16
Tình huống 3: Về việc giao Về việc giao hàng không thể hàng không thể sử dụng được. sử dụng được.

Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Công ty A ( Việt Nam ) ký hợp đồng bán cho công ty B ( Nga) 105 MT lạc nhân theo điều kiện CIF cảng Vladivostok. Tổng trị giá hợp đồng là 75.600 USD, giao hàng bằng container trong tháng 10 tại cảng Sài Gòn. Hình thức thanh toán TTR trả ngay khi nhận bộ chứng từ. Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận lạc nhân có độ ẩm là 9%, Công ty A phải cung cấp chứng từ cho Công ty B trong vòng 5 ngày sau ngày giao hàng; địa điểm kiểm tra số lượng, chất lượng ở cảng Vladivostok là cuối cùng. Ngày 15/10, công ty A giao 105 MT lạc nhân và được Vinacontrol cấp Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, chất lượng có các chỉ tiêu đúng như hợp đồng quy định. Hàng được chở đến cảng Vladivostok vào ngày 30/10 và đã được công ty B thanh toán số tiền này theo chứng từ xuất trình. Ngày 5/11, Công ty B bán lô hàng này lại cho công ty C và công ty C mời Tổ chức giám định Nga kiểm tra số lạc nhân này tại kho hàng của cảng Vladivostok. Theo chứng thư của cơ quan này thì lạc nhân có độ ẩm là 12%, lạc mốc, mọc mầm, hư thối không thể sử dụng được và công ty C ( Nga) phải hủy bỏ. Ngày 15/11 Công ty B báo cho công ty A biết vấn đề này và thông báo đòi lại số tiền hàng đã thanh toán cho công ty A đồn thời tuyên bố đã hủy bỏ lô hàng trên theo yêu cầu của cơ quan giám định. Công ty A bác bỏ ý kiến này do đó công ty B khởi kiện công ty A . Theo anh ( chị) sự việc này sẽ giải quyết như thế nào? và qua vụ việc này rút ra được bài học gì.

Citation preview

Page 1: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

Tình huống 3:

Về việc giao hàng Về việc giao hàng không thể sử không thể sử dụng được.dụng được.

Page 2: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

Công ty A ( Việt Nam ) ký hợp đồng bán cho công ty B ( Nga) 105 MT lạc nhân theo điều kiện CIF cảngVladivostok. Tổng trị giá hợp đồng là 75.600 USD, giao hàng bằng container trong tháng 10 tại cảng Sài Gòn. Hình thức thanh toán TTR trả ngay khi nhận bộ chứng từ.Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận lạc nhân có độ ẩm là 9%, Công ty A phải cung cấp chứng từ cho Công ty B trong vòng 5 ngày sau ngày giao hàng; địa điểm kiểm tra số lượng, chất lượng ở cảng Vladivostok là cuối cùng.Ngày 15/10, công ty A giao 105 MT lạc nhân và được Vinacontrol cấp Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, chất lượng có các chỉ tiêu đúng như hợp đồng quy định.Hàng được chở đến cảng Vladivostok vào ngày 30/10 và đã được công ty B thanh toán số tiền này theo chứng từ xuất trình.Ngày 5/11, Công ty B bán lô hàng này lại cho công ty C và công ty C mời Tổ chức giám định Nga kiểm tra số lạc nhân này tại kho hàng của cảng Vladivostok. Theo chứng thư của cơ quan này thì lạc nhân có độ ẩm là 12%, lạc mốc, mọc mầm, hư thối không thể sử dụng được và công ty C ( Nga) phải hủy bỏ.Ngày 15/11 Công ty B báo cho công ty A biết vấn đề này và thông báo đòi lại số tiền hàng đã thanh toán cho công ty A đồn thời tuyên bố đã hủy bỏ lô hàng trên theo yêu cầu của cơ quan giám định. Công ty A bác bỏ ý kiến này do đó công ty B khởi kiện công ty A.Theo anh ( chị) sự việc này sẽ giải quyết như thế nào? và qua vụ việc này rút ra được bài học gì.

Page 3: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

TÓM TẮT TÌNH HUỐNG- Các bên: + Nguyên đơn: Công ty B (Nga).+ Bị đơn: Công ty A (Việt Nam).

Page 4: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

TÓM TẮT CỤ THỂ VỀ VỤ VIỆC- Công ty A (Việt nam) ký hợp đồng bán cho

công ty B (Nga) 105 MT lạc nhân theo điều kiện CIF cảng Vladivostok. Tổng giá trị hợp đồng là 75.600USD, giao hàng bằng container trong tháng 10 tại cảng Sài Gòn. Hình thức thanh toán TTR, trả ngay khi nhận bộ chứng từ. Trong hợp đồng 2 bên thỏa thuận lạc nhân có độ ẩm là 9%, công ty A phải cung cấp chứng từ cho công ty B trong vòng 5 ngày sau ngày giao hàng; địa điểm kiểm tra số lượng, chất lượng ở cảng Vladivostok là cuối cùng.

Page 5: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

- Ngày 15/10, công ty A giao 105 MT lạc nhân và được Vinacontrol cấp giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, trọng lượng có các chỉ tiêu đúng như hợp đồng quy định. Hàng được chở đến cảng Vladivostok vào ngày 30/10 và công ty B cũng đã thanh toán toàn bộ số tiền của hợp đồng ngay khi nhận được bộ chứng từ.

- Ngày 5/11, công ty B bán lô hàng này cho công ty C (Nga) và ngày 15/11 công ty C mời tổ chức giám định nga kiểm tra số lạc nhân này tại kho hàng ở cảng Vladivostok. Theo chứng thư của cơ quan này thì lạc nhân có độ ẩm là 12%, lạc mốc, mọc mầm, hư thối không thể sử dụng được phải hủy bỏ. Công ty B báo cho công ty A biết vấn đề này và thông báo đòi lại toàn bộ số tiền hàng đã thanh toán cho công ty A đồng thời tuyên bố đã hủy bỏ lô hàng trên theo yêu cầu của cơ quan giám định. Công ty A bác bỏ ý kiến này do đó công ty B khởi kiện công ty A.

Page 6: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐỀ CẬP

- Giao hàng không thể sử dụng được.

- Có sự có mặt của bên thứ 3 mua hàng.

- Phẩm chất hàng hóa được kiểm định qua 2 cơ quan giám định của 2 quốc gia khác nhau là mâu thuẫn nhau.

- Bên mua hủy toàn bộ lô hàng, đòi hoàn trả số tiền thanh toán.

Page 7: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ• Về luật áp dụng:

- Hợp đồng được ký giữa các bên không quy định về luật áp dụng khi có tranh chấp xảy ra.

- Hợp đồng được ký kết giữa các bên thuộc các quốc tịch khác nhau dưới dạng CIF nên rủi ro được chuyển cho người mua trên lãnh thỗ của người mua. Do đó nước của người mua được coi là nước có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng.

Page 8: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

- Xu hướng chung khi có xung đột về luật áp dụng theo luật của quốc gia nơi đặt trụ sở của người có nghĩa vụ chính phát sinh từ hợp đồng sẽ được chọn. Người có quyền trong hợp đồng mua bán hàng hóa này là người mua hàng.

- Căn cứ vào các cơ sở trên ta nhận thấy luật thíc hợp để xét xử cho tranh chấp này là luật của nước người mua (Nga) và các tập quán thương mại có liên quan tới nội dung tranh chấp của hợp đồng.

- Trong đó xét thấy nguồn tập quán thương mại được sử dụng rộng rãi và phù hợp nhất đó là Công Ước Viên 1980

Page 9: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

XÉT THEO CÔNG ƯỚC VIÊN• Theo khoản 1, điều 38, CƯV về nghĩa vụ của

người mua là “người mua pải kiểm tra hàng hóa hoặc đảm bảo đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà thực tế có thể làm được tùy tình huống cụ thể”.

• Và đồng thời trong hợp đồng cũng đã quy định: “địa điểm kiểm tra số lượng, chất lượng ở cảng Vladivostok là cuối cùng”.

Page 10: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

• Sau đó người mua phải thông báo cho người bán về việc không phù hợp của hàng hóa trong một thời hạn hợp lý kể từ khi phát hiện ra hư hỏng. Nếu không làm như vậy người mua sẽ mất quyền khiếu nại về việc không phù hợp nói trên. Theo khoản 1 điều 39 CƯV quy định “Người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nếu người mua không thông báo cho người bán những tin tức về việc không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện ra sự không phù hợp đó.”

Page 11: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

• Trong trường hợp này xét thấy, bên công ty B đã nhận bộ chứng từ và chấp nhận thanh toán toàn bộ số tiền hợp đồng đúng như quy định trong hợp đồng, và vào ngày 30/10 , công ty đã nhận được lô hàng từ công ty A tại cảng Vladivostok, nhưng ngay sau đó lại không tiến hành kiểm tra cũng như không có thông tin hư hỏng gì về lô hàng cho bên A.

=> Nhận thấy bên Mua (công ty B) đã không tuân thủ đúng những yêu cầu nêu trên của CƯV.

Page 12: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

• Sau đó, ngày 5/11 (6 ngày sau khi nhận hàng từ A) công ty B đã sử dụng lô hàng bằng việc bán toàn bộ cho công ty C. Và mãi cho tới ngày 15/11 công ty C cho kiểm tra giám định lô hàng mới phát hiện lô hàng hư hỏng.

=> Điều này không có đủ cơ sở để gán trách nhiệm cho công ty A và không thể buộc công ty A hoàn trả toàn bộ số tiền đã thanh toán cho lô hàng.

Page 13: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

• Xét thêm về phần công ty A: công ty A đã cho giám định số lượng, chất lượng, trọng lượng của hàng hóa qua công ty Vinacontrol. Công ty này nên thông báo cho công ty B biết về sự giám định trên ( theo khoản 2 điều 65 CƯV), tuy nhiên thì điều này cũng không ảnh hưởng nhiều, vì sau khi Công ty B đã nhận được bộ chứng từ, tiến hành thanh toán tiền hàng cho Cty A, và nhận hàng sau đó, công ty đã không kiểm tra, không giám định lại chất lượng lô hàng tại cảng cuối cùng như điểu khoản trong hợp đồng quy định, cũng không có khiếu nại hay thắc mắc gì về điều này có nghĩa là bên Cty B đã mặc nhiên đã chấp nhận việc giám định của bên Cty A, bên cạnh đó việc giám định này cũng không ảnh hưởng gì xấu đến việc thực hiện hợp đồng 2 bên.

Page 14: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP KHI THAM GIA THƯƠNG

MẠI QUỐC TẾ• Hợp đồng là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của

các bên tham gia ký kết hợp đồng. Nó cũng là cơ sở pháp lý để trọng tài, toà án hay bất kỳ một cơ quan giải quyết tranh chấp nào tiến hành xác định lỗi của mỗi bên, cũng như thiệt hại và mức bồi thường tương ứng. Chính vì thế, những điều khoản trong hợp đồng quy định càng chặt chẽ, rõ ràng, chính xác càng tốt. Một trong những biện pháp hạn chế rủi ro và cũng để bảo vệ quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp là lồng ghép các điều khoản "phòng ngừa" trong hợp đồng .

Page 15: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được

• Cụ thể trong trường hợp này, nên quy định rõ về các điều khoản:

- Bảo hàng & bảo đảm.- Thời hạn phải chịu trách nhiệm do sai sót.- Bồi thường. - Luật nào là luật áp dụng khi có tranh chấp xảy ra.

• Bên mua phải tiến hành kiểm tra cẩn thận hàng hóa ngay khi nhận hàng, nếu phát hiện ra sai sót thì phải báo ngay cho bên bán để giải quyết kịp thời.

- Nếu có sự chuyển giao, bán cho bên thứ 3, cũng cần pải kiểm tra hàng hóa trước khi bán hoặc chuyển giao tránh những rủi ro về quy cách, phẩm chất hàng hóa.

Page 16: Tình huống giao hàng không thể sử dụng được