94
Hà Ni, tháng 7 năm 2014 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ Thực tiễn và hiểu biết về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) và nhu cầu thông tin, đào tạo về FLEGT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ Thực tiễn và hiểu biết về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) và nhu cầu thông tin, đào tạo về FLEGT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam http://FlegtVpa.com http://www.facebook.com/FlegtVpa

Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

  • Upload
    minh-vu

  • View
    353

  • Download
    3

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014 Bao caokhaosatflegt final-vie

Citation preview

Page 1: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

Hà Nội, tháng 7 năm 2014

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ

Thực tiễn và hiểu biết về thực thi lâm luật, quản

trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) và nhu

cầu thông tin, đào tạo về FLEGT của các doanh

nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ

Thực tiễn và hiểu biết về thực thi lâm luật, quản

trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) và nhu

cầu thông tin, đào tạo về FLEGT của các doanh

nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

http://FlegtVpa.com

http://www.facebook.com/FlegtVpa

Page 2: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

1. GIỚI THIỆU ......................................................................................................................... 1

2. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÀNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN GỖ VÀ QUÁ TRÌNH

ĐÀM PHÁN FLEGT/VPA Ở VIỆT NAM ............................................................................. 2

2.1. Ngành công nghiệp chế biến gỗ và các chính sách liên quan ở Việt Nam ........................ 2

2.2. Quá trình đàm phán FLEGT/VPA ..................................................................................... 3

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ................................................................. 5

3.1. Đối tượng, phạm vi khảo sát .............................................................................................. 5

3.1.1. Đối tượng .................................................................................................................. 5 3.1.2. Phạm vi khảo sát ....................................................................................................... 7

3.2. Phương pháp và công cụ thực hiện .................................................................................... 8

3.2.1. Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có sẵn ............................................................... 8 3.2.2. Khảo sát tại các tỉnh .................................................................................................. 9

3.2.3. Khảo sát thực tế tại các tỉnh ...................................................................................... 9 3.2.4. Hạn chế của khảo sát ............................................................................................... 10

4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ...................................................................................................... 10

4.1. Thu thập và phân tích thông tin trực tuyến ...................................................................... 10

4.2. Tham vấn các bên liên quan ............................................................................................ 12

4.3. Kết quả khảo sát và đánh giá nhu cầu từ các doanh nghiệp và các cơ quan liên quan tại

các tỉnh .................................................................................................................................... 13

4.3.1. Kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ .............................. 13

4.3.2. Vai trò của các Hiệp hội Gỗ đối với doanh nghiệp trong vấn đề FLEGT-VPA ..... 26 4.3.3. Nhận thức, thái độ và hiểu biết của cơ quan truyền thông về FLEGT-VPA .......... 28

4.4. Kết quả khảo sát nhu cầu thông tin và nhu cầu đào tạo, nâng cao năng lực ................... 34

4.4.1. Nhu cầu nâng cao năng lực và hỗ trợ khác từ các doanh nghiệp để có thể thực thi

FLEGT-VPA hiệu quả ...................................................................................................... 34

4.4.2. Nhu cầu thông tin, đào tạo về FLEGT/VPA – Hiệp hội ......................................... 41 4.4.3. Nhu cầu thông tin và đào tạo về FLEGT/VPA của báo chí và truyền thông .......... 41

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................... 42

5.1. Kết luận ............................................................................................................................ 42

5.2. Khuyến nghị..................................................................................................................... 44

PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 47

Phụ lục 1. Tài Liệu tham khảo ................................................................................................ 47

Phụ lục 2. Lịch khảo sát và danh sách cán bộ tham gia phỏng vấn ........................................ 47

Phụ lục 3. Danh sách các tổ chức và người trả lời phỏng vấn ................................................ 48

Phụ lục 4. Bảng câu hỏi phỏng vấn ........................................................................................ 56

Phụ lục 5. Giấy chứng nhận của một số doanh nghiệp đã khảo sát ........................................ 76

Phụ lục 6. Ảnh khảo sát chụp ở một số doanh nghiệp ............................................................ 85

Page 3: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Biến đổi khí hậu BĐKH

Chế biến gỗ CBG

Công ty cổ phần CTCP

Doanh nghiệp chế biến gỗ DNCBG

Doanh nghiệp nhà nước DNNN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV

Ban quản lý rừng châu Âu EFI

Hội đồng châu Âu EC

Liên minh châu Âu EU

Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc FAO

Tăng cường thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản FLEGT

Hội đồng quản lý rừng FSC

Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ

Tổ chức phi chính phủ NGO

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN&PTNT

Trung tâm phát triển nông thôn bền vững SRD

Sản xuất kinh doanh SXKD

Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp gỗ TLAS

Trách nhiệm hữu hạn TNHH

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI

Hiệp định đối tác tự nguyện VPA

Xã hội dân sự XHDS

Xuất nhập khẩu XNK

Tổ chức thương mại thế giới WTO

Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới WWF

Page 4: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Trang

Hình 1: Sơ đồ tổ chức đàm phán FLEGT/VPA của Việt Nam 4

Hình 2:10 nguồn đưa tin trực tuyến hàng đầu về FLEGT/VPA từ năm 2010

đến nay

12

Hình 3: Sơ đồ quy trình sản xuất cơ bản của ngành gỗ 15

Hình 4: Kênh tiếp nhận thông tin về FLEGT/VPAhiện nay của doanh nghiệp 22

Hình 5: Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến các lĩnh vực trong kế hoạch

hành động FLEGT

23

Hình 6: Các khâu có vị trí quan trọng trong hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp

đối với doanh nghiệp

25

Hình 7: Các lĩnh vực truyền thông liên quan đến FLEGT-VPA 29

Hình 8: Lĩnh vực báo chí đánh giá là quan trọng trong FLGET/VPA 30

Hình 9: Báo chí đã biết FLEGT/VPA tự đánh giá mức độ quan trọng 31

Hình 10: Khảo sát các cơ quan truyền thông về những nội dung quan trọng

trong 7 nội dung của FLEGT

32

Hình 11: 14 bài báo chỉ có 1 bài về chủ đề FLEGT/VPA 33

Hình 12: Khảo sát hình thức nhận thông tin về FLEGT/VPA của doanh

nghiệp

35

Hình 13: Khảo sát hình thức nhận thông tin qua ấn phẩm 36

Hình 14: Những nội dung quan tâm của doanh nghiệp khi chưa biết rõ về

FLEGT/VPA

37

Hình 15: Các phương tiện và hình thức kết nối internet của doanh nghiệp 40

Page 5: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

TÓM TẮT

Việt Nam dự kiến kết thúc đàm phán về FLEGT/VPA vào tháng 10 năm 2014. Với

mục đích hỗ trợ nâng cao năng lực của các cơ quan truyền thông và các hiệp hội, cung

cấp thông tin hiệu quả cho các doanh nghiệp chế biến gỗ (CBG) ở Việt Nam, chương

trình FLEGT của Liên minh Châu Âu và Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc

(EU-FAO-FLEGT) hỗ trợ Trung tâm Giáo dục và Phát triển thực hiện dự án: “Nâng

cao năng lực cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và cơ quan truyền thông trong

quá trình thực thi FLEGT” từ 13 tháng 2 năm 2014 trong thời hạn 1 năm.

Để có cơ sở xây dựng các hoạt động truyền thông và cung cấp thông tin của dự án,

Trung tâm Giáo dục và Phát triển (Trung tâm) phối hợp với VCCI tiến hành đánh giá

nhu cầu của các doanh nghiệp và năng lực của các hiệp hội cũng như các cơ quan báo

chí về năng lực cung cấp thông tin và truyền thông. Khảo sát tiến hành tại 6 tỉnh/thành

(Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Dương, Hồ Chí Minh và Hà Nội), trong đó

có các trung tâm CBG lớn ở Việt Nam. Khảo sát tập trung tìm hiểu kiến thức, thái độ

và thực tiễn về quản lý rừng bền vững, gỗ hợp pháp, hiểu biết về FLEGT và nhu cầu

thông tin về FLEGT (điều tra thông qua đánh giá kiến thức, thái độ và thực tiễn hiện

nay của các doanh nghiệp).

Sau khi tham vấn các tổ chức tại Hà Nội, Trung tâm thiết kế và tiến hành khảo sát thử

tại Hà Nội và Bắc Ninh để hoàn thiện các phiếu phỏng vấn với các đối tượng: doanh

nghiệp, hiệp hội và báo chí. Khảo sát thực tế tại các tỉnh hành từ ngày 1 đến ngày 23

tháng 4 năm 2014 và phỏng vấn được 81, cơ quan và tổ chức, trong đó có 71 doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Kết quả phân tích và đánh giá nhu cầu

dựa trên phỏng vấn và điều tra thực hiện tại 63 doanh nghiệp Việt Nam (không tính 8

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI).

Kết quả cho thấy, chỉ có 57% doanh nghiệp biết về FLEGT-VPA, 75% doanh nghiệp

chưa biết các nội dung chủ yếu của FLEGT-VPA. Điều đáng nói là 73% các doanh

nghiệp này đang xuất khẩu các sản phẩm gỗ nội, ngoại thất sang E chiếm 51% thị

phần xuất khẩu. Doanh nghiệp hiện nay gặp khó khăn khi yêu cầu các giấy tờ chứng

minh nguồn gốc gỗ hợp pháp khi thu mua gỗ trong dân một phần do nhận thức của

người dân, một phần do thói quen lưu trữ hồ sơ hạn chế của người dân và sự thiếu

thống nhất về các yêu cầu giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ. Hiện nay,

các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc gỗ từ

nguồn nguyên liệu trong nước và nguyên liệu nhập khẩu từ một số nước láng giềng.

Các hiệp hội gỗ và lâm sản đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia đàm phán,

cung cấp thông tin cho đoàn đàm phán, nhưng chưa thể hiện rõ vai trò đại diện cũng

như cung cấp thông tin hiệu quả cho doanh nghiệp. Các tổ chức xã hội dân sự (XHDS)

trong đó có hiệp hội, và các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng chưa hợp tác hiệu quả

với các cơ quan truyền thông. Vì vậy, các thông tin trên các phương tiện truyền thông

đến nay cũng chưa nhiều và hiểu biết của các nhà báo về vấn đề này vẫn còn hạn chế.

Để cung cấp thông tin phù hợp cho các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi FLEGT, cần

đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức XHDS, NGO, và các cơ quan truyền thông. Mặt

khác, cần đa dạng hóa hình thức và các kênh truyền thông, cung cấp thông tin tận dụng

cả các kênh truyền thông truyền thống và các kênh truyền thông mới (mạng xã hội).

Page 6: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

1

1. GIỚI THIỆU

Ngoài nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, Việt Nam đang nhập khẩu một số lượng gỗ

khá lớn từ các nước trong khu vực, bao gồm Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia và

Trung Quốc. Sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện nay đang xuất khẩu sang hơn 100 quốc

gia, bao gồm các thị trường cao cấp và có ý thức về môi trường như ở các nước Châu

Âu, Mỹ, Nhật Bản. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, Việt Nam cần nhập khẩu gỗ

từ nhiều nước, trong đó có các nước có nguy cơ sử dụng gỗ từ các nguồn không hợp

pháp. Vì vậy, việc ký kết và thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) gắn với quá

trình tham gia Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) sẽ

giúp cải thiện ngành thương mại lâm sản của Việt Nam theo hướng minh bạch và hợp

pháp. Tham gia FLEGT/VPA cũng thúc đẩy mục tiêu quản lý rừng bền vững và quản

trị doanh nghiệp tốt hơn.

Việt Nam tham gia đàm phán VPA/FLEGT với Liên minh Châu Âu (E ) từ tháng 10

năm 2010. Cho đến nay, Việt Nam và E đã tiến hành 20 cuộc họp trực tuyến, 7 phiên

họp cấp chuyên viên và 3 phiên đàm phán cấp cao, hai bên đã đàm phán hầu hết các

phụ lục kỹ thuật và đã thống nhất căn bản 7/9 phụ lục. Dự kiến đàm phán sẽ kết thúc

vào tháng 10 năm 2014.

Dự án: “Nâng cao năng lực cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và cơ quan

truyền thông trong quá trình thực thi FLEGT” là một trong những dự án trong khuôn

khổ chương trình FLEGT của Liên minh Châu Âu và Tổ chức Nông Lương của Liên

Hợp Quốc (E -FAO-FLEGT). Dự án có thời hạn 1 năm từ 13 tháng 2 năm 2014, do

Trung tâm Giáo dục và Phát triển (Trung tâm) phối hợp với Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt nam (VCCI) thực hiện.

Mục tiêu tổng thể của dự án nhằm nâng cao năng lực cho các hiệp hội doanh nghiệp và

các cơ quan truyền thông, giúp họ hiểu và tham gia chủ động, tích cực vào quá trình

FLEGT. Để đạt được mục tiêu đó, dự án tiến hành các hoạt động sau: Đánh giá nhu

cầu thông tin của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ và các cơ quan có liên

quan; Tổ chức hội thảo đào tạo cho truyền thông về các vấn đề liên quan đến FLEGT;

Thực hiện kế hoạch truyền thông về các vấn đề FLEGT nhằm cung cấp thông tin cho

cộng đồng doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn; Xây dựng và xuất bản tài liệu cung

cấp thông tin cho các doanh nghiệp; Thiết lập một trang web về FLEGT/ VPA và các

vấn đề liên quan cho các doanh nghiệp.

Một trong những hoạt động đầu tiên của dự án là đánh giá nhu cầu thông tin về các

vấn đề liên quan đến FLEGT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và các bên

liên quan (chủ yếu là các hiệp hội doanh nghiệp và các NGO).

Khảo sát và đánh giá do Trung tâm phối hợp với VCCI (chi nhánh miền Trung) thực

hiện, nhằm mục tiêu xác định khoảng trống thông tin và xác định nhu cầu thông tin và

truyền thông về các vấn đề liên quan đến FLEGT đối với các DNNVV. Khảo sát được

tiến hành tại Hà Nội và các tỉnh/thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình

Định, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đánh giá được dùng làm cơ sở

để tiến hành các hoạt động tiếp theo của dự án.

Page 7: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

2

Báo cáo gồm các phần chủ yếu sau:

Nội dung và phương pháp đánh giá: Phần này sẽ nêu rõ nội dung, đối tượng,

địa bàn, phạm vi đánh giá; Lý do và tiêu chí lựa chọn địa bàn và các loại hình

doanh nghiệp tham gia đánh giá; Một số hạn chế của đánh giá là những điểm

mà đánh giá này chưa xem xét được do thời gian và kinh phí hạn chế.

Lược khảo tài liệu: Tổng hợp các thông tin thu thập được từ các tài liệu sẵn có,

chủ yếu liên quan đến quá trình đàm phán FLEGT/VPA, tình hình chung của

ngành chế biến gỗ (CBG) tại Việt Nam, thực trạng truyền thông về FLEGT,

những kết quả tham vấn tại Hà Nội cũng được tóm tắt và mô tả ở đây.

Kết quả khảo sát thực tế: kết quả từ phỏng vấn các doanh nghiệp, các hiệp hội

và đại diện truyền thông được trình bày trong phần này. Phần này tổng hợp kiến

thức, thái độ và thực tiễn hiện tại của ba nhóm đối tượng này và nhu cầu nâng

cao năng lực và cung cấp thông tin cũng như cam kết hợp tác và khả năng đóng

góp và mức độ sẵn sàng tham gia của từng nhóm đối tượng.

Kết luận và khuyến nghị: Phần này đưa ra một số kết luận và khuyến nghị qua

quá trình đánh giá, nhằm cung cấp thông tin cho dự án cũng như các tổ chức

liên quan đã và đang có các hoạt động liên quan đến FLEGT/VPA tham khảo,

xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao năng lực liên quan đến doanh

nghiệp và truyền thông trong lĩnh vực FLEGT-VPA.

2. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÀNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN GỖ VÀ QUÁ

TRÌNH ĐÀM PHÁN FLEGT/VPA Ở VIỆT NAM1

2.1. Ngành công nghiệp chế biến gỗ và các chính sách liên quan ở Việt Nam2

Ngành công nghiệp chế biến gỗ (CBG) có sự phát triển nhanh, mạnh trong thời kỳ từ

năm 2000 đến nay. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến tăng liên tục với tốc

độ tăng trưởng cao. Việt Nam Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang hơn 100 quốc gia

trên thế giới, chiếm khoảng gần 4% thương mại đồ gỗ nội thất trên thế giới, đứng thứ 6

trên thế giới, thứ 2 ở châu Á. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, Trung

Quốc, Nhật và Châu Âu.3

Ngành công nghiệp CBG đã sử dụng trực tiếp khoảng một nửa triệu lao động, và sử

dụng hàng triệu m3 gỗ nguyên liệu từ rừng trồng, gián tiếp góp phần giải quyết việc

làm và thu nhập cho hàng triệu hộ gia đình nông dân.

Trong năm 2010, ngành công nghiệp CBG cả nước đã sử dụng khoảng 7,43 triệu m3

gỗ nguyên liệu (quy theo gỗ tròn) được cung cấp từ các nguồn trong nhập khẩu và

trong nước. Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước khai thác từ 2 nguồn chính là rừng tự

nhiên và rừng trồng.

1 Thông tin phần này tổng hợp từ các tài liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau

2 Tổng hợp từ các báo cáo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản

3Bộ NN&PTNT (2014). Tổng hợp từ các báo cáo trong Hội thảo tham vấn quốc gia về hiệp định VPA/FLEGT, ngày

18 tháng 4 năm 2014

Page 8: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

3

Do nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước không đáp ứng về số lượng, chất lượng,

chủng loại cho công nghiệp chế biến sản phẩm gỗ đồ mộc xuất khẩu, nên các doanh

nghiệp CBG đã phải nhập khẩu gỗ xẻ, gỗ tròn, các loại ván nhân tạo ngày càng tăng từ

1,1 tỷ SD năm 2010 dự kiến năm 2014 tăng lên đến 1,9 tỷ SD.

Nhà nước đã có rất nhiều chính sách ủng hộ ngành công nghiệp CBG. Đến năm 2010

đã có 13 luật và 26 văn bản dưới luật liên quan đến chế biến và thương mại gỗ. Chính

phủ đã và đang thực hiện kế hoạch tái cơ cấu sản phẩm gỗ, sử dụng gỗ nguyên liệu,

quy mô doanh nghiệp CBG, và các làng nghề mộc. Những đề án và chính sách tái cơ

cấu này nhằm mục đích tăng cường lợi thế cạnh tranh xuất khẩu và hàng hóa sản xuất

có giá trị gia tăng cao. Theo quy hoạch ngành gỗ của Tổng cục Lâm nghiệp, trong

tương lai, ngành gỗ sẽ hạn chế việc chế biến và xuất khẩu dăm gỗ, tiến tới ngừng xuất

khẩu mặt hàng này vào năm 2020. Ngành gỗ sẽ tập trung vào sản xuất và xuất khẩu đồ

gỗ trong nhà, đồ gỗ ngoài trời và ván sàn. Dự kiến, từ nay đến 2030, Việt Nam vẫn

tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu gỗ, nhưng phấn đấu giảm dần tỷ lệ gỗ nhập khẩu.

Đến hết năm 2013,Việt Nam đã có trên 3.500 DNCBG và có năm trung tâm CBG lớn

được hình thành tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định và

Quảng Nam – Đà Nẵng. Trong những năm tới, Bộ NN&PTNT cũng sẽ tập trung rà

soát, củng cố và nâng cấp các DNCBG quy mô lớn, liên doanh liên kết với các cụm

công nghiệp, điểm chế biến gỗ, có quy mô thích hợp nhằm tận dụng tối đa nguồn

nguyên liệu và sản xuất các phụ kiện cho các cơ sở sản xuất khác trong vùng và là nơi

đào tạo nguồn nhân lực của ngành CBG. Ngoài ra Bộ cũng sẽ tập trung nguồn lực

nhằm phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ, các cơ sở sản

xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền

thống, tạo công ăn việc làm cho người dân và phát triển các dịch vụ hỗ trợ.

2.2. Quá trình đàm phán FLEGT/VPA4

Việt Nam và Liên minh Châu Âu (E ) chính thức đàm phán Hiệp định đối tác tự

nguyện (Voluntary Partnership Agreement - viết tắt là VPA), về thực thi luật, quản trị

rừng và thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (viết tắt là FLEGT) từ tháng 11 năm 2010.

Hiệp định VPA/FLEGT là hiệp định thương mại cấp chính phủ giữa E và chính phủ

của các quốc gia đối tác xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào E nhằm tăng cường thực

thi luật pháp để kiểm soát nguồn gốc gỗ thông qua hệ thống cấp phép FLEGT. Cơ

quan chủ trì đàm phán hiệp định VPA/FLEGT về phía Việt Nam là Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn với sự tham gia của các Bộ: Ngoại giao, Tư pháp, Công

thương, Tài chính và Hiệp hội gỗ lâm sản Việt Nam (xem hình 1). Cơ quan chủ trì

đàm phán phía E là Tổng cục Môi trường thuộc phái đoàn E tại Brussels, Bỉ với sự

hỗ trợ của các chuyên gia của Viện Quản lý rừng Châu Âu (EFI).5

Định nghĩa gỗ hợp pháp Việt Nam thuộc Phụ lục 2 của Hiệp định VPA/FLEGT là một

trong những phụ lục quan trọng nhất của hiệp định. Định nghĩa gỗ hợp pháp được thể

hiện dưới dạng bảng mô tả (bảng ma trận) tập hợp các các qui định luật pháp của Việt

4Bộ NN&PTNT (2014). Tổng hợp từ các báo cáo trong Hội thảo tham vấn quốc gia về hiệp định VPA/FLEGT, ngày

18 tháng 4 năm 2014 5Tổng cục Lâm nghiệp (2014). Báo cáo quá trình xây dựng và tham vấn về định nghĩa gỗ hợp pháp của Việt Nam

Page 9: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

4

Nam liên quan đến khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, chế biến đến khi xuất khẩu gỗ

sản phẩm gỗ bao gồm cả các qui định về đất đai, lao động, môi trường, tài chính mà

các chủ rừng, hộ gia đình, các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực này cần phải tuân thủ.

Định nghĩa gỗ hợp pháp là cơ sở quan trọng để Việt Nam xây dựng và vận hành Hệ

thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS) và cấp phép FLEGT sau này.

Tham gia VPA sẽ giúp Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp

CBG, vì khi có giấy chứng nhận FLEGT, các doanh nghiệp không phải làm trách

nhiệm giải trình gỗ. Hơn nữa, tham gia FLEGT-VPA cũng góp phần thực hiện chủ

trương hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam và thúc đẩy quản trị rừng

bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.Nội dung đàm phán VPA bao gồm: i) Danh

mục hàng hóa VPA; ii) Định nghĩa gỗ hợp pháp; iii) Kiểm soát chuỗi cung; iv) Hệ

thống xác minh gỗ hợp pháp TLAS; v) Quy trình cấp phép FLEGT và vi) Giám sát

độc lập.

Hình 1: Sơ đồ tổ chức đàm phán FLEGT/VPA của Việt Nam6

Cho đến nay, Việt Nam và E đã tiến hành 20 cuộc họp trực tuyến 7 phiên họp cấp

chuyên viên và 3 phiên đàm phán cấp cao, hai bên đã đàm phán hầu hết các phụ lục kỹ

thuật và đã căn bản thống nhất 7/9 phụ lục.

Trong quá trình đàm phán, cho đến nay vẫn còn tồn tại một số vướng mắc: các vấn đề

về kiểm soát gỗ nhập khẩu, gỗ cao su, gỗ cây phân tán và gỗ thu hoạch được ở vườn

6Bộ NN&PTNT (2014). Tổng hợp từ các báo cáo trong Hội thảo tham vấn quốc gia về hiệp định VPA/FLEGT, ngày

18 tháng 4 năm 2014

ĐOÀN ĐÀM PHÁN (TWG)

(Bộ NN&PTNT, Bộ ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ

Công thương, Bộ Tài chính,

Tổng cục hậu cần)

BAN CHỈ ĐẠO (SOM)

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT trưởng ban

(Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Tài chính,

Bộ Tư pháp, Tổng cục hậu cần, Hiệp hội gỗ)

Tham

vấn với

các bên

liên

quan

Tổ công tác về

định nghĩa gỗ

hợp pháp

Tổ công tác về hệ

thống đảm bảo tính

hợp pháp của gỗ

TLAS

Tổ công tác về

lời văn Hiệp định

Văn

phòng

thường

trực

Page 10: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

5

nhà; làm thế nào để vừa đảm bảo hệ thống kiểm soát, xác minh đáp ứng được nhu cầu

của E nhưng phải đảm bảo hạn chế phát sinh thủ tục hành chính, không ảnh hưởng

đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và không tăng chi phí sản xuất.Tuy

vậy, dự kiến hai bên sẽ kết thúc đàm phán vào tháng 10 năm 2014.

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

3.1. Đối tượng, phạm vi khảo sát

3.1.1. Đối tượng

Khảo sát tập trung vào 3 nhóm đối tượng chính gồm (i) Các doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực thương mại, sản xuất và chế biến gỗ (ii) Các hiệp hội doanh nghiệp và

hiệp hội ngành chế biến gỗ (iii) Các cơ quan truyền thông hoạt động trong lĩnh vực

bảo vệ môi trường, lâm nghiệp, sản xuất chế biến gỗ từ Trung ương đến địa phương.

Trong ba nhóm đối tượng khảo sát thì nhóm đối tượng chính là các doanh nghiệp sản

xuất, chế biến, kinh doanh, và cung ứng dịch vụ trong ngành gỗ.

Trong quá trình thiết kế khảo sát, Trung tâm cũng gặp gỡ và tham vấn ý kiến cũng như

đánh giá nhu cầu của các cơ quan liên quan và các tổ chức hiện nay có dự án liên quan

đến VPA/FLEGT để xác định nhu cầu thông tin và những khoảng trống về thông tin

liên quan đến FLEGT VPA.

Tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp tiến hành khảo sát, phỏng vấn7

Loại hình doanh nghiệp được lựa chọn để khảo sát đa dạng, gồm: doanh nghiệp nhà

nước (DNNN) bao gồm cả các chi nhánh; Công ty cổ phần (CTCP), Công ty trách

nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Mặc dù doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài (FDI) không phải là đối tượng chính trong khảo sát nhưng nhóm

khảo sát cũng có đánh giá đối tượng này nhằm hiểu thêm thực tiễn của các công ty

này, để xem có thể có những khuyến nghị và đề xuất đối với các doanh nghiệp Việt

Nam, vì dù sao họ cũng phải chịu ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật Việt Nam. Các

tiêu chí cụ thể khi chọn các doanh nghiệp được trình bày dưới đây:

Tiêu chí 1: Qui mô vốn đầu tư của doanh nghiệp dưới 5 tỷ đồng

Đa số các DNCBG thường có quy mô nhỏ. Trong 3.930 DNCBG, doanh nghiệp có

quy mô vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng chiếm 15,83%; doanh nghiệp có qui mô vốn đầu tư

từ 1 - 5 tỷ đồng là 47,84%; doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 5 - 10 tỷ đồng là 12,54%;

doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 10 - 50 tỷ đồng là 15,95%; doanh nghiệp có vốn đầu tư

từ 50 - 200 tỷ đồng là 5,73%; doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 200 - 500 tỷ đồng là

1,53%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng là 0,59%. Chính vì thế nhóm ưu

tiên chọn các DNCBG có qui mô đầu tư dưới 5 tỷ VNĐ để khảo sát và phỏng vấn sâu.

7Các thông tin cơ sở dùng làm căn cứ xây dựng các tiêu chí doanh nghiệp tham gia khảo sát dựa vào nguồn

thông tin từ: “Đề án tái cơ cấu kinh tế lâm nghiệp” của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, năm 2013

Page 11: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

6

Tiêu chí 2: Qui mô sử dụng lao động của doanh nghiệpdưới 50 người

Đa số các DNCBG có quy mô lao động nhỏ và trình độ tay nghề thấp. 76,74% số

doanh nghiệp có dưới 50 lao động; 13,31% có từ 50 - 199 lao động; 2,98% có từ 200 -

299 lao động; 2,85% có từ 300 - 499 lao động; 2,29% có từ 500 – 999 lao động; và

1,83% có từ 1.000 - 4.999 lao động.Tỷ lệ lao động chế biến gỗ (CBG) có trình độ đại

học và cao đẳng thấp, số công nhân kỹ thuật và công nhân lao động trực tiếp được đào

tạo với các chuyên môn sâu không nhiều, phần lớn lao động có trình độ tay nghề thấp,

làm theo các hợp đồng mùa vụ. Chính vì vậy, nhóm khảo sát cũng ưu tiên khảo sát các

doanh nghiệp CBG có số lao động dưới 50 người.

Tiêu chí 3: Tình hình trang thiết bị ở doanh nghiệp ở mức trung bình, có khả

năng xuất khẩu trực tiếp

Hiện tại, hơn 50% số DNCBG có quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản phục vụ sơ chế,

sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng thấp, phục vụ tiêu thụ nội địa hoặc gia

công (sơ chế) nguyên liệu phục vụ các doanh nghiệp có quy mô lớn. Số còn lại có thiết

bị và công nghệ ở mức độ trung bình khá của thế giới (Có khoảng 970 doanh nghiệp

của các tổ chức và cá nhân trong nước và 421 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài). Chính vì thế, nhóm đánh giá đề xuất chọn các DNCBG có tình trạng trang thiết

bị ở mức độ trung bình, nhưng có khả năng sản xuất thành phẩm, có thể xuất khẩu trực

tiếp sang các nước E để phỏng vấn sâu.

Tiêu chí 4:Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ không ngừng được mở rộng. Nếu năm 2003 sản

phẩm gỗ Việt Nam chỉ xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia thì đến nay đã có mặt tại trên

100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung vào 3 thị trường trọng điểm là Mỹ

chiếm trên 36,3%, E chiếm gần 15,4% và Nhật Bản chiếm 15,1%. Chính vì thế,

nhóm khảo sát chọn các doanh nghiệp có khả năng sản xuất thành phẩm, có thể xuất

khẩu trực tiếp sang các nước E và các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu hoặc sản

phẩm cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ngoài ra, nhóm khảo sát cũng chọn các hiệp hội và các cơ quan báo chí truyền thông

có liên quan đến FLEGT tạo các tỉnh để phỏng vấn.

Địa bàn khảo sát

Căn cứ vào những tiêu chí nêu ở trên, khảo sát lựa chọn các doanh nghiệp đóng trên

địa bàn 6 tỉnh/thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Dương,

thành phố Hồ Chí Minh, với các lý do sau:

Hai tỉnh Bình Định và Bình Dương là hai tỉnh đã thu hút sự đầu tư của phần lớn

doanh nghiệp chế biến gỗ;

Thành Phố Đà Nẵng là đơn vị cấp tỉnh có khả năng thu hút trung bình về đầu tư trong ngành gỗ;

Quảng Nam, Quảng Ngãi là hai tỉnh có khả năng thu hút đầu tư kém hơn, nhiều doanh nghiệp gỗ quy mô nhỏ đóng trên địa bàn này;

Page 12: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

7

Tại Thành Phố Hồ Chí Minh có nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn này có cả cơ sở tại Bình Dương.

Vì vậy, khảo sát tại các địa bàn này có thể thu thập được những thông tin phản ánh

được nhu cầu chung về nâng cao nhận thức FLEGT/VPA cho Việt Nam.

Dựa trên danh sách các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản do Hiệp Hội Chế biến Gỗ

và Lâm sản Việt Nam(Vietfores) cung cấp, nhóm khảo sát chọn địa điểm có tập trung

nhiều doanh nghiệp để phỏng vấn và điều tra tại các tỉnh như sau:

Đà Nẵng: Các doanh nghiệp đóng tại Thành phố Đà Nẵng, khu công nghiệp (KCN) như Hòa Khánh;

Quảng Nam: Các doanh nghiệp đóng tại Cụm công nghiệp (CCN) Tân An,

CCN Bắc Chu Lai, Nam Chu Lai;

Quảng Ngãi: Các doanh nghiệp đóng tại KCN Dung Quất; CCN Bình Chánh,

KCN Quảng Phú;

Bình Định: Các doanh nghiệp đóng tại Thành phố Quy Nhơn, KCN Phú Tài, KCN Phước An;

Bình Dương: Các doanh nghiệp đóng tại KCN Thuận An, KCN Tân Uyên;

Thành phố Hồ Chí Minh: Các doanh nghiệp đóng tại địa bàn thành phố và tại

các CCN Nhị Xuân, KCN Tân Tạo.

Nhóm đánh giá lên danh sách dự kiến phỏng vấn các doanh nghiệp và VCCI tiến hành

liên hệ với các doanh nghiệp để tiến hành phỏng vấn. Những doanh nghiệp nào không

liên hệ được hoặc không quan tâm, không sẵn sàng cung cấp thông tin thì VCCI chủ

động liên hệ với các doanh nghiệp khác với cùng các tiêu chí, cùng địa bàn để thay

thế.

Nhóm khảo sát cũng đồng thời tiến hành phỏng vấn với các hiệp hội doanh nghiệp và

đại diện các cơ quan truyền thông đóng trên địa bàn các tỉnh này.

Khảo sát tại các tỉnh tiến hành trong thời gian từ ngày 1 đến ngày 23 tháng 4 năm

2014. Trong thời gian này, nhóm khảo sát tiến hành phỏng vấn được 71 doanh nghiệp,

4 hiệp hội, và 6 cơ quan đại diện truyền thông và báo chí tại các tỉnh. Chi tiết xin xem

lịch khảo sát tại phục lục số 2. Danh sách các doanh nghiệp và các đơn vị tham gia

phỏng vấn xin xem trong phụ lục 3.

3.1.2. Phạm vi khảo sát

Đánh giá bao gồm ba phần chính: Phần đầu tiên, khảo sát tập trung vào tìm hiểu kiến

thức, thái độ, và thực tiễn trong DNNVV về các vấn đề sản xuất gỗ hợp pháp, quản lý

rừng bền vững, quản trị rừng và thương mại lâm sản. Phần thứ hai tập trung vào đánh

giá năng lực hiện tại về các vấn đề liên quan đến FLEGT/VPA cho cả truyền thông,

các hiệp hội và doanh nghiệp. Phần thứ ba tập trung vào việc đánh giá nhu cầu thông

tin và đào tạo nhằm xây dựng năng lực cho các nhóm liên quan khác nhau. Khảo sát

cũng sẽ xác định phương pháp tốt nhất và nội dung phù hợp nhất để truyền thông đến

Page 13: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

8

được các nhóm dựa trên kết quả của hai phần trước. Chi tiết nội dung và phạm vi khảo

sát với các nhóm đối tượng mô tả cụ thể dưới đây.

Đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và chế biến gỗ

Nhóm đánh giá tập trung tìm hiểu mức độ nhận thức, kiến thức, thái độ và thực tiễn

hiện nay của các doanh nghiệp liên quan đến thực thi lâm luật và thương mại lâm sản,

hiểu biết về gỗ hợp pháp và FLEGT/VPA và những nhu cầu về thông tin, kênh thông

tin và nguồn thông tin liên quan. Thông qua việc đánh giá mức độ sẵn sàng và nhận

thức của các doanh nghiệp, nhóm khảo sát tìm hiểu và xác định nhu cầu thông tin và

nâng cao năng lực của nhóm đối tượng này. Ngoài ra khảo sát cũng tìm hiểu thêm nhu

cầu và thực tế của doanh nghiệp về nội dung, hình thức và thời lượng tập huấn (nếu họ

có nhu cầu tập huấn, thông tin) cũng như hình thức thông tin phù hợp cho lãnh đạo và

người lao động của doanh nghiệp.

Đối với hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội gỗ

Khảo sát tập trung vào đánh giá thái độ, thực tiễn và năng lực cung cấp thông tin hiện

tại của các hiệp hội cho hội viên về FLEGT/VPA. Các hoạt động đã, đang và sẽ thực

hiện trong đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho các hội viên, vấn đề thông tin và

truyền thông liên quan đến FLEGT/VPA của hiệp hội hiện nay. Từ đó, đưa ra các đề

xuất cụ thể nhằm tăng cường năng lực cung cấp thông tin về FLEGT-VPA và hỗ trợ

trong quá trình thực hiện VPA cho các hội viên một cách hiệu quả nhất.

Đối với các tổ chức truyền thông

Khảo sát đánh giá kiến thức, thái độ và thực tiễn, năng lực thông tin hiện tại liên quan

đến thực thi lâm luật và thương mại lâm sản và khả năng hợp tác giữa truyền thông, dự

án và các bên liên quan nhằm xây dựng một kế hoạch truyền thông hiệu quả về chủ đề

FLEGT/VPA cho doanh nghiệp và cộng đồng. Khảo sát cũng tìm hiểu những thực tiễn

hiện nay mà truyền thông đang thực hiện nhằm cung cấp thông tin cho công chúng về

các chủ đề có liên quan và đề xuất cụ thể và cơ chế hợp tác hiệu quả giữa cơ quan

truyền thông, dự án và các bên liên quan nhằm thúc đẩy nâng cao nhận thức về

FLEGT/VPA ở Việt Nam.

3.2. Phương pháp và công cụ thực hiện

3.2.1. Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có sẵn

Để có tài liệu phục vụ nghiên cứu và có một bức tranh toàn cảnh về tình hình đàm

phán FLEGT/VPA ở Việt Nam, nhóm đã thu thập các bài báo, tài liệu tập huấn, báo

cáo liên quan đến chủ đề FLEGT/VPA trong và ngoài nước. Các ấn phẩm, tài liệu, báo

cáo tại các hội nghị, hội thảo về FLEGT/VPA đã thực hiện ở Việt Nam trong vòng 5

năm (từ 2010 đến 2014), đặc biệt là các văn bản pháp quy, dự thảo, góp ý dự thảo liên

quan đến ngành gỗ và FLEGT/VPA ở Việt Nam cũng như các chính sách liên quan từ

doanh nghiệp, hiệp hội, truyền thông từ trung ương đến địa phương đều được thu thập

và nghiên cứu. Những tài liệu này sẽ được nhóm dự án tiếp tục nghiên cứu, tham khảo

và sử dụng trong quá trình truyền thông và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp

trong thời gian dự án.

Page 14: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

9

Ngoài ra, nhóm cũng tìm kiếm và thu thập các bài báo, văn bản, tài liệu trực tuyến với

các công cụ tìm kiếm chủ yếu ở Việt Nam là Google và Bing. Để việc tìm kiếm được

khách quan, nghiên cứu được tiến hành với trình duyệt Chrome ở chế độ ẩn danh, sử

dụng tính năng tìm kiếm nâng cao theo phạm vi thời gian và địa điểm. Trên cơ sở kết

quả tìm được, những phân tích sâu hơn về tần suất từ khóa, loại hình truyền thông,

nguồn thông tin chủ yếu về chủ để FLEGT/VPA cũng được thực hiện. Những thông

tin này cũng sẽ rất hữu ích đối với việc xây dựng các trang thông tin liên quan đến

FLEGT-VPA tại Việt Nam.

3.2.2. Khảo sát tại các tỉnh

Thiết kế phiếu điều tra

Dựa trên các thông tin thu thập và tổng hợp, nhóm thiết kế phiếu điều tra thu thập

thông tin theo các nội dung và phạm vi đã đề cập ở phần trên. Sau khi thiết kế và nhiều

vòng lấy ý kiến chuyên gia, nhóm khảo sát tiến hành thử nghiệm phiếu tại Hà Nội và

tỉnh Bắc Ninh với đại diện hai doanh nghiệp, hai cơ quan truyền thông, và hai hiệp hội

(ngày 26-27 tháng 3 năm 2014). Sau khi thử nghiệm phiếu và có thêm ý kiến từ các

chuyên gia, nhóm hoàn thiện phiếu điều tra và tiến hành khảo sát chính thức vào ngày

1 tháng 4 năm 2014. Phiếu phỏng vấn, xin xem trong phụ lục 4 và danh sách các đơn

vị tham gia phỏng vấn xin xem trong phụ lục 3.

Tham vấn các bên liên quan

Trong quá trình thu thập thông tin, thiết kế khảo sát, nhóm nghiên cứu cũng đồng thời

tiến hành tham vấn các bên liên quan từ phía nhà tài trợ E -FAO, các cơ quan chính

phủ, VCCI, Vietfores, thành viên mạng lưới VNGO-FLEGT, nhằm thu thập thêm

thông tin, tài liệu sẵn có về FLEGT/VPA cũng như các hoạt động dự án đang và sẽ

diễn ra liên quan đến FLEGT/VPA trong những năm tới, đặc biệt các hoạt động liên

quan tới truyền thông. Ngoài ra nhóm đánh giá cũng trình bày sơ bộ về kế hoạch đánh

giá và khảo sát trong khuôn khổ dự án để lấy thêm ý kiến góp ý về tiêu chí lựa chọn

các doanh nghiệp, phương pháp, nội dung, các câu hỏi cụ thể, v.v.. Danh sách các tổ

chức tham vấn xem thêm trong phụ lục 3.

3.2.3. Khảo sát thực tế tại các tỉnh

Khảo sát thực tế được tiến hành tại sáu tỉnh/thành phố từ ngày 01 tháng 04 năm 2014

đến ngày 23 tháng 04 năm 2014. Lịch khảo sát chi tiết xin xem tại phụ lục số 2.

Thành phần nhóm khảo sát, gồm ba cán bộ và chuyên gia từ Trung tâm và hai cán bộ

từ chi nhánh VCCI miền Trung và đại diện VCCI tại các tỉnh. Tại mỗi tỉnh, thành phố,

nhóm khảo sát được chia thành hai nhóm và tiến hành khảo sát theo danh sách doanh

nghiệp đã được lựa chọn. Mỗi nhóm có một cán bộ hoặc tư vấn của trung tâm làm

trưởng nhóm và thành viên khác từ VCCI địa phương. Trong quá trình khảo sát, kết

quả đánh giá được xử lý sơ bộ và gửi về Trung tâm tại Hà Nội để nhóm chuyên gia tại

Hà Nội có thể góp ý, điều chỉnh cách hỏi hoặc gợi ý các nội dung thông tin cần khai

thác thêm tại các tỉnh/thành.

Page 15: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

10

3.2.4. Hạn chế của khảo sát

Trong quá trình khảo sát tại các tỉnh, nhóm khảo sát nhận thấy các doanh nghiệp có sử

dụng gỗ từ các hộ gia đình, và các doanh nghiệp quy mô nhỏ không có đăng ký kinh

doanh. Nhưng do thời gian hạn chế, nhóm khảo sát cũng chưa tiếp cận được với các hộ

gia đình hoặc cơ sở chế biến dạng này tham gia trong quá trình cung ứng nguyên liệu

hoặc sản phẩm cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Vì vậy nhu cầu về thông tin và hỗ

trợ của các doanh nghiệp tư nhân quy mô rất nhỏ hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh

hộ gia đình, cần được tìm hiểu và khảo sát thêm. Hơn nữa, khảo sát cũng chỉ tập trung

tìm hiểu thực trạng hiểu biết, thái độ và thực tiễn của doanh nghiệp liên quan đến thực

thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (nguồn gỗ gốc xuất xứ gỗ). Một số

vấn đề liên quan khác như lao động và bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp CBG

cần tìm hiểu thêm vì đây cũng là những yêu cầu khi Việt nam tham gia FLEGT-VPA.

4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

4.1. Thu thập và phân tích thông tin trực tuyến

Nhóm nghiên cứu đã thu được gần 300 tài liệu ấn phẩm số dưới dạng tài liệu “.PDF”

hoặc có đuôi “.DOC”, gồm các tài liệu và tin tức liên quan đến hệ thống luật pháp, tính

hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt nam và Liên minh Châu Âu (EU), các ấn

phẩm truyền thông, bài viết chuyên đề và các tài liệu liên quan (Danh mục tài liệu

tham khảo xem ở phụ lục số 1).

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã tìm được 338 tin, bài viết và tài liệu trực tuyến liên

quan đến chủ đề FLEGT/VPA trong thời gian 5 năm từ 1 tháng 1 năm 2010 đến 25

tháng 5 năm 2014. Tùy theo giai đoạn đàm phán mà số lượng tin bài có khác nhau, đặc

biệt là trong 5 tháng đầu năm 2014, số lượng tin bài nhiều hơn cả năm 2013, do có

nhiều sự kiện của các dự án mới khởi động vào đầu năm 2014. Thông tin thu thập

được chủ yếu từ các nguồn sau:

Từ cơ quan chính phủ (địa chỉ có dạng gov.vn): chiếm 20% thông tin thu thập

trực tuyến từ các nguồn chính thống từ các cơ quan có thẩm quyền của chính

phủ. Các nguồn tin thường xuyên này là nguồn trích dẫn, tham khảo tin cậy cho

các cơ quan truyền thông, báo đài và các tổ chức liên quan. Tuy nhiên nguồn

thông tin này nằm trong trng của tổng cccuj và các thông tin mang tính kỹ thuật

nên các doanh nghiệp chưa tiếp cận được.

Từ hiệp hội, viện, trung tâm nghiên cứu, và các NGO: chiếm 33% thông tin

thu thập được. Những nguồn tin này có xu hướng tăng trong những năm gần

đây, thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các

nhóm đối tượng từ các tổ chức này. Các nguồn thông tin này cũng chủ yếu lấy

nguồn thông tin từ tổng cục, kết hợp với các sự kiện, các hoạt động của các dự

án liên quan đến FLEGT.

Từ báo chí trực tuyến (có giấy phép xuất bản): chiếm 36% thông tin thu thập

được. Nguồn tin này có xu hướng tăng đột biến trong 4 tháng đầu năm 2014, do

liên quan đến các sự kiện của các dự án mới khởi động đầu năm nay. Chủ yếu

đề cập đến các sự kiện, các hoạt động dự án, ít bài phân tích sâu về các vấn đề

liên quan.

Page 16: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

11

Từ trang tin của các công ty: Mặc dù các công ty sản xuất, kinh doanh và chế

biến gỗ là đối tượng chịu tác động chính của việc ký kết VPA và thực thi

FLEGT nhưng chỉ có 8% số tin bài xuất phát từ các Website công ty. Một trong

những lý do là nhiều công ty chưa có Website. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng

chưa quan tâm đến chủ đề FLEGT/VPA. Chủ yếu thông tin lấy từ các nguồn

trên.

Từ mạng xã hội (facebook, blog,...): Phân tích cũng cho thấy vai trò của các

kênh truyền thông mới như mạng xã hội (facebook, blog công ty hay tổ chức,

youtube...) cũng đóng góp khoảng 4% trong tin bài trực tuyến về chủ đề

FLEGT/VPA.

Tần suất đưa tin về FLEGT/VPA theo tháng cũng được phân tích và cho thấy tháng 3,

5, 8, 11 thường có nhiều tin và bài liên quan đến FLEGT/VPA, trong khi tháng 2, 7, 10

thường ít tin và bài liên quan. Những thời điểm có nhiều tin bài chủ yếu liên quan đến

các vòng đàm phán (tháng 8 năm 2010, vòng thứ 2 vào tháng 11 năm 2011, vòng thứ 3

vào tháng 3 năm 2013,.v.v), hoặc các sự kiện hội thảo, tập huấn góp ý cho các dự thảo

định nghĩa gỗ hợp pháp, TLAS của Tổng Cục lâm nghiệp (góp ý dự thảo số 5 vào

tháng 5 năm 2012, dự thảo 6.3 tháng 11 năm 2013,…). Các bài viết chủ yếu là đưa tin

về các sự kiện. Số lượng phóng sự, bài viết chuyên đề rải đều trong năm (ví dụ như:

Làng nghề gỗ trong bối cảnh thực thi FLEGT và REDD tại Việt Nam của Gỗ Việt số

45 tháng 12 năm 2012) còn ít. Riêng năm 2014 có rất nhiều hoạt động thông tin về

FLEGT/VPA giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4 liên quan đến các dự án mới liên quan

đếnFLEGT/VPA và các hoạt động liên quan đến các vòng đàm phán cuối.

Thống kê 10 nguồn đưa tin trực tuyến hàng đầu về FLEGT/VPA trong 5 năm (2010

đến tháng 5 năm 2014) cho thấy vai trò của trang thông tin Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ

NN&PTNT cũng như vai trò ngày càng tăng của các tổ chức xã hội dân sự (XHDS),

trung tâm nghiên cứu, và báo chí trong việc truyền thông về FLEGT/VPA (xem hình

2).

Page 17: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

12

Hình 2:10 nguồn đưa tin trực tuyến hàng đầu về FLEGT/VPA

từ năm 2010 đến nay

4.2. Tham vấn các bên liên quan

Trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 nhóm đánh giá và đại diện Trung tâm tiến hành

và tham gia 14 cuộc họp, hội thảo, tham vấn tại Hà Nội với đại diện các cơ quan như:

Liên minh Châu Âu (E ), Tổ chức Lương Nông của Liên Hợp Quốc (FAO), Trung

tâm WTO thuộc VCCI, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), Trung tâm Phát triển

Nông thôn Bền vững (SRD), đại diện của Viện Lâm nghiệp Châu Âu (EFI), v.v…Mục

đích của các cuộc họp tham vấn này là giới thiệu những mục tiêu và các hoạt động của

dự án nhằm tham vấn ý kiến vào quá trình thực hiện dự án và tìm hiểu khả năng hợp

tác và chia sẻ thông tin trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, nhóm cũng trình bày

những nội dung sẽ đánh giá trong thời gian tới và có gửi thông tin chi tiết các nội dung

đánh giá đến những tổ chức quan tâm và góp ý thêm.

Quá trình tham vấn cho thấy, bắt đầu từ năm 2014, có thêm rất nhiều hoạt động liên

quan đến FLEGT/VPA nhằm thúc đẩy quá trình đàm phán và tăng cường cung cấp

thông tin và năng cao năng lực cho các cơ quan liên quan. Đáng kể là 3 dự án mới của

EU liên quan đến lĩnh vực này và các dự án trong khuôn khổ chương trình E -FAO

FLEGT. Thêm vào đó, những dự án mới bắt đầu năm nay đều có đánh giá nhu cầu,

khảo sát hoặc nghiên cứu liên quan đến các nhóm đối tượng mà mình phục vụ, và một

số hoạt động liên quan đến truyền thông. Chính vì vậy, việc điều phối và hợp tác giữa

các cơ quan liên quan trong lĩnh vực này là rất quan trọng nhằm huy động tối đa nguồn

lực và có bức tranh toàn cảnh về những lĩnh vực cần hỗ trợ Việt Nam trong quá trình

tham gia và thực hiện FLEGT/VPA. Quá trình tham vấn cũng cho thấy, có rất nhiều tổ

chức trong và ngoài nước cũng có dự định hay kế hoạch làm các sản phẩm truyền

thông có thể liên quan đến FLEGT. Mặc dù mỗi tổ chức hoặc chương trình đều có mục

tiêu, hoạt động và đối tượng phục vụ khác nhau nhưng việc điều phối và chia sẻ thông

tin sẽ rất cần thiết vì tất cả các hoạt động dự kiến đều phục vụ mục tiêu cuối cùng là hỗ

trợ việc thực hiện hiệu quả FLEGT/VPA ở Việt Nam.

Về phần đánh giá nhu cầu, các tổ chức đều cho rằng, cần đánh giá thêm về năng lực

cung cấp thông tin truyền thông của các cơ quan có liên quan khác (ví dụ: các tổ chức

XHDS và NGO) để có thể có các hoạt động phù hợp nhằm tăng cường cung cấp thông

tin cho các nhóm đối tượng khác nhau, chứ không chỉ doanh nghiệp, vì các phương

tiện truyền thông đại chúng sẽ cung cấp thông tin cho công chúng chứ không chỉ cho

doanh nghiệp CBG. Nhiều ý kiến góp ý nên tập trung tìm hiểu và đánh giá thực trạng

ở các DNCBG, vì nguồn gỗ nhập khẩu sử dụng trong chế biến gỗ ngày càng tăng, và

vì vậy có nguy cơ sử dụng gỗ từ các nguồn không rõ nguồn gốc. Các ý kiến đóng góp

vào quá trình đánh giá, cũng như những ý kiến đóng góp điều chỉnh các câu hỏi hay

phiếu điều tra đều được nhóm đánh giá tiếp nhận, xem xét và điều chỉnh hợp lý.

Page 18: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

13

4.3. Kết quả khảo sát và đánh giá nhu cầu từ các doanh nghiệp và các cơ quan

liên quan tại các tỉnh

Khảo sát tại các tỉnh tiến hành từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 22 tháng 4 năm 2014. Trong

thời gian này, nhóm khảo sát đã đã tiến hành 81 cuộc phỏng vấn tại các tỉnh, trong đó

có: 71 doanh nghiệp, 4 đại diện hiệp hội (không kể VCCI và các hiệp hội tại Hà Nội)

và 6 đại diện truyền thông (Danh sách các đơn vị được phỏng vấn, xin xem thêm trong

phụ lục 3). Ngoài ra, Trung tâm cũng tiến hành phỏng vấn với các hiệp hội ở Hà Nội,

Bắc Ninh, và một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, những phỏng vấn đó tiến hành trong

quá trình thử nghiệm phiếu và sau đó phiếu có điều chỉnh và thay đổi nên chúng tôi

không thống kê các phiếu đó vào kết quả.Tuy vậy, một số ý kiến và khuyến nghị của

họ cũng đều được xem xét và tổng hợp vào phần kết luận và khuyến nghị.

Kết quả khảo sát được tổng hợp và trình bày theo hai phần. Phần 1 tập trung vào nhận

thức, hiểu biết và thái độ liên quan đến gỗ hợp pháp, thực thi lâm luật và FLEGT.

Phần 2 tập trung vào đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin, đào tạo và nâng cao năng

lực cung cấp thông tin cho các hiệp hội và các cơ quan truyền thông. Các phần báo cáo

tổng hợp chia ra theo ba nhóm đối tương được khảo sát: doanh nghiệp, các hiệp hội và

đại diện truyền thông.

4.3.1. Kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ8

4.3.1.1. Thông tin chung về các doanh nghiệp được phỏng vấn

Quy mô và loại hình doanh nghiệp

Khảo sát tiến hành với 71 doanh nghiệp, trong đó có 55 doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

(chiếm 77%), 8 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), (chiếm 11.5%) và 8 doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài - FDI (chiếm 11.5%). Các doanh nghiệp FDI không phải là đối

tượng của dự án, nên khi tổng hợp và xử lý kết quả chúng tôi không tính các doanh

nghiệp này mà chỉ tóm tắt các kết quả phỏng vấn dưới đây.

Tóm tắt kết quả khảo sát từ 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Trong số 8 doanh nghiệp FDI được khảo sát có một doanh nghiệp mới thành lập đó là

Công ty TNHH MTV INNOVGREEN Chu Lai – Quảng Nam, công ty này mới có 30

lao động, chuyên sản xuất xuất khẩu dăm gỗ và chưa xuất khẩu lần nào. 7 doanh

nghiệp FDI còn lại có quy mô doanh nghiệp từ 140 đến 1.800 lao động, giá trị xuất

khẩu năm 2013 dao động từ 7 triệu SD đến 26 triệu USD, riêng có Công ty TNHH

gỗ Chấn Phong – Bình Dương với 390 lao động có giá trị xuất khẩu năm 2013 là

192.033 USD. 6 trong 8 doanh nghiệp này nhập khẩu gỗ từ các nước Canada, Mỹ,

Đức, Pháp, Đan mạch, Newzeland, Chile, …. 2 trong 8 doanh nghiệp thu mua gỗ tại

rừng trồng ở Việt Nam. 100% doanh nghiệp FDI đều đã biết về khái niệm gỗ hợp

pháp và có quan tâm đến việc sử dụng gỗ hợp pháp trong sản xuất. 4/8 doanh nghiệp

biết đến khái niệm gỗ hợp pháp qua yêu cầu của khách hàng, 3 doanh nghiệp biết đến

qua internet và 2 doanh nghiệp biết đến gỗ hợp pháp qua kiểm lâm. Các doanh nghiệp

8 Kết quả tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn theo phiếu hỏi

Page 19: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

14

nhập khẩu gỗ từ nước ngoài đã có chứng nhận FSC/COC, kiểm dịch thực vật, chứng

nhận xuất xứ,…. 2 doanh nghiệp mua gỗ trong nước đã có giấy chứng nhận của kiểm

lâm và chính quyền địa phương và họ đang tiến hành làm COC9. Tuy nhiên, chỉ 4

trong số 8 doanh nghiệp có biết về FLEGT/VPA, các doanh nghiệp biết về

FLEGT/VPA chủ yếu là do tìm hiểu trên internet. Một doanh nghiệp biết đến

FLEGT/VPA qua hội thảo đó là Công ty Liên doanh đồ gỗ Quốc tế - thành phố Hồ

Chí Minh. Hầu hết các doanh nghiệp đều chưa hiểu rõ về việc cấp giấy phép FLEGT

như thế nào và có cần thiết hay không. Công ty TNHH sản xuất nguyên liệu giấy Việt

Nhật – Đà Nẵng thì cho rằng FSC đã là chứng chỉ quản lý rừng bền vững rồi nên chưa

cần có thêm chứng chỉ khác. 7/8 doanh nghiệp trả lời sẵn sàng bỏ ra 1/2 hoặc 1 ngày

để tham gia tập huấn, 5/8 doanh nghiệp sẵn sàng đóng góp kinh phí cho tập huấn,

100% doanh nghiệp đều cho rằng VCCI và Hiệp hội là những đơn vị cung cấp thông

tin hiệu quả. Chỉ có 3 doanh nghiệp lựa chọn hình thức cung cấp thông tin qua ấn

phẩm. Các doanh nghiệp đều cho rằng, cần đẩy mạnh vai trò của truyền thông hơn

trong việc cung cấp thông tin, ví dụ như, phóng sự ngắn về FLEGT. 100% các doanh

nghiệp này đều có máy tính kết nối internet và 100% người đại diện trả lời đều sử

dụng điện thoại có kết nối internet qua cả Wifi và 3G. Chính vì vậy, theo họ việc tạo

một website riêng về FLEGT là cần thiết và có ích cho doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp Việt Nam

Kết quả khảo sát tổng hợp dựa trên kết quả phỏng vấn từ 63 doanh nghiệp trong nước.

Trong số 63 doanh nghiệp trong nước có 31 doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu

hạn (TNHH) hai thành viên trở lên (chiếm 49.20%) và 24 doanh nghiệp là công ty cổ

phần (CTCP) (chiếm 38.10%), 8 công ty TNHH một thành viên (12.70%). Trong các

doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, số lao động nữ chiếm khoảng 46%.

Thành phần tham gia phỏng vấn và quy mô lao động của doanh nghiệp

Trong số 63 đại diện doanh nghiệp trong nước tham gia phỏng vấn có 45 người (chiếm

71%) giữ chức vụ quản lý10

, 18 người còn lại (29%) là cán bộ phụ trách kinh doanh

hoặc xuất nhập khẩu.

Trong số 63 doanh nghiệp Việt Nam, 19 doanh nghiệp (30%) có dưới 50 lao động, 14

doanh nghiệp (22%) có số lao động từ 50 đến 300 người, 13 doanh nghiệp (21%) có số

lao động từ 300 đến 500 người và 17 doanh nghiệp (26%) có trên 500 lao động.

9 2 doanh nghiệp thu mua gỗ trong nước là Công ty TNHH sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật – Đà Nẵng và

Công ty TNHH MTV INNOVGREEN Chu Lai – Quảng Nam 10

4 Tổng giám đốc, 1 Phó Tổng giám đốc, 16 Giám đốc, 10 Phó giám đốc, 12 Trưởng phòng và 2 phó phóng (kế toán, kế hoạch, kinh doanh

Page 20: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

15

Tình hình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của doanh nghiệp

Hình 3: Sơ đồ quy trình sản xuất cơ bản của các doanh nghiệp chế biến gỗ

Page 21: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

16

Thông qua mô tả của các doanh nghiệp, nhóm khảo sát có thể sơ lược quá trình quản

lý sản xuất và chế biến sản phẩm lý từ đầu vào đến đầu ra của các doanh nghiệp theo

sơ đồ trong hình 3 dưới đây.

Trong số 63 doanh nghiệp được phỏng vấn, có 59 doanh nghiệp sẵn lòng cung cấp

thông tin liên quan đến xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Quy mô của 59 doanh

nghiệp này như sau: 6 doanh nghiệp có dưới 50 lao động, 13 doanh nghiệp có từ 50

đến 100 lao động, 25 doanh nghiệp có từ 100 đến 500 lao động, 9 doanh nghiệp có từ

500 đến 100 lao động, 6 doanh nghiệp có trên 100 lao động.

Trong số 59 doanh nghiệp này, có 48 doanh nghiệp (81,36%) xuất khẩu trực tiếp, 4

doanh nghiệp (6,7%) xuất khẩu qua các công ty khác, và 7 doanh nghiệp (11,86 %) có

cả hai hình thức vừa xuất trực tiếp và vừa xuất qua hợp đồng với công ty khác.

Kim ngạch xuất khẩu trung bình của các doanh nghiệp được khảo sát trong 2 năm liên

tiếp (2012 và 2013) có xu hướng tăng, phù hợp với xu hướng tăng trong kim ngạch

xuất khẩu ngành gỗ theo số liệu trong báo cáo từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.

Sản phẩm của các công ty được khảo sát chủ yếu là mặt hàng sản phẩm gỗ (73% sản

phẩm là gỗ nội, ngoại thất, ván sàn, khung ghế sô pha,...). 17% số công ty sản xuất

dăm gỗ, chủ yếu tập trung ở Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi.6% công ty cung

cấp gỗ nguyên liệu.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn là là các nước

EU (chiếm 51%), Mỹ (chiếm 12%), một phần sang Trung Quốc (16%) và thị trường

nội địa (8%), thị trường Nhật (4%) và các thị trường khác như Úc, Canada, Hàn Quốc,

Hồng Kông, Đài loan, Malaysia (9%). Như vậy có thể thấy, các doanh nghiệp tham gia

khảo sát đều là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang châu Âu và sẽ chịu ảnh hưởng

nhiều của FLEGT/VPA.

Trong 63 doanh nghiệp trong nước được khảo sát, có 51 doanh nghiệp nhập khẩu gỗ,

các doanh nghiệp còn lại chỉ thu mua từ hộ dân hoặc từ các đại lý trong nước. Quy mô

của 51 doanh nghiệp nhập khẩu gỗ như sau: 5 doanh nghiệp có dưới 50 lao động, 9

doanh nghiệp có từ 50 đến 100 lao động, 19doanh nghiệp có từ 100 đến 300 lao động,

11 doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao động và 4 doanh nghiệp có trên 1000 lao

động.

Trong số các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ có 25 doanh nghiệp (49%) nhập khẩu trực

tiếp, 15 doanh nghiệp (29%) nhập khẩu qua công ty khác như công ty Phú Tài, Thanh

Hòa, Hoàng Phúc, Mẫu Sơn, Interwood,... 11 doanh nghiệp (22%) nhập theo cả 2 hình

thức trên.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các công ty nhập khẩu gỗ là E , có 30/51 (chiếm

58.82%) doanh nghiệp xuất khẩu sang E từ 70% sản lượng trở lên, trong đó có 7

doanh nghiệp xuất khẩu 100% sang thị trường E , một số thì trường khác mà các công

ty còn lại thường xuất sang là: Úc, New Zealand Mỹ, Argentina, Nhật, Hàn Quốc,

Trung Quốc, Philipin, Ả rập, Isarel, Nam Phi,…

Page 22: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

17

Các công ty chỉ dùng nguyên liệu nội địa thì chủ yếu sản xuất dăm gỗ, đồ nội thất

ngoài trời và trong nhà, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu (chủ yếu xuất

sang Úc, Hàn quốc , Đài Loan, Mỹ, có một ít sang E và Trung đông)

Trong các công ty có sử dụng gỗ nhập khẩu, ước tính có 47/51 doanh nghiệp (92.16%)

nhập khẩu gỗ từ nước ngoài đã có chứng chỉ FSC 11.Các nước cung cấp nguyên liệu

chủ yếu là Brazil, rugoay, Malaysia, Chilê, Cộng đồng Các Quốc gia Độc lập (SNG),

Costa Rica,... Thông thường, khi đối tác không yêu cầu gỗ có chứng chỉ FSC thì các

doanh nghiệp thu mua nguyên liệu trong nước (ví dụ: tràm bông vàng, tếch, bạch

đàn,...), các loại gỗ này có giấy tờ chứng nhận của kiểm lâm và chính quyền địa

phương như: giấy phép khai thác, bảng kê lâm sản, giấy chứng nhận kiểm lâm, giấy

chứng nhận ủy ban nhân dân xã, huyện,12….

3.3.1.2.Kiến thức, thái độ và thực tiễn hiện nay của doanh nghiệp liên quan thực thi

lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản (nguồn gốc xuất xứ gỗ hợp pháp)

Mức độ quan tâm tới nguồn gốc, xuất xứ gỗ hợp pháp

Phần lớn các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều khẳng định sự quan tâm đến nguồn

gốc xuất xứ của gỗ sử dụng trong doanh nghiệp mình. Trong 63 doanh nghiệp khảo sát

thì có 58 doanh nghiệp (chiếm 92%) doanh nghiệp đã có các giấy tờ chứng nhận

nguồn gốc sản phẩm gỗ là hợp pháp (ví dụ như FSC và/hoặc các loại giấy chứng nhận

khác). 5 doanh nghiệp còn lại không trả lời. Khi được hỏi về mức độ quan tâm của

doanh nghiệp đối với nguồn gốc gỗ, trong số 61doanh nghiệp trả lời (2 doanh nghiệp

không trả lời) thì có 3 doanh nghiệp (chiếm 5%) trả lời chưa quan tâm đến nguồn gốc

xuất xứ gỗ, với lý do 3 doanh nghiệp này xuất khẩu chủ yếu qua các thị trường Hồng

Kông, Trung Quốc và Nam Phi và khách hàng của họ không yêu cầu phải có giấy tờ

chứng minh gỗ hợp pháp.

Trong số 63 doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, có 58 doanh nghiệp sẵn lòng cung cấp

thông tin về các bằng chứng và chứng nhận mà hiện nay họ có. Trong số đó, có 26

doanh nghiệp (45%) có chứng nhận FSC, 11 doanh nghiệp (19%) có các giấy chứng

nhận khác, 21 doanh nghiệp (36%) có cả chứng nhận FSC và các loại chứng nhận

khác. Những giấy tờ và bằng chứng mà các công ty cung cấp cho nhóm khảo sát bao

gồm (xem ví dụ một số bản chứng nhận do các doanh nghiệp cung cấp tại phụ lục 5):

Đối với gỗ nhập khẩu: Ngoài chứng chỉ do FSC cấp ra thì còn có một số chứng

nhận khác, ví dụ như: Chuỗi hành trình sản phẩm (COC), Chương trình chứng

thực chứng chỉ rừng (PEFC)13.

Với gỗ nội địa thu mua qua các đại lý hoặc thu mua trực tiếp từ dân: Các

doanh nghiệp có các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ như: giấy phép khai

thác, bảng kê lâm sản, hóa đơn, giấy chứng nhận địa phương (xã, huyện), giấy

chứng nhận của kiểm lâm, hồ sơ thanh lý, hợp đồng vận chuyển,…

11

Theo trả lời phỏng vấn từ các doanh nghiệp (Hội đồng quản lý rừng – Forest Stewardship Council) 12

Theo trả lời phỏng vấn từ các doanh nghiệp 13

Liệt kê từ các cuộc phỏng vấn với doanh nghiệp

Page 23: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

18

Các giấy chứng nhận khác:Ngoài các chứng nhận về gỗ một số doanh nghiệp

còn có chứng nhận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp BSCI,14

chứng nhận là

thành viên lâm sản Việt Nam (GFTN)15, chứng nhận chất lượng sản phẩm

ISO…

Phần lớn doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng đã biết về khái niệm gỗ hợp pháp.

Có đến 60 doanh nghiệp (98%) trả lời là đã biết khái niệm gỗ hợp pháp (1 doanh

nghiệp trả lời chưa biết, 2 doanh nghiệp không trả lời). 100% các doanh nghiệp muốn

sử dụng gỗ hợp pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp biết và

quan tâm đến gỗ hợp pháp chủ yếu từ yêu cầu của khách hàng khi xuất hàng sang

những thị trường khắt khe về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ như châu Âu. Có 4

doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp tự tìm hiểu thông tin về Thông tư 01/2012/TT-

BNN&PTNT, Quy chế liên minh E số 995/2010 của nghị viện và hội đồng E .16

Ngoài ra, họ còn tìm hiểu thêm thông tin từ các cơ quan từ các ngành như kiểm lâm,

hải quan, hiệp hội gỗ, hay một số tổ chức như GIZ, WWF, TFT thông qua các trang

web hay hội thảo tập huấn.

Nhận thức, thái độ và thực tiễn hiện nay của doanh nghiệp liên quan thực thi lâm

luật, quản trị và thương mại lâm sản (nguồn gốc xuất xứ gỗ hợp pháp)

Các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn đều nhận thức được những lợi ích của việc sử

dụng gỗ hợp pháp mang lại, như: làm tăng uy tín doanh nghiệp, mang lại thêm khách

hàng mới, dễ quản lý theo dõi, lưu trữ hồ sơ nhập xuất từng lô gỗ, dễ quản lý tình trạng

tiêu hao vật tư, sử dụng và tồn kho cũng như dễ dàng chứng minh sự quan tâm và trách

nhiệm của doanh nghiệp gỗ trong việc góp phần hạn chế khai thác gỗ bất hợp pháp và

giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.

Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích, thì các doanh nghiệp cũng nêu một số trở ngại khiến

cho việc sử dụng gỗ hợp pháp ở doanh nghiệp gặp ít nhiều khó khăn.

”Việc thích ứng với yêu cầu về gỗ hợp pháp của FLEGT với các doanh nghiệp quy mô

khác nhau là khác nhau. Nếu không có sự chuẩn bị và hỗ trợ cho các doanh nghiệp

quy mô nhỏ hơn thì sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, và các doanh

nghiệp nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn vì những doanh nghiệp này thường thu mua gỗ

trong nước. Các doanh nghiệp lớn có thương hiệu, uy tín, nguồn lực dồi dào, thường

xuyên nhập khẩu gỗ có nguồn gốc hợp pháp và đã có các chứng chỉ liên quan như

FSC-COC sẽ dễ thích ứng, tuân thủ hơn những doanh nghiệp nhỏ có tiềm lực hạn chế.

Nếu không được áp dụng hợp lý, đồng bộ, chi phí sử dụng gỗ hợp pháp có thể cao hơn

làm tăng giá sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp (đặc biệt là các

doanh nghiệp quy mô nhỏ)”

14

BSCI (Business Social Compliance Initiative)là bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh 15

Mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam (VFTN) là thành viên của Mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu (GFTN) thuộc tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) 16

4 doanh nghiệp tự tìm hiểu về khái niệm gỗ hợp pháp qua thông tư 01/2012/TT-BNN&PTNT: Công ty TNHH Trường Sơn và Công ty TNNH Thế Vũ – Bình Định, Công ty TNHH Một thành viên Anh Khôi – Đà Nẵng, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất dịch vụ Trường Thịnh – Thành phố Hồ Chí Minh

Page 24: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

19

-Phỏng vấn một doanh nghiệp ở Bình Định-

Gỗ thu mua trong nước thường gặp khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc gỗ do

người dân thiếu hiểu biết, không biết các loại giấy tờ cần cấp cho bên thu mua, thủ tục

hành chính chứng nhận của cơ quan chức năng về nguồn gốc còn rườm rà, mất thời

gian.

“Gỗ đều có nguồn gốc. Với gỗ cao su bên công ty em có mua từ công ty Kôm tum.

Công ty này lại mua gỗ từ công ty 15 về xẻ. Công ty 15 xuất hóa đơn cây cho Kômtum.

Giữa 2 bên sẽ có hợp đồng đấu thầu, biên bản thanh lý và họ sẽ có cung cấp chứng từ

cho công ty mình. Khi Komtum bán cho mình sẽ xuất hóa đơn gỗ cùng bản kê lâm sản,

chỉ cần có xác nhận của công ty là gỗ trong nước. Còn với gỗ nhập thì phải có xác

nhận của kiểm lâm. Nhà nước không công chứng cho dấu của công ty thương mại, nên

công ty đóng dấu sao y của công ty và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mình.

Khoảng 20% gỗ mua của một số công ty khác khi mình yêu cầu cung cấp chứng từ gặp

khó khăn không đủ giấy tờ, ví dụ công ty Hùng Tính ở Bình dương”

-Phỏng vấn một doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương-

Một số khó khăn hiện nay các doanh nghiệp gặp phải khi có yêu cầu chứng minh

nguồn gốc gỗ

Nhiều doanh nghiệp cho rằng hiện nay yêu cầu bên bán nguyên liệu trong nước cung

cấp giấy tờ chứng minh nguồn gốc là rất khó khăn, thủ tục mất thời gian, gây tốn kém

cho doanh nghiệp. Nói chung, về thủ tục giấy tờ vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến tình

trạng nhiều khi hàng đã tới cảng rồi mà không xuất được, có khi lên đến vài tháng.

Một số doanh nghiệp khi có đơn hàng mới bắt đầu mua nguyên liệu đầu vào, chứ

không mua sẵn nguyên liệu. Một đơn hàng thường mất 6 đến 8 tuần. Nếu mặt hàng

mới phải yêu cầu có bản vẽ thiết kế từ đầu thì thời gian mất hơn 2 tháng.

Một số doanh nghiệp cho rằng, theo yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nhận thức

được vấn đề sử dụng gỗ hợp pháp, nhưng khi doanh nghiệp yêu cầu người dân cung

cấp giấy tờ chứng minh, do họ chưa quen với việc này và không quan tâm đến chứng

minh nguồn gốc, nên người dân nghĩ doanh nghiệp gây khó dễ và bán cho các nơi

khác. Vì vậy theo các doanh nghiệp, cần cung cấp thông tin hiệu quả giúp nâng cao

nhận thức cho người dân khi doanh nghiệp đi thu mua gỗ sẽ thuận lợi hơn.

“Mấy năm trước, có tình trạng một số doanh nghiệp mượn sổ đỏ người dân làm gì đó

nên bây giờ người dân rất ngại trong việc cung cấp những chứng từ liên quan đến sổ

đỏ cho doanh nghiệp. FSC cần nguồn gốc, cần sổ đỏ, khi yêu cầu họ không sẵn sàng

cung cấp, họ nói gỗ có bấy nhiêu thôi thích thì mua”

-Phỏng vấn một doanh nghiệp ở Quảng Ngãi-

Các doanh nghiệp cũng cho rằng, trên thực tế, nguồn gỗ tràm của các nơi cung cấp

hiện nay còn lộn xộn, chưa thật sự sạch, nhiều khi hết hàng trong nước phải nhập từ

nước thứ 3 như Campuchia không có nguồn gốc rõ ràng, hoặc gỗ tràm rừng trồng chưa

Page 25: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

20

đủ độ lớn. Cũng có nhiều trường hợp trong gỗ này có trộn lẫn với gỗ vườn, và những

gỗ này không được ủy ban nhân dân xã cung cấp giấy chứng nhận.

Một số doanh nghiệp cũng cho rằng, một số văn bản pháp luật hiện hành để áp dụng

về nguồn gốc ở Việt Nam, chưa rõ ràng đầy đủ, hoặc các cơ quan có liên quan chưa

hiểu một cách thống nhất làm doanh nghiệp gặp khó khăn. Những điều này nhiều khi

làm cho doanh nghiệp chậm trễ xuất hàng lên đến mấy tháng do hải quan yêu cầu xác

nhận mà cơ quan kiểm lâm không đồng ý xác nhận. Cuối cùng doanh nghiệp tự xác

nhận và cam kết tự chịu trách nhiệm về gỗ của mình. Hay ví dụ như gỗ nhóm 7, kiểm

lâm thường coi như củi vụn và không xác nhận, hải quan không cho xuất, gây khó

khăn cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã có uy tín trong ngành này và quan tâm

đến phát triển bền vững, sẵn sàng mua gỗ có nguồn gốc hợp pháp nhưng nếu những

thông tư, nghị định chưa rõ ràng, đầy đủ chi tiết dẫn đến doanh nghiệp chưa hiểu rõ để

yêu cầu nhà cung cấp dẫn đến có thể một số gỗ và sản phẩm bị tồn.

“Ví dụ gỗ nhà nước trồng, qua bao nhiêu năm đủ tuổi rồi thì đấu thầu khai thác, đơn

vị trúng thầu tiến hành khai thác thì nguồn gốc rõ ràng từ A-Z nhưng lại không xuất

được vì không có dấu xác nhận của kiểm lâm. Trong khi đó chính quyền địa phương

(ủy ban nhân dân) xác nhận cho người dân thì hải quan lại chấp nhận và xuất được.

Có trường hợp thì trồng 1000 cây đem ra xã, xã xác nhận, một bộ hồ sơ đầy đủ có

khai thác, trung thầu, … vẫn không xuất được do thiếu dấu kiểm lâm”

-Phỏng vấn tại một doanh nghiệp ở Thuận An, Bình Dương-

Cũng theo một số doanh nghiệp có sử dụng gỗ cao su làm nguyên liệu thì, 95-96% gỗ

cao su là gỗ rừng trồng, và theo doanh nghiệp thì nói chung đây là gỗ là hợp pháp,

nhưng nhiều khi cũng gặp khó khăn khi sử dụng nguồn gỗ này. Vì vậy, nên định nghĩa

lại rõ ràng thế nào là gỗ rừng trồng, cây cao su thành cây công nghiệp, sau khi khai

thác hết rồi có quyền chặt và khai thác giống như những cây công nghiệp khác, ví dụ

cây nhãn, vì cây cao su không phải là loại cây rừng trồng như các loại khác.17

Một số doanh nghiệp cũng nêu trở ngại chính là hồ sơ chứng minh hiện nay không rõ

ràng. Hồ sơ để chứng minh với khách hàng hiện nay thường là các giấy tờ kiểm chứng

của kiểm lâm, nhưng các mẫu hồ sơ hiện nay viết tay nhiều, chữ khó nhìn, khi chứng

nhận cũng không rõ ràng. Thêm vào đó, hồ sơ cũng lưu trữ không tốt nên hay bị mất.

Nếu là hàng gỗ có chứng chỉ FSC, doanh nghiệp thường xuyên phải lên trang mạng để

kiểm tra xem giấy chứng chỉ FSC của nơi mình sắp nhập nguyên liệu có còn giá trị

không. Các hồ sơ đầy đủ thường là gồm hợp đồng, hóa đơn, bảng kiểm (thông tin về

hàng: khối lượng, kích thước, nguồn).

Theo một số doanh nghiệp thì nguồn gỗ họ sử dụng ở các doanh nghiệp hiện nay,

không phải là phi pháp mà hoàn toàn hợp pháp những vẫn chưa được các nhà nhập

khẩu Châu Âu chấp nhận, do cách thể hiện và giấy tờ của mình chưa chuẩn và rõ ràng

như ở nước ngoài. Ví dụ, gỗ cây keo khai thác từ rừng trồng là hoàn toàn hợp pháp,

nhưng các doanh nghiệp nhiều khi cũng khó khăn khi chứng minh tính minh bạch của

17

Ý kiến của một số doanh nghiệp ở Bình Định

Page 26: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

21

nó. Vì vậy, các doanh nghiệp cần hỗ trợ về hành chính (thủ tục giấy tờ rõ ràng và

thống nhất) để có thể chứng minh tốt nguồn gốc của các nguồn này.

Nhìn chung, về các bằng chứng gỗ hợp pháp có một số doanh nghiệp cho rằng vì hiện

nay doanh nghiệp vẫn chưa quản lý được toàn bộ quá trình vận chuyển gỗ từ nơi thu

mua đến nơi lưu trữ, sản xuất nên việc đảm bảo 100% gỗ hợp pháp là rất khó, cần có

những quy định, biện pháp kiểm soát và chế tài cụ thể cho khâu vận chuyển nguyên

liệu gỗ.

3.3.1.3.Hiểu biết và kênh thông tin tiếp nhận về FLEGT/VPA hiện tại của các doanh

nghiệp

Trong các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, có 34 trong số 60 doanh nghiệp (chiếm

57%) trả lời đã biết đến FLEGT-VPA, còn 26 doanh nghiệp (chiếm 43%) chưa biết gì

về FLEGT-VPA. 3 doanh nghiệp còn lại không có câu trả lời. Quy mô của 34 doanh

nghiệp đã biết về FLEGT-VPA như sau: 3 doanh nghiệp có số lao động dưới 50, 4

doanh nghiệp có từ 50 đến 100 lao động, 11 doanh nghiệp có trên 100-300 lao động, 3

doanh nghiệp có trên 300 đến 500 lao động, 7 doanh nghiệp có trên 500 đến 1000 lao

động và 5 doanh nghiệp có trên 1.000 lao động.18

Mặc dù, có đến 57% doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng họ đã biết thông tin về

FLEGT/VPA, nhưng chỉ có một số ít doanh nghiệp như Công ty TNHH một thành

viên Anh Khôi, Công ty Cổ phần Cẩm Hà là đã chủ động tìm hiểu về FLEGT/VPA và

có hiểu biết rất tốt về FLEGT-VPA. Những doanh nghiệp khác đã biết về FLEGT-

VPA nhưng không nắm rõ các nội dung chủ yếu khi được hỏi. Những doanh nghiệp có

biết thông tin về FLEGT/VPA là những doanh nghiệp lớn, giá trị sản lượng xuất khẩu

hàng năm thường trên 2 triệu SD. Ví dụ ở Bình Dương, phỏng vấn 20 doanh nghiệp

thì có đến 14 doanh nghiệp trả lời đã biết thông tin về FLEGT. Ở Đà Nẵng cả 5 doanh

nghiệp tham gia phỏng vấn đều trả lời có biết thông tin về FLEGT. Tuy nhiên, mức độ

hiểu biết về FLEGT-VPA của các doanh nghiệp là khác nhau. Những doanh nghiệp trả

lời không biết gì về FLEGT/VPA thường là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản

lượng xuất khẩu hàng năm thường dưới 1 triệu SD, chủ yếu là các doanh nghiệp

đóng trên địa bàn Quảng Nam và Quảng Ngãi. Các doanh nghiệp hầu hết trả lời quan

tâm và biết đến hiệp định FLEGT là do yêu cầu của khách hàng, đối tác.

Khảo sát cho thấy, cho đến nay, các doanh nghiệp thường biết thông tin về FLEGT

qua các hội thảo, các lớp tập huấn của các tổ chức và của hiệp hội gỗ (18/34 doanh

nghiệp, chiếm 54%)19

, qua internet (7/34 doanh nghiệp chiếm 20%)20

. Xin xem hình 4

dưới đây.

18 Theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Dưới 300 lao động; dưới 100 tỉ là DNNVV trong ngành lâm sản. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=88612 19 Trong đó có: 1 doanh nghiệp có 18 lao động, 2 doanh nghiệp có từ 50 đến 100 lao động , 9 doanh nghiệp có

từ 100 đến 300 lao động, 2 doanh nghiệp có từ 300 đến 500 lao động, 3 doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao động và 1 doanh nghiệp có trên 1000 lao động

Page 27: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

22

Hình 4: Kênh tiếp nhận thông tin về FLEGT/VPA

hiện nay của doanh nghiệp

Trong số 34 doanh nghiệp đã biết về FLEGT, thì 13 doanh nghiệp (chiếm 38%) cho

rằng lĩnh vực‘Đẩy mạnh quản trị rừng’ là quan trọng nhất vì cho rằng khi quản trị rừng

tốt giúp xác thực tính hợp pháp của gỗ tốt hơn và thúc đẩy việc thực thi lâm luật dễ

dàng hơn và tác động tích cực đến môi trường. 9 doanh nghiệp (chiếm 26%) cho rằng

“Thực thi lâm luật” có vai trò quan trọng trong bối cảnh Việt Nam còn tồn tại tình

trạng khai thác gỗ lậu, gây khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ cho

doanh nghiệp khi thu mua trong nước. Thực thi lâm luật tốt sẽ tác động đến toàn bộ hệ

thống luật pháp liên quan như đất đai, trồng và khai thác gỗ rừng trồng, đến khâu chế

biến, mua bán xuất khẩu, thuế phí, vận chuyển, môi trường từ đó giúp doanh nghiệp

xác minh nguồn gốc gỗ hợp pháp, tăng uy tín doanh nghiệp và uy tín của nghành gỗ

Việt Nam trên thị trường quốc tế.

8 doanh nghiệp (24%) cho rằng “Phát triển thương mại lâm sản” là quan trọng vì giúp

cải thiện khả năng tiếp cận thị trường E , tăng sự công khai minh bạch trong mua bán

thương mại giữa Việt nam và E , tăng ngân sách địa phương và thúc đẩy kinh tế phát

triển. Còn lại 4 doanh nghiệp không có câu trả lời.

20

Trong đó có: 1 doanh nghiệp có 85 lao động, 2 doanh nghiệp có từ 100 đến 300 lao động, 1 doanh nghiệp có 320 lao động, 3 doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao động

Page 28: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

23

Hai lĩnh vực được các doanh nghiệp quan tâm nhất trong 7 lĩnh vực thuộc kế hoạch

hành động FLEGT là: ‘Hỗ trợ các quốc gia sản xuất gỗ’ và ‘Khuyến khích thực thi các

chính sách mua gỗ hợp pháp và sản phẩm chế biến từ gỗ hợp pháp’. Không có doanh

nghiệp nào chọn hỗ trợ sáng kiến của các khu vực tư nhân (hình 5).

Hình 5: Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến các lĩnh vực

trong kế hoạch hành động FLEGT

Các doanh nghiệp cho rằng: “Hỗ trợ các quốc gia sản xuất gỗ có vai trò quan trọng” và

‘Khuyến khích thực thi các chính sách mua gỗ hợp pháp và sản phẩm chế biến từ gỗ

hợp pháp’ có vai trò quan trọng. Hai nội dung này sẽ giúp hạn chế chặn phá rừng, khai

thác gỗ chưa đủ tuổi và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến và

xuất khẩu gỗ sang thị trường E .

Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng các doanh nghiệp cần được hỗ trợ thông tin,

kiến thức về FLEGT, hướng dẫn thủ tục hành chính, tránh sự chồng chéo, thắt nút khi

ban hành các quy định pháp luật để họ có thể nhận thức và tích cực tham gia. Ngoài ra,

cần có hướng dẫn doanh nghiệp tìm kiếm nguồn gỗ hợp pháp để sản xuất, hỗ trợ

doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc chứng nhận gỗ hợp pháp đối với gỗ nguyên liệu

thu mua từ rừng trồng của dân, cung cấp thông tin cụ thể, đầy đủ về các yêu cầu từ thị

Page 29: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

24

trường E (hướng dẫn kỹ thuật, quy định, tiêu chuẩn của E ); cấp phép FLEGT miễn

phí cho các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường E .

Tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) đã đi đến xây dựng các dự

thảo về định nghĩa gỗ hợp pháp (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân

cư) và định nghĩa gỗ hợp pháp đối với các loại hình tổ chức (như công ty, hiệp hội lâm

sản).

Trong số 30 doanh nghiệp trả lời câu hỏi này thì có 17 doanh nghiệp (chiếm 53%) cho

rằng họ đã biết về định nghĩa gỗ hợp pháp áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, cộng

đồng dân cư, và có thể kể ra một nguyên tắc như: Gỗ hợp pháp là gỗ có nguồn gốc,

xuất xứ; Gỗ khai thác có giấy phép khai thác, được lập bảng kê lâm sản có cơ quan Ủy

ban nhân dân các cấp xác nhận; Khai thác gỗ trong nước, tuân thủ các khâu xử lý gỗ,

vận chuyển mua bán gỗ, chế biến gỗ, xuất khẩu, thuế và lao động theo quy định của

pháp luật; Có giấy phép xuất xưởng, khai thác, vận chuyển, lưu kho xuất khẩu hợp

pháp. 13 doanh nghiệp còn lại (47%) chưa biết về những khái niệm này.

Tương tự, 16 doanh nghiệp (53%) cho rằng họ đã biết khái niệm gỗ hợp pháp với loại

hình tổ chức như công ty, hiệp hội lâm sản và kể ra một số nguyên tắc như: Khai thác

gỗ trong nước tuân thủ về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng và quản lý môi trường;

Tuân thủ các quy định nhập khẩu gỗ, các quy định về vận chuyển mua bán gỗ, các quy

định về xuất khẩu, các quy định về thuế, quy định về người lao động; Có giấy phép

trồng rừng, giấy phép khai thác lâm sản, bảng kê lâm sản được kiểm lâm sở tại xác

nhận; Nguồn cung cấp gỗ hợp pháp; Công ty bán nguyên liệu phải có chứng nhận

trồng rừng. 14 doanh nghiệp còn lại (47%) chưa biết đến các khái niệm này.

Trong các khâu thuộc hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS) được nhập khẩu vào EU

gồm có: Kiểm soát sản xuất gỗ; Chế biến gỗ; Xác minh nội bộ; Cấp phép; Giám sát

độc lập. 29 trong số 34 doanh nghiệp (85%) đã biết về FLEGT và đưa ra 49 ý kiến

(tổng hợp trong hình 6). 18/49 ý kiến (37%) cho rằng “Kiểm soát sản xuất gỗ” có vai

trò quan trọng nhất vì cần kiểm soát gỗ ngay từ đầu vào và suốt quá trình sản xuất để

dễ dàng chứng minh cho khách hàng nguồn nguyên liệu hợp pháp, tránh được việc

khai thác rừng chưa đủ tuổi, tăng uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường

quốc tế. Bên cạnh đó, việc cấp phép cần tiến hành rõ ràng tạo điều kiện cho doanh

nghiệp xúc tiến nhanh và đúng các hoạt động sản xuất, xuất khẩu theo hiệp định. Việc

xác minh nội bộ chính xác để cấp phép cho các doanh nghiệp cũng tương tự như việc

cấp cho các doanh nghiệp một thẻ thông hành vào thị trường châu Âu. 11 doanh

nghiệp (chiếm 22%) cho rằng “Giám sát độc lập”, một trong những nội dung của

TLAS, có vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp còn lại cho rằng khâu cấp phép, chế

biến gỗ và xác minh nội bộ có vai trò quan trọng (tương ứng: 9/49 hay 18 %, 7/49 hay

14%, và 4/49 hay 8%).

Page 30: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

25

Hình 6: Thứ tự ưu tiên và/ hoặc yếu tố quan trọng để đảm bảo việc thực hiện tốt hệ

thống đảm bảo gỗ hợp pháp đối với doanh nghiệp

Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết hợp đồng với đối tác ở Châu Âu,

một trong các yêu cầu do đối tác đưa ra là bắt buộc phải có một bên thứ ba làm trung

gian xác minh, kiểm định quá trình sản xuất xem có đạt yêu cầu của họ không, chi phí

thuê giám sát độc lập này có thể do khách hàng trả hoặc doanh nghiệp tự chi trả tùy

theo đàm phán ở mỗi hợp đồng cụ thể. Hiện nay trên thế giới có một số đơn vị giám

sát độc lập có văn phòng ở Việt Nam như SGS Việt Nam (công ty mẹ ở Thụy Sĩ) hay

Quỹ Bảo tồn Rừng Nhiệt đới21

(TFT) hướng dẫn và giám định quá trình thu mua

nguyên liệu hợp pháp (ví dụ công ty Cẩm Hà tại Quảng Nam là một khách hàng của

TFT). Giám sát độc lập không phải là doanh nghiệp cũng không phải cơ quan chính

phủ nên họ mang lại sự minh bạch và uy tín cho doanh nghiệp mặc dù phải tốn chi phí

cho giám sát. Giám sát độc lập cũng giúp doanh nghiệp quan tâm, cẩn trọng hơn trong

hoạt động kinh doanh sản xuất, kiểm soát quá trình chế biến gỗ, tránh pha trộn gỗ

không rõ nguồn gốc. Ngoài ra giám sát độc lập cũng thường xuyên thông tin cập nhật

những yêu cầu mới từ khách hàng hoặc những quy định mới từ thị trường cũng như

hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thành những thủ tục pháp lý theo đúng yêu cầu.

Trong số 34 doanh nghiệp đã biết về FLEGT, có 29 doanh nghiệp (88%) trả lời và đưa

ra ý kiến về những yêu cầu quan trọng để có thể thực hiện được: Hệ thống luật pháp

tin cậy; Cơ cấu hành chính; Hệ thống kỹ thuật để xác minh tính hợp pháp của gỗ. 19

trong số 29 doanh nghiệp trả lời câu này (chiếm 66% ) cho rằng: “Hệ thống kỹ thuật

để xác minh tính hợp pháp của gỗ” có vai trò quan trọng nhất, bên cạnh “hệ thống luật

pháp tin cậy” và “cơ cấu hành chính”. Cả ba nội dung này đều có mối liên hệ chặt chẽ,

thúc đẩy lẫn nhau.

7/29 doanh nghiệp (chiếm 24%) cho rằng “Hệ thống luật pháp tin cậy” sẽ hỗ trợ doanh

nghiệp trong việc thu mua nguyên liệu hợp pháp; “Cơ cấu hành chính” nên giảm bớt

các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa và hệ thống hành chính điện tử, có

các hệ thống kỹ thuật, hệ thống thống tin, hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi 21

(Tropical Forest Trust), ghi theo liệt kê của các doanh nghiệp.

Page 31: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

26

cho doanh nghiệp trong việc kinh doanh. Chỉ có 3 doanh nghiệp (chiếm 10%) cho rằng

cơ cấu hành chính có vai trò quan trọng.Còn lại 4 doanh nghiệp trong số những doanh

nghiệp đã trả lời có hiểu biết về FLEGT không có ý kiến gì.

28/34 doanh nghiệp (82%) đã biết về FLEGT có câu trả lời về TLAS trong đó 21/28

doanh nghiệp đã biết về FLEGT nhưng chưa biết về dự thảo TLAS (chiếm 75%). Số

đã biết là 7/28 (25%) cũng đa phần chỉ nghe nói đến và không nắm được các chi tiết và

nội dung về TLAS.

4.3.2. Vai trò của các Hiệp hội Gỗ đối với doanh nghiệp trong vấn đề FLEGT-VPA

Tất cả các hiệp hội gỗ tại Đà Nẵng, Bình Định, Bình Dương và thành phố Hồ Chí

Minh và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đều đã có những hoạt động liên quan đến

FLEGT/VPA, ví dụ như: Hội thảo về chủ đề FLEGT/VPA do Hiệp hội Mỹ nghệ và

chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA); các hội thảo do TFT tổ chức từ năm

2011, 2012, 2013. Ngoài ra các hiệp hội cũng có cơ hội tiếp cận các văn bản pháp quy

của E liên quan đến gỗ như: văn bản số 995, 60722

. Các hiệp hội cũng có ý kiến tham

mưu và góp ý cho tổng cục lâm nghiệp về dự thảo định nghĩa gỗ hợp pháp (LD) và hệ

thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (TLAS).

Trong số bốn hiệp hội gỗ địa phương, thì có một hiệp hội có có cán bộ chuyên trách

truyền thông (Bình Dương), hai hiệp hội có cán bộ kiêm nhiệm là HAWA và hiệp hội

Bình Định. Hiệp hội ở Đà Nẵng không có cán bộ phụ trách truyền thông. Phụ trách

công tác truyền thông của hiệp hội thường do chủ tịch hoặc phó chủ tịch trực tiếp làm

hoặc do một cán bộ hành chính phụ trách kiêm nhiệm.

HAWA và hiệp hội ở Bình Định có bài viết trên báo Nông nghiệp Việt nam, báo địa

phương (báo Bình Định).Ngoài ra hai hiệp hội này cũng có các hoạt động tập huấn cho

hội viên và các bên liên quan như sở NN&PTNT, Sở công thương.

Thường khi có các sự kiện, truyền thông tự chủ động đến và đưa tin nếu quan tâm, các

hiệp hội chưa chủ động có liên hệ và cung cấp thông tin cho truyền thông. Các hiệp

hội phần lớn thông tin cung cấp cho báo chí dưới hình thức phỏng vấn cá nhân hoặc tài

liệu phát tại hội thảo. Các hiệp hội hoạt động chủ yếu nhờ hội phí hoặc tài trợ từ các

hội viên nên chưa có kinh phí riêng cho công tác truyền thông.

Hoạt động truyền thông đã tiến hành cho đến nay, sử dụng các kênh truyền thông trên

truyền hình và báo giấy. Kinh phí thường do các tổ chức tài trợ. Ví dụ như, hợp tác với

Forest Trend thực hiện phóng sự trên VTV223

. Hoặc lớp tập huấn do GIZ tài trợ, hiệp

hội mời truyền thông đưa tin, làm phóng sự tại địa bàn dự án.

22

Quy chế số 995/2010 (2010) của Nghị viện và Hội đồng châu Âu quy định đối với những nhà kinh doanh đưa gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường; Qui chế số 607/2012 (2012) của Nghị viện và Hội đồng châu Âu hướng dẫn thực hiện qui chế 995/2010 23

Làng nghề gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: http://www.youtube.com/watch?v=EDC6O3bn4IQ&list=PLun_dpPBjlMK_hsT_wNbDK7sAjcn2rqJJ, truy cập ngày 7/7/2013; Chuyện ở xưởng xẻ: http://www.youtube.com/watch?v=TFgwmQq7ly0, truy cập ngày

Page 32: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

27

Các hiệp hội được phỏng vấn từ trước đến nay đều đã tham gia các hoạt động sau:

Hội thảo liên quan đến đàm pháp VPA do Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức và mời các doanh nghiệp, hiệp hội tham dự

Giới thiệu bộ định nghĩa về gỗ hợp pháp trong tập huấn về FLEGT cho các hội viên do viện quản lý rừng E tổ chức đầu năm 2014

Các hội nghị đồng tổ chức với Viện Lâm nghiệp Châu Áu (EFI), EU, GIZ,

WWF, Forest Trend, HAWA, VForest

Làm việc với các tổ chức bên thứ ba như Beauro Veritas đánh giá chứng nhận gỗ có nguồn gốc hợp pháp

Kênh tiếp nhận thông tin về FLEGT/VPA của các hiệp hội là từ một số nguồn chính

thức và không chính thức như công văn của Tổng cục lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, các

tài liệu hội nghị của VForest, WWF, EU, GIZ.

Các hiệp hội cho rằng hiện nay nguồn thông tin khá nhiều và phong phú ví dụ như

chuyên mục Đàm phán VPA/FLEGT với E trên website: tongcuclamnghiep.gov.vn

của Tổng cục Lâm nghiệp cung cấp thông tin rất đầy đủ, chi tiết. Tuy nhiên, các thông

tin này nằm trong các trang chung của các cơ quan nên khó tìm kiếm. Hơn nữa các

thông tin quá kỹ thuật nên chưa phù hợp với doanh nghiệp và công đồng. Có thể tham

khảo hình mẫu của Indonesia như hệ thống Sistem Verifikasi Legalitas Kayu (SVLK),

áp dụng với gỗ xẻ (không áp dụng với gỗ tròn) đã được E và Indonesia phê chuẩn

(tháng 3 năm 2014).

Hầu hết các hiệp hội được phỏng vấn (3 trong số 4 hiệp hội tại địa phương) có quan

tâm theo dõi tin bài trên truyền thông liên quan đến FLEGT/VPA. Chỉ có 1 hiệp hội

chưa quan tâm vì ít thời gian.

Hầu hết các hiệp hội đều đánh giá tốt về các tin và bài đưa trên báo và tạp chí. Một số

ý kiến cho rằng nên có những bài viết phù hợp, thiết thực, đủ sâu để đáp ứng nhu cầu

thông tin của doanh nghiệp gỗ. Một số hiệp hội cho rằng thông tin đã đầy đủ và một số

thì cho rằng hiện nay thông tin chưa đầy đủ, do nhiều điều khoản đang trong quá trình

tham vấn, xây dựng, chưa thống nhất, ví dụ như: Định nghĩa gỗ hợp pháp hiện ở phiên

bán 6.3, các vấn đề về bảo hiểm người lao động khai thác gỗ, khai thác sử dụng

phương tiện chưa đăng ký, việc truy xuất nguồn gốc gỗ thu mua qua tiểu thương …

Các hiệp hội cho rằng, việc cung cấp thông tin, tập huấn cho đến nay đã chú trọng đến

những doanh nghiệp lớn nhưng cũng cần chú trọng đến cả những doanh nghiệp nhỏ và

vừa là thành phần bị ảnh hưởng nhiều của việc ký kết hiệp định.

Đánh giá của các hiệp hội về vai trò của truyền thông

11/5/2013; Câu chuyện về rừng trồng và chế biến dăm gỗ: http://www.youtube.com/watch?v=VSrYtsW4vY4, truy cập ngày 4/4/2013.

Page 33: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

28

2 trong số 3 ý kiến từ Hiệp hội cho rằng truyền thông hiện nay chưa hiểu rõ về

FLEGT/VPA, 1 hiệp hội không có ý kiến. 3 trong số 4 hiệp hội cho rằng truyền thông

có quan tâm đến vấn đề FLEGT/VPA còn 1 hiệp hội cho rằng truyền thông chưa quan

tâm lắm.

Theo các hiệp hội, hiện nay số lượng và chất lượng tin bài trên truyền thông đại chúng

về chủ đề FLEGT/VPA chưa nhiều chủ yếu do mức độ quan tâm của truyền thông

chưa cao, chưa có động lực duy trì sự quan tâm có thể do một số nguyên nhân như:

chủ đề rộng, liên quan đến nhiều bên, nhiều khái niệm kỹ thuật, quá trình đàm phán

kéo dài, quan điểm nhiều bên chưa thống nhất. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề thời sự môi

trường khác nóng và đang nổi lên thu hút sự quan tâm nhiều hơn của báo chí. Thêm

vào đó, theo các hiệp hội, kiến thức và nhận thức về chủ đề FLEGT/VPA của một số

phóng viên còn hạn chế.

4.3.3. Nhận thức, thái độ và hiểu biết của cơ quan truyền thông về FLEGT-VPA

Những vấn đề hiện nay truyền thông đang thực hiện có liên quan đến FLEGT-

VPA

Đánh giá được thực hiện với 15 cơ quan truyền thông (60% phỏng vấn online ; 40%

phỏng vấn sâu trực tiếp) về loại hình truyền thông thu được 26 ý kiến với các loại hình

truyền hình 8/26 (31%), báo điện tử 7/26 (27%), báo giấy 6/26 (23%), truyền thanh

3/26 (12%) và loại hình khác 2/26 (8%) như tạp chí chuyên ngành.

Có 86 ý kiến đóng góp liên quan đến những vấn đề truyền thông hiện nay đang tập

trung có thể liên quan đến FLEGT-VPA, trong đó trách nhiệm xã hội & phát triển bền

vững 14/86 (16%), môi trường & biến đổi khí hậu 13/86 (15%), doanh nghiệp nhỏ &

vừa 11/86 (13%), nông nghiệp & phát triển nông thôn 11/86 (13%), công thương

nghiệp 11/86 (13%), thương mại lâm sản & gỗ 10/86 (12%), lâm nghiệp 9/86 (10%),

lĩnh vực khác 7/86 (8%) như khoa học & công nghệ, luật, tài nguyên & môi trường,

thời sự chính trị, kinh tế (lâm sản, đồ gỗ) xuất nhập khẩu, công nghiệp & thương mại,

tài chính ngân hàng, hải quan kho bạc (xem hình 7).

Page 34: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

29

Hình 7: Các lĩnh vực truyền thông liên quan đến FLEGT-VPA

Một số chủ đề khác mà hiện nay truyền thông cũng đang tập trung và có thể đưa tin,

bài liên quan là: đất đai, biển đảo, vấn đề liên quan đến chính sách, cái cách hành

chính, chất lượng cuộc sống của công nhân trong khu nông nghiệp, thời sự địa

phương, giao thông vận tải và kinh tế môi trường.

Trong các cơ quan truyền thông được khảo sát, mỗi cơ quan trung bình có 19 phóng

viên. Trong đó có 6 nhà báo chuyên trách, 3 nhà báo kiêm nhiệm các chuyên mục kể

trên (tính trung bình). Các phóng viên thường có kiến thức chuyên ngành báo chí, môi

trường, kinh tế, luật, ngoại ngữ, văn hóa nghệ thuật, xã hội nhân văn.

Cách làm tin hiện tại của các phóng viên hiện nay là đi thực tế, duy trì mạng lưới cung

cấp thông tin, phỏng vấn chuyên gia và lãnh đạo địa phương, hoặc lấy nguồn tin từ các

thông cáo báo chí và tài liệu tại các hội nghị, hội thảo, báo chí địa phương. Ngoài ra,

các phóng viên cũng tiến hành các phóng sự điều tra theo yêu cầu của lãnh đạo, tìm

hiểu và đưa tin về các vấn đề nóng của xã hội hoặc tổng hợp tin từ Internet.

Kiến thức thái độ với FLEGT/VPA

14 trong 15 đại diện truyền thông đã trả lời câu hỏi này. Trong số 14 đại diện có câu

trả lời thì có 8 đại diện (chiếm 57%) trả lời đã biết về FLEGT/VPA, 6 trả lời chưa biết

(chiếm 43%).

Nhìn chung cách hiểu về FLEGT/VPA của truyền thông khá thống nhất. Dưới đây là

cách hiểu của truyền thông về vấn đề FLEGT-VPA:

Page 35: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

30

VPA: Hiệp định đối tác song phương mang tính pháp lý giữa E và quốc gia đối tác

xuất khẩu gỗ nhằm thúc đẩy phát triển thương mại dựa trên cam kết sản xuất gỗ hợp

pháp giữa các quốc gia thành viên của VPA trong khuôn khổ kế hoạch hành động

FLEGT. VPA là thỏa thuận tự nguyện giữa E và Việt Nam, vì là tự nguyện nên phải

phù hợp với điều kiện của mỗi bên. Việc ký thỏa thuận là cần thiết và có lợi cho doanh

nghiệp, tuy nhiên phần lớn doanh nghiệp chưa rõ, chưa hiểu và chỉ thấy rào cản thách

thức từ hiệp định

FLEGT: Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản là chính sách của E

nhằm đảm bảo gỗ và các sản phẩm từ gỗ có nguồn gốc hợp pháp khi đưa vào châu Âu.

Đây là chương trình hành động nhằm tăng cường luật pháp, quản lý thương mại và

lâm sản. Ra đời nhằm đấu tranh với nạn khai thác gỗ bất hợp pháp bằng các biện pháp

đo lường, thúc đẩy và hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Liên minh châu Âu. Nội dung

của FLEGT gồm có truy xuất nguồn gốc gỗ, đảm bảo tính hợp pháp, doanh nghiệp gỗ

phải có trách nhiệm chứng minh hợp pháp về nguồn gốc gỗ, nguyên liệu khai thác.

Nếu được thực hiện, FLEGT sẽ ảnh hưởng đến cả các doanh nghiệp đặc thù sản xuất

như gỗ dăm.Tuy nhiên hiện nay doanh nghiệp gỗ chưa nhận thức được vấn đề, ngại sẽ

tốn chi phí đầu tư để tuân thủ FLEGT.24

Lĩnh vực được báo chí đánh giá là quan trọng FLEGT/VPA (hình 8) là thực thi lâm

luật (42%), đẩy mạnh quản trị rừng (33%), phát triển thương mại lâm sản (25%).Thực

hiện tốt những lĩnh vực trên sẽ giúp bảo vệ rừng, giảm buôn lậu gỗ, thúc đẩy xuất khẩu

và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp gỗ. Về lâu dài có tác dụng tăng cường giám

sát, sử dụng gỗ có nguồn gốc hợp pháp, nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường

tuân thủ pháp luật thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.

Hình 8: Lĩnh vực báo chí đánh giá là quan trọng trong FLGET/VPA

Về dự thảo các định nghĩa về gỗ hợp pháp

24

Báo Đầu Tư, Đài Tiếng nói Việt Nam, Kênh truyền hình chuyên sâu về kinh tế tài chính Việt Nam, Tạp chí Gỗ Việt, Báo Bình định, Đài Phát thanh & Truyền hình Bình định, Báo Lao động (Văn phòng đại diện miền Trung - Tây Nguyên), Đài phát thanh và truyền hình Bình Dương

Page 36: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

31

6 trong số 15 ý kiến (chiếm 40%) từ đại diện cơ quan truyền thông cho biết là họ có

biết về định nghĩa gỗ hợp pháp cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, 4 trong

số 15 ý kiến (chiếm 27%) trả lời có biết về định nghĩa gỗ hợp pháp cho công ty, hiệp

hội lâm sản.

Một số cách hiểu về định nghĩa gỗ hợp pháp cho hộ gia đình và cá nhân là gỗ được

pháp luật cho lưu thông, có dấu kiểm lâm, sản phẩm gỗ phải có nguồn gốc xuất xứ rõ

ràng, khai thác hợp pháp.

Một số cách hiểu về định nghĩa gỗ hợp pháp cho công ty và hiệp hội lâm sản là gỗ hợp

pháp trong toàn bộ chuỗi hành trình sản phẩm, được kiểm tra độc lập tại nguồn bởi cơ

quan giám sát độc lập có thẩm quyền, có đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp

(chứng chỉ FLEGT, FSC...), hợp pháp từ khâu khai thác, xử lý gỗ tịch thu, nhập khẩu

gỗ nguyên liệu, vận chuyển mua bán hợp pháp, xuất khẩu hợp pháp, thực hiện đầy đủ

nghĩa vụ thuế và sử dụng lao động hợp pháp.

Về các vấn đề ưu tiên và/hoặc các yếu tố quan trọng đảm bảo việc thực hiện tốt hệ

thống đảm bảo gỗ hợp pháp, trong số 8 phóng viên đã biết về FLEGT/VPA có 4 người

chọn kiểm soát sản xuất gỗ; 2 người xác minh nội bộ; 1 chọn giám sát độc lập và 1

người chọn cấp phép là những khâu quan trọng. Không ai chọn chế biến gỗ (xem hình

9).

Hình 9: Báo chí đã biết FLEGT/VPA tự đánh giá mức độ quan trọng của các khâu

Theo báo chí, thực hiện FLEGT sẽ giúp phát triển rừng bền vững, thúc đẩy các doanh

nghiệp liên kết trong việc thích ứng yêu cầu xuất khẩu vào châu Âu. Giám sát độc lập

đóng vai trò như một tổ chức độc lập (ví dụ: SGS trong cấp chứng chỉ FSC) rất cần

thiết trong việc đảm bảo tính khách quan, minh bạch và hạn chế tiêu cực trong toàn bộ

chuỗi hành trình của gỗ (các khâu kiểm lâm, doanh nghiệp, hải quan), giám sát độc lập

cũng thúc đẩy sự minh bạch trong xã hội theo tinh thần thượng tôn pháp luật.

Page 37: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

32

Trong số 8 phóng viên đã biết về FLEGT/VPA có 7 ý kiến (88%) về chủ đề nội dung

quan trọng nhất trong VPA trong đó Hệ thống kỹ thuật để xác minh tính hợp pháp của

gỗ thu được 4/7 ý kiến (53%); Hệ thống luật pháp tin cậy được 3/7 ý kiến (43%) và cơ

cấu hành chính không được chọn là nội dung quan trọng trong VPA.

6/8 (75%) phóng viên đã biết về FLEGT/VPA trả lời câu hỏi về trách nhiệm giải trình

trong đó chỉ 2 trong số 6 ý kiến (33%) từ báo chí biết về trách nhiệm giải trình trong

các hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp được quy định trong VPA và cho rằng chính doanh

nghiệp có trách nhiệm giải trình về tính hợp pháp của nguồn gốc gỗ nguyên liệu qua

các bằng chứng. Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) giúp doanh nghiệp chế biến, xuất

khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ trong quá trình truy xét nguồn gốc hợp pháp của

gỗ và sản phẩm gỗ.4/6 (67%) chưa biết về trách nhiệm giải trình.

Khi được hỏi về chọn những nội dung quan trọng trong 7 nội dung của FLEGT có 20 ý

kiến (từ 8 đại diện truyền thông) trả lời, 5 đại diện (25%) cho rằng khuyến khích thực

thi các chính sách mua gỗ hợp pháp và sản phẩm chế biến từ gỗ hợp pháp là quan

trọng nhất; 4 đại diện (20%) cho rằng: hỗ trợ các sáng kiến của khu vực tư nhân là

quan trọng nhất; 4 đại diện (20%) cho rằng: đảm bảo an toàn cho các hoạt động tài

chính và đầu tư; 3 đại diện (15%) chọn nội dung khuyến khích thương mại gỗ hợp

pháp; 3 đại diện (15%)chọn nội dung Hỗ trợ các quốc gia sản xuất gỗ, 1 đại diện (5%)

chọn nội dung chọn “Xử lý vấn đề gồ còn tranh cãi”. Không đại diện nào chọn “Sử

dụng công cụ pháp luật hiện có hoặc ban hành các công cụ pháp luật mới để hỗ trợ cho

kế hoạch hành động” (xem hình 10).

Hình 10: Khảo sát các cơ quan truyền thông về những nội dung quan trọng

trong 7 nội dung của FLEGT

Tự đánh giá vai tròcủa các tổ chức truyền thông trong việc nâng cao nhận thức và

cung cấp thông tin trong quá trình đàm phán và sau khi ký kết thỏa thuận

Page 38: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

33

Báo chí tự đánh giá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nâng cao nhận thức cộng

đồng trong đó có cộng đồng doanh nghiệp trong cả ba giai đoạn: đàm phán chuẩn bị

ký kết, ký kết đến giai đoạn tuân thủ sau ký kết. Việc cung cấp thông tin về

FLEGT/VPA cũng phù hợp với mục tiêu chính của báo chílà góp phần thúc đẩy thực

thi pháp luật, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường.

Tuy vậy, báo chí cũng tự đánh giá là hiện nay chưa có nhiều tin bài về FLEGT/VPA.

Hình thức thông tin còn hạn chế chủ yếu là đưa tin, các thông tin đưa còn chưa sâu và

chưa chuẩn xác, chưa hữu ích cho doanh nghiệp, chưa giúp doanh nghiệp nhận thức và

chuẩn bị thích ứng với hiệp định.

Ví dụ điển hình về mức độ quan tâm của báo chí đến FLEGT-VPA

Ngày 19/3/2014 Hội thảo khởi động và lập kế hoạch triển khai 3 dự án liên quan tới

FLEGT với tổng kinh phí: 403.337USD (do DFID, FERN, EU, FAO tài trợ) và ngày

20/3/2014 khởi động 1 dự án về Biến đổi khí hậu với tổng số tiền tài trợ là 224.065

USD (do DFAT/AusAid tài trợ). Trong 14 bài báo đưa tin về hội thảo ngày 19 và

20/3/2014 thì chỉ có 1 báo đưa tin về 3 dự án liên quan đến FLEGT/VPA trong khi 13

báo khác đều đưa tin về dự án biến đổi khí hậu. Điều này phản ánh sự quan tâm của

báo chí còn thấp so với nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu và/hoặc thông tin cung

cấp cho báo chí về FLEGT chưa thu hút được sự quan tâm của họ.

Hình 11: 14 bài báo chỉ có 1 bài về chủ đề FLEGT/VPA

Báo chí đều nhận định, việc thông tin tuyên truyền với chiến lược, thông điệp đúng sẽ

giúp cộng đồng và doanh nghiệp hiểu rõ tiến trình, thời điểm, nội dung, vai trò, lợi ích

và tác động đến mình từ đó lên chủ động lên kế hoạch thích ứng, tuân thủ hiệu quả.

Những nội dung này cũng góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế, ổn định sinh kế cho

cộng đồng liên quan và thực hiện được các cam kết trong khuôn khổ hiệp định giữa

Việt Nam và E .

Page 39: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

34

Để làm được việc đó, các tổ chức truyền thông cần sự hợp tác chủ động của cơ quan,

chính quyền, doanh nghiệp ngành gỗ, các dự án và các tổ chức XHDS trong việc cung

cấp thông tin, kết nối nguồn tin, tập huấn tăng cường năng lực cũng như hỗ trợ về tài

chính, tài liệu, ý kiến chuyên gia, v.v. trong việc tổ chức sản xuất tin bài phóng sự

truyền thông.

4.4. Kết quả khảo sát nhu cầu thông tin và nhu cầu đào tạo, nâng cao năng lực

4.4.1. Nhu cầu nâng cao năng lực và hỗ trợ khác từ các doanh nghiệp để có thể

thực thi FLEGT-VPA hiệu quả

Hình thức hỗ trợ nâng cao năng lực qua đào tạo, tập huấn, hội thảo

Cần hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất gỗ đặc biệt là các doanh nghiệp

nhỏ thông tin về hiệp định FLEGT/VPA qua các lớp tập huấn, các hội nghị, hội thảo

và truyền thông đại chúng như: Truyền hình, tạp chí chuyên ngành, báo điện tử.

Trong số 57 doanh nghiệp đưa ra ý kiến (6 doanh nghiệp không có câu trả lời) có 8

doanh nghiệp chỉ chọn một phương án nhận thông tin qua email25; 2 doanh nghiệp chỉ

lựa chọn tập huấn hội thảo26; các doanh nghiệp khác lựa chọn đồng thời nhiều ý kiến:

có 17 doanh nghiệp lựa chọn 2 cách cung cấp thông tin chủ yếu là tập huấn/hội thảo và

nhận thông tin qua internet (hoặc qua ấn phẩm)27; 17 doanh nghiệp lựa chọn 3 phương

án chủ yếu là tập huấn/hội thảo, nhận thông tin qua VCCI/hiệp hội, qua ấn phẩm (hoặc

qua internet – email)28; 9 doanh nghiệp lựa chọn 4 phương án chủ yếu là tập huấn/hội

thảo, nhận tin qua VCCI/Hiệp hội, qua internet và qua ấn phẩm29

; có 4 doanh nghiệp

lựa chọn cả 5 cách cung cấp thông tin (hình 12).30

25

gồm 5 doanh nghiệp có dưới 300 lao động, 2 doanh nghiệp có số lao động từ 500 đến 1000, 1 doanh nghiệp có 6000 lao động (Công ty gỗ Trường Thành-TP.Hồ Chí Minh) 26

1 doanh nghiệp có 299 lao dộng, 1 doanh nghiệp có 700 lao động 27

gồm: 10 doanh nghiệp có số lao động từ 300 trở xuống, 3 doanh nghiệp có từ 300 đến 500 lao động, 2 doanh nghiệp có từ 500 đến 100 lao động và 2 doanh nghiệp có trên 1000 lao động 28

: 10 doanh nghiệp có số lao động từ 300 trở xuống, 1 doanh nghiệp có 400 lao động, 3 doanh nghiệp có số lao động từ 500 đến 1000, 3 doanh nghiệp có trên 1000 lao động 29

7 doanh nghiệp có số lao động từ 300 trở xuống, 1 doanh nghiệp có 400 lao động và 1 doanh nghiệp có 1700 lao động 30

gồm có: 3 doanh nghiệp có từ 300 lao động trở xuống và 1 doanh nghiệp có 700 lao động

Page 40: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

35

Hình 12: Khảo sát hình thức nhận thông tin về FLEGT/VPA của doanh nghiệp

40 doanh nghiệp cho rằng ở thời điểm hiện tại, hội thảo, tập huấn là phương án tiếp

nhận thông tin hiệu quả về FLEGT/VPA bên cạnh hình thức cung cấp thông tin trực

tuyến qua Internet (website), hoặc ấn phẩm truyền thông. Các doanh nghiệp cũng sẵn

sàng cử cán bộ tham gia, thường là cán bộ xuất nhập khẩu, kế toán, phụ trách sản xuất

tham dự. Về thời gian tập huấn, 34/40 doanh nghiệp (85%) thấy rằng thời lượng tập

huấn khoảng 1 ngày là phù hợp, 4 doanh nghiệp (10%) chọn ½ ngày, có 2 doanh

nghiệp (5%) sẵn sàng bỏ ra 2 ngày để tham gia tập huấn. Thời điểm tập huấn nên là

thời điểm các doanh nghiệp gỗ dễ thu xếp thời gian (tháng 5-tháng 11 hàng năm).

Có 22 doanh nghiệp cho rằng rất cần một website riêng tập trung thông tin các hiệp

định, quy định pháp luật liên quan, ý kiến chuyên gia, giải đáp thắc mắc cho các doanh

nghiệp.

Trong số 18 (28.51%) doanh nghiệp chọn loại hình ấn phẩm có 9 doanh nghiệp (50% )

chọn hình thức sách mỏng, 3 doanh nghiệp (17%) chọn hình thức ấn phẩm là tờ rơi và

6 doanh nghiệp (33%) chọn cả hai loại hình ấn phẩm truyền thông. Đối với các doanh

nghiệp chọn loại hình ấn phẩm tờ rơi và sách mỏng, phần lớn ý kiến cho rằng sách

mỏng có vai trò hiệu quả trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. (Hình 13)

Page 41: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

36

Hình 13: Khảo sát hình thức nhận thông tin qua ấn phẩm

Nội dung tập huấn và nhu cầu thông tin

Tập huấn kiến thức về gỗ hợp pháp đặc biệt là với khu vực tư nhân, doanh nghiệp nhỏ

và hộ sản xuất, nâng cao nhận thức về gỗ hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân từ trung

ương đến địa phương.

Đối với những doanh nghiệp chưa biết gì về FLEGT, họ đều quan tâm đến những kiến

thức về FLEGT, các chính sách khuyến khích thực thi các chính sách mua gỗ hợp

pháp và sản phẩm chế biến từ gỗ hợp pháp. Đối với những doanh nghiệp này thì

những kiến thức về FLEGT và TLAS vẫn là những nội dung quan trọng nhất. Ngoài

ra, một số ý kiến cho rằng danh sách các tổ chức, công ty trong nước và quốc tế có

nguồn cung nguyên liệu gỗ hợp pháp và các chứng nhận gỗ hợp pháp, các thông tin,

hướng dẫn liên quan đến quy trình cấp phép, hỗ sơ gỗ hợp pháp tại Việt Nam, các

hướng dẫn về trách nhiệm giải trình gỗ hợp pháp cho doanh nghiệp cũng là một số đề

xuất đáng quan tâm (hình 13).

Page 42: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

37

Hình 14: Những nội dung quan tâm của doanh nghiệp

khi chưa biết rõ về FLEGT/VPA

Cơ quan cung cấp thông tin và tập huấn theo yêu cầu của doanh nghiệp

Khi được hỏi về đơn vị tổ chức tập huấn, 15 trong số 37 doanh nghiệp trả lời đề xuất

VCCI (chiếm 40.54%); 6 doanh nghiệp đề xuất hiệp hội gỗ (chiếm 16.21%) là đơn vị

tổ chức tập huấn, 12 doanh nghiệp đề xuất cả VCCI và hiệp hội gỗ (chiếm 32.43%), 4

doanh nghiệp còn lại đề xuất cả VCCI, hiệp hội gỗ và cơ quan khác như: Chi cục kiểm

lâm, Sở thuế, Cục hải quan hoặc Sở Kế hoạch đầu tư tại địa phương.31

Do VCCI là đơn vị liên hệ phỏng vấn nên kết quả phỏng vấn hơi nghiêng về VCCI là

điều dễ hiểu. Theo đánh giá khách quan của nhóm phỏng vấn thì VCCI và hiệp hội đều

có khả năng đứng ra tổ chức tập huấn, tuy nhiên về phía hiệp hội thì vai trò của các

hiệp hội tại từng địa phương có khác nhau. Các hiệp hội gỗ có hiểu biết kỹ thuật rất tốt

liên quan đến ngành gỗ và có mối liên hệ chặt chẽ với Văn phòng thường trực Lacey

và FLEGT, vì vậy nắm nhiều thông tin liên quan về mặt kỹ thuật. Trong khi đó, VCCI

có mạng lưới đến tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và có sự liên hệ thường xuyên

với doanh nghiệp gỗ trong quá trình cấp chứng nhận xuất xứ sản phẩm C/O đối với

doanh nghiệp xuất khẩu nên có uy tín để kêu gọi doanh nghiệp tham gia hội thảo tập

huấn cũng như cung cấp thông tin đến doanh nghiệp thuận lợi hơn. Vì vậy, sự hợp tác

31

Trong đó: 15 doanh nghiệp đề xuất VCCI bao gồm: 8 doanh nghiệp có số lao động từ 300 trở xuống, 3 doanh nghiệp có số lao động từ 300 đến 500, 2 doanh nghiệp có 850 lao động, 1 doanh nghiệp có trên 1000 lao động; trong số 6 doanh nghiệp đề xuất hiệp hội gỗ thì có 2 doanh nghiệp có dưới 300 lao động, 3 doanh nghiệp có số lao động từ 500 đến 1000 và 1 doanh nghiệp có trên 1000 lao động; trong số 12 doanh nghiệp đề xuất cả VCCI và hiệp hội gỗ thì có 5 doanh nghiệp có từ 300 lao động trở xuống, 2 doanh nghiệp có từ 300 đến 500 lao động, 3 doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao động và 2 doanh nghiệp có trên 1000 lao động, trong số 4 doanh nghiệp đề xuất cả VCCI, hiệp hội và cơ quan khác thì có 3 doanh nghiệp có dưới 300 lao động và 1 doanh nghiệp có 650 lao động

Page 43: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

38

chặt chẽ và hiệu quả của các Hiệp hội này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

trong quá trình thực thi FLEGT và có thể phát huy được thế mạnh của mỗi tổ chức.

Về mức độ sẵn sàng tham gia tập huấn, có 40 doanh nghiệp sẵn sàng tham gia tập

huấn32, còn 23 doanh nghiệp chưa sẵn sàng tham gia tại thời điểm phỏng vấn hoặc còn

phụ thuộc vào công việc của công ty33. Về kinh phí cho tập huấn, có 29 doanh nghiệp

(chiếm 46%) sẵn sàng bỏ kinh phí để tham gia tập huấn nếu thấy lợi ích thực sự cho

doanh nghiệp, 9 doanh nghiệp (chiếm 14%) trả lời không sẵn sàng đóng góp kinh phí,

25 doanh nghiệp còn lại không có câu trả lời (chiếm 40%), lý do còn phụ thuộc vào

hạch toán ngân sách của doanh nghiệp hoặc chưa hiểu rõ lợi ích của việc tập huấn nên

chưa có câu trả lời.

“Doanh nghiệp phải đáp ứng thị trường, phải cập nhật, doanh nghiệp sẵn sàng tham

gia khóa tập huấn ½ - 1 ngày, sẵn sàng đóng góp kinh phí vì có ích cho doanh nghiệp,

làm sao để người bán yên tâm bán, sau khi đã bán rồi không phải đi tìm họ đòi hỏi

thêm các giấy tờ bổ sung nữa”

-Phỏng vấn một doanh nghiệp ở Bình Dương-

Trong số các doanh nghiệp không sẵn sàng bỏ kinh phí để tham gia tập huấn có một

doanh nghiệp nhà nước, còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, lượng

xuất khẩu gỗ hàng năm theo giá trị khoảng 1 triệu SD trở xuống trừ một công ty

TNHH liên doanh giấy Quảng Nam (giá trị xuất khẩu năm 2012: 15 triệu SD, năm

2013: 17 triệu SD).

Những doanh nghiệp sẵn sàng đóng góp kinh phí tập huấn là những doanh nghiệp có

quy mô lớn, có doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 10 triệu SD

(Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành – Bình Dương), các doanh nghiệp này thị

trường xuất khẩu chủ yếu là châu Âu, một phần sang Mỹ, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Đánh giá của doanh nghiệp về vai trò của truyền thông trong cung cấp thông tin

cho doanh nghiệp

Hầu hết doanh nghiệp được hỏi đều đánh giá cao vai trò của truyền thông đại chúng

trong việc cung cấp thông tin, kiến thức cho doanh nghiệp, trong việc tuyên truyền bảo

vệ môi trường, bảo vệ rừng cho cộng đồng. Một số kênh truyền thông mà các doanh

nghiệp hay theo dõi như Báo lâm nghiệp tỉnh (báo giấy), VnExpress, Tuổi trẻ, …. Khi

tìm kiếm thông tin liên quan đến vấn đề FLEGT/VPA hay các vấn đề liên quan, phần

lớn các doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng mình sẽ tìm kiếm thông tin sử dụng

các từ khóa như “flegt”, “gỗ hợp pháp”, “lacey”, “phyto”,… trên các công cụ tìm

kiếm phổ biến như google, bing, yahoo.

32

Quy mô của 40 doanh nghiệp sẵn sàng tham gia tập huấn như sau: 4 doanh nghiệp có số lao động từ 50 trở xuống, 8 doanh nghiệp có từ trên 50 đến 100 lao động, 13 doanh nghiệp có từ 100 đến 300 lao động, 5 doanh nghiệp có từ 300 đến 500 lao động, 7 doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao động và 3 doanh nghiệp có trên 1000 lao động 33

Trong số 23 doanh nghiệp chưa sẵn sàng tham gia tập huấn có 6 người ở vị trí nhân viên kinh doanh (chiếm

26%), còn lại 74% có vai trò quản lý

Page 44: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

39

Một số chương trình truyền hình hay được doanh nghiệp theo dõi là Bản tin 60s của

đài truyền hình HTV7, Tin nhanh 24h, Phóng sự giờ vàng trên VTV1.

Một số ý kiến cho rằng các đoạn phóng sự ngắn phổ biến thông tin hiệp định, thời

lượng 15-30 phút hoặc các bản tin ngắn 1-5 phút sẽ hiệu quả trong việc truyền thông

đến doanh nghiệp và cộng đồng.

Truyền thông cho doanh nghiệp cũng đồng thời phải cung cấp thông tin cho người dân

và các hộ gia đình, những người cung cấp gỗ nguyên liệu cho các công ty chế biến.

Các doanh nghiệp cho rằng: Nếu truyền thông cung cấp thông tin hiệu quả giúp nâng

cao nhận thức cho người dân khi doanh nghiệp đi thu mua gỗ sẽ thuận lợi hơn và đỡ

mất thời gian hơn.

“Doanh nghiệp và người dân cần nắm các kiến thức về FLEGT-VPA. Tập huấn 1 ngày

cho doanh nghiệp cũng cần thiết. Nhưng nhận thức và ý thức phía người dân cũng

quan trọng, vì chỉ doanh nghiệp thì chưa đủ. Thông tin truyền thông qua truyền hình

và truyền thanhcho cộng đồng cũng rất quan trọng đặc biệt là trong việc truyền thông

đến người dân, cộng đồng, họ sẽ nghe nói đến và có khái niệm, họ sẽ sẵn sàng và tham

gia tích cực hơn hơn khi doanh nghiệp đến yêu cầu các giấy tờ xác minh nguồn gốc

xuất xứ gỗ hợp pháp”

-Phỏng vấn một doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi-

Doanh nghiệp đề nghị các loại hình hỗ trợ khác khi thực hiện FLEGT-VPA

Các doanh nghiệp cho rằng, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức liên quan

để các doanh nghiệp nắm vững kiến thức pháp luật. Ngoài ra, các cơ quan chức năng

cần ban hành chính sách thông thoáng, rõ ràng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi xin

cấp phép FLEGT.

Cần có hỗ trợ về kỹ thuật thực hiện cấp phép FLEGT, cụ thể là có biểu mẫu cụ thể, rõ

ràng cho từng đối tượng tham gia vào chuỗi hành trình sản phẩm từ các hộ dân, các đại

lý, công ty thu mua nguyên liệu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu gỗ và các sản phẩm liên

quan đến gỗ, biểu mẫu song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), nhằm giảm bớt công đoạn

công chứng khi khách hàng yêu cầu dịch ra tiếng Anh.

Các doanh nghiệp đều cho rằng việc tăng cường năng lực và vai trò của các hiệp hội là

rất quan trọng, Hiện nay các doanh nghiệp tham gia hiệp hội mang tính tự nguyện, và

do vậy trách nhiệm của hiệp hội với các thành viên chưa thể hiện rõ. Các doanh nghiệp

mong các hiệp hội phải có vai trò mạnh hơn chứ không chỉ cung cấp thông tin hoặc tập

huấn (vì nhiều doanh nghiệp cũng có thể tự làm được việc đó). Hiệp hội cần tập hợp

và đại diện cho tiếng nói của các doanh nghiệp và hiệp hội cần có trách nhiệm hỗ trợ

doanh nghiệp trong quá trình cấp phép nếu cần.

Một số ví dụ mà các doanh nghiệp đưa ra là: Hiệp hội thương gia các nước có vai trò

rất mạnh ví dụ Thái Lan (hiệp hội gỗ có ảnh hưởng đến cả vai trò lập pháp). Như vậy,

cần hành lang pháp lý thì hiệp hội mới có thể thực sự đóng được vai trò đại diện cho

doanh nghiệp. Và cũng cần có cơ chế để có thể kiểm soát được vai trò của hiệp hội

Page 45: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

40

trong việc cung cấp thông tin, kiểm soát báo cáo của các doanh nghiệp thành viên

chính xác, không chung chung. Hiệp hội cần sâu sát với doanh nghiệp.

Tóm lại, các doanh nghiệp mong muốn hiệp hội cần được trao quyền hơn (cụ thể bằng

các quy định pháp lý). Nâng cao năng lực cho các Hiệp hội cần được tăng cường để họ

có thể xác minh, xác nhận cho doanh nghiệp thành viên đã thiết lập quy trình quản lý,

sử dụng nguyên liệu gỗ hợp pháp. Định kỳ Hiệp hội sẽ có báo cáo về các doanh nghiệp

đã tuân thủ các quy định về gỗ hợp pháp cho cơ quan chuyên ngành của Nhà nước.

Hiệp hội cũng sẽ là cầu nối giới thiệu các nguồn gỗ hợp pháp cho doanh nghiệp, thậm

chí có những bảo lãnh giúp doanh nghiệp có thể mua được các nguồn gỗ hợp pháp.

Năng lực kết nối công nghệ thông tin của các doanh nghiệp

100% doanh nghiệp trả lời phỏng vấn đều có sử dụng máy tính kết nối internet, trung

bình mỗi doanh nghiệp sử dụng 27 máy. 57 doanh nghiệp sử dụng hình thức kết nối cả

ADSL và Wifi (chiếm 91.94%). Ngoài ra, 52 người trực tiếp trả lời phỏng vấn cũng

dùng smartphone kết nối internet qua mạng 3G và Wifi (chiếm 82.26%).

Hình 15: Các phương tiện và hình thức kết nối internet của doanh nghiệp

56 người được hỏi tiếp cận thông tin qua báo giấy và báo điện tử (chiếm 89%), các

hội thảo hoặc tập huấn, 7 người còn lại (chiếm 11%) tìm kiếm thông tin qua Google.

Page 46: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

41

4.4.2. Nhu cầu thông tin, đào tạo về FLEGT/VPA – Hiệp hội

100% hiệp hội được phỏng vấn trả lời đã lên kế hoạch cung cấp thông tin về

FLEGT/VPA cho các đơn vị thành viên của mình qua một số biện pháp cụ thể là:

Theo dõi cập nhật sát sao tiến trình đàm phán VPA, xây dựng chương trình

hành động cụ thể.

Sẵn sàng phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp và đoàn đàm pháp FLEGT/VPA để triển khai thí điểm TLAS phiên bản cuối ví dụ ở Bình định, vận hành thử

nghiệm đánh giá tổng kết và nhân rộng mô hình

Lên kế hoạch tập huấn tổ chức hội thảo, phối hợp với báo đài địa phương đưa tin bài, tuy nhiên theo đánh giá của các hiệp hội, báo đài địa phương thường là

các cơ quan của đảng bộ nên quy trình kiểm duyệt tin bài chặt chẽ, nên có

những bài viết chuyên đề trên các tạp chí uy tín như tạp chí Gỗ Việt, diễn đàn

doanh nghiệp, hay các phóng sự FLEGT/VPA trên truyền hình VTV (VTV1,

bản tin tài chính)

Hiệp hội có website có thể đưa thông tin về FLEGT/VPA lên website của mình ví dụ như http://dawoodfor.com.vn của hiệp hội gỗ Đà Nẵng.

Các hiệp hội được phỏng vấn cũng đề xuất một số cơ quan báo chí thường hợp tác như

Nông nghiệp Việt nam, báo Bình Định, báo Thanh niên, Đài truyền hình Bình Dương,

Tuổi trẻ, HTV.

4.4.3. Nhu cầu thông tin và đào tạo về FLEGT/VPA của báo chí và truyền thông

Báo chí đề xuất nên nâng cao nhận thức, thông tin về tiến trình VPA cũng như những

nội dung cụ thể của kế hoạch hành động FLEGT cho cộng đồng, truyền thông, doanh

nghiệp và các bên liên quan. Phương pháp hội thảo, tập huấn truyền thông và những

chính sách, cơ chế hỗ trợ cụ thể và tài chính.100% báo chí được hỏi có nhu cầu được

cung cấp thông tin về FLEGT/VPA dưới các hình thức. 26 ý kiến (chiếm 54%) chọn

hình thức: Tổ chức diễn đàn, hội thảo; 9 người (chiếm 19%) chọn hình thức nhận

thông tin FLEGT qua công văn, 7 người (chiếm 15%) chọn hình thức xem trên website

và 6 người (chiếm 13%) chọn hình thức sử dụng ấn phẩm.

Các vấn đề mà hiện nay các báo cần thông tin gồm: nội dung hiệp định, và kế hoạch

hành động FLEGT, tiến trình các thời điểm ký kết, đánh giá tác động đa chiều từ các

tổ chức, quan điểm từ đại diện Việt nam và từ đại diện E , ý kiến chuyên gia, các điển

hình doanh nghiệp chuẩn bị thích ứng với hiệp định. Những thuận lợi, thách thức đối

với doanh nghiệp, và điều gì sẽ xảy ra nếu hiệp định không được ký kết.

8 người trả lời (57%) cam kết sẵn sàng bố trí tham gia hội thảo tập huấn, 6 người trả

lời (43%) có thể tham gia nếu thời gian cho phép, và không có đơn vị nào từ chối tham

dự.

100% sẵn sàng hợp tác và đề xuất cơ chế hợp tác cụ thể trong việc truyền thông về

FLEGT/VPA. Cụ thể, phía dự án có thể hỗ trợ cụ thể như cung cấp thông tin hoặc giới

thiệu nguồn thông tin tin cậy, chính xác về FLEGT/VPA, dự án cũng có thể hỗ trợ

Page 47: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

42

kinh phí tổ chức sản xuất, (viết bài, đi khảo sát thực tế) hoặc đóng vai trò kết nối với

các cơ quan có thẩm quyền, chuyên gia có uy tín về chủ đề FLEGT/VPA.

Ngược lại phía báo chí có thể hỗ trợ bằng nhiều hình thức như tin bài, thời lượng, kênh

và phương tiện truyền thông hoặc đóng vai trò trung gian kết nối giữa dự án, chuyên

gia của dự án với doanh nghiệp, cộng đồng, đăng tin định kỳ để duy trì sự quan tâm

của độc giả về chủ đề truyền thông, đăng trong những chuyên mục đông người đọc,

viết và đăng các bài viết chuyên đề, tổ chức diễn đàn đối thoại giữa chuyên gia và

doanh nghiệp, cộng đồng, truyền thông về các sự kiện, hoạt động của dự án, chuyên đề

như góc nhìn công luận, chuyên mục hỏi đáp, bài viết gắn vấn đề FLEGT/VPA với

quyền lợi của doanh nghiệp và lợi ích quốc gia, cảnh báo các nguy cơ và giải pháp,

tham khảo kinh nghiệm chi trả dịch vụ rừng hoặc kinh nghiệm ở các nước, các đơn vị

đã áp dụng FLEGT/VPA. Gắn truyền thông với tăng cường quan hệ công chúng (PR)

cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có lợi ích và chủ động tích cực tham gia, hoặc viết

về các rào cản và thách thức khi ký kết và sự chuẩn bị cần thiết của doanh nghiệp.

Trong số 14 ý kiến về các hỗ trợ từ truyền thông : 8 đại diện truyền thông được phỏng

vấn (53%) sẵn sàng hỗ trợ về tin bài, 4 đại diện (27%) sẵn sàng hỗ trợ về thời lượng, 3

đại diện (13%) sẵn sàng hỗ trợ kênh truyền thông trong khi có 1 đại diện (7%) đề xuất

những hình thức hỗ trợ khác như viết bài quảng cáo và và kết hợp truyền thông về

doanh nghiệp thực hiện FLEGT hay vai trò kết nối với doanh nghiệp,…

Cơ chế hợp tác cụ thể giữa báo chí và các cơ quan liên quan (do báo chí đề xuất)

Phía dự án cung cấp thông tin định kỳ dưới hình thức bản tin qua email cập nhật thông

tin mới nhất về tiến trình VPA và FLEGT, các phản hồi của báo chí sẽ giúp dự án và

các bên liên quan tổ chức hoạt động hiệu quả hơn. Phía báo chí và dự án cùng các bên

liên quan sẽ thảo luận và xây dựng một đề án với kinh phí cụ thể phù hợp với từng loại

hình truyền thông và cụ thể hóa dưới hình thức hợp đồng có các yêu cầu chi tiết về nội

dung, thời lượng, thời điểm để tiến hành các hoạt động truyền thông đồng bộ và hiệu

quả. Phía dự án sẽ chủ động cung cấp thông tin và mời truyền thông tham dự các sự

kiện, hội nghị, hội thảo, tập huấn. Phía dự án tổ chức cho đại diện truyền thông đi khảo

sát thực tế, lấy tư liệu, phỏng vấn chuyên gia, doanh nghiệp và người dân để lấy chất

liệu.

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Có thể thấy quyết tâm của chính phủ qua những nỗ lực tham gia đàm phán và thực hiện FLEGT-VPA thời gian qua, cùng với các chính sách và chiến lược

hiện hành về quản lý và phát triển rừng và phát triển ngành gỗ theo hướng phát

triển bền vững.

Vai trò tăng lên của các tổ chức XHDS và các hiệp hội doanh nghiệp tính từ đầu

năm 2014, do có sự hỗ trợ từ E và các tổ chức, với nhiều hoạt động của các tổ

chức XHDS và các hiệp hội. Mặt khác, các cơ quan chính phủ (ví dụ: đại diện

đoàn đàm phán) cũng hỗ trợ và ủng hộ các tổ chức này tham gia trong lĩnh vực

FLEGT-VPA và sẵn sàng tiếp nhận các kết quả làm việc của các tổ chức

Page 48: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

43

XHDS, nếu kết quả và thông tin tốt có thể sử dụng và hỗ trợ quá trình đàm phán

của Chính phủ. Mặt khác những đóng góp và kết quả của các hoạt động của các

tổ chức phi chính phủ cũng sẽ giúp chính phủ có bức tranh toàn cảnh hơn về

những ảnh hưởng có thể có khi thực hiện VPA đối với các nhóm đối tượng

khác nhau mà Chính phủ không thể nắm được nếu không có sự hỗ trợ của các

tổ chức này (ví dụ nhu cầu của các nhóm cộng đồng hoặc các doanh nghiệp nhỏ

và vừa).

Khảo sát cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường khắt khe về yêu cầu xuất xứ gỗ như E đã

quan tâm đến nguồn gỗ xuất xứ gỗ và đã có hiểu biết nhất định về FLEGT (tuy

nhiên hầu hết chỉ dừng lại ở mức hiểu về mục tiêu và ý nghĩa, chứ chưa nắm

được các nội dung cơ bản). Chỉ có một số ít các doanh nghiệp có quy mô lớn

chủ động tìm hiểu thông tin và nắm rất rõ về FLEGT.

Hầu hết các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn đều cho rằng ký kết và tham gia FLEGT sẽ góp phần quan trong vào việc đảm bảo phát triển bền vững cho

ngành CBG và thương mại lâm sản ở Việt Nam. Các doanh nghiệp đều cho

rằng việc thúc đẩy quản trị rừng và thực thi lâm luật là rất quan trọng trong việc

xác minh nguồn gốc gỗ hợp pháp. Các doanh nghiệp quy mô lớn và xuất khẩu

trực tiếp sang thị trường E đã biết về FLEGT/VPA, tuy nhiên mức độ hiểu

biết còn khác nhau, và chỉ có số ít doanh nghiệp nắm rõ các nội dung và yêu

cầu của FLEGT. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn, tuy có quan tâm đến

nguồn gốc xuất xứ gỗ theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng chưa biết

những thông tin liên quan đến FLEGT.

Những doanh nghiệp hiện nay đang xuất khẩu sản phẩm gỗ sang E , đã và đang gặp một số khó khăn về chứng minh nguồn gốc gỗ từ cả nguồn trong nước

và gỗ nhập khẩu từ một số nước. Những khó khăn này liên quan đến nhận thức

của các công ty cung ứng, cá nhân, hộ gia đình và cá nhân cung cấp gỗ (giấy tờ

không rõ ràng, không lưu giữ giấy tờ, không thống nhất về bằng chứng xác

minh nguồn gốc gỗ giữa hải quan và cơ quan kiểm lâm).

Các hiệp hội gỗ và lâm sản cho đến nay tham gia khá chặt chẽ với đoàn đám phán và có cơ hội tiếp cận với rất nhiều thông tin liên quan đến FLEGT/VPA

và TLAS và đã có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình đàm phán. Tuy

nhiên, các hiệp hội này chưa chuyển tải hiệu quả các thông tin mà hiệp hội

được tiếp nhận thành các thông tin đơn giản và dễ hiểu cho doanh nghiệp do

hạn chế về nguồn lực và năng lực truyền thông.

Các Hiệp hội doanh nghiệp khác (ví dụ VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp các

tỉnh) là những cơ quan đại diện quyền lợi và tiếng nói của doanh nghiệp về các

chính sách liên quan đến doanh nghiệp và môi trường chính sách kinh doanh

nói chung, và có mối liên hệ thường xuyên với các doanh nghiệp. Nhưng cho

đến nay, họ chưa được tiếp cận nhiều thông tin liên quan và có ít kiến thức liên

quan đến lĩnh vực này nên việc phổ biến thông tin kiến thức cho các doanh

nghiệp thành viên của họ vẫn còn hạn chế. Thêm vào đó, sự phối hợp và hợp

tác giữa các hiệp hội doanh nghiệp này và các hiệp hội doanh nghiệp trong

ngành gỗ cho đến nay vẫn còn hạn chế.

Truyền thông nhìn chung đã có sự hiểu biết khá đồng đều về FLEGT/VPA và

có quan tâm đến FLEGT-VPA. Tuy nhiên, mức độ quan tâm và hiểu biết sâu

Page 49: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

44

sắc về các vấn đề liên quan là khác nhau giữa các kênh truyền thông. Cho đến

nay phần lớn thông tin liên quan đến FLEGT/VPA trên truyền thông thể hiện

dưới dạng đưa tin về các sự kiện, các bài phân tích chuyên sâu chưa nhiều, hoặc

chưa có những bài chuyên sâu chất lượng như các bản tin FLEGT, dự thảo

TLAS. Hiện nay thông tin chủ yếu cung cấp trên các trang của chính phủ, và

các site này thường có rất nhiều thông tin rất đa dạng. Mặt khác, hình thức

thông tin mang tính vĩ mô, hoặc kỹ thuật chưa phù hợp với cộng đồng và doanh

nghiệp. Ví dự: chuyên mục FLEGT/VPA trên website của Tổng cục lâm nghiệp

được tổ chức tốt, đáng tin cậy và cập nhật thông tin tuy nhiên do nằm trên một

website lớn không thân thiện với các trình tìm kiếm phổ biến và chưa phù hợp

với doanh nghiệp và cộng đồng.

Các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan đều đánh giá cao vai trò của truyền thông trong việc phổ biến các thông tin hữu ích đến các nhóm đối tượng. Mặt

khác, truyền thông tự đánh giá việc thông tin truyền thông cho doanh nghiệp về

những vấn đề liên quan đến FLEGT-VPA hiện nay chưa hiệu quả và chưa giúp

nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp. Điều này cho thấy sự cần thiết phải có

những hợp tác tích cực hơn nữa từ các tổ chức với các cơ quan truyền thông.

Việc cung cấp thông tin cho báo chí và các nhóm đối tượng cho đến nay cũng

chưa hiệu quả. Những thông tin hiện có cũng khá nhiều, nhưng chủ yếu từ

nguồn của Tổng cục và chưa được chuyển tải thành các thông tin phù hợp cho

báo chí, doanh nghiệp, cộng đồng, và các hộ gia đình và nông dân làm hạn chế

hiệu quả của các nỗ lực truyền thông cho đến nay.

Các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều quan tâm đến những thông tin và kiến

thức liên quan đến FLEGT-VPA và đều có nguyện vọng được cung cấp thông

tin và/hoặc tham gia các lớp tập huấn. Tuy nhiên nhu cầu của các doanh nghiệp

là khác nhau và các cơ quan, tổ chức cần lưu ý để xây dựng các chương trình

nâng cao năng lực và truyền thông phù hợp để có thể cung cấp thông tin hiệu

quả và phù hợp với nhu cầu của các nhóm đối tượng. Đáng chú ý, những doanh

nghiệp nhỏ hầu hết lại khó bố trí thời gian tham gia các khóa tập huấn. Mặt

khác các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn có thể đóng vai trò rất quan trọng

trong việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp cung ứng, hộ gia đình, và

cộng đồng cung cấp nguyên liệu gỗ, về các yêu cầu của FLEGT. Nhưng cho tới

nay, vai trò này của doanh nghiệp chưa được chú trọng và tận dụng.

Các doanh nghiệp đều tiếp cận internet và các công nghệ khác để khai thác thông tin. Vì vậy, cần tăng cường cung cấp nội dung phù hợp cho nhóm đối

tượng này qua internet và các mạng xã hội. Các kênh truyền thông xã hội cũng

chưa được tận dụng.

5.2. Khuyến nghị

Có thể thấy rõ ký kết FLEGT/VPA sẽ góp phần tăng cường việc thực thi lâm luật ở Việt Nam. Hệ thống TLAS được ban hành và thực hiện thì một số khó

khăn của doanh nghiệp về chứng minh nguồn gốc xuất xứ gỗ hiện nay sẽ phần

nào được giải quyết (có hướng dẫn rõ ràng và cụ thể về bằng chứng xác minh

xuất xứ, giấy tờ). Tuy nhiên, cần có sự thống nhất giữa cơ quan kiểm lâm, hải

quan và các cơ quan liên quan khác nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi

thực hiện.

Page 50: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

45

Sau khi ký kết VPA và hoàn thiện hệ thống TLAS, cần có các hướng dẫn về thủ

tục hành chính, tránh chồng chéo và tránh cơ chế xin cho khi cấp phép FLEGT.

Hỗ trợ chứng nhận gỗ hợp pháp đối với gỗ nguyên liệu khi thu mua từ rừng

trồng của dân. Cần có những biểu mẫu (cả tiếng Anh và tiếng Việt), những yêu

cầu cụ thể về các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ gỗ và cần phổ biến

rộng rãi cho các doanh nghiệp và cộng đồng để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

tuân thủ.

Về phía các tổ chức chính phủ cần phải chủ động cung cấp thông tin cho báo

chí và mời báo chí tham gia các sự kiện, hội thảo để báo chí, các cơ quan truyền

thông có thể nắm được chi tiết tiến trình đàm phán cũng như có những thông tin

chính thức để có thể sử dụng trong truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho

các nhóm đối tượng khác nhau.

Các tổ chức phi chính phủ cần nâng cao năng lực cung cấp thông tin cho các nhóm đối tượng mà mình phục vụ và hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan

truyền thông nhằm chuyển tải các nội dung thông tin liên quan đến

FLEGT/VPA cho các nhóm đối tượng và thành viên của mình. Cụ thể, từ các

thông tin chi tiết do đoàn đàm phán, và các cơ quan liên quan cung cấp, các tổ

chức XHDS, NGOs chuyển tải thành những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu cho các

nhóm đối tượng khác nhau (ví dụ như: cộng đồng, gia đình, và các doanh

nghiệp).

Tăng cường vai trò của các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin cho cộng đồng nơi mà các doanh nghiệp hoạt động và/hoặc thu mua nguyên liệu

thông qua các sáng kiến thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoặc các

sáng kiến hợp tác công tư trong lĩnh vực này. Đặc biệt trên địa bàn các tỉnh

Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng.

Tăng cường hỗ trợ và trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp nhập khẩu ở E và các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam và các

doanh nghiệp từ các nước mà Việt Nam đang nhập khẩu gỗ.

Xây dựng và hỗ trợ các chương trình nâng cao năng lực và truyền thông về

FLEGT theo nhu cầu và phù hợp với thời gian và thời lượng mà doanh nghiệp

có thể cam kết tham gia tích cực và hiệu quả. Cần đa dạng hóa hình thức cung

cấp thông tin để đảm bảo thông tin có thể đến với các doanh nghiệp một cách

hiệu quả. Đánh giá cho thấy nhu cầu và cách tiếp cận thông tin của doanh

nghiệp rất đa dạng (đối với tất cả các quy mô doanh nghiệp). Chính vì thế để

đảm bảo các doanh nghiệp tiếp cận được thông tin cần đa dạng hóa các hình

thức cung cấp thông tin và tận dụng các kênh thông tin qua internet và các

mạng xã hội.

Cần có trang thông tin riêng cho các nhóm đối tượng và thông tin phải phù hợp

(không quá kỹ thuật và rõ ràng, có hỏi đáp, giải đáp thắc mắc, ý kiến chuyên

gia).

Tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin giữa các tổ chức XHDS, các NGO, và

các hiệp hội với VCCI nhằm mục đích cung cấp thông tin hiệu quả và đại diện

tiếng nói và quyền lợi của các doanh nghiệp với mục đích phát triển bền vững.

Cụ thể, Hiệp Hội gỗ và Lâm sản có lợi thế về chuyên môn liên quan đến ngành

gỗ và có mối quan hệ khá chặt chẽ với Tổng cục Lâm nghiệp, đoàn đàm phán

và tiếp cận rất nhiều thông tin liên quan đến quá tình đàm phán, những khó

Page 51: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

46

khăn và vướng mắc … Trong khi đó, các hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và VCCI

đại diện quyền lợi cho các doanh nghiệp và có nhiều tham gia đóng góp trong

các chính sách liên quan đến môi trường pháp lý cho kinh doanh và có uy tín tốt

với cộng đồng doanh nghiệp thì lại ít có cơ hội tiếp cận các thông tin về

FLEGT/VPA. Chính vì vậy, cần tăng cường hợp tác giữa các hiệp hội này để

phát huy thế mạnh của các hiệp hội. Mặt khác, các hoạt động, hội thảo, diễn đàn

của chính phủ về vấn đề này cũng cần có sự tham gia của các hiệp hội doanh

nghiệp khác chứ không chỉ các Hiệp hội gỗ và lâm sản và các hiệp hội ngành

nghề liên quan đến lâm nghiệp.

Các khóa đào tạo và tập huấn cho doanh nghiệp nên tổ chức với thời lượng ½ đến 1 ngày và trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 là thời gian mà

doanh nghiệp có thể bố trí tham gia.

Những doanh nghiệp quy mô lớn hơn có thể tập huấn và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn hoặc các gia đình và cộng đồng cung ứng gỗ

nguyên liệu cho họ. Cách thức này sẽ hiệu quả hơn vì các doanh nghiệp quy mô

nhỏ khó bố trí thời gian tham gia tập huấn.

Cần đa dạng hóa các hình thức chuyển tải thông tin và kênh truyền thông (tờ

rơi, trang web, ấn phẩm, mạng xã hội) để đảm bảo thông tin được chuyển đến

các doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, nhất là các doanh nghiệp nhỏ.

Page 52: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

47

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Tài Liệu tham khảo

1. Bộ NN&PTNN (2014). Các báo cáo trong“Hội thảo tham vấn quốc gia về hiệp định VPA/FLEGT”, ngày 18 tháng 4 năm 2014;

2. Bộ NN&PTNT (2013).Đề án “Tái cơ cấu kinh tế lâm nghiệp”;

3. Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08 tháng 07 năm 2013 của Bộ

NN&PTNT phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”

4. Quy chế số 995/2010 (2010) của Nghị viện và Hội đồng châu Âu quy định đối với những nhà kinh doanh đưa gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường; Qui chế số 607/2012

(2012) của Nghị viện và Hội đồng châu Âu hướng dẫn thực hiện qui chế 995/2010

5. Tổng cục Lâm nghiệp (2013). Dự thảo 6.3 Định nghĩa gỗ và sản phẩm gỗ hợp

pháp đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, thôn;

6. Tổng cục Lâm nghiệp (2013). Dự thảo 6.3 Định nghĩa gỗ và sản phẩm gỗ hợp

pháp đối với Tổ chức;

7. Tổng cục Lâm nghiệp (2013). Dự thảo 2, Phụ lục 3 Hệ thống đảm bảo tính hợp

pháp của gỗ (TLAS) đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, thôn;

8. Tổng cục Lâm nghiệp (2013). Dự thảo 2, Phụ lục 3 Hệ thống đảm bảo tính hợp

pháp của gỗ (TLAS) đối với tổ chức;

9. Văn bản số 1334/TCLN-KH&HTQT ngày 30/8/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp về

việc góp ý Dự thảo 6.3 Định nghĩa gỗ hợp pháp và Dự thảo 2 Phụ lục 3 Hệ thống

TLAS để đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT với E ;

10. Tổng cục Lâm nghiệp (2013). Báo cáo quá trình xây dựng và tham vấn về định

nghĩa gỗ hợp pháp của Việt Nam;

11. Tổng Cục Lâm Nghiệp, Văn phòng FLEGT (2013).Bảng từ vựng VPA;

12. Tổng Cục Lâm Nghiệp, Văn phòng FLEGT (2013).Bản tin FLEGT-VPA (số 1-8).

Phụ lục 2. Lịch khảo sát và danh sách cán bộ tham gia phỏng vấn

Nhóm khảo sát Lịch khảo sát Tỉnh khảo sát

Vũ Anh Minh, Vũ Thị Hằng, Bùi

Huy Nho, Nguyễn Tiến Quang,

Trần Kỳ Nam, Hồ Anh Tuân,

Nguyễn Thị Kim Phúc, Lê Ngô

Hoài Phong, Nguyễn Minh Mẫn

1-4/4/2014 TP. Đà Nẵng

4-6/4/2014 Quảng Nam

6-8/4/2014 Quảng Ngãi

9-15/4/2014 Bình Định

15-18/4/2014 Bình Dương

18-22/4/2014 TP. Hồ Chí Minh

Page 53: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

48

Phụ lục 3. Danh sách các tổ chức và người trả lời phỏng vấn

Địa chỉ Họ tên người PV Chức vụ Tên đơn vị được

phỏng vấn

TT

Cơ quan Truyền

thông

258 Bạch Đằng -

TP. Đà Nẵng

Văn Công Nghĩa Phóng viên Trung tâm truyền hình

Việt Nam tại Đà Nẵng

1

86 Lê Duẩn,

TP.Đà Nẵng

Phan Thanh Hải Phóng viên Báo Lao động (Văn

phòng đại diện miền

Trung - Tây Nguyên)

2

165 Hùng Vương,

Trần Phú, TP.

Quảng Ngãi

Nguyễn Anh Tuấn Trưởng

phòng

Đài phát thanh và

truyền hình Quảng

Ngãi

3

23 Mai Xuân

Thưởng, Thành

phố Quy Nhơn,

Bình Định

Nguyễn Thị Mỹ Hà Phó phòng

thời sự

Đài Phát thanh &

Truyền hình Bình định

4

84 Phạm Hùng,

TP.Quy Nhơn

Viết Hiền Phóng viên Báo Bình định 5

46 Đại Lộ Bình

Dương, Thủ Dầu

Một

Phan Quốc Bảo Phóng viên Đài phát thanh và

truyền hình Bình

Dương

6

Hiệp Hội

1081 Ngô Quyền

, Q. Sơn Trà, Tp.

Đà Nẵng

Trương Phi Cường

Johnny

Phụ trách

XNK

HIỆP HỘI GỖ & LÂM

NGHIỆP ĐÀ NẴNG

1

Tầng 4, Tòa nhà

Phú Tài, Số 278

Nguyễn Thị Định,

Tp. Quy Nhơn,

Tỉnh Bình Định

Trần Lê Huy Tổng thư ký HIỆP HỘI GỖ VÀ

LÂM SẢN BÌNH

ĐỊNH

2

Phòng 02-03C,

Khu Dịch Vụ

VSIP, Đường số

3, VSIP 1, Thuận

An, Bình Dương.

Huỳnh Quang Thanh Chủ tịch HIỆP HỘI CHẾ BIẾN

GỖ TỈNH BÌNH

DƯƠNG - BIFA

3

Page 54: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

49

81-83 đường

Nguyễn Công

Trứ, Quận 1, TP.

Hồ Chí Minh

Huỳnh Văn Hạnh Phó chủ tịch

thường trực

HIỆP HỘI MỸ NGHỆ

& CHẾ BIẾN GỖ TP

HCM - HAWA

4

Doanh Nghiệp

I. Đà Nẵng

237 Trường Sơn,

KCN Hòa Cầm,

Phường Hòa Thọ

Tây, Quận Cẩm

Lệ

Huỳnh Trinh Tổng giám

đốc

Công ty cổ phần xuất

khẩu lâm sản Đà Nẵng

1

72 Nguyễn Tri

Phương, KCN

Hòa Khánh, Quận

Liên Chiểu

Trần Mẫn Phó giám

đốc

Công ty TNHH Lâm

sản Việt Lang

2

Cảng Tiên Sa,

quận Sơn Trà,

Nguyễn Văn Oái Kế toán

trưởng phụ

trách xuất

khẩu

Công ty TNHH sản

xuất nguyên liệu giấy

Việt Nhật

3

1174 Trường

Chinh, Cẩm Lệ

Nguyễn Đức Trung Giám đốc Công ty trách nhiệm

hữu hạn một Thành

viên Anh Khôi

4

42 đường Lạc

Long Quân, P

Hòa Khánh Bắc -

Quận Liên Chiểu

Ngô Minh Tuấn

Trưởng

Phòng kế

hoạch

Xí nghiệp chế biến gỗ

Vinafor Danang

5

II. Quảng Nam

Thông Câu Hà,

Điện Ngọc, Điện

Bàn

Đặng Công Quang Phó giám

đốc

Công ty cổ phần Lâm

đặc sản Xuất khẩu

Quảng Nam

6

Cụm công nghiệp

Tân An, huyện

Hiệp Đức

Lê Phương Loan Cán bộ xuất

khẩu

Công ty TNHH Kim

Thành Lưu Hiệp Đức

7

Lô B9 KCN Bắc

Chu Lai, xã Tam

Hiệp, huyện Núi

Thành

Lê Văn Thân Phó Tổng

giám đốc

Công ty TNHH liên

doanh giấy Quảng Nam

8

Page 55: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

50

Cụm Công nghiệp

tiểu thủ CN Nam

Chu Lai, thông

Đông Yên, xã

Tam Nghĩa,

huyện Núi Thành

Dương Phong Giám đốc Công ty TNHH MTV

INNOVGREEN CHU

LAI

9

Cụm công nghiệp

tiểu thủ công

nghiệp Nam Chu

Lai, xã Tam

Nghĩa huyện Núi

Thành

Phạm Thị Kim Khánh Trưởng

phòng tài

chính kế

toán

Công ty TNHH Sản

xuất thương mại - Dịch

vụ Nam Chu Lai

10

Thôn Phú Quý, xã

Đại Hiệp, Đại

Lộc

Trương Thành Long Nhân viên

KD

Công ty TNHH SX

Thương mại dịch vụ

Đại hiệp

11

448 Hùng Vương,

Khối 3, Phường

Thanh Hà, TP.

Hội An

Nguyễn Đức Tiến Giám đốc

XNK

Công ty cổ phần Cẩm

Hà 12

III. Quảng Ngãi

Phân khu công

nghiệp Sài Gòn -

Dung Quất, Bình

Thạnh, Bình Sơn

Châu Thanh Toàn Nhân viên

KD

Công ty cổ phần Cát

Phú Quảng Ngãi

13

Lô K3 Khu công

nghiệp Bình

Chánh, Khu CN

Dung Quất, khu

kinh tế Dung

Quất

Nguyễn Trần Đức

Huy

Phó Giám

đốc

Công ty cổ phần sản

xuất - TM DV XNK

Dung Quất

14

Phân khu công

nghiệp Sài Gòn -

Dung Quất, xã

Bình Thạnh,

huyện Bình Sơn

Lê Anh Tuấn Trưởng

phòng kế

hoạch

Công ty cổ phần xuất

khẩu gỗ Tân Thành

Dung Quất

15

1080 Quang

Trung, Tp Quảng

Ngãi

Nguyễn Ngọc Nhân viên

KD

Công ty CP Nông lâm

sản XK Quảng Ngãi

16

B14 khu B2 Lưu Văn Bảy Giám đốc Công ty TNHH Hoàn 17

Page 56: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

51

đường Trường

Xuân, KCN

Quảng Phú

Lô K3 cụm công

nghiệp Bình

Chánh, khu kinh

tế Dung Quất

Nguyễn Nị Giám đốc Công ty TNHH nguyên

liệu giấy Dung Quất

18

Thôn Vườn Đồi,

xã Trà Bình,

huyện Trà Bông

Đặng Nhật Nhân viên

KD

Công ty TNHH Nhất

Hưng

19

Thôn Đèo Gió, xã

Sơn Hạ, huyện

Sơn Hà

Nguyễn Tấn Định

Vi Nhất Trường (GĐ)

Võ Thị Thúy Hằng

(phụ trách XK)

Phụ trách

SX

Công ty TNHH Nhất

Hưng Sơn Hà

20

Số 19, 20 phân

khu Công nghiệp

Sài Gòn - Dung

Quất, xã Bình

Thạnh, huyện

Bình Sơn

Lê Tấn Lạng Trưởng

phòng kinh

doanh

Công ty TNHH SX TM

& Đầu tư Tam Minh

21

Lô 5 phân khu

công nghiệp Sài

Gòn- Dung Quất,

Bình Thạnh, Bình

Sơn

Vi Nhất Trường Phó Giám

đốc

Công ty TNHH

Thương mại tổng hợp

Kim Thành Lưu

22

IV. Bình Định

Cụm CN Phước

An, Tuy Phước

Đinh Văn Tân Phó giám

đốc

Công ty Cổ phần Á

Đông

23

Lô C6-C7 khu

Công nghiệp Phú

Tài, Bình Định

Duơng Tuấn Anh Phó Giám

đốc phụ

trách sản

xuất

Công ty cổ phần chế

biến gỗ nội thất

PISICO

24

90 Tây Sơn, Quy

Nhơn, Bình Định

Trần Thanh Hải Nhân viên

KD

Công ty cổ phần công

nghệ gỗ Đại thành

25

KCN Phú Tài, TP

Quy Nhơn

Nguyễn Thành Trung Trưởng

phòng XNK

Công ty Cổ phần kỹ

nghệ gỗ Tiến Đạt

26

Page 57: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

52

KCN Phú Tài,

phường Bùi Thị

Xuân, TP Qui

Nhơn

Trần Văn Nam Nhân viên

KD

Công ty cổ phần Phước

Hưng

27

Lô 20B, KCN

Phú Tài, Quy

Nhơn

Đỗ Tấn Công Giám đốc Công ty TNHH Bình

Phú

28

Phước An, Tuy

Phước, Bình Định

Huỳnh Thị Tuyết Nhi Nhân viên

KD

Công ty TNHH đồ gỗ

Nghĩa Phát

29

Khu CN Phú Tài -

thành phố Quy

Nhơn

Trần Quang Khải Nhân viên

KD

Công ty TNHH Đức

Toàn

30

Khu CN Phú Tài,

TP Quy Nhơn

Nguyễn Võ Nam Việt Phó giám

đốc

Công ty TNHH Hoàng

Hưng

31

Khu CN Phú Tài,

TP Quy Nhơn

Phạm thị Ngọc

Võ Trọng Long

Nhân viên

KD

Công ty TNHH Hoàng

Phát

32

47 Ngô Mây, TP

Quy Nhơn

Nguyễn Đức Thiện Nhân viên

KD

Công ty TNHH Hoàng

Thiên

33

121 Chương

Dương, Quy

Nhơn

Nguyễn Thị Thủy

Anh

Cán bộ phụ

trách xuất

nhập khẩu

Công ty TNHH Hồng

Ngọc

34

KCN Phú Tài,

Quy Nhơn

Đinh Văn Dũng Nhân viên

KD

Công ty TNHH

Phương Nguyên

35

Lô A25, KCN

Phú Tài, TP Quy

Nhơn

Phan Văn Phước Giám đốc Công ty TNHH Tân

Phước

36

Lô A6 + A8 -

Khu công nghiệp

Phú Tài, TP Quy

Nhơn

Đỗ Thị Thu Huyền

Truởng

phòng XNK

Công ty TNHH Thanh

Thủy

37

Cụm CN Phước

An, Tuy Phước

Võ Chính Đoan Nhân viên

KD

Công ty TNHH Thế Vũ 38

Vp 1A Phan Chu

Trinh - TP Quy

Nhơn

Cơ sở: Lô 10

đường số 8, KCN

Đồng Văn Tiếp Nhân viên

KD

Công ty TNHH thương

mại một Thành viên

ScanCom

39

Page 58: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

53

Sóng thần 1,

huyện Dĩ An,

Bình Dương

Khu công nghiệp

Phú Tài - Quy

Nhơn

Bùi Bảo Tín Phó Giám

đốc

Công ty TNHH Trường

Sơn

40

99 Tây sơn, Quy

Nhơn

Dương Tuấn Hùng Nhân viên

KD

Tổng công ty Pisico

Bình Định

41

V. Bình Dương

Khu phố Khánh

Lộc, thị trấn Tân

Phước Khánh, thị

xã Tân Uyên

Phạm Chân Quang Phó Giám

đốc

Công ty cổ phần gỗ

Tân Thành

42

Ấp Khánh Vân,

xã Khánh Bình,

huyện Tân yên

Trương Thị Thanh

Hiên

Phụ trách

XNK

Công ty cổ phần sản

xuất Lý Đan

43

Ấp Bà Tri, Tân

Hiệp, Tân yên

Lê Thị Ngọc Huệ Giám đốc

XNK

Công ty cổ phần sản

xuất xuất khẩu nội thất

Thành Thắng - Thăng

Long

44

1B, An Phú,

Thuận An

Diệp Bảo Tri Giám đốc tài

chính

Công ty CP gỗ Minh

Dương

45

Ấp 1B, xã An

Phú, Thuận An

Hoàng Thúy Thanh

Bình

Phụ trách

XNK

Công ty CP GreatRee

Industrial

46

Khu 3, Trung tâm

yên Hưng

Nguyễn Thị Trường Nhân viên

KD

Công ty CP Green

River Furniture

47

Thị trấn Tân

Phước Khánh,

Tân Uyên

Phùng Quốc Hùng Giám đốc

tiếp thị

Công ty TNHH Bảo

Hưng

48

32, Đại lộ Tự do,

Khu CN Việt -

Sing

Lê Huỳnh Như Phụ trách

XNK

Công ty TNHH

Casarredo

49

Lô J3, đường số

5, KCN Sóng

Thần 1, Dĩ An,

Đinh Thị Kim Hương Phụ trách

XNK

Công ty TNHH

Dewberry Việt Nam

50

Page 59: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

54

Đường ĐT 746,

ấp Hóa Nhựt, xã

Tân Vĩnh Hiệp,

huyện Tân yên,

Đào Thế Sơn Phụ trách

XNK

Công ty TNHH gỗ

Chấn Phong

51

Phước Hải, TT

Thái Hòa, Tân

Uyên,

Lý Quý Long Nhân viên

KD

Công ty TNHH Golden

Fortune

52

98A/2KP 1B

Phường An Phú,

thị xã Thuận An,

Huỳnh Quang Thanh Nhân viên

KD

Công ty TNHH Hiệp

Long

53

Thị trấn yên

Hưng, huyện Tân

Uyên,

Lê Trần An Bình Giám đốc Công ty TNHH

InterWood Vietnam

54

54A/2 DT743 An

Phú, Thuận An,

Nguyễn Thị Tố yên Phụ trách

XNK

Công ty TNHH sản

xuất Thịnh Việt

55

Ấp Ông Đông,

Tân Hiệp, Tân

Uyên,

Nguyễn Thanh Tùng Giám đốc Công ty TNHH sản

xuất thương mại

Cường Thịnh

56

31D - 2 An Phú,

Thuận An,

Nguyễn Minh Lý Tổng giám

đốc

Công ty TNHH xuất

khẩu gỗ Thái Bình

Dương

57

B14-15-16, Khu

phố Bình Thuận

2, Phường Thuận

Giao, Thị xã

Thuận An,

Nguyễn Ngọc Điệp Kế toán

trưởng

Doanh nghiệp tư nhân

Kim Mậu

58

VI. TP. Hồ Chí Minh

21/6D Phan Huy

Ích, P. 14, Q. Gò

Vấp,

Lê Hồng Thắng Tổng giám

đốc

Công ty cổ phần chế

biến gỗ Đức Thành

59

82/6 Đinh Tiên

Hoàng, Phường 1,

Quận Bình

Thạnh,

Ngô Châu Liêm Giám đốc Công ty Cổ phẩn Ngô

Châu

60

64 Trương Định,

phường 7, quận 3,

TP Hồ Chí Minh

Nhất Mỹ Hạnh Phó, trưởng

phòng kế

hoạch thị

trường

Công ty cổ phần sản

xuất và xuất nhập khẩu

lâm sản Sài Gòn

61

Page 60: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

55

Lô D6, Cụm CN

Nhị Xuân, Xuân

Thới Sơn, Hóc

Môn,

Vũ Thanh Đam Phụ trách

XNK

Công ty Gỗ Sài Thành 62

98 Chu Văn An,

quận Bình Thạnh,

Trương Văn Tài Giám đốc

XNK

Công ty gỗ Trường

Thành

63

Số 8, Hoàng Hoa

Thám, Q7,

Tăn Mỹ Phương Phó phòng

kinh doanh

XNK

Công ty Lâm Nghiệp

Sài Gòn

64

14-16-18 Song

Hành, KCN Tân

Tạo, Bình Tân

Nguyễn Thị Kiều

Diễm

Kế toán

trưởng

Công ty Liên doanh đồ

gỗ Quốc tế

65

74A/4A Trần

Hữu Trang,

đường 10, quận

Phú Nhuận,

Mai Nguyễn Ngọc Ẩn Giám đốc Công ty TNHH Đại

Phúc Hưng Thịnh

66

9D3, Khu phố 1,

P. Bình Thạnh,

Q12

Ms Trâm Nhân viên

KD

Công ty TNHH đồ gỗ

Ông Tỷ

67

137 Phạm Thái

Bường, phường

Tân Phong, Q 7

Phạm Phúc Quỳnh Giám đốc Công ty TNHH Hồng

Phúc Thịnh

68

10/14 Xuân Diệu,

Đường 4, quận

Tân Bình

Nguyễn Hoài Nam Giám đốc

XNK

Công ty TNHH Tân

Hoàng Gia

69

Lô B2/1 Đường

số 2A, KCN Vĩnh

Lộc, Q Tân Bình

Nguyễn Tuyết Mai Phó giám

đốc

Công ty TNHH

Thương Mại & Sản

xuất Trường Thịnh

70

304 Nguyễn Thị

Minh Khai, Quận

3

Trần Quang Lâm Phụ trách

XNK

Công ty TNHH tinh

chế gỗ và mỹ nghệ xuất

khẩu Sài gòn

71

Lưu ý: Tên công ty chữ đậm là những công ty đáng chú ý trong khảo sát FLEGT-VPA

Page 61: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

56

Phụ lục 4. Bảng câu hỏi phỏng vấn

4.1. Phiếu Đánh giá Doanh nghiệp

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU

(dùng cho các doanh nghiệp)

Phần giới thiệu của điều tra viên:

Việt Nam dự kiến sẽ ký kết và phê chuẩn hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật và

quản trị lâm sản (FLEGT/VPA) vào cuối năm 2014. Mục tiêu củahiệp định song phương giữa

Liên minh Châu Âu và các nước xuất khẩu (VPA) nhằm đảm bảo rằng gỗ xuất sang Châu Âu

là gỗ được khai thác và sử dụng từ nguồn hợp pháp và để hỗ trợ các nước đối tác trong việc

cải thiện quy định và quản lý ngành. Điều này có nghĩa là đối với các doanh nghiệp gỗ thì các

sản phẩm gỗ của họ phải tuân thủ quy định gỗ của EU và các quy định khác của hiệp định.

Nhằm cung cấp thông tin về FLEGT/VPA cho các doanh nghiệp Việt Nam, chương trình

FLEGT FAO E hỗ trợ dự án "Nâng cao năng lực cho các hiệp hội doanh nghiệp và

truyền thông tham gia vào FLEGT nhằm cung cấp thông tin về FLEGT và các vấn đề

liên quan". Dự án do Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với Phòng Thương

mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện.

Nhằm đánh giá nhu cầu thông tin về FLEGT/VPA, CED và VCCI sẽ khảo sát kiến thức, thái

độ và thực tiễn (KAP) hiện nay của các doanh nghiệp liên quan đến thực thi lâm luật và

thương mại lâm sản, hiểu biết về FLEGT/VPA và những nhu cầu về thông tin liên quan.

Việc đánh giá sẽ bao gồm ba phần chính: Phần đầu tiên của cuộc khảo sát sẽ tập trung vào tìm

hiểu kiến thức, thái độ, và thực tiễn trong DNNVV về các vấn đề sản xuất gỗ hợp pháp, quản

lý rừng bền vững, quản trị rừng và thương mại lâm sản. Phần thứ hai sẽ tập trung vào đánh giá

nhu cầu thông tin, đào tạo và đánh giá năng lực hiện tại về các vấn đề liên quan đến FLEGT/

VPA cho cả truyền thông và các doanh nghiệp. Phần thứ ba sẽ tập trung vào việc đánh giá

nhu cầu nhằm xây dựng năng lực cho các nhóm liên quan khác nhau và sẽ xác định phương

pháp tốt nhất và nội dung phù hợp nhất để truyền thông đến được các nhóm dựa trên kết quả

của hai phần đầu.

Đánh giá nhu cầu nhằm xác định nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp, qua đó dự án sẽ xây

dựng các hoạt động cần thiết nhằm cung cấp thông tin hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp

chế biến và sản xuất gỗ ở Việt Nam.

Page 62: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

57

Nội dung khảo sát

Tên người được phỏng vấn ........................................................Ngày phỏng vấn : ........../....../2014

Thời gian phỏng vấn................................................................................................... ....................

Địa chỉ liên hệ: ..................................................................................................................

PHẦN I :THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1.1 Tên đầy đủ của doanh nghiệp

(tiếng Việt)................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

(tiếng Anh)................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

1.2 Địa chỉ của doanh nghiệp

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Chi nhánh, văn phòng của doanh nghiệp (nếu có)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Số lao động................... Trong đó, lao động nữ:...................

1.3 Phương tiện thông tin liên lạc với doanh nghiệp

Tên người giao dịch trực tiếp :

Tel: Mobile: Fax:

Email: Website:

1.4 Loại hình doanh nghiệp (đánh dấu vào ô thích hợp)

Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân

Hợp tác xã

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Một thành viên Hai thành viên trở lên

Công ty

Hợp danh Cổ phần

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Thành phần kinh tế của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp Nhà nước FDI

1.5 Phương thức xuất khẩu gỗ của doanh nghiệp (có thể chọn nhiều ô)

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu thông qua hợp đồng chế biến gỗ với doanh nghiệp khác

1.6 Sản lượng xuất khẩu (năm 2012 và 2013)

+Theo giá trị, 2012:............................2013 ........................USD hoặc VNĐ

+Theo khối lượng: 2012........................2013 ................................m3gỗ nguyên liệu hoặc m

3gỗ

sản phẩm

Page 63: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

58

Thị trường xuất khẩu hàng năm

..............% sang EU..............% sang Mỹ..............% sang Nhật bản..............% sang Trung

Quốc

..............% thị trường nội địa..............% các thị trường khác

+Liệt kê các thị trường khác (nếu có)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

1.7 Lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu năm 2012 – 2013 (có thể chọn nhiều ô)

Nhập khẩu trực tiếp Nhập khẩu qua công ty khác

+ Theo giá trị.2012.........................................2013................................................. USD hoặc

VNĐ

+ Theo khối lượng.2012..........................................2013.............................................m3gỗ

nguyên liệu

(gỗ tròn, gỗ xẻ, ván nhân tạo các

loại)

Trong đó gỗ nhập chiếm...............................................................% tổng giá trị gỗ nguyên

liệu

So sánh giá trị nhập khẩu với kim ngạch xuất khẩu:........................................% giá trị kim

ngạch xuất khẩu

Nguồn gỗ nhập khẩu hiện nay đã có những loại giấy chứng nhận gì?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

1.8. Tên các nước cung cấp nguyên liệu

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

PHẦN II: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC TIỄN HIỆN NAY CÁC DOANH

NGHIỆP ĐANG ÁP DỤNG LIÊN QUAN ĐẾN THỰC THI LÂM LUẬT,QUẢN TRỊ

VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN (NGUỒN GỐC XUẤT XỨ GỖ HỢP PHÁP)

Câu hỏi 2.1 Trong hoạt động kinh doanh sản xuất hiện nay.Ông / Bà có quan tâm đến

nguồn gốc xuất xứ gỗ đang sử dụng ở doanh nghiệp của mình không?

Không quan tâm Có quan tâm ;

Xin Ông/ Bà cho biết nguồn gốc gỗ đang sử dụng tại doanh nghiệp hiện nay là nguồn gỗ

nào?

Khoảng ................% có nguồn gốc................% không rõ nguồn gốc

Gỗ nhập khẩu đã có nguồn gốc xuất xứ của doanh nghiệp hiện nay đã có những chứng

loại chứng nhận gì rồi ?

FSC Chứng nhận khác (ghi rõ chứng nhận gì ?)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 2.2 Ông bà đã biết về khái niệm gỗ hợp pháp?

Chưa biết Có biết ;

Page 64: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

59

Nếu có biết, thì ông/bà đã quan tâm đến việc sử dụng gỗ hợp pháp tại doanh nghiệp của

mình không?

Khái niệm gỗ hợp pháp ông (bà) biết được từ nguồn thông tin nào: ................................

.....................................................................................................................................

Không quan tâm Có quan tâm;

Nếu có quan tâm, xin Ông/Bà có thể kể ra một vài lợi ích và trở ngại của việc sử dụng gỗ

hợp pháp tại doanh nghiệp của mình ?

+ Lợi ích chính?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

+ Trở ngại chính ?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 2.3: Ông/Bà có thể giới thiệu về quy trình quản lý, nguồn cung cấp nguyên liệu

và xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp ?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

PHẦN III: HIỂU BIẾT VÀ THÔNG TIN VỀ FLEGT

Điều tra viên giới thiệu ngắn gọn đơn giản về FLEGT và VPA.

Câu hỏi 3.1 Ông / Bà đã biết những thông tin gì về FLEGT hay VPA hay chưa ?

Chưa biết (nếu chưa biết chuyển sang hỏi tiếp phần IV)

Đã biết (hỏi tiếp các câu hỏi của phần III và hết phần III chuyển sang hỏi tiếp phần IV

bắt đầu từ câu hỏi 4.2) Nếu đã biết, thì xin nói rõ là từ nguồn thông tin nào?

Báo giấy Hội thảo, tập huấn TV Đài truyền thanh

Internet ?

Báo điện tử Mạng xã hội (facebook,forum,…) Email Nguồn khác (ghi rõ nguồn

gì?)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 3.2 Nếu đã biết những thông tin về FLEGT, xin ông bà cho biết trong 3 lĩnh vực

sau đây, lĩnh vực nào là quan trọng nhất? (đánh dấu vào ô thích hợp)

Thực thi luật pháp liên quan đến rừng và lâm nghiệp

Đẩy mạnh quản trị rừng

Phát triển thương mại lâm sản

Page 65: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

60

Nếu được thực thi sẽ có tác động như thế nào đối với Việt Nam ?........................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

Câu hỏi 3.3: Kế hoạch hành động FLEGT có 7 nội dung bao gồm

Hỗ trợ các quốc gia sản xuất gỗ

Khuyến khích thương mại gỗ hợp pháp

Khuyến khích thực thi các chính sách mua gỗ hợp pháp và sản phẩm chế biến

từ gỗ hợp pháp

Hỗ trợ các sáng kiến của khu vực tư nhân

Đảm bảo an toàn cho các hoạt động tài chính và đầu tư

Sử dụng công cụ pháp luật hiện có hoặc ban hành các công cụ pháp luật mới để hỗ trợ

cho kế hoạch hành động

Xử lý vấn đề gỗ còn tranh cãi

Xin Ông/Bà nêu rõ 2 lĩnh vực quan tâm nhất. Vì sao?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 3.4 Xin Ông/Bà nêu rõ một số đề xuất cụ thể của công ty về hỗ trợ các sáng

kiến ở khu vực tư nhân nhằm thực hiện kế hoạch hành động FLEGT? Nên tập trung hỗ

trợ các doanh nghiệp những nội dung gì?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 3.5: Tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) đã đi đến xây

dựng các dự thảo sau đây :

1.Định nghĩa gỗ hợp pháp (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư). Ông/Bà

đã biết gì về nội dung của dự thảo này? (đánh dấu vào ô thích hợp)

Chưa biết Đã biết; Nếu đã biết xin kể rõ một vài nguyên tắc đã có (7 nguyên tắc) ?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

2.Định nghĩa gỗ hợp pháp đối với các loại hình tổ chức (như công ty, hiệp hội lâm sản).

Ông/Bà đã biết gì về nội dung của dự thảo này? (đánh dấu vào ô thích hợp)

Chưa biết Đã biết; Nếu đã biết xin kể rõ một vài nguyên tắc đã có (8 nguyên tắc) ?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 3.6 Theo Ông/Bà thì khâu nào có vị trí quan trọng nhất trong hệ thống đảm bảo

gỗ hợp pháp được nhập khẩu vào EU: (Có thể chọn một hay nhiều phương án)

Page 66: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

61

Kiểm soát sản xuất gỗ Chế biến gỗ Xác minh nội bộ

Cấp phép Giám sát độc lập (mội nội dung của TLAS)

Sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với các nước đối tác của E như VN?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Trong đó, vai trò giám sát độc lập sẽ có tác dụng như thế nào ?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 3.7: Theo Ông/Bà, nội dung nào là nội dung quan trọng nhất của hiệp định đối

tác tự nguyện (VPA) bao gồm : (Chỉ chọn một phương án)

Hệ thống luật pháp tin cậy Cơ cấu hành chính

Hệ thống kỹ thuật để xác minh tính hợp pháp của gỗ

Mối liên quan giữa những nội dung đó nên như thế nào ?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 3.8: Ông/Bà hiểu thế nào là trách nhiệm giải trình trong các hệ thống đảm bảo

gỗ hợp pháp quy định trong VPA?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 3.9 Để thực hiện hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) và hệ thống đảm bảo gỗ hợp

pháp (TLAS) ở nước ta, Cần nâng cao những năng lực gì cho các hiệp hội doanh nghiệp

và các doanh nghiệp ở Việt Nam (đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ) ở Việt Nam?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 3.10 Ông/Bà đã biết gì về dự thảo TLAS chưa?

Chưa biết Đã biết; Ý kiến của Ông/Bà về dự thảo TLAS (các bằng chứng đã đầy đủ

chưa, ý kiến khác,...) ?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 3.11 Ý kiến của Ông/Bà về việc cần thiết phải phân hạng doanh nghiệp chứng

minh nguồn gốc của gỗ hợp pháp?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 3.12 Theo Ông/Bà việc phân hạng doanh nghiệp sẽ có những thuận lợi/khó khăn gì

trong việc cung cấp bằng chứng cho hệ thống TLAS ?

+ Thuận lợi chính?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

+ Trở ngại chính ?

...................................................................................................................................................

Page 67: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

62

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 3.13 Theo Ông/Bà doanh nghiệp đã có chứng chỉ FSCcó cầnphải làm thêm

những loại chứng nhận gì nữa khi Việt Nam ký kết VPA hay không ?

...................................................................................................................................................

PHẦN 4: NHU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ FLEGT

Lưu ý với điều tra viên: Đối với những DN chưa biết gì về FLEGT cần giới thiệu

FLEGT/VPA là gì (xem thêm phần thông tin hướng dẫn cho điều tra viên)

Câu 4.1. Những nội dung nào dưới đây cần cho doanh nghiệp: (vui lòng đánh dấu tất cả

những nội dung mà doanh nghiệp thấy cần thiết)?

Những kiến thức về FLEGT

Nhữngkiến thức về TLAS

Thực thi lâm luật

Đẩy mạnh quản trị rừng

Phát triển thương mại lâm sản

Hỗ trợ các quốc gia sản xuất gỗ

Khuyến khích thương mại gỗ hợp pháp

Khuyến khích thực thi các chính sách mua gỗ hợp pháp và sản phẩm chế biến

từ gỗ hợp pháp

Hỗ trợ các sáng kiến của khu vực tư nhân

Đảm bảo an toàn cho các hoạt động tài chính và đầu tư

Sử dụng công cụ pháp luật hiện có hoặc ban hành các công cụ pháp luật mới để hỗ trợ cho

kế hoạch hành động

Xử lý vấn đề gỗ còn tranh cãi

Kiểm soát sản xuất gỗ

Chế biến gỗ

Xác minh nội bộ

Cấp phép

Giám sát độc lập (mội nội dung của TLAS)

Hệ thống luật pháp tin cậy

Cơ cấu hành chính

Hệ thống kỹ thuật để xác minh tính hợp pháp của gỗ

Những nội dung khác (đề nghị ghi rõ):

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 4.2. Nếu cần cung cấp thông tin và kiến thức về FLEGT/VPA, thì theo ông bà phương

thức nào hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp

Page 68: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

63

Cung cấp thông tin kiến thức qua các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề (chọn thời

lượng: đánh dấu vào ô thích hợp)

1 ngày 2 ngày ½ ngày

Thành phần trong doanh nghiệp sẽ tham gia lớp tập huấn đó? (đề nghị ghi rõ thông tin liên

hệ)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Doanh nghiệp có sẵn long đóng góp kinh phí để tham gia đào tạo hay không?

có không

Cung cấp thông tin cần thiết và các văn bản hướng dẫn qua internet (truy cập bằng

máy tính hoặc điện thoại di động). Cách thông tin cho DN biết về trang web đó ?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Các ấn phẩm (tờ rơi, sách mỏng): ghi chú cụ thể loại hình doanh nghiệp đề xuất và cách

phát thế nào?

Tờ rơi Sách mỏng

Cách thức phát hành thông qua

VCCI Hiệp hội Cơ quan cấp tỉnh khác (ghi rõ)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Hoạt động khác (ghi rõ hoạt động gì ?)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 4.3: Theo Ông/Bà, các tổ chức truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình,...) có

vai trò gì trong việc cung cấp thông tin liên quan đến FLEGT, VPA ? (ghi cụ thể)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 4.4. Doanh nghiệp có kết nối internet tại cơ quan không?

Chưa có Có. Nếu Có, vui lòng đánh dấu dấu vào ô thích hợp:

ADSL WIFI

Hiện DN có bao nhiêu máy tính kết nối internet ? : ...................................................(bộ)

Page 69: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

64

Ông/Bà có dùng mobile (điện thoại di động, máy tính bảng, usb 3G,...) kết nối internet

không? Nếu có xin vui lòng cho biết dịch vụ sử dụng:

Wifi

3G;.................................................................................................................................................

....

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

Page 70: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

65

4.2. Phiếu Đánh giá Hiệp hội

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU

(dùng cho các cơ quan có liên quan, hiệp hội)

Phần giới thiệu của điều tra viên:

Việt Nam dự kiến sẽ ký kết và phê chuẩn hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật và

quản trị lâm sản (FLEGT/VPA) vào cuối năm 2014. Mục tiêu củahiệp định song phương giữa

Liên minh Châu Âu và các nước xuất khẩu (VPA) nhằm đảm bảo rằng gỗ xuất sang Châu Âu

là gỗ được khai thác và sử dụng từ nguồn hợp pháp và để hỗ trợ các nước đối tác trong việc

cải thiện quy định và quản lý ngành. Điều này có nghĩa là đối với các doanh nghiệp gỗ thì các

sản phẩm gỗ của họ phải tuân thủ quy định gỗ của E và các quy định khác của hiệp định.

Nhằm cung cấp thông tin về FLEGT/VPA cho các doanh nghiệp Việt Nam, chương trình

FLEGT FAO E hỗ trợ dự án "Nâng cao năng lực cho các hiệp hội doanh nghiệp và

truyền thông tham gia vào FLEGT nhằm cung cấp thông tin về FLEGT và các vấn đề

liên quan". Dự án do Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với Phòng Thương

mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện.

Nhằm đánh giá nhu cầu thông tin về FLEGT/VPA, CED và VCCI sẽ khảo sát kiến thức, thái

độ và thực tiễn (KAP) hiện nay của các doanh nghiệp liên quan đến thực thi lâm luật và

thương mại lâm sản, hiểu biết về FLEGT/VPA và những nhu cầu về thông tin liên quan.

Việc đánh giá sẽ bao gồm ba phần chính: Phần đầu tiên của cuộc khảo sát sẽ tập trung vào tìm

hiểu kiến thức, thái độ, và thực tiễn trong DNNVV về các vấn đề sản xuất gỗ hợp pháp, quản

lý rừng bền vững, quản trị rừng và thương mại lâm sản. Phần thứ hai sẽ tập trung vào đánh giá

nhu cầu thông tin, đào tạo và đánh giá năng lực hiện tại về các vấn đề liên quan đến FLEGT/

VPA cho cả truyền thông và các doanh nghiệp. Phần thứ ba sẽ tập trung vào việc đánh giá

nhu cầu nhằm xây dựng năng lực cho các nhóm liên quan khác nhau và sẽ xác định phương

pháp tốt nhất và nội dung phù hợp nhất để truyền thông đến được các nhóm dựa trên kết quả

của hai phần đầu.

Đánh giá nhu cầu nhằm xác định nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp, qua đó dự án sẽ xây

dựng các hoạt động cần thiết nhằm cung cấp thông tin hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp

chế biến và sản xuất gỗ ở Việt Nam.

Page 71: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

66

Nội dung khảo sát bao gồm các chi tiết như sau :

Người thực hiện phỏng vấn ........................................................Ngày phỏng vấn : ........../....../2014

Thời gian phỏng vấn.......................................................................................................................

PHẦN I : THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC

Câu 1.1 Tên người được phỏng vấn:

Chức danh :

...............................................................................................................................................

Tel: Mobile: Fax tổ chức:

Email: Website tổ chức:

Câu 1.2 Thông tin chung về tổ chức:

(tiếng Việt).................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

(tiếng Anh).................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 1.3 Các hoạt động chính có liên quan đến FLEGT/VPA của tổ chức của Quí vị cho

đến nay : (các dự án đã, đang và sắp thực hiện)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 1.4 Các hoạt động chính có liên quan đến FLEGT/VPA cung cấp cho doanh nghiệp

đến nay : (các dự án đã, đang và sắp thực hiện)

Không có Có (xin liệt kê cụ thể)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Page 72: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

67

PHẦN II: THÔNG TIN VỀ FLEGT VÀ VPA

Câu 2.1 Cách thức được thông tin về FLEGT VPA cho tới nay? (điều tra viên hỏi rõ: Cơ

quan nào cung cấp, chính thức hay không chính thức, thông tin từ internet, ....)

a) Tên những cơ quan cung cấp thông tin

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

b) Thông tin được cung cấp dưới dưới dạng

Chính thức Không chính thức

Từ Internet Nguồn khác (ghi rõ nguồn)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 2.2 Những thuận lợi và khó khăn khi tìm kiếm thông tin về FLEGT VPA và quá trình

đàm phán ở VN?(điều tra viên hỏi chi tiết những thuận lợi và khó khăn gì, và hỏi luôn các

giải pháp mà họ gợi ý hoặc kiến nghị)

a) Những thuận lợi chính

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

b) Những khó khăn

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

c) Những giải pháp khắc phục đã thực hiện

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 2.3 Theo Anh/Chị những thông tin hiện có, đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ Chưa đầy đủ (thiếu những gì?)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 2.4 Các thông tin đó có phù hợp với nhóm đối tượng mà Anh/Chị phục vụ chưa? cái

gì còn thiếu?

Phù hợp Chưa phù hợp (thiếu những gì?)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Page 73: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

68

Câu 2.5 Cơ quan Anh/Chị đã có kế hoạch gì để tăng cường cung cấp thông tin cho các

nhóm đối tượng của mình chưa?

Chưa có kế hoạch Đã có kế hoạch (tóm tắt kế hoạch)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

PHẦN III : CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỀ FLEGT/VPA

Câu 3.1 Các sự kiện từ trước đến nay các Anh/Chị có mời báo chí và truyền thông tham

gia không?

Có Chưa (tại sao)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 3.2 Tổ chức của Anh/Chị có người chuyên trách về vấn đề truyền thông không?

Không có Chuyên trách Kiêm nhiệm

Chuyên môn của cán bộ truyền thông chuyên trách / kiêm nhiệm :

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

a) Trong đó có những hoạt động truyền thông nào liên quan đến FLEGT/VPA:

Không có Có (xin liệt kê cụ thể)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

b) Các nhóm đối tượng nào đã được cung cấp thông tin:

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

c) Sử dụng kênh truyền thông nào?

Báo giấy Internet (báo điện tử, mạng xã hội,email...)

TV Đài truyền thanh Loại hình khác (ghi rõ loại hình gì ?)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

d) Cách tổ chức thực hiện ?:

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

e) Những hoạt động sắp tới của dự án có liên quan đến truyền thông: (nhóm đối tượng cụ

thể, cách thức thực hiện ....)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

f) Kinh phí cho hoạt động truyền thông đó?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 3.3 Các anh chị đánh giá thế nào về sự hiểu biết và mức độ quan tâm của báo chí đối

với những đề liên quan đến FLEGT và VPA?

Đã hiểu rõ Chưa hiểu rõ (cụ thể như thế nào)

...................................................................................................................................................

Page 74: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

69

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Rất quan tâm Có quan tâm Không quan tâm (cụ thể như thế nào)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 3.4 Các anh chị có theo dõi những bản tin và phóng sự có liên quan đến FLEGT-VPA

không?

Có Không (tại sao?)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Nếu có, các anh chị đánh giá thế nào về chất lượng của các bài đó?

Rất tôt Khá tốt Trung bình Chưa tốt (cụ thể như thế nào)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 3.5 Trong các sự kiện và chương trình của tổ chức, các anh chị cung cấp thông tin

cho báo chí như thế nào (phát tài liệu hội thảo hay có cung cấp thông tin riêng cho báo chí?.

Điều tra viên hỏi kỹ thông tin về phần này) ?

Cách cung cấp thông tin cho báo chí?

Phát tài liệu hội thảo Cung cấp thông tin riêng

Hình thức khác (cụ thể?)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 3.6 Những báo chí mà các anh chị thường xuyên cộng tác

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Có những thuận lợi gì ?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Có những khó khăn gì

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Page 75: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

70

4.3. Phiếu Đánh giá cơ quan truyền thông

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU

(dùng cho các cơ quan truyền thông)

Phần giới thiệu của điều tra viên:

Việt Nam dự kiến sẽ ký kết và phê chuẩn hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật và

quản trị lâm sản (FLEGT/VPA) vào cuối năm 2014. Mục tiêu củahiệp định song phương giữa

Liên minh Châu Âu và các nước xuất khẩu (VPA) nhằm đảm bảo rằng gỗ xuất sang Châu Âu

là gỗ được khai thác và sử dụng từ nguồn hợp pháp và để hỗ trợ các nước đối tác trong việc

cải thiện quy định và quản lý ngành. Điều này có nghĩa là đối với các doanh nghiệp gỗ thì các

sản phẩm gỗ của họ phải tuân thủ quy định gỗ của E và các quy định khác của hiệp định.

Nhằm cung cấp thông tin về FLEGT/VPA cho các doanh nghiệp Việt Nam, chương trình

FLEGT FAO E hỗ trợ dự án "Nâng cao năng lực cho các hiệp hội doanh nghiệp và

truyền thông tham gia vào FLEGT nhằm cung cấp thông tin về FLEGT và các vấn đề

liên quan". Dự án do Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với Phòng Thương

mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện.

Nhằm đánh giá nhu cầu thông tin về FLEGT/VPA, CED và VCCI sẽ khảo sát kiến thức, thái

độ và thực tiễn (KAP) hiện nay của các doanh nghiệp liên quan đến thực thi lâm luật và

thương mại lâm sản, hiểu biết về FLEGT/VPA và những nhu cầu về thông tin liên quan.

Việc đánh giá sẽ bao gồm ba phần chính: Phần đầu tiên của cuộc khảo sát sẽ tập trung vào tìm

hiểu kiến thức, thái độ, và thực tiễn trong DNNVV về các vấn đề sản xuất gỗ hợp pháp, quản

lý rừng bền vững, quản trị rừng và thương mại lâm sản. Phần thứ hai sẽ tập trung vào đánh giá

nhu cầu thông tin, đào tạo và đánh giá năng lực hiện tại về các vấn đề liên quan đến FLEGT/

VPA cho cả truyền thông và các doanh nghiệp. Phần thứ ba sẽ tập trung vào việc đánh giá

nhu cầu nhằm xây dựng năng lực cho các nhóm liên quan khác nhau và sẽ xác định phương

pháp tốt nhất và nội dung phù hợp nhất để truyền thông đến được các nhóm dựa trên kết quả

của hai phần đầu.

Đánh giá nhu cầu nhằm xác định nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp, qua đó dự án sẽ xây

dựng các hoạt động cần thiết nhằm cung cấp thông tin hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp

chế biến và sản xuất gỗ ở Việt Nam.

Ngoài ra, dự án cũng khảo sát nhu cầu thông tin và vai trò của các cơ quan truyền thông để có

thể có những hoạt động hỗ trợ nhằm tăng cường cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và

cộng đồng một cách hiệu quả nhất.

Page 76: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

71

Nội dung khảo sát bao gồm các chi tiết như sau :

Người phỏng vấn ........................................................Ngày phỏng vấn : ........../....../2014

Thời gian phỏng vấn.......................................................................................................................

PHẦN I : THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC

Lưu ý: Điều tra viên giới thiệu mục đích phỏng vấn và đánh giá với các cơ quan truyền thông

Câu 1.1 Tên người được phỏng vấn:

Chức danh :..........................................................................................................................

Tel: Mobile: Fax tổ chức:

Email: Website tổ chức:

Câu 1.2 Thông tin chung về tổ chức:

(tiếng Việt).................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

(tiếng Anh).................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 1.3 Loại hình truyền thông

Báo giấy Báo điện tử

Truyền hình Đài truyền thanh Loại hình khác (ghi rõ loại hình gì ?)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 1.4 Các chuyên mục nào dưới đây mà cơ quan /tổ chức của Anh/Chị đang thực hiện

truyền thông?

Nông nghiệp & phát triển nông thôn Lâm nghiệp

Môi trường & Biến đổi khí hậu Thương mại lâm sản & gỗ

Trách nhiệm xã hội & phát triển bền vững

Doanh nghiệp vừa & nhỏ Công thương nghiệp

Lĩnh vực khác (ghi rõ lĩnh vực gì ?)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

+ Số nhà báo các chuyên mục kể trên:

Số nhà báo chuyên trách............... Số nhà báo kiêm nhiệm ...............

+ Chuyên môn của nhà báo phụ trách các chuyên mục này :

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 1.5 Những chủ đề mà cơ quan/ tổ chức của Anh/Chị quan tâm và ưu tiên trong thời

gian tới:

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 1.6 Khi đưa tin và thực hiện phóng sự, báo chí hợp tác thế nào với các cơ quan liên

quan để đưa tin và thực hiện phóng sự: (cách thu thập thông tin, cách lấy thông tin từ các

cơ quan liên quan, khi viết tin, bài, phóng sự)

...................................................................................................................................................

Page 77: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

72

PHẦN II : HIỂU BIẾT CỦA BÁO CHÍ VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN FLEGT-

VPA

Câu hỏi 2. 1: Anh/Chị đã biết thông tin gì về FLEGT-VPA chưa?

Chưa biết Có biết; Nếu có biết xin Anh/Chị giải thích ngắn gọn về FLEGT-

VPA

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 2.2: Theo Anh/Chị có thể đề xuất một cơ chế hợp tác nhằm giúp báo chí truyền

thông hiệu quả về FLEGT-VPA không?

Không Có, Mô tả ngắn gọn về cơ chế hợp tác

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

a)Các vấn đề cụ thể mà báo chí cần hợp tác và hỗ trợ?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

b)Cần những hỗ trợ gì từ phía dự án ?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

c) Báo chí có thể hỗ trợ những chi phí gì ví dụ như thời lượng, tin bài, phương tiện truyền

thông…?)

Tin bài Thời lượng

Phương tiện truyền thông Những hỗ trợ khác từ báo chí (xin ghi rõ)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 2.3 Nếu đã biết những thông tin về FLEGT, xin Anh/Chị cho biết trong 3 lĩnh vực

sau đây, lĩnh vực nào là quan trọng nhất? (đánh dấu vào ô thích hợp)

Thực thi lâm luật

Đẩy mạnh quản trị rừng

Phát triển thương mại lâm sản

Nếu được thực thi sẽ có tác động như thế nào đối với Việt Nam ?...................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 2.4: Kế hoạch hành động FLEGT có 7 nội dung bao gồm

Hỗ trợ các quốc gia sản xuất gỗ

Khuyến khích thương mại gỗ hợp pháp

Page 78: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

73

Khuyến khích thực thi các chính sách mua gỗ hợp pháp và sản phẩm chế biến

từ gỗ hợp pháp

Hỗ trợ các sáng kiến của khu vực tư nhân

Đảm bảo an toàn cho các hoạt động tài chính và đầu tư

Sử dụng công cụ pháp luật hiện có hoặc ban hành các công cụ pháp luật mới để hỗ trợ

cho kế hoạch hành động

Xử lý vấn đề gỗ còn tranh cãi

Xin Anh/Chị nêu rõ ít nhất 2 lĩnh vực nên chú ý nhất. Vì sao?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 2.5: Tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) đã đi đến xây dựng

các dự thảo sau đây :

a)Định nghĩa gỗ hợp pháp (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư).

Anh/Chị đã biết gì về nội dung của dự thảo này? (đánh dấu vào ô thích hợp)

Chưa biết Đã biết; Nếu đã biết xin kể rõ một vài nguyên tắc đã có (7 nguyên tắc) ?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

b)Định nghĩa gỗ hợp pháp đối với các loại hình tổ chức (như công ty, hiệp hội lâm sản).

Anh/Chị đã biết gì về nội dung của dự thảo này? (đánh dấu vào ô thích hợp)

Chưa biết Đã biết; Nếu đã biết xin kể rõ một vài nguyên tắc đã có (8 nguyên tắc) ?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 2.6 Theo Anh/Chị thì khâu nào có vị trí quan trọng nhất trong hệ thống đảm bảo

gỗ hợp pháp được nhập khẩu vào EU ? (Chỉ chọn một phương án)

Kiểm soát sản xuất gỗ Chế biến gỗ Xác minh nội bộ

Cấp phép Giám sát độc lập (mội nội dung của TLAS)

Sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với các nước đối tác của E như VN?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Vai trò giám sát độc lập sẽ có tác dụng như thế nào ?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 2.7 Nội dung nào là nội dung quan trọng nhất của hiệp định đối tác tự nguyện

VPA bao gồm ? (Chỉ chọn một phương án)

Hệ thống luật pháp tin cậy Cơ cấu hành chính

Hệ thống kỹ thuật để xác minh tính hợp pháp của gỗ

Mối liên quan giữa những nội dung đó nên như thế nào ?

Page 79: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

74

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 2.8 Anh/Chị hiểu như thế nào về về trách nhiệm giải trình trong các hệ thống đảm

bảo gỗ hợp pháp được quy định trong VPA?

Chưa biết Có biết; Nếu có biết xin Anh/Chị giải thích ngắn gọn

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu hỏi 2.9 Để thực hiện hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) và hệ thống đảm bảo gỗ hợp

pháp (TLAS), theo Anh/Chị những năng lực gì cần được nâng cao cho các tổ chức liên

quan ở Việt Nam?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 2.10 Nếu tháng 10 /2014 hiệp định đối tác tự nguyện VPA được ký kết giữa VN và EU,

xin Anh/Chị cho có nhu cầu được cung cấp thông tin không?

Không có Có (cụ thể là những nhu cầu thông tin gì ?)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Hình thức nhận thông tin ?

Công văn Hội thảo Thông cáo báo chí

Bản tin từ Website Newletter Loại hình khác (ghi rõ loại hình gì ?)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 2.11 Theo Anh/Chị vai trò của các tổ chức truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền

hình,...) trong việc nâng cao nhận thức hoặc cung cấp thông tin trong quá trình đàm phán

và sau khi ký kết thỏa thuận là gì?

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 2.12 Để thực hiện truyền thông về FLEGT/VPA thì các tổ chức truyền thông cần hỗ

trợ gì ?(hỏi cụ thể những hỗ trợ cần thiết từ cung cấp thông tin, tài chính, sự hợp tác từ các

cơ quan, từ chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng,...)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 2.13 Sau khi khảo sát đánh giá này, dự án dự kiến tổ chức hội thảo cung cấp thông

tin cập nhật về FLEGT và VPA cho các cơ quan báo chí và truyền thông. Hội thảo có sự

tham gia của các tổ chức hiện nay đang hỗ trợ hoạt động và dự án trong lĩnh vực này, anh

chị có tham gia không?

Không tham gia Có thể tham gia Có tham gia

Nếu có tham gia, ai sẽ là đại diện cơ quan truyền thông tham gia hội thảo

Page 80: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

75

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Nếu có, ghi rõ thông tin liên hệ

Tên...............................................................................................................................................

Thông tin liên hệ

………………...........................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Page 81: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

76

Phụ lục 5. Giấy chứng nhận của một số doanh nghiệp đã khảo sát

Giấy chứng nhận FSC – COC của các khách hàng của Công ty TNHH MTV

Anh Khôi – Đà Nẵng. Ảnh chụp ngày 02/04/2014

Page 82: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

77

Giấy chứng nhận Certificate ISO 2008 của Công ty cổ phần Lâm đặc sản

xuất khẩu Quảng Nam. Ảnh chụp ngày 03/04/2014

Page 83: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

78

Giấy chứng nhận FSC - COC của Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất

khẩu Quảng Nam- trang 1. Ảnh chụp ngày 03/04/2014

Page 84: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

79

Giấy chứng nhận FSC - COC của Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất

khẩu Quảng Nam – trang 2. Ảnh chụp ngày 03/04/2014

Page 85: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

80

Giấy chứng nhận là thành viên Mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu của Công

ty cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam. Ảnh chụp ngày 03/04/2014

Page 86: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

81

Giấy chứng nhận FSC – COC của Công ty TNHH Hoàng Phát – Bình Định.

Ảnh chụp ngày 11/04/2014

Page 87: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

82

Giấy chứng nhận đo lường chất lượng do Tổng cục đo lường chất lượng cấp

của Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành – TP.Hồ Chí Minh.

Ảnh chụp ngày 21/04/2014

Page 88: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

83

Giấy chứng nhận đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 3:2009 của Công ty cổ phần

chế biến gỗ Đức Thành – TP.Hồ Chí Minh.

Ảnh chụp ngày 21/04/2014

Page 89: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

84

Giấy chứng nhận doanh nghiệp xuất khẩu gỗ uy tín của Công ty cổ phần chế biến

gỗ Đức Thành – TP.Hồ Chí Minh. Ảnh chụp ngày 21/04/2014

Page 90: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

85

Phụ lục 6. Ảnh khảo sát chụp ở một số doanh nghiệp

Góc phân xưởng tại Xí nghiệp chế biến gỗ Vinafor Đà nẵng.

Ảnh chụp ngày 02/04/2014

Đóng gói sản phẩm gỗ trước khi xuất hàng tại Xí nghiệp chế biến gỗ

Vinafor Đà nẵng. Ảnh chụp ngày 02/04/2014

Page 91: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

86

Bãi tập kết gỗ của Công ty cổ phần chế biến gỗ nội thất PISICO Bình Định.

Ảnh chụp ngày 10/04/2014

Dây chuyền chế biến dăm gỗ của Công ty TNHH SX Thương mại dịch vụ

Đại hiệp – Quảng Nam. Ảnh chụp ngày 04/04/2014

Page 92: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

87

Xưởng chế biến gỗ của Công ty TNHH Thế Vũ - Bình Định.

Ảnh chụp ngày 12/04/2014

Khu vực sản xuất của Công ty cổ phần Green River Furniture - Bình

Dương. Ảnh chụp ngày 17/04/2014

Page 93: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

88

Sản phẩm từ gỗ xuất sang châu Âu của Công ty TNHH Dewberry – Bình Dương.

Ảnh chụp ngày 16/04/2014

Page 94: Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

89

Phỏng vấn tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành – TP.Hồ Chí Minh.

Ảnh chụp ngày 21/04/2014

Góc trưng bày các giải thưởng của Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức

Thành – TP.Hồ Chí Minh. Ảnh chụp ngày 21/04/2014