5
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TRẺ ĂN HAY NGẬM Tình trạng trẻ ăn hay ngậm khiến các mẹ lo lắng khi thấy con ăn mãi không lớn. Mẹ đừng nên quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các cách khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm hiệu quả. 1.Một số nguyên nhân khiến bé chỉ ngậm, không chịu nuốt Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến bé biếng ăn hay ngậm. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến: - Do chứng khó nuốt ở trẻ: do mắc một số bệnh như mọc răng, nhiệt miệng, viêm lợi… gây khó chịu, khi nuốt bé bị đau. Trẻ ăn hay ngậm do mọc răng - Do các món ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, hàm răng của trẻ. Nếu trẻ ăn quá lâu thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn mịn sẽ khiến phản xạ nhai của trẻ cũng kém đi, lười nhai và nuốt hơn. - Thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ: Thức ăn khô, cứng, quá nhão hoặc quá dai, vị nhạt, tanh, món ăn lặp lại… - Do các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa: như đầy hơi, tiêu hóa kém, táo bón… cũng khiến cơ thể trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém, không có cảm giác thèm ăn, mệt mỏi.

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm hiệu quả

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Để dứt điểm hẳn tình trạng bé chỉ ngậm, ăn mãi không lớn, mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao con không chịu nhai. Từ đó sẽ có những giải pháp phù hợp cho trẻ.

Citation preview

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TRẺ ĂN HAY NGẬM

Tình trạng trẻ ăn hay ngậm khiến các mẹ lo lắng khi thấy con ăn mãi không lớn. Mẹ đừng nên quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các cách khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm hiệu quả.

1. Một số nguyên nhân khiến bé chỉ ngậm, không chịu nuốt

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến bé biếng ăn hay ngậm. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến:

- Do chứng khó nuốt ở trẻ: do mắc một số bệnh như mọc răng, nhiệt miệng, viêm lợi… gây khó chịu, khi nuốt bé bị đau.

Trẻ ăn hay ngậm do mọc răng

- Do các món ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, hàm răng của trẻ. Nếu trẻ ăn quá lâu thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn mịn sẽ khiến phản xạ nhai của trẻ cũng kém đi, lười nhai và nuốt hơn.

- Thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ: Thức ăn khô, cứng, quá nhão hoặc quá dai, vị nhạt, tanh, món ăn lặp lại…

- Do các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa: như đầy hơi, tiêu hóa kém, táo bón… cũng khiến cơ thể trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém, không có cảm giác thèm ăn, mệt mỏi.

Ngoài ra, vừa ăn vừa chơi, xem ti vi, điện thoại là những thói quen xấu khiến trẻ ngậm thức ăn. Do trẻ không tập trung vào bữa ăn, không biết mình đang ăn món gì, quên mất phải thưởng thức món ăn, cảm nhận được mùi vị, phải nhai và nuốt đồ ăn.

2. Cách khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm

Khi đã hiểu được rõ nguyên nhân bé chỉ ngậm, ăn mãi không lớn, các mẹ cùng tham khảo những mẹo đơn giản dưới đây để cải thiện tình trạng này nhé!

· Ưu tiên những món ăn mềm nếu cơ thể trẻ mệt mỏi

Khi con nhỏ đang mọc răng, nhiệt miệng, viêm lợi hay mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa, mẹ nên ưu tiên chế biến cho con những món ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa để trẻ ít phải nhai, hay bị khó chịu khi nuốt. Những món ăn từ rau, củ, quả kết hợp với thịt cá, mẹ chế biến đa dạng thành các món cháo, canh, súp… sẽ khiến trẻ dễ ăn, mà vẫn đủ chất, giúp con duy trì sức khỏe ổn định và vẫn tăng cân khi cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

· Đa dạng thực đơn và bày trí món ăn hấp dẫn

Trẻ con rất thích tò mò, khám phá những cái mới. Vậy những bữa ăn với những món ăn mới, hương vị lạ và trang trí bắt mắt sẽ khiến trẻ cực kì hứng thú. Cùng một loại thực phẩm nhưng khi mẹ kết hợp với các loại thực phẩm khác nhau, cách chế biến khác đi là đã có một món ăn mới cho bé. Khi bày trí mẹ khéo léo bổ sung thêm nhiều màu sắc cho món ăn bằng các thực phẩm rau củ tự nhiên. Đa dạng món ăn cho trẻ lười ăn cũng giúp cơ thể bé được hấp thu tối đa chất dinh dưỡng, tăng đề kháng và ăn ngon miệng hơn.

· Thức ăn phù hợp với lứa tuổi của con

Tùy theo sở thích của con nhỏ, mẹ cho con ăn những dạng thức ăn phù hợp.

Tùy vào độ tuổi và sự phát triển hàm răng của con, mẹ nên cho con ăn những dạng thức ăn phù hợp. Đối với đa số trẻ bắt đầu ăn dặm thì dạng thức ăn bé bắt đầu thử là dạng bột sánh mịn. Tuy nhiên, cũng tùy theo sở thích của mỗi trẻ, có em bé lại thích tự cầm tay gặm rau củ được cắt nhỏ và luộc mềm hơn. Theo thời gian phát triển, càng lớn bé sẽ càng bộc lộ rõ sở thích ăn uống của mình hơn. Lúc này, các hình thức, cấu trúc món ăn của bé càng cần đa dạng hơn. Tránh việc cho trẻ ăn qua nhiều đồ xay nhuyễn, khiến trẻ lười nhai nuốt, chỉ ngậm và ăn mãi không lớn.

· Để bé độc lập trong ăn uống

Khuyến khích con yêu tham gia bữa ăn cùng gia đình.

Khi bé đã có thể tự ngồi và dùng thìa xúc đồ ăn, mẹ nên cho con tham gia cùng bữa cơm với gia đình. Con sẽ thấy mình là thành viên trong bữa cơm cùng mọi người, chủ động ăn những món mình thích. Khi trẻ quan sát được mọi người cũng đều thưởng thức bữa cơm và trẻ con thì hay bắt chước, con cũng tập trung nhai và nuốt đồ ăn- đây là cách giúp trẻ ăn nhanh hơn. Tạo được thói quen tốt này trẻ sẽ không bị xao nhãng bởi ti vi, điện thoại hay các trò chơi khác nữa. Đừng quên những lời khen và động viên của mẹ khi con ăn ngoan, điều này sẽ khích lệ trẻ tiến bộ hơn mỗi ngày.

· Chia nhỏ bữa ăn cho bé

Mẹ không nên để bé ăn quá nhiều một lúc. Theo quan sát mẹ sẽ thấy con có thể ăn rất ngon trong thời gian đầu của bữa ăn, tuy nhiên khi đã lửng dạ, bé trở nên ăn chậm hơn, ngậm thức ăn lâu hơn, không chịu nuốt. Vậy nên khi được chia nhỏ các bữa ăn, bé sẽ không bị đầy bụng, dễ tiêu hóa hơn, không bị ngán đồ ăn và sẽ hào hứng hơn với những bữa ăn kế tiếp.

· Bổ sung những sản phẩm hỗ trợ trẻ ăn ngon

Mẹ nên chọn sản phẩm có thành phần chiết xuất từ tự nhiên và bổ sung các vi chất cần thiết cho bé biếng ăn

Mẹ có thể kết hợp bổ sung cho con những sản phẩm hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon, kích thích tiêu hóa tốt giúp tình trạng bé chỉ ngậm, ăn mãi không lớn được giải quyết hiệu quả hơn. Bởi con sẽ ăn ngon hơn khi hệ tiêu hóa tốt, cơ thể bé lúc này dễ hấp thu trọn vẹn các vitamin và khoáng chất trong thức ăn mẹ nấu.

Chúc các bé yêu hay ăn, mau lớn nhé!