22

Tình huống

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bài này gồm nhiều thí dụ để cho bạn áp dụng những vấn đề quyền SHTT mà bạn đã đọc trong những bài trước đây.

Citation preview

Page 1: Tình huống
Page 2: Tình huống

Bạn là Lãnh đạo tại 1 Viện nghiên cứu quốc gia

Viện chủ yếu được Nhà nước tài trợ với mục tiêu góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng

Bạn nhận được bức thư sau đây:

Page 3: Tình huống

Kính gửi Ban lãnh đạo Viện,

Tôi viết thư này để thông báo với các anh về những kế hoạch dự kiến trong 2 năm sắp tới của tôi. Tôi rất phấn kích về các hoạt động này vì tôi biết nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Như các anh đã biết, trong năm qua, tại Phòng thí nghiệm ở Viện của chúng ta, tôi đã tạo ra được 1 loại vaccine mới có khả năng chống bệnh cúm cho gia cầm. Tôi đã thực hiện các thử nghiệm cần thiết để chứng minh vaccine này không có tác dụng phụ đối với người và động vật. Tôi đã trình bày các nội dung liên quan với luật sư sáng chế của văn phòng luật AAA và họ đang chuẩn bị đơn đăng ký bảo hộ sáng chế cho tôi. Tôi cũng đã thảo luận với một vài công ty dược về sản phẩm tiềm năng này và họ dường như sẵn sàng nhận chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên...

Page 4: Tình huống

Tôi có dự kiến thành lập một công ty để trực tiếp sản

xuất vaccine. Tuần tới, tôi sẽ có cuộc họp với luật sư

về vấn đề này. Công ty mới có lẽ cần nhiều thời gian

để phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, tôi đề nghị

được sử dụng Phòng thí nghiệm của Viện và một số

cán bộ nghiên cứu hoặc kỹ thuật viên để hỗ trợ việc

sản xuất vaccine. Tôi sẽ thu xếp để làm những việc

này ngoài giờ nhằm tránh ảnh hưởng đến các công

việc nghiên cứu khác tôi đang tiến hành ở Viện.

Page 5: Tình huống

Rất có thể hai năm sau đó, tôi có đủ lực để thành lập một phòng

thí nghiệm độc lập với Viện. Khi đó, tôi có thể hợp tác với Viện

trong vấn đề sử dụng trang thiết bị ở các Phòng thí nghiệm của

Viện. Các anh biết đấy, thật không gì tốn kém bằng đầu tư cho cơ

sở hạ tầng và tôi thấy là không cần thiết đầu tư cho các hạng mục

này vì các thiết bị ở Viện rất ít được sử dụng.

Tôi cũng muốn đề nghị các anh chuyển anh Trường ở phòng tôi

sang một phòng khác. Nếu được như vậy thì tôi có thể hoàn

thành được khối lượng công việc lớn hơn. Tôi vô cùng cảm ơn sự

giúp đỡ của anh trong vấn đề này.

Page 6: Tình huống

Ngoài ra, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp trong khi phải lo rất

nhiều vấn đề nên tôi thiết tha đề nghị Viện tiếp tục chi trả lương

cho hai cán bộ hợp đồng đang làm cùng tôi. Hiện nay họ đảm

nhận các nhiệm vụ chính trong dây chuyền sản xuất vaccine.

Nếu có thời gian, mời các anh ghé thăm phòng thí nghiệm của

tôi. Tôi rất sẵn lòng giới thiệu với các anh về vaccine mới này

cũng như những sáng tạo của tôi trong cải biến các trang thiết bị

cho phù hợp với công việc sản xuất vaccine.

Vô cùng cám ơn các anh đã ủng hộ và hỗ trợ tôi.

Trân trọng kính chào,

Page 7: Tình huống

Bạn sẽ quyết định thế nào?

Ủng hộ & nhiệt liệt chúc mừng?

Không ủng hộ? – Trên cơ sở nào?

Những công việc dự kiến như mô tả trong thư là không thể thực hiện được

Những nội dung sẽ phát sinh mâu thuẫn

Page 8: Tình huống

Bạn sử dụng công cụ nào để ra quyết định?

Bạn có thể sử dụng công cụ gì để hỗ trợ cho quyết định của mình?

Trong trường hợp bạn không ủng hộ, bạn sẽ vẫn làm như vậy không nếu anh ta là con trai của một vị nào đó đang có ảnh hưởng rất lớn đối với Viện?

Page 9: Tình huống
Page 10: Tình huống
Page 11: Tình huống

Một cán bộ làm việc ở một viện nghiên cứu gặp phải một tình huống và cần xin tư vấn của chuyên viên văn phòng dịch vụ sở hữu công nghiệp về việc chia khoản tiền li-xăng thu được trong một sáng chế

Page 12: Tình huống

6/2004, cán bộ nghiên cứu này cùng hai nghiên cứu sinh làm đề tài ở viện nộp 1 đơn đăng ký bảo hộ sáng chế

10/2007, sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ. Ba người là đồng tác giả sáng chế

Sau đó, họ tiến hành li-xăng sáng chế và liên tục thu được những khoản tiền lớn. Khi đó, viện cho rằng: viện (nhà nước) là chủ sở hữu của sáng chế bởi vì các tác giả sáng chế tạo ra sáng chế khi thực hiện các đề tài tại viện (các đề tài có kinh phí từ Ngân sách nhà nước) (Luật Chuyển giao Công nghệ). Viện cũng nói rằng các tác giả sáng chế cũng sẽ được chia một khoản tiền nhận được từ li-xăng (10-15%). Số tiền còn lại phải thuộc quản lý của viện

Các tác giả sáng chế không thỏa mãn/ đồng ý với viện về vấn đề chia tiền.

Page 13: Tình huống

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký sáng chế:

a) Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức & chi phí của mình;

b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước

3. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký & quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Luật Sở hữu trí tuệ quy định…

Page 14: Tình huống

1. Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.

2. Tác giả sáng chế là người trực tiếp sáng tạo ra sáng chế; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra sáng chế thì họ là đồng tác giả.

3. Quyền nhân thân của tác giả sáng chế gồm các quyền sau đây:

Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế; Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới

thiệu về sáng chế.5. Quyền tài sản của tác giả sáng chế là quyền nhận thù lao

theo quy định tại Điều 135 của Luật này.

Luật Sở hữu trí tuệ (Cont.)

Page 15: Tình huống

Luật Sở hữu trí tuệ (Cont.)

1. Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:

a) 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế; b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền

thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.3. Trong trường hợp sáng chế được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao

quy định tại khoản 2 Điều này là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.

4. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế.

Page 16: Tình huống

Luật Chuyển giao Công nghệ

Điều 40. Chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước

1. Nhà nước giao quyền chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước cho tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Chủ sở hữu kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước có nghĩa vụ sử dụng và chuyển giao công nghệ đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.

3. Trong trường hợp chủ sở hữu không thực hiện được quy định tại khoản 2 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ cho tổ chức khác.

Page 17: Tình huống

Luật Chuyển giao Công nghệĐiều 42. Phân chia thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước được phân chia như sau:

1. Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã được cấp văn bằng bảo hộ được hưởng mức thù lao theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ;

2. Trường hợp tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ được giao quyền chủ sở hữu công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước phải quy định cụ thể, công khai cơ chế và tỷ lệ phân chia lợi ích theo nguyên tắc sau đây:

a) Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ được hưởng tỷ lệ phần trăm trên giá bán của sản phẩm do công nghệ đó tạo ra trong thời hạn tối đa là mười năm, nếu tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ sử dụng công nghệ đó để sản xuất;

b) Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ được hưởng từ 20% đến 35% số tiền thu được từ hợp đồng chuyển giao công nghệ đó;

3. Sau khi trả thù lao cho tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ, chủ sở hữu công nghệ sử dụng 50% thu nhập còn lại cho đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 50% cho quỹ phúc lợi, khen thưởng;

4. Trường hợp công nghệ được tạo ra bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần từ ngân sách nhà nước thì việc phân chia thu nhập từ phần vốn của Nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

Page 18: Tình huống

Nếu bạn là chuyên viên của văn phòng dịch vụ sở hữu công nghiệp…

Bạn sẽ tư vấn như thế nào?

Tán thành cách chia khoản tiền li-xăng thu được của viện nghiên cứu?

Tăng % cho các tác giả sáng chế? ???

Page 19: Tình huống
Page 20: Tình huống

Nhóm cán bộ A làm việc ở một viện nghiên cứu gặp phải những tình huống sau:

Một công ty nước ngoài XYZ được biết nhóm nghiên cứu qua các công trình công bố của họ và muốn đặt nhóm này sàng lọc một số chủng vi sinh vật có hoạt tính theo yêu cầu từ nguồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam

Công ty soạn thảo hợp đồng hợp tác nghiên cứu:

Công ty cấp 5000$

Công ty sở hữu các kết quả nghiên cứu, sáng kiến…

Page 21: Tình huống

Nhóm cán bộ B: Sản phẩm có giá trị trong y dược Đã được cấp bằng sáng chế Đã sản xuất ở quy mô nhỏ và đưa được sản phẩm ra

thị trường với tên thương mại bắt đầu được người tiêu dùng biết đến

Công ty Dược ABC liên lạc và đề nghị được chuyển giao công nghệ

Công ty soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ Độc quyền Giá & phương thức thanh toán: 100 triệu, trả một

lần Định giá công nghệ?

Page 22: Tình huống