6
KHOA HỌC Thứ tư, 9/3/2011, 22:35 GMT+7 E-mail Bản In Ngủ trưa giúp ta học giỏi hơn Nếu con người ngủ một lúc trước khi tiếp thu kiến thức, khả năng ghi nhớ thông tin của não sẽ tăng đáng kể. Ảnh minh họa: wordpress.com. Một nghiên cứu mới đây cho thấy con người nhớ được nhiều thông tin hơn nếu ngủ ngắn ngay sau khi học. Tuy nhiên, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu tác dụng của giấc ngủ trước khi học đối với khả năng ghi nhớ. Livescience đưa tin các nhà tâm lý của Đại học California tại Mỹ mời 44 người tình nguyện tới phòng thí nghiệm vào buổi sáng Tại đây tình nguyện viên phải ghi nhớ 50 khuôn mặt tương ứng với 50 tên người. Sau đó các chuyên gia yêu cầu họ nhớ lại các khuôn mặt, tên và ghép chúng thành từng cặp. Với mỗi cặp tên-mặt chính xác họ được tính một điểm. Thử nghiệm được lặp lại lần thứ hai vào buổi chiều, nhưng lần này một nửa số người tình nguyện phải cố gắng ngủ trong khoảng thời

Tin tuc 26.03.2011

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tin tuc 26.03.2011

KHOA HỌCThứ tư, 9/3/2011, 22:35 GMT+7

          E-mail      Bản In

Ngủ trưa giúp ta học giỏi hơnNếu con người ngủ một lúc trước khi tiếp thu kiến thức, khả năng ghi nhớ thông tin của não sẽ tăng đáng kể.

Ảnh minh họa: wordpress.com.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy con người nhớ được nhiều thông tin hơn nếu ngủ ngắn ngay sau khi học. Tuy nhiên, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu tác dụng của giấc ngủ trước khi học đối với khả năng ghi nhớ.

Livescience đưa tin các nhà tâm lý của Đại học California tại Mỹ mời 44 người tình nguyện tới phòng thí nghiệm vào buổi sáng Tại đây tình nguyện viên phải ghi nhớ 50 khuôn mặt tương ứng với 50 tên người. Sau đó các chuyên gia yêu cầu họ nhớ lại các khuôn mặt, tên và ghép chúng thành từng cặp. Với mỗi cặp tên-mặt chính xác họ được tính một điểm.

Thử nghiệm được lặp lại lần thứ hai vào buổi chiều, nhưng lần này một nửa số người tình nguyện phải cố gắng ngủ trong khoảng thời gian từ 14h tới 15h40 trước khi ghi nhớ tên và khuôn mặt. Những người còn lại làm các công việc hàng ngày để giết thời gian. Tới 18h, cả hai nhóm thể hiện khả năng ghi nhớ của họ.

Kết quả cho thấy số điểm của những người không ngủ trong bài kiểm tra buổi chiều thấp hơn 12% so với buổi sáng. Ngược lại, số điểm của nhóm ngủ vào buổi chiều cao hơn so với buổi

Page 2: Tin tuc 26.03.2011

sáng 10%. Nếu chỉ tính kết quả thi trung bình vào buổi chiều, điểm của nhóm ngủ cao hơn nhóm thức 20%.

"Hóa ra ngủ sau khi học vẫn chưa đủ. Chúng ta cũng nên ngủ trước khi học", giáo sư Matthew Walker, một chuyên gia tâm lý và thần kinh của Đại học California phát biểu.

Việt Linh

Page 3: Tin tuc 26.03.2011

Chính trị - Xã hội

Cỡ chữ : A- A A+  

Làm gì khi xảy ra động đất?

25/03/2011 10:12

(TNO) Con người có khả năng dự báo động đất và cảnh báo sóng thần? Khi động đất, sóng thần xảy ra, chúng ta cần làm gì để hạn chế thấp nhất thiệt hại?

>> Hà Nội rung lắc vì động đất 7 độ Richter tại Myanmar>> Nhà cao tầng Hà Nội bị rung lắc mạnh >> Nhốn nháo vì rung chấn>> Ít nhất 24 người chết vì động đất ở Myanmar

Trao đổi với Thanh Niên Online về những vấn đề này, ông Nguyễn Văn Yêm (ảnh) - chuyên gia về động đất, nguyên cán bộ Viện Vật lý địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết:

- Hiện tại Việt Nam và các nước trên thế giới chưa thể dự báo ngắn hạn và báo chính xác các trận động đất xảy ra. Tuy nhiên, con người có thể dự báo dài hạn bằng cách xây dựng bản đồ phân vùng động đất. Qua bản đồ này, chúng ta biết vùng nào dễ xảy ra động đất và nếu động đất xảy ra sẽ có khả năng mạnh khoảng bao nhiêu độ Richter. Cũng từ bản đồ phân vùng động đất, ngành xây dựng sẽ có những phương án để xây dựng các công trình có thể đối phó với động đất ở cấp độ nhất định, giảm được thiệt hại.

Sóng thần được sinh ra sau các trận động đất mạnh từ 7 độ Richter trở lên ở ngoài biển. Khi máy móc ghi nhận được trận động đất mạnh trên 7 độ Richter trên biển, biết được tâm chấn, nếu nó gây ra sóng thần thì phải mất một khoảng thời gian nhất định những cột sóng lớn mới có thể đổ vào bờ. Vì vậy, chúng ta có thể cảnh báo về sóng thần để người dân biết và triển khai các biện pháp phòng tránh có hiệu quả.

Page 4: Tin tuc 26.03.2011

Dự báo sóng thần có mối liên hệ chặt chẽ với với việc nghiên cứu các vùng biển có thể xảy ra động đất mạnh trên 7 độ Richter. Trên cơ sở bản đồ phân vùng động đất, các nhà khoa học sẽ tính toán và đưa ra các kịch bản về sự ảnh hưởng của sóng thần khi nó xảy ra. Từ đó, quan sát có trận động đất xảy ra đúng như kịch bản sóng thần nào đã được xây dựng trước đó rồi đưa ra cảnh báo. Cảnh báo sóng thần mang tính chất báo động, để các cấp chính quyền và người dân có phương án phòng tránh.

Thưa ông, khả năng ghi nhận động đất của nước ta hiện như thế nào?

- Chúng ta hiện có 24 trạm quan trắc động đất được đặt tại nhiều nơi trên địa bàn toàn quốc. Số lượng trạm như thế này chưa phục vụ tốt cho công tác ghi nhận các trận động đất, mới chỉ ghi nhận động đất nhanh và chính xác nhất tại các tỉnh miền Bắc. Hiện tại, Viện Vật lý địa cầu đang xây dựng dự án lắp đặt thêm 10 trạm nữa tại một số nơi đang còn thiếu.

Người dân tập trung tại khu chung cư phía sau siêu thị Big C trên đường Trần Duy Hưng, Q.Cầu Giấy, Hà Nội sau dư chấn động đất vào tối 24.3 - Ảnh: Phong Anh

Nguy cơ xảy ra động đất và sóng thần ở Việt Nam là có thật. Ông có lời khuyên gì với người dân khi các hiện tượng này xảy ra?

- Nếu nghe thấy cảnh báo sóng thần thì người dân trong vùng phải sơ tán xa bờ biển ít nhất 300m hoặc tìm đến những nơi có độ cao hơn độ cao mà sóng thần có thể vươn tới. Những vùng có khả năng xảy ra sóng thần, khi tiến hành xây dựng các công trình nhà ở, khu công nghiệp... mọi người cần phải tính toán đến độ cao của sóng nếu sóng thần xảy ra.

Liên Hiệp Quốc đã đưa những lời khuyên trong việc đối phó với động đất rất cụ thể và đơn giản:

Page 5: Tin tuc 26.03.2011

nếu đang ngồi làm việc trong nhà thì chui xuống gầm bàn để tránh những đổ vỡ; ở dưới tầng 1 thì phải tránh xa các khu nhà cao tầng, cây cổ thụ...

Xin cảm ơn ông!

Quang Duẩn (thực hiện)

Page 6: Tin tuc 26.03.2011