301
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ BỜ Y *** ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH : HUYỆN NGỌC HỒI TỈNH KONTUM. QUY MÔ NGHIÊN CỨU : 68.570 HA CƠ QUAN CHỦ QUẢN ĐẦU TƯ : BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QT BỜ Y CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ : BAN QL CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ QUAN TƯ VẤN : CÔNG TY TƯ VẤN & THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VIỆT NAM CHỦ NHIỆM ĐỒ ÁN : KTS. LÊ TUẤN. QUẢN LÝ DỰ ÁN : KS. NGUYỄN TUẤN. CHỦ TRÌ CÁC BỘ MÔN CHUYÊN NGÀNH QUY HOẠCH: KIẾN TRÚC: KTS. ĐỖ TRÍ PHƯƠNG. KINH TẾ : KS. NGUYỄN VIỆT HÙNG. GIAO THÔNG: KS. NGUYỄN NGỌC HÀ. THUỶ LỢI : TS. NGUYỄN VĂN TÀI. THUỶ CÔNG: KS. TÔN THẤT VĨNH. CẤP THOÁT NƯỚC & MÔI TRƯỜNG: KS. ĐỖ DUY THÔNG. ĐIỆN: KS. TRẦN GIA TIẾN. CHUẨN BỊ KT: KS. NGUYỄN VIỆT HƯNG. TRẮC ĐỊA ĐỊA HÌNH: KS. VŨ HÔNG LÂM. QUẢN LÝ KỸ THUẬT: TRẦN TOÀN THẮNG, NGUYỄN LÊ QUANG, NGUYỄN TUẤN, PHẠM TUYẾN, NGUYỄN VÂN LONG, NGUYỄN HỒNG THỤC. CƠ QUAN TRÌNH DUYỆT BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QT BỜ Y TRƯỞNG BAN

thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH TỔNG HỢP

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ

CỬA KHẨU QUỐC TẾ BỜ Y ***

ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH : HUYỆN NGỌC HỒI TỈNH KONTUM.QUY MÔ NGHIÊN CỨU : 68.570 HA CƠ QUAN CHỦ QUẢN ĐẦU TƯ : BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ CỬA

KHẨU QT BỜ Y CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ : BAN QL CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ QUAN TƯ VẤN : CÔNG TY TƯ VẤN & THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

VIỆT NAM

CHỦ NHIỆM ĐỒ ÁN : KTS. LÊ TUẤN.QUẢN LÝ DỰ ÁN : KS. NGUYỄN TUẤN.CHỦ TRÌ CÁC BỘ MÔN CHUYÊN NGÀNH QUY HOẠCH:

KIẾN TRÚC: KTS. ĐỖ TRÍ PHƯƠNG. KINH TẾ : KS. NGUYỄN VIỆT HÙNG. GIAO THÔNG: KS. NGUYỄN NGỌC HÀ. THUỶ LỢI : TS. NGUYỄN VĂN TÀI. THUỶ CÔNG: KS. TÔN THẤT VĨNH. CẤP THOÁT NƯỚC & MÔI TRƯỜNG: KS. ĐỖ DUY THÔNG. ĐIỆN: KS. TRẦN GIA TIẾN. CHUẨN BỊ KT: KS. NGUYỄN VIỆT HƯNG. TRẮC ĐỊA ĐỊA HÌNH: KS. VŨ HÔNG LÂM.

QUẢN LÝ KỸ THUẬT: TRẦN TOÀN THẮNG, NGUYỄN LÊ QUANG, NGUYỄN TUẤN, PHẠM TUYẾN, NGUYỄN VÂN LONG, NGUYỄN HỒNG THỤC.

CƠ QUAN TRÌNH DUYỆTBAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QT BỜ Y

TRƯỞNG BAN

PHẦN MỞ ĐẦU.SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH, CƠ SỞ, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

&

Page 2: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

QUAN ĐIỂM LẬP QUY HOẠCH.

****

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH:

- Khu kinh tế của khẩu quốc tế Bờ Y (gọi tắt là khu kinh tế) được thành

lập theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 05/01/1999 của Thủ tướng Chính

phủ. Đây là Khu kinh tế trọng điểm trong hệ thống các khu kinh tế cửa khẩu

của Việt Nam, khu có 01 cửa khẩu Quốc tế với Lào và 01 cửa khẩu phụ với

Campuchia ; Là một trong ba trung tâm kinh tế trên tuyến hành lang kinh tế

Đông - Tây của Việt Nam; Được Thủ tướng 3 nước Việt nam- Lào-

Campuchia Tuyên bố tại Viêng Chăn ngày 28/11/2004 Về việc Thiết lập Tam

giác phát triển 3 nước Việt Nam- Lào-Campuchia ; Là đầu mối giao lưu kinh

tế quan trọng trong khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của

tỉnh Kon Tum và cả nước. Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là điểm nhấn

trong chiến lược liên kết nhằm tạo cơ hội hợp tác, phát triển đồng đều giữa các

nước ASEAN và tiểu vùng sông MêKông, là giao điểm quan trọng trên hành

lang kinh tế Đông - Tây nối liền các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung,

Đông - Nam bộ Việt Nam với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan,

Campuchia và Mianma.

Hiện tại các quốc gia Việt Nam, Lào, Thái Lan đang tiến hành xây dựng

nhiều tuyến đường nối các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, Lào, Thái

Lan qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y như: Đường Hồ Chí Minh Việt Nam; Quốc lộ

16A từ Pak Sế đến thị xã Attapư(Lào); Cầu Pak Sế qua sông Mê Kông (Lào,

Thái Lan); Đường 18B thị xã Attapư (Lào) đến cửa khẩu Phu Cưa nối với

đường QL40 của Việt Nam, tạo cho khu kinh tế những cơ hội phát triển mới

trong xu thế hội nhập cao với khu vực.

- Quy hoạch chung khu Bờ Y đã được lập và duyệt theo Quyết định số

1369/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 Thủ tướng Chính phủ có quy mô 400 ha đã

được thực hiện từ năm 2000 đến nay. Nhưng hiện nay do xuất hiện những

nhân tố mới tác động tích cực đến khu vực như: Nền kinh tế của đất nước và

khu vực miền Trung đang tăng trưởng mạnh với tốc độ trên 7,5% với cơ cấu

kinh tế phấn đấu đến 2020 là nước công nghiệp chiếm tỷ trọng trên 40%. Việc

tham gia vào khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập với tổ chức

thương mại Quốc tế WTO và xu hướng toàn cầu hoá kinh tế làm tăng dòng

vốn đầu tư FDI vào khu vực nội địa; Mặt khác chương trình hợp tác quốc tế

2

Page 3: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia và hợp tác liên kết tiểu vùng sông

Mê kông cũng tác động mạnh đến khu vực và tạo cho khu vực 1 cơ hội mới.

Qua các buổi làm việc tại khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y, các đồng chí lãnh

đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đều có chung quan điểm chỉ đạo

là: Để phát huy được vị trí địa lí, chính trị đặc biệt quan trọng của khu kinh tế

cửa khẩu Quốc tế Bờ Y với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh - quốc

phòng, đồng thời khai thác có hiệu quả các điều kiện về vị trí địa lí, chính trị,

kinh tế, văn hoá - xã hội trong quá trình giao lưu kinh tế quốc tế để thúc đẩy

phát triển kinh tế, phát huy tác dụng lan toả của khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế

Bờ Y đối với tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia trong

quá trình hội nhập cần phải ban hành một chính sách đặc thù đặc biệt ưu đãi

về tổ chưc và hoạt động cho khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y để đủ điều

kiện phát triển xây dựng khu kinh tế đạt được mục tiêu đã đề ra như: Có môi

trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất bao gồm hạ tầng kinh tế, xã hội và

chính sách ưu đãi đặc biệt nổi trội, cơ chế quản lí linh hoạt thuận lợi cho các

hoạt động sản xuất kinh doanh; Dịch vụ; Du lịch, đi lại, cư trú phù hợp với cơ

chế thị trường để thu hút tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển của các

nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng như tạo ra điểm hội nhập, giao lưu rộng

lớn, toàn diện trên tinh thần hữu nghị, hợp tác và phát triển và ngày 05/9/2005

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg về việc ban

hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y

với quy mô: Gồm 6 xã (Saloong, Đắk Kan, Bờ Y, Đắk Xú, Đắk Nông, Đắk

Dục), 01 thị trấn (PlâyKần) và 01 khu trung tâm có tổng diện tích tự nhiên

khoảng 68.570 ha.

Với những nhân tố ảnh hưởng đã nêu ở trên; Đồ án cũ không còn đáp

ứng nhu cầu phát triển về nhiều mặt như: Quy mô dân số, các yêu cầu phát

triển và mở rộng đô thị đặc biệt là về đầu tư công nghiệp, hạ tầng xã hội, hạ

tầng kỹ thuật, Vệ sinh môi trường ..v.v.

Vì vậy việc điều chỉnh quy hoạch chung để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ

mới của khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là hết sức cần thiết.

II. CÁC CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH:

- Nghị định số 140/2004/NĐ-CP, ngày 25/6/2004 của Chính phủ Quy

định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia.

- Quyết định 53/2001/QĐ-TTg, ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính

phủ về Chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới.

3

Page 4: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, được Quốc hội nước CHXHCN

Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 4 (từ ngày 21/10 – 26/11 năm 2003) thông qua.

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính Phủ về Quy

hoạch xây dựng.

- Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 05/01/1999 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt dự án phát triển KTXH khu vực cửa khẩu Bờ Y- Ngọc Hồi -

tỉnh Kon Tum.

- Quyết định số 1369/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y- Ngọc Hồi -

Tỉnh Kon Tum đến năm 2010.

- Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg v/v Ban hành quy chế về tổ chức và

hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.

- Quyết định số 603/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 v/v Phê duyệt nhiệm vụ

điều chỉnh quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.

- Báo cáo 69/BC-BQLCK ngày 5/10/2006 của ban QL khu kinh tế của

Khẩu QT Bờ Y về Tình hình thực hiện đầu tư phát triển năm 2006 và kế hoạch

vốn đầu tư năm 2007 của khu kinh tế cửa khẩu QT Bờ Y.

- Quy hoạch phát triển KTXH của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và

cả nước.

- Tuyên bố chung Việt Nam - Lào về chiến lược hợp tác phát triển kinh

tế xã hội.

- Thoả thuận của 3 nước Việt nam - Lào - Campuchia về phát triển

vùng tam giác phát triển 3 nước tại khu vực ngã 3 biên giới.

- Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đã

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển các vùng KT trọng điểm đã

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Báo cáo rà soát điều chỉnh quy hoạch Tổng thể kinh tế xã hội Tỉnh

Kon Tum giai đoạn 2006-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Các tài liệu điều tra cơ bản có liên quan.

- Các sơ đồ và đồ án quy hoạch có liên quan.

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/ 500.000, 1/250.000, 1/100.000, 1/50.000 và

1/10.000.

- Bản đồ không ảnh vùng nghiên cứu quy hoạch và vùng liên quan trực

tiếp.

4

Page 5: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Báo cáo thăm dò nước ngầm do liên đoàn địa chất thuỷ văn thực hiện

tháng 7/2006.

III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN:

3.1.Quan điểm nghiên cứu:

- Phát triển kinh tế-xã hội khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y một cách

toàn diện trong mối quan hệ mật thiết với khu vực Miền Trung- Tây Nguyên,

Cả nước và vùng tam giác phát triển (TGPT) 3 nước Việt Nam - Lào -

Campuchia trên cơ sở phân công hợp tác cùng có lợi.

- Phát triển bền vững thành khu kinh tế trọng điểm, là động lực phát

triển kinh tế quan trong cho vùng Tây Nguyên nói riêng và hành lang kinh tế

Đông Tây nói chung.

- Khai thác hiệu quả các thế mạnh nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng

sản, du lịch văn hoá và cảnh quan.

- Tận dụng tối đa những cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật hiện có.

- Khai thác hiệu quả các thế mạnh của các khu vực tiềm năng về điều

kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế, điều kiện phát triển du lịch.

- Phát triển kinh tế-xã hội trên cơ sở xây dựng bền vững hệ thống đô thị,

điểm dân cư nông thôn gắn với các vùng sản xuất kinh tế, bảo vệ an ninh quốc

phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phân bố hệ thống đô thị và điểm dân cư một cách tập trung có trọng

điểm trên toàn vùng nghiên cứu. Trong đó Đô thị sẽ là điểm tựa, là cơ sở hỗ

trợ cho các vùng nông thôn phát triển.

3.2. Mục tiêu đồ án:

3.2.1.Mục tiêu chung: Góp phần cụ thể hóa Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg

v/v ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc

tế Bờ Y (sau đây gọi tắt là khu kinh tế):

- Xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y trở thành

vùng động lực, trung tâm liên kết trên hành lang kinh tế Đông - Tây trong tam

giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia .

- Xây dựng khu trung tâm, khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y trở

thành đô thị biên giới, khai thác có hiệu quả các điều kiện về vị trí địa lý,

chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội trong quá trình giao lưu kinh tế Quốc tế

để thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tác dụng lan toả của Khu kinh tế

5

Page 6: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đối với tam giác phát triển ba nước Việt Nam -

Lào - Campuchia trong quá trình hội nhập.

- Thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, biên giới và hạn chế tác động

tiêu cực đến môi trường sinh thái, văn hoá - xã hội, dân tộc, trật tự an ninh

quốc phòng trên cơ sở tạo được nhiều việc làm, thúc đẩy đào tạo, nâng cao

dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.

- Tạo điều kiện bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới Quốc

gia, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần của nhân dân, bảo đảm đoàn kết dân tộc, tăng cường mối quan hệ

hợp tác hữu nghị với các Quốc gia trong khu vực.

- Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng và nguồn lực

của Huyện và Tỉnh trong vùng;

- Làm công cụ điều phối, kiểm soát phát triển kinh tế xã hội trong khu

kinh tế.

3.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng, các nguồn lực phát triển, cơ

sở hạ tầng kỹ thuật & xã hội trên địa bàn vùng nghiên cứu, phân tích mối quan

hệ liên vùng với khu vực, cả nước và Quốc tế.

- Dự báo phát triển kinh tế - xã hội; Nghiên cứu các cơ sở hình

thành và phát triển đô thị, dân cư nông thôn, cơ sở kinh tế - kỹ thuật; Sử

dụng đất đai và lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phát triển phù hợp

với vùng nghiên cứu.

- Rà soát các quy hoạch, dự án đã, đang và sẽ thực hiện trong khu vực

để nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và

định hướng quy hoạch mới. Nghiên cứu, phát hiện, làm rõ thêm những tiềm

năng của khu vực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Xác định tiền đề và động lực phát triển vùng, dự báo dân số Lào động,

kinh tế xã hội phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của

Khu kinh tế Bờ Y.

- Xây dựng định hướng phát triển không gian chung, định hướng phát

triển không gian cho các cơ sở kinh tế, các đô thị và dân cư nông thôn, định

hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và kế hoạch sử

dụng đất cho khu kinh tế đến 2025.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

6

Page 7: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Kiến nghị các chính sách và biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng

toàn khu kinh tế.

7

Page 8: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

PHẦN II.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG

PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ.

******

I. VỊ TRÍ VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÙNG QUY HOẠCH

1.1.Vị trí:

- Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y thuộc địa giới hành chính của

huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum; Đây là Huyện giáp với biên giới Việt Nam -

Lào - Campuchia ; Có phương vị: 14˚ 30´ đến 15˚ 00´ vĩ độ Bắc, 107˚ 30´ đến

107˚ 45´ kinh độ Đông.

- Lân cận với các đơn vị hành chính như sau:

o Bắc giáp : Huyện Đắk Glei

o Nam giáp : Huyện Sa Thầy.

o Đông giáp : Đắk Pô Kô.

o Tây giáp : CHDCND Lào và Vương Quốc Campuchia.

1.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: Bao gồm 6 xã: Đắk Nông, Đắk Dục,

Đắk Xú, Saloong, Bờ Y, Đắk Kan và thị trấn Plây Kần . Tổng diện tích

nghiên cứu quy hoạch: 70.440 ha (Theo thống kê của Trường đại học Nông

nghiệp I về việc đánh giá sử dụng đất) .

- Phạm vi nghiên cứu gián tiếp: Các tỉnh thuộc vùng Bắc Tây Nguyên

và các Huyện lân cận của Tỉnh Kon Tum. Các trọng điểm kinh tế trong khu

vực Miền trung –Tây Nguyên và cả nước. Các vùng kinh tế trọng điểm trong

TGPT 3 nước Việt nam- Lào-Campuchia và Các hành lang kinh tế, vòng

cung kinh tế trong khu vực Quốc gia và Quốc tế.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:

2.1. Địa hình:

- Khu vực nghiên cứu quy hoạch là Huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh

Kon Tum, nằm ở chân sườn núi phía Đông của dãy Trường Sơn. Dãy núi có

các đỉnh Ngok Cem Put, Ngok Bia, Ngok Kơ Neng như mái nhà phân chia hai

vùng Đông và Tây rõ nét. Phía Tây có địa hình núi cao, chạy dài đến sát biên

giới, chia cắt hiểm trở, độ dốc 10˚- 20˚, địa hình nghiêng về phía Đông Nam;

Phía Đông trải rộng đến sông PôKô có địa hình bằng phẳng tập trung ở xã Đắk

Xú, Đắk Nông, Đắk Dục, thị trấn Plây Kần, chia cắt nhẹ, tầng đất dày hơn

50cm. Có thể nói địa hình vùng này là pha trộn giữa địa hình đuôi sườn phía

8

Page 9: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Đông của dãy Trường Sơn với địa hình đầu vùng cao nguyên. Vì vậy địa hình

đa dạng bao gồm: Đồi núi, cao nguyên và thung lũng, xen kẽ nhau rất phức

tạp. Các đỉnh núi thường tập trung thành từng dãy từ Đông sang Tây, từ Bắc

xuống Nam hay quần tụ theo dạng bát úp, điển hình dạng núi bát úp là khu

phía Bắc Vườn Quốc gia Chưmomray. Đặc điểm chung các đỉnh nối thành dải

có độ dốc lớn dần từ sườn xuống chân, còn từ sườn lên đỉnh bằng, càng lên

cao càng thoải. Phân cách giữa các dãy núi là các khe suối, thung lũng.

Dựa vào các đặc trưng địa hình, kết hợp với độ cao, độ dốc, chiều dài,

cách phân bố tự nhiên các đỉnh núi có thể phân ra 10 dãy đỉnh, một số các

triền núi và hai khu vực đặc thù: Vườn Quốc gia Chưmomray, khu vực bình

nguyên dọc sông PôKô như sau:

- Dãy các đỉnh thứ nhất (Núi Ngọk Long):

Dãy này có dạng núi cánh cung, chạy dọc biên phía Bắc giáp huyện

Đắk Glei đến đường biên giới Việt Lào. Từ Đông sang Tây có 09 đỉnh, theo

thứ tự cao dần vào trung tâm: 664m, 683m, 933m, 1132m (trung tâm) và thấp

dần về phía biên giới Việt - Lào: 806m (Ngọc Lang) 852m, 722m, 724m và

561m.

Chiều dài núi cánh cung khoảng 18km, khoảng cách giữa các đỉnh núi

từ 2,5km đến 3,0km, Chênh lệch độ cao trung bình ở sườn Đông 210m, ở

sườn Tây khoảng 80m đến 180m, độ dốc trung bình giữa các đỉnh trên cùng

dải: 6˚đến 8˚.

- Dãy các đỉnh thứ hai (Ngọk Cem Put-Ngọk Bia-Ngọk Kơ Neng):

Là hệ thống các đỉnh nối liền nhau, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông

Nam dài khoảng 11km, gồm 09 đỉnh, các đỉnh cách nhau khoảng 1,2km đến

2,0km. Dãy núi như mái nhà, phân cách tự nhiên giữa thung lũng sông PôKô

và vùng núi phía Tây. Xuất phát từ đỉnh 776m, 1023m, 1265m, Ngọk Cem Put

cao1209, đỉnh Ngọk Bia cao 1283m, 1228m, 1015m, 1057m và đỉnh Ngọk Kơ

Neng cao 1085m (phía Nam). Giữa các đỉnh là các triền đồi thấp có độ cao từ

900m đến 1000m, Chênh cao trung bình 250m, độ dốc nối các đỉnh 8-10˚.

- Dãy các đỉnh thứ ba (Ngọk Cem Put- Núi Sut):

Dãy này chạy dọc theo triền suối Đắk Lào, dài 12km, có 07 đỉnh, điểm

xuất phát là đỉnh Ngọk Cem Put cao 1209m tiếp đến đỉnh 908m, 810m, 822m,

806m, 810m (Núi Sut), 710m và đỉnh 574m. Khoảng cách giữa các đỉnh từ

1,5km đến 2,5km, Chênh cao trung bình 250m, độ dốc trung bình 7,5˚- 8,5˚.

Nằm giữa dãy thứ nhất và dãy thứ ba là lưu vực suối Đắk Lào và suối

Đắk Vai. Suối Đắk Lào chảy về phía Tây (biên giới), suối Đắk Vai chảy ra

9

Page 10: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

sông Pôkô. Hai bên suối Đắk Vai là hệ thống các đồi thấp khá bằng phẳng, có

diện tích 4000 ha, trải dài 8000 m từ Tây sang Đông, chiều rộng 500 m, cao

độ đỉnh phía Tây 752 m, đỉnh phía Đông (giáp sông Pôkô) 684 m, Chênh cao

68 m, độ dốc 1,5˚.

Đầu suối Đắk Lao có thung lũng nhỏ, gọi là thung lũng Kơ The, diện

tích khoảng 500 ha, gồm 5 ngọn đồi độc lập: 793 m (Núi Kơ The) 864 m –

1071 m – 861 m – 811 m. Thung lũng này có thể tạo thành hồ nước tự nhiên

đẹp, điều hoà môi trường và khai thác kinh tế. Hai Bên hạ lưu suối Đắk Lào,

dòng chảy hẹp, càng gần lòng suối độ dốc càng lớn, càng lên cao bằng phẳng

hơn.

- Dãy các đỉnh thứ tư (Ngọk Kơ Neng- Ngọk Lah):

Dãy này bao gồm các đỉnh núi phía Bắc suối Đắk Xú, dài 15km, có 10

đỉnh: Ngok Kơ Neng cao 1085 m, 1057 m, 1015 m, 778 m, 724 m, 794 m, 782

m, 725 m, 574 m và 461 m. Địa hình thấp dần từ Đông sang Tây, khoảng cách

giữa các đỉnh từ 2,0 km đến 2,5 km, Chênh cao trung bình 70 m- 100 m, độ

dốc trên đỉnh khoảng 7˚. Chân của các đỉnh núi là suối Đắk Xú, địa hình rất

dốc, các đỉnh nhọn, không bằng như các dãy trước. Địa hình bị chia cắt nhiều,

nên các đỉnh không thành giải, chia cắt bởi các suối Đắk Lào, Đắk Sat, Đắk

Sut và Đắk Lào; phần còn lại gồm các ngọn núi nối với nhau liền giải. Dưới

chân ngọn núi Cem Put (1209 m), ngọn Ngok Bia (1233 m) và núi Kơ The, là

thung lũng rộng khoảng 300ha, đầu nguồn của suối Đắk Lào. Dòng Đắk Lào

hẹp, việc đắp đập chắn nước có thể tạo ra các hồ nước nhân tạo.

- Dãy các đỉnh thứ năm (phía Nam suối Đắk Xú):

Tập hợp gồm 11 đỉnh, nằm phía Nam suối Đắk Xú, dài khoảng 14 km.

Xếp theo thứ tự từ Đông sang Tây: Cao độ các đỉnh 654 m, 682 m, 632 m, 693

m, 628 m 561 m, 461 m, 561 m, 481 m và 471 m và 463 m. Địa hình thấp dần

từ Đông sang Tây, Chênh cao đầu và cuối 200 m, độ dốc 6˚, độ dốc nội bộ

của núi 15˚- 20˚, khoảng cách giữa đỉnh tương đối đều 2,0km - 2,5km. Càng

về phía Tây địa hình bằng hơn, dạng gợn sóng, cao độ ở mức 450m, các đỉnh

nối liền nhau, không bị phân cắt. Với địa hình ở khu vực này thuận lợi cho

việc trồng rừng. Cuối dãy là hợp lưu của 4 con suối: Đắk Xú, Đắk Lào, Đắk

Sat và suối chạy dọc biên giới. Cuối suối Đắk Xú (giáp biên giới) đắp đập

ngăn nước 4 suối trên có thể tạo ra 4 kênh (hồ có bề rộng hẹp, bề dài theo hình

suối tự nhiên), độ sâu trung bình 30m- 40m, chiều rộng 100m-150m. Với địa

hình tự nhiên như đã mô tả, các dòng suối uốn lượn dưới những cánh rừng tự

nhiên, rừng trồng có thể làm thay đổi diện mạo Tây Bắc khu kinh tế. Vùng

10

Page 11: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

kẹp giữa suối Đắk Xú và suối chạy dọc biên giới diện tích khoảng 1200 ha, có

thể trồng cây ăn quả hay các loài cây có giá trị kinh tế cao.

- Dãy các đỉnh thứ sáu (Đắk Xú - Ngọk PhaKang Trat):

Dãy các đỉnh nằm phía Bắc đường 40, từ Đông sang Tây gồm 12 đỉnh,

cao độ như sau:715m, 688m, 714m, 841m, 824m, 918m, 1015m, 1048m,

1034m, (Ngọk PhaKang Trat), 883m, 884m và 529m. Dãy kéo dài 15km,

khoảng cách giữa các đỉnh từ 1,5km - 2,5km. Địa hình cao dần vào giữa và từ

giữa thấp về phía biên giới. Chênh cao từ phía Đông đến đỉnh trung tâm 330m,

độ dốc 8˚, từ trung tâm về phía Tây 200m, độ dốc 5˚. Độ dốc nội bộ từng núi

trung bình 18˚, cao nhất 30˚. Chia cắt dãy bởi 02 suối: Đắk La, Đắk Nil.

Vùng kẹp giữa dãy đỉnh thứ năm và dãy đỉnh thứ sáu diện tích khoảng

2000ha, địa hình dạng gợn sóng, khởi đầu từ đỉnh Ngok Pha Kang Tiat cao độ

1034m, thoải dần về phía thị trấn Plây Kần, có độ cao 650m, khá bằng phẳng

rất thuận tiện cho công tác xây dựng các khu công nghiệp vì xung quanh có

các dãy núi cao che chắn, hạn chế tác động xấu đến môi trường sống các khu

vực lân cận.

Địa hình kẹp giữa dãy đỉnh thứ sáu và đường QL40, bằng phẳng nằm

trên cao trình 760m đến 820m, bề rộng trung bình 1000m, bề dài dọc theo

đường QL40, từ biên giới đến thị trấn Plây Kần.

- Dãy các đỉnh thứ bảy (suối Đắk La - Đắk H’Niêng):

Dãy nằm phía Nam đường QL 40, dọc theo suối Đắk La từ thị trấn Plây

Kần đến cửa khẩu Bờ Y, dạng hình cánh cung, gồm 10 đỉnh, dài khoảng

20km, khoảng cách giữa các đỉnh từ 2,0km - 2,5km, cao độ sắp xếp như sau:

701m, 710m, 836m, 768m, 897m là cụm đỉnh độc lập, độ dốc nội bộ từng

đỉnh 3,5˚- 5,5˚; Còn các đỉnh: 848m, 950m, 942m, 900m và 900m nối liền

nhau, kéo dài 4000m, không bị chia cắt, độ dốc toàn dãy 2˚45´, so với suối

khoảng 2˚- 3˚ với cao trình 800m; còn từ 800m trở lên độ dốc 1˚- 1,5˚. Như

vậy địa hình ở đây bằng phằng thuận tiện cho công tác quy hoạch giao thông

và các quy hoạch xây dựng khác.

Nằm giữa dãy đỉnh thứ sáu và đỉnh thứ bảy là suối Đắk La, suối Đắk

H’Niêng, lòng suối dạng chữ “U”, chảy về phía Đông hợp với sông Đắk

Pôkô, độ dốc không lớn, vùng thượng lưu dân cư thưa thớt, rất thuận lợi cho

công tác đắp đập tạo thành các hồ nhân tạo. Hiện tại khu vực làng Lêk, Taka

thuộc xã Bờ Y đã đắp đập ngăn suối Đắk H’Niêng tạo ra hồ Đắk H’Niêng có

diện tích 18,7ha phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt.

- Khu vực địa hình vườn Quốc gia Chưmomray:

11

Page 12: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Tiếp giáp với dãy đỉnh thứ bảy là Vườn Quốc gia Chưmomray, có thể

chia địa hình ra 2 khu: Khu phía Bắc và khu phía Nam.

* Khu phía Bắc có diện tích khoảng 2500 ha địa hình bằng, dạng gợn

sóng theo hướng Đông - Tây, độ cao đồng đều, thấp nhất 870m, cao nhất

900m, núi có dạng hình mâm xôi, các đỉnh nối liền nhau, không bị phân cắt.

Phần lớn các đỉnh núi tạo thành các tứ giác, cao ở đỉnh, thấp ở chân tạo thành

các thung lũng tụ nước, sình lầy, mùa mưa nước ngập, mùa khô còn lại lớp

nước nông, hoà với đất bồi từ các đồi trôi xuống tạo thành lớp bùn dày, ướt,

dân thường gọi là khu sình lầy, đi lại khó khăn, nhưng độ ẩm lớn nên hệ sinh

thái động thực vật phát triển. Về mùa khô các khu đầm lầy là những nơi trú

ngụ của các loài động vật như Heo rừng, Hươu, Nai, Kỳ đà…

* Khu phía Nam diện tích khoảng 5000 ha, địa hình dạng gợn sóng theo

hướng Bắc Nam, nghĩa là các đỉnh liên kết nhau theo hướng Bắc Nam thành

các lớp như sau:

o Lớp địa hình chạy bên trái suối Đắk RơKoy (chạy dọc biên giới

Campuchia ): đây là dãy đỉnh, dài khoảng 9 km, gồm 5 đỉnh, thấp dần

từ Bắc (708m) xuống Nam (625m). Phân cách giữa các đỉnh là vùng

trũng có bề rộng khoảng 200m-300m, dài 500m- 700m, cửa mở về

phía suối Đắk RơKoy. Địa hình bằng, mùa mưa ngập nước, mùa khô

vẫn có lớp nước nông, tạo nên vùng sình lầy, giữ độ ẩm nên động,

thực vật ở đây phong phú.

o Lớp địa hình chạy bên phải suối Đắk RơKoy, kéo dài 9,0km, rộng

3,0km, gồm 5 đỉnh, thấp dần từ Bắc (844m) xuống Nam (677m). Dãy

này như cánh cung ôm lấy lưu vực suối Đắk RơKoy. Địa hình dạng

gợn sóng, nối thành giải chạy dài không bị phân cắt, nằm trên triền địa

hình có cao độ trung bình 750m. Từ giữa dãy trở về cuối có thung

lũng lớn tạo bởi 6 đỉnh ở vòng cung phía ngoài: 844m - 839m - 882m

- 743m - 677m -561m và 4 đỉnh: 659m - 672m - 653m - 844m ở vòng

cung phía trong, thông với suối Đắk RơKoy bằng 2 cửa. Thung lũng

có diện tích 400 ha, mùa mưa các dòng chảy tụ lại thành những hồ

nước lớn, là dạ dày của Vườn Quốc gia. Suối Đắk RơKoy chạy giữa 2

lớp địa hình trên, đầu nguồn dốc, lòng hẹp, phần giáp với huyện Sa

Thầy suối bằng hơn, lòng rộng, dòng chảy không rõ, nước tràn ra hai

bên tạo ra hồ chứa nước vào mùa mưa, sình lầy vào mùa khô.

Có thể nói Vườn Quốc gia Chưmomray khu phía Bắc địa hình có dạng

mâm xôi xen lẫn thung lũng vừa và nhỏ; ở khu phía Nam địa hình có dạng gợn

12

Page 13: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

sóng, nối với nhau thành từng dải theo hướng Bắc Nam, xen kẽ là các thung

lũng vừa và lớn. Các thung lũng này là hồ tích nước mùa mưa, giữ nước vào

mùa khô, là nguồn sống cho các loài đông vật. Đây là đặc điểm chính làm nên

Vườn Quốc gia Tây Nguyên với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, còn tồn tại

nhiều loài động thực vật quý hiếm có trong sách đá Việt Nam và thế giới.

- Dãy các đỉnh thứ tám (dọc suối Đắk Long):

Là lớp các đỉnh nằm bên phải suối Đắk Long: Dãy đồi có hình gợn

sóng, thuộc xã Sa Loong, kéo dài khoảng 12km, theo hướng Đông Bắc - Tây

Nam, bề rộng 2,0km, là tập hợp 9 đỉnh đồi có cao độ lần lượt: 782m, 788m,

784m, 820m, 825m, 851m, 820m, 746m và 757m. Dãy đồi này cao ở giữa

thấp dần về hai đầu Chênh cao không lớn, về phía Bắc 38m, độ dốc < 2˚, về

phía Nam 63m, độ dốc < 2,5˚. Các quả đồi nối liền nhau thành một dải trên

nền địa hình có cao độ chung khoảng 750m. Trên cơ sở bản đồ địa hình đã thể

hiện, kết hợp với thực tế khảo sát, chúng ta thấy khu vực này rất thuận lợi bố

trí công tác quy hoạch sân bay hay khu đô thị trên cao.

Lớp địa hình bên phải suối Đắk Long là dải bình nguyên trải dài 15km

từ biên giới huyện Sa Thầy đến thôn Hoà Bình xã Đắk Kan, kết hợp với dải

bình nguyên rộng lớn thuộc hạ lưu suối Đắk H’Niêng phía Nam thị trấn Plây

Kần tạo thành vùng đồng bằng rộng. Ven tuyến đường xuyên dọc dải bình

nguyên suối Đắk Long có nhiều làng bản thuộc cộng đồng các dân tộc sinh

sống.

- Dãy các đỉnh thứ chín (suối Đắk Hơ D’Rai) :

Dãy địa hình này nằm giữa dãy địa hình thứ tám và suối Đắk Hơ

D’Rai, gồm 3 đỉnh, phía Bắc đỉnh có cao độ 807m, đỉnh ở giữa cao 874 và

đỉnh ở phía Nam cao 1035m. Địa hình có dạng hình xương quạt, phân cắt lớn

bởi hệ thống nhiều khe, suối, độ dốc lớn > 20˚nhất là từ sườn lên tới đỉnh,

càng về gần suối Đắk Hơ D’Rai địa hình bằng, tạo nên dải bình nguyên hẹp.

- Dãy địa hình thứ mười (Ngọk Long Rôua- Ngọk Ring Pong- Ngọk

BơrBoang):

Khu địa hình kẹp giữa đường Quốc lộ 14 và 14C, có dạng hình sống

trâu, cao ở giữa, thoải về hai phía: Đông và Tây. Các đỉnh liên kết thành một

dải gồm 7 đỉnh, cao dần về phía Nam và sắp xếp như sau: 846m (Ngọk Long

Rôua), 828m, 827m, 945m, 1001m và 1154m (NgọkBoang). SườnTây thoải

về suối Đắk Long, tạo nên bình nguyên hẹp dọc suối Đắk Sir. Sườn Đông

thoải về phía sông PôKô tạo nên những dãy đồi lượn sóng, có diện tích

khoảng 700ha. Phân cắt dẫy đồi này bởi suối Đắk J’yang. Với địa hình ở đây

13

Page 14: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

có thể quy hoạch khu quần thể vui chơi giải trí, thuận lợi nhất là quy hoạch

sân gôn.

- Khu địa hình dọc sông Đắk PôKô:

Đây là dải bình nguyên (đồng bằng) chạy dọc dòng sông PôKô từ phía

Bắc, nơi hợp lưu giữa sông Đắk RơLong với sông PôKô xuống phía Nam,

có chiều dài khoảng 23 km, bệ rộng chỗ hẹp nhất 500 m (khu vực thôn Chả

Nội), nơi rộng nhất 4000m (khu vực Dục Nội), trung bình 2500m, có diện tích

tương đương 5500ha. Đồi núi ở đây kết thành một dải trùng điệp, theo dạng

lượn sóng, có độ cao gần như bằng nhau, phân cắt bởi 13 con khe nhỏ, cách

đều nhau (1,8km-2,0km), lòng khe bằng phẳng, hình chữ “U”, mùa mưa chứa

đầy nước, mùa khô là khu vực sình lầy, đa số là ruộng lúa nước của cộng đồng

dân cư. Các dòng chảy tự nhiên này nếu được đắp chắn lại tạo thành những hồ

nhân tạo. Dải bình nguyên này chính là kết quả của sự lan toả qua quá trình

tạo sơn của dẫy Ngọk CemPat - NgọkBia - Ngọk KơNang chắn ở phía Tây.

- Tóm lại địa hình khu cửa khẩu quốc tế Bờ Y có 4 dạng chính:

o Các đỉnh nối liền với nhau thành dải, không bị phân cắt, có khả năng

quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ và xây dựng.

o Các đỉnh độc lập bị phân cắt nhiều, chia cắt các đỉnh này là các khe

suối hay các thung lũng dưới nhiều dạng: nhỏ, vừa, lớn....có thể

ngăn đập thành các hồ chứa nước nhân tạo trữ lượng lớn.

o Các triền núi chạy dài theo các khe, suối, hầu hết có độ dốc trung

bình, khá bằng phẳng, có thể khai thác đất cho xây dựng.

o Khu đất bằng phẳng dạng gợn sóng, tập trung ở lưu vực suối Đắk

Vai thuộc xã Đắk Dục, dọc sông Đắk Pô Kô, khu hạ lưu suối Đắk

H’Niêng và lưu vực suối Đắk Long, Đắk Kal là khá thuận lợi cho

việc khai thác đất xây dựng.

o Các đỉnh núi độc lập kết hợp với các dải núi chạy song song với các

khe suối, hình thành các thung lũng có dạng lòng chảo hay dạng hồ,

đặc trưng địa hình Vườn Quốc gia Chưmomray. Những khu vực này

rất đẹp có thể khai thác du lịch.

2.2. Địa mạo: Bề mặt của khu nghiên cứu quy hoạch có thể phân chia theo nguồn

gốc và tuổi tác khác nhau như sau:

2.2.1. Các bề mặt cùng nguồn gốc:

- Địa hình kiến tạo và kiến trúc bào mòn: Sườn bóc mòn thạch học tuổi

Neoge(N). Sườn này phát triển trên dãy núi Ngọk Kon Kring, Ngọk Kring,

14

Page 15: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Ngọk Plok. Chúng đặc trưng cho cấu trúc bóc mòn dương dạng tuyến trên các

đá có độ bền cơ học cao. Sườn có 2 cấp độ dốc: a-dốc 20-30˚, b- dốc 10-20˚.

- Địa hình bóc mòn: Sườn bóc mòn tổng hợp tuổi Neogen (N): Sườn

này phát triển trên các dãy và khối núi: Ngọk Kơ Bang, Ngọk Loat, Ngọk Bia.

Chúng đặc trưng cho quá trình nâng bóc mòn mạnh. Sườn có 3 cấp độ dốc: a-

dốc > 30˚, b- dốc 20˚-30˚, c- dốc 10˚-20˚.

- Bề mặt san bằng được chia thành 5 bề mặt:

o Bề mặt Paleogen cao 1500 1900m, bảo tồn dạng đỉnh sót dài hẹp

không liên tục, chúng bị biến dạng vòm nghiêng 8-10˚.

o Bề mặt Miocen sớm, cao 1000- 1500m, bảo tồn dạng dải hẹp,

chúng bị biến dạng vòm nghiêng 8-10˚.

o Bề mặt Miocen giữa, cao 700-1000m, bảo tồn dạng tập hợp đồi, bề

mặt nghiêng thoải 5-8˚.

o Bề mặt Miocen muộn, cao 500m- 700m, bảo tồn dạng đồng bằng,

nghiêng 3-5˚.

o Bề mặt Pliocen, cao 300- 450m, phát triển kiểu Pedimen, nghiêng

1-3˚.

- Sườn xâm thưc bóc mòn tuổi Neogen - Đệ Tứ: Sườn này phân bố ở rìa

các khối nâng, cắt lộ đá gốc. Sườn có 2 cấp độ dốc: a- dốc 20-30˚, b- dốc 10-

20˚.

- Sườn đổ lở tuổi Neogen: Sườn này phân bố ở núi Ngohk Wil trên đá

gốc nứt nẻ mạng. Sườn dốc >30˚.

- Sườn xâm thực tuổi Đệ Tứ: Sườn phân bố dọc các thung lũng cấp I-

III. Chúng đặc trưng cho quá trính xâm thực của sông, suối, cắt lộ đá gốc và

tạo thác ghềnh. Sườn có 3 cấp độ dốc: a- dốc 20-30˚, b- dốc 10-20˚, c- dốc 5-

10˚.

2.2.2. Địa hình bóc mòn tích tụ:

- Bề mặt trũng tích tụ Aluvi - Proluvi, hồ tuổi Plâystocen giữa: Bề mặt

này phân bố khá rộng rãi, cao 630-689m, nghiêng1-3˚.

- Bề mặt thềm xâm thực tích tụ bậc II tuổi đầu Plâystocen muộn: Bề mặt

này phát triển không liên tục ở rìa các thung lũng cấp II-III, cao tương đối 30-

40m và 10-15m.

- Bề mặt thềm tích tụ bậc I tuổi cuối Plâystocen muộn: Bề mặt phát

triển không liên tục dọc theo các thung lũng, Chênh cao tương đối 8-10m.

- Bề mặt bãi bồi cao, tuổi Holocen giữa. Bề mặt phát triển dạng dài

không liên tục dọc theo các thung lũng, chênh cao 2- 4m.

15

Page 16: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Bề mặt tích tụ bãi bồi thấp, tuổi Holocen muộn: Bề mặt phát triển từng

đoạn ở phần thấp của các thung lũng, chênh cao 1-2m.

2.3.3.Bề mặt thềm tích tụ hỗn hợp sông - đầm lầy tuổi Holocen: Bề mặt phát

triển trên lũng hẹp, kín hoặc nửa kín.

- Kết luận: Với cấu trúc bề mặt như trên; Kết cấu nền của khu nghiên

cứu quy hoạch rất bền vững, khả năng trượt trôi bề mặt hầu như không có, khả

năng hình thành lũ ống lũ quét là cực kỳ hiếm nếu như không có những biến

động lớn của thiên nhiên sinh ra như động đất, sóng thần....vv.

2.3. Đặc điểm địa chất:

2.3.1. Địa tầng - Kiến tạo:

- Vùng quy hoạch nằm ở phần tiếp giáp 2 đơn vị kiến tạo lớn: Khu vực

phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam thuộc đới uốn nếp Neoproterozoi - mesozoi sớm;

Ngọc Hồi- MaD’rak - Đắk Lin với đặc trưng uốn nếp cơ bản phương Tây

Bắc - Đông Nam và khu vực Bắc - Đông Bắc thuộc đới uốn nếp Paleo-

Mesoproterozoi Sơn Hà - Đắk Tô với đặc trưng uốn nếp cơ bản phương Đông

Bắc - Tây Nam tương ứng.

Khu vực cửa khẩu Quốc tế Bờ Y có bề mặt moho dạng nghiêng phẳng,

cắm về Tây với độ sâu nhất đạt 38km ở khu vực ngã 3 biên giới Việt - Lào -

Campuchia và nông dần về phía Đông bề mặt konrat cũng có dạng nghiêng

phẳng cắm về phía Tây - Tây Nam với độ sâu nhất 18km ở khu vực Tây Nam

núi NgọkTơba và nông dần về phía Đông Bắc với độ sâu khoảng 15km ở khu

vực Đắk Hà.

Cấu tạo nền vùng gồm các đá thuộc 5 giới và 4 phức hệ thạch anh - kiến

tạo khác nhau, phản ảnh 4 giai đoạn phát triển kiến tạo của khu quy hoạch nói

riêng và phía Tây khối nhô của Kon Tum nói chung. Mỗi phức hệ thạch - kiến

tạo bao gồm nhiều tổ hợp thạch - kiến tạo, mỗi tổ hợp thạch - kiến tạo gồm các

thành hệ đá khác nhau. Qua đánh giá sơ bộ, khu vực nghiên cứu quy hoạch có

cột địa tầng tổng thể như sau:

1. Giới Paleoproteozoi- mesoprotzoi (phức hệ Ngọc Linh - Hệ tầng

TắcPô (PP-MPtp): Là đá biến chất phân hệ tầng trên, thành phần chính là greis

2 mecia, greis biotit hạt nhỏ, plagiogneis biotit, đá phiến thạch anh- felspat-

mica, đá phiến thạch anh - biotit: Lớp máng quarzit, thêu kính amphibolit.

Chiều dày 1900m-2150m.

2. Giới NEOPROTEROI - Phụ giới PLEOZOI Hạ: Giới có phức hệ

khâm đức, bao gồm 2 hệ tầng:

16

Page 17: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

o Hệ tầng Đắk Tolir: Là đá biến chất lộ ra thành 2 dải hẹp chạy dài

theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; Cấu trúc tầng có 2 lớp bị nén ép

biến vị mạnh. Thành phần thạch học amphibolit xen kẽ đá thạch anh

- actinolit-mica-plagigneis).

o Hệ tầng Đắk H’Niêng: Là đá biến chất phân làm 2 hệ tầng trên và

dưới, thành phần chủ yếu là đá pagiogneis xen kẽ một số đá khác

như thạch anh, mi ca.

3. Giới panleozoi - phụ giới paleozoi hạ (Hệ tầng Pô Kô(PZ1pc): Là đá

thuộc hệ Pô Kô lộ thành 2 dải chính có phương kéo dài theo hướng Tây Bắc -

Đông Nam. Mặt cắt điển hình cho hệ tầng được mô tả ở thượng nguồn Đắk

H’Niêng, Ngọk Kon Kring, Tây Nam Ngọk Hơi, Tây Nam xã Bờ Y, chiều dày

hệ tầng khoảng 700m - 1050m. Thành phần chủ yếu là Quarzit có sericit hạt

thô, quarzit sạch hạt nhỏ, quarzit sericit xen những lớp máng đá phiến thạch

anh- sericit.

4.Giới Mesodoi - Hệ Triat: Giới này chủ yếu là hệ tầng Mang yang lộ ở

thượng nguồn sông Đắk Long. Thành phần chủ yếu là đá cát kết, sỏi sạn kết

và 1 ít đá gốc tuf ryolit-dacit pholit.

5. Giới Kazonoi: Gồm hệ tầng Neogien, hệ tầng Kontum, hệ Đệ tứ -

Thống Pliestocen, hệ tầng Đắk Tô (ap,lQ1đt). Chạy liên tục theo các trũng

dọc, theo các sông suối và dọc theo QL14, thung lũng, triền sông suối. Thành

phần thạch học chủ yếu là cát, sạn sỏi cuội kết, đá kết...vv. bề dày biến đổi từ

15-20m. Ngoài ra còn có những vùng trầm tích khác như: Aluvi thềm bậc I, II

(aQ1²-³) và trầm tích bãi bồi thấp (aQ1²-³) dày từ 3-5m cũng tập trung ở những

triền sông, dòng chảy; Thành phần chủ yếu là cuội sạn đa khoáng, cát sét màu

vàng bị latenrit kết vón loang lổ.

- Các đặc điểm kiến tạo:

o Đặc điểm uốn nếp: Trong khu cửa khẩu Quốc tế Bờ Y các đá trầm tích

biến chất Paleo- Mesproterozoi bị uốn nếp mạnh mẽ và phức tạp nhất ở

phương trục nếp uốn theo phương Đông Bắc - Tây Nam, các đá trầm

tích Neoproterozoi- Paleozoi hạ bị uốn nếp với mức độ phức tạp kém

hơn với phương trục uốn nếp theo phương Tây Bắc- Đông Nam, tập

trung chủ yếu ở phía Tây Nam. Các trầm tích Meso - Kainozoi hầu như

không bị uốn nếp biến dạng.

o Đặc điểm đứt gãy: Trong khu cửa khẩu Quốc tế Bờ Y phát triển 4 hệ

thống đứt gãy chính sau:

17

Page 18: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

o Hệ đứt gãy phương Tây Bắc- Đông Nam: Nhóm đứt gãy phương 310

gồm các đứt gãy F6, F7, F8, trong đó đứt gãy F8 có vai trò quan trọng

trong việc phân đới cấu trúc nghiên cứu khu vực, được mang tấn đứt

gãy Đắk Kon - Đắk Tô- Đắk Uy, phát triển trong giai đoạn Miocen.

o Hệ đứt gãy phương Đông Bắc - Tây Nam: Bao gồm các đứt gãy F9,

F10, F11, F12, trong đó các đứt gãy theo phương 115-130 xuyên cắt

trong các đá biến chất vào thời kỳ Triat. Các đứt gãy còn lại xuyên cắt

vào trong trầm tích Đệ Tứ, phát sinh vào Kainozoi.

o Hệ đứt gãy phương kinh tuyến: Bao gồm các đứt gãy F1, F2, F3, F4

xuyên cắt hầu hết các thành tạo địa chất có mặt trong vùng quy hoạch

và xuyên cắt vào hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam, phát

sinh trong thời kỳ Kainozoi.

o Hệ đứt gãy phương vĩ tuyến: Hệ đứt gãy theo phương vĩ tuyến phát

triển kém hơn so với các đứt gãy khác trong vùng quy hoạch, điển hình

có đứt gãy F5 kéo dài từ Ngọk Long đến Ngọk Piah, đứt gãy phương vĩ

tuyến có tuổi trẻ nhất, phát sinh trong Pliocen- Đệ Tứ.

- Kết luận: Với cấu trúc địa chất & kiến tạo ở trên, hệ địa chất của khu vực

không có hang động Caxter, trượt trôi...rất bền vững thuận lợi cho xây dựng

công trình.

2.4. Các yếu tố khí hậu:

2.4.1. Nhiệt độ:

Khu vực nằm trong vùng khí hậu Tây Trường Sơn; Chịu ảnh hưởng chủ

yếu gió mùa Tây Nam, mùa hè - mùa thu mưa nhiều và đều đặn; Mùa Đông

Xuân hầu như không có mưa, khô hạn. Nhiệt độ bình quân 22˚C đến 23˚C, có

xu thế tăng dần từ Nam ra Bắc và từ cao xuống thấp chỉ từ 4-5˚C, nhưng biên

độ nhiệt trong ngày cao, có thời kỳ đạt tới 15˚.

2.4.2. Lượng mưa: Mưa có xu hướng tăng dần từ vùng thấp lên vùng cao. Do

ảnh hưởng của địa hình, sự phân bố mùa theo không gian rất phức tạp: Các

sườn núi có hướng đón gió luợng mưa tăng lên rõ rệt từ 2600 - 2800mm.

Ngược lại thung lũng khuất gió, lượng mưa năm giảm đáng kể chỉ còn 1100-

1200mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% đến 90% tổng lượng

mưa trong cả năm. Số giờ nắng trong năm 2508,5 giờ. Mùa khô từ tháng 11

đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm. Theo trạm thuỷ

văn Đắk Tô có tài liệu 24 năm (từ năm 1981- 2004):

o Lượng mưa bình quân: H = 1900mm.

o Số ngày mưa trung bình năm: 140 ngày.

18

Page 19: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

o Lượng mưa năm lớn nhất: Hmax = 2428,6mm.

o Luợng mưa năm nhỏ nhất: Hmin = 1161,7mm.

o Lượng mưa ngày lớn nhất bình quân năm là: 141mm.

o Số ngày mưa trung bình: 140 ngày.

2.4.3.Độ ẩm: Độ ẩm của Tây Nguyên nói chung và huyện Ngọc Hồi nói riêng

biến động theo mùa, thời kỳ hình thành gió mùa Tây Nam (tháng 5 đến tháng

10) là thời kỳ có độ ẩm cao (từ 87% - 90%) và thời kỳ hình thành gió mùa

Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) là thời kỳ khô hạn, độ ẩm thấp

(74- 81%). Độ ẩm trung bình năm 79,5% trong đó các vùng núi cao như vùng

ngã ba biên giới, vùng vườn Quốc gia Chưmomray có độ ẩm cao 85%. Các

vùng bình nguyên, vùng trũng thấp độ ẩm 75- 80% vào mùa mưa đủ thừa độ

ẩm nhưng mùa khô thiếu ẩm.

2.4.4. Lượng bốc hơi: Cũng mang đặc thù của vùng Tây Nguyên, khu vực

huyện Ngọc Hồi có lượng bốc hơi khá lớn, trung bình trên 1232,9mm.

2.4.5. Hướng gió: Mùa mưa hướng gió Tây Nam, mùa khô hướng gió Đông

Bắc, tốc độ gió trung bình 5,2m/s. Khu vực Ngọc Hồi hầu như không có bão

lớn.

2.5. Thuỷ văn:

2.5.1. Nước mặt:

Hệ thống sông suối trong khu cửa khẩu quốc tế Bờ Y có nguồn nước

mưa khá dồi dào. Lượng mưa trung bình nhiều năm trên khu vực 1921mm.

Như vậy tổng lượng nước mưa trong năm khoảng 6,67tỷm³. Lượng nước mưa

này ngoài phần tổn thất do bốc hơi sẽ là nguồn cung cấp nước ngầm và hình

thành dòng chảy mặt ở các sông suối. Toàn vùng có 5 hệ thống:

1. Sông: Có sông Đắk Pô Kô.

2. Hệ thống suối: 07 suối lớn có tấn: Đắk Lào, Đắk Xú, Đắk Vai,

Đắk La (Đắk H’Niêng), Đắk Kal và Đắk Long.

3. Hệ thống khe: Phụ lưu sông Pô Kô: 13 khe. Phụ lưu suối Đắk

Lào: 08 khe. Phụ lưu suối Đắk Xú: 20 khe. Phụ lưu suối Đắk

La: Hơn 15 khe. Phụ lưu suối Đắk Kal: 04 suối. Phụ lưu suối

Đắk Rơ Koy: 05 suối.

4. Hệ thống ao, hồ: Có 18 hồ chứa nước vừa và nhỏ.

5. Hệ thống thung lũng tụ nước, hệ thống các dòng chảy nhỏ xen

kẽ giữa các dãy núi, đồi.

- Sông Pô Kô: Sông Pô Kô nguyên phát từ vùng núi Tây Bắc Ngọk

Haye, ở địa đầu ranh giới Quảng Nam - Kon Tum, chảy qua huyện Ngọc Hồi

19

Page 20: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

là ranh giới phía Đông của khu cửa khẩu. Đặc trưng hình thái lưu vực, thông

số về sông PôKô như sau:Bảng 1: Đặc trưng hình thái lưu vực, thông số về sông Đắk PôKô

Sông Đắk PôKô

Độ caonguồn(m)

Độ dàiSông(km

)

Độ dàiLưu

vực(km)

Diện tích lưu vục(km²)

Độ cao TB lưu vực(m)

Độ rông TB lưu

vực(km)

Độ dốc TB lưu vực(%)

1 2 3 4 5 6 71402 66,5 71,4 2430 725 39 12,4

Lưu lượng Qmax(m³/s)

Lưu lượng Qmin(m³/s)

Độ sâuHmax(m)

Độ sâuHmin(m)

Diện tích mặt cắt(m²)

F(max) F(min)

8 9 10 11 12 13

956 11,9 7,7 0,73 392 42,1

Lưu lượng và mức nước lịch sử năm 2000: Qmax = 1640m³/s;

Hmax = 7,7m; Diện tích mặt cắt F (ướt) = 455m²; Chiều rộng: b = 77,6m

- Hệ thống suối:

o Suối Lào: Phát nguồn từ núi Ngọk Lang, chạy song song với

biên giới Việt - Lào, hợp lưu với suối Đắk Xú cách biên giới

3km, dài khoảng 14km, diện tích lưu vực khoảng 4500ha, đầu

nguồn chảy qua thung lũng lớn (500ha) ở chân núi Ngọk Lang,

đoạn giữa lòng suối hẹp, rộng trung bình 35m, độ dốc 15%;

Nhận nguồn nước từ 15 khe con với tổng chiều dài khoảng

10km, phần lớn từ dãy núi dọc biên giới.

o Suối Xú: Phát nguồn từ phía Nam núi Ngọk Mơrang, dài khoảng

28km, lưu vực 29.000ha, nước chảy xiết khoảng 25-30m/s, các

suối nhỏ khoảng 5-7m/s, mùa khô lưu lượng 1-3m/s. Đầu nguồn

chảy theo hướng Đông Bắc, dài khoảng 10km, sau chuyển hướng

Nam Bắc, dài khoảng 2,5km, phần còn lại chảy theo hướng Đông

Nam - Tây Bắc và từ hợp lưu với suối Lào chảy theo hướng Đông

Bắc - Tây Nam sang địa phận Nam Lào sau đó đổ vào sông Mê

Kông. Suối chảy qua triền núi phía Bắc đường 40, qua chân của

dãy Ngọk Cem Put- Ngọk Bia- Ngọk Kơ Neng và hai dãy phía Bắc

và phía Nam Đắk Xú. Vì suối chảy qua nhiều vùng có địa hình

phức tạp nên dòng chảy cũng uốn lượn theo. Nhìn chung lòng suối

rất khúc khuỷu. Vì vậy độ dốc thay đổi: Đầu suối 15%, đoạn chảy

lên phía Bắc 12%, đoạn giữa 10% và cuối nguồn 6%. Suối Đắk Xú

20

Page 21: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

hợp lưu với 4 suối và 9 khe. Đoạn từ chân đỉnh Ngọk Kơ Neng đến

ngã 3 suối Đắk Sut dòng chảy đi qua nhiều thung lũng và nhiều

chỗ lòng hẹp, việc đắp đập chắn tạo thành hồ chứa nước rất thuận

tiện.

o Suối Đắk Vai: Bắt nguồn từ thung lũng Ngọk Lang, dài khoảng

9km, diện tích lưu vực khoảng 30km², đổ vào sông Pô Kô, chảy

qua địa hình bằng phẳng, từ hướng Tây về hướng Đông và hầu như

không thay đổi; Cao độ đầu nguồn 700m, cuối nguồn 620m, độ dốc

trung bình 8%, lòng suối hình chữ “U”, nhiều chỗ có dạng bậc

thang, là ruộng lúa nước về mùa khô. Có thể ngăn suối nhiều bậc

tạo ra các hồ chứa nước phục vụ cho cuộc sống và điều hoà môi

trường.

o Suối Đắk La (Đắk H’Niêng): Phát nguồn từ núi Ngọk Kang Tiat

chảy từ Tây sang Đông, dọc theo đường 40 dài khoảng 22 km, diện

tích lưu vực 1000 ha, chảy vao sông Pô Kô cạnh cầu Đắk Mốt.

Đoạn từ thượng lưu đến thôn Tà Ka xã Bờ Y, chảy qua 2 triền núi

phía Bắc và phía Nam đường 40, có địa hình phức tạp nên lòng

suối uốn lượn nhiều. Đoạn từ thôn Tà Ka đến đường QL14 chảy

qua khu vực có địa hình bằng phẳng, dòng chảy không rõ nét, chân

đồi là bờ và cũng là lòng suối, vì vậy lòng suối ở những khu vực

này thường rộng, nhiều chỗ là ruộng lúa; Đoạn từ đường QL14 đến

sông Pô Kô suối chảy qua khu đồi có dạng gợn sóng nên suối chảy

quanh co, khúc khuỷu. Vì suối chảy giữa hai triền núi cao nên có

hơn 20 khe, suối con đổ vào, cung cấp một lượng nước đáng kể,

hiện tại trên dòng suối này đã có hồ chứa nước Đắk H’Niêng.

o Tóm lại do đặc điểm địa hình, địa mạo, có nhiều phụ lưu nên trên

dòng suối Đắk La có thể tạo một số hồ chứa nước lớn bằng cách

đắp đập ngăn dòng chảy.

o Suối Đắk Kal: Phát nguồn từ trung tâm vườn Quốc gia

Chưmomray, dài khoảng 15km, diện tích lưu vực khoảng 4500ha,

hợp lưu với suối Đắk Long tại thôn Hoà Bình xã Đắk Kal

(QL14). Căn cứ dòng chảy có thể phân ra 2 đoạn chính: Đoạn từ

đầu nguồn đến thôn Bun Ngai xã Sa Loong, chảy qua khu vực có

núi, đồi nhiều, địa hình phức tạp, nên dòng suối uốn lượn nhiều;

Đoạn còn lại suối chảy qua khu bình nguyên nên dòng chảy hầu

như không đổi hướng, độ dốc khoảng 5% mùa khô hình thành

21

Page 22: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

lạch nươc nhỏ ở giữa, còn lại là vùng sinh lầy, nhiều đoạn là

ruộng lúa. Có 4 phụ lưu: Đắk Koi, Đắk Há No, Đắk Dol và Đắk

Hlala. Hiện tại ở thôn Bun Ngai đã có hồ chứa nước Sa Loong.

o Suối Đắk Long: Phát nguồn từ vùng núi thuộc Vườn Quốc gia

Chưmomray, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, dài khoảng

18km, diện tích lưu vực khoảng 9000 ha, hợp lưu với suối Đắk

H’Niêng ở phía Nam thị trấn Plây Kần . Phần lớn suối chảy qua

vùng đồng bằng hẹp tạo bởi 2 triền núi vườn Quốc gia Chưmomray

và triền núi phía Nam xã Sa Loong, nên dòng chảy ít uốn lượn,

càng về phía hạ lưu suối rộng dần. Có 18 phụ lưu, là nguồn bổ

sung nước cho suối. Trên dòng chính của suối hay trên các phụ lưu

có thể ngăn dòng tạo thành hồ chứa nước rất thuận tiện.

o Suối Đắk Rơ Koy: Phát nguồn từ vùng núi Vườn Quốc gia

Chưmomray, chảy theo hướng Bắc Nam về phía huyện Sa Thầy,

dài khoảng 10km (thuộc huyện Ngọc Hồi), diện tích lưu vực

khoảng 6500ha. Hơn một nửa nguồn nước mưa của vùng núi

Vườn Quốc gia Chưmomray đều chảy vào suối này.

Bảng 2: Các suối chính thuộc khu cửa khẩu Bờ Y TT Tên suối Chiều

dài(km)Diện tích lưu vực

(ha)1 Đắk Lào chảy vào suối Đắk Xú 14 5002 Đắk Xú chảy sang Lào 28 140003 Đắk Vai vào sông Đắk Pô Kô 9 30004 Đắk H’Niêng Đắk Pô Kô 22 50005 Đắk Kal Đắk Pô Kô 15 45005 Đắk Long Đắk Pô Kô 18 90006 Đắk Rơ Koy chảy qua huyện Sa Thầy 10 6500

- Hệ thống các hồ chứa nước: Đây là các hồ lấy nước phục vụ nông nghiệp và

sinh hoạt của khu vực. Theo thống kê của phòng thuỷ nông huyện Ngọc Hồi

hiện nay có 18 hồ chứa nước vừa và nhỏ. Phần lớn các hồ này được tạo ra do

đắp đập ngăn dòng chảy trên các suối; Trong đó có 5 hồ diện tích tương đối

lớn: Hồ Đắk Kal: 2,0ha, hồ Đắk Giang: 3,5ha, hồ Đắk Trui:11,5ha, hồ Đắk

H’Niu: 19,44ha và hồ Sa Loong: 36,5ha.

- Tóm lại: Hệ thống khe, suối, ao, hồ khu vực nghiên cứu quy hoạch rất đa

dạng, diện tích lưu vực từ 4.500 ha đến 14.000 ha phân bố tương đối đều, chảy

về bốn hướng, hình dạng quanh co chữ U, len lái qua nhiều dạng địa hình, tạo

22

Page 23: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

ra nhiều thung lũng, là những nơi tích tụ và giữ trữ nước mưa tự nhiên. Các

khu vực này là tiền đề để tạo ra các hồ chứa nước nhân tạo để trữ nước cho

phát triển kinh tế - xã hội.

2.5.2. Nước ngầm:

- Theo tài liệu đánh giá của Liên đoàn địa chất thuỷ văn. Cấu trúc địa

chất thuỷ văn của khu vực gồm các đơn vị chứa nước sau đây:

- Phức hệ chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen (QIv): Phức hệ chứa

nước lỗ hổng trầm tích Holocen (QIv) gồm những thành phần tạo bởi nguồn

gốc sông suối. Nước thuộc loại không áp. Mức nước Tỉnh nằm ở độ sâu

thường gặp 1,5-3,0m. Nước dưới đất thường trong, không mùi, giá tri PH từ

6,5-7,5, thuộc loại nước trung tính. Nước ở hệ chứa nước này có bề dày không

lớn, phân bổ hẹp khoảng 5,5km².

- Phức hệ chứa nước lỗ hổng trầm tích Plâystocen (Q II-III): Phức hệ

chứa nước lỗ hổng trầm tích Plâystocen (Q II-III) phân bổ dọc thung lũng

sông Đắk Pô Kô và tạo thành dải kéo dài từ Bắc xuống trung tâm thị trấn

Plây Kần và phía Tây Nam vùng nghiên cứu. Diện tích tổng cộng khoảng

34,5km². Thành phần chủ yếu là cát, bột sét, phần dưới là sạn, cuội đá

khoáng. Bề dày thay đổi từ 3 đến 19m, thường gặp 10-15m. Nước dưới đất

thuộc dạng không áp, mực nước thay đổi từ 4,0 đến 15,5m, thường gặp từ 8,0

đến 10m, lưu lượng các giếng đào từ 0,1 đến 0,2 l/s, đủ cung cấp nước sinh

hoạt gia đình. Độ khoáng hoá thay đổi từ 0,026 đến 0,148g/l, thường gặp từ

0,03 đến 0,05 g/l, thuộc loại siêu nhạt. Nguồn cung cấp cho phức hệ chứa

nước lỗ hổng trầm tích Plâystocen là nước mưa rơi trực tiếp.

- Phức hệ chứa nước khe nứt trầm tích Neogen (N2kt): Trầm tích hệ

Neogen hệ tầng Kon Tum phân bố chủ yếu ở trung tâm và phía Tây Nam vùng

nghiên cứu, với diện tích khoảng 5km². Bề dày trầm tích thay đổi từ 5m đến

21,5m( Lỗ khoan I). Nước trong trầm tích Neogen thuộc loại có áp, đôi nơi có

áp lực cục bộ, độ mực nước thay đổi từ 0,4 đến 11,0m, thường gặp từ 4,0m

đến 7,0m. Lưu lượng giếng thay đổi từ 0,1 đến 0,3 l/s, một số giếng bị cạn vào

mùa khô. Hệ số thêm từ 0,27 đến 1,5m/ng, thường gặp 0,5 đến 0,8m/ng.

Mực nước biến đổi theo mùa, giao động giữa mùa mưa và mùa khô

khoảng 0,5 đến 1,0m. Nhìn chung nước có chất lượng tốt, độ khoáng hoá thay

đổi từ 0,026 đến 0,052 g/l, thuộc loại nước siêu nhạt.

- Nước trầm tích trong biến chất Paleozoi(PZ): Các đá trầm tích biến

chất Paleozoi phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc, Đông và Nam khu nghiên cứu

với diện tích 350km². Bề dày lớn khoảng 600m- 850m. Đá cấu tạo khối, ít nứt

23

Page 24: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

nẻ, khả năng chứa nước kém. Tuy nhiên, do hoạt động kiến tạo đá một số nơi

bị nứt nẻ phá huỷ có khả năng chứa nước tốt, tạo nên các khu vực có triển

vọng chứa nước. Có 2 lỗ khoan trong đứt gãy kiến tạo thuộc khu vực này có

lưu lượng từ 0,1 đến 4,5l/s.

Nước trong thành tạo này thường trong, không mùi, vị nhạt, có chất lượng

tốt, tổng độ khoáng hoá từ 0,04 đến 0,042g/l, thuộc siêu nhạt. Giá tri PH từ 6,6

đến 7 thuộc nước trung tính.

- Đới chứa nước trong và phong hoá Granit: Các khối đá magma xâm

nhập phân bố dọc bờ trái sông Đắk Pô Kô và rải rác trong toàn vùng nghiên

cứu, với diện tích 25km². Chúng tạo nên những khối và dãy núi, ít nứt nẻ, khả

năng chứa nước kém, hoặc không chứa nước.

- Nước trong hệ thống khe nứt kiến tạo: Địa bàn huyện Ngọc Hồi nói

chung và khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y nói riêng, khi có hệ thống đứt gãy kiến

tạo thì đây là một đối tượng chứa nước khá phong phú, rất đáng quan tâm điều

tra.

- Sơ bộ về trữ lượng nước dưới đất: Theo báo cáo của đề tài điều tra

nước trên khu vực huyện Ngọc Hồi, thì trữ lượng nước dưới đất thuộc lưu vực

sông Đắk Pô Kô đã được đánh giá sơ bộ như sau:

o Trữ lượng động tự nhiên: 114. 653 m³/ ngày.

o Trữ lượng tĩnh: 480.10 m³/ ngày.

o Trữ lượng khai thác tiềm năng: 150.268 m³/ ngày

2.6. Địa chất vật lý:

Theo tài liệu của viện vật lý địa cầu: Khu vực khu kinh tế cửa khẩu Quốc

tế Bờ Y nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 6 với tần suất lặp lại B 1 >

0,002 (chu kì T < 500 năm (xác suất xuất hiện chấn động P > 0,1 trong khoảng

thời gian 50 năm) .Vì vậy khi thiết kế và xây dựng các công trình cần phải

đảm bảo an toàn cho các công trình nằm trong vùng dự báo có cấp động đất

nêu trên.

2.7. Địa chất khoáng sản: Theo tài liệu đã được điều tra nghiên cứu, khoáng sản vùng

kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y có thể sơ bộ được đánh giá theo các nhóm

khoáng sản như sau:

2.7.1. Nhóm khoáng sản kim loại :

2.7.1.1. Phụ nhóm khoáng sản kim loại màu:

- Điểm quặng Asen Đắk H’Niêng: Phân bố ở thượng nguồn Đắk

H’Niêng thuộc địa phận xã Pơ Y. Điểm quặng phân bố trên diện lô các đá

thuộc hệ tầng Đắk H’Niêng. Thân quặng là đới quặng hoá có bề dầy khoảng

24

Page 25: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

0,5-1m, kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam đến trên 700m, hàm lượng

As khoảng 0,7%, trữ lượng không đáng kể.

- Điểm quặng Asen Đông Nam đinh 1042: Điểm quặng nằm về phía

Nam - Đông nam đỉnh 1042 khoảng 600m gần sát đường biên giới Việt Nam -

Lào, thuộc xã Pờ Y. Thân quặng phân bố trên diện lộ các đá thuộc về hệ tầng

Đắk H’Niêng. Thân quặng rộng khoảng 7-10m, kéo dài dự đoán trên 1000m

theo phương Tây Bắc - Đông Nam, hàm lượng As khoảng 2,16%. Trữ lượng

không đáng kể.

- Điểm quặng Asen Đông Nam đinh 1042: Thuộc xã Pơ Y, đá vây

quanh thân quặng là đá phiến thạch anh - felspat - mica. Thân quặng rộng

khoảng 0,5-2,5m, kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam dự đoán khoảng

500m, hàm lượng As khoảng 0,52%. Trữ lượng không đáng kể.

2.7.1.2. Phụ nhóm khoáng sản nhóm kim loại quý: Trong vùng nghiên cứu

chưa phát hiện có mỏ vàng sa khoáng hầu hết đã được dân địa phương khai

thác bằng kĩ thuật thủ công. Vàng sa khoáng trong vùng nghiên cứu tập trung

chủ yếu dọc theo một số sông suối lớn và phụ lưu của Đắk Pô Kô, Đắk

Hơdrai và rải rác dọc theo các suối nhỏ Đắk H’Niêng, Đắk Ruil, vv…Về vị

trí địa chất các biểu hiện quặng hoá vàng sa khoáng nằm trong hai thành tạo

chủ yếu: Deluvi và thành tạo aluvi.

Các thân quặng vàng sa khoáng phần lớn đều nằm trong lớp lót đáy mặt

cắt trầm tích thềm bậc I và II, hoặc trầm tích lòng hiện đại, dầy 0,2-2m, dài

200-500-1.200-1.500m, rộng 10-40-70-100-200 và 500m.

Hàm lượng vàng trong các sa khoáng không cao, phần lớn chỉ vài ba

hạt/10dm3 đến 25 hạt/10dm3. Trữ lượng loại khoáng này không đáng kể.

2.7.1.3. Phụ nhóm khoáng sản nhóm kim loại phóng xạ - đất hiếm:

- Điểm quặng đất hiếm Đắk Kal: Điểm quặng nằm cạnh đường ô tô

Ngọc Hồi đi Sa Thầy, thuộc thị trấn Plây Kần . Quặng hoá đất hiếm phân bố

trong vá phong hoá granit biotit phức hệ Diên Bình, có dạng thêu kính máng,

dầy 0,5-1m kéo dài không liên tục theo phương Tây Bắc - Đông Nam khoảng

200m. Cường độ phóng xạ trong thân quặng dao động từ 80-260µR/h. Trữ

lượng không đáng kể.

- Điểm quặng đất hiếm - thori Plây Long Lô (Hào Nưa): Điểm quặng

nằm phía Nam thị trấn Plây Kần khoảng 6-7km, thuộc xã Sa Long. Thân

quặng phân bố trong vá phong hoá thành phần cát bột, có dạng thêu kính rộng

202,5m, dày 3-4m, kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam khoảng 40-

25

Page 26: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

50m. Cường độ phóng xạ trong thân quặng dao động lớn từ 50-300µR/h, phổ

biến là 180-200µR/h, cá biệt đến 540µR/h. Trữ lượng không đáng kể.

2.7.2. Nhóm khoáng sản nhóm không kim loại

- Điểm quặng serpentinit Norking: Phân bố ở khu vực giáp biên giới

Việt Nam - Lào - Campuchia , thuộc xã Pờ Y. Serpentinit có nguồn gốc biến

chất từ các đá siêu mafic phức hệ Hiệp Đức. Thân quặng có diện lộ hẹp, chiều

dầy trung bình 3m, kéo dài không liên tục, dự đoán khoảng 100m. Đá có màu

xanh cẩm thạch, xám xanh, lốm đốm da rắn, đá dễ gọt đẽo, vân hoá khá đẹp,

có thể sử dụng tạc tượng, trang lát và có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất

phân bón (MgO:33,2-34,3%, P2O5:0,1%). Nhưng trữ lượng nhỏ không đáng

khai thác.

2.7.3. Nhóm khoảng sản nguyên liệu vật liệu xây dựng

- Má đá gabro Ngọc Hồi: Má nằm cạnh đường ô tô từ Ngọc Hồi đi biên

giới, thuộc xã Pơ Y. Đá gabro là các thể có dạng thêu kính nằm rải rác từ

phương Tây Bắc - Đông Nam, gồm 3 thân quặng.

- Má sét gạch ngói Đắk Kal: Nằm cạnh đường ô tô từ Ngọc Hồi đi xã

Sa Loong, thuộc xã Sa Loong. Quặng sét phân bố trong thành tạo trầm tích bởi

rêi thuộc hệ tầng Đắk Tô, có bề mặt khá bằng phẳng. Thân quặng lộ ngay trên

mặt là lớp sét màu nâu vàng loang lổ, có chiều rộng khoảng 300 - 700m, trung

bình khoảng 500m: Kéo dài khoảng 2000m; Bề dày thân quặng 0,5-2m. Trữ

lượng nhỏ không đáng khai thác.

- Quargrit ngã ba biên giới, thuộc địa phận xã Pơ Y. Thân quặng có

hình “trái trám”, kéo dài 1000m theo phương Tây Bắc - Đông Nam, chỗ rộng

nhất 200m, trung bình khoảng 100m. Quarzit có màu trắng sạch, hàm lượng

SiO2: 97-98,19%; Al2O3: 0,53-1,1%; Fe2O3<1%, trong thân quặng có xen các

lớp máng quarzit sericit. Trữ lượng không đáng kể.

- Quargrit Plây Kyong Kuan Khon, thuộc địa phận xã Pờ Y. Thận quặng

sạch, phân bố trong tập quarzit có chiều dày trung bình 100m, kéo dài theo

phương Tây bắc - Đông Nam khoảng 1300m dạng “ô van” thót nhỏ hai đầu.

Quarzit có màu trắng xám, xám, phân lớp dày. Hàm lượng SiO2: 96,12-

98,06%; Al2O3: 0,53-1,04%; Fe2O3 : 1,24-1,72%. Trữ lượng không đáng kể.

- Cát sỏi: Có trữ lượng rất lớn chủ yếu nằm ở phụ lưu sông Pô Kô, cát

chất lượng tốt và rất sạch.

Nhìn chung: Ngoài cát ở phụ lưu sông Pô Kô có trữ lượng lớn có thể

dùng để khai thác xây dựng; Các khoáng khác rất đa dạng nhưng hàm lượng

rất thấp không đủ khai thác.

26

Page 27: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

III. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI.

3.1. Hiện trạng kinh tế :

3.1.1. Tăng trưởng kinh tế.

- Khu tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y chiếm 82.49 % diện tích của huyện

Ngọc Hồi (trừ xã Đắk Ang). Hiện nay đang trong quá trình hình thành và xây

dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch cũ được phê duyệt năm 2001. Kinh tế - xã

hội khu vực chủ yếu được thể hiện qua các xã của huyện Ngọc Hồi thuộc ranh

giới quy hoạch. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của khu vực được thể

hiện trong bảng sau:

Bảng 3 : Chỉ tiêu kinh tế hiện trạng trong khu vực nghiên cứu

TT Các chỉ tiêu chủ yếu Tỉnh Kon Tum Khu vực quy hoạch So với

Tỉnh

Kon

Tum %

Giá trị

(tr.đ)

Tỷ lệ

%

Giá trị

(tr.đ)

Tỷ lệ

%

1

Tổng thu nhập GDP

1504732.0

0 119050.00 7.91

Khu vực 1 (Nông, lâm, ngư

nghiệp)

622959.05 41.40 49048.60 41.20 7.87

Khu vực 2 (Công nghiệp - xây

dựng)

288908.54 19.20 44405.65 37.30 15.37

Khu vực 3 (Thương mại - dịch

vụ)

552236.64 36.70 25595.75 21.50 4.63

2 Thu nhập bình quân/NG 4.10 3.78 92.13

- Các số liệu trên cho thấy, tổng GDP của khu vực chiếm tỷ trọng

7.91% % so với GDP của tỉnh Kon Tum. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp lớn, công

nghiệp của khu vực quá nhỏ bé. Thu nhập bình quân GDP đạt dưới mức trung

bình của Tỉnh Kon Tum và đạt 53% của cả nước. Với thực tế trên, có thể kết

luận bộ mặt kinh tế xã hội của khu vực quy hoạch còn nghèo nàn, cơ cấu kinh

tế của khu vực quy hoạch nghiêng về nông, lâm nghiệp (KV1) chiếm tỷ trọng

41.2% GDP. Trong khu vực chỉ có thị trấn Plây Kần là tương đối phát triển.

- Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001-2005 của huyện là 11,6 %/năm, cao

hơn mức bình quân chung của cả nước (cả nước thời kỳ này là 7,5%/năm).

Trong đó công nghiệp xây dựng tăng 12,8%, nông lâm nghiệp tăng 9,5% và

dịch vụ tăng khoảng 22,7%. Điều kiện sống và mức sống của nhân dân trong

27

Page 28: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Tỉnh được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ đói nghèo bình quân hàng năm giảm được

0,5% hiện nay còn khoảng 13%.

3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lĩnh vực và theo thành phần đã từng

bước có sự chuyển dịch theo hướng khai thác lợi thế của từng ngành, từng tiểu

vùng trong Khu vực. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 58% năm 2000 xuống còn

41,2% năm 2005 và ước khoảng 38,4% năm 2006, bình quân giảm gần 3% cả

thời kỳ 2001-2005. Tương ứng thời gian trên tỷ trọng công nghiệp và xây

dựng tăng từ 25,6% năm 2000 lên 37,3% năm 2005, bình quân mỗi năm

chuyển dịch tăng lên khoảng trên 2% mỗi năm thời kỳ 2001-2005 do có sự

đầu tư mạnh vào cửa khẩu. Khu vực dịch vụ tăng 16,9% năm 2000 lên 21,5%

năm 2005, trung bình mỗi năm chuyển dịch tăng 1%.

- GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt trên 2 triệu đồng/người, đến

năm 2005 khoảng 3,78 triệu đồng và dự kiến năm 2006 khoảng 4,12 triệu

đồng. Tuy vậy, năm 2005 GDP bình quân đầu người của khu vực mới bằng

92% của Tỉnh KonTum và 3,75% mức bình quân cả nước.

- Tổng sản lượng lương thực: 10.820tấn (Thóc: 7.870 tấn). Định mức

lương thực: 346,4 kg/ người.

3.1.3. Tỷ lệ huy động Ngân sách từ GDP.

Thu ngân sách Nhà nước khá thấp, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân

5 năm 2001-2005 đạt 24,5%, tỷ lệ huy động GDP vào Ngân sách Nhà nước

của khu vực cũng vào loại rất thấp, so với mức bình quân chung của cả nước,

chỉ đạt khoảng 5% năm 2005 thu Ngân sách của khu vực đạt khoảng 27 tỷ. Cơ

cấu nguồn thu cũng có những thay đổi, từ thu thuế nông nghiệp là chủ yếu

chiếm tới 85% chuyển sang thu thuế công thương; Nay tỷ lệ thu thế công

thương đã chiếm tới trên 60%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước thời kỳ 2000 - 2005 đều ở mức khoảng

55-57tỷ đồng/năm, trong đó chi phí lớn nhất là cho các sự nghiệp Văn hoá,

Giaó dục Y tế chiếm trên 50% ngoài ra cho đầu tư phát triển khác. Năm 2005

tổng chi Ngân sách khoảng 57 tỷ đồng. Như vậy, thu, chi ngân sách của khu

vực luôn trong tình trạng căng thẳng do tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thấp.

Hàng năm Ngân sách Trung ương vẫn phải hỗ trợ bổ sung lớn, thời kỳ 2000-

2005 khoảng 57 - 52% so tổng thu Ngân sách địa phương tại địa bàn khu vực.

3.1.4. Tổng vốn đầu tư xã hội.

- Do nhu cầu đầu tư của khu Kinh tế cửa khẩu Bờ Y ; Tổng vốn đầu

tư phát triển xã hội 5 năm 2001-2005 khá lớn đạt trên 500 tỷ đồng, trong đó

28

Page 29: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

vốn trong nước là chủ yếu, vốn đầu tư nước ngoài hầu như chưa có. Vốn

đầu tư từ Ngân sách Nhà nước chiếm 30% tổng vốn đầu tư xã hội (Khoảng

145 tỷ đồng), và tập trung chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã

hội. Đầu tư cho sản xuất, kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn đầu tư của dân

doanh, vốn tín dung. Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch ngày càng phù hợp

với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực.

3.1.5 Tình hình hoạt động của cửa khẩu với Lào & Campuchia   :

Tình hình xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu

qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y kể từ năm 2004 đến nay tăng lên đáng kể. Nhất từ

khi hoàn thành đưa vào sử dụng QL18B của Lào vào tháng 5/2006.

- Lượng người xuất nhập cảnh năm 2005 đạt 207% so với năm 2004,

riêng 6 tháng đầu năm 2006 đạt 166,94% so với cả năm 2005. Về phương tiện

qua lại thì 6 tháng đầu năm 2006 đạt 331,86% so với năm 2005.

- Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2006 đạt 56,21% so với năm

2005.

- Hàng hoá xuất khẩu qua cửa quốc tế Bờ Y là sắt xây dựng, xi măng,

muối, dầu diezen, máy móc thi công ...vv. Hàng nhập khẩu từ Lào chủ yếu là

gỗ tròn, gỗ xẻ: Năm 2004 nhập khẩu 52.357m3, năm 2005 nhập khẩu

87.457m3 và 6 tháng đầu năm 2006 là 15.194m3 gỗ xẻ.

Từ khi QL18B được đưa vào sử dụng, giao lưu kinh tế giữa hai nước

Việt Nam và Lào thông qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y trở nên rất thuận lợi.

Hiện tại Lào đang xây dựng công trình thuỷ điện Sê Ca Mán và các doanh

nghiệp Việt Nam đầu tư trồng cây công nghiệp tại Lào như cao su, cà phê;

Đồng thời ngành Du lịch mở nhiều tuyến du lịch qua cửa khẩu sẽ làm tăng

lượng người xuất nhập cảnh và lượng hàng hoá qua lại cửa khẩu Quốc tế

Bờ Y. Điều này khẳng định sự phát triển của cửa khẩu Quốc tế Bờ Y trong

giai đoạn là khả thi. Do đó, cần thiết phải đầu tư để hoàn thành các công

trình hạ tầng tại Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, tạo điều điều kiện

thuận lợi cho việc giao thương qua lại tại cửa khẩu.

Tình hình xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Bờ y từ năm 2004 đến

31/6/2006 như sau:

Bảng 4: Tình hình xuất nhập khẩu qua cửa khẩuSTT

Chỉ tiêu ĐV Năm 2004 Năm 2005 6 tháng đầu năm

2006

So sánh %2005/2004 6 tháng

2006/20051 Người xuất nhập

cảnhNgười 3.597,00 7.446,00 12.430,00 207,01 166,94

2 Phương tiện xuất P. tiện 1.563 5.187 331,86

29

Page 30: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

nhập cảnh3 Thuế xuất nhập

khẩuTriệuđ 25.689.,80 29.237,22 17.433,6 113,81 59,63

4 Kim ngạch xuất nhập khẩu

USD 21.491.868

22.501.396

12.649.129

104,69 56,21

Tổng lượng giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu qua hệ thống cửa khẩu

hiện nay đạt 25 triệu USD, năm sau cao hơn năm trước 8-10%. Tuy vậy, việc

phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có. Việc buôn bán

qua biên giới chủ yếu bằng đường tiểu ngạch và dân sinh, hàng hóa xuất chủ

yếu là nguyên liệu và sản phẩm thô, nhập siêu năm sau cao hơn năm trước,

buôn lậu và trốn thuế đang tiếp diễn; Cơ chế, chính sách cần được bổ sung và

cần điều chỉnh.

3.1.6. Thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực.

3.1.6.a. Nông nghiệp, lâm nghiệp & thuỷ sản:

a. Ngành Nông nghiệp: Ngành nông nghiệp là ngành sản xuất chính của

khu vực quy hoạch, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá hiện hành)

năm 2001 là: 32,063 tỷ đồng, chiếm 43,14% cơ cấu của nhóm ngành, năm

2005 là 50.021 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005

của giá trị sản xuất là: 13,18%; Dự kiến giai đoạn 2005 - 2010 là 18,24%;

Bình quân mỗi năm tăng 6,0 tỷ đồng. Sản xuất nông nghiệp đã dần phát triển,

cơ cấu cây trồng, vật nuôi có bước chuyển dịch, một bộ phận sản xuất nông

nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Diện tích ngô lai, lúa lai

chiếm tỷ trọng lớn; Diện tích lúa rẫy giảm dần. Bước đầu đã phát triển rau,

đậu tại các xã khu vực III (vùng sâu, vùng xa).

- Trồng trọt: Cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là

cây công nghiệp lâu năm: Cao su cà phê từ 4.813 ha năm 2001 tăng lên 5.041

ha năm 2005. Hiện tại trồng trọt tập trung vào hai nhóm cây chính: Cây lương

thực (lúa, ngô) và cây nông sản hàng hóa (cao su, cà phê). Năm 2005, hai

nhóm cây này chiếm 75,5% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và 65% giá trị sản

xuất ngành nông nghiệp.

Cây lương thực: Diện tích trồng cây lương thực ổn định, sản lượng

lương thực tăng từ 1324 tấn năm 2001 lên 12.150 tấn năm 2005 và 17.800 tấn

năm 2010, bình quân hàng năm tăng 2165 tấn. Bình quân lương thực đầu

người tăng từ 261,5 kg năm 2001 lên 378,4 kg năm 2005 và 394,4kg năm

2010. Nhưng mới chỉ đảm bảo ở mức tiêu thụ bình thường và hạn chế nạn

thiếu đói giáp hạt, còn lượng dự trữ trong nhân dân và Nhà nước chưa đáng

kể, chưa đạt mức an toàn lương thực.

30

Page 31: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Sản xuất cây lúa tăng nhanh và ổn định cả về diện tích và sản lượng.

Diện tích gieo trồng tăng từ 3.114ha năm 1995 lên 4269ha năm 2000 và

6.539ha năm 2004, sản lượng lương thực tăng từ 1324tấn năm 2001, tăng

12.150 tấn năm 2005. Cơ cấu mùa vụ và cây trồng đã hình thành rõ rệt, giảm

diện tích lúa trồng nương. Trình độ thâm canh cây lúa nước của nông dân

cũng được áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất là giống mới có

năng suất cao, đã sử dụng các giống mới như: Giống lúa lai nhị ưu trồng trên

địa bàn ở các xã Đắk Dục, Đắk Nông, Đắk Kan, giống lúa ĐR2 được trồng thí

điểm tại các xã Đắk Xú, Sa Loong. Loại giống lúa này chịu được lạnh và đất

chua phèn. Các loại giống lúa này đã cơ bản ổn định có thể đưa vào gieo trồng

nhân rộng đại trà trên địa bàn. Từ đó góp phần đưa năng suất lúa tăng từ 23,14

tạ/ha năm 2001 lên 25,52 tạ/ha năm 2003 và 29,74tạ/ha năm 2005.

Cây ngô cũng được chú trọng phát triển, áp dụng các giống mới có

năng suất cao như: Ngô ĐK 88, VNL10 trồng đại trà trên địa bàn các xã Sa

Loong, Đắk Nông. Hai loại giống ngô này đã trồng ổn định trên địa bàn, năng

suất thu hoạch đạt 28 tạ/ha.

Cây chất bột lấy củ phát triển tốt, nhất là cây sắn chiếm 96% tổng diện

tích cây chất bột lấy củ. Từ diện tích 494ha năm 1995 lên 1.247ha năm 2000

và 3.280ha năm 2004, bình quân hàng năm tăng 407ha. Sản lượng sắn năm

2004 đạt 43.994tấn. Giai đoạn này, cây sắn được dùng chủ yếu cho chế biến

rượu Ghè và xuất ra ngoài tỉnh bằng sắn lát khô, một phần nhỏ dùng làm thức

ăn chăn nuôi.

Cây công nghiệp: Diện tích gieo trồng đã có sự chuyển dịch từng

nhóm loại cây trồng, từ cây hàng năm sang cây lâu năm, mà trong đó cây công

nghiệp lâu năm là cao su, cà phê, chè ngày càng chiếm ưu thế. Diện tích cà

phê 1.251ha năm 2004, có sản lượng 1204tấn, cây cao su 3.790ha, có sản

lượng 862tấn năm 2004. Diện tích cây công nghiệp lâu năm 5.041ha. Tuy

nhiên, giá cả biến động trong những năm qua đã ảnh hưởng đến việc chăm

sóc, trồng mới của các loại cây trồng này. Cây Bời lêi, Quế được nghiên cứu

và được đưa vào trồng. Bước đầu cho thấy hai loại cây này rất thích hợp với

vùng đồng bào dân tộc bởi lẽ những cây dễ trồng, dễ chăm sóc, không yêu

cầu kỹ thuật cao trong khâu trồng, chăm bón và vốn đầu tư ít.

Cây ăn quả: Chiếm tỷ trọng thấp trong cây dài ngày; diện tích tăng từ

85ha năm 2001 lên 143 ha năm 2004 và hàng năm tăng khoảng 10-15%. Cây

ăn quả chủ yếu được trồng trong vườn nhà, quy mô nhỏ, rải rác, thông qua

việc cải tạo vườn tạp, do đó chưa có khả năng cạnh tranh với thị trương để

31

Page 32: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

phát triển, các hộ gia đình chưa quan tâm đầu tư phát triển trong lĩnh vực kỹ

thuật và kinh nghiệm trồng trọt. Tuy nhiên, trên địa bàn đã đưa một số cây

như: Cây nhãn, cây vải, cây hồng, cây quýt ghép có năng suất và chất lượng

cao vào trồng tại các thôn xã bản làng. Đã có một số loại cây trồng cho kết quả

tương đối cao đó là cây nhãn lồng.

- Chăn nuôi: Thông qua công tác hỗ trợ cho vay vốn các chương trình

quốc gia như (vốn xoá đói giảm nghèo, vốn phụ nữ nghèo, vốn giải quyết việc

làm...) đã khuyến khích hộ nông dân mở rộng đầu tư, tăng số lượng đàn gia

Xúc, tuy nhiên quy mô đàn vẫn còn nhỏ. Đàn bò tăng từ 3920 con năm 2001

lên 5034 con năm 2004, đàn trâu tăng từ 797con năm 2001 lên 939 con năm

2004, đàn lợn tăng từ 7.046 con năm 2001 lên 7495 con năm 2004, ngoài ra

còn phát triển đàn dê và đàn gia cầm. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình

quân đầu người tăng từ 16,74kg năm 2001 lên và 20,2kg năm 2004.

Chăn nuôi bước đầu đã đem lại hiệu quả, ngoài cung cấp nguồn thực

phẩm tươi sống cho thị trương tiêu thụ, thực phẩm tại chỗ và đem lại nguồn

thu nhập cho hộ gia đình, nhất là các xã ở khu vực III. Tuy nhiên, chăn nuôi ở

huyện chưa phát triển mạnh, do chưa quy hoạch được các vùng chăn nuôi tập

trung; Hình thức chăn thả rông, chưa tận dụng triệt để sản phẩm phụ của trồng

trọt, chuồng trại chưa đảm bảo, công tác phòng ngừa dịch bệnh gia Xúc, gia

cầm chưa thực sự tốt; Thiếu vốn, thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong chăn

nuôi; Chưa quen chăn nuôi theo phương thức công nghiệp; Phân chuồng là

nguồn lợi lớn phục vụ cho sản xuất vẫn chưa tận dụng một cách triệt để, sản

phẩm về chăn nuôi chưa trở thành sản phẩm hàng hoá, kết hợp một số yếu tố

khác đã làm cho chăn nuôi chưa phát huy lợi thế.

Chăn nuôi trâu bò: Ngoài việc cung cấp phân bón và sức kéo cho

ngành trồng trọt, đàn bò dần dần phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá;

Bình quân hộ gia đình 1-2 con.

Chăn nuôi lợn tuy nuôi phân tán trong hộ gia đình, nhưng ngày càng

phát triển về quy mô và chất lượng; Bình quân một hộ gia đình là 1,0 con/hộ.

Chăn nuôi gia cầm: Chủ yếu là nuôi trong hộ gia đình, chăn nuôi

theo hướng công nghiệp chưa phát triển. Chương trình gà nhà vườn đã triển

khai thực hiện tại thị trấn Plây Kần và xã Đắk Xú, hiện đang trong giai

đoạn nuôi thử nghiệm.

- Hoạt động cuả các cơ sở sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông

nghiệp: Hiện tại các tổ chức kỹ thuật và mạng lưới khuyến nông đã hoạt động

tương đối có hiệu quả, thường xuyên bám sát và cung cấp kịp thời các dịch vụ

32

Page 33: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

nông nghiệp cho địa bàn xã. Đã xây dựng nhiều mô hình trình diễn làm điểm

phù hợp với từng tiểu vùng; Thường xuyên cung cấp thông tin như tài liệu,

báo chí phục vụ sản xuất nông nghiệp cho đồng bào.

- Chương trình chuyển giao kỹ thuật: Hàng năm tập huấn cho hàng

ngàn lượt người tham gia chuyển giao kỹ thuật, tham gia các loại giống cây có

năng suất cao; Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất và đời

sống của bà con nông dân. Từ đó góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật

nuôi, thâm canh tăng vụ cho năng suất cao.

- Kinh tế trang trại: Những năm gần đây, trên địa bàn Huyện đã xuất

hiện mô hình kinh tế trang trại cây công nghiệp. Cơ cấu đầu tư chủ yếu cho

vườn cây, chưa đầu tư máy móc thiết bị cơ giới hoá để nâng cao năng suất Lào

động, hạ giá thành sản phẩm. Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có. Nhìn

chung, giá trị hàng hoá bán ra và thu nhập bình quân một trang trại trên địa

bàn Huyện còn thấp do trang trại mới đưa vào kinh doanh; Mặt khác trang trại

là trồng cây lâu năm, do giá cả biến động nên ảnh hưởng đến thu nhập của chủ

hộ trang trại.b. Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp luôn tăng trưởng, trong đó trồng rừng chiếm 34,7% cơ cấu của nhóm ngành, khai thác gỗ chiếm 53,9% cơ cấu ngành. Hàng năm ngành lâm nghiệp đóng góp từ nguồn thuế tài nguyên và tiền bán cây đứng đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách địa phương, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động là con em đồng bào dân tộc.

- Quản lý bảo vệ rừng: Diện tích rừng tự nhiên của khu vực quy hoạch

18.974 ha, một phần đã giao cho các hộ dân quản lý. Thực hiện Quyết định số

327/QĐ-TTg, ngày 15/9/1992 của Thủ tướng Chính phủ, công tác giao đất,

giao rừng được tiến hành có kết quả tốt. nâng cao ý thức bảo vệ rừng, ổn định

sản xuất nông nghiệp theo phương thức thâm canh, Diện tích được giao khoán

bảo vệ chiếm tỷ lệ thấp so với diện tích đất có rừng, diện tích đất rừng còn lại

chưa có chủ quản lý chiếm một tỷ trọng đáng kể, còn một số diện tích bị tác

động tiêu cực của con người như phát rừng làm rẫy, khai thác gỗ không có kế

hoạch…

- Công tác trồng rừng: Công tác phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm

bảo vệ môi trường sinh thái, đóng vai trò bảo vệ rừng phòng hộ, cung cấp một

lượng gỗ lớn cho nhu cầu của các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng trong

địa phương và Tỉnh. Những năm qua, nguồn thuế tài nguyên và tiền bán cây

đứng được tập trung cho công tác bảo tồn và phát triển rừng. Tính đến nay,

diện tích rừng trồng được phát triển trên địa bàn 4.900,47ha rừng sản xuất.

33

Page 34: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Nếu so sánh với diện tích đất trống đồi núi trọc hiện có thì tốc độ phủ xanh

rừng còn chậm, loài cây trồng chưa phong phú, giá trị kinh tế chưa cao. Tỷ lệ

thành rừng so với diện tích rừng trồng chưa cao, mới đạt trên 70%. Thông qua

công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đã góp phần nâng độ che phủ của rừng

từ 62,7% năm 2001 lên 63% năm 2005.

- Khai thác lâm sản phụ: Hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn huyện dần

dần chuyển từ khai thác sang trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nên các sản phẩm

thu hoạch từ rừng có xu thế giảm xuống; Khai thác gỗ đã hạn chế đến mức

thấp nhất. Một số bộ phận người dân vào rừng lấy củi cành, cây khô để làm

củi, đem bán và khai thác một số lâm sản phụ dưới tán rừng như: Bong đót,

Bời lêi, sa nhân, tre, nứa, lồ ô, song mây... Lượng sản phẩm khai thác từ rừng

chủ yếu là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp như: Chế biến đũa tre

xuất khẩu, song mây tinh chế và các mặt hàng chế biến từ mây tre xuất khẩu...

c.Thuỷ sản: Năm 2004 diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng 73ha, sản

lượng 87tấn. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản (theo giá hiện hành) năm 2004 là

1,044 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,7% cơ cấu của nhóm ngành. Hoạt động nuôi

trồng thuỷ sản trên địa bàn chủ yếu nuôi cá nước ngọt trên diện tích ao, hồ.

Nghề nuôi trồng thuỷ sản chưa được đầu tư phát triển; Sản xuất phân tán trong

hộ gia đình, sản phẩm chủ yếu chỉ mang tính chất tự cung tự cấp, phục vụ đời

sống gia đình, giá trị hàng hoá không đáng kể.

3.1.6.b Công nghiệp & xây dựng:

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2001 là

25.695 tỷ đồng, năm 2005 là 45.2861 tỷ đồng, dự kiến năm 2010 là 119,44tỷ

tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 của giá trị sản xuất là

11,75%, giai đoạn 2005 - 2010 dự kiến là 8,48%. Sản xuất công nghiệp trên

địa bàn chưa phát triển, tuy nhiên đã đem lại hiệu quả thiết thực, từng bước

thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Giải quyết được một

phần Lào động chưa có công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,

góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện phân công lại lao động xã

hội, bước đầu hình thành tác phong Lào động công nghiệp cho một bộ phận

lao động.

- Toàn huyện hiện có 100 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó công

nghiệp chế biến là một ngành mũi nhọn chiếm ưu thế 100%. Công nghiệp chế

biến tăng trưởng về số lượng và chất lượng qua sơ chế, chế biến trước khi tiêu

thụ. Trong công nghiệp chế biến, số cơ sở sản xuất thực phẩm đồ uống, chế

biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ, sản xuất sản phẩm khoáng - phi kim loại

34

Page 35: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

chiếm tỷ trọng lớn. Công nghiệp của nhà nước 02 cơ sở, có quy mô vừa, trình

độ công nghệ chưa thực sự tiên tiến. Các cơ sở sản xuất CN-TTCN chủ yếu là

công nghiệp ngoài quốc doanh là 98 cơ sở, phát triển ở trung tâm thị trấn với

quy mô nhỏ, chủ yếu là gia công, sửa chữa, chế biến nhỏ (như xay xát, gò hàn,

sản xuất công cụ cầm tay, may mặc, mộc dân dụng, vật liệu xây dựng). Các cơ

sở chế biến lương thực, thực phẩm đồ uống, sản xuất cơ khí phục vụ kinh tế cá

thể được sản xuất tại nhà, nằm đan xen với dân cư, một mặt diện tích nhỏ, mặt

khác gây ồn ào, bụi, các cơ sở sản xuất gạch ngói tuy đã được sắp xếp lại

nhưng vẫn chưa chuyển đổi công nghệ hoàn toàn. Nhìn chung công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp còn manh núm, nhỏ bé sản xuất lạc hậu chưa tạo được vị

trí là nơi khai thác thế mạnh tài nguyên tại chỗ và giải quyết việc làm cho số

đông Lào động. Về công nghệ, thiết bị công nghệ của các cơ sở sản xuất phần

lớn là lạc hậu, chưa có sự đổi mới đáng kể. Các loại sản phẩm sản xuất ra ít,

mức tiêu thụ trên địa bàn hẹp; Số lượng tiêu thụ hạn chế; sản phẩm sản xuất ra

không mang tính chất thương mại mà chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ

như sản phẩm đan lát, còn các sản phẩm khác để cung cấp ra thị trương rất ít.

Lào động công nghiệp: Số lao động bình quân tham gia sản xuất trong

các ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp bao gồm số lượng và chất lượng,

trong đó Lào động có trình độ đại học, trung cấp còn ít, chủ yếu là lao động

phổ thông.

Hoạt động của các làng nghề truyền thống còn nhỏ lẻ, không có vốn đầu

tư ban đầu, quy mô theo hộ gia đình là chính, công nghệ thủ công, sử dụng

nguyên vật liệu và lao động tại chỗ; Dụng cụ, công cụ để sản xuất đơn giản,

thô sơ tự chế, không thể hiện được doanh thu và thu nhập đối với các hộ làm

nghề.

3.1.6.c. Thương mại, dịch vụ: Giá trị sản xuất ngành thương mại, du lịch,

khách sạn, nhà hàng (theo giá hiện hành) năm 2001 là 16,568 tỷ đồng, năm

2005 là 26,103 tỷ đồng, dự kiến năm 2010 97,65 tỷ. Tốc độ tăng bình quân

hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 của giá trị sản xuất là 12,5%, giai đoạn 2005 -

2010 dự kiến là 30,00%. Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn Huyện

những năm qua có nhiều khởi sắc. Hệ thống thương mại được phát triển và mở

rộng đến tận các thôn, bản. Hoạt động kinh doanh thương mại đã đáp ứng

hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân, thu mua và tiêu

thụ những sản phẩm nông lâm nghiệp do nhân dân sản xuất, bước đầu có tác

động tích cực đến phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu dịch vụ, góp phần

35

Page 36: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

nâng cao đời sống nhân dân nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số và một bộ

phận công đồng dân cư ở vùng sâu, vùng xa.

a. Thương mại:

- Hiện nay có hệ thống cửa hàng mua bán ở Huyện lỵ và các xã. Chủ

yếu kinh doanh các mặt hàng chính sách trợ cước trợ giá như: Muối, dầu lửa,

phân bón, giống cây trồng, sách vở...và thu mua nông sản được trợ cước vận

chuyển. Tỷ trọng hàng hoá bán lẻ của các DNNN chiếm khoảng 18 - 20% trên

tổng mức lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, DNNN chưa phát huy được vai

trò chủ đạo, điều tiết thị trường ở địa bàn nông thôn. Cửa hàng tại các xã,

ngoài việc bán mặt hàng trợ giá, trợ cước còn kinh doanh một số mặt hàng tiêu

dùng nhưng số lượng không nhiều, chưa cạnh tranh được với các hộ tư nhân

khác.

- Thương nhân thuộc các thành phần khác hoạt động kinh doanh thương

mại - dịch vụ trên địa bàn các xã khu vực II, III. Mỗi xã có từ 8 - 10 thương

nhân, 100% số thôn có thương nhân hoạt động. Số cơ sở kinh doanh thương

mại, du lịch và khách sạn nhà hàng chỉ tập trung ở thị trấn Plây Kần . Lào

động hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ năm 2004 là 579 người.

Dịch vụ phục vụ đời sống hàng ngày do tư thương vận chuyển hàng tới tận

bản làng để bán, hoặc thu đổi hàng lấy nông - lâm sản, thực phẩm. Hoạt động

của các hộ kinh doanh rất thuận lợi cho nhân dân, họ đi đến từng thôn, bản,

từng nhà nhằm đáp ứng nhu cầu, cung cấp kịp thời hàng đến tay người tiêu

dùng, thu gom hết sản phẩm mà nhân dân có nhu cầu bán. Tuy nhiên, hoạt

động này vẫn còn nhiều bất cập, quy mô kinh doanh quá nhỏ, hàng bán ra đắt,

hàng mua vào rẻ, hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng hết hạn sử dụng, gian

lận trong khâu cân, đo, đong, đếm, kinh doanh không đăng ký quyền lợi người

tiêu dùng trên địa bàn chưa được đảm bảo.

- Mạng lưới chợ nông thôn chưa phát triển do tập quán mua bán tại chợ

của nhân dân nông thôn chưa có, chưa quen. Hiện tại Huyện có một chợ tại

trung tâm thị trấn. Chợ xây dựng theo chương trình trung tâm cụm xã, hiện

nay đã đưa vào sử dụng nhưng ít người đến chợ, chợ xa khu dân cư, không

thuận lợi cho việc mua bán đi lại.

- Chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng bào

dân tộc và trợ cước tiêu thụ nông sản đã góp phần quan trọng nhằm bình ổn

giá cả thị trường, tạo cho đồng bào được hưởng sự bình đẳng trong mua, bán

một số mặt hàng thiết yếu; Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất,

36

Page 37: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

tăng thu nhập; Ổn định đời sống của đồng bào nhất là đồng bào khu vực đặc

biệt khó khăn.

b. Dịch vụ khác:

- Dịch vụ vận tải: Từ khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành (GĐI), nhu

cầu vận tải hàng hoá, hành khách tăng, lượng đầu xe tham gia vận tải tăng

đáng kể góp phần phục vụ việc đi lại và trao đổi hàng hoá của người dân, đặc

biệt là giao lưu với tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng. Hiện có một số hộ kinh doanh

vận tải hành khách, hàng hoá.

- Dịch vụ kỹ thuật: Đây là các dịch vụ cung cấp vật tư hàng hoá, kỹ

thuật cây giống, chuyển giao công nghệ, máy móc, thông tin...đến nay, dịch vụ

này có bước phát triển, nhưng thực tế số lượng chưa nhiều, chưa đáp ứng được

yêu cầu của người dân.

- Dịch vụ công nghiệp: Chưa phát triển, chỉ mới hình thành các dịch vụ

sửa chữa nhỏ như: Sửa chữa mô tô, ti vi, đồng hồ...tập trung ở thị trấn Plây

Kân, xã BờY và một số điểm sửa chữa xe trên tuyến đường Hồ Chí Minh đi

qua.

- Dịch vụ tài chính tín dụng: Hoạt động ngân hàng đã hỗ trợ vốn cho

các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các cá nhân và nhóm, hộ kinh doanh,

hộ kinh tế gia đình.

- Du lịch: Chưa hình thành rõ nét.

3.2 . Dân số Lào động và xã hội:

3.2.1 Dân số:

- Tổng dân khu vực quy hoạch năm năm 2005 là 31.496 người. Chiếm

8.59% dân số tỉnh KonTum. Tỷ tăng trung bình năm thời kỳ 2000-2005 là 2-

2,2%/năm. Nam giới:15.120 Người, Nữ giới: 15.750 Ng. Dân cư đô thị:

7.039ng; dân cư nông thôn: 23.831ng.

- Đây là khu vực có 17 dân tộc cùng sinh sống người các dân tộc chiếm

66.5% dân số toàn khu vực. Trong đó dân tộc đông nhất là Giẻ Chiêng, Xê

Đăng, Gia Rai còn lại là các dân tộc ít người khác như : Brâu, RơMâm.

Bảng 5 : Dân số hiện trạng trong khu vực quy hoạchSTT TÊN KHU VỰC DÂN CƯ DÂN SỐ (NGƯỜI-2005) DÂN TỘC THIỂU SỐ (NG-2005 )

1 Xã Đắk Dục 4209 2.5252 Xã Đắk Nông 3080 2.0023 Xã Đắk Xú 4189 2.8074 Xã Đắk Kan 3307 2.0835 Xã Sa Loong 3267 2.2876 Xã Bờ Y 4163 2.8317 Thị trấn Plây Kần 9281 6.410

37

Page 38: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Tổng 3.1496 20.945

- Thành phần dân cư:

o Bộ phận cộng đồng dân cư bản địa: Chủ yếu là đồng bào dân tộc ít

người. có lối sống cộng đồng nông thôn, tương đối độc lập, tách biệt,

khép kín về khu vực canh tác, khu vực cư trú có thiết chế xã hội chặt

chẽ; Hình thái tổ chức của đồng bào là Plây, làng. Sản xuất tự cung, tự

cấp, trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu. Một số

bộ phận nhỏ bắt đầu hoà nhập vào nền kinh tế thị trường, biết cách làm

ăn và sản xuất chủ yếu dọc đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 14. và 40.

o Bộ phận dân cư phân công di cư xây dựng kinh tế mới: Được điều

chuyển tư các tỉnh phía Bắc vào để xây dựng kinh tế Tây Nguyên.

Nhóm dân cư này còn có các đối tượng khác như: Dân di cư theo gia

đình quân nhân, gia đình cán bộ công nhân, các hộ tiểu thương buôn

bán. Phần lớn số dân di cư này là người kinh có trình độ văn hoá, hiểu

biết khoa học kỹ thuật, có tinh thần đoàn kết cần cù Lào động và sáng

tạo. Phần lớn số dân trên sinh sống tại thị trấn Plây Kần .

o Bộ phận cộng đồng dân cư di cư tự do: Dân cư tự do, chủ yếu định cư

trên địa bàn các xã Đắk Nông, Đắk Xú, Đắk Long, Bờ Y. Đa số hộ dân

di cư tự do trên địa bàn hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số. Khu vực

làng Đắk Mế xã Bờ Y là địa bàn sinh sống dân tộc Brâu, cuộc sống

kinh tế của các hộ này còn gặp nhiều khó khăn vì trình độ canh tác còn

lạc hậu, trình độ dân trí còn hạn chế…

- Phân bố dân cư: Trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y có 2 khu

vực chính mà các cộng đồng dân cư sinh sống: Đô thị và nông thôn.

o Khu vực đô thị: Theo thống kê của huyện Ngọc Hồi năm 2005 có

9.281 người sinh sống tại thị trấn Plây Kần chiếm tỷ lệ 29,3% dân

số toàn Huyện, phần lớn là người kinh.

o Khu vực nông thôn: Năm 2005 huyện Ngọc Hồi có 22.215 người

sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ 70,7% dân số toàn huyện, hầu

hết là cộng đồng các dân tộc bản xứ và cộng đồng các dân tộc thiểu

số ở các tỉnh phía Bắc di cư vào.

- Tôn giáo: Trên đia bàn Khu vực quy hoạch có các tôn giáo như Đạo Tin

Lành chiếm 20%, Ki tô giáo chiếm 15% các tôn giáo khác chiếm 35%, còn lại

là đạo Phật và không theo tôn giáo nào. Trong những năm qua, các hoạt động

của tổ chức tôn giáo cơ bản tuân thủ theo quy định của pháp luật

38

Page 39: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Văn hoá và ngôn ngữ: Các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên có nền văn

hoá giàu bản sắc rất gần với thiên nhiên mang tính hoang sơ, phồn thực có dấu

ấn của đạo Bà la môn, Hin Đu. Nghiên cứu văn hoá truyền thống của dân tộc

Dẻ Triêng, Xơ Đăng về lễ hội Cồng Chiêng, Đâm Trâu, Bỏ Mả, các truyền

thuyết như: Trường ca Đam San, Xinh nhã, Đẻ đất đẻ nước...và các làng nghề

truyền thống cho ta thấy các dân tộc Tây Nguyên nói chung và huyện Ngọc

Hồi nói riêng có nền văn hoá phong phú, giàu bản sắc, mang sắc thái riêng hoà

trong một sắc thái chung của mái nhà chung Tây Nguyên. Tiếng nói và chữ

viết theo hệ Malayo - polyn seian (đa đảo).

3.2.2. Lao động:

- Số người trong độ tuổi lao động là 15728,12 người (2005), chiếm

49,9% dân số. Cụ thể thống kê theo bảng sau:

Bảng 6 : Dân số và Lào động hiện trạng trong khu vực quy hoạchSTT TÊN KHU VỰC DÂN CƯ DÂN SỐ

(NGƯỜI)TỶ LỆ LAO ĐỘNG/TỔNG

DÂN SỐ (%)LAO ĐỘNG

(NGƯỜI)

1 Xã Đắk Dục 4209 48,3 2032,947

2 Xã Đắk Nông 3080 51,03 1571,724

3 Xã Đắk Xú 4189 48,2 2019,098

4 Xã Đắk Kan 3307 48,1 1590,667

5 Xã Sa Loong 3267 50,1 1636,767

6 Xã Bờ Y 4163 50,6 2106,478

7 Thị trấn Plây Kần 9281 51,4 4770,434

Tổng 31946 49,9369 15728,12

- Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế thống kê theo

bảng sau:

Bảng 7: Dân số và lao động hiện trạng trong các ngành Kinh tế.

STT HẠNG MỤC HIỆN TRẠNG 2005 (NGƯỜI)

I Tổng dân số 31.496

II Dân số trong tuổi LĐ (người) 15.728

- Tỷ lệ % so với tổng dân số. 49,94%

III Tổng LĐ làm việc trong các ngành kinh tế

(người)

15.394

- Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi . 97,88%

39

Page 40: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

IV Lao động đang làm việc phân theo ngành:

1 LĐ nông nghiệp, thuỷ sản (người) 6.915

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc. 44,92%

2 LĐ CN, TTCN, XD (người) 5.913

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc 38,41%

3 LĐ dịch vụ, thương mại, HCSN (người ) 2.566

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc 16,67%

V Thất nghiệp và mất sức lao động. 334

- Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi. 2,12%

VI Dân số phụ thuộc (người) 15.768

- Hiện nay, trên địa bàn có khoảng 700 lao động đang làm việc trong

khối cơ quan nhà nước huyện Ngọc Hồi, trong đó đại học chiếm 18,2%, cao

đẳng 15,0%, trung cấp 47,6%, sơ cấp 13,2. Cán bộ cơ sở tính đến 2005, trên

địa bàn huyện có 150 cán bộ của 19 chức danh ở 6 xã, thị trấn; Trình độ văn

hoá, cấp I chiếm 52,7%, cấp II chiếm 39,8%, cấp III chiếm 7,5%.

3.2.3.Tốc độ đô thị hoá: Tốc độ đô thị hoá thấp đạt 1 - 2%/năm. Tỉ lệ đô thị

hoá toàn vùng: 2- 2,5 %/năm(thị trấn Plây Kần và khu dịch vụ cửa khẩu với

Lào & Campuchia ).

3.3. Hiện trạng sử dụng đất đai: Hiện trạng đất đai trong khu vực nghiên cứu được

thống kê theo bảng sau:

Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất đai trong khu vực quy hoạch

STT

LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (HA) TỶ LỆ (%)

1 ĐẤT Ở HIỆN TRẠNG (TRONG ĐÓ 220.1HA LÀ ĐẤT Ở THỊ TRẤN PLÂYKẦN)

794,1 1,13%

2 ĐẤT CÔNG CỘNG (TRONG ĐÓ 10.6HA ĐẤT CÔNG CỘNG CỦA THỊ TRẤN PLÂYKẦN )

59,7 0,08%

3 ĐẤT CÂY TRỒNG HỖN HỢP (CÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆP)

6021,2 8,55%

4 ĐẤT RỪNG TẠP VÀ NÔNG NGHIỆP GIẢI RÁC 9874 14,02%

5 ĐẤT ĐỒI NÚI CHƯA SỬ DỤNG 4703,2 6,68%

6 ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ 9023,7 12,81%

7 ĐẤT RỪNG ĐẶC DỤNG (VƯỜN QUỐC GIA CHƯMOMRAY) 9319 13,23%

8 ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT 25781,3 36,60%

9 ĐẤT QUÂN SỰ , DI TÍCH LỊCH SỬ 848,2 1,20%

10 ĐẤT NGHĨA TRANG 247,6 0,35%

11 ĐẤT SÔNG SUỐI , MẶT NƯỚC CHUYÊN DÙNG 2956 4,20%

12 ĐẤT GIAO THÔNG 812 1,15%

TỔNG 70440 100,00%

40

Page 41: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

3.4. Hiện trạng phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn

3.4.1.Hiện trạng phát triển đô thị

- Đô thị trong ranh giới nghiên cứu có số lượng ít, quy mô nhỏ; Hình

thái phát triển đô thị chủ yếu phát triển theo tuyến QL40, QL14 ở các khu đất

bằng phẳng có thế mạnh về điều kiện sinh sống..v.v. Mật độ xây dựng đô thị

trung bình: 1 điểm đô thị/1000km2. Trong khu vực hiện nay có các đô thị sau:

o Thị trấn Plây Kần : Diện tích 500ha, dân số hiện trạng 9281 người

(quy hoạch 2020 là 1500ha, dân số 3 vạn).

o Khu đô thị mới cửa khẩu: Diện tích 400ha, dân số khoảng 2000

người (quy hoạch là 5000người).

- Dân số đô thị hiện nay khoảng 7039 người chiếm 22,3% tổng dân số

trong khu vực. Nhỏ hơn mức thấp nhất của đô thị loại V (quy định của Nghị

định 72).

3.4.2 Hiện trạng phát triển các điểm dân cư nông thôn:

- Tổng dân cư nông thôn trong ranh giới là: 23.831 người chiếm 76.7%

tổng dân số (năm 2005). Các điểm dân cư nông thôn bố không đều, phát triển

tự phát, phân tán, quy mô nhỏ, hình thành tại nơi thuận tiện trồng cây và dọc

theo các QL 14,40, triền sông Pô Kô. Cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa cư

trú đan xen với các làng khác, tộc khác trong cùng địa phương ở kế cận nhau.

Mỗi làng, buôn, làng…là một dân tộc; hiện tượng trong một làng có 2 hay

nhiều tộc người khác nhau thì rất ít hoặc không có.

- Trên địa bàn có 6 trung tâm xã, không có trung tâm cụm xã. Hệ thống

cơ sở hạ tầng nhìn chung rất thấp chưa được đầu tư nhiều do dân cư sống

không tập trung, quá phân tán nên việc xây dựng và vận hành gặp khó khăn

trở ngại. Đây là một vấn đề quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội của khu vực.

- Qui mô điểm dân cư nông thôn khoảng 10-50 ha. Quy mô tối thiểu

cho một trung tâm xã: 15-50 hộ dân.

- Mật độ cư trú bình quân của dân cư nông thôn là 38 người/km2, tỷ lệ

sinh tương đối cao trung bình 2,0-2,2%. Thu nhập bình quân của cư dân nông

thôn 2 - 2,7 triệu đồng/năm chủ yếu từ nông lâm nghiệp và mang tính tự cung

tự cấp là chính.

41

Page 42: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

3.5. Hiện trạng xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội

3.5.1.Trung tâm huyện lị:

- Thị trấn Plây Kần là huyện ly của huyện Ngọc Hồi cũng đã được đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh

tế của địa phương, hỗ trợ và thúc đẩy các trung tâm xã phát triển. Trong đó hệ

thống giáo dục có trường nội trú Cấp II,III; Y tế có trung tâm y tế huyện quy

mô 100 giường, 01 sân vận động, 01 trạm phát thanh truyền hình do Huyện tự

đầu tư.

- Tuy nhiên về trang thiết bị còn nghèo nàn thiếu thốn, hạ tầng kỹ thuật

còn yếu kém chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu của cấp đô thị loại 5; Công tác quản

lý đô thị chưa được quan tâm nhiều, trung tâm Huyện lị cũng chưa được ưu

tiên đầu tư thích hợp, nhân dân đầu tư là chủ yếu.

- Theo định hướng phát triển của tỉnh Kon Tum, trong tương lai gần, thị

trấn Plây Kần sẽ được quy hoạch mở rộng để trở thành thị xã cửa khẩu Quốc

tế với 15 vạn dân. Điều này rất có ý nghĩa cho sự phát triển khu kinh tế, bởi

nơi đây chính là đầu mối giao lưu kinh tế trong chiến lược phát triển vùng hệ

thống cụm công nghiệp và các cảng biển miền Trung như: Chân mây, Liên

chiểu, Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai.

3.5.2. Các cơ sở CN-TTCN và dịch vụ:

- Trong những năm qua với xu thế phát triển chung của Tỉnh trong khu

vực đã xuất hiện một số cơ sở sản xuất và kinh doanh. Song các cơ sở này còn

nhỏ bé, sản phẩm tự cung tự cấp, chưa có sự cạnh tranh trên thị trường, đáp

ứng nhu cầu tối thiểu của dân trong khu vực.

- Về số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp và TTCN trong khu vực có

07 Doanh nghiệp nhà nước; 02 Công ty trách nhiệm hữu hạn; 07 Doanh

nghiệp tư nhân; 89 hộ sản xuất cá thể .

- Cơ sở dịch vụ có 02 chợ nhỏ mua bán hàng nông thuỷ sản và cung cấp

nhiều yếu phẩm cho dân trong vùng và 01 chợ ở trung tâm thị trấn.

42

Page 43: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

3.5.3. Các vùng, khu, điểm du lịch: Từ năm 2001 đến năm 2005, đã thu hút

nhiều khách trong và ngoài nước đến tham quan đường mòn Hồ Chí Minh,

khu tưởng niệm chiến thắng Plây Kần , cửa khẩu quốc tế Bờ Y- ngã ba Đông

Dương, nghiên cứu văn hoá truyền thống của dân tộc Dẻ Triêng về lễ hội cồng

chiêng, đâm trâu, bá mã...và các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, tiềm năng

du lịch chưa được khai thác một cách hiệu quả, chưa tạo nên được các sản

phẩm du lịch độc đáo, mang tính riêng biệt của địa phương. Cảnh quan tự

nhiên ở một số nơi bị phá vỡ, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng; Các điểm du

lịch lại không tập trung và chưa thực sự đầu tư đúng mức nên chưa thu hút

được du khách.

3.5.4. Các trung tâm thương mại dịch vụ:

- Lớn nhất là khu dịch vụ tại cửa khẩu năm 2004 có 3.597 lượt người,

năm 2005 có 7.446 lượt người qua đây, kim nghạch XNK đạt 21 triệu-22 triệu

USD với hàng hoá chủ đạo là máy móc, vật liệu xây dựng, gỗ..vv.

- Các cơ sở thương mại dịch vụ khác : tập trung chủ yếu ở thị trấn Plây

Kần với các của hàng, của hiệu bán lẻ quy mô nhỏ nhỏ lẻ phục vụ cho tiêu

dùng nội vùng.

3.5.5. Công trình công cộng có tính chất cấp Tỉnh và vùng:

Hiện nay trong vùng chưa có công tình công cộng mang quy mô Tỉnh

và cấp vùng.

3.5.6. Nhà ở :

- Nhà ở đô thị: Bình quân đầu người 10-15m2 sàn/người dân đô thị, nhà

kiên cố đạt 90%-95%, nhà tạm cấp bốn 5-10%.

- Nhà ở các xã nông thôn: Nhà ngói 10%; Nhà tầng: 5%; Nhà sàn: 73%;

Nhà tạm 12 %.

3.5.7. Di dân:

- Tốc độ đô thị hoá trong vùng: 0,1- 0,2%/năm. Nhìn chung vấn đề di

dân từ nông thôn ra đô thị trong vùng là thấp. Nguyên nhân do sức hút của đô

thị còn yếu, chưa có các khu công nghiệp tập trung hoặc các dịch vụ đô thị

chưa phát triển.

- Vẫn còn Dân du canh du cư, chặt phá rừng làm nương rẫy diễn ra hàng

năm vì tập tục canh tác của một số dân tộc thiểu số trong vùng.

3.5.8. Định canh định cư:

- Từ năm 1996 các dự án định canh định cư được tách từ chương trình

327 thành chương trình riêng, năm 1999 được sát nhập vào chương trình mục

tiêu xoá đói giảm nghèo (năm 2001 được sát nhập vào chương trình 135 mới).

43

Page 44: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Một số dự án đầu tư cho Huyện. Nhiều thôn, bản với bộ mặt nông thôn mới đã

được hình thành với mô hình nhà xây, vườn cây công nghiệp, cây ăn quả,

giếng nước sạch. Phần lớn các trường học tranh tre nứa lá đã dần dần được

thay thế bằng trường học xây kiên cố. Công tác định canh định cư (ĐCĐC) đã

góp phần ổn định cuộc sống, công tác xoá đói giảm nghèo cho nhân dân vùng

dự án, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa có tác

dụng nhất định. Tập quán sinh hoạt, sản xuất của nhân dân ngày càng thay đổi

và tiến bộ. Tuy nhiên vốn đầu tư thấp nên việc đầu tư thường dàn trải, làm hạn

chế việc phát huy hiệu quả của vốn đầu tư; các dự án phần lớn ở các xã vùng

sâu, vùng xa dẫn đến công tác tổ chức thực hiện và chỉ đạo có nhiều hạn chế.

Công tác vận động ĐCĐC chưa thường xuyên, liên tục, nhiều vùng nhân dân

còn ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, chưa phát huy tốt phương châm Nhà nước,

nhân dân cùng thực hiện dự án.

3.5.9. Kinh tế mới:

- Thực hiện việc tăng dân số, tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã

hội là việc làm hết sức cần thiết, góp phần điều hoà về Lào động cũng như dân

cư giữa các miền của đất nước, nhưng thực tế dân số tăng cơ học tăng chưa

nhiều (bình quân cả giai đoạn 2001 - 2005 là 2,80%). Giai đoạn 2001- 2005

trên địa bàn huyện có nhiều hộ dân từ phía Bắc đến xây dựng vùng kinh tế

mới. Phần lớn nhân dân đã yên tâm với nơi ở mới, góp phần khai hoang và

phát triển kinh tế trên địa bàn, đón đồng bào vào trồng và chăm sóc cây công

nghiệp đã tạo ra nhiều vùng sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao. Tuy

nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn những bất cập như: Công tác chuẩn

bị cơ sở hạ tầng cho việc di dời đôi lúc chưa thật tốt, dẫn đến nhiều khi người

dân đến nơi ở mới rất khó khăn. Nhiều hộ chưa thật yên tâm với nơi ở mới nên

đã bàn về quê cũ hoặc đi nơi khác.

3.5.10. Dân di cư tự do:

- Trên địa bàn có một số hộ dân di cư tự do, nhìn chung dân di cư tự do

từ năm 1995 đến nay hầu hết là ngoài Tỉnh, chủ yếu là vùng nông thôn, thiếu

đất để sản xuất, điều kiện làm ăn khó khăn, thường xảy ra thiên tai và nhiều lý

do khác nên phải đi đến vùng đất mới có cuộc sống tốt hơn. Địa điểm cư trú

hiện nay chủ yếu là sống xen lẫn với các thôn, bản của đồng bào dân tộc.

Đa số cộng đồng dân di cư tự do có kỹ năng lao động, tự nguyện đến

định cư và sinh sống lâu dài, nhiều hộ đã yên tâm biết cách làm ăn, xây dựng

được kinh tế khá phát triển, đã góp phần xây dựng quê hương mới; Một số có

tác động đến phương thức sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ. Góp phần

44

Page 45: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

điều hoà Lào động dân cư một cách tự nhiên. Tuy nhiên, dân di cư tự do đến

sẽ làm phá vỡ quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương, khó khăn trong

việc sắp xếp hộ định cư lâu dài. Đồng bào dân tộc thiểu số cho thuê hay bán

đất canh tác, gây nên tình trạng thiếu đất đi sản xuất, dẫn đến tình trạng bất ổn

xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách dân tộc của Đảng. Hơn nữa dân di

cư tự do sống phân bố rải rác, không tập trung, vì vậy việc đầu tư cho cộng

đồng này để phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn.

3.6. Hiện trạng xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

3.6.1. Hiện trạng công trình thuỷ lợi:

- Công trình thuỷ lợi chủ yếu là các hồ chứa và trạm bơm lấy nước phục

vụ nông nghiệp và sinh hoạt của khu vực. Theo thống kê của phòng thuỷ nông

huyện Ngọc Hồi hiện nay có 18 hồ chứa nước vừa và nhỏ. Phần lớn các hồ

này được tạo ra do đắp đập ngăn dòng chảy trên các suối. Các công trình này

đều ở quy mô nhỏ; Sức phục vụ không ổn định phụ thuộc vào các hồ chứa,

sông suối....và lượng mưa theo mùa. Đa số đều không phát huy hết khả năng

tưới tiêu và bị xuống cấp ở từng mức độ khác nhau như bồi lấp sạt lở không

được sửa chữa nâng cấp.

- Những công trình thuỷ lợi đã được xây dựng trong khu vực gồm có:

Bảng 9: Hiện trạng các công trình thuỷ lợi huyện Ngọc HồiSTT Tên công trình Dung tích

hồ chứa, W(106

m3)

Địa điểmxây dựng

Sông, suối chảy và hồ

Phục vụ diện tích

tướiS (ha)

Nămxây dựng

1 Hồ Đắk Hơ nà 0.15 Xã Đắk năng Plây Xú 7,00 1984

2 Đập Đắk Trui 0.21 Xã Đắk năng Plây Xú 10,00 1984

3 CT Thuỷ lợi Đăc

Lin

0.57 Xã Đắk Dục Plây Xú 27,0 1993

4 Đập Sa Loong 0.08 Xã Sa Loong Đắk Koi 4,0 1989

5 Đập Đắk Plai 0.38 Xã Đắk Any Đắk Koi 18,00 1987

6 Đập nước Phía 0.08 Xã Đắk Xú 4,00 1977

7 Hồ Đắk H’ Niêng 1.15 Xã Pơ Y Đắk Nơ

Niêng

55 1993

8 Đập Ja Tun 0.19 Xã Đắk Any 9,00 1992

9 Đập Đắk Rơ Well

1

0.08 Xã Đắk Nông 4,00 1993

10 Đập Đắk Pau 0.11 Xã Đắk Dục 5,00 1986

11 Hồ Phi Pháp 0.08 Xã Đắk Xú 4,00 1995

45

Page 46: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

12 Đập Đắk Vai 3 0.15 Xã Đắk Dục 7,00 1996

13 CT thuỷ lợi Đắk

Si

0.17 Xã Đắk Dục 8,00 1999

14 Đập Đắk Kon 0.08 Xã Đắk Nông 4,00 1998

15 Đập Đắk Vail 0.08 Làng Dục Nhầy 4,00 1983

16 Đập Đắk Long 0.08 Xã Đắk Xú 4,00 1986

17 Đập Đắk Peng 0.13 Xã Đắk Nông 6,00 1987

18 Đập Đắk Rơ Well

hạ

0.06 TT Plây Kân 3,00 1987

Tổng 3.93 187

- Ngoài các công trình trên, các hộ gia đình còn dùng giếng khoan lấy

nước ngầm phục vụ tưới cây công nghiệp nhỏ lẻ của gia đình

3.6.2.Hiện trạng nền xây dựng đô thị trong khu vực.

- Nền xây dựng trong ranh giới quy hoạch có 3 khu vực thuận lợi cho xây

dựng:

o Khu vực 1: Độ cao từ 650m-700m; Bao gồm miền đất chạy dọc theo

quốc lộ QL14, 14c, QL40, dọc sông Đắk Pô Kô, hạ lưu suối Đắk

H’Niêng, Đắk Long, Đắk Kal và Đắk Vai thuộc địa phận các xã:

Đắk Dục, Đắk su, Đắk nong và Salong, Khu vực này khá bằng phẳng

gợn sóng nhỏ; Diện tích khoảng 400- 5000 ha; độ dốc từ 5-9% rất thuận

lợi cho xây dựng.

o Khu vực 2: Các triền núi chạy dài theo các khe suối Đắk H’Niêng, Đắk

Long, Độ cao từ 650-700 m. Độ dốc từ 10-15%, kém bằng phẳng hơn

gợn sóng dăn deo, diện tích khoảng 6000- 8000 ha thuộc địa phận cả 6

xã địa hình khá thuận lợi cho việc khai thác đất cho xây dựng.

o Khu vực 3: Tập hợp các đỉnh đồi nối liền với nhau thành dải, không bị

phân cắt, độ cao 800-900m, phân bố trên địa phận cả 6 xã; diện tích

khoảng tổng cộng3000 – 4000 ha cũng có khả năng thuận lợi cho xây

dựng.

- Với nền xây dựng khá thuận lợi như trên có thể mở rộng xây dựng trong

tương lai trên nền tự nhiên mà không cần san ủi thêm đất núi.

3.6.3. Tình hình thiên tai & công trình phòng chống thiên tai:

- Hạn hán: Là chuyện thường niên của khu vực vào các tháng mùa khô

của Tây Nguyên nói chung và khu vực nói riêng. Khu vực nằm trong vùng

cháy rừng có nguy cơ cao đặc biệt về mùa khô.

46

Page 47: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Lũ lụt: Mùa mưa do độ dốc nền không quá lớn nước mưa tập trung

không quá nhanh nên khả năng gây ra lũ ở ven các suối, gây sạt lở núi khá

thấp. Hiện tượng lũ ống, lũ quét xảy ra ở khu vực là rất hãn hữu. Tuy nhiên

không nên xây dựng ở các sườn núi có độ dốc cao trên 300 và các dòng chảy,

khe suối trong khu vực.

- Lốc xoáy, mưa đá cũng rất ít xảy ra, nếu có thì cường độ rất nhỏ hầu

như không gây thiệt hại cho nhà cửa, tài sản, ruộng nương.

- Động đất: Chưa xảy ra ở khu vực trong khoảng 100 năm trở lại đây.

Tuy nhiên khu vực nằm trong vùng cảnh báo động đất cấp 6 với chu kỳ

khoảng 200 năm.

- Các công trình phòng chống thiên tai: Trong khu vực do khả năng

thiên tai xảy ra rất ít nên hầu như không có công trình chống thiên tai ngoài

việc trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. Hiện tại có khoảng 8329 ha rừng phòng

hộ giáp biên giới Việt - Lào.

3.6.4. Hiện trạng cấp nước:

- Nguồn nước: Khu vực nhìn chung có mạng lưới sông suối khá dày

đặc, nhưng do cấu trúc địa hình nên chỉ có nước phong phú về mùa mưa còn

mùa khô rất ít nước, có chỗ hầu như khô kiệt; Đây cũng là nơi khó khăn nhất

về nguồn nước. Do vậy khu vực này vốn đã thiếu nước sinh hoạt lại càng bị

thiếu nước trầm trọng hơn, đặc biệt là trong các tháng mùa khô.

- Cấp nước đô thị: Hiện nay mới chỉ có 1 trạm cấp nước ở Plâykần

800m³/ngày khai thác nguồn nước mặt từ hồ Đắk Kan và 01 trạm ở khu dịch

vụ cửa khẩu 2000m³/ngày đêm, khai thác nước mặt từ hồ Đắk niu đang được

thi công chưa đưa vào sử dụng. Ngoài ra toàn khu chưa có hệ thống nước

sạch. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu hiện nay là nước hồ, nước giếng đào,

giếng khoan được khai thác quy mô nhỏ nên không đủ nước phục vụ sinh

hoạt. Mạng lưới cấp nước cho đô thị chưa qua xử lý, chưa đáp ứng nhu cầu

sản xuất và sinh hoạt của người dân trong khu vực. Tiêu chuẩn cấp nước đô

thị chỉ đạt 80 l/ng.ng.đ cho tất cả các hoạt động trong đô thị (chỉ đáp ứng

khoảng 50% nhu cầu tối thiểu cho đô thị loại V).

- Cấp nước nông thôn: Trong những năm qua, bằng các nguồn vốn

như: Vốn CTMT nước sạch và VSMT nông thôn, vốn chương trình 135, vốn

các doanh nghiệp và một số nguồn vốn khác đầu tư xây dựng một số giếng

đào, giếng khoan, công trình nước tự chảy có nguồn nước từ các khe suối,

giếng đào, giếng khoan chiếm tỷ lệ 80%. Sử dụng giếng đào có độ sâu tư 10m

trở lên, chất lượng nước đảm bảo. Về mùa khô ở một số nơi có độ cao lớn vẫn

47

Page 48: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

còn tình trạng thiếu nước do các giếng đào bị cạn. Phong tục tập quán, sự hiểu

biết về việc sử dụng nguồn nước suối tự nhiên chưa qua xử lý vẫn còn phổ

biến. Hiện nay mới chỉ có khoảng 60% dân số nông thôn trong khu vực được

dùng nước sạch qua các chương trình ở trên, còn lại vẫn sử dụng nước tự

nhiên từ ao hồ, sông.

3.6.5. Hiện trạng thoát nước và vệ sinh môi trường:

- Thoát nước mưa: Hiện chỉ có trục đường Hồ Chí Minh qua khu Trung

tâm thị trấn Plây Kần là có cống thoát nước. Các trục còn lại chưa có hoặc

chỉ có mương đất. Nước mưa và nước thải sinh hoạt chủ yếu tự chảy theo bề

mặt địa hình xuống các khe, rãnh, chỗ trũng và chảy ra sông Đắk Pô Kô, mặc

dù nước mưa, nước bẩn không bị đọng lại, nhưng việc không có hệ thống

thoát nước hoàn chỉnh đã làm cho mặt đường bị xói mòn, các khu đất bị sạt lở

ảnh hưởng đến các vật kiến trúc kiên cố trên mặt đường cũng như cảnh quan

môi trường.

- Thoát nước bẩn: Khu vực nghiên cứu chưa hình thành được hệ thống

thu gom và xử lý nước bẩn hoàn chỉnh cho toàn bộ các đô thị. Chỉ có thị trấn

Plây Kần đã có hệ thống thoát nước nhưng chưa có trạm xử lý nước bẩn, còn

lại các khu dân cư nông thôn chưa có hệ thống thoát nước bẩn, nước bẩn thải

trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Đường ống thoát nước bẩn, thoát nước chung đã

xây dựng mang tính cục bộ, chưa tạo thành hệ thống hoàn chỉnh. Nước bẩn

công nghiệp hầu hết chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường gây tình trạng

ô nhiễm các nguồn tiếp nhận.

- Hiện trạng thu gom chất thải rắn: Khu vực thị trấn Plây Kần đã có

hệ thống thu gom chất thải rắn tuy nhiên lượng chất thải rắn đã thu gom mới

đạt khoảng 50%, do phương tiện và nhân lực còn thiếu chưa có khu vực xử lý

rác riêng, công nghệ xử lý chủ yếu là phân huỷ tự nhiên, chỉ có ở các đô thị.

Toàn bộ các điểm dân cư nông thôn chưa có hệ thống thu gom và xử lý

chất thải rắn hoàn thiện, chất thải được xử lý tại chỗ (dùng để san lấp mặt

bằng, để phân huỷ trong môi trường tự nhiên hoặc đốt...)

Chất thải bệnh phẩm tại bệnh viện và bệnh xá vẫn thải chung với chất

thải sinh hoạt chưa có lò thiêu đốt chất thải bệnh phẩm riêng.

Các khu xử lý chất thải rắn đã được hình thành nhưng mới xử lý thô

kiểu chôn lấp nên chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường, một số khu

chôn lấp đang trong quá trình lựa chọn địa điểm ảnh hưởng đến tính năng của

chính khu xử lý và môi trường các khu vực lân cận.

48

Page 49: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Hiện trạng nghĩa trang: Hiện nay hệ thống nghĩa trang bố trí phân tán

xen kẽ với các khu ở, cụm dân cư của dân, quy mô nghĩa trang nhỏ và không

được quy hoạch hợp lý. Một số dân tộc vẫn còn táng kiểu nhà mồ rải rác phân

tán trong rừng, có nơi chưa đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh môi trường.

- Tàn tích chiến tranh: Trong khu vực hiện nay còn một số tàn tích

chiến tranh gây bẩn môi trường như: Bom, mìn và hoá chất độc hại........ với

mật độ tiên lượng là khá cao chưa có khả năng đánh giá cụ thể cần được xử lý.

- Nhận xét chung về vệ sinh môi trường: Nói chung hiện nay môi trường

vùng ngoài yếu tố những tàn tích chiến tranh để lại, thì chưa có dấu hiệu bị ô

nhiễm trên diện rộng, các vấn đề ô nhiễm chỉ xuất hiện ở quy mô cục bộ và

mức độ yếu. Các vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu có các biện

pháp quản lý, giáo dục cộng đồng tốt, các biện pháp xử lý kịp thời. Nguồn ô

nhiễm chủ yếu ở đây là nước bẩn và rác thải, bom mìn và có thể có những chất

độc hại do chiến tranh để lại cần được xử lý.

3.6.6. Hiện trạng cấp điện:

- Hệ thống lưới điện quốc gia: Trên địa bàn huyện hiện có đường điện

500KV quốc gia chạy qua, đường điện này chạy dọc theo tuyến đường Hồ Chí

Minh (QL14) từ Bắc xuống Nam dọc theo đường QL14 từ Đà Nẵng đi

KonTum.

- Nguồn cấp điện cho Huyện Ngọc Hồi : Cấp điện trung thế 22KV cho

huyện được lấy từ trạm 110/35(22)KV-16MVA Đắk Tô; Xuất tuyến 02-E46

cấp điện cho toàn huyện là đường dây trung thế 22KV AC-185 đi trên không,

có chiều dài là 6,95km.

- Hiện trạng lưới điện Huyện Ngọc Hồi :Hiện nay trên địa bàn huyện có

6 xã và một thị trấn dùng điện lưới quốc gia 100%.Toàn huyện hiện nay có 78

trạm biến áp các loại chủ yếu là trạm treo, có tổng công suất là

5.285(KVA).Xuất tuyến 02-E46 cấp điện đến hai trạm cắt trung gian MC475

ĐL và MC475 H.uỷ, là đường dây có tiết diện M(3x95)mm2 và chiều dài là

11.75km. Từ hai trạm cắt trên cấp điện cho các trạm trong huyện cụ thể xem

bảng dưới đây:BẢNG 10: BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT TRẠM BIẾN ÁP

STT TÊN TRẠM

CÔNG SUẤT TRẠM BA(KVA)

SỐ LƯỢNG1 PHA 2 PHA 3 PHA

1 TRẠM CHIÊN CHIẾT 1 50     1

2 TRẠM CHIÊN CHIẾT 2 50     1

3 TRẠM Đ XÚ 75     1

4 TRẠM Đ L GIAO 37.5     1

5 TRẠM THUNG NAI 25     1

49

Page 50: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

6 TRẠM C8-732 50     1

7 TRẠM KTM H.YỪN 50     1

8 TRẠM NGỌC TH 50     1

9 TRẠM THÔN NGỌC TIỀN 50     1

10 TRẠM NGỌC TIỀN 25     1

11 TRẠM NGỌC HẢI 50     1

12 TRẠM BẮC PHÒNG     100 1

13 TRẠM MINH NGUYỆT     100 1

14 TRẠM KON KHÔN 50     1

15 TRẠM TA CA     100 1

16 TRẠM ĐBP 677     100 1

17 TRẠM KHU III BỜ Y     250 1

18 TRẠM THANH NGỌC     160 1

19 TRẠM KHU II BỜ Y     160 1

20 TRẠM KHU I BỜ Y     250 1

21 CẦU Đ.MỐT     160 1

22 BTN PL KẦN     320 1

23 THÔN5     100 1

24 Đ.MỐT   100   1

25 SA LOONG     180 1

26 PLÂY KÁN     100 1

27 TTTMẠI     180 1

28 UBN.HỒI     320 1

29 N.SINH SẮC     100 1

30 T2 PLÂY KẦN     160 1

31 TRẠM S.LOONG 75     1

32 TRẠM T.Đ NÔNG 50     1

33 TRẠM SA.LOONG 1   25   1

34 TRẠM SƠN PHÚ   25   1

35 TRẠM CAO SƠN   37.5   1

36 TRẠM S.LOONG 2   25   1

37 TRẠM GIANG LỐ 25     1

38 TRẠM S.LOONG 3   25   1

39 TRẠM S.LOONG 4   25   1

40 TRẠM HOÀ BÌNH   37.5   1

41 TRẠM NGỌC TẠNG 37.5     1

42 TRẠM TT XÃ ĐẮK KAN 50     1

43 TRẠM ẢO TẢ   50   1

44 TRẠM TI SA LOONG   50   1

45 TRẠM HẢO LÝ   25   1

46 TRẠM BUÔN NGAI 50     1

47 TRẠM T6 PLÂY KẦN     50 1

48 TRẠM N.NHẦY 50     1

49 TRẠM Q.NÔNG     50 1

50 TRẠM CHẢ NỘI 50     1

51 TRẠM Đ.NÔNG 50     1

52 TRẠM L.T.D.NÔNG 25     1

53 TRẠM KTM Đ.NÔNG     75 1

50

Page 51: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

54 TRẠM Đ.DỤC1   37.5   1

55 TRẠM Đ.DỤC 25     1

56 TRẠM Đ.BA2 25     1

57 TRẠM Đ.NHẦY 2 25     1

58 TRẠM Đ. RĂNG 50     1

59 TRẠM TTCX D. DỤC     75 1

60 TRẠM Đ. DỤC 6   15   1

61 TRẠM NGỌC HIỆP     50 1

62 TRẠM DBP 675 15     1

63 TRẠM ĐẮK DỤC 3   25   1

64 TRẠM ĐẮK DỤC 5   37.5   1

65 TRẠM ĐẮK DỤC 4   25   1

66 TRẠM CHẢ NỘI 1 25     1

67 TRẠM LONG JON 50     1

68 TRẠM Đ.ANG 1   50   1

69 TRẠM Đ.ANG   25   1

70 TRẠM Đ.NAI 50     1

71 TRẠM Đ.GIẤC 50     1

72 TRẠM Đ.GIÁ 25     1

73 TRẠM Đ.ANG2   25   1

74 TRẠM Đ.ANG3   25   1

75 TRẠM Đ.ANG4   25   1

76 TRẠM Đ.ANG5   15   1

77 TRẠM Đ.XÚT 25     1

78 TRẠM Đ.TÚC 25     1

79 Tổng Công Suất (KVA) 1415 730 3140 5285

80 Số lượng trạm       78

Có 72 trạm biến áp được cấp điện từ lưới điện trung thế 22KV trong

huyện, ngoài ra có 6 trạm biến áp ( trạm Đ.ang 2, Đ.ang 3, Đ.ang 4, Đ.ang 5,

Đ.Xút và trạm Đ.túc) được cấp điện từ lưới điện trung thế 22KV thuộc huyện

Đắk Glei.

- Nguồn điện tại chỗ: Không có.

- Đánh giá mức độ sử dụng điện trong huyện : Nhìn chung mức độ tiêu

thụ điện trên địa bàn huyện còn thấp.Các trạm điện trên chỉ đủ cấp điện cho

sinh hoạt, một phần nhỏ cho điện chiếu sáng công cộng và sản suất. Trong

tương lai nhu cầu dùng điện sẽ lớn hơn rất nhiều vì vậy việc xây dựng và nâng

cấp mạng điện trong huyện là hết sức cần thiết.

3.6.7. Hiện trạng hệ thống giao thông

3.6.7.1 Đường bộ:

- Hiện nay trong khu vực quy hoạch chỉ có mạng lưới đường bộ trong đó bao

gồm: Quốc lộ : 67.2 km; Huyện lộ : 42.4 km; Đường thị trấn : 23.01 km;

Đường thôn xã : 335.05 km

51

Page 52: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

a. Giao thông đối ngoại: Đường QL14 (Còn gọi là đường Hồ Chí Minh)

hướng Đà nẵng – Plây Kần . Chiều dài qua khu vực là 20,2 km, Bn= 9- 12m,

mặt BTN. Đây là huyết mạch giao thông đối ngoại quan trọng, hiện đã được

cải tạo nâng cấp, khả năng thông xe tốt. Tuyến này còn gọi là “con đường

xanh Tây Nguyên” phát triển du lịch miền Trung.

QL14, (cũng gọi là đường Hồ Chí Minh) hướng KonTum- Plây Kần

chiều dài qua khu vực là 12 km, Bn=12m, mặt BTN. Đây cũng là huyết mạch

giao thông đối ngoại quan trọng. Hiện trạng tuyến này đang xuống cấp do chất

lượng đường kém, còn thiếu các công trình cầu, cống một trong số đó bị hư

hỏng, nhiều đoạn phải vượt qua sông, suối nhưng chưa có cầu, cống phải vượt

bằng ngầm, đập tràn. Các công trình đã có trên tuyến còn nhiều công trình

yếu, tải trọng thấp, xây dựng tạm thời. Số lượng công trình được xây dựng

vĩnh cửu chưa nhiều. Hiện nay tuyến này Bộ GTVT đang hình thành dự án cải

tạo nâng cấp để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội miền Trung. Tuyến này

cũng gọi là “con đường xanh Tây Nguyên” phát triển du lịch miền Trung.

Quốc lộ 14C: Là tuyến nối từ Ngọc Hồi đi Sa Thầy với chiều dài trong

khu vực quy hoạch là 16 km, rộng từ 7-10m, là đường đất và đá, có 1km là

đường mặt nhựa rộng 3.5m, mặt đường xấu, nhiều đường cong nhiều cầu,

cống tạm; giao thông mùa mưa rất khó khăn.

QL 40 nối đường QL14 với khu kinh tế Atabu và của khẩu biên giới

Lào - Campuchia chạy về thị trấn Plây Kần nối với QL14C. Đây là đường vận

chuyển chính từ cửa khẩu về nội địa, đoạn qua khu dài khoảng 20km, kết cấu

BTN Bn= 15m nay được nâng cấp với Bn=40m.

Hệ thống quốc lộ trên tạo thành hai trục giao thông chủ yếu của khu vực

theo hướng Bắc – Nam và trục Đông – Tây, có nhiều khả năng liên hệ với các

tỉnh trong vùng Tây Nguyên, và xuyên các quốc gia trong khu vực Đông

Dương. Có nhiều triển vọng trong việc phát triển thượng mại quốc tế giữa các

tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào với Tây Nguyên, Duyên hải miền trung và

Đông Nam Bộ.

- Tuyến Tinh lộ nối từ quốc lộ 14C qua nông trường 732 tới Sa Loong

dài 14km, nền đường rộng 7.5 10m, mặt rộng 3.5m. Toàn bộ là đường đất

với nhiều cầu cống tạm.

b. Giao thông đối nội:

- Giao thông đô thị: Trong thị trấn Plây Kần đã có hệ thống giao thông

đô thị dài 23.01km đang được xây dựng bêtông nhựa và cầu cống vĩnh cửu.

Tổng chiều dài đường của Thị trấn Plây Kần được quy hoạch là 60.8 km

52

Page 53: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

(bao gồm cả các đường tiểu khu). Các đường nội thị có mặt cắt ngang: Đường

chính 28 - 37m. đường khu vực và đường tiểu khu từ 15- 20 m. Khu vực trung

tâm khu kinh tế cửa khẩu quy hoạch năm 2001 đang triển khai thi công xây

dưng các tuyến chính chưa thông xe được Tổng chiều dài đường quy hoạch

của trung tâm Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y là 34 km ( bao gồm cả

đường tiểu khu). Mặt cắt ngang đường quốc lộ 40 là 30m. Đường tránh quốc

lộ 40 (phía Nam) có mặt cắt 60m. Đường chính khu vực 15-17m . đường khu

vực và đường tiểu khu 10-11.5 m.

- Giao thông nông thôn: Toàn khu có khoảng 335.05km Đường liên xã-

thôn: nối các xã, thôn, bản. các đường này có bề rộng từ 3m đến 6m; Trong đó

khoảng 20% là đường có kết cấu BT, BTN còn lại là đường cấp phối đất đá.

Về mùa mưa đi lại rất khó khăn. Các công trình trên loại đường này chủ yếu

vượt bằng cầu treo, ngầm, tràn dành cho người đi bộ.

- Đường sản xuất, khai thác rừng: Hiện nay trên địa bàn có 4 tuyến

đường vận chuyển gỗ từ rừng, tổng chiều dài khoảng 60km. Đây là những

tuyến đường có chiều rộng bn= 5-6m, chạy theo địa hình hướng từ thị trấn

Plây Kần đi về phía biên giới, các tuyến này có kết cấu hoàn toàn bằng đất

được san gạt tạm thời để sử dụng, tuyến không ổn định dễ bị sạt lở.

Như vậy toàn khu có có 467,3km đường giao thông (kể cả quốc lộ,

Tỉnh lộ, Huyện lộ và đường liên thôn, liên xã), mật độ 0,7 km/km2 và mật độ

đường là 1.5 km/1.000 dân. Chất lượng ngoài QL14c, QL40 còn lại phần lớn

chưa tốt, đang xuống cấp, đi lại khó khăn, đặc biệt về mùa mưa lũ. Sự thông

xe cả hai mùa còn nhiều khó khăn. Mật độ dân cư thưa, đầu tư của nhà nước

còn có hạn, nên chủ yếu là dân tự làm, chất lượng kém.

Trên các quốc lộ : 22% là đường đất và đá

Trên huyện lộ : 70% là đường đất

Đường nội thị : 20% là đường đất

Đường liên xã, thôn: 80% là đường đất

Bảng 11: Bảng thống kê hiện trạng giao thông khu vực quy hoạchTT Tên đường Chiều

dài (km)Nền/Mặt

(m)Kết cấu

mặt đườngCầu - Cống

(Cái/m)

Kết cấu

A Đường quốc lộ 67.2 (km)

19/384

Đường Hồ Chí Minh (Ngọc Hồi-Đắk Long)

23.0 11m/9m Bêtông nhựa

5cầu/158m

BTCT

Quốc Lộ 40 (Ngộc Hồi-Dốc Muối)

21.0 9m/7m Bêtông nhựa

2cầu/18m BTCT

53

Page 54: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Quốc Lộ 14 ((Ngọc Hồi-Đắk Mốt)

7.2 5m/3.5m Bêtông nhựa

1cầu/93m Thép

Quốc Lộ 14C (Ngọc Hồi-Xa Thầy)

16.0 5m/3.5m Sỏi đá 11cầu/115m

BTCT.Thép và gỗ

B Đường huyện lộ 42.0 (km)25.4 5m/3.5m C.Phối,nền đất

16.6 5m ĐấtC Đường Nội Thị 23.0

(km)1 9.6 12/6 -

28/16Bêtông nhựa

2 1.2 5m/3.5m Sỏi đá3 12.2 5/3.5 -

7/3.5Đất

D Đường thôn, xã 335.0 (km)

I Thị trấn Plâykần 34.31 0.7 5m/3.5m Cấp phối

đồi2 1.1 5m/3.5m Sỏi đá3 31.1 3.5m Đất4 1.4 12m/6m Bêtông

nhựaII Đường thôn, xã 300.8 106/1.541

m1 275.6 5/3.5 -

7/7Cấp phối

đồi12cầu

treo/973mThép và gỗ

2 25.2 5/3.5 - 7/7

Đất 51cầu/356m

BTCT

43cống/212m

BTCT

Tổng 467.3 (km)

125/1.925m

3.6.7.2 Đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không: Không có

3.6.8.. Nhận xét chung:

- Giao thông trong khu vực chỉ có giao thông đường bộ; Các loại hình

như: Đường sắt, hàng không chưa có; Đường thuỷ ít tiềm năng và chưa được

đầu tư xây dựng khai thác hiệu quả.

- Cấu trúc và mật độ mạng lưới đường quốc lộ trong vùng và đối ngoại

của vùng là khá hợp lý. Tuy vậy chất lượng phục vụ của mạng lưới ở mức

trung bình thấp.

54

Page 55: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Hệ thống đường nội khu phân bố không đều và ở mức thấp. Tỷ lệ

những tiểu khu trong vùng phụ thuộc vào các tuyến đường độc đạo còn nhiều,

đặc biệt với các xã biên giới.

- Đặc thù về địa hình, khí hậu - thuỷ văn, phân bố dân cư và các điều

kiện kinh tế - xã hội khác của vùng là một trong những yếu tố hạn chế rất

nhiều trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và phát triển các loại hình giao

thông như: Mức đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, chi phí duy tu bảo dưỡng

vận hành lớn, tuổi thọ công trình thấp, v.v...

IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC VÀ ƯU THẾ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ.

4.1.Vị thế và mối quan hệ liên vùng :

- Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y có vị trí rất thuận lợi đối với sự

giao lưu phát triển với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và giao lưu

quốc tế. Cụ thể như sau:

Là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất nối các tỉnh Tây Nguyên,

Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ với các tỉnh Đông Bắc Thái lan, Nam

Lào qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.

Lộ trình từ các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ

với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y ngắn

hơn lộ trình qua cửa khẩu khác trong khu vực Duyên hải miền Trung khoảng

1.300km.

Lộ trình đến biên giới phía Bắc Thái Lan là 340 km (Chăm Pa sắc

UBôn) qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y ngắn hơn lộ trình qua cửa khẩu khác trong

khu vực Duyên hải miền Trung khoảng 1000 km.

Lộ trình từ thành phố Hồ Chí Minh - Thái Lan qua cửa khẩu Quốc tế Bờ

y (tuyến lộ 14) ngắn hơn lộ trình qua cửa khẩu khác trong khu vực duyên hải

miền Trung (theo tuyến lộ 1A) khoảng 842 km. Cách Cảng Đà Nẵng khoảng

100km.

Nằm trên 2 tuyến đường bộ của Asian là Asian 11 (Hội An, Kon Tum

Buôn Ma Thuật Hồ Chí Minh Mộc Bài) và Asian 6B (Dung Quất, quốc lộ 18B

Lào).

Hiện tại các quốc gia Việt Nam, Lào, Thái Lan đang tiến hành xây dựng

nhiều tuyến đường nối các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, Lào, Thái

Lan qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y như: Đường Hồ Chí Minh Việt Nam; Quốc lộ

16A từ Pak sế đến thị xã Attapư(Lào); Cầu Pak sế qua sông MêKông (Lào -

55

Page 56: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Thái Lan); đường 18B từ thị xã Attapư(Lào) đến cửa khẩu Phu cưa nối với

đường QL 40 của Việt Nam.

- Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y nằm trong hệ thống các Khu kinh

tế cửa khẩu của Việt Nam, là một trong ba trung tâm phát triển của Tam giác

kinh tế trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây của Việt Nam; Là trung tâm

phát triển của tam giác kinh tế phát triển đã được Thủ tướng ba nước Việt

Nam - Lào - Campuchia phê duyệt quy hoạch tại Tuyên bố Viêng Chăn ngày

28/11/2004 về việc thiết lập tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào -

Campuchia ; Là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong khu vực, góp phần

thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kon Tum và cả nước. Khu kinh tế

cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là điểm nhấn trong chiến lược liên kết nhằm tạo cơ hội

hợp tác, phát triển đồng đều giữa các nước ASEAN và tiểu vùng sông

Mêkông, là giao điểm quan trọng trên hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền

các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải Miền Trung, Đông nam bộ Việt Nam với các

tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Mianma .

- Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y sẽ trở thành đô thị biên giới, khai

thác có hiệu quả các điều kiện về vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã

hội trong quá trình giao lưu kinh tế Quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế, phát

huy tác dụng lan toả của khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đối với tam giác

phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia trong quá trình hội nhập.

Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y tạo động lực thúc đẩy

phát triển khu vực nông thôn, biên giới và hạn chế tác động tiêu cực đến môi

trường sinh thái, văn hóa, xã hội, dân tộc, trật tự ANQP trên cơ sở tạo được

nhiều việc làm, thúc đẩy đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân

lực. Tạo điều kiện bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới Quốc gia,

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm đoàn kết dân

tộc, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực.

4.2. Vai trò của các cơ sở SXKD và dịch vụ hiện tại đối với việc phát triển khu kinh tế.

4.2.1. Các điểm kinh tế trong khu:

- Thị trấn Plây Kần là đô thị trung tâm Huyện lỵ với chức năng tổng

hợp là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của Huyện đang và sẽ là 1

trung tâm kinh tế của khu kinh tế. Trung tâm thị trấn Plây Kần là điểm giao

nhau của trục tuyến thông thương Bắc - Nam và Đông - Tây bao gồm đường

xuyên Việt mang tên Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) và đường xuyên Đông Dương

(Quốc Lộ 40). Thông qua cửa khẩu Bờ Y, đây chính là tuyến hành lang

thương mại Đông - Tây ngắn nhất.

56

Page 57: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Thị trấn Plây Kần đã được quy hoạch lại với quy mô dân số là 3 vạn

người, quy mô đất đai là 1500 ha, với động lực chủ yếu phát triển công nghiệp

chế biến nông lâm sản, dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái rừng kết hợp kinh

tế cửa khẩu. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển khu kinh tế.

- Các điểm đô thị giáp với trục QL40 đi ngã 3 biên giới đã và đang được

xây dựng đang là những yếu tố tạo thị tốt cho vùng.

- Các nông trường, trang trại sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế

nuôi trồng, chế biến nông sản, thực phẩm kết hợp du lịch sinh thái cũng góp

phần phát triển vùng.

4.2.2. Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

- Tuyến QL14 (đường Hồ Chí Minh) giao thông Quốc gia nối kết các

miền Bắc Trung Nam với các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia

Trung ở phía Tây và tăng cường sự giao lưu của vùng với các trung tâm kinh

tế - xã hội lớn của các Tỉnh về phía này.

- Quốc lộ 14C: Là tuyến nối từ Ngọc Hồi đi Sa Thầy và các huyện khác

trong khu vực, đây là đường chạy sát biên giới nối các Tỉnh Gia lai, Đắk Lak,

Đắk Nông và các tỉnh khác vùng Cao nguyên, liên hệ với ccs của khẩu với

Campuchia , Đây cùng là 1 trong những hệ thống đường tuần tra biên giới của

khu vực.

QL 40 nối đường QL14 với khu kinh tế Atabu và của khẩu biên giới

Lào - Campuchia chạy về thị trấn Plây Kần nối với QL14C. QL này nối với

QL18 của Lào . Đây vừa là đường vận chuyển chính từ cửa khẩu về nội địa,

đồng thời là đường nằm trong hệ thống liên vận Quốc tế trên hành lang kinh tế

Đông Tây.

Hệ thống quốc lộ trên tạo thành hai trục giao thông chủ yếu của khu vực

theo hướng Bắc – Nam và trục Đông – Tây, có nhiều khả năng liên hệ với các

tỉnh trong vùng Tây Nguyên, và xuyên các quốc gia trong khu vực Đông

Dương. Có nhiều triển vọng trong việc phát triển thượng mại quốc tế giữa các

tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào với Tây Nguyên, Duyên hải miền trung và

Đông Nam Bộ.

4.2.3. Quỹ đất phát triển:

- Vùng nghiên cứu có quỹ đất rộng lớn (70.440 ha), trong đó đất nông

nghiệp và chưa sử dụng còn tới 68% tổng đất tự nhiên (khoảng 48.287ha),

ngoài ra là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Trong số trên đất bằng phẳng,

thuận lợi cho xây dựng có khoảng 15000-18000 ha khá thuận lợi cho việc xây

phát triển XD đô thị và các KCN tập trung.

57

Page 58: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Dự kiến sẽ sử dụng quỹ bằng phẳng trên vào mục đích xây dựng, đất

phi nông nghiệp và các ngành kinh tế khác; Còn lại sẽ được cân đối để phát

triển nông nghiệp.

- Khu vực có chất lượng đất nhìn chung còn khá tốt, thích hợp với nhiều

loại cây trồng, sinh trưởng phát triển tốt, có năng suất cao, có sức cạnh tranh

trên thị trường. Đặc biệt là các loại cây công nghiệp như chè, cà phê, cao

su...vv.

4.3. Các ưu thế và nguồn lực chủ yếu phát triển khu kinh tế :

4.3.1. Những cơ hội và thuận lợi cơ bản :

4.3.1.1. Tác động của kinh tế thế giới và khu vực:

Đặc trưng nổi bật của bối cảnh kinh tế thế giới hiện là cuộc cách mạng

khoa học và công nghệ hiện đại mà trọng tâm là cách mạng trong lĩnh vực

công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.... Đặc biệt,

sự giao thoa nhanh của tri thức và công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại thúc đẩy

sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp mới. Cùng với nó, những ngành

dịch vụ như tài chính, ngân hàng, tư vấn, thương mại điện tử, ... phát triển

vượt trội làm cho khu vực dịch vụ tăng rất nhanh, hình thành nên các ngành

kinh tế chủ lực và mũi nhọn mới làm thay đổi cơ cấu kinh tế truyền thống.

- Xu thế toàn cầu hoá đang lan rộng và diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động đến

sự phát triển của mỗi quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia đúng vai trò then

chốt trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, hình thành nên sự phân công Lào

động mới. Sự liên kết, liên doanh, hợp tác giữa các nước trong sản xuất và tiêu

thụ sản phẩm, trong thay đổi công nghệ, kỹ thuật và mở rộng mạng lưới kinh

doanh ngày càng được mở rộng. Các tổ chức quốc tế có uy tín như WTO, WB,

IMF ... ngày càng tác động lớn tới các nước, đặc biệt là các nước đang phát

triển thông qua các hoạt động cạnh tranh thương mại, đầu tư, cho vay vốn ...

58

Page 59: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Khu vực Châu á - Thái Bình Dương là khu vực kinh tế năng động

nhất, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, môi trường đầu tư được cải thiện,

xuất khẩu tăng nhanh hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Việt Nam là

nước nằm trong khu vực này, có nhiều cơ hội hợp tác phát triển, thu hút các

nguồn tài chính và mở rộng thị trường.

Việt Nam đã tạo được mối quan hệ kinh tế với các nước công nghiệp

như Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh và các nước EU, với các nước trong khu vực

Châu á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN; Đã ký Hiệp định

thương mại với Mỹ và đang chuẩn bị gia nhập WTO. Từ các mối quan hệ đó,

cần cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các dòng vốn, tài chính, tận

dụng như WB, IMF, ODA, NGO, FDI, v.v. để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã

hội và hội nhập quốc tế.

Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh sẽ đưa

đến cho Việt Nam cũng như các địa phương trong cả nước, trong đó có khu

vực đang nghiên cứu quy hoạch những cơ hội thuận lợi mới, đòi hỏi địa

phương nắm bắt thời cơ, hội nhập và phát triển để theo kịp trào lưu phát triển

kinh tế - xã hội chung.

4.3.1.2. Tác động bởi xu hướng đầu tư nước ngoài.

- Nguồn vốn nước ngoài có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế đối với nước ta nói chung là nguồn vốn hỗ trợ phát triển

chính thức (ODA) và nguồn FDI.

Về ODA trong giai đoạn 2001- 2010, Việt Nam vẫn nằm trong diện ưu

tiên của các nhà tài trợ. Việc cung cấp nguồn viện trợ phát triển chính thức của

Chính phủ các nước công nghiệp phát triển là nhằm tạo ra những thị trường

tiêu thụ mới, có sức mua cao hơn trước. Từ đó, tạo khả năng tiêu thụ các sản

phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao do họ sản xuất ra mà nhu cầu

nội địa của họ đã bão hoà. Nguồn tài trợ chính cho Việt Nam là Nhật Bản,

Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á và một số nước Châu âu,

(Pháp, Áo, Anh, Đức...).

Dự báo tổng mức ODA cam kết trong giai đoạn 2006-2010 khoảng 13

tỷ USD, trong đó tỷ lệ được hợp thức hoá bằng các Hiệp định khoảng 60%;

Lượng ODA chuyển tiếp từ thời kỳ 2001-2005 sang thời kỳ 2006-2010

khoảng 7,8 tỷ USD. Như vậy, lượng ODA được ký kết trong 5 năm tới ước

đạt khoảng 15,6 tỷ USD, bình quân mỗi năm khoảng 3,1 tỷ USD.

59

Page 60: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong đó có khu kinh tế cửa khẩu

QT Bờ Y đang dành được sự chú ý của các nước trong khu vực. Các dự án hỗ

trợ nông nghiệp – nông thôn, thuỷ lợi, xoá đói giảm nghèo đó góp phần tạo

điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa ở miền Trung và Tây Nguyên Việt

Nam.

Đối với Khu kinh tế Bờ Y với những tiềm năng và thế mạnh về địa lý,

tài nguyên và nhiều lĩnh vực khác... sẽ có thể thu hút vốn đầu tư từ FDI và

ODA. Trong đó nguồn vốn ODA là cơ sở để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng và

kinh doanh phát triển một số ngành, lĩnh vực mà khu kinh tế có thể kêu gọi và

thu hút nguồn vốn này.

- FDI đó tác động đến việc tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu tư của các

nước đang phát triển, như là cú hích trong thu hút đầu tư trong nước và góp

phần vào tăng trưởng GDP và GDP/người. Thông qua số liệu thống kê của 69

nước, thấy một số quy luật mang tính trung bình sau: Nếu tăng 1% tỷ lệ FDI

so với GDP, GDP bình quân đầu người sẽ tăng thêm 0,8%; cứ 1% của tỷ lệ

FDI so GDP tương ứng 0,3 - 0,4% tăng trưởng GDP bình quân đầu người.

Xu hướng FDI ngày càng hướng tới những vùng lãnh thổ có môi trường

đầu tư thuận lợi và hướng vào các ngành công nghiệp và các ngành sản xuất,

dịch vụ mà nhà đầu tư có thể đem lại hiệu quả cao. Song phải thấy rằng, trong

giai đoạn tới, hàng rào thuế quan ASEAN và các rào cản đầu tư bị xóa bỏ.

Giai đoạn này Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA, các nước

trong khu vực đó bắt đầu thực hiện đầy đủ cam kết về khu vực đầu tư ASEAN

(đối với Việt Nam thời hạn là 2013). Các nước thành viên ASEAN sẽ thực

hiện mở cửa tự do cho các nhà đầu tư ASEAN, dẫn đến cạnh tranh trong thu

hút nguồn vốn này và buộc ta phải cải thiện môi trường đầu tư của mình để

giữ mối tương quan với các nước khác cùng khu vực.

4.3.1.3. Tác động của chiến lược phát triển kinh tế đất nước.

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước thời kỳ 2001-2010 với

mục tiêu xây dựng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc

tế, tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới.

Trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, dự báo tăng trưởng kinh tế

của Việt Nam thời kỳ 2001-2010 đạt nhịp độ tăng trưởng khoảng 7,72%

(trong đó thời kỳ 2006-2010 đạt 7,5- 8,0%. Cơ cấu kinh tế các ngành tiếp tục

chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, đến năm 2010

công nghiệp chiếm 42,12%, dịch vụ chiếm 43,38%, nông, lâm, thuỷ sản giảm

xuống còn 14,5%. Tỉ lệ Lào động nông nghiệp giảm xuống còn khoảng 50%.

60

Page 61: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Lào động qua đào tạo kỹ thuật, ngành nghề khoảng 40%, quỹ sử dụng thời

gian Lào động đạt 80-85%. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên

cả nước, giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 20% v.v.

Với những chiến lược và mục tiêu chung của cả nước nêu trên, khu vực

quy hoạch cũng cần đề ra những định hướng phát triển trong 15-20 năm tới

cho phù hợp với xu thế chung và rút ngắn sự chênh lệch trong phát triển kinh

tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

4.3.1.4. Tác động bởi định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.

Theo dự báo, khả năng tăng trưởng kinh tế của vùng Tây Nguyên thời kỳ

2006-2010 đạt 7,4%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 8,6 triệu đồng

và năm 2020 khoảng 22 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế vùng đến năm 2010 với tỷ

trọng công nghiệp-xây dựng 26,6%, nông, lâm, ngư nghiệp 44,7%, dịch vụ

28,7%.

Định hướng phát triển các ngành sẽ tập trung vào: Phát triển các mặt hàng có

lợi thế như cà phê, cao su, tiêu, điều, bột giấy, gỗ,... phát triển công nghiệp chế

biến, thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản. Xây dựng và nâng cấp cơ sở

hạ tầng, đặc biệt là giao thông, hoàn thành xây dựng đường Hồ Chí Minh theo

kế hoạch, nâng cấp các quốc lộ 14, 19, 24, 25, 27 và 28. Đầu tư cải tạo 4 sân

bay hiện có; Chuẩn bị triển khai xây dựng hệ thống đường sắt đến một số tỉnh

Tây Nguyên. Xây dựng một số trung tâm thương mại ở các đô thị Tỉnh và

Huyện trọng điểm; Xây dựng các cửa khẩu, chợ biên giới, khu kinh tế cửa

khẩu nhằm tăng cường hoạt động thương mại, dịch vụ và trao đổi hàng hóa

với Lào và Campuchia .

Những định hướng, mục tiêu của vùng là cơ sở để xem xét trong xây

dựng quy hoạch của khu kinh tế gắn với phát triển của vùng, tham gia hợp tác

liên tỉnh.

61

Page 62: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Tăng trưởng GDP (%) Cơ cấu GDP (%)2003-2005

2006-2010

2011-2020

2005 2010 2020

I Cả nước 7,51 7,5 7,0 100,0 100,0 100,0

1 Công nghiệp -xây dựng

11,14 8,75 8,53 47,64 47,06 53,82

2 Nông, lâm, thủy sản 6,04 4,38 2,54 14,75 17,98 11,61

3 Dịch vụ 4,86 7,79 6,93 37,61 34,96 34,56

II Vùng Tây Nguyên 7,72 7,40 7,30 100,0 100,0 100,0

1 Công nghiệp -xây dựng

12,73 12,11 10,01 21,4 26,6 33,4

2 Nông, lâm, thủy sản 6,50 6,92 3,91 47 44,7 31,7

3 Dịch vụ 6,88 4,84 6,82 31,6 28,7 34,9

Bảng 12: Dự báo tăng trưởng và cơ cấu kinh tế cả nước và vùng Tây Nguyên

4.3.1.5. Tác động bởi chiến lược hợp tác phát triển của tỉnh Kon Tum với các

vùng, miền trong nước. ( 1 )

Trên cơ sở đánh giá vị trí và tiềm năng phát triển của thành phố Hồ Chí

Minh và các tỉnh Duyên hải miền Trung (Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam,

Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa), các địa phương mong muốn

thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ hợp tác, tương trợ lẫn nhau thông qua việc

mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội nhằm tạo sự chuyển biến về

kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của các địa phương,

góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của khu vực. Các nguyên tắc và nội

dung hợp tác chủ yếu trong thời gian tới như sau:

- Về lĩnh vực kinh tế: Hợp tác cung cấp giống con, giống cây và chuyển

giao các tiến bộ kỹ thuật để thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Hợp tác kêu gọi

các doanh nghiệp đầu tư sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực nông-lâm

nghiệp, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, xây dựng thủy điện, đầu tư-

xây dựng hạ tầng khu cụm công nghiệp. Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm hoạt

động và quản lý trong các lĩnh vực thương mại, du lịch - dịch vụ và khai thác

các tour du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái Kon Tum - Thành phố Hồ Chí

Minh-Duyên hải miền Trung - Các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Các

địa phương đẩy mạnh việc trao đổi, thu mua, hỗ trợ xuất khẩu hàng húa và tổ

1: C¸c ghi nhớ và cam kết ph¸t triển giữa UBND tỉnh Kon Tum với thành phố Hồ Chí Minh và c¸c tỉnh Duyên Hải miền Trung

62

Page 63: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm. Hợp tác nghiên cứu khoa học- kỹ thuật,

chuyển giao kết quả nghiên cứu và triển khai ứng dụng trong tất cả các lĩnh

vực. Trao đổi kinh nghiệm trong việc nghiên cứu lập, quản lý quy hoạch, các

dự án đầu tư xây dựng; Kinh nghiệm trong việc kêu gọi, vận động thu hút đầu

tư, cải tiến các thủ tục đầu tư, ưu đãi đầu tư..

- Hợp tác phát triển văn hoá - Y tế - Giáo dục: Hợp tác, giao lưu, trao

đổi kinh nghiệm về lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục-đào

tạo. Thành phố Hồ Chí Minh giúp tỉnh Kon Tum đào tạo nguồn nhân lực trên

các lĩnh vực này, giúp thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, giải

quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới.

4.3.1.6. Tác động bởi chiến lược hợp tác phát triển giữa Kon Tum tỉnh Nam

Lào và Campuchia ( 2 )

- Để thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ vững chắc an

ninh quốc phòng, lãnh đạo 3 tỉnh Kon Tum (Việt Nam) - Attapư(Lào) -

Ratanakiri (Căm Pu Chia) đã có những bước chuẩn bị các điều kiện về thủ tục

pháp lý trình Chính phủ 3 nước cho phép nghiên cứu, triển khai xây dựng cặp

cửa khẩu Kon Tum-Ratanakiri, thu hút đầu tư vào cửa khẩu quốc tế Bờ Y theo

định hướng, mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. Nhân dịp cuộc họp lần thứ 2 về

hợp tác phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng giữa đoàn đại biểu cấp

cao 3 tỉnh Kon Tum-Attapư- Ratanakiri tổ chức vào ngày 11/5/2003 tại tỉnh

Attapư(Lào), UBND tỉnh Kon Tum đã làm việc song phương với đoàn đại

biểu cấp cao tỉnh Ratanakiri nhằm thống nhất triển khai các vấn đề trên và

định hướng hợp tác giao lưu kinh tế giữa 2 Tỉnh qua cặp cửa khẩu này trong

thời gian tới.

- Hợp tác về lĩnh vực kinh tế: Phối hợp với các Xã của Tỉnh Bạn mở

chợ biên giới quy mô nhỏ nhằm tạo điều kiện cho nhân dân giao lưu, trao đổi

hàng hoá, thúc đẩy vùng kinh tế cửa khẩu phát triển. Đồng thời, cùng với các

tỉnh Bạn (địa bàn xã) tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương

mại, đặc biệt là tìm ra các giải pháp cụ thể để chống các tội phạm ma tuý. Tiếp

tục ủng hộ, khuyến khích các thành phần kinh tế tỉnh Kon Tum trong việc sản

xuất kinh doanh, quan hệ trao đổi hàng hoá mậu dịch, hợp tác kinh tế với các

tỉnh Bạn trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, chấp hành tốt chính sách,

pháp luật của 2 nước, góp phần vào việc tăng cường củng cố mối quan hệ

đoàn kết hữu nghị, đặc biệt giữa hai quốc gia Việt Nam - Lào nói chung, và

2: Dù ¸n quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn biªn giíi 3 níc: ViÖt Nam-Lµo-C¨mpuchia (Tam gi¸c ph¸t triÓn ViÖt Nam-Lµo-C¨mpuchia)

63

Page 64: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

tỉnh Kon Tum với các tỉnh Nam Lào nói riêng, theo hướng hợp tác ngày càng

phát triển và có hiệu quả cao hơn; trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho các

xã biên giới trao đổi hàng hoá, hợp tác kinh tế, trao đổi tiến bộ khoa học kỹ

thuật ....Mở rộng mối quan hệ về phát triển du lịch trong khu vực cũng như

các Tỉnh lân cận của nước Bạn; Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc

đưa đón khách du lịch tại các xã giáp biên của tỉnh Kon Tum với các xã thuộc

tỉnh Bạn hoặc thông qua các cửa khẩu. Tiếp tục cùng với các tỉnh Bạn quan

tâm thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng tuyến Quốc lộ 18B (Lào), nhằm hình

thành đầu mối giao lưu quan trọng nối các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ,

Duyên hải miền Trung (Việt Nam) với các tỉnh Nam Lào thông qua cửa khẩu

Bờ Y-Phu Cưa. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc mở cửa khẩu chính

Bờ Y (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) - Kon Tui Neak (Ratanakiri) và

nâng cấp, mở rộng 2 cặp cửa khẩu phụ, đó là cặp cửa khẩu Đắk Long (xã Đắk

Long, huyện Đắk Glei, Kon Tum) - Văn Tách (bản Văn Tách, huyện Xản

Xay, Attapư) và cặp cửa khẩu Đắk Blô (xã Đắk Blô, huyện Đắk Glei, Kon

Tum) - Đắk Ba (bản Đắk Ba, huyện Đắk Chưng, Sê Kông). Trong những

năm tới tỉnh Kontum sẽ tiếp tục hợp tác với các tỉnh Bạn xây dựng các cơ sở

công nghiệp chế biến. Cử chuyên gia hướng dẫn trong công tác quy hoạch,

khảo sát tài nguyên đất đai..., hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi.

- Hợp tác về lĩnh vực Đào tạo-Y tế-Văn hoá xã hội: Hợp tác đào tạo

giáo viên Anh văn; Giúp bạn đào tạo các kỹ thuật viên về lĩnh vực nông

nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi... Hợp tác với nhau kiểm soát, khống chế các

bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết, HIV/AIDS; giúp đỡ nhau có

biện pháp phòng ngừa và dập tắt dịch bệnh; Chữa bệnh cho cán bộ và nhân

dân 2 nước bạn có nhu cầu; nhận đào tạo cán bộ y tế bạn với trình độ trung

học, sơ học ...Giúp cố vấn để hoạt động VHTT; Hợp tác trong việc xuất bản,

báo chí, in ấn, văn học, nghệ thuật. Hợp tác đưa Lào động sang làm việc tại

Lào theo các Hợp đồng của các doanh nghiệp (cả doanh nghiệp Việt Nam và

doanh nghiệp nước bạn); Hợp tác đào tạo nghề cho Lào động. Trao đổi chuyên

gia, cán bộ kỹ thuật trong công tác đào tạo vận động viên thể dục thể thao.

- Hợp tác về các lĩnh vực khác liên quan đến khu vực biên giới: Cùng

với các tỉnh Bạn xem xét, bàn bạc việc di dân tự do giữa các tỉnh biên giới (hai

nước Việt-Lào thuộc địa bàn tỉnh KonTum), đề trình Chính phủ 2 nước quyết

định; Đồng thời giải quyết tốt việc xâm canh, xâm cư của nhân dân

Campuchia trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Cùng nhau thường xuyên kiểm tra,

giữ gìn khu vực biên giới, phát hiện và bắt giữ kịp thời các phần tử xâm nhập

64

Page 65: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

khu vực biên giới trái phép. Tăng cường cử các đoàn cấp cao sang thăm và

làm việc, trao đổi với các tỉnh Bạn về những vấn đề liên quan tới phát triển

kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng giữa tỉnh KonTum - các tỉnh Nam Lào,

giữa Kon Tum và Ratanakiri, đặc biệt là tình hình khu vực biên giới.

4.3.1.7. Tác động bởi chiến lược hợp tác phát triển với các tỉnh Đông Bắc

Thái Lan.

- Vùng Đông Bắc Thái Lan nằm ven sông Mê Kông, có biên giới chung

với Lào, có đường sắt nối tới Viêng Chăn về phía Bắc. Đông Bắc Thái Lan là

vùng có tiềm năng, khả năng sản xuất lương thực, chế biến nông lâm sản khá

lớn của Vương Quốc Thái Lan; Là vùng có nhiều đặc điểm hấp dẫn du khách

của nhiều nước đến tham quan, du lịch.

Hiện tại nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Đông Bắc

Thái Lan khá lớn, nếu cửa khẩu quốc tế Bờ Y khai trương, đường 18b (Lào)

nối với quốc lộ 40 (Kon Tum) hoàn thành sẽ là điều kiện thuận lợi cho xuất

nhập khẩu của vùng Đông Bắc Thái Lan, trao đổi, nhập khẩu các nông sản từ

các tỉnh Việt Nam như cà phê, cao su (Tây Nguyên), sản phẩm chế tạo khác.

Với vị trí địa lý, điều kiện phát triển vùng Đông Bắc Thái Lan, tỉnh Kon

Tum dự kiến trong tương lai sẽ hợp tác với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan khảo

sát, xây dựng các tour du lịch Kon Tum-Thái Lan; Kêu gọi các doanh nghiệp

Thái Lan đầu tư tại Kon Tum vào một số lĩnh vực: Chế biến nông, lâm sản,

khai thác chế biến vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản.

4.3.1.8. Các chính sách của Nhà nước liên quan trực tiếp:

- Nghị quyết số 10/NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã

hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên.

- Quyết định số 06/Q-Đ-TTg ngày 5/1/1999 của Thủ tướng chính

phủ về việc phê duyệt dự án phát triển kinh tế- xã hội khu vực cửa khẩu

Bờ Y - Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum với định hướng xây dựng và phát triển

cửa khẩu Bờ Y từng bước phát triển các hoạt động chủ yếu về dịch vụ,

thương mại và du lịch qua khu vực cửa khẩu. Với mục tiêu phát triển kinh

tế khu vực cửa khẩu Bờ Y thành một cửa khẩu quốc tế và đô thị biên giới,

hình thành đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trước hết là Tây Nguyên,

đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung. Mở rộng hợp tác với Lào,

Campuchia , Đông Bắc Thái Lan và Mianmar thông qua tăng cường xuất

nhập khẩu hổ trợ đường ra biển Đông đối với các nước này.

- Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 Thủ tướng chính phủ

về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Trong đó có những ưu

65

Page 66: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

đãi đặc biệt về áp dụng các loại hình kinh doanh: Xuất nhập khẩu, tạm nhập

tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế,

hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia

công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện các công ty trong và ngoài

nước, chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ, du lịch…và các ưu đãi khác

về vốn.

- Quyết định 217/2005/QĐ-TTg ngày 5/9/2005 của Thủ tướng Chính

phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của khu kinh tế của khẩu

quốc tế Bờ y. Trong đó có những ưu đãi đặc biệt về kinh doanh, thu hút đầu tư

và các ưu đãi khác phục vụ mục tiêu phát triển nhanh khu kinh tế này.

- Hiệp định hợp tác phát triển toàn diện tam giác phát triển Campuchia

- Lào - Việt Nam, giữa Campuchia - Lào - Việt Nam và Nhật Bản về các lĩnh

vực: Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, bưu chính - viễn thông; Phát triển

các nhà máy và hệ thống truyền dẫn năng lượng, thương mại - dịch vụ - du

lịch; Đầu tư công nghiệp, nông nghiệp - thuỷ lợi; Phát triển giáo dục - đào tạo.

Hợp tác trên cơ sở hội nghị các Thủ tướng 3 nước Campuchia - Lào - Việt

Nam; Hội nghị giữa 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam và Nhật Bản tại

Viên Chăn - Lào (tháng 11/2004) và Kuala lumpur - Malaixia (tháng

12/2005 ), tại Hà Nội tháng (8/2005 và tháng 2/2006)

- Các chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661 của

Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 178/2001/QĐ-TTg về giao đất, giao rừng

gắn với hưởng lợi sản phẩm từ rừng; Quyết định số: 231/2005/QĐ-TTg, ngày

22/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ doanh nghiệp nông lâm

nghiệp Nhà nước, Ban quản lý rừng đặc dụng, BQL rừng phòng hộ sử dụng

Lào động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên.

- Các chính sách như 134/2004 chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở,

nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó

khăn; Chương trình 135/1998 phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó

khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông

sản thông qua hợp đồng theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24/6/2002

của Thủ tướng Chính phủ.....vv.

4.3.2.Các tiềm năng nổi trội   của khu kinh tế:

4.3.3.1. Địa hình và nguồn nước mặt:

Địa hình khu vực tuy phức tạp có sự chia cắt lớn, một số chỗ có cấu

trúc địa hình lòng máng. Nhưng cũng chính yếu tố này lại tạo cho khu KT 1

tiềm năng rất lớn đó là xuất hiện những sự tích tụ của nguồn nước mặt ở

66

Page 67: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

những khu vực trũng, những khe hẹp mà tại đây có thể xây dựng những hồ

chứa nước có trữ lượng rất lớn. Những hồ nước này ngoài việc cung cấp 1

lượng nước mặt rất lớn cho phát triển KTXH, còn cải thiện môi trường, làm

phong phú thêm hệ sinh thái và còn tạo cho khu KT những khu đất có cảnh trí

đẹp góp phần tăng trưởng & phát triển kinh tế du lịch dịch vụ.

4.3.3.2. Khí hậu:

Do sự chênh cao của địa hình đã tạo cho khu vực 2 loại khí hậu bán ôn

đới và nhiệt đới, về mùa hè khá mát mẻ, mùa đông khá ấm áp; Cứ tăng độ cao

100m thì giảm được 10C. Vấn đề này tạo nên sự đa dạng, phong phú các

chủng loại sinh vật. Nguồn tiềm năng này cho phép phát triển vùng sinh vật đa

dạng, mái nhà xanh bảo vệ chống ngập úng cho khu vực; Phát triển các ngành

trồng hoa, hương liệu, ngành y dược hiện đại, nguồn vật liệu cho CN giấy, CN

chế biến gỗ, sản xuất hàng tiêu dùng từ sản phẩm gỗ và một môi trường tốt để

hình thành trung tâm đào tạo về lâm nghiệp như ngành kỹ thuật nghiên cứu

sinh vật, công nghệ sinh học, trung tâm chữa bệnh ....

4.3.3.3. Cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hoá lịch sử:

- Khu vực thiên tạo có núi sông, hồ, rừng nguyên sinh và thảm thực

vật rất phong phú, cấu trúc nên những hình khe thế núi, sắc nước mầu trời

rất ngoạn mục dễ đưa con người đến những cảm nhận tinh tế và sâu sắc về

1 vùng cảnh quan đẹp.

- Khu vực là nơi có 17 dân tộc sinh sống nên còn số lượng lớn về di sản

văn hoá vật thể và phi vật thể như: Tượng nhà mồ Tây Nguyên, Cồng chiêng

Tây Nguyên, các lễ hội, sử thi, văn hoá truyền thống.....rất phong phú.

- Khu vực là nơi lưu giữ rất nhiều di tích chiến tranh, trong đó có 1 di

tích nổi tiếng là khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi.

Những vấn đề trên đây là những nguồn lực quan trọng để phát triển

kinh tế - xã hội trong khu kinh tế cửa khẩu QT Bờ Y..

4.3.3.3. Các nguồn tài nguyên khác:

- Thổ nhưỡng: Thổ nhưỡng của khu vực gồm 7 nhóm đất: Đất phù sa

ngoài suối dầy 0,3- 0,5m; Đất thung lũng dốc tụ; Đất vàng nhạt pha trên phù

sa cổ; Đất xám trên đá Granít; Đất đỏ vàng Bazan phong hoá dầy 5,0 - 10,0m;

Sét mùn núi cao và đất trơ sỏi đá. Tuy nhiều nhóm như vậy nhưng có thể làm

2 nhóm chủ yếu như sau: Nhóm đất xám (Acrisols) đá Mac ma A xít: Phân bố

tập trung ở Saloong, Đắk Kan, Đắk Xú và Pờ Yvà Nhóm đất đỏ (Ferasols)

Phân bố tập trung ở Đắk Kan, Đắk Nông và Đắk Dục ngoài ra còn 1 số ít phù

sa sông suối tập trung ở triền và hạ lưu sông Pô Kô, suối Đắk loong....vv.

67

Page 68: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Những loại đất này rất thích nghi cho phát triển nhiều loại cây công nghiệp

như cà phê, cao su, hồ tiêu với năng suất cao và chất lượng tốt.

- Tài nguyên rừng: Khu vực nghiên cứu có khoảng 46.098ha đất

rừng (chiếm 65% diện tích khu kinh tế). Rừng được phân bố chủ yếu là ở

phía Tây, Tây Nam và Tây Bắc khu kinh tế. Trong đó có rừng tự nhiên

như vườn Quốc gia Chưmomray, rừng đặc dụng phòng hộ và rừng tái sinh.

Rừng ở đây phong phú và đa dạng sinh học, thường có kết cấu ba tầng, có

tác dụng phòng hộ cao, đồng thời có nhiều giá trị về kinh tế và khoa học.

Rừng phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ

khá lớn và có vai trò quan trọng trong phòng chống sói mòn đất, điều tiết

nguồn nước và hạn chế thiên tai).. Trong rừng tự nhiên phổ biến là cây họ

dầu (rừng Khộp), ngoài ra có nhiều loài quý hiếm nằm trong sách đỏ cần

được bảo vệ và phát triển như: Vàng đắng, Pơmu, cây gió Bầu (Trầm

hương)v.v… Động vật rừng ở Kon Tum nói chung, Ngọc Hồi nói riêng rất

phong phú, đa dạng có nhiều loài quý hiếm như: Bò Tót, bò Xám, Hổ,

Voi, Trâu rừng, Voọc, Nai, Vượn, Khỉ, các loại chim Hồng Hoàng, Vẹt

mỏ vằn...vv

Rừng trong khu vực đang có chiều hướng suy giảm trong những năm

gần đây.

Sự suy giảm tài nguyên rừng chủ yếu do khai thác quá mức, do nhu cầu

đất canh tác ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải khai hoang mở rộng diện tích sản

xuất nông nghiệp. Ngoài ra nạn cháy rừng và lâm tặc... cũng là các nguyên

nhân đáng lưu ý làm suy giảm tài nguyên rừng. Rừng suy giảm làm cho chức

năng phòng hộ, bảo vệ đất, điều hoà khí hậu - thuỷ văn bị suy giảm, đồng thời

cũng làm cho tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái cũng bị suy giảm.

- Khoáng sản: Trong khu vực khoáng sản nhiều nhất là cát và sỏi ở hạ lưu

sông Pô Kô dùng cho xây dựng và sản xuất VLXD, ngoài ra còn một số

khoáng sản khác như: Đá Granít, sét, dolomit.... chưa đánh giá được do trữ

lượng thấp.

- Tài nguyên Nhân văn: Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và

con người trong khu vực gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân

tộc Việt Nam. Các dân tộc trong khu kinh tế có 17 tộc người riêng biệt, trong

đó mỗi dân tộc có 1 phong tục tập quán riêng, cộng đồng các dân tộc ở đây đã

hình thành nên một nền văn hoá cổ truyền rất đa dạng, phong phú và có những

nét độc đáo, đóng góp đáng kể vào trong kho tàng văn hoá dân gian đất nước

với các tác phẩm có sức sáng tạo lớn và được bảo tồn, lưu truyền cho đến

68

Page 69: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

ngày nay... Bên cạnh đó những truyền thuyết về các vị anh hùng, các danh

nhân văn hoá, các sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán lành mạnh được nhân

dân trong khu vực gìn giữ và phát triển.

Tập quán sản xuất của mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng nhưng

qua quá trình giao lưu và phát triển kinh tế giữa các vùng, giữa các dân tộc đã

hình thành nên ở khu vực nhiều ngành nghề mang tính nghệ thuật cao như:

Nghệ thuật tạo hình trên thổ cẩm, nghệ thuật khắc gỗ, vẽ tranh thờ...

Trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta, nhân dân trong khu vực luôn kề

vai sát cánh với quân dân cả nước chống giặc ngoại xâm, đồng thời rất năng

động, sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát

huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được trong Lào động sản xuất, đấu

tranh cải tạo tự nhiên để phát triển và làm giàu cho vùng đất biên cương này.

4.3.3.4 Nguồn nhân lực: Khu vực có khoảng 1,5 vạn Lào đông, tỷ trọng Lào

động so với dân số cao, chiếm 49,9%. Tốc độ tăng số người trong độ tuổi Lào

động bình quân hàng năm cao (8% năm, thời kỳ2000-2005), cao hơn tốc độ

tăng dân số. Các lý do chủ yếu có liên quan đến nguồn Lào động như vậy là

tốc độ tăng dân số chung của Tỉnh và dân số tăng cơ học cao (chủ yếu là

người trong độ tuổi Lào động). Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Trong

các năm gần đây đã được cải thiện nhiều, nhưng chưa tương xứng với nhu cầu

phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.

4.3.2. Những khó khăn hạn chế và thách thức:

- Những khó khăn và hạn chế:

Địa hình: Tuy có những thuận lợi đã nêu ở trên nhưng nhìn chung vẫn

là vùng cao, chia cắt mạnh; Phần lớn lãnh thổ là đồi núi với nhiều đỉnh núi cao

từ 1.100m-1.250m. Xen kẽ giữa các dãy núi là sông, suối, thung lũng hẹp, làm

cho đất đai bị chia cắt, Tỷ lệ đất đất bằng phẳng và liền nhau chỉ chiếm

khoảng 20-25%, gây trở ngại trong bố trí sản xuất tập trung, hình thành các

vùng tập trung hàng hoá lớn và phát triển đô thị có quy mô lớn.

Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tốn kém, giao lưu kinh tế khó

khăn.

Khí hậu và thiên tai: Gió khô nóng vào mùa hè; Sạt lở, sụt đá gây ra

nhưng hậu quả xấu cho sản xuất và giao thông, giao lưu hàng hoá.

Điểm xuất phát của nền kinh tế: Thấp và đứng trước nhiều khó khăn.

Tổng GDP năm 2005 khu vực đạt 7,91% so với tỉnh Kon Tum; GDP/người

chỉ đạt 3,78 tr.đ, bằng 74% so với mức trung bình của cả nước. Tỷ trọng nông,

69

Page 70: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

lâm nghiệp vẫn còn lớn, công nghiệp nhỏ. Các cửa khẩu chưa phát huy hết thế

mạnh, số hộ đói nghèo còn khá cao.

Trình độ dân trí: Thấp và không đồng đều giữa các dân tộc và giữa các

tiểu vùng. Số người trong độ tuổi Lào động bị mù chữ chiếm 50%. Số người

có trình độ văn hoá cấp I và II chiếm 70-80% dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên ở mức cao 3,1% năm.

Toàn khu có khoảng 1,5 vạn Lào động, tuy nhiên số Lào động được đào

tạo nghề nghiệp còn quá ít chiếm khoảng 1,7% so với dân số, do vậy cần phải

có những chính sách hỗ trợ và xây dựng những cơ sở đào tạo giáo dục và

hướng nghiệp trong vùng.

Kết cấu hạ tầng: Khá yếu kém, công trình công cộng quy mô vùng chưa

có.

- Những thách thức:

Sự canh tranh gay gắt về phát triển kinh tế và mức thu nhập của khu với

các vùng trong cả nước và với các tỉnh Nam Lào, Đông bắc Campuchia và

đông bắc Thái Lan.

Giữa nhu cầu về phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh quốc phòng của

vùng Biên cương phía Tây của Đất nước.

70

Page 71: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

PHẦN IIICÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ

I. CÁC MỐI QUAN HỆ VÙNG CỦA KHU KINH TẾ:

1.1. Quan hệ trong nước: Khu kinh tế có mối quan hệ mật thiết với các vùng kinh tế

trọng điểm của đất nước thông qua các hệ thống hành lang kinh tế - kĩ thuật -

đô thị quan trọng Bắc - Nam và Đông - Tây cụ thể như sau:

- Quan hệ với các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng thuộc Đồng

Bằng sông Hồng, các tỉnh bắc Trung bộ thông qua các hành lang kinh tế - kĩ

thuật - đô thị như: QL1A, QL14, QL12A,B; QL15, QL8, QL10...vv. Hệ thống

đường sắt Bắc Nam hệ thống đường biển, đường hàng không rất thuận tiện.

- Quan hệ với các vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ TP Hồ Chí Minh -

Bình Dương - Đồng Nai - Bà rịa Vũng Tầu, vùng ĐB sông Cửu Long và các

tỉnh Nam Trung bộ thông qua các hành lang kinh tế - kĩ thuật - đô thị như  :

QL1A, QL14, QL14-A- B-C-D-E; QL19, QL26, QL25; QL26; QL27, QL28,

QL20, QL13, QL22...vv. Hệ thống đường sắt Bắc Nam, hệ thống đường biển

và đường hàng không cũng rất thuận tiện.

- Quan hệ với các Tỉnh Tây Nguyên bộ thông qua các hành lang kinh tế

- kĩ thuật - đô thị như : QL14 A-A- B-C-D-E; QL19, QL26, QL25; QL26;

QL27, QL28 QL20...vv và hệ thống đường tuần tra biên giới nối kết với các

đường vành đai biên giới qua các đường ra biên giới; Các cột mốc và các khu

vực phát triển kinh tế quốc phòng sẽ tạo ra sự gắn kết, liên hoàn trong hệ

thống bảo vệ an ninh quốc phòng đối với khu vực và toàn bộ vùng biên giới

phía Tây.

- Quan hệ với các tỉnh duyên hải miền Trung, mà ở đây có một loạt các

đô thị lớn, các khu công nghiệp, các cảng biển và sân bay mang tầm cỡ quốc

tế, các địa chỉ có cảnh quan đẹp và nổi tiếng, đáng chú ý là thành phố Vạn

Tường gắn với khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chu Lai, Hội An..rất có

tiềm năng về giao thương hàng hoá - KHKT và du lịch dịch vụ.....vv; Các tỉnh

này có quan hệ với khu kinh tế thông qua các hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô

thị Đông Tây như: QL14, 14E, 14B, 24, 19, 25, 26, 27, 28, 49 và cũng thông

qua những hành lang này và liên hệ với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái

Lan thông qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y bằng con đường ngắn nhất.

71

Page 72: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Các tuyến du lịch nội vùng, đặc biệt là loại hình du lịch văn hóa-sinh

thái như tuyến đường xanh Tây Nguyên Kon Tum - Đà Lạt, các tua du lịch:

Huế - Đà Nẵng - Hội An; Huế - Phong Nha- Kẻ Bàng; Các tuyến du lịch rừng

Quốc gia Chưmomray- Vụ Quang - Yokđon...vv. Các tuyến du lịch này cũng

được nối kết với các tuyến du lịch sang các tỉnh Nam Lào và Bắc

Campuchia ..vv.

1.2. Quan hệ quốc tê:

Khu kinh tế có quan hệ mật thiết với các tỉnh phía Nam Lào, Bắc

Campuchia và Đông Bắc Thái Lan (dân số khoảng trên 100 triệu người, là

vùng có chính sách mở cửa, được ưu đãi đặc biệt và đang phát triển nhanh, rất

sôi động của khu vực) thông qua hệ thống các cửa khẩu, các hành lang kinh tế

- kĩ thuật - đô thị quan trọng:

- Hành lang kinh tế Duyên hải Trung bộ & Tây Nguyên Việt Nam -

Nam Lào - Đông Bắc Thái Lan. Trên hành lang này có các trung tâm kinh tế

kỹ thuật và đô thị lớn như sau: Đà Nẵng - Bờ Y - Apatu - Ubonrat chathani -

Phisanuloc - I ang gun-Madalay. Trong đó các khu vực có những tiềm năng

như sau:

o Miền duyên hải Trung bộ và Tây Nguyên Việt Nam: Duyên hải Trung

bộ có tiềm năng về giao thương quốc tế bằng đường biển, tiềm năng về

công nghiệp dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hoá....vv. Tây Nguyên có

tiềm năng về lâm nghiệp khai khoáng và du lịch sinh thái, văn hoá, lịch

sử.

o Các tỉnh Nam Lào: Các Tỉnh vùng Nam Lào có tiềm năng rất lớn về

lâm nghiệp, hiện nay sản lượng khai thác gỗ của Lào rất lớn khoảng

hàng triệu m3/năm trong đó có những loại lâm sản quý như gỗ lim,

thông đỏ, gụ, sến...vv. Lào cũng là nước có nhu cầu cao về nhập khẩu

hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, máy móc thiết bị của Việt Nam

và của các nước thứ 3 từ Bờ Y từ các cảng biển miền Trung Việt Nam.

Hiện nay nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế của 4 tỉnh Nam Lào nói

riêng và Lào nói chung đối với Việt Nam là rất cao và ngày càng tăng.

o Vùng Đông Bắc Thái Lan là vùng có dân số và diện tích lớn nhất của

Thái Lan song cũng là vùng chậm phát triển. Là vùng có nhiều khoáng

sản quan trọng như: Apatit, đồng đỏ, mangan, quặng, vàng, chì và khí

đốt thiên nhiên nên những năm gần đây Chính phủ Thái Lan cũng bắt

đầu quan tâm đầu tư phát triển vùng này. Là vùng có nhiều đặc điểm

riêng hấp dẫn du khách như: Nghệ thuật kiến trúc độc đáo Ban Siêng,

72

Page 73: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

cố đô Chiềng Mai, các lâu đài Phi-mai và Fa-vi-hán đặc trưng cho sự

phát triển của dân tộc Thái. Với sự phát triển hệ thống đô thị mới và các

trung tâm du lịch tạo thành một quần thể du lịch của các nước trên bán

đảo Đông Dương, khách du lịch khi đến du lịch tại Thái Lan có thể tiếp

tục đi du lịch tại Việt Nam qua khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y bằng

các tuyến lữ hành quốc tế Việt Nam - Lào - Thái Lan như sau: Thành

phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Kon Tum

- Attapư- Pak sế - Ubon - Bangkok và ngược lại. Tuyến du lịch này chủ

yếu là du lịch sinh thái và nhân văn. Hiện nay, các tỉnh Nam Lào và

Đông Bắc Thái Lan đã làm việc với một số công ty du lịch trong khu

vực để hình thành tuyến du lịch lữ hành quốc tế Ubon - Cham pa sak -

Attapư- Kon Tum.

- Hành lang kinh tế Duyên hải Trung bộ và Tây Nguyên Việt Nam với

miền Đông Campuchia và Đông Nam Thái Lan. Trên tuyến này có các Thành

phố như: Đà Nẵng - Bờ Y - Stung Tren - Pnompeenh - Xihanucvin. Trong đó

các khu vực có những tiềm năng như sau:

o Miền Đông và Nam Campuchia dọc theo triền sông Mêkông là vùng có

tiềm năng về khai khoáng: Sắt, mangan, quặng, vàng, chì., tiềm năng về

khai thác lâm sản; Đồng thời là vùng có nhiều di tích lịch sử độc đáo

như Angkovat, đền thờ, miếu mạo, di tích lịch sử đặc trưng cho sự phát

triển của dân tộc Chăm. Khu vực này cũng có tiềm năng phát triển du

lịch dịch vụ văn hoá và sinh thái. Khách du lịch khi đến Thái Lan có thể

tiếp tục đi du lịch tại Việt Nam qua khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y

bằng các tuyến lữ hành quốc tế Việt Nam - Campuchia qua tuyến

đường xanh Tây Nguyên.

o Miền Đông Nam Thái Lan với thủ đô Băngkoc là vùng phát triển nhất

của Thái Lan, có tiềm năng về công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Miền Bắc Campuchia với thành phố Xiêm Riệp là 1 trong những cố đô

của Campuchia cổ và cũng là vùng có nhiều danh lam thắng tích, văn

hoá lịch sử lâu đời... vv. Miền Đông Nam Thái Lan và Bắc Campuchia

là những vùng có quan hệ qua đường chim bay ngắn nhất đến khu kinh

tế, điều này mang tính tiềm năng trong tương lai; Việc khai thác nó phụ

thuộc vào chương trình phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia

và chương trình liên kết tiểu vùng sông Mêkông mà các nước trong khu

vực đang nghiên cứu.

73

Page 74: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Ngoài ra khu kinh tế còn có quan hệ gián tiếp bởi vòng cung kinh tế

InDonexia - Việt Nam - Malaixia - Campuchia - Thai Lan - Lào - Mianma -

Ấn độ và Trung Quốc qua đường hàng không, đường xuyên á, đường sắt và

đường thuỷ. Đặc biệt sông Mêkông là tuyến đường thuỷ có nhiều tiềm năng

khai thác để trở thành tuyến vận tải hàng hoá và hành khách cho cả Việt Nam

và các nước trên tiểu vùng này.

- Như vậy, động lực phát triển kinh tế đối với khu kinh tế chủ yếu dựa

trên lợi thế về vị trí địa lý, mối quan hệ liên vùng và sự hấp dẫn của các nguồn

tiềm năng về điều kiện tự nhiên, con người, cơ chế chính sách... Đặc biệt là

các lợi thế của hệ thống cửa khẩu sẽ thúc đẩy mối giao lưu phát triển kinh tế -

xã hội, dịch vụ thương mại, du lịch, văn hoá và khoa học - kỹ thuật khu vực

vùng biên giới giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia nói riêng, vùng

miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam nói chung.

- Khi Việt Nam sẽ tham gia vào tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Chính sách thương mại, hàng rào thuế quan giữa các nước trong khối ASEAN

sẽ có nhiều thay đổi. Trong tầm nhìn chiến lược, khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế

Bờ Y sẽ là một trong những khu kinh tế thuận lợi có mức độ luân chuyển hàng

hoá xuất nhập khẩu, hành khách và phương tiện lớn nhất so với các cửa khẩu

chính còn lại trên tuyến biên giới Việt - Lào. Bởi vì mối quan hệ vùng rất rộng

và tiện lợi, khai thác được tiềm năng lớn của các vùng miền trên đây. Trong

thời gian tới, 3 nước trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ

ưu tiên hợp tác trong một số lĩnh vực: Xây dựng và nâng cấp hệ thống giao

thông kết nối các tỉnh thuộc tam giác phát triển; Thực hiện dự án thương mại

nhằm phát triển quan hệ buôn bán và xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu tại

khu vực biên giới 3 nước; Thúc đẩy hợp tác du lịch, thực hiện ý tưởng “ ba

Quốc gia - một điểm đến”. Vì vậy trước mắt tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng

phát triển các lĩnh vực: GTVT, điện lực, thương mại, du lịch, đào tạo nguồn

nhân lực và chăm sóc y tế cho nhân dân vùng tam giác kinh tế.

II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN LIÊN QUAN ĐÃ VÀ ĐANG NGHIÊN CỨU TRIỂN

KHAI:

2.1. Các dự án trong tam giác phát triển 3 nước (TGPT):

- Dự án xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh (QL14) & QL40 nối với

đường Hồ Chí Minh tới cửa khẩu Quốc tế Bờ Y và từ đó tới đường 18B (tỉnh

Attapư Lào).

74

Page 75: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Dự án xây dựng đường 19 qua cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai) và nối với

đường 78 (thuộc tỉnh Ratarakiri - Campuchia ). Trong năm 2005, Việt Nam sẽ

đầu tư xây dựng trạm hải quan tại cửa khẩu Lệ Thanh và tiếp tục đầu tư đoạn

từ cửa khẩu Đắk Po tới đường 14 (tỉnh Đắk Nông) nhằm tạo điều kiện phát

triển thương mại và góp phần thông thương với tỉnh Ratakiri (CPC).

- Dự án nâng cấp các tuyến đường 49, 14B, 14E, 25 nối các tỉnh trong

khu vực TGPT - CLV với các cảng biển Việt Nam.

- Với khoản vay ưu đãi 48,5 triệu USD của Việt Nam, Lào đã tiến hành

xây dựng đường 18B nối với cầu Pắk Sế (Thái Lan), khu vực PhuCua (tỉnh

Attapư- Lào), khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y (Việt Nam ) và kết nối với các trục

giao thông tới cảng biển Tiên Sa (Đà Nẵng - Việt Nam) và cảng biển Quy

Nhơn (Bình Định). Cho tới thời điểm hiện tại, giai đoạn 1 của dự án đường

18B (dài 37km và qua 2 cầu trên sông Sê kông và Serama) đã được hoàn

thành. Giai đoại 2 của dự án sẽ được hoàn tất vào quý IV năm 2007. Đường

18 hoàn thành sẽ rút ngắn 30% khoảng cách từ khu vực Nam Lào sang Việt

Nam. Lào đã khảo sát và thiết kế đường IJ từ Lào tới tỉnh Rattanakiri

(Campuchia ) và hiện đang tìm nguồn vốn để tiến hành thi công.

- Việt Nam và Campuchia đã thống nhất nghiên cứu dự án xây dựng

đường 78 từ Ban Lung (tỉnh Rattanakiri) tới O Yadav (huyện Andong Pich-

CPC). Hai quốc gia thống nhất về thoả thuận tín dụng, trong đó Việt Nam

cung cấp khoản vay ưu đãi 26 triệu USD giúp Campuchia xây dựng đường 78

(như giúp Lào xây dựng đường 18B). Dự án xây dựng đường 78 hoàn thành

với sự tập chung cố gắng cao của các bên hữu quan cho thấy tính hiệu quả đầu

tư của dự án này.

- Chương trình phát triển nguồn cung cấp năng lượng, cũng như mạng

lưới truyền dẫn kết nối trong khu vực TGPT - CLV đến năm 2010. Việt Nam

hiện đang vận hành các nhà máy thuỷ điện cung cấp khoảng 720 MW và đang

chuẩn bị xây dựng nhà máy thuỷ điện Dray H’ling (công suất 120 MW), Buon

Kuop (công suất 280 MW) trên sông Srepok.

- Dự án hợp tác VN-L xây dựng nhà máy thuỷ điện Xê Ca Mán 3 với

công suất thiết kế 230 MW tại tỉnh Sekong - Lào và các dự án tiếp tục hợp tác

nghiên cứu như: Nhà máy thuỷ điện Xê Ca Mán 1, Xê Ca Mán 4, Sekong 4,

Sekong 5, Sepien-Senaunoi, nhằm tạo hiệu quả tối đa cho việc khai thác và sử

dụng điện năng tại khu vực.

75

Page 76: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Chương trình cung cấp đường dây 22 KV từ khu kinh tế cửa khẩu

Quốc tế Bờ Y đến khu vực biên giới của tỉnh Attapư (Lào) và từ cửa khẩu La

Lay tới huyện Kaleum (tỉnh Sekong ).

- Chương trình cung cấp điện cho Campuchia từ cửa khẩu Lệ Thanh

(tỉnh Gia Lai) tới huyện O Yadav và huyện Bả kaev (tỉnh Rattanakiri -

Campuchia ).

- Dự án viện trợ giúp Campuchia xây dựng chợ biên giới O Yadav tại

thị trấn Ban Lung (tỉnh Rattanikiri, CPC ), sẽ hoàn thành vào năm 2006.

- Dự án phát triển vùng trồng cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu với

9.990ha của công ty TNHH 30/4 Gia Lai tại huyện Oyadaov (tỉnh Ratanakiri-

CPC).

- Dự án trồng 10.000 ha cao su & nhà máy chế biến cao su 18.000

tấn/năm - 21 triệu USD của Tổng công ty cao su Việt Nam tại tỉnh Cham Pa

Sak và Attapưphía Nam của Lào. Ngoài ra còn có các dự án 3000ha cà phê,

2000ha đào lộn hột tại tỉnh Saravan...vv.

- Dự án xây dựng Đại học Tây Nguyên nhằm phát triển nguồn nhân lực

khu vực tam giác phát triển. Dự án Việt Nam viện trợ Lào xây dựng các

trường Trung học nội trú tại Tỉnh SeKong và dự án viện trợ Campuchia xây

dựng một trường nội trú tại tỉnh Pattanakiri, sẽ hoành thành vào năm 2006.

- Dự án xây dựng cửa khẩu biên giới Phu Cua (Attapư,Lào) trên đường

18B (đối diện cửa khẩu quốc tế BờY) của Lào trong giai đoạn 2006-2007.

- Các dự án xây dựng khu công nghiệp Tam Thắng (tại tỉnh Đắk Lak),

khu công nghiệp Tra Da (tỉnh Gia Lai), khu công nghiệp Hoà Bình (tỉnh Kon

Tum), khu kinh tế cửa khẩu BờY (tỉnh Kon Tum).

- Chương trình hợp tác phát triển du lịch 3 nước tại tam giác phát triển

với mục tiêu: “3 quốc gia - điểm đến”.

2.2. Các chương trình và dự án đang nghiên cứu triển khai trong khu kinh tế.

- Dự án xây dựng QL40, QL14C và cải tạo nâng cấp đoạn quốc lộ 14

qua khu KT.

- Các dự án hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chung được lập và phê

duyệt năm 2001 bao gồm: Điện, đường, nước, trạm...nay đã thực hiện được

khoảng 30%.

- Dự án quy hoạch thị trấn Plây Kần tới năm 2020 lập & duyệt năm

2004 nay đã bắt đầu thực hiện 1 số dự án nhỏ như: Xây dựng 1số điểm dân cư,

xây dựng 1 số tuyến đường ngắn trong nội bộ thị trấn.

76

Page 77: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Các chương trình 134,135, xây dựng đường tuần tra biên giới, nước

sạch nông thôn..vv của Chính phủ đang tiếp tục thực hiện trong khu vực nói

riêng và tỉnh Kontum nói chung .

Bảng 13: Bảng kê các dự án đã và đang thực hiện xây dựng trong khu vựcSTT

Tên dự án TMĐT/TDT(Đ)

Thời gianKC-HT

Đã cấp phát đến 31/12/2005

1 Quy hoạch chung 200,36 2000-2001 194,852 Quy hoạch chi tiết 1.177,84 2001-2002 929,1813 San ủi mặt bằng 2005-2006 630,184 Cấp nước 39.932,00 2005-2007 200,005 Rà phá bom mìn 15.386,00 2003-2006 3.830,526 Quy hoạh chia lô 554,00 2001-2004 455,7997 Trạm kiểm soát liên hợp 9.953,00 2002-2004 8.122,3248 Kho và bãi đỗ 12.000,00 2005-2006 200,009 Trụ sở làm việc BQL 1.245,74810 Đo vẽ và thành lập bản đồ

địa chính5.836,00 2002-2007 2.149,183

11 Khu cửa hàng miễn thuế 22.230,00 2006-2010 100,0012 Chợ khu kinh tế 13.543,00 2006-2010 200,0013 Lưới điện khu trung tâm 14.476,00 2004-2006 2.704,03414 Đường nội bộ trạm KSLH 12.867,00 2003-2004 11.446,0015 Đường nội bộ khu trung

tâm234,507,00 2003-2007 56.839,904

16 Xe tưới nước và các thiết bị tưới nước

244,037

Cộng 148.155,20 89.482,499

III. CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN

3.1. Dự báo phát triển kinh tê:

3.1.1. Tăng trưởng kinh tế:

3.1.1.1. Tổng quan: Cơ cấu kinh tế hiện tại của khu kinh tế (huyện Ngọc Hồi)

đang nặng về nông lâm nghiệp (KT khu vực 1 đạt 41,2%GDP), sau đó là KT

khu vực 2 (công nghiệp) đạt 37%GDP, cuối cùng là KT khu vực 3 (dịch vụ)

nhỏ bé đạt 21,5%. Khả năng trong khoảng 10-20 năm nữa, các ngành kinh tế

sẽ phát triển như sau :

- KT khu vực 3 sẽ tăng nhiều và nhanh hơn với lý do: Các cửa khẩu

quốc gia, quốc tế trong vùng TGPT ngày càng được mở rộng phát triển và

hình thành nhiều cơ sở kinh tế giao lưu thương mại dịch vụ trong vùng. Các

hành lang giao thương kinh tế trong tam giác phát triển (TGPT) giữa 3 quốc

gia Việt Nam - Lào – Campuchia được thực hiện sẽ cuốn hút trao đổi hàng

hoá nội vùng và quá cảnh. Kinh tế xã hội càng phát triển, đời sống cải thiện,

77

Page 78: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

nhu cầu cung cầu trong sản xuất, đời sống cao hơn đòi hỏi hình thành thêm

nhiều cơ sở, điểm trung tâm thương mại và dịch vụ ở khu kinh tế.

- KT khu vực 2 cũng song song phát triển để đáp ứng nhu cầu giao lưu

hàng hoá của KT khu vực 3. Lý do khác cho khu vực 2 phát triển bởi nhu cầu

khai khoáng, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng xuất

khẩu để khai thác thế mạnh của vùng TGPT nói chung và khu kinh tế nói

riêng phát triển.

- Các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch phát

triển sẽ chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu Lào động cơ bản cho vùng TGPT

và khu kinh tế.

- Khu vực 1 tỷ trọng giảm xuống do kết quả chuyển đổi cơ cấu kinh tế,

nhưng điều quan trọng là chuyển đổi về chất từ nền kinh tế nông nghiệp tự

cung, tự cấp dần chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá. Chính hàng hoá tạo ra

từ khu vực này có tác động nhiều tới việc buôn bán tiểu ngạch của vùng biên

giới và là vùng nguyên liệu phục vụ cho các loại công nghiệp chế biến.

Năm 2020 cả nước cơ bản là nước công nghiệp nhưng không phải mọi

vùng đều đạt mức như vậy, mà phụ thuộc vào thế mạnh của từng vùng. Vùng

TGPT với thế mạnh vượt trội là giao thương hàng hoá, du lịch dịch vụ; Vì vậy

cơ cấu kinh tế chủ đạo của khu kinh tế là KT khu vực 3, các khu vực 2 và 1

phát triển theo để đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực 3 nói riêng và nhu

cầu xã hội nói chung.

- Tóm lại: Tới năm 2020-2025, cơ cấu kinh tế của khu kinh tế cửa khẩu

QT Bờ Y sẽ được dự báo là: Dịch vụ - công nghiệp - nông lâm nghiệp, trong

đó công nghiệp và dịch vụ là cơ bản nếu như không có gì đột biến.

Lào động về dịch vụ và công nghiệp sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng số Lào động toàn vùng, Lào động phi nông nghiệp sẽ ngày càng

nhiều hơn trong nông thôn và đa số được dịch chuyển vào khu vực đô thị

trong khu kinh tế; Vì vậy khả năng tăng trưởng đô thị hoá sẽ rất cao đạt trong

vùng TGPT.

3.1.1.2. Phương hướng phát triển các cơ cấu ngành và sản phẩm chủ lực

trong khu kinh tế:

a. Ngành nông lâm nghiệp (KV1)   :

- Quan điểm kinh tế kinh tế nông lâm nghiệp là phát triển toàn diện và

bền vũng theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở phát huy tốt nhất các tiềm

năng về rừng, đất rừng, đất đai...vv. Phát triển đa dạng hoá theo hình thức kết

hợp kinh tế tư nhân và tập thể, khuyến khích hình thức kết hợp giữa 4 nhà:

78

Page 79: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Nhà Nông - Nhà khoa học - Nhà đầu tư - Nhà nước, khuyến khích hình thức

cổ phần đất đai vào công ty nông nghiệp, khuyến khích góp đất vào lập trang

trại..vv. Khuyến khích canh tác các sản phẩm có giá trị kinh tế cao và ở trình

độ công nghệ cao. Tiếp tục phát huy tính tích cực của các nông - lâm trường

để trở thành chỗ dựa của các thành phần kinh tế khác tại địa bàn nông thôn.

Gắn mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn,

nâng cao dân trí và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Sự phát triển nông

lâm nghiệp ở khu kinh tế từ nay đến 2025 tiên lượng như sau:

Thời kỳ 2006 - 2010. Thời kỳ này có biến động lớn về sản xuất nông

nghiệp do đất đai sản xuất bị co hẹp, địa bàn canh tác bị biến dạng, Lao động

bị thu hút vào các ngành sản xuất khác, cơ cấu sản phẩm đang dần chuyển

dịch do nhu cầu của khu kinh tế. Đây là thời kỳ SXNN bị đình đốn, đất đai sẽ

có những phần bị hoang hoá..vì vậy nhà nước cần có những chính sách tích

cực để ổn định sản xuất. Phấn đấu trong thời kỳ này cố gắng giữ vững mức

tăng trưởng bình quân khoảng 16,5%. Tổng sản phẩm dự kiến phải đạt khoảng

100 - 110 tỷ đồng.

Thời kỳ 2010 - 2015. Thời kỳ này đã khá ổn định về sản xuất nông

nghiệp do đất đai được bố trí lại hợp lý, hạ tầng kỹ thuật được nâng cao, cơ

cấu sản phẩm chuyển dịch mạnh do nhu cầu của khu kinh tế, có sự hình thành

các tổ chức kinh tế nông nghiệp mới theo xu thế tích cực. Đây là thời kỳ

SXNN phục hồi và phát triển; Phấn đấu trong thời kỳ này đạt mức tăng trưởng

bình quân khoảng 16,5-17%. Tổng sản phẩm dự kiến phaỉ đạt 260-280 tỷ

đồng.

Thời kỳ 2015 - 2025. Đây là thời kỳ ổn định và phát triển của kinh tế

NN do đất đai được bố trí lại hợp lý hơn, cơ cấu sản phẩm hoàn chỉnh chuyển

dịch do nhu cầu của khu kinh tế, sức tiêu thụ của sản phẩm nông nghiệp sẽ rất

cao và hoàn toàn là hàng hoá. Các tổ chức kinh tế nông nghiệp như: Công ty

cổ phần, trang trại cổ phần phát triển, trình độ canh tác cũng phát triển cao.

Phấn đấu trong thời kỳ này đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 12-15%.

Tổng sản phẩm dự kiến phải đạt 700 - 800 tỷ đồng.

- Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp trong khu kinh tế định hướng phát triển

theo đa dạng sinh học có giá trị kinh tế cao và canh tác công nghệ cao, để phục

vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu của khu kinh tế như sau:

Trồng trọt: Định hướng sâu vào phát triển các loại cây nông nghiệp

như: Ngũ cốc lấy bột như lúa, ngô, sắn...vv; Cây công nghiệp như: Chè, cà

phê, cao su, hồ tiêu...vv; Cây ăn quả như: Hồng, dứa, dừa...vv; Các loại cây

79

Page 80: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

thực phẩm như rau, quả, hoa....vv; Các loại cây bán lâm nghiệp dưới tán lá

rừng như: Quế, hồi, bời lời..vv; Khuyến khích phát triển trồng rừng chuyên

canh, rừng nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến.

Chăn nuôi: Định hướng sâu vào phát triển các con phục vụ nhu cầu

thực phẩm và xuất khẩu có giá trị kinh tế cao và chăn nuôi theo phương pháp

công nghiệp tập trung như: Các loại gia cầm, các loại gia súc, các loại thuỷ

sản như tôm cá...Đặc biệt chú ý khuyến khích đến những đầu con nằm trong

dạng bảo tồn gien và giống nhằm tạo thương hiệu cho khu vực, tăng sự hấp

dẫn về du lịch....

- Biện pháp chủ lực để phát triển kinh tế KV1 ở đây là nhà nước cần

quan tâm quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp trong khu kinh tế

đến 2025 và có những chính sách về di dân, khuyến nông hợp lý trong từng

thời kỳ phát triển. Đồng thời quan tâm đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng kỹ

thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.

b. Ngành công nghiệp (KVII):

- Với lợi thế của khu kinh tế có quan hệ giao thương rất lớn với khu vực

trong nước và quốc tế; Lại được ưu tiên đầu tư mạnh vào hệ thống kết cấu hạ

tầng trong thời gian tới, do đó hướng phát triển công nghiệp chủ yếu của khu

kinh tế là tập trung phát triển các ngành hàng phục vụ cho xuất nhập khẩu và

hàng tiêu dùng, đặc biệt trú trọng các sản phẩm có nguồn nguyên liệu địa

phương; Tạo được đột phá về số lượng, chất lượng và sức cạnh tranh trong

TGPT và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp

và dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm, tạo điều kiện để hội nhập ở mức sâu

hơn với kinh tế vùng TGPT, cả nước, khu vực và thế giới. Ngành công nghiệp

trong khu kinh tế tiên lượng cùng sẽ phát triển theo các thời kỳ như: Thời kỳ

2006 - 2010 là thời kỳ đầu tư, vận hành chạy thử và thăm dò thị trường; Cơ

cấu sản phẩm ít và thấp chủ yếu phục vụ cho hàng tiêu dùng là chính. Phấn

đấu trong thời kỳ này cố gắng mức tăng trưởng bình quân khoảng

23-24%/năm, tổng sản phẩm dự kiến phải đạt 140-150 tỷ đồng. Thời kỳ 2010 -

2015 - Là thời kỳ đã khá ổn định về sản xuất do sự đầu tư hoàn chỉnh ở giai

đoạn trước. Cơ cấu sản phẩm khá phong phú phục vụ cho cả tiêu dùng, xuất

khẩu và sản xuất trong nước. Phấn đấu trong thời kỳ này đạt mức tăng trưởng

bình quân khoảng 27%-28/ năm. Tổng sản phẩm dự kiến phải đạt khoảng 480-

500 tỷ đồng. Thời kỳ 2015 – 2025. Là thời kỳ ổn định và phát triển cao, cơ

cấu sản phẩm đã rất phong phú do nhu cầu giao thương hàng hoá. Phấn đấu

80

Page 81: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

trong thời kỳ này chỉ cần giữ mức tăng trưởng khoảng 15-16%/ năm. Tổng sản

phẩm dự kiến phải đạt khoảng 2200-2300 tỷ đồng.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng ở các thời kỳ đã nêu ở trên, nhiệm vụ

chủ yếu cần ưu tiên phát triển là công nghiệp phải đi thẳng vào công nghệ tiên

tiến và công nghệ hiện đại tạo ra được nhiều sản phẩm mũi nhọn có chất

lượng, có giá trị cao, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bổ trợ, cơ khí

chế tạo, đồng thời phát triển mạnh nhóm ngành có lợi thế về nguồn nguyên

liệu địa phương, có khả năng thu hồi vốn nhanh, có cơ hội chọn đối tác đầu tư

từ bên ngoài. Đồng thời chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng

nguồn nguyên liệu tại chỗ nhất là nguyên liệu từ nông lâm nghiệp, chế biến

lương thực thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất

hàng tiêu dùng như: Giấy, dệt may,da giày…vv.

Để thực hiện nhiệm vụ này; Quá trình phát triển cần hướng vào các

trọng tâm đầu tư các cơ sở sản xuất theo hướng hiện đại hoá, tự động hoá cao

cho những xí nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu, sản xuất hàng hoá nguyên

liệu thay thế hàng nhập khẩu tạo sức cạnh tranh cho các sản phẩm mũi nhọn

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong, ngoài nước. Phương

hướng phát triển sản phẩm các ngành công nghiệp như sau:

Công nghiệp sản xuất vật liệu: Khu vực TGPT đang trong thời kỳ xây

dựng nên đây là ngành công nghiệp cần được ưu tiên hàng đầu để đáp ứng nhu

cầu của khu vực. Định hướng vào phát triển những sản phẩm chủ lực được sản

xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc từ địa phương như: SX gạch, ngói, đá lát,

bột đá, gạch lát, gạch Block, bê tông đúc sẵn, kính xây dựng, sản phẩm gỗ ép,

ván sàn, cửa.....sản phẩm vật liệu cơ khí thô...vv.

Công nghiệp sản xuất hoá chất, nhựa, phân bón, thức ăn chăn nuôi:

Đây là ngành công nghiệp cơ bản sản xuất nguyên liệu thiết yếu phục vụ cho

mọi ngành sản xuất vật chất; Sản phẩm của chúng cực kỳ đa dạng, có nguồn

gốc cả vô cơ lẫn hữu cơ. Theo điều kiện của khu vực định hướng sản xuất một

số mặt hàng như: Sản xuất bột mầu, men gốm sứ, bột đá, các muối tổng hợp,

Axít tổng hợp... phục vụ cho xây dựng, khai khoáng và các ngành công nghiệp

nhẹ khác; Các hoá chất bảo quản sản phẩm nông lâm sản xuất khẩu, các hoá

chất phục vụ khai thác nước; các hoá chất xử lý môi trường......vv. Các sản

phẩm nhựa nguyên liệu có nguồn gốc đới cao su, các loại thuốc bảo vệ thực

vật, các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ và vi sinh khác....vv và thức ăn

cho gia cầm gia súc bằng nguồn nguyên liệu thứ phẩm của nông lâm nghiệp.

81

Page 82: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản thực phẩm đồ uống: Nghị

quyết TW 4 khoá VIII xác định “ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến gắn

với phát triển nguồn nguyên liệu nông sản, thuỷ sản, sản xuất hàng xuất khẩu

các mặt hàng tiêu dùng…”. Đối với công nghiệp chế biến nông sản, thực

phẩm, đồ uống là phải áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt là

trồng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Bởi nếu chất lượng nguyên liệu

đồng đều, bảo quản tốt thì công nghiệp chế biến sẽ có những sản phẩm chất

lượng cao đáp ứng được mọi tiêu chuẩn của thị trường thế giới. Định hướng

phát triển trong khu kinh tế 1 số ngành công nghiệp như: Công nghiệp chế

biến nông sản, chế biến cà phê, cao su, điều, bời lời, sắn, hồ tiêu.......vv, đây là

những cây công nghiệp chủ lực của Tây Nguyên có vùng nguyên liệu rất lớn.

Công nghiệp chế biến Lâm sản: Chế biến gỗ, bột gỗ, bột giấy, ván ép..vv từ

rừng nguyên liệu của Tây Nguyên. Công nghiệp chế biến thực phẩm: Thịt

hộp, đồ uống, rượu - bia, sữa,..... từ chế phẩm chăn nuôi và trồng trọt. Nước

đóng chai từ nguồn thiên nhiên, ép dầu điều..vv.

Công nghiệp công nghệ cao: Chú trọng phát triển các ngành công

nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hoá (sản xuất các thiết bị tự động,

rôbốt…), vật liệu từ tính cao cấp, vật liệu kỹ thuật cao (cách nhiệt, chịu mài

mòn), sứ polyme cách điện, polyme dẫn điện, vật liệu mới vật liệu composit,

polyme tổng hợp…; Công nghiệp cơ khí chế tạo đáp ứng nhu cầu chế biến

nông sản thực phẩm và hàng tiêu dùng cao cấp v.v…

Công nghiệp cơ khí, lắp ráp: Khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói

riêng và TGPT nói chung có số lượng dân cư đông, diện tích canh tác nông

lâm nghiệp rất lớn; Là khu vực đang kích thích phát triển vì vậy nhu cầu sản

phẩm về cơ khí rất lớn.

Vì vậy nhu cầu các sản phẩm cơ khí của TGPT rất lớn để phục vụ sản

xuất nông nghiệp như máy kéo để làm đất, vận chuyển, khai thác, thu

hoạch...vv. Máy bơm phục vụ tưới tiêu; Máy tuốt lúa, máy thái, máy sấy, máy

xay sát, máy nghiền... vv và các máy công cụ khác phục vụ canh tác, thu

hoạch, chế biến nông lâm sản.

Ngoài ra khu kinh tế nói riêng và khu vực nói chung có những định

hướng lớn về phát triển tiểu thủ CN, làng nghề và các dịch vụ nông thôn. Vì

vậy, nhu cầu sản phẩm cơ khí công cụ phục vụ mục tiêu sản xuất TTCN và

làng nghề ở trên cũng rất lớn. Vì vậy việc cần quy hoạch định hướng vào sản

xuất những sản phẩm này trên cơ sở khuyến khích phát triển hướng đầu tư

82

Page 83: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

chiều sâu những sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng,

chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá thành hạ.

Khuyến khích các cơ sở sửa chữa cơ khí gò, hàn, tiện…, các cơ sở sửa

chữa điện, điện tử phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân tại các

xã, để xã nào cũng có ít nhất một cơ sở sửa chữa cơ khí, điện và điện tử.

Coi trọng phát triển các ngành sản xuất phụ kiện cho ngành sản xuất

công nghiệp khác như: Giấy, Dệt may, đồ da, các ngành cơ khí chế tạo thiết bị

và phụ tùng như các thiết bị cho sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện,

linh kiện điện tử, sản xuất động cơ nổ, động cơ điện (nhất là động cơ điện

công suất lớn), thiết bị chế biến nông, lâm sản…; thiết bị cho công nghiệp sản

xuất vật liệu; thiết bị cho công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm…

Để từng bước thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn,

phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế của khu kinh tế, công nghiệp cơ khí

thuộc mọi thành phần kinh tế trước hết cần hướng vào sản xuất thiết bị toàn

bộ phục vụ nông nghiệp như máy kéo nhỏ làm đất, máy phay đất, thiết bị vận

chuyển thô sơ, xe cải tiến, xe trâu bò kéo, rơ mooc loại nhỏ theo máy kéo, máy

bơm nước, bình bơm thuốc trừ sâu… Các thiết bị phục vụ sau thu hoạch như

máy tuốt lúa, máy tẽ ngô, máy bóc vỏ lạc, máy thái khoai, máy sấy khô đặc

biệt các loại máy chế biến, sơ chế nông sản thực phẩm theo yêu cầu công

nghệ.

Sản xuất các thiết bị nhỏ dùng trong gia đình, các thiết bị đặc thù phục

vụ cho các làng nghề thủ công, phục vụ cho chế biến thực phẩm, chế biến thức

ăn cho chăn nuôi, sản xuất hàng tiêu dùng và mỹ nghệ xuất khẩu.

Ngoài ra còn sản xuất các công cụ cầm tay như cuốc, xẻng, liềm phù

hợp với từng vùng sản xuất trong khu vực.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu khác: Như giấy viết, đồ

da, đồ nhựa, đồ kim loại, đồ gỗ.....vv. Những sản phẩm này được sản xuất trên

cơ sở khai thác từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương và sản phẩm của

các ngành công nghiệp khác.

Tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu: Phát triển

TTCN trên địa bàn nông thôn với mục tiêu là tạo thêm công ăn việc làm cho

người Lào động, tăng cường dịch vụ nông thôn, tăng kim ngạch xuất khẩu

đóng góp vào cơ cấu sản phẩm xã hội. Hướng phát triển các cơ sở TTcông

nghiệp thành các điểm vệ tinh, chi nhánh của các doanh nghiệp sản xuất. Khôi

phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống tạo ra các sản phẩm có giá

trị cao, mang tính đặc thù của dân tộc, của địa phương và có giá trị xuất khẩu

83

Page 84: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

như: Nghề dệt thổ cẩm, đan lát song mây tre, khắc gỗ, chế tác đồ đồng và các

sản phẩm mỹ nghệ khác từ gỗ, song, mây, tre..vv.

Để đạt được các chỉ tiêu dự báo trên cần phải có quy hoạch tổng thể

phát triển ngành công nghiệp, đồng thời có những chính sách thích hợp

khuyến khích và thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong khu vực; Đặc

biệt là nguồn vốn FDI sẽ là cơ sở cho sự nghiệp phát triển công nghiệp trong

khu kinh tế.

c. Ngành dịch vụ (KV3):

- Đây là ngành kinh tế chủ đạo và là động lực phát triển chính của khu

kinh tế, nên cần được trú trọng đặc biệt. Phát triển thương mại dịch vụ trên cơ

sở khai thác có hiệu quả các yếu tố tiềm năng vốn có; Củng cố và mở rộng

quan hệ buôn bán trong nước và quốc tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản

phẩm. Quy hoạch và xây dựng hệ thống, mạng lưới các cơ sở kinh tế dich vụ

như: Hệ thống chợ, trung tâm thương mại dịch vụ, các khu, điểm, tuyến du

lịch...vv. Huy động khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông

hàng hóa phục vụ cho xuất nhập khẩu và đời sống nhân dân trong khu vực.

Xây dựng thông tin thị trường và xúc tiến thương mại; Thiết lập kỷ cương trật

tự thị trường, tổ chức bộ máy quản lý thị trường nhằm lành mạnh hóa thị

trường trên địa bàn khu kinh tế. Xúc tiến công tác lập quy hoạch phát triển

tổng thể các ngành thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu...vv. Phương hướng

phát triển của ngành 2025 phấn đấu tăng trưởng ngành đến 2005- 2010

khoảng 40-41%, đến 2010- 2015 khoảng 27-28%, 2015- 2025 khoảng 15,7-

17%. tổng sản phẩm ngành dịch vụ đến năm 2015 đạt khoảng 480-500 tỷ

đồng, đến 2025 đạt khoảng 1900-2000 tỷ đồng; Cơ cấu ngành dịch vụ dự báo

như sau:

c.1. Ngành thương mai   :

- Thương mại quốc tế: Phát triển thị trường nước ngoài nhằm đẩy mạnh

tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn. Phấn đấu giá trị kim

ngạch xuất khẩu tăng bình quân từ 12,4%-16.4%/năm. Chú trọng phát triển

các mặt hàng do địa phương sản xuất, nhất là các sản phẩm truyền thống như:

Cà phê, cao su, mây tre đan, đồ mỹ nghệ, thảm, thêu, ren….Đồng thời đẩy

mạnh xuất khẩu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: Giấy, hàng dệt may,

đồ da, đồ gỗ, đá. vật liệu xây dựng, nguyên liệu thô....vv và các sản phẩm từ

sản xuất công nghiệp đã nêu ở trên.

Về giá trị kim ngạch xuất khẩu: Dự báo tăng từ 22,5 triệu USD năm

2005 lên 48,5 triệu USD năm 2010 và dự kiến sẽ đạt khoảng 400 triệu USD

84

Page 85: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

vào năm 2025. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân tăng thời kỳ 2006-2010

là 16.4%/năm, thời kỳ 2010-2015 là 17,5%/năm, 2015-2020 là 15,6%/năm,

2020-2025 là 12,5%/năm.

Về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, từ nay đến năm 2025 đối với khu kinh

tế cần phát huy mọi nguồn lực, đầu tư thoả đáng cho phát triển sản xuất, đặc

biệt là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kết cấu hạ tầng nhằm tăng sức giao

thương hàng hoá..vv; Trên cơ sở đó thì các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu đến

năm 2025 của khu kinh tế dự kiến như sau:

Nhóm hàng TTCN Mỹ nghệ: Dự kiến đến năm 2010 có thể đạt 5-6

triệu USD và 2025 có thể đạt khoảng 50-60 triệu USD trở lên (dự kiến chiếm

khoảng 10-15% tổng kim ngạch xuất khẩu). Gồm những mặt hàng như: Mây

tre đan, vải thổ cẩm, đồ gỗ khắc, đồ đồng, sừng, da, đá mỹ nghệ..vv. Những

sản phẩm này hướng tới thị trường của các nước phát triển như Tây Âu, Pháp,

Đức, Đài loan, Nhật…vv qua nước thứ 3.

Nhóm hàng công nghiệp: Bao gồm sản phẩm công nghiệp VLXD,

công nghiệp cơ khí, hoá chất, phân bón, thức ăn gia Xúc, hàng tiêu dùng thiết

yếu như giấy, đồ da, đồ vải, đồ gỗ, ván ép.... Dự kiến đến năm 2010 đạt từ 20-

25 triệu USD và 2025 đạt khoảng 180 - 200 triệu USD (chiếm khoảng 50%

tổng kim ngạch xuất khẩu). Thị trường hướng tới của những sản phẩm này là

các nước ở khu vực Tam giác phát triển (TGPT), khu vực tiểu vùng sông Mê

kong, hành lang kinh tế Đông Tây.

Nhóm hàng nông sản thực phẩm chế biến: Bao gồm các chế phẩm

nông sản như: Càphê, cao su, hạt điều... Chế phẩm lâm sản như gỗ, gỗ ván ép,

nguyên liệu... thịt, thực phẩm, rau quả...vv. Dự kiến đến năm 2010 có thể đạt

10 - 12 triệu USD trở lên và 2025 phấn đấu đạt khoảng 100-120 triệu USD

(chiếm 25-30% kim ngạch xuất khẩu). Thị trường hướng tới là các nước trong

TGPT, các nước Asean, các nước phát triển như : Tây âu, Châu mỹ..vv.

- Phát triển thương mại nội địa qua việc tăng cường mối quan hệ với các

tổ chức thương mại, với các tỉnh trong vùng và cả nước để trao đổi hàng hoá,

sản phẩm. Thực hiện các cơ chế chính sách thích hợp để huy động nguồn lực

của các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực trao đổi hàng hoá được sản

xuất tại vùng sâu vùng xa; Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan nghiên cứu,

các nhà khoa học xúc tiến các chương trình, dự án hợp tác với tỉnh trong phát

triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ các sản phẩm có lợi thế để tạo thương hiệu. Tăng

cường hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động đào tạo, bồi

dưỡng, tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ thương mại trên địa bàn.

85

Page 86: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Tăng cường các công tác quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ

thương mại cụ thể như sau:

Quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống chợ bao gồm: Chợ đầu mối,

chợ bán lẻ loại 1, loại 2 ở vùng đô thị và nông thôn, ở đô thị cần gắn quy

hoạch chợ với quy hoạch phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, trung

tâm bán buôn, trung tâm bán lẻ. Các chợ này có thể là chợ chuyên doanh hoặc

tổng hợp 2 hay nhiều ngành hàng và có nhiều cấp độ khác nhau như: Chợ đầu

mối, chơ trung tâm, chợ khu vực, chợ phường, chợ trong khu dân cư... Ở khu

vực nông thôn phấn đấu xây dựng ở mỗi trung tâm xã 1-2 chợ tuỳ theo cự ly

của các điểm dân cư. Các chợ ở nông thôn miền núi là các chợ truyền thống,

chợ bán buôn bán lẻ nông sản, chợ giống, chợ cung ứng hàng hoá phục vụ sản

xuất, tiêu dùng cho nông nghiệp, nông dân nông thôn gắn với yêu cầu giao lưu

văn hoá của đồng bào các dân tộc.

Quy hoạch ít nhất 1 sàn - Trung tâm giao dịch hàng hoá: Với khu kinh

tế nói riêng và Tây Nguyên nói chung trong giai đoạn quy hoạch kinh sẽ vẫn

là nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, cần thiết phải từng bước hình thành

sàn (trung tâm) giao dịch hàng hoá, nhằm tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm

hàng hoá của nông dân, nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển và ứng dụng

thành công giao dịch kỳ hạn như một công cụ bảo hiểm giá, phòng ngừa rủi ro

là một quá trình phức tạp và rất khó khăn.

Quy hoạch mạng lưới trung tâm thương mại (TTTM), siêu thị, cửa

hàng tổng hợp gắn với đô thị và các điểm dân cư nông thôn; Trong đó Trung

tâm thương mại quốc tế gắn với chính sách hàng trong diện miễn thuế qua của

khẩu là chủ đạo; Quy hoạch hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh tổng hợp

bán lẻ hàng hoá.

Ngoài ra cần quy hoạch các công trình đầu mối kỹ thuật thương mại

như: Hệ thống lò giết mổ gia súc, gia cầm; Mạng lưới kho vận đầu mối; Mạng

lưới và cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Phấn đấu tổng sản phẩm ngành thương mại đến năm 2015 đạt khoảng

240-250 tỷ đồng, đến 2025 đạt khoảng 950-1000 tỷ đồng. 

c.2 Ngành du lịch:

- Định hướng phát triển khu kinh tế thành trung tâm dịch vụ du lịch

lớn của Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và TGPT nói chung theo chương

trình “3 Quốc gia 1 điểm đến”. Xét về vị thế và các tiềm năng của khu kinh

tế, tính chất du lịch sẽ gồm các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, môi

86

Page 87: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

trường, cảnh quan; Du lịch văn hoá, lịch sử, lễ hội và nhân văn; Du lịch nghỉ

dưỡng, giải trí tổng hợp và các hình thái du lịch chuyên đề khác.

Hiện nay số lượng người xuất nhập cảnh qua cửa khẩu tăng vọt trong

mấy năm gần đây, năm 2004 có 3.597 lượt người, 2005 có 7.446 lượt người

và 6 tháng đầu 2006 có 12.430 lượt người, năm sau tăng khoảng trên 200% so

với năm trước. Dự báo các giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn 2006 - 2010 số lượng khách sẽ tăng trưởng đột biến do

quá trình đầu tư vào cơ sở hạ tầng của khu kinh tế nói riêng và cơ sở hạ tầng

du lịch nói chung. Trong giai đoạn này các khu, điểm du lịch lớn đang trong

thời gian thực hiện; Nguồn tài nguyên du lịch bắt đầu được quan tâm khai

thác. Tuy nhiên hiệu quả về kinh doanh du lịch sẽ chưa thực sự đáp ứng được

nhu cầu cho đối tượng khách cao cấp, do trên địa bàn thời kỳ này các khu du

lịch cao cấp, hiện đại, khép kín (Resort, Spa) có quy mô lớn chưa được đầu tư,

hoặc đang đầu tư. Sản phẩm du lịch thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho loại hình

du lịch sinh thái, môi trường, cảnh quan; Du lịch văn hoá, lịch sử, lễ hội và

nhân văn. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng khoảng 30-40%, tổng sản phẩm du

lịch đạt khoảng 50-60 tỷ đồng.

Giai đoạn 2010 - 2015: Các dự án đã đi vào hoạt động, hệ thống đô

thị được xây dựng đợt đầu và bổ trợ không gian kinh tế - xã hội - quân sự cho

khu kinh tế đã và đang hoàn thiện. Đời sống nhân dân được nâng cao đáng kể.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Hoạt động

du lịch trong giai đoạn này phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Thời kỳ

này khách du lịch cũng tăng trưởng đột biến, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng du

lịch tăng nhanh chóng. Cơ cấu khách du lịch đến khu kinh tế trở lên cực kỳ đa

dạng và phức tạp. Sẽ xuất hiện những hiện tượng khó kiểm soát tại một số

điểm như: ô nhiễm môi trường, xuống cấp nghiêm trọng về tài nguyên, mại

dâm, ma tuý…vv. Sản phẩm của thời kỳ này có thêm du lịch nghỉ dưỡng và

giải trí tổng hợp và 1 số chuyên đề.. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng khoảng 25-

28%, tổng sản phẩm du lịch đạt khoảng 160-170 tỷ đồng.

Giai đoạn 2015 - 2025: Khu kinh tế trở thành trung tâm du lịch phát

triển song song với sự phát triển toàn diện của kinh tế - xã hội trong khu kinh

tế nói riêng và các trung tâm du lịch khác ở khu vực miền Trung và Tây

Nguyên nói chung. Các điểm có thế mạnh về nguồn tài nguyên sẽ được khai

thác triệt để. Nguồn vốn đầu tư du lịch ngày càng tăng. Sẽ xuất hiện các tập

đoàn du lịch trong nước và quốc tế quốc tế đặt tru sở tại khu kinh tế. Sản phẩm

của thời kỳ này phục vụ gồm đủ các hình thái du lịch đã nêu ở trên. Phấn đấu

87

Page 88: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

đạt mức tăng trưởng khoảng 13-15%, tổng sản phẩm du lịch đạt khoảng 500-

600 tỷ đồng.

- Về không gian du lịch của khu kinh tế có thể bao gồm các cụm du lịch

chính:

Cụm du lịch tiệm cận với khu dịch vụ cửa khẩu nằm ở phía Tây khu

kinh tế theo đường QL40. Sản phẩm chính là du lịch thăm quan, quá cảnh, vui

chơi giải trí tổng hợp, kết hợp với hoạt động thương mại xuất nhập cảnh.

Cụm du lịch rừng Quốc gia Chưmonray- Hồ chứa nước Saloong- nằm

ở phía Nam khu kinh tế theo đường QL14C. Cụm này đồng thời là Trung tâm

nghiên cứu khoa học công nghệ của khu kinh tế; Sản phẩm chính là du lịch

sinh thái rừng, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tổng hợp và du lịch chuyên đề

khác.

Cụm du lịch núi Kemput-Bia - Đô thị phía Bắc Bờ Y; Nằm ở phía

Bắc khu kinh tế theo đường QL14 đi Đà Nẵng. Khu vực này có núi cao, hồ

chứa nước và được quy hoạch một loạt các công trình như: Làng nghề Việt

Nam, làng văn hoá các dân tộc Tây Nguyên, trang trại sinh thái, nhà ở chuyên

đề..vv. Sản phẩm chính là du lịch thăm quan làng nghề, văn hoá, lễ hội, du

lịch cảnh quan - leo núi - sinh thái và chuyên đề khác.

Cụm du lịch rừng phía Tây Núi Kemput-Bia nằm ở phía Tây Bắc khu

kinh tế, sau núi Kemput-Bia đến giáp với đường biên giới Lào. Khu vực này

chênh lệch độ cao rất lớn và được quy hoạch một số hồ chứa nước kết hợp với

khu du lịch rất lớn tại 2 xã Đắk nong và Đắk Xú. Sản phẩm chính là du lịch

thăm quan văn hoá, lễ hội, du lịch cảnh quan - sinh thái, nghỉ dưỡng , giải trí

tổng hợp và chuyên đề khác.

Cụm du lịch trung tâm đô thị trong khu kinh tế nằm ở trung tâm của

khu linh tế, giao lộ của QL14, 14C, QL40. Khu vực này là trung tâm đô thị,

nơi có rất nhiều những di tích chiến tranh và được quy hoạch một hồ chứa

nước kết hợp với các công trình hạ tầng xã hội nói chung và 1 loạt các khu

giải trí tổng hợp nói riêng. Khu này đóng vai trò là khu điều hành toàn bộ hệ

thống du lịch trong khu kinh tế. Sản phẩm chính là vui chơi giải trí tổng hợp.

- Việc định hướng đúng đắn các cụm du lịch trên sẽ tạo cho khu kinh tế một

chiến lược đầu tư tập trung vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ

cho ngành du lịch, nhằm phát triển sự nghiệp du lịch của khu kinh tế.

- Để phấn đấu đạt mức dự báo trên, ngoài việc bố trí hệ thống công trình hạ

tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ du lịch; Cần thiết phải thực hiện thêm

1 số quy hoạch chiến lược về du lịch như: Quy hoạch tổng thể phát triển sự

88

Page 89: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

nghiệp du lịch đến 2025, các quy hoạch bảo tồn và khai thác giá trị của di sản

thiên nhiên, di sản văn hoá....và các cơ chế chính sách thích khuyến kích mọi

thành phàn kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển sự nghiệp du lịch

của khu kinh tế, nhằm biến khu kinh tế thành 1 khu du lịch mang tầm cỡ quốc

tế và khu vực.

c.3. Các ngành dịch vụ khác   :

Phát huy vị thế của khu kinh tế cửa khẩu, cần tập trung tập trung phát

triển mạnh các loại hình dịch vụ như: Dịch vụ vận tải và bốc xếp hàng hoá;

Dịch vụ bưu chính viễn thông - phát thanh truyền hình; Dịch vụ tài chính- tín

dụng, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ văn hoá, khoa học kỹ thuật khác…vv. Trên

cơ sở phối kết hợp với các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên và các Tỉnh giáp

biên giới trong vùng TGPT nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, đô thị hoá và đời

sống, tăng phần đóng góp vào tăng trưởng GDP. Phấn đấu tổng sản phẩm

ngành đến năm 2015 đạt khoảng 80-100 tỷ đồng, đến 2025 đạt khoảng 150-

200 tỷ đồng ; Để đạt được mục tiêu này cần quy hoạch những công trình đầu

mối kỹ thuật và có những chính sách tương thích và thuận lợi với sự phát triển

chung của các ngành trong khu kinh tế.

3.1.1.3. Tăng trưởng kinh tế:

Từ nhận định tổng quan, cân đối và tính toán các khả năng phương

hướng phát triển cơ cấu sản phẩm các ngành đã nêu ở trên, đồ án đề xuất tổng

hợp lại có 2 phương án mục tiêu phát triển kinh tế như sau:

- Phương án 1 (PAI): Là phương án ưu tiên tối đa cho phát triển đồng

thời cả công nghiệp - xây dựng lẫn thương mại dịch vụ với mức độ cao; công

nghiệp hướng vào mục tiêu sử dụng công nghệ mới hiện đại gắn với công

nghệ sinh học; Thương mại dịch vụ hướng vào chiều sâu và các trọng điểm.

Theo phương án này thì tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP

tăng từ 37,3% năm 2005 lên 38,65% năm 2015 và 44,78% năm 2025. Tỷ

trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP tăng từ 21,5 năm 2005 lên 39,19%

năm 2015 và 39,64% vào năm 2025. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP

đến năm 2020 giảm xuống còn khoảng từ 41,2% năm 2005 xuống còn 22,15%

năm 2015 và 16,59% năm 2025. Tổng nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2006-2015

dự kiến là: 79.479 tỷ đồng (trong đó vốn thuộc sở hữu nhà nước là 28.333 tỷ

đông, vốn ngoài nhà nước là 51.146 tỷ đồng); Giai đoạn 2015-2025 tổng vốn

đầu tư dự kiến là 107.247 tỷ đồng (trong đó vốn thuộc sở hữu nhà nước là

16.581 tỷ đông, vốn ngoài nhà nước là 90.666 tỷ đồng). Tính cả 2 giai đoạn

(2006-2025) thì tổng vốn đầu tư xã hội là 186.726 tỷ (trong đó vốn thuộc sở

89

Page 90: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

hữu nhà nước là 44.914 tỷ đông, vốn ngoài nhà nước là 141.810 tỷ đồng) (xem

mục tổng vốn đầu tư xã hội ở phần phụ lục).

- Phương án II: Là phương án phát triển mạnh về dịch vụ, đặc biệt xuất

nhập khẩu và du lịch trên cơ sở phát triển mạnh kết cấu hạ tầng cho du lịch và

dịch vụ. Theo phương án này tỷ trọng công nghiệp xây dựng trong cơ cấu

GDP giữa nguyên đến năm 2010 và tăng lên 39,6% năm 2015 và 40,3% năm

2025. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP tăng từ 21,5 năm 2005,

tăng lên 37,5% năm 2015 và 44,1 năm 2025. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ

cấu GDP đến năm 2025 giảm xuống còn khoảng từ 41,2% năm 2005 xuống

còn 25,1% năm 2015 và 15,6% năm 2025 . Tổng nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ

2006-2015 dự kiến là: 75.694 tỷ đồng (trong đó vốn thuộc sở hữu nhà nước là

26.980 tỷ đông, vốn ngoài nhà nước là 48.700 tỷ đồng); Giai đoạn 2015-2025

tổng vốn đầu tư dự kiến là 102.140 tỷ đồng (trong đó vốn thuộc sở hữu nhà

nước là 15.800 tỷ đông, vốn ngoài nhà nước là 86.300 tỷ đồng). Tính cả 2 giai

đoạn (2006-2025) thì tổng vốn đầu tư xã hội là 178. 835 tỷ (trong đó vốn

thuộc sở hữu nhà nước là 42.800 tỷ đông, vốn ngoài nhà nước là 135.059 tỷ

đồng)

- Từ các phương án mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên, phương án cơ cấu

kinh tế I với ưu tiên phát triển đồng thời công nghiệp và dịch vụ tuy phải huy

động tổng vốn đầu tư lớn hơn khoảng 5% đặc biệt là giai đoạn 2005-2015;

Nhưng lại phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội và lợi thế của khu vực. Do

vậy đồ án đề xuất lựa chọn phương án này là mục tiêu phát triển, khi đó khu

kinh tế phấn đấu với kinh tế công nghiệp là căn bản, thương mại dịch vụ là

then chốt, 2 ngành này là động lực chủ đạo của khu kinh tế có quan hệ hữu cơ

với nhau. Mục tiêu kinh tế đến 2025 đề xuất theo bảng tổng hợp dưới đây.

Bảng 14 : Bảng tổng hợp dự báo tăng tưởng kinh tế đến 2025.STT Chỉ tiêu Đơn vị HT

2005Quy hoạch

2010 2015 2020 2025Một số chỉ tiêu tổng

hợp1 Dân số trung bình (*) NG 31.496 68.759 150.107 209.551 292.535

2 Tổng sản phảm GDP Tr.Đ 119.055 390.813 1.253.602 2.512.411 4.919.240

3 GDP theo ngành K.tế

-Nông lâm ngư nghiệp. Tr.Đ 49.049 105.710 277.735 460.760 815.878,25

- Công nghiệp & xây dựng

Tr.Đ 44.407 141.029 484.572 1.062.400 2.202.697

- Thương nghiệp - dịch vụ

Tr.Đ 25.599 144.073 491.295 989.251 1.900.665

4 GDP bình quân đầu người (Giá hiện hành)

Tr.Đ 3,78 5,68 8,35 11,99 16,82

90

Page 91: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

5 Tốc độ tăng trưưởng BQ/năm

% 26,8 26,28 14,9 14,5

- Nông lâm ngư nghiệp.

% 16,5 17 15,4 12,1

- Công nghiệp - Xây dựng

% 23,19 28 17 15,7

- Thương nghiệp - dịch vụ

% 41,1 28,2 15,1 13,9

6 Cơ cấu GDP theo ngành.

% 100 100 100 100 100

- Nông lâm ngư nghiệp % 41,20 27,05 22,15 18,34 16,59

- Công nghiệp - Xây dựng

% 37,3 37,29 38,65 42,29 44,78

- Thưương nghiệp - dịch vụ

% 21,50 36,87 39,19 39,37 38,64

7 Tổng kim ngạch xuất khẩu

Tr. USD

22,50 48,08 107,68 222,29 397,03

8 Tỷ lệ thu NSNN/GDP % 16,1 14,3 15,9 16,7

9 Vốn đầu tư phát triển xã hội.

Tỷ.Đ 79.479,62 107.247,30

Ghi chú :(*). Dân số của khu kinh tế xem dự báo ở mục 3.3 dưới đây.

3.2. Dự báo khả năng di dân và quá trình hình thành đô thị hoá.

3.2.1. Dự báo khả năng di dân:

3.2.1.1.. Nhận định về vấn đề di dân trong khu kinh tế: Như trên đã trình bầy,

dân cư trong khu nghiên cứu hiện nay chủ yếu là dân cư nông thôn (chiếm

77,7%), mật độ dân số khá thưa thớt là 45,3 người/km2. Phân bố làm 2 khu

vực thành thị (thị trấn Plây Kần) và nông thôn (khu vực 6 xã). Trong đó về

mật độ dân cư thành thị vẫn chưa đủ tiêu chí của đô thị loại V. Dân cư nông

thôn sông chủ yếu dựa vào các tuyến đường giao thông lớn như QL14,14C,

các triền sông , triền suối thuân lợi cho canh tác và sinh sống. Những vị trí này

đồng thời cũng là những vị trí đất thuận lợi cho xây dựng các cơ sở kinh tế và

phát triển đô thị.

Khu kinh tế có vị trí địa lý thuận lợi và đang có chủ trương phát triển

mạnh, trong thời gian 5 - 10 năm tới, số lượng dân cư sẵn có trong khu vực

quy hoạch dù có tỷ lệ phát triển tự nhiên rất cao cũng không đủ số lượng và

chất lượng để hình thành và phát triển khu kinh tế theo đúng tiềm năng của nó;

Vì vậy cần thiết phải có lượng dân di cư cơ học rất lớn và tốc độ tăng rất mạnh

để đáp ứng nhu cầu của khu kinh tế. Nói khác đi xét trên quan điểm phát triển

thì đây là một hình thức đô thị hoá cưỡng bức do nhu cầu kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội của khu kinh tế.

Như vậy trong tương lai lượng dân cư mới tăng cơ học rất mạnh do các

hoạt động xây dựng các chủ trương kinh tế lớn như đã trình bày ở trên; Khả

năng di dân sẽ xảy ra theo các hình thái như sau:

91

Page 92: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Di cư theo kế hoạch sản xuất kinh doanh: Đây là lượng dân di cư theo

kế hoạch từ nhu cầu Lào động cơ bản của các cơ sở kinh tế như: Các khu

thương mại- công nghiệp, các cơ sở dịch vụ, các khu kinh tế chuyên đề mang

tính chủ đạo, nòng cốt của khu kinh tế. Đối tượng này do các nhà đầu tư, các

nhà sản xuất đảm nhiệm và có thể chủ động hoàn toàn về mặt quy mô và chất

lượng dân số di cư đến. Đối tượng di cư này chủ yếu sẽ là Lào động phi nông

nghiệp cho các cơ sở kinh tế khu vực 2 và 3 đã nêu ở trên và đối tượng này di

cư không giới hạn bởi điều kiện địa lý mà phụ thuộc vào sự ưu đãi của cơ sở

kinh tế và tính phù hợp của tay nghề chuyên môn cũng như môi trường sống

mới. Đây cũng là hình thái chủ đạo để phát triển dân số trong khu vực trong

thời kỳ đầu.

- Di cư theo chính sách khuyến khích của Nhà nước: Đây là lượng dân

di cư bởi chính sách thu hút của nhà nước, chẳng hạn như “chương trình xây

dựng kinh tế mới”, chương trình khuyến khích giao đất, giao rừng...vv. Đối

tượng này do nhà nước đảm nhiệm và chủ yếu cho phát triển kinh tế ở khu vực

1 và đối tượng này thường ở các vùng có cự ly gần khu kinh tế nhưng điều

kiện sống kém hơn, tính truyền thống bản địa thấp...vv. Về mặt quy mô và

chất lượng dân số tuy khó nhưng vẫn có thể chủ động được và đây cũng là 1

hình thái chủ đạo thứ cấp để phát triển dân số của khu kinh tế trong thời kỳ

đầu.

- Di dân tự do: Đây là hình thức di dân phổ biến do sức thu hút của khu

kinh tế. Hình thái này xảy ra khi các cơ sở kinh tế - xã hội của khu kinh tế đã

khá phát triển

Đối tượng này đa phần cũng thường ở các khu vực có cự ly gần với khu

kinh tế và về mặt số và chất lượng cũng khó kiểm soát được. Đây cũng là hình

thái phát triển dân số chủ đạo của khu kinh tế ở giai đoạn sau.

Như vậy di dân là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển khu kinh

tế, nếu không quan tâm đến vấn đề này như một nhiệm vụ chiến lược thì sẽ rất

khó khăn trong việc hình thành phát triển khu kinh tế. Không phát triển nguồn

nhân lực và dân số thì không có khu kinh tế; Nhưng dân số chỉ phát triển khi

các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đã cơ bản hoàn thành. Vì vậy

vai trò của việc phát huy các thế mạnh của khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y

là rất lớn. Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên về vấn đề này để đảm

bảo sự thành công trong việc xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu

Quốc tế Bờ Y.

92

Page 93: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

3.2.1.2. Các giai đoạn phát triển dân số trong khu kinh tế: Theo nhận định về

tình hình di cư ở trên; Dự báo các giai đoạn phát triển dân số như sau :

- Giai đoạn ngắn hạn 5-7 năm đầu: Đây là giai đoạn xây dựng đợt đầu

của khu kinh tế. Trong đó một loạt các cơ sở kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và

hạ tầng xã hội đã được triển khai và cơ bản hoàn thành. Ngoài số dân hiện có

phát triển tự nhiên ở mức cao; Dân di cư cơ học chủ yếu là hình thái đến do

nhu cầu lao động cơ bản của các cơ sở kinh tế, do các hoạt động đầu tư, xây

dựng...vv và hình thái khuyến khích di cư của nhà nước đã trình bày ở trên và

một số ít di cư tự do. Việc Lao động di cư cơ học ở những hình thái này đa

phần là lao động phi nông nghiệp, cùng với việc 1 bộ phận lớn lao động hiện

hữu chuyển đổi cơ cấu từ khu vực 1 sang do khu vực 2,3 có thu nhập cao hơn

sẽ đồng nghĩa với việc hình thành & phát triển dân số đô thị ở tốc độ cao. Thời

kỳ này dân số đô thị đang từ 22,3% dự báo sẽ tăng đột biến lên tới khoảng 40-

50%. Đồng thời tốc độ tăng dân số cơ học khoảng 16-17%. Đây là 1 trong

những yếu tố tạo thị quan trọng làm cơ sở cho dự báo ở những phần sau của

thuyết minh này.

- Giai đoạn trung hạn 8-15 năm tiếp theo: Đây là giai đoạn vận hành ổn

định của các cơ sở kinh tế, phát huy hiệu quả của cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ

thuật được xây dựng ở đợt đầu đồng thời tiếp tục xây dựng và phát triển giai

đoạn sau. Vì vậy di cư cơ học càng tăng rất mạnh, đặc biệt là di cư tự do. Dự

báo tốc độ tăng dân số cơ học thời kỳ này khoảng 17- 18% và dân số đô thị

càng tăng trưởng cao khoảng trên 60-65%.

- Giai đoạn dài hạn 15-20 năm sau: Đây là giai đoạn phát triển cao của

các cơ sở kinh tế, phát huy hiệu quả của cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đã

được vận hành ở đợt đầu đồng thời xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở kinh tế - kỹ

thuật - xã hội ở giai đoạn sau. Giai đoạn này cộng hưởng với sự phát triển của

các khu vực kinh tế liên quan trong tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào

- Campuchia sẽ tạo cho khu kinh tế có sức thu hút lớn. Vì vậy di cư cơ học

càng tăng mạnh đến đỉnh cao, trong đó chủ yếu là di cư tự do. Dự báo tốc độ

tăng dân số cơ học thời kỳ này giảm xuống khoảng 7-8% và dân số đô thị càng

tăng trưởng cao khoảng trên 70%-75%.

3.2.2. Dự báo tốc độ đô thị hoá.

Với tốc độ phát triển kinh tế ở trên, tốc độ đô thị hoá của khu kinh tế sẽ

tăng đột biến, đặc biệt là giai đoạn đầu đến 2015. Ước tính tốc độ đô thị hoá

giai đoạn 2006-2015 sẽ đạt khoảng 16-17%/năm và giai đoạn 2015-2025 sẽ

giảm xuống khoảng 7-8%/năm.

93

Page 94: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

3.3. Dự báo về xu thế phát triển của dân cư nông thôn.

- Trong các thời kỳ phát triển ở trên, lượng dân cư nông thôn cũng được

trú trọng phát triển theo, trong đó di cư cơ học cũng là chủ yếu theo các hình

thức khuyến kích của Nhà nước và di cư tự do bởi sức thu hút của khu kinh tế.

Do điều kiện địa lý của khu vực Tây Nguyên, các cộng đồng (cụm) dân cư

phân bố quá xa; Nên đây là lực lượng sản xuất ra lương thực thực phẩm chủ

yếu để phục vụ cho sinh hoạt của khu kinh tế, do vậy cần được quan tâm thích

đáng. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là những miền đất thích hợp với canh tác

trước đây thì cũng thích hợp với sự phát triển của đô thị sau này. Vì vậy cần

tạo ra những khu vực canh tác mới có những điều kiện tốt hơn để khuyến

khích phát triển canh tác và định cư. Hướng phát triển dân cư nông thôn sẽ

chia làm các thời kỳ như sau:

- Thời kỳ đầu 2006-2015: Tốc độ đô thị hoá chưa cao; Quy mô đô thị

còn nhỏ. Vì vậy khu vực dân cư nông thôn sẽ phát triển đa phần ở các địa

điểm ven vùng đô thị có các điều kiện hạ tầng tốt và đất sản xuất tốt gần với

đô thị; Trong đó dân số nông thôn thời kỳ này gồm chủ yếu là lượng dân cư cũ

chưa thích ứng với đô thị và 1 bộ phận nhập cư mới theo chính sách khuyến

khích của Nhà nước. Các khu vực canh tác chủ yếu là xây dựng, cải tạo và sắp

xếp lại các khu vực canh tác nông nghiệp cũ bị biến dạng do nhu cầu phát

triển đô thị và các cơ sở kinh tế phi nông nghiệp. Thời kỳ này quy hoạch cần

tạo ra các khu vực phát triển kinh tế nông nghiệp và dịch vụ nông thôn có tính

quá độ tồn tại ngay trong lòng đô thị và phát triển song song với tiến trình

hình thành đô thị. Đây là khu SXKD dành riêng cho dân sở tại, phục vụ cho

việc đảm bảo việc làm, ổn định đời sống và dịch chuyển dần cơ cấu lao

động...vv. Các khu này hướng vào mục tiêu: Sản xuất dịch vụ và sản xuất

nông nghiệp ở trình độ cao hơn. Đồng thời tạo ra những khu vực canh tác mới,

Các điểm dân cư mới có điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và chính

sách tốt làm tiền đề cho việc di dân theo chính sách khuyến khích của Nhà

nước nhằm phát triển dân cư nông thôn. Thời kỳ này dân số nông thôn chiếm

khoảng 30-35%.

- Thời kỳ 2015-2025: Tốc độ đô thị hoá phát triển cao, quy mô đô thị đã

rất lớn; Đất nông nghiệp ven đô sẽ bị thu hẹp, dân cư nông thôn sở tại sống ở

ven đô nhập cư vào đô thị, các khu kinh tế quá độ cũng sẽ nhập vào đô thị.

Dân cư nông thôn thời kỳ này cũng bao gồm 1 phần dân cũ chưa thích ứng với

đô thị hoá và dân cư mới nhập cư theo hình thức di cư tự do là chủ yếu. Thời

kỳ này dịch vụ nông thôn cũng đã phát triển. Sản phẩm nông nghiệp là hàng

94

Page 95: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

hoá ở mức độ cao hơn vì vậy để khuyến khích phát triển nông thôn Nhà nước

cần có những chính sách khuyến khích nhằm phát triển trình độ canh tác ở

trình độ cao hơn; Đồng thời quy hoạch xây dựng những cơ sở nghiên cứu,

thực nghiệm các đề đài khoa học phát triển nông nghiệp làm bà đỡ cho việc

phát triển nông nghiệp và dịch vụ nông thôn. Thời kỳ này các điểm dân cư

nông thôn cũng phát triển tập trung cao; lao động nông thôn cũng được

chuyên môn hoá cao; Vì vậy mô hình kinh tế nông thôn nên phát triển mạnh

theo hướng kinh tế trang trại tập trung có quy mô thích hợp và chuyên sâu về

sản phẩm nhằm phát triển tính chất hàng hoá của sản phẩm nông nghiệp. Thời

kỳ này dân cư nông thôn chiếm khoảng 20-25%.

3.3. Dự báo dân số và Lao động trong khu kinh tế:

- Phương pháp dự báo dân số theo lao động cơ bản trong các cơ sở sản

xuất vật chất; Trong đó lao động cơ bản được xác định theo nhu cầu phát triển

của ngành kinh tế khu vực 2, lao động phục vụ và dịch vụ được xác định theo

nhu cầu của khu vực 3. Số lao động của 2 khu vực này đều là nhập cư, được

ước tính theo nhu cầu mục tiêu phát triển của các ngành kinh tế đã nêu ở mục

3.1.1.3.

Bảng 1: Bảng dự báo dân số trong khu kinh tế đến 2025STT HẠNG MỤC PHÁT TRIỂN DÂN SỐ HIỆN

TRẠNG 2006QUY HOẠCH

2015 TỶ LỆ % 2025 TỶ LỆ %

I Dân số hiện có 31.496 38.771 100% 46.800 100%

Tỷ lệ tăng trung bình năm (%) 2,2% 2% 1,8%

II Dân số nhập cư (A+B+C) 111.327 100% 245.760 100%

1 Nhân khẩu cơ bản trong khu vực 2(A)

35.179 31,6% 75.694 30,8%

2 Nhân khẩu dịch vụ trong khu vực 3( B)

26.051 23,40% 52.101 21,2%

3 Nhân khẩu lệ thuôc (C) 50.097 45% 117.965 48%

III Tổng số (I+II) 150.098 292.560

Ghi chú   : Dự báo trên phù hợp với Quyết định số 603/QĐ-TTg của Thủ tướng

ngày 14/4/2006 v/v phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung khu kinh

tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.

Bảng 16: Bảng dự báo cân bằng dân số và lao động trong khu kinh tế đến 2025

TT HẠNG MỤC HIỆN TRẠNG 2004 (NGƯỜI)

QUY HOẠCH

2015 2025

I Tổng dân số (người) 31.496 150.098 292.560

95

Page 96: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

1.1 Dân số hiện có (người) 31.496 38.771 46.800Tỷ lệ tăng trung bìnhcủa dân hiện có 2,2% 2% 1,8%

1.2 Dân số tăng cơ học (người) 111.327 245.760Tỷ lệ dân tăng cơ học với tổng dân số (%) 74,17% 84,%

1.3 Dân số thành thị (người) 100.040 221.878Tỷ lệ dân thành thị so với tổng dân số (%) 66,7% 75,84%

1.4 Dân số nông thôn (người) 50.058 70.682Tỷ lệ dân nôn thôn so với tổng dân số (%) 33,35% 24,16%

II Dân số trong tuổi LĐ (người) 15.728 80.611 151.6632.1 Tỷ lệ % so với tổng dân số. 49,94% 53,71% 51,84%III Tổng LĐ làm việc trong các ngành

KT(người)15.394 78.491 147.947

3.1 Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi . 97,88% 97,37% 97,55%IV Lao động đang làm việc phân theo

ngành:4.1 LĐ nông nghiệp, thuỷ sản (người) 6.915 20000 28000

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc. 43,97% 24,81% 18,46%4.2 LĐ CN, TTCN, XD (người) 5.913 35179 75694

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc 37,60% 43,64% 49,91%4.3 LĐ dịch vụ, thương mại, HCSN (người ) 2.566 23.312 44.253

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc 16,31% 28,92% 29,18%V Thất nghiệp và mất sức Lào động

(người)334 2.120 3.716

5.1 - Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi. 2,12% 2,63% 2,45%VI Dân số phụ thuộc (người) 15.768 50.097 117.965

3.3. Dự báo về đất đai :

- Hiện nay đất đai trong khu vực cụ thể thống kê như sau:

Bảng 17: Lựa chọn đất đai trong khu vực quy hoạch.STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH

(HA)TỶ LỆ ( % )

1 ĐẤT Ở VÀ CÔNG CỘNG HIỆN TRẠNG 853,8 1,21%2 ĐẤT BẰNG PHẰNG 8321,5 11,81%

3 ĐẤT ÍT BẰNG PHẲNG 12276,9 17,43%

4 ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ 9023,7 12,81%

5 ĐẤT RỪNG ĐẶC DỤNG (VƯỜN QUỐC GIA CHƯMOMRAY )

9319 13,23%

6 ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT CÒN LẠI 22127,5 31,41%

7 ĐẤT CÓ MÔI TRƯỜNG TỐT CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KHAI THÁC NƯỚC MẶT

3653,8 5,19%

8 ĐẤT QUÂN SỰ, DI TÍCH LỊCH SỬ 848,2 1,20%

9 ĐẤT NGHĨA TRANG 247,6 0,35%

10 ĐẤT SÔNG SUỐI , MẶT NƯỚC CHUYÊN DÙNG 2956 4,20%

11 ĐẤT GIAO THÔNG 812 1,15%

TỔNG 70.440 100,00%

- Trong đó khả năng khai thác cụ thể như sau:

96

Page 97: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

o Mục 2,3: Đất bằng phẳng và ít bằng phẳng có thể sử dụng để xây dựng

các cơ sở kinh tế phi nông nghiệp; Phát triển đô thị và các điểm dân cư

nông thôn, canh tác nông nghiệp và liên quan...vv

o Mục 7: Đất có tiềm năng tạo các hồ chứa nước tạo môi trường tốt, có

thể phát triển các khu du lịch chuyên đề trong khu kinh tế, canh tác nuôi

trồng thuỷ sản.

o Mục 6: Đất rừng sản xuất, đây là loại đất có thể canh tác hỗn hợp nông

lâm nghiệp (canh tác nông nghiệp dưới tán lá rừng).

o Các mục còn lại là đất chuyên dụng không phát triển vào mục tiêu xây

dựng.

- Đặc điểm khai thác sử dụng đất ở đây do địa hình phức tạp như: Các ngọn

đồi cao; Các dòng suối và sườn dốc không thể khai thác được; Vì vậy hệ số K

khai thác sử dụng đất (K tức là diện tích thực có thể khai thác xây dựng/ tổng

diện tích lấy đất) luôn K < 1. Hệ số K này biến đổi tuỳ thuộc vào địa hình từng

khu vực. Đối với đất bằng phẳng thì hệ số K tối đa chỉ ≤ 0,8 và đất ít bằng

phẳng thì hệ số K cao nhất cũng chỉ khoảng ≤ 0,3. Như vậy hệ số K trong đồ

án dao động từ 0,3- 0,8.

Với sự biến thiên của hệ số K như vậy làm ảnh hưởng lớn đến định mức

sử dụng đất đặc biệt là đất xây dựng đô thị. Từ đó nhu cầu diện tích các loại

đất so với tiêu chuẩn có thể tăng hơn. Đối với mỗi vùng đồ án sẽ dự kiến chỉ

định hệ số K thích hợp cho từng khu vực quy hoạch. Đây cũng là 1 yếu tố tốt

để phát triển kiến trúc cảnh quan trong các khu vực quy hoạch.

- Dự báo như cầu đất đai như sau:

o Đất xây dựng đô thị: Khoảng 8.600-8.700ha năm 2015 và 18.000-

18.500ha năm 2025 (trong đó bao gồm cả khu công nghiệp tập trung và

các cơ sở kinh tế chuyên ngành khác).

o Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn: Khoảng 1200-1300ha đến 2015

và khoảng 2700ha đến 2025.

o Đất xây dựng các cơ sở kinh tế phi nông nghiệp ngoài đô thị. 3.741,8ha.

o Đất canh tác nông lâm nghiệp: 25695,9ha đến 2015; 23864,7ha đến

2025.

o Đất thuộc diện cấm khai thác phát triển xây dựng :18974,0ha (rừng

phòng hộ và rừng đặc dụng).

o Đất phát triển mặt nước phục vụ mọi ngành kinh tế-xã hội: 1581,4ha

o Đất xây dựng phi nông nghiệp khác: 1543,4ha.

97

Page 98: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

IV. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ

4.1.Quan điểm phát triển khu kinh tế :

- Định hướng phát triển khu kinh tế không thể tách rời khỏi định hướng

phát triển vùng tam giác phát triển (TGPT) Việt Nam - Lào - Campuchia nói

chung và chiến lược phát triển vùng miền Trung và Tây Nguyên nói riêng. Kế

thừa các quy hoạch trong khu vực đã lập và có hiệu lực thi hành. Đề xuất các

yếu tố mới trên cơ sở phát triển kinh tế-xã hội toàn diện trong mối quan hệ

mật thiết hữu cơ với các vùng xung quanh trong sự phân công hợp tác cùng có

lợi.

- Xây dựng mới các cơ sơ kinh tế chuyên ngành như: Công nghiệp tập

trung, thương mại, dịch vụ tập trung để đẩy nhanh yếu tố tạo thị cũng như dịch

chuyển nhanh cơ cấu kinh tế và thu hút lao động trong toàn khu nghiên cứu.

- Xây dựng đô thị và các điểm dân cư nông thôn gắn với các khu vực

sản xuất kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái và phân bố vừa tập trung, vừa

phân tán trên toàn khu kinh tế nhằm khai thác triệt để các lợi thế của khu kinh

tế. Trong đó đô thị là hình thái xã hội có tính trọng tâm nhằm liên kết các

trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn. Đô thị này trước mắt là đô thị chuyên

ngành để tạo động lực phát triển chính cho khu kinh tế; Sau đó sẽ phát triển

thành đô thị tổng hợp để hội nhập kinh tế với vùng TGPT và các trọng điểm

kinh tế khác trên các hành lang và vòng cung kinh tế trong khu vực.

4.2.Tính chất của khu kinh tế:

- Là khu kinh tế động lực, trung tâm liên kết trên hành lang kinh tế Đông -

Tây trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia và quan hệ

mật thiết với các vùng kinh tế khác trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả

nước.

- Là khu kinh tế phát triển toàn diện về công nghiệp - thương mại, dịch

vụ và nông nghiệp. Trong đó công nghiệp được phát triển tập trung trở thành 1

trọng điểm trong hệ thống công nghiệp Quốc gia. Thương mại, đặc biệt là thương

mại quốc tế phát triển thành ngành kinh tế chủ đạo trong khu kinh tế. Du lịch

phát triển theo hướng du lịch nghỉ dưỡng - văn hoá - nhân văn, lịch sử và sinh

thái…vv. Nông nghiệp phát triển theo hướng canh tác công nghệ cao và đa

dạng sinh học gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

- Là khu kinh tế trong đó phát triển đô thị là căn bản, trước mắt là đô thị

chuyên ngành, tương lai trở thành đô thị tổng hợp ở vùng biên giới nhằm khai

thác hiệu quả các điều kiện về địa lý - chính trị - kinh tế, phát huy tác động lan

toả của khu kinh tế đối với TGPT 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia; Đồng

98

Page 99: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

thời là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn ở khu vực biên giới; Tạo

thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và dân trí của nhân

dân vùng biên; Hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, văn hoá,

xã hội, trật tự an ninh quốc phòng; Tạo điều kiện bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

quốc gia, tăng cường đoàn kết dân tộc và mối quan hệ hợp tác hữu nghị với

các Quốc gia trong khu vực.

4.3. Quan điểm phân vùng trong khu kinh tế:

- Theo vùng quy hoạch: Có 2 phân vị: Phân vùng đô thị & phân vùng nông

thôn.

- Theo vùng chuyên ngành có 5 phân vị (theo QĐ 217/2005/QDD-TTg) như

sau :

o Khu thương mại & công nghiệp.

o Khu quản lý và kiểm soát cửa khẩu.

o Khu đô thị và dân cư.

o Khu du lịch dịch vụ.

o Khu phát triển nông lâm nghiệp.PHẦN IV

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KHU KINH TẾ ĐẾN NĂM 2025.

I. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG TRONG KHU KINH TẾ:

Trên cơ sở các phần đã phân tích ở trên, dự kiến phân vùng quy hoạch như

sau:

1.1. Phân vùng đô thị: Là phân vùng động lực chủ đạo của khu kinh tế, phát

triển kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ là chủ yếu. Phân vùng phát

triển dọc theo các tuyến QL14, QL14C và QL40; trong đó thị trấn Plây Kần

là trung tâm, phía Bắc đến giáp ranh giới với huyện Đắk giei, phía Nam đến

vườn quốc gia Chưmonray, phía Đông đến giáp sông Pô Kô, phía Tây đến

giáp cửa khẩu biên giới. Tại phân vùng này sẽ có các khu công nghiệp &

thương mại, khu hành chính và kiểm soát cửa khẩu, thị trấn Plây Kần , các

khu đô thị mới, các khu dân cư cũ trong diện đô thị hoá và các khu du lịch

dịch vụ giáp với biên giới Việt nam - Lào – Campuchia .

1.2. Phân vùng ngoài đô thị   (nông thôn) : Là phân vùng động lực thứ cấp của

khu kinh tế; phân vùng này phát triển kinh tế công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ

công nghiệp, thương mại-du lịch, canh tác nông-lâm nghiệp và dịch vụ nông

thôn. Phạm vi của vùng là phần lãnh thổ còn lại của khu kinh tế sau khi trừ

99

Page 100: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

phân vùng phát triển đô thị. Tại phân vùng này sẽ có những khu du lịch lớn,

các điểm dân cư nông thôn, các khu phát triển nông lâm nghiệp và hệ thống

dịch vụ gắn với nông thôn tiệm cận với phân vùng đô thị.

II. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRONG KHU KINH TẾ: Đô thị trong khu kinh tế sẽ

được phát triển theo 2 giai đoạn như sau :

2.1. Giai đoạn 2006-2015:

- Là đô thị chuyên ngành phục vụ phát triển kinh tế ở khu vực cửa khẩu,

trong chương trình phát triển tam giác kinh tế 3 nước Việt Nam - Lào –

Campuchia . Trong đó thị trấn Plây Kan vẫn là trung tâm tổng hợp của huyện

Ngọc Hồi - tỉnh Kon Tum.

- Tính chất chuyên ngành của đô thị: công nghiệp - thương mại - dịch vụ và

du lịch.

- Quy mô dân số đô thị trong giai đoạn này: 100.000 người (trong đó có

3,14 vạn dân cư cũ sẽ tham gia lập thị) - Tương đương với đô thị hạng III.

- Quy mô đất đai: 8.614,7 ha.

- Quy mô hành chính dự kiến: khoảng 9 đơn vị hành chính cấp phường

(trong đó: số đơn vị hành chính hiện tại sẽ tham gia lập thị: 1 thị trấn và 6 xã

cũ sẽ được đô thị hoá từng phần) (xem ở mục IV dưới đây).

- Các xã nông thôn trong khu kinh tế trong giai đoạn này không thuộc

quyền quản lý hành chính của đô thị này.

2.2. Giai đoạn 2015-2025:

- Dự báo sẽ thành đô thị tổng hợp của khu vực biên giới (đô thị biên giới).

Khi đó thị trấn Plây Kần sẽ là 1 đơn vị hành chính trực thuộc đô thị này.

- Quy mô dân số đô thị: 29 vạn dân (nội thị là 22 vạn - ngoại thị là 7 vạn).

Đô thị tương đương với hạng II (thành phố hạng II).

- Quy mô đất đai: 18.874 ha.

- Quy mô hành chính dự kiến: Khoảng 19 đơn vị hành chính cấp phường,

xã ( trong đó 13 phường nội thị và 6 xã ngoại thị).

III. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG KHU KINH TẾ

3.1. Các giai đoạn phát triển của phân vùng nông thôn: phân vùng nông thôn trong khu kinh tế

cũng phát triển qua 2 giai đoạn theo sự phát triển của đô thị như sau:

3.1.1. Giai đoạn 2006-2015:

Các xã nông thôn trong khu kinh tế vẫn thuộc quản lý hành chính của

huyện Ngọc Hồi không thuộc quản lý hành chính của đô thị.

100

Page 101: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Số lượng các xã vẫn bao gồm 6 xã: Đắk Dục, Đắk Nông, Đắk Xú, Bờ

Y, Sa Loong và Đắk Kan. Ranh giới hành chính vẫn theo ranh giới cũ sau khi

đã trừ những phần đất xây dựng đô thị và các cơ sở kinh tế của khu quy hoạch.

Dân cư bao gồm: 1 phần dân cư của xã cũ, còn lại chủ yếu là dân cư

mới nhâp cư theo kế hoạch. Tổng dân số nông thôn quy hoạch trong giai đoạn

này là 5 vạn.

3.1.2 .Giai đoạn 2015-2025: Giai đoạn 2025 vẫn là 6 xã như trên, nhưng về

mặt quản lý sẽ trở thành 6 xã ngoại thành của đô thị trong ranh giới khu kinh

tế. Tổng dân cư nông thôn trong giai đoạn này là 7 vạn người.

3.2. Mô hình tổ chức các xã nông thôn:

3.2.1. Cơ cấu hệ thống:

Cơ cấu hệ thống chức năng đối với 1 xã nông thôn trong khu kinh tế

cũng bao gồm: trung tâm xã, trung tâm cụm xã, các điểm dân cư, các khu vực

canh tác sản xuất nông nghiệp và hệ thống hạ tầng kỹ thuật- xã hội phục vụ

cho đời sống và sản xuất. Cấu trúc dự kiến như sau:

- Trung tâm xã: trung tâm xã là khu vực bố trí các công trình hạ tầng xã

hội, các cơ sở dịch vụ phục vụ cho đời sống và sản xuất, đồng thời cũng là nơi

sinh hoạt cộng đồng của nhân dân trong xã, giao lưu với các xã khác; ngoài ra

trung tâm xã cũng là 1 trong những điểm dân cư chính trong xã. Tuỳ theo quy

mô, một xã có thể có từ 1 đến vài trung tâm xã.

- Trung tâm cụm xã: là trung tâm của nhiều xã; ở khu vực Tây Nguyên

rộng lớn và có địa hình chia cắt việc bố trí loại trung tâm này khá phổ biến.

Nhưng trong khu vực quy hoạch do khá gần với đô thị nên không bố trí loại

trung tâm này.

- Điểm dân cư nông thôn là các khu ở của dân cư nông thôn; một xã có

thể có nhiều điểm dân cư nông thôn. Trong điểm dân cư gồm có các loại nhà ở

như: nhà kết hợp dịch vụ, nhà vườn, nhà ở trang trại...v.v. Các đơn vị ở cơ sở

được lấy theo 1 trong 3 tiêu chí: theo diện tích (đối với các khu bằng phẳng),

theo từng quả đồi, hoặc doi đất (đối với khu có địa hình kém phẳng) và theo

sự tương đồng dân tộc (đối với nhóm dân tộc ít người).

- Các khu vực sản xuất: Bao gồm sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn

nuôi), sản xuất phi nông nghiệp. Định mức đất nông nghiệp bố trí phù hợp với

các quy định hiện hành của nhà nước cho mỗi người. Các khu vực này được

bố trí theo quy hoạch.

- Các công trình hạ tầng xã hội trong xã bao gồm: cơ quan hành chính,

đoàn thể cấp xã, trường THCS, tiểu học, trạm y tế, công trình thông tin văn

101

Page 102: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

hoá (câu lạc bộ hoặc nhà văn hoá, nhà truyền thống, hội trường..v.v), điểm

bưu điện....Các cửa hàng dịch vụ mua bán, công trình thể thao, công trình lễ

hội, tín ngưỡng, cây xanh...v.v. Các công trình này thường được bố trí ở khu

vực trung tâm xã.

- Các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống: như

điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi, nghĩa trang, vệ sinh, môi trường...v.v: bố

trí theo quy hoạch.

3.3. Các giải pháp, quan điểm định hướng xây dựng xã nông thôn:

- Giải pháp quy mô, hệ thống và phân bố: Các xã trong khu quy hoạch

đều có quy mô khá lớn (dân số trên 1 vạn, diện tích tự nhiên từ 6.000-9.000

ha, có xã lên tới 17.000 ha) vì vậy trong một xã nên bố trí phân tán nhiều trung

tâm xã (có trung tâm chính và các trung tâm khu vực). Quy mô của trung tâm

xã bố trí khoảng từ 50-70 ha (có thể lên tới trên 70 ha nhưng không nên quá

lớn hơn. Các trung tâm này nên bố trí gần các khu vực khu vực nông trường,

lâm trường, các khu công nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất kinh tế phi nông

nghiệp để tận dụng các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Trung tâm xã

bố trí ở nhưng vị trí thuận lợi, phân bố sao cho phạm vi phục vụ < 10km, đảm

bảo thuận lợi về giao thông đến với các xã khác và đến với các điểm dân cư

trong xã.

Các điểm dân cư nên bố trí tập trung: Các điểm dân cư nông thôn nên

bố trí tập trung thành các đơn vị lớn khoảng 50 ha/điểm tại vị trí thuận lợi đảm

bảo 3 nguyên tắc chính: vừa liên hệ tốt với trung tâm xã, vừa tiện lợi với khu

vực canh tác nông nghiệp hoặc các loại hình sản xuất khác, hướng vào mục

tiêu đô thị hoá nông thôn tăng cường kinh tế dịch vụ và canh tác nông nghiệp

theo phương thức công nghệ cao. Cự ly đi đến nơi canh tác tốt nhất là bán

kính khoảng 2 km trở lại.Trong các điểm dân cư nông thôn cũng có những

công trình công cộng có quy mô phù hợp với các đơn vị ở trong điểm.

Đối với điểm dân cư của các dân tộc cần tôn trong truyền thống dân tộc,

có thể tăng cường quy mô bằng cách bố trí cụm điểm dân cư có tính tương

đồng.

Các khu vực sản xuất cần bố trí tiện lợi với các điểm dân cư nông thôn,

hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần bố trí tiện ích cho việc sản xuất và đời sống của

dân cư nông thôn.

- Giải pháp tổ chức không gian: Đối với trung tâm xã nên tổ chức theo

cụm chức năng: hành chính, văn hoá-thể dục thể thao, y tế-giáo dục, khu vực

thương mại dịch vụ để dễ tạo bộ mặt cho trung tâm.

102

Page 103: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Các trung tâm xã nên tổ chức phát triển không gian theo dạng tuyến

điểm đối với các điểm cải tạo. Đối với các điểm phát triển mới nên hướng sự

phát triển không gian theo dạng điểm tập trung (dạng mạng). Hệ thống công

trình dịch vụ công cộng tổ chức thành cụm chức năng: hành chính, văn hoá-

thể dục thể thao, y tế-giáo dục, khu vực dịch vụ thương mại. Đồng thời nên tổ

chức tập trung để dễ tạo bộ mặt khu trung tâm.

Các điểm dân cư phát triển tập trung theo dạng mạng với các cấu trúc từ

cụm đến cụm, không phát triển dạng dải bám theo đường giao thông. Khu đất

xây dựng công trình công cộng điểm dân cư theo cụm cần xác định tại trung

tâm và có hướng phát triển trùng với hướng phát triển của dân cư. Tại khu vực

này cần xác định hướng phát triển cho hoạt động dịch vụ thương mại là điểm

trung tâm. Các đơn vị ở cơ sở nên bố trí theo hướng điểm trung tâm và phát

triển ly tâm theo địa hình. Đối với các điểm dân cư theo hình thức cụm này

cũng có thể được tổ chức bao gồm một điểm dân cư chính và các điểm dân cư

nhỏ xung quanh. Khoảng cách giữa các điểm dân cư trong cụm trong khoảng

500m. Các công trình công cộng của điểm dân cư đặt tại điểm dân cư chính.

Đối với điểm dân cư các dân tộc bản địa Tây Nguyên được tổ chức

không gian như: các điểm dân cư hiện trạng cải tạo cần tôn trọng hiện trạng,

tìm các vị trí đan xen trong khu vực tổ chức sinh hoạt cộng đồng đưa thêm các

công trình công cộng điểm dân cư. Các điểm dân cư xây dựng mới có thể tổ

chức sân thể thao kết hợp với sân lễ hội, không gian cây xanh nghỉ ngơi. Tại

các điểm dân cư có thể có dịch vụ thương mại tại các hộ dân, nhưng nên bố trí

các hộ làm dịch vụ thương mại tại các vị trí đầu mối, không nên ở tại khu vực

trung tâm buôn làng. Các điểm dân cư cần được tổ chức mang tính hướng nội

với không gian chính là không gian sinh hoạt văn hoá cộng đồng - nhà rông.

Mỗi điểm dân cư cần có khu vườn rau cho các hộ gia đình, có thể bố trí tại

vùng đệm xung quanh điểm dân cư. Không nên tổ chức dân cư hộ nhiều thế hệ

sống trong nhà dài, có thể bảo tồn nhà dài bằng cách sử dụng nhà dài cho các

không gian công cộng như lớp học, nhà trẻ hay các không gian công cộng

khác. Cần tổ chức khu vực chăn nuôi gia Xúc, gia cầm tránh gây ô nhiễm môi

trường. Giữa các hộ theo truyền thống có thể không có ranh giới cụ thể nhưng

giao thông trong buôn làng cần được tổ chức mạch lạc, hai bên có thể sử dụng

hàng rào cây xanh nhằm tạo cảnh quan và vệ sinh môi trường.

Đối với điểm dân cư trang trại nên tổ chức các điểm quy mô nhỏ từ 10 -

15 hộ để có thể kết hợp với các hình loại điểm dân cư khác trong việc sử dụng

chung các công trình hạ tầng xã hội. Các trang trại nên chia các lô đất theo

103

Page 104: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

chiều dài để tiết kiệm các đường, ống hạ tầng kỹ thuật, cũng như các mối liên

hệ mật thiết giữa các trang trại.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ CẤU CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TRONG KHU KINH

TẾ

Cơ cấu tổ chức hành chính trong khu kinh tế được dự kiến phát triển 19

phường xã như sau :

- Đối với phân vùng đô thị có 13 phường bao gồm: thị trấn Plây Kần

dự kiến đến 2025 chia làm 2 phường cũ và 11 phường mới có quy mô dân số

cho mỗi phường khoảng 1,2 vạn đến 1,7 vạn dân; diện tích tự nhiên khoảng

600 ha đến 1.500 ha (bao gồm cả những khu chuyên dụng trong đó).

- Đối với phân vùng nông thôn vẫn giữ nguyên tên 6 xã cũ: Đắk Dục,

Đắk Nông, Đắk Xú, Pờ Y, Đắk Kan, Sa Loong. Quy mô dân số mỗi xã khoảng

1,2 vạn đến 1,5 vạn dân; diện tích tự nhiên khoảng 6.000 đến 10.000 ha (riêng

xã Sa Loong là 17.000 ha, trong đó chứa đựng cả 1 khu vực của rừng quốc gia

Chưmonray) .

Bảng 18: Bảng thống kê số lượng và quy mô tổ chức hành chính của khu kinh

tế.STT

Tên phường xã Tổng quy mô đến 2025

Diện tích tự nhiên (ha)

Dân số dự kiến (người

)I Phân vùng Đô Thị1 Phường 1 681 16500

2 PHƯỜNG 2 893 17500

3 PHƯỜNG 3 1087 17500

4 PHƯỜNG 4 901 17500

5 Phường 5 (gồm cả khu hành chính) 1305 16500

6 PHƯỜNG 6 (TRỪ PHẦN THUỘC THỊ TRẤN PLÂY KẦN )

1000 16500

7 PHƯỜNG 7 1140 175008 PHƯỜNG 8 (MỘT PHẦN THỊ TRẤN PLÂY

KẦN )638 17000

9 Phường 9 1812 16000

10 PHƯỜNG 10 (GỒM CẢ KHU KIỂM SOÁT CỬA KHẨU)

1588 15500

11 PHƯỜNG 11 2106 17500

12 PHƯỜNG 12 (GỒM CẢ KHU THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ )

1463 17000

13 Phường 13 1264 15000

104

Page 105: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

II PHÂN VÙNG NÔNG THÔN

14 XÃ ĐẮK DỤC (GỒM CẢ KHU DU LỊCH HỒ ĐẮK DỤC)

6786 12000

15 XÃ ĐẮK XÚ (GỒM CẢ KHU DU LỊCH HỒ ĐẮK XÚ)

9368 15000

16 Xã Bờ Y (gồm cả khu du lịch cửa khẩu) 6240 10500

17 XÃ SA LOONG (GỒM CẢ KHU TRUNG TÂM NCKH & DV CHUYÊN ĐỀ HỒ SA LOONG)

17058 14000

18 XÃ ĐẮK KAN 6188 12000

19 XÃ ĐẮK NÔNG (GỒM CẢ KHU DU LỊCH VỌNG CẢNH VÀ LEO NÚI CEMPÚT-BIA)

6918 13000

20 Khu công nghiệp trong hàng rào 2004 0

TỔNG SỐ 70440 294000

V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KHU KINH TẾ

5.1. Quan điểm và nguyên tắc phát triển không gian

5.1.1.Quan điểm phát triển.

- Khu kinh tế được hình thành bởi các lợi thế của địa kinh tế, địa chính

trị và các nhân tố tích cực có tính cơ hội do các dự án, chương trính phát triển

kinh tế quốc gia và tam giác phát triển 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia

mang lại. Ngoài yếu tố rất giàu tiềm năng, các cơ sở kinh tế kỹ thuật làm tiền

đề cho khu vực còn khá nhỏ bé so với yêu cầu phát triển. Sự hình thành này sẽ

làm biến đổi cơ bản về kinh tế - xã hội của địa bàn dự kiến xây dựng khu kinh

tế. Vì vậy việc hình thành và phát triển khu kinh tế phải đảm bảo phát triển

bền vững, lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, ổn định an ninh xã

hội là mối quan tâm hàng đầu.

- Phát triển khu kinh tế trên cơ sở tuân thủ, kế thừa và phát triển những

mặt tích cực của đồ án cũ đã được phê duyệt năm 2001 theo quyết định số

1369/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 Thủ tướng Chính phủ; phát huy tác dụng của

các cơ sở kinh tế kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội đã và đang thực hiện.

Đảm bảo sự gắn kết hài hoà, đồng bộ giữa cải tạo khu đô thị cũ, làng xóm cổ

và phát triển các khu đô thị mới hiện đại. Khai thác triệt để các tiềm năng về

kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hoá...v.v, tạo nên vẻ đẹp đô thị

kết hợp truyền thống và hiện đại.

- Phát triển khu kinh tế phải đảm bảo tạo điều kiện tốt cho việc chuyển

dịch mạnh cơ cấu kinh tế và lao động của địa phương. Trú trọng phát triển

kinh tế hộ gia đình, coi trọng vai trò của hộ gia đình trong quá trình đẩy mạnh

các giải pháp nâng cao mức sống dân cư và làm tăng thêm sản phẩm hàng hoá

105

Page 106: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

cho xã hội. Việc chuyển một quỹ đất đang là phương tiện sản xuất nông

nghiệp của dân vào mục tiêu xây dựng đô thị thì nhất thiết cần phải trao lại

cho dân một phương tiện sản xuất mới phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ

cấu và trình độ của lao động. Từng bước tiến tới ổn định đời sống và sự thích

nghi cho đồng bào dân tộc ít người nói riêng và cộng đồng dân cư trong khu

vực nói chung.

- Phát triển trên cơ sở khai thác nguồn lực và các lợi thế của địa bàn, lấy

chính đất đai làm động lực phát triển chính, tạo các cơ chế thích hợp để thu hút sử

dụng các nguồn lực bên ngoài, trong đó đặc biệt trú trọng việc hấp dẫn đầu tư quốc

tế, thu hút cao các nguồn vốn như ODA, FDI...v.v, nhằm khai thác tốt quỹ đất vào

mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong đô thị. Huy động mọi nguồn vốn để xây

dựng đô thị nhưng phải coi trọng việc giữ gìn kỷ cương trật tự, tăng cường

kiểm soát sự phát triển đô thị theo đúng quy hoạch và pháp luật.

- Khu vực quy hoạch có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được

khai thác, đặc biệt là nguồn nước mặt. Đối với khu vực nghiên cứu quy

hoạch, nước mặt có vai trò rất quan trọng là một nhân tố tạo thị. Quy hoạch

phải góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, phát huy vốn rừng hiện có

và bảo vệ các vùng cảnh quan thiên nhiên.

- Phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn trong khu kinh tế phải đi đôi

với việc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Ngoài việc xây

dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đầu mối, cần chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng

trong đô thị và điểm dân cư nông thôn, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến giao

thông trên các trục đường chính của quốc gia và của tỉnh đi qua khu vực.

- Tổ chức phát triển không gian chung của khu kinh tế phù hợp với

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Làm cơ sở pháp lý

để triển khai công tác chuẩn bị đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

5.1.2. Nguyên tắc phát triển.

- Tạo lập tổ chức không gian phát triển bền vững trên cơ sở tận dụng khai

thác tối đa yếu tố địa hình, địa vật, cảnh quan thiên nhiên. Trong đó đặc biệt

chú ý đến việc khai thác triệt để các dòng chảy hiện hữu như sông, suối,

hồ...v.v. Nhằm dự trữ và phát triển các nguồn nước này thành các hồ chứa

nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và cải tạo môi trường sinh thái và

cảnh quan; đồng thời có thể biến các khu vực này thành các khu, điểm du lịch,

các tổ chức cây xanh phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí và sinh hoạt văn

hoá - thể dục-thể thao của nhân dân.

106

Page 107: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Phát triển không gian đô thị kết hợp với việc nâng cấp cải tạo đô thị cũ;

tạo mối liên hệ hữu cơ với các khu vực hiện hữu, trên cơ sở tận dụng tối đa

năng lực của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện có, trong đó đặc biệt chú

ý đến việc phát triển và mở rộng từ 2 khu vực: thị trấn Plây Kần và khu vực

dịch vụ mậu biên. Đảm bảo hướng tuyến giao thông đối ngoại, đối nội và quá

cảnh một cách hợp lý và không phá vỡ cảnh quan tự nhiên.

- Các khu vực làng xã nhập vào đô thị được bảo tồn, tôn tạo. Nâng cao

năng lực hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng thời làm phong phú không gian kiến

trúc cảnh quan.

- Mở rộng khai hoá các vùng rừng để phát triển các điểm dân cư nông

thôn mới theo nguyên tắc có lợi cho phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, dịch

vụ nông thôn và du lịch.

- Bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, thảm thực vật.

Bảo tồn các giá trị kiến trúc, di sản văn hoá và cảnh quan tự nhiên chung.

- Phân đợt xây dựng phù hợp với tình hình đầu tư trên địa bàn. Hình

thành ngay các dự án khả thi và có thể bổ sung trong tương lai.

5.2. Hướng phát triển đô thị: Lấy thị trấn Plây Kần làm trung tâm phát triển đô thị,

theo 4 hướng chính như sau:

- Phía Bắc: Dọc theo QL14, đoạn từ thị trấn Plây Kần hướng đi Đà

Nẵng đến thôn Nông Nhảy - xã Đắk Dục. Phía này gọi là đô thị Bắc Bờ Y.

- Phía Nam: Dọc theo QL14C, đoạn từ thị trấn Plây Kần hướng đi

huyện Sa Thầy đến xã Sa Loong và nông trường 732. Phía này gọi là đô thị

Nam Bờ Y.

- Phía Tây: Dọc theo QL40, đoạn từ thị trấn Plây Kần hướng đi Lào &

Camphuchia đến giáp biên giới. Phía này gọi là đô thị Tây Bờ Y.

- Phía Đông: Dọc theo QL14, đoạn từ thị trấn Plây Kần hướng đi

KonTum đến giáp sông Pô Kô. Phía này gọi là đô thị Đông Bờ Y.

5.3. Hướng phát triển các điểm dân cư nông thôn: Các điểm dân cư nông thôn của các xã có

hướng phát triển như sau:

- Xã Đắk Dục: Hướng phát triển của các điểm dân cư của xã tiệm cận

với 2 khu vực: một là tiệm cận về phía Tây của đô thị Bắc Bờ Y nhằm khai

thác tốt vùng trồng cấy phía Tây của đô thị và tận dụng miền ảnh hưởng tích

cực của văn minh đô thị; hai là tiệm cận với khu du lịch - dịch vụ hồ Đắk Dục

để khai thác thế mạnh của khu này đồng thời tiện lợi cho vùng trồng cấy phía

Tây của xã.

107

Page 108: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Xã Đắk Nông: Hướng phát triển các điểm dân cư của xã này là tiệm

cận với khu du lịch hồ Đắk Xúvà vùng trồng cấy phía Tây của xã.

- Xã Plây Xú: Hướng phát triển của các điểm dân cư của xã cũng tiệm

cận với 2 khu vực: một là tiệm cận với khu du lịch hồ Đắk Xúđể khai thác thế

mạnh của khu này đồng thời tiện lợi cho vùng trồng cấy phía Đông của xã; hai

là tiệm cận với khu công nghiệp tập trung và khu vực trồng cấy phía Nam của

xã.

- Xã Pờ Y: Hướng phát triển của các điểm dân cư của xã cũng tiệm cận

với khu vực dịch vụ cửa khẩu, khu giải trí cửa khẩu và vùng trồng cấy phía

Nam đô thị Tây Bờ Y.

- Xã Sa Loong: Hướng phát triển của các điểm dân cư của xã cũng tiệm

cận với khu du lịch dịch vụ hồ Sa Loong, vùng trồng hoa phía Nam đô thị

Nam Bờ Y và vùng trồng cấy phía Nam của xã.

- Xã Đắk Kan: Hướng phát triển của các điểm dân cư của xã cũng tiệm

cận với phía Đông bắc khu TTCN, phía Đông khu đô thị Nam Bờ Y và vùng

trồng cấy phía Đông của xã.

5.4. Các cơ cấu chức năng trong khu kinh tế:

5.4.1. Các chức năng trong đô thi:

5.4.1.1. Các chức năng dân dụng: bao gồm như sau:

- Các khu ở (khu ở cũ, khu ở mới với nhiều hình thái).

- Các khu công trình công cộng, cơ quan (trong đó có khu hành chính

và kiểm soát cửa khẩu).

- Các khu cây xanh - công viên, nghỉ ngơi giải trí.

- Giao thông nội thị và HTKT phục vụ dân dụng.

5.4.1.2. Các chức năng ngoài dân dụng: bao gồm như sau:

- Khu thương mại quốc tế, khu dịch vụ cửa khẩu (khu phi thuế quan).

- Các khu công nghiệp & kho tàng (khu công nghiệp tập trung, công

nghiệp vừa và nhỏ; các loại kho ngoại quan, nhiên liệu, dự trữ quốc gia...v.v).

- Các khu giải trí tập trung (giải trí tổng hợp, giải trí chuyên đề).

- Các khu cây xanh đặc biệt (vườn ươm, vườn giống, trại giống mới...,

công viên rừng thành phố..., vùng trồng hoa, đất canh tác trong đô thị… v.v).

- Các khu làng văn hoá, làng nghề...v.v.

- Các khu quân sự.

- Giao thông đối ngoại và đầu mối hạ tầng kỹ thuật.

5.4.2. Các chức năng ngoài đô thị:

- Các khu, điểm dân cư nông thôn.

108

Page 109: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Các trung tâm xã, cụm xã.

- Các khu quân sự.

- Các khu canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp.

- Các điểm, khu du lich chuyên đề hoặc tổng hợp.

- Các cơ sở kinh tế, khoa học kỹ thuật khác.

- Giao thông đối ngoại và hệ thống công trình đầu mối HTKT phục vụ

sản xuất và xã hội.

- Rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

5.5. Tổ chức không gian trong khu kinh tế.

5.5.1. Hệ thống trung tâm của khu kinh tế: hệ thống trung tâm được bố trí như

sau:

- Về mặt tính chất: bố trí các trung tâm tổng hợp và những chuyên ngành như

sau:

Trung tâm tổng hợp: đến 2025 vẫn là thị trấn Plây Kần là trung tâm

tổng hợp của khu kinh tế nói riêng và huyện Ngọc Hồi nói chung. Tại đây bố

trí khu hành chính của khu kinh tế tại thôn Quang Nông-xã Đắk Xú- phía Bắc

của thị trấn và phía Nam của đô thị Bắc Bờ Y. Ngoài ra mỗi phường, xã có 1

trung tâm tổng hợp (trung tâm phường, trung tâm xã). Các trung tâm này được

bố trí tiện ích ngay trong địa giới của phường, xã). Toàn bộ khu kinh tế có 17

trung tâm loại này.

Các trung tâm chuyên ngành:

o Trung tâm thương mại - tài chính: Trung tâm này bố trí tại đô

thị Nam Bờ Y. Tại đây có khu thương mại quốc tế (khu phi

thuế quan và) hàng loạt các các công trình thương mại, tài

chính và công cộng khác...v.v. Sau năm 2025 khu kinh tế

thành đô thị tổng hợp hạng II thì trung tâm này sẽ là trung tâm

tổng hợp của đô thị.

o Trung tâm giáo dục: Bao gồm các trường học từ đại học Bờ Y

đến trung học dạy nghề, trường dân tộc nội trú...v.v. Trung

tâm này được bố trí tại các thôn Nông Nội, Chả Nội - xã Đắk

Nông - thuộc đô thị Bắc Bờ Y.

o Trung tâm y tế, văn hoá, TDTT: Tại đây bố trí các công trình:

bệnh viện, khu liên hợp TDTT, cung văn hoá...v.v. Trung tâm

này được bố trí tại thôn Ngọc Tiến xã Pờ Y- thuộc Đô thị Tây

Bờ Y.

109

Page 110: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

o Trung tâm khoa học: Tại đây bố trí các khu công nghệ cao,

khu vườn ươm, vườn giống, trung tâm nghiên cứu khoa học

của đại học Bờ Y...v.v. Trung tâm này được bố trí tại thôn

Đắk Wang - xã Sa Loong - thuộc đô thị Nam Bờ Y.

o Trung tâm dịch vụ mậu biên và kiểm soát cửa khẩu: Gồm tập

hợp các công trình của khu kiểm soát cửa khẩu, các công trình

thương mại, dịch vụ, kho bãi...v.v, phục vụ cho các hoạt động

tại cửa khẩu. Trung tâm này được bố trí tại làng TaKa & lâm

trường Sa Loong - xã Pờ Y- thuộc đô thị Tây Bờ Y.

o Trung tâm du lịch, dịch vụ: Đây là các khu du lịch tổng hợp

hoặc chuyên đề, bao gồm: trong khu kinh tế có 5 trung tâm du

lịch, dịch vụ loại này như: các trung tâm du lịch hồ Plây Xú,

Đắk Nong, hồ Sa Loong, hồ Trung tâm và núi KemPut.

o Trung tâm giao lưu văn hoá các dân tộc Tây Nguyên, văn hoá

nghề, văn hoá truyền thống...v.v được bố trí tại thôn Dục

Nhảy, thôn Nông Nhảy - xã Đắk Dục - thuộc Đô thị Bắc Bờ

Y.

- Về mặt tổng thể không gian quy hoạch, bố trí 1 trung tâm chính toàn

đô thị và 4 trung tâm vùng đô thị và 17 trung tâm phường xã (kể cả trung tâm

thị trấn Plây Kần ). Các trung tâm này là nơi tập trung các hoạt động kinh tế -

xã hội của khu kinh tế; tại đây được bố trí các công trình kiến trúc tiêu biểu

như: trụ sở cơ quan quan trọng theo các cấp quản lý, công trình thương mại -

tài chính, dịch vụ, văn hoá, y tế, giáo dục, TDTT, quảng trường...v.v (theo

từng cấp phục vụ), các trục đường trung tâm, các công trình nghệ thuật kiến

trúc khác...v.v. Hệ thống này bao gồm như sau:

Trung tâm chính toàn đô thị: Từ 2006-2015 là thị trấn Plây Kần ; giai

đoạn 2015-2025 và sau 2025 là trung tâm đô thị Nam Bờ Y.

Các trung tâm vùng đô thị: Trung tâm đô thị Bắc Bờ Y, trung tâm đô

thị Nam Bờ Y, trung tâm đô thị Tây Bờ Y (dịch vụ mậu biên).

Các trung tâm phường xã: Gồm 13 phường, 6 xã và 1 khu quản lý

hành chính của khu công nghiệp tập trung.

- Tất cả các khu chức năng của khu kinh tế được bố trí theo nguyên tắc

vừa tập trung và phân tán xung quanh các trung tâm kể trên, để tạo tiện ích

cho sử dụng và phục vụ tốt nhất cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong

khu kinh tế. Trong đó mỗi vùng, khu vực có cấu trúc riêng phù hợp với địa

hình tự nhiên và nhu cầu sử dụng. Sự phối hợp giữa các điểm trung tâm, trục

110

Page 111: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

trung tâm, khu hướng tâm, khu ly tâm tạo thành dây truyền khép kín phục vụ

mọi hoạt động kinh tế - xã hội trong khu kinh tế. Ngoài ra, một số khu chức

năng chuyên dụng bố trí độc lập và có hệ thống hạ tầng phục vụ riêng biệt.

5.5.2. Bố trí các khu chức năng và cơ sở kinh tế của khu kinh tế:

5.5.2.1. Các công trình công cộng: các công trình công cộng được phân cấp

thành mạng lưới được bố trí như sau:

a. Mạng lưới công trình trụ sở cơ quan:

Trụ sở cơ quan quản lý hành chính của khu kinh tế và cơ quan trung

ương đóng trên địa bàn như: ngân hàng, kho bạc, toà án, công an, kiểm sát,

phát thanh, truyền hình...v.v, được bố trí tập trung ở khu trung tâm hành chính

tại thôn Quang Nông - xã Đắk Xú- phía Bắc của thị trấn và phía Nam của đô

thị Bắc Bờ Y.

Trụ sở cơ quan quản lý trực thuộc huyện Ngọc Hồi: bố trí giữ nguyên

tại thị trấn Ngọc Hồi.

Trụ sở cơ quan hành chính cấp phường, xã được bố trí tại các trung

tâm phường, trung tâm xã.

Trụ sở cơ quan, văn phòng đại diện của các cơ quan kinh doanh được

bố trí theo tiêu chuẩn: 700 -1.000 dân/doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp

khoảng 1.500-2.000 m2 đất được bố trí tại các trung tâm chính, trung tâm

vùng và 1 số trung tâm chuyên ngành của khu kinh tế.

b. Mạng lưới công trình y tế: công trình y tế bố trí đảm bảo khoảng 70 giường

bệnh/vạn dân. Theo đó số lượng bác sĩ tương ứng là: 70 người/vạn dân. Các

công trình phục vụ y tế bao gồm như sau:

- Mạng lưới bệnh viện và các cơ sở khám và điều trị: Mạng lưới bao

gồm tuyến TW, tuyến cấp khu kinh tế (và tương đương), tuyến phường-xã.

Trong đó, tuyến trung ương và tuyến cấp khu kinh tế gồm 1 số bệnh viện đa

khoa và chuyên khoa được bố trí thành khu trung tâm y tế 39,03 ha tại thôn

Ngọc Tiến-xã Đắk Xú- thuộc đô thị Tây Bờ Y và 3 trung tâm vùng đô thị Bắc,

Nam, Tây Bờ Y. Cụ thể như sau:

Tuyến TW: Đề xuất 1 bệnh viện đa khoa cấp vùng quy mô 500 giường

phục vụ cho khu kinh tế nói riêng và cho tam giác phát triển nói chung. Bệnh

viện này đặt ở khu trung tâm y tế ở trên.

Tuyến cấp khu kinh tế: Ngoài bệnh viện huyện Ngọc Hồi, bố trí 03

bệnh viện chuyên khoa có quy mô từ 150-200 giường như: nhi, phụ sản, ung

bướu…v.v tại khu trung tâm y tế kể trên. Bố trí 3 bệnh viện đa khoa khu vực

111

Page 112: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

có quy mô mỗi bệnh viện cũng khoảng 150-200 giường, và 3 phòng khám đa

khoa khu vực tại 3 trung tâm vùng đô thị Bắc, Nam, Tây Bờ Y.

Tuyến phường-xã: Bố trí 17 trạm y tế cấp phường xã, mỗi trạm

khoảng 10- 20 giường tại các trung tâm phường, trung tâm xã.

- Mạng lưới công trình sản xuất và cung ứng thuốc: Đề xuất 1 số nhà

máy sản xuất thuốc tân dược, đông dược theo tiêu chuẩn GMP đặt tại khu

công nghiệp tập trung. Hệ thống mạng lưới phân phối thuốc đề xuất bố trí mỗi

trung tâm chính và trung tâm vùng đô thị có ít nhất một khu chuyên doanh

phân phối thuốc. Mỗi bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và mỗi trung tâm

phường xã có ít nhất 1 cửa hàng bán thuốc.

- Mạng lưới công trình dịch vụ y tế, dịch tễ, chăm sóc sức khoẻ cộng

đồng: Đề xuất có ít nhất 4 trung tâm y tế dự phòng, vệ sinh dịch tễ học đặt tại

4 trung tâm và vùng đô thị như trên.

c. Mạng lưới công trình giáo dục:

- Mạng lưới công trình giáo dục đề cập trong quy hoạch nhằm phát triển

nguồn nhân lực cho khu kinh tế nói riêng và vùng TGPT nói chung. Mạng

lưới này bao gồm các hệ đại học, cao đẳng và trung học dạy nghề, hệ THPT,

tiểu học, mẫu giáo và giáo dục mầm non.

- Mạng lưới bố trí đảm bảo150 -180 người/vạn dân đối với hệ đại học-

cao đẳng và 80-100 hs/vạn dân đối với trung học dạy nghề, hệ THPT 300

hs/vạn dân, tiểu học 600-700 hs/vạn dân, mẫu giáo và giáo dục mầm non đảm

bảo 1200-1400 hs/vạn dân.

- Trong phân vùng đô thị có bố trí 1 trung tâm giáo dục có diện tích

142,8 ha dành cho hệ đại học-cao đẳng–dạy nghề. Các cơ sở giáo dục khác bố

trí ở trung tâm đô thị, trung tâm phường xã và các khu, cụm, điểm dân cư như

sau:

Hệ đại học, cao đẳng và THCN:

o Đề xuất bố trí 1 trường đại học tổng hợp Bờ Y: đây là trường đại

học, cao đẳng vừa công nghệ, vừa kỹ thuật có các ngành đào tạo

rất đa dạng, quy mô dự báo đến năm 2025 khoảng 7.000-10.000

học sinh. Trường này nhằm phát triển lực lượng Lào động tri

thức, Lào động có trình độ chuyên môn cao, diện tích 101,6ha.

o Đề xuất bố trí 1 số trường trung học dạy nghề chuyên ngành:

trung học y tế, trung học sư phạm, trung học phát thanh-truyền

hình, trung học xây dựng, trung học kỹ thuật công nghiệp, trung

học nông lâm nghiệp ...v.v. Các trường này nhằm phát triển

112

Page 113: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

nguồn nhân lực tay nghề phục vụ cho các họat động kinh tế-xã

hội của khu kinh tế. Quy mô cho mỗi trường đến năm 2025

khoảng 1.000-2.000 học sinh.

o Bố trí 2 trường phổ thông dân tộc nội trú vừa học vừa làm cho

con em người dân tộc trong vùng có quy mô từ 1.000 - 2.000 học

sinh. Đây là trường đặc thù có diện tích đất rất lớn (từ 15-20

ha/trường), được bố trí tại 2 đô thị Bắc và Nam Bờ Y.

Hệ THPT, tiểu học, mẫu giáo - mầm non:

o Bố trí 4 trường PTTH có quy mô từ 2.000-2.500 học sinh cho

toàn khu kinh tế, các trường này bố trí ở các trung tâm chính

và vùng của đô thị.

o Bố trí 18 trường THCS, mỗi trường có quy mô khoảng 1.200-

1.500 h/s cho 19 phường xã (trừ thị trấn Plây Kần đã có 1

trường), các trường này được bố trí tại các trung tâm phường,

xã.

o Bố trí 18 trường tiểu học, mỗi trường có quy mô khoảng 1.200

-1.500 h/s cho 19 phường xã (trừ thị trấn Plây Kần đã có 1

trường), các trường này được bố trí tại các trung tâm phường,

xã.

o Bố trí cho mỗi khu, cụm dân cư có quy mô dân số khoảng

3.000-5.000 người 1 cụm trường nhà trẻ–mẫu giáo mầm non,

có quy mô từ 700-800 cháu. Tổng số trong khu vực có khoảng

56 trường này. Các trường này bố trí sâu vào các khu, cụm,

điểm dân cư nhằm tạo tiện ích cho sử dụng (xin trình bày cụ

thể ở quy hoạch chi tiết 1/2000).

d. Mạng lưới công trình văn hoá: Hệ thống công trình này được bố trí nhằm

phục vụ cho sinh hoạt văn hoá cộng đồng của khu vực quy hoạch, đồng thời

bổ trợ cho các hoạt động kinh tế - xã hội khác trong khu vực. Danh mục công

trình thiết yếu được bố trí như sau:

- Tại trung tâm chính toàn đô thị: Bố trí 1 nhà hát lớn (ca múa nhạc tổng

hợp), kiêm trung tâm hội nghị quốc tế có sức chứa khoảng 1.500-2.000 chỗ, 1

trung tâm chiếu phim quốc gia và quốc tế có sức chứa khoảng 800- 1.000 chỗ,

1 cung văn hoá thiếu nhi lớn sức chứa khoảng 800-1.000 chỗ.

- Tại 3 trung tâm vùng đô thị: Mỗi trung tâm bố trí 1 nhà văn hoá tổng

hợp kiêm trung tâm hội nghị có sức chứa khoảng 500-700 chỗ. Toàn vùng có

3 nhà văn hoá dạng này.

113

Page 114: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Tại các trung tâm phường, xã: Bố trí 1 nhà văn hoá tổng hợp, sức chứa

khoảng 200 chỗ, toàn vùng có khoảng 17 nhà văn hoá dạng này.

- Tại các khu, cụm, điểm dân cư có quy mô dân số khoảng 5.000 người

bố trí một nhà văn hoá nhỏ, quy mô thích hợp nhằm phục vụ cho số dân cư

này. Toàn vùng có khoảng 60 nhà văn hoá dạng này.

- Bố trí 1 thư viện nhân dân trung tâm quy mô 50 vạn đầu sách tại trung

tâm đô thị và 4 thư viện cấp khu vực 10 vạn đầu sách tại các trung tâm vùng

đô thị.

- Bố trí 1 nhà triển lãm trung tâm có quy mô thích hợp tại tại trung tâm

toàn đô thị.

- Bố trí 1 bảo tàng tổng hợp lớn tại trung tâm toàn đô thị.

e. Mạng lưới công trình TDTT: Hệ thống công trình này được bố trí nhằm

phục vụ cho phát triển sức khoẻ cộng đồng đồng thời bổ trợ cho các hoạt động

kinh tế - xã hội khác trong khu vực. Danh mục công trình thiết yếu được bố trí

như sau:

- Bố trí 1 khu liên hợp TDTT (trong đó SVĐ có quy mô khoảng 1,5-2

vạn chỗ) tại thôn Xuân Tân – Xã Đắk Xú- đô thị Tây Bờ Y; quy mô phục vụ

cho 29 vạn dân đến năm 2025. Đây là khu phục vụ luyên tập & thi đấu TDTT

phong trào và TDTT thành tích cao cho toàn khu kinh tế.

- Bố trí 3 khu trung tâm TDTT cấp vùng tại 4 trung tâm vùng đô thị

Bắc, Nam và Tây Bờ Y, quy mô phục vụ khoảng 10 vạn dân. Các khu này

phục vụ cho TDTT phong trào và TDTT thành tích cao khu vực.

- Bố trí 17 khu TDTT tại các trung tâm phường xã, quy mô phục vụ cho

khoảng 1-1,5 vạn dân nhằm đáp ứng TDTT phong trào tại cấp cơ sở.

- Ngoài ra, tại các khu trung tâm chuyên ngành và chuyên đề khác cũng

có những khu TDTT quy mô nhỏ để đáp ứng TDTT phong trào tại cấp cơ sở

như trên.

h. Mạng lưới công trình thương mại- dich vụ:

- Các khu phi thuế quan:

Khu trung tâm thương mại quốc tế có diện tích 374.78 ha, được

bố trí tại trung tâm đô thị Nam Bờ Y. Đây là khu kinh doanh

thương mại được ưu đãi về thuế của khu kinh tế.

Khu dịch vụ cửa khẩu (mậu biên), diện tích 138,59 ha khu này

được bố trí ở giáp biên giới, cuối QL40 khu này gồm đủ các công

trình phục vụ cho giao dịch tại cửa khẩu. Đây cũng là khu bán phi

thuế quan được ưu đãi một số mặt hàng về thuế.

114

Page 115: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Hệ thống chợ:

Chợ đầu mối: Bố trí 3 chợ đầu mối tại các hướng vào đô thị:

chợ đầu mối phía Bắc đô thị Bắc Bờ Y, sát đường QL14 hướng đi

Đà Nẵng; chợ phía Đông nam giáp QL14 hướng đi Kon Tum,

chợ đầu mối phía Tây giáp QL40 hướng đi cửa khẩu.

Chợ lớn trung tâm: Bố trí 1 chợ trung tâm tại trung tâm đô thị

Nam Bờ Y.

Chợ lớn khu vực: Bố trí 3 chợ khu vực ở 3 trung tâm vùng đô

thị: Bắc, Nam, Tây Bờ Y.

Chợ phường, xã: Bố trí cho mỗi phường, xã có ít nhất 1 chợ.

Toàn vùng có 17 chợ loại này.

Chợ trong khu, cụm & điểm dân cư: Tại các khu, cụm, điểm

dân cư có quy mô dân số khoảng 5.000 người bố trí một chợ nhỏ,

bán kính phục vụ khoảng 2 km/chợ nhằm phục vụ cho số dân cư

này. Toàn vùng có khoảng 60 chợ này, diện tích mỗi chợ khoảng

1 ha.

Trung tâm thương mại, siêu thị: Bố trí 1 trung tâm thương mại lớn tại

trung tâm chính của đô thị, 4 trung tâm khu vực tại các trung tâm vùng đô thị,

17 trung tâm cấp phường, xã. Các trung tâm thương mại kết hợp với siêu thị.

- Hệ thống bán lẻ: Bố trí trong các cụm dân cư (quy hoạch chi tiết

1/2000 sẽ phải thể hiện dạng công trình này).

- Hệ thống kho trạm bán lẻ xăng dầu: Bố trí 5 kho trạm bán lẻ xăng dầu

với cự ly 5-7km/kho trạm tại các đô thị Đông, Tây, Nam, Bắc Bờ Y và thị trấn

Plây Kần . Các trạm này được bố trí kết hợp với các bãi xe, bến xe và trạm

trung chuyển kho vận khác.

- Sàn giao dịch: Bố trí 1 sàn giao dịch giáp bến xe hướng QL14 đi Kon

Tum, Sàn giao dịch có diện tích khoảng 5 ha phục vụ cho phát triển nông -

lâm nghiệp của toàn vùng.

i. Mạng lưới công trình phục vụ du lịch:

- Mạng lưới khách sạn: Bố trí 1 khách sạn trung tâm sức chứa khoảng

200 giường và 4 khách sạn khu vực quy mô khoảng 100 -150 giường tại các

trung tâm chính và trung tâm vùng toàn đô thị.

- Mạng lưới các khu giải trí: Bố trí 1 khu giải trí trung tâm diện tích

143.12 ha và 2 khu giải trí cấp vùng có diện tích 70-100 ha/khu cho các đô thị

Bắc và Tây Bờ Y. Đây là các khu liên hợp giải trí tập trung. Bố trí 1 sân golf

36 lỗ, diện tích 272 ha tại phía Nam của đô thị Nam Bờ Y.

115

Page 116: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Mạng lưới các khu, điểm du lịch khác:

Điểm du lịch tiệm cận với khu dịch vụ cửa khẩu- nằm ở phía

Tây Khu kinh tế theo đường QL40. Khu vực này được thiết kế với 1 hồ chứa

nước nhân tạo có diện tích 74 ha phần còn lại là 265 ha; nằm ở phía Nam khu

dịch vụ mậu biên và phía Bắc rừng quốc gia Chưmonray, có cảnh trí rất đẹp.

Sản phẩm chính là du lịch tham quan, quá cảnh, vui chơi giải trí tổng hợp, kết

hợp với hoạt động thương mại xuất nhập cảnh.

Khu du lịch Hồ Sa Loong: Khu này cũng lấy hồ nhân tạo Sa

Loong làm hạt nhân, hồ có diện tích mặt nước khoảng 300 ha. Còn lại là 656

ha nằm ở phía Nam Khu kinh tế theo đường QL14C, Phía Đông bắc rừng

Chưmonray. Khu này đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ

của khu kinh tế; sản phẩm chính là du lịch sinh thái rừng, nghỉ dưỡng, vui chơi

giải trí tổng hợp và du lịch chuyên đề khác.

Rừng quốc gia Chưmonray: Nằm ở phía Nam khu kinh tế, sản

phẩm là du lịch sinh thái rừng. Trong rừng có bố trí 1 điểm dịch vụ và trung

tâm điều hành của khu du lịch này.

Các khu du lịch hồ Đắk Xú(diện tích mặt nước rộng 280,49

ha), Đắk Dục (diện tích mặt nước rộng 136,99 ha): Khu này cũng các lấy hồ

nhân tạo làm hạt nhân - nằm ở phía Tây khu kinh tế, sau dãy Kemput. Sản

phẩm chính là du lịch sinh thái rừng, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tổng hợp và

du lịch chuyên đề khác.

Điểm du lịch núi Kemput-Bia - đô thị phía Bắc Bờ Y. Nằm ở

phía Bắc Khu kinh tế theo đường QL14 đi Đà Nẵng, điểm này có độ cao 1250

m, khí hậu rất mát mẻ, cảnh trí đẹp. Sản phẩm là du lịch là leo núi, vọng cảnh.

Các điểm du lịch các trung tâm đô thị trong Khu kinh tế. Các

khu vực này là các trung tâm đô thị, nơi có rất nhiều những di sản văn hoá, di

tích lịch sử, di tích chiến tranh, có các hồ chứa nước, các làng nghề, làng văn

hoá các dân tộc Tây Nguyên và 1 loạt các khu giải trí tổng hợp khác. Sản

phẩm chính là vui chơi giải trí tổng hợp, du lịch lịch sử, nhân văn...v.v.

5.5.2.2. Các khu dân cư đô thị: Các khu dân cư đô thị bố trí vừa hướng tâm,

vừa ly tâm vào các trung tâm phường, trung tâm vùng đô thị và trung tâm

chính toàn đô thị. Các điểm này có quy mô khoảng 2.000 - 3.000 -5.000 dân,

diện tích khoảng 50 -100ha. Tuỳ theo địa hình của khu vực xây dựng, các

điểm dân cư này được bố trí theo các hình thái như sau:

a. Các khu dân cư đô thị có mật độ ở tập trung cao: đây là các khu dân cư

được bố trí ở các khu đất khá bằng phẳng như: phía Nam của Đô thị Bắc Bờ

116

Page 117: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Y, phía Đông nam, Đông bắc của Đô thị Nam Bờ Y. Tại những khu vực này:

hệ số sử dụng đất xây dựng K (đã nêu ở mục 3.3 - phần III) có thể đạt tới 0,75

0,8, còn lại là các dòng chảy, sườn dốc không sử dụng được.

b. Các khu dân cư đô thị có mật độ ở tập trung thấp: Đây là các khu dân cư

được bố trí ở các khu đất ít bằng phẳng hơn như: phía Bắc, Tây của đô thị Bắc

Bờ Y, phía Tây nam của đô thị Nam Bờ Y, phía Tây nam và Tây của đô thị

Tây Bờ Y. Tại những khu vực này, hệ số K chỉ đạt tới 0,4 0,5, còn lại là các

dòng chảy, sườn dốc không sử dụng được như đã nêu ở trên. Nhà ở dân cư sẽ

toạ lạc tập trung trên các mô đất cao thành các cụm, điểm, phía dưới là dòng

chảy, sườn dốc, thảm cây xanh, hoa...v.v. Đây cũng là 1 nét đặc sắc của đô thị

này.

c. Các khu dân cư chuyên dụng:

- Khu nhà ở dành riêng cho người nước ngoài: Khu này nằm ở phía Tây

nam của đô thị Nam Bờ Y, giáp với khu trung tâm thương mại quốc tế. Vị trí

này được xác định như vùng đệm giữa khu cửa khẩu và trung tâm đô thị, tại

đây có địa thể đẹp. Đồ án bố trí 1 khu cho người nước ngoài có diện tích

khoảng 182 ha kết hợp với khu đô thị sinh thái và nhà ở chuyên đề khác. Đặc

biệt bố trí một khu trồng hoa có diện tích khoảng 500 ha kế hợp sản xuất

nông nghiệp và du lịch.

- Các khu nhà ở chuyên đề: bao gồm chuyên đề về kiến trúc như dạng

bảo tồn nhà ở của các dân tộc Tây Nguyên, chuyên đề về dân tộc, chuyên đề

về sinh thái, chuyên đề về dịch vụ...v.v. Các khu vực này có quy hoạch và

kiến trúc riêng phù hợp với người sử dụng và được bố trí phân tán tiện ích

trong các đô thị Đông, Tây, Nam, Bắc Bờ Y. Đây là khu mở cho ý tưởng của

các nhà đầu tư.

5.5.2.3. Mạng lưới các điểm dân cư nông thôn: Các điểm dân cư nông thôn

được bố trí tập trung xung quanh các trung tâm xã hoặc các khu đất thuận lợi

bằng phẳng tiện lợi cho việc canh tác, sản xuất nông nghiệp. Các điểm dân cư

này có diện tích khoảng 50 - 70 ha/điểm. Cụ thể như sau:

a. Xã Đắk Dục: Xã này bố trí các điểm dân cư thành 2 khu vực cách nhau

khoảng 2 km.

Khu vực 1: Giáp với đô thị Bắc Bờ Y, khu này có diện tích 220 ha, dự

kiến cho 6.200 người.

Khu vực 2: Bố trí xung quanh khu du lịch hồ Đắk Dục. Khu này có

diện tích 210 ha, dự kiến cho 5.800 người. Trung tâm xã Đắk Xúđược bố trí

tại khu này.

117

Page 118: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

b. Xã Đắk Nông: xã này bố trí các điểm dân cư thành 1 khu vực phía Bắc khu

du lịch hồ Đắk Xú. Khu có diện tích 350 ha, dự kiến cho 13.000 người. Trung

tâm xã Đắk Nông cũng bố trí tại đây.

c. Xã Đắk Xú: Xã này bố trí các điểm dân cư thành 2 khu vực xung quanh khu

du lịch hồ Đắk Xú như sau:

Khu vực 1: Phía Đông nam của hồ, khu này có diện tích 245 ha, dự

kiến cho 8.600 người. Trung tâm xã Đắk Xúcũng được bố trí tại đây.

Khu vực 2: Phía Tây nam của hồ, khu này có diện tích 180 ha, dự kiến

cho 6.400 người.

d. Xã Pờ Y: Xã này bố trí các điểm dân cư thành 2 khu vực như sau:

Khu vực 1: Giáp phía Bắc, Đông bắc của khu du lịch cửa khẩu, theo

đường từ khu dịch vụ mậu biên đi cửa khẩu Campuchia , khu này có diện tích

275 ha, dự kiến cho 7.000 người.

Khu vực 2: Phía Tây nam của khu dịch vụ mậu biên, khu này có diện

tích 135 ha, dự kiến cho 3.500 người.

e. Xã Sa Loong: Xã này bố trí các điểm dân cư thành 2 khu vực như sau:

Khu vực 1: Phía Đông bắc khu du lịch Hồ Sa Loong, khu này có diện

tích 485 ha, dự kiến cho 11.500 người. Trung tâm xã Sa Loong được bố trí tại

khu này.

Khu vực 2: Phía Tây nam khu du lịch Hồ Sa Loong, khu này có diện

tích 105 ha, dự kiến cho 2.500 người.

h. Xã Đắk Kan: Xã này bố trí các điểm dân cư thành 1 khu vực nằm ở phía

Nam đô thị Nam Bờ Y, cách QL14 khoảng 1km, có diện tích 490ha, dự kiến

cho 12.000 người. Trung tâm xã được bố trí tại đây.

Bảng 18: Bảng thống kê các khu dân cư nông thôn  ngoài đô thị:TT Tên Mô tả Vị trí Diên tích Dân số 1 Xã Đắk Dục   430 12000

  Khu 1 Giáp đô thị Bắc 220 6200

  Khu 2 Xung quanh Hồ Đắk Dục 210 5800

2 Xã Đắk Nông

  350 13000

  1 Khu Phía Bắc Hồ Đắk Xú 350  

3 Xã Plây Xú   425 15000

  Khu 1 Đông Nam Hồ Dắc Xú 245 8600

  Khu 2 Tây Nam Hồ Dắc Xú 180 6400

4 Xã Pờ Y   410 10500

  Khu 1 Giáp Phía bắc, Đông Bắc của Khu du lich 275 7000

118

Page 119: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

cửa khẩu, theo đờng từ khu dịch vụ mậu biên đi của khẩu Campuchia

  Khu 2 Phía Tây nam của khu dịch vụ mậu biên 135 35005 Xã Sa

Loong  590 14000

  Khu 1 Phía Đông bắc Khu du lich Hồ Saloong 485 11500  Khu 2 Phía Tây nam Khu du lich Hồ Saloong 105 25006 Xã Đắk Kan   490 12000  1 Khu Phía Nam Đô thị Nam Bờ Y, cách QL14

khoảng 1km490  

  Tổng 4960 63500

Ghi chú: Trong khu vực đô thị vẫn còn một số dân cư hoạt động kinh tế nông thôn. Tổng số

dân cư bố trí cho các xã không hoàn toàn là số dân khu vực nông thôn trong bảng dự báo

dân số và Lào động

5.5.2.4. Mạng lưới công trình công viên cây xanh, quảng trường:

- Hệ thống công viên:

Bố trí 1 công viên rừng thành phố có diện tích 1.248 ha tại phía Tây

của đô thị Tây Bờ Y. Công viên này cũng là khoảng cách ly giữa khu dân

dụng và khu công nghiệp trong đô thị, phục vụ giải trí tổn hợp; đồng thời là

bảo tàng động thực vật của khu khu kinh tế.

Bố trí 1 công viên xung quanh hồ trung tâm diện tích 724ha (kể cả

mặt nước hồ). Đây là công viên tổng hợp vui chơi giải trí, văn hoá, giáo dục

đồng thời là bảo tàng hoa của khu kinh tế.

Bố trí 1 công viên văn hoá lịch sử Tây Nguyên diện tích 536ha giáp

với khu quản lý hành chính khu kinh tế; công viên này phục vụ vui chơi, giải

trí đồng thời là bảo tàng ngoài trời của văn hoá Tây Nguyên.

Bố trí 1 số công viên kết hợp với mặt nước khác có diện tích từ 100

đến 120 ha tại các trung tâm vùng đô thị trong khu kinh tế. Các công viên này

phục vụ cho giải trí tổng hợp, đồng thời là vườn ươm cây hoa phục vụ xanh

cho đô thị.

Ngoài ra, tại các trung tâm phường xã cũng có 1 số vườn hoa, công

viên nhỏ kết hợp với các khu TDTT, diện tích mỗi khu khoảng 1-2ha.

- Hệ thống quảng trường:

Bố trí 1 quảng trường trung tâm tại đô thị Nam Bờ Y, quảng trường có

diện tích 17ha. Quảng trường tại khu hành chính khu kinh tế có diện tích 18ha.

Quảng trường đô thị phía Bắc có diện tích 18ha. Các quảng trường này có thể

bố trí các tượng đài hoặc các công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc.

119

Page 120: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Ngoài ra, tại các trung tâm phường xã cũng có 1 có thể bố trí những

khoảng trống kết hợp với vườn hoa, công viên các khu TDTT để tạo khoảng

trống cho sinh hoạt cộng đồng trong đô thị.

- Hệ thống cây xanh trong đô thị: Ngoài cây xanh đường phố, cây xanh ở

công viên, quảng trường, tất cả các khoảng đất không khai thác được (sau hệ

số K) đều được trồng cây xanh, trồng hoa và các canh tác khác làm đẹp cho đô

thị. Đây là đô thị có tỷ lệ cây xanh rất lớn.

5.5.2.5. Các khu chuyên đề (đặc dụng) khác.

a. Làng văn hoá ASEAN: Bố trí một khu văn hoá ASEAN có diện tích

231,36ha tại khu vực phía Nam thị trấn Plây Kần . Làng này là đại diện văn

hoá nghề của các nước trong khu vực Đông Nam á. Trong khu sẽ có những

xóm nghề truyền thống tiêu biểu của từng nước nhằm quảng bá văn hoá qua

sản phẩm nghề truyền thống. Làng này phục vụ cho du lịch và xúc tiến thương

mại.

b. Làng văn hoá văn hoá các dân tộc Tây Nguyên: Bố trí 1 khu có diện tích

127,26ha. Đây là làng giao lưu văn hoá truyền thống của các dân tộc Tây

Nguyên, phục vụ cho việc bảo tồn và giữ gìn bản sắc dân tộc, phục vụ cho du

lịch và giao lưu văn hoá.c. Khu bảo tồn di tích chiến thắng Plây Kần: Khu có diện tích 366,58ha, đây là khu bảo tồn và khai thác giá trị di tích lịch sử vào phát triển kinh tế - xã hội.5.5.2.6. Mạng lưới các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kho tàng.

a. Mạng lưới các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

- Bố trí 1 khu công nghiệp tập trung có diện tích khoảng 1.566ha taị

phía Bắc đô thị Tây Bờ Y, ngăn cách với đô thị Tây Bờ Y là công viên rừng

thành phố. Đây là khu công nghiệp động lực chủ đạo để phát triển công

nghiệp cho khu kinh tế. Khu vực này có cao độ thấp khoảng 600 -700m lại bị

chắn bới dãy núi phía Nam có độ cao 800-900m nên sự ảnh hưởng đến đô thị

rất thấp. Khu đô thị này cho phép phát triển các nhà máy có mức độ độc hại

cao nhất (có thể cao hơn cấp V).

- Bố trí 2 khu công nghiệp vừa và nhỏ: một tại phía Tây nam của đô thị

Bắc có diện tích 217 ha, một tại phía Nam của đô thị Nam Bờ Y có diện tích

278 ha. Đây là các khu công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp nhẹ, sạch có

mức độ độc hại < cấp V.

- Bố trí 1 làng nghề Việt Nam tại đô thị Bắc có diện tích 140,5 ha. Đây

là khu được xây dựng với ý tưởng hình ảnh thu nhỏ của làng nghề truyền

thống của Việt Nam.

120

Page 121: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

b. Mạng lưới các kho tàng:

- Tổng kho: Bố trí 1 khu có diện tích 578 ha, giáp về phía Bắc khu công

nghiệp tập trung. Đây là khu tổng kho lớn nhất của khu kinh tế, bao gồm kho

nguyên liệu, kho nhiên liệu, kho dự trữ quốc gia và các loại kho khác.

- Các loại kho vận khác:

Kho ngoại quan: Bố trí 4 khu kho ngoại quan kiêm cảng nội địa tại 3

khu vực: một ở giáp khu công nghiệp tập trung và giáp khu dịch vụ của khẩu

có diện tích 151,14 ha; một giáp đường QL14 hướng đi Kon Tum (phía Đông

nam thị trấn Plây Kần) có diện tích 54,82 ha; một ở đô thị Bắc Bờ Y có diện

tích 30,05 ha giáp đường QL14 hướng đi Đà Nẵng; một ở phía Nam khu kinh

tế giáp đường 14C có diện tích 30,43 ha.

Kho trung chuyển: Bố trí ghép với bến xe tải, xe quá khổ. Các bến xe

này được bố trí bên cạnh khoa ngoại quan (xin xem ở phần đầu mối hạ tầng

giao thông).

Kho trung chuyển xăng dầu: Bố trí ngay tại các trạm bán lẻ xăng dầu

(đã nêu ở mục mạng lưới công trình thương mại, dịch vụ). Kho này kiêm kho

bán lẻ.

Kho phân phối: Bố trí ngay tại các chợ, trung tâm thương mại, khu

phi thuế quan, khu dịch vụ mậu biên (đã nêu ở phần mạng lưới các công trình

thương mại-dịch vụ).

5.5.2.7. Các cơ sở kinh tế, khoa học khác: Bố trí một khu nghiên cứu khoa học

& công nghệ có diện tích 750ha tại phía Nam đô thị Nam Bờ Y và giáp với

khu du lịch hồ Sa Loong. Tính chất bao gồm: nghiên cứu thực nghiệm công

nghệ cao, vườn ươm, vườn thực nghiệm, khu bảo tồn gen động thực vật và

trung tâm nghiên cứu khoa học của đại học Bờ Y.

5.5.2.8. Các khu quân sự: Bố trí đủ theo yêu cầu của quân đội.

5.5.2.9. Các khu cách ly: Bố trí 04 cụm nghĩa trang và bãi rác, đảm bảo tiện

dụng và vệ sinh môi trường như sau:

- 01 khu phía Bắc (thuộc địa phận xã Đắk Dục), diện tích (nghĩa trang +

bãi rác) = 61,92 + 60,65 = 122,27 ha. Khu này phục vụ cho đô thị Bắc Bờ Y

và dân cư xã Đắk Dục. Cự ly gần nhất đến với đô thị là 5km, đến với điểm dân

cư nông thôn là 2km. Dân cư đô thị và nông thôn không phát triển theo hướng

này.

- 01 khu phía Tây bắc (thuộc địa phận xã Plây Xú), diện tích (nghĩa

trang + bãi rác) = 53,38 + 62,46 = 115,84 ha. Khu này phục vụ cho đô thị Tây,

Nam Bờ Y và dân cư xã Plây Xú, Đắk Nông. Cự ly gần nhất đến với đô thị là

121

Page 122: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

7-8 km, đến với điểm dân cư nông thôn là 3-4 km. Dân cư đô thị và nông thôn

không phát triển theo hướng này.

- 01 khu phía Tây nam (thuộc địa phận xã Pờ Y), diện tích (nghĩa

trang+ bãi rác) = 58,37 + 49,33 = 107,7 ha. Khu này phục vụ cho đô thị Tây,

Nam Bờ Y và dân cư xã Pờ Y. Cự ly gần nhất đến với đô thị là 10 km, đến với

điểm dân cư nông thôn là 3 - 4 km. Dân cư đô thị và nông thôn không phát

triển theo hướng này.

- 01 khu phía Đông nam (thuộc địa phận xã Đắk Kan), diện tích (nghĩa

trang + bãi rác) = 72,75 + 71,38 = 144,13 ha. Khu này phục vụ cho thị trấn

Plây Kần , đô thị Nam Bờ Y và dân cư xã Đắk Kan. Cự ly gần nhất đến với

đô thị là 8 km, đến với điểm dân cư nông thôn là 2 -3 km. Dân cư đô thị và

nông thôn không phát triển theo hướng này.

5.5.2.10. Các sản xuất nông -lâm- ngư nghiệp: Bao gồm khu sau:

- Các khu sản xuất nông nghiệp, diện tích đợt đầu đến năm 2015 là

5.504,85 ha (tiêu chuẩn 1.101,2m2/người), đợt sau đến năm 2025 là 3.946,7

ha (tiêu chuẩn 562,9m2/người). Các khu đất này được bố trí 1 phần giáp với

đô thị, còn lại phân bố xung quanh các điểm dân cư nông thôn.

- Các khu sản xuất nông nghiệp dưới tán lá rừng, diện tích đợt đầu đến

năm 2015 là 6.728,2ha (tiêu chuẩn 1.345m2/ng), đợt sau đến năm 2025 là

8.770 ha (tiêu chuẩn 688 m2/ng). Các khu này bố trí xen kẽ với các khu sản

xuất nông nghiệp ở trên.

- Các khu trồng rừng sản xuất, diện tích đợt đầu đến năm 2015 là

13.462,9ha (tiêu chuẩn 2.693m2/ng), đợt sau đến năm 2025 là15.094,3ha (tiêu

chuẩn 2.152 m2/ng). Các đất này được bố trí giáp với các khu canh tác ở trên.

- Tổng diện tích đất sản xuất nông-lâm nghiệp bố trí đợt đầu đến năm

2015 là 25.696ha (tiêu chuẩn 5.140,17m2/ng), đợt sau đến năm 2025 là

23.684,7 ha (tiêu chuẩn 3.403 m2/ng).

- Các khu canh tác ngư nghiệp: Là diện tích mặt nước của các hồ được

quy hoạch là 1.581 ha. Ngoài việc sử dụng để cải thiện môi trường, phát triển

kinh tế nông-lâm nghiệp, phát triển du lịch và các loại hình kinh tế khác, còn

dùng để canh tác nuôi trồng thuỷ sản đáp ứng nguồn thực phẩm cho khu vực

(nếu sử dụng cho mục tiêu này thì tiêu chuẩn sử dụng mặt nước để canh tác là

316m2/người đợt đầu đến năm 2015 và 226m2/ng đợt sau đến năm 2025.)

Tiêu chuẩn diện tích nông-lâm nghiệp bố trí trong quy hoạch thoả mãn

yêu cầu về chế độ chính sách theo quyết định số 134/2004/TTg ngày

122

Page 123: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

20/7/2004 của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho

đồng bào dân tộc thiểu số.

5.5.2.11. Các khu bảo tồn và quản lý nghiêm ngặt.

- Rừng phòng hộ: Rừng có diện tích 8.329,2 ha, nằm ở giáp đường biên

giới Việt - Lào, việc khai thác sử dụng rừng này theo chính sách chung của

Nhà nước.

- Rừng quốc gia Chưmonray: Rừng trong địa phận khu kinh tế có diện

tích 10.644,8 ha, nằm ở phía Đông nam khu kinh tế, giáp với huyện Sa Thầy

và biên giới Việt - Lào. việc khai thác sử dụng rừng này theo quy chế chính

sách chung của Nhà nước.

5.6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất trong khu kinh tế: Cân bằng quỹ đất quy hoạch trong

khu kinh tế thống kê theo bảng sau:

Bảng 19: Bảng thống kê quy hoạch sử dụng đất.TT Hạng mục Quy hoạch đến 2015 Quy hoạch đến 2025

Ha % Hệ số (K)

m2/ng

Ha % Hệ số(K)

m2/ng

I Tổng diện tích khu vực QH

70.440,0

70.440,0

II Đất xây QH xây dựng Phân Vùng đô thị

8.614,7 100% 370,3 18.874,7

100,0% 357,8

2.1 Đất dân dụng 3.677,5 42,69% 212,1 7.921,3 42,0% 231,12.1.1 Đất các khu ở 1.514,4 17,58% 106,2 3.629,2 19,2% 105,3

Đất ở đô thị tập trung 1.278,2 14,84% 0,8 1.923,1 10,2% 0,8Đất các khu ở cũ 128,5 1,49% 0,8 -1 354,4 1,9% 0,8 -1Đất các khu ở mật độ thấp 107,8 1,25% 0,5 1.351,7 7,2% 0,5

2.1.2 Đất CT công cộng, cơ quan 1.063,1 12,34% 0,8 39,9 1.469,8 7,8% 0,8 29,92.1.3 Đất các khu công viên giải

trí và các khu TDTT699,1 8,12% 43,7 1.563,9 8,3% 53,1

2.1.4 Đất giao thông nội thị và quảng trường

400,9 4,65% 22,3 1.258,5 6,7% 42,7

2. 2 Đất ngoài dân dụng 4.937,1 57,31% 158,2 10.953,4

58,0% 126,7

2.2.1 Đất công nghiệp, kho tàng 1.430,1 16,60% 104,0 2.639,1 14,0% 94,1Đất công nghiêp tập trung 750,1 8,71% 1.565,7 8,3%Đất kho tàng (kho dự trữ quốc gia, nguyên liệu, ngoại quan)

463,1 5,38% 578,4 3,1%

Đất các khu công nghiệp vừa và nhỏ

216,9 2,52% 495,0 2,6%

2.2.2 Đất khu thương mại quốc tế 499,6 5,80% 499,6 2,6%2.2.3 Đất khu dịch vụ cửa khẩu 138,6 1,61% 138,6 0,7%2.2.4 Đất các khu giải trí tập trung 307,5 3,57% 534,5 2,8%2.2.5 Cây xanh ven sông suối và

mặt nước suối và công viên rừng thành phố

924,8 10,73% 3.859,2 20,4%

2.2.6 Đất giao thông đối ngoại 524,7 6,09% 47,7 524,7 2,8% 23,42.2.7 Đất LVH các dân tộc Tây

Nguyên, làng nghề, vùng trồng hoa, đất canh tác trong đô thị

140,6 1,63% 1.284,5 6,8%

2.2.8 Đất công trình đầu mối hạ 71,3 0,83% 6,5 206,7 1,1% 9,2

123

Page 124: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

tầng kỹ thuật2.2.9 Đất quân sự 16,0 0,19% 16,0 0,1%2.2.10 Đất di tích lịch sử - 0,00% 366,6 1,9%2.2.11 Đất mặt nước hồ trung tâm 863,7 17,49% 863,7 623,2%2.2.12 Mặt nước sông Pô Kô 20,3 0,24% 20,3 0,1%

III Đất QH xây dựng phân vùng nông thôn

61.825,4

100% 51.565,3

100%

3.1 Đất ở nông thôn 1.298,6 2,10% 130,5 2.723,7 5,28% 157,2- Các khu ở nông thôn mới 1.288,7 2,08% 0,5 2.692,0 5,22% 0,4- Các khu ở nông thôn cũ 10,0 0,02% 0,8 -1 31,7 0,06% 0,7 0,8

3.2 Đất công cộng 134,1 0,22% 0,5 13,4 273,9 0,53% 0,5 15,63.3 Đất giao thông 65,6 0,11% 13,1 135,6 0,26% 19,33.4 Đất quân sự 12,8 0,02% 207,9 0,40%3.5 Đất phát triển các khu du

lịch chuyên đề - 0,00% 2.991,9 5,80%

3.6 Đất phát triển các khu vui chơi giải trí khác (sân golf)

- 0,00% 275,9 0,54%

3.7 Đất canh tác nông-lâm nghiệp hỗn hợp

12.233,0

19,79% 2447,1

8.770,4 17,01% 1250,8

3.8 Đất khu vực cách ly (nghĩa trang, bãi rác…)

220,0 0,36% 31,4 490,2 0,95% 69,9

3.9 Đất trung tâm NCKH và công nghệ, thực nghiệm nông-lâm nghiệp.

- 0,00% 749,8 1,45%

3.10 Đất công trình đầu mối HTKT và thuỷ lợi nông thôn

65,6 0,11% 13,1 65,6 0,13% 9,4

3.11 Đất giao thông đối ngoại nông thôn

94,3 0,15% 18,9 94,3 0,18% 13,4

3.12 Đất rừng sản xuất 13.462,9

21,78% 2693,1

15.094,3

29,27% 2152,7

3.13 Đất rừng phòng hộ 8.329,2 13,47% 8.329,2 16,15%

3.14 Đất rừng đặc dụng (VQG Chưmomray)

10.644,8

17,22% 10.644,8

20,64%

3.15 Đất mặt nước hồ phát triển du lịch, ngư nghiệp và thuỷ lợi.

717,6 1,16% 717,6 1,39%

Ghi chú: K là hệ số sử dụng đất như đã nêu ở mục 3.3- Phần III.

VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT

6.1. Hệ thống giao thông:

6.1.1. Giao thông đối ngoại: Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y được điều

chỉnh địa giới là 70.440 ha bao gồm cả thị trấn Plây Kần và 6 xã của huyện

Ngọc Hồi. Các vùng đất phát triển cơ bản dọc theo các QL14, 40,và 14C. Khu

kinh tế xuất hiện thêm nhiều những khu chức năng và hướng phát triển mới.

Do vậy mạng lưới giao thông đối ngoại chính cần được điều chỉnh cho phù

hợp với sự phát triển của khu kinh tế hiện tại và lâu dài.

6.1.1.1 Đường bộ:

- Đường Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh): Là tuyến đường huyết mạch

quốc gia từ Đà Nẵng qua khu vực quy hoạch nối với thị trấn Plây Kần - đi thị

xã Kon Tum. Tổng chiều dài đoạn tuyến đi vào trong đô thị là 20,7 km, kết

124

Page 125: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

cấu bê tông nhựa. Giữ nguyên hướng tuyến. Mặt cắt được thiết kế điều chỉnh

như sau:

Đoạn từ đô thị phía Bắc đến thị trấn Plây Kần : Giữ nguyên mặt

cắt ngang phần đường hiện trạng, đảm bảo hành lang bảo vệ

đường quốc lộ mỗi bên là 20m. Mở rộng tiếp 2 luồng đường đô

thị có làn xe chạy 7.5m, hè.7.5m. Tổng mặt cắt ngang đường là

88m (7.5+7.5+20+3+12+3+20+7.5+7.5).

Đoạn từ trung tâm thị trấn Plây Kần hướng đi Kon Tum mặt cắt

ngang được giữ theo thiết kế của thị trấn Plây Kần , lòng đường

15m, lề đường 3m, hành lang bảo vệ quốc lộ 20m. Tổng mặt cắt

61m (20+3+15+3).

Tại các điểm giao cắt với các đường chính đô thị như: Đường D1

(nút N8) , N1 (N41 ) tổ chức nút giao thông khác cốt.

Các tuyến đường cấp khu vực của các khu đô thị được thiết kế

giao nhau cùng cốt với hai làn đường quy hoạch mở rộng của

đường HCM.

- Đường quốc lộ 40: Đoạn từ trung tâm thị trấn Plây Kần đi cửa khẩu Bờ

Y dự kiến điều chỉnh hướng tuyến cục bộ tại khu vực thôn Ngọc Tiền-xã Đắk

Xú và thôn Ngọc Hải-xã Pờ Y. Độ dài đoạn chỉnh tuyến là 2400m. Mặt cắt

ngang cải tạo thành 44m (7.5+10.5+8+10.5+7.5)

- Đường 14C: Từ trung tâm thị trấn Plây Kần nối khu vực quy hoạch với

tỉnh Đắk Lắc. Đoạn qua khu vực quy hoạch được giữ nguyên hướng tuyến,

chỉ điều chỉnh mặt cắt ngang như sau:

Đoạn thị trấn Plây Kần xuống phía Nam cự ly 8.3 km (khu vực

thôn Cao Sơn), được thiết kế giống như đường 14 (đường Hồ Chí

Minh).

Đoạn còn lại đi xuống huyện Sa Thầy có mặt cắt ngang 12m

(3+6+3).

- Các tuyến liên huyện khác: Tuyến D20 đi huyện Đắk Glei, tuyến đường

D21, D22 đi huyện Đắk Tô, tuyến đường D23, NT17, NT12 đi huyện Sa

Thầy. Đây là các tuyến giao thông đối ngoại mới quy hoạch sang các khu vực

lân cận để dự định phát triển mở rộng khu kinh tế trong giai đoạn sau năm

2025 (các tuyến đường này được xác định là đường cấp III miền núi, mặt cắt

ngang: 9-12m (6 + 2 x(1,5-:-3m).

125

Page 126: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

6.1.1.2. Đường sắt- ga: Trong khu vực quy hoạch có độ dốc địa hình biến

đổi không phù hợp với thiết kế các tuyến đường sắt. Hiện nay, khu vực Tây

Nguyên không có các tuyến đường sắt liên tỉnh (trừ đường sắt Bắc Nam dọc

quốc lộ 1 của vùng duyên hải miền Trung). Đồ án không định hướng không

phát triển hệ thống đường sắt.

61.1.3. Đường thuỷ: Trong khu vực quy hoạch chỉ có sông Pô Kô, sông này

có chế độ thuỷ văn không ổn định, lòng sông chỗ chỗ hẹp nhất là 20m và có

độ dốc lớn. Đồ án không bố trí hệ thống đường thuỷ cho khu quy hoạch.

6.1.1.4. Đường hàng không: Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y phối hợp

cùng cơ quan tư vấn quy hoạch chung nghiên cứu vị trí sân bay Quốc tế tại địa

điểm xã Tân Cảnh – huyện Đăk Tô với diện tích khoảng 700ha đối diện sân

bay Phượng Hoàng qua đường Ql 14 về phía Bắc (Vị trí nghiên cứu xây dựng

sân bay thương mại quốc tế nằm ngoài khu vực sân bay Phượng Hoàng). Dự

kiến sân bay thương mại Quốc tế có đường băng dài 4,5 km, có thể đỗ được

máy bay tầm xa (nội dung này thể hiện trong báo cáo chuyên đề khác).

Bảng 20: Bảng thông kê quy mô hệ thống giao thông đối ngoại trong khu kinh

tếI. Đường đối ngoại thuộc phân vùng đô thị

STT Tên đườngChiều dài(m)

Lộ giới (m) Diện tích (ha)

TổngLàn xe

(m)Hè

Hành lang B. vệ

Dải P.cách

TổngLàn xe (m2)

1Đường Hồ

Chí Minh20704,17 88.00 27,00 21 40 12,00 182,20 55,90 43,48

2 Đường 14C 13094,86 88,00 27,00 21 40 12,00 115.23 35,36 27,50

3Đường

QL1410527,15 85,00 30,00 15 40 0,00 89.48 31,58 15,79

4Đường QL

4017434,91 79,00 22,00 17 40 0,00 137.74 38,36 29,64

Tổng 61761,09 524,65

II. Đường đối ngoại thuộc phân vùng nông thôn

STT Tên đườngChiều dài(m)

Lộ giới (m) Diện tích (ha)

TổngLàn xe

(m)Hè

Hành lang B. vệ

Dải P.cách

TổngLàn xe (m2)

1 nt1 14534,33 12,00 7,00 5 0 17,44 10,17 7,27 0,00

126

Page 127: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

2 NT4 21815,42 12,00 7,00 5 0 26,18 15,27 10,91 0,00

3 nt12 9612,08 12,00 7,00 5 0 11,53 6,73 4,81 0,00

4 nt17 7472,45 12,00 7,00 5 0 8,97 5,23 3,74 0,00

5 d11 14112,68 12,00 7,00 5 0 16,94 9,88 7,06 0,00

6 d20 3355,50 12,00 7,00 5 0 4,03 2,35 1,68 0,00

7 d23 7668,73 12,00 7,00 5 0 9,20 5,37 3,83 0,00

Tổng 78571,19 94,29

6.1.2. Giao thông nội thị:

6.1.2.1. Nguyên tắc quy hoạch:

- Giao thông nội thị được tổ chức phù hợp với phát triển không gian của

4 khu vực đô thị và toàn khu kinh tế. Các khu vực quy hoạch cũ tiếp tục thực

hiện theo quy hoạch, các khu vực mở rộng bao gồm các khu đô thị phía Bắc,

đô thị trung tâm, đô thị phía Nam, đô thị phía Tây (cửa khẩu) được mở các

tuyến đường chính theo các hướng nối với các đường đối ngoại. Mở thêm một

số tuyến đường vành đai đô thị để cho luồng vận tải hàng hoá tránh đi vào đô

thị như các luồng vận tải từ Đà Nẵng, Kon Tum đi cửa khẩu và ngược lại.

Riêng hai khu vực quan trọng là khu thương mại quốc tế và khu công nghiệp

tập trung được thiết kế tuyến phục vụ cho các phương tiện vận tải chuyên

dụng.

- Các khu quy hoạch cũ được điều chỉnh trên cơ sở cải tạo, nâng cấp

kết hợp với xây dựng một số tuyến đường mới tạo nên hệ thống giao thông

liên hoàn, phù hợp với sự phát triển toàn diện của khu kinh tế.

- Tiêu chuẩn thiết kế đường áp dụng cho đô thị hạng II và dự trữ phát

triển cho đô thị hạng I (phần đất dự trữ cho mục tiêu này để ở những dải phân

cách và hành lang an toàn)

6.1.2.1. Tổ chức mạng lưới đường: Bao gồm đường trục chính đô thị và

đường khu vực đô thị

- Đường trục chính đô thị: Bao gồm các tuyến chính như sau

Đường D1, D2: Là hai tuyến đường chính của đô thị phía Bắc, trong

đó đường D1 rộng 74m (mặt: (2x10,5 + 2x7,5)m, hè: 2x7,5m; dải

phân cách: 3x8m). Đường D2 rộng 44 m (mặt: 2x10,5m, hè: 2x7,5m,

dải phân cách: 8m).

Đường N1, N2: Là hai tuyến đường trục chính của đô thị phía Nam.

Hai tuyến đường này nối khu công cộng, các khu ở và nối với đường

đi khu công nghiệp tập trung. Đường N1 rộng 74m (mặt: (2x10,5 +

127

Page 128: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

2x7,5)m, hè 2x7,5m, dải giữa: 3x8m). Đường N2 rộng 74m (mặt:

(2x10,5 + 2x7,5)m, hè: 2x7,5m; dải phân cách: 3x8m).

Đường D13 rộng 44m (mặt: 2x10,5m, hè đường: 2x7,5m, dải phân

cách: 8m)

- Các trục đường khu vực: Lưới đường 500- 700m/tuyến, bao gồm các tuyến

như sau:

Các tuyến đường D3, D7, D14 rộng 27m (mặt15m, hè 2x6m).

Các tuyến đường : D4, D5, D6, D8, D9, D10, D11, D12, D15, D16,

D17, D18, N6, N7, N8, N9, N10, N11, N12, N13, N14, N15, N16,

N17, N18, N19, N20, N21, N22, N23, N24, N25, N26, N27 rộng 24m

(mặt: 14m, hè: 2x5m).

Một số tuyến đường vừa có tính chất là đường khu vực và có yêu cầu

cao thiết kế cảnh quan dọc đường như đường N3, N4 chạy dọc hai bên

hồ trung tâm, bề rộng thay đổi từ 51 -:- 61m (mặt: 15m, hè: 2x9m, giải

cây xanh trồng theo bố cục thay đổi từ 0 -:- 10m).

Tuyến đường N5, D19 đi qua khu công nghiệp tập trung rộng 33,5m

(mặt: 2x11,5m, hè: 2x5m, dải phân cách: 3m)

Bảng 21: Bảng thống kê mạng lưới đường giao thông nội thị

STT TÊN ĐƯỜNGCHIỀU DÀI

(M)

LỘ GIỚI (M) DIỆN TÍCH (HA)

TỔNGMẶT

ĐƯỜNGHÈ

D.P. CÁCH

TỔNGMẶT

ĐƯỜNGHÈ

D.P. CÁCH

AĐƯỜNG ĐÔ

THỊ229781,33 848,93

1 ĐƯỜNG D1 5049,49 76.00 10.00 25 10 38.38 5.05 12.62 5.05

2 ĐƯỜNG D1A 10294,53 74.00 36.00 14 24 76.18 37.06 14.41 24.71

3 ĐƯỜNG D2 4076,10 44.00 21.00 15 8 17.93 8.56 6.11 3.26

4 ĐƯỜNG D3 3056,33 26.00 14.00 12 0 7.95 4.28 3.67 0.00

5 ĐƯỜNG D4 10703,20 20.50 10.50 10 0 21.94 11.24 10.70 0.00

6 ĐƯỜNG D5 1568,03 20.50 10.50 10 0 3.21 1.65 1.57 0.00

7 ĐƯỜNG D6 1450,15 20.50 10.50 10 0 2.97 1.52 1.45 0.00

8 ĐƯỜNG D7 1555,72 26.00 14.00 12 0 4.04 2.18 1.87 0.00

9 ĐƯỜNG D8 2151,33 20.50 10.50 10 0 4.41 2.26 2.15 0.00

10 ĐƯỜNG D9 2993,63 26.00 14.00 12 0 7.78 4.19 3.59 0.00

11 ĐƯỜNG D10 3823,05 20.50 10.50 10 0 7.84 4.01 3.82 0.00

12 ĐƯỜNG D12 6106,09 20.50 10.50 10 0 12.52 6.41 6.11 0.00

13 ĐƯỜNG D13 7032,56 44.00 21.00 15 8 30.94 14.77 10.55 5.63

14 ĐƯỜNG D14 7886,38 26.00 14.00 12 0 20.50 11.04 9.46 0.00

15 ĐƯỜNG D15 1387,82 125.00 15.00 20 90 17.35 2.08 2.78 12.49

16 ĐƯỜNG D16 2290,86 20.50 10.50 10 0 4.70 2.41 2.29 0.00

17 ĐƯỜNG D17 1387,82 125.00 15.00 20 90 17.35 2.08 2.78 12.49

18 ĐƯỜNG D18 4303,71 20.50 10.50 10 0 8.82 4.52 4.30 0.00

19 ĐƯỜNG D19 4913,24 33.50 24.50 6 3 16.46 12.04 2.95 1.47

128

Page 129: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

20 ĐƯỜNG D24 779,13 125.00 15.00 20 90 9.74 1.17 1.56 7.01

21 ĐƯỜNG D25 779,13 125.00 15.00 20 90 9.74 1.17 1.56 7.01

22 ĐƯỜNG D26 779,13 125.00 15.00 20 90 9.74 1.17 1.56 7.01

23 ĐƯỜNG D27 660,96 20.50 10.50 10 0 1.35 0.69 0.66 0.00

24 ĐƯỜNG D28 836.49 20.50 10.50 10 0 1.71 0.88 0.84 0.00

25 ĐƯỜNG D29 1016,23 20.50 10.50 10 0 2.08 1.07 1.02 0.00

26 ĐƯỜNG D30 590,11 20.50 10.50 10 0 1.21 0.62 0.59 0.00

27 ĐƯỜNG D31 348,88 20.50 10.50 10 0 0.72 0.37 0.35 0.00

28 ĐƯỜNG PÔKÔ 9119,16 20.50 10.50 10 0 18.69 9.58 9.12 0.00

29 ĐƯỜNG N1 15074,31 74.00 36.00 14 24 111.55 54.27 21.10 36.18

30 ĐƯỜNG N2 7021,38 74.00 36.00 14 24 51.96 25.28 9.83 16.85

31 ĐƯỜNG N3 5796,18 56.00 15.00 30 5 32.46 8.69 17.39 2.90

32 ĐƯỜNG N4 7654,12 56.00 15.00 30 5 42.86 11.48 22.96 3.83

33 ĐƯỜNG N5 12863,43 33.50 24.50 6 3 43.09 31.52 7.72 3.86

34 ĐƯỜNG N6 3688,71 20.50 10.50 10 0 7.56 3.87 3.69 0.00

35 ĐƯỜNG N7 2366,25 20.50 10.50 10 0 4.85 2.48 2.37 0.00

36 ĐƯỜNG N8 1237,48 20.50 10.50 10 0 2.54 1.30 1.24 0.00

37 ĐƯỜNG N9 1167,26 20.50 10.50 10 0 2.39 1.23 1.17 0.00

38 ĐƯỜNG N10 1033,02 125.00 15.00 20 90 12.91 1.55 2.07 9.30

39 ĐƯỜNG N11 6100,81 26.00 14.00 12 0 15.86 8.54 7.32 0.00

40 ĐƯỜNG N12 2978,02 26.00 14.00 12 0 7.74 4.17 3.57 0.00

41 ĐƯỜNG N13 9393,14 20.50 10.50 10 0 19.26 9.86 9.39 0.00

42 ĐƯỜNG N14 1181,53 20.50 10.50 10 0 2.42 1.24 1.18 0.00

43 ĐƯỜNG N15 1328,82 20.50 10.50 10 0 2.72 1.40 1.33 0.00

44 ĐƯỜNG N16 1256,99 20.50 10.50 10 0 2.58 1.32 1.26 0.00

45 ĐƯỜNG N17 1554,42 20.50 10.50 10 0 3.19 1.63 1.55 0.00

46 ĐƯỜNG N18 2334,58 20.50 10.50 10 0 4.79 2.45 2.33 0.00

47 ĐƯỜNG N19 1429,54 33.50 24.50 6 0 4.79 3.50 0.86 0.00

48 ĐƯỜNG N20 3397,74 20.50 10.50 10 0 6.97 3.57 3.40 0.00

49 ĐƯỜNG N21 1906,53 20.50 10.50 10 0 3.91 2.00 1.91 0.00

50 ĐƯỜNG N23 2883,96 20.50 10.50 10 0 5.91 3.03 2.88 0.00

51 ĐƯỜNG N24 1697,36 20.50 10.50 10 0 3.48 1.78 1.70 0.00

52 ĐƯỜNG N25 696,39 20.50 10.50 10 0 1.43 0.73 0.70 0.00

53 ĐƯỜNG N26 835,11 20.50 10.50 10 0 1.71 0.88 0.84 0.00

54 ĐƯỜNG N28 862,87 20.50 10.50 10 0 1.77 0.91 0.86 0.00

55 ĐƯỜNG N29 1951,61 20.50 10.50 10 0 4.00 2.05 1.95 0.00

56 ĐƯỜNG N30 751,24 20.50 10.50 10 0 1.54 0.79 0.75 0.00

57 ĐƯỜNG N31 736,34 20.50 10.50 10 0 1.51 0.77 0.74 0.00

58 ĐƯỜNG N32 399,82 20.50 10.50 10 0 0.82 0.42 0.40 0.00

59 ĐƯỜNG N33 1409,54 20.50 10.50 10 0 2.89 1.48 1.41 0.00

60 ĐƯỜNG N34 823,64 20.50 10.50 10 0 1.69 0.86 0.82 0.00

61 ĐƯỜNG N36 1360,22 20.50 10.50 10 0 2.79 1.43 1.36 0.00

62 ĐƯỜNG N37 5878,09 20.50 10.50 10 0 12.05 6.17 5.88 0.00

63 ĐƯỜNG N38 756,09 20.50 10.50 10 0 1.55 0.79 0.76 0.00

64 ĐƯỜNG N39 756,09 20.50 10.50 10 0 1.55 0.79 0.76 0.00

65 ĐƯỜNG N44 20279,44 20.50 10.50 10 0 41.57 21.29 20.28 0.00

129

Page 130: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Ghi chú: Trong bảng trên không thống kê giao thông đối ngoại.

6.1.3 Giao thông nông thôn :

- Hệ thống đường giao thông nông thôn gồm các loại đường liên thôn,

liên xã, liên huyện được tổ chức phù hợp với hệ thống đường đô thị, đảm bảo

kết nối giữa đường đô thị và đường nông thôn được thuận tiện, đồng thời liên

hệ thuận tiện giữa các thôn, các xã với nhau.

- Các tuyến đường liên thôn được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp V

miền núi rộng. Các tuyến đường liên xã được thiết kế theo tiêu chuẩn đường

cấp IV miền núi. Các tuyến đường liên huyện và các tuyến đường nông thôn

đối ngoại được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.

Bảng 22: Bảng thống kê mạng lưới đường giao thông nông thôn

STT TÊN ĐƯỜNGCHIỀU DÀI

(M)

LỘ GIỚI(M) DIỆN TÍCH(HA)

TỔNGMẶT

ĐƯỜNGLỀ

D.P. CÁCH

TỔNGMẶT

ĐƯỜNGLỀ

ĐƯỜNGD.P.

CÁCHĐƯỜNG

NÔNG THÔN144866,30 135.55

1 ĐƯỜNG NT3 7008,90 12.00 7.00 5 0 8.41 4.91 3.50 0.00

2 ĐƯỜNG NT5 10150,51 9.00 6.00 3 0 9.14 6.09 3.05 0.00

3 ĐƯỜNG NT6 29658,13 9.00 6.00 3 0 26.69 17.79 8.90 0.00

4 ĐƯỜNG NT7 8718,49 9.00 6.00 3 0 7.85 5.23 2.62 0.00

5 ĐƯỜNG NT8 5128,34 12.00 7.00 5 0 6.15 3.59 2.56 0.00

6 ĐƯỜNG NT9 2114,72 6.50 3.50 3 0 1.37 0.74 0.63 0.00

7 ĐƯỜNG T10 14018,46 12.00 7.00 5 0 16.82 9.81 7.01 0.00

8 ĐƯỜNG T11 13801,22 12.00 7.00 5 0 16.56 9.66 6.90 0.00

9 ĐƯỜNG T13 8550,32 12.00 7.00 5 0 10.26 5.99 4.28 0.00

10 ĐƯỜNG T14 4680,11 12.00 7.00 5 0 5.62 3.28 2.34 0.00

11 ĐƯỜNG T16 7567,06 6.50 3.50 3 0 4.92 2.65 2.27 0.00

12 ĐƯỜNG T18 3855,99 6.50 3.50 3 0 2.51 1.35 1.16 0.00

13 ĐƯỜNG T19 6197,90 6.50 3.50 3 0 4.03 2.17 1.86 0.00

14 ĐƯỜNG T20 7464,85 6.50 3.50 3 0 4.85 2.61 2.24 0.00

15 ĐƯỜNG T21 8118,71 6.50 3.50 3 0 5.28 2.84 2.44 0.00

16 ĐƯỜNG T22 1309,26 6.50 3.50 3 0 0.85 0.46 0.39 0.00

17 ĐƯỜNG T23 6523,33 6.50 3.50 3 0 4.24 2.28 1.96 0.00

6.1.4. Các công trình giao thông:

- Bến xe đối ngoại: Dự kiến tổ chức 1 bến xe tổng hợp trung tâm có

diện tích 31,74 ha và 4 bến xe đối ngoại tổng hợp tại bốn khu vực cửa ngõ của

khu kinh tế, có diện tích mỗi bến khoảng 19,08 - 24,38 ha. Ngoài ra, còn có 2

bến xe tải chuyên dụng cho đô thị Bắc là 17,02 ha và đô thị Nam là 52,69 ha.

Các bến xe này vừa là bến xe vận chuyển hành khách vừa là bến xe và điểm

đỗ hàng hoá, khi thiết kế được kết hợp với hệ thống kho vận khác.

130

Page 131: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Cầu cống: Các cầu cống qua đường được xây dựng phù hợp với tải

trọng từng tuyến. Có 2 cây cầu lớn sẽ được cải tạo: Cầu Đắk Mốt (qua sông Pô

Kô), cầu Đắk Long (qua suối Đắk Long). Ngoài ra, còn một số cầu dự kiến

sau 2025 qua sông Pô Kô sang huyện Đắk Tô và một số cầu nhỏ khác qua các

suối. Hầu hết các tuyến đường qua suối có giải pháp làm cống tràn, ngầm tràn.

- Bãi đỗ xe: Tổng diện tích các bãi đỗ xe chính là 180 ha chiếm khoảng

0.15 % diện tích xây dựng đô thị. Các bãi đỗ xe tập trung tại các cửa ngõ đô

thị và khu trung tâm khu kinh tế.

- Nút giao thông khác cốt: Dự kiến tổ chức nút giao khác cốt tại nút

giao thông N8 - giao giữa đường HCM và đường D1 là trục chính đô thị phía

Bắc, hướng ưu tiên là đường HCM. Hình thức nút giao này là nút giao kiểu

hoa thị hoàn chỉnh, quy mô diện tích khoảng 20 ha. Tại khu vực đô thị phía

Nam dự kiến tổ chức nút giao thông khác cốt tại nút N41, đây là nút giao của

đường trục chính đô thị phía Nam (N1) với đường HCM, hướng ưu tiên là

đường HCM. Hình thức nút giao này dự kiến là kỉểu hoa thị không hoàn

chỉnh, quy mô diện tích khoảng 15 ha.

6.1.5. Các chỉ tiêu KTKT của mạng lưới giao thông:

- Giao thông đô thị:

Diện tích giao thông 783,2 ha (trong đó giao thông đối ngoại 524,7

ha).

Tỷ lệ đất giao thông: 9,4%.

Tổng chiều dài các loại đường 229,781 km.

Mật độ đường 1,6 km/km2 (bao gồm cả mạng lưới đường của các

khu đã quy hoạch).

Diện tích bến xe đối ngoại (tổng hợp): 121,32 ha.

Diện tích bến xe tải chuyên dụng, kết hợp kho bãi khác: 69,71 ha

Bãi xe trong đô thị: 106 ha.

Quảng trường: 80 ha.

Nút giao khác cốt: 35 ha.

- Giao thông nông thôn: Diện tích xây dựng vùng nông thôn là: 51.565,3 ha

Diện tích giao thông: 229,8 ha, trong đó giao thông đối ngoại: 94,3

ha.

Tỷ lệ đất giao thông trong các khu dân cư nông thôn: 5,5%.

Tổng chiều dài các loại đường: 144,866 km.

Mật độ đường giao thông: 0,28 km/km2.

131

Page 132: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

6.1.6. Tổ chức mạng lưới giao thông, mạng lưới kho vận và trạm đầu mối

HTKT.

6.1.6.1 Mục tiêu và nguyên tắc thiết kế:

- Mục tiêu: Tổ chức mạng lưới giao thông đảm bảo sự lưu thông liên

hoàn giữa các tuyến và các loại phương tiện giao thông trong và ngoài đô thị,

đảm bảo thỏa mãn nhu cầu vận chuyển cho các khu vực đặc biệt, nhưng không

ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường xã hội.

- Nguyên tắc thiết kế: Trong khu vực quy hoạch chỉ có phương tiện giao

thông đường bộ như: Xe tải, xe khách, xe buýt, xe con, xe đạp và xe máy. Các

loại này khi tham gia giao thông phải tuân thủ nguyên tắc sau:

Xe tải có tải trọng trục > 12 tấn (HK80), các loại xe chuyên dụng như

xe bánh xích, các cần cẩu...v.v hoàn toàn không được vào đô thị (trừ

đường 14 và đường 40). Nếu được vào đô thị để phục vụ cục bộ thì

phải vận chuyển bằng cách thông qua các phương tiện giao thông khác.

Các xe tải trọng trục <= 12 tấn (H30) được vào đô thị và chỉ được chạy

các tuyến vành đai và một số tuyến đối ngoại của đô thị.

Các loại xe tải nhỏ từ 2,5 đến 5 tấn được vào đô thị đến các đường

khu vực theo giờ quy định trong ngày để phục vụ các khu dân dụng

(chủ yếu là vận chuyển hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng).

Các loại xe vệ sinh môi trường, xe cửu hoả và các loại xe chuyên dụng

khác được ưu tiên trong các loại đường trừ khu trung tâm đô thị.

Riêng các khu vực đặc biệt như: Khu công nghiệp tập trung, khu

thương mại công nghiệp được thiết kế riêng cho đường xe tải.

Hệ thống giao thông phục vụ người và hàng hoá tiêu dùng được tổ

chức trên cơ cơ sở phân luồng: Từ các bến xe đối ngoại ---- các bến

trung gian ---- các bến lẻ và ngược lại bằng hệ thống xe bus và taxi.

Vận tải hàng hoá công nghiệp và nguyên vật liệu được tổ chức theo

luồng từ các kho bãi cấp khu kinh tế đến các kho bãi trung chuyển, đến

các đối tượng tiếp nhận và ngược lại.

Trong quá trình thi công xây dựng đô thị và trong các trường hợp đặc

biệt, các loại phương tiện có tải trọng quá lớn nêu trên có thể được vào

đô thị theo yêu cầu cụ thể của nhà quản lí.

6.1.6.2. Phân luồng giao thông:

- Các loại xe có tải trọng trục xe >12 tấn (HK80) và loại 5 - 12 tấn (H30)

được bố trí trên các đường: quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh), đường 14C,

132

Page 133: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

quốc lộ 40, D4- vành đai phía Tây bắc ra cửa khẩu, NT15, D11 - vành đai phía

Tây nam và Đông nam, đường Pô Kô (giáp sông Pô Kô).

- Các loại xe tải đặc biệt (xe containne, xe tải chuyên dụng, xe tải mui

kín ... và tương tự) được chạy trên các tuyến đường N1, N2, D19 cho các khu

công nghiệp và thương mại quốc tế.

- Xe tải nhỏ 2,5 đến 5 tấn được chạy trên tất cả các tuyến đường, nhưng

phải quy định theo giờ.

- Xe khách được chạy trên các tuyến giao thông đối ngoại và các tuyến xe

tải, không được vào các tuyến giao thông khu vực.

- Xe bus được chạy trên các tuyến giao thông trục chính và đối ngoại theo

hệ thống điểm đỗ dừng được quy hoạch trong đồ án này. Riêng vùng nông

thôn chỉ bố trí xe bus đến các trung tâm xã.

- Xe taxi được chạy trên tất cả hệ thống đường giao thông trong khu vực

đô thị và nông thôn, không hạn chế tuyến, có thể đi tới mọi điểm trên địa bàn

khu kinh tế trừ các điểm cấm hoạt động theo quy định của nhà quản lý khi đô

thị đi vào hoạt động.

- Các loại xe chuyên dụng khác:

Xe rác và xe vệ sinh môi trường khác được chạy trên mọi tuyến trừ giờ

cao điểm trong đô thị.

Xe quân sự, xe cứu thương, xe đặc biệt và xe khách được vào mọi

tuyến trong đô thị và nông thôn.

6.1.6.3. Các bến, trạm kho vận & đầu mối HTKT giao thông:

- Tại các bến xe đã được bố trí trong đồ án quy hoạch có đủ diện tích để

bố trí tập trung các chức năng cơ bản là: bãi xe, bến đón khách, hàng hoá và

phân phối luồng giao thông cho các phương tiện, kiểm tra đăng kiểm, cân xe.

Các xe chuyên dụng như: xe rác và xe tải cũng được bố trí tại đây.

- Các bến xe bus được bố trí đảm bảo đi bộ không quá 15 phút từ chỗ xa

nhất của các khu khoảng các bến chính là 1,5 - 2km, khoảng cách các bến lẻ là

800 - 1000 m, riêng với vùng nông thôn bố trí các bến tại trung tâm các điểm

dân cư nằm trên đường liên xã đến các đô thị và được thiết kế lùi vào so với

đường đỏ bằng 3 lần độ rộng của làn xe để đảm bảo an toàn giao thông.

- Đối với xe bus: Trước mắt, đối tượng phục vụ chính là khối học sinh,

sinh viên và công nhân. Trong tương lai khi xã hội phát triển các khối dân

khác sẽ tham gia mạnh hơn. Tuy nhiên, đồ án vẫn định hướng: các khu vực

trung tâm giáo dục, các khu trung tâm công cộng, các khu công nghiệp sẽ là

các điểm cuối tuyến.

133

Page 134: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Ngoài ra, có rất nhiều các bãi đỗ xe dân sinh trong các khu dân dụng sẽ

được bố trí trong phần đất giao thông tĩnh của các đồ án quy hoạch chi tiết.

Định hướng mỗi khu ở khoảng 2.000 dân có một bãi đỗ 300 xe, diện tích

khoảng 1,5 ha/công trình. Toàn khu vực đô thị có khoảng trên 100 bãi xe kiểu

này.

- Các điểm phục vụ của hệ thống vận tải hàng hoá bao gồm các khu công

nghiệp, các kho ngoại quan, kho trung chuyển và các loại kho khác. Các trạm

đầu mối hạ tầng kỹ thuật, các khu vực dân cư. Các khu vực này khi thiết kế

quy hoạch chi tiết và thiết kế công trình cần đảm bảo diện tích đất cho các

mục đích trên.

- Tại các khu vực cửa ngõ của các khu dân dụng, đặc biệt là các trung tâm

đô thị bố trí các trạm cân xe, rửa xe quy mô lớn có đơn vị chuyên trách để

đảm bảo vệ sinh công cộng.

6.2. Chuẩn bị kỹ thuật, thoát nước mưa.

6.2.1. Chuẩn bị kỹ thuật nền:

a. Nguyên tắc: Triệt để tận dụng địa hình tự nhiên, khai thác các quỹ đất

ven sườn đồi núi, các thung lũng có mặt bằng rộng, điều kiện hạ tầng thuận

tiện, nhất là nguồn nước, để xây dựng đô thị và các cơ sở kinh tế và điểm dân

cư tập trung, đưa hạ tầng kỹ thuật vào cung cấp và nâng cao dần mức sống cho

cư dân các dân tộc vùng cao biên giới.

Các thung lũng hẹp cần lựa chọn, xem xét kỹ từng địa điểm khi xây

dựng công trình, tránh các vệt mương xói, đường tụ thuỷ, nước chảy từ sườn

núi xuống, tránh không để nước chảy vào chân các công trình gây xói mòn,

trượt lở, sụt lún nền.

b. Giải pháp:

- Tôn trọng địa hình miền núi; quy hoạch san nền bám theo hiện trạng

tự nhiên để tránh việc đào sâu đắp cao, tiến hành san nền xây dựng công trình

trên cơ sở hạn chế việc đào và đắp khối lượng lớn. Cần giữ nguyên cao độ tự

nhiên chỉ san cục bộ khi cần thiết.

- Cao độ nền lựa chọn đúng với cao độ tự nhiên là đảm bảo không bị

ngập úng, ngập lũ, thuận tiện cho giao thông và thoát nước mưa dễ dàng.

- Các khu vực có độ dốc từ 10%20% san nền giật cấp, kè các mái dốc

tạo đủ mặt bằng để xây dựng công trình. Tại các khu vực núi, chiều cao các

mái dốc không quá 2,5m, phải có kè chống xói, trượt lở. Cần cảnh giác hiện

tượng lở đất từ các sườn núi xưống công trình. Kè các vị trí có nguy cơ bị xói

lở, lũ cuốn: bờ suối, bờ sông, các sườn dốc.

134

Page 135: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Các khu vực có độ dốc <10% như các dải bình nguyên dọc sông Pô

Kô cũng không được san gạt lớn mà vẫn cần tận dụng triệt để điều kiện địa

hình tự nhiên để xây dựng.

- Chọn giải pháp san lấp cục bộ, cân bằng đào đắp tại chỗ, trừ các công

trình đặc thù cần mặt bằng lớn như các khu công nghiệp tập trung, khu thương

mại tập trung hoặc các khu vực thấp gây cản dòng chảy.

6.2.2.Thoát nước mưa :

a. Phương án thoát nước: Đối với khu vực đô thị, việc thoát nước cho khu vực

được quy hoạch theo phương án thoát nước riêng hoàn toàn. Nước mưa của

từng khu vực sẽ được thu gom bằng hệ thống cống rãnh trên lề đường quy

hoạch sau đó được xả ra hệ thống sông, hồ, suối hoặc dòng chảy gần nhất.

Đối với khu vực nông thôn chủ yếu thoát tự nhiên ra các khu vực thấp

và thoát ra sông, suối trong khu vực.

b. Giải pháp thoát nước: Tận dụng triệt để các dòng suối, hồ trong khu vực

cho việc tiêu thoát nước. Hệ thống thoát nước được phân ra 2 khu là: Khu vực

đô thị và khu vực nông thôn.

- Đối với khu vực đô thị chủ yếu dùng cống tròn bê tông cốt thép bố trí

bên vỉa hè các tuyến đường có ta luy dương bố trí thêm rãnh hở sát chân ta luy

dương để thu nước từ trên xuống.

- Đối với khu vực nông thôn thoát nước chủ yếu là tự tiêu thoát ra các

vùng đất thấp và từ đó sẽ thoát ra các con sông, suối trong khu vực. Tại các

tuyến đường có taluy dương sẽ bố trí rãnh xây hở ở chân ta luy dương để thu

nước mưa từ trên xuống.

- Tất cả các tuyến cống, rãnh được quy hoạch có hướng thoát trùng với

hướng dốc của san nền, các tuyến cống được vạch theo nguyên tắc hướng

nước đi là ngắn nhất, để tiện cho việc quản lí sau này, toàn bộ cống, giếng

thăm, các giếng thu nước mưa bố trí trên vỉa hè khoảng cách giữa 2 giếng thu

từ 30m đến 60m.

c. Phân chia lưu vực thoát nước: Khu vực nghiên cứu có rất nhiều sông, suối,

hồ và dòng chảy nên có rất nhiều các lưu vực nhỏ, do vậy chỉ phân ra các 4

khu vực thoát nước chính như sau:

- Lưu vực 1: Sông Pô Kô: sông chảy từ Bắc xuống Nam, đây là lưu vực

thoát nước lớn nhất của khu kinh tế, bởi tất cả các dòng suối lớn nhỏ đều chảy

về đây. Sông cũng là lưu vực thoát chính cho các đô thị Bắc, Nam, Đông và

Tây Bờ Y.

135

Page 136: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Lưu vực 2: Suối Đắk Long và suối Đắk Kan, 2 suối này bắt nguồn từ

phía Tây nam (rừng quốc gia Chưmonray) đổ về thị trấn Plây Kần sau đó ra

sông Pô Kô. Suối này là lưu vực thoát chính của đô thị Nam Bờ Y. Tại thượng

nguồn của suối này, có quy hoạch xây dựng 1 hồ chứa nước lớn (tạm gọi là hồ

Sa Loong) là hạt nhân của khu du lịch hồ Sa Loong.

- Lưu vực 3: Suối Đắk La và Đắk Hniêng: hai dòng suối này nối với

nhau chảy về hồ Đắk Niu và hồ Lạc Long sau đó đổ vào khe phân thuỷ dọc

theo QL40 chảy về thị trấn Plây Kần rồi đổ về sông Pô Kô. Tại khe phân thuỷ

này, quy hoạch xây dựng 1 hồ trung tâm rất lớn tạo cảnh quan và môi trường

cho đô thị. Hai dòng suối này và hệ thống hồ nhân tạo cũng là lưu vực thoát

nước cho đô thị Nam và Tây Bờ Y.

- Lưu vực 4: Là toàn bộ triền núi phía Tây, Tây bắc cuả dãy Kempút có

độ cao trung bình khoảng 500m với các suối Đắk Vai, Đắk Lào, Plây Xú. Tại

khu vực này cũng được xây dựng các hồ chứa nước khá lớn. Lưu vực này để

thoát nước cho khu công nghiệp tập trung, khu dân cư các xã Đắk Nông, Đắk

Dục, Plây Xú.

d. Phân chia các khu vực thoát nước: Với 4 lưu vực kể trên, quy hoạch cũng

phân làm 4 khu vực thoát nước lớn như sau:

- Khu vực 1: Là đô thị Nam Bờ Y và vùng lân cận cùng hướng dốc:

Toàn bộ lượng nước mưa của khu vực này sẽ thoát vào lưu vực 2 và 3.

Đô thị tại khu vực này được thiết kế cống thoát nước tròn ly tâm có

đường kính từ D600mm đến D2000mm, độ dốc cống i 0.05%. Vùng

nông thôn lân cận sẽ thoát nước ra các rãnh, mương và các dòng chảy

nhỏ hơn rồi chảy vào lưu vực này.

- Khu vực 2: Là toàn bộ đô thị Tây Bờ Y và lân cận cùng hướng dốc sẽ

thoát vào lưu vực 3. Đô thị khu vực này được thiết kế cống tròn ly tâm có

đường kính từ D600mm đến D1500mm, độ dốc cống i 0.08%. Vùng nông

thôn lân cận thoát nước tượng tự như trên.

- Khu vực 3: Là khu công nghiệp tập trung, khu dân cư các xã Đắk

Nông, Đắk Dục, Đắk Xú... Toàn bộ lượng nước mưa của khu vực này sẽ

thoát trực tiếp vào lưu vực 4. Cống thoát nước chính của khu công nghiệp

được thiết kế cống tròn ly tâm có đường kính từ D800mm đến D1250mm,

độ dốc cống i 0.08%.

- Khu vực 4: Là đô thị Bắc Bờ Y, thị trấn Plây Kần và lân cận cùng

hướng dốc. Toàn bộ lượng nước mưa của khu vực này sẽ thoát vào lưu vực 1.

Tại đây được thiết kế cống tròn ly tâm có đường kính từ D600mm đến

136

Page 137: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

D1500mm, Độ dốc cống i 0.08% (Bình đồ lưu vực được thể hiện trên bản vẽ

QHN- 02).

e. Tính toán lưu lượng nước mưa:

Lưu lượng tính toán nước mưa xác định theo công thức cường độ giới

hạn để chọn tiết diện cống, rãnh được hợp lý, đảm bảo thoát nước nhanh và

kinh tế nhất.

Q=..q.F

Trong đó:

- : Hệ số phân bố mưa rào được xác định theo công thức:

=

- : Hệ số dòng chảy là tỷ lệ giữa lượng nước chảy vào cống qc và

lượng nước mưa rơi xuống qb

= hay =Z.q0.2.t0.1

- q: Cường độ mưa tính toán được xác định theo công thức.

(Tính toán chi tiết xem phần phụ lục).

h. Chủng lọai vật liệu sử dụng trong đồ án: Chủng loại vật tư được sử dụng

trong đồ án như sau:

- Cống cho thoát nước mưa đều dùng loại cống tròn bê tông cốt thép

đúc sẵn bằng phương pháp ly tâm có miệng bát hoặc âm dương xảm dây đay

tẩm Bitum bên ngoài trát vữa Amiang M400. Toàn bộ tuyến cống đặt trên gối

đỡ bằng BTCT. Rãnh thoát nước là rãnh hở được xây bằng đá hộc vữa xi

măng.

- Ga cho cống dùng các loại ga như: Ga thu nước mưa bằng BTCT có

cửa thu theo kiều cửa thu mặt đường và giếng thăm tường xây gạch, đáy BT,

nắp bằng BTCT. Cửa xả xây bằng đá hộc vữa xi măng.

Bảng 23: Bảng thống kê khối lượng vật tư thoát nước mưa

STT DANH MỤC VẬT TƯĐƠN

VỊKHỐI LƯỢNG

GHI CHÚGIAI ĐOẠN

ĐẦU 2015GIAI ĐOẠN SAU

20251 CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA D2500 M 7.420,0 0,0 BTCT

2 CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA D2000 M 3.680,0 0,0 BTCT

3 CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA D1500 M 26.552,0 3.640,0 BTCT

4 CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA D1250 M 64.528,0 46.206,0 BTCT

5 CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA D1000 M 113.774,0 47.240,0 BTCT

6 CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA D800 M 71.610,0 31.946,0 BTCT

7 CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA D600 M 21.414,0 11.680,0 BTCT

8 RÃNH HỞ THOÁT NƯỚC MƯA M 20.966,0 8.985,0 XÂY ĐÁ HỘC

137

Page 138: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

9 RÃNH NẮP ĐAN THOÁT NƯỚC MƯA M 11.298,0 0,0 XÂY ĐÁ HỘC

10 CỬA XẢ D2500 CÁI 4,0 0,0 XÂY ĐÁ HỘC

11 CỬA XẢ D2000 CÁI 4,0 0,0 XÂY ĐÁ HỘC

12 CỬA XẢ D1500 CÁI 22,0 10,0 XÂY ĐÁ HỘC

13 CỬA XẢ D1250 CÁI 44,0 40,0 XÂY ĐÁ HỘC

14 CỬA XẢ D1000 CÁI 74,0 52,0 XÂY ĐÁ HỘC

15 CỬA XẢ D800 CÁI 56,0 28,0 XÂY ĐÁ HỘC

16 CỬA XẢ D600 CÁI 6,0 10,0 XÂY ĐÁ HỘC

6.3. Quy hoạch xây dựng hệ thống hồ chứa nước và thuỷ lợi.

6.3.1. Quy họach xây dựng các hồ chứa nước:

Hồ chứa nước là 1 công trình không thể thiếu của khu vực quy hoạch.

Lợi ích của hồ này hết sức to lớn, lưu trữ được nguồn nước mặt phục vụ phát

triển kinh tế xã hội, góp phần cải tạo tích cực vào môi trường sinh thái, làm

đẹp cảnh quan, tạo tiền đề cho các khu du lịch, dịch vụ vui chơi, giải trí, đồng

thời phục vụ cho tưới tiêu thuỷ lợi phát triển nông nghiệp trong khu kinh tế.

Vì vậy, ngoài việc cần bảo tồn và lưu giữ các hồ chứa nước cùng công trình

thuỷ lợi cũ, rất cần thiết phải xây dựng các hồ chứa nước mới để phục vụ cho

sự phát triển kinh tế xã hội của khu kinh tế.

6.3.1.1. Cải tạo nâng cấp các hồ chứa nước và công trình thuỷ lợi cũ: Nạo vét

lòng hồ, cải tạo bờ, chống sạt lở, khơi thông dòng chảy các hồ chứa nước cũ.

Xây dựng cải tạo nâng cấp các công tình thuỷ lợi cũ trong khu vực (xem bảng

sau).

6.3.1.2. Xây dựng mới một số hồ chứa nước như sau:

Hồ Sa Loong 1: - Vị trí xây dựng: Xã Sa Loong, phía Tây nam của đô thị Nam Bờ Y -

đây là hồ có diện tích lưu vực lớn: 58,571 km2, dòng chảy vào hồ gồm có 3 dòng suối, suối chính là Đắk Long bắt nguồn từ các thung lũng ẩm ướt của vườn quốc gia Chưmonray, cấu tạo địa chất khu vực này là tầng chứa nước trong đá bazan pliocen Plâystocen (N2 QI), bên cạnh đó là vườn quốc gia Chưmonray có các thung lũng là các đầm lầy ẩm ướt. - Hồ được xây dựng lợi dụng khe phân thuỷ tự nhiên và ngăn đập tràn để chứa nước. Diện tích mặt nước: 315 ha, độ cao đập ngăn nước: 10-15m, dung tích trung bình: 99 triệu m3

- Hồ có thể trữ nước tốt cả mùa mưa và mùa khô, tạo cơ hội thúc đẩy

phát triển các ngành kinh tế-xã hội khu vực phía Nam, nhất là khu đô thị phía

Nam, cấp nước cho khu đất canh tác rộng lớn của xã Đắk Kan. Xung quanh hồ

được quy hoạch thành khu du lịch có tên là khu du lịch dịch vụ hồ Sa Loong.

138

Page 139: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Hồ điều lũ cho khu vực đô thị Nam Bờ Y, xã Đắk Kan và cấp nước cho trạm

xử lý nước sạch số 1

Hồ Sa Loong 2: - Vị trí xây dựng: Xã Sa Loong, phía Đông nam của đô thị Nam Bờ Y.

Đây là hồ có diện tích lưu vực lớn: 21,5 km2, dòng chảy vào hồ là suối Đắk

Long.

- Hồ được xây dựng lợi dụng khe phân thuỷ tự nhiên và ngăn đập tràn

để chứa nước. Diện tích mặt nước: 51,3 ha, độ cao đập ngăn nước: 14-15m,

dung tích trung bình: 21 triệu m3.

- Hồ cũng trữ nước tốt cả mùa mưa và mùa khô, tạo cơ hội thúc đẩy

phát triển các ngành kinh tế-xã hội khu vực phía Nam, nhất là khu đô thị phía

Nam, cấp nước cho khu đất canh tác rộng lớn của xã Đắk Kan.

Hồ trung tâm 1,2,3: - Vị trí xây dựng: Xã Pờ Y và Sa Loong, phía Bắc đô thị Nam và phía

Nam đô thị Tây Bờ Y (trung tâm toàn đô thị). Các hồ này được xây dựng nối tiếp với nhau, đi qua khu vực trung tâm vùng Bờ Y, các hồ này nhận lưu lượng lớn của 2 hồ Đắk H’Nui 1 và Đắk H’Nui 2 chảy xuống, có diện tích lưu vực: 83,987km2, nguồn nước được cung cấp từ suối Đắk H’Niêng, đồng thời đây là hồ được đào lòng hồ cho phù hợp với quy hoạch nên bề rộng mặt thoáng và dung tích có thể chủ động trong thiết kế và xây dựng hồ. Cấu tạo địa chất ở khu vực này là tầng chứa nước trong đá bazan pliocen Plâystocen (N2 QI), nên rất ít thấm nước.

- Hồ được xây dựng lợi dụng khe phân thuỷ tự nhiên và ngăn đập tràn để chứa nước kết hợp với việc đào đắp theo quy hoạch. Diện tích mặt nước: 359,4 ha, độ cao đập ngăn nước: 8-10m, dung tích trung bình: 142 triệu m3.

- Đây là hồ quan trọng nhất của khu kinh tế, phục vụ cho khai thác nước mặt, cảnh quan môi trường sinh thái đô thị, điều lũ cho khu đô thị trung tâm và cấp nước cho trạm xử lý nước sạch số 1.

Hồ Plây Xú: - Vị trí xây dựng: Xã Plây Xú, phía Bắc đô thị Tây Bờ Y, độ cao thấp

hơn 440m, phía Đông là dãy núi Ngok CemPút cao 1100m đến 1250 m. Diện

tích lưu vực 86,84 km2, bao gồm cả khu rừng rộng lớn phía Bắc khu vực Bờ

Y, nguồn nước được cung cấp là suối Đắk Xú, Đắk Lào, Đắk Vai có các

nhánh bắt nguồn từ dãy núi Ngok CemPút phía Đông và đỉnh núi phía Tây cao

990m, ở mực nước 441,0m, lưu lượng chảy qua hồ: 5,02 m3/s. Lượng nước

trong hồ có đủ khả năng cấp nước cho khu vực trồng cây công nghiệp xã Đắk

139

Page 140: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Xú, cấp nước sinh hoạt cho khu vực dân cư xã và khu vực du lịch sinh thái

Đắk Xú, khu công nghiệp lớn ngay bên cạnh được xây dựng theo quy hoạch. - Hồ được xây dựng lợi dụng khe phân thuỷ tự nhiên và ngăn đập tràn

để chứa nước. Diện tích mặt nước: 280,4 ha, độ cao đập ngăn nước trung bình 15m, dung tích trung bình: 147 triệu m3

- Hồ cũng trữ nước tốt cả mùa mưa và mùa khô, tạo cơ hội thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế-xã hội khu vực phía Tây bắc, nhất là khu công nghiệp tập trung, cấp nước cho khu đất canh tác rộng lớn của xã Đắk Xu, Đắk Nong. Xung quanh hồ được quy hoạch thành khu du lịch có tên là khu du lịch dich vụ hồ Plây Xú. Hồ điều lũ cho khu vực đô thị Tây Bờ Y, các xã Đắk Su, Đắk Nông.

Hồ Đắk Dục: - Vị trí xây dựng: Xã Đắk Dục, phía Tây bắc khu kinh tế. Hồ này nằm

ở xã Đắk Dục, nằm giữa 2 dãy núi Ngok Cem Pút và dãy núi biên giới với CHDCND Lào, có diện tích lưu vực lớn: 86,84km2, lưu lượng chính chảy vào hồ là suối Đắk Lào và Đắk Sat, đây là độ cao có khả năng tụ thuỷ lớn, với dung tích này có khả năng cấp nước sinh hoạt và nước tưới cho canh tác nông nghiệp và trồng cây công nghiệp xã Đắk Dục và điều quan trọng là làm thay đổi môi trường sinh thái phía Bắc của khu vực Bờ Y.

- Hồ được xây dựng lợi dụng khe phân thuỷ tự nhiên và ngăn đập tràn để chứa nước. Diện tích mặt nước: 140,1ha, độ cao đập ngăn nước: 8-10m, dung tích trung bình: 80 triệu m3.

Một số hồ chứa nhỏ khác : Hồ chứa của khu công nghiệp tập trung, hồ chứa

của khu giải trí cửa khẩu ...v.v. Các hồ chứa này có diện tích mặt nước

khoảng: 50-70ha, được xây dựng theo phương án lợi dụng khe phân thuỷ tự

nhiên, xây đập tràn để chứa nước phục vụ thuỷ lợi và kinh tế xã hội khác.Bảng 24: Bảng tổng hợp thông số kỹ thuật các hồ chứa nước

đầu mối công trình thuỷ lợi

STT Tên hồ

Diện tích mặt nước

F0 (km2)

Dung tích hồW(106

m3)

Cao trìnhđỉnh đậpZdđ (m)

Mực nướctrung bình

ZTb (m)

Mực nước min

ZMin (m)

Mực nước max

ZMaz (m)

1 Hồ Đắk Giàng 0.985 26 655 652.5 650 6542 Hồ Bờ Y 0.8274 24 746.39 742 740 744

3Hồ Đắk H’Niu 1

0.5932 40 691 690 688 691.3

4Hồ Đắk H’ Niu 2

1.358 16 666 665 663 666.3

5 Hồ Trung tâm 1 1.46 49 652.5 652 650 652.36 Hồ Trung tâm 2 0.88 24 645 644 642 645.3

140

Page 141: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

7 Hồ Trung tâm 3 1.254 69 640 634 632 632.38 Hồ Sa Loong 1 3.002 99 685 682 680 6849 Hồ Sa Loong 2 0.513 21 660 657 655.5 65810 Hồ Đắk Trui 0.938 20 665 648 647.5 64911 Hồ Đắk Xú 2.805 147 450 443 441 44812 Hồ Đắk Dục 1.401 80 455 448 446.7 453

6.3.2.Giải pháp khai thác phục vụ tưới tiêu:

Hiện nay, các công trình thuỷ lợi chủ yếu khai thác bằng các biện pháp

như sau:

Công trình đầu mối: Đập tràn, cống tràn xả lũ (từ hồ chứa), trạm bơm,

cống lấy nước, công trình dẫn nước (kênh đất hoặc kênh bê tông), trong đó

việc dẫn nước bằng đường ống còn quá ít.

Trên thế giới, việc ứng dụng các công nghệ mới như bơm cột nước cao,

bơm nước va, tưới phun, tưới nhỏ rọt tiết kiệm nước, cấp nước bằng đường

ống, máy bơm công suất cao, khai thác nước ngầm phục vụ tưới đã được thực

hiện và đạt hiệu quả cao.

Với địa hình khu vực núi cao của vùng Bờ Y hiện nay, việc áp dụng các

công nghệ mới vào để phục vụ tưới và đưa nước sinh hoạt phục vụ bà con

vùng cao, phục vụ các hình thức dịch vụ du lịch là rất cần thiết để thúc đẩy

phát triển kinh tế của khu vực. Qua việc khảo sát địa hình của các cụm đầu

mối công trình thuỷ lợi và những khu vực cần cấp nước, dự kiến sẽ sử dụng

các mô hình cấp nước phục vụ mục đích tưới và sinh hoạt dân cư như sau:

Tại các cụm đầu mối công trình gần các đập tràn (của hồ nước), bố trí

các đầu mối phân phối nước cho nông nghiệp làm 2 khu vực:

Khu vực hạ lưu các đập dâng nước: Lợi dụng địa hình cao của các

đập ngăn, xây dựng các kênh dẫn nước tưới cho vùng hạ lưu phục vụ

diện tích đất canh tác nông nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn

nuôi, thuỷ sản ...v.v, bằng hình thức tự chảy, trong đó có xây dựng

các cống lấy nước với cửa van điều tiết mực nước và lưu lượng.

Khu vực vùng núi cao: Tuỳ từng nhu cầu cấp nước, cao trình dùng

nước mà áp dụng một trong 4 mô hình sau:

Mô hình 1:

Tận dụng đập dâng nước xây dựng trạm bơm điện, trạm bơm nước và

đưa nước lên bể chứa ở trên cao phục vụ cấp nước tưới trên cao trồng cỏ,

trồng hoa, phục vụ cấp nước tưới cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây

141

Page 142: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

dược liệu quý, hoặc cho khu du lịch sinh thái như khu du lịch vọng cảnh và

leo núi Cem Pút-Bia ở trên cao.

Những bể chứa trên cao thường được xây dựng nhân tạo (xây bằng

gạch, đá), hoặc tạo ra những hồ nhân tạo có gia cố đáy không thấm, kết hợp

với hứng nước từ những dòng chảy nhỏ vào mùa mưa. Từ những bể chứa này

ta bố trí hệ thống ống nhựa, ống mềm tự chảy có van khoá để tưới cho cây hay

đưa nước đến những nơi có nhu cầu dùng nước.

Mô hình 2:

Tận dụng chênh lệch cột nước xây dựng các tuyến kênh dẫn tự chảy để

tưới cho các khu vực thấp, tại các vùng có địa hình cao xây dựng bơm nước và

đưa nước lên bể chứa trên cao rồi từ đó tưới tự chảy cho các vùng cần nước

bằng ống nhựa, ống mềm có van khoá để đưa nước đến những nơi có nhu cầu

dùng nước.

Mô hình 3:

Khai thác các giếng ngầm tầng nông bằng máy bơm điện trữ trên bể

tưới, hoặc lên kênh dẫn cao hơn tại các cụm công trình đầu mối.

Mô hình này được sử dụng cục bộ tại những nơi quá xa công trình đầu

mối cấp nước, nó rất chủ động, linh hoạt cho các khu dân cư sinh hoạt và tưới

cây, chăn nuôi..., có thể 2 đến 3 hộ dân dùng một giếng, một bể nước đặt trên

cao đủ áp lực để cho nước tự chảy.

Mô hình 4:

Ứng dụng giải pháp tưới mương sườn đồi, hố vảy cá giữ ẩm trên đất

canh tác dốc tại các khu trồng cây lương thực (lúa nương, ngô, khoai, các loại

củ...) và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Mương sườn đồi: Theo đường đồng mức của đồi, đào mương trữ

nước mưa với mặt cắt hình thang có chiều rộng đáy b = 0,5m, chiều cao h =

0,7m, độ dốc mái m = 1,5, phía cao liền với đất canh tác, phía dưới thấp đắp

thành bờ có b = 0,5m. Cứ 15 m đào 1 rãnh, sơ đồ như sau:

+ Hố vảy cá:

142

50

105

50

70 15

m

Page 143: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Dọc theo các đường đồng mức của sườn đồi, đào các hố vảy cá cách nhau 15 m, có các hàng theo độ dốc sườn đồi cách nhau 20m. Chiều dài theo đường đồng mức, các hố ở 2 hàng đào theo kiểu so le.

Lượng nước giữ lại ở mương tạo ẩm và kéo dài thời gian ẩm cho diện tích cây trồng phía dưới dốc. Nhờ độ ẩm giữ ở mức cao và thời gian giữ ẩm dài, cây trồng canh tác sẽ sử dụng được lượng nước mưa nhiều hơn, năng suất sẽ cao hơn.

Mô hình này khá đơn giản, dễ thực hiện, vì vậy có thể được sử dụng rộng rãi hơn, đồng thời giảm sự xói mòn đất, tăng thêm độ mùn cho đất.

Trên đây là 4 mô hình thuỷ lợi cấp nước cho vùng núi có thể áp dụng được cho các khu vực trồng trọt, canh tác cây nông nghiệp và cây công nghiệp ngắn ngày khu vực Bờ Y. Tuy vậy, phải tuỳ từng địa hình, từng điều kiện cụ thể để áp dụng các mô hình cho hợp lý, giảm chi phí, tăng hiệu quả đầu tư cho sản xuất nông-lâm nghiệp.

6.4. Đinh hướng cấp nước

6.4. 1.Nguồn nước:

- Nguồn nước mặt: Hệ thống sông, suối trong khu vực nghiên cứu tương

đối nhiều, nước thường trong, không mùi, vị nhạt có chất lượng khá tốt có thể

khai thác xử lý để cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên trữ lượng

phong phú về mùa mưa và khan hiếm về mùa khô. Nguồn nước mặt này được

dự trữ trong các hồ chứa nước ở mục 6.3 kể trên.

- Nguồn nước ngầm: Theo báo cáo đặc điểm tài nguyên nước dưới đất,

nước mặt khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y thì trữ lượng nước ngầm thuộc

lưu vực sông Pô Kô được đánh giá sơ bộ như sau:

Trữ lượng động tự nhiên: 114.652 m3/ngày.

Trữ lượng tĩnh: 480*106 m3/ngày.

143

15m

20m

Page 144: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Trữ lượng khai thác tiềm năng:150.268 m3/ngày.

Chất lượng nước tương đối tốt chủ yếu thuộc loại bicarbonat-calci có pH từ

6,5 đến 7 do đó có thể khai thác xử lý để cung cấp nước cho ăn uống, sinh

hoạt.

6.4.2. Nhu cầu sử dụng nước toàn khu kinh tế: Nước dùng cho khu kinh tế bao

gồm các loại sau đây:

- Nước dùng sinh hoạt cho dân cư đô thị:

o Dân số khu vực đô thị: Dự báo năm 2015: 100.000 người, Dự báo

năm 2025: 220.000 người.

o Tiêu chuẩn dùng nước cho một người ở đô thị: 120 l/người/ngày

đêm.

o Định mức cấp nước: Trong giai đoạn đầu đến năm 2015 là 80%,

trong giai đoạn sau đến năm 2025 là 100%.

- Nước dùng sinh hoạt cho dân cư nông thôn:

o Dân số khu vực nông thôn: Dự báo năm 2015: 50.000 người; Dự

báo năm 2025: 70.000 người.

o Tiêu chuẩn dùng nước cho một người ở nông thôn: 60

l/người/ngày đêm.

o Định mức cấp nước: Trong giai đoạn đầu đến năm 2015 là 80%;

trong giai đoạn sau đến năm 2025 là 100%.

- Nước dùng cho công cộng: (theo tiêu chuẩn TCVN 4449 mục 10.5

nước dùng cho công cộng lấy từ 5 đến 10% nước sinh hoạt), trong dự án các

công trình công cộng phần lớn nằm ở các khu đô thị do đó lấy bằng 10% nước

sinh hoạt.

- Nước dùng cho sản xuất trong các xí nghiệp công nghiệp: (theo tiêu

chuẩn TCVN 4449 mục 10.8 nước dùng cho công nghiệp lấy từ 5 đến 10%

nước sinh hoạt), trong dự án có hai khu công nghiệp tập trung có diện tích lớn

do đó lấy tăng lên bằng 15% nước sinh hoạt

- Nước tưới cây rửa đường: (theo tiêu chuẩn TCVN 4449 mục 10.6

nước dùng cho tưới cây, rửa đường lấy từ 8 đến 12% nước sinh hoạt), đây là

khu vực có nhiều đồi núi và chỉ tính tưới cây rửa đường cho khu vực đô thị lấy

bằng 8% nước sinh hoạt của đô thị.

- Nước dùng dự phòng để phát triển và hao hụt rò rỉ đường ống: (theo

tiêu chuẩn TCVN 4449 mục 10.10 nước dùng cho dự phòng phát triển và rò rỉ

lấy từ 25 đến 40% tổng số các loại nước ở trên), do vậy lấy bằng 30%.

144

Page 145: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Nước dùng cho bản thân trạm xử lý: (theo tiêu chuẩn TCVN 4449

nước dùng cho dự phòng phát triển và rò rỉ lấy từ 4 đến 6% tổng số các loại

nước ở trên), do vậy lấy bằng 4%.

- Nước dự trữ dùng để chữa cháy: Với số dân đô thị đến năm 2015 là

100.000 người (theo bảng 73 mục 10.11 TCVN 4449) số đám cháy xảy ra

cùng lúc là 2 đám, mỗi đám cháy cần lưu lượng nước là 30l/s chữa cháy trong

3 giờ. Với số dân đô thị đến năm 2025 là 220.000 người (theo bảng 73 mục

10.11 TCVN 4449) số đám cháy xảy ra cùng lúc là 3 đám, mỗi đám cháy cần

lưu lượng nước là 30l/s chữa cháy trong 3giờ.

Bảng 25: Bảng tính toán nhu cầu sử dụng nước toàn dự án đến năm 2025

STT NHU CẦU DÙNG NƯỚCKÍ

HIỆUTIÊU CHUẨN CẤP NƯỚC

GIAI ĐOẠN

2015

GIAI ĐOẠN

2025ĐƠN VỊ

1 NƯỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ QSH1 120L/NGƯỜI 9.600 26.400 (M3/NG.Đ)

2NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN QSH2 60L/NGƯỜI 2.400 4.200 (M3/NG.Đ)

3 NƯỚC DÙNG CHO CÔNG CỘNG QCCO 10%QSH1 960 2.640 (M3/NG.Đ)

4NƯỚC DÙNG CHO CÔNG NGHIỆP QCN 15%(QSH1+QSH2) 1.800 4.590 (M3/NG.Đ)

5 NƯỚC TỚI CÂY RỬA ĐƯỜNG QTC 8%QSH1 768 2.112 (M3/NG.Đ)

6 NƯỚC RÒ RỈ+DỰ PHÒNG QDP 25%(QSH1+QSH2+QCCO+QCN+QTC) 3.882 9.986 (M3/NG.Đ)

7NƯỚC DÙNG CHO BẢN THÂN TRẠM QBT 4%(QSH1+QSH2+QCCO+QCN+QTC+QDP) 776 1.997 (M3/NG.Đ)

8 NƯỚC DỰ TRỮ CHỮA CHÁY QCC 3 GIỜ CHỮA CHÁY 648 972 M3

9 TỔNG CỘNG Q1 QSH1+QSH2+QCCO+QCN+QTC+QDP+QBT 20.186 51.925 (M3/NG.Đ)

10CÔNG SUẤT TRẠM ĐÃ CÓ DỰ ÁN VÀ HIỆN TRẠNG Q2   2.800 4.800 (M3/NG.Đ)

11CÔNG SUẤT TRẠM QUY HOẠCH MỚI (LÀM TRÒN) Q   18.000 47.000 (M3/NG.Đ)

(Tính toán thuỷ lực mạng lưới xem phần phụ lục)

6.4.3. Giải pháp cấp nước:

- Tổ chức cụm công trình đầu mối: Giải pháp cấp nước sử dụng hệ

thống cấp nước tập trung, quy hoạch 02 trạm xử lý, bố trí tại những nơi có địa

hình thấp và gần các hồ, sông để có thể thuận tiện cho việc khai thác cả nước

mặt và nước ngầm.

Trạm thứ 1: Đặt tại khu đô thị phía Nam lấy nguồn nước từ hồ trung

tâm, hồ Sa Loong, hồ cạnh trạm và trong tương lai sẽ bổ sung nước ngầm để

xử lý.

Trạm thứ 2: Bố trí tại khu đô thị phía Bắc giáp sông PôKô lấy nước từ

hồ, từ sông PôKô và nước ngầm để xử lý.

Tuỳ thuộc vào chất lượng nước của từng khu vực có thể đưa ra các

phương án xử lý nước như sau:

145

CT khai th¸c níc th«

C«ng tr×nh xö lÝ

BÓ chøa Tr¹m b¬m cÊp II

Page 146: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Áp lực cấp nước cho khu vực đô thị đảm bảo cấp cho nhà 4-5 tầng, đối

với khu vực nông thôn là 2 tầng.

- Tổ chức mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt bao gồm 2 loại mạng

vận chuyển và mạng phân phối, thiết kế kiểu mạch vòng như sau:

Mạng vận chuyển là mạng chỉ vận chuyển nước đến mạng phân phối.

Trên mạng vận chuyển các đối tượng sử dụng không được đấu trực tiếp vào.

Các tuyến ống trên mạng vận chuyển được bố trí trên vỉa hè trong tuynel kỹ

thuật dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, tuyến đường 40 và trục đường

chính đô thị của khu đô thị phía Nam và đi dọc theo hành lang an toàn của

tuyến dây điện 500kv của đô thị phía Bắc, có đường kính từ D250 đến D400

riêng đoạn từ máy bơm ra mạng có đường kính từ D450 đến D500.

Mạng phân phối là mạng cung cấp nước trực tiếp đến các đối tượng sử

dụng nước. Trên mạng phân phối này chủ yếu là mạng hở, tại những điểm đấu

nối với đường ống thuộc mạng vận chuyển đều có van khóa để đảm bảo cho

việc cấp nước cho các đối tượng sử dụng được liên tục. Các tuyến ống trên

mạng phân phối được bố trí ở vỉa hè trong tuynel kỹ thuật của các tuyến

đường, những tuyến đường ống mà các đối tượng sử dụng nước ở 2 bên nhiều

thì ống được bố trí ở 2 bên mạng này có đường kính ống từ D100 đến D250.

- Tổ chức mạng lưới đường ống cấp nước chữa cháy: Đường ống chữa

cháy được qui hoạch chung với mạng cấp nước sinh hoạt, các họng cứu hoả

được đặt cách nhau trung bình 150m, cách mép vỉa hè không quá 2,5m.

- Chủng loại vật tư: Địa hình trong khu vực nghiên cứu có địa hình mấp

mô do vậy toàn bộ đường ống và các phụ kiện đều dùng ống nhựa HDPE. Các

hố van đáy đổ bê tông M150 thành xây gạch đặc VXM M75, đậy tấm đan

BTCT M200. Hệ thống này đi ngầm trong tuynel lỹ thuật ( nêu ở mục.....dưới

đây)

Bảng 26: Bảng thống kê khối lượng vật tư cấp nước

STT DANH MỤC VẬT TƯ ĐƠN VỊKHỐI LƯỢNG

GIAI ĐOẠN ĐẦU GIAI ĐOẠN SAU

1 ỐNG HDPE D500 M 3.742,0 0,0

2 ỐNG HDPE D450 M 1.000,0 0,0

3 ỐNG HDPE D400 M 13.576,0 3.640,04 ỐNG HDPE D350 M 22.759,0 46.206,0

146

M¹ng líi ®êng èng§iÓm sö dông n-íc

Page 147: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

5 ỐNG HDPE D300 M 31.766,0 47.240,0

6 ỐNG HDPE D250 M 14.410,0 5.982,0

7 ỐNG HDPE D200 M 16.339,0 6.633,0

8 ỐNG HDPE D150 M 20.288,0 16.314,0

9 ỐNG HDPE D100 M 27.000,0 31.180,0

10 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC SẠCH M3/NG.Đ 6.000,0 16.000,011 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC SẠCH M3/NG.Đ 12.000,0 31.000,0

6.5. Định hướng cấp điện :

6.5.1.Tính chất yêu cầu cấp điện:

- Hệ thống cung cấp điện cho toàn bộ khu vực này là điện sinh hoạt và

sản xuất cho các khu chức năng (dân cư đô thị và nông thôn, công trình công

cộng, dịch vụ...), các khu công nghiệp tập trung & điện chiếu sáng cho khu

vực công cộng theo tiêu chuẩn cấp điện của đô thị loại II. Trong đó, vừa giải

quyết cấp điện cho khu đô thị mới vừa tính đến việc cấp điện bổ sung cho dân

cư hiện trạng, do đó quy mô cấp điện cần tính toán cho toàn bộ phạm vi quy

hoạch.

- Cấp điện cho khu quy hoạch được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1

từ năm 2006-:-2015, giai đoạn 2 từ năm 2015-:-2025.

6.5.2. Nhu cầu sử dụng điện:

6.5.2.1. Các chỉ tiêu thiết kế: Lấy theo TCVN 4454:1987 - Quy hoạch xây

dựng điểm dân cư ở xã, hợp tác xã và TCVN 4449:1987 - Quy hoạch xây

dựng đô thị. chỉ tiêu tính toán thống kê theo bảng sau:

Bảng 27: Chỉ tiêu tính toán phụ tải điện

I. Bảng chỉ tiêu tính toán phụ tải công nghiệp

Loại đất Diện tích (ha) Suất phụ tải (kW/ha)

Đất công nghiệp 1933.08 100

II. Bảng chỉ tiêu tính toán phụ tải theo dân số

Dân số khu vực

Suất phụ tải (kW/người) đến

năm 2010

Suất phụ tải (kW/người) đến

năm 2015

Khu vực đô thị mới 0.1 0.31

Khu vực nông thôn 0.05 0.08

6.5.2.2. Nhu cầu sử dụng điện:

- Giai đoạn 2006-2015: Tổng dân số trong khu vực quy hoạch đến năm

2015 là 150.000 người, trong đó: Dân cư đô thị là 100.000 người và 50.000

dân cư nông thôn. Diện tích đất công nghiệp là: 775 ha. Nhu cầu như sau:Bảng 28: Bảng tính toán phụ tải điện giai đoạn 2006-2015

TT Danh mục cấp điện Quy mô Chỉ tiêu Hệ số sử Công suất

147

Page 148: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

dụng (kW)

1 Dân cư đô thị100000

người 0,1kW/người 0.7 7000

2 Dân cư nông thôn50000 ngư-

ời0,05kW/ngư-

ời 0.7 1750

3Chiếu sáng, công trình công cộng   30%*Psh 0.7 1837.5

4 Công nghiệp 775 ha 100kW/ha 0.65 465005 Hệ số điền đầy   0.7    6 Tổng công suất (kW)       39.961.25

Tæng nhu cÇu dïng ®iÖn cña khu vùc ®Õn n¨m 2015:

39.961,25 kW.

- Giai ®o¹n 2015-2025: Tæng d©n sè trong khu vùc quy

ho¹ch ®Õn n¨m 2025 lµ 29 v¹n, trong ®ã: D©n c ®« thÞ lµ 22

v¹n vµ 7 v¹n d©n c n«ng th«n.

Bảng 29: Bảng tính toán phụ tải điện giai đoạn 2006-2025

TT Danh mục cấp điện Quy mô Chỉ tiêu Hệ số sử

dụngCông suất

(kW)

1 Dân cư đô thị220000

người 0,31kW/người 0.7 477402 Dân cư nông thôn 70000 người 0,08kW/người 0.7 3920

3Chiếu sáng, công trình công cộng   30%*Psh 0.7 10848.6

4 Công nghiệp 1933.08 ha 100kW/ha 0.65 125650.25 Hệ số điền đầy   0.7    6 Tổng công suất (kW)       131.711.16

Tæng nhu cÇu dïng ®iÖn cña khu vùc ®Õn 2025 lµ: 131.711,16 kW6.5.3. Ph ¬ng ¸n nguån cÊp ®iÖn:

- Trước mắt sử dụng nguồn từ lưới điện 110 kV hiện đang cấp cho trạm 110

kV Đắk Tô, cách khu quy hoạch khoảng 15km (nhà máy thuỷ điện PlâyKrông).

- Tương lai gần sẽ lấy điện từ thuỷ điện Xecaman của Lào sang với đường

truyền 110- 220 kV. Cự ly khoảng 50km.

6.5.4. Phương án trạm nguồn:

- Căn cứ vào nhu cầu và phân vùng phụ tải của khu vực, trong toàn bộ khu vực

quy hoạch dự kiến xây dựng 3 trạm biến áp trung gian 110kV:

Bảng 30. Bảng thống kê trạm 110 kV

TT Tên trạm

Công suất giai đoạn đầu 2006-2015

Công suất giai đoạn sau

20015-2025

148

Page 149: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

1Trạm 1: 110/35/22KV- Phía Đông nam Khu kinh tế 25MVA 40MVA

2Trạm 2: 110/35/22KV-Khu công nghiệp tập trung ( xã Plây Xú) 25MVA 40MVA

3Trạm 3: 110/35/22KV- Phía Tây Đô thị phía Bắc   25MVA

6.5.4. Ph ¬ng ¸n cÊp ®iÖn giai ®oan 2006-2015: 6.5.4.1. Líi vµ tr¹m cao thÕ:

Vïng phô t¶i I: (toµn bé ®« thÞ Nam Bê Y, ®« thÞ B¾c Bê Y, thÞ trÊn Pl©y KÇn , vµ x· Pê Y, Sa Loong, §¾k Kan, x· §¾k Dôc).

- X©y dùng míi 15km ®êng d©y 110kV tõ tr¹m trung gian §¾k T« cÊp tíi tr¹m trung gian 1 (phÝa §«ng nam khu kinh tÕ), sö dông c¸p AC-240mm2 m¹ch ®¬n, ®i trªn kh«ng.

- X©y dùng míi tr¹m trung gian 110/35/22kV- phÝa §«ng nam khu kinh tÕ; c«ng suÊt 25MVA, cÊp ®iÖn cho khu trung t©m thi trÊn vµ khu ®« thÞ phÝa B¾c. Tr¹m nµy cã thÓ n©ng cÊp, më réng ë giai ®o¹n sau lªn 40MVA

Vïng phô t¶i II: (gåm toµn bé ®« thÞ T©y Bê Y, khu c«ng nghiÖp, khu kiÓm so¸t cöa khÈu, x· Pl©y Xó, x· §¾k Nong)

- X©y dùng míi 14 km ®êng d©y 110kV tõ tr¹m trung gian khu trung t©m thÞ trÊn Pl©y KÇn cÊp ®Õn tr¹m trung gian khu c«ng nghiÖp, sö dông c¸p AC-240mm2 m¹ch kÐp. ®i trªn kh«ng.

- X©y dùng míi tr¹m trung gian 2: 110/35/22kV- t¹i khu c«ng nghiÖp tËp trung cã c«ng suÊt 25MVA, cÊp ®iÖn cho khu trung t©m thÞ trÊn vµ khu c«ng nghiÖp cöa khÈu. Tr¹m nµy cã thÓ n©ng cÊp, më réng ë giai ®o¹n sau lªn 40 MVA.

6.5.4.1 Líi vµ tr¹m c¾t trung thÕ:- §iÖn trung thÕ sö dông líi 22kV, nèi tõ tr¹m trung gian

®Õn c¸c tr¹m c¾t. Tr¹m c¾t lµ tr¹m ph©n phèi nguån ®Õn c¸c tr¹m biÕn ¸p ph©n phèi ®iÖn tiªu thô cho tõng khu vùc.

- Tr¹m c¾t sö dông lo¹i 8000KVA, giai ®o¹n ®Çu lµ 5 tr¹m, giai ®o¹n sau lµ 17 tr¹m - Líi ®iÖn trung thÕ 22kV:

149

Page 150: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

o Tõ tr¹m trung gian sè 1 trung t©m thÞ trÊn Pl©y KÇn cã 2 lé xuÊt tuyÕn AC-185mm2 ®i trªn kh«ng t¹o thµnh m¹ch vßng nhng vËn hµnh hë.

o Hai lé trªn cÊp ®iÖn cho khu ®« thÞ phÝa B¾c th«ng qua tr¹m c¾t sè 1 vµ 3. CÊp ®iÖn cho khu trung t©m thÞ trÊn Pl©y KÇn th«ng qua tr¹m c¾t sè 6 vµ tr¹m c¾t sè 2.

o Tõ tr¹m trung gian, cÊp ®iÖn cho khu vùc cöa khÈu quèc tÕ th«ng qua tr¹m c¾t sè 10.

o Tõ c¸c tr¹m c¾t trung gian, cÊp ®iÖn cho c¸c tr¹m biÕn ¸p ph©n phèi trong khu vùc ®« thÞ sö dông c¸p ngÇm chèng thÊm CU/PVC/XLPE/DSTA/PVC-(3x240)mm2; ®i trong tuynel kü thuËt.

6.5.5. HÖ thèng l íi ®iÖn cao ¸p vµ trung ¸p giai ®o¹n 2 (2015-:-2025).6.5.5. 1. Líi ®iÖn cao thÕ vµ c¸c tr¹m trung gian

110/35(22)kV: Vïng phô t¶i I: (toµn bé ®« thÞ Nam Bê Y, thÞ trÊn Pl©y

KÇn vµ x· Pê Y, Sa Loong, §¾k Kan).- N©ng cÊp míi tr¹m trung gian 1: 110/35/22kV- phÝa

Nam khu kinh tÕ tõ 25 MVA lªn 40 MVA ®Ó ®¸p øng møc ®é sö dông ®iÖn ®Õn n¨m 2025 cho vïng phô t¶i.

Vïng phô t¶i II: (gåm toµn bé ®« thÞ T©y Bê Y, khu c«ng nghiÖp, khu kiÓm so¸t cña khÈu, x· §¾k Su, x· §¾k Nong)

- N©ng cÊp míi tr¹m trung gian 2: 110/35/22kV- khu c«ng nghiÖp tËp trung tõ 25 MVA lªn 40MVA ®Ó ®¸p øng møc ®é sö dông ®iÖn ®Õn n¨m 2025 cho vïng II.

Vïng phô t¶i III: gåm ®« thÞ phÝa B¾c, x· §¾k Dôc - X©y dùng míi 18 km ®êng d©y 110kV tõ tr¹m trung

gian khu c«ng nghiÖp ®Õn tr¹m trung gian khu ®« thÞ phÝa B¾c, sö dông c¸p AC-240mm2 m¹ch ®¬n. §i trªn kh«ng.

- X©y dùng míi tr¹m trung gian 3: 110/35/22KV-khu ®« thÞ phÝa B¾c cã c«ng suÊt 25MVA vµ tr¹m nµy cÊp ®iÖn cho khu ®« thÞ phÝa B¾c.

6.5.5.2 Líi ®iÖn trung thÕ 22KV:

150

Page 151: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- §êng ®iÖn trung thÕ 22kV xuÊt tuyÕn tõ c¸c tr¹m 110/35(22)kV ®i trªn kh«ng, c¸c tuyÕn c¸p trôc AC-185mm2, AC-95mm2… ®i ë ngo¹i vi khu trung t©m ®« thÞ. Tõ tuyÕn trôc chÝnh cÊp ®iÖn tíi c¸c tr¹m c¾t trung gian vµ c¸c tr¹m biÕn ¸p 22/0.4KV. §i trªn kh«ng. - Tr¹m trung gian 1: cã 4 lé xuÊt tuyÕn AC-185mm2 ®i trªn kh«ng, t¹o thµnh m¹ch vßng, vËn hµnh hë. - Tr¹m Trung gian 2: cã 4 lé xuÊt tuyÕn AC-185mm2 ®i trªn kh«ng, t¹o thµnh m¹ch vßng, vËn hµnh hë. - Tr¹m trung gian 3: cã 2 lé xuÊt tuyÕn AC-185mm2 vµ AC-120mm2®i trªn kh«ng, m¹ch hë. - Trªn ®êng trôc 22kV bè trÝ c¸c tr¹m c¾t trung gian ®Æt t¹i c¸c vÞ trÝ thÝch hîp, thuËn lîi cho viÖc cÊp tíi c¸c tr¹m biÕn ¸p ph©n phèi. Tr¹m c¨t giai ®o¹n nµy vÉn dïng tr¹m 8000KVA sè lîng n©ng lªn 17 tr¹m.

- Khu vùc c¸c trung t©m ®« thÞ: Dïng líi ®iÖn trung thÕ 22KV (3 pha) cÊp tõ tuyÕn chÝnh hoÆc c¸c tr¹m c¾t trung gian ®Õn c¸c tr¹m biÕn ¸p ®îc ®i ngÇm trong tuy nel kü thuËt nèi m¹ch vßng vËn hµnh hë, sö dông c¸p ngÇm chèng thÊm CU/PVC/XLPE/DSTA/PVC-(3x240)mm2 cÊp tíi c¸c tr¹m biÕn ¸p tiªu thô.

- Khu vùc ngo¹i thÞ, n«ng th«n: CÊp ®iÖn theo h×nh tia, sö dông ®êng d©y trªn kh«ng, d©y dÉn ®êng trôc tiÕt diÖn d©y S >120mm2, ®êng nh¸nh tiÕt diÖn d©y S > 70mm2.6.5.6. HÖ thèng l íi ®iÖn h¹ ¸p vµ chiÕu s¸ng. 6.5.6.1. Tr¹m biÕn ¸p tiªu thô:

- Trong khu vùc néi thÞ: Sö dông c¸c tr¹m biÕn ¸p 400-:-1000KVA (3 pha). C¸c tr¹m biÕn ¸p 22/0,4KV dïng tr¹m x©y hoÆc tr¹m kios ®¶m b¶o mü quan ®« thÞ.

- Khu vùc n«ng th«n: Sö dông c¸c tr¹m biÕn ¸p tõ 250-:-400KVA lo¹i tr¹m treo trªn cét.6.5.6.2. Líi ®iÖn h¹ thÕ 0,4kV:

- Trong khu vùc néi thÞ: Sö dông c¸p ngÇm h¹ thÕ XLPE/DSTA 4 lâi, tiÕt diÖn d©y S > 120mm2, b¸n kÝnh cÊp ®iÖn tõ 200 -:- 300m.

151

Page 152: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Khu vùc n«ng th«n: Sö dông ®êng d©y trªn kh«ng c¸p vÆn xo¾n ruét ®ång c¸ch ®iÖn XLPE tiÕt diÖn ®êng c¸p trôc S > 95mm2, b¸n kÝnh cÊp ®iÖn 300-:-500m.6.5.6.3. HÖ thèng ®iÖn chiÕu s¸ng:

- §iÖn chiÕu s¸ng sÏ ®îc thiÕt kÕ riªng biÖt víi c¸c hÖ thèng ®iÖn kh¸c. C¸p trôc cÊp ®iÖn chiÕu s¸ng sö dông c¸p ngÇm XLPE/DSTA 4 lâi, tiÕt diÖn d©y S > 10mm2.

- ChiÕu s¸ng ®êng sö dông ®Ìn cao ¸p 125-:-250W/220V l¾p trªn cét thÐp cao 8-:-11m, ®îc bè trÝ thÝch hîp theo tõng mÆt c¾t ®êng ®¶m b¶o c¸c yªu cÇu vÒ ®é räi vµ ®é chãi. ChiÕu s¸ng trang trÝ cho c¸c tuyÕn ®êng sö dông ®Ìn cÇu D300-4x26W-bãng compact.

- Líi chiÕu s¸ng cña ®« thÞ ®¶m b¶o ®é räi: §êng lo¹i 1: 1 1,2 cd/m2, ®êng lo¹i 2: 0,60,8 cd/m2 , ®êng lo¹i 3: 0,20,4 cd/m2

- HÖ thèng ®Ìn chiÕu s¸ng ®îc bËt t¾t b»ng tñ ®iÒu khiÓn tù ®éng theo thêi gian ®Æt tríc.

Bảng 31: Bảng thống kê nhu cầu khối lượng điện

STT Nội dungĐơn

vị

Số lượngGiai đoạn

đầuGiai đoạn

sau

I Hệ thống điện cao áp      

1 Trạm 110/35(22)KV-1x25MVA Trạm 2 1

2 Trạm 110/35(22)KV-1x40MVA Trạm 0 2

3 Tuyến 110KV mạch đơn KM 15 17.4

4 Tuyến 110KV mạch kép KM 0 6.6

II Hệ thống điện trung thế      

1 Tuyến 22KV KM 38.5 116

2Cáp điện Cu/PVC/XLPE/DSTA/PVC-3x240mm2 KM 3 4.5

3 Trạm cắt trung gian 22KV- 8000KVA Trạm 5 12

6.6. Thoát nước thải - vệ sinh môi trường :

6.6.1. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường cho phân vùng đô thị:

6.6.1.1. Thoát nước thải:

a. Phương án thoát nước: Quy hoạch hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn

nước thải từ các lô nhà và các công cộng được thu gom dẫn bằng hệ thống

cống riêng về trạm xử lý nước thải, riêng nước thải của các khu công nghiệp

phải xử lí cục bộ tại mỗi nhà máy sau đó mới được thoát về trạm xử lý nước

152

Page 153: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

thải chung của khu vực, nước sau khi được xử lý thoát ra suối cạnh đó. Yêu

cầu vệ sinh khi xả nước thải sau khi xử lý ra nguồn như sau:

NỒNG ĐỘ PH TRONG PHẠM VI 6,58,5

CHẤT NHIỄM BẨN CỦA NƯỚC THẢI YÊU CẦU VỆ SINH

MÀU, MÙI, VỊ KHÔNG MÀU, KHÔNG MÙI, KHÔNG VỊ

HÀM LƯỢNG CHẤT LƠ LỬNG (SS) 1,52,0MG/L

HÀM LƯỢNG CHẤT HỮU CƠ 7MG/L

LƯỢNG OXY HOÀ TAN (BOD) SAU KHI TRỘN VỚI NƯỚC MẶT BOD ≤ 4MG/L

NHU CẦU CẦN CHO QUÁ TRÌNH SINH HOÁ (COD) SAU KHI TRỘN VỚI NƯỚC MẶT 810MG/L

VI TRÙNG GÂY BỆNH PHẢI KHỬ TRÙNG TRIỆT ĐỂ TRƯỚC KHI XẢ RA NGUỒN

TẠP CHẤT NỔI TRÊN MẶT NƯỚC NƯỚC THẢI KHI XẢ VÀO NGUỒN NƯỚC MẶT KHÔNG ĐƯỢC CHỨA DẦU MỠ SẢN PHẨM DẦU MỠ, BỌT XÀ PHÒNG VÀ CÁC CHẤT NỔI KHÁC TRÊN MẶT NƯỚC

CHẤT ĐỘC HẠI NỒNG ĐỘ GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA CÁC CHẤT ĐỘC HẠI ĐƯỢC QUI ĐỊNH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 194-CP CỦA CHÍNH PHỦ

b. Gi¶i ph¸p tho¸t níc: Dù kiÕn trong giai ®o¹n tõ nay ®Õn n¨m 2025 toµn khu vùc qui ho¹ch 5 tr¹m xö lý níc th¶i. C¸c tr¹m nµy ®îc bè trÝ t¹i nh÷ng khu vùc cã ®Þa h×nh thÊp vµ xa khu vùc trung t©m, ®Ó dÔ dµng thu gom ®îc níc th¶i vµ kh«ng ¶nh hëng ®Õn ®êi s«ng cña ngêi d©n.

Tr¹m thø 1: Bè trÝ ë khu ®« thÞ phÝa B¾c, tr¹m nµy xö lý toµn bé níc th¶i sinh ho¹t vµ c«ng nghiÖp cña khu ®« thÞ phÝa B¾c.

Tr¹m thø 2: Bè trÝ phÝa h¹ lu cña hå trung t©m ®©y lµ tr¹m cã c«ng suÊt lín nhÊt xö lý phÇn lín níc th¶i cña khu ®« thÞ phÝa Nam vµ khu trung t©m khu kinh tÕ cöa khÈu Bê Y.

Tr¹m thø 3: Bè trÝ t¹i b·i r¸c cña x· §¾k Kan, tr¹m nµy xö lý níc cña b·i r¸c.

Tr¹m thø 4: Bè trÝ ë h¹ lu cña hå Sa Loong, tr¹m nµy xö lý níc th¶i cña khu c«ng nghiÖp, níc th¶i cña c¸c khu nghiªn cøu khoa häc vµ níc th¶i sinh ho¹t cña khu vùc xung quanh.

Tr¹m thø 5: Bè trÝ ë khu c«ng nghiÖp tËp trung 1 vµ 2 ®©y lµ tr¹m xö lý níc th¶i thø cÊp cho khu c«ng nghiÖp nµy.

Mçi tr¹m xö lý quy ho¹ch c¸c ®êng cèng dÉn níc th¶i tõ ®iÓm xa nhÊt vÒ tr¹m xö lý cã ®êng kÝnh tõ D300mm ®Õn D600mm, ®é dèc cèng i0,17%. TÊt c¶ c¸c tuyÕn cèng cã h-íng tho¸t theo híng dèc cña ®êng, c¸c tuyÕn cèng ®îc v¹ch theo nguyªn t¾c híng níc ®i lµ ng¾n nhÊt lîi dông tèi ®a ®Þa h×nh ®Ó tho¸t tù ch¶y vÒ c¸c tr¹m xö lý t¹i c¸c khu vùc cã ®Þa h×nh bÊt lîi níc th¶i kh«ng tù ch¶y vÒ tr¹m xö lý ®îc

153

Page 154: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

sÏ dïng c¸c tr¹m b¬m trung chuyÓn, ®Ó tiÖn cho viÖc qu¶n lÝ sau nµy, toµn bé cèng, giÕng th¨m bè trÝ trªn vØa hÌ.c. TÝnh to¸n c«ng suÊt tr¹m xö lý: Níc th¶i sinh ho¹t tÝnh to¸n cho mét ngêi trong 1 ngµy ®ªm lÊy b»ng 100% tiªu chuÈn cÊp níc sinh ho¹t (Theo môc 11.13 TCVN 4449:1987). Níc th¶i khu vùc c«ng céng lÊy b»ng 10% níc th¶i sinh ho¹t.

- Tr¹m xö lý sè 1: Xö lý phÇn lín lîng níc th¶i sinh ho¹t vµ c«ng céng cho khu ®« thÞ phÝa B¾c. Dù kiÕn sè ngêi tÝnh to¸n trong giai ®o¹n ®Çu: 30.000 ngêi, sè ngêi tÝnh to¸n trong giai ®o¹n sau: 70.000 ngêi

- Tr¹m xö lý sè 2: Xö lý phÇn lín lîng níc th¶i sinh ho¹t vµ c«ng céng cho khu ®« thÞ phÝa Nam. Dù kiÕn sè ngêi tÝnh to¸n trong giai ®o¹n ®Çu: 70.000 ngêi, sè ngêi tÝnh to¸n trong giai ®o¹n sau: 150.000 ngêi.

- Tr¹m xö lý sè 3: Xö lý níc th¶i cña b·i r¸c cã c«ng suÊt ®ît ®Çu lµ: 300m3/ng.®, giai ®o¹n sau lµ: 500 m3/ng.®.

- Tr¹m xö lý sè 4: Xö lý níc th¶i cña khu c«ng nghiÖp võa vµ nhá, níc th¶i cña c¸c khu nghiªn cøu khoa häc vµ níc th¶i sinh ho¹t cña khu vùc xung quanh. Tr¹m xö lý níc th¶i nµy sÏ x©y dùng trong ®ît sau.

- Tr¹m xö lý sè 5 xö lý toµn bé níc th¶i cña khu CN tËp trung 1 vµ 2.

B¶ng 32: B¶ng tÝnh to¸n c«ng suÊt tr¹m xö lý níc th¶i

STT HẠNG MỤCGIAI ĐOẠN ĐẦU

(M3/NG.Đ)GIAI ĐOẠN SAU

(M3/NG.Đ)

I TRẠM XỬ LÝ SỐ 11 NƯỚC THẢI SINH HOẠT 3.600 8.400

2 NƯỚC THẢI CÔNG CỘNG 360 840

3 TỔNG CỘNG 3.960 9.240

4 CÔNG SUẤT TRẠM ĐÃ CÓ DỰ ÁN VÀ HIỆN TRẠNG 0 0

5 CÔNG SUẤT TRẠM QUI HOẠCH MỚI (LÀM TRÒN) 4.000 9.300

II TRẠM XỬ LÝ SỐ 2

1 NƯỚC THẢI THẢI SINH HOẠT 8.400 18.000

2 NƯỚC THẢI CÔNG CỘNG 840 1.800

3 TỔNG CỘNG 9.240 19.800

4 CÔNG SUẤT TRẠM ĐÃ CÓ DỰ ÁN VÀ HIỆN TRẠNG 1.500 3.000

5 CÔNG SUẤT TRẠM QUI HOẠCH MỚI (LÀM TRÒN) 7.800 16.800

III TRẠM XỬ LÝ SỐ 3

1 NƯỚC THẢI BÃI RÁC 300 500

2 TỔNG CỘNG 300 500

3 CÔNG SUẤT TRẠM ĐÃ CÓ DỰ ÁN VÀ HIỆN TRẠNG 0 0

4 CÔNG SUẤT TRẠM QUI HOẠCH MỚI (LÀM TRÒN) 300 500

IV TRẠM XỬ LÝ SỐ 4

1 NƯỚC THẢI THẢI CÔNG NGHIỆP 0 1.000

154

Page 155: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

2 NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÔNG CỘNG 0 500

3 TỔNG CỘNG 0 1.500

4 CÔNG SUẤT TRẠM ĐÃ CÓ DỰ ÁN VÀ HIỆN TRẠNG 0 0

5 CÔNG SUẤT TRẠM QUI HOẠCH MỚI (LÀM TRÒN) 0 1.500

V TRẠM XỬ LÝ SỐ 5

1 NƯỚC THẢI THẢI CÔNG NGHIỆP 1.500 3.000

2 TỔNG CỘNG 1.500 3.000

3 CÔNG SUẤT TRẠM ĐÃ CÓ DỰ ÁN VÀ HIỆN TRẠNG 0 0

4 CÔNG SUẤT TRẠM QUI HOẠCH MỚI (LÀM TRÒN) 1.500 3.000

d. Chủng loại vật tư sử dụng: Cống cho thoát nước thải dùng loại cống tròn đúc

sẵn tải trọng C bằng phương pháp ly tâm có miệng bát xẩm dây đay tẩm Bitum

bên ngoài trát vữa Amiang M400. Toàn bộ tuyến cống đặt trên gối đỡ bằng

BTCT; Giếng thăm dùng tường xây gạch, đáy BT, nắp bằng BTCT.

Bảng 33: Bảng thống kê khối lượng vật tư thoát nước thải

STT DANH MỤC VẬT TƯ ĐƠN VỊKHỐI LƯỢNG

GHI CHÚGIAI ĐOẠN ĐẦU GIAI ĐOẠN SAU

1 CỐNG THOÁT NƯỚC THẢI D300 M 154.750,0 50.120,0 BTCT

2 CỐNG THOÁT NƯỚC THẢI D400 M 43.650,0 0,0 BTCT

3 CỐNG THOÁT NƯỚC THẢI D600 M 20.960,0 0,0 BTCT

4 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI M3/NG.Đ 4.000,0 9.300,0

5 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI M3/NG.Đ 7.800,0 16.800,0

6 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI M3/NG.Đ 300,0 500,0

7 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI M3/NG.Đ 0,0 1.500,0

8 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI M3/NG.Đ 1.500,0 3.000,0

6.1.1.2.Vệ sinh môi trường

- Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn đô thị tính toán theo định mức

khoảng 1,8-2kg/ng/ngày đêm. Khi đó lượng chất thải rắn đợt đầu 2015 là:

180-200 tấn/ ngày đêm, lượng chất thải rắn đợt sau đến 2025 là: 400-440

tấn/ngày đêm. Theo mức độ độc hại chất thải rắn gồm 2 loại: 1- chất thải rắn

thông thường: Là chất thải từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất bình thường.

2- chất thải độc hại: Là những chất thải từ bệnh viện hoặc từ các nguồn bệnh

dịch tương tự khác.

- Phương án xử lý chất thải thông thường: Dự kiến xây dựng bố trí 4 khu xử

lý rác thải như sau:

o Khu 1: Bố trí ở phía Đông xã Đắk Kan giáp sông Pô Kô, có diện tích:

71,38ha.

o Khu 2: Bố trí ở phía Tây xã Pờ Y giáp vườn quốc gia Chưmonray,

có diện tích: 49,33ha.

155

Page 156: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

o Khu 3: Bố trí ở phía Tây xã Đắk Xú giáp rừng phòng hộ, có diện tích:

60,65ha.

o Khu 4: Bố trí ở phía Bắc xã Đắk Dục giáp huyện Đắk lêy, có diện

tích: 49,33ha.

Các khu xử lý này giai đoạn đầu thực hiện theo phương pháp chôn lấp

hợp vệ sinh (đầm chặt nền móng, có vật liệu chống thấm, có rãnh thu nước rác

và công trình xử lý nước, rác, xung quanh khu xử lý có dải cây xanh cách ly),

giai đọan sau sẽ chờ áp dụng những công nghệ mới để xử lý, bằng phương

pháp hiện đại như đốt hoặc chế biến thành phân bón phục vụ cho nông nghiệp.

- Chất thải rắn độc hại: Chất thải rắn độc hại không được thu gom chung với

chất thải rắn sinh hoạt vì chất thải rắn của các cơ sở y tế có nguy cơ ô nhiễm

các hoá chất độc hại và các bệnh dịch truyền nhiễm. cần phải thu gom riêng và

xử lý bằng các phương pháp thích hợp như đốt hoặc chôn lấp tiêu huỷ riêng.

- Nghĩa trang: Bố trí 4 khu đất nghĩa trang cạnh 4 khu xử lý rác có diện tích

từ 53,38 – 72,75 ha, tại các khu vực này cần có tường rào, giải cây xanh cách

ly và hệ thống thoát nước riêng.

6.6.2. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường cho phân vùng nông thôn:

6.6.2.1. Thoát nước thải:

- Khu vực nông thôn khuyến khích xây dựng những bể bioga để sử

dụng làm khí đốt phục vụ sinh hoạt.

- Hoặc khuyến khích xây dựng hố thấm nước thải. Nước thải tự thấm

xuống đất hoặc kết hợp tưới bón cây trồng đảm bảo vệ sinh môi trường nông

thôn.

6.2.2.2. Vệ sinh môi trường:

- Nhà vệ sinh: Vận động khuyến khích các gia đình nông thôn xây dựng

nhà vệ sinh tự hoại hoặc bán tự hoại.

- Giải quyết chất thải rắn: Khuyến khích các gia đình có hố chôn lấp

riêng hoặc đốt ngay trong khuôn viên gia đình. Đối với các khu dân cư có quy

mô lớn (quy mô >2000người), áp sát các khu du lịch cần tiến hành thu gom

chất thải rắn sinh hoạt và tập trung về các khu xử lý chất thải rắn của các đô

thị gần nhất hoặc các bãi chôn lấp chất thải rắn nhỏ bố trí cách xa khu dân cư.

Rác thải độc hại cần phải xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp có hoá

chất đặc trị.

- Việc sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật:

156

Page 157: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Cần phải tuân theo sự chỉ đạo và quản lý của các cơ quan chuyên ngành.

Hạn chế và cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các khu vực có ảnh hưởng tới

nguồn nước sinh hoạt của người dân.

- An táng: Khuyến khích không an táng ở các nghĩa trang thôn bản

riêng mà tập trung về các nghĩa trang lớn đã bố trí ở trên. Các nghĩa trang cũ

cần xem xét bảo tồn hoặc di chuyển nếu cần thiết.

6.7. Quy hoạch hệ thống tuy nen kỹ thuật trong đô thị.

6.7.1. Tuy nel kỹ thuât:

- Để đảm bảo mỹ quan đô thị và tránh đào xới hệ thống hạ tầng kỹ thuật

đã xây dựng, cần thiết phải xây dựng hệ thống này.

- Hệ thống này sẽ dành cho tất cả các loại đường dây và đường ống trong

đô thị đi qua như: Đường điện cao, trung và hạ thế, đường cấp nước, đường

ống thông tin liên lạc, đường cáp đặc dụng...v.v và có thể là ống dịch vụ khí

ga, xăng dầu tiêu dùng (tuy nhiên các loại này được thiết kế đặc biệt).

- Tuynel kỹ thuật đề xuất trong đồ án gồm 2 loại: Loại A có kích thước

1,6x1,8m và loại B có kích thước 1,2x1,25m. Bên tiết diện tuy nel đặt các tầng

giá đỡ bằng thép L50x5 đã gia công khoan lỗ và mạ kẽm nhúng nóng đặt cách

nhau 1,2m và 1,4 m, các tầng cách nhau 30cm. Trên các giá đỡ này định vị hệ

thống: cáp điện, cáp quang, cáp truyền hình, đường cáp bưu chính viễn thông,

đường ống cấp nước… Tuy nel kỹ thuật được đổ bằng BTCT toàn khối có ổn

định, đổ chống mài mòn và xâm thực cao.

- Tuynel kỹ thuật được đặt ngầm ở 2 bên vỉa hè đường. Trong đó loại A

dùng cho tác tuyến phố trục chính, loại B cho các trục khu vực, phù hợp với

hệ thống tuyến đường dây và đường ống kỹ thuật đã được quy hoạch, hệ thống

tuy nel cần phải thiết kế tránh nước hoàn toàn.

3.2.Hệ thống ga kỹ thuật:

Với mục đích sử dụng kiểm tra và sửa chữa khi sự cố, khi vận hành

cũng như khi thi công. Ga kỹ thuật có cốt mặt ga bằng cốt cao độ thiết kế giải

phân cách hoặc vỉa hè đường. Đáy ga có hệ thống thoát nước đọng với độ dốc

0.05%. Ga kỹ thuật có 2 loại tương ứng với tuynel A và B:

- Ga loại A (dùng cho tuy nel loại A) có kích thước 3x2,8x2,4m nằm 2

bên vỉa hè. Khoảng cách trung bình giữa các ga là 50m.

- Ga loại B (dùng cho tuy nel loại B) có kích thước 2,2x1,8x1,6m nằm 2

bên vỉa hè. Khoảng cách trung bình giữa các ga là 40m.

Bảng 34: Bảng kê khối lượng nhu cầu của hệ thống Tuy nel kỹ thuậtSTT Nội dung Đơn vị Số lượng

157

Page 158: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Giai đoạn đầu Giai đoạn sau

1

Tuynel kỹ thuật loại A -

KT(1.6x1.8)m KM 51.7 10.34

2

Tuynel kỹ thuật loại B -

KT(1.2x1.25)m KM 97.5 18

3

Ga kỹ thuật loại A -

KT(3x2.8x2.4)m Ga 1100 220

4

Ga kỹ thuật loại B -

KT(2.2x1.8x1.6)m Ga 2575 475

6.8. Định hướng quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc.

6.8.1. Hệ thống điện thoại:

- Hệ thống điện thoại được thiết kế theo tiêu chuẩn 10 máy/100 dân (ở

giai đoạn đầu 2015) và 20 máy/100 dân (ở giai đoạn sau 2025).

- Trạm đầu mối trung tâm đặt ở khu quản lý hành chính của khu kinh tế.

Trạm này có dung lượng khoảng 15.000 đầu ở giai đoạn 2015 và 60.000 đầu ở

giai đoạn 2025.

- Tại các trung tâm đô thị đặt các trạm trung gian có dung lượng khoảng

3000-4000 đầu(2015) sau đó nâng lên 6000-8000 đầu (2025).

- Tại các điểm đỗ chính của xe bus, đặt các trạm điện thoại công cộng,

kết hợp với chỗ đợi xe, khoảng cách trạm là 2km-3km/1 trạm công cộng.

- Hệ thống cấp điện thoại được đi ngầm trong tuynel kỹ thuật đã nêu ở

trên.

- Khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp thiết lập hệ thống điện thoại

di động, điện thoại không dây.

6.8.2. Hệ thống cáp quang, truyền tín hiệu:

- Đây là hệ thống cáp truyền tin kỹ thuật số dùng cho thông tin liên lạc

đa phương tiện như: truyền hình, điện thoại, tín hiệu thông tin khác... Hệ này

được đi ngầm trong tuy nel kỹ thuật ở trên.

6.8.3. Bưu chính :Trạm trung tâm đặt ở khu quản lý hành chính của khu kinh

tế, trạm khu vực đặt ở các trung tậm đô thị Bắc, Nam và Tây Bờ Y.

6.8.4. Phát thanh truyền hình:

- Cột thu phát tín hiệu: Đặt ở đỉnh Kem put có độ cao 1150m, cột dự

kiến cao khoảng 70-80m.

158

Page 159: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Trạm thu phát đặt ở khu quản lý hành chính của khu kinh tế. Máy phát

có công suất khoảng 2,5KW (giai đoạn đầu) và 4KW (giai đoạn sau).

PHẦN VĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Mục đích, yêu cầu:

- Căn cứ vào nhiệm vụ của quy hoạch chung xây dựng khu vực kinh tế

cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, việc đánh giá tác động môi trường về các điều kiện

tài nguyên và môi trường của khu vực Bờ Y huyện Ngọc Hồi khi thực hiện dự

án quy hoạch bao gồm các mục đích như sau: Đánh giá về nguồn nước, việc

thoát nước và các vấn đề phòng lũ, các tác động của môi trường đến môi

trường sống của con người.... Do vậy tác động môi trường phụ thuộc quy mô

của dự án, từng bước thực hiện theo các giai đoạn của việc quy hoạch xây

dựng chung của khu vực đến 2025.

- Đánh giá tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch nhằm ước tính

những tác động đến môi trường của khu vực quy hoạch và từ đó khẳng định

được: Mức độ của tác động môi trường đến tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh

thái, chất lượng môi trường sống, môi trường xã hội, sức khỏe cộng đồng tại

vùng quy hoạch và các vùng lân cận. Từ đó đề xuất và kiến nghị các biện pháp

phòng tránh, làm giảm nhẹ những tác động xấu, tăng hiệu quả tác động tốt.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của vùng quy hoạch cùng với

các báo cáo quy hoạch xây dựng chung khác để định hướng phát triển lâu dài

và bền vững toàn bộ môi trường đất, nước, không khí, cuộc sống con người và

phát triển hài hòa của hệ sinh thái khu vực quy hoạch và các vùng lân cận.

2. Những căn cứ để đánh giá tác động môi trường

159

Page 160: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

2.1. Những căn cứ pháp lý

- Luật bảo vệ môi trường.

- Nghị định số: 175 CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 18 tháng 9 năm

1994 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tư 1420/Mtg ngày 26/11/1994 của Bộ Khoa học Công nghệ và

Môi trường hướng dẫn chức năng nhiệm vụ của hội đồng thẩm định báo cáo

ĐTM.

- Thông tư 1100/MTg ngày 20/8/1997 của Bộ Khoa học Công nghệ và

Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu

tư.

- Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học

Công nghệ và Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM đối với

các dự án đầu tư.

- Theo các hướng dẫn và tiêu chuẩn về quy hoạch và các dự án phát

triển tài nguyên nước 14 TCN 111-1997 về hướng dẫn đánh giá tác động môi

trường.

- Chỉ thị số: 73 TTg ngày 25 tháng 3 năm 1993 của Thủ tướng Chính

phủ về một số công tác cần làm về bảo vệ môi trường.

- Thông tư số: 1485/TMTg ngày 3 tháng10 năm1993 của Bộ trưởng Bộ

Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường)

hướng dẫn về đánh giá tác động của môi trường các dự án kinh tế xã hội.

- Các tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước: Tiêu chuẩn nước mặt:

TCVN-5942-1995; Tiêu chuẩn nước ngầm: 5944-1995; Tiêu chuẩn nước thải

công nghiệp: TCVN 5945-1995.

- Danh mục các khu rừng cấm của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày

24-01-1997.

- Quyết định số:18-HĐBT ngày17-01-1992của Hội đồng Bộ trưởng về:

Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm.

- Quyết định pháp luật về môi trường năm1995 của nhà xuất bản Chính

trị Quốc gia.

- Hướng dẫn nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ của

Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

- Hướng dẫn nội dung đánh giá tác động môi trường đối với các dự án

phát triển nguồn nước của ADB, tổ chức FAO.

2.2. Tài liệu tham khảo

- Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum, 2003.

160

Page 161: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Dự án cấp nước sinh hoạt khu trung tâm khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế

Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Công ty tư vấn & chuyển giao công

nghệ, đại học Thuỷ lợi, chi nhánh miền Nam, Kon Tum, 5-2006.

- Dự án cấp nước sinh hoạt khu trung tâm khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế

Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Công ty khảo sát và xây dựng, Bộ Xây

dựng, Hà nội, 5-2006.

- Dự án Quy hoạch sử dụng đất khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y giai

đoạn 2006- 2020, trung tâm Địa chính - khoa Đất & Môi trường, đại học Nông

nghiệp I, Hà Nội, tháng 5-2006.

- Tài liệu khí tượng thuỷ văn trạm Đắk Tô, trung tâm mạng lưới Khí

tượng Thuỷ văn và Môi trường.

1.3. Nhiệm vụ và phương pháp thực hiện đánh giá tác động môi trường

- Nhiệm vụ: Đánh giá tác động môi trường bao gồm một số nội dung cụ

thể như: Nhận dạng tác động môi trường của dự án quy hoạch. Phân tích tác

động và đánh giá mức độ tác động để chỉ ra các tác động tiêu cực được coi là

đáng kể nhất. Dự báo quy mô và cường độ của các tác động môi trường chủ

yếu. Đề xuất biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực chủ yếu đến tài

nguyên và môi trường. Đánh giá ý nghĩa của các tác động tới môi trường khu

vực quy hoạch trong từng giai đoạn thực hiện dự án. Đề xuất chương trình

giám sát môi trường khu vực dự án.

- Phương pháp: Dựa trên yêu cầu và mức độ đánh giá tương ứng với

từng giai đoạn trong quá trình thực hiện dự án quy hoạch chung xây dựng khu

vực cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đến 2025 và đặc điểm, điều kiện môi trường khu

vực ta lựa chọn phương pháp kiểm tra danh mục môi trường. Đây là phương

pháp được dùng rất phổ biến, nhất là trong giai đoạn lược duyệt và đánh giá

tác động môi trường sơ bộ. Phương pháp này sẽ lập bảng kiểm tra danh mục

tất cả các nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động của dự án quy hoạch

cần phải đánh giá.

II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH

2. 1. Môi trường không khí: Môi trường không khí trong khu vực quy hoạch khá sạch,

số liệu đo và thống kê như sau:

- Nồng độ bụi lơ lửng, CO, NO2, SO2 và bụi chì trong 24 giờ tại khu

vực, đo tại thị trấn Ngọc Hồi và khu vực cửa khẩu như sau:Bảng 35: Nồng độ tác nhân gây ô nhiễm tính trung bình 24 giờ

trong chế độ mùa đông và mùa hè

161

Page 162: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Tác nhân ô nhiễmĐịa danh

Bụi lơ lửng

(mg/m3)

Bụi chì(mg/m3)

CO(mg/m3)

NO2

(mg/m3)SO2

(mg/m3)

Khu vực Ngọc Hồi 0,05 ~ 0,1 0,001~ 0,003

1,5~2,5 0,05~0,09

0,01~0.02

Khu vực cửa khẩu 0,05 ~ 0,1 6~10 0,01~0,02

TCVN 59371995

Trung bình 24h

0,2 0,005 3 0,05 0,03

Trung bình 1h 0,2 2 0,04 0,05

Nguồn: Số liệu điều tra cơ bản về chất lượng môi trường không khí - Tài liệu lưu

trữ tại Trung tâm nghiên cứu môi trường - Tổng cục KTTV.

Nhìn chung, tại các khu vực trên, nồng độ bụi lơ lửng, bụi chì, CO, NO2

trong mùa hè cao hơn mùa đông và đều thấp hơn giới hạn cho phép (so với

TCVN 5937-1995) nhiều lần. Môi trường không khí tại những khu vực khá

trong lành.

- Tiếng ồn: Trừ điểm giao QL14 & QL40 và điểm ở cửa khẩu; Khu vực

dự án có mức độ ồn rất nhỏ, không đáng kể.2.2. Môi trường nước

- Nước mặt: Theo các kết quả phân tích, nghiên cứu của Liên đoàn Vật

lý Địa chất và Địa chất Công trình miền Trung, nguồn nước mặt của khu vực

có độ cứng tương đối cao, giá trị pH trung bình đạt 6,44. Tổng độ khoáng hoá

thường nhỏ hơn 0,5mg/l. Các nguyên tố độc hại ít gặp, vi sinh vật rất ít. Theo

số liệu tại trạm Kon Tum thì nước sông Se San có tính axit cao.

Tổng sắt có giá trị dao động trong khoảng 0,08-0,97mg/l đảm bảo yêu

cầu chất lượng cho nguồn cấp nước loại A. Riêng có một số tháng như tháng

VI, IX, X giá trị này vượt giới hạn cho phép đối với nguồn cấp nước loại A và

chỉ đảm bảo yêu cầu chất lượng nước mặt sử dụng cho các mục đích khác.

Nhu cầu ôxi hoá học (COD) dao động trong khoảng 0,2-4,04mg/l, đảm

bảo yêu cầu đối với cấp nước cho sinh hoạt. Hiện tại khu vực có 18 hồ chứa

nước loại vừa và nhỏ, hiện tại các hồ này làm nhiệm vụ chứa nước thải, lắng

lọc tự nhiên và kết hợp nuôi cá. Nhìn chung nước mặt tại đây khá sạch không

bị ô nhiễm.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở khu vực nghiên cứu khá phong phú;

Độ tổng khoáng hoá của nước dưới đất vùng Ngọc Hồi nằm trong vùng có

tổng khoáng hoá từ 0,1 đến 0,5g/l. Hàm lượng Fe2+ và Fe3+< 0,5mg/l, thấp hơn

giới hạn cho phép khi sử dụng. Hàm lượng Nitơ khoảng 0,1÷ 3mg/l. Độ pH

đạt tiêu chuẩn pH=6,5–8,5. Khu vực huyện Ngọc Hồi nằm trong vùng có các

162

Page 163: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

chỉ tiêu nêu trên đều có giá trị thấp, nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu

chuẩn hiện hành. Nhìn chung là nước ngầm cũng không bị ô nhiễm.

2.3. Môi trường đất

- Đất canh tác chủ yếu là đất đỏ Bazan thích hợp cho các loại cây công nghiệp chè, cà phê, cao su .... Đất ở đây chưa bị ô nhiễm do việc sử dụng nhiều loại hoá chất trong nông nghiệp như phân hoá học, các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu và diệt cỏ để lại dư lượng độc hại cao trong đất và nước thải do sản xuất nông nghiệp. Chất độc của chiến tranh trong khu vực hầu như không có.

- Hiện nay ô nhiễm lớn nhất trong khu vực là bom mìn do chiến trang để lại cần phải tháo dỡ.2.4. Hệ sinh thái

2.4.1. Thảm thực vật

- Thảm thực vật ở khu vực chủ yếu là rừng: Bao gồm cả rừng nguyên

sinh và tái sinh và chủ yếu là cây lá kim và lá to. Trong rừng có nhiều cây gỗ

quý như trò, giáng hương, trắc...vv và điển hình là rừng khộp. Hệ cây quý

trong rừng gồm có: Cây cho dầu công nghiệp như trẩu, lai, hồi, hoàng

đàn...vv. Cây cho nhựa như: Bồ đề, trám, thông, cao su...vv. Cây dược liệu

phân bố ở sườn núi và đỉnh núi gồm cây bình vôi, cốt toái bỏ, đẳng sâm, huyết

giác, mã tiền... Phân bố ở thung lũng gồm có: Sa nhân, thông thảo, ngũ gia bì,

là khôi, hoàng tinh, ba gạc....Phân bố trong rừng núi đất Bazan có: Hoàng

đằng, hoài sơn, đỗ trọng, cam thảo, chân chim, cốt toái hổ. Phân bố trên đất

trồng có: Bách bộ, hà thủ ô, kim anh, lạc tiên. Phân bố ven bãi sông có: Dầu

giun, đẳng sâm, hy thiêm, nhân trần.

- Trong khu vực hiện nay thảm thực vật cũng đang bị tàn phá bởi đốt

nương làm rẫy, khai thác mất cân bằng. Các tác động kể trên dễ dẫn đến sự

thoái hoá đất đồi núi và để lại nhiều diện tích đất trống đồi trọc. Nếu cứ tiếp

tục khai thác bừa bãi rừng sẽ không đảm bảo độ che phủ an toàn sinh thái, đặc

biệt không đảm bảo các chức năng phòng hộ giữ đất, giữ nước và điều hoà

không khí. Vì vậy đòi hỏi phải có các biện pháp thích hợp mới có khả năng

lấy lại sự mất cân bằng này.

2.4.. Động vật: Động vật trong khu vực rất phong phú, đặc biệt là trong rừng

Quốc gia Chưmomray hiện nay còn khá nhiều động vật quý hiếm như: Các

loài thú, các loại linh trưởng, chim, bò sát như: Hươu, nai, hổ, báo, cầy, sóc,

hoẵng, tê tê, cu ly, khỉ các loại, vẹt, vượn, sơn dương, tắc kè cầy, mèo rừng,

chim sóc...vv.

163

Page 164: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Nhìn chung thú rừng cũng đang nghèo đi vì nạn săn bắn bừa bãi, một số

loài gần như tuyệt chủng. Đồng thời diện tích rừng ngày càng thu hẹp làm cho

môi trường sống của các loài động vật bị giảm mạnh

2.4.1. Thuỷ sinh: Trong các hồ chứa, sông suối của khu vực có tồn tại và phát

triển nhiều loài thuộc các ngành tảo mắt, tảo lam, tảo Silic, tảo roi đều, tảo

giáp lượng của chúng dao động từ 2945 đến 5000 cá thể/lít, 20 loài thuộc

nhóm động vật nổi như trùng bánh xe, xác chân bèo, Copenpoda, giáp xác râu

ngành Cladocera lượng của chúng dao động từ 92-760 con/m3, có 10 loài

thuộc nhóm trai, ốc, ấu trùng, tôm, cua, cá con thuộc nhóm động vật đáy

lượng của chúng dao động từ 48-60 con/m2.

2.5. Chất thải

2.5.1. Chất thải rắn: Chất thải rắn ước tính tại các khu dân cư và thị trấn Plây

kần là: 43.908kg/ngày như sau:

Bảng 36: Bảng tiềm năng ô nhiễm chất rắn trong phạm vi nghiên cứu quy

hoạchKhu vực Người Lượng thải rắn

(kg/người/ ngày)Tổng lượng chất

rắn phát sinh/ngàyKhu vực Đô thị 9281 1,8 16705,8Khu vực Nông thôn 22665 1,2 27198

Tổng cộng 13665 43903,8

HiÖn nay chÊt th¶i r¾n ®îc c¸c khu d©n c, cha ®îc thu gom vµ tËp trung ®Ó xö lý. Riªng thÞ trÊn Pl©y KÇn r¸c th¶i r¾n ®îc thu gom vµ tËp trung ®Ó ch«n lÊp nhng kh«ng triÖt ®Ó.

2.5.2. ChÊt th¶i láng: HiÖn nay cha cã tr¹m xö lý nguån chÊt th¶i nµy, mµ cho ch¶y tù do ra c¸c khe suèi, n¬i cã ®Þa h×nh thÊp vµ tù ngÊm vµo ®Êt.

Nång ®é c¸c chÊt « nhiÔm trong níc th¶i sinh ho¹t víi tiªu chuÈn níc th¶i (TCVN 5945-1995) lµ thuéc lo¹i chøa nhiÒu chÊt « nhiÔm nh kim lo¹i nÆng, c¸c chÊt ®éc h¹i, cÆn l¬ löng cßn qu¸ cao, ®é axÝt, ®é kiÒm ë møc ®é cao. Nång ®é «xy hoµ tan DO, nhu cÇu «xy ho¸ BOD vµ nhu cÇu «xy ho¸ häc COD trong níc th¶i ®Òu ë møc ®é « nhiÔm lín cho m«i trêng tù nhiªn. ¦íc tÝnh ®îc tiÒm n¨ng chÊt « nhiÔm sinh ho¹t do d©n c, c¸c côm d©n c trong khu vùc th¶i ra trong mçi ngµy (nÕu kh«ng xö lý) nh sau:

164

Page 165: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

B¶ng 37: B¶ng TiÒm n¨ng « nhiÔm níc th¶i trong ph¹m vi quy ho¹ch. Chất ô nhiễm Tuyến

Tổng lượng(kg/ngày)

BOD5 COD SS Tổng N NH1

Khu vực đô thị 5605,32 9753,24 49169,82 1008 784

Khu vực nông thôn 7740,68 13468,76 67901,18 1393 1083

Tổng cộng 13346 23222 117071 2401 1867

So s¸nh nång ®é c¸c chÊt « nhiÔm trªn trong níc th¶i sinh ho¹t víi tiªu chuÈn níc th¶i (TCVN 5945-1995) lo¹i C lµ lo¹i kh«ng ®îc th¶i vµo m«i trêng tù nhiªn tríc khi xö lý th× BOD5 b»ng 0,8 lÇn, COD b»ng 0,64 lÇn, chÊt r¾n l¬ löng vît 1,6 lÇn, NH4 vît 1,9 lÇn, chÊt th¶i tõ d©n c thuéc c¸c côm d©n c trong quy ho¹ch chøa ®ùng tiÒm n¨ng g©y « nhiÔm lín cho m«i tr-êng tù nhiªn.2.6. Dân cư

Hiện trạng phân bố dân cư trong khu vực rất nhỏ khoảng 43ng/km2 như

sau:

- Khu vực đô thị: 680 người/km2 bao gồm các ngành nghề mang tính đa

dạng của dân đô thị như công nhân, công chức, thương nhân và nhiều ngành

nghề tự do khác.

- Khu vực nông thôn: 28 người/km2. Ngoài những ngành nghề trên ở

đây còn phát triển nghề canh tác nông nghiệp, chăn nuôi khác.

2.7. Sử dụng đất : xem phần II của thuyết minh này.

2.8. Dự báo tiềm tàng các nguồn gây ô nhiễm

2.8.1. Nguồn gây ô nhiễm: Các nguồn gây ô nhiễm môi trường hiện nay tại

khu vực Bờ Y có thể phát sinh như sau:

- Nguồn nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư không qua xử lý được xả

thẳng xuống các khe núi, suối tại khu vực này dễ gây ô nhiễm môi trường đất

và nước nhất.

- Nguồn nước thải từ sản xuất nông nghiệp do sử dụng nhiều loại hoá

chất trong nông nghiệp như phân hoá học, các loại thuốc kích thích, thuốc trừ

sâu và diệt cỏ đã để lại dư lượng độc hại cao trong đất và nước.

- Nhiều diện tích đất trống đồi trọc dẫn đến bụi và các vật liệu nhẹ bị

cuốn vào không khí bởi các đợt gió lớn làm ô nhiễm không khí trong một khu

vực nhất định. Tuy nhiên với địa hình đồi núi bị chia cắt nhiều như khu vực

165

Page 166: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Bờ Y thì ảnh hưởng này không lớn vì có nhiều tầng lớp cây làm lớp đệm tốt

và điều hoà không khí cho vùng Bờ Y.

2.8.2. Những tác động xấu bởi các nguồn ô nhiễm: Vấn đề vệ sinh môi trường,

đặc biệt vệ sinh môi trường nông thôn còn kém, nguồn nước thải sinh hoạt dân

sinh và chất thải của sản xuất nông nghiệp (có hàm lượng độc tố hoá học cao

như: Thuốc trừ cỏ, trừ sâu..., chất thải từ chăn nuôi gia Xúc, gia cầm...) không

qua xử lý mà chảy thẳng vào các sông suối, ao hồ gây ra ô nhiễm nguồn nước

mặt, đây là nguyên nhân gây ra các bệnh cho cộng đồng. Theo thống kê của

tỉnh KonTum hiện nay có một số người mắc các bệnh như sau:

Bảng 38: Bảng kê các loại bệnh thường mắc hàng năm

TT Tên loại bệnh Số người mắc Số người tử vong

1 Lào 545 112 Phong 36 03 Tiêu chảy 2.341 184 Tiêu chảy trẻ em 1.852 115 Thương hàn 0 06 Lỵ trực tràng 191 27 Bạch hầu 3 18 Ho gà 142 09 Uốn ván 2 2

Sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, nhà vệ sinh trong gia đình, chuồng trại chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh cho sức khoẻ cộng đồng.

Bảng 39: Các bệnh do vệ sinh môi trường

TT Các bệnh mắc Tổng số người mắc

Tỷ lệ ngườimắc/10.000

người

Các bệnh

tử vong

Số

tử vong

Số tử

vong/100

00 người

1 Viêm phế quản 3200 464,5 Tai nạn 18 2,61

2 Các bệnh tiêu chảy

2654 358,3 Viêm phổi 16 2,32

3 Tiêu chảy trẻ em 1618 234,6 Viêm não vi rút 14 2,03

4 Nhiếm trùng hô hấp

1511 219,1 Viêm phế quản cấp

14 2,03

5 Sốt rét 1431 194,5 Các bệnh tiêu chảy

13 1,89

6 Bệnh về răng 1142 165,6 Lào hô hấp 11 1,60

7 Viêm họng do liên cầu

1119 162,3 Tiêu chảy trẻ em 10 1,45

166

Page 167: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

8 Bướu giáp 1110 161 Vết thương nhiễm trùng

8 1,16

9 Viêm phổi 847 122,8 Uốn ván sơ sinh 3 0,44

10 Viêm dạ dày 731 101,7 Sởi 3 0,44

11 Tai nạn 613 88,89 Suy dinh dưỡng 3 0,44

Nguồn: Sở Y tế tỉnh Kon tum

III. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN QUY HOẠCH

3.1. Tác động đối với các dạng môi trường vật lý: Trong khi thực hiện các hạng mục công

trình của việc quy hoạch sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên, môi trường trong khu

vực quy hoạch:

- Tình hình địa chất: Những hoạt động kiến tạo, ảnh hưởng đến các vết

đứt gãy, và nhất là ảnh hưởng đến khu vực nghiên cứu và những vùng lân cận.

- Nguồn nước: Khi thi hiện quy hoạch xây dựng mới thường ảnh hưởng

đến tài nguyên nước mặt và nước ngầm cả về số lượng và chất lượng, làm

dâng cao hay hạ thấp mực nước nước ngầm, làm thay đổi chất lượng nước mặt

và cả nước ngầm trong một khu vực.

- Khí hậu khu vực: Dự án này có thể làm thay đổi vi khí hậu trong vùng

tạo ra môi trường khí hậu thuận lợi cho nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí.

- Hệ sinh thái động thực vật, và các vấn đề cảnh quan môi trường, đời

sống dân cư khác.

3.1. 1.Môi trường không khí

- Trong quá trình thi công các dự án trong khu quy hoạch sẽ có một

lượng lớn xe máy, phương tiện sẽ được huy động để thực hiện công việc. Chất

thải từ các hoạt động của chung chứa đựng những tiềm năng gây ô nhiễm cho

môi trường không khí.

Theo kết quả nghiên cứu các chất gây ô nhiễm không khí bao gồm:

Các hợp chất gây ô nhiễm chứa lưu huỳnh như: Khí H2S; Khí SO2, những chất này tác dụng với hơi nước ở các dạng sương mù, với ôxy của không khí gây ra phản ứng hoá học tạo ra những chất mới độc hại cho động thực vật trong vùng.

Các dạng hợp chất gây ô nhiễm chứa Nitơ (N) như: Khí NH3; Khí N2O; Khí NO và khí NO2. Các chất này có thể gây hại cho thực vật với hàm lượng lớn, tác động đến sự quang hoá, trong trường hợp tiếp xúc lâu dài sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp cho con người.

Các dạng hợp chất gây ô nhiễm chứa Cácbon (C) như: Khí CO, CO2 có tác dụng làm giảm khả năng vân chuyển ôxy trong máu.

167

Page 168: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Theo kết quả mô hình, vùng không khí bị ô nhiễm phụ thuộc và tốc độ gió và độ cao so với mặt đất

Bảng 40: Dự báo ô nhiễm của lớp không khí sát mặt đất và tốc độ gióĐơn vị: Số lượng bụi mg/cm3

Chất ô nhiễm Hơi nước Hợp chất C Hợp chất S Hợp chất N

Tốc độ gió(m/s)

6 12 25 6 12 25 6 12 25 6 12 25

Độ cao (m)

0,1

1,0

5,0

10,0

20,0

50,0

100,0

41

11

4

2

-

-

-

72

45

31

24

18

14

12

89

76

67

63

58

52

47

18

2,5

0,5

-

-

-

-

55

23

12

7

5

3

1

78,5

56

42

36

29

23

19

8,5

1

-

-

-

-

-

42

13

4

2,5

1

-

-

74

48

34

27

18

14

10

2

-

-

-

-

-

-

18

2,5

0,5

-

-

-

-

56

24

13

8

5

3

2

Thời gian mùa hè, khu vực Bờ Y thịnh hành gió mùa Tây Nam, không

khí bị nhiễu loạn mạnh hơn, các bụi ô nhiễm hội tụ ở tầng dưới ít hơn mùa

đông. Mùa đông thịnh hành của gió Đông và Đông nam bụi ô nhiễm hội tụ ở

tầng thấp nhiều hơn.

- Độ ẩm và mưa có ảnh hưởng tới khả năng ô nhiễm không khí: Các hạt

bụi lơ lửng trong không khí có thể liên kết với nhau tạo thành các hạt lớn hơn

và rơi xuống. Mưa sẽ kéo theo các hạt bụi và hoà tan một số chất độc hại trong

không khí rồi rơi xuống mặt đất. Khu vực Bờ Y có khí hậu phân thành 2 mùa

rõ rệt, mùa khô khả năng gây ô nhiễm lớn hơn mùa hè nhiều lần.

- Yếu tố địa hình ảnh hưởng đến lan truyền chất ô nhiễm không khí: Kết

hợp với hướng gió tạo điều kiện thuận lợi hình thành các dòng khí quẩn xoáy,

tăng khả năng lắng đọng các hạt bụi và các chất ô nhiễm. Đặc biệt vùng Bờ Y

có địa hình bị chia cắt, rừng núi nhiều, các tầng thực vật không xa các tuyến

đường và khu đô thị, do vậy ảnh hưởng của khói bụi dễ bị lan truyền và giảm

ảnh hưởng rất nhiều.

- Cũng Theo kết quả mô hình, đã xác định được mức độ lan truyền chất

ô nhiễm như CO và NO2 và được tính thuần tuý cho dòng xe trên đường

14,14C, 40 trong điều kiện vận hành độc lập với các hoạt động khác. Tại các

tuyến này này vào năm 2015 có số xe vận hành trên đường trong 1ngày là

>2000 chiếc, gió Đông Bắc- Tây Nam; Góc gió hướng tới đường là 450, tốc độ

168

Page 169: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

2.4m/s cho thấy giá trị CO và NO2 đạt giá trị lớn nhất ở rìa đường và ở độ cao

sát mặt (0m) là 9.96m2/m2 và 1.59mg/m3 . Giá trị CO tính được này nhỏ hơn

giá trị tiêu chuẩn ở giờ cao điểm (40mg/m3). Nhưng giá trị NO2 chỉ thấp giá trị

tiêu chuẩn (0.4mg/m3) ở vị trí 45m theo hướng gió cách mép đường. Vì vậy tại

các tuyến đường này đặt khoảng hành lang cây xanh là 20m mỗi bên là đạt

tiêu chuẩn.

- Tiếng ồn: Cư dân quanh con đường sẽ bị tác động bởi tiếng ồn. Đặc

biệt khi âm thanh từ mặt đường đến Taluy dương cộng hưởng thêm với gió

Tây Nam, do nguồn tạo âm ở trên cao hơn so với vùng xung quanh nên vùng

bóng của các sóng âm (nơi có mức ồn thấp nhất) lại nằm sát Taluy, trường

sóng âm lại phát triển ra xa hơn; Tuy nhiên khu vực khá tĩnh nên tiếng ồn

cũng không ảnh hưởng nhiều lắm do âm tạo từ xe cộ thi công, do vậy không

cần phải làm tường chắn âm trong giai đoạn thi công.

3.1.2. Môi trường nước

- Trong giai đoạn xây dựng, sơ đồ thoát nước hiện có thể bị thay đổi do

các dòng chảy ngang bị chỉnh dòng từ việc san ủi làm đường dẫn đến thay đổi

địa hình làm biển đổi tạm thời những tuyến thoát nước, ảnh hưởng tới điều

kiện sống của hệ sinh thái. Trong những khu vực đó phải có biện pháp chi tiết

làm các hệ thống cống một mặt giải quyết thoát nước, mặt khác giải quyết di

chuyển của hệ động vật khu vực cá.

- Khi thi công ngăn dòng chảy các suối để tạo các hồ chứa nước sẽ sảy

ra hiện tượng xói mòn lưu vực, tăng lượng bùn cát trong sông, ảnh hưởng đến

tiêu thoát lũ phía hạ lưu.

- Quá trình xây dựng và nâng cấp hệ thống thoát nước còn có khả năng

bị ngập úng nước thải và nước mưa do hướng tiêu nước bị thay đổi sẽ gây ô

nhiễm vì có sự tích tụ hoặc tràn nước thải trong thời gian thi công. Mặt khác

có thể gây đứt quãng dòng chảy và ảnh hưởng đến việc sử dụng nước từng

khu vực. Từ những thay đổi dòng chảy bề mặt dẫn đến thay đổi dòng chảy của

mạch nước ngầm. Hơn nữa có thể sẽ gây ra những ngập úng cục bộ vào thời

kỳ mưa bão.

- Trong giai đoạn thi công do chưa xử lý ngay những hệ thống thoát

nước, nước đọng chứa chất thải sinh hoạt của công nhân và chất thải nước

thải giao thông cũng như các hoạt động khác có thể gây ô nhiễm nguồn nước.

Nguồn nước ngầm vì thế cũng bị ô nhiễm do nguồn bổ sung là nước mặt bị ô

nhiễm. Chất rắn lơ lửng phát sinh từ quá trình xói mòn khu vực đất mới

(thường cao hơn 200 lần so với đất cũ có phủ lớp cỏ) có thể gây ra sự tăng đột

169

Page 170: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

biến nồng độ chất lơ lửng, tăng độ đục và tăng khả năng bồi lắng. Có khả năng

những đất dùng san lấp lấy từ địa phương khác bị ô nhiễm chì, dầu, thuốc trừ

độc hại v..v khi bị rửa trôi và nhập vào dòng nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước

dọc tuyến đường. Hơn thế nữa việc ngập úng cục bộ hoặc các đầm tự nhiên bị

chia cắt thuỷ vực có thể bị phì dưỡng. Nước trôi từ mặt đường chưa hoàn

chỉnh hoặc từ lớp đất mặt rễ bị phong hoá ở tuyến đường cũng có khả năng

gây ra sự tăng đột biến nồng độ chất lơ lửng, độ đục, tăng khả năng bồi lắng

và ô nhiễm cho nguồn nước.

3.1.3. Hệ sinh thái

Nói chung trong khu vực quy hoạch xây dựng không có sinh thái

nguyên sinh, mà chỉ có thứ sinh giá trị kinh tế không lớn, ngoài rừng cao su.

Những tác động tới hệ sinh thái trong quá trình xây dựng tuy không gây những

tổn thất lớn, hoặc không đáng kể. Ngoài một số ảnh hưởng ở mức độ không

lớn như sau:

Ảnh hưởng đến đời sống của 1 số các loại động vật trên cạn do mất đất

xây dựng xây dựng mới các đô thị và cơ sở kinh tế. Bụi và tiếng ồn làm cũng

cho 1 số loài động vật phải di chuyển chỗ ở, nhất là rừng Quốc gia

Chưmomray có thể một số loài động vật quý hiếm phải tìm chỗ ở mới (chuyển

đi nơi khác). Ảnh hưởng đến một phần đời sống và sự tái tạo của thực vật, của

thảm thực vật (rừng) của các khu vực xây dựng.

3.2. Sử dụng đất

- Diện tích đất bị thu hồi để xây dựng chiếm khoảng 25-30% đất hiện có

đang canh tác nông lâm nghiệp, đặc biệt là các cánh rừng cao su. Sau khi hoàn

thành quy hoạch sẽ chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang kinh

doanh, xây dựng đô thị và các cơ sở kinh tế khác mang lại nhiều giá trị kinh tế

hơn. Khi giao thông thuận tiện sẽ tạo điều kiện cho lưu thông, thúc đẩy công

nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển làm giá đất trong khu vực sẽ tăng vọt.

Mặt khác khi thực hiện thi công các dự án quy hoạch mới, có thể làm ngập

hay chiếm mất diện tích đất các vùng canh tác, trong vùng lòng hồ hay các

tuyến đường đi qua. Nhưng lại tạo ra những cơ hội mới mở rộng diện tích

canh tác cho khu vực mới nhờ dự án có nguồn nước dồi dào và cung cấp độ

ẩm bảo đảm theo yêu cầu của cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ thảm

thực vật rừng.

3.3. Các tác động đến cuộc sống cộng đồng

- Việc thu hồi đất sẽ gây ra ảnh hưởng tạm thời đến đời sống, sinh hoạt,

công việc kinh doanh và các vấn đề tâm linh đối với một số hộ gia đình.

170

Page 171: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Trong thời gian thi công khiến đời sống kinh tế-xã hội, an ninh trật tự,

hoạt động giao thông của khu vực bị xáo trộn trong thời gian nhất định.

- Tai nạn trong lao động là vấn đề hết sức phòng tránh cho mọi người

Lào động cũng như trách nhiệm của toàn xã hội.

Tuy nhiên những ảnh hưởng này chỉ có tính tạm thời và có thể giảm

thiểu bằng giải pháp thi công và thời điểm thi công hợp lý.

3.4. Các công trình lịch sử, văn hoá và khảo cổ

Các công trình lịch sử và khảo cổ trong khu vực quy hoạch có thể bị tác

động bởi:

- Giải phóng mặt bằng khu vực xây dựng hồ chứa và tuyến đường đi

qua mà có các di tích lịch sử hay khảo cổ đều phải di rời hay phá bỏ.

- Tác động gây nứt nẻ, lún sụt công trình cần hết sức thận trọng khi di

chuyển các công trình này.

3.5. Chất thải

Trong quá trình xây dựng sẽ tập trung rất nhiều công nhân. Trong giai

đoạn vận hành, số khách hàng trong một ngày trên đường sẽ tăng mạnh. Xuất

hiện một lượng lớn chất thải, rắn và lỏng. Lượng chất thải này sẽ góp thêm

vào lượng chất thải của khu dân cư và nếu không có biệm pháp giám sát vệ

sinh môi trường cũng sẽ trở thành nguồn đáng kể gây ô nhiễm môi trường tự

nhiên như đất và nước cũng như cảnh quan môi trường.

3.6. Chất lượng cảnh quan và giá trị văn hoá

Các tác động mỹ quan được đánh giá qua tác động thị giác khi quan sát

những khu vực mẫn cảm với vật liệu thi công, mặt đất bị đào sới, những thảm

cỏ bị bóc, bụi phát sinh, tiếng ồn tại các khu vực mẫn cảm là những tác động

tiêu cực.

IV. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

4.1. Tác động đến các yếu tố tự nhiên môi trường được con người sử dụng

4.1.1. Khả năng ảnh hưởng tới nguồn nướcKhi dự án quy hoạch chung xây dựng khu vực cửa khẩu Bờ Y đi vào

hoạt động, một loạt các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước được đặt ra. Các chất

gây ô nhiễm nguồn nước từ nhiều nguồn khác nhau. Theo sự phân loại của tổ

chức Y tế thế giới có các nguồn ô nhiễm như sau:

171

Page 172: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Nguồn ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt của người và động vật: Các

khu đô thị, các vùng tập trung đông dân cư có dân số và mật độ dân cư cao so

với các vùng khác nên hàng ngày thải ra môi trường một lượng rất lớn rác thải

rắn và nước thải sinh hoạt. Các chất thải này chứa nhiều chất hữu cơ và các vi

trùng, vi rút gây bệnh nên dễ làm lây lan các bệnh truyền nhiễm như tả,

thương hàn, lỵ thông qua môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng

đồng. Khí độc sinh ra từ bùn do quá trình phân hủy, kỵ khí tại các hố ga và

hoạt động nạo vét bảo dưỡng hệ thống cống thoát nước hàng năm. Bùn xáo

trộn trong hệ thống thoát nước lúc thông rửa, nạo vét ảnh hưởng đến nước mặt

- Nguồn ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp: Do chất thải các chất hữu cơ

phân huỷ từ phân hữu cơ của các chuồng trại chảy ra các kênh, suối cuốn theo

phân gia Xúc, gia cầm làm ô nhiễm nguồn nước. Do sử dụng các loại phân

bón hoá học có hàm lượng dinh dưỡng cao gây ra hiện tượng phú dưỡng

nguồn nước ở kênh, sông suối, hồ nước. Do sử dụng các loại thuốc trừ sâu diệt

cỏ dại, thuốc bảo vệ thực vật hàm lượng cao sẽ theo nước quy hồi trở lại sông

suối, ngấm vào nước ngầm.

- Nguồn ô nhiễm do chất thải của sản xuất công nghiệp: Ô nhiễm chủ

yếu là do các rác thải và nước thải công nghiệp bằng nhiều con đường khác

nhau chảy vào sông, hồ hay ngấm vào nước nguồn nước ngầm. Khu vực Bờ Y

dự kiến sẽ xây dựng khu công nghiệp thuộc xã Đắk Dục khá lớn, do vậy vấn

đề ô nhiễm nguồn nước tại đây cần phải quan tâm.

4.1.2. Ô nhiễm không khí

- Khói bụi công nghiệp: Trong khói bụi công nghiệp chứa nhiều chất

độc hại như: CO2, CFC, N2O, Ozon .... trong đó chủ yếu là CO2 có nguồn gốc

do đốt cháy các vật chất chứa Các bon, nhiên liệu. Theo kết quả nghiên cứu,

khi nồng độ CO2 tăng từ 300 đến 600 ppm thì nhiệt độ không khí sẽ tăng

3,260C; Độ đục của khí quyển do ô nhiễm dạng sol khí mịn tăng. Từ việc ô

nhiễm không khí trên sẽ dẫn đến hiện tượng mây mù, mưa axit, thủng tầng

ôzôn và ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng.

- Các hoạt động cháy rừng, đốt rừng: Các hoạt động của con người như

đốt rừng làm nương hay nạn cháy rừng cũng làm gia tăng các lượng khí độc

hại nhất là tăng lượng khí CO2 trong không khí.

4.1.3 Tiếng ồn

172

Page 173: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông: Tiếng ồn truyền ra môi

trường xung quanh được xác định theo mô hình truyền âm từ nguồn sinh ra và

tắt dần theo khoảng cách, giảm đi khi qua vật cản.... Nguồn gây ồn tại khu xử

lý là nguồn điểm và mức ồn giảm theo khoảng cách được tính theo công thức

sau:

ΔL=20.lg (dB); Trong đó:

- ΔL: Mức độ ồn giảm theo khoảng cách

- r1 =1 mức độ ồn cách các thiết bị cấp khí

- r2 =100m hoặc 200m tuỳ theo thiết bị

- a: Hệ số hấp thụ tiếng ồn. Với mặt đất trống không có cây: a=0

Với mặt đất trồng cỏ, cây thấp a = 0,1

Trường hợp r2 = 200m và a = 0,1 thì độ giảm tiếng ồn tại nhà dân gần nhất

ΔL = 50,62 dB

Trường hợp r2 = 100m và a = 0,1 thì độ giảm tiếng ồn tại nhà dân gần

nhất là

ΔL = 44 dB

Khu vực Bờ Y khi quy hoạch có mật độ đường giao thông khá lớn, do

vậy mật độ xe đi lại rất lớn. Tiếng ồn trong giao thông đường bộ là loại gây

tiếng ồn nhiều nhất. Tuỳ thuộc vào từng loại xe gây ra tiếng ồn khác nhau, kết

quả điều tra cho thấy tiếng ồn của một số loại xe dao động từ 70-90 dB. Khi

cộng hưởng có thể lên tới 100-150dB ở các khu vực rìa đường.

- Tiếng ồn từ hoạt động công nghiệp: Khu vực Bờ Y dự kiến sẽ xây

dựng khu công nghiệp thuộc xã Đắk Dục, các hoạt động công nghiệp tại các

nhà máy, phân xưởng... gây ra tiếng ồn do va chạm của các máy móc thiết bị,

ma sát giữa các bộ phận máy, tiếng rít của các dòng khí chất lỏng.... Biện pháp

giảm bớt tiếng ồn này thì nguyên tắc chính là giảm ma sát, chống rung và

cộng hưởng giữa các loại máy móc. Đặc biệt là dùng các giải cây xanh cách ly

để hạn chế tiếng ồn lan truyền.

- Tiếng ồn từ các khu tập trung dân cư: Ở những khu vực đông dân cư,

các hoạt động của con người, xe cộ, tiếng nói, tiếng đi lại... sẽ gây ra tiếng ồn

trong một phạm vi nhất định. Để giảm nhẹ được tác động này có thể dùng biện

pháp làm cửa kính, các khu nhà cần xây dựng có khoảng cách với dải cây xanh

cây xanh hợp lý.

4.2. Sự bồi lắng và sạt lở bờ các hồ chứa

173

Page 174: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

4.2.1. Khả năng ảnh hưởng của bồi lắng hồ chứa, dòng chảy

- Sau khi xây dựng đập, hồ chứa nước trước đập được hình thành, dưới

ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thuỷ văn, địa hình, địa chất, thảm phủ, quá

trình vận hành, các đặc trưng hồ chứa như quá trình bồi lắng, xói lở, chất

lượng nước, tiểu khí hậu khu vực, bắt đầu bị biến đổi. Các biến đổi này nếu

vượt quá phạm vi dự đoán sẽ làm giảm hiệu quả khai thác sử dụng của hồ so

với thiết kế, thậm chí có khi còn làm cho các công trình mất tác dụng.

- Bồi lắng hồ chứa làm ô nhiễm môi trường thông qua quá trình tương tác

các chất hoá học giữa bề mặt hạt phù sa và nước hồ, quá trình bồi lắng có thể

làm biến đổi lượng ôxy hoà tan trong nước, ảnh hưởng đến sự phát triển bình

thường của các loài thuỷ sinh.

4.2.2. Sạt lở bờ hồ, bờ dòng chảy, ta luy

- Sạt lở là quá trình hình thành bờ mới, do kết quả xói lở, sụt và những

biến dạng khác của mặt đất trong vùng của mép nước mới. Mức độ tái tạo lại

bờ mới khá lớn: Sự mài mòn bao gồm khoảng 50% chiều dài của bờ của nhiều

hồ chứa, dòng chảy. Các yếu tố khác như thủy lực nước dưới đất ven bờ, tính

chất cơ lý của đất đá bờ hồ, thủy lực dòng chảy... đều ảnh hưởng đến xói lở bờ

hồ chứa.

4.3. Các tác động của con người đến môi trường

- Các hoạt động được thực hiện trong giai đoạn quản lý và vận hành khi

dự án hoàn thành là quản lý giám sát các khu nhà tái định cư, cơ sở hạ tầng

cấp thoát nước và vệ sinh môi trường; Vận hành, bào trì trạm bơm, các trạm

xử lý nước thải, hệ thống cống, thu gom và thoát nước, quản lý và bảo dưỡng

các tuyến đường, các bến xe, sửa chữa những hư hỏng. Các yếu tố tác động

đến môi trường bao gồm:

Tại các khu vực nhà tái định cư và một số khu vực dân cư thu nhập thấp

được cải thiện cơ sở hạ tầng cấp thấp. Sự di dân từ các khu vực khác đến và

gia tăng các vấn đề xã hội tại các khu được cải thiện cơ sở hạ tầng.

Thay đổi giá trị sử dụng đất và lựa chọn trong phát triển kinh tế xã hội

chung. Các hoạt động tại các nhà máy xử lý nước thải như: Thu gom, vận

chuyển, xử lý bùn phát sinh, giám sát chất lượng nước sau khi sử lý.Theo rõi và cảnh báo về công tác phòng chống lũ quét, sạt lở đất.Hình thành các cụm dân cư, phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ dân

sinh.

174

Page 175: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

V. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN5.1. Tác động đến các yếu tố tự nhiên môi trường được con người sử dụng

5.1.1 Việc cấp nước sạch sinh hoạt

Việc được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là một yếu tố quan trọng nâng cao sức khoẻ của nhân dân, tăng cường sức khoẻ Lào động, tăng tuổi thọ, giảm chi phí cho các dịch vụ y tế, xã hội. Giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc dùng nước sạch và vệ sinh môi trường.

5.1.2 Việc xây dựng mới hệ thống các đường giao thông, bến xe

- Hệ thống các đường giao thông được xây dựng mới, việc đi lại của người dân được thuận tiện, giảm thời gian và chi phí cho đi lại, giúp tăng hiệu quả lao động.

- Hình thành hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại thích hợp khiến người dân có cơ hội giao lưu học hỏi nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, trong cuộc sống, mở mang nhận thức, tăng cường tri thức cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá dần sự cách biệt giữa miền xuôi và miền núi.

- Xây dựng mới nhiều bến xe, bãi, kho hàng giúp việc giao lưu, thông thương, trao đổi hàng hoá giữa các vùng trong tỉnh và trong khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, nâng cao đời sống vật chất cho người dân.

- Đi lại thuận tiện là điều kiện để thu hút khách du lịch trong nước và Quốc tế đến với vùng kinh tế cửa khẩu Bờ Y, nhất là những khu du lịch leo núi và du lịch sinh thái phía Bắc có sức thu hút khách du lịch cao.

5.1.3 Phát triển hệ thống thuỷ lợi, và sản xuất nông nghiệp

- Khi dự án quy hoạch được thực hiện, một hệ thống các hồ chứa nước được hình thành, trong đó có các đập dâng nước, đây là điều kiện tốt nhất để trữ nước và làm thay đổi môi trường sinh thái ở khu vực này.

- Khi dự án quy hoạch được thực hiện, đặc biệt là xây dựng các hồ chứa nước đã làm thay đổi chế độ thuỷ văn, đặc biệt là làm tăng dòng chảy mùa cạn cho vùng hạ lưu, tạo thuận lợi cho việc lấy nước tưới cho canh tác nông nghiệp, cây công nghiệp, và nước sinh hoạt ở hạ lưu.

- Các hồ chứa làm tăng mực nước ngầm trong mùa cạn, sự dịch chuyển của nước ngầm ở khu vực, bổ sung vào dòng chảy của các sông suối, tăng thêm trữ lượng hồ chứa trong khu vực, tăng độ ẩm trong đất giúp cây trồng, rừng phát triển tốt, tăng độ che phủ thực vật toàn khu vực ảnh hưởng đến độ ẩm, mức độ bốc hơi ngưng tụ của khu vực.

- Tăng khả năng pha loãng và tự làm sạch của nước, làm giảm nhẹ ô nhiễm nước trong khu vực hạ lưu hồ. Tạo điều kiện cải thiện và bảo vệ hệ

175

Page 176: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

sinh thái nước của vùng hồ và hạ lưu. Làm tăng khả năng tưới và tiêu nước thải của sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi và sinh hoạt của người dân.

- Các hồ nước ở giữa trung tâm thị trấn, có xây dựng các đài nước trang trí, cùng diện tích trồng hoa, cây xanh, đảm bảo mỹ quan, mỹ thuật, góp phần tích cực cho Bờ Y trở thành đô thị văn minh hiện đại.

- Xây dựng hồ chứa mới có thể làm ngập hay chiếm mất diện tích đất các vùng canh tác, mất các mỏ khoáng sản trong vùng lòng hồ. Nhưng lại tạo ra những cơ hội mới mở rộng diện tích canh tác cho khu vực mới nhờ dự án có nguồn nước dồi dào và cung cấp độ ẩm bảo đảm theo yêu cầu của cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ thảm thực vật rừng.

- Các hồ trữ được nước, sẽ mất đi khái niệm thiếu nước về mùa khô, sinh hoạt của nhân dân có nhiều thuận lợi, tăng cường sức khỏe, tạo cuộc sống bình an, trù phú hơn, đồng bào dân tộc không lo phải du canh, du cư.

- Việc thu hồi đất sẽ gây ra ảnh hưởng vĩnh viễn hoặc tạm thời đến đời sống, sinh hoạt, công việc kinh doanh và các vấn đề tâm linh đối với một số hộ gia đình.

- Do tác động ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh và thay đổi sinh hoạt của các hộ gia đình dẫn đến thiệt hại về thu nhập và xáo trộn cuộc sống, có thể gây khó khăn trong học tập của con em các hộ gia đình.

- Việc đánh giá tác động môi trường rất cần thiết và phải nghiên cứu một cách toàn diện để đạt được mục đích sử dụng tổng hợp nguồn nước có hiệu quả nhất của các hồ chứa và giảm thiếu các tác động xấu trong khu vực nghiên cứu.

5.1.4 Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Nguồn thải các chất ô nhiễm sản xuất công nghiệp là rất lớn, cần phải gom thu kịp thời, tiến hành phân loại rác có độc hại sẽ xử lý cục bộ rồi đưa về khu xử lý rác chung, chất thải rắn được thu gom rác hữu cơ sẽ đưa đến bãi rác để chôn lấp, rác vô cơ được thu gom để tái chế, chất thải lỏng đưa về trạm xử lý sơ bộ, rồi tập trung về trạm xử lý chung làm sạch trước khi thải ra ngoài.

- Đồng thời sắp xếp bố trí, thay đổi công nghệ sản xuất thành chu kỳ khép kín, hạn chế độc hại cho môi trường xung quanh, môi trường đô thị là việc làm không thể thiếu được với những khu công nghiệp hiện đại hiện nay.

- Bố trí các kho chứa nhiên liệu và nguyên liệu dễ cháy nổ và độc hại.... cần phải xa khu trung tâm, xa khu dân cư và dễ dàng xử lý khi có sự cố.

5.1.5 Hệ thống giao thông đô thị: Nguồn ô nhiễm giao thông đối với môi trường không khí và tiếng ồn đô thị là rất lớn. Khi dự án quy hoạch chung xây

176

Page 177: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

dựng khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y được thực hiện, hệ thống giao thông nội bộ và giao thông liên tỉnh, liên vùng có mật độ lớn, do vậy tiếng ồn và lượng khói xả của các phương tiện là rất lớn, cần bố trí các bến, trạm đón trả khách, tiếp nhiên liệu, tăng cường phương tiện giao thông công cộng, giảm thiểu giao thông cá nhân.

5.1.6 Hệ thống cây xanh: Cần phải thiết kế quy hoạch hệ thống cây xanh trong

đô thị thật hợp lý, đúng tiêu chuẩn quy hoạch. Diện tích đó bao gồm: Hệ thống

công viên, vườn dạo, cây xanh cách ly công nghiệp, cách ly giao thông, cây

xanh trong khuôn viên công trình...

5.1.7 Hệ thống thoát nước đô thị: Hệ thống thoát nước đô thị gồm có hệ thống

thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải từ sinh hoạt và sản xuất để đảm

bảo vệ sinh môi trường nước mặt khỏi bị ô nhiễm và hệ thống thoát nước mưa

để tránh úng lụt. Khả năng tự thấm nước mưa hoặc tự điều hoà chứa nước

mưa của đô thị thường là rất kém cho nên cần phải tính toán quy hoạch hệ

thống thoát nước của đô thị để tránh ngập lụt trong mùa mưa.

5.2. Tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống cộng đồng

5.2.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội: Dự án quy hoạch chung xây dựng khu

kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y vào hoạt động sẽ làm tăng khả năng sản xuất

và dịch vụ của một đô thị hiện đại và cả vùng dân cư lân cận đô thị, có thể

mang lại lợi ích lớn như mở rộng phát triển công nghiệp, các công trình khách

sạn, cửa hàng, lưu thông hàng hoá và các dịch vụ kinh tế khác. Ngược lại sẽ

làm tăng lượng chất thải khí, chất thải lỏng một cách đáng kể gây ô nhiễm môi

trường. Các công trình khách sạn, cửa hàng, lưu thông hàng hoá và các dịch

vụ kinh tế khác sẽ làm tăng giá trị sử dụng đất và đẩy nhanh quá trình đô thị

hoá các vùng lân cận. Nhiều khu chợ mới sẽ được hình thành gần đường giao

thông, tác động môi trường vật lý đối với các khu dân cư ở cạnh khu công

nghiệp là tác động của ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, ô

nhiễm tiếng ồn và chấn động đối với sức khoẻ cộng đồng.

Phát triển các khu trung tâm du lịch, vui chơi, giải trí, khu nghỉ cuối

tuần cho người dân. Tăng cường sức khỏe của nhân dân, thu hút du lịch sinh

thái của khách trong nước và Quốc tế.

5.2.2. Các điều kiện ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng: Tác động của dự án

quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đối với sức

khoẻ cộng đồng nói chung bao gồm tác động của tiếng ồn, chấn động, ô nhiễm

không khí, ô nhiễm môi trường nước, hiện tượng sụt lở và tai nạn giao thông.

Các tác động ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng không chỉ giới

177

Page 178: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

hạn trong phạm vi nội thị mà còn kể đến cả các vùng lân cận, đặc biệt là đối

với các vùng dân cư ở cạnh các khu công nghiệp và cạnh đường giao thông

chính, nhất là các khu bệnh viện, nhà trẻ và trường học.

VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Khi thực hiện dự án quy hoạch xây dựng chung khu kinh tế cửa khẩu

Quốc tế Bờ Y tuy có nhiều tác động tích cực đến đời sống cộng đồng và sự

phát triển chung của xã hội, nhưng cũng có nhiều tác động tiêu cực cần phải

khắc phục để nâng cao đời sống cộng đồng.

6.1. Bảo vệ môi trường nước

Trong quy hoạch tổng thể của không gian vùng Bờ Y, nhất là quy

hoạch nguồn nước phục vụ các ngành kinh tế quốc dân, để giảm thiểu các tác

động xấu, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Để giảm nhẹ ảnh hưởng ngập lụt khu vực thượng lưu hồ chứa, cần

xem xét chọn vị trí tuyến đập thích hợp, chọn chiều cao đập thích hợp sao cho

diện tích đất canh tác, diện tích khu thị trấn lân cận bị ngập là ít nhất, số dân bị

ảnh hưởng, số km đường giao thông quan trọng bị ngập là ít nhất.... mà hiệu

quả công trình vẫn đảm bảo.

- Thu dọn sạch lòng hồ trước khi tích nước sẽ giảm bớt được suy giảm

chất lượng nước trong hồ đáp ứng được các nhu cầu sử dụng nước.

- Thực hiện tốt quá trình vận hành (xây dựng quy trình vận hành hợp lý)

sẽ tiết kiệm được nước và giảm ảnh hưởng xấu đến hạ lưu.

- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ sẽ hạn chế xói mòn

đất trên lưu vực thượng lưu hồ chứa và hạn chế được bồi lắng trong hồ, nâng

cao tuổi thọ của công trình.

- Từng bước xây dựng công trình bảo vệ bờ (kè bờ) bảo vệ bờ sông hạ

lưu để hạn chế hiện tượng xói lở hạ lưu đập và bờ sông vùng hạ lưu.

6.2. Môi trường không khí

- Trồng cây dọc theo đường giao thông có độ cao 6-15m nhằm hạn chế,

phát tán bụi và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông.

- Thay đổi quy trình sản xuất, thay thế nhiên liệu sạch hơn trong quá

trình đốt của các loại máy móc.

- Kiểm soát phát tán khói bụi dạng hạt ở các khu công nghiệp bằng cách

lắp các thiết bị góp ướt phun nước để loại các hạt ra khỏi dòng khí thải.

- Thiết lập trạm quan trắc theo dõi ô nhiễm không khí.

6.3. Giảm tác động của tiếng ồn

178

Page 179: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường được sử dụng sau

đây:- Quy hoạch tuyến giao thông, khu công nghiệp và dân cư hợp lý. Xây

dựng vành đai cây xanh dọc tuyến đường giao thông, khu công nghiệp, các khu vực trong thành phố và khu tập trung dân cư.

- Kiểm soát tiếng ồn trong nhà bằng cách bố trí hợp lý các phòng, làm cửa kính chắn gió và cách âm các phòng với bên ngoài môi trường.

- Dùng biện pháp kỹ thuật cải tiến quy trình vận hành nhằm kiểm soát chấn động và hạn chế tiếng ồn.

- Giáo dục nâng các cao hiểu biết và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chống ô nhiễm tiếng ồn. 6.4. Quan trắc môi trường

Việc quan trắc, kiểm tra, đo đạc, và đánh giá tác động môi trường phải được tiến hành liên tục theo đúng quy định của Thông tư 276/TT- BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ ban hành 6/3/1997 để đảm bảo kiểm soát các tác động đối với việc thực hiện dự án và đề ra các giải pháp thực hiện để ngăn ngừa sự suy thoái cũng như bảo vệ môi trường xung quanh.

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Đồ án quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là đồ án quy

hoạch xây dựng một cách đồng bộ, từ nguồn nước, đến hệ thống giao thông

đối nội, đối ngoại, cơ sở hạ tầng, điện năng. Quy hoạch thành các khu chức

năng với đầy đủ chức năng của một đô thị hiện đại. Trên cơ sở rà soát lại thực

trạng và tình hình dân sinh, kinh tế -xã hội nói chung, tình hình tài nguyên

thiên nhiên và vào lợi thế của vị trí địa lý khu vực của Bờ Y. Đề suất cải tạo

khôi phục các công trình cũ, xây dựng mới nhiều công trình cơ sở hạ tầng, với

đặc thù của địa hình vùng núi, nên việc khai thác sử dụng nguồn nước bằng

biên pháp công trình, xây dựng cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn trong việc

vận chuyển vật liệu, đi lại đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và vốn đầu tư lớn.

Nếu xét về hiệu quả đầu tư lâu dài thì đây là mục tiêu lâu dài mang nhiều lợi

ích quốc gia. Cho nên việc đầu tư xây dựng này còn mang lại lợi ích thiết thực

cho đồng bào vùng cao, vùng sâu vùng xa nâng cao đời sống vật chất cũng

như tinh thần. Xét về khía cạnh ảnh hưởng của môi trường, xin có một số kết

luận và kiến nghị sau:

7.1 Kết luận:

7.1.1 Về hiện trạng môi trường

179

Page 180: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

là một huyện miền núi có tốc độ đổi mới và đô thị hóa còn chậm, nông nghiệp,

công nghiệp chưa phát triển, do vậy vấn đề gây ô nhiễm không xảy ra nghiêm

trọng trên phạm vi rộng mà mang tính cục bộ ở phạm vi hẹp. Tuy nhiên ô

nhiễm nặng nề ở phạm vị hẹp nếu không được xử lý cũng sẽ nhanh chóng làm

suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nhanh chóng.

- Hầu như việc đầu tư vào việc bảo vệ nguồn nước, đầu tư vào công

nghệ xử lý nước thải chưa được đáp ứng, cấp nước sinh hoạt còn kém, năm

2005 mới xây dựng nhà máy cấp nước sạch ở trung tâm huyên lỵ (thị trấn Plây

Kần). Do vậy đây là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức.

- Chất lượng nguồn nước nói chung là tốt, nhưng thường xuyên bị đe

dọa bởi ô nhiễm do tích lũy các điểm ô nhiễm, nhất là các chất ô nhiễm từ thời

chiến tranh để lại cần được khảo sát kỹ hơn.

- Nguồn nước dồi dào nhưng lại không phân bố đều theo không gian và

thời gian. Về mùa khô nói chung là thiếu nước sinh hoạt, nước phục vụ tưới

cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp. Chất lượng nước cung có nhiều

vấn đề do thường xuyên đe dọa ô nhiễm. Phần lớn chất lượng nước chỉ đảm

bảo tưới cho nông nghiệp, cây công nghiệp, để sử dụng cho mục đích sinh

hoạt cần phải lựa chon nguồn nước và xử lý kỹ.

- Khu vực Bờ Y là một khu vực có các loại động thực vật quý hiếm.

Nhưng rừng và các loại động vật quý ở đây đang bị mất dần do tốc độ khai

thác, chặt phá rừng trong khi việc trồng rừng cần phải có thời gian dài và một

công việc khó khăn phức tạp.

7.1.2. Khi đồ án quy hoạch được từng bước thực hiện

- Hầu hết các công trình xây dựng có khả năng gây ô nhiễm ở đây có

quy mô không lớn, không gây tác động nghiêm trọng đến môi trường. Các tác

động nhỏ có thể sảy ra bởi địa hình vùng cao dốc nhiều và bị chia cắt. Do đó

khi các công trình giao thông, thủy lợi khi được xây dựng cần được tính toán

kỹ để đảm bảo an toàn và tuổi thọ cao. Đặc biệt các công trình thủy lợi cần

tính toán kỹ trong trường hợp có lũ và lở đất, vấn đề xói mòn và bùn cát bồi

lắng.

- Việc quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y tuy có

ảnh hưởng đến việc mất một số diện tích đất rừng, đất canh tác, đất thổ cư,

nhưng mất mát đó không đáng kể so với hiệu quả mà nó mang lại, chẳng hạn

như:

180

Page 181: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Việc quy hoạch, mở rộng các hồ chứa nước sẽ mang lại cho khu vực

một môi trường sinh thái vô cùng thuận lợi: Độ ẩm cao hơn, nhất là về mùa

khô, mực nước ngầm tăng lên, làm các hệ thực vật rừng có điều kiện tốt về độ

ẩm đất, không khí tốt để phát triển, tăng thêm độ che phủ thực vật rừng.

Các hồ trữ được nước, sẽ mất đi khái niệm thiếu nước về mùa khô, sinh

hoạt của nhân dân có nhiều thuận lợi, tăng cường sức khỏe, tạo cuộc sống bình

an, trù phú hơn, đồng bào dân tộc không lo phải du canh, du cư.Mạng lưới giao thông phát triển đồng đều, tạo điều kiện đi lại thuận

tiện, tiết kiệm thời gian, tập trung làm việc có hiệu quả cao. Cùng với các danh lam thắng cảnh của khu vực, Bờ Y còn tạo ra môi

trường du lịch sinh thái, du lịch leo núi, dưỡng sinh, chữa bệnh.... thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Đây là dự án quy hoạch xây dựng tổng thể mang tính định hướng không gian, nên việc đánh giá tác động môi trường dừng ở mức lược duyệt tác động môi trường. Tuy nhiên để có những nhận định đúng đắn phục vụ cho các bước đi tiếp theo, cần tiến hành điều tra, đo đạc, phân tích đánh giá chi tiết về môi trường chất lượng nước, địa hình, địa chất để làm căn cứ, cơ sở cho việc đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch. Nói chung các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cũng có các tác động tích cực là chính, các công trình xây dựng gần khu dân cư hay nằm gần nhau mang tính tổng thể cần được đánh giá kỹ hơn trong các giai đoạn sau khi đã có đủ các tài liệu về phân tích thí nghiệm, tài liệu địa chất, địa hình cụ thể hơn.7.2. Kiến nghị

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của các ngành kinh tế khu vực Bờ Y, cần tập trung ưu tiên vào xây dựng các cơ sở kỹ thuật hạ tầng như: Đường giao thông, hồ chứa nước, hệ thống cấp thoát nước, xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến, khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên một các hợp lý, tạo điều kiện tốt cho công tác bảo vệ môi trường.

- Có kế hoạch bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm ở khu vực, nhất là vườn Quốc gia Chưmomray khi dự án quy hoạch được tiến hành.

- Thiết lập một số trạm quan trắc về khí tượng thủy văn để dự báo các trận lũ quét, lở đất, kiểm tra chất lượng nước thường xuyên và định kỳ nhằm bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước.

- Các khu công nghiệp mới xây dựng cần đầu tư để cải tiến quy trình công nghệ xử lý chất thải, giữ gìn vệ sinh môi trường, bắt buộc phải tuân theo quy định của Nhà nước về công nghệ sản xuất và đảm bảo vệ sinh môi trường.

181

Page 182: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Quản lý, kiểm soát việc mua bán sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong khu vực. Đồng thời khuyến khích nhân dân áp dụng phương pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp để tránh tác nhân gây hại đến môi trường đất, nước và không khí đảm bảo chất lượng môi trường chất lượng cuộc sống.

- Cần quản lý, theo dõi các khu xử lý nước thải, xây dựng hồ chứa nước thải lắng lọc tự nhiên, xác định thời gian, mức độ xả nước thải ra sông Pô Kô vào thời gian mà mực nước sông lên cao. Cấm xả nước chưa đạt tiêu chuẩn và rác thải ra sông suối.

PHẦN VIQUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU (2006-2015)

I. MỤC TIÊU

- Giải quyết các vấn đề trước mắt có tính thiết yếu và cấp bách trong

khu kinh tế để hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện phát

triển nhanh khu kinh tế, từng bước tạo động lực phát triển đến 2025. Tạo cơ sở

để quản lý xây dựng theo quy hoạch, thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và

bảo vệ môi trường cảnh quan đô thị.

- Xác lập thứ tự ưu tiên các công trình đầu tư làm căn cứ quản lý xây

dựng trong giai đoạn 2003-2010.

182

Page 183: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Phân vùng đô thị

- Giai đoạn 2006-2015, phân vùng đô thị chủ yếu phát triển các khu vực

trung tâm chính và trung tâm vùng đô thị của các đô thị Bắc, Nam, Tây Bờ Y

và Thị trấn Plây Kần.

- Tổng diện tích phát triển phân vùng đô thị trong giai đoạn này là:

8.614,7 ha, trong đó:

Đất dân dụng là : 3.677,5ha.

Đất ngoài dân dụng là: 4.937,1ha.

- Khai thác quỹ đất hiện có: Tiếp tục kết hợp với địa phương khai thác

xây dựng hiệu quả khu vực thị trấn Plây Kần như quy hoạch đã lập; Tiếp tục

xây dựng các khu vực 400ha đã được lập và duyệt quy hoạch năm 2001.

- Đối với khu đô thị cũ: Khai thác hiệu quả các khu đất còn trống cho

phát triển đô thị (công trình công cộng, cây xanh sân vườn, nhà ở). Đặc biệt

khai thác các khu đất trống hoặc đất sử dụng kém hiệu quả trong các ô phố để

tổ chức cây xanh sân vườn, sinh hoạt giao tiếp, văn hoá thể thao của đơn vị ở.

Đồng thời nâng cao môi trường cảnh quan cho các khu ở trong đô thị.

- Các khu vực làng xóm được quy hoạch cải tạo thành đô thị hoá lại. Bổ

sung các công trình công cộng, phúc lợi và các công trình hạ tầng kỹ thuật

nhất là hệ thống giao thông và cấp thoát nước.

2. Phân vùng nông thôn

- Giai đoạn 2006-2015, phân vùng nông thôn được phát triển đồng bộ từ

các điểm dân cư nông thôn, các khu vực sản xuất và các hệ thống hạ tầng kỹ

thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho nông thôn. Phát triển trong phạm vi cả 6 xã:

Đắk Dục, Đắk Nông, Đắk Xú, Saloong, Pờ Y và Đắk Kan.

- Tổng diện tích phát triển phân vùng nông thôn trong giai đoạn này là:

61.825,4ha trong đó:

Đất ở xây dựng là:1.891ha.

Đất Sản xuất nông lâm nghiêp là: 40.960,3ha.

Đất rừng quốc gia:10.644,8ha.

Đất rừng phòng hộ: 8.329,2ha.

Bảng 41: Bảng thống kê quy mô các giai đoạn xây dựng khu kinh tếSTT

TÊN PHƯỜNG XÃXÂY DƯNG GIAI ĐOẠN 1

( 2006-2015)BỔ XUNG GIAI ĐOẠN 2

(2015- 2025)TỔNG QUY MÔ

ĐẾN 2025DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

(HA)

DÂN SỐ DỰ KIẾN

(NG)

DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

(HA)

DÂN SỐ DỰ KIẾN

(NG)

DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

(HA)

DÂN SỐ DỰ KIẾN (NG)

II Phân vùng đô thị 8.614,7 100040

221.878

183

Page 184: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

1 Phường 1 157,95 1650 523,05 14850 681 16500

2 PHƯỜNG 2 893 17500 893 175003 PHƯỜNG 3 657 7000 430 10500 1087 175004 PHƯỜNG 4 242 0 659 17500 901 17500

5 PHƯỜNG 5 (GỒM CẢ KHU HÀNH CHÍNH)

1305 16500 1305 16500

6 PHƯỜNG 6 (TRỪ PHẦN THUỘC TT PLÂY KẦN)

448 6600 552 9900 1000 16500

7 PHƯỜNG 7 1140 17500 1140 17500

8 PHƯỜNG 8 (MỘT PHẦN TT PLÂY KẦN)

638 17000 638 17000

9 Phường 9 1120 6400 692 9600 1812 16000

10 PHƯỜNG 10 (GỒM CẢ KHU KIỂM SOÁT CỬA KHẨU)

1588 15500 1588 15500

11 PHƯỜNG 11 523 3500 1583 14000 2106 17500

12 PHƯỜNG 12 (GỒM CẢ KHU TM QUỐC TẾ)

1463 17000 1463 17000

13 PHƯỜNG 13 1264 15000 1264 15000

II PHÂN VÙNG NÔNG THÔN

61.825,4 50.058 70.682

14 XÃ ĐẮK DỤC GỒM CẢ KHU DL HỒ ĐẮK DỤC)

1677 8400 5109 3600 6786 12000

15 Xã Đắk Xú (gồm cả khu DL hồ Đắk Xú)

2127 7500 7241 7500 9368 15000

16 XÃ BỜ Y (GỒM CẢ KHU DL CỬA KHẨU)

1521 9450 4719 1050 6240 10500

17 XÃ SA LOONG (GỒM CẢ KHU TRUNG TÂM NCKH&DV CHUYÊN ĐỀ HỒ SA LOONG)

1260 14000 15798 0 17058 14000

18 XÃ ĐẮK KAN 2398 10800 3790 1200 6188 12000

19 XÃ ĐẮK NÔNG (GỒM CẢ KHU DL VỌNG CẢNH VÀ LEO NÚI CEMPÚT-BIA)

1073 5845 13000 6918 13000

20 KHU CÔNG NGHIỆP TRONG HÀNG RÀO

750,1 1253,9 2004 0

Tổng số 70440 150.0 50598,95 142.462 70.440 292.56

III. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Trên cơ sở chiến lược phát triển KTXH của khu kinh tế đến 2015; Nhu

cầu sử dụng đất của khu kinh tế thống kê theo bảng sau:

Bảng 42: Dự kiến nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2006-2015.

TT Hạng mục Quy hoạch đến 2015

Ha % Hệ số (K)

m2/ng

184

Page 185: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

I Tổng diện tích khu vực QH 70.440,0

II Đất xây QH xây dựng phân vùng đô thị

8.614,7 100% 370,3

2.1 Đất dân dụng 3.677,5 42,69% 212,1

2.1.1 Đất các khu ở 1.514,4 17,58% 106,2

Đất ở đô thị tập trung 1.278,2 14,84% 0,8

Đất các khu ở cũ 128,5 1,49% 0,8 -1

Đất các khu ở mật độ thấp 107,8 1,25% 0,5

2.1.2 Đất CT công cộng, cơ quan 1.063,1 12,34% 0,8 39,9

2.1.3 Đất các khu công viên giải trí và các khu TDTT

699,1 8,12% 43,7

2.1.4 Đất giao thông nội thị và quảng trường

400,9 4,65% 22,3

2. 2 Đất ngoài dân dụng 4.937,1 57,31%

158,2

2.2.1 Đất công nghiệp, kho tàng 1.430,1 16,60% 104,0

Đất công nghiêp tập trung 750,1 8,71%

Đất kho tàng (kho dự trữ quốc gia, nguyên liệu, ngoại quan)

463,1 5,38%

Đất các khu công nghiệp vừa và nhỏ 216,9 2,52%

2.2.2 Đất khu thương mại quốc tế 499,6 5,80%

2.2.3 Đất khu dịch vụ cửa khẩu 138,6 1,61%

2.2.4 Đất các khu giải trí tập trung 307,5 3,57%

2.2.5 Cây xanh ven sông suối và mặt nước suối và công viên rừng thành phố

924,8 10,73%

2.2.6 Đất giao thông đối ngoại 524,7 6,09% 47,7

2.2.7 Đất LVH các dân tộc Tây Nguyên, làng nghề, vùng trồng hoa, đất canh tác trong đô thị

140,6 1,63%

2.2.8 Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

71,3 0,83% 6,5

2.2.9 Đất quân sự 16,0 0,19%

2.2.10 Đất di tích lịch sử - 0,00%

2.2.11 Đất mặt nước hồ trung tâm 863,7 17,49%

2.2.12 Mặt nước sông Pô Kô 20,3 0,24%

III Đất QH xây dựng phân vùng nông thôn

61.825,4 100%

3.1 Đất ở nông thôn 1.298,6 2,10% 130,5

Các khu ở nông thôn mới 1.288,7 2,08% 0,5

Các khu ở nông thôn cũ 10,0 0,02% 0,8 -1

3.2 Đất công cộng 134,1 0,22% 0,5 13,4

3.3 Đất giao thông 65,6 0,11% 13,1

3.4 Đất quân sự 12,8 0,02%

185

Page 186: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

3.5 Đất phát triển các khu du lịch chuyên đề

- 0,00%

3.6 Đất phát triển các khu vui chơi giải trí khác (sân gôn)

- 0,00%

3.7 Đất canh tác nông lâm nghiệp hỗn hợp

12.233,0 19,79% 2.447,1

3.8 Đất khu vực cách ly (nghĩa trang, bãi rác…)

220,0 0,36% 31,4

3.9 Đất trung tâm NCKH và công nghệ, thực nghiệm nông lâm nghiệp.

- 0,00%

3.10 Đất công trình đầu mối HTKT và thuỷ lợi nông thôn

65,6 0,11% 13,1

3.11 Đất giao thông đối ngoại nông thôn 94,3 0,15% 18,9

3.12 Đất rừng sản xuất 13.462,9 21,78% 2.693,1

3.13 Đất rừng phòng hộ 8.329,2 13,47%

3.14 Đất rừng đặc dụng (VQG Chưmomray)

10.644,8 17,22%

3.15 Đất mặt nước hồ phát triển du lịch, ngư nghiệp và thuỷ lợi.

717,6 1,16%

Ghi chú: K là hệ số sử dụng đất như đã nêu ở mục 3.3- Phần III.

IV. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Xin xem phần trình bày ghép với phần quy hoạch hệ thống hạ tầng của

toàn bộ giai đoạn 2005-2025 ở phần trên. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ

thuật đợt đầu là toàn bộ trong ranh giới đợt đầu.

V. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN

5.1. Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật

5.1.1. Các dự án giao thông

1. Nâng cấp cải tạo đường Hồ Chí Minh trong phạm vi các nút: N2, N3,

N4, N72, N7, N70, N8, N132, N9, N128, N127, N11, N13, N122,

N120, N4.

2. Nâng cấp cải tạo đường 14C trong phạm vi các nút: N36, N93, N41,

N80, N91, N83, N86, N63.

3. Nâng cấp cảc tạo QL40 trong phạm vi các nút: N33, N113, N110,

N107, N34, N31.

4. Nâng cấp cải tạo đường 14 trong phạm vi các nút: N39, N94, N44.

5. Các tuyến đường mới: D1, D1a, Pôkô 1, Pôkô 2, N5, N19, N1.

6. Hê thống giao thông khu vực nội thị trong ranh giới đợt đầu.

7. Dự án xây dựng các bến xe đối ngoại phía Bắc, phía Tây và phía Đông

Nam

186

Page 187: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Bảng 43: Thống kê khối lượng công trình Giao thông đợt đầuSTT Tên đường gọi

theo mặt cắt Bn (M)Tổng chiều

dài (m)Tổng diện

tích(ha)Ghi chú

I Giai đoạn 1 (2006-2015) 326.057,77 1.479,65- Đường giao thông

1 Đường có bề rộng 24m 24 77.317,94 185,56 GT đô thị2 Đường có bề rộng 27m 27 5.825,93 15,73 GT đô thị3 Đường có bề rộng 36m 36 17.872,22 64,34 GT đô thị4 Đường có bề rộng 44m 44 42.413,18 186,62 GT đô thị5 Đường có bề rộng 33m 33 22.824,24 75,32 GT đô thị6 Đường có bề rộng 74m 74 37.575,68 278,06 GT đô thị7 Đường có bề rộng 88m 88 43.946,59 386,73 GT đô thị8 Đường có bề rộng 125m 125 6.145,60 76,82 GT đô thị

9 Đường có bề rộng 7m 7 13.769,23 8,95 GT nông thôn

10 Đường có bề rộng 12m 12 58.366,67 70,04 GT nông thôn

- Công trình giao thông11 Bến xe đối ngoại, tổng hợp Ha 3 Bến 78,48 GT đối

ngoại12 Bãi đỗ xe Ha 50% 53,00 GT đô thị

II Giai đoạn 2 (2015-2025) 192.482,30 455,581 Đường có bề rộng 24m 24,00 23.354,17 56,05 GT đô thị2 Đường có bề rộng 27m 27,00 17.829,63 48,14 GT đô thị3 Đường có bề rộng 6,5m 6,50 29.384,62 19,10 GT nông

thôn4 Đường có bề rộng 9m 9,00 48.522,22 43,67 GT nông

thôn5 Đường có bề rộng 12m 12,00 73.391,67 88,07 GT nông

thôn6 Bến xe đối ngoại, tổng hợp Ha Thêm 1 bến 42,84 GT đối

ngoại7 Bãi đỗ xe Ha Thêm 50% 53,00 GT đô thị8 Bến xe chuyên dụng Ha 69,71 GT đối

ngoại9 Nút giao Ha 35,00 GT đô thị

Tổng 2 giai đoạn 518.540,07 1.935,23

5.1.2. Các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khác

- Các dự án cung cấp điện cho toàn khu.

- Dự án xây dựng 2 nhà máy nước và hệ thống cung cấp nước sạch cho toàn

khu.

- Dự án xây dưng 1 nhà máy xử lý rác thải ở phía Tây Bắc khu kinh tế.

- Dự án thoát nước mưa (kết hợp với giao thông).

- Dự án thoát nước thải và xây dựng 2 nhà máy nước thải cho đô thị Bắc

và Nam Bờ Y (kết hợp với đường giao thông).

187

Page 188: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Dự án xây dựng hệ thống tuynel kỹ thuật (kết hợp với giao thông).

- Dự án chiếu sáng đô thị.

- Dự án xây dưng các hồ chứa nước: Hồ trung tâm 1,2,3; Hồ Sloong

1,2; Hồ Đắk Xú, Hồ Đắk Dục.

5.2. Các dự án xây dựng đô thị và nông thôn

5.2.1 Các dự án xây dựng đô thị: Các dự án xây dựng đô thị thống kê theo

bảng sau:

Bảng 44: Bảng kê dự án xây dựng đô thị ưu tiên đợt đầu:STT TÊN DỰ ÁN ĐƠN VỊ QUY MÔ DỰ KIẾN

1 DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ BẮC BỜ Y Ha 1444

2 DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ NAM BỜ Y HA 970

3 DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ TÂY BỜ Y HA 1240

4 Dự án xây dựng khu thương mại quốc tế Ha 374,78

5 DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU DỊCH VỤ CỦA KHẨU HA 138,59

6 DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU KIỂM SOÁT CỦA KHẨU HA 310

7 Hạ tầng kỹ thuật khu hành chính khu kinh tế ha 450

5.2.2 Các dự án xây dựng điểm dân cư nông thôn: Các dự án xây dựng điểm

dân cư nông thôn thống kê theo bảng sau:

Bảng 45: Bảng kê dự án xây dựng các điểm dân cư nông thôn ưu tiên đợt

đầu:STT TÊN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

TÍNHQUY MÔ SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH

2015 2025 2015 2025

1 Xã Đắk Dục Ha 301 430 Nhiều điểm

Nhiều điểm

2 Xã Đắk Nông Ha 245 350 Nhiều điểm

Nhiều điểm

3 Xã Đắk Xú Ha 297,5 425 Nhiều điểm

Nhiều điểm

4 Xã Pờ Y Ha 287 410 Nhiều điểm

Nhiều điểm

5 Xã Saloong Ha 413 590 Nhiều điểm

Nhiều điểm

6 Xã Đắk Kan Ha 343 490 Nhiều điểm

Nhiều điểm

5.2.3 Các dự án xây dựng điểm vui chơi, giải trí, các khu du lịch: Các dự án

xây dựng điểm vui chơi giả trí và khu du lịch thống kê theo bảng sau:

Bảng 46: Bảng kê dự án xây dựng các điểm vui chơi giải trí và khu du lịch đợt đầu:STT TÊN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

TÍNHQUY MÔ SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH

2015 2025 2015 2025

1 Các khu giải tríKhu giải trí trung tâm Ha 143,12 143,12 1 1Các khu giải trí cấp vùng đô Ha 70 2

188

Page 189: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

thịSân gôn 36 lỗ Ha 272 1

2 Các khu, điểm du lịchĐiểm du lịch cửa khẩu Ha 120 265 1 1Khu du lịch hồ Salong ha 356 1Khu du lịch hồ Đắk Xu, Đắk Dục

ha 417 1

Khu du lịch đỉnh Kemputs Ha 150 1Khu du lich rừng Chưmonray

Ha 20 10644,8 1 1

5.3. Các dự án xây dựng hạ tầng xã hội đợt đầu: Các dự án xây dựng công trình hạ tầng xã

hội đợt đầu thống kê theo bảng sau:

Bảng 47: Bảng kê dự án xây dựng các công trình hạ tầng xã hội ưu tiên đợt.

đầu:STT TÊN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

TÍNHQUY MÔ SỐ LƯỢNG CÔNG

TRÌNH2015 2025 2015 2025

I Công trình quản lý hành chính

1 Huyện Ngọc Hồi Đã Xây dựng2 Khu kinh tế và ngang cấp.

- Khu hành chính khu kinh tế Ng 400 200 1 1 - Các cơ quan hệ ngành dọc TW đóng trên địa bàn (công an, kho bạc, ngân hàng, bưu điện....)

Cơ quan

50 Ng 22 22

3 Cụm trụ sở cơ quan của các phường xã(UNDN, HĐND, CA)

Cụm 30 15 18

II Mạng lưới công trình giáo dục:

1 Đại học & trung học dạy nghê- Trường đại học Tổng hợp Bờ Y

SV 7000 10000 1 1

- Các trường trung học dạy nghề

HS 1000 2000 3 5

- Trường PTDân tộc Nội trú HS 1000 2000 1 22 Hệ PTTH, PTCS, Tiểu học, Mầu giáo,

Mầm non- Trường PTTH cấp III HS 1500 2000 2 4- Trường PTCS Cấp II HS 1000 1500 15 18- Trường Tiểu học HS 1000 1500 15 18- Trường Mầu giáo - Mầm non

HS 500 800 21 56

III Mạng lưới công trình Y tế:1 Cơ sở Y tế cấp khu kinh tế

- Bệnh viện đa khoa trung tâm Giường

500 500 1 1

189

Page 190: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Bệnh viện đa khoa khu vực Giường

100 200 2 4

- Các bệnh viện chuyên khoa Giường

100 200 1 3

- Phong khám đa khoa 1 3- TT Y tế dự phòng, vệ sinh dịch tế

1 3

2 Y tế tuyến cơ sở- Trạm y tế Giườn

g10 20 15 18

- Trạm dich tễ Trạm 15 18IV Công trình văn hoá:1 Cấp khu kinh tế

- Thư viện trung tâm DVS 300.000 500.000

1 1

- Thư viện khu vực DVS 50.000 100.000

2 4

- Bảo tàng Tổng hợp M2 10000 10000 1- Nhà Hát lớn kiêm TTHội nghị chính

Chỗ 1500 1500 1 1

- Nhà văn hoá kiêm TTHội nghị Khu vực

Chỗ 600 600 1 3

- Triển lãm trung tâm M2 10000 20000 1 1- Cung văn hoá tổng hợp Chỗ 2000 2000 1 1- Trung tâm chiếu phim Chỗ 1000 1000 1 1- Cung văn hoá thiếu nhi Chỗ 1000 1000 1 1

2 Cấp cơ sở - Nhà văn hoá Phường Chỗ 200 15 18 - Nhà văn hoá cụm dân cư Chỗ 100 21 56

V Công trình TDTT- Khu liên hợp TDTT cấp khu kinh tế

Ha 66,31 66,31 1 1

- Trung tâm thể dục thể thao cấp vùng

Ha 15 15 3 3

- Cụm thể dục thể thao cấp Phường, Xã

Ha 2 2 15 18

VI Công trình thương mại dịch vụ

Ha

1 Hệ thống chợ Ha- Chợ đầu mối Ha 20 20 2 3- Chợ lớn trung tâm Ha 18 18 1- Chợ khu vực Ha 5 5 2 3- Chợ Phường,Xã Ha 2 2 15 18- Chợ khu dân cư Ha 1 1 21 56

2 Trung tâm thương mại, siêu thị- Trung tâm thương mại Quốc tế

Ha 374,70

374,70

1 1

- Khu dịch vụ mậu biên Ha 138,59

138,59

1 1

190

Page 191: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Trung tâm thương mại lớn M2 15.000

15.000

1 1

- Trung tâm thương mại Khu vực

M2 8.000

8.000

2 4

- Trung tâm mua bán Phường,Xã

M2 2.000

2.000

15 18

- Điểm bán lẻ cụm dân cư M2 1.000

1.000

21 56

3 - Khách sạn- Khách sạn trung tâm Giườn

g200 200 1 1

- Khách sạn Khu vực Giường

100 100 2 4

4 Các loại kho, trạm, khác- Kho và các điểm bán lẻ xăng dầu

M2 2000 2000 3 5

- Sàn giao dịch sản phẩm nông nghiệp

ha 5 5 1 1

- Trạm kiểm soát & quan trặc môi trường

M2 500 500 2 4

- Trạm PCCC trung tâm M2 5000 5000 1 1- Trạm PCCC khu vực M2 2000 2000 2 4- Trạm VSAT TP M2 1000 1000 2 4- Trạm giết mổ động vật M2 5000 5000 2 4

VII Công trình TT liên lạc Đài phát thanh, truyền hình KW 2,5 4 1 1Trạm Bưu chính trung tâm M2 5000 5000 1 1Trạm Bưu chính khu vực M2 2000 2000 2 4Trạm Bưu chính Phường, Xã M2 500 500 15 18

5.4. Các dự án xây dựng quảng trường, công viên đợt đầu: Các dự án xây dựng quảng trường,

công viên đợt đầu thống kê theo bảng sau:

Bảng 48: Bảng kê dự án xây dựng các công trình quảng trường,

công viên ưu tiên đợt đầu:STT TÊN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

TÍNHQUY MÔ SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH

2015 2025 2015 2025

1 Công viênCông viên rừng thành phố Ha 1248 1Công viên trung tâm khu(hồ trung tâm)

Ha 724 724 1 1

Công viên văn hoá lịch sử Tây Nguyên

Ha 536 536 1

Công viên vùng đô thị Ha/CV 30 30 2 4

Các vườn hoa tại trung tâm Phường, Xã

Ha/CV 2 2 15 19

2 Quảng trường

Quảng trường trung tâm Ha 17 17 1 1

191

Page 192: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

(Nam BY)Quảng trường Khu hành chính

ha 18 18 1 1

Quảng trường đô thị Bắc Bờ Y

ha 18 18 1 1

5.5. Các dự án xây dựng các khu chuyên đê đợt đầu: Các dự án xây dựng các khu chuyên đề

đợt đầu thống kê theo bảng sau:

Bảng 49: Bảng kê dự án xây dựng các khu chuyên đề ưu tiên đợt đầu:STT TÊN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

TÍNHQUY MÔ SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH

2015 2025 2015 2025

1 Làng văn hoá ASEAN Ha 231,36 12 Làng văn hoá các dân tộc

Tây NguyênHa 127,26 1

3 Khu bảo tồn di tích Plây Kần Ha 366,58 1

5.6. Các dự án xây dựng các khu công nghiệp, kho tàng đợt đầu: Các dự án xây dựng các

khu công nghiệp và kho tàng đợt đầu thống kê theo bảng sau:

Bảng 50: Bảng kê dự án xây dựng các khucông nghiệp và kho tàng đợt

đầu:STT TÊN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

TÍNHQUY MÔ SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH

2015 2025 2015 2025

1 Các khu công nghiệp,TTCNKhu công nghiệp tập trung phía Tây Bắc

ha 750,1 1565,71 1 2

Các khu công nghiệp vừa & nhỏ

Ha 216,94 494,98 1 2

Làng nghề Việt Nam Ha 140,5 12 Các khu kho tàng

Tổng kho Ha 463,06 578,36 1 1Kho ngoại quan Ha 151,14 266,44 1 4Các kho tàng khác (gắn với Hạ tầng khác)

Ha

5.7. Các dự án xây dựng các khu cách ly đợt đầu: Các dự án xây dựng các khu cách ly đợt

đầu thống kê theo bảng sau:

Bảng 51: Bảng kê dự án xây dựng các khu cách ly đợt đầu:STT TÊN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

TÍNHQUY MÔ SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH

2015 2025 2015 2025

1 Nghĩa Trang Ha 123,21 246,42 4 4 - Phía Bắc 30,96 61,92 - Phía Tây Bắc 26,69 53,38 - Phía Tây Nam 29,185 58,37 - Phía Đông Nam 36,375 72,75

2 Bãi xử lý rác Ha 121,91 243,82 4 4 - Phía Bắc 30,325 60,65

192

Page 193: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Phía Tây Bắc 31,23 62,46 - Phía Tây Nam 24,665 49,33 - Phía Đông Nam 35,69 71,38

PHẦN VIITỔNG VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI, CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH,KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ.CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. DỰ BÁO NHU CẦU TỔNG VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội là toàn bộ chi phí để xây dựng cơ bản

cho khu kinh tế, bao gồm xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, xây dựng

các cơ sở kinh tế để đảm bảo cho mọi hoạt động kinh tế xã hội trong khu kinh

tế theo các giai đoạn phát triển 2006-2015 và 2015-2025. Dự báo này là cơ sở

đảm bảo các mức tăng trưởng và phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực

quy hoạch.

- Dự báo tổng vốn đầu tư xã hội trên cơ sở khối lượng thống kê theo đồ

án quy hoạch đã lập và suất đầu tư của các công trình đang thực hiện trên địa

bàn khu vực nghiên cứu.

- Tổng mức nhu cầu đầu tư xã hội bao gồm các nguồn vốn từ sở hữu

nhà nước và sở hữu của mọi thành phần kinh tế. Việc phân định các nguồn

vốn dự trên cơ sở vai trò ,vị trí và tính năng nhiệm vụ của từng loại công trình,

khả năng phục vụ và tính hấp dẫn đầu tư của công trình đó đối với xã hội. Chi

tiết cụ thể như sau:

1.1. Nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn thuộc sở hữu Nhà nước

- Bao gồm các nguồn: Vốn ngân sách XDCB hàng năm, vốn trái phiếu

chính phủ, vốn ODA, vốn tạo từ quỹ đất....vv.

193

Page 194: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Vốn này dùng cho xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật & hạ tầng

xã hội thiết yếu, những công trình thuộc quản lý nhà nước, những công trình

phục vụ cho phúc lợi công cộng không thuộc diện kinh doanh hoặc những

công trình phục vụ cho việc kích thích đầu tư. Tổng nhu cầu về nguồn vốn này

dự báo theo bảng tổng hợp sau (dự báo chi tiết xin xem ở phụ lục)

Bảng 52: Bảng tổng hợp dự báo nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn

thuộc sở hữu Nhà nước.STT TÊN LOẠI CÔNG TRÌNH VỐN GIAI

ĐOẠN 2006-2015

( TỶ.Đ)

VỐN GIAI ĐOẠN

2015-2025 (TỶ .Đ)

TỔNG VỐN 2 GIAI ĐOẠN (TỶ Đ)

GHI CHÚ

I Vốn xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Thiết yếu 13.306,71 6.074,08 19.380,79

1 Vốn xây dựng giao thông 10.228,57 2.999,62 13.228,19

2 Vốn xây dựng Hệ thống cung cấp điện 920,53 1.804,64 2.725,17

3 Vốn xây dựng Hệ thống cung cấp Nước sạch

293,49 508,29 801,78

4 Vốn xây dựng Hệ thống Thoát nước Mưa 473,96 191,85 665,81

5 Vốn xây dựng Hệ thống Thoát nước Thải 194,94 363,31 558,26

6 Vốn xây dựng Hệ thống tuynel Kỹ thuật 769,87 147,06 916,94

7 Vốn XD các hồ chứa nước & HT thuỷ lợi 425,34 59,30 484,64

II Vốn XD HTKT các khu chức năng chuyên dụng

6.493,74 4.187,77 10.681,50

8 Hạ tầng khu Thương mại QT 936,95 - 936,95

9 Ha tầng Khu dịch vụ của khẩu 415,77 - 415,77

10 Hạ tầng Khu hành chính khu kinh tế 1.350,00 - 1.350,00

11 Hạ tầng các khu công nghiệp tập trung 1.500,20 1.631,22 3.131,42

12 Hạ tầng các khu CN vừa và nhỏ 390,49 500,47 890,96

13 Hạ tầng khu làng nghề VN - 210,75 210,75

14 Hạ tầng các khu kho tàng 921,30 345,90 1.267,20

15 Hạ tầng các khu cách ly 49,02 49,02 98,05

16 Ha tầng khu kiểm soát cửa khẩu 930,00 - 930,00

17 Hạ tầng Làng văn Hoá ASEAN - 462,72 462,72

18 HT Làng VHDT Tây Nguyên - 254,52 254,52

19 HT Khu bảo tồn di tích Play Kàn - 733,16 733,16

III Vốn XD Hạ tầng các khu dân cư nông thôn

1.886,50 808,50 2.695,00 Hạng mục này đề nghị

Nhà nước

đầu tư, do tínhthu hút đầu tư

vào khu vực

nông thôn

rất thấp

20 Xã Đắk Dục 301,00 129,00 430,00

21 Xã Đắk Nông 245,00 105,00 350,00

22 Xã Đắk Xú 297,50 127,50 425,00

23 Xã Pờ Y 287,00 123,00 410,00

24 Xã Saloong 413,00 177,00 590,00

25 Xã Đắk Kan 343,00 147,00 490,00

IV Vốn XD công trình Hạ tầng xã hội Thiết yếu

6.332,01 4.868,70 11.200,71

26 Công trình quản lý hành chính 355,00 21,00 376,00

194

Page 195: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

27 Mạng lưới công trình giáo Dục 860,00 968,00 1.828,00

28 Mạng lưới công trình Y tế 883,00 1.185,00 2.068,00

29 Mạng lưới công trình Văn hoá 777,00 332,00 1.109,00

30 Mạng lưới công trình TDTT 297,14 460,12 757,26

31 Mạng lưới công trình thương mại - dịch vụ -du lịch

2.860,87 1.763,58 4.624,45

32 Các Loại kho, trạm, khác 154,00 74,00 228,00

33 Công trình TT liên lạc 145,00 65,00 210,00

V Vốn XD mạng lưới quảng trường, công viên

314,58 642,12 956,70

34 Các loại Công viên trong khu kinh tế 261,58 642,12 903,70

Các loại Quảng trường trong khu Kinh tế 53,00 - 53,00

Tổng số 28.333,54 16.581,16 44.914,70

1.2. Nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn không thuộc sở hữu Nhà nước

- Bao gồm các nguồn đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, dân doanh

và vốn của nhân dân đầu tư (của mọi thành phần kinh tế không thuộc nhà

nước).... Tổng nhu cầu về nguồn vốn này dự báo theo bảng tổng hợp sau (dự

báo chi tiết xin xem ở phụ lục)

Bảng 53: Bảng tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn không thuộc sở hữu nhà

nước.TT TÊN LOẠI CÔNG TRÌNH VỐN GIAI

ĐOẠN2006-2015

( TỶ.Đ)

VỐN GIAI ĐOẠN2015-2025

(TỶ .Đ)

TỔNG VỐN2 GIAI ĐOẠN

(TỶ Đ)

I Vốn xây dựng HTKT các khu dân cư đô thị

18.270,00 39.724,30 57.994,30

1 Hạ tầng khu đô thị Bắc Bờ Y 7.220,00 - 7.220,002 Hạ tầng khu đô thị Nam Bờ Y 4.850,00 - 4.850,003 Hạ tầng khu đô thị Tây Bờ Y 6.200,00 - 6.200,004 Hạ tầng khu đô thị khác - 39.724,30 39.724,30II Vốn XD các khu kinh doanh vui chơi

giải trí715,60 1.108,00 1.823,60

5 Khu giải trí trung tâm 715,60 - 715,606 Các khu giải trí cấp vùng đô thị - 700,00 700,007 Sân gôn 36 lỗ - 408,00 408,00

III Vốn xây dựng các khu, điểm du lịch 700,00 5.340,00 6.040,008 Điểm du lịch cửa khẩu 600,00 725,00 1.325,009 Khu du lịch hồ Salong - 1.780,00 1.780,0010 Khu du lịch hồ Đắk Xu, Đắk Dục - 2.085,00 2.085,0011 Khu du lịch đỉnh Kemputs - 750,00 750,0012 Khu du lich rừng Chưmonray 100,00 - 100,00III Vốn XD các nhà máy, cơ sở kinh tế

khác.14.252,73 18.754,55 33.007,28

13 Các nhà máy công nghiệp 13.055,04 14.764,28 27.819,3214 Các cơ sở sản xuất trong làng nghề - 3.540,60 3.540,6015 Hệ thống kho tàng kinh doanh 1.197,69 449,67 1.647,36IV Vốn XD nhà ở, công trình vật kiến trúc

dân dụng (ngoài hạ tầng xã hội thiết 17.207,75 25.739,29 42.947,04

195

Page 196: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

yếu)16 Nhà,Vật kiến trúc các khu dân cư đô thị 12.820,80 18.643,93 31.464,7317 Nhà,Vật kiến trúc các khu dân cư nông

thôn4.386,95 4.907,78 9.294,73

18 Làng văn hoá ASEAN - 1.411,30 1.411,3019 Làng văn hoá DT Tây Nguyên - 776,29 776,29

Tổng số 51.146,08 90.666,13 141.812,22

1.3. Nhu cầu tổng vốn đầu tư cho khu kinh tế giai đoạn 2006-2015 và 2015-2025

Bảng 54: Bảng tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn không thuộc sở hữu nhà

nước.TT TÊN LOẠI CÔNG TRÌNH VỐN GIAI

ĐOẠN 2006-2015

( TỶ.Đ)

VỐN GIAI ĐOẠN

2015-2025 (TỶ .Đ)

TỔNG VỐN 2 GIAI ĐOẠN

(TỶ Đ)

I Vốn dự kiến thuộc sở hữu nhà nước 28.333,54 16.581,16 44.914,701 Vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu 13.306,71 6.074,08 19.380,792 Vốn XD HTKT các khu chức năng

chuyên dụng6.493,74 4.187,77 10.681,50

3 Vốn XD hạ tầng các khu dân cư nông thôn

1.886,50 808,50 2.695,00

4 Vốn XD công trình hạ tầng xã hội thiết yếu

6.332,01 4.868,70 11.200,71

5 Vốn XD mạng lưới quảng trường, công viên

314,58 642,12 956,70

II Vốn không thuộc sở hữu Nhà nước 51.146,08 90.666,13 141.812,22

6 Vốn xây dựng HTKT các khu dân cư đô thị

18.270,00 39.724,30 57.994,30

7 Vốn XD các khu kinh doanh vui chơi giải trí

715,60 1.108,00 1.823,60

8 Vốn xây dựng các khu, điểm du lịch 700,00 5.340,00 6.040,009 Vốn XD các nhà máy, cơ sở kinh tế khác. 14.252,73 18.754,55 33.007,2810 Vốn xây dựng nhà ở, vật kiến trúc khác 17.207,75 25.739,29 42.947,04III Tổng vốn đầu tư xã hội 79.479,62 107.247,30 186.726,9

2

II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC

2.1. Mục tiêu

- Định hướng cho các công tác lập và xét duyệt quy hoạch chi tiết, quy

hoạch xây dựng các công trình chuyên ngành và triển khai dự án đầu tư, thiết

kế các công trình trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.

- Quản lý kiến trúc, cảnh quan, bảo tồn, tôn tạo: Cải tạo, xây dựng mới

các công trình trong khu kinh tế phù hợp với các đồ án quy hoạch xây dựng

được các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước phê duyệt. Bảo vệ môi trường

sống, cảnh quan và các công trình văn hoá, di tích.

196

Page 197: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Quy định từng khu chức năng hoặc từng khu chức năng đặc biệt.

2. 2. Những yêu cầu về kỹ thuật Đô thị: Đối với các khu chức năng trong khu kinh tế, đồ

án đặt ra những yêu cầu cụ thể như sau:

2.2.1. Các khu cơ quan Hành chính, Giáo dục, Y tế: Quy định cụ thể như sau:

- Các yêu cầu chung: Các khu cơ quan quản lý nhà nước từ cấp khu

kinh tế đến cấp cơ sở cần phải quy hoạch tập trung thành một khu để phù hợp

với yêu cầu sử dụng; Đồng thời tạo một khu hành chính có không gian kiến

trúc đô thị riêng đô thị.

Các công trình Giáo dục, y tế khuyến khích hợp khối lớn để giảm mật

độ xây dựng và tiện ích cho dây chuyền sử dụng.

- Các thông số kỹ thuật đô thị dự kiến như sau:

Hệ số đất XD hữu ích (ĐSD) Ktb ≥0.8

Đất xây dựng công trình ≤ 50% ĐSD

Đất giao thông: 25%(ĐSD)

Đất cây xanh 20% (ĐSD)

Mật độ xây dựng theo lô: 25%

Tầng cao trung bình: 3T

Chỉ giới xây dựng: Lùi vào ít nhất 20m so với chỉ giới đường

đỏ.

2.2.2: Các khu công trình thương mại dịch vụ, công trình văn hoá, thể thao

- Yêu cầu chung: Các cụm công trình thương mại và dịch vụ và văn hoá

từ 16-20ha (khoảng 1 ô phố có mạng đường 400x400m được xác định là có

chung mặt bằng sử dụng công trình ngoài nhà. Các công trình kiến trúc

khuyến khích hợp khối. Mặt bằng ngoài nhà là không gian sử dụng chung giao

cho các đợn vị chuyên trách để bố trí các tuyến đi bộ, cây xanh cảnh quan và

các tiểu cảnh của kiến trúc đô thị. Tuyệt đối không cấp đất theo lô tránh hình

thức công trình có hàng rào.

Các công trình thể thao định hướng cho cấp đô thị và toàn khu kinh tế

phải bố trí thành cụm đủ nhu cầu tập luyện, thi đấu và đào tạo vận động viên

cho chuyên ngành và cộng đồng.

- Các thông số kỹ thuật đô thị dự kiến như sau:

Hệ số đất XD hữu ích (ĐSD) Ktb ≥0.8

Đất xây dựng công trình ≤ 40% ĐSD

Đất giao thông khu ở: 30%(ĐSD)

Đất cây xanh khu ở 20% (ĐSD)

Mật độ xây dựng theo lô: 25%

197

Page 198: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Tầng cao trung bình: 5T.

Chỉ giới xây dựng: ít nhất 20m so với chỉ giới đường đỏ.

2.2.3. Các khu ở đô thị : Bao gồm các khu ở tập trung, các khu ở cũ và các khu

ở phân tán mật độ thấp.

- Yêu cầu chung: Các khu ở tập trung có thể bố trí các loaị nhà: Chung

cư, biệt thự, nhà vườn. Các khu ở cũ có thể bố trí các loại nhà: Biệt thự, nhà cổ

truyền dân tộc, nhà vườn. Các khu ở phân tán mật đô thấp: Chỉ bố trí nhà

vườn, biệt thự và nhà cổ truyền. Lấy các khu đất có có diện tích khoảng 20-25

ha là đơn vị ở cơ sở để phát triển các khu ở, trong đó bố trí đủ các công trình

dịch vụ hàng ngày.

Không bố trí loại nhà ở có mặt tiền <12m đối với các khu ở cao cấp

hoặc khu ở chất lượng cao. Không bố trí kiểu nhà ở chia lô mặt phố đối với

các khu ở mới trừ các khu nhà liên kế hoặc các khu dân cư đặc biệt. Các khu ở

cũ khuyến khích dân cư cải tạo xoá bỏ nhà chia lô.

Tất cả các nhà mặt đường đều phải có chỉ giới xây dựng lùi vào 5m.

Khoảng lưu không giữa 2 công trình tối thiểu từ 3m-6m.

Tất cả các kiểu nhà biệt thự, nhà vườn không được phép xây cao quá 3

tầng. Các nhà chung cư khuyến khích xây dựng cao tầng. Một số vị trí công

trình xét thấy có điều kiện xây dựng cao tầng thì phải có thiết kế được cấp có

thẩm quyền phê duyệt.

Đối với công trình nhà ở <5tầng, phải đảm bảo khoảng không gian

phía trước trước là đường khu ở, phía sau có khoảng cách tối thiểu 5m so với

công trình khác.

Tổ chức không gian phải được tổ chức thống nhất từ khu ở đến từng

công trình. Đối với nhà ở tư nhân tổ chức thành nhóm khoảng 10- 20 nhà là

đơn vị cơ sở thống nhất thiết kế tổng thể kiến trúc đô thị. Đối với nhà chung

cư lấy đơn vị cơ sở thống nhất kiến trúc tổng thể 3-5 công trình. Trong đó bố

trí đầy đủ các dịch vụ cộng cộng hàng ngày. Đối với các tuyến phố (lưới

400x400m) không được phép bố trí các công trình bám mặt đường với chiều

dài > 60% độ dài tuyến phố.

Khuyến khích các khu ở bám theo địa hình tự nhiên để tiết kiệm hạ

tầng kỹ thuật và tránh đào đắp, thay đổi lớn về bề mặt địa hình tự nhiên.

Các dự án tái định cư, ngoài việc phải tuân thủ các thủ tục xây dựng cơ

bản hiện hành còn phải thoả mãn điều kiện sống, cơ cấu nghề nghiệp, hoạt

động sản xuất kinh doanh của các đối tượng tái định cư.

- Các thông số kỹ thuật đô thị dự kiến như sau:

198

Page 199: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Hệ số đất XD hữu ích (ĐSD) Ktb ≥0.6

Đất xây dựng nhà ở ≤ 60% ĐSD

Đất công cộng khu ở (ngoài HTXH thiết yếu) 10-15%

Đất giao thông khu ở: 20%(ĐSD)

Đất cây xanh khu ở 10% (ĐSD)

Mật độ xây dựng theo lô: ≤ 40% (đối với nhà biệt thự, nhà vườn).

Mật độ xây dựng theo lô: ≤ 30% (đối với nhà chung cư).

Tầng cao trung bình: 2,5 T (đối với nhà biệt thự, nhà vườn ≤ 3

tầng, đối với nhà chung cư ≥ 5 tầng).

2.2.4. Các khu dân cư nông thôn

- Yêu cầu chung: Các điểm dân cư nông thôn tổ chức cũng khoảng 20-

25 ha là 1 đơn vị ở cơ sở đối với khu vực có địa hình khá bằng phẳng, trong

đó bố trí đủ các công trình dịch vụ hàng ngày., còn đối với những khu vực địa

hình không bằng phẳng thì mỗi quả đồi là 1 đơn vị ở; Các nhóm nhà ở cùng

lấy từ 15- 20 hộ làm nhóm cơ sở, cố gằng bố trí tương đồng về dân tộc. Nhà ở

trong khu dân cư nông thôn có thể bố trí các nhà: Nhà vườn và Nhà cổ truyền

dân tộc. Các khu đất cho từng hộ cần thoả mãn, diện tích ở, diện tích sân vườn

nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình. Cấm tuyệt đối kiểu nhà ở chia lô hình

ống có mặt tiền < 7m tại nông thôn.

- Các thông số kỹ thuật dự kiến như sau:

Hệ số đất XD hữu ích ( ĐSD) Ktb ≥0.5

Đất xây dựng nhà ở ≤ 20% ĐSD

Đất công cộng khu ở ( Ngoài HTXH thiết yếu) 10-15%

Đất giao thông khu ở: 20%(ĐSD)

Đất cây xanh khu ở 10% (ĐSD)

Mật độ xây dựng theo lô: 25 %

Tầng cao trung bình: 1,5 T

2.2.5.Các khu công nghiệp, kho tàng bao gồm

- Yêu cầu chung: Các khu công nghiệp tập trung cần bố trí phân các khu

vực thứ tự ưu tiên theo mức độ độc hại tránh ảnh hưởng cục bộ lẫn nhau. Mỗi

nhà máy đảm bảo khoảng cách vệ sinh quy định theo mức độ độc hại. Trong

khu công nghiệp tập trung có thể bố trí các khu dịch vụ phục vụ sinh hoạt

hàng ngày. Tuyệt đối không bố trí nhà ở trong khu CN Tập trung. Các khu CN

vừa và nhỏ, khu TTCN không bố trí các nhà máy có độ độc hại cao, ưu tiên

các loại công nghiệp sạch, công nghệ cao, ít ảnh hưởng tới môi trường sinh

thái.

199

Page 200: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Các thông số kỹ thuật:

Hệ số đất XD hữu ích ( ĐSD) Ktb ≥0,5; DTđất thương phẩm

50%.

Diện tích đất cây xanh tối thiểu: 20%.

Hành lang cây xanh cách ly giáp các khu dân dụng ≥ 50m.

Mật độ xây dựng theo lô: 30 - 40%.

Tầng cao trung bình: 1 T (không tính chiều cao ống khói).

2.2.6. Các khu dịch vụ du lịch, làng văn hoá các dân tộc, làng nghề thủ

công mỹ nghệ.

- Yêu cầu chung: Công trình trong các khu này thường là công trình

dịch vụ, ở kết hợp với dịch vu, ở kết hợp sản xuất. Cần tổ chức thành các cụm

cơ sở theo quy mô cần thiết để phục vụ sản xuất kinh doanh, trong đó bố trí đủ

các công trình dịch vụ hàng ngày, Các nhóm công trình cố gắng bố trí tương

đồng về dân tộc, kiến trúc Cấm tuyệt đối kiểu nhà ở chia lô hình ống trong

các khu vực này( Trừ những lô đất bố trí nhà liên kế và các khu có chức năng

đặc biệt).

- Các thông số kỹ thuật:

Hệ số đất hữu ích ( ĐSD) Ktb ≥0.4

Đất xây dựng công trình ≤ 15% ĐSD.

Đất giao thông: 25%(ĐSD).

Mật độ xây dựng chung ≤ 10% đối với các khu du lịch, ≤ 20%

đối với làng văn hoá và ≤ 30% đối với Làng nghề.

Mật độ xây dựng theo lô:≤ 40%

Tầng cao trung bình: 1.5T.

2.2.7. Các khu công viên, quảng trường đô thị, cây xanh đô thị: Bao gồm các

công viên thuộc các khu đô thị, công viên trung tâm và các khu vực cây xanh

dọc theo sông Pô Kô và các suối. Tính chất: Là khu vui chơi giải trí nghỉ ngơi,

văn hoá thể thao cộng đồng của đô thị. Trong các khu này cần bố trí cây xanh

và công trình kiến trúc theo chủ đề. Đặc biệt lưu ý các công trình WC công

cộng trong khu công viên phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân.

Các công viên phải có ít nhất 3 cổng vào từ các tuyến đường khác nhau tại

các cổng phải có quảng trường để điều hoà giao thông.

Các cụm công trình kiến trúc nằm bên bờ sông là những công trình

nhỏ, độc lập có không gian sân vườn xung quanh. Mật độ xây dựng tối đa

trong khu công trình: ≤1 % đối với quảng trường, ≤ 5% đối với công viên.

200

Page 201: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

2.2.8. Các khu đất quân sự, đất quốc phòng, các khu đất có tính chất đặc biệt

(khu cách ly, khu đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật..): Không quy định, việc thiết

kế xây dựng các công trình này theo yêu cầu cụ thể và sẽ được thoả thuận giữa

các cơ quan chức năng có thẩm quyền với Ban quản lý khu kinh tế theo từng

công trình.

2.2.9. Các khu chức năng chính của khu kinh tế

2.2.9.1. Khu thương mại quốc tế: Diện tích khoảng 375ha

- Yêu cầu chung: Đây là khu công trình quan trọng đặc biệt của khu

kinh tế, là điểm nhấn thị giác của trung tâm toàn đô thị, bao gồm 3 khu chính:

Khu giới thiệu quảng bá sản phẩm, khu xúc tiến thương mại và khu dịch vụ

phục vụ chung. các công trình ở đây cần hạn chế tầng cao, khi thiết kế cần

khuyến khích hợp khối cực lớn, công trình có hình tượng nghệ thuật kiến trúc

cao.

- Các thông số kỹ thuật đô thị:

Hệ số đất hữu ích ( ĐSD) Ktb ≥0.8

Đất xây dựng công trình ≤ 60% ĐSD

Mật độ xây dựng chung ≤25%.

Mật độ xây dựng theo lô: ≤40%.

Tầng cao trung bình: ≤25%.

Không hạn chế độ cao với những vật kiến trúc mang tính

biểu trưng có hình tượng nghệ thuật cao.

2.2.9.2. Khu Kiểm soát cửa khẩu: Diện tích khoảng 310ha

- Yêu cầu chung: Đây cũng là khu công trình quan trọng đặc biệt của

khu kinh tế. Các công trình ở đây không hạn chế tầng cao, khi thiết kế cần

khuyến khích hợp khối lớn, công trình có hình tượng nghệ thuật kiến trúc cao,

đặc biệt là hạng mục quốc môn cần được nghiên cứu kỹ lượng về kiến trúc và

vị trí xây dựng.

- Các thông số kỹ thuật đô thị:

Hệ số đất hữu ích (ĐSD) Ktb ≥0.6

Đất xây dựng công trình ≤ 40% ĐSD

Đất giao thông: 25%(ĐSD).

Mật độ xây dựng chung : ≤ 30%

Mật độ xây dựng theo lô: ≤ 4 %

Tầng cao trung bình: Không hạn chế.

2.2.9.3. Khu dịch vụ thương mại gắn với cửa khẩu quốc tế: Diện tích khoảng

138.59ha

201

Page 202: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Yêu cầu chung: Là cụm công trình chức năng phục các hoạt động giao

dịch, công tác kiểm tra kiểm soát, các hoạt động thương mại, kho ngoại quan...

tại cửa khẩu. Các công trình ở đây không hạn chế tầng cao, khi thiết kế cần

khuyến khích hợp khối lớn, công trình cũng cần có hình tượng nghệ thuật kiến

trúc đặc sắc và ấn tượng.

- Các thông số kỹ thuật đô thị:

Hệ số đất hữu ích (ĐSD) Ktb ≥0.6

Đất xây dựng công trình ≤ 40% ĐSD

Đất giao thông: 25%(ĐSD)

Mật độ xây dựng chung : ≤ 30%

Mật độ xây dựng theo lô: ≤ 40%

Tầng cao trung bình: Không hạn chế.

2.2.9.4. Khu nhà ở cho người nước ngoài: Diện tích khoảng 182.18ha.

- Yêu cầu chung: Đây là khu ở chuyên dụng cho người nước ngoài tại

khu kinh tế bao gồm quá cảnh và thường trú. Các phân khu chức năng chính:

Khu nhà ở riêng, khu nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí TDTT và dịch vụ nội

khu. Khu này lấy những quả đồi làm đơn vị ở cơ sở, bố trí các công trình

công cộng và dịch vụ tiện ích hàng ngày.

- Các thông số quy hoạch:

Hệ số đất hữu ích (ĐSD) Ktb ≥0.5

Đất xây dựng công trình ≤ 40% ĐSD

Đất giao thông: 25%(ĐSD)

Mật độ xây dựng chung : ≤ 15%

Mật độ xây dựng theo lô: ≤ 40%

Tầng cao trung bình: ≤ 2 tầng.

2.2.9.5. Khu đại diện của các doanh nghiệp: Diện tích khoảng 46.02 ha

- Yêu cầu chung: Đây là là khu chuyên dụng xây dựng các văn phòng

đại diện của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khu này khuyến khích

hợp khối lớn, khuyến khích cao tầng, khuyến khích thiết kế công trình có

hình tượng nghệ thuật cao.

- Các thông số quy hoạch:

Hệ số đất hữu ích ( ĐSD) Ktb ≥0.8

Đất xây dựng công trình ≤ 60% ĐSD

Đất giao thông: 25%(ĐSD)

Mật độ xây dựng chung : ≤ 30%

Mật độ xây dựng theo lô: ≤ 50 %

202

Page 203: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Tầng cao trung bình: ≥ 5 tầng.

2.2.9.6. Khu làng văn hoá du lịch ASEAN: Diện tích khoảng 231.36ha.

- Yêu cầu chung: Công trình trong các khu này là công trình dịch vụ, ở

kết hợp dịch vụ. Cần tổ chức thành các cụm cơ sở theo hình thái tương đồng

về dân tộc và tương đồng về địa hình. Trong đó bố trí đủ các công trình dịch

vụ hàng ngày. Các nhóm kiến trúc công trình cố gắng bố trí theo bản sắc của

từng dân tộc, có tính đến quỹ đất dự trữ khi phát triển thành Làng văn hoá du

lịch mang tính Quốc tế. Cấm tuyệt đối kiểu nhà ở chia lô hình ống trong các

khu vực này.

- Các thông số kỹ thuật:

Hệ số đất hữu ích ( ĐSD) Ktb ≥0.4

Đất xây dựng công trình ≤ 15% ĐSD.

Đất giao thông: 25%(ĐSD).

Mật độ xây dựng chung ≤ 20

Mật độ xây dựng theo lô:≤ 40%

Tầng cao trung bình: Không hạn chế, tuỳ thuộc sắc thái của từng dân

tộc

2.3. Các yêu cầu về kiến trúc đô thị

2.3. 1. Yêu cầu đối với từng loại hình công trình

2.3.1.1.Công trình nhà ở

- Nhà Chung cư: Yêu cầu bắt buộc phải giành ít nhất tầng 1 để bố trí

các dịch vụ công cộng. Khuyến khích các công trình cao tầng bố trí tại các

khu vực ven các khu ở về phía đồi cao để tạo khoảng trống cho khu ở. Công

trình phải đảm bảo đầy đủ lối vào ra cho các hoạt động sinh hoạt, PCCC, và

vệ sinh môi trường. Hình thức bên ngoài nhà có hình khối đơn giản. Chiều

cao tầng 1>4.5m. các tầng khác >=3m

- Nhà Biệt thự: Khuyến kích có tầng hầm hoặc tầng trệt, khoảng lùi

vào so với đường đỏ là 5m. Tầng cao ≤ 3T. Có thể sử dụng mái dốc. Chiều

cao từng tầng 3,9≥ h≥ 2,7m. Yêu cầu bắt buộc nhà dân khi xây dựng phải

mua mẫu thiết kế kiến trúc của Nhà nước để thống nhất kiến trúc cho từng

khu phố.

- Nhà vườn: Có thể xây dựng bằng mọi loại vật liệu trừ vật liệu tạm.

Tầng cao ≤2T. Chiều cao từng tầng 3,9≥ h≥ 2,7m. Yêu cầu bắt buộc nhà dân

khi xây dựng phải mua mẫu thiết kế kiến trúc của nhà nước để thống nhất

kiến trúc cho từng khu phố.

203

Page 204: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Nhà cổ truyền dân tộc: Tại các điểm sinh hoạt công cộng nông thôn

khuyến khích xây dựng nhà cổ truyền, nhà ở dân gian truyền thống. Đối với

nhà ở của dân cần nghiên cứu những giải pháp và công nghệ xây dựng hiện

đại. Giải quyết tính thô sơ và thiếu tiện ích của công trình. Nhà này dân

không được tự thiết kế và phải có thẩm định và phê duyệt của cơ quan cấp

phép.

2.3.1.2. Công trình công cộng thương mại dịch vụ

- Khuyến khích hợp khối lớn, công trình có mặt tiền rộng; Các công

trình trong khu chuyên dụng thương mại dịch vụ đều phải có diện tích chiếm

đất >=500m2, mặt đứng chính >30m (trừ nhà bảo vệ và các công trình phụ

trợ).

- Khuyến khích sử dụng các vật liệu mới, hiện đại có độ bền cao.

Nghiêm cấm xây dựng các công trình nhại cổ, hồi cố, hoặc “Chủ nghĩa tân cổ

điển lai căng”

2.3.1.3. Công trình cơ quan quản lý hành chính

- Khuyến khích hợp khối lớn, cao tầng (trừ khu vực trung tâm toàn đô thị

và vùng đô thị). Các công trình hành chính đều phải có diện tích chiếm đất

>=500m2,

- Khuyến khích sử dụng các vật liệu mới, hiện đại có độ bền cao. Nghiêm

cấm xây dựng các công trình nhại cổ, hồi cố, hoặc “Chủ nghĩa tân cổ điển lai

căng”.

2.3.1.4. Các công trình văn hoá thể thao, quảng trường, công viên

- Đối với công trình văn hoá thể thao: Thiết kế đảm bảo tính chuyên

ngành, hiện đại; Khuyến khích sử dụng các vật liệu mới, hiện đại có độ bền

cao. Nghiêm cấm xây dựng các công trình nhại cổ, hồi cố, hoặc “Chủ nghĩa

tân cổ điển lai căng”.

- Đối với các tượng đài và quảng trường, phương án thiết kế phải thể

hiện rõ sự chuẩn mực trong ý nghĩa của công trình. Khuyến khích thi tuyển

kiến trúc.

2.3.1.5. Các Công trình giải trí và công trình trong các khu du lịch: Không

quy định cụ thể nhưng khuyến khích tổ hợp khối và vật liệu sử dụng linh hoạt.

Tầng cao theo yêu cầu cụ thể của từng dự án.

2.3.1.6. Công trình công nghiệp: Khuyến khích các công trình có diện tích

lớn. Công trình nhà điều hành trong các khu công nghiệp có hình thức kiến

trúc hiện đại, chủ yếu dùng hình khối và màu sắc để tạo hình.

204

Page 205: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

2.3.1.8. Các công trình chuyên dụng: (công trình đầu mối hạ tầng, công trình

cơ quan quân sự, Công trình bảo vệ rừng, và các công trình tương tự khác..).

Không có yêu cầu cụ thể, khi xây dựng theo nhu cầu thực tế.

2.3.1.9. Sân bay thương mại quốc tế: Đây là dự án có ảnh hưởng lớn tới sự

phát triển về kinh tế, xã hội của Khu kinh tế. Khuyến khích tổ chức thi tuyển

chọn phương án kiến trúc hiện đại, quy mô phù hơp với yêu cầu sử dụng và

yêu cầu phát triển trong tương lai của Khu kinh tế.

2.3.2. Một số yêu cầu chung về thiết kế công trình đô thị

2.3.2.1. Địa điểm lựa chọn xây dựng: Phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Các công trình cao tầng là điểm nhấn cần được kiểm tra nghiêm ngặt

trước khi thoả thuận phương án kiến trúc. Khuyến khích bố trí các công trình

cao tầng giáp vào các sườn đồi và ở các đỉnh đồi cao. Trong các khu trung

tâm chính và trung tâm vùng đô thị không được xây dựng các công trình cao

> 5 tầng.

- Trường hợp khu vực chưa có quy hoạch được phê duyệt, địa điểm

xây dựng phải do cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.

- Không nằm trong khu vực cấm xây dựng vì lý do bảo vệ môi trường,

tài nguyên, cảnh quan, di tích, hành lang hạ tầng kỹ thuật, công trình quốc

phòng.

- Không ảnh hưởng xấu tới cảnh quan và không gây ô nhiễm môi

trường. Đảm bảo các yêu cầu về chống cháy nổ.

2.3.2.2. Yêu cầu chung về thiết kế kiến trúc cho công trình đô thị

- Kiến trúc công trình (tổng mặt bằng, tổ hợp hình khối kiến trúc, thiết

kế cảnh quan…) phải đảm bảo các yêu cầu: Tất cả các loại công trình trên địa

bàn khu kinh tế (trừ nhà tạm) đều phải xin cấp phép xây dựng bằng phương án

thiết kế sơ bộ. Cấm các công trình sao chép sơ cứng các thức kiến trúc cổ

điển, nhại cổ, hồi cố..vv. Một số khu chức năng đối ngoại trực tiếp (khu ở cho

người nước ngoài, làng văn hoá ASEAN và các công trình thương mại quốc

tế) được phép xây dựng các công trình theo phong tục tập quán của các nước

nhưng phải do cơ quan quản lý của Việt Nam thẩm định phương án kiến trúc.

Công trình tại các góc giao lộ bắt buộc phải đảm bảo tầm nhìn giao thông. Cho

phép áp dụng các quy định điển hình tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Khuyến khích các công trình nhà ở và dịch vụ du lịch sử dụng các hình thái

văn hoá Tây Nguyên. Đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy nổ.

- Mái công trình: Được phép làm mái 2 sườn dốc hoặc nhiều sườn dốc

hoặc cũng có thể theo dạng tháp mái. Chỉ được sử dụng ngói đất nung hoặc

205

Page 206: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

ngói xi măng mầu. Không được sự dụng tấm lợp bằng fibro xi măng, tôn,

nhựa. Ngiêm cấm bố trí các bảng quảng cáo, bảng hiệu trên mái các công trình

cao<20m.

- Các chi tiết kiến trúc ngoài nhà (ô văng, mái hắt, bậc thềm và các chi

tiết khác thực hiện đúng theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam)

- Hàng rào: Không sử dụng vật liệu như lưới kim loại, dây kẽm gai, vật

liệu tạm. Khuyến khích ốp đá, phủ xanh hàng rào. Có thể sử dụng cây xanh,

dây leo để làm hàng rào ngăn cách giữa các khu vực. Chỉ được xây gạch cao

0.4m (hoặc ốp đá) để làm bệ, phần phía trên trồng cây xanh hoặc dây leo

(hoặc gỗ). Có hình thức thẩm mỹ, sử dụng vật liệu hài hoà với môi trường tự

nhiên và công trình xung quanh.

- Màu sắc và vật liệu: Các vật liệu, màu sắc bị cấm: Gạch men sứ, các

khuôn cửa kim loại không sơn màu, kính màu, các màu quá sáng hay sẫm. Các

màu sơn hoàn thiện được phép sử dụng: Trắng, hồng nhạt, xanh lá cây nhạt,

cũng như khuôn cửa bằng gỗ đánh véc ni hoặc sơn màu nâu, màu hạt dẻ.

Những màu và vật liệu (nhẵn, bóng) hạn chế sử dụng (chỉ làm điểm nhấn trên

mặt đứng công trình).

Những màu cấm sử dụng (màu cơ bản: xanh, đỏ, vàng, lục lam, chàm,

tím đen, và màu tối sẫm). Một số công trình nếu có yêu cầu sử dụng đặc biệt

thì phải có thiết kế được phê duyệt của cơ quan quản lý.

Khuyến khích sử dụng vật liệu có màu sắc tự nhiên như đá hộc, đá chẻ,

gạch nung... Khuyến khích sử dụng cửa sổ lật, cửa chớp gỗ, cửa 2 lớp.

2.4. Các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường

2.4.1 Giao thông

- Các công trình giao thông phải thực hiện đúng với đồ án được duyệt.

Chỉ được thay trong trường hợp được cơ quan chức năng cho phép.

- Cao độ nền theo địa hình tự nhiên có thể san lấp cục bộ tối đa 500m

dài đối với sườn đồi.

- Khi thiết kế phải có bãi đỗ xe ô tô trong nhóm công trình cho 2000

dân hoặc 20.000m2 nhà công cộng.

- Đảm bảo khoảng cách ly cây xanh của đường quốc lộ đến công trình

tối thiểu 10-25 m (tính từ chân ta luy.).

- Bán kính an toàn nút giao thông từ đường cao tốc nối với các khu chức

năng tối thiểu 100 m tính từ tim ngả giao nhau.

2.4. 2. Chuẩn bị kỹ thuật

206

Page 207: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Khu vực khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y nằm trên cốt 450 m và

không có ngập lụt, lũ ống, lũ quét. Vì vậy, cốt sàn từng công trình cần xây

dựng chỉ cao bằng cốt tự nhiên.

- Các tuyến giao thông đi trên sườn đồi có cốt cao độ của tim đường đỏ

trung với cốt cao độ tự nhiên. Không được tạo các kè, Taluy dương có mặt

dốc>5m.

- Thoát nước mưa theo địa hình tự nhiên bằng các khe đồi, khu vực này

cấm xây dựng công trình, chỉ có thể trồng cây xanh và thảm cỏ.

- Nghiêm cấm xây dựng các công trình lên hệ thống thoát nước, không

được đổ phế thải, rác thải vào hệ thống thoát nước.

- Hệ thống kè hồ phải đảm bảo cảnh quan tự nhiên môi trường. Bề mặt

kè phải được tạo màu xanh tự nhiên của cây cỏ.

2.4.3. Cấp nước

- Công trình đầu mối: Đối với trạm bơm 1 phải đảm bảo khoảng cách ly

bảo vệ vệ sinh nguồn nước theo đúng tiêu chuẩn. Phạm vi tính từ điểm lấy

nước lên thượng lưu 500m, xuôi hạ lưu 200m không được xây dựng, xả nước

thải sinh hoạt và công nghiệp vào nguồn. Đối với nhà máy nước, trong phạm

vi 30m kể từ chân tường các công trình xử lý phải xây tường rào bảo vệ bao

quanh khu vực xử lý.

- Mạng lưới đường ống: Đối với các đối tượng tiêu thụ nước phải có

đồng hồ đo nước tránh thất thoát. Các tuyến phố có khả năng xảy ra hoả hoạn

phải bố trí các họng cứu hoả dọc theo tuyến ống chính có đường kính 100mm. Khoảng cách giữa các họng cứu hoả là 150m.

2.4.4. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường

- Thoát nước bẩn: Sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn cho khu

vùng đô thị và nông thôn. Các khu dân cư xây dựng phải có hệ thống thoát

nước bẩn. Không xả trực tiếp nước thải chưa xử lý ra các hệ thống đường ống

chính. Vị trí trạm xử lý nước bẩn, trạm bơm nước phải đảm bảo khoảng cách

ly vệ sinh theo quy định. Nước thải sau khi xử lý phải đạt các chỉ tiêu lý hoá

và vi sinh theo quy định. Các khu công nghiệp cũng như các xí nghiệp công

nghiệp rải rác phải có trạm xử lý riêng để xử lý nước thải sản xuất đến các chỉ

tiêu cho phép.

- Vệ sinh môi trường: Mỗi nhóm nhà ở > 10 hộ dân phải có một điểm

thu gom rác và chất thải rắn. Phải xây dựng xây dựng nhà máy chế biến phân

rác. tại các khu bãi rác. Chất thải y tế cần được xử lý bằng biện pháp thiêu đốt.

207

Page 208: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Nghĩa trang cần quy hoạch đường đỏ, diện tích cây xanh chiếm khoảng 20%

diện tích nghĩa trang. Các nghĩa trang phải được lập qui hoạch chi tiết.

2.4.5. Các quy định khác

- Các vị trí đặt trạm biến thế không ảnh hưởng tới không gian kiến trúc và

cảnh quan của đô thị. Hệ thống đường ống và đường dây phải đi ngầm trong

tuynel kỹ thuật đô thị.

- Hệ thống dây điện cột điện, trạm biến thế không che chắn mặt đứng

của công trình.

- Các yêu cầu cụ thể về khoảng cách an toàn theo phương ngang và

theo phương đứng từ công trình đến các công trình điện được quy định theo

Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.

- Tất cả nước thải phải được sử lý trước khi thải ra cống chung của đô

thị và không được ảnh hưởng tới các khu vực kế cận. Tất các khu công trình

dân dụng phải bố trí các thùng rác kín. Đảm bảo phòng cháy chữa cháy khi

có sự cố.

2.5. Các yêu cầu về Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên môi trường và các khu vực cấm xây dựng

2.5.1. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

- Tất cả các dự án đầu tư xây dựng phải có cam kết đảm bảo môi

trường của đơn vị thực hiện dự án và phải được cơ quan chức năng đồng ý thì

mới được thực hiện.

- Triệt để tận dụng địa hình, địa chất thuỷ văn của khu vực. Nghiêm

cấm việc san gạt, lấy đất nơi này đắp sang nơi khác ngoài quy hoạch và làm

thay đổi lớn về địa hình, các đường phân thuỷ phải được bảo vệ >20m từ tim

dòng chảy.

- Các công trình trên các đường đồng mức khác nhau phải đảm bảo tầm

nhìn cảnh quan.

- Các công trình xây dựng phải có hệ thống xử lý nước thải, nước thải

sau khi được xử lý phải thoả mãn đầy đủ những tiêu chuẩn hiện hành của

Nhà nước trước khi chảy vào hệ thống công cộng. Nghiêm cấm việc thoát

nước thải khi chưa xử lý ra sông, hồ.

- Việc quản lý rừng theo quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng

hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được ban hành theo Quyết định số

08/2001/QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đảm bảo nhiệm vụ của quỹ rừng này như sau: Bảo tồn, phát triển di

sản kiến trúc và văn hoá đặc trưng của khu vực phòng hộ đầu nguồn, góp

phần đảm bảo an ninh quốc phòng cho tỉnh Kon Tum và địa bàn Tây

208

Page 209: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

Nguyên. Bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học, các hệ sinh thái rừng của vùng

khí hậu á nhiệt đới và các giá trị văn hoá, lịch sử nhân văn. Phục vụ phát triển

du lịch, tham quan, đào tạo, nghiên cứu khoa học.

- Nghiêm cấm các hành vi sau: Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, sử

dụng, tiêu thụ, tàng trữ động thực vật rừng trái phép, nuôi, trồng, thả vào rừng

các loại động thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ

quan có thẩm quyền. Khai thác trái phép nguồn tài nguyên rừng, làm thay đổi

cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái rừng. Tàng trữ chất hoá học độc hại, chất dễ

cháy trong rừng.

- Xây dựng hệ thống giao thông phòng cháy chữa cháy, chống cháy

rừng gồm bãi đáp trực thăng, giải pháp cô lập đám cháy.

2.5.2. Điều kiện đưa rừng vào kinh doanh

Các công ty, xí nghiệp, cá nhân có năng lực được cơ quan có thẩm

quyền giao hoặc cho thuê rừng để kinh doanh dưới dạng vườn rừng, trại rừng,

trang trại…phải theo quy hoạch chung ngành chức năng của khu kinh tế và có

các hồ sơ sau đây được cơ quan chức năng phê duyệt.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Phương án quản lý, bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng;

- Khi khai thác (theo điều 25 của Quyết định 08/2001/QĐ-TTg) phải có

phương án tái tạo rừng.

2.5.3. Bảo vệ cảnh quan trong quá trình thi công

- Khi thi công, chủ đầu tư và đơn vị thi công phải thực hiện các quy

định về trật tự, vệ sinh, an toàn lao động.

- Nhà tạm phục vụ cho quá trình thi công phải đảm bảo yếu tố mỹ

quan, vệ sinh, không gây ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực xung quanh. Các

lán trại phải được che chắn bởi cây xanh trên mặt đứng.

- Thực hiện việc che chắn, chống rác bụi và an toàn cho các công trình

lân cận.

- Bụi trong quá trình thị công xây dựng đều phải được làm sạch trong

ngày.

- Các phương tiện vận chuyển vật liệu và rác thải xây dựng không

được gây bẩn cho khu du lịch và môi trường sinh thái trong đô thị.

- Trường hợp thi công gây ô nhiễm, độc hại phải có biện pháp khắc

phục kịp thời theo quy định của pháp luật.

209

Page 210: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Nếu trong xây dựng gây ô nhiễm, nguy hiểm cho hoạt động của con

người hoặc làm giảm vẻ đẹp cảnh quan đô thị thì chủ đầu tư và đơn vị thi

công tuỳ mức độ vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự.

- Nước rửa dụng cụ cần phải được thu về hầm lắng, không được cho

thoát tự nhiên trên mặt địa hình.

- Vật tư phải được tập trung đúng nơi quy định, tránh gây ô nhiễm làm

ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Phải trồng cây và cỏ lại cho những khu vực mặt bằng bị thay đổi lớp

cây xanh phủ mặt trong quá trình vận chuyển.

- Trước khi nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng, đơn vị thi công

phải thu dọn mặt bằng, dỡ bỏ lán trại, rửa sạch bụi bám trên cây, thảm cỏ và

hoàn thiện khu vực xây dựng.

- Những phương tiện vận chuyển vật liệu quá khổ, quá tải, dễ gây ô

nhiễm, gây tiếng ồn thì thời gian vận chuyển được quy định từ 22 giờ đêm

đến 5 giờ sáng hôm sau.

2.5.4. Các khu vực cấm xây dựng

Bao gồm các khu di tích lịch sử (trừ tu bổ chuyên ngành); Các khu rừng

phòng hộ và vườn quốc gia (trừ nhà làm việc của cơ quan quản lý rừng); Hành

lang bảo vệ của các công trình hạ tầng kỹ thuật và các khu cách ly; Các khu

vực quân sự đặc biệt và những khu có quy định cấm của các cơ quan có thẩm

quyền…

III. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

3.1. Những việc cần ưu tiên thực hiện

- Cụ thể hóa quyết định 217/ 2005/QĐ-TTg ngày 5 /9/2005 của Thủ

tướng Chính phủ về ban hành quy chế tổ chức hoạt động của khu kinh tế của

khẩu Quốc tế Bờ Y.

- Tiếp tục tiến hành thực hiện lập các quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế xã hội và quy hoạch tổng thể phát triển các ngành kinh tế, kỹ thuật và xã hội

khác đến 2025.

- Nâng cao năng lực của ban quản lý các dự án đầu tư để đảm nhiệm các

chức năng như: Xây dựng cơ chế chính sách phối hợp chặt chẽ liên ngành

trong công tác quản lý. Thanh tra, kiểm soát môi trường trong vùng để phát

hiện sự cố, những vi phạm pháp lệnh bảo vệ rừng, cảnh quan thiên nhiên, các

hoạt động gây ô nhiễm môi trường để có giải pháp xử lý kịp thời. Xây dựng

cơ chế chính sách về kinh tế, tài chính để tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi

210

Page 211: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

cho công tác đầu tư xây dựng trình ban quản lý khu kinh tế chuẩn. Xúc tiến

các chương trình nâng cao năng lực cán bộ chuyên ngành cho công tác đầu tư

xây dựng, cung cấp đủ các điều kiện trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác

quản lý đầu tư. Xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng

trong việc xã hội hóa đầu tư trên cơ sở bảo vệ cảnh quan môi trường khu vực.

Chịu trách nhiệm điều hoà mối quan hệ kinh tế giữa chủ đầu tư với cộng đồng

dân cư, giữa cơ quan quản lý nhà nước với quyền lợi của chủ lãnh thổ và các

chuyên ngành".

- Cần làm ngay việc thiết lập các dự án đầu tư thành phần, phân loại,

phân giai đoạn thực hiện và huy động nguồn vốn. Điều phối việc thực hiện dự

án. Thông tin quảng cáo để tìm các đối tác thực hiện. Tiến hành các thủ tục xác

định ranh giới vùng chức năng quy hoạch để quản lý và lập các quy hoạch chi

tiết xây dựng công trình để đảm bảo sự hài hoà giữa xây dựng mới với công

trình đã có và cảnh quan thiên nhiên. Bảo vệ vùng đất đã được giao quản lý,

không cho phép xây dựng lấn chiếm trái phép, mua bán chuyển nhượng đất,

gây khó khăn cho việc thực hiện quy hoạch.

3.2. Chính sách và biện pháp thực hiện quy hoạch chung khu kinh tế đến 2025

3.2.1. Chính sách quản lý

- Thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của khu kinh tế với nhiệm vụ

trọng tâm là quản lý Nhà nước trên cơ sở sử dụng 3 công cụ là quy hoạch,

pháp luật, kế hoạch vĩ mô để đô thị được quản lý và phát triển có trật tự, có

trọng tâm, trọng điểm theo các chưong trình dự án, đúng với qui hoạch phát

triển chung. Phân cấp để quản lý các đối tượng trong quá trình đô thị hoá.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục với các nội dung về chiến

lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của khu kinh tế với nhân

dân trong khu vực, đặc biệt là đồng bào thiểu số. Cần gắn nội dung công tác

tuyên truyền với các chính sách, lợi ích thiết lực và quyền lợi, nghĩa vụ của

người dân. Nhất là ý nghĩa của chương trình đầu tư của Nhà nước và nghĩa vụ

đóng góp xây dựng của nhân dân, nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Tiếp tục duy trì và đẩy mạng thực hiện các chương trình nâng cao

năng lực tổ chức quản lý của chính quyền cấp cơ sở như: Chương trình chuẩn

hoá và tạo nguồn cán bộ chủ chốt cơ sở giai đoạn 2006-2010 theo Nghị quyết

Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh KonTum; Chính sách đãi ngộ về mức phụ cấp tăng

thêm cho các chức danh không chuyên trách ở cấp xã và thôn, làng, tổ dân

phố; Chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu

số ở các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn. Chính sách đối

211

Page 212: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

với cán bộ tăng cường, luân chuyển cán bộ và chính sách thu hút cán bộ về

công tác cơ sở. Chính sách đối với cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng: Hàng năm

hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã, phường, thị

trấn.

- Thực hiện có hiệu quả Quyết định 253/QĐ-TTg, ngày 05/3/2003 của

Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính

quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2002-2010", trong đó tập trung vào

các vấn đề: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị, quản lý

Nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở; Quyết định số

03/2004/QĐ-TTg, ngày 07/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định

hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn

đến năm 2010; Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg, ngày 07/02/2006 Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch HĐND, UBND các

xã, phường, thị trấn; Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg, ngày 08/02/2006 Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt định hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010.

- Tăng cường lồng ghép các chương trình, dự án có nội dung nâng cao

năng lực như: Các hợp phần nâng cao năng lực của dự án giàm nghèo tỉnh;

Các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực từ các dự án ODA, NGO; Các dự

án nâng cao năng lực từ các chương trình mục tiêu của Chính phủ như:

Chương trình 135; Chương trình XĐGN và việc làm.

3.2.2. Chính sách và giải pháp tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng

3.2.2.1. Vốn thuộc sở hữu Nhà nước

- Vốn thuộc sở hữu Nhà nước sử dụng cho công tác lập quy hoạch, xây

dựng kết cấu hạ tầng công cộng, bảo vệ môi trường và các công trình không có

thu hồi vốn.

- Tranh thủ nguồn vốn XDCB bổ sung cho ngân sách khu kinh tế hàng

năm, nguồn tăng thu của Chính phủ. Huy động nguồn vốn nhàn rỗi của kho

bạc Nhà nước Trung ương; Huy động vốn từ các nguồn tài chính Ngân hàng

hợp pháp (hệ thống chi nhánh các Ngân hàng, quỹ hỗ trợ đầu tư phát

triển...vốn tín phiếu, trái phiếu chính phủ); Tranh thủ vốn từ nguồn Trung

ương đầu tư trên địa bàn của các ngành như: GTVT, nông nghiệp, công nghiệp,

du lịch, giáo dục, y tế, văn hoá …vv.

- Huy động vốn thông qua xây dựng và thực thi các chương trình mục

tiêu của Chính phủ, chuẩn bị đầy đủ các dự án phù hợp đưa vào kế hoạch 5

năm của quốc gia, của khu vực Tây Nguyên và của tỉnh. Thường xuyên

212

Page 213: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

nghiên cứu và đề xuất các chính sách đặc thù của địa phương để Chính phủ

hình thành các chương trình đầu tư có mục tiêu.

- Đề xuất với Chính phủ điều chỉnh các chương trình mục tiêu đang

thực hiện (chương trình 168, cơ sở hạ tầng du lịch, làng nghề, khu cụm công

nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, hỗ trợ đất ở đất sản xuất, chương trình mục tiêu

hỗ trợ đầu tư khu vực biên giới, mục tiêu hỗ trợ phát triển trong tam giác phát

triển, danh mục dự án du lịch quốc gia.

- Huy động vốn từ nguồn ODA, NGO: Đây là nguồn được xác định là

quan trọng; Khả năng huy động phụ thuộc vào khả năng tiếp cận và vận động

của ban quản lý khu kinh tế, Tỉnh và các cơ quan Trung ương. Ngoài ra còn

tùy thuộc vào chính sách của các nhà tài trợ, khả năng phù hợp của từng loại

dự án, từng lĩnh vực mà các nhà tài trợ quan tâm. Do vậy, cần xây dựng chiến

lược, kế hoạch vận động vốn ODA, NGO cho từng giai đoạn, đặc biệt là

chuẩn bị cho giai đoạn 2006-2010; Kêu gọi các dự án về bảo vệ tài nguyên

môi trường và đa dạng sinh học, bảo vệ quỹ đất, tài nguyên nước, kết hợp phát

triển các ngành du lịch và dịch vụ khác.

- Huy động vốn từ các nguồn tài nguyên như: Sử dụng quỹ đất tạo vốn

xây dựng hạ tầng, bằng các biện pháp phát triển các dự án phát triển đất đô thị,

đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng hoặc xây dựng nhà để bán, góp vốn

liên doanh hoặc cầm cố...vv.

3.2.2.2. Các nguồn vốn vốn thuộc sở hữu ngoài Nhà nước

- Việc thu hút đầu tư nước ngoài FDI để xây dựng công trình hạ tầng

kinh tế lớn, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển đô thị, phát triển vùng

và sử dụng vào các dự án xoá đói giảm nghèo, dự án vùng sâu, vùng xa, dự án

hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy cần phải xây dựng cơ chế ưu đãi

riêng phù hợp để thu hút nguồn vốn này.

Nhà nước cần cho phép ban quản lý khu kinh tế đứng ra bảo lãnh cho

các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài từ các Ngân hàng phát triển Châu Á

(ADB), quỹ OPEC, quỹ KOWETS.

- Huy động sự đóng góp của mọi tầng lớp và thành phần kinh tế trong

nhân dân và các doanh nghiệp để phát triển; Đặc biệt thu hút nguồn vốn đầu tư

phát triển SXKD của các nhà đầu tư trong và ngoài Tỉnh. Nhà nước cần hỗ trợ

đầu tư cho các doanh nghiệp thông qua hình thức cho vay đầu tư phát triển,

bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, ... Ngoài ra, Nhà nước nên hỗ trợ

gián tiếp cho các doanh nghiệp thông qua việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

kỹ thuật (giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông; Đầu tư phát

213

Page 214: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

triển khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, làng nghề truyền thống, khu kinh tế

cửa khẩu...). Để tăng cường khả năng thu hút nguồn vốn này cần phải thực thi

một số giải pháp chủ yếu như: Ban hành và thực thi nhất quán chính sách

khuyến khích, ưu đãi đầu tư trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu

tư. Khẩn trương đầu tư CSHT thiết yếu khu, cụm công nghiệp, khu du lịch,

làng nghề truyền thống theo quy hoạch được duyệt. Thay đổi thái độ và

phương pháp tiếp cận các nhà đầu tư, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn, như chuẩn

bị địa điểm, phối hợp thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định

cư...Thực hiện đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tuyên truyền phổ biến

rộng rãi các thông tin: Dự báo phát triển kinh tế - xã hội, chính sách ưu đãi

khuyến khích đầu tư, thị trường, giá cả để các chủ đầu tư có quyết sách lựa

chọn, bỏ vốn đầu tư thực hiện các mục tiêu kinh tế theo quy hoạch đã đề ra.

3.2.3. Chính sách về nhà và đất

- Thực hiện Luật đất đai, hạn chế tình trạng giảm Xút đất nông, lâm

nghiệp, đặc biệt là tình trạng giảm Xút tài nguyên rừng.

- Hoàn chỉnh Luật đất đai, nhà và đất đô thị để quản lý sử dụng đất đô

thị theo đúng qui hoạch và pháp luật. Xây dựng chính sách về đất đai xây

dựng nhà ở, quỹ phát triển nhà. Ngoài ra cần phải đặc biệt quan tâm xây dựng

các quy định, chính sách đặc thù trong lính vực đất đai nhằm khai thác tiềm

năng lợi thế của địa bàn.

- Đặc biệt quân tâm đến lĩnh vực cải cách thủ tục hành trên trên lĩnh vực

quản lý đất đai: Giao đất, cho thuê, chuyển quyền, cấp giấy chứng nhận.

3.2.3. Chính sách về quy hoạch và kiến trúc

- Đổi mới việc lập và xét duyệt các quy hoạch đô thị, thúc đẩy việc

tham gia quy hoạch của cộng đồng. Ban hành các văn bản quản lý kiến trúc và

quy hoạch đô thị và chính sách bảo tồn, tôn tạo di sản, bảo vệ môi trường cảnh

quan thiên nhiên, phát triển kiến trúc mới trong từng lĩnh vực kiến trúc dân

dụng, công nghiệp. Hoàn chỉnh bộ máy quản lý kiến trúc quy hoạch đô thị

theo phân cấp.

3.2.4. Chính sách tài chính - tiền tệ - tín dụng

- Thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm cân đối ngân sách, nhất là yêu

cầu thực hiện các mục tiêu và cân đối các nguồn lực. Thực hiện một số biện pháp

tích cực huy động vốn cho đầu tư phát triển, nhằm giảm dần áp lực về nhu cầu

vốn đầu tư.

- Cố gắng không để tồn tại và vướng mắc trong hoạt động của các Ngân

214

Page 215: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

hàng thương mại, nhất là tình trạng nợ xấu; Tạo điều kiện cho các Ngân hàng

tham gia vào một số dự án lớn của khu, nhất là dự án phát triển quỹ đất.

- Đẩy nhanh tiến độ thanh toán vốn xây dựng cơ bản hoàn thành để các

doanh nghiệp thi công xây lắp có điều kiện trả nợ vay; Đồng thời có biện pháp

tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh hoạt động và tăng cường nguồn lực quỹ đầu tư phát triển

của địa phương.

3.2.5. Chính sách phát triển thị trường

- Phát triển thị trường bất động sản: Tạo điều kiện phát triển thị trường

đất đai và bất động sản, từng bước hình thành thị trường vốn: Đẩy mạnh cải

cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà đất theo hướng công khai, đơn

giản, giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng sức giao thị trường bất động sản; Tạo

các thể chế hỗ trợ thị trường như phát triển hệ thống thông tin, các tổ chức tư

vấn, dịch vụ mua bán bất động sản. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt

động của các trung tâm môi giới, dịch vụ cho vay, thanh toán phát mại theo

hướng chuyên nghiệp.

- Phát triển thị trường Lào động: Tăng cường thu hút Lào động theo

hướng củng cố, giữ vững tạo công ăn việc làm và đời sống cho người Lào

động, đặc biệt là Lào động nhập cư. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có

chất lượng cung cấp cho thị trường Lào động, gắn với các dự án sản xuất công

nghiệp, chế biến nông sản và việc hình thành, phát triển các cơ sở dịch vụ,

nghề truyền thống ở các thôn, xã, cụm xã, các khu, cụm công nghiệp.

- Phát triển các thị trường hàng hoá sản phẩm, đặc biệt là các hàng hoá

phục vụ XNK, hàng hoá tiêu dùng. Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên

thích đáng nhằm thúc đẩy thị trường này.

3.2.6. Chính sách khoa học công nghệ

- Tăng cường phối hợp giữa ngành, các địa phương và các tổ chức, cá

nhân hoạt động lĩnh vực KH&CN trong và ngoài địa bàn. Tập trung xây dựng

các phòng nghiên cứu cơ sở thực nghiệm mới đặc biêt là giai đoạn đầu.

- Ưu tiên đầu tư hệ thống các trường có cơ sở NCKH & Chuyển giao

công nghệ. Hình thành những tổ chức kết nối giữa các trường đào tạo, các

trung tâm nghiên cứu với các hoạt động kinh tế trên địa bàn, đặc biệt là trong

nghiên cứu chuyển giao công nghệ. Phối hợp với các cơ sở nghiên cứu khoa

học công nghệ, đào tạo ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng

trong việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.

215

Page 216: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Xây dựng cơ chế lồng ghép, gắn kết với chương trình chuyển dịch cơ

cấu cây trồng, vật nuôi có lợi thế của địa bàn ắn với chế biến, tiêu thụ sản

phẩm với các chương trình KH&CN. Xây dựng cơ chế, chính sách, nội dụng,

chương trình chuyển giao các tiến bộ KH&CN.

3.2.7. Tạo môi trường thuận lợi phát triển mạnh các thành phần kinh tế, đổi

mới sắp xếp lại các nông trường quốc doanh:

- Đẩy mạnh cổ phần hoá và chuyển đổi hình thức sở hữu các nông

trường quốc doanh trên địa bàn theo phương án được Chính phủ phê duyệt.

Khuyến khích phát triển công ty cổ phần theo hình thức 4 nhà góp vốn.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển,

đặc biệt là hình thành các công ty, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực sản

xuất hàng háo vật chất phục vụ thương mại dịch vụ.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tinh thần

Nghị định 90/2001/NĐ-CP, ngày 23/11/200 của Chính phủ về trợ giúp phát

triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cường hỗ trợ đầu tư hình thành các khu,

cụm công nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh ngiêp vừa và nhỏ có điều kiện

sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh.

3.2.8. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Thực hiện tốt công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, có

biện pháp khuyến khích, huy động tối đa sức lực và trí tuệ của mọi tầng lớp

nhân dân.

- Chú trọng việc đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ

cán bộ công chức và lực lượng Lào động hiện đang làm việc để thích ứng với

những yêu cầu mới về nhân lực. Ưu tiên đào tạo Lào động là đồng bào dân tộc

thiểu số. Tổ chức tốt việc dạy nghề cho thanh niên nông thôn để đẩy nhanh

quá trình chuyển đổi nền kinh tế nông thôn.

- Coi trọng phát triển quy mô và chất lượng giáo dục toàn diện, nâng

cao dân trí, duy trì, củng cố thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù

chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở và từng

bước phổ cập THPT đúng độ tuổi.

- Xã hội hoá giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học. Tạo điều kiện thuận

lợi để phát triển các trường ngoài công lập phát triển.

- Phát triển mạnh mạng lưới trường học và tăng cường cơ sở vật chất,

trang thiết bị cho các trường học theo quy hoạch.

216

Page 217: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số

lượng, đảm bảo về chất lượng và cơ cấu. Tăng cường đào tạo để chuẩn hoá

giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông các cấp.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao thể trạng

nguồn nhân lực, đảm bảo số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực để đáp ứng nhu

cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực trên cơ sở thực hiện tốt công tác giáo dục phổ thông và

đào tạo, hướng nghiệp nghề cho thanh niên. Thực hiện phân luồng, định

hướng học nghề cho các em khi hết bậc trung học cơ sở; Đẩy mạnh việc phổ

cập các tri thức khoa học kỹ thuật phổ thông cho người lao động, giới thiệu và

chuyển giao kỹ thuật tiên tiến trong các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực

trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến nông lâm sản; nâng cao kỹ năng

sản xuất và chất lượng sản phẩm.

- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức, nâng cao năng

lực đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đủ khả năng tiếp cận những tiến bộ về khoa

học quản lý, công nghệ, thị trường để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

- Khuyến khích phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ và nhân tài trong hàng

ngũ cán bộ, công chức công tác quản lý Nhà nước và quản lý kỹ thuật. Nâng

cao hiệu quả sử dụng nhân tố con người, tạo động lực kích thích con người

phát huy sức lực, trí tuệ cho công việc.

3.2.9. Các chính xã hội khác

- Chuẩn bị tốt các điều kiện để đón nhận dân kinh tế mới và sắp xếp lại

dân cư theo quy hoạch, lập dự án tiếp nhận dân cư ngoài địa bàn nhập cư.

Thiết lập các chương trình định canh định cư, di dân tái định cư ...vv. Việc

đón dân phải gắn với các dự án cụ thể; Tính toán kỹ các điều kiện về nguồn

lực, địa bàn, đặc biệt là điều kiện sinh sống...

- Quản lý chặt chẽ và đảm bảo điều kiện sống cho các đối tượng di dân

tự do. Trên cơ sở thực hiện có hiệu qủa các dự án ổn định dân di cư tự do ở

những địa bàn đông dân còn gặp nhiều khó khăn về.

- Chú trọng năng cao năng lực cho các xã nghèo và người nghèo: Nâng

cao năng lực cho các xã nghèo là nhằm hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo

vươn lên thoát khỏi đói nghèo bằng cách hỗ trợ tiền vốn, phương tiện sản xuất

và công nghệ sản xuất mới phù hợp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển và mở

rộng hợp tác; Đảm bảo ổn định thể chế, môi trường kinh doanh cho các thành

217

Page 218: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

phần kinh tế; Lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp. Tháo gỡ các vướng mắc

về cơ chế, chính sách để tiếp tục giải phóng sức sản xuất đồng thời đảm bảo

kinh doanh bình đẳng, có tính cạnh tranh cao. Đẩy mạnh phát triển doanh

nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Triển khai các biện pháp

lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp. Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho

các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tinh thần Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg,

ngày 25-6-2004 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường quan hệ hữu nghị và

hợp tác lâu dài với các tỉnh Nam Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và các đối

tác khác thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Đa dạng hóa các hoạt động xúc

tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại của nước ta, các diễn đàn quốc

tế, các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước

ASEAN, các tỉnh trong khu vực tam giác phát triển, tiểu vùng Mekông. Xác

lập mối quan hệ hợp tác phát triển vùng với các tỉnh và các khu vực trọng

điểm thông qua các ký kết về hợp tác phát triển, chú trọng các tỉnh, thành phố

vùng Duyên hải miền Trung, nhất là thành phố Đà Nẵng.

218

Page 219: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

PHẦN VIIIKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y được xây dựng mang lại nhiều lợi

ích cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc gia của các tỉnh Tây

Nguyên và cả nước; Đưa khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y từ một khu vực

còn cách biệt thành khu vực khởi đầu hội nhập, thành điểm trung chuyển giao

lưu Quốc tế mới có tác động to lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

giảm sự khác biệt về kinh tế giữa các khu vực và góp phần vào quá trình phát

triển chung của cả nước và TGPT. Đây cũng là một cơ hội mới tạo điều kiện

cho việc phát huy nội lực, phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống của

nhân dân các dân tộc. Phát triển kinh tế kết hợp với ANQP tại khu vực là điều

kiện đảm bảo cho sự nâng cao khả năng, sức mạnh tổng hợp cho công tác

quản lý, bảo vệ và phòng thủ biên giới, góp phần củng cố, tăng cường sức

mạnh của nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn.

- Góp phần tích cực để giải phóng tiềm năng và sức sản xuất của các

Tỉnh trong khu vực, mở ra một thị trường rộng lớn; Đồng thời sẽ làm thay đổi

chu chuyển hàng hóa, khách du lịch.

- Tạo ra một thị trường lớn về thương mại Quốc tế, du lịch và du lịch

cho các nước trong tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia .

- Hỗ trợ sự phát triển của các khu công nghiệp trong cả nước, đặc biệt

nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của các doanh nghiệp vùng Đông

Nam Bộ, Duyên hải miền Trung (Dung Quất, Liên Chiểu…) sang thị trường

Nam Lào, Đông bắc Thái Lan và đi các nước trong khu vực.

219

Page 220: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

- Theo đó hỗ trợ đường ra biển đối với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc

Thái Lan tăng cường xuất nhập khẩu và giao lưu kinh tế của các tỉnh này đối

với Việt Nam.

- Thúc đẩy quá trình hợp tác giao lưu Quốc tế giữa các nước ASEAN.

Phát huy tác dụng lan tỏa của khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y với quá

trình hình thành và phát triển tam giác phát triển 3 nước Việt Nam- Lào-

Campuchia.

- Khu Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y được xây dựng sẽ trở thành

đô thị biên giới, khai thác có hiệu quả các điều kiện về vị trí địa lý, chính trị,

kinh tế, VHXH trong quá trình giao lưu kinh tế Quốc tế, phát huy tác dụng lan

tỏa của khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đối với tam giác phát triển ba nước

Việt Nam- Lào- Campuchia trong quá trình hội nhập, tạo động lực thúc đẩy

phát triển khu vực nông thôn, biên giới và hạn chế tác động tiêu cực đến môi

trường sinh thái, văn hóa, xã hội, dân tộc, trật tự ANQP trên cơ sở tạo được

nhiều việc làm, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Tạo điều kiện

bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia, giải quyết có hiệu

quả các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,

bảo đảm đoàn kết dân tộc, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các

quốc gia trong khu vực.

Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ

Y là một dự án tổng hợp liên quan đến nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế

và tiến hành trong nhiều năm, việc triển khai thực hiện thành công dự án là

vấn đề khó khăn phức tạp.

Vậy kiến nghị với Thủ tướng Chính Phủ:

Cho phép Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y tiến hành

Lập dự án nghiên cứu tiền Khả thi dự án đầu tư xây dựng sân bay thương mại

Quốc tế địa điểm xã Tân Cảnh – huyện Đăk Tô với diện tích khoảng 700ha

đối diện sân bay Phượng Hoàng qua đường Ql 14 về phía Bắc (Vị trí nghiên

cứu xây dựng sân bay thương mại quốc tế nằm ngoài khu vực sân bay Phượng

Hoàng).

Sớm phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế của

khẩu Quốc tế Bờ Y để làm cơ sở triển khai thực hiện quản lý xây dựng khu

kinh tế, quản lý đất đai, tài nguyên theo ranh giới đã được xác định. Cho phép

Ban quản lý khu kinh tế được lập dự án tổng thể xây dựng hạ tầng kỹ thuật và

220

Page 221: thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau

hạ tầng xã hội thiết yếu trong khu kinh tế trình Thủ tướng phê duyệt để chủ

động về chiến lược đầu tư đến năm 2025.

Kiến nghị UBND tỉnh Kon Tum:

Đồng ý cho Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y phối hợp cùng cơ quan

tư vấn quy hoạch chung lập dự án Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sân bay

Quốc tế tại địa điểm xã Tân Cảnh – huyện Đăk Tô với diện tích khoảng 700ha

đối diện sân bay Phượng Hoàng qua đường Ql 14 về phía Bắc (Vị trí nghiên

cứu xây dựng sân bay thương mại quốc tế nằm ngoài khu vực sân bay Phượng

Hoàng).

Sớm thực hiện các thủ tục giao đất cho khu kinh tế và phối hợp với Ban

quản lý khu kinh tế ban hành các quy định quản lý, hướng dẫn xây dựng đối

với các hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn, tránh tác động tiêu cực đến

cảnh quan thiên nhiên - môi trường; Ban hành cơ chế, chính sách ưu tiên để

khuyến khích và thu hút đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯBAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TRƯỞNG BAN

CƠ QUAN TƯ VẤNCÔNG TY TƯ VẤN & THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

VIỆT NAMGIÁM ĐỐC

221