19
1 PHẦN 2 THỂ LOẠI TƯỜNG THUẬT NGUYỄN VĂN HÀ - KHOA BC&TT

Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

Citation preview

Page 1: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

1

PHẦN 2

THỂ LOẠI TƯỜNG THUẬT

NGUYỄN VĂN HÀ - KHOA BC&TT

Page 2: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

1. Khái niệm thể loại tường thuật

- Tường thuật trong tiếng Anh (cover) có nghĩa

truyền đạt, thông báo, là loại bài xuất hiện trên

báo chí Anh vào giữa thế kỷ XIX.

- Trong từ Hán Việt, tường thuật có nghĩa là trình

bày sự việc, sự kiện một cách trình tự, rõ ràng.

2

Page 3: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

3

Định nghĩa

Tường thuật là một thể loại báo chí thuộc loại

tác phẩm thông tấn, trong đó NB trình bày một

cách hệ thống, chi tiết diễn biến của sự kiện, hiện

tượng với tư cách là người trực tiếp chứng kiến

hoặc tham gia sự kiện, hiện tượng đó.

Page 4: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

4

2. Đặc điểm thể loại tường thuật

- Tường thuật ưu tiên cho các sự kiện mang tính

thời sự.

Đối tượng của thể loại tường thuật là những sự

kiện quan trọng và mang tính thời sự cao, thu hút

được sự quan tâm đặc biệt của công chúng.

Page 5: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

5

- Tác phẩm tường thuật có cấu trúc theo sự kiện

và thời gian tuyến tính.

Về nguyên tắc, cái gì xảy ra trước thì trình bày

trước, cái gì xảy ra sau thì trình bày sau.

- Tường thuật vừa mang tính công thức, quy

phạm vừa đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo của

người thực hiện

- Phóng viên phải là người chứng kiến trực tiếp và

trọn vẹn sự kiện.

Page 6: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

6

3. Các thể (dạng) tường thuật

(1) Tường thuật trực tiếp

- Tường thuật trực tiếp còn có tên gọi khác là tường thuật tại chỗ. Đây là thể tường thuật giúp công chúng có thể nghe, thấy, đọc sự kiện gần như cùng lúc, cùng thời điểm mà sự kiện ấy đang diễn ra.

- Thể tường thuật trực tiếp áp dụng cho PT-TH và báo trực tuyến.

Page 7: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

7

(2) Tường thuật gián tiếp

- Là thể tường thuật được thực hiện sau khi sự kiện xảy ra. Nói cách khác, khi công chúng tiếp nhận sự kiện thì nó đã thuộc về quá khứ dù là quá khứ gần.

- Tường thuật gián tiếp là đặc điểm nổi bật của báo in.

- PT-TH và báo trực tuyến hiện nay cố gắng hạn chế thể tường thuật gián tiếp.

Page 8: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

8

4. Tiêu chí của một bài tường thuật hay

- Rút ngắn tối đa khoảng cách thời gian giữa sự

kiện được tường thuật và sự kiện diễn ra trong

thực tế.

- Bao quát được những diễn biến chính của sự

kiện.

- Chọn được góc nhìn, cách thể hiện độc đáo, sắc

sảo, tinh tế, phù hợp với mục tiêu của bài tường

thuật.

Page 9: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

9

- Lời giới thiệu và bình luận phải ngắn gọn, súc

tích và chừng mực. Tường thuật là hãy để sự kiện

lên tiếng theo ý đồ của mình.

- Cấu trúc bài tường thuật phải logic, chặt chẽ, tái

hiện hoàn chỉnh sự kiện.

* Lưu ý: Trên báo in (đôi khi cả báo trực tuyến)

hiện nay ít có bài tường thuật truyền thống. Nó có

xu hướng kết hợp với sự phân tích, bình luận sự

kiện hoặc miêu tả chân dung.

Page 10: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

10

5. Cách viết bài tường thuật

5.1 Chuẩn bị

- Tìm hiểu thông tin nền (background information)

về sự kiện (hội nghị, lễ hội, cuộc thi thể thao, biểu

tình…).

- Tìm hiểu về các nhân vật chính sẽ xuất hiện

trong sự kiện.

- Đọc kỹ chương trình (hay kịch bản), xác định các

chi tiết là điểm nhấn của sự kiện.

Page 11: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

11

- Xác định mục đích, chủ đề, tư tưởng của bài

tường thuật.

- Lập dàn ý (hay kịch bản) cho bài tường thuật.

- Kiểm tra phương tiện tác nghiệp (bút, sổ tay,

máy ghi âm, máy ghi hình, laptop, điện thoại di

động…) để chắc rằng tất cả đều tốt và trong trạng

thái sẵn sàng.

Page 12: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

12

5.2 Tác nghiệp tại hiện trường

- Có mặt tại hiện trường suốt quá trình xảy ra sự

kiện (đến sớm và về trễ).

- Theo dõi và ghi nhận diễn biến của sự kiện: chú

ý toàn cảnh và cận cảnh, đặc biệt là các chi tiết nổi

bật, bất ngờ.

- Tranh thủ gặp gỡ, phỏng vấn ngắn 3 loại nhân

vật: người nổi bật nhất, người dự khán và người

trong ban tổ chức.

- Chụp ít nhất 5 tấm ảnh.

Page 13: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

13

5.3 Viết bài tường thuật

* Phần mở đầu:

- Dựa vào các thông tin nền, giới thiệu quang

cảnh, không khí, thời gian, địa điểm xảy ra sự

kiện; thời lượng và mục đích của sự kiện.

- Độ dài không quá 4 câu (100 chữ).

Page 14: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

14

* Phần thân bài (body):

- Trình bày diễn tiến sự kiện theo trình tự thời gian

tuyến tính.

- Tập trung cho các điểm nhấn của sự kiện.

- Chú ý trích dẫn các phát biểu hay ý kiến quan

trọng, thu hút người dự khán.

- Tất cả chi tiết, ý tưởng phải phục vụ tốt nhất cho

mục đích, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

- Độ dài không nên quá 1.500 chữ

Page 15: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

15

* Phần kết thúc:

- Dựa vào quan sát trực tiếp của bản thân và nội

dung phỏng vấn ngắn từ các nhân vật, đưa ra lời

bình luận, đánh giá về sự kiện và hiệu ứng, hiệu

quả hoặc hé lộ diễn biến tiếp theo của sự kiện.

- Ý tưởng phải có căn cứ và nhất quán với các chi

tiết trong phần thân bài.

- Độ dài không quá 4 câu (100 chữ).

Page 16: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

16

5.4 Sửa chữa, hoàn thiện

* Dựng bài:

- Đọc lại toàn bài.

- Đặt nhan đề (không quá 12 chữ).

- Viết chapeau (không quá 60 chữ).

Page 17: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

17

- Phân đoạn và đặt trung đề (intertitre) cho các

đoạn (không quá 3 trung đề, mỗi trung đề không

quá 9 chữ).

- Lập hộp thông tin (box) (không quá 2 hộp, mỗi

hộp không quá 200 chữ và phải có nhan đề).

- Lập cửa sổ (window, không quá 2 cửa sổ, mỗi

cửa sổ không quá 60 chữ).

- Bố trí ảnh và chú thích ảnh (không quá 3 tấm).

Page 18: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

18

* Sửa bài:

- Sửa lỗi chính tả, morrase, từ vựng, ngữ pháp.

- Bố cục và kết cấu (hợp lý, chặt chẽ, nhất quán).

- Kiểm tra các chi tiết trong bản thảo với các chi

tiết đã thu thập được có trùng khớp nhau chưa.

- Ghi số chữ toàn bài và tên tác giả.

Page 19: Viết bài tường thuật sự kiện như thế nào?

19

5.5 Bài tập

- Bậc 1: Xác định và phân tích các thành phần của

3 bài tường thuật trên báo in.

- Bậc 2: Sửa chữa và hoàn thiện (thêm các thành

phần cần thiết) cho 3 bài tường thuật trên báo in.

- Bậc 3: Đi thực tế và viết 2 bài tường thuật về các

sự kiện diễn ra ở địa phương hoặc tại cơ quan,

đơn vị mình.