16
Mạng lưới Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (VNGO-FLEGT) BÁO CÁO KHÓA TẬP HUẤN Các nội dung cơ bản về Giám sát rừng độc lập (IFM) Ninh Bình, 9-10/12/2014

Bao cao ket qua khoa tap huan ve giam sat rung doc lap (ifm)(1)

  • Upload
    minh-vu

  • View
    148

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Mạng lưới Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về

Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản

(VNGO-FLEGT)

BÁO CÁO KHÓA TẬP HUẤN

Các nội dung cơ bản

về Giám sát rừng độc lập (IFM)

Ninh Bình, 9-10/12/2014

Người viết báo cáo:

Nguyễn Trường Quân – Điều phối viên Mạng lưới VNGO-FLEGT

Mục lục:

I. Thông tin chung về khoá học ..........................................................................................3

II. Tiến trình, nội dung và phương pháp giảng dạy.............................................................4

III. Kết quả của khóa học.....................................................................................................5

IV. Kết luận..........................................................................................................................6

V. Phụ lục.............................................................................................................................6

Phụ lục 1: Danh sách người tham dự

Phụ lục 2: Chương trình tập huấn

Phụ lục 3: Tài liệu tập huấn

Phụ lục 4: Kết quả thảo luận

2

I. Thông tin chung về khoá học

Tên khoá tập huấn: “Khóa tập huấn về Giám sát rừng độc lập”

Thời gian tập huấn: 2 ngày (9-10/12/2014)

Địa điểm: Khách sạn Yến Nhi ~ Tam Cốc Bích Động, tỉnh Ninh Bình

Tham dự viên: 43 học viên thuộc 22 tổ chức thành viên của Mạng lưới VNGO-FLEGT

và các chuyên gia, cán bộ địa phương hiện đang làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp (chi

tiết xem trong phụ lục 1 đính kèm)

Giảng viên và diễn giả:

Giảng viên chính: Bà Valerie Vauthier – Giám đốc Tổ chức Giám sát Khai thác tài nguyên (REM).

Đồng giảng viên: Bà Vũ Thị Bích Hợp - Giám đốc điều hành Trung tâm SRD.

Diển giả:

Ông Nguyễn Văn Hợp – Tư vấn lâm nghiệp Hợp phần GIZ – Dự án khu vực

Phong Nha – Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình

Ông Vũ Văn Cần – Chuyên gia Lâm nghiệp, Viện Môi trường Nông nghiệp, Hội

KHKT Lâm nghiệp Việt Nam

Bà Phạm Hồng Nhung - Viện Môi trường Nông nghiệp, Hội KHKT Lâm nghiệp

Việt Nam

Bà Phạm Thị Bích Ngọc – Trưởng phòng Biến đổi Khí hậu, Trung tâm SRD

Ông Đào Đức Liêm – Trường phòng Nông nghiệp bền vững, Trung tâm SRD

Ông Hoàng Quốc Chính – Cán bộ dự án, Trung tâm SRD

Cơ quan tài trợ: Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) và Liên minh

Châu ÂU (EU) thông qua FERN.

Cơ quan tổ chức: Trung tâm SRD, thay mặt Ban điều hành Mạng lưới VNGO-FLEGT

Mục tiêu mong đợi của khóa tập huấn: Sau khi khóa tập huấn, tham dự viên có thể:

1. Nêu được khái niệm và các nội dung cơ bản về Giám sát rừng độc lập;

2. Phân biệt được sự khác biệt giữa Giám sát độc lập chính thức và giám sát độc

lập không chính thức;

3. Hiểu được vai trò giám sát độc lập của CSOs trong tiến trình thực thi VPA;

4. Lập kế hoạch Giám sát độc lập thí điểm tại các địa bàn hoạt động của Mạng lưới

VNGO-FLEGT;

Chương trình tập huấn: Xem chi tiết tại phụ lục 2.

3

II. Tiến trình, nội dung và phương pháp giảng dạy:

1. Phiên buổi sáng, ngày 1:

Trước khi vào nội dung chính của Khóa tập huấn, toàn thể tham dự viên đã có thời

gian tìm hiểu/ làm quen lẫn nhau và thống nhất về mục tiêu, chương trình của toàn

khóa tập huấn, đồng thời cùng nhau xây dưng quy chế của lớp học.

Nội dung buổi sáng ngày 1, bà Phạm Thị Bích Ngọc - Trung tâm SRD đã chia sẻ

về Mạng lưới VNGO-FLEGT và kết quả của các nghiên cứu được Mạng lưới

VNGO-FLEGT thực hiện từ khi thành lập tới nay, bài trình bày đã cung cấp cho

các thành viên Mạng lưới một bức tranh về những công việc Mạng lưới đã triển

khai trong 3 năm qua..

Tiếp đó, bà Valerie Vauthier – Giám đốc Trung tâm Giám sát Khai thác Tài

nguyên (REM) từ Vương quốc Anh UK đã giới thiệu cho toàn thể học viên tham

dự khóa học tổng quan về Giám sát rừng độc lập/ Giám sát độc lập về thực thi lâm

luật và quản trị rừng và giám sát độc lập không chính thức.

Sau phần tổng hợp của bà Vũ Thị Bích Hợp đồng giảng viên của khóa tập huấn,

toàn thể các tham dự viên của khóa học đã vận dụng các kiến thức nền tảng được

giới thiệu và áp dụng vào hoạt động thảo luận nhóm với câu hỏi “Các yếu tố trong

Giám sát độc lập chính thức có thể áp dụng được tại Việt Nam và vai trò của

CSOs trong tiến trình này”. Kết quả thảo luận nhóm đã đưa ra được các yếu tố,

vấn đề trong Giám sát độc lập chính thức có thể được áp dụng tại Việt Nam như:

Các vấn đề về Khai thác gỗ bất hợp pháp

Các vấn đề về Quản trị rừng

Các vấn đề về Buôn bán gỗ (thông qua các hoạt động kiểm tra giám sát,

phát hiện ra các lỗ hổng trong giám sát thực thi lâm luật, hỗ trợ địa

phương tăng cường quản trị rừng).

Nâng cao nhận thức cho các bên liên quan về Giám sát rừng độc lập

Xây dựng quản lý cơ sở dữ liệu, thí điểm các mô hình giám sát rừng độc

lập.

Chi tiết các Kết quả thảo luận của từng nhóm được đính kèm trong phụ lục 4 của

báo cáo.

2. Phiên buổi chiều, ngày 1:

Nội dung buổi chiều ngày 1 tập trung vào làm rõ hơn nội dung về Giám sát độc

lập không chính thức và kinh nghiệm thực tiễn từ các nước đang triển khai thực thi

VPA. Nội dung này được giảng viên chính bà Valerie Vauthier đảm nhiệm và

được tổng hợp bởi đồng giảng viên chính bà Vũ Thị Bích Hợp.

Nội dung này được bổ sung các kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam thông qua 2

bài trình bày “Tổng quan về Phương pháp Đánh giá tác động sinh kế (LIA)” của

4

ông Hoàng Quốc Chính, Phương pháp LIA được Mạng lưới xem như là một

phương pháp nghiên cứu định tính qua đó bổ sung cho phương pháp nghiên cứu

định lượng nhằm đưa ra được các phát hiện có giá trị đóng góp ý kiến cho các phụ

lục về Định nghĩa gỗ hợp pháp và Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ cũng

như Giám sát rừng độc lập trong tương lai, và Bài chia sẻ “Giám sát rừng dựa vào

cộng đồng tại tỉnh Thái Nguyên” của ông Đào Đức Liêm, hoạt động nằm trong

một dự án của Trung tâm SRD tại tỉnh Thái Nguyên. Mô hình được trình bày là

một ví dụ thực tiễn tốt về vai trò quan trọng của cộng đồng trong giám sát rừng

độc lập của Hiệp định VPA.

Kết thúc các bài chia sẻ, các học viên tham dự tiếp tục được chia làm các nhóm để

thảo luận về “Các yếu tố trong Giám sát độc lập không chính thức có thể áp dụng

được tại Việt Nam và vai trò của CSOs trong tiến trình này” với sự thúc đẩy của

bà Vũ Thị Bích Hợp. Kết quả của phiên thảo luận, các nhóm đã đưa ra được các

yếu tố, vấn đề trong giám sát độc lập không chính thức có thể áp dụng được tại

Việt Nam như:

Các vấn đề về Quyền sử dụng đất rừng, quyền tiếp cận đất đai và tài

nguyên rừng, luật tục, quyền tiếp cận thông tin và các văn bản pháp luật

Các vấn đề về Lao động, các tác động môi trường

Nâng cao năng lực về thực thi lâm luật cho người dân sống phụ thuộc

vào rừng. Xây dựng năng lực cho các thành viên Mạng lưới, hiểu về

Giám sát rừng độc lập và có thể tham gia đóng góp ý kiến về Giám sát

độc lập

Xây dựng các tiêu chí trong giám sát không chính thức cho các nhóm dễ

bị tổn thương

Thành lập các tổ nhóm quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại cộng đồng

Chi tiết các Kết quả thảo luận của từng nhóm được đính kèm trong phụ lục 4 của

báo cáo.

Kết thúc ngày tập huấn đầu tiên, các học viên đã được giới thiệu tổng quan về

Giám sát rừng độc lập (chính thức và không chính thức). Qua các hoạt động thảo

luận nhóm, các học viên đã có cơ hội chia sẻ, thảo luận về vai trò giám sát độc lập

trong tiến tình thực thi VPA và những hoạt động mà các CSO nói chung và Mạng

lưới VNGO-FLEGT nói riêng có thể áp dụng và triển khai trong bối cảnh VPA tại

Việt Nam.

3. Phiên buổi sáng, ngày 2:

Nội dung buổi sáng ngày 2 tập trung vào chia sẻ các mô hình giám sát dựa vào

cộng đồng từ các chương trình, dự án đang triển khai tại Việt Nam, 3 diễn giả là

các chuyên gia lâm nghiệp có kinh nghiệm ông Nguyễn Văn Hợp, ông Vũ Văn

5

Cần và bà Phạm Hồng Nhung đã chia sẻ tới các học viên tham gia khóa tập huấn

các mô hình giám sát thực tiễn đang được triển khai tại Việt Nam.

Các học viên đã có thời gian để trao đổi và chia sẻ các hiểu biết sơ bộ của mình

với các diễn giả, đồng thời đưa ra các ưu khuyết điểm của các mô hình giám sát,

từ đó có cái nhìn rõ hơn về vai trò giám sát độc lập của các CSO trong tiến trình

thực thi hiệp định VPA và bước đầu hình dung ra được các hoạt động mà các CSO

có thể tham gia khi VPA được thực thi.

4. Phiên buổi chiều, ngày 2:

Nội dung buổi chiều ngày 2 tập trung thảo luận xây dựng kế hoạch thí điểm Giám

sát độc lập tại các tỉnh là địa bàn hoạt động của các thành viên Mạng lưới VNGO-

FLEGT. Nội dung này được đồng giảng viên chính bà Vũ Thị Bích Hợp đảm

nhiệm. Toàn thể Mạng lưới đã thống nhất chia làm 6 nhóm tương đương với 6

tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và

tỉnh Quảng Bình. Các thành viên Mạng lưới, các cán bộ lâm nghiệp địa phương đã

cùng nhau thảo luận và xây dựng được các Dự thảo đề xuất dự án Giám sát độc

lập không chính thức tại các tỉnh với thời gian 3 năm.

Kết quả của các nhóm tập trung xoay quanh các vấn đề:

Đánh giá tác động tiềm tàng của Hiệp định VPA tới các nhóm dễ bị tổn

thương (dựa trên 2 phương pháp định tính và phương pháp định lượng)

để đưa ra được các phát hiện nhằm tiếp tục đóng góp cho các văn bản

phụ lục của hiệp định VPA.

Khảo sát Các vấn đề về Quyền sử dụng đất rừng, quyền tiếp cận đất đai

và tài nguyên rừng, luật tục, quyền tiếp cận thông tin và các văn bản

pháp luật, các vấn đề về Lao động, tác động môi trường.

Các hoạt động nâng cao năng lực, truyền thông về FLEGT VPA, và

Giám sát độc lập cho các bên liên quan.

Thí điểm các mô hình giám sát không chính thức tại cộng đồng

Sáu dự thảo đề xuất kế hoạch xây dựng năng lực và các nghiên cứu thực địa để

tiếp tục đóng góp ý kiến cho TLAS và LD, chuẩn bị cho giám sát rừng độc lập

không chính thức tại 6 tỉnh đã bước đầu được các thành viên Mạng lưới xây dựng

và sẽ tiếp tục được hoàn thiện sau khóa tập huấn. Các nghiên cứu cơ bản sẽ được

Mạng lưới thực hiện nhằm xác định các tỉnh khả thi có thể thực hiện kế hoạch xây

dựng năng lực giám sát và thí điểm giám sát độc lập không chính thức .

Chi tiết các Kết quả thảo luận của từng nhóm được đính kèm trong phụ lục 4 của

báo cáo.

6

III. Kết quả khóa học:

Với 2 ngày tập huấn, các học viên tham dự đã được cung cấp 1 cách sơ bộ/ cơ bản

về các nội dung liên quan tới Giám sát rừng độc lập, trong đó làm rõ thế nào là

giám sát độc lập chính thức và không chính thức. Từ các nội dung này các tham

dự viên đã thấy rõ được vai trò quan trọng của CSO trong quá trình giám sát độc

lập việc triển khai VPA sau này.

Kết quả lớn nhất mà khóa tập huấn đạt được (mặc dù rất sơ khai và cần phân tích

và trao đổi tiếp), là toàn thể học viên tham dự khóa học đã thảo luận và xác định

các vấn đề chính mà các CSO có thể đóng góp cho tiến trình đàm phán VPA cũng

như áp dụng các hoạt động giám sát không chính thức trong bối cảnh của Việt

Nam:

Tiếp tục triển khai các hoạt động nghiên cứu và điều tra hiện trường,

bằng cả định lượng và định tính nhằm xây dựng các báo cáo khoa học

hơn có giá trị hơn, để đóng góp ý kiến cho các văn bản phụ luc của hiệp

định VPA (LD, TLAS)

Xây dựng năng lực cho các thành viên Mạng lưới, hiểu về Giám sát rừng

độc lập và có thể tham gia đóng góp ý kiến về Giám sát độc lập cũng như

chuẩn bị tham gia giám sát độc lập khi Hiệp định VPA được ký kết.

Các học viên đánh giá cao nội dung, phương pháp cũng như khâu hậu cần của

khóa tập huấn. Các nội dung của khóa tập huấn cùng với những kết quả thảo luận

mà các nhóm đã xây dựng sẽ là đầu vào quan trọng cho các thành viên Mạng lưới

VNGO-FLEGT tham gia xây dựng kế hoạch chiến lược của Mạng lưới sau đó.

IV Kết luận:

Nội dung các bài giảng và các bài tham luận của lớp tập huấn đáp ứng mục tiêu

của chương trình tập huấn.

Chủ đề, quy mô và hình thức tập huấn của chương trình này phù hợp với đối

tượng học.

Giảng viên đã thực hiện nghiêm túc công tác tập huấn, đảm bảo chất lượng và

hình thức tập huấn.

Học viên tham gia tập huấn tích cực, nghiêm túc và đã thu nhận tốt nội dung tập

huấn thông qua nghe giảng, thảo luận nhóm và trao đổi.

7

IV Phụ lục:

Phụ lục 1: Danh sách người tham dự

TT Họ tênChức

vụCơ quan Điện thoại Email

1Vũ Thị Bích Hợp

Giám đốc

Trung tâm SRD 0904649791 [email protected]

2Phạm Thị Bích Ngọc

Trưởng phòng BĐKH

Trung tâm SRD 0987325148 [email protected]

3Hoàng Quốc Chính

Cán bộ chương

trình

Trung tâm SRD 0983982890 [email protected]

4Nguyễn Trường Quân

Điều phối viên

Mạng lưới VNGO-FLEGT, Trung tâm SRD

0169627061 [email protected]

5Hoàng Thị Hương Trà

Trưởng phòng nghiên cứu

Trung tâm SRD 0986825032 [email protected]

6Đào Đức Liêm

Trưởng phòng Nông nghiệp

Trung tâm SRD 0983384893 [email protected]

7 Vũ Văn Triệu Cố vấnMạng lưới VNGO-FLEGT, Trung tâm SRD

[email protected]

m

8Valeria Vauthier

Giảng viên chính

REM   [email protected]

9Phan Trọng Trí

Cán bộ Trung tâm CRD Huế 0935424749 [email protected]

10 Vũ Văn Cần

Chuyên gia Lâm nghiệp

Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam/ Viện Môi trường Nông nghiệp

[email protected]

om

11Phạm Hồng Nhung

Nghiên cứu viên

Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam/ Viện Môi trường Nông nghiệp

0983272248hongnhungenvi@gmail.

com

12Cao Thị Ngọc Thúy

Cán bộTrung tâm Phát triển Cộng đồng bền vững (SCODE)

0912424435ngocthuy.cao1010@gma

il.com

13Nguyễn Văn Hoàng

Cán bộ

Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên CORENARM

0168991603 [email protected]

14 Nguyễn Thành Giám Trung tâm tư vấn 0904657347 [email protected]

Nhâm đốcphát triển Lâm nghiệp Nghệ An (NACEFDECO)

com

15Lê Trọng Chiến

Phó giám đốc

Trung tâm Tư vấn Đầu tư và Phát triển Khoa học Công nghệ Môi trường Thanh Hoá

0988621606

[email protected]

[email protected]

16Đoàn Quốc Tuấn

Cán bộDự án FLEGT miền Trung

[email protected]

m

17 Bùi Văn HảiPhó giám đốc

CDSH Yên Bái 0913369396 [email protected]

18Nguyễn Ngọc Anh

Cán bộ

Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ Tây Bắc

[email protected]

m

19Nguyễn Văn Đúng

Chủ tịch

Liên hiệp các hội KHKT Đồng Tháp

[email protected]

m.vn

20Nguyễn Văn Hợp

Tư vấn Lâm nghiệp

Hợp phần GIZ – Dự án khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình

0983705509 [email protected]

21 Lê Xuân Tấc  Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Thanh Hóa

091238367 [email protected]

22Phạm Văn Toản

 

Trung tâm Tư vấn phát triển khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa

0947113630  

23Trần Quang Trung

Giám đốc

Trung tâm phát triển Nguồn lực và Môi trường bền vững (RESED)

[email protected]

m

24Trần Thị Phương Thảo

Cán bộ

Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp vùng núi phía bắc (NORFOR)

[email protected]

m

25Trần Thị Thanh

  Trung tâm CRDR 0982079626 [email protected]

26Trương Minh Đến

 

Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E)

0988 [email protected]

m

27Ma Doãn Thuận

 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn

0948201289 [email protected]

9

28 Vũ Đức ToànChuyên viên

Chi cục Lâm nghiệp Bắc Kạn

0988042684 [email protected]

29Đặng Huy Bình

Chuyên viên

Quỹ BV&PTR Thanh Hóa

0973837002danghuybinhvn@gmail.

com

30Đan Tiếp Phúc

  HUSTA 0913 542542 [email protected]

31Trần Đăng Quang

cán bộ điều phối

Trung tâm Phát triển Cộng đồng Quảng Bình (CDC)

0912133056 [email protected]

32 Hồ Ngọc SơnPhó Giám đốc

Trung tâm ADC Thái Nguyên

0976501716 [email protected]

33Đặng Thị Thanh Thủy

 

Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực tài nguyên và môi trường (CEN)

0982738681thuy.trungtamicet@gmai

l.com

34Dương Bích Vân

 Trung tâm Hợp tác giáo dục và chuyển giao công nghệ

0966524614

[email protected]

[email protected]

35Nguyễn Văn Phúc

 Cán bộ quản trị rừng- VFD Nghệ An PMU

 [email protected]

om

36Cao Vĩnh Hải

Giám đốc Trung tâm CERPA 0163604090 [email protected]

37Nguyễn Văn Tân

 Quỹ BV&PTR Nghệ An

0167756992 [email protected]

38Bùi Quốc Quân

Cán bộ chương

trình

Trung tâm SRD 0912772368 [email protected]

39Phạm Anh Tuấn

Cán bộ chương

trình

Trung tâm SRD 0168270001 [email protected]

40Mạnh Lộc Khoa

Cán bộ chương

trình

Trung tâm SRD 0948992278 [email protected]

41Hoàng Văn Tuấn

Cán bộ chương

trình

Trung tâm SRD 0988728972 [email protected]

42Lê Xuân Hùng

 Thực tập sinh Trung tâm SRD    

10

43 Nick WilsonCố vấn Lâm nghiệp

Trung tâm SRD    

           

Phụ lục 2: Chương trình tập huấn

Thời gian Nội dung Người thực hiện

Ngày 9/12

 8.00 - 8.30 Đăng ký đại biểu SRD

 8.30 - 8.40 Phát biểu khai mạcBà Vũ Thị Bích Hợp (SRD)

 8.40 - 8.50 Mục đích và chương trình hội thảoÔng Nguyễn Trường Quân ĐPV Mạng lưới VNGO-FLEGT (SRD)

8.50 - 9.00 Giới thiệu làm quen

 9.00 – 9.40Mạng lưới VNGO-FLEGT và các kết quả nghiên cứu của mạng lưới năm 2014

Bà Phạm Thị Bích Ngọc (SRD)

9.40 - 10.00 Giải lao

10.00 - 11.00Tổng quan về Giám sát rừng độc lậpGiám sát độc lập về Thực thi lâm luật và Quản trị rừng (IM FLEG)

Bà Valerie Vauthier (REM)

11.00 – 11.30Thảo luận nhóm “các yếu tố trong Giám sát độc lập chính thức có thể áp dụng được tại Việt Nam và vai trò của CSOs trong tiến trình này”

Bà Vũ Thị Bích Hợp (SRD)

11.30 – 12.00 Các nhóm trình bày kết quả thảo luận

12.00 - 13.30 Ăn trưa

13.30 - 14.00Các cơ chế giám sát rừng độc lập tại các quốc gia đã ký VPA - kinh nghiệm thực tiễn

Bà Valerie Vauthier (REM)

14.00 – 14.40Tổng quan về Phương pháp Đánh giá tác động sinh kế (LIA) Hỏi đáp làm rõ

Ông Hoàng Quốc Chính (SRD)

14.40 -15.10Giám sát rừng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Thái NguyênHỏi đáp làm rõ

Ông Đào Đức Liêm (SRD)

15.10 – 15.30 Giải lao

15.30 - 16.15Thảo luận nhóm “Các yếu tố trong Giám sát độc lập không chính thức có thể áp dụng được tại Việt Nam và vai trò của CSOs trong tiến trình này”

Bà Vũ Thị Bích Hợp (SRD)

16.15 – 17.00 Các nhóm trình bày kết quả thảo luận

Ngày 10/12

8.30 - 9.00 Tóm tắt ngày 1, tổng quan ngày 2Bà Vũ Thị Bích Hợp (SRD)

9.00 – 10.00Thực hiện thí điểm theo dõi tài nguyên rừng có sự tham gia tại Quảng BìnhHỏi đáp làm rõ

Ông Nguyễn Văn Hợp (GIZ)

11

Thời gian Nội dung Người thực hiện

10.00 - 10.20 Giải lao

10.20 - 11.10Cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia Quản lý và bảo vệ rừng Hỏi đáp làm rõ

Ông Vũ Văn Cần (Viện Môi trường nông nghiệp)

11.10 - 12.00Giao rừng cộng đồng quản lý của (Quỹ Môi trường toàn cầu)Hỏi đáp làm rõ

Phạm Hồng Nhung (Viện Môi trường nông nghiệp)

12.00-13.30 Ăn trưa

13.30 - 14.30Thảo luận nhóm về xây dựng kế hoạch thí điểm Giám sát độc lập không chính thức

Bà Vũ Thị Bích Hợp (SRD)

14.30 – 15.00 Các nhóm trình bày kết quả thảo luận

15.00 - 15.15 Bế mạc hội thảoBà Vũ Thị Bích Hợp (SRD)

Phụ lục 3: Tài liệu phát cho học viên

https://drive.google.com/folderview?id=0BwfsgthCKZMedjhKLWxReEJxVUE&usp=sharing

Phụ lục 4: Kết quả thảo luận

Kết quả thảo luận 1

https://drive.google.com/folderview?

id=0BwfsgthCKZMecGtIck1ZMmdTWGc&usp=sharing

Kết quả thảo luận 2

https://drive.google.com/folderview?

id=0BwfsgthCKZMeYllYX1paZWJGMEk&usp=sharing

Kết quả thảo luận 3

https://drive.google.com/folderview?

id=0BwfsgthCKZMealhTQ2lqNmhyTXM&usp=sharing

12