8
1 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong các cuc trò chuyn hng ngày hay trong các bài báo, tp truyn,.., đôi khi người ta thường dùng các câu thành ngvào câu nói hoc bài viết ca mình, xem nó như là gia vị để gây hứng thú cho người nghe, lôi cuốn người đọc. Mc dù vic hc và hiu thành ngrt quan trng vi tt cmọi người, song không phải ai cũng hiểu đúng, hiểu hết nghĩa của chúng, thm chí còn hiểu sai. Đặc bit, đối với người Việt đang học và nghiên cu tiếng Anh hay người Anh đang theo hc hoc nghiên cu tiếng Vit, vic sdng thành ngkhông đúng là điều khó tránh khi khi mà đặc điểm ngôn ngvà văn hóa cũng có nhiều mt khác bit. Như chúng ta đều biết, màu sc có ý nghĩa biểu tượng to lớn trong nên văn hóa của mi dân tc, trong thiên nhiên và ctrong ngôn ngca mi quc gia. Nếu như trong thiên nhiên màu sắc đa dạng đến mc khiến chúng ta khó phân biệt được mt cách rõ ràng, cththì trong ngôn ngcũng vậy, chưa chắc bn nói câu có tchmàu sc rc rlà ý ca bn cũng rực rnhư vy. Ví d, khi miêu ttính cách một người nào đó với ý ma mai trào phúng, ta có câu thành ng“trơn lông đỏ da”, một sngười khi nghe ai đó nói mình “trơn lông đỏ da” cứ tưởng mình được khen rằng trông đang rất béo tốt, phong độ. Nhưng thực sđằng sau câu thành ngnày nhm ý ma mai một người lăng nhăng, không đứng đắn. Tiếng Anh và tiếng Vit có nhng câu thành ngchmàu sc khá phong phú, đặc điểm ngnghĩa và biểu tượng của chúng cũng khá phức tp. Vì vậy để biết được cách dùng đúng với ngnghĩa, hp vi ngcnh của nó thì đòi hi chúng ta phi hiu nó. Trên đây cũng chính là tt clý do tôi chọn đề tài này.

Thành ngữ Màu sắc Anh Việt

Embed Size (px)

Citation preview

1

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong các cuộc trò chuyện hằng ngày hay trong các bài báo, tập truyện,.., đôi khi người ta

thường dùng các câu thành ngữ vào câu nói hoặc bài viết của mình, xem nó như là gia vị để gây

hứng thú cho người nghe, lôi cuốn người đọc. Mặc dù việc học và hiểu thành ngữ rất quan trọng

với tất cả mọi người, song không phải ai cũng hiểu đúng, hiểu hết nghĩa của chúng, thậm chí còn

hiểu sai. Đặc biệt, đối với người Việt đang học và nghiên cứu tiếng Anh hay người Anh đang

theo học hoặc nghiên cứu tiếng Việt, việc sử dụng thành ngữ không đúng là điều khó tránh khỏi

khi mà đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa cũng có nhiều mặt khác biệt.

Như chúng ta đều biết, màu sắc có ý nghĩa biểu tượng to lớn trong nên văn hóa của mỗi

dân tộc, trong thiên nhiên và cả trong ngôn ngữ của mỗi quốc gia. Nếu như trong thiên nhiên

màu sắc đa dạng đến mức khiến chúng ta khó phân biệt được một cách rõ ràng, cụ thể thì trong

ngôn ngữ cũng vậy, chưa chắc bạn nói câu có từ chỉ màu sắc rực rỡ là ý của bạn cũng rực rỡ như

vậy. Ví dụ, khi miêu tả tính cách một người nào đó với ý mỉa mai trào phúng, ta có câu thành

ngữ “trơn lông đỏ da”, một số người khi nghe ai đó nói mình “trơn lông đỏ da” cứ tưởng mình

được khen rằng trông đang rất béo tốt, phong độ. Nhưng thực sự đằng sau câu thành ngữ này

nhằm ý mỉa mai một người lăng nhăng, không đứng đắn.

Tiếng Anh và tiếng Việt có những câu thành ngữ chỉ màu sắc khá phong phú, đặc điểm

ngữ nghĩa và biểu tượng của chúng cũng khá phức tạp. Vì vậy để biết được cách dùng đúng với

ngữ nghĩa, hợp với ngữ cảnh của nó thì đòi hỏi chúng ta phải hiểu nó. Trên đây cũng chính là tất

cả lý do tôi chọn đề tài này.

2

2. MỤC LỤC Trang

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục lục 2

3. Một số khái niệm 3

4. Một số thành ngữ sưu tầm 3

5. Cách dùng một số thành ngữ chỉ màu sắc quen thuộc

trong tiếng Anh 3

6. Cách dùng một số thành ngữ chỉ màu sắc quen thuộc

trong tiếng Việt 5

7. Sự giống nhau và khác biệt về thành ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Anh

và tiếng Vệt 6

8. Ý nghĩa 7

9. Tài liệu tham khảo 8

3

3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

3.2. Thành ngữ là gì?

Thành ngữ là sản phẩm ngôn từ của một ngôn ngữ [Nguyễn Đình Hùng, 2009], đi vào lời

ăn tiếng nói hằng ngày của người bản ngữ một cách tự nhiên và, bởi vậy, trở thành vốn từ vựng

quan trọng trong kho từ vựng của mỗi ngôn ngữ. Thành ngữ phản ánh những quan sát, cảm nhận

và mang đặc trưng văn hóa và tư duy riêng của người bản ngữ. Thành ngữ vì thế là một kho báu

bao chứa những trầm tích văn hóa đặc sắc và phong phú của một nền văn hóa.

3.1. Văn hóa là gì?

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận

và đánh giá khác nhau. Song, định nghĩa của UNESCO được xem như là định nghĩa chuẩn và

đầy đủ nhất. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa là một hệ

thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt

động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội.

4. MỘT SỐ THÀNH NGỮ SƯU TẦM

Qua nghiên cứu, tìm hiểu tôi đã sưu tâm được rất nhiều thành ngữ chỉ màu sắc cả trong

tiếng anh và tiếng Việt. Nhưng ở đây, tôi sẽ chỉ đề cập đến các thành ngữ quen thuộc, được sử

dụng phổ biến ở cả hai quốc gia.

Màu Tiếng Anh Tiếng Việt

Đen As black as thunder Đổi trắng thay đen

Trắng White lie Như tờ giấy trắng

Đỏ Catch someone red-handed Đỏ như son

Xanh lá The green light Xanh như lá, bạc như vôi

Xanh dương Once in a blue moon Giận xanh mặt

5. CÁCH DÙNG MỘT SỐ THÀNH NGỮ CHỈ MÀU QUEN THUỘC TRONG TIẾNG

ANH

4

Thành ngữ: “As black as thunder”, nghĩa là “mặt tối sầm”, trông khuôn mặt có vẻ hầm hầm

đe dọa. Thành ngữ này được dùng để nhấn mạnh biểu lộ cảm xúc giận dữ của ai đó như thế nào.

Ví dụ, “What's Mary angry about? Her face as black as thunder” (Mary giận chuyện gì vậy? Mặt

cô ta có vẻ hầm hầm đe dọa).

Thành ngữ: “White lie”, nghĩa là “lời nói dối vô hại”. Được dùng nhằm không làm người

khác bị tổn thương, đau đớn. Hay hiểu đơn giản là nhằm bảo vệ cảm xúc của người nghe. Các

tình huống trong gia đình thường cho chúng ta thấy rõ điều này.

Ví dụ, “We told Grandma that her cake was delicious, which was actually a white lie” (Chúng tôi

khen bánh bà làm ngon lắm, thực tế đó chỉ là lời nói dối ngọt ngào). Hoặc “We had to tell our

mom a white lie about the money. We couldn’t let her know we’d spent it all on chocolate”

(Chúng tôi phải nói dối mẹ về số tiền. Chúng tôi không thể để mẹ biết được tất cả số tiền đó

chúng tôi đã dành cho sô cô la”.

“Catch someone red-handed”. Nghĩa là bắt quả tang ai đang làm điều gì đó mà họ không

muốn người khác thấy. Thường thành ngữ này là chỉ những hành động có tính tiêu cực.

Ví dụ, “He was touching her private parts and had removed his clothes. Police said the teenagers

had followed and caught him red-handed” (Anh ta đã cởi áo quần của mình và đang sờ chỗ kín

của cô ấy. Cảnh sát nói rằng tụi thanh thiếu niên đã theo dõi họ và bắt quả tang tại trận). Hoặc

“We caught Jake and Julia red-handed. They were hugging and kissing even though they deny

it” (Chúng tôi bắt quả tang Jake và Julia. Họ đang ôm và hôn nhau dẫu cho họ có từ chối việc

đó).

“The green light” có người sẽ nghĩ rằng cụm này có nghĩa là “tín hiệu đèn xanh trong giao

thông”. Nhưng không phải, thành ngữ “The green light” trong tiếng Anh nghĩa là “nhận được sự

cho phép, nhận được dấu hiệu tốt đẹp” để làm việc gì đó.

Ví dụ, “After two years of waiting, the Smith family was given the green light to build a house

on their land” (Sau hai năm chờ đợi, gia đình Smith đã được phép xây một ngôi nhà trên đất của

họ). Ở đây chúng ta cần lưu ý một chút về đặc điểm văn hóa, ở nhiều quốc gia phương Tây để có

thể xây nhà trên mảnh đất của mình họ phải nhận được giấy cho phép xây dựng đặc biệt. Đôi khi

nó có thể mất một thời gian rất dài.

5

Thành ngữ “Once in a blue moon” nghĩa là “hiếm khi”. Thường được dùng khi có điều gì

đó rất hiếm khi xảy ra, một lần trong một thời gian rất dài. Thành ngữ này cũng xuất phát từ hiện

tượng “trăng xanh”(blue moon) ở các nước Tây phương, là một hiện tượng trăng tròn không vào

một thời gian nhất định nào. Hầu hết một năm thường có mười hai lần trăng tròn trong hàng

tháng, nhưng ngoài chu kỳ mười hai tháng âm lịch ra thì mỗi năm dương lịch sẽ có nhiều hơn 11

ngày so với năm âm lịch. Những ngày này đã dồn lại để sau khoảng hai hoặc ba năm có thêm

một lần trăng tròn. Lần trăng tròn này gọi là "trăng xanh".

Ví dụ, “Once in a blue moon I have a little wine with dinner” (Lâu lâu tôi mới một lần dùng ít

rượu trong bữa tối). Hoặc “My sister lives in Alaska, so I only get to see her once in a blue

moon” (Chị tôi sống ở Alaska, vì thế tôi rất hiếm khi gặp được chị ấy).

6. CÁCH DÙNG MỘT SỐ THÀNH NGỮ CHỈ MÀU SẮC QUEN THUỘC TRONG

TIẾNG VIỆT

Thành ngữ “Đổi trắng thay đen” có nghĩa là tráo trở, lật lòng; tốt xấu, thật giả đảo lộn.

“Đổi trắng thay đen” chỉ hành động có ý thức, hành động bịp bợm, thâm hiểm. Bản chất xấu xa

ti tiện của loại hành động này cần được vạch mặt chỉ tên. Trong xã hội thời xưa hay bây giờ,

những kẻ đổi trắng thay đen luôn hiển diện.

Ví dụ, “"Trong tay đã sẵn đồng tiền,/Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì!" [Truyện Kiều-Nguyễn

Du]. Câu này nằm trong phần “Kiều bán mình chuộc cha”, khi quan sai vu oan rằng gia đình

Thúy Kiều bán đồ mất trộm cho thằng bán tơ. Thúy Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để

có 300 lạng vàng chuộc cha ra khỏi tù. Chúng ta có thể hiểu vì thế lực đồng tiền và lòng tham,

nên dù bằng chứng còn mơ hồ qua lời khai của thằng bán tơ (trong truyện Kiều, nhân vật bán tơ

được cho là do bọn quan sai bịa ra, anh ta không hề tồn tại), dù ai cũng biết gia đình Kiều là gia

đình hiền lành, lương thiện nhưng bọn quan sai vẫn cho là gia đình Kiều có tội. Rõ ràng bọn

chúng đã “đổi trắng thay đen”, khiến cho gia đình Kiều phải lầm than, khổ sở.

Đối với thành ngữ “Như tờ giấy trắng” có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta. “Như tờ giấy

trắng” là ngây thơ, trong sáng. Thành ngữ này thường được dùng để ví von về tâm hồn con

người, nhất là trẻ em hoặc thân con gái.

Ví dụ, “Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng”. Rõ ràng khi mới sinh ra tâm hồn trẻ còn rất trong

sáng, trắng tinh như tờ giấy chưa nhem mực, cũng như chưa bị vẩn đục bởi những cái sa lầy

6

ngoài xã hội. Vì thế, các bậc cha mẹ cần phải biết rõ điều đó để có thể dạy bảo con cái, hướng

con mình tới chân-thiện-mỹ.

Thành ngữ “Đỏ như son” có nghĩa là màu đỏ tươi. Nó thường được dùng để chỉ người con

gái đẹp hoặc một người gặp may mắn.

Ví dụ, “Cô Nga đã trạc bốn mươi mà vẫn đỏ như son”, hay “Số thằng Tèo đỏ như son”.

“Xanh như lá, bạc như vôi” là câu thành ngữ không mấy xa lạ với tất cả chúng ta. Thành ngữ

này thường được dùng để chỉ những kẻ lúc yêu thương thì đằm thắm, thiết tha tưởng như không

gì chia cắt được nhưng khi bị ruồng rẫy thì lại tuyệt tình, tuyệt nghĩa như những kẻ xa lạ chưa

bao giờ quen biết. Nó gần nghĩa với câu thành ngữ “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét

cả tông chi họ hàng.

Ví dụ, “Lan và Huy trước đây yêu nhau quên cả trời trăng, thế mà bây giờ lại thề không đội trời

chung, đúng là xanh như lá, bạc như vôi”.

Thành ngữ “Giận xanh mặt” nghĩa là rất giận, không tiết chế được. Câu này được dùng để

mô tả khuôn mặt, trạng thái giận dữ của một người.

Ví dụ, khi gặp một người đang giận dữ, bạn có thể nói “Hắn ta đang giận xanh mặt lên rồi”.

7. SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC BIỆT VỀ THÀNH NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG

TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Mặc dù có nhiều sự khác biệt về xã hội, văn hóa và ngôn ngữ, nhưng trong tiếng Anh và

tiếng Việt vẫn có vài nét tương đồng trong một số câu thành ngữ chỉ màu sắc cả về chữ viết và ý

nghĩa. Ví dụ, “As black as coal” là “đen như than”; “As white as the driven snow” là “trắng như

tuyết”; “Black market” là “chợ đen” (Nơi trao đổi, mua bán những thứ mà pháp luật cấm như vũ

khí, ma túy…).

Tuy nhiên, thành ngữ chỉ màu sắc trong ngôn ngữ Anh và Việt cũng có những điểm khác

biệt do đặc trưng văn hóa không giống nhau. Một vài màu sắc biểu đạt ý nghĩa này trong tiếng

Việt nhưng chúng ta có thể thấy nó không có sự tương xứng nào trong tiếng Anh cả về mặt ngữ

nghĩa và chữ viết. Ví dụ, “Số anh ấy đỏ như son” không có nghĩa là “số phận của anh ấy may

mắn”, mà là “anh ấy thật may mắn”, vì may mắn không phải là điều thường xuyên xảy ra nên

không thể cho là số phận. “Green-eyed monster” thường được dùng để cho thấy sự đố kị, ghen tị

7

của người phụ nữ, nhưng trong tiếng Việt để diễn đạt ý này thì chúng ta không dựa vào màu sắc

mà thay vào đó chúng ta có câu có ý nghĩa tương tự là “Ghen như Hoạn Thư” (nhân vật Hoạn

Thư trong truyện Kiều-Nguyễn Du).

8. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của thành ngữ nói chung và thành

ngữ chỉ màu sắc nói riêng. Việc học cách dùng các thành ngữ chỉ màu sắc không chỉ nâng cao

kiến thức về kĩ năng ngôn ngữ, đặc biệt là lối nói ẩn dụ và bóng bảy như người bản ngữ mà còn

giúp người học có thêm tự tin và động lực trong quá trình học của mình. Bên cạnh đó, học thành

ngữ chỉ màu sắc cũng giúp người học hiểu hơn về văn hóa, lối sống của nước Anh, cũng như có

thêm cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử của họ và ngược lại. Tuy nhiên, việc học thành ngữ cho ta

thấy một loạt những khó khăn đối với người học tiếng Anh và cả người học tiếng Việt, vì vậy,

nắm bắt việc sử dụng các thành ngữ là một phần thiết yếu của việc học ngôn ngữ.

8

9.TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Văn Hành (2004), Thành ngữ học tiếng Việt, Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội.

[2] Phạm Văn Bình (1999), Tục ngữ nước Anh và thành ngữ tiếng Anh giàu hình ảnh. Hải

Phòng: NXB Hải Phòng.

[3] Cambridge international dictionary of idoms (1998), Cambridge: Cambridge University

Press.

[4] Nguyễn Du (1984), Truyện Kiều, Hà Nội: NXB Văn Học.

[5] Colour idioms, https://www.englishclub.com/vocabulary/idioms-colour

[6] Trăng xanh, https://vi.wikipedia.org/wiki/Trăng-xanh, ngày 2/12/2015

[7] Farlex, The free dictionary. http://idioms.thefreedictionary.com

[8] Awesome Color Idioms that will Improve Your English Fluency,

http://www.fluentu.com/english/blog/english-color-idioms-improve-english/

[9] Nguyễn Văn Trào (2014), Ngôn ngữ và đời sống: Bàn về dịch thành ngữ Anh-Việt

(trên cơ sở ngữ liệu các thành ngữ có yếu tố màu sắc: xanh, đen, đỏ, trắng): NXB Hội Ngôn

ngữ học Việt Nam.

[10] Lê Thị Vy (2008), Ngôn ngữ và đời sống: Vài nét về cách tạo từ phái sinh chỉ màu sắc

trong tiếng Anh và tiếng Việt: NXB Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.