16
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHIỄM DẦU; ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ SỰ CỐ CHÁY NỔ TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU HÀ NI, 2013 www.sosmoitruong.com

Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHIỄM

DẦU; ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ SỰ CỐ CHÁY NỔ

TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU

HÀ NỘI, 2013

www.sosm

oitruo

ng.co

m

Page 2: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

1

MỤC LỤC

1. TỔNG QUAN VỀ XĂNG DẦU VÀ NƯỚC THẢI NHIỄM DẦU ........................ 2

1.1. Tổng quan về xăng dầu ................................................................................ 2

1.2. Tổng quan về nước thải, nước thải nhiễm dầu .............................................. 2

1.2.1. Tổng quan về nước thải ........................................................................ 2

1.2.2. Các nguồn phát sinh và đặc trưng nước thải nhiễm dầu ......................... 4

1.3. Ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu tới môi trường, sinh vật và sức khỏe

con người ..................................................................................................... 7

1.3.1. Ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu tới môi trường và sinh vật ............. 7

1.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái ...................................................... 8

1.3.3. Ảnh hưởng tới con người ...................................................................... 9

1.4. Một số biện pháp xử lý nước thải nhiễm dầu .......................................... 11

1.4.1. Các biện pháp giảm thiểu phát sinh nước thải nhiễm dầu .................... 11

1.4.2. Phân loại và xử lý sơ bộ ..................................................................... 11

1.4.3. Một số phương pháp xử lý nước thải nhiễm dầu .................................. 13

2. SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ KHI SỰ CỐ XẢY RA ... 17

2.1. Sự cố tràn dầu, nguyên nhân xảy ra rủi ro và sự cố .................................... 17

2.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 17

2.1.2. Nguyên nhân xảy ra rủi ro và sự cố ..................................................... 18

2.1.3. Nguyên nhân, hiện trạng của các vụ tràn dầu biển ............................... 18

2.1.4. Một số sự cố tràn dầu lớn trên thế giới ................................................ 19

2.1.5. Một số vụ tràn dầu gây ô nhiễm biển tại Việt Nam ............................... 21

2.2. Các biện pháp ứng phó khi sự cố xảy ra ..................................................... 22

2.2.1. Thông tin và xử ly thông tin trong ưng pho sự cố tràn dầu ................... 22

2.2.2. Những nội dung công việc cần thực hiện khi sự cố xảy ra .................... 22

2.2.3. Một số biện pháp ngăn chặn và xử lý tràn dầu ..................................... 23

3. SỰ CỐ CHÁY NỔ TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU VÀ MỘT SỐ BIỆN

PHÁP ĐỀ PHÒNG ................................................................................................ 24

3.1. Nguyên nhân xảy ra rủi ro và sự cố ............................................................ 24

3.2. Một số biện pháp đề phòng sự cố ............................................................... 24

3.2.1. Sự cố đổ vỡ bồn chưa xăng dầu .......................................................... 24

3.2.2. Sự cố vỡ hệ thống đường ống nhập xuất xăng dầu ............................... 25

3.2.3. Sự cố cháy, nổ .................................................................................... 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 24

www.sosm

oitruo

ng.co

m

Page 3: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

3

b) Nước thải công nghiệp:

- Theo QCVN-24-2009: Nước thải công nghiệp là dung dịch thải ra từ các

cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận

nước thải.

- Ngoài ra còn có cách định nghĩa khác: Nước thải công nghiệp là nước thải

được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, từ các công đoạn sản xuất

như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của

công nhân viên.

Bảng 1. Cac chât gây ô nhiễm trong nước thải công nghiêp

Chât gây ô nhiễm Nguyên nhân được xem là quan trọng

Các chất rắn lơ lửng Tạo nên bùn lắng và môi trường yếm khí khi nước thải chưa xử lý

được thải vào môi trường. Biểu thị bằng đơn vị mg/l.

Các chất hữu cơ có

thể phân hủy bằng

con đường sinh học

Bao gồm chủ yếu là carbohydrate, protein và chất béo. Thường được

đo bằng chỉ tiêu BOD và COD. Nếu thải thẳng vào nguồn nước, quá

trnh phân hủy sinh học sẽ làm suy kiệt ôxy hòa tan của nguồn nước.

Các mầm bệnh Các bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ các vi sinh vật gây bệnh

trong nước thải. Thông số quản lý là MPN (Most Probable Number).

Các dưỡng chất

N và P cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật. Khi được thải vào

nguồn nước nó có thể làm gia tăng sự phát triển của các loài không

mong đợi. Khi thải ra với số lượng lớn trên mặt đất nó có thể gây ô

nhiễm nước ngầm.

Các chất ô nhiễm

nguy hại

Các hợp chất hữu cơ hay vô cơ có khả năng gây ung thư, biến dị, thai

dị dạng hoặc gây độc cấp tính.

Các chất hữu cơ khó

phân hủy

Không thể xử lý được bằng các biện pháp thông thường. Ví dụ các

nông dược, phenols...

Kim loại nặng

Có trong nước thải thương mại và công nghiệp và cần loại bỏ khi tái

sử dụng nước thải. Một số ion kim loại ức chế các quá trình xử lý

sinh học

Chất vô cơ hòa tan Hạn chế việc sử dụng nước cho các mục đích nông, công nghiệp

Nhiệt năng Làm giảm khả năng bão hòa ôxy trong nước và thúc đẩy sự phát

triển của thủy sinh vật

Ion hydrogen Có khả năng gây nguy hại cho thủy sinh vật

c) Đặc điểm của nước thải công nghiệp:

- Nước thải của khu công nghiệp gồm hai loại chính: nước thải sinh hoạt từ

các khu văn phòng và nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong khu

công nghiệp.

www.sosm

oitruo

ng.co

m

Page 4: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

4

- Nước thải công nghiệp rất đa dạng và khác nhau về thành phần cũng như

lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ngành nghề của các cơ sở sản

xuất trong khu công nghiệp, loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng,

tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý

thức cán bộ công nhân viên…

- Thành phần nước thải của các khu công nghiệp chủ yếu bao gồm: các chất

rắn lơ lửng (SS), hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD), kim loại nặng, các chất

dinh dưỡng (hàm lượng tổng nitơ, tổng phốt pho…)

- Tính chất đặc trưng của nước thải:

+ Nước thải bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ với nồng độ cao: như các ngành

công nghiệp chế biến da, nấu thép thủy hải sản, nước thải sinh hoạt…

+ Nước thải bị ô nhiễm bởi chất béo, dầu mỡ, nước có màu và mùi khó chịu:

như các ngành công nghiệp chế biến da, thủy hải sản, điện tử, cơ khí chính xác,

dệt nhuộm…

+ Nước thải sinh hoạt: từ nhà bếp, khu sinh hoạt chung, toilet trong khu vực,

khu vui chơi giải trí, dịch vụ, khối văn phòng làm việc có thể gây ô nhiễm bởi

các chất hữu cơ dạng lơ lửng và hòa tan chứa nhiều vi trùng.

Theo quan điểm quản lý môi trường, các nguồn gây ô nhiễm nước còn được

phân thành 2 loại là nguồn xác định và nguồn không xác định:

- Các nguồn xác định bao gồm nước thải đô thị và nước thải công nghiệp,

các cửa cống xả nước mưa và tất cả các nguồn thải vào nguồn tiếp nhận nước có

tổ chức qua hệ thống cống và kênh thải.

- Các nguồn không xác định bao gồm nước chảy trôi trên bề mặt đất, nước

mưa và các nguồn nước phân tán khác. Sự phân loại này rất có ích khi đề cập tới

các vấn đề điều chỉnh kiểm soát ô nhiễm.

1.2.2. Các nguồn phát sinh và đặc trưng nước thải nhiễm dầu

a) Các nguồn phát sinh nước thải nhiễm dầu:

* Các nguồn phát sinh nước thải nhiễm dầu tại các cửa hàng kinh doanh

xăng dầu: Hoạt động kinh doanh của các kho xăng dầu thường bao gồm các

công đoạn nhập khẩu, tồn trữ trong kho xăng dầu, vận chuyển, phân phối tới

người tiêu dùng thông qua mạng lưới cửa hàng xăng dầu. Với đặc thù như vậy,

hoạt động kinh doanh xăng dầu khác biệt với các ngành công nghiệp khác, đó là

không sử dụng nước làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh,

vì vậy xét về nguyên tắc thì sẽ không có nước thải phát sinh trong hoạt động

kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình vận hành khai thác các

công trình xăng dầu (kho, cửa hàng) có phát sinh nước thải nhiễm dầu cần phải

xử lý do những nguyên nhân sau:

- Súc rửa bể chứa định kỳ tại các kho xăng dầu nhằm đảm bảo chất lượng

nhiên liệu.

- Xả nước đáy bể sau khi kết thúc quá trình nhập tàu vào bể chứa trong kho.

www.sosm

oitruo

ng.co

m

Page 5: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

5

- Sử dụng nước sạch để vệ sinh công nghiệp định kỳ và sau khi kết thúc sửa

chữa công nghệ, thiết bị trong kho xăng dầu.

- Nước mưa rơi trên khu vực nền bãi có khả năng nhiễm dầu tại kho và cửa

hàng xăng dầu.

Trên cơ sở phân tích nguồn và nguyên nhân phát sinh nước thải nhiễm dầu

cho thấy khối lượng nước thải nhiễm dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

không thường xuyên và đều đặn, phụ thuộc vào các quy định liên quan tới súc

rửa bể chứa, tần xuất nhập hàng, vệ sinh công nghiệp... các thông số ô nhiễm

đặc trưng trong nước thải tại các kho xăng dầu gồm: COD, chất rắn lơ lửng, dầu

mỡ khoáng; Theo tiêu chuẩn TCVN 5307:2002 - Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu

mỏ - Yêu cầu thiết kế và trên thực tế, các kho xăng dầu đều có hai hệ thống rãnh

thoát nước thải, trong đó:

- Hệ thống thoát nước quy ước sạch: nước sinh hoạt, nước mưa rơi trên các

khu vực nền bãi không liên quan đến việc tồn chứa, xuất nhập, bơm rót xăng dầu

và không có nguy cơ nhiễm bẩn xăng dầu. Hệ thống thoát nước quy ước sạch

được phép xả thẳng ra môi trường bên ngoài.

- Hệ thống thoát nước thải nhiễm dầu là hệ thống thoát nước cho các nguồn

sau: nước rửa nền nhà xuất nhập, nước thải của nhà hóa nghiệm, nước xả đáy và

súc rửa bể, nước mưa rơi trên khu vực nền bãi có nguy cơ nhiễm bẩn xăng dầu. Hệ

thống này thường được dẫn đến bể lắng gạn dầu trước khi đưa vào hệ thống xử lý

nước thải. Các công đoạn phát sinh nước thải nhiễm dầu cần được xem xét gồm:

1) Súc rửa bể chưa: Bể chứa thường được súc rửa khi đưa bể mới vào chứa

xăng dầu; hoặc thay đổi chủng loại mặt hàng chứa trong bể; hoặc trước khi đưa

bể vào sửa chữa, bảo dưỡng; hoặc súc rửa định kỳ theo quy định để đảm bảo

chất lượng hàng hoá... Lượng nước thải sẽ tùy thuộc vào dung tích từng bể, loại

hàng tồn chứa và phương pháp súc rửa. Nước thải loại này thường có hàm lượng

dầu cao và phát sinh bùn cặn dầu (Chất thải nguy hại - CTNH).

2) Xả nước đáy bể khi xuất nhập: Các trường hợp cần xả nước đáy bể là

khi nước lẫn hàng bơm từ tàu vào bể; hoặc tùy theo đặc điểm công nghệ và quy

định giao nhận của từng kho, sẽ phải bơm nước đẩy hết hàng trong đường ống

vào bể để đo tính. Trường hợp nước lẫn hàng bơm từ tàu vào bể thì nước thải

loại này thường có số lượng ít; Trường hợp đuổi nước trong ống thì lượng

nước thải sẽ tùy thuộc kích thước, độ dài đường ống xuất nhập. Về đặc tính

nước thải: nước xả đáy luôn bao gồm xả cặn lắng đáy bể, do đó phát sinh

CTNH, tuy nhiên hàm lượng dầu trong nước thải loại này thường thấp.

3) Nước vệ sinh công nghiệp lẫn dầu: Phát sinh trong quá trình vệ sinh nền

bến xuất; bãi van; nước vệ sinh thiết bị và các phương tiện; nước rửa nền bãi tại

cửa hàng xăng dầu. Lượng nước thải tùy thuộc diện tích, lượng chất thải phát sinh

tại các vị trí nêu trên.

4) Nước mưa lẫn dầu: Lượng nước mưa lẫn dầu cần xử lý được dự báo căn

cứ vào số liệu khí tượng thủy văn của từng khu vực. Nước mưa lẫn dầu chỉ phát

sinh tại những vị trí rò rỉ, rơi vãi xăng dầu, như vị trí xả đáy hở trong khu bể,

www.sosm

oitruo

ng.co

m

Page 6: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

6

trong trường hợp sau khi súc rửa bể, tách nước đáy bể mà không vệ sinh kịp

thời; bến xuất bị tràn vãi xăng dầu, bãi van bị rò rỉ mà không sửa chữa, vệ sinh

kịp thời; mặt cầu cảng...

* Các trường hợp khác phát sinh nước thải nhiễm dầu:

- Từ các sự cố tràn dầu; Phun trào dầu tại các mỏ dầu.

- Dầu từ các vụ chìm tàu chở dầu, từ các thiết bị máy móc khi xảy ra sự cố.

- Nguồn phát thải nước nhiễm dầu trong nhà máy lọc hóa dầu.

- Từ các giàn khoan dầu: Tại các dàn khoan nước nhiễm dầu như nước thải

tổng hợp có nhiễm dầu phát sinh từ các sàn tàu, các thiết bị máy móc và các

khu vực vệ sinh máy móc thiết bị, nước bẩn đáy tàu…

- Nước vệ sinh công nghiệp lẫn dầu: Sử dụng nước sạch để vệ sinh công

nghiệp định kỳ và sau khi kết thúc sửa chữa máy móc, thiết bị trong kho xăng

dầu. Phát sinh trong quá trình vệ sinh nền bến xuất; bãi van; nước vệ sinh thiết

bị và các phương tiện; nước rửa nền bãi tại cửa hàng xăng dầu. Lượng nước thải

tùy thuộc diện tích, lượng chất thải phát sinh tại các vị trí nêu trên.

- Nước dàn tàu, nước vệ sinh tàu.

- Nước ống dầu (khi kéo từ biển lên boong).

- Rò rỉ trên đường ống dẫn dầu từ tàu về kho chứa.

- Quá trình sử dụng xăng dầu cũng không thể tránh khỏi việc thất thoát xăng

dầu ra ngoài môi trường vì thế sẽ phát sinh ra nước nhiễm dầu.

b) Đặc trưng của nước thải nhiễm dầu:

- Nước thải nhiễm dầu chứa thành phần chính là dầu khoáng, ngoài ra còn có

rác, cặn lắng, đất sét…

- Bản chất: Dầu là chất lỏng sánh, thường có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước và

không tan trong nước, chúng bị ôxy hóa rất chậm, có thể tồn tại đến 50 năm…

Trong thực tế dầu tồn tại phổ biến ở các trạng thái sau:

- Dạng tự do: Ở dạng này dầu sẽ nổi lên thành các màng dầu. Hạt dầu tự do

nổi lên trên bề mặt do trọng lượng riêng của dầu thấp hơn so với trọng lượng

riêng của nước.

- Dạng nhũ tương cơ học có 2 dạng tùy theo đường kính của giọt dầu:

Đường kính vài chục micrômet có độ ổn định thấp; Loại nhỏ hơn có độ ổn định

cao, tương tự như dạng keo.

- Dạng nhũ tương hoá học: là dạng tạo thành do các tác nhân hoá học (xà

phòng, xút ăn da, chất tẩy rửa, Na) hoặc các hoá học asphalten làm thay đổi sức

căng bề mặt và làm ổn định hóa học dầu phân tán.

- Dạng hoà tan: phân tử hoà tan như các chất thơm.

Ngoài ra dầu không hoà tan tạo thành một lớp màng mỏng bọc quanh các

chất rắn lơ lửng, chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng lắng hoặc nổi của các

chất rắn lơ lửng khi tạo thành các hợp chất kết hợp không lắng được.

www.sosm

oitruo

ng.co

m

Page 7: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

7

- Nước thải xả cặn sinh ra khi súc rửa bồn chứa (1 – 2 năm/lần) là nguồn thải

có mức độ ô nhiễm dầu cao nhất, từ hàng chục đến hàng chục ngàn ppm; đặc

trưng của nước thải này là có hàm lượng dầu và cặn vô cơ cao.

Bảng 2. Chât lượng nước thải nhiễm dầu

STT Thông số Đơn vị Gia trị QCVN 24:2009/

BTNMT, cột B

1 BOD5 (200C) mg/l 175 50

2 COD mg/l 200 100

3 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 150 100

4 Dầu mỡ khoáng mg/l 1.000 5

5 Coliform MPU 6.000 5.000

1.3. Ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu tới môi trường, sinh vật và sức

khỏe con người

1.3.1. Ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu tới môi trường và sinh vật

Tùy thuộc vào điều kiện môi trường và thời tiết ở từng địa bàn, từng thời

gian cụ thể, ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu đối với môi trường có những

tác hại khác nhau. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy ô nhiễm

nguồn nước do dầu và các sản phẩm phân hủy của dầu có thể gây tổn thất lớn

cho ngành cấp nước, thủy sản, nông nghiệp, du lịch và cả các ngành kinh tế

quốc dân khác. Ngoài các tác động tiêu cực đến môi trường nước mặt, dầu tràn

hoặc dầu rơi vãi từ khu kho xăng, cảng sẽ có khả năng ngấm vào đất hoặc bị

cuốn theo nước mưa vào các tầng nước ngầm và từ đó khả năng gây ảnh hưởng

đến chất lượng nước ngầm có sự hiện diện của dầu, nước sẽ có mùi hôi không

thể dùng cho mục đích ăn uống sinh hoạt.

Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó

hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và phytoplankton. Điều này làm

giảm lượng cá thể của hệ động vật cá, gây ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ

sinh thái.

Các thành phần hidrocacbon nhẹ trong dầu, lưu huỳnh, nitơ gặp ánh sáng,

nhiệt độ, bốc hơi lên sẽ gây ô nhiễm nguồn không khí. Các kim loại nặng, lưu

huỳnh và các thành phần khác sẽ lắng xuống và tích tụ dưới đáy biển gây ô

nhiễm cho các loài thủy sinh ở tầng đáy, như san hô và các loại khác.

Chim và các động vật có vú biển bị dính dầu cũng bị ảnh hưởng. Dầu phủ

lên bộ lông của rái cá và hải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm

thân nhiệt. Khi ăn phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước và giảm khả năng

tiêu hóa.

Trong dầu thô, ngoài thành phần chính là hyđrôcacbon, nó còn chứa nhiều

thành phần chưa được loại bỏ như lưu huỳnh, nitơ và các kim loại nặng khác. Hệ

www.sosm

oitruo

ng.co

m

Page 8: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

8

sinh thái biển bao gồm nhiều các vi sinh vật, các vật chất hữu cơ giúp duy trì và

tạo ra các vi sinh vật đó. Cá tôm và các loài thủy sinh sống được cũng là nhờ

nguồn này. Khi dầu loang, nó sẽ làm các nguồn vi sinh này chết đi, dẫn đến

chuỗi thức ăn của chúng bị ảnh hưởng.

* Các tác động đối với môi trường nước khi xả nước thải nhiễm dầu vào

sông, hồ được biểu hiện thông qua các hiện tượng như sau:

- Một phần các sản phẩm dầu lắng xuống và phân hủy ở tầng đáy nguồn

nước làm ô nhiễm nước bởi các sản phẩm phân giải hòa tan, một phần khác lại

nổi lên trên mặt nước cùng với các bọt khí tách ra từ đáy nguồn nước. Cặn chứa

dầu tích lũy ở đáy sông, hồ là nguồn gây ô nhiễm cố định đối với sông đó, gây

độc hại cho hệ sinh vật đáy - thức ăn của cá.

- Khi nguồn nước bị ô nhiễm dầu, các sản phẩm dầu hòa tan và phân giải

làm giảm khả năng sự làm sạch của nguồn nước, bởi các sinh vật phiêu sinh,

sinh vật đáy tham gia vào các quá trình đó bị chết đi hoặc giảm về số lượng hoặc

tham gia yếu ớt.

- Khi nước thải nhiễm dầu xả vào nguồn nước, lượng dự trữ ôxy hòa tan

trong nước nguồn sẽ giảm đi do ôxy được tiêu thụ cho quá trình ôxy hóa các sản

phẩm dầu, làm cản trở quá trình làm thoáng mặt nước.

- Khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn 0,2 mg/l, nước có mùi hôi không

dùng được cho các mục đích sinh hoạt (tiêu chuẩn Việt Nam quy định trong

nguồn nước mặt dùng để cấp nước không có dầu).

- Ô nhiễm dầu giàu lưu huỳnh còn có thể gây chết cá nếu hàm lượng Na2S

trong nước đạt đến 3:4 mg/l. Một số loài cá nhạy cảm có thể bị chết khi hàm

lượng Na2S nhỏ hơn 1 mg/l;

- Ngoài ra, dầu trong nước còn có khả năng chuyển hóa thành các hoá chất

độc loại khác đối với con người và thủy sinh như phenol, các dẫn xuất clo của

phenol. Tiêu chuẩn phenol cho nguồn cấp nước sinh hoạt là 0.001 mg/l, ngưỡng

chịu đựng của cá là 10 - 4 mg/l.

1.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái

Các tác động này chủ yếu liên quan đến việc thải các chất ô nhiễm nước, khí,

các chất thải rắn vượt quá mức cho phép vào môi trường tiếp nhận gây nên

những biến đổi cơ bản về hệ sinh thái. Tùy theo dạng chất thải và môi trường

tiếp nhận mà các hệ sinh thái có thể bị tác động :

- Hệ sinh thái dưới nước: Nước thải của kho xăng dầu như trình bày ở phần

trên bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, hoá chất, rắn lơ lửng. Tính chất ô nhiễm của

nước thải làm cho môi trường nước bị biến đổi bất lợi (DO giảm, pH biến đổi,

nhiều chất độc hoá học đặc biệt là CxHy, SOx, NOx) cho sự sinh tồn của hầu hết

các loài thuỷ sinh và thậm chí làm mất khả năng tự làm sạch của nước.

- Hệ sinh thái trên cạn: Chất thải rắn và khí của kho xăng dầu sẽ có những

ảnh hưởng nhất định. Nhìn chung, các động vật nuôi cũng như các loài động vật

hoang dã đều rất nhạy cảm với sự ô nhiễm môi trường. Hầu hết các chất ô nhiễm

www.sosm

oitruo

ng.co

m

Page 9: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

9

môi trường không khí và môi trường nước thải đều có tác động xấu đến thực vật

và động vật, gây ảnh hưởng có hại đối với nghề nông và nghề trồng vườn. Biểu

hiện chính của nó là làm cho cây trồng chậm phát triển, đặc biệt là các sương

khói quang hoá gây tác hại đến các loại rau trồng, đậu, lúa, ngô, các loại cây ăn

trái và các loài cây cảnh. Các thành phần ô nhiễm trong môi trường không khí

như SO2, NO2, Cl2, và bụi ngay cả ở nồng độ thấp cũng làm chậm quá trình sinh

trưởng của cây trồng, ở nồng độ cao làm vàng lá, hoa quả bị lép, bị nứt, và ở

mức độ cao hơn cây sẽ bị chết.

1.3.3. Ảnh hưởng tới con người

Đối với kho xăng dầu, tất cả các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt

động đều có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của con

người trong vùng chịu ảnh hưởng. Tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tác dụng

của các chất ô nhiễm mà mức độ tác hại của chúng đối với sức khoẻ cộng đồng

sẽ khác nhau.

* Ảnh hưởng tới sưc khỏe của con người:

Tất cả các loại xăng dầu ở một mức độ nào đó đều độc. Vì vậy, phải sự hạn

chế thấp nhất khả năng gây độc cho cho người.

Các chất độc có thể nhiễm vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hoá, qua

da. Ngoài ra, nó có thể ảnh hưởng tới niêm mạc và mắt. Qua đường hô hấp

nó gây nhiễm độc qua các túi phổi, vào máu rồi đi theo vòng tuần hoàn của

máu mà không qua thận là cơ quan chính giữ và thải chất độc.

Nhiễm độc xăng dầu qua đường tiêu hoá có thể do thức ăn và nước uống

hoặc vô tình hút xăng dầu vào cơ quan tiêu hoá. Hầu hết các loại

hyđrôcácbon, cồn, rượu có thể nhiễm vào cơ thể qua da vì nó dễ hoà tan

trong mỡ và các chất khác phủ lên da, đồng thời nó lại có thể hoà tan được

trong mỡ và các chất đó. Nhiên liệu ở thể hơi và lỏng đều có thể tác động

lên niêm mạc và mắt.

Sự phá huỷ các hoạt động sống của con người có thể do bị nhiễm độc

cấp tính hoặc mãn tính. Nhiễm độc cấp tính thường gặp khi bị nhiễm nhiều

chất độc hoặc chất độc có tính độc cao, nồng độ lớn. Dấu hiệu nhiễm độc

cấp tính có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi chất độc bắt

đầu có tác động. Nhiễm độc mãn tính là do sự tác động thường xuyên bởi

các liều lượng nhỏ chất độc trong thời gian dài.

Mức độ và đặc tính nhiễm độc phụ thuộc vào tính độc, nồng độ và mức

độ phân tán của chất độc, thời gian ở trong môi trường độc hại, con đường

nhiễm độc vào cơ thể, nhiệt độ môi trường cũng như tình trạng sức khoẻ và

đặc điểm tâm lý của mỗi người. Mức độ nhiễm độc tỷ lệ thuận với nồng độ

chất độc. Nồng độ đó thường biểu thị bằng số mg chất độc chứa trong 1 lít

không khí. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm độc, người ta chia thành nồng độ

giới hạn cho phép, nồng độ cho phép trong thời gian ngắn, nồng độ nguy

hiểm và nồng độ chết người (bảng 3).

www.sosm

oitruo

ng.co

m

Page 10: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

10

Bảng 3. Nồng độ độc hại của một số chât

TT Các chất độc

Nồng độ giới

hạn cho phép,

tại nơi làm

việc (mg/l)

Cho phép trong

thời gian ngắn

Nguy hiểm

cho sự sống

Nồng độ

(mg/l)

Thời gian

(phút)

Nồng độ

(mg/l)

Thời gian

(phút)

1

Nhiên liệu:

- Chủ yếu chứa parafin, naphten

- Chứa nhiều hyđrôcácbon

thơm và không no hoặc có

hàm lượng hợp chất lưu

huỳnh cao

0,3

0,1

1,2

0,5 - 1,0

40

40

35 - 40

20 - 30

10

10

2

Hyđrôcácbon thơm:

- Benzen

- Toluen, xilen

0,02 0,5 30 4 10

0,05 1,0 30 10 10

3

Các loại rượu:

- Metylíc 0,05 1,0 40 6 15

- Etylic 1,0 3 - 5 60 15 - 20 20

- I zop rôpylíc 0,2 2 - 3 40 8 - 10 20

- Oxít cácbon 0,03 0,05 60 0,2 15

4 Tetraêtyl chì 0,000005 - - - -

Đặc điểm sinh lý của mỗi người cũng có ý nghĩa rất lớn vì mỗi người có

phản ứng khác nhau đối vớí các chất độc. Đàn ông tuổi trung niên chịu nhiễm

độc tốt hơn cẩ. Người cao tuổi, phụ nữ và thanh niên dễ bị nhiễm độc hơn.

Người có kích thích thần kinh cao không chịu được tác động của hơi xăng dầu

vì hyđrôcácbon chủ yếu tác động lên hệ thống thần kinh.

Cơ thể con người có khả năng nhất định để bảo vệ, chống ảnh hưởng của chất

độc. Trong một số trường hợp, các chất độc với nồng độ nhỏ có thể bị thải ra ngoài

theo đường thở hoặc bị trung hoà. Tác động lặp lại của chất độc, tùy thuộc vào tính

chất của chất đó và các nét đặc biệt của cơ thể người, có thể dẫn tới việc suy giảm

các phản ứng tự bảo vệ của cơ thể. Một số chất độc, như têtraetyl chì, có khả năng

tích tụ lại trong cơ thể người.

* Phương pháp bảo vệ:

Để bảo vệ có thể dùng phương pháp bảo vệ tập thể, chủ yếu là các hệ thống

thông gió phòng làm việc. Để bảo vệ các nhân viên phải dùng áo công tác, khẩu

trang, găng tay, ủng, tạp dề cao su, mặt nạ phòng độc. Khi thiết kế, thi công các nhà

làm việc có chứa hơi xăng dầu, cần tuân thủ các quy định cụ thể đối với hệ thống

thông gió và bố trí các điểm làm việc phù hợp. Thường xuyên kiểm tra kho tàng bể

chứa xăng dầu, tránh rò rỉ, tổn thất gây ảnh hưởng đến môi trường và con người.

www.sosm

oitruo

ng.co

m

Page 11: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

12

- Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt thu gom từ các nguồn như khu

nhà hành chính, nhà vệ sinh… được thu về bể chứa nước thải sinh hoạt. Tại đây,

các tạp chất cơ học có kích thước lớn được loại bỏ, còn nước thải được bơm

sang thiết bị xử lý sinh học.

a) Xử lý tách dầu cấp một:

* Giai đoạn này sẽ loại bỏ các chất lơ lửng: Dạng hạt rắn lơ lửng có trong

nước thải (cát, sét, sỏi nhỏ..); dầu dạng tự do có đường kính từ 100 – 200

micrômet; hoặc các chất ô nhiễm dạng keo (bùn, sản phẩm ăn mòn), dầu ở dạng

nhũ cơ học và nhũ hóa học. Giai đoạn này gọi là giai đoạn xử lý hóa lý bởi vì nó

kết hợp sử dụng các tác nhân đông tụ và tách bằng trọng lực của các bông cặn,

cặn lơ lửng hoặc bông dầu.

* Các nguồn nước thải sau khi phân loại và xử lý sơ bộ được đưa tới bể điều

hòa. Tại đây các dòng nước thải được hòa trộn đồng nhất để xử lý theo các công

đoạn tiếp theo. Các dòng nước thải thu gom về bể hòa trộn bao gồm các dòng

chính sau:

- Dòng nước thải từ bể lắng dầu (CPI) của dòng nước thải lẫn dầu khu vực

công nghệ; Dòng nước thải từ bể lắng dầu (CPI) của dòng nước thải lẫn dầu khu

vực bể chứa.

- Nước tách từ bể chứa dầu ẩm; Nước từ phân xưởng trung hòa; Nước thải

tuần hoàn trong hệ thống.

b) Xử lý cấp hai:

- Xử lý cấp 2 có mục đích chuyển hóa phần các hợp chất hữu cơ hòa tan

trong nước thải tới giới hạn theo yêu cầu tiêu chuẩn môi trường do nước thải sau

khi qua xử lý cấp một sẽ còn một hàm lượng dầu tương đối thấp phải tiếp tục xử

lý để loại nột những thành phần dầu thô còn lại ở các dạng nhũ và dầu hòa tan.

Giai đoạn này sẽ loại bỏ các chất hòa tan có thể phân rã sinh học như: các hợp

chất ôxy hóa các axit, aldehyte, phenol; các hợp chất lưu huỳnh S2O3; một phần

các hyđrôcacbon nhôm, NH4....

- Xử lý cấp 2 thường là hệ thống xử lý sinh học 2 giai đoạn. Nước thải sau

khi đi vào các thiết bị lọc sinh học được bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự

phát triển của sinh vật. Nước thải sau khi xử lý sinh học sẽ được đưa tới thiết bị

xử lý bậc 3, còn bùn cặn được đưa tới thiết bị xử lý sơ bộ bùn thải.

c) Xử lý cấp ba:

Nhằm thỏa mãn các tiêu chuẩn cao hơn về tổng hàm lượng cacbon hữu cơ,

chất rắn lơ lửng, COD, NH4 hoặc tái sử dụng nó…

- Nước thải sau khi ra khỏi thiết bị xử lý bậc 2 được đưa tới thiết bị lọc để

tách nốt các tạp chất rắn lơ lửng còn sót lại. Thiết bị lọc thường được sử dụng là

thiết bị lọc cát nhanh có hệ thống rửa ngược. Tại bể chứa này có hệ thống kiểm

tra lần cuối chất lượng nước thải, nếu nước thải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường

sẽ được thải ra môi trường.

www.sosm

oitruo

ng.co

m

Page 12: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

16

bề mặt nơi tảo và vi sinh vật tồn tại trong mối quan hệ cộng sinh như đã nêu trên;

(2) vùng đáy kỵ khí, ở đó chất rắn tích lũy được phân hủy dưới tác dụng của vi

sinh vật kỵ khí; (3) vùng trung gian, một phần hiếu khí và một phần kỵ khí, ở đó

chất hữu cơ được phân hủy dưới tác dụng của vi sinh vật hiếu khí tùy tiện.

Độ sâu từ 1,2 – 2,4m; Thời gian lưu nước dao động từ 5 đến 30 ngày; Nhiệt

độ tối ưu: >150C; Tải lượng BOD là 100-150kg/ha/ngày; Có thể xử lý được 50-

60% BOD.

* Ưu, nhược điểm của hồ sinh học:

- Ưu điểm: Chi phí vận hành gần bằng không.

- Nhược điểm: Phải mất một diện tích đất lớn, và nếu nước thải có hàm lượng

ô nhiễm quá cao thì hiệu quả xử lý không triệt để, khó kiểm soát được mùi.

- Một hệ thống hồ sinh học hoàn chỉnh cần có cả 3 loại hồ: Hiếu khí, tùy tiện,

kỵ khí.

đ) Hệ thống xử lý bằng phương pháp hoa ly:

Được áp dụng nhằm xử lý nước thải sau khi đã qua các bể lắng gạn. Về cơ

bản, phương pháp hóa lý thường được áp dụng nhằm loại bỏ các tạp chất không

tan trong nước thải, có độ đục cao. Phương pháp này là phương pháp kết hợp

giữa phương pháp hóa học và lý học nhằm loại bỏ các hạt chất rắn khó lắng hay

cải thiện hiệu suất lắng của bể lắng. Cấu tạo của bể này là loại bể lắng tách cơ

học thông thường, có khối các tấm lắng đặt xen kẽ, nhưng trong quá trình vận

hành, nước thải tại đầu vào bể lắng được khuấy trộn thêm vào một số chất keo

tụ như phèn nhôm (hoặc sắt), sữa vôi, chất trợ keo tụ để tạo điều kiện đẩy

nhanh quá trình keo tụ và tạo bông cặn, cải thiện hiệu suất lắng.

Hình 2. Quy trình xử lý theo phương phap hóa lý

Nước thải nhiễm dầu Bể lắng, gạn (bẫy)

dầu

Bể chứa dầu

cặn

Hồ bơm

Bể keo tụ - tạo bông

Dung dịch PAA

Dung dịch sữa vôi

Bể trộn

Dung dịch phèn

Bể lắng Semultech Sân phơi bùn

Nước thải xả ra

môi trường bên ngoài

Bùn cặn www.sosm

oitruo

ng.co

m

Page 13: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

17

Hiệu suất của thiết bị phụ thuộc vào: Đặc tính, lưu lượng nước thải đầu vào:

BOD5, COD; tỷ lệ chất pha trộn, tốc độ khuấy trộn tại các ngăn: Phèn sắt, sữa

vôi, trợ keo tụ PAA.

* Nhược điểm của thiết bị:

- Sử dụng nhiều hóa chất, máy bơm hóa chất, máy khuấy trộn, tiêu tốn nhiều

chi phí (hóa chất, điện năng).

- Phức tạp trong vận hành vì tỷ lệ pha trộn hóa chất vào nước thải tùy thuộc

vào thông số nước thải vào (pH, COD, BOD); và do các thiết bị hiện có chưa

kiểm soát được các thông số này sẽ ảnh hưởng đến kết quả xử lý.

- Thiết bị nhanh xuống cấp do kết cấu, vật liệu chưa phù hợp với môi trường

làm việc.

- Phát sinh lượng bùn cặn nhiễm dầu; chưa có đánh giá và giải pháp thích

hợp xử lý chất thải nguy hại này.

e) Thiết bị tuyển nổi:

Phương pháp tuyển nổi có thể tách các tạp chất lơ lửng (ở dạng hạt rắn hoặc

lỏng), các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm, trong thời gian ngắn. Đây là thiết bị thường

được áp dụng để tách dầu thứ cấp, sau khi nước thải được tách dầu sơ cấp bởi

thiết bị tách dầu cơ học thông thường. Phù hợp với tách dầu dạng hạt và thể nhũ

tương. Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục bọt khí nhỏ vào pha

lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn, hạt dầu nổi lên bề mặt và có

thể dễ dàng tách khỏi nước thải bằng thanh gạt hoặc các loại skimmer khác.

Hiệu suất của quá trình tuyển nổi phụ thuộc vào số lượng, kích thước bọt

khí, hàm lượng dầu, cặn lơ lửng. Có thể bổ sung thêm vào nước thải chất tạo bọt

và hóa chất kẹo tụ tạo bông (tương tự phương pháp hóa lý) khuấy trộn vào nước

thải trước khi đưa vào thiết bị tuyển nổi, nhằm tăng hiệu suất của thiết bị. Có

nhiều phương thức cấp không khí vào nước, nhưng hiện nay, quá trình tuyển nổi

thường áp dụng khí hòa tan (Dissolved Air Flotation): Sục không khí vào nước ở

áp suất cao (2 - 4atm), sau đó giảm áp giải phóng khí. Không khí thoát ra tạo

thành bọt khí có kích thước rất nhỏ 20 - 100µm.

2. SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ KHI SỰ CỐ XẢY RA

2.1. Sự cố tràn dầu, nguyên nhân xảy ra rủi ro và sự cố

2.1.1. Khái niệm

- Sự cố tràn dầu: Là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa khác nhau thoát

ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây

ra không kiểm soát được.

- Sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng: Là sự cố tràn dầu xảy ra với khối

lượng lớn, dầu tràn ra trên diện rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố hoặc

trên địa bàn nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản, môi trường

và đời sống của nhân dân.

www.sosm

oitruo

ng.co

m

Page 14: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

22

2.2. Cac biên phap ứng phó khi sự cố xảy ra

2.2.1. Thông tin và xử lý thông tin trong ưng pho sự cố tràn dầu

Khi xảy ra sự cố tràn dầu hoặc phát hiện sự cố tràn dầu có trách nhiệm báo

cáo kịp thời đến một trong các cơ quan sau đây:

- Cảng vụ gần nhất;

- Cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của các bộ, ngành và địa phương

liên quan;

- Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực;

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Ngoài các đầu mối trên, khi để xảy ra tràn dầu hoặc phát hiện sự cố tràn dầu

có thể thông tin đến bất kỳ địa chỉ liên lạc nào như: Uỷ ban nhân dân thành phố,

phường; các đơn vị: Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát giao thông đường thuỷ gần

nhất. Khi đó cần:

- Cung cấp thông tin chinh xác, kịp thời để các cơ quan, đơn vị và nhân dân

trong vùng bị ảnh hưởng chủ động phòng tránh và tham gia khắc phục hậu quả.

- Tổ chưc, chi huy lực lượng, phương tiện, thiết bị của mình hoặc lực lượng,

phương tiện, thiết bị trong hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu để triển khai thực

hiện ứng phó kịp thời.

- Ứng pho sự cố tràn dầu kết hợp phòng chống cháy, nổ: Ứng phó sự cố tràn

dầu, đặc biệt đối với các loại dầu có nhiều thành phần nhẹ, nguy cơ cháy nổ cao,

sự cố tràn dầu xảy ra gần bờ, trong sông phải hết sức lưu ý phương án phối hợp,

tổ chức lực lượng, phương tiện bảo đảm phòng chống cháy, nổ và sơ tán nhân

dân ra ngoài vùng nguy hiểm.

2.2.2. Những nội dung công việc cần thực hiện khi sự cố xảy ra

- Trước tiên, tìm mọi biện pháp cứu người bị nạn thoát ra khỏi vùng nguy

hiểm.

- Bằng mọi biện pháp không cho dầu từ nguồn gây ô nhiễm do sự cố tiếp tục

tràn ra môi trường xung quanh.

- Tìm mọi biện pháp ngăn, quây không cho dầu đã tràn ra tiếp tục loang rộng

thêm, nhất là không cho loang vào các vùng ưu tiên bảo vệ.

- Trường hợp tai nạn đâm va tàu chở dầu, hoặc vỡ khoang chứa dầu, cần

nhanh chóng và bằng mọi biện pháp có thể có được để san dầu và di chuyển

phương tiện tới khu vực an toàn neo đậu an toàn.

- Tuyệt đối không dùng chất phân tán dầu trong sông, kênh, rạch.

- Khi dầu đã lan và dạt vào bờ, cần nhanh chóng và bằng mọi biện pháp, mọi

phương tiện, từ thô sơ (như xẻng, xô, chậu...) cho tới hiện đại (như xe hút nước,

bơm dầu, xe ủi, ô tô tải...) tổ chức thu gom váng dầu, cặn dầu.

www.sosm

oitruo

ng.co

m

Page 15: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

24

- Sử dụng chất phân tán hóa học để xử lý tràn dầu: Biện pháp hoá học khi có

hoặc không có sự làm sạch cơ học và dầu tràn trong một thời gian dài. Cụ thể, sử

dụng các chất phân tán; các chất phá nhũ tương dầu - nước; tấm và phao thấm

dầu... để xử lý.

- Phương pháp xử lý tràn dầu bằng công nghệ sinh học: Biện pháp sinh học

là dùng các vi sinh vật phân giải dầu như vi khuẩn, nấm mốc, nấm men... Tuy

nhiên, khi xảy ra sự cố tràn dầu thì biện pháp cơ học được xem là tiên quyết cho

công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại các sông, cảng biển.

3. SỰ CỐ CHÁY NỔ TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU VÀ MỘT SỐ

BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG

3.1. Nguyên nhân xảy ra rủi ro và sự cố

- Hơi xăng dầu dễ cháy nổ khi hỗn hợp với không khí khoảng tỷ lệ 4,6-4,8%.

Khi gặp tia lửa thì hỗn hợp khí trên có thể cháy nổ.

- Đưa lửa và các nguồn phát sinh ra lửa vào các khu vực dễ cháy nổ như:

khu vực bồn chứa nhiên liệu, khu nhập xuất xăng dầu.

- Lựa chọn tiết diện dây dẫn điện không phù hợp với cường độ dòng, không

trang bị các thiết bị bảo vệ đúng quy định.

3.2. Một số biên phap đề phòng sự cố

3.2.1. Sự cố đổ vỡ bồn chưa xăng dầu

a) Biện pháp phòng ngừa:

Thiết kế các bồn chứa tuân thủ theo đúng các Tiêu chuẩn Việt Nam và

Tiêu chuẩn Quốc tế về kho chứa sản phẩm dầu mỏ, đồng thời tuân thủ theo

các nguyên tắc sau:

- Lựa chọn vật liệu đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật, tính toán thiết kế phù

hợp với mỗi loại hàng hóa dự kiến lưu trữ, vật liệu phải chịu được độ mài mòn

cao và không bị ăn mòn bởi loại nhiên liệu sử dụng.

- Tất cả các bồn chứa nhiên liệu đều có hệ thống báo tràn tự dộng, các thiết

bị này phải đảm bảo độ chính xác cao và luôn ở tình trạng sẵn sàng làm việc.

- Thường xuyên kiểm tra các hoạt động an toàn của các supap (van thở).

- Trước khi đưa vào sử dụng kho xăng dầu phối hợp với các cơ quan chuyên

môn liên quan tổ chức kiểm tra độ an toàn của tất cả các loại bồn chứa. Và chỉ

đưa thiết bị vào sử dụng khi đã được chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.

- Trong suốt thời gian sử dụng, tiến hành kiểm tra an toàn định kỳ ít nhất 2

lần trong một năm. Nếu phát hiện thấy không đảm bảo an toàn thì nhanh chóng

tiến hành sửa chữa hoặc thay thế dưới sự giám sát kỹ thuật của các cơ quan

chuyên môn. Trước khi đưa vào sử dụng lại sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết

như lúc đầu.

www.sosm

oitruo

ng.co

m

Page 16: Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu và sự cố cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adrianus C. van Haandel, J. G. M. van Der Luble (2012), Handbook of

Biological Wastewater Treatment: Design and Optimisation of

Activated.

2. Spellman, Frank R. (2012), Handbook of Water and Wastewater

Treatment plant Operations, second Edition.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Hướng dẫn kỹ thuật Lập bản cam

kết bảo vệ môi trường – Dự án xây dựng kho xăng dầu quy mô nhỏ.

4. Kết quả nghiên cứu khảo sát thuộc chương trình điều tra cơ bản và môi

trường. Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách

khoa Hà Nội, 1997.

5. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2008), Giáo trình công nghệ xử lý nước

thải, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

www.sosm

oitruo

ng.co

m