15
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI Số: /ĐA-SKĐAHN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2015 ĐỀ ÁN Tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Những cơ sở pháp lý để xây dựng đề án - Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2005; - Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 4 tháng 12 năm 2009; - Quyết định số 221/2005/QĐ–TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020; - Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XXI về: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; - Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành và phát triển nhân lực ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2013; - Căn cứ Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020”; - Căn cứ Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, giai đoạn 2011 – 2020”; - Căn cứ Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 – 2020”; - Công văn số 4004 /BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng Đề án tự chủ tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy; - Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BGDĐT ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT, ngày 09/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v phê duyệt Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015 ; - Công văn số 5151/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 19/9/2014 của Bộ GD&ĐT về việc 1

Tuyen sinh-truong-dh-san-khau-dien-anh-hn

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHTRƯỜNG ĐẠI HỌC

SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘISố: /ĐA-SKĐAHN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2015

ĐỀ ÁNTuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy

của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Những cơ sở pháp lý để xây dựng đề án- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông

qua ngày 27 tháng 6 năm 2005;- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 của Quốc

hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 4 tháng 12 năm 2009;- Quyết định số 221/2005/QĐ–TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính

phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XXI về: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

- Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành và phát triển nhân lực ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2013;

- Căn cứ Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020”;

- Căn cứ Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, giai đoạn 2011 – 2020”;

- Căn cứ Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 – 2020”;

- Công văn số 4004 /BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng Đề án tự chủ tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy;

- Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BGDĐT ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT, ngày 09/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v phê duyệt Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015 ;

- Công văn số 5151/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 19/9/2014 của Bộ GD&ĐT về việc

1

tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015;- Căn cứ Quyết định số 102/QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt đề án thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy vào các trường khối ngành Văn hoá – Nghệ thuật;

2. Bố cục của đề án- Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh;- Phương án tuyển sinh;- Tổ chức thực hiện;- Lộ trình và cam kết;- Phụ lục

B. PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH RIÊNG

I. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH1.1. Mục đích- Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trường Đại học Sân khấu - Điện

ảnh Hà Nội trong công tác tuyển sinh. Mở rộng nguồn tuyển và tăng số lượng thí sinh để lựa chọn, nhằm nâng cao chất lượng đầu vào, đáp ứng mục tiêu đào tạo, phù hợp với điều kiện và tính chất đặc thù đối với các ngành / chuyên ngành đào tạo tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh có đam mê nghệ thuật hoặc muốn thử sức thi vào Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, nhưng vẫn có cơ hội để thí sinh tham gia thi hoặc xét tuyển vào các trường đại học khác .

- Giảm bớt được sức ép và gánh nặng trong công tác tuyển sinh của trường, do không phải tổ chức thi tuyển các môn văn hóa, để tập trung vào tổ chức 2 vòng thi tuyển các môn năng khiếu. Vì vậy, tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí.

1.2. Nguyên tắc- Không gây khó khăn đối với các thí sinh tham gia dự thi, đảm bảo tuyển chọn

được những thí sinh có năng lực thật sự phù hợp với ngành / chuyên ngành đào tạo.- Đảm bảo đúng Quy chế tuyển sinh, không phát sinh tiêu cực. Thông tin về công

tác tuyển sinh của Trường phải được công bố công khai, minh bạch, tạo cơ chế để thí sinh và xã hội giám sát.

- Phương án được xây dựng trên cơ sở năng lực thực tế của Trường, phù hợp với quy trình và cách thức thi tuyển năng khiếu mà trường thực hiện nhiều năm nay, đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và được dư luận xã hội cả trong và ngoài ngành chấp nhận; đồng thời phù hợp với phương án tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố.

II. PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH2.1. Phương thức tuyển sinhTrường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.2.1.1. Khối thi, điều kiện dự thi, quy trình thi, các môn thi, môn xét tuyển và điểm

xét tuyển.a) Khối thi: Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội chỉ tuyển sinh theo khối

các trường năng khiếu. Cụ thể như sau:

2

- Khối S: Thí sinh dự thi 2 môn năng khiếu và xét tuyển môn Ngữ văn đối với các ngành nghệ thuật như những năm vừa qua.

- Khối S1: Thí sinh dự thi 2 môn năng khiếu và xét tuyển môn Toán đối với ngành Công nghệ điện ảnh – truyền hình, mã ngành 52210302 , bao gồm 2 chuyên ngành: Âm thanh điện ảnh – truyền hình và Công nghệ dựng phim.

b) Điều kiện dự thiNgoài các điều kiện dự thi theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục Đào tạo, thí

sinh dự thi các ngành / chuyên ngành nghệ thuật đặc thù của trường còn phải bảo đảm các điều kiện sau:

* Diễn viên kịch – điện ảnh; Diễn viên chèo; Diễn viên cải lương:- Có độ tuổi từ 17 đến 22. Chiều cao tối thiểu đối với nam: 1m65; nữ: 1m55. - Người cân đối, không có khuyết tật hình thể. Có tiếng nói tốt, không nói ngọng,

nói lắp (Riêng đối với Diễn viên chèo, Diễn viên cải lương cần có giọng hát tốt).- Thí sinh nữ khi dự thi không mặc áo dài, không mặc váy và không được trang

điểm.* Biên đạo múa, Huấn luyện múa: Thí sinh phải tốt nghiệp trung cấp hoặc cao

đẳng múa; chuyên ngành Biên đạo múa đại chúng: thí sinh phải có năng khiếu nghệ thuật múa, có hình thể đẹp.

* Một số ngành/chuyên ngành sau đây khi đăng ký dự thi, thí sinh phải nộp 01 bài viết (gọi tắt là bài điều kiện), viết tay trên khổ giấy A4, lý giải tại sao mình lại lựa chọn dự thi ngành học này và phải nộp kèm thêm thêm những tác phẩm, bài viết… theo yêu cầu cụ thể như sau:

- Đạo diễn điện ảnh; Đạo diễn truyền hình: 03 ý tưởng của 03 phim ngắn do thí sinh tự sáng tác, đánh máy trên khổ A4, mỗi ý tưởng không quá 200 từ.

- Biên kịch điện ảnh: 03 tiểu phẩm do thí sinh tự sáng tác, đánh máy trên khổ giấy A4, mỗi tiểu phẩm không quá 1.000 từ.

- Biên tập truyền hình: 03 bài viết nhận xét về 03 chương trình truyền hình mà thí sinh quan tâm, đánh máy trên khổ giấy A4, mỗi bài viết không quá 1.000 từ.

- Lý luận và phê bình điện ảnh – truyền hình: 03 bài viết thể hiện quan niệm, sự đánh giá của thí sinh về 03 bộ phim đã xem trong rạp hoặc trên truyền hình, đánh máy trên khổ giấy A4, mỗi bài viết không quá 1.000 từ.

- Quay phim điện ảnh; Quay phim truyền hình: 15 ảnh màu hoặc đen trắng do thí sinh tự chụp, cỡ 10x15 cm theo các chủ đề: phong cảnh, chân dung, tĩnh vật và sinh hoạt.

- Nhiếp ảnh nghệ thuật; Nhiếp ảnh báo chí: 10 ảnh màu hoặc đen trắng do thí sinh tự chụp, cỡ 13x18 cm theo các chủ đề: phong cảnh, chân dung, tĩnh vật và sinh hoạt.

- Lý luận và phê bình sân khấu: 01 bài viết thể hiện quan niệm, sự đánh giá của thí sinh về 01 vở diễn sân khấu mình đã xem trong rạp hoặc trên truyền hình, đánh máy trên khổ giấy A4, mỗi bài viết không quá 1.000 từ.

- Biên kịch sân khấu: 02 câu chuyện có mâu thuẫn, xung đột do thí sinh tự sáng tác, đánh máy trên khổ giấy A4, mỗi câu chuyện từ 600 đến 1.000 từ.

Thí sinh không có bài điều kiện sẽ không được dự thi. Nếu được vào chung tuyển, các bài điều kiện này sẽ được các giảng viên hỏi thi sử dụng để kiểm tra năng lực thực tế của thí sinh. Do đó,các bức ảnh, tiểu phẩm, kịch ngắn, bài phân tích… phải do chính thí

3

sinh thực hiện. Nếu phát hiện hiện tượng đạo văn, lấy ảnh của người khác dự thi, thí sinh sẽ bị huỷ kết quả thi.

c) Quy trình thi và các môn thi:Thí sinh phải thi 2 vòng sơ tuyển và chung tuyển. Đạt ở vòng sơ tuyển mới được

thi chung tuyển, cả 2 vòng đều được tổ chức thi tại trường không tổ chức sơ tuyển ở các địa phương.

* Vòng sơ tuyển:

TT Ngành / Chuyên ngành Nội dung, hình thức thi

1. Biên kịch điện ảnh

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật

2. Biên tập truyền hình 3. Đạo diễn điện ảnh4. Đạo diễn truyền hình5. Quay phim điện ảnh6. Quay phim truyền hình

7.Lý luận và phê bình điện ảnh – truyền hình

8. Nhiếp ảnh nghệ thuật

9.Nhiếp ảnh báo chí

10. Biên kịch sân khấu

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật

11. Lý luận và phê bình sân khấu 12. Đạo diễn sân khấu13. Đạo diễn sự kiện lễ hội

14.Đạo diễn âm thanh - ánh sáng sân khấu

15. Âm thanh điện ảnh – truyền hình16. Công nghệ dựng phim

17. Diễn viên kịch - điện ảnh

Kiểm tra hình thể và tiếng nói: Thí sinh tự chuẩn bị và trình bày một bài hát, một bài thơ hoặc một đoạn văn xuôi. Tự chuẩn bị và biểu diễn một tình huống kịch không có nhân vật thứ 2, thời gian không quá 10 phút.

18. Diễn viên chèo- Kiểm tra hình thể, giọng nói, tiếng hát: Thí sinh tự chuẩn bị và biểu diễn 2 bài hát (chèo, cải lương hoặc hát mới), có thể đọc, ngâm một bài thơ hoặc đọc một đoạn văn xuôi.- Tự chuẩn bị và biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu không có nhân vật thứ 2, thời gian không quá 10 phút.

19. Diễn viên cải lương

20. Diễn viên Rối

TT Ngành / Chuyên ngành Nội dung, hình thức thi

21.Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh, hoạt hình

Vẽ hình hoạ đen trắng theo mẫu

4

22. Thiết kế trang phục nghệ thuật Vẽ hình hoạ đen trắng theo mẫu

23. Biên đạo múa đại chúng

- Kiểm tra hình thể.- Thực hiện một đoạn múa (16 nhịp) theo hướng dẫn của Ban Giám khảo về một trong 3 thể loại: Dân gian dân tộc, hiện đại hoặc khiêu vũ quốc tế.- Kiểm tra cảm xúc âm nhạc.

24. Biên đạo múa - Thực hiện từ 1 đến 3 tổ hợp động tác múa cổ điển châu Âu và từ 1 đến 3 tổ hợp múa dân gian Việt Nam theo yêu cầu.- Nghe nhạc và trình bày cảm xúc của mình.

25. Huấn luyện múa

* Các ngành / chuyên ngành không phải thi vòng sơ tuyển : Sáng tác, chỉ huy dàn nhạc dân tộc, Nhạc công kịch hát dân tộc ( hệ Cao đẳng) và các ngành / chuyên ngành đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học.* Vòng chung tuyển:

TT Ngành / Chuyên ngànhNội dung, hình thức thi và hệ sô điểm bài thi

Môn 1 Môn 2Khối S (Thi 2 môn Năng khiếu và xét tuyển môn Ngữ văn)

1. Biên kịch điện ảnhViết sáng tác tiểu phẩm điện ảnh (HS2).

Vấn đáp: Khả năng sáng tác kịch bản, hiểu biết về điện ảnh (HS1).

2. Biên tập truyền hình Xem phim, viết bài phân tích phim (HS2).

Vấn đáp: Những hiểu biết liên quan đến lĩnh vực truyền hình và biên tập truyền hình (HS1).

3. Đạo diễn điện ảnhXem phim, viết bài phân tích phim (HS2).

Vấn đáp: Dựng ảnh liên hoàn theo chủ đề tự chọn và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thi (HS1).

4. Đạo diễn truyền hình

5. Quay phim điện ảnh

Xem phim, viết bài phân tích phim (HS1).

Thực hành chụp ảnh. Sau đó thi vấn đáp phân tích các ảnh đã chụp và các ảnh theo đề thi (HS1).(TS tự túc máy ảnh, đóng lệ phí vật liệu ảnh)

6. Quay phim truyền hình

7.Lý luận và phê bình điện ảnh – truyền hình

Xem phim, viết bài phân tích phim (HS2).

Vấn đáp: Những hiểu biết về nghệ thuật điện ảnh – truyền hình (HS1).

8. Nhiếp ảnh nghệ thuật Viết bài phân tích tác phẩm nhiếp ảnh (HS1).

Thực hành chụp ảnh. Vấn đáp và phân tích các bức ảnh thí sinh đã chụp. (HS1) (TS tự túc máy ảnh, đóng lệ phí vật liệu ảnh)

9. Nhiếp ảnh báo chí

TT Ngành / Chuyên ngành Nội dung, hình thức thi và hệ sô điểm bài thiMôn 1 Môn 2

10. Biên kịch sân khấu Viết sáng tác tiểu phẩm sân khấu (HS2).

Vấn đáp: Khả năng sáng tác kịch bản, hiểu biết về sân khấu (HS1)

11. Lý luận và phê bình sân Xem băng hình vở diễn và viết Vấn đáp: Năng khiếu cảm thụ tác

5

khấu bài phân tích vở diễn (HS2)phấm SK, hiểu biết về văn hoá, nghệ thuật và sân khấu. (HS1)

12. Đạo diễn sân khấuViết bài phân tích kịch bản sân khấu (HS1)

Vấn đáp và biểu diễn tiểu phẩm (HS1)

13. Đạo diễn sự kiện lễ hộiViết đề cương một kịch bản lễ hội (hệ số 1).

Vấn đáp về nghệ thuật dàn cảnh và tổ chức phối hợp các yếu tố trong lễ hội (hệ số 1).

14.Đạo diễn âm thanh - ánh sáng sân khấu

Viết ý tưởng thiết kế âm thanh, ánh sáng cho một tình huống kịch (HS1).

Vấn đáp về tư duy đạo diễn âm thanh, ánh sáng cho một chương trình biểu diễn nghệ thuật sân khấu (HS1).

15. Diễn viên kịch - điện ảnh - Biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi, không có người thứ hai. Thời gian không quá 10 phút.- Thể hiện các tình huống theo yêu cầu của Ban Giám khảo và trả lời các câu hỏi liên quan đến đề thi.

16.Diễn viên kịch - điện ảnh (Liên thông tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng)

17.Diễn viên kịch - điện ảnh (Liên thông tốt nghiệp đủ 36 tháng)

Phân tích nhân vật trong kịch bản sân khấu kịch nói (HS1)

Thể hiện một vai diễn trong một trích đoạn kịch nói do thí sinh tự chuẩn bị và trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo (HS2)

18. Diễn viên chèo Hát theo nhạc chuyên ngành và theo cữ giọng quy định, kiểm tra thẩm âm, tiết tấu cảm; Múa các động tác theo yêu cầu của Ban Giám khảo; Biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi, không có người thứ 2 (Thời gian không quá 10 phút); Thể hiện các tình huống theo yêu cầu của Ban Giám khảo và trả lời các câu hỏi liên quan đến đề thi.

19. Diễn viên Rối20. Diễn viên cải lương

21.Diễn viên chèo, cải lương (Liên thông tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng)

22.Diễn viên chèo, cải lương (Liên thông tốt nghiệp đủ 36 tháng)

Phân tích nhân vật trong kịch bản sân khấu chèo hoặc cải lương (HS1)

Thể hiện một vai diễn trong một trích đoạn chèo hoặc cải lương do thí sinh tự chuẩn bị và trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo (HS2) (Thí sinh tự chuẩn bị phần nhạc đệm)

TT Ngành / Chuyên ngànhNội dung, hình thức thi và hệ sô điểm bài thi

Môn 1 Môn 2

23.Sáng tác, chỉ huy dàn nhạc dân tộc

Thi viết: Phối hoà thanh 4 bè cho một đoạn nhạc và phổ nhạc cho một đoạn thơ lục bát hoặc thất ngôn. (HS1)

Vấn đáp: Thể hiện khả năng chỉ huy một ca khúc và một bản nhạc với đàn piano và trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo (HS1)

24.Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh, hoạt hình

Vẽ trang trí không gian bằng bột màu, theo đề thi. (HS2)

Vẽ theo mẫu tĩnh vật bằng bột màu (HS1)

25. Thiết kế trang phục nghệ Vẽ thiết kế mẫu trang phục Vẽ theo mẫu tĩnh vật bằng bột

6

thuật theo đề thi bằng bột màu (HS2) màu (HS1)

26. Biên đạo múa đại chúng

Thực hiện ba đoạn múa (mỗi đoạn 16 nhịp) theo hướng dẫn của Ban Giám khảo về cả ba thể loại: Dân gian dân tộc, hiện đại và khiêu vũ quốc tế. (HS1)

Nghe nhạc và trình bày cảm xúc âm nhạc theo đề thi. Biên một tiểu phẩm Múa theo âm nhạc của đề thi đó. (HS2)

27. Biên đạo múa

Biên và trình bày một tiểu phẩm múa theo đề thi (từ 2 đến 3 phút). Tiểu phẩm không sử dụng quá 2 diễn viên và thí sinh phải trực tiếp tham gia trình bày (HS2).

Biên bài tập huấn luyện múa cổ điển Châu Âu hoặc múa dân gian dân tộc VN theo đề thi. Thí sinh trực tiếp trình bày. (HS1)

28. Huấn luyện múa

Biên và trình bày một tiểu phẩm múa theo đề thi (từ 2 đến 3 phút). Tiểu phẩm không sử dụng quá 2 diễn viên và thí sinh phải trực tiếp tham gia trình bày (HS1).

Biên bài tập huấn luyện múa cổ điển Châu Âu hoặc múa dân gian dân tộc VN theo đề thi. Thí sinh trực tiếp trình bày. (HS2)

29.Nhạc công kịch hát dân tộc (Cao đẳng)

- Nhạc cụ: Tự diễn tấu nhạc cụ 2 bài không có dàn nhạc đệm.- Xướng âm: Theo số thăm bốc trúng.

- Thể hiện tiết tấu: Theo số thăm bốc trúng.

Khối S1 (Thi 2 môn Năng khiếu và xét tuyển môn Toán)

30. Công nghệ dựng phim

Xem phim và viết bài phân tích phim (HS1)

Thi vấn đáp về lĩnh vực hình ảnh, cảm thụ về màu sắc, ánh sáng trong ĐA – TH; kiến thức tổng quát về điện tử, tin học ứng dụng.(HS1)

31.Âm thanh điện ảnh – truyền hình

Thi vấn đáp về lĩnh vực âm thanh, cảm thụ về âm thanh trong phim ĐA – TH; kiến thức tổng quát về điện tử, tin học ứng dụng.(HS1)

d) Môn xét tuyển: môn Ngữ văn đối với khối S và môn Toán đối với khối S1.Điểm xét tuyển môn Ngữ văn hoặc Toán (hệ số 1) được lấy từ kết quả điểm thi tốt

nghiệp Trung học phổ thông quốc gia hằng năm của các môn thi này và phải đạt ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu của môn, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường tuyển cả những thí sinh dự thi tại các cụm thi do địa phương tổ chức đạt ngưỡng điểm này.

Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) từ năm 2014 trở về trước, điểm xét tuyển cũng dựa trên điểm thi môn Ngữ văn/ hoặc Toán trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc trung học của năm thí sinh tốt nghiệp.

7

Các điểm thi này cũng phải đạt ngưỡng xét tuyển theo quy định.Điểm xét tuyển môn Ngữ văn, hoặc Toán cùng với các điểm ưu tiên (nếu có) được

cộng vào Tổng điểm để xác định điểm chuẩn xét tuyển (điểm trúng tuyển). e) Điểm chuẩn xét tuyển (điểm trúng tuyển)* Điểm trúng tuyển vào các ngành khối S và S1 gồm 2 điểm:+ Điểm Năng khiếu (hệ số 2) làm tròn đến 0,5 điểm+ Tổng điểm: gồm điểm Năng khiếu cộng điểm Ngữ văn đối với khối S hoặc Toán

đối với Khối S1, cộng thêm điểm ưu tiên (nếu có).* Trường tự chủ xét tuyển, sử dụng kết quả thi riêng trên cơ sở số chỉ tiêu được

phân, đảm bảo chất lượng và công bằng.2.1.2. Phương thức đăng kí dự thi

* Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:1. Túi hồ sơ đăng ký dự thi (gồm 2 phiếu số 1 và số 2) theo mẫu quy định của

Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội ban hành và được đăng công khai trên trang thông tin tuyển sinh của trường tại địa chỉ www.skda.edu.vn hoặc mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành hàng năm.

2. 04 ảnh 3x4cm và 3 phong bì dán tem đã ghi sẵn địa chỉ báo tin.3. Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).* Thời gian, địa điểm và phương thức nhận hồ sơ:Thời gian: Từ ngày 15 - 5 đến hết ngày 15 – 6 hàng năm.Địa điểm: Văn phòng Ban Thư ký tuyển sinh, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh

Hà Nội, Khu Văn hóa nghệ thuật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.Phương thức:- Nộp trực tiếp tại Văn phòng Ban Thư ký tuyển sinh, Trường Đại học Sân khấu -

Điện ảnh Hà Nội.- Gửi chuyển phát nhanh về: Văn phòng tuyển sinh - Trường Đại học Sân khấu -

Điện ảnh Hà Nội, Khu Văn hóa nghệ thuật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (kèm theo lệ phí) trong thời gian trường thu nhận hồ sơ (tính theo dấu bưu điện).

- Thu qua các Sở giáo dục và Đào tạo các địa phương theo lịch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo có yêu cầu các Sở thu hồ sơ ĐKDT)

2.1.3. Lịch tuyển sinh của TrườngThời gian thi được Dự kiến từ 20/7 đến 30/7 hàng năm nhằm tạo cơ hội cho thí

sinh có thể tham gia thi hoặc xét tuyển ở những ngành khác.(Lịch tuyển sinh có thể được thay đổi, căn cứ vào số lượng các ngành đào tạo cụ

thể) 2.1.4. Lệ phí tuyển sinhThực hiện theo Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGD ĐT quy định chế độ

thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.2.1.5. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh- Đối với các thí sinh được ưu tiên theo đối tượng hay khu vực, mức chênh lệch

điểm thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Do trường đào tạo năng khiếu, thí sinh bắt buộc phải dự thi năng khiếu, đủ điều

8

kiện mới được vào học. Vì vậy, các thí sinh là học sinh phổ thông nội trú, tại các huyện nghèo thuộc diện tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ được miễn thi vòng sơ tuyển, vòng chung tuyển thí sinh bắt buộc phải dự thi.

- Thí sinh năng khiếu nghệ thuật thuộc diện được xét tuyển thẳng vào học các ngành nghệ thuật của trường được thực hiện theo đúng quy định của quy chế tuyển sinh.

* Đối với những thí sinh trúng tuyển vào các ngành Biên đạo múa, ( kể cả Biên đạo múa đại chúng), Huấn luyện múa, Diễn viên kịch hát dân tộc và Nhạc công kịch hát dân tộc được giảm 70% học phí.

2.2. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh2.2.1. Sự phù hợp của phương thức tuyển sinh với đặc thù các ngành đào tạo của

trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.Việc tổ chức thi tuyển các môn năng khiếu chuyên ngành là hoàn toàn phù hợp với

điều kiện của một trường đào tạo các ngành nghệ thuật có tính đặc thù rất cao. Trong mỗi ngành có nhiều chuyên ngành, mỗi chuyên ngành lại có yêu cầu về chuyên môn khác nhau. Vì thế, có nhiều môn thi, nhiều hội đồng giám khảo và cách thức tổ chức thi rất đa dạng. Từ khi thành lập trường đến nay, phương thức tuyển sinh các ngành năng khiếu nghệ thuật của trường cơ bản không thay đổi. Những cải tiến về quy trình, cách thức tổ chức thi… chỉ làm cho phương thức tuyển sinh này hoàn thiện hơn, khách quan hơn, công bằng hơn nhằm tuyển chọn được những thí sinh có năng khiếu thật sự vào học.

Việc sử dụng các môn văn hóa cơ bản là Ngữ văn đối với khối S và Toán đối với khối S1 để xét tuyển, vừa phù hợp với thực tế khách quan là yêu cầu về kiến thức các môn văn hóa đối với thí sinh các ngành năng khiếu nghệ thuật không cao như các ngành khoa học khác; vừa phù hợp với chủ trương lớn của ngành là dùng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển vào đại học, Ngữ văn và Toán đều là 2 môn cơ bản thí sinh phải thi.

2.2.2. Các yếu tố bảo đảm chất lượng, sự công bằng của phương thức tuyển sinh đề xuất

– Điểm thi văn hóa : Lấy điểm thi tốt nghiệp PTTH quốc gia đảm bảo tính công bằng và yếu tố chất lượng trong tuyển sinh của nhà trường. Trình độ văn hóa của thí sinh đựơc sát hạch qua kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT, giảm thiểu yếu tố cảm tính , đảm bảo tính khách quan trong đánh giá.

– Điểm thi năng khiếu: Mỗi thí sinh dự thi 2 môn năng khiếu được tuyển chọn theo một quy trình thống nhất; các em có cơ hội như nhau để thể hiện năng khiếu của bản thân. Đây vừa là yếu tố đảm bảo chất lượng vừa là yếu tố đảm bảo tính công bằng trong phương thức tuyển sinh, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Việc tiến hành cộng điểm Ngữ văn (hoặc Toán) được thực hiện công khai, minh bạch , thí sinh biết trước điểm Ngữ văn (hoặc Toán) trước khi dự thi năng khiếu chuyên ngành.

Các môn năng khiếu, có quy trình thi chặt chẽ. Qua nhiều lần cải tiến, hiện nay, nhà trường đang tiến hành tổ chức thi với cách thức nhanh gọn và nghiêm túc.

2.2.3. Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, học sinh khi trường triển khai phương án tuyển sinh

Thực hiện phương án tuyển sinh này có nhiều thuận lợi. Trường đã thực hiện tuyển sinh riêng các ngành năng khiếu nhiều năm nay, đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Quy trình tuyển sinh với 2 vòng chung tuyển và sơ tuyển, có 2 điểm xét tuyển là

9

điểm năng khiếu chuyên môn và tổng điểm đã được các cấp có thẩm quyền và dư luận xã hội; thí sinh và phụ huynh thí sinh chấp nhận. Trường có điều kiện tập trung vào tổ chức tốt các môn thi năng khiếu. Thí sinh cũng có thời gian chuẩn bị nhiều hơn cho các môn thi này.

Khó khăn: Thời gian tuyển sinh bị kéo dài do phải tổ chức nhiều hình thức thi qua 2 vòng thi khác khau, các môn năng khiếu phải chấm trực tiếp từng thí sinh một.

2.2.4. Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi triển khai phương án tuyển sinh và các giải pháp chống tiêu cực

Mỗi ngành năng khiếu đặc thù đều có cách thức thi tuyển riêng. Thực tế có những đơn vị tổ chức các lớp “giải đáp thắc mắc” cho thí sinh dự thi thi vào các ngành năng khiếu. Trường xác định đó không phải là các “lò luyện thi”. Nhà trường đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn hiện tượng các cá nhân cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo của trường tham gia vào các trung tâm luyện thi cấp tốc.

Các giải pháp cơ bản để chống tiêu cực là:- Xây dựng một ngân hàng đề thi phong phú với tính chất “mở” để khơi gợi tư duy

sáng tạo của thí sinh.- Các cán bộ chấm thi được giữ bí mật đến sát giờ thi. Thực hiện bốc thăm cán bộ

chấm thi vấn đáp từng buổi nếu cùng hình thức thi (như ở vòng sơ tuyển diễn viên sân khấu điện ảnh). Hội đồng chấm thi hàng năm thường xuyên được thay đổi nhân sự, mời thêm các giảng viên là các chuyên gia, các nhà làm phim, các nghệ sỹ có uy tín tham gia chấm.

- Đối với các môn thi thực hành, ngoài Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT, nhà trường còn có nội quy, quy định riêng về trình tự, các bước thực hiện và các vật dụng được mang vào phòng thi phù hợp với ngành đặc thù v.v…

2.3. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh2.3.1. Điều kiện về con người Hiện nay, trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh có: 15 Phó giáo sư, 23 Tiến sĩ, 93

Thạc sĩ, 145 Cử nhân đại học. Tất cả các cán bộ, giảng viên đã và đang là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp phát triển đào tạo của Trường, đảm bảo cho công tác tuyển sinh Đại học.

Nhà trường luôn chú trọng việc trẻ hoá đội ngũ tạo điều kiện cho cán bộ trẻ tham gia học tập nâng cao trình độ tại chỗ và học tập nước ngoài. Giảng viên đạt trình độ chuẩn, trong đó 100% có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của Bộ GD-ĐT.

2.3.2. Cơ sở vật chất (Thông tin về cơ sở vật chất và kỹ thuật của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà

Nội tại phụ lục của đề án).Trường đảm bảo bố trí, sắp xếp đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho

công tác chuẩn bị, công tác tổ chức xét tuyển, công bố kết quả, hậu kiểm tuyển sinh đúng Quy chế.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN3.1. Chuẩn bị thi tuyển sinh- Căn cứ “Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy” của Bộ Giáo dục

và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh của trường do Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng.

10

Hội đồng tuyển sinh có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công việc thi và tuyển sinh.

Hội đồng tuyển sinh có các Ban giúp việc theo quy định của Quy chế tuyển sinh: Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi, Ban Cơ sở vật chất, Ban Thanh tra...

- Thông báo trên trang thông tin điện tử của Trường, trên các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh của Trường. Thông tin tuyển sinh của Trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, khối thi, môn thi, thời gian thi, vùng tuyển và các thông tin khác liên quan khác.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực... cho việc biên soạn đề thi, tổ chức thi, chấm thi ...

3.2. Ra đề thi - Nhà trường thành lập Ban Đề thi trực thuộc Hội đồng tuyển sinh để ra đề thi

riêng các môn thi năng khiếu. - Yêu cầu về nội dung đề thi, quy trình ra đề thi, bảo mật đề thi, quản lý, phân

phối, sử dụng đề thi phải phù hợp với đặc thù của ngành đào tạo, nhưng không trái với Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3.3 Tổ chức thi- Thời gian thi sơ tuyển: Từ 20/7 đến 25/7/2015.Nếu ngành nào có số lượng thí sinh dự thi đông, thì trường tăng số lượng các Ban

giám khảo chấm, để đảm bảo thời gian sơ tuyển theo lịch.- Thời gian thi chung tuyển: Từ 26/7 đến 30/7/2015.Đối với các môn thi năng khiếu theo hình thức vấn đáp, chỉ có 1 Hội đồng chấm

thi chung tuyển thống nhất, để đảm bảo tính công bằng trong tuyển chọn.3.4. Chấm thi và phúc khảo bài thi- Tổ chức chấm thi được thực hiện theo đúng Quy chế tuyển sinh đại học, cao

đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.- Các ban chấm năng khiếu vấn đáp tối thiểu có 3 người. Quy trình chấm thi viết

năng khiếu hoàn toàn theo đúng Quy chế tuyển sinh.- Kết quả thi của thí sinh được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của

Trường và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.- Không phúc khảo các môn thi năng khiếu theo quy định trong Quy chế tuyển

sinh.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển

sinhTrường bố trí nhân sự thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ,

nghiêm túc, đúng quy định về công tác xét tuyển, thi tuyển sinh đại học hệ chính quy theo đúng Quy chế tuyển sinh.

3.6. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo - Báo cáo công tác chuẩn bị tuyển sinh, lịch thi, thời gian thi, địa điểm thi…- Báo cáo nhanh tình hình thi theo từng buổi thi trong suốt quá trình tuyển sinh.

11

- Báo cáo tổng kết quá trình tuyển sinh, kết quả tuyển sinh, đánh giá những thuận lợi và khó khăn nhà trường gặp phải.

3.7. Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh

Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội phối hợp với Công an Phường Mai Dịch, Công an Quận Cầu Giấy (Tp. Hà Nội), Phòng PA83 - Công an Tp. Hà Nội, Điện lực quận Cầu Giấy… trong toàn bộ quá trình tuyển sinh.

D. LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT CỦA TRƯỜNG4.1. Lộ trìnhNăm 2014, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội chưa được Bộ Giáo dục và

Đào tạo phê duyệt đề án tuyển sinh riêng . Rút kinh nghiệm công tác tổ chức tuyển sinh năm 2014, tiếp thu sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến đóng góp trên các phương tiện thông tin đại chúng, Trường đã xây dựng đề án tuyển sinh riêng này trình hai Bộ phê chuẩn cho thực hiện từ năm 2015 và những năm tiếp theo.

4.2. Cam kết- Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cam kết tổ chức tuyển sinh theo

đúng các quy định được nêu trong Quy chế tuyển sinh, dưới sự chỉ đạo và giám sát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thí sinh tham gia đăng dự thi, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

- Các thông tin về hoạt động tuyển sinh của trường được công bố rộng rãi, công khai, để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.

- Xử lý nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế nếu có.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh hàng năm, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo .

E. PHỤ LỤC ĐỀ ÁN

5.1. Dự thảo Quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫnViệc tổ chức tuyển sinh riêng các môn thi năng khiếu đều tuân thủ các quy định

của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các môn có hình thức thi đặc thù trường cũng có những quy định riêng để cụ thể

hóa quy chế thi, như quy định với môn thi Xem phim, viết bài phân tích phim, môn thi Chụp ảnh dã ngoại, các môn thi năng khiếu theo hình thức vấn đáp…

12

Hình thức xét tuyển môn Ngữ văn (đối với khối S), môn Toán (đối với khối S1) thực hiện theo phương thức lấy điểm thi tốt nghiệp THPT từ đạt ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu trở lên của những môn này.

5.2. Thống kê kết quả tuyển sinh đại học từ 2009 đến 2014

Năm học Chỉ tiêuHồ sơ ĐKDT

Trúng tuyển Nhập học Ghi chú

2009 301 2184 296 2822010 358 1297 334 2982011 461 1249 358 3022012 427 1214 356 3252013 443 1286 412 361

2014 592 1251 404 365Chưa tính

chỉ tiêu khối A

5.3. Danh mục các ngành đăng ký tuyển sinh riêng (hệ đại học ,cao đẳng)TT Ngành đào tạo Mã ngành1. Sáng tác âm nhạc 522102032. Lý luận và phê bình sân khấu 522102213. Biên kịch sân khấu 522102254. Diễn viên sân khấu kịch hát 522102265. Đạo diễn sân khấu 522102276. Lý luận và phê bình điện ảnh – truyền hình 522102317. Biên kịch điện ảnh – truyền hình 522102338. Diễn viên kịch - điện ảnh 522102349. Đạo diễn điện ảnh – truyền hình 5221023510. Quay phim 5221023611. Biên đạo múa 5221024312. Huấn luyện múa 5221024413. Nhiếp ảnh 5221030114. Công nghệ điện ảnh – truyền hình 5221030215. Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh 52210406

16.

Diễn viên sân khấu kịch hát (gồm các chuyên ngành sau):- Diễn viên Chèo- Diễn viên Cải Lương- Diễn viên Rối- Nhạc công kịch hát dân tộc

51210226

5.4. Đội ngũ giảng viên (cơ hữu và hợp đồng giảng dạy ) Đơn vị tính: Người

TT Tên ngành đào tạo

Trình độ đào tạo

Số giảng viên cơ hữu theo chức danh khoa học, trình độ đào tạo

(tham gia chủ trì chính ngành đào tạo)

GS PGS TSKH TS ThS ĐH -1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8

1 Biên kịch điện ảnh – truyền hình ĐH 1 1 3 10

13

2 Đạo diễn điện ảnh – truyền hình ĐH 1 1 6 19

3Lý luận và phê bình điện ảnh – truyền hình

ĐH 1 1 3 4

4 Quay phim ĐH 1 1 3 11

5 Nhiếp ảnh ĐH 1 1 8 10

6 Công nghệ điện ảnh – truyền hình ĐH 4 9 16

7 Biên kịch sân khấu ĐH 1 3 3

8 Đạo diễn sân khấu ĐH 2 4 10

9 Lý luận và phê bình sân khấu ĐH 3 2 2

10 Diễn viên sân khấu kịch hát ĐH 1 5 15

11 Biên đạo múa ĐH 1 1 6 3

12 Huấn luyện múa ĐH 7 6

13 Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh ĐH 1 7 12

14 Diễn viên kịch - điện ảnh ĐH 1 1 4 5

15 Kiến thức cơ bản (dạy cho tất cả các ngành đào tạo)

ĐH 1 18 16

Tổng số: 0 15 0 23 93 145Cộng: 276

14

5.5. Thông tin về cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện cóTT Nội dung Đơn vị tính Số lượngI Diện tích đất đai ha 2II Diện tích sàn xây dựng m2 28.4111 Giảng đường

Số phòng phòng 109Tổng diện tích m2 6.682

2 Phòng học máy tínhSố phòng phòng 5Tổng diện tích m2 375

TT Nội dung Đơn vị tính Số lượng3 Phòng học ngoại ngữ

Số phòng phòng 2Tổng diện tích m2 135

4 Thư viện m2 4915 Phòng thí nghiệm

Số phòng 0Tổng diện tích 0

6 Xưởng thực tập, thực hành Số phòng 52Tổng diện tích 4.575

7 Ký túc xá thuộc cơ sở đào tạo quản lýSố phòng phòng 0Tổng diện tích m2 0

8 Diện tích nhà ăn của cơ sở đào tạo m2 09 Diện tích khác:

Diện tích hội trường m2 496Diện tích nhà thi đấu đa năng m2 0

Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội về đội ngũ giảng viên, kinh nghiệm về tuyển sinh cũng như về cơ sở vật chất; căn cứ việc Trường đã thực hiện nghiêm túc các kỳ thi tuyển sinh hàng năm; Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua đề án này và chấp thuận cho Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội được tổ chức tuyển sinh riêng, tạo điều kiện cho Trường có thể hoàn thành “Đề án chiến lược phát triển Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.Nơi nhận: - Cục KT&KĐCL (Bộ GD&ĐT); - Vụ Đào tạo (Bộ VH,TT&DL); - Lưu VT, ĐTQLKH, CVB(10).

KT. HIỆU TRƯỞNGPHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH

PGS.TS. Nguyễn Đình Thi

15