189
y Ban Nhân Dân TP HChí Minh và Cơ quan Hp tác Kthut BDán nâng cp đô thvà làm sch kênh Tân Hoá – Lò Gm TP HCM BAN QUN LÝ DÁN (PMU) 415 35-37, Lu 8, Bến Chương Dương, Qun 1, TP HChí Minh ĐT: 84-8-914 47 86 ~ 8 Fax: 84-8-914 47 89 E-mail: [email protected] Hp tác gia Chính phVit Nam và BDán Nâng cp đô thvà làm sch kênh Tân Hoá – Lò Gm TP HChí Minh, Vit Nam – Giai đon Mrng (VIE/01/006) TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ - NÂNG CP ĐÔ THBÁO CÁO GIÁM SÁT TNG QUAN Viết báo cáo: Nguyn ThNgc Dip THÁNG 3/2006

Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

  • Upload
    foreman

  • View
    1.491

  • Download
    5

Embed Size (px)

DESCRIPTION

tác động tái định cư - Nâng cấp đô thị (TP. HCM - 2006)

Citation preview

Page 1: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Ủy Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh và Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ

Dự án nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hoá – Lò Gốm TP HCM BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN (PMU) 415

35-37, Lầu 8, Bến Chương Dương, Quận 1, TP Hồ Chí Minh ĐT: 84-8-914 47 86 ~ 8 Fax: 84-8-914 47 89 E-mail: [email protected]

Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Bỉ Dự án Nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hoá – Lò Gốm

TP Hồ Chí Minh, Việt Nam – Giai đoạn Mở rộng (VIE/01/006)

TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ - NÂNG CẤP ĐÔ THỊ

BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN

Viết báo cáo: Nguyễn Thị Ngọc Diệp

THÁNG 3/2006

Page 2: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

TỪ VIẾT TẮT BBT Q.6 Ban Bồi thường Quận 6 BBT Q.BT Ban Bồi thường Quận Bình Tân BGSCĐ Ban Giám sát cộng đồng BTC Hợp tác kỹ thuật Bỉ BTQTĐC Ban Tự quản Khu Phân lô Tái định cư P.BHHA, Q.BT BQLDA Ban Quản lý Dự án 415 BQTCCLG Ban Quản trị Chung cư Lò Gốm CCLG Chung cư Lò Gốm CEP Quỹ Trợ vốn cho người nghèo của Liên đoàn Lao động TPHCM CTDVCI-A Công ty Dịch vụ Công ích A của Quận 6 DA415 Dự án nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hoá-Lò Gốm HPN Hội Phụ nữ MUHL Đơn vị quản lý tín dụng nhà ở NCĐT Nâng cấp đô thị NKT Nhóm Kỹ thuật của Dự Án 415 NXH Nhóm Công tác Xã hội của Dự Án 415 PAP Người dân chịu ảnh hưởng trong vùng dự án P.BHHA Phường Binh Hưng Hoà A, Quận Bình Tân P.11 Q.6 Phường 11 Quận 6 UBND Ủy Ban Nhân Dân TDTK Tín dụng tiết kiệm TĐC Tái định cư THLG Tân Hóa – Lò Gốm TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh Q.BT Quận Bình Tân

Page 3: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Mục Lục Từ viết tắt PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP .....................................................................................1 1. PHẠM VI GIÁM SÁT.....................................................................................................1 2. PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT .........................................................................................2

Hạn chế của việc giám sát và khảo sát cơ sở ..............................................5 I. MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN......................................................................6 I.1 Khu vực dự án P.11 Q.6 ...............................................................................6 I.2 Khu vực dự án P.BHHA Q.BT ...................................................................11 II. TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN ................

II.1 Môi trường ..............................................................................................14 II.1.1. Cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và vệ sinh nhà ở được nâng cấp ..........14 II.1.2. Các vấn đề ô nhiễm giảm bớt ...................................................................14 II.1.3. Có thêm cây xanh công cộng, công viên, sân chơi cho trẻ em .................16

II.1.4. Các hành vi và thói quen có lợi cho bảo vệ môi trường đang cải thiện ..16 II.1.5. An ninh trật tự được cải thiện, tệ nạn xã hội thuyên giảm.........................20 II.1.6. Cảnh quan khu vực được nâng cấp...........................................................21 II.2 Nhà ở .......................................................................................................23

II.2.1. Nhà ở tốt hơn, bền vững hơn về mặt an ninh, thời tiết, sinh họat .............23 II.2.2. Có điện, nước giá rẻ hơn, thuận tiện hơn…………………………... .…….28 II.2.3. Tiện nghi vệ sinh trong nhà tốt hơn ..........................................................32 II.2.4. Diện tích ở sinh họat nhiều hơn, giảm tác nhân gây hại ..........................32 II.2.5. Giá trị nhà gia tăng....................................................................................33 II.2.6. Được cấp chủ quyền nhà ở ........................................................................34 II.2.7. Cơ sở hạ tầng nhà ở tốt hơn.......................................................................35 II.2.8. An cư vững bền được bảo đảm...................................................................35

II.3 Các điều kiện kinh tế ..................................................................................

II.3.1. Mất mát tái định cư ...................................................................................37 II.3.2. Chính sách đền bù và chọn lựa tái định cư................................................39 II.3.3. Sử dụng đền bù và chi tiêu sinh hoạt ........................................................46 II.3.4. Tình hình tài chính – Tín dụng nhà ở .........................................................50 II.3.5. Tạo thu nhập ..............................................................................................55 II.3.6. Hỗ trợ phục hồi sinh kế .............................................................................59 II.3.7. Hỗ trợ ngắn hạn: Các họat động tín dụng tiết kiệm .................................62 II.3.8. Hỗ trợ dài hạn: Chợ Lò Gốm.....................................................................71

II.4 Các điều kiện xã hội ...............................................................................75

II.4.1. Giáo dục ...................................................................................................75 II.4.2. Sức khỏe ..................................................................................................79 II.4.3. Các dịch vụ văn hóa xã hội .......................................................................81 II.4.4. Láng giềng ...............................................................................................84

Page 4: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

II.4.5. Sự vững bền tái định cư.............................................................................86 II.4.6. Bình đẳng giới ...........................................................................................90 II.4.7. Sự hài lòng của hộ dân..............................................................................93 III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI DÂN CƯ NÂNG CẤP ĐÔ THỊ ..............

III.1 Môi trường .............................................................................................97 III.1.1. Cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và vệ sinh nhà ở được nâng cấp .........97 III.1.2. Các vấn đề ô nhiễm giảm bớt .................................................................98 III.1.3. Có thêm cây xanh công cộng, công viên, sân chơi cho trẻ em .............100

III.1.4. Các hành vi và thói quen có lợi cho bảo vệ môi trường đang cải thiện 100 III.1.5. An ninh trật tự được cải thiện, tệ nạn xã hội thuyên giảm ....................101 III.1.6. Khu vực an toàn hơn về phòng cháy và tai họa.....................................101 III.1.7. Cảnh quan khu vực được nâng cấp .......................................................101 III.2 Nhà ở ...................................................................................................104

III.2.1. Nhà ở tốt hơn, bền vững hơn về mặt an ninh, thời tiết, sinh họat ..........104 III.2.2. Có điện, nước giá rẻ hơn, thuận tiện hơn… ……………………... .…...105 III.2.3. Tiện nghi vệ sinh trong nhà tốt hơn .......................................................107 III.2.4. Diện tích ở sinh họat nhiều hơn, giảm tác nhân gây hại .......................108 III.2.5. Giá trị nhà gia tăng ................................................................................108 III.2.6. Được cấp chủ quyền nhà ở ....................................................................109 III.2.7. Cơ sở hạ tầng nhà ở tốt hơn ...................................................................109 III.2.8. An cư vững bền được bảo đảm ...............................................................110 III.3. Sự hài lòng về Dự án Nâng Cấp Đô Thị .............................................111 IV. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ .........................................

IV.1 Tiếp cận có sự tham gia- Từ Dưới Lên ................................................113 IV.2 Sự tham gia của cộng đồng ....................................................................118

IV.3 Nhóm Công Tác Xã HộI ..........……………………………………………...129 IV.4 CBO-Ban Giám Sát Cộng Đồng .............................................................132 IV.5 CBO-Đơn Vị Quản Lý Tái Định Cư ........................................................135 IV.6 Chính quyền địa phương ..........................................................................138 KẾT LUẬN ....................................................................................................................141 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ..........................................................................................145 KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ................................................................................................152

Phụ lục 1: Danh sách tài liệu tham khảo Phụ lục 2: Bảng Câu Hỏi phỏng vấn Phụ lục 3: Các danh sách hộ dân được phỏng vấn

Page 5: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Phạm Vi và Phương Pháp

1

PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. PHẠM VI GIÁM SÁT Các hoạt động giám sát tác động TĐC được thực hiện trong giai đọan từ tháng 1 đến tháng 12 năn 2005 do một tư vấn giám sát độc lập làm việc dưới sự hỗ trợ của BQLDA415 và có sự phối hợp đặc biệt với NXH của dự án. Mục tiêu chung của Giám Sát Tác Động TĐC là đặc biêt nhấn mạnh đến các họat động thu thập và phân tích dữ liệu để đo lường các tác động của TĐC và thu thập thông tin về những thay đổi trong cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án tại các khu vực dự án thí điểm hoặc tại nơi họ tự đến TĐC (nếu có thể), việc giám sát cũng nhận dạng và điều tra khảo sát cộng đồng tiếp nhận dân TĐC với các dữ liệu về dân số, và một đánh giá sự phát triển hậu TĐC cho tất cả các đối tượng chịu ảnh hưởng. Ngòai ra, việc giám sát cũng bao gồm các thông tin về tác động của dự án về củng cố thể chế đối với các cộng đồng và các cấp chính quyền có liên quan. Các chỉ số giám sát: Báo cáo giám sát tổng quan về tác động TĐC sẽ thể hiện các kết quả giám sát dựa theo những mục tiêu mà dự án cần đạt được nêu trong tài liệu đề nghị dự án, đó là:

1. Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân dọc bờ kênh Tân Hóa Lò Gốm qua việc nâng cấp môi trường, nhà ở và các điều kiện kinh tế xã hội;

2. Củng cố khả năng của các cộng đồng và các cấp chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề TĐC, kinh tế xã hội và môi trường. Hơn nữa, đánh giá cơ sở qua họat động giám sát bao gồm các chỉ số định tính và định lượng về TĐC, các tập quán hiện tại về xây dựng và sửa chữa nhà, phát triển chính sách về TĐC có định hướng cải thiện môi trường, về các khả năng hỗ trợ hiện tại của dự án, về các cộng đồng có liên quan, về sự tham gia của các các cấp chính quyền địa phương và thành phố trong quá trình TĐC.

Vì vậy, tư vấn đã đề xuất sử dụng các chỉ số và thiết kế các bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu nhằm xác định tác động của TĐC hoặc tác động NCĐT đối với cuộc sống của người dân, và tác động trên việc củng cố thể chế đặc biệt trong các lĩnh vực sau: MÔI TRƯỜNG Cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và vệ sinh nhà ở được nâng cấp (cống thải, đường nội bộ và hẻm được nâng cấp) Các vấn đề ô nhiễm giảm bớt (tình trạng kênh rạch và ngập lụt được cải thiện, quản lý rác thải được thực hiện) Có thêm cây xanh công cộng, công viên, sân chơi cho trẻ em (giảm rác thải, nước đọng, mùi hôi, bụi bẩn, tiếng ồn) Các hành vi và thói quen có lợi cho bảo vệ môi trường đang cải thiện (Giáo dục môi trường cho cộng đồng) An ninh trật tự được cải thiện, tệ nạn xã hội thuyên giảm (ma túy, mãi dâm, trộm cướp) Cảnh quan khu vực được nâng cấp

NHÀ Ở Nhà ở tốt hơn, bền vững hơn về mặt an ninh, thời tiết, sinh họat (không ngập, dột, chi phí sửa chữa) Có điện, nước giá rẻ hơn, thuận tiện hơn Tiện nghi vệ sinh trong nhà tốt hơn (hầm tự họai, nhà vệ sinh sạch sẽ hơn) Diện tích ở sinh họat nhiều hơn, giảm tác nhân gây hại (muỗi, chuột, vật hại) Giá trị nhà gia tăng Được cấp chủ quyền nhà ở

Page 6: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Phạm Vi và Phương Pháp

2

Cơ sở hạ tầng nhà ở tốt hơn (đường nội bộ, hẻm, chiếu sáng công cộng tốt hơn) An cư vững bền được bảo đảm

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ Chính sách đền bù và hỗ trợ với nhiều chọn lựa TĐC phù hợp với hộ dân chịu ảnh hưởng Quản lý chi tiêu và kế họach tài chính Vốn vay nhà ở phù hợp với phương tiện tài chính và lối sống của hộ dân chịu ảnh hưởng Kinh doanh mua bán ở chợ Lò Gốm hỗ trợ tạo thu nhập lâu dài cho hộ dân chịu ảnh hưởng Được hỗ trợ với các họat động tín dụng tiết kiệm và phát vốn vay nhỏ Các cơ hội việc làm được gia tăng Mức nghèo được giảm bớt An sinh xã hội và thịnh vượng kinh tế nhiều hơn CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI Gia tăng các cơ hội giáo dục (thuận tiện và tài chính lo được) (Trường Tiểu học Bình Long cho khu TĐC xa nơi ở cũ), có cung cấp chương trình giáo dục trẻ em về môi trường Gia tăng về chăm sóc y tế (thuận tiện và tài chính lo được), sức khỏe được cải thiện, vệ sinh cá nhân tốt hơn Gia tăng về các dịch vụ văn hóa xã hội (thuận tiện và tài chính lo được) Láng giềng tốt hơn, một lối sống văn minh và có tổ chức được tạo ra TĐC bền vững, được chính thức công nhận tại địa phương Bình đẳng giới được cải thiện, có sự giúp đỡ nhóm, gia tăng vai trò của phụ nữ Hạnh phúc gia đình được thuận lợi, gia tăng sự hài lòng Vốn xã hội gia tăng , nhân phẩm cá nhân gia tăng CỦNG CỐ THỂ CHẾ Gia tăng năng lực giải quyết các vấn đề môi trường Gia tăng năng lực giải quyết các vấn đề TĐC Gia tăng năng lực giải quyết các vấn đề kinh tế Gia tăng năng lực giải quyết các vấn đề xã hội Cơ chế tham gia và cách tiếp cận “từ dưới lên” được áp dụng để giải quyết vấn đề trong cộng đồng Gia tăng kinh nghiệm, kiến thức, quyền tự quyết, tự quyết định qua sự tham gia của cộng đồng CBOs được thiết lập và duy trì để lập kế họach, thực hiện, phối hợp các nguồn lực trong cộng đồng Các cấp chính quyền địa phương có nhiều hơn năng lực, kinh nghiệm, hiểu biết để làm việc với cộng đồng

Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng làm thông tin cơ bản, đặc biệt được sử dụng cho việc kết luận và kiến nghị khi kết thúc dự án, và cho công tác lượng giá việc thực hiện dự án sẽ tiến hành tiếp theo đó trong năm 2006. 2.PHƯƠNG PHÁP Tiếp cận tham gia luôn luôn được quan tâm trong khi áp dụng các phương pháp chính để thu thập dữ liệu sơ cấp như: *Các họat động giám sát hàng tháng: Tư vấn thường kỳ thực hiện việc đi quan sát khu vực TĐC của dự án, ghi nhận trực tiếp và có hệ thống, viếng thăm bất chợt các hộ TĐC, gặp gỡ và phỏng vấn hỏi han các đối tượng có liên quan như các tổ chức cộng đồng, BQLDA415, NXH, NKT theo hàng tháng và vào những dịp đặc biệt. *Phỏng vấn người cung cấp thông tin chính: Việc này để thu thập thông tin kỹ thuật và tư vấn từ những người quan trọng như quản lý và cán bộ dự án, các thành viên Ban Giám sát cộng đồng và Ban quản trị chung cư, Ban tự quản TĐC, các nhân sự chính quyền, nhân viên xã hội, các bên có liên quan và những người dân có ảnh hưởng trong cộng đồng. Ghi chép luôn được thực hiện trong các cuộc nói chuyện.

Page 7: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Phạm Vi và Phương Pháp

3

*Phỏng vấn và điều tra không chính thức (Phỏng vấn cá nhân): Các cuộc phỏng vấn được thực hiện theo cách tự nhiên như những dịp trò chuyện thông thường để khuyến khích người ta nói chuyện và chia sẻ thông tin. Cách này được sử dụng cho những cuộc trò chuyện ngắn gọn hoặc gặp gỡ lâu, hữu ích để kiểm tra chéo thông tin hoặc khi thông tin có tính cụ thể, nhạy cảm, cần bảo mật và có tính riêng tư cá nhân. Ví dụ: Các khó khăn riêng tư trong gia đình của hộ dân, hoặc các cách tạo thu nhập, hay lịch sử nợ nần của hộ nào đó. Hộ dân được phỏng vấn riêng lẻ và theo cách riêng tư để:

1. Không có gây ầm ỹ hoặc ý kiến can thiệp cắt ngang; 2. Người được phỏng vấn cảm thấy thỏai mái cung cấp thông tin về họ, về người

khác, và nói về những vấn đề nhạy cảm khác. Như vậy, thực tế cần phải tạo ra một cảm giác tin cậy giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

*Gặp gỡ tình cờ/bất chợt/tự nhiên/không chính thức: Cách thức này có thể sử dụng bất cứ nơi nào trong cộng đồng TĐC/NCĐT, ví dụ, tham gia họp mặt trong một hộ dân, hay trong lúc đi lại quanh các khu vực dự án. Những cơ hội gặp gỡ như vậy cũng góp phần cung cấp nhiều thông tin, thường là rất thú vị và hữu ích. *Thực tế sống và sinh họat với các cộng đồng TĐC: Tư vấn đã dành tổng cộng 20 ngày sống với dân TĐC tại chung cư P.11 Q.6 và 15 ngày sống với dân khu phân lô TĐC tại P.BHHA Q.BT. Mặc dù có một văn phòng chi nhánh tại mỗi khu vực dự án nhưng tư vấn quyết định tìm chỗ ở tại các nhà dân TĐC để sống thân cận với người dân. Thông tin thu nhận được cả ngày lẫn đêm về các đổi thay trong cuộc sống của các gia đình TĐC được chính xác và đáng tin hơn. Hơn nữa, như vậy cũng dễ hơn trong việc khuyến khích và tư vấn cho người dân đang có vấn đề. *Các cuộc họp cộng đồng: Những sự kiện này được thực hiện chủ yếu với sự kết hợp của NXH và với các họat động dự án. *Khảo sát nhỏ tại các hộ dân: Sử dụng bảng câu hỏi về tác động TĐC và NCĐT, tư vấn khảo sát những loại hộ dân TĐC sau: Thu thập dữ liệu từ hộ dân TĐC trực tiếp:

1. Chung cư: Các hộ chịu ảnh hưởng bởi dự án thí điểm tại P.11, D.6, chọn TĐC vào chung cư giá rẻ gần đó (72 hộ): Tất cả 100% các hộ đều được khảo sát.

2. Phân nền tự xây: Các hộ chịu ảnh hưởng bởi dự án thí điểm tại P.11 Q.6, chọn mua nền đất và xây nhà mới tại khu TĐC P.BHHA, Q.BT (50 hộ): Tại thời điểm khảo sát, có 5 nền chưa xây (B12, B9, D5, E8, E3) và một nhà TĐC cho thuê (B11) nên một số không có chủ hộ ở đó. Chỉ có 46 hộ (92%) được khảo sát.

3. TĐC tại chỗ: Các hộ chịu ảnh hưởng bởi Dự án thí điểm xử lý nước thải tại P.BHHA, D.BT, mua nền đất và xây dựng nhà mới tại khu TĐC P.BHHA, Q.BT (10 hộ): Lọai này có thể được nhập vào nhóm hộ dân phân nền tự xây. Tư vấn đề nghị chỉ cần khảo sát 2 hộ loại TĐC tại chỗ bởi vì điều kiện tương đối tương tự với các hộ phân nền tự xây đến từ P.11, Q.6.

4. Tự lo TĐC: Các hộ chịu ảnh hưởng bởi dự án thí điểm tại P.11, D.6, chọn cách nhận đền bù bằng tiền mặt để họ tự lo nhà đất TĐC; những hộ này hiện đang sống rải rác tại nhiều địa điểm khác nhau (51 hộ): Bởi vì tìm gặp được những hộ này rất khó khăn vì không rõ chỗ ở của họ, hoặc họ ở quá xa, chủ yếu dựa vào sự trợ giúp của NXH và cộng tác viên đia phương nên tư vấn chỉ có thể gặp được 26 hộ tự lo, nghĩa là khảo sát được 50% số hộ. Tuy nhiên, thông tin cộng đồng và kết

Page 8: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Phạm Vi và Phương Pháp

4

quả khảo sát trước đó do NXH thực hiện trong tháng 2/2004 cho 31 hộ trên tổng số 51 hộ tự lo có thể đủ để bổ sung cho việc đánh giá.

Thu thập dữ liệu từ các hộ dân NCĐT:

1. NCĐT: Các hộ chịu ảnh hưởng bởi dự án thí điểm tại P.11, Q.6, vẫn có thể cư ngụ tại chỗ và nhận nâng cấp cơ sở hạ tầng (Dự án NCĐT, 166 hộ dân): Có 42 hộ được khảo sát theo kế họach yêu cầu (25% tổng số hộ) vừa dựa trên việc lấy mẫu theo tính đa dạng do tư vấn chọn lựa vừa do sự giới thiệu hợp lý của tổ trưởng tổ dân phố (TDP) trong khu vực. Tại Khu phố 2: 8 hộ (của TDP 28 and TDP 23), và tại Khu phố 1: 5 (TDP 5), 3 (TDP 3), 12 (TDP 2), 14 (TDP 11) đã được phỏng vấn.

2. Cộng đồng tiếp nhận TĐC: Các hộ dân chịu ảnh hưởng bởi Dự án phân lô TĐC P.BHHA Q.BT, sống trong những khu nhà cận kề với khu vực dự án và tiếp nhận dân TĐC; một số các hộ dân này phải sửa chữa nâng cấp nhà họ (chủ yếu là nâng nền) nhờ vốn vay nhỏ từ Quỹ quay vòng BTC (25 hộ như kế họach khảo sát yêu cầu). Vì sự thiếu phối hợp của chính quyền địa phương tại nơi này, tư vấn đề xuất nên giới hạn số hộ được phỏng vấn xuống còn 10 hộ (nghĩa là 40% được phỏng vấn). Ngoài ra, thông tin có được từ việc CEP khảo sát đơn xin vay vốn sửa chữa nhà cho 42 hộ ở Khu phố 7 và thông tin CEP khảo sát 200 hộ ở các khu phố 6, 7, 8, 9 là các hộ sống gần khu phân lô TĐC cũng đủ cho việc đánh giá.

Thu thập dữ liệu từ BQLDA415, các cộng đồng, và chính quyền địa phương: Các buổi họp hàng tháng và không định trước với nhân sự BQLDA bao gồm giám đốc, nhân viên điều hành và cố vấn trưởng được thực hiện để thảo luận tiến độ và điều chỉnh cho việc giám sát nếu cần thiết. Họp và tham vấn với nhân viên NXH được thực hiện theo thông lệ hàng tháng và khi có những nhiệm vụ cụ thể nhằm chia sẻ thông tin và đề ra giải pháp cho các vấn đề nổi cộm. Đối thọai với chính quyền địa phương và lãnh đạo cấp phường diễn ra trong các cuộc họp để giải quyết những vấn đề liên quan đến TĐC. Các quan sát với ghi chú chi tiết được thực hiện để thu thập dữ liệu định tính và đề ra được nhận xét và đề xuất cho BQLDA. Với một bản câu hỏi hoặc ghi chép để khảo sát tác động của dự án về củng cố thể chế, tư vấn phỏng vấn những người cung cấp thông tin trong suốt các cuộc họp với các đơn vị và tổ chức chịu tác động.

Dữ liệu thứ cấp bao gồm tài liệu sẵn có của dự án, kế hoạch TĐC đã vạch ra và diễn biến của việc thực hiện dự án, đặc biệt các báo cáo hàng tháng của NXH. Cũng vậy, tư vấn thu thập và xem xét các tài liệu có sẵn liên quan đến tác động TĐC và các vấn đề khác nhau về việc quản lý vấn đề, và các họat động hiện tại và trước đó của cộng đồng và các bên có liên quan xét về mặt tác động TĐC như biên bản các cuộc họp của các tổ chức quản lý TĐC dựa trên cộng đồng, báo cáo về các họat động TDTK.

Thuận lợi và hạn chế của giám sát: Thuận lợi: Tư vấn nhận được sự hỗ trợ lớn lao từ BQLDA, NXH, TCCĐ, chính quyền địa phương và dân các cộng đồng. Cũng có may mắn là tư vấn tham gia dự án bắt đầu từ cuối 2004, từ lúc khảo sát các hộ xin vay xây nhà TĐC (khỏang 2 tháng trước khi họ di dời TĐC). Trong suốt giai đoạn ngắn ngủi này, tuy nhiên, những điều kiện sống trước giai đọan TĐC của các hộ dân đã được ghi nhận và quan sát một phần, tạo thuận lợi cho

Page 9: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Phạm Vi và Phương Pháp

5

việc nhận dạng các tác động TĐC và có dữ liệu để so sánh tương đối về tình hình cuộc sống của dân chịu ảnh hưởng dự án của hai giai đọan trước và sau di dời. Giới hạn: Nhờ vào các nỗ lực bền bỉ của NXH, các hộ dân trong dự án đã quen thuộc với việc cán bộ dự án đến từng nhà trong diện mục tiêu để tham vấn họ và ghi chép. Hầu hết các hộ đều hợp tác và thẳng thắn nhưng nhiều hộ có xu hướng than phiền để thu hút sự chú ý và xin them hỗ trợ của dự án. Khi được hỏi về mức độ hài lòng thỏa mãn trong suốt quá trình TĐC, các câu trả lời phần lớn dựa vào trạng thái tinh thần của người được hỏi, trạng thái này không nhất quán và có thể do thành kiến. Mặt khác, có nhiều người trong gia đình cùng tham gia vào cuộc phỏng vấn và ý kiến của họ khác nhau, đôi khi trái ngược nhau. Khảo sát và thu thập dữ liệu vì vậy đành có khuynh hướng lấy thông tin từ chủ hộ hay người có ảnh hưởng nhất của hộ dân. Nhiều thông tin được kiểm tra chéo với cán bộ dự án, chính quyền và cộng đồng có liên quan. Thu thập dữ liệu của tác động dự án về củng cố thể chế chỉ được thực hiện qua các cuộc phỏng vấn cá nhân, quan sát, thông tin cộng đồng và ghi chép trong các cuộc họp với chính quyền địa phương có liên quan, thay vì sử dụng một bản câu hỏi. Qua nhiều tháng giám sát, các vấn đề đáng quan tâm được đề cập một cách tự nhiên đến những đương sự để khơi gợi phản ứng và nhận thức của họ, những điều này được tư vấn ghi chú lại theo cách tự nhiên, tránh gây lo lắng vì những người có chức trách thường không thích tên họ với những phát biểu chỉ trích được viết trong một tài liệu tham khảo chính thức. Bản khảo sát cơ sở về tác động TĐC do tư vấn thiết kế bằng tiếng Anh, được thảo luận với BQLDA kỹ càng để đảm bảo có sự thông hiểu về mọi vấn đề và ngụ ý. Bản câu hỏi được thiết kế chi tiết và theo định dạng ô bảng để tư vấn có thể độc lập thực hiện các phỏng vấn sâu với sự có mặt giới hạn của nhân viên dự án và chính quyền địa phương. Bản câu hỏi có thể hơi phức tạp đốI với nhân viên dự án và người được phỏng vấn. Bản câu hỏi được dịch sang tiếng Việt để người địa phương có thể hiểu được nội dung. Sau khi thu thập dữ liệu, thông tin lại được dịch sang tiếng Anh. Trong suốt quá trình này, có nhiều chỗ thông tin được dịch ra có thể bị hiểu qua thiên kiến xét về mặt kỹ thuật và về quan điểm cá nhân.

Page 10: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN

6

I. MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN: Việc giám sát được thực hiện tại các khu vực dự án P.11 Q.6 và P.BHHA Q.BT liên quan đến những dự án thí điểm sau:

• Dự án thí điểm nâng cấp đô thị cho nhà có thu nhập thấp (tại P.11 Q.6) • Dự án thí điểm TĐC chung cư Lò Gốm (tại P.11, Q.6) • Dự án thí điểm khu TĐC (tại P.BHHA, Q.BT) • Hỗ trợ kinh tế xã hội cho TĐC (tại P.11 Q.6 và tại P.BHHA Q.BT)

I.1 KHU VỰC DỰ ÁN P.11 Q.6 Khu vực dự án này triển khai tại P.11 Q.6 Tp. HCM Việt Nam. Cả khu vực bao quanh bởi những khu phố dân cư đông đúc gồm dân lao động thu nhập thấp, nghề tự do, trình độ học vấn thấp, nhiều tệ nạn xã hội với các nhóm tội phạm như mãi dâm, mua bán ma tuý, hút chích trong giới thanh thiếu niên, trộm cướp, chửi bới nhau hàng ngày vì nhiều lí do. Một khảo sát trước đây của dự án cho biết nói chung dân ở P.11 Q.6 đã sống và làm việc lâu năm tại khu vực chủ yếu với những nghề lao động giản đơn. Người dân cũng rất nghèo và chịu nhiều tệ nạn xã hội nổi cộm như hút chích và mãi dâm. Điều kiện nhà ở đặc biệt tồi tệ, ở gần và sống ngay trên mặt kênh rạch. Khu vực có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu vào tháng 6 và kéo dài đến tận tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4; lượng mưa trung bình hàng năm là 1,949mm còn nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C, độ ẩm không khí trung bình là 79,5% (tham khảo của cả Tp HCM). TÌNH TRẠNG MÔI TRƯỜNG Khu vực dự án thực hiện tại những lưu vực kênh THLG bị ô nhiễm, đã lâu bị sử dụng thái quá làm nơi chứa nước thải, rác thải, đi vệ sinh và thậm chí là tuyến giao thông cho các thuyền ghe nhỏ chở hàng hoá và vật phẩm. Nhà vệ sinh và thói quen đi vệ sinh Khoảng 90% người TĐC cho biết là họ đã từng sử dụng “nhà cầu trên mặt nước” trước khi được TĐC. Theo quan sát thực tế, loại nhà vệ sinh này được xây dựng trên mặt nước (tại đây thì trên mặt kênh rạch, vùng trũng hoặc ao). Chỗ đi cầu chỉ làm sơ sài với hai thanh nhỏ để đặt chân. Nhà cầu này cao trên mặt nước khoảng 1-2m để phân rơi thẳng trực tiếp xuống mặt nước. Cửa nhà cầu chỉ cao khoảng 1m, đủ để người khác biết nó đang có người bên trong hay không. Cấu trúc nhà vệ sinh được dựng sơ sài từ các vật liệu cũ, chủ yếu là các thanh gỗ. Chủ nhà làm cầu tiêu và cho phép hàng xóm sử dụng. Chủ nhà là người phải dọn dẹp và duy tu nhà vệ sinh. Hầu hết người được phỏng vấn than phiền về loại cầu tiêu này không sạch, hôi, phải sửa chữa cùng với ngôi nhà. Buổi tối và đặc biệt khi không có đèn sáng, người ta ít vào nhà vệ sinh vì kém an toàn do cấu trúc sơ sài và do muỗi. Trẻ con thường bắt đầu sử dụng nhà cầu này vào khoảng tuổi lên 5 và lớn hơn với sự khuyến khích của cha mẹ. Cho trẻ nhỏ hơn thì họ sử dụng bô và sau đó đổ bô vào cầu tiêu nói trên. Muỗi rất nhiều, cắn cả ngày lẫn đêm nhưng sốt xuất huyết và sốt rét không bị nhiều, rất hiếm, chỉ có 2 đến 3 trường hợp được Hội Chữ thập đỏ của phường báo cáo lại và chuyển lên tuyến chăm sóc y tế huyện. Người dân địa phương có hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh sốt rét và mùng chống muỗi được sử dụng vào ban tối tại tất cả các hộ dân.

Page 11: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN

7

Thói quen đổ rác Trước khi dịch vụ thu rác tư nhân được dự án giới thiệu, có đến 90% số hộ ném rác thải vào kênh hay ruộng. Có khoảng một phần ba hộ TĐC vẫn vứt rác vào kênh hoặc ao gần nhà vào thời điểm họ giao đất và nhà để thực hiện TĐC. Nhiều hộ đề cập lí do không trả tiền thu rác vì dịch vụ thu rác bất tiện, quá ít hộ sử dụng nên cuối cùng ở một số hộ dân họ thôi trả tiền thu rác và người ta quay trở lại thói quen quẳng rác vào kênh. Trong khu vực NCĐT, theo khảo sát, cả hai Khu phố 1 và 2 từng bị ngập rác rưởi và đường hẻm lầy lội dơ bẩn trước khi có dự án vì một số lớn hộ dân không muốn trả hàng tháng 7000đ cho dịch vụ thu rác. TÌNH TRẠNG NHÀ Ở Vì xây dựng quanh kênh rạch, khu vực nhà ở này đã từ lâu bị ngập thường kỳ vào suốt mùa mưa, đặc biệt trong suốt những tháng từ tháng 9 đến tháng 1 với triều cường hàng ngày buổi sáng từ 5h đến 7h, buổi chiều từ 5h đến 9h. Vì vậy, hơn 40% hộ dân hoàn toàn hay một phần xây nhà ổ chuột trên các đà cột bằng gỗ hay bêtông, mái lợp bằng tấm tôn hoặc giấy dầu, tường bằng các vật liệu tái sử dụng đã cũ. Một số hộ không sống trực tiếp trên kênh rạch thì có thể tránh ngập nhà khi bình thường, nhưng khi triều cường dâng cao, đôi khi lên đến 60 – 70cm thì mọi nơi đều ngập. Vì vậy, người dân sống trong vùng ngập này phải học thuộc lòng giờ nước lên để chuẩn bị tránh cho đồ đạc bị ướt, trôi mất và để chuẩn bị cho gia đình và trẻ em tránh những tác nhân nguy hiểm như rắn, trùn, chuột, muỗi và rác theo nước ngập vào nhà. Với các hoạt đông bình thường như ngủ, ăn, học bài, v.v.. họ phải tìm những nơi cao ráo hơn trong nhà như trên giường, trên gác. Mùng chống muỗi thậm chí còn phải sử dụng cả vào ban ngày. Nỗi cực nhọc phải lau rửa nhà thường xuyên và chi phí sửa chữa nhà cửa hàng năm bao gồm thay mái giấy dầu, tường tôn thiếc, đà cột nền là quá sức đối với nhiều hộ dân. Những khó khăn về tài chính với nợ lãi cao đã ngốn bớt thu nhập ít ỏi của một số đông gia đình có thu nhập thấp trong thành phần dân chịu ảnh hưởng bởi dự án. Trên hết, việc giảm cấp môi trường nghiêm trọng và nhà ổ chuột thành thị luộm thuộm do các hoạt động của người dân dọc theo kênh là không thể chấp nhận trong tổng thể phát triển về lâu dài của thành phố. Nói thêm là trước TĐC các hộ dân chỉ có giấy tờ chủ quyền nhà đến cấp tổ trưởng hay khá phổ biến chỉ là hợp đồng mua bán không có công chứng giữa người mua và chủ trước. Nếu các hộ dân là người đến cư ngụ đầu tiên thì họ cũng chỉ có giấy chứng nhận cư trú qua các năm cấp bởi các cấp chính quyền địa phương qua các thời kỳ. Cấp nước và điện Trước di dời, qua việc khảo sát các đối tượng vay vốn xây dựng của CEP, tư vấn đã đến gặp những hộ sắp di dời lúc đó đang vẫn sống dọc theo kênh. Quan sát khi đi quanh khu vực thấy những hệ thống máng được lắp để hứng nước mưa từ mái nhà và trữ nước mưa trong những chum vại bằng gốm rất to hoặc trong bất cứ thứ gì có sẵn để tiết kiệm bớt chi phí mua nước trong suốt mùa mưa. Nước sử dụng chủ yếu cho ăn uống và sử dụng trong gia đình thì phải xách, câu từ những điểm nước ở xa, theo lời thuật lại của rất nhiều người. Việc sử dụng nước rất eo hẹp, chỉ cho những nhu cầu căn bản tối thiểu của gia đình, có thể được minh chứng qua nhiều câu chuyện kể phong phú của cả đàn ông và đàn bà. Đã có nhiều tranh chấp cãi cọ giữa những dân nghèo khi họ phải vật lộn mỗi ngày để có nước. Người ta kể lại có nhiều năm, ngay cả trong đêm giao thừa của Tết cổ truyền

Page 12: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN

8

vẫn có số đông người nghèo đứng chờ chen chúc trước những điểm lấy nước vì họ không muốn nhà mình thiếu nước trong ngày đầu tiên của năm mới. Một bà trung niên cho biết trước đây bà từng kiếm sống bằng nghề gánh nước thuê, mỗi ngày làm rất cực gánh được khoảng 100 đôi thùng nước đầy, tính tương đương là 4m3

nước, gây ra cho bà chứng đau nhức xương khớp trong hiện tại. Người ta cũng nói là dân không dám nghĩ là sẽ có lắp đặt đường cấp nước dù là trong mơ. Thay vì đó, một số người đành chọn cách câu nước bán từ vài hộ có đồng hồ nước chính thức với giá đến gấp 10 lần cao hơn giá nhà nước. Bắt đầu thì người câu cũng phải chịu them chi phí hơn 400.000đ lắp đặt một bơm và đồng hồ nước phụ. Có một vài hộ cho câu có khả năng tài chính lắp đồng hồ nước chính thì kinh doanh rất có lợi nhuận từ việc bán nước câu lại. Theo báo cáo của cộng đồng, có vài người còn xây được cả nhà lầu và trở thành giàu có nhờ cho câu nước. Một hộ chứa nước trong hai hồ xi-măng lớn trong nhà để cho câu lại, không thấy có biện pháp vệ sinh tại các điểm nước này. Một điểm bán nước như vậy đủ cho câu lại khoảng 5 – 10 gia đình sống gần đó. Vài hộ bán nước cho câu lại sử dụng bơm không đủ mạnh cho nhu cầu của nhiều người đang chờ nước chỉ sống cách đó có vài mét, các chủ nước cho câu này cũng bán nước đựng trong thùng và đẩy về nhà bằng xe đẩy nhỏ quanh các khu phố trong bán kính khoảng 250m tại khu vực dự án. Từ những năm 1990, nhà nước ngưng cung cấp những vòi nước công cộng miễn phí gần khu vực, còn nước kênh thì đã bị ô nhiễm nặng nề. Trước TĐC, có ba hộ dân chuyên cho câu bán lại nước và 41 hộ có đồng hồ điện chính vừa sử dụng cho gia đình vừa cho các hộ khác câu lại thu lợi nhuận. Phân tích từ kết quả bản khảo sát, có thể kết luận rằng mức nước sử dụng trước khi có dự án là khoảng hơn kém 1 – 2m3 /người/tháng. Vì cư dân ở đây biết thực tế rằng nước câu/mua đắt đỏ và khó khăn, nước được xem là thiết yếu giá trị nhất mà người ta sử dụng rất căn cơ tiết kiệm. Những hộ dân nói rằng không đủ nước đề dùng thì do những khó khăn sau:

1.Thiếu vật để đựng hay chỗ chứa vì nhà họ nhỏ, chật chội. 2.Quá đông người cùng sử dụng một nguồn cung cấp. 3.Khoảng cách đến điểm mua nước xa hoặc áp lực nước yếu.

Một khó khăn khác là ban ngày có nước rất cực bởi vì áp lực nước yếu, họ phải thức khuya lo nước cho gia đình mỗi ngày hoặc khi cúp điện. Một số không có thời gian để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Trước TĐC và NCĐC, người dân ít thực hành rửa tay sau khi đi vệ sinh vì nhiều lí do như nhà vệ sinh trên kênh thiếu tiện nghi vòi nước, nước thì đắt và khó câu về. Nước mua lại qua ống nhựa, xe đẩy thùng nước về nhà, do đó vòi nước chảy rất giới hạn ở các hộ dân. Đa số họ đánh răng, tắm, rửa mặt sớm vào buổi sáng hoặc sau khi đi làm về hoặc trước khi đi ngủ bằng nước đựng trong các thùng thau nhựa hay chum vại. Lau rửa những vật đựng này rất mệt nên có thể thấy nhiều cặn bẩn nhiễm trong nước. Rửa tay sau khi đi vệ sinh rất sơ sài với ít nước, nước cho vệ sinh rất giới hạn ở tất cả các hộ dân. CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI Trong khu vực dự án, nghề tự do rất phổ biến. Những nghề bán dạo đồ ăn uống, vé số, thuốc lá rất thông thường. Cũng có khi một số hộ dân sử dụng phía trước nhà họ làm chỗ

Page 13: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN

9

mua bán thức ăn, đồ tạp hoá hay làm những nghề linh tinh như lột tỏi, dập chi tiết sắt nhỏ, làm móng tay và may sửa quần áo; cũng có trong khu vực một số hộ sản xuất nhỏ tại nhà như chế biến da bì gây ô nhiễm do chất thải hữu cơ, cũng như hàn cắt sắt hoặc tái chế phế liệu gây ồn, bụi. Chạy xe ôm, xích lô, xe ba gác, bốc xếp là nghề kiếm sống cho một số đàn ông không có kỹ năng. Cũng có cả công nhân có thu nhập thấp trong các nhà máy xí nghiệp hay cơ sở sản xuất tư nhân. Chỗ cho người đi bộ và hẻm được chiếm dụng khắp nơi để mua bán mặc dù đã có quy định cấm từ chính quyền địa phương. Tình trạng thường trú Các lý do di cư đến Tp.HCM và đến sống tại khu vực dự án đối vối đa số người trong các hộ dân bao gồm: lo được cuộc sống phát triển ngay cạnh bờ kênh rạch, do chiến tranh chạy loạn xa khỏi nông thôn, đã sống từ nhỏ với ba mẹ, kiếm sống, tái định cư, đoàn tụ gia đình và ra riêng sau khi lập gia đình. Trong cộng đồng dân TĐC, có khoảng 20% hộ người Hoa, có 2 hộ người Khơme. Liên quan đến đăng kí hộ khẩu, chưa đến 10% KT1 (được gọi là thường trú tại địa chỉ nhà đăng kí), khoảng 50% KT2 (là những người có hộ khẩu ở Tp.HCM nhưng đang sống tại một địa chỉ khác với địa chỉ đăng kí trong hộ khẩu nhưng vẫn thuộc địa bàn Tp.HCM), có hơn 30% có hộ khẩu KT3 (được xem là dân nhập cư từ tỉnh đến sống tại Tp.HCM và có được phép tạm trú lâu dài), khoảng 10% là hộ khẩu KT4 (là những người chỉ có phép cư trú tạm thời). Giáo dục và chăm sóc y tế Bỏ học ở các cấp phổ thông rất phổ biến trong dân số chịu ảnh hưởng của dự án. Trong nhiều gia đình nghèo, giáo dục phổ thông là quá trình tốn kém họ không lo nổi, thậm chí chỉ đến cấp 2. Trong thực tế khảo sát, hầu hết các hộ dân đều có con em nghỉ học ở các lớp khác nhau, chủ yếu là bỏ học ở cấp I hoặc cấp II vì nhiều lý do khác nhau, chủ yếu do nghèo và phải phụ giúp cha mẹ kiếm sống. Trong số 242 người dân chịu ảnh hưởng di dời được khảo sát về mức độ hoàn tất giáo dục phổ thông, bao gồm cả số đã nghỉ học. Phần trăm số dân tại các mức trình độ văn hoá cho thấy tình trạng giáo dục yếu kém của cộng đồng dân tại khu vực dự án: *Đại học: chỉ có 1 người tốt nghiệp đại học (0.4%); Hiện tại có 4 sinh viên đại học là con em các gia đình TĐC. *Trung học cấp III: 19 (7,8%) *Trung học cấp II: 82 (33,9%) *Tiểu học: 115 (47,5%) *Chỉ biết đọc và viết: 3 (1,2%) *Hoàn toàn không biết đọc, viết tiếng Việt: 22 (9,1%) Giáo dục yếu chính là một trong những khó khăn thực tế cho người dân, làm hạn chế khả năng thông hiểu rõ ràng về các thông báo và tài liệu giấy tờ của dự án. Theo các cán bộ Chữ thập đỏ P.11 Q.6, tiện nghi cơ sở tại địa phương cho chăm sóc y tế vẫn còn hạn chế. Các trường hợp sốt rét hoặc sốt xuất huyết sẽ phải chuyển đi tuyến y tế trên, chủ yếu là các bệnh viện huyện. Các chương trình tiêm chủng miễn phí của chính

Page 14: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN

10

phủ cho trẻ em được thông báo đến từng tất cả hộ dân. Kế hoạch hóa gia đình được thực hiện có sự phối hợp với các hoạt động phong trào của HPN. Trong số 2/3 tổng số hộ bị ảnh hưởng TĐC, 35 hộ nhận đền bù cho một phần đất bị thu hồi (họ sữa chữa nhà trên phần đất còn lại để tiếp tục ở lại nên không cần phải di dời); 178 hộ phải TĐC tại các chổ ở mới. Dự án di dời các hộ này chịu ảnh hường theo các nhóm riêng biệt sau:

1. 72 hộ chịu ảnh hưởng (khoảng 450 người) được di dời vào chung cư giai đoạn I TĐC trong các lô B1, A1, A2 của chung cư Lò Gốm ngay bên cạnh một chợ Lò Gốm nhỏ. Chợ Lò Gốm này và các khu vực công cộng khác được xây dựng nhằm phục hồi sinh kế cho các hộ bị mắc nợ mua nhà/nền đất TĐC, có hai công trình xây dựng ngay bên cạnh con kênh đang được cải thiện, kênh này vẫn sẽ được sử dụng cho các ghe thuyền nhỏ lên xuống theo các hoạt động của ngôi chợ. Có hai hộ sẽ TĐC Giai đọan 2 theo Dự án NCĐT của Ngân Hàng Thế Giới. Các hộ này ban đầu dự tính lấy chung cư, nhưng họ bốc thăm trượt chung cư Giai đoạn 1 và từ chối chọn nền đất ở P.BHHA (Có 79 hộ đăng ký bốc thăm cho 72 căn hộ chung cư, 5 trong số 7 hộ trượt đã đồng ý mua nền đất để thay vào)

2. 53 hộ chịu ảnh hưởng (khoảng 300 người) từ P.11 Q.6 được bố trí vào các lô B,C,D đã có cơ sở hạ tầng tạI P.BHHA Q.BT. Họ xây nhà mới và làm quen với những điều kiện sống của địa phương mới.

3. 51 hộ chịu ảnh hưởng (khoảng 300 người) nhận tiềm mặt đền bù đi tự lo TĐC, một số mua đất và xây nhà tại huyện Bình Chánh. NXH và dân dự án đến thăm viếng họ để nắm được nơi di dời của họ cho công tác giám sát và lượng giá sau đó.

Trong khu vực NCĐT, có 166 hộ hưởng lợi của dự án NCĐT, 148 hộ sống tại Khu phố 1 và 18 hộ sống tại Khu phố 2. I.2. KHU VỰC P. BHHA Q. BT: Khu phân lô TĐC được tạo lập từ một hồ sen rất lớn gần con kênh Nước Đen có vị trí tại P.BHHA Q.BT. Hồ này là nguồn sinh kế của một số lớn người dân sống trong khu vực, đặc biệt cho các nghề có liên quan đến câu bắt cá và trồng sen. Những nghề nông khác cũng đã từng có ở đây là chăn nuôi (heo, gà, vịt) và nuôi bắt cá quy mô nhỏ tại hồ sen. Hiện tại, vẫn thấy có một số hộ chung quanh trồng hoa màu trong những mảnh vườn nhỏ. Trong những tháng mưa, hồ cũng đóng vai trò quan trọng làm nơi thoát nước thiên nhiên cho hàng trăm nhà dân quanh khu vực. Tuy nhiên, đây là một khu vực kém phát triển về cơ sở hạ tầng, điện, cấp nước, nhà đất có giá trị thương mại thấp vì bị hạn chế cấp chủ quyền nhà đất cộng thêm với tình trạng đăng ký nhân hộ khẩu, nhập cư phức tạp và có đủ các loại tệ nạn xã hội. Thiệt hại liên quan đến môi trường do mất hồ sen rất đáng kể đối với khu vực, gây ra các tác động về sinh thái khi phải thu hồi đất hoặc cho dự án. Trước đó hồ sen đóng một vai trò phụ quan trọng là điều tiết thoát nước mưa cho các nhà xung quanh. Cũng có mất mát

Page 15: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN

11

TĐC như mất thu nhập nông nghiệp từ hồ sen, mất nguồn bắt cá cho dân địa phương tại P.BHHA, những nguồn thu cải thiện đời sống và thu hoạch từ đất bị thu hồi cho thực hiện dự án. Dự án TĐC-xây dựng có thi công đào đất và làm đường chắc chắn gây ra những vấn đề lien quan đến cơ sở hạ tầng như:

1. Ngập lụt do nước đọng, đặc biệt trong mùa mưa; 2. Cao trình của khu phân lô TĐC đã gây ra sự khác biệt quá mức và không hài

hoà giữa hai hình ảnh, một bên thì là những nhà TĐC “xa hoa” mới xây và ngay bên kia là nhà ở bị ngập lụt thảm hại, tạo ra “tâm lý ghen tức” trong cộng đồng dân địa phương tiếp nhận TĐC.

Các khu phố từ 1 đến 17 được xem là cộng đồng dân tiếp nhận TĐC. Trong số này, dân số mục tiêu là hơn 200 hộ dân sống tại Khu phố 7 với 11 tổ dân phố bị ngập lụt, các tổ bị nặng nhất là 151, 152, 153, 154 vớI 168 hộ bị ảnh hưởng, trong đó có 138 nhà ngập và 30 lô đất trống. Các nhà này được quan tâm đặc biệt vì bị ngập nghiêm trọng do cao trình của khu phân lô TĐC. Theo báo cáo, trước khi triển khai dự án thì nước bề mặt sau khi mưa có thể nhanh chóng thoát ra hồ sen. Vì hồ này bị xoá sổ từ mùa mưa năm trước 2004, ngập lụt gây bất tiện nghiêm trọng cho khu vực bị ảnh hưởng. Tổ dân phố 154 cũng ngập lụt nặng nề, tuy nhiên, tổ này có nhiều hộ nhà được trở thành mặt tiền thông với hẻm lớn do dự án xây và 8 nhà ở phía trong đã đồng ý đóng góp làm hẻm trong năm ngoái 2004 chỉ một tháng ngay sau những trận mưa ngập đầu tiên của năm 2004. Trong suốt mùa mưa 2005, ước tính phải nâng hẻm cấp tốc cho 300m2 hẻm ở các tổ dân phố 151, 152, 153 trước khi phát vốn sửa nhà và thực hiện được các hoạt động cải thiện kế tiếp. Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng khác mà dân địa phương quan tâm là sửa chữa nhà ngập lụt. Rất nhiều nhà nền bị thấp hẳn xuống hơn 1m so với các lô nhà TĐC của dự án. Kết quả là nước từ những trận mưa xốI xả trong mùa từ tháng 6/2005 đến tháng 1/2006 chảy tụ vào chỗ thấp và gây ngập những nhà vốn đã xây ọp ẹp. Trong các tổ dân phố được đề cập trên thì tình trạng ngập còn tệ hơn nữa. Mùa mưa 2005 là năm thứ hai rất nhiều hộ khổ sở vô cùng vì các vấn đề liên quan đến ngập/nước đọng cả bên ngoài và ở trong nhà như mùi hôi, côn trùng có hại, nhà cửa lộn xộn và bị hủy hoại, nhà vệ sinh không sử dụng được, có chuột, muỗi và rác rưởi tràn lan. Người dân của hơn 150 hộ trong các tổ 151, 152, 153 có tình trạng nhà ngập bi đát hơn, họ sống với môi trường trong nhà ngập lụt và ô nhiễm rất nghiêm trọng. Năm ngoái, hơn hai mươi nhà đã tự lo chi phí sửa nhà như nâng nền, gác, mái. Tuy nhiên, vẫn còn hơn một trăm nhà mà chủ nhà không thể có hay xoay sở được từ bất kỳ nguồn tín dụng chính thức nào. Vì họ không thể gánh nổi lãi suất cao đến mức 20%-30%/tháng với góp hàng ngày nếu vay nặng lãi, họ đành chịu tiếp tục chờ đợi và sống trong một tình cảnh rất rủI ro. Những bức xúc này gây ra quá nhiều căng thẳng hàng ngày đến nỗi đã có một tá hộ không có khả năng sửa nhà đã quyết định đi thuê nơi khác để ở mặc cho căn nhà bị ngập

Page 16: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN

12

có cho thuê được hay không. Đã có nhiều khiếu nại được gởi lên các cấp chính quyền đòi kiện dự án về những tổn thất này. Trong năm 2005, nhân viên dự án đã phối hợp với chính quyền địa phương và các đối tác có liên quan để giúp khu vực với các biện pháp khắc phục hậu quả như sau: 1. Nâng hẻm: Công tác nâng hẻm đã hoàn thành vào tháng 9/2005 với sự đóng góp ngày công và tiền mặt huy động được từ hơn 120 hộ dân có liên quan từ các tổ dân phố bị ngập nặng nhất là 151, 152, 153, 154. MỗI hộ đóng góp VND440,000 cộng thêm ít nhất một ngày công tương đương VND40,000/ngày công. Nhân viên kỹ thuật của dự án cung cấp những trợ giúp cần thiết cho công nhân nâng hẻm cho đến khi công việc hoàn thành. Vốn vay sửa chữa nhà: Dự án cung cấp cho dân bị ảnh hưởng vốn vay từ Quỹ Quay Vòng BTC do CEP quản lý. Vốn vay có thời hạn 3 năm, cỡ vay tối đa 10 triệu đồng. Đã có 42 hộ được phát vay đợt đầu tiên để nâng nền, gác, mái đang bị xuống cấp và bất tiện nghiêm trọng cho họ do việc thực hiện xây khu phân lô TĐC. Ưu tiên xem xét những hộ vẫn chưa có khả năng sửa nhà, đặc biệt những nhà khổ sở trong mùa mưa. Theo UBND phường và khảo sát của CEP về đánh giá nhu cầu tín dụng thực hiện vào ngày 16-17/12/2005 cho 200 hộ của các khu phố 6,7,8,9. Các khu phố này cũng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng, giáp với Khu phố 7, có hơn 200 hộ bị thấp nền và đang xin được giúp đỡ vay vốn sửa chữa nhà. Tuy nhiên, đợt phát vay đầu tiên nhanh chóng thực hiện trong tháng 10/2005 để đưa tín dụng giảI quyết nhu cầu sửa chữa nhà khẩn cấp cho những hộ bị nặng nhất tạI Khu phố 7. Sau đó vào đầu năm 2006, vốn cho vay sửa chữa nhà sẽ phát cho khoảng 60-70 hộ nữa cũng trong Khu phố 7. Hy vọng là khi quỹ này được xoay vòng từ tiền góp trả của người vay, số người hưởng lợi sẽ dần gia tăng trong các đợt phát vay sau cho cả khu vực. Ngoài khu vực NCĐT, có 10 hộ TĐC tạI chỗ là những hộ đã từng sống trong khu vực thi công của dự án tại P.BHHA Q.BT cũng được bố trí di dời vào các lô E, F trong khu phân lô. Vậy là họ vẫn được sống quanh khu vực cũ và đã xây nhà mới trong lô đất TĐC. Một cơ sở hạ tầng về giáo dục là Trường Tiểu học Bình Long có sân chơi và vườn rộng tọa lạc kế bên khu phân lô. Khu vực này đang chuyển biến thành một nơi TĐC có tổ chức.

Page 17: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC

14

II. TÁC ĐỘNG TĐC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN CHỊU ẢNH HƯỞNG DỰ ÁN:

II.1. MÔI TRƯỜNG Như đã đề cập ở trên, có các chỉ số đặc biệt để đo lường tác động của dự án lên môi trường sống của người dân. Trong thực tế, các điều kiện vệ sinh của họ cũng phụ thuộc chặt chẽ vào việc nâng cấp môi trường với cơ sở hạ tầng tốt hơn. II.1.1. Cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và vệ sinh nhà ở được nâng cấp Với tiện nghi cơ sở hạ tầng cho các gia đình TĐC, tác động về việc tạo thuận tiện và khả năng cho cộng đồng đựợc hưởng thụ cơ sở hạ tầng vệ sinh môi trường công cộng như đường nội bộ, hẻm, cống thải, cấp nước sạch tốt hơn trong quá trình thi công dự án. Những hệ thống cống thải được xây dựng mới cho khu chung cư, khu TĐC cùng với đường hẻm mở rộng đang hoạt động phục vụ người dân. Họ cho biết rằng sự tiến bộ đang diễn ra, vệ sinh cải thiện hơn dù công việc xây dựng chưa hoàn tất. Nói chung tại các khu vực dự án, nước thải từ các sinh hoạt hàng ngày của người dân đã được kiểm soát đàng hoàng. Khi được hỏi rằng tiện nghi vệ sinh mà hộ dân đang sử dụng có tốt hơn trước đây không, hầu hết người dân từ cả hai khu vực TĐC đều nghĩ là tốt hơn. Đối với những người nói “cũng vậy” hoặc “không” thì họ giải thích rằng họ quen với tình trạng ô nhiễm của kênh rạch bởi vì họ ở đó đã nhiều năm (?!). Các gia đình TĐC tại chung cư, phân nền tự xây đồng ý rằng họ bây giờ có môi trường mới sạch sẽ hơn. Ít nhất có mười hộ dân nói rằng họ sẽ không thể chịu đựng nổi mùi hôi và sự bẩn thỉu từ kênh rạch và tác nhân ô nhiễm như trước đây. Về vấn đề vệ sinh trong nhà, hầu hết người dân cho rằng họ đang sống trong nhà mới có tiện nghi vệ sinh tốt hơn trước đây. II.1.2. Các vấn đề ô nhiễm giảm bớt (tình trạng kênh và ngập lụt được cảI thiện, có quản lý rác thảI rắn, giảm sản xuất ô nhiễm), môi trường sống sạch hơn (ít xả rác và nước đọng) Dịch vụ thu rác thải đã hoạt động ở chung cư và khu TĐC cho tất cả các hộ. Hợp đồng giữa dịch vụ tư nhân và các hộ dân được triển khai với sự giúp đỡ ban đầu của BQLDA415 và sự tiếp quản theo dõi giám sát của chính quyền địa phương. Hiện tại, 100% hộ TĐC chung cư, 98% hộ TĐC xây nhà đang sử dụng dịch vụ thu rác với phí tương ứng là 8.000đ và 10.000đ. Tuy nhiên, có một vài vấn đề nhỏ cần quan tâm để quản lý rác thải công cộng một cách bền vững:

1. Thùng rác công cộng phải đàng hoàng: Nói chung, tất cả thùng rác công cộng đều không được lau dọn sạch sẽ, trông rất nhếch nhác. TạI chung cư thậm chí 2 trong số 3 thùng rác công cộng có nắp bị lấy cắp đi trong suốt nhiều tháng mùa mưa làm nước rơi vào đọng lạI bên trong gây mùi rất hôi và làm chỗ sinh sản của ruồI muỗi côn trùng. Tại khu TĐC ở P.BHHA còn chưa có thùng rác công cộng mà

Page 18: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC

15

dịch vụ thu rác cứ hai ngày mới đến thu rác. Thùng rác công cộng còn không thấy có trong trường tiểu học mới xây. .

2. Dân TĐC chung cư than phiền rằng họ phải mang rác bỏ vào thùng rác công cộng, không như trước đây. Dịch vụ thu rác hiện tại cũng không thuận tiện cho người dân, vì không có thùng rác công cộng và thu rác không có giờ giấc cố định, khiến cho người dân TĐC phải ráng chờ công nhân thu rác đến lấy rác, nếu không thì dân phải đặt các bao ni lông đựng rác trước nhà chờ thu gom và điều này không tốt cho môi trường, vệ sinh và cảnh quan khu vực.

Sau khi di dời đến các khu vực TĐC thì dân hết chịu cảnh ngập lụt thường xuyên (vớI những vấn đề đi kèm như đề cập trước đó gây trở ngạI cho sinh hoạt hàng ngày). Trong suốt năm đầu tiên sau di dời, các hộ TĐC chung cư và TĐC nền tự xây vẫn còn chưa có toàn bộ khu vực vớI đường đi trơn tru bởI vì công việc xây dựng còn dang dở của dự án. Con kênh đang trong quá trình được cải thiện với việc kè bờ và tráng đường, nhưng còn rác, màu nước đen kịt và mùi hôi từ nước kênh chưa có gì thay đổi, vẫn giống hệt như trước. Hiện tại, không có loại hình sản xuất gây ô nhiễm nào như làm da bì được cho phép hoạt động tại cả hai khu vực TĐC. Trong tương lai không xa, khi Chợ Lò Gốm vận hành, việc cấm tất cả các hình thức sản xuất gây ô nhiễm về mùi hôi, bụi, bẩn, tiếng ồn, ô nhiễm nước đều phải triệt để áp dụng. Xây chợ cho khu vực dễ tạo ra tác động về môi trường cho khu dân cư. Những xuồng ghe nhỏ và vận chuyển hang hoá sẽ lai vãng hàng ngày và đêm đến khu chung cư. Dầu máy, rác thải rắn có thể lại bị những người sử dụng các loạI phương tiện này lén lút vứt xuống nước mà không có ai kiểm soát. Môi trường sống đã được cải thiện và tốt hơn so với tình trạng trước đó lúc người dân còn sống dọc theo khúc kênh ô nhiễm tạI P.11 Q.6. Khu vực TĐC sống giờ đây không có mùi hôi thường trực, ngay cạnh mặt nước đen kịt, có phân thải của người và súc vật, đủ mọi loại rác, các tác nhân chung quanh gây hại sức khỏe và bất an. Nhiều hộ cho biết là giờ đây họ có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc thay vì phải lau rửa và phòng thủ nhà cửa đồ đạc tránh ngập lụt triều cường của kênh như trước đây. Tuy nhiên, qua việc đi thăm viếng quan sát khu vực và ý kiến từ các gia đình, vẫn còn một số vấn đề đang gây tác động tiêu cực: Chung cư Lò Gốm:

1. Khu vực dự án vẫn đang trong quá trình xây dựng nên đất đá, vật liệu xây dựng làm khu vực bị nhếch nhác. Do việc xây dựng này, ô nhiễm không khí do bụi, khói, tiếng ồn từ máy móc và đất đá rơi đổ ngày và đêm gây phiền toái. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 gây cảnh lầy lội, tắc nghẽn đi lại cho khu vực. Người dân than phiền rằng các nhà thầu không quan tâm tạo lối đi ra vào cho dân chung cư. Nước đọng tại các đường đi chưa tráng nhựa đường sau các cơn mưa thấy ở khắp nơi của chung cư. Các vũng nước đọng này trở thành nơi sinh sản cho muỗi, ngay cả trong mùa khô đến tận tháng 12 năm 2005 khi việc lắp các cột đèn công cộng và láng nền xi măng cho công viên nhỏ khởi công.

2. Chó nuôi ở các hộ chung cư xả phân thải rải rác trong khu vực.

Page 19: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC

16

3. Mùi hôi từ hai thùng rác công cộng không được che đậy (nắp bị trộm lấy đi bán ve chai phế liệu)

4. Rác thải rắn bị vứt bỏ vô ý thức do người lớn, trẻ em và những người sống tầng trên, khách qua lại chung cư từ khu vực lân cận. Rác thải rắn có thể thấy khắp nơi trong chung cư.

Khu TĐC P.BHHA Q.BT:

1. Có trạm rác ở P.BHHA gần đó gây mùi rất hôi cho khu vực TĐC dự án, đặc biệt vào buổi chiều hoặc sau khi mưa. Theo báo cáo lại và tư vấn cũng thực tế chịu đựng vấn đề, mùi hôi này thậm chí còn tệ hơn mùi của kênh bị ô nhiễm mặc dù không ngửi thấy thường trực! Khi mùi hôi bốc lên, nhiều người dân phải đóng cửa nhà để tránh bị mùi hôi làm nhức đầu.

2. Các than phiền gia tăng về phân chó: Có một bà TĐC nuôi đến 5-6 con chó đem từ nơi ở cũ sang, có 3 hộ khác cũng có chó.

3. Nhiều ngườI gây ồn vào sáng sớm, nói chuyện cười đùa ầm ỹ khi tập thể dục quanh khu TĐC. Thể dục thì tốt cho dân, song tiếng ồn thì không hay cho những ai không thể thức dậy sớm như thế.

4. Khu vực lân cận vẫn đầy bùn lầy, thực tế gây rất khó khăn cho việc vào ra khu TĐC. Hệ thống cống đang xây dựng gây tắc nghẽn cho đường xá chung quanh trong nhiều tháng trời, đặc biệt phiền toái và nguy hiểm trong mùa mưa.

II.1.3. Có thêm cây xanh công cộng, công viên, sân chơi cho trẻ em Nhiều cây xanh được trồng trong các khu TĐC. Trường tiểu học Bình Long cũng có nhiều cây xanh là nơi tốt cho tổ chức các cuộc họp cộng đồng và tập thể dục buổI sáng. Tại chung cư, cây xanh chưa được trồng và dân/trẻ em TĐC chung cư và khách đến thăm chưa được thư giãn trong lúc công việc xây dựng của dự án còn tiếp diễn. Theo quan sát thì người lớn trẻ em TĐC theo dự án hưởng thụ không gian thoáng rộng trước nhà mình. TạI chung cư thì các hộ tầng trệt có khoảng sân chung được tráng xi măng còn các hộ tầng trên thì với hành lang rộng trước căn hộ chung cư của mình là nơi thoải mái ngồi sinh hoạt với gia đình và khách viếng thăm. Trẻ em quanh khu vực bên ngoài chung cư thì xem chỗ công cộng của chung cư là sân chơi còn người lớn chung cư thì lấy đó làm chỗ tổ chức các tiệc tùng khi các gia đình có việc hay là nơi tổ chức các lễ lạc hay họp mặt cộng đồng. Nhiều hộ tự lo thì đang TĐC trong những nơi bên ngoài còn chen chúc, một số thì sống ở gần nông thôn ngoại thành với đồng lúa và đất làm hoa màu. Những hộ đó cho biết họ hưởng thụ không gian sống tốt hơn ở khu ổ chuột kênh rạch xưa nhưng thiếu thốn các tiện ích kinh tế xã hội để sống ổn định.

II.1.4. Các hành vi và thói quen có lợi cho bảo vệ môi trường đang cải thiện (giáo dục môi trường cho cộng đồng) Sau khi di dời vào nhà TĐC mới xây, dân TĐC chung cư và tự xây đã đang thực hành cải thiện việc đổ rác và đi vệ sinh nhờ vào các tiện ích thuận tiện. So sánh với tình trạng trước dự án, hầu hết các hộ nói rằng nhận thức và hành vi của họ về các tập quán sinh hoạt và thói quen vệ sinh có lợI cho môi trường đang thay đổI theo hướng tốt hơn như sử

Page 20: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC

17

dụng lâu dài dịch vụ thu gom rác thải, có cầu xí hợp vệ sinh khi họ được sống trong điều kiện nhà ở văn minh hơn. Với sự khuyến khích và giáo dục của dự án, sự thay đổi của các hộ dân trong các hành vi thực hành vệ sinh có lợi và bảo vệ cho môi trường diễn ra chậm chạp từng chút một:

1. Phân loại rác dần dần được thực hành vì người ta có thể bán đồ phế liệu ve chai cho dân thu gom, một số người cho nhóm trẻ em làm tiết kiệm, đặc biệt ở chung cư. NXH hàng tháng khuyến khích người dân thực hành thói quen này tại nhà và NXH cũng tổ chức tập huấn về phân loại rác tại nguồn để cung cấp hướng dẫn thực tế. Có thể quan sát thấy là nhận thức và thực hành phân loại rác gia tăng . Người dân tập dần thói quen tốt cho môi trường.

2. Đi vệ sinh cho trẻ em: Chỉ có một hai hộ bị bắt gặp để trẻ em đi vệ sịnh tại công cộng ở cả hai nơi là khu TĐC và chung cư. TạI khu TĐC ở P.BHHA, trong số các hộ TĐC, nhiều lần thấy có bà mẹ giúp con đi cầu bên ngoài gần nhà TĐC của mình và để mặc bãi phân ở đó (tại khu đất hồ sinh học ngay cạnh khu TĐC) mặc dù họ có một nhà vệ sinh trong nhà mới xây TĐC.

3. Thùng rác trong nhà với nắp đậy có trong khoảng 50% hộ chung cư/xây nhà, các hộ còn lại sử dụng thùng rác không có nắp hoặc chỉ là túi nilông.

4. Giặt phơi quầ áo: Dân TĐC chung cư có khuynh hướng sử dụng nơi công cộng để phơi đồ giặt trong khi ở các nhà tự xây thì luôn có chừa chỗ bên trong nhà để treo đồ phơi. Nước thải hiếm khi thấy đổ ra đường và hẻm chung.

5. Chăm sóc tài sản công cộng (cây xanh, trụ đèn đường, bảng hiệu thông báo, trụ điện, những nơi chung): Người ta vẫn không quen thể hiện sự quan tâm đến những thứ này vì họ nghĩ rằng chính quyền địa phương hoặc chính phủ sẽ chịu trách nhiệm bảo trì. Trong thực tế, người ta hay treo đồ lên cây xanh như giẻ cũ, trồng giây leo, và treo các bảng nhỏ để quảng cáo.

Đặc biệt, giải quyết rác sinh hoạt và thói quen vứt rác là vấn đề được quan tâm nhất: Quan sát các hộ TĐC chung cư và hộ tự xây cho thấy: -Sự khác nhau giữa tình trạng môi trường trước đó ngay bên cạnh kênh ô nhiễm so sánh vớI các khu TĐC có tổ chức đã tương đối thay đổi thói quen vệ sinh và hành vi bảo vệ môi trường cho số đông người. Đó là, quan sát thấy ít hơn rác thảI rắn vứt bừa bãi. -Tuy nhiên, có một số người vẫn ném rác linh tinh lặt vặt như bao thuốc lá, bao nilông/hộp đựng thức ăn, vỏ trái cây, xương cá/thịt, v.v. sau khi sử dụng xong ngay trước cửa nhà họ. Cũng có thể, dân TĐC chung cư sống ở tầng cao ném rác từ trên xuống. Mọi ngóc ngách của chung cư đều thấy có tất cả các loạI rác. Khi bị bắt quả tang đang xả rác, người ta xí xoá rằng họ chỉ vứt tạm nó ở đó, sau đấy họ sẽ dọn dẹp ngay. Những người ném rác vào chỗ công trường đang xây dựng thì nói rằng đất cát của thi công sẽ mau chóng lấp rác lại! Đặc biệt, những nơi công cộng hoặc các lô đất trống riêng sẽ dần dần trở thành “những bãi rác tí hon”. Trong thực tế, dân tại khu vực đã quen với tập quán ném rác hàng ngày vào các hồ ao trũng chung quanh để lấp, dần dần họ sẽ có thêm đất theo cách thức “ít tốn

Page 21: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC

18

kém nhất” này. Theo ghi nhận từ giám sát tại các khu TĐC của dự án và cả ở các nơi hộ tự lo đến TĐC, tập quán này vẫn tồn tại. Có lẽ phải mất nhiều năm mới thay đổi được hành vi tệ hại này cho cả cộng đồng mặc dù có một ít cảI thiện ở người dân TĐC bởi dự án. Ngoài ra, đất chưa xây dựng ngay bên cạnh hồ sinh học và ngay trước mặt những nhà TĐC thì được tận dụng để trồng những vườn nhỏ và những chòi bếp nấu nướng cũng như là nơi để vứt rác vào. Một bà già hộ phân lô tự xây ném rác đựng trong bao nilông vào chỗ đất này, khi bị hỏI tạI sao bà làm thế, bà trả lờI, “Bây giờ tôi đâu có thùng rác tại nhà và chỉ ném đỡ thế này ít lâu thôi. Rồi dự án sẽ chẳng chóng thì chầy sẽ lấp khoảng đất khi thi công xây dựng. Thế là đâu còn thấy rác nữa. Sẽ không sao đâu”. Ngoài ra, một số hộ không có thùng rác hoặc có thùng rác không nắp, họ chỉ đơn giản bỏ rác vào túi nilông và vứt đi. Về các hộ tự lo, tại các hộ có NXH và tư vấn đến thăm viếng và quan sát, một số vẫn tiếp tục xả rác vào hồ sen/kênh rạch/ruộng lúa gần nơi ở nếu họ di dời đến vùng nông thôn/ngoại thành như huyện Bình Chánh vì không có dịch vụ thu gom rác quanh khu vực. Điều này chứng minh thực tiễn rằng có tiện nghi cơ sở hạ tầng tốt hơn có thể làm ngườI ta thay đổi hành vi tập quán có hại. Đối vớI người dân tự lo TĐC, hiện tại cư ngụ tại các địa điểm ở huyện Bình Chánh hoặc những khu vực còn kém phát triển cơ sở hạ tầng, có khả năng họ vẫn chưa thay đổI thói quen đi vệ sinh trên kênh rạch/đồng ruộng nếu họ không thể lo được nơi ở có nhà vệ sinh tốt hơn nơi ở trước đây của họ. Vai trò của các CBO và sự tham gia của cộng đồng: Hành động và đóng góp của các đơn vị quản lý TĐC nhằm nhắc nhở người dân rất giới hạn trong việc này. Các hoạt động giáo dục môi trường từ lâu đã được thực hiện như là một trong những nhiệm vụ chính của NXH. Giữa cộng đồng TĐC, việc nhắc nhở nhau bảo vệ môi trường dần dần được thúc đẩy mặc dù vẫn rất hạn chế vì người dân bình thường e ngại, thêm nữa họ không xem đó là trách nhiệm của họ. Ở cả hai khu vực TĐC dự án tạI P.11 Q.6 và P.BHHA Q.BT và các trường hợp tự lo TĐC, nhiều người dân TĐC và NCĐT luôn luôn than phiền rằng họ khổ vì rác vứt bừa bãi bởi người khác từ dân TĐC hoặc từ người lạ/khách vãng lai đến khu vực. Theo báo cáo của người dân thì thành phần người lạ/khách vãng lai làm bẩn tường chung cư mà dân TĐC chung cư không dám ngăn cản họ. Cũng có than phiền về tiếng ồn nặng nề từ một hộ dân địa phương hàn đồ sắt bằng gió đá mặc dù dân mớI đến TĐC chẳng thích chút nào. Mới tờ mờ sáng tại khu phân lô TĐC, từ lúc 4h sáng có nhiều người tụ tập lại tập thể dục, làm ồn ào gây thêm tiếng chó sủa họa theo, rất phiền toái cho những người còn đang ngủ. Khi được hỏi tại sao họ không làm hành động gì để thậm chí là nói miệng nhắc nhở những trường hợp gây vấn đề nêu trên, họ nói là họ không thể mạnh dạn làm gì, những lý do sau đây được đề cập: 1. Họ không có quyền nói người khác thôi xả rác, thậm chí quanh đường xá/hẻm ngay trước cửa nhà họ. 2.Họ lo sợ bị chửi bớI lại tục tằn, hay thậm chí tệ hơn, tài sản đồ đạc họ bị phá huỷ, hầu hết do thiếu niên/trẻ em hung hăng.

Page 22: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC

19

3.Dường như là người lao động vẫn quen chịu đựng những hoạt động gây vấn nạn cho môi trường vì họ quá ít quan tâm đến chuyện này trong khi những thứ khác đang gây căng thẳng cho họ như nợ nần, việc làm, và cải thiện nhà cửa. Nếu được hỏi rằng về thực hành việc làm thân thiện với môi trường và có hành vi bảo vệ môi trường của hộ dân có được cải thiện nhờ vào kết quả từ TĐC hay không, đa số luôn luôn đồng ý như vậy, chỉ 10% trả lời rằng họ vốn vẫn thực hành tốt chẳng cần đến sự can thiệp của dự án. Dự án đã tạo ra những thay đổi nhất định liên quan đến việc cải thiện hành vi và nhận thức bảo vệ môi trường. Hiện tại, người ta vẫn không hoàn toàn nhận thức được rằng họ đang sống trong một môi trường tập thể và họ nên theo các quy định chung. Sau đây là các ví dụ thực tế: Theo như nhiều than phiền từ các cư dân TĐC chung cư, rác thải rắn đủ loại do các hộ phía trên ném xuống vô tội vạ. Trên mặt đất đang thi công dự án, có thể thấy đủ loại rác thảI như bao nilông, hộp cơm đã qua sử dụng, giấy báo, giẻ quần áo cũ, v.v. Chẳng ai chịu nhận trách nhiệm, ai cũng có khuynh hướng đổ thừa cho người khác, đặc biệt cho khách vãng lai/người lạ lui tới khu vực. Tư vấn ở lại sống chung với cộng đồng, có lần đang nói chuyện vớI một đôi vợ chồng sống ở tầng 2 lô A2 thì bắt gặp cô vợ ném một túi nilông rác lớn xuống đất vớI cung cách tự nhiên như thể đấy là cách làm hàng ngày của họ vậy. Đó có thể còn sót lại của lề thói ném rác vào kênh/đồng ruộng/ao trước đây. Cặp vợ chồng được khuyến cáo về các nguy cơ cho môi trường và vệ sinh mà hành vi của họ gây ra. Nói chuyện nhiều hơn với các gia đình thì phát hiện rằng họ trả đầy đủ tiền thu gom rác, nhưng họ than phiền dịch vụ không đến tận cửa căn hộ họ để thu rác như trước đây dù họ trả cùng mức phí. Vì họ không thích phải xách bao đựng rác đến tận thùng rác công cộng để bỏ vào, thế là thuận tiện hơn cho họ là quăng cái vèo! Điều tra cho thấy, trẻ em không có hướng dẫn giáo dục của người lớn có thể nhiễm dần hành vi vứt rác rất tệ hại này sau khi sử dụng xong một thứ gì đó. Trẻ em cũng thích viết vẽ lên tường công cộng, vấn đề này có thể kiểm soát được một khi ngườI lớn luôn nhắc nhở các em. Tại chung cư, người ta nói là viết vẽ như thế là do một số trẻ em bên ngoài vào chung cư chơi những tháng đầu khi dân mới dọn vào ở. Ở khu phân lô P.BHHA, người ta báo cáo có một hai hộ cứ tạt nước ra đường đi sau khi rửa mọI thứ, kể cả cá, thực phẩm, thay vì sử dụng bồn rửa trong bếp. Tư vấn đã đến thăm các hộ này và giải thích những hậu quả của hành vi họ có hại cho môi trường và hạ tầng vệ sinh quanh nhà họ như thế nào. Một hai hộ nuôi nhiều chim và bồ câu, một hộ khác để vài chậu cây sau lan can chung cư đã được nhắc nhở nhiều lần phải quan tâm đến an toàn của sinh mạng và nhà ở của ngườI khác cùng sống trong cộng đồng. Trong những trường hợp này có thể phải cần đến cảnh cáo mạnh hơn từ cấp chính quyền và công an. Mặc dù phơi đồ giặt nơi công cộng không được phép, việc này là phổ biến tại chung cư do diện tích sống bị giới hạn trong khi ở khu nhà phân lô tự xây thì ít thấy hơn. Tại chung cư hiện tại chỉ có hai hộ mua nổi máy giặt. Thông thường người ta sử dụng khung phơi đồ bằng kim lọai ở các tầng trệt. Cũng có thể, các tầng trên vắt đồ như quần áo và mùng

Page 23: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC

20

mền lên thành lan can ngay trước căn hộ mình. Những hộ TĐC phân lô tự xây thì thiết kế chỗ phơi bên trong nhà, nhưng vẫn thấy một số đồ quần áo phơi nơi ngoài hè công cộng, một số đồ cũng do dân địa phương phơi. Hành vi bảo vệ cây xanh và tiện nghi công cộng P.BHHA Trong lúc có ngườI trồng tỉa ít cây hoa nhỏ tại gốc cây công cộng, có hai hộ trồng dây leo lên cây trước nhà họ, như một bà già nói là để có vài quả mướp đắng (khổ qua) để ăn. Người khác treo đồ để phơi như khăn, giẻ cũ, áo mưa và thậm chí bảng nhỏ quảng cáo “Xe ôm tại đây”. Một hộ trồng dây leo có hoa cho quấn vào trụ đèn đường do dự án lắp đặt, tuy nhiên, cô chủ nhà đồng ý thôi đi khi được nhắc nhở. Về lâu dài, người ta từ từ bỏ đi hành vi lạm dụng tài sản công cộng sử dụng cho riêng mình và gây hại đến tài sản chung của cộng đồng. II.1.5. An ninh trật tự được cải thiện, tệ nạn xã hội thuyên giảm (hút chích mua bán ma túy, an toàn hơn và phòng chống cháy nổ và tai họa chiếu sáng công cộng) Theo người dân từ cả hai nơi TĐC dự án, tất cả các loại tệ nạn xã hội đã giảm rất đáng kể. Đặc biệt tạI P.11 Q.6, giảm chỉ còn khoảng 10% tệ nạn. Dân phòng năng động và làm việc đáng tin cậy hơn trước kia. Công an địa phương trong suốt quá trình phối hợp vớI dự án đã triệt phá và giam giữ những tên tộI phạm nổI cộm, có tác dụng răn đe hiệu quả những đốI tượng tiềm ẩn khác. Trật tự an ninh là một mặt tốt mà ngườI dân dự án và cộng đồng xung quanh rất ưa thích về kết quả của dự án. Mặc dù có những than phiền về việc cho đến nay không có đèn đường ở cả hai nơi TĐC, buổI tốI vẫn rất nguy hiểm khi đi lạI và không an toàn cho tài sản ngườI dân. Cho đến tận tháng 9/2005 dự án mớI lắp đèn đường cho Khu phân lô TĐC và đầu 2006 cho chung cư Lò Gốm. Hiện tạI lúc khảo sát thì chung cư vẫn chỉ có đèn hành lang do các hộ đóng góp trả tiền. BuổI tốI thì các khu vực TĐC đã được an toàn cho cả khách vãng lai, không như trước kia tạI P.11 Q.6. một số gia đình phảI gởI con cái của họ đi nơi khác sống để tránh nguy hiểm và bị lạm dụng. II.1.6. Cảnh quan khu vực được nâng cấp Trong thực tế có những ngườI cho biết họ phảI đưa đón con nhỏ ra vào khu vực đang thi công để bảo đảm an toàn, như vậy cũng tốn kém cho họ phảI lau chùi nhà cửa và tắm rửa nhiều sau khi vật lộn vớI đất bùn của khu vực đang xây dựng. Sau này sẽ có đoạn kênh vớI bờ kè trông đẹp hơn cũng như chợ và khu chung cư vó những khoảng công viên xanh bao quanh tạI khu vực dự án P.11 Q.6, còn ở P.BHHA thì có một ngôi Trường tiểu học Bình Long dễ thương tọa lạc gần khu phân lô TĐC được đô thị hoá và có tổ chức. Trong tương lai gần, cả hai địa điểm sẽ được phát triển xa hơn nữa vớI các dự án đô thị hoá cho cả khu vực. Tác động có tính tích cực về mặt cơ hộI kinh doanh, giá trị nhà gia tăng và khu vực trở nên an cư ổn định. TạI P.11 Q.6:

Page 24: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC

21

Trong suốt 2005 khu vực làm bờ kè của dự án chỉ thấy toàn vật liệu và máy móc xây dựng. TrờI mưa còn làm cho khu vực bị lầy lộI tắc nghẽn đến nỗI ra vào khu vực chung cư thật là phiền phức cho những ai phảI đến và đi. Con đường nốI giữa khu vực NCĐT và khu chung cư gần như bế tắc, ảnh hưởng bất lợI đến thông thương hàng ngày của hai nơi. Hiện tại, chỉ có các lô nhà chung cư gọi là đã xây xong. Việc xây bờ kè đang cố gắng tiến triển để hoàn thành. Bên cạnh là chợ cũng đang hoàn thiện để khai trương trước khi dự án kết thúc. P.BHHA, Q.BT: Suốt giai đoạn giám sát trong năm 2005, cảnh quan của khu phân lô được dần phát triển vớI việc xây nhà không ngừng của dân TĐC và sửa chữa nhỏ của nhiều nhà dân trong cộng đồng tiếp nhận TĐC. Công tác lát đường đi lạI trong khu phân lô đã hoàn thành giữa năm 2005 làm ngườI dân thấy thoảI mái nhiều. Trường tiểu học Bình Long được trang trí vớI nhiều cây xanh xinh tươi trong sân chơi, là mái trường tuyệt vờI vớI 10 phòng học phục vụ cho hang trăm em nhỏ cấp I đến học và vui chơi. Có 7 em từ các gia đình TĐC. Khu vực hồ sinh học vẫn cần thi công khá nhiều, sau khi có 8 ngườI chết đuốI trong hồ, từ tháng 9/2005 có các biện pháp an toàn được triển khai nhằm ngăn chặn ngườI lớn/trẻ em xung quanh vào các hồ để bơi. Việc làm đường ở bên ngoài và khu vực xung quanh vẫn chưa hoàn thành. Bên ngoài các hộ dân, các vấn đề về ô nhiễm kênh, rác thảI có thuyên giảm nhưng lạI có những vấn đề phát sinh trong suốt thờI gian triển khai thi công xây dựng như sau: Các hẻm và đường đi lạI của dự án bị tổn hạI:: Nhiều hộ dân địa phương trong khu bị ngập lụt sửa chữa nhà, các xe tảI nặng và xe chở vật liệu xây dựng làm lún đường mớI được dự án lát gạch, gây ra nước đọng rất nhiều sau mỗI cơn mưa. Dân TĐC phảI quét nước đi nhưng họ có nỗI lo là cấu trúc của đường nộI bộ đã bị ảnh hưởng xấu. Đáng lẽ nên có những quy định rõ ràng và bảng hiệu “Cấm xe tảI nặng” để bảo vệ khu vực. Ô nhiễm không khí: Các khu vực dự án đang trong giai đoạn thi công, ở P.11 Q.6 thì làm bờ kè, xây chợ còn tạI P.BHHA Q.BT thì xây hồ sinh học và đào đắp làm đường. Những công việc này gây ra những tác động môi trường tệ hạI nhất đến không khí thở làm trở ngạI cho quá trình TĐC và sinh kế của các hộ dân TĐC và dân xung quanh. Các tác động này hy vọng sẽ chấm dứt khi tất cả công việc xây dựng hoàn tất vào giữa năm 2006, bao gồm:

- Khí thảI, bụI từ các thiết bị xây dựng gây ra những tác động xấu cho sức khỏe công nhân xây dựng và dân cư, làm ô nhiễm không khí, mật độ bụI đường mù mịt hạn chế tầm nhìn cho đường đi.

- Các ảnh hưởng của khí ga, mùi dầu được sử dụng cho các thiết bị xây dựng, vận chuyển vật liệu (đất, cát, xi măng, đá) trong quá trình xây dựng, đặc biệt khi mùa nắng khô có nhiều bụI, khói, đất từ các đống vật liệu gây ra chi phí lau rửa và làm trở ngạI thăm viếng đi lạI và sinh kế của dân TDC.

- Công trường xây dựng xung quanh có các phương tiện vận chuyển và xây dựng gây tiếng ồn, cả ngày và cho đến tận nửa đêm. Ban ngày thì máy móc vận hành ồn ào còn ban tốI thì xe tảI chở vật liệu đến đổ ầm ầm để ngày hôm sau thi công.

Page 25: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC

22

Các đống rác thải: Theo báo cáo của dân, một bô rác gần đó đang gây mùi hôi rất tệ hạI, đặc biệt trong suốt mùa mưa. Mùi hôi bốc lên khoảng 2-3 lần mỗI ngày, nhiều hộ không chịu nổI phảI đóng cửa lạI để tránh bị nhức đầu. Theo ngườI dân, mùi hôi này còn tệ hơn cả tình trạng hôi thốI ở kênh họ sống trước kia. Nước đọng: Trong nhiều tháng mưa từ tháng 5 đến tận cuốI tháng 11 2005, luôn có nước đọng chung quanh chung cư. TạI khu phân lô P.BHHA thì ít bị hơn. Nước đọng sẽ thành nơi sinh sản cho muỗI và các tác nhân gây hạI như chuột, ruồI nhặng và ô nhiễm. Phân động vật:: Ở cả hai nơi, luôn có than phiền lien quan đến phân thảI của vật nuôi. Tập quán hiện tạI là chủ nuôi cứ thả rông chó của họ đi ngoài một lúc, chủ nuôi thường không quan tâm đến việc dọn dẹp phân thảI rất bẩn này vì lợI ích cộng đồng. ChửI bớI từ dân xung quanh có khi rất nặng nề. Mặc dù họ đã được nhắc nhở trực tiếp từ NXH, các tổ chức cộng đồng, nhận thức của các chủ nuôi chó vẫn chưa thay đổi. Xả rác và cống thảI bị nghẹt: Hệ thống cống thảI có đường ống được thiết kế cho nước thảI thôi, nhưng rác thảI rắn lạI vẫn là nguyên nhân gây nghẹt ống không cho nước thảI thoát đi. Đây là vấn đề lớn, đặc biệt cho chung cư nơi có nhiều ngườI cùng chung sử dụng một hệ thống thoát nước. Tắc nghẹt đã xảy ra chỉ sau 4 tháng sử dụng chung cư.

Page 26: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG TĐC

23

II.2. NHÀ Ở Chung cư: Từ 17/1/2005, người dân nhanh chóng di chuyển vào chung cư mới xây sau khi giao lại nhà cũ trong khi công việc xây dựng hạ tầng vẫn tiếp tục được tiến hành. Cho đến cuối tháng 12 năm 2005, 72 chung cư đã có người ở, cung cấp chỗ ở cho hơn 400 người. Hoạt động tự xây dựng tại P. BHHA: Đối với các hộ được dự án tái định cư (được bố trí nền đất và xây nhà), giai đoạn xây dựng đầu tiên cho nhóm này đã bắt đầu từ cuối năm 2004 với việc các hộ tự xây nhà bằng vốn vay của Quỹ Quay Vòng BTC. CuốI cùng, trong năm 2005, việc xây nhà tiếp tục được thực hiện cho các nền đất thuộc các lô C,B,D và một số nền thuộc lô E và F. Đến cuối tháng 12/2005, vẫn còn 4 nền đất trống trong các lô B, C, D. Kể từ khi bắt đầu xây dựng nhà trong khu tái định cư cho đến cuối năm 2005, khoảng 300 hộ đã tái định cư trong các căn nhà đã hoàn thành. Năng lực xây dựng nhà phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tài chính của mỗi hộ. Trang bị trong mỗI nhà cũng khác nhau tuỳ theo tình hình tài chính của chủ nhà. Trong các hộ đã được điều tra, chi phí xây dựng nhà dao động từ 35 triệu đồng cho nhà trệt cơ bản và tới 280 triệu đồng cho nhà lầu bê tông 2,5 tầng. Đối với các hộ tái định cư tại chỗ, mua một lô đất nhỏ với nhà mới xây được ưa thích hơn, với quyền sở hữu nhà đất được cấp cho các hộ đủ điều kiện. Điều này có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn, họ sẽ được sử dụng điện nước nhà nước có chất lượng ổn định và dùng thoảI mái hơn do đây là quyền lợi của người dân tái định cư. Tự tái đinh cư: Từ kết quả điều tra, có thể thấy ít nhất 29 trong số 53 hộ (55%) nhận tiền đền bù đã mua đất/nhà ở xa P.11 Q.6, tại nhiều địa điểm ở Q. 8, Q. 6, Q. Bình Chánh, Q. Bình Tân, và các tỉnh như Cần Thơ (lần lượt là 3, 2, 18, 4 và 2 trường hợp ở mỗi địa phương tương ứng). Có 12 hộ thuê nhà tại Q.6 gần nơi ở cũ. 10 trường hợp chuyển đi sống với họ hàng, hoặc ở xa (2 hộ do họ không đủ tiền mua nhà tái định cư) hoặc ở gần P.11 Q.6 (một số có nhà tái định cư ở xa). Điều kiện nhà ở của nhiều hộ tự tái định cư rất kém. II.2.1. Nhà ở tốt hơn, bền vững hơn (cho an ninh, sinh họat, chống được điều kiện thời tiết, không ngập lụt,) với chi phí sửa chữa thấp hơn - sự hài lòng với chất lượng xây dựng nhà tái định cư: Hầu hết các hộ tái định cư theo dự án, đặc biệt là đa số hộ nghèo, đều cho rằng hộ đã được sống trong những ngôi nhà chất lượng tốt và ổn định hơn (an ninh, chống được điều kiện thời tiết, cho sinh hoạt) so với nhà cũ, cụ thể là về cấu trúc nhà (móng, tầng, vật liệu), mái, tường, sàn, khoảng không. Điều này giúp họ không phải chịu đựng ngập lụt và dột thường kỳ nữa. Trước tái định cư, rất nhiều hộ phải trả các chi phí linh tinh để thường xuyên sửa chữa chỗ ở dột nát của họ. Qua điều tra và quan sát có thể thấy nhà tái định cư mang lại chỗ ở tốt hơn cho người dân, cụ thể là về điều kiện an ninh, chống ảnh hưởng của thời tiết và sự thuận tiện.Qua

Page 27: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG TĐC

24

trao đổi với người dân tái định cư, 80% cho rằng họ được hưởng ngôi nhà tái định cư an toàn và vệ sinh. Những người nói rằng nhà tái định cư không tốt bằng nhà cũ của họ đưa ra một số lý do sau:

1. Nhà cũ rộng hơn, ổn định và tiện nghi hơn. 2. Ở tại nhà cũ sẽ kiếm tiền dễ hơn.

Đối với chất lượng nhà, các yếu tố được nhắc tới bao gồm vật liệu, bề ngoài, độ an toàn của cấu trúc nhà, và cơ sở hạ tầng xung quanh. Ngoài ra, còn có một số vấn đề khác như sự ổn định, lối thoát hoả hoạn, sự ẩm ướt. Các vấn đề kỹ thuật liên quan đến quá trình xây dựng bao gồm thiết kế, công nhân thợ hồ, đơn vị xây dựng, giám sát, bảo hành, và giấy tờ xây dựng sẽ do nhà thầu vớI dự án (cho chung cư), nhà thầu tư nhân (đối với phần lớn các hộ tự xây dựng và một số hộ tự lo tái định cư). Một số hộ có nền phân lô tự xây dựng và một số hộ tự lo tái định cư thì tự thực hiện những công việc trên. Mức độ trông đợi/hài lòng về chất lượng xây dựng nhà khác biệt lớn giữa các hộ, cụ thể là về chất lượng nhà (vật liệu, bề ngoài, độ an toàn của cấu trúc nhà, và cơ sở hạ tầng xung quanh), thiết kế nhà, đơn vị xây dựng/nhà thầu, mức độ giám sát trong quá trình xây dựng, bảo hành chất lượng và giấy tờ xây dựng. Nhìn chung, nhà của tất cả các hộ tái định cư đều đạt tiêu chuẩn cơ bản mặc dù có một số tranh chấp về xây dựng với đơn vị xây dựng. Chung cư: Sau đây là những phản hồi tích cực nhất của người dân chung cư: 1. Chung cư có đường đi lại nội bộ rộng rãi, hành lang và cầu thang theo nhiều hướng, rất thuận tiện cho đi lại và kinh doanh sau này. Điều này cũng làm tăng tính an toàn khi có tình hình khẩn cấp như hoả hoạn. 2.Có một số công viên nhỏ, cây xanh công cộng, đèn chiếu sáng công cộng làm tăng vẻ đẹp và chất lượng sống trong khu vực. Nhiều khách vãng lai đã tới tham quan và bày tỏ ao ước muốn có những điều kiện này. Chung cư Lò Gốm được coi là độc nhất vô nhị trong khu vực. Những khen ngợi như trên làm người dân tái định cư thêm hài lòng. Chung cư được bảo hành cho đến cuối năm 2005, do đó người dân có thể nêu ý kiến và nhà thầu sẽ sửa chữa nhiều hỏng hóc. Ban quản trị chung cư được quyền giải quyết ý kiến phàn nàn nhưng từ nay tổ này cần chủ động làm quen với vai trò này hơn để có thể hoạt động tốt trước khi dự án kết thúc. Nỗi lo lớn nhất của người dân vẫn là chất lượng lâu dài của nhà chung cư, phàn nàn của họ gồm:

- Chấn động gây ra một số vết nứt trên tường trong chung cư, theo lời của một số người dân là do hoạt động hàng ngày của xe tải và nhiều máy móc xây dựng hạng nặng, chất lượng xi măng kém và quét vôi cẩu thả. Có nhiều người lo rằng những máy móc hạng nặng đó đã làm rung động kết cấu của chung cư và có thể dẫn đến hư hạI nhà và nhiều chi phí sửa chữa trong tương lai.

- Do thiết kế mái không phù hợp, nước mưa vẫn chảy và ánh nắng vẫn chiếu vào các căn hộ, nhất là các nhà tầng trên. Mưa đầu mùa từ tháng năm đã làm nước tạt vào các căn hộ và hành lang tầng trên. Khi thời tiết khô nóng, ánh nắng có thể

Page 28: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG TĐC

25

chiếu vào nhà. Điều này gây bực bội bởi người dân không được phép xây lắp phụ thêm gì vào căn hộ của họ. Một số hộ nghèo dùng các tấm nhựa to che lỗ thông hơi, còn các hộ khá giả hơn đề nghị dự án cho phép lắp cửa ra vào và cửa sổ kính để tránh tình trạng này. Nhiều hộ ở tầng trệt muốn dùng mái che di động để che hành lang trước nhà. Dự án cần lắp thêm mái che ban công để tránh nước mưa và ánh nắng mặt trời.

- Có một số phàn nàn nhỏ lẻ như sau: 1. cửa trước của các căn hộ không đủ vững chắc, phần dưới quá hổng để chuột, mèo và một số con vật khác ban đêm có thể chạy vào nhà cũng như không ngăn được nước mưa hắt vào. 2. Trần nhà một số hộ bị ẩm; 3.một số hộ tầng trên bị lỏng mái, sau đó công nhân đã vít chặt lại; mái nhà mỏng như vậy chỉ dùng được tối đa 5 năm.

- Ống dẫn thoát nước mưa được thiết kế đường kính quá nhỏ nên không họat động tốt cho chức năng này. Sau khi mưa, nước không thoát được vẫn đọng lạI trên các hành lang cho đến khi có ngườI dung chổI và giẻ quét lau khô đi. Còn trên mặt đường dướI đất thì có một số vũng nước nhỏ, đặc biệt sau các trận mưa.

Về thiết kế chung cư, các hộ gốc người Hoa không thích sắp xếp của các căn hộ vì đằng trước và đằng sau không cùng hướng, không phù hợp với phong tục thờ cúng văn hoá của người Hoa. Trên thực tế, vị trí nhà vệ sinh của tầng trên ở ngay trên đầu bàn thờ của nhà dưới. Ngoài ra, theo phong thủy, có một số hộ cố thay đổi thiết kế và xây dựng ban đầu theo cách nào đó để tránh bếp đứng đốI diện ngay trước vòi nước trong căn hộ của họ. Môt số người mô tả chung cư bằng những hình ảnh kỳ lạ như “nhà trẻ”, “bệnh viện”, “chuồng chim bồ câu”. Khi giải quyết vấn đề xây dựng hay bảo dưỡng nhà, các hộ chủ yếu tìm kiếm sự hỗ trợ của các ban quản lý tái định cư và cán bộ dự án. Chẳng hạn, đối với hộ tái định cư chung cư, để giải quyết các vấn đề về xây dựng chung cư, họ thường tìm đến Ban quản trị chung cư khi có cần sửa chữa, và chủ yếu họ nhờ cán bộ dự án xin phép BQLDA 415. Ngược lại, người dân ở khu phân lô tái định cư P.BHHA Q.BT thường nhờ cán bộ kỹ thuật và NXH nếu họ gặp phải vấn đề về xây dựng. Cũng có phát sinh những quan ngại về cơ chế duy tu bảo dưỡng lâu dài và các quy định để giữ gìn chung cư trong tình trạng tốt mà người dân chỉ phải bỏ ra một chi phí phải chăng. Phân nền tự xây dựng tại P.BHHA, Q.BT: Người dân tái định cư tự xây nhà và điều này có những thuận lợi và khó khăn sau đây: Thuận lợi: Ban Quản lý Xây dựng quận cùng với dự án ủng hộ việc cấp phép xây dựng và ngay cả cấp phép xây dựng cho những hộ chỉ tính xây nhà trệt cơ bản sử dụng nhà thầu riêng. Chức trách địa phương như công an khu vực cộng với trợ giúp tích cực của dự án tạo những điều kiện thuận lợi như các công việc giấy tờ kỹ thuật, cho vay vốn xây nhà. Khó khăn: Địa điểm xây dựng xa địa điểm cũ, các hộ phảI cử ngườI nhà đi xa đến ở lạI để kiểm tra việc xây dựng, không thuận lợi để các hộ giám sát. Do đường chưa làm xong, chi phí và công lao động bỏ ra để chuyên chở vật liệu và tài sản bị đội lên. Quản lý việc xây dựng nhà không thực sự hiệu quả đốI với các nhà xây đợt đầu trong việc giám sát nhà

Page 29: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG TĐC

26

thầu xây dựng, cụ thể là giám sát công việc của thợ xây chưa tốt. Trên thực tế, nhiều NBAH được tái định cư vào đất phân lô đã phảI gấp rút chuẩn bị chỗ ở cho cả gia đình, đặc biệt là những người giao nhà vào cuối năm 2004 và đầu năm 2005. Thậm chí những hộ giao mặt bằng vào hạn cuối 30 tháng 3 năm 2005 cũng gặp khó khăn. Nhìn chung, NBAH cảm thấy căng thẳng khi phải giám sát thầu thợ để đảm bảo vật liệu, chất lượng và giấy tờ được đúng theo ý muốn. Khi phải giải quyết các vấn đề về xây dựng và bảo dưỡng, các hộ nghèo thường nhờ cán bộ dự án giúp đỡ. Trong khi đó, các hộ giàu hơn hay tự giải quyết với thầu thợ riêng của họ. Có 20 hộ được khảo sát thuê thầu thợ riêng hoặc tự làm/nhờ họ hàng. Vật liệu được họ tự mua hoặc giao cho thầu mua. Theo kết quả điều tra, tất cả các hộ này đều tương đốI hài lòng với chất lượng nhà và không có vấn đề gì về bảo hành và giấy tờ hoàn công. Các hộ xây nhà đầu năm 2005 đều độc lập, tự tin, có năng lực, tuân thủ luật lệ và nhận được sự nhiều hỗ trợ từ gia đình Ngược lại, 20/26 hộ thuê công ty Lam Khang xây nhà không hài lòng với chất lượng vật liệu và công việc của thợ xây. Một số cho rằng họ đã bị lừa vì không có kinh nghiệm soạn văn bản thoả thuận cho các thương lượng với bà Oanh, Phó giám đốc công ty. Thời hạn bảo hành được thoả thuận là đến tháng 10 năm 2005 sau khi các ngôi nhà đã trải qua mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9). Trong số các khiếu nạI, chẳng hạn, mái nhà B1 (chủ hộ Lê Thị Tuyết Sương) bị tốc lên do một cơn mưa gió lúc 5 giờ chiều ngày 25 tháng 5 năm 2005. Chất lượng nhà của một số hộ được điều tra rất kém, các hộ thúc giục công ty, dưới sự giám sát của NXH, thu thập thông tin về mọi hỏng hóc cũng như thực hiện sửa chữa càng sớm càng tốt. Cụ thể, 26 hộ thuê công ty này xây nhà gặp rắc rối về một loạt hạng mục như mái, gác lửng, tường, cửa ra vào, nhà xí, móng v.v… Dưới sức ép của dự án, công ty đã thực hiện một số sửa chữa bảo hành trong tháng 9 năm 2005, nhưng khi đi thăm các hộ, thấy khiếu nạI vẫn còn. Cho đến cuối năm 2005, nhà do công ty Lam Khang xây đã được sửa hết theo yêu cầu tuy nhiên chất lượng không được thoả mãn. Đặc biệt, điều tra còn cho thấy nhiều hộ không có hợp đồng vớI chi tiết đàng hoàng hợp thức với công ty. Hơn nữa, người dân có thể bị thiệt hại thêm, bởi công ty này có thể đang đợi dự án kết thúc để đòi tiền người dân, hoặc là về giấy tờ thủ tục xây dựng vì công ty giữ mọi biên nhận và hoá đơn vật liệu và công lao động mà cơ quan thuế cần để cấp giấy thuế cho hoàn công, hoặc là đòi chi phí sửa chữa thêm. Các hộ thì chờ lời hứa bằng miệng của bà Phó giám đốc công ty về giấy tờ hoàn công xây dựng sẽ được thực hiện. Có một số muốn kiện công ty bởi tranh chấp giữa công ty và nhiều hộ vẫn chưa được giải quyết Các biện pháp giảm nhẹ bao gồm:

• CEP giữ lại 5% vốn vay xây nhà để bảo hành cho đến khi mỗI trường hợp rắc rối được giải quyết xong;

• Việc kéo dài thời gian bảo hành cho đến khi rắc rối được giải quyết cần được thực hiện trước khi dự án kết thúc. Do đó, sửa chữa trong phạm vi bảo hành cần được hoàn thành càng sớm càng tốt, bởi trì hoãn sẽ làm tăng chi phí sửa chữa.

• Hỗ trợ của BQLDA 415 và cán bộ kỹ thuật là cực kỳ quan trọng. Đã có một cuộc họp để giải quyết các vấn đề đang tồn tại vào ngày 6 tháng 1 năm 2006 có đại

Page 30: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG TĐC

27

diện của công ty Lâm Khang tham gia để giảI quyết các vấn đề còn tồn đọng. Công ty được yêu cầu làm gấp và thanh toán để có “bản vẽ hoàn công” cho tất cả các hộ bị ảnh hưởng như là bước đầu tiên để hộ dân xin giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà trong tương lai. Về sửa chữa bảo hành, công ty sẽ có hai lựa chọn, hoặc thực hiện sửa chữa hoặc trả tiền để các hộ sửa, tuỳ theo thoả thuận riêng với từng hộ.

Có một số nguyên nhân sau đây giải thích cho việc các hộ kém khả năng giải quyết tốt vấn đề tự xây dựng và quan hệ với thầu thợ xây:

1. Đa số các hộ tái định cư có liên quan và thành viên gia đình họ thiếu hiểu biết

thông tin về công việc xây dựng nhà, họ là những đối tượng thu nhập thấp và chưa bao giờ có kinh nghiệm xây nhà cụ thể về vật liệu, kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, và dự toán.

2. Họ e ngại việc tự giải quyết các giấy tờ. Những đối tượng này khá thụ động, không quyết tâm tìm một đơn vị xây dựng, đơn vị này phảI có giấy phép và phảI xin được giấy phép xây dựng riêng cho từng nhà phù hợp với quy định của Nhà nước.

3. Họ thiếu kinh nghiệm tính toán chi phí và quản lý kinh phí xây dựng. Đặc biệt, do không quen thoả thuận bằng văn bản nên họ dễ bị lợi dụng, bị nhà thầu và thợ xây tính tiền nhiều hơn thực tế, hoặc thất vọng với chất lượng nhà vốn không được tốt như thoả thuận miệng ban đầu. Ngoài ra, do không có năng lực kiểm tra thầu thợ, các hộ thường mất nhiều tiền để đãi ăn uống và bồi dưỡng thêm cho thầu thợ.

4. Họ quá chủ quan, quá tin rằng thầu thợ được cán bộ dự án giới thiệu và giám sát về mặt kỹ thuật.

5. Họ bị sao lãng do căng thẳng và lo lắng về ngân sách xây dựng, xin vốn vay, chi phí và các vấn đề gia đình.

6. Các hoạt động tạo thu nhập trong giai đoạn xây dựng bị giảm đi, một số hộ phải kiếm sống không thể bỏ thời gian vào công việc giám sát xây nhà.

7. Tư duy và phong tục cổ truyền muốn có nhà mới trước Tết bằng bất cứ giá nào làm người dân vội vàng, dẫn đến việc nhà thầu và thợ xây vô trách nhiệm.

Chất lượng xây dựng kém có thể ảnh hưởng xấu đến tính bền vững của tái định cư, cụ thể là: 1. Người dân phải bỏ thêm tiền sửa chữa trong những năm tới, gây ra khó khăn về

tài chính và nợ nần, đặc biệt là với những hộ đã vay tiền Nhà nước để mua đất, vay vốn xây dựng nhà của CEP, và cuối cùng điều không thể tránh khỏi là phải bán nhà tái định cư để mua nhà khac nhỏ hơn, hoặc đi thuê nhà hay dựng nhà ổ chuột để ở.

2. Người dân có xu hướng không ở lâu trong một căn nhà chất lượng kém do mệt mỏi bởi ảnh hưởng tâm lý, do đó sẽ lại tìm cách chuyển đi.

II.2.2 Có điện, nước giá rẻ hơn, thuận tiện hơn

Page 31: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG TĐC

28

Nhìn chung, người tái định cư ở cả hai khu đều vui mừng với cấp nước và điện của dự án. Họ đánh giá cao việc các dịch vụ này được lắp đặt nhanh chóng và miễn phí. CUNG CẤP NƯỚC Khả năng tiếp cận nước máy để ăn, uống và tắm giặt đã được cải thiện đáng kể. 100% người dân tái định cư chung cư và tự xây dựng đều được sử dụng nước máy mặc dù tất cả các hộ vẫn giữ thói quen chứa nước trong thùng nhựa để sử dụng hàng ngày. 10% có khả năng mua nước tinh lọc về uống. Chất lượng nước đôi khi rất kém: màu nâu, không trong. Điều này xảy ra một hay hai lần một tháng và gây hap tốn vì nước phải đổ đi nhưng vẫn bị tính tiền. Công ty nước giải thích vấn đề này có thể xảy ra đối với mọi khu vực trong thành phố do trục trặc của hệ thống xử lý nước. Người tiêu dùng được đền bù qua việc giá nước được giảm một nửa trong vài tháng. Chung cư P.11 Q.6 Từ tháng 1 năm 2005, chỉ sau khi người dân di dời đến chung cư vài ngày, điện và nước của Nhà nước đã được kết nối vào khu vực này. Giá điện và nước chính thức mang lại những sự thuận tiện nhất định và giảm chi phí cho các hộ chung cư dù vẫn có một số quan ngại như sau:

• Một bể lớn bằng kim loại có lắp vòi được dự án lắp đặt trên một khung đỡ ở ngay trong chung cư. Thiết bị này đuợc bảo vệ và duy tu phù hợp. Một ngườI đàn ông được giao vận hành bể cũng là đối tượng hưởng lợi của dự án và sống ngay tại chung cư. Người này vận hành máy bơm điện bơm nước vào bể và được hưởng trợ cấp 100.000 đồng/tháng. Do đó, thỉnh thoảng lại mất nước nếu bơm không được chạy đúng giờ, mặc dù các hộ đều có bồn nước đặt trên phòng tắm. Người vận hành thường dùng nơi chứa bơm để chứa xe gắn máy và điều này bị dự án phản đối bởi lý do an toàn.

• Nước được cung cấp đầy đủ cho mọi mục đích sử dụng với giá 4,000 đồng/m3 (gồm 3000 đồng/m3 phí sử dụng nước và 1,000đồng/m3 chi phí tiền điện và duy tu máy bơm được dân chung cư chấp nhận). Hiện nay, không có nhiều kinh nghiệm sử dụng bể nước do cộng đồng thường trực quản lý với bơm điều khiển bằng tay.

• Việc có nhiều nước sạch và giá thấp được đề cập đến trong các cuộc phỏng vấn. Người dân đều lo ngại rằng hố xí xả nước do dự án thiết kế sẽ tiêu thụ rất nhiều nước mỗi lần sử dụng. (Thiết bị vệ sinh này là xa xỉ với gần như tất cả các hộ sống trong nhà ổ chuột, đặc biệt là với những người sống cạnh hay trên kênh vốn rất thiếu nước để vệ sinh).

Có một số phàn nàn như sau:

• Loại công tơ lắp đặt trong chung cư. Ít nhất ba hộ cho rằng công tơ của họ đo sai, đặc biệt là hộ Nguyễn Hữu Đức phàn nàn rằng phải trả tiền điện nhiều hơn trước khi tái định cư mặc dù không sử dụng máy lạnh và bình nước nóng. Loại công tơ điện mới có thể hoạt động không chính xác làm tăng cố tiền phải trả hàng tháng. Ngay từ khi mới được sử dụng, loại công tơ mới này đã bị nhiều nơi trong thành

Page 32: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG TĐC

29

phố than phiền. Cần thay thế bằng loại công tơ cơ truyền thống. Ban quản trị chung cư đã gửi thư đề nghị cho Công ty Điện lực Chợ Lớn vào tháng 7 năm 2005. Công ty gởI thông báo đến các khách hàng TĐC hứa sẽ bồi thường cho lượng điện tính sai cũng như thay công tơ khác trong thờI hạn sớm nhất. Nhưng cho đến tháng 12 năm 2005 tình hình vẫn chưa có gì thay đổi. Dự án cần nhắc nhở công ty thực hiện lời hứa.

• Người dân không được nhìn thấy công tơ điện của mình. Những thiết bị này được giữ riêng trong một phòng chung luôn bị khoá. NgườI dân đã quen với việc công tơ điện được lắp trong nhà để họ có thể kiểm tra mức tiêu thụ điện năng bất cứ lúc nào. Hiện nay họ chỉ biết lượng điện đã tiêu thụ qua hoá đơn tiền điện được gửi đến hàng tháng.

• Đối với các đèn chiếu sáng công cộng được bố trí dọc các hành lang, chi phí được tính bình quân cho từng hộ, nhưng các hộ muốn được thấy hoá đơn để có thể kiểm tra. Cũng có phàn nàn về việc trong vài tháng đầu, tiền điện không được thu theo từng tháng mà dồn lại thu một lần. Có những gia đình đã phải vay nóng để có tiền trả hoá đơn điện. Mặc dù NXH đã giúp thoả thuận với Công ty điện lực để các hộ dân có thể trả làm hai lần, cần đảm bảo thu tiền điện theo tháng để các hộ dân nghèo có điều kiện chi trả.

• Trong tháng 9 năm 2005, nước máy bị đục, tuy nhiên công ty nước đã đền bù bằng cách giảm giá, chỉ thu tiền nước với giá 2500 đồng/m3

Phân nền tự xây dựng , P.BHHA, Q.BT Các hộ sớm chuyển đến khu tái định cư của dự án đã khoan giếng với giá 1.200.000 đồng/giếng để đầu tiên có nước phục vụ cho xây dựng và sau đó là cho nhu cầu sinh hoạt. Nhiều hộ khác dung nước ngầm mua từ cộng đồng tiếp nhận hoặc từ một số nhà xung quanh đó. Mua như vậy rất tốn kém và nhiều bất tiện cho người dân phải dùng nước ngầm và điện câu mua lại của cộng đồng xung quanh. Các hộ tái định cư đã không có nguồn điện và nước chính thức để sử dụng trong vòng nửa năm. Họ phàn nàn chung rằng cả điện và nước đều quá tốn kém và chất lượng nước giếng khoan kém, không đủ an toàn để ăn uống, nấu nướng. Trên thực tế, nhiều hộ tái định cư (50% số hộ) phải chuyên chở nước lấy từ nhà bạn bè hoặc họ hàng ở P.11 Q.6 tới khu tái đinh cư ở P. BHHA hàng ngày nếu họ có xe máy. Nước này chỉ được giớI hạn dùng để ăn uống. Những người không thể chở nước đi xa như vậy phải dùng nguồn nước sẵn có và mua nước tinh lọc khi có tiền. Cũng có thể, một số hộ mua thùng nước từ vùng lân cận với giá cao. Hộ nghèo phải dung nước giếng khoan chất lượng thấp (có mùi, đục) cho nhu cầu hàng ngày. Người dân cũng rất cần điện. Họ phải mua với giá rất đắt (2,000 đồng/kW trong khi gia s chính thức của nhà nước là 550-,1200 đồng/kW) Tất cả các hộ tái định cư ở P. BHHA đều được lắp đặt đồng hồ nước miễn phí. Từ tháng 8 năm 2005, tất cả người dân trong khu tái định cư đều được sử dụng nước từ hệ thống của Nhà nước. Theo báo cáo, chỉ có một số hộ giữ lại máy bơm giếng khoan ở nhà (để dung khi cần thiết). Trên thực tế, hầu như tất cả máy bơm đều bị bán đi ngay sau khi có

Page 33: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG TĐC

30

nước thủy cục. Việc có nước từ giữa tháng 6 và điện từ đầu tháng 7 đã giúp giảm gánh nặng chi phí của nhiều hộ gia đình.

VIỄN THÔNG Tất cả các hộ tái định cư đều có TV với ăng ten riêng. Cơ sở hạ tầng của dự án cũng cung cấp cho khách hang đủ điều kiện những dịch vụ truyền thông như điện thoại, truyền hình cáp. Chung cư: Trước khi tái định cư trong vùng dự án, rất ít hộ có điện thoại tại nhà và đây chính là một mơ ước trong cuộc sống của họ. Lắp đặt điện thoại không phải là một vấn đề đối với các căn hộ chung cư. Tuy nhiên, ở giai đoạn mới tái định cư, chỉ có một số hộ (10 hộ) có thể sử dụng điện thoại tại căn hộ bởi giá lắp đặt quá cao. Cho tới tháng 12 năm 2005, 60/72 hộ tái đinh cư có điện thoại tại nhà. Tiến bộ tích cực này có được là nhờ một chương trình khuyến mại miễn phí lắp đặt của một công ty viễn thông. Với chương trình này, một hộ cho biết họ đã lắp đặt 2 số máy, một tại nhà và một tại địa điểm kinh doanh gần chợ Lò Gốm! Điều này cho thấy chi tiêu và mức sống của các hộ TĐC đã tăng lên. Do lắp ăng ten parabol cho cả chung cư phí đắt so với các hộ tái định cư (500.000 đồng/hộ) nên họ sử dụng ăng ten thông thường để xem tivi với giá hơn 100.000 đồng/bộ. Phân nền tự xây dựng Cho tới tháng 12 năm 2005, chưa có điện thoại được lắp cho khu phân lô tái đinh cư trong khi ở khu nâng cấp đô thị gần đó một số hộ giàu đã dùng điện thoại từ nhiều năm trước. Người dân tái định cư trông mong có được điện thoại tại nhà để sử dụng bở sử dụng điện thoại công cộng, điện thoại di động và dịch vụ tư nhân là rất tốn kém. Theo điều tra, khoảng 60% hộ sẽ lắp điện thoại ngay nếu có dịch vụ, và nếu lắp đặt miễn phí thì tỉ lệ này còn cao hơn. Dù nhu cầu là lớn nhưng chưa có cáp ngầm cho khu vực tái định cư. Một số hộ muốn dây điện thoại chạy lộ thiên từ cộng đồng tiếp nhận sang khu TĐC. Điều này gây mất mỹ quan và thành nguy hiểm cho khu tái định cư. Tự lo tái định cư Điện và nước: Sau tái định cư không còn thấy hiện tượng trữ nước mưa ở cả chung cư và khu phân lô tái định cư. Đây là cải thiện mức sống đáng kể về nước sinh hoạt. Tuy nhiên, đốI với một số NBAH tự tái định cư, do họ di dời tái định cư ở khu vực ngoai thành có cơ sở hạ tầng kém, có nước sạch để sinh hoạt có thể là đắt đỏ và do đó họ có thể trữ nước mưa tuỳ thuộc vào phương tiện và điều kiện gia đình sẵn có vì họ đã từng lấy nước từ bình chứa và máng xối. Một số hộ vẫn lắp đặt đường máng xốI để lấy nước mưa ngoài sân, Có một số hộ tự lo vẫn dung nước từ ao và kênh (các hộ đang sống TĐC tại Quận Bình Chánh khi tư vấn và cán bộ dự án đến thăm). Hầu hết các hộ tự tái định cư không có nguồn điện và nước của Nhà nước. Họ dùng nước giếng khoan hoặc mua lại nước, điện thì câu tư nhân với giá cao nhưng thuận tiện. Điện thoại: Tiện ích này không thấy có nhiều tại các hộ tự lo tái định cư. Chỉ có 5 trong số 26 hộ được điều tra có số điện thoại riêng. Nằm xa những vùng đông đúc làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ và khả năng chi trả của họ.

Page 34: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG TĐC

31

II.2.3. Tiện nghi vệ sinh trong nhà tốt hơn (hố xí tự hoại, toilet xả nước) Hố xí tốt hơn trước rất nhiều. Tất cả các căn hộ chung cư đều có hố xí có xả nước. Trong khi tất cả nhà tái định cư phân nền tự xây dựng đều có hầm tự hoại và toilet vệ sinh, 80% có lắp loạI bàn cầu xả nước. Mặc dù 20% còn lại không có khả năng mua thiết bị này, loại họ đang sử dụng cũng đáp ứng điều kiện vệ sinh của dự án cho người thu nhập thấp. Khoảng 50% có xà bông trong toilet. Ít thấy giấy vệ sinh trong toilet, có thể người dân tiết kiệm không dùng. Thay vào đó nhiều hộ dùng giấy báo cũ. Cọ rửa đầy đủ bằng nước sau khi đi vệ sinh đã là một thói quen phổ biến. II.2.4. Diện tích ở sinh họat nhiều hơn, giảm tác nhân gây hạI như muỗI, chuột, v.v. Nhiều không gian sống hơn: Diện tích nền đất cấp cho các hộ tái định cư dao động nhẹ từ 40 đến 50m2. Một số nền đất dành cho các hộ thu nhập thấp được nhà nước cho vay vốn (thời gian tối đa 10 năm). Từ phân tích số liệu, diện tích nhà của 75% số hộ đã tăng lên tính trên tổng diện tích và tính trên diện tích trung bình đầu người. Mặc dù kinh nghiệm cho thấy hầu hết người dân đều sẽ xây thêm công trình phụ gắn với ngôi nhà của họ bất chấp lợi ích cộng đồng, quy tắc xây dựng chung cư và nhà tái định cư cần nghiêm cấm việc này. Hơn nữa, như đã biết, chính sách đền bù của dự án đặc biệt quan tâm tới các hộ đông nhân khẩu (có hơn 7 nhân khẩu phải di dời, có diện tích đất trước di dời không ít hơn 80 m2 và có giá trị đền bù tương đối cao) để họ có thể mua hai suất nhà/đất (hai lô đất hoặc một nhà chung cư cộng một nền đất). Mặc dù trước khi di dời có một số ngôi nhà rộng hơn và có thể có đất liền kề, phần lớn hộ tái định cư đều tương đối hài lòng với không gian sống mới. Ít các yếu tố gây hại hơn: Muỗi, chuột, rắn, ruồi và một số vấn đề trong nhà như nóng, bụi, mù hôi đã giảm đang kể mặc dù tạm thời có những sự bất tiện nhất định do hoạt động xây dựng đang diễn ra như đã nêu trên. Chung cư: Một số lớn hộ nghèo trước đây sống trong những ngôi nhà hẹp trên lòng kênh. Họ nhận thấy nhà chung cư có gác lửng tạo ra nhiều khoảng không hơn, và có nhiều không gian sống hơn cho gia đình họ. Tuy nhiên, khoảng 20% (chủ yếu là những người sống ở tầng trệt) có diện tích ở thấp hơn trước. Trong một số gia đình, một số người đã di dời đi nơi khác do không có đủ diện tích ở. Các hộ có suất đất tái định cư thứ hai và có đủ điều kiện tài chính thường sẽ xây nhà trên mảnh đất đó. Trong các chung cư, có ít chuột, ít hơn nhiều so với điều kiện sống trước kia của người dân, ban đêm vẫn có muỗi do ngay gần kênh và những nơi nước đọng quanh chung cư. Các con vật có hại khác như rắn nhỏ, gián đang dần biến mất. P.BHHA, Q.BT: Với đất phân lô người dân có thể làm nhà có gác lửng bằng gỗ để có đủ diện tích sinh hoạt cho cả gia đình. Hoặc họ có thể chia nhà thành hai phần cho hai gia đình trong một hộ (05 trường hợp trong đó 1 trường hợp cho thuê nửa còn lại). Nếu họ có khả năng tài chính thì có một hình thức khác, đó là xây nhà bê tông kiên cố cao tầng hoặc xây sẵn nhà

Page 35: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG TĐC

32

có móng bê tông để sau này có điều kiện thì nâng cấp. Cho đến nay có 12 ngôi nhà có tầng bê tông trong số các nhà đã điều tra. Nhà cao nhất trong khu tái định cư có 3,5 tầng không kể tầng trệt của một hộ giàu chỉ có vài nhân khẩu! Tại khu tái định cư P.BHHA Q.BT, diện tích nền đất cấp cho các gia đình dao động nhẹ từ 40 đến 50m2. Diện tích xây nhà để ở phải nằm trong ranh giới tiêu chuẩn chung của dự án. Xây dựng công trình phụ bên ngoài lô đất bị nghiêm cấm. Tất cả các hộ điều tuân thủ ngoại trừ một số "khu vườn nhỏ" ở phía đối diện của hai hộ. Tuy nhiên các hộ này hiểu rằng đó chỉ là tạm thời và họ cam kết sẽ dỡ bỏ công trình phụ khi dự án cần đất để xây dựng. Cần nhận thức được rằng phần lề đi bộ cũng không được phép dùng cho mục đích xây dựng vì được dùng cho mục đích công cộng như phục vụ người đi bộ, trồng cây xanh. Như đối với nhà chung cư, ở khu phân lô các yếu tố có hại giảm nhiều. Điều gây khó chịu nhất là bụi đất từ công trình xây dựng gần đó và thỉnh thoảng mùi hôi thối từ bãi rác hoặc có thể từ bốc mộ tại P.BHHA.

II.2.5. Giá trị nhà tăng lên Nhà (đất và ngôi nhà hoặc căn hộ) là vật chất quý giá nhất mà ngườI dân TĐC theo dự án nhận được từ quá trình tái định cư. Giá trị nhà TĐC dự án tăng bởi nhà có số, có mặt tiền, có điện nước của Nhà nước và cơ sở hạ tầng bền vững trong một khu vực nhiều hứa hẹn. So với giá đã được hỗ trợ cho chung cư và nền đất trong dự án, giá thị trường hiện nay tăng 3 lần. Kết quả là người dân tái định cư đã nhanh chóng trở nên giàu có về tài sản đến nỗI họ gần như không còn được chính quyền địa phương và cộng đồng xem là nghèo mặc dù nhiều hộ có nợ tiền nhà. Tuy nhiên, gái trị đất tiếp tục tăng và giới đầu cơ có thể làm nhiều hộ nghèo bán nhà đất tái định cư và lại dựng nhà ổ chuột ở nơi khác. Chung cư: Người dân vui mừng với việc giá trị nhà đất tăng lên. Nhiều người muốn kiếm lời bằng cách bán lại căn hộ tái định cư mặc dù điều này đã được nghiêm cấm mạnh mẽ. Trên thực tế, có hai căn hộ chung cư đã được bán (A1 204 của hộ Lưu Minh Hưng và A2 007 cua hộ Trần Văn Thành, lần lượt bán cho hai vợ chồng Quách Tấn Xuân-Trần Thị Cúc và Quách Tuấn Hải). Như ít nhất hai hộ ở lô A2 (Huỳnh Thị Bực A2-015 và Nguyễn Ngọc Thùy A2-024) cả hai đều muốn kiếm lời và đoàn tụ với gia đình ở nơi khác, có thể tại khu tái định cư ở P.BHHA và tại khu nâng cấp đô thị P.11 Q.6) và do đó rất có thể sẽ bán sau khi dự án kết thúc. Khi chợ bên cạnh hoạt động đem lại nguồn thu nhập cho các hộ vay, việc sang nhượng căn hộ có thể giảm bớt. Ngoài ra, có hai căn hộ được cho người bên ngoài thuê (A2-205 của Lê Thi Tuyết và A2-206 của Nguyễn Bảo Ân ) bởi họ đang sống tại nhà riêng của mình ở gần đó. P.BHHA, Q.BT: Có một nền đất đã đuợc bán ngay từ đầu (Nền B9 của Trần Thị Anh , được biết lô đất này được bán cho Bà Oanh, Phó giám đốc công ty Lâm Khang). Một ngôi nhà tự xây (C15 của Lê Văn Hai ) được bán vào tháng 11 năm 2005 để có tiền chữa bệnh cho con trai đã chết tháng 12 năm 2005. Theo dự tính của tư vấn, có khả năng ít nhất 2 trường hợp bán

Page 36: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG TĐC

33

lại nữa sẽ xảy ra (1.C14 của Dương Hảo phải bán do cách xa nơi kiếm sống hiện tại ở P.11 Q.6 - hộ này muốn có nhà chung cư nhưng rút thăm không được; 2. C4 của Quấn Thị Ba chưa xây do không có tiền, hiện thuê nhà tái dịnh cư D2 của Võ Thi Mỹ Phượng, bán lại C4 để mua nhà để không phải trả tiền thuê nhà hàng tháng) Có nhiều hộ cố gắng kiếm tiền bằng cách cho thuê một phần nhà để người khác kinh doanh hoặc ở (C8 - Trần Văn Quyền, C12 - Nguyễn Thi Bạch Huệ, C11 - Nguyễn Thi Tài, D2 - Võ Thi Mỹ Phượng, D7 - Võ Văn Lâm)

II.2.6. Được cấp chủ quyền nhà ở Trong quá trình thực hiện dự án, số nhà được cấp cho những NBAH có nhà chung cư và phân nền tự xây nhà. Ngoài ra, đối với các hộ được dự án tái định cư, một hợp đồng mua căn hộ chung cư hoặc lô đất có các bên hữu quan ký sẽ là cơ sở pháp lý cho các vấn đề về sở hữu tiếp theo một khi các khoản vốn vay có liên quan đã được hoàn trả đầy đủ. Sau tái định cư, các hộ có căn hộ chung cư và tự xây nhà chắc chắn sẽ có quyền sở hữu chính thức cho nhà ở của họ. Có lẽ đây là một trong những lợi ích mang lại tác động tích cực cảI thiện tình trạng nhà ở của NBAH. Chung cư: Hợp đồng mua-bán căn hộ chung cư giữa Công ty Dịch vụ Công ích Quận 6 và các hộ tái định cư chung cư Lò Gốm. Có hai vấn đề cần quan tâm: *Công ty Dịch vụ Công ích cuối cùng đã mời các hộ chuẩn bị hồ sơ pháp lý để ký hợp đồng. Cho tới cuối năm 2005, hầu hết các hộ đã ký hợp đồng của mình. Việc ký hợp đồng theo từng hộ là có cơ sở bởi các vấn đề đặc thù phát sinh khi giải quyết yêu cầu của từng hộ. Tuy nhiên, tất cả các hợp đồng cần được ký trong thời gian sớm nhất trước khi chợ mở cửa và dự án rút đi bởi người dân cần được thông tin đầy đủ và được hỗ trợ để nắm được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình liên quan đến hợp đồng, và trợ giúp của cán bộ dự án là rất cần thiết. *Hình thức thu tiền trả góp đã được chấp nhận là thanh toán hàng tháng chứ không phải hàng tuần như khuyến nghị trước đó. Mặc dù các hộ thích hình thức mới hơn, nếu trả theo tuần các hộ nghèo/thu nhập thấp sẽ ít phải chịu rủi ro nợ tiền hoặc không trả được hơn là thanh toán theo tháng. Theo kinh nghiệm từ các dự án tái định cư khác, người vay thường bắt đầu không trả được nợ khi các khoản nợ chậm trả được cơ cấu lại theo quý hoặc theo năm. Nếu một hộ không trả nổI nợ quá hạn được nữa, rất có thể họ sẽ bán nhà/đất. Nhà tái định cư tự xây dựng: Ủy ban Nhân dân quận Bình Tân sẽ cấp chứng nhận sở hữu. Hiện nay cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng mua lô đất chưa được chỉ định chính thức. Trong nửa đầu của năm 2006, tất cả hợp đồng có thể sẽ được ký. Luôn tốn kém và dễ bị tổn thương cho các hộ bị ảnh hưởng khi họ giải quyết các vấn đề giấy tờ, đặc biệt là giấy tờ nhà. Họ dễ bị lợi dụng bởi năng lực thấp. Dự án cần hỗ trợ thêm cho người tái định cư về vấn đề quyền sở hữu nhà tái định cư. Trước khi dự án kết thúc, phối hợp với Ban quản lý đền bù quận, Công ty Quản lý dịch vụ công và Phòng Quản lý đô thị, chứng nhận quyền sở hữu nhà tái định cư cần được chuẩn bị và giữ lại ở

Page 37: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG TĐC

34

một cơ quan có thẩm quyền và sau đó cấp cho các hộ sau khi các hộ lần lượt chứng minh được rằng đã trả xong vốn vay mua/xây nhà. II.2.7. Cơ sở hạ tầng nhà ở tốt hơn (hẻm, đường, chiếu sáng công cộng) Chung cư: -Đường và hẻm trong khu vực chung cư đã đảm bảo an ninh vào ban đêm bởi đã có chiếu sáng từ công trường xây dựng cùng với chiếu sáng hành lang chung cư với tiền điện do các hộ ở chung cư đóng góp. Cuối cùng, từ cuối năm 2005, các cột đèn đã được lắp đặt trong công viên giữa chung cư, mang lại ánh sáng với độ thẩm mỹ cao. Nhà phân nền tự xây dựng: Công trường vẫn bừa bộ gần khu phân lô trong khi những con đường hẻ lớn của các khu nhà TĐC đã hoàn tất. Xây dựng kết cấu hạ tầng quanh khu phân lô tái định cư chưa được hoàn thành, làm cản trở giao thông, ảnh hưởng đến điệu kiện vệ sinh và chi phí lau rửa. Một số công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng như lát hè đường người đi bộ, bảng thong báo, trang trí trường tiểu học cũng đòi hỏi người dân tái định cư kiên nhẫn và chờ đợi. Từ tháng 9 năm 2005, khu vực phân lô tái định cư đã có hệ thống chiếu sáng công cộng với các cột đèn cao và có tính thẩm mỹ. II.2.8. An cư vững bền được bảo đảm P11, Q.6: Người dân tái định cư chung cư là những cư dân quen thuộc đối với chính quyền địa phương do đó họ dễ dàng giải quyết vấn đề đăng ký thường trú hoặc các thủ tục hành chính khác trong và sau khi tái định cư. Có quyền sở hữu chính thức đối với nhà chung cư, người dân tái định cư có khả năng lấy được hộ khẩu theo luật cư trú mới. Ngoài ra, các cơ quan chính quyền địa phương ở không xa nên khoảng cách không đổi, không có tác động nào về chi phí giao thông đối với người dân tái định cư được ghi nhận. P.BHHA, Q.BT: Vì người tái định cư là cư dân mới đối với chính quyền địa phương, hầu hết họ đều không biết gì về Khu phố 7 và lãnh đạo địa phương. Theo quan sát, người dân sợ phải đi tiếp xúc với chính quyền cấp cao hơn do một số nguyên nhân. Chẳng hạn, ở phường do công việc xây dựng chưa xong nên ra vào khu vực này rất khó. Với cấp quận tình hình còn khó khăn hơn do định kiến và do khoảng cách rất xa từ khu tái định cư tới cơ quan hữu quan. Chẳng hạn, phải đi xe gắn máy mất hơn nửa giờ mới tới được trụ sở UBND quận Bình Tân qua quãng đường 10km vớI đường xá còn dở dang. Mặc dù người dân tái định cư được NXH của dự án và cán bộ dự án hỗ trợ về giấy tờ xây dựng và thủ tục tái định cư, trong tương lai sẽ khó khăn cho các hộ dân trong việc làm quen với thủ tục và điều kiện hành chính ở địa phương. Đối với một số hộ, tác động tiêu cực từ việc khu tái địnhh cư ở xa nơi ở cũ là sẽ mất nhiều thời gian để có được hộ khẩu tại nơi ở mới. Tự lo tái định cư Hai phần ba các hộ tự tái định cư mua được nhà/đất tái định cư bằng tiền đền bù. Những người khác không có nhà riêng, do đó họ phải thuê phòng hoặc tìm chỗ ở tạm ở nhà họ hàng hoặc nơi khác.

Page 38: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG TĐC

35

Đối với đa số các hộ nhận tiền đi tự tái định cư ở nơi khác, vấn đề sở hữu nhà vẫn là một khó khăn không nhỏ. Họ có xu hướng lại mua đất hoặc nhà ở những nơi chưa ổn định, và có thể sẽ lại bị tái định cư khi có những dự án khác tại địa phương đó. Trong thời gian hiện nay, hơn 50% hộ tự tái định cư không chắc chắn về việc có được nhận quyền sở hữu nhà chính thức hay không, ngay cả khi họ xây nhà trên đất tự tái định cư. Ngoài ra, ít hộ được chính quyền địa phương khuyến khích xây nhà trên đất họ vừa mua bằng tiền đền bù của dự án. Điều này cũng xảy ra với 1 hộ nhận đất phân lô tại khu tái định cư ở P.BHHA. Vì không được chế biến da bì trong khu tái định cư, hộ này bán nền đất, mua một mảnh đất khác và hiện đang không được phép xây nhà trên lô đất này. Việc các hộ tự lo tái định cư ở xa chưa có quyền sở hữu nhà vẫn chưa có hướng giải quyết. Ngay cả so với khu nâng cấp đô thị, về vấn đề này các hộ tự lo tái định cư vẫn có khả năng chịu nhiều rủi ro hơn.

Page 39: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC – Chính sách đền bù, chọn lựa TĐC

39

II.3.2. Chính sách đền bù và chọn lựa TĐC: 1. CHÍNH SÁCH ĐỀN BÙ: Dự án TĐC THLG đặc biệt xem ngườI dân chịu ảnh hưởng có quyền sở hữu do sống thực tế trên đất/nhà và các loại tài sản bị thu hồI giảI toả do thực hiện dự án, nên việc thiếu giâý tờ chủ quyền hợp pháp trên các loạI tài sản trên không là trở ngạI cho việc được nhận đền bù. Nhiều hộ đã định cư dọc theo kênh Lò Gốm từ thờI gian trước năm 1975. Khảo sát và thống kê được thực hiện trong năm 1999 có xem xét tình trạng này, ở khu vực dự án thì cách thức mua bán chuyển nhượng nhà ở chỉ có giấy tay không chính thức vớI sự xác nhận cuả công an khu vực hoặc tổ trưởng tổ dân phố. Đền bù cho đất ở dựa trên mức đền bù. Đối với những nhà hoàn toàn trên mặt nước kênh, mức tối thiểu đền bù cho những hộ TĐC nghèo nhất này là 25 triệu. Có 25 hộ loại này. Những hộ có một phần đất không trên mặt kênh thì nhận đền bù cao hơn dựa theo diện tích đất ở thực tế. Dự án có cấp thêm tiền mặt hỗ trợ kinh tế xã hộI tính theo đầu ngườI không phảI để mua nền đất hay chung cư, nhưng để hỗ trợ di dờI và mua đồ dùng cho nhà ở TĐC. Mức hỗ trợ kinh tế xã hộI này là 1,5 triệu đồng/đầu ngườI không kể tuổI, giớI tính, tình trạng nhập cư và khả năng việc làm miễn là những ngườI thụ hưởng phảI thực tế sống trong khu vực dự án và có đăng ký trong danh sách theo đúng thủ tục do nhân viên dự án thực hiện ngay từ lúc đầu. Cũng có một khoản hỗ trợ di dờI cho việc di dờI ổn định nơi ở mớI là 3 triệu đồng cho một gia đình có từ 4 ngườI trở lên, nếu không thì chỉ cấp có 1-2 triệu đồng cho các hộ gia đình có ít ngườI hơn. Đặc biệt, để khuyến khích các hộ gia đình giao đất nhà giảI tỏa đúng thờI gian cho thực hiện dự án, cũng có thêm một khoản thưởng 5 triệu đồng tiền giao mặt bằng đúng hạn cho mỗI nhà thực hiện đúng yêu cầu. ĐốI vớI tài sản bị tháo dỡ mất mát, dự án đền bù theo mức thay thế thực tế cho tài sản vật chất bị thiệt và tài sản không thể đem theo. Dự án không đền bù bằng tiền mặt hay hiện vật đốI vớI mất mát thu nhập, không có đền bù cho cơ cấu, cơ sở kinh doanh hay những giá trị thương mạI và những nguồn lợi tạo thu nhập khác. Thay thế phục hồI cho thu nhập và sinh kế không được đền bù bằng tiền mặt, nhưng bằng những biện pháp ngắn hạn là các hoạt động nhóm TDTK và dài hạn là chợ Lò Gốm. Có những trợ giúp dịch vụ xã hộI, các tiện ích vật chất, phát triển cơ sở hạ tầng cho khu phân lô TĐC và trợ giúp xây nhà như hướng dẫn kỹ thuật, giấy phép xây dựng và vốn vay xây nhà. Sự hài lòng về mức đền bù:

• Đền bù và chính sách trợ giúp vớI giảI pháp nhiều chọn lực TĐC đã căn bản phù hợp vớI nhu cầu của ngườI dân chịu ảnh hưỏng của dự án. Chính sách của dự án cũng quan tâm đến việc thực hiện đền bù, di dờI cho ngườI dân và những biện pháp xử lý. Không có thắc mắc tranh cãi về việc tiền mặt là phương thức đền bù.

• NgườI nghèo nói chung hài lòng vớI chính sách đền bù và TĐC của dự án này, đặc biệt những hộ nghèo gay gắt đã phảI từng sống trong những nhà ở lụp xụp và chen chúc trên mặt kênh ô nhiễm.

• Hỗ trợ tạm cư từ dự án cho một số hộ có liên quan cũng được đánh giá tốt.

Page 40: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC – Chính sách đền bù, chọn lựa TĐC

40

• Các hộ dân TĐC di theo dự án được hưởng thụ một số những trợ giúp liên tục của dự án như thuê sạp ở chợ Lò Gốm, lắp đặt đồng hồ nước, đồng hồ điện miễn phí và trợ giúp kỹ thuật từ nhân viên dự án.

Khiếu nại về đền bù: Nhà/Đất

• Trong khi thừa nhận rằng dự án TĐC tạo ra cuộc sống tốt hơn cho tập thể cộng đồng, đặc biệt về mặt nhà cửa gia tăng giá trị, tình trạng hộ khẩu và cảI thiện môi trường, một số ngườI nêu than phiền về cách thức tính toán và mức đền bù. Họ cho rằng chính sách đề cập ở trên là không công bằng, nghĩa là đưa ra một mức đền bù bình quân chung cho mọI loạI nhà mà không tính đến giá trị xây dựng và tình trạng giấy tờ chủ quyền. Ví dụ, theo như họ, một nhà xây bê tông có nhiều tầng có sẵn chủ quyền hợp pháp thì phảI được nâng cấp giá trị khi phân loạI vớI mức đền bù cao hơn. Một số gia đình khá giả trước đây có đất/nhà rộng và chủ quyền hợp pháp không hài lòng vớI chính sách mức đền bù bình quân 2,8 triệu đồng/m2 áp dụng cho đất ở bị giảI tỏa. Họ mong muốn có mức đền bù cao hơn theo cơ chế thị trường.

• Có các than phiền liên quan đến “đất thổ cư lâu đờI” có nguồn gốc từ kênh rạch và hồ ao. NgườI dân tranh luận rằng họ đã sống lâu năm trên diện tích mà họ mất hàng năm để tạo dựng, vì vậy phảI tính toán theo mức đền bù bình thường cho loạI đất này. Khoảng mườI hộ không thoả mãn vớI khoản đền bù cho đất nhà và cho các phần xây cất phụ . Họ cũng muốn được đền bù cho các phần đất xây cất phụ mà họ chiếm hữu để ở và sử dụng lâu năm, tuy nhiên không được chấp nhận bởI Đơn vị đền bù giảI tỏa và Phòng Quản lý đô thị quận. Trong thực tế, có ít nhất hai trường hợp đã trì hoãn việc ký thỏa thuận đền bù vớI các giớI chức. Để giảI quyết các trường hợp này, sự nỗ lực khuyến khích động viên của NXH cũng như của các bên có liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục các hộ này hợp tác và đồng ý giao nhà đất.

• Có hai trường hợp cụ thể vớI than phiền liên quan đến hỗ trợ di dờI hay hỗ trợ kinh tế xã hộI đầu người. Tuy nhiên, theo dõi và khảo sát cho thấy các than phiền này được các nhân viên dự án phụ trách giảI quyết tích cực theo đúng chính sách TĐC của dự án mà có lẽ các hộ dân này sẽ không bao giờ chịu hài lòng.

• Chỉ có hai hộ (Võ Thi Thu Liên và Võ Văn Chênh) đặc biệt nêu bức xúc thất vọng về việc khiếu nạI của họ không được giảI quyết mặc dù họ đã gởI khiếu nạI đến các cấp có thẩm quyền cao hơn.

Những vấn đề sau được các hộ dân đề cập khi được phỏng vấn liên quan đến đền bù và hỗ trợ hậu TĐC mà dự án “hứa” sẽ cung cấp. Theo nhân viên dự án, những vấn đề này đã được giảI thích rõ ràng cho các hộ dân, nhưng họ vẫn hỏI khi được phỏng vấn.

• Hầu hết các hộ di dờI TĐC than phiền rằng họ không nhận được hỗ trợ cấp gạo trong 6 tháng đầu mớI TĐC (giống như những dự án TĐC khác)

• Nhiều hộ tự lo TĐC than phiền rằng họ không được nhận thêm 20% tiền đền bù tính trên khoản đền bù chính (giống như những dự án TĐC khác). Cũng vậy, các

Page 41: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC – Chính sách đền bù, chọn lựa TĐC

41

hộ tự lo chỉ được hưởng hỗ trợ phục hồI sinh kế vớI thứ tự ưu tiên sau các hộ TĐC theo bố trí của dự án. Các hộ tự lo còn có thể không được xét cho thuê sạp chợ Lò Gốm. Hơn nữa, bởI vì hộ tự lo đi TĐC ở xa các thành viên hiện tạI của chương trình tín dụng tiết kiệm tạI P.11 Q.6 hoặc tạI P.BHHA Q.BT nên họ khó có thể tham gia các nhóm và làm thành viên.

Để biết về các thủ tục TĐC, các quyền lợi và cách thức khiếu nạI, các hộ dân dựa trên một số những nguồn thông tin mà họ có được bao gồm nhân viên dự án, các cơ quan liên quan, các nhóm tín dụng tiết kiệm, báo chí, tài liệu dự án như tờ rơi, thông báo, bản vẽ, từ ngườI xung quanh (hàng xóm, bạn bè, họ hàng), từ chính quyền địa phương, các tổ chức cộng đồng, HPN, dựa trên kinh nghiệm của chính họ, ít khi tham khảo thông tin từ các dự án khác. Mặc dù ngườI dân tích cực tìm hiểu từ các nguồn thông tin bao gồm các thông báo và buổI họp chính thức, đặc biệt những thông tin có liên quan trực tiếp đến quan tâm cụ thể nào đó của họ, nhưng thông tin chính xác có thể bị sai lạc qua truyền đạt tạI cộng đồng. Tất cả các thông báo quan trọng, đặc biệt liên quan đến tài chính tiền bạc đền bù và các trách nhiệm đã được thông tư đến mọI hộ gia đình mục tiêu, nhưng khả năng chữ nghĩa giớI hạn đã hạn chế việc họ hiểu hoàn toàn các tài liệu được thông báo. Trong thực tế, có thể có ai đó đã truyền tin sai lạc về chính sách của dự án. Cụ thể, có một đôi lờI phát biểu rằng dự án chỉ phát cho họ những tài liệu thông tin phức tạp trong khi trình độ văn hóa của họ kém, không thể hiểu được rõ những thông tin được ghi trong một tài liệu thông báo về việc trả góp vốn vay tín dụng nhà ở dựa theo giá vàng trong khi tiền đền bù thì trả theo tiền đồng. 2. CHỌN LỰA TÁI ĐỊNH CƯ Đơn vị đứng tên thụ hưởng quyền TĐC trong dự án THLG là một cá nhân đạI diện cho một hộ hoặc một gia đình. Tuy nhiên, có một số quyết định trong suốt quá trình TĐC đòi hỏI phảI có sự thỏa thuận đồng ý hoàn toàn của tất cả thành viên của một hộ hay một gia đình. Có nhiều hình thức TĐC được áp dụng trong dự án. NgườI dân thực tế có nhiều chọn lựa TĐC, lựa chọn cách mà họ sẽ phục hồI sinh kế. Chọn lựa TĐC bao gồm phát triển khu vực họ di dờI đến theo yêu cầu dự án cộng vớI các biện pháp phục hồI điều kiện sinh sống. Để đáp ứng những nhu cầu khác nhau cho các hộ dân trong dự án, các phưong thức TĐC của dự án sau đac được nghiên cứu và đưa vào áp dụng:

• Mua một căn hộ chung cư giá rẻ xây mớI bên cạnh một chợ nhỏ. • Mua một nền đất và xây nhà mớI trong khu phân lô TĐC vớI một số cơ sở hạ tầng

như một trường tiểu học và một hệ thống hồ sinh học áp dụng cho cả dân di dờI từ P.11 Q.6 và dân TĐC tạI chỗ (có 10 hộ TĐC tạI chỗ được khảo sát trong đánh

Page 42: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC – Chính sách đền bù, chọn lựa TĐC

42

giá tác động này). Nền đất giá rẻ nhất có xây một nhà trệt căn bản trị giá ít nhất 100 triệu đồng.

• Nhận tiền đền bù một lần để đi tự lo mua nhà/đất TĐC. Chung cư Lò Gốm P.11 Q.6 Chung cư chủ yếu phù hợp cho những ngườI không muốn dờI xa khu vực họ đã từng sống nhiều năm vớI công việc kinh doanh làm ăn, việc làm, các mốI quan hệ xã hội đã ổn định. Cũng có thể, nhiều hộ nghèo nhất chọn lấy căn hộ chung cư vì không bị nợ mua nền đất nghĩa là sẽ có ít trách nhiệm tài chính hơn. Theo quan sát thì nhiều ngườI phảI cố gắng vượt qua được những định kiến và khó chịu của kiểu sống theo nếp chung cư. Giai đoạn 1 có 72 chung cư bố trí cho số hộ tương ứng bằng cách bốc thăm may rủi. Đây là các lý do mà 72 hộ chọn căn hộ chung cư. MỗI hộ có thể có hơn một lý do: -không có họ hàng nơi khác (1), muốn gần gũi họ hàng (2), -muốn ở tạI nơi cũ vì quen sống từ hồI nhỏ (2), quen thuộc vớI nơi ở cũ, ngạI khoảng cách xa nơi cũ (23), muốn gần con cái, cha mẹ già, anh em gia đình (4), chồng con, cha mẹ già bị bệnh (2), thuận tiện cho công việc hiện tạI và các hoạt động tạo thu nhập sẵn có (12), có nơi buôn bán quen thuộc (3), đã có sẵn mốI làm ăn, khách hàng và quan hệ ổn định (2) -đăng ký chung cư ngay từ lúc đầu (8), căn hộ chung cư đã xây dựng sẵn, chỉ việc dọn vào ở, không cần phảI lo giấy tờ, xây dựng ( 3), -sợ đất ở P.BHHA hẻo lánh, điạ điểm xa xôi (16), sợ đất bị cô lập, có ma, đất nghĩa địa (2), cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh như đường xá dở dang (3), có con gái đi khu vực này nguy hiểm, không an toàn (2), chỗ lạ sẽ khó khăn về sinh kế, kinh doanh và công ăn việc làm (5+13), không có phương tiện đi đến địa điểm xa xôi (6), không biết lái xe máy (1), sợ gia tăng chi phí đi lạI (3), xa trường học, phảI chuyển đổI trường (12), -tất cả gia đình cùng chọn chung cư (13), quyết định của chủ hộ (1), quyết định của chồng (6), thích sống ở chung cư (3), thấy chung cư không có vấn đề gì, dễ dàng theo các quy định sống tập thể và ai sao mình vậy (5) muốn có một chỗ sống ổn định lâu dài (4) -tạI chung cư có chợ, dễ dàng mua bán làm ăn (10), gần chợ Bình Tây dễ mua bán kiếm sống (3), -bởI vì lý do tài chính: tiền đền bù thấp (3), sợ nợ hai đầu, nhiều nợ hơn (16), mua chung cư vớI giá cố định, -thích có cả hai: chung cư và nền đất (đốI vớI những ngườI có hai tiêu chuẩn) (2) TĐC nền đất tự xây P.BHHA, Q.BT: Mua nền đất tự xây nhà là cho những hộ thích riêng tư và tự do xây chính ngôi nhà của họ mặc dù có những khó khăn về khoảng cách xa đáng kể so vớI nơi ở trước kia. Cũng có 10 hộ bắt thăm chung cư trượt nên được khuyến khích mua lô đất tự xây ở khu TĐC P. BHHA Q.BT. Lý do 46 hộ chọn mua lô đất được khảo sát tạI P.BHHA Q.BT. MỗI hộ có thể có nhiều hơn một lý do: -đi theo gia đình, họ hàng (3) có nhiều con, gia đình đông cần nhiều diện tích ở hơn (6)

Page 43: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC – Chính sách đền bù, chọn lựa TĐC

43

-không phảI leo cầu thang mỗI ngày hay khiêng đồ nặng lên xuống cầu thang ở chung cư (8) -được dự án khuyến khích chọn mua đất (5), bắt thăm trượt chung cư (3) -có thể tự xây nhà theo ý muốn (15) -quen sống ở nhà đất riêng, không thích nhà chung cư (6), không thích chung đụng vớI nhiều ngườI (5), không vững bền (8), ồn ào (4) Tự lo TĐC: Trong thờI gian khó khăn khi dự án thực hiện chậm, nhiều ngườI dân muốn nhận tiền để tự đi TĐC. BQLDA415 cố gắng ngăn chặn điều này. Nhân viên dự án, chủ yếu là NXH phốI hợp vớI các bên đốI tác có liên quan, chính quyền địa phương, các nhóm tín dụng tiết kiệm và các cá nhân có ảnh hưởng trong cộng đồng cùng nỗ lực thuyết phục ngườI dân chờ mua nền đất xây nhà hoặc mua căn hộ chung cư giá rẻ. Theo đánh giá thì những nỗ lực này đã cứu khoảng ít nhất 50 hộ thoát cảnh rủI ro tương lai của việc tự lo TĐC. Theo thứ tự của mức độ ảnh hưởng, các lý do mà ngườI dân yêu cầu nhận tiền mặt đền bù để tự lo:

1. Nợ nần hay thiếu hụt tài chính xảy ra trước hay trong quá trình chọn lựa TĐC (16 ý kiến trả lời)

2. Gia đình có các tranh chấp nộI bộ về quyền thừa kế, đặc biệt liên quan đến nợ nần và lo lắng tiền bạc như: phảI chia cho con cái (3), sửa chữa nhà đã cũ (3), lo y tế và đám tang (4), mua phương tiện đi lại (4) và mua đồ để buôn bán (1)

3. NgườI dân vộI vã quyết định tự lo trong khi họ còn thiếu thông tin và kinh nghiệm, đặc biệt đốI vớI những ngườI từ chốI không lắng nghe nhân viên dự án và những ngườI có thiện chí. Kết quả khảo sát cho thấy những hộ tham gia nhóm TDTK thì càng có thể quyết định đúng và hiểu biết tốt hơn cách sử dụng nguồn lực của họ (8)

4. Trì hoãn kéo dài trong việc thực hiện dự án gây tâm lý không hài lòng cho ngườI dân, hậu quả là, có nhiều gia đình muốn nhận tiền mặt để đi tự lo TĐC cho xong (3). Những nhà quá cũ nát, ở không được, trong khi họ không thể sửa chữa vì đang ở khu giải tỏa (3) Họ không thể xin mua một căn hộ chung cư ở tầng trệt.

5. Có thành kiến với những ràng buộc khi sống ở chung cư (quá mớI mẻ cho một số ngườI dân có gốc ở quê nông thôn) hoặc sợ đất nghĩa trang ở P.BHHA Q.BT không dám đến ở (6). Một số thích tự mua một mảnh đất để xây một căn nhà (10). Các bà vợ lẽ vâng lờI chồng nhận tiền đền bù để về sống vớI gia đình chồng gần khu chung cư (2)

6. Những gia đình có ngườI gốc ở nông thôn không tự tin, sợ trả nợ góp dài hạn, còn

những gia đình sống lâu ở thành thị thì ít chọn tự lo vì họ thấy quen và tự tin hơn vớI tín dụng nhà ở (2 respondents)

Bên cạnh đó, theo điều tra và thông tin từ cộng đồng, có những lý do khác nữa:

7. Vì trước đây họ chưa bao giờ cầm trong tay một số tiền lớn, ngườI nghèo mà không có kinh nghiệm và chưa trảI qua thử thách về nhà ở, thì quá phấn khích lấy

Page 44: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC – Chính sách đền bù, chọn lựa TĐC

44

một số tiền mặt lớn để mua sắm mà không tính toán kỹ, kết quả là, số tiền bị ăn tiêu và cạn kiệt nhanh chóng trước cả khi hộ dân kịp nhận thức được nguy cơ cháy túi của họ. Điều này cực kỳ đáng buồn cho những hộ chỉ có tiền đền bù thấp có được từ căn nhà ổ chuột là tài sản duy nhất của họ.

8. Có thể do ảnh hưởng của ngườI bên ngoài gia đình, thúc hốI hộ dân nhận tiền đền bù để sắp xếp cho lợI ích của ngườI đó, như có hai chị em lôi kéo thêm những ngườI tự lo cùng đi mua đất ở một nơi. Một người vợ nhận tiền đền bù để lo sửa chữa nhà chồng ở tỉnh thành khác, một phụ nữ vì họ hàng thúc hối mượn tiền đền bù, v.v.

9. Đặc biệt, như một vài ngườI dân cho biết, thông báo của dự án cấm mua và bán căn hộ chung cư làm một số đối tượng TĐC ngay từ đầu đã không muốn vào ở lâu dài trong khu vực dự án. Vì vậy, họ chọn phương thức nhận tiền đền bù.

Ngược lạI, những lý do sau được đề cập cho việc không chọn tự lo TĐC:

1. NgườI dân sợ đền bù thấp không đủ để họ mua một căn nhà nhỏ gần đó vì khu vực Q.6 đã được đô thị hoá, làm giá đất tăng quá cao, họ nghĩ là tiền tự lo không mua nổI (27). Một số không dám nhận tiền đền bù để tự quản lý, họ biết rằng tiền sẽ bị ăn tiêu nhanh chóng cho các nhu cầu của gia đình (8)

2. Hơn nữa, đất/nhà ở khu vực ngoạI thành lân cận như huyện Bình Chánh là chọn lựa khả thi nhất thì cũng tương đốI xa, kém phát triển và không chắc chắn về đăng ký chủ quyền/hộ khẩu và lạI sợ bị giảI tỏa di dờI nữa (7).

3. Họ tin tưởng vào dự án (1) và muốn dựa vào sắp xếp TĐC của chính phủ (5). Họ muốn có một nơi sống an cư vững bền (3).

4. Có những lý do khác: họ lo sợ di dờI đến một nơi xa nơi cũ mà không có nghề nghiệp ổn định chắc chắn trong tay, họ dễ kiếm sống trong khu vực thị thành hơn (5). NXH, các nhóm TDTK và trợ giúp của nhân viên dự án cung cấp thông tin và động viên đã thuyết phục một số đông ngườI dân dự án, hướng dẫn họ làm quyết định chọn lựa hình thức TĐC phù hợp. Những hộ như vậy thì rất quyết tâm không bị lay chuyển bởI những ngườI xúi giục họ nhận tiền đền bù tự lo.

Sự hài lòng của hộ vớI chọn lựa TĐC của họ Các hộ dân có thoả mãn hài lòng vớI chọn lựa TĐC của họ không? -Chung cư: Trong số 72 hộ được khảo sát, có 70 Có và 2 Không. -Phân nền tự xây: Trong số 46 hộ được khảo sát từ P.11 Q.6 và 2 hộ TĐC tạI chỗ, có 40 Có và 8 Không. -Tự lo TĐC: Trong số 26 hộ được phỏng vấn, có 3 Có, 23 Không. Thông tin từ khảo sát do NXH thực hiện cho 31 hộ vào năm 2004 cũng chỉ ra rằng hầu hết các hộ tự lo rất không hài long với tình trạng TĐC hiện tạI của họ. Nhiều hộ so sánh thuận lợI và bất lợI của các chọn lựa TĐC: *Chung cư: Chỉ có 72 căn hộ trong khi ban đầu số ngườI muốn chung cư nhiều hơn. Đa số dân chung hài lòng vớI chọn lựa của mình. *Phân lo tự xây: Đa số họ hài lòng vì đã chọn lô đất. Phân nửa số 10 hộ bắt trượt chung cư được vận động mua lô đất để xây nhà thì vui vẻ vớI quyết định của mình.

Page 45: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC – Chính sách đền bù, chọn lựa TĐC

45

*Tự lo TĐC: Ước tính có đến 80% số hộ tự lo không hài lòng vớI tình trạng TĐC hiện tạI của họ. Nhiều hộ tự lo hốI tiếc. Hầu hết họ sẽ cố gắng ở lạI theo TĐC do dự án bố trí nếu họ được cho cơ hộI quyết định lại. Bây giờ thì đã quá trễ cho họ, họ phảI cố gắng thích ứng vớI những trở ngạI trong việc kiếm thu nhập, xin chủ quyền nhà/xây nhà, hộ khẩu, cấp nước/điện, đi học, chăm sóc y tế. Đa số họ sẽ lại di dời nữa, nơi họ muốn đến lại địa điểm họ đã ở trước đây tại P.11 Q.6. Những ngườI dân sau đây hối tiếc vớI chọn lựa TĐC của họ và mong ước có cơ hộI để quyết định lạI lần nữa là:

1. Hầu hết dân tự lo TĐC. 2. Hai hộ ở khu phân lô tạI P.BHHA, lúc đầu xin mua chung cư nhưng bắt thăm

trượt và quyết định chọn lô đất xây nhà. Họ không thích nơi ở mớI vì không dễ dàng tìm việc và làm ăn ở chỗ lạ, xa nơi cũ.

3. Có hai hộ mua chung cư, hiện tạI đang phảI trả những khoảng phí tổn ở chung cư như tiền gởI xe, tiền điện hành lang hoặc đang so sánh chung cư chỉ là các căn hộ xây giống nhau trong khi các nền nhà thì được tự xây theo ý thích. Họ cũng sẽ thay đổI ý định để chọn lạI nền đất nếu được phép.

Page 46: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Sử dụng ti ền đ ền bù, chi tiêu sinh hoạt

46

II.3.3. Sử dụng quyền lợi đền bù và Chi tiêu sinh hoạt 1. SỬ DỤNG QUYỀN LỢI ĐỀN BÙ Lượng tiền đền bù khác nhau ở các hộ dân. Tuy nhiên, có một số các khoản chi do tiền đền bù ứng trả như mua nền đất, mua căn hộ chung cư, xây nhà, mua đất nhà tự lo TĐC, trả nợ trước đó, chi phí bệnh tật, giấy tờ, công việc gia đình, đầu tư kinh doanh, thuê nhà ở và các khoản khác. Sử dụng tiền đền bù để trả nợ trước đó phổ biến ở một số hộ. Theo khảo sát, có 12 trong số 72 hộ chung cư đã sử dụng tiền đền bù để trả một số nợ nần. Đáng ngạc nhiên là chỉ có một hộ phân lô tự xây khai rằng họ phảI làm như vậy (Là trường hợp hộ ông Vương Văn Cước, họ trả phí luật sư trong vụ kiện để lấy lại quyền sở hữu lô đất TĐC từ một tay cho vay nặng lãi là hộ Lâm Cách Nhân). 90% các hộ phân lô tự xây sử dụng các khoản tiền đền bù hỗ trợ để phụ thêm vào chi phí xây nhà mới. Đặc biệt, trong số 26 hộ tự lo được khảo sát, có đến 16 hộ đã thực tế phảI trả các khoản nợ vay nặng lãi. Đó cũng là lý do chính cho việc họ phảI gấp rút yêu cầu nhận tiền đền bù ngay để thanh toán nợ vì lãi suất vay ngoài quá cao, chỉ sau một thờI gian họ sẽ nợ ngập đầu. Hầu hết các hộ mua tiện nghi mớI cho cuộc sống và trang bị cho nhà mới. Hơn 90% số hộ mua đồ đạc mớI từ rẻ tiền đến thứ đắt tiền cho cuộc sống TĐC. Các gia đình có tiền đền bù cao chi tiêu nhiều hơn cho các đồ dùng sinh hoạt. Một bàn thờ mớI đặt ở phòng khách là thứ phổ biến nhất được mua sắm mớI trong các hộ TĐC. Trong một số hộ chung cư/nhà xây, ngườI ta cũng ưa thích có tủ buffet mớI đựng ly tách bằng gỗ hay giả gỗ đặt trong phòng khách. Nhiều hộ mua đồ đạc tiện nghi cho nhà mớI từ tiền hỗ trợ đầu người. Tuy nhiên, hầu hết các gia đình cũng cố gắng sử dụng lạI những đồ đạc ở nhà cũ cho nhà TĐC mớI để tiết kiệm tiền bạc. Trong các hộ TĐC, tài sản sinh hoạt như xe đạp, tivi, máy hát, máy thu thanh, đầu đĩa VCD, DVD, tủ đựng quần áo, tủ chè, bàn, ghế là thấy phổ biến nhất tuy vớI chất lượng cũ hay mới. Xe máy, tủ lạnh, máy giặt, máy vi tính chỉ thấy có ở các gia đình khá giả hơn vì họ có khả năng lo nổI xăng, tiền điện hoặc tiền mua các tiện nghi này, hoặc tạI các hộ sử dụng chúng làm phương tiện kiếm sống. Các hộ chung cư/nhà xây mua phương tiện sản xuất kinh doanh mớI như tủ đựng hàng tạp hoá và đồ dung học sinh, bàn ghế bán tiệm cà phê giảI khát tạI nhà, xe đẩy bánh mì và các dụng cụ nấu thức ăn để bán. 2. CHI TIÊU SINH HOẠT Sau di dờI, nhu cầu mua sắm và chi phí tăng vọt đáng kể ở tất cả các hộ. Tuy nhiên những chi tiêu căn bản cho sinh hoạt hàng ngày thì ngườI ta cố gắng giữ không thay đổI nhiều. ĐốI vớI hầu hết các hộ TĐC theo dự án, chỉ có hai thứ rẻ hơn và thuận tiện hơn là

Page 47: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Sử dụng ti ền đ ền bù, chi tiêu sinh hoạt

47

cấp điện và cấp nước. Lượng sử dụng điện, nước sạch được nhiều hơn nhưng tiền trả thì ít tốn hơn ở hầu hết các hộ. Việc tăng sử dụng điện nước đã làm cho mức sống được cảI thiện và sinh hoạt ăn ở thoảI mái hơn trong nhiều hộ. Khi di dờI đến khu TĐC hoàn toàn mớI lạ vớI họ, tất cả các hộ đều có một số chi phí như:

1. Xây dựng và trang hoàng nhà mớI: điều này tùy vào khả năng của mỗI gia đình. Hơn nữa, khá nhiều hộ phảI lo những khoản chi phí linh tinh sửa chữa nhà lạI do nhà thầu xây kém chất lượng như đã đề cập ở trên.

2. Mua những đồ đạc mớI cho nhà mớI xây. 3. Mất mát kinh doanh bao gồm giảm thu nhập và những khoản giảm giá để thu hút

khách hàng mớI khi giớI thiệu dịch vụ của họ ở nơi mới. 4. Ăn uống tiêu dùng hàng ngày, theo như các hộ TĐC cho biết, các thay đổI tùy

thuộc vào khả năng và tình hình tài chính của họ. Các hộ có nhiều nợ hơn thì tiêu pha sinh hoạt hàng ngày ít hơn ngoạI trừ những hộ kiếm thu nhập nhiều hơn trong quá trình TĐC. Một số gia đình báo cáo rằng họ phảI ăn thâm vào khoản tiết kiệm trong thờI gian chờ đợI có sinh kế tốt hơn, có lẽ là từ buôn bán ở chợ Lò Gốm.

5. Qua TĐC, có số lượng đáng kể các hộ bị mất nhà cũ là chỗ để xe và đồ đạc. Khi di dờI, một số phảI bán tháo bán đổ nhiều đồ đạc vì họ sợ tốn kém chi phí chuyên chở hay nhà mớI không có chỗ chứa.

6. BởI vì có đồng hồ cấp điện chính, nhiều hộ có thể mua tủ lạnh mà trước TĐC quá tốn kém khi họ phảI trả tiền điện câu rất đắt đỏ.

7. Các chi phí cá nhân cũng được chi tiêu dè dặt trong hiện tạI vì tình trạng thiếu hụt thu nhập và công việc làm ăn.

Dân TĐC tạI chung cư có các vấn đề sau:

1. Phí gởI đồ đạc: Đặc biệt những hộ sống ở các tầng trên phảI làm quen vớI nhiều chi phí chung cư như phí gởI xe máy, xe ba gác, xe xích lô, xe đẩy bán hàng rong. Chi phí gởI một xe máy hàng tháng là 40,000đ, một xe đạp 15,000đ. Đây là chi phí phụ mà trước kia họ không phảI lo. ĐốI vớI một ngườI thu nhập thấp có một xe máy là nghề xe ôm hay công nhân đi làm thuê, đó sẽ là một gánh nặng thường xuyên ngốn hết đến trên dướI 5% thu nhập hàng tháng của họ. NgườI dân cũng thuê những kho nhỏ từ Ban Quản trị chung cư để chứa đồ/dụng cụ buôn bán nhỏ. Một kho nhỏ vớI diện tích vài 1-2m2 hiện tạI được cho thuê vớI giá 200,000 đồng/năm. ĐốI vớI ngườI thu nhập thấp, những chi phí như vậy ăn vào thu nhập lẽ ra để nuôi gia đình họ. Có hai hộ đang làm sản xuất vớI máy móc cồng kềnh phảI tìm một chỗ rộng hơn bên ngoài vớI chi phí thuê mặt bằng, đi lạI rất đáng kể, phảI trả công thợ và rẩt mất thờI gian không như trước kia họ có nhà rộng sản xuất tạI nhà. Hơn nữa, một hộ than phiền rằng căn hộ chung cư của họ quá nhỏ so vớI nhà cũ (hộ Võ Hoàng Minh được tiêu chuẩn một căn hộ và một nền đất), họ phảI thuê một nơi giá 1 triệu đồng/tháng để có chỗ cho các thiết bị chế biến chả mắm thực phẩm như tủ làm lạnh, bếp lò và các dụng cụ to đùng. Hộ Nguyễn Thi Dư trả tiền thuê mặt bằng bên ngoài 2,5 triệu đồng/tháng để có chỗ cho các máy làm đinh sắt, trước kia họ có hai nhà bên cạnh nhau đủ lớn cho hoạt động

Page 48: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Sử dụng ti ền đ ền bù, chi tiêu sinh hoạt

48

sản xuất này. Họ dự định thuê một xưởng tạI chợ Lò Gốm làm nơi chưng hàng và sản xuất vớI các máy dập sắt nhỏ.

2. Tiền điện hành lang 3,000 đồng/tháng/hộ là chi phí phụ cho tất cả hộ gia đình chung cư. Mặc dù đó chỉ là phí nhỏ, đã có 4 hộ từ chối không chịu đóng.

Đặc biệt, hộ phân nền tự xây chịu những chi phí sau:

1. 80% số hộ phảI trả 1,2 triệu đồng lắp giếng khoan lấy nước ngầm sử dụng cho gia đình khi họ vừa mớI dọn lên khu phân lô để xây nhà. Tuy nhiên, hầu hết bơm bị đem bán lạI vớI giá lỗ 500,000 đồng (ít hơn nửa giá mua) từ khi ngườI dân có cấp nước thủy cục.

2. Cho đến giữa 2005, chi phí tiền điện câu và nước ngầm hay nước câu lạI rất đắt đỏ cho các hộ phân lô tự xây sớm di dờI lên khu vực TĐC. Họ phảI trả tiền điện câu nhiều hơn trước di dời, đến 2000 đồng/kWh khoảng hơn 300,000/tháng

3. Gia tăng chi phí đi lạI do khoảng cách xa từ khu phân lô TĐC đến bất cứ điểm nào của thành phố, xa khoảng 8km đến nơi ở cũ tạI P.11 Q.6 cho những ngườI vẫ tiếp tục đi về nơi cũ để làm việc kiếm sống. Chi phí đi lạI tăng cao đốI vớI những ngườI không có xe máy (họ thường phảI đi xe ôm), nếu có xe máy thì tăng chi phí về xăng và bảo trì xe.

4. Các chi phí đặc biệt là phí đăng ký cho con đi học do ở xa nơi cũ và chi phí đăng ký trường mới. Nếu không thì ngườI dân phảI tốn kém cho việc nhờ gia đình mình chịu khó đưa đón con.

5. Chi phí thu gom rác hiện tạI đến 10,000 đồng/tháng, cao hơn trước đây. 6. Không có cơ sở hạ tầng lắp đặt điện thoạI bàn, ngườI dân có nhu cầu sử dụng

thông tin liên lạc thì phảI sử dụng điện thoạI cầm tay hoặc dịch vụ điện thoạI bàn của dân địa phương. Như vậy rất tốn kém và bất tiện cho họ.

Tự lo TĐC: Họ là những ngườI dân dễ bị tổn thương nhất. PhảI xoay sở một mình vớI kinh nghiệm hạn chế và không có sự hỗ trợ từ các quan hệ xã hộI quen thuộc như trước, họ nhanh chóng ăn tiêu hết tiền đền bù. Sau một vài tháng, họ trở nên quá khổ sở đến nỗI họ không thể xoay sở nổI một ít vốn để bắt đầu một nghề tự do. Kế hoạch tài chính: Tất cả gia đình, trong suốt những tháng đầu sau di dờI, chịu những chi phí sống gia tăng do đang có nhà mới. ĐốI vớI nhà nghèo có tiền đền bù thấp hoặc nợ tín dụng nhà ở TĐC, họ học hỏI thêm việc điều tiết sử dụng thu nhập và tiết kiệm để trả những khoản nợ nhà nặng nề. Qua TĐC, các hộ dân chắc chắn đã học hỏI nhiều hơn việc kế hoạch tài chính gia đình trong việc sắp xếp những khoản tài chính về nhà ở và những chi phí khác. Có đến 90% số hộ được khảo sát nói rằng họ sẽ cẩn thận hơn khi chi tiêu tiền bạc, đặc biệt liên quan đến nhà ở. Những gia đình khá giả đã có thể biết sắp xếp rất tốt, tuy nhiên họ cũng phảI học hỏI nhanh chóng việc làm kế hoạch tài chính gia đình khi phảI đốI mặt vớI các trách nhiệm tài chính nợ tín dụng nhà ở và phục hồI sinh kế.

Page 49: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Sử dụng ti ền đ ền bù, chi tiêu sinh hoạt

49

Nhà ở mớI đã có tác động tích cực, tạo ra một môi trường mớI cho một gia đình, nói cách khác, hầu hết ngườI trong một gia đình nay phảI chia xẻ gánh nặng tài chính để cùng chung nhau duy trì tiện ích nhà ở. Quá trình này giúp ngườI ta phốI hợp vớI nhau một cách hợp tác chung sức, nếu không thì nói chung họ sẽ không thể duy trì được an cư TĐC của gia đình mình. Các hộ dân được khuyến khích tham gia các nhóm tín dụng tiết kiệm càng nhiều ngườI trong một gia đình càng tốt, và tiết kiệm càng nhiều càng tốt. NXH luôn luôn quan tâm nhắc nhở các trách nhiệm TĐC cho các hộ có liên quan để họ sắp xếp kế hoạch tài chính cẩn thận và chi tiêu hợp lý.

Page 50: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC – Tình trạng tài chính, tín dụng nhà ở

50

II. 3. 4. Tình hình tài chính - Tín dụng nhà ở

Tình hình tài chính của một hộ dân có thể liên quan đến một hay nhiều hơn những loạI nợ nhà ở sau: Nợ mua nền đất phân lô hoặc nợ mua căn hộ chung cư TĐC (Tín dụng nhà nước về nhà/đất ở), nợ vay xây nhà hoặc sửa chữa nhà, vốn vay tạo thu nhập (vay của CEP). Ngoài ra, còn vốn vay từ các nhóm tín dụng tiết kiệm, vốn trợ giúp từ chính quyền địa phương, vốn vay ngân hàng. Thêm nữa, nợ vay từ nguồn riêng tư, nợ vay nặng lãi hoặc nợ vay không lãi suất từ gia đình, họ hàng, bạn bè. Một số gia đình khá giả có thể còn có tiết kiệm tích lũy được trong suốt quá trình TĐC. Cũng vậy, các hộ có tiền đền bù còn dư được hoàn lạI sau khi đã khấu trừ để mua nhà đất TĐC có thể cũng khấm khá nếu họ biết xoay sở sinh lợi trong việc sử dụng tiền dư này. Dân TĐC chung cư nói chung có ít nợ hơn dân TĐC phân lô tự xây. Khoảng 10 hộ nói rằng họ quen vớI môi trường ô nhiễm vì họ sống từ nhỏ rồI, một số nói là họ thà tiếp tục sống như cũ mà không có nợ nần nhà ở gì trong thờI gian dài như thế. Họ nói họ hài lòng vớI cái họ có trước kia, làm nhiêu ăn bấy nhiêu, chưa bao giờ phảI mắc nợ nần gì cả.

1. Tín dụng nhà đất về nhà/đất ở khi mua căn hộ chung cư hoặc lô đất: Căn hộ chung cư: Một hợp đồng mua bán căn hộ chung cư được ký giữa Công ty dịch vụ công ích A vớI từng hộ dân TĐC theo hình thức này trong đó có quy định lượng nợ trả góp theo giá vàng, trả hàng tháng và những điều kiện khác nữa. Có 54 trên 72 hộ chung cư phải trả loại nợ này, hầu hết là các hộ sống ở các tầng trên. Mức nợ lớn nhất là khoảng 70 triệu còn nhỏ nhất là từ 2-10 triệu đồng. Có 9, 13, 19, 10, 4, 3 hộ nợ hơn kém tương ứng 20, 30, 40, 50, 60,70 triệu đồng. Phân lô tự xây Một hợp đồng mua bán lô đất ký giữa một cơ quan được chỉ định ở Q.Bình Tân với từng hộ dân TĐC theo khu phân lô trong đó quy định lượng nợ trả góp cũng theo giá vàng, trả hàng tháng và những điều kiện khác nữa. Có 28 trên 51 hộ phân lô phảI trả nợ mua đất cho nhà nước. Mức nợ từ 5 đến 68 triệu đồng. Có 1, 2, 3, 3, 5, 8, 6 hộ nợ tương ứng ở mức hơn khoảng 5, 10, 20, 30, 40, 50, 60 triệu đồng. Mức phải trả góp dựa trên giá vàng theo yêu cầu để mua đất/chung cư đã tăng vọt gấp đôi so sánh với bằng tiền đồng từ cuối năm 2002, dần dần còn có xu hướng tiếp tục tăng nữa theo giá vàng thế giớI, trong khi:

• Tiền đền bù trả bằng tiền đồng. • Tiền đền bù để mua nhà/đất TĐC được gửI bảo lưu tạI một ngân hàng bằng

tiền đồng không kỳ hạn vớI lãi suất 2.3%/năm. Giá vàng vào thờI điểm cuốI năm 2004 và cuốI năm 2005 là 710,000 và 826,000/một chỉ. Mất mát tài chính cho ngườI dân trong việc này được ước tính khoảng 2 cây vàng (tương đương vớI 16 triệu đồng tạI cuốI năm 2005) đốI vớI mỗI 100 triệu đồng gởI bảo lưu nghĩa là chỉ sau một năm, trong khi giá vàng lạI có xu hướng tăng lên nữa.

Page 51: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC – Tình trạng tài chính, tín dụng nhà ở

51

• Thu nhập từ các hoạt động kiếm sống bình thường của đa số hộ dân có thể không theo kịp được vớI mức nợ họ phảI trả góp cho nợ nhà ở TĐC. Đồng thờI chi phí sống gia tăng, gây ra nguy cơ TĐC không bền vững.

Nên chăng khi lập kế hoạch dư án thì gởI ngân hàng bảo lưu tiền đền bù bằng giá trị vàng, tương ứng vớI yêu cầu trả nợ nhà nước theo giá trị vàng. ĐIều này sẽ giảm nhẹ gánh nặng tài chính của ngườI dân chịu ảnh hưởng. Đây là bài học kinh nghiệm tốt cho các dự án khác.

2. Nợ vay xây nhà do CEP quản lý:

Những hộ dân vớI tiền đền bù thấp (còn nợ mua nền đất) và với một kế hoạch xây nhà thực tế có thể xin vay vốn xây nhà từ phần tài trợ của BTC và do CEP quản lý. Mức vay tốI đa là 70 triệu đồng, tốI thiểu là 20 triệu đồng, thờI hạn vay chung là 5 hoặc 10 năm, lãi suất 0.55% theo nợ trừ lùi. Tất cả ngườI vay được tổ chức thành nhóm từ 5-6 thành viên/nhóm có một nhóm trưởng cho mỗI nhóm. Bắt đầu trả góp sau một tuần kể từ khi phát vốn. Đã có 34 khoản vay xây nhà, gom lạI thành một cụm do một phụ nữ từ một hộ dân phân lô tự xây làm cụm trưởng, được CEP chính thức tập huấn và trả bồI dưỡng theo chính sách của CEP. Có 5, 10, 8, 8, 3 hộ vay xây nhà vớI các mức vay hơn khoảng tiền 20, 30, 40, 50, 70 triệu đồng tương ứng. Tất cả vốn gốc, tiền trả lãi, tiền tiết kiệm được trả góp hang tuần do cụm trưởng thu gom lạI và sau đó được một cán bộ tín dụng của CEP phụ trách đi thu hang tuần vào đúng ngày quy định. Theo Báo cáo đánh giá của CEP thực hiện vào tháng 12 năm 2005, khoảng phân nửa ngườI vay thấy khó khăn trong việc trả nợ vay. Nguyên nhân của các khó khăn này theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là: thiếu thu nhập, sức khỏe yếu kém, nhu cầu phảI chi tiêu nhiều hơn, phảI trả nợ khác, và khoảng cách đi xa giữa khu TĐC đến nơi làm việc của ngườI vay. Khảo sát cũng chú ý rằng trong tổng số những ngườI vay xây nhà có đến hơn 20 ngườI có nợ đất có nguy cơ bị khủng hoảng tài chính nếu họ không thể cảI thiện mức thu nhập trong năm kế đến.

3. Vốn vay nhỏ và vốn vay từ nhóm tín dụng tiết kiệm:

Vì ngườI dân chung cư là cư dân quen thuộc vớI địa bàn P.11 Q.6, nhiều hộ có thể vay vốn tạo thu nhập/kinh doanh từ chính quyền địa phương, mức vay từ 5-7 triệu đồng, thờI hạn 1 năm, trả hàng tháng, lãi suất 0.5%/tháng tính trên nợ trừ lùi. Cũng có các tín dụng nhỏ của Ngân hàng chính sách xã hộI, UBND phường, HPN. Có 14 hộ chung cư hiện tạI đang vay từ những nguồn này. Có hai hộ chung cư vay ngân hàng thương mạI, mức vay từ 40-60 triệu đồng. Ở khu phân lô TĐC P.BHHA Q,BT, dân TĐC tham gia nhóm tín dụng tiết kiệm có thể vay được những khoản nhỏ, tuy nhiên, khả năng tiết kiệm của các nhóm còn quá yếu vì các hộ nghèo còn phảI trả nợ vay CEP và đang khổ sở vì thu nhập bị giảm sút. Ở nơi TĐC mớI, hiện tại dân TĐC không thể xin vay vốn từ các chương trình địa phương.

Page 52: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC – Tình trạng tài chính, tín dụng nhà ở

52

4. Nợ vay ngoài và nợ vay nặng lãi: Trong suốt quá trình dự án, nhiều hộ dính líu đến những khoản vay ngoài và vay nặng lãi vớI đủ mức độ khác nhau. Theo khảo sát, ít nhất 50 hộ của tất cả các loạI TĐC (22 chung cư, 12 nền tự xây, và 15 hộ tự lo) là con nợ của những tay chủ nợ nặng lãi vớI đủ mức vay từ 1-70 triệu đồng, 60% hộ trả góp hàng ngày vớI lãi suất rất cao là 20%/tháng (nếu trả vốn lãi chung cho đến hết nợ sau một tháng, còn gọI là vay góp bạc 12) hoặc 30%/tháng (nếu chỉ trả lãi và vốn vẫn nợ lạI không giớI hạn thờI gian, còn gọI là vay đứng bạc 13), mục đích vay đa dạng như đi chữa bệnh, trả nợ trước đó, lo chuyện gia đình, đóng học phí cho con, làm vốn kinh doanh, v.v. Các gia đình thu nhập thấp bị khai thác bóc lột cùng cực bởI loạI hình tín dụng này, trong một số hộ, phần lớn thu nhập của cả hộ chỉ để thường xuyên trả lãi vay. Các gia đình vướng phảI nợ chợ đen sẽ bị căng thẳng về tài chính, đặc biệt khi họ không thể xoay sở dứt nợ trong một thờI gian ngắn, có thể chỉ là vài tháng. Có những trường hợp hộ cần tiền làm việc gì đó trong bốI cảnh mức tiền đền bù đã được dự án công bố đến mỗI hộ. Trong tình hình như vậy, các tay cho vay nặng lãi nhanh chóng cho hộ đó vay vớI lãi suất cao. Đáng chú ý là mức thu nhập của ngườI lao động thu nhập thấp khó có thể đáp ứng được áp lực lãi cao và trả góp hang ngày. Theo điều tra, nhiều hộ dân này đã quen vay nợ để tiêu xài hay vay để trả nợ khác chứ không phảI để kinh doanh nghiêm túc mà kiếm cách trả nợ càng sớm càng tốt. Vì tiền lãi tính theo dư nợ, nghĩa là lãi chưa kịp trả cũng thành nợ gốc, sau một thờI gian vài tháng con nợ nhận thấy là họ không còn khả năng thanh khoản nợ nần, dẫn đến việc phảI bán hay cầm cố nhà/tài sản. Có lẽ nhiều con nợ đã phảI bán nhà vớI giá rẻ bèo dướI áp lực và đe dọa của các tay cho vay. Trong số dân trong dự án THLG, một trường hợp như vậy đã được BQLDA và toà án dân sự giúp đỡ tận tình để tránh việc bị mất quyền lợI nhà TĐC (Hộ ông Vương Văn Cước)

5. Tự tiết kiệm, được bạn bè giúp: Các hộ khá giả có tiền đền bù cao, biết kế hoạch tiền bạc cẩn thận, chi tiêu hợp lý và có sinh kế ổn định thì tiết kiệm tốt và không có lo lắng phảI vay nặng lãi dù có thể họ vẫn là ngườI vay của những chương trình nào đó. Một vài hộ còn được trợ giúp tài chính từ gia đình, bạn bè, đốI tác làm ăn.

6. Các quan tâm đặc biệt ĐốI vớI ngườI dân nói chung, có nhà đàng hoàng để sống trong thanh bình và hài lòng là giấc mơ và là cơ sở để thịnh vượng. Vì vậy, một khi phảI lo xây hoặc sửa chữa nhà, cả ngườI giàu hay nghèo đều cố gắng làm hết sức để có nhà ở lâu dài, vì xây sửa tạm bợ sẽ phảI làm lạI tốn phí hơn sau này. Chất lượng nhà là nhu cầu thực tế đến nỗI nhiều hộ cứ đi vay nặng lãi để làm nhà, kết quả là họ bị nợ nần chồng chất. Tất cả ngườI dân đều lo lắng vớI việc trả góp theo giá trị vàng. Một số cho biết phản đốI việc trả theo giá vàng thị trường vì họ e ngạI giá vàng sẽ leo thang đáng kể trong khi thu nhập và lương của họ không thay đổi. Trong thực tế, giá vàng đã đang gia tăng từ cuốI năm 2002 quá nhanh đến mức đồng lương và thu nhập không thể theo kịp. Điều này liên

Page 53: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC – Tình trạng tài chính, tín dụng nhà ở

53

quan đến nguy cơ cao hơn của tình trạng sang nhượng lạI nhà /chung cư/lô đất TĐC mặc dù điều này bị hạn chế bằng việc chỉ bố trí cho họ nhà TĐC diện tích nhỏ và chủ quyền pháp lý đi kèm vớI nhà đất này. Nhiều hộ sẽ phảI trả góp nợ nhà đất TĐC dài hạn lên đến 10 năm, điều mà trước đây họ chưa bao giờ trải qua. ĐốI vớI khoảng 20 hộ, xem chừng họ rất ít có khả năng trả nổI nợ này nếu sinh kế của họ không thể cảI thiện đáng kể trong những năm sắp tới. ThờI hạn trả nợ mua đất/chung cư tốI đa là 10 năm vẫn có thể là khó khăn cho một số hộ nghèo có thu nhập thấp. Những hộ như vậy đã hỏI thăm xin được bắt đầu trả nợ góp từ đầu năm 2007 và gia tăng thờI hạn đến 15 hay 20 năm để họ có khả năng hơn. Cần lưu ý rằng một số hộ sẽ không thể trả nợ nhà được đúng hạn. Có nhiều lý do: nghèo, thu nhập bấp bênh, thất nghiệp, chờ đợI chính sách miễn giảm của nhà nước, nhận thức được rằng họ là dân hưởng lợI từ dự án nên nhà ở TĐC của họ sẽ không bị tịch thu lạI ít nhất nhiều năm sắp đến. Trong thực tế, nhiều điều tra và quan sát cho thấy một số hộ sẽ trì hoãn việc trả nợ càng lâu càng tốt. Có nhiều ví dụ từ các công trình chung cư giá rẻ cho dân thu nhập thấp đã làm trong thành phố và ở các nơi khác mà chính quyền không thể thu hồI nợ trả từ những đương sự được TĐC. ĐốI vớI những hộ có cả nợ nền đất, thậm chí tỉ lệ thu hồI dù chỉ đạt được trung bình cũng sẽ không hứa hẹn lắm. Khi ngườI dân TĐC không thể xoay sở để trả nợ nhà TĐC, điều này cũng đồng nghĩa vớI TĐC không bền vững và ngườI ta sẽ lạI có xu hướng đi lập nên những khu ổ chuột mớI ở đâu đó.

Page 54: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Tạo thu nhập

54

II.3.5. Tạo thu nhập 1. TÌNH TRẠNG THỰC TẾ Khảo sát cơ sở điều tra các loại việc làm, thay đổi thu nhập (kiếm nhiều hơn hay ít hơn), tình trạng của các gia đình về kinh doanh sinh kế, làm sao người dân làm ăn kiếm sống và vật lộn với các vấn đề kinh tế. Bảng 1. Tình trạng thu nhập và kinh doanh của dân TĐC theo dự án qua khảo sát.

LoạI TĐC (Số ngườI được khảo sát liên

quan đến tạo thu nhập)

Chung cư (255)

Phân nền tự xây (166)

Tự lo (129)

Làm công cho cơ sở và dịch vụ riêng (thợ hồ, nấu bếp, coi trẻ,

v.v)

50 43 35

Buôn bán nhỏ (tạI nhà/bên ngoài) 12/23 12/16 6/10 Công nhân nhà máy 24 14

Làm việc tạI nhà (dịch vụ nhỏ, sản xuất nhỏ như dập sắt, gia

công, lột tỏI,..)

18 13 3

Chạy xe xích lô, xe ba gác, xe ôm 20 10 9 NộI trợ 20 10 8

Phụ việc 16 5 1 Bốc xếp, dỡ hàng 7 8 9

Có cơ sở sản xuất bên ngoài 6 3 0 Bán dạo (đồ ăn,uống) 7 3 15

Dịch vụ tiệm bên ngoài 8 7 2 Học việc 5 2 3

Nhân viên nhà nước, viên chức 5 4 1 Nhân viên công ty, văn phòng 11 2 0

Tài xế lái xe 7 3 1 Có nhà/phòng cho thuê 2 4 0

Mức thu nhập và lương Số ngườI được ghi nhận lạI vớI

mức thu nhập cụ thể195 126 77

Cao, đến 10 triệu đồng hay hơn 4 (2.1%) Không có Không có Hơn 3 triệu đồng 14 (7.2%) 3 (2%) Không có Từ 2-3 triệu đồng 12 (6.1%) 12 (8%) 2 (2.6%) Từ 1-2 triệu đồng 65 (33%) 50 (33%) 16 (20.8%)

Ít hơn 1 triệu đồng 47 (24%) 33 (26.1%) 29 (37.6%) Ít hơn 500,000 đồng 53 (27.2%) 17 (13.5%) 30 (39%)

Thay đổI về mức thu nhập 17 giảm, 1 tăng 22 giảm, 11 tăng 20 giảm, 2 tăng

PhảI đi xa hơn đến chỗ làm vì nơi TĐC xa xôi

0 59 (40%) 40 (31%)

Page 55: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Tạo thu nhập

55

Bảo hiểm xã hộI và y tế 11 2 0 Thay đổI tiêu cực: Trở nên thất

nghiệp vì TĐC 8 6 7

Nghề nghiệp chính (trước và sau TĐC):Thay đổI nghề nghiệp rất hạn chế, hầu hết ngườI dân TĐC không có năng lực tìm được việc mớI, họ vẫn làm công việc trước đây của mình. Sau TĐC, có một số ngườI trở nên thất nghiệp vì phảI lo nhà cửa mớI dọn vào, vì thay đổI về điều kiện sống và gián đoạn nghề tự do trước đây. Cũng có thể, họ nghỉ ngơi một thờI gian sau khi di dời. Độ ổn định công việc: Việc làm thu nhập thấp thông thường dành cho ngườI không có kỹ năng và không ổn định, đặc biệt là nghề thợ hồ tư nhân. Sau mỗI công việc họ phảI tìm việc mớI để làm. Mức thu nhập và lương: Trong đa số hộ dân, đồng lương không tăng hơn hay không được bằng trước khi di dời. Mức thu nhập phổ biến trong khoảng 0,5-2 triệu đồng/tháng. Ở mức này, rất khó khăn cho những hộ nghèo nếu họ phảI nuôi những miệng ăn không làm việc trong gia đình hay tạI những hộ có gia đình đông vớI gánh nặng về học hành, chăm sóc y tế và lãi do nơ nần. 80% có thu nhập theo ngày từ nghề tự do, 10% có lương theo tuần và còn lạI thì lãnh lương theo tháng. Nơi làm việc (tính bằng km), Phương tiện đi lại: Chỉ có các hộ phân lô tự xây và tự lo TĐC phảI khổ sở vì khoảng cách xa của nơi TĐC, cũng xa nếu muốn đến bất cứ nơi nào của trung tâm thành phố và nơi ở cũ tạI P.11 Q.6. Đây là một tác động tiêu cực có tính lâu dài. Chỉ ít ngườI mớI có khả năng sử dụng xe máy vì tốn kém xăng nhớt và chi phí mua xe. Cũng thật là bất tiện và mất thờI gian sử dụng xe, đi xe buýt hay đi nhờ xe vớI bạn bè có xe máy. Bảo hiểm xã hộI và bảo hiểm y tế: Nghề tự do không có bảo hiểm xã hộI và y tế, có vài ngườI có được dịch vụ an sinh xã hộI, làm cho ngườI nghèo còn thêm dễ tổn thương nếu họ gặp phảI vấn đề. Lý so thay đổI về thu nhập (nếu có) sau khi di dờI: Trong suốt thờI gian sau khi mớI di dờI, các hoạt động kiếm sống của hầu hết hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề, bởI vì mất các nguồn thu nhập trước đây, mất khách quen, và mốI làm ăn quen biết. Ở nơi TĐC xa, tác động còn tệ hạI hơn bởI vì nơi lạ và những trở ngạI lien quan đến dân địa phương tiếp nhận TĐC. Nói chung, việc làm của dân TĐC bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong nhiều tháng sau khi di dời. Những nỗ lực phục hồI sinh kế của họ vẫn phảI đương đầu vớI những khó khăn khác nhau tạI môi trường mới. Ví dụ, họ chịu những thử thách như sau:

• NgườI dân ai đã quen nghề bán đồ ăn thức uống tạI nhà hay bán dạo đều bị tác động nặng nề. Quan sát cho thấy khi mớI bắt đầu TĐC, một số họ cố gắng phục hồI nghề trước đây, tận dụng phía trước nhà TĐC của họ. Tuy nhiên, sau một thờI gian ngắn một hay hai tháng không có đủ lợI nhuận trang trảI do thiếu khách, họ phảI ngưng bán. Sẽ cần thờI gian cho họ làm quen vớI điều kiện sống TĐC mớI

Page 56: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Tạo thu nhập

56

vớI việc tìm cách sinh sống bằng nghề tự do khác, vì nói chung họ căn bản là dân lao động không có kỹ năng.

• Các dịch vụ nhỏ như làm móng tay/làm đẹp dạo, thợ may cũng mất khách hàng cũ.

TạI cả hai khu vực TĐC dự án, vì các nghề trước đây đều giảm sút, trong một số hộ ngườI ta cố gắng thử làm những công việc kiếm sống mớI vớI đủ cách xoay sở. Khi được hỏI là họ có bất kỳ kế hoạch tạo thu nhập và phục hồI sinh kế nào không, khoảng 80% hộ đề cập rằng họ đang ngóng chờ chợ Lò Gốm khai trương. Số còn lạI cho biết họ dự định sẽ mở một công việc làm ăn nhỏ nào đó. Chỉ vài hộ nói về khuynh hướng ra ngoài làm ăn kiếm thu nhập, có lẽ hầu hết ngườI dân không có vốn, kinh nghiệm và tự tin để nghĩ về việc này trong thờI gian hiện tạI. 2. CÁC CÁCH XOAY SỞ TẠM THỜI VÀ NHỮNG THỬ THÁCH Trong hầu hết các hộ dân, các hoạt động phục hồI thu nhập thực tế thực hiện được đều kém hơn so vớI kế hoạch họ tính từ trước. Ví dụ, trước di dờI họ dự tính sử dụng nhà mới/căn hộ chung cư mớI để gia đình sản xuất hay làm ăn nhỏ ngay trước nhà, nhưng các khu vực mớI đều không thuận lợi. Mặt khác, một số hộ sử dụng tiền đền bù có được làm vốn ban đầu để bắt đầu một công việc làm ăn nhỏ, ví dụ, có 5 hộ dung tiền đền bù mua xe máy để chạy xe ôm. Sau di dời, sử dụng nhà TĐC và tiền tiền đền bù dư làm phương tiện cho sản xuất tạo thu nhập được khuyến khích miễn là phù hợp vớI quy định dự án. Có khoảng 20% hộ sử dụng nhà mới làm tiệm bán tạp hoá hay tiệm dịch vụ, mở quán giải khát để cải thiện thu nhập. Khi tình hình khả quan thuận lợi hơn, sẽ có nhiều hộ sẽ dự tính làm tương tự. Chung cư: Khi bắt đầu dọn vào ở chung cư, có 2-4 hộ thử mở ra kinh doanh tạI nhà nhưng không thành công. Sau một thời gian buôn bán ngưng trệ vì ế ẩm không khách, địa điểm chưa thuận lợi vì công trình xây dựng còn ngổn ngang, không có lốI ra vào thuận tiện cho khách dù có một ít thu nhập từ bán đồ ăn uống cho công nhân xây dựng. Thậm chí khách quen cũng ngạI khu vực thi công lộn xộn dơ bẩn nên hiện tạI họ đi đến những chỗ cung cấp khác.

• Lột tỏi là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình tạI nơi sống trước kia. Tuy nhiên, họ không được phép làm nghề này nếu sống tạI những tầng trên của chung cư, vì luôn có gió thổI rất mạnh làm vỏ tỏi bay tứ tán khắp nơi gây ô nhiễm mất vệ sinh cho cư dân chung cư.

• Công việc đơn giản khác để xoay sở tạm thời kiếm ít thu nhập có thể thấy là gia công lặt vặt bút bi, lựa nhân hạt sen, dập sắt đơn giản, v.v. Nhưng sống trên tầng cao còn chưa quen cho nhiều hộ phảI khiêng đồ làm nặng nề lên xuống lầu mỗI ngày.

• Những tiệm nhỏ trong nhà như tạp hoá (3 ở tầng B1, 2 ở tầng A1, 1 ở tầng A2) và bán bánh kẹo (1 ở tầng A1), cá kiểng (1 ở tầng B1) còn chưa tiếp thị được, chỉ có khách chủ yếu từ những người và hộ dân TĐC.

Page 57: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Tạo thu nhập

57

Phân nền tự xây: Một số dân làm thuê cần phải đi lại với nơi ở trước đây tạI P.11 Q.6 để kiếm sống. Họ phải vật lộn với nỗi cực nhọc bởi vì nơi làm xa nhà và tốn kém phương tiện đi lại. Dân bán dạo tự do vẫn phần lớn duy trì các hoạt động kiếm sống của họ ở nơi cũ, cũng chịu những vấn đề tương tự. Khoảng cách xa từ P.BHHA đến P.11 Q.6 là trở ngạI chính về công sức, chi phí đi lạI và mất thờI gian. Cũng giống như tạI P.11 Q.6, công việc xây dựng chưa kết thúc gây khó khăn cho dân TĐC từ lúc họ dọn vào ở khu TĐC. NgườI dân dự án cố gắng duy trì những các kiếm sống tạI nơi ở mớI vớI những khó khăn nhất định. Những tác động sau được đề cập:

1. Chi phí đi lạI hàng ngày, đặc biệt tệ hạI hơn trong bốI cảnh xăng lên giá và tăng chi phí sửa chữa xe cộ đốI vớI những ngườI có xe máy, đi xe đạp thì mất thờI gian và sức khoẻ bị ảnh hưởng. Ví dụ, dân xe ôm và xe ba gác, xích lô phảI đi về tận Q.6 để có khách quen.

2. Những nguồn công việc tự do phần lớn có ở tạI P.11 Q.6, vì vậy những ngườI già không có phương tiện không thể hang ngày đi xa như vậy để mang đồ về nhà làm rồI lạI mang đồ thành phẩm đi giao lại. LợI nhuận từ công làm quá thấp không thể trang trảI nổI chi phí đi lại. Thực tế trong số dân phân lô tự xây thì có hộ năng động mang về việc lựa nhân hạt sen cho bà con làm ở P.BHHA nhưng nguồn cung cấp công việc này cũng rất ít.

3. Một vài hộ muốn mở cửa hàng tạp hoá tạI khu vực mớI di dờI đến nhưng họ phảI thường xuyên trả nhiều phí tổn xe ôm đi xa lấy hàng sỉ có giá sỉ ở tận Chợ Lớn tạI Q.6.

4. Nhiều hộ có nghề lột tỏi/dập sắt bây giờ không thể kiếm việc tạI P.BHHA, vì chủ thuê biết họ đang sống TĐC xa Q.6, nên không muốn giao hàng cho họ làm vì sau đó thành phẩm mang đi xa sẽ hao hụt trọng lượng cũng như ở quá xa chủ thuê.

5. Những ngườI bán dạo thì khổ sở vì đường xá chưa hoàn thành còn lầy lội. Khu vực láng giềng và khu TĐC thì chỉ toàn ngườI nghèo không có tiêu thụ nhiều nên không bán buôn được trong hiện tạI, vì vậy họ phảI đi xa băng qua những đoạn cơ sở hạ tầng đang xây dựng dở dang.

6. NgườI dân TĐC phân lô tự xây là những ngườI mớI đến khu vực và đang làm quen vớI tập quán địa phương, đặc biệt liên quan đến công ăn việc làm và kinh doanh mua bán, dù dân TĐC cũng vốn là dân lao động thu nhập thấp, đã biết những rủI ro ở những khu vực cộng đồng có tổ chức dân cư phức tạp. Rõ ràng hai bên mớI cũ đang có cạnh tranh trong yên lặng. Mặc dù đến nay chưa có cãi cọ ầm ỹ, các xung đột tiềm ẩn vẫn có thể làm hạI tiến trình hoà nhập cho cả hai phía dân TĐC và cộng đồng địa phương để có thịnh vượng chung. Ví dụ, dịch vụ sửa xe còn khó có khách địa phương, thợ may phảI giảm giá để thu hút khách hàng mớI, một số công nhân xây dựng, thợ hồ trong dân TĐC chưa dám cạnh tranh lấy việc vớI dân địa phương. Họ đều quá mớI vớI khu vực, trong thờI gian đầu mớI TĐC họ còn e ngạI những phản ứng không thân thiện của dân địa phương vốn cũng là những thành phần lao động phức tạp có thu nhập thấp.

Page 58: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Tạo thu nhập

58

Những hộ TĐC tạI chỗ chịu ít tác động tiêu cực về mặt tạo thu nhập. Vì không có sự thay đổI về khoảng cách đi lạI đến chỗ làm nên họ nhanh chóng thích nghi vớI TĐC và còn có những phục hồI sinh kế rất tích cực. Tuy nhiên, đường xá chưa xây dựng xong cũng là thử thách cho họ. Dù sao thì trông họ có vể hồ hởI vớI những cơ hộI làm ăn mớI chung quanh khu vực phân lô TĐC vì càng ngày càng có đông người. Một hộ TĐC tạI chỗ đang dự định mở một quán phở trước nhà mớI của họ để tạo thu nhập cho ông chủ nhà đã về hưu, còn vợ ông ta thì đang quản lý một tiệm tạp hoá nhỏ. Các hộ tự lo TĐC: Những hộ di dờI đến nhiều nơi khác nhau khá xa P.11 Q.6 như đâu đó ở huyện Bình Chánh là những hộ khổ sở nhất. Họ không thể tìm việc, kiếm sống bằng nghề tự do trong khu vực mớI là cả một thử thách. Những ai có việc làm công ăn lương thì gặp trở ngại và chi phí đi lạI, thiếu phương tiện đi đến chỗ làm. Nhiều ngườI vẫn trở lạI khu vực P.11 Q.6 kiếm sống vào ban ngày, và trở về nhà xa vào ban tối. VÌ có một chiếc xe máy rất tốn kém, một số phảI đón xe buýt, đi xe đạp hoặc tìm những cách đỡ hao phí mặc dù phảI chịu mất thờI gian và bất tiện. Những quan tâm đặc biệt: Hơn nữa, sau khi dọn vào nhà mớI, bây giờ một số ngườI đang xả hơi sau TĐC, có lẽ để hưởng thụ và chăm sóc ngôi nhà mớI của họ, họ bận rộn vớI việc trang trí và làm quen vớI cách sống mớI, muốn nghỉ ngơi đôi chút. Có những ngườI chưa muốn đi làm ngay. Một số đang ở nhà có những tiện ích mớI như karaoke, video. Sau di dờI, có một số ngườI thất nghiệp đang xoay sở vớI tình trạng TĐC mới. Điều này có thể dẫn đến những tệ nạn xã hội. Thanh niên có thể đang chán nản và đang bị nguy cơ vướng vào tệ nạn như nghiện ectasy, ma tuý. Trong thực tế, trách nhiệm trả góp bắt đầu vào đầu năm 2006, ngườI dân TĐC vẫn còn một năm thong thả. Một số hộ không có nợ nhà TĐC thì đã đang ăn tiêu vào tiền đền bù còn dư. Quan sát cho thấy có lẽ tất cả đang vẫn chờ hỗ trợ thêm từ dự án.

Page 59: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Hỗ trợ phục hồi sinh kế

59

II.3.6. Phục hồI sinh kế – Hỗ trợ từ dự án: 1. CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI THU NHẬP Chương trình phục hồI thu nhập của dự án bao gồm những hoạt động liên quan đến đất/nhà bố trí TĐC và hoạt động không liên quan đến đất/nhà TĐC có dựa vào việc xem xét những hoạt động tạo thu nhập trước di dời của ngườI dân TĐC. Việc tham vấn sâu sát và thu thập dữ liệu cẩn thận qua cách tiếp cận của dự án là “từ dướI lên” và có sự tham gia của ngườI dân là điều căn bản cần thiết trong việc lên kế hoạch TĐC. NgườI dân dự án đòi hỏI có sự phục hồI kinh tế và ổn định xã hộI, và yêu cầu sự trợ giúp cho các nhóm dễ bị tổn thương để cảI thiện tình trạng của họ. Thử thách cho ngườI rất nghèo có lẽ là việc nhận biết ra được những cách nào tạo thu nhập và sinh kế vững bền mà họ có thể chấp nhận và thực tế làm được. NgườI nghèo trước đó vốn đã không có tài sản để nhận tiền đền bù và không có thu nhập nhiều để phảI lo phục hồI. Ví dụ, những hộ có nhà hoàn toàn trên kênh thì chỉ có tiền đền bù ở mức khoảng 25 triệu đồng, khi TĐC họ phảI mua căn hộ (giá tốI thiểu là 90 triệu đồng) hay lô đất (có giá trên dướI 100 triệu đồng), để xây nhà họ lạI phảI vay vốn xây nhà (mức tốI thiểu cần để xây một nhà trệt căn bản là 40 triệu đồng), rồI trở thành con nợ gánh vác nhiều trách nhiệm tài chính, thông thường chỉ trả góp hết nợ sau nhiều năm (hầu hết là 10 năm). Trong khi đó có một số hộ có diện tích nhà đất thuộc hàng trung bình cũng chỉ được đền bù vừa đủ mua tiêu chuẩn TĐC mà không phảI nợ lại. Chỉ có vài hộ có nhà, đất rộng thì có một lượng tiền đền bù dư ra sau khi mua tiêu chuẩn chung cư/đất xây nhà. Khi được hỏI về sự hài lòng của hộ về hỗ trợ của dự án cho phục hồI sinh kế, phản ứng của ngườI dân đa dạng vớI những than phiền, hỏI han. Tuy nhiên, hầu hết ngườI dân cùng đi đến một điều rằng họ đang khổ sở vì thu nhập ít ỏI và nếu sinh kế được cảI thiện thì họ sẽ hài lòng. Vì vậy tạI thờI điểm khảo sát thì 90% số hộ có mức hài lòng trung bình trong vấn đề này. Một số hộ TĐC từ khu vực P.11 Q.6 có đền bù thấp nhất đã định xin thêm hỗ trợ xã hộI cho thờI gian thất nghiệp 6 tháng đầu sau di dời. Dù sao thì ngườI ta cũng biết rằng một yêu cầu như vậy không thể được đáp ứng. Chương trình TĐC của dự án THLG vớI phần hỗ trợ kinh tế xã hộI để giảm nghèo, để phục hồI sinh kế cho ngườI dân, và xây dựng năng lực cho cộng đồng có hai loạI chính. Đầu tiên chương trình cung cấp TĐC vớI việc bố trí nhà chung cư/lô đất tự xây để có nhà ở, rồI một ngườI ta có thể sử dụng nhà TĐC của họ cho các hoạt động tạo thu nhập. Chương trình TĐC cũng lạI bao gồm các thành tố được quan tâm như việc làm và đào tạo nghề nghiệp, tín dụng trực tiếp, tập huấn về kinh doanh nhỏ, phát triển doanh nghiệp. Thứ hai, dự án cũng có những chiến lược TĐC không bố trí đất/nhà ở mà bằng các khoản đền bù tiền mặt cho các hộ tự lo di dờI nhưng không có sự hỗ trợ tạo thu nhập nêu trên. Chương trình hỗ trợ kinh tế xã hộI đã cung cấp trợ giúp và các dịch vụ từ 1998 vớI hoạt động của NXH. Các họat động dự án được thực hiện qua các chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho việc phục hồI tạo thu nhập và sinh kế của ngườI dân TĐC.

Page 60: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Hỗ trợ phục hồi sinh kế

60

Chiến lược lâu dài bao gồm việc xây dựng Chợ Lò Gốm. Chiến lược phục hồI thu nhập ngắn hạn là những hỗ trợ nhanh trong suốt quá trình di dờI, bao gồm: *Đền bù để mua đất, nhà chung cư (được gởI trong một ngân hàng, tiền lãi được hoàn trả lạI cho ngườI dân), và đền bù cho tất cả những tài sản khác được trả đầy đủ trước khi TĐC. *Khuyến khích những hoạt động tạo thu nhập qua các cách xoay sở kiếm sống của hộ dân. *Thiết lập và duy trì các nhóm TDTK, và sự tham gia giớI hạn của các tổ chức cộng đồng và chính quyền địa phương về kế hoạch và việc thực hiện phục hồI thu nhập. *Phát triển những cách đa dạng của phục hồI thu nhập của ngườI dân (ví dụ: việc làm, kinh doanh, doanh nghiệp cộng đồng, tập huấn và phát triển kỹ năng) dựa trên việc đánh giá những kiểu tạo thu nhập hiện tại. Ví dụ, để chuẩn bị chi việc phân phốI chính thức sạp chợ Lò Gốm, những khảo sát và tập huấn về quản ly doanh nghiệp nhỏ thực hiện bởI NXH nhằm giúp ngườI dân xoay sở việc kinh doanh của họ tốt hơn. *Thiết lập những phương cách đặc biệt cho nhóm ngườI dân nghèo và bất lợI về tạo thu nhập và việc làm. Ví dụ, có cho vay vốn xây nhà vớI lãi suất trợ cấp và thờI hạn vay lâu dài cũng như có các vốn vay tín dụng nhỏ cho các hộ có tiền đền bù thấp. 2. NHỮNG THỬ THÁCH Trong dự án, có những vấn đề đặc biệt sau liên quan đến việc thiết lập chương trình phục hồi thu nhập: *Không có đền bù cho mất mát thu nhập trong giai đoạn mớI TĐC. *Khoảng cách xa của các khu vực TĐC so với nơi ở trước tạI P.11 Q.6. *Thiếu nghiên cứu khả thi hay khảo sát trước vì điều này cần thiết cho những chương trình tạo thu nhập. *Ngân sách không có đủ cho các chương trình tạo thu nhập. *Thiếu năng lực kỹ thuật và cơ chế để lên kế hoạch và thực hiện các hỗ trợ kinh tế xã hộI cho việc TĐC về tạo thu nhập với sự phốI hợp từ chính quyền địa phương. *Thiếu quan tâm đến những người dân dễ bị tổn thương (những hộ tự lo TĐC) trong các chương trình phục hồi thu nhập (không có hỗ trợ học nghề, ít ưu tiên khi cho thuê sạp chợ, khó tham gia trong các nhóm tín dụng tiết kiệm sau khi di dờI) Một số vấn đề là do thiếu các chính sách phù hợp, các vấn đề khác liên quan đến các khó khăn về tài chính và thể chế. Hỗ trợ của dự án về chương trình cho học nghề: Dân TĐC được mờI gọI tham gia vào các khoá học nghề ngắn hạn (phục vụ nhà hàng, làm tóc, v.v) để có được một nghề kiếm sống vững chắc nhưng họ không tham gia vì một loạt các lý do. NXH đã cố gắng rất nhiều để khuyến khích ngườI dân TĐC, tuy nhiên, chương trình không hấp dẫn đối với họ. Cho đến nay chương trình đã không thành công lắm, các lý do được đề cập là:

• Khoảng cách từ nơi TĐC đến chỗ học nghề thì xa mặc dù họ được đề nghị hỗ trợ xe đạp và dụng cụ học nghề.

Page 61: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Hỗ trợ phục hồi sinh kế

61

• Người nghèo muốn có thu nhập/tiền công ngay lập tức (vớI những nghề giản đơn như thợ hồ, bốc xếp, v.v.) để góp vào tiền trả góp nợ nhà ở và những nhu cầu do TĐC. Họ cần công việc ngay để có lương sống qua ngày. Họ khó có thể kiên nhẫn bỏ ra nhiều tháng (3-4 tháng) để học một nghề nghiệp mới. Hơn nữa cũng có một số chi phí trong suốt quá trình học nghề như ăn uống, gởi xe, đi lại, v.v.). Trong khi đó, các gia đình khá giả hơn thì muốn tham gia nhưng họ không có con vị thành niên để xin đi học nghề.

• NgườI dân không nhanh nhạy thích ứng ngay vớI những nghề nghiệp mớI, họ có khuynh hướng giữ lạI nghề nghiệp cũ vớI các họat động tạo thu nhập, hầu hết là nghề tự do hay làm việc tạI nhà.

• Nghề tự do tạI nhà rất được ưa chuộng. Rất nhiều ngườI thích có công việc có thể làm tạI nhà, đặc biết cho những bà mẹ có con nhỏ, ngườI già và ngườI không có kỹ năng. Có lẽ họ thích xem tivi hay có thể nghỉ tay bất cứ lúc nào trong khi đang làm việc.

• Nếu họ có thể tạm thờI sống một thờI gian vớI các công việc tạm bợ hoặc thậm chí không có thu nhập, họ vẫn sẽ chờ khai trương chợ Lò Gốm.

Trong vấn đề này, hỗ trợ và phốI hợp thêm từ bên ngoài (các tổ chức cộng đồng, chính quyền địa phương, dự án, các đơn vị cung cấp tín dụng như CEP và các nhóm TDTK) thì hạn chế. Như đã đề cập trước đó, số ngườI dân đi học nghề và được giúp cho việc làm, vay vốn tín dụng nhỏ, số các hoạt động tạo thu nhập được trợ giúp chỉ có rất ít, ví dụ như xin làm vị trí bảo mẫu trong Trường tiểu học Bình Long ở P.BHHA. TạI P.11 Q.6 vớI vốn vay từ những chương trình tín dụng địa phương, khoảng 10 hộ mở quán bán giảI khát, tạp hóa bán tạI nhà, và các quầy bán thức ăn. 3. ĐỀ XUẤT: Nên có những bước sau trong một chương trình phục hồI thu nhập: *Phân tích các hoạt động thu nhập của tất cả ngườI dân (qua giớI tính, độ tuổI, giáo dục, kỹ năng, thu nhập, tình trạng nhà ở, ưu tiên, chọn lựa (để đánh giá nhu cầu và khả năng của họ). *Nhận dạng những nhu cầu phục hồI thu nhập đa dạng (cá nhân và các nhóm TDTK) qua tham vấn ngườI dân,qua thị trường và phân tích khả thi về tài chính. *Thử nghiệm những chương trình phục hồI thu nhập vớI một số dân chọn lọc theo căn bản tìm hiểu thử trước. *Thiết lập một khung công việc cho giám sát về tổ chức và lên ngân sách. *Đánh giá chương trình và cung cấp trợ giúp kỹ thuật phụ thêm nếu cần. Các cách tạo thu nhập nên được xem xét sau khi có một đánh giá thực tế các tiềm năng qua thị trường, các phân tích khả thi về tài chính và xã hội. Những chọn lựa này có thể đặc biệt phù hợp cho ngườI dân trong các vùng đô thị vốn là dân có nghề tự do. Các chọn lựa tạo thu nhập như vậy bao gồm: *Tín dụng cho công chuyện kinh doanh nhỏ và nghề tự do; *Phát triển kỹ năng quan tập huấn, ví dụ, về quản lý kinh doanh nhỏ; *Trợ giúp trong việc hình thành các cơ sở tư nhân do ngườI dân TĐC quản lý và tìm kiếm các cơ hộI việc làm cho họ; *Ưu tiên cho ngườI dân có nợ nhà ở và cho vay vốn để làm ăn ở chợ;

Page 62: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Hỗ trợ phục hồi sinh kế

62

*Khuyến khích các hộ dân sử dụng những thuận lợI tạI nhà TĐC của họ để phát triển sinh kế và các hoạt động có thu nhập; *Trợ giúp đặc biệt của NXH về huấn luyện nghề nghiệp vớI quan tâm tập trung vào những ngườ dân TĐC có thu nhập thấp, cực kỳ khó khăn và những gia đình có nợ TĐC cao; *Cung cấp thông tin để giúp các gia đình làm quen được những thay đổI môi trường kinh tế; *Tiếp cận từng hộ để tìm cơ hộI cho họ làm ăn tạI nhà.

Page 63: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Các họat động tín dụng tiết kiệm

62

III. 3. 6. Biện pháp hỗ trợ kinh tế ngắn hạn: Các hoạt động tín dụng tiết kiệm Nhóm tín dụng tiết kiệm (TDTK) là một trợ giúp tài chính dựa vào cộng đồng để tạo điều kiện cho ngườI dân trong cộng đồng tiết kiệm, nhận và hoàn trả các vốn vay nhỏ theo cách tiện lợi. Tham gia vào các nhóm này cũng giúp họ có thông tin thường nhật và hỗ trợ qua lại cho nhau. Dân TĐC và trong các khu NCĐT được khuyến khích tiết kiệm tiền trong các nhóm TDTK từ năm 2000 từ hỗ trợ của dự án cấp vốn khởI động ban đầu và ngân sách cho nhóm NXH hoạt động. NXH luôn giám sát sâu sát và giúp đỡ tận tình các nhóm, đặc biệt khi họ gặp rắc rối. Mọi thành viên nhóm phải biết và đồng ý các quy định nhóm và có quyền hỏi thông tin về các hoạt động của nhóm mình. Nếu tất cả các thành viên chấp nhận tiền gởI của họ nên được gởI vào ngân hàng, phảI có ít nhất hai ngườI (thông thường là nhóm trưởng và thư ký nhóm) thay mặt cho tất cả thành viên mở và duy trì một tài khoản gởI tiết kiệm. Có một nguyên tắc căn bản, đó là, ngườI đứng tên tài khoản (có thể là trưởng nhóm) thì không được giữ giấy tờ tài khoản trong khi ngườI giữ giấy tờ thì không được là ngườI đứng tên tài khoản. Điều này để ngăn chặn lạm dụng tiết kiệm nhóm và những nguy cơ khiếu nạI tranh chấp về sau. NXH thì tích cực và trợ giúp trong việc thành lập và duy trì nhóm, đặc biệt vào thờI gian đầu khi các nhóm mớI thành lập. III.3.6.1. CHƯƠNG TRÌNH TDTK TẠI P.11 Q.6 Chương trình trợ giúp kinh tế xã hộI được dự án hỗ trợ để giảI tỏa khu vực ổ chuột (224 hộ của các tổ dân phố 1,5,28,29,32,36) và khu vực TĐC (168 hộ của các tổ dân phố 2,3,4,5,11 của Khu phố 1 và các tổ 28,23 –hiện tạI được nhập vào tổ 35 của Khu phố 2) tạI P.11 Q.6. Hầu hết cư dân trong khu vực là lao động nghèo, làm công thu nhập thấp, kinh doanh nhỏ, buôn bán dạo. Trẻ em bỏ học phụ giúp cha mẹ kiếm sống rất phổ biến. Nhiều hộ bị thiếu nợ nặng lãi ngày càng chồng chất dẫn đến cầm cố nhà cửa của họ. NgườI dân rất cần vốn tín dụng nhưng những nguồn tín dụng địa phương thì không đủ cho những hộ nghèo. VớI vốn khởI đầu là 31.069.000 đồng do dự án trợ cấp và hoạt động của NXH, cùng vớI sự quản lý sâu sát của UBND P.11 Q.6, sau những lần đi tham quan học hỏI kinh nghiệm ở một vài dự án thành công trong thành phố, đơn vị tự quản TDTK cho quá trình TĐC được thành lập từ năm 2000. Trong thực tế, các nhóm TDTK đóng một vai trò quan trọng như là một kênh thông tin từ dự án phổ biến đến ngườI dân, giúp họ trở nên tự tin, hiểu biết để quyết định đúng trong chọn lựa TĐC cho gia đình. Một tỷ lệ cao các hộ tự lo đã không theo bố trí TĐC của dự án do thiếu thong tin vì không tham gia các nhóm TDTK ngay từ lúc đầu. Trong số 28 hộ tự lo được phỏng vấn khảo sát, có đến 15 hộ chưa từng bao giờ tham gia vào nhóm nào và có 3 hộ chỉ tham gia một thờI gian ngắn trước khi quyết định tự lo di dời. Những hộ khá giả có tiền đền bù cao (do đó họ không cần, không quan tâm) cũng như những hộ tự lo TĐC (họ ở quá xa những khu vực TĐC của dự án) thì ít tham gia vào các

Page 64: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Các họat động tín dụng tiết kiệm

63

nhóm. Việc họp nhóm hàng tháng và trao đổI giao tiếp hang ngày có thể khuyến khích ngườI dân tham gia vào các công việc của cộng đồng. Bên cạnh đó, chương trình TDTK cũng phốI hợp vớI các tổ chức quần chúng cung cấp cho các thành viên kiến thức về phòng chống ma túy, bạo lực gia đình, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc y tế cho trẻ em. Nếu là thành viên của nhóm TDTK thì liên kết xã hộI có thể giúp họ rất nhiều. Cơ cấu vốn vay: Tiết kiệm được cho vay xoay vòng giữa các thành viên vớI tỉ lệ tiết kiệm:vốn vay là 50:100. Cỡ vốn vay từ 1-2 triệu đồng, lãi suất là 2%/tháng, thờI hạn vay linh động theo thoả thuận giữa các thành viên vớI nhau. Phương thức trả góp tùy vào tình hình thu nhập của ngườI vay, có thể góp hàng ngày, hang tuần, hang tháng. Việc thu góp nợ vay luôn cố gắng tạo điều kiện tốt cho các thành viên, ví dụ cụm trưởng ở tạI nhà chờ các thành viên vốn cũng sống trong cùng khu vực (chung cư hay NCĐT). Mục đích vay rất đa dạng như buôn bán nhỏ, mua phương tiện để tạo thu nhập, nâng sửa nền nhà, lắp đặt đồng hồ điện kế và cấp nước, làm nhà vệ sinh có hầm tự hoạI, đóng học phí cho con đến trường, chi phí chăm sóc sức khỏe, làm giấy tờ nhà cửa, trả nợ nặng lãi, và lo chuyện gia đình. Như thiết kế, chương trình vừa gởI tiền vào ngân hang để lấy lãi, hoặc cho vay xoay vòng giữa các thành viên và có lãi trả góp. Tất cả tiền lãi được sử dụng như sau:

- 50% tiền lãi (từ lãi gởI ngân hàng (40%) + lãi từ trả góp (60%)): được chia cho các thành viên, cứ VND1.000.000 thì nhận lãi VND30.000/năm.

- 20%: quản lý phí (bồI dưỡng cho các nhóm trưởng, văn phòng phẩm, tập huấn và tham quan, quỹ dự phòng cho tổng kết năm , khen thưởng, v.v.

- 10%: để tăng trưởng vốn và 10% cho dự phòng rủI ro.

Cơ chế quản lý: Trong chương trình TDTK này, các nhóm trưởng đóng vai trò cốt tử trong việc duy trì và quản lý các nhóm. Các nhóm trưởng hầu hết là phụ nữ. Họ là những thành viên tích cực, một số là thành viên trong các tổ chức cộng đồng. Các nhóm trưởng làm việc trên tinh thần tự nguyện nên bồI dưỡng cho họ rất hạn chế. MỗI tuần nhóm trưởng nộp tiết kiệm cho Ban Quản lý chương trình TDTK tạI UBND phường còn nhóm viên thì đưa tiền tiết kiệm hàng ngày cho nhóm trưởng của mình. Họp nhóm được tổ chức hang tháng, vào ngày cuốI cùng của tháng để thong báo cho tất cả thành viên về tiền tiết kiệm của mỗI ngườI, tổng tiền tiết kiệm, trả vốn vay, xem xét đề nghị xin vay và bàn bạc, chấp thuận về vốn vay vớI sự đồng ý của cả nhóm. Khi lượng tiền tiết kiệm đạt được tớI 5 triệu đồng, đã mở một sổ tiết kiệm tạI ngân hàng do Trưởng Ban Quản lý chương trình TDTK đứng tên, một thành viên của ban giữ sổ. Quy chế và quy định nhóm được thông báo cho tất cả thành viên nhóm. Có các hoạt động nâng cao năng lực cho nhóm trưởng và thành viên nhóm như sau:

Page 65: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Các họat động tín dụng tiết kiệm

64

- Ban Quản lý TDTK tổ chức một buổI tập huấn cho các nhóm trưởng về quy định vay tín dụng và củng cố các nhóm hoạt động yếu. Tập huấn tạo cơ hộI cho các nhóm trưởng trao đổI kinh nghiệm vận động thành viên, cách thu hồI vốn và giảI quyết các tình huống phát sinh trong nhóm.

- Ban Quản lý TDTK đã kết hợp vớI P.BHHA tổ chức cho các nhóm trưởng một buổI tham quan học hỏI chương trình Tiết Kiệm-Mùa Xuân tạI P.5 Q.11.

- Tổ chức HộI Thảo sơ kết 6 tháng đầu năm 2004 để rút kinh ngiệm và chia sẻ những khó khăn, thuận lợI trong quá trình họat động. Ban Quản lý đẫ tổ chức cho nhóm trưởng và các thành viên tốt, điển hình đi tham quan một ngày ở Mũi Né-Phan Thiết.

- Các nhóm trưởng thuộc khu vực di dờI cùng các Tổ trưởng dân phố (đa số là thành viên nhóm TDTK) đã tham dự những buổI tiếp xúc vớI các chuyên gia dự án, vì vậy có họ cơ hộI nắm bắt tình hình hoạt động và những thông tin về tiến trình đền bù, di dờI, cách bốc thăm nền đất và chung cư để giảI thích lạI cho các hộ dân trong các buổI họp hàng tháng.

Hoạt động của chương trình TDTK được chia ra 2 giai đoạn: 1.Giai đoạn 1 (chuẩn bị cho TĐC, từ 2000-2004): Đây là thờI kỳ phát triển của các nhóm. Trước di dờI, các hoạt động TDTK tạI P.11 Q.6 thu hút đông đảo ngườI dân sắp TĐC. Các nhóm dướI sự giám sát của Ban Quản lý TKTD vớI Trưởng ban cũng là chủ tịch UBND P.11 Q.6, các hộ tham gia rất nhiều vì:

1.Muốn tích lũy để chuẩn bị TĐC, 2.GởI tiết kiệm để có nguồn tiền được vay, 3.Chưa xác định rõ tình trạng TĐC nên họ không thể tiếp cận được các nguồn vốn

khác, ví dụ: từ UBND P.11 Q.6, từ những tổ chức quản lý tín dụng nhỏ như HPN.

*Năm 2000: Tổng số là 222 thành viên, gồm 20 nhóm (trong đó có 4 nhóm thiếu nhi), tổng tiết kiệm 45.311.000đ. *Năm 2001: Tổng số là 252 thành viên, gồm 23 nhóm, đã sát nhập 3 nhóm yếu vào 3 nhóm hoạt động tốt hơn, nhóm thiếu nhi được tách ra theo hoạt động của các em, tổng tiết kiệm 97.211.000đ. *Năm 2002: Tổng số là 265 thành viên, gồm 18 nhóm (trong quá trình củng cố đã giảI thể 1 nhóm, sát nhập 1 nhóm yếu vào một nhóm mạnh), tổng tiết kiệm được 98.113.500đ. *Năm 2003 (tính đến 11/2003): Tổng số là 220 thành viên, gồm 17 nhóm (giảm 11 thành viên rút tiết kiệm ra khỏI nhóm để di dờI tự lo chỗ ở), tổng tiết kiệm được 155.821.000đ. *Năm 2004: Tổng số là 207 thành viên, gồm 15 nhóm, tổng tiết kiệm 200.585.000đ. Đến cuốI 2004, tỉ lệ hoàn trả là 98%, một số thành viên xây nhà tại nền TĐC ở P.BHHA phảI rút tiết kiệm sớm để trả vào khoản vay. 2. Giai đọan 2 (hậu TĐC bắt đầu từ cuốI 2004 - hiện nay): có sự suy giảm về số lượng của các nhóm và thành viên TDTK dự án.

Page 66: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Các họat động tín dụng tiết kiệm

65

*Năm 2005: Đến cuốI năm 2005 có 114 thành viên, 15 nhóm. Tổng số tiền tiết kiệm VND56,692,000. Đã cho vay được 532 lượt, vớI tổng số tiền VND53,249,000, lãi thu được VND10,723,000. Trong năm 2005, tỉ lệ hoàn trả đạt 95%, vì một số không đúng hạn, xin góp dồn, nợ lạI, v.v. do mớI TĐC còn khó khăn. Sau di dờI bắt đầu từ cuốI 2004, có những thay đổI trong các hoạt động TDTK qua việc cơ cấu củng cố giảI thể/sát nhập lạI các nhóm. Các nhóm viên được phân loạI là hộ tự lo đi xa í tham gia, phân lô tự xây tham gia tạI P.BHHA Q.BT, căn hộ chung cư vẫn duy trì tham gia nhóm cũ của họ tạI P.11 Q.6. Các nhóm khu NCĐT tạI P.11 Q.6 cũng có những biến động ản hưởng bởI việc di dờI TĐC. Việc củng cố, thành lập nhóm mớI: sau khi dọn đến khu phân lô TĐC, các hộ nghèo đã tự thành lập nhóm vì họ thấy được lợI ích của nhóm, ví dụ, khi họ cần 1-2 triệu đồng, chỉ có nhóm mớI giúp họ thoả mãn nhu cầu cần vay theo cách nhanh chóng, hiệu quả nhưng lạI có lãi suất rất ít và phương thức trả thuận tiện.

Lý do suy giảm thành viên và các nhóm TDTK sau di dờI:

• NgườI dân đã xác định tình trạng TĐC chính thức của mình, họ có khả năng được tiếp cận các nguồn vốn khác vớI nhiều thuận lợI hơn vốn vay từ các nhóm TDTK. Vì tham gia vay vào chương trình nào cũng có yêu cầu gởI tiết kiệm nên họ tự thấy đủ rồI, không cần tham gia vào các nhóm TDTK như trước kia nữa. Các nguồn vốn khác bao gồm:

o Ngân Hàng Chính Sách Xã HộI Q6: cho mục đích buôn bán, mua xe cộ, lãi suất 0,5%/tháng, vốn vay: 7 triệu VND, thờI hạn: 1 năm, góp tháng.

o Tín dụng HPN Q.6: cho mục đích kinh doanh nhỏ, lãi suất 1,5%/tháng, vay tốI đa: 5 triệu, thờI hạn: 6 tháng, góp tuần.

o Tín dụng HPN TPhố (Quỹ nâng cấp sửa chữa nhà): lãi suất 0,5%/tháng, vay tốI đa: 15 triệu VND, thờI hạn: 3 năm, góp tháng.

o Chương trình Xoá Đói Giảm Nghèo của UBND Q.6: lãi suất 0,5%/tháng, vay tốI đa: 10 triệu VND, thờI hạn: 1 năm, góp tháng.

o Tổ Trợ Vốn Nhân Ái (HộI Chữ Thập Đỏ quản lý): mô hình này cũng khá thành công ở quy mô nhỏ. Phương thức hoạt động là lúc mớI thành lập thì một vài ngườI giàu gởI tiền vào để tạo vốn cho ngườI nghèo vay, ngườI nghèo khi tham gia vay, góp trả cũng phảI đóng tiết kiệm.

o CEP Q.6 đã thành lập từ 9/2005 • TĐC làm các hộ dân đi tứ tán. Có nhiều hộ đang quen biết nhau trong các nhóm

TDTK, nay di dời theo các chọn lựa TĐC (vào chung cư, đi sang đất P.BHHA, lãnh tiền tự lo) làm vài nhóm bị tan rã. Trong các khu vực mới TĐC, các hộ mới tụ họp lại chưa hiểu nhau nhiều, còn đang thăm dò nhau.

• Tuy nhiên, lý do quan trọng cũng là thiếu dự đổi mới hoạt động cho các nhóm TDTK. Ban đầu do dự án hỗ trợ thành lập, gầy dựng với nhiều công sức từ cộng đồng, nhưng sau đó tan rã dần, đặc biệt thời kỳ hậu TĐC. Than phiền phổ biến về các mặt yếu kém của:

Page 67: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Các họat động tín dụng tiết kiệm

66

o Các nhóm TDTK: thủ tục giấy tờ phiền hà, nhiều nhóm trưởng thiếu kinh nghiệm trong quản lý và giải quyết vấn đề/nhu cầu của các thành viên trong nhiều nhóm. Vài nhóm trưởng không được tín nhiệm, không có sự tin tưởng của các thành viên khi xử lý các vấn đề của nhóm.

o Chương trình quản lý TDTK: có nhiều sai sót về nhân sự quản lý. Sau di dời, tạI hai khu vực hoạt động của DA415, Nhóm Xã hộI vẫn đang nỗ lực duy trì các hoạt động TDTK:

i. TDTK tạI P.11, Q.6: vẫn duy trì hoạt động tạI khu vực TĐC Chung cư Lò Gốm và Khu NCĐT. ii. TDTK tạI Khu Phân lô TĐC P.BHHA, Q.BT như sau:

*Dân TĐC khu phân lô: Một cụm TDTK do Ông Tỵ, Trưởng Ban tự quản khu phân lô TĐC thành lập để giúp các hộ phân lô tự xây tiết kiệm và có vốn xoay vòng giữa các thành viên. Có 21 nhóm viên nhưng tiết kiệm còn hạn chế vì họ phảI trả nợ vay CEP và còn đang thiếu hụt về thu nhập và việc làm. Khu phân lô TĐC vớI các lô B,C,D,E,F được hình thành từ đầu 2005. Lô B,C,D vớI 49 hộ dân đang sinh sống trong các căn nhà tự xây trên các nền đất phân lô của DA415 có một mặt tiếp giáp vớI công trình hồ xử lý nước của DA415. Phần lớn cư dân khu phố là những ngườI lao động nghèo, thu nhập thấp, một số hộ làm nghề mua bán nhỏ, bán dạo có nhu cầu hỗ trợ vốn vay. Trước di dời có nhiều hộ tham gia TDTK tạI P.11 Q.6. nên đã hiểu biết và quen thuộc vớI loạI hình tín dụng tự quản này. Hiện tạI ngoài vốn vay xây nhà CEP cho một số hộ, vì chưa tiếp cận được các nguồn vốn của địa phương, một số hộ phảI vay ngoài vớI lãi suất cao từ 10-30%/tháng khiến cuộc sống TĐC của họ thêm nợ nần, dễ dẫn đến nguy cơ bán nhà TĐC. Với sự hỗ trợ của Nhóm Xã hội DA415, Tổ TDTK tự quản Khu TĐC bắt đầu hình thành từ giữa 2005, đến cuốI 12/2005 có 25 thành viên, tổng số tiền tiết kiệm 13.608.000đ, đã xoay vòng cho vay trong các thành viên, vì tiết kiệm huy động được ít nên nhiều hộ không thể vay theo tỉ lê tiết kiệm:cho vay là 50:50. Đã cho vay được 3 đợt: đợt 1 vào ngày 26/8/2005 vớI 1.740.000đ cho 9 ngườI vay, đợt 2 vào ngày 1/10/2005 vớI 2.800.000đ cho 3 ngườI vay, đợt 3 vào ngày 1/11/2005 vớI 7.600.000đ cho 8 ngườI vay. Theo thiết kế chương trình, tiền lãi thu được sử dụng theo cách tương tự chương trình TDTK t ạI P.11 Q.6 như sau:

-50%: chia lãi cho thành viên -20%: quản lý phí (bồI dưỡng cụm trưởng, chi phí cho văn phòng phẩm, tập huấn tham quan, v.v.) -10%: quỹ phúc lợI (quỹ thăm viếng, chi cho các cuộc họp, v.v.) -10%:tăng trưởng nguồn vốn và 10% cho rủI ro. Trong thực tế, chưa sử dụng bất kỳ chi phí nào, dự tính là tất cả lãi đều để chia cho thành viên.

Cơ cấu vốn vay: mức vay còn thấp, đa số dướI 1.000.000, lãi suất 2%/tháng, thờI hạn vay 3 tháng, góp ngày, tuần, tháng tùy thuộc vào hoàn cảnh của ngườI dân. Đến cuốI 2005, tỉ

Page 68: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Các họat động tín dụng tiết kiệm

67

lệ hoàn trả thấp, chỉ đạt 80%, vì một số không đúng hạn, xin góp dồn, nợ lạI, v.v.. Việc thu góp hoàn trả vốn vay theo tuần hay thu tiết kiệm ngày đều cố gắng tạo điều kiện cho các thành viên, ví dụ cụm trưởng ngồI tạI nhà chờ các thành viên cũng sống trong khu TĐC gần đó. Quản lý cụm TDTK: Có 3 nhóm cho 3 lô nhà TĐC tự xây để giúp các hộ TĐC tiết kiệm và xoay vòng cho vay giữa các thành viên. Cụm trưởng cũng là ông Tỵ, ông có cuộc sống về hưu ổn định, có tinh thần tích cực phục vụ cộng đồng, là thành viên trong BGSCĐ và Ban tự quản khu phân lô TĐC, làm việc tự nguyện nên từ trước đến nay vẫn từ chốI không nhận tiền bồI dưỡng cho cụm trưởng. Khi tiền gởI tiết kiệm có số dư từ 5.000.000đ trở lên thì mở sổ tiết kiệm tạI ngân hàng, cụm trưởng đứng tên, một thành viên tích cực khác giữ sổ. Chưa có quy chế nhóm bằng văn bản, tuy nhiên vẫn sử dụng khuôn mẫu của P.11 Q.6. Hang tuần nhóm trưởng đem tiền tiết kiệm nộp cụm trưởng, nhiều khi thành viên cũng trực tiếp hàng ngày đến đóng tiết kiệm cho cụm trưởng. Đây là một thử thách cho một cụm trưởng là đàn ông, phảI rất có kiên nhẫn. Họp cụm hàng tháng vào ngày cuốI tháng để thông báo số tiền gởI của từng thành viên, tổng tiền tiết kiệm, thu tín dụng trả góp, xem xét đề xuất vay và thảo luận duyệt vay dựa trên đồng thuận của các nhóm. Khó khăn thử thách: NgườI dân mớI TĐC cuộc sống chưa ổn định, rất nhiều hộ trong tình trạng công ăn việc làm bị xáo trộn, thu nhập giảm, nhiều chi phí thực tế lạI tăng (đi lạI, xây dựng sửa sang nhà TĐC). Vì vậy ngườI dân khả năng tiết kiệm ít mà nhu cầu xin vay tín dụng lạI nhiều. Tết Âm lịch 2006, họp cụm vào ngày 15/1/2006 để giảI ngân chia ra phần lớn các tiền tiết kiệm, lãi cho toàn bộ nhóm viên để họ có tiền ăn Tết. Cụm vẫn cố gắng duy trì hoạt động dù năm 2006 ngườI dân sẽ bắt đầu góp tiền nợ mua nền đất cùng lúc vớI nợ xây nhà, nên nợ vay nhóm TDTK sẽ có nguy cơ nợ xấu rất cao, làm công việc quản lý khó khăn. Nếu chưa tạo cơ sở công ăn việc làm cho bà con thì nhiều khoản vay thêm sẽ để tiêu dùng, gây thêm nợ cho ngườI dân. Chưa có dự tính gì cụ thể, tuy nhiên ông cụm trưởng cho rằng chương trình rất thiết thực nên sẽ kêu gọI tham gia đóng tiết kiệm nhiều hơn lạI ngay khi ngườI dân có khả năng phục hồI sinh kế vào năm sau vớI việc khai trương chợ Lò Gốm và khu vực TĐC đi vào ổn định cơ sở hạ tầng. Biện pháp chiến lược để phục hồi phát triển các nhóm TDTK: Họp, bàn bạc và đề ra kế hoạch thực hiện với các mục tiêu cụ thể cho giai đoạn sắp đến, đặc biệt kế hoạch cho từng năm. (Trong báo cáo hoạt động chương trình TDTK năm 2004 và 2005, phương hướng hoạt động đề ra rất chung chung, không có mục tiêu, thời gian và nhân sự thực hiện cụ thể). Việc này cũng là phương cách tốt để nâng cao năng lực quản lý cho các Ban Quản lý chương trình TDTK, đặc biệt biết làm kế hoạch cho các nhóm trong giai đoạn TĐC. Cung cấp tập huấn về: kỹ năng quản lý nhóm cho nhóm trưởng, nhận dạng và giải quyết vấn đề nhóm có sự tham gia của nhóm viên. MỗI nhóm nên được tập huấn về cách lập kế hoạch tài chính với mục tiêu cụ thể cho nhóm và biết dự báo sự phát triển của nhóm ở mức độ căn bản.

Page 69: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Các họat động tín dụng tiết kiệm

68

Có những biện pháp trước mắt để phục hồI các nhóm TDTK cho giai đoạn hậu TĐC. Chú ý khuyến khích những cá nhân tích cực và có tinh thần cộng đồng tham gia vào việc quản lý các nhóm TDTK. Ví dụ, hiện tạI Ông Trưởng BTQTĐC ở khu phân lô nên được động viên để gầy dựng lạI các hoạt động TDTK cho Khu TĐC tạI P.BHHA. Họp nhóm thường kỳ và giám sát sự tham gia nhóm rất cấp thiết cho sự phát triển bền vững của hình thức hỗ trợ kinh tế xã hộI này. Hơn nữa, tập huấn và nâng cao nhận thức ngườI dân để họ hiểu biết sâu sắc về các lợI ích của nhóm hơn chỉ là sự giúp đỡ tài chính. Các quy định/quy chế nhóm phảI được thông báo rõ ràng và chắc chắn cho nhóm. Có các chuẩn bị cho chương trình vốn vay tạo thu nhập do CEP Q.6 quản lý cho các hộ dân có kế hoạch làm ăn buôn bán vay khi chợ Lò Gốm khai trương hoạt động. III.3.6.2. CÁC HOẠT ĐỘNG TDTK CHO DÂN ĐỊA PHƯƠNG ở P.BHHA: 1.Tổ tiết kiệm tự quản DA415 tạI Khu phố 4, P.BHHA, Q.BT: Khu phố 4 tiếp giáp vớI công trình hồ xử lý nước của DA415, phần lớn cư dân khu phố là những ngườI lao động nghèo, thu nhập thấp, một số hộ làm nghề mua bán nhỏ, bán dạo có nhu cầu hỗ trợ vốn vay. Do chưa tiếp cận được các nguồn vốn của nhà nước và Đoàn thể, phảI vay ngoài vớI lãi suất cao từ 10-30%/tháng khiến cuộc sống của họ ngày càng khó khăn hơn. Với sự hỗ trợ của Nhóm Xã hội DA415, Tổ TDTK tự quản Khu phố 4 bắt đầu hình thành vào tháng 10/2003 vớI 22 thành viên ban đầu, tổng số tiền tiết kiệm 3.086.000đ dùng để cho vay trong các thành viên theo tỉ lệ tiết kiệm:cho vay là 50:50 (ngoại lệ có 10 thành viên rất nghèo thì được vay 50:100 với sự đồng thuận của các thành viên),

*2004: 61 thành viên, tiết kiệm 23.315.000đ, 20 lượt ngườI vay vớI tổng số tiền 23.000.000đ, thu lãi 2.300.000đ (trích 200.000đ cho cụm trưởng, mua mỗI thành viên một phần quà, 600.000đ gây quỹ thăm viếng) *2005: 90 thành viên, tiết kiệm 49.440.000đ, có 64 lượt vay vớI tổng số tiền 113.500.000đ, lãi thu được 9.480.000đ được sử dụng như sau:

-chi cho các cuộc họp, thăm bệnh 7 chị, mua 2 thùng nước đá và 100 ly phục vụ cho các cuộc họp. Mua cho mỗI thành viên một phần quà 42.000đ (tổng cộng hết 3.780.000đ cho 90 thành viên) -chia lãi cho thành viên: 35.000đ lãi/1.000.000đ tiết kiệm, tổng số tiền chia lãi là 895.000đ -bồI dưỡng cụm trưởng 400.000đ -còn lạI 3.975.000đ sẽ chi phí cho văn phòng phẩm và quỹ thăm viếng, tăng trưởng nguồn vốn.

Cơ cấu vốn vay: mức vay 1.000.000-2.000.000đ/ngườI, lãi suất 2%/tháng, thờI hạn vay 6 tháng, lúc đầu góp tuần, kể từ 2005 góp ngày để thuận lợI cho tiểu thương buôn bán dạo. Mức cho vay sẽ tăng dần vớI thành viên có uy tín trả nợ. Đến cuốI 2005, tỉ lệ hoàn trả

Page 70: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Các họat động tín dụng tiết kiệm

69

luôn đạt 100%, không có nợ xấu. Việc thu góp tuần hay ngày đều cố gắng tạo điều kiện cho các thành viên, ví dụ cụm trưởng ngồi chờ lúc 7 tối vì đó là thờI gian thuận tiện nhất cho các thành viên đi bán dạo về. Quản lý tổ TDTK: Hiện tạI vẫn là cơ cấu một cụm lớn, cụm trưởng là một phụ nữ có kinh nghiệm làm kế toán công ty kinh doanh, cụm này không chính thức chia ra các nhóm nhỏ, chỉ đang đào tạo 3 chị phụ trách vai trò nhóm trưởng bằng cách cùng đi thu tiền, theo dõi việc tiết kiệm và thu hồI vốn vay. Cụm chưa có kế hoạch lập các nhóm chính thức. Đến nay cụm chỉ có hỗ trợ về chỉ đạo, không có trợ giúp tập huấn nâng cao năng lực từ HPN P.BHHA, chỉ có 3 thành viên tham gia vào Khoá Tập huấn về Phát triển cộng đồng do DA415 tài trợ kỹ thuật vào tháng 6/2005. Họp cụm hàng tháng vớI nộI dung thông báo tiết kiệm, tình hình trả góp, xét vay và phát vay, ngoài ra có lồng ghép các chương trình của phường về kế hoạch dân số, hỏI thăm các hoàn cảnh khó khăn để tìm cách giúp đỡ. Cũng có họp định kỳ 3 tháng để sơ kết quý, duy trì các hoạt động về TDTK và giảI quyết các thắc mắc. Phương thức tham gia là cách tiếp cận căn bản để giảI quyết tất cả vấn đề TDTK của nhóm. Thuận lợi là các thành viên có tham gia lồng ghép các phong trào do HPN tổ chức, Chi hội phụ nữ khu phố cùng tham gia hoạt động, có tổ chức thăm viếng, hỗ trợ các chị em có hoàn cảnh khó khăn. Các thành viên rất hợp tác, tích cực tiết kiệm để tạo nguồn vốn cho nhu cầu vay làm ăn mua bán nhỏ, cụm ngày càng trở thành chỗ dựa của các đối tượng phụ nữ nghèo nên số lượng thành viên gia tăng. Khó khăn là chưa tìm được người có khả năng làm nhóm trưởng, trình độ văn hóa của đa số các thành viên còn quá thấp nên việc tham gia làm nhóm trưởng cũng giới hạn do không ghi chép được, không viết được đơn xin vay. 2.Các chương trình tín dụng vay vốn của Quỹ CEP (chi tiết xin xem trong Báo cáo giám sát Quỹ Quay Vòng BTC) 2.1 Quỹ quay vòng BTC cho vốn vay xây nhà, sửa chữa nhà 2.2.Vốn vay tăng thu nhập cho cộng đồng dân tiếp nhận TĐC và dân đến TĐC. 3.Các nguồn vốn TDTK khác: 3.1 ENDA tài trợ theo dòng ngân sách HPN TPHCM triển khai tạI phường từ 1998 đến nay khoảng 3 tỉ đồng, mức vay từ 1.000.000 – 3.000.000đ, thời hạn vay 25 tuần, lãi suất 0.5%/tháng, góp tuần, số thành viên vay khoảng 300 trong năm 2005 được bổ sung thêm 100 suất vay. 3.2 Các chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo do UBND P.BHHA quản lý. 3.3 TạI khu vực P.BHHA có chương trình CECEM đã triển khai nhiều năm. Hiện tạI Ngân hàng Á Châu ACB cũng đang tiếp cận nhiều hộ dân cho vay nguồn tín dụng nhỏ góp tuần, đã thành lập được khoảng 18 nhóm vay. Những thử thách:

Page 71: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Các họat động tín dụng tiết kiệm

70

*Có vấn đề khó khăn nghiêm trọng về sự đoàn kết đồng thuận: mâu thuẫn, phe phái, thiếu minh bạch. *NgườI dân đã mất tin tưởng trầm trọng vào việc xét vay xoá đói giảm nghèo, có nhiều than phiền bức xúc rằng không công bằng trong việc xét vay ở các chương trình TDTK trước đây, nhiều hộ giàu vẫn được vay trong khi có nhiều hộ nghèo bị bỏ sót không cho vay, danh sách không công khai mặc dù trước đó đã đánh mã số các hộ nghèo. *Các hoạt động, chương trình, quản lý của HPN rất yếu kém, ngay cả những hộ có tinh thần nhiệt tình tham gia HPN lúc đầu cũng rút không tham gia sau này. Vai trò của nhóm trưởng chưa được quan tâm đúng mức. *Lãnh đạo HPN phường còn thiếu năng lực, mất uy tín vì có những tai tiếng lạm dụng tiền tín dụng, ít quan tâm tham gia hỗ trợ các hoạt động TDTK của dự án.

Page 72: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Chợ Lò Gốm

71

II.3.7. Phục hồI sinh kế lâu dài: Chợ Lò Gốm TÌNH TRẠNG Đến cuốI tháng 12/2005, việc xây dựng chợ Lò Gốm gần như hoàn tất. Rất nhiều ngườI đang ngóng đợI chợ khai trương. Ước tính khi dự án rút đi, chợ sẽ được vận hành tốt và chuyển giao cho chính quyền địa phương và cộng đồng. Biện pháp chính yếu để phục hồI sinh kế này được đặt mục tiêu nhằm tăng cường sự vững bền an cư cho ngườI dân chịu ảnh hưởng của dự án trong giai đoạn hậu TĐC và đảm bảo kết quả của dự án về lâu dài. NHỮNG NGƯỜI HƯỞNG LỢI Chợ là hình thức hỗ trợ kinh tế xã hộI lâu dài mà dự án giúp phục hồI sinh kế cho ngườI dân, đặc biệt những ngườI phảI trả nợ góp chung cư/đất/nợ xây và thiếu hụt công ăn việc làm/thu nhập. Những thành phần hưởng lợI tiềm năng được ưu tiên là các hộ được bố trí di dờI đến các khu vực TĐC của dự án gồm chung cư Lò Gốm và Khu phân lô TĐC tạI P.BHHA. Những đốI tượng khác được xem xét là hộ tự lo và hộ NCĐT tạI P.11 Q.6. CÁC TIÊU CHUẨN QUY ĐỊNH VỀ THUÊ SẠP, KI-ỐT, XƯỞNG Trong thờI gian hiện nay, càng sớm càng tốt trước khi chợ khai trương, các tiêu chuẩn và quy định cần được bàn bạc và chuẩn bị trước để đảm bảo sử dụng đúng mục đích của dư án và góp phần hỗ trợ hậu TĐC ổn định cho ngườI dân. Tiêu chuẩn được thuê ưu tiên cho các hộ có tiền đền bù thấp, thu nhập ít và nghèo khó khăn. Dựa trên thông tin từ hồ sơ dự tài liệu dự án, hoạt động của NXH, giám sát của tư vấn, tin tức của cộng đồng và tình trạng TĐC thực tế của ngườI dân, các quy định cần phảI rõ rang, và nghiêm ngặt để trách lạm dụng và phân phốI không công bằng. Đề xuất kiến nghị tiêu chuẩn và quy định: 1. Hợp đồng thuê sạp cần quy định rõ ràng trước về các trách nhiệm thuế, tiền thuê

sạp, các trách nhiệm đóng góp khác để quản lý và duy tu bảo trì chợ; các trách nhiệm, quyền lợI khi hợp đồng kết thúc hoặc khi trả lạI sạp. Trong năm đầu tiên, để hỗ trợ ngườI dân xoay sở vớI các khó khăn và chi phí kinh doanh ban đầu, giá thuê nên thấp hơn của các năm sau. Tuy nhiên, phảI thông báo trước các mức cụ thể để tránh hiểu lầm và khiếu nại.

2. Trong những trường hợp sau, sạp chợ sẽ bị từ chốI cho thuê hoặc thu hồI lạI khi: - Sang nhượng sạp cho ngườI khác; - Bán nhà/căn hộ/lô đất TĐC. Lúc đó hộ dân xem như là đã trả được nợ nhà ở và còn có một số lợI nhuận bán nhà để đem đi TĐC ở nơi khác. Nếu tự nguyện giao nộp lạI sạp trước khi bán nhà thì sẽ được hoàn lạI đặt cọc, nếu không khi bị phát hiện vi phạm bán nhà thì không được hoàn lạI đặt cọc.

3. Chính thức đăng ký sạp phảI là chủ hộ TĐC, cũng chính là ngườI ký hợp đồng mua-bán chung cư/đất phân lô (chung cư thì ký vớI Công y dịch vụ công ích A Q.6 còn đất phân lô thì ký vớI một đơn vị khác ở Q.BT) hoặc vay xây nhà với

Page 73: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Chợ Lò Gốm

72

CEP (để tránh tình trạng tranh chấp sau này) – trong hợp đồng thuê sạp chợ phảI đứng ra chịu trách nhiệm ký cam kết tuân theo các điều khoản và quy định thuê sạp, kiốt, xưởng, đồng thờI ký cam kết trả tất cả nợ TĐC nếu có.

4. NgườI thực tế đứng buôn bán tạI sạp:

- PhảI là ngườI có trong danh sách TĐC hưởng lợI của dự án, cư ngụ tạI nơi TĐC, phảI có quan hệ trực hệ vớI ngườI ký hợp đồng thuê sạp (cha mẹ, vợ, chồng, con). - có trách nhiệm trả góp các khoản nợ đất/chung cư và vay xây nhà TĐC; - có thể chính là ngườI ký hợp đồng thuê sạp, hoặc từ cùng hộ vớI ngườI ngườI ký hợp đồng thuê sạp, là thành viên gia đình hoặc họ hang vớI ngườI thuê sạp.

5. Các sạp bị thu hồI chỉ được phân phốI cho thuê lại tớI các hộ khác cũng là ngườI

dân ảnh hưởng của DA. Kể cả sau khi dự án rút đi, việc phân phốI cho thuê sạp sẽ dựa vào một “danh sách ưu tiên” các hộ dân được Ban Quản Lý Dự Án 415 đề nghị giảI quyết cho thuê theo thứ tự ưu tiên (trong thờI hạn 15-20 năm (???). Nên có một thoả thuận ký kết giữa dự án và UBND P11 Q6 về việc này (quy định đơn vị chức năng giám sát quản lý về việc thực hiện thoả thuận trên để tránh lạm dụng gây khiếu kiện). Chú ý: Danh sách trên được chuẩn bị dựa vào khảo sát tác động TĐC và quan sát của Ban Quản Lý DA415, Nhóm Xã HộI và tư vấn giám sát độc lập. Nói chung các hộ tự lo được ưu tiên trong danh sách này.

Vấn đề đặt ra: Có tình trạng một số hộ dân bị nợ TĐC nhiều nhưng không biết buôn bán trực tiếp tại chợ, ví dụ : họ làm công nhân xí nghiệp,v.v. thì có được phép cho thuê sạp để kiếm thêm nguồn thu nhập không? ĐốI vớI thuê ki-ốt và xưởng, các hộ khá giả hơn trong số dân của dự án được khuyến khích tham gia đấu thầu. Không có loạI hình sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm được phép họat động tạI chợ. CƠ CHẾ QUẢN LÝ Chi phí vận hành cơ bản sẽ dựa trên cơ chế thị trường, nghĩa là tiền thuê sạp phảI ít nhất bù hoàn được tất cả chi phí đầu tư xây dựng và sẽ bù đắp được những phí tổn hoạt động, khoản trích để duy tu bảo dưỡng kỹ thuật, và quỹ quản lý chợ. Một danh sách xin thuê sạp vớI các ngành nghề đăng ký và loạI sạp, ki-ốt hay xưởng đã được NXH thiết lập. Chính quyền cấp phường P.11 Q.6 có thể làm nhiệm vụ quản lý lâu dài Chợ Lò Gốm. Ngôi chợ nhỏ này sẽ do một Ban Quản lý chợ Lò Gốm quản lý hàng ngày dướI sự giám sát của UBND P.11 Q.6. Ý kiến cho rằng ngôi chợ nên được quản lý theo phương thức dựa vào cộng đồng rất đáng chú ý, tuy nhiên, một cơ chế quản lý như vậy rất mớI mẻ ở các cộng đồng Việt nam. Thông thường thì các trung tâm thương mạI hoặc là do tư nhân hoặc do chính quyền sở tạI quản lý. Cần thực hiện những nghiên cứu khả thi hoặc những mô hình thử nghiệm về

Page 74: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Chợ Lò Gốm

73

vấn đề này. Dù sao thì nên có một vài cá nhân ngườI dân trong cộng đồng được đạI diện trong cơ cấu quản lý chợ. Việc thành lập đơn vị Ban Quản lý chợ Lò Gốm cũng có thể theo cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng. Các điểm chú ý về cơ chế quản lý chợ vững bền:

• Ai quản lý, sử dụng tiền thuê sạp, xưởng? Dự án được có ý kiến về tiền thuê sạp, quy định chợ không?

• Cơ chế thông báo, công bố minh bạch các chi phí quản lý và duy tu bảo dưỡng quản lý chợ?

• Cơ chế giảI quyết tranh chấp liên quan đến khu vực chợ? • Xác định quyền hạn, trách nhiệm các bên quản lý chợ?

HỖ TRỢ CHO KINH DOANH CHỢ Nghiên cứu việc thành lập các nhóm TDTK cho ngườI thuê các sạp rất cần thiết. Bên cạnh, các chương trình tín dụng nhỏ của chính quyền địa phương hay của các tổ chức cho vay như CEP, Ngân hàng chính sách xã hộI sẽ có các khách hàng tiềm năng quanh khu vực chợ. Ví dụ, ngườI dân có thể cần vay để xây một hàng rào bảo vệ và cửa cho một số sạp (để chứa đồ tạp hoá an toàn trong sạp vào buổI tốI). Vốn vay cũng cần thiết để mở ra buôn bán nhỏ tạI chợ Lò Gốm. Các gia đình đã đang được vận động chuẩn bị nguồn lực của họ cho khai trương chợ. Nhiều hồ lo lắng là họ có ít kinh nghiệm xoay sở buôn bán tạI một nơi có tổ chức. Dự án đã thu thập thong tin từ các hộ dân lien quan đến năng lực kinh doanh của họ để đánh giá nhu cầu tập huấn. Chuẩn bị tập huấn cho ngườI tham gia sạp để biết quy định, chọn hình thức kinh doanh cho phù hợp kinh nghiệm và nhu cầu khu vực. Tìm những ngườI dân có kinh nghiệm buôn bán tạI sạp chợ và biết trình bày truyền đạt lạI trong tập huấn, nên chọn ngườI từ nơi khác đến để đảm bảo khách quan. Sau đó một đợt tập huấn về quản lý doanh nghiệp nhỏ sẽ được tổ chức cho tất cả hộ dân có quan tâm trước khi có sự thông qua tiêu chuẩn, quy định, và thủ tục cho đấu thầu. Một danh sách những ngườI được chấp thuận thuê sạp/ki-ốt/xưởng sẽ được đúc kết lạI vào tháng 4/2006. CÁC TÁC ĐỘNG Ngôi chợ tọa lạc ngay bên cạnh đoạn kênh rạch có thể sử dụng làm đường vận chuyển theo mặt nước, rẻ và thuận tiện, hứa hẹn một khả năng sinh kế thịnh vượng cho cộng đồng địa phương, các hộ TĐC, đặc biệt là dân sống tạI chung cư. P11, Q.6: *Chung cư: NgườI ta sẽ có một số thuận tiện và ích lợI trực tiếp từ hoạt động Chợ Lò Gốm như nhà TĐC sẽ trở thành nơi có thể kinh doanh mua bán được, địa điểm kinh doanh bên cạnh, gần những đốI tác và nhà cung cấp địa phương, gia tăng tạo thu nhập. Các tác động tiêu cực có thể là tiếng ồn, tình trạng sống luộm thuộm, ô nhiễm môi trường, cảnh quan giảm cấp cho cả khu vực TĐC do những lượng hang hoá không được tổ chức sắp xếp gọn gang, gia tăng rác thảI rắn và thiếu quản lý của chính quyền địa phương.

Page 75: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - TÁC ĐỘNG TĐC - Chợ Lò Gốm

74

*Khu NCĐT: Khu vực này cũng có lợI ích từ chợ, tạo công ăn việc làm và cơ hộI kiếm sống có thu nhập cho ngườI làm nghề tự do như bán lẻ, bán dạo, bán sỉ, lái ghe xuồng, dịch vụ nhỏ, làm công ăn lương như bốc xếp, nhân công của các xưởng trong chợ. *Cư dân xung quanh: Chợ là nơi mua nhu yếu phẩm hàng ngày. NgườI ta sẽ có thêm một địa điểm mua bán kinh doanh dịch vụ trong khu vực. Các cơ hộI kinh doanh cũng sẽ gia tăng. P.BHHA, Q.BT: *Hộ nền đất tự xây: Đi lạI hàng ngày là sự tốn kém và khó khăn đáng kể vì khoảng cách đến 8km từ khu phân lô TĐC ở P.BHHA Q.BT đến chợ tạI P.11 Q.6. Những ngườI không thích sống tạI chung cư và không thích ở ngay cạnh một khu vực kinh doanh, hay ngườI thích một nơi yên lặng để sống và nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc sẽ ít để ý tính toán điều này. *Hộ tự lo TĐC: Họ rất mong được đăng ký thuê sạp tạI chợ Lò Gốm mặc dù họ nhận thức thực tế rằng chợ ưu tiên cho thuê những hộ TĐC theo bố trí của dự án. Khoảng 15-20 hộ tự lo vẫn buôn bán quanh khu vực sẽ có chút ít lợI ích từ hoạt động chợ, một số có thể sẽ được xem xét cho thuê sạp. Vì ngườI dân có khuynh hướng loanh quanh khu vực trước đó để tiếp tục kiếm sống, một khi có Chợ Lò Gốm thì đó sẽ là một nguồn thu nhập cho một số hộ tự lo. Tuy nhiên, nếu họ cư ngụ xa khu vực chợ, thật là khó khăn cho họ phảI đi lạI hang ngày vớI chi phí về sức lực, thờI gian, phương tiện, sức khỏe hao mòn.

Page 76: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Giáo dục

75

II.4 CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI: II.4.1. Giáo dục 1. TÌNH TRẠNG THỰC TẾ Trong các gia đình mà cha mẹ ngườI lớn đã bỏ học thì họ cũng có thể cho con em bỏ học ở độ tuổI rất sớm, chủ yếu để giúp gia đình kiếm sống. Trẻ em ở các gia đình mắc nợ nần sẽ bị nguy cơ rất cao trong việc phảI bỏ học ngang vào bất cứ lúc nào khi cha mẹ lâm vào khủng hoảng tiền bạc. Khi đó, trong một số gia đình, cha mẹ không thể lo cho con tiếp tục học vì không thể đóng học phí, chăm con đến trường hang ngày, chi phí đi lạI và phương tiện cho con đến trường. Giống cha mẹ mình, khi nghỉ học trẻ em sẽ làm việc kiếm chút thu nhập cho gia đình như bán vé số, dập đồ sắt và làm công ăn lương. Bảng 2. Tình trạng giáo dục trong số các hộ TĐC LOẠI TĐC (Số ngườI được khảo sát về mức độ hoàn thành giáo dục bao gồm cả những ngườI bỏ học tạI thờI điểm phỏng vấn)

Chung cư (96)

Phân lô tự xây (103)

Tự lo TĐC (43)

Hoàn toàn mù chữ Việt (không biết đọc biết viết) 4 10 5 Đọc viết ít 3 3 0 Tiểu học cấp I 45 45 25 Trung học cấp II 39 30 13 Trung học cấp III 4 15 0 Cao đẳng, ĐạI học 1 0 0 Sau di dờI, hiện tạI có đi học tạI trường hoặc sắp sửa đi học :

Sắp đi học: 11 Cấp I: 12 Cấp II: 8 Cấp III: 3 Cao đẳng, ĐạI học :1

Sắp đi học: 26 Cấp I: 11 Cấp II: 7 Cấp III: 8 Cao đẳng, ĐạI học :3

Sắp đi học: 11 Cấp I: 27 Cấp II: 2 Cấp III: 1 Cao đẳng, ĐạI học :0

Chăm sóc gia đình như đưa đón đến trường Chung cư ở tạI nơi sinh sống trước đây, vì vậy không có tác động tiêu cực về khoảng cách, đi lạI và đăng ký đổI trường mới.

Hiện tạI, có 10 trẻ em từ các hộ TĐC đang học tạI trường Tiểu học Bình Long. Ngôi trường sẽ tiếp nhận them 26 em nhỏ từ dân TĐC trong các năm tớI và hang trăn em từ cộng đồng địa phương chung quanh.

Các gia đình vẫn xoay sở cho con học hết cấp I nếu họ có chút ít nguồn lực và khả năng chăm sóc. Sau đó, trẻ em sẽ dễ bỏ học khi học xong cấp tiểu học.

2. CÁC TÁC ĐỘNG: Tác động về sự thuận tiện và khả năng tài chính để hưởng thụ các dịch vụ giáo dục thì khác nhau giữa các loạI TĐC. Nói chung, hộ TĐC di dờI đi càng xa, và càng có nhiều nợ nần thì chịu tác động tiêu cực nhiều hơn. Những yếu tố tạo ra tác động đến việc học của trẻ em TĐC là khoảng cách xa trường, khả năng đi lạI, đăng ký, nợ nần tài chính, hỗ trợ của gia đình. Khoảng cách xa trường Chung cư: BởI vì không có thay đổI về địa điểm sinh sống nên ngườI dân vẫn có được các phương tiện thông tin (báo chí, internet) và cơ sở giáo dục gần nơi ở như trước đây.

Page 77: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Giáo dục

76

Phân lô tự xây: Mặc dù có một trường tiểu học được xây, nhiều trẻ em vẫn phảI đi xa để đến cấp học cao hơn. Từ khu phân lô, khoảng cách để đến được trường cấp III gần nhất cũng xa hơn 4-5km. Có hai em phảI nghỉ học vì gia đình dọn đến khu phân lô (Hộ Lê Thị Anh). Lý do: khoảng cách xa trường và không có phương tiện đi học, gia đình không có ngườI lớn đưa các em đến trường và đón về nhà. Tự lo: Trong những hộ này, trẻ em khổ sở vì không có thuận tiện đến trường và gia đình yếu kém khả năng lo về giáo dục do họ di dờI đến sống ở nơi xa xôi. Rất nhiều trẻ em chịu ảnh hưởng nặng nề, phảI đi học rất xa, tốn kém nhiều thờI gian và chi phí đến trường, còn cha mẹ các em cũng vật lộn vớI thử thách phảI đi xa. Có ít nhất 10 trường hợp đã nghỉ học do di dờI TĐC xa trường học. Một số vẫn cố gắng tiếp tục học lớp ban đêm hay vào lớp tình thương. Họ cũng chịu nhiều thiệt thòi không có cơ sở giáo dục và các tiện ích thông tin. Đi lại Nói chung, nhiều hộ quá nghèo ở xa trường chỉ có thể lo nổI những phương tiện đi học còn rất thiếu thốn cho con đến trường. Hầu hết học sinh cấp II, cấp III phảI tự đến trường rồI về nhà một mình bằng xe đạp thô sơ. Hộ tự lo TĐC ở xa trường, khoảng cách đến 5-10 km thì rất thử thách. Trẻ em tự đi học như vậy dễ bị tai nạn trên đường đi. Những gia đình có xe máy thì cũng thấy quãng đường xa là khó khăn lớn cho việc học của con. Bọn trẻ phảI thức dậy sớm hơn, có ít thờI gian dành cho gia đình sau giờ học, gia đình cũng tốn nhiều thờI gian hơn lo cho con đi học nếu họ không muốn con đi học một mình. Chi phí xăng nhớt và sửa chữa xe cộ rất nhiều. Đăng ký nhập học Chi phí cho việc học của con cái đột ngột gia tăng trong một số hộ vì TĐC bắt đầu vào khoảng thờI gian giữa năm học (cuốn tháng 12/2004), không đăng ký chuyển đổI được sang trường mớI, ngườI dân phảI tiếp tục cho con học trường cũ hoặc là cho con nghỉ ngang. Hơn nữa, khi bắt đầu năm học mớI vào tháng 9/2005, một vài hộ tuy thành công chuyển trường cho con được đi học trường gần khu phân lô thì phảI tốn kém đáng kể vì họ là ngườI mớI đến chưa có hộ khẩu thường trú. Nhiều hộ đăng ký hộ khẩu thường trú vẫn chưa xong, nên các giấy tờ đăng ký học rất khó khăn. Gia đình các em cần hướng dẫn các quy định thủ tục đăng ký. Nợ nần/tài chính thiếu hụt Nợ nần và nợ vay mua nhà TĐC rõ rang làm cho khả năng lo việc học giảm sút ở các hộ nghèo. Lo lắng về tài chính là lý do phổ biến nhất gây tác động bất lợI cho việc đến trường xét về lâu dài. Vì cơ hộI thụ hưởng giáo dục phụ thuộc vào khả năng tài chính, các gia đình có nợ nần rất hay cho con nghỉ học. Cha mẹ lanh lợI muốn con được đi học sẽ không chịu đầu hàng

Page 78: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Giáo dục

77

và vẫn cố gắng xoay sở theo nhiều cách. Tuy nhiên, sau di dờI TĐC, nhiều hộ phảI trở thành con nợ/ngườI vay một khoảng tín dụng lớn và dài hạn mà trước đây họ chưa từng trảI qua. Kết quả là trẻ em sẽ là nạn nhân nghỉ học nhằm tránh chi phí học đường. Một số em bắt đầu làm việc phụ lặt vặt đơn giản cho cha mẹ hoặc chỉ quanh quẩn tạI nhà vài năm trước khi các em đi làm một công việc thu nhập thấp cho cả đời. Cũng có thể, có những hộ cho con nghỉ tạm thờI, ở nhà một thờI gian sau đó khi có khả năng trở lạI họ sẽ cho con quay lạI trường học tiếp (15 trường hợp). Ít có khả năng cho những trường hợp như vậy trở lạI trường sau này. Hỗ trợ gia đình Theo phỏng vấn, thấy các gia đình đều muốn con em mình thụ hưởng cơ hộI giáo dục tốt hơn đờI cha mẹ. Trong nhiều gia đình, không chỉ có cha mẹ mà cả họ hàng như chú bác, cô gì cũng đóng góp vào việc đưa trẻ đi học. ĐốI vớI trẻ em lớn hơn học cấp II, III hoặc cao hơn, có hai gia đình phảI đưa đón con đi xa đến trường. Để tiết kiệm nhiều thứ, họ gởI con đến ở tạm nhà họ hàng sống gần P.11 Q.6, hoặc ở chung cư. Hỗ trợ của ngườI nhà rất quan trọng, khuyến khích các hộ bị ảnh hưởng duy trì việc học của con cái mình. Các lý do nghỉ ngang Học được đến tiểu học, cấp II đốI vớI đa số dân chung cư là tình hình phổ biến từ trước đến nay. Đến các mức học cao hơn như trung học cấp III, con nhà nghèo đa số nghỉ học chủ yếu vì không kham nổI học phí, gấp rút giúp cha mẹ sinh nhai. Rõ ràng là do thiếu hụt tài chính, cần ngườI lo sinh kế cho gia đình, thêm vào đó từ chỗ TĐC phảI đi học xa, con cái các hộ tự lo đã đang phảI nghỉ học. NgườI lớI cũng thiếu nguồn thong tin như báo chí. Có thể thấy rõ là đa số hộ tự lo không có đủ tài chính cho tất cả con đi học. Đứa lớn hơn sẽ phảI nghỉ học trước đó, làm việc kiếm ít thu nhập cho đứa bé hơn tiếp tục học. Như đã đề cập ở trên, mặc dù không phảI tất cả các hộ đều đè cập một vấn đề khó khăn khi đăng ký nhập học chính thức tạI nơi TĐC mớI, họ không lo nổI để trả phí tổn này. Vì vậy, một số đành đi học lớp tăng ca buổI tốI hoặc đến lớp học tình thương. (12 trường hợp) Nhận xét về Trường Tiểu học Bình Long: Ngôi trường được khánh thành vào tháng 7/2005 sau một thờI gian dài ngườI dân chờ đợI để thụ hưởng tiện ích của cơ sở giáo dục này. Khuôn viên trường có vườn xinh xắn và sân chơi để học tập và giảI trí. Có 10 phòng học chứa đến 500 em nhỏ. Đến nay ngôi trường này đã tạo ra những tác động tích cực cho cơ hộI giáo dục tiểu học cho nhân trong vùng. Cả hai bên: hộ TĐC và hộ dân đia phương đều hỏI thăm cách đăng ký cho con nhỏ vào trường. Trường cũng là nơi tạo ra cơ hộI việc làm và là phương tiện sử dụng công cộng như sau:

• Một công việc làm bảo mẫu phụ trách bởI một cô gái trẻ từ một hộ TĐC phân lô. • Có hai nhà TĐC mở quầy bán dụng cụ học sinh và bán bánh kẹo ngay trước

trường tiểu học, tuy nhiên, việc buôn bán cho nhu cầu của học sinh còn rất hạn chế.

Page 79: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Giáo dục

78

• Ngôi trường mớI là nơi tuyệt vờI để ngườI đan tập thể dục dưỡng sinh vào buổI sáng sớm. Đây cũng là một chỗ hộI họp và tổ chức lễ lạc rất tốt cho cộng đồng

Tuy nhiên, có những than phiền từ cha mẹ các em rằng Trường Tiểu Học Bình long chương trình dạy chất lượng còn kém hơn những trường con họ học trước đó về tiếng Anh và nhiều môn khác. Có lẽ do mớI thành lập, chưa ổn định về quản lý tổ chức, cần trảI qua kinh nghiệm để tốt hơn.

Page 80: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Sức khỏe

79

II.4.2. Sức khỏe 1. TÌNH TRẠNG THỰC TẾ Các bệnh do vệ sinh kém thường có trước TĐC như ngứa da, đặc biệt là nhức đầu vì mùi hôi thường trực từ dòng kênh ô uế, đã giảm bớt. Thật đáng ngạc nhiên là ngườI dân trong điều kiện nhà ở thiếu thốn vớI khá nhiều tác nhân gây hạI như muỗI, ruồI, chuột lạI không bị các vấn đề bệnh tật như đường ruột, tiêu chảy, sốt rét sốt xuất huyết, ghẻ lở bệnh ngoài da. NgườI dân cũng bị những bệnh thông thường như ho, cảm cúm do điều kiện sống nghèo nàn trước đây. ĐốI vớI những bệnh nặng, khi bệnh đã vào giai đoạn nặng ngườI ta mớI đi đến các cơ sở y tế, trước đó họ cố gắng chữa bằng thuốc y học dân tộc hoặc dược phẩm mua từ các hiệu thuốc mà không cần toa của bác sĩ (để tiết kiệm tiền bạc và thờI gian). ĐốI vớI hầu hết các gia đình, nếu phảI chăm sóc y tế chuyên nghiệp, đầu tiên là đi khám bác sĩ tư nhân, kế đến là bệnh viện quận thì cần phảI có nhiều tiền để đi lạI và trả chi phí cho tiện ích y tế. Chăm sóc sức khỏe tạI nhà theo kiểu truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng. Một vài hộ thấy có hộp thuốc tạI gia đình. Các hộ dân nếu có khả năng tài chính thì họ sẽ đến các cơ sở chăm sóc y tế chuyên nghiệp hơn là tự chữa tạI nhà. 2. CÁC TÁC ĐỘNG 90% hộ được khảo sát nói rằng các bệnh thông thường có vẻ ít đi nhờ vào nơi sống thoáng rộng hơn. Đa số hộ nói họ bị ít bệnh và ít lo lắng về sức khỏe hơn. Hiện tạI, nhà ở và môi trường sống tốt hơn là giảm các bệnh lien quan đến nước đọng và bệnh do côn trùng. Nợ nần và vay tín dụng nhà ở có làm giảm khả năng chăm sóc y tế đốI vớI ngườI nghèo/thu nhập thấp/có nợ. Hầu như hộ tự lo nào cũng khổ sở vì các dịch vụ chăm sóc y tế vớI họ nay không thuận tiện và đắt đỏ do họ sống ở vùng xa. Lo lắng và căng thẳng do nợ nần cũng khiến nhiều gia đình buồn rầu, gây ra những ảnh hưởng tâm lý có hạI cho sức khỏe họ. P11, Q.6: 100% hộ chung cư nói rằng việc đến các cơ sở chăm sóc y tế vẫn như trước, bởI vì không thay đổI vùng sinh sống sau di dời. Hộ phân lô tự xây và hộ tự lo: Hầu hết ngườI dân than rằng họ ít đến cơ sở chăm sóc y tế hơn trước, họ có xu hướng vẫn giữ chỗ khám chữa bệnh quen thuộc như bệnh viện, bác sĩ tư nhân nào đó ở khu vực P.11 Q.6, hơn là họ thử làm quen vớI bệnh viện/trung tâm y tế ở địa phương mới. Và như vậy thì khả năng đi khám chữa bị ảnh hưởng tiêu cực vị ngườI dân phảI đi xa cho y tế, họ chưa quen vớI điều này. Những gia đình TĐC ở xa phảI cố gắng làm quen vớI các cơ sở

Page 81: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Sức khỏe

80

chăm sóc y tế mới. Họ vẫn chưa được thông tin về các chương trình chăm sóc sức khỏe ở địa phương. *Tập quán/thói quen chăm sóc sức khỏe của hộ dân có thay đổI? Rõ ràng là các gia đình có gia tăng nhận thức về bảo vệ sức khỏe sau khi di dờI TĐC. Ở những hộ an cư ổn định thì thấy có gia tăng nhận thức về việc này. Họ tích cực tìm hiểu thông tin chăm sóc sức khỏe, giữ gìn quần áo sạch sẽ hơn, chăm sóc cơ thể, rửa tay và nhà vệ sinh sạch hơn, ăn uống an toàn hơn, lau rửa nhà mớI, giữ gìn ngoài nhà sạch đẹp. Những thực hành có lợI cho sức khoẻ như rửa tay, đi vệ sinh sạch sẽ có đủ nước dọn dẹp đã tạo ra những thay đổI đáng kể tạI các hộ chung cư và phân lô tự lo. Ở những hộ tự lo thì chỉ có cảI thiện được chút ít. P11, Q.6: Có thể quan sát được những thay đổI nhất định về thói quen/hành vi chăm sóc sức khỏe của dân chung cư. Tuy nhiên, họ vẫn sống ngay cạnh kênh ô nhiễm và ao/ruộng đầy rác thảI nên nhận thức chăm sóc sức khỏe của họ cần them thờI gian để biến chuyển. Tiếp tục cảI thiện kênh và khu vực sẽ tạo ra thêm nhiều khác biệt nữa. P.BHHA, Q.BT: Khu TĐC vớI đường nộI bộ rộng, không gian thoáng đãng và trường tiểu học tạo điều kiện sức khỏe tốt cho dân TĐC và một số dân địa phương sống gần bên. Nhiều hộ tăng nhận thức bảo vệ sức khỏe, càng ngày càng có nhiều ngườI tham gia tập thể dục buổI sáng sớm. *Rửa tay Sau di dờI, không có nhiều hộ sử dụng xà phòng và giấy vệ sinh sau khi đi tiêu. Có lẽ vẫn tốn kém vớI nhiều ngườI, hoặc họ nghĩ là không cần thiết, giống như suy nghĩ trước đây. Dạy trẻ em về giữ gìn vệ sinh than thể, rửa tay là do bà mẹ, cũng không phảI là ưu tiên chính trong công việc hang ngày của phụ nữ. Chăm sóc y tế cho trẻ em được cải thiện đôi chút. Theo quan sát sau khi TĐC và NCĐT, cấp nước qua vòi chảy và bồn rửa tay trong nhà vệ sinh trong hầu hết các hộ dân TĐC tạo điều kiện cho họ rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh trong các căn hộ chung cư và nhà phân lô mớI xây. Nhiều cha mẹ cũng khuyến khích con nhỏ rửa tay sau khi đi vệ sinh. Nhiều khi trẻ em tự đi, các em không để ý đến chuyện rửa tay. Hành vi bất cẩn này cần có thờI gian để dần thay đổi. Quan sát thấy việc rửa tay được thực hiện như sau:

• Vào buổI sáng, trưa, và bất cứ lúc nào tay bị bẩn • Sau khi đi vệ sinh • Sau khi làm thức ăn, hiếm khi thấy ngườI dân rửa tay trước bữa ăn.

Tất cả mọI ngườI đều có thể mua bột giặt và dụng cụ lau rửa như bột xà phòng, dầu gộI đầu và nước rửa chén dĩa ở các tiệm tạp hoá gần đó hoặc mua ở chợ trong khu vực. *Siêng dọn dẹp nhà cửa và giữ sạch sẽ quanh nhà hơn NgườI dân có quan tâm chăm sóc nhiều hơn để giữ gìn nhà cửa và nhà vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc cho cả gia đình. Tác động của nhà ở sạch sẽ làm cho ngườI dân thay đổI thói

Page 82: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Sức khỏe

81

quen và tập quán vệ sinh. Họ gia tăng nhận thức trong việc triệt tiêu những tác nhân có hạI bên ngoài để có được cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Page 83: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Các dịch vụ văn hóa xã hội

81

II.4.3. Các dịch vụ văn hoá xã hội 1.TÌNH TRẠNG THỰC TẾ Q.6 là một khu vực thương mạI đông đúc nơi dân cư có thể dễ dàng sử dụng tất cả các loạI dịch vụ xã hộI bao gồm các cơ quan nhà nước, công an cấp quận và phường. Cũng có số nhiều những tiệm kinh doanh cung cấp các mặt hang đa dạng, tiệm ăn buổI tốI, một siêu thị và một trung tâm thương mạI bán sỉ sầm uất là Chợ Bình Tây. Phương tiện giao thong công cộng có nhiều như xe buýt, xe tảI, taxi và xe ôm, v.v. Di dờI TĐC đã gây ra những mất mát về nguồn lực cộng đồng, tập quán sinh sống, các địa điểm văn hoá, và cơ sở như các trung tâm cộng đồng, chợ gần, các trung tâm y tế, những nơi thờ cúng quen thuộc (nhà thờ, chùa chiền, v.v.), các quyền lợI sử dụng dịch vụ xã hộI lien quan đến việc cung cấp thực phẩm, quần áo, thuốc men, đồ gia dụng và những nhu yếu phẩm khác. Các hộ càng ở nơi xa những dịch vụ này, hộ càng dễ bị thiệt thòi. Các dịch vụ xã hộI bao gồm các dịch vụ của chính quyền, công an, phương tiện giao thông, chợ/siêu thị/cửa hang, tiệm ăn, các loạI cung cấp khác nhau. MỗI hộ có khả năng chi tiêu theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Hiện tạI, nhà ở mớI xây đang thu hút quan tâm của ngườI dân, những thứ liên quan đến tạo dựng chung cư/nhà xây sẽ là vấn đề được quan tâm nhất. Các mặt cần quan tâm của dịch vụ xã hộI và văn hoá trong suốt quá trình TĐC bao gồm giáo dục, chăm sóc y tế, tình láng giềng, an cư TĐC vớI tình trạng hộ khẩu, bình đẳng giớI tính, hạnh phúc của hộ dân và vốn xã hội. Nói chung TĐC là một cơ hộI cho ngườI dân phát triển trong xã hội. Tuy nhiên, có những khó khăn đang thử thách các cộng đồng TĐC như làm quen vớI cách sống mớI vớI kỷ luật và quy định, có nhiều trách nhiệm xã hộI hơn. 2. CÁC TÁC ĐỘNG

Việc di dờI đã đang gây ra những tác động tiêu cực cho đờI sống văn hoá/xã hộI của những hộ quá nghèo trong cả hai địa điểm TĐC, chủ yếu là do khoảng cách xa, thi công tiếp diễn, và những lo lắng tài chính. Nợ nần và vay tín dụng cho hậu TĐC có làm cho ngườI dân nghèo/thu nhập thấp/có nợ phảI giảm chi tiêu cho các dịch vụ xã hộI và hưởng thụ các nhu cầu văn hóa vì họ cần tiết kiệm để trả góp vốn vay. Nhân viên dự án, đặc biệt là NXH tiếp tục cung cấp thong tin để giúp các gia đình thích ứng vớI những đổI thay về mặt xã hội. NgườI dân được động viên tham gia vào các hoạt động chung và tuân thủ những quy định của cộng đồng tạI khu phố họ. Vì mục đích học hỏI và TĐC vững bền, các hộ phảI làm quen vớI các dịch vụ xã hộI mớI tạI nơi họ đến TĐC. Cũng vậy, các gia đình đang trở nên quen thuộc vớI các địa điểm văn hoá mớI vì những nơi họ thường đến trước kia thì xa nơi ở TĐC. Nhưng quá trình này sẽ rất chậm, đòi hỏI vài năm. Hiện tạI ngườI dân có xu hướng vẫn trở lạI nơi cũ trước kia để sử dụng các dịch vụ họ cần.

Page 84: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Các dịch vụ văn hóa xã hội

82

Chung cư: Khoảng cách chẳng có thay đổI gì. NgườI dân thấy rất ổn vì họ vẫn được thuận tiên tiếp cận các dịch vụ xã hộI giống như trước. Hơn nữa, dân TĐC bây giờ được chính quyền địa phương công nhận hơn vì họ là ngườI cũ và có tình trạng TĐC chính thức, vì thế thậm chí họ có nhiều thuận lợI hơn khi xin các loạI giấy tờ và đăng ký nhân hộ khẩu. Hộ phân lô tự xây Có những tác động bất lợI đến việc tiếp cận và khả năng chi tiêu cho các dịch vụ xã hộI theo thứ tự quan trọng thấp dần như sau: khoảng cách xa, phương tiện đi lạI, đăng ký dịch vụ, vấn đề tài chính và nợ nần. Các hộ này đang tập thích nghi vớI hệ thống và tập quán địa phương. Các lợI ích văn hoá xã hộI hiện thờI của dân TĐC và cộng đồng tiếp nhận TĐC đang bị thử thách và dân TĐC cần thờI gian để hoà nhập về mặt văn hoá và kinh tế vớI dân địa phương càng sâu sát càng tốt. Các hộ TĐC tạI chỗ không trảI qua các khó khăn này vì họ là ngườI địa phương của khu vực. Từ khu phân lô TĐC, đi đến địa điểm nào của trung tâm thành phố cũng xa, không như ở nơi cũ. Tiếp cận các dịch vụ xã hộI càng khó khăn hơn trước do ở xa và đường xá đang thi công đi lạI rất bất tiện. Các yếu tố như đi lạI xa, phương tiện đắt đỏ, thủ tục đăng ký, khó khăn tài chính, tốn phí thờI gian đều cùng gây ảnh hưởng bất lợI cho ngườI dân khi họ cần sử dụng các dịch vụ xã hội. NgườI dân phảI đi xa để đến nơi dịch vụ quen thuộc trước kia của họ. Nay từ khu phân lô, luôn luôn xa hơn 8km để đến bất kỳ khu vực nào của thành phố và khu vực P.11 Q.6 cũ nơi họ có thể tìm thấy những thứ quen thuộc và ưa thích của họ. Đặc biệt, đốI vớI các hộ TĐC tạI khu phân lô, đến văn phòng UBND Q.Bình Tân rất xa và rất trở ngạI, mất đến 30-40 phút xe máy. Việc lo giấy tờ làm các hộ TĐC tốn phí hơn nhiều so vớI ở P.11 Q.6 nơi họ chỉ cần đi xe đạp cũng được. Dân TĐC là ngườI mớI đến nên họ được yêu cầu điền vào các mẫu biểu đăng ký nhân hộ khẩu. Họ rất kém về chữ nghĩa cộng thêm “cảm giác bị hành là chính” do buồn nản tâm lý. Nhiều hộ cần nhân viên dự án giúp trong việc đăng ký hộ khẩu và tạm trú rất căn bản. Để dành thờI gian và chi phí trong suốt giai đoạn đầu của hậu TĐC sẽ huấn luyện cho ngườI dân hiểu về hệ thống hành chính quản trị của địa phương. Tuy nhiên, nên có sự giúp đỡ cho ngườI dân vì ngườI mớI đến một khu vực còn chưa ổn định thì rất dễ bị tổn thương thiệt thòi và dễ bị lạm dụng trong vấn đề này. Nên thông tin cho họ một số điều sau:

• Khi họ đến văn phòng các cơ quan quận/phường, ngườI dân nên hỏi thông tin từ nhân viên chức trách và cả ngườI có kinh nghiệm. Điều quan trọng là họ không nên chỉ đơn giản mua các phiếu/biểu mẫu rồI về nhà ngay để vật lộn vớI việc điền mẫu tạI nhà, bởI vì điền sai thì họ phảI quay trở lạI lên xuống các cơ quan này nhiều lần mà vẫn chẳng rút được kinh nghiệm phảI làm gì.

Page 85: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Các dịch vụ văn hóa xã hội

83

• Họ nên sao mẫu biểu gốc thành nhiều bộ để tập ghi nháp trước. Họ sẽ chỉ điền lần cuốI cùng vào bộ biểu mẫu gốc một khi nộI dung điền thử đã được các nhân viên chính quyền chấp nhận, như vậy tránh được việc phảI mua nhiều bộ mẫu rất tốn kém và mất thờI gian.

• Họ nên năng động tự lo việc giấy tờ để học hỏI nâng cao hiểu biết, họ không nên chỉ toàn dựa vào dự án hay dịch vụ của ai đó. Trong thực tế, có những tay cò giấy tờ đã tiếp cận các hộ dân, làm họ bốI rốI lo lắng và rồI gạ gẫm làm dịch vụ “đăng ký hộ khẩu trọn gói” vớI giá 2,000,000đ cho mỗI sổ hộ khẩu. Lượng tiền này là quá sức cho những gia đình nghèo, đặc biệt nếu họ đang có nợ nhà ở. Nếu không có những trợ giúp chính thức thì nhiều hộ có lẽ sẽ đầu hàng và đi vay nặng lãi để lo giấy tờ, làm cho họ thêm nợ.

Nhu cầu văn hoá liên quan đến những nơi thờ tự (chùa, miễu, nhà thờ), dịp lễ lạc, các tụ điểm văn hoá như sân chơi, công viên, nơi giảI trí (rạp hát, quán giảI khát, tiệm bán hàng). Đã quen vớI những dịch vụ xã hộI trên, dân TĐC chịu những tác động bất lợI, họ than phiền rằng rất phiền toái nếu từ khu phân lô đi đến bất cứ nơi đâu vì những lý do đã đề cập ở trên. Ít nhất có 5 phụ nữ nói là họ chưa bao giờ ghé đến chợ Bình Long (tính đến thờI điểm khảo sát là đã khoảng một năm TĐC của họ), đi bộ thì mất khoảng 20 phút (họ không muốn đi vì ngạI chỗ lạ, đường xá chung quanh chưa tươm tất, họ không muốn bị dính bùn đất, cát để khi về nhà phảI rửa lạI rất cực) . Các hộ tự lo Theo báo cáo và quan sát, họ rất khổ sở đang xoay sở để thích nghi vớI tập quán địa phương và hệ thống lạ lẫm, họ mớI đến khu vực lạ, cô đơn, chỉ có một hộ hoặc chỉ có vài hộ đến TĐC cùng chỗ vớI nhau.

Page 86: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Láng giềng

84

II.4.4. Láng giềng Dân TĐC đang làm quen vớI xóm giềng mới. Các yếu tố láng giềng có thể tạo ra thử thách và tác động vào cuộc sống của dân TĐC mớI đến bao gồm chính quyền địa phương, ngườI dân, kinh doanh, tập quán, các tổ chức địa phương. Có thể quan sát thấy là kiểu sống văn minh đang được xác lập. Nói chung, trong một điều kiện sống có tổ chức, ngườI ra trở nên văn minh, lịch sự hơn. Hành động và ngôn ngữ thô bỉ từ từ giảm bớt trong cộng đồng dân TĐC. Tuy nhiên, tác động tích cực này nên được lan truyền sang các cộng đồng dân xung quanh để dần dần tạo ra một khu vực dân cư có văn hoá. P11, Q.6 NgườI dân phảI học cách chia xẻ và bảo vệ tất cả các khu nhà chung cư. Các hộ sống ở chung cư có ít riêng tư hơn vì họ chặt chẽ quan sát những hoạt động sai trái của các hộ cùng sống trong khu nhà. NgườI ta đang nhận thức rằng ý thức cộng đồng là cốt tử cho các lợI ích và vững bền của khu chung cư. P.BHHA, Q.BT Các hộ đang dần làm quen vớI hang xóm mớI và sự hoà nhập vào cuộc sống TĐC. Nói chung, phần lớn các hộ dân tự tin sẽ dần hoà hợp được vớI láng giềng mới. Những nỗI lo ngạI và thành kiến nào đó từ dân TĐC và cả từ dân địa phương có thể quan sát được, đặc biệt cạnh tranh về việc làm và cung cấp dịch vụ kinh doanh. Hỗ trợ của lãnh đạo cấp khu phố dường như tốt hơn là từ phường và quận. Dân tiếp nhận TĐC tạI P.BHHA cũng cần tiếp cận vớI dân mớI đến. Theo quan sát thì cả hai phía sẽ bắt đầu bằng những trò chuyện và hỏI thăm nhau hàng ngày, sau đó họ có những công chuyện làm ăn chung như mua-bán, cho câu nước/điện, tạp hoá, đồ ăn uống và những thứ khác. Tác động tạo ra một tình láng giềng tốt hơn đã đang tiếp diễn tích cực cho cả hai phía. *Sự hài lòng vớI láng giềng, có tốt hơn trước kia không?

Dân TĐC vớI cách sống mớI đang thích ứng vớI những nguyên tắc sống có tổ chức, những nguyên tắc này đang thay đổI nhận thức và suy nghĩ của họ. Làm quen vớI hàng xóm mớI phảI lo đến những vấn đề nhà bên cạnh, sự hoà nhập để thong cảm nhau tốt hơn, kết bạn vớI những ngườI dân địa phương xung quanh, xây dựng mốI quan hệ vớI chính quyền địa phương, cho nhận giúp đỡ qua lạI khi hữu sự, tạo ra một khu vực có trật tự trị an. Như nhiều ngườI đồng ý, sự thay đổI tốt nhất mà ngườI ta có được khi hoàn cảnh láng giềng tốt hơn đó là có thể kiểm soát chặt chẽ những tệ nạn xã hộI như lạm dụng ma tuý, mãi dâm xung quanh. Trộm cắp và cướp giật được giảm thiểu. Xóm giềng cũng là những ngườI quen biết vốn đã cùng sống chung trong một khu xóm các tổ dân phố của khu ổ chuột xưa kia. Trước đây là một kiểu sống không có tổ chức trong đó ngườI ta có thể làm những điều mình cần dù cho có gây phiền toái cho xóm giềng. Bây giờ điều này đã thay đổI, khi dân TĐC vào ở trong những cộng đồng có tổ chức vớI quy định và luật lệ rõ ràng dướI sự giám sát của BQLDA và quản lý của chính

Page 87: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Láng giềng

85

quyền địa phương. Ví dụ, trong những khu ổ chuột trước đây, ngườI ta cứ sản xuất gây ô nhiễm, nhưng trong khu TĐC, điều này bị cấm nghiêm ngặt. Vấn đề chung gần đây cho cả hai khu TĐC là tiếng ồn của trẻ em chơi đùa quanh những địa điểm TĐC rộng rãi, chủ yếu là trẻ em từ các khu vực láng giềng. Vẫn còn quá sớm để xác định xem ngườI dân có hài lòng vớI hàng xóm mớI mặc dù 80% hộ được khảo sát nói là hiện tạI họ hài long vớI xóm giềng, 20% thấy vẫn vậy và không hộ nào có vấn đề nghiêm trọng mặc dù có tiếng ồn do trẻ em dân địa phương. MỗI hộ có vài nhà bên cạnh để làm hang xóm vớI nhau lâu dài. Sự hoà hợp sẽ cần tớI ít nhất hai năm mớI biết chắc. Những thử thách sắp đến có lẽ xảy ra khi ngườI ra cạnh tranh vớI nhau qua làm ăn kinh doanh.

Nhu cầu hiện tại: NgườI dân TĐC cần được chính quyền cấp phường công nhận chính thức về mặt hộ khẩu thường trú để dân TĐC có thể trực tiếp xoay sở vớI bất kỳ loạI giấy tờ nào tạI nơi ở mới.

Page 88: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

II.4.5. Sự vững bền TĐC Tất cả hộ dân đều có những khó khăn, trở ngạI trong suốt TĐC. MỗI hộ có sự chuẩn bị đặc biệt để đốI phó vớI những vấn đề TĐC này theo cách khác nhau. Nhưng tất cả đều cần hướng dẫn và theo dõi giám sát của dự án. Sang nhượng ở cả hộ chung cư và nhà đất phân lô được xem là thử thách lớn nhất cho sự vững bền của kết quả dự án. Theo kế hoạch TĐC, sang nhượng lạI một nền đất hay một căn hộ chung cư bị ngăn chặn do diện tích nhỏ và tình trạng cư trú hộ khẩu gắn liền vớI căn hộ và lô đất đó. Cách thức phổ biến ở các khu vực thu nhập thấp là ngườI ta bán một phần của nhà hoặc đất họ đang ở cho ngườI nhà hay người ngoài, tạo ra một tình trạng có vô số nhà tí hon vớI diện tích nhỏ hơn 20m2. TạI khu phân lô, có 7 hộ vớI hơn một gia đình cùng sống chung trên một lô đất, có 5 hộ chia lô đất thành 2 phần cho các gia đình trong hộ mình, trong khi đó chủ quyền tương lai sẽ chỉ cấp một giấy sở hữu cho cả lô đất. ĐốI vớI hầu hết các hộ, trong suốt quá trình TĐC, các vấn đề đặc biệt sau là các tác nhân ảnh hưởng làm suy giảm khả năng bền vững an cư TĐC của họ: Chậm trễ trong việc thực hiện dự án Trì hoãn liên tục việc thực hiện dự án đã gây bất mãn cho ngườI dân, kết quả là hơn 50 hộ đã yêu cầu nhận tiền mặt tự lo TĐC. Còn thậm chí sau khi di dờI vào khu phân lô TĐC tạI P.BHHA, ngườI dân không có điện cấp và nước thủy cục tớI nửa năm, làm tốn hao thu nhập của nhiều hộ dân, trong khi đó xây bờ kè và Chợ Lò Gốm thi công chậm làm mất mát sinh kế làm ăn và thu nhập cho đa số hộ dân. Áp lực nợ nần Điều này thực tế đã gây căng thẳng cho hơn nửa số hộ dân tự lo, ép họ phảI nhận tiền đền bù để trang trảI tiền lãi mẹ đẻ lãi con và vốn vay ngoài. ĐốI vớI dân chung cư và phân lô tự xây, đây là nỗI lo lớn nhất trong nhiều năm trời. Hiện tạI, có 34 hộ vay xây nhà đang phảI trả góp hang tuần cho CEP. Đầu năm 2006, sẽ có 54 hộ trả nợ góp chung cư 28 nợ lô đất. Hai gánh nặng tài chính đốI vớI trên 30 hộ trong số 51 hộ được khảo sát sẽ là nghiêm trọng cho sự an cư vững bền của các hộ. Bên cạnh đó, ngườI ta lạI có thể đi vay nặng lãi, vay nhóm TDTK, vay chính quyền địa phương và các thể chế tài chính chuyên nghiệp như CEP. Trả góp lâu dài bằng giá trị vàng đang dần tăng giá có thể là nguy cơ khác cho an cư TĐC. Thiếu hụt việc làm, kinh doanh Như đã đề cập, đây là lo lắng chính cho các hộ có thu nhập thấp và các hộ làm công ăn lương vốn quen vớI việc kiếm sống từ những nguồn quanh nhà ở của họ trước đây. ĐốI vớI công nhân nhà máy xí nghiệp hay cơ sở tư nhân, họ làm việc bên ngoài vớI lương ổn định thì ít bị tác động hơn dù có thêm chi phí và mất thờI gian về đi lạI đốI vớI nhiều hộ phân lô TĐC. Khi thu nhập của họ tốt hơn, thì an cư TĐC bảo đảm hơn.

86

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Sự vững bền tái định cư

Page 89: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Vấn đề tâm lý Hầu hết ngườI dân thì nghèo và không có kỹ năng, thật không dễ dàng cho họ thích ứng vớI những đổI thay trong suốt quá trình hậu TĐC về mặt lốI sống, có lo lắng mớI về quản lý nhà ở, các gánh nặng tài chính. PhảI mất vài năm để họ có thể tạo lập một cuộc sống ổn định. Thiếu thông tin và kiến thức hiểu biết là vấn đề chung cho nhiều ngườI dân, đặc biệt các hộ nghèo vốn ít học và bận rộn vớI sinh nhai hàng ngày. Tình trạng đó có thể dẫn đến những quyết định vộI vã. Bất ổn trong gia đình Khoảng 30% số hộ phảI đốI phó vớI những vấn đề gia đình trong suốt TĐC. Vấn đề có thể là sử dụng tiền đền bù, chọn cách TĐC, chủ quyền nhà, trách nhiệm trả nợ vay. Nói chung về các vấn đề về giớI dường như không phảI là đáng kể. Việc học hành con cái Có những trở ngạI cho trẻ em đi học khi TĐC ở nơi xa. Một số hộ có lẽ sẽ sang nhượng lạI để di dờI nữa để con cái họ có thể tiếp tục đi học. Tuy nhiên khả năng này rất ít. Giảm cấp nhà ở Trước di dờI, một số hộ phảI hàng năm sửa chữa nhà ở của họ. Một số căn hộ chung cư và nhà tự xây trên đất phân lô đang lo lắng về chất lượng nhà. Ví dụ, ngườI dân phảI lo về chất lượng lâu dài của chung cư họ đang sống. Về lâu dài, quản lý duy tu bảo trì chất lượng chung cư sẽ là một công việc thử thách vì bảo hành chỉ có 1 năm cho đến cuốI năm 2005. TạI khu phân lô P.BHHA, có hơn 20 hộ đang kiện cáo tranh chấp vớI Công ty Lâm Khang lien quan đến những vấn đề của nhà mớI xây. Theo thứ tự quan trọng, những vấn đề sau có thể ảnh hưởng đến an cư hậu TĐC của hộ dân về ngắn hạn và lâu dài:

1. Việc làm và cơ hộI kinh doanh làm ăn; 2. Tín dụng/vốn vay kinh doanh và cơ chế trả góp nợ; 3. Nhà ở (bảo dưỡng, nâng cấp, sửa chữa); 4. Đăng ký nhân hộ khẩu; 5. Cấp nước, điện; 6. Hỗ trợ về giáo dục, có nhiều thuận lợI về giáo dục hơn; 7. Chủ quyền nhà ở; 8. Công nhận và hỗ trợ của chính quyền địa phương và của dân tiếp nhận TĐC.

Các lo lắng về môi trường ít được đề cập dù có một số hộ nói họ sẽ khó lòng chịu đựng tình trạng ô nhiễn như trước đây. P.11, Q.6: Về lâu dài, bảo trì và quản lý chất lượng chung cư sẽ rất thử thách vì bảo hành của nhà thầu chỉ đến cuốI năm 2005. Vì đây là công việc gánh vác chung của cả cộng đồng, tranh cãi, kiện cáo và khiếu nạI có thể bung nổ khi có vấn đề xảy ra. P.BHHA, Q.BT:

87

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Sự vững bền tái định cư

Page 90: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Về ngắn hạn, khó khăn từ các cấp chính quyền cấp phường và quận là đáng để lo vì ngườI dân TĐC chậm có quyền lợI nhập cư hộ khẩu để tìm việc làm, đăng ký học cho con, xin chủ quyền nhà. Về lâu dài, trường lớp cho cấp II, cấp III và đạI học rất cần cho khu vực. CÓ TĐC LÂU DÀI? Nói chung theo khảo sát, hầu hết hộ TĐC phát biểu là họ muốn có một nơi an cư lập nghiệp. Trong suốt 1 năm sau di dờI, tất cả các hộ bao gồm chung cư, phân lô tự xây, tự lo đã trảI qua những thử thách đốI phó vớI một loạt các ảnh hưởng hữu hình và vô hình. 90% dân TĐC theo dự án đề cập đến ở lạI lâu dài tạI nơi TĐC miễn là phục hồI sinh kế tốt đẹp cho họ. Hơn phân nửa hộ tự lo được khảo sát cho biết có lẽ họ sẽ di dờI nữa khi họ có cơ hội. Hầu hết hộ được phỏng vấn chính thức không nói gì về khả năng sang nhượng nhà đất TĐC vì họ sợ mất những quyền lợI TĐC được cấp sau đó. Tuy nhiên, theo quan sát, các nguyên nhân có thể khiến một số hộ sang nhượng như sau: -Không thể trả nợ nhà TĐC (chung cư, đất, nợ xây nhà) -Nếu nhà TĐC bán được giá cao, mua nhà nhỏ hơn để sống, tiền chênh lệch để chi dùng -Khó kiếm sống, kinh doanh, làm việc -Xa nơi ở cũ, xa các dịch vụ sức khỏe, VHXH -Nếu căn hộ/nền tự xây mà chất lượng nhà bị giảm cấp. -Gia đình có vấn đề cần phảI di dời. Ví dụ, cha mẹ qua đờI, con cái cần bán nhà TĐC để chia tài sản thừa kế. -Không thích khu vực TĐC -Nơi TĐC không yên ổn -Chính quyền địa phương không hỗ trợ về việc đăng ký sổ hộ khẩu, hoặc không có láng giềng tốt. CÁC TRƯỜNG HỢP SANG NHƯỢNG Mặc dù dự án mạnh mẽ nghiêm cấm việc dính líu trái phép đến mua bán nhà đất chung cư, đến nay vẫn có nhiều trường hợp vi phạm vớI nhiều lý do khác nhau. Hiện tạI, có những ngườI dân còn làm nghề cò mồI trung gian trong việc kinh doanh nhà đất TĐC. Sau đây là những trường hợp mà nhà TĐC không được sử dụng bởI ngườI TĐC có liên quan:

• Có 3 căn hộ (A2-205, A2-206, A2-007) đang cho thuê. Chủ căn hộ được phỏng vấn cho biết là họ đang sống tạI nhà riêng gần đó. Tiền cho thuê là 700,000 – 800,000đ/một tháng.

• Một căn hộ đang thực tế do một cặp vợ chồng “là chủ mớI” đã dọn đến ở từ đầu, họ được cả cộng đồng chung cư xem là chủ thực tế của căn hộ này. Những ngườI này cũng là dân hưởng lợI trong một hộ TĐC. Tuy nhiên, theo khảo sát, ngườI đàn ông là chủ TĐC chính thức đăng ký vớI dự án cho căn hộ (Hộ Lưu Minh Hưng A1-204) thì vẫn phát biểu rằng anh ta chỉ cho thuê lạI thôi. Đã có 1 hợp đồng mua-bán ký giữa cặp vợ chồng và chỉ vớI anh ta thôi (trong khi đó chữ ký của vợ anh ta là bắt buộc) đưa cho tư vấn giám sát xem trước khi phỏng vấn hộ

88

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Sự vững bền tái định cư

Page 91: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

anh này. Giả thiết có thể tin được là anh ta nói dốI như vậy vì muốn vẫn được hưởng lợI từ quyền đăng ký thuê sạp chợ. Chú ý là trường hợp này có thể sẽ tiến triển thành kiện cáo sau này.

• TạI Khu phân lô P.BHHA Q.BT, từ thông tin của cộng đồng, một nền đất (Hộ Trần Thị Anh B11) đã được sang nhượng trái phép lạI cho Bà Oanh- Phó Giám đốc của Công ty Lâm Khang. Bà Oanh nghe nói là đã sang tay cho ngườI khác. Hộ Lê Văn Hai đã bán đứt đất-nhà của họ cho một ngườI nhập cư vào khu vực vào tháng 12/2005. Có hai trường hợp rất có thể sẽ sang nhượng là Lâm Cách Nhân D5 và Quấn Thi Ba C4.

KHUYẾN NGHỊ: Dự án có chiến lược nào để ngăn chặn vấn đề này vì nó sẽ làm tổn hạI đến an cư TĐC , dự án làm gì để khuyến cáo dân không sang nhượng nhà đất TĐC? Có lẽ chỉ có cách phục hồI thu nhập tốt sẽ là giảI pháp thiết thực. BởI vì tất cả ngườI dân đều hiểu rằng họ chỉ muốn được an cư ổn định. Bên cạnh đó, -Cung cấp giám sát dự án trong suốt triển khai dự án, sử dụng NXH tiếp cận để ngăn chặn các trường hợp có nguy cơ. -Chuẩn bị chính quyền địa phương và các bên có trách nhiệm về năng lực để đốI phó vớI tình trạng này sau khi dự án kết thúc. -PhốI hợp vớI các đơn vị quản lý tín dụng nhà ở (CEP, Công ty dịch vụ công ích A Q.6, UBND Q.BT) nhằm ngăn chặn lạm dụng, đồng thờI giúp ngườI dân biết trước về những rủI ro nếu họ lạI di dờI nữa. -Thiết lập một kỷ luật chắc chắn cho việc trả nợ góp để dìu dắt ngườI dân vượt qua nhiều năm tháng, tránh được nguy cơ chậm trả nợ và ỳ nợ dẫn đến không ổn định TĐC.

89

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Sự vững bền tái định cư

Page 92: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

II.4.6. Bình đẳng giới: 1. TÌNH TRẠNG THỰC TẾ Khi di dờI thì những nhu cầu và vấn đề ảnh hưởng đến phụ nữ cũng tương tự như đốI vớI đàn ông, cụ thể về môi trường, nhà ở, hỗ trợ kinh tế xã hộI và phương tiện mưu sinh. Tuy nhiên, đàn ông bị di dờI có lẽ có khó khăn nhiều hơn phụ nữ bị di dờI trong việc thiết lập lạI một tình trạng thuận tiện giống như trước, nếu đàn ông bị trở ngạI về vấn đề thiếu năng động và trình độ học vấn. Phụ nữ trong các hộ có thu nhập thấp thì quen vớI cuộc sống vất vả, có thể xoay sở tốt hơn một chút so vớI đàn ông, nhưng phụ nữ vẫn cần được quan tâm đặc biệt nếu họ thiếu nguồn lực, kỹ năng hoặc kinh nghiệm làm việc so vớI đàn ông. Mặc dù không rõ ràng, nhưng nỗ lực của dự án có thúc đẩy giáo dục về giớI cho các gia đình TĐC qua các họat động tập huấn và nâng cao năng lực cho cả phụ nữ và đàn ông vớI nhau. 2. THAM GIA CỦA GIỚI: Sự tham gia và đóng góp của nam và nữ qua TĐC cũng theo cách đặc biệt của họ trong việc hoàn thành các công việc chính trong gia đình họ, nghĩa là có sự hợp tác giớI chặt chẽ trong quá trình. Giữa nam và nữ mà cùng nhau đi qua quá trình dự án thì TĐC là một cơ hộI tốt để cảI thiện bình đẳnh giớI dù họ cùng chịu đựng những tác động bất lợi. Nói chung, họ chia sẻ lo toan cho các sinh hoạt bình thường trong hộ, kiếm sống, thu nhận thong tin dự án, quản lý đền bù, lo việc tháo dỡ di dờI và chuyện xây nhà, lo giấy tờ, trả nợ nếu có. Tuy nhiên, các trách nhiệm cụ thể cho nam, nữ hoặc cả hai trong những họat động này được khảo sát như sau: Lo việc sinh hoạt bình thường hàng ngày của gia đình Trong đa số hộ, nam nữ chia sẻ trách nhiệm không khác gì lề lốI thông thường, công việc nặng do đàn ông gánh vác và những trách nhiệm tinh tế hàng ngày do phụ nữ đảm trách như bữa ăn gia đình, nuôi dạy con và cho con đến trường. Làm việc kiếm sống Trách nhiệm kiếm sống đổ lên vai cả đàn ông và đàn bà kể cả những đứa con lớn nhất trong gia đình. VớI các hoạt động kinh tế thì tỉ lệ nam nữ trong các hộ như sau:

• Nam và nữ cùng có trách nhiệm(85%) • Chỉ có nữ (5%) • Chỉ có nam (10%)

Nhận thông tin dự án: Tuỳ thuộc mỗI gia đình, tuy nhiên trong các cuộc hợp để phổ biến dự án thì thấy phụ nữ tham dự nhiều nhất vì nhiều ngườI trong số họ làm việc tạI nhà hoặc làm nghề tự do. Quản lý tiền đền bù Phụ nữ có quan tâm hơn đến các vấn đề liên quan đến tiền bạc tài chính. Đây là một tập quán truyền thống trong đa số gia đình.

90

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Bình đẳng giới

Page 93: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Ra quyết định Trong việc ra quyết định chọn lựa TĐC, ngườI ta nói là phụ nữ kiên nhẫn và cố gắng thuyết phục gia đình về những quyết định và trách nhiệm lien quan TĐC, đặc biệt khi dự án bị đình trệ. Trong hầu hết các hộ thì các quyết định TĐC do cả nam và nữ cùng quyết định (80% hộ qua khảo sát). Cũng có thể, quyết định sau cùng phụ thuộc vào ngườI nắm chủ quyền, nam hoặc nữ. Trong những gia đình có nhiều thế hệ, dù có khoảng cách giữa các thế hệ trong nhu cầu TĐC, ảnh hưởng của các bậc ông bà là quan trọng vì truyền thống kính trọng ngườI già, trong nhiều trường hợp thì do các bà già. Chủ quyền hợp pháp cho cả nam và nữ trong gia đình, chủ yếu lạI giữ nguyên không đổI so vớI trước TĐC vì tên ngườI nắm chủ quyền đã được dự án ghi nhận rõ ràng trong suốt quá trình đền bù. Hợp đồng mua-bán chung cư hay lô đất cũng như vay CEP luôn luôn giao cho ngườI nào là đại diện cho quyền lợI TĐC của hộ. Xoay sở các vấn đề xây dựng Đàn ông lo nhiều hơn các công việc giấy tờ và vấn đề xây dựng. Nếu họ bận rộn thì phụ nữ cũng không ngần ngại nắm lấy công việc dù cho kiến thức và kinh nghiệm thực tế của họ hạn chế. Lo giấy tờ Điều này liên quan đến khả năng học vấn và có thời gian rảnh để lo. Trả nợ nếu có Những lo toan tiền bạc thông thường dựa vào người có thu nhập trong hộ, đa số dựa vào cả nam và nữ trong một gia đình. Gánh nặng tài chính tín dụng nhà ở và nợ nặng lãi rất khắc nghiệt, đặc biệt bất lợI cho những hộ gia đình do người phụ nữ đứng đầu xoay sở. 3. TÁC ĐỘNG VỀ CÁC THAY ĐỔI TRONG GIA ĐÌNH: Trong căn hộ chung cư và hộ phân lô tự xây, có thể thấy là cả gia đình trông đàng hoàng hơn so vớI tình trạng luộm thuộm trước đây ở một khu vực thu nhập thấp. Các thay đổI có hướng tích cực về cảI thiện hành vi, nhận thức bình đẳng về giớI, giảm bạo lực gia đình, nhậu nhẹt, hút thuốc lá, nghiện chích ma tuý. Trong gia đình ngườI phụ nữ chăm lo cho gia đình, ngôi nhà TĐC mới nhiều hơn trước. Họ có niềm hạnh phúc được sống trong một khung cảnh mớI tốt đẹp hơn. Họ thấy tự hào vớI hình ảnh tốt đẹp hơn của gia đình. Đàn ông ôn hoà vớI vợ con hơn, số trường hợp lớn tiếng chửI mắng đánh đập vợ con giảm hẳn, do sống trong môi trường mớI có tổ chức và văn minh hơn nhiều so vớI môi trường sống cũ trước đây trong các khu xóm lao động. Giảm tụ tập nhậu nhẹt, quậy phá gây ồn vì dân cư các khu TĐC đang cố gắng tạo lập môi trường văn hóa không có tệ nạn, mọI hành vi xấu đều đang bị lên án. Đàn ông tham gia hoặc hỗ trợ vợ tham gia giao tiếp và thông tin vớI cộng đồng.

91

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Bình đẳng giới

Page 94: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

ĐốI vớI trẻ em, có tâm lý tốt hơn, vui vẻ hơn, cảm giác về tương lai tốt hơn. Đặc biệt, có hành vi sống tốt hơn như giảm bớt ăn cắp, ít bới rác hơn. Dù vẫn còn một số thói quen xả rác nơi công cộng, trẻ em đang được sống trong môi trường văn minh nhân bản hơn, suy nghĩ và sự thay đổI hành vi sẽ diễn ra theo chiều hướng tích cực. Trẻ em thích đi sinh hoạt hơn, vào độI thiếu nhi, giảm bớt quậy phá. 4. TÁC ĐỘNG LÊN VIỆC GIA TĂNG NĂNG LỰC CHO PHỤ NỮ: Điều tra, quan sát và dữ liệu thu thập cũng như tham vấn từ NXH cho thấy phụ nữ đóng vai trò tích cực trong quá trình TĐC qua họp hành, bàn bạc, phản hồI ý kiến, chọn lựa TĐC, khiếu nạI cũng như trong các hoạt động nhóm TDTK. Ước tính là có 55-60% hộ do phụ nữ đứng đầu, bởI họ đứng tên chủ hộ và có đóng góp thu nhập trong các chộ này. Các hoạt động TDTK cho đến nay đa số do phụ nữ chiếm số đông, các trợ giúp nhóm phần lớn được thực hiện trong tập thể phụ nữ. Trong hơn 50 hộ tự lo (đang khổ sở vì đủ loạI khó khăn sau khi nhận tiền đền bù), phụ nữ luôn luôn có tiếng nói quan trọng trong việc cả hộ đã quyết định tự lo. Ngoài lý do mắc nợ, thiếu tham gia vào các hoạt động dự án nên làm quyết định quá sai lầm khiến sau đó họ hốI hận sâu sắc. Ở đây nếu phụ nữ trong những hộ này có hiểu biết và thông tin tốt hơn qua quá trình dự án, số hộ tự lo chỉ còn lạI rât ít. Ngược lạI, trong các hộ TĐC theo dự án, vì gắn bó rất mật thiết vào thông tin dự án và công việc của NXH, phụ nữ đã trở thành năng động hơn khi thuyết phục gia đình nên kiên nhẫn, ở lạI đến cùng để được dự án bố trí TĐC dù thờI gian có dài lâu và tiến trình quá chậm. Trong khi ảnh hưởng của phụ nữ về các vấn đề TĐC rất thiết yếu, quá trình TĐC cũng đã tạo cơ hộI cho phụ nữ tham gia. Phụ nữ có thể tham gia góp ý về thiết kế và bố trí của nhà xây vì họ sẽ là ngườI chăm sóc căn nhà mới. Ví dụ, thiết kế chung của chỗ rửa nước là trên sàn nhà chứ không cần có bồn rửa trong các căn hộ là ý kiến của phụ nữ vì trong các gia đình họ phảI sử dụng tiện ích này nhiều nhất, và lạI quen vớI lốI rửa trên sàn như vậy. Trong các buổI phỏng vấn cho các hộ phân lô tự xây, tự lo, TĐC tạI chỗ, tiếng nói của phụ nữ khi xây nhà rất có trọng lượng, trong một số trường hợp mang tính quyêt định vì phụ nữ biết là họ phảI chăm sóc ngôi nhà hàng ngày còn đàn ông sẽ chỉ lo những vấn đề duy tu bảo dưỡng cần thiết. Vai trò và sự quán xuyến của ngườI phụ nữ trong gia đình có cơ hộI được thể hiện, làm gia tăng sự nể trọng của ngườI đàn ông. Có nhiều trường hợp chủ quyền nhà đất TĐC do ngườI phụ nữ chính thức nắm giữ, do đó gia tăng thêm tiếng nói và quyền tham gia quyết định của ngườI phụ nữ. Quá trình TĐC cũng khuyến khích nhiều phụ nữ tham gia vào quản lý các tổ chức cộng đồng.

92

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Bình đẳng giới

Page 95: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

II.4.7.Sự hài lòng của hộ dân “Đây là một cơ hộI đổI đờI và cảI thiện chất lượng sống, đặc biệt cho các hộ dân khu ổ chuột”. Hộ dân đi thăm viếng và học hỏi từ các hô TĐC, các khu vực TĐC khác để so sánh với chọn lựa của hộ mình Có thể quan sát thấy những thăm viếng qua lạI giữa các hộ dân từ cả hai khu vực TĐC để so sánh chọn lựa TĐC của họ. Chỉ có số rất ít các hộ thường xuyên đi thăm các nơi TĐC xa xôi bởI vì chi phí và phương tiện đi lại. Trong số các hộ dân dự án, gia đình có nhiều thế hệ cũng phổ biến. Cũng có một số hộ đông con có con lập gia đình sống gần khu vực. Sau di dờI vớI các hình thức TĐC khác nhau, họ vẫn đi thăm viếng nhau. Thực tế, có khoảng 10 nhóm gia đình có xu hướng di dời vớI nhau đến cùng một nơi TĐC. ĐốI vớI những bạn bè TĐC khác, họ đi lạI vớI nhau chủ yếu do làm ăn qua lạI và quan sát nhau về tình hình sống của nhau trong giai đoạn hậu TĐC. Hộ dân có năng động hơn trong giao tiếp, gia tăng tự tin, phẩm giá, và vốn xã hội Trước đây khu vực dự án là một nơi chen chúc và lộn xộn vớI đường hẻm bẩn thỉu và đủ thứ tệ nạn xã hộI cũng như tranh chấp cãi vã. NgườI dân và các thế hệ sau của họ phảI lê la một cuộc sống suy giảm chất lượng như vậy. Giao tiếp trong cộng đồng không được hỗ trợ trong một hoàn cảnh sống luộm thuộm, chửI bớI nhau hàng ngày rất phổ biến. Về mặt này, các khu TĐC tạo điều kiện tốt hơn cho cuộc sống dân TĐC, đó là có không gian công cộng thoáng đãng. MỗI buổI sáng từ 6.30am-9.00am, một số bà lớn tuổI trong chung cư tụ họp lạI uống trà, càphê và ăn sáng, hưởng thụ không gian chung, nói chuyện vui vẻ về những chuyện hang ngày ở chung cư và quá trình xây dựng của dự án, về đủ mọI thứ. Họ cảm thấy vui vẻ và thoảI mái trong môi trường mới. Trẻ em có thể chơi đùa trong các hành lang rộng. TạI P.BHHA, hè đường lót gạch bên hông nhà cũng lý tưởng để ngồI chơi, nói chuyện, đàm đạo, hít thở không khí trong lành và tập thể dục vào sáng sớm cho ngườI lớn và trẻ em. Trước kia hầu hết dân dự án là những ngườI nhập cư tạm thờI, bị nhiều thành kiến từ xã hội. Nhiều người dân nói vui vớI tư vấn rằng họ từng là dân “Xóm Giếng”, tên gọi mỉa mai cho khu vực mà cả công an chính quyền địa phương đã liệt vào dạng ổ tội phạm mãi dâm, mua bán hút chích và trộm cắp. Có cả lời đồn rằng ngay cả cánh xe ôm bên ngoài cũng ngại không muốn chở dân từ khu vực này! Kể từ bây giờ, họ không muốn bị thành kiến như vậy, họ muốn được xem là những công dân đàng hoàng. Dân cả hai khu vực TĐC đang được chính quyền địa phương chính thức công nhận. Quan sát cho thấy người dân TĐC tương đối trở nên tích cực hơn trong giao tiếp với những người khác trong gia đình và họ hang. ĐốI với người ngoài như đối tác làm ăn, hàng xóm, bạn bè, các cấp chính quyền địa phương, tự họ cảm nhận được một sự gia tăng tự hào nhân phẩm, tự tin, đặc biệt những hộ chung cư và phân lô TĐC. Cũng đáng chú ý là dân TĐC theo dự án hạnh phúc và tự tin hơn các hộ tự lo về sự công nhận chính thức nhân thân của họ trong xã hội vớI tình trạng đăng ký hộ khẩu thường trú tốt hơn và có chủ quyền nhà ở.

93

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Sự hài lòng của hộ dân

Page 96: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Dân TĐC theo dự án hoà nhập vào một môi trường sống tập thể hoà đồng, mọi người có giao tiếp xã hội tốt hơn, mọi người đều mong muốn và cố gắng tỏ ra lịch sự hơn. Phát triển văn hoá dần dần với những thay đổi từ từ hành vi cung cách của con người, ý thức tôn trọng người xung quanh gia tăng, biết cảm thấy ngại, xấu hổ nếu nếu làm phiền ngườI xung quanh. Tự đánh giá của hộ dân về tác động do DA TĐC đối với cuộc sống của họ Theo khảo sát, người dân được yêu cầu tự đánh giá theo họ tác động của dự án về cuộc sống liên quan đến chất lượng sống về mặt môi trường, nhà ở, điều kiện kinh tế xã hội, sự tham gia, nâng cao năng lực, đảm bảo tương lai cho họ và cuộc sống con cái của họ, Có 3 mức đánh giá bao gồm tích cực, trung bình và tiêu cực. Kết quả khảo sát cho thấy, khoảng 55% hộ cho là tích cực và 30% cho là tiêu cực. 15% số hộ cho là “không thay đổi” trong thời gian hiện nay, nhưng nhiều ngườI trong số họ sẽ tăng lên mức “tích cực” nếu đờI sống sinh kế của họ tốt hơn đến một mức nào đó. Còn những người cho là “tiêu cực” thì hầu hết là các hộ tự lo. Nhận xét/Suy nghĩ của hộ về các vấn đề bức xúc nhất của hộ trong việc TĐC Các khó khăn về tài chính và thiếu hụt thu nhập, kinh doanh, việc làm, sinh kế được đề cập đến nhiều nhất như là vấn đề bức xúc nhất cho TĐC, đặc biệt đốI vớI những hộ đang vật lộn với việc trả nợ góp. Hiện tại, hầu hết người dân TĐC vẫn đang ở giai đoạn khó khăn nhất cho việc phục hồI sinh kế. Có những than phiền nhất định về sự chậm trễ và trì hoãn trong việc thực hiện và xây dựng của dự án. Mặc dù nhân viên dự án và các cấp chính quyền có liên quan quan tâm đến khiếu nại cụ thể của người dân để có giải pháp, một số người có khuynh hướng hay than phiền với hy vọng là họ sẽ được cho thêm hỗ trợ và quyền lợi gì đó. Sự hài lòng của hộ dân về TĐC của hộ nói chung Căn bản trong suốt giai đoạn hậu TĐC, mức độ hài lòng của một hộ thì thay đổI, sự hài lòng phần lớn phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của hộ đó.Việc hoàn thành thi công dự án tạo điều kiện cho phục hồi thu nhập cũng tác động đến sự hài lòng của hộ dân. Thiếu hụt trong hiện tại về công ăn việc làm, kinh doanh tạo thu nhập ảnh hưởng xấu đến cảm giác hài lòng của dân TĐC. Khi họ đã an cư ổn định và có đủ thu nhập, họ cảm thấy không sao dù có đối đầu với tất cả thử thách. Bên cạnh đó, các cá nhân trong hộ hưởng thụ môi trường sống và tiện ích nên họ tin tưởng vào một cuộc sống mới tích cực dù phải có những khó khăn hàng ngày. Tuy nhiên, như khảo sát, mức độ thỏa mãn được ghi nhận một cách tương đối cho năm đầu tiên của giai đọan hậu TĐC như sau:

• Chung cư: 80%Hài lòng, 15%Trung bình, 5%Không hài lòng • Phân lô tự xây: 70% Hài lòng, 20% Trung bình, 10% Không hài lòng • Tự lo TĐC: 10% Hài lòng, 10% Trung bình, 80% Không hài lòng

Đáng chú ý là các hộ TĐC theo dự án thì hài lòng hơn nhiều so với những hộ tự lo TDC. Nói chung, đa số người dân nghĩ rằng can thiệp TĐC là một cơ hội trong đời họ dù vẫn có một số khó khăn hiện tại, đặc biệt là gánh nặng tài chính.

94

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Sự hài lòng của hộ dân

Page 97: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH Cả gia đình đã đang trải qua những thử thách của quá trình TĐC, họ cần phải học cách hợp tác trong cả gia đình và chia sẻ trách nhiệm cho nhau. Mỗi gia đình đều có hoàn cảnh riêng, lên xuống khác nhau. Tuy nhiên, trong số đông các gia đình nghèo, sự hài lòng của gia đình hiện tại được xếp ở mức “trung bình” hoặc “hơn mức trung bình một chút” vì họ còn đang bị nhiều lo lắng và bức xúc trong những tháng đầu tiên của di dời TĐC. Đối với những gia đình khá giả hơn, hạnh phúc gia đình được bảo vệ tốt hơn tránh khỏI các tác động bất lợi của quá trình TĐC. Theo sau đây là những câu hỏi để phỏng vấn hộ nhằm thu thập dữ liệu định tính về hạnh phúc gia đình của họ. * Các liên kết và giá trị trong cả gia đình vẫn được duy trì nhờ cùng hỏi han ý kiến nhau, cùng tham gia trong quá trình trước và sau TĐC? * Có sự cải thiện về hiểu biết lẫn nhau và quan hệ tốt hơn trong gia đình qua TĐC? * Các quyền lợi, bồi thường và quyết định chọn lựa TĐC có gây mâu thuẫn xung đột trong gia đình? * Cảm giác vui vẻ hạnh phúc có gia tăng đối với cả gia đình? Các câu trả lờI hơi khác nhau một chút ở các hộ dân. Nói chung, họ càng ít lo lắng về tiền bạc tài chính thì họ càng có cảm giác vui vẻ cho cả gia đình. TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI CỦA CÁC HỘ TỰ LO: 21 trong số 26 hộ được phỏng vấn (do tư vấn thực hiện trong tháng 10/2005) và 32 hộ được NXH khảo sát vào 2004, các hộ tự lo nói rằng họ thực sự thất vọng về chọn lựa TĐC của họ, nghĩa là họ sẽ chọn theo dự án bố trí TĐC nếu họ được phép quyết định lại. Chỉ có 2 hộ tự lo cho biết là họ nghĩ là họ có nơi TĐC vững bền. Một số vấn đề của các hộ tự lo TĐC: Môi trường -Nhà bị ngập (5) Nhà ở -Diện tích nhà quá nhỏ bởi vì đền bù thấp (1), không có nhà riêng (1), ở tạm vớI họ hàng (3), thuê nhà gần Q.6 để kiếm sống (7) -Nhà/đất không có chủ quyền (7), không được cho phép xây nhà (1) Tình trạng kinh tế -Vẫn quanh quẩn khu vực Q.6 để kiếm sống (9), muốn trở lại Q.6 để sống và làm việc (5) -Không có phương tiện đi lại (7), khoảng cách xa đến nơi làm việc (10), không thể buôn bán hay làm ăn (5), không có việc làm (7), nhà xa chợ (6) -Tiền đền bù bị ăn tiêu hết bởi vì không có kế hoạch đàng hoàng, đang có nợ (2), không có vốn để buôn bán/kinh doanh (12)

95

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Sự hài lòng của hộ dân

Page 98: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Tình trạng xã hội -Không thể xin được hộ khẩu thường trú, nên bị thiệt thòi giảm cơ hội việc làm, đăng ký học và xin cấp điện/nước (hiện tại dùng nước/điện mua câu lạI rất đắt đỏ, bất tiện (11), Nước ngầm giếng khoan thì đục (11) -Trẻ em phảI đi xa để đến trường (3), bỏ học vì di dờI TĐC (5) -Cuộc sống không hạnh phúc (1) Không thể ở đó lâu dài được (5) -Các gia đình trong cùng một hộ nay bị chia cắt (3) -Chính quyền địa phương không hỗ trợ (5)

96

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI - TÁC ĐỘNG TĐC - Sự hài lòng của hộ dân

Page 99: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN NCĐT Khu vực NCĐT tại P.11 Q.6 ở Khu phố 1 và Khu phố 2 đáp ứng nhu cầu của 168 hộ được được bắt đầu thực hiện vào năm 2001 với ngân sách dự án cho các hạng mục xây dựng hẻm, lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng, cấp số nhà cũng như cấp một phần chi phí cho các hộ lắp đặt đồng hồ điện, đồng hồ nước và xây nhà cầu hợp vệ sinh. Tại P.BHHA QBT, một cộng đồng hơn 200 hộ dân tiếp nhận TĐC ở Khu phố 7 ngay sát cạnh khu phân lô là mục tiêu quan tâm của dự án có liên quan đến việc nâng hẻm, công tác này hòan thành vào tháng 9/2005 và hỗ trợ vốn vay sửa chữa nhà bắt đầu vào tháng 10/2005. Có những so sánh tương đối cho hai khu vực NCĐT. Cả hai đều có cư dân là thành phần lao động thu nhập thấp, có nhiều tệ nạn xã hội, thiếu cơ sở hạ tầng căn bản như hẻm được nâng cấp, hệ thống thóat nước, cấp điện và nước thủy cục, nhà vệ sinh có hầm tự họai, đèn đường chiếu sáng. Ngòai ra, mỗi khu vực đều tiếp giáp với một công trường đang được dự án thi công xây dựng. Sự khác nhau giữa hai khu vực là hầu hết các họat động NCĐT cho P.11 Q.6 đều được tài trợ từ một ngân sách dự án được kế họach trước còn tại P.BHHA Q.BT thì chi phí cho nâng cấp hẻm được vận động từ sự đóng góp của các hộ dân có liên quan, còn hỗ trợ vay vốn sửa chữa nhà thì là giải pháp khắc phục, các vốn vay do Quỹ CEP quản lý có nguồn gốc từ tài trợ sau này. III.1 MÔI TRƯỜNG III.1.1. Cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và vệ sinh nhà ở được nâng cấp (thoát nước, hẻm và đường được nâng cấp) P.11 Q.6: Trong 2003, dự án cung cấp cho khu vực các tiện ích vệ sinh công cộng cho các hộ như tráng hẻm, hệ thống thóat nước, làm hầm vệ sinh tự họai, hệ thống chiếu sáng. Vì vậy, các tác động về cải thiện môi trường sống đã quan sát được qua vài năm. P.BHHA Q.BT: Mặc dù những họat động thi công đầu tiên của dự án làm biến mất hồ sen dẫn đến các tác động môi trường ảnh hưởng cả khu vực xảy ra từ 2004, khu vực ngập lụt gồm các khu phố tiếp giáp với dự án chỉ hòan thành một hai công tác NCĐT như nâng hẻm, sửa nhà vào tháng 9/2005, chỉ vài tháng trước việc khảo sát. Tác động của NCĐT cho khu vực này chỉ có thể được quan sát trong một hai năm từ 2004 Có sự so sánh tương đối giữa 2 khu vực NCĐT về mặt cơ sở hạ tầng cho vệ sinh công cộng:

1. Khu vực P.11 Q.6 được nâng cấp với hệ thống thóat nước thải và hẻm xi măng vẫn đang trong tình trạng tốt, còn ở P.BHHA hẻm được nâng và hệ thống nước thải thì đấu nối vào hệ thống của dự án. Trong cả hai khu vực cư dân đều cho biết những có tác động tích cực, vệ sinh tốt hơn dù thi công của dự án cải tạo kênh ở cạnh bên chưa hòan thành. Nói chung là các nỗ lực NCĐT tại các khu vực dự án

97

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 100: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

chấm dứt ngập lụt và nước thải từ sinh họat hàng ngày của người dân được kiểm sóat đàng hòang.

2. Các hộ có vòi nước chảy phục vụ cho việc ăn uống nấu nướng và ngay cả để tắm rửa và vệ sinh. Tuy nhiên khả năng tiêu dung và chất lượng nước và điện rất khác nhau. Trong khi 90% người dân NCĐT P.11 Q.6 có nước thủy cục và điện cấp theo giá nhà nước, các gia đình ở P.BHHA vẫn phải sử dụng nước ngầm giếng đóng hoặc câu lại nước còn điện thì câu từ các hộ có đồng hồ điện chung quanh hoặc từ các hộ TĐC (nay đã có điện nước nhà nước). Theo quan sát, 80% số người dân khu này nói họ không đủ khả năng mua nước bình lọc để uống hàng ngày và sẵn sàng trả phí tổn lắp đặt đồng hồ nước.

Khi được hỏi rằng các tiện ích vệ sinh công cộng mà hộ đang sử dụng có tốt hơn trước đây không, các hộ NCĐT nói rằng họ bây giờ có môi trường sống mới sạch sẽ hơn. Về tiện ích vệ sinh nhà ở như vòi nước và nhà vệ sinh, 90% người dân tại NCĐT P.11 Q.6 đồng ý rằng có nước tốt hơn và 60% có tiện ích vệ sinh được cải thiện hơn trước kia. Tại P.BHHA thì có 50% phản hồi rằng họ có hạ tầng cơ sở về vệ sinh tốt hơn.

III.1.2. Các vấn đề ô nhiễm giảm bớt (tình trạng kênh và ngập lụt được cảI thiện, có quản lý rác thảI) P.11 Q.6: Hợp đồng giữa dịch vụ thu rác công cộng và hộ dân đã khởi đầu với sự khuyến khích của dự án và chính quyền địa phương giám sát sau đó. Hiện tại, dịch vụ thu rác chỉ còn thấy có ở Khu phố 1 cho tất cả các hộ với giá 8.000đ/tháng, trong khi ở Khu phố 2 thì hòan tòan không có nên người dân ở đây lại vẫn ném rác vào kênh/ruộng lân cận và đốt một ít rác. Theo khảo sát, 50% người được phỏng vấn nói là họ gom rác lại, và khi có đủ rác thì họ nổi lửa đốt. Có 7 người cho biết họ thu gom rác lại rồi ném vào ruộng, còn 1 người thì chôn rác. Trong khi đi quan sát, có thể thấy người dân đốt rác. Cũng có thấy những túi rác xung quanh cụm dân cư mặc dù số lượng ít và chủ yếu là giấy và bao ni long. Ít thấy rác hữu cơ. Có một vài vấn đề nghiêm trọng gây tác động tiêu cực cho vệ sinh môi trường và quản lý rác thải công cộng như sau: P11 D6:Theo khảo sát từ các hộ, trước NCĐT tạI khu vực nâng cấp cả Khu Phố 1 và 2 rác rất nhiều vì đường hẻm lầy lộI, nhiều hộ dân không sử dụng dịch vụ thu rác trả tiền hang tháng khoảng VND7,000. *Khu Phố 1: Sau nâng cấp, ở Khu Phố 1 tình hình rả xác có giảm nhiều đến 90% vì dự án triển khai, làm ngườI dân có đường hẻm được nâng cấp, khu vực có cấp điện cấp nước cho hầu hết các hộ, có thêm nhiều hộ làm nhà vệ sinh vớI hầm tự hoạI trong nhà trong đó khỏang 20 hộ có hỗ trợ từ dự án. Khu vực chung quanh đã xây lấp đô thị hoá gần hết, còn rất ít chỗ trũng hay ruộng để xả rác vào. Tuy nhiên, có nhiều hộ làm da bì (ít nhất là 20 hộ) vẫn tiếp tục xả nước rác thảI da bì hoặc ra cống công cộng (được thiết lập khi dự án nâng cấp khu vực) hoặc dẫn ra ruộng, ao trũng gần nhất nếu có thể. Chất thảI hữu cơ của

98

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 101: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

lọai hình sản xuất này thường làm nghẹt cống, tạo mùi hôi và gây ô nhiễm trầm trọng cho đất và nước ruộng. Hiện tạI việc nghẹt cống có thể dẫn đến hệ thống thảI nước bị ảnh hưởng về lâu dài, phảI tốn kém nhiều chi phí nạo vét khơi thông. *Khu Phố 2: Vẫn thấy nhiều rác thảI bừa bãi ở phía sau các nhà nào còn thông ra ao trũng và tạI các bãi đất ruộng gần nhà dân, lý do là: 1. TạI vùng chung quanh vẫn còn nhiều vũng, ruộng, khoảnh đất còn trống, ngườI dân sống gần những khu vực này vẫn còn tập quán xả rác thoảI mái vào trũng để lấp đầy trũng càng nhanh càng tốt vớI sự tán thành của chủ đất. Đặc biệt họ cho rằng khu vực sắp bị giảI toả để xây dựng, có thể họ sẽ phảI di dờI TDC nơi khác, nên không cần phảI gìn giữ môi trường dài lâu cho khu vực này. Có 4 trong số 8 người được phỏng vấn nói họ vẫn gom rác, khi đủ thì đốt. 30% số người trả lời nói họ gom rác lại ném vào ruộng. 2. Trước đây Dự Án 415 triển khai rác dân lập ở khu vực thì tình trạng xả rác giảm xuống còn 10%. Tuy nhiên sau này khi Dự án bớt giám sát theo dõi giúp đỡ hoạt động rác dân lập thì đa số hộ dân vì không muốn bỏ ra chi phí đổ rác và ngạI mang rác đi ra đổ tận xe rác nên lạI tiếp tục quay lạI đổ rác ra ruộng trũng, đặc biệt tình trạng lạI trở nên ngày càng rất trầm trọng ở khu phố 2.

3. Trên mặt nước kênh Lò Gốm ngay tạI khu vực dự án đang triển khai, vẫn thấy nhiều rác nổI lềnh bềnh, ngườI dân cho biết còn có thêm rác từ các khu vực khác trôi đến. TạI khu nâng cấp Khu Phố 2 vẫn còn đi vệ sinh ra kênh, ruộng, trũng do vẫn còn nhiều hộ chưa có hầm phân tự hoạI. Trước đây nếu làm thông ra cống thảI chung vớI một phần trợ cấp của dự án thì phảI đào bớI cả nền nhà, chi phí cao nên nhiều hộ dân không làm. P.BHHA Q.BT: Trước NCĐT, dù vẫn có dịch vụ thu rác từng nhà, nhưng khi đường hẻm còn lầy lộI và thấp trũng thì thấy rác đọng nhiều, lý do:

1. Nếu có ai đó vô ý thức xả rác trong khu vực thì vì lầy lộI, rác lẫn vào đất đá lởm chởm nên rất khó quét dọn đi. Tâm lý ngườI dân cũng mặc kệ vì họ chán nản và không biết giảI quyết như thế nào.

2. Vì khu vực thấp hơn khu vực dự án rất nhiều, khi trờI mưa lớn rác từ khu vực cao

trôi xuống đọng tạI khu vực thấp hơn. Sau khi nâng hẻm và hầu hết nhà đã nâng nền và sửa chữa bằng nguồn tự có hay vay từ chương trình CEP của dư án, khu vực trở nên sạch và khô ráo. Rất ít thấy rác trong khu vực vì đường hẻm nốI kết nhiều nhà san sát nhau, các hộ dân hiện tạI quét dọn rác xả thường xuyên giữ gìn sạch sẽ khu vực trước nhà mình nên tạo ra một khu vực vớI bộ mặt mớI khác hẳn trước đây. Hiện tại, 100% hộ được khảo sát có trả tiền hàng tháng cho dịch vụ thu rác. III.1.3. Có môi trường sống sạch hơn (ít rác, nước đọng, mùi hôi, bẩn, tiếng ồn, các hoạt động gây ô nhiễm được giảm bớt)

99

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 102: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Có những thay đổi tích cực trong khu NCĐT P.11 Q.6 như ít rác, nước đọng, dù sản xuất da bì vẫn còn. Trong khu NCĐT rác thải rắn vẫn còn thấy ở chỗ này chỗ kia. Vì NCĐT chỉ có mục đích cải thiện cơ sở hạ tầng vệ sinh, không có kế hoạch cung cấp thêm các tiện ích như cây xanh, công viên, sân chơi cho trẻ em. Các tác động tiêu cực từ tác nhân có hại như nóng nực, bẩn, tiếng ồn, mùi hôi, lầy lội, ô nhiễm không khí và rác thải rắn do dự án thi công chưa hoàn thành, công trường đất đá rất lộn xộn, ở cả 2 khu vực NCĐT đều có than phiền của người dân. Ở P.BHHA thì không thấy có báo cáo than phiền về các họat động sản xuất gây ô nhiễm cho môi trường. III.1.4. Các hành vi và thói quen có lợi cho bảo vệ môi trường đang biến chuyển Hỗ trợ nâng cấp của dự án có hạn chế nên chỉ tạo ra những đổi thay không nhiều và có ít tác động tích cực về tập quán thói quen vệ sinh của các khu vực NCĐT. P.11 Q.6: Đa số các hộ khu NCĐT ở Khu phố 1 P.11 Q.6 đã có thay đổi tập quán đổ rác và đi vệ sinh khi có các tiện ích vệ sinh mới trong nhà và nơi công cộng được dự án hỗ trợ. Tuy nhiên, hầu hết các hộ ở Khu phố 2 chưa có nhà vệ sinh đàng hòang nên họ vẫn dùng nhà vệ sinh trên mặt nước. Việc thu rác cũng đang bị lãng quên vì chung quanh vẫn còn kênh và ao ruộng trũng, ngày càng ít hộ sử dụng dịch vụ thu rác mặc dù dự án đã cố gắng áp dụng cơ chế quản lý rác thải. Trong số 8 người được phỏng vấn tại Khu phố 2, có 4 người đề cập rằng họ gom rác và đốt, còn 5 người thì ném rác hoặc vào ruộng hoặc vào kênh. Một người thu rác và chôn rác. Từ quan sát thấy rằng đốt rác là thói quen phổ biến nhất. Vẫn thấy rác, chủ yếu là giấy và bao ni lông. Trong suốt khảo sát, một vài hộ trong khu NCĐT bị bắt gặp đang tạt nước thải ra hẻm công cộng và cống trước nhà họ. P.BHHA Q.BT: Cộng đồng này từng sống ở nơi kém phát triển, thiếu cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng như hẻm xi măng, hệ thống nước thải và nhà vệ sinh. Thêm vào đó, họ là dân lao động thu nhập thấp đến rồi lại đi khỏi khu vực, vì vậy tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường rất kém. Khi có dự án triển khai, các tiện ích vệ sinh và cơ sở hạ tầng được thiết lập cho công cộng và tại hộ dân, giúp dân địa phương thay đổi nhiều về các hành vi thân thiện với môi trường. Mặc dù tập quán xả rác vào nơi đất trống dường như chỉ biến chuyển chậm chạp, tham gia thường xuyên vào các chương trình giáo dục và vận động bảo vệ môi trường của dự án, cũng như sống gần những người dân mới đến TĐC với lối sống có tổ chức, cư dân của Khu phố 7 dần cải thiện trong vấn đề nêu trên. III.1.5. An ninh trật tự được cải thiện, tệ nạn xã hội thuyên giảm (drug use, prostitution, piracy reduced): P.11 Q.6: Khi so với báo cáo về tình trạng trước dự án, ví dụ, trong khu vực thì khách lạ và người vãng lai có rủi ro nguy hiểm bị lạm dụng còn một số hộ phải gởi con cái đi nơi khác để được an tòan, tác động về cải thiện an ninh trật tự thật sự rất đáng khích lệ.

100

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 103: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Không như trước đây, bây giờ người dân NCĐT hoan hỉ phản hồi rằng tất cả các lọai tệ nạn xã hội như nghiện hút, mua bán ma túy, mãi dâm, cướp giật đã giảm ngọan mục, chỉ còn lại khỏang 10%. Theo quan sát, viên công an địa phương đã đang tuần tra thường xuyên hơn để theo dõi những đối tượng hay thành phần có tiền sử phạm tội. Tình hình an ninh này là kết quả tốt mà dân cư được hưởng lợi tác động tích cực nhờ vào quá trình can thiệp của dự án cho khu vực. P.BHHA Q.BT: Trong suốt quá trình TĐC, có những nhân tố mới đến ảnh hưởng cộng đồng địa phương tiếp nhận TĐC như dân TĐC, công nhân của các họat động thi công xây dựng, người từ nơi xung quanh đến để mua bán nhà/đất. Nói ngắn gon, khu vực đang trở nên ngày càng đông đúc. Chính quyền địa phương dần dần phải quan tâm chú ý đến an ninh trật tự và tệ nạn xã hội phát sinh với việc đô thị hóa này. Vì Q.Bình Tân được thành lập chỉ mới được vài năm, phường Bình Hưng Hòa A thì cũng mới được tách ra từ một phường lân cận. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, NXH làm việc chặt chẽ với chính quyền địa phương tại cấp phường và khu phố để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho cư dân TĐC. Vì vậy, cả khu vực được hưởng lợi từ nỗ lực can thiệp này. Những thay đổi từ từ tạo ra một khu vực ngày càng ổn định và an ninh cho cả dân địa phương. III.1.6. Khu vực an toàn hơn về phòng cháy và tai họa (chiếu sáng công cộng) P.11 Q.6: Với hệ thống chiếu sáng công cộng do dự án lắp đặt, hơn hai năm có ánh sáng vào ban đêm giúp người dân an tòan và thấy rõ đường đi. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống chiếu sáng bị tê liệt vì không có duy tu bảo dưỡng cộng thêm ảnh hưởng bị hủy họai do dự án thi công đã đặt cả khu vực trở lại tốt tăm. Nếu điều này không được giải quyết nhanh chóng, cư dân trong khu NCĐT có thể bị nguy hiểm lại và thành tựu của dự án về an ninh trật tự và phòng ngừa tai họa sẽ bị ảnh hưởng. P.BHHA Q.BT: Dân địa phương cho đến nay sử dụng ánh đèn điện từ trong nhà để chiếu sang hẻm và khu vực chung quanh. Tuy nhiên, trước đây đó là một nơi phức tạp, đường hẻm lầy lộI và tốI tăm vào ban đêm, nguy hiểm khi đi lạI và không an toàn cho ngườI và tài sản. Từ khi đèn công cộng được lắp đặt vào tháng 9/2005 tạI khu phân lô TĐC, khu vực của dân địa phương cũng hưởng lợI từ tiện ích chung này. III.1.7. Cảnh quan khu vực được nâng cấp:

P.11 Q.6: Đến cuốI 2005, cả khu vực vẫn ngập tràn vớI các vật liệu và máy móc xây dựng. Việc xây bờ kè của kênh tiến triển chậm chạp trong giai đoạn sắp hoàn thành. Trong suốt từ tháng 4 đến tháng 11/2005, trờI mưa vẫn làm cho khu công trường lầy lộI, luộm thuộm và trơn trượt hạn chế việc đi vào đi ra, khó khăn hơn trước kia. Con đường đi lạI giữa khu

101

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 104: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

chung cư và khu NCĐT bị gián đoạn, làm ảnh hưởng xấu đến thông thương của hai khu vực. Một số ngườI trong khu NCĐT cho biết là họ không thể bán hàng, làm dịch vụ cho khách hang sống ở chung cư và các nhà gần đó. Khu vực NCĐT của Khu phố 2 vẫn còn ruộng và đất rộng trông giống như vùng nông thôn. Ở đây đang đợI những dự án NCĐT khác khởI công. P.BHHA Q.BT Cảnh quan của khu phân lô TĐC đang được phát triển vớI nhà xây không ngừng tạI các lô đất TĐC và sửa chữa nhà đủ kiểu tạI nhiều nhà của khu vực láng giềng. Công việc lát đường đi nộI bộ trong khu phân lô đã hoàn tất còn Trường Tiểu học Bình Long được hoàn thiện vớI nhiều cây xanh dễ thương trong sân chơi cho trẻ em, tạo nơi học và vui chơi cho hàng trăm em. Tuy nhiên, việc xây dựng hồ sinh học vẫn đang tiếp diễn. Những vấn đề còn gây bất ổn cho vệ sinh môi trường ở khu vực thực hiện dự án và TĐC: Cùng vớI việc xây hẻm, cấp nước điện, xây hầm vệ sinh tự hoạI, lắp hệ thống chiếu sáng công cộng cho khu NCĐT P.11 Q.6. Sau gần 3 năm vận hành, các kết quả dự án này đã tạo ra tác động tích cực lên đờI sống của ngườI dân, tuy nhiên, có những vấn đề gần đây có thể thách thức các tác động tích cực này. Việc nâng cấp cho khu vực thu nhập thấp vẫn phảI cần là giảI pháp hoạch định trung hạn, không nên chỉ là tạm thờI, cho vấn đề đói nghèo và vệ sinh đô thị. Sau đây là những thử thách lớn nhất có thể làm tổn hạI đến kết quả dự án:

1. Hệ thống chiếu sáng công cộng hiện tạI đã bị hư hạI nặng vì không có duy tu bảo trì. NgườI dân thì thực tế đang chờ đợi giúp đỡ hoặc là từ dự án hoặc là từ chính quyền địa phương. Nếu hệ thống tê liệt hoàn toàn, các con hẻm không có chiếu sang ban đêm đưa khu vực trở lạI tình trạng trước đây tạo điều kiện cho các loạI tệ nạn ngóc đầu dậy như hút chích, trộm cắp và mãi dâm. Mặc dù có khiếu nạI về việc cho đến nay đèn hẻm ban đêm chưa hồI phục cho khu vực, tốI tăm vẫn là mốI nguy hiểm khi đi lạI và cho tài sản. Khuyến nghị: Cần phảI thiết lập ngay một cơ chế quản lý theo đó trách nhiệm của ngườI dân và chính quyền địa phương được quy định rõ. GiảI pháp dựa trên cộng đồng để phục hồI và duy trì hệ thống chiếu sáng cho khu vực cũng nên được đề cập bàn bạc. Qua quan sát và tham vấn không chính thức thì đa số ngườI dân đều nêu nguyện vọng là họ có khả năng và muốn đóng góp cho lợI ích chung này.

2. Xây hầm cầu tự hoạI là cần thiết cho những hộ sống ngay cạnh ruộng và ao trũng ở Khu phố 2 P.11 Q.6 vì thói quen đi vệ sinh hiện tạI của họ làm ô uế khu vực, gây ảnh hưởng có hạI cho thành tựu của quá trình chính là cảI thiện môi trường kênh rạch.

3. Cần phục hồI dịch vụ thu rác cho cả khu vực, đặc biệt ở Khu phố 2 để lôi kéo ngườI dân tham gia vào việc đổ rác đúng quy định, để đạt lạI ít ra là được như các tác động tốt ban đầu mà khi bắt đầu dự án đã tạo lập được. ĐốI vớI toàn bộ cư dân trong khu vực, tuy nhiên, giáo dục và vận động liên tục lâu dài cho môi trường nên thực hiện không ngừng nghỉ.

102

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 105: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Ngoài ra, những tác động khác bao gồm: • Công trình bên cạnh chung cư Lò Gốm (sau một số nhà dọc ven kênh ruộng) đang

thi công san lấp các nhánh nhỏ kênh, ao trũng và ruộng. Vì nước bề mặt không có chỗ tụ vào như trước kia, nước bị dộI ngược lạI làm ngập khu nâng cấp, đặc biệt ở Khu phố 2.

• Ở tổ 11 (tổ trưởng là chi Hà), một số hộ bị tình nhà vệ sinh có mực nước bằng mặt

đường hẻm sau nâng cấp. Điều này có lẽ gây nên tình trạng tốn hao nước vệ sinh, thờI gian, vì dộI cầu khó, lâu trôi, ngườI dân phảI dùng bột hầm cầu tiêu phân để giảI quyết tình trạng này. Đây là chi phí thường xuyên, mất VND15,000/2kg/2 tháng.

• Việc xử lý vệ sinh, tiêu độc khử trùng cho khu vực ô nhiễm có rác và nước thảI

chỉ được địa phương tiến hành khi có đợt, phong trào chống dịch bệnh xảy ra chứ không là công việc thường xuyên trong kế hoạch bảo vệ môi sinh cho khu vực, trách nhiệm này do HộI Chữ thập đỏ phường phụ trách.

W.BHHA D.BT Cho đến nay, các biện pháp an toàn như độI tuần tra và cảnh báo thường xuyên từ chính quyền địa phương để ngăn chặn ngườI lớn và trẻ em vào tắm trong hồ sinh học tỏ ra có tác dụng. Tuy nhiên hồ vẫn là khu vực nguy hiểm đã làm chết đến 8 ngườI kể cả trẻ em. Vì vậy, tiếp tục quan tâm đến vấn đề này là cần thiết trong suốt thi công và cả sau xây dựng xong hồ. Một khi có hệ thống hàng rào cứng cáp bao quanh khu hồ sinh học, nên có cơ chế quản lý và giám sát theo dõi cho khu vực đặc biệt này để triệt tiêu những tác động có hạI về mất mát nhân mạng, lạm dụng và ô nhiễm hồ.

103

MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 106: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

III.2. NHÀ Ở - NCĐT Khu nâng cấp đô thị P.11 Q.6 Nâng cấp nhà cho khu vực này bao gồm số nhà, mở rộng hệ thống cấp thoát nước và cung cấp điện, hố xí tự hoại với trợ cấp của dự án. Những người dân sống trong vùng dự án được hưởng nhiều lợi ích từ những việc nâng cấp này. Cộng đồng tiếp nhận tại P.BHHA Q.BT Nâng cấp đô thị cũng được thực hiện ở Khu phố 7 P.BHHA Quận BT. Trong khu vực này, kể từ khi việc đào đắp đất, trường tiểu học, cơ sở hạ tầng TĐC, và những hạng mục xây dựng khác được bắt đầu thi công năm 2004, đã có những tác động tích cực cũng như tiêu cực về về điều kiện nhà ở đối với những cộng đồng tiếp nhận bị ảnh hưởng gần kề với địa bàn dự án. Cụ thể như sau: Năm 2005 là năm thứ hai mà mùa mưa khiến cho những căn nhà gần khu phân lô TĐC của dự án bị ngập lụt. Nền của một số căn nhà đã được nâng cao lên bằng tiền của chính các hộ gia đình kể từ năm ngoái. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số lượng lớn những căn nhà vẫn ở trong tình trạng ngập lụt nghiêm trọng và tạo ra những vấn đề về sức khoẻ và điều kiện sống khó khăn. Người dân sống trong 150 căn nhà tại tổ dân phố 151,152, 153,154 – khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất đã phải chịu đựng điều kiện sống ngày một tồi tệ hơn, họ sống trong môi trường ô nhiễm và ngập lụt nặng với chuột muỗi và rác thải xung quanh. Người dân nơi đây rất quan tâm đến đến việc những con hẻm cần nâng cao càng sớm càng tốt để tránh nước tù đọng và những tác động có hại kèm theo cũng như được hỗ trợ vốn nâng cấp nhà ở. Kể từ tháng 9 năm 2005, việc hoàn thành nâng hẻm và việc giải ngân vốn vay sửa nhà đợt 1 đã tạo ra những tác động tích cực cho người dân sống trong Khu phố 7.

III.2.1. Nhà ở tốt hơn, bền vững hơn về mặt an ninh, thời tiết, sinh họat, không bị lụt và dột, và mất ít chi phí sửa chữa hơn Khu nâng cấp đô thị P.11 Q.6: Cùng với dự án nâng cấp, có hơn 20 hộ được nhận hỗ trợ dự án dùng cho việc xây dựng những hầm phân tự hoại, một số đồng thời cải tiến nhà ở của họ bằng vốn tự lực. Kể từ năm 2003, với những con hẻm và hệ thống cấp thoát nước tốt hơn được dự án xây dựng, người dân đã dần dần cải thiện việc sửa chữa nhà trong khả năng của họ. Ngoài ra, hàng năm, UBND phuờng cung cấp hỗ trợ từ ngân sách địa phương bao gồm: 1. Khoản vay nâng cấp nhà với lãi suất hỗ trợ cho những gia đình sống trong những căn nhà ổ chuột, ban đầu là 2-3 triệu VND, giờ tăng lên 5-6 triệu tuỳ theo nhu cầu và khả năng của người dân. 2. Trợ cấp đặc biệt cho những hộ gia đình nghèo được xác định bởi quản lý khu vực. Mỗi năm cả hai khoản được cấp dành cho việc cải tiến nhà và một được cấp để xây mới cho những trường hợp đặc biệt. Trong nhiều năm, những thay đổi về chất lượng nhà ở và ổn định dần tạo nên nơi ở tốt hơn và an cư hơn cho người dân. Cộng đồng tiếp nhận ở P.BHHA Q.BT: Sau khi hẻm được nâng, nhiều căn nhà cũng được cải tạo (ví dụ như sàn nhà, gác lửng, nâng mái và xây hầm phân tự hoại), bao gồm

104

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 107: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

42 hộ gia đình đầu tiên được dự án hỗ trợ vay sửa nhà do CEP quản lý. Những người dân nghèo được khuyến khích, trong khả năng của họ, hoàn trả nợ vay và nhận những khoản vay mới trong tương lai. Việc xây dựng nhà tạo nên một bộ mặt mới cho vùng dự án và tạo ra chất lượng tốt hơn cho nhà cửa địa phương. Không còn tình trạng đường bị ngập và lầy lội, đủ chất lượng cho giao thông cũng như cho trẻ em chơi đùa. Họ có nhà ở tốt hơn, nền nhà sạch sẽ để thực hiện các hoạt động kiếm sống và nhà tiêu hợp vệ sinh giúp họ cảm thấy thoải mái.

III.2.2. Có điện, nước giá rẻ hơn, thuận tiện hơn, có điện thoạI

Dự án nâng cấp ở P.11 Q.6: Kể từ năm 2003 cho đến cuối năm 2005, nguồn cung điện và nước đã được kết nối đến hệ thống của thành phố cho hơn 90% trong tổng số 168 hộ dân. Nguồn cung cấp nước thì thiết thực hơn cho người dân. Mặc dù vẫn có nhiều nhà vì lý do nào đó không có tiền trả một phần để lắp đồng hồ nước (19hộ) và đồng hồ điện (17hộ) khi dự án cho tiền hỗ trợ làm các hạng mục này vào đầu năm 200, vài tháng sau đó cũng như tạI thờI điểm tư vấn đi khảo sát, họ đã xin lắp đặt và sau đó sở hữu công tơ và đồng hồ nước riêng. Sau khi xây dựng hẻm, hệ thống đường ống cung cấp nước đã được đặt. Mặc dù dự án đã đề nghị trợ cấp cho lắp đồng hồ nước (các hộ gia đình trả trước tiền lắp đặt đồng hồ nước toàn bộ 900.000đ có hoá đơn của Công Ty Cấp Nước, thì sau đó được dự án trả lại 200,000đ) cho việc lắp đặt cho công ty nước) cho tất cả các hộ gia đình trong khu vực NCĐT, một số hộ dân vẫn không triển khai đúng thời gian, theo điều tra, lý do chính là các hộ dân không thể lo nổI phần còn lại vào thời gian mà việc trợ cấp diễn ra. Họ tiếp tục mua nước từ những người xung quanh mặc dù họ đã cố gắng chạy tiền để lắp đặt đồng hồ nước vài tháng sau khi hết trợ cấp của dự án. Những lý do khác bao gồm 1. sắp bán nhà đi nên không xin đồng hồ nước (2 hộ dân), 2. dùng chung đồng hồ nước lắp đặt có trợ cấp của nhà bên cạnh, ví dụ, với mẹ vợ, sau đó bà ta thay đổi ý kiến và làm đơn xin đồng hồ nước riêng để được cấp tiêu chuẩn khối lượng nước hàng tháng lớn hơn (tiêu chuẩn hiện tại là 4m3/người/tháng với giá chính thức là 2.700 đ/m3, việc sử dụng quá mức sẽ bị tính phụ trội với giá gấp đôi trên một mét khối; 3. xin trợ cấp của dự án nhưng không được chấp nhận vì đã sử dụng chung với gia đình khác; 4. Có 14 gia đình ở xa ống cái, sau khi nhận trợ giúp từ NCTXH và BQLDA 415, thì vẫn còn 4 hộ trong số đó vẫn chưa có nước thủy cục. Ngay tạI lúc tư vấn khảo sát, vẫn thấy còn có hai hộ dân không có đồng hồ nước riêng. Đa số người phản hồi rằng sau khi NCĐT, lượng cấp nước hiện tạI đủ để phục vụ nhu cầu hàng ngày của họ. Cấp nước đã mang lại những tác động tích cực nhất là về sự thuận tiện hơn và về dịch vụ cấp nước rẻ hơn,trực tiếp ảnh hưởng tích cực cho sức khoẻ, chất lượng sống. Cấp điện nước chính thức có ích lợI thiết thực đối với các hộ mục tiêu. Họ có thể tiết kiệm được rất nhiều để mua thức ăn, chi trả cho việc học tập của con cái cũng như những nhu cầu của gia đình.

105

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 108: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Tivi với ăng ten riêng cũng thấy phổ biến ở tất cả các hộ dân NCĐT. Cộng đồng tiếp nhận tại P.BHHA Q.BT: Cấp nước Cho đến nay, vẫn chưa có nguồn cung cấp nước của nhà nước tại vùng dự án. Các hộ gia đình trong Khu phố 7 phần lớn sử dụng điện câu và các giếng khoan riêng để lấy nước ngầm. Tất cả những hộ gia đình được khảo sát đều đang sử dụng nước ngầm từ giếng khoan do bơm hút lên tạI mức độ sử dụng hộ gia đình. Khoảng một phần ba số hộ có giếng khoan riêng. Số hộ còn lại không lo nổi (không có tiền) hoặc không muốn (họ nghĩ rằng nhiều người có thể bơm chung từ một giếng khoan, nhiều nước hơn sẽ dẫn đến chất lượng tốt hơn, ít bị đục hơn. Chính vì vậy, họ chọn việc mua nước bơm với chi phí khoảng 50,000đ/tháng. Vấn đề: Chất lượng của nguồn nước ngầm theo như báo cáo đang giảm đi có thể vì việc sử dụng quá nhiều. Vẫn chưa rõ ràng về nghi vấn phải chăng công việc xây dựng dự án có ảnh hưởng đến việc làm kém chất lượng của nguồn nước ngầm. Theo như tất cả những người trả lờI khảo sát, họ đều quan tâm đến việc là cho đến giữa năm 2005, nguồn nước ngầm đã trở nên có mùi, không còn trong nữa mà ngả sang màu nâu vàng, hoàn toàn không thể sử dụng để uống và nấu ăn vì người dân cho rằng nó bị nhiễm hoá chất, rất hại cho sức khoẻ nếu sử dụng trong một thời gian dài. Mọi người cố sử dụng loại nước này chỉ để cho tắm giặt và lau nhà mặc dù việc nước có thể làm đồ dùng của họ bị ngả sang màu nâu. Bên cạnh đó, một số người bị ảnh hưởng đã tiếp cận dân TĐC dự án THLG, bây giờ đã có cấp nước thủy cục, để mua nước mà theo như báo cáo thì giá khoảng 500 đồng cho một thùng 15 lít. Với những người khả năng mua nước tinh lọc đóng bình thì chi phí có thể lên đến 150,000 đồng một tháng đối với một gia đình 5 người mà nước chỉ dùng cho uống và nấu ăn. Cấp điện Điện câu lại có giá đắt, đầu tiên là với mức tiền cao đến 2000 đồng/kWh (trong khi giá điện nhà nước là 500đ/kWh dành cho người sử dụng trong tiêu chuẩn cho những mục đích sinh hoạt, đến 1500đ/kWh nếu dùng vượt mức tiêu chuẩn. Kế đến là, các đồng hồ điện được giữ tại nhà của các chủ sở hữu điện. Những phàn nàn của người dân là:

1. Với một số hộ dân họ phải trả nhiều tiền hơn vì số đo đồng hồ điện hiện tại của họ đang tăng với những lý do không rõ ràng. Họ muốn để công tơ điện của họ được đặt tại nhà họ.

2. Có ít nhất 3 hộ nâng cấp nhà, nhân viên của Điện lực Bình phú mặc dù đã nhận hơn 50.000 đồng bồi dưỡng mỗI hộ đã không chịu mắc công tơ điện ở trong nhà cho hộ dân. Có thể nguồn điện cung cấp cho khu vực yếu nên bơm và các thiết bị khác tiêu thụ nhiều điện hơn khi vận hành.

Mong muốn có dịch vụ cấp điện và cấp nước Cấp nước thủy cục cho cộng đồng tiếp nhận tại P. BHHA Q.BT hiện tạI đang là nhu cầu tha thiết. Quan sát từ đời sống của cộng đồng có thể thấy mọi người đều sẵn sàng trả tiền để có đường cấp nước thủy cục và lắp đặt đồng hồ nước.

106

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 109: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Người dân của khu vực NCĐT thể hiện sự mong muốn có được nguồn cung cấp nước và điện riêng và sẵn sàng đóng góp công lao động và tiền như đối với việc nâng hẻm. Họ muốn nước thủy cục với chất lượng cao hơn của nước ngầm hiện tại. Nhiều người dân đang sử dụng nước giếng khoan và điện câu, cho rằng nước từ nguồn chính thức giá rẻ hơn và rất cần thiết để hợp điều kiện vệ sinh tốt hơn, thuận tiện và đảm bảo riêng tư. Người dân cũng nhắc đến vấn đề phải có chiếu sáng công cộng để đảm bảo an toàn trong khu vực. Qua quan sát và trao đổi phần lớn người dân đều cảm thấy rằng đủ khả năng trả cho các dịch vụ này. III.2.3 Thiết bị vệ sinh trong nhà tốt hơn (hố phân tự hoại, toilet sạch hơn) Tại P.11 Q.6.: Theo báo cáo chỉ có 23 hộ tại Khu phố 1 và 1 hộ tại Khu phố 2 được dự án hỗ trợ tiền làm hầm phân tự hoại. Nhà vệ sinh sạch sẽ hơn trước đây với hầm phân tự hoại được xây dựng nhưng đối với 30-40% các hộ thì nhà vệ sinh vẫn không thay đổi. Khi dự án đề nghị hỗ trợ tiền xây hố phân tự hoại (một ngăn hoặc hai ngăn) có kết nối với hệ thống cống thoát nước thải công cộng, nhiều hộ không có đủ khả năng trả số chi phí còn lại để đào gần như cả nền căn nhà lên để lắp đặt thiết bị. Hơn 20 hố phân tự hoại đã được xây dựng với hỗ trợ tài chính của dự án (50% giá trị xây dựng) và hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ dự án và BGSCĐ.

Một số người dân hiện đang sử dụng nhà vệ sinh treo trên mặt nước bởi ở nhà họ không có nhà vệ sinh vớI hầm phân tự hoại, hầu hết là với những hộ ở Khu phố 2 nằm cạnh ao ruộng trũng là nơi trong tương lai sẽ là địa bàn xây dựng của dự án khác. Tuy nhiên, so với tình hình trước dự án, can thiệp của dự án đã mang lại những tác động tích cực về vấn đề này. Có 42 hộ được phỏng vấn và đã trả lời như sau:

• Có nhà vệ sinh với hố phân tự hoại hợp vệ sinh (26) • Sử dụng nhà vệ sinh treo hoặc xả ra kênh/ao/ruộng (13) • Nhà không có hố xí (3)

Mong muốn có nhà xí riêng hợp vệ sinh Ít nhất 15 người dân ở Khu phố 1 và Khu phố 2 thuộc khu NCĐT P.11 Q.6 tỏ ra quan tâm đến việc có nhà xí riêng hợp vệ sinh và sẵn sàng trả một phần tiền như đối với việc lắp đặt công tơ điện và đồng hồ nước. Một vài năm trước đây họ đã bỏ lỡ cơ hội được dự án THLG hỗ trợ tiền xây dựng hầm phân tự hoại và toilet hợp vệ sinh (ở mức 300.000 đồng hoặc 500.000 đồng) do thiếu tiền (ước tính khoảng vài triệu đồng) để sửa lạI cả nhà do phải đào nền nhà lát gạch men. Họ muốn có hố xí chất lượng hơn có sử dụng hố phân tự hoại để không phải dùng hố xí treo hoặc dùng nhờ nhà hàng xóm. Cũng có một số hộ trong khu vực nâng cấp đô thị vẫn đang sử dụng nước và điện từ ngườI khác cho câu lại, và những hộ này nhận thấy điện và nước từ nguồn chính thức rẻ hơn và góp phần nâng cao điều kiện vệ sinh, sự thuận tiện và tính riêng tư. Hiện nay khoảng 60% số hộ có xà phòng trong nhà vệ sinh. Ít thấy giấy vệ sinh trong toilet, có thể người dân tiết kiệm không dùng. Thay vào đó nhiều hộ dùng giấy báo cũ. Cọ rửa đầy đủ bằng nước sau khi đi vệ sinh đã là một thói quen phổ biến.

107

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 110: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Cộng đồng tiếp nhận TĐC: Hành vi đi vệ sinh đã từng rất tệ hạI do nhiều hộ không có nhà xí. Trước đây có khoảng 50% số hộ có nhà vệ sinh vớI hầm tự hoại. Những hộ bị ngập lụt tại Khu phố 7, đặc biệt ở tổ 152, 153, 154 đã phải chịu tình trạng nhà xí bị ngập trong mùa mưa. Ngay cả trong mùa khô, hố xí cũng không đủ sạch. Khi tiến hành sửa chữa hoặc xây dựng nhà, tất cả các hộ trong vùng tiếp nhận đều xây hầm phân tự hoại và toilet hợp vệ sinh không có hỗ trợ tài chính của dự án. Hầu hết các hộ sửa chữa nhà để nâng nền là chính, hầm tự hoại và nhà vệ sinh được xây hoặc có kết nối với cống thoát của dự án đối với các nhà "mặt tiền" hoặc đấu nốI vớI cống thoát của hẻm mớI xây đối với các "nhà trong hẻm". Hiện nay có đến 80% các hộ có toilet hợp vệ sinh. Một điều lạc quan là khoảng 60 -70 hộ sẽ được nhận vốn vay sửa chữa nhà trong quý 1 năm 2006, và nhờ đó sẽ có hơn 95% người dân có nhà vệ sinh tự hoại trong nhà. Hiện nay khoảng 50% số hộ có xà phòng rửa tay trong nhà vệ sinh. Ít thấy giấy vệ sinh trong toilet, có thể người dân tiết kiệm không dùng. Thay vào đó nhiều hộ dùng giấy báo cũ. Cọ rửa đầy đủ bằng nước sau khi đi vệ sinh đã là một thói quen phổ biến. III. 2.4. Diện tích ở sinh họat nhiều hơn, giảm tác nhân gây hại như muỗi, chuột. Trong mùa mưa, các hộ bị ngập lụt phải chịu đựng ẩm ướt và dột thường xuyên và chỗ ở của họ có rất nhiều muỗi, chuột và rác.

Về diện tích để ở, mặc dù không có tăng giảm về diện tích đất đối với các căn nhà ở cả hai khu NCĐT, vẫn có thể ghi nhận tác động tích cực của dự án đối với từng hộ. Chẳng hạn, sửa chữa nhà sẽ làm mỗi hộ có diện tích ở rộng hơn với gác lửng, tạo đièu kiện tổ chức và sắp xếp đồ đạc tốt hơn. Ngoài ra, các con hẻm sạch sẽ được nâng cấp mang lại nhiều không gian hơn cho sinh hoạt trước mỗi ngôi nhà. Với việc nâng cấp hệ thống thoát nước, hẻm, cấu trúc nhà và hố xí, một số vấn đề gặp phải trước đây trong nhà như nóng, bụi đất, mùi hôi đã giảm đi đáng kể.

III.2.5. Giá trị nhà tăng lên Nhìn chung, can thiệp của dự án làm giá trị nhà đất tăng mạnh ở cả khu vực dự án và vùng xung quanh. Điều này làm lợi cho các hộ thuộc khu vực nâng cấp và cộng đồng tiếp nhận. Điều tra không chính thức cho thấy một số căn nhà trong hẻm trước dự án hiện trở thành nhà mặt tiền tăng giá trị từ 4 đến 5 lần. Những hộ đột nhiên trở thành nhà mặt tiền còn có lời hơn. Xung quanh khu vực TĐC và NCĐT của dự án luôn có các dịch vụ buôn bán bất động sản. Cộng đồng tiếp nhận: Đặc biệt tại P.BHHA, khu vực này đang nhanh chóng trở nên đông đúc và được đô thị hoá với trường tiểu học, đường giao thông, cấp điện và nước, số nhà v.v...cho thấy có thể an cư lâu dài. Do đó giá trị nhà trong khu vực cũng tăng mạnh. Chẳng hạn, nhờ có dự án giá trị nhà tính bằng vàng của một căn nhà nhỏ rộng 15m2 tăng gấp 6 đến 7 lần. Ngoài ra, khả năng được cấp quyền sở hữu nhà đất và sự phồn thịnh trong tương lai cũng trở nên chắc chắn. Điều này mang lại lợi ích và làm hài lòng những

108

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 111: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

người bị ảnh hưởng đến nỗI nhiều đối tượng phỏng vấn phát biểu rằng họ chân thành biết ơn dự án cho dù có những bất tiện tạm thời và một số chi phí liên quan đến lụt lội và nhà bị xuống cấp.

III.2.6. Chứng nhận quyền sở hữu được cấp Trong quá trình thực hiện dự án, số nhà được cấp cho tất cả các hộ thuộc diện nâng cấp đô thị ở P.11 Q.6 và một số hộ sống cạnh khu tái định cư ở P.BHHA Q.BT. Tình trạng pháp lý của nhà ở cũng được cải thiện ở cả hai địa bàn của dự án.

Ở khu NCĐT tại P.11 Q.6, khu vực này đã được đô thị hoá từ nhiều năm nay. Trong số 42 hộ, 22 đã có quyền sử dụng đất chính thức, phần lớn được cấp vào cuối năm 2003, 12 hộ đang xin. Trong khi đó, tại P.BHHA nơi tình hình nhà đất và hộ khẩu phức tạp, các hộ tiếp nhận TĐC đăng ký chủ quyền nhà chậm hơn.

III.2.7. Cơ sở hạ tầng nhà ở tốt hơn (hẻm, đường, lối ra vào) Khu NCĐT P.11 Q.6: Hẻm tại khu vực này đã được nâng cấp từ năm 2002. Với quá trình thực hiện dự án, hoạt động xây dựng trực tiếp gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho khu vực về ô nhiễm không khí, cản trở đi lại, mất cơ hội kinh doanh. Cho đến cuối tháng 12 năm 2005, đường giao thông quanh khu vực đã được giải toả phần nào, ngườI dân thấy thoảI mái hơn, chuẩn bị cải thiện đáng kể cho đường giao thông công cộng trong địa bàn khi dự án hoàn thành tất cả các hoạt động xây dựng chung quanh. Dọc theo bờ kênh, một số căn nhà có mặt tiền mới nhờ việc mở rộng hẻm và xây bờ kè của kênh.

Cộng đồng tiếp nhận P.BHHA Q.BT: Về tác động tiêu cực, vận chuyển vật liệu và hàng hoá đều bằng xe gắn máy khi mạng lưới đường thường xuyên bị tắc nghẽn do hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và xây hồ sinh học của dự án. Đường từ Cầu Trắng không thể đi dễ dàng được tới khu TĐC trong năm 2005, đặc biệt vào mùa mưa. Do đó, nhiều người dân đi qua chợ Bình Long để ra ngoài.

Tuy nhiên, cũng có một số tác động tích cực của dự án:

1. Khoảng 50 hộ được kết nối miễn phí với hệ thống thoát nước của dự án. Khi dự án tiến hành lát hè đường quanh các lô đất TĐC, những căn nhà nằm sát lề đường (nhà mặt tiền) được kết nối với hệ thống ống thoát của dự án mà không phải trả phí hay cam kết gì. Những hộ mặt tiền này được lợi lớn từ công tác NCĐT vì có mặt tiền rộng và tiện lợi cho kinh doanh trong khi hẻm sau nhà họ vẫn bị ngập và rất thấp so với mặt tiền. Với những nhà nằm phía sau (nhà trong hẻm), để chuẩn bị cho việc sửa chữa nhà, những nhà này được phép kết nối với hệ thống thoat nước công cộng khi việc xây hẻm được tiến hành.

2. Từ tháng 9 năm 2005, các con hẻm được nâng lên với sự đóng góp của cộng đồng đã giúp các hộ tại chỗ và cộng đồng nói chung dễ dàng tiếp cận hơn với những hoạt động kiếm sống, khoẻ hơn cũng như giúp nhà cửa tăng giá trị và bền vững hơn.

109

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 112: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

III.2.8. An cư vững bền được bảo đảm? Hiện nay, có ít thông tin và kinh nghiệm để khẳng định 2 khu vực trên sẽ là nơi sinh sống ổn định trong dài hạn hay không. Để có sự sinh sống ổn định trong khu tái đinh cư, cần có sự góp sức của chính quyền địa phương cho đến khi nhà nước có chính sách mới được áp dụng cho dịa bàn này. Một hạn chế khác được nhắc tới là người dân không rõ họ sẽ ở lại trong khu vực được bao lâu. Một số thực sự mong muốn được TĐC qua một chương trình chính phủ trong khi nhiều người khác rất lo lắng về vấn đề này. Điều này có thể tác động đến cuộc sống của ngườI dân trong khu vực NCĐT khi họ dự định xây một căn nhà bê tông hoặc kinh doanh nghiêm túc tại địa bàn hiện tại.

110

NHÀ Ở - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 113: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

III.3. SỰ HÀI LÒNG VỀ NÂNG CẤP ĐÔ THỊ 1. Nâng cấp đô thị ở Khu phố 1 và Khu phố 2 P.11 Q.6 Hài lòng: Dự án đã hỗ trợ cộng đồng xây dựng các kết cấu hạ tầng cơ bản, làm cho người dân sinh sống ổn định và có điều kiện sống tốt hơn nhiều so với trước đây. Các công trình được xây dựng với toàn bộ hoặc một phần tài trợ của dự án bao gồm: -Hẻm lát bê tông -Hệ thống cống thoát nước -Hệ thống ống dẫn nước cung cấp nước sinh hoạt, lắp đặt đồng hồ nước -Hệ thống dây dẫn điện cho chiếu sáng công cộng và lắp đặt đồng hồ điện. -Xây dựng hầm phân tự hoại Điện và nước của Nhà nước thuận tiện và giá rẻ hơn đã nâng cao đáng kể chất lượng sống của người dân. Chẳng hạn, dự án đã quan tâm đến nước sinh hoạt cho các hộ dân, và khi việc lát bờ kênh được thực hiện, đường ống nước gần đó dần được di chuyển từng đoạn để trong cùng một thời điểm ảnh hưởng tới càng ít hộ dân càng tốt và các hộ bị ảnh hưởng chỉ không có nước sử dụng trong vòng một ngày. Trong khu vực nâng cấp, các ngôi nhà đã có số và giá trị nhà đã tăng mạnh. Tại P.11 Q.6, can thiệp của nhà nước để khu vực này có điện và nước sử dụng được cộng đồng dân cư xung quanh đánh giá cao, đã hàng năm trờI họ ao ước có những dịch vụ này được cung cấp, đặc biệt là cấp nước thủy cục. Trong các khu vực nằm kề khu NCĐT và địa bàn TĐC của dự án, theo điều tra không chính thức, một số hộ nghèo rất mong muốn cũng được hoàn toàn tái định cư theo mô hình của dự án THLG. Một số dự án tái định cư đã được triển khai ở khu vực lân cận. Tuy nhiên người dân e ngại tình trạng quy hoạch treo, do đó họ không yên tâm và không ổn định được cuộc sống Không hài lòng: Hoạt động của dự án về nâng cấp đô thị chỉ tạm thời giải quyết một phần nhu cầu kết cấu hạ tầng cơ bản cho một số hộ trong vùng dự án. Dự án chưa thay đổi được sâu sắc lối sống và tạo ra văn minh đô thị. Cho đến nay, quy hoạch nâng cấp đô thị chưa giải quyết những vấn đề sau: -Một số ngôi nhà vẫn được sắp xếp lộn xộn, quá nhỏ, chật hẹp, thiếu ánh sáng và không khí trong lành. -Các con hẻm có nhiều đoạn quá hẹp, quá ngoằn ngoèo, rất khó đặt cống thoát nước và đường ống nước sinh hoạt. -Do hẻm không được mở rộng, cột đèn chiếu sáng công cộng phải dựng sát tường nhà dân trong khi dây điện chạy lộn xộn trên nóc nhà, có khả năng gây nguy hiểm.

111

SỰ HÀI LÒNG CỦA HỘ DÂN - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 114: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Ở Khu phố 2 và các khu vực lân cận, hệ thống thoát nước chưa được xây dựng do đó người dân vẫn xây và sử dụng hố xí treo không có chức năng tự hoại, và vẫn để người dân đổ rác ra ao/ruộng, bãi đất trống. -Nhiều hộ gia đình sống cạnh hoặc gần các hộ gia đình hưởng lợi không được nhận lợi ích từ nâng cấp đô thị. Họ không có thay đổi trong cuộc sống và hành vi, gây ra những ảnh hưởng xấu và rõ ràng làm giảm tác động của công tác nâng cấp đô thị của dự án. -Quản lý tại chỗ và sự tham gia của cộng đồng sau khi công tác NCĐT được thực hiện còn yếu kém dẫn đền các công trình nhanh chóng xuống cấp và hư hại. Chẳng hạn, vào tháng 12 năm 2005, hệ thống chiếu sáng đô thị hoàn toàn không hoạt động được và một phần bị hư hại do xây dựng kè. Mạng lưới cống thoát nước thải bị quá tải bởi chất thải ô nhiễm từ một số hộ gia đình sản xuất da bì. Chất thải rắn vẫn thấy nhiều trong khu vực, trên hẻm, trong ao và tại bãi đất trống sau khi quá trình nâng cấp đô thị đã được thực hiện vài năm. Khuyến nghị: Quy hoach nâng cấp đô thị cần có cái nhìn tổng thể để phù hợp với các khu vực xung quanh. Trước khi nâng cấp đô thị, cần có kế hoạch tổng thể về đô thị hoá với sự tham gia của chính quyền địa phương và người dân. Nếu cần thiết, trước khi tiến hành hoạt động xây dựng, cần giải toả một số ngôi nhà sắp xếp lại các con hẻm theo điều kiện hiện có trong khu vực. 2. NCĐT ở Khu phố 7 tạI P.BHHA Q.BT Những nỗ lực nâng cấp đô thị cho cộng đồng dân cư tiếp nhận chỉ liên quan đến các hoạt động về khuyến khích cộng đồng đóng góp nâng hẻm và cấp cho các hộ bị ngập lụt vốn vay sửa chữa nhà tại ba tổ dân phố bị nặng nhất của Khu phố. Đã giải quyết được tình trạng ngập lụt nhưng vẫn chưa có điện, nước mặc dù nhu cầu và khả năng chi trả của cộng đồng dân cư tiếp nhận cho việc lắp đặt dịch vụ này là rất cao. Theo kết quả điều tra, có những phản hồi sau đây về hỗ trợ của dự án trong khu vực:

• Thiếu đánh giá nhu cầu và tham vấn rộng rãi ý kiến của cộng đồng tiếp nhận trước khi thực hiện nâng cấp đô thị.

• Thiếu sự phối hợp của chính quyền địa phương, đặc biệt là ở khu phố, với cán bộ dự án và các bên có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề nêu trên để tiết kiệm chi phí trong tương lai cho người dân khi họ xin lắp đặt những dịch vụ đó.

• Dự án không chuẩn bị ngân sách cho nâng cấp đô thị tại khu vực tiếp nhận ở P.BHHA ngay từ đầu.

112

SỰ HÀI LÒNG CỦA HỘ DÂN - TÁC ĐỘNG CỦA NC ĐT

Page 115: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

IV. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ Củng cố thể chế đã hỗ trợ xây dựng năng lực và nhận thức của ngườI dân bị ảnh hưởng (NBAH) và chính quyền địa phương trong thời gian đến 7 năm, giúp họ nhận dạng các vấn đề và cản trở cũng như tìm ra giải pháp giảI quyết. IV.1. CƠ CHẾ CÙNG THAM GIA VÀ CÁCH THỨC TIẾP CẬN TỪ DƯỚI LÊN Trong vòng đời của dự án tái định cư, các bên có liên quan là những người có quan tâm trực tiếp đến việc xây dựng dự án và sẽ được tham gia vào quá trình tham vấn. Bước đầu tiên của việc xây dựng kế hoạch về tham gia và tham vấn là nhận diện các đối tượng có liên quan trực tiếp và liên quan gián tiếp. Các cơ chế tham gia Các cơ chế tham gia tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tham vấn, và bao gồm chia sẻ thông tin, tham vấn những NBAH và các bên có lien quan, và tích cực lôi kéo sự tham gia của NBAH vào công việc của dự án, các ủy ban cũng như quá trình ra quyết định. Chia sẻ thông tin là nguyên tắc đầu tiên của sự tham gia. Trong nhiều trường hợp, thiếu thông tin hoặc thông tin sai lạc có thể khiến một dự án bị phản đối. BQLDA 415, trong giai đoạn nhận diện dự án, đã luôn sẵn sàng chia sẻ thông tin về mọi khía cạnh của dự án (như lập kế hoạch, thiết kế, các phương án tái định cư, và những tác động có thể dự đoán được của dự án). Thông tin được phổ biến liên quan đến bản thân dự án và các tác động dự kiến, chính sách và lịch trình đền bù, việc lập kế hoạch tái định cư và những địa điểm di dời dự kiến, cơ quan và lịch trình triển khai, và thủ tục khiếu nại. Dưới đây là các phương pháp quan trọng được dự án sử dụng để xác lập phương thức tiếp cận cùng tham gia trong quản lý tái định cư:

• Các chiến dịch phổ biến thông tin, chẳng hạn sử dụng các phương tiện truyền thông hay tờ rơi;

• Họp cộng đồng; • Thành lập và phát triển các nhóm TDTK, cung cấp một diễn đàn để hỗ trợ các

nhóm hộ bị ảnh hưởng đã được xác định trong quá trình lập kế hoạch và triển khai dự án;

• Phỏng vấn NBAH tạI từng hộ để tìm kiếm sự đồng ý của họ về các quyền lợi cụ thể;

• Thành lập các ủy ban của những bên có liên quan để thực hiện các công việc như lập kế hoạch, triển khai và giám sát;

• Xây dựng các cơ chế khiếu nạI về đền bù và phổ biến thông tin rộng rãi về những cơ chế này; và

• Thực hiện hỗ trợ kinh tế xã hội cho pha tái định cư, đặc biệt là hoạt động tích cực của nhân viên NXH trong một loạt các hoạt động như gặp NBAH và các bên có liên quan, cung cấp thông tin và vận động để người bị ảnh hưởng có được các lựa chọn tái định cư bền vững, giải quyết các vấn đề cấp bách, đào tạo cho NBAH, v.v...

Cách tiếp cận từ dưới lênTrong dự án, quá trình tiếp cận gồm có 4 giai đoạn như sau: 1.Nhận diện những người dễ bị tổn thương chịu tác động và xác định một số nhóm đặc thù (chẳng hạn các hộ được đền bù ít, các hộ thu nhập thấp, những người có nhu cầu cải

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - Tiếp cận có sự tham gia -“Từ Dưới Lên” 113

Page 116: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

thiện các điều kiện về nước sinh hoạt, diện, hố xí tự hoại, đổ rác, và sửa chữa nâng cấp nhà ở). 2.Huy động. Cán bộ dự án nói chung làm việc với các nhóm đối tượng để lôi kéo sự quan tâm của họ. 3.Tổ chức. Cán bộ dự án hỗ trợ xây dựng kỹ năng, khả năng lãnh đạo, và ý thức về mục đích chung. Các nhóm có thể làm việc thông qua một quá trình xác định vấn đề, xem xét trở ngại, tìm ra các cơ hội trong bối cảnh phương án tái định cư đã đề xuất được thực hiện. Mọi người trong nhóm có thể đưa ra các phương án tái định cư và phục hồi thu nhập ưư tiên. 4.Thể chế hoá. Các nhóm nhỏ trong cộng đồng được kết nối với những thực thể lớn hơn, chẳng hạn với các cơ quan cấp quận và đơn vị quản lý TĐC. Ở giai đoạn này, các nhóm đưa ra ý kiến đóng góp hoạch định để chuẩn bị cho kế hoạch tái định cư, và sau đó các nhóm sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thực hiện triển khai và giám sát. Cách tiếp cận của dự án là NBAH cần có đầy đủ thông tin và được tham vấn sâu sát về tái định cư và các phương thức đền bù. Tham vấn NBAH là điểm khởi đầu cho tất cả các hoạt động về tái định cư. NBAH có lẽ lo lắng rằng họ sẽ mất nguồn sống và quan hệ cộng đồng, và không được chuẩn bị đầy đủ để thương lượng về quyền lợI TĐC. Việc NBAH được tham gia vào quá trình lập kế hoạch và quản lý tái định cư có thể giúp làm giảm sự sợ hãi của họ, cũng như mang lại cho họ cơ hội tham gia vào các quyết định quan trọng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống bản thân họ. Có tham vấn, phản đối ban đầu chống lại dự án có thể được chuyển thành sự tham gia mang tính xây dựng. Tham vấn cộng đồng chủ yếu được thực hiện trong quá trình nhận diện các đối tượng có liên quan ngay từ đầu và nghiên cứu khả thi của dự án. Tuy nhiên, trong các giai đạn tiếp theo, vấn đề này vẫn được quan tâm. Tổ chức họp cộng đồng và nhận diện các nhóm chuyên đề được sử dụng để duy trì sự tham vấn này. Các phương pháp giải quyết vấn đề mang tính cùng tham gia còn được phụ trợ bởi việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng tại những khu vực rộng hoặc ở những nơi người dân sống rải rác. Khảo sát điều tra hộ gia đình cũng là một cơ hộI để tham vấn trực tiếp. Cán bộ của NXH được tuyển dụng và các nhân viên cộng đồng được tham gia vào quá trình thành lập và xây dựng nhóm, có thể là thông qua giai đoạn chuẩn bị về mặt xã hội. Qúa trình tham vấn bắt đầu ngay từ những giai đoạn đầu của dự án. Tham vấn cũng đóng góp vào 3 nhân tố quan trọng của tái định cư bắt buộc trong dự án, cụ thể như sau:

(i) Đền bù cho tài sản bị thiệt hại. Dự án yêu cầu phân tích các tài sản bị mất trong từng trường hợp thông qua tham vấn, thống kê dân số và điều tra hộ gia đình. Trong phạm vi dự án, không áp dụng đền bù bằng tiền mặt cho thiệt hại về thu nhập và nguồn sống. Trong trường hợp NBAH có thắc mắc, khiếu nại, BQLDA 415 luôn tìm kiếm hỗ trợ của cơ quan chủ quản có liên quan và chính quyền địa phương kết hợp với nỗ lực của NXH thông qua thăm địa bàn và trao đổi, đàm phán để dần dần đạt được sự thống nhất tối đa với ngườI dân, tránh việc phải thực hiên cưỡng chế.

(ii) Hỗ trợ tái định cư bao gồm: 1.hỗ trợ di chuyển/chuyên chở trị giá 1-3 triệu đồng dựa vào quy mô hộ gia đình, 2.Hỗ trợ xã hội trị giá 1,5 triệu đ/người; 3.Thưởng bàn giao mặt bằng đúng hạn trị giá 5 triệu đồng/hộ, khoản tiền này

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - Tiếp cận có sự tham gia -“Từ Dưới Lên” 114

Page 117: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

được thanh toán dựa vào "ngày tới hạn", một khái niệm được áp dụng để hạn chế việc trì hoãn bàn giao mặt bằng. Nhờ đó các hộ tích cực tháo dỡ nhà và giao lại đất đúng thời hạn, chỉ có một hộ tự lo TĐC là không được nhận do bàn giao chậm.

(iii) Hỗ trợ phục hồi để khôi phục sinh kế ít nhất bằng vớI mức sống ở mức trước khi có dự án. Tín dụng tiết kiêm và các khoản tín dụng nhỏ là một biện pháp ngắn hạn trong khi chợ Lò Gốm là một chiến lược lâu dài để hỗ trợ NBAH về kinh tế. Một cuộc điều tra về kinh nghiệm và ý định thực hiện kinh doanh nhỏ đã được thực hiện thông qua phỏng vấn và tham vấn các hộ có quan tâm. Đây cũng là một bước cơ bản trong việc nhận diện nhu cầu đào tạo về quản lý hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ cho dân TĐC.

Tham vấn NBAH có vai trò thiết yếu trong việc lựa chọn các phương án tái định cư khả thi. Ở mức cao nhất có thể, trong quá trình triển khai công tác tái định cư bắt buộc, cán bộ BQLDA 415 đã thực hiện một loạI các họat động bao gồm tiến hành tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật với các quy trình và hồ sơ. Sự tham gia của BQLDA 415 phối hợp với BTC, các đối tác, NBAH và chính quyền địa phương (người dân và chính quyền phường 11 quận 6 và phường Bình Hưng Hòa quận Bình Tân) trong chu kỳ dự án tái định cư được thể hiện trong Bảng dưới đây. Bảng: Qúa trình củng cố thể chế

Giai đoạn của dự án

BQLDA 415, NXH phối hợp với BTC và các đối tác khác

Tham gia của NBAH và vai trò của TCCĐ

Chính quyền địa phương

Tìm hiểu tình hình thực tế

*hỗ trợ đánh giá tác đông *hỗ trợ kiểm đếm và điều tra *tham gia vào các cuộc họp,nhóm *tham gia vào các ban điều phối

*tham gia các cuộc họp cộng đồng *nhận diện các giải pháp thay thế để tránh hoặc giảm thiểu tái định cư *hỗ trợ xây dựng và lựa chọn các giải pháp thay thế

*cung cấp thông tin về các khía cạnh khác nhau của cộng đồng tiếp nhận *hỗ trợ thu thập và thiết kế số liệu *cung cấp đầu vào cho việc lựa chọn địa bàn *nhận diện các lĩnh vực có thể có xung đột với người tái định cư

Nghiên cứu khả thi và Lập kế hoạch tái định cư

*phối hợp với BTC và chính quyền các cấp thành phố, quận và phường *thiết kế và triển khai chiến dịch truyền thông *hỗ trợ xây dựng nhóm, nhận diện vấn đề và lập kế hoạch cho NBAH và cộng đồng tiếp nhận *thiết kế quá trình cùng tham gia *thiết kế hỗ trợ kinh tế xã hội

*tham gia điều tra *đóng góp vào việc thiết kế tái định cư và các biện pháp phục hồi thu nhập thông qua họp cộng đồng, nhóm và điều tra hộ gia đình *tham gia các cuộc họp với cộng đồng tiếp nhận *hỗ trợ việc cung cấp quyền lợI TĐC *hỗ trợ việc chuẩn bị kế hoạch tái định cư

*nhận diện các cơ sở vật chất về văn hoá và xã hội cần có ở khu tái định cư *hỗ trợ NBAH tìm ra các giải pháp phục hồi thu nhập tại khu tái định cư *hỗ trợ xây dựng quá trình tham vấn giữa cộng đồng tiếp nhận và người tái định cư *khuyến nghị về cơ chế giải quyết khiếu nại và tranh chấp

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - Tiếp cận có sự tham gia -“Từ Dưới Lên” 115

Page 118: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

cho giai đoạn tái định cư *hỗ trợ việc chuẩn bị kế hoạch tái định cư *tham gia vào các cuộc họp điều phối *khuyến nghị về cơ chế giải quyết khiếu nại và tranh chấp

*khuyến nghị về cơ chế giải quyết khiếu nại và tranh chấp

Triển khai tái định cư

*hỗ trợ các cơ quan thực hiện như nhà thầu, nhà cung cấp v.v... *hỗ trợ triển khai công tác tái định cư *đào tạo cán bộ công đồng *giúp đỡ các nhóm dễ bị tổn thương *đánh giá quá trình trong cộng đồng và chuẩn bị về mặt xã hội *thực hiện hỗ trợ xã hội như đã định *tư vấn về giải quyết khiếu nại *thảo luận với cơ quan quản lý tái định cư nhằm tìm ra giải pháp đối với các vấn đề còn tồn tại

*tham gia các nhóm để thực hiện các hoạt động hỗ trợ triển khai *tham gia các uỷ ban có quyền ra quyết định tại địa phương *quyết định việc quản lý tài sản công *sử dụng các cơ chế đã xây dựng để giải quyết khiếu nại

*hỗ trợ NBAH tái dịnh cư *quản lý tài sản công tại địa điểm tái định cư *tham gia vào các uỷ ban tại địa phương *hỗ trợ hoà nhập vào cộng đồng tiếp nhận *sử dụng các cơ chế đã xây dựng để giải quyết khiếu nại

Phản hồi từ NBAH và quan sát của giám sát độc lập : 1.Triển khai dự án: Hài lòng: Người dân hài lòng với cách tiếp cận "từ dưới lên" bởi ngay từ giai đoạn lập kế hoạch họ đã được tạo điều kiện thảo luận và phản hồi trong các cuộc họp cộng đồng về quan ngại của họ, chẳng hạn như thiết kế nhà chung cư. Đây là một quá trình cùng tham gia và là một cơ hội thú vị mà cộng đồng những người thu nhập thấp chưa bao giờ có được. Họ cảm thấy được tôn trọng và quan tâm, qua đó họ có phẩm giá xã hội. Lòng tin thông qua tham vấn cộng đồng trong một kế hoạch lớn làm thay đổi những hành vi bất cần và cách nghĩ ích kỷ trở thành việc quan tâm đến lợi ích chung cho toàn cộng đồng. Dự án cũng khuyến khích các hộ gia đình tham gia các nhóm tín dụng tiết kiệm với sự tham gia tối đa của thành viên trong mỗi hộ. NXH giám sát mức độ khá giả của tất cả các hộ bị ảnh hưởng thông qua những người cung cấp thông tin chính, và khi có thể, tiếp cận các hộ để khuyến khích và hướng dẫn họ khi có vấn đề phát sinh. Các lựa chọn về tái dịnh cư có cân nhắc ưu và nhược điểm đối với trình độ phát triển hiện tạI và khả năng tài chính của người nghèo trong vùng dự án. Tham vấn cộng đồng dân cư sở tại được khuyến khích để qua đó đưa ra được thiết kế chung cư thuận tiện và giá cả phải chăng. Đã có một số sự điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với nhu cầu thực tế chung của ngườI dân. BGSCĐ đồng đại diện cho người dân địa phương đã tham gia giám sát quá trình xây dựng các toà nhà.

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - Tiếp cận có sự tham gia -“Từ Dưới Lên” 116

Page 119: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Cán bộ dự án được đánh giá tương đối tốt về sự nhiệt tình và biết lắng nghe người dân. Không có tai tiếng về hối lộ, tham nhũng hoặc lạm dụng NBAH. Về vấn đề này dự án hết sức chặt chẽ. Một kỹ sư xây dựng có liên quan đến việc bán lại lô đất với hộ ông Võ Văn Lâm đã lập tức bị sa thải. Dự án hết sức quan tâm đến trẻ em trong các gia đình bị ảnh hưởng thông qua các chương trình giáo dục môi trường, bình đẳng giới, tạo vị thế cho phụ nữ và hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các nỗ lực trên quy mô lớn đã liên tục được thực hiện nhằm hỗ trợ các đối tượng hưởng lợi từ dự án. Cán bộ dự án làm việc một cách sâu sát để hỗ trợ NBAH trong những vấn đề cụ thể. Chẳng hạn, hai hộ ở khu vực Nâng cấp Đô thị tại P11 Q6 bị công ty cấp nước gây phiền hà với việc đòi hỏi phí lắp đặt quá cao (khoảng 10 triệu đồng) trong khi đã có sẵn đường ống nước của dự án. Một ví dụ khác liên quan đến hộ chọn nền tái định cư Võ Văn Lâm. Phải thanh toán lãi suất cao và cần tiền chữa bệnh, ông Lâm định bán lại nền đất của mình cho một người họ hàng của người kỹ sư đã bị đuổi việc nêu trên vớI giá rẻ 30 triệu đồng. NXH đã thuyết phục hộ này không bán đất và tiếp tục ở lại với dự án. Nhờ sự can thiệp này và một khoản cho vay để xây nhà, gia đình đã xây được nhà mới tại khu tái định cư ở P.BHHA Q.BT. Gần đây BQLDA 415 cũng đã hỗ trợ để gia đình này không bị tranh chấp trong tương lai về lô đất sau khi dự án kết thúc, cụ thể là người mua lô đất sẽ phải nhận lại không điều kiện số tiền 30 triệu đồng nêu trên. Không hài lòng: Theo ý kiến của một số bên và hộ gia đình có liên quan, họp cộng đồng chỉ có tác động phần nào. Nhiều người dân cho rằng cán bộ thiết kế kỹ thuật và chuyên gia xây dựng không dành đủ thời gian trong việc quan sát và đi thực địa để tìm hiểu văn hoá tại địa phương, các điều kiện thời tiết như đặc điểm mưa gió trong khu vực. 2. Quá trình tái định cư: Hài lòng: Một số cuộc họp về thiết kế chung cư, kế hoạch tái định cư và quyền lợi đền bù đã được tổ chức. NXH đã triển khai họp cộng đồng, tiếp cận sâu sát địa bàn, chính quyền địa phương và các hộ bị ảnh hưởng. BQLDA 415 và các cơ quan hữu quan đã dành đủ thời gian để các hộ cân nhắc và lựa chọn phương thức tái định cư của mình. Trong quá trình này, một số hộ được phép thay đổi quyết định để lựa chọn hình thức khác có lợi hơn cho họ. Không hài lòng: Quan ngại và mong đợi của NBAH về giá chung cư/nền đất, phương pháp bốc thăm không được đáp ứng kịp thời. Người dân kêu ca rằng thông tin cần biết chưa được cung cấp đủ hiệu quả. Có những thông tin và bản vẽ kiến trúc/xây dựng khó hiểu so với trình độ chung của NBAH. Trong lập kế hoạch tái dịnh cư và giải phóng mặt bằng, việc thiếu hiểu biêt sâu và không tiếp cận đầy đủ địa bàn đã làm giảm khả năng giải quyết khó khăn và những vấn đề tiềm ẩn sẽ phát sinh. Hậu quả là trong quá trình triển khai dự án đã có liên tiếp nhiều sự trì hoãn. Do đó nhiều hộ mất kiên nhẫn và mất lòng tin, và bên cạnh lý do cá nhận, họ quyết định nhận tiền đền bù để tự tái định cư.

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - Tiếp cận có sự tham gia -“Từ Dưới Lên” 117

Page 120: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

THLG Canal Sanitation and Urban Upgrading Project FINAL MONITORING REPORT ON RESETTLEMENT IMPACT

IV.2. THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG Sự tham gia của cộng đồng trong vòng đời dự án từ nghiên cứu khả thi đến tìm hiểu thực tế, lập kế hoạch, triển khai và giám sát, tái định cư và hậu tái định cư được đặc biệt quan tâm. Cơ chế cùng tham gia huy động tất cả các đối tượng có liên quan kể cả các nhóm dễ bị tổn thương nhất vào quá trình tham vấn. Cách thức tiếp cận "từ dưới lên" tạo điều kiện thuận lợi để người dân đóng góp ý kiến, kinh nghiệm và nguồn lực vào việc giải quyết các vấn đề phát sinh theo hướng dựa trên cộng đồng. Các hộ đã tham gia và có hoạt động gì trong quá trình tái định cư? Dự án mời tất cả các hộ có liên quan tham gia vào một số hoạt động/sự kiện sau:

• Các hoạt động trước tái định cư của dự án (đi thăm đất, thiết kế nhà tiêu chuẩn đối với chung cư và nhà tự xây dựng)

• Tập huấn, họp cộng đồng hoặc họp nhóm, hội thảo với các cơ quan hữu quan về chính sách và quyền lợi đền bù, về các phương án đền bù v.v...

• Các hoạt động tín dụng tiết kiệm • Chia sẻ thông tin, nêu phản hồi • Hợp tác giải quyết khiếu nại và thảo luận với các cơ quan hữu quan để tìm ra giải

pháp cho những vấn đề còn tồn tại • Ra các quyết định tập thể • Những nội dung khác như các hoạt động xây dựng năng lực và các biện pháp về

môi trường và quản lý nhà, cảI thiện điều kiện kinh tế xã hội Qua gần 7 năm thực hiện dự án, các hoạt động được điều phối giữa các đối tượng có liên quan với trọng tâm hướng vào NBAH (là các đối tượng mục tiêu trực tiếp). Đóng góp của các hộ gia đình trong tái định cư cộng đồng Trong các giai đoạn của dự án, đóng góp của cộng đồng đóng một vai trò quan trọng sống còn trong việc đảm bảo các hoạt động dự án được khả thi và được thực hiện. Các lĩnh vực đóng góp bao gồm từ thanh toán chi phí cơ sở hạ tầng, trách nhiệm duy tu bảo dưỡng đến góp công lao động cho các công việc của cộng đồng. Ngoài ra, các hộ có thể hỗ trợ thông qua chia sẻ thông tin và có hành vi đúng đắn trong bảo vệ môi trường. Đặc biêt, trong dự án này, ở giai đoạn lựa chọn phương án tái định cư, có nhiều hộ và cá nhân đã giúp một tay vào việc vận động những người khác không nhận tiền đền bù và rời bỏ dự án. Đa số các hộ TĐC theo dự án cũng tích cực hỗ trợ chính sách của dự án về quyền lợi đền bù thông qua thực hiện đúng hạn yêu cầu của dự án. Nhận thức được rằng hợp tác hiệu quả sẽ giúp cải thiện tiến độ dự án, họ trở thành đầu mối cung cấp thông tin về cộng đồng NBAH. Điều này hữu ích cho cán bộ dự án và BQLDA 415 trong nhận diện các vấn đề và tìm ra giải pháp. Các hộ được tái định cư đã xây dựng được quan hệ láng giềng tốt đẹp để góp phần duy trì cuộc sống mới và kết quả dự án. Dưới đây là một số ví dụ về đóng góp và sự sẵn sàng đóng góp của các hộ dân trong việc giải quyết những vấn đề trong cộng đồng của họ: P.BHHA Q. BT, Đóng góp của Khu phố 7 cho việc nâng hẻm:

INSTITUTIONAL STRENGTHENING - Community Participation 118

Page 121: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

THLG Canal Sanitation and Urban Upgrading Project FINAL MONITORING REPORT ON RESETTLEMENT IMPACT

Từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ chính quyền địa phương, cán bộ kỹ thuật và cán bộ xã hội, và từ phỏng vấn hộ gia đình, rõ ràng mọi người đều nhận thấy người dân muốn nâng cấp các con hẻm bị ngập lụt trước khi nâng cấp nền nhà. Ngoài ý nghĩa kỹ thuật, một trong những nguyên nhân là việc xây dựng lòng tin của cộng đồng qua nâng cấp các con hẻm sẽ khuyến khích người dân có trách nhiệm trong việc sử dụng và hoàn trả vốn cho vay nâng cấp nhà. Mỗi hộ có liên quan dều đóng góp một khoản tiền nhất định và một số ngày công để xây xong con hẻm với sự hỗ trợ kỹ thuật của dự án. Về nước sinh hoạt và điện cho khu vực tiếp nhận TĐC, mặc dù đây là một câu hỏi không chính thức, trong cuộc phỏng vấn, nếu được hỏi liệu các hộ có sẵn sàng đóng góp để có nước và điện lưới để sử dụng hay không, chỉ có 2 hộ trả lời họ không có khả năng. 8 hộ còn lại nêu các hình thức đóng góp sau:

1. Tiền mặt (3); 2. Công lao động (2); 3. Đóng góp không nêu cụ thể (3);

P.11 D.6, Đóng góp tài chính của cộng đồng để xây hầm phân tự hoại, đồng hồ nước và đồng hồ điện Việc NBAH thanh toán một phần chi phí xây dựng và lắp đặt hố xí tự hoại, đồng hồ nước và đồng hồ điện là một minh chứng điển hình của hình thức "nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng giải quyết khó khăn". Mặc dù vào thời điểm đó có một số hộ không có khả năng tham gia, chủ yếu do thiếu tiền, sau đó người dân đã lắp đặt được nhiều đồng hồ nước, đồng hồ điện, và xây dựng được một vài hố xí tự hoại.

Chiếu sáng công cộng: Dự án dự kiến rằng người dân sẽ chi trả cho việc duy tu bảo dưỡng và quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng do dự án lắp đặt để đảm bảo tính bền vững Các câu hỏi đã được đặt ra để tìm hiểu liệu người dân có quan tâm và sẵn sàng đóng góp để duy trì một cơ sở hạ tầng quan trọng như vậy cho an ninh của cộng đồng hay không. Tham gia vào quá trình tái định cư với tư cách là thành viên của TCCĐ Có nhiều TCCĐ được thành lập trong quá trình triển khai dự án với trách nhiệm giám sát và thực hiện quản lý dựa trên cộng đồng. Cụ thể là Ban quản trị chung cư Lò Gốm ở P.11 Q.6, Ban tự quản TĐC ở Khu phân lô P.BHHA, Ban Giám sát cộng đồng ở P11 Q6 và P.BHHA Q.BT, Ban Giám sát việc nâng hẻm và nâng cấp khu vực tiếp nhận tại Khu phố 7 P.BHHA Q.BT. Bên cạnh đó, phải kể đến Ban Quản lý chương trình tín dụng tiết kiệm do chính quyền phường quản lý tại P.11 Q.6 và Tổ Tín dụng Tiết kiệm tự quản tại khu tái định cư Binh Long. Thành viên của các cơ quan này là những người tích cực trong cộng đồng và do chính các cộng đồng tương ứng bầu ra. Họ được giao nhiệm vụ mà ban đầu họ có rất ít kinh nghiệm. Trong quá trình triển khai dự án, họ được nâng cao năng lực với sự hỗ trợ sâu sát của NXH. Có 20 các nhân tích cực là những người đang hoặc đã tham gia quản lý TCCĐ. Hầu hết trong số này ngày càng trở nên hữu ích hơn trong việc huy động cộng đồng tham gia các hoạt động chung. Đặc biệt, sự tham gia của các đối tượng này sau khi dự án kết thúc là rất tích cực. Có 7 trong số 10 người được hỏi cho rằng họ sẽ tiếp tục công việc nếu được bầu lại.

INSTITUTIONAL STRENGTHENING - Community Participation 119

Page 122: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

THLG Canal Sanitation and Urban Upgrading Project FINAL MONITORING REPORT ON RESETTLEMENT IMPACT

Để huy động được những đối tượng nêu trên, điều kiện quan trọng là phải có trợ cấp hàng tháng cho họ. Trên thực tế, trợ cấp sẽ giúp giữ được họ phục vụ trong thời gian lâu dài. Trong quá trình triển khai dự án, ngân sách của dự án chi trả khoản tiền này. Riêng đối với chung cư, Công ty dịch vụ công ích A ủy quyền cho Ban quản trị chung cư Lò Gốm cho thuê 7-8 kho có sẵn trong chung cư để bổ sung kinh phí hoạt động cho Ban. Đóng góp từ những cá nhân quan trọng cho công việc của TCCĐ có vai trò thật thiết yếu trong thành công của dự án. Biến một số người từ chỗ không có năng lực sang nắm vai trò lãnh đạo trong công tác quản lý dựa trên cộng đồng là một tác động tốt của dự án có được qua nhiều năm thực hiện xây dựng năng lực. Vấn đề với những cá nhân có ảnh hưởng trong TCCĐ và trong cộng đồng NBAH: Có những cá nhân vẫn bỏ qua lợi ích chung cũng như tìm kiếm lợI nhuận chỉ cho bản thân họ. Có những người qua việc tham gia quản lý TCCĐ, nhóm tín dụng tiết kiệm hoặc sử dụng ảnh hưởng của mình để kiếm lợi, gây ra những trường hợp mất uy tín trong cộng đồng NBAH và phá hoại kết quả dài hạn của dự án. Dưới đây là một số trường hợp đặc biệt: Nghiên cứu trường hợp 1 Một nam giới tên là Võ Hùng Cường hiện đã tái định cư tại Khu phân lô P.BHHA Q.BT, là người cho vay nặng lãi lâu năm tại khu vực P.11 Q.6. Ông ta tiếp cận với cán bộ dự án, hứa hẹn rằng sẽ bỏ nghề, không tiếp tục bóc lột người nghèo nữa. Ông ta được ủng hộ để trở thành thành viên của cả Ban Giám sát cộng đồng và Ban tự quản khu TĐC P.BHHA Q.BT. Ông này cũng khôn khéo tiếp cận một số cán bộ cấp cao trong chính quyền địa phương để gây dựng ảnh hưởng trong cộng đồng. Kết quả điều tra và thông tin từ cộng đồng cho thấy sau khi nhận hai khoản vay xây dựng nhà, ông ta đã cho một người phụ nữ cũng là dân được dự án tái định cư trong khu vực vay tiền và khi bà đã ba tháng rồI không trả được lãi vay, ông ta đã gợI ý người này phải viết giấy cầm cố ngôi nhà tái định cư cho mình! Chỉ tính riêng tại P.BHHA Q.BT đã có ít nhất ba hộ tái định cư cho biết họ đang là con nợ của ông ta. Ông ta cũng gây chia rẽ giữa các thành viên CBO trong khu tái định cư vì một số lý do, một lý do trong số đó đã được điều tra là cho thấy có liên quan đến việc cung cấp nước và điện khi những người tái định cư sớm nhất chuyển tới khu vực để xây dựng nhà và bắt đầu tái định cư. Dự án đã mời đối tượng và vợ đi học 4 ngày về phát triển cộng đồng với hy vọng họ sẽ học hỏi kiến thức, kỹ năng làm việc và hỗ trợ cho cộng đồng. Trong khi những người được mời khác là người dân bình thường trong khu tái định cư hồ hởi tham gia khoá học, 2 người trên chỉ tham gia học một buổi sáng và sau đó bỏ học với lý do rằng họ quá ít chữ nghĩa để tham dự một khoá tập huấn như vậy. Ngoài ra, đối tượng còn liên quan đến buôn bán bất động sản trong khu vực tái định cư, và rất có thể một số hộ tái định cư sẽ là nạn nhân của ông ta (phải bán lại nhà trong tương lai). Nghiên cứu trường hợp 2 Trong quá trình tái định cư, một số hộ sử dụng quyền được đền bù làm thế chấp, hứa hẹn rằng họ sẽ trả tiền vay khi nhận tiền đền bù để qua đó vay tiền từ Bà Dung, một nhóm trưởng tín dụng tiết kiệm có uy tín (bà Dung cũng đã quản lý nhiều nhóm tín dụng không chính thức, dùng tín dụng và tiền của người khác để cho vay). Sau đó những hộ nêu trên lặng lẽ nhận tiền và không muốn trả nợ vay lại cho bà Dung. Bà Dung đi kiện và vụ việc trở nên ồn ào. Tuy nhiên không may cho bà Dung là chính quyền địa phương chỉ có thể

INSTITUTIONAL STRENGTHENING - Community Participation 120

Page 123: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

THLG Canal Sanitation and Urban Upgrading Project FINAL MONITORING REPORT ON RESETTLEMENT IMPACT

giúp bà thu lại một khoản nợ nhỏ. Tư vấn đã từng thỉnh thoảng chứng kiến cảnh chửI rủa bà Dung, nay bà phải chạy trốn để không phái nghe những lời chửi rủa của các đối tượng có liên quan. Hiện nay bà Dung đang nợ 200 triệu đồng và phải đi bán vé số dạo ở đâu đó. Nghiên cứu trường hợp 3 Một người phụ nữ tên là Quỳnh, từng làm kế toán trong một vài năm cho chương trình tín dụng tiết kiệm do UBND P.11 Q.6 quản lý, được tái định cư ở khu chung cư. Bà Quỳnh cũng là tổ trưởng tổ dân phố của Lô B1 của khu chung cư, đồng thời là tổ trưởng tổ tín dụng tiết kiệm, trong khi người chồng là thành viên của BGSCĐ trong khu vực dự án. Do gian dối và không minh bạch trong công việc kế toán, bà Quỳnh bị buộc nghỉ việc kế toán từ giữa năm 2005. Tuy nhiên bà ta vẫn lợi dụng những chức vụ chưa bị mất để vay mượn từ nhiều người cũng như từ một chương trình tín dụng nhỏ do cán bộ phường quản lý. Bà Quỳnh vừa bỏ trốn. Dư luận cho rằng bà ta đang nợ khoảng 80 triệu đồng. Trước đó, có rất nhiều phàn nàn rằng người này thực hiện nhiệm vụ một cách có định kiến và có tham nhũng, bà ta cố tình diễn giải thông tin một cách sai lệch cho NBAH và gây khó khăn cho hoạt động điều phối của TCCĐ. Dù đã được cán bộ dự án và tư vấn cảnh báo, cộng đồng vẫn phản ứng chậm và bà ta vẫn giữ được chức vụ cho đến khi bỏ trốn. Sự tham gia trong các nhóm tín dụng tiết kiệm Thực tế cho thấy các nhóm tín dụng tiết kiệm trong quá trình tái định cư không chỉ có vai trò về kinh tế mà còn về nâng cao năng lực thể chế, cụ thể là giúp huy động nhiều người tham gia vào các hoạt động của dự án và giúp họ có khả năng đối phó với những vấn đề về tái định cư. Nhờ hoạt động của NXH, người dân được khuyến khích tham gia các nhóm. Họ được tạo điều kiện để dễ dàng gửi tiền vào với tần suất linh hoạt (theo ngày, tuần hay tháng). Các khoản tiết kiệm nhỏ được tích lũy, vốn vay được quay vòng và thanh toán theo từng khoản nhỏ, phù hợp với người nghèo và người thu nhập thấp. Ngoài ra, các cuộc họp và đào tạo cộng đồng cũng tạo điều kiện cho người dân thực hành quyền được tham gia theo các nhóm quy mô nhỏ. Các gia đình được khuyến khích tham gia những nhóm tín dụng tiết kiệm với càng nhiều thành viên trong gia đình càng tốt. Quản lý nhóm: Trong các nhóm, hoạt đông tín dụng tiết kiệm về cơ bản được quản lý bởi trưởng nhóm với sự phối hợp với tất cả các thành viên khác. Tại P.11 Q.6 các nhóm đều được chính quyền địa phương giám sát và hỗ trợ (chủ yếu là UBND phường với hỗ trợ kỹ thuật của dự án). Họp nhóm được tổ chức thường xuyên, chủ yếu là theo tháng tại nhà của một thành viên. NXH cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và giám sát sự tham gia của nhóm.

INSTITUTIONAL STRENGTHENING - Community Participation 121

Page 124: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

THLG Canal Sanitation and Urban Upgrading Project FINAL MONITORING REPORT ON RESETTLEMENT IMPACT

Bảng 3. Tham gia của NBAH vào các nhóm tín dụng tiết kiệm LOẠI HÌNH TÁI ĐỊNH CƯ (Số lượng các hộ được điều tra có tham gia tín dụng tiết kiệm tại thời điểm điều tra)

Chung cư (72)

Tự xây nhà (46)

Tự tái định cư (26 người được phỏng vấn và 34 người được NCTXH)

Nâng cấp đô thị P.11 Q.6 (42)

Hiện đang tham gia 32 20 7 Chưa từng tham gia 21 15 15 14 Lý do tham gia nhóm tín dụng tiết kiệm Mục đích tham gia Hỗ trợ tài chính của nhóm (vốn quay vòng và số tiền thanh toán mỗi lần nhỏ)

3

Gửi tiền với tần suất linh hoạt (ngày, tuần, tháng), tích luỹ dần từng khoản tiết kiệm nhỏ phù hợp với người nghèo và người thu nhập thấp

5

Lợi ích từ tín dụng tiết kiệm, như hỗ trợ của nhóm 1 2 Thử tham gia trong một vài tháng hay 1 năm 7 3 Tham gia sau tái định cư, không tham gia trước tái định cư

6 4

Tham gia trước tái định cư, không tham gia sau tái định cư do di chuyển chỗ ở

1 10 18

Gia đình có nhiều hơn 1 người tham gia 4 Có người thuyết phục 1 1 Hỗ trợ về thông tin của nhóm Nguyên nhân không tham gia 1 Không được mời tham gia Không có ai thuyết phục, trao đổi về chương trình tín dụng tiết kiệm của dự án

3 3 6

Thiếu thông tin về tín dụng tiết kiệm 8 2 9 Không có chương trình tín dụng tiết kiệm trong tái định cư, chỉ vay từ CEP

2

Không thích nhóm Không có nhu cầu tham gia nhóm tín dụng tiết kiệm, gia đình không thích tham gia nhóm tín dụng tiết kiệm

2 3 3

Do các vấn đề của nhóm 1 1 1 Thủ tục rườm rà trong việc vay vốn của nhóm hoặc khi thu hồi tiền tiết kiệm về

1 3

Sợ trách nhiệm, sợ không có năng lực Không thích họp nhóm, không có thời gian dự họp

1 2

Sợ không có tiền để gửi tiết kiệm do thu nhập thấp

10 4

INSTITUTIONAL STRENGTHENING - Community Participation 122

Page 125: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

THLG Canal Sanitation and Urban Upgrading Project FINAL MONITORING REPORT ON RESETTLEMENT IMPACT

Phải hoàn trả vốn vay xây dựng nhà 1 Không tin tưởng, không quan tâm Không tin tưởng trong nhóm 4 2 2 Bận côngviệc kinh doanh 3 4 4 Do đã tham gia chơi hụi heo, hụI thịt, vay vốn không chính thức

3 1

Do đã mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (Công ty Prudential.)

1

Cho rằng khoản tiền tiết kiệm quá nhỏ 1 Do di chuyển chỗ ở Trưởng nhóm cũ di dời đi nơi khác hoặc đã qua đời

4

Một số nguyên nhân đặc biệt làm giảm sự tham gia của các thành viên nhóm.

• Nhóm giải tán vì trưởng nhóm từ chức do nợ cá nhân, một số thành viên nhóm hợp thành một nhóm khác (3 người trả lời)

• Rút tiền và bỏ nhóm vì làm theo nhiều người khác (1 người trả lời) • Không có thông tin chính xác về chương trình tín dụng tiết kiệm của dự án (4

người trả lời) • Đợi khi khu tái định cư đi vào ổn định sẽ tham gia trở lại (3 người trả lời) • Chỉ vào những nhóm đáng tin cậy, không tham gia nhóm nào có người lạ (1 người

trả lời) • Ban đầu tham gia để vay vốn lắp đặt đồng hồ nước và đồng hồ điện. Sau đó

không được cho vay, phải vay nặng lãi để sửa chữa nhà (1 người trả lời) • Họ không hỏi thông tin bởi cho rằng sẽ không được xem xét (2 hộ Nguyễn Thị

Giàu và Nguyễn Văn Diệp) • Think that they do not belong to the project (2 người trả lời) • Theo trưởng nhóm, thành viên rời nhóm bởi họ là dân buôn bán và thấy rằng:

-Chơi hụi heo, hụi thịt có lãi hơn, lấy lại tiền nhanh hơn, ít thủ tục -Nhóm tín dụng tiết kiệm đòi hỏi nộp tiền tiết kiệm trong thời gian lâu hơn mới được vay, sau khi xin vay thi vài ngày sau mớI được nhận tiền, họp nhóm thì có khi bị chỉ trích.

Để nâng cao chất lượng quản lý tín dụng tiết kiệm, cần thực hiện các hoạt động tập huấn và xây dựng năng lực với sự tham gia của trưởng nhóm và các thành viên tích cực. Một thành viên nhóm đưa ra các bức ảnh của chị ta đang tham gia các hoạt động nhóm khi đi dã ngoại và nói rằng những dịp như vậy giúp họ gắn bó hơn với nhóm. Di chuyển chỗ ở làm tan rã một số nhóm, do đó cần duy trì và tăng cường hỗ trợ cho các nhóm để chuẩn bị cho họ khả năng tự chủ sau khi dự án kết thúc. Bên cạnh đó, người dân cần được tư vấn để nắm được những lợi ích khác của việc tham gia nhóm ngoai hỗ trợ về tài chính. Khi được hỏi, rất ít người có thể đưa ra khuyến nghị về cơ chế quản lý, duy trì, bảo vệ và phát triển nhóm. Một số lĩnh vực được quan tâm khác là cơ chế đóng góp, lợi ích của thành viên, tìm kiếm hỗ trợ từ bên ngoài, giải quyết vấn đề của nhóm, tính minh bạch và cơ chế công bằng. Rõ ràng mục đích chính khi tham gia nhóm là được nhận hỗ trợ tài chính và gửi tiền tiết kiệm.

INSTITUTIONAL STRENGTHENING - Community Participation 123

Page 126: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

THLG Canal Sanitation and Urban Upgrading Project FINAL MONITORING REPORT ON RESETTLEMENT IMPACT

Có sự gia tăng nhận thức rằng các nhóm tín dụng tiết kiệm có tác dụng hỗ trợ không nhỏ đặc biệt trong trường hợp người nghèo thiếu hụt chút ít về tài chính. Những hộ khá giả hơn trong quá trình tái định cư có xu hướng ít tham gia hơn bởi họ vững mạnh về tài chính. Đánh giá chung về sự tham gia của các hộ dân Mức độ tham gia có thể được đề nghị theo trật tự quan trọng như sau:

• Lãnh đạo, quản lý, tổ chức • Là thành viên TCCĐ tích cực • Phối hợp với dự án trong một số hoạt động • Chia sẻ thông tin • Người có ảnh hưởng khuyến khích mọi người trong cộng đồng • Nhóm tín dụng tiết kiệm, đặc biệt là việc lãnh đạo nhóm • Hỗ trợ, giúp đỡ dự án trong thực hiện tái định cư • Vì lợI cá nhân như là động cơ căn bản của việc tham gia vào quá trình dự án

Dưới đây là hạn chế của việc cá nhân tham gia:

• Rất nhiều người nghĩ rằng họ đồng ý di dời vì được dự án hứa hẹn, chẳng hạn hứa trợ cấp trong sáu tháng đầu di dời, lắp đặt cấp nước và điện miễn phí, hỗ trợ về điện thoại, đặc biệt là “các thủ tục giấy tờ sẽ được dự án lo hết” như cán bộ dự án thường nói trong một số cuộc họp mà không nêu cụ thể những giấy tờ gì. Trong khi đó, một số hộ chủ động giải quyết thủ tục giấy tờ, nhất là hộ khẩu. Tuy nhiên, nhiều người không quen giải quyết thủ tục giấy tờ, họ không muốn học hỏi và chỉ muốn mọi việc được dự án giải quyết. Một số lý luận rằng trình độ văn hóa thấp của họ thấp và do e sợ, nên họ nhờ cán bộ dự án hoặc những người có nhiều thông tin hơn viết và điền vào các mẫu biểu. Theo quan sát, ở một số hộ trong thời điểm tái định cư tại P.BHHA Q.BT, có những người vô nghề nghiệp dùng thời gian rỗi để chơi cờ và tán gẫu với hàng xóm hơn là hỏi han về các thủ tục và cách thức giải quyết giấy tờ. Điều này là rất phổ biến ở các hộ nghèo có người lao động tự do. Ít có trường hợp các hộ giúp đỡ lẫn nhau.

• Mọi người đều nói rằng họ phải tuân thủ yêu cầu của nhà nước và họ có xu hướng là theo đám đông. Một số người rất tính toán, và họ làm mọi chuyện vì lợi ích bản thân, đòi hỏi hỗ trợ đặc biệt của cán bộ dự án. Nhiều hộ phàn nàn rằng khi phải đối phó với những khó khăn do mới di dời đến nơi ở mới, họ có xu hướng đe dọa là “sang nhượng lạI nhà đất TĐC bởi không có cách xoay xở nào tốt hơn”

• Người dân thường tham gia vào quá trình tái định cư chỉ khi họ cảm thấy mình sẽ được nhận lợi ích nào đó nếu tham gia. Nhìn chung, mức độ tham gia của họ thường là hợp tác với dự án trong những vấn đề như tuân theo thông báo, chia sẻ thông tin về những trường hợp vi phạm, hoặc một số tích cực hơn thì tham gia vào quản lý TCCĐ với mong đợi rằng sẽ được nhận trợ cấp hàng tháng, nhận hỗ trợ kỹ thuật, và được thừa nhận.

• Thông thường, NBAH hỏi về lợi ích họ sẽ nhận được khi tham gia vào bất kỳ hoạt động dự án hay hoạt động cộng đồng nào. Khi tư vấn giám sát tiếp cận từng hộ mục tiêu để phỏng vấn, một số hỏi xem trả lời bảng hỏi thì có được nhận thêm

INSTITUTIONAL STRENGTHENING - Community Participation 124

Page 127: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

THLG Canal Sanitation and Urban Upgrading Project FINAL MONITORING REPORT ON RESETTLEMENT IMPACT

tiền không. Tuy nhiên, qua một vài năm, người dân nhận thức được rằng họ càng hỗ trợ cán bộ dự án thì họ càng nhận được nhiều trợ giúp.

Khi người dân tăng cường sự tham gia của họ với ý thức tự quản, họ sẽ trở nên tự giác và sẵn sàng hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ vận hành và duy tu bảo dưỡng. Lợi ích, bài học và kinh nghiệm các hộ học hỏi được từ việc tích cực tham gia và dự án tái định cư THLG Theo quan sát và ý kiến của các hộ dân chịu ảnh hưởng, đa số người dân đã thu hoạch được những điều sau đây dù ở mức độ khác nhau:

• Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong đọc hiểu văn bản (đọc, viết, điền vào biểu mẫu các giấy tờ quan trọng tốt hơn v.v...)

• Tự tin hơn, cải thiện được hành vi và suy nghĩ phù hợp hơn. • Hợp tác và làm việc nhóm tốt hơn • Được hỗ trợ tài chính qua các khoản vay tín dụng tiết kiệm quy mô nhỏ, cho vay

xây dựng nhà • Ra quyết dịnh phù hợp dựa trên thông tin và tham vấn đầy đủ • Lập kế hoạch tốt hơn, đặc biệt là quản lý chi phí và quản lý tài chính • Nâng cao được kỹ năng tổ chức trong giải quyết các vấn đề về quản lý nhà và hoà

nhập Tư duy của người dân dần dần thay đổi, giúp họ biết đương đầu với khó khăn và tìm ra giải pháp. NBAH qua quá trình tái định cư đã học hỏi rất nhiều và có nhiều kiến thức hơn. Qua nhiều năm người dân đã có năng lực để đối đầu với thử thách. Người dân tham gia vào các nhóm tín dụng tiết kiệm và qua đó có kinh nghiệm về ra quyết định theo nhóm. Các hộ gia đình tham gia vào hoạt động cộng đồng và tuân thủ luật lệ chung, từ đó dần quen với lối sống có kỷ luật và tổ chức. Trong môi trường mới, người dân dần dần đã cư xử tốt hơn. Họ đã học hỏi cách thức cùng đưa ra tiếng nói tập thể trong và sau quá trình tái định cư. Về khiếu nại, ban đầu đa số NBAH có xu hướng phàn nàn về các quan ngại của họ ở mức độ từng cá nhân. Về cơ bản họ không biết nhiều về việc làm thế nào để hệ thống hoá việc giải quyết vấn đề một cách có tổ chức. Dự án mang lại tác động tích cực đối với năng lực cho ngườI dân biết nhận diện vấn đề và tìm ra giải pháp. Qua dự án, sự tham gia của họ được khuyến khích, và người dân từ chỗ không có tiếng nói đã có khả năng đưa ra ý kiến. Có vài lần người dân đã cố gắng nhất trí vớI nhau để cùng đưa ra yêu cầu đề nghị cho một giải pháp nào đó. Nhược điểm của quá trình tham gia của NBAH: thay đổi chậm chạp trong cộng đồng Hiện tại, nguồn sống và tình hình kinh tế xã hội của NBAH được tái định cư tại chung cư đang rất bị tổn thương. Điều này làm họ tham gia ít hơn vào việc chia sẻ/cùng tham gia vào những quan tâm chung của cộng đồng. Một khi chợ đi vào hoạt động, việc phục hồi sinh kế sẽ thuận lợi hơn và nhờ đó người dân sẽ tham gia tích cực hơn. Tiếng nói và uy

INSTITUTIONAL STRENGTHENING - Community Participation 125

Page 128: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

THLG Canal Sanitation and Urban Upgrading Project FINAL MONITORING REPORT ON RESETTLEMENT IMPACT

tín của TCCĐ sẽ có sức thuyết phục hơn để thu hút người dân. Theo trưởng ban BQTCC Lò Gốm, đang trong những tháng đầu tiên của di dờI, đang chờ TĐC ổn định, nguyên tắc quá chặt chẽ không nên áp dụng cứng nhắc. Ngược lại, sự kiên nhẫn cũng như việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt sẽ hiệu quả hơn. Hiện tạI, BQLCC phải nhắc nhở ngườI dân trả tiền điện và nước đúng hạn. Khi những khoả mục khác bắt đầu bị tính tiền như nạo vét cống thoát, vệ sinh, BQLCC sẽ gặp khó khăn hơn trong việc vận động người dân. Cho tới cuối tháng 12 năm 2005, nỗ lực của BQLCC nhằm khuyến khích nhiều người dân tái định cư từ bỏ những hành vi không đẹp như khạc nhổ, xả rác bừa bãi, không tham gia dọn vệ sinh chung vào sáng Chủ nhật hàng tuần mang lại ít kết quả. Mặc dù NBAH được hưởng lợi ích từ dự án, một số người sẽ phàn nàn hay tránh né khi được yêu cầu đóng góp tiền mặt hoặc công lao động cho lợi ích cộng đồng. Những hành vi này có vẻ vô hại, nhưng thực ra lại gây ra những tác động rất tiêu cực tới tâm lý chung của cộng đồng. Cụ thể như sau:

• Ở khu chung cư, bốn hộ không trả tiền chiếu sáng công cộng dù họ được hưởng ánh sáng an ninh vào ban đêm. Có 15-20 hộ phàn nàn rằng số tiền họ phải trả cũng tương đương như trước tái định cư (có người còn nói rằng trước đây họ không phải trả tiền thu nhặt rác) nhưng hiện nay họ phải mang túi nilông rác đi bỏ vào thùng rác công cộng của khu chung cư. Theo kết quả giám sát và thông tin từ cộng đồng, có một số hộ thường vứt rác thải rắn từ trên cao xuống mặc dù họ đã trả phí thu nhặt rác hàng tháng.

• Ở P.BHHA, đường giao thông và xây dựng hệ thống thoát nước của dự án đã mang lại lợi ích cho nhiều hộ gia đình, với việc biến nhà của họ thành "nhà mặt tiền" với giá trị tăng lên rất nhiều. Ngoài ra đường ống nhà họ còn được kết nối miễn phí với hệ thống cống thoát nước tiện lợi của dự án. Có 5 hộ như vậy tại khu nhà số 153 (trưởng khu là ông Quân) không chịu góp tiền nâng hẻm vì cho rằng họ không con sử dụng con hẻm phía sau (đang bị ngập lụt) nữa. Có nhiều hộ lại không muốn đóng góp bởi họ sẽ không được xét vay vốn xây dựng nhà nữa (vì họ đã sửa chữa và nâng cấp nhà rồi). Những hộ này làm trì hoãn đáng kể quá trình thực hiện, gây ra ảnh hưởng tâm lý tiêu cực trong khu vực. Sau đó, họ phải chấp nhận vì có lời cảnh cáo của chính quyền phường sở tại.

• Tại khu tái đinh cư ở P.BHHA Q.BT, việc ăn cắp vặt vật liệu của dự án như đá thô, cát, gạch lát đường v.v... là phổ biến. Nhận thức của người dân địa phương tại cộng đồng tiếp nhận về lợi ích của toàn cộng đồng vẫn còn rất hạn chế. Người dân này, khi được cảnh báo về xuống cấp chất lượng xây dựng nếu vật liệu bị lấy cắp thì lạI thường mắng chửI lạI, thậm chí chửI luôn cả cán bộ dự án (hầu hết cán bộ NXH đều bị như vậy). Người dân tái định cư cũng phàn nàn rằng cộng đồng tiếp nhận có nhiều trẻ em gây tiếng ồn và phá hỏng linh tinh trong khu tái định cư phân lô.

• Ở khu nâng cấp đô thị P.11 Q.6, trước đây người dân gần như không phải đối mặt với tệ nạn xã hội nhờ hệ thống chiếu sáng công cộng do dự án nâng cấp đô thi lắp đặt (tiền điện được ngân sách nhà nước tài trợ). Cho đến nay, hệ thống không hoạt động và bị xuống cấp như đèn hỏng và nguy cơ dây điện đứt vướng vào người đi đường bởi không được bảo dưỡng. Tuy nhiên, ít người quan tâm đến việc gây quỹ bão dưỡng do cộng đồng đóng góp để duy trì hệ thống chiếu sáng này. Theo kết

INSTITUTIONAL STRENGTHENING - Community Participation 126

Page 129: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

THLG Canal Sanitation and Urban Upgrading Project FINAL MONITORING REPORT ON RESETTLEMENT IMPACT

quả khảo sát, cách nghĩ chung của các hộ cho rằng "nhà nước lắp đặt thì nhà nước phải sửa chữa", "chúng tôi chỉ sẵn sàng và có khả năng đóng góp tiền để thay đèn, những thứ khác và tiền công thợ điện đắt quá, chính quyền hay dự án phải hỗ trợ", "tại sao lại trông chờ người dân nhận trách nhiệm đó". Có ý kiến nghiêm túc hơn, cho rằng "đèn mới thay nên ổn định hơn dưới điều kiện thời tiết”.

• Trong tháng 12 năm 2005, CEP thực hiện một cuộc điều tra phỏng vấn đánh giá về tiến độ trả vốn vay của những người vay vốn xây nhà. Một người phụ nữ TĐC phân nền tự xây nhìn một cách ghen tỵ chiếc phong bì chứa 50 ngàn đồng mà cán bộ CEP tặng thưởng hiện kim cho mỗi hộ vay được phỏng vấn. Sau đó bà ta phàn nàn vớI ngườI khác rằng thật bất công khi chỉ quan tâm đến một số NBAH được hưởng ưu tiên như vay xây nhà của CEP, được nhận sạp trong chợ Lò Gốm và nay là tiền thưởng từ CEP. Bà ta nói “vậy những người bị gạt ra sẽ đừng yêu cầu ngườI ta đóng góp gì nhé”. Trên thực tế, bà ta được nhận nhiều tiền đền bù và không phải lo lắng đến việc trả nợ gì cả.

• An toàn hồ sinh học: hợp tác từ dân xung quanh rất kém, thiếu tinh thần trách nhiệm trước chính sự an toàn của mình, thiếu tinh thần tự quản. Một đội tuần tra có trách nhiệm cấm mọi người, nhất là trẻ em vào khu vực hồ sinh học nguy hiểm. Sau đó dự án sẽ cấp hàng rào bao quanh khu vực hồ. Tuy nhiên, cần phải nâng cao nhận thức của cộng đồng (cả cộng đồng tiếp nhận và người tái định cư) để tránh những cái chết đáng tiếc.

• NgườI dân có xu hướng chỉ bảo vệ những công trình công cộng ở trước nhà họ (hè, hẻm, cây xanh công cộng, cột đèn, thậm chí là một phần lòng đường) nhằm sở hữu và sử dụng chúng. Ở cả hai khu tái định cư, một số hộ sử dụng diện tích đất công để bán hàng, chủ yếu là đồ ăn và đồ uống. Một hộ trưng bày công cụ sửa xe máy ở trước nhà. Một hộ khác dựng các tấm nhựa trên hè ngay sát cạnh nhà để có chỗ sửa xe gắn máy. Hộ này đã bị cảnh cáo không dược tiếp tục trồng hoa leo lên cột đèn công cộng ở trước nhà. Buổi tối, hộ này còn dùng lòng đường để mở quán cà phê bán đồ giải khát.

• Quan sát chung cho thấy các hộ tái định cư không quan tâm đến tài sản công ở cạnh nhà. Ý thức cộng đồng về bảo vệ tài sản công còn kém và không có gì thay đổi so với trước khi tái định cư. Tại khu tái định cư ở P.BHHA Q.BT, một người đàn ông tưới nước và còn bón phân cho một cây do dự án trồng ở trước nhà. “Trong một hai năm nữa cây này sẽ cao và đẹp lắm. Cây của tôi chắc chắn sẽ đẹp nhất ở đây”. Khi được khuyến cáo là cây của mọi khối nhà đều phải đồng bộ để đảm bảo vẻ đẹp chung của toàn khu tái định cư, ông ta im lặng. Khi được khuyến nghị rằng nên đi khuyến khích các gia đình khác chăm sóc cây công cộng, ông ta thừa nhận rằng vì quá khó mà thuyết phục được ngườI khác nên ông ta sẽ không đi.

• Câu chuyện về thói quen xây dựng “lều nhỏ” và “vườn nhỏ” cạnh nhà và lấn chiếm vỉa hè:

Chẳng hạn, tại P BHHA, một bà già mới tái định cư, người dựng một “căn lều nhỏ” trước nhà và ngay sát cạnh một trạm điện, phân bua rằng đó là vì bà ta nghèo, đang nợ vốn xây nhà và tiền mua đất, mới được tái định cư và dễ bị tổn thương. Bà ta phải tiết kiệm chi phí đun nấu bằng cách thu lượm gỗ vụn từ quanh nhà. Bà ta dựng một cái lò nhỏ trong lều dùng số gỗ nêu trên để nấu ăn và đun nước phục vụ cho nhu cầu gia đình. Hoạt động nguy hiểm này thậm chi kéo dài trong vài tháng dù có lời khuyên

INSTITUTIONAL STRENGTHENING - Community Participation 127

Page 130: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

THLG Canal Sanitation and Urban Upgrading Project FINAL MONITORING REPORT ON RESETTLEMENT IMPACT

và cảnh cáo của nhiều người. Cuối cùng, chính quyền địa phương phải ra lệnh và bà ta chuyển căn lều của mình ra xa hơn tới cạnh "khu vườn nhỏ" mà bà ta và người hàng xóm sát vách đã quây lại ở khoảng đất lưu không đối diện nơi dự án sẽ tiếp tục xây dựng công trình. Hy vọng sẽ không có những công trình phụ đe doạ toàn bộ khu tái định cư như vậy. Câu chuyện trên cho thấy tác động của dự án đối với sự tham gia của người dân vẫn còn chưa nhiều. Sẽ mất nhiều năm để thay đổi hành vi và nhận thức của một số người thích lạm dụng và xâm lấn đất công vì lợi ích của riêng mình Điều đáng lo là nếu không có quy định và chế tài cụ thể trong quản lý các khu tái định cư liên quan đến cơ sở hạ tầng và đô thị hoá đông đúc, sau một thời gian, khu tái định cư sẽ trở nên lộn xộn, bừa bãi giống như tình hình trước đây.

INSTITUTIONAL STRENGTHENING - Community Participation 128

Page 131: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

IV.3. NHÓM CÔNG TÁC XÃ HỘI (NXH) GIỚI THIỆU Trong dự án, chuẩn bị về xã hội là giai đoạn trước đầu tư được thiết kế nhằm tăng cường khả năng tiếp nhận của NBAH, những đối tượng vốn dễ bị tổn thương, bị gạt ra ngoài lề của các hoạt động phát triển chính, và nhằm mang lại cho các nhóm dễ bị tổn thương lòng tin, động lực, và cơ hội giải quyết các vấn đề tái định cư. Do đó, trong vòng 7 năm (1998-2005), NXH được ngân sách tái định cư của dự án tài trợ để thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị xã hội với sự tham gia của các nhóm bị tổn thương, cộng đồng tiếp nhận, và/hoặc các nhóm nằm ngoài kênh thong tin hoặc những quá trình phát triển thông thường, các tổ chức cộng đồng và chính quyền phường trong việc:

• lập ra các nhóm tín dụng tiết kiệm làm cơ sở cho việc nâng cao quyền năng cho cộng đồng, dựa vào các nhóm cộng đồng nhỏ tự quản với hỗ trợ từ chính quyền địa phương và hỗ trợ tài chính ban đầu của dự án.

• cung cấp hỗ trợ kinh tế xã hội trước, trong và sau tái định cư cho NBAH. Dự án, thông qua NXH, tạo điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi hỗ trợ cho các hộ tái định cư ổn đinh cuộc sống: khả năng tiếp cận vốn lãi suất thấp, cơ hội việc làm (sạp hàng trong chợ), hỗ trợ giáo dục (trường tiểu học), tư vấn về tài chính, luật pháp và kỹ thuật.

ĐỘI NGŨ Trong NXH, có 4 cán bộ (2 nam và 2 nữ) dưới sự điều phối của một nữ tư vấn xã hội có kinh nghiệm. Cán bộ nữ tỏ ra phù hợp hơn khi làm việc và hỗ trợ phụ nữ trong tất các các loại hình hoạt động tái định cư, kể cả lập kế hoạch và triển khai các nhóm tín dụng tiết kiệm trong đó phụ nữ chiếm đa số. HOẠT ĐỘNG NXH, với hoạt động hàng ngày gắn với cộng đồng đã tư vấn cho NBAH và người dân tái định cư để đóng góp của cộng đồng được đưa vào thiết kế dự án và kế hoạch tái định cư. Tham vấn NBAH và thảo luận với họ được thực hiện trong quá trình chuẩn bị kế hoạch tái định cư. Một điều quan trọng là cần lưu ý rằng với cách thức tiếp cận sử dụng NXH, đại diện của nhiều nhóm đối tượng khác nhau-đặc biệt là NBAH và các tổ chức cộng đồng tham gia vào công việc của dự án, vào các uỷ ban, và vào quá trình ra quyết định ở mọi giai đoạn sau nhận diện dự án. Hỗ trợ về thể chế và cung cấp tài chính do NXH xây dựng và chuyển giao để tiếp tục tham vấn với người dân trong suốt quá trình chuẩn bị và triển khai dự án. NXH là một kết nối tích cực cho quan hệ giữa BQLDA 415, cán bộ kỹ thuật của dự án và NBAH. 100% NBAH được khảo sát đều hỏi cán bộ NXH khi cần giải đáp về các vấn đề liên quan đến tái định cư. Thông qua hoạt động tích cực của NXH từ năm 1998, NBAH đã được cung cấp thông tin và tư vấn về các phương án đền bù và thủ tục khiếu nại. Thông tin, chính sách, kế hoạch và hoạt động triển khai của quá trình tái định cư được cập nhật trong quá trình tham gia

129

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - Nhóm Công Tác Xã Hội

Page 132: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

cho NBAH qua tất cả các đối tượng có liên quan. Sự quan tâm đặc biệt được dành cho các gia đình có phụ nữ làm chủ hộ và các nhóm dễ bị tổn thương khác như gia đình đông ngườI và thu nhập thấp, và những hộ được nhận ít tiền đền bù nhà do sống trên dòng kênh. Trợ giúp phù hợp của NCTXh đã giúp họ được nhận vốn vay xây nhà có lãi suất được trợ cấp. Và ở mức độ nhất định trong quá trình xây dựng NXH cũng giúp hộ dân xoay sở vớI tình trạng xây dựng để có được căn nhà tái định cư chất lượng cao hơn. Trước, trong và sau khi tái định cư, NCTXH tích cực trợ giúp và cung cấp thông tin và trợ giúp để các hộ gia đình có khả năng thích ứng với thay đổi và khó khăn trong phục hồi sinh kế. NXH thuờng xuyên nhắc nhở về các khoản vay tái định cư để các hộ có kế hoạch tài chính phù hợp và biết giới hạn chi tiêu, khuyến khích các hộ tiết kiệm càng nhiều càng tốt, và tham gia nhóm tín dụng tiết kiệm. Về phục hồi sinh kế, NXH tìm kiếm cơ hội việc làm cho người dân tái định cư, hỗ trợ trong đào tạo nghề để họ mở kinh doanh nhỏ chuẩn bị cho việc chợ Lò Gốm đi vào hoạt động. Để tạo điều kiện cho các hoạt động cho vay hiện có, NXH cũng làm việc với CEP để triển khai cho vay sửa chữa nhà và cho vay tạo thu nhập. Nỗ lực không ngừng của NXH trong chương trình đào tạo môi trường trong cộng đồng về đổ rác, phân loại rác tại nguồn, và duy trì dịch vụ thu gom rác đã góp phần dần dần làm thay đổi hành vi của cộng đồng theo hướng thân thiện hơn với môi trường. NXH tiếp tục cách thức tiếp cận cùng tham gia để giúp người dân thêm hiểu biết, giúp các gia đình biết tự vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu sau tái định cư. Các gia đình được khuyên nên đi thăm hỏi nhiều hơn để có điều kiện học hỏi rút kinh nghiệm. THÁCH THỨC Đây là dự án thí điểm do TPHCM thực hiện với sự tham gia quy mô của một độI công tác xã hộI song song với nhóm hỗ trợ kỹ thuật. Cán bộ NXH gần gũi với cộng đồng qua việc thăm hỏi các hộ gia đình và qua các nhóm tín dụng tiết kiệm. Khi NXH làm việc trong cộng đồng, người dân thường nói nhiều về khó khăn, kêu ca phàn nàn, nhiều người khác phản ứng tiêu cực, chửi bới tục tằn thậm chí còn nói lật lọng. Thật sự là thử thách cho cán bộ NXH phải chuẩn bị tâm thế để giữ bình tĩnh, kiên nhẫn và biêt lắng nghe. Do dễ dàng tiếp cận các cán bộ xã hộI nhất, NBAH tìm thấy ở họ nhiều lời khuyên và hỗ trợ nhất trong việc giảI quyết các lo lắng của họ. Do đó, NXH có vai trò quan trọng đến nỗI đòi hỏi NXH phải thấu hiểu, sáng suốt, không định kiến, tận tụy và dành thời gian để tìm hiểu các khó khăn và đưa ra giải pháp cho NBAH. Các bài học rút ra từ hoạt động của NXH:

• Điều thiết yếu là nhóm phải có người đứng đầu có đủ năng lực để lãnh đạo nhóm trong lập kế hoạch, thực thi và chuẩn bị tinh thần đối phó với sức ép và đòi hỏi không ngừng từ NBAH, TCCĐ, chính quyền địa phương và các bên hữu quan khác.

• Cán bộ nhóm phải càng gần gũi với NBAH và các bên hữu quan càng tốt, để qua đó huy động họ tham gia vào dự án kịp thời. Đồng thời, nhóm cần tìm hiểu những

130

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - Nhóm Công Tác Xã Hội

Page 133: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

khó khăn của cộng đồng như thông tin sai lệch, hiểu sai, các nhân tố cản trở, gây ách tắc quá trình triển khai, sự tham gia hời hợt, và tìm kiếm nhu cầu, phản hồi và khiếu nại để báo cáo lại cho ban quản lý dự án và các cơ quan hữu quan nhằm có được hỗ trợ và hướng dẫn.

• NXH cần được đào tạo và nâng cao năng lực để có khả năng giải quyết những vấn đề kỹ thuật có liên quan khi cần thiết trong dự án, chẳng hạn vấn đề xây dựng nhà.

• Cán bộ nhóm phải không có định kiến với cá nhân nào, đồng thời cũng không được thiên vị, giúp đỡ quá nhiều người nào. Kinh nghiệm trong dự án cho thấy những cách nghĩ cực đoan như vậy trong những nhiệm vụ cụ thể sẽ gây ra những tác động xấu trong dài hạn, chẳng hạn:

- ủng hộ chủ quan và mù quáng một nhà xây dựng tư nhân, người sau đó tỏ ra thiếu trách nhiệm trong đảm bảo chất lượng xây dựng cho 28 hộ phân lô tự xây nhà.

- dễ dàng thông qua đề nghị vay vốn xây nhà tái định cư của một hộ chuyên cho vay chợ đen, và sau đó khoản vay này lại được sử dụng để cho vay nặng lãi nhằm kiếm lãi suất cao. Điều này ảnh hưởng xấu đến sinh kế của một hộ TĐC khác và đã cố tình thúc ép hộ này phải bán nhà tái định cư. Sau khi dự án rút đi, đối tượng cho vay nặng lãi này sẽ là một nhân tố đe doạ kết quả tái định cư bền vững của dự án.

131

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - Nhóm Công Tác Xã Hội

Page 134: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

IV.4. TCCĐ – BAN GIÁM S ÁT CỘNG ĐỒNG (BGSCĐ) 1) BAN GIÁM S ÁT CỘNG ĐỒNG P.11, Q.6 Thành lập:

1. Họp cộng đồng để thông báo nội dung và tiến độ triển khai kế hoạch. Bầu BGSCĐ, thành viên từ dân NBAH, lãnh đạo khu phố, các tổ trưởng các lô nhà chung cư và đại diện của người dân trong cộng đồng. Có 8 nam giới và 2 phụ nữ. Một phụ nữ sau đó thay chồng làm thành viên nhóm.

2. Quy tắc của ban được soạn thảo với sự hỗ trợ của NXH, có thảo luận với nhà thầu xây dựng và báo cáo cho cơ quan cấp trên, cụ thể như sau: -Thành viên BGSCĐ

-Chức năng, hoạt động, quy chế hoạt động -Tổ chức và triển khai thực hiện 3. BQLDA 415 với chữ ký của tư vấn của NXH, UBND Q.6 và UBND P.11.Q6 cùng ban hành quyết định thành lập BGSCĐ

Với hỗ trợ kỹ thuật của BQLDA 415 cho BGSCĐ từ khi thành lập, cán bộ dự án kết hợp chặt chẽ với ban để cung cấp cho các thành viên:

1. Đào tạo về lý thuyết và thông tin kỹ thuật hiện trường. 2. Cán bộ kỹ thuật của dự án thường xuyên giải thích và giới thiệu đầy đủ thông tin

về xây dựng, kiến thức cơ bản về bản vẽ kiến trúc chi tiết (vật liệu, sơ đồ trình bày), các kỹ thuật xây dựng có liên quan và kinh nghiệm xây dựng.

3. Cơ chế hoạt động như sự công nhận chính thức và tư cách pháp nhân cho các thành viên với quyết định chính thức do các cơ quan quản lý có liên quan ban hành (BQLDA 415, UBND P.11 Q.6)

4. Hỗ trợ và khuyến khích BGSCĐ trong quan hệ với các bên có liên quan như đơn vị xây dựng/nhà thầu.

5. Trợ cấp cho BGSCĐ được lấy từ ngân sách của dự án. Trong những tháng phải làm việc nhiều, mỗi người được hỗ trợ 25.000 đồng/ngày (200.000-300.000/tháng). Từ tháng 11 năm 2005, khi phần lớn công việc đã được thực hiện, số tiền trên bị cắt giảm.

Nhiệm vụ thực tế hàng ngày của các thành viên BGSCĐ là giám sát và theo dõi hoạt động của các đơn vị xây dựng liên quan đến vật liệu sử dụng so với dự toán, chất lượng xây dựng, và công việc triển khai so với kế hoạch. BGSCĐ tham gia giám sát việc duy tu cơ sở hạ tầng, môi trường và bảo vệ an toàn trong khu vực tái định cư và các khu vực xung quanh của dự án 415 BGSCĐ tổ chức lịch làm việc tại hiện trường nhằm tạo điều kiện quan hệ tốt với công nhân và cán bộ giám sát kỹ thuật của dự án với các nhiệm vụ như sau:

-Lịch làm việc của từng thành viên -Nhật ký công trường -Báo cáo giám sát hoạt động của ban -Phản hồi và khuyến nghị của ban, phản hồi của các cơ quan hữu quan -Họp hàng tháng để chia sẻ thông tin và rút kinh nghiệm

132

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - CBO-Ban Giám Sát Cộng Đồng

Page 135: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

2) BAN GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG TẠI KHU PHÂN LÔ TĐC P.BHHA, Q.BT Thành lập và các thành viên: Từ tháng sáu năm 2004, công việc đào đắp ban đầu được triển khai tại khu tái định cư và BGSCĐ được thành lập với thành viên là 6 người dân tái định cư thuộc P.11 Q.6 (4 nam và 2 nữ) thuộc thành phần người dân tái định cư tại chỗ và một đại diện của chính quyền địa phương - Trưởng Khu phố 7. Trợ cấp mỗi thành viên được nhận là 100.000 đồng. Khi việc xây dựng cơ sở hạ tầng sắp hoàn thành, trách nhiệm giám sát giảm nhiều, do đó, BGSCĐ họp vào tháng 10 năm 2005 để giải tán nhóm cũ và thành lập nhóm mới gồm 4 người (3 thành viên cũ và 1 thành viên mới – tổ trưởng dân phố với tư cách là đại diện của chính quyền địa phương. Trợ cấp vẫn ở mức 100.000 đồng/người. Các bước thành lập của BGSCĐ tại khu tái đinh cư P.BHHA Q.BT tương tự như tại P.11 Q.6 với quyết định thành lập bằng văn bản, quy định và lịch công tác. Tuy nhiên, trách nhiệm giám sát không nặng như đối với việc xây dựng khu chung cư, xây chợ và lát bờ kênh tại P.11 Q.6. Quy trình báo cáo cũng đơn giản và ngắn gọn hơn, chủ yếu dựa vào vai trò hướng dẫn của một cán bộ của NXH - người phụ trách mảng công việc giám sát cộng đồng. Cán bộ này báo cáo cho BQLDA 415 để xin hỗ trợ và hướng dẫn. Kinh nghiệm của các thành viên BGSCĐ:

• Học hỏi từ người dân trong cộng đồng để hoạt động và phục vụ cộng đồng tốt hơn, do đó các cuộc họp định kỳ được tổ chức để giải thích và giải quyết các quan ngại của cộng đồng.

• Làm việc với đơn vị xâu dựng và công nhân một cách khôn khéo để giám sát công việc của họ, giám sát chất lượng vật liệu, đạt được sự hợp tác và điều phối hữu nghị của họ để tránh rủi ro phá hoại. Mặt khác, nhóm quyết tâm không nhượng bộ, đòi hỏi đơn vị xây dựng và công nhân làm theo đúng hợp đồng, loại bỏ những hạng mục không đạt chất lượng mà làm lại cho đúng yêu cầu chất lượng.

• Luôn có mặt ở hiện trường, luôn quan sát kỹ lưỡng để tìm ra nguyên nhân các vấn đề trong quá trình xây dựng.

• Báo cáo, phản hồi và khuyến nghị cho BQLDA 415 để có giải pháp kịp thời. • Phân công hai thành viên chịu trách nhiệm giám sát cả ngày hàng tuần. • Tham gia vào đào tạo và học hỏi từ cán bộ dự án cũng như hỗ trợ kỹ thuật. • Phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các thành viên một cách có hiệu quả. • Dần thu thập kinh nghiệm, nâng cao sự tự tin và lòng tin của cộng đồng thông qua

quá trình học hỏi bất chấp những thách thức ban đầu. • Hiểu sâu sắc rằng chất lượng xây dựng là vì lợi ích của cộng đồng trong đó có cả

các thành viên của ban. Thuận lợi và thách thức của BGSCĐ Thuận lợi:

• Bởi là người dân trong cộng đồng sống gần khu vực dự án nên họ có thể giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng, giám sát chất lượng vật liệu và công việc của đơn vị xây dựng và công nhân. Vào ban đêm họ là lực lượng bảo vệ hiệu quả cho khu vực xây dựng. Họ có thể tìm ra các vấn đề phát sinh để báo cáo cho dự án và đơn vị xây dựng.

133

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - CBO-Ban Giám Sát Cộng Đồng

Page 136: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

• Dự án thường xuyên có các hình thức khuyến khích phù hợp như trợ cấp hàng

tháng, hỗ trợ kỹ thuật, điều phối từ cán bộ dự án và chính quyền địa phương.

Thách thức: • Thành viên BGSCĐ từ cộng đồng nghèo, thiếu nhiều kỹ năng giám sát và kiến

thức chuyên môn về xây dựng, đặc biệt là xây dựng vớI kết cấu phức tạp cao tầng chung cư và cơ sở hạ tầng cơ bản phức tạp hơn nhiều so với xây dựng một ngôi nhà nhỏ.

• Vì nhiều lý do, ban chịu sự chỉ trích và sức ép từ người dân trong cộng đồng, đặc biệt là vào giai đoạn mới hoạt động (họ bị chế nhạo là Ban “ám sát cộng đồng”). Chẳng hạn, những người bán nước cho câu lạI đã lăng mạ ông Nhị, một thành viên BGSCĐ, khi ông này cùng nhân viên công ty cấp nước đi xem xét hiện trường. Một số đối tượng buôn bán ma tuý, mại dâm, tội phạm cũng không thích bất cứ sự cải thiện nâng cấp nào. Tuy nhiên, dưới sự giám sát và bảo vệ của cộng đồng, không có hành vi phá hoại kỹ thuật và quá trình xây dựng các công trình điện, nước, chiếu sáng công cộng, xây hẻm được thực hiện tốt và đúng hạn.

• BGSCĐ phải đối phó với vấn đề ăn cắp vật liệu và dụng cụ xây dựng.

134

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - CBO-Ban Giám Sát Cộng Đồng

Page 137: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

IV.5. TCCĐ - CÁC ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÁI ĐỊNH CƯ 1) BAN QUẢN TRỊ CHUNG CƯ LÒ GỐM (BQTCCLG) Thành lập và thành viên: Các bước thành lập BQTCCLG tương tự như đối với BGSCĐ, với các thành viên được những người tái định cư chung cư bầu ra, quyết định thành lập bằng văn bản, có quy chế, lịch làm việc. Hiện có 2 thành viên nam và một thành viên nữ. Phòng cộng đồng trong chung cư là nơi hội họp chính của BQTCCLG. Phòng cộng đồng cũng được dùng cho các cuộc họp của người dân tái định cư chung cư, các cuộc họp xã hội, hoạt động của trẻ em, tiếp các đoàn khách. Địa điểm này được trang bị một đôi loa do một tổ trưởng dân phố trong chung cư tặng, một bộ máy tính (quà của một tổ chức xã hội), và một giá sách do dự án cung cấp với một phần sách do người dân hiến tặng. Quỹ Bảo trì chung cư đã được lập ra với sự đồng ý của tất cả dân TĐC chung cư, và quỹ này sẽ trang trải các chi phí chung. Quỹ được gây bằng cách tự khấu trừ vào tiền nước sinh hoạt. Mỗi hộ trả 4000 đồng/m3 trong đó 3000 đồng/m3 được trả cho công ty nước, 500 đồng/m3 trả tiền điện máy bơm và 500 đồng/m3 còn lại được giữ trong quỹ. Quỹ có một tài khoản ngân hàng, 2 đồng chủ tài khoản là ông Trương Quế Nghĩa và ông Trương Quốc Tường –Trưởng và Phó BQTCCLG. Sổ sách tài khoản do thư ký của BQTCCLG, bà Châu Thị Giã giữ. Chi phí được phân loại thành "khoản lớn" và "khoản nhỏ" mặc dù mức cụ thể thế nào là "lớn" hay "nhỏ" chưa được quy định và chưa thông qua bởI cộng đồng. Việc thông qua một khoản chi tiêu cụ thể được quyết định như sau:

• Khoản tiền nhỏ như ăn uống nhẹ trong cuộc họp và tiếp khách do BQTCCLG

quyết định. • Khoản lớn như chi phí bảo trì và mua sắm sẽ họp cộng đồng để quyết định.

Trợ cấp cho thành viên của BQTCCLG: BQLDA415 cấp 200.000đ cho mỗi thành viên. Công ty dịch vụ công ích A cũng hỗ trợ thêm 300.000 đồng/tháng từ tiền tạm thời cho thuê 9 kho nhỏ với giá 20.000 đồng/m2/tháng. Hiện nay thu nhập từ cho thuê kho này được dùng để chi phí nước uống cho các cuộc họp của BGSCĐ, trả một phần tiền điện chiếu sáng hành lang chung cư (thực tế cần khoảng 320.000 đồng/tháng/72 căn hộ, tức là 4000 đồng/tháng/hộ trong khi đóng góp hiện là 3000/tháng/hộ). Về lâu dài trợ cấp cho các thành viên của ban phần nào sẽ phụ thuộc vào thu nhập từ chợ Lò Gốm. Cơ chế quản lý chung cư: được hỗ trợ bởi dự án và chính quyền địa phương, 3 khu chung cư A1, A2, B1 được chia thành 3 tổ dân phố tương ứng thuộc P.11 Q.6 trực thuộc trực tiếp UBND phường. Trong phối hợp với 3 tổ dân phố, nhiệm vụ của thành viên BQTCCLG là quản lý các vấn đề nhất định của chung cư như nước, điện, duy tu, và hoạt động như cầu nối giữa người dân tái định cư chung cư và Công ty dịch vụ công ích A trong các hợp đồng nhà. Các thành viên BQTCCLG và tổ trưởng dân phố luôn có mặt trong các cuộc họp về quản lý chung cư.

135

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - CBO-Đơn Vị Quản Lý Tái Định Cư

Page 138: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Ngoài ra, một Ban Vệ sinh Môi trường được thành lập với nhiệm vụ khuyến khích bảo vệ môi trường. Quỹ về vấn đề này cũng sẽ được lập ra. Thách thức đối với BQTCCLG:

• Thiếu kinh nghiệm quản lý chung cư, đặc biệt là việc bảo trì tài sản chung: dự án đã tổ chức một buổI tập huấn về quản lý tài sản chung cư cho thành viên BQTCCLG và tất cả người dân TĐC chung cư. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục đào tạo về kỹ năng quản lý khi xử lý các vấn đề thực tế trong một chung cư chi phí thấp. Việc tham quan các khu chung cư khác đã được tổ chức để giúp các thành viên về vấn đề này. Ngoài ra, tập huấn về kỹ năng phát triển cộng đồng cho các thành viên BQTCCLG và tổ trưởng dân phố là hết sức cần thiết.

• Hiện tại, thiếu một quyết định chính thức về trách nhiệm cụ thể của các thành viên BQTCCLG. Các thành viên không nắm rõ trách nhiệm chính thức của họ là gì. Để hỗ trợ công việc của BQTCCLG và xử lý các vấn đề về chung cư một cách tự tin hơn, cần có một quyết định bằng văn bản của UBND phường quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của BQTCCLG, tổ trưởng dân phố và sự phối hợp giữa họ.

• Người dân TĐC chung cư tham gia và đóng góp còn hạn chế bởi họ còn gặp khó khăn trong giai đoạn đầu sau tái định cư. Việc tái định cư của người dân cần bền vững từ phục hồI tạo thu nhập đến phục hồi sinh kế, sau đó họ mới sẵn sàng hơn trong việc đóng góp vào các hoạt động của chung cư.

Khuyến nghị đối với hoạt động của BQTCCLG: *Duy trì và phát triển một lối sống văn minh cho người dân tái định cư chung cư *Khuyến khích cộng dòng tham gia vào quản lý chung cư. Có một số vấn đề cần quan tâm: - Bảng tin cần được in chữ lớn để người dân đọc dễ dàng. - Hòm thư ý kiến cần được đặt tại nơi dễ thấy để người dân có thể góp ý kiến.

- Loa công cộng chỉ cần đọc những thông báo cần thiết và không hoạt động vào thời gian mọi người nghỉ ngơi. - Cần có một sơ đồ tổ chức của BQTCCLG và tổ dân phố (có thể dùng các bản vẽ của trẻ em để khuyến khích chúng tham gia vào các hoạt động có ích) và phát cho từng nhà. - Cần phân định rõ và công bố trách nhiệm của tổ trưởng dân phố, thành viên TQLCC, và có kỷ luật cho bất kỳ hộ nào có liên quan đến việc làm sai lạc thông tin và hành vi xấu có hạI cho lợI ích chung.

2)BAN TỰ QUẢN KHU PHÂN LÔ TÁI ĐỊNH CƯ P.BHHA Q.BT (BTQTĐC) BTQTĐC được tự thành lập với sự khuyến khích của BQLDA 415. Một số người có uy tín được người dân tái định cư bầu ra và không có quyết định thành lập chính thức. BTQTĐC gồm hai nam giới và một phụ nữ nhưng trên thực tế chỉ có nam giới là có hoạt động. Họ làm việc từ đầu năm 2005, không có quy chế hoạt động cụ thể mà chủ yếu là tham gia tự nguyện hỗ trợ dự án. Do đó, TTQ không thực sự có trách nhiệm về hành chính.

136

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - CBO-Đơn Vị Quản Lý Tái Định Cư

Page 139: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Thành viên của BTQTĐC không nhận được trợ cấp bằng tiền. Hỗ trợ kỹ thuật của dự án còn hạn chế, chỉ có một khoá học về phát triển công đồng trong tháng 6 năm 2006. Theo quan sát và thông tin của cộng đồng, TTQ hoạt động không có sứ mệnh rõ ràng và không giúp đỡ người dân tái định cư một cách hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh UBND P.BHHA dự định chia 3 lô TĐC B,C,D, mỗi lô sẽ được nhập vào một tổ dân phố cụ thể sát bên của cộng đồng tiếp nhận. Người dân phân nền tự xây với hỗ trợ của NXH đang xin thành lập một tổ dân phố riêng cho toàn khu tái định cư. Bởi người dân tái định cư quen biết nhau, có chung cơ sở hạ tầng sẽ dễ dàng hơn cho quản lý hành chính. Một tổ dân phố thông thường phải được luật pháp công nhận trước khi được nhận những lợi ích về hành chính như trợ cấp của Nhà nước cho tổ trưởng. Theo người dân tái định cư, hợp nhất vào với cộng đồng tiếp nhận về lâu dài có thể gây ra một số trở ngại, xung đột, và tranh cãi. Tuy nhiên, khó khăn chính là UBND phường không có ngân sách cho tổ dân phố mới trong khi thành phố chưa cấp chỉ thị nào. Quyết định về việc hợp nhất với cộng đồng tiếp nhận hay tách thành tổ dân phố riêng vẫn còn được để ngỏ.

137

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - CBO-Đơn Vị Quản Lý Tái Định Cư

Page 140: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

IV.6. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG: Chính quyền địa phương cũng nằm trong số các đối tượng hưởng lợi của dự án, đặc biẹt là đối với hoạt động xây dựng năng lực. Trong quá trình thực hiện dự án, chính quyền địa phương tham gia vào tất cả các giai đoạn. Họ cũng là đối tác của dự án, đóng những vai trò quan trọng như hợp tác, điều phối, hỗ trợ, và giám sát. Để kết quả của dự án được bền vững, sự tham gia của chính quyền địa phương trong quản lý sau dự án có tầm quan trọng sống còn. Chính vì thế, nâng cao năng lực thể chế cho chính quyền địa phương về khả năng giải quyết các vấn đề về môi trường, nhà ở và tái định cư, và các vấn đề kinh tế xã hội là một mục tiêu chính của dự án. Nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề về môi trường Quản lý chất thải và giáo dục về môi trường *Quản lý rác thải: Vận hành và hỗ trợ việc chuyển giao các xe chở rác ở Trạm trung chuyển rác Bà Lài từ BQLDA 415 sang Công ty dịch vụ công ích Q.6 sẽ tạo cơ hội cho cơ quan địa phương trực tiếp giải quyết vấn đề thu, đổ và quản lý rác. UBND phường cũng hỗ trợ quản lý rác ở chung cư Lò Gốm và khu phân lô tái định cư P.BHHA D.BT. Chính quyền cuối cùng cũng đã học hỏi cách thức giám sát và khuyến khích cộng đồng đi đúng hướng ngay cả khi dự án đã kết thúc. * Phân loại rác và giáo dục môi trường: đã có các hoạt động như tập huấn nâng cao nhận thức, họp và thông báo cộng đồng, nhắc nhở các nhóm tín dụng tiết kiệm, huy động sự tham gia của trẻ em. Các kết quả còn hạn chế bởi thay đổi hành vi của người dân mất nhiều thời gian và công sức. Vấn đề: Các hoạt động tuyên truyền về môi trường và làm sạch vùng và điểm ô nhiễm luôn được thực hiện theo từng dịp, đặc biệt là trước những sự kiện đặc biệt của địa phương hay theo chỉ đạo từ trên xuống. Điều này cho đến nay vẫn không được lên kế hoạch để thành trách nhiệm thường xuyên bảo vệ môi trường đốI với cộng đồng và chính quyền. Nhìn chung Hội Chữ thập đỏ là đoàn thể duy nhất gánh trách nhiệm này. Thiếu các chương trình định kỳ là nguyên nhân của việc người dân địa phương chậm thay đổi các hành vi gây hại cho môi trường.

Nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề về tái định cư và nhà ở Với hỗ trợ kỹ thuật của dự án, chính quyền địa phương đã thu được một số kinh nghiệm về quản lý nhà bao gồm những vấn đề liên quan đến nhà ở như giấy tờ xây dựng, quy hoạch đô thị, và vốn cho vay để sửa chữa/xây mới nhà. Nhà ở tái định cư cho dân cư thu nhập thấp luôn cần một số cơ sở hạ tầng quan trọng khác như điện, nước, số nhà, chiếu sáng công cộng, nâng cấp đường giao thông và xác nhận quyền sở hữu. Những ván đề này chắc chắn sẽ cần được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan hữu quan ở nhiều cấp. Đặc biệt ở cấp phường, chính quyền địa phương cần nâng cao năng lực của mình trong việc quản lý nhà ổ chuột để đối phó với những thách thức ngày càng tăng của nhà đô thị như chung cư và các khu tái định cư có tổ chức.

138

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - Chính quyền địa phương

Page 141: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Chia sẻ thông tin, phối hợp giữa chính quyền địa phương với các cơ quan thực hiện khác như Công ty Dịch vụ công ích, các Ban Quản lý Tái định cư sẽ rất hữu ích cho việc quản lý nhà ở về lâu dài..

Nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề kinh tế Việc tham gia các nhóm tín dụng tiết kiệm đã rất có ích cho một số hộ dân kể từ năm 2000. Trong quá trình tái định cư, quản lý nhóm và tín dụng tiết kiệm là một kinh nghiệm quý giá đối với chính quyền phường. Hiện người dân biết rằng hoạt động tín dụng tiết kiệm được chính quyền phường quản lý (UBND, Hội Phụ nữ). Dần dần, người dân trở nên quen với tín dụng cộng đồng và nhiều người có đủ điều kiện tham gia các chương trình tín dụng nhỏ tại địa phương. Đây được coi là một giải pháp khả thi để giải quyết cho khó khăn kinh tế trong cộng đồng.

Quản lý chợ Lò Gốm trong tương lai: đã có thảo luận về cơ chế quản lý chợ khi chơ đi vào hoạt động. UBND Phường rất có thể sẽ là đơn vị chủ quản, còn công việc quản lý hang ngày do một Ban Quản lý chợ sẽ được thành lập đảm nhiệm. Bên cạnh đó, cũng phải tính đến tham gia của một số cơ quan địa phương liên quan đến một số hoạt động chợ, chẳng hạn Công ty Dịch vụ Công cộng quận 6 sẽ thu nhặt chất thải rắn khi chợ vận hành. Trước khi dự án kết thúc, việc chuẩn bị các tiêu chuẩn hưởng lợi, quy chế hoạt động và một cơ chế quản lý có hiệu quả lâu dài cho chợ Lò Gốm phải được chia sẻ với chính quyền địa phương. Trong quản lý hoạt động của chợ, các bên có lien quan sẽ có cơ hội nâng cao năng lực và kinh nghiệm quản lý.

Nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề xã hội Trong nhiều năm, ở một số khu vực thu nhập thấp, những hành vi phạm tội như sử dụng/buôn bán ma tuý, mại dâm, trộm cắp/cướp giật rất khó giải quyết. Hợp tác với dự án, chính quyền địa phương đã kiềm chế những tệ nạn này rất hiệu quả trong vùng dự án. Các cộng đồng đã nâng cao được năng lực và kinh nghiệm rất đáng kể về vấn đề này. Chính quyền địa phương tiếp nhận những người mới đến với sự lo ngại. Trong khi đó, người dân tái định cư vẫn còn thụ động, đặc biệt là khi giải quyết các thủ tục giấy tờ và tì kiếm thông tin từ cấp phường và quận. Nguyên nhân là họ chưa được đăng ký chính thức là người địa phương, do đó không hợp tác đầy đủ được với chính quyền. Cả hai phía đều đang trong quá trình tìm hiểu lẫn nhau. Hy vọng trong tương lai, cộng đồng tiếp nhận sẽ có khả năng thúc đẩy quá trình này tốt hơn nữa. Chính quyền địa phương có thêm năng lực, kinh nghiệm và hiểu biết để làm việc với cộng đồng Có cơ hội cho chính quyền địa phương thu thập kinh nghiệm, năng lực, kiến thức, chẳng hạn các khoá đào tạo, hội thảo cung cấp những thong tin hữu ích được tổ chức cho lãnh đạo, nhân viên thừa hành. Ví dụ, tập huấn về tổ chức và phát triển cộng đồng với hỗ trợ của một đơn vị tập huấn chuyên nghiệp được thực hiện vào tháng 6 năm 2005 tại

139

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - Chính quyền địa phương

Page 142: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

P.BHHA. Theo quan sát, phương pháp huấn luyện tại cộng đồng có vẻ chưa phù hợp với những người mù chữ và trình độ văn hoá thấp. Chẳng hạn, tập huấn về phân loại rác cần những công cụ minh hoạ thực tế để học viên thấy hấp dẫn. Các hoạt động giao lưu chia sẻ kinh nghiệm được tổ chức nhằm làm phong phú kinh nghiệm thực tế và để học hỏi từ các chuyến tham quan một số chương trình thành công ở những địa phương khác. Thông qua triển khai dự án, có nhiều mối quan hệ và kết nối được xác lập để hỗ trợ các hoạt động hiện nay và trong tương lai của chính quyền địa phương như các TCCĐ (cơ quan phối hợp triển khai dự án) và BQLDA 415 (cơ quan thực hiện). Chính quyền địa phương đưa ra phản hồi đối với quá trình lâp kế hoạch và triển khai. Qua các cuộc họp và phối hợp với NBAH trong các hoạt động tái định cư, các cơ quan chính quyền địa phương có liên quan hiểu được lợi ích chung, ảnh hưởng và quan hệ quyền lực. Hỗ trợ từ chính quyền địa phương đối với việc triển khai dự án Chính quyền P.11 Q.6 Trong các năm thực hiện dự án, các vị lãnh đạo khu vực trở nên hiểu sâu sắc và ủng hộ tất cả hoạt động của dự án. Họ cung cấp hỗ trợ một cách nhiệt tình cho quá trình tái định cư. Đặc biệt, chính quyền phường quen với cách thức tiếp cận “từ dưới lên” và cơ chế cùng tham gia do dự án giới thiệu. Ngoài ra, nhân viên dự án được tạo điền kiện tốt để làm việc tự do linh động vớI ngườI dân địa phương. Các hoạt động hàng ngày trong vùng dự án được tiến triển vớI những đòi hỏi tối thiểu từ chính quyền địa phương về thủ tục và sự can thiệp. Dự án đã được tin tưởng tại P.11 Q.6, nhiều cơ quan tham gia vớI dự án như Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Công an v.v… Chính quyền P.BHHA Q.BT Do các hoạt động tái định cư chỉ bắt đầu từ cuối năm 2004 tại khu phân lô tái định cư, chính quyền địa phương gần đây mới phải đối phó với một số vấn đề có liên quan. Bên cạnh đó, hoạt động của NXH và giám sát độc lập còn là điều quá mới mẻ với họ. Vì thế phối hợp và hợp tác của chính quyền địa phương vẫn còn hạn chế, nhất là ở cấp khu phố và tổ dân phố. Tuy nhiên, sự hợp tác này đang thay đổi với việc cán bộ dự án hoạt động tích cực tại địa phương.

140

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ - Chính quyền địa phương

Page 143: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

KẾT LUẬN

TÁC ĐỘNG TĐC Trong quá trình TĐC bắt buộc này, người dân chịu ảnh hưởng được xem là bên có liên quan đầu tiên, được định nghĩa là thành phần bị mất mát do hậu quả TĐC, tất cả tài sản vật chất và phi vật chất của họ bao gồm nhà ở, cộng đồng nương tựa, đất sản xuất, các nguồn lực như tài sản thương mại, chỗ ở cho thuê, cơ hội tạo thu nhập, các liên kết và họat động văn hóa xã hội, các địa điểm văn hóa quan trọng. Những mất mát như vậy gây ra các tác động tạm thời và lâu dài. Bản chất các tác động mà người dân chịu ảnh hưởng được đúc kết từ thống kê và khảo sát. Vì có 6 lọai hộ dân chịu tác động liên quan đến TĐC và NCĐT, các vấn đề cần quan tâm cho mỗi lọai khác nhau. Hiện tại, mức thỏa mãn hài long nói chung ở mức trung bình 50-60% đối với TĐC chung cư và TĐC phân lô tự xây trong khi chỉ có 10% TĐC tự lo hài long với việc TĐC. Mức độ hài long có thể gia tăng sau đó khi người ta có nhiều lợi ích hơn do dự án hòan thành công tác xây dựng, khi họ quen với cuộc sống mới và định cư ổn định. Việc di dờI đã tạo ra những tác động tích cực lẫn tiêu cực cho cho ngắn hạn và dài hạn. Hiện tạI thì có một số tác động tích cực và tiêu cực nào đó thường được đề cập nhiều nhất. Tích cực thì là điều kiện sống tốt hơn như nhà mớI, môi trường cảI thiện và tiện nghi vệ sinh sạch sẽ. Tiêu cực gồm có nợ tài chính, giảm thu nhập kinh doanh, các chi phí và khó khăn do mất các nguồn sinh kế trước đây, lo lắng về các dịch vụ xã hộI, khó khăn tạm thờI do thi công xây dựng cấp tập quanh các khu vực TĐC. Khu vực TĐC nếu được bố trí ngay tạI chỗ hay gần nơi sống trước đây cho ngườI nghèo thì ít tạo ra tác động lên cuộc sống của họ. Về ngắn hạn, dân P.11 Q.6 di dờI vào chung cư có chợ kề bên ngay tạI nơi ở cũ hoặc các hộ TĐC tạI chỗ ở P.BHHA Q.BT ít chịu tác động về láng giềng, khoảng cách xa, đi lạI, các dịch vụ văn hoá/xã hộI, chính quyền địa phương mớI, các cơ hộI việc làm cụ thể. Tuy nhiên, về dài lâu, dân TĐC vào chung cư có thể sẽ gặp thử thách liên quan đến trách nhiệm chung cho duy tu bảo dưỡng và lo về chất lượng nhà chung cư. ĐốI vớI dân vào khu phân lô, xây nhà riêng tạI một nơi xa chỗ ở cũ thì đang đốI mặt vớI một số những trở ngạI nêu trên nhưng họ hưởng nhiều riêng tư tự do hơn, cảnh quan sống tốt hơn và thịnh vượng kinh tế của một khu vực đang phát triển đô thị hoá nhanh chóng. Tình trạng hiện tạI của những ngườI TĐC tự lo: Hầu hết họ hiện nay rất thê thảm so vớI các hộ dân TĐC theo dự án vào khu phân lô hay vào chung cư. Đặc biệt, nhận một khoản tiền đền bù nhỏ nhoi không đủ để mua một lô đất hay nhà có tương lai, vì vậy, họ chỉ có thể mua ở những nơi có thể sau này lạI bị giảI toả, hoặc chủ quyền nhà và đăng ký nhân hộ khẩu có thể rất khó, lạI còn nỗI khổ phảI câu điện câu nước rất tốn kém. Một số di dờI đến những vùng xa để mua được nhà rẻ hơn một chút. Tuy nhiên họ lạI phảI chịu những chi phí đi lại/phương tiện để đi làm và kiếm thu nhập cũng như việc học của con cái và các dịch vụ xã hộI khó khăn. Đa số vào sống trong những khu vực lạ mà họ là ngườI mớI đến, có một loạt những thử thách như thiếu trợ giúp của chính quyền địa phương, hang xóm không than thiết, không có các nhóm TKTD để trợ giúp họ, v.v.

KẾT LUẬN 141

Page 144: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Vậy các hộ tự lo TĐC là những ngườI dễ bị tổn thương nhất. Họ chịu tất cả những tác động tiêu cực có thể xảy ra cho những ngườI TĐC. Đa số những hộ này vẫn không có sự thay đổI gì về chất lượng môi trường sống, nhà ở còn tình trạng kinh tế, phục hồI sinh kế cũng như tình trạng xã hộI như sức khỏe, giáo dục, các dịch vụ văn hoá/xã hộI, tình trạng thường trú, v.v phải chịu những tác động bất lợI đáng kể. Họ cần được quan tâm, cần có nhiều trợ giúp hơn cho họ. Củng cố thể chế cho cộng đồng và các chính quyền địa phương: Nỗ lực của dự án để thúc đẩy hàng trăm hộ dân và cộng đồng của họ tham gia vào quá trình TĐC và NCĐT đã tạo ra ảnh hưởng tích cực trong việc cảI thiện hành vi, xây dựng năng lực, sự tự tin, tinh thần hợp tác, kỹ năng lập kế hoạch và đóng góp vào việc triển khai thực hiện, giám sát theo dõi để tạo cho cuộc sông và tương lai tốt đẹp hơn. Trợ giúp kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý được cung cấp trong các mảng họat động lien quan đến môi trường, nhà ở TĐC, phục hồI kinh tế và phát triển xã hội. Các chính quyền địa phương cũng là thành phần hưởng lợI trong quá trình vớI các tiện ích về kinh tế xã hộI, thủ đắc them một số năng lực, khả năng giảI quyết nhiều vấn đề. Môi trường Có thể thấy là, dự án thi công xây dựng nhiều và liên tục đã gây ảnh hưởng xấu đến tất cả ngườI dân sống trong và ngoài các khu vực dự án. Mặc dù điều này căn bản được xem là tác động trực tiếp lên môi trường sống, nó cũng gián tiếp tạo ra tình trạng thay đổI của dân dự án có lien quan trong suốt quá trình TĐC và cả quá trình NCĐT trong thờI gian nhiều tháng. TạI bất cứ lúc nào, ta có thể thấy là dự án càng hoàn thành được bao nhiêu thì có điều kiện tốt hơn cho cộng đồng được ổn định và thịnh vượng bấy nhiêu. Dự án cảI thiện cơ sở hạ tầng, làm cho giá trị nhà gia tăng, cảI thiện bộ mặt dân cư đô thị và môi trường sống tốt hơn trong tương lai cho các địa điểm dự án. Các tiện ích vệ sinh trong nhà và công cộng như cấp thoát nước, nhà vệ sinh hầm tự hoạI được cảI thiện đáng kể. Có một cơ cấu quản lý rác thảI và các chương trình giáo dục môi trường cho trẻ em và cộng đồng được dự án hỗ trợ. Tuy nhiên, thay đổI về tập quán thói quen bảo vệ môi trường như đổ rác thảI rắn, phân loạI rác thảI tạI nhà, vứt rác linh tinh vẫn quá chậm và luôn luôn cần phảI theo dõi khuyến khích. Hành vi và nhận thức liên quan môi trường và vệ sinh chỉ cảI thiện từng chút một. Văn minh đô thị có lẽ phảI mất hàng năm mớI trở thành vững bền vớI nếp sống mới. Nhà ở Chỉ số nhà ở của dân TĐC theo dự án cảI thiện rõ rệt. Cơ chế duy tu bảo trì cho chung cư rất cần thiết cho an cư lâu dài. Chất lượng nhà TĐC có thể là một vấn nạn tiềm ẩn về chi phí sửa chữa tu bổ, đặc biệt cho những hộ có nhà xây dựng kém chất lượng trong khu vực TĐC ở P.BHHA Q.BT. Điều kiện kinh tế Chính sách đền bù, chọn lựa TĐC đa dạng và hỗ trợ kinh tế xã hộI vớI các quyền lợI TĐC bao gồm trợ cấp đầu ngườI, trợ cấp di dờI, đền bù tài sản mất mát, tín dụng nhà ở vớI lãi suất trợ cấp và thờI hạn vay lâu dài đến 10 năm. Điều này giúp ngườI nghèo có được nhà ở tốt hơn theo khả năng tài chính của họ. NgườI dân có cơ hộI làm quen vớI tập quán sử dụng ngân hàng. Các hoạt động TDTK, vay tăng thu nhập và xây chợ là những

KẾT LUẬN 142

Page 145: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

biện pháp để phục hồI sinh kế, đặc biệt cho những hộ có nợ nhà ở hoặc có tình cảnh khó khăn. Các thử thách phục hồI sinh kế li ên quan đến mất mát do TĐC là vấn đề chính. BởI vì số đông các hộ dân lo lắng về mức thu nhập hiện tạI không thể gánh nổI những khoản nợ tài chính mớI phát sinh do điều kiện TĐC. Thực tế thì nhiều hộ đã cảnh báo rằng nếu phục hồI sinh kế không giúp họ trả nổI nợ mua lô đất, chung cư hay nơ xây nhà và các khoản nợ khác nữa, họ sẽ phảI bán lạI tiêu chuẩn nhà đất TĐC. Sau khi cấn trừ đi tất cả những khoản nợ trách nhiệm nói trên, phần tiền còn lạI nếu may mắn nhất thì phảI mua càng nhanh càng tốt một căn nhà nhỏ hơn, nếu không thì món tiền đó sẽ có nguy cơ bị hao mất do quản lý kém, lạm dụng, ăn tiêu hang ngày và chia chác trong gia đình. Nếu như vậy thì họ sẽ trở thành kẻ đi thuê nhà và điều này thường là tốn kém cho họ. Vì giá trị nhà đất cứ tiếp tục gia tăng và việc đầu cơ đất sẽ làm cho các hộ nghèo tạo ra những khu ổ chuột mớI ở đâu đó. Điều kiện tín dụng để mua chung cư, lô đất, xây nhà thì dân chấp nhận được. Nói chung, các hộ TĐC theo dự án nhận biết được trách nhiệm đi kèm vớI tín dụng nhà ở TĐC và họ cần phảI trả cho các tiện ích hạ tầng và nhà ở tốt hơn và tương lai con cái họ. Tuy nhiên, trả góp dài hạn theo giá trị vàng có thể gây rủI ro chậm trả nợ, nợ xấu, ỳ nợ và xin gia hạn nếu giá vàng tăng nhiều trong tương lai. Hơn nữa, các hộ có hai đầu nợ (nợ vay xây nhà CEP và nợ lô đất) thì dễ bị khủng hoảng tài chính trong gia đình. Áp lực đe dọa do vay nặng lãi có thể rất khủng khiếp cho nhiều hộ thu nhập thấp khiến cho họ phảI bán lạI nhà và như vậy là TĐC không bền vững. Việc phân phốI và cho thuê sạp xưởng của chợ có thể là nguyên cớ cho những tranh chấp, khiếu nạI trong tương lai, vì vậy các điều kiện phảI được kế hoạch, tổ chức và quy định cho tất cả ngườI hưởng lợI không chỉ là thành phần thuê mà cả cho những đơn vị quản lý. Điều kiện xã hội Giáo dục được quan tâm qua việc cung cấp một trường tiểu học cho dân TĐC tạI khu phân lô và cho cộng đồng địa phương. st community. Các hộ tự lo và hộ phân lô tự xây chịu ảnh hưởng bất lợI trong việc tiếp cận và khả năng lo giáo dục cho con cái. Sức khỏe thì nói chung được cảI thiện đốI vớI hầu hết ngườI TĐC nhờ vào không gian sống tốt hơn, giảm các tác nhân có hạI như muỗI, chuột, nước đọng và ngập lụt. Bình đẳng giớI tính được cảI thiện vớI việc phụ nữ tham gia nhiều hơn trong các vấn đề tổ chức trong gia đình, lãnh đạo và quản lý trong các tổ chức cộng đồng và qua quá trình TĐC. Nói chung, hạnh phúc gia đình gia tăng do có nhà mớI, môi trường sống tốt hơn. ĐốI vớI nhiều hộ trước đây quá nghèo thì “đây là một giấc mơ, thậm chí còn tốt hơn là trúng một cặp vé số nữa!”. Tuy nhiên, có những lo lắng về tiền bạc thực tế có gây căng thẳng trong một số lớn gia đình trong suốt quá trình TĐC. TÁC ĐỘNG NÂNG CẤP ĐÔ THỊ TạI khu NCĐT P.11 Q.6, việc cấp nước và điện đã đem lạI lợI ích cho cư dân và đó là những tác động tích cực mang tính tức thờI và lâu dài. NgườI dân được sử dụng điện

KẾT LUẬN 143

Page 146: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

nước đầy đủ cho nhu cầu hang ngày vớI chi phí hợp lý. Hẻm được nâng sửa sạch sẽ cũng tạo điều kiện tốt cho dân. Sửa chữa nhà ở được trợ giúp vay vốn vì khả năng dân cộng đồng vẫn hạn chế. Những vấn đề chính phảI quan tâm là chất lượng và bảo dưỡng cho hệ thống chiếu sáng công cộng ở Khu phố 1&2 đã tê liệt và dịch vụ thu rác tư nhân ở Khu phố 2 đang không hoạt động. Điều này cùng vớI việc thiếu hiểu biết của cư dân trong khu phố và thói quen đi vệ sinh còn tệ hạI, làm cho việc cảI thiện môi trường vệ sinh biến chuyển rất hạn chế. Một ví dụ rõ nét từ việc khảo sát là có sự lạm dụng hệ thống cống thoát nước công cộng, kênh nhỏ, vũng, ao nhỏ và đồng ruộng gần khu vực làm nơi chứa chất thảI cho việc sản xuất da bì của một số hộ gây ô nhiễm, mà điều này vẫn được tiếp tục chấp nhận cho tiếp diễn mặc dù có nhận biết về sự hủy họai môi trường sinh thái cho cả khu vực, cho thấy có sự khác biệt giữa kiến thức và thực hành. Khi họ sống ngay bên cạnh chung cư TĐC, kinh doanh quanh khu vực chợ sẽ là một nguồn tạo thu nhập mớI cho những ngườI dân làm nghề này. ĐốI vớI cộng đồng địa phương tạI P.BHHA Q.BT, vớI việc hồ sen bị xoá sổ để làm công trình dự án và xây khu phân lô, từ mùa mưa 2004, ngập đã là một tác động môi trường có hạI nhất cho cả khu vực. Ngập gây bất ổn cho việc đi lạI, vệ sinh, sức khỏe, tạo thu nhập từ những họat động sinh kế tạI gia đình, ô nhiễm trầm trọng (rác, nước đọng, chuột, muỗI) và nhà cửa giảm cấp. Những con hẻm được nâng vớI hệ thống thoát nước đấu nốI vớI hệ thống của dự án tạo điều kiện dễ dàng cho các tổ dân phố 151, 152, 153 của Khu phố 7. Tiếp sau đó, một loạt các nhà được sửa chữa nâng cấp tạo ra một quang cảnh mớI và gia tăng giá trị nhà ở cho cộng đồng địa phương. Cũng vậy, ngườI dân sở tạI cũng vui mừng vì có khả năng gia tăng được cấp chủ quyền nhà và công nhận tình trạng thường trú chính thức. NgườI dân cũng hưởng lợI từ ngôi trường tiểu học gần bên, tạo cơ sở giáo dục thuận tiện hơn cho trẻ em của họ.

KẾT LUẬN 144

Page 147: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

BÀI HỌC KINH NGHIỆM Môi trường Trước khi bàn giao một công trình thực hiện nào của dự án, (vớI sự đồng thuận nhất trí của cộng đồng và các bên có lien quan, có ký kết thoả thuận bằng văn bản cho chắc chắn) nên quan tâm xác lập trước một cơ cấu chịu trách nhiệm duy tu bảo trì và quản lý công trình đó bao gồm ngườI giám sát theo dõi, ai đóng góp kinh phí cho mục nào và ở mức nào, thờI hạn ra sao, v.v. Nếu không có một cơ cấu như vậy các công trình này sẽ thiếu bảo quản chặt chẽ dẫn đến xuống cấp nhanh chóng, không đạt mục tiêu vững bền. Ví dụ, vì không có thiết lập các cơ cấu quản lý bảo trì nên không thể làm bền vững một số kết quả dự án, như trong trường hợp hệ thống chiếu sáng công cộng ở khu NCĐT P.11 Q.6, dịch vụ thu rác tư nhân không hoạt động tiếp tục ở Khu phố 2 tạI P.11 Q.6, và sản xuất da bì làm tổn hạI hệ thống thoát thảI công cộng cũng trong khu vực này. Nhà ở Trong dự án này, các hộ phân lô tự xây được khuyến khích tự làm việc vớI các nhà thầu tư nhân. ĐốI vớI những ngườI có kinh nghiệm và nguồn lực, đây là cơ hộI để làm một “ngôi nhà mơ ước” và tất cả họ đều hài long vớI nhà mới. Trái ngược lạI, có nhiều hộ bất mãn vớI chất lượng nhà mớI xây bởI vì có một khoảng chênh lệch giữa khả năng giám sát của họ và trách nhiệm nghề nghiệp của một nhà thầu tư nhân. Vấn đề đặt ra là có nên để cho ngườI dân tự xây và tự xoay sở vớI nhà thầu tư nhân? Nên hay không, câu trả lờI phụ thuộc vào khả năng của hộ dân. Đó là, một hộ dân luôn luôn được xem là bên có trách nhiệm nhất coi sóc việc xây dựng nhà họ, nên họ cần có đủ khả năng trong vấn đề này. Vì vậy, dự án có thể cung cấp cho hộ dân thong tin chuẩn bị về quản lý xây dựng, kế hoạch dự toán, và những rủI ro và rắc rốI có thể xảy ra trong quá trình xây dựng. Mặt khác, dự án có thể cử tư vấn xây dựng đặc biệt để giám sát các hoạt động xây cất. Trong thực tế, một khoản tài trợ đã được chi cho mục đích này và đơn vị quản lý tín dụng nhà ở CEP đã nhận phụ trách vấn đề này. Thật không may là đơn vị này đã không thể cử ai đó làm công tác này. Nếu dự án quyết định kiểm soát hoàn toàn việc xây dựng cho các nhà phân lô, những thủ tục đấu thầu để chọn nhà thầu chất lượng và công việc giám sát nên được tổ chức đàng hoàng. Nhân viên dự án cần phảI khách quan trong mốI quan hệ vớI cả nhà thầu và hộ dân. Tuy nhiên, nên xem các hộ dân luôn luôn là bên dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ, cần được thường xuyên nhắc nhở phảI theo dõi suốt quá trình thi công, tránh chủ quan nghĩa là hoàn toàn ỷ lạI dựa vào nhân viên kỹ thuật dự án. Khi dự án lắp đặt các dịch vụ tiện ích cho ngườI dân, cần tìm hiểu để biết rõ những loạI thiết bị dịch vụ nào có uy tín, mang lạI lợI ích cho ngườI dân, tránh đi những loạI cung cấp đang có vấn đề có thể gây chi phí tiềm ẩn cho dân. Việc lắp đặt điện kế điện tử cho chung cư là một ví dụ. Về hộ dân tự lo TĐC: Xin được đề nghị tha thiết rằng tự lo TĐC là không nên, đặc biệt đốI vớI những ngườI dân được xếp loạI là nghèo, dễ bị tổn thương, có tiền đền bù thấp mà lạI muốn nhận tiền

BÀI HỌC KINH NGHIỆM 145

Page 148: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

để tự lo nhà TĐC. Nếu hình thức tự lo là không tránh khỏI, phảI đảm bảo rằng những hộ tự lo không bị bất lợI trong quá trình TĐC thì trước khi giao tiền đền bù cho ngườI dân, dự án nên hỏI han họ để biết định hướng TĐC của họ. Dự án nên thong tin cho họ những điều hữu ích về lập kế hoạch tài chính, việc mua nhà/đất, việc xây nhà và làm giấy tờ mua bán/xây dựng nhà cho hợp pháp. Hộ tự lo TĐC còn nên yêu cầu họ giảI trình kế hoạch TĐC vớI khả năng tài chính về tiền đền bù để dành mua nhà đất. Nhân viên dự án sẽ phân tích để tư vấn cho từng hộ dân về những rủI ro tiềm ẩn và các biện pháp xoay sở mà họ có thể làm nhằm phục hồI sinh kế. Có thể họ còn yêu cầu họ tham gia một số tập huấn và cuộc họp để dự án có thể khuyến cáo cho họ biết về những khó khăn và rủI ro lien quan đến giá mua nhà, quản lý tiền bạc. Chính sách và Kế họach TĐC: ĐốI vớI dân TĐC: Trong dự án THLG, so sánh vớI hộ tự lo thì các hộ theo dự án được giúp đỡ phục hồI chất lượng cuộc sống và sinh kế (hỗ trợ học nghề, mở chợ cho dân TĐC đăng ký thuê sạp, các họat động TDTK, xây trường tiểu học tạI khu TĐC phân lô) đã chứng tỏ là rất có lợI cho dân thu nhập thấp. Được TĐC tạI nơi ở trước đây thì có đủ thứ thuận lợI cho ngườI TĐC. ĐốI vớI dân địa phương tiếp nhận TĐC: Việc thu hồI đất/san lấp mất hồ sen để thực hiện dự án đã gây nhiều mất mát cho dân địa phương. Trong thiết kế dự án THLG, không có hoạch định sự chuẩn bị nào để đốI phó vớI những vấn đề phát sinh khi việc triển khai dự án gây ra những thử thách cho cộng đồng địa phương. Nên có ngân sách/dự phòng được kế hoạch trước dành cho ngườI dân chịu ảnh hưởng gián tiếp của dự án. Để đảm bảo một số dân địa phương không bị bất lợI do quá trình dự án TĐC và NCĐT, dự án nên tham vấn các chuyên gia, dân địa phương và những dự án đi trước để tránh hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng TĐC. Nếu ảnh hưởng là bất khả kháng, dự án nên có kế hoạch trước về các giải pháp khắc phục và trợ giúp tài chính để hỗ trợ phục hồI chất lượng sống và sinh kế của dân chịu ảnh hưởng (cơ sở hạ tầng như hẻm, đường đi, cấp điện nước, hỗ trợ kinh tế xã hộI vớI các nhóm TDTK và tín dụng xây/sửa nhà). Ngoài ra, kế hoạch TĐC nên bao gồm cả điều khoản cần thiết về ngân sách và giảI pháp khắc phục để đánh giá tác động do ngườI dân TĐC gây ra cho dân địa phương về dân số và môi trường sống. Dự án không chính thức có quy định tịch thu nhà/lô đất TĐC nếu bị phát hiện mua bán sang nhượng. Tuy nhiên, NXH và nhân viên dự án luôn luôn nhắc đến điểm này, đã dùng một quy định không văn bản là “DA cấm tất cả mọI hình thức mua bán sang nhượng trái phép, sẽ tịch thu lạI nhà đất TĐC” để làm cơ sở vận động, thuyết phục, cảnh cáo và hạn chế tốI thiểu việc mua bán nhà đất TĐC của ngườI dân. Khi triển khai dự án bị trì hoãn là giai đoạn khó khăn cho các hộ dân nào đang có thiếu hụt về tiền bạc trong gia đình. Trong thực tế, có 2 trường hợp mua bán nền đất TĐC xảy ra ngay trước khi gia đọan xây nhà TĐC. Đây là giai đoạn nhạy cảm nhất, ngườI dân dễ bị các tác động ngoạI lai khi họ gặp khó khăn về tài chính. NXH đã nỗ lực ngăn chặn thành công theo phương cách trên, cứu được 2 hộ dân nói trên và làm ví dụ tạo ảnh hưởng tốt trong quá trình ổn định TĐC cho rất nhiều hộ dân. VớI hoạt động của NXH, việc giảI thích và giớI thiệu các chọn lựa TĐC được dự án thực hiên tốt vớI sự tham gia tích cực của ngườI dân có lien quan qua một loạt các hoạt động

BÀI HỌC KINH NGHIỆM 146

Page 149: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

như đưa ngườI dân đi thăm đất tạI P.BHHA, mờI ngườI dân tham gia vào việc thiết kế, giám sát quá trình xây dựng chung cư. Cán bộ dự án rất nỗ lực để thuyết phục được nhiều hộ ở lạI TĐC vớI dự án, giảm thiểu số lượng những hộ bị bất lợI do tự TĐC. Đền bù Các thủ tục khiếu nạI nên được thong báo đến NBAH để họ biết chỗ đến nêu vấn đề, biết gặp đúng ngườI để hỏI thong tin và giảI quyết khiếu nạI của họ. Nên có hộI thảo, hướng dẫn về lập kế hoạch sử dụng tiền đền bù, các rủI ro có thể của việc phá sản, quản lý tài chính tạI hộ. Hơn nữa, thong tin phù hợp và tham khảo nhất định về quy hoạch tổng thể đô thị hoá của thành phố nên được cung cấp cho NBAH để họ có thể tránh sang nhượng. ĐốI vớI ngườI di dờI, quản lý và chuẩn bị phòng ngừa rủI ro tránh bị tổn thương tiền bạc sẽ rất hữu ích vì thờI kỳ giao thờI thường làm bốI rốI các hộ dân thiếu thông tin. Trợ cấp xã hộI đầu ngườI không nên phát sớm và cùng lúc vớI các loạI trợ cấp khác, bởI vì, dân nghèo không biết sử dụng hiệu quả tất cả các khoản một lúc và họ sẽ lạI cần tiền khi bắt đầu tái định cư. Cũng xin khuyến cáo rằng việc nhận dạng những NBAH đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp xã hộI đầu ngườI (nếu có) không nên chỉ dựa vào sổ hộ khẩu nhưng cũng nên dựa trên thực tế cư trú được xác nhận bởI chính quyền địa phương và cộng đồng chung quanh. Nghĩa là, trợ cấp này nên cấp cho những ngườI thực sự bị ảnh hưởng. Khi khảo sát, tạI một số hộ, có những ngườI được lên danh sách là ngườI hưởng lợI mà lạI không thực sự sống trong vùng dự án cho dù họ vẫn duy trì tình trạng hộ khẩu chính thức ở khu vực dự án. Ngược lạI, có một số ngườI, dù được chính thức có cư trú tạm thờI thì không được tiêu chuẩn nhận quyền lợI hỗ trợ đầu ngườI dù họ đã ở thực tế rất lâu, có thể dễ dàng xác nhận bởI dân địa phương và chính quyền sở tại. Tuy nhiên, công việc nhận dạng như vậy nên được thực hiện có cách có tổ chức, nếu không, các loạI trở ngạI khác như cãi cọ, không chấp nhận từ chính quyền địa phương và cộng đồng đốI vớI những ngườI dân như vậy có thể làm giảm nỗ lực nhận dạng đốI tượng hưởng lợi. MọI tính toán về tiền đền bù, các quyền lợI hỗ trợ, tín dụng mua nhà/đất TĐC và các trách nhiệm đóng góp khác có liên quan đến ngườI dân phảI được tính toán hoạch định trước, hết sức cẩn thận, chi tiết nên được kiểm tra chéo để đảm bảo chính xác, không có nhầm lẫn. Một khi đã thông báo cho ngườI dân, sẽ rất khó nếu phảI thông báo chỉnh sửa lạI, vì điều này tạo tâm lý nghi ngờ có tiêu cực trong dự án, không hài lòng thoả mãn từ phía ngườI dân về sự minh bạch, trình độ tác nghiệp của dự án. Thực tế quan sát cũng cho thấy, ngay cả những khoản dân được miễn giảm không được quy định ngay từ ban đầu mà sau này mớI thông báo thực hiện thì ngườI dân cũng chỉ trích sự thiếu quy hoạch hoặc không nhất quán của chính sách dự án. Ví dụ, thông báo từ BQLDA liên quan đến khoản phảI trả bị tính sót để mua căn hộ đối với một số hộ khu A1 và A2 đã gây ra những phản đối dữ dộI bất đồng cho các hộ có quan tâm, lạI gặp phảI lo lắng hoang mang vớI quy định trả góp theo giá trị vàng do dự án không dự báo trước được sự tăng giá vàng. Nên có một cơ chế giám sát việc giữ tiền đền bù sẽ dùng để chi trả mua nhà/đất nhằm tránh lạm dụng gây hậu quả thiếu nợ. Giữ tiền trong một ngân hang là phổ biến cho tất cả

BÀI HỌC KINH NGHIỆM 147

Page 150: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

hộ dân TĐC tạI P.11 Q.6, mỗI hộ được cấp cho một tài khoản dướI sự giám sát nghiêm ngặt, còn có một số hộ dân TĐC tạI chỗ ở P.BHHA vẫn được giao tự giữ tiền đền bù, điều này có thể gây rủI ro cho hộ dân. Phục hồI thu nhập Dự án cung cấp vốn khởI đầu cho việc hình thành các nhóm TDTK trong giai đoạn đầu tiên thực hiện dự án hỗ trợ kinh tế xã hội. Thực hiện đúng việc theo dõi thường xuyên hoạt động của các nhóm để duy trì càng nhiều nhóm càng tốt khi triển khai di dờI. Tuy nhiên, nên điều nghiên và chuẩn bị chiến lược ngay từ đầu và cho hậu TĐC để phát triển vững bền vớI những họat động đa dạng hơn nhằm xây dựng năng lực cho các nhóm viên, gia tăng nhận thức của họ về những lợI ích họ có được từ nhóm ngoài chuyện tiền bạc vay trả. Chương trình dạy nghề tạo công ăn việc làm cần được thiết kế dựa trên những khảo sát trước đó về nhu cầu, tâm lý, đặc điểm sinh kế của ngườI dân để đưa ra những kế sách thiết thực có tính khả thi, thực tế tạo ra thành công và hiệu quả. Hỗ trợ xã hội: Song song vớI quá trình tái định cư, nâng cấp đô thị và cảI thiện môi trường, một kế hoạch triển khai để cảI thiện điều kiện sống của ngườI dân về mặt an ninh và kiểm soát tệ nạn xã hộI rất quan trọng. Giảm thiểu các loạI tộI phạm và tệ nạn xã hộI trước đây tràn lan trong khu vực dự án, nay tạo ra một môi trường sống an toàn, để ngườI dân có thể phát triển về mặt xã hộI đi đôi vớI nâng cấp về vệ sinh môi trường, nhà ở, điều kiện kinh tế là một thành công của dự án. Trong nghiên cứu khả thi dự án đã thiếu sự phân tích văn hoá tập quán. Nhiều hộ gốc ngườI Hoa trong dự án nên được khảo sát đầy đủ để biết nhu cầu và mong muốn của họ, để thiết kế TĐC phù hợp vớI văn hoá của họ. Củng cố thể chế TĐC bắt buộc di dời nên tránh, càng ít càng tốt. Trong thực tế, chỉ có dân sống trực tiếp dọc kênh Lò Gốm (P.11 Q.6) được TĐC vào chung cư và khu phân lô. Ở P.BHHA Q.BT cũng chỉ có vài hộ TĐC tạI chỗ được bố trí vào các lô đất. NCĐT là giảI pháp thay thế đặc biệt quan trọng để giảm thiểu hoặc tránh việc phảI di dờI ngườI dân. Những nhu cầu khẩn thiết của ngườI dân địa phương về cơ sở hạ tầng như làm hẻm, cấp nước, điện, hầm phân tự hoạI, cấp số nhà, sửa chữa nhà có thể được thỏa mãn vớI một ngân sách hạn chế. Tác động TĐC có thể được kiểm soát tốt hơn do chỉ có ít dân phảI di dờI TĐC, phù hợp vớI khả năng quản lý hiện tạI của chính quyền địa phương. Hoạch định và chiến lược cho các chọn lựa và giảI pháp TĐC dựa vào trình độ phát triển xã hộI của ngườI dân bị ảnh hưởng. Có nghĩa là dự án TĐC có giảI pháp và phương tiện, chủ yếu là hoạt động của NXH, là lướI an toàn cho dân TĐC để bảo vệ họ tránh quyết định vộI vã gây ra tình trạng dễ bị tổn thương cho cuộc sống họ sau đó. Trợ giúp kỹ thuật như công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý, và phương pháp có sự tham gia được cung cấp

BÀI HỌC KINH NGHIỆM 148

Page 151: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

hợp lý kết hợp vớI tài trợ tài chính. Cũng như hỗ trợ kinh tế xã hộI vớI sự tham gia tích cực của NXH thật sự cần thiết trong suốt giai đọan triển khai dự án. Tổ chức cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng Các tổ chức cộng đồng (TCCĐ), cơ chế tham gia, tiếp cận “từ dướI lên”, sự tham gia của chính quyền địa phương đều trợ giúp cho dự án. Tuy nhiên, bầu chọn các thành viên trong các TCCĐ không nên hoàn toàn dựa vào “đề cử của cộng đồng”. Những ngườI được đề cử cho một vị trí nên được sàng lọc bởI BQLDA qua nhận xét nghiêm túc của nhân viên dự án về năng lực, tính cách và động cơ cho chức vụ đó. Hơn nữa, xác định ngay từ đầu qua thông tin của địa phương và cộng đồng về các đốI tượng có liên quan đến các vấn đề có thể gây rủI ro tiềm ẩn cho vững bền TĐC như tộI phạm, cờ bạc, cho vay nặng lãi hoặc những cá nhân mà lợI nhuận của họ sẽ mất đi nếu dự án đạt mục tiêu, cần phảI:

• Luôn theo dõi hành vi ảnh hưởng của họ đối với việc thưc hiện dự án, đặc biệt liên quan đến sự hợp tác của người dân. Kinh nghiệm của dự án cho thấy các đốI tượng này nếu có lợI cho họ thì họ có thể gây chia rẽ cộng đồng và làm suy giảm sự tham gia, chấp hành các quy định chung của ngườI dân.

• Mặc dù một số các đốI tượng trên có thể cũng là ngườI dân hưởng lợI từ dự án,

nhưng khi có những chương trình hỗ trợ vốn chính thức của dự án, cần kiên quyết không cho vay các đốI tượng này cho dù có những áp lực về tình cảm riêng tư hay đề xuất mang tính thiên vị, đòi hỏI của những bên liên quan có ảnh hưởng như cán bộ dự án, lãnh đạo địa phương.

• Không nên đưa các đốI tượng làm nghề cho vay nặng lãi vào các chức vụ có trách

nhiệm trong các tổ chức cộng đồng. Việc nắm thông tin, kế hoạch và các hoạt động dự án, trách nhiệm và quyền hạn quản lý tạo điều kiện cho họ trục lợI, kiếm chác. Mặc dù thường họ là những ngườI có ảnh hưởng và đôi khi chạy được việc, nhưng thực tế cho thấy về lâu dài những tác động xấu họ có thể gây ra làm tổn hạI cộng đồng rất lớn. Nên tìm cách phát triển những ngườI ít có động cơ về tiền bạc, quyền lợI, phe phái vào các tổ chức cộng đồng, và khuyến khích động viên họ tích cực và gắn bó lâu dài vớI công tác cộng đồng.

Thông tin, truyền thông, thông báo công cộng Để thuyết phục ngườI dân hiểu để chọn lựa TĐC đúng, kế họach tổng thể và sơ đồ của khu vực dự án nên được trưng bày cho tất cả các hộ dân xem. Các bảng thông báo công cộng thật lớn nên đặt tạI nơi công cộng tạI cộng đồng nơi ngườI dân có thể xem rõ và bảo đảm rằng họ hiểu những quy hoạch trong các khu vực TĐC. Hiểu biết rõ ràng về kế hoạch TĐC qua thông báo công cộng là cách hiệu quả để lôi kéo ngườI dân tham gia và hợp tác. Hơn nữa, trong các chương trình của chính phủ mà có tài trợ quốc tế, dân hưởng lợI dự án có xu hướng hiểu nhầm rằng tài trợ thì cấp cho họ miễn phí. Trong dự án TĐC này,

BÀI HỌC KINH NGHIỆM 149

Page 152: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

ngườI dân TĐC theo dự án ở đâu cũng nghĩ rằng bởI vì họ bị dự án di dờI, đáng lẽ họ nên được cấp miễn phí nhà ở TĐC, đặc biệt những hộ có tiền đền bù thấp. Mặc dù ngườI dân khá hài lòng vớI tính minh bạch của dự án, vẫn có những lờI thì thầm không có căn cứ về việc dân bị cắt xén những khoản trợ cấp thêm. Vì vậy, thật cần thiết là phảI có công bố những thông tin về mục tiêu dự án, quyền lợI TĐC, kể cả cơ sở vật chất TĐC cho ngườI dân biết (theo ngôn ngữ và phương cách mà họ có thể hiểu được). Tập huấn, hộI thảo Nên có thêm tập huấn về cách tiếp cận có sự tham gia khi làm việc và tham vấn vớI cộng đồng dân nghèo về các vấn đề liên quan đến thiết kế xây dựng, nên tập huấn trước phương pháp làm việc vớI cộng đồng cho các kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên gia quy họach, chuyên gia xã hộI. Đặc biệt có những điều nghiên kỹ càng trước về đặc điểm phong thổ, tập quán, lốI sống, sinh kế, nhu cầu, ngôn ngữ và các đặc thù văn hoá của cộng đồng dân địa phương được thực hiện một cách nghiêm túc bởI những chuyên gia xã hộI có kinh nghiệm. Các nhân sự có trách nhiệm lên thiết kế quy hoạch cần tiếp xúc thực tế địa bàn để hiểu rõ vấn đề và học hỏi phương cách giải quyết vấn đề từ người dân. Luôn luôn chuẩn bị bản đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm và ghi nhận sự thay đổI nhận thức của ngườI dân sau mỗi buổI làm việc vớI cộng đồng. *Đã có một HộI thảo về quá trình thực hiện qui hoạch kiến trúc xây dựng có cộng đồng tham dự. Tuy nhiên, tập huấn có liên quan đến phát triển cộng đồng, gia tăng năng lực nên dùng phương pháp cùng tham gia và phương pháp dành cho ngườI lớn tuổI và ít học. *Dự án nên đưa tập huấn viên đi quan sát khu vực dự án để thu nhận trực quan thực tế để khi tập huấn sẽ thiết thực hơn. Dự án nên có trong tay tài liệu tap huấn trước khi tiến hành tổ chức tập huấn. Những nội dung tập huấn nên phù hợp với thực tế và nhu cầu của cộng đồng. Nên thu nhận ý kiến phản hồI của ngườI tham dự về kết quả tập huấn. *Dự án nên thực hiện nghiên cứu khảo sát cơ sở về các hộ dân trước TĐC vớI các chỉ số giám sát và đánh giá tác động để làm dữ liệu cho các hoạt động sau này. *Dự án nên có khảo sát về nhu cầu tập huấn ngay từ ban đầu tiếp cận cộng đồng và các đốI tác có lien quan. Nên quan tâm đến nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật, ngay từ ban đầu tập huấn cho họ về phương pháp làm việc vớI cộng đồng. *Phân tích các bên có liên quan là một kỹ năng rất quan trọng cần có trong nộI dung tập huấn cho quản lý và cán bộ dự án. Việc phân tích này nên trở thành thói quen và kỹ năng, áp dụng trong việc thực hiện dự án cho tất cả các hoạt động từ việc quan trọng lâu dài đến giảI quyết những vấn đề cấp bách. Chính quyền địa phương Áp dụng phương pháp tiếp cận địa phương phải linh động: Trong khi cách tiếp cận chủ đạo của dự án đốI vớI các địa phương và cộng đồng là “từ dướI lên”, trong một vài trường hợp cá biệt khi cần giảI quyết nhanh thì phương cách “từ trên xuống” cũng tỏ ra hiệu quả. Tuy nhiên, phải thật cẩn thận và cân nhắc các mối quan hệ và tình hình tại địa phương có liên quan để có đốI sách đúng trong mỗI việc. Xem xét để chọn lựa phương cách tiếp cận nào là tốI ưu phảI dựa trên phân tích các yếu tố:

1. ”Từ dướI lên”: Khi có quỹ thờI gian lâu và có nhân lực thực hiện, thường áp dụng cho những quyết định có ảnh hưởng lâu dài và trong trường hợp vớI mục

BÀI HỌC KINH NGHIỆM 150

Page 153: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

tiêu dần dần nâng cao năng lực và sự tham gia và quản lý rộng khắp của lãnh đạo địa phương và dân cộng đồng. Ví dụ từ dự án: việc quyết định xây chợ và trường học là dựa trên nhu cầu từ kết quả tham vấn trong thờI gian dài vớI sự đồng thuận của lãnh đạo địa phương và cộng đồng dân bị ảnh hưởng.

2. ”Từ trên xuống”: Khi quỹ thờI gian để hoàn thành một công tác rất hạn hẹp, quá

trình bị ắc tách chủ yếu bởI một vài cá nhân có quyền lực hay ảnh hưởng ở địa phương trong khi bức xúc của số đông dân cộng đồng đang cần giảI quyết ngay. Thường áp dụng để giảI quyết những bức xúc cấp bách nhưng hợp lý của đa số trong cộng đồng bị dự án ảnh hưởng hay trong trường hợp khẩn cấp mà quá thiếu sự hợp tác, ít thiện chí, không chủ động hoặc có nhiều vấn đề mang tính tham vọng, cá nhân hoặc tranh chấp nộI bộ từ phía lãnh đạo địa phương.

Ví dụ từ dự án: Việc triển khai chương trình cho vay vốn sửa chữa nhà do CEP quản lý, dù ngườI dân ngập lụt rất mong chờ nhưng bị ách lạI do sự thiếu hợp tác của lãnh đạo khu phố, ngay sau đó vớI chiến thuật tiếp cận linh động của dự án lên cấp quản lý cao hơn, làm chương trình được triển khai nhanh khi có sự thúc đẩy chỉ đạo từ cấp phường xuống khu phố. Chú ý: cũng khá phổ biến là chính quyền cấp trên thì rất hỗ trợ, nhưng các cấp dướI, lãnh đạo tạI khu vực dự án lạI rất hay có vấn đề, có thể gây khó khăn cho quá trình dự án.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM 151

Page 154: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT So sánh toàn diện tất cả các loạI TĐC (theo dự án: chung cư, phân lô tự xây, tự lo, NCĐT) cần phảI có điều tra khảo sát điều tra tiếp sau đó nữa. Việc khảo sát tiếp tục dù có tập trung cho bất kỳ phân tích nào cũng nên sử dụng hợp lý các đánh giá trong báo cáo này và sử dụng cả những bổ sung của báo cáo này. Phân tích định tính và định lượng đều có thể sử dụng cho mục đích này. Các nghiên cứu có liên quan khác mà đã được thực hiện cho mục đích đánh giá tác động TĐC thi vẫn nên tham khảo. Các bài học và kinh nghiệm rút ra từ quá trình TĐC nên chia xẻ vớI các dự án khác một cách có hệ thống. Giám sát và đánh giá cho hậu TĐC cho nhiều năm kế tiếp sau đó vẫn cần thiết. Cần thiết phảI giữ lien hệ vớI các hộ dân TĐC và chính quyền địa phương có lien quan bằng những phản hồI thường kỳ và báo cáo về những thay đổI đang tiếp diễn. Ngoài ra, ngườI dân dự án cũng sẽ là những ví dụ sống cho ngườI hưởng lợI ở các dự án khác đến tham quan và học hỏI thông tin/kinh nghiệm. Dự án tương lai nên chú ý vấn đề này trong các cuộc họp vớI chính quyền địa phương và cộng đồng cảnh báo về nguy cơ truyền thong sai lạc và tin đồn thất thiệt. Hơn nữa, các dự án cũng nên bảo đảm tạo điều kiện cho cộng đồng chịu ảnh hưởng được tham vấn tự do, tham vấn trước và đầy đủ thong tin, và việc tham vấn được thực hiện tự nguyện, tự do, không có ép buộc điều khiển, can thiệp hay cưỡng chế, và các bên được tham vấn được cung cấp sẵn trước thong tin về các mục đề xuất theo cách thức, dạng và ngôn ngữ phù hợp vớI văn hoá của họ. Nhân viên dự án phụ trách nên tìm hiểu học hỏI thổ ngữ để truyền đạt thông tin quan trọng của dự án theo cách mà ngườI dân có thể hiểu được. ĐốI vớI dân ít học trong nhiều cảnh ngộ, những hình ảnh đơn giản, sơ đồ tranh minh hoạ và các ví dụ thực tế có thể hữu ích hơn rất nhiều so vớI việc dung ngôn ngữ văn chương phức tạp. Ngoài ra, yêu cầu ngườI dân ký một “biên bản ghi nhớ và hiểu” có thể là biện pháp để đảm bảo ngườI dân biết rõ họ đã đọc cái gì và đã nhận thông tin gì từ dự án. Sự tham gia của NXH lien quan đến vệ sinh tại mức độ hộ như phân loạI rác, dịch vụ thu rác tư nhân đã đóng góp cho việc cảI thiện tình hình đổ rác đúng quy định và thay đổI hành vi bảo vệ môi trường. Song song vớI vệ sinh tạI hộ, có một chương trình giáo dục môi trường cho các khu TĐC, đặc biệt hoạt động trẻ em được duy trì hang tuần. Đây là vấn đề quan trọng mà chính quyền địa phương nên xem là ưu tiên và có thể sẽ cần trợ giúp kỹ thuật và tài chính cho việc thực hiện một công tác quản lý rác thảI phù hợp. Trước khi dự án kết thúc, nên tổ chức các cuộc họp và thương thảo vớI chính quyền địa phương và cộng đồng để sắp xếp một cơ chế chuyển giao quyền tự chủ và hợp tác để duy trì các kết quả đạt được và nếu có thể thì tạo ra nhiều tác động tích cực hơn trong các năm tiếp theo. Khi ngườI dân đã được TĐC, dự án có thể cung cấp trợ giúp qua việc phốI hợp vớI các cơ quan có lien quan để chuẩn bị giấy tờ nhà chính thức cho dân TĐC theo dự án vào chung cư hay vào lô đất trước khi dự án rút đi. Tuy nhiên, chừng nào họ vẫn chưa trả xong tất cả các khoản nợ nhà TĐC, giấy tờ của họ vẫn bị lưu giữ lạI dướI sự giám sát của các cơ quan chức năng. NXH sẽ làm việc tham vấn sâu sát vớI tất cả dân TĐC để thun hận những nhận xét và kiến nghị thực tế nhằm đảm bảo rằng quá trình TĐC tiếp tục cung cấp chủ quyền nhà ở TĐC cho ngườI dân trong diện này.

KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 152

Page 155: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

Hiện tạI, kinh nghiệm còn hạn chế cho thành phần dân TĐC vào các cụm chung cư theo mô hình quản lý thường trực và dựa vào cộng đồng. Ở đây ta có một ngoạI lệ tích cực cần được đề cập đến, đó là việc quản lý chung cư TĐC được chung vai xoay sở bởI các cư dân chung cư khi họ sống trong một môi trường có tổ chức hơn. Điều này cũng bao gồm luôn cả việc duy tu bảo trì và sửa chữa chung cư. Cách này có thể nhân rộng cho các dự án tương lai mà có thiết kế chung cư. Sau khi dự án kết thúc, chính quyền địa phương và các tổ chức cộng đồng nên chủ động tiếp tục cung cấp thông tin để giúp các gia đình thích ứng vớI những thay đổI và khó khăn trong giai đoạn hậu TĐC. Cơ chế trả góp tín dụng nhà ở có thể điều chỉnh để phù hợp vớI nhu cầu ngườI dân qua suốt nhiều năm, mục đích để tránh ỳ nợ và gây ra hiện tượng TĐC không bền vững như bán lạI nhà TĐC. Việc phốI hợp vớI CEP và các đơn vị quản lý tín dụng nhà ở nên chặt chẽ nhằm ngăn chặn lạm dụng, đồng thờI giúp ngườI dân xoay sở trả được nợ và biết lập kế hoạch tài chính. Kết hợp vớI hoạt động của NXH khi hỗ trợ về kinh tế xã hộI, dự án nên tạo điều kiện cho ngườI dân biết sử dụng các dịch vụ an sinh xã hộI, đặc biệt là quản lý rủI ro cho ngườI dân như giớI thiệu vận động ngườI dân mua 2 loạI bảo hiểm căn bản: bảo hiểm tai nạn 24/24 và bảo hiểm y tế để ngườI nghèo có chuẩn bị, phòng ngừa, giảm rủI ro mắc nợ chồng chất trong cuộc sống khi có bệnh tật và tai nạn xảy ra. TạI P.BHHA Q.BT sự tham gia của cộng đồng dân xung quanh còn kém, thiếu ý thức cộng đồng. Ta cần phảI tạo điều kiện cho các họat động phát triển cộng đồng được triển khai nhiều hơn ở địa phưong này.

KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 153

Page 156: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Phụ lục 1: DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Đánh giá giữa kỳ Dự án Nâng cấp đô thị và Làm sạch kênh Tân Hoá-Lò Gốm; Wegelin, Emiel, Greulich, Rudolf và Nguyễn Minh Hòa; 28/10/2003.

2. Dự án Nâng cấp đô thị và Làm sạch kênh Tân Hoá-Lò Gốm, Giai đoạn mở rộng,

TPHCM, Việt nam; Cuộc họp Ban điều hành lần 1, 12/9/2002. 3. Giám sát tác động tái định cư và nâng cấp đô thị - Khảo sát cơ sở; Ban Quản lý

dự án 415 - Dự án Nâng cấp đô thị và Làm sạch kênh Tân Hoá-Lò Gốm .

4. Báo cáo đánh giá Quỹ Quay Vòng BTC, Quỹ Trợ vốn cho ngườI nghèo tự tạo việc làm (CEP), 12/1005.

5. Giám sát tác động nâng cấp đô thị– Khảo sát cơ sở; Ban Quản lý dự án 415 - Dự

án Nâng cấp đô thị và Làm sạch kênh Tân Hoá-Lò Gốm .

6. Nghiên cứu khả thi về Nâng cấp đô thị và Làm sạch kênh Tân Hoá-Lò Gốm, Quyển 1, Tóm tắt chính; Black & Veatch (Int’l) Ltd.; 3/2003.

7. Báo cáo hoạt động chương trình tín dụng tiết kiệm năm 2004 tạI P.11 Q.6, Ban

Quản lý chương trình tín dụng tiết kiệm, 2/2005.

8. Báo cáo chương trình tín dụng tiết kiệm năm 2005 và Phương hướng cho năm 2006 tạI P.11 Q.6, Ban Quản lý chương trình tín dụng tiết kiệm, 1/2006.

9. Báo cáo hoạt đông Tổ tự quản chương trình tín dụng tiết kiệm năm 2005 tạI Khu

phố 4 P.BHHA, HộI Phụ Nữ của Khu phố 4, 30/12/2005.

10. Báo cáo về thuận lợI và khó khăn trong việc thực hiện tín dụng nhỏ tạI Chi nhánh Bình Chánh năm 2004, 21 Jan 2005.

11. Báo cáo phân tích về đơn vị quản lý tín dụng nhà ở, Nguyễn Thi Ngọc Diệp,

25/11/2004.

12. Hợp đồng tiền gởi có kỳ hạn tài trợ cho quản lý phí của Quỹ Quay Vòng vốn BTCcho tín dụng nhà ở số No.VIE/01/006/54, 31/1/2005

13. Hợp đồng để quản lý Quỹ Quay Vòng vốn BTC cho tín dụng nhà ở, số

VIE/01/006/56, 24/12/2004.

14. Khái quát Quỹ Quay Vòng BTC – Cung cấp tín dụng nhà ở cho các hộ tái định cư có thu nhập thấp tạI P.BHHA, Q.BT, 12/2004.

15. Sổ tay hoạt động – Quỹ Quay Vòng vốn BTC, CEP, 12/2004

Page 157: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

16. Báo cáo hoạt động hàng tháng của Nhóm Công Tác Xã HộI Dự án THLG, Báo

cáo các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005.

17. Báo cáo nghiên cứu khả thi về Nâng cấp đô thị cho khu vực thu nhập thấp P.11 Q.6 TPHCM, CDC Co., 12/2000.

18. Sổ tay Tái Định Cư – Một hướng dẫn thực hành, ADB, 1998

19. Giám sát và đánh giá có sự tham gia, CWDPD, Ban Quản lý các dự án lâm

nghiệp, Văn phòng dự án trung tâm, 2004.

20. Kết quả khảo sát để đánh giá các hộ vay xây nhà từ Quỹ Quay Vòng BTC,CEP, 12/2005.

21. Kết quả khảo sát cho 42 hộ xin vay sửa chữa nhà từ Quỹ Quay Vòng BTC,CEP,

12/2005.

22. Kết quả khảo sát cho 200 hộ dân tiềm năng của Quỹ Quay Vòng BTC tại các khu phố 6,7,8,9 của P. Bình Hưng Hoà A, CEP, 12/2005

Page 158: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

1

DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ VÀ CẢI TẠO KÊNH TÂN HÓA LÒ GỐM BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 415 GIÁM SÁT TÁC ĐỘNG CỦA TÁI ĐỊNH CƯ KHẢO SÁT CƠ SỞ Loại đối tượng chịu tác động : …………………………………………………….. ……………………….. Mục đích khảo sát: Khảo sát là một phần trong quá trình giám sát nhằm ghi nhận tác động qua việc thực hiện tái định cư (TĐC) và nâng cấp đô thị (NCĐT) của dự án đến nhiều mặt trong cuộc sống của hộ dân với những thay đổI về điều kiện vệ sinh môi trường, nhà ở, điều kiện kinh tế xã hộI so vớI tình trạng trước khi thực hiện dự án tái định cư. Thông tin sẽ được bảo mật và đóng góp cơ sở cho việc đánh giá kết quả dự án sau này. Xin dành đủ thờI gian để hoàn thành việc trả lờI cụ thể tất cả các câu hỏI và cung cấp thêm các thông tin cần thiết.

TÊN CHỦ HỘ: TÊN THƯỜNG GỌI (nếu có): ĐỊA CHỈ TRƯỚC TĐC: Số nhà: Đường: Tổ: Khu phố: Phường: Quận: Tỉnh: ĐỊA CHỈ TĐC: Số nhà: Đường: Tổ: Khu phố: Phường: Quận: Tỉnh: Số liên lạc nhanh của hộ: Điện thoại bàn: Di động: Email: Số CMND chủ hộ: (Đính kèm bản đồ, hướng dẫn đường đi đến nhà của hộ TĐC nếu cần thiết) Tên của người được phỏng vấn – Quan hệ với chủ hộ: 1) 2) Thời gian/ngày phỏng vấn: Nơi phỏng vấn: Người phỏng vấn: Trước TĐC: trong khoảng 3-5 năm đến khi TĐC do Dự Án THLG

Sau TĐC: sau thời điểm TĐC ít nhất 6 tháng (a) (b) (c) (d) (e) (f) (g) (h)

A. THÔNG TIN CHUNG CỦA HỘ (1) Bao nhiêu ngườI trong hộ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự

án TĐC? Bao nhiêu năm hộ có nhà ở trong vùng dự án trước khi được TĐC? ( )

Đã sống trong vùng dự án từ…………. Nơi ở trước đó: ……………………. Lý do đến vùng DA …………………….

Được vào danh sách TĐC vào năm:…….

Đăng ký nhân khẩu trước/sau TĐC

Chủ quyền nhà trước/sau TĐC ……………… ………………

Tổng số ngườI TĐC: Nam : Nữ:

Tạm cư -DA hỗ trợ -Tự lo

TĐC từ: …………

(2) Được hỗ trợ đầu

người

Tên họ, , Quan hệ trong gia đình, Năm sinh, GiớI tính (Nam,Nữ), Trình độ văn hoá, Đăng ký hộ khẩu, Dân tộc

Nghề nghiệp chính (trước & sau TĐC)

Mức ổn định việc làm

Mức và kiểu thu nhập,

Nơi làm việc (km so vớI nơi ở),

Phương tiện đi

Bảo hiểm y tế và xã hội

Nếu có thay đổI, lý do?

Có được DA giúp học nghề và kiếm việc?

1.

2.

Page 159: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

2

B. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CỦA HỘ DÂN

I. MÔI TRƯỜNG

(3) Khả năng sử dụng (dịch vụ thuận tiện và hộ có tài chính) các dịch vụ cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và tạI gia đình có bị tác động? (Tích cực/Không thay đổi/Tiêu cực)

Vật hại xung quanh và trong nhà a)côn trùng có hại (b)muỗI (c)chuột (d)khác

Nước ăn uống (a)vòi chảy (b)trữ lại (c)tinh lọc

Nước tắm (a)vòi chảy (b) trữ lại (c) tinh lọc

Rác thải (a)Dịch vụ (b)Tự đổ rác (c)Vứt bừa bãi (kênh, trũng, đường, ruộng)

Nhà v ệ sinh (a)tạI nhà (b)đi nhờ (c)xà phòng (d)giấy khăn

(a)Chỗ phơi đồ (b)Cống thảI công cộng

Cây xanh (a)Công cộng (b)Riêng

Đi lạI (a)Hẻm (b) Đường (c )Đèn đường

Trước TĐC: Tình trạng vệ sinh nhà ở của hộ dân

(a) (b) (c) (d)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(4) Sau TĐC: Dịch vụ, cơ sở hạ tầng vệ sinh hộ dân đang sử dụng tốt hơn trước đây? (Có/Như trước/Không).

(a) (b) (c) (d)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(5) Hộ dân có hài lòng không? (Hài lòng/Trung Bình/Không hài lòng)

(6) Hộ dân có đang thực hành thói quen giữ vệ sinh và hành vi bảo vệ cho môi trường? TĐC đã tạo ra kết quả cải thiện thói quen giữ vệ sinh và hành vi bảo vệ môi trường cho hộ dân? (Có/Như trước/Không).

Giữ gìn vệ sinh (a)nhắc nhở nhau (b)vai trò của các CBO ( c)Tham gia cộng đòng

Việc đi cầu vệ sinh của trẻ em không bừa bãi

(a)dịch vụ thu rác (b)phân loạI rác (c) Thùng rác có nắp

Không giặt phơi quần áo, và các thứ khác nơi công cộng

Nhà vệ sinh sạch sẽ, có đủ nước và xà phòng

Không xả rác, nước thảI ra đường, trũng, kênh

Bảo vệ cây xanh và tài sản công cộng

Nuôi súc vật có trách nhiệm dọn dẹp vệ sinh

(7) Xung quanh hộ dân, có các vấn đề về môi trường đã đang được giảm bớt? (Đã hết/Tốt hơn/Không thay đổi/Tệ hơn) Mô tả:……………………………………………………

Chất đống/bô rác, chuột, muỗI, ruồI, vật hại

Ô nhiễm không khí

Nước đọng Phân ngườI và động vật

Mùi hôi Tiếng ồn Rác xả, Nghẹt cống thải

Sản xuất gây ô nhiễm

Page 160: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

3

II. NHÀ Ở (8) Tình trạng nhà ở của hộ dân (loại và chất lượng) Cấp nhà: 1,2,3,4, ổ

chuột (Gác, lầu) (a)Mặt tiền (b)Nền móng

(a)Mái (b)Tường (c )Nền

(a)Hầm nước thải (b)Hầm tự hoại (c )Loại nhà vệ sinh

Nước (a)chính (b)câu

Điện (a)chính (b)câu

(a) Điện thoại (b)cáp TV

Trước TĐC (a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b)

(a) (b)

(a) (b)

Sau TĐC (a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b)

(a) (b)

(a) (b)

Tình trạng nhà ở của hộ dân (loại và chất lượng) (a) An toàn (b) Độ bền vững ©Ngõ thoát cháy

Chi phí sửa chữa nhà hàng năm

Ẩm ướt (a)Ngập (b)Dột,tạt

Giá trị nhà ở (a)tăng (b)giảm

Diện tích (m2, m2/đầu ngườI)

Số nhà (a)Có (b)Không

Tình trạng pháp lý (a)hợp pháp (b)không hợp pháp

Trước TĐC (a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b)

(a) (b)

[ ]

(a) (b)

(a) (b)

Sau TĐC

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b)

(a) (b)

[ ] (a) (b)

(a) (b)

(9) Hộ tìm kiếm sự giúp đỡ của ai trong việc lo xây/bảo trì nhà TĐC?………………………………………………..

-BTQTĐC BHHA, -Ban quản trị chung cư Lò Gốm

Ban GSCĐ

Chính quyền địa phưong

Nhân viên kỹ thuật DA, Nhóm XH

Nhóm TDTK

Nhà thầu Khác

(10) Sự hài lòng về chất lượng/việc xây dựng nhà TĐC (Hài lòng/Trung Bình/Không hài lòng) Nêu ý kiến lo lắng:

Chất lượng nhà (a)vật liệu (b)hình thức (c)an toàn kết cấu

Thiết kế (a)dự án (b)Tư nhân (c)Tự xây

Thợ (a)dự án (b)tư nhân (c)tự xây

Nhà Thầu (a)dự án (b)tư nhân (c)tự xây

Giám sát (a)dự án (b)tư nhấn (c)tự xây

Bảo hành (a)dự án (b)tư nhân (c)tự xây

Giấy tờ (a)dự án (b)tư nhân (c)tự xây

Nơi tốt hơn (a)An toàn (b)ThờI tiết (c)Sinh hoạt

III. TÌNH TRẠNG KINH TẾ

III.1 ĐỀN BÙ HỖ TRỢ CỦA DỰ ÁN

(11) Hộ dân biết đến mức nào (Rõ/Trung bình/Không rõ) về các thủ tục, quyền lợi và việc thực hiện TĐC? Hộ có hài

lòng không? (Hài long/Trung bình/Không hài lòng)

(a)Cán bộ DA quan(b)Giáy tờ, thong báo của DA

Nhóm TDTK

(a)Chính quyền địa phương

(a)Hàng xóm (b)Bạn bè ©Họ hàng

(a)Tổ chức cộng đồng (b)HPN

(b)Cơ quan liên quan

(a)Từ DA khác (b)Báo chí

Kinh nghiệm riêng

(12) Hộ dân biết đến mức nào (Rõ/Trung bình/Không rõ) về các thủ tục khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nạI?

Hộ có hài lòng không? (Hài lòng/Trung bình/Không hài lòng)

(13) Gía trị tài sản sử dụng trong kinh doanh/trong cuộc sống Mô tả (cũ, mới) nếu có thể

(a) Đất sản xuất (b)Nhà cho thuê (c)Vốn kinh doanh

(a) Xưởng SX (b)Tiệm (c)Sạp chợ

(a)Máy móc (b) Dụng cụ (c) Thiết bị

(a)Xe hơi (b)Xe máy (c)Xe đạp

(a)vi tính (b)máyhát (c) VCD, DVD

(a)T ủ (b)Bàn (c)Ghế

(a)TV (b)Tủ lạnh (c)Máy giặt

(a)Nồi điện (b)Bếp ga (c)Quạt điện

Trước TĐC

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(14) Sau TĐC Hộ dân có mua sắm thêm sau khi TĐC? (Có/Không)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

Page 161: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

4

(15)

Sử dụng đền bù để: trả nợ trước đó, bệnh tật, mua xe máy/đồ đạc, lo giấy tờ, đầu tư kinh doanh, mua lô đất, xây nhà, mua căn hộ, tự lo mua nhà, thuê, khác (khoanh vòng chỗ thích hợp)

(VND) Ngày nhận Nơi giữ tiền (ngân hàng, tạI nhà)

Ai quản lý/chi tiêu

Sử dụng vào việc gì

Có đủ không? (Có/Không)

Có khiếu nại ? (Có/Không)

Hài lòng? (Có/không)

Đất(VND)…………, Nhà (VND)………….Tổng cộng:

Sau khi mua lô đất/căn hộ/nhà TĐC (+ nếu dư, - nếu nợ)

Hỗ trợ xã hội theo đầu người (VND1,5 triệu/ngườI)

Thưởng giao mặt bằng đúng hạn (VND5 triệu/hộ)

Hỗ trợ di dời (VND1-3 triệu/hộ)

Hỗ trợ tạm cư (VND)

Tiền lãi từ việc gởi đền bù trong ngân hang

(16) Chọn lựa TĐC của hộ theo ưu tiên từ 1-7 (điền vào ( ) cho tất cả cột nếu có thể)

Nhà đất TĐC ở P BHHA Q BTân

( )

Căn hộ chung cư Lò Gốm P11 Q6 ( )

Tự lo TĐC ( )

Sữa chữa nhà ( )

Nâng cấp cơ sở hạ tầng ( )

Thuê ( )

Khác ( )

(17) Nêu các lý do không chọn (vì bất lợI) hoặc chọn (vì có lợI) các loạI TĐC. Hộ có hài lòng vớI chọn lựa của hộ không? (Hài lòng/Trung bình/Không hài lòng)

(18) “Ai” trong gia đình ra quyết định TĐC?………………… Bên ngoài, ai có ảnh hưởng can thiệp vào quyết định/chọn lựa TĐC của hộ. Bằng cách nào?……………..

Nhóm XH của DA Nhân viên khác của DA

Nhóm TDTK Tổ chức cộng đồng

Kinh nghiệm riêng

Hàng xóm Bạn bè Họ hàng

Chính quyền địa phương

Chủ nợ cho vay

Bạn hàng làm ăn

III.2 CHI TIÊU HÀNG THÁNG (VND) Ăn uống hang ngày Điện Nước sạch Đi lạI, gởI xe Thu rác Điện thoại Đi học Khác

Trước TĐC Sau TĐC

(19) Các dịch vụ có thuận tiện hơn và có đỡ tốn phí hơn không? (Có/Không thay đổi/Không)

(20) Có gia tăng chi tiêu trong hộ?(Hơn/Không thay đổi/Kém đi) III.3 TÌNH TRẠNG TÀI CHÍNH

(21 ) Tài chính/Tín dụng/Vốn vay để có lô đất TĐC/xây nhà TĐC/căn hộ TĐC/nhà TĐC tự lo

Vốn vay/nợ nhà đất của chính phủ

Tín dụng của CEP

Tiết kiệm tự có

Tín dụng của chính quyền địa phương

Tín dụng ngân hàng

Tín dụng không chính thức

Vay từ bạn bè, gia đình

Vay từ nhóm TDTK

Mua lô đất – Mua căn hộ chung cư Lò Gốm, Lãi suất: Mức vay (VND):

ThờI gian bắt đầu trả nợ góp:

……………... ……………... ……………...

………..……….. ………..

……….. ……….. ………..

……….. ……….. ………..

……..…….. ……..

…….…….……...

…….…….……...

…….…….……...

ThờI hạn (ngày, tuần, tháng, năm, khác): Cách trả góp (ngày , tuần, tháng, năm, khác): Hô có đủ khả năng trả nợ này không?(Có/Trung bình/Không) Vay xây nhà/Vay mua nhà tự lo (nếu có) Lãi suất:

Mức vay (VND): ThờI gian bắt đầu trả nợ góp:

……………... ……………... ……………...

………..……….. ………..

……….. ……….. ………..

……….. ……….. ………..

……..…….. ……..

…….…….……...

…….…….……...

…….…….……...

ThờI hạn (ngày, tuần, tháng, năm, khác):

Cách trả góp (ngày , tuần, tháng, năm, khác):

Page 162: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

5

(22) Hô có đủ khả năng trả nợ này không?(Có/Trung bình/Không) (23) Ngoài ra, hộ có nợ nần, khó khăn tài chính nào khác

(Nêu ảnh hưởng đến TĐC)…………………………………………... Cho biết tiền tiết kiệm hàng tháng và trợ cấp tài chính nếu có: …….

Nguyên nhân Mức tiền (VND)

Lãi suất Bên cho vay ThờI hạn Kế hoạch trả nợ vay

III.4 CƠ HỘI PHỤC HỒI ĐỜI SỐNG KINH TẾ

(24)

Trước TĐC, mô tả cụ thể kinh nghiệm công việc tạo thu nhập:……………………………………………………... Hộ có kế hoạch phục hồi kinh tế/ thu nhập không?(Có/Không)

Mở ra kinh doanh (a)Loại (b)Nguồn lực (c)Nơi, thờI gian

Sản xuất tạI nhà

Công việc (a)Tại nhà (b)làm bên ngoài

Chợ Lò Gốm (a)Loại lô (b)Ngành hàng (c)Ai bán

Bán (a)Giải khát (b)Thức ăn Ở đâu?

Cho thuê nhà, phòng

Lao động giản đơn

Dịch vụ (a) ĐạI lý (b)Tạp hoá (c )Bưu điện

(25) Sau TĐC, có sử dụng nhà làm phương tiện sản xuất/tạo thu nhập (Có/Không/Có dự tính):………….……………

(a) (b) (c)

(a)(b)

(a) (b) (c)

(a) (b)

(a) (b) (c)

(26) Hộ có những thuận lợI khó khăn nào trong việc phục hồI đờI sống kinh tế?………………………………………… Hộ có hài lòng vớI giúp đỡ của DA trong việc phục hồI đờI sống kinh tế? (Hài lòng/Trung Bình/Không hài lòng)

IV. TÌNH TRẠNG XÃ HỘI

IV.1 GIÁO DỤC

(27) Khả năng đi học (thuận tiện đi lại và hộ có tài chính) có chịu tác động? (Tích cực/Không thay đổi/Tiêu cực). Yếu tố nào gây tác động vào việc con em đến trường: Nhận xét về trường tiểu học Bình Long:…………………

Khoảng cách đi (km)

Phương tiện đi lạI

Đăng ký thủ tục

Tài chính/Nợ nần

Hỗ trợ của gia đình

Nêu lý do bỏ học

IV.2 SỨC KHỎE (28) Bệnh nào vẫn phổ biến nhất trong hộ, đặc biệt các bệnh

liên quan môi trường trước/sau TĐC? Sau TĐC hộ dân TĐC có ít bị bệnh hơn không? (Có/Như trước/Không)

Bệnh đường ruột, tiêu chảy

Sốt rét Sốt xuẩt huyết

Bệnh ngoài da

Nhức đầu Ho, Cúm

Bệnh phụ khoa

Khác

(29) Khả năng khám chữa bệnh (thuận tiện đi lại và hộ có tài chính) có chịu tác động? (Tích cực/Không thay đổi/Tiêu cực). Yếu tố nào (khoảng cách đi, phương tiện đi, thủ tục, nợ nần tài chính) gây tác động vào việc được khám chữa bệnh?

Bệnh viện Trung tâm ytế

Phòng khám tư

Nhà thuốc Tủ thuốc tại gia đình

Tập thể dục

Khác

(30) Thói quen và thực hành chăm sóc sức khỏe của hộ dân có thay đổi? Có gia tăng nhận thức bảo vệ sức khỏe?

(Có/Như trước/Không)

Gia tăng ý thức thu nhận thông tin về sức khỏe

Ăn uống an toàn hơn

Nhà vệ sinh sạch hơn

Thân thể và đồ đạc sạch sẽ

Nhà sạch hơn

Giữ gìn xung quanh nhà sạch

Khác

IV.3 CÁC DỊCH VỤ VĂN HOÁ XÃ HỘI (31) Khả năng sử dụng dịch vụ xã hộI (thuận tiện đi lạI và hộ

có tài chính) có chịu tác động? (Tích cực/Không thay đổi/Tiêu cực). Yếu tố nào (khoảng cách đi, phương tiện đi, thủ tục, nợ nần tài chính) gây tác động vào việc sử dụng dịch vụ? …………………………………………..

Nhu cầu đặc biệt: Dịch vụ nhà nước

Công an Giao �ong� công cộng

Chợ Siêu thị

Nơi ăn uống

Các loạI cung cấp khác

Page 163: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

6

(32) Khả năng sử dụng dịch vụ vui chơi văn hoá xã hộI (thuận tiện đi lạI và hộ có tài chính) có chịu tác động? (Tích cực/Không thay đổi/Tiêu cực). Yếu tố nào (khoảng cách đi, phương tiện đi, thờI gian, nợ nần tài chính) gây tác động vào việc sử dụng dịch vụ?………………………….

Nhu cầu đặc biệt: Nơi thờ phượng

Rạp hát Khu vui chơi Côngviên

IV.4 CHẤT LƯỢNG CỦA LÁNG GIỀNG (33) Hộ dân có hài �ong vớI láng giềng TĐC không? Láng

giềng có tốt hơn trước đây (Có/Như trước/Không). Mô tả vấn đề nếu có:…………………………………….

Chính quyền địa phương

NgườI khu vực lân cận

Hàng xóm gần nhà

Giao tiếp An ninhtrật tự

Tập quán văn hoá

LốI sống Cơ sở hạ tầng

IV.5 SỰ VỮNG BỀN TĐC (34) Những vấn đề đặc biệt, khó khăn của hộ trong suốt TĐC

đã ảnh hưởng đến hộ như thế nào. Những chuẩn bị đặc biệt của hộ để đối đầu vấn đề TĐC:……………………..

Chậm trong việc thực hiện DA

Nợ nần tài chính

Kinh doanh Việc làm

Vấn đề tâm lý Gia đình có vấn đề

Vịệc học con cái

Nhà cửa giảm cấp

Kém trình độ hiểu biết, thiếu thông tin

(35) Ghi nhận bất cứ vấn đề/nhu cầu và lý do đặc biệt có thể ảnh hưởng ngắn hạn, lâu dài:

Sự công nhậnvà hỗ trợ của chính quyền và ngườI dân địa phương.

-Cơ chế trả nợ nhà đất -Cơ hộI tín dụng tăng thu nhập

Bảo trì, sửa chữa, nâng cấp nhà ở

Việc làm Thu nhập

Cần thêm trường học ở gần

Đăng ký nhân hộ khẩu

Chủ quyền nhà đất

Điện Nước Điện thoại

(36)

Nếu hộ phảI di dời tiếp, nêu lý do: Cung cấp chi tiết nơi định di dời đến và địa chỉ lien lạc của người nào đó để DA có thể gởi tin nhắn cho hộ được

Nếu nhà TĐC bán được giá cao, mua nhà nhỏ hơn để sống, tiền chênh lệch để chi dùng

Không thể trả nợ nhà chung cư, đất, nợ xây nhà

Không thích khu vực TĐC

Gia đình có vấn đề cần phảI di dời

Khó kiếm sống, kinh doanh, làm việc

Chính quyền địa phương không hỗ trợ

Nơi TĐC không yên ổn

Xa nơi ở cũ, xa các dịch vụ sức khỏe, VHXH

(37) *Đề xuất (nếu có) các chiến lược cho dự án nhằm ngăn chặn TĐC không vững bền đối với mỗi lý do

(38) Ở vững bền lâu dài tại nơi TĐC? (Có/Chưa rõ/Không) Nêu lý do….. IV.6 BÌNH ĐẲNG GIỚI (39) Sự tham gia/liên quan của nam và nữ trong suốt quá trình

TĐC nói chung. Trong suốt TĐC, nam hay nữ đã tỏ ra kiên nhẫn và cố gắng thuyết phục về các quyết định và

trách nhiệm liên quan TĐC (Cả hai/Nam/Nữ)

(40) Những trách nhiệm cụ thể cho nam và nữ trong các hoạt động TĐC(Cả hai/Nam/Nữ)

Lo các sinh hoạt bình thường của gia đình

Làm việc Kiếm sống

Nhận thong tin DA TĐC

Quản lý tiền đền bù

Tháo dỡ Đi dời

Lo chuyện nhà ở/xây

Lo giáy tờ Trả nợ nếu có

IV.7 MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA HỘ DÂN (41) Hộ dân có đi thăm viếng và học hỏi từ các hô TĐC, các

khu vực TĐC khác để so sánh với chọn lựa của hộ mình?(Có/Không)

(42)

Hộ dân có năng động hơn trong giao tiếp, gia tăng tự tin và phẩm giá? (Hơn/Không thay đổi/Kém đi)

Trong phạm vi gia đình

Họ hàng Bạn hang làm ăn

Hàng xóm Bạn bè Các cấp chính quyền

(43) Tự đánh giá của hộ dân về tác động do DA TĐC đối với cuộc sống của họ: (Tích cực/Không thay đổi/Tiêu cực)

Môi trường vệ sinh Nhà ở Tình trạng kinh tế

Tình trạng xã hội

Tham gia, năng lực

Bảo đảm tương lai

Thế hệ con cái

(44) Nhận xét/Suy nghĩ của hộ về các vấn đề bức xúc nhất của hộ. Nói chung hộ dân hài lòng với việc TĐC ở mức độ

Page 164: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

7

nào?(Hài lòng/Trung bình/Không hài lòng) HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

(45) Các liên kết và giá trị trong cả gia đình vẫn được duy trì nhờ cùng hỏi han ý kiến nhau, cùng tham gia trong quá

trình trước và sau TĐC?

(46) Có sự cải thiện về hiểu biết lẫn nhau và quan hệ tốt hơn trong gia đình qua TĐC?

(47) Các quyền lợi, bồI thường và quyết định chọn lựa TĐC có gây mâu thuẫn xung đột trong gia đình?

(48) Cảm giác vui vẻ hạnh phúc có gia tăng đối với cả gia đình?

(49) Qua TĐC, hộ có hiểu biết tốt hơn về kế hoạch gia đình cho các vấn đề và chi tiêu tài chính?

C. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (50) Hộ có tham gia và thực hiện các hoạt động trong quá

trình TĐC? (Có/Không)

Các hoạt động dự án (đi xem đất, thiết kế nhà ở)

Tập huấn HộI thảo

Họp Phỏng vấn

Các hoạt động TDTK

Phản hồI ý kiến

Khiếu nạI Than phiền

Ra quyết định tập thể

Khác

(51) Đóng góp của hộ cho việc TĐC của cộng đồng (Có/Không)

Phí cơ sở hạ tầng Trách nhiệm bảo trì Đóng góp công sức

Bảo vệ môi trường

Chia xẻ thông tin

Khuyến khách các hộ dân TĐC theo DA

Hỗ trợ chính sách của DA

Tạo tình láng giềng tốt

Công tác tổ chức cộng đồng

Tuân thủ đúng hạn

(52) Hộ tham gia đến mức nào trong việc xây/bảo trì nhà TĐC? (Chủ động/Trung Bình/Thụ động)

Chọn thầu (a)DA ( ) (b)tư nhân ( ) (c)tự làm ( )

Nói cchuyện thương lượng vớI thầu ( )

Giám sát quá trình xây dựng

Lo giấy tờ xây dựng

Than phiền Khiếu nại

Theo dõi bảo hành

Chú ý duy tu bảo trì

(53) Trong quá trình TĐC, hộ có tham gia làm thành viên các tổ chức cộng đồng (từ lúc nào, thời hạn, vị trí, trách

nhiệm, nhận bồi dưỡng)

Đặc biệt, hộ có tham gia sau khi DA kết thúc?

Ban vận động, giám sát, thi công nâng cấp hẻm ở P.BHHA

BQTCCLG BTQTĐC

Ban giám sát cộng đồng P.11 Q.6

Ban giám sát cộng đồng P.BHHA Q.BT

Tổ trưởng tổ dân phố

Nhóm TDTK

Khác

(54) Tham gia vào nhóm tín dụng tiết kiệm

Trước TĐC: Từ lúc nào……………, có liêntục?………………… Sau TĐC:………………………………………………… Đặc biệt, hộ có tham gia TDTK sau khi DA kết thúc vào 6/2006 (Có/Chưa rõ/Không)

Mục đích tham gia Mức thường xuyên gởI tiết kiệm

Tiết kiệm tích luỹ

Chức vụ trong nhóm

Vòng vay Mức vay

Họp nhóm Tập huấn

Nhóm ảnh hưởng, giúp đỡ

Sự hài lòng

(55) Nhóm có góp phần giúp đỡ hộ TĐC? (Có/Không) (56) Nếu không tham gia nhóm TDTK, nêu cụ thể lý do…

Ai giúp đỡ khuyến khích hộ tham gia vào nhóm TDTK? ……………………………………………………………

Không được mờI tham gia

Không thích nhóm

Sợ trách nhiệm

Sợ không có khả năng đóng

Không tin tưởng

Không thờI gian đi họp

Không quan tâm

Vì phảI dờI đi nơi khác

(57) Đánh giá chung mức tham gia của hộ dân Lãnh đạo Quản lý, Tổ chức

Thành viên các tổ chức

PhốI hợp vớI DA

Chia xẻ thong tin DA vớI

Là cá nhân có

Trong nhóm

Có hỗ trợ đóng góp

VÌ lợI ích riêng

Page 165: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

8

(Có/Không ở cột thích hợp) cộng đồng ngườI khác ảnh hưởng TDTK cho cộng đồng

(58) Lợi ích, bài học, kinh nghiệm mà hộ có được từ việc tham gia tích cực vào DA TĐC THLG

Kiến thức, kinh nghiệm thực tế (đọc viết)

Tự tin hơn CảI thiện hành vi, suy nghĩ

Hợp tác hơn Được giúp đỡ tài chính

Ra quyết định đúng

Biết tính toán kế hoạch hơn

Biết tổ chức, làm việc hơn

Khác

(59) HỌ HÀNG CỦA HỘ DÂN CŨNG NẰM TRONG ĐỐI TƯỢNG TĐC CỦA DA THLG

Quan hệ LoạI TĐC Ảnh hưởng đến hộ dân

C. NHỮNG ĐỔI THAY LÂU DÀI CỦA HỘ DÂN

(Nhận xét của tư vấn giám sát)

Ghi nhận có những thay đổi lâu dài (Tích cực/Không thay đổi/Tiêu cực) của hộ so vớI tình trạng trước DA do tác động của việc thực hiện DA.

Môi trường được cảI thiện Nâng cấp cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và tạI hộ dân (cống thoát nước thảI, nâng cấp hẻm, đường đi)

Giảm ô nhiễm, cảI tạo kênh đất trũng, quản lý rác thảI (Trạm trung chuyển rác, thu rác)

CảI thiện môi trường sống xung quanh (giảm rác xả, nước đọng, bẩn, tiếng ồn, SX gây ô nhiễm)

Tạo nhiều công viên cây xanh, và chỗ vui chơi cho trẻ em

Thực hành bảo vệ môi trường, cảI thiện hành vi

CảI thiện an ninh trật tự, giăm các tệ nạn

An toàn tốt hơn về phòng cháy và tai nạn (chiếu sáng công cộng)

Nâng cấp cảnh quan khu vực được

Nhà ở tốt hơn Nhà cửa chất lượng và bề n chắc hơn, bảo đảm cho an toàn, thờI tiết, sinh hoạt (không ngập, dột, giảm chi phí sửa chữa hàng năm)

Điện, nước, điện thoạI thuận tiện, rẻ hơn

Vệ sinh trong nhà tốt hơn (nhà vệ sinh sạch, hầm tự hoạI)

Diện tích sinh hoạt rộng rãi, thoáng hơn, giảm vật hạI như muỗI chuột

Giá trị nhà ở gia tăng

Có chủ quyền nhà cửa chính thức

Hạ tầng tốt hơn (hẻm, đường đi, chiếu sáng công cộng)

Tạo khu vực an cư ổn định lâu dài

Tình trạng kinh tế tốt hơn Chính sách đền bù, hỗ trợ vớI nhiều lựa chọn TĐC tạo điều kiện phù hợp cho ngườI nghèo TĐC ổn định được.

CảI thiện kỹ năng quản lý tài chính, chi phí sống

Tín dụng nhà đất phù hợp vớI khả năng tài chính và cách sống của ngườI dân

Chợ Lò Gốm tạo nguồn thu nhập ổn định lâu dài cho các hộ dân TĐC

Tổ chức các hoạt động TKTD Tín dụng nhỏ giúp tăng thu nhập

Cơ hộI nghề nghiệp công việc gia tăng

Giảm mức nghèo cho ngườI dân

Tạo an sinh xã hộI và tiềm lực kinh tế tốt hơn

Tình trạng xã hội tốt hơn Tăng khả năng v à tiếp cận cơ hộI giáo dục (Xây trường cấp I Bình Long cho khu vực TĐC xa nơi ở cũ), Có chương trình giáo dục thiếu nhi

Tăng khả năng chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ cảI thiện và vệ sinh cá nhân tốt hơn

Tăng khả năng có dịch vụ văn hoá xã hộI thuận tiện hơn

Chất lượng láng giềng cảI thiện Tạo lốI sống có tổ chức và văn minh hơn

Vững bền về TĐC Trở nên được chính thức công nhận

Bình đẳng giớI cảI thiện, Có trợ giúp nhóm, vai trò phụ nữ gia tăng

Có hạnh phúc gia đình, sự hài lòng gia tăng

Vốn xã hộI gia tăng, Nhân cách cá nhân tốt hơn

Gia tăng năng lực

Nâng cao năng lực giảI quyết vấn đề môi trường vệ sinh

Nâng cao năng lực giảI quyết vấn đề TĐC

Nâng cao năng lực giảI quyết vấn đề kinh tế Biết

Nâng cao năng lực giảI quyết vấn đề xã hội

Thực hành cơ chế cùng tham gia trong cộng đồng và giảI quyết vấn đề theo tiếp cận “từ dướI lên”

Nâng cao hiểu biết kinh nghiệm, khả năng tự quản và năng lực tự quyết cho cộng đồng

Thiết lấp và duy trì các tổ chức cộng đồng biết lập kế hoạch, thực hiện, huy động nguồn lực trong dân

Năng lực, kinh nghiệm chính quyền địa phương gia tăng, hiểu biết ngườI dân hơn

Page 166: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

9

Page 167: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

1

DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ VÀ CẢI TẠO KÊNH TÂN HÓA LÒ GỐM BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 415 GIÁM SÁT TÁC ĐỘNG CỦA NÂNG CẤP ĐÔ THỊ KHẢO SÁT CƠ SỞ Loại đối tượng chịu tác động : …………………………………………………….. ……………………….. Mục đích khảo sát: Khảo sát là một phần trong quá trình giám sát nhằm ghi nhận tác động qua việc thực hiện nâng cấp đô thị (NCĐT) của dự án đến nhiều mặt trong cuộc sống của hộ dân với những thay đổI về điều kiện vệ sinh môi trường, nhà ở so vớI tình trạng trước khi thực hiện dự án. Thông tin sẽ được bảo mật và đóng góp cơ sở cho việc đánh giá kết quả dự án sau này. Xin dành đủ thờI gian để hoàn thành việc trả lờI cụ thể tất cả các câu hỏI và cung cấp thêm các thông tin cần thiết.

TÊN CHỦ HỘ: TÊN THƯỜNG GỌI (nếu có): ĐỊA CHỈ TRƯỚC NCĐT: Số nhà: Đường: Tổ: Khu phố: Phường: Quận: Tỉnh: ĐỊA CHỈ NCĐT: Số nhà: Đường: Tổ: Khu phố: Phường: Quận: Tỉnh: Số liên lạc nhanh của hộ: Điện thoại bàn: Di động: Email: Số CMND chủ hộ: (Đính kèm bản đồ, hướng dẫn đường đi đến nhà của hộ NCĐT nếu cần thiết) Tên của người được phỏng vấn – Quan hệ với chủ hộ: 1) 2) Thời gian/ngày phỏng vấn: Nơi phỏng vấn: Người phỏng vấn: Trước NCĐT: trong khoảng 3-5 năm đến khi NCĐT do DA415

Sau NCĐT: sau thời điểm NCĐT ít nhất 6 tháng (a) (b) (c) (d) (e) (f) (g) (h)

A. THÔNG TIN CHUNG CỦA HỘ (1) Bao nhiêu ngườI trong hộ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự

án NCĐT? Bao nhiêu năm hộ có nhà ở trong vùng dự án trước khi được NCĐT? ( )

Đã sống trong vùng dự án từ…………. Nơi ở trước đó: ……………………. Lý do đến vùng DA …………………….

Được vào danh sách NCĐT vào năm:…….

Đăng ký nhân khẩu trước/sau NCĐT

Chủ quyền nhà trước/sau NCĐT ……………… ………………

Tổng số ngườI NCĐT: Nam : Nữ:

Tạm cư -DA hỗ trợ -Tự lo

NCĐT từ: …………

(2) Tên họ, , Quan hệ trong gia đình, Năm sinh, GiớI tính (Nam,Nữ), Trình độ văn hoá, Đăng ký hộ khẩu, Dân tộc

Nghề nghiệp chính

Mức ổn định việc làm

Mức và kiểu thu nhập,

Nơi làm việc (km so vớI nơi ở),

Phương tiện đi

Bảo hiểm y tế và xã hội

Nếu có thay đổI, lý do?

Có được DA giúp học nghề và kiếm việc?

1.

2.

Page 168: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

2

B. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CỦA HỘ DÂN

I. MÔI TRƯỜNG

(3) Khả năng sử dụng (dịch vụ thuận tiện và hộ có tài chính) các dịch vụ cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và tạI gia đình có bị tác động? (Tích cực/Không thay đổi/Tiêu cực)

Vật hại xung quanh và trong nhà a)côn trùng có hại (b)muỗI (c)chuột (d)khác

Nước ăn uống (a)vòi chảy (b)trữ lại (c)tinh lọc

Nước tắm (a)vòi chảy (b) trữ lại (c) tinh lọc

Rác thải (a)Dịch vụ (b)Tự đổ rác (c)Vứt bừa bãi (kênh, trũng, đường, ruộng)

Nhà v ệ sinh (a)tạI nhà (b)đi nhờ (c)xà phòng (d)giấy khăn

(a)Chỗ phơi đồ (b)Cống thảI công cộng

Cây xanh (a)Công cộng (b)Riêng

Đi lạI (a)Hẻm (b) Đường (c )Đèn đường

Trước NCĐT: Tình trạng vệ sinh nhà ở của hộ dân

(a) (b) (c) (d)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(4) Sau NCĐT: Dịch vụ, cơ sở hạ tầng vệ sinh hộ dân đang sử dụng tốt hơn trước đây? (Có/Như trước/Không).

(a) (b) (c) (d)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(5) Hộ dân có hài lòng không? (Hài lòng/Trung Bình/Không hài lòng)

(6) Hộ dân có đang thực hành thói quen giữ vệ sinh và hành vi bảo vệ cho môi trường? NCĐT đã tạo ra kết quả cải thiện thói quen giữ vệ sinh và hành vi bảo vệ môi trường cho hộ dân? (Có/Như trước/Không).

Giữ gìn vệ sinh (a)nhắc nhở nhau (b)vai trò của các CBO ( c)Tham gia cộng đòng

Việc đi cầu vệ sinh của trẻ em không bừa bãi

(a)dịch vụ thu rác (b)phân loạI rác (c) Thùng rác có nắp

Không giặt phơi quần áo, và các thứ khác nơi công cộng

Nhà vệ sinh sạch sẽ, có đủ nước và xà phòng

Không xả rác, nước thảI ra đường, trũng, kênh

Bảo vệ cây xanh và tài sản công cộng

Nuôi súc vật có trách nhiệm dọn dẹp vệ sinh

(7) Xung quanh hộ dân, có các vấn đề về môi trường đã đang được giảm bớt? (Đã hết/Tốt hơn/Không thay đổi/Tệ hơn) Mô tả:……………………………………………………

Chất đống/bô rác, chuột, muỗI, ruồI, vật hại

Ô nhiễm không khí

Nước đọng Phân ngườI và động vật

Mùi hôi Tiếng ồn Rác xả, Nghẹt cống thải

Sản xuất gây ô nhiễm

II. NHÀ Ở (8) Tình trạng nhà ở của hộ dân (loại và chất lượng) Cấp nhà: 1,2,3,4, ổ

chuột (Gác, lầu) (a)Mặt tiền (b)Nền móng

(a)Mái (b)Tường (c )Nền

(a)Hầm nước thải (b)Hầm tự hoại (c )Loại nhà vệ sinh

Nước (a)chính (b)câu

Điện (a)chính (b)câu

(a) Điện thoại (b)cáp TV

Trước NCĐT (a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b)

(a) (b)

(a) (b)

Sau NCĐT (a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b)

(a) (b)

(a) (b)

Tình trạng nhà ở của hộ dân (loại và chất lượng) (a) An toàn (b) Độ bền vững ©Ngõ thoát cháy

Chi phí sửa chữa nhà hàng năm

Ẩm ướt (a)Ngập (b)Dột,tạt

Giá trị nhà ở (a)tăng (b)giảm

Diện tích (m2, m2/đầu ngườI)

Số nhà (a)Có (b)Không

Tình trạng pháp lý (a)hợp pháp (b)không hợp pháp

Trước NCĐT (a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b)

(a) (b)

[ ]

(a) (b)

(a) (b)

Page 169: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

3

Sau NCĐT

(a) (b) (c)

(a) (b) (c)

(a) (b)

(a) (b)

[ ] (a) (b)

(a) (b)

IV.7 MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA HỘ DÂN (9) NCĐT của hộ theo ưu tiên (Ghi chú mức giúp đỡ của

DA415 nếu có) Nâng cấp cơ sở hạ tầng (h ẻm, thoát nước)

Chiếu sáng công cộng

Cấp số nhà Đồng hồ cấp nước

Đồng hồ cấp điện

Làm hầm vệ sinh

Sữa chữa nhà

(10) Nêu các lý do không chọn (vì bất lợI) hoặc chọn (vì có lợI) các loạI NCĐT.

(11) Hộ dân biết đến mức nào (Rõ/Trung bình/Không rõ) về các thủ tục, quyền lợI, khiếu nạI và việc thực hiện NCĐT? Hộ có hài lòng không? (Hài long/Trung bình/Không hài lòng)

(a)Cán bộ DA quan(b)Giáy tờ, thong báo của DA

Nhóm TDTK

(a)Chính quyền địa phương

(a)Hàng xóm (b)Bạn bè ©Họ hàng

(a)Tổ chức cộng đồng (b)HPN

(b)Cơ quan liên quan

(a)Từ DA khác (b)Báo chí

Kinh nghiệm riêng

(12) Hộ tìm kiếm sự giúp đỡ của ai trong việc NCĐT? ………………………………………………..

Nhân viên kỹ thuật DA, Nhóm XH

Ban GSCĐ Chính quyền địa phưong

Nhóm TDTK Nhà thầu Khác

(13)

Hộ dân có năng động hơn trong giao tiếp, gia tăng tự tin và phẩm giá? (Hơn/Không thay đổi/Kém đi)

Trong phạm vi gia đình

Họ hàng Bạn hang làm ăn

Hàng xóm Bạn bè Các cấp chính quyền

(14) Tự đánh giá của hộ dân về tác động do DA NCĐT đối với cuộc sống của họ: (Tích cực/Không thay đổi/Tiêu cực)

Môi trường vệ sinh Nhà ở Tình trạng kinh tế

Tình trạng xã hội

Tham gia, năng lực

Bảo đảm tương lai

Thế hệ con cái

(15) Nhận xét/Suy nghĩ của hộ về các vấn đề bức xúc nhất của hộ. Nói chung hộ dân hài lòng với việc NCĐT ở mức độ

nào?(Hài lòng/Trung bình/Không hài lòng)

(16) Ở vững bền lâu dài tại nơi NCĐT? (Có/Chưa rõ/Không) Nêu lý do….. C. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

(17) Hộ có tham gia và thực hiện các hoạt động trong quá trình NCĐT? (Có/Không)

Các hoạt động dự án (thiết kế, thi công NCĐT )

Tập huấn HộI thảo

Họp Phỏng vấn

Các hoạt động TDTK

Phản hồI ý kiến

Khiếu nạI Than phiền

Ra quyết định tập thể

Khác

(18) Đóng góp của hộ cho việc NCĐT của cộng đồng (Có/Không)

Phí cơ sở hạ tầng Trách nhiệm bảo trì Đóng góp công sức

Bảo vệ môi trường

Chia xẻ thông tin

Khuyến khích các hộ dân NCĐT theo DA

Hỗ trợ chính sách của DA

Tạo tình láng giềng tốt

Công tác trong tổ chức cộng đồng

Tuân thủ đúng hạn

(19) Trong quá trình NCĐT, hộ có tham gia làm thành viên các tổ chức cộng đồng (từ lúc nào, thời hạn, vị trí, trách

nhiệm, nhận bồi dưỡng)

Đặc biệt, hộ có tham gia sau khi DA kết thúc?

Ban vận động, giám sát, thi công nâng cấp hẻm ở P.BHHA

Ban giám sát cộng đồng P.11 Q.6

Trưở ng khu phố , Tổ trưởng tổ dân phố

Nhóm TDTK Khác

(20) Tham gia vào nhóm tín dụng tiết kiệm

Trước NCĐT: Từ lúc nào……………, có liêntục?………………… Sau NCĐT:………………………………………………

Mục đích tham gia Mức thường xuyên gởI tiết kiệm

Tiết kiệm tích luỹ

Chức vụ trong nhóm

Vòng vay Mức vay

Họp nhóm Tập huấn

Nhóm ảnh hưởng, giúp đỡ

Sự hài lòng

Page 170: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

4

Đặc biệt, hộ có tham gia TDTK sau khi DA kết thúc vào 6/2006 (Có/Chưa rõ/Không)

(21) Nhóm có góp phần giúp đỡ hộ NCĐT? (Có/Không) (22) Nếu không tham gia nhóm TDTK, nêu cụ thể lý do…

Ai giúp đỡ khuyến khích hộ tham gia vào nhóm TDTK? ……………………………………………………………

Không được mờI tham gia

Không thích nhóm

Sợ trách nhiệm

Sợ không có khả năng đóng

Không tin tưởng

Không thờI gian đi họp

Không quan tâm

Vì phảI dờI đi nơi khác

(23) Đánh giá chung mức tham gia của hộ dân (Có/Không ở cột thích hợp)

Lãnh đạo Quản lý, Tổ chức

Thành viên các tổ chức cộng đồng

PhốI hợp vớI DA

Chia xẻ thong tin DA vớI ngườI khác

Là cá nhân có ảnh hưởng

Trong nhóm TDTK

Có hỗ trợ đóng góp cho cộng đồng

VÌ lợI ích riêng

(24) Lợi ích, bài học, kinh nghiệm mà hộ có được từ việc tham gia tích cực vào DA NCĐT

Kiến thức, kinh nghiệm thực tế (đọc viết)

Tự tin hơn CảI thiện hành vi, suy nghĩ

Hợp tác hơn Được giúp đỡ tài chính

Ra quyết định đúng

Biết tính toán kế hoạch hơn

Biết tổ chức, làm việc hơn

Khác

(25) HỌ HÀNG CỦA HỘ DÂN CŨNG NẰM TRONG ĐỐI TƯỢNG TĐC VÀ NCĐT CỦA DA THLG

Quan hệ LoạI (TĐC, NCĐT)

Ảnh hưởng đến hộ dân

C. NHỮNG ĐỔI THAY LÂU DÀI CỦA HỘ DÂN (Nhận xét của tư vấn giám sát)

Ghi nhận có những thay đổi lâu dài (Tích cực/Không thay đổi/Tiêu cực) của hộ so vớI tình trạng trước DA do tác động của việc thực hiện DA.

Môi trường được cảI thiện Nâng cấp cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và tạI hộ dân (cống thoát nước thảI, nâng cấp hẻm, đường đi)

Giảm ô nhiễm, cảI tạo kênh đất trũng, quản lý rác thảI (Trạm trung chuyển rác, thu rác)

CảI thiện môi trường sống xung quanh (giảm rác xả, nước đọng, bẩn, tiếng ồn, SX gây ô nhiễm)

Tạo nhiều công viên cây xanh, và chỗ vui chơi cho trẻ em

Thực hành bảo vệ môi trường, cảI thiện hành vi

CảI thiện an ninh trật tự, giăm các tệ nạn

An toàn tốt hơn về phòng cháy và tai nạn (chiếu sáng công cộng)

Nâng cấp cảnh quan khu vực được

Nhà ở tốt hơn Nhà cửa chất lượng và bề n chắc hơn, bảo đảm cho an toàn, thờI tiết, sinh hoạt (không ngập, dột, giảm chi phí sửa chữa hàng năm)

Điện, nước, điện thoạI thuận tiện, rẻ hơn

Vệ sinh trong nhà tốt hơn (nhà vệ sinh sạch, hầm tự hoạI)

Diện tích sinh hoạt rộng rãi, thoáng hơn, giảm vật hạI như muỗI chuột

Giá trị nhà ở gia tăng

Có chủ quyền nhà cửa chính thức

Hạ tầng tốt hơn (hẻm, đường đi, chiếu sáng công cộng)

Tạo khu vực an cư ổn định lâu dài

Gia tăng năng lực

Nâng cao năng lực giảI quyết vấn đề môi trường vệ sinh

Nâng cao năng lực giảI quyết vấn đề TĐC

Nâng cao năng lực giảI quyết vấn đề kinh tế Biết

Nâng cao năng lực giảI quyết vấn đề xã hội

Thực hành cơ chế cùng tham gia trong cộng đồng và giảI quyết vấn đề theo tiếp cận “từ dướI lên”

Nâng cao hiểu biết kinh nghiệm, khả năng tự quản và năng lực tự quyết cho cộng đồng

Thiết lấp và duy trì các tổ chức cộng đồng biết lập kế hoạch, thực hiện, huy động nguồn lực trong dân

Năng lực, kinh nghiệm chính quyền địa phương gia tăng, hiểu biết ngườI dân hơn

Page 171: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Phụ lục 3a: DANH SÁCH CÁC HỘ TĐC VÀO CHUNG CƯ LÒ GỐM TẠI P.11 Q.6

Số căn hộ Họ tên chủ TĐC Địa chỉ trước đây

Tổng đền bù (VND)

Đền bù cho Đất +Nhà

(VND) (1)

Diện tích đất trước đây

(m2)

Diện tích căn hộ (m2)

Giá trị căn hộ (VND)

(2)

Tiền dư hay nợ lạI (VND) =(1) – (2) Khảo sát bởi tư

vấn vào 2005 BLOCK B1

B1-01 Voõ Thò Nguyeät 241/52C NVL

320,460,140

306,060,140

99.29 54.00 267,300,000 38,760,140 Yes

B1-02 Voõ Vaên Cheânh 357/61 HG

1,146,836,000

1,146,836,000

197.32 54.00 267,300,000 879,536,000 Yes

B1-03 Phaïm Vaên Ñöïc 241/51 NVL

319,961,800

302,561,800

99.16 54.00 267,300,000 35,261,800 Yes

B1-04 Nguyeãn Baù Tình 241/41 C NVL

318,432,870

293,532,870

81.18 54.00 267,300,000 26,232,870 Yes

B1-05 Voõ Thò Thu Lieân Keá 241/38 NVL

338,437,910

322,537,910

96.275 54.00 267,300,000 55,237,910 Yes

B1-06 Nguyeãn Hoaøng Minh 241/51A NVL

340,772,903

312,872,903

94.47 54.00 267,300,000 45,572,903 Yes

B1-11 Lyù Höng 241/79A NVL

129,883,575

119,983,575

34.29 56.00 168,000,000 (48,016,425)Yes

B1-12 Traàn Thò Löôïng 357/80B HG

138,182,280

120,182,280

41.01 56.00 168,000,000 (47,817,720)Yes

B1-13 Nguyeãn Thaønh Loäc 357/66B/7 HG

130,906,070

123,584,150

40.37 56.00 168,000,000 (44,415,850)Yes

B1-14 Huyønh Kim Cuùc 357/39/15T HG

140,471,450

119,571,450

58.53 56.00 168,000,000 (48,428,550)Yes

B1-15 Nguyeãn Ngoïc Thuûy Keá 241/52D NVL

133,257,600

118,257,600

33.6 56.00 168,000,000 (49,742,400)

Yes

B1-16 Huyønh Thò Nhaøn 357/39/15V HG

152,404,058

128,504,085

44.94 56.00 168,000,000 (39,495,915)Yes

Page 172: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

B1-17 Nguyeãn Taán Khoa 357/39/44 HG

158,852,920

135,452,920

38.95 56.00 168,000,000 (32,547,080)Yes

B1-21 Tröông Kim Khai 241/84/3 NVL

69,536,240 53,636,240

14.06 45.40 109,868,000 (56,231,760)Yes

B1-22 Trieäu Caåm Nga P. tröôùc 357/31/50 HG

66,293,885 57,293,885

18.5 45.40 109,868,000 (52,574,115)Yes

B1-23 Nguyeãn Vaên Oanh 241/52C NVL

68,036,000 57,536,000

18.56 45.40 109,868,000 (52,332,000)Yes

B1-24 Nguyeãn Phuøng Haûi Keá 241/84B NVL

64,316,640 55,316,640

13.92 45.40 109,868,000 (54,551,360)Yes

B1-25 Traàn Thò Hoa 357/78/12 HG 30,000,000

25,000,000 7.88 37.60 109,868,000 (84,868,000)

Yes

B1-26 Leâ Thò Thu 357/64 HG 60,668,200

54,768,200 18.04 45.40 109,868,000 (55,099,800)

Yes

B1-27 Voõ Vaên Toát 357/75B HG 70,382,367

54,482,367 22.83 45.40 109,868,000 (55,385,633)

Yes

B1-31 Nguyeãn Vaên Hueä Keá 241/84B NVL

32,500,000 25,000,000

22.23 37.60 70,312,000 (45,312,000)Yes

B1-32 Traàn Thò Hoa 357/59/1A HG

65,188,248 56,788,248

24.66 45.40 70,312,000 (13,523,752)Yes

B1-33 Voõ Thò Ñeïp Keá 241/84/3 NVL

27,500,000 25,000,000

10.18 37.60 70,312,000 (45,312,000)Yes

B1-34 Voõ Vaên Lôïi Nhoû Sau 241/84/2 NVL

27,500,000 25,000,000

15.66 37.60 70,312,000 (45,312,000)Yes

B1-35 Traàn Vaên Phöông 357/78/12 HG

35,748,800 33,248,800

17.86 37.60 70,312,000 (37,063,200)Yes

Page 173: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

B1-36 Phaïm Vaên Nan - Nguyeãn Thò Keá 241/84/3 NVL

32,500,000 25,000,000

10.88 37.60 70,312,000 (45,312,000)

Yes

B1-37 Traàn Vaên Ngoïc Phöôùc Sau 241/84/2 NVL

32,500,000 25,000,000

8.55 37.60 70,312,000 (45,312,000)

Yes BLOCK A1

A1-01 Huyønh Ngoïc Lôïi Keá 357/39/47 HG

179,016,320

167,616,320

55.89 36.80 161,920,000 5,696,320 Yes

A1-02 Traàn Vaên Tieàn Keá 357/39/45B HG

111,952,395

102,952,395

35.4 41.40 161,920,000 (58,967,605)Yes

A1-03 Phan Kim Leä 241/84B NVL

170,979,790

151,479,790

56.75 36.80 161,920,000 (10,440,210)Yes

A1-04 Phan Höông-Nguyeãn Thò. Mai 241/50 A NVL

191,401,150

159,901,150

50.14 36.80 161,920,000 (2,018,850)Yes

A1-05 Voõ Thò Dö 357/39/15P HG

174,122,600

150,222,600

56.43 36.80 161,920,000 (11,697,400)Yes

A1-06 Leâ Hoaøng Xuaân 357/80B HG

217,652,520

203,252,520

57.51 36.80 161,920,000 41,332,520 Yes

A1-11 Ñinh Ngoïc Aùnh sau 357/39/50 HG

93,686,851 83,786,851

28.32 45.40 136,200,000 (52,413,149)Yes

A1-12 Leâ Vaên Nghóa Keá 241/84/5 NVL

97,242,255 94,592,255

38.2 45.40 136,200,000 (41,607,745)Yes

A1-13 Nguyeãn Thò Dö Sau 241/51 NVL 76,668,600

69,168,600 22.95 45.40 136,200,000 (67,031,400)

Yes

A1-14 Nguyeãn Thò Cuùc Keá 357/39/45B HG

71,409,600 63,300,600

18 45.40 136,200,000 (72,899,400)Yes

Page 174: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

A1-15 Höùa Quoác Xöông Keá 357/31/50 HG

80,269,650 66,769,650

19.98 45.40 136,200,000 (69,430,350)

Yes

A1-16 Nguyeãn Höõu Ñöùc 73,267,369 64,267,369

23.14 45.40 136,200,000 (71,932,631)Yes

A1-21 Nguyeãn Thanh Thuûy P. sau 357/39/51 HG

40,900,000 25,000,000

8.19 36.80 80,960,000 (55,960,000)

Yes

A1-22 Löu Thò Ngoïc Thuøy Ñ/dieän 241/52Bis NVL

53,166,400 42,666,400

13.3 36.80 80,960,000 (38,293,600)

Yes

A1-23 Nguyeãn Thaønh Cho 357/75B HG

47,095,680 35,095,680

9.81 36.80 80,960,000 (45,864,320)

Yes

A1-24 Löu Minh Höng Ñ/dieän 241/52Bis NVL

53,569,840 44,569,840

15.5 36.80 80,960,000 (36,390,160)Yes

A1-25

Leâ Thò Baïch Tuyeát (ñ/d thöøa leá cuûa Ñoã Vaên Hueä 357/39/45B HG

59,870,625 48,470,625

15.75 36.80 80,960,000 (32,489,375)

Yes

A1-26 Nguyeãn Thò Hoàng Keá 241/84/5 NVL

58,557,600 45,057,600

15.12 36.80 80,960,000 (35,902,400)

Yes BLOCK A2

A2-01 Höôùng Khaûi Töôøng 241/52C NVL

148,895,320

146,395,320

46.32 32.80 144,320,000 2,075,320 Yes

A2-02

Tröông Thò Baïch Tuyeát (ñ/d thöøa keá cuûa Nguyeãn Vaên Hue)ä 357/64/1Bis HG

202,001,940

188,951,940

59.16 32.80 144,320,000 44,631,940

Yes

Page 175: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

A2-03 Nguyeãn Thò Caûnh 357/75B HG

165,239,520

160,239,520

46 32.80 144,320,000 15,919,520 Yes

A2-04 Laâm Ngaân Hueâ Keá 357/39/44 HG

151,193,919

140,693,919

48.1 32.80 144,320,000 (3,626,081)Yes

A2-05 Tröông Queá Nghóa 357/79B HG

171,767,800

159,867,800

50.36 32.80 144,320,000 15,547,800 Yes

A2-06 Tröông Thò Tö 241/84A NVL

195,265,440

183,145,440

56.5 32.80 144,320,000 38,825,440 Yes

A2-07 Traàn Vaên Thaønh 357/62 HG

212,866,800

202,966,800

58.38 32.80 144,320,000 58,646,800 Yes

A2-08 Ñoã Thò Höng 241/41 NVL

158,377,085

147,877,085

44.48 32.80 144,320,000 3,557,085 Yes

A2-09 Leâ Vaên Toát Sau 241/38 NVL

149,977,710

140,977,712

33.825 32.80 144,320,000 (3,342,288)Yes

A2-11 Nguyeãn Vaên Phöôùc 357/31/50A HG

123,334,270

111,934,270

38.24 41.40 136,620,000 (24,685,730)Yes

A2-12 Leâ Taân 241/79 NVL

108,673,400

87,673,400

26.33 41.40 136,620,000 (48,946,600)Yes

A2-13 Phaïm Thò Cuûa 357/39/45B HG

192,731,180

155,231,180

44.02 36.80 136,620,000 18,611,180 Yes

A2-14 Vaø Thò Nuoåi Keá 241/52 H NVL

80,015,480 69,515,480

21.29 41.40 136,620,000 (67,104,520)Yes

A2-15 Huyønh Thò Böïc 357/78/6 HG 90,224,660

79,724,660 23.78 41.40 136,620,000 (56,895,340)

Yes

A2-16 Nguyeãn Thò Vaân Keá 241/84/2 NVL

83,763,520 71,763,520

21.46 41.40 136,620,000 (64,856,480)Yes

A2-17 Nguyeãn Lyù Quoác 357/39/15P1 HG

117,136,400

103,736,400

44.02 41.40 136,620,000 (32,883,600)Yes

A2-18 Nguyeãn Thò Nhieàu Sau 241/51 NVL

215,249,490

204,749,490

66.93 36.80 161,920,000 42,829,490 Yes

Page 176: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

A2-19

Tröông Duy Quoác (ñ/d thöøa keá cuûa Thaùi Maãu Ñôn) 241/84 NVL

117,905,044

107,405,044

37.87 41.40 136,620,000 (29,214,956)

Yes

A2-21 Thaïch Thò Quyù Sau 241/84/5 NVL

41,275,320 32,275,320

19.07 32.80 72,160,000 (39,884,680)Yes

A2-22 Nguyeãn Thò Nga 357/77B HG 44,284,400

33,784,400 7.79 32.80 72,160,000 (38,375,600)

Yes

A2-23 Hoà Thò Traâm 357/51/50 HG 34,000,000

25,000,000 14.17 32.80 72,160,000 (47,160,000)

Yes

A2-24 Nguyeãn Ngoïc Thuyø P/sau 357/59/1 HG

42,211,544 34,711,544

16.55 32.80 72,160,000 (37,448,456)

Yes

A2-25 Leâ Thò Tuyeát Keá 241/84/3 NVL

37,000,000 25,000,000

21.26 32.80 72,160,000 (47,160,000)Yes

A2-26 Nguyeãn Baûo Aân Keá 357/31/50A HG

40,436,002 31,436,002

15.74 32.80 72,160,000 (40,723,998)Yes

A2-27

Nguyeãn Thò Kim Sa (ñ/d thöøa keá cuûa Nguyeãn Thò Beù Hai) Keá 241/84/5 NVL

35,694,092 25,194,092

7.61 32.80 72,160,000 (46,965,908)

Yes

A2-28 Nguyeãn Thò Phuïng Keá 357/78/12 HG

37,000,000 25,000,000

12.49 32.80 72,160,000 (47,160,000)

Yes

A2-29 Ñinh Xuaân Phong Keá 351/51/50 HG

53,490,390 44,490,390

32.35 32.80 72,160,000 (27,669,610)

Yes

Page 177: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

PHỤ LỤC 3b: DANH SÁCH CÁC HỘ PHÂN LÔ TỰ XÂY TRONG BÁO CÁO GIÁM SÁT KHU PHÂN LÔ TĐC TẠI P.BHHA Q.BT (thờI điểm khảo sát 11-12/2005)

TIỀN ĐỀN BÙ (VND)

Số TT TÊN HỌ Địa chỉ trước đây

TỔNG CỘNG

Tính riêng cho Nhà + Đất

(1)

Vị trí nền đất

Diện tích nền đất (m2)

Giá trị nền đất VND)

(2)

Dư ra hay nợ lạI

= (1) – (2)

Trợ cấp xã hộI đầu ngườI và Trợ cấp

di dờI (VND)

Được khảo sát bởI tư vấn năm 2005

1 Huyønh Thò Laém 357/64/1Bis HG

522,223,860 510,323,860 B21 43.1

109,043,000 401,280,860 11,900,000 X

2 Ñoã Quùy Tò 357/78/8 HG 511,969,960 487,629,960 B2+B3 40,17

+40,17

184,788,440 302,841,520 24,340,000 X

3 Nguyeãn Thò Beù 357/79B HG

239,203,845 202,784,925 B10 40.54

93,251,200 109,533,725 36,418,920 X

4 Leâ Thò Tuyeát Söông 357/59/1 HG

204,201,804 192,801,840 B1 41.03

103,804,380 88,997,460 11,399,964 X

5 Ñoã Thò Muoân 357/78/10B HG 191,496,760 186,496,760 B16

40.54

93,251,200 93,245,560 5,000,000 X

6 Döông Khieâm 357/78/10B HG

196,131,000 181,131,000 B13 40.81

93,869,440 87,261,560 15,000,000 X

7 Nguyeãn Thò Lan 357/70B HG 155,101,010 140,201,010 B18

43.1

109,043,000 31,158,010 14,900,000 X

8 Döông Toâ Haø 357/78/10B HG

116,864,480 114,364,480 B12 40.9

94,075,520 20,288,960 2,500,000 Chưa xây dựng

9 Ñaëng Hoaøn 241/80 NVL

129,613,420 129,613,420 B14 45.09

103,698,720 25,914,700 - X

10 Nguyeãn Hoaøng Sôn 357/66B/7 HG

134,900,100 126,500,100 B8 45.09

103,698,720 22,801,380 8,400,000 Chưa dọn vào ở

Page 178: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

11 Traàn Thò Khoe 357/77/1 HG

133,546,496 111,775,985 B20 40.04

92,102,120 19,673,865 21,770,511 X

12 Nguyeãn Vaên Veïn 357/68C HG

119,158,044 110,158,950 B19 40.04

92,102,120 18,056,830 8,999,094 X

13 Traàn Thò Cuùc 357/68 B HG 115,507,970 105,107,970 B4

40.17

92,394,220 12,713,750 10,400,000 X

14 Phaïm Thò Hueä 357/59/1A HG

118,300,624 94,300,624 B11 40.45

93,045,120 1,255,504 24,000,000

Nhà cho thuê, không thể gặp được chủ hộ

15 Leâ Vaên Chaâu 357/61 HG

104,534,270 93,534,270 B5 41.03

103,804,382 (10,270,112) 11,000,000 X

16 Huyønh Böûu 241/80 NVL 88,149,325 88,149,325 B15

40.63

93,457,280 (5,307,955) - X

17 Vuõ Thò Thaønh keá 241/18 D NVL

103,143,348 103,143,348 B7 40.81

93,869,440 9,273,908 - X

18 Huyønh Thò Haø 357/64/1 Bis HG

139,154,100 128,654,100 B17 40.45

93,045,120 35,608,980 10,500,000 X

19 Döông Bính Ngoï 357/74 B HG

204,705,109 193,155,109 B6 40.9

94,075,520 99,079,589 11,550,000 X

20 Traàn Thò Anh 357/76B HG

168,042,140 151,642,140 B9 40.63

93,457,280 58,184,860 16,400,000 Nền đất đã bị bán

21 Voõ Vaên Phaùt Keá 241/118D NVL

74,229,120 74,229,120 C2 41.69

87,549,840 (13,320,720) - X

22 Quaán Thò Ba 357/78 HG

341,847,746 315,447,746 C3+C4 41,69 +41,69

175,099,680 140,348,066 26,400,000 X

23 Haø Thò Gaùi Keá 241/118D NVL 70,519,680 70,519,680 C18

44.47

93,396,240 (22,876,560) - X

24 Leâ Vaên Hai 357/64 HG

74,388,260 62,988,260 C15 40.03

84,061,320 (21,073,060) 11,400,000

X (Nền đất đã bị bán sau đó)

Page 179: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

25 Buøi Ngoïc Yeåm 357/59/1A HG

73,898,882 60,998,882 C16 41.22

95,221,896 (34,223,014) 12,900,000 X

26 Voõ Huøng Cöôøng 357/77B HG

57,969,200 57,969,200 C17 44.47

93,396,240 (35,427,040) - X

27 Traàn Thò Caûnh 357/78/12 HG 69,067,000 57,067,000 C7

40.37

84,777,000 (27,710,000) 12,000,000 X

28 Traàn vaên Quyeàn 357/77/6 HG

62,711,000 53,711,000 C8 45.88

96,355,980 (42,644,980) 9,000,000 X

29 Traàn Höõu Ba Sau 241/84/2 NVL

60,385,200 49,885,200 C13 45.88

96,355,980 (46,470,780) 10,500,000 X

30 Lyù Chaùnh 241/79A NVL 46,887,300 46,887,300 C9

40.14

84,294,000 (37,406,700) - X

31 Voõ Hoaøng Minh Ñ/dieän 417B/90 HG

53,271,700 45,771,700 C1 40.36

93,237,144 (47,465,444) 7,500,000 X

32 Nguyeãn Thò Baïch Hueä 357/72/1 HG

39,271,600 36,771,600 C12 40.37

84,777,000 (48,005,400) 2,500,000 X

33 Nguyeãn Thò Taøi 357/77 HG 38,025,800 35,525,800 C11

40.49

85,023,120 (49,497,320) 2,500,000 X

34 Traàn Vaên Taâm 357/78/12 HG

42,455,400 33,455,400 C19 44.47

93,396,240 (59,940,840) 9,000,000 X

35 Leâ Thò Anh Keá 357/78/6 HG

41,500,000 25,000,000 C5 40.36

93,237,144 (68,237,144) 16,500,000 X

36 Nguyeãn Thò Ngoïc Keá 241/84/3 NVL 37,000,000 25,000,000 C6

40.49

85,023,120 (60,023,120) 12,000,000 X

37 Döông Haûo 357/70 HG

140,865,276 127,465,276 C14 40.14

84,294,000 43,171,276 13,400,000 X

38 Huyønh Thò Nguyeät Keá 357/78/6 HG

37,000,000 25,000,000 C10 40.03

84,061,320 (59,061,320) 12,000,000 X

Page 180: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

39 Voõ Thò Myõ Phöôïng Keá 357/63 HG

32,500,000 25,000,000 D2 40.45

80,900,000 (55,900,000) 7,500,000 X

40 Leâ Thò Ñieäp Keá 357/78/6 HG

32,500,000 25,000,000 D8 41.29

90,838,000 (65,838,000) 7,500,000 X

41 Traàn Minh Huøng Sau 241/84/2 NVL 32,500,000 25,000,000 D4

41.29

90,838,000 (65,838,000) 7,500,000 X

42 Traàn Thò Loan Sau 241/84/2 NVL

32,500,000 25,000,000 D3 40.45

80,900,000 (55,900,000) 7,500,000 X

43 Nguyeãn Thò Buùt Keá 241/79 NVL

30,000,000 25,000,000 D1 41.29

90,838,000 (65,838,000) 5,000,000 X

44 Lyù Thò Muoái Keá 241/84/3 NVL 27,500,000 25,000,000 D6

40.45

80,900,000 (55,900,000) 2,500,000 X

45 Laâm Caùch Nhaân - Leâ Thò Quaù Sau 241/84/5 NVL

25,000,000 25,000,000 D5

41.29

90,838,000 (65,838,000) - Chưa xây dựng

46 Voõ Vaên Laâm Keá 241/84/3 NVL

32,500,000 25,000,000 D7 40.45

80,900,000 (55,900,000) 7,500,000 X

47 Vöông Vaên Cöôùc After 241/84/5 NVL

58,475,520 46,475.520 C20 13.26 95,218,200 48,742,680 X

48 Traàn Ñeä After 241/84/5 NVL

55,331,600 43,331,600 E8 12.8 +100,000,000 +50,000,000 Chưa xây dựng

49 Nguyeãn Thò Kim Ba 357/67B HG

346,873,494 322,726,814 E1,E7 109,76 X

50 Nguyeãn Thò Thanh 241/26 NVL

170,067,990 157,072,620 E3 44.76 +100,000,000 Chưa xây dựng

51 Traàn Thò Löôïm Next 241/52D NVL

>1,265 billion 640,008,080 E10,E11 231,11 Chưa xây dựng

Page 181: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Phụ lục 3c: DANH SÁCH CÁC HỘ TỰ LO TĐC

Số TT TÊN HỌ

Khảo sát bởI NXH năm 2004

Khảo sát bởI tư vấn

2005 Địa chỉ trước đây Đền bù cho đất +nhà

(VND)

Thưởng giao mặt bằng đúng hạn

(VND) Tổng cộng đền bù

(VND) 1 Löu Ñöùc Trung Sau 241/34A NVL 108,990,875 5,000,000 113,990,875 2 Ñaëng Thò Aùnh x x Sau 241/34A NVL 113,732,760 5,000,000 118,732,760 3 Döông Vaên Söøng keá 241/34A NVL 175,786,312 0 175,786,312 4 Voõ Thò Kim Nguyeät x x Sau 241/50 Bis NVL 211,493,570 5,000,000 216,493,570 5 Traàn Thò Sang x x 241/41 NVL 165,604,905 5,000,000 170,604,905 6 Phaïm Thò Tính x 241/52 H NVL 264,257,650 5,000,000 269,257,650 7 Nguyeãn Vaên Ñaùng Keá 241/52 H NVL 247,067,300 5,000,000 252,067,300 8 Nguyeãn Vaên Hai Keá 241/52 H NVL 154,078,050 5,000,000 159,078,050 9 Voõ Ñình Haûi Keá 241/52 H NVL 515,828,950 5,000,000 520,828,950

10 Nguyeãn Thò Nghieäp x 241/41A NVL 133,808,800 5,000,000 138,808,800 11 Phaïm Vaên Saùu Sau 241/51 NVL 90,980,360 5,000,000 95,980,360 12 Nguyeãn Thò Thu Haèng x keá 241/51 NVL 61,730,290 5,000,000 66,730,290 13 Nguyeãn Thò Aùnh Saùng x x 241/52E NVL 177,481,360 5,000,000 182,481,360 14 Voõ Vaên Duõng keá 241/52E NVL 31,872,785 5,000,000 36,872,785 15 Ñaëng Vaên Höng 241/52 D NVL 176,545,800 5,000,000 181,545,800 16 Löõ Kieàm Hui 357/51/50 NVL 105,727,645 5,000,000 110,727,645 17 Huyønh Vaên Ñaéc x x 357/31/50 HG 135,987,035 5,000,000 140,987,035 18 Buøi Anh Duõng x x 357/39/50 HG 112,724,467 5,000,000 117,724,467 19 Nguyeãn Vaên Duõng Keá 357/39/47 HG 216,931,699 5,000,000 221,931,699 20 Nguyeãn Thò Kim Chi x x 357/39/47 HG 123,458,450 5,000,000 128,458,450 21 Nguyeãn Vaên Hoaøng x Keá 357/39/47 HG 99,594,569 5,000,000 104,594,569 22 Traàn Thò Ngoïc Myõ x Keá 357/39/44 HG 233,189,696 5,000,000 238,189,696 23 Nguyeãn Vaên Long x 357/39/44 HG 98,157,600 5,000,000 103,157,600 24 Voõ Thò Nguyeät x Keá 357/39/44 HG 105,521,660 5,000,000 110,521,660

Page 182: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

25 Ñoã Thò Ñieäp x x 357/39/45B HG 75,786,390 5,000,000 80,786,390 26 Nguyeãn Thò Thôøi x x 357/39/50B HG 87,605,075 5,000,000 92,605,075 27 Ñoã Thò Thieät x x 357/39/45B HG 42,135,805 5,000,000 47,135,805 28 Phaïm Thò Haïnh x x Keá 357/39/45B HG 83,957,046 5,000,000 88,957,046 29 Nguyeãn Thò Höông 357/39/15 T HG 155,595,070 5,000,000 160,595,070 30 Leâ Thò Ca x x 357/39/15V1 HG 150,689,750 5,000,000 155,689,750 31 Nguyeãn Taán Ninh x 357/39/15 HG 67,721,530 5,000,000 72,721,530 32 Nguyeãn Möôøi Hai x 357/39/47 HG 144,167,366 5,000,000 149,167,366 33 Traàn Thoï Töôøng x Keá 417B/90 HG 105,648,355 5,000,000 110,648,355 34 Leâ Thò Töï x x 241/52Bis HG 158,426,400 5,000,000 163,426,400 35 Phaïm Thò Hoa x 357/59/1A HG 54,159,100 5,000,000 59,159,100 36 Traàn Vaên Quan x 241/79 NVL 78,340,190 5,000,000 83,340,190 37 Traàn Thò Cho x Keá 241/84/3 NVL 104,578,000 5,000,000 109,578,000 38 Nguyeãn Thò Naêm x 241/84/4 NVL 213,660,601 0 213,660,601 39 Traàn Thò Tuøng x x 241/84/2 NVL 134,429,160 5,000,000 139,429,160 40 Nguyeãn Vaên Sang x 241/84 NVL 189,292,960 5,000,000 194,292,960 41 Traàn Vaên Ngoïc Hieàn x x Sau 241/84/2 NVL 50,316,800 5,000,000 55,316,800 42 Nguyeãn Thò Thieân x x 241/84/3 NVL 48,984,000 5,000,000 53,984,000 43 Laâm Hoøa Bình x Keá 357/78/6 HG 28,639,000 5,000,000 33,639,000 44 Vaên Hoøa Nam x Keá 357/78/12 HG 70,622,800 5,000,000 75,622,800 45 Nguyeãn Thaønh Ñoä x x Keá 357/78/12 HG 54,627,680 5,000,000 59,627,680 46 Leâ Vaên Saùng x 241/79 NVL 341,078,340 5,000,000 346,078,340 47 Nguyeãn Vaên Em x x Keá 357/78/12 HG 23,419,400 5,000,000 28,419,400 48 Dieäp Thò Chöông 357/61 HG 191,361,070 5,000,000 196,361,070 49 Traàn Thò Höôøng x 357/68B HG 172,993,700 5,000,000 177,993,700 50 Nguyeãn Thò Laønh x 357/76 HG 268,482,590 0 268,482,590 51 Voõ Vaên Muoân 357/80B HG 88,981,440 5,000,000 93,981,440

Page 183: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

1

Phụ lục 3d: 1) DANH SÁCH CÁC HỘ HƯỞNG LỢI TRONG KHU NÂNG CẤP ĐÔ THỊ P.11 Q.6

Số thứ tự

Tên họ Đã có điện Đã có nước

Tổ Số nhà cấp mói Lý do không lắp đồng hồ điện vớI dự án

Lý do không lắp đồng hồ nước vớI dự án

1 Höùa Hueâ X X 28 405/89 HG 2 Ñoaøn Thò Naêm X X 28 405/67 HG 3 Nguyeãn Theá Linh X X 28 405/83 HG 4 Phaïm Thò Thieät X X 28 405/79 HG 5 Nguyeãn Vaên Xuaân X X 28 405/85 HG 6 Leâ Thò Thu 28 405/71 HG Đã lập danh sách 7 Nguyeãn Vaên Trò 28 405/69 HG Không nộp đơn xin Đã lập danh sách 8 Traàn Thò A X X 28 405/81 HG 9 Ñoã Thò Dung X X 28 405/65 HG 10 Leâ Phuùc Hieäp X X 28 405/75 HG 11 Nguyeãn Thò Saùu X 23 405/61/48 HG Xa đường ống cái 12 Voõ Thò UÙt X 23 405/61/44 HG Xa đường ống cái 13 Ñoaøn Thò Nguyeãn X X 23 405/61/38 HG 14 Phaïm Ngoïc Kim X X 28 405/65A HG 15 Toáng Thò Hai X X 28 405/73 HG 16 Höùa Hoùa X X 28 405/87 HG 17 Löu Ngoïc Ñöùc X X 28 405/77 HG 18 Nguyeãn Thanh Thoaïi Vaân

(cuøng hoä Toáng Thò Hai) X X 28 405/73 HG

19 Huyønh Thò Kim Sen X X 4 357/65C HG

20 Traàn Thò Myõ Tieân X 4 357/63/4 HG Xa đường ống cái

Page 184: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

2

21 Traàn Kim Höông 4 357/61E HG Dùng chung vớI hộ khác

Dùng chung vớI hộ khác

22 Nguyeãn Taán Löïc X X 4 357/66 HG 23 Traàn Thò Myõ Lan X 4 357/63/5AHG Xa đường ống cái 24 Traàn Thò Thoï X X 4 357/65A HG 25 Traàn Minh Chaùnh X X 4 357/63/3 HG 26 Voõ Vaên Coái X X 4 357/63/2 HG 27 Leâ Thaùi Nghieâm X X 4 357/65B HG 28 Löông Khöông X X 5 357/39/12 HG 29 Hoà Vaên Toát X X 5 357/59/8 HG 30 Taêng Y X X 5 357/59/3A HG 31 Huyønh Caåm Tieân X X 5 359/59/9 HG 32 TröôngThòTuyeát Nga X X 5 357/59/10 HG 33 Maõ Thò Ngheán X X 5 357/59/2 HG 34 Traàn Höõu Haïnh X X 5 357/59/4B HG 35 Ñaëng Anh X X 5 357/59/3B HG 36 Nguyeãn Thò Ngaø X X 5 357/59/7 HG 37 Döông Muoái X X 5 357/59/6A HG 38 Huyønh Möôi 5 357/59/6 HG Dùng chung vớI hộ

khác Dùng chung vớI hộ khác

39 Buøi Thò Höôøng 5 357/59/1 HG Không nộp đơn xin Xa đường ống cái 40 Traàn Kim Phuïng X X 5 357/59/5 HG 41 Maõ Ua X X 5 357/59/1AHG42 Traàn Thò Muoái X X 5 357/59/4 HG 43 Ñaëng Thoøng Chaûy X X 5 357/59/13 HG 44 Nguyeãn Vaên Ñöùc X X 5 357/59/1D HG 45 Vaên Thò Sen X X 5 357/59/1B HG 46 Nguyeãn Thò Vaân X X 5 357/59/11 HG 47 Mai Vaên Ñöôøng X X 3 357/72 HG 48 Nguyeãn Kim Hueä X X 3 357/66/3 HG

Page 185: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

3

49 Kha Thò Phöôùc X X 3 357/66/4 HG 50 Nguyeãn Vaên Ñöùc X X 3 357/66/5 HG 51 Hoà Taán Phöôùc X X 3 357/66/6 HG 52 Nguyeãn Thò Thu Cuùc X X 3 357/70 HG 53 Traàn Thò Chuoåi X X 3 357/75A HG 54 Tröông Queá Phöông X X 3 357/74/2 HG 55 Toân Phuïng X X 3 357/74/6B HG 56 Huyønh Nöõ X X 3 357/66/7 HG 57 Lyù Muoái X X 3 357/74/4 HG 58 Nguyeãn Ngoïc Quyeàn X X 3 357/74/3 HG 59 Nguyeãn Thò Thaøng X X 3 357/66/2 HG 60 Huyønh Vaên Ñaïi X X 3 357/69A HG 61 Phaïm Thò Baûnh X X 3 357/74/1 HG 62 Nguyeãn Thò Beù X X 3 357/66/1 HG 63 Traàn Ngoïc Long X X 3 357/74/7 HG 64 Döông Thò Myõ Leä X X 3 357/66A HG 65 Huyønh Vaên Lieãu X X 3 357/71 HG 66 Huyønh Thò Phuïng X X 3 357/73 HG 67 Huyønh Thò Döï X X 3 357/74/5 HG 68 Phaïm Vaên Sang X X 3 357/75 HG 69 Nguyeãn Thaønh Nhôn X X 3 357/74 HG 70 Phaïm Thò Thuùy Hoàng X X 3 357/74/6 HG 71 Traàn Thò Oanh X X 3 357/74/6A HG 72 Voõ Thò Thình X X 2 357/76/37 HG 73 Trònh Queá Dung X X 2 357/76/1 HG 74 Phaïm Thi Hueä X X 2 357/76/26 HG 75 Nguyeãn Vaên Hueä X X 2 357/76/18 HG 76 Ñaëng Thò Taøi X X 2 357/76/17 HG 77 Huyønh Vaên Thaønh X X 2 357/76/16 HG 78 Nguyeãn Ñöùc Caån X X 2 357/76/15 HG

Page 186: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

4

79 Khoång Ñöùc Nam X X 2 365/36/85 HG 80 Döông Vaên Hueä X X 2 357/76/7 HG 81 Leâ Lieâng Hoaøng X X 2 357/76/6 HG 82 Nguyeãn Thò Söông X X 2 357/76/8 HG 83 Haø Tieâu Anh X 2 357/76/22 HG Xa đường ống cái 84 Voõ Thò Baïch Yeán X X 2 357/76/25 HG 85 Nguyeãn Thò Gioûi X X 2 357/76/32 HG 86 Traàn Anh Duõng X X 2 357/76/31 HG 87 Trònh Thò Myõ Dung X X 2 357/76/3A HG 88 Phan Thò Ngoïc AÙnh X X 2 357/76/36 HG 89 Nguyeãn Thò Lôïi X X 2 357/77A HG 90 Döông Thò Lang X 2 357/76/29 HG Xa đường ống cái 91 Phaïm Vaên Sang X X 2 357/76/9 HG 92 Nguyeãn Thò Daàu X X 2 357/76/19 HG 93 Nguyeãn Vaên Ñieäp X 2 357/76/20 HG Dùng chung vớI hộ

khác 94 Taï Thanh Haûi X X 2 357/76/24 HG 95 Phaïm Thò AÙnh Tuyeát X 2 357/76/23 HG Xa đường ống cái 96 Traàn Vaên Ba X X 2 357/76/5 HG 97 Ñaøo Vaên Tuøng X 2 357/76/34 HG Không nộp đơn xin 98 Huyønh Vaên Saùu X X 2 357/76/35 HG 99 Nguyeãn Thò Xuaân X X 2 357/76 HG 100 Höùa Leä Quyeân X X 2 357/76/3 HG 101 Traàn Vaên Thu X X 2 357/76/4 HG 102 Leâ Thò Hoàng X 2 357/76/21 HG Xa đường ống cái 103 Nguyeãn Thò Kieàu 2 357/76/30 HG Không nộp đơn xin Xa đường ống cái 104 Nguyeãn Vaên Hoà X 2 357/77 HG Không nộp đơn xin 105 Traàn Chí X X 2 357/86 HG 106 Traàn Ngoïc Quùy X X 2 357/76/8 HG 107 Phaïm Taán Ñöùc X X 2 357/76/10 HG 108 Traàn Vaên Beù X X 2 357/76/11 HG

Page 187: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

5

109 Nguyeãn Vaên Chæ X X 2 357/76/12 HG 110 Traàn Thò Ñeâ 2 357/76/28 HG Dùng chung vớI hộ

khác Dùng chung vớI hộ khác

111 Traïng Ngoïc AÅn X X 2 357/76/2 HG 112 Toâ Thò Dieäu Thaém X 11 365/36/15HG Không nộp đơn xin 113 Voõ Vaên Xöông X X 11 365/36/107HG 114 Nguyeãn Thanh Lieâm X X 11 365/36/105HG 115 Ngoâ Vaên Loäc X X 11 365/36/136HG 116 Ngoâ Vaên Chieán X X 11 365/36/144HG 117 Traàn Muoái X X 11 365/36/39 HG 118 Giang Höu Taøi X 11 365/36/57 HG Đã lập danh sách 119 Buøi Vaên Minh X 11 365/36/49 HG Xa đường ống cái 120 Nguyeãn Thò ThuThaûo 11 365/36/146HG Đã lập danh sách Đã lập danh sách 121 Leâ Thò Beù X 11 365/36/103HG Đã lập danh sách 122 Voõ Vaên Nhaân X X 11 365/36/55 HG 123 Nguyeãn Thò Ba X X 11 405/36/34 HG 124 Nguyeãn Vaên Trí X X 11 365/36/51 HG 125 Huyønh Thò Hoàng X X 11 365/36/134HG 126 Huyønh Kim Minh X 11 365/36/63 HG Đã lập danh sách 127 Buøi Vaên Heân X X 11 365/36/61 HG 128 Huyønh Ngoïc Sôn X X 11 365/36/65 HG 129 Traàn Kim Quang X X 11 365/36/77AHG 130 Phuøng Dòp Nôû X X 11 365/36/77 HG 131 Leâ Thò Hueä X X 11 365/36/83 HG 132 Laâm DöôngVónhPhuùc X X 11 365/36/85 HG 133 Thò Trieäu Mieâng X X 11 365/36/87 HG 134 Nguyeãn Thò Minh X X 11 365/36/89 HG 135 Nguyeãn Thanh Hoa X X 11 365/36/93 HG 136 Nguyeãn Hoäi X X 11 365/36/95 HG 137 Haø Vaên Trung X 11 365/36/53 HG Đã lập danh sách

Page 188: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

6

138 Voõ Ngoïc Ñieäp 11 365/36/73 HG Đã lập danh sách Không nộp đơn xin 139 Nguyeãn Thò Sanh X X 11 365/36/45 HG 140 Phaïm Vaên Töï X X 11 365/36/91 HG 141 Leâ Hoaøng Tuøng X X 11 365/36/120HG 142 Phan Thò Nhaøn X X 11 365/36/140HG 143 Nhan Myõ Linh X X 11 365/36/55AHG 144 Tieâu Soùt Chuoãi X X 11 365/36/99 HG 145 Döông Thò Ñöôïc X X 11 365/36/114HG 146 Nguyeãn Thanh Phuùc 11 365/36/101HG Không nộp đơn xin Không nộp đơn xin 147 Huyønh Vaên Vónh X X 11 365/36/43 HG 148 Voõ Thò Phuïng X X 11 365/36/69 HG 149 Nguyeãn Thò Dung X X 11 365/36/116HG 150 Tröông Thò Vaïng X X 11 365/36/130HG 151 Ngoâ Theá Thaéng X X 11 365/36/37 HG 152 Ñaëng Vaên Sang X X 11 365/36/142 HG 153 Nguyeãn Thò Chôi X X 11 405/36/36 HG 154 Ñaëng Hoaøng Long X X 11 365/36/154HG 155 Voõ Thò Thieät X X 11 365/36/138HG 156 Löu Kieám Caùc X X 11 365/36/41 HG 157 Leâ Minh Hueâ X X 11 365/36/132HG 158 Leâ Vaên Tónh X X 11 365/36/124HG 159 Leâ Thò Lan 11 365/36/122HG Không nộp đơn xin Không nộp đơn xin 160 Trang Thò Thieân Kim X 11 365/36/148A Xa đường ống cái 161 Ngoâ Thò Vaân 11 357/76/14 HG Đã lập danh sách Xa đường ống cái 162 Ngoâ Thò Ñeïp 11 365/36/150HG Không nộp đơn xin Không nộp đơn xin 163 Ngoâ Thò Ñaøo X X 11 365/36/152HG 164 Nguyeãn Thò Chieâm X 11 365/36/79 HG Đã lập danh sách 165 Tröông Thanh Xuaân X X 11 365/36/71 HG 166 Nguyeãn Ngoïc Chaâu X X 11 365/36/75 HG 167 Nguyeãn Thò Troïng X X 11 365/36/59 HG 168 Nguyeãn Thò Nghò 11 365/36/47 HG Không nộp đơn xin Không nộp đơn xin

Page 189: Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

7

Đến thờI điểm dự án ngưng trợ cấp vào n ăm 2003.

Tổ dân phố (TDP)

TDP 23,28 (số hộ dân)

TDP 4 (số hộ dân)

TDP 5 (số hộ dân)

TDP 3 (số hộ dân)

TDP 11 (số hộ dân)

Cộng (số hộ dân)

Không đồng điện

2 1 2 3 9 17

Không đồng hồ nước

2 2 Xa đường ống cái

1 2 Xa đường ống cái

1 1 Xa đường ống cái

3 5 Xa đường ống cái

10 3 Xa đường ống cái

17 13 Xa đường ống cái

Tổng cộ ng : Không đồng hồ điện 17 (số hộ dân) - Không đồng hồ nước: 30 (số hộ dân)

2)DANH SÁCH CÁC HỘ ĐƯỢC PHỎNG VẤN TRONG KHU PHỐ 7 KHU NÂNG CẤP ĐÔ THỊ P.BHHA Q.BT

1. Huyønh Thò Thanh, TDP 154 2. Chu Quang Hoaït, TDP 152 3. Dieäp Hoaø Chaùnh, TDP 151 4. Eùp Kim Huy, TDP 152 5. Nguyeãn Thò Maïnh, TDP l 152 6. Nguyeãn Thò Lieãu, TDP 152 7. Tröông Thò Ngoïc Lan, TDP 141 8. Nguyeãn Vaên Quyù, TDP 154 9. Nguyeãn Quang Vinh, TDP 153 10. Baønh Thuaän Hoaø, TDP 153 11. Toáng Ñaëng Thaønh, TDP 154 12. Nguyeãn Thò Hoàng Lan, TDP 153 13. Voõ Thò Muøi, TDP 152