện thơ của người Thái ta

thấy, người phụ nữ thường có chung một số phận: trải qua rất nhiều đau khổ,

oan trái, bất công… và hầu hết họ đã lựa chọn cái chết để giải thoát.

Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu, cô gái Thái đau khổ bởi phải chịu

sự ép duyên, gả bán của cha mẹ; nhẫn nhục cam chịu cảnh đời làm dâu trâu

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A53

Page 54: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

ngựa, khổ ải khôn cùng, bị nhà chồng đánh đập, hắt hủi để rồi cô phải thốt lên

rằng:

Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

Bằng con chẫu chuộc thôi

Thân phận cô như một món hàng rẻ mạt, quăng vào tay kẻ nọ, vứt vào

tay kẻ kia để rồi cuối cùng cô xót xa tủi hờn khi vô tình trở thành kẻ hầu

người hạ trong nhà người tình cũ.

Cũng là cảnh ngộ bị cha mẹ phũ phàng ép duyên, nàng Ủa trong truyện

thơ Khun Lú – Nàng Ủa đã phải đau đớn tìm đến cái chết để mong gặp lại

người yêu ở kiếp sau. Nhưng cuộc đời nàng không chỉ oan trái dưới cõi trần

mà oan trái cả ở trên trời cao, phải chia lìa bạn tình, Ủa đành âm thầm cam

chịu làm kẻ mua vui cho Then Chăng Tế - ba- la dâm đãng.

Còn trong truyện thơ Hiến Hom – Cầm Đôi, số phận của nàng Hom tuy

không bị cha mẹ đẻ ép duyên nhưng vì nghèo hèn mà nàng đã bị cha mẹ

người yêu cấm. Bởi chót mang thai với bạn tình, không chịu nổi lời chê cười

của mọi người trong bản, nàng Hom đành phải thắt cổ mà chết. Chết rồi

nhưng nàng vẫn bị mẹ Cầm Đôi hãm hại, bà đã bàn với dân làng chẻ nan kết

hình người có cắm đầy chông nhọn rồi lấy quần áo Cầm Đôi mặc vào rồi đem

đặt ra ruộng. Hiến Hom bay xuống, hát mãi mà không thấy “Cầm Đôi” trả lời,

nàng liền ghì chặt “Cầm Đôi” vào lòng. Nàng đã bị những mũi chông nhọn

sắc đâm vào người, máu chảy đỏ mặt ruộng, Hiến Hom chết lần hai. Dù sống

ở kiếp người hay kiếp ma thì số phận nàng Hom vẫn không tránh khỏi nỗi

đắng cay oán trái, người phụ nữ Thái kia bởi quá yêu mà nàng phải chết hai

lần vì tình.

Náng Ông Piềm và Tào Hủn Lu yêu nhau nhưng không được mẹ Hủn

Lu chấp nhận và đã cưới nàng Nầu Hặc cho chàng. Ông Piềm đau khổ, không

muốn phá hoại hạnh phúc của Hủn Lu và Nầu Hặc nên nàng chọn cách ra đi,

nàng hóa thành chim bay mất, Tào Hủn Lu tìm nàng nhưng nàng không chịu

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A54

Page 55: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

gặp, ức quá Tào Hủn Lu đã phóng dao vào nàng, nàng chết, Tào Hủn Lu cũng

đập đầu chết theo, một người thành mặt trăng, một người thành mặt trời, vĩnh

viễn không được ở bên nhau.

Nàng Mứn trong truyện thơ Khăm Panh, những tưởng có thể được sống

hạnh phúc cùng chồng và các con nơi mường Khoòng, nào ngờ lại xuất hiện

tên giặc Khun Chai muốn cướp đất, cướp mường. Con nàng là Khăm Xao

phải tự tử, chồng Khăm Panh chết ở dọc đường, nàng Mứn tập hợp tàn quân

đánh trả thù cũng bị Khun Ha bắn chết, Khăm Kéo tử trận, Khăm Khiền bị bắt

sống, Khăm Lụa bỏ chạy, cả gia đình Nàng Mứn tan rã. Cuối cùng thì họ giết

được tên giặc Khun Ha, giữ được đất, được mường nhưng họ đã phải trải qua

rất nhiều cay đắng, hi sinh.

Cũng trong xã hội phong kiến Thái, quan niệm giai cấp được đề cao,

người phụ nữ bình dân không được lấy con trai tạo, chàng trai bình dân nghèo

không được lấy con gái Phìa, điều này đã trở thành một thông lệ bao đời nay

trong xã hội. Chính những định kiến khắt khe, cổ hủ đó đã làm tan vỡ biết bao

mối tình đẹp, đẩy người phụ nữ vào tình cảnh khốn cùng nhất và họ phải tìm

đến cái chết. Điều này được thể hiện rõ nét qua truyện thơ. Trong truyện thơ

Hiến Hom- Cầm Đôi, Hiến Hom một cô gái nết na, xinh đẹp, nàng yêu Cầm

Đôi- chàng trai con nhà tạo và đã có mang với chàng, nhưng do nhà Hiến

Hom nghèo nên chuyện hôn nhân không được nhà Cầm Đôi chấp nhận. Cầm

Đôi đành phải đi tha phương, Hiến Hom ở nhà vò võ ngóng trông, hắt hiu, tủi

nhục rồi cuối cùng nàng phải tự vẫn.

Trong truyện thơ Khun Lú – Nàng Ủa, cha Ủa thấy tạo mường Khun

Chai là người lắm vàng nhiều của nên đã gả nàng Ủa cho tạo mường Khun

Chai làm cho đôi bạn tình Lú - Ủa phải chia lìa đôi ngã kết cục là nàng Ủa

chết, chàng Lú cũng cứa cổ tự vẫn.

Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu, vì anh yêu nghèo khó nên cha mẹ

em yêu không gả em yêu cho anh mà gả em yêu cho một người giàu có khác.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A55

Page 56: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Anh yêu đành phải đi buôn làm giàu để giành lại người yêu, em yêu ở nhà

phải theo người ta về nhà chồng, đúng lúc đó anh trở về nhưng tình thế đã trở

thành tuyệt vọng, đôi bạn tình chỉ còn cách kéo dài thời gian bên nhau bằng

cách anh đi theo tiễn, anh yêu và em yêu lại phải xa nhau.

Qua truyện thơ, chúng ta có thể thấy rằng: xã hội phong kiến Thái rất

coi trọng vật chất và địa vị, bởi lẽ trong các truyện thơ, các đôi trai gái yêu

nhau do bị cha mẹ phản đối để rồi họ phải chịu đau khổ đều có mặt của điều

kiện vật chất hay địa vị. Lúc này tình yêu chân chính chỉ tồn tại ở những

người trong cuộc, còn bên ngoài thì dường như không hề biết đến, họ chỉ biết

đến những cái lợi trước mắt mà không hề suy nghĩ về tương lai của con em

mình phải chịu những nỗi khổ, nỗi tủi nhục nơi cao sang, quyền quý. Đây là

những vấn đề đã tồn tại từ lâu và cho đến ngày nay vấn đề đó vẫn còn tồn tại

nhưng ở một khía cạnh khác hay một mức độ khác.

Tóm lại, mỗi người phụ nữ - mỗi cuộc đời, số phận – mỗi cảnh ngộ éo

le, ngang trái khác nhau. Song, họ đều là nạn nhân của chế độ phìa tạo trong

xã hội phong kiến Thái. Sống dưới bầu trời của Then, sống dưới cường quyền

áp chế, thân phận người phụ nữ chẳng khác gì kiếp trâu ngựa, phận kiến đỏ.

“Ý Then” cho họ sống thì được sống, bắt họ chết thì phải chết, chết một lần

chưa đủ, chết đến hai lần. Số phận người phụ nữ Thái cũng là số phận chung

của những người phụ nữ các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.

2.2.3. Vai trò của người phụ nữ

- Vai trò xã hội:

Người phụ nữ trên thực tế có vai trò to lớn đối với sự phát triển và ổn

định trật tự xã hội, song theo quan niệm truyền thống của người Thái thì vị trí

và vai trò của người phụ nữ trong xã hội không được thừa nhận, ở nhà thì phụ

thuộc vào bố mẹ, bố mẹ gả cho ai thì phải lấy người đó, lấy chồng thì lại phải

theo gia đình nhà chồng. Các vị trí chủ chốt của xóm, bản, mường phải là

người đàn ông nắm giữ. Quan niệm này cũng thể hiện rõ trong truyện thơ.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A56

Page 57: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Người phụ nữ trong truyện thơ (em yêu, nàng Ủa, nàng Hiến Hom…) ngoài

việc là người nội trợ, lo toan việc nhà, lao động sản xuất thì không tham gia

vào bất kể công việc gì của làng bản, cộng đồng.

- Vai trò trong gia đình:

Qua truyện thơ chúng ta thấy, người phụ nữ Thái có vai trò rất quan

trọng trong việc chăm lo cuộc sống gia đình, lao động tạo ra của cải vật chất.

“Em yêu” trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu, từ bé đã được tiếp xúc với

công việc gia đình, theo mẹ chăn gà, chăn lợn, hái dâu… lớn lên, em đi làm

nương, làm ruộng, đi hái củi cho mẹ ninh xôi, nấu rượu, giã gạo làm cơm

chiều, cơm sáng. Có thể nói em rất thành thạo công việc nội trợ trong gia đình

và là lực lượng lao động chính tạo ra của cải vật chất duy trì cuộc sống.

Nàng Mứn trong truyện thơ Khăm Panh là người con gái mồ côi cha

mẹ, sống ở nơi “đất đồi đất lạ”, nơi mường người, nàng Mứn phải đi gặt lúa,

đi trỉa ngô cho nhà giàu để sinh sống. Khi theo Khăm Panh về mường

Khòong, nàng Mứn đi phát nương trồng lúa, trỉa ngô, nàng thạo các công việc

gia đình như dệt chăn, ủ men, làm rượu… không những thế nàng Mứn còn

dạy dân làng vỡ đất trồng lúa, làm đăng làm đó bắt cá. Dù ở đâu, nàng Mứn

cũng là một người cần mẫm, chịu khó, chăm lo cho cuộc sống, tạo ra cái ăn

cho gia đình và cho dân bản.

Nàng Ỏn La trong truyện thơ Chim Yểng là người biết nấu cơm, dệt vải,

thạo các công việc ngoài ruộng, trên nương, giúp đỡ cha mẹ, trong gia đình

nàng cũng là người lao động chính để tạo ra của cải vật chất:

Chị Ỏn La đi cấy ruộng Hở Buộc

Chị còn đi làm cỏ rẫy núi cao

Trưa nghe tiếng nàng về lanh canh vòng bạc

Nàng bày mâm dọn ăn

Bữa trưa, ăn món cá “tết” nén trong ống nứa

Món chua cá “mọn”, cá “khỉnh” ướp trong ống luồng

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A57

Page 58: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Ăn rồi, nàng nhai trầu

Nàng ngồi vào khung cửi dệt tơ

Dệt chăn, nàng dệt sắp xong

Nàng Hiến Hom trong truyện thơ Hiến Hom – Cầm Đôi, tuổi 14 đã biết

giúp mẹ lo toan mọi việc trong nhà, biết tập ra sàn khuống, biết quay sa kéo

sợi, biết dệt vải, lên nương lấy củi… trai bản xa ai cũng muốn ướm hỏi nàng

làm vợ, trai cùng mường cũng ngỏ lời thương.

Như vậy, người phụ nữ Thái trong truyện thơ là những người lao động

chính tạo ra của cải vật chất nuôi sống gia đình, hơn nữa họ còn giúp bố mẹ

chăm lo cho cuộc sống của gia đình. Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy

nhưng người phụ nữ lại không được quyền quyết định các công việc của gia

đình. Gia đình của người Thái là gia đình phụ quyền, người đàn ông Thái là

người chủ gia đình, có vai trò quan trọng trong nhiều mặt của cuộc sống, có

quyền hành lớn quyết định mọi công việc, từ công việc làm ăn, cưới xin đến

các công việc liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng.

Trong gia đình Thái truyền thống, người phụ nữ không có quyền hành

gì lớn. Ở nhà họ chịu sự quản lý của gia đình cụ thể là cha mẹ, khi lấy chồng,

họ sống phụ thuộc hoàn toàn vào chồng, thậm chí họ không có quyền được

quyết định số phận của mình. Bố mẹ gả cho ai thì phải lấy người đó, không

cho lấy thì không được lấy, mang đi bán đổi thì cũng phải chịu. Người phụ nữ

cuối cùng đành phải ngậm ngùi chấp nhận và hứng chịu nỗi đau.

Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu, cha mẹ không cho em yêu lấy

anh yêu và gả em cho người khác. Tuy rất đau khổ nhưng em yêu đành phải

chấp nhận cho ở rể ngoài, rồi ở rể trong cùng chung chăn gối với mình, rồi

tìm mọi cách để kéo dài thời gian nhưng cuối cùng em vẫn phải theo người ta

về nhà chồng. Về nhà chồng, em cố tình làm hư, làm biếng, bị nhà chồng trả

về, bố mẹ em lại bán đứt em cho một gia đình cửa quan, em cũng đành phải

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A58

Page 59: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

chịu, để rồi nhà quan mang em ra chợ bán và đổi em chỉ bằng một cuộn lá

dong.

Trong truyện thơ Khun Lú – Nàng Ủa, cha mẹ Ủa ham giàu sang,

không cho Ủa lấy Lú và gả Ủa cho một người khác. Biết chuyện Ủa tìm cách

không về, nhưng vẫn bị mẹ bắt về, hai người chia ly nhưng vẫn tìm gặp nhau

trên hạn khuống, lén chung chăn gối với nhau. Phải lấy người khác, Ủa không

chịu nên đã thắt cổ tự vẫn trên cây tùng mong được cùng người yêu sum họp

nơi mường trời. Nào ngờ, Then trời lại cướp Ủa làm tì thiếp, nạt chàng Lú

làm cho oan hồn lẫn khuất không tan, vĩnh viễn chàng Lú và nàng Ủa không

được ở bên nhau.

Trong truyện thơ Hiến Hom – Cầm Đôi, tuy không phải là hiện tượng

ép gả, nhưng mẹ Cầm Đôi không cho chàng lấy Hiến Hom vì chê nhà Hiến

Hom nghèo. Cầm Đôi đành phải chịu và đi tha phương mong có ngày cha mẹ

đổi ý. Hiến Hom phải chịu cảnh có con mà không có chồng, rồi không chịu

được miệng lưỡi người đời, cô đành phải tự vẫn.

Chàng Hủn Lu trong truyện thơ Tào Hủn Lu – Náng Ông Piềm đã bị

mẹ không cho lấy Náng Ông Piềm và cưới vợ Nầu Hặc cho chàng. Náng Ông

Piềm không nỡ phá hại tổ ấm của Nầu Hặc nên đã chọn cách ra đi, nàng hóa

thành chim bay mất, bị Tào Hủn Lu phóng giao đâm chết, nàng biến thành

mặt trăng, Hủn Lu thành mặt trời, vĩnh viễn họ không được gặp nhau.

Người Thái vốn đề cao phẩm hạnh của người phụ nữ trong đời sống. Mặc

dù quan niệm và luật tục xã hội Thái đều thể hiện rõ thái độ coi thường, khinh

thị người phụ nữ nhưng với vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống gia đình,

xã hội, người phụ nữ dần dần đã khẳng định được mình.

- Vai trò trong tình yêu và hôn nhân

Trong tình yêu, người phụ nữ Thái luôn có sự chủ động. Họ được tự do

tìm hiểu người mình yêu và tự do lựa chọn bạn tình của mình. Tuy nhiên, hôn

nhân của họ luôn bị những hủ tục, những lễ giáo phong kiến bủa vây, bóp

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A59

Page 60: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

nghẹt. Họ không được quyết định hạnh phúc của mình mà người quyết định

hôn nhân của họ chính là những người bố, người mẹ. Cuối cùng người hứng

chịu nỗi đau vẫn là người phụ nữ. Điều này được thể hiện khá rõ nét trong

truyện thơ.

Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu, em yêu đã gắn bó với người yêu

của mình từ thưở ấu thơ:

Rồi đôi ta ra đào đất san nền

Cưỡi bông lau phi ngựa

Quấy mẹ vòi nằm bên

Thưở đôi ta còn vầy cá trên mâm

Còn bắt cá trong chậu

Đuôi cá đập tay trái, ta rủ nhau cười

Đuôi cá đập tay phải, ta rủ nhau cùng khóc

Khi lớn lên, người phụ nữ được chung vui, chung buồn với người mình

yêu và tình yêu đến với họ như một lẽ tự nhiên:

Yêu nhau thưở mới ra đời

Trao duyên gửi nghĩa từ hồi còn thơ

Họ yêu nhau nhưng rồi bố mẹ “em yêu” chê anh yêu nghèo nên đã gả

“em yêu” cho người khác. Khi về nhà chồng, “em yêu” bị đối xử tệ bác nên

đã bỏ về nhà bố mẹ, bố mẹ cô lại bán đứt cô cho một gia đình cửa quan, cuối

cùng cô bị nhà chồng bán đi đổi lấy cuộn lá dong.

Trong truyện thơ Chàng Lú – Nàng Ủa, Nàng Ủa cùng Chàng Lú quấn

quýt với nhau từ thưở ấu thơ:

Nàng Ủa nhỏ cùng anh Khun Lú

Hai anh em như đôi ngọc đôi vàng

Nũng nịu vui đùa như một cặp uyên ương

Kề vai sát mặt yêu thương

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A60

Page 61: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Lớn lên, họ yêu nhau nhưng cha mẹ Ủa ham giàu sang đã gả Ủa cho

tạo mường Khun Chai, không lấy được Chàng Lú nàng Ủa đã thắt cổ tự vẫn

trên cây tùng mong được cùng chàng Lú sum họp nơi mường Trời, nào ngờ

Then trời lại cướp Nàng Ủa làm vợ, nạt Chàng Lú làm oan hồn si tình lẫn

khuất không tan, vĩnh viễn Nàng Ủa không được ở bên cạnh người mình yêu.

Trong truyện Hiến Hom – Cầm Đôi, Hiến Hom gặp Cầm Đôi trên sàn

hạn khuống, rồi họ yêu nhau sáu năm ròng nhưng không ai hay biết, HIến

Hom có mang với Cầm Đôi nhưng mẹ Cầm Đôi chê nhà cô nghèo nên không

cho họ lấy nhau, Cầm Đôi phải đi tha phương, Hiến Hom ở nhà không chịu

được sự dè bửu của thế gian nên nàng đã thắt cổ tự vẫn

Trong truyện Tào Hủn Lu – Náng Ông Piềm, Ông Piềm gắn bó với Hủn

Lu từ nhỏ, hai người được mẹ cho đóng bè thả trôi về nơi Kẻ Chợ và được vợ

chồng ông lão người Kinh mang về nuôi. Hai người lớn lên bên nhau, cùng

nhau vui đùa, rồi họ yêu nhau, mẹ Hủn Lu không cho chàng lấy Ông Piềm

làm vợ và đã cưới Nầu Hặc cho chàng, Ông Piềm không nỡ phá hại tổ ấm của

Nầu Hặc nên đã ra đi, nàng hóa thành chim bay mất.

Như vậy, người phụ nữ Thái trong các truyện thơ đã có sự chủ động trong

tình yêu, dám đứng lên để bảo vệ tình yêu của mình nhưng đa phần họ không

lấy được người mình yêu, nếu có thì chỉ là lúc xế chiều hoặc ở kiếp khác.

Tiểu kết chương 2

Có thể khái quát, truyện thơ của dân tộc Thái không có loại truyện

riêng về đề tài người phụ nữ. Song như đã nói ở trên, trong hầu hết các truyện

thơ, dù viết về các đề tài khác nhau, chúng ta đều thấy có bóng dáng của

những người phụ nữ. Và qua đó, các tác giả dân gian đã cho chúng ta thấy

một cái nhìn khá đầy đủ về người phụ nữ Thái truyền thống. Đó là những

người phụ nữ vừa có ngoại hình đẹp như hoa, vừa khéo léo, tài năng. Ở họ hội

đủ các phẩm chất tốt đẹp hiếu nghĩa với cha mẹ, thủy chung, son sắt trong

tình yêu. Họ có ý chí kiên định, phản kháng quyết liệt với xã hội, với lễ giáo

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A61

Page 62: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

để bảo vệ hạnh phúc của bản thân. Tuy nhiên, số phận của hầu hết các nhân

vật nữ trong truyện thơ lại phải trải qua nhiều đau khổ, ngang trái. Trong gia

đình cũng như trong xã hội, họ không được quyền quyết định bất kể việc gì,

ngay cả những việc liên quan đến hạnh phúc, cuộc đời của bản thân.

Những điểm cốt lõi về người phụ nữ được thể hiện nhất quán, bằng

hình tượng sinh động qua tất cả các truyện thơ đã được khảo sát. Thông qua

số phận của người phụ nữ Thái, truyện thơ cũng gián tiếp lên án xã hội phong

kiến của người Thái xưa: một xã hội bất công, ngang trái đã bóp nghẹt quyền

sống, quyền yêu, quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ.

Chương 3

NGƯỜI PHỤ NỮ THÁI VÀ TRUYỆN THƠ CỦA DÂN TỘC

THÁI TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY (KHẢO SÁT Ở XÃ THỌ SƠN,

HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA)

3.1. Người phụ nữ Thái trong cuộc sống hiện nay

Những năm qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đồng bào dân

tộc thiểu số của Đảng và Chính phủ, đời sống vật chất và tinh thần của đồng

bào Thái đã có nhiều thay đổi.

Cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn, song đồng bào Thái vẫn một lòng

theo Đảng, theo Bác Hồ, luôn đoàn kết, vươn lên xóa đói giảm nghèo, xây

dựng cuộc sống mới. Cần cù, chịu khó, đồng bào siêng năng học hỏi, áp dụng

kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi, mở rộng các hình thức sản xuất….để

nâng cao đời sống vật chất. Ngoài các công việc đồng áng, nương rẫy…đồng

bào cũng có đời sống tinh thần phong phú, tích cực tham gia các hoạt động

văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí sau những ngày tháng lao động mệt nhọc

đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A62

Page 63: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Trong bối cảnh mới, sự phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục; sự tăng

cường giao lưu, mở rộng quan hệ với thế giới bên ngoài đã khiến cho cuộc

sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Thái nói riêng

thay đổi từng ngày. Trong đó, yếu tố con người chính là trung tâm của sự thay

đổi.

Người phụ nữ Thái ngày nay vẫn xinh đẹp, tài năng, vẫn giữ được tính

nết na, chịu thương chịu khó, ở nhà thì lo cho gia đình, lấy chồng thì lo cho

gia đình nhà chồng. Điều khác là, người phụ nữ Thái của ngày hôm nay bên

cạnh việc khéo léo nội trợ, thêu thùa, họ còn khẳng định mình trong lao động

sản xuất, trong các công việc xã hội nhiều hơn. Sự đảm đương tốt nhiều công

việc như vậy đã khiến cho đồng bào dần thay đổi quan niệm về người phụ nữ,

về vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay.

Để có cái nhìn cụ thể hơn đối với người phụ nữ Thái trong cuộc sống

hiện nay, người viết đã khảo sát tình hình đời sống của xã Thọ sơn, một xã

miền núi của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa và thấy có những nét chính

như sau:

Xã Thọ Sơn nằm gần quốc lộ 47, chạy theo hướng Đông - Tây nối

thành phố Thanh Hóa với các huyện phía Tây của tỉnh. Trong xã, hệ thống

giao thông liên thôn, liên xã được mở rộng, nâng cấp và làm mới giúp cho

việc giao lưu buôn bán của người dân diễn ra thuận lợi.

Tổng số dân của xã Thọ Sơn là 3770 người với 762 hộ gia đình. Trên

địa bàn xã có ba dân tộc cùng sinh sống: Thái, Mường, Kinh. Các dân tộc nơi

đây tuy không cùng nguồn gốc hay quá trình hình thành nhưng lại tập trung

sinh sống trên địa bàn xã, cùng nhau đoàn kết xây dựng cuộc sống mới. Hiện

nay, các dân tộc sinh sống gần gũi và luôn giúp đỡ lẫn nhau, do cùng sinh

sống trong một môi trường đã tạo nên một nền văn hóa giao thoa đa dạng và

phong phú. Xét về góc độ văn hóa thì sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau về

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A63

Page 64: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

phong tục cũng như lối sống tuy phức tạp nhưng lại tạo nên những nét đẹp

trong nền văn hóa phong phú mà thống nhất nơi đây.

Bên cạnh đó, Thọ Sơn là nơi có vị trí thuận lợi, đất đai màu mỡ, nhiều

tài ngyên khoáng sản (mỏ quặng, mỏ đá…) khiến cho nơi đây luôn thu hút

được nhiều dân cư từ nơi khác đến sinh sống và làm ăn, điều này càng tạo nên

sự đa dạng về thành phần dân tộc cũng như phong tục tập quán của đồng bào

nơi đây.

Mấy năm gần đây được sự quan tâm của các cấp các ngành, nền kinh tế

của xã đã có nhiều bước chuyển biến, đời sống của bà con dân tộc Thái ngày

càng được cải thiện. Ngày nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang quyết tâm đẩy

mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đưa Việt

Nam thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, nhanh chóng hội nhập với xu thế phát

triển chung của các nước trên thế giới. Cùng với sự phát triển đó của đất

nước, đời sống của người Thái ở Thọ Sơn cũng đã và đang từng bước được

thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây chính là điều kiện thuận lợi để

những người phụ nữ có thể khẳng định mình ở mọi mặt của đời sống. Và vì

thế vai trò của họ trong gia đình, xã hội đã thay đổi rất nhiều.

Thứ nhất là vai trò trong xã hội:

Trước đây, sống dưới chế độ phong kiến trong sự kiềm tỏa của chế độ

Tạo Phìa, người phụ nữ Thái bị khinh thường, rẻ rúm, trong nhà cũng như

ngoài bản họ không bao giờ được góp tiếng nói, tất cả mọi việc to nhỏ đều do

đàn ông quyết định. Vì còn nhiều hạn chế trong nhận thức nên người phụ nữ

Thái tin vào số phận, tin vào “ý Then”. Họ chấp nhận và cam chịu cuộc sống

với những gì mà số phận đã định, không giám ước mơ gì hơn ngoài cuộc sống

bình dị. Nhưng ngày nay, mọi suy nghĩ, nhận thức sai lầm trước kia của người

dân Thái đặc biệt là người phụ nữ đã có nhiều thay đổi. Mặc dù, vẫn là người

phụ nữ đảm đang, hiền dịu trong gia đình, nhưng suy nghĩ của họ không chỉ

dừng lại ở vườn rau, xó bếp, ruộng lúa mà họ đã có những ước mơ hoài bão

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A64

Page 65: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

cao đẹp, lớn lao. Ngày nay, nhiều phụ nữ Thái đã khẳng định được vị trí, vai

trò của mình ngoài xã hội, họ tham gia rất nhiều công việc ở mọi lĩnh vực

khác nhau, luôn có niềm tin vào sự hiểu biết và khả năng của bản thân. Nhiều

người phụ nữ có học vị cao, hiểu biết rộng, họ đảm đương những chức vụ

trong bản, xã, huyện, tỉnh và một số người phụ nữ Thái còn đảm trách những

chức vụ cao ở trung ương.

Điều này thể hiện rõ qua kết quả khảo sát ở xã Thọ Sơn về trình độ văn

hóa, nghề nghiệp, công việc của những người phụ nữ Thái. Cụ thể như sau:

Trình độ văn hóa Tỷ lệ ( %)Mù chữ 0%Tiểu học 100%Cấp 2 90%Cấp 3 55%Đại học, cao đẳng, trung cấp 25%

Bảng 1: Trình độ văn hóa của nữ giới

Trường mầm non 10 người 8%

Trường tiểu học 6 người 5%

Trường trung học cơ sở 5 người 4%

Trường trung học phổ thông 3 người 2,5%

Trường trung cấp 1 người 0,8%

Bảng 2: Số phụ nữ là giáo viên các cấp

Tổng số người Thái trong xã 251 người TL:100%

Số nữ giới 119 người 47%

Số phụ nữ tham gia chính quyền cấp

xã 10 người 8,5%

Số phụ nữ tham gia các đoàn thể, mặt

trận cấp thôn, xã 18 người 15%

Bảng 3: Số phụ nữ tham gia chính quyền và các tổ chức đoàn thể cấp xã

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A65

Page 66: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Những số liệu này cho thấy, phụ nữ Thái hiện nay không những thông

minh mà còn rất ham học, hầu hết đã xóa được nạn mù chữ, phổ cập tiểu học,

trung học cơ sở, nhiều người đã có học vị cao, hiểu biết rộng. Họ là lực lượng

chính tham gia giảng dạy ở các trường mầm non, tiểu học trong xã và một số

là giáo viên các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp

chuyên nghiệp.

Không những thế, những người vừa có trình độ học vấn, vừa có uy tín

đã được bầu vào các vị trí cao trong chính quyền, các tổ chức đoàn thể như:

ủy viên thường vụ xã, chủ tịch hội phụ nữ, chủ tịch công đoàn xã, phó chủ

tịch mặt trận tổ quốc, phó chủ tịch hội khuyến học, văn phòng ủy ban, trưởng

ban văn hóa. Đây là minh chứng cụ thể nhất về sự thay đổi trong vai trò xã

hội của người phụ nữ Thái.

Thứ 2 là vai trò trong gia đình:

Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của người phụ nữ cũng được đề

cao. Ngoài xã hội họ tham gia vào việc xây dựng làng bản, xây dựng chính

quyền ... Trong gia đình họ cũng có vai trò quan trọng, có rất nhiều phụ nữ Thái hiện nay

là chủ gia đình hoặc cùng làm chủ gia đình, họ cũng tham gia làm kinh tế, nắm tài chính

của gia đình, có phụ nữ trở thành doanh nhân, là chủ xưởng sản xuất, chủ trang trại...

Vai trò của người phụ nữ Số người Tỷ lệ (%)

Tổng số phụ nữ xã 119 người 100%

Phụ nữ làm chủ gia đình 45 người 38%

Phụ nữ nắm tài chính trong gia

đình60 người 50%

Phụ nữ là doanh nhân 5 người 4 %

Phụ nữ là chủ xưởng sản xuất,

chủ doanh trại10 người 8,5 %

Bảng 4: Thống kê của hội phụ nữ xã Thọ Sơn

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A66

Page 67: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Người phụ nữ Thái còn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục con

cái, xây dựng hạnh phúc gia đình. Theo thống kê của xã năm 2011 có 98 hộ

trong xã đạt gia đình văn hóa. Bên cạnh đó người phụ nữ Thái còn tham gia

các phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi, phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm

nghèo...Năm 2011, có 15 phụ nữ đạt phụ nữ làm kinh tế giỏi, có 8 phụ nữ đã

thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đây là điều rất đáng khích lệ trong cuộc

sống hiện nay, đã và đang tạo nên sự phát triển chung của xã.

Thứ 3 là vai trò của người phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân:

Nếu như trước đây, xã hội phong kiến Thái là xã hội của những “phép

thiêng, phép cả, phép lớn” với tục lệ cưới mua gả bán, với những định kiến

khắt khe, cổ hủ, người phụ nữ sống trong xã hội đó họ không có quyền được

tự do lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của mình, thì bây giờ những điều ấy đã

dần được xóa bỏ, người phụ nữ Thái ngày nay được sống bình đẳng như tất cả

mọi người, họ có quyền được tự do trong tình yêu và hôn nhân.

Những năm gần đây, nền kinh tế của xã Thọ Sơn đã có những bước

chuyển biến rõ rệt, kinh tế phát triển, đời sống vật chất, đời sống tinh thần

được nâng cao kéo theo nhiều sự thay đổi trong đời sống của đồng bào Thái.

Một điều quan trọng đã thay đổi trong quan niệm hôn nhân của người Thái là

vấn đề bất bình đẳng trong hôn nhân. Tình yêu là cơ sở quan trọng quyết định

kết quả hôn nhân nhưng trong quan niệm của người Thái truyền thống, quan

trọng là phải môn đăng hộ đối, cùng với đó là hiện tượng ép gả và hôn nhân

có tính chất mua bán. Những hiện tượng đó được phản ánh rõ ràng trong

truyện thơ Tiễn dặn người yêu, Hiến Hom- Cầm Đôi, Khun Lú – Nàng Ủa,

Tào Hủn Lu – Náng Ông Piềm của người Thái. Hiện nay phụ nữ Thái được tự

do tìm hiểu và gây dựng hạnh phúc gia đình cùng sự tham gia góp ý quan

trọng của bố mẹ . Tình yêu trong hôn nhân và sự tự nguyện đã được chú trọng

trong việc kết hôn và trong quá trình chung sống. Chính nhận thức thay đổi đã

tạo nên dư luận xã hội mới, nếu như ngày xưa môn đăng hộ đối là tiếng tốt

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A67

Page 68: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

của gia đình, là niềm tự hào của dòng họ thì nay người Thái không còn quá

chú trọng và ngăn cản việc kết hôn của con cái. Đây là sự thay đổi tích cực

trong nhận thức của người Thái hiện nay.

Hiện nay, khi quá trình giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, tình trạng

hôn nhân ngoại tộc giữa giữa phụ nữ Thái với các tộc người khác xảy ra rất

nhiều, hôn nhân ngoại tộc trên cơ sở tự nguyện đã tạo ra những gia đình hạnh

phúc. Đây là một hiện tượng mới trong đời sống xã hội Thái. Trước đây

người Thái không kết hôn với người ngoại tộc, nếu có kết hôn cũng không lập

gia đình với người khác huyện. Nhưng hiện nay, do quá trình chuyển cư của

người Kinh, hình thái cư trú “xôi đỗ”, cộng với sự phát triển của giao thông

vận tải, thông tin liên lạc thì người Thái không chỉ kết hôn với những người

đồng tộc. Hiện nay việc kết hôn với người ngoại tộc đã trở nên quen thuộc với

tâm lý của đồng bào. Qua buôn bán, trao đổi, giao lưu...họ tìm hiểu nhau và

tiến đến hôn nhân. Các cặp vợ chồng này tuy khác nhau về ngôn ngữ, nếp

sống sinh hoạt, phong tục tập quán nhưng họ vẫn tạo dựng được hạnh phúc

gia đình bền vững. Có được điều đó là do người phụ nữ Thái vẫn luôn luôn

giữ được những nét phẩm chất đáng quý như sự thủy chung trong tình yêu, sự

cần cù, chịu thương chịu khó, chăm lo cho gia đình và quan trọng là đức hi

sinh của người phụ nữ Thái.

Thống kê về tỷ lệ giữa đám cưới của những người cùng dân tộc và những người

khác dân tộc của phụ nữ Thái ở xã Thọ Sơn từ năm 2008 – 2011 như sau:

Năm Kết hôn cùng dân tộc Kết hôn khác dân tộc

2008 83,5% 16,5%

2009 71% 29%

2010 57% 43%

2011 45,7% 54,3%

Bảng 5: Thống kê của ban tư pháp xã Thọ Sơn

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A68

Page 69: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Qua bản thống kê ta thấy, tỷ lệ người phụ nữ kết hôn khác dân tộc ngày

càng tăng lên.

Ngoài những biến đổi tích cực trên, trong xã hội Thái ngày nay vẫn còn

tồn tại những biến đổi tiêu cực.

Trong không khí dân chủ, hiện tượng ép duyên, gả bán không còn

nhưng phụ nữ Thái lại bị ảnh hưởng của xu hướng mới đó là sự tự do quá đà,

buông thả bản thân gây nên những hậu quả đáng tiếc cho chính bản thân

người phụ nữ , cho gia đình và cho xã hội. Một trong những xu hướng đó là

hiện tượng sống thử. Hiện nay, tình trạng sống thử trước hôn nhân là lối sống

du nhập từ phương Tây, bắt đầu phát triển ở thành thị nước ta, nay cũng đã

ảnh hưởng tới những người miền núi xa xôi trong đó có người phụ nữ. Người

viết đã thực hiện điều tra xã hội học đối với phụ nữ Thái có độ tuổi từ 17 – 22 tuổi, đang

học từ lớp 11/12 đến đại học ở xã Thọ Sơn về quan niệm của họ về việc sống thử trước hôn

nhân và thu được kết quả như sau:

Coi “Sống thử” là lối

sống

không lành mạnh, không

phù hợp với truyền thống

của dân tộc mình

Sống thử là một cách để

hiểu hơn về người mình

yêu, để an ủi, cùng nhau

vượt qua khó khăn trong

cuộc sống

Phải qua sống thử

thì hôn nhân mới có

hạnh phúc

SP TL SP TL SP TL

13/20 65% 6/20 30% 1/20 5%

Bảng 6: Quan niệm của phụ nữ Thái về việc sống thử

Như vậy có thể thấy, người phụ nữ Thái hiện nay phần đa vẫn giữ được

những nét phẩm chất trong truyền thống, tuy nhiên cũng còn có một bộ phận

bị ảnh hưởng trào lưu của thời đại, họ có quan niệm khá “thoáng” trong việc

sống thử đã dẫn tới những hậu quả như nạn nạo phá thai ngoài hôn nhân, bỏ

học để kết hôn…

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A69

Page 70: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Đất nước ta đang bước vào hội nhập, nó thúc đẩy con người chạy theo

vòng xoáy của đồng tiền, làm suy thoái dần tố chất con người trong đó có cả

người phụ nữ. Người phụ nữ Thái hiện nay đã có nhiều thay đổi, nhiều trường

hợp không giữ được những nét phẩm chất tốt đẹp. Đây đang là một biểu hiện

tiêu cực, là rào cản cho sự phát triển của xã hội.

Người phụ nữ hiện nay không còn giữ được nét thủy chung như trong

truyền thống, tình trạng yêu một lúc nhiều người, yêu thử, yêu chọn lọc đang

trở thành trào lưu của giới trẻ, người phụ nữ ngày nay sống thực dụng hơn, họ

có thể sẵn sàng từ bỏ người mình yêu vì những mục đích khác như tiền bạc,

địa vị, do kết hôn không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính nên có rất nhiều

phụ nữ kết hôn rồi lại li hôn. Tính riêng năm 2011, trên địa bàn xã Thọ Sơn

đã xảy ra 3 vụ kết hôn rồi lại ly hôn , hiện tượng này chắc chắn vẫn còn tiếp

diễn trong những năm sau.

Một sự thay đổi nữa trong tính cách của người phụ nữ Thái so với

truyền thống, nếu như trước đây người phụ nữ Thái trong truyện thơ luôn luôn chiến đấu

để bảo vệ tình yêu, bảo vệ hạnh phúc của mình thì ngày nay tính cách ấy không còn nhiều

nữa, rất ít người phụ nữ có thể vượt qua sự ngăn cấm của gia đình để sống cùng với người

mình yêu, đa phần là họ nghe theo gia đình, nghe theo bố mẹ. Người viết đã tìm hiểu cách

giải quyết của người phụ nữ khi tình yêu bị bố mẹ ngăn cản và thu được kết quả như sau:

Chấm dứt tình yêu Tìm mọi cách

vượt qua

Tìm đến cái chết

để bảovệ tình yêu

của mình

SP TL (%) SP TL

(%)

SP TL (%)

8/20 40 12/20 60 0 0

Bảng 7: Cách giải quyết của người phụ nữ khi tình yêu bị ngăn cản

Qua khảo sát ta thấy, khi tình yêu bị ngăn cản, đa phần cách giải quyết

của người phụ nữ vẫn là tìm mọi cách để vượt qua, tuy nhiên cách giải quyết

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A70

Page 71: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

chấm dứt tình yêu của mình cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Đây là sự thay

đổi rõ rệt trong tính cách của người phụ nữ trong xã hội hện nay.

Có thể nói, khi quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đang

phát triển một cách nhanh chóng, con người luôn phải hội nhập để bắt kịp

nhịp sống chung, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa

truyền thống là một việc làm hết sức cần thiết. Phụ nữ Thái hiện nay thông

minh, năng động, duyên dáng song vẫn là những người con của bản Thái chân

chất, mộc mạc, họ luôn tự hào và có ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn

bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Qua việc nhìn nhận về người phụ nữ Thái

trong đời sống xã hội ngày nay, chúng ta đã thấy được phần nào những đổi

thay trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Thái. Có thể nói, đó là

bước chuyển mình rất cần thiết để mang lại cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp cho

mọi người. Đây không chỉ là niềm vui của riêng người dân Thái mà còn là

niềm vui chung của cả đất nước.

3.2. Truyện thơ Thái trong đời sống hiện nay

Văn hóa dân gian cũng như văn học dân gian đều là một kho tàng quý

giá của dân tộc, nhưng trên những chặng đường phát triển không phải nó

được bảo tồn hoàn toàn, khi nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo một xã

hội ngày càng hiện đại, văn minh hơn thì con người có xu hướng dần dần xa

rời truyền thống văn hóa xa xưa của dân tộc mình. Như vậy, văn hóa là thành

tố bị ảnh hưởng không nhỏ.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh

những giá trị đã và đang trở thành giá trị văn hóa của nhân loại vẫn còn nhiều

giá trị đang dần phai mờ mà nếu không được lưu giữ kịp thời sẽ rất dễ bị lãng

quên, thậm chí biến mất hẳn. Bởi vậy, nghiên cứu, tìm hiểu, duy trì truyền

thống văn học dân gian của các dân tộc trong đó có truyện thơ đang là sự

quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A71

Page 72: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Hiện nay, truyện thơ Thái đã được cố định ra văn bản, nhiều tác phẩm

được dịch ra tiếng Việt và được lưu truyền rộng rãi không chỉ ở trong xã hội

Thái mà còn được lưu truyền trong cả nước. Đây là một cơ sở quan trọng cho

việc bảo tồn truyện thơ trong đời sống hiện nay.

Trong cộng đồng Thái Tây Bắc có Khắp Thái, là hình thức hát kể

chuyện thơ. Đây là một hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu được

trong cuộc sống người Thái. Trong đám cưới, các ngày lễ tết, lễ hội, lúc lao

động người ta đều có thể hát Khắp. Vì vậy, duy trì được Khắp trong đời sống

cũng là một hình thức lưu giữ truyện thơ Thái.

Đảng và Nhà nước ta hiện nay đang quan tâm đến việc khôi phục lại

môi trường diễn xướng cho truyện thơ, phục dựng lại các lễ hội truyền thống,

tổ chức các cuộc thi hát Khắp, thi kể truyện thơ… Đây là một hướng bảo tồn

truyện thơ rất hiệu quả.

Hiện nay, truyện thơ của các dân tộc thiểu số vẫn được lưu giữ, truyền

bá qua cách kể, cách nói hằng ngày của những người có tuổi hay những nghệ

nhân trong vùng đồng bào Thái. Cùng với nhiều cuốn sách được xuất bản,

Truyện thơ Thái vẫn được lưu truyền và ngày càng gần gũi với người dân

Thái. Gần đây, một số bài thơ thể kể truyện, các truyện thơ hiện đại, các thể

truyện ký bằng văn xuôi của các tác giả Thái ít hoặc nhiều đã tiếp thu và phát

huy những tinh hoa trong Truyện thơ của dân tộc mình. Đây là một hướng kế

thừa truyền thống rất đáng khuyến khích.

Tuy vậy, trong cuộc sống hiện nay, truyện thơ Thái hầu như ít được

mọi người biết đến, người viết đã thực hiện điều tra xã hội học ở vùng người

Thái xã Thọ Sơn ở tất cả các lứa tuổi người già, trung niên, thanh niên về sự

hiểu biết về truyện thơ và thu được kết quả như sau:

Lứa tuổi Người già Trung niên Thanh niên

Tỷ lệ người SP TL SP TL SP TL

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A72

Page 73: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

biết và kể

được truyện

thơ

13/20 65% 7/20 35% 2/20 10%

Bảng 8: Tỷ lệ người biết và kể được truyện thơ

Thực tế khảo sát ở xã Thọ Sơn người viết nhận thấy rằng: số lượng

người biết đến truyện thơ và có thể kể được truyện thơ không còn nhiều, chủ

yếu ở tầng lớp người già tuy nhiên số đó cũng ít, chỉ chiếm 65%, tầng lớp

trung niên chỉ chiếm 35%, đặc biệt, thế hệ trẻ khi hỏi ai cũng nói là không

biết, số người biết đến truyện thơ chỉ chiếm 10%. Điều này đang đe dọa sự

tồn tại của truyện thơ, bởi tầng lớp trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước mà

hầu hết không biết đến truyện thơ thì truyện thơ khó mà bảo tồn được.

Để truyện thơ có thể tồn tại đúng với ý nghĩa của nó thì phải được đặt

trong môi trường diễn xướng của nó, tuy nhiên khi khảo sát người viết nhận

thấy, khi mà kinh tế phát triển thì sinh hoạt dân gian còn diễn ra rất ít do đó

truyện thơ không có môi trường để tồn tại. Khi hỏi các cụ già thuộc truyện thơ

ở đâu, đa phần họ trả lời là thuộc qua cách kể của những thế hệ trước chứ

không được đọc trong cuốn sách nào. Hiện nay thì họ vẫn kể lại cho con cháu

nghe nhưng không được rộng rãi như trước, có chăng là vào các dịp lễ hội

hoặc các dịp lễ tết chứ trong cuộc sống hằng ngày thì hầu như không kể

truyện thơ. Khi khảo sát người viết còn nhận thấy hầu hết ở các bản Thái sách

in về truyện thơ không về đến nơi, các sách truyện thơ cổ thì bị thất truyền vì

thế mà truyện thơ dần dần bị mại một, và ít được biết đến đặc biệt là thế hệ

trẻ.

Tuy vậy, trong đời sống người dân Thái vẫn dùng truyện thơ để răn dạy

con cháu, và họ luôn luôn có ý thức giữ gìn và lưu truyền truyện thơ. Người

viết đã tiến hành khảo sát ở giới trẻ người Thái và thu được kết quả như sau:

20/20 phiếu trả lời sẽ áp dụng những kinh nghiệm của cha ông trong truyện

thơ vào đời sống của bản thân, 100% ý kiến cho rằng đưa truyện thơ vào

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A73

Page 74: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

chương trình giáo dục ở các trường học, hoặc vào các chương trình giao lưu

văn nghệ , truyền thông, hoặc các hoạt động xã hội.

Trong xã hội hiện nay, khi mà các phương tiện thông tin đại chúng, đài,

ti vi đang dần chiếm lĩnh đời sống của đồng bào Thái, thì rất ít sinh hoạt văn

hóa dân gian được diễn ra, đặc biệt là sự tác động to lớn của văn học dân gian

người Việt đến thế hệ trẻ người Thái làm cho truyện thơ đang đứng trước

nguy cơ bị mất hẳn.Với tình hình trên, để bảo tồn và phát huy được truyện thơ

Thái trong đời sống hiện nay thì cần phải tiếp tục cho in ấn nhiều truyện thơ

bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, cần phải tổ chức lại các sinh hoạt văn hóa

dân gian để tạo môi trường sống cho truyện thơ, tổ chức nghiên cứu, sưu tầm

các truyện thơ và cố định trong văn bản. Có như thế thì truyện thơ mới có thể

tồn tại và lưu truyền được.

3.3. Một vài nhận xét

3.3.1 Về người phụ nữ Thái trong truyện thơ và trong cuộc sống hiện

nay

Truyện thơ Thái về người phụ nữ đã đề cập đến những nét phẩm chất

đáng quý của người phụ nữ: đó là những người phụ nữ rất đẹp, rất tài năng,

họ có những tình yêu trong sáng, khi đã yêu thì yêu rất chung thủy và rất kiên

cường trong đấu trong bảo vệ tình yêu, bảo vệ hạnh phúc của mình. Mặc dù

cuộc đời của họ phải trải qua rất nhiều cay đắng nhưng họ vẫn luôn hướng tới

hạnh phúc của mình dù là lúc xế chiều, dù trong thực tại hay trong tâm tưởng.

Đó chính là giá trị đạo đức, nhân văn, tính hướng thiện của truyện thơ.

Sống dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ luôn bị những “phép

thiêng, phép cả. phép lớn” ngự trị, bủa vây, họ bị khinh thường, rẻ rúm, trong

nhà cũng như ngoài bản họ không được góp tiếng nói, thậm chí họ không có

quyền được quyết định số phận của mình mà người quyết định số phận của họ

là những Tạo, phìa, cũng có khi là chính bố mẹ của mình. Vì còn nhiều hạn

chế trong nhận thức cho nên người phụ nữ tin vào số phận, tin vào “y then”.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A74

Page 75: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Họ chấp nhận và cam chịu cuộc sống với những gì mà số phận đã định, không

dám ước mơ gì ngoài một cuộc sống bình dị.

Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các cấp chính

quyền nên đời sống của đồng bào Thái ngày càng được cải thiện, kinh tế phát

triển kéo theo sự thay đổi về đời sống vật chất, đời sóng tinh thần đặc biệt là

sự thay đổi trong nhận thức của người phụ nữ. Người phụ nữ ngày nay không

chỉ dừng lại ở vườn rau, xó bếp mà họ đã có những ước mơ, hoài bão cao đẹp

lớn lao. Ngày nay, người phụ nữ đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình

ngoài xã hội, họ không chỉ thông minh mà còn rất ham học, nhiều người đã có

học vị cao, hiểu biết rộng, họ đảm đương những công việc có vị trí xứng đáng

trong xã, huyện, tỉnh, một số phụ nữ còn đảm trách cả những chức vụ cao ở

trung ương.

Xã hội ngày càng phát trển giàu mạnh, văn minh hơn, những tục lệ cưới

mua gả bán với những định kiến khắt khe, cổ hủ đã bị xóa bỏ, người phụ nữ

Thái ngày nay được sống một cách bình đẳng như mọi người, họ có quyền

được tự do trong tình yêu và trong hôn nhân.

Trong không khí dân chủ, hiện tượng ép duyên, gả bán không còn

nhưng lại xảy ra tình trạng tự do quá đà, buông thả, dễ dãi trong quan hệ nam

nữ. Hiện nay, tình trạng sống thử trước hôn nhân là lối sống du nhập từ

phương Tây, bắt đầu phát triển ở thành thị nước ta, nay cũng đã ảnh hưởng tới

những người miền núi xa xôi trong đó có người phụ nữ. Chính vì những quan

niệm quá “thoáng” như vậy mà người phụ nữ Thái đã xa rời chuẩn mực

truyền thống dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như bỏ học để kết hôn, nạn

phá thai ngoài ý muốn.

Trước thực trạng đáng lo ngại trên, các cơ quan có trách nhiệm ở huyện

Triệu Sơn đã áp dụng nhiều biện pháp để khắc phục. Cụ thể là phòng Văn

hóa-thông tin kết hợp cùng đội An ninh trật tự đề ra những quy định như: Vào

nhà nghỉ phải có giấy tờ tùy thân, đăng ký kết hôn thì mới được phép ngủ

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A75

Page 76: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

chung…Trong công tác thông tin lưu động luôn luôn có nội dung tuyên

truyền về vấn đề nếp sống, lối sống lành mạnh, chống lại lối sống buông thả,

Giờ đây, khi đến với các bản Thái, chúng ta đã thấy nhiều đổi thay về

kinh tế, xã hội, văn hóa trong đó sự biến đổi tích cực đóng vai trò chủ đạo. Có

được điều này bởi người dân tộc Thái vẫn giữ được truyền thống của dân tộc

mình, luôn luôn học hỏi và tìm hiểu những vốn kiến thức trong dân gian qua

những câu tục ngữ, thành ngữ, truyện cổ tích và truyện thơ. Có thể nói, truyện

thơ Thái về người phụ nữ cực kỳ phong phú và đa dạng, những phẩm chất tốt

đẹp của người phụ nữ trong truyện thơ vẫn luôn tồn tại trong tâm trí người

dân tộc nơi đây, họ luôn ý thức được những suy nghĩ và hành động của mình

trong cuộc sống cũng như trong tình yêu.

Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng: những phẩm chất tốt đẹp của

người phụ nữ cũng đang dần mất đi bởi tầng lớp trẻ hiện nay đang dần dần

tiếp cận với những nền văn hóa nơi phồn hoa đô thị, có nguy cơ xa rời văn

hóa truyền thống. Vậy nên, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các ngành, các cấp là

phải chú trọng trong việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống quý

giá của dân tộc trong đó có truyện thơ.

3.3.2. Giá trị của truyện thơ và thực trạng bảo tồn, phát huy truyện

thơ

- Giá trị hiện thực

Truyện thơ về người phụ nữ của đồng bào dân tộc Thái đã phản ánh

chân thực đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Qua truyện thơ về

người phụ nữ, có thể hiểu rõ hơn về đời sống mọi mặt của đồng bào Thái từ

lao động sản xuất đến sinh hoạt văn hóa – nghệ thuật, phong tục tập quán….

Truyện thơ khắc họa rõ cuộc sống của dân tộc Thái ở những thế hệ

trước khi còn nghèo nàn, lạc hậu, con người lệ thuộc nhiều vào tự nhiên và

nhất là lệ thuộc vào uy lực của những kẻ có quyền thế. Chính vì vậy mà trong

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A76

Page 77: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

đời sống riêng tư của mình, người dân không có quyền lựa chọn con đường

hạnh phúc cho bản thân, họ phải chịu áp đặt của những kẻ có quyền thế, mà

những người đó có khi lại chính là những người thân tròn gia đình, dòng họ.

Trong hoàn cảnh ấy, tình yêu chung thủy của người phụ nữ đã giúp họ vượt

qua được mọi trở ngại, giành được hạnh phúc của mình. Truyện thơ đã giúp

những người đời nay, hiểu rõ tâm tư, tình cảm của người phụ nữ, tình yêu và

cách thức bảo vệ tình yêu của họ, qua đó nhận thức sâu sắc hơn về đạo đức,

lối sống của thế hệ đi trước.

Truyện thơ Thái về người phụ nữ là một tiếng nói phản kháng của

người phụ nữ trước các thế lực và luật lệ phong kiến đang bao trùm lên xã hội

lúc bấy giờ. Nó không chỉ “ phản ánh chân thực số kiếp người phụ nữ dưới

chế độ phong kiến, nó còn thể hiện những khát vọng, những ước mơ chân

chính và cũng rất đơn giản của người phụ nữ: được tự do yêu đương xây

dựng hạnh phúc.

- Giá trị thẩm mỹ

Truyện thơ Thái về người phụ nữ đã góp phần tôn vinh và truyền bá

những nét đẹp của người phụ nữ nói riêng và cuộc sống của đồng bào Thái

nói chung. Phạm trù cái đẹp được khẳng định qua hàng loạt các nhân vật phụ

nữ và cách xử lý tình huống trong truyện thơ. Người phụ nữ không chỉ xinh

đẹp, nết na mà họ còn có lòng thủy chung đối với tình yêu, tính chiến đấu để

bảo vệ tình yêu của mình, tuy khó khăn vất vả, tưởng chừng không còn hy

vọng nhưng cuối cùng họ đã được đền đáp, họ được sống bên nhau dù là lúc

xế chiều, dù chỉ là bên nhau trong giấc mơ hay là ở một thế giới không có

thực. Truyện thơ về người phụ nữ thắp sáng khát vọng dân chủ, ca ngợi lối

ứng xử khoan hòa, giàu nhân tính. Cái đẹp về hình thức được coi trọng nhưng

cao quý hơn là cái đẹp về tính nết, tấm lòng, những giá trị vật chất được đề

cao nhưng cao hơn là những giá trị về tinh thần.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A77

Page 78: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Ẩn chứa trong truyện thơ là một kho tàng phong phú về tài liệu ngôn

ngữ dân tộc. Mỗi truyện thơ bao gồm hàng nghìn từ ngữ có thể diễn đạt hay

miêu tả về phong cảnh, đồ dùng, vật nuôi, hay những từ ngữ thể hiện tình cảm

của đồng bào dân tộc Thái. Bản thân truyện thơ cũng là một vẻ đẹp về ngôn

ngữ, nó vừa kết tinh nhiều đặc điểm của tiếng nói dân tộc vừa in dấu được

những quan niệm, lối nghĩ của đồng bào dân tộc Thái về người phụ nữ, về

cách thức ứng xử giữa người với người. Đó là một vẻ đẹp được nhân lên gấp

đôi, bởi bản thân truyện thơ đã đẹp, lại còn miêu tả được vẻ đẹp của con

người, cảnh vật, đạo đức, lối sống, trở thành tấm gương sáng cho đời sau học

tập.

- Giá trị giáo dục

Truyện thơ Thái về người phụ nữ còn có giá trị giáo dục, đào tạo người

phụ nữ mới, đó là người phụ nữ đẹp, tài năng, khéo léo, giỏi công việc gia

đình, có lòng thủy chung, sự hy sinh cho gia đình, luôn luôn vượt lên khó

khăn để bảo vệ tình yêu, bảo vệ hạnh phúc của mình. Đó là những phẩm chất

rất đáng coi trọng. Bởi lẽ, trong cuộc sống hiện nay, khi xã hội ngày càng

phát triển với sự hội nhập quốc tế, nó thúc đẩy mọi người chạy theo vòng

xoáy của đồng tiền và làm suy thoái dần tố chất con người, những nét phẩm

chất tốt đẹp của người phụ nữ không còn giữ được nguyên vẹn như trong

truyền thống. Như vậy, trong trường hợp này, truyện thơ có vai trò khuyên

răn, dạy bảo con người đặc biệt là lối sống và cách ứng xử của người phụ nữ

trong cuộc sống hiện nay.

Không chỉ dừng lại ở vai trò khuyên răn con người mà truyện thơ còn

giữ gìn được những nét phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Thái để có thể

vận dụng vào việc xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Đồng thời, truyện thơ còn có vai trò giới thiệu và truyền bá với lớp trẻ hiện

nay cũng như với bạn bè quốc tế về cuộc sống và con người của những người

dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Thái nói riêng.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A78

Page 79: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Giá trị văn hóa

Truyện thơ Thái nói chung và truyện thơ Thái về người phụ nữ nói

riêng nó góp phần làm rõ thêm chân dung văn hóa tộc người, bên cạnh đó nó

còn có vai trò to lớn trong việc lưu giữ và truyền bá vốn quý báu về văn hóa –

nghệ thuật của dân tộc Thái

Truyện thơ Thái phản ánh đời sống vật chất cũng như đời sống tinh

thần của người dân Thái từ xa xưa, trải qua nhiều năm phát triển của đất nước

nhưng nó vẫn giữ nguyên được giá trị và cho đến ngày nay, truyện thơ Thái

vẫn còn có vai trò rất to lớn. Đặc biệt là những truyện thơ về người phụ nữ,

thông qua những truyện thơ đó, ta thấy được cuộc sống của đồng bào Thái nói

chung và người phụ nữ nói riêng. Khi cuộc sống còn nghèo nàn, lạc hậu, phải

lao động vất vả để có cái ăn, cái mặc, tuy vậy họ vẫn luôn sống vui vẻ, đoàn

kết xây dựng bản làng quê hương. Hơn thế, về tinh thần họ còn trao cho người

mình yêu thương những tình cảm trong sáng, chân thành và thủy chung.

Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng truyện thơ Thái về

người phụ nữ hiện nay rất ít được mọi người biết, chỉ có một bộ phận người

già có thể kể lại truyện thơ, tầng lớp trung niên thì biết rất ít, còn giới trẻ hầu

như không biết đến. Thực trạng trên đang đe dọa sự tồn tại của truyện thơ.

Vấn đề đặt ra là phải có biện pháp bảo tồn truyện thơ đồng thời làm cho các

giá trị của truyện thơ đi sâu vào đời sống của người đồng bào Thái. Có như

thế thì truyện thơ của người Thái mới có thể tồn tại và phát huy được giá trị

của nó.

3.4. Một số khuyến nghị và giải pháp

3.4.1. Giữ gìn và phát huy văn học dân gian nói chung, truyện thơ

Thái nói riêng trong cuộc sống hiện nay

Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc, văn hóa bắt rễ sâu trong đời sống

nhân dân. Qua từng thời kỳ lịch sử, văn hóa dân tộc là căn cước, là chững chỉ

của một dân tộc.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A79

Page 80: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Vậy bảo vệ và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc chính là bảo vệ,

phát huy những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần cảu dân tộc. Để

thực hiện điều đó, trước hết cần phải đề ra những phương hướng và có nhứng

biện pháp cụ thể.

Khi thực hiện đề tài này, người viết đã tiến hành điều tra xã hội học ở

xã Thọ Sơn và thu được kết quả như sau:

- 13/20 phiếu trả lời đã có lần nghe kể hoặc tìm hiểu về truyện thơ Thái

- 20/20 phiếu trả lời sẽ áp dụng những kinh nghiệm tốt của cha ông thể

hiện trong truyện thơ vào đời sống của bản thân

- 100% số phiếu tán thành với việc đưa truyện thơ vào chương trình

giáo dục ở các trường học, hoặc vào các chương trình giao lưu văn nghệ ,

truyền thông, hoặc các hoạt động xã hội.

Từ căn cứ thực tế nói trên, kết hợp với việc nghiên cứu các văn bản chỉ

đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và tình hình đời sống tinh thần của đồng

bào Thái trong thời kỳ đổi mới, người viết mạnh dạn đề xuất như sau:

Phương hướng

Bảo tồn và phát huy toàn diện văn học dân gian nói chung và truyện

thơ của dân tộc Thái nói riêng.

Biện pháp

- Sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian nói chung, đặc biệt là truyện

thơ của dân tộc Thái

- Phổ biến và tuyên truyền cho đồng bào dân tộc Thái biết được thêm

nhiều về truyện thơ của dân tộc mình, đồng thời giúp người dân hiểu được ý

nghĩa cũng như những giá trị đích thực của truyện thơ Thái về người phụ nữ

để từ đó có thể vận dụng vào cuộc sống hiện nay.

- Cần cố định truyện thơ trong văn bản, tiếp tục cho in ấn truyện thơ

Thái ra nhiều thứ tiếng khác nhau cho lưu hành rộng rãi trên phạm vi cả nước.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A80

Page 81: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

- Cần tổ chức lại các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, phục dựng

lại các lễ hội truyền thống để tạo môi trường sống cho truyện thơ.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyện thơ trên quy mô rộng, tổ chức

các buổi liên hoan, văn nghệ có sự tham gia của đồng bào như hát Khắp để

bảo tồn truyện thơ

- Trong chương trình giáo dục của con em vùng miền núi nên đưa

truyện thơ vào chương trình giảng dạy, đưa vào các hoạt động giao lưu hoặc

là tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn học dân tộc, trong đó có truyện

thơ….để cho những thanh thiếu niên người dân tộc từ khi còn ngồi trên ghế

nhà trường đã biết đến những vốn văn học dân gian của dân tộc và biết giữ

gìn những giá trị văn hóa truyền thống mà cha ông ta đã để lại.

Từ những câu chuyện hay và đầy ý nghĩa nhân văn trong truyện thơ,

lớp trẻ hiện nay sẽ vận dụng vào cuộc sống mới và như thế sẽ góp phần vào

việc lưu giữ, truyền bá và phát huy những nét đẹp của người phụ nữ trong

truyện thơ Thái trong cuốc sống hiện nay.

3.4.2. Giữ gìn và phát huy những nét đẹp của người phụ nữ Thái

trong cuộc sống hiện nay

Ngày nay, người phụ nữ Thái được tiếp cận với nền văn hóa phồn hoa

đô thị nên có phần xa rời các chuẩn mực truyền thống, trong nhiều trường hợp

họ không còn giữ được những nét phẩm chất tốt đẹp. Trong điều kiện xã hội

nói trên, việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp của người phụ nữ Thái trong

cuộc sống hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết, góp phần xây dựng nếp

sống văn hóa, xây dựng gia đình hạnh phúc. Một trong những biện pháp đó là

làm cho những những nét đẹp của người phụ nữ dần dần thẩm thấu vào đới

sống tinh thần của lớp người trẻ tuổi, giúp họ có những định hướng đúng đắn.

Thực hiện biện pháp này bằng nhiều hình thức:

+ Trong công tác thông tin lưu động nên xen kẽ Truyện thơ vào các tiết

mục văn nghệ hay diễn kịch bằng cách diễn/ kể tốm tắt truyện thơ. Từ đó, rút

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A81

Page 82: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

ra những giá trị nhân văn của truyện thơ về người phụ nữ và vận dụng vào

cuộc sống hiện nay.

+ Trong các phong trào thi đua xây dựng xây gia đình văn hóa, xây

dựng nếp sống văn hóa nên đưa những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ

thành mục tiêu chấm điểm như: phải thủy chung một vợ một chồng, phụ nữ

vượt khó để xây dựng cuộc sống, phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo….

+ Trong các hoạt động, phong trào của phụ nữ nên đưa những nét đẹp

của người phụ nữ trong truyện thơ trở thành tiêu chuẩn để bình chọn các danh

hiệu như: phụ nữ tiên tiến, phụ nữ tài năng, phụ nữ làm kinh tế giỏi…

+ Đưa truyện thơ Thái về người phụ nữ vào các sinh hoạt cộng đồng để

làm gương trong việc xây dựng gia đình mới, từ những nét đẹp của người phụ

nữ trong truyện thơ vận dụng vào xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng gia

đình văn hóa.

Tiểu kết chương 3

Những kết quả khảo sát tại xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh

Hóa cho thấy, người phụ nữ Thái trong xã hội hiện nay đã có rất nhiều thay

đổi. Họ vẫn giữ được nhiều nét đẹp của người phụ nữ truyền thống, người phụ

nữ trong truyện thơ. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của xã hội, người phụ

nữ có cơ hội tham gia vào nhiều công việc xã hội, làm kinh tế…Người phụ nữ

Thái hiện nay đã khẳng định được khả năng, trí tuệ của mình trong cuộc sống

gia đình, tình yêu – hôn nhân và ở nhiều lĩnh vực trong xã hội. Tuy nhiên, sự

thay đổi của xã hội, quá trình giao lưu văn hóa cũng đem lại những tác động

không nhỏ đến tư tưởng, lối sống… làm nảy sinh những vấn đề tiêu cực trong

đời sống của đồng bào trong đó có cả giới nữ.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, quá trình giao lưu, hội nhập khiến cho

đời sống văn hóa, đời sống vật chất phong phú hơn nhưng cũng là nguy cơ

khiến cho nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Thái, trong đó có

truyện thơ đã và đang bị mai một dần. Từ thực trạng đó, người viết đã bước

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A82

Page 83: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

đầu đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát huy những phẩm chất tốt đẹp

của người phụ nữ Thái truyền thống và bảo tồn, phát huy truyện thơ Thái

trong đời sống hiện nay.

KẾT LUẬN

Truyện thơ là một thể loại văn học dân gian đặc trưng và cũng rất độc

đáo của nhân dân các dân tộc thiểu số. Cùng với các dân tộc anh em khác,

người Thái đã góp vào kho tàng truyện thơ của nước ta một tiếng nói riêng,

mang đậm bản sắc văn hóa Thái.

Truyện thơ Thái được kết tinh từ truyền thống văn hóa – văn nghệ, từ

các hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân Thái từ bao đời nay. Tuy nhiên,

trên những chặng đường phát triển không phải nó được bảo lưu hoàn toàn,

bên cạnh những nhân tố đã và đang phát triển trở thành giá trị văn hóa vẫn

còn nhiều giá trị đang dần bị phai mờ mà nếu không được lưu giữ kịp thời sẽ

rất dễ bị lãng quên, thậm chí sẽ bị biến mất hẳn. Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu,

duy trì truyền thống văn hóa dân gian luôn là sự quan tâm hàng đầu của Đảng

và Nhà nước ta.

Nghiên cứu về Truyện thơ là góp phần làm phong phú thêm kho tàng

văn học dân gian của nước ta. Đó chính là phương trâm “học xưa là vì nay”

của Đảng ta.

Trên cơ sở nhận thức như vậy, người viết đã chứng minh được tính cấp

thiết của đề tài và vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như

phương pháp nghiên cứu liên ngành (Văn học – văn hóa học – dân tộc hoc),

xã hội học văn hóa để giải quyết những vấn đề vừa có tính văn học, vừa có

tính văn hóa.

Qua 3 chương, khóa luận đã giải quyết những vấn đề mang tính lý luận

và thực tiễn là:

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A83

Page 84: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

1. Những nét đặc trưng nhất về điều kiện địa lý, dân cư, văn hóa vật

chất, văn hóa tinh thần nơi mà đồng bào Thái sinh sống và có liên quan trực

tiếp đến truyện thơ. Qua đây, chúng ta thấy rằng: đồng bào Thái chủ yếu cư

trú ở vùng miền núi, dân cư thưa thớt, giao thông đi lại khó khăn. Đây là điều

kiện thuận lợi để đồng bào Thái có thể bảo lưu được nền văn hóa truyền thống

của dân tộc mình, hạn chế sự du nhập ồ ạt của văn hóa ngoại lai làm biến

dạng văn hóa bản địa.

Dân tộc Thái là một trong số các dân tộc thiểu số ở nước ta có chữ viết

từ lâu đời. Do người Thái có chữ vết nên kho tàng văn học dân gian như

truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca và một số luật lệ còn được

lưu giữ và truyền lại khá nguyên vẹn qua các bản ghi chép trên giây bản và

trên lá cây. Một số tác phẩm truyện thơ nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay

như: Xống chụ xôn xao, Khun Lú – Nàng Ủa, Khăm panh, Hiến Hom – Cầm

Đôi…

Dân tộc Thái có số dân đông thứ ba sau người Kinh và người Tày. Dân

số đông cộng với có chữ viết là những điều kiện thuận lợi để bảo lưu và phát

triển nền văn học dân gian trong đó có truyện thơ.

2. Qua khảo sát các truyện thơ tiêu biểu của người Thái Tây Bắc: Tiễn

dặn người yêu, Khun Lú – Nàng Ủa, Hiến Hom – Cầm Đôi, Khăm Panh,

Chim Yểng, Tào Hủn Lu – Náng Ông Piềm. Tuy ra đời trong những hoàn

cảnh khác nhau nhưng các truyện thơ này có rất nhiều điểm tương đồng: phản

ánh thực tế đời sống vật chất, tình cảm của người dân tộc Thái, đặc biệt là

phản ánh sinh động người phụ nữ Thái trong xã hội phong kiến xưa, tạo nên

những giá trị to lớn. Qua truyện thơ Thái về người phụ nữ có thể thấy rõ quan

niệm, cách ứng xử của người phụ nữ Thái trong tình yêu: đó là người phụ nữ

có một tình yêu trong sáng, mãnh liệt, đặc biệt họ có long thủy chung son sắt.

Do sự ép buộc của cha mẹ hoặc do sự cưỡng bức của những kẻ có quyền thế,

người phụ nữ phải xa rời người yêu của mình, nhưng họ vẫn một lòng một dạ

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A84

Page 85: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

hướng về người mình yêu thương, họ dám vượt mọi khó khăn, trở ngại để

được sống cùng người mình yêu dù là cõi trần hay cõi âm, trong thực tại hay

trong tâm tưởng.

3. Khảo sát về người phụ nữ Thái trong cuộc sống hiện nay ở xã Thọ

Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa kết hợp với tình hình tìm hiểu được

qua sách báo… người viết phân tích những biến đổi trong đời sống tình cảm,

cách ứng xử của người phụ nữ Thái ngày nay và đề xuất những phương

hướng bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của người phụ nữ và của

truyện thơ trong cuộc sống đương đại.Truyện thơ Thái về người phụ nữ mang

rõ dấu ấn về nếp sống, phong tục, đạo đức của đồng bào dân tộc Thái, mang

giá trị hiện thực, giáo dục, văn hóa, thẩm mỹ sâu sắc mà lớp trẻ ngày nay nói

chung, người phụ nữ nói riêng cần phải noi theo. Sự biến đổi đáng lo ngại

nhất là sự tự do quá đà, sự buông thả bản thân của người phụ nữ, từ những

định hướng sai lầm, xa rời chuẩn mực về đạo đức truyền thống, đã dẫn đến

những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, đe dọa, phá vỡ hạnh phúc

của nhiều lứa đôi, gia đình.

Trong điều kiện xã hội nói trên, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt

đẹp của truyện thơ Thái về người phụ nữ là một trong những biện pháp hữu

hiệu góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng gia đình hạnh phúc. Một

trong những việc làm thiết thực là đưa truyện thơ các dân tộc Thái về người

phụ nữ vào nội dung hoạt động thông tin, văn nghệ, giáo dục hay các hoạt

động xã hội, làm cho những giá trị về thẩm mỹ, đạo đức, lối sống…dần dần

thẩm thấu vào đời sống tinh thần của lớp người trẻ tuổi, giúp họ có định

hướng đúng đắn.

Tất cả các thể loại văn học dân gian như: Truyện thơ, sử thi, thành ngữ,

tục ngữ, ca dao, dân ca…đã và đang góp phần vào công cuộc phát triển đất

nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trường đang phát

triển cùng với những chủ trương mở cửa và giao lưu văn hóa với các nước

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A85

Page 86: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

trong khu vực và trên thế giới. Việc giữ gìn và phát huy các loại hình văn học

dân gian truyền thống, đặc biệt là truyện thơ về người phụ nữ là một việc làm

có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, lành

mạnh theo đúng nghị quyết và phương trâm đường lối văn hóa Việt Nam của

Đảng đề ra. Đồng thời, nó cũng đặt ra những nhiệm vụ cao cả đối với Đảng

và Nhà nước là phải có những biện pháp, chính sách để tạo điều kiện cho việc

nghiên cứu, sưu tầm nhiều hơn nữa các tác phẩm văn học dân gian nó chung

và truyện thơ Thái nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Bình, 2009, Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.NXB

VHDT, Hà Nội

2. Trần Bình, 2001, Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở

Tây Bắc Việt Nam, NXB VHDT, Hà Nội

3. Trần Bình, Đôi nét về lịch của người Thái ở Tây Bắc, Tạp chí nghiên

cứu Đông Nam á, số 1/1996

4. Bùi Văn Trọng Cường (2000), Tiễn dặn người yêu, Tạp chí Văn nghệ

dân tộc và miền núi, Hà Nội, số 9

5. Cầm Cường, Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam, NXB Khoa

học xã hội, Hà Nội

6. Cầm Cường, Cầm Kỷ, Hà Thị Thiệc, (1986), Truyện dân gian Thái,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

7. Lò Xuân Dừa, (2004), Bước đầu tìm hiểu một vài đặc điểm của

Truyện thơ “Khun Lú – Nàng Ủa”, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại

học Sư Phạm Hà Nội

8. Nguyễn Bích Hà, (2002), Giáo trình Văn học dân gian, NXB Đại

Học Sư Phạm, Hà Nội

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A86

Page 87: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

9. Nguyễn Xuân Hòa, Truyện cổ và dân ca Thái vùng Tây Bắc Việt

Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội

10. Hội văn nghệ Sơn La, (1997), Truyện thơ, trường ca dân tộc Thái,

Sở Văn hóa – Thông tin, 1997

11. Đinh Gia Khánh, Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian

12. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), (2008), Tổng tập văn học dân gian

các dân tộc thiểu số Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên

cứu văn hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

13. Hoàng Thị Hương Loan, (2006), Số phận người phụ nữ Thái qua

một số chuyện thơ tiêu biểu của người Thái Tây Bắc, Luận văn thạc sĩ ngữ

văn, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

14. Đặng Văn Lung, Sông Thao biên soạn, tuyển chọn (1999), Tuyển

tập văn học dân gian, tập 5: Sử thi, truyện thơ, NXB Giáo Dục, Hà Nội

15. Nông Đức Mạnh, (1996), Phát huy gái trị văn hóa các dân tộc

( Sách “ Văn hóa và sự phát triển các dân tộc Việt Nam”), Hà Nội

16. Lê Trường Phát, Truyện thơ các dân tộc thiểu số- một thể loại văn

học, hai phong cách ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, Hà Nội, 1996,

số 2

17. Mạc Phi, (1961), “Giá trị truyện thơ Xống chụ xôn xao” Tạp chí

Nghiên cứu văn học, Hà Nội, số 5

18. Mạc Phi, (1961),Văn học Thái, tạp chí văn nghệ, số 45

19. Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vỹ, Văn

học dân gian Việt Nam, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội

20. Ngô Đức Thịnh, (1993), Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống

các dân tộc, Tạp chí Dân tộc học. Hà Nội

21. Lê Ngọc Thắng, (1990), Nghệ thuật trang phục Thái, NXB VHDT,

Hà Nội

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A87

Page 88: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

22. Cầm Trọng, (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, NXB KHXH,

Hà Nội

23. Cầm Trọng – Ngô Đức Thịnh, (1999), Luật tục Thái ở Việt Nam,

NXB VHDT, Hà Nội

24. Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, Viện Khoa học và Nhân văn

Quốc Gia, Viện văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội

25. Tuyển tập văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam

26. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), (2002), Tổng tập văn học các dân

tộc thiểu số Việt Nam, tập 4: Truyện thơ, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân

văn Quốc Gia Viện văn học, NXB Đà Nẵng

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH NGƯỜI CUNG CẤP TƯ LIỆU

STT Họ và tên Tuổi Nghề nghiệp

1 Hoàng Thị Nhung 25 Cán bộ dân số xã Thọ Sơn

2 Lê Thị Tình 27 Trưởng ban văn hóa xã Thọ Sơn

3 Bùi Bá Cường 35 Cán bộ tư pháp xã Thọ Sơn

4 Lý Ngọc Thơm 48 Phó chủ tịch xã Thọ Sơn

5 Lữ Hoàng Yến 32 Giáo viên trường cấp III H. Triệu Sơn

6 Vi Thị Thắm 28 Giáo viên trường Cấp II Xã Thọ Sơn

7 Hà Minh Hạnh 28 Bí thư đoàn xã Thọ Sơn

8 Lương Thị Chung 38 Xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn

9 Vi Thị Thu 42 Xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn

10 Lô Thị Hoạt 45 Xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn

11 Nguyễn Tài Tuệ 49 Cán bộ phòng Văn hóa-thông tin

huyện Triệu Sơn

12 Lương Trọng Thủy 78 Già làng, Thôn 11, Thọ Sơn

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A88

Page 89: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

13 Lò Văn Huy 70 Già làng, Thôn 13, Thọ Sơn

PHỤ LỤC 2

Tóm tắt nội dung một số truyện thơ tiêu biểu

của người Thái Tây Bắc viết về người phụ nữ

Truyện thơ Tiễn dặn người yêu

Tiễn dặn người yêu là một câu chuyện tình bằng thơ và là một kiệt tác

trong văn học trữ tình của người Thái vùng Tây Bắc Việt Nam.

“ Tiễn dặn người yêu” là truyện tình trắc trở của đôi trai gái. Câu

chuyện kể về đôi trai gái người Thái từ khi họ còn nằm trong bụng mẹ, hai

đứa trẻ ấy được sinh ra và lớn lên và lớn lên trong hai gia đình không giàu có,

nhưng tuổi thơ và thời niên thiếu của họ cũng trôi qua ên đềm và phẳng lặng

như bao người khác, rồi họ yêu nhau…hện hò gắn bó. Anh yêu về tìm sắm lễ

vật, tìm người mối lái đến xin ở rể nhà em yêu, nhưng cha mẹ em yêu chê anh

nghèo không nhận lời, mà lại nhận lời người khác, cha mẹ gả chồng cho em

yêu khi cô còn ở trên nương, về đến nhà thì chuyện đã rồi, dù hết sức đau đớn

nhưng em yêu không thể làm gì được.

Anh đau khổ vô cùng, nhưng rồi quyết chí đi buôn làm giàu để đủ tiền

giành lại người yêu. Trước khi đi, anh yêu trao cho em yêu chiếc đàn môi để

làm vật tin và dặn dò cô dù thế nào cũng cứ đợi và tin ở anh, năm tháng trôi đi

mà anh vẫn lận đận chưa về, cô gái ở nhà mỏi mắt chờ trông. Đã hết kỳ “rể

ngoài” người kia được cha mẹ cho làm “rể trong” cùng cô chung chăn gối, rồi

biết bao tháng năm chờ đợi nữa trôi qua anh vẫn biệt tăm, người kia đã ở đủ

hạn rể, giờ đã đến lúc phải theo họ về nhà chồng. Em yêu cố tìm cách trì

hoãn, lần lữa từ tháng riêng đến tháng chạp, nhưng một năm chỉ có 12 tháng,

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A89

Page 90: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

không còn cách nào khác đến tháng cuối cùng cô đành phải đau lòng cất

bước, chính lúc ấy anh trở về nhưng tình thế của em yêu đã thành tuyệt vọng.

Anh phẫn nộ, căm hờn, bất chấp mọi nổi hiểm nguy đe dọa băng mình đuổi

theo để được cùng người yêu than thở dặn dò: “Không lấy được nhau lúc trẻ

ta sẽ lấy nhau lúc góa bụa về già”

Anh đưa bạn tình đến tận nhà chồng, ở lại đó một thời gian, em yêu bị

nhà chồng đánh đập, đày đọa, anh xót lòng an ủi thuốc thang. Đôi bạn quyến

luyến dặn dò nhau hết nhẽ, rồi anh đành phải quay về nhà.

Sau một thời gian vì không làm tròn nhiệm vụ dâu thảo vợ hiền nên em

yêu bị nhà chồng đuổi về với cha mẹ đẻ, vưa về đến nhà cha mẹ đã bán đứt cô

cho một gia đình cửa quan. Ở đây cô càng khổ hơn, càng ngẩn ngơ, vụng dại.

Họ bực tức đem cô ra chợ bán, rao chợ dưới, chợ trên chẳng ai buồn ngó, cuối

cùng họ đổi cô lấy một cuộn lá dong.

May sao người đổi cuộn dong chính là người yêu cũ nhưng bây giờ anh

đã có vợ con êm đềm. Vì em yêu quá tiều tụy, anh không thể nhận ra, tủi thân

quá cô oán phận, trách người, rồi lấy chiếc đàn môi năm xưa ra gảy. Đôi bạn

tình đã nhận ra nhau, anh quyết định cưới cô làm vợ và sống hạnh phúc bên

nhau.

Truyện thơ Chàng Lú – Nàng Ủa

Chàng Lú – Nàng Ủa được coi là thiên truyện Kiều thứ hai của người

Thái. Trên cơ sở từ câu chuyện dân gian của người Khơ Mú, người dân Thái

đã xây dựng thành một thiên tình sử não nùng bằng truyện thơ, để mãi đến

hôm nay những đôi bạn tình vẫn còn nhắc.

Câu chuyện kể về một thuở xa xưa, có vị chúa trời Tề- Ba- La dâm

đãng muốn chiếm con gái mình làm vợ. Sợ phạm phép trời, Then bày mưu

cho con gái xuống trần hóa thành quả sung chín đầu thai vào hai chị em Cằm

Sôm và Ngân Liêng con phìa Chiềng Ly. Hai chị em mang thai, hẹn ước nếu

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A90

Page 91: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

cùng sinh con gái thì cho chúng chung một chồng, nếu sinh một trai, một gái

thì cho chúng lấy nhau.

Chàng Lú và Nàng Ủa ra đời đẹp như ngọc song đôi, hai đứa trẻ ngày

càng quấn quýt, lớn lên bên nhau. Ông phìa Chiềng Ly đã già, chia mường

cho các con rể lập ấp. Nhà Lú và Ủa phải xa nhau, đôi trai gái đau buồn chia

tay, hẹn ước mãi mãi chung thủy. Chàng Lú “tập giữ quyền cao” bên tạo mà

lòng thương nhớ Ủa không nguôi, bèn xin phép cha mẹ sang thăm nàng. Hai

người gặp nhau vui mừng khôn xiết, họ cùng chung chăn gối mặn nồng

nhưng rồi lại phải xa nhau, chàng Lú trở về nhà. Sau đó Ủa cùng mẹ sang nhà

Lú thăm hỏi, Ủa được mẹ cho ở lại nhà Lú chơi. Khi đó bên nhà Ủa, tạo

Mường Khun Chai sai người mang lễ sang nhà xin cưới Ủa làm vợ. Cha nàng

Ủa nhận lời gả nàng cho Khun Chai, còn mẹ cho hầu tớ sang đón Ủa về,

Chàng Lú và Nàng Ủa tuy bị ngăm cấm nhưng vẫn tìm gặp nhau trên hạn

khuống, lén chung chăn gối với nhau, cha mẹ Ủa bắt được rút gươm dọa giết

Lú, chàng đành phải bỏ về.

Cha mẹ chàng Lú cưới nàng Mành cho con, Lú thương mẹ không nói

chỉ ân thầm trong lòng nỗi thương nhớ Ủa. Ủa cũng ngày đêm mong ngóng

Lú, trốn sang thăm chàng nhưng lại bị mẹ tìm thấy bắt về. Trở về nhà Ủa héo

hắt lòng đau, nàng mặc xiêm y, trang điểm lộng lẫy rồi đến bên cây tùng thắt

cổ tự vẫn. Chàng Lú nhận được tin đau đớn vô cùng, Lú mang trâu sang tiễn

vong Ủa, trở về nhà mà thương nàng không chút nguôi ngoai, chàng liền cầm

dao cứa cổ chết theo nàng.

Hai người gặp nhau ở Mường trời, nhưng vị chúa trời Then Chăng Tế-

ba- la đã giành lấy nàng Ủa làm vợ, bắt chàng Lú phải ở ngoài sân trời, đôi

lứa từ đó mãi mãi ngăn cách.

Truyện thơ Hiến Hom – Cầm Đôi

Truyện thơ này của người dân Thái đã được lưu truyền bao đời nay ở

vùng Thái Tây Bắc Việt Nam. Câu chuyện là tấn bi kịch tình yêu, xảy ra từ

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A91

Page 92: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

một mùa chơi hạn khuống xa xưa ở mường Pha Muổi huyện Thuận Châu. Với

lối kể hấp dẫn, tình tiết ly kỳ, truyện thơ đã tạo được ấn tượng riêng cho

người đọc. Có lẽ sâu sắc nhất đó là sự ám ảnh về nổi đau, nỗi tuyệt vọng của

một người con gái vì tình yêu mà phải tìm đến cái chết nhưng chết rồi vẫn

không thể dứt nổi mối tình xưa.

Chuyện kể về Hiến Hom – một cô gái con nhà thường dân, xinh đẹp nết

na như hoa thơm nở khắp Mường. Tuổi 14 nàng tập ra sàn khuống, quay sa

kéo sợi, trai khắp vùng tìm đến vây quanh. Mùa chơi khuống đầu tiên ấy,

Hiến Hom gặp Cầm Đôi – chàng trai 16 tuổi, con nhà giàu có, quyền uy trong

vùng.

Hiến Hom và Cầm Đôi đi lại, thương nhau đã 6 năm ròng, bố mẹ, họ

hàng hai bên không ai hay biết. Thời gian không những giúp đôi bạn trẻ lớn

về thể xác mà tình yêu của họ cũng thêm nồng. Rồi những gì con người mong

cũng đã có, Hiến Hom đã mang thai với Cầm Đôi.

Cầm Đôi khuyên Hiến Hom nói hết ngọn ngành với cha mẹ, còn chàng

cũng về xin với cha mẹ chọn ngày lành giờ tốt, cho ông mối sang nhà xin

cưới Hiến Hom, nhưng cha Cầm Đôi đùng đùng nổi giận mặc cho chàng van

xin.

Tan nát cõi lòng, Cầm Đôi tìm Hiến Hom chia sẻ nỗi niềm, rồi quyết bỏ

nhà đi tha phương hẹn đúng 3 năm 3 tháng quay về, chàng hy vọng thoeif

gian trôi đi, lâu ngày cha mẹ sẽ ưng thuận. Hiến Hom ở nhà chờ đợi mà chẳng

có tin tức gì về chàng, nàng héo hon khóc than tuyệt vọng và thắt cổ chết, xác

nàng bám chặt vào chõng chờ Cầm Đôi về. Cầm Đôi trên đường tha phương

thấy điềm gở chàng quay trở về, Hiến Hom chết hóa thành ma ngồi đầu sàn

quay sa và hẹn chàng đến chơi. Về đến nhà, cha mẹ báo tin Hiến Hom đã chết

nhưng Cầm Đôi không tin và ngay đêm ấy Cầm Đôi đến chơi với Hiến Hom,

hai người trò chuyện tới khuya rồi cùng chung đệm ấm chăn hoa. Lúc này,

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A92

Page 93: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Cầm Đôi nhớ lời mẹ nói nàng đã chết và chạy trốn, Hiến Hom đuổi theo Cầm

Đôi, đuổi mãi không kịp, trời sáng Hiến Hon đành phải quay về.

Từ hôm đó, Hiến Hom luôn đi theo Cầm Đôi, thấy chàng ở đâu nàng

cũng chạy sà tới ôm chàng, nhiều lần bị Hiến Hom đuổi, Cầm Đôi sợ quá

không dám ra khỏi nhà. Cha mẹ chàng phải mời thầy mo đến cúng vía cho

con và bàn với dân làng chẻ nan kết hình người có cắm đầy chông nhọn rồi

lấy quần áo Cầm Đôi mặc vào rồi đem đặt ra ruộng. Hiến Hom bay xuống,

hát mãi mà không thấy “Cầm Đôi” trả lời, nàng liền ghì chặt “Cầm Đôi” vào

lòng. Nàng đã bị những mũi chông nhọn sắc đâm vào người, máu chảy đỏ mặt

ruộng. Hiến Hom chết lần hai, hồn nàng bay về trời chờ ngày sum họp với

Cầm Đôi, Cầm Đôi về nhà phát ốm, cha mẹ mời biết bao thầy cúng giỏi tới

chữa chạy nhưng chàng vẫn không khỏi. Tháng ngày ngẩn ngơ, mòn mỏi,

chàng tắt thở, hồn chàng bay lên trời theo nàng Hom.

Truyện thơ Khăm Panh

Bốn anh em nhà Khăm Panh gặp loạn, lưu lạc nhiều nơi. Khi gom góp

được ít nhiều vốn liếng, họ trở lại đất Mường Khòong. Khăm Panh lấy được

người vợ là nàng Mứn, một phụ nữ có tài đã xây dựng mường Khòong nên

giàu đẹp. Gia đình Khăm Panh thêm được mười con, đông đúc, vui tươi.

Lúc bấy giờ ở phương Bắc, có tên Khun Ha muốn chiếm đất này, hắn

đóng vai mtj anh thợ bạc xin đến mường Khòong làm đồ trang sức, vợ chồng

Khăm Panh cho hắn trú ngụ lại gả con gái Khăm Sao cho hắn.

Khun Ha dần dần bộc lộ rõ dã tâm, lien kết với bên ngoài, hắn duổi

được vợ chồng Khăm Panh đi. Khăm Xao phải tự tử, Khăm Panh chết dọc

giữa đường, nàng Mứn tập hợp tàn quân đánh trả thù, cũng bị Khun Ha bắn

chết. Mấy người em của Khăm Panh đến cứu anh chị cũng bị thua, Khăm Kéo

tử trận, Khăm Khiền bị bắt sống, Khăm Lụa bỏ chạy. Khun Ha ra lệnh giết cả

họ Khăm Panh chỉ có nàng dâu thứ tư sống được.

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A93

Page 94: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Vợ chồng Khăm Panh chết, nhưng mối hận của họ không nguôi. Hồn

của họ đã hóa thành đôi bướm bay đi, tìm được nàng dâu thứ tư và dẫn đường

cho cô này ẩn nấp. Ít lâu, cô sinh được đứa con, đặt tên là Khăm Khoong. Lớn

lên. Cậu bé chóng thành một dũng sĩ khỏe mạnh, nung nấu căm hờn, quyết trả

thù cho ông bà, cha mẹ và mường bản.

Nàng Mứn trong cõi vô hình cũng không vợi được nỗi đau thương, chờ

Khăm Khoong khôn lớn nàng báo mộng cho quần chúng vô danh tìm đến

cháu mình, bày mưu tính kế. Cũng chính nàng than hành đi khắp khe động,

kêu gọi nhân dân quy tụ dưới cờ Khăm Khoong. Họ lập mẹo, biết Khun Ha cí

tính tham ăn, kiếm con cá to dâng hiến, Khun Ha được cá to khoái chí, vục

đầu ăn lấy ăn để và chết hóc vì xương cá quá to. Con cái hắn nhân lúc bối rối

vì chuyện làm ma cho bố thì bị quân Khăm Khoong ập vào đânhs lúc không

phòng bị. Khun Ha và con hắn là Khun Ý Lân đều bị tiêu diệt, mường

Khòong được giải phóng trở về với chủ cũ, nhân dân bản mường lại vui vầy

độc lập như xưa.

Truyện thơ Tào Hủn Lu – Náng Ông Piềm

Đây là truyện kể về sự tích Mặt Trăng – Mặt Trời của người Thái ở

miền Tây Nghệ An. Câu chuyện như sau: Hai chị em nhà nọ bắt được một

quả sung đỏ bèn chia đôi ra ăn, rồi hai chị em mang thai, chj sinh đứa trai đặt

tên là Tào Hủn Lu, em sinh đứa gái đặt tên là Náng Ông Piềm. Hủn Lu và

Ông Piềm được hai mẹ đóng bè thả trôi, cho về nơi Kẻ Chợ. Đôi trai gái được

hai vợ chồng ông lão người Kinh mang về cưu mang, Họ lớn lên bên nhau,

trao cho nhau nhhuwngx tình cảm thiêng liêng rồi họ yêu nhau, hai người

cùng nhau tìm về bản cũ. Tào Hủn Lu muốn lấy Ông Piềm làm vợ nhưng mẹ

chàng không cho và cưới Nầu Hặc cho chàng. Ông Piềm không muốn phá

hoại tổ ấm của Nầu Hặc nên đã hóa thành chim bay đi. Hủn Lu đi tìm Ông

Piềm nhưng nàng không chịu gặp, một lần Hủn Lu thấy Ông Piềm ngồi trên

mỏm đá, Tào trèo lên, Náng lại xuống suối, Tào xuống suối Náng lại trèo lên

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A94

Page 95: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

đá, ức quá Tào Hủn Lu đã phóng một nhát đao, máu nàng Ông Piềm vọt trào.

Nàng chết, Tào cũng đập đầu chết theo, Hủn Lu biến Thành măt trời, Ông

Piềm thành mặt trăng, hai người mãi mãi không gặp được nhau.

Truyện Chim Yểng

Ở mường Pu Quai có tạo Hiền Mương muốn lấy nàng Ỏn La mường

Chiêng Van về làm vợ bèn nhờ đôi chim Yểng đưa thư cho nàng Ỏn La thay

chủ. Đôi chim Yểng vượt đường xa cuối cùng cũng đến được mường Chiêng

Van, tìm được nàng Ỏn La và thưa chuyện của chủ mình. Sau khi nghe chim

Yểng thưa chuyện, nàng Ỏn La đồng ý và đưa thư quay trở lại cho đôi Yểng

về báo cho tạo Hiền Mương sắm sửa lễ vật sang cưới nàng. Tạo Hiền Mương

vui mừng mượn gái cuối bản, mượn trai giữa làng cùng sắm sửa lễ vật, sau đó

cùng Tạo sang mường Chiêng Van cưới nàng Ỏn La về làm vợ. Vượt qua bao

nhiêu khó khăn, xa xôi cách trở cuối cùng họ cũng được hạnh phúc bên nhau

PHỤ LỤC 3

PHIẾU HỎI Ý KIẾN

Họ và tên:……………………..

Dân tộc :…………………………

Tuổi :…………………………...

Trình độ học vấn :………………

Giới tính: Nam / Nữ

Bạn hãy cho biết quan điểm của bạn về những vấn đề sau đây?

* Bạn đã bao giờ nghe kể hoặc tìm hiểu về truyện thơ của dân tộc mình

chưa?

- Đã từng nghe kể

- Chưa từng nghe kể

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A95

Page 96: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

- Đã từng tìm hiểu

- Chưa từng tìm hiểu

* Nếu tình yêu bị ngăn cản thì cách giải quyết của bạn là?

- Chấm dứt tình yêu

- Tìm mọi cách để vượt qua

- Tìm đến cái chết để bảo vệ tình yêu của mình

* Hiện tượng sống thử hiện nay đang rất phổ biến ở tầng lớp thanh niên,

sinh viên. Vậy, bạn nghĩ thế nào về hiện tượng này?

- Coi “Sống thử” là một lối sống không lành mạnh, không phù hợp với truyền

thống của dân tộc mình.

- “ Sống thử” là một cách sống để đôi trai gái có thể hiểu nhau, an ủi nhau,

cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

- Cần phải trải qua sống thử thì hôn nhân mới có hạnh phúc

*Truyện thơ là một thể loại văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số

Việt Nam. Các câu chuyện thơ viết về người phụ nữ luôn ẩn chứa những

giá trị tốt đẹp trong việc giáo dục con người. Vậy, bạn có đồng ý với ý

kiến là sẽ áp dụng những vấn đề tốt đẹp đó trong truyện thơ vào việc giáo

dục con người đặc biệt là người phụ nữ hiện nay không?

Có Không

* Theo bạn nên áp dụng bằng cách nào?

- Đưa vào chương trình giáo dục của các trường học

- Đưa vào các hoạt động xã hội

- Đưa vào các chương trình giao lưu văn nghệ và tuyên truyền thông tin lưu

động

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A96

Page 97: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

* Ông bà có dùng truyện thơ để răn dạy con cháu không?

Có Không

* Hiện nay truyện thơ thường được kể vào dịp nào?

- Dịp lễ hội

- Dịp lễ, tết

- Trong cuộc sống hằng ngày

* Hiện nay, sách in về truyện thơ có đến được bản mình không?

Có Không

* Theo bạn có nên giữ gìn và lưu truyền truyện thơ hay không?

Có Không

* Kể tên những truyện thơ mà bạn biết?

PHỤ LỤC 4

BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ PHIẾU

Địa điểm tổng hợp: Xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn

Đối tượng: Học sinh và thanh niên người dân tộc Thái (tuổi từ 18-

22)

Số phiếu phát ra: 20

Số phiếu thu về: 20

1. Bạn đã bao giờ nghe kể hoặc tìm hiểu về truyện thơ của dân tộc mình chưa?

Lứa tuổi Người già Trung niên Thanh niên

Tỷ lệ người SP TL SP TL SP TL

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A97

Page 98: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

biết và kể

được truyện

thơ

13/20 65% 7/20 35% 2/20 10%

2. Nếu tình yêu bị ngăn cản thì cách giải quyết của bạn là?

Chấm dứt tình yêu Tìm mọi cách

vượt qua

Tìm đến cái chết

để bảovệ tình yêu

của mình

SP TL (%) SP TL

(%)

SP TL (%)

8/20 40 12/20 60 0 0

3. Hiện tượng sống thử hiện nay đang rất phổ biến ở tầng lớp thanh niên,

sinh viên. Vậy, bạn nghĩ thế nào về hiện tượng này?

Coi “Sống thử” là lối

sống

không lành mạnh, không

phù hợp với truyền thống

của dân tộc mình

Sống thử là một cách để

hiểu hơn về người mình

yêu, để an ủi, cùng nhau

vượt qua khó khăn trong

cuộc sống

Phải qua sống thử

thì hôn nhân mới có

hạnh phúc

SP TL SP TL SP TL

13/20 65% 6/20 30% 1/20 5%

4. Theo bạn nên áp dụng bằng cách nào?

Đưa vào chương trình

Giáo dục của các

Trường học

Đưa vào các công tác

hoạt động xã hội

Đưa vào các chương

trình giao lưu văn nghệ

và tuyên truyền thông

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A98

Page 99: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

tin lưu động

SP TL SP TL SP TL

20/20 100% 7/20 35% 15/20 75%

5. Hiện nay truyện thơ thường được kể vào dịp nào?

Dịp lễ hội Dịp lễ tết Trong cuộc sống

hằng ngày

SP TL SP TL SP TL

20/20 100% 10/20 50% 0 0

6. Kể tên những truyện thơ mà bạn biết?

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

PHỤ LỤC 5

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A99

Page 100: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NGƯỜI THÁI

VÀ SINH HOẠT VĂN NGHỆ DÂN GIAN CỦA NGƯỜI THÁI

Ảnh 1: Phụ nữ Thái (Nguồn: Internet)

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A100

Page 101: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Ảnh 2: Nghề dệt Thổ Cẩm của người Thái (Ảnh Phạm Thị Huyền)

Ảnh 3: Khắc luống của người Thái (Ảnh Phạm Thị Huyền)

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A101

Page 102: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Ảnh 4: Múa sạp của người Thái (Ảnh Phạm Thị Huyền)

Ảnh 5: Gian hàng Thổ Cẩm của người Thái xã Thọ Sơn

(Ảnh Phạm Thị Huyền)

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A102

Page 103: Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Khóa luận tốt nghiệp

Ảnh 6: Múa xòe của người Thái

(Nguồn Internet)

Ảnh 7: Khắp báo xao của người Thái

(Nguồn Internet)

Phạm Thị Huyền Lớp: DT14A103