20
Bài thực hành môn GDCD Đề tài: môi trường Tổ 2

ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp

Embed Size (px)

DESCRIPTION

bài thực hành

Citation preview

Bài thực hành môn GDCDĐề tài: môi trường

Tổ 2

Khái niệm môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác.

Ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người.

Thực trạng các loại ô nhiễm chính

Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với nước trong không khí ( chính là sương ) xúc tác là ánh sáng mặt trời.

Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NO2, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.

Một số hình ảnh về ô nhiễm không khí

Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.

- Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.

Nước thải từ các trạm xăng, gas đổ thẳng ra vịnh San Francisco :

Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm.

Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật.

Một số hình ảnh về ô nhiễm đất

Cùng một số loại ô nhiễm khác

Ô nhiễm phóng xạ Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ lớn. Ô nhiễm ánh sáng,hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của

động thực vật

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nhiệp va sinh học

Do hóa chất bảo vệ thục vật và chất độc hóa học

Do các tác nhân phòng xạ Do các chất thải rắn Do sinh vật gây bệnh

Hậu quả của ô nhiễm môi trường

Theo ước tính của các nhà khoa học, cứ mỗi giờ trên Trái Đất lại có tới hàng trăm met băng ở Nam Cực tan chảy ra, do đó thời gian mà nước biển ở các đại dương dâng lên ngày càng rút ngăn lại. Chính vì vậy trong một khoảng thời gian không xa 1/4 diện tích đất liền trên Trái Đất sẽ chìm ngập ở dưới đáy biển và một viễn canh khủng khiếp sẽ diễn ra. Hàng chục triệu người dân trên thế giới sẽ không có đất sinh sống, họ sẽ ồ ạt di cư đến những nơi cao ráo hơn, những trung tâm đô thị, từ đó gây rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết như sức ep dân số, tệ nạn xã hội, thiếu việc làm và nghiêm trọng hơn đó chính là vấn đề bạo lực, phân biệt chủng tộc với những người vừa mới di cư đến, một thế giới hòa bình hạnh phúc sẽ không còn nữa mà thay vào đó là một thế giới của sự tranh chấp về chỗ ở, về những nhu cầu được sống, được tồn tại.

Trái đất nóng lên làm tốc độ băng tan nhanh hơn, dân số ngày càng gia tăng

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Là một đất nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều loại thiên tai nguy hiểm, Việt Nam được xếp vào năm quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của vấn đề biến đổi khí hậu. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian săp tới

Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Biện pháp khăc phục

1. Con ngườiChỉ bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo lại một cách hiệu quả, chúng ta có thể biến mình thành những người bảo vệ môi trường tốt nhất.

2. Sử dụng năng lượng ánh sángNăng lượng ánh sáng là năng lượng tự nhiên thừa mừa nhất trên hành tinh của chúng ta. Bằng việc sử dụng công nghệ thích hợp, con người sẽ có thừa năng lượng từ ánh sáng mặt trời để sử dụng.

3. Giữ lượng carbonHút và giữ khí CO2 không thoát ra khí quyển là cách hữu hiệu làm giảm thiểu hiện tượng nóng lên của trái đất. Tuy nhiên, các công nghệ hiện nay lại quá chú trọng vào vấn đề năng lượng.

4. Xây dựng nhà máy dây chuyềnCác nhà máy công nghiệp dùng dầu cọ để sản xuất ra chất đốt. Các nhà máy chất đốt sinh học thế hệ thứ 2 lại sử dụng chất thải nông nghiệp để sản xuất năng lượng. Hy vọng trong tương lai, các nhà máy chất đốt sinh học thế hệ thứ 3 sử dụng tảo, có thể biến ánh năng mặt trời trở thành dầu.

5. Lọc khí thảiCác nhà máy chất đốt sinh học tảo, có thể là giải pháp trong vấn đề này. Xây dựng các nhà máy chất đốt sinh học tảo gần các trạm điện có thể lọc khí thải thông qua các bể tảo, sau đó loại bỏ khí CO2. Tảo sau đó có thể chuyển hóa thành dầu hoặc phơi khô để chế biến thành khí ethanol.

6. Thuần hóa biểnCác cơn bão lớn cần nước ấm để lớn mạnh. Các ống bơm khổng lồ bơm nước lạnh xuống đáy biển có thể "thuần hóa" các cơn bão bằng cách làm mát mặt nước biển. Những ống bơm này có thể trộn nước giàu dinh dưỡng với mặt biển tương đối cằn cối. Điều này thúc đẩy tảo phát triển mạnh, giúp phân hủy khí CO2 trong nước.

7. Công nghệMột số nhà khoa học cho rằng chúng ta không cần phát triển thêm công nghệ mới bởi chúng ta đã có đủ mọi thứ để ngăn chặn sự thay đổi của khí hậu như sức gió, năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, những phương pháp ứng dụng những năng lượng này cần phải săp xếp thích hợp và ứng dụng ngay lập tức.

8. Giảm dân sốDân số thế giới hiện nay khoảng 6,6 tỉ người đang có chiều hướng tăng cao không lường trước. Theo các chuyên gia, dân số thế giới chỉ nên dừng lại ở con số 9 tỉ người, cộng thêm với sự phát triển mạnh của công nghệ mới mong khí hậu trái đất không xấu thêm đi.

9. Phản ứng tổng hợp hạt nhânNguồn năng lượng không phóng xạ này gần đây đang hứa hẹn đầy triển vọng. Các chuyên gia khẳng định rằng năng lượng hạt nhân không thể bị bỏ quên được.

Xin cám ơn các bạn đã lăng nghe