205
Son autocad - KĐTT 1 GII THIU Chào mng tt ccác bạn đã đến vi tài liu Hướng Dn To Bn VKThut Trong Cơ Khí Vi AutoCAD”. Ni dung tài liu này shướng dn các bn làm quen giao din phn mm AutoCAD 2014, các thao tác lệnh cơ bản, cách gi và sdng chúng. Ngoài ra tài li ệu còn hướng dn các bn tìm hiu vlp (Layer), trang in (Layout), kiểu kích thước (Dimension Style), kiu ch(Text Style), in bn v(Plot),...

2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

1

GIỚI THIỆU

Chào mừng tất cả các bạn đã đến với tài liệu “Hướng Dẫn Tạo Bản Vẽ Kỹ Thuật

Trong Cơ Khí Với AutoCAD”.

Nội dung tài liệu này sẽ hướng dẫn các bạn làm quen giao diện phần mềm AutoCAD

2014, các thao tác lệnh cơ bản, cách gọi và sử dụng chúng. Ngoài ra tài liệu còn hướng

dẫn các bạn tìm hiểu về lớp (Layer), trang in (Layout), kiểu kích thước (Dimension

Style), kiểu chữ (Text Style), in bản vẽ (Plot),...

Page 2: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

2

MỤC LỤC

BÀI 1: LÀM QUEN VỚI GIAO DIỆN....................................................... 3

BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN................................................................. 29

BÀI 3: TẠO LAYER..................................................................................... 47

BÀI 4: TẠO KIỂU CHỮ.............................................................................. 59

BÀI 5: TẠO KIỂU KÍCH THƯỚC............................................................. 62

BÀI 6: VẼ HÌNH 2D 1.................................................................................. 90

BÀI 7: VẼ HÌNH 2D 2.................................................................................. 88

BÀI 8: VẼ HÌNH 3D 1.................................................................................. 109

BÀI 9: VẼ HÌNH 3D 2.................................................................................. 142

BÀI 10: TẠO LAYOUT................................................................................ 179

BÀI 11: TẠO BẢN VẼ TỪ HÌNH 2D ...

BÀI 12: TẠO BẢN VẼ TỪ HÌNH 3D......................................................... 187

BÀI 13: IN BẢN VẼ ...

Page 3: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

3

BÀI 1: GIỚI THIỆU VÀ LÀM QUEN VỚI GIAO DIỆN

AUTODESK AUTOCAD 2014

I. TỔNG QUAN VỀ AUTOCAD:

AutoCAD là phần mềm của hãng phần mềm Autodesk dùng để vẽ các bản vẽ kỹ

thuật trong các ngành xây dựng, cơ khí, kiến trúc, điện,... Bản vẽ nào thực hiện được bằng

tay thì có thể vẽ bằng phần mềm AutoCAD. Sử dụng AutoCAD ta có thể vẽ các bản vẽ

hai chiều (2D), thiết kế các mô hình ba chiều (3D). Hiện nay, 80% bản vẽ được thực hiện

là bản vẽ 2 chiều.

Phần mềm AutoCAD được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 11-1982 tại hội chợ

COMDEX và đến tháng 12-1982 công bố phiên bản đầu tiên.

Từ phiên bản 2009, hãng Autodesk đã đưa vào thanh công cụ Ribbon, sau khi mua

lại bản quyền công nghệ “dải Ribbon” từ Microsoft, nhưng ở phiên bản 2009 đã nhận

những phản hồi trái chiều từ đa số người dùng Việt Nam như: khởi động chậm, thiết kế

dải Ribbon chưa thật sự ưu việt, gây khó khăn không ít ngay cả những người đã biết về

CAD. Thì từ phiên bản 2010 trở đi đã có những cải tiến vượt bậc so với các phiên bản

trước.

II. KHỞI ĐỘNG:

Để khởi động chương trình, ta có thể thực hiện theo 2 cách:

- Cách 1: Nhấp đúp vào icon

AutoCAD 2014 trên màn hình

Desktop.

- Cách 2: Nhấp vào Start > All Programs > Autodesk > AutoCAD 2014 - English.

Page 4: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

4

Sau khi khởi động chương trình, hộp thoại Welcome xuất hiện. Bao gồm 3 mục:

Work, Learn, Extend.

- Tại vùng Work: Ta chọn New nếu muốn mở thêm Drawing2, chọn Open nếu

muốn mở một file đã có sẵn, chọn Open Sample Files nếu muốn mở file mẫu.

- Tại vùng Learn: Có các Video giới thiệu về các điểm mới của phiên bản này, và

các Video giúp ta bắt đầu làm quen với chương trình.

- Tại vùng Extend: Đây là phần mở rộng bao gồm các ứng dụng, Plug-in cụ thể sử

dụng cho AutoCAD. Autodesk mở thêm ứng dụng Autodesk 360 cho phép người

Page 5: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

5

thiết kế sắp xếp, chia sẽ bản vẽ, chỉnh sửa bản vẽ trực tiếp bằng trình duyệt web,

thiết bị di động (iphone, ipad,...) dễ dàng hơn. Đây được gọi là công ghệ đám mây.

Ta nhấp chọn New để mở file mới. Hộp thoại Select template xuất hiện, chọn file

‘acadiso’, sau đó chọn Open để mở file này.

Xuất hiện màn hình giao diện như hình. Đây là kiểu Classic tương tự như các bản

2008 trở về trước, nếu như vẫn chưa làm quen với kiểu giao diện mới, bạn có thể sử dụng

kiểu giao diện này để làm việc. Ở đây, tác giả sẽ giới thiệu đến các bạn dạng giao diện

mới, được đưa vào sử dụng từ phiên bản 2009.

III. ĐIỀU CHỈNH CÁC THIẾT LẬP:

Page 6: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

6

Đầu tiên ta sẽ thay đổi giao diện làm

việc. Sử dụng phương thức giao tiếp User

Interface (giao diện người dùng).

Nhấp chọn vào danh sách sổ xuống

của menu Workspace chọn Drafting &

Annotation, để vào môi trường vẽ phác

thảo.

Sau khi nhấp chọn Drafting & Annotation, xuất hiện màn hình làm việc như hình.

Trên thanh Ribbon chọn tab View, sau đó nhấp vào danh sách xổ suống Visual

Styles.

Chọn 2D Wireframe, mô hình khung dây 2 chiều, ngoài ra còn 2 loại thông dụng

nữa là 3D Wireframe (mô hình khung dây 3 chiều), Shaded (mô hình khối được tô bóng).

Page 7: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

7

Hoặc ở góc trái phía

trên màn hình đồ họa, chọn

Visual Styles Controls.

Một danh sách sổ xuống xuất hiện,

nhấp chọn 2D Wireframe.

Tiếp tục, để thay đổi hướng nhìn,

cũng tại góc trái phía trên màn hình đồ

họa nhấp chọn View Controls.

Page 8: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

8

Một danh sách sổ xuống xuất hiện,

nhấp chọn hướng nhìn Top.

Hoặc tại tab View, ta nhấp chọn vào

danh sách sổ xuống View Manager.

Nhấp chọn hướng nhìn Top.

Hoặc tại hộp View Cube ở góc phải

màn hình ta nhấp chọn mặt Top.

Ta được màn hình làm việc như hình.

Page 9: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

9

Nhưng nó có màu tối, ảnh hưởng đến khả năng quan sát của ta, do đó ta sẽ thiết lập

lại màu màn hình.

Nhấp chọn Application Toolbar ở góc trái trên cùng của màn hình làm việc.

Nhấp chọn Options tại hộp thoại Application.

Page 10: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

10

Trang Option xuất hiện. Ta sẽ tiến hành thiết lập các thông số ban đầu khi làm việc

với chương trình.

1. Trang Display:

Trang này hiển thị màu, font chữ, độ phân giải,… của màn hình đồ họa.

- Tại ô Window Element ta chọn Colors. Lựa chọn này dùng để gán màu nền và

màu cho các đối tượng.

Hộp thoại Drawing Window Colors xuất hiện.

Nhấp vào danh sách sổ xuống của mục Color.

Page 11: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

11

Nhấp chọn màu trắng (White) trong

sanh sách này.

Lần lượt nhấn Apply & Close > OK ta sẽ được kết quả như hình.

Page 12: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

12

- Trên màn hình vẫn còn thầy ô lưới (Grid), nếu muốn ẩn hoặc hiện nó ta chỉ việc

nhấn phím F7 hoặc tổ hợp phím Ctrl+G.

Màn hình làm việc sau khi tắt Grid.

- Để tiếp tục điều chỉnh các thiết lập

trong hộp thoại Option, từ bàn

phím ta nhập ‘OP’ (viết tắt của

OPtion).

Page 13: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

13

Ngay tại con trỏ chuột, xuất hiện một danh sách các lệnh có chữ cái bắt đầu bằng chữ

O, sau khi nhập O, ta nhấn phím Enter hoặc phím Space (khoảng trắng).

Hộp thoại Option xuất hiện.

- Tại ô Window Elements ta nhấp

chọn nút Front.

Lựa chọn này dùng để gán font chữ

trên màn hình đồ họa. Khi chọn nút này

sẽ làm xuất hiện hộp thoại Command

Line Window Front. Ta có thể thay đổi

font chữ, kiểu chữ và kích cỡ chữ, ta chấp

nhận các thông số mặc định của chương

trình, nhấp chọn Apply & Close.

Page 14: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

14

Cũng tại trang Option, ở ô Crosshair size ta nhập giá trị từ 1-100. Crosshair là 2

“sợi tóc” giao nhau xuất hiện trên màn hình, giao điểm này chính là vị trí của con trỏ

chuột. Hình bên dưới tương ứng với các kích thước của Crosshair.

Kích thước của Crosshair cũng ảnh hưởng đến khả năng làm việc, do đó tùy theo

yêu cầu và mục đích sử dụng thì ta sẽ chọn kích thước phù hợp. Ở đây tôi sẽ sử dụng kích

thước Crosshair là 5.

2. Trang Open and Save:

Trang này dùng để thiết lập các chế độ khi lưu các bản vẽ. Bao gồm: chế độ lưu, lưu

trên phiên bản nào,…

Page 15: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

15

Các lựa chọn trong trang này:

- Save as: Lựa chọn này dùng để lưu AutoCAD 2014 trên phiên bản hiện hành. Nếu

ta để chế độ lưu là 2014 thì các bản vẽ ta tạo trên AutoCAD 2014 sẽ không thể mở

được trên các phiên bản trước đó. Còn nếu ta chọn 2000 thì ta vẽ trên AutoCAD

2014 nhưng ta có thể mở trên cả AutoCAD 2014 và các phiên bản trước đó.

- Automatic save: xác định khoảng thời gian lưu tự động.

- Create backup copy with each save: lựa chọn này dùng để tạo file *.bak khi mỗi

lần ta lưu bản vẽ.

3. Trang Plot and Publish:

Trang này dùng để gán máy in và chế độ in. Ta chọn máy in doPDFv7. Đây là một

máy in ảo, ta có thể tải về và cài đặt nó.

Page 16: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

16

4. Trang User Preferences:

Trang này dùng để định đơn vị đo và một số chức năng khi sử dụng các phím của

chuột.

5. Trang Drafting:

Trang này dùng để thiết lập chế độ AutoSnap, AutoTrack và kích thước của dấu

truy bắt, kích thước của vùng truy bắt.

Page 17: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

17

Hình bên dưới là các kích thước của AutoSnap Marker:

Các kích thước của Aperture:

- Nếu ta chọn kích thước nhỏ, thì khi bắt điểm ta phải đưa con trỏ càng gần điểm bắt,

do đó sẽ gây khó cho ta.

Page 18: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

18

- Còn nếu khi ta chọn kích thước lớn thì sẽ dễ sàng bắt điểm hơn, nhưng nhược điểm

của nó là khi ta kích hoạt nhiều chế độ bắt điểm tự động sẽ dễ bắt nhầm.

6. Trang 3D Modeling:

Trang này thiết lập các chế độ vẽ trong khi xây dựng các mô hình ba chiều.

7. Trang Selection:

Page 19: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

19

Trang này thiết lập độ lớn của các ô vuông chọn đối tượng (Pickbox), độ lớn ô vuông

của các điểm đầu, cuối của đoạn thẳng, điểm ¼ của đường tròn, elip (Grid).

- Pickbox size:

Khi ta tăng kích thước Pickox lên:

- Grid size:

Khi ta tăng kích thước Grid lên:

Page 20: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

20

IV. LÀM QUEN VỚI GIAO DIỆN:

Từ phiên bản AutoCAD 2008 trở về trước, AutoCAD sử dụng trình đơn (Menu) để

quản lí các lệnh trong AutoCAD. Từ AutoCAD 2009, bên cạnh quản lí các dữ liệu từ

menu, nó còn quản lí các lệnh bằng trang (tab). Nó nằm phía trên màn hình đồ họa. Trong

AutoCAD 2014, trong không gian làm việc (Workspace) 2D (2D Drafting &

Annotation) có 12 trang. Mỗi trang chứa một số bảng lệnh (Panel), trên đó chứa các lệnh

của AutoCAD. Ta sẽ tìm hiểu các trang thông dụng.

- Tab Home: Nơi đây chứa hầu hết các lệnh cơ bản cần thiết nhất để vẽ phác thảo,

điều chỉnh lớp, đo độ dài,...

- Tab Annotate: Chứa các lệnh về việc ghi kích thước ra bản vẽ, ghi dung sai, mặt

cắt, hiệu chỉnh thông số liên quan đến tiêu chuẩn đường nét ghi kích thước.

- Tab Layout: chứa các lệnh về việc quản lý các lớp, chiếu khối 3D sang 2D.

- Tab Parametric: Chứa các lệnh hỗ trợ việc gán ràng buộc cho các đối tượng.

Page 21: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

21

- Tab View: Hỗ trợ việc quan sát trong lúc vẽ, dạng mô hình hiển thị, chiếu đối tượng

từ Model vào Layout.

1. Các lệnh tắt nằm trên Status Menu:

- SNAP (F9) :

Tùy chọn này chỉ cho phép con trỏ di chuyển theo bước nhảy đã được định sẵn.

- GRIP (F7) :

Tùy chọn này dùng để hiển thị

lưới trong bản vẽ gồm nhiều dấu

chấm nhỏ phân bố đều khắp màn

hình. Sử dụng hệ ô lưới Grip giống

như một trang giấy có các ô lưới

nằm bên dưới một bản vẽ. Lưới sẽ

sắp xếp cho các đối tượng thẳng

hàng và giúp chúng ta hình dung

được khoảng cách giữa chúng. Ta

sẽ không thấy các điểm lưới khi bản

vẽ được in ra. Để thiết lập khoảng

cách giữa các điểm lưới ta nhấp phải chọn Setting. Khi đó hộp thoại Drafting Setting

xuất hiện.

Trên hộp thoại này, ta có thể thiết lập khoảng cách bước nhảy của con trỏ chuột và

khoảng cách giữa các điểm lưới. Để bật chế độ này, ta có thể sử dụng phím F7.

- ORTHO (F8) :

Page 22: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

22

Tùy chọn này dùng để thiết lập chế độ

vẽ các đối tượng theo hai phương. Nếu bật

tùy chọn này thì khi vẽ các đối tượng ta chỉ

có thể di chuyển con trỏ chuột theo hai

phương nằm ngang và thẳng đứng.

Khi tắt Ortho:

Khi bật Ortho:

Ta chỉ vẽ được hoặc theo phương đứng:

Hoặc theo phương ngang:

- POLAR TRACKING (F10) :

Tùy chọn này dùng để dò điểm theo góc để dò vết con trỏ chuột dọc theo đường dẫn

hướng tạm thời được xác định bởi các góc liên quan tại các dòng nhắc chọn điểm trong

khi thực hiện lệnh. Ta có thể sử dụng phím F10 để bật/tắt chế độ này.

Page 23: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

23

Khi vẽ đoạn thẳng, thì đoạn thẳng sắp vẽ sẽ quay theo từng độ, nhưng tới bội số của

15 thì nó sẽ dừng lại để ta bắt điểm.

- OSNAP (F3) :

Tùy chọn này dùng bật/tắt chế độ truy bắt điểm thường trú. Để bật/tắt chế độ này ta

có thể sử dụng phím F3. Ta chỉ nên chọn các phương thức truy bắt điểm mặc định của

chương trình, nếu chọn hết khi gặp các bản vẽ phức tạp chương trình có thể bắt nhầm

Page 24: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

24

điểm. Còn để gọi các phương thức bắt điểm còn lại thì trong quá trình thực hành tôi sẽ

hướng dẫn các bạn.

- OTRACK (F11) :

Tùy chọn này dùng để dò theo điểm truy bắt.

- DYN (F12) :

Tùy chọn này dùng để bật/tắt Dynamic Input. Ta có thể sử dụng phím F12 để bật/tắt

chế độ này. Với chức năng này, ta có thể quan sát rõ hơn lệnh được nhập vào, yêu cầu

chương trình đưa ra thay vì phải quan sát ở dòng Command.

Khi tắt DYN:

Khi bật DYN:

Page 25: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

25

- DUCS :

Tùy chọn này dùng để bật/tắt chế độ hiển thị UCS động.

- LWT :

Hiển thị nét vẽ trên màn hình. Khi ta gán nét vẽ mà không bật tùy chọn này thì chiều

rộng nét vẽ vẫn là 0.

Khi tắt LWT:

Khi bật LWT:

- MODEL/LAYOUT

Tùy chọn này dùng để chuyển đổi giữa không gian mô hình và không gian giấy vẽ.

- Command Window (Ctrl+9):

Sử dụng phím để nhập lệnh tại dòng Command. Ta có thể nhập lệnh đầy đủ hoặc

lệnh tắt.

2. Thanh giao diện Navigation Bar:

Một trong những ưu điểm nổi bậc của AutoCAD cũng như các phần mềm khác của

hãng Autodesk đó chính là khả năng điều khiển màn hình, đối với một người mới sử dụng

cũng như chuyên nghiệp thì việc điều khiển màn hình là cực kỳ quan trọng.

Thanh giao diện Navigation Bar nằm bên phải màn hình làm việc.

­ Pan : Dùng để di chuyển các chi tiết nằm trong màn hình đồ họa, nhưng các

chi tiết không di chuyển tương đối với nhau.

Page 26: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

26

­ Orbit : Dùng để quay chi tiết hay cụm chi tiết

theo các hướng nhìn khác nhau. Sử dụng tốt trong

môi trường 3D.

­ Showmotion : Dùng để trình chiếu mô phỏng.

­ Zoom : Dùng để phóng to hay thu nhỏ chi tiết

trên màn hình. Nhấp vào danh sách sổ xuống tại

Zoom, sẽ xuất hiện 1 danh sách các kiểu Zoom.

Trong danh sách này, ta chỉ sử dụng phổ biến Zoom All và Zoom Widow.

Zoom All: Khi chọn chế độ Zoom này thì toàn bộ chi tiết sẽ được gom về màn

hình.

Zoom Window: Khi chọn chế độ Zoom này thì các chi tiết trong vùng được chọn

sẽ được phóng to.

Ví dụ: trên màn hình có 2 chi tiết như hình.

Để muốn chỉ duy nhất chi tiết đường tròn được

gom về màn hình, trước tiên ta chọn Zoom Window,

sau đó vẽ một hình chữ nhật bao quanh đường tròn.

Page 27: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

27

Ta sẽ được

kết quả như hình.

Ngoài ra vẫn còn một cách nữa nhanh hơn khi Zoom All, thay vì di chuyển chuột

chọn nút Zoom All, hay gõ lệnh, ta chỉ việc nhấp đúp nút chuột giữa.

­ Full Navigation Wheel : Là một dạng tổ hợp

của thanh Navigation Bar. Sau khi chọn Full

Navigation Wheel trên màn hình sẽ xuất hiện

“bánh xe điều khiển màn hình”.

Ngoài ra, ta vẫn còn một hộp điều khiển góc quan

sát đó là View Cube.

Bao gồm: 6 mặt, 8 góc và 8 cạnh để thay đổi hướng quan sát. 6 mặt là:

Top: Hướng nhìn từ đỉnh.

Bottom: Hướng nhìn từ đáy.

Front: Hướng nhìn từ trước.

Back: Hướng nhìn từ sau.

Left: Hướng nhìn từ Trái.

Right: Hướng nhìn từ phải.

Cũng như Orbit, ta chỉ sử dụng nó khi làm việc trong môi trường 3D.

Page 28: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

28

Page 29: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

29

BÀI 2: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN.

1. Vẽ đoạn thẳng (lệnh Line):

Để gọi lệnh Line chúng ta có hai cách.

Cách 1: trên panel Draw trong tab Home, ta chọn

biểu tượng lệnh Line như hình.

Cách 2: từ bàn phím ta nhập L↲.

Trong đó cách 2 là nhanh nhất, ban đầu khi mới làm quen các bạn có cảm giác rất

khó khăn, nhưng khi sử dụng thành thạo thì nó là một cách nhập lệnh rất tuyệt vời.

Khi chúng ta nhập L, ta thấy rằng có một context menu xuất hiện chứa danh sách

các lệnh bắt đầu bằng chữ L, các ký tự phía trước dấu ngoặc sẽ là “mã lệnh” để gọi lệnh,

còn các ký tự phía trong dấu ngoặc sẽ là tên “gần đầy đủ” của chúng.

Lệnh Line dùng để vẽ đoạn thẳng. Để thực hiện lệnh này ta cần xác định điểm đầu

và điểm cuối. Để xác định các điểm đó ta có 3 phương pháp sau:

­ Phương pháp 1: Nhấp chọn một điểm bất kỳ trên màn hình.

­ Phương pháp 2: Nhập tọa độ. Trong phương pháp này có 3 kiểu nhập tọa độ.

Kiểu 1: Nhập tọa độ tuyệt đối. Là tọa độ của điểm cần xác định so với gốc tọa độ

chuẩn của chương trình.

Cách nhập: a,b↲

Trước khi thực hiện ví dụ ta cần điều chỉnh thiết lập sau. Trên thanh Status ta nhấp

phải chuột vào Dynamic Input và chọn Setting...

Page 30: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

30

Hộp thoại Drafting Settings xuất hiện, tại ô Pointer Input ta nhấp chọn Setting...

Hộp thoại Pointer Input Settings xuất hiện,

trong vùng Format mặc định chương trình chọn

Relative coordinates, có nghĩa chương trình chỉ

nhập tọa độ tương đối. Để nhập được tọa độ tuyệt

đối ta chọn lựa chọn Absolute coordinates. Khi

muốn nhập tọa độ tương đối ta chỉ cần nhập @ phía

trước, không phải thay đổi thiết lập như thế này rất

mất thời gian.

Ví dụ:

Từ bàn phím ta nhập L↲. Sau đó nhập tọa độ:

100,0↲. Tiếp tục nhập: 0,100↲ ta sẽ được kết quả như

hình.

Page 31: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

31

Kiểu 2: Nhập tọa độ tương đối. Là tọa độ của điểm sắp vẽ so với điểm được vẽ

trước đó.

Cách nhập: @a,b↲

Ví dụ:

Từ bàn phím ta nhập L↲. Sau đó nhập tọa độ:

100,0↲. Tiếp tục nhập: @0,100↲ ta sẽ được kết quả như

hình.

Kiểu 3: Nhập tọa độ cực.

Cách nhập: a<b↲

Trước khi thực hiện ví dụ, ta cần thay đổi tùy

chọn trong hộp thoại Pointer Input Settings.

Trong vùng Format mặc định chương trình chọn

Polar format, ta thay đổi tùy chọn này thành

Cartesian format.

Ví dụ:

Từ bàn phím ta nhập L↲. Sau đó nhập tọa

độ: 100,0↲. Tiếp tục nhập: 100<120↲ ta sẽ được

kết quả như hình.

­ Phương pháp 3: Truy bắt điểm.

Page 32: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

32

Trên thanh Status ta nhấp phải chuột vào Object Snap và chọn Setting... Hộp thoại

Drafting Settings xuất hiện, mặc định chọn trang Object Snap.

Ta sẽ lần lượt tìm hiểu các phương pháp truy bắt điểm này.

Endpoint (END):

Sử dụng để bắt điểm cuối của đoạn thẳng (Line), Spline, cung tròn, phân đoạn của

Pline, Mline.

Ví dụ:

Giả sử ta có một đoạn thẳng nằm ngang như hình, ta

sẽ dựng một đoạn thẳng đứng vuông góc với đoạn thẳng

nằm ngang đó ngay tại điểm cuối bên phải.

Từ bàn phím ta nhập: L↲. Tiếp tục nhập END↲. Đưa con trỏ đến gần điểm cuối bên

phải của đoạn thẳng nằm ngang, sẽ xuất hiện một ô vuông như hình, rồi nhấp chọn. Tiếp

tục nhập: @0,100↲. Cuối cùng ta sẽ được kết quả như hình.

Page 33: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

33

Midpoint (MID):

Dùng để bắt điểm giữa của một đoạn thẳng, cung tròn hoặc Spline. Sau khi nhập

phương thức truy bắt điểm ta chỉ việc đưa con trỏ chuột đến bất kỳ vị trí nào của đối

tượng, vì mỗi đối tượng chỉ có một điểm giữa.

Center (CEN):

Sử dụng để bắt điểm tâm của đường

tròn, cung tròn, elip.

Node (NOD):

Sử dụng để bắt một điểm (Point).

Page 34: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

34

Quadrant (QUA):

Sử dụng để bắt các điểm ¼ của đường tròn, cung

tròn, elip.

Intersection (INT):

Dùng để bắt giao điểm của hai đối tượng.

Extension:

Sử dụng phương thức truy bắt điểm Extension để kéo dài cung hoặc đoạn thẳng.

Ví dụ:

Giả sử ta có 2 đoạn thẳng như như hình.

Từ bàn phím ta nhập: L↲. Tiếp tục nhập: End↲. Đưa con trỏ chuột đến điểm cuối

của đoạn thẳng đứng như hình, đến khi xuất hiện ô vuông thì nhấp chọn. Sau đó nhập:

Extension↲. Đưa con trỏ chuột đến điểm cuối bên phải của đoạn thẳng nằm ngang, đến

khi xuất hiện dấu “+” thì kéo sang phải sẽ xuất hiện một đường thẳng gạch đứt, nhấp chọn

một điểm tùy ý. Cuối cùng ta sẽ được kết quả như hình.

Page 35: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

35

Perpendicular (PER):

Sử dụng để bắt điểm vuông góc với đối tượng được chọn.

Ví dụ:

Ta sẽ vẽ đường trung trực của đoạn thẳng nằm

ngang có chiều dài 100mm như hình.

Từ bàn phím ta nhập: L↲. Tiếp tục nhập: 50,100↲. Nhập tiếp: Per↲. Rồi đưa con trỏ

chuột lên đoạn thẳng nằm ngang sẽ xuất hiện ký hiệu vuông góc, sau đó nhấp chọn. Ta

sẽ được kết quả như hình.

Tangent (TAN):

Sử dụng để tiếp xúc với đoạn thẳng, cung tròn, đường tròn, elip và Spline.

Ví dụ:

Page 36: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

36

Ta sẽ tiếp tuyến cho đườngt tròn có đường kính 60mm.

Từ bàn phím ta nhập: C↲ (gọi lệnh Circle để vẽ đường tròn). Tiếp tục nhập tọa độ

xác định tâm cho đường tròn: 0,0↲. Tiếp tục nhập: 30↲ (xác định bán kính đường tròn).

Kế tiếp ta nhập: L↲ (để vẽ đoạn thẳng). Ta nhập giá trị xác định điểm đầu: 50,0↲.

Tiếp tục ta nhập: Tan↲. Sau đó đưa con trỏ chuột lên đường tròn đến khí xuất hiện ký

hiệu tiếp tuyến thì nhấp chọn. Ta được kết quả như hình.

Nearest (NEA):

Dùng để bắt một điểm thuộc đối tượng

gần giao điểm với hai sợi tóc.

Parallel:

Phương thức bắt điểm này dùng để vẽ đường thẳng song song với đường thẳng sẵn

có trên bản vẽ.

Ví dụ:

Từ bàn phím ta nhập: L↲. Nhập giá trị điểm đầu:

0,0↲. Nhập giá trị điểm cuối: 100<45↲↲.

Page 37: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

37

Nhập L hoặc ↲ để gọi lại lệnh Line, nhập giá trị điểm đầu: 50,0↲. Sau đó nhập:

Parallel↲, rồi đưa con trỏ chuột lên đoạn thẳng thứ nhất, đến khi ký hiệu song song xuất

hiện thì kéo con trỏ chuột lại gần vị trí mà đoạn thẳng sắp vẽ sẽ song song với đoạn thẳng

thứ nhất xuất hiện đường thẳng nét đứt rồi nhấp chọn.

From (FRO):

Phương thức này cho phép định một điểm làm gốc tọa độ tương đối (điểm tham

chiếu tạm thời) và tìm vị trí một điểm theo gốc tọa độ tương đối này.

Ví dụ:

Ta được kết quả như hình

Ta sẽ vẽ một đường tròn có

tâm nằm trên đường trung trực

của một đoạn thẳng như hình.

Page 38: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

38

Đầu tiên ta sẽ vẽ một đoạn thẳng nằm ngang dài 100mm có điểm đầu tại gốc tọa độ.

Từ bàn phím ta nhập: C↲. Tiếp tục nhập: FRO↲. Nhập giá trị trung điểm của đoạn

thẳng: 50,0↲. Sau đó nhập giá trị tọa độ tâm tương đối của đường tròn với điểm gốc vừa

chọn: @0,60↲. Cuối cùng nhập giá trị bán kính đường tròn: 25↲.

Mid Between 2 Points:

Sử dụng để bắt điểm giữa của 2 điểm được chọn.

Ví dụ:

Ta sẽ vẽ một đường tròn có tâm nằm trên đường nối 2 đầu của hai đoạn thẳng.

Đầu tiên ta sẽ dựng hai đoạn thẳng nằm ngang có kích thước như hình trên.

Tiếp theo, từ bàn phím ta nhập: C↲. Tiếp tục ta sẽ nhấn tổ hợp phím Shift + chuột

phải, một context menu xuất hiện như hình trên, ta nhấp chọn Mid Between 2 Points.

Tiếp tục, ta nhập: End↲. Sau đó nhấp chọn điểm cuối của đoạn thẳng phía trên như hình

dưới. Tiếp tục, ta nhập: End↲. Sau đó nhấp chọn điểm cuối của đoạn thẳng phía dưới như

hình.

Page 39: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

39

Lúc này chương trình đã xác định được tâm của đường tròn, ta chỉ việc nhập giá trị

bán kính cho đường tròn: 20↲.

Sau khi chúng ta đã tìm hiểu được cách sử dụng lệnh đầu tiên, bước đầu sẽ giúp các

bạn làm quen việc gọi lệnh, các phương pháp nhập tọa độ. Ở các lệnh dựng hình còn lại

chúng tôi sẽ không trình bày chi tiết như trên mà chỉ khái quát về chức năng và có bao

nhiêu phương pháp sử dụng chúng. Trong các bài tập vẽ phía sau chúng tôi sẽ cố gắng

trình bày thêm cách sử dụng chúng cũng như các lệnh hiệu chỉnh như sao chép, di chuyển,

cắt tỉa, kéo giãn,...

Ngoài ra, để giúp các bạn có thể tự tìm hiểu

cách sử dụng chúng, chúng tôi sẽ giúp các bạn làm

điều đó một cách dễ dàng.

Các phiên bản sau này của hãng Autodesk

có hỗ trợ mục Help rất trực quan, ta chỉ cần đưa

con trỏ chuột lên biểu tượng lệnh, đợi 1-2s sẽ xuất

hiện một menu hướng dẫn.

Ví dụ như ta muốn tìm hiểu cách sử dụng

lệnh Line, ta chỉ việc đưa con trỏ chuột lên các

icon trong các bảng lệnh như hình.

2. Vẽ đường tròn (lệnh Circle):

Để gọi lệnh Circle ta có 2 cách:

Page 40: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

40

Cách 1: trên panel Draw trong tab Home, ta chọn biểu

tượng lệnh Circle như hình.

Cách 2: từ bàn phím ta nhập C↲.

Lệnh Circle dùng để vẽ đường tròn. Có tất cả 6 phương pháp khác nhau để vẽ

đường tròn.

Lưu ý: khi ta nhập C↲ thì chương trình chỉ gọi một trong 6 phương pháp vẽ đường tròn

thôi đó là phương pháp đầu tiên Center, Radius (Vẽ đường tròn bằng cách xác định tâm

và bán kính). Nhưng trong phương pháp này lại bao hàm 5 phương pháp còn lại. Sau đây

sẽ là ví dụ sử dụng 3 phương pháp đầu.

Ví dụ 1: Phương pháp 1

Từ bàn phím ta nhập: C↲. Nhập giá trị tọa độ tâm của đường tròn: 0,0↲. Lúc này

chương trình xuất hiện dòng lệnh”Specify radius of circle or [Diameter]” yêu cầu ta nhập

giá trị bán kính cho đường tròn: 50↲.

Page 41: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

41

Ô Command của chương trình, nơi giao tiếp giữa chúng ta với chương trình. Trong

quá trình thực hiện bất kỳ một lệnh nào thì chương trình đều đưa ra những dòng thông

báo, những lựa chọn, dựa vào đây chúng ta sẽ thực hiện. Lưu ý những ký tự đầu tiên được

tô màu, đó chính là những mã lệnh của một tùy chọn nào đó. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến

các bạn trong ví dụ tiếp theo.

Ví dụ 2: Phương pháp 2

Ta thực hiện tương tự phương pháp 1, cho đến dòng lệnh ”Specify radius of circle

or [Diameter]” xuất hiện thì ta nhập: D↲ (để chuyển sang phương pháp 2: vẽ đường tròn

bằng cách xác định tâm và đường kính). Sau đó nhập giá trị đường kính: 100↲.

Ví dụ 3: Phương pháp 3:

Vẽ đường tròn đi qua 2 điểm (2 Points). Giả sử ta có một đoạn thẳng nằm ngang có

chiều dài 100mm, ta sẽ vẽ đường tròn đi qua 2 điểm này.

Từ bàn phím ta nhập: C↲. Lúc này ta quan sát ô Command sẽ thấy dòng lệnh:

Ta nhập 2P↲ (để chuyển sang phương pháp vẽ

đường tròn đi qua 2 điểm). Bây giờ ta sẽ truy bắt điểm

vào 2 điểm cuối của đoạn thẳng sẽ được kết quả như

hình.

Page 42: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

42

Hoàn toàn tương tự cho 2 phương pháp còn lại.

3. Vẽ cung tròn (lệnh Arc):

Để gọi lệnh vẽ cung tròn (Arc), ta có 2 cách:

Cách 1: trên panel Draw trong tab Home, ta chọn

biểu tượng lệnh Arc như hình.

Cách 2: từ bàn phím ta nhập: A↲.

Có tất cả 11 phương pháp vẽ cung tròn. Tuy có 2 cách gọi lệnh, nhưng trong cách

thứ 2 chỉ có thể thực hiện được 2 phương pháp là: 3 Points và Center, Start, End. Các

phương pháp còn lại ta phải sử dụng cách 1 để gọi lệnh.

4. Vẽ đa tuyến (lệnh Pline):

Có 2 cách để gọi lệnh vẽ đa tuyến (Pline):

Cách 1: trên panel Draw trong tab Home, ta chọn biểu tượng lệnh Polyline như hình.

Cách 2: từ bàn phím ta nhập: Pline↲.

Ví dụ:

Từ bàn phím ta nhập: Pline↲. Nhập tọa độ xác định

điểm thứ nhất: 0,0↲. Nhập tọa độ điểm thứ hai: 50,0↲. Ta sẽ

chuyển qua chế độ vẽ cung tròn: A↲. Nhập giá trị xác định

điểm thứ hai của cung tròn: @0,-50↲. Tiếp theo ta sẽ chuyển

lại chế độ vẽ đoạn thẳng: L↲. Nhập giá trị điểm thứ hai của

Page 43: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

43

đoạn thẳng: @-100,0↲. Để đóng kín đa tuyến ta sẽ nhập: C↲. Ta sẽ được kết quả như

hình.

5. Vẽ hình đa giác đều (Polygon):

Có 2 cách để gọi lệnh vẽ đa giác đều (Polygon):

Cách 1: trên panel Draw trong tab Home, ta chọn

biểu tượng lệnh Polygon như hình.

Cách 2: từ bàn phím ta nhập: Pol↲.

Ví dụ:

Từ bàn phím ta nhập: Pol↲. Chương trình yêu cầu ta nhập số cạnh, ta nhập: 6↲.

Tiếp theo, ta nhập tọa độ xác định tọa độ tâm cho đa giác: 0,0↲. Chương trình xuất

hiện dòng thông báo, yêu cầu ta chọn cách thức dựng hình: vẽ đa giác đều nội tiếp đường

tròn (Inscribed in circle) hay vẽ đa giác đều ngoại tiếp đường tròn (Circumscribed

about circle). Ta sẽ vẽ đa giác đều nội tiếp đường tròn do đó ta sẽ nhập: I↲.

Tiếp tục chương trình yêu cầu ta nhập giá trị bán

kính của đường tròn ngoại tiếp đa giác đều, ta nhập: 30↲.

Ta sẽ được kết quả như hình.

Page 44: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

44

6. Vẽ hình chữ nhật (Rectangle):

Cách 1: trên panel Draw trong tab Home, ta chọn

biểu tượng lệnh Rectangle như hình.

Cách 2: từ bàn phím ta nhập: Rec↲

Để vẽ hình chữ nhật ta chỉ việc xác định 2 điểm của đường chéo hình chữ nhật.

Trường hợp đặt biệt của hình chữ nhật là hình vuông, ta có thể sử dụng lệnh Polygon với

số cạnh là 4.

7. Vẽ đường elip (lệnh Ellipse):

Cách 1: trên panel Draw trong tab Home, ta chọn biểu tượng lệnh Ellipse như hình.

Cách 2: từ bàn phím ta nhập: El↲.

Có tất cả 3 phương pháp vẽ hình Elip.

8. Vẽ đường cong Spline (lệnh Spline):

Cách 1: trên panel Draw trong tab Home, ta chọn

biểu tượng lệnh Spline như hình. Ta có thể chọn một

trong hai cách vẽ. Cách thứ nhất: dựng đường Spline

bằng phương pháp nội suy (Interpolation, Fit). Cách

thứ hai: dựng đường Spline bằng phương pháp điều

khiển điểm (Control Vertex, CV).

Page 45: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

45

Cách 2: từ bàn phím ta nhập: Spline↲.

Để vẽ đường cong Spline ta chỉ việc nhấp chọn các điểm.

Ví dụ:

Từ bàn phím ta nhập: Spline↲. Xuất hiện dòng lệnh. Mặc định chương trình sẽ sử

dụng phương pháp nội suy điểm. Để thay đổi phương pháp, ta nhập: M↲. Nhập: F↲ nếu

chọn phương pháp nội suy điểm. Nhập: CV↲ nếu muốn chọn phương pháp điều khiển

điểm.

9. Vẽ điểm và chia các đối tượng thành nhiều đoạn bằng nhau:

Mặc định kiểu điểm (Point Style) hiển thị trên màn hình là 1 dấu “.” rất nhỏ, gây

khó khăn trong việc quan sát, do đó ta sẽ tiến hành thay đổi kiểu hiển thị này.

Có 2 cách để gọi bảng điều khiển Point Style.

Cách 1: trên panel Utilities trong tab Home ta

nhấp chọn Point Style.

Cách 2: từ bàn phím ta nhập: Ddptype↲.

Sau khi gọi lệnh thì hộp thoại Point Style xuất hiện. Ta chọn kiểu điểm như hình.

Page 46: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

46

Ví dụ: Ta sẽ chia đoạn thẳng dài 100mm thành 5 đoạn bằng nhau.

Đầu tiên ta sẽ dựng đoạn thẳng có chiều dài 100mm như hình.

Tiếp theo, từ bàn phím ta nhập: Div↲ (Divide). Chương trình sẽ yêu cầu ta chọn đối

tượng. Tiếp theo chương trình sẽ yêu cầu ta nhập số đoạn cần chia ra, ta nhập: 5↲. Ta sẽ

được kết quả như hình.

Page 47: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

47

BÀI 3: TẠO LAYER.

Trong bản vẽ AutoCAD các đối tượng có cùng chức năng thường được nhóm thành

lớp (Layer). Ví dụ: lớp các đường nét chính, lớp các đường tâm, lớp ký hiệu mặt cắt, lớp

chứa các kích thước, lớp chứa văn bản, … Mỗi lớp ta có thể gán các tính chất như: màu

(Color), dạng đường (Linetype), chiều rộng nét vẽ (Lineweight). Ta có thể hiệu chỉnh

các trạng thái của lớp: mở (On), tắt (Off), khóa (Lock), mở khóa (Unlock), đóng băng

(Freeze) và tan băng (Thaw) các lớp để cho các đối tượng nằm trên các lớp đó xuất hiện

hay không xuất hiện trên màn hình hoặc trên giấy vẽ.

Các tính chất ta có thể gán cho lớp hoặc cho từng đối tượng. Tuy nhiên để dễ điều

khiển các tính chất đối tượng trong bản vẽ và khi in ta nên gán các tính chất cho lớp. Khi

đó các tính chất này có dạng ByLayer. Khi đó thực hiện lệnh vẽ một đối tượng nào đó,

ví dụ vẽ đường tâm, thì ta gán lớp có tính chất của đường tâm (ví dụ: Center) là hiện

hành (Current) và thực hiện lệnh Line để vẽ, đoạn thẳng vừa vẽ sẽ có các tính chất của

lớp Center.

Số lớp trong bản vẽ không giới hạn, tên lớp thông thường phản ánh nội dung của các

đối tượng nằm trên lớp đó.

Trong AutoCAD ta có thể gán kiểu in (Plot Style) cho lớp. Plot style điều khiển

việc in các bản vẽ của bạn.

Lệnh Layer:

Lệnh Layer tạo và quản lí các lớp của các bản vẽ trong AutoCAD. Nút lệnh này

nằm trên panel Layers trong tab Home. (Command: LA↲)

Khi gọi lệnh Layer sẽ xuất hiện hộp thoại Layer Properties Manager.

Page 48: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

48

Khi ta tạo bản vẽ mới thì trên bản vẽ này chỉ có một lớp là lớp 0. Các tính chất được

gán cho lớp 0 là: màu White (trắng), dạng đường Continuous (liên tục), chiều rộng nét

vẽ là 0.25mm và kiểu in là Normal. Lớp 0 ta không thể nào xóa hoặc đổi tên.

Lưu ý các Layer không xóa được:

- Lớp 0.

- Lớp đang hiện hành (Current).

- Lớp Defpoints.

Các lựa chọn trong hộp thoại:

1. New Layer (Alt+N) :

Lựa chọn này dùng để tạo các lớp mới. Khi ta nhấn nút này thì trên hộp thoại Layer

Properties Manager sẽ xuất hiện một Layer mới với các thông số tương tự như Layer0.

Ta nhập tên cho Layer và điều chỉnh các thông số cho lớp này.

Page 49: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

49

2. Delete Layer (Alt+N) :

Lựa chọn này dùng để xóa lớp.

3. Set Current (Alt+C) :

Lựa chọn này dùng để gán một lớp được chọn là hiện hành. Trên lớp hiện hành xuất

hiện dấu nằm bên trái tên lớp. Ví dụ, trong trường hợp này lớp hiện hành là lớp

Center.

4. On/Off :

Lựa chọn này dùng để tắt (Off), mở (On) lớp. Khi một lớp được tắt thì các đối tượng

nằm trên lớp đó không hiện trên màn hình. Các đối tượng của lớp được tắt vẫn có thể

được chọn nếu như tại dòng nhắc “Select objects” của lệnh hiệu chỉnh (Erase, Move,

Copy,...) ta dùng lựa chọn All để chọn đối tượng.

5. Freeze/Thaw :

Lựa chọn này dùng để đóng băng (Freeze) và làm tan băng (Thaw) lớp. Các đối

tượng của lớp đóng băng không xuất hiện trên màn hình và ta không thể hiệu chỉnh các

đối tượng này. Lưu ý là ta không thể chọn đối tượng lớp đóng băng ngay cả lựa chọn All.

6. Lock/Unlock :

Page 50: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

50

Lựa chọn này dùng để khóa (Lock) và mở khóa (Unlock) cho lớp. Đối tượng của

lớp bị khóa sẽ không hiệu chỉnh được, tuy nhiên ta vẫn thấy trên màn hình và có thể in

chúng ra.

7. Color:

Lựa chọn này dùng để gán màu

cho lớp. Chọn lớp cần gán hoặc thay đổi

màu bằng cách chọn tên lớp đó. Sau đó

nhấp vào ô màu của lớp trên cùng hàng

(cột Color), khi đó sẽ xuất hiện hộp

thoại Select Color, chọn tab Index

Color, ta nhấp chọn một màu và nhấn

OK.

8. Linetype:

Lựa chọn này dùng để gán dạng đường cho lớp. Ta chọn lớp cần thay đổi hoặc gán

dạng đường. Sau đó nhấp vào tên dạng đường của lớp (cột Linetype). Khi đó hộp thoại

Select Linetype xuất hiện. Ta chọn dạng đường mong muốn và nhấp chọn OK.

Khi mới mở hộp thoại lần đầu tiên thì trong hộp thoại chỉ có một dạng đường duy

nhất là Continuous, để nhập các dạng đường khác vào trong bản vẽ ta nhấp nút Load…

của hộp thoại Select Linetype. Khi đó hộp thoại Load or Reload Linetypes xuất hiện,

ta chọn các dạng đường trên hộp thoại này và nhấn OK.

Page 51: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

51

9. Lineweight:

Lựa chọn này dùng để gán chiều rộng nét in

khi in bản vẽ ra giấy cho từng lớp. Ta chọn tên

lớp, sau đó nhấp vào cột Lineweight của lớp đó.

Khi đó hộp thoại Lineweight xuất hiện. Chọn

giá trị cần gán và nhấn nút OK.

10. Ví dụ tạo lớp:

Đầu tiên, từ bàn phím ta nhập ‘LA’, sau đó

nhấn phím Enter để gọi lệnh Layer.

Hộp thoại Layer Properties Manager xuất hiện.

Page 52: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

52

Nhấp chọn New để tạo Layer mới.

­ Tại ô Name, ta đặt tên cho Layer

này là ‘Center-Line’ (đường

tâm).

­ Nhấp vào ô Color để đổi màu cho

lớp. Bảng Select Color xuất hiện,

nhấp chọn màu đỏ (Red, Index

Color:1).

Nhấn chọn OK để hoàn tất việc chọn màu cho lớp.

­ Để thay đổi dạng đường cho lớp, ta nhấp vào ô Linetype. Hộp thoại Select

Linetype xuất hiện.

Để tải thêm dạng đường, ta nhấp vào nút “Load...”. Hộp thoại Load or Reload

Linetypes xuất hiện, nhấp chọn kiểu ACAD_ISO04W100.

Page 53: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

53

Nhấp chọn nút OK, quay lại hộp

thoại hộp Select Linetype, ta nhấp chọn

ACAD_ISO04W100, sau đó nhấn nút

OK.

­ Để thay đổi nét vẽ của lớp, ta nhấp

chọn vào ô Lineweight, hộp thoại

Lineweight xuất hiện.

Ta chọn nét vẽ có bề dày 0.35 mm.

Chọn OK, ta được kết quả như hình.

Page 54: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

54

Tiếp tục, chọn New để tạo lớp mới.

­ Tại ô Name, ta đặt tên lớp là

‘Hidden-Line’ (đường khuất).

­ Nhấp chọn vào ô Color để đổi màu

cho lớp. Hộp thoại Select Color

xuất hiện, ta chọn màu Cyan.

­ Thay đổi dạng đường cho lớp, ta nhấp chọn vào ô Linetype, hộp thoại Select

Linetype xuất hiện. Để tải thêm dạng đường, ta nhấn vào nút ‘Load...’.

Hộp thoại Load or Reload Linetypes xuất hiện, ta chọn kiểu ACAD_ISO02W100.

Page 55: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

55

Nhấp chọn nút OK, quay lại hộp

thoại Select Linetype, ta chọn

ACAD_ISO02W100, sau đó nhấn OK.

­ Tiếp tục, để thay đổi bề dày nét vẽ,

ta nhấp chọn vào nút Lineweight.

Hộp thoại Lineweight xuất hiện.

Nhấp chọn nét vẽ 0.35 mm.

Nhấp chọn nút OK, ta được kết quả như hình.

Tiếp tục, ta tạo thêm các Layer có các thông số như sau:

- Dimen-Line (đường ghi kích thước): màu Green, dạng đường Continuous, nét vẽ

0.35 mm.

- Visual-Line (đường thấy): màu xám

(Index Color: 8), dạng đường

Continuous, nét vẽ 0.7 mm.

Page 56: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

56

- Hatch (mặt cắt): màu Magenta, dạng đường Continuous, nét vẽ 0.35 mm.

- Text (ghi chữ): màu Cyan, dạng đường Continuous, nét vẽ 0.35 mm.

- ViewPorts (khung hình): màu Blue, dạng đường Continuous, nét vẽ 0.7 mm.

Chú ý: Tất cả các dạng đường khác ngoại trừ ViewPorts ta giữ nguyên chế độ in

bình thường, riêng ViewPorts ta sẽ khóa khả năng in của nó.

Nhìn vào cột Print, tìm hàng ViewPorts, ta nhấp vào biểu tượng máy in .

Khi đó máy in của ViewPorts sẽ có dấu khóa màu đỏ, nghĩa là nó sẽ vẫn được nhìn

thấy, nhưng sẽ không được in.

Lưu ý: Các bạn hãy lưu file này lại, vì các lớp này sẽ được sử dụng cho các bài

tiếp theo.

Sau khi tạo lớp xong, ta đóng hộp thoại Layer Properties Manager. Ta thử vẽ các

đường nét.

Trên tab Home, nhấp vào danh sách sổ xuống Layer trong panel Layer, lần lượt

chọn Center-Line và Hidden-Line vẽ 2 đoạn thẳng.

Page 57: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

57

Nhìn kết quả ta thấy chiều dài của nét gạch rất lớn.

- Ở lớp Center-Line:

Theo tiêu chuẩn thì độ dài của chiều dài nét gạch và bề rộng khoảng trống là 8/2mm.

- Ở lớp Hidden-Line:

Theo tiêu chuẩn thì độ dài của chiều dài nét gạch và bề rộng khoảng trống là 4/1mm.

Do đó để đảm bảo đúng tiêu chuẩn ta phải thu nhỏ lại tỷ lệ đó bằng cách, từ bàn

phím ta nhập“LTS” (LTSCALE), sau đó nhấn Enter.

Page 58: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

58

Ngay tại con trỏ, có dòng nhắc, tỷ lệ mặc định là 1, ta nhập giá trị 0.35 và nhấn

Enter.

Ta sẽ được nét vẽ như hình, đảm bảo tỷ lệ (8/2 và 4/1).

Page 59: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

59

BÀI 4: TẠO KIỂU CHỮ.

Tiếp theo, sau khi tạo Layer ta sẽ tiến thành tạo kiểu chữ. Kiểu chữ này sẽ được sử

dụng cho văn bản (Text) và kích thước (Dimension). Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có

thể tạo nhiều kiểu chữ khác nhau cho từng yêu cầu riêng biệt.

Để tạo kiểu chữ, trên thanh Ribbon ta

nhấp chọn tab Annotate, sau đó nhấp chọn

drop-down menu của panel Text.

Hộp thoại Text Style xuất hiện. Mặc định chương trình sử dụng kiểu chữ Standard.

Ta sẽ tiến hành tạo kiểu chữ riêng cho mình.

Trên hộp thoại Text Style ta nhấp chọn

New để tạo kiểu chữ mới. Hộp thoại New

Text Style xuất hiện, ta đặt tên là ISO-35.

Nhấp chọn OK để chấp nhận.

Tại cửa sổ Font, ta chọn Font TCVN 7284, và kiểu nét chữ là Italic (kiểu chữ

nghiêng). Nếu như chưa có Font TCVN 7284, các bạn có thể tải về và chép vào thư mục

Font của Window, sau đó ta khởi động lại chương trình.

Page 60: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

60

Ta xem kiểu chữ vừa tạo tại ô Preview. Sau đó ta nhấp chọn Apply để kết thúc quá

trình tạo kiểu chữ.

Ngoài ra ta có thể nhập giá trị cho các thông số Height, Width Factor và Oblique

Angle.

­ Height

Chiều cao kiểu chữ. Nếu muốn xuất hiện dòng nhắc “Height:” khi thực hiện lệnh

Text thì nhập giá trị chiều cao là 0. Nếu ta muốn chiều cao của kiểu chữ là cố định khi

nhập dòng text thì ta nhập giá trị chiều cao chữ.

Ta nhập chiều cao chữ là 3,5.

­ Width factor

Tỷ lệ chiều rộng chữ, nếu bằng 1 thì có tỷ lệ bình thường. Nếu nhỏ hơn 1 thì chữ sẽ

co lại, nếu lớn hơn 1 thì chữ sẽ giãn ra. Theo tiêu chuẩn:

Hệ số chiều rộng cho chữ hoa và chữ số là 5/7.

Hệ số chiều rộng cho chữ thường là 4/7.

­ Oblique angle:

Độ nghiêng của chữ. Nếu bằng không thì chữ sẽ thẳng đứng, nếu dương thì chữ sẽ

nghiêng sang phải, nếu âm sẽ nghiêng sang trái. Theo tiêu chuẩn, chữ nhập trong bản vẽ

Page 61: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

61

là đứng (độ nghiêng là 00) hoặc nghiêng với phương nằm ngang một góc 750 (độ nghiêng

150).

Vì ta đã chọn kiểu chữ nghiêng (Italic) nên không cần nhập góc nghiêng nữa.

Page 62: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

62

BÀI 5: TẠO KIỂU KÍCH THƯỚC.

Đầu tiên ta sẽ mở hộp thoại Dimension Style. Có 2 cách để mở hộp thoại Dimension

Style.

Cách 1: trên thanh Ribbon ta nhấp chọn tab Annotate, sau đó nhấp chọn drop-down

menu của panel Dimension.

Cách 2: từ bàn phím ta nhập: D↲.

Hộp thoại Dimension Style Manager xuất hiện. Với kiểu chữ mặc định là ISO-25

ta sẽ tiến hành tạo một kiểu mới dựa trên kiểu ISO-25.

Page 63: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

63

Ta nhấp chọn nút New trên hộp thoại

Dimension Style. Xuất hiện hộp thoại

Create New Dimension Style.

Ta lưu kiểu chữ mới này với tên là ISO-35. Tiếp tục ta nhấp chọn Continue, hộp

thoại New Dimension Style ISO-35 xuất hiện. Trong quá trình thiết lập ta sẽ cùng tìm

hiểu các thông số trong hộp thoại New Dimension Style.

I. TẠO KIỂU KÍCH THƯỚC:

1. Trang Lines:

Trang này dùng để thiết lập các lựa chọn liên quan đến đường kích thước (Dimension

Lines), đường gióng (Extension Lines).

Page 64: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

64

­ Dimension lines: mục này dùng để xác định đường kích thước.

Color: Thay đổi màu của đường kích thước .

Linetype: Định dạng đường riêng cho đường kích thước.

Lineweight: Định chiều rộng nét vẽ cho đường kích thước.

Extend beyond ticks: Khoảng đường kích thước nhô ra khỏi đường gióng khi

chọn dạng mũi tên (Arrowheads) là gạch chéo (Oblique hoặc Architectural

tick).

Baseline spacing: Khoảng cách giữa các đường kính kích thước song song có

cùng đường chuẩn được tạo thành khi dùng lệnh DimBaseline.

“Ta nhập giá trị: 8”

Suppress:

Dim Line 1: Bỏ qua đường kích thước thứ nhất.

Dim Line 2: Bỏ qua đường kích thước thứ hai.

­ Extension lines: mục này dùng để xác định đường gióng.

Color: Màu của các đường gióng.

Linetype ext line 1: Xác định dạng đường riêng cho đường gióng thứ nhất.

Linetype ext line 2: Xác định dạng đường riêng cho đường gióng thứ hai.

Lineweight: Định chiều rộng nét vẽ cho đường gióng.

Extend beyond dim lines: Xác định khoảng vượt của đường gióng quá đường

kích thước. Trong bản vẽ cơ khí khoảng cách này có khoảng cách từ 2-3 lần chiều

rộng nét cơ bản. “Ta nhập giá trị: 1,5”.

Page 65: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

65

Offset from origin: xác định khoảng hở từ điểm bạn chọn đến đường gióng.

“Ta nhập giá trị: 0”.

Suppress:

Ext Line 1: Bỏ qua đường gióng thứ nhất.

Ext Line 2: Bỏ qua đường gióng thứ hai.

Fixed length Extention Line:

Xác định chiều dài cố định của đường gióng kích thước. Chiều dài của đường gióng

kích thước được xác định trong ô soạn thảo Length.

2. Trang Symbols and Arrows:

Page 66: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

66

Trang này định hình dạng đầu mũi tên (Arrowheads), dấu tâm (Center Mark) và

đường tâm (Center Line).

­ Arrowheads: Mục này dùng để xác định hình dạng mũi tên.

First: Xác định hình dạng mũi tên cho đầu kích thước thứ nhất.

Second: Xác định hình dạng mũi tên cho đầu kích thước thứ hai.

Leader: Xác định hình dạng mũi tên cho đầu đường dẫn dòng chú thích.

Arrow size: Xác định kích thước đầu mũi tên.

“Ta nhập giá trị: 3,5”

Page 67: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

67

­ Center Marks: Mục này điều khiển sự xuất hiện của dấu tâm, đường tâm và độ lớn

của chúng.

None: Không hiện lên gì cả.

Mark: Hiển thị dấu tâm.

Line: Hiển thị đường tâm.

Size: Xác định kích thước dấu tâm.

Dấu tâm Đường tâm

­ Arc length symbol: Vùng ký hiệu chiều dài cung. Điều khiển sự xuất hiện của ký

hiệu cung tròn trong một kích thước chiều dài cung.

Preceding Dimension Text: Đặt ký hiệu chiều dài cung trước chữ số kích thước.

Above Dimension Text: Đặt ký hiệu chiều dài cung trên chữ số kích thước.

None: Không hiển thị chiều dài cung.

­ Radius Jog Dimension: Góc giữa các đoạn. Điều khiển góc giữa các đoạn gấp

khúc của kích thước bán kính được ghi bằng lệnh Dimjogged. Kích thước này ta

chỉ ghi khi tâm bán kính nằm ngoài giới hạn bản vẽ.

Jog Angle: Xác định góc giữa các đoạn gấp khúc.

Page 68: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

68

“Ta nhập giá trị: 45”

3. Trang Text:

Trang này dùng để hiệu chỉnh vị trí và phương của chữ số kích thước, gán hình dạng

và sắp xếp chữ số kích thước.

- Text Appearance: Điều khiển hình dạng và kích cỡ của chữ số kích thước.

Text style: Hiển thị và gán kiểu chữ hiện hành cho chữ số kích thước.

Page 69: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

69

Ở đây ta chọn kiểu ISO-35.

Text color: Hiển thị và gán màu cho chữ số kích thước.

Fill color: Hiển thị và gán màu nền cho chữ số kích thước. Nếu chọn None sẽ

không hiển thị màu nền của chữ số kích thước.

Text height: Hiển thị và gán chiều cao chữ số kích thước.

Do ta chọn ISO-35 nên mặc định chiều cao là 3.5.

Fraction height scale:

Gán tỷ lệ giữa chiều cao chữ số dung sai kích thước và chữ số kích thước.

Draw Frame Around Text:

Vẽ khung chữ nhật bao quanh chữ số kích thước.

­ Text Placement:

Vertical: Điều khiển vị trí của chữ số kích thước theo phương thẳng đứng.

Centered: Chữ số kích thước nằm giữa đường kích thước.

Above: Vị trí chữ số kích thước nằm trên đường kích thước.

Outside: Vị trí chữ số kích thước nằm về hướng đường kích thước có khoảng cách xa

nhất từ điểm gốc đường gióng.

Horizontal: Vị trí chữ số kích thước so với đường kích thước và đường gióng.

Centered: Chữ số kích thước nằm dọc theo đường kích thước và giữa hai đường gióng.

At Ext Line 1: Chữ số kích thước nằm lệch về phía đường gióng thứ nhất.

At Ext Line 2: Chữ số kích thước nằm lệch về phía đường gióng thứ hai.

Page 70: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

70

Over Ext Line 1: Vị trí chữ số kích thước nằm trên đường gióng thứ nhất.

Over Ext Line 2: Vị trí chữ số kích thước nằm trên đường gióng thứ hai.

Offset From Dimension Line: Khoảng cách giữa chữ số kích thước và đường kích

thước

Điều khiển vị trí chữ số kích thước theo phương nằm ngang và thẳng đứng. Ngoài

ra, ta còn có thể định khoảng cách từ chữ số kích thước đến đường kích thước. Nhập giá

trị 0.625 vào ô Size.

Khoảng cách từ đường ghi kích thước đến chân chữ số là 0.63 (được làm tròn lên từ

0.625).

­ Text Alignment: Kiểm tra hướng của chữ số kích thước.

Horizontal: Khi chọn lựa chọn này chữ số kích thước sẽ nằm ngang.

Aligned With Dimension Line: Chữ số kích thước luôn song song với đường ghi

kích thước.

Page 71: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

71

ISO Standard: Chữ số kích thước sẽ song song với đường kích thước khi nằm

trong hai đường gióng và nằm ngang khi nằm ngoài hai đường gióng.

Ta chọn ISO Standard.

4. Trang Fit:

Trang này dùng để kiểm tra vị trí chữ số kích thước, đầu mũi tên, đường dẫn và

đường kích thước.

­ Fit options:

Either the Text or the Arrows (best fits):

Vị trí chữ số kích thước và mũi tên được sắp xếp như sau:

Page 72: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

72

o Khi đủ chỗ cho mũi tên và chữ số kích thước thì cả hai sẽ nằm trong hai đường

gióng.

o Khi đủ chỗ chỉ cho chữ số kích thước thì chữ số kích thước nằm trong hai đường

gióng còn mũi tên nằm ngoài.

o Khi chỉ đủ chỗ cho mũi tên thì mũi tên nằm giữa hai đường gióng còn chữ số

kích thước nằm ngoài.

o Khi không đủ chỗ cho chữ số hoặc mũi tên thì cả hai sẽ nằm ngoài hai đường

gióng.

“Ta sẽ chọn lựa chọn này”

Arrows:

Sắp xếp chữ số kích thước và mũi tên theo thứ tự sau:

o Khi đủ chỗ cho mũi tên và chữ số kích thước thì cả hai sẽ nằm trong hai đường

gióng.

o Khi chỉ đủ chỗ cho mũi tên thì mũi tên sẽ nằm trong hai đường gióng, còn chữ

số kích thước sẽ nằm ngoài.

o Khi không đủ chỗ cho mũi tên thì cả hai kích thước và mũi tên sẽ nằm ngoài.

Text:

Sắp xếp chữ số kích thước và mũi tên như sau:

o Khi đủ chỗ cho mũi tên và chữ số kích thước thì cả hai sẽ nằm trong hai đường

gióng.

Page 73: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

73

o Khi chỉ đủ chỗ cho chữ số kích thước thì chữ số kích thước sẽ nằm trong và mũi

tên nằm ngoài.

o Khi không đủ chỗ cho chữ số kích thước thì cả hai sẽ nằm ngoài.

Both Text and Arrows:

Khi không đủ chỗ cho chữ số kích thước và mũi tên thì cả hai sẽ nằm ngoài hai đường

gióng.

Always Keep Text Between Ext Lines:

Chữ số kích thước luôn nằm trong hai đường gióng.

Suppress Arrows If They Don’t Fit Inside Extension Lines:

Không xuất hiện mũi tên nếu không đủ chỗ với điều kiện là chữ số kích thước phải

nằm trong hai đường gióng.

­ Text Placement:

Gán vị trí của chữ số kích thước khi di chuyển chúng khỏi vị trí mặc định, khi đó vị

trí được xác định bởi kiểu kích thước.

Beside the Dimension Line: Sắp xếp chữ số kích thước bên cạnh đường kích

thước.

Over the Dimension Line, with a Leader: Có một đường dẫn nối giữa chữ số

kích thước và đường kích thước.

Over the Dimension Line, without a Leader: Không có đường dẫn nối giữa chữ

số kích thước và đường kích thước.

­ Scale for Dimension Features:

Gán tỷ lệ kích thước cho toàn bộ bản vẽ hoặc tỷ lệ trong không gian giấy vẽ.

Use Overall Scale Of:

Gán tỷ lệ cho toàn bộ các biến của kiểu kích thước. Tỷ lệ này không thay đổi giá trị

số của chữ số kích thước.

Scale Dimension to Layout (Paper Space):

Page 74: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

74

Xác định hệ số tỷ lệ dựa trên tỷ lệ giữa khung nhìn hiện hành trong không gian vẽ

(Model space) và không gian giấy (Paper space).

­ Fine Tuning:

Gán các lựa chọn Fit bổ sung.

Place text manually:

Bỏ qua tất cả thiết lập của chữ số kích thước theo phương nằm ngang, khi đó ta chỉ

định vị chữ số kích thước theo điểm định vị trí của đường kích thước tại dòng nhắc

“Dimension line location”.

Draw dim line between ext lines:

Nếu chọn nút này thì bắt buộc có đường kích thước nằm giữa hai đường gióng khi

chữ số kích thước nằm ngoài hai đường gióng.

5. Trang Primary Units:

Page 75: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

75

Ta sử dụng trang này để định các biến liên quan đến hình dạng và độ lớn của chữ số

kích thước. Ngoài ra, ta còn gán dạng và độ chính xác của đơn vị dài và góc, gán tiền tố

(Prefixes) và hậu tố (Suffixes) cho chữ số kích thước.

­ Linear Dimensions: Gán dạng và đơn vị cho kích thước chiều dài.

Unit Format: Gán dạng đơn vị cho tất cả các loại kích thước, ngoại trừ kích thước

góc.

Precision: Lựa chọn này dùng để hiển thị và gán các số thập phân có nghĩa.

Fraction Format: Gán dạng cho phân số.

Decimal Separator: Gán dạng dấu tách giữa số nguyên và số thập phân. Các lựa

chọn bao gồm: dấu chấm “.” (Period), dấu phẩy “,” (Comma) hoặc khoảng trống

(Space).

Round Off: Gán quy tắc làm tròn khi đo và hiển thị chữ số kích thước cho tất cả

loại kích thước.

Prefix/Suffix: Định tiền tố và hậu tố cho chữ số kích thước.

Nếu tại ô Prefix ta nhập ‘%%c’ thì phía trước kích thước sẽ hiển thị ký hiệu ∅.

Còn tại Suffix ta nhập ‘mm’ thì phía sau kích thước sẽ hiển thị đơn vị đo là mm.

­ Measurement Scale:

Xác định các lựa chọn cho tỷ lệ đo, bao gồm:

Scale Factor: Gán hệ số tỉ lệ đo chiều dài cho tất cả các dạng kích thước, ngoại

trừ kích thước góc. AutoCAD sẽ nhân giá trị của kích thước cho tỷ lệ này.

Page 76: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

76

Apply to Layout Dimensions Only: Áp dụng tỷ lệ chỉ cho các kích thước tạo trên

Layouts. Gán hệ số tỷ lệ chiều dài này tương ứng với hệ số tỷ lệ thu phóng hình

ảnh cho các đối tượng trong khung nhìn của Model Space.

­ Zero Suppression:

Điều khiển việc không hiển thị các số 0 không có ý nghĩa.

Leading: Bỏ qua các số 0 không có nghĩa đằng trước chữ số kích thước.

Trailing: Bỏ qua các số 0 không có nghĩa trong số các số thập phân.

0 Feet: Bỏ qua các số 0 không có nghĩa của chữ số kích thước có giá trị nhỏ hơn

1 feet.

0 Inches: Bỏ qua phần giá trị Inch của chữ số kích thước.

­ Angular Dimensions:

Hiển thị và gán dạng hiện hành cho kích thước góc.

Units Format: Gán dạng đơn vị góc.

Precision: Hiển thị và gán các số thập phân có nghĩa cho đơn vị góc.

Zero Suppression: Bỏ qua các số 0 không có nghĩa.

Các mã điều khiển và các ký tự đặc biệt:

%%o: Bật tắt gạch trên (Overscore).

%%u: Bật tắt gạch dưới (Underscore).

%%d: Dấu ký hiệu độ (o).

%%p: Dấu ký hiệu dung sai (±).

%%c: Dấu ký hiệu đường kính vòng tròn (∅).

6. Trang Alternate Units:

Page 77: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

77

Trang này gán các đơn vị đo chuyển đổi. Gán dạng và độ chính xác đơn vị chiều dài,

góc, kích thước và tỉ lệ của đơn vị đo chuyển đổi (giữa hệ Inch và hệ Metric).

­ Display Alternate Units: Thêm đơn vị đo chuyển đổi vào chữ số kích thước.

­ Alternate Units:

Hiển thị và gán dạng đơn vị hiện hành cho tất cả các loại kích thước, ngoại trừ kích

thước góc.

Unit Format:

Gán dạng đơn vị chuyển đổi.

Page 78: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

78

Precision:

Gán số các số thập phân có nghĩa dựa theo dạng đơn vị dài và góc mà bạn chọn.

Multiplier for Alternate Units:

Chỉ định hệ số chuyển đổi giữa đơn vị kích thước chính và kích thước chuyển đổi.

Round Distance To:

Gán quy tắc làm tròn cho đơn vị chuyển đổi đối với tất cả các loại kích thước, ngoại

trừ kích thước góc. Nhập giá trị vào ô soạn thảo. Số các số thập phân có nghĩa phụ thuộc

vào việc định độ chính xác.

Prefix:

Tiền tố của kích thước chuyển đổi.

Suffix:

Hậu tố của kích thước chuyển đổi.

­ Zero Suppression:

Kiểm tra việc bỏ qua các số 0 không có nghĩa. Các lựa chọn: Leading, Trailing, 0

Feet, 0 Inches tương tự đơn vị của chữ số kích thước chính.

­ Placement:

Định vị trí đặt các kích thước chuyển đổi.

After Primary Units:

Đặt kích thước chuyển đổi sau chữ số kích thước chính.

Below Primary Units:

Đặt kích thước chuyển đổi dưới chữ số kích thước chính.

7. Trang Tolerance:

Page 79: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

79

Trang này điều khiển sự hiển thị và hình dạng của các chữ số dung sai.

­ Tolerance Format:

Điều khiển hình dạng của chữ số dung sai.

Method:

Gán phương pháp tính dung sai kích thước.

o None: Không thêm vào sau chữ số kích thước sai lệch giới hạn giá trị dung sai.

Page 80: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

80

o Symmetrical: Dấu ± xuất hiện trước các giá trị sai lệch giới hạn. Khi đó sai

lệch giới hạn trên và dưới có giá trị tuyệt đối giống nhau. Ta chỉ cần nhập giá

trị vào ô Upper value.

o Deviation: Sai lệch dương và âm có giá trị khác nhau. Ta nhập giá trị sai lệch

dương vào Upper value và sai lệch âm vào Lower Value.

o Limits: Tạo nên các kích thước giới hạn, khi đó AutoCAD sẽ hiển thị giá trị

kích thước giới hạn lớn nhất và nhỏ nhất. Giá trị lớn nhất bằng kích thước danh

nghĩa cộng với sai lệch trên, giá trị nhỏ nhất bằng kích thước danh nghĩa cộng

(trừ) với sai lệch dưới.

o Basic: Tạo một khung chữ nhật bao quanh chữ số kích thước.

Precision: Hiển thị và gán số các số thập phân có nghĩa.

o Upper Value: Hiển thị và gán giới hạn sai lệch trên.

o Lower Value: Hiển thị và gán giới hạn sai lệch dưới.

o Scaling for Height: Tỉ số giữa chiều cao chữ số dung sai và chữ số kích thước.

o Vertical Position: Điều khiển điểm canh lề của các giá trị dung sai đối với kích

thước dung sai dạng symmetrical gồm 3 dạng: Top, Middle, Bottom.

­ Zero Suppression: Điều khiển sự hiển thị các số 0 không có nghĩa. Tương tự chữ

số kích thước bao gồm: leading, trailing, feet và inches.

­ Alternate Unit Tolerance:

Gán độ chính xác và quy tắc bỏ số 0 không có nghĩa đối với các đơn vị dung sai liên

kết.

Precision: Hiển thị và gán độ chính xác.

Zero Suppression: Điều khiển việc bỏ các số 0 không có nghĩa, tương tự chữ số

kích thước.

II. CÁC LỆNH GHI KÍCH THƯỚC:

1. Nhóm kích thước thẳng:

Page 81: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

81

­ Dimlinear (DLI): Ghi kích thước ngang (Horizontal), thẳng đứng (Vertical) và

nghiêng (Rotated).

­ Dimaligned (DAL): Đường kích thước song song với đối tương cần ghi kích thước.

Tương tự như lựa chọn Rotated của phương pháp Dimlinear.

­ Dimbaseline (DBA): Ghi chuỗi kích thước song song với một kích thước sẵn có.

­ Dimcontinue (DCO): Ghi chuỗi kích thước nối tiếp với một kích thước sẵn có.

­ Dimspace: Định khoảng cách giữa các đường kích thước song song. Tương tự như

trong Baseline Spacing. Khi chọn lệnh này chúng ta chỉ cần chọn đối tượng làm

Page 82: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

82

chuẩn, sau đó chọn các đối tượng kích thước dựa vào chuẩn này rồi nhập giá trị

khoảng cách.

2. Nhóm kích thước hướng tâm:

­ Dimdiameter (DDI): Ghi kích

thước đường kính.

­ Dimradius (DRA): Ghi kích thước

bán kính.

­ Dimcenter (DCE): Vẽ đường tâm hoặc dấu tâm.

­ Dimarc (DAR): Ghi chiều dài

cung.

­ Dimjogged (DJO): Ghi kích thước bán kính khi tâm nằm ngoài giới hạn bản vẽ.

3. Kích thước góc:

Page 83: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

83

Dimangular (DAN): Ghi kích

thước góc. Ta có thể sử dụng các lệnh

Dimbaseline và Dimcontinue để ghi

chuỗi kích thước song song và nối tiếp

với một kích thước góc có sẵn.

4. Nhóm các lệnh hiệu chỉnh kích thước:

Dimtedit (DIMTED): Thay đổi vị trí và phương của chữ số kích thước.

Dimedit (DIMED): Hiệu chỉnh vị trí, giá trị, góc quay chữ số kích thước và độ

nghiêng đường gióng.

Dimbreak: Cắt đường kích thước hoặc đường gióng.

5. Ghi dung sai và chú thích:

a) Ghi dung sai hình dạng và vị trí (Tolerance):

Lệnh Tolerance (TOL) dùng để ghi dung sai hình dạng và vị trí các bề mặt trên bản

vẽ bằng hai hộp thoại Geometric Tolerance và Symbol. Kết hợp với lệnh Leader ta tạo

đường dẫn cho ký hiệu dung sai.

b) Ghi chú thích theo đường dẫn (Leader):

Lệnh Leader ghi chú thích cho đường dẫn, đánh số vị trí trong bản vẽ lắp.

Page 84: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

84

BÀI 6: BÀI TẬP VẼ 2D 1.

Qua bài tập này các bạn sẽ được thực hành:

­ Lệnh Line: vẽ đoạn thẳng.

­ Lệnh Circle: vẽ đường tròn.

­ Lệnh Trim: xén đối tượng thừa.

­ Cùng các phương thức truy bắt điểm.

Trước khi bắt đầu thực hiện, chúng ta cần thay đổi các thiết lập như sau:

­ Đầu tiên, từ bàn phím ta nhập: C ↲ để gọi lệnh Circle vẽ đường tròn.

­ Nhấp chọn một điểm bất kỳ trên màn hình đồ họa để xác định tâm.

­ Nhập: D↲ để nhập vào giá trị đường kính cho đường tròn.

­ Sau đó nhập giá trị: 64↲.

­ Nhấn phím Enter gọi lại lệnh Circle để vẽ đường tròn.

Page 85: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

85

­ Nhập: @128,0↲. (Lúc này gốc tọa độ tương đối dời về tâm của đường tròn vừa

vẽ)

­ Nhập: D↲ để nhập vào giá trị đường kính cho đường tròn.

­ Sau đó nhập giá trị 64↲.

­ Nhấn phím Enter gọi lại lệnh Circle để vẽ đường tròn.

­ Nhập: @0,152↲. (Lúc này gốc tọa độ tương đối dời về tâm của đường tròn vừa

vẽ).

­ Nhập: D↲ để nhập vào giá trị đường kính cho đường tròn.

­ Sau đó nhập giá trị 76↲.

­ Nhấn phím Enter gọi lại lệnh Circle để vẽ đường tròn.

­ Nhập: @159,0↲.

­ Nhập: D↲ để nhập vào giá trị đường kính cho đường tròn.

­ Sau đó nhập giá trị 64↲.

­ Nhấn phím Enter gọi lại lệnh Circle để vẽ đường tròn.

­ Nhập: CEN↲ để bật chế độ bắt tâm.

Page 86: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

86

­ Đưa con trỏ vào đường tròn vừa vẽ, để chương trình hiển thị dòng chữ ‘Center’

thì nhấp chọn.

­ Sau đó nhập giá trị: 76↲ (vẽ đường tròn bán kính 76).

­ Ta tiếp tục vẽ các đường tròn có bán kính R76 đồng tâm với 3 đường tròn còn lại.

Ta tiến hành vẽ các đoạn thẳng tiếp xúc với các đường tròn.

­ Từ bàn phím ta nhập: L↲.

­ Nhập: QUA↲ để bắt điểm ¼ của đường tròn.

­ Nhấp chọn điểm ¼ của đường tròn như hình

Page 87: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

87

­ Kéo con trỏ chuột sang phải, ta nhập: QUA↲ bắt điểm ¼ của đường tròn. Nhấp

chọn điểm ¼ của đường tròn như hình.

Tương tự, ta vẽ đoạn thẳng qua điểm ¼ phía trên đối với 2 đường tròn còn lại như

hình.

Page 88: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

88

­ Sau khi vẽ xong đoạn thẳng đó ta nhấn ↲ để kết thúc lệnh Line. Tiếp tục nhấn ↲

để gọi lại lệnh Line.

­ Nhập: QUA↲ bắt điểm ¼ của đường tròn như hình.

­ Kéo từ từ con trỏ xuống dưới ta sẽ thấy được đường gióng thẳng đứng, nhập giá

trị: 76↲.

Các bạn vừa làm quen với phương thức nhập tọa độ mới. Giá trị 76 chính là khoảng

cách theo phương đứng so với điểm ban đầu.

­ Tiếp tục kéo con trỏ chuột sang trái,

nhập: QUA↲’ bắt điểm ¼ của đường

tròn như hình.

Page 89: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

89

­ Sau khi vẽ xong đoạn thẳng đó ta nhấn ↲ để kết thúc lệnh Line. Tiếp tục nhấn ↲

để gọi lại lệnh Line.

­ Nhập: QUA↲ bắt điểm ¼ của đường tròn như hình.

­ Kéo con trỏ chuột lên trên, nhập giá trị: 76↲.

­ Nhập: QUA↲ bắt điểm ¼ của đường tròn như hình.

­ Nhấn Enter kết thúc lệnh, ta được kết quả như hình.

Page 90: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

90

Nhấn Enter để gọi lại lệnh Line, nhập ‘QUA’ (QUAdrant), nhấn Enter để bắt

điểm ¼ của đường tròn.

Nhấp chọn điểm ¼ của đường tròn, kéo con trỏ xuống phía dưới, nhập giá trị 76,

nhấn Enter kết thúc lệnh.

Nhấn Enter để gọi lại lệnh Line, nhập ‘QUA’ (Quadrant), nhấn Enter để bắt điểm

¼ của đường tròn.

Nhấp chọn điểm ¼ của đường tròn, kéo con trỏ xuống phía dưới, nhập giá trị 76,

nhấn Enter kết thúc lệnh.

Page 91: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

91

Sau đây ta sẽ dùng lệnh Circle để vẽ đường tròn tiếp xúc với 2 đối tượng và bán

kính cho trước. Nhấp chọn vào dấu mũi tên dưới lệnh Circle trên Draw panel và chọn

Tan, Tan, Radius như hình.

BÀI 7: BÀI TẬP VẼ 2D 2.

Page 92: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

92

Trong bài tập trước, để vẽ các góc bo chúng ta đã sử dụng phương pháp vẽ đường

tròn tiếp xúc với 2 điểm và bán kính R. Mục đích là để các bạn làm quen phương pháp

vẽ đường tròn này, nhưng trong bài tập dưới đây, chúng tôi sẽ sử dụng lệnh Fillet sẽ

nhanh hơn rất nhiều.

Page 93: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

93

Page 94: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

94

Nhaäp ‘C’ ñeå veõ ña giaùc ngoaïi tieáp ñöôøng troøn.

Page 95: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

95

Page 96: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

96

Page 97: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

97

Page 98: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

98

Page 99: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

99

Page 100: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

100

Nhaäp ‘C’ ñeå copy ñoaïn thaúng.

Page 101: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

101

Nhaán Enter keát thuùc leänh, sau ñoù nhaán Enter ñeå goïi laïi leänh Rotate.

Page 102: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

102

Page 103: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

103

Nhaán Enter keát thuùc leänh, sau ñoù nhaán Enter ñeå goïi laïi leänh Trim.

Page 104: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

104

Page 105: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

105

Page 106: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

106

Nhaán Enter keát thuùc leänh, sau ñoù nhaán Enter ñeå goïi laïi leänh Trim.

Page 107: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

107

Page 108: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

108

Page 109: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

109

Page 110: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

110

Page 111: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

111

Page 112: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

112

Page 113: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

113

BÀI 8: BÀI TẬP VẼ 3D 1.

Qua bài tập này các bạn sẽ được hướng dẫn dựng khối 3D trong môi trường 3D

Modeling, bằng cách sử dụng các lệnh: Presspull-dùng để quét các miền, các mặt của

Solid hoặc kết hợp cả hai, 3D Rotate-quay 3 chiều, các phép toán hợp, trừ. Cuối cùng

là chiếu mô hình 3D sang bản vẽ 2D.

Dưới đây là bản vẽ chi tiết giúp bạn đọc dễ hình dung hơn trong quá trình thực

hành.

Trước tiên, trên Draw panel ta nhấp chọn lệnh Line vẽ biên dạng 2D sau đó quét

tạo khối.

Page 114: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

114

Sau khi gọi lệnh, ta nhấp một điểm bất kỳ trên màn hình, kéo thẳng góc xuống dưới

nhập giá trị 10, nhấn Enter.

Kéo con trỏ chuột sang phải theo phương ngang, nhập giá trị 100, nhấn Enter.

Kéo con trỏ chuột lên trên theo phương đứng, nhập giá trị 10, nhấn Enter.

Nhập @ (Shift+2) để nhập tọa độ tương đối, nhập giá trị -15 cho trục X, nhấn phím

Tab, nhập giá trị 30 cho trục Y, nhấn Enter.

Kéo con trỏ sang trái theo phương ngang, nhập giá trị 70, nhấn Enter.

Cuối cùng, từ bàn phím ta nhập ‘C’ (Close) để đóng kín biên dạng, ta được kết quả

như hình.

Page 115: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

115

Nhấp chọn vào danh sách sổ xuống của menu Workspace trên thanh Quick Access

Toolbar chọn 3D Modeling, để vào môi trường vẽ 3D.

Tiếp đến, tại hộp Cube, ta nhấp vào biểu tượng Home, để chuyển sang khung nhìn

hình chiếu trục đo.

Page 116: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

116

Trên trang Home, nhấp chọn lệnh Presspull trong Modeling panel để quét thẳng

góc đối tượng tạo khối.

Đưa con trỏ chuột vào giữa biên dạng. Chú ý, nếu con trỏ chuột lớn hơn biên dạng

thì ta Zoom biên dạng lớn lên. Sau đó ta nhấp chọn rồi kéo con trỏ lên.

Nhập giá trị chiều cao khối quét là 34, nhấn Enter.

Một dòng nhắc xuất hiện tại con trỏ.

Nhấn Enter kết thúc lệnh. Ta được kết quả như hình.

Page 117: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

117

Trên Modify panel nhấp chọn lệnh 3D Rotate để xoay đối tượng cơ sở vừa dựng.

Sau khi gọi lệnh, nhấp chọn vào đối tượng.

Kế đến ta nhấp chọn điểm gốc như hình để xác định tâm xoay.

Ta nhấp chọn vào đường tròn được chỉ như hình để xác định mặc phẳng xoay.

Page 118: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

118

Nhập giá trị góc xoay là 90, nhấn Enter kết thúc lệnh.

Ta được kết quả như hình.

Trên trang Home, nhấp chọn lệnh Line trong Draw panel để vẽ biên dạng.

Lần lượt nhấp chọn 2 góc đối diện của mặt đáy để vẽ đường chéo. Mục đích của

việc này là để xác định tâm của mặt đáy.

Page 119: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

119

Trên hộp Cube, ta nhấp chọn mặt Top.

Sau khi nhấp chọn mặt Top, chi tiết được chuyển sang khung nhìn hình chiếu bằng.

Trên thanh Navigation Bar nhấp chọn lệnh Pan để dời đối tượng sang một bên để

tiện trong quan quá trình phác thảo.

Page 120: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

120

Trên trang Home, nhấp chọn lệnh Circle trong Draw panel để vẽ biên dạng.

Nhấp chọn 1 điểm bất kỳ trên màn hình đồ họa để xác định tâm cho đường tròn.

Từ bàn phím ta nhập ‘D’ (Diameter) để nhập đường kính cho đường tròn, nhấn

Enter.

Nhập giá trị 70, nhấn Enter kết thúc lệnh.

Page 121: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

121

Tiếp đến, tại hộp Cube, ta nhấp vào biểu tượng Home, để chuyển sang khung nhìn

hình chiếu trục đo.

Trên trang Home, nhấp chọn lệnh Presspull trong Modeling panel để quét thẳng

góc đối tượng tạo khối.

Đưa con trỏ vào trong vùng biên dạng rồi nhấp chọn.

Page 122: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

122

Kéo con trỏ lên trên, nhập giá trị chiều cao cho khối quét là 15, nhấn Enter kết thúc

lệnh.

Một dòng nhắc xuất hiện tại con trỏ.

Nhấn Enter kết thúc lệnh. Ta được kết quả như hình.

Trên Modify panel, nhấp chọn lệnh Move để di chuyển đối tượng.

Từ bàn phím nhập ‘CEN’ (Center) để bật chế độ bắt tâm, nhấn Enter.

Nhấp chọn vào đường tròn dưới để bắt tâm chính xác hơn.

Page 123: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

123

Từ bàn phím nhập ‘MID’ (Midpoint) để bật chế độ bắt tâm, nhấn Enter.

Nhấp chọn trung điểm đường chéo của mặt đáy.

Ta được kết quả như hình.

Trên hộp Cube, ta nhấp chọn mặt Top.

Page 124: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

124

Trên trang Home, nhấp chọn lệnh Circle trong Draw panel để vẽ biên dạng.

Từ bàn phím ta nhập ‘D’ (Diameter) để nhập đường kính cho đường tròn, nhấn

Enter.

Nhập giá trị 50, nhấn Enter kết thúc lệnh.

Tiếp đến, tại hộp Cube, ta nhấp vào biểu tượng Home, để chuyển sang khung nhìn

hình chiếu trục đo.

Page 125: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

125

Trên trang Home, nhấp chọn lệnh Presspull trong Modeling panel để quét thẳng

góc đối tượng tạo khối.

Đưa con trỏ chuột vào giữa biên dạng. Sau đó ta nhấp chọn rồi kéo con trỏ lên, nhập

giá trị chiều cao khối quét là 80, nhấn Enter.

Một dòng nhắc xuất hiện tại con trỏ.

Nhấn Enter kết thúc lệnh. Ta được kết quả như hình.

Page 126: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

126

Trên Modify panel, nhấp chọn lệnh Move để di chuyển đối tượng.

Từ bàn phím nhập ‘CEN’ (Center) để bật chế độ bắt tâm, nhấn Enter.

Đưa con trỏ nhấp chọn vào đường tròn đáy để điểm chính xác hơn.

Từ bàn phím nhập ‘MID’ (Midpoint) để bật chế độ bắt trung điểm.

Nhấp chọn trung điểm của đường chéo mặt đáy như hình.

Page 127: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

127

Ta được kết quả như hình.

Trên Solid panel, nhấp chọn lệnh Union để cộng đối tượng.

Nhấp chọn vào đối tượng cơ sở.

Page 128: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

128

Sau đó lần lượt nhấp chọn lần lượt 2 khối trụ vừa dời vào.

Nhấn Enter kết thúc lệnh, ta được kết quả như hình.

Trên góc trái màn hình đồ họa, ta nhấp chuột vào 2D Wireframe, một menu xuất

hiện, ta nhấp chọn Hidden, để bật chế độ ẩn cạnh khuất đi.

Ta được kết quả như hình.

Page 129: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

129

Trên hộp Cube, ta nhấp chọn mặt Top.

Trên trang Home, nhấp chọn lệnh Rectangle trong Draw panel để vẽ biên dạng.

Vẽ hình chữ nhật có kích thước 24x50.

Tiếp đến, tại hộp Cube, ta nhấp vào biểu tượng Home, để chuyển sang khung nhìn

hình chiếu trục đo.

Page 130: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

130

Trên trang Home, nhấp chọn lệnh Presspull trong Modeling panel để quét thẳng

góc đối tượng tạo khối.

Đưa con trỏ chuột vào giữa biên dạng

Sau đó ta nhấp chọn rồi kéo con trỏ lên, nhập giá trị chiều cao cho khối quét là 40,

nhấn Enter kết thúc lệnh.

Một dòng nhắc xuất hiện tại con trỏ.

Page 131: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

131

Nhấn Enter kết thúc lệnh.

Ta được kết quả như hình.

Trên Modify panel nhấp chọn lệnh Copy để sao chép đối tượng.

Nhấp chọn khối hộp vừa vẽ như hình.

Nhấp chọn điểm gốc của khối hộp để xác định điểm dịch chuyển.

Page 132: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

132

Kéo con trỏ đến một vị trí bất kỳ trên màn hình sau đó nhấp chọn để được kết quả

như hình.

Trên Modify panel nhấp chọn lệnh Move để di chuyển đối tượng.

Nhấp chọn hình hộp như hình.

Từ bàn phím nhập ‘MID’ (Midpoint) để bật chế độ bắt trung điểm, nhấn Enter.

Page 133: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

133

Nhấp chọn trung điểm cạnh như hình.

Tiếp tục, từ bàn phím nhập ‘MID’ (Midpoint) để bật chế độ bắt trung điểm, nhấn

Enter.

Nhấp chọn trung điểm cạnh như hình.

Ta được kết quả như hình.

Page 134: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

134

Trên hộp Cube ta nhấp chọn gốc của hộp như hình để thay đổi hướng nhìn đối

tượng.

Trên Modify panel nhấp chọn lệnh Move để di chuyển đối tượng.

Nhấp chọn hình hộp còn lại.

Từ bàn phím nhập ‘MID’ (Midpoint) để bật chế độ bắt trung điểm, nhấn Enter.

Page 135: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

135

Nhấp chọn trung điểm cạnh như hình.

Tiếp tục, từ bàn phím nhập ‘MID’ (Midpoint) để bật chế độ bắt trung điểm, nhấn

Enter.

Nhấp chọn trung điểm cạnh như hình.

Ta dược kết quả như hình.

Page 136: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

136

Trên Solid panel, nhấp chọn lệnh Subtract để trừ đối tượng.

Nhấp chọn vào đối tượng cơ sở (đối tượng bị trừ), nhấn Enter.

Sau đó nhấp chọn hai khối hộp vừa được dời vào, cuối cùng ta nhấn Enter.

Ta được kết quả như hình.

Page 137: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

137

Trên hộp Cube ta nhấp chọn gốc của hộp như hình để thay đổi hướng nhìn đối

tượng.

Trên hộp Cube, ta nhấp chọn mặt Top.

Trên trang Home, nhấp chọn lệnh Rectangle trong Draw panel để vẽ biên dạng.

Page 138: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

138

Vẽ hình chữ nhật có kích thước 18x100.

Tiếp đến, tại hộp Cube, ta nhấp vào biểu tượng Home, để chuyển sang khung nhìn

hình chiếu trục đo.

Trên trang Home, nhấp chọn lệnh Presspull trong Modeling panel để quét thẳng

góc đối tượng tạo khối.

Đưa con trỏ chuột vào giữa biên dạng. Sau đó ta nhấp chọn rồi kéo con trỏ lên.

Page 139: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

139

Nhập giá trị chiều cao khối quét là 43, nhấn Enter.

Một dòng nhắc xuất hiện tại con trỏ.

Nhấn Enter kết thúc lệnh. Ta được kết quả như hình.

Trên Modify panel, nhấp chọn lệnh Move để di chuyển đối tượng.

Nhấp chọn khối hộp vừa vẽ như hình.

Từ bàn phím nhập ‘MID’ (Midpoint) để bật chế độ bắt trung điểm.

Page 140: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

140

Nhấp chọn trung điểm cạnh như hình.

Từ bàn phím nhập ‘MID’ (Midpoint) để bật chế độ bắt tâm, nhấn Enter.

Nhấp chọn trung điểm cạnh của khối cơ sở như hình.

Ta được kết quả như hình.

Page 141: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

141

Trên Modify panel, nhấp chọn lệnh Move để di chuyển đối tượng.

Nhấp chọn khối hộp vừa dời vào như hình.

Nhấp chọn điểm gốc của khối hộp như hình.

Ta nhấn phím F8 trên bàn phím để bật chế độ Ortho.

Page 142: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

142

Sau khi nhấn F8, ta kéo con trỏ chuột lên trên theo phương đứng rồi nhập giá trị 10,

nhấn Enter.

Ta được kết quả như hình.

Trên Solid panel, nhấp chọn lệnh Union để cộng đối tượng.

Nhấp chọn vào đối tượng cơ sở.

Page 143: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

143

Sau đó nhấp chọn khối hộp.

Nhấn Enter kết thúc lệnh, ta được kết quả như hình.

Trên góc trái màn hình đồ họa, ta nhấp chuột vào Hidden, một menu xuất hiện, ta

nhấp chọn Shaded, để bật chế độ tô bóng đối tượng.

Page 144: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

144

Ta được kết quả như hình.

Page 145: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

145

Page 146: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

146

BÀI 9: BÀI TẬP VẼ 3D 2.

Qua bài tập này các bạn sẽ được hướng dẫn dựng khối 3D trong môi trường 3D

Modeling, bằng cách sử dụng các lệnh: Presspull-dùng để quét các miền, các mặt của

Solid hoặc kết hợp cả hai, Box-để vẽ hình hộp, Cylinder-vẽ hình trụ, 3DRotate-quay 3

chiều, 3DAlign- các phép toán hợp, trừ. Cuối cùng là chiếu mô hình 3D sang bản vẽ 2D,

bằng lệnh Solview và Soldraw.

Dưới đây là bản vẽ chi tiết giúp bạn đọc dễ hình dung hơn trong quá trình thực

hành.

Trước tiên, trên Draw panel ta nhấp chọn lệnh Line vẽ biên dạng 2D sau đó quét

tạo khối.

Page 147: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

147

Sau khi gọi lệnh, ta nhấp một điểm bất kỳ trên màn hình, kéo thẳng góc xuống dưới

nhập giá trị 12, nhấn Enter.

Kéo con trỏ chuột sang phải theo phương ngang, nhập giá trị 67, nhấn Enter.

Kéo con trỏ chuột lên trên theo phương đứng, nhập giá trị 70, nhấn Enter.

Kéo con trỏ sang trái theo phương ngang, nhập giá trị 12, nhấn Enter.

Kéo con trỏ xuống dưới theo phương đứng, nhập giá trị 12, nhấn Enter.

Page 148: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

148

Cuối cùng, từ bàn phím ta nhập ‘C’ (Close) để đóng kín biên dạng, ta được kết quả

như hình.

Nhấp chọn vào danh sách sổ xuống của menu Workspace trên thanh Quick Access

Toolbar chọn 3D Modeling, để vào môi trường vẽ 3D.

Tiếp đến, tại hộp Cube, ta nhấp vào biểu tượng Home, để chuyển sang khung nhìn

hình chiếu trục đo.

Page 149: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

149

Trên trang Home, nhấp chọn lệnh Presspull trong Modeling panel để quét thẳng

góc đối tượng tạo khối.

Đưa con trỏ chuột vào giữa biên dạng. Chú ý, nếu con trỏ chuột lớn hơn biên dạng

thì ta Zoom biên dạng lớn lên. Sau đó ta nhấp chọn rồi kéo con trỏ lên.

Nhập giá trị chiều cao khối quét là 50, nhấn Enter.

Page 150: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

150

Một dòng nhắc xuất hiện tại con trỏ, nhấn Enter kết thúc lệnh.

Ta được kết quả như hình.

Trên Modify panel nhấp chọn lệnh 3D Rotate để xoay đối tượng cơ sở vừa dựng.

Page 151: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

151

Sau khi gọi lệnh, nhấp chọn vào đối tượng.

Kế đến ta nhấp chọn điểm gốc như hình để xác định tâm xoay.

Ta nhấp chọn vào đường tròn được chỉ như hình để xác định mặc phẳng xoay.

Nhập giá trị góc xoay là 90, nhấn Enter kết thúc lệnh.

Page 152: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

152

Ta được kết quả như hình.

Tiếp theo, ta sẽ bo tròn cạnh của đối tượng, nhấp chọn trang Solid, trên Solid

Editing nhấp chọn lệnh Fillet Edge.

Từ bàn phím nhập R, nhấn Enter để nhập bán kính bo.

Nhập giá trị bán kính góc bo là 25, nhấn Enter.

Đưa con trỏ lần lượt nhấp chọn 2 cạnh như hình.

Page 153: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

153

Nhấn Enter kết thúc lệnh, cuối cùng ta được kết quả như hình.

Trên hộp Cube, ta nhấp chọn mặt Top.

Sau khi nhấp chọn mặt Top, chi tiết được chuyển sang khung nhìn hình chiếu bằng.

Page 154: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

154

Trên thanh Navigation Bar nhấp chọn lệnh Pan để dời đối tượng sang một bên để

tiện trong quan quá trình phác thảo.

Trên trang Home, nhấp chọn lệnh Line trong Draw panel để vẽ biên dạng.

Vẽ hình vuông có chiều dài cạnh là 34.

Page 155: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

155

Trên Modify panel nhấp chọn lệnh Fillet để bo tròn cạnh.

Từ bàn phím nhập R, nhấn Enter để nhập giá trị bán kính bo.

Nhập giá trị bán kính góc bo là 25, nhấn Enter.

Lần lượt nhấp chọn 2 cạnh góc vuông như hình.

Page 156: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

156

Nhấn Enter kết thúc lệnh, ta được kết quả như hình.

Nhấn Enter lần nữa để gọi lại lệnh Fillet. Nhập R để nhập lại giá trị bán kính bo

mới.

Nhập giá trị bán kính góc bo là 9, nhấn Enter.

Nhấp chọn 2 cạnh góc vuông còn lại như hình.

Nhấn Enter kết thúc lệnh, ta được kết quả như hình.

Page 157: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

157

Trên Draw panel, nhấp chọn lệnh Rectangle để vẽ hình chữ nhật.

Vẽ hình chữ nhật có kích thước 9x12.

Trên Modify panel nhấp chọn lệnh Fillet để bo tròn cạnh.

Lần lượt nhấp chọn cạnh trên và cạnh cạnh đáy, hơi lệch sang phải.

Page 158: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

158

Sau đó, cũng nhấp chọn cạnh trên và cạnh đáy nhưng hơi lệch sang trái, ta được kết

quả như hình.

Nhấp chọn cạnh bên bên phải, đưa con trỏ chuột vào ô Grip. Bấm vào nút ↓ trên

bàn phím, nhấp chọn Sketch để kéo dài đoạn thẳng.

Kéo con trỏ lên trên, nhập giá trị 5, nhấn Enter.

Page 159: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

159

Ta được kết quả như hình.

Thực hiện tương tự cho cạnh bên, ta được kết quả như hình.

Dùng lệnh Line để đóng kín biên dạng.

Trên Modify panel, nhấp chọn lệnh Trim để xén bỏ phần tử thừa.

Quét từ phải sang trái để chọn tất cả chi tiết như hình, nhấn Enter.

Sau đó nhấp chọn các phần tử thừa để xén bỏ.

Page 160: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

160

Cuối cùng ta được kết quả như hình.

Tiếp đến, tại hộp Cube, ta nhấp vào biểu tượng Home, để chuyển sang khung nhìn

hình chiếu trục đo.

Trên trang Home, nhấp chọn lệnh Presspull trong Modeling panel để quét thẳng

góc đối tượng tạo khối.

Page 161: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

161

Đưa con trỏ vào trong vùng biên dạng rồi nhấp chọn.

Kéo con trỏ lên trên, nhập giá trị chiều cao cho khối quét là 6, nhấn Enter kết thúc

lệnh.

Ta được kết quả như hình.

Trên Modify panel nhấp chọn lệnh 3D Rotate để xoay đối tượng cơ sở vừa dựng.

Sau khi gọi lệnh, nhấp chọn vào đối tượng. Kế đến ta nhấp chọn điểm gốc như hình

để xác định tâm xoay.

Page 162: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

162

Ta nhấp chọn vào đường tròn được chỉ như hình để xác định mặc phẳng xoay.

Nhập giá trị góc xoay là 90, nhấn Enter kết thúc lệnh.

Ta được kết quả như hình.

Nhấn Enter để gọi lại lệnh 3D Rotate. Nhấp chọn đối tượng vừa xoay, sau đó nhấp

chọn vào điểm góc để xác định tâm xoay.

Page 163: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

163

Ta nhấp chọn vào đường tròn được chỉ như hình để xác định mặc phẳng xoay.

Nhập giá trị góc xoay là 90, nhấn Enter kết thúc lệnh.

Ta được kết quả như hình.

Trên Modify panel, nhấp chọn lệnh Move để di chuyển đối tượng.

Page 164: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

164

Nhấp chọn vào đối tượng cần di chuyển.

Từ bàn phím nhập ‘CEN’ (Center) để bật chế độ bắt tâm, nhấn Enter.

Đưa con trỏ bắt tâm của cung tròn nằm trên mặt trước của đối tượng.

Từ bàn phím nhập ‘CEN’ (Center) để bật chế độ bắt tâm, nhấn Enter.

Page 165: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

165

Đưa con trỏ chuột bắt tâm của cung tròn nằm trong mặt phẳng phía trước như hình.

Ta được kết quả như hình.

Trên Solid panel, nhấp chọn lệnh Subtract để trừ đối tượng.

Nhấp chọn vào đối tượng cơ sở (đối tượng bị trừ), nhấn Enter.

Page 166: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

166

Tiếp đến nhấp chọn vào đối tượng được dời đến (đối tượng trừ), nhấn Enter.

Ta được kết quả như hình.

Trên Modeling panel nhấp vào danh sách kéo xuống tại mục Box, chọn Cylinder

để vẽ khối trụ.

Page 167: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

167

Từ bàn phím nhập ‘CEN’ (Center) để bật chế độ bắt tâm, nhấn Enter.

Đưa con trỏ bắt tâm của cung tròn nằm trên mặt phẳng như hình.

Nhập giá trị bán kính đáy là 9, nhấn Enter.

Page 168: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

168

Kéo con trỏ ra sau đối tượng, nhấp chọn một điểm bất kỳ trên màn hình.

Ta được kết quả như hình.

Trên Solid panel, nhấp chọn lệnh Subtract để trừ đối tượng.

Nhấp chọn vào đối tượng cơ sở (đối tượng bị trừ), nhấn Enter.

Page 169: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

169

Tiếp đến nhấp chọn vào vừa vẽ (đối tượng trừ), nhấn Enter.

Ta được kết quả như hình.

Trên Modeling panel nhấp vào danh sách kéo xuống tại mục Cylinder, chọn Box

để vẽ khối hộp.

Page 170: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

170

Nhấp chọn vào điểm góc như hình.

Nhập giá trị -43 cho phương X, nhấn phím Tab trên bàn phím để nhập giá trị cho

phương Y.

Page 171: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

171

Nhập giá trị -40 cho phương Y, nhấn Enter.

Sau đó kéo con trỏ lên trên theo phương đứng, nhập giá trị chiều cao cho khối hộp

là 20, nhấn Enter kết thúc lệnh.

Ta được kết quả như hình.

Trên Solid panel, nhấp chọn lệnh Union để cộng đối tượng.

Page 172: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

172

Nhấp chọn vào đối tượng cơ sở.

Sau đó nhấp chọn khối hộp vừa vẽ, nhấn Enter.

Ta được kết quả như hình.

Trên Modeling panel nhấp chọn lệnh Cylinder để vẽ khối trụ.

Page 173: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

173

Từ bàn phím nhập ‘MID’ (Midpoint) để bật chế độ bắt trung điểm.

Nhấp chọn trung điểm của cạnh như hình.

Sau khi xác định tâm, ta nhập giá trị bán kính đáy của khối trụ là 15, nhấn Enter.

Page 174: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

174

Kéo con trỏ lên trên, nhập giá trị chiều cao cho khối trụ là 32, nhấn Enter.

Ta được kết quả như hình.

Trên Solid panel, nhấp chọn lệnh Subtract để trừ đối tượng.

Nhấp chọn vào đối tượng cơ sở (đối tượng bị trừ), nhấn Enter.

Page 175: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

175

Tiếp đến nhấp chọn vào vừa vẽ (đối tượng trừ), nhấn Enter.

Ta được kết quả như hình.

Trên trang Home, nhấp chọn lệnh Presspull trong Modeling panel để quét thẳng

góc đối tượng tạo khối.

Page 176: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

176

Đưa con trỏ vào bên trong biên dạng rồi nhấp chọn.

Kéo con trỏ lên trên theo phương đứng, nhập giá trị chiều cao khối là 40, nhấn

Enter.

Ta được kết quả như hình.

Page 177: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

177

Trên Modify panel nhấp chọn lệnh 3D Align dùng để sắp xếp các đối tượng trong

không gian 3 chiều (dời và xoay các đối tượng). Ta chỉ cần chọn 3 điểm để xác định một

mặt phẳng.

Sau khi gọi lệnh, ta nhấp chọn chi tiết vừa quét như hình.

Từ bàn phím, ta nhập ‘MID’ (Midpoint) để bật chế độ bắt trung điểm.

Page 178: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

178

Nhấp chọn trung điểm của cạnh như hình.

Tiếp đến nhấp chọn điểm cuối của cạnh như hình.

Sau đó nhấp chọn điểm cuối của cạnh như hình để xác định mặt phẳng.

Từ bàn phím, ta nhập ‘MID’ (Midpoint) để bật chế độ bắt trung điểm.

Nhấp chọn trung điểm của cạnh như hình.

Page 179: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

179

Nhấp chọn điểm góc của khối hộp như hình.

Nhấp chọn điểm góc còn lại để xác định điểm thứ 3 của mặt phẳng.

Page 180: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

180

Trên Solid panel, nhấp chọn lệnh Subtract để trừ đối tượng.

Nhấp chọn vào đối tượng cơ sở (đối tượng bị trừ), nhấn Enter.

Tiếp đến nhấp chọn vào đối tượng được dời đến (đối tượng trừ), nhấn Enter.

Ta được kết quả như hình.

Page 181: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

181

Trên góc trái màn hình đồ họa, ta nhấp chuột vào 2D Wireframe, một menu xuất

hiện, ta nhấp chọn Hidden, để bật chế độ ẩn cạnh khuất đi.

Trên góc trái màn hình đồ họa, ta nhấp chuột vào Hidden, một menu xuất hiện, ta

nhấp chọn Shaded, để bật chế độ tô bóng đối tượng.

Page 182: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

182

Page 183: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

183

BÀI 10: TẠO LAYOUT.

Sau khi ta tạo các lớp xong, ta tiến hành tạo Layout (thiết lập trang giấy). Tạo

khung tên cho 2 khổ giấy thông dụng là A4 và A3.

Tại góc trái phía dưới màn hình, ta nhấp chọn vào Layout1.

Sau khi nhấp chọn Layout1, sẽ xuất hiện 1 trang giấy trắng, với 2 khung, 1 khung

là nét liền, còn 1 khung là nét gạch. Khung nét liền là Viewports, còn khung nét liền là

vùng máy in không thể in.

Cũng tại góc trái màn hình, ta nhấp phải chuột vào Layout1, chọn Page Setup

Manager...

Page 184: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

184

Hộp thoại Page Setup Manager xuất hiện. Ta nhấp chọn nút Modify để điều chỉnh

thiết lập cho Layout1.

Hộp thoại Page Setup – Layout1 xuất hiện.

Page 185: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

185

Tại cửa sổ Printer/plotter, ta chọn máy in ảo ‘doPDFv7’ ở ô Name.

Tại ô Paper size ta chọn khổ giấy A4.

Quay lại cửa sổ Printer/plotter, ta nhấp chọn nút Properties để điều chỉnh thiết

lập.

Hộp thoại Plotter Configuration Editor – doPDFv7 xuất hiện, ta nhấp chọn

Modify Standard Paper Sizes (Printable Area).

Page 186: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

186

Tại cửa sổ Modify Standard Paper Sizes ta chọn khổ A4 (phải chọn đúng ‘A4’).

Sau đó nhấn nút Modify.

Hộp thoại Custom Paper Size – Printable Area xuất hiện. Ta thay đổi giá trị của

các ô Top, Bottom, Left, Right về 0.

Page 187: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

187

Lý do ta thay đổi thiết lập này là dời gốc tọa độ về gốc trái của tờ giấy.

Sau khi thay đổi giá trị, ta nhấn nút Next để tiếp tục.

Đặt tên cho trang giấy này là ‘doPDFv7-Tempalte’.

Tiếp tục nhấn Next, một hộp thoại xuất hiện hiển thị đường dẫn lưu file, ta nhấn

OK.

Page 188: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

188

Tại ô Drawing orientation ta đánh dấu tick vào Portrait để trang giấy đứng.

Tiếp tục tại cửa sổ Plot style table (pen assignments) ta chọn momochrome.ctb

để mọi nét vẽ khi in ra đều có màu đen.

Trong cửa sổ Shaded viewport options, tại ô Quality ta chọn Maximum (chọn

chất lượng in cao nhất).

Page 189: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

189

Chọn OK, đóng hộp thoại, ta sẽ được trang giấy như hình.

Lúc này gốc tọa độ được dời về góc trái của tờ giấy

Page 190: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

190

BÀI 11: TẠO BẢN VẼ TỪ HÌNH VẼ 2D.

Page 191: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

191

BÀI 12: TẠO BẢN VẼ TỪ HÌNH 3D.

Sau khi ta thực hiện xong việc dựng khối 3D, ta tiến hành chiếu nó ra bản vẽ 2D, cuối

cùng là in ra định dạng pdf.

Nhấp chọn vào danh sách sổ xuống của menu Workspace trên thanh Quick Access

Toolbar chọn Drafting & Annotation, để vào môi trường vẽ 2D.

Ở gốc trái phía dưới màn hình, ta nhấp chọn ‘Layout2’.

Sau khi nhấp chọn ‘Layout2’, khung giấy A3 xuất hiện.

Page 192: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

192

Từ bàn phím ta nhập ‘SOLVIEW’, nhấn Enter. Lệnh Solview dùng để tạo các

khung nhìn động với các hình chiếu vuông góc, hình chiếu phụ và hình cắt của các solid.

Sau khi gọi lệnh, xuất hiện một Menu, ta nhấp chọn ‘Ucs’. Lựa chọn này dùng để

tạo các hình chiếu theo UCS.

Sau đó, ta nhấp chọn ‘Current’. Lựa chọn này sử dụng mặt phẳng XY của khung

nhìn hiện hành làm hình chiếu.

Page 193: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

193

Tiếp đến, một dòng nhắc xuất hiện, yêu cầu ta nhập tỷ lệ khi chiếu ra, giữ nguyên

giá trị mặc định, ta nhấn Enter.

Sau đó ta chọn một điểm trên khung giấy để xác định tâm đặt hình chiếu.

Điểm đặt này chỉ là tạm thời, do đó ta có thể đặt ở một vị trí khác, nếu không ta

nhấn Enter để thực hiện bước tiếp theo.

Chương trình yêu cầu ta vẽ 1 khung cho hình chiếu, ta vẽ khung như hình.

Page 194: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

194

Tiếp theo ta nhập tên cho hình chiếu. Ơ đây hình chiếu này là hình chiếu bằng, do

đó ta sẽ đặt tên là ‘HCB’.

Nhấn Enter, chương trình tiếp tục xuất hiện một menu, ta nhấp chọn ‘Ortho’ để

tiếp tục tạo thêm hình chiếu đứng.

Nhấp chọn vào trung điểm cạnh dưới của khung hình chiếu.

Sau đó kéo con trỏ lên trên nhấp chọn một điểm để xác định điểm đặt hình chiếu.

Page 195: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

195

Ta vẽ khung cho hình chiếu.

Sau đó đặt tên cho hình chiếu là ‘HCD’.

Nhấn Enter, chương trình tiếp tục xuất hiện một menu, ta nhấp chọn ‘Ortho’ để

tiếp tục tạo thêm hình chiếu cạnh.

Nhấp chọn trung điểm cạnh bên của khung hình chiếu.

Page 196: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

196

Kéo con trỏ sang phải, nhấp chọn một điểm để xác định tâm hình chiếu.

Ta vẽ khung cho hình chiếu.

Đặt tên cho hình chiếu là ‘HCC’.

Nhấn Enter 2 lần để kết thúc lệnh. Ta được kết quả như hình.

Page 197: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

197

Nhấp chọn lần lượt 3 khung hình chiếu, sau đó nhấn tổ hợp phím ‘Ctrl+1’ để hiện

bảng điều khiển.

Hộp thoại Properties xuất hiện như hình.

Page 198: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

198

Tại vùng Misc, ta thay đổi lựa chọn No thành Yes ở mục Display locked để khóa

không cho hình chiếu thay đổi tỷ lệ, sau này muốn thay đổi tỷ lệ, ta chỉ việc chọn lựa

chọn No.

Page 199: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

199

Tại vùng Misc, ta chọn Wireframe ở mục Shade Plot để khi in cho chất lượng

hình ảnh cao.

Đóng hộp thoại Properties, từ bàn phím ta nhập ‘SOLDRAW’ rồi nhấn Enter.

Lệnh Soldraw dùng để tạo các đường biên dạng và mặt cắt trong các khung nhìn tạo bởi

lệnh Solview trước đó.

Page 200: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

200

Sau khi gọi lệnh, ta lần lượt nhấp chọn 3 khung hình chiếu rồi nhấn Enter.

Ta được kết quả như hình.

Ta tiến hành thay đổi kiểu đường nét cho cho các lớp mà chương trình tạo ra sau

khi thực hiện lệnh Soldraw.

Trên trang Home, ta nhấp chọn Layer properties trong Layers panel.

Page 201: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

201

Nhấn và giữ phím Ctrl, ta lần lượt nhấp chọn các lớp: HCB-HID, HCD-HID,

HCC-HID.

Nhấp chọn ‘Continuous’ ở mục Linetype. Hộp thoại Select Lintype xuất hiện, ta

nhấp chọn kiểu ACAD_ISO02W100.

Page 202: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

202

Nhấp Ok đóng hộp thoại, tiếp tục nhấp chọn Default ở mục Lineweight. Hộp thoại

Lineweight xuất hiện, nhấp chọn kiểu 0.35mm.

Tiếp tục nhấn và giữa phím Ctrl, ta lần lượt nhấp chọn các lớp: HCB-VIS, HCD-

VIS, HCC-VIS.

Page 203: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

203

Ta nhấp chọn vào biểu tượng máy in của lớp ‘VPORTS’ để các đường nét thuộc

lớp này sẽ không được in.

Page 204: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

204

Nhấn OK, đóng hộp thoại Layers properties, ta được kết quả hình chiếu đứng như

hình.

Page 205: 2. bai giang chi tiet autocad tong_quat_chung

Soạn autocad - KĐTT

205

BÀI 13: IN BẢN VẼ.