29
VIỆN KHNN VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CƯU MÍA ĐƯỜNG BÁO CÁO THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, YẾU TỐ HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT GÓI KỸ THUẬT CHO SẢN XUẤT MÍA NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT NẮNG, NÓNG, CANH TÁC KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƯỚC TƯỚI Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN TP/HCM, 29/10/2014

Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Là vùng có khả năng phát triển mía đường tốt nhất, nhưng phải tưới vì thiếu nước trầm trọng. Là vùng trọng điểm trong ngành mía đường, diện tích lên đến 111.500 ha (vụ 2013/14).

Citation preview

Page 1: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

VIỆN KHNN VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CƯU MÍA ĐƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, YẾU TỐ HẠN CHẾ VÀ

ĐỀ XUẤT GÓI KỸ THUẬT CHO SẢN XUẤT MÍA

NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO TRONG ĐIỀU

KIỆN THỜI TIẾT NẮNG, NÓNG, CANH TÁC

KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƯỚC TƯỚI Ở VÙNG DUYÊN

HẢI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN

TP/HCM, 29/10/2014

Page 2: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

PHẦN 1

HIỆN TRẠNG VÙNG MÍA DUYÊN HẢI NAM

TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Page 3: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

Cơ quan phát triển Pháp

trong báo cáo “Nghiên

cứu ngành mía đường

Việt Nam đến 2010 –

2020” (tháng 5/1999)

đánh giá

Vùng Duyên hải Nam Trung bộ,

vùng Tây Nguyên có khả năng

phát triển mía đường tốt nhất, đặc

biệt đây là những vùng trồng mía

tốt nhất của Việt Nam nhưng phải

tưới vì thiếu nước trầm trọng.

Tiềm năng của vùng:

- Duyên hải Nam Trung bộ:

Năng suất 106 tấn/ha, chữ đường

10,2 CCS, năng suất đường 10,9

tấn đường/ha. Số ngày ép 206

ngày.

- Tây Nguyên: Năng suất

104 tấn/ha, chữ đường 10,6 CCS,

năng suất đường 11 tấn

đường/ha. Số ngày ép 135 ngày.

Page 4: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG Ở

DHNTB VÀ TÂY NGUYÊN

Bảng 1a. Tiềm năng nông nghiệp

Nguồn: Bộ NN&PTNT & ERSUC (5/1999)

Vùng Năng suất tiềm

năng (tấn/ha)

CCS tiềm

năng (%)

Năng suất đường

tiềm năng

(tấn/ha)

Trung du Bắc bộ 73 9,5 6,9

Đồng bằng sông Hồng 75 9,0 6,8

Duyên hải Bắc Trung bộ 84 9,6 8,0

Duyên hải Nam Trung bộ 106 10,2 10,9

Tây Nguyên 104 10,6 11,0

Đông Nam bộ 113 10,5 11,9

Tây Nam bộ 103 9,4 9,7

Page 5: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MÍA

ĐƯỜNG Ở DHNTB VÀ TÂY NGUYÊN

Bảng 2b. Tiềm năng công nghiệp

Nguồn: Bộ NN&PTNT & ERSUC (5/1999)

Vùng Thời vụ (ngày) CCS (%) Tấn đường/Tấn

công suất

Trung du Bắc bộ 148 9,5 12,0

Đồng bằng sông Hồng 135 9,0 10,3

Duyên hải Bắc Trung bộ 126 9,6 10,3

Duyên hải Nam Trung bộ 206 10,2 17,9

Tây Nguyên 135 10,6 12,1

Đông Nam bộ 148 10,5 13,2

Tây Nam bộ 140 9,4 11,2

Page 6: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG Ở DHNTB VÀ

TÂY NGUYÊN

Bảng 1. Tiềm năng chung về mía đường

Ghi chú:

Tiềm năng nông nghiệp hàng hóa:

5,5 tấn đường/ha = 1

Từ 5,6 đến 7,5 tấn đường/ha = 2

> 7,6 tấn đường/ha = 3

Ghi chú:

Tiềm năng công nghiệp:

< 12 tấn đường/tấn công suất = 1

Từ 12 – 14 tấn đường/tấn công suất = 2

> 14 tấn đường/tấn công suất = 3

Nguồn: Bộ NN&PTNT & ERSUC (5/1999)

Vùng Tiềm năng

nông nghiệp

Tiềm năng

công nghiệp

Khả năng mía

đường

Trung du Bắc bộ 1 2 3

Đồng bằng sông Hồng 1 1 2

Duyên hải Bắc Trung bộ 2 1 3

Duyên hải Nam Trung bộ 3 3 6

Tây Nguyên 3 2 5

Đông Nam bộ 3 2 5

Tây Nam bộ 2 1 3

Page 7: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG CỦA VÙNG

DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Tây Nguyên

55.000 ha, NS

57,60 tấn/ha,

10,04 CCS

Duyên hải

Nam Trung bộ

56.500 ha,NS

57,06 tấn/ha,

9,64 CCS

Duyên hải

Nam Trung bộ

56.500 ha,NS

57,06 tấn/ha,

9,64 CCS

Tây Nguyên

55.000 ha, NS

57,60 tấn/ha,

10,04 CCS

Là một trong 4

vùng mía trọng

điểm của cả

nước. Tổng diện

tích mía 111.500

ha (vụ 2013/2014)

chiếm trên 1/3

diện tích của cả

nước

Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên là vùng có

năng suất bình quân thấp nhất so với cả nước, vụ mía

2013/2014 năng suất bình quân là 57,3 tấn/ha, 9,84

CCS, sản lượng đạt 6.392.000 tấn mía

Page 8: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG CỦA VÙNG DUYÊN

HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Nguồn: Bộ NN&PTNT (7/2014)

Page 9: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG CỦA VÙNG

DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Toàn vùng có 15

nhà máy đường

hoạt động với

tổng công suất

thiết kế là 53.800

TMN (chiếm

38,3% so với cả

nước)

Trong vụ

2013/2014

ép được

5.947.900

tấn mía thu

được

604.510

tấn đường

Tỷ lệ tiêu

hao mía

bình quân

9,84 mía/1

đường.

tỷ lệ tiêu

hao mía

của cả

nước là

10,1 mía/1

đường

Thời gian

ép của

Duyên hải

Nam

Trung bộ

là 115

ngày, của

Tây

Nguyên

105 ngày

Page 10: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

Hình 1: Cơ cấu giống mía của vùng Duyên hải

Nam Trung bộ và Tây Nguyên

9,78%2,81%3,88%

8,23%

9,82%

5,48%

60,00%

Giống cũ

Suphanburi 7

LK92-11

K88-92

K95-84

K95-156

Giống mới khác

HIỆN TRẠNG CƠ CẤU GIỐNG CỦA VÙNG DUYÊN HẢI

NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Page 11: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

HIỆN TRẠNG CƠ CẤU GIỐNG CỦA VÙNG

DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

- Hệ thống sản xuất giống: Đa phần các nhà

máy đường có trại mía giống, tuy nhiên chưa có

thể cung cấp được giống đúng chất lượng và đủ

số lượng cho vùng nguyên liệu.

- Các nhà máy đường chưa chủ động và chỉ

đạo được cơ cấu giống cho toàn vùng nguyên

liệu. Người trồng mía sản xuất tự phát không

theo định hướng, hiệu quả sản xuất thấp.

Page 12: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CANH TÁC CỦA VÙNG

DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

- Đất trồng: chủ yếu trên đất đồi, không bằng phẳng

- Thời vụ trồng: Không chủ động

- Chuẩn bị đất: đất ít được phơi ải. Cày bừa đất cạn không đạt độ sâu, bừa không kỹ.

- Hom giống: Đa phần sử dụng hom không đạt tiêu chuẩn chất lượng, lẫn giống nhiều. Không xử lý giống trước khi trồng.

- Phân bón và cách bón phân: ít sử dụng phân hữu cơ, vôi, bón phân mất cân đối nhất là ít bón phân kali. Số lượng không đủ để thâm canh. Kỹ thuật bón chưa đạt yêu cầu.

- Chăm sóc mía: Sử dụng thuốc diệt cỏ quá nhiều do không có công lao động. Ít xới xáo giữa hàng làm đất bị dẽ chặt, hạn chế việc trao đổi chất của cây mía do bộ rễ kém phát triển

Page 13: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CANH TÁC CỦA VÙNG

DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

- Quản lý dịch bệnh: Chưa được quan tâm đúng mức, có sâu bệnh xảy ra việc phòng trị ít hiệu quả. Hiện đang bị bệnh trắng lá, bệnh than, sâu đục thân và sùng phá hại.

- Thu hoạch mía: Chưa tự chủ động được vì phải theo lịch thu hoạch của nhà máy, công lao động ngày càng khan hiếm, thu hoạch bị kéo dài, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng mía và chăm sóc mía gốc.

- Thị trường tiêu thụ: Hầu hết người trồng mía bán mía cho các nhà máy đường đóng trên địa bàn thông qua các hợp đồng đầu tư đã ký kết,

- Công nghệ thu hoạch: chủ yếu bằng nhân công lao động nên bị áp lực rất lớn, thu hoạch bằng máy chưa áp dụng do diện tích manh mún, công ty Đường Quãng Ngãi có mua máy thu hoạch nhưng chỉ mới thực hiện dưới dạng thử nghiệm.

Page 14: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CANH TÁC CỦA VÙNG

DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

- Những tổn thất sau thu hoạch:

+ Thu hoạch chặt gốc quá cao làm mất đi sản lượng và chữ đường.

+ Phơi bãi lâu trên ruộng làm mất trọng lượng mía và làm đường bị chuyển hóa. Sau 24 giờ giảm 2,72%, sau 48 giờ giảm 4,54%, sau 172 giờ giảm 16,36% khối lượng mía. Về hàm lượng đường, trung bình sau khi chặt cứ mỗi ngày giảm khoảng 0,21 CCS, cá biệt có giống giảm 0,57 CCS. Trong thời gian bảo quản nếu để nhiệt độ càng cao tốc độ suy giảm chất lượng càng lớn.

+ Thu hoạch mía không đúng tuổi (chưa chín hoặc quá chín) làm thiệt hại về sản lượng và chất lượng mía, ảnh hưởng đến tái sinh gốc của vụ tiếp theo.

+ Rơi vãi mía trong quá trình chặt và bốc mía làm ảnh hưởng đến năng suất mía.

Page 15: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CANH TÁC CỦA VÙNG

DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

- Các tiến bộ kỹ thuật đã được nghiên cứu nhưng chưa được áp dụng rộng rãi:

+ Tủ lá mía: Cung cấp chất hữu cơ, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại nhưng dễ bị cháy, sùng phá hoại.

+ Bón phân hữu cơ: Cải tạo đất, tăng độ mùn, giữ ẩm cho đất, tạo độ tơi xốp đất, giúp mía chống hạn, có áp dụng nhưng chưa đồng bộ.

+ Phun phân bón lá K-humate: Cung cấp dinh dưỡng, tăng sức đề kháng trong thời kỳ bị khô hạn. Chưa áp dụng do có thể chưa phổ biến rộng rãi, trên đồng không có nước.

+ Khoảng cách hàng trồng, hàng kép.

Page 16: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CANH TÁC CỦA VÙNG

DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

- Đang bị cạnh tranh bởi các loại cây như

cây sắn, lúa (Duyên hải Nam Trung bộ),

cây sắn, cây ngô, cây cà phê, cây cao su

(Tây Nguyên)

Giá bán mía = Chi phí sản xuất mía +

Lợi nhuận từ cây trồng thay thế tốt nhất

tiếp theo

Page 17: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

Hội thảo định hướng nghiên cứu phát triển mía đường bền vững ở Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, 29/10/2014

Phần 2

YẾU TỐ HẠN CHẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA

ĐƯỜNG CỦA VÙNG DHNTB VÀ TÂY NGUYÊN

Page 18: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

YẾU TỐ HẠN CHẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG

CỦA VÙNG DHNTB VÀ TÂY NGUYÊN

- Quy hoạch vùng nguyên liệu chưa đáp ứng công suất nhà máy, tình trạng tranh chấp thu mua mía giữa các nhà máy vẫn còn xảy ra, cự ly vận chuyển xa gây tổn thất cao sau thu hoạch.

- Thiếu nước tưới cho sản xuất cây mía.Đây là yếu tố hạn chế quan trọng nhất chi phối trực tiếp đến năng suất mía.

- Thiếu giống mía tốt có năng suất, chất lượng cao, chín sớm, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh hại.

- Chưa xây dựng được cơ cấu giống hợp lý, hiệu quả, kéo dài vụ ép. Hiện nay thời gian ép ngắn dao động từ 100 – 150 ngày, trong khi tiềm năng 206 ngày (Duyên hải Nam Trung bộ) và 135 ngày (Tây Nguyên).

- Chưa xây dựng được hệ thống sản xuất và cung ứng giống mía đạt chất lượng cho vùng nguyên liệu.

- Chưa xây dựng được định mức phân bón cho từng tiểu vùng sinh thái, đặc biệt là phân hữu cơ và vôi.

Page 19: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

YẾU TỐ HẠN CHẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG

CỦA VÙNG DHNTB VÀ TÂY NGUYÊN

- Trồng độc canh, ít xen canh và luân canh

- Do đặc điểm vùng, diện tích đất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đầu tư cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu trồng, chăm sóc, bón phân và đặc biệt là thu hoạch mía để giảm giá thành sản xuất mía.

- Thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, phát triển và nhà chế biến do vậy các tiến bộ kỹ thuật, giống mới chuyển giao chậm, hiệu quả không cao.

- Nông dân chưa thật sự tin tưởng việc đo chữ đường và đánh giá tạp chất của các nhà máy đường.

- Đa phần diện tích không được thâm canh cao và không thực hiện chế độ luân canh làm giảm năng suất mía.

- Thiếu hụt công lao động nghiêm trọng và giá công không ngừng tăng cao.

- Cây mía bị cạnh tranh với các cây có giá trị cao trong vùng như cây sắn, ngô, cao su, cà phê, lúa,…khó mở rộng diện tích

Page 20: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

Phần 3

Đề xuất gói kỹ thuật

Sản xuất mía năng suất, chất lượng cao

cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Page 21: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN

XUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI VÙNG DHNTB VÀ TÂY NGUYÊN

- Quy hoạch vùng nguyên liệu đảm bảo yêu cầu áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và áp dụng được cơ giới hóa nhằm nâng nhanh năng suất và chất lượng mía.

- Công tác tưới nước:

+ Trước mắt cần huy động các nguồn thủy lợi hiện có để tăng diện tích được tưới nước. Sử dụng các biện pháp tưới nhỏ giọt, tưới phun để tiết kiệm nước.

+ Về lâu dài Nhà nước cần có kế hoạch đầu tư hệ thống thủy lợi để phục vụ cây trồng, đặc biệt là cây mía nhằm phát huy hết tiềm lực của giống và của vùng.

Page 22: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

MÍA ĐƯỜNG TẠI VÙNG DHNTB VÀ TÂY NGUYÊN

- Công tác giống:

+ Thường xuyên tăng cường công tác tạo chọn giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu hạn, chống chịu được sâu bệnh hại (bệnh trắng lá, bệnh than, bệnh thối đỏ) của vùng.

+ Bổ sung các giống chín sớm, chín muộn để kéo dài vụ ép.

+ Hiện tại:

Những vùng đất có khả năng thâm canh cao có thể sử dụng các giống mía mới gồm Suphanburi 7, K95-156, K88-92, LK92-11, K95-84, K88-65, K83-29, KPS01-25, Khon kaen 3, KK6, Uthong 4, VN09-108, VN09-149,... với tỷ lệ 70%

Những vùng có điều kiện khắc nghiệt và thâm canh thấp nên sử dụng các giống mía cũ có phổ thích nghi rộng, chịu hạn tốt như K84-200, My5514, R570, R579 với tỷ lệ 30% sau đó sẽ giảm giống cũ theo thời gian.

Page 23: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN

XUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI VÙNG DHNTB VÀ TÂY NGUYÊN

+ Xây dựng được hệ thống sản xuất và cung cấp giống đạt chất lượng và đủ số lượng cho vùng.

+ Xây dựng cơ cấu giống phù hợp có các giống chín sớm, chín trung bình, chín muộn cho từng vùng nguyên liệu của các nhà máy sao cho đạt hiệu quả cao nhất và hài hòa lợi ích của người trồng mía và chế biến.

+ Xây dựng lịch thu hoạch hợp lý cũng như tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật thu hoạch mía để phát huy tốt nhất tiềm năng của giống mía, giảm tổn thất sau thu hoạch, tạo điều kiện lưu gốc được nhiều năm để gia tăng hiệu quả kinh tế.

Page 24: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN

XUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI VÙNG DHNTB VÀ TÂY NGUYÊN

- Kỹ thuật canh tác

+ Thời vụ: Trồng đúng vụ khi lượng mưa đã ổn định để đảm bảo mật độ của ruộng mía.

+ Làm đất: Đưa 100% cơ giới hóa vào khâu làm đất, đặc biệt là cày ngầm, chú trọng cày sâu, bừa kỹ để giúp mía tăng khả năng chống chịu hạn.

+ Hom giống: Sử dụng hom giống đúng tiêu chuẩn, đạt độ thuần cao.

+ Khoảng cách hàng: Mở rộng khoảng cách hàng thích hợp từ 1 m – 1,2 m hoặc sử dụng hàng kép với khoảng cách hàng đơn 0,4 m cách khoảng hai hàng kép 1,4 m để giúp cây mía quang hợp tốt nhất.

Page 25: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN

XUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI VÙNG DHNTB VÀ TÂY NGUYÊN

+ Trồng mía: Mật độ hợp lý, hiệu quả. Những nơi có điều kiện nên áp dụng cơ giới hóa trong khâu trồng mía để tranh thủ thời vụ, giảm công lao động, hạ giá thành sản xuất.

+ Bón phân: Áp dụng quy trình quản lý dinh dưỡng tổng hợp (INM): Bón phân cân đối, hợp lý, tiết kiệm thông qua kết quả phân tích đất ít nhất 1 lần/chu kỳ và nhu cầu của từng giống, loại mía.

Tăng cường bón phân hữu cơ, vôi, trung vi lượng để cải tạo độ phì, điều chỉnh độ pH, giữ ẩm cho đất và chống hạn. Nên sử dụng máy xới bón phân chuyên dùng để đạt hiệu quả cao

Page 26: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN

XUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI VÙNG DHNTB VÀ TÂY NGUYÊN

+ Chăm sóc: Nơi có điều kiện nên áp dụng cơ giới hóa trong khâu chăm sóc. Nơi chưa có điều kiện cần làm cỏ kịp thời, kết hợp hài hòa giữa làm cỏ thủ công và thuốc trừ cỏ.

+ Quản lý sâu bệnh hại: Thường xuyên thăm đồng để xử lý kịp thời, trồng những giống kháng các bệnh quan trọng của vùng, xử lý hom giống trước khi trồng. Áp dụng quy trình quản lý dịch hại mía tổng hợp (IPM) do các cơ quan chuyên môn khuyến cáo.

+ Thu hoạch: Đúng tuổi, đúng kỹ thuật, không phơi bãi, vận chuyển kịp thời để đạt năng suất và chất lượng cao. Nên đầu tư cơ giới hóa trong khâu thu hoạch để chủ động, hạ giá thành sản xuất mía, tránh áp lực về công lao động. Tuân thủ nghiêm ngặt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng mía nguyên liệu để nâng cao chất lượng mía, tiết kiệm chi phí vận chuyển, chế biến, tăng hiệu suất thu hồi.

Page 27: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN

XUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI VÙNG DHNTB VÀ TÂY NGUYÊN

+ Chăm sóc mía gốc: Nên để lá để tăng cường chất hữu cơ, hạn chế cỏ dại và tăng cường độ ẩm cho đất giúp mía tái sinh và phát triển tốt trong mùa khô. Sử dụng các loại nấm sinh học để phân giải lá mía nhanh. Dặm lại những chỗ mất khoảng để đảm bảo mật độ cho ruộng mía.

+ Tuân thủ chế độ luân canh để cải tạo đất giúp cho chu kỳ trồng mía sau đạt năng suất, chất lượng cao.

- Tăng cường liên kết giữa 4 nhà và tăng cường ứng dụng khoa học để chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật, giống mới vào sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao.

Page 28: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN

XUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI VÙNG DHNTB VÀ TÂY NGUYÊN

- Tạo lòng tin và hài hòa giữa lợi ích của nhà chế biến, người trồng mía để cùng nhau phát triển vùng nguyên liệu ổn định và bền vững.

- Cây mía bị cạnh tranh gay gắt với các cây trồng khác do giá mía thấp nên cần đầu tư thâm canh cao để đạt năng suất, chất lượng, gia tăng hiệu quả kinh tế.

- Các nhà máy đường cần hiện đại hóa dây chuyền thiết bị, công nghệ chế biến để có hiệu suất thu hồi đường tối đa, tiến tới tự động hóa, giảm giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành mía đường trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

- Tăng cường công tác chống buôn lậu đường để gia tăng mức tiêu thụ đường cho các nhà máy nhằm có vốn tái tạo đầu tư mở rộng sản xuất.

Page 29: Phát triển ngành mía KV Miền Trung - Tây Nguyên

KÍNH CHÚC HỘI NGHỊ THÀNH CÔNG!