64
TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC Số 3, tháng 7/2013 CÔNG NGHỆ và GIÁO DỤC Lưu hành nội bộ

Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

Citation preview

Page 1: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍCÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

Số 3, tháng 7/2013CÔNG NGHỆ và GIÁO DỤC

Lưu hành nội bộ

Page 2: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University
Page 3: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................4

TIN TỨC SỰ KIỆN ..............................................................................5

Hồ ngọc đại: “Lớp trẻ mới chính là tương lai của đất nước” ....................6

Tư duy hành dụng là gì? .........................................................................10

Hội nghị đào tạo Blended Learning toàn quốc ....................................11

Toàn cảnh hội thảo Smart.Edu 2014 ...................................................12

TỪ THỰC ĐỊA ..................................................................................18

Chương trình tiếng anh T2K .................................................................19

Từ góc nhìn sư phạm ...............................................................................19

Sơ lược về phương pháp dạy học phân hóa .........................................28

Thăng trầm công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại ....................................32

TỦ SÁCH GIÁO DỤC ........................................................................36

Sách tâm lý học dạy học .........................................................................37

TƯ LIỆU .............................................................................................39

Giải pháp phát triển giáo dục: Từ góc nhìn nghiệp vụ sư phạm .........40

Thiết kế môi trường giáo dục của Time to Know ...............................45

Page 4: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

4

LỜI NÓI ĐẦUCông nghệ giáo dục, một thuật ngữ vừa lạ tai vừa hấp dẫn và cũng không khiến ít người hiểu nhầm. Sự hiểu nhầm tai hại ấy nằm ở chỗ lâu nay người ta hay đặt giáo dục ra ngoài “cuộc chơi” trong các lĩnh vực công nghệ. Chúng ta có thể thấy thuận tai hơn khi nghe về công nghệ thông tin, công nghệ chế biến thực phẩm, hay thậm chí là công nghệ nông nghiệp; chứ nhất quyết thấy chướng tai khi nghe phải “công nghệ giáo dục”. Vậy ra, công nghệ giáo dục là gì?

Theo cha đẻ của một Công nghệ Giáo dục (CGD) “chỉ có ở Việt Nam” thì “công nghệ giáo dục là quá trình tổ chức và kiểm soát chặt chẽ việc dạy và học”. Đi kèm cách hiểu một thứ công nghệ như bao công nghệ khác như vậy, GS mạnh dạn đề xuất một Giải pháp Giáo dục tiểu học hoàn toàn mới cho đất nước với đảm bảo “học gì được nấy, học đâu chắc đấy” ngay từ những năm cuối của thế kỉ trước. Tạm gác lại những lên bổng xuống trầm của CGD, chúng ta có thể thấy một sự tìm tòi và tư duy đột phá vào những góc kĩ thuật nhà nghề khó nhất của công cuộc giáo dục quốc dân. Tới nay, ý tưởng đó đã chừng bốn thập kỉ, đã hết thời kì “thí điểm” để người dân có quyền lựa chọn cách thức con em mình được giáo dục, nhưng nó chưa từng hết nóng hổi và cũng chưa thôi gợi nguồn cảm hứng cho những người làm giáo dục đương đại.

Đến từ quốc-gia-khởi-nghiệp ở Trung Đông, trong thời đại Internet và số hóa khác xa thời chiến tranh lạnh nặng tính phe phái và cục bộ của những năm 70 của thế kỉ trước, TimeToKnow cũng đã đưa ra một Giải pháp Chỉnh thể cho nền giáo dục trong thế kỉ 21 với những công nghệ tân tiến, với tư duy hệ thống và những tìm tòi sư phạm đáng nể để cung cấp một cơ hội cho các nhà giáo dục thực hiện được giấc mơ “tổ chức và kiểm soát” chặt chẽ và chắc chắn tiến trình học tập của người học mà vẫn đảm bảo sự cá nhân hóa cao độ.

Khi đặt Công nghệ giáo dục đến từ đất nước của người Do Thái bên cạnh một CGD của Việt Nam, ta nhận ra nhiều sự tương đồng đáng ngạc nhiên: đều lấy việc tự học của học sinh làm học thuyết căn bản, quy trình hóa chặt chẽ đến từng bài học, lấy nguyên lí kiến tạo làm kim chỉ nam cho hoạt động giảng dạy-học tập, đề cao hoạt hoạt động và hướng tới các kĩ năng sống quan trọng phù hợp thời đại … Điều thú vị là đã từng có sự việc tiếp xúc giữa CGD với công nghệ giáo dục Israel cuối những năm 90. Tuy vậy ở thời điểm đó, Công nghệ giáo dục ở Israel được đánh giá là vẫn còn nghiêng nhiều về yếu tố kĩ thuật, quy trình. Giờ thì có vẻ như các nhà sư phạm của TimeToKnow đã để ý nhiều hơn đến khía cạnh tâm lí học, đến “công nghệ làm ra một sản phẩm giáo dục” như GS Hồ Ngọc Đại quan niệm. Tạp chí Công nghệ Giáo dục lần này cố ý đặt hai Công nghệ đó cạnh nhau dưới nhiều góc nhìn để bạn đọc có thêm cơ hội đặt ra nhiều câu hỏi thú vị bên cạnh câu “Công nghệ giáo dục là gì?” mà việc trả lời nó chưa chắc đã hay bằng những câu hỏi giáo dục cứ miên man bất tận kia.

Ban biên tập

Lời Nói Đầu

Page 5: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

5

Tin tứcSự kiện

Page 6: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

6

Tin tức - Sự kiện

HỒ NGỌC ĐẠI:“LỚP TRẺ MỚI CHÍNH LÀ TƯƠNG LAI CỦA ĐẤT NƯỚC”

Nguyễn Thị Vân

“Lớp trẻ mới chính là tương lai của đất nước” - Đó là chia sẻ của Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học (GS.TSKH) Hồ Ngọc Đại trong chương trình tọa đàm về Công nghệ giáo dục (CGD) do Dự án CNGD tổ chức ngày 12/7 tại tòa nhà FPT Hà Nội.

Trò chuyện với GS.TSKH. Hồ Ngọc Đại trong buổi tọa đàm là TS. Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng trường ĐH FPT. Tham dự buổi tọa đàm có đại diện Ban Giám hiệu 3 miền Bắc, Trung, Nam, đông đảo giảng viên, sinh viên trường ĐH FPT cùng các khách mời.

Một cái tên

GS.TSKH. Hồ Ngọc Đại được biết đến như một nhà giáo dục cấp tiến với chương trình cải cách giáo dục mang tên Công nghệ Giáo dục, điển hình là hệ thống trường thực nghiệm do ông chủ trương trong nhiều năm qua. Ông sinh ngày 3/4/1936 tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

GS. Hồ Ngọc Đại kể lại câu chuyện khởi nguồn cho CGD trong buổi tọa đàm: Một lần tình cờ tham dự một hội thảo về giải toán lý thuyết nhóm, GS. đã khơi nguồn một ý tưởng về dạy Toán cho trẻ em lớp Một. Sau đó, với 5 năm làm việc, GS. đã bảo vệ thành công luận văn Tiến sĩ khoa học

Page 7: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

7

và về Việt Nam mở trường Thực nghiệm. Những khẩu hiệu “Đi học là hạnh phúc” hay “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam kể từ ngày đó.

Trong câu chuyện đưa CGD về Việt Nam, GS nhấn mạnh: “Tôi tâm niệm, làm khoa học, một đời người cũng chỉ có một tư tưởng mà thôi. Từ tư tưởng ấy có thể làm ra nhiều sản phẩm. Cả cuộc đời tôi gần 40 năm cũng chỉ nói và làm một vấn đề, với một tâm huyết”. Ông cũng chia sẻ hiện nay đã có khoảng 400.000 học sinh trên 42 tỉnh đang theo học chương trình CGD. Nhiều giáo viên sau khi tham gia vào việc giảng dạy bằng CGD đã có sự tiến bộ rõ rệt, học sinh cũng phát triển rất nhanh. Khi nhìn lại sự nghiệp của mình, ông cho rằng, cuốn Tiếng Việt lớp 1 là giá trị nhất. Ông khẳng định: “Tôi biết chắc chắn rằng việc tôi đang làm là đúng nhưng còn ở mức thô sơ và chỉ đang ở những bước đầu”.

Có lần trả lời phỏng vấn với báo chí, vị GS khẳng định: “Hồ Ngọc Đại chỉ là một cái tên ước lệ để tiện nhận mặt những sản phẩm làm ra bằng công sức và tấm lòng của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cộng tác viên, của học sinh, của cha mẹ học sinh. Một cá nhân sao có thể xây lên tòa tháp đồ sộ đến thế, thế mà tháp ấy người ta vẫn gọi ước lệ là tháp Eiffel đấy thôi”.1

“Trẻ em là thực thể tự nhiên, đừng nhổ lên để ép chúng lớn!”

Trong phần giao lưu với những người tham gia, một vị khách mời đến từ một trường đại học tại Hà Nội đã chia sẻ với GS về Chương trình giáo dục sớm, phát triển toàn diện trí thông minh của trẻ và ngỏ lời mời GS đồng hành cùng chương trình. Hồ Ngọc Đại chỉ trả lời vị khách này hai câu, trong đó là lời khẳng định “Trẻ em là thực thể tự nhiên, đừng nhổ lên để ép chúng lớn!”.

Ông cũng chia sẻ: Trẻ em hiện đại sinh ra với hơn 99% số gen giống nhau. CGD sinh ra là để đảm bảo trẻ phát triển như nhau. Để trẻ em có thể phát triển một cách tự nhiên, người lớn phải yêu thương, tôn trọng trẻ. Thêm nữa, trẻ em là con đẻ của thời đại, người lớn phải “theo” để dạy trẻ thay vì dùng phương pháp áp đặt. Trong xã hội hiện đại, mỗi người là một cá nhân cụ thể, không thể so sánh và bắt ép cá nhân này phải như cá nhân khác.

Để làm được điều này, những người trẻ làm giáo dục cần có kiến thức thực chất về triết học, tâm lý học và khoa học chuyên ngành. Trong đó, tâm lý học có vai trò quan trọng để hiểu rõ tâm lý của trẻ. Ông lý giải, trong cuộc sống, tâm lý đóng vai trò chủ yếu trong việc chi phối cách ứng xử của mỗi người trong mỗi hoàn cảnh khác nhau.

1 - Diễn từ tại lễ nhận Giải thưởng Văn hóa Phan Chu Trinh

Page 8: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

8

Tin tức - Sự kiện

GS đề cập đến bản chất của CGD là quản lý quá trình tự học. Trẻ tự làm ra sản phẩm của trẻ và từ đó phát triển sự tự tin. Ở trường tiểu học Thực nghiệm, học sinh được giáo dục sự tự tin và sự tự trọng. Trẻ em phải tự làm mọi thứ và người lớn không bao giờ được đưa những thứ có sẵn cho trẻ. Người lớn có trách nhiệm cho trẻ những công cụ và hướng dẫn trẻ để thực hiện điều đó.

Trong giáo dục cần khuyến khích để trẻ học cũng hứng thú như khi chơi. Đồng thời việc khen chê đều cần đúng mực, có nghĩa lời khen là sự khẳng định việc làm đúng của trẻ, chứ không phải là lời tán dương. Trước câu hỏi của các giáo viên về việc phải khen trẻ thế nào, GS Hồ Ngọc Đại ví von hài hước: “Dạy trẻ con cũng giống như dạy chồng. Đối với trẻ con chỉ nên khen là các con đã làm đúng hoặc chưa đúng. Các con làm đẹp hoặc chưa đẹp. Tuyệt đối không phê bình các con làm sai hoặc làm xấu… Cũng như vậy, chồng đi chơi về muộn thì cũng nên nói anh còn về sớm hơn chồng người khác…” Những chia sẻ rất dí dỏm của GS Hồ Ngọc Đại đã khiến cho không khí khán phòng trở nên vui vẻ và thật thân thiện.

FPT và Công nghệ giáo dục

Nhận thấy tầm quan trọng của Công nghệ giáo dục trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học, trường ĐH FPT đã thành lập đội ngũ nghiên cứu về Công nghệ giáo dục để tìm ra cơ chế tối ưu hóa hiệu quả dạy – học và tự học ở các cấp học, bậc học (ĐH, CĐ, THPT). Nhóm nghiên cứu này có tên gọi: Dự án Công nghệ Giáo dục (Learning and Teaching Innovation Taskforce – LTIT2). Ngoài ra, công nghệ dạy tiếng Anh của trung tâm FPT GEM English cũng là một sản phẩm của Công

2 - Được thành lập theo Quyết định số 212/QĐ-ĐHFPT ngày 16/4/2014 của Hiệu trưởng Trường ĐH FPT về việc thành lập Dự án Công nghệ Giáo dục và bổ nhiệm Trưởng dự án.

Page 9: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

9

nghệ giáo dục được trường ĐH FPT mang về từ Isarel.

Trong buổi tọa đàm, GS Hồ Ngọc Đại nhận được một số câu hỏi về giáo dục bậc đại học từ các giảng viên của trường ĐH FPT. Trả lời câu hỏi, “Với giáo dục đại học, cơ sở Tâm lý học cho lứa tuổi này như thế nào?”, GS cho rằng: Tự học ở đại học theo đúng nghĩa đen, tự học qua sách. Phải để sinh viên được tin, không ép buộc họ phải tin, nhờ đó sức mạnh tinh thần được phát triển. GS cũng đề cập đến việc cần được thực hiện ngay từ bậc tiểu học và từ trong gia đình. Có như vậy, lên bậc đại học - tự học mới được thực hiện thực chất, hiệu quả.

Vẫn là quan tâm từ phía vị khách mời đến từ một trường đại học ở Hà Nội, hiệu trưởng trường ĐH FPT đã được “chất vấn” bằng một câu hỏi: “FPT và GS. Đại có thể đi tiên phong để thay đổi giáo dục Việt Nam không?”. TS Lê Trường Tùng đã trả lời câu hỏi với một thái độ khiêm tốn khi cho rằng: “Đại học FPT là trường tư, chúng tôi luôn làm tốt nhất trong khả năng của của mình. Chúng tôi tin tưởng rằng đất nước sẽ phát triển nếu có nền giáo dục tốt.”

GS. Hồ Ngọc Đại cũng trao đổi với phóng viên các báo sau khi buổi tọa đàm kết thúc, ông nhấn mạnh: “Đại học là khai phá, phải khác so với phổ thông – là cái nền văn minh nhân loại đã có sẵn. Chúng ta nên khuyến khích sinh viên nghe những điều thầy giảng để mà suy ra những điều có thể nghi ngờ. Phải để sinh viên có quyền không chấp nhận thầy”.

GS cũng chia sẻ: “Tôi rất tin tưởng lớp trẻ ngày nay, chúng năng động lắm, xông xáo lắm, xã hội cũng phải tin, giao quyền cho chúng vì lớp trẻ mới chính là tương lai của đất nước”.

Page 10: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

10

Tin tức - Sự kiện

TƯ DUY HÀNH DỤNG LÀ GÌ?Bùi Thị Hạnh

Sáng thứ Bảy, ngày 26/7/2014, dự án Công nghệ giáo dục (DA-CNGD) đã tổ chức buổi seminar nội bộ với chủ đề “Tư duy hành dụng của Dewey và bài học cho người làm giáo dục Việt Nam hiện nay”.

Giám đốc DA-CNGD-TấnDT đã dẫn dắt người nghe từ bối cảnh xã hội Mỹ và giáo dục Mỹ thời kỳ trước John Dewey đến nguồn gốc ra đời của thuyết hành dụng (Pragmatism). Phần trình bày cũng đề cập đến một số thông tin tóm tắt về John Dewey, nhà triết học hành dụng, nhà tâm lý học, nhà giáo dục học và nhà cải cách giáo dục nổi tiếng người Mỹ.

Những câu hỏi triết học mà John Dewey đặt ra cách đây gần một trăm năm cũng được nhắc lại nhằm khơi gợi cho người nghe về những vấn đề “Thế nào là tư duy hành dụng” hay “Cách đặt câu hỏi theo tư duy hành dụng” như: Giáo dục là gì? Mục đích tối hậu của giáo dục là gì? Giáo dục nên dạy những cái gì và dạy như thế nào? Ai là người quyết định nội dung và phương pháp giảng dạy? Học sinh nên học theo tiến trình như thế nào?

Buổi hội thảo nội bộ chỉ diễn ra trong vòng hơn 1 giờ đồng hồ, song người nghe đã được tiếp cận với rất nhiều khái niệm mới mẻ: Thực ng-hiệm luận (Experimentalism); Công cụ luận (Instrumentalism); Dân chủ trong giáo dục (Democractic); Chủ nghĩa tự nhiên hành dụng (Pragmat-ic Naturalism)… đi kèm việc phân tích một số trường hợp cụ thể như Pragmatic Bookshelf trên thế giới và trường Thực nghiệm, Cánh Buồm, Giap School ở Việt Nam về việc ảnh hưởng của thuyết Hành dụng trong giáo dục.

Để kết thúc, dựa trên những luận điểm của Dewey về tư duy hành dụng trong giáo dục, diễn giả đặt ra một loạt các câu hỏi mà giáo dục Việt Nam, cũng như người làm giáo dục của Việt Nam hiện nay cần phải suy ngẫm và đi tìm lời giải đáp, đó là: giáo dục hiện nay đang giải quyết vấn đề gì? Ai là người quyết định đích đến của giáo dục? Ai là người quyết định tiến trình học tập của sinh viên? Vai trò can dự của người học là như thế nào? Giáo dục có phải thuần túy là chuẩn bị cho cuộc sống?

Theo kế hoạch, lịch sinh hoạt chuyên môn tháng 8 của DA – CNGD như sau:

Hội thảo chủ đề: Best Practices in Teaching Programing - Tuần 2

Hội thảo chủ đề: Tâm lý học giáo dục và việc học– Tuần 4

Page 11: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

11

HỘI NGHỊ ĐÀO TẠO BLENDED LEARNING TOÀN QUỐCHoàng Giang Quỳnh Anh

Ngày 31 tháng 7, tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, hội nghị Blended learn-ing đã diễn ra, đánh dấu mốc triển khai 2 năm tại FPoly. Hội nghị diễn ra từ 9h sáng đến 16h30 chiều cùng ngày với sự tham gia của ông Lê Trường Tùng – Hiệu trưởng trường ĐH FPT, bà Nguyễn Kim Ánh – Phó hiệu trưởng trường ĐH FPT, phòng phát triển chương trình, phòng hành chính, phòng IT cùng đại diện cán bộ, giảng viên trực tiếp triển khai Blended learning tại các cơ sở ở Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.

Triển khai đầu tiên với môn học tiếng Anh vào năm 2012, dần dần đến một số môn học chuyên môn, Blended learning cũng là bước thay đổi tư duy về phương pháp học tập tại FPoly. Xuất phát điểm của việc triển khai Blended learning là giải quyết các vấn đề liên quan đến giờ giảng: Mỗi giáo viên dạy được nhiều sinh viên hơn, mỗi sinh viên học được nhiều hơn, hạn chế tình trạng sinh viên ngủ gật trên lớp, nhiều bạn đi học nhưng cả kì không đụng đến sách giáo khoa, trình độ trong lớp học khác biệt, phong cách học phong phú, smartphone nhiều, nhưng vẫn đảm đảo được chất lượng của sinh viên theo đúng chương trình của FU. Nhờ triển khai Blended learning, so với cách học truyền thống, tỉ lệ sinh viên đỗ môn học cao hơn ở một số môn.

Tuy nhiên, FPoly ở cả Hà Nội, Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng cũng còn tồn tại khó khăn khi triển khai Blended learning. Các báo cáo đưa ra thực trạng triển khai tại các cơ sở của FPoly: Học sinh chưa chủ động học bài online, học một cách đối phó, số lượng môn học triển khai tăng nhanh dẫn đến số lượng sinh viên tăng làm hệ thống hiện tại bị quá tải, nội dung bài giảng online vẫn còn có lỗi, câu hỏi cuối bài học tương đối dễ, bài giảng những môn khó như kinh tế chính trị vẫn còn sơ sài, giáo viên mất nhiều thời gian khi làm việc ở nhà, giáo viên gặp khó khăn khi kiểm tra sinh viên có học bài trước hay không, chưa có slide bài học online… Đồng thời, các cơ sở cũng đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện những vấn đề khó khăn ấy: Phải có đào tạo sư phạm cho toàn bộ các cơ sở trên toàn quốc, tăng giờ giảng, cần có hệ thống tutor cho môn tiếng Anh, chỉnh sửa lại hệ thống bài online, cần có kịch bản đứng lớp cho giáo viên, thống nhất điều kiện đánh giá môn học, đưa tiếng Anh thành chuẩn đầu ra tốt nghiệp.

Kết thúc buổi hội nghị, ông Lê Trường Tùng tổng kết cần phải mô hình hóa những việc đã triển khai thành một quy trình bài bản hơn, có nguyên lí, có nền tảng để triển khai để giáo viên thấy rõ mình cần làm gì. Mục tiêu vươn tới là nâng cao chất lượng, nâng cao năng suất học của học sinh, năng suất dạy của thầy.

Page 12: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

12

Tin tức - Sự kiện

TOÀN CẢNH HỘI THẢO SMART.EDU 2014Nguyễn Thị Vân

Ngày 01/8 vừa qua, tại Cung Trí thức thành phố Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Smart.Edu 2014 với chủ đề “Công nghệ thông tin và tương lai giáo dục và đào tạo”. Hội thảo được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Hội thảo diễn ra trọn vẹn một ngày với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ TT&TT, Bộ GD&ĐT, chủ tịch hiệp hội VINASA, nhiều chuyên gia công nghệ thông tin, chuyên gia giáo dục, các công ty sản xuất phần mềm quản lý trường học, đại diện các tổ chức giáo dục, các trường học trên địa bàn Hà Nội. Buổi Hội thảo Smart.Edu 2014 tiếp theo sẽ được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 12/8 tới đây.

Về phía FPT tham gia hội thảo Smart.Edu 2014 có Chủ tịch Trương Gia Bình (đồng thời là Chủ tịch VINASA), bà Nguyễn Kim Ánh – Phó hiệu trưởng trường ĐH FPT, các thành viên Dự án Công nghệ giáo dục (CNGD) và Trung tâm tiếng Anh FPT GEM. Tại Hội thảo, bà Phan Thị Thanh Lương – Trưởng nhóm nghiên cứu, Dự án CNGD và Giám đốc Trung tâm GEM - Nguyễn Trọng Khôi đã có phần trình bày về “Nền tảng giảng dạy kỹ thuật số - DTP”.

Sau đây là những thông tin vắn tắt về buổi hội thảo:

“Smart.Edu là một cơ hội rất lớn”

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trương Gia Bình – chủ tịch VINASA khẳng định: SMAC (Social, Mobile, Analytic & Cloud) từng được coi là một cuộc cách mạng về công nghệ thông tin (CNTT) thì nay, Smart.Edu có thể được coi là cơ hội rất lớn cho những người làm CNTT và Giáo dục.

Page 13: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

13

“Bộ rất ủng hộ”

TS Nguyễn Trọng Đường - Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT nhận định: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, CNTT là công cụ để thực hiện thành công ba đột phá chiến lược, trong đó có giáo dục. Lực lượng CNTT của chúng ta ngày càng phát triển. Bộ rất ủng hộ và mong muốn thúc đẩy đưa CNTT vào giáo dục. Chúng tôi mong muốn được đồng hành với ngành Giáo dục.

“Tránh đầu tư mang tính giải ngân, trang sức”

PGS. TS. Nguyễn Hữu Chí, Nghiên cứu viên cao cấp, Bộ phận thường trực đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, Bộ GD&ĐT, Nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục, đào tạo và dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã phát biểu tại Hội thảo.

Ông kể lại hành trình đi đến Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, và dẫn lời của Giáo sư Hoàng Tụy đánh giá “đây là văn bản tốt nhất trong vòng 20 năm qua”. Đây là kết quả của rà soát, cải tiến từ đề án đổi mới sau hai hội nghị Trung ương 6 và 8, đưa rõ quan niệm và nhiệm vụ giái pháp, định nghĩa thế nào là đổi mới căn bản, làm sao đổi mới tận gốc rễ và đổi mới như thế nào, thực hiện như thế nào.

Trong bài phát biểu của mình, ông Chí chia sẻ về tư tưởng của Nghị quyết này gồm năm điểm quan trọng:

1. Đổi mới nền giáo dục theo hướng Thực học – Thực nghiệp.

2. Chuyển đổi mạnh mẽ từ Truyền thụ tri thức sang Phát triển năng lực.

3. Phát triển giáo dục trên cơ sở phát huy tính tích cực và hạn chế điểm tiêu cực của cơ chế thị trường.

Page 14: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

14

Tin tức - Sự kiện

4. Phát triển hài hòa giáo dục công lập và ngoài công lập.

Trong ý này, ông khẳng định, trong tương lai, xã hội phát triển, công nghiệp phát triển, vị trí và vai trò của giáo dục ngoài công lập sẽ cao, tất yếu phải có cơ chế cho nó phát triển. Giáo dục công – tư phải như hai cánh của một con chim.

5. CNTT phải được ứng dụng hiệu quả

Về điểm này, ông cho rằng, cần tránh việc ứng dụng CNTT vào trường học như một khoản đầu tư đồ sộ nhưng chỉ với ý nghĩa giải ngân, trang sức, không thực sự giúp ích cho dân, lãng phí ngân sách nhà nước. Ông cũng đưa ra quan điểm CNTT là phương tiện, công cụ của giáo dục.

“Chúng ta sẽ có chất lượng bài giảng không thua kém Harvard”

TS. Nguyễn Ái Việt, Viện trưởng Viện CNTT – Đại học Quốc gia Hà Nội đã có phần trình bày về “CNTT và tương lai của GD&ĐT”.

Sau khi “trấn an” người nghe về ý nghĩa của hai chữ “CNTT” và “tương lai”, rằng đó không phải là cái gì quá to tát hay quá xa xôi, ông khẳng định: CNTT là cơ hội cho giáo dục; Nếu chúng ta đưa CNTT vào sử dụng hiệu quả thì chúng ta sẽ có chất lượng bài giảng không thua kém Harvard.

Để minh chứng cho điều này, ông đưa ra những tính năng ưu việt của CNTT cho giáo dục như: Đưa toàn bộ toàn bộ chuỗi tri thức vào lớp học, theo một chu trình đi từ “Lí thuyết -> Kinh nghiệm -> Thí nghiệm -> Thực hành -> Sáng tạo” (Giáo dục cổ điển chỉ làm được lí thuyết); Thay đổi phương thức và phương pháp giảng dạy: “Văn bản -> Trực quan -> Tương tác”; Các công nghệ lớp học thông minh (bàn thông minh, bảng thông minh…); Công nghệ thực tại ảo; Ứng dụng quản lí trường học (thi cử tuyển sinh, học tập mọi nơi, thư viện điện tử, chống đạo văn, bằng cấp bảng điểm); Mạng xã hội kết nối giáo viên, chuyên gia giáo dục …

Ông Việt cũng đưa ra những đề xuất hết sức quan trọng cho ngành giáo dục, trong đó có một số giải pháp mang tính đột phá như:

1. Xã hội hóa việc làm sách giáo khoa (SGK), Bộ GD&ĐT chỉ hợp chuẩn.

2. Đưa SGK điện tử lên cloud.

3. Xây dựng thư viện sách điện tử.

4. Đầu tư thiết bị truy cập. Ông cũng hài hước khi so sánh việc đầu tư cho thiết bị, thuê chuyên gia, tính cả “hoa hồng” vẫn chưa bằng con số 34.000 tỷ1 (!).

1 - Dự thảo kinh phí cho Đề án đổi mới chương trình SGK do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đưa ra tại phiên họp thứ 27 - Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Page 15: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

15

5. Quy hoạch kiến trúc ứng dụng CNTT trong giáo dục: Đó là hệ sinh thái gồm ứng dụng trong lớp học, ứng dụng về SGK và học liệu trên “đám mây”.

Một hướng tiếp cận trường học mới của CNTT

Đại diện của trường Tiểu học thị trấn Yên Viên, Gia Lâm và trường THCS Lương Thế Vinh, Đan Phượng đem đến Hội thảo những bài báo cáo tham luận về tình hình ứng dụng CNTT trong giảng dạy, học tập và quản lý nhà trường. Theo các báo cáo này, mặc dù các trường học cũng đã thấy rõ lợi ích của CNTT, song việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả đạt được còn hạn chế. Vấn đề chủ yếu mà các trường đưa ra hiện nay là công tác đào tạo cho giáo viên và nguồn kinh phí. Một số đại diện của các trường học khác bày tỏ sự e ngại với việc áp dụng CNTT vào trường học, vì “chưa rõ áp dụng như thế nào, hiệu quả ra sao”.

Theo ông Lê Hồng Quang, Giám đốc Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần MISA Hà Nội, thái độ “dè chừng” CNTT đã dẫn tới hàng loạt bất cập trong hoạt động của ngành giáo dục hiện nay, từ việc nhiều trường thậm chí chưa dùng phần mềm mà vẫn dùng hệ thống sổ, sách báo cáo chép tay, hoặc có ứng dụng phầm mềm excel để quản lý cho đến không có sự kết nối công nghệ, liên thông giữa nhà trường với phòng giáo dục (PGD) và sở giáo dục (SGD), dẫn đến việc số liệu không chính xác và kịp

Page 16: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

16

Tin tức - Sự kiện

thời là khó tránh khỏi. Và việc phụ huynh, học sinh có thể tự theo dõi kết quả học tập của mình qua website, hay cập nhật thông báo của trường qua hệ thống giống như các trường nước ngoài thì càng hiếm. Nếu đầu tư số tiền lớn cho một hệ thống rồi lại “đắp chiếu” vì không dùng được thì ai chịu trách nhiệm?

Trên thực tế, bài toán tưởng là khó với nhà trường, PGD và SGD này thực ra lại rất dễ giải, nếu như họ cập nhật chủ trương mới nhất của Chính phủ về việc khuyến khích thuê dịch vụ CNTT. Hướng đến thực hiện chủ trương này, các doanh nghiệp tham gia tư vấn, giới thiệu sản phẩm ứng dụng CNTT vào giáo dục (bao gồm giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục) trong Hội thảo này có: công ty cổ phần MISA, công ty Điện tử Samsung Vina, Công ty TNHH Hãy Trực Tuyến (BeOnline), công ty Cổ phần Phần mềm Quản lý Hiện đại.

QLTH.VN của MISA hiện đang được cung cấp dưới dạng dịch vụ, hoàn toàn trực tuyến, sử dụng công nghệ điện toán đám mây, không cần phải cài đặt trên máy tính và có giao diện 100% tiếng Việt. Hệ thống này cho phép kết nối nhà trường với học sinh, phụ huynh và nhà trường với PGD, SGD một cách chặt chẽ. Ban giám hiệu sẽ quản lý được tổng thể trường học; Giáo viên quản lý học sinh, nội dung học tập, chấm điểm; Học sinh xem điểm, khai thác tài liệu học tập, tra cứu mượn sách thư viện hoặc vào các diễn đàn trao đổi thông tin; Phụ huynh đăng nhập để xem thông tin học tập của con em, xem thông báo của nhà trường, liên lạc với giáo viên. Trong khi đó, các PGD, SGD có thể xem ngay các báo cáo tổng hợp toàn ngành bất cứ lúc nào mà không cần phải chờ từng trường báo cáo một như trước đây. Quan trọng nhất, chi phí thuê một hệ thống như vậy chỉ chưa đến 10 triệu/năm.

Giải pháp trường học thông minh của Samsung đang được triển khai thử nghiệm tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) gần hai năm. Lớp học thử nghiệm đã được trang bị bảng thông minh cảm ứng, có thể tương tác thời gian thực với tất cả các máy tính bảng trang bị cho giáo viên và học sinh trong lớp. Bảng thông minh này và các máy tính bảng đều được kết nối Wi-Fi, cho phép truy cập, tham khảo kiến thức từ In-ternet tức thì, mang đến sự giảng dạy trực quan nhất.

Giải pháp học tiếng Anh online của TiengAnh123 đem đến một giải pháp học trực tuyến vô cùng tiện lợi với chi phí thấp cũng là một sự lựa chọn cho các trường học khi việc thuê giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh cho học sinh gặp khó khăn về ngân sách.

Giải pháp thư viện tổng thể KIPOS của công ty Quản lý Hiện đại giới thiệu về dịch vụ quản lý thư viện cho các trường học. Tương lai của hệ

Page 17: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

17

thống này có thể là một mạng lưới liên kết thư viện các trường trong cả nước, mở ra một hướng tiếp cận tri thức phổ thông, rộng khắp.

Nền tảng giảng dạy kỹ thuật số DTP của trường Đại học FPT, triển khai tại Trung tâm FPT GEM English đem đến một sự khác biệt trong triết lý giáo dục: Cá nhân hóa việc học tập của học sinh, giải quyết được 3 vấn đề lớn còn tồn tại trong giảng dạy truyền thống, đó là: (1) Sự khác biệt của các học sinh; (2) Sự thích hợp giữa môi trường sống và học tập của học sinh; (3) Tính liên tục trong đánh giá và phản hồi với học sinh.

Ngoài ra, trong phần tọa đàm, dự án ViOlympic của FPT cũng đã được chủ tọa là ông Nguyễn Nhật Quang, Phó chủ tịch VINASA đánh giá cao. Ông cũng nhấn mạnh, với hướng đi đúng đắn này, FPT nên đầu tư hơn nữa cho hạ tầng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các trường học.

Hội thảo Smart.Edu 2014 có thể được coi là một “phát súng” mở đầu trong chuỗi chương trình đưa CNTT vào trường học như một chiến lược đột phá. Thiết nghĩ trong tương lai, với chủ trương mới của Chính phủ về hướng thuê dịch vụ, thì một SMAC thứ hai như lời ông Trương Gia Bình nói hẳn sẽ không còn xa.

PV.

Page 18: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

18

Từ Thực Địa

TừThực Địa

Page 19: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

19

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH T2KTỪ GÓC NHÌN SƯ PHẠM

Hoàng Giang Quỳnh Anh

& Phan Thị Thanh Lương

Cuối thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, con người bước vào thời đại kỹ thuật số của những công nghệ hiện đại. Những công dân sinh ra trong thời kỳ này được gọi là công dân kĩ thuật số (digital-native). Các cô bé, cậu bé của thời đại này được sống, ăn, ngủ, hít thở, chơi và học trong bầu không khí kĩ thuật số. Điều ấy khiến mục tiêu của nền giáo dục hiện đại hướng đến đích xa hơn, mà theo đó, học sinh không chỉ được học kiến thức, mà còn tiếp thu và rèn luyện những kĩ năng tư duy. Nhiệm vụ của các nhà giáo dục hiện đại là hướng dẫn trẻ, giúp trẻ xây dựng khả năng tư duy độc lập, khả năng lập luận, khả năng sáng tạo và kĩ năng giải quyết các vấn đề để vận dụng vào cuộc sống, như nhà cải cách giáo dục John Dewey đã nói: “Giáo dục chính là cuộc sống” (Education is life itself). Tuy nhiên, trong quá trình cải tiến lớp học để đạt được mục tiêu giáo dục, các nhà giáo dục hiện đại của thế kỉ 21 đang tiếp tục phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại hàng ngày trong từng lớp học mà những giáo viên đứng lớp vẫn chưa thể giải quyết được. Dovi Weiss1, Giám đốc sư phạm của Time To Know đưa ra quan điểm trong bài viết Bản giao hưởng sư phạm cho Công nghệ trong lớp học rằng, hiện nay, giáo viên trong các lớp học thông thường phải đối diện với ba vấn đề lớn không thể giải quyết được, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh. Thứ nhất là, sự khác biệt, tất cả các lớp học đều “đa dạng”2. Giáo viên không thể dạy từng học sinh riêng lẻ bằng phương pháp phù hợp trong khi học liệu giảng dạy lại chỉ có một theo kiểu đồng nhất. Thứ hai là, mối liên hệ giữa cuộc sống hàng ngày và trong lớp học, trẻ em ngày nay sinh ra và lớn lên trong một môi trường số, ảo và tương tác. Điều đó khiến cho trẻ bị thu hút, tham gia vào nhiều trò chơi và những luồng thông tin hấp dẫn. Hoàn toàn trái ngược với lớp học truyền thống, phương pháp giảng dạy đơn điệu và nội dung môn học không phù hợp. Thứ ba là, sự liên tục và tức thì, liên tục trong đánh giá và liên tục trong việc phản hồi quá trình học tập của học sinh. Trong lớp học thông thường, việc theo dõi quá trình học tập của từng học sinh là rất khó khăn. Ví dụ: lớp học 35 học sinh thì việc cung cấp cho từng học sinh những phản hồi có ích và có các giải pháp tiếp theo phù hợp cho từng vấn đề dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Việc xử lý thông tin đánh giá ngay tức thì và có phản hồi lại để nâng cao chất lượng của quá trình học tập là cần thiết và không hề dễ dàng để thực hiện nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

1 - Dovi Weiss, 2012, A Pedagogical Symphony for Technology in the Classroom2 - Đa dạng trong lớp học nghĩa là có nhiều cấp độ, phong cách học tập, kiến thức nền … khác nhau

Page 20: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

20

Từ Thực Địa

Trong phạm vi bài viết này, từ góc nhìn sư phạm, chúng tôi mong muốn cung cấp cho người đọc một sự hiểu biết về nền tảng những nghiên cứu chuyên sâu: ngôn ngữ học, trí khôn nhiều thành phần, phương pháp sư phạm và công nghệ sử dụng trong chương trình tiếng Anh của Time To Know (T2K) khi xây dựng kho dữ liệu bài học, các bộ câu hỏi và những gợi ý hoạt động giúp người học có thể phát triển một cách toàn diện nhằm giải quyết ba vấn đề ở trên.

1. Giảng dạy ngôn ngữ 3

Trong những thập kỉ gần đây, các phương pháp tiếp cận kiến tạo đã nổi lên như một mô hình chủ đạo trong giáo dục. Ban đầu, cách tiếp cận kiến tạo được áp dụng trong các lĩnh vực toán học và khoa học, nhưng gần đây, dựa trên những quy tắc của hoạt động nhận thức và học tập, cách tiếp cận kiến tạo đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của chương trình giảng dạy ngôn ngữ. Cách thức tiếp cận này dựa trên những học thuyết của Piaget (1959, 1967, 1974) và Vygotsky (1974), tạo điều kiện cho người học trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực hành học tập để đạt được kiến thức và sự hiểu biết mới. Đồng thời, cho phép quá trình học ngoại ngữ phát triển dần dần từ những công việc nhỏ nhất là học ngữ âm qua những chữ cái đơn giản cho đến các văn bản phức tạp hơn như đọc một câu truyện. Thuyết Kiến tạo khẳng định học tập hiệu quả là sản phẩm của chủ động sáng tạo cá nhân. Theo John Richards và Joseph Walters4, Kiến tạo xã hội định nghĩa học tập: Ý nghĩa (meaning) được kiến tạo từ cá nhân; không có gì trên thế giới tồn tại mà không liên kết với cá nhân; người học xây dựng tri thức và hiểu biết mới dựa trên những gì họ đã biết và tin tưởng, việc học của học sinh được hình thành thông qua các cấp độ phát triển (development level) và kinh nghiệm có được qua trải nghiệm; kiến thức nền tảng về văn hóa xã hội được đưa vào các bài tập thực tế và xác thực; người học xây dựng kiến thức cá nhân thực tế, sáng tạo ra những điều mới lạ và hiểu biết về những tình huống cụ thể.

T2K lấy thuyết Kiến tạo của Piaget và Kiến tạo xã hội của Vygotsky làm kim chỉ nam, đưa ra một cách thức tiếp cận mới trong giáo dục, quan niệm con người có thể hiểu và tiếp nhận, xây dựng thông tin tốt hơn theo cách của mình. Từ đó, xây dựng nguyên tắc sư phạm của việc học ngôn ngữ: Việc học tập diễn ra khi học sinh tham gia vào các hoạt động phù hợp với kinh nghiệm và nhu cầu của bản thân; học sinh tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai hiệu quả nhất thông qua bối cảnh giao tiếp; sự phát triển hình xoắn ốc về từ vựng và kỹ năng cho phép việc học tăng trưởng theo cấp độ từ đơn giản đến phức tạp; hiệu quả học tập phụ thuộc vào

3 - Elite Olshtain and Dorit Kaufman, 2011, English as Foreign Language (EFL)4 - John Richards and Joseph Walters, 2012, Digital Teaching Platform in Spectrum of Edu-cational Technologies

Page 21: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

21

kinh nghiệm tích cực và hướng thành công mà học sinh có được trong quá trình học.

Bản chất của Kiến tạo xã hội không thừa nhận tính khác biệt của người học nhưng khuyến khích tận dụng những ưu điểm của nó, biến thành một phần của quá trình học tập (Wertsch, 1997). T2K tận dụng những ưu điểm của thuyết Kiến tạo để xây dựng một nguyên tắc dựa trên tính tương tác, nhấn mạnh tầm quan trọng của tương tác xã hội, giúp học sinh phát triển thông qua tương tác với học sinh khác, với người lớn và thế giới vật chất phù hợp với bản thân. Nguyên tắc sư phạm trên đây, đồng thời cũng nhấn mạnh giáo viên trong vai trò hỗ trợ hoạt động học tập.

2. Thiết kế giảng dạy

Howard Gardner là một nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard. Ông quan niệm trí thông minh là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa, và trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ (Frames of Mind, 1983). Thuyết trí khôn nhiều thành phần (Multiple Intelligences) của Gardner ra đời, mang đến một cách nhìn khác, nhằm khuyến khích nhà trường và các nhà giáo dục đón nhận tính đa dạng về trí tuệ của mỗi người học để hỗ trợ, khơi gợi tiềm năng và tạo điều kiện học tập cho học sinh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Trong thuyết này, Howard Gardner (2013)5 đưa ra 9 loại trí khôn cơ bản (trích theo Building Teacher): Trí khôn không gian (spatial intelligence), trí khôn cơ thể - vận động (bodily-kinesthetic intelligence), trí khôn âm nhạc (musical intelligence), trí khôn ngôn ngữ (linguistic intelligence), trí khôn lôgic-toán (logical-mathematical intelligence) trí khôn cá nhân hướng ngoại (interpersonal intelligence), trí khôn cá nhân hướng nội (intrapersonal intelligence), trí khôn thiên nhiên (naturualistic intelligence), trí khôn hiện sinh (existential intelligence). T2K đã đưa 5/9 loại hình trí khôn của Gardner vào việc xây dựng chương trình gồm có những hoạt động phân hóa thúc đẩy việc học và tiếp nhận kỹ năng cho từng học sinh. Điều này giúp cho giáo viên cá nhân hóa việc hỗ trợ học sinh để phát triển những kỹ năng khác biệt. Đồng thời nó cũng giúp giáo viên gợi ý cho từng học sinh khi các em có nhu cầu. Liên kết đánh giá cá nhân hóa tạo cho học sinh động lực để đạt đến kết quả cao hơn và thành công hơn.

5 - Building Teacher: A Constructivist Introducation to Education, 2014, Cengate

Page 22: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

22

Từ Thực Địa

Bảng 1: Thiết kế giảng dạy chương trình tiếng Anh của T2K

Learning Preference Time To Know Trí khôn nhiều thành phần

Visual-spatial animations, puzzles, charts, manipu-lation of images

Trí khôn không gian

Verbal-linguistic listening, speaking, storytelling Trí khôn ngôn ngữ

Logical-mathematical puzzles, problem-solving games, categorizing activities

Trí khôn logic – toán

Bodily-kinesthetic hands-on activities, computer keyboard skills, clicking and dragging of information, organizing word and picture cards

Trí khôn cơ thể vận động

Musical-rhythmic songs, chants, listening and speaking activities

Trí khôn âm nhạc

Thuyết trí khôn nhiều thành phần ban đầu không được giới nghiên cứu tâm lý học chấp nhận dễ dàng, nhưng lại nhận được nhiều phản ứng tích cực từ các nhà giáo dục. Lý thuyết này cho phép các nhà giáo dục phát triển các phương pháp tiếp cận để đáp ứng nhu cầu của các học sinh trong lớp. Bảng 1 cho thấy có 5 loại trí khôn ẩn chứa trong các hoạt động và nội dung của T2K. Mỗi một hoạt động, một nội dung giảng dạy đều được nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt ý nghĩa và đều có mục đích hướng đến sự phát triển con người toàn diện ba nguyên lý trong phương pháp học tập của T2K: Xây dựng sự tự do ý chí cho người học, đưa học sinh qua chu trình học tập đa dạng cung cấp cho người học những kinh nghiệm học tập tích cực.

Ngoài ra, các phương pháp học tập khác cũng được nghiên cứu để triển khai các dụng ý sư phạm một cách có hệ thống. Phương pháp học tập qua tình huống (situated learning), phương pháp học tập qua khai phá (inquiry-based learning), phương pháp học tập lấy học sinh làm trung tâm (student-centered learning), được triển khai trong môi trường học tập hỗn hợp (blended learning environment). Để có được môi trường học tập phát triển toàn diện tất cả các cấu thành của ngôn ngữ: nghe, đọc, viết và hội thoại, lớp học được lưu ý đến các mức độ triển khai hoạt động từ cá nhân, cặp, nhóm và cả lớp.

Xã hội hiện đại, nhà trường không còn là nơi duy nhất cung cấp tri thức cho người học. Câu hỏi đặt ra cho các nhà giáo dục hiện đại là: Người học cần trang bị những kĩ năng cần thiết nào để học tập đạt hiệu quả? Assessment & Teaching of 21st-Century Skills (ATC21S) là tổ chức do 4 quốc gia Úc, Phần Lan, Singapore, Hoa Kì sáng lập, với sự tài trợ từ Cisco, Intel và Microsoft, bắt đầu với một nhóm hơn 250 nhà nghiên cứu đến từ hơn 60 tổ chức trên toàn thế giới đã phân loại các kĩ năng thế kỷ 21

Page 23: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

23

(21st-Century Skills). T2K áp dụng nghiên cứu này và xây dựng chương trình khung cung cấp các kĩ năng cho người học trong một lớp học gồm: tư duy phê phán và giải quyết vấn đề (Critical thinking and problem solving); giao tiếp và hợp tác (Communication and collaboration); sáng tạo và đổi mới (Creation and innovation); kỹ năng thông tin đa phương tiện và công nghệ (Multimedia and technology), kỹ năng sống và làm việc (Life and career skills). Và những yếu tố cần phải chú ý khi triển khai bài học trên lớp và lưu ý cho việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy của giáo viên: sự chú ý của học sinh: Học sinh chỉ học được khi chú tâm vào việc học; động lực thúc đẩy: Giáo viên cần điều phối các luồng hoạt động trong lớp một cách nhịp nhàng giữa các trò chơi với nhau – sự gián đoạn sẽ làm sao lãng và ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh; không gian và thời gian: Giáo viên cần tổ chức các không gian vật lý để quản lý tiến trình và động lực. Giáo viên cần xây dựng chuỗi hoạt động phù hợp với cá nhân, nhóm và cả lớp; tiến trình – thói quen: Quản lý lớp học sẽ đạt hiệu quả nếu xây dựng một quy trình thành thói quen và sử dụng chúng hiệu quả. Học sinh cần nắm rõ tiến trình này và cách tham gia vào tiến trình đó; quy định: Giáo viên luôn luôn hỗ trợ học sinh. Các quy định cần rõ ràng và cụ thể. Kỳ vọng tích cực cần được nhắc đi nhắc lại. Học sinh cần phải hiểu sự ảnh hưởng của môi trường học tập.

Theo đó, với cách thức triển khai lớp học như vậy, không chỉ hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập mà còn giúp học sinh phát triển trong môi trường học tập hiện đại. Robert Sternberg (2008) mô tả sự cần thiết của các kĩ năng thế kỉ 21: “Chúng tôi không chỉ dạy những kiến thức thực, mà còn dạy học sinh những điều sâu sắc hơn thế, chúng tôi chỉ cho học sinh cách thức để chinh phục kiến thức.” Và nhiệm vụ của những người thầy trong lớp học của T2K không chỉ là chuẩn bị cho học sinh kiến thức để đáp ứng những yêu cầu của tương lai mà để tất cả họ tham gia quá trình học tập, với những sự lựa chọn theo cách thức của chính mình.

4. Công nghệ

Trong các kĩ năng thế kỉ 21, kĩ năng thông tin đa phương tiện và công nghệ thông tin đặc biệt được T2K phát triển. Thay vì cố gắng để mô tả những tác động của công nghệ đến quá trình học tập của học sinh, các nhà nghiên cứu cần phải suy nghĩ đến việc những loại công nghệ đang được sử dụng trong lớp học là gì, và với mục đích gì. Người học có thể học hỏi được điều gì “từ” thiết bị máy tính – công cụ giáo viên sử dụng chủ yếu để tăng kĩ năng cơ bản và kiến thức cho học sinh và “với” – công cụ áp dụng cho các mục tiêu học tập, được sử dụng như một nguồn tài nguyên phát triển tư duy bậc cao (Reeves, 1998; Ringstaff & Kelly, 2002). Chính vì vậy, phần mềm Content Generation Studio (CGS) được T2K sử

Page 24: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

24

Từ Thực Địa

dụng để sáng tạo ra bài giảng trên DTP. T2K ứng dụng các ưu điểm tối đa của DTP - Digital Teaching Platform (Nền tảng giảng dạy số hóa (gắn với hoạt động trên lớp)) nhằm: Hướng dẫn trình tự học tập trên lớp; cá nhân tham gia tích cực vào tiến trình học tập; học tập thích thú và vui vẻ; thúc đẩy tự đánh giá; phát triển kỹ năng học tập nhận thức, tư duy mức độ cao và kỹ năng thế kỷ 21; phân hóa nội dung, giảng dạy và phản hồi để hỗ trợ phong cách học và mức độ học khác nhau.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập, nhằm cải thiện ba vấn đề khó khăn mà Dovi đã đưa ra như chúng tôi đã dẫn từ đầu bài viết. Từ những nghiên cứu giáo dục sâu sắc, DTP là sự kết hợp giữa thuyết kiến tạo, kiến tạo xã hội, thuyết tiến bộ và thuyết hành dụng, giúp người học phát triển một cách toàn vẹn khả năng tư duy của mình, đồng thời đây cũng là công cụ trợ giảng tích cực giúp các giáo viên triển khai hoạt động trên lớp một cách hiệu quả, học sinh tham gia bài giảng và quá trình học tập của bản thân một cách chủ động nhất, theo sở thích, phong cách riêng, với mức độ nhận thức, kiến thức nền khác nhau. DTP chính là một công cụ tích cực cho lớp học thế kỉ 21.

5. Hệ thống đánh giá

Đánh giá là một khía cạnh quan trọng trong dạy học, nhằm cải thiện hiệu quả và chất lượng giảng dạy, nhu cầu học tập của người học. Các kết quả đánh giá thường được sử dụng để nâng cao chất lượng giảng dạy và thành tích của học sinh. Các nhà giáo dục, giáo viên, phụ huynh đều muốn biết việc học của học sinh có đạt được hiệu quả hay không. Xây dựng một chương trình, T2K không thể bỏ qua hệ thống đánh giá. Hệ thống của T2K tự động theo dõi được toàn bộ công việc của học sinh và tiến trình học tập, hệ thống cung cấp nhiều cơ hội đánh giá quá trình và đánh giá kết quả trong mỗi bài học về thành quả và mức độ kiểm soát ngôn ngữ của học sinh. T2K cung cấp cả các bài đánh giá cuối bài học:

Đánh giá quá trình (Formative assessment): Là quá trình thu thập và phân tích thông tin của học sinh về khả năng nhận thức và kiến thức của học sinh trước và trong suốt quá trình học, để giảng dạy và hỗ trợ học sinh cải tiến quá trình học tập; là yếu tố chủ chốt để thúc đẩy thành tựu của học sinh mục tiêu là bộc lộ khả năng tư duy của học sinh thông qua tương tác trên lớp (trao đổi giữa học sinh với học sinh; học sinh với giáo viên). Next-step tool assessment-formative assessment vẫn chưa hoàn thiện nếu không có các quyết định và các hành động dựa trên phân tích dữ liệu đánh giá phản hồi trực tiếp - phản hồi theo kiểu khuyến khích để thúc đẩy học sinh phản hồi, tư duy phê phán và phản tỉnh.

Đánh giá để phán đoán (Diagnostic assessment): Đánh giá nhu cầu và

Page 25: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

25

Yếu tố công nghệ:

1. Cơ sở hạ tầng• Có máy tính cho mỗi giáo viên và học sinh.• Hạ tầng truyền thông toàn trường.

năng lực của học sinh, cũng như sự sẵn sàng của học sinh đối với việc tiếp nhận kiến thức mới.

Đánh giá kết quả (Summative assessment): đánh giá cuối mỗi bài hoặc mỗi cấp độ.

Quá trình đánh giá đảm bảo tính liên tục và tức thì. Với hệ thống đánh giá như vậy, giáo viên có thể biết được khả năng nhận thức của học sinh còn đang thiếu ở đâu để có thể cải thiện nội dung, bổ sung các tài liệu để trợ giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập cao nhất. Từ đó, đưa ra một giải pháp chỉnh thể (có thể gọi là Công nghệ giáo dục của T2K) bao gồm bốn yếu tố công nghệ và ba nguyên lý sư phạm, các yếu tố tham gia vào quá trình học tập của con người hòa vào nhau như một bản giao hưởng tuyệt vời mang lại ảnh hưởng thực sự đến việc tối ưu hóa hiệu quả học tập của học sinh (Dovi Weiss, 2012)(xem Hình 1).

Page 26: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

26

Từ Thực Địa

2. Chương trình khung tương tác• Thúc đẩy học tập hiệu quả.• Phát triển hiểu biết và tư duy.• Thích nghi với khả năng và nhu cầu của người học.• Cung cấp kế hoạch học tập liên tục.• Dễ dàng bổ sung, cập nhật và thích nghi bởi giáo viên.

3. Đào tạo chuyên nghiệp cho giáo viên• 30 giờ đào tạo cho mỗi giáo viên.• Hướng dẫn giáo viên hàng tuần trong năm đầu tiên về kinh nghiệm

trong cùng lĩnh vực.

4. Hỗ trợ kỹ thuật• Luôn sẵn sàng trong suốt thời gian hoạt động trong ngày của nhà

trường.

Ba nguyên lý sư phạm:

1. Học tập chủ động (Active learning): Tri thức được kiến tạo và vận dụng cùng sự hướng dẫn của giáo viên. T2K giúp làm tăng cường sự tò mò và thắc mắc của học sinh, khuyến khích học sinh thể hiện khái niệm trừu tượng, và hướng dẫn học sinh các hoạt động giúp làm giàu hiểu biết và tăng tính thực hành.

2. Học tập hợp tác (Collaborative learning): T2K thúc đẩy học tập và tư duy phi tập trung hóa (decentralised) đối với giáo viên và học sinh.Chuyển giao kiến thức đối với các mục tiêu thuyết trình và biến kiến thức thành công cụ để học sinh tham gia vào việc học tập và khai phá.

3. Học tập phân hóa (Differentiated learning): T2K chấp nhận phong cách học tập của học sinh, hỗ trợ học sinh bằng cách đưa ra các phản hồi đối với lựa chọn của học sinh, và cho phép học sinh được theo đuổi sở thích của chúng theo kiểu mà chúng thích.

Giải pháp mang tính hệ thống và chỉnh thể của T2K là bản giao hưởng Công nghệ kết hợp với Sư phạm. Máy tính không thay thế giáo viên mà là công cụ trang bị cho giáo viên sức mạnh mới và nâng cao chất lượng học tập. Một cách tự nhiên, công nghệ của T2K giúp giáo viên phát triển thói quen suy nghĩ của trẻ, sắp xếp thói quen một cách gián tiếp chứ không phải trực tiếp. Hệ thống chương trình xây dựng dần dần phát triển năng lực suy nghĩ của học sinh trong một khoảng thời gian nhất định, thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập nhằm thực hiện các mục tiêu. Những nội dung kiến thức mà trẻ được học, không chỉ đơn thuần là gom

Page 27: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

27

lại, mà được phân loại, đáp ứng các khía cạnh học ngoại ngữ. Công thức: một người + một máy tính = chất lượng cao hơn đã được áp dụng các môi trường khác thành công, giờ là lúc được áp dụng trong trường học.

Với những trình bày trên đây, chúng tôi mong muốn phần nào cung cấp một cái nhìn tổng thể về chương trình của T2K dưới góc nhìn sư phạm. T2K cung cấp đầy đủ những công cụ cho giáo viên thực hiện quá trình giảng dạy một cách tối ưu nhất. Theo đó, giáo viên, muốn đạt được hiệu quả giảng dạy cần tạo lập cho trẻ một thói quen tư duy, như Dewey đã viết: “Công việc của giáo dục không phải là đi chứng minh cho mọi mệnh đề đã đưa ra, cũng như không phải giảng dạy bất cứ một nội dung thông tin nào, mà nhiệm vụ của nó là ươm trồng những thói quen hiệu quả sâu rễ bền gốc trong việc phân biệt những niềm tin đã được thử thách với những khẳng định, những võ đoán và những ý tưởng; để phát triển một sự ham thích làm việc, chân thành và cởi mở đối với những kết luận có chứng lý xác đáng và ghi khắc vào trong những thói quen sống động của mỗi cá nhân…” (John Dewey, 2010)6.

6 - John Dewey (1909), Vũ Đức Anh dịch 2013, Cách ta nghĩ, NXB Tri thức)

Page 28: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

28

Từ Thực Địa

SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓAHoàng Giang Quỳnh Anh – Nguyễn Thị Vân

Một trong những vấn đề còn tồn tại của cách dạy học truyền thống hiện nay là chưa giải quyết được tính đa dạng trong lớp học. Chương trình và cách dạy vẫn chủ trương áp dụng cho số đông. Điều này đặt ra một câu hỏi: Làm thế nào để phát huy được tối đa khả năng cá nhân của từng người học? Và một trong những giải pháp sư phạm được đưa ra là tổ chức dạy học phân hóa. Tạp chí Công nghệ Giáo dục số 3 sẽ giới thiệu một số thông tin vắn tắt về giải pháp này và thực tế áp dụng tại Trung tâm FPT GEM English.

Dạy học phân hóa là gì?

Dạy học phân hóa là chiến lược giảng dạy dựa trên nhận thức của giáo viên về nhu cầu của từng cá nhân người học.

Thực tế cho thấy học sinh trong lớp có nhiều điểm khác biệt, về quan điểm và khả năng. Do đó, phương pháp giảng dạy của giáo viên cần phân hóa theo đối tượng người học. Dưới sự dẫn dắt của Carol Ann Tomlin-son, khái niệm dạy học phân hóa (differentiated instruction) đã được nhiều người biết đến. Chiến lược dạy học phân hóa đòi hỏi giáo viên phải “làm rõ mục đích học tập bắt nguồn từ các tiêu chuẩn về nội dung, nhưng được thực hiện một cách khéo léo để đảm bảo mọi học sinh đều tham gia và hiểu bài” (Tomlinson, 2008, trang 26). Bản chất quá trình dạy học phân hóa là điều chỉnh nội dung kiến thức để đáp ứng nhu cầu, khả năng, kinh nghiệm của người học. Ứng dụng một cách khéo léo dạy học phân hóa, người dạy sẽ có nhiều cách thức khác nhau để giúp người học đạt được mục tiêu

Làm thế nào để dạy học phân hóa?

Trong cuốn sách Building Teachers: A Constructivist Approach to Intro-ducing Education1, tác giả David và Kimberly (2007) đã chỉ ra rằng, việc đưa các phong cách học tập và các loại trí khôn khác nhau2 vào trong bài học là một cách hiệu quả để phân hóa phương pháp giảng dạy. Đối với mỗi đặc điểm sẽ có một số chiến lược giảng dạy giúp công nhận đặc điểm đó và có một số mẫu thức chung giúp kết nối toàn bộ hoặc hầu hết các đặc điểm khác biệt.

Với hình thức dạy học phân hóa, giáo viên lên kế hoạch và bài giảng sao cho tích hợp nhiều chiến lược giảng dạy nhất có thể, nhằm công nhận các điểm khác biệt của học sinh trong lớp. Dạy học phân hóa bao gồm các công việc: Điều chỉnh nội dung để đáp ứng năng lực, kinh nghiệm,

1 - Tên tiếng Việt: “Xây dựng đội ngũ giáo viên: Một cách tiếp cận kiến tạo để nhập môn Giáo dục học” – giáo trình do Trường ĐH FPT mua bản quyền và dịch, ra mắt 8/20142 - Xem trang 21

Page 29: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

29

và mối quan tâm của học sinh; Đưa ra nhiều cách thức khác nhau để đạt được mục tiêu bài học; Cho phép học sinh được chứng minh hiểu biết của mình theo nhiều cách có ý nghĩa; Cho phép tồn tại sự đa dạng trong môi trường học tập dựa vào nhu cầu của từng học sinh; Không đòi hỏi giáo viên phải xây dựng kế hoạch giảng dạy riêng cho từng học sinh. Thay vào đó, phương pháp này đòi hỏi giáo viên tìm kiếm các kiểu nhu cầu và sau đó phân nhóm học sinh có nhu cầu hoặc sở thích tương tự để giáo viên có thể đáp ứng nhu cầu của từng nhóm.

Các yếu tố chính trong lớp học phân hóa

Các tác giả David và Kimberly (2007) đã tổng kết bốn yếu tố chính để nhận biết một lớp học được tổ chức theo cách phân hóa, đó là:

Bảng 1: Các yếu tố chính trong lớp học phân hóa và hàm ý của những yếu tố này

MỤC TIÊU HOẶC YẾU TỐ HÀM Ý ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN HÀM Ý ĐỐI VỚI HỌC SINH

Học sinh cần… Giáo viên… Học sinh…Làm bài tập theo nhóm nhỏ với bạn cùng lớp.

• Đảm bảo tất cả các nhóm có bài tập để tất cả học sinh đều phải học những gì cần học.• Đảm bảo mỗi nhóm đều có những định hướng rõ ràng. • Đảm bảo học sinh biết phương thức làm việc cùng nhau một cách hiệu quả.• Hướng dẫn học sinh di chuyển bàn ghế để tạo nhiều nhóm khác nhau.

• Tập trung vào những gì nhóm cần làm, thay vì để ý những gì người khác đang làm.• Đảm bảo học sinh hiểu và tuân theo chỉ dẫn của giáo viên.• Đóng góp vào hiệu quả của nhóm và đề nghị được giúp đỡ khi xảy ra vấn đề mà nhóm không thể giải quyết.• Kiểm soát các cuộc thảo luận để tiếng ồn không ảnh hưởng đến việc học.• Di chuyển bàn ghế một cách nhịp nhàng để nhóm có đủ không gian làm việc.

Làm việc cùng với giáo viên theo từng cá nhân hoặc nhóm nhỏ.

• Biết rõ mỗi học sinh cần học gì vào thời điểm nhất định để các nhóm có thể hỗ trợ việc học tập.• Đảm bảo học sinh được chỉ dẫn một cách rõ ràng và có thể tìm kiếm sự giúp đỡ khi giáo viên bận rộn với nhóm nhỏ hoặc học sinh khác.• Luôn theo dõi nhu cầu, bài tập và sự tiến bộ của học sinh, đồng thời giúp học sinh tự theo dõi quá trình học tập của bản thân.

• Có thể bắt đầu hoặc kết thúc công việc của cá nhân hoặc của nhóm nhỏ một cách hiệu quả để trao đổi với giáo viên khi cần thiết. • Không ngắt lời giáo viên khi giáo viên đang làm việc với học sinh hoặc nhóm khác.• Biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi giáo viên bận rộn với nhóm hoặc học sinh khác.• Tự theo dõi mục đích và thành tích học tập của bản thân.

Page 30: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

30

Từ Thực Địa

MỤC TIÊU HOẶC YẾU TỐ HÀM Ý ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN HÀM Ý ĐỐI VỚI HỌC SINH

Học sinh cần… Giáo viên… Học sinh…Dành lượng thời gian khác nhau trong một nhiệm vụ để giúp học tốt.

• Xác định một vị trí nhất định để học sinh nộp lại bài tập đã hoàn thành và kiểm tra bài làm của học sinh nếu cần thiết.• Đưa ra nhiều bài tập quan trọng để học sinh lựa chọn sau khi hoàn thành một nhiệm vụ nào đó.

• Tuân theo chỉ dẫn của giáo viên về việc nộp lại bài làm hoặc kiểm tra sau khi hoàn thành.• Tham gia các hoạt động ngoài lề (anchor activities) một cách nhịp nhàng và hiệu quả sau khi hoàn thành một bài tập nào đó.

Làm việc với các tài liệu khác nhau để giúp học tốt.

• Cung cấp nhiều loại tài liệu khác nhau phù hợp với điểm đầu vào khác nhau của học sinh, bao gồm nhu cầu, sở thích và hình thức đọc.• Xây dựng cách thức để đảm bảo học sinh biết sử dụng tài liệu nào vào thời điểm cụ thể và nơi lưu trữ tài liệu.

• Đảm bảo tài liệu được giữ gìn cẩn thận và trả lại đúng nơi quy định sau khi hoạt động kết thúc.• Gợi ý cho giáo viên tài liệu nào (hay loại tài liệu nào) tốt nhất đối với từng cá nhân học sinh.

(Nguồn: David và Kimberly (2007), Building Teachers: A Constructivist Approach to Introducing Education, Tên tiếng Việt: “Xây dựng đội ngũ giáo viên: Một cách tiếp cận kiến tạo để nhập môn Giáo dục học” – giáo trình do trường ĐH FPT mua bản quyền và dịch, sẽ ra mắt 8/2014)

Dạy học phân hóa ở FPT GEM English

Khẩu hiệu của trung tâm tiếng Anh FPT GEM là “Cá nhân hóa học tập – thành công theo cách của riêng con”. Đây có thể coi là một sự khác biệt rất lớn của GEM so với các trung tâm tiếng Anh ở Hà Nội hiện nay.

Ở GEM, việc dạy học phân hóa được thể hiện ở những vấn đề sau:

1. Trình độ: FPT phân hóa học sinh theo ba nhóm trình độ thấp, trung bình và cao. Theo đó, cùng một nội dung bài học, cùng một lớp học, học sinh ở các trình độ khác nhau sẽ nhận được các phiếu bài tập khác nhau, sự hỗ trợ từ giáo viên và nền tảng giảng dạy số hóa (Dig-ital Teaching Platform – DTP) là khác nhau.

2. Sở thích: Tùy theo sở thích của bản thân, học sinh được làm bài tập theo các cách khác nhau, sau đó gửi lên thư mục tài liệu học tập chung của cả lớp (gallery) để giáo viên và các bạn khác trong lớp cùng đóng góp ý kiến.

3. Kiến thức nền: Mỗi một bài học chủ đề ở GEM được chia thành 9 – 11 lesson. Trước khi học bài học chủ đề, học sinh sẽ làm một bài pre-test. Hệ thống sẽ tự động phân tích kiến thức nền của học sinh,

Page 31: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

31

đánh giá vốn từ vựng của học sinh theo ba tiêu chí: nghĩa, phát âm, chính tả. Những học sinh có kiến thức nền tốt, đạt đủ ba tiêu chí từ vựng ở trên, sẽ không phải học lại những nội dung đó trong các lesson. Sau mỗi bài học chủ đề, sẽ có phần re-teaching để ôn tập kiến thức của toàn bộ chủ đề, giúp giáo viên và học sinh có một cái nhìn tổng quát về nội dung vừa học.

Giáo viên phải làm những công việc gì trước khi bắt đầu giờ học phân hóa tại GEM?

Trước mỗi buổi học, giáo viên cần xem lại các báo cáo từ buổi trước trên hệ thống để xác định: có cần chuyển học sinh nào từ nhóm trình độ thấp lên trình độ cao hơn không, nội dung nào các học sinh trong lớp mất nhiều thời gian học tập, những phần nào học sinh làm sai nhiều?… Tiếp theo đó, giáo viên kiểm tra nội dung bài mới trên DTP xem có cần giảm nội dung nào, thêm hoạt động nào hay không? Cuối cùng, giáo viên đọc bài học trong sách giáo khoa và lên kế hoạch các hoạt động bổ trợ trong tiết học (trò chơi, hoạt động vận động,…).

Nội dung trên đây chỉ mới đưa ra một cách khái quát về khái niệm, cách triển khai của dạy học phân hóa và một ví dụ áp dụng thực tiễn. Để triển khai hiệu quả phương pháp này có lẽ sẽ còn cần thêm nhiều sự tìm tòi và nghiên cứu.

Page 32: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

32

Từ Thực Địa

THĂNG TRẦM CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC HỒ NGỌC ĐẠINguyễn Thị Vân (Thực hiện)

Ba chữ “Hồ-Ngọc-Đại” không chỉ là một cái tên ước lệ cho những người tâm huyết với sự nghiệp đổi mới giáo dục, mà còn nói lên cả một hành trình không mệt mỏi, một nỗ lực “muốn đập tan ngôi đền giáo dục cổ truyền”1 của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại. Tạp chí Công nghệ Giáo dục số 3 giới thiệu nội dung cuộc trò chuyện của Dự án công nghệ GD với ông về những thăng trầm của công nghệ giáo dục (CGD) từ khi được đưa về Việt Nam tới nay.

Thưa GS. có thể hiểu CGD nói chung và CGD ở Việt Nam là gì?

Hiện nay chỉ có Việt Nam mới có CGD. Bản chất của công nghệ là một quá trình được tổ chức và kiểm soát. Bất cứ cái gì đều có quá trình để hình thành, chẳng hạn như thai nhi được hình thành, hay như hình thành cây, quả, hoa, lá. Về mặt tự nhiên, các quá trình này là tối ưu, 9 tháng 10 ngày để sinh ra một con người là quá trình tối ưu, không ai can thiệp vào được, nếu can thiệp vào thì không còn giữ được bản chất tự nhiên. Trẻ em vốn là một thực thể tự nhiên, nhưng rất khác cây, cỏ, hoa, lá vì chúng bị “ép” nhiều thứ quá, tức là làm chệch cái tự nhiên của chúng đi, thì bây giờ phải trả lại tự nhiên cho nó. Bởi vì nhân tạo không bao giờ là tối ưu, trừ khi nó phù hợp với tự nhiên, căn cứ vào quá trình tự nhiên. Cách làm của CGD là căn cứ vào quá trình phát triển tự nhiên của trẻ.

Nền tảng lý luận của CGD là gì, thưa GS.?

CGD có ba nền tảng: Nền tảng thứ nhất là Triết học; Nền tảng thứ hai là Tâm lý học; Nền tảng thứ ba là Các khoa học chuyên ngành.

Lấy ví dụ như thế này, muốn dạy trẻ em nói tiếng Việt thì phải dạy những thành tựu cuối cùng của khoa học về tiếng Việt, hay dạy Toán thì dạy những thành tựu cuối cùng của Toán học. Nhưng mà thành tựu cuối cùng đã trở thành hàn lâm, chứ không phải những thành tựu cuối cùng nhưng còn trôi nổi. Bởi vậy, tính hàn lâm của giáo dục là rất quan trọng. Giáo dục ở Việt Nam hiện nay lạc hậu là vì đang dạy những cái hàn lâm cũ.

Về mặt Triết học, có thể hiểu đơn giản, những gì mà trẻ em có được là chuyển từ bên ngoài vào. Ví dụ, muốn lớn thì phải ăn, muốn trưởng thành thì phải học, không có gì có sẵn cả. Về mặt Tâm lý học, tức là trên thực tiễn triển khai nó như thế nào.

1 - Hồ Ngọc Đại, 2010, Bài học là gì, trang 13

Page 33: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

33

Khi nhắc đến CGD, người ta hay nhắc đến “trách nhiệm xã hội”, có thể hiểu điều này như thế nào?

Bởi vì giải pháp giáo dục có tác động trực tiếp (các ngành khác tác động gián tiếp) tới toàn bộ xã hội nên mặc dù CGD hiện mới chỉ dạy trẻ em, nhưng sẽ tác động tới toàn xã hội, vì trẻ em có vai trò trong cả hiện tại và tương lai.

Xin GS. cho biết, ở Việt Nam, CGD được áp dụng ở những cấp học nào và với những môn học nào?

Định hướng CGD là cho toàn bộ 3 cấp của phổ thông, nhưng ở Tiểu học thì tương đối hoàn thiện, thành một sản phẩm. Các cấp còn lại đang soạn thảo, có khung, có định hướng. Ở Tiểu học thì dùng lý thuyết để dạy kỹ năng, nhưng lên đến Trung học thì dùng kỹ năng để học lý thuyết. CGD áp dụng cho các môn Khoa học nói chung (gồm Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội) vì có thể kiểm soát được. Riêng với các bộ môn Nghệ thuật và Đạo đức thì chưa áp dụng.

CGD thiết kế bài giảng như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu?

Quá trình tối ưu được thể hiện ở sản phẩm tối ưu. Có 2 loại: tất yếu và mong muốn. Tất yếu có nghĩa là thiết kế như thế nào thì ra được sản phẩm đúng như thế. Còn mong muốn là đặt ra một mục tiêu có thể không đạt được. Thiết kế của CGD cũng vậy, có nội dung yêu cầu tất yếu, có nội dung chỉ đưa ra mong muốn.

Với thiết kế như vậy, yêu cầu đối với giáo viên của CGD và vai trò của họ được đặt ra như thế nào?

Người dạy hiện đại rất khác với người dạy ngày xưa. Người dạy của CGD được chia làm 03 loại: một người dạy thiết kế công nghệ, một người chuyển giao công nghệ, và một người dạy là thực thi công nghệ. Người thầy trước đây chỉ cần cầm sách giáo khoa (SGK) lên là dạy được. Thậm chí như Khổng Tử không cần đến SGK, nghĩ đến đâu giảng đến đấy. Giống như nền sản xuất ngày xưa, mày mò là chủ yếu.

Bản thân người thiết kế chương trình, cũng giống như thiết kế trong công nghiệp, phải am hiểu tường tận sản phẩm, quá trình làm ra sản phẩm, như vậy buộc phải có trình độ. Người chuyển giao phải giải thích cho người khác, vì sao thiết kế như thế, giống như trường sư phạm, trường nghề.

Vai trò của 3 người thầy này quan trọng như nhau, và không được thiếu bất kỳ người nào, có như vậy CGD mới triển khai tốt được. Chỉ cần hỏng một khâu là không ra được sản phẩm.

Page 34: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

34

Từ Thực Địa

Theo hình dung của đa số, CGD yêu cầu học sinh phải thực hành nhiều. Với những cơ sở giáo dục còn thiếu thốn điều kiện cơ sở vật chất, điều này có gây cản trở đến việc triển khai CGD không?

Bằng bất cứ giá nào cũng phải thực hành. Thiết kế là chung cho cả các trường thành phố hay nông thôn, miền núi. Vấn đề đặt ra ở đây là thiết kế như thế nào cho phù hợp với đại trà. Giống như việc thiết kế ra điện thoại di động, dùng ở đâu cũng được nếu có phủ sóng.

Việc triển khai CGD ở Việt Nam đã có những thuận lợi và khó khăn gì?

Thuận lợi là đạt được hiệu quả, nhân dân nhìn thấy, trẻ em và phụ huynh chấp nhận. Căn cứ theo bộ tiêu chí với chương trình cũ thì CGD cho ra sản phẩm hơn hẳn.

Xin GS. cho biết, vai trò của các trường Thực nghiệm trong việc triển khai CGD là gì?

Chương trình được triển khai ở Trung ương, rồi về dạy ở Thực nghiệm, để thêm một lần nữa kiểm nghiệm trước khi đưa vào đại trà, để dân nghe thấy, trông thấy và tin tưởng. Hơn nữa, đưa về trường Thực nghiệm thì kiểm tra được chặt chẽ hơn, sản phẩm an toàn hơn, sức thuyết phục tốt hơn.

Giáo viên được tập huấn trước khi triển khai. So với trước đây thì trình độ tiếp nhận của giáo viên khá hơn trước nhiều.

Trình độ giáo viên cao hơn so với cách đây 30 năm, vậy việc triển khai CGD có khác nhiều không?

Về lý thuyết CGD đã hoàn thiện, trở thành kinh điển, công nghệ cũng xong. Việc triển khai dễ dàng hơn nhiều. Trẻ em hiện đại tiếp thu rất nhanh.

GS. có thể đưa ra một số bài học triển khai CGD là gì?

Trước hết thiết kế phải tốt, sau đến tập huấn giáo viên cũng phải tốt.

CGD đóng vai trò gì trong sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam?

Vai trò đổi mới là chắc chắn, và ngày càng lớn hơn, không thể chống lại được. Hiện nay CGD được triển khai toàn quốc, có hơn 400,000 học sinh Tiểu học, với môn Tiếng Việt.

Xin cảm ơn GS. về cuộc trò chuyện này.

Page 35: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

35

THĂNG TRẦM CGD HỒ NGỌC ĐẠI• Năm 1978, sau khi hoàn thành luận án Tiến sĩ, Hồ Ngọc Đại

mở trường Thực nghiệm đầu tiên ở Việt Nam.

• Đến năm 1985, đã có 43 tỉnh, thành trên cả nước áp dụng mô hình trường Thực nghiệm, mỗi tỉnh có ít nhất một trường hoạt động theo mô hình này, đặc biệt có tỉnh triển khai đến từng huyện như Thái Bình.

• Năm 2000, trước chủ trương “Một chương trình một bộ sách giáo khoa” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mô hình trường Thực nghiệm dạy theo sách giáo khoa của Hồ Ngọc Đại bị xóa bỏ, chỉ còn rất ít trường nhất quyết xin duy trì và còn giữ lại đến ngày nay như: Trường Phổ thông Thực nghiệm Liễu Giai (Hà Nội); Phổ thông Thực nghiệm Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh); Tiểu học Thực nghiệm Huế (Thừa Thiên-Huế); Tiểu học thực ng-hiệm Đà Lạt (Lâm Đồng); Thực nghiệm Bình Minh (Hải Dương) và một ngôi trường mới mở cùng mô hình là Tiểu học công nghệ giáo dục Hà Nội (Hà Nội).

• Đến năm 2012, sau gần 40 năm, chương trình sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại được hồi sinh bằng quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, khi bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của ông được đưa vào áp dụng đại trà. Hiện nay, CGD được triển khai toàn quốc, giảng dạy cho hơn 400.000 học sinh.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí, GS. Hồ Ngọc Đại đã chia sẻ: “Ban đầu, chúng tôi chỉ nghĩ khoảng 15-20 năm, Công nghệ giáo dục của tôi được chấp nhận, nhưng không ngờ lại kéo dài đến tận ngày hôm nay. Nhưng dù muộn còn hơn không, và thực ra, khoa học thì cũng không bao giờ là muộn cả. Ít nhất, chúng ta đã bắt đầu”. Và hàng ngày, vị GS. già này vẫn làm việc từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều, vẫn tập thể dục đều đặn “như một nghĩa vụ” để duy trì sức khỏe mang CGD về đến các miền quê.

Những gì GS. Hồ Ngọc Đại đã và đang làm là vô cùng đáng trân trọng. Mặc dù CGD của ông mới chỉ được áp dụng ở một trong một cấp học, chưa “phủ sóng” toàn quốc, song thiết nghĩ, đây chính là một “cú hích” mà ngành Giáo dục Việt Nam đang cần phải có trong công cuộc “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”2 .

2 - Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Page 36: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

36

Tủ sách Giáo dục

Tủ sáchGiáo dục

Page 37: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

37

SÁCH TÂM LÝ HỌC DẠY HỌCHoàng Giang Quỳnh Anh

Tâm lý học dạy học của Hồ Ngọc Đại xuất bản năm 2010, là kết quả của những công trình nghiên cứu của tác giả trong mười lăm năm. Với nền tảng lí luận triết học Marx – Lênin, logic biện chứng chặt chẽ, cuốn sách trình bày một quan điểm giáo dục của ông mà gần nửa thế kỉ nay vẫn vững chắc.

Giáo sư chia quá trình phát triển của con người thành hai giai đoạn:• Giai đoạn đầu: lấy hoạt động lĩnh hội làm phương thức phát triển,

gọi là tuổi thơ.• Giai đoạn sau: dùng những thành tựu đã có của tuổi thơ như phương

tiện, điều kiện để sáng tạo những cái mới cho loài người. Giai đoạn này bắt đầu kể từ khi cá thể hoạt động như một người lao động sản xuất.

Hoạt động tâm lý của con người được xây dựng dưới hình thức giao lưu bằng ngôn ngữ, dùng hệ thống tín hiệu và dấu hiệu làm vật trung gian. Thông qua hoạt động, các chức năng hình thành và phát triển trong quá trình sống. Nội dung tâm lý của hoạt động không phải chỉ ở trong tâm lý của cá thể, bên trong cá nhân đó, mà ở ngay trên đối tượng – nội dung của hoạt động tâm lý. Đồng thời, đối tượng ấy cũng quy định cả “kĩ thuật” chiếm lĩnh nó.

Phương thức giáo dục thực chất là cách tổ chức quá trình hoạt động liên tục của trẻ em. Trình độ tổ chức các hoạt động ấy là thước đo trình độ điều khiển quá trình phát triển tâm lý của trẻ em. Giáo dục không có nghĩa vụ sáng tạo ra cái gì mới với tư cách là cái đầu tiên có trong lịch sử. Giáo dục chỉ là quá trình sáng tạo lại cái đã được lịch sử sáng tạo. Giáo viên không phải tự mình làm lại sản phẩm, mà là tổ chức, tạo điều kiện cho học sinh tự làm lại sản phẩm ấy.

Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục phổ thông là tạo cho học sinh năng lực thực tiễn bằng cách thực hiện quy trình công nghệ theo kiểu nhà trường. Giáo dục phổ thông buộc mỗi trẻ em phải có năng lực thực tiễn ít nhất, đủ để sống một cách bình thường trong xã hội. Nền sư phạm mới là không bao giờ đưa đến cho trẻ em sản phẩm làm sẵn.

Cả cuốn sách tập trung trình bày một “quy trình công nghệ” cơ bản, theo quan điểm của Hồ Ngọc Đại được diễn đạt bằng công thức: A→ a, trong đó, “A” là hệ thống các khoa học - những thành tựu vật chất và tinh thần của nền văn minh loài người đã được tinh chế và vật thể hóa; “a” là năng lực, đạo đức, nhân cách của học sinh, do học sinh tự tạo ra trong quá trình thực hiện quy trình công nghệ. Nhà trường trở thành một phương thức tổ chức cuộc sống thực, là phương thức phát triển của trẻ em theo kiểu nhà trường.

Page 38: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

38

Tủ sách Giáo dục

Chuyên mục Tủ sách Giáo dục hôm nay, xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Tâm lý học dạy học” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đến những người làm giáo dục. Hi vọng, khi đọc xong, chúng ta sẽ hiểu được một quan điểm giáo dục, một phương pháp sư phạm của một nhà khoa học giáo dục, một nhà tổ chức hoạt động giáo dục thực tiễn, mà bằng cách đó, trẻ em hiện đại được xem như một chủ thể hoạt động để tự sinh ra mình, tự tạo ra sản phẩm giáo dục để trở thành một thành viên hoạt động có hiệu quả của xã hội hiện đại.

Page 39: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

39

Tư liệu

Page 40: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

40

Tư liệu

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC:Từ góc nhìn nghiệp vụ sư phạm

Hồ Ngọc Đại

Toàn bộ sự nghiệp giáo dục chỉ vì một nhân vật – Học sinh. Học sinh đến trường để học. Từ đó, nền giáo dục hiện đại thâu tóm vào 8 chữ:

Ai cũng được học, học gì được nấy.

Ai cũng được học, tất cả 100% trẻ em hiện đại, dù sinh sống ở bất cứ vùng miền nào của Tổ quốc Việt Nam, đều được học, đó là nhiệm vụ xã hội – chính trị bất khả kháng của Nhà nước hiện đại.

Học gì được nấy là yêu cầu không khoan nhượng đặt ra cho nghiệp vụ sư phạm hiện đại.

Cơ sở triết học của nghiệp vụ sư phạm hiện đại là phạm trù cá nhân. Mỗi cá nhân phát triển thành chính mình.

Cơ sở tâm lý học của nghiệp vụ sư phạm hiện đại là lý thuyết hoạt động, phân hoá thành các hoạt động chủ đạo cho các lứa tuổi: 0-2; 3-5; 6-12; 13-17;…

Mỗi hoạt động chủ đạo tạo ra một cái mới đặc trưng cho lứa tuổi. Ng-hiệp vụ sư phạm phải xác định được cái mới của lứa tuổi và phải tổ chức được “bước nhảy” từ lứa tuổi này sang lứa tuổi tiếp theo (để không xảy ra khủng hoảng tự phát).

Quan trọng bậc nhất trong đời người hiện đại và có tính quyết định có một không hai là “bước nhảy sinh mệnh” từ nhà đến trường, lần đầu tiên em đi học.

Trẻ em hiện đại đi học (VIỆC HỌC của Trẻ em hiện đại) là một sự kiện chưa hề có trong lịch sử, vì Trẻ em hiện đại là nhân vật lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử. Sự kiện này phải coi là điều kiện tiên quyết để tổ chức VIỆC HỌC, cụ thể là Nghiệp vụ sư phạm hiện đại phải trả lời rành mạch, dứt khoát hai câu hỏi cơ bản nhất:

Một. Cái mới của mỗi lứa tuổi là CÁI gì?

Hai. Bằng CÁCH nào để có?

Cả CÁI lẫn CÁCH này nhằm tạo ra sự phát triển tinh thần. Muôn đời nay, Trẻ em phát triển theo Phạm trù người. Trẻ em hiện đại phát triển theo Phạm trù cá nhân.

***

Hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi tiểu học hiện đại cấp năng lượng cho sự

Page 41: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

41

phát triển nhận thức lý tính – tư duy khoa học bằng Cái mới là khái niệm khoa học hiện đại. Khái niệm có các giá trị và vai trò khác nhau trong mỗi lĩnh vực tinh thần.

Trong Khoa học, khái niệm là sản phẩm chính cống, chính thức, dứt khoát, xong là xong, với giá trị đúng.

Trong Nghệ thuật, khái niệm chỉ là một bán thành phẩm với hy vọng sẽ có sản phẩm chính cống. Sản phẩm này ở mỗi người một khác, nên chỉ có giá trị gần đúng.

Trong Đạo đức, khái niệm cũng cần, cũng có ích… nhưng chớ cả tin, y dễ là một kẻ lừa đảo, nói một đằng làm một nẻo (đạo đức giả).

Không nhận ra giá trị và vai trò của khái niệm trong các lĩnh vực tinh thần, nên giáo dục nhà trường (kể từ khi Thầy Khổng Tử mở trường) mắc sai lầm lớn nhất, lâu đời nhất là khái niệm hoá tất tật mọi chuyện, đề cao quá đáng lý trí, cứ như y là sang trọng nhất, thậm chí là độc tôn trong giáo dục nhà trường. Sai lầm “khái niệm hoá” này, mỉa mai thay, tự nó nay lại mắc sai lầm lớn hơn là không có khái niệm đúng về Nhà trường hiện đại.

Nhà trường hiện đại dành cho 100% dân cư đã trở nên bình thường như một nhân tố hữu cơ của Cuộc sống thực. Ở trường, ở nhà, ở đâu em cũng sống cuộc sống thực, với những đau khổ thực, với những hạnh phúc thực, những hạnh phúc và đau khổ ngay tại chỗ, ngay bây giờ. Sống xứng đáng cuộc sống thực ngày hôm nay là cách “chuẩn bị” tốt nhất cho ngày mai. Quả sẽ có bắt đầu từ một cái xa vời vợi, một cái mầm vừa nảy, một cái mầm lành mạnh, rồi một cái chồi khỏe khoắn, rồi những cái lá xanh tươi, rồi nụ, rồi hoa… mỗi cái là một trình độ phát triển tự nhiên, có thực và đầy trách nhiệm. Quá trình phát triển sẽ là tối ưu, nếu nó diễn ra tự nhiên, theo lôgích nội tại của nó, không có bất cứ sự cưỡng bức nào từ bên ngoài, “không nhổ nhớm cây cho nó chóng lớn” (Mạnh Tử).

Nói rằng Trẻ em hiện đại lần đầu tiên đến trường bắt đầu từ Hoạt động chủ đạo trong lĩnh vực Khoa học/Lý trí là cốt để nhắc cho Nhà giáo hai điều cơ bản nhất về mặt nghiệp vụ sư phạm.

Một. Những thành tựu – Cái đã có trong hai lĩnh vực tinh thần còn lại (Tình cảm, Đạo đức…) đã có sẵn từ nhà, vốn được hình thành một cách tự nhiên tự phát, coi như một may mắn, như thai nhi đậu lại. Phần còn có thể có thì trông vào sự gần gũi nhiều nhất với ông bà cha mẹ, trông vào giáo dục gia đình. Thời thơ ấu, 5/6 năm đầu đời, được ở nhà với Người lớn (đặc biệt ở các gia đình có văn hoá) là phương án tốt nhất đối với Bé.

Page 42: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

42

Tư liệu

Vườn trẻ, Mẫu giáo, những “sáng tạo” của thời đại, vốn xuất phát từ lợi ích của Người lớn hơn là vì lợi ích của Bé. May sao, giáo dục tiểu học còn có cơ hội (cơ hội cuối cùng) để bảo tồn, củng cố vững chắc hơn, phát huy lung linh hơn phẩm chất đã có về tình cảm, đạo đức, những nét đặc trưng của gia đình, của quê hương, của dân tộc… thông qua các hoạt động nghệ thuật, các hoạt động xã hội, thông qua tham quan, du lịch… Trong thời đại đầy biến động, giáo dục tiểu học là cơ may cuối cùng để giữ lấy cái gốc, bảo tồn bản sắc dân tộc, những tinh chất của Cuộc sống ngàn năm mà lịch sử đã sáng tạo và truyền lại.

Hai. Cái mới đặc trưng cho tiểu học thuộc lĩnh vực Khoa học/Lý trí hình thành từ quá trình nhận thức – tư duy. Một nền sản xuất vật chất (một phương thức sản xuất hiểu theo nghĩa mác-xit) dùng công cụ và tư liệu nào đặc trưng cho mình: công cụ thủ công hay máy móc thì cũng vậy, đặc trưng cho một kiểu tư duy là khái niệm: khái niệm kinh nghiệm chủ nghĩa hay khái niệm khoa học.

Bước vào lứa tuổi tiểu học, về mặt triết học, em phải xử lý cái đã có – khái niệm kinh nghiệm chủ nghĩa bằng phép phủ định (biện chứng); còn về mặt lịch sử, trong thực tiễn cuộc sống, em phải tự khẳng định mình bằng cái mới, lần đầu tiên em tự làm ra cho chính mình. Căn cứ vào cả hai mặt ấy (triết học và lịch sử), nền giáo dục hiện đại phải có một giải pháp tổng thể về cái mới (CÁI) và nghiệp vụ làm ra nó (CÁCH).

Cả CÁI lẫn CÁCH ở bậc tiểu học là cơ hội đầu tiên cho em tiếp cận nền văn minh hiện đại. Nói rõ ra, ở bậc tiểu học hiện đại CÁI và CÁCH phải khác về nguyên lý so với bậc tiểu học cổ truyền, phải tương đồng với những thành tựu hiện đại về triết học, khoa học, đặc biệt về tâm lý học sư phạm và lứa tuổi. Xin lưu ý rằng CÁI này đã có sẵn trong nền văn minh đương thời với tư cách là Đối tượng lĩnh hội dành cho em. Các Đối tượng lĩnh hội (quen gọi là nội dung chương trình) vốn có sẵn, Thầy giáo hiện đại chỉ làm việc chọn lựa và sắp xếp theo những nguyên tắc của nghiệp vụ sư phạm hiện đại. Có ba nguyên tắc:

Một. Nguyên tắc phát triển. Môn học thiết kế theo lôgích nội tại của Hệ thống khái niệm khoa học, tôn trọng sự phát triển tự nhiên của Đối tượng, không có sự cưỡng bức từ ngoài. Sự phát triển này sẽ là tối ưu, nếu quá trình đi từ trừu tượng đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ đơn giản đến phức tạp…

Hai. Nguyên tắc chuẩn mực. Nói đến Hệ thống khái niệm tức là nói đến một dòng lý thuyết. Có thể có nhiều lý thuyết về một Đối tượng, hãy chọn lấy một làm chuẩn mực, để liên kết và liên thông với các dòng khác, nhằm định hướng an toàn cho tiến trình phát triển trong mọi hoàn cảnh

Page 43: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

43

sống thực của cá nhân.

Ba. Nguyên tắc tối thiểu. Chọn những CÁI không thể không có mà còn có khả năng bỏ ngỏ đối với cả 100% học sinh, sao cho trên cơ sở cái tối thiểu có khả năng bỏ ngỏ này, tạo cơ hội cho từng em một, ai có sức đến đâu đi đến đấy, không ai cản trở ai, cũng không bị ai cản trở, mà hy vọng sẽ có được cái tối đa cho mỗi cá nhân học sinh.

CÁCH là cách tổ chức quá trình biến Đối tượng thành Sản phẩm. Sản phẩm này lấy giá trị của mình làm tăng thêm giá trị của cá nhân em (chứ không làm tăng thêm giá trị cho xã hội), tức là tạo ra sự phát triển cá nhân. Năng lượng cấp cho sự phát triển cá nhân là giá trị của sản phẩm do em tự làm ra, do đó, quá trình phát triển hy vọng là tối ưu, nếu sản phẩm là tất yếu: Làm gì được nấy, làm đâu được đấy.

Bước phát triển độc đáo có tính đột phá của Tư duy giáo dục thể hiện ở chỗ Nghiệp vụ sư phạm hiện đại coi sản phẩm giáo dục như bất cứ sản phẩm trần gian nào khác, đều do mỗi học sinh tự làm ra cho chính mình, vì sự phát triển của chính mình.

Quá trình biến Đối tượng thành sản phẩm trong sản xuất vật chất gọi là quá trình sản xuất, còn trong giáo dục gọi là VIỆC HỌC. Quá trình này (VIỆC HỌC) thâu tóm vào mình các nhân tố của quá trình làm ra sản phẩm.

Nếu gọi ước lệ:

* Đối tượng có sẵn trong Cuộc sống là A (CÁI)

* Quá trình làm biến hoá Đối tượng A (CÁCH) để làm ra

* Sản phẩm là a (CÁI)

thì Nghiệp vụ sư phạm hiện đại thâu tóm vào một công thức giản đơn:

A---- a

Mối quan hệ Thầy / Trò cũng thâu tóm vào công thức này. Ngay từ khi mở trường dạy học, Thầy Khổng Tử đã dùng công thức trên:

A – CÁI ở trong đầu Thầy.

a – CÁI ở trong đầu Trò.

---- CÁCH - Quá trình Thầy giảng giải.

Diễn đạt bằng lời, Nghiệp vụ sư phạm của Thầy Khổng Tử là

Thầy giảng giải – Trò ghi nhớ

Hàng ngàn năm ngự trị độc tôn một công thức ấy, chỉ gần đây, từ nửa sau

Page 44: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

44

Tư liệu

thế kỷ XX, có người nghi ngờ, hỏi vặn lại, nếu Thầy không giảng giải thì chuyện gì sẽ xảy ra?

- Chuyện tốt lành, rất tốt lành, tốt lành đến ngỡ ngàng, nhờ có cách làm mới:

Thầy thiết kế – Trò thi công

Thầy thiết kế là thiết kế VIỆC HỌC, tức là thiết kế quá trình biến A thành a, như kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà hiện đại (cả thiết kế kiến trúc lẫn thiết kế thi công).

Công thức A---- a nhìn từ phía này thì thấy Thầy giáo, nhìn từ phía kia thì thấy Học trò. Vừa cho giáo dục, vừa cho tự giáo dục, nhưng công thức ấy chỉ tạo ra sự phát triển của riêng Trò.

Chúng ta trở lại điểm xuất phát ở đầu, toàn bộ sự nghiệp giáo dục chỉ vì một nhân vật – Học sinh. Ngày nay, về mặt xã hội – chính trị, ai cũng được học. Thế nên, về mặt nghiệp vụ sư phạm, nền giáo dục phải đảm bảo cho VIỆC HỌC phải được tổ chức và kiểm soát, sao cho học gì được nấy, học đâu được đấy.

(Nguồn: Tạp chí Tia sáng, 09:14-17/09/2008, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&News=2302&CategoryID=6 truy cập ngày 17/7/2014)

Page 45: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

45

THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC CỦA TIME TO KNOWDovi Weiss

Becky Bordelon

(Bùi Thị Hạnh & Hoàng Giang Quỳnh Anh dịch)

Chương này mô tả phương pháp tiếp cận sáng tạo ứng dụng công nghệ giáo dục theo mô hình 1:1, nhấn mạnh sự kết hợp giữa yếu tố tương tác và giáo dục toàn diện trong nền tảng giảng dạy số hóa tạo nên một môi trường giáo dục mà giáo viên là người trực tiếp thiết kế.

QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC CỦA TIME TO KNOW

Khi giáo viên bắt đầu công việc với một lớp học điển hình, để quá trình giảng dạy diễn ra đạt được kết quả tốt, họ phải đối mặt với 3 thách thức: sự khác biệt, khả năng nhận thức của học sinh về giáo dục truyền thống và thông tin phản hồi. Bảng 10.1 mô tả những thách thức này và đưa ra cách thức Time to Know (T2K) đã giải quyết từng vấn đề. Nền tảng giảng dạy kĩ thuật số của T2K tạo nên mối quan hệ giữa giáo viên và công nghệ với nhiều ưu điểm.

Nền tảng: Giải pháp của T2K

Môi trường dạy và học của T2K bao gồm năm yếu tố sau đây:• Cơ sở hạ tầng (Infrastructure): Môi trường giáo dục theo mô hình 1:1

gồm: một laptop kết nối mạng cho từng học sinh và một máy chủ kết nối mạng cho mỗi giáo viên. Bên cạnh đó, mỗi lớp học cùng cần có một máy chiếu và một bảng trắng.

• Chương trình giáo dục mang tính tương tác toàn diện (Interactive comprehensive curriculum): T2K đã thiết kế giảng dạy thành một chuỗi học tập tương tác và được đóng gói hoàn chỉnh. Giáo viên có thể thay đổi thứ tự hoạt động bằng cách trực tiếp tải lên những tài liệu thực hành tốt nhất họ có thể thiết kế được cho bài học, sắp xếp lại bài học hoặc thay đổi các phần của bài học. Chương trình giảng dạy của giáo viên có thể phát triển theo 4 và 5 mức độ kĩ năng đọc/ ngôn ngữ và toán học.

• Nền tảng giảng dạy kĩ thuật số (Digital Teaching Platform): Cho phép giáo viên có thể quản lí, lập kế hoạch bài học, nhận các báo cáo đánh giá và thêm những nội dung do mình thực hiện, điều chỉnh hoạt động học tập tương tác cho phù hợp với nhu cầu dạy của bản thân, và chỉ rõ những công việc học sinh cần làm.

• Hỗ trợ sư phạm (Pedagogical Support): Những kinh nghiệm học tập chuyên nghiệp chất lượng cao được thiết kế theo các chiến lược dạy học thế kỉ 21 và hỗ trợ giáo viên thông qua thay đổi tiến trình.

Page 46: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

46

Tư liệu

• Hỗ trợ công nghệ (Technical Support): Cá nhân và trung tâm hỗ trợ qua điện thoại sẽ hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện DTP và chương trình giáo dục toàn diện.

Kết hợp trọn vẹn những yếu tố trên đây, giáo viên đã xây dựng được một giải pháp chỉnh thể kết hợp giữa cá nhân hóa công nghệ với hỗ trợ học sinh và đánh giá chương trình.

Hỗ trợ tính khác biệt của học sinh

Chiến lược cá nhân khác biệt trong mỗi bài học giúp học sinh có thể nhìn nhận một cách sâu sắc về bài học của mình trong toàn bộ quá trình học. Giáo viên đóng vai trò là một người trung gian, người hướng dẫn để giúp các nhóm học sinh xây dựng và chia sẻ sản phẩm học tập hoặc tham gia giải quyết các vấn đề.

Bảng 10.1. Giải pháp của T2K cho những thách thức hiện nay các giáo viên phải đối mặt:

Khó khăn Giải pháp của T2K

Sự khác biệt

Làm thế nào một giáo viên có thể trả lời trọn vẹn những yêu cầu của 25 đến 35 học sinh trong một lớp mà mỗi học sinh đều có những vấn đề khác nhau?

Biến nét đa dạng ấy thành cơ hội. Bằng cách cung cấp các hoạt động khác nhau trong bài học, các hoạt động này được phân hóa theo khả năng và phong cách học tập của từng học sinh, để tất cả học sinh đạt được hiệu quả trong học tập.

Giáo dục truyền thống

Làm thế nào giáo viên có thể thu hút và gây được sự chú ý của học sinh – những công dân kỹ thuật số đã không còn hứng thú với những bài giảng qua bảng đen truyền thống?

Tạo ra những trải nghiệm học tập có ý nghĩa. T2K thu hút học sinh tham gia các hoạt động có liên quan đến bài học và cung cấp cho học sinh các cơ hội học tập hướng tới chuẩn giảng dạy và học tập của thế kỷ 21.

Cung cấp phản hồi

Làm thế nào một giáo viên có thể đưa ra phản hồi đúng lúc và hỗ trợ kịp thời cho học sinh khi số lượng học sinh trong lớp ngày càng tăng?

T2K tích hợp hoạt động đánh giá và thông tin phản hồi tức thì (real-time feedback) vào quá trình giảng dạy và học tập.

Sự khác biệt là một đặc tính quan trọng trong chương trình dạy môn Toán và tiếng Anh/ngôn ngữ (English/ language arts curriculum). Trong quá trình học tập, học sinh được cung cấp các tài liệu giống nhau về mặt khái niệm, nhưng khác biệt ở mức độ phức tạp, từ vựng và cấp độ kiến thức cơ bản. Trong Toán học, học sinh có cơ hội được khám phá, tìm hiểu các khái niệm thông qua chuỗi hoạt động tùy thuộc vào các cấp độ học tập cá nhân khác nhau.

Page 47: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

47

Sự khác biệt cũng thể hiện thông qua cách thức giáo viên sử dụng các câu hỏi mở (open-ended questions) nhằm tạo nên những cuộc thảo luận nghiêm túc và học sinh có cơ hội để học hỏi từ bạn bè khi những cách tiếp cận khác xuất hiện trong lớp học. Những học sinh gặp khó khăn trong quá trình học tập sẽ nhận được sự hỗ trợ kĩ càng bằng việc truy cập vào những gợi ý mang tính gợi mở. Những gợi ý này sẽ giảm dần khi học sinh đạt được các kĩ năng học tập. Tất cả học sinh trong lớp đều có cơ hội trải nghiệm học tập thành công và chuyển đến các mức độ cao hơn.

Các hoạt động trong chương trình giảng dạy bao gồm bộ công cụ gợi mở định hướng học sinh tới những giải pháp vấn đề một cách hệ thống. Tài liệu tham khảo, bộ chương trình máy tính theo nội dung môn học (applets), và các địa chỉ web liên kết cung cấp cho học sinh những kiến thức rộng hơn về hoạt động học tập, đồng thời hỗ trợ học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề. Mỗi học sinh sẽ chịu trách nhiệm lựa chọn các công cụ, xác định cách thức sử dụng các công cụ ấy, và kết hợp chặt chẽ những công cụ này vào trong một hoạt động. Ví dụ: Khi giải những phương trình có phép tính nhân trong toán học, học sinh có thể lựa chọn sử dụng một chương trình trong máy tính về phép nhân (multiplication applet) để được trình bày phương trình một cách trực quan (visual way). Lần lượt, những học sinh khác có thể lựa chọn sử dụng bảng tính có cung cấp một thuật toán một cách trực quan theo từng bước để giải quyết những vấn đề về phương trình.

Nền tảng giảng dạy kĩ thuật số (The Digital Teaching Platform) được thiết kế để cung cấp các tài liệu học tập khác nhau, cho các nhóm học tập khác nhau cùng một thời điểm, đồng thời, hỗ trợ các cấp độ học tập khác nhau trong cùng một chủ đề. Nếu giáo viên cần, lớp học cũng có thể chia thành các nhóm học sinh đồng nhất (homogenous groups) với các mức độ thành thạo kĩ năng tương đương về một chủ đề đã định sẵn. Ví dụ, khi giảng môn toán học, giáo viên có thể chia lớp học thành 3 nhóm trình độ khác nhau. Trong trường hợp này, học sinh trong mỗi nhóm sẽ làm một bài tập phù hợp với trình độ hiện tại của họ. Chỉ ảnh hưởng tới mức độ khó của chương trình, ngoài ra không tác động tới ngữ cảnh và các tiêu chuẩn phải đạt.

Tương tự, trong môn ngôn ngữ học (language arts), giáo viên có thể chia lớp học thành các nhóm theo trình độ thấp (pre-level), trình độ trung bình (on-level) và trình độ cao (above-level). Sau đó, học sinh sẽ nhận được các bài tập so sánh giữa các văn bản. Mặc dù bối cảnh và chủ đề là như nhau nhưng tùy theo trình độ, mỗi nhóm sẽ có sự khác biệt về từ vựng và cú pháp. Sau khi hoàn thành bài tập, tất cả học sinh sẽ gửi sản phẩm của mình vào một kho tư liệu - nơi thảo luận các câu trả lời.

Page 48: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

48

Tư liệu

Khả năng tiếp thu các kĩ năng toán học và ngôn ngữ được phát triển thông qua cơ chế kết hợp học tập và thực hành (PAL - Practice and Learning mechanism) như sau: • Kiểm tra mức độ kiến thức (knowledge-level test): Bài kiểm tra kiến

thức nhằm mục đích tái hiện nhanh nền tảng kiến thức hiện tại của người học. Ở đây, giáo viên có thể tạo lập một bản báo cáo về học sinh hoặc báo cáo cụ thể về kiến thức hiện tại của lớp học về chủ đề cho trước thông qua bản đồ.

• Tiếp nhận kiến thức chung (general knowledge acquisition): Dựa trên bài kiểm tra mức độ kiến thức, học sinh được yêu cầu luyện tập một bài tập liên quan đến từ vựng hoặc một bài toán tập trung vào các kĩ năng không giống trong bài kiểm tra. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ này, bản đồ kiến thức của học sinh sẽ được cập nhật vào hệ thống, cho phép giáo viên nhận được báo cáo về sự tăng trưởng kiến thức của học sinh như là kết quả của quá trình học tập tích cực.

• Các trò chơi duy trì (Retaining games): Tất cả học sinh có phần thực hành bổ sung các kĩ năng cần đạt qua môi trường trò chơi để tăng khả năng ghi nhớ và củng cố kiến thức vào bộ nhớ dài hạn của người học

Nền tảng chương trình TK2 hỗ trợ khả năng thích ứng học tập cho học sinh theo một số cách. Trước tiên, giáo viên có thể kiểm soát tỷ lệ tham gia các hoạt động học tập khác nhau trong suốt bài học, và học sinh có thể tăng cường nhịp độ học tập của mình thông qua chuỗi các câu hỏi và hình ảnh khác nhau. Đặc điểm này cho phép học sinh duy trì được sự tự tin của mình khi tham gia vào chương trình, và như đã được thảo luận trong Chương 4 của cuốn sách này1, tất cả học sinh có thể mở rộng phạm vi chinh phục kiến thức của mình. Thêm vào đó, những học sinh khá, hoàn thành bài tập trước những bạn khác trong lớp, có thể tham gia các hoạt động học tập hấp dẫn dưới dạng trò chơi. Khi thực hiện công việc đánh giá trên máy tính, giáo viên có thể cho thêm thời gian nếu học sinh cần. Chương trình giảng dạy được xây dựng để cung cấp đa dạng tài liệu tùy theo những nhu cầu học tập khác nhau. Ví dụ, đối với môn toán, chương trình giảng dạy có những nguồn tài nguyên học tập phong phú, tài liệu thực hành cụ thể cho mỗi bài học và các tài liệu liên quan. Giáo viên có thể phát những tài liệu đó cho những học sinh khác nhau tùy theo nhu cầu riêng biệt và tốc độ học tập của mỗi cá nhân.

Sáng tạo các trải nghiệm học tập có ý nghĩa

Bài học trong chương trình giáo dục được xây dựng dựa trên thuyết Kiến tạo xã hội. Mỗi giáo viên hướng dẫn bài học theo chu trình khám phá,

1 - Chris Dede và John Richards, 2012, Digital Teaching Platforms: Customizing Classroom Learning for Each Student, Teacher College Press, Teachers College, Columbia University New York and London, 224 trang.

Page 49: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

49

trải nghiệm và thảo luận. Cách làm này giúp học sinh phát triển hiểu biết sâu sắc hơn về các tài liệu và việc học các khái niệm mới. Chu trình bài học này được thể hiện qua Hình 10.1. Các hoạt động học tập từ 1 đến 4 là phần bài học mà học sinh sẽ thực hiện một cách dễ dàng theo sự hướng dẫn của giáo viên. Sau đó, học sinh tham gia vào các hoạt động học tập độc lập được phân hóa và phân công căn cứ vào nhu cầu học tập cá nhân. Các bài học cũng bao gồm phần mở rộng (extras) là những hoạt động luyện tập và phát triển.

Hình 10.1. Các luồng bài học chuyển từ việc học tập theo hướng dẫn sang học tập độc lập

Ví dụ, ở môn toán học, giáo viên có thể bắt đầu bài học bằng một đoạn animation để mở ra một chủ đề học tập cụ thể, chẳng hạn như là phân số. Tiếp theo, cả lớp sẽ thực hiện một cuộc thảo luận về chủ đề này nhằm tăng tính tò mò của học sinh, sau đó các em sẽ khám phá chủ đề và thực hiện các hoạt động trải nghiệm cá nhân theo hướng dẫn của chương trình ứng dụng về phân số. Học sinh sẽ nộp sản phẩm vào thư mục tài nguyên học tập chung của lớp. Giáo viên sẽ trình chiếu các sản phẩm này và thu hút học sinh tham gia thảo luận để đưa người học đến với việc khái quát hóa khái niệm.

Các chương trình ứng dụng mở tạo nên một môi trường học tập nghiên cứu và khám phá. Học sinh có thể tham gia, thực hiện thao tác trên các chương trình này và với mỗi nhiệm vụ hoặc một vấn đề được giao sẽ có nhiều đáp án hơn. Ví dụ, trong ngôn ngữ học, học sinh được yêu cầu đọc và phân tích một bài viết cho trước. Học sinh có thể sử dụng các công cụ trong chương trình ứng dụng văn bản trực tiếp để tìm hiểu bài viết bằng cách đánh dấu và nhấn mạnh vào những phần khác nhau như các từ và

Page 50: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

50

Tư liệu

các đoạn. Học sinh có thể xem lại những từ khóa đã xác định từ trước để tìm những giải thích hoặc thông tin bổ sung về những từ đó.

Trong khoảng thời gian còn lại của bài học, học sinh được cung cấp một câu chuyện sáng tạo có nội dung mạch lạc có chức năng tái hiện lại bối cảnh thực để phát triển theo quy tắc kiến tạo nhằm giải quyết các vấn đề trong thế giới thực. Một giáo viên lớp 5 của trường tiểu học Whitt ở Grand Prairie Independent School District (ISD) bình luận rằng, “Tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể lập kế hoạch cho việc dạy những bài học tích hợp như trong chương trình giảng dạy Time To Know” (Personal communication, tháng 4/2010), trong khi cô ấy luôn có đủ khả năng để dạy các kĩ năng một cách độc lập. Một ví dụ về việc phát triển kĩ năng thông qua các bài học tích hợp là một bài học toán được bắt đầu bằng một câu chuyện về công viên giải trí có những tuyến đường sắt theo hình mái vòm khác nhau. Học sinh sử dụng chương trình bảng hình học để lập kế hoạch dựng một đường tàu trong công viên theo các nguyên tắc hình học cụ thể. Điều này là một thách thức với học sinh, đồng thời phát triển trí tò mò và khả năng tưởng tượng, do đó làm cho việc học toán trở nên thú vị và hấp dẫn, khuyến khích học sinh học tập và đẩy mạnh việc áp dụng khái niệm vào những vấn đề của thế giới thực tế.

Thư mục tài nguyên học tập (gallery) có chức năng là một không gian chia sẻ công cộng, học sinh có thể gửi và kiểm tra công việc của họ. Giáo viên trình chiếu thư mục này lên bảng của lớp để so sánh và đối chiếu các hoạt động, khuyến khích việc xây dựng mô hình học tập và học hỏi từ những bạn cùng lớp. Học sinh có thể sử dụng thư viện để nhận xét các công cụ và đóng góp ý kiến cho các bạn, xem xét lại để đóng góp vào những ý tưởng của những người khác và thúc đẩy quá trình học tập xã hội. Loại sản phẩm công cộng và các bài thuyết trình chung là một công cụ quan trọng để nâng cao thành tích của học sinh (Xem Chương 5, Di-dital Teaching Platforms).

Các mục hoạt động nhiều người sử dụng (multi-user activity items) được thiết kế để thúc đẩy sự hợp tác làm việc theo cặp hoặc theo nhóm. Học sinh tập hợp thành một đội, đăng ký tên của họ trong các mục hoạt động và thực hiện hoạt động hợp tác theo nhóm. Giáo viên hướng dẫn học sinh, đảm bảo việc hợp tác mang lại hiệu quả. Học sinh làm việc cùng nhau, chia sẻ kiến thức, và tạo dựng một sản phẩm cùng với nhau. Các sản phẩm hợp tác này sau đó được gửi vào thư mục tài nguyên học tập theo từng nhóm để cả lớp thảo luận và xem xét.

Các thư mục của giáo viên và học sinh cung cấp một công cụ lưu trữ làm tài liệu cho hoạt động học tập bên ngoài lớp học, như là các trang web và các tệp tin đa phương tiện. Đặc điểm này cho phép giáo viên và học

Page 51: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

51

sinh tập hợp các tài liệu có liên quan và đáng tin cậy, lưu trữ chúng ở chỗ riêng của mình, và sau đó chia sẻ với toàn bộ lớp học thông qua một thư mục của lớp. Công cụ lưu trữ này có chức năng như một cơ sở hạ tầng để lưu các tài liệu nghiên cứu và cung cấp thêm các tài liệu xác thực cho việc học tập.

Học sinh có thể cất giữ các tài liệu và hợp tác với một bạn khác cũng sử dụng công cụ Web 2.0 để tạo ra một nền tảng kiến thức chung về các chủ đề khác nhau. Ví dụ, học sinh có thể sử dụng tính năng mọi người đều có thể xem và sửa đổi nội dung của Time To Know (Time To Know wiki fea-ture) để tạo ra một bảng chú giải chia sẻ cho cả lớp. Như Parker và Chao (2007) đã chỉ ra, tính năng mọi người đều có thể chỉnh sửa (wikis) sẽ thúc đẩy sự hợp tác linh hoạt. Tính năng này có thể được sử dụng trong quá trình phát triển các dự án nghiên cứu, xây dựng các thư mục mang tính hợp tác và chú thích, xây dựng các bản đồ khái niệm, và tạo nhóm. Các tác giả cũng chỉ ra rằng ứng dụng wikis sẽ thúc đẩy quá trình viết, các chức năng như công cụ giao tiếp và công cụ hợp tác, phát triển việc đọc và ôn tập lại. Linh hoạt trong việc cá nhân hóa chương trình giảng dạy cho phép giáo viên duy trì trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như đảm bảo các sáng kiến thực hành tốt nhất họ có thể nghiên cứu được thể hiện trong hoạt động giảng dạy hàng ngày.

Đánh giá tích hợp trong hoạt động giảng dạy và học tập

Một số đặc tính khác của Time To Know DTP cho phép đưa ra thông tin phản hồi mang nhiều ý nghĩa với học sinh. Nội dung và bối cảnh cụ thể của bài học được hướng dẫn qua những phản hồi tự động. Những phản hồi này có thể khiến học sinh có những ngộ nhận ban đầu, sau đó hỗ trợ riêng biệt mỗi học sinh tùy theo kiến thức đầu vào, từ đó vừa thách thức vừa hỗ trợ người học trong quá trình đưa đến các kết luận. Tất cả các thông tin phản hồi được cung cấp theo đa phương thức, gồm các phương tiện thuộc thính giác, văn bản và hình ảnh trực quan, do đó đảm bảo rằng thông điệp đưa ra là phù hợp và tiếp cận được tất cả học sinh mà không phân biệt phong cách học tập của họ. Ví dụ, trong môn ngôn ngữ học, học sinh có thể được yêu cầu xác định vị trí của tất cả các từ chỉ xúc cảm tích cực trong văn bản. Học sinh lựa chọn một vài từ, nhưng không phải là tất cả các từ về cảm xúc và kích chuột vào nút kiểm tra. Một cửa sổ thông tin phản hồi sẽ được mở ra và thông báo rằng: “Bạn đã tìm được một số từ về cảm xúc tích cực, nhưng các từ về cảm xúc tích cực trong văn bản là nhiều hơn. Hãy cố gắng để xác định vị trí của chúng tập trung vào các đoạn được đánh dấu trong văn bản”. Ở điểm này, thông tin phản hồi đánh dấu nổi bật một đoạn văn bản cụ thể để giúp học sinh xác định các từ về cảm xúc. Azevedo và Hadwin (2005) chỉ ra rằng loại hình thích

Page 52: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

52

Tư liệu

ứng mang tính gợi mở này có hiệu quả trong việc chuyển học sinh sang các mô hình trí tuệ phức tạp, tăng các kiến thức truyền đạt/tường thuật (declarative knowledge), và thúc đẩy các chiến lược học tập tự điều chỉnh (self-regulated learning strategies).

Chương trình T2K DTP đưa ra cả đánh giá quá trình (formative assess-ment) (đang diễn ra) và đánh giá tổng kết (summative assessment) cho giáo viên. Chương trình giảng dạy gồm các bài tập và các dự án dài hạn mà việc đánh giá thường xuyên (ongoing assessment) được đưa ra như một phương tiện đánh giá liên tục trong các giai đoạn khác nhau của một bài tập. Ví dụ, trong môn ngôn ngữ học, học sinh được giao một bài tập viết. Học sinh sẽ lựa chọn một chủ đề và viết bản thảo đầu tiên. Giáo viên sẽ xem xét bản thảo này và đưa ra các thông tin phản hồi dựa trên một hệ thống đánh giá theo tiêu chuẩn có sẵn. Học sinh sẽ hoàn thiện sản phẩm của họ và có bản thảo thứ hai. Bản thảo này sẽ được gửi vào thư mục tài nguyên học tập để các học sinh trong lớp đánh giá chéo và giáo viên đưa ra phản hồi. Học sinh sẽ sửa lại bản thảo thêm nhiều lần nữa và gửi lại sản phẩm cuối cùng cho giáo viên. Sau đó, giáo viên sẽ sử dụng một bản hướng dẫn cho điểm và đưa ra đánh giá tổng kết cho học sinh cùng một bản đánh giá quá trình cuối cùng thông qua nhận xét về sản phẩm của học sinh.

Chương trình T2K DTP có đầy đủ chức năng của một môi trường học tập hoàn chỉnh. Học sinh có thể lấy ra các dữ liệu và thông tin (sử dụng các hoạt động ngoại khóa, các tài liệu tham khảo, và các công cụ web), xử lí dữ liệu (sử dụng khả năng xử lí văn bản, các bảng tính, các chương trình ứng dụng độc đáo, vv.), lưu trữ dữ liệu (sử dụng các thư mục của học sinh), xuất bản dữ liệu, tiếp nhận thông tin phản hồi, và được giáo viên và các bạn cùng lớp đánh giá. Sadler (1989) đã đưa ra những minh chứng cho thấy các cách cải thiện thành tích dựa vào khả năng của học sinh có thể khiến họ trở nên tiến bộ. Thông tin học tập không nên chỉ do giáo viên cung cấp mà nên do bản thân học sinh tự đưa ra, cho phép học sinh tiếp thu các ý kiến đánh giá về mặt chuyên môn. Tính năng cho phép học sinh nhận xét sản phẩm chưa hoàn thành của các bạn khác sẽ phát triển kĩ năng tư duy ở bậc cao hơn và cải thiện các kĩ năng cụ thể như là biên tập.

Chương trình ứng dụng thực hiện nhiệm vụ (performance task applet) đưa ra một cơ hội cho đánh giá thay thế (alternative assessment). Học sinh được yêu cầu làm ra một sản phẩm sáng tạo như một định dạng web hoặc một trang tạp chí. Học sinh sử dụng các tính năng khác nhau được cung cấp trong nhiệm vụ này, như lựa chọn hình nền, đặt các đối tượng vào vị trí thích hợp của chúng rồi viết bài mô tả. Giáo viên có thể quyết

Page 53: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

53

định xem xét và đánh giá nhiệm vụ này thông qua việc sử dụng một hệ thống đánh giá theo tiêu chuẩn cho trước hoặc phát triển kĩ năng đánh giá của lớp học về sản phẩm này thông qua thư mục tài nguyên học tập chung, hoặc khuyến khích các học sinh cùng lớp đánh giá thông qua việc yêu cầu viết các bình luận về các sản phẩm của các bạn cùng lớp. DTP hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ thông qua các bước khác nhau và cung cấp các gợi ý khi cần thiết. Ví dụ, học sinh có thể sử dụng ngân hàng câu (sentence bank) để tìm kiếm các ý tưởng cho bài viết của họ.

Chương trình T2K DTP tạo ra một môi trường đánh giá cho phép giáo viên kiểm tra việc làm của học sinh một cách nhanh chóng và dễ dàng. Giáo viên có thể phân loại công việc của học sinh theo chiều dọc (kiểm tra tập hợp toàn bộ các câu hỏi cho mỗi học sinh) hoặc theo chiều ngang (kiểm tra và so sánh một câu hỏi cụ thể cho tất cả học sinh). Môi trường này cung cấp cho giáo viên một hệ thống đánh giá kiểm tra các câu hỏi một cách tự động, theo tiêu chuẩn cho trước (rubrics) (chẳng hạn như các câu hỏi nhiều lựa chọn) để nhận được điểm số tự động thông qua máy tính. Sau đó, giáo viên có thể thay đổi điểm số một cách tự động và sử dụng rubrics để gán điểm số cho những câu hỏi mở. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những thông tin phản hồi bằng lời cho bất kỳ câu hỏi nào trong hoạt động đánh giá.

Sau khi giáo viên kết thúc việc đánh giá, các kết quả và thông tin phản hồi được đưa ra cho học sinh và có thể được in ra như một bản báo cáo cho giáo viên. Khi cần thiết, giáo viên có thể quyết định cung cấp một chu kỳ hiệu chỉnh (correction cycle) cho học sinh, cho phép họ cải thiện các kết quả của mình và phải trải qua một lần đánh giá khác.

Giáo viên được cung cấp một ảnh chụp ngay tại thời điểm các hoạt động diễn ra ở lớp học trong thời gian thực tế thông qua hoạt động giám sát. Máy tính cung cấp cho giáo viên về một cái nhìn tổng thể về sự tiến bộ của lớp học và cho phép giáo viên tìm hiểu những tiến bộ cụ thể của từng học sinh. Máy tính cũng cảnh báo cho giáo viên khi học sinh đang mắc nhiều lỗi hoặc không theo kịp với các bạn còn lại trong lớp. Bảng điều khiển (dashboard) được chụp ảnh ở Hình 10.2, có thể nhận thấy một học sinh đang tiến bộ tốt và vượt xa hơn các bạn cùng lớp. Máy tính cũng cho thấy một hoạt động cụ thể chưa được phần lớn học sinh hiểu ý, do đó nó sẽ cho phép giáo viên có thể tạm dừng bài học và đưa thêm những giải thích kịp thời cho nhóm này. Giáo viên cũng có thể đánh giá và nắm được tình hình của mỗi học sinh theo thời gian, từ đó, có thể đưa ra những hỗ trợ, can thiệp hoặc các tài liệu bổ sung trong suốt thời gian bài học diễn ra. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc cung cấp những thông tin phản hồi thường xuyên cho học sinh về việc học tập của họ sẽ

Page 54: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

54

Tư liệu

giúp tạo nên thành tích học tập (Black & Wiliam, 1998).

Hình 10.2. Việc giám sát lớp học theo thời gian thực tế được cung cấp trên bảng điều khiển cho giáo viên để giám sát học sinh

Cơ chế báo cáo cũng cho giáo viên biết về tình trạng của học sinh, của lớp học và hỗ trợ quá trình ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu. Các báo cáo còn đưa ra thông tin về các trình độ khác nhau: trình độ của lớp, trình độ riêng biệt của học sinh và thậm chí là trình độ hoạt động riêng biệt (so sánh việc thực hành của học sinh trong các hoạt động cụ thể). Giáo viên có thể xem tổng quan về sự tiến bộ của học sinh qua nội dung chương trình đào tạo và các tiêu chuẩn, tìm hiểu các mức độ cụ thể về thành tích đạt được trong mỗi hoạt động. Kết quả này có thể nhìn thấy trong báo cáo, giáo viên có thể quyết định những hoạt động bổ sung nào cần phải được dành cho các học sinh khác nhau.

Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một báo cáo thành tích cá nhân (self-achievement report), thúc đẩy tự phản tỉnh (self-reflection). Thực tế là công nghệ được tích hợp đầy đủ vào chương trình giảng dạy của lớp học giúp tăng cường đáng kể cho quá trình đánh giá. Tất cả dữ liệu bài học được ghi nhận, bao gồm cả sự tiến bộ của học sinh, mức độ thành công, mức độ bao phủ về nội dung, thời gian sử dụng cho một hoạt động, điểm kiểm tra, và thông tin phản hồi, nhờ đó giáo viên có thể dễ dàng có được hiểu biết về quá trình học tập.

Page 55: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

55

ĐƯA CÁC KỸ NĂNG CỦA THẾ KỶ 21 VÀO TRONG LỚP HỌC

Các kĩ năng của thế kỷ 21 – tư duy phê phán và giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo và đổi mới – được tích hợp vào trong chương trình giảng dạy. Chương trình giảng dạy bao gồm một chuỗi các kĩ thuật sáng tạo (ví dụ như các câu hỏi và những vấn đề mở) sẽ thúc đẩy việc sử dụng trí tuệ tập thể để động não (brainstorming) và đưa ra nhiều giải pháp có thể thực hiện được. Nền tảng giảng dạy kĩ thuật số T2K tạo ra một bầu không khí xã hội trong đó người học cảm thấy an toàn đủ để thỏa sức với các ý tưởng.

Môi trường dự án là nền tảng cơ sở hạ tầng cho các bài tập theo nhóm tập trung sự sáng tạo vào giải quyết vấn đề trong một bối cảnh thực tế và những chủ đề có liên quan. Các công cụ thiết kế đồ họa và các nhiệm vụ thực hiện được thiết kế một cách rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tư duy sáng tạo, phát triển các ý tưởng, và phát triển các sản phẩm sáng tạo.

Tư duy phê phán và giải quyết vấn đề

Các trò chơi được tích hợp vào trong các tài liệu giảng dạy nhằm phát triển các lập luận quy nạp và suy diễn. Ví dụ, trong trò chơi Knight, học sinh được yêu cầu để hỗ trợ hiệp sĩ vượt qua những cây cầu trên đường về lâu đài của mình. Trên mỗi cây cầu, học sinh sẽ được cung cấp một quy tắc và được yêu cầu lấp kín vào cây cầu bằng những đồ vật tuân theo quy tắc đã cho. Một minh chứng khác, trong trò chơi Science Lab, học sinh sẽ được gặp một nhà khoa học, người sẽ yêu cầu học sinh loại bỏ các đối tượng theo các tiêu chí thay đổi cụ thể cho đến khi phát hiện ra quy luật đằng sau sự kết hợp của tất cả các tiêu chí đã cho.

Các công cụ chương trình ứng dụng mở (open-ended applet tools) như là ứng dụng giá trị của hàng (place value applet) được thể hiện trong Hình 10.3 cung cấp những gợi ý hỗ trợ và gợi mở (scaffolding) bổ sung trong việc giải quyết những vấn đề xa lạ theo cả hai cách thông thường và sáng tạo. Chẳng hạn, học sinh có thể giải các phương trình toán học thông qua việc sử dụng công cụ máy tính hoặc có thể sử dụng chương trình ứng dụng tính nhân (multiplication applet) để diễn tả phương trình trong một chương trình thời trang đồ họa (graphical fashion).

Giao tiếp và hợp tác

Chương trình giảng dạy bao gồm các hoạt động mà trong đó những học sinh khác nhau nhận được những bài tập khác nhau về ngữ cảnh nhưng bao hàm cùng một nội dung. Một học sinh được yêu cầu tạo một biểu đồ miêu tả thông tin về một hình ảnh động. Một học sinh khác xây dựng một biểu đồ dựa trên một bộ thông tin khác. Các học sinh này trao đổi

Page 56: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

56

Tư liệu

sản phẩm của họ sử dụng thư mục học tập, xem xét công việc của bạn khác và hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Căn cứ vào các mục hoạt động nhiều học sinh sử dụng, cùng với năng lực của giáo viên sẽ chia học sinh thành các nhóm một cách nhanh chóng và dễ dàng nhằm thúc đẩy hoạt động làm việc theo các nhóm khác nhau cũng như chia sẻ trách nhiệm trong các sản phẩm hợp tác.

Các thư mục học sinh cho phép họ mang các tập tin đa phương tiện khác nhau vào lớp học (hình ảnh, âm thanh, băng video, hình ảnh động, và các trang web), những tập tin này được chia sẻ và các bạn trong lớp và giáo viên của họ cùng xem xét. Học sinh có thể học cách làm thế nào để đánh giá tác động và hiệu quả của những kênh truyền thông khác nhau này.

Hình 10.3. Biểu đồ giá trị theo hàng là một trong những ứng dụng có sẵn trong chương trình

Môi trường dự án cho phép giáo viên dễ dàng hướng dẫn các nhóm khác nhau thực hiện các dự án nghiên cứu khám phá. Giáo viên và các thành viên của các nhóm có thể ước tính và đánh giá sự đóng góp cá nhân của mỗi thành viên cho dự án, cùng với việc đánh giá công việc chung của nhóm.

Kĩ năng thông tin đa phương tiện và công nghệ thông tin

Học sinh làm việc hoàn toàn trong môi trường máy vi tính truy cập vào các công cụ dựa trên web, điều này hỗ trợ cho sự phát triển kĩ năng tìm kiếm thông tin và sử dụng công nghệ. Học sinh được tiếp cận với các nguồn thông tin đa dạng trong suốt quá trình học tập, bao gồm các tài

Page 57: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

57

liệu tham khảo trong công cụ, trên mạng internet, và các tài liệu bổ sung được cung cấp trong các chuỗi bài học.

Học sinh sẽ học các quy tắc sử dụng đúng cơ chế phản hồi thông tin ở trong thư mục học liệu (gallery). Việc học tập của cá nhân là nền tảng đưa đến cuộc thảo luận trên lớp về chủ đề liên quan đến cách thức khai thác và sử dụng thích hợp công nghệ thông tin. Nhiệm vụ thực hành là thiết kế và tập trung để thúc đẩy việc tạo ra các sản phẩm đa phương tiện mà sau đó sẽ được trình bày và được giáo viên và cả lớp đánh giá.

Các kĩ năng sống và kĩ năng nghề nghiệp

Các tài liệu bổ sung trong chương trình sẽ thúc đẩy việc sử dụng thời gian và làm việc một cách hiệu quả thông qua việc dạy học sinh cách thức quản lí thời gian, nâng cao nhận thức của học sinh về khả năng cung cấp của một môi trường công nghệ phong phú. Môi trường dự án sẽ thúc đẩy năng suất và trách nhiệm học tập bằng cách dạy cho học sinh biết thiết lập mục tiêu, quản lí các hoạt động ưu tiên và thực hiện lập kế hoạch cho các buổi học để đạt được kết quả mong muốn.

Học sinh được yêu cầu phải thật linh hoạt và thích ứng được với những thay đổi. Họ đóng các vai khác nhau trong suốt bài học, chẳng hạn như việc chuyển đổi giữa việc là một người tham gia chủ động (active partic-ipant) và một người nghe trong một cuộc thảo luận, hoặc bằng cách làm việc cá nhân, sau đó làm việc với một bạn khác, và cuối cùng là trong một nhóm học tập hợp tác. Học sinh sẽ học để kết hợp ý kiến phản hồi bằng cách nhận thông tin phản hồi mang tính xây dựng từ cả giáo viên và cả các bạn cùng lớp trong suốt bài học.

VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG LỚP HỌC SỐ HÓA

Time To Know cam kết đảm bảo rằng tất cả giáo viên được trang bị để làm việc trong lớp học mới của thế kỷ 21. Giáo viên được một huấn luyện viên giảng dạy (instructional coach) hỗ trợ một cách có hệ thống. Các chuyên gia môn học được đào tạo tốt (well-trained subject-matter experts) sẽ hỗ trợ các giáo viên khi họ giải quyết những thách thức trong việc tạo ra một môi trường học tập lấy học sinh làm trung tâm. Việc này được thực hiện bằng cách hỗ trợ giáo viên và các quản trị viên giải quyết những vấn đề đang xảy ra. Đó là những hỗ trợ chuyên sâu cho giáo viên trước khi họ bắt đầu sử dụng hệ thống. Giáo viên học cách sử dụng các tính năng của chương trình và cách để quản lí môi trường lớp học kết hợp các thành phần công nghệ 1:1 (1:1 technology components). Ngay khi năm học bắt đầu, các huấn luyện viên giảng dạy làm việc trực tiếp với các giáo viên để hỗ trợ họ trong việc lập kế hoạch bài học, tích hợp các phương pháp thực hành tốt nhất cho cá nhân (personal best-practices

Page 58: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

58

Tư liệu

strategies) và cung cấp các mô hình và tư vấn trong môi trường lớp học. Việc phát triển nội dung tiếp tục được tăng cường thông qua một loạt các hướng dẫn sư phạm (pedagogical tutorials) tích hợp vào trong nội dung, hoặc bằng cách thức truy cập liên tục vào một cổng thông tin học tập chuyên nghiệp (professional learning portal) cung cấp những hỗ trợ thực sự cho giáo viên thông qua một thư viện video và các tài liệu hỗ trợ khác. Các buổi hội thảo trên web (webinars) cũng được tổ chức nhằm khuyến khích người tham gia khám phá những khía cạnh khác của hệ thống, đồng thời đưa ra những chỉ dẫn sư phạm chuyên sâu.

Thiết kế lại kế hoạch bài học và học bằng DTP

Trong môi trường học tập mới, kế hoạch giảng dạy phải được thiết kế một cách rõ ràng. Giáo viên kiểm tra lại dữ liệu đánh giá sinh viên và xác định bài học nào trong tài nguyên số phù hợp với nhu cầu của học sinh, phạm vi chương trình và trình tự bài học. Thêm vào đó, nguồn tài nguyên giảng dạy cung cấp cho một tiến trình bài học như video, web-site, thuyết trình power point, sắp xếp biểu đồ, được giáo viên lựa chọn và tải lên lên DTP. Học sinh được phân chia vào những nhóm học tập năng động, thích hợp để có những hoạt động khác biệt nếu cần. Giáo viên được cung cấp nhiều phương pháp dạy và học để xác định phần nào của bài học hợp với phương pháp nào.

Giáo viên khuyến khích học sinh khám phá và xây dựng ý nghĩa trong khi liên tục theo dõi những bài học thông qua những cảnh báo về thời gian thực tế thuộc khung chương trình. Sau khi kiểm tra những cảnh báo của học sinh trên máy chủ của giáo viên, việc di chuyển xung quanh phòng học để khuyến khích học sinh và để kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh đã trở thành chuẩn mực cho một giáo viên hiệu quả (effective teacher).

Việc thực hiện chương trình T2K DTP và tích hợp chương trình giảng dạy trực tuyến (online curricula) vào việc quản lý lớp học cũng là một thách thức đối với giáo viên. Để khắc phục điều này, giáo viên và người huấn luyện nên thảo luận về kế hoạch bài học và những chiến lược giảng dạy hiệu quả. Với việc giám sát sớm và có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình thực hiện, giáo viên có thể nhanh chóng kiểm soát nhiệm vụ khởi động máy tính và bắt đầu bài học với sự gián đoạn ít nhất. Phương pháp giảng dạy hỗn hợp của chương trình đòi hỏi giáo viên phải rèn luyện thói quen với học sinh của mình, theo cách này việc lãng phí thời giang giảng dạy sẽ được giảm thiểu tối đa bởi vì học sinh có sự chuyển đổi hoạt động bật và tắt máy tính. Làm việc nhóm hợp tác xen kẽ với làm việc cá nhân và giáo viên cần học cách chấp nhận những âm thanh ồn ào hay những sự thay đổi vị trí trong môi trường học tập

Page 59: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

59

tương tác.

Bao trùm quá trình học tập suốt đời là một nguyên tắc khác, giáo viên đối diện với vấn đề phải thuần thục các kĩ năng công nghệ số trong lớp học. Trong khi các chương trình giảng dạy này được sử dụng, những giáo viên am hiểu sẽ nhanh chóng muốn sử dụng nhiều tính năng nền tảng cho phép họ kết hợp các chiến lược và các tài liệu thực hành tốt nhất vào tiến trình bài học theo quy định. Trong các cuộc hội nghị thường xuyên giữa huấn luyện viên và đồng nghiệp, giáo viên có thể mở rộng thêm kiến thức về hệ thống công nghệ. Tham gia trải nghiệm trong môi trường học tập chuyên nghiệp thúc đẩy việc xây dựng kĩ năng và sáng tạo. Học sinh thế kỉ 21 không ngại việc “nhảy xuống tận cùng” (jump in the deep end) và cố gắng chinh phục những công nghệ mới thì giáo viên cũng phải sẵn sàng làm công việc tương tự.

Giáo viên sử dụng thành thục DTP có thể đóng vai trò thay đổi tác nhân, cả bản thân họ và học sinh của họ. Thách thức lớn nhất trong quá trình thay đổi là chúng ta đưa sự giáo dục đến với học sinh trong hoàn cảnh như thế nào? Một vài nhà nghiên cứu giáo dục nhấn mạnh rằng những kĩ năng của thế kỉ 21 rất cần thiết để đảm bảo rằng học sinh của chúng ra sẽ trở thành những công dân và người lao động có năng suất. Khi giáo viên của họ trở thành người sử dụng thành thạo nền tảng giảng dạy số hóa, họ cần được ủng hộ để trở thành người phát triển những lợi ích cho kỷ nguyên mới về giảng dạy và học tập. Khi được hỏi về những kinh nghiệm của mình về nền tảng giảng dạy số hóa, một giáo viên lớp 5 ở Grand Prai-rie ISD khẳng định rằng, cô ấy thậm chí không thể tưởng tượng được sẽ ra sao nếu làm việc ở một nơi không sử dụng T2K.

Thực hiện thay đổi sư phạm

Thay đổi quan trọng nhất trong quá trình thay đổi sư phạm là chuyển trọng tâm từ lớp học do giáo viên điều khiển sang môi trường học sinh được khuyến khích xây dựng việc học tập của riêng mình. Giáo viên tiếp tục đóng vai trò then chốt như người hướng dẫn và người hỗ trợ, nhưng cần nhấn mạnh phải tạo ra một môi trường học tập mà ở đó học sinh phát triển tư duy độc lập. Để phát triển môi trường học tập này, cả người đóng vai trò lãnh đạo ở cấp học khu và cấp trường học cần tập trung vào tầm nhìn lấy học sinh làm trung tâm.

Những người quản lí cấp học khu (district leadership) cần nghiên cứu những ưu tiên để quản lý các nguồn lực. Giáo viên phải được cung cấp đủ thời gian để học những bài luyện tập mới và lập kế hoạch cho việc giảng dạy theo cách lấy học sinh làm trung tâm. Người lãnh đạo cấp học khu (district leaders) cần phải nghĩ về việc tài nguyên công nghệ cần

Page 60: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

60

Tư liệu

được phân bổ như thế nào. Chắc chắn phải có một sự thay đổi suy nghĩ về việc coi công nghệ như một “môn học” (subject), như xử lý văn bản, để giải nghĩa một nền tảng và công cụ thúc đẩy các hình thức học tập đa dạng. Học sinh cần được cập nhật kiến thức công nghệ ở mọi thời điểm, vì vậy, giáo viên phải thay đổi nguồn tài nguyên nền tảng kĩ thuật số cho phù hợp với yêu cầu của phương pháp học tập hỗn hợp.

Cấp độ học khu (District level)

Ở cấp độ học khu, quá trình thay đổi tạo nên một môi trường số hóa việc giảng dạy và học tập đòi hỏi sự hỗ trợ nhưng vẫn có thể gặt hái những lợi ích đáng kể. Bằng cách sử dụng nền tảng giảng dạy và học tập đó sẽ phát triển với các học khu, sự phát triển bền vững trở thành một thành tựu đáng kể. Những chiến lược thực hành tốt nhất được lựa chọn bởi cấp khu có thể dễ dàng được tích hợp vào hệ thống.

Người quản lí các học khu (district administrators) được khuyến khích qua các cơ hội lãnh đạo để kiểm tra các sáng kiến và đảm bảo rẳng chúng phù hợp với tầm nhìn của họ. Các quy trình chiến lược này phải đảm bảo rằng có máy chủ và cung cấp nền tảng giảng dạy số hóa trong khung kế hoạch cấp học khu. Lãnh đạo các khu (district leaders) có quyền truy cập ngay lập tức với các báo cáo có sẵn trên hệ thống, cung cấp thông tin thực tế về hiệu quả của chương trình cũng như tiến trình hoạt động ở trường, các lớp học và từng học sinh. Việc có thể truy cập 24/7 vào các hỗ trợ ảo của T2K cho phép tất cả các vị trí đều có thể truy cập, không chỉ chương trình giảng dạy, mà còn cả những nguồn tài nguyên chỉ cung cấp cho cộng đồng người học thật. Khi tham gia vào các trang web như blog và wiki, giáo viên (educators) có thể phát triển các kỹ năng của họ, đồng thời khuyến khích việc chia sẻ bình đẳng về quyền hạn đối với những kinh nghiệm tốt nhất và các chiến lược thực hành.

Cấp độ trường học (School level)

Ở cấp độ trường, tầm nhìn được chia sẻ sẽ phát triển một tập trung chặt chẽ về các thực hành giảng dạy hiệu quả, chẳng hạn tăng cường các hành động của giáo viên và học sinh trong thực hiện nhiệm vụ, và đảm bảo rằng sự tiến bộ của học sinh được theo dõi trong hệ thống giáo dục của trường, thời gian giảng dạy được thiết kế lại và nguồn tài nguyên học tập được liên kết để hỗ trợ một cách có hiệu quả đối với việc giảng dạy và học tập. Những người quản lí cấp độ trường và cấp độ khu đóng vai trò then chốt trong việc động viên giáo viên để đánh giá và thực hiện thành công chương trình giảng dạy. Việc giám sát và đánh giá hiệu quả cách sáng tạo này để giảng dạy và học tập là cần thiết. Công cụ giao tiếp thúc đẩy quá trình mở rộng cộng đồng học tập bao gồm người quản lí mạng lưới, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh. Cho phép học sinh và phụ

Page 61: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

61

huynh có thể truy cập vào chương trình khi ở nhà, thúc đẩy việc sử dụng công cụ giáo dục một cách hiệu quả theo cách tạo động lực cho người học trong thời đại ngày nay. Cha mẹ có thể trở thành những người bạn thực sự trong quá trình học tập trải nghiệm của trẻ khi họ truy cập vào các báo cáo và chương trình giảng dạy.

Những tác động trong lớp học có thể được nhìn thấy rõ ràng thông qua các chiến lược và chương trình giảng dạy nghiêm ngặt cộng thêm việc giảm các hành vi gián đoạn, mất tập trung khi học tập của học sinh. Học sinh tham gia vào các dự án thúc đẩy và tự tạo, và các hoạt động nhằm gia tăng thời gian cho nhiệm vụ giảng dạy và sẵn sàng tham gia những hoạt động học tập có giá trị. Khi các giáo viên chuyển đổi sang sử dụng các công cụ DTP, nguồn tài nguyên học tập cho tất cả học sinh trong lớp học sẽ tăng thêm.

Cấp độ giáo viên (Teacher level)

Tăng hiệu quả tích cực của giáo viên là một ưu điểm điển hình của DTP. Khi giáo viên chuẩn bị sử dụng nền tảng giảng dạy kĩ thuật số, họ tìm thấy nội dung nhất quán trong chương trình giảng dạy nghiêm ngặt và có nhiều nguồn tài nguyên bổ sung có sẵn ngay lập tức. Những người huấn luyện duy trì cung cấp những hoạt động học tập chuyên môn cho giáo viên, đảm bảo rằng tất cả giáo viên không phụ thuộc vào mức độ kĩ năng nội dung hiện tại của họ đều có thể sử dụng nền tảng kĩ thuật số hóa hiệu quả và làm chủ nội dung. Siêng năng trau dồi bài giảng sẽ có những ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả giảng dạy cả của giáo viên lẫn việc học tập của học sinh.

Những giáo viên đấu tranh để thay đổi theo hướng sử dụng T2K DTP sẽ được tiếp cận với sự hỗ trợ và các công cụ dành cho nhiều ngành nghề khác nhau bao gồm cả công nghệ thế kỉ 21. Giáo viên sẽ không còn phải dành nhiều thời gian để tạo các tư liệu giảng dạy hoặc theo đuổi các nguồn tài nguyên. Giáo viên ngày nay có thể dễ dàng lấy được các tư liệu và tài nguyên học tập cũng như tiếp cận với những suy nghĩ, những ý tưởng và những kinh nghiệm hay nhất từ những đồng nghiệp của mình. Giáo viên không chỉ được cung cấp những công cụ cập nhật nhất theo yêu cầu, mà họ còn được học để trở thành những người hỗ trợ hạng nhất cho kĩ năng của thế kỉ 21.

Quá trình chuyển đổi từ phương pháp giáo dục truyền thống đòi hỏi phải có sự hỗ trợ. Những người huấn luyện giáo dục hướng dẫn cấp khu, cấp trường và những giáo viên tham gia chương trình cần được duy trì những trải nghiệm học tập mang tính chuyên nghiệp. Cần phải lập kế hoạch và đánh giá nhu cầu trước khi quá trình giảng dạy bắt đầu. Cùng với sự hỗ trợ của những nhân viên T2K, những người quản trị cấp khu và

Page 62: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

62

Tư liệu

cấp trường (district and school administrators) cần xác định những nhu cầu và mong muốn được cụ thể hóa bằng văn bản hoặc phát biểu. Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập được phát triển và tuân theo việc nhận diện vai trò và trách nhiệm thực hiện. Khi những người tham gia được trang bị kĩ năng sử dụng DTP, những người huấn luyện giảng dạy tiếp tục cung cấp cho họ quy trình huấn luyện, cố vấn và xây dựng mô hình. Giáo viên nhận được những hướng dẫn ban đầu trong việc lập kế hoạch bài học, trong các chiến lược quản lí lớp học hiệu quả và trong việc xây dựng mô hình bài học hỗn hợp. Những người hỗ trợ bổ sung luôn sẵn sàng để đảm bảo rằng giáo viên và những người quản lí có thể sử dụng dữ liệu về thành tích học tập của học sinh để định hướng việc giảng dạy. Giáo viên được cung cấp đủ cơ hội để thảo luận và trao đổi cách thức để khuyến khích sinh viên chủ động tham gia vào quá trình học. Khi giáo viên đạt được các mới kĩ năng thế kỉ 21, cơ hội cho giáo viên trở thành lãnh đạo là rất lớn. Những lãnh đạo giáo viên trở thành nền tảng của cơ hội phát triển cho trường và khu vực.

Tương lai của nền tảng giảng dạy số hóa

Tìm hiểu quan niệm phản biện rằng chúng tôi chấp nhận nền tảng giảng dạy kĩ thuật số đưa ra một cái nhìn khác về cách trẻ em sống cuộc sống của mình hiện tại. Chúng không chờ đợi để trở thành những con người của thời đại số hóa – chúng là những người của thời đại số hóa. Ngày nay, trẻ em tạo ra những điều thuật lại trong cuộc sống của chúng mà kết nối với cuộc sống thực mang tính toàn cầu. Trẻ em ngày nay kiến tạo việc học, không chỉ là ghi nhớ các sự kiện. Trẻ em thực sự biết làm thế nào để tìm kiếm, xác nhận và tổng hợp thông tin. Trẻ có thể tác động, hợp tác, giao tiếp, và giải quyết vấn đề. Chúng chỉ ngồi và chờ đợi việc học xảy ra khi chúng ở trong lớp học

Cấu trúc cơ bản của phương pháp giáo dục hiện nay được căn cứ vào thực tiễn của nền giáo dục từ thế kỉ trước, nhưng thực tế phải nhấn mạnh lớp học ngày nay có liên quan đến thời đại số hóa. Giáo viên ngày nay phải luôn sẵn sàng và có khả năng sử dụng sức mạnh công nghệ để chuyển hóa kiến thức và đưa giáo dục vào những sản phẩm, giải pháp và những thông tin mới. Đó thực sự là thời điểm rất thú vị cho việc học tập. Chúng ta phải tạo nên môi trường học tập mà chúng ta muốn những đứa trẻ của chúng ta có. Và nếu chúng ta biết rằng trẻ em có khả năng nghĩ, sáng tạo, phân tích, đánh giá, thì chúng ta phải bắt đầu bằng việc đảm bảo những giáo viên của chúng ta có đủ công cụ để làm công việc như

Page 63: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LƯU HÀNH NỘI BỘ

63

vậy. Đây là tầm nhìn và sứ mệnh của Time To Know.

Lời cảm ơn

Người viết muốn gửi lời cảm ơn tới Danny Livshitv và Adi Kidron và Catherine Page ở T2K vì sự trợ giúp của họ.

Tài liệu tham khảo

Azevedo, R., & Hadwin, A. F. (2005). Scaffolding self – regulated learn-ing and meta cognition: Implications for the design of computer – based scaffolds. Instructional Science, 33, 367 – 379.

Black, P., & William, D. (1998). Assessment and classroom learning. As-sessment in Education, 5, 7-71.

Parker, K. R., & Chao, J. T. (2007), Wiki as a teaching tool, Interdisciplin-ary Journal of Knowledge and Learning Objects, 3, 57-72.

Sadler, D. (1989), Formative assessment and the design of instructional systems. Instructional Science, 18, 119-144.

Page 64: Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University

LTITDự án công nghệ giáo dục

Liên hệ và góp ýe d t e c h @ f p t . e d u . v n

0 4 . 7 3 0 8 0 0 2 8

Những người thực hiệnBùi Thị Hạnh

Nguyên Thị VânDương Trong Tân

Phan Thị Thanh LươngHoàng Giang Quỳnh Anh

Thiết kế mỹ thuật: Trần Viết Thuần

Lưu hành nội bộ