204
TRƯỜNG ĐẠI HC Y KHOA THÁI NGUYÊN SC KHE NGHNGHIP NHÀ XUT BN Y HC HÀ NI - 2007

Sức khỏe nghề nghiệp

  • Upload
    ts-duoc

  • View
    119

  • Download
    15

Embed Size (px)

Citation preview

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN

SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

HÀ NỘI - 2007

2

CHỦ BIÊN

PGS. TS. Đỗ Văn Hàm

BAN BIÊN SOẠN:

PGS. TS. Đỗ Văn Hàm

ThS. Nguyễn Ngọc Anh

3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình lao động sản xuất, người lao động thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp và có thể mắc bệnh nghề nghiệp. Trong vòng 50 năm trở lại đây việc nghiên cứu vệ sinh lao động và các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp ở nước ta đã có những tiến bộ đáng kể. Đội ngũ thầy thuốc làm việc xung quanh vấn đề này ngày một đông đảo song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội nước ta. Trải qua nhiều năm giảng dạy và phục vụ sự nghiệp bảo vệ sức khỏe người lao động đặc biệt là qúa nhiều khóa đào tạo sinh viên đại học, chúng tôi đã từng bước rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh cuốn "Tài liệu học tập Sức khỏe nghề nghiệp " này. Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về Y học lao động và bệnh nghề nghiệp bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Trong tương lai cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp sẽ có khả năng thay đổi nhiều. Các tác giả hy vọng cuốn sách này sẽ giúp cho các thầy thuốc tương lai có những kiến thức cơ bản ban đầu về lý thuyết và thực hành Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp để sau khi ra trường có thể giải quyết cụ thể những vấn đề chuyên môn ngày một tốt hơn.

Cuốn “Tài liệu học tập sức khỏe nghề nghiệp” là một trong những tài liệu chuyên môn phục vụ trong chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa. Tài liệu biên soạn dựa trên cơ sở sau:

- Khung chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa của Bộ Y tế Việt Nam - Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển. Văn kiện tiểu dự án CBE - 2003.

- Chương trình CBE ban hành theo quyết định số 272/YK-QĐ ngày 15 tháng 7 năm 2005 của trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

Trong quá trình biên soạn Bộ môn đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của CTHTYT VN - TĐ; VỤ KH-ĐT Bộ Y tế, các chuyên gia và giảng viên có kinh nghiệm. Bộ môn xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả này.

Do đặc điểm Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp là vấn đề rất rộng và phức tạp có sự đan xen của nhiều ngành khoa học, cùng với kinh nghiệm ít nhiều còn hạn chế nên cuốn sách chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chưa đầy đủ. Kính mong các quý vị độc giả, các bạn đồng nghiệp lượng thứ và đóng góp về mọi mặt để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn!

T/M BAN BIÊN SOẠN

PGS. TS. Đỗ Văn Hàm

4

MỤC LỤC

Lời nói đầu............................................................................................................... 3

Hướng dẫn sử dụng tài liệu ..................................................................................... 5

Chương trình chi tiết môn học................................................................................. 6 Phần lý thuyết Đại cương vệ sinh lao dộng và bệnh nghề nghiêp................................................... 8

Vi khí hậu trong lao động sản xuất........................................................................ 22

Tiếng ồn trong sản xuất và điếc nghề nghiệp ........................................................ 42

Độc chất trong sản xuất ......................................................................................... 56

Nhiễm độc chì vô cơ nghề nghiệp ......................................................................... 68

Bụi và các bệnh phổi do bụi .................................................................................. 84

Nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật trong lao động ........................................... 107

Tai nạn và an toàn lao động................................................................................. 124

Sinh lý lao động và mệt mỏi trong lao động ....................................................... 137

Vấn đề tư thế và điều kiện lao động hợp lý......................................................... 150 Phần thực hành Xác định các yếu tố vi khí hậu nơi làm việc ....................................................... 161

Đo cường độ tiếng ồn .......................................................................................... 172

Xét nghiệm hơi khí độc trong không khí............................................................. 181

Đánh giá vệ sinh bụi ở các cơ sở sản xuất ........................................................... 192

Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế môn học......................... 199

Hướng dẫn đánh giá môn học.............................................................................. 200

Đáp án câu hỏi tự lượng giá cuối bài................................................................... 201 Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 203

5

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Để giúp cho quá trình học tập môn Sức khỏe nghề nghiệp của sinh viên được tốt hơn cuốn tài liệu này được biên soạn bao gồm hai phần, phần lý thuyết và phần thực hành, phù hợp đối tượng nghiên cứu của môn học và thực tiễn hiện nay. Cả hai phần này đều bao gồm các bài học có nội dung theo đúng những chủ đề mà chương trình đào tạo của Bộ Y tế đã ban hành. Mỗi bài học được trình bày theo 4 mục:

Mục tiêu - Nội dung - Tự lượng giá - Hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế.

Trong đó phần "tự lượng giá" sẽ bao gồm 2 phần: công cụ tự lượng giá, hướng dẫn tự lượng giá. Phần "Hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế" bao gồm các phần: hướng dẫn phương pháp học, tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo và vận dụng vào thực tế.

- Để quá trình học tập có hiệu quả cao trước khi nghiên cứu nội dung từng bài sinh viên nên đọc kỹ phần chương trình chi tiết của môn học để có cái nhìn tổng quát về mục tiêu, nội dung và thời lượng của môn học. Khi học từng bài, trước tiên sinh viên cần xem xét kỹ mục tiêu của bài mà sinh viên phải đạt được. Phần nội dung cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản bao phủ mục tiêu bài học, sinh viên nên tìm kiếm thông tin trong phần nội dung để lần lượt trả lời từng mục tiêu của bài học.

- Phần tự lượng giá cung cấp cho sinh viên các công cụ tự lượng giá nên sau khi học từng bài sinh viên hãy sử dụng công cụ này để tự biết được mình đã thực sự hiểu bài và nắm vững các kiến thức mà bài học yêu cầu hay chưa. Đối với các bài thực hành sinh viên cần học kỹ các bài lý thuyết có liên quan tới bài thực hành trước khi học bài thực hành. Các bài học trong phần lý thuyết đã được sắp xếp một cách tương đối logic, sinh viên nên đọc theo tuần tự từ đầu đến cuối phần này, riêng các bài ở phần thực hành được sắp xếp tuần tự tương ứng với những bài lý thuyết ở phần trước để sinh viên dễ dàng theo dõi.

- Cuối cuốn sách là phần đáp án các câu hỏi tự lượng giá, phần này sẽ giúp sinh viên tự kiểm tra lại kiến thức của mình sau khi đã trả lời các câu hỏi tự lượng giá.

6

- Phần mục lục sẽ giúp sinh viên nhanh chóng tìm thấy nội dung bài học cần tìm.

Ban Biên soạn trân trọng cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của độc giả!

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT MÔN HỌC HỌC PHẦN: SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

Đối tượng đào tạo: Sinh viên y đa khoa năm thứ 3

Số đơn vị học trình: Tổng số. 2,5 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1/2

Số tiết: Tổng số. 46 Lý thuyết: 30 Thực hành: 16

Số điểm kiểm tra: 03 (trong đó 02 điểm lý thuyết và 01 điểm thực hành)

Số điểm thi: 01

Thời gian thực hiện: Học kỳ VI (Năm thứ ba)

MỤC TIÊU

Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:

1. Nêu được những khái niệm - nội dung cơ bản của Sức khỏe nghề nghiệp

2. Trình bày được các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người lao động

3. Đề xuất được một số giải pháp can thiệp thích hợp để cải thiện điều kiện lao động và phòng chống các yếu tố nguy cơ bảo vệ sức khỏe con người.

4. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

NỘI DUNG

Số tiết TT Tên bài học Tổng

số Lý

thuyết Thực hành

Phần lý thuyết

7

1 Đại cương vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp 3 3

2 Vi khí hậu trong lao động sản xuất 4 4

3 Tiếng ổn trong sản xuất và điếc nghề nghiệp 3 3

4 Độc chất trong sản xuất 3 3

5 Nhiễm độc chì vô cơ nghề nghiệp 3 3

6 Bụi và các bệnh phổi do bụi 4 4

7 Nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật trong lao động 3 3

8 Tai nạn và an toàn lao động 2 2

9 Sinh lý lao động và mệt mỏi trong lao động 2 2

10 Vấn đề tư thế và điều kiện lao động hợp lý 3 3

Phần thực hành

11 Xác định các yếu tố VKH ở nơi làm việc 4 4

12 Đo cường độ tiếng ồn 4 4

13 Xét nghiệm hơi khí độc trong không khí 4 4

14 Đánh giá vệ sinh bụi 4 4

Tổng số 46 30 16

8

ĐẠI CƯƠNG VỆ SINH LAO DỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

MỤC TIÊU

Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:

1. Nêu được các khái niệm về bệnh nghề nghiệp và tác hại nghề nghiệp trong lao động sản xuất.

2. Trình bày được các đặc điểm của bệnh nghề nghiệp và nhóm bệnh nghề nghiệp.

3. Liệt kê được các phương hướng bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động

4. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ sức khỏe người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

1. Mở đầu

Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp là môn học về các khoa học nghiên cứu và thực hành, phục vụ đối tượng người lao động và các vấn đề có liên quan. Thực chất nó là môn khoa học nghiên cứu về các tác hại nghề nghiệp sinh ra do lao động và điều kiện lao động. Cũng như các loại bệnh tật và sức khỏe của những người chịu tác động của những điều kiện đó gây nên. Thông qua nghiên cứu thực trạng và phỏng đoán, người ta có thể tìm kiếm các phương pháp bảo vệ và tăng cường sức khỏe người lao động, phòng chống các bệnh nghề nghiệp cũng như các bệnh có liên quan, trên cơ sở tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng chống độc hại và nâng cao năng suất lao động.

Đối tượng nghiên cứu của khoa học vệ sinh lao động (VSLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) không những chỉ quan tâm đến các quy trình công nghệ, điều kiện lao động, chế độ và tổ chức lao động, nhằm tìm ra những tác hại nghề nghiệp, các yếu tố phù hợp với con người và môi trường lao động, mà còn phải phát hiện, điều trị và dự phòng các bệnh nghề nghiệp có

9

thể xảy ra do hậu quả của môi trường lao động và các điều kiện có liên quan không hợp lý.

2. Lịch sử phát triển ngành Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp

Từ thời kỳ sơ khai, người ta cũng đã biết tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp xảy ra do lao động. Tuy vậy, những khái niệm lúc bấy giờ hết sức đơn giản.

Vào thế kỷ V, VI trước Công nguyên Aristot và Lukresi đã ghi nhận thấy những người lao động nặng nhọc, mang vác nhiều thường hay bị đau xương sườn. Avigia và Pluta đã ghi nhận rằng có sự liên quan chặt chẽ giữa lao động nặng nhọc và tử vong sớm ở một số nghề nặng nhọc như đào quặng, xây cất nhà cửa, lăng mộ...

Thời Hypocrate (thế kỷ IV trước Công nguyên) người ta đã thấy nhiều thợ mỏ bị chết sớm so với các nghề khác. Vào cuối đời, đa số những người thợ mỏ này bị khó thở, đặc biệt là khi làm các công việc nặng nên Hypocrate gọi là cơn khó thở của những người thợ mỏ.

Vào đầu thế kỷ XVI - XVII, khi nền công nghiệp bắt đầu phát triển ở các nước Tây Âu, cũng là lúc người ta hiểu được bản chất của nhiều hiện tượng, ví dụ như bản chất của các hơi khí độc, các loại bụi, các yếu tố vật lý... hàng loạt các yếu tố ra đời và được phát hiện, đồng thời với nó là các bệnh nghề nghiệp cũng được ghi nhận một cách rõ nét hơn. Các thầy thuốc đã chủ động quan sát những tác hại nghề nghiệp để phát hiện ra những tác hại của nó và các mối liên quan, trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp phòng chống. Người ta gọi thời kỳ này là thời kỳ quan sát chủ động và dự phòng thụ động của các nhà y học lao động. Các tác giả như: Agricola, Paracelus người Đức, là những thầy thuốc phục vụ cho các tập đoàn, các chủ mỏ của ngành luyện kim đã viết những dòng Y văn đầu tiên về tác hại nghề nghiệp và bệnh có liên quan đối với những người lao động ở các khu mỏ, các nhà máy luyện kim...

Vào đầu thế kỷ XX, khi nền công nghiệp phát triển mạnh, các môn khoa học tự nhiên và xã hội cũng đạt đến đỉnh cao, người ta không những hiểu biết về bản chất các tác hại nghề nghiệp trong lao động mà người ta cũng hiểu biết tương đối nhiều về các rối loạn bệnh lý cũng như các bệnh nghề nghiệp xảy ra do lao động. Khoa học vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp đã chuyển sang thời kỳ nghiên cứu mang tính chất tổng hợp và lấy

10

xu hướng dự phòng là chính. Khoa bệnh nghề nghiệp đầu tiên được xây dựng vào năm 1910 ở Milan Devoto. Sau đó có nhiều viện nghiên cứu về VSLĐ và BNN được hình thành ở nhiều nước trên thế giới: Pháp, Anh, Nhật, Tây Ban Nha, Mỹ, Nga... Đặc biệt vào những năm 50 trở lại đây, những nghiên cứu sâu được tiến hành ngày một khoa học hơn. Trước khi phóng những con tàu vũ trụ ra khỏi trái đất người ta đã biết được các phi công vũ trụ có thể tiếp xúc với các yếu tố tác hại nào trong vũ trụ và những rối loạn bệnh lý và bệnh gì có thể xảy ra, nên đã có những phương án dự phòng trước khi thực hiện các chuyến bay...

Mặc dù con người đã biết nhiều nhưng hàng trăm nghìn các hóa chất và dung môi độc hại được đưa vào sản xuất và phục vụ đời sống cũng như hàng trăm các yếu tố tác hại vật lý, sinh học có ở trong các môi trường sống và lao động, vẫn hàng ngày tác động lên sức khỏe con người có khả năng gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc làm mất cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hóa của cơ thể trong thời kỳ mới tiếp xúc. Còn nhiều điều chưa giải thích được và còn phải nghiên cứu. Trong thực tế do những bí mật về nghề nghiệp, kinh doanh hoặc người ta chưa đủ khả năng nghiên cứu nên còn nhiều tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp chưa được nghiên cứu và giải quyết.

Ở Việt Nam khoa học nghiên cứu VSLĐ và BNN đã được đặt nền móng và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ trước trở lại đây, song chủ yếu là những nghiên cứu phát hiện điều kiện vệ sinh môi trường, các yếu tố lý hóa, vi sinh vật... trong sản xuất. Những năm gần đây, những nghiên cứu về sinh lý, sinh hóa lao động, lâm sàng bệnh nghề nghiệp cũng được phát triển, song chưa đồng bộ nên các biện pháp dự phòng, bảo vệ công nhân, nâng cao năng suất lao động và phòng chống các bệnh nghề nghiệp chưa có hiệu lực cao. Do đất nước chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang phương thức thị trường hóa trên cơ sở các phương tiện và điều kiện sản xuất lạc hậu, không đồng bộ, đồng thời với nhịp độ sản xuất tăng nhanh trong khi môi trường lao động đang bị ô nhiễm nặng nề. Các tác hại nghề nghiệp không ngừng tăng lên. Hậu quả của nó là các rối loạn bệnh lý, các bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng, đây là vấn đề hết sức nan giải trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành phải phối hợp giải quyết vì mục tiêu sức khỏe cho người lao động mới của đất nước.

3. Các tác hại nghề nghiệp

11

Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố trong quá trình sản xuất và điều kiện lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng lao động của công nhân gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc các bệnh nghề nghiệp đối với những người tiếp xúc.

Tác hại nghề nghiệp có thể phân ra các loại như sau:

3.1. Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hệ lý

- Tổ chức lao động không hợp lý có thể gây rất nhiều tác hại lên sự cân bằng trạng thái sinh lý, sinh hoá của cơ thể người lao động, từ đó sinh ra các rối loạn bệnh lý.

- Thời gian lao động quá lâu dài có thể gây nên sự căng thẳng về thần kinh, thể chất bởi sự đáp ứng quá ngưỡng: lao động lâu, năng lượng bị cạn dần các sản phẩm trung gian tăng lên ở các khối cơ, gây đau mỏi, thậm chí co cứng cơ, mất khả năng hoạt động (ví dụ: acid lactic tăng lên, cơ bị co cứng).

- Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương sẽ huy động khối lượng cơ bắp, thần kinh lớn tham gia nhiều trong một thời gian ngắn, điều này sẽ làm tăng nhanh sự tiêu hao năng lượng và hoạt động của các cơ quan. Khi sự đáp ứng vượt quá ngưỡng bình thường như: khối lượng cơ hoạt động quá lớn, nhu cầu đáp ứng năng lượng cao, cơ thể có thể không đáp ứng kịp. Lao động nặng, tim phải cung cấp máu nhiều qua hệ tuần hoàn đến tổ chức nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng, tăng năng lượng và trao đổi khí, có thể gây nên tình trạng giãn tim đột ngột và tử vong ở những vận động viên. Do lao động quá khẩn trương, sự phối hợp giữa các nhóm cơ, các bộ phận không hợp lý dễ gây nên tai nạn lao động, hoặc tăng nhanh quá trình mệt mỏi. Chế độ lao động và nghỉ ngơi không hợp lý dễ làm tăng nhanh quá trình mệt mỏi, phát sinh các bệnh nghề nghiệp. Những lao động nặng tiêu hao năng lượng nhiều hoặc tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại sẽ chịu nhiều ảnh hưởng xấu lên sức khỏe nên cần được rút ngắn thời gian lao động và kéo dài thời gian nghỉ ngơi, để các trạng thái sinh lý, sinh hóa của cơ thể được hồi phục nhanh, khi chưa đến ngưỡng mất thăng bằng. Lao động nặng kéo dài sẽ làm tăng các sản phẩm trung gian, cạn kiệt năng lượng nếu ta cho nghỉ sớm các sản phẩm trung gian chưa xuất hiện nhiều, chưa đầu độc tế bào, năng lượng còn đủ để kích thích nhanh quá trình hồi phục.

12

- Tư thế lao động không phù hợp với máy móc hoặc phương thức, phương tiện lao động sẽ gây nên sự bất thường cho các hoạt động chức năng, vì thế, các rối loạn bệnh lý dễ xảy ra hoặc quá trình mệt mỏi tế bào sẽ đến sớm. Trong thực tế, nhiều người lao động phải làm việc ở các tư thế không hợp lý, nhiều nhóm cơ vận động trong tình trạng vận cơ tĩnh hoặc tạo các góc quá nhiều, nhiều động tác uốn, vặn, sẽ làm tăng nhanh sự mệt mỏi của thần kinh và thể chất.

- Các cơ quan bị căng thẳng do hoạt động không đồng bộ dễ gây nên sự mệt mỏi cục bộ. Trong các cơ quan dễ bị mệt mỏi sớm nếu hoạt động không phù hợp, người ta thấy đứng đầu là các giác quan, ví dụ: nhìn lâu mỏi mắt

3.2. Những tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất các yếu tố tác hại nghề nghiệp mang đặc trưng vật lý lý hóa, vi sinh vật... có thể phát sinh hoặc tăng tác dụng xấu lên cơ thể người lao động.

- Các yếu tố vật lý như vi khí hậu, bức xạ, áp lực không khí không bình thường, rung chuyển... Thường xuyên tác động lên cơ thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hóa... Vi khí hậu xấu có thể là quá nóng hoặc quá lạnh. Trong các lò nung vật liệu nhiệt độ tăng lên tới hàng nghìn độ, có thể phát sinh ra nhiều loại bức xạ tử ngoại hoặc hồng ngoại... làm nóng nhiệt độ không khí hơn nhiệt độ da, cơ thể cảm nhận được gây trạng thái tích nhiệt, có thể làm cho quá trình thoát nhiệt của cơ thể bị ngừng trệ gây say nóng.

- Các yếu tố lý hóa trong môi trường như bụi, hơi khí độc gây rất nhiều rối loạn bệnh lý và BNN, đứng đầu là các loại bụi vô cơ gây xơ hóa phổi không hồi phục gây tàn phế bộ máy hô hấp. Một số loại bụi hữu cơ như lông súc vật, bông, đay, phấn hoa gây phản ứng dị ứng co thắt khí phế quản. Các chất độc có trong môi trường lao động có thể ở dạng bụi hoặc khí gây nên nhiều bệnh nhiễm độc nguy hại như: nhiễm độc chì, asen, thuỷ ngân, thuốc trừ sâu... Có những loại chất độc dễ quan sát nhưng cũng có rất nhiều loại chất độc không mùi vị, khó quan sát, dễ gây nhiễm độc, cấp cứu khó khăn như oxytcarbon, thuỷ ngân...

Trong môi trường lao động có nhiều yếu tố sinh học gây hại như các vi trùng, ký sinh trùng, các loại sinh vật phẩm có tính chất kháng nguyên

13

gây nên viêm nhiễm hoặc phản ứng dị ứng, các nấm hoặc vi trùng có khả năng tồn tại cao ở ngoại cảnh như lao, bạch hầu dễ gây bệnh cho những người công nhân vệ sinh, các thầy thuốc.

3.3. Những tác hại nghề nghiệp liên quan tới điều kiện vệ sinh kém

Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường lao động là tập hợp bởi nhiều yếu tố tạo nên cảm giác hoặc trực giác đối với người lao động. Ví dụ như độ thông thoáng trong môi trường, các thiết bị vệ sinh và an toàn lao động, nhằm ngăn cản sự phát sinh các yếu tố độc hại từ nguồn hoặc bảo vệ thụ động như: khẩu trang, các loại máy hút bụi, ánh sáng thiếu làm giảm khả năng hoạt động của thị giác. Môi trường thiếu thông thoáng làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, khí...Các yếu tố do điều kiện vệ sinh của môi trường lao động kém sẽ tác động lên người lao động làm cho các giác quan cung như toàn thân chóng mệt mỏi gây đến giảm năng xuất lao động, dễ gây các tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp.

4. Bệnh nghề nghiệp

- Bệnh nghề nghiệp là loại bệnh phát sinh do các tác hại nghề nghiệp.

- Thông thường người ta hiểu bệnh nghề nghiệp mang tính chất đặc trưng của một nghề nào đó do yếu tốc độc hại trong nghề tác động thường xuyên lên cơ thể người lao động, gây nên những rối loạn bệnh lý cấp hoặc mạn tính. Tuy nhiên cũng không nên hiểu theo khuynh hướng quá rộng coi các bệnh xảy ra có liên quan đến môi trường lao động đều là bệnh nghề nghiệp. Ví dụ: bệnh tim mạch ở người lao động nặng. Song nếu quan mềm là bệnh đặc trưng như đau bụng chỉ đối với người công nhân tiếp xúc với chì thì sẽ bỏ sót nhiều bệnh nghề nghiệp như thiếu máu do nhiễm độc chì, viêm ống thận cấp do nhiễm độc các kim loại nặng... Có thể nói bệnh nghề nghiệp là một trong các loại bệnh môi trường bao gồm cả tình trạng cấp tính và mạn tính, ví dụ nhiễm độc cấp tính do oxytcarbon, viêm phế quản mạn tính trong môi trường có nhiều bụi...

Có rất nhiều bệnh nghề nghiệp, để dễ nhận biết và có các biện pháp phòng chống phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp người ta phân chia các bệnh nghề nghiệp thành 5 nhóm dựa trên nhóm yếu tố tác hại nghề nghiệp gây bệnh.

Nhóm 1: gồm những bệnh sinh ra do tác hại của bụi trong môi trường lao động ví dụ bệnh bụi phổi do các bụi vô cơ, bệnh dị ứng đường hô hấp

14

do các bụi hữu cơ.

Nhóm 2: gồm các bệnh sinh ra do các tác hại nghề nghiệp mang tính chất vật lý như tiếng ồn, áp lực cao, rung chuyển...

Nhóm 3: các bệnh sinh ra do các tác nhân hóa học như các hóa chất độc ô nhiễm môi trường lao động: nhiễm độc thuốc trừ sâu, nhiễm độc kim loại nặng...

Nhóm 4: nhóm bệnh sinh ra các tác nhân sinh học như các nấm men, vi sinh vật gây bệnh, gặp ở môi trường lao động của nông dân, những người lao công...

Nhóm 5: bao gồm các bệnh sinh ra do hiện tượng căng thẳng thần kinh, cơ, xương, khớp, thường xẩy ra với các loại lao động đặc biệt, tác động lên một số bộ phận của cơ thể một cách không đồng đều.

Các bệnh nghề nghiệp mang những đặc trưng so với các loại bệnh khác bởi yếu tố gây bệnh, sự phát sinh, phát triển bệnh lý chính vì vậy vấn đề chẩn đoán, điều trị bệnh cũng mang những đặc thù riêng. Ngoài ra bệnh nghề nghiệp còn mang tính chất xã hội chính vì vậy đòi hỏi trách nhiệm phòng tránh bệnh, giám định bệnh nghề nghiệp cho người lao động của những người sử dụng lao động.

4.1. Đặc điểm về nguyên nhân

Do nhiều yếu tố độc hại khác nhau trong môi trường lao động tác động lên cơ thể nên bệnh thường phức tạp. Một nguyên nhân có khả năng gây nên nhiều hội chứng bệnh lý khác nhau ví dụ như chì có thể gây nên hội chứng thiếu máu, rối loạn thần kinh thực vật... Ngược lại một hội chứng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động gây nên ví dụ benzen, chì, asen đều gây thiếu máu suy nhược cơ thể tuy cơ chế có khác nhau.

4.2. Đặc điểm lâm sàng

Bệnh nghề nghiệp bao gồm các trạng thái cấp tính hoặc mạn tính. Thông thường các trường hợp cấp tính dễ phát hiện và xử trí. Đa số các bệnh nghề nghiệp là tiến triển mạn tính, diễn biến bệnh lý phát triển chậm, dấu hiệu lâm sàng nghèo hoặc có nhưng không đặc trưng, ví dụ nhiễm độc chì giai đoạn đầu chỉ như một trường hợp suy nhược cơ thể. Bệnh bụi phổi phải 5 - 10 năm sau mới có biểu hiện suy hô hấp. Biểu hiện ho ở những

15

người mắc bệnh bụi phổi hoặc nhức đầu ở những người nhiễm độc benzen là dấu hiệu bệnh lý của nhiều bệnh khác. Trong quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cần thận trọng và thực hiện đúng các tiêu chuẩn trên cơ sở các yếu tố độc hại tiếp xúc, biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng đặc hiệu. Nói chung nên nghĩ đến bệnh nghề nghiệp để không bỏ sót song chi nên kết luận chẩn đoán khi đã loại trừ được các bệnh không phải do nghề nghiệp ví dụ thiếu máu do chỉ được chẩn đoán sau khi loại trừ các bệnh nội khoa và các bệnh ký sinh trùng...

4.3. Những ưu tiên về điều trị

Thông thường muốn điều trị đạt được kết quả cao cần phải đưa bệnh nhân tách ra khỏi môi trường độc hại và loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể. Các bệnh nghề nghiệp thường làm suy giảm chức năng của các cơ quan hữu quan đặc biệt là các cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với sự sống như gan, thận, hệ thống tạo huyết... Do vậy tuỳ các trường hợp khác nhau mà có thể có các phương thức giải quyết cho phù hợp. Có thể khu trú chất độc vào một nơi nào đó trong cơ thể để tránh nồng độ cao trong máu và nước tiểu hoặc thải độc từ từ song song với nâng cao thể trạng. Nhìn chung cần ưu tiên khả năng tự đào thải các chất độc hoặc tự hồi phục của các cơ quan chức năng, đồng thời với việc nâng cao sức đề kháng, thể trạng cho bệnh nhân.

4.4. Bệnh nghề nghiệp mang tính chất xã hội

Lao động là bắt buộc trong quá trình phát triển kinh tế xã hội loài người, có lao động là có tiếp xúc với các yếu tố độc hại và có thể mắc các bệnh nghề nghiệp. Vì vậy bệnh nghề nghiệp là vấn đề có liên quan đến các yếu tố xã hội trong nền kinh tế quốc dân. Người mắc bệnh nghề nghiệp phải được giới chủ hay cơ quan chủ quản hoặc hệ thống bảo hiểm xã hội có trách nhiệm đảm bảo về tinh thần, vật chất và các vấn đề sức khỏe một cách thoả đáng theo các quy định của mỗi quốc gia và quốc tế.

Vì tính chất xã hội nên những người làm công tác chăm lo sức khỏe cũng như các nhà quản lý phải luôn luôn xác định được thái độ nghiêm túc chuẩn mực trong mọi mặt công tác có liên quan đến bệnh nghề nghiệp.

4.5. Một số bệnh nghề nghiệp được đền bù ở Việt Nam

Ở các quốc gia phát triển đa số các bệnh nghề nghiệp đều được đền bù, song ở nước ta do điều kiện kinh tế đang phát triển, khả năng phát hiện

16

các bệnh nghề nghiệp chưa cao nên phải đến ngày 19/5/1976 lần đầu tiên Nhà nước ta đưa ra danh mục 8 bệnh nghề nghiệp được đền bù. Ngày 25/12/1991 danh sách bệnh nghề nghiệp được đền bù nâng thêm 8 bệnh nữa, do đó cho đến năm 1991 ở nước ta đã có 16 bệnh được đưa vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được đền bù (bảo hiểm). Đến ngày 4/2/1997 danh sách bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm được bổ sung thêm 5 bệnh nữa. Hiện nay "Danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam" gồm cố 21 bệnh sau:

1. Bệnh bụi phổi - silic.

2. Bệnh bụi phổi Atbet.

3. Bệnh nhiễm độc Chì và các hợp chất của nó.

4. Bệnh nhiễm độc Benzen và các đồng đẳng của nó.

5. Bệnh nhiễm độc Thuỷ ngân và các hợp chất của nó.

6. Bệnh nhiễm độc Mangan và các hợp chất của nó.

7. Bệnh nhiễm độc quang tuyến X và các chất phóng xạ.

8. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.

9. Bệnh viêm da, chăm tiếp xúc do Crôm.

10. Bệnh sạm da nghề nghiệp.

11. Bệnh rung chuyển.

12. Bệnh bụi phổi bông.

13. Bệnh tạo nghề nghiệp.

14. Bệnh viêm gan Virút nghề nghiệp.

15. Leptospira nghề nghiệp.

16. Bệnh nhiễm độc TNT.

17. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp.

18. Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp.

19. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp.

20. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.

21. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

17

Với xu hướng phát triển xã hội danh sách các bệnh nghề nghiệp được đền bù trong tương lai sẽ phải tăng lên không những chỉ đền bù cho các bệnh nghề nghiệp mạn tính mà còn đối với các bệnh mạn tính mang tính chất nghề nghiệp, nhằm đảm bảo công bằng xã hội cho tất cả những người lao động và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các nhà quản lý các nhà doanh nghiệp. (Hiện nay số bệnh nghề nghiệp được đền bù đã lên tới 21 bệnh và tương lai danh sách này sẽ còn tăng lên nữa).

5. Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động

Nhằm mục đích bảo vệ và tăng cường sức khoẻ phòng chống các tác hại nghề nghiệp cho người lao động những vấn đề sau cần được ưu tiên.

5.1. Cải tiến kỹ thuật

Vấn đề cải tiến kỹ thuật bao gồm những tiến bộ trong sản xuất, tự động hóa và cơ giới hóa không những làm giảm gánh nặng lao động mà còn làm giảm thời gian tiếp xúc với các tác hại nghề nghiệp, vấn đề này được các tác giả trên thế giới coi là vấn đề trọng tâm số một vì nó giảm thiểu các tác hại nghề nghiệp ngay từ nguồn phát sinh một cách chủ động.

5.2. Tổ chức lao động hợp lý

Vấn đề tổ chức lao động hợp lý bao gồm phân bố lao động phù hợp với cấu trúc giải phẫu, tâm sinh lý của người lao động, cường độ lao động, chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, ví dụ máy móc phù hợp với kích thước giải phẫu của cơ thể, lao động có các nhóm cơ hoạt động hài hoà, thời gian lao động từng môi trường khác nhau phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và giảm nguy cơ mắc các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp.

5.3. Các biện pháp phục hồi sức khỏe người lao động

Sau một quá trình hoặc 1 ca lao động cơ thể người lao động cần được phục hồi lấy lại thăng bằng sinh lý, sinh hóa... các biện pháp nhằm phục hồi sức khỏe người lao động bao gồm chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, chế độ nghỉ ngơi giải trí luyện tập phục hồi chức năng.

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào các hoạt động tinh thần cũng đóng góp một phần không nhỏ tạo điều kiện nâng cao sức khỏe người lao động. Sau cùng là việc chăm lo sức khỏe, khám phát hiện các rối loạn bệnh lý và bệnh nghề nghiệp sớm với tinh thần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho tất cả mọi người, như vậy mới từng bước cải thiện và tăng cường sức khỏe cho công

18

nhân một cách hữu hiệu.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Công cụ lượng giá

Phân biệt đúng sai các câu từ câu 1 đến câu 14 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai.

TT Câu hỏi A B

1. Tác hại nghề nghiệp là các yếu tố sinh ra trong quá trình lao động sản xuất và có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng lao động.

2. Tác hại nghề nghiệp là các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp

3. Thời gian lao động quá dài cũng là một yếu tố tác hại nghề nghiệp

4. Bệnh nghề nghiệp là bệnh sinh ra do các yếu tố tác hại nghề nghiệp

5. Mỗi bệnh nghề nghiệp đặc trưng cho một nghề.

6. Tất cả các bệnh có liên quan tới môi trường lao động đều là bệnh nghề nghiệp.

7. Một yếu tố tác hại nghề nghiệp có thể gây nhiều rối loạn bệnh lý cho người lao động và ngược lại một rối loạn bệnh lý có thể do nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp gây ra.

8. Bệnh nghề nghiệp chỉ có trạng thái mạn tính, không có trạng thái cấp tính.

9. Chỉ chẩn đoán xác định là bệnh nghề nghiệp khi người lao động có tiếp xúc với các yếu tố tác hại nghề nghiệp phù hợp.

10. Tách người lao động khỏi các tác hại nghề nghiệp là yếu tố quan trọng để điều trị bệnh nghề nghiệp có hiệu quả cao.

11. Khi người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đền bù về vật chất và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

12. Kể từ năm 1997 Việt Nam có 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm

13. Cải tiến kỹ thuật là biện pháp tích cực nhất để loại trừ các tác hại nghề nghiệp.

14: Để bảo vệ sức khỏe người lao động, thời gian lao động và nghỉ

19

giải lao phải tuỳ thuộc vào loại hình và môi trường lao động.

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ câu 15 đến câu 18 bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn.

Câu hỏi A B C D E

15. Thời gian lao động thể lực quá lâu dài có thể gây tất cả các hậu quả sau, ngoại trừ:

A. Căng thẳng về thần kinh tâm lý

B. Năng lượng cạn dần.

C. Đau mỏi cơ, co cứng cơ

D. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp

16. Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương có thể gây nên:

A. Tình trạng giãn tim đột ngột và tử vong

B. Viêm loét dạ dày tá tràng.

C. Suy nhược cơ thể

D. Rối loạn thần kinh thực vật.

17. Tư thế lao động không phù hợp với máy móc hoặc phương thức, phương tiện lao động có thể gây nên tất cả các tình trạng sau, ngoại trừ:

A. Quá trình mệt mỏi tế bào đến sớm.

B. Tăng nhanh sự mệt mỏi của thần kinh và thể chất.

C. Bệnh nghề nghiệp.

D. Tai nạn lao động

18. Có rất nhiều bệnh nghề nghiệp, để dễ nhận biết người ta phân chia bệnh nghề nghiệp làm 5 nhóm dựa trên:

A. Cơ quan bị bệnh

B. Tác nhân gây bệnh

20

C. Nhóm yếu tố tác hại nghề nghiệp gây bệnh.

D. Tình trạng bệnh lý.

Điền các từ hoặc nhóm từ thích hợp vào chỗ trông trong các câu 19 và 20:

19. Ba nhóm yếu tố tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất là:

A.............................................................................................................

B.............................................................................................................

C.............................................................................................................

20. Bệnh nghề nghiệp được chia làm 5 nhóm dựa trên các yếu tố tác hại nghề nghiệp gây bệnh đó là:

Nhóm 1: bệnh nghề nghiệp sinh ra do.................. A................

Nhóm 2: bệnh nghề nghiệp sinh ra do................ B...................

Nhóm 3: các bệnh nghề nghiệp sinh ra do các tác nhân hóa học.

Nhóm 4: bệnh nghề nghiệp sinh ra do tác nhân sinh học.

Nhóm 5: Các bệnh sinh ra do hiện tượng căng thẳng thần kinh, cơ, xương, khớp.

2. Hướng dẫn tự lượng giá

Để có thể trả lời đúng các câu hỏi trên sinh viên cần đọc kỹ bài theo các phần sau:

- Phần "Tác hại nghề nghiệp" trả lời các câu 1 đến câu 3, câu 15 đến câu 17 và câu 19.

- Phần "Bệnh nghề nghiệp" trả lời cho các câu hỏi 4 đến câu 11 và câu 18; 20

- Phần "Một số bệnh nghề nghiệp được đền bù ở nước ta" trả lời cho câu 12.

- Phần "Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe phòng chống các tác hại nghề nghiệp" trả lời câu 13 và 14.

Sau khi tự tìm kiếm và lý giải cho các câu trả lời có thể đối chiếu

21

kiểm tra lại bởi phần đáp án cho các câu hỏi tự lượng giá ở cuối cuốn sách.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học

Tự nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

Trước những loại hình lao động cụ thể tại cộng đồng cần tìm hiểu những tác hại có thể có do công việc gây ra từ đó tìm hiểu cách khắc phục mà cộng đồng đang áp dụng, đề xuất thêm những cách phòng tránh tác hại có tính khả thi nếu có.

2. Vận dụng thực tế

Trong mọi công việc khi bố trí không hợp lý đều có các yếu tố tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả. Cần bố trí thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý để hiệu quả học tập và nghiên cứu cao hơn. Trong lao động sản xuất nói chung nếu thiếu hiểu biết về công việc và thiếu ý thức phòng tránh các tác hại do công việc gây nên thì đều có nguy cơ đến sức khỏe trước mắt và lâu dài.

Khi xuống học tập và làm việc ở cộng đồng sinh viên cần ghi nhớ mỗi công việc đều có những mặt tích cực nhưng cũng có những yếu tố bất lợi cho sức khỏe, phát huy các yếu tố tích cực và hiểu biết về các yếu tố bất lợi trong công việc để có biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động là vấn đề mọi cán bộ y tế đều cần chú ý. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động là trách nhiệm của mọi nhà sử dụng lao động và các cấp, các ngành, các nhà lãnh đạo cộng đồng. Sức khỏe người lao động được tăng cường góp phần to lớn trong việc tăng năng suất lao động cũng như bảo vệ sức khỏe cả cộng đồng nói chung chính vì vậy cần huy động sự tham gia của các tầng lớp xã hội trong việc phát hiện các yếu tố nguy cơ và bảo vệ sức khỏe người lao động.

22

VI KHÍ HẬU TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Nêu được đặc điểm của vi khí hậu nóng

2. Trình bày được cơ chế điều nhiệt của cơ thể.

3. Mô tả được những biến đổi sinh lý trong khi lao động của các cơ quan trong cơ thể.

4. Giải thích được các rối loạn bệnh lý trong lao động nóng.

5. Đề xuất được các bước cần thiết để xử lý các rối loạn bệnh lý trong lao động nóng và phòng chông nóng ở tuyến y tế cơ sở.

Vi khí hậu trong lao động sản xuất hay còn gọi là điều kiện khí tượng trong môi trường sản xuất bao gồm độ nóng, độ ẩm, tốc độ vận chuyển không khí, và đặc biệt là bức xạ nhiệt ở môi trường lao động nóng. Điều kiện khí tượng đó có thể ảnh hưởng tới các quá trình sinh học trong điều hoà nhiệt độ của cơ thể và có thể gây bệnh tật cho người lao động khi mà các phản ứng sinh lý sinh hóa bị rối loạn.

Trong thực tế sản xuất điều kiện khí tượng khác thường như nóng quá hoặc lạnh quá đều có ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, cụ thể là sẽ ảnh hưởng tới cơ quan điều hoà thân nhiệt, ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý. Tuy vậy điều kiện vi khí hậu quá nóng sẽ nguy hiểm hơn quá lạnh. Ở nước ta có nhiều ngành nghề phải làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng, làm việc ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết khí hậu dưới trời nắng, nóng, cũng có lúc lại phải làm việc dưới trời mưa rét như công nhân giao thông, lâm nghiệp hay nông dân...

1. Đặc điểm của vi khí hậu nóng

Khác với môi trường xung quanh, môi trường sản xuất được chia ra làm 3 loại cơ bản: vi khí hậu nóng, vi khí hậu lạnh, vi khí hậu ngoài trời. Ở nước ta, trong sản xuất thường gặp vi khí hậu nóng và ngoài trời là chính. Đặc điểm cơ bản của vi khí hậu nóng là vấn đề nhiệt độ và bức xạ quá lớn,

23

vượt qua cảm giác dễ chịu của cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng điều nhiệt của cơ thể. Ngoài ra, các yếu tố vi khí hậu khác như vận tốc gió, độ ẩm không khí, các yếu tố khác của môi trường cũng làm thay đổi sức nóng của môi trường. Đôi khi vi khí hậu nóng có thể gây nên những rối loạn bệnh lý như say nóng, say nắng...

1.1. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí là khái niệm về sự nóng hay lạnh của không khí được đo bằng độ C, độ F... Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến nhiệt độ da và nhiệt độ cơ thể. Trong sản xuất nhiệt độ không khí cao gặp ở nhiều ngành nghề như luyện kim, hầm mỏ...

Tiêu chuẩn nhiệt độ tối đa cho phép trong môi trường lao động của Việt Nam là: Trong điều kiện bình thường không vượt quá 300C.

- Xung quanh các lò công nghiệp không vượt quá 400C.

- Nhiệt độ trong cơ sở sản xuất không bệnh lệch với bên ngoài quá 3 - 50C.

1.2. Độ ẩm của không khí

- Độ ẩm của không khí là khái niệm chỉ lượng hơi nước có trong không khí.

- Có 3 đại lượng đo độ ẩm, trong đó độ ẩm tuyệt đối được tính bằng số gam hơi nước có trong 1m3 không khí, độ ẩm tối đa là lượng hơi hơi nước bão hoà trong không khí ở mỗi nhiệt độ nhất định. Trong thực tế khái niệm hay dùng là độ ẩm tương đối. Độ ẩm tương đối là tỷ lệ % giữa độ ẩm tuyệt đối trên độ ẩm tối đa. Việt Nam quy định độ ẩm tương đối trong môi trường lao động là dao động quanh 75%.

1.3. Tốc độ chuyển động của không khí

Tốc độ chuyển động của không khí hay còn gọi là gió thường biểu thị bằng m/s, gió làm tăng hoặc giảm thải nhiệt của cơ thể. Khi nhiệt độ môi trường sản xuất tăng cao như nhiệt độ xung quanh gần lò luyện cán thép, lò nấu thuỷ tinh v.v.. gió có thể đưa không khí nóng tới chỗ người lao động làm việc và nghỉ ngơi hoặc gió có thể đưa không khí mát ở bên ngoài tới.

1.4. Bức xạ nhiệt

Là các tia bức xạ là năng lượng nhiệt phát ra từ bề mặt của các vật thể nóng hoặc con người gồm các tia thấy, hồng ngoại và tử ngoại. Nhiệt độ bề

24

mặt càng cao thì cường độ bức xạ nhiệt càng lớn và có nhiều tia sóng ngắn. Khi chiếu bức xạ nhiệt vào các vật thể thì năng lượng bức xạ chuyển thành năng lượng nhiệt làm nóng vật thể lên. Bảng sau đây là mối liên quan giữa năng lượng bức xạ và cảm giác.

calo/cm2/phút Cường độ bức xạ đối với cảm giác chủ quan0,4 - 0,8 Yếu, có thể chịu đựng vô thời hạn 0,9 – 1,3 Yếu vừa, có thể chịu đựng 3 - 5 phút 1,3 - 2,3 vừa, có thể chịu đựng 40 - 60 giây 2,3 - 3,0 Cao vừa có thể chịu đựng 20 - 30 giây 3,0 - 4,0 Cao, có thể chịu đựng 12 - 24 giây 4,0 - 5,0 Mạnh, có thể chịu đựng 8 - 10 giây

> 5 Rất mạnh, có thể chịu đựng 2 - 5 giây

Cường độ bức xạ nhiệt tối đa cho phép ở Việt Nam là từ 1 đến 1,5 calo/cm2/phút.

Ngoài các yếu tố trên, sự trao đổi nhiệt của cơ thể người lao động và môi trường còn chịu ảnh hưởng của quần áo và cường độ lao động.

2. Các đáp ứng sinh lý trong điều kiện lao động nóng

Trong các đáp ứng sinh lý của cơ thể đối với môi trường vi khí hậu nóng thì điều hoà thân nhiệt là phản ứng sinh lý quan trọng nhất. Cơ thể con người có những phương thức đáp ứng khác nhau tuỳ thuộc vào môi trường và khả năng thích nghỉ của cơ thể với môi trường do vậy hoạt động của một số bộ phận trong cơ thể con người cũng thay đổi. Hầu hết các cơ quan trong cơ thể con người đều nhậy cảm với vi khí hậu nóng.

2.1. Điều nhiệt của cơ thể

2.1.1. Cơ chế điều hoà thân nhiệt

Trong điều kiện bình thường thân nhiệt của con người không thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài, thân nhiệt ổn định nghĩa là quá trình thu và toả nhiệt hoàn toàn ngang nhau. Như vậy cơ thể không tích trữ nhiệt và cũng không toả nhiều nhiệt lượng, tức là cơ thể không nóng cũng không lạnh.

Mọi cơ chế sinh lý học đảm bảo cho sự trao đổi nhiệt lượng giữa cơ thể và ngoại cảnh được tiến hành thuận lợi, duy trì đều nhiệt độ của cơ thể,

25

không bị nhiệt độ bên ngoài chi phối gọi là điều hoà thân nhiệt. Quá trình điều hoà thân nhiệt được thực hiện bởi sự chỉ huy của trung tâm điều hoà thân nhiệt nằm ở vùng dưới đồi. Do sự điều hoà có ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường nên cơ thể có 2 cách điều hoà thân nhiệt là điều hoà vật lý (toả nhiệt) và điều hoà hóa học (tăng sinh và giảm sinh nhiệt) tuỳ thuộc vào các hoàn cảnh khác nhau.

a. Điều hoà vật lý

- Điều hoà vật lý phụ thuộc nhiều vào da. Da ướt dễ truyền nhiệt hơn da khô. Ở nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm cao người ta thấy khó chịu hơn khi độ ẩm thấp. Ngoài ra, không khí ẩm làm tăng sức dẫn nhiệt của quần áo.

- Sự chuyển động của không khí là một yếu tố quan trọng trong việc điều hoà thân nhiệt:

+ Khi nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ da, sự đối lưu của không khí sẽ không ngừng đưa đến không khí mới và mát. Lúc đó luồng không khí làm tăng toả nhiệt bằng truyền dẫn. Ngoài ra lượng hơi nước lưu động thường xuyên trong không khí dưới mặt trong quần áo, do đó có thể làm tăng toả nhiệt bằng bốc hơi.

+ Trong trường hợp nhiệt độ không khí và nhiệt độ da chênh lệch nhau rất ít và lao động chân tay nặng, thì sự lưu thông của không khí lại càng quan trọng (vì truyền dẫn và bức xạ giảm nhiều).

+ Khi nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ da, sự lưu động của không khí sẽ làm cho da tăng nóng và làm tăng thân nhiệt, do đó ảnh hưởng không tốt đến việc điều hoà thân nhiệt. Nhưng khi nhiệt độ cao, độ ẩm tương đối thấp có thể hút nhiều hơi nước sẽ giúp việc toả nhiệt bằng bốc hơi dễ dàng.

Theo Rubner, tốc độ 0,3m/giây của không khí lưu động bắt đầu có ảnh hưởng đối với việc điều hoà thân nhiệt và cảm giác chủ quan. Theo Macsac với tốc độ 0,03m/giây của không khí lưu động mà ta chưa cảm nhận thấy đã có thể làm cho nhiệt độ da giảm.

Gần đây, người ta lợi dụng sự lưu động của không khí để cải thiện điều kiện lao động trong buồng máy như tắm không khí với tốc độ 1 - 5m/giây.

26

b. Điều hoà hóa học (tăng và giảm sinh nhiệt).

Khi nhiệt độ không khí tăng, việc sinh nhiệt sẽ giảm, trái lại khi nhiệt độ không khí giảm thì việc sinh thân nhiệt tăng. Sự biến đổi đó có liên quan với cường độ của chuyển hóa tế bào và chịu ảnh hưởng của các tuyến nội tiết (tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy và gan) cũng như quá trình oxy hóa trong cơ. Sự phân phối lại máu ở nội tạng và xung quanh có một tác dụng nhất định.

Nhiệt độ không khí thấp sẽ làm co mạch ngoại vi. Khi nhiệt độ thấp, sự sinh nhiệt sẽ tăng nhiều, biểu hiện là chuyển hóa oxy tăng mạnh. Khi nhiệt độ cao, tác dụng điều hoà của sinh nhiệt sẽ vô ích, lúc đó chỉ cơ chế toả nhiệt là có tác dụng.

Hiện tượng chuyển hóa tăng lúc nhiệt độ thấp và chuyển hóa hơi giảm lúc nhiệt độ cao là cơ chế thích ứng có ích cho con người. Trái lại, khi nhiệt độ cao, nếu toả nhiệt giảm và chuyển hóa tăng là cơ chế điều hoà thân nhiệt bị trở ngại và có thể đưa đến trạng thái tích nhiệt.

Trong điều hoà thân nhiệt, trung tâm dưới vỏ não như hạch xám, và thể vân đóng vai trò chính. Ngoài ra, vỏ bán cầu đại não cũng đóng một vai trò quan trọng. Khi ám thị là lạnh, thì chuyển hóa tăng, khi ám thị là nóng thì chuyển hóa giảm. Sự điều hoà thân nhiệt (tức là thay đổi hình thức toả nhiệt và sinh nhiệt) còn mang theo tính chất phản xạ có điều kiện, nhưng nếu chịu ảnh hưởng của kích thích có điều kiện, đã quen thuộc, thì cơ chế điều hoà thân nhiệt vẫn tác dụng. Trong trường hợp này, ảnh hưởng của nhiệt độ thực tế đối với sự điều hoà thân nhiệt có kém hơn ảnh hưởng của phản xạ có điều kiện do một nhiệt độ khác trong cùng hoàn cảnh ấy gây nên.

c. Phạm vi điều hoà thân nhiệt và sự thích ứng.

Quá trình điều hoà thân nhiệt bảo đảm toả và sinh nhiệt được thăng bằng cho nên thân nhiệt được duy trì đều đặn, nhưng sự điều hoà thân nhiệt cũng có giới hạn. Giới hạn điều hoà thân nhiệt của con người ở trạng thái yên tĩnh là: độ ẩm tương đối 65% - nhiệt độ 300C - 360C và độ ẩm tương đối 30% - nhiệt độ 400C (Marchak).

2.1.2. Các hình thức điều hoà vật lý (toả nhiệt)

- Nhiệt lượng thay đổi do chuyển hóa năng lượng toả ra chỉ được điều

27

hoà theo phương thức hóa học trong một phạm vi rất nhỏ còn điều hoà vật lý (hình thức toả nhiệt) mới là cơ bản trong lao động nóng. Các hình thức toả nhiệt bao gồm: dẫn truyền, đối lưu, bức xạ, nước bốc hơi qua da, phổi và niêm mạc đường hô hấp.

- Người ta cảm thấy dễ chịu khi trong tổng số nhiệt lượng thừa do cơ thể toả ra, 30% toả theo cách dẫn truyền và đối lưu, 45% theo cách bức xạ và 25% theo hơi nước, 3 - 5% trong số nhiệt toả ra dùng để làm nóng không khí hít vào và các thức ăn, uống.

- Nên chú ý tới lớp không khí khi tiếp xúc với thân thể mặt trong quần áo và lớp không khí tiếp xúc với mặt ngoài quần áo nhiệt độ ở đây thường cao hơn nhiệt độ không khí (nhất là khi nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ da).

a. Bức xạ nhiệt và tác dụng của bức xạ nhiệt

Nhiệt độ của tường, sân nhà, bề mặt thiết bị, nguyên liệu, thành phẩm... đều có liên quan với toả nhiệt theo cách bức xạ và chỉ khi nào nhiệt độ xung quanh cao hơn nhiệt độ cơ thể, cơ thể mới không toả nhiệt theo cách bức xạ. Khi đánh giá ý nghĩa của các nguồn bức xạ cần xét đến mức độ xuyên thấu của các tia ở trong tổ chức và mức độ hấp thu tia của tổ chức. Đối với da người tia hồng ngoại sóng ngắn, tử ngoại và tia thấy được có sức xuyên thấu mạnh. Như vậy khi đánh giá tác dụng của bức xạ nhiệt trong sản xuất đối với cơ thể thì phải xét không những cường độ của bức xạ mà còn cả thành phần quang phổ của bức xạ.

b. Hình thức đối lưu và dẫn truyền

Hình thức này thường do gió và tiếp xúc cơ thể làm giảm nhiệt cho cơ thể chúng ta khi nhiệt độ môi trường lao động thấp và ngược lại.

c. Tác dụng của sự bay hơi và độ ẩm.

- Nước bay hơi qua mặt ngoài da và phế bào để điều hoà thân nhiệt, cứ 1 gam hơi nước bay hơi qua da sẽ thu 0,58 kem nhiệt lượng. Khi lao động chân tay lượng không khí qua phổi tăng làm cho nhiệt lượng toả qua phổi cũng tăng, khi nhiệt độ không khí cao cũng có hiện tượng như trên ở mặt ngoài da; hơi nước không ngừng bốc ra do kết quả hoạt động của các tuyến mồ hôi, ở nhiệt độ bình thường nếu lao động chân tay nặng thì số nước bốc hơi qua da trung bình là 600

28

ml/ngày đêm số nhiệt toả theo hơi nước là 14,55 - 22,50 calo/giờ, như vậy ở điều kiện khí tượng bình thường nhiệt lượng toả theo hơi nước là 350 - 550 calo/ngày đêm.

- Khi nhiệt độ không khí tăng thì mồ hôi chảy ra cũng tăng, nguyên nhân là do đoạn cùng thần kinh cảm giác trong da bị nhiệt kích thích, đồng thời trung tâm tiết mồ hôi ở tuỷ sống và dưới vỏ não cũng bị kích thích trực tiếp và gây tiết mồ hôi do phản xạ.

- Trong trường hợp nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ da thì việc toả nhiệt bằng truyền dẫn và bức xạ hầu như hoàn toàn đình chỉ thậm chí ngược lại (Vì các vật thể xung quanh cũng đã có một nhiệt độ tương đương) lúc đó việc toả nhiệt chỉ dựa vào cách ra mồ hôi. Trong điều kiện đó độ ẩm tương đối của không khí càng cao thì toả nhiệt càng khó, cơ thể càng chóng tích nhiệt và bị quá nóng.

2.2. Biến đổi nhiệt độ da

Nhiệt độ của da có liên quan tới quá trình điều hoà thân nhiệt và sự thăng bằng nhiệt lượng toàn thân, đồng thời là chỉ số sinh lý học chịu ảnh hưởng của điều kiện khí tượng bên ngoài. Nhiệt độ của da (khi cảm giác của thân thể tốt) không vượt qua 31 - 330C ở đầu ngón tay và 30,5 - 320C ở trán. Khi con người ở trạng thái yên tĩnh và làm việc nhẹ, nhiệt độ của da ngực là 31 - 33,50C.

2.3. Biến đổi nhiệt độ thân

Khi việc điều hoà thân nhiệt bị trở ngại thì thân nhiệt tăng, nói ngược lại, nếu thân nhiệt tăng rõ rệt, tức là cơ quan điều hoà thân nhiệt bị trở ngại. Vì vậy dù thân nhiệt chỉ hơi tăng (0,3 - 10C) trong khi làm việc cũng phải đặc biệt chú ý.

Điều kiện vi khí hậu càng ít xấu, cơ làm việc càng nhẹ, thì thân nhiệt đã tăng càng chóng trở lại bình thường (sau 5 - 30 phút). Thời gian thân nhiệt trở lại bình thường nhanh hay chậm còn tuỳ theo điều kiện toả nhiệt ở nơi nghỉ của công nhân. Thí dụ, công nhân làm ở lò luyện kim. Khi nhiệt độ nơi nghỉ là 25 - 300C. Và không khí lưu động rất ít thì sau 15 phút, thân nhiệt mới bắt đầu trở lại bình thường, nhưng nếu nhiệt độ là 20 - 240C. Và tốc độ chuyển động không khí là 1,5 - 2,0 m/giây thì chỉ sau 5 - 10 phút nhiệt độ đã trở lại bình thường.

29

2.4. Chuyển hoá oxy

Lao động trong môi trường nóng dù làm việc nhẹ hay nặng lượng oxy tiêu thụ cũng nhiều hơn. Căn cứ vào tình hình chuyển hóa oxy khi nhiệt độ cao, có thể kết luận được tình trạng sức khỏe môi trường. Cần phải tính mức chuyển hóa oxy trong từng điều kiện lao động để đánh giá tình trạng vệ sinh lao động và sức chịu đựng của công nhân.

Khi làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, chỉ số chuyển hóa hô hấp cũng khôi phục chậm hơn lúc bình thường.

2.5. Chuyển hóa muối nước

Công nhân làm việc ở điều kiện nhiệt độ cao, có thể mất rất nhiều mồ hôi, nên thường phải uống nhiều nước. Bình thường một ngày đêm một người có thể tiết ra 500 - 1000 ml mồ hôi. Sau một ngày làm việc một công nhân có thể bị sút cân (0,3 - 3 kg) nhưng trong thời gian nghỉ giải lao, cân nặng sẽ trở lại bình thường vì được uống nhiều nước.

Mồ hôi ra nhiều sẽ làm mất nhiều muối (trong mồ hôi có 0,1 - 0,5% Nacl) và một số chất hữu cơ. Cơ thể sẽ dễ bị thiếu muối vì số muối mất đi theo mồ hôi trong một ngày tối đa có thể tới 30 - 40g mà trong thức ăn hàng ngày chỉ cung cấp khoảng 10 - 20g muối.

2.6. Máu và hệ tim mạch

- Tỷ lệ huyết sắc tố và hồng cầu tăng, máu quánh lại do mồ hôi chảy nhiều. Làm việc càng nặng, máu càng chóng cô đặc.

- Nhiệt độ cao làm trở ngại việc chuyển hóa nước, cô đặc máu và tác động trực tiếp lên cơ tim, cho nên hệ tim mạch có các phản ứng quan trọng.

+ Khi không cần điều hoà thân nhiệt đặc biệt, thì mạch không thay đổi rõ rệt, nhưng nếu cần điều hoà đặc biệt thì mạch sẽ tăng rất nhanh. Lúc đó huyết áp thường giảm thấp vì sức căng của huyết quản cùng giảm.

+ Khi việc điều hoà thân nhiệt bị rối loạn nghiêm trọng thì hoạt động của tim cũng sẽ bị rối loạn rõ rệt. Tim co bóp rất nhiều (200 lần mỗi phút) nhưng rất yếu ở những người mắc bệnh tim mạch, hiện tượng đó lại càng nghiêm trọng.

+ Khi làm việc nặng ở nhiệt độ cao, nhu cầu oxy của các cơ quan tăng

30

nhanh chóng làm cho mạch đập nhanh hơn từ đó dẫn đến huyết áp có thể tăng bởi vì lượng máu đẩy ra mỗi phút tăng.

Những điều đó chứng tỏ rằng khi làm việc trong buồng máy nóng, yêu cầu đối với hệ tim mạch rất cao, các bệnh tim mạch (viêm cơ tim, mạch xơ cứng) tương đối phổ biến.

2.7. Thận và hệ tiết niệu

Trong điều kiện bình thường, thận bài tiết 50 - 75% tổng số nước cần bài tiết của cơ thể. Ở điều kiện nhiệt độ cao, việc tiết dịch của cơ thể căn bản nhờ vào sự bài tiết qua tuyến mồ hôi. Lúc đó, thận chỉ bài tiết 10 - 15% tổng số nước mà cơ thể sẽ bài tiết. Đó là một hiện tượng thích nghi của tổ chức và chức phận của thận. Công nhân làm việc ở các phân xưởng nóng cũng có thể mắc bệnh thận thiểu năng; trong cặn nước tiểu có hồng cầu và trụ hình. Trong các đợt khám sức khỏe thường kỳ, cần kiểm tra thành phần bệnh lý trong nước tiểu để phát hiện những công nhân mẫn cảm với nhiệt độ cao.

2.8. Đường tiêu hóa

Trong lao động nóng khi phân phối lại máu sẽ làm các cơ quan nội tạng thiếu máu và mất cân bằng muối khoáng, thường gây ảnh hưởng đến chức phận của cơ quan tiêu hóa và có khi gây nên các hội chứng bệnh lý. Những công nhân làm việc trong buồng máy nóng phải uống nhiều nước cho nên dịch vị lỏng, đồng thời tuyến dạ dày bị ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ cao; đường tiêu hóa lại thiếu máu do trái phân phối máu, nên độ acid của dịch vị sẽ giảm, lượng niêm dịch tăng, tiêu hóa kém và có khi chức phận vận động của đường tiêu hóa bị trở ngại, dạ dày phình giãn. Những yếu tố làm cho công nhân trong buồng máy nóng hay bị viêm dạ dày, ruột, (tỷ lệ cấp diễn cao hơn trung bình 40%, mạn tính cao hơn 22,5%).

2.9. Hệ thần kinh trung ương

Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến chức phận của thần kinh cao cấp, làm tăng thời trị vận động và thời trị cảm giác, đồng thời có thể làm rối loạn chức phận điều hoà của máu và dịch não tuỷ.

3. Các rối loạn bệnh lý trong diều kiện lao động nóng

3.1. Say nóng (Hội chứng quá nhiệt cấp diễn).

Thường xảy ra khi nhiệt độ không khí và độ ẩm cao, ít gió, lao động

31

nặng. Quá trình thải nhiệt bị cản trở gây tích nhiệt, làm cho thân nhiệt cao trên 38,50C có khi lên tới 390C - 400C.

- Trường hợp nhẹ: cảm thấy bải hoải toàn thân, nhức đầu, chóng mặt, cảm giác khát tăng, buồn nôn, tức ngực, khó thở, da mặt và toàn thân nóng,đỏ, mạch, nhịp thở tăng.

- Xử trí: kịp thời đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát, nằm nghỉ các triệu chứng sẽ giảm dần. tuy nhiên cấu tạo điều kiện cho thân nhiệt giảm.

- Trường hợp nặng: có biểu hiện:

+ Có rối loạn hô hấp: tím tái, thở nhanh nông, nhịp thở 50 - 60 lần/phút.

+ Mạch nhanh yếu, tần số trên 100 lần/phút.

+ Thân nhiệt tăng cao trên 400C.

+ Rối loạn tinh thần, nói mê sảng.

Bệnh nhân có thể chết trong tình trạng hôn mê do liệt trung tâm tuần hoàn, hô hấp.

Xét nghiệm:

- Cl huyết, Cl niệu bình thường.

- Tính chất vật lý của máu bình thường.

Xử trí:

- Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát.

- Hạ nhiệt độ từ từ, có thể cho tắm nước ấm 260 - 290C trong 5 - 6 phút rồi đắp chăn mỏng. Hoặc bọc bệnh nhân vào chăn tẩm nước 200 – 250C trong 5 - 10 phút, lau khô người rồi đắp chăn mỏng. Đắp khăn mỏng ẩm ở trán, cứ vài phút lại thay.

- Cho thuốc trợ tim, trợ hô hấp.

3.2. Say nắng (Bệnh nhật xạ)

Thường gặp ở nông dân, công nhân lao động ngoài trời, bộ đội hành quân dưới trời nắng hoặc làm việc trong điều kiện bức xạ mạnh. Trong điều kiện này tuy có tới 99% lượng tia bức xạ giữ ở ngoài hộp sọ mà chỉ có 1% vào hành não đã làm tăng nhiệt độ của màng não dẫn đến kích thích gây

32

xuất tiết, xung huyết, phù nề, nhiệt độ ở vùng này có thể lên đến 40 - 410C. Vì vậy gây rối loạn hoạt động của tế bào, đặc biệt là trung khu tuần hoàn, hô hấp.

- Triệu chứng:

+ Trường hợp nhẹ:

• Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chóng mặt hoa mắt, ù tai.

• Có thể có nôn hoặc buồn nôn.

• Da mặt và da đầu đỏ.

+ Thân nhiệt bình thường hoặc tăng ít.

+ Trường hợp nặng: có rối loạn phản xạ, nói mê sảng, ảo ảnh ghê rợn, co giật, hôn mê và tử vong do liệt trung tâm hô hấp, tuần hoàn.

+ xử trí:

• Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, chườm lạnh vùng đầu.

• Cho thở ôxy, thuốc trợ tim, trợ hô hấp.

• Truyền dịch, chống phù não, phục hồi tế bào thần kinh...

• Châm cứu hoặc bấm huyệt: ấn đường, bách hội, nhân trung, đại trùy, thần môn.

3.3. Hội chứng co giật

- Nguyên nhân: chủ yếu do mất nhiều nước, muối hoặc mất nhiều vitamin B, C, đặc biệt là mất nhiều Ca++.

Triệu chứng:

+ Nạn nhân cảm thấy: mệt nổi, ra nhiều mồ hôi, đau nhiều cơ.

+ Triệu chứng chính là co cứng các cơ:

• Cơ cẳng chân: 31%

• Cơ cẳng tay: 18-5%.

• Bàn ngón tay: 18,2%.

• Bàn chân: 14,5%.

• Đôi khi co cứng cơ bụng, cơ hoành.

33

+ Thân nhiệt không tăng hoặc tăng ít trước khi co cơ.

Trường hợp nặng: nạn nhân khó thở, da khô lạnh, xanh xao, tím môi, tiếng tim nhỏ yếu.

Xét nghiệm máu: hồng cầu tăng do máu bị cô đặc.

Na+ giảm, Ca++ giảm...

Xét nghiệm nước tiểu: Na+, Cl trong nước tiểu giảm.

Xử trí: + Truyền dịch bù nước, điện giải.

+ Cho thuốc trợ tim, mạch.

+ Cho các vitamin : B, C.

+ Cho uống nước chè đường nóng.

3.4. Hội chứng mệt lả do nhiệt

- Có thể gặp trong lao động nặng, môi trường lao động quá nóng hoặc vừa.

- Mệt lả là do mất nhiều nước, muối kết hợp với tiêu hao năng lượng nhiều.

Triệu chứng:

+ Nạn nhân cảm thấy khát nước, mệt nổi, buồn nôn, sức lực yếu đi rất nhiều.

+ Rối loạn thần kinh trung ương, có khi co cứng cơ.

Trường hợp nặng có thể kèm theo sốt cao, mê sảng, hôn mê.

- Mệt mỏi do mất nhiều muối khoáng thường gặp ở người bị mất nhiều nước nhưng khi bổ sung nước lại thiếu muối làm cho lượng muối khoáng sụt nhanh, dẫn đến cơ thể không thích nghi kịp, ở đây vai trò chính là của calci và kali.

Triệu chứng:

+ Nạn nhân cảm thấy mệt, đau đầu, chán ăn, nôn mửa, hoặc ỉa chảy.

+ Có thể có co giật các cơ, đặc biệt khi uống càng nhiều nước càng co giật mạnh.

+ Nét mặt đau khổ, da xanh, tái tím.

34

+ Huyết áp giảm, nhịp tim nhanh.

Xử trí: truyền dịch: muối + đường đẳng trương.

3.5. Những bệnh đặc hiệu do bức xạ nhiệt

- Đục nhân mắt nghề nghiệp do tia hồng ngoại.

- Hồng ban da nghề nghiệp do tia tử ngoại.

- Viêm mắt do tia lửa hàn.

- Viêm giác mạc kết mạc cấp tính do kế quang.

- Sạm da do tia tử ngoại.

- Nhiều bệnh tiêu hóa, tiết niệu cũng tăng trong lao động nóng.

4. Phương pháp bảo vệ sức khỏe trong điều kiện vi khí hậu nóng

4.1. Cải tiến kỹ thuật

- Tự động hóa các công việc lao động nặng trong điều kiện nhiệt độ cao như: sử dụng các máy tự động cho nhiên liệu (than đá) để thay lao động nặng của thợ đốt lò và điều khiển lửa. Dùng máy lấy thép hoặc máy trục đảo khuôn thay cho cách thông thường tháo thép ra khỏi khuôn...

- Cơ giới hóa quá trình sản xuất như: dùng búa hơi hay máy đập thay các cách rèn sắt bằng tay, cơ giới hóa quá trình cán thép...

- Che chắn kín nguồn phát sinh ra nhiệt: dùng tấm cảm nhiệt làm bằng thạch ma, tấm che tháo được hoặc di chuyển bằng dây xích, cửa lò và nắp lò cần làm nguội bằng không khí hoặc nước...

- Làm nguội mặt nền nhà xưởng, nơi lao động

- Thông gió thoáng khí

4.2. Chế độ lao động hợp lý

- Không có quy định chế độ lao động thống nhất cho tất cả các loại công việc làm trong lao động nóng.

- Căn cứ vào mức sinh lý (sự biến đổi và khôi phục của hệ tim mạch, tình hình khôi phục của quá trình hóa học của máu và chuyển hóa oxy), vào cảm giác toàn thân của công nhân và mức sản xuất để quy định chế độ riêng cho từng trường hợp.

- Có lề lối làm việc phù hợp với lao động nóng, chế độ lao động và

35

nghỉ ngơi hợp lý.

4.3. Y tế và an toàn lao động

- Có kế hoạch khám chữa bệnh cho người lao động nóng phù hợp từ khâu khám tuyển, thường xuyên và khám định kỳ. Tư vấn chế độ ăn uống hợp lý...

- Một số bệnh mạn tính đặc biệt là bệnh tim mạch, hô hấp, thận không nên cho lao động ở môi trường nóng.

Thường xuyên kiểm tra công tác giám sát, tiêu chuẩn hóa môi trường lao động và bảo vệ người lao động ở cơ sở.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Công cụ lượng giá

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ câu 1 đến câu 13 bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn.

Câu hỏi A B C D E

1. Vi khí hậu trong lao động sản xuất là tất cả các khái niệm sau ngoại trừ

A. Điều kiện khí tượng của không khí tại nơi sản xuất.

B. Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió và bức xạ nhiệt ở nơi làm việc.

C. Khí hậu trong phạm vi môi trường sản xuất.

D. Các yếu tố vật lý của không khí ở nơi làm việc.

E. Các yếu tố bất thường của không khí tại nơi làm việc.

2. Đặc trưng cơ bản của vi khí hậu đóng trong sản xuất là:

A. Nhiệt độ của không khí cao, tốc độ gió thấp

B. Nhiệt độ của không khí cao, độ ẩm của không khí cao

C. Tốc độ gió thấp, độ ẩm của không khí cao

36

D. Bức xạ nhiệt trong môi trường lao động cao.

E. Nhiệt độ không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

3. Khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể, hình thức toả nhiệt quan trọng nhất của cơ thể là:

A. Dẫn truyền.

B. Đối lưu

C. Bức xạ.

D. Bay hơi mồ hôi

E. Thần kinh

4. Tiêu chuẩn nhiệt độ tối đa cho phép trong môi trường lao động của Việt Nam ở điều kiện bình thường là:

A. 280C

B. 290C

C. 300C

D. 310C

E. 320C

5. Tiêu chuẩn nhiệt độ tối đa trong môi trường lao động của Việt Nam xung quanh các lò công nghiệp là:

A. 350C

B. 360C

C. 380C

D. 400C

E. 420C

6. Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, nhiệt độ trong phòng nơi sản xuất không cao quá nhiệt độ bên ngoài là:

A. 3 - 50C

B. 4 - 70C

C. 5 - 80C

37

D. 4 - 60C

E. 5 - 60C

7. Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, độ ẩm tương đối trong phòng nơi làm việc là dưới:

A. 65%

B. 70%

C. 75%

D. 80%

E. 85%

8. Cường độ bức xạ nhiệt tối đa trong môi trường lao động theo tiêu chuẩn của Việt Nam là:

A. 0,5 calo/cm2/phút

B. 1 calo/cm2/phút

C. 1,2 calo/cm2/phút

D. 1 đến 1,5 calo/cm2/phút

E. 2 calo/cm2/phút.

9. Tác động tổng hợp các yếu tố sau lên cơ thể người lao động có nguy cơ gây say nóng ngoại trừ

A. Nhiệt độ môi trường cao

B. Độ ẩm không khí cao.

C. Cường độ lao động nặng nhọc.

D. Bức xạ nhiệt cao

E. Tốc độ gió cao.

10. Bắt đầu có nguy cơ gây say nóng khi nhiệt độ cơ thể người lao động lên tới:

A. 37,50C

B. 380C

C. 38,50C

38

D. 390C

E. 39,50C.

11. Một thợ lò luyện thép đang lao động tự nhiên thấy bải hoải toàn thân, nhức đầu, chóng mặt, cảm giác khát tăng, buồn nôn, tức ngực, khó thở. Khám thấy da mặt và toàn thân nóng, đỏ, mạch, nhịp thở tăng. Việc đầu tiên cần làm là:

A. Cho người công nhân đó nghỉ giải lao tại chỗ.

B. Nhanh chóng đưa người công nhân đó ra nơi thoáng mát.

C. Cho người công nhân dùng các thuốc trợ tim.

D. Cho người công nhân uống nước lạnh.

E. Cho người công nhân tắm nước nóng.

12. Nguyên tắc xử trí các trường hợp say nóng là:

A. Hạ thân nhiệt từ từ.

B. Hạ thân nhiệt ngay tức thời.

C. Không cho thân nhiệt tiếp tục tăng lên.

D. Dùng các thuốc trợ hô hấp, trợ tuần hoàn.

E. Đưa ngay nạn nhân ra nơi thoáng mát.

13. Tất cả các triệu chứng sau đều có thể thấy ở các trường hợp say nóng nặng, ngoại trừ

A. Rối loạn hô hấp, thở nhanh nông, nhịp thở 50 - 60 lần/phút.

B. Mạch nhanh yếu, tần số trên 100 lần/phút.

C. Thân nhiệt tăng cao trên 400C.

D. Rối loạn tinh thần, nói mê sảng.

E. Co cứng các cơ

39

Phân biệt đúng sai các câu từ 14 đến 18 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai:

TT Câu hỏi A B

14 Say nắng là hiện tượng phù não do nhiệt độ của màng não tăng cao gây xuất tiết xung huyết, phù nề.

15 Người bị say nắng có dấu hiệu da mặt và da đầu đỏ.

16 Khi bị say nắng nhiệt độ cơ thể tăng cao.

17 Nguyên tắc điều trị say nắng là chống phù não

18 Hạ Ca++ huyết là nguyên nhân gây co giật ở những người lao động trong môi trường nóng.

19. Hoàn thành sơ đồ cơ chế gây say nóng sau:

A. ………………………………………………………………………

B. ………………………………………………………………………

20. Hoàn thành sơ đồ cơ chế gây say nắng sau:

A. ………………………………………………………………………

B. ………………………………………………………………………

2. Hướng dẫn tự lượng giá

Đọc kỹ bàn liên hệ các tài liệu đọc thêm và tham khảo để trả lời các câu hỏi, cụ thể:

Đọc kỹ những khổ đầu của phần nội dung để trả lời cho câu 1.

Đọc kỹ phần "Đặc điểm vi khí hậu nóng" để trả lời câu 2 và 4 -8.

Đọc kỹ phần "Các đáp ứng sinh lý trong điều kiện lao động nóng" để

40

trả lời câu 3.

Đọc kỹ phần "Các rối loạn bệnh lý trong điều kiện lao động nóng" để trả lời các câu 9 - 18 và 19-20.

Sau khi tự trả lời các câu hỏi có thể kiểm tra đối chiếu với phần đáp án ở cuối cuốn sách này.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học

Tự nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường Đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên.

Sinh viên tự tìm hiểu các cách xử trí say nóng, say nắng ở cộng đồng, ngôn ngữ địa phương chỉ các bệnh lý do nắng, nóng. Xem xét hiệu quả của các biện pháp dân gian trong việc xử trí các bệnh lý do nắng nóng gây ra, sau đó có thể trao đổi lại với giảng viên xin góp ý kiến và bổ sung những phần chưa thực sự hiểu.

2. Vận dụng thực tế

Về mùa hè các buổi chiều sắp có giông, chuẩn bị mưa rào nhiệt độ thường rất cao kèm theo độ ẩm cao làm cho cơ thể nóng bức khó chịu dễ gây tích nhiệt. Trong vi khí hậu nóng khi mới bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi, bải hoải chân tay, mặt đỏ... cần được nghỉ ngơi, ở nơi thoáng mát ngay phòng tránh những diễn biến nặng hơn khó sử trí. Trời nắng gắt về mùa hè khi ra ngoài cần đội nón mũ che nắng đặc biệt che chắn nắng cho vùng gáy đề phòng say nắng.

Vi khí hậu trong môi trường lao động không những ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động mà còn tác động nhiều tới năng xuất lao động, đối với sinh viên là tác động đến hiệu quả học tập. Một trong biện pháp bảo vệ sức khỏe trong môi trường nóng là phải cung cấp nước và muối khoáng đầy đủ chính vì vậy cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp này như tạo nguồn cung cấp nước ngay gần nơi lao động, cung cấp nước đồng thời cùng muối khoáng....

Mùa hè thường là mùa thi của sinh viên, mùa thu hoạch sản phẩm của nhà nông nên đối với sinh viên phải bố trí bài học theo thời gian phù hợp để bảo vệ sức khỏe, đối với nông dân cần bố trí công việc ngoài trời tránh lúc

41

trời nắng to.

Vận dụng những kiến thức của bài để giải quyết các tình huống cụ thể tại cộng đồng ví dụ như nông dân vào vụ gặt thường vào thời tiết nắng nóng do vậy phải được cung cấp nước và muối khoáng đầy đủ trong khi lao động, để nâng cao sức khỏe và giải nhiệt có thể dùng nước rau cho thêm chút muối hoặc các loại nước quả ở địa phương như nước chanh, mơ...

42

TIẾNG ỒN TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được bản chất của tiếng ồn trong sản xuất.

2. Liệt kê được những tác hại của tiếng ồn trong sản xuất.

3. Nêu được nguyên nhân và cơ chê bệnh sinh bệnh điếc nghề nghiệp.

4. Mô tả được bệnh lý lâm sàng và cận lâm sàng bệnh điếc nghề nghiệp.

5. Trình bày được phương pháp chẩn đoán bệnh điếc nghề nghiệp.

1. Tiếng ồn trong sản xuất

1.1. Bản chất của tiếng ồn

Tiếng ồn là một tập hợp của tất cả những âm thanh hỗn hợp trong môi trường, từ mọi nguồn, mọi phía...không theo một quy luật nào và không phù hợp với giải phẫu, sinh lý của con người nên nó cũng mang đầy đủ những đặc tính của các âm thanh, ví dụ tiếng gà kêu hoặc tiếng xe chạy. Nếu tập hợp trong môi trường gồm cả tiếng gà vịt kêu, tiếng người nói, tiếng xe chạy... làm cho người ta không nhận thấy loại tiếng nào thì nó sẽ là tiếng ồn. Tất cả các âm thanh hỗn tạp này tác động lên tai ta bằng một áp lực âm thanh mạnh hay yếu là tuỳ sự tổng hợp của cường độ âm và tần số rung động của âm thanh lên cơ quan thính giác.

Tần số của tiếng ồn cũng như tần số âm được đo bằng số lần rung động trong một giây, đây là âm thanh cộng hưởng, đơn vị tính là hertz (Hz). Tai ta có thể tiếp thu được các âm thanh từ 16 đến 20.000 Hz, ở mức 16 Hz tai ta đã cảm nhận được và ở mức 20.000 Hz là ngưỡng chịu đựng cuối cùng của tai những người bình thường. Mức nghe bình thường là khoảng từ 500 - 5.000 Hz khả năng tách âm của tai ta giới hạn từ 0,3 đến 1% Hz.

Về biên độ của tiếng ồn cũng là sự cộng hưởng của các biên độ hay cường độ âm thanh cụ thể. Xuất phát từ áp lực của âm thanh lên thính giác

43

chúng tạo ra một năng lượng âm Egr/cm2/s, 1 Egr/cm2/s : 6,4 Bar (Bar là đơn vị đo áp lực dễ thực hiện). Thông thường ngưỡng cảm ứng với áp lực âm thanh (tiếng ồn) của tai ta là từ 109 Egr/cm2 còn ngưỡng đau tai ta không chịu được là đến 10+4 Egr/cm2/s. Trên cơ sở này người ta lấy khoảng cách từ 109 - 10+4 bao gồm 13 bậc và lấy làm đơn vị thể hiện cường độ của tiếng ồn, nó sẽ được quy định là 13 Bell. Trong thực hành vệ sinh lao động người ta còn chia nhỏ ra thành Dexibell (db) để dễ ứng dụng.

Ví dụ: - Nói chuyện bình thường khoảng 30 - 40 dB.

- Tiếng búa rèn khoảng 100 - 120 dB.

- Tiếng búa hơi khoảng 120 dB.

- Tiếng máy bay phản lực 130 dB.

Tác hại của tiếng ồn trong môi trường trên thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không những tác hại phụ thuộc vào bản chất của tiếng ồn và các yếu tố cộng hưởng mà còn phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Cường độ của tiếng ồn càng cao khả năng gây hại càng lớn, các sóng cao tần có thể gây hại ngay ở mức 70dB trong khi các sóng trung tần hoặc tần số thấp phải 80 - 90dB mới gây hại cho cơ thể mười tiếp xúc.

Một số yếu tố rung chuyển, hóa chất độc hại cũng làm tăng khả năng tác động đấu của tiếng ồn. Người ta nhận thấy trong môi trường ồn, rung kết hợp tỷ lệ người ối loạn sinh lý tăng lên nhiều, bệnh điếc nghề nghiệp cũng tăng cao hơn so với tiếng ồn cùng mức độ đơn thuần.

Một số yếu tố nghề nghiệp như tính chất tiếp xúc (tiếp xúc ngắt quãng hoặc tên tục...), tuổi nghề trong môi trường và không gian cấu trúc nhà xưởng cũng có vai trò quan trọng đối với khả năng tác động của tiếng ồn.

Về đặc tính cơ địa của cơ thể đối với khả năng tác động của tiếng ồn cũng được nhiều tác giả bàn tới. Trên thực tế có người làm việc chỉ một thời gian ngắn ở môi rường có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép đã bị điếc nghề nghiệp, trong khi cũng ở môi trường đó có người làm việc hàng mấy chục năm không bị bệnh. Có tác giả cho rằng nguyên nhân chính là cơ địa thần kinh của người tiếp xúc, có người cho ông sức khỏe và sự luyện tập có vai trò quan trọng.

1.2. Một số tác hại chính của tiếng ồn

Tiếng ồn gây nhiều tác hại lên cơ thể như rối loạn các phản ứng sinh

44

lý, sinh lóa của cơ thể, gây bệnh lên cơ quan thính giác và kết hợp gây bệnh ở hệ thần kinh với các yếu tố tác hại nghề nghiệp khác.

Tiếng ồn gây tác hại toàn thân trên cơ thể người tiếp xúc thường gặp nhất là rối loạn sinh lý cấp tính và mạn tính. Nguyên của hiện tượng này là do tiếng ồn kích thích thần kinh trung ương dẫn đến hiện tượng mất cân bằng trong điều chỉnh hệ thần kinh thực vật gây nên suy nhược cấp tính hệ thần kinh thực vật của cơ thể. Quá trình suy nhược kéo dài sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính bởi lẽ tác động của tiếng ồn thường xuyên, sự kích thích liên tục, quá trình ức chế xuất hiện do ngưỡng đáp ứng của hệ thần kinh tăng lên, xuất hiện và ức chế bảo vệ, hệ thần kinh ngoại tiên có thể bị viêm và khả năng điều hoà của hệ thần kinh thực vật có thể bị rối loạn. Hậu quả của rối loạn này là trạng thái suy nhược mạn tính, ăn không ngon, ngủ không yên, tính tình thay đổi hay cáu gắt, thiếu kiên nhẫn ở nơi làm việc cũng như ở nhà. Tiếng ồn gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Đối với cơ quan tiêu hóa có thể gây loét dạ dày.

Tiếng ồn có thể tác động đặc biệt và trực tiếp lên cơ quan thính giác của người tiếp xúc qua một quá trình thường là lâu dài, qua 3 giai đoạn. Lúc đầu là hiện tượng thích nghi sau đó đến mệt mỏi thính giác rồi cuối cùng là điếc nghề nghiệp.

Giai đoạn thích nghi là thời gian mới tiếp xúc với tiếng ồn quá tiêu chuẩn cho phép, ngưỡng nghe tạm thời tăng lên khoảng 10 - 15 dB so với bình thường (10 dB) như vậy lúc này ngưỡng nghe khoảng 20 - 25 dB, tuy nhiên nếu tách ra khỏi môi trường có tiếng ồn cao thì ngưỡng nghe trở lại bình thường (hồi phục).

Giai đoạn mệt mỏi thính giác: do thính giác chịu tác động quá lâu, ngưỡng nghe tăng lên 30 - 40 dB kéo dài nên khi ra khỏi môi trường lâu mới hồi phục lại bình thường.

Giai đoạn điếc nghề nghiệp: cơ quan thính giác bị tổn thương không hồi phục mặc dù người bệnh được đưa ra khỏi môi trường có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép. Cả cơ quan Cotri và dây thần kinh thính giác ở tai trong đều bị tổn thương.

1.3. Phòng chống tiếng ồn trong sản xuất

Để phòng chống tác hại của tiếng ồn lên sức khỏe người lao động cần đặc biệt lưu ý các điểm sau đây:

45

Bằng mọi cách loại trừ hoặc hạn chế nguồn phát sinh ra tiếng ồn như hệ thống kín, giảm thanh...

Cần có kiến trúc xây dựng nhà xưởng hợp lý hoặc trồng cây xanh có nhiều lá để góp phần làm giảm tiếng ồn cũng như các yếu tố kết hợp khác như rung sóc và hóa chất độc.

Phòng hộ cá nhân thu được hiệu quả tức thời và nhiều khi rất tốt cho những người bắt buộc phải tiếp xúc với tiếng ồn. Chỉ đơn giản là dùng nút bông nút tai ở người lao động, người đi máy bay, có thể giảm được 5 - 10 do tiếng ồn môi trường. Các dụng cụ bịt tai chụp hoàn toàn bộ tai ngăn được tiếng ồn từ 10 - 20 do nên hầu hết tiếng ồn trở nên thấp, dưới mức gây hại. Trong những điều kiện phải tiếp xúc với tiếng ồn quá cao như lái xe tăng, pháo thủ hoặc môi trường có tiếng tương tự người ta cần phải dùng mũ chống tiếng ồn, chụp che toàn bộ tai mới bảo vệ được cơ quan thính giác trước tác hại của tiếng ồn.

Chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý cũng đóng vai trò làm giảm nhẹ tác hại của tiếng ồn vì thần kinh và các cơ quan không bị quá kích thích hoặc tăng ngưỡng dẫn đến mệt mỏi không hồi phục, không chuyển sang giai đoạn bệnh lý mạn tính. Thời gian lao động đủ gây mệt mỏi hoặc chưa mệt mỏi đã được nghỉ sẽ mau hồi phục chức năng của các cơ quan trong cơ thể trong đó có cơ quan thính giác.

Vấn đề y tế và an toàn lao động cần lưu ý là việc tiêu chuẩn hóa môi trường lao động có tiếp xúc với tiếng ồn và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Môi trường lao động phải có tiếng ồn dưới tiêu chuẩn cho phép.

- Tiếng ồn chung: dưới 85 dB.

- Sóng cao tần 800 Hz trở lên: dưới 75 dB.

- Sóng trung tần 300 - 800 Hz: dưới 85 dB.

- Sóng hạ tần dưới 300 Hz: dưới 90 dB.

Trong khám, tuyển người lao động vào lao động ở môi trường có tiếng ồn cao cần loại trừ người có các bệnh về tai và thần kinh. Đối với người lao động làm việc tiếp xúc với tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép cần được khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện những tình trạng bệnh lý ban đầu do tiếng ồn hoặc bệnh ở giai đoạn mới, giai đoạn tiềm tàng có thể chữa khỏi được và nếu người nào bị bệnh ở giai đoạn biến chứng thì

46

giải quyết chế độ cho họ theo chế độ hiện hành.

2. Điếc nghề nghiệp

Trong quá trình phát triển công nghiệp số người lao động trong môi trường có tiếng ồn ở mức gây hại ngày một tăng. Tỷ lệ người chịu tác động của tiếng ồn gây hại ở các nước công nghiệp phát triển khoảng 25% đến 30% trong tổng số những người lao động, do vậy số người bị điếc nghề nghiệp ngày càng tăng và trở nên phổ biến. Ở nhiều nước tỷ lệ điếc nghề nghiệp chiếm tới 40% trong số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Ở nước ta tỷ lệ bệnh nhân điếc nghề nghiệp được bảo hiểm chỉ đứng sau bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp.

Điếc nghề nghiệp là một vi chấn thương âm do tiếng ồn quá mức gây hại lên cơ quan thính giác đặc biệt là những tổn thương không hồi phục của cơ quan Corti ở tai trong. Với môi trường lao động áp dụng TCVN 3985-1999 "Mức ồn cho phép tại nơi làm việc" trong đó quy định: “Mức áp âm liên tục hoặc mức tương đương Leq DBA tại nơi làm việc không quá 85 DBA trong 8 giờ lao động”.

2.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh điếc nghề nghiệp

Nguyên nhân gây điếc nghề nghiệp cũng như các rối loạn sinh lý ở người tiếp xúc với tiếng ồn không những phụ thuộc vào bản chất tiếng ồn, các yếu tố độc hại kết hợp mà còn bởi khả năng đáp ứng của cơ thể người tiếp xúc có tính mẫn cảm, cơ địa... nhìn chung những người bị các bệnh ở tai dễ bị điếc nghề nghiệp, trừ các trường hợp bị xốp xơ tai, cứng khớp bàn đạp trong hệ thống dẫn truyền âm của tai. Những người lao động trong môi trường luyện cán thép, các máy nghiền quay và rèn búa máy... đều có thể bị tác động gây hại của tiếng ồn. Ở nước ta các ngành sản xuất như dệt, cơ khí, điện máy, luyện kim đều xuất hiện một tỷ lệ điếc nghề nghiệp cao.

Về cơ chế bệnh sinh của bệnh điếc nghề nghiệp đến nay được người ta đưa ra hai vấn đề chính là cơ chế thần kinh và cơ học. Về cơ chế thần kinh đã được các tác giả nghiên cứu từ cuối thế kỷ XI. Năm 1880 Habermann quan sát thấy tiếng ồn gây nên những thương tổn ở bộ phận thần kinh của cơ quan thính giác, ngày nay người ta quan sát thấy ở những người tiếp xúc với tiếng ồn, ngưỡng đáp ứng của thần kinh thính giác tăng, dẫn đến mất khả năng nhậy cảm thông thường, dần dần không cảm ứng được với âm tần có cường độ thấp.

47

Từ năm 1918 Vitmark đã xác định ở cơ quan thính giác người bệnh có tổn thương hệ tế bào lông tại cơ quan Corti trong giai đoạn đầu sau đó đến sự dày lên, xơ hóa màng nhĩ và toàn bộ cơ quan Corti. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các tế bào chịu áp lực âm thanh mạnh lên bề mặt tế bào cũng như các sợi lông chịu tác động thường xuyên mà dày lên và dần dần mất cảm ứng, gây nên hiện tượng trơ về mặt cơ học cũng như thần kinh và đó là điếc nghề nghiệp trong thực tế đã xảy ra.

Một đặc điểm chung của điếc nghề nghiệp là bao giờ cũng thấy sự thiếu hụt thính lực ở tần số cao, đặc biệt là ở tần số 4096 Hertz sau đó mới dẫn đến các âm tần khác, tiếng ồn trong sản xuất thường là từ 2.000 Hz trở lên, đây sẽ là tần số chính gây tổn thương vùng đáy của loa đạo, thường thì tiếng ồn có tần số thấp sẽ gây tổn thương vùng đỉnh của loa đạo (ốc tai).

2.2. Bệnh lý lâm sàng và cận lâm sàng

Điếc nghề nghiệp thường xảy ra qua hai giai đoạn là điếc tiềm tàng và điếc rõ rệt.

Giai đoạn điếc tiềm tàng thường kéo dài hàng năm do tiến triển chậm một cách âm ỉ ngày một nặng hơn, lúc đầu là hiện tượng giảm sức nghe ở tần số cao xung quanh 4.000 Hz mà trên thính lực đồ thấy hình chữ V có đỉnh ở khu vực 4.000 Hz có thể ở vị trí này ngưỡng nghe tụt xuống 50 – 60 dB thậm chí 60 - 70 dB càng về sau tiến triển lâm sàng tăng các ngành của chữ V ngày một rộng ra. Các tần số kế cận cao hơn hoặc thấp hơn thì ngưỡng nghe thường còn thấp. Nhìn trên thính lực đồ của các giai đoạn phát triển điếc nghề nghiệp ta thấy nó tương ứng với đường 2,3 và 4.

48

Thính lực đồ.

1. Bình thường.

2, 3, 4. Điếc giai đoạn đầu, tiềm tàng.

5. Điếc vĩnh viễn.

Ở giai đoạn điếc tiềm tàng khả năng nghe nói nhỏ giảm, bản thân người bệnh nói to hơn bình thường song chưa cảm giác được là mình bị điếc. Trong khám sức khỏe định kỳ người thầy thuốc phải chú ý và cho đo tính lực mới có thể kết luận được là bệnh nhân có bị điếc hay không. Tuy nhiên vẫn cần theo dõi, tách bệnh nhân ra khỏi môi trường và điều trị thêm để chẩn đoán phân biệt.

Ở giai đoạn rõ rệt, lúc này khả năng phát hiện đã dễ tuy nhiên không có một ranh giới rõ rệt. Người bệnh có thể ngẫu nhiên nhận thấy mình không nghe rõ một số tiếng như tiếng tích tắc của đồng hồ đeo tay. Nhưng thường người công nhân đã có ý thức về bệnh của họ, thính lực ở giai đoạn này mức độ nghe kém đã tăng, lan sang cả vùng các tần số sinh hoạt nên khi giao tiếp, hội thoại đã có khó khăn, không bình thường. Đồng thời ở giai đoạn này có ù tai, cường độ và thời gian bị ù có thay đổi không nhất định theo một quy luật nào.

Thính lực âm và thính lực lời đã có thể hiện thiếu hụt rõ rệt. Tuỳ theo kết quả người ta chia làm 3 mức độ.

* Mức độ nhẹ :

- Với thính lực âm: còn chữ V, 2 ngành chữ V đã mở rộng, ngưỡng nghe ở tần số 2000 đã tăng từ 30 dB trở lên

- Với thính lực lời: chưa bị ảnh hưởng nhiều, tổn thương thính lực lời thường thấp chậm hơn thính lực âm.

Các nghiệm pháp trên ngưỡng thường thấy dương tính với hiện tượng Recuitment.

* Mức độ trung bình:

- Với thính lực âm: biểu hiện điếc tiếp âm thể loa đạo đáy, thiếu hụt thính lực rõ rệt ở tất cả các tần số cao, các tần số sinh hoạt cũng bị giảm.

- Với thính lực lời: có tổn thương rõ, ngưỡng nghe lời cao hơn ngưỡng nghe âm trung bình ở các tần số sinh hoạt, thường có reccuitment

49

(+) hoặc mất nhận biết với từ thử.

- Nghiệm pháp trên ngưỡng chứng tỏ có tổn thương ở cơ quan Corti.

* Mức độ nặng.

- Với thính lực âm biểu hiện một điếc tiếp âm thể toàn lao đạo: ngưỡng nghe tất cả các tần số đều tăng lên 40 dB trở lên.

- Với thính lực lời: có thương tổn rõ, ngưỡng nghe lời cao: thường mất nhận biết dù với tần số cao: đồng thời có thể có hiện tượng thích ứng lời nói ở cường độ thấp hơn bình thường.

Các nghiệm pháp trên ngưỡng thể hiện không chỉ tổn thương ở cơ quan Corti mà còn cả ở thần kinh thính giác.

Một đặc điểm cần lưu ý là ở giai đoạn này các tổn thương không có khả năng hồi phục do đó thiếu hụt thính lực ở mức độ nào vẫn giữ nguyên như thế mặc dù người lao động đã được cách ly với tiếng ồn gây hại và được chăm sóc tốt.

2.3. Chẩn đoán điếc nghề nghiệp

Để chẩn đoán xác định điếc nghề nghiệp cần dựa trên 3 cơ sở:

- Tính chất nghề nghiệp: rất quan trọng, cần phải hỏi, điều tra đầy đủ và lập hồ sơ rõ ràng chi tiết về cường độ và thời gian tiếp xúc với tiếng ồn.

- Trước hết người công nhân phải làm việc ở môi trường có tiếng ồn cao hơn ngưởng gây hại (theo vị trí lao động của người đó). Thời gian làm việc ở môi trường ồn phải được ghi lại đầy đủ, kể cả các nghề cũ có tiếng ồn, vì thời gian tiếp xúc càng lớn, khả năng bị bệnh càng nhiều và nếu đã bị từ nghề trước thì hiện nay vẫn không thay đổi.

- Khám lâm sàng: cần khám về tai mũi họng đầy đủ để chứng tỏ không có tổn thương gì về màng tai, tai giữa và xương chũm, cũng như không có tổn thương ở tiền đình vì điếc nghề nghiệp chỉ gây nên các tổn thương ở loa đạo của tai trong.

- Đo thính lực: phải thể hiện một điếc tiếp âm, đối xứng hai tai, ở từng tần số chênh lệch giữa hai tai không quá 10 dB; tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ sẽ có thể loa đạo đáy hay thể toàn loa đạo có hiện tượng Recuiment hay không. Sau một thời gian thính lực đồ phải không khá lên ngay cả khi nghỉ ngơi không tiếp xúc với tiếng ồn.

50

Cần chẩn đoán phân biệt:

+ Tai nạn lao động: những trường hợp bị điếc ngay khi mới tiếp xúc với tiếng ồn là do chấn thương âm, do quá mẫn, thiếu phản ứng thích nghi của cơ thể, được coi là tai nạn lao động.

+ Viêm nhiễm: ở màng tai không bị tổn thương cũng gây nên điếc , nhưng biểu đồ thính lực thể hiện một điếc truyền âm hay điếc hỗn hợp.

+ Xốp xơ tai: màng tai không bị tổn thương, vòi nhĩ thông nhưng thính lực đồ biểu hiện một điếc hỗn hợp (có thể có trường hợp nặng về tai trong) nghiệm pháp Gelée dương tính.

+ Chấn thương: có thể gặp do:

- Chấn thương âm: có tiền sử, bị đột ngột, cũng là điếc tiếp âm có thể một hay hai tai nhưng thường diễn biến nhanh, điếc nặng hay điếc đặc ngay và thường có kèm theo tổn thương tiền đình.

+ Nhiễm độc tai trong: thường gặp do hóa chất hay do thuốc như Strep - tomycin, quinin... không có tổn thương thực thể, điếc tiếp âm, tiến triển nhanh chóng, nhưng đôi khi cũng kéo dài hàng tháng hay lâu hơn làm cho việc chẩn đoán khó khăn. Chủ yếu dựa vào khai thác tiền sử và các biện pháp trên ngưỡng.

2.4. Phòng hộ và giám định điếc nghề nghiệp

Cần có những phương pháp dự phòng và xử trí sớm cho người bệnh gồm hai lĩnh vực phòng hộ: kỹ thuật và y tế.

2.4.1. Phòng hộ kỹ thuật

Các biện pháp phòng hộ kỹ thuật nhằm giảm nguồn sinh ra tiếng ồn như chống và chạm, ma sát, sử dụng các vật liệu, công cụ mềm thay kim loại cứng...

- Thu hồi, triệt tiêu nguồn âm: được thực hiện qua các ống, hộp giảm âm để làm bớt cường độ nguồn âm đã sinh ra.

- Cách ly, chống phản hồi, cộng hưởng âm: bao gồm các biện pháp về kỹ thuật và thiết kế nhằm cô lập, cách ly nguồn âm hay hấp thụ bớt âm đã sinh ra.

Tuy nhiên hiện nay các biện pháp kỹ thuật trên thường ít có hiệu quả

51

vì thực hiện khó khăn phức tạp và nhất là thường không phù hợp, ảnh hưởng tới quy trình sản xuất.

2.4.2. Phòng hộ y tế

Hiện đang được tập trung nghiên cứu.

Dụng cụ phòng hộ: có nhiều loại nhưng tập trung trong hai loại hình chính.

Nút tai có định hình hay không định hình.

Loa che tai đơn giản hay phức tạp như một mũ che cả tai và đầu.

Các loại dụng cụ này thường làm giảm từ 20 đến 45dB, như vậy sẽ đưa cường độ có hại xuống dưới mức gây hại.

Một yêu cầu cơ bản là các dụng cụ trên phải khít chặt nhưng không gây khó chịu, kích thích tai và không ảnh hưởng gì đến khả năng lao động.

Tổ chức lao động nghỉ ngơi nhằm làm cho tai thích ứng được với tiếng ồn, không bị tình trạng quá mệt mỏi. Hiện nay người ta thống nhất là nên rút ngắn thời gian lao động trong một ngày hơn là rút ngắn thời gian trong một tháng hay một năm, nhưng số lần và thời gian nghỉ ngơi trong một ngày thì còn chưa thống nhất cụ thể.

Luyện tập, thích ứng: vai trò của thể dục, thể thao trong phòng hộ tiếng ồn là khá quan trọng vì nó là cơ sở cho các cơ ở vùng tai to khỏe ra nên sẽ có lợi cho việc bảo vệ tai trong khi tiếng ồn quá mạnh. Việc tạo thời gian cho tai thích ứng, không bị co cứng các cơ bảo vệ tai trong trước tiếng ồn quá đột ngột cũng là cần thiết. Chế độ nghỉ ngơi: cần được tạo điều kiện để sau giờ lao động công nhân có thể nghỉ ngơi yên tĩnh, hoặc nghe nhạc nhẹ, có cường độ thích hợp nhằm cho tai được phục hồi trở lại nhanh sau những giờ tiếp xúc với tiếng ồn.

2.4.3. Giám định

Các trường hợp suy giảm thính lực, điếc nghề nghiệp cần được lập hồ sơ cho giám định khả năng lao động vì bệnh này không hồi phục. Trước hết phải đánh giá sức nghe sau đó mới đánh giá khả năng lao động do mất khả năng nghe.

52

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Công cụ lượng giá

Phân biệt đúng sai các câu từ câu 1 đến câu 10 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai:

TT Câu hỏi A B

1 Tiếng ồn là tập hợp các âm thanh theo một quy luật nhất định.

2 Tác động cần của tiếng ồn lên cơ quan thính giác tuỳ thuộc vào cường độ và tần số của nó.

3 Khả năng tiếp nhận âm của tai người với các âm thanh có tần số từ 16 đến 20.000 Hz

4 Các âm thanh ở mức nghe bình thường của tai con người có tần số từ 500 đến 5.000 Hz.

5 Đơn vị đo cường độ tiếng ồn ứng dụng trong y học lao động là Bell

6 1 Bell = 1/13 khoảng cách ngưỡng cảm ứng với âm thanh của tai con người từ mức thấp nhất đến mức cao nhất.

7 Cường độ tiếng ồn càng cao thì khả năng gây hại càng ít.

8 Trong môi trường lao động kết hợp rung chuyển làm tác hại của tiếng ồn giảm đi

9 Hóa chất độc hại trong môi trường lao động làm tăng tác hại của tiếng ồn

10 Điếc nghề nghiệp là bệnh tổn thương cơ quan thính giác do tiếng ồn và có khả năng hồi phục sau khi ra khỏi môi trường có cường độ tiếng ồn cao quá tiêu chuẩn cho phép.

53

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu 11 đến câu 15 bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với với chữ cái đứng đầu câu trả là được lựa chọn.

Câu hỏi A B C D E

11. Nguy cơ bị điếc nghề nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau ngoại trừ

A. Bản chất của tiếng ồn..

B. Đặc điểm cơ địa của người tiếp xúc.

C. Tính chất tiếp xúc với tiếng ổn ( ngắt quãng hay liên tục)

D. Tuổi nghề của người tiếp xúc.

E. Giới tính của người tiếp xúc.

12. Tiếng ồn có thể gây các bệnh sau ngoại trừ

A. Tăng huyết áp.

B. Viêm tai giữa

C. Loét dạ dày.

D. Suy nhược thần kinh thực vật.

E. Tăng nhịp tim.

13. Quy định cường độ tiếng ồn chung tối đa cho phép trong môi trường lao động của Việt Nam là:

A. Dưới 75 dBA

B. Dưới 80 dBA.

C. Dưới 85 dBA.

D. Dưới 90 dBA.

E. Dưới 95 dBA.

14. Khám tuyển công nhân vào lao động trong môi trường có tiếng ồn cao cần loại những người có bệnh:

A. Loét dạ dày tá tràng.

B. Hô hấp mạn tính.

54

C. Tai và thần kinh.

D. Xương khớp.

E. Gan mật.

15. Biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng chống tác hại của tiếng ồn cho người lao động trong môi trường có cường độ tiếng ồn chung là 90 dBA, không rung xóc, không hóa chất độc hại là:

A. Bông nút tai.

B. Nút tai bằng nhựa.

C. Chụp che tai.

D. Mũ che tai.

E. Phòng cách âm chống ồn.

2. Hướng dẫn tự lượng giá

Nghiên cứu kỹ lần lượt từng phần của bài giảng, cụ thể:

- Phần "Bản chất của tiếng ồn" trả lời cho các câu hỏi 1-6

- Phần "Một số tác hại chính của tiếng ồn" trả lời các câu 7-9 và 12.

- Phần "Điếc nghề nghiệp" trả lời câu 10.

- Phần "Nguyên nhân gây điếc nghề nghiệp" trả lời câu 11-13.

- Phần "Phòng hộ và giám định điếc nghề nghiệp" trả lời câu 14 và 15.

Sau khi tự nghiên cứu tài liệu và trả lời câu hỏi, kiểm tra đối chiếu với phần đáp án ở cuối cuốn sách.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học

Tự nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường Đại học Y.

Tìm hiểu biện pháp khắc phục tác hại của tiếng ồn mà cộng đồng đang áp dụng từ đó có những bài học thực tế rút ra.

55

2. Vận dụng thực tế

Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn cao gây mệt mỏi thính giác, suy nhược cơ thể, giảm sự tập trung chú ý. Những phòng cần sự yên tĩnh như phòng học, phòng ngủ, thư viện cần được xây dựng, thiết kế cho phù hợp đảm bảo sinh lý thính giác của con người. Khi học tập sinh viên cần tránh những nơi ồn ào để việc tập chung chú ý được tốt hơn và hiệu quả học tập cao hơn.

Ứng dụng các kiến thức đã học tìm hiểu nguồn phát ra tiếng ồn và đề xuất biện pháp khắc phục với các nhà quản lý.

56

ĐỘC CHẤT TRONG SẢN XUẤT

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Mô tả được quá trình xâm nhập, chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể.

2. Liệt kê được các nguyên nhân gây nhiễm độc trong lao động sản xuất

3. Trình bày được các nguyên tắc chẩn đoán, xử trí và dự phòng nhiễm độc trong lao động sản xuất.

4. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giám sát môi trường lao động và tình trạng sức khỏe trong việc phòng nhiễm độc hóa chất.

1. Mở đầu

Ngay từ khi con người biết sử dụng chất độc vào sinh hoạt và sản xuất cũng như khi chất độc được dùng vào mục đích quân sự, độc học đã ra đời và phát triển để đáp ứng yêu cầu dự phòng và điều trị các trường hợp nhiễm độc. Ngành độc chất học phát triển đặc biệt nhanh vào những năm của thế kỷ hai mươi. Ngày nay, chất hóa học ngày càng được ứng dụng vào việc phục vụ đời sống con người thì vấn đề độc chất học nói chung càng phải chú trọng phát triển.

Độc chất học là môn khoa học nghiên cứu quy luật tác dụng của chất độc đối với cơ thể và đề ra những biện pháp dự phòng, điều trị và khắc phục hậu quả của nhiễm độc.

- Ngày nay, người ta biết có nhiều loại chất với liều lượng nhất định là thuốc điều trị nhưng với liều cao là chất độc.

Chất độc là chất với liều rất nhỏ trong những điều kiện nhất định có thể gây nên những rối loạn sinh lý, sinh hóa trong cơ thể, thậm chí gây nhiễm độc có thể dẫn tới tử vong. Như vậy giới hạn giữa chất độc và chất không độc được phân biệt bởi liều lượng. Có tác giả đề nghị giới hạn giữa chất độc và không độc là liều 100 mg/kg, nghĩa là chất nào có khả năng gây

57

nhiễm độc từ liều dưới 100 mg/kg được coi là chất độc.

Nhiễm độc là khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với một liều lượng nhất định gây ảnh hưởng tới các hệ thống sinh học của cơ thể.

- Chất độc có trong môi trường lao động và liên quan chặt chẽ với một nghề nghiệp nào đó là chất độc nghề nghiệp, bệnh do chất độc nghề nghiệp gây ra là nhiễm độc nghề nghiệp.

2. Dịch tễ học nhiễm độc

- Vụ dịch sương mù ở Luân Đôn năm 1952 là vụ dịch điển hình được mô tả trong lịch sử, Đó là do hàm lượng SO2 trong không khí tăng cao do khí thải của nhà máy.

- Các nhà máy xí nghiệp hàng năm có các vụ nhiễm độc khí Co ,Pb, Hg, AS...

- Các vụ nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng nhiều, số tử vong cũng tăng cao.

- Vụ dịch xuất huyết ở trẻ em do sử dụng phấn rôm có chứa chất chống đông tại Thành phố Hồ Chí Minh được phát hiện đo thiết kế nghiên cứu ca bệnh- đối chứng.

- Hàng năm có khoảng 200.000 chất hóa học được phát hiện ra và có khoảng 20.000 chất được đưa vào sản xuất, gây tăng quá trình nhiễm độc.

3. Nguyên nhân gây nhiễm độc trong sản xuất

3.1. Do chủ quan

- Thiếu hiểu biết về chất độc

- Không tuân thủ quy trình quản lý và sử dụng chất độc

- Không sử dụng trang thiết bị phòng độc

Sức khỏe người lao động không tốt, người lao động mắc các bệnh làm cơ thể tăng cảm nhiễm với chất độc.

3.2. Do khách quan

- Công nghệ sản xuất cũ kỹ, lạc hậu gây phát tán chất độc, gây ô nhiễm môi trường lao động.

- Nhà xưởng kém thông khí

58

- Môi trường làm việc nóng, ẩm

- Tính chất lý học của chất độc:

+ Khả năng bay hơi càng thấp càng có tính độc cao.

+ Độ hoà tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ, hệ số hoà tan cao thì độc càng mạnh.

Tính chất hóa học của chất độc quyết định khả năng tác dụng độc, đặc biệt là cấu trúc hóa học của chất độc.

4. Sự xâm nhập, chuyển hóa và đào thải chết độc trong cơ thể

4.1. Sự xâm nhập

4.1.1 Đường tiêu hóa

a) Qua miệng: một số chất độc xâm nhập vào cơ thể qua ăn uống có thể được hấp thu ngay tại niêm mạc miệng. Các chất độc hấp thu được qua niêm mạc miệng rất nguy hiểm bởi chúng không bị ảnh hưởng của dịch dạ dày và không được qua gan khử độc trước khi đi vào tuần hoàn chung.

b) Qua dạ dày: nhiều chất hóa học có tính acid yếu được hấp thu nhanh chóng qua dạ dày.

c) Ruột non: tốc độ hấp thu các chất khuếch tán qua thành ruột cũng được quyết định bởi hằng số phân ly và tính tan được trong lipid của chúng.

4.1.2. Đường hô hấp

Hô hấp là đường vào chính của nhiều chất độc công nghiệp. Chất độc hít phải vào phổi có thể đi vào tuần hoàn chung ngay.

Diện tích các phế nang được ước lượng là khoảng 80m2. Trong phế nang, không khí chỉ được tách ra khỏi máu mao mạch qua một vách có chiều dày từ 1/10 đến 1/20 cm. Chính vì vậy nhiều chất độc ở dạng hơi, khí dung dễ dàng qua các vách phế nang để vào máu. Mức tiếp xúc của cơ thể với chất độc (T) sẽ phụ thuộc vào nồng độ (c) của chất độc trong không khí môi trường và thời gian tiếp xúc (t), được tính theo công thức:

T = c. t

Các chất hấp thu theo đường phổi sẽ theo hệ thống tuần hoàn tới thẳng các cơ quan khác nhau (não, thận) mà không qua gan như các chất vào bằng đường tiêu hóa.

59

4.1.3. Đường da

Việc vận chuyển qua da có thể được thực hiện bằng hai đường chính: đường qua biểu bì và đường qua nang lông, tuyến bã. Vận chuyển qua biểu bì thì không nhanh bằng đường qua nang lông, tuyến bã nhưng vì diện tích biểu bì lớn hơn, nên ở da sự hấp thu chủ yếu diễn ra qua đường biểu bì.

Sự vận chuyển qua biểu bì thực hiện chủ yếu bằng khuếch tán thụ động và hàng rào chính đối với khuếch tán là lớp sừng.

4.2. Sự hấp thu của chất độc vào máu

Chất độc hấp thu vào máu với tốc độ và số lượng khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất vật lý và hóa học của chất độc (độ hoà tan trong nước hay trong lipid, khả năng liên kết với các cấu trúc đặc hiệu và không đặc hiệu...), tình trạng cơ thể (tuổi, giới, thể tạng, màng tế bào, thành mạch, tuần hoàn tại chỗ...), các yếu tố bên ngoài (có mặt của các yếu tố làm tăng hấp thu, các chất hoà tan, điều kiện tại chỗ...). Vì vậy có chất độc xâm nhập nhưng sự hấp thu vào máu không hoàn toàn

4.3. Sự phân bố của chất độc trong cơ thể

4.3.1. Sự phân bố

Sau khi hấp thu vào máu và bạch mạch, chất độc được phân bố đến cơ quan tổ chức, tế bào bằng cơ chế đối lưu hoặc khuếch tán (do chênh lệch về nồng độ). Quá trình phân bố kết thúc khi chất độc tập kết tại vị trí tấn công đặc hiệu. Quá trình phân bố chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau:

- Sự phân bố mao mạch và cung cấp máu trong cơ quan, tổ chức.

- Tình trạng của màng mao mạch tại chỗ.

- Cấu trúc, chức năng của màng tế bào.

- Ái lực hóa học giữa chất độc với các cấu trúc đặc hiệu.

Một số chất độc được tích luỹ dưới dạng không hoạt động trong một số tổ chức, ví dụ: các hợp chất phospho hữu cơ tích luỹ trong tổ chức mỡ, hợp chất chì, asen tích luỹ trong tổ chức xương... Từ các vị trí này, chất độc có thể giải phóng trở lại ở dạng hoạt động. Một số chất độc có khả năng liên kết với protein huyết tương ngay sau khi hấp thu vào máu như: chất độc yperit, CS, chất độc thần kinh...

Chất độc có khả năng vượt qua màng tế bào để tác động vào những

60

cấu trúc bên trong, đồng thời cũng có thể quay trở ra dịch ngoại bào hoặc máu.

4.3.2. Sự kết hợp giữa chất độc với vị trí tấn công đặc hiệu

Vị trí tấn công đặc hiệu còn được gọi là tế bào đích hoặc thụ thể (receptor). Có thể có một số lượng lớn xâm nhập vào cơ thể nhưng chỉ những phân tử chất độc nào kết hợp với tế bào đích mới gây ra tác dụng độc. Nghĩa là giữa chất độc và vị trí tấn công phải phù hợp về mặt cấu trúc. Lực kết hợp càng chặt, số lượng thụ thể bị chiếm chỗ càng nhiều thì tác dụng của chất độc càng mạnh. Do đó, cường độ tác dụng của một chất độc phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Ái lực hóa học giữa chất độc và thụ thể.

- Nồng độ chất độc tại chỗ.

- Sự phù hợp về mặt cấu trúc của hai thành phần tham gia có bị các yếu tố khác làm thay đổi không.

- Một số điều kiện tại chỗ: pH, nồng độ các chất điện giải...

Như vậy chất độc được phân bố trong cơ thể, một phần tích luỹ lại trong các tổ chức, một phần được tác dụng với các receptor.

4.4. Biến đổi của chất độc trong cơ thể

Chất độc chịu sự tác động của các yếu tố trong cơ quan, tổ chức và bị biến đổi, chuyển hóa. Có những chất độc vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu cho đến khi thải trừ ra ngoài. Phần lớn các chất đều bị thay đổi về mặt cấu trúc hóa học cũng như tính chất ban đầu. Có một số chất độc thông qua quá trình biến đổi sinh hóa chuyển thành sản phẩm không độc hoặc ít độc hơn để rồi thải trừ ra khỏi cơ thể. Trái lại, có một số chất độc bị thay đổi tính chất trở thành dạng có hoạt tính hóa học mạnh hơn và độc hơn trong cơ thể.

Sự tương tác giữa chất độc với cơ thể thường thông qua các phản ứng sau:

- Phản ứng liên hợp

- Phản ứng khử ôxy

- Phản ứng ôxy hóa khử

- Phản ứng thuỷ phân

61

4.5. Thải trừ

Các chất độc hoặc sản phẩm biến đổi của chúng được thải trừ bởi:

- Nước tiểu là con đường đào thải nhiều nhất.

- Mật.

- Không khí thở ra.

- Mồ hôi.

- Nước bọt.

- Sữa.

- Các chất tiết khác (như ở đường ruột dạ dày).

5. Nguyên tắc chẩn đoán nhiễm độc trong lao động sản xuất

Xác định môi trường tiếp xúc: đo nồng độ chất độc trong môi trường không khí, đất nước, thực phẩm

- Xác định cường độ tiếp xúc: thông thường phụ thuộc vào liều lượng và thời gian tiếp xúc

- Theo dõi sinh học:

+ Dùng các test đánh giá tiếp xúc: xác định lượng chất độc trong bệnh phẩm như nước tiểu, máu, tóc, chất nôn...

+ Xác định mức độ thay đổi sinh hóa học hoặc hình thái, sinh lý, men.

6. Nguyên tắc chung về xử trí, dự phòng nhiễm độc

6.1. Tại cơ sở

6.1.1. Tổ chức

Trong các cơ sở có sử dụng hóa chất phải tổ chức phòng cấp cứu có đủ các loại thuốc cấp cứu thông thường, máy hô hấp nhân tạo. Đồng thời phải tổ chức huấn luyện cho cán bộ chuyên môn, đồng thời hướng dẫn cách cấp cứu để họ có thể xử trí sơ bộ khi xảy ra nhiễm độc.

6.1.2. Ngăn không cho chất độc xâm nhập.

- Nếu chất độc vào bằng đường hô hấp đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi bị nhiễm độc, cho ra chỗ thoáng khí, nới bỏ quần áo để tránh ảnh hưởng đến đường hô hấp.

62

- Nếu chất độc vào bằng đường da, niêm mạc: rửa kỹ bằng nước lạnh, xà phòng.

- Nếu chất độc vào bằng đường tiêu hóa: rửa dạ dày càng sớm càng tốt, nước rửa nên cho thêm chất có tính hấp thụ (than hoạt), chất giảm độc (lòng trắng trứng, tanin, bicarbonat v.v...).

- Nếu không có phương tiện rửa thì gây nôn bằng kích thích cơ giới hoặc apomorphin (0,5% 1 m dưới da). Chống chỉ định khi có rối loạn hô hấp tuần hoàn.

6.1.3. Nhanh chóng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.

Đa số các chất độc thải qua thận nên cho nạn nhân uống nhiều nước, truyền dịch đẳng trương hoặc dùng thuốc lợi niệu.

6.1.4. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên có điều kiện hồi sức cấp cứu.

6.2. Tại tuyến trên

6.2.1. Điều trị triệu chứng

- Khi có rối loạn hô hấp: đặt ống thông khí quản, hút đờm dãi. Nếu ngừng thở phải dùng hô hấp nhân tạo.

- Nếu có phù phổi cấp dùng các thuốc phong bế hạch, khi cần chích máu tĩnh mạch 200 - 300 ml.

- Nếu thiếu oxy cho thở oxy hoặc khí carbogen.

- Rối loạn tim mạch cho thuốc trợ tim.

- Có thể dùng thuốc an thần, thuốc chống co giật và giảm đau nếu cần.

6.2.2. Thuốc chống độc đặc hiệu

Khái niệm thuốc chống độc đặc hiệu (Antidote) phải được hiểu là những chất can thiệp trực tiếp vào quá trình tương tác giữa chất độc với vị trí tấn công đặc hiệu. Những loại thuốc chống độc có thể tác dụng theo 3 cơ chế sau:

- Thuốc chống độc kết hợp với chất độc: khi chất độc liên kết với vị trí đặc hiệu, thuốc phản ứng với chất độc và tạo thành một phức hợp mới, giải phóng thụ thể trở lại trạng thái ban đầu. Sau đó, phức hợp thuốc - chất độc sẽ được thải trừ ra khỏi cơ thể.

63

- Thuốc kết hợp với thụ thể: tương tự như chất độc, thuốc cũng có khả năng kết hợp đặc hiệu với thụ thể, cạnh tranh với chất độc và do đó ngăn cản tác dụng của chất độc.

- Thuốc làm thay đổi những điều kiện xung quanh thụ thể hoặc gây ra những biến đổi cấu trúc đặc hiệu làm cho chất độc mất khả năng liên kết với vị trí tấn công đặc hiệu.

6.3. Biện pháp phòng chống nhiễm độc nghề nghiệp

- Thông qua kiểm tra vệ sinh an toàn phát hiện mầm mống gây ra nhiễm độc cấp.

- Nếu xảy ra nhiễm độc cấp tính, cán bộ y tế, vệ sinh an toàn đến ngay nơi xảy ra, một mặt tổ chức lực lượng cấp cứu ngăn chặn nhiễm độc, một mặt phải nghiến cứu tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết không để để xảy ra nhiễm độc nữa.

Cần áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:

Cải tiến dây chuyền công nghệ, đảm bảo vệ sinh thiết kế.

Bao bọc để làm kín hóa nguồn sinh hơi khí độc.

- Biện pháp kỹ thuật vệ sinh: thiết kế hệ thông hút hơi khí độc tại chỗ. Thông gió thoáng khí tốt.

- Xây dựng chế độ an toàn lao động, hướng dẫn và trang bị kiến thức về độc chất cũng như khả năng tự cứu chữa cho nhân dân.

- Giám sát thực hiện chế độ an toàn lao động thường xuyên, giám sát quy trình sử dụng thiết bị phòng hộ cá nhân, kiểm soát các loại hóa chất chặt chẽ.

- Biện pháp y tế: tổ chức khám định ký hàng năm gồm giám sát môi trường và giám sát tình trạng sức khỏe nhân dân nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ nhiễm độc.

Quản lý, theo dõi và điều trị tốt người bệnh,

64

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Công cụ lượng giá

Phân biệt đúng sai các câu từ câu 1 đến câu 11 bằng cách đánh đấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai.

TT Nội dung câu hỏi A B

1 Tính chất quan trong nhất quyết định tác dụng độc học của một chất độc là độc tính của nó.

2 Tính chất lý học của chất độc quyết định tới độ bền vững của nó ngoài ngoại cảnh.

3 Phương pháp xử trí khi bị nhiễm độc được quyết định bởi tính chất hóa học của nó.

4 Liều gây độc của một chất độc biểu thị độc tính của chất độc đó là mạnh hay yếu.

5 Nồng độ tối đa cho phép của một chất độc trong môi trường lao động chính là liều dung nạp chất độc đó của cơ thể con người.

6 Tất cả các chất với một liều rất nhỏ đã có khả năng gây nhiễm độc gọi là chất độc.

7 Các chất độc có tính bazơ mạnh được hấp thu nhanh chóng qua dạ dày.

8 Các chất độc xâm nhập cơ thể bằng đường hô hấp sẽ trực tiếp vào máu và qua gan khử độc.

9 Các chất độc có thể xâm nhập cơ thể qua da chủ yếu vào cơ thể bằng đường nang lông tuyến bã.

10 Quá trình phân bố chất độc trong cơ thể kết thúc khi chất độc tập kết tại vị trí tấn công đặc hiệu.

11 Mỗi chất độc có tế bào đích để gây độc khác nhau.

65

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ câu 12 đến câu 16 bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn.

Câu hỏi A B C D E

12. Điều kiện tác dụng độc của một chất độc phụ thuộc vào các yếu tố sau ngoại trừ

A. Khả năng bay hơi của chất độc.

B. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc của chất độc.

C. Độ bền vững của chất độc với nhiệt độ.

D. Độ pH của chất độc.

E. Độ hoà tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ.

13. Trong môi trường lao động con đường hấp thu chính của chất độc vào cơ thể là:

A. Qua ruột non.

B. Qua phế nang phổi.

C. Qua dạ dày.

D. Qua biểu bì.

E. Qua nang lông tuyến bã.

14. Tốc độ và số lượng chất độc hấp thu vào cơ thể phụ thuộc vào tất cả các yếu tố sau ngoại trừ

A. Tính chất vật lý của chất độc.

B. Tính chất hóa học của chất độc.

C Thể trạng của người tiếp xúc.

D. Nồng độ chất độc khi tiếp xúc.

E. Vi khí hậu nơi tiếp xúc với chất độc.

15. Các thuốc chống độc đặc hiệu tác dụng bằng các cơ chế sau ngoại trừ

66

A. Kết hợp với chất độc để đào thải ra ngoài.

B. Kết hợp với thụ thể.

C. Làm thay đổi môi trường xung quanh thụ thể để chất độc không thể tác dụng.

D. Ngăn không cho chất độc tấn công tế bào đích

E. Tạo ra kháng thể để chống lại chất độc

16. Con đường chủ yếu đào thải chất độc khỏi cơ thể là:

A. Đường tiết niệu.

B. Đường hô hấp.

C. Đường tiêu hóa.

D. Đường bài tiết mồ hôi.

E. Đường bài tiết sữa.

2. Hướng dẫn tự lượng giá

Để trả lời đúng các câu hỏi tự lượng giá sinh viên cần nghiên cứu kỹ bài học theo từng phần cụ thể như sau:

- Phần "Những điều kiện tác dụng của chất độc" để trả lời các câu hỏi 1 - 6 và 12.

- Phần "Quá trình hấp thu, phân bố và thải trừ chất độc" để trả lời các câu 7 - 11 và 13; 14; 16.

- Phần "Nguyên tắc chung về xử trí nhiễm độc" trả lời cho câu hỏi 15.

Sau khi tự nghiên cứu và trả lời các câu hỏi tự lượng giá sinh viên tham khảo phần đáp án cuối cuốn sách để đối chiếu so sánh.

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học

Tự nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường Đại học Y.

Tìm hiểu các nguy cơ xuất hiện chất độc trong môi trường ở các địa

67

phương cụ thể. Học cách phát hiện chất độc và cách giải quyết khi bị nhiễm độc của từng cộng đồng cụ thể, trong các ngành nghề cụ thể.

2. Vận dụng thực tế

Chất độc ở dạng khí, khí dung và có khả năng bay hơi rất dễ xâm nhập cơ thể bằng đường hô hấp. Chất độc có thể gây các nhiễm độc cấp tính gây tử vong tức thời do vậy khi đến những vùng còn chưa xác định rõ đặc biệt hang động sâu, kín, không thoáng khí cần kiểm tra trước thật kỹ lưỡng.

68

NHIỄM ĐỘC CHÌ VÔ CƠ NGHỀ NGHIỆP

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ có khả năng:

1. Trình bày được các yếu tố nguy cơ và con đường xâm nhập của chì vào cơ thể.

2. Mô tả được các tác hại của chì đối với cơ thể.

3. Nêu được tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nhiễm độc chì vô cơ.

4. Trình bày được phương pháp điều trị và dự phòng nhiễm độc chì vô cơ.

5. Nhận biết được tầm quan trọng của việc khám phát hiện và điều trị nhiễm độc chì ngay ở giai đoạn đầu.

Chì là kim loại màu xanh xám, dễ dát mỏng và kéo dài thành sợi, nhiệt độ chảy của chì bằng 2370C và nhiệt độ sôi của chì bằng 15250C. chì bị hoà tan nhanh bởi acid nitric; chì dễ tan trong các acid hữu cơ (như acid acetic, thực phẩm có môi trường acid) và trong nước có chứa muối nitrat và muốn. Chính vì những tính chất của chì mà chì được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống.

1. Dịch tễ học nhiễm độc chì

Nhiễm độc chì đã xuất hiện ở rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước ngành khai thác mỏ chiếm ưu thế. Nhiễm độc chì vô cơ thường gặp ở các công nhân khai thác và chế biến quặng chì hoặc quặng có nhiễm lẫn chì, sản xuất ác quy, chế tạo đầu đạn...

Tại Rumani, Lilis và cộng sự thấy các công nhân khai thác mỏ chì làm việc sau 10 năm đã có các tổn thương ở thận, Vaskov quan sát 30 công nhân thấy 21 người tổn thương chức năng thận sau 10 năm tiếp xúc với quặng chì và tử vong. Tại Chicago (Mỹ) trong 3 năm có 9.853 trường hợp nhiễm độc chì, trong đó 5% là trẻ em.

Tại Đức trong vòng 15 năm trong số những người đến khám bệnh tại

69

các cơ sở y tế có 11.581 người được chẩn đoán là nhiễm độc chì, trong số đó có 22 người tử vong do nhiễm độc chì.

Tại Mỹ trong những năm 90 của thế kỷ XX người ta thấy hàm lượng chì trong máu của trẻ em ở mức cao đến báo động

Ở việt Nam, theo Dương Thu Hương tại Hải Phòng năm 1978 có 47% công nhân tiếp xúc với hơi chì có hàm lượng chì trong máu cao quá mức cho phép, năm 1982 tỷ lệ này là 10,2%, năm 1989 tỷ lệ này chiếm 9,1% và đến năm 1991 tỷ lệ này còn 6,5%. Theo một tổng kết của Viện Y học lao động Việt Nam năm 1992 tỷ lệ thâm nhiễm chì của ngành hóa chất là 12%, ngành in là 8,7%.

Theo Hoàng Văn Bính, ở miền Nam của Việt Nam tỷ lệ thâm nhiễm chì ở Ngành In là 52%, ở các cơ sở in nhỏ lẻ tỷ lệ này lên tới 83%. Tại Thái Nguyên số bệnh nhân được giám định nhiễm độc chì nghề nghiệp năm 1998 là 62 bệnh nhân, năm 1991 là 51 bệnh nhân, năm 2000 là 57 bệnh nhân (Đỗ Hàm - 2002).

1.1. Các nghề nghiệp có tiếp xúc với chì

Chì được sử dụng trong rất nhiều ngành ở đây chỉ nêu lên những nguồn tiếp xúc chính:

1. Ở các mỏ chì và kẽm.

2. Luyện chì và kẽm.

3. Công nghiệp xây dựng: sản xuất những ống dẫn nước, thải nước.

4. Sản xuất đạn.

5. Sản xuất bình điện (ắc quy).

6. Một số muối và oxyt chì được dùng làm chất màu để sản xuất sơn, véc ni, men và chất dẻo.

1.2. Tiếp xúc không mang tính nghề nghiệp

- Nhiễm độc chì do nguồn nước:

Nước mềm có chứa hàm lượng calci thấp, không tạo thành một lớp carbonat chì ở trong các đường ống bằng chì, do đó chì hoà tan vào nước. lượng chì trong nước xâm nhập vào cơ thể thường kín đáo và dễ bị bỏ qua vì nếu nhỏ và liên tục hàng ngày.

70

- Do trong nước giải khát:

Trong các nước giải khát đặc biệt là nước hoa quả chứa trong những vại sành sứ gốm tráng men làm bằng hóa chất có chứa chì.

- Nhiễm độc chì ở trẻ em:

Thường gặp khi trẻ nuốt phải những vật dụng có chì như sơn khi sửa chữa nhà cửa, trong đồ chơi trẻ em...

- Ô nhiễm môi trường:

Trước hết là ô nhiễm môi trường xung quanh những nhà máy sản xuất hoặc sử dụng chì, ô nhiễm môi trường ở các trung tâm đô thị do khí thải của ô tô có chì. Một chiếc ô tô dùng xăng có têtraêtyl chì phóng ra không khí 2,5 kg chì mỗi năm. Lượng chì trong không khí sẽ lắng xuống làm ô nhiễm đất (như dọc đường phố, bụi trong các phố) và lá cây. Cây cỏ mọc trên những vùng đất bị ô nhiễm chì cũng chứa một lượng chì tương đối cao chính vì vậy gia súc chăn thả trên những đồng cỏ ô nhiễm chì sẽ cho những sản phẩm sữa chứa chì. (Vào thập niên cuối của thế kỷ XX người ta đã phát hiện thấy một vài chế phẩm sữa cho trẻ em chứa tới 1 mỏ chì trong 1 lít sữa).

- Chì trong mỹ phẩm:

Hiện nay chì là một trong những thành phần phổ biến của các loại mỹ phẩm như thuốc dưỡng da, thuốc sịt tóc, thuốc dạng Mascara (bôi mi mắt) v.v...

Tóm lại: chì được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, quân sự và trong đời sống đã gây nhiễm bẩn môi trường không khí, đất, nước và thực phẩm. Chì ở môi trường sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và có thể gây nhiễm độc, nhất là đối với người tiếp xúc hàng ngày với chì trong quá trình sản xuất.

2. Quá trình xâm nhập, hấp thu, phân bố và thải trừ của chì

2.1. Đường xâm nhập vào cơ thể

Cũng như các loại chất độc khác, chì có thể xâm nhập vào cơ thể theo cả 3 con đường:

- Đường hô hấp.

- Đường tiêu hóa.

71

- Đường da.

Dựa vào nghiên cứu của Zilhuis (1975), Nordberg (1976) và WHO (1977) đã đưa ra sơ đồ về mối quan hệ giữa chì trong môi trường và xâm nhập vào cơ thể

2.2. Quá trình hấp thu của chì

Tại phổi, chì được hấp thu gần như toàn bộ qua các màng phế nang để vào máu. Chì và các hợp chất của chì được hấp thu tại phổi không phụ thuộc vào khả năng hoà tan của chất đó. Chì được hấp thu qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất vì nó sẽ vào thẳng máu, tới các cơ quan.

Chì được hấp thu ở đường tiêu hóa ít hơn so với đường hô hấp và khả năng hấp thu lại phụ thuộc vào tính hoà tan của các hợp chất chì. Ruột hấp thu khoảng 10% lượng chì, còn 90% được đào thải qua phân. Sự hấp thu chì qua đường tiêu hóa đến gan được gan giữ lại và được khử độc. Nếu hấp thu nhiều hoặc hấp thu liên tục liều nhỏ thì sự khử độc ở gan trở nên kém hơn, do đó sẽ được hấp thu vào máu nhiều hơn.

Chì hấp thu qua da, niêm mạc không lớn, chỉ xảy ra khi da bị tổn thương. Tuy chì hấp thu qua da kém nhưng cần được chú ý vì trong trường hợp này vai trò khử độc của gan bị hạn chế.

72

2.3. Quá trình phân bố chì trong cơ thể

Chì được hấp thu, vận chuyển đến các cơ quan, khoảng 95% chì trong máu là nằm trong hồng cầu. Một phần của chì ở huyết tương dưới dạng albumin chì hay triphosphat chì, được vận chuyển và phân bố ở các cơ quan như: gan, lách, thận, não, tinh hoàn v.v... (các mô mềm) và đặc biệt ở xương (mô cứng), phần lớn tổng lượng chì của cơ thể được tích luỹ trong xương dưới dạng không hoà tan.

Quá trình phân bố của chì có thể được thể hiện theo mô hình sau:

Hình 2: Sự phân bố chì trong cơ thể

2.4. Quá trình thải trừ của chì

Qua đường tiêu hóa chỉ một phần nhỏ chì được hấp thu vào cơ thể, còn tới 90% thải loại theo phân. Chì còn được thải trừ qua da, theo tuyến nước bọt niêm mạc miệng tạo thành đường viền Burton. Viền Burton chính là PbS được tạo thành là do Pb thải trừ theo nước bọt kết hợp với H2S. Ngoài ra Chì còn được thải loại qua tóc, sữa. Đặc biệt chì trong cơ thể được thải loại theo nước tiểu, đó là con đường chính yếu nhất, có thể thải trừ khoảng 75 - 80% lượng chì trong cơ thể.

Các con đường thải chì nhằm mục đích duy trì sự cân bằng lượng chì tiếp thu.

Nếu có sự hấp thu quá độ và giảm sự thải loại thì sẽ xảy ra hiện tượng tích luỹ chì.

73

3. Độc tính và cơ chế gây độc của chì

3.1. Độc tính

Chì và các hợp chất của chì đều độc, càng dễ hoà tan, độc tính càng cao. Nếu hít phải nồng độ hơi chì trong không khí quá 0,15 mg/m3 thì công nhân có thể bị nhiễm độc, nếu ăn phải 1g bụi chì thì có thể bị chết. Hàng ngày một người hấp thu 1 mg chì, sau nhiều ngày xuất hiện nhiễm độc mạn tính, liều 1mg này mới chỉ gấp 3 lần lượng chì vào cơ thể hàng ngày qua ăn uống.

3.2. Cơ chế gây độc

Nói chung chì là một kim loại rất độc, chúng vừa gây độc theo cơ chế tiếp xúc vừa gây độc theo cơ chế tác động men. Khả năng gây độc theo cơ chế tiếp xúc của chì rất cao do chì ion bám vào đâu là gây độc cho tế bào đó. Về tác động men thì rất rõ, Weil - E 1970 và Duhamel G. 1971 cho thấy chì tác động lên nhiều chặng của quá trình tổng hợp hemoglobin.

Hemoglobin

Hình 3: Quá trình tác động của chì lên hệ thống tạo huyết

74

Hậu quả của quá trình tác động lên các men trong quá trình tạo huyết sẽ gây nên hàng loạt các biểu hiện sau đây:

- Giảm hoạt tính men δ ALA dehydrase.

- Tích luỹ và tăng thải theo nước tiểu acid δ aminolevulinic.

- Tăng thải theo nước tiểu copropocphyrin.

- Giảm nồng độ hemoglobin.

- Giảm số lượng hồng cầu.

- Tăng số lượng hồng cầu hạt kiềm.

- Tăng sắt huyết thanh.

Hàng loạt công trình nghiên cứu đã chứng minh tác dụng ức chế các enzym chứa nhóm - SH của chì.

Phức hợp kim loại nhóm -SH như sau:

Tổng quát: R - SH + Pb++ R – SH - Pb

ức chế Glutathion:

Do những nguyên nhân này H202 trong cơ thể tăng lên, giải phóng oxy

nguyên tử, tạo gốc tự do. Sự hình thành các gốc tự do quá nhiều sẽ gây rối loạn sự cân bằng nội môi, phá huỷ màng lipid và cấu trúc ADN của nhân tế bào gây rất nhiều các rối loạn bệnh lý...

4. Triệu chứng nhiễm độc chì

4.1. Nhiễm độc cấp

Không còn thấy trong công nghiệp, nhiễm độc cấp do nuốt phải axetat

75

chì (tai nạn do nhầm lẫn).

- Rối loạn tiêu hóa: đau thượng vị, đau bụng, nôn mửa.

- Tổn thương thận: đái ra albumin, trụ niệu, đái ít.

- Đôi khi có tổn thương gan.

- Co giật và hôn mê dẫn đến chết sau 2 - 3 ngày.

4.2. Nhiễm độc mạn tính

- Theo cổ điển, người ta chia ra 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn tiền nhiễm độc chì hay thấm nhiễm chì.

+ Giai đoạn nhiễm độc chì rõ.

+ Giai đoạn nhiễm độc cũ (di chứng).

4.2.1. Giai đoạn thấm nhiễm chì.

Đây chưa phải là một bệnh, mà chỉ có dấu hiệu sinh học là chính cho phép ta kết luận là có hiện tượng hấp thu chì quá mức. Ở giai đoạn này (chì huyết dưới 70 µg/10 ml) có những dấu hiệu chủ quan mơ hồ (như đau dạ dày - ruột; mệt mỏi; thay đổi tính tình, đau cơ, khớp và thực hiện một số test tâm lý - vận động kết quả giảm). Có một tỷ lệ cao viền lợi chì hay viền Burton là những đường lấm tấm màu xanh sẫm nằm trong lợi ở cách bờ lợi độ 1 mm; đường này xuất hiện ở chỗ không có răng. Hiện tượng này do kết tủa sulfat chì gây ra bởi tác dụng của H2S trên các muối chì lưu động.

4.2.2. Giai đoạn nhiễm độc chì thực sự.

Giai đoạn có rất nhiều dấu hiệu bệnh lý ở nhiều cơ quan của cơ thể, tuy nhiên tuỳ các cá thể khác nhau mà các dấu hiệu có thể thể hiện ở các hình thái hoặc mức độ khác nhau. Một số biểu hiện bệnh lý thường gặp được mô tả như sau:

- Rối loạn toàn thân: nhức đầu, ăn kém ngon, gầy xọp, da tái nhợt, mệt mỏi, thường hay đau cơ.

- Thiêu máu: thiếu máu do nhiễm độc chì không nặng lắm. Tỷ lệ huyết sắc tố ít khi tụt quá 60% và hồng cầu dưới 3,5 triệu mm3. Thiếu máu có thể đẳng sắc, hoặc nhược sắc.

- Cơn đau bụng chì: đây là biểu hiện hay gặp nhất của nhiễm độc chì. Trước cơn đau bụng thường có táo bón vài ngày. Đặc điểm là đau bụng ở

76

quanh rốn dữ dội, làm bệnh nhân phải cúi gập người làm đôi. Bệnh nhân toát mồ hôi nhiều, và thường nôn lúc mới bắt đầu đau bụng, bụng vẫn mềm, có thể kèm theo ỉa lỏng.

- Viêm đa dây thần kinh vận động: thường hay gặp nhất là thể liệt thần kinh quay với triệu chứng tay cổ cò, lúc đầu ở tay phải, rồi sang cả hai tay. Trước tiên, các cơ duỗi dài ngón giữa và ngón nhẫn bị liệt. Rồi đến các ngón khác và đến các cơ duỗi cổ tay. Nhiễm độc chì có thể gây liệt cả hai chi dưới, thường liệt các cơ mác và các cơ duỗi ngón chân làm bàn chân bị thõng xuống.

- Cơn cao huyết áp: hiện tượng này xảy xa do co thắt các động mạch thận, cơn cao huyết áp thường đi đôi với cơn đau bụng chì.

- Bệnh não do nhiễm độc chì: đây là một biểu hiện nặng nhất của nhiễm độc chì. Những triệu chứng cấp tính có thể thay đổi: Hôn mê, mê man, co giật bệnh tâm thần do nhiễm độc. Những biểu hiện mạn tính thường có: giảm khả năng suy nghĩ trí nhớ kém, đau đầu, điếc, nói ngọng nhất thời, bán manh và thong manh.

Tổn thương tuyên giáp: trước tiên hiện tượng giảm khả năng thu nhận tốt của tuyến giáp được thấy ở súc vật; rồi đã được chứng minh trên các công nhân nhiễm độc chì.

- Tổn thương tinh hoàn: những công nhân bị nhiễm độc chì hay bị thấm nhiễm (chì huyết > 50 µg/100 ml) không có biểu hiện lâm sàng, có trạng thái giảm tinh dịch (hypospermie). Hiện tượng này là do tác dụng trực tiếp của chì đối với tuyến sinh dục.

5. Chẩn đoán nhiễm độc chì

5.1. Đối tượng chẩn đoán

Người lao động được xét để chẩn đoán nhiễm độc nghề nghiệp phải làm việc ở môi trường có hơi và bụi chì ở nồng độ cao quá giới hạn cho phép (trên 0,00001 mg/1ít không khí).

5.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán

5.2.1. Dấu hiệu cận lâm sàng

Tiêu chuẩn này bao gồm các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, với các chỉ tiêu theo giới hạn quy định trong bảng sau:

77

TT Tên chỉ tiêu Mức 1

2

3

4

Delta ALA niệu (lấy nước tiểu 24 giờ)

Số lượng hồng cầu hạt kiềm (so sánh với hồng cầu thường)

Huyết sắc tố (Họ) (tính bằng gam trong 100 ml máu)

Chì huyết

hoặc chì niệu

≥ 10 mg/l

≥ 100/000

≤ 11g%

≥ 70 µg/100ml

≥ 80 µg/100 ml

5.2.2. Dấu hiệu lâm sàng

Nếu có các dấu hiệu lâm sàng (thường xuất hiện muộn) việc khẳng định bệnh càng vững chắc:

Hội chứng đau bụng cơn, không sốt, có tình trạng bán tắc ruột (cơn đau bụng chì) thường kèm theo cơn tăng huyết áp và đường viền chì Burton.

Liệt cơ duỗi ngón tay và cơ nhỏ bàn tay.

- Bệnh cấp tính về não ở những người có kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng khác của nhiễm độc chì.

6. Điều trị nhiễm độc chì

6.1. Nhiễm độc cấp tính

- Tuyến cơ sở:

+ Nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường ô nhiễm chì cao.

+ Rửa dạ dày bằng các loại dung dịch có khả năng kết tủa với chì dưới dạng sulfat không hoà tan như Na2SO4 và MgSO4.

+ Chống choáng bằng tiếp nước qua tiêm truyền.

- Tuyến trên:

+ Tiêm các thuốc có khả năng đào thải chì nhanh chóng như EDTA Na2Ca.

+ Tiếp tục chống choáng bằng tiếp nước qua tiêm truyền.

+ Điều trị triệu chứng.

6.2. Nhiễm độc chì mạn tính

- Tuyến cơ sở:

78

+ Delta ALA niệu từ 5 - 9 mg/l: giai đoạn tiếp xúc chưa đến mức độ rối loạn sinh học. Chỉ cần theo dõi.

Delta ALA mếu từ 10 mẫu trở lên: có thấm nhiễm chì, ở giai đoạn này chưa cần điều trị thải chì, chỉ cần cách ly với môi trường lao động trong 2 tháng, có thể hết tình trạng thấm nhiễm, delta ALA niệu trở về bình thường.

- Tuyến trên:

+ Delta ALA mếu từ 10 mg/l trở lên, kết hợp một số triệu chứng như thiếu máu, Hb giảm, suy nhược, ăn kém ngon... hoặc là sau khi ngừng tiếp xúc trên 2 tháng mà mức delta ALA niệu chưa trở về dưới giới hạn bệnh lý, cần phải dùng thuốc thải chì loại nhẹ là ethambutol. Liều lượng hàng ngày là 20 mg/kg cơ thể, dùng viên nén 400 mg.

+ Dùng thuốc thải chì EDTA: (chelatìng agent) (khi là nhiễm độc thật sự). EDTA là thuốc thải chì, có khả năng cố định Pb, Ca và các cation khác, hình thành một phức hợp không còn ở dạng ion. Để tránh giảm calci huyết, người ta dùng EDTA ở dạng muối tetracetat ethylen diamin Ca và Na (EDTA CaNa2). Pb thay thế Ca trong hợp chất EDTA CaNa2.

Tiêm tĩnh mạch, EDTA phân tán nhanh chóng khắp cơ thể và loại qua thận. Gần một nửa liều tiêm vào loại ngay ra trong giờ đầu và sau 7 giờ loại hết 90%. Chì cũng bị loại ra theo tỷ lệ như vậy.

Liều EDTA sử dụng là 20 mg/kg thể trọng, hoà trong 100 - 300 ml huyết thanh ngọt đẳng trương hoặc nước muối sinh lý tiêm truyền tĩnh mạch chậm. Liều tối đa mỗi ngày không quá 50 mg/kg/thể trọng. Điều trị như vậy trong 5 ngày. Nếu chì niệu còn cao, có thể điều trị tiếp một đợt nữa sau ít nhất là hai ngày nghỉ.

+ D. Penicillamin cũng được dùng, nhưng kết quả cũng kém hơn.

+ Điều trị triệu chứng:

Cơn đau bụng chì: dùng các thuốc chống co thắt. Chlorpromazin có tác dụng giảm đau, an thần rất tốt. Có thể dùng Predmsolon, uống 20 - 30 mg/ngày, giảm đau nhanh.

Tai biến não: dùng các thuốc barbitunc và chống tăng áp lực nội sọ bằng huyết thanh ưu trương.

Huyết áp cao: dùng các thuốc hạ huyết áp.

79

Liệt do chì: tiêm strychnin nếu tăng dần, kèm các loại. vitamin B1, C. BG châm cứu, vật lý trị liệu.

7. Dự phòng nhiễm độc chì

7.1. Tuyến cơ sở

7.1.1. Biện pháp kỹ thuật:

Cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sự hình thành hoặc sự ô nhiễm bụi hoặc hơi chì.

Các quá trình nghiên cứu, đóng gói các hợp chất Pb phải tiến hành tự động, vận hành kín.

Phải có hệ thống hút gió, máy hút bụi hơi, bụi tại chỗ, làm ẩm...

7.1.2. Biện pháp y tế

Tổ chức khám tuyển: không tuyển những người thiếu máu, rối loạn gan, thận, thần kinh, huyết áp cao.

Khám định kỳ: cần khám hàng năm. Nơi nào ô nhiễm hơi, bụi chì nhiều, cần khám 6 tháng một lần. Khi khám định kỳ, cần làm xét nghiệm về công thức máu, huyết sắc tố, hồng cầu hạt kiềm và định lượng delta ALA niệu.

Những người có biểu hiện thấm nhiễm Pb, cần cho điều trị, ngừng tiếp xúc và khi cần thiết cho chuyển việc.

7.1.3. Biện pháp cá nhân

Công nhân tiếp xúc với Pb phải được trang bị và sử dụng quần áo bảo hộ lao động, đội mũ và đeo găng. - Tắm giặt, thay quần áo sau ca lao động.

Cấm ăn uống và hút thuốc tại nơi làm việc.

Giữ vệ sinh răng miệng.

Về phía y tế, phải định kỳ đo nồng độ hơi chì, bụi chì tại nơi lao động.

7.2. Tuyến trên

- Thường xuyên kiểm tra giám sát môi trường lao động có nguy cơ ô nhiễm chì. Giám sát chặt chẽ việc trang bị và sử dụng bảo hộ lao động ở những nơi lao động có nguy cơ nhiễm độc chì.

80

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Công cụ tự lượng giá

Phân biệt đúng sai các câu từ câu 1 đến câu 10 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai.

TT Câu hỏi A B

1 Chì là một kim loại được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, quân sự và đời sống

hàng ngày.

2 Trong đời sống hàng ngày con đường xâm nhập chủ yếu của chì là đường tiêu hóa.

3 Trong môi trường lao động con đường xâm nhập chủ yếu của chì là đường hô hấp.

4 Khi xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hóa 90% chì được hấp thu vào cơ thể để gây độc.

5 Chì ở dạng ion có thể gây độc cho bất cứ tế bào nào mà nó bám vào

6 Hậu quả của nhiễm độc chì vô cơ là gây thiếu máu nhược sắc.

7 Xét nghiệm delta ALA niệu có giá trị chẩn đoán xác định bệnh nhiễm độc chì vô cơ ở những người tiếp xúc

8 Nguyên nhân gây cơn đau bụng chì ở những người nhiễm độc chì vô cơ là do hiện tượng co thắt cơ trơn của ruột.

9. Tiêu chuẩn tối đa cho phép của chì trong không khí môi trường lao động là 0,00001mg/ lít không khí.

10. Để chẩn đoán giai đoạn nhiễm độc chì cần căn cứ vào xét nghiệm hồng cầu hạt kiềm trong máu ngoại vi.

81

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ 11 đến 15 bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn.

Câu hỏi A B C D E

1 1. Tất cả các nghề sau đều có thể phải tiếp xúc với chì vô cơ trong môi trường lao động, ngoại trừ nghề:

A. Công nhân khai thác mỏ chì kẽm.

B. Công nhân sản xuất ắc quy.

C. Công nhân quốc phòng sản xuất đạn.

D. Công nhân lắp đường ống dẫn nước sinh hoạt.

12. Chì vô cơ không thể xâm nhập vào cơ thể bằng con đường:

A. Đường hô hấp.

B. Đường tiêu hóa

C. Đường da niêm mạc bị tổn thương hở, chầy xước.

D. Đường tiếp xúc trực bếp với người bị nhiễm độc chì vô cơ.

13. Trong lao động con đường xâm nhập chủ yếu của chì vô cơ là con đường.

A. Đường hô hấp

B. Đường tiêu hóa

C. Đường qua da niêm mạc bị tổn thương.

D. Đường da niêm mạc không bị tổn thương.

14. Trong đời sống hàng ngày con đường xâm nhập của chì vô cơ vào cơ thể con người chủ yếu là con đường.

A. Hít thở không khí bị ô nhiễm chì vô cơ.

B. Qua ăn uống các thực phẩm, nước uống có nhiễm lẫn chì.

C. Đường tiếp xúc qua da niêm mạc với các sản phẩm

82

có chì.

D. Tiếp xúc với xăng và các sản phẩm dầu mỏ có pha chì.

15. Tác dụng khử độc của gan có hiệu quả cao nhất đối với chì vô cơ xâm nhập bằng con đường.

A. Đường hô hấp

B. Đường tiêu hóa

C. Đường da.

D. Đường niêm mạc

2. Hướng dẫn tự lượng giá

Đọc kỹ nội dung bài học theo từng phần để trả lời các câu hỏi, cụ thể:

- Phần "Tiếp xúc không mang tính nghề nghiệp để trả lời câu số 1 và câu 14.

- Phần "Quá trình xâm nhập, hấp thu phân bố và thải trừ của chì" để trả lời các câu 3; câu 4; câu 11-13 và câu 15.

- Phần "Độc tính và cơ chế gây độc của chì" để trả lời câu 5 và 6.

- Từ câu 7 đến hết tìm câu trả lời đúng ở phần "Triệu chứng nhiễm độc chì" và "Chẩn đoán nhiễm độc chì".

Sau khi tự nghiên cứu để trả lời các câu hỏi hãy đối chiếu với phần đáp án ở cuối cuốn sách.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học

Tự nghiên cứu tài liệu học tập trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

2. Vận dụng thực tế

Chì có ứng dụng rất lớn trong đời sống chính vì vậy rất có nguy cơ nhiễm độc chì do con đường ăn uống nếu không biết nguồn gốc và thành phần của các thực phẩm. Chì ở trong mỹ phẩm có tác dụng giữ màu và trong các sản phẩm dưỡng da thì làm trắng da nhưng chì rất độc cho cơ thể,

83

sau một thời gian sử dụng các mỹ phẩm có chì sẽ gây sạm da do chì và nhiễm độc nhẹ.

Trong quá trình khám phát hiện bệnh cho bệnh nhân đặc biệt các bệnh nhân có dấu hiệu đau bụng luôn luôn nhớ hỏi đến và khai thác điều kiện làm việc và môi trường sống tránh nhầm lẫn đau bụng do chì với các đau bụng ngoại khoa khác.

84

BỤI VÀ CÁC BỆNH PHỔI DO BỤI

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Nêu được những đặc tính và cách phân loại bụi trong sản xuất.

2. Liệt kê được các loại tác hại của bụi.

3. Trình bày được phương pháp phòng chông bụi trong xắn xuất.

4. Giải thích được cơ chế bệnh sinh và bệnh cảnh lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh bụi phổi - silic.

5. Trình bày được phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh bụi phổi - silic và biện pháp phòng chống.

1. Bụi trong sản xuất

Bụi là những phần tử nhỏ bé, đa số ở thể rắn tập hợp rải rác trong môi trường, là tác hại phổ biến nhất trong các tác hại nghề nghiệp của môi trường không những bởi tính độc hại của nó mà còn do chúng rất phổ biến, có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ trong môi trường lao động, môi trường sống.

Do đặc điểm của hoạt động lao động và sinh hoạt cũng như các tác động nên bụi sinh ra có nhiều trạng thái và kích thước khác nhau. Tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất lý hóa của nó song trạng thái và kích thước cũng đóng vai trò quan trọng do nó tạo điều kiện cho bụi tồn tại lâu hay chóng trong môi trường rồi từ đó khuếch tán vào phổi gây bệnh. Hiện nay các ngành công nghiệp hầm mỏ, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng và may mặc là những ngành công nhiên có nhiều người lao động chịu tác động của bụi với các mức độ khác nhau như viêm nhiễm, co thắt hoặc xơ hóa các tế bào nhu mô phổi...

Đối với từng loại bụi khác nhau chúng thường gây nên các tác hại đặc trưng song do phát triển công nghiệp với trình độ cao nên các loại bụi hỗn hợp được tạo ra nhiều, hình thái bệnh lý cũng phức tạp lên rất nhiều vì sự tác động tổng hợp của chúng.

85

Các loại bụi phân tán vào môi trường không khí theo quy luật khác nhau (Brown, Stokes...) và cũng phụ thuộc vào cấu trúc nhà xưởng, nơi làm việc và biến đổi của vi khí hậu môi trường.

Các loại bụi phân tán trong không khí do sản xuất gây nên có hạt nhỏ, đặc hay lỏng sẽ lơ lửng trong không khí. Nếu ở thể đặc, khí dung gọi là bụi, nếu ở thể lỏng gọi là sương mù.

Có 3 nguyên nhân sinh ra bụi:

1. Nghiền, cán, màu đánh bóng các chất đặc, các vật cứng (đá, sắt thép...).

2. Các chất nổ và không cháy.

3. Các chất ở dạng hơi bốc lên dày đặc trong không khí, bị ôxy hóa hoặc sinh ra phản ứng hóa học với nhau.

Ngoài ra khi vận chuyển, lựa chọn, đóng gói, pha trộn các chất, thì khí dung loãng có thể biến thành khí dung đặc.

1.1. Tính chất và phân loại bụi

Do bản chất lý hóa của các vật thể và bụi, nên người ta có thể có nhiều cách phân loại, thường dựa vào các đặc điểm cơ bản của bụi trong sản xuất.

1.1.1. Theo nguồn sinh ra bụi (có 2 loại).

- Bụi hữu cơ: (gồm bụi có nguồn gốc từ động vật như lông gia súc, súc vật và bụi thực vật như bông, đay, gỗ, ngũ cốc, giấy...).

- Bụi vô cơ: như các kim loại (đồng, chì, kẽm, sắt, mangan...) các khoáng chất như (thạch anh, cát, than, chì, amiăng...) các bụi vô cơ nhân tạo (xi măng, thuỷ tinh...).

- Bụi hỗn hợp: có thể có ở nhiều nơi, trong đó có thể nhiễm lẫn 30 - 50% bụi khoáng chất. Loại bụi này dễ gây bệnh hơn bụi đơn thuần, thí dụ có nhiều silic, amiăng sẽ tác hại nhiều lên cơ thể so với các bụi khác.

1.1.2. Theo kích thước hạt bụi.

Phân loại bằng cách này rất quan trọng vì gắn liền với khả năng phân tán của bụi trong môi trường.

- Bụi cơ bản (trên 10µm).

86

- Bụi dưới dạng mây (0,1 - 10 µm).

- Bụi dưới dạng khói (< 0,1 µm).

Hoạt động của các loại bụi trong môi trường cũng như sự tồn tại của nó phụ thuộc vào kích thước của hạt bụi to hay nhỏ.

Thời gian tồn tại của hạt bụi ở dạng khí dung loãng là tuỳ theo tác dụng qua lại giữa hai chiều khác nhau.

- Trọng lực.

- Trợ lực cọ xát giữa hạt bụi với lớp không khí xung quanh hạt bụi.

Đối với các hạt bụi cơ bản (>10µm), sức cọ xát tuy có tăng theo tỷ lệ thuận với tốc độ rơi xuống của hạt bụi nhưng ở trong không khí yên tĩnh vẫn rơi với tốc độ nhanh hơn theo định luật Newton vì sức cọ xát với không khí của hạt bụi là tương đối nhỏ và không thăng bằng với trọng lực nên bụi này tồn tại trong không khí chỉ một thời gian ngắn.

Khi hạt bụi < 10µm (loại mây) thì thăng bằng với R, do đó vận động của hạt bụi không tăng tốc độ và không theo định luật Niutơn nữa, mà vận động theo tốc độ đều.

Hạt dạng khói (< 0,1 µm) không vận động theo ảnh hưởng của 2 lực trên, vì vậy hạt bụi này hình như bay đi bay lại, hoàn toàn không bị các phân tử không khí chống lại. Loại bụi này cũng ít lắng xuống phế nang nên khó gây bệnh...

1.1.3. Tỷ trọng

Tỷ trọng có thể ảnh hưởng đến vận động của hạt bụi trong không khí về mặt tốc độ lắng, rơi cho nên cần được chú ý đến khi đặt vấn đề thông gió và chọn máy lọc bụi.

Nếu lấy bụi đay, có tỷ trọng nhẹ nhất, để so sánh thì đa số bụi hữu cơ nặng hơn bụi đay 1 - 2 lần.

Bụi khoáng chất nặng hơn 3 - 5 lần...

Bụi kim loại nặng hơn 5 - 7 lần hoặc hơn nữa.

1.1.4. Hình thái và độ cứng.

Bụi cứng, to hạt, sắc cạnh bám chặt và làm tổn thương niêm mạc dễ hơn các hạt bụi tròn, mềm, đồng thời kích thích mạnh hơn, làm rách màng

87

tế bào và niêm mạc dễ hơn. Các sợi mềm, dài, (bụi động vật, thực vật), dễ lắng trong khí quản, phế quản to và vừa, làm cho niêm mạc có một lớp dính để sinh ra bệnh viêm khí quản và phế quản mạn tính.

1.1.5. Độ tan của bụi

Có loại tan được (đường, bột...) và loại tan được khi có điều kiện (bông lông thú...). Độ tan có liên quan đến tác hại của bụi đối với cơ thể. Thí dụ bụi công nghiệp thường gây kích thích cơ giới cho cơ thể khi tiếp xúc với tổ chức tế bào nhưng tác hại ít nếu tan nhanh và tan hết. Ngược lại nếu không tan sẽ gây nhiều tác hại.

Đối với loại bụi có tác dụng hóa học thì độ tan chỉ có thể làm tăng tác hại đối với cơ thể như bụi chì, bụi asen và các loại bụi kích thích (clorua vôi, bụi kiềm...).

Bụi tan được khi có điều kiện là loại bụi có thể kết hợp với dịch thể nguyên sinh chất tế bào, thành một nội dung dịch keo làm cho bụi có thể tác động mạnh cục bộ, cụ thể là làm thay đổi cấu tạo của tế bào, thay đổi tính thực khuẩn của tổ chức lymphô và bạch cầu, ảnh hưởng đến tính chất miễn dịch của tổ chức nội bì, võng mạc và kích thích tế bào của tổ chức liên kết.

Loại bụi tan được bao gồm:

- Bụi thạch anh (SiO2) có tác dụng đặc biệt đối với cơ chế phát sinh và phát triển của bệnh phơi nhiễm bụi.

- Bụi lò Thomas có tác dụng đối với bệnh nhân viêm phổi nặng do nghề nghiệp.

1.2. Tác hại chung của các loại bụi

Trong sản xuất tác hại của bụi đối với cơ thể không giống nhau bao gồm các tác hại sau:

- Gây độc toàn thân: bụi chì, mangan, asen, Clo, Flo, ôxit kẽm.

- Gây kích thích cục bộ, tổn thương ở da và niêm mạc. Ngoài các chất trên còn có xi măng, calci ô xít, clorua vôi, bụi thuốc lá...

- Gây phản ứng dị ứng: bụi đay, bột sơn, phấn hoa...

- Gây tác dụng quang lực học: bụi hắc ín.

88

- Gây nhiễm khuẩn: bụi giẻ rách, lông súc vật, thóc lúa...

- Gây ung thư: bụi của một số chất quang học và chất cơ năng phóng xạ.

- Gây tác dụng đặc biệt trên cơ quan hô hấp có 6 loại:

+ Gây viêm nhiễm đường hô hấp, thậm chí viêm phổi nói chung với tỷ lệ cao đối với người tiếp xúc.

+ Tác dụng với đường hô hấp trên: các loại bụi sợi, bụi động vật và thực vật thường kích thích, gây bệnh mũi họng...

+ Gây tăng số lượng đại thực bào từ máu đến phổi, nhưng không rõ rệt: bụi than, bụi ôxit sắt (thường không mấy khi gây tàn phế bộ máy hô hấp).

+ Có tác dụng làm cho xơ hóa, tăng thực rõ rệt, gây bệnh phổi mạn tính nặng: bụi silic (SiO2) và bụi amiăng...

+ Làm giảm tính chất miễn dịch của tổ chức phổi: bụi xỉ lò Thomas, bụi nhựa đường...

+ Gây ung thư phế quản và ung thư phổi: như crom và hợp chất hóa học của a sen, các carbuahydro...

1.3. Phương pháp nghiên cứu đánh giá bụi trong môi trường lao động

Trong thực tế người ta có thể tiến hành nhiều phương pháp nghiên cứu đánh giá song có hai phương pháp thông dụng được ứng dụng trong y học lao động là định lượng hàm lượng bụi (hàm lượng tính bằng gam trong không khí nơi làm việc) và phân tích tính chất lý hóa (xác định hình thái của hạt bụi, phân tích về mặt hóa học.

1.4. Quy định về tiêu chuẩn bụi trong môi trường lao động

Lehmann dùng phương pháp cân để quy ra tiêu chuẩn bụi ở các khu vực sản xuất:

Lượng rất ít: 1 mg/m3 không khí.

Lượng ít: 5 mg/m3 không khí.

Lượng chịu được: 10 mg/m3 không khí.

Lượng có hại: 20 mg/m3 không khí.

89

Lượng nhiều: 30 mg/m3 không khí.

Lượng rất nhiều: 100 mg/m3 không khí.

Phương pháp này chỉ tính đến lượng bụi, không đề cập đến độ phân tán và tác dụng hóa học của bụi. Trong việc nhận định độ bụi, không thể có một tiêu chuẩn duy nhất, áp dụng chung cho các loại bụi, mà phải xét đến tác dụng, tỷ trọng độ phân tán và nhận định theo từng loại bụi và từ đó xét đến kỹ thuật sản xuất và thông gió.

Dưới đây là tiêu chuẩn nồng độ bụi không làm nhiễm độc ở nơi sản xuất (tiêu chuẩn tối đa cho phép):

Bụi thạch anh, cát từ 1 - 4mg/m3.

Các loại bụi khác 4 - 15 mg/m3.

Tính theo số hạt bụi, dưới đây là tiêu chuẩn tối đa.

Bụi không có bioxitsilic (SiO2) 1000 hạt/1cm3.

Bụi có ít SiO2 tự do hoặc kết hợp 1000 hạt/1cm3.

Bụi có 20 - 40% SiO2 tự do 350 hạt/1cm3.

Bụi có trên 40% SiO2 tự do là 100 hạt/1cm3.

1.5. Quá trình bụi vào cơ thể

Bụi được hít không vào hết trong cơ thể vì những hạt to (>25 µm) bị lông mũi cản lại, còn thì phần lớn ở lại trong mũi nhờ ở niêm mạc mũi thường ướt, đường mũi quăn queo, vành mũi và lá mía rộng. Hạt bụi nhỏ có thể dễ lọt qua mũi vì ít kích thích niêm mạc. Nếu bị bệnh viêm mũi teo, kèm theo hốc mũi rộng, tiết niêm dịch bị trở ngại tác dụng lọc của mũi sẽ giảm đi rất nhiều.

Theo Lehmann số bụi ở lại trong mũi, tính theo trọng lượng là 8,3 đến 73,7% số bụi hít vào. Mũi càng cản nhiều bụi, thì càng ít mắc bệnh phổi do bụi. Ngoài ra khi khạc đờm, bụi bám trên thượng bì có lông dung động của đường hô hấp trên, sẽ theo ra ngoài..

Có một số bụi theo nước bọt vào dạ dày và sẽ bị ruột đầy ra ngoài hoặc bị niêm mạc dạ dày hấp thụ nếu là loại tan được. Có loại sau khi tan hoặc bị dịch vị phân giải có thể gây độc hại như bụi lân, bụi thuốc lá.

Một số bụi nhỏ (bụi dạng khói) vào trong phổi nhưng không lắng

90

xuống mà lại theo hơi thở hoặc được ho ra ngoài ngay; có khi loại bụi đó ở lại một thời gian ngắn rồi bị khạc ra ngoài theo đờm.

Như vậy chỉ còn một số rất nhỏ bụi ở lại trong phổi. Theo Lehmann chỉ có 1/3 - 1/10 (theo trọng lượng) bụi hít vào bị lắng trong phổi. Theo Weber chỉ có khoảng 10% bụi ôxit kẽm ở lại trong cơ thể.

Độ phân tán, lượng và thành phần của bụi hít vào là những điểm quan trọng.

Hạt càng to thì tỷ lệ bụi giữ lại ở đường hô hấp càng cao (3,25% bụi kim loại, 55,4% bụi thuốc lá). Mặt khác cùng một độ bụi trong không khí, lượng bụi hít vào của từng người có thể khác nhau tuỳ theo thể chất của từng người và tính chất công việc. Thí dụ nếu hô hấp đều, hạt ở lại trong cơ thể chỉ ở khoảng 25%, nhưng nếu hô hấp sâu tỷ lệ đó lên 80%.

1.6. Một số bệnh phổi nhiễm bụi

Trong các tác hại do hít phải bụi, nghiêm trọng nhất là bệnh ở phổi. Hạt bụi lắng trong phổi gây nên các bệnh phổi vì chất xơ tăng sinh.

Tuỳ theo tính chất của các loại bụi hít vào sẽ gây những loại bệnh như sau:

- Phổi nhiễm bụi silic (Silicose).

- Phổi nhiễm bụi than (Anthracose).

- Phổi nhiễm bụi sắt (Siderose).

- Phổi nhiễm bụi amiăng (Asbestose).

- Phổi nhiễm bụi bery (Berylose).

- Phổi nhiễm bụi mangan.

Chỉ có loại bụi vô cơ mới đọng ở trong phổi và làm cho tổ chức bị xơ hóa tăng thực ở mức độ khác nhau, còn nếu là bụi hữu cơ (bột mỳ, sợi dệt, thuốc lá...) không có hoặc ít có tác dụng gây bệnh xơ hóa bụi hữu cơ nếu lẫn với vô cơ mới gây bệnh nhiễm bụi nhẹ, gọi là bệnh xơ bụi hỗn hợp.

Bụi càng nhiều SiO2 kết hợp hoặc ở trạng thái tự do thì càng nguy hiểm.

Trong các bệnh phổi nhiễm bụi, nguy hiểm nhất là bệnh phổi nhiễm bụi đá (silic).

91

1.7. Các bệnh khác ở đường hô hấp do bụi gây nên

1.7.1. Bệnh đường hô hấp trên

Đường hô hấp trên bị tổn hại, chủ yếu là do bụi hữu cơ. Các hạt bụi to bám vào niêm mạc mũi họng, khí quản và phế quản, kích thích niêm mạc, làm cho cương mạch máu, sưng và tiết dịch nhiều. Các hạt to và nhọn còn có thể làm rách niêm mạc, dễ gây nhiễm khuẩn. Do đó tác dụng nhiễm khuẩn, kết hợp với tác dụng cơ giới sẽ gây viêm mũi họng, viêm thanh quản và viêm khí quản.

Triệu chứng các bệnh viêm nói trên, lúc đầu sưng lên rồi sau teo lại, chức phận lọc, giữ bụi của niêm mạc bị sút kém, do đó các hạt bụi vô cơ dễ vào phế bào gây nên bệnh phổi nhiễm bụi.

Trong một số trường hợp, bụi có thể tụ lại ở đường mũi họng, ảnh hưởng đến khứu giác và chức phận hô hấp của đường hô hấp trên, cuối cùng làm cho niêm mạc mũi teo lại.

Loại bụi có hoạt tính hóa học có thể làm loét và thủng lá mía (bụi Dicromat, bụi asen, apatít), nơi hay bị thủng là vùng ở phía trước sụn lá mía, có nhiều mao quản và một lớp thượng bì, vì bụi đọng ở đấy nhiều.

1.7.2. Viêm phổi

Công nhân tiếp xúc với bụi mangan (như bã lò đúc thép Thomas, có 5% mangan) dễ bị viêm phổi và tỷ lệ tử vong khá cao. Nguyên nhân là mangan có thể ảnh hưởng đến tính miễn dịch sinh vật học của cơ thể đối với nhân tố gây bệnh viêm phổi và làm tôn phương đến lưới mao quản của phổi.

1.7.3. Ung thư phổi

Công nhân mỏ lâu năm hay bị bệnh phổi nhiễm bụi rất nặng, kèm theo ung thư. Khi bị phối nhiễm bụi, hạch Lympho phế quản và trong phổi sẹo hóa có thể là cơ sở đầu tiên cho ung thư. Nói chung, các loại bụi "Dicromat, sắt ôxit, cát..." đều có thể ít nhiều góp phần sinh ung thư phổi, vì nó kích thích phổi và phế quản.

Hiện tượng thượng bì hình trụ biến thành bì dẹt và bệnh viêm phế quản biến hình cũng có thể gây ung thư phổi. Thanh phế quản biến hình do đó hư hỏng, sau đó hạch lympho tích tụ lại trong phế quản tạo thành sẹo.

92

1.7.4. Phản ứng dị ứng

Một số bụi có tác dụng gây dị ứng ở một số người và có thể gây bệnh hen suyễn, viêm mũi, viêm phế quản và nhức nửa đầu. Thường gặp ở các trường hợp dưới đây:

- Công nhân làm việc tiếp xúc với da, lông động vật.

- Công nhân làm khuy trai, bột, bánh mì.

- Dược sĩ tiếp xúc với bụi thuốc.

- Công nhân làm đay, tơ, một vài loại bông, công nhân nông nghiệp (bệnh hen mùa xuân).

1.7.5. Gây nhiễm khuẩn

Bệnh có thể mang theo các vi khuẩn gây bệnh lao, bệnh nhiễm khuẩn do hít phải bụi nhiễm khuẩn (bụi trong nhà và bụi nhà nông...).

1.8. Những bệnh thường gặp khác do bụi

1.8.1. Da

Bụi có thể tác dụng đến các tuyến nhờn da, làm khô da, do đó dễ bị kích thích và mắc bệnh gan (trứng cá, viêm nang lông, viêm mủ da).

Bụi có tính chất kích thích có thể làm nứt nẻ viêm da rồi bị nhiễm khuẩn. Một số bụi thực vật và động vật (keo tơ tằm bụi qui nin, bụi xi măng, các chất kiềm...) có thể gây viêm da tương đối nặng.

1.8.2. Mắt

Bụi có thể kích thích kết mạc, gây nhiễm khuẩn trong công nhân làm bột, than bùn, dệt, lái máy kéo... Bụi bạc (gia công các chế phẩm bạc, mạ bạc bằng điện) thường gây bệnh ở kết mạc.

1.8.3. Răng và chân răng

Bụi đường và bột mì có thể là sâu răng (chủ yếu là mặt răng cửa và răng nanh) có lỗ hình dẹt vì bụi bám trên mặt răng, bị vi khuẩn phân giải thành acid lactic làm hỏng men răng.

1.8.4. Tai

Bụi lẫn trong mỡ da và dáy tai có thể làm tắc lỗ tai, bụi vào trong họng, mũi, có thể gây viêm tai giữa, viêm mang tai và viêm ống eustache.

93

1.8.5. Đường tiêu hóa

Bụi than đá, silic, kẽm... vào đường tiêu hóa, làm tổn hại chức phận tiết dịch vỉ gây nên khó tiêu và viêm dạ dày.

1.9. Phương pháp chống bụi trong sản xuất

1.9.1. Thay đổi trạng thái của nhiên liệu

Có thể thay đổi trạng thái của nhiên liệu là thành phần. Thí dụ: cấm bán chì trắng (chì các bonat) chỉ được bán chì trắng trộn dầu khô. Vôi phải chế thành vôi nước để khi xếp dỡ khỏi phát sinh nhiều bụi; chất paramicho - anilin phải chế thành vữa để bán, không được làm thành bột vì độc.

1.9.2. Cải tiến kỹ thuật

Mục tiêu cơ bản của cải tiến kỹ thuật là nhằm giảm tối đa sự phát sinh bụi và khuyếch tán bụi ra môi trường lao động.Trong nhiều xí nghiệp sản xuất hiện đại không có các công việc gây nên bụi như nghiền, mài, đánh bóng và ít dùng các đồ khuôn, mà thay thế bằng cách đúc khuôn, dập khuôn tiên tiến hơn. Nhiên liệu thể đặc dần dần thay thể lỏng, thể khí, cho nên không có khói và bụi nữa, bằng phương pháp phun nước đào than sẽ triệt tiêu được nhiều bụi.

Cơ giới hóa và làm thật kín dây chuyền cung cấp các nhiên liệu vào lò; xếp dỡ, cân đong, đóng gói các chất bột. Nếu vận chuyển nhiều chất bột, dùng máy tự động để xếp dỡ. Ngoài ra, dùng máy nghiền tròn, (dùng quả cân bằng gang, bằng sứ để nghiền, tán) ống quay nhanh và kín để nghiền vật đúc thay cho dũa, mài. Máy giặt tự động, máy trải ngũ cốc vv... sẽ giảm được nhiều bụi.

Việc áp dụng cát nhân tạo một cách rộng rãi thay cho cát thiên nhiên giảm nhiều khả năng sinh ra bệnh phổi nhiễm silíc, đá mài sa thạch (memeri) có rất ít SiO2 tự do và rất cứng nên có ít bụi. Những phương pháp dưới đây, cũng làm giảm nhiều bụi.

- Buồng máy trải bông trong nhà máy dệt không khí nén để quạt răng lược làm sạch vật gia công và chế phẩm (như rửa sạch lông súc vật) trước khi làm.

- Sau khi lấy vật đúc ở máy gọt sửa ra, cần rửa xong rồi mới cho vào máy gọt mài. Các chất bột nên chuyển, đưa vào máy hút.

94

1.9.3. Cách đề phòng bụi nổ

Chú ý theo dõi mật độ bụi, không để lên tới mức có thể nổ được (nhất là trong các ống dẫn và các máy lọc bụi). Ở các phân xưởng có tia lửa bắn ra, có dụng cụ chiếu sáng như ở mỏ than đá, nhà máy làm bột, phải hết sức cẩn thận. Những chỗ có nhiều bụi bám vào, phải quét dọn sạch sẽ. Người ta đã chế ra một loại bột không cháy (như đất sét, bụi đá phiến, vôi...) có màu rắc lên trên bụi than đá bám vào vách và sàn mỏ than để chống nổ.

Cọ sát có thể sinh ra tích điện cho nên bụi có thể tự nhiên bốc cháy, cho nên cần lắp một bộ phận đặc biệt để hút các bụi kim loại trên máy (vì có thể phát ra tia lửa).

Những máy sinh ra bụi, nên xếp gần nhau để dự trữ bụi và phát huy tác dụng của máy thông gió, hút bụi. Ngoài ra nên tách các quá trình sản xuất ra từng phân xưởng, có thiết bị chống bụi chu đáo (phun nước, lau bằng khăn ẩm, dùng máy hút bụi, hay quét bụi...), thiết kế sàn, tường và trần thích hợp.

Công nhân ở nơi sinh ra nhiều bụi, cần nghiêm chỉnh tuân theo chế độ vệ sinh cá nhân, được sử dụng các thiết bị tắm, rửa và dụng cụ phòng bụi cá nhân.

1.9.4. Công tác y tế

Ở các cơ sở sản xuất có nhiều bụi cán bộ y tế cần có kế hoạch phòng chống các bệnh do bụi cho người lao động một cách cụ thể như giám sát môi trường, phát hiện sớm các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp do bụi. Trong khám tuyển và khám sức khỏe định kỳ những bệnh sau đây cần được lưu ý:

- Lao phổi tiến triển, khí thũng phổi, hô hấp bằng mũi bị trở ngại, viêm phế quản mạn tính.

- Bệnh tim mất bù.

- Viêm đường hô hấp trên mạn tính hay chuyển sang cấp diễn.

- Viêm kết mạc, viêm da, lở loét...

2. Bệnh bụi phổi - silic

Bệnh bụi phổi - silic được biết đến từ lâu,vào năm 400 - 300 trước công nguyên Hypocrater đã quan sát thấy những người thợ mỏ thường chết sớm bởi những cơn khó thở, lúc đó ông gọi là "cơn khó thở của những người thợ mỏ". Ngày nay ta biết nó là bệnh bụi phổi - silic, một bệnh quan

95

trọng nhất trong các bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Nó là trạng thái bệnh lý do hít phải bụi có chứa nhiều bioxit silic tự do (SiO2). Đặc trưng của bệnh là một sự xơ hóa lan tràn tổ chức phổi và với những hạt xơ kích thước khác nhau ở hai phổi. Về lâm sàng có nhiều triệu chứng: như đau tức ngực, ho và khó thở. Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể thấy rõ những tổn thương X quang đặc biệt, suy giảm chức năng hô hấp, trao đổi khí ở phổi và tế bào bị ảnh hưởng.

2.1. Những ngành nghề có thể mắc bệnh bụi phổi - silic

Có nhiều ngành nghề trong quá trình sản xuất và thao tác công nhân thường xuyên tiếp xúc với bụi có tỷ lệ SiO2 tự do cao, bệnh bụi phổi - silic có khả năng xuất hiện. Người ta thường gặp bệnh silicose ở công nhân khai thác các mỏ như mỏ than, mỏ sắt, mỏ mangan... vì SiO2 tự do có nhiều trong các lớp đất đá. Trong xây dựng đường bộ và đường xe hoả bụi silíc cũng toả ra nhiều khi công nhân phá đá bằng mìn, đập đá, đào hầm thông trong núi đá. Ngành kỹ nghệ làm đồ sứ cũng có thể mắc bệnh silicose. Theo Leosbardy và Pasquet thì tỷ lệ mắc bệnh silicose ở xí nghiệp Limonin ở Pháp là 18,8%.

Theo tài liệu của Viện Vệ sinh dịch tễ học thì ở một số các mỏ than của ta, tỷ lệ bệnh sihcose được phát hiện chiếm khoảng 2% tới 3,5% trong tổng số công nhân khai thác. Ở một số nhà máy gạch chịu lửa, tỷ lệ bệnh có cao hơn chiếm tỷ lệ từ 10% tới 13%. Ở một số nhà máy sứ cũng đã phát hiện được bệnh silicose xấp xỉ 10% so với số công nhân tiếp xúc với bụi. Các công nhân làm việc ở bộ phận đúc của một số nhà máy cơ khí có tỷ lệ bệnh từ 8 - 10% có nơi có tỷ lệ cao gấp đôi. Đặc biệt ở các tổ hợp tác xã xay khoáng sản ở Hà Nội thường xuyên xay loại đá thạch anh, tỷ lệ xã viên mắc bệnh bụi phổi silicose lên khá cao (17%) có nơi tới 25% và có nhiều người mắc bệnh ở giai đoạn nặng, đã có một số bị chết về bệnh này. Ở Thái Nguyên công nhân luyện kim có tỷ lệ mắc 10 - 15%, công nhân ngành than ở Công ty than Nội địa có tỷ lệ mắc từ 8 - 10% trong số người được khám hàng loạt, thậm chí có cơ sở sản xuất tỷ lệ mắc bệnh là 50% số người đến khám tại bệnh viện.

2.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh bụi phổi - silic

Có rất nhiều giả thuyết về cơ chế bệnh sinh như thuyết cơ giới, thuyết hóa học thuyết dị ứng? thuyết vi trùng nhưng những giả thuyết này đều

96

không đứng vững. Từ nám 1954 lý thuyết về miễn dịch học của Pernis và Vigliani là lý thuyết thu hút được nhiều sự hưởng ứng nhất. Điểm xuất phát của quá trình này là sự tan rã các đại thực bào ăn những bụi thạch anh do sự tự huỷ bởi men của tế bào (Harington và Allison 1965), các đại thực bào ở phổi đã ăn hạt bụi kiểu hoa hồng và giống như quá trình ẩm bào của amip. Các đại thực bào phổi thường được bổ sung từ máu, các đại thực bào máu chuyển thành đại thực bào phổi nhanh về tốc độ thực bào, ăn bụi cũng ngày một tăng do sự mã hóa thông tin miễn dịch bởi AMP vòng (sự nhận biết thông tin).

Silic tự do có tác dụng độc hại rõ rệt đối với thực bào. Những đại thực bào này bị tan rã sau khi đã ăn những phần tử bụi. Sự tiêu huỷ đại thực bào do thạch anh là do sự tạo thành những mối liên kết hydrô giữa các nhóm SiOH thấy ở trên bề mặt thạch anh và những phần tử nhận hydrô (ôxy, nitơ, lưu huỳnh) nằm trong cấu trúc lipoprotein của màng tế bào, do đó có tổn thương của màng này. Những tổn thương này xảy ra khi những phân tử thạch anh tiếp xúc với màng ngoài của tế bào, nhưng những tổn thương còn nặng hơn nhiều ở trong tiêu thể chứa những phần tử bụi bị thực bào. Thực vậy những tổn thương của màng túi làm cho những men thuỷ phân chứa trong tiêu thể (lysosomes) thoát ra và khuyếch tán trong tương bào và màng tế bào gây nên sự tự tiêu của đại thực bào.

2.3. Triệu chứng bệnh lý bệnh bụi phổi silic

2.3.1. Lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng của bệnh silicose ở giai đoạn đầu rất nghèo nàn và kín đáo. Dấu hiệu chủ yếu của bệnh là khó thở. Lúc đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức làm cho bệnh nhân hơi khó chịu nhưng chưa mất khả năng lao động. Về sau khó thở ngày càng tăng, đến giai đoạn nặng nó trở thành thường xuyên, đôi khi có những cơn kịch phát kiểu hen. Lúc này bệnh nhân đi lại hoặc nằm nghỉ cũng thấy khó thở và hoàn toàn mất khả năng lao động. Đặc biệt cũng có những trường hợp khó thở nặng ngay từ giai đoạn đầu. Một bệnh nhân khai thác đá ở Bình Định bị bệnh bụi phổi - silic cấp tính, ngay từ giai đoạn tổn thương ở thể 1 p đã có suy hô hấp nặng nên mặc dù được điều trị ngay nhưng bệnh nhân vẫn tử vong sau khi phát hiện bệnh vài tháng.

Ho là một triệu chứng bình thường nhưng không thường xuyên, có thể

97

xuất hiện sớm hoặc muộn, thường là ho khan và ho từng cơn, đôi khi có đờm, BK âm tính. Soi đờm trên kính hiển vi thấy có tế bào mang bụi (các tác giả người Bỉ cho là nó có giá trị chẩn đoán). Thông thường ho là triệu chứng kèm theo bởi hơn 70% bệnh nhân tiếp xúc với bụi bị viêm phế quản...

Bệnh nhân đôi khi có đau ngực vừa, ít khi đau dữ dội, đôi khi chỉ có cảm giác tức ngực. Nguyên nhân của đau tức ngực là vì phổi bị xơ hóa nên khả năng cung cấp ô xi, thải carbonic kém (do xơ), có thể thiếu oxy. Trung tâm điều hoà hô hấp bị kích thích tăng hoạt động hô hấp, các cơ hô hấp tăng hoạt động dẫn đến đau, mỏi vì sự hoạt động cố gắng.

Bệnh silicose không gây ra khái huyết nếu không có lao kết hợp, đôi khi đờm có dính máu màu nâu thẫm. Nếu có khái huyết nhiều nên nghĩ đến bệnh lao phổi kết hợp hoặc giãn phế quản, ho nhiều giãn mạch máu.

Thể trạng bệnh nhân lúc đầu bình thường, chỉ đến giai đoạn nặng mới thấy bệnh nhân gầy, sút cân, ăn ngủ kém, thể trạng suy sụp, da xanh sạm.

Khám thực thể ít thấy có những dấu hiệu bất thường, lồng ngực ít có biến dạng, thường vẫn cân đối. Đôi khi nhịp thở chậm hơn người bình thường, gõ đôi khi xuất hiện tăng âm thanh nhẹ, hoặc hơi giảm. Nghe phổi sau cơn ho đôi khi thấy ran nổ hoặc có ran ngáy kèm theo, chứng tỏ có giãn phế nang. Nếu có bội nhiễm thì thấy có nhiều ran nổ ở nền phổi, nếu ran nổ ở hai đỉnh phổi thì có thể nghĩ đến lao phổi kết hợp. Khi hiện tượng xơ hóa phổi tăng các phế nang hoạt động kém, lúc này nếu chú ý nghe phổi ta sẽ thấy hiện tượng giảm rì rào phế nang ở các vùng bệnh. Biểu hiện bệnh lý này dễ nhận biết ở giai đoạn nặng, thể giả u...

2.3.2. Cận lâm sàng

a. Xquang phổi

- Để chẩn đoán bệnh silicose chủ yếu người ta dựa vào hình ảnh Xquang phổi, trên phim Xquang người ta có thể thấy hình ảnh những hạt silic kích thước và số lượng khác nhau cho đến những khối giả u to nhỏ khác nhau trên nhu mô phổi do bị xơ hóa, và thường thấy ở cả hai bên phế trường không nhất thiết là ở bên phải. Tuy nhiên cũng cần ghi nhớ là có rất nhiều hình ảnh có tổn thương trên phim X quang giống bệnh bụi phổi - silic mà ta cần phân biệt (có hơn 40 bệnh như vậy). Ví dụ hình ảnh Hemosiderose trong bệnh hẹp van tim biến chứng, bệnh lao phổi giai đoạn đầu...

98

Để thống nhất các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh silicose trên thế giới, tháng 12/1968 Tổ chức lao động quốc tế (ILO) họp ở Gieneve đã quy định các tiêu chuẩn phân loại bệnh bụi phổi trên hình ảnh Xquang theo các ký hiệu dưới đây:

O: không có hình ảnh của bệnh bụi phổi nhưng không nhất thiết phải là hình ảnh X.quang bình thường.

Những đám mờ nhỏ: những đám mờ này được sắp xếp theo 3 giai đoạn tuỳ theo số lượng và kích thước của hạt silic trên phim (dựa vào phim mẫu).

Giai đoạn 1: có những hạt mờ tròn nhỏ, nhưng số lượng ít, thường thấy ở vùng giữa của hai phổi, ít khi ở một bên phổi.

Giai đoạn 2: nhiều hạt mờ tròn nhỏ ở cả hai phổi.

Giai đoạn 3: rất nhiều hạt mờ tròn nhỏ ở cả hai phổi. Trong giai đoạn này hình lưới phổi bình thường bị mất hẳn.

Có 3 loại hạt mờ tròn tuỳ theo kích thước (của đường kính).

- Hình chấm nhỏ (punctiformes) lấy ký hiệu là p, có đường kính tới 1,5 mm.

- Hình hạt nhỏ (micronodulaires) lấy ký hiệu là m hoặc q, có đường kính từ 1,5 - 3 mm.

- Hình hạt (nodulaires) lấy ký hiệu là n hoặc r, có đường kính từ 3 đến 10mm.

Những đám mờ lớn: khi bệnh nặng thì những hạt nhỏ có thể quy tụ chồng lên nhau tạo thành những đám mờ lớn gọi là những khối giả u (massespseudo- tumorales) có đường kính từ 1 cm trở lên và chia làm 3 loại:

- Loại A: bóng mờ to có đường kính từ 1 tới 5 cái hoặc có nhiều bóng mờ mỗi cái trên 1 cm, tổng số các đường kính lớn nhất không quá 5 cm.

- Loại B: một hay nhiều bóng mờ lớn hơn ở loại A, có đường kính trên 5cm. Tổng số diện tích của chúng không vượt quá 1/3 trên phế trường phải.

- Loại C: một hay nhiều bóng mờ lớn chiếm một tổng số diện tích lớn hơn 1/3 trên phế trường phải.

99

b. Chức năng hô hấp.

Đo chức năng hô hấp thấy bệnh nhân có hội chứng hạn chế, tức là dung tích sống bị giảm do phế nang bị xơ, phế nang kém đàn hồi. Nếu nặng hơn thì bệnh nhân có thêm hội chứng tắc nghẽn, chỉ số Tiffeneau bị giảm nhiều, bệnh nhân bị suy hô hấp nặng.

c. Các xét nghiệm khác:

Xét nghiệm máu thấy bệnh nhân bị thiếu máu nhược sắc làm tăng lymphô nhẹ, khi có bội nhiễm thì bạch cầu tăng. Tốc độ huyết trầm tăng ở giai đoạn nặng. Ở giai đoạn nặng điện di thấy có biến đổi, albumin giảm, globulin tăng, tỷ lệ A/G giảm. Renden và cộng sự còn thấy có hiện tượng tăng oxypronin và hydroxypronin trong máu và nước tiểu bệnh nhân bụi phổi. Hiện nay các kỹ thuật soi phế quản nhỏ... vừa để sinh thiết tìm tế bào xơ vừa tìm tế bào đại thực bào phổi nhằm xác định hiện tượng giảm tuổi thọ và khả năng thực bào kiểu hoa hồng trong bệnh bụi phổi - silic.

2.4. Các biến chứng của bệnh bụi phổi - silic

Có rất nhiều biến chứng xảy ra, đặc biệt là hiện tượng bội nhiễm. Ở giai đoạn nặng thường sinh ra những biến chứng nguy hiểm như giãn phế nang, tâm phế mãn, lao Phổi và tràn khí Phế mạc...

2.4.1. Nhiễm trùng

Hiện tượng nhiễm trùng bội nhiễm trong bệnh bụi phổi - silic là rất phổ biến. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ứ đọng trong phế nang phổi xơ hóa tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát sinh, phát triển. Tỷ lệ nhiễm trùng bội nhiễm gặp tới hơn 70% nên đôi khi người ta dùng cụm từ "Viêm xơ phế quản phổi" để chỉ tình trạng này. Bội nhiễm cũng là nguy cơ làm tăng nhanh quá trình xơ hóa ở phổi và phế quản làm bệnh nặng lên.

2.4.2. Giãn phế nang

Giãn phế nang là một biến chứng thường thấy nhất, hầu như bao giờ cũng có ở bệnh silicose giai đoạn nặng. Các thành phế nang bị xơ hóa, phế nang kém đàn hồi lớp khí cặn tăng lên nhiều, gõ lồng ngực thấy tiếng kêu trong. Chụp phim phổi thấy các xương sườn nằm ngang, các khoảng liên sườn rộng ra, hình ảnh phổi rất sáng.

100

2.4.3. Tâm phế mãn

Tâm phế mãn thường xuất hiện ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân khó thở nhiều, khó thở cả khi bệnh nhân không hoạt động. Rồi tim dần dần to ra, gan cũng to và đau. Bệnh nhân chết rất nhanh trong một bệnh cảnh suy thất phải. Nguyên nhân của tình trạng này là do phổi xơ hóa, mất hoặc giảm tính đàn hồi, giảm áp suất âm trong lồng ngực. Cùng với hiện tượng xơ hóa nhu mô phổi các dải xơ có thể chẹt vào cổ các mao mạch hoặc động mạch nhỏ của phổi. Các nguyên nhân trên bắt tim phải hoạt động tăng lên dần dần dẫn đến tăng gánh hoặc suy thất phải...

2.4.4. Lao phổi

Bệnh lao phổi thường xảy ra ở giai đoạn cuối, thể trạng bệnh nhân suy sụp nhiều, gầy nhanh, nhiệt độ bất thường. Bệnh nhân khạc nhổ nhiều, đôi khi dính máu. Đôi khi có khái huyết. Nghe thấy các ổ ran nổ ở đỉnh phổi, đôi khi có tiếng thổi hang. BK dương tính, phải thử đờm nhiều lần. Trên hình ảnh Xquang thấy phổi mờ phần nhiều ở đỉnh, đôi khi có hang. Nếu không rõ phải chụp cắt lớp. Bệnh tiến triển nặng, tiên lượng rất xấu. Bụi phổi tạo điều kiện cho bệnh lao phát sinh và phát triển (giống hiện tượng bội nhiễm) song bệnh lao cũng làm tăng quá trình xơ hóa nên các trường hợp lao, bụi phổi kết hợp (silico-tuberculose) sẽ là điều nguy hại cho người bệnh, cần phải điều trị nghiêm túc và quản lý tốt bệnh nhân.

2.4.5. Tràn khí phế mạc

Tràn khí phế mạc là một biến chứng hiếm thấy, cũng xuất hiện ở giai đoạn muộn. Các dấu hiệu lâm sàng rất kín đáo, chỉ khi chụp phổi mới thấy. Trên phim thấy có mỏm cụt phổi bị co lại tiên lượng nặng. Bệnh nhân có thể chết vì phổi lành không đủ khả năng trao đổi khí.

2.5. Chẩn đoán bệnh bụi phổi - silic

Bệnh bụi phổi - silic cần được chẩn đoán sớm, việc chẩn đoán dựa vào tiền sử nghề nghiệp, khám lâm sàng và hình ảnh Xquang phổi. Hỏi tiền sử nghề nghiệp để biết rõ một cách chính xác thời gian và mức độ tiếp xúc với bụi có thạch anh và các dạng của silic. Cũng cần thiết phải biết là bệnh nhân có sử dụng những trang bị phòng hộ cá nhân để bảo vệ đường hô hấp không. Sự hiểu biết hàm lượng silic tự do là điều kiện rất cần thiết để chẩn đoán chính xác. Có trường hợp một thợ mỏ chỉ làm công việc khoan đá khô trong một vài tháng đã có thể bị mắc bệnh vì ở đây có tỷ lệ SiO2 cao.

101

Ngược lại có người làm việc 30 năm, tiếp xúc với bụi đất đá mà không có một dấu hiệu nào của bệnh silicose vì ở đó tỷ lệ SiO2 thấp. Tuy nhiên cơ địa cũng đang góp một phần quan trọng. Trong y văn có một người tiếp xúc với bụi 42 ngày đã bị bệnh (người Pháp) người này bị bệnh tim nên người ta cho rằng có thể bệnh tim là yếu tố dẫn đường cho bụi phổi.

Khám lâm sàng chủ yếu là để phát hiện các bệnh khác hơn là chính bản thân bệnh silicose vì triệu chứng của nó rất kín đáo trừ thầy thuốc có kỹ năng lâm sàng tốt, có thể phát hiện được sự giảm của rì rào phế nang ở những vùng xơ hóa cho nên người ta có thể chẩn đoán là mắc bệnh silicose khi mà dấu hiệu lâm sàng chưa rõ, khi bệnh chưa quá nặng và chưa có biểu hiện suy hô hấp. Khám lâm sàng và làm các xét nghiệm sẽ cho biết rõ thêm về bệnh viêm phế quản mạn tính, bệnh lao phổi, các rối loạn tim mạch... Chụp Xquang phổi làm với kỹ thuật chính xác, nếu không thì kết luận sẽ sai và sẽ không phát hiện được bệnh. Trong những trường hợp mới mắc bệnh silicose phải chụp Xquang với kỹ thuật tốt kèm theo hỏi kỹ về tiền sử nghề nghiệp là cơ hội tốt cho việc chẩn đoán. Muốn chụp Xquang tốt, phải làm với máy có cường độ ít nhất là 1,5m và có thời gian chụp dưới 1/10 giây.

Có nhiều bệnh có hình ảnh Xquang giống như hình ảnh của bệnh silicose, như vậy tức là tiếng hình ảnh Xquang chưa đủ để chẩn đoán bệnh vì không có hình ảnh nào lại rất đặc trưng cho bệnh silicose để cho phép chẩn đoán xác định nếu không được xác nhận bằng tiền sử nghề nghiệp và các kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm khác.

2.6. Điều trị

Vấn đề điều trị bệnh còn nan giải, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng hô hấp vì chưa có thuốc đặc trị. Trước kia người ta dùng thuốc có bột nhôm vì nhôm bảo vệ các thực bào không bị silic làm chết do nhiễm độc tuy nhiên nhôm lại gây xơ hóa phổi tạo nên bệnh aluminose nên hiện nay loại thuốc này không còn được dùng nữa.

Sử dụng corticoid để điều trị bệnh silicose cho thấy tiến bộ trong một số trường hợp, nhưng đó mới chỉ là những nhận xét lẻ tẻ chưa thể dùng làm kết luận chung. Có thể cho kháng sinh để đề phòng và chống lại bội nhiễm trong trường hợp viêm phế quản cấp hoặc viêm phổi cấp. Kết quả của kháng sinh thường là tốt vì đa số các bệnh nhân bụi phổi đều bị viêm nhiễm do ứ đọng. Sự kết hợp giữa kháng sinh và corticoid

102

cho kết quả tốt, khả quan hơn sử dụng kháng sinh đơn thuần, nó còn làm chậm quá trình xơ hóa phổi ở nhiều bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp điều trị kháng sinh còn là biện pháp để loại trừ và chẩn đoán phân biệt đối với bụi phổi. Gần đây người ta nói nhiều đến Polyvinyl pyridin - No, ký hiệu là P.204 có tác dụng tốt đối với việc phòng bệnh và điều trị bệnh silicose. Nhưng đến nay người ta vẫn chưa dám áp dụng rộng rãi, vì nếu dùng liều cao kéo dài sợ có thể gây ung thư, hơn nữa thuốc lại rất đắt. Nhìn chung các bệnh nhân được điều trị P.204 bệnh giảm tiến triển rõ rệt so với trường hợp không dùng hoặc sử dụng phương pháp điều trị khác.

2.7. Biện pháp phòng chống bệnh bụi phổi - silic

Giảm tiếp xúc với bụi bằng mọi cách là phương pháp dự phòng hữu hiệu nhất đối với bệnh bụi phổi - silic.

Ở các nơi khai thác, khoan đất, đá, bắn mìn cần dùng phương pháp khoan ướt. Các cơ sở công nghiệp trong quá trình sản xuất có toả ra nhiều bụi, cần tìm các biện pháp hạn chế bụi tới mức thấp nhất. Nơi làm việc phải rộng rãi, thoáng khí, có nhiều cửa sổ. Các máy móc như máy đập, máy nghiền, sàng cần được bao che kín. Phải trang bị hệ thống hút bụi chung và hút bụi tại chỗ. Công nhân phải sử dụng đủ các trang thiết bị phòng hộ cá nhân cần thiết như quần áo, mũ làm việc, kính, khẩu trang, ủng. Sau giờ làm việc phải tắm giặt sạch sẽ, mùa rét phải được tắm nước nóng.

Khi khám tuyển cần loại trừ các bệnh đường hô hấp kéo dài như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, các bệnh phổi mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, lao phổi...

Cần khám sức khỏe thường kỳ cho công nhân tiếp xúc với bụi ít nhất mỗi năm một lần có chụp Xquang phổi và đo chức năng hô hấp.

Những người được phát hiện mắc bệnh bụi phổi silicose phải được gửi đi điều trị và điều dưỡng, sau đó chuyển họ sang làm công tác khác không tiếp xúc với bụi và thường xuyên theo dõi sự tiến triển của bệnh, phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân.

103

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Công cụ tự lượng giá

Phân biệt đúng sai các câu từ câu số 1 đến câu số 15 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai:

TT Câu hỏi A B 1 Bụi là những phần tử nhỏ bé, đa số ở thể rắn tập trung rải rác

trong môi trường không khí.

2 Bụi là tác hại nghề nghiệp phổ biến nhất.

3 Bụi là tác hại nghề nghiệp dễ gây bệnh nhất.

4 Bụi là tác hại nghề nghiệp dễ xâm nhập vào cơ thể người lao động nhất.

5 Bụi có kích thước cảng nhỏ càng nguy hiểm nó có thể vào sâu trong các phế nang.

6 Bụi có kích thước trên 10mm nguy hiểm nhất bởi nó có thể cọ xát vào niêm mạc đường hô hấp và gây tổn thương.

7 Càng hô hấp sâu tỷ lệ bụi ở lại trong phổi càng cao

8 Bụi càng nhiều SiO2 kết hợp hoặc ở trạng thái tự do càng nguy hiểm.

9 Đặc trưng của bệnh bụi phổi - silic là sự xơ hóa lan toả các tổ chức nhu mô phổi.

10 Triệu chứng cơ năng của bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi - silic không có tính chất đặc trưng.

11 Hạt bụi silic có khả năng phá vỡ màng tiêu thể của các đại thực bào.

12 Bệnh bụi phổi - silic luôn luôn tiến triển từ từ

13 Nguyên nhân gây đau tức ngực của bệnh nhân bụi phổi - silic là do các cơ hô hấp phải tăng hoạt động và gắng sức.

14 Phổi bị xơ hóa, khả năng đàn hồi kém là nguyên nhân gây khó thở ở bệnh nhân bụi phối - silic.

15 Các triệu chứng lâm sàng của bệnh bụi phổi - silic thời kỳ đầu thường rất nghèo nàn, không đặc trưng.

104

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn.

Câu hỏi A B C D E

16. Tác hại của bụi đối với sức khỏe người tiếp xúc không phụ thuộc vào:

A. Bản chất lý hóa của hạt bụi.

B. Kích thước của hạt bụi

C. Trạng thái của hạt bụi.

D. Nồng độ bụi trong không khí.

E. Nguyên nhân gây ra bụi.

17. Mức độ phân tán của bụi trong lao động sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố sau ngoại trừ

A. Vi khí hậu trong nhà xường.

B. Kích thước của hạt bụi.

C. Cấu trúc của nhà xưởng.

D. Trạng thái của bụi.

E. Bản chất lý hóa của hạt bụi

18. Biện pháp phòng chống bụi hiệu quả cao nhất là:

A. Giảm sự khuy ếch tán của bụi ra xung quanh

B. Giảm tối đa sự phát sinh bụi từ nguồn.

C. Thay thế nguyên liệu sinh bụi độc bằng nguyên liệu ít độc hơn.

D. Kín hóa nguồn phát sinh bụi.

E. Dùng máy thông gió hút bụi.

19. Để chẩn đoán xác anh bệnh bụi phổi - silic xét nghiệm cận lâm sàng phải có là:

A. Đo chức năng hô hấp.

B. Chụp Xquang tim phổi thẳng.

105

C. Xét nghiệm công thức máu.

D. Xét nghiệm máu lắng.

E. Xét nghiệm oxypronin và hydroxypronin trong máu và nước tiểu.

20. Các tiết tổn thương xơ hóa phổi của bệnh bụi phổi - silic ở thể P có kích thước là:

A. ≤1.5 mm.

B. Từ trên 1,5 tâm đến 3 mm.

C. Từ trên 3 mm đến 10 mm.

D. Từ 1 cm đến 5 cm.

E. Trên 5 cm.

2. Hướng dẫn tự lượng giá

Đọc kỹ nội dung bài học theo từng phần để trả lời các câu hỏi, cụ thể:

- Phần "Tính chất và phân loại bụi" để trả lời câu 1- 4

- Phần "Tác hại chung của bụi" để trả lời câu 16

- Phần " Quá trình bụi vào cơ thể" để trả lời câu 5 -7 và câu 17.

- Phần "Phương pháp chống bụi trong sản xuất" để trả lời câu 18.

- Phần "Bệnh bụi phổi - sihc" để trả lời các câu 8 - 15 và 19; 20

Sau khi tự nghiên cứu để trả lời các câu hỏi hãy đối chiếu với phần đáp án ở cuối cuốn sách.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học

Tự nghiên cứu tài liệu học tập trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

2. Vận dụng thực tế

Bụi có ở mọi nơi mọi lúc, rất dễ dàng xâm nhập cơ thể, có thể gây

106

nhiều bệnh đặc biệt các bệnh đường hô hấp. Phòng chống bụi, giảm bụi trong môi trường sống cần được quan tâm ở mọi lúc mọi nơi. Hiện nay việc dùng nước và làm ẩm là biện pháp chống bụi hiệu quả và phù hợp trong đời sống hàng ngày do vậy cần chú ý áp dụng biện pháp này ở những điều kiện cần thiết và có thể. Phòng tránh bụi trên đường giao thông khi đi xe máy xe đạp bằng đeo khẩu trang đúng cách là việc làm hữu hiệu để bảo vệ mũi họng và đường hô hấp dưới.

107

NHIỄM ĐỘC HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG LAO ĐỘNG

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Nêu được đặc điểm dịch tễ học của nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam hiện nay.

2. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của một số nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật thường gặp.

3. Mô tả được các dấu hiệu bệnh lý cơ bản của nhiễm độc một số hóa chất bảo vệ thực vật thường gặp.

4. Liệt kê được các nguyên tắc phòng chống nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật.

5. Nhận thức được tính nguy hiểm của việc sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng HCBVTV không an toàn trong cộng đồng.

Hóa chất bảo vệ thực vật đã được biết đến từ thời thượng cổ song chúng được phát minh và tổng hợp, đưa vào sử dụng rộng rãi từ năm 1939. Trong vòng hơn 60 năm qua số lượng và chủng loại các hóa chất này tăng lên đáng kể. Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật tăng lên một cách mạnh mẽ đến mức không thể kiểm soát được do nhu cầu rất lớn của các lĩnh vực nông nghiệp và y học. Ngày nay trên thế giới người ta đã đưa vào sản xuất hàng triệu tấn hóa chất trừ sâu một năm, song tốc độ này đang ngày một tăng hơn nữa do nhu cầu sử dụng ngày càng lớn và đa dạng. Song song với sản xuất và tiêu thụ hóa chất bảo vệ thực vật tăng lên là sự gia tăng số người tiếp xúc, tình trạng thâm nhiễm và nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng nhiều. Mỗi năm trên thế giới có hơn một triệu người tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật bị nhiễm độc.

108

1. Dịch tễ học nhiễm độc HCBVTV ở Việt Nam

1.1. Thực trạng sử dụng HCBVTV ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam các hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng từ năm 1957 nhằm phục vụ cho các ngành nông nghiệp và y học. Cùng với sản lượng lương thực tăng lên là lượng hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng cũng tăng lên hàng năm. Những năm 70 của thế kỷ 20 mỗi năm nước ta nhập khoảng 20 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật ( một nửa là các chất chỉ hữu cơ, còn lại là lân hữu cơ, carbamat...). Đến cuối những năm 80 số lượng này tăng lên gấp rưỡi, song thời gian sau các loại hóa chất bảo vệ thực vật dòng lân hữu cơ tăng dần chiếm quá nửa thị phần, dòng clo hữu cơ ngày càng giảm, các loại khác như carbamat, thuỷ ngân, asen cũng giảm dần.

Lượng hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trung bình tính chung cho cả nước mới chỉ khoảng 0,5 kg cho 1ha cây trồng. Lượng này chỉ thấp bằng 1/4 so với Thái Lan. Tuy nhiên ở các khu vực trồng rau, trồng chè lại cao hơn nhiều, gấp 7 - 8 lần khu vực trồng lúa. Trong 20 năm (1961 - 1980) đồng ruộng Việt Nam đã phải tiếp nhận 53.000 tấn HCBVTV khó phân huỷ loại chỉ hữu cơ (46.910 tấn) và thuỷ ngân hữu cơ (600 tấn)... chưa tính lượng DDT được sử dụng để chống muỗi sốt rét (1200 tấn thời kỳ 1962 - 1964, 20.000 tấn thời kỳ 1976 - 1983, khoảng 2000 tấn/năm vào những năm sau).

Trên thực tế, lượng HCBVTV sử dụng ở nước ta những năm gần đây còn cao hơn nhiều do lượng HCBVTV nhập khẩu theo đường tiểu ngạch và con đường buôn lậu không thống kê, kiểm soát được.

Theo số liệu từ cục Bảo vệ thực vật, hiện nay cả nước có 19.378 cửa hàng, đại lý kinh doanh HCBVTV. Chỉ riêng một đợt kiểm tra cuối năm 2002 ở 9201 cửa hàng trên cả nước, đã phát hiện 2460 cửa hàng (26,5%) có vi phạm quy định an toàn HCBVTV. Điều tra 6840 hộ nông dân có 60,8% số hộ sử dụng HCBVTV không đúng quy trình kỹ thuật, 2,2% số hộ sử dụng thuốc cấm, 1,8% số hộ sử dụng thuốc ngoài danh mục. Lượng thuốc độc cấm sử dụng nhập lậu bị thu giữ khá lớn: 1600 chai Mêthamidophos bị thu giữ ở huyện Đông Anh - Hà Nội, 1,1 tấn thuốc chuột Trung Quốc bị thu giữ ở Thừa Thiên - Huế, 2 tấn Mêthamodophos bị thu giữ ở Hưng Yên và nhiều trường hợp khác.

Dưới đây là lượng HCBVTV nhập khẩu hàng năm theo con đường chính ngạch của bộ NN - PTNT.

109

HCBVTV NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 1991 - 1998

Năm Số lượng, tấn Trị giá, triệu USD 1991 21.400 22,5 1992 22.600 24,1 1993 25.600 33,4 1994 27.000 58,9 1995 32.400 100,4 1996 35.000 124,3 1997 37.000 131,4 1998 40.000 196,0

1.2. Tình hình nhiễm độc HCBVTV ở Việt Nam trong những năm gần đây

- Mặc dù HCBVTV được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1957 trong nông nghiệp và y học song thời gian khoảng 20 năm đầu, người ta không chú ý nhiều về tác hại của các HCBVTV đối với môi trường và con người.

Theo Bộ Y tế, trong 5 năm (1980 - 1985) chỉ riêng 16 tỉnh phía Bắc đã có 2211 người bị nhiễm độc nặng do HCBVTV, 811 người chết. Năm 1997 tại 10 tỉnh/61 tỉnh, thành phố cả nước với lượng HCBVTV sử dụng mới chỉ là 4200 tấn nhưng đã có 6103 người bị nhiễm độc, 240 người chết do nhiễm độc cấp và mạn tính. Năm 2004 cả nước có 4009 vụ nhiễm độc HCBVTV. Các mẫu rau ở nhiều địa phương có dư lượng cao HCBVTV ( kiểm tra cuối năm 2005). Bình quân cứ 1 tấn HCBVTV sử dụng thì có 14,53 người bị nhiễm độc và cứ 1,75 tấn HCBVTV sử dụng thì có 1 người chết. Kiểm tra 195 kho HCBVTV có 124 kho (64%) không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Cũng trong năm 1997 riêng huyện Thái Thuỵ - tỉnh Thái Bình với diện tích 15.000 ha đã sử dụng 55 tấn HCBVTV, bình quân cho mỗi ha canh tác là 3,66kg. Bình quân nếu cứ sử dụng 1 tấn HCBVTV thì có hai người bị nhiễm độc nặng phải đi cấp cứu và cứ 4 tấn HCBVTV sử dụng thì có một người chết do bị nhiễm độc. Nhiễm độc HCBVTV đã trở thành một vấn đề sức khỏe lớn đáng quan tâm ở các vùng nông thôn của nước ta hiện nay ở khắp các miền từ Nam đến Bắc. Theo kết quả nghiên cứu của Vụ Y Tế dự phòng (chương trình VTN/OCH/010 - 96.97) tại 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà, Tiền Giang, Cần Thơ trong 4 năm (1994 - 1997) đã có 4899 người bị nhiễm độc HCBVTV, 286 người chết (5,8%).

110

- Xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình có 9038 dân và 363 ha đất canh tác. Trong năm 1995 đã sử dụng khoảng 463 kg HCBVTV (300 kg Bassa, 105 kg Mônitơ, 45 kg Padan), bình quân 1,3 kg/ha. Tuy nhiên riêng trong năm 1995 đã có 7 người bị ngộ độc nặng, trong đó có 1 người chết. Tính ra cứ dùng 1 tấn HCBVTV thì có 15 người bị nhiễm độc và 2,16 người chết. Trong 3 năm liền (1994 - 1996) xã này có 20 người bị nhiễm độc HCBVTV, trong đó có 4 người bị tử vong (Nguyễn Thị Phương).

Theo báo cáo của Vụ Y Tế dự phòng - Bộ Y tế, năm 2005 tình hình nhiễm độc HCBVTV ở nước ta vẫn còn nghiêm trọng: hơn 5000 vụ nhiễm độc, 5394 nạn nhân và 393 người chết. Đây mới chỉ là số liệu tập hợp từ một số tỉnh, thành phố. Tính bình quân cứ 1 tấn HCBVTV sử dụng có 1,3 người bị nhiễm độc nặng và cứ 21,42 tấn HCBVTV sử dụng thì có 1 người tử vong.

1.3. Khái niệm và phân loại HCBVTV

1.3.1. Khái niệm: hóa chất bảo vệ thực vật là những nhóm lớn các chất hóa học tổng hợp được dùng để kiểm soát các loại côn trùng, sâu bệnh và động vật có hại, bảo vệ cây trồng trong nông lâm nghiệp và y tế.

1.3.2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật: căn cứ vào thành phần và tác dụng chính, hoá chất bảo vệ thực vật được chia làm các nhóm sau:

- Hóa chất trừ sâu hại (insecticides)

- Hóa chất diệt nấm bệnh (fungicides).

- Hóa chất trừ cỏ dại (herbicides hoặc weedicides)

- Thuốc diệt chuột (Rodenticides)

- Thuốc diệt ốc hại (Molluscides).

Trong đó các hóa chất trừ sâu gồm các nhóm:

+ Nhóm lân hữu cơ (phospho hữu cơ).

+ Nhóm clo hữu cơ.

+ Nhóm thuỷ ngân hữu cơ.

+ Nhóm cacbamat.

111

2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của một số nhiễm độc HCBVTV thường gặp

2.1. Các nguyên nhân gây nhiễm độc HCBVTV

Nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật thường xảy ra trong công nhân thường xuyên tiếp xúc với HCBVTV ở các bộ phận sản xuất dưới đây:

- Nơi sản xuất HCBVTV các loại ở nhà máy.

- Vận chuyển trên đường đến các nơi sử dụng hoặc trạm trung chuyển.

- Bảo quản, phân phối HCBVTV tại các kho.

- Gia công, pha chế HCBVTV.

- Sử dụng (nông nghiệp và y học).

Ngoài ra do ăn phải hoa quả, uống nước bị nhiễm HCBVTV cũng dễ bị nhiễm độc. Theo các tài liệu nước ngoài thì có những nguyên nhân gây nhiễm độc với tỷ lệ như sau:

Nguyên nhân Tỷ lệ

- Phòng hộ kém, không đủ hoặc không biết 45,7%

- Phun thuốc quá lâu (nông dân và kỹ thuật viên) 21,8%

- Không tuân theo nội quy thao tác 15,7%

- Dụng cụ hư hỏng 11,2%

- Cơ thể yếu, tổn thương da 1,9%

- Uống nhầm, tự tử, ăn thức ăn còn tồn dư HCBVTV 1,9%

2.2. Cơ chế bệnh sinh nhiễm độc một số nhóm HCBVTV

2.2.1. Nhóm lân hữu cơ

- Đường xâm nhập: hóa chất lân hữu cơ có thể xâm nhập vào đường hô hấp, đường da niêm mạc và đường tiêu hóa. Xâm nhập vào đường hô hấp thường ở dạng bụi, mù, hơi khí. Đường qua da và niêm mạc: thường do tiếp xúc trực tiếp: tay, chân, lưng, mặt, cổ. Đường tiêu hóa: Thường do ăn uống nhầm, ăn uống ở hiện trường, thức ăn, nước uống ô nhiễm lân hữu cơ. Nhưng dù xâm nhập vào trường nào thì nó cũng gây nhiễm độc nhanh chóng và nhiễm độc toàn thân.

112

- Khi nhiễm độc HCBVTV nhóm lân hữu cơ, các este của acid phosphoric (dietylphosphat) gắn vào men cholinesterase tạo thành phức hợp cholinesterase phosphoryl hóa, ức chế men ở huyết tương, hồng cầu và ở não. Bình thường men cholinesterase phân huỷ acetylcholin thành cholin và acid acetic, khi men cholinesterase bị ức chế, acetylcholin bị ứ đọng lại, tăng trong các synap (nút dẫn truyền) thần kinh, ở các tuyến, cơ, ở các hạch sẽ kích thích thần kinh phó giao cảm và thần kinh trung ương.

- Tác dụng của lân hữu cơ là tác dụng ức chế men chứ không phá huỷ men. Nó chỉ gắn vào men làm men mất hoạt tính. Rồi phức hợp men cholinesterase phosphoryl hóa sẽ tan rã dần, giải phóng men dần dần, men lại hoạt động bình thường, nhưng sự phục hồi của men chậm, mỗi ngày chỉ phục hồi được chừng 1%.

Ngoài ra theo một số tác giả lân hữu cơ còn ức chế men trypsine, lipase và các men khác của gan.

2.2.2. Nhóm clo hữu cơ

- Đại diện của nhóm chlore hữu cơ là 666 có công thức hóa học là C6H6CL6 còn được gọi bằng nhiều tên: Hexachloran, Benzenhexachlorid (BHC)... Thường ở dạng chất kết tinh màu trắng có khi ngả màu xám hay vàng nhạt, sờ tay thấy nhờn, có mùi hơi kích thích, không tan trong nước, dễ tan trong rượu, trong các loại dầu hữu cơ.

Thuốc trừ sâu 666 xâm nhập vào cơ thể bằng các đường hô hấp, tiêu hóa và đường da. Sau khi vào cơ thể, 666 tích luỹ trong các phủ tạng, phần lớn được tiêu huỷ ở các tổ chức mỡ, gan, thận. 666 làm cho khu huyết và acetylcholine tăng cao gây ra cường kích thần kinh, gây co giật các cơ, ngũ quan và tác hại lên gan, thận. 666 được bài tiết ra ngoài bằng đường nước tiểu, phân, nước bọt, sữa, do đó có thể gây nhiễm độc cho trẻ còn bú.

2.2.3. Nhóm cacbamat

Cơ chế gây nhiễm độc của HCBVTV nhóm cacbamat về cơ bản giống như nhóm lân hữu cơ. Các HCBVTV nhóm cacbamat gây ức chế men cholinesterase trong các tổ chức thần kinh.

2.2.4. Một số nhóm HCBVTV khác

- Hóa chất thuỷ ngân hữu cơ thường qua đường hô hấp, da niêm mạc và đường tiêu hóa vào cơ thể. Loại này thường tích luỹ trong cơ thể nhất là

113

ở tổ chức não khó tự thải ra ngoài cho nên trong máu và trong nước tiểu nồng độ không cao. Do tác dụng của thuỷ ngân vào vỏ não nên các tế bào vỏ não bị ức chế, không điều khiển được các trung tâm thần kinh bên dưới dẫn đến một trạng thái bệnh lý của thần kinh sọ não. Ngoài ra còn gây tổn thương ở gan, ruột và thận.

- Các loại thuốc trừ cỏ (TTC) xâm nhập vào cơ thể con người qua tất cả các đường da, niêm mạc, hô hấp và tiêu hóa tuỳ theo hoàn cảnh tiếp xúc.

Cơ chế bệnh sinh trong nhiễm độc TTC còn nhiều điều chưa lý giải được song người ta thấy một số khả năng gây kích thích tế bào, kích thích thần kinh gây nên các rối loạn thần kinh giống thuốc trừ sâu là thường gặp (Alachlor, atrazin, simazine, 2, 4D, 5T...). Một số loại tác động trực tiếp lên tế bào gây kích thích và huỷ hoại tế bào tiếp xúc ở da, niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa... như 2,4 D, paraquat, diquat... Tác dụng gây hại trực tiếp này có thể xảy ra ở các tế bào mà thuốc này đi qua như tế bào gan và ống thận. Do tác dụng của các TTC gần giống như thuốc trừ sâu dòng chlore hữu cơ nên bệnh cảnh lâm sàng cũng thể hiện tình trạng bệnh lý đa dạng ở nhiều cơ quan của cơ thể (chủ yếu là da và niêm mạc). Người ta coi (TTC) là loại thuốc có khả năng gây độc toàn thân nên sẽ có rất nhiều hội chứng bệnh lý có thể xẩy ra như các hội chứng viêm, kích thích da và niêm mạc, hội chứng tiêu hóa, hội chứng suy nhược thần kinh, viêm các dây thần kinh. Ngoài ra có thể có một số hội chứng bệnh lý do tổn thương gan thận hoặc ung thư, sảy thai...

- Thuốc diệt chuột thường được sử dụng hiện nay đa số có cơ chế tác dụng chống đông máu, được hấp thụ tốt qua trường tiêu hóa và một phần nhỏ qua da. Các thuốc này thường gồm 2 loại hợp chất liên quan chặt chẽ với nhau là coumarin và indedion. Cơ chế tác dụng chủ yếu của các loại thuốc diệt chuột này là tác động vào hệ thống tạo huyết. Mọi tác động gây chống đông máu thông qua ức chế tổng hợp prothoprombin ở gan (yếu tố II, VII, IX và XI và gây bất hoạt vitamin K.

2.3. Danh mục các HCBVTV cấm sử dụng hiện nay

114

DANH MỤC HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT CẤM SỬ DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

No Tên chung (common names) – tên thương mại (trade names)

Thuốc trừ sâu – insecTicide 1 Aldrin (Aldrex, Aldrite…) 2 BHC, Lidane (Gamma – BHC, Gamma – HCH, Gamatox 15EC,

20EC, Lindafor, Carbadan 4/4 G (Sevidol 4/4 G…) 3 Cadmium compound (Cd) 4 Chlordane (Chlorotox, Octachlor, Pentichlor...) 5 DDT (Neocid, Pentachlorin, Chlorophenothane...) 6 Dieldrin (Dieldrex, Dieldrite, Octalox...) 7 Eldrin (Hexadrin...) 8 Heptachlor (Drimex, Heptamul, Heptox...) 9 Isobenzen

10 Isodrin 11 Lead compound (Ld) 12 Methamidophos (Dynamite 50 SC, Filitox 70 SC, Master 50 EC, 70

SC, Monitor 50 EC, 60 SC, Isometha 50 DD, 60 DD, Isosuper 70 DD, Tamaron 50 EC)

13 Methyl Parathion (Danacap M25, M40: Folidol M 50 EC); Isomethyl 50 ND; Methaphos 40 EC, 50 EC; (Methyl Parathion) 20 EC, 40 EC, 50 EC;Milion 50 EC; Proteon 50 EC; Romethyl 50 ND; Wofatox 50 EC.

14 Monocrotophos (Apadrin 50 SL, Magic 50 SL, Nuvacron 40 SCW/DD, 50 SCW/DD, Thunder 515 DD)

15 Parathion Ethyl (Alkexon, Orthophos, Thiophos...) 16 Phosphamodon (Dimecron 50 SCW/DD) 17 Polychlorocamphene (Toxaphene, Camphechlor...) 18 Strobane (Polychlorinate of camphene)

Thuốc trừ bệnh hại cây trồng 1 Arsenic compound (As) except Neo - Asozin, Dinasin 2 Captan (Captane 75 WP, Merpan 75 WP...) 3 Captafol (Difolatal 80 WP, Folcid 80 WP...)

115

4 Hexachlorobenzene (Anticaric, HCB...) 5 Mercury compound (Hg) 6 Selenium compound (Se)

Thuốc trừ chuột – Rodenticide 1 Talium compound (TI)

Thuốc trừ cỏ - Herbicide 1 2,4,5 T (Brochtox, Decamine, Veon...)

3. Biểu hiện bệnh lý của một số nhiễm độc HCBVTV

3.1. Nhóm lân hữu cơ

Những trường hợp nhiễm độc LHC điển hình thường có 3 loại hội chứng bệnh lý như sau:

* Dấu hiệu giống ngộ độc nấm: (cường phó giao cảm, giãn cơ vòng, co cơ trơn và tăng tiết dịch). Nếu nhẹ thì buồn nôn, nôn, đau bụng, toát mồ hôi, chảy nước dãi, co đồng tử.

Nếu nặng thì ngoài các dấu hiệu trên còn kèm theo ỉa lỏng, ỉa đái dầm dề, tím tái (trở ngại hô hấp do tiết dịch và co thắt khí đạo), có thể bị phù phổi cấp rồi chết. Trước khi chết tim đập chậm rồi nhỏ dần.

* Dấu hiệu nhiễm độc nicotin (vận động): sụp mi mắt, lưỡi rụt, co các dải cơ mặt, cổ, lưng dẫn đến lệch vẹo cổ, lưng, hàm mặt. Thậm chí toàn thân co cứng, có trường hợp co cơ ngực gây tắc thở và tử vong.

* Dấu hiệu thần kinh trung ương (ức chế): hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn, rối loạn hợp đồng động tác (do rối loạn tiền đình, tiểu não). Run, co giật, mất khả năng tập trung thị lực và khả năng phân biệt màu sắc. Có trường hợp bị giật nhãn cầu (nystagmus), nói khó khăn. Những dấu hiệu trên có thể kéo dài từ 1 đến 9 giờ, rồi bệnh nhân đi vào hôn mê, phản xạ giảm, co giật toàn thân, hết co giật có thể chết. Xét nghiệm huyết học thấy bình thường, có trường hợp bạch cầu tăng (12.000 - 20.000) men cholinesterase hạ thấp hoặc giảm hoạt tính, paranitrophenol niệu tăng cao đối với tiophot và wofatox.

Bệnh thường tiến triển tuỳ theo lượng thuốc trừ sâu LHC vào cơ thể nhiều hay ít. Quá trình tiến triển như sau:

116

Thời gian xuất hiện triệu chứng: thông thường các triệu chứng nhiễm độc đầu tiên xuất hiện từ 1,5 tới 2 tiếng. Các triệu chứng nguy kịch có thể xuất hiện sau 9 tiếng. Những trường hợp tối cấp, các triệu chứng này có thể xảy ra ngay sau khi bị nhiễm độc như mệt mỏi, chết rất nhanh có khi chỉ từ 30 phút đến 1 giờ.

Trường hợp cấp, các triệu chứng xuất hiện sau 1 - 9 giờ và chết sau thời gian này. Có trường hợp nhiễm độc, sau khi đã được điều trị bệnh thuyên giảm nhưng nếu không tiếp tục điều trị và theo dõi sát thì lại nặng dần lên và dẫn đến tử vong.

Trường hợp nhẹ, các triệu chứng kéo dài từ 6 - 30 giờ, rồi giảm hoặc nặng lên, có khi 2 - 3 tuần. Đồng tử co, có khi kéo dài đến 6 tuần. Cá biệt có những trường hợp đồng tử giãn hoặc sau khi khỏi để lại di chứng như liệt chân, tay.

Người ta có thể quan sát thấy các dấu hiệu ở phổi như hội chứng phù phổi cấp, phổi có thể có nhiều ran ẩm, ho có bọt màu hồng, khi làm sinh thiết hoặc mổ tử thi sẽ thấy rõ. Ở gan, lách, thận có hiện tượng xung huyết, nhiều khi gan to ra, ứ huyết... hầu hết các bộ phận có tác động của thuốc trừ sâu đều có thể bị xung huyết (tiêu hóa, não, tuỷ...)

3.2. Nhóm clo hữu cơ

Nhiễm độc thuốc trừ sâu đo hữu cơ gây nên bệnh cảnh của lâm sàng với nhiều hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào đường xâm nhập của chúng vào cơ thể, các thể bệnh thường gặp là:

- Thể cấp tính:

+ Chỉ hữu cơ có thể gây nên các triệu chứng của hệ thống tiêu hóa và thần kinh như lợm giọng, buồn nôn, khó chịu ở bụng trên, cảm giác nóng bỏng, đau bụng... Nhiệt độ tăng cao, toàn thân mệt mỏi, đau đầu chóng mặt, tim đập nhanh, huyết áp tăng. Nặng có thể gây co giật và hôn mê, hậu quả là gây nên các rối loạn gan mật và da. Thể này thường do ăn uống phải.

+ Nếu hít vào đường hô hấp bệnh nhẹ có thể biểu hiện ở họng có cảm giác nóng bỏng, đau ngực, ho, đau đầu, chảy nước mắt, run, nhiệt độ tăng cao, mệt mỏi, nôn mửa. Không điều trị, chỉ ra khỏi nơi có 666 sau 1 - 2 giờ các biểu hiện trên sẽ mất. Nặng thì người nhợt

117

nhạt, sốt cao, toát mồ hôi, gây nên phù phổi cấp, choáng, tinh thần mơ hồ, rối loạn động tác đi đến hôn mê. Trường hợp nặng thường gặp ở trẻ em hoặc người lớn hít phải nhiều 666.

+ Tiếp xúc qua đường da, niêm mạc như mắt sẽ đau nhức màng tiếp hợp, xung huyết, chảy nước mắt, giật mi mắt, mắt nóng bỏng. Dùng nước rửa, những triệu chứng trên càng tăng, da sưng, nóng, nổi bỏng, thành mụn, bong da nặng có thể gây viêm da từng mảng sau đó bong vẩy.

- Thể mạn tính:

+ Có thể gặp khi chỉ hữu cơ vào cơ thể qua 3 đường nói trên song ít và liên tục. Biểu hiện nhiễm độc là mệt mỏi toàn thân, người ở trạng thái ức chế, đau đầu mất ngủ, tinh thần bất định, run tay, chân, kém ăn, đau quặn bụng, có khi gây viêm gan, viêm dạ dày, cá biệt có thể bị viêm dây thần kinh.

+ Một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể thấy: tình trạng nhiễm độc tỷ lệ bạch cầu tăng, có một số trường hợp giảm tốc độ huyết trầm, huyết sắc tố giảm (không nhất thiết) mới đầu đường huyết cao về sau giảm, kim huyết tăng, calci huyết giảm, acetylcholin tăng, có khi thận bị kích thích nên nước tiểu có albumin, trụ niệu và hồng cầu.

3.3. Nhóm cacbamat

- Đau đầu, buồn nôn là hai dấu hiệu thường xuất hiện đầu tiên, nếu dừng tiếp xúc, không hấp thu thêm chất độc cơ thể sẽ tự bình phục và hồi phục hoàn toàn trong vài giờ.

- Các dấu hiệu chóng mặt, nhìn mờ, ra nhiều mồ hôi, tăng tiết nước bọt, run, co thắt các cơ.... thường xuất hiện sớm ngay khi đối tượng tiếp xúc với HCBVTV nhóm cacbamat vì nhóm này thường hấp thu và đi vào các mô gây ức chế men cholinesterase một cách nhanh chóng.

3.4. Một số nhóm HCBVTV khác

3.4.1. Thuỷ ngân hữu cơ

- Cấp tính: trong miệng có mùi vị kim loại, hít phải nhiều sẽ chóng mặt, kém ăn, buồn nôn, trạng thái lơ mơ. Cá biệt có người đau bụng đi lỏng, có khi đi ngoài ra máu, có cảm giác nóng bỏng ở cổ, lợi sưng và chảy

118

máu. Dấu hiệu rõ nhất là rối loạn thần kinh vận động, co giật, nhất là hai tay. Nặng, toàn thân co giật, tứ chi tê dại, nghe kém, mắt mờ, ngoài da sẽ sưng nóng, đỏ, nổi mụn và bị bỏng.

- Mạn tính: tiến triển chậm, triệu chứng không rõ rệt, trước tiên có cảm giác mỏi mệt, đau đầu, toàn thân suy yếu, mất ngủ, run chân tay. Nếu điều trị không kịp thời sẽ dẫn đến bại liệt.

3.4.2. Thuốc trừ cỏ

- Do tác dụng của các TTC gần giống như thuốc trừ sâu dòng do hữu cơ nên bệnh cảnh lâm sàng cũng thể hiện tình trạng bệnh lý đa dạng ở nhiều cơ quan của cơ thể (chủ yếu là da và niêm mạc).

- Thuốc trừ cỏ là loại thuốc có khả năng gây độc toàn thân nên sẽ có rất nhiều hội chứng bệnh lý có thể xẩy ra như:

+ Các hội chứng viêm, kích thích da và niêm mạc.

+ Hội chứng tiêu hóa.

+ Hội chứng suy nhược thần kinh, viêm các dây thần kinh.

Ngoài ra có thể có một số hội chứng bệnh lý do tổn thương gan thận hoặc ung thư, sảy thai...

3.4.3. Thuốc diệt chuột

Nhiễm độc thuốc diệt chuột thường có các biểu hiện chủ yếu là:

- Tổn thương mao mạch

- Hoại tử da và viêm da.

- Chảy máu, trước tiên là chảy máu các màng, niêm mạc như là lợi, mũi, da, khớp và đường tiêu hóa, gây đau bụng, lưng và khớp. Sự chảy máu trong các tạng cũng có thể xảy ra.

4. Chẩn đoán, điều trị và dự phòng nhiễm độc HCBVTV

4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm độc HCBVTV

Để chẩn đoán nhiễm độc HCBVTV người ta cần dựa vào các yếu tố sau đây:

- Hiện tượng tiếp xúc, cường độ, liều lượng thuốc xâm nhập (dịch tễ học).

119

- Các hội chứng lâm sàng: thay đổi tuỳ thuộc loại HCBVTV gây bệnh và tình trạng nhiễm độc cấp hay mạn tính.

- Các xét nghiệm đặc biệt: phụ thuộc vàn loại HCBVTV nhiễm độc mà có các xét nghiệm phù hợp như trong nhiễm độc lân hữu cơ có hoạt tính men cholinesterase trong hồng cầu và trong huyết tương giảm....

4.2. Xử trí nhiễm độc HCB VTV

4.2.1. Nguyên tắc xử trí cấp cứu nhiễm độc HCBVTV

Giải quyết nhiễm độc bao gồm 3 nguyên tắc quan trọng:

- Làm giảm bớt nguy cơ đe dọa sự sống.

- Loại bỏ phần chất còn lại mà cơ thể chưa hấp thu.

- Giải độc hoặc điều trị hỗ trợ.

4.2.2. Xử trí tại cơ sở

Phải thực hiện nghiêm túc các bước sau:

- Kiểm tra đường hô hấp và chắc chắn đường thở thông.

- Hô hấp nhân tạo nếu thấy bệnh nhân không tự thở được.

- Nhanh chóng loại bỏ chất độc còn sót lại trên cơ thể nạn nhân.

+ Chất độc vào bằng đường đa niêm mạc: phải đưa ngay nạn nhân ra khỏi vùng độc, rửa bỏ, loại trừ chất độc trên cơ thể. Thay đổi quần áo, lau người bằng xà phòng, cắt tóc, gội đầu, cắt móng tay, rửa tai, mũi, họng, mắt.

+ Nếu bệnh nhân mới bị nhiễm độc bằng đường tiêu hóa phải rửa dạ dày. Nếu muộn, gây nôn bằng apomorphin, uống than hoạt.

+ Nếu chất độc xâm nhập bằng đường hô hấp: cho thử oxy nếu khó thở nhiều nên mở khí quản.

- Cho thuốc giải độc nếu có.

- Thu thập số liệu tiếp xúc.

- Chuyển bệnh nhân lên tuyến có điều kiện chăm sóc y tế cao hơn.

4.2.3. Tại tuyến trên

- Tiếp tục các bước điều trị ở tuyến cơ sở nếu cần thiết

120

- Điều trị đặc hiệu với từng loại HCBVTV như lân hữu cơ dùng atropin sulphat, nhiễm độc 666 tiêm gluconat calci vào tĩnh mạch, cho vitamin C liều cao....

- Điều trị triệu chứng.

4.3. Nguyên tắc dự phòng nhiễm độc HCBVTV

- Cần thường xuyên tuyên truyền giáo dục cho công nhân hiểu biết rõ tính độc hại của HCBVTV và triệt để giữ gìn kỷ luật vệ sinh lao động: quy trình thao tác, nội quy phòng hộ.

- Cải tiến thiết bị kỹ thuật cơ giới, tự động hóa. Cải tiến công cụ sản xuất.

- Trang bị phòng hộ đầy đủ, đảm bảo kín, quần áo, găng ủng, mũ kính, khẩu trang.

- Các thuốc độc phải đóng gói kín, có ghi nhãn hiệu độc, khi vận chuyển phải có người áp tải, kèm theo phương tiện phòng chống độc.

- Phải tuân theo các quy định về vệ sinh sau khi thu hoạch các hoa màu được bảo vệ bằng thuốc trừ sâu.

- Phải khám tuyển, định kỳ cho công nhân 6 tháng 1 lần, không tuyển dụng những người bị bệnh ngoài da, tim, phổi, gan, thận, suy nhược.

- Y tế cần trang bị đầy đủ các phương tiện và thuốc cấp cứu.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Công cụ tự lượng giá

Phân biệt đúng sai các câu từ câu 1 đến câu 17 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai:

TT Câu hỏi A B

1 Hóa chất bảo vệ thực vật làm tăng năng suất nông nghiệp nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nông nghiệp.

2 Một hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong đời sống hay không phụ thuộc vào độc tính của nó với con người và mức độ phân huỷ của nó trong môi trường.

3 Hóa chất bảo vệ thực vật chỉ có thể vào cơ thể bằng con

121

đường hô hấp và tiêu hóa.

4 Thuốc trừ sâu lân hữu cơ là nhóm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

5 Khi vào cơ thể tất cả các hợp chất lân hữu cơ đều chuyển hóa thành sản phẩm ít độc hơn.

6 Cơ chế gây độc của các hợp chất lân hữu cơ là phá huỷ men cholinesterase.

7 Ngộ độc lân hữu cơ điển hình xuất hiện 3 hội chứng: hội chứng phosphoryl hóa, hội chứng nicotin và hội chứng thần kinh trung ương.

8 Trong nhiễm độc lân hữu cơ đồng tử của người bệnh co nhỏ.

9 Có thể căn cứ vào mức độ giảm hoạt tính của men cholinesterase để phân loại mức độ nhiễm độc lân hữu cơ.

10 Nguyên tắc quan trọng nhất khi xử trí nhiễm độc lân hữu cơ là nhanh chóng loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể.

11 Tuỳ thuộc đường xâm nhập của thuốc trừ sâu 666 vào cơ thể mà triệu chứng nhiễm độc khác nhau.

12 Cơ chế tác dụng của thuốc trừ sâu 666 là hạ kim huyết và acetylcholin

13 Cơ chế gây độc của thuốc diệt chuột thường được sử dụng hiện nay là chống đông máu.

14 Cơ chế gây độc của thuốc diệt chuột chiết xuất từ cây acacia là ức chế chu trình Krebs.

15 Nguyên tắc xử trí nhiễm độc thuốc diệt chuột là loại trừ chất độc khỏi cơ thể, chống độc tế bào và chống ngộ độc thần kinh.

16. Bệnh lý lâm sàng của nhiễm độc thuốc trừ cỏ rất đa dạng biểu hiện ở nhiều cơ quan tổ chức.

17 Nhiễm độc nhóm thuốc trừ sâu thuỷ ngân hữu cơ biểu hiện trạng thái bệnh lý của thần kinh sọ não.

122

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ 18 đến 20 bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn.

Câu hỏi A B C D E

18. Hóa chất bảo vệ thực vật đang được sử dụng hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là thuộc nhóm:

A. Clo hữu cơ

B. Lân hữu cơ.

C. Thuỷ ngân hữu cơ

D. Carbamat

19. Ở Việt Nam lượng hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng trên 1ha cây trồng cao nhất với:

A. Cây lúa và cây trè

B. Cây rau và cây lúa

C. Cây chè

D. Cây rau và cây chè.

20. Các nguyên nhân sau đều là nguy cơ làm cho số người nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật của Việt Nam hiện nay cao, ngoại trừ:

A. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhập khẩu theo con đường chính ngạch cao

B. Không kiểm soát được lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhập khẩu theo con đường tiểu ngạch và buôn lậu vào Việt Nam.

C. Cửa hàng bán lẻ hóa chất bảo vệ thực vật vi phạm các quy định về an toàn hóa chất bảo vệ thực vật.

D. Một số lượng lớn hóa chất bảo vệ thực vật cấm sử dụng vẫn đang lưu hành trên thị trường.

123

2. Hướng dẫn tự lượng giá

Nghiên cứu kỹ lần lượt từng phần bài giảng để trả lời các câu hỏi:

- Những khổ đầu của phần nội dung sẽ trả lời cho các câu hỏi từ 1 -2.

- Phần "Dịch tễ học nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam trả lời câu 3 và câu 18-20.

- Phần "Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của một số nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật thường gặp" để trả lời các câu 5; 6; 12; 13; 14.

- Phần "Biểu hiện bệnh lý của một số nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật " để trả lời câu hỏi 4; 7- 11 và 15.

Sau khi tự trả lời các câu hỏi để kiểm tra hãy đối chiếu với đáp án ở cuối sách.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học

Tự nghiên cứu tài liệu học tập trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường đại học Y khoa Thái Nguyên.

2. Vận dụng thực tế

Hóa chất bảo vệ thực vật có vai trò rất quan trọng trong đời sống nhưng nó rất độc hại cho sức khỏe và cho môi trường, hóa chất bảo vệ thực vật có thể vào cơ thể bằng nhiều con đường do vậy an toàn lao động trong việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật có vai trò quan trọng trong việc phòng tránh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật cho người trực tiếp sử dụng và cho cộng đồng. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy cách như phun không đúng liều lượng hoặc thời gian thu hoạch sản phẩm sau phun không đủ lâu để hóa chất bảo vệ thực vật phân hủy hết đang là nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm do hóa chất bảo vệ thực vật còn sót lại cao, do vậy cần nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách rửa, gọt rau quả cẩn thận trước khi ăn, hóa chất bảo vệ thực vật có thể theo chiều gió bay đi xa và xâm nhập vào đường hô hấp cho nên không được bố trí khu dân cư ở cuối chiều gió, gần nơi sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất bảo vệ thực vật.

124

TAI NẠN VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Nêu được các khái niệm về tai nạn và an toàn lao động.

2. Liệt kê được các loại tai nạn và các vấn đề về an toàn lao động.

3. Trình bày được các nguyên tắc xử trí ban đầu các tai nạn lao động.

4. Mô tả được các biện pháp dự phòng và kiểm soát tai nạn lao động.

5. Nhận thức được tai nạn lao động là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể phòng tránh được.

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần nhóm họp và thông qua nhiều bộ luật mang tính chất quốc tế về sức khỏe trong lao động cho mọi người, bởi số người lao động trên thế giới ngày càng tăng. Ngày nay, trên thế giới có khoảng gần 3 tỷ người lao động (năm 2000 có 2747 triệu người). Trong đó nhiều lao động là người già (5 - 5,4% trên 60 tuổi) lao động là trẻ em (gần 100 triệu ở tuổi 10 - 14 chiếm 5 - 8%).

Vấn đề an toàn lao động không lúc nào, nơi nào được coi là đã hoàn toàn tốt đặc biệt là ở các nước đang phát triển, các nước nghèo.

1. Khái niệm

1.1. Tai nạn lao động

Tai nạn lao động là những diễn biến bất thường về sức khỏe, xẩy ra bất ngờ trong lao động do công việc hoặc môi trường lao động gây nên làm nguy hại đến sức khỏe cả về thể chất hoặc tinh thần thậm chí có thể gây chết người, ví dụ: nổ lò luyện gang, điện giật gây chết người; ngã xuống hố vôi đang tôi bị bỏng; hạt lúa bắn vào mắt gây tổn thương mắt v.v...

1.2. An toàn lao động

An toàn lao động là tất cả các giải pháp, công việc của tập thể hoặc

125

người lao động nhằm giảm nhẹ hoặc chống lại các tai nạn và bệnh nghề nghiệp, ví dụ: khẩu trang có thể phòng chống bụi, mặt nạ phòng nhiễm độc hóa chất thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động và quy trình sản xuất để phòng chống điện giật v.v...Như vậy công tác an toàn lao động bao gồm cả 3 vấn đề đồng bộ cần phải tiến hành là:

- Xây dựng, ban hành và thực hiện tốt các chế độ chính sách, pháp luật và các tiêu chuẩn cũng như tổ chức quản lý, thanh kiểm tra an toàn lao động.

- Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại, cải thiện điều kiện làm việc.

- Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện, tổ chức vận động đông đảo người chủ và người thợ làm tốt công tác an toàn lao động.

2. Tình hình tai nạn lao động và công tác an toàn lao động hiện nay

2.1. Công tác an toàn lao động

An toàn lao động là các biện pháp giảm thiểu hoặc triệt tiêu những yếu tố nguy hiểm có hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng người lao động. Cứ 3 năm một lần lại có một đại hội thế giới về an toàn và vệ sinh lao động được tổ chức.

Đại hội thế giới lần thứ 16 về an toàn và vệ sinh lao động được tổ chức từ ngày 26 đến 31 tháng 5 năm 2002 tại Viên (Áo). Mục tiêu của hội nghị là chia sẻ thông tin và giới thiệu các thành tựu khoa học và thực tiễn bảo vệ người lao động trong thời kỳ mới. Hội nghị an toàn và vệ sinh lao động khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 18 diễn ra vào 2 ngày 8 - 9 tháng 10 năm 2002 ở Hà Nội có chủ đề là: "An toàn và vệ sinh lao động, bảo vệ nguồn nhân lực trong quá trình phát triển".

Công tác an toàn lao động ở Việt Nam đang tập trung vào các vấn đề sau:

- Xây dựng một hệ thống quản lý thống nhất về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) phù hợp cho từng giai đoạn.

- Từng bước hoàn thiện pháp chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy định về ATVS LĐ.

- Từng bước hiện đại hóa công nghệ.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền huấn luyện về ATVSLĐ.

126

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về ATVSLĐ.

- Phát huy vài trò các đoàn thể xã hội trong ATVSLĐ.

2.2. Tình hình tai nạn lao động của Việt Nam trong những năm gần đây

Hàng năm có từ 300 đến 700 vụ tai nạn lao động xẩy ra trên các cơ sở sản xuất của cả nước được ghi nhận. Con số này chưa phải là sự thật bởi còn nhiều cơ sở chưa báo cáo đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm 1998 có 314 vụ tai nạn lao động làm chết 565 người. Năm 1999 có 322 vụ tai nạn lao động làm chết 383 người.

Từ năm 2000 đến nay mỗi năm có 500 - 600 vụ tai nạn lao động với số người chết và người bị thương vài trăm người, gây tổn thất rất lớn về kinh tế và sức khỏe công nhân.

Tỷ lệ tai nạn lao động cao nhất là các cơ sở xây dựng 27,2% sau đó đến sản xuất than 21,5%, các ngành khác như cơ khí luyện kim, hóa chất đều khoảng 15 - 20%.

Các khu công nghiệp, ngành điện ở các địa phương là nơi có tần suất tai nạn lao động cao.

3. Nguyên nhân gây tai nạn lao động

Trong sản xuất tai nạn lao động xẩy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc có sự kết hợp của các nguyên nhân gây nên.

3.1. Nguyên nhân kỹ thuật

Kỹ thuật đóng vai trò quan trọng làm cho tỷ lệ tai nạn lao động gia tăng đặc biệt là kỹ thuật lạc hậu, lao động giản đơn hoặc dây chuyền công nghệ cũ. Các nước tiên tiến do phát triển kỹ thuật tự động hóa cao nên giảm thiểu nhanh các tai nạn lao động. Các dây chuyền công nghệ cũ gây ô nhiễm hóa chất độc là nguyên nhân gây tai nạn nhiễm độc cho công nhân (hiện tượng rò rỉ khí độc).

3.2. Tổ chức lao động

Tổ chức lao động không hợp lý là nguyên nhân gây mệt mỏi mất tập trung tư tưởng dễ tạo ra tai nạn lao động. Mệt mỏi làm cho phản xạ thần kinh kém, dễ bị tai nạn. Sự phù hợp về cấu trúc giải phẫu sinh lý với công việc và máy móc cung sẽ giảm thiểu tai nạn lao động.

127

3.3. Nguyên nhân chủ quan và khách quan

Các tai nạn lao động xẩy ra có nguyên nhân chủ quan và khách quan phụ thuộc vào chủ thể người lao động. Bản thân người lao động nắm rõ quy trình sản xuất và an toàn lao động sẽ ít bị tai nạn lao động hơn. Các nguyên nhân khách quan nhiều khi có vai trò quyết định việc hình thành các tai nạn lao động đặc biệt là ở các nước đang phát triển, lao động phức tạp, đan xen giữa các ngành nghề thiếu chuyên môn hóa tạo điều kiện cho các tai nạn phát triển.

4. Nguyên tắc xử trí ban đầu các tai nạn lao động

4.1. Sơ cứu

Công tác sơ cứu ban đầu cơ bản là chống mất máu, chống choáng và giảm tối đa các tổn thương thêm, thứ phát sau tai nạn. Phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời để đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm tạo điều kiện cho công tác cấp cứu chuyên môn được tiến hành thuận lợi.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động theo điều 105 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu tại chỗ người bị tai nạn lao động, sau đó phải chuyển ngay đến cơ sở y tế.

+ Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm nhiều người bị thương nặng thì phải giữ nguyên hiện trường nơi xảy ra tai nạn lao động và báo ngay với cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động và công an địa phương.

4.2. Phân loại

Công tác phân loại tai nạn lao động là rất cần thiết, nhằm mục đích xử trí kịp thời và thích hợp. Cần phân biệt rõ ràng trường hợp nào cần cấp cứu tại chỗ, trường hợp nào cần chuyển tuyến thì chuyển ngay.

4.3. Vận chuyển và chuyển tuyến bệnh nhân

Trên cơ sở phân loại bệnh nhân cần tiến hành vận chuyển và chuyển tuyến bệnh nhân đúng theo quy định về chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo cấp cứu kịp thời và chữa trị đúng phương pháp giảm tối đa các di chứng do chấn thương, tai nạn lao động.

128

5. Biện pháp an toàn lao động

Để thực hiện tốt công tác an toàn lao động, phòng tránh các tai nạn lao động cần nghiêm chỉnh thực hành các vấn đề sau:

5.1. Quản lý và giám sát an toàn lao động: Công việc này phải tiến hành thường xuyên, nhiều cấp ngành tham gia và được quần chúng hưởng ứng.

5.2. Dự báo nguy cơ tai nạn lao động kịp thời để có sự phòng bị hữu hiệu Những nơi có nguy cơ tai nạn lao động cần có biển báo nguy hiểm để người lao động luôn có ý thức nâng cao cảnh giác để tự phòng tránh tai nạn lao động.

5.3. Giáo dục an toàn và phòng tránh tai nạn thường xuyên và đầy đủ để cả người sử dụng lao động và người lao động cùng nhận thấy được việc cần làm để bảo vệ người lao động ngày một tốt hơn.

5.4. Những yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động

- Việc xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. Trong luận chứng phải có những nội dung chính sau đây:

+ Địa điểm, quy mô, khoảng cách từ công trình, cơ sở đến khu dân cư và các công trình khác.

+ Những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá trình hoạt động, các biện pháp phòng ngừa, xử lý.

+ Luận chứng phải được các cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động phối hợp với các cơ quan hữu quan chấp thuận.

- Khi thực hiện phải cụ thể hóa các yêu cầu, nội dung, biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động theo luận chứng đã duyệt.

- Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động và vệ sinh lao động là tiêu chuẩn, quy phạm bắt buộc thực hiện. Căn cứ tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước, của ngành ban hành, người sử dụng lao động phải xây dựng quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động

129

cho từng loại máy thiết bị vật tư và nội quy an toàn, vệ sinh nơi làm việc.

- Việc nhập khẩu các loại máy thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được Bộ Thương mại cho phép sau khi trao đổi và được sự nhất trí của cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động.

- Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại theo Điều 97của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

+ Phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ít nhất mỗi năm một lần.

+ Khi thấy có hiện tượng bất thường thì phải kiểm tra và phải có biện pháp xử lý ngay.

+ Lập hồ sơ lưu giữ và theo dõi đúng quy định.

- Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm độc hại dễ gây tai nạn lao động theo Điều 100 của Bộ luật Lao động quy định như sau:

+ Phải có đủ trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp như: thuốc, bông băng, băng ca, mặt nạ phòng độc, xe cấp cứu.

+ Có phương án dự phòng xử lý các sự cố có thể xẩy ra.

+ Phải tổ chức đội cấp cứu.

+ Đội cấp cứu và người lao động phải được thường xuyên luyện tập.

Đối với các đơn vị nhỏ, người sử dụng lao động tự tổ chức hoặc trên kết với các tổ chức cấp cứu của địa phương để giải quyết các sự cố khẩn cấp, nhưng vẫn phải sơ cứu tại chỗ.

- Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy cách và chất lượng theo tiêu chuẩn, danh mục do Bộ Lao động - Thương binh xã hội quy định.

- Việc khám định kỳ sức khỏe, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo Điều 102 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

+ Phải khám sức khỏe cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề, ít nhất một lần trong một năm, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại thì 6 tháng một lần. Việc khám sức khỏe phải do các đơn vị y tế Nhà nước thực hiện.

130

+ Trước khi nhận việc, người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề, phải được hướng dẫn, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Sau đó căn cứ vào công việc của từng người đảm nhiệm mà huấn luyện, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh phù hợp và phải được kiểm tra thực hành chặt chẽ.

Nghiêm cấm việc sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được cấp thẻ an toàn làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Việc tổ chức huấn luyện, mở lớp huấn luyện phải theo sự hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế.

6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động trong vấn đề đảm bảo an toàn lao động.

6.1. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

- Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.

- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của Nhà nước.

Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của màng lưới an toàn và vệ sinh lao động.

- Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động.

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ quy định.

- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình

131

hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động - Thương binh xã hội nơi doanh nghiệp đang hoạt động.

6.2. Quyền của người sử dụng lao động

- Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Khen thưởng người chấp hành tốt, kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn lao động.

- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn phải chấp hành quyết định đó.

6.3. Nghĩa vụ của người lao động

- Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, cấp phát, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.

Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc có sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

6.4. Quyền của người lao động

Yêu cầu người sử dụng lao động phải đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động, cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc ở nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa khắc phục.

- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực

132

hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Công cụ tự lượng giá

Phân biệt đúng sai cho các câu từ câu 1 đến câu 15 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và vào cột B cho câu sai:

TT Nội dung câu hỏi A B

1 Chỉ những diễn biến bất thường về sức khỏe của người lao động xảy ra khi người lao động đang làm việc mới được gọi là tai nạn lao động

2 Mọi biện pháp để phòng chống tai nạn lao động được gọi là An toàn lao động

3 Để thực hiện An toàn lao động cần tiến hành đồng bộ cả 2 vấn đề là ứng dụng khoa học kỹ thuật và tuyên truyền giáo dục ý thức tự bảo vệ cho người lao động

4 Nguyên nhân kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng tai nạn lao động.

5 Sự phát triển của tự động hóa tỷ lệ nghịch với tai nạn lao động.

6 Tổ chức lao động hợp lý cũng góp phần quan trọng làm giảm tai nạn lao động

7 Sơ cứu ban đầu góp phần quan trọng làm giảm hậu quả của tai nạn lao động

8 Bộ luật_ lao động quy định những nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại thì phải kiểm tra và đo lường các yếu tố độc hại ít nhất 6 tháng 1 lần.

9 Người làm công việc có các yếu tố độc hại nguy hiểm phải tự trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân đúng quy cách và chất lượng theo tiêu chuẩn

10 Những người lao động nặng nhọc độc hại phải được khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng một lần.

133

11 Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm khi người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

12 Tai nạn lao động xảy ra với người lao động đang học nghề tập nghề thì người sử dụng không phải chịu trách nhiệm.

13 Người sử dụng lao động có quyền buộc thôi việc đối với những người lao động không tuân thủ quy tắc về An toàn lao động.

14 Người lao động không có quyền từ chối hoặc rời bỏ nơi làm việc kể cả khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.

15 Nếu người lao động làm mất hoặc hư hỏng các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp thì sẽ phải bồi thường.

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ câu 16 đến câu 20 bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn.

Câu hỏi A B C D E16. Trong các tình trạng sức khỏe sau tình trạng nào không phải là tai nạn nghề nghiệp:

A. Bỏng do ngã xuống hố vôi đang tôi trong khi lao động.

B. Điếc do tiếng ồn trong lao động sau 2 tháng làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao.

C. Điện giật trong khi đang lao động.

D. Tổn thương giác mạc do hạt lúa bắn vào mắt trong khi đang tuốt lúa.

E. Nhiễm độc asen cấp tính sau 1 tháng lao động trong môi trường có nồng độ asen cao.

134

17. Đặc điểm khác nhau giữa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là:

A. Thời điểm xảy ra các hiện tượng bất thường của sức khỏe B. Mức độ trầm trọng của các hiện tượng bất thường của sức khỏe, tai nạn lao động thường trầm trọng hơn bệnh nghề nghiệp.

C Nguyên nhân gây nên các hiện tượng bất thường của sức khỏe-

D. Yếu tố bất ngờ và thời gian gây nên các tổn thương về sức khỏe, tai nạn lao động xảy ra bất ngờ và thường diễn biến trong thời gian ngắn.

18. Mục tiêu của các giải pháp an toàn lao động là: A. Giảm các tác hại nghề nghiệp.

B. Phòng chống bệnh nghề nghiệp.

C. Giảm nhẹ hoặc phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

D. Khắc phục các hậu quả do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gây ra.

19. Công tác an toàn lao động bao gồm đồng bộ các biện pháp sau, ngoại trừ:

A. Xây dựng, ban hành và thực hiện tốt chế độ chính sách quản lý thanh kiểm tra an toàn lao động

B. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện công tác an toàn lao động

C Tổ chức khám sức khỏe định kỳ đúng quy định.

D. Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến.

135

20. Các yếu tố sau đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động, ngoại trừ:

A. Máy móc và phương tiện lao động sắp xếp khoa học.

B. Dây chuyền công nghề cũ kỹ, kỹ thuật lạc hậu.

C Tổ chức lao động không hợp lý, thời gian lao động quá dài.

D. Người lao động không nắm vững quy trình sản xuất và an toàn lao động.

2. Hướng dẫn tự lượng giá

Để có thể trả lời được các câu hỏi trên sinh viên cần đọc kỹ bài giảng theo từng phần cụ thể:

- Phần "Khái niệm" để trả lời các câu 1 - 3 và 16-17.

- Phần "Nguyên nhân gây tai nạn lao động" để trả lời các câu 4 - 6.

- Phần nguyên tắc xử trí ban đầu tai nạn lao động" để trả lời câu7

- Phần "Biện pháp an toàn lao động" để trả lời câu hỏi 8 và 18 -19.

- Phần "Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động trong vấn đề đảm bảo an toàn lao động" để trả lời cho câu hỏi 9 -15 và 20.

Sau khi tự nghiên cứu bài giảng để trả lời các câu hỏi sinh viên hãy đối chiếu với đáp án ở cuối cuốn sách.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học

Tự nghiên cứu tài liệu học tập trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Ghi lại các vấn đề chưa hiểu trong bài để thảo luận với các bạn, cuối cùng xin ý kiến giảng viên với những phần còn thắc mắc chưa hiểu kỹ.

136

2. Vận dụng thực tế

Trong bất kỳ công việc nào dù nhỏ dù lớn sắp xếp một cách khoa học sẽ giảm được các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Tai nạn lao động có thể xảy ra với bất cứ công việc nào do vậy cần luôn tìm hiểu những yếu tố bất lợi để phòng tránh tai nạn lao động. Trong mọi tai nạn xử trí ban đầu phù hợp luôn là việc làm cần thiết cấp bách để giảm hậu quả.

137

SINH LÝ LAO ĐỘNG VÀ MỆT MỎI TRONG LAO ĐỘNG

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được các biểu hiện sinh lý đặc thù trong lao động sản xuất ở người lao động.

2. Giải thích được các nguyên nhân gây mệt mỏi trong lao động sản xuất.

3. Mô tả được các biểu hiện của mệt mỏi trong lao động sản xuất.

4. Liệt kê được các nguyên tắc và biện pháp cơ bản phòng chông mệt mỏi trong lao động sản xuất.

Đặc trưng của lao động là tiêu hao trí lực và thể lực. Các lao động trí óc, những biến đổi sinh lý trong lao động thường khó xác định, sự mệt mỏi thường khó định lượng. Trong khi đó các lao động thể lực thường dễ đo đạc về các biểu hiện thông qua các phản ứng sinh lý, sinh hóa tương đối rõ ràng. Trong bài này chủ yếu nhằm miêu tả một số biến đổi sinh lý và vấn đề mệt mỏi do lao động thể lực. Lao động thể lực đặc trưng của nó là hiện tượng vận cơ tăng lên phù hợp với yêu cầu lao động. Vấn đề cơ bản ở đây là tiêu hao năng lượng để đáp ứng số lượng công của các thao tác trong sản xuất. Công và năng lượng là vấn đề mấu chốt làm thay đổi theo dây truyền hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, ví dụ: muốn có năng lượng phải có cơ chất, phải có oxy để đốt cháy. Nhiệt làm nóng cơ thể, cơ quan điều hoà nhiệt của cơ thể phải đáp ứng theo. Tổ chức cơ cần năng lượng để hoạt động bộ máy hô hấp và tuần hoàn cùng hoạt động tăng theo để cung cấp O2 và các chất dinh dưỡng. Quá trình hoạt động cơ sinh ra các sản phẩm trung gian kéo theo sự hoạt động đáp ứng của hệ thống tiết niệu, thần kinh...

1. Sinh lý lao động

Các biến đổi sinh lý trong điều kiện lao động là những biến đổi nhằm đáp ứng các yếu tố môi trường và lao động phù hợp. Các đáp ứng này ở mỗi cơ quan trong cơ thể có khác nhau, với mức độ và sự biểu hiện ra ngoài có thể quan sát được.

138

1.1. Hệ thống tuần hoàn

Do nhu cầu cung cấp oxy, các chất dinh dưỡng và đào thải các chất trung gian, các chất thải sau các phản ứng sinh lý sinh hóa ở tổ chức, nên hệ thống tuần hoàn cần phải có những thích ứng phù hợp. Đặc biệt là hoạt động cơ bắp. Sự hoạt động của tim tăng lên cả về tần số lẫn cường độ làm gia tăng lượng máu bóp từ tim, tăng huyết áp. Khi yên tĩnh máu tống đi từ 3 đến 4 lít/phút, khi làm việc nặng 10 lít/phút, lao động nặng đặc biệt 30 - 35 lít/phút. Bình thường nhịp tim khoảng 70 lần/phút. Trong lao động có thể tăng lên hàng trăm lần/phút. Huyết áp tăng lên, trị số huyết áp tăng thường từ 20 đến 60 mmgHg. Huyết áp tối thiểu tăng nhẹ hoặc bình thường do giãn mạch ngoại vi. Kết quả của hoạt động tim mạch và huyết áp làm tăng lượng máu đến cơ, theo Bacrop thì ở cơ cẳng chân bình thường chỉ có 2 đến 5 ml máu/phút tưới cho 100 ml cơ. Trong lao động lượng máu do áp lực dòng máu động mạch ở các tiểu động mạch lên tiểu mao mạch làm cho số mao mạch hoạt động này có thể tăng lên, bình thường chỉ có 30 đến 100 mao mạch hoạt động trên diện cắt 1 cm2 cơ. Trong lao động số mao mạch hoạt động này có thể tăng lên đến 300, cơ chế của hiện tượng này là do sự gia tăng bài xuất adrenalin kích thích tim và gây co lách. Các sản phẩm trung gian như acid lactic, acid carbonic... cũng có khả năng làm giãn mạch tăng lưu thông máu.

1.2. Hệ hô hấp

Do nhu cầu cung cấp ôxy nên hệ hô hấp cũng hoạt động tăng lên, nhịp độ và biên độ hô hấp đều tăng nhằm cung cấp ô xy và thải carbonic cho tế bào. Bình thường nhịp hô hấp khoảng 20 lần/phút. Trong lao động có thể tăng lên 40 lần/phút. Thể tích khí lưu thông qua bộ máy hô hấp trong một nhịp thở ở điều kiện bình thường là 400 - 500ml. Trong lao động thể tích này có thể tăng lên 1 lít. Do nhu cầu cung cấp ôxy thường khác nhau trong lao động nên đáp ứng của hệ hô hấp cũng thay đổi tuỳ thuộc vào gánh nặng lao động.

Lao động nhẹ 0,12 - 0,2 lít không khí/phút/kg cân nặng.

Lao động nặng 0,3 - 0,5 lít không khí/phút/kg cân nặng.

Như vậy người lao động thể lực 50 kg bình thường cần 6 lít không khí/phút. Lao động nặng cần tới 15 - 20 lít không khí trong 1 phút. Trong quá trình lao động do tiêu thụ nhiều ôxy và thải nhiều carbonic nên khả

139

năng trao đổi khí phế nang mao mạch cũng tăng lên, hệ số sử dụng ô xy cũng tăng lên (bình thường - 0,3). Thương số hô hấp cũng tăng lên ( R = CO2/O2 = 1 trong khí thở ra). Khi nào dự trữ glycogen giảm thì R có thể tụt xuống (0,7 - 0,6).

1.3. Hệ thống nội môi

Trong lao động các thành phần hữu hình trong máu tăng do phản xạ co lách đẩy máu ra ngoại biên. Hiện tượng giảm nước do bài tiết mồ hôi cũng làm máu cô đặc. Lao động càng nặng thì lượng bạch cầu toan tính càng giảm, thậm chí hết. Lượng đường huyết bình thường trong máu là 0,8 - 1,2 g/l. Lao động càng nặng càng kéo dài thì lượng đường càng giảm có khi xuống 0,6 - 0,5 song ăn uống nghỉ ngơi đường huyết lại hồi phục. Thông thường dự trữ đường trong máu là 300 - 500 g Nếu lượng này giảm làm cho đường huyết tụt xuống quá có thể dẫn đến hôn mê. Các sản phẩm trung gian đặc biệt là acid lactic thường tăng lên có khi lên hàng chục lần (bình thường 0,015g % trong lao động 0,1 - 0,2, nếu tăng lên tới 0,4g % cơ sẽ không co được).

1.4. Hệ bài tiết

Do bài tiết mồ hôi nhiều nên lượng nước tiểu giảm. Hiện tượng giãn mạch ngoại biên làm cho lượng máu qua thận thay đổi tuỳ theo cường độ lao động và sự mệt mỏi do lao động. Nhiệt độ môi trường và điều kiện lao động kết hợp với hiện tượng điều hoà thân nhiệt làm cho lượng mồ hôi được thoát ra có khi tới 3 hoặc 4 lít trong một ca lao động.

Trong thành phần chính của một gam mồ hôi là: nước (0,98), chỉ còn lại 0,02 là muối vô cơ và sản phẩm chuyển hóa, tuy vậy người lao động trong môi trường nóng mất mồ hôi nhiều sẽ gây mất cả nước lẫn điện giải, là tiền đề cho các rối loạn sinh lý gây nên các tình trạng bệnh lý.

1.5. Thần kinh

Diễn biến của hoạt động thần kinh trong lao động là một quá trình từ ức chế thụ động lúc mới bắt tay vào công việc sau đó có thể thích nghi, hệ thần kinh chuyển sang giai đoạn hưng phấn, làm việc thoải mái năng suất lao động cao. Quá trình hưng phấn này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào sức khỏe và công việc cũng như môi trường lao động. Sau quá trình hưng phấn là sự mệt mỏi của thần kinh biểu hiện bằng hiện tượng ức chế, độ dẫn truyền giảm ngưỡng đáp ứng thần kinh tăng lên. Người ta gọi hiện tượng ức chế này là ức chế bảo vệ.

140

1.6. Tiêu hao năng lượng vả ôxy trong lao động

Trong lao động đặc biệt là lao động cơ bắp huy động nhiều ôxy để cung cấp cho hoạt động sinh năng lượng là một quá trình đáp ứng hết sức năng động của cơ thể. Do hệ thống cơ chiếm đến 42% trọng lượng cơ thể nên lao động cơ bắp có thể tăng tiêu hao năng lượng lên hàng nghìn Kcal/24 giờ. Hoạt động của cơ chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu không cần sự có mặt của ôxy vì chủ yếu là hiện tượng giải phóng các dây nối giầu năng lượng như ATP, ADP... cho năng lượng và acid lactic. Giai đoạn hai là giai đoạn chuyển hóa acid lactic cho năng lượng và giải phóng CO2 và H2O. Giai đoạn này cần đủ ôxy như vậy việc cung cấp ôxy tuỳ thuộc vào sự tiêu hao năng lượng sẽ kéo theo hiện tượng gia tăng các hoạt động hô hấp và thần kinh. Thông thường năng lượng được sinh ra chủ yếu dưới dạng nhiệt (70%) nên nó sẽ làm cho nhiệt độ của cơ thể tăng lên. Thông thường trong lao động nặng ôxy cung cấp không đủ nên có hiện tượng nợ ôxy và quá trình trả nợ ôxy sẽ diễn ra trong giai đoạn hồi phục.

Trên cơ sở năng lượng tiêu hao nhiều hay ít, người ta chia hoặc phân

loại lao động ra các loại như sau: lao động vừa, lao động nặng, lao động rất nặng, lao động đặc biệt (năng lượng tiêu hao từ 2000 - 35000 Kcal). Riêng lao động trí óc và các loại lao động gây căng thẳng thần kinh tâm lý thì không dựa vào lượng tiêu hao năng lượng để đánh giá.

Trong quá trình lao động có rất nhiều cơ quan bị chi phối gây ra những biến đổi sinh lý lao động đặc thù ví dụ: hệ thần kinh thực vật, hệ tiêu hóa, các giác quan...

141

2. Mệt mỏi trong lao động

Mệt mỏi là trạng thái sinh lý tạm thời được coi như hiện tượng bắt đầu mất cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hóa của cơ thể trong lao động song nếu được nghỉ ngơi sẽ trở lại bình thường không để lại di chứng gì. Trạng thái mệt mỏi được biểu hiện bằng dấu hiệu khó chịu, uể oải, chức năng sinh lý mất cân bằng, năng suất lao động giảm dễ xảy ra tai nạn lao động.

Mệt mỏi được phân ra nhiều loại:

- Mệt mỏi các khí quan riêng biệt do những biến đổi cục bộ ở bộ não không có ý nghĩa toàn thân như nhìn lâu mỏi mắt do vận cơ tĩnh đơn điệu, viết nhiều mỏi tay, cúi nhiều mỏi lưng... Trạng thái mệt mỏi này dễ cải thiện khi ta thay đổi vận động sang bộ phận khác.

Cúi nhiều mỏi lưng

Hình ảnh: Tư thế lao động đặc thù gây mệt mỏi các khí quan riêng biệt

- Mệt mỏi toàn thân thường gặp trong lao động thể lực nặng huy động khối lượng cơ hoạt động nhiều, ví dụ: mang, vác, chạy, nhảy...

- Mệt mỏi não lực: là hiện tượng giảm khả năng hoạt động của tín hiệu thứ hai làm cho khả năng tư duy bị suy giảm. Các triệu chứng thông thường là nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, trương lực cơ giảm, suy nhược mạch, suy nhược thần kinh thực vật...

Mệt mỏi tâm sinh lý, tinh thần: thường gặp ở những lao động kỹ thuật phức tạp đòi hỏi sự căng thẳng về tâm lý khách quan, trách nhiệm, ví dụ: lái xe, đánh máy chữ, trực vô tuyến, ra đa...

142

2.1. Cơ chế của mệt mỏi

Về cơ chế phát sinh mệt mỏi còn có nhiều quan điểm khác nhau.

- Có tác giả cho rằng mệt mỏi được hình thành do hiện tượng tiêu hao dự trữ đường. Trong thực tiễn lao động nặng nhọc vận cơ nhiều thường làm cho đường huyết giảm ở ngưỡng thấp bởi glycogen không kịp phân huỷ, hậu quả của quá trình này làm cho cơ phải hoạt động thường xuyên ở trạng thái tiết kiệm đường glucose và hiện tượng mệt mỏi xuất hiện dần dần.

Nhiều tác giả cho rằng mệt mỏi sinh ra do hiện tượng nhiễm độc cơ, tế bào bởi các sản phẩm chuyển hóa trung gian. Bình thường lượng acid lactic là 0,015 mg% song do hoạt động cơ quá nhanh nên acid này có khi tăng gấp 10 - 20 lần làm cho cơ không co được.

Mệt mỏi cũng có thể bắt nguồn từ hiện tượng thiếu ôxy của tổ chức bởi hiện tượng nợ ôxy quá dài do vận cơ, thông thường hiện tượng thiếu ôxy thường kết hợp với sự gia tăng các sản phẩm trung gian không có lợi cho môi trường hoạt động của tế bào.

Nhiều tác giả hiện nay thống nhất theo cách giải thích về cơ chế mệt mỏi gắn liền với hoạt động của thần kinh. Lý thuyết này phù hợp với thực tế và có thể chứng minh bằng thực nghiệm. Do hoạt động thể lực hoặc não lực căng thẳng, quá trình hưng phấn ban đầu mạnh mẽ và kéo dài. Hiện tượng ức chế bảo vệ xảy ra là tất yếu Trong thực nghiệm người ta dùng phương pháp kích thích gây hưng phấn một vùng khác của vỏ não, hưng phấn này sẽ lan toả có thể xóa vùng ức chế và cũng xóa luôn biểu hiện mệt mỏi ở các vùng cơ mà nó chi phối. Trong thực hành người ta có thể ứng dụng học thuyết này để chống mệt mỏi bằng cách thay đổi hoạt động hoặc kiểu hoạt động lao động cơ bắp.

2.2. Nguyên nhân gây mệt mỏi

Mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân song người ta có thể quy thành hai nhóm nguyên nhân chính là trong lao động và ngoài lao động.

2.2.1. Nguyên nhân trong lao động

Trong quá trình lao động đặc biệt là lao động vận cơ. Khi số lượng cơ hoạt động khoảng 2/3 tổng số trở lên hoặc vận cơ tĩnh máu sẽ không cung cấp đủ ôxy các sản phẩm trung gian sinh ra nhiều, thần kinh bị hưng phấn mạnh kéo dài, quá trình ức chế tăng lên làm mệt mỏi sẽ đến sớm.

143

Các cơ quan phân tích phải hoạt động điều chỉnh do tác động của lao động và môi trường (tai, mắt...) quá tải, dẫn tới mệt mỏi, ví dụ: nhìn lâu mỏi mắt, viết nhiều mỏi tay, hoạt động của hệ thần kinh trung ương càng nhiều, càng tăng thì hiện tượng ức chế bảo vệ cũng sẽ đến sớm. Hiện tượng ức chế có tính lan toả mạnh ở những người chưa quen việc ít hoạt động và không yêu nghề.

Một số yếu tố khác như điều kiện làm việc không tốt, tình trạng bệnh lý tiềm tàng của người lao động... Cũng làm cho quá trình mệt mỏi xuất hiện sớm.

2.2.2. Nguyên nhân ngoài lao động

Thông thường gánh nặng gia đình xã hội, trạng thái tâm lý, tinh thần trong cuộc sống hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng tạo điều kiện xuất hiện mệt mỏi sớm ở người lao động.

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và hợp lý là nguyên nhân khá quan trọng gây nên mệt mỏi của các đối tượng lao động, ví dụ: đồ ăn thiếu kali, cơ mau chóng giảm trương lực, chế độ ăn nghèo chất đạm hoạt động trí lực giảm, thiếu năng lượng hoạt động cơ không thể kéo dài..

2.3. Biểu hiện của mệt mỏi

Người ta có thể quan sát mệt mỏi thông qua các biểu hiện lâm sàng hoặc cận lâm sàng. Các dấu hiệu quan sát thấy là hiện tượng giảm sút dẫn truyền thần kinh có thể thấy rõ, khi quá trình lao động nặng nhọc kéo dài tốc độ xung động của thần kinh giảm, ngưỡng phản ứng của thần kinh tăng cao. Hiệu quả của hiện tượng này là trí nhớ giảm, chậm hiểu, phối hợp động tác kém, thiếu linh hoạt, dễ xảy ra tai nạn, năng suất lao động giảm.

Biểu hiện bổ sung khi quá trình lao động kéo dài thường là do các nhóm cơ đang hoạt động kém hiệu lực, cơ thể tự điều chỉnh bằng cách huy động thêm các nhóm cơ khác làm cho tư thế lao động trở lên bất hợp lý và tăng tiêu hao năng lượng.

Mệt mỏi cấp diễn thường gặp ở những người lao động thể lực nặng. Người ta có thể quan sát thấy hiện tượng mệt mỏi toàn thân, kiệt sức, nắn các bắp thịt thấy đau, trương lực và sức bền cơ giảm, mạch nhanh nhỏ, run tay, người lao động cảm thấy chức phận mất cân bằng, miệng đắng ăn không ngon, ngủ không yên. Tuy vậy các trường hợp mệt mỏi cấp diễn

144

thường được hồi phục sau một thời gian nghỉ ngơi và bù đắp các thiếu hụt dinh dưỡng.

Hiện tượng quá sức thường gặp trong vận cơ quá lớn (thi đấu thể thao). Hiện tượng này xuất hiện nhanh có thể thấy tình trạng xỉu dần, ngừng hô hấp, tim giãn, có thể gây tử vong. Có thể quan sát thấy hiện tượng khó thở, co cứng hoặc mềm nhũn các cơ, tinh thần rối loạn...

Các xét nghiệm thường tiến hành để tìm một số sản phẩm được bài tiết trong nước tiểu hoặc mồ hôi với các chỉ số: albumin tăng, acid lactic tăng, creatinin tăng, glucose giảm, catecholamin giảm...

3. Biện pháp phòng chống mệt mỏi

Để phòng chống mệt mỏi người ta thường áp dụng các biện pháp tổng hợp sau đây.

3.1. Các biện pháp kỹ thuật và lao động học

Thông thường người ta cần lưu tâm nhiều nhất đến các trang bị kỹ thuật tiến bộ để có thể làm giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, giảm tối đa tiếp xúc với các chất độc hại. Các máy móc phải phù hợp với hoạt động sinh lý, giải phẫu của người công nhân, ví dụ: khoảng cách từ các chi tiết cần thao tác tới chỗ ngồi, chỗ đứng phù hợp, người lao động chỉ nên ngồi khi nâng vật nặng dưới 5 kg, khi thao tác vật nặng trên 20 kg nên đứng.

Về các giải pháp lao động học: nên chú ý giảm tối đa các động tác thừa, các động tác hơn mình trên 200, phối hợp đều các chiều hoạt động với thói quen hoạt động tự nhiên, ví dụ: xếp các vật nặng theo trọng lực, trong thao tác nên loại trừ hoặc giảm bớt các vận cơ tĩnh. Cần phối hợp xen kẽ và khoa học giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc trong cũng như ngoài lao động.

3.2. Các biện pháp y tế và dinh dưỡng

Tuỳ theo loại hình lao động khác nhau mà có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Về biện pháp y tế: sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe người lao động.

Thường xuyên kiểm tra môi trường lao động.

Tổ chức khám tuyển, khám định kỳ phát hiện các rối loạn bệnh lý và bệnh nghề nghiệp. Thời gian khám sức khỏe định kỳ cũng như tiêu chuẩn khám tuyển phải phù hợp với công việc của người lao động.

145

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Công cụ tự lượng giá

Phân biệt đúng sai các câu từ câu 1 đến câu 10 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và vào cột B cho câu sai:

TT Nội dung câu hỏi A B

1 Đặc trưng của lao động thể lực là tiêu hao nhiều năng lượng

2 Nhu cầu oxy của người lao động thể lực tỷ lệ thuận với cường độ lao động.

3 Trong khi lao động số lượng mao mạch hoạt động trong cơ tăng lên.

4 Nguyên nhân gây chuột rút trong lao động thể lực nặng là hàm lượng acid lactic giảm trong các cơ.

5 Quá trình tiêu hao năng lượng trong lao động thể lực gồm 2 giai đoạn, giai đoạn không cần oxy và giai đoạn cần oxy.

6 Cơ sở để phân loại lao động thể lực là dựa vào lượng năng lượng tiêu hao.

7 Mệt mỏi là trạng thái bệnh lý do mất cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hóa.

8 Các mối bất hoà trong gia đình và xã hội không ảnh hưởng đến hiện tượng mệt mỏi.

9 Mệt mỏi trong lao động chính là hiện tượng ức chế bảo vệ sau một quá trình hưng phấn ban đầu mạnh mẽ và kéo dài.

10 Càng lao động nặng nhọc thời gian trả nợ oxy của người lao động càng dài.

146

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn.

Câu hỏi A B C D E

1 1. Trong lao động gặng nhọc đặc biệt lượng máu qua tim lên tới:

A. 10 - 15 lít / phút.

B. 20 - 25 lít / phút

C 25 - 30 lít / phút

D. 30 - 35 lít / phút.

E. 40 - 45 lít / phút

12. Nhu cầu oxy trong lao động thể lực gặng là:

A. 0,12 - 0,2 lít không khí / phút/ kg cân nặng

B. 0,3 - 0,5 lít không khí / phút/ kg cân nặng

C. 0,52 - 0,6 lít không khí / phút/ kg cân nặng

D. 0,62 - 0,65 lít không khí / phút/ kg cân nặng

E. 0,66 - 0,7 lít không khí / phút/ kg cân nặng.

13. Nhu cầu không khí tối thiểu trong một phút của một người 50 kg, lao động thể lực nặng là:

A. 10 - 15 lít không khí.

B. 15 - 20 lít không khí.

C. 20 - 25 lít không khí

D. 25 - 30 lít không khí

E. 30 - 35 lít không khí

147

14. Tất cả các yếu tố sau đều có thể gây mệt mỏi xuất hiện sớm ở người lao động ngoại trừ.

A. Số lượng cơ hoạt động quá nhiều.

B. Lượng Oxy cung cấp không đủ.

C. Cường độ lao động nhặng nhọc, khẩn trương.

D. Dinh dưỡng không đầy đủ

E. Máy móc phù hợp tầm vóc người lao động

15. Mệt mỏi toàn thân sẽ nhanh chóng đến với người lao động thể lực có chế độ ăn:

A. Thiếu K+.

B. Thiếu Ca

C. Thiếu protid.

D. Thiếu lipid

E. Thiếu vitamin.

16. Chế độ dinh dưỡng cho người lao động trí lực quan trọng nhất là:

A. Lipid

B. Glucid

C. Protid

D. vitamin

E. Muối khoáng

17. Mệt mỏi trong lao động có các biểu hiện sau ngoại trừ

A. Trí nhớ giảm

B. Phối hợp động tác kém.

C. Năng xuất lao động giảm.

D. Xảy ra tai nạn

E. Các nhóm cơ hoạt động nhiều hơn bình thường.

148

18. Xét nghiệm ở những người mệt mỏi cấp diễn có các dấu hiệu sau ngoại trừ

A. Albumin niệu giảm.

B. Acid lactic máu tăng.

C. Creatinin máu tăng.

D. Glucose máu giảm.

E. Catecholamin máu giảm

19. Mệt mỏi được chia làm các loại sau ngoại trừ

A. Mệt mỏi các khí quan riêng biệt

B. Mệt mỏi toàn thân.

C. Mệt mỏi cơ bắp

D. Mệt mỏi não lực.

E. Mệt mỏi tâm sinh lý, tinh thần.

2. Hướng dẫn tự lượng giá

Để trả lời được các câu hỏi trên sinh viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng theo từng phần, từng chi tiết cụ thể như sau:

- Phần "Sinh lý lao động" để trả lời câu từ 1 -6 và 11 - 13.

- Phần "Mệt mỏi trong lao động" để trả lời câu hỏi từ 7-10 và 12-19.

Sau khi đã tự trả lời các câu hỏi hãy đối chiếu với đáp án ở cuối cuốn sách.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học

Tự nghiên cứu tài liệu học tập trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường đại học Y khoa Thái Nguyên. Lưu lại các vấn đề chưa hiểu trong bài để thảo luận với các bạn trong lớp, cuối cùng xin ý kiến giảng viên với những phần còn thắc mắc, chưa hiểu kỹ.

2. Vận dụng thực tế

Mọi công việc nên bố trí theo xu thế phù hợp với sinh lý con người thì

149

mệt mỏi sẽ xuất hiện chậm. Trong học tập cũng rất cần phù hợp sinh lý để quá trình tiếp nhận kiến thức được nhanh chóng hơn. Thời gian học cũng không nên liên tục kéo dài mà nên có những thời giờ nghỉ ngơi thư giãn thì học tập sẽ có hiệu quả hơn. Khi mệt mỏi trí não có thể giải tỏa căng thẳng thần kinh bằng các hoạt động thể lực.

150

VẤN ĐỂ TƯ THẾ VÀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG HỢP LÝ (Lao động học - ergonomie)

MỤC TIÊU

sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Nêu được đinh nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ lao động học (ergonomie)

2. Liệt kê được các nguyên tắc cơ bản của lao động học.

3. Trình bày được biện pháp làm giảm nhẹ gáng nặng lao động thể lực bằng lao động học.

4. Hiểu được tầm quan trọng của lao động học trong sản xuất.

1. Khái niệm

Ergonomie (một số nước gọi là "Kỹ thuật học các yếu tố con người") có thể được xác định là "Sự thích hợp công việc với con người. Có nhiều cách định nghĩa thuật ngữ Ergonomie. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có thể định nghĩa Ergonomie là: "Sự áp dụng khoa học sinh học kết hợp với khoa học công nghệ vào người lao động và môi trường của họ để được sự thỏa mãn tối đa cho người lao động đồng thời tăng năng xuất lao động". Vì thế ngoài sức khỏe Ergonomie còn quan tâm đến năng xuất lao động, tiết kiệm giá thành sản phẩm và các mối quan tâm khác. Hơn thế nữa trong thực hành các hướng của Ergonomie còn tập trung vào thiết kế sắp đặt vị trí lao động, sự đáp ứng các yếu tố lý học trong môi trường lao động hơn là các yếu tố hóa học và vi sinh vật học.

Ergonomie (Lao động học) là khoa học nghiên cứu về lao động và sự phù hợp với sức khỏe người lao động. Như vậy mỗi loại hình lao động cần có một sự phù hợp tương ứng về sức khỏe con người (cả về mặt thể chất lẫn tinh thần). Những lao động giản đơn yêu cầu đáp ứng của cơ thể không phức tạp song khoa học kỹ thuật phát triển, lao động càng phức tạp càng cần có những nghiên cứu về sức khỏe tốt hơn, tiến bộ hơn để có thể theo

151

kịp với lao động mới. Lao động càng có kết quả khi nó đáp ứng tốt cho con người. Lao động không làm tổn hại sức khỏe mà làm cho sức khỏe người lao động tốt hơn.

Vào thế kỷ XVII khi nền công nghiệp bước vào giai đoạn phát triển thì những nghiên cứu về lao động học cũng được đặt nền móng và những nghiên cứu đầu tiên ra đời, trong đó có công trình nghiên cứu của Martinpan, ông cho rằng tâm sinh lý, giải phẫu... phải phù hợp với lao động thì lao động mới có năng suất và an toàn thoải mái. Năm 1949 Murrel đã dùng từ Ergonomie để chỉ môn khoa học này vì nó có nguồn gốc từ chữ Hy lạp là Ergon (lao động) và nomos (quy luật, quy tắc). Thực ra "Cụm từ" này bao hàm ý nghĩa tập hợp những tri thức khoa học và kỹ thuật có liên quan với con người khi lao động, mặt khác cần sử dụng các kiến thức đó để thiết kế, thực hiện hợp lý hóa lao động với mục đích vừa kinh tế vừa mang tính chất nhân văn. Đối tượng của Ergonomie là người lao động do vậy khi nghiên cứu Ergonomie người ta cần nghiên cứu cả một hệ thống các vấn đề: công cụ lao động, môi trường lao động, đối tượng lao động... Trong thực hành Ergonomie người ta cần thực hiện một tam giác cơ bản: hiệu quả - thoải mái - sức khỏe. Vấn đề này đã được các nhà khoa học thống nhất trong hội nghị Stokhom nhìn 1961.

Các nhà khoa học cho rằng Ergonomie đạt hiệu quả cao khi mà các

ngành khoa học tham gia, cung cấp cho những hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về vấn đề lao động và con người, trong những điều kiện tiết kiệm nhất về sức khỏe người lao động mà năng suất lao động vẫn tăng không ngừng (các biểu đồ minh hoạ 1, 2, 3).

152

Sơ đồ 2: Thành phần cơ bản của Ergonomie

153

Sơ đồ 3: Các yếu tố hình thành Ergonomie

2. Phân loại Ergonomie

Có nhiều cách phân loại theo cách thức nghiên cứu thực tiễn.

1) Phân loại theo mục đích nghiên cứu, người nghiên cứu...

2) Phân loại theo ứng dụng:

Bao gồm hai vấn đề: - Lý thuyết: thiết kế sáng tạo công cụ lao động.

- Điều chỉnh hoạt động phù hợp.

3) Phân loại theo đối tượng sản xuất:

- Sản xuất (Từ khâu chuẩn bị đến sản xuất và tiêu thụ).

- Sản phẩm: máy đã đưa vào sử dụng.

4) Phân loại theo yếu tố.

- Lao động học - lao động.

- Lao động - điều kiện lao động.

- Lao động - kích thước, tầm vóc.

- Lao động - môi trường.

- Lao động - phương tiện.

3. Những nguyên tắc chủ yếu của Ergonomie

Với mục tiêu là nâng cao năng suất lao động và phòng chống mệt mỏi

154

Ginbrest đưa ra 7 nguyên tắc sau:

1) Sự vận động của bàn tay và cánh tay cần được tiến hành cân xứng và đều đặn.

2) Các vận động cần được tiến hành theo cách dễ dàng nhất, tiết kiệm nhất, trong mức độ cho phép, tránh động tác thừa và cần thiết phải tránh hết sức, nằm trong phạm vi có thể được những thay đổi đột ngột, mạnh và những khởi động lặp đi lặp lại một chiều. (Theo bảng dưới đây người ta dựa vào vận động của từng nhóm cơ).

Loại Trụ (khớp) Các phần vận động

1 Khớp các ngón Ngón tay

2 Khớp bàn tay Ngón tay và lòng bàn tay

3 Khuỷu Ngón, bàn, cẳng

4 Vai Ngón, bàn, cẳng, cánh

5 Ức đòn Ngón, bàn, cẳng, cánh và vai

Lao động khu trú loại 1 tốt nhất vì nó tiết kiệm được vận động các cơ.

Cùng một trọng lượng 1 kg nhưng làm với 1 góc 300 thì tiêu thụ O2 ít nhất như vậy trong mặt phẳng ngang với góc độ vận động càng giảm thì tiêu thụ O2 càng ít.

(Mặt phẳng đứng cũng vậy). Trong thực tế phải là vị trí trong không gian chứ không phải là mặt phẳng đứng.

155

3) Sự vận động liên tục và hợp lý:

Cố gắng tạo ra định hình hoạt động (Stereotype).

4) Chỗ đặt dụng cụ, phương tiện. Đối tượng lao động cần phải được cố định và thích hợp, trật tự khoa học trong sản xuất.

5) Sử dụng trọng lực phù hợp sẽ bớt tiêu hao năng lượng.

Chống nâng lên hạ xuống một cách thái quá.

6) Các bộ phận sản xuất ít nhất phải sản xuất 2 cái 1 lần, trong kỹ thuật gọi là nguyên tắc nhóm để tránh đơn điệu.

7) An toàn lao động là điểm cơ bản của tiêu chuẩn hóa lao động, đơn giản hóa lao động.

Ngoài ra còn những nguyên tắc phụ khác nữa, đang nghiên cứu.

Bảng nguyên tắc trên đều phục vụ mục đích tăng năng suất và giảm tiêu hao năng lượng, chúng liên hệ với nhau khăng khít.

4. Giảm nhẹ gánh nặng thể lực bằng biện pháp lao động học

Có nhiều biện pháp lao động học có thể làm giảm nhẹ gánh nặng lao động thể lực của người lao động.

4.1. Sự phù hệ với vị trí lao động

Các vị trí lao động của một cá thể hay một tập thể người lao động cần đạt được sự thuận lợi cho công việc đồng thời phải phù hợp với tâm sinh lý, giải phẫu của nhóm người lao động đó, ví dụ: thoáng đãng, không cao hoặc thấp quá so với chiều cao của công nhân, vừa tầm nhìn, tầm tay của công nhân.

Các máy móc dụng cụ cũng phải phù hợp với con người cả về mặt sinh học cũng như xã hội học.

4.2. Sự hợp lý hóa các thao tác lao động

Sự hợp lý hóa là không có động tác thừa, các động tác thoải mái theo hoạt động thường nhật, tự nhiên của cơ thể.

156

4.3. Sự hợp lý hóa công cụ lao động

Các công cụ lao động dễ cầm, nắm và sử dụng. Công cụ vừa tốt lại phải vừa sức của người lao động.

4.4. Quy định gánh nặng cho phép

Điều này rất cần thiết vì nó sẽ giới hạn phù hợp với tiêu hao năng lượng có thể chịu được của người lao động. Nếu tiêu hao năng lượng nhiều thì phải chọn đối tượng đủ sức khỏe đáp ứng còn đa số mọi người chỉ chịu được lâu dài khi lao động tiêu hao khoảng dưới 3000kcal.

5. Phạm vi một số ngành tham gia vào lao động học

Hiện nay người ta thống nhất là có ít nhất 6 ngành, tổ chức tham gia vào Ergonomie:

5.1. Sinh lý học: nghiên cứu về con người lao động. Họ là người tham gia đầu tiên bằng cách không tự giác vì thế nó chiếm vị trí hàng đầu không thể thiếu được. Sinh lý học lao động (sinh lý bệnh và sinh lý thường).

5.2. Tâm lý học và tâm lý y học

Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến xã hội nhiều, cho nên những tín hiệu gây nên trong sản xuất hiện nay đã làm cho lao động học phải chú ý vì nó là thực thể cơ bản trong lao động học.

5.3. Tâm lý học xã hội (thuộc về những vấn đề chung của từng xã hội).

5.4. Y hạc lao động: môi trường lao động và môi trường sống đóng góp kinh nghiệm cho người kỹ sư lao động và các nhà nghiên cứu có liên quan.

5.5. An toàn lao động: có nhiệm vụ theo dõi phát hiện những vấn đề không an toàn trong sản xuất và kinh doanh nhằm dự kiến trước về tai nạn cũng

157

như những vấn đề sức khỏe tức thời.

5.6. Người tố chức lao động (vai trò của người lãnh đạo quy trình sản xuất như các giám đốc, các nhà điều hành công việc).

Các ngành trên phải liên hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau mỗi cán bộ trong chuyên khoa đều phải hiểu về lao động học:

Trong thực tế với các xí nghiệp cũ cần cải tạo điều chỉnh thì lao động học mới đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao khả năng lao động phòng chống mệt mỏi và bảo vệ sức khỏe công nhân tốt.

KÍCH THƯỚC TỔNG QUÁT TRUNG BÌNH (CỦA NGƯỜI CHÂU ÂU) (Theo P.Th.Kellermann)

Nam Nữ TT Mô tả kích thước có thể (cm)

T.bìnhĐộ lệch

T.bìnhĐộ lệch

1 Chiều cao (đứng có đi giày) 1750 140 1645 122 2 Khoảng cách từ đỉnh đầu đến diện

tiếp xúc với ghế (ngồi lưng thẳng) 900 70 850 70

3 Khoảng cách từ lưng đùi đến trước gối (ngồi)

590 40 565 40

4 Lưng đùi đến gan bàn chân (đi giày) ngồi chân thẳng ra trước

1065 90 1020 90

5 Trên gối đến đất (ngồi đi dày) 545 30 525 30 6 Lưng đến ngón tay giữa (tay đưa

thẳng) 855 70 767 70

7 Khuỷu đến ngón giữa (cẳng cánh tay)

460 30 365 30

8 Mắt đến mặt đất (đứng đi giày) 1625 140 1540 120 9 Giữa hai cùi tay, hai tay nâng lên hai

bên 920 74 845 72

158

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Công cụ tự lượng giá

Phân biệt đúng sai các câu từ câu 1 đến câu 12 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai

TT Nội dung câu hỏi A B

1 Lao động học là môn khoa học nghiên cứu về sự phù hợp giữa lao động và sức khỏe người lao động.

2 Lao động càng phức tạp thì vai trò của lao động học càng cao

3 Tam giác cơ bản của Ergonomie bao gồm 3 yếu tố Hiệu quả - Thoải mái - Sức khỏe.

4 Lao động học không thể làm giảm gánh nặng lao động thể lực của người lao động.

5 Vị trí lao động phù hợp tâm sinh lý, giải phẫu của người lao động sẽ làm tăng năng suất lao động.

6 Lao động học không quan tâm đến sự phù hợp giữa tiêu hao năng lượng và sức đáp ứng của người lao động.

7 Tâm lý học và tâm lý học y học không thuộc inh vực của Ergonomie

8 An toàn lao động là vấn đề tổn tại song song không thuộc phạm vi của Ergonomie.

9 Lao động học có vai trò nâng cao khả năng lao động và phòng chống mệt mỏi trong lao động

10 Ergonomie bao gồm nhiều ngành nghề tham gia.

11 vận động cơ liên tục và hợp lý là một trong 7 nguyên tắc của Ergonomie

12 Ergonomie không quan tâm đến trật tự các bước thao tác trong lao động

159

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ 13 đến 15 bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn:

Câu hỏi A B C D13.Trong khi thao tác lao động thực hiện ở đôi tay các phần vận động khu trú ở các ngón tay là tốt nhất bởi vì:

A. Tiết kiệm được sự vận động các cơ.

B. Chiếm ít diện tích khi vận động.

C. Không lặp đi lặp lại.

D. Không thay đổi động tác đột ngột mạnh.

14. Mục đích của nguyên tắc "vận động định hình hợp lý" trong Ergonomie là:

A. Tăng năng suất lao động.

B. Giảm tối đa năng lượng tiêu hao.

C. Không tạo nên yếu tố nhàm chán.

D. Tạo ra sự định hình hoạt động cho người lao động (Tạo được chu kỳ hoạt động hợp lý)

15. Bố trí phương tiện máy móc, dụng cụ và vị trí người lao động hợp lý khoa học sẽ đạt được các vấn đề sau, ngoại trừ:

A. Nâng cao năng suất lao động.

B. Giảm thiểu tai nạn lao động.

C. Triệt tiêu các động tác thừa không cần thiết.

D. Tạo tâm lý thoải mái cho người lao động.

2. Hường dẫn tự lượng giá

- Nghiên cứu kỹ những khổ đầu của phần nội dung để trả lời các câu 1-3.

- Phần "Nguyên tắc của Ergonomie" sẽ trả lời các câu 9; 11; 12.

- Phần "Giảm nhẹ gánh nặng lao động thể lực bằng biện pháp lao động học" trả lời các câu 4 - 6. và 13-15

160

- Phần "Một số ngành tham gia lao động học" trả lời các câu 7; 8; 10.

Sau khi tự trả lời các câu hỏi tự lượng giá hãy đối chiếu so sánh với đáp án ở cuối cuốn sách.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ

1. Phương pháp học

Tự nghiên cứu tài liệu học tập trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện trường Đại học Y khoa. Lưu lại các vấn đề chưa hiểu trong bài để thảo luận với các bạn trong lớp, cuối cùng xin ý kiến giảng viên với những phần còn thắc mắc, chưa hiểu kỹ.

2. Vận dụng thực tế

Mọi công việc nên bố trí theo xu thế phù hợp với tâm sinh lý, giải phẫu con người thì năng xuất sẽ tăng cao. Khi học tập cũng phải có tư thế phù hợp để không bị mệt mỏi, đạt hiệu quả cao. Ngồi học không đúng tư thế sẽ gây đau mỏi cơ khớp. Nhìn quá gần hoặc nhìn xa quá lâu sẽ bắt mắt phải điều tiết nhiều cũng dẫn tới chóng mỏi mắt. Ergonomie có thể được áp dụng ngay trong vấn đề lựa chọn chất liệu vải may quần áo cho phù hợp theo từng mùa ví dụ mùa hè nên chọn các loại vải mỏng thoáng và dễ thoát mồ hôi. Nói chung cần áp dụng Ergonomie trong các mặt của cuộc sống để tạo cho cơ thể một trạng thái luôn luôn thoải mái thì làm việc và sinh hoạt sẽ dễ chịu hơn.

161

XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU NƠI LÀM VIỆC

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng.

1. Đo được các yếu tố vi khí hậu chủ yếu ở nơi làm việc.

2. Tính, đánh giá được các chỉ số vi khí hậu sau khi đo.

1. Các khái niệm cơ bản

- Khí hậu:

- Thời tiết:

- Vi khí hậu: là tình trạng lý học của không khí trong một phạm vi nhỏ hẹp, trong một giới hạn không gian nhất định như vi khí hậu trong xóm, trong tiểu khu hay vi khí hậu trong phòng...

Vi khí hậu có hai đặc điểm:

+ Phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và khí hậu nơi đó.

+ Biến động rất lớn theo thời gian và không gian.

2. Nguyên tắc đo các yếu tố vi khí hậu

Đo ở độ cao ngang tầm thở của những người sống, sinh hoạt và làm việc ở địa điểm đo.

- Đo ở nhiều điểm, nhiều mẫu khác nhau để so sánh. Nếu trong một phòng nhỏ thường đo ở 5 vị trí, 4 vị trí ở 4 góc phòng và 1 vị trí ở giữa phòng.

- Đo cách cửa ra vào 1m, cách cửa sổ và cách tường 0,5m.

- Khi đo để dụng cụ ở vị trí đứng yên, không dao động, không để các tia bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp vào dụng cụ đo.

162

3. Thực hành đo các yếu tố vi khí hậu

3.1. Đo nhiệt độ không khí

3.1.1. Dụng cụ đo: nhiệt kế, có 3 loại nhiệt kế là nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu và nhiệt kế tự ghi (nhiệt độ ký).

Nhiệt kế thuỷ ngân là trong bầu nhiệt kế có chứa thuỷ ngân, có các loại nhiệt kế đo được tới 1000c, 5000c, 10000c...

Nhiệt kế rượu là trong bầu nhiệt kế có chứa rượu màu.

Nhiệt kế tự ghi là nhiệt kế dùng để xác định nhiệt độ tối đa và nhiệt độ tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định.

3.1.2. Tiến hành đo: treo nhiệt kế tại vị trí cần đo theo phương thẳng đứng không dao động, bầu nhiệt kế quay xuống phía dưới. Để 5-7 phút khi cột rượu hoặc cột thuỷ ngân trong nhiệt kế ổn định thì đọc kết quả. Khi đọc kết quả lưu ý để cột nhiệt kết ngang tầm mắt

3.1.3. Tính kết quả:

Trong đó: T0 là nhiệt độ trung bình của phòng, xóm, tiểu khu...

t1... tn là kết quả nhiệt độ đo được ở từng địa điểm.

n là số điểm đo

Đánh giá kết quả: nhiệt độ tiêu chuẩn là 180c - 220c. Đối Với Việt Nam nhiệt độ phù hợp nhất với sinh lý con người Việt Nam là 200C – 220C.

Quy trình kỹ thuật đo nhiệt độ không khí

TT các bước thực hiện

Ý nghĩa Yêu cầu phải đạt

1 xác vị trí đo Đảm bảo ảnh đại diện, không chịu ảnh hưởng nhiệt độ ngoài phòng và tường

4 góc phòng và giữa phòng cách cửa ra vào im, cách tường và cửa sổ 0 5 m

163

2 Treo nhiệt kế lên giá

Có kết quả chính xác, đánh giá tác động tối đa của VKH tới sức khỏe

Độ cao bầu thuỷ ngân của nhiệt kế ngang tầm thở, nhiệt kế treo theo phương thẳng đứng, không dao động, không để các tia bức xạ chiếu trực tiếp vào bầu nhiệt kế.

3 Đọc kết quả Có kết quả chính xác Nhiệt kế ổn định trong 5 -10 phút. Để cột nhiệt kế ngang tầm mắt đọc kết quả

4 Đánh giá kết quả.

Đánh giá sự phù hợp sinh lý người

so sánh với tiêu chuẩn về nhiệt độ phù hợp để con người sống và sinh hoạt là 200C – 220C

3.2. Đo độ ẩm không khí

Có 3 đại lượng để đánh giá độ ẩm của không khí là độ ẩm tối đa, độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối. Độ ẩm thực hành là độ ẩm tương đối.

3.2.1. Dụng cụ đo: ẩm kế Asmann, ẩm kế August, ẩm ký (ẩm kế tự ghi).

- Ẩm kế Asmann cấu tạo gồm hai nhiệt kế một nhiệt kế khô và một nhiệt kế ướt. Hai nhiệt kế khô và ướt giống hệt nhau chỉ khác là nhiệt kế ướt có một lớp vải gạc bọc quanh bầu thuỷ ngân để giữ nước. Hai nhiệt kế được đặt trong một khung bảo vệ bằng kim loại có tác dụng không cho các tia bức xạ chiếu vào hai nhiệt kế. Phía trên của hai nhiệt kế có một hệ thống cánh quạt, khi cánh quạt quay sẽ tạo ra một sự lưu chuyển không khí không thay đổi quanh 2 bầu thuỷ ngân của 2 nhiệt kế.

- Ẩm kế August cấu tạo cũng gồm hai nhiệt kế giống hệt nhau, trong đó một nhiệt kế có lớp vải gạc tẩm ướt quấn quanh bầu thuỷ ngân, lớp gạc này được kéo dài xuống một cốc nước, bầu thuỷ ngân của nhiệt kế cách mặt nước 2cm.

3.2.2. Tiến hành đo độ ẩm không khí bằng ẩm kế Asmann:

- Dùng công tơ hút hút nước rồi bơm vào lớp vải gạc quanh bầu nhiệt kế ướt 2-3 giọt.

- Lên giây cót cánh quạt.

- Treo ẩm kế vào vị trí cần đo.

164

- Sau 5-10 phút khi cột thuỷ ngân trong hai nhiệt kế ổn định thì đọc kết quả.

3.2.3. Kết quả

Dựa vào hai chỉ số, nhiệt độ ướt (Tư) và ∆T để tra bảng tính sẵn ta có độ ẩm tương đối tại vị trí vừa đo.

Trong đó Tư là chỉ số đọc dược ở nhiệt kế ướt, ∆T = Tk - Tư.

3.2.4. Đánh giá kết quả

Độ ẩm tiêu chuẩn là 50% -70%. Đối với Việt Nam độ ẩm phù hợp là <80%.

Quy trình kỹ thuật đo độ ẩm không khí bằng ẩm kế Asmann

TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Yêu cầu phải đạt

1 Nhỏ nước vào bầu nhiệt kế ướt

Tạo độ ẩm quanh bầu nhiệt kế ướt

Dùng công tơ hút hút nước nhỏ vào bầu nhiệt kế ướt 2-3 giọt

2 Lên giây cót cánh quạt Tạo luồng không khí ổn định quanh bầu 2 nhiệt kế

Cánh quạt quay

3 Treo ẩm kế lên giá tại vị trí cần đo

Có kết quả chính xác ẩm kế đứng yên, không có các tia bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp vào 2 nhiệt kế của ẩm kế.

4 Đọc kết quả trên 2 nhiệt kế

Có kết quả chính xác Để nhiệt kế ổn định trong 5 -10 phút. Để cột nhiệt kế ngang tầm mắt

5 Tra bảng tìm kết quả độ ẩm.

Nhanh chóng có kết quả

Có kết quả độ ẩm tương đối

6 Đánh giá kết quả xem sự phù hợp sinh lý con người

so sánh với tiêu chuẩn độ ẩm <: 80%

3.3. Đo vận tốc chuyển động của không khí (tốc độ gió)

165

Tốc độ gió có thể đo được bằng phong tốc kế hoặc nhiệt kế Cata tuỳ thuộc vào vận tốc gió mạnh hay yếu.

3.3.1. Đo vận tốc gió bằng phong tốc kế

Cấu tạo phong tốc kế: Phong tốc kế bao gồm phong tốc kế cánh quạt hoặc phong tốc kế cánh gáo. Máy gồm một bộ phận cảm ứng cánh quạt hoặc cánh gáo quay quanh một trục. Đầu dưới trục có vòng răng ốc nối liền với máy đếm vòng quay gồm một hệ thống bánh xe nối với 3 kim đồng hồ: hàng đơn vị, hàng trăm, hàng nghìn. Phía trên có một chốt để đóng mở máy đếm.

Cách sử dụng phong tốc kế

Trước khi đo ghi chỉ số của tất cả các kim trên mặt đồng hồ ký hiệu là A.

Hướng phong tốc kế về phía hướng gió, để phong tốc kế quay trong 1 -2 phút.

Mở chốt máy đếm, đồng thời bấm giây.

Sau khi máy chạy được 100 giây thì đóng chốt máy đếm lại.

Ghi chỉ số tất cả các kim trên đồng hồ ký hiệu là S.

Tính kết quả theo công thức:

Chú ý: để kết quả chính xác, sau 100 giờ hoạt động của phong tốc kế

phải kiểm định lại.

Quy trình kỹ thuật đo tốc độ gió bằng phong tốc kế

TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Yêu cầu phải đạt 1 Ghi các chỉ số trên một

đồng hô Có chỉ số ban đầu của phong tốc kế

Ghi đúng, chính xác

2 Tìm hướng gió Cho phong tốc kế quay ổn định trong

Hướng bộ phận cảm ứng cánh quạt hay cánh gáo của phong tốc kế về phía hướng gió. Thời gian 1-2 phút.

166

3 Mở chốt máy đếm đồng thời bấm đồng hồ bấm giây

Cho máy đếm chạy, tính được thời gian đo

Thời gian 100 giây

4 Đóng chốt máy đếm. Ghi chỉ số của các kim trên đồng hồ

Cho máy đếm dừng chạy

Ghi chính xác chỉ số trên đồng hồ

5 Tính kết quả Xác định vận tốc gió Tính đúng theo công

6 Đánh giá kết quả Xem sự phù hợp sinh lý con người

So sánh với tiêu chuẩn vận tốc gió phù hợp với sinh lý con người 3,5m/s

3.3.2. Đo vận tốc gió bằng nhiệt kế Cata (Catathermometre).

Cấu tạo của nhiệt kế Cata: nhiệt kế Cata gồm có một bầu to đựng rượu màu nối với một bầu nhỏ bằng một ống thuỷ tinh bé. Trên thân ông có hai vạch ghi số 35 và 38 (hoặc 51,5 và 54,5), ngoài ra trên thân mỗi Cata còn ghi một hệ số F. Hệ số F là chỉ nhiệt lượng toả ra hay thu vào của rượu trong nhiệt kế Cata để cột rượu tăng lên hay giảm xuống từ vạch trên đến vạch dưới của nhiệt kế (vạch trên là 38 hoặc 54,5, vạch dưới là 35 hoặc 51,5).

Cách sử dụng nhiệt kế Cata: nhiệt kế Cata dùng để đo vận tốc gió khi vận tốc gió thấp (10,5m/s) hoặc gió quẩn. Ngâm 1/2 bầu to đựng rượu của nhiệt kế Cata vào nước ấm 400C với Cata loại 38 và 35, 560C với Cata loại 51,5 và 54,5. Rượu trong bầu to của Cata sẽ từ từ dâng lên bầu nhỏ khi rượu dâng lên đến 1/2 bầu nhỏ của Cata thì dừng lại, mang Cata ra lau khô rồi treo Cata vào vị trí cần đo. Khi rượu trong Cata tụt xuống vạch trên của Cata (38 hoặc 54,5) thì bắt đầu bấm đồng hồ để tính thời gian rượu tụt từ vạch trên xuống vạch dưới của Cata.

Tính kết quả theo công thức sau:

H = F/t

Q = (38 + 35)/2 - Tk hoặc Q = (54,5 + 51,5)/2 -Tk

V = (H/Q - 0,13)2/ 0,47 khi H/Q < 0,6

V = (H/Q) - 0,2)2/ 0,4 khi H/Q > 0,6

Để đơn giản người ta lập bảng tra vận tốc gió dựa trên tỷ số H/Q.

167

3.4. Đo bức xạ nhiệt

Có thể đo bức xạ nhiệt bằng bức xạ kế hoặc tính gián tiếp qua nhiệt kế có quả cầu đen Vernon.

3.4.1. Đo bức xạ nhiệt bằng bức xạ kế

Bức xạ kế có cấu tạo giống như một chiếc đồng hồ có bộ phận cảm nhận bức xạ, bộ phận này thay đổi theo năng lượng bức xạ sẽ làm thay đổi kim chỉ trên mặt đồng hồ. Bức xạ càng nhiều kim chỉ số càng lớn do lượng nhiệt được hấp thụ qua bộ phận cảm nhận càng nhiều. Nhìn trên mặt đồng hồ ta có thể đọc được năng lượng bức xạ với đơn vị tính là clo/cm2/phút.

Tiến hành đo: khi đo cầm cán bức xạ kế ở đúng tầm và vị trí cần đo, hướng mặt bức xạ kế vào nguồn sinh bức xạ.

3.4.2. Đo bức xạ nhiệt bằng nhiệt kế quả cầu đen Vernon

Cấu tạo của nhiệt kế quả cầu đen Vernon (nhiệt kế cầu): nhiệt kế quả cầu đen Vernon có cấu tạo gồm một nhiệt kế thuỷ ngân cắm vào một quả cầu bằng đồng bề mặt quả cầu được bao phủ một lớp sơn có màu đen, bầu thuỷ ngân của nhiệt kế ở đúng tâm của quả cầu đen. Khi các tia bức xạ chiếu vào bề mặt quả cầu đen chúng sẽ được hấp thụ toàn phần rồi chuyển thành tia bức xạ thứ cấp chiếu vào tâm quả cầu, bầu nhiệt kế ở tâm quả cầu sẽ hấp thụ toàn bộ nhiệt lượng của các các tia bức xạ thứ cấp này. Thông qua chỉ số của nhiệt kế cầu ta có thể tính được năng lượng bức xạ theo công thức.

E calo/cm2/phút = 4,9/600 (Tc +273/100)4 +2,45.

Quy trình kỹ thuật do bức xạ nhiệt bằng quả cầu đen Vernon

TT Các bước thực hiện Y nhìn Yêu cầu phải đạt1 Đốt một ngọn lửa đèn

cồn Mô phỏng cho nguồn nhiệt bức xạ

Đèn cồn sáng

2 Treo nhiệt kế cầu vào vị trí cần đo,

Các tia bức xạ từ ngọn lửa đèn cồn chiếu vào bề mặt quả cầu đen.

Quả cầu đen cách ngọn lửa đèn cồn khoảng 20cm

3 Đọc kết quả trên nhiệt kế cầu

Có kết quả chính xác Nhiệt kế ổn định trong 5 -10 phút. Để cột nhiệt kế ngang tầm mắt đọc kết quả

168

5 Tính kết quả Áp dụng đúng công thức 6 Đánh giá kết quả Sự phù hợp sinh lý con

người So sánh với tiêu chuẩn về bức xạ nhiệt 1-1,5 calo/cm2/phút

3.5. Đánh giá tổng hệ các yếu tố vi khí hậu

3.5.1. Chỉ số nhiệt độ hiệu dụng (Chỉ số Vebb)

Là chỉ số tổ hợp của cả 3 yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió. Chỉ số nhiệt độ hiệu dụng hay chỉ số Vebb dùng để đánh giá tổng hợp các yếu tố của vi khí hậu ở những nơi ít bức xạ và bức xạ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

T0 Vebb = (Tk + Tư)/2 - 1,94

To Vebb = 230 - < 250 là hợp vệ sinh. T0 Vebb > 250 là nóng

3.5.2. Chỉ số Yagglou

Là chỉ số đánh giá tổ hợp của cả 4 yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió và bức xạ nhiệt. Chỉ số này dùng để đánh giá tổng hợp các yếu tố của vi khí hậu trong điều kiện bức xạ cao có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

T0 Yagglou = 0, 1 Tk + 0,2 Tc + 0,7 Tư

Trong môi trường lao động chỉ số này nên nhỏ hơn 260, trong môi trường lao động nóng chỉ số này <310 là hợp vệ sinh.

169

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Công cụ lượng giá

1.1. Bảng kiểm lượng giá

1.1.1. Đo nhiệt độ không khí

Số TT Nội dung kiểm Có Không

1 Chuẩn bị dụng cụ 2 Xác định vị trí đo 3 Treo nhiệt kế lên giá 4 Đọc kết quả 5 Đánh giá kết quả

1.1.2. Đo độ ẩm không khí bằng ẩm kếassman

Số TT Nội dung kiểm Có Không

1 Chuẩn bị dụng cụ 2 Nhỏ nước vào bầu nhiệt kế ướt 3 Lên giây cót cánh quạt 4 Treo ẩm kế lên giá tại vị trí cần đo 5 Đọc kết quả trên 2 nhiệt kế 6 Tra bảng tìm kết quả độ ẩm 7 Đánh giá kết quả

1.1.3. Đo vận tốc gió bằng phong tốc kế

Số TT Nội dung kiểm Có Không

1 Chuẩn bị dụng cụ 2 Ghi các chỉ số trên mặt đồng hồ 3 Tìm hướng gió 4 Mở chốt máy đếm đồng thời bấm đồng hồ bấm giây 5 Đóng chốt máy đếm 6 Ghi chỉ số của các kim trên đồng hồ

170

7 Tính kết quả 8 Đánh giá kết quả

1.1.4. Đo bức xạ nhiệt bằng quả cầu đen

Số TT Nội dung kiểm Có Không

1 Chuẩn bị dụng cụ 2 Đốt một ngọn lửa đèn cồn 3 Treo nhiệt kế cầu vào vị trí cần đo 4 Đọc kết quả trên nhiệt kế cầu 5 Tính kết quả 6 Đánh giá kết quả

1.2. Bài tập

1.2.1. Để đánh giá vi khí hậu phòng học của một lớp mẫu giáo cần đo những chỉ số gì? Tại sao? Khi đo vi khí hậu phòng học của một lớp mẫu giáo có điểm gì khác với phòng học của sinh viên đại học không? Tại sao?.

1.2.2. Hãy đề nghị các yếu tố vi khí hậu cần xác định cho phân xưởng lò cao của nhà máy luyện gang.

1.2.3. Hãy đánh giá các mẫu đo vi khí hậu sau

Kết quả đo khí hậu Đánh giá Cơ sở để đánh giá

Tư = 300C Độ ẩm = 80% V = 4m/s

Tư = 360C Độ ẩm = 80% V = 3m/s Tcầu = 420C

Tư = 150C Độ ẩm = 95%

171

V = 0,4m/s Tư = 300C Độ ẩm = 90% V = 10m/s Tcầu = 420C

2. Hướng dẫn tự lượng giá

Sinh viên lần lượt tự làm các bước thao tác cho từng kỹ thuật, sau đó tự đánh giá và cho điểm từng bước, cuối cùng đôi chiếu với yêu cầu để xem mức độ đạt được.

Để thực hiện được phần bài tập sinh viên cần nghiên cứu kỹ tiêu chuẩn cho phép các yếu tố vi khí hậu và ý nghĩa vệ sinh của từng yếu tố đối với sức khỏe của con người.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU

Tự nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Trong khi giáo viên hướng dẫn các thao tác sinh viên chú ý theo dõi và bắt chước theo. Cuối cùng sinh viên chủ động tự thao tác theo từng nhóm và góp ý kiến hoàn chính lần lượt từng kỹ thuật theo nhóm. Sau khi thực hành sinh viên nên đọc thêm các kỹ thuật đo vi khí hậu khác trong cuốn "Thường quy kỹ thuật Y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe trường học" để có sự so sánh.

172

ĐO CƯỜNG ĐỘ TIẾNG ỒN

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng

1. Thực hiện được phép đo cường độ tiếng ồn.

2. Trình bày được kết quả đo và đánh giá được mức áp âm.

1. Lý thuyết cần đọc trước

- Khái niệm về tiếng ồn, các đặc trưng của tiếng ồn.

- Tác hại của tiếng ồn

- Biện pháp phòng chống tiếng ồn trong sản xuất.

2. Nguyên tắc đo tiếng ổn

Trong đo ồn cần xác định:

- Mức áp âm chung: theo tuyến tính Line, đơn vị đo do (deciBel).

- Mức áp âm theo đặc tính A (DBA), khi mức áp âm theo đặc tính A vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì tiến hành đo mức áp âm ở các tần số khác của Octa, nếu mức áp âm theo đặc tính A ở trong giới hạn cho phép thì không cần thiết phải đo ở các giải tần khác.

- Mức áp âm ở các tần số chính của Octa: Octa 63Hz (có khoảng tần số 45 - 90Hz).

- Octa 125Hz (có khoảng tần số 90 - 180 Hz)

- Octa 250Hz (có khoảng tần số 180 - 355 Hz)

- Octa 500Hz (có khoảng tần số 355 - 710 Hz)

- Octa 1000Hz (có khoảng tần số 710 - 1400Hz)

- Octa 2000Hz (có khoảng tần số 1400 - 2800 Hz)

- Octa 4000Hz (có khoảng tần số 2800 - 5500 Hz)

- Octa 8000Hz (có khoảng tần số 5500 - 10.000 Hz)

173

3. Chuẩn bị dụng cụ

Máy đo ồn có cấu tạo bao gồm các bộ phận sau:

+ Đầu micro: đây là bộ phận thu nhận âm thanh được nối với thân máy trên thân có màn hình tinh thể lỏng, bảng điều khiển, các nút tắt mở, nút nguồn....

+ Màn hình tinh thể lỏng: khi đo ồn màn hình này sẽ hiện lên các kết quả đo được cụ thể theo từng vị trí và theo thời gian.

+ Bảng điều khiển: dùng để lập trình các dải tần cần đo.

- Trước khi đo cần nạp pin hoặc ắc quy cho máy đầy đủ, sau khi đo xong tháo rời gìn khỏi máy để bảo quản máy được tốt hơn.

4. Phương pháp khảo sát tiếng ồn

Khi khảo sát tiếng ồn cần xem xét tất cả các đặc tính của tiếng ồn, thời gian tiếp xúc và thời gian đo.

4.1. Xác đinh vị trí đo

- Micro của máy đo ồn để ngang tầm tai người công nhân (tuỳ thuộc vào tư thế lao động của người công nhân là đứng hay ngồi).

- Máy đo ồn để cách tai của người lao động khoảng 30 em.

4.2. Tiến hành đo cường độ tiếng ồn

- Lập trình máy ở chế độ đo ở đặc tính A (kênh A), lưới A hay kênh A là lưới đã lọc bớt các tần số thấp làm cho kết quả phản ánh đúng với lực sinh học tác dụng của tiếng ồn lên cơ thể con người..

- Đưa đầu micro của máy đo ồn vào vị trí cần đo. Thời gian của mỗi lần đo là 1 phút. Nếu chỗ làm việc cố định, điểm đo chọn ngay tại chỗ công nhân thao tác công việc. Đo ít nhất ba lần và lấy trung bình cộng kết quả đo. Kết quả đo của mỗi lần đọc theo chỉ số trung bình của dao động kim, nếu sự dao động không quá 7dB. (Tiếng ồn trung bình). Nếu hiệu của trị tối đa (max) và tối thiểu (min) của kim vượt quá 7 dB thì kết quả đo đọc theo chỉ số tiếng ồn trung bình tương đương.

- Nếu kết quả đo ở kênh A vượt quá tiêu chuẩn cho phép tiếp tục lập trình lần lượt ở các tần số octa và đo như đo ở kênh A.

174

Quy trình kỹ thuật khảo sát tiếng ồn trong môi trường lao động

TT Các bước thực hiện Mục đích, ý nghĩa Yêu cầu phải đạt

1 Khảo sát đặc tính của tiếng ồn, thời gian tiếp xúc và thời điểm đo

Có cách đo, vị trí và số điểm đo phù hợp

Chỉ rõ: tính chất của tiếng ồn (liên tục hay ngắt nhịp, xung...). Nguồn ồn, thời gian tiếp xúc của công nhân

2 Xác định các địa điểm, vị trí cần đo.

Kết quả đo thể hiện chính xác tác hại của tiếng ồn đến người lao động cụ thể

Xác định rõ các vị trí công nhân làm việc, tư thế lao động chủ yếu. Đo ở tầm nghe cách tai công nhân 30 cm

3 Lắp pin, bật máy, lập trình máy để đo ồn ở kênh A.

Chuẩn bị đo cường độ ồn chung.

Máy lập trình đúng ở kênh A.

4 Đưa micro của máy vào vị trí cần đo và theo dõi trên màn hình trong vòng 1 phút sau đó đọc kết quả. Tương tự đo ở các vị trí khác

Có kết quả tiếng ồn chung chính xác.

Micro ở ngang tầm nghe cách tai của công nhân 30cm. Trong một phút theo dõi xác định được giới hạn max và min của cường độ tiếng ồn để quyết định tiếng ồn ở vị trí đó tính theo tiếng ồn trung bình (max-min ≤ 7dBA) hay tiếng ồn tương đương (max-min > 7dBA).

5 Nếu cường độ tiếng ồn chung cao hơn 85dBA lập trình máy ở các giải tần của octa và đo tương tự như cách đo ở kênh A.

Có thể đưa ra đánh giá tác hại của tiếng ồn ở nơi khảo sát chính xác và đầy đủ.

Xác định được cường độ của tiếng ồn ở các giải tần của Octa.

175

6 Nhận định kết quả đo cường độ tiếng ồn

Có kiến nghị phù hợp cường độ tiếng ồn cụ thể.

So sánh cường độ ồn chung và cường độ ồn ở từng giải tần của octa với tiêu chuẩn.

5. Tiêu chuẩn đánh giá tiếng ồn trong môi trường lao động

Tiếng ồn đo được trong môi trường lao động được đánh giá theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Việt Nam do Bộ Y tế phê chuẩn và ban hành tháng 10 năm 2002. Trong đó quy định:

- Mức áp âm liên tục hoặc mức tương đương Leq DBA tại nơi làm việc không quá 85 DBA trong 8 giờ.

Nếu thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm 1/2, mức ồn cho phép tăng thêm 5 DBA.

Tiếp xúc 4 giờ tăng thêm 5dB mức áp âm cho phép 90dBA

2 giờ 95dBA

1 giờ 100 DBA

30 phút 105 DBA

15 phút 110 DBA

< 15 phút 115 DBA

Mức cực đại không quá 115 DBA

Thời gian lao động còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn dưới 80 DBA.

- Mức áp âm cho phép đối với tiếng ồn xung thấp hơn 5dB so với các giá trị trên

- Để đạt được năng xuất lao động tại các vị trí làm việc khác nhau cần đảm bảo mức áp âm ở đó không vượt quá giá trị trong bảng dưới đây.

176

Bảng mức áp âm tại các vị trí lao động

Mức âm dB ở các dải octa với tần số trung bình nhân (Hz) không vượt quá (dB)

Vị trí lao động

Mức âm hoặc mức âm tương đương không

quá (dBA)

63 1 25 250 500 1 000 2000 4000 8000

1. Chỗ làm việc của công nhân, vùng có công nhân làm việc trong các phân xưởng và trong nhà máy

85 99 92 86 83 80 78 76 74

2. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa không có thông tin bằng điện thoại, các phòng thí nghiệm, thực nghiệm các phòng thiết bị máy tính có nguồn ồn

80 94 87 82 78 75 73 71 70

3. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa có thông tin bằng điện thoại, phòng điều phối, phòng lắp máy chính xác, đánh máy chữ.

70 87 79 72 68 65 63 61 59

4. Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế hoạch, thống kê

65 83 74 68 63 60 57 55 54

177

5. Các phòng lao động trí óc, nghiên cứu thiết kế thống kê, lập chương trình máy tính, phòng thí nghiệm lý thuyết và xử lý số liệu thực nghiệm

55 75 66 59 54 50 47 45 43

6. Mẫu phiếu trả lời kết quả khảo sát tiếng ồn

Phiếu trả lời kết quả khảo sát tiếng ồn phải bao gồm đầy đủ các nội dung sau:

Nhà máy..........................................Phân xưởng...................

Ngày... tháng.... năm.......

1. Máy đo

2. Kết quả đo

Mức áp âm chung dB

TT Điểm đo

Line dBA 63 125 250 500 1k 2k 4k 8k

1

2

Tiêu chuẩn cho phép

3. Nhận xét

- Nguồn ồn:

- Tính chất của tiếng ồn: liên tục, ngắt nhịp, xung.....

- Thời gian tiếp xúc của công nhân......

- Mức ồn: cường độ ồn chung (tiếng ồn trung bình hoặc tương đương tính ra dBA): mạnh, yếu, ở mức bình thường hay vượt mức cho phép.

178

- Mức áp âm ở các tần số, cao nhất ở tần số nào, có vượt giới hạn không.

- Tiếng ồn có nguy hiểm không. Sự ảnh hưởng đến xung quanh.

- Các biện pháp chống ồn tại cơ sở.

4. Kết luận và đề nghị

- Tiếng ồn có vượt TCCP không?

- Các biện pháp chống ồn.

- Biện pháp phòng bệnh điếc nghề nghiệp, chú trọng đến khám thính lực định kỳ.

7. Thái độ cần học

Quan tâm đúng mức đến sức khỏe người lao động phải tiếp xúc với tiếng ồn ở các cường độ khác nhau tuỳ vào yêu cầu công việc khác nhau.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Công cụ lượng giá

Bảng kiểm lượng giá: khảo sát tiếng ồn trong môi trường lao động

TT Nội dung kiểm Có Không

1 Khảo sát đặc tính của tiếng ồn, thời gian tiếp xúc và thời điểm đo.

2 Xác định các địa điểm, vị trí cần đo.

3 Lắp pin, bật máy, lập trình máy để đo ồn ở kênh A.

4 Đưa micro của máy vào vị trí cẩn đo và theo dõi trên màn hình trong vòng 1 phút sau đó đọc kết quả. Tương tự đo ở các vị trí khác

5 Nếu cường độ tiếng ồn chung cao hơn 85dBA lập trình máy ở các giải tần của octa và đo tương tự như cách đo ở kênh A.

6 Nhận định kết quả đo cường độ tiếng ồn

179

Bài tập 1:

Hãy phân tích, nhận định kết quả và đề nghị các biện pháp phòng chống tác hại của tiếng ồn với kết quả đo cường độ tiếng ồn sau (theo thứ tự tiếng ồn chung và cường độ tiếng ồn lần lượt ở các giải Octa):

TT Vị trí lao động và kết quả đo Nhận định

kết quả Cơ sở của nhận định

Biện pháp phòng chống

1 Phân xưởng cơ khí: 87dBA, 90dB, 88dB, 87dB, 86dB. 76dB, 70dB, 65dB, 64dB

2 Phân xưởng rèn bằng búa máy: 105dBA, 100dB, 100dB, 98dB, 98dB, 80dB, 76dB, 72dB, 62dB.

3 Phòng điều hành bay của hãng hàng không: 65 DBA

Bài tập 2:

Người ta đo được cường độ tiếng ồn trong cabin chỉ huy của ban quản đốc phân xưởng rèn của nhà máy cơ khí A vào giữa ca I (buổi sáng) là 84dBA. Theo anh (chị) cường độ tiếng ồn ở đây có vượt tiêu chuẩn cho phép không? Hãy chỉ định vị trí và thời điểm cần phải đo cường độ tiếng ồn của toàn phân xưởngrèn này? Biết rằng phân xưởng có 3 búa máy: 1 tấn, 3 tấn và 5 tấn, trong đó để tiết kiệm tiền điện chỉ có 2 búa máy 1 tấn và 3 tấn là liên tục hoạt động ngày đêm còn búa máy 5 tấn chỉ hoạt động vào ca III (ca đêm).

2. Hướng dẫn tự lượng giá

Sinh viên tự tiến hành lần lượt từng thao tác trong kỹ thuật khảo sát tiếng ồn sau đó căn cứ vào mức độ đạt được so với bảng kiểm học tập để tự cho điểm đánh giá.

Nghiên cứu kỹ phần các tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép trong môi trường lao động và phương pháp đánh giá để trả lời bài tập 1 và 2.

180

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU

Đọc kỹ bài lý thuyết "Tiếng ồn trong sản xuất và điếc nghề nghiệp" trước khi học bài thực hành này để nắm vững được các khái niệm cơ bản về bản chất của tiếng ồn.. Trong khi giáo viên hướng dẫn các thao tác sinh viên chú ý lắng nghe và bắt chước theo. Cuối cùng sinh viên chủ động tự thao tác theo từng nhóm và góp ý kiến hoàn chỉnh lần lượt từng kỹ thuật theo nhóm. Sau khi thực hành sinh viên nên đọc thêm các kỹ thuật đo tiếng ồn khác trong cuốn "Thường quy kỹ thuật Y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe trường học" để có sự so sánh.

181

XÉT NGHIỆM HƠI KHÍ ĐỘC TRONG KHÔNG KHÍ

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Thực hiện đúng phương pháp lấy mẫu không khí để phân tích các chất độc.

2. Tiến hành đúng các phương pháp lấy mẫu không khí và xét nghiệm CO, CO2, SO2 trong không khí..

3. Tính và đánh giá được kết quả sau khi phân tích CO, CO2, SO2 trong không khí.

1. Lý thuyết cần đọc trước

- Đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể.

- Phân bố và chuyển hóa của chất độc.

- Các biện pháp phòng chống nhiễm độc trong sản xuất.

Trong quá trình sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, công trường thường phát ra các hơi khí, bụi hoặc nhiệt độ cao.... Các yếu tố đó tuỳ theo tính chất của nguyên liệu và quy trình sản xuất mà sẽ gây độc nhiều hay ít. Nếu nồng độ hơi khí độc trong không khí nơi làm việc quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân. Việc kiểm tra nồng độ chất độc trong không khí rất quan trọng và thường nhằm các mục đích sau:

- Điều tra điều kiện vệ sinh trong sản xuất thường xuyên hay định kỳ hoặc đế nghiên cứu.

- Điều tra các nguyên nhân gây nhiễm độc trong sản xuất.

- Theo dõi và kiểm tra quá trình thực hiện các biện pháp vệ sinh và phòng hộ lao động như hệ thống thông gió, hút bụi....

Các mục đích trên đều nhằm giám sát việc bảo vệ sức khỏe của công nhân (phát hiện các bất hợp lý, góp ý kiến về các biện pháp phòng hộ...).

182

những kết quả xét nghiệm là bằng chứng khách quan để đánh giá tính hình vệ sinh của nhà máy.

2. Phương pháp lấy mẫu không khí xét nghiệm

2.1. Nguyên tắc lấy mẫu không khí

- Trước khi lấy mẫu không khí cần tìm hiểu: nguồn nhiễm độc không khí, các giai đoạn trong quá trình sản xuất để biết rõ chất độc thoát ra ở khâu nào, phải biết độc tính của từng chất độc để có biện pháp đề phòng cho bản thân.

- Kết quả xét nghiệm phân tích phụ thuộc rất nhiều vào quá trình và phương pháp lấy mẫu không khí, do đó cần phải chọn lựa phương pháp lấy cho thích hợp để đạt yêu cầu. Tuỳ vào hơi khí độc cần xét nghiệm có thể chọn một trong các phương pháp lấy mẫu không khí sau:

- Lấy không khí vào bình, chai thuỷ tinh, ống đựng khí bằng thuỷ tinh, ruột bóng cao su. Mang mẫu về phòng thí nghiệm và chuyển ra để phân tích. Cách lấy mẫu này đơn giản, nhanh chóng nhưng chỉ áp dụng được với một số hơi khí nhất định.

- Hút không khí qua một dụng cụ đặc biệt là ống hấp thụ có chứa dung dịch hấp thụ, sau đó mang mẫu về phân tích tại phòng thí nghiệm hoặc một số hơi khí có thể được phân tích ngay tại chỗ. Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến cho nhiều loại hơi khí độc.

- Đối với các chất độc tồn tại trong khí dưới dạng khí dung lỏng hoặc rắn thì lấy mẫu xét nghiệm bằng cách hút không khí qua bông vải, bông thuỷ tinh, giấy xốp chất độc sẽ được giữ lại và đem phân tích.

2.2. Vị trí lấy mẫu không khí xét nghiệm

Tuỳ theo yêu cầu đề ra có thể đặt các vị trí lấy mẫu không khí như sau:

- Lấy mẫu không khí ở ngang tầm hô hấp của công nhân tại vị trí làm việc. Độ cao của tầm hô hấp tuỳ thuộc vào tư thế làm việc của công nhân là đứng hay ngồi, thông thường là đặt đầu hút không khí xuôi theo chiều hô hấp của công nhân hoặc đặt ngang tầm hô hấp nhưng thẳng góc với hướng chất độc bay ra. Cần tránh hút ngược chiều với hướng chất độc bay ra.

- Lấy mẫu không khí ở giữa khu vực có chất độc, hoặc bên cạnh, hoặc những vị trí cố định, nơi đi lại, tránh hệ thống thông hơi, cửa sổ....

183

- Ngoài khu vực sản xuất cần lấy theo các khoảng cách tính từ nơi chất độc thoát ra.

Mỗi vị từ cần lấy tối thiểu 2 mẫu song song cùng chiều hướng, cách nhau 20 cm.

3. Định lượng khí CO2 trong không khí

Khí carbonic hay còn gọi là anhydrit carbonic là một chất khí không màu, không mùi và nặng hơn không khí, tỷ trọng của carbonic so với không khí là 1,524, do đó anhydrit carbonic thường có nhiều ở những chỗ trũng trên mặt đất như hang, giếng, hầm mỏ, cống rãnh hoặc ở những nơi không khí tù đọng, không thông thoáng.

Nồng độ CO2 trong không khí trung bình ở những nơi thoáng gió từ 0,03 - 0,04% tính theo đơn vị thể tích và có thể tới 0,07%.

3.1. Nguyên tắc

Cho CO2 trong mẫu không khí tác dụng với một lượng thừa thuốc thử Baryhydroxyt Ba(OH)2 chuẩn độ lượng thừa của thuốc thử Baryhydroxit bằng acid oxalic (H2C2O4) Thông qua lượng acid oxalic dùng chuẩn độ hết ta tính được lượng Baryhydroxit dư, lượng Baryhydroxit đã tác dụng hết với CO2 của mẫu không khí, từ đó tính được nồng độ khí CO2 trong mẫu không khí

3.2. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất

Dụng cụ:

- Chai nút mài loại 1lít, đã được rửa sạch và hấp sấy khô, có dán nhãn.

- Máy lấy mẫu không khí hoặc bơm cao su.

- Ống nghiệm, buret, pipet, bình nón 250ml.

Hóa chất:

Dung dịch barit có thành phần chính là Ba(OH)2, cứ 1ml dung dịch tương ứng với 0,1ml CO2.

- Dung dịch acid H2C2O4

- chỉ từ; màu phenolphtalein 1%

184

3.3. Tiến hành lấy mẫu và định lượng CO2

Mang chai và máy lấy mẫu không khí hoặc bơm cao su đến nơi cần lấy mẫu không khí xét nghiệm, bơm không khí vào chai gấp 6 lần thể tích chai, sau đó rót vào chai 20 ml dung dịch cứ 15' lại lắc 1 lần, để sau 2 - 4h, ta hút lấy 10 ml cho vào bình nón, nhỏ 2 giọt thuốc thử Phenolftalein 1% và đem chuẩn độ với acid oxalic đến khi dung dịch hết màu hồng.

Từ buret chuẩn độ bằng H2C2O4 Cho tới khi mất màu hồng, ghi lại số ml H2C2O4 đã chuẩn độ hết (n). Song song cũng chuẩn độ bằng H2C2O4 với một mẫu chứng 10ml dung dịch barit mới. Và ghi lại số ml acid oxalic đã dùng để chuẩn độ hết với mẫu chứng (N).

3.4. Tính và đánh qiá kết quả

Trong đó: N là số ml acid oxalic đã chuẩn độ hết ở mẫu đối chứng

không có CO2

n là số ml acid oxalic đã chuẩn độ hết ở mẫu xét nghiệm

10 là số ml dung dịch rút ra chuẩn độ với acid oxalic

V thể tích chai tính bằng lít

20 là thể tích dung dịch hấp thụ cho vào chai

Cơ sở để đánh giá kết quả: tiêu chuẩn cho phép nồng độ CO2 trung bình trong 8h lao động là 900mg/ms không khí, từng lần tối đa là 1800mg/ms không khí.

Quy trình kỹ thuật lấy mẫu và định lượng CO2 trong không khí

TT các bước thực hiện Mục đích, ý nghĩa. Yêu cầu phải đạt

1 Bơm không khí vào chai gấp 6 lần thể tích chai

Trong chai lấy mẫu hoàn toàn là không khí ở nơi cần xét nghiệm

Đuổi hết không khí cũ trong chai và lấy không khí mới ở nơi cần xét nghiệm

2 Cho vào chai 20 mi Để Ba(OH)2 hấp thụ hết Dung dịch trong chai

185

dung dịch Barit. Đậy nạp chặt, đê 4h, cứ 15 phút lại lắc chai 1 lần. Sau đó nhỏ vào chai 4 giọt phenolphtalein

hoàn toàn lượng khí CO2 trong mẫu không khí.

có màu hồng.

3 Lấy 10ml dung dịch trong chai ra bình nón để chuẩn đọ với acid oxalic đến hét màu hồng

Kết quả xét nghiệm chính xác hơn.

Lấy chính xác 10ml dung dịch.

Vừa chuẩn độ vữa lắc bình nón đến khi màu hồng mất đi ghi lại số mi acid oxalic đã chuẩn độ hết.

4 Hút 10 mi dung dịch barit mới vào 1 bình nón khác, cho thêm vào 2 giọt phenolphtalein, sau đó đem chuẩn độ với acid oxalic

Làm mẫu đối chứng các thao tác chính xác, ghi lại số mi acid oxalic đã chuẩn độ hết.

5 Tính kết quả Có kết quả nồng độ CO2 trong không khí nơi cần xét nghiệm.

áp dụng đúng công thức để tính kết quả

6 Đánh giá kết quả xem nồng độ CO2 có đảm bảo an toàn không

Phải so sánh với tiêu chuẩn tối đa cho phép.

4. Định lượng khí SO2 trong không khí

Sulfua dioxit (SO2) là một khí không màu có mùi đặc trưng, tỷ trọng so với không khí là 2,279. Sulfua dioxit tan trong nước tạo thành dung dịch acid sulfuarơ. Dưới áp xuất cao sulfua dioxit có thể hoá lỏng, thể lỏng khi bốc hơi thu nhiệt rất mạnh nên sulfua dioxit được sử dụng nhiều trong máy làm lạnh, ngoài ra nó còn được dùng nhiều trong kỹ nghệ tẩy. Trong công nghiệp sulfua dioxit sinh ra do quá trình đốt cháy lưu huỳnh (S) hoặc nung

186

quặng sulfua. Sulfua dioxit có nhiều trong kỹ nghệ sản xuất acid sulfuaric, công nghệ sản xuất máy lạnh, sản xuất các thuốc sát trùng, thuốc tẩy rửa, ngoài ra sulfua dioxit còn sinh ra trong quá trình đốt cháy than đá vì than đá thường chứa nhiều lưu huỳnh.

4.1. Nguyên tắc

Sulfua dioxit khi tác dụng với kaliclorat (KClO3) sẽ bị oxi hoá thành axit sulfuaric (H2C2O4). Acid Sulfuaric tác dụng với bari clorua (BaCl2) được tủa bari sulfat (BaSO4) làm cho dung dịch trở nên đục. So độ đục với thang mẫu ta có nồng độ sulfua dioxit tương ứng.

4.2. Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất

Dụng cụ: ống hấp thụ

Máy hút không khí

Ống nghiệm cỡ 16 x 160mm

Pipet loại 5ml và 1ml

Hóa chất: dung dịch hấp thụ kaliclorat (KClO3) 5%

Dung dịch ban clorua (BaCl2) 10%.

Acid clohydrlc 0,1N.

4.3. Tiến hành lấy mẫu và định lượng nồng độ SO2 trong không khí

Cho vào 2 ống hấp thụ mỗi ống 5ml dung dịch hấp thụ kaliclorat (KClO3). Mắc hai ống hấp thụ vào máy hút không khí theo cách mắc nối tiếp. Bật máy hút không khí với tốc độ 25-30 lít/giờ. Lấy từ 5-10 lít không khí. Trộn dung dịch hấp thụ ở hai ống hấp thụ lại với nhau sau đó lấy ra 5ml để định lượng. Cho thêm vào ống định lượng 1ml acid clohydric 0,1N, 1ml bari clorrua. Trộn đều sau 10 phút đem so độ đục với thang mẫu.

4.4. Tính và đánh giá kết quả

Nồng độ khí SO2 trong không khí được tính theo công thức.

Trong đó: a là hàm lượng SO2 của ống thang mẫu tương đương với

ống phân tích.

187

V là thể tích không khí đã hút (lít), tính ở diều kiện tiêu chuẩn

Đánh giá kết quả dựa trên cơ sở nồng độ tối đa cho phép của khí SO2 trong không khí trung bình trong 8h lao động là 5mg/m3 không khí, từng lần tối đa là 10mg/m3 không khí

Quy trình lấy mẫu và định lượng SO2 trong không khí

TT Các bước thực

hiện Mục đích, ý nghĩa Yêu cầu phải đạt

1 Hoàn chỉnh công cụ lấy mẫu không khí

Không khí nơi lấy mẫu lần lượt qua được hai ống hấp thụ để khí SO2

được hấp thụ hết

Dung dịch hấp thu trong hai ống sủi bọt khí khi hút không khí.

2 Lấy mẫu không khí Toàn bộ khí SO2 trong không khí đi qua được dung dịch hấp thụ hết tạo ra H2C2O4

Tốc độ hút không khí 25- 301ít/giờ, thể tích không khí cần lấy từ 5-101ít.

3 Trộn đều dung dịch hấp thụ ở hai ống

Nồng độ SO2 trong dung dịch hấp thụ đồng nhất

Nồng độ SO2 trong dung dịch hấp thụ đồng nhất

4 Lấy 5ml dung dịch đã hấp thu SO2 cho thêm vào 1ml acid clohydric 0,1N, 1ml bari clorrua

Tạo ra rủa BaSO4 Dung dịch trong ống phân tích trở nên đục

5. So độ đục với thang mẫu

Tìm ống thang mẫu có độ đục tương đương ống phân tích

So độ đục trên nền đen, trong điều kiện ánh sáng tự nhiên.

6. Tính kết quả Có nồng độ khí SO2 trong không khí xét nghiệm (mg/m3)

Áp dụng đúng công thức

7 Nhận định kết quả Xem nồng độ SO2 có đảm bảo an toàn không

Phải so sánh với tiêu chuẩn tối đa cho phép.

188

5. Định lượng khí CO trong không khí

Carbon monoxit (CO) là một chất khí không màu, không mùi, không vị, có tỷ trọng nhẹ hơn không khí d = 0,967, ít tan trong nước. Khí CO được hình thành do quá trình đốt cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ như xăng, dầu khí than củi..... Trong công nghiệp, CO thường được sinh ra trong ngành sản xuất khí đốt, trong quy trình công nghệ lò cao, đúc kim loại, hàn hồ quang hay hàn oxy-axetylen, ở những nơi không khí tù hãm không thông thoáng và thiếu oxy. Ngoài ra Co còn sinh ra ở các động cơ máy nổ chạy bằng xăng, dầu.

5.1. Nguyên tắc

Cho toàn bộ khí CO trong mẫu không khí xét nghiệm tác dụng với một lượng thừa dung dịch paladi clorua (PaCl2). Sau đó định lượng paladi clorua thừa bằng cách cho tác dụng với khu iodua (KI) cho ta paladi iodua (PdI2) có màu đỏ rồi đem so màu trên quang sắc kế để biết được lượng paladi clorua còn thừa chưa bị CO khử qua đó ta tính được nồng độ khí CO trong mẫu không khí xét nghiệm.

5.2. Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất

Dụng cụ: chai thuỷ tinh 1 lít có nút thuỷ tinh hoặc nút cao su đã được rửa thật sạch.

Máy so màu quang sắc kế.

ống đong có ngấn 100ml

Phễu, giấy lọc.

Hoá chất: Dung dịch paladi clorua 1%

Dung dịch kim iodua 20%.

Nước cất

5.3. Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm khí CO trong không khí

Cho đầy nước cất vào chai thuỷ tinh 1 lít, mang chai tới vị trí lấy mẫu không khí, đổ sánh nước ở chai đi để không khí tràn vào trong chai sau đó đậy chặt nút chai lại, ngâm chai vào nước lạnh hoặc nước đá trong vòng khoảng 30 phút sau đó cho vào mỗi chai 3ml paladi clorua (PaCl2) để 4 giờ nếu thấy dung dịch trong chai không màu và có váng đen thì cho thêm paladi clorua và để thêm 4 giờ, nếu dung dịch trong chai có màu vàng thì

189

lọc dung dịch trong chai bằng giấy lọc vào ống đong 100ml. Tráng lại chai và giấy lọc nhiều lần bằng nước cất. Sau đó thêm vào ống đong 10ml kali Iodua và nước cất cho vừa đủ 100ml sau đó so màu trên quang sắc kế để biết lượng paladi clorua còn thừa (a) không bị CO khử.

5.4. Tính và đánh giá kết quả

- Tính kết quả theo công thức:

Trong đó: A là toàn bộ lượng dung dịch paladi clorua đã cho vào chai (ml)

a là lượng dung dịch paladi clorua còn thừa (ml)

0,157 là 1 ml dung dịch paladi clorua sẽ tác dụng với 0,157mg khí CO.

V là thể tích chai lấy mẫu không khí (lít).

- Đánh giá kết quả dựa trên cơ sở nồng độ tối đa cho phép của khí CO trong không khí trung bình trong 8h lao động là 20mg/m3 không khí, từng lần tối đa là 40mg/m3 không khí.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Công cụ tự lượng giá

Bảng kiểm lượng giá: Lấy mẫu và định lượng CO2 trong không khí

TT Nội dung kiểm tra Có Không

1 Chuẩn bị dụng cụ

2 Lấy mẫu không khí định lượng CO2

3 Cho dung dịch hấp phụ barit tác dụng với toàn bộ CO2 trong mẫu không khí

4 Chuẩn độ bằng acid oxalic

5 Chuẩn độ màu dung dịch barit chứng với acid oxalic

6 Tính kết quả

7 Đánh giá kết quả

190

Bảng kiểm lượng giá: Lấy mẫu và định lượng SO2 trong không khí

TT Nội dung kiểm tra Có Không

1 Chuẩn bị dụng cụ

2 Hoàn chỉnh công cụ lấy mẫu không khí

3 Lấy mẫu không khí

4 Chuẩn bị dung dịch so độ đục

5. So độ đục với thang mẫu

6. Tính kết quả

7 Nhận định kết quả

Bài tập 1. Hãy nhận định kết quả và đề xuất các giải pháp khắc phục trong các trường hợp sau:

STT Kết quả đo hơi khí độc

Nhận định kết quả và đề xuất giải pháp

Cơ sỏ để nhận định và đề xuất giải pháp

1 Khí CO: 20mg/m3 Khí CO2: 900mg/m3

2. Khí SO2: 5ppm

Bài tập 2. Công nhân phân xưởng lò cao của một nhà máy luyện thép có biểu hiện đau đầu khó thở nhẹ, khi ra khỏi phân xưởng thấy các biểu hiện này dần giảm. Hãy đề xuất các giải pháp cần thiết đối với phân xưởng này và giải thích lý do.

2. Hướng dẫn tự lượng giá

Sinh viên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho từng kỹ thuật theo yêu cầu, lần lượt thao tác các bước của từng kỹ thuật. Tự đánh giá mức độ đạt của từng thao tác trên cơ sở yêu cầu của bảng kiểm học tập.

Phần bài tập sinh viên cần nghiên cứu kỹ bài lý thuyết "Độc chất trong sản xuất" và phần "Tính và đánh giá kết quả" ở mỗi kỹ thuật của bài thực tập để có các nhận định cho phù hợp.

191

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU

Đọc kỹ bài lý thuyết "Độc chất trong sản xuất" trước khi học bài thực hành này để nắm vững được các khái niệm cơ bản về độc chất, các con đường xâm nhập của độc chất. Trong khi giáo viên hướng dẫn các thao tác sinh viên chú ý lắng nghe và bắt chước theo. Cuối cùng sinh viên chủ động tự thao tác theo từng nhóm và góp ý kiến hoàn chỉnh lần lượt từng kỹ thuật theo nhóm. Sau khi thực hành sinh viên nên tham khảo thêm kỹ thuật đo các chất khí khác trong cuốn "Thường quy kỹ thuật y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe trường học" để có sự so sánh.

192

ĐÁNH GIÁ VỆ SINH BỤI Ở CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng

1. Sử dụng đúng các phương tiện lấy mẫu bụi và xét nghiệm bụi theo phương pháp phân tích trọng lượng

2. Tính và đánh giá được kết quả các mẫu xét nghiệm bụi.

1. Lý thuyết cần đọc trước

- Tính chất và phân loại bụi.

- Tác hại của bụi.

- Tiêu chuẩn quy định về bụi trong môi từ đồng lao động.

- Biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất.

- Có nhiều phương pháp để đánh giá vệ sinh bụi trong môi trường lao động như phân tích bụi về mặt khối lượng, trọng lượng hoặc phân tích các đặc tính lý hóa của bụi nhằm xác định bản chất lý học, hóa học của bụi có trong môi trường qua đó đánh giá kỹ tác hại của từng loại bụi trong mỗi môi trường lao động cụ thể. Thông thường để đánh giá vệ sinh bụi của một cơ sở sản xuất cần phối hợp nhiều phương pháp để có kết quả chính xác và toàn diện tuy nhiên đo bụi trọng lượng là phương pháp cơ bản phải có khi đánh giá vệ sinh bụi đặc biệt quan trọng đối với bụi vô cơ.

2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích bụi trọng lượng

Không khí có bụi được hút qua ống thuỷ tinh có chứa bông, bụi sẽ được giữ lại ở lớp bông. Ta cân ống trước và sau khi hút không khí rồi chia cho lượng không khí mà ta đã hút qua ống bằng máy sẽ tính được nồng độ bụi trong một mét khối không khí (mg/m3 không khí).

3. Chuẩn bị dụng cụ

- Máy hút bụi không khí chạy điện công suất trung bình 2m3/giờ.

- Lưu lượng kế có lưu lượng trung bình 20 lít trong 1 phút. Trên cùng

193

một giá lắp 2 lưu lượng kế ở hai bên đối xứng nhau

- Ống cao su đường kính l,5cm gồm 4 đoạn. Hai đoạn dài mỗi đoạn 2 -3 mét, hai đoạn ngắn mỗi đoạn 1mét.

- Giá mắc Allonge, hộp đựng Allonge và Allonge có nắp thuỷ tinh.

* Chuẩn bị Allonge: Allonge sau khi được ngâm rửa bằng nước thường được ngâm rửa lại bằng acid sulfocmic trong 24 giờ sau đó lại được rửa sạch bằng nước thường rồi tráng lại bằng nước cất. Sau khi sấy khô đánh số thứ tự ở thân và hai nút của allonge. Cho bông vào trong allonge vừa chạm đến nút giữa thân ống hút bụi đảm bảo bông không có nếp nhăn, bông cho vào allonge không được có kẽ hở và phải dày đều nhau. Đo sức cản của allonge để đảm bảo mức chênh lệch của 2 cột thuỷ ngân của cản kế từ 10-15 mmHg (hoặc 150 mmH2O). Sau khi đo sức cản xếp các allong vào tủ sấy, mở nút các allonge, sấy ở nhiệt độ 1050C trong thời gian 3 giờ. Trước khi allonge nguội hẳn đóng nút allonge. dùng dây cao su chằng chặt để vào bình hút ẩm một giờ sau đem các allonge ra cân thật chính xác và ghi trọng lượng của allonge theo thứ tự. Đem sấy allonge lại như trên cho tới khi trọng lượng của allonge không đổi. Sự chênh lệch trọng lượng của allonge giữa hai lần cân không quá 0,1mg.

3. Tiến hành lấy mẫu bụi

3.1. Xác định vi trí và thể tích bụi cần lấy

- Lấy mẫu bụi ngang tầm hô hấp của công nhân ở tư thế làm việc thường xuyên nhất. Hướng của Allonge vuông góc với hướng phát sinh bụi.

- Lấy mẫu theo từng giai đoạn của sản xuất và theo điều kiện của sản xuất, vào lúc nồng độ lên cao nhất cũng như lúc nồng độ xuống thấp nhất.

- Không để các phương tiện bảo hộ lao động như hệ thống thông gió, hút bụi, quạt mát làm ảnh hưởng đến kết quả lấy mẫu.

- Xác định thể tích không khí cần hút hay thời gian lấy mẫu. Thể tích không khí cần lấy có thể là từ 200 - 1000 lít không khí tuỳ theo nồng độ bụi trong không khí. Nếu nồng độ bụi trong không khí khu vực định lấy mẫu thấp thì tăng thể tích không khí cần lấy lên (hay thời gian lấy mẫu bụi dài hơn). Nếu nồng độ bụi trong không khí khu vực định lấy mẫu bụi cao thì giảm thể tích không khí cần lấy xuống (hay thời gian lấy mẫu bụi ngắn hơn).

194

3.2. Cách lấy mẫu bụi

- Mắc hai allonge lên giá song song theo chiều nằm ngang cách nhau 20 cm.

- Nối hai allonge với hai lưu lượng kế bằng ống cao su dài.

- Nối hai lưu lượng kế với máy hút không khí bằng hai ống cao su ngắn.

- Tháo nút thuỷ tinh ở đầu ống allonge.

- Bấm nút điện, mở máy hút và ghi thời điểm lấy mẫu.

- Mở cặp vặn từ từ và quan sát mức nước ở lưu lượng kế sao cho cả hai bên đều có lưu lượng 20 lít/ phút.

- Thời gian hút trung bình từ 15-20 phút.

Chú ý: trong quá trình lấy mẫu có thể quan sát được khối lượng bụi bị giữ lại trong allonge, qua đó có thể biết được bụi trong không khí khu vực lấy mẫu nhiều hay ít từ đó mà quyết định thời gian lấy mẫu cho phù hợp. Suốt quá trình lấy mẫu cần theo dõi toàn bộ hệ thống lấy mẫu bụi nhất là lưu lượng kế để đảm bảo đúng 20 lít/ phút.

- Khi việc lấy mẫu bụi đã đạt yêu cầu:

+ Tắt máy hút, ghi thời gian lấy mẫu, giờ tắt.

+ Vặn cặp chặt ở hai ống cao su.

+ Tháo các ống cao su.

+ Đóng nút các allonge theo đúng số thứ tự của từng cái và chằng dây cao su cho chặt.

+ Tháo allonge ra khỏi giá đỡ, lau bụi bên ngoài của allonge.

+ Đóng gói allonge và cất vào hộp bảo quản.

3.3. Ghi biên bản lấy mẫu bụi

Nội dung biên bản bao gồm các mục sau.

1. Ngày lấy mẫu.

2. Người lấy mẫu.

3. Khu vực bộ phận lấy mẫu.

195

4. Số thứ tự của allonge.

5. Thời gian lấy mẫu: (giờ mở máy, giờ tắt máy)

6. Lưu lượng không khí hút lấy mẫu.

7. Tình trạng, mức độ sản xuất ở khu vực lấy mẫu.

8. Yếu tố thời tiết, vi khí hậu trong sản xuất khi lấy mẫu.

4. Cân phân tích bụi và tính kết quả

Sau khi lấy mẫu đem allonge sấy ở nhiệt độ 1050C trong vòng 3 giờ. Sau đó cân lại trọng lượng của trường một cách chính xác.

Nồng độ bụi trong không khí của từng allonge (C) được tính theo công thức sau:

Trong đó:

P là trọng lượng của allonge trước khi lấy mẫu bụi (mg)

P’ là trọng lượng của trường sau khi lấy mẫu bụi (mg).

V là thể tích không khí đã hút (lít) = lưu lượng lấy mẫu(l/phút) X thời gian lấy mẫu (phút)

1000 là quy đổi từ lít ra m3

Đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Y tế ban hành tháng 10 năm 2002. (Bài lý thuyết "Bụi và bệnh bụi phổi")

Quy trình lấy mẫu bụi và phân tích bằng phương pháp phân tích trọng lượng

TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Yêu cầu phải đạt

1 - Mắc allonge lên giá Mẫu bụi lấy đúng tầm hô hấp của công nhân.

Hai allonge nằm song song theo chiều ngang cách nhau 20 em, ở độ cao ngang tầm thở của công nhân trong tư thế lao động chủ yếu.

2

- Nối hai allonge với hai lưu lượng kế bằng

Giám sát được lưu lượng không khí

Các mối nối của allonge với ống cao su và ống cao su với

196

ống cao su dài. qua allonge. lưu lượng kế phải khít.

3 - Nối hai lưu lượng kế với máy hút không khí bằng hai ống cao su ngắn.

Không khí có thể qua allonge vào máy hút

Các mối nối của lưu lượng kế với ống cao su và ống cao su với máy hút không khí phải khít.

4 - Tháo nút thuỷ tinh ở đầu ống allonge.

Không khí và bụi vào qua được allonge.

Nút thuỷ tinh được tháo hoàn toàn khỏi allonge.

5 - Bấm nút điện, mở máy hút và ghi thời điểm lấy mẫu.

Bắt đầu quá trình lấy mẫu

Ghi chính xác thời điểm bắt đầu lấy mẫu

6 - Mở cặp vặn và theo dõi lưu lượng kế

Duy trì 2 lưu lượng kế ở mức hằng định

Mở cặp vặn từ từ và quan sát mức nước ở lưu lượng kế sao cho cả hai bên đều có lưu lượng 20 lít/ phút.

7 - Theo dõi hệ thống hút bụi

Thể tích không khí hút phù hợp nồng độ bụi trong không khí.

Thời gian hút trung bình từ 15-20 phút tuỳ thuộc nồng độ bụi không khí khi đo.

- Kết thúc quá trình lấy mẫu bao gồm các bước sau:

Tắt máy hút, ghi thời gian lấy mẫu, giờ tắt.

Ghi thời điểm tắt máy để tính được thời gian lấy mẫu.

Ghi chính xác

Vặn cặp chặt ở hai ống cao su Tháo các ống cao su.

Các ống cao su được tháo rời

8

Đóng nút các allonge theo đúng số thứ tự của từng cái và chằng dây cao su

Giữ nguyên lượng bụi trong allonge đã hút được.

Nút trương đóng đúng và được chằng chặt vào từng allonge.

197

Tháo đường ra khỏi giá đỡ, lau bụi bên ngoài của allonge.

Có kết quả nồng độ bụi chính xác hơn.

Allonge được tháo ra và lau sạch bụi bám bên ngoài

Đóng gói allonge và cất vào hộp bảo quản.

Bảo quản đường trước khi phân tích

Allonge được bảo quản tốt

9 Cân phân tích bụi và tính kết quả

Có được kết quả cuối cùng

Cân đúng quy trình và tính kết quả chính xác.

10 Nhận định kết quả Kết luận về điểu kiện vệ sinh bụi trong môi trường lao động.

Dựa theo đúng tiêu chuẩn của Việt Nam 2002.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Công cụ tự lượng giá

Bảng kiểm lượng giá

Lấy mẫu bụi để xét nghiệm bằng phương pháp phân tích trọng lượng

Số TT Nội dung kiểm Có Không

1 Mắc allonge lên giá

2 Hoàn thiện bộ dụng cụ lấy mẫu bụi

3 Bắt đầu quá trình lấy mẫu

4 Duy trì 2 lưu lượng kế ở mức hằng định

5 Theo dõi hệ thống hút bụi

6 Kết thúc quá trình lấy mẫu

Bài tập: Hãy phân tích và đánh giá kết quả cho các mẫu xét nghiệm bụi trọng lượng sau:

Số TT Nội dung kiểm Có Không

1 Allonge 1: trước lấy mẫu 10g. sau lấy mẫu 10, 100g, lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 l/phút, thời gian lấy mẫu 15 phút

Allonge 2: trước lấy mẫu 10,05g, sau lấy mẫu

198

10,150g, lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 phút, thời gian lấy mẫu 15 phút Kết quả phân tích nồng độ silic là 30%

2 Bụi apatit

Allonge 1: trước lấy mẫu 9,8g, sau lấy mẫu 10,160g, lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 phút, thời gian lấy mẫu 15 phút

Allonge 2: trước lấy mẫu 9,5g, sau lấy mẫu 10,150g, lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 phút, thời gian lấy mẫu 15 phút

2. Hướng dẫn tự lượng giá

Lần lượt tự thực hiện các thao tác kỹ thuật theo bảng kiểm học tập sau đó tự đánh giá bằng bảng kiểm lượng giá.

Với các dữ kiện bài tập đã cho áp dụng công thức tính được hàm lượng bụi trong môi trường không khí, sau đó so sánh kết quả tính được với tiêu chuẩn cho phép để có câu trả lời cho các bài tập.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU

Đọc kỹ bài lý thuyết "Bụi và các bệnh phổi do bụi" trước khi học bài thực hành này để nắm vững được các khái niệm cơ bản về bụi, các yếu tố quyết định tác hại của bụi. Trong khi giáo viên hướng dẫn các thao tác sinh viên chú ý lắng nghe và bắt chước theo. Cuối cùng sinh viên chủ động tự thao tác theo từng nhóm và góp ý kiến hoàn chỉnh lần lượt từng kỹ thuật theo nhóm. Sau khi thực hành sinh viên nên tham khảo thêm các kỹ thuật đo bụi khác và xét nghiệm thành phần của bụi như hàm lượng SiO2 trong cuốn "Thường quy kỹ thuật Y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe trường học" để có sự so sánh.

199

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ MÔN HỌC

1. Trong quá trình học môn học

- Sinh viên đọc lướt qua nội dung chương trình chi tiết để có khái niệm cơ bản về môn học trước khi nghiên cứu từng bài cụ thể.

- Trong mỗi bài học sinh viên tìm hiểu mục tiêu của bài trước bằng cách đọc lướt để tìm nội dung chính để trả lời cho các mục tiêu của bài, sau đó đọc nghiên cứu kỹ từng nội dung cụ thể.

- Trong quá trình nghe giảng ở trên lớp sinh viên bổ sung các kiến thức còn thiếu và nêu các thắc mắc để các bạn và giảng viên cùng bàn luận giải đáp.

Tại cộng đồng sinh viên cần tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bài học, tình huống cụ thể của cộng đồng trong phạm vi môn học và các môn học liên quan, học tập cách giải quyết vấn đề của người lao động và các nhà lãnh đạo cộng đồng.

- Ứng dụng những kiến thức đã học được để giúp cộng đồng nâng cao sức khỏe người lao động và phòng chống các tác hại do công việc, do lao động tạo nên.

2. Sau khi kết thúc môn học

Nguy cơ xuất hiện các tác hại nghề nghiệp luôn luôn gắn liền với lao động, có lao động là tác hại nghề nghiệp có nguy cơ xuất hiện, sau khi học xong môn học này sinh viên nên lưu ý đến các bệnh nghề nghiệp, nghĩ đến bệnh nghề nghiệp và chẩn đoán phân biệt giữa bệnh nghề nghiệp với các bệnh khác không do nghề nghiệp.

200

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

1. Công cụ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan

2. Phương pháp/hình thức

- Phần thực hành: thi thực hành tại phòng thí nghiệm của bộ môn. Hình thức thi vấn đáp, thao tác thực hành cụ thể trên máy, dụng cụ thí nghiệm. Khi sinh viên có điểm thi thực hành từ 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu.

- Thi lý thuyết: làm bài thi lý thuyết từ tổ hợp đề của bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan, có thể thi trực tiếp trên máy tính hoặc làm bài thi trên giấy.

3. Thời gian

- Thời điểm thi thực hành do bộ môn quản lý bố trí, mỗi sinh viên được chuẩn bị và trả lời bài thi trong thời gian từ 20 đến 30 phút.

- Thi lý thuyết vào cuối học kỳ V (tương đương học kỳ 1 năm thứ 3). Thời gian làm bài thi là 60phút.

4. Điểm tổng kết

- Tính điểm: tính điểm thi hết môn là điểm thi lý thuyết, điểm thi thực hành chỉ là điều kiện để dự thi lý thuyết

- Giá trị của điểm thi hết môn tương đương 2 đơn vị học trình.

201

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI

Bài: Đại Cương vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp

1A; 2B; 3A; 4A; 5B; 6B; 7B; SA; 9B; 10A;

11A; 12A; 13A; 14A; 15D; 16E; 17C; 18C;

19. A. Các yếu tố vật lý như vi khí hậu, bức xạ, rung chuyển...

B. Các yếu lý hóa trong môi trường như bụi, hơi khí độc...

C. Các yếu tố sinh học gây hại như các vi trùng, ký sinh trùng...

20. A. Tác hại của bụi trong môi trường lao động.

B. Tác hại nghề nghiệp mang tính chất vật lý

Bài:Vi khí hậu trong lao động sản xuất

1E; 2D; 3D; 4C; 5D; 6A; 7C; 8D; 9E; 10C; 11B; 12A; 13E; 14A;15A;16B; 17A, 18A.

19. A. Tích nhiệt trong cơ thể

B. Thân nhiệt tăng cao

20. A. Tia bức xạ qua hộp sọ nhiều

B. Xung huyết phù nề não màng não.

Bài: Tiếng ồn và điếc nghề nghiệp

1B; 2A; 3A; 4A; 5B; 6A; 7B; 8B; GA; 10B;

11E; 12B; 13C; 14C; 15A.

Bài: Độc chất trong sản xuất

1Đ; 2S; 3Đ; 4Đ; 5Đ; 6Đ; 7S; 8Đ; 9S; 10Đ; 11Đ; 12D; 13B; 14E; 15E; 16A

Bài: Nhiễm độc chì vô cơ nghề nghiệp

1Đ; 2Đ; 3Đ; 4S; 5Đ; 6S; 7Đ; 8Đ; 9Đ; 10Đ; 11D; 12D; 13A; 14B; 15B.

202

Bài: Bụi và các bệnh phổi do bụi

1Đ; 2Đ; 3S; 4S; 5S; 6S; 7Đ; 8Đ; 9Đ; 10Đ; 11Đ; 12S, 13Đ; 14Đ; 15Đ; 16E, 17Al 18B: 19B; 2OA.

Bài: Nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật trong lao động

1Đ; 2S; 3S; 4Đ; 5Đ; 6S; 7Đ; 8Đ; 9Đ; 10Đ; 11Đ; 12Đ; 13Đ; 14Đ; 16Đ; 17Đ; 18B, 19D; 20A.

Bài: Tai nạn và an toàn lao động

lS; 2Đ; 3Đ; 4S; 5Đ; 6Đ; 7Đ; 8S; 9S; 10Đ; 12B; 12S; 13S; 14S; 15A; 16E; 17D; 18C; 19C; 20A.

Bài: Sinh lý lao động và mệt mỏi trong lao động

1Đ; 2Đ; 3Đ; 4S; 5Đ; 6Đ; 7S; 8S; 9Đ; 10Đ; 11D; 12B; 13B; 14E; 15A; 16E; 17D; 18A; 19C.

Bài: Vấn đề tư thế và điều kiện lao động hợp lý

1Đ; 2Đ; 3Đ; 4S; 5Đ; 6S; 7S; 8S; 9Đ; 10Đ; 11D; 12S; 13A; 14D; 15D.

203

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn vệ sinh môi trường dịch tễ - Đại học Y khoa Thái Nguyên. (2002). Bài giảng Sức khỏe nghề nghiệp.

2. Bộ môn vệ sinh dịch tễ - Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. (1994). Bài giảng Thực hành vệ sinh.

3. Bộ môn vệ sinh môi trường dịch tễ - Đại học Y Hà Nội (1998). Bài giảng Vệ sinh môi trường - Dịch tễ. NXB Y học - Hà Nội.

4. Bộ môn sinh lý học - Đại học Y Hà Nội (1997). Bài giảng Sinh lý học. NXB Y học.

5. Bộ môn môi trường và độc chất - Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2004). Vệ sinh môi trường không khí. Bài giảng: Sức khỏe môi trường.

6. Nguyễn Thị Bạch Ngọc - Sinh lý lao động và Ergonomie (1999) - NXB Y học - Hà Nội.

7. Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (2002). Thường quy kỹ thuật y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe trường học. NXB Y học - Hà Nội.

204

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

Chịu trách nhiệm xuất bản

HOÀNG TRỌNG QUANG

Biên tập: VŨ THỊ BÌNH

Sửa bản in: VŨ THỊ BÌNH

Trình bày bìa: CHU HÙNG

KT vi tính: TRẦN THANH TÚ

In 500 cuốn, khổ 19 x 27cm tại Xưởng in Nhà xuất bản Y học. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 22-2007/CXB/699 - 151/YH In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2007.