25
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HC HOA SEN KHOA KINH T- THƯƠNG MẠI B ÁO CÁO CUI KMôn: Lý thuyết trò chơi Tháng 11 / 2013

[Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Đề án Lý thuyết trò chơi (Game theory): Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Citation preview

Page 1: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

KHOA KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

B ÁO CÁO CUỐI KỲ

Môn: Lý thuyết trò chơi

Tháng 11 / 2013

Page 2: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 2

BÁO CÁO CUỐI KỲ

Môn: Lý thuyết trò chơi

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Phạm Văn Minh

Nhóm thực hiện: A Beautiful Mind

Tên thành viên /MSSV: Vũ Quang Huy – 092841

Trần Gia Mỹ Thiên – 2000917

Tăng Minh Tuấn – 2001359

Nguyễn Hồng Ngọc – 2000291

Tống Nhật Tân– 2000801

Dương Diệp Thủy Tiên – 093786

Lê Tường Vy – 093842

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

KHOA KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

Page 3: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 3

TRÍCH YẾU

Lý thuyết trò chơi (game theory – tư duy chiến lược) là nghệ thuật vượt qua đối

thủ cạnh tranh, với nhận thức rằng họ cũng đang cố gắng vượt qua mình. Trong cuộc

sống hằng ngày, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng tư duy chiến lược được áp dụng

bằng cách này hoặc cách khác. Các doanh nghiệp sử dụng tư duy chiến lược để lên

những chiến lược cạnh tranh phù hợp để tồn tại. Các chính trị gia phải tạo ra những

chiến lược sao cho quảng bá hình ảnh của mình một cách hoàn hảo nhất.

Tư duy chiến lược đúng đắn trong nhiều hoàn cảnh khác nhau vẫn luôn là một

nghệ thuật. Nhưng nền tảng của nó được xây dựng trên một số nguyên tắc cơ bản của

lý thuyết trò chơi. Mục đích của chúng tôi làm báo cáo này là phân tích một trò chơi

chiến lược thực tế bằng lý thuyết của môn tư duy chiến lược.

Ý tưởng để làm báo cáo này đến khi chúng tôi đang chơi một trò chơi Win –

Win (xem thêm tại: www.businessball.com/winwingame.pdf), chúng tôi nhận thấy

rằng trò chơi này liên quan đến lý thuyết: thế tiến thoái lưỡng nan của những người tù

(Prisoner’s dilemma). Để thực nghiệm cho lý thuyết này, nhóm chúng tôi chọn ngẫu

nhiên 45 thành viên chia 9 đội chơi (chơi gồm 3 lần – 1 lần 3 đội chơi) để đối chứng

với lý thuyết. Kết quả giữa thực nghiệm và lý thuyết làm chúng tôi khá bất ngờ - trùng

với tỷ lệ dự đoán khoảng 70%. Điều này chứng tỏ rằng lý các người chơi có tư duy

chiến lược tương đối tương đồng với nhau. Nếu nắm bắt vững quy luật này, chúng ta

sẽ vạch ra những chiến lược sao cho phù hợp nhất.

Cuối cùng, nhóm chúng tôi xin trích dẫn một khẩu hiệu quảng cáo của William

Barnes về tầm quan trọng của tư duy chiến lược.

“Tư duy chiến lược, đừng cạnh tranh khi không có nó.”

Nhóm thực hiện.

A Beautiful Mind

Page 4: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 4

MỤC LỤC

TRÍCH YẾU ........................................................................................................................... 3

LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................................... 5

NHẬP ĐỀ .............................................................................................................................. 6

I. Giới thiệu Trò chơi cùng thắng. ....................................................................................... 7

1. Yêu cầu. ...................................................................................................................... 7

2. Luật chơi: ................................................................................................................... 7

3. Thu hoạch:.................................................................................................................. 7

4. Ví dụ: ......................................................................................................................... 8

II. Kết quả dự đoán lý thuyết. ........................................................................................... 9

1. Xây dựng mô hình mẫu. .............................................................................................. 9

2. Thiết lập bài toán. ..................................................................................................... 10

a. Trường hợp 1 : Trò chơi không có hệ số và không có thỏa thuận giữa các bên. ......... 11

b. Trường hợp 2 : Trò chơi có hệ số và có sự thỏa thuận giữa các bên. ......................... 13

III. Kết quả thực nghiệm. ................................................................................................ 16

IV. Phân tích và lý giải. ................................................................................................... 18

1. Kết quả chơi lần 1. .................................................................................................... 18

2. Kết quả chơi lần 2. .................................................................................................... 18

3. Kết quả chơi lần 3. .................................................................................................... 19

4. Ý kiến người chơi và lý giải. ....................................................................................... 19

V. Đề xuất cách tối ưu. ...................................................................................................... 20

1. Mô hình trò chơi đôi bên cùng có lợi. ......................................................................... 20

2. Mô hình cùng thắng hoặc không giao kèo. .................................................................. 21

VI. Kết luận .................................................................................................................... 22

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ............................................................................................ 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 24

TỰ ĐÁNH GIÁ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM ................................................... 25

Page 5: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 5

LỜI CÁM ƠN

Báo cáo này được thực hiện bởi nhóm gồm bảy sinh viên thuộc nhiều ngành

khác nhau tại Đại Học Hoa Sen. Thay mặt người viết báo cáo, tôi xin cám ơn sự nhiệt

tình và ý tưởng của nhóm thực hiện báo cáo.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn thầy Phạm

Văn Minh, thầy đã chia sẻ với chúng tôi nhiều ý kiến, nhận xét cũng như hỗ trợ kiến

thức về lý thuyết cho chúng tôi để hoàn thành bài báo cáo này.

Chúng tôi xin cám ơn nhóm sinh viên đến từ các trường Đại Học tại Thành Phố

Hồ Chí Minh đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực nghiệm trò chơi này.

Xin gửi lời cám ơn đến tác giả các bài viết, điển hình là các tác gia nổi tiếng

như: Avinash Dixit, Barry Nalebuff, John Forbes Nash, Stephane Mahuteau… các

website: www.lythuyettrochoi.wikispaces.com, www.wikipedia.org… đã cung cấp

thông tin cũng như kiến thức giúp chúng tôi hoàn thành báo cáo này.

Cuối cùng, mặc dù nhóm chúng tôi đã cố gắng kiểm tra thật kỹ các thông tin

cũng như định dạng văn bản, nhưng chắc chắn sẽ có sai sót mà nhóm chưa thể khắc

phục. Vì vậy, sự đóng góp của quý thầy và các bạn là nguồn thông tin quý giá cho

chúng tôi để hoàn thành các báo cáo sau.

Xin chân thành cảm ơn.

Page 6: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 6

NHẬP ĐỀ

Game Win – Win (trò chơi cùng thắng) là một trò chơi khá hay về cách lên

chiến lược trong một cuộc chơi. Có nhiều phiên bản khác nhau của trò chơi này,

nhưng trong báo cáo này, chúng tôi chọn phiên bản của tác giả Stephen Covey. Chúng

tôi chọn phiên bản của tác giả Stephen Covey vì hai lý do sau:

- Phiên bản của tác giả Stephen Covey dựa trên nguyên mẫu bản gốc, nhưng

cách tính điểm số dễ hiểu hơn và phù hợp với chơi số lượng lớn và chơi trong

thời gian nhanh.

- Stephen Covey là tác giả của lý thuyết Win – Win (Chương 7: Tư duy cùng

thắng, Sách: 7 thói quen của người thành đạt – The 7th

Habits of Highly

Effective People), nên phiên bản của ông sẽ gần gũi hơn với lý thuyết Win –

Win.

Mục đích của trò chơi cùng thắng này giúp chúng ta nhận ra các mô thức trong

tư duy cùng thắng, đó là: Cùng Thắng (Win – Win), Cùng Thua (Lose – Lose), Thắng

Thua (Win – Lose), Thua Thắng (Lose – Win) và Không thương lượng (No deal).

Trong một cuộc chơi, nếu mình làm mọi cách để chiến thắng đối thủ, thì đối thủ cũng

sẽ cố gắng làm mọi cách để chiến thắng lại mình hoặc cùng phá để cả hai cùng thua.

Chỉ có một cách có thể chiến thắng trong trò chơi này là Cùng thắng hoặc Không

thương lượng. Nhưng làm cách nào mà người chơi có thể chọn cùng thắng, liệu có

cách tính toán này giúp người chơi có chiến lược tối ưu nhất. Trong bài báo cáo này,

chúng tôi sẽ giải quyết các câu hỏi trên theo từng phần như sau:

I. Giới thiệu Trò chơi cùng thắng.

II. Kết quả dự đoán lý thuyết.

III. Kết quả thực nghiệm.

IV. Phân tích và lý giải.

V. Đề xuất cách chơi tối ưu.

VI. Kết luận.

Page 7: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 7

I. Giới thiệu Trò chơi cùng thắng.

1. Yêu cầu.

Trò chơi cùng thắng là một trò chơi đồng thời, được lặp lại giới hạn lần (tối thiểu 6

lần). Mỗi một lần sẽ có ít nhất 3 đội chơi (nhiều nhất là 5 đội chơi – trong báo cáo này

chúng tôi phân tích dạng chuẩn là 3 đội chơi), yêu cầu mỗi đội chơi là từ 3 đến 5

thành viên. Mỗi đội chọn ra một đội trưởng và một thư ký. Đội trưởng là người ra

quyết định, thư ký là người ghi điểm của đội mình.

2. Luật chơi:

Mỗi đội sẽ có hai lựa chọn bất hợp tác (gọi tắt là X) và hợp tác (gọi tắt là Y). Mỗi

vòng chơi mỗi đội chỉ được phép lựa chọn là Y hoặc X. Kết quả được viết ra giấy và

giữ bí mật. Trọng tài là người đọc kết quả các đội cuối cùng.

Mỗi đội sẽ có 30 giây để thảo luận và ra quyết định. Đội trưởng sẽ là người ra

quyết định. Sau 30 giây, đội nào đưa ra quyết định trễ (nộp giấy về trễ), đội đó mặc

định là bất hợp tác (chọn X). Đội nào ra kết quả gây khó khăn cho trọng tài (chữ viết

xấu, không phân biệt được X và Y) thì kết quả mặc định là bất hợp tác (chọn X).

Sau 3 vòng chơi, các đội trưởng sẽ được ra thảo luận riêng trong 1 phút 30 giây để

quyết định hướng đi 3 vòng tiếp theo.

Sẽ có những vòng chơi có hệ số nâng tiền ngẫu nhiên hệ số có thể là nhân 2, nhân

3, nhân 7 (tính kết quả thắng, VD: chọn X được 1$, sẽ nhân với hệ số 3, là được 3$)…

tùy thuộc vào trọng tài quyết định. Bên cạnh đó, sẽ có những lá thăm giảm tiền.

Đội nào có số tiền lớn nhất sau khi kết thúc trò chơi đội đó sẽ giành chiến thắng.

3. Thu hoạch:

Mỗi đội sẽ được phát 5$ (tài khoản gốc là 5$). Và các kết quả miêu tả theo các

bảng sau đây:

Nếu cả 3 đội chọn X: mỗi đội sẽ bị trừ 1$.

X X X

-1 -1 -1

Page 8: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 8

Nếu 2 đội chọn X, 1 đội chọn Y: đội chọn Y sẽ bị trừ 1$

X X Y

0 0 -1

Nếu 1 đội chọn X, 2 đội chọn Y: đội chọn X sẽ được cộng 2$, 2 đội chọn Y mỗi

đội sẽ bị trừ 1$

X Y Y

2 -1 -1

Nếu 3 đội chọn Y: mỗi đội sẽ được cộng 1$

Y Y Y

1 1 1

Trò chơi được ví dụ qua bảng tính sau đây:

4. Ví dụ:

Đội A Đội B Đội C

Vòng 1 X X X

Vòng 2 X X Y

Vòng 3 (hệ số 3) Y Y Y

Tổng tiền 7 7 6

Bảng 1: Ví dụ

Cách tính:

Vòng 1: 3 đội chọn X, mỗi đội sẽ bị trừ 1$: (A, B, C) = (4, 4, 4)

Vòng 2: đội C chọn Y, sẽ bị trừ 1$: (A, B, C) = (4, 4, 3)

Vòng 3: 3 đội chọn Y, mỗi đội cộng 1$ * 3 (hệ số) = 3$ : (A, B, C) = (7, 7, 6)

Cách tính tương tự đối với các vòng chơi còn lại.

Page 9: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 9

II. Kết quả dự đoán lý thuyết.

1. Xây dựng mô hình mẫu.

Nhóm chúng tôi xây dựng 1 mô hình mẫu gồm 10 vòng và 3 đội với các hệ số cố

định. Mô hình mẫu này cũng được chúng tôi thử nghiệm thực tiễn.

Vòng Hệ số Đội A Đội B Đội C

1

2

3 2

4 (họp)

5 5

6

7 (họp) 5

8 2

9

10 (họp) 10

Tổng

Bảng 2 : Mô hình tổng quát

Mục đích chúng tôi đặt các hệ số tại các vòng 3, 5, 7, 8, 10 là vì :

- Chúng tôi dự đoán rằng 2 vòng đầu 3 đội sẽ bất hợp tác (chọn X – vì đây là

chiến lược trội – Xem thêm tại Phần II.3 : Giải trò chơi) nên vòng 3 chúng tôi

muốn 3 đội hợp tác, vì nếu tiếp tục bất hợp tác, các đội sẽ bị trừ 3$.

- Vòng 4 sau khi họp các đội trưởng, các đội sẽ tiếp tục hợp tác, vòng 5 chúng

tôi đặt hệ số 5 mong muốn các đội bội ước (1 lần bội ước tối đa có thể cộng

đến 10$).

- Nếu vòng 5 có đội bội ước, vòng 6 sẽ có ít nhất 1 đội bội ước. Lần 7 khi các

đội trưởng họp, các đội sẽ tiếp tục chọn hợp tác, nhưng niềm tin không còn,

chúng tôi nâng hệ số và dự đoán sẽ có ít nhất 1 đội bội ước. Như vậy sẽ dẫn

đến vòng 8 và 9 sẽ có ít nhất 1 đội bội ước.

- Vòng 10 chúng tôi nâng hệ số lên 10, các đội trưởng nhóm họp sẽ có 2 lựa

chọn, 1 là bất hợp tác hoàn toàn, 2 là hợp tác lần cuối để níu kéo.

Page 10: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 10

Như vậy, chúng tôi dự kiến sẽ có thu hoạch như sau, kết quả này chúng tôi mặc

định đội A là đội bội ước, khi bị bội ước, các đội còn lại sẽ bội ước.

Vòng Hệ số Đội A Đội B Đội C

1 X X X

2 X X X

3 2 Y Y Y

4 (họp) Y Y Y

5 5 X Y Y

6 X X X

7 (họp) 5 X X X

8 2 X X X

9 X X X

10 (họp) 10 X X X

Tổng -3 -18 -18

Bảng 3 : Mô hình dự đoán

Như vậy, sau 10 vòng chơi, các đội sẽ đạt được thu hoạch là : (A, B, C) = (-3,

-18, -18) so với ban đầu là (A, B, C) = (5, 5, 5). Nếu trường hợp tất cả đều hợp tác

(chọn Y) thì thu hoạch là (A, B, C) = (34, 34, 34). Vậy lý do làm sao các đội lại chọn

đa số là không hợp tác, nhóm chúng tôi xin lý giải bằng lý thuyết như sau.

2. Thiết lập bài toán.

Với thu hoạch như luật chơi, ta có ma trận 3 người chơi như sau :

Đội C chọn X Đội B

X Y

Đội A X (-1, -1, -1) (0, -1, 0)

Y (-1, 0, 0) (-1, -1, 2)

Đội C chọn Y Đội B

X Y

Đội A X (0, 0, -1) (2, -1, -1)

Y (-1, 2, -1) (1, 1, 1)

Page 11: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 11

đội A

đội B

đội C

(X, X, X) = (-1, -1, -1)

(X, X, Y) = (0, 0, -1)

đội C

(X, Y, X) = (0, -1, 0)

(X, Y, Y) = (2, -1, -1)

đội B

đội C

(Y, X, X) = (-1, 0, 0)

(Y, X, Y) = (-1, 2, -1)

đội C

(Y, Y, X) = (-1, -1, 2)

(Y, Y, Y) = (1, 1, 1)

a. Trường hợp 1 : Trò chơi không có hệ số và không có thỏa thuận giữa các

bên.

i. Tìm đáp ứng tốt nhất (BR) và Cân bằng Nash (NE)

Với thu hoạch như trên, chúng tôi dùng mô hình cây để miêu tả các quyết định

của 3 đội chơi như sau:

Trong sơ đồ này, giả sử đội B và đội C chọn hợp tác (chọn Y), nếu đội A chọn

hợp tác (chọn Y) thì thu hoạch của đội A là 1$, còn nếu bất hợp tác (chọn X) thì thu

hoạch được 2$. Nếu đội B và C quyết định chọn bất hợp tác (chọn X), đội A nếu chọn

bất hợp tác (chọn X) thì thu hoạch sẽ là -1$, còn nếu hợp tác (chọn Y) thì thu hoạch

vẫn sẽ là -1$. Nhưng đội B và đội C thu hoạch là 0$ (không bị trừ tiền). Xét 2 trường

hợp trên, nếu hợp tác (chọn Y), thu hoạch tối đa chỉ được 1$ (1 lần xuất hiện duy nhất

khi cả 3 đều hợp tác), còn lại trong bất cứ trường hợp nào, thu hoạch của hợp tác (Y)

X

Y

X

X

X

X

X

X

Y

Y

Y

Y

Y

Y

Page 12: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 12

sẽ là -1$. Trong khi nếu chọn X, thu hoạch tối đa được 2$, chỉ bị -1$ trong 1 trường

hợp duy nhất là cả 3 bất hợp tác (đều chọn X), còn lại là hòa vốn 0$.

Vì vậy, rõ ràng nếu đội A có chọn hợp tác (Y) hay bất hợp tác (X), đáp ứng tốt

nhất (Best Response) của đội B và đội C là bất hợp tác (X)

Đặt trường hợp tương tự với 2 đội B và C vào vị trí của đội A, ta có thể diễn giải

theo công thức sau:

SĐội A = BR (Đội B, Đội C)

SĐội B = BR (Đội A, Đội C)

SĐội C = BR (Đội A, Đội A)

NE = (SĐội A, SĐội B, SĐội C) = (bất hợp tác, bất hợp tác, bất hợp tác)

Và thu hoạch là (-1$, -1$, -1$).

Đây là cân bằng Nash được tính với điều kiện là trò chơi đồng thời.

ii. Xét trong trò chơi lặp lại.

Trong trò chơi này, sẽ có 10 vòng chơi, như vậy trò chơi sẽ lặp lại 9 lần sau lần

chơi đầu tiên.

Xét vòng thứ 10:

Đây là vòng kết thúc trò chơi, nên trò chơi được xem là trò chơi đồng thời, nên

đáp ứng tốt nhất của các đội là bất hợp tác (chọn X).

Xét vòng thứ 9:

Vì vòng thứ 10 đã mặc định bất hợp tác, nên vòng thứ 9 sẽ trở thành vòng cuối

cùng, nên đáp ứng tốt nhất của các đội là bất hợp tác (chọn X).

Xét vòng thứ 8:

Vì vòng thứ 10 đã mặc định bất hợp tác, nên vòng thứ 9 sẽ trở thành vòng cuối

cùng, nên đáp ứng tốt nhất của các đội là bất hợp tác (chọn X).

Xét tương tự vòng 7 đến vòng 2.

Xét vòng thứ 1:

Vì vòng thứ 2 đã mặc định bất hợp tác, nên vòng thứ 1 sẽ trở thành vòng cuối

cùng, nên đáp ứng tốt nhất của các đội là bất hợp tác (chọn X).

Như vậy sau 10 vòng chơi, đáp ứng tốt nhất của các đội là bất hợp tác, và thu

hoạch các đội được miêu tả qua bảng sau:

Page 13: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 13

Vòng Hệ số Đội A Đội B Đội C

1 X X X

2 X X X

3 X X X

4 X X X

5 X X X

6 X X X

7 X X X

8 X X X

9 X X X

10 X X X

Tổng -5 -5 -5

Bảng 4: Mô hình trò chơi lặp lại

Có thể thấy, thu hoạch cuối cùng qua 10 vòng chơi, mỗi đội sẽ có thu hoạch là

-5$. Chúng tôi dùng bảng tính để tính thứ nghiệm các lựa chọn khác nhau:

- Nếu tất cả các đội chọn hợp tác (chọn Y) thu hoạch sẽ là 15$.

- Chúng tôi mặc định đội A chọn bất hợp tác (chọn X), đội B và đội C sẽ có 4

lượt chọn hợp tác (Y) bất kỳ. Thu hoạch là: (Đội A, Đội B, Đội C) = (5$, -3$,

-3$).

- Chúng tôi tiếp tục mặc định đội A và đội B chọn bất hợp tác (chọn X), đội C sẽ

có 4 lượt bất kỳ chọn hợp tác (Y). Thu hoạch là: (Đội A, Đội B, Đội C) = (-1$,

-5$, -5$).

Có thể thấy, trong bất cứ trường hợp nào, việc lựa chọn X luôn là phương án

tối ưu nhất.

b. Trường hợp 2 : Trò chơi có hệ số và có sự thỏa thuận giữa các bên.

Trong mục II.2.a, ta có thể thấy rằng khi các đội chỉ quan tâm đến lợi ích của mình

sẽ dẫn đến kết cục tồi cho tất cả (-5$ nếu tất cả bất hợp tác < 15$ nếu tất cả hợp tác).

Như vậy, nếu hợp tác có lợi cho đôi bên nhưng tại sao các đội vẫn chọn bất hợp tác?

Trong mục II.2.a, các đội không có sự trao đổi thông tin giữa các đội nên không có

thỏa thuận. Có thể đội A muốn hợp tác nhưng không biết chắc rằng đội B và đội C có

hợp tác hay không, nếu đội A chọn hợp tác mà đội B và đội C chọn bất hợp tác thì đội

Page 14: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 14

A sẽ bị mất tiền.

Trong mục II.2.b này, chúng tôi sẽ dự đoán kết quả khi các đội có thỏa thuận.

Mục đích của việc đặt hệ số chúng tôi muốn xét trường hợp khi có biến động (hệ số

cho ngẫu nhiên không biết trước), liệu một trong 3 đội có bội ước hay không.

Chúng tôi đặt R là thu hoạch cho sự hợp tác, P là hình phạt nếu bội ước, kết quả là

S, thu hoạch cám dỗ bội ước là T (T = S*hệ số k)).

i. Xét trường hợp tin tưởng hoàn toàn và không bội ước.

Trong trường hợp này, vòng thứ 4 các đội trưởng sẽ họp và thảo luận, vì 3 vòng

đầu các đội không trao đổi thông tin được với nhau, nên 3 vòng đầu vẫn là trò chơi

đồng thời (BR = bất hợp tác) cho đến vòng thứ 4.

Lý do vòng thứ 4 các đội trưởng sẽ chọn hợp tác là vì:

- S (vòng 3) < S (ban đầu) (3$ <5$)

- R (vòng 4) = 1$ nếu các đội hợp tác, nếu vẫn bất hợp tác thì S = -1$. Nếu có hệ

số k S = -1$ * k.

- Ở đây các đội có sự đồng thuận và tin tưởng cao và kết quả là sự hợp tác lâu

dài đến cuối cuộc chơi vì mong muốn các đội là kiếm tiền.

Xét vòng 10, vì đã có sự đồng thuận nên đáp ứng của các đội là hợp tác (chọn

X). Trò chơi sẽ giống như trò chơi lặp lại với thời gian vô hạn, vì các đội thấy

được lợi ích lâu dài. Xét tương tự từ vòng 9 đến vòng 4. Ta thấy rằng, từ vòng

4 các đội sẽ thay đổi chiến lược là hợp tác (chọn Y), và sự thay đổi này mang

đến thu hoạch cho các đội như sau:

Vòng Hệ số Đội A Đội B Đội C

1 X X X

2 X X X

3 2 X X X

4 (họp) Y Y Y

5 5 Y Y Y

6 Y Y Y

7 (họp) 5 Y Y Y

8 2 Y Y Y

Page 15: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 15

9 Y Y Y

10 (họp) 10 Y Y Y

Tổng 26 26 26

Bảng 5: Mô hình trò chơi hợp tác

Nhưng trong một cuộc chơi còn một yếu tố cuối cùng cần xét đến là hệ số bội

ước T. Khi hệ số bội ước T đủ lớn (T > R > P > S) thì bội ước sẽ xảy ra vì thu hoạch

đem lại quá tốt.

ii. Xét trường hợp tổng quát (có thống nhất và có bội ước).

Xét trường hợp II.2.b.i, các đội thấy lợi ích chung lâu dài mà bỏ qua hệ số k, các

đội sẽ có kết quả chung là 26$. Nhưng nếu tại những vòng có thu hoạch cám dỗ T lớn,

nếu bội ước thì kết quả mang lại có thể cực tốt, thì các đội chơi sẽ suy xét:

Xét dự đoán khi T > R > P > S

thì sẽ xảy ra bội ước.

Ví dụ: với hệ số k = 10

(luôn đúng). Tức là khi bội

ước, thu hoạch của đội đó sẽ là 2$*10 = 20$. Nếu các lần các đội còn lại chọn bất hợp

tác thì vẫn là -1$, trong khi có đến 10 vòng thì đội chiến thắng vẫn là đội bội ước.

Tiếp tục xét trường hợp sau khi bị bội ước, các đội còn lại mất tín nhiệm và không

tuân theo thỏa thuận nữa (cân bằng ngắn hạn), trò chơi sẽ quay về trò chơi đồng thời

và đáp ứng tốt nhất của các đội (BR) là bất hợp tác. Thu hoạch các đội như sau:

Vòng Hệ số Đội A Đội B Đội C

1 X X X

2 X X X

3 2 X X X

4 (họp) Y Y Y

5 5 X Y Y

6 X X X

7 (họp) 5 X X X

8 2 X X X

9 X X X

Page 16: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 16

10 (họp) 10 X X X

Tổng -3 -18 -18

Bảng 6: Mô hình bội ước 1

Trong mô hình trên, chúng tôi tiếp tục xét đến yếu tố thảo luận lần 2 và lần 3,

chúng tôi lấy ví dụ rằng đội A sau lần họp đầu tiên bội ước, đến lần họp thứ 2 cả 3 đội

vẫn thống nhất chọn hợp tác (Y) nhưng lần này là đội B và đội C bội ước (chọn X),

còn đội A hợp tác (chọn Y). Đến lần cuối cùng thì cả 3 đội bất hợp tác. Thu hoạch như

sau:

Vòng Hệ số Đội A Đội B Đội C

1 X X X

2 X X X

3 2 X X X

4 (họp) Y Y Y

5 5 X Y Y

6 X X X

7 (họp) 5 Y Y Y

8 2 Y X X

9 X X X

10 (họp) 10 X X X

Tổng -3 -10 -10

Bảng 6: Mô hình bội ước 2

Còn rất nhiều trường hợp phá vỡ những quy luật ở trên, nhưng chúng tôi lấy ví

dụ 2 mô hình theo tính toán dễ xuất hiện nhất. Để kiểm chứng xem dự đoán về lý

thuyết của chúng tôi đúng hay sai, chúng tôi quyết định thực nghiệm 3 lần với 9 đội

chơi hoàn toàn khác nhau.

III. Kết quả thực nghiệm.

Chúng tôi nghi ngờ rằng ngoài đưa ra chiến thuật một cách có tính toán, đội trưởng

khi đưa ra quyết định sẽ bị chịu nhiều ảnh hưởng tâm lý khác nhau, ví dụ: thời gian,

sức ép các thành viên trong đội và quan trọng nhất là tính cách và quan điểm sống.

Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi thực nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau,

gồm sinh viên khối Kinh Tế, sinh viên khối Kỹ Thuật & Công Nghệ và sinh viên khối

Page 17: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 17

Xã hội và nhân văn. Mỗi khối sinh viên chúng tôi đại diện 3 đội khác nhau, tạm viết

tắt: KT1, KT2, KT3 (khối SV Kinh Tế), CN1, CN2, CN3 (khối SV Công Nghệ) và

XH1, XH2, XH3 (khối SV Xã Hội). Chúng tôi chọn ngẫu nhiên sao và được các cặp

chơi như sau:

- Lần chơi 1: KT1, CN1, XH1.

- Lần chơi 2: KT2, KT3, XH2.

- Lần chơi 3: CN2, CN3, XH3

Kết quả các lần chơi như sau:

Vòng Hệ số KT1 CN1 XH1

1 X X X

2 X X X

3 2 X X X

4 (họp) Y Y Y

5 5 X X Y

6 X X X

7 (họp) 5 Y Y Y

8 2 Y Y Y

9 Y Y Y

10 (họp) 10 X X Y

Tổng 9 9 -6

Bảng 7: Kết quả lần chơi 1

Vòng Hệ số KT2 KT3 XH2

1 X X X

2 X X X

3 2 X X X

4 (họp) Y Y Y

5 5 X X X

6 X X X

7 (họp) 5 Y Y Y

Page 18: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 18

8 2 Y Y X

9 X X X

10 (họp) 10 X X X

Tổng -12 -12 -6

Bảng 8: Kết quả lần chơi 2

Vòng Hệ số CN2 CN3 XH3

1 X X Y

2 X Y X

3 2 X X X

4 (họp) Y Y Y

5 5 X X Y

6 X X X

7 (họp) 5 Y Y Y

8 2 Y Y Y

9 Y Y Y

10 (họp) 10 X Y Y

Tổng 31 0 -5

Bảng 9: Kết quả chơi lần 3

IV. Phân tích và lý giải.

1. Kết quả chơi lần 1.

4 vòng chơi đầu tiên kết quả vẫn đúng như chúng tôi dự đoán, ở vòng chơi thứ 5,

KT1 và CN1 đã bội ước khi có hệ số nhân 5. Vòng 6 các đội bội ước, vòng 7 đến 9

sau khi giao kèo lại cả 3 đội đã chọn hợp tác. Nhưng đến vòng cuối cùng, KT1 và

CN1 tiếp tục bội ước khi hệ số nhân lên 10.

So sánh kết quả chơi lần 1 với mô hình trò chơi hợp tác, kết quả trùng với dự đoán

của chúng tôi 7/10 vòng chơi (70%). Trong vòng này, có 16 quyết định bất hợp tác

(chọn X) được đưa ra: KT1 (37,5%), CN1 (37,5%), XH1 (25%), 14 quyết định hợp

tác (chọn Y): KT1 (28,6%), CN1 (28,6%), XH1 (42,8%) được đưa ra.

2. Kết quả chơi lần 2.

Page 19: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 19

Đây là vòng chơi chúng tôi cảm thấy bất ngờ vì khá đúng với dự đoán nhất. Sau 4

vòng đầu tiên như kết quả chơi lần 1, vòng 5 khi có hệ số thì cả 3 đều bội ước. Sự kiện

này lặp lại 1 lần nữa sau lần giao kèo 2 là XH2 bội ước, dẫn đến kết quả cuổi cùng bội

ước.

So sánh với mô hình bội ước 2, kết quả trùng hợp đến 80% (8/10).

3. Kết quả chơi lần 3.

Đây là vòng chơi với các lựa chọn khá đoán nhất. Vòng 1 sau khi XH3 chọn Y thì

vòng 2 CN3 chọn Y như “thể hiện thiện chí” nhưng CN2 và XH3 lại chọn X. Vòng 5

CN2 và CN3 bội ước và lặp lại tại vòng 10 khi CN3 và XH3 tin tưởng và CN2 bội

ước lần 2.

Chúng tôi không biết nên so sánh với mô hình bội ước 1 hay mô hình bội ước 2 vì

chiến thuật các nhóm khá khác biệt. Chúng tôi thấy rằng, 2 nhóm sẽ bội ước khi nhóm

còn lại bội ước, vì vậy khá giống mô hình bội ước 2. Vì vậy tỉ lệ đúng với dự đoán của

chúng tôi chỉ là 60%

4. Ý kiến người chơi và lý giải.

Nhóm chúng tôi có lấy ý kiến người chơi và có 1 số ý kiến được lấy làm tổng quát

như sau:

- Đối với người làm kinh tế, thì nắm bắt cơ hội để vượt lên dẫn đầu thị trường là

điều hiển nhiên, chúng tôi buộc phải làm thế vì chúng tôi muốn chiến thắng.

- Chúng tôi chọn phương án trội là X, nếu có trừ thì trừ 1$, còn không thì hòa và

thắng.

- Nhóm chúng tôi tin tưởng vào các nhóm khác và bị lật kèo, nên nhóm chúng

tôi không còn tin tưởng nữa.

- Nhóm chúng tôi tin tưởng vào các người chơi đến cùng, vì chúng tôi giữ giá trị

của mình.

- …

Có thể thấy rằng, bên cạnh tư duy chiến lược, còn khá nhiều yếu tố tác động đến

quá trình ra quyết định. Có thể thấy rằng, Sinh viên khối ngành Kỹ Thuật Công Nghệ

tính toán kỹ càng và tuân theo quy luật, trong khi đó Sinh viên khối Kinh Tế thì nắm

bắt cơ hội để vượt lên nhanh chóng, còn Sinh viên khối Xã Hội thì tin vào giao kèo

nhiều hơn.

Page 20: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 20

Phản ứng chung của 3 đội chơi là khi bị bội ước đều quay về đáp ứng tốt nhất là

bất hợp tác. Cuối cùng với tỷ lệ dự đoán so với thực nghiệm đúng khoảng 70%, nhóm

chúng tôi tin rằng, mặc dù ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân, nhưng những quyết định vẫn

dựa vào sự an toàn của người chơi, bằng chứng là sự lựa chọn bất hợp tác vẫn nhiều

hơn hợp tác. Người chưa vẫn chưa đủ tin tưởng đối thủ khi tham gia vào một trò chơi.

V. Đề xuất cách tối ưu.

Có thể thấy trong trò chơi này, cách tối ưu nhất cho cả 3 đội chơi là tất cả đều chọn

hợp tác. Thu hoạch mỗi đội đạt đến 34$, cao hơn tất cả những chiến lược khác. Cách

tối ưu thứ 2 là mô hình trò chơi hợp tác (bảng 5), có thể trước khi thảo luận các đội

không tin tưởng nhau, nhưng khi thảo luận các đội nếu có sự tin tưởng nhau tuyệt đối

thì kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều.

Trong trò chơi này, còn một “bàn tay vô hình” đó chính là trọng tài (danh nghĩa là

ngân hàng hoặc thị trường), khi tất cả các đội chơi chỉ chạy theo lợi ích cá nhân của

mình, thì người thu lợi cuối cùng chính là ngân hàng. Vì vậy làm thế nào để có thể

chơi trò chơi này đạt một kết quả tối ưu.

Nhóm chúng tôi đề xuất 2 mô hình như sau:

1. Mô hình trò chơi đôi bên cùng có lợi.

Vòng Hệ số Đội A Đội B Đội C

1 X X X

2 X X X

3 2 X X X

4 (họp) Y Y Y

5 5 Y Y Y

6 Y Y Y

7 (họp) 5 Y Y Y

8 2 Y Y Y

9 Y Y Y

10 (họp) 10 Y Y Y

Tổng 26 26 26

Page 21: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 21

Trong 3 vòng chơi đầu tiên, các đội chọn phương án tối ưu nhất của mình là bất

hợp tác (chọn X) vì chưa có thông tin (về hệ số) cũng như chưa có giao kèo với các

đội còn lại. Ở vòng 4, sau khi các đội thảo luận về hợp tác, cần có hình phạt nếu bội

ước. Hình phạt này phải đảm bảo đủ các yếu tố:

- Đảm bảo công bằng cho 2 đội còn lại về quyền lợi.

- Trừng phạt nghiêm khắc đội bội ước.

- Các điều khoảng loại trừ đội bội ước.

Tránh trường hợp bị bội ước khi giao kèo bằng miệng, cần thảo luận hợp đồng đôi

bên cùng có lợi với các nhân tố sau:

Kết quả mong muốn Kết quả cuối cùng là gì ? Kết quả thực sự mong muốn?

Đường lối Thực hiện theo nguyên tắc nào? Những đường lối nào giúp

đôi bên đạt hiệu quả?

Tài nguyên Các bên phải làm việc với những tài nguyên nào? (VD: tiền

bạc, dụng cụ…)

Báo cáo tiến độ Làm sao để biết được mọi việc đang tiến triển tốt?

Hậu quả Nếu nhận được kết quả thì ta nhận được những gì? Nếu

không đạt được kết quả thì hậu quả thế nào?

2. Mô hình cùng thắng hoặc không giao kèo.

Nếu đôi bên đều không đạt được thỏa thuận cùng có lợi thì giải pháp cuối cùng là

mô hình cùng thắng hoặc không giao kèo.

Không giao kèo có nghĩa là nếu không tìm được giải pháp thỏa đáng cho đôi bên,

các bên sẽ phải thừa nhận các điểm bất đồng của nhau. Không có giao kèo, không có

kỳ vọng được đặt ra, không có thỏa thuận được thiết lập. Đội A không làm việc với

Đội B và Đội C vì những giá trị và mục tiêu giữa các đội đối lập nhau. Vì vậy chúng

ta chấp nhận sự đối lập từ đầu để tránh thất vọng.

Page 22: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 22

Vì vậy trong trường hợp này, khi đến vòng 4, nếu cả 3 đội không đạt được thỏa

thuận cùng thắng thì nên ngừng cuộc chơi. Điều này hoàn toàn có thể vì phù hợp với

luật của trò chơi.

VI. Kết luận

Trong một cuộc chơi, thật khó khăn khi chúng ta thực hiện một chiến lược cùng

thắng dù có hợp đồng rõ ràng. Vì hợp đồng được thảo ra để cùng thực hiện một vấn

đề, và tất nhiên nó sẽ có những lỗ hổng để lách qua vì bản tính con người chúng ta

luôn là tham lam và sợ sệt.

Để có thể thắng (ở đây có nghĩa là chiến thắng chính bản thân mình – không vi

phạm vào giá trị và mục đích bản thân) bạn cần những tố chất như: rõ ràng, tử tế, kích

động và khoan dung. Chúng ta không thể nhẫn nhin mãi, chúng ta cũng phải cần ăn

miếng trả miếng, nhưng cần khoan dung khi sự gian dối là trường hợp ngoại lệ và

trừng phạt khi nó thành thường lệ. Bạn cần xem xét những bước sau đây:

Khởi đầu hợp tác Tiếp tục hợp tác Đếm xem bao nhiêu lần bên đối

tác bội ước trong khi bạn vẫn hợp tác Nếu tỷ lệ bội ước không thể chấp nhận

được, hãy ăn miếng trả miếng. Nên nhớ rằng, hành vi ăn miếng trả miếng ở đây

không phải là hành vị xấu, đó là sự trừng phạt nếu rõ ràng bên kia đang tìm cách lợi

dụng bạn.

Để xác định tỷ lệ bội ước là bao nhiêu thì không thể chấp nhận, bạn cần nhớ về

quá khứ và có tầm nhìn về tương lai. Một người trong quá khứ hợp tác với bạn không

có nghĩa tương lai họ sẽ không bội ước. Hãy là người bắt đầu sự hợp tác và xem xét

ngừng lại hoặc ăn miếng trả miếng nếu:

- Sự bội ước ngay bước đầu tiên. Đây là điều không thể chấp nhận.

- Trung bình 2 lần bội ước trong 3 vòng chơi, 3 lần bội ước trong 20 vòng chơi,

và 5 lần bội ước trong 100 vòng chơi.

Nguyên tắc quan trọng nhất cần nhớ là sự hiểu nhầm có thể xảy ra, không nên

trừng phạt mọi bội ước bạn thấy, cần phải tiên đoán xem có sự hiểu lầm ở đây không,

cả từ bên mình và bên phía đối tác. Sự khoan dung của bạn đôi khi làm người khác có

thêm cơ hội bội ước, vì vậy, trong từng trường hợp với từng con người, hãy chọn một

chiến lược hợp lý nhất.

Page 23: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 23

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

......................................................................................

Page 24: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách:

- Bary J. Nalebuff, Avinash K. Dixit (2007). Tư Duy Chiến Lược. Nxb Hà Nội.

- Lê Hồng Nhật (2007). Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh. Ban tu thư Đại Học

Hoa Sen.

- Stephen R. Covey (2011). Bảy Thói quen để thành đạt. Nxb Trẻ.

Tài liệu trực tuyến:

http://lythuyettrochoi.wikispaces.com/Trang+ch%E1%BB%A7

http://vi.wikipedia.org/wiki/Song_%C4%91%E1%BB%81_t%C3%B9_nh%C3%A2n

http://www3.nd.edu/~dmyers/courses/old/10722sp06/PDextended.htm

http://www.gametheory.net/lectures/level.pl

http://blogs.cornell.edu/info2040/2011/09/20/three-player-prisoner%E2%80%99s-dilemma/

Page 25: [Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)

Lý thuyết trò chơi Page 25

TỰ ĐÁNH GIÁ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN

TRONG NHÓM

Tự đánh giá của nhóm

Vũ Quang Huy (092841) 14,3%

Trần Gia Mỹ Thiên (2000917) 14,3%

Tăng Minh Tuấn (2001359) 14,3%

Nguyễn Hồng Ngọc (2000291) 14,3%

Tống Nhật Tân (2000801) 14,3%

Dương Diệp Thủy Tiên (093786) 14,3%

Lê Tường Vy (093842) 14,3%

Tổng: 100%

Những khó khăn của nhóm khi thực hiện đề tài:

- Tài liệu tham khảo khó kiếm và khó hiểu.

- Kiến thức về thống kê cũng như toán học còn hạn chế.

- Sự bất đồng quan điểm gay gắt giữa các thành viên.

- Khó khăn trong việc diễn đạt ý tưởng cũng như ý nghĩa.

Đề xuất đối với giảng viên:

- Cần sự trao đổi trực tiếp nhiều hơn vì đây là một môn khá khó hiểu.