48
TƯ HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA (VILACAED) Mùa Hoa Tam Giác Mạch Phương Bắc Khi Mùa Xuân Đến

Mekong tet 2015

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Mekong tet 2015

TƯ HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA (VILACAED)

Mùa Hoa Tam Giác MạchPhương Bắc Khi Mùa Xuân Đến

Page 2: Mekong tet 2015

2 XUÂN ẤT MÙI - 2015

Năm 2014 - Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước tiếp tục nhiều khó khăn và do vậy việc thực hiện chức năng

nhiệm vụ của TC càng khó khăn hơn, bởi thực tế, đã từ lâu, nguồn kinh phí được cấp rất hạn chế so với yêu cầu thực tế, đặc biệt nguồn vốn đầu tư đối với công tác bảo trì ĐB và xây dựng công trình - Trong khi GTVT đường bộ mang tính đặc thù khá cao và liên quan chặt chẽ đến dân sinh kinh tế...Dù thế, quán triệt thấu đáo phương châm, cũng là thông điệp trên thế mạnh của tinh thần trách nhiệm cao của Ngành GTVT: “Đổi mới hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, chất lượng hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, tăng tốc hơn nữa, phát triển hơn nữa” trong năm 2014 - Ngay từ đầu năm, TCĐB Việt Nam đã tích cực tổ chức triển khai chương trình hành động của Bộ GTVT thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội... Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản QPPL, chiến lược, quy hoạch và đề án được triển khai tích cực, bảo đảm tiến độ, chất lượng đã góp phần nâng cao hiệu lực QLNN, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của ngành.

Chủ động xác định, là cơ quan quản lý Nhà nước về GTVT đường bộ, nên công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống các

văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), chiến lược, quy hoạch và đề án phù hợp với thực tế và kịp thời để tham mưu cho lãnh đạo là rất cần thiết, quan trọng nên TCĐB đã tích cực rà các văn bản còn bất cập. Đồng thời, tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ, trình cấp có thẩm quyền (đạt 100% KH), trong đó có nhiều dự thảo văn bản QPPL, Đề án hoàn thành trước thời gian quy định, đạt yêu cầu về chất lượng. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng văn bản QPPL, đã chú trọng việc ng-hiên cứu để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đồng thời mang tính thực tiễn khi được ban hành. Đã trình 24 dự thảo văn bản… Hiện TC đang chuẩn bị thực hiện tổng kết 5 năm thi hành Luật Giao thông Đường bộ năm 2008; đặc biệt tập trung xây dựng Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực đường bộ giai đoạn đến năm 2020, Đề án Xã hội hóa trong lĩnh vực ĐB theo chỉ đạo của Bộ GTVT...

Công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng (KCHT) ĐB cũng được chú trọng với tinh thần đổi, quyết liệt trên trong mọi hoạt động. Nên việc quản lý, bảo trì KCHT hệ thống QL với trên 19.459 km cơ bản đáp ứng yêu cầu vận tải trên hệ thống ĐB...Nhờ sự cố gắng này, công tác bảo dưỡng thường xuyên (BDTX) cũng như sửa chữa định kỳ, công tác quản lý và các nhiệm vụ khác đều được hoàn thành, bảo đảm chất lượng, dù nguồn vốn hạn hẹp.

Đơn cử công tác sửa chữa định kỳ. Với số vốn được giao 3773,2 tỷ đồng, TC đã thực hiện sửa chữa trên 2.000 km đường, 368 cầu, sửa chữa 262 km rãnh, làm mới 149 cống ngang, sửa chữa 20,4 km hộ lan, gia cố 101 điểm sụt trượt và một số công việc khác. Trong đó, đã SC nhiều công trình phức tạp. Theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GTVT, TC cũng đã cho sửa chữa hệ thống đường đáp ứng yêu cầu để phục vụ Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhiều công trình SC đã ứng dụng KHCN và sản phẩm mới, nhiều sáng kiến cải tiến đã được áp dụng. Đặc biệt, TC đã hoàn thành công tác chuẩn bị để Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết ủy thác; Tổ chức thực hiện quản lý bảo vệ, ngăn ngừa các hành vi xâm phạm HLAT; Đặc biệt rà soát toàn bộ 2300 cầu treo dân sinh đang khai thác trên toàn quốc, kiến nghị và được cấp trên chấp thuận chỉ đạo các địa phương có KH sửa chữa các cầu, dừng khai thác các

cầu hư hỏng nặng…Ngoài các công việc trên, TC đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Cục và các Sở GTVT thực hiện quản lý, bảo trì hướng đến chất lượng và sự minh bạch trong mọi hoạt động.

Năm 2014, công tác bảo đảm trật tự, ATGT cũng tiếp tục được TCĐB chú trọng, tăng cường thực hiện nên công tác ATGT đã có những chuyển biến tích cực, góp phần hạn chế gia tăng tai nạn GT trên toàn quốc, một

số vấn đề tồn tại, bức xúc trong nhiều năm đã dần được cải thiện. TC cũng đã tổng rà soát, thường xuyên kiểm tra cũng như tiếp nhận thông tin, để điều chỉnh biển báo hiệu ĐB...Hoàn thành rà soát, điều chỉnh biển báo hạn chế tải trọng cầu tại 1.488 cầu; và dỡ bỏ biển hạn chế tải trọng 943 cầu, tính toán, kiểm định và cắm lại biển theo QCVN 41:2012/BGTVT là 490 cầu (theo từng nhóm phương tiện); 55 cầu còn lại do tải trọng thấp và đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản nên tạm giữ nguyên biển tải trọng, qua đó góp phần nâng cao năng lực khai thác của cầu đường, đảm bảo ATGT và được dư luận xã hội đánh giá cao.

Đồng thời, đã chủ động tạo và kịp thời phát hiện các điểm đen, điểm tiềm ẩn mất ATGT trên tuyến để xử lý hợp lý, trong điều kiện nguồn lực có hạn, để bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả...Trong năm 2014 - TC đã xử lý 65 điểm đen, giải quyết điều chỉnh 54 điểm mất ATGT, còn lại có các giải pháp tạm thời. Trong thời gian tới tiếp tục xử lý các điểm tạm thời này một cách bền vững (tổng số 126 điểm đen, 525 điểm tiềm ẩn TNGT)...Được biết, trong các năm tiếp theo - TCĐB sẽ tăng cường công tác này để phòng ngừa, ngăn chặn các điểm đen, điểm tiềm ẩn mất ATGT mới. Và tiếp tục tích cực rà soát hệ thống hộ lan, đặc biệt tại các khu vực miền núi, dốc cao, đường quanh co để báo cáo Bộ đưa dần vào chương trình đầu tư hàng năm (với 683

TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM:TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, QUYẾT LIỆT...VƯỢT KHÓ

Minh Ngọc -Tuyên Quang

xem tiếp bài trang 11

LTS. Không hề quá lời - Khi khẳng định, trong vài năm qua, đặc biệt năm 2014 - Xã hội đã có nhiều ấn tượng tốt đẹp cũng như liên tục có những đánh giá cao về sự nỗ lực đổi mới, nhất là tinh thần trách nhiệm cao, quyết liệt của Ngành GTVT, đặc biệt của “Tư lệnh” Ngành và Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Ngành, mà đơn vị tiêu biểu có thể nói đến là Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐB VN), với những điểm sáng nổi bật nhất: Quyết liệt kiểm soát xe qúa khổ, quá tải và tích cực thực hiện Chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT trong Chương trình “Nhịp cầu yêu thương” hiện đang được cả nước quan tâm, ghi nhận và ủng hộ, bằng việc triển khai kêu gọi, vận động ủng hộ xây dựng cầu treo dân sinh, nhằm bảo đảm mục tiêu quan trọng và hết sức nhân văn, trách nhiệm vì cộng đồng: Bảo đảm an toàn GT trên phạm vi toàn quốc…

Chào Xuân mới 2015 - TCĐB Việt Nam đã đón nhận tin vui: Ghi nhận những cố gắng bền bỉ, sáng tạo của TC - Lãnh đạo Ngành GTVT đã trao tặng TC nhiều danh hiệu Thi đua cao quý.

10 ĐIỂM SÁNG NỔI BẬT CHÀO XUÂN MỚI 20151- Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản QPPL, chiến lược, quy hoạch và đề án được triển khai tích cực, bảo đảm tiến độ, chất lượng đã góp phần nâng cao hiệu lực QLNN, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Ngành.2- Hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, đơn vị của Tổng cục, chuyển đổi 4 Khu QLĐB thành 4 Cục QLĐB, thành lập 26 Chi cục; chuyển đổi Văn phòng Quản lý đường cao tốc thành Cục Quản lý đường bộ cao tốc.3- Triển khai công tác KSTTX trên phạm vi toàn quốc, tổ chức thanh tra về kích thước giới hạn thùng chở hàng ô tô tải tự đổ, kiểm soát tải trọng từ đầu nguồn hàng đạt được kết quả tích cực, góp phần lập lại trật tự kỷ cương trong công tác vận chuyển hàng hóa và bảo vệ công trình cầu đường.4- Công tác tổ chức giao thông, phân làn đường, rà soát điều chỉnh biển báo hiệu đường bộ, biển báo tải trọng cầu; xử lý điểm đen trên các tuyến đường bộ đã góp phần quan trọng làm cho giao thông thông thoáng, an toàn hơn; được dư luận xã hội đánh giá cao.5- Công tác kế hoạch bảo trì đường bộ có đổi mới, chuyển biến tích cực; tiến độ, chất lượng được nâng cao, tăng cường thực hiện công khai minh bạch, tạo sự thống nhất, chủ động và nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư.6- Tích cực triển khai kế hoạch hành động về siết chặt quản lý hoạt động vận tải đường bộ với các văn bản mới được ban hành; tổ chức khám sức khỏe cho đội ngũ lái xe kinh doanh vận tải; tổ chức kiểm tra về thực hiện quy chuẩn và tổ chức quản lý hoạt động bến xe ô tô khách; phân tích, khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT... hoạt động vận tải đường bộ đã có chuyển biến bước đầu về chất lượng dịch vụ và đảm bảo ATGT.7- Hoàn thành công tác kiểm kê, áp giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Nghị định 10/2013 của Chính phủ, chuẩn bị cho công tác hạch toán tài sản KCHT GTĐB.8- Thực hiện thí điểm thành công cung cấp dịch vụ công mức độ 3 về đổi giấy phép lái xe tại cơ sở để triển khai trong toàn quốc vào đầu năm 2015; lắp đặt thiết bị sát hạch lái xe ô tô 2km trên đường và thiết bị tự động sát hạch lá xe mô tô.9- Liên Hiệp quốc đã công nhận Việt Nam là bên tham gia Công ước Quốc tế về giao thông đường bộ, theo đó Việt Nam đang tích cực để chuẩn bị cấp GPLX quốc tế vào Quý II năm 2015.10- Quyết liệt thực hiện Dự án xây dựng cầu treo dân sinh đảm bảo ATGT trên địa bàn 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên theo chỉ đạo của Bộ GTVT; tổ chức rà soát các cầu thuộc diện ưu tiên trong Đề án xây dựng cầu dân sinh đảm bảo ATGT vùng dân tộc thiểu số (dự kiến khoảng 7811 cầu); cơ bản hoàn thành công tác thẩm định thiết kế, dự toán Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam.

Bộ trưởng Đinh La Thăng phát biểu tại Hội nghị tổng kết của Tổng cục Đường Bộ Việt Nam(ảnh: Kim Hoa)

Page 3: Mekong tet 2015

3XUÂN ẤT MÙI - 2015

…Dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ LIÊM.Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì.Mỗi người phải nhận rằng tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân.Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết, thì sẽ gây nên tính liêm khiết trong nhân dân.Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giầu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.

(Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 5, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội-2000. Trang 1322-1323)

Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 Q. Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình

* Văn phòng Ban biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội Điện thoại: 08049573 - 08049574 - 08049575 * Fax: 08049575.

Trình bày: Duy Thành.

* Văn phòng Đ i diện ph a Nam: Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 21/3A1, đường TA 16, phường Thới An, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.66577378 * Fax: 080.3816684

* Tài khoản: 0521101078008. Ngân hàng TMCP Quân đội * In tại Công ty CP In Trần Hưng. Giá bán tại Việt Nam: 45.800đ

THÔØI BAÙO

Trụ sở:Tầng 7 Số 65 - Văn Miếu

TRƯƠNG TẤN SANG

Chủ tịchNước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Xuân Ất Mùi2015

HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾVIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA

Mạnh KhỏeHạnh Phúc

Thành CôngCHỦ TỊCH

Chúc mừng năm mới

Phương Hữu Việt

Số 79 + 80 + 81 + 82 (Tháng 1 và 2/2015)

Page 4: Mekong tet 2015

4 XUÂN ẤT MÙI - 2015

Phát biểu của Thủ tướng tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh GMS 5

Thưa Ngài Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha, Chủ tọa Hội nghị,Thưa các nhà Lãnh đạo GMS,Thưa Ngài Takehiko Nakao, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á,Thưa Quý vị và các bạn,

Tôi vui mừng cùng với các nhà Lãnh

đạo GMS và tất cả quý vị tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 5. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu và chu đáo của nước chủ nhà Thái Lan và đánh giá cao công tác chuẩn bị chu đáo cho Hội nghị của Thái Lan và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Tôi cũng hoan nghênh sự tham gia tích cực các hoạt động Hội nghị của khu vực doanh nghiệp, các đối tác phát triển và các Đại diện thanh niên. Điều này thể hiện sự quan tâm và chia sẻ trách nhiệm của tất cả chúng ta đối với tương lai và sự phát triển của tiểu vùng Mekong.

Sau gần hai thập kỷ hoạt động, hợp tác GMS đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại các nước thành viên, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tại Việt Nam, nhiều dự án phát triển hạ tầng quan trọng đã được thực hiện thành công như dự án đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai thuộc hành lang kinh tế Bắc-Nam, dự án hành lang ven biển phía Nam kết nối Cà Mau-Kiên Giang, mạng lưới các tuyến đường và cầu giao thông kết nối Đồng bằng sông Cửu Long. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ngân hàng phát triển Châu Á và các nhà tài trợ quốc tế về sự hỗ trợ quý báu dành cho tiểu vùng Mekong nói chung và Việt Nam nói riêng, đồng thời mong muốn sự hợp tác giữa chúng ta sẽ ngày càng phát triển sâu rộng.

Thưa Quý vị, Sự chuyển động nhanh chóng của

kinh tế khu vực và thế giới, sự xuất hiện của những thách thức phi truyền thống cũng như những bài học rút ra từ quá trình phát triển kinh tế của các nước thành viên thời gian qua đòi hỏi một cách tiếp cận mới, toàn diện và linh hoạt hơn cho hợp tác GMS. Tiểu vùng Me-kong phát triển thịnh vượng, gắn kết và hài hoà sẽ chỉ đạt được nếu Chiến lược 3C – kết nối, cạnh tranh, cộng đồng - được đặt trong mục tiêu tổng thể ‘phát triển bền vững và toàn diện’ của Tiểu vùng Mekong. Hợp tác GMS cũng cần hỗ trợ một cách hiệu quả cho các nước Mekong trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tìm kiếm giải pháp cho những thách thức chung. Để đạt được điều này, tôi xin nhấn mạnh một số điểm sau:

Thứ nhất, cần bảo đảm sự cân bằng giữa ba yếu tố kinh tế - con người - môi trường trong hợp tác GMS. Suy thoái môi trường có thể triệt tiêu những thành quả về kinh tế và phát triển con người; ngược lại những chính sách kinh tế xã hội đúng đắn không chỉ giúp bảo tồn mà còn phát huy tiềm năng của thiên nhiên phục vụ con người. Trong quá trình phát triển, Tiểu vùng Mekong đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn liên quan đến môi trường, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu và thiên tai. Việc nhìn nhận thẳng thắn và nghiêm túc những thách thức này sẽ giúp chúng ta tìm ra giải pháp phù hợp.

Trong thời gian tới, GMS cần: (i) thúc đẩy các chương trình/dự án về môi

trường và phát triển con người để tương xứng với hoạt động trong các lĩnh vực phát triển kinh tế; (ii) chú trọng hỗ trợ các nước thành viên chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh; và (iii) khôi phục hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước trong quản lý nước đô thị, nước nông thôn và nước sạch. Cùng với Ủy hội sông Mekong (MRC), hợp tác GMS - cơ chế duy nhất hiện nay có sự tham gia của tất cả các nước ven sông Mekong - có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nước thành viên nâng cao năng lực và phối hợp chặt chẽ trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.

Thứ hai, sự chân thành và thực tâm hợp tác giữa các nước thành viên là điều không thể thiếu để tạo dựng tinh thần cộng đồng GMS, xây dựng quan hệ bền vững, lâu dài. Tăng cường đối thoại thực chất giữa các thành viên GMS cả về cơ hội cũng như thách thức, cả điểm đồng cũng như điểm khác biệt sẽ giúp nâng cao hiệu quả hợp tác GMS.

Thứ ba, trong bối cảnh nhu cầu phát triển ngày càng cao, yêu cầu về nguồn lực và công nghệ ngày càng lớn, các nước tiểu vùng Mekong cần tranh thủ thế mạnh của các đối tác phát triển và huy động thêm nguồn lực cho các dự án GMS. Tôi hoan nghênh sự tham gia của các nhà tài trợ quốc tế vào các chương trình GMS, đặc biệt là Kế hoạch hành động thực hiện Khung đầu tư tiểu vùng (RIF).

Thứ tư, bên cạnh hợp tác giữa các Chính phủ, tôi mong rằng khu vực do-anh nghiệp và lực lượng thanh niên trẻ sẽ tham gia tích cực trong hợp tác GMS, đem đến luồng sinh khí mới, và đóng vai trò ngày càng quan trọng cho tương lai của khu vực GMS.

Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh đến điều đã gắn kết tất cả chúng ta ở đây - đó là dòng sông Mekong. Chúng ta hãy cùng nhau có trách nhiệm quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước và bảo tồn những giá trị tốt đẹp gắn với dòng sông để sông Mekong luôn là kết nối bền chặt của tình hữu nghị, hợp tác giữa người dân và các quốc gia ven sông.

Tôi tin rằng, với cam kết của các Chính phủ, sự ủng hộ của người dân và sự đồng hành của ADB, hợp tác GMS sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần xây dựng một Tiểu vùng Mekong thịnh vượng, hoà bình và phát triển bền vững.

Tôi xin cảm ơn và chúc các quý vị sức khoẻ và hạnh phúc./.

nguồn: chinhphu.vn

ẤN TƯỢNG TRƯỚC THỀM XUÂN MỚI

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG LẦN THỨ 5:

LTS: Kết thúc năm 2014 và chào đón Xuân mới 2015 - Trong hai ngày 20 và 21/12/2014 - Hội nghị thượng đỉnh tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 5 (GMS 5), gồm các nước: Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và Trung Quốc (với hai tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây), đã được long trọng khai mạc tại thủ đô Bangkok-Thái Lan .

Với chủ đề chính:” Đạt tới sự phát triển bền vững và toàn diện trong khu vực tiểu vùng” - GMS 5 bàn thảo nhiều vấn đề để hiện thực hóa tầm nhìn của GMS trong tương lai. Tham dự Hội nghị - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu rất ý nghĩa và ấn tượng, đề xuất 4 định hướng cho hợp tác GMS trong thời gian tới, bao gồm việc đảm bảo sự cân bằng giữa ba yếu tố: Kinh tế - Con người - Môi trường trong hợp tác GMS.

Hội nghị đã thông qua tuyên bố chung và công bố các tài liệu về kế hoạch thực hiện khung đầu tư khu vực GMS giai đoạn 2014-2018, tài liệu về thành lập Trung tâm Điều phối Điện khu vực, tài liệu về thành lập Hiệp hội Đường sắt GMS, Báo cáo rà soát chiến lược giao thông GMS (2006-2015). Hội nghị cũng nhất trí tổ chức Hội nghị GMS lần thứ 6 tại Việt Nam vào năm 2017.

Nhân dịp Xuân mới 2015 - Ất Mùi, Báo Thời báo Mekong trân trọng giới thiệu Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên khai mạc toàn thể Hội nghị thượng đỉnh Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 5 vừa qua tại Bangkok, Thái Lan dịp cuối năm 2014- Bên thềm Xuân mới - 2015.

Page 5: Mekong tet 2015

5XUÂN ẤT MÙI - 2015

I. Vài đặc tính của sông MeKong:

(Mekong River Commission (MRC) Sông MeKong dài 4.800 km, đứng thứ 12 thế giới, bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng và

Lào, Campuchia và Việt Nam. Khi đến Phnom Penh, sông chia làm hai nhánh, sông Tiền và sông Hậu rồi chảy qua Việt Nam, tạo thành châu thổ Cửu Long, đổ ra biển Đông bằng chín cửa - Nên mới có tên gọi là Sông Cửu Long (Cửu Long Giang, sông Chín rồng). Sông Mekong có lưu vực rộng 795.000 km2, được chia làm hai phần:

Tạng và Trung Hoa, rộng 165.000 km2 và hạ lưu vực nằm trong 5 quốc gia còn lại, rộng 630.000 km2.

có phụ lưu lớn. Hạ lưu vực trải rộng nên có nhiều phụ lưu. Các phụ lưu quan trọng ở phía tả ngạn gồm có (từ thượng nguồn

Nam Soung, Nam Khan, Nam Ngum, Nam Ca Ding, Xe Bang Phai, Xe Bang Hieng và Se Done trong lãnh thổ Lào và Se Kong, Se San, Sre Pok trong lãnh thổ Lào, Việt Nam và Campuchia. Các phụ lưu quan trọng bên hữu ngạn gồm có (từ thượng nguồn xuống hạ nguồn): Nam Mae Pok, Nam Mae Ing, Songkhram, Nam Chi, Nam Mun

lãnh thổ Campuchia.Sông MeKong có lưu lượng trung bình

tại cửa sông là 475 km3/năm, đứng thứ 10 thế giới. Lưu lượng này bao gồm 16% từ Trung Hoa, 2% từ Myanmar, 18% từ

và 11% từ Việt Nam. Hệ thống phụ lưu từ ba sông Se Done, Se Kong, Se San (3S), có lưu lượng cao nhất trong hạ lưu vực, chiếm hơn 25% lưu lượng trung bình hàng năm của sông MeKong tại Kratie và giữ một vai trò then chốt đối với dòng chảy của Tonle Sap. Hệ thống phụ lưu Nam Chi và Nam Mun có lưu lượng thấp nhất, chiếm 6% lưu lượng trung bình năm của sông MeKong.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy hầu hết phù sa ở Đồng bằng Sông Cửu Long phát xuất từ vùng Tam Giang - Vùng ba con sông MeKong, Dương Tử và Salween chảy gần nhau - ở Trung Hoa (40%) và vùng cao nguyên Trung phần ở Việt Nam (52%). Phần còn lại của lưu vực chiếm 8%.

độ phù sa thấp. Một nghiên cứu khác ước tính 40% phù sa trong dòng chinh sông MeKong xuất phát từ thượng lưu vực, 40% từ hệ thống phụ lưu 3S, và 20% từ các phụ lưu còn lại trong hạ lưu vực. Dựa theo dữ kiện đo đạc độ phự sa và lưu lượng trong khoảng thời gian từ 1962 đến 1992, lượng phù sa trung bình hàng năm được ước tính

vào khoảng 74,1 triệu tấn tại Chiang Sean, 73,0 triệu tấn tại Luang Prabang, 74,4 triệu tấn tại Nong Khai, 97,5 triệu tấn tại Muk-dahan, 166,0 triệu tấn tại Khong Chiam, và 151,1 triệu tấn tại Pakse. Lượng phù sa trung bình hàng năm cho toàn hạ lưu vực được ước tính khoảng 160 triệu tấn.

Hệ sinh thái sông Mekong cũng đa dạng và phong phú. Có khoảng 850 loài cá sống trong hạ lưu vực sông MeKong, được chia làm 3 nhóm chính dựa theo sinh thái và tập quán di cư của chúng. Nhóm

rạch hoặc vùng ngập nước ven sông và ít di cư (cá lác, cá trờ, cá rụ…). Nhóm cá

vựng ngập nước hoặc dòng chính MeKong (cá chộp, cá tra, cá bong lau, cá ba sa… );

vùng ngập nước vào mùa lũ nhưng theo nước rút xuống các phụ lưu và không di cư xa ( cá tra vàng, cá trắn, cá tra sọc…); Những vùng ngập nước dọc theo phụ lưu sông MeKong ở hạ nguồn Vientiane trong

xem là có ảnh hưởng quan trọng đối với sự

trong khi dòng chính sông MeKong ở hạ nguồn Vientiane, Biển Hồ và ĐBSCL có ảnh hưởng quan trọng đến đến việc đánh bắt. Số lượng các đánh bắt trong hạ lưu vực sông MeKong được ước tính khoảng 20.000 tấn trong lưu vực từ biên giới Trung Quốc đến Vientiane, khoảng 500.000 tấn - 600.000 tấn trong lưu vực từ Vientiane đến thác Khone và khoảng 750.000 đến 950.000 tấn trong lưu vực phía dưới thác Khone.

II. Dồi dào tiềm năng:Dựa trên những đặc tính của sông Me-

Kong, đập trên phụ lưu, thường là đập tạo nên hồ chứa nước, có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng thuỷ học, lượng phù sa và thuỷ sản của hạ lưu vực sông MeKong ở hạ nguồn Vientiane. Về phương diện thuỷ học, đập trên các phụ lưu trong lãnh thổ của Lào, Campuchia và Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến khoảng 60% lưu lượng của sông Me-Kong khi chảy vào Việt Nam. Quan trọng nhất là các đập trên hệ thống lưu vực 3S có ảnh hưởng đến 25% lưu lượng của sông MeKong ở Kratie và có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của Tonle Sap từ MeKong vào Biển Hồ. Về phương diện phù sa, những hồ chứa nước lớn của các đập trên hệ thống phụ lưu 3S có ảnh hưởng đến 40% lượng phù sa của MeKong ở ĐBSCL; đặc biệt là

một nghiên cứu khác, chúng có thể ảnh hưởng đến 52% lượng phù sa của MeKong. Về phương diện thuỷ sản, đập trên phụ lưu

có ảnh hưởng đến vùng sinh trưởng rộng lớn của nhóm di ngư trong phụ lưu vực ở

Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

trên dòng chính và 125 vị trí trên phụ lưu có thể xây đập trong hạ lưu vực sông Me-Kong. Các vị trí trên phụ lưu gồm có 91 vị

-puchia và 15 vị trí ở Việt Nam. Có 10 đập

ở Việt Nam và 1 đập ở Campuchia. Ngoài ra cũng có 9 đập đang được xây ở Lào và 5 đập ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trong tài liệu này cho thấy 56 đập được dự trữ trên phụ lưu trong vòng 20 năm tới có thể làm tăng lưu lượng trung bình hàng tháng trong vùng hạ lưu vực MeKong khoảng 357m3/sec, làm giảm lưu lượng trung bình hàng ngày trong mùa lũ của hạ lưu vực MeKong khoảng 887m3/sec, làm giảm số lượng nước chảy vào Tonle Sap khoảng 1,787 triệu m3, và làm sản lượng các đánh bắt hàng năm khoảng 142.000 tấn.

Trong một nghiên cứu khác, đập được dự trữ trên phụ lưu có thể làm giảm lượng phù sa của sông MeKong ở Kratie từ 165 triệu tấn/ năm xuống còn 88 triệu tấn/năm (khoảng 47%), của vùng ngập lụt của Cam-puchia từ 34 triệu tấn/năm xuống còn 18 triệu tấn năm (47%) và của vùng ngập lụt ĐBSCL từ 26 triệu tấn/năm xuống còn 14 triệu tấn/năm (khoảng 46%). Sản lượng cá đánh bắt trong hạ lưu vực MeKong được ước tính khỏang 2,1 triệu tấn trong năm 2000, có thể giảm từ 150.000 đến 480.000 tấn/năm trong năm 2015, nếu có 31 đập được xây trên phụ lưu và có thể giảm từ 210.000 đến 540.000 tấn/năm trong năm

2030, nếu xây dựng 61 đập trên phụ lưu.

III. Hãy vì tương lai dài lâu.Việc các tổ chức môi trường thế giới,

các tổ chức phi Chính phủ (NGOS) và các nhà hoạt động môi trường trong và ngoài nước kêu gọi không xây dựng các đập thuỷ điện trên dòng nhánh sông MeKong là hoàn toàn có căn cứ…

Truyền thông khắp nơi từng đưa tin, sau bản tin của AFP vào ngày 25/2/2010 cho biết: “Nước sông MeKong ở phía Bắc xuống tới mức kỷ lục, đe doạ đến cấp thuỷ, thuỷ vận, và thuỷ nông dọc theo dòng nước mà hàng triệu người đang cư trú…”. Đồng thời, các chuyên gia, nhất là các NGOS

điện trên dòng chính MeKong ảnh hưởng đến kỹ nghệ du lịch sinh thái dọc theo

trong những vùng được chú ý nhất là thác Khone, một thiên đàng du lịch sinh thái có tất cả điều kiện để trở thành một Di sản thế giới (World Heritage) với tất cả nguồn lợi du lịch một khi nó được công nhận…

Mặt khác, đập trên dòng chính và trên phụ lưu dòng MeKong cũng có ảnh hưởng tới lượng phù sa của sông MeKong... Nên vấn đề quan trọng nhất là phải bảo đảm cân bằng giữa phát triển kinh tế, với bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn sống của con người...mới là bài toán tối ưu, dù nan giải tới đâu thỡì các Quốc gia tiểu vùng Me-Kong cũng nên và phải tìm ra lời giải cho tương lai.

BBT.(Theo tài liệu của Nguyễn Minh Quang - kỹ sư Công chánh chuyên nghiệp

Tiểu bang California-Hoa Kỳ)

SÔNG MEKONG: BÁU VẬT TRỜI BAN TẶNGTƯỚI NHUẦN TIỂU VÙNG KHU VỰC

SÔNG MÊKONG - VẤN ĐỀ ĐƯỢC QUAN TÂM

Page 6: Mekong tet 2015

6 XUÂN ẤT MÙI - 2015

85 MÙA XUÂN DƯỚI NGỌN CỜQUANG VINH CỦA ĐẢNG

Phạm Phú Bình,Trưởng Ban Tuyên giáo UBMT TQ Việt Nam. TP. Đà Nẵng

Mùa xuân năm Canh Ngọ, ngày 3/2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ mùa Xuân năm ấy, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, toàn dân tộc lại háo hức mừng Đảng, đón Xuân. Xuân Ất Mùi - 2015 đang về trên khắp quê hương, đất nước Việt Nam, 85 mùa Xuân dưới ngon cờ vinh quang của Đảng - Biết ơn Đảng đã mang lại những mùa Xuân tươi thắm cho đất nước.

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành thuộc địa. Nhiều phong trào

yêu nước và các cuộc khởi nghĩa vũ trang từ Nam đến Bắc đã diễn ra sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết yêu nước nhưng đều thất bại do thiếu đường lối đúng đắn. Nước ta đứng trước một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

Ngày 3-2-1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại và mốc son lịch sử trong tiến trình cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, tạo cơ sở vững chắc cho việc tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc; là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam thông qua Đảng tiên phong của mình bước lên vũ đài chính trị, thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang: lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Ngay từ khi ra đời, với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng ta đã lãnh đạo quần chúng dấy lên phong trào cách mạng rộng khắp cả nước mà đỉnh cao

là Xô-viết Nghệ Tĩnh. Cao trào cách mạng 1930 - 1931, cao trào Mặt trận dân chủ Đông Dương 1936 - 1939, đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đây là thắng lợi điển hình của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, lần đầu tiên thắng lợi ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá, với thắng lợi vĩ đại này, "chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi, đã lãnh đạo thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc".

Ngay sau khi ra đời, Nhà nước ta đã phải đương đầu với thù trong, giặc ngoài. Trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", Đảng ta - đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã lãnh đạo nhân dân kiên quyết chiến đấu bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc. Hưởng ứng "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên đánh giặc, cứu nước, đỉnh cao là chiến thắng oanh liệt Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lươc. Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954 đã mở đường đưa miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng ngay sau đó, cách mạng Việt Nam lại phải đương đầu với đế quốc Mỹ xâm lược. Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đại hội lần thứ IV (12-1976) của

Đảng đã quyết định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước. Đại hội lần thứ VI năm 1986 của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu một bước ngoặt đột phá trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội VII (6-1991) của Đảng đã thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội".

Sự nghiệp đổi mới đất nước trong gần 30 năm qua, đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối nhanh, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng bước đầu, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân do Đảng lãnh đạo được củng cố và tăng cường; sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên nhiều; vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Những thành tựu to lớn đó chứng

tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Điều rất quan trọng là sau 30 năm lãnh đạo và chỉ đạo công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta ngày càng tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm; nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn.

Suốt 85 năm dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua bao gian nan thử thách, đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện đi theo Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy mạnh mẽ truyền thống vẻ vang của dân tộc, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội ■

hội viên ở các ngành, lĩnh vực và các hội địa phương. Chú trọng kết nạp hội viên là các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa, các doanh nhân, nhà khoa học, nhà quản lý có trình độ, có kinh nghiệm và có khả năng tham gia phát triển Hội; tăng cường công tác hỗ trợ, bảo vệ hội viên trong hội nhập kinh tế ASEAN để mang lại hiệu quả thiết thực cho họ...

Bốn là phát triển các nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô và vi mô trong Hội,

tiến tới tổ chức hội thảo hàng năm về tình hình và triển vọng kinh tế vĩ mô, qua đó đóng góp ý kiến với Đảng và Nhà nước, hội thảo hàng năm về kinh tế vi mô để gợi mở phương hướng đầu tư cho các doanh nghiệp. Tiếp tục tham gia có hiệu quả các đề tài, dự án hợp tác với các cơ quan nhà nước và tổ chức các hội thảo, hội nghị lấy ý kiến các hội viên về sửa đổi, bổ sung chính sách hợp tác với Lào, Campuchia và các nước ASEAN khác, báo cáo các cơ quan hữu quan của Đảng và Nhà nước...

Tin tưởng trước bối cảnh thuận lợi mới đang hình thành, nhiều cơ hội mới sẽ mở ra trong năm 2015, toàn thể hội viên VILACAED với phương châm: “Kiên trì, không vội. Kiên trì, chính là thắng lợi!” nhất định sẽ đoàn kết, nỗ lực từng bước vượt qua khó khăn, thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra. Đồng thời, Hội rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực của Đảng và Nhà nước, các cơ quan hữu trách, đặc biệt từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, các Phân

ban Hợp tác Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia... để các hoạt động của TƯ Hội có hiệu quả thiết thực hơn, ý nghĩa hơn, đóng góp nhiều hơn vào quá trình hội nhập kinh tế của đất nước với cộng đồng kinh tế ASEAN, đặc biệt là các nước trong tiểu vùng MeKong.Năm mới Ất Mùi đã tới, VILACAED xin gửi lời chúc mừng năm mới An khang - Thịnh vượng và nhiều thành công mới tới toàn thể hội viên, các cộng tác viên của TƯ Hội và toàn thể cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ■

tiếp bài trang 7

Page 7: Mekong tet 2015

7XUÂN ẤT MÙI - 2015

Kiên trì vượt khó, tiếp tục phát triển, hướng tới tương lai

VILACAED NĂM 2014 - 2015:

Lê Việt Đức.Phó Chủ tịchTổng Thư ký VILACAED

Năm 2014, TƯ Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (VILACAED)

hoạt động trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn. Dù vậy, với sự giúp đỡ tận tình, có hiệu quả của nhiều Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Kế hoạch & Đầu tư cùng những nỗ lực, cố gắng của các hội viên, Hội vẫn tiếp tục có bước phát triển. Hầu hết các mục tiêu nhiệm vụ cụ thể đề ra đã được thực hiện thành công, mang lại lợi ích thiết thực và hiệu quả.

Kiên trì thực hiện tôn chỉ mục tiêu của TƯ Hội là tập hợp, đoàn kết hội viên, hỗ trợ lẫn nhau phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế và đầu tư với Lào và Campuchia; tập hợp năng lực, trí tuệ của hội viên để tham gia ý kiến phản biện xã hội đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế chính sách, luật pháp, cải cách hành chính... liên quan đến hợp tác kinh tế và đầu tư với Lào và Campuchia, từng bước mở rộng sang cả khu vực ASEAN - TƯ Hội đã chủ động, tích cực tham gia với các cơ quan của Đảng, Chính phủ để phân tích, đánh giá khách quan, khoa học tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các nước trong khu vực, tình hình hợp tác kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực; lấy ý kiến hội viên, tổng hợp, đề xuất các kiến nghị với các cơ quan của Đảng, Chính phủ để tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.

Nổi bật là TƯ Hội đã tuyên truyền, quảng bá và tổ chức rất thành công “Hội nghị góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi)” với sự tham gia của hàng trăm đại biểu các cơ quan TƯ, các Hội, Hiệp hội và các doanh nghiệp-doanh nhân có hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Tháng 10/2014, Hội đã phối hợp với Cục Đầu tư

Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức “Diễn đàn MeKong” thường niên với chủ đề “Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015: Cơ hội và Thách thức” thu hút sự tham gia của hơn 200 khách mời trong nước và quốc tế, đặc biệt có sự tham gia của Đại sứ quán và doanh nhân các nước Lào, Campuchia và Myanmar...Nhiều hội nghị, hội thảo, diễn đàn khác cũng đã được Hội tổ chức hoặc tham gia đồng tổ chức, vừa kịp thời cung cấp thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, kinh do-anh tại các nước ASEAN, vừa tạo được tiếng vang làm tăng uy tín của Hội.

Trong năm 2014, TƯ Hội tiếp tục hỗ trợ hội viên và các doanh nghiệp-doanh nhân đang đầu tư hoặc có nhu cầu đầu tư sang Lào và Campuchia...thông qua việc cung cấp các thông tin mới nhất về tình hình phát triển kinh tế cũng như những thay đổi về cơ chế chính sách kinh tế, đầu tư tại các nước bạn. Nhiều đơn vị của Hội như Viện Đào tạo và Phát triển Kinh tế, Viện Phát triển Nông thôn và Cộng đồng, Trung tâm Tư vấn Hỗ trợ và Phát triển Doanh nghiệp Cộng đồng... tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và hợp tác xã, đặc biệt chú ý hướng dẫn nâng cao các kỹ năng chuyên môn, trang bị kiến thức, hiểu biết về luật pháp, phong tục tập quán và cung cấp những thông tin khác về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Lào, Cam-puchia và Myanmar...

Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ Hợp tác Quốc tế và Trung tâm Phát triển vùng và địa phương của Hội đã thực hiện nhiều đợt khảo sát, đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, công tác xóa đói giảm nghèo, hiện trạng môi trường và qui hoạch phát triển... ở nhiều địa phương để vừa hỗ trợ các địa phương phát triển, vừa có thêm thông

tin cung cấp cho các hội viên và doanh nghiệp theo yêu cầu.

Các Hội địa phương (tại Nghệ An, Hà Tĩnh...), Văn phòng đại diện (tại Lào, Campuchia và TP. Hồ Chí Minh) đã có nhiều hoạt động hiệu quả hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào và Campuchia...Bên cạnh nhiệm vụ thường xuyên là tổ chức giao lưu, giới thiệu, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, VILACAED tỉnh Nghệ An đã tích cực hỗ trợ Tập đoàn sữa TH khảo sát, lập dự án đầu tư phát triển trồng trọt và chăn nuôi trên diện tích 26.000 ha tại tỉnh Hủa Phăn, kết nối các tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Thủ đô Viêng Chăn Lào và nhiều doanh nghiệp Lào...

Các hoạt động đối ngoại tiếp tục được thực hiện thường xuyên, đặc biệt với các Đại sứ quán Lào, Campuchia và Myanmar tại Việt Nam và các Đại sứ quán Việt Nam tại ba nước này để trao đổi thông tin hợp tác kinh tế, đầu tư và thương mại cũng như thông báo tình hình và phương hướng hoạt động của TƯ Hội. Trong năm, Hội cũng đã tổ chức tiếp đón và làm việc với nhiều đối tác, doanh nghiệp, doanh nhân không chỉ đến từ các nước trên mà cả các ASE-AN và nhiều nước khác. Về đối nội trong nước, TƯ Hội giữ vững liên kết, chủ động trao đổi với các cơ quan trong hệ thống nhà nước để vừa tạo thuận lợi cho công việc của Hội, vừa đảm bảo các hoạt động của Hội tuân thủ đúng đường lối của Đảng và Nhà nước. Bước sang năm mới 2015, trên cơ sở dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi so với những năm gần đây, phát huy những kinh nghiệm và kết quả đã đạt được trong năm 2014, chắc chắn TƯ Hội sẽ có nhiều thay đổi lớn. Về bối cảnh, có thể nói 2015 sẽ là năm mang tính chất

quyết định cho tương lai của nền kinh tế Việt Nam, bởi đây sẽ là năm hình thành nhiều khối tự do mậu dịch mà Việt Nam sẽ tham gia, trước hết là ba khối: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên hiệp châu Âu (Việt Nam - EU AFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ là một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất duy nhất, trong đó hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư và nhân công có trình độ sẽ được tự do lưu thông giữa tất cả các nước. Do vậy trong năm 2015, Việt Nam sẽ phải đẩy mạnh việc thực hiện những sáng kiến kinh tế hiện có, đặc biệt là: (i) Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ và Khu vực Đầu tư ASEAN; (ii) thúc đẩy hội nhập khu vực trong các ngành ưu tiên; (iii) tạo thêm nhiều thuận lợi cho việc đi lại của doanh nhân, lao động lành nghề và nhân tài giữa các nước ASEAN...

Trong bối cảnh như vậy, hướng tới năm 2015 và những năm tiếp theo, cùng với cố gắng chung của cả nước, dự kiến TƯ Hội sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội viên toàn quốc lần thứ 2 của Hội - Để đáp ứng yêu cầu hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN của các doanh nghiệp hội viên và phù hợp với triển vọng mở hợp tác kinh tế quốc tế của cả nước, dự kiến Đại hội sẽ đổi tên TƯ Hội thành Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - ASEAN.

Hai là tăng mạnh tính chuyên nghiệp và uy tín của Hội, làm cho Hội thực sự là một tổ chức vững mạnh, đại diện xứng đáng cho Việt Nam trong hội nhập kinh tế ASEAN...Ba là phát triển mạng lưới

Phó Chủ tịch-Kiêm TTK VILACAED, ông Lê Việt Đức (ngoài cùng, trái) cùng Đ/c Munny Chanthavong (ngoài cùng, phải), Bí thứ Thứ ba Đại sứ Quán CHDCND Lào tại Việt Nam trao quà cho hai hộ nghèo đặc biệt khó

khăn của 2 xã biên giới là Loóng Sập-H.Mộc Châu, tỉnh Sơn La và Cụm Bản Huổi HiềngH.Súp Bâu, tỉnh Hủa Phăn

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan và Lãnh đạo VILACAED, Bộ KH & ĐT tại Diễn đàn Mekong 2014

xem tiếp bài trang 6

Page 8: Mekong tet 2015

8 XUÂN ẤT MÙI - 2015

*Chuyện hồi còn ở Lào CaiTháng 12/1999, Uỷ viên Thường vụ

Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Lào Cai Bùi Quang Vinh bắt đầu gánh vác trách nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh.

Cho đến bây giờ, khi lên Lào Cai nhắc đến Chủ tịch Bùi Quang Vinh xưa kia, tôi vẫn nghe anh em doanh nghiệp ở đây nhắc đến một câu nói của ông tựa như một khẩu hiệu hành động, đó là “Doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển”. Theo anh em đánh giá, ông cùng Lãnh đạo tỉnh

Lào Cai hồi bấy giờ đã hành động đúng như vậy. Để tạo một cơ hội mới cho do-anh nghiệp ở Lào Cai, ông cho rằng cần phải biến vị thế là nơi tận cùng của đất nước Việt Nam thành cửa ngõ của thị trường Việt Nam để thâm nhập vào thị trường Tây-Nam Trung Quốc. Tuyên bố này đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế đến với Lào Cai.

Từ sự thay đổi quan điểm ấy, “Lào Cai, cầu nối với thị trường Tây-Nam Trung

Quốc” chính là Hội thảo đầu tiên mà ông cùng anh em ở Lào Cai vào tận TP. Hồ Chí Minh để thực hiện. Hội thảo được truyền hình trực tiếp 2 tiếng đồng hồ trên đài truyền hình TP.Hồ Chí Minh để tất cả người dân ở đây và vùng Tây Nam Bộ biết về xu hướng này. Tiếp theo đó là một cuộc Hội thảo tương tự nhưng quy mô lớn hơn rất nhiều, do Bộ KH&ĐT, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) và tỉnh Lào Cai đứng ra tổ chức tại tầng 9 của VCCI với rất nhiều quan khách, bộ, ngành cũng như các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Hội thảo được vinh dự tiếp đón Phó Thủ tướng Vũ Khoan đến chia sẻ và ủng hộ. ..

Những động thái đó đã mở ra cho Lào Cai một trang mới. Chính nhờ xu thế mạnh mẽ này mà Lãnh đạo tỉnh đã nhận ra rằng, muốn Lào Cai phát triển mạnh mẽ, lực lượng quan trọng bậc nhất phải được xây dựng, đó là đội ngũ doanh nghiệp. Theo Chủ tich tỉnh Bùi Quang Vinh, hơn ai khác, doanh nghiệp là lực lượng tiên phong trong thời bình để kiến tạo, xây dựng đất nước, mang công nghệ, mang tiến bộ khoa học, cách tổ chức quản lý và sự năng động của mình, đi đầu tư và xây dựng, từ kết cấu hạ tầng đến đời sống, sản xuất, đô thị và nhiều lĩnh vực khác. Tất cả đều cần phải có doanh nghiệp, đúng như nhiều người nói “Doanh nghiệp chính là chiến sĩ thời bình”- Không có do-anh nghiệp, không thể có những đột phá phát triển đất nước...Đây là điều Lãnh đạo Lào Cai nhận thức rất sâu sắc.

Chính với cách tư duy như vậy song hành cùng những cơ chế, cải cách thủ tục hành chính, khi phòng VCCI đánh giá về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, thì Lào Cai đã nằm trong tốp 5 tỉnh, TP. tốt nhất trong 64 tỉnh, TP. lúc đó (chưa nhập Hà Tây vào Hà Nội). Suốt từ đó kéo dài đến nay, thậm chí năm ngoái, năm kia, Lào Cai vẫn đứng thứ nhất trong 63 tỉnh, TP. Thì ra, TƯ chọn ông làm Bộ trưởng bởi cách tư duy chiến lược của ông chứ không phải vì Bí thư ở tỉnh to hay tỉnh nhỏ.

*Đến chuyện ở Quốc hộiAi cũng biết quản lý tài sản công khó

khăn hơn quản lý tài sản tư rất nhiều. Với vai Bộ trưởng KH&ĐT - Hơn ai hết ông Vinh hiểu rằng hiệu quả của những đồng tiền đầu tư công là rất quan trọng. Nên nhiều lần ông bày tỏ rất thẳng thắn về sự lãng phí trong lĩnh vực đầu tư công.

Theo quan niệm của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, để quyết định một chủ trương cần phải nghiên cứu, cân nhắc rất nhiều yếu tố. Như khi muốn làm nhà riêng chẳng hạn, thường “3 năm chuẩn bị 1 năm làm nhà”, thậm chí có gia đình nghèo tới 10 năm chuẩn bị mới dám làm. Vậy mà ở ta, “Chúng ta rất đơn giản. Ý

chí một lãnh đạo địa phương cứ quyết là làm... Trong khi làm ra thì lãng phí, làm xong lại bị chỉ trích, đường làm xong không ai đi, chợ làm xong không ai họp”…Ông cứ thẳng băng như thế khi phát biểu thảo luận tại Quốc hội. Theo Ông: “Bạn bè quốc tế nói với tôi rằng, Việt Nam nếu không đổi mới căn bản, triệt để thể chế kinh tế, không tiếp tục thị trường hóa một cách mạnh mẽ thì kinh tế sẽ đi xuống chứ không phải là đi ngang hay rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Tôi cho rằng nếu không làm được như vậy thì chúng ta sẽ tụt hậu nhanh so với các nước bên cạnh, không chỉ là Thái Lan, Indonesia, Malaysia mà ngay cả với các nước láng giềng là Cam-puchia và Lào”. Bộ trưởng Bùi Quang vinh cho rằng, tài nguyên lớn nhất của Việt Nam không phải là khoáng sản, dầu khí, bởi dăm năm nữa hết dầu khí thì không còn cái gì để thu. Tài nguyên lớn nhất của Việt Nam là con người. Ông từng đặt ra một câu hỏi lớn cho việc sử dụng nguồn tài nguyên này: “Nhưng chúng ta đã khai thác tài nguyên này thế nào? Tôi là Bộ trưởng, muốn nhận một cháu học tiến sĩ giỏi đang làm bên ngoài 50 triệu đồng/tháng, tôi nghĩ về Bộ, cậu ấy sẽ làm thay được việc của nhiều người khác. Nhưng tôi không nhận được vì không trả lương như vậy được và nếu tôi cho nghỉ việc mấy người kém để tuyển cậu ấy vào thì tôi sẽ bị kiện ngay. Bộ máy Nhà nước xây dựng chính sách mà cán bộ năng lực hạn chế, không thu hút được người tài thì làm sao có chính sách tốt được”…

Năm 2014, Bộ KH&ĐT do ông đảm trách vai trò “đầu tàu” đã có một bước đột phá về quản lý đầu tư công, được xã hội ghi nhận, đánh giá cao - Đó là bãi bỏ việc quyết định làm các công trình đầu tư cho từng năm một, mà chuyển sang đầu tư công theo trung hạn, ngay từ năm 2014, đã quyết định đầu tư cho 5 năm 2016-2020, với mục tiêu minh bạch hóa, ngăn chặn nạn chạy chọt, tham nhũng trong lĩnh vực này. Nhân chuyện này, ông kể: “Có đ/c Vụ trưởng lâu năm nói với tôi: Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đang lấy đá ghè chân mình. Minh bạch thế này thì còn ai phải đến Bộ KH-ĐT nữa. Tôi bảo: Không! Đất nước này cần sự minh bạch, đất nước này cần không có sự tham nhũng".

Luôn thẳng thắn như vậy mà vừa rồi, khi lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh vẫn là một trong những Bộ trưởng được nhiều phiếu tín nhiệm cao, ấy cũng là niềm hy vọng vào sự đổi mới trong công tác hoạch định chính sách vĩ mô của đất nước sau này.

Nhẩn nha nhắc lại vài chuyện nhân ngày đầu Xuân Ất Mùi – 2015, cũng chỉ mong muốn phác họa đôi nét về một vị Bộ trưởng dám nói, dám làm vì tương lại, vì sự phồn vinh bền vững của đất nước. Riêng việc tham mưu và soạn thảo bản sửa đổi nhằm “lột xác” Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua đã và đang khẳng định điều đó ■

Nếu ai thường xuyên theo dõi các kỳ họp của Quôc hội sẽ dễ dàng nhận ra một vị Bộ trưởng trình bày nhiều vấn đề “gai góc” mang tính quốc kế dân sinh một cách khúc triết, mạch lạc, giàu sức thuyết phục và…rất thẳng. Đó là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Bùi Quang Vinh.

Tôi cũng thuộc lứa tuổi của ông và làm báo kinh tế đã ngót 40 năm. Vì thế, khi Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Võ Hồng Phúc nghỉ hưu, thấy TƯ điều ông - Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, một tỉnh miền núi heo hút, về làm Bộ trưởng thay thế, tôi đã thấy thầm lo cho ông. Bởi lẽ, Bộ KH&ĐT vốn được thiên hạ đánh giá là một “siêu” Bộ, mỗi năm điều khiển dòng chảy hàng trăm nghìn tỷ đồng đầu tư công, rồi lại phải tham mưu cho Đảng và Nhà nước những chính sách vĩ mô quan trọng để chống đỡ hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế của đất nước, rồi ông còn phải lo liệu “lời ăn lẽ ở” khi về làm việc ở một cơ quan TƯ … Quả là không dễ dàng chút nào.

Nhưng rồi thời gian qua đi. Xuân Thu nhị kỳ được gặp ông trên tivi qua các cuộc đối chất tại Quốc hội, qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp trong chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”, qua các cuộc gặp gỡ trả lời phỏng vấn trên báo chí…, tôi thấy rất mừng, ông thực sự đã chinh phục tôi và nhiều người qua cách tư duy mới mẻ và khoa học, qua cách trình bày mạch lạc, khúc triết, rất hình ảnh và đầy trách nhiệm… Chính vì thế, nhân Xuân Ất Mùi này, tôi muốn dành đôi dòng viết về ông.

“Đất nước này cần sự minh bạch,cần không có tham nhũng”

Nguyễn Hoàng Linh

Page 9: Mekong tet 2015

9XUÂN ẤT MÙI - 2015

Bức tranh toàn cảnh thế giới năm 2014 nói chung, Việt Nam nói riêng là vẫn nhiều cam khó, thách thức, biến động về nhiều mặt. Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế đất nước và rõ ràng là, quan hệ đầu tư thương mại chịu tác động và áp lực lớn hơn rất nhiều lần...

Dù thế, với những cố gắng rất đáng ghi nhận trong trách nhiệm, điều hành và nỗ lực của các doanh nghiệp - Công Thương Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014, ước đạt 150 tỷ USD (vượt 3,16 điểm % so với kế hoạch, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2013. Tương đương với hơn 18 tỷ USD). 23 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Xuất siêu năm 2014 ước 1,984 tỷ USD, trong đó, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) xuất siêu hơn 9,8 tỷ USD...Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,6% (cao hơn so với mức tăng 5,9% của năm 2013). Giá trị gia tăng công nghiệp ước tăng khoảng 7,14% (cao hơn mức 5,4% của năm 2013). Thị trường trong nước, cân đối cung cầu hàng hóa, kể cả hàng thông dụng và hàng thiết yếu được bảo đảm, đáp ứng các nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư, không để xảy ra tình trạng sốt giá, sốt hàng…Đặc biệt lời kêu gọi, vận động liên ngành ngày nào: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - Nay đã trở thành thói quen của hầu hết người tiêu dùng Việt. Mà thực tế rất đáng tự hào này, có phần đóng góp hết sức quan trọng, trong lặng thầm, bền bỉ của ngành Công Thương - Điều mà không phải ai cũng biết, thấy và ghi nhận.

Đồng thời, một công tác rất quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế đất

nước là hội nhập kinh tế quốc tế cũng được Ngành bảo đảm thực hiện đúng sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ; nhất quán đường lối chủ động hội nhập, tiếp cận hội nhập toàn cầu và hội nhập khu vực với tầm nhìn chiến lược; bảo đảm lợi ích của đất nước trong ngắn hạn, cũng như dài hạn, thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế của ta, để vừa mở thêm được thị trường, vừa khẳng định được vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực. Các Hiệp định kinh tế, thương mại đã ký từng bước đi vào thực thi, đã tạo ra cơ hội và điều kiện thuận lợi cho khai thác để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, cho thu hút đầu tư...

Hà Nội - Trong tiết trời lạnh 10 độ của buổi sáng sớm, như thông lệ mỗi dịp Xuân mới đã rất cận kề - Trong căn phòng làm việc giản dị nhưng ấm cúng của người “chèo lái con thuyền” ngành Công Thương, đi trên biển lớn, giữa nhiều sóng gió lớn, với một áp lực cũng (tất nhiên là) rất lớn, mà cánh báo chí thường nói vui với nhau lúc “trà dư tửu hậu” là: “Thần kinh ông Hoàng chắc bằng thép…” - Chúng tôi đã có dịp gặp và trò chuyện nhanh với Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, trước giờ ông sang Đại sứ quán Lào tại Hà Nội để nhận Huy chương Hữu nghị do Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trao tặng cho một số Lãnh đạo Bộ Công Thương vì họ đã có những cống hiến hiệu quả, có ý nghĩa tích cực, nhất là trong lĩnh vực thương mại…góp phần quan trọng tăng cường tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào.

Thật sự là, chúng tôi bất ngờ (do đã rất lâu rồi, không gặp trực tiếp), trước thực tế: Với trọng trách nặng nề của một Bộ quản lý khá nhiều lĩnh vực, mà toàn những lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp - Mà Bộ trưởng Hoàng

vẫn giữ được vẻ bình dị, hồn hậu, điềm đạm (như xưa) và rất kiệm lời khi nói về những việc Công Thương đã nỗ lực làm được cũng như những thách thức mà Ngành phải đối mặt, trong năm vô cùng gian khó 2014. Dù thế, với quan điểm, sẽ là thiếu khách quan và không công bằng, nếu không đề cập cụ thể đến những thách thức cũng như những nỗ lực vượt khó của ngành Công Thương - Chúng tôi đã mở đầu cuộc “Thập diện mai phục” bằng câu hỏi mang tính thông lệ thường dùng cho các cuộc trao đổi với các “tư lệnh”Ngành, để bắt đầu cuộc trò chuyện đầu Xuân mới 2015 với Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng:

* Thưa Bộ trưởng, năm 2014 tiếp tục là một năm nhiều gian khó với đất nước, đặc biệt về kinh tế và áp lực với Bộ Công Thương vẻ như còn lớn hơn nhiều. Dù thế, không thể phủ nhận những nỗ lực và kết quả đáng ghi nhận của Ngành. Bộ trưởng có thể tóm lược, một cách khái quát nhất những khó khăn cũng như kết quả mà ngành Công Thương đã đạt được trong năm 2014.

- Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Năm 2014, cả nước nói chung và ngành Công Thương nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Kinh tế thế giới phục hồi chậm, ảnh hưởng đến kinh tế trong nước; cạnh tranh trong tiêu thụ hàng hoá toàn cầu ngày càng gay gắt; bất ổn về chính trị ở một số khu vực thế giới, tác động bất lợi đến quan hệ thương mại, đầu tư với Việt Nam...Trong khi đó, ở trong nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; ách tắc của doanh nghiệp trong một số lĩnh vực cũng chưa được tháo gỡ kịp thời; tương tự như vậy là sự hồi phục sức mua trong nước; việc thu xếp nguồn vốn cho đầu tư sản xuất

công nghiệp cũng còn khó khăn, nên tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất vẫn còn chưa bảo đảm...Các yếu tố trên đã có tác động nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của do-anh nghiệp và phát triển của ngành Công Thương. Song do triển khai thực hiện tốt các giải pháp, chính sách đề ra tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và của Chính phủ, cùng với đó là sự quyết liệt trong điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước và sự nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành Công Thương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau:

Năm 2014, xuất công nghiệp tăng trưởng khá, chỉ số xuất công nghiệp ước tăng 7,6% (cao hơn so với mức tăng 5,9% của năm 2013), trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 2,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,7%; sản xuất và phân phối điện tăng 12,1%; cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 6,4%. Sản xuất của một số nhóm ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng cao tập trung ở các ngành có thị trường xuất khẩu ổn định, tỷ trọng lớn như: Dệt may, da giầy và thị trường trong nước tiêu thụ tốt như: Sản phẩm thiết bị điện, sản xuất linh kiện điện tử...;

Chỉ số tồn kho chung của toàn ngành giảm dần qua các tháng, phù hợp với quy luật, hiện nay tồn kho đã ở mức bình thường; chỉ số tiêu thụ tăng so với cùng kỳ năm 2013, trong đó tăng cao ở những nhóm hàng sản xuất các thiết bị truyền thông, linh kiện điện tử, giầy dép, dây cáp điện. Trong lĩnh vực công nghiệp đã tập trung phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng; sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản được quan tâm hỗ trợ phát triển...

Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2014 tiếp tục phát triển với quy mô và tốc độ tăng trưởng đều đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm ước đạt 150 tỷ USD, vượt 3,16 điểm % so với kế hoạch, tăng 13,6% so với năm 2013. Quy mô các mặt hàng xuất khẩu được mở rộng, số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD tăng lên 23 mặt hàng (năm 2013 có 22 mặt hàng). Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, giảm xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp.

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Bên cạnh các thị trường truyền thống thì xuất khẩu của nước ta sang thị trường mới như Châu Phi, Trung Đông, Mỹ La-tinh tiếp tục phát triển. Nhập khẩu đảm bảo cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, hạn chế các tác động tiêu cực của biến động giá cả thế giới tới sản xuất trong nước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá cả năm ước đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2013, cả năm ước xuất siêu gần 2 tỷ USD.

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM:

TRƯỞNG THÀNH TRONG GIAN KHÓ

xem tiếp bài trang 10

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Từ trái qua: Ông Nguyễn Cẩm Tú-Thứ trưởng Bộ Công Thương (ngoài cùng), Ông Vũ Huy Hoàng-Bộ trưởng Bộ Công Thương (thứ 3); Ngài Somphone Sichaleune-Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHDCND Lào tại Việt Nam (thứ 4), Ông Trần Quốc Khánh-Thứ trưởng Bộ Công Thương (thứ 5), Ông Lương Hoàng Thái-Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên-Bộ Công thương (thứ 7), Bà Khamphanh Simmasone-Tham tán Kinh tế và Thương mại ĐSQ

CHDCND Lào tại Việt Nam.

Page 10: Mekong tet 2015

Cân đối cung cầu hàng hóa kể cả hàng thông dụng và hàng thiết yếu được bảo đảm, đáp ứng các nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng của mọi tầng lớp nhân dân, không để xảy ra tình trạng sốt giá, sốt hàng. Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trong nước được triển khai tích cực cùng với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã từng bước góp phần tạo nên sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt Nam. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn còn khó khăn nên tiêu dùng nội địa mặc dù vẫn tăng trưởng ở mức hai con số nhưng chưa đạt bằng mức những năm trước.

Về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam và các đối tác đã kết thúc cơ bản đàm phán 3 Hiệp định thương mại tự do là FTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc và với Liên minh Hải quan Nga- Belarus-Kazakhstan. Đây là các Hiệp định FTA thế hệ mới toàn diện, bao gồm các lĩnh vực như: Thương mại hàng hóa; Quy tắc xuất xứ; Thương mại Dịch vụ; Đầu tư; Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); Thuận lợi hóa hải quan; Phòng vệ thương mại; Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); Thương mại điện tử; Cạnh tranh; Sở hữu trí tuệ; Mua sắm công; Phát triển bền vững; Thể chế và Pháp lý...

Bộ Công Thương cũng đã chủ động tham gia xử lý có hiệu quả các rào cản kỹ thuật của các đối tác thương mại, chủ động áp dụng các biện pháp tự vệ cần thiết đối với hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật và vận hành tốt hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp của nước ngoài.

* Công nghiệp hỗ trợ được đánh giá là “có vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với nền kinh tế và là khâu đột phá để đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa-hiện đại hóa” như mục tiêu đặt ra. Nhất là năm Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 đã rất cận kề. Vậy Bộ Công Thương sẽ có những “đột phá” thế nào trong việc tham mưu những chính sách, cơ chế cụ thể cho vấn đề then chốt này phát triển trong

năm 2015 - Thưa Bộ trưởng” - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Công

nghiệp hỗ trợ có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước, ngoài hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động, công nghiệp hỗ trợ còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp hỗ trợ hiện nay đang gặp phải những vấn đề như: Các chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ đang dàn trải, lồng ghép trong nhiều chính sách và chương trình khác nhau nên việc triển khai gặp khó khăn; ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành công nghiệp hỗ trợ còn hạn hẹp, các doanh nghiệp khó tiếp cận sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển...

Thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, Chính phủ giao Bộ Công Thương xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương xây dựng Dự thảo Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Việc ban hành Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ thống nhất đầu mối quản lý nhà nước và các chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ, cũng như đưa ra những chính sách và giải pháp cụ thể để hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Dự thảo Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ tập trung vào các biện pháp nhằm hỗ trợ về vốn, công nghệ, quản trị sản xuất… khắc phục các điểm yếu của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam; đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và đặc biệt mang tính ổn định cao đối với các chính sách mà ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ được hưởng.

Nghị định được ban hành sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tiếp cận dễ dàng với các chính sách ưu đãi của Nhà nước, được Nhà nước hỗ trợ tham gia vào chuỗi sản xuất phụ tùng linh kiện của các Tập đoàn đa quốc gia SX sản phẩm hoàn chỉnh; định hướng phát triển cho các doanh nghiệp thông qua Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

ưu tiên phát triển. Với các chính sách ưu đãi và biện pháp

hỗ trợ đã nêu trong Dự thảo Nghị định, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sẽ từng bước phát triển và phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, sớm tiếp cận và tham gia vào chuỗi sản xuất của các Tập đoàn đa quốc gia; tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, giảm nhập siêu, góp phần hoàn thành mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

* Trong 2 ngày 19 - 20 tháng 12 năm 2014 vừa qua - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu Đoàn Đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 5 tại Bangkok-Thái Lan. Theo đánh giá của Bộ trưởng - Việc hợp tác tiểu vùng, thúc đẩy hợp tác khu vực và quan hệ hữu nghị của Việt Nam với các nước Tiểu vùng Mekong, đặc biệt về kinh tế, nhất là trong lĩnh vực do Bộ Công Thương đang đảm trách sẽ có triển vọng ra sao?

- Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Hợp tác Tiểu vùng MeKong mở rộng (GMS) được Ngân hàng Phát triển Châu Á khởi xướng thành lập năm 1992, bao gồm 6 nước là Cămpuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây), với mục tiêu phát triển hài hoà và bền vững về kinh tế - xã hội dựa trên đặc thù của các nước có chung đường biên giới, hợp tác GMS đang trở thành mô hình hợp tác kinh tế khu vực hiệu quả, mang lại lợi ích chung trên nhiều lĩnh vực cho các quốc gia thành viên.

Sau 22 năm tồn tại và phát triển, Chương trình hợp tác GMS đã đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực, theo sát các mục tiêu đề ra của Lãnh đạo cấp cao các nước. Các thành tựu có thể kể đến như việc nâng tầm cơ sở hạ tầng vốn yếu kém của khu vực với việc phát triển 3 hành lang kinh tế chính: Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC), Hành lang kinh tế phía Nam (SEC). Trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, các sáng kiến trong khuôn khổ GMS đã kết nối được các vùng kinh tế, khai thác lợi thế về tài nguyên, tạo sự đồng đều trong phát triển giữa các quốc gia thành viên. Các sáng kiến có thể kể đến như:

Chương trình hành động tạo thuận lợi hóa giao thông và thương mại (TTF); Hiệp định vận tải quá cảnh (CBTA); Chương trình hợp tác phát triển khu kinh tế xuyên biên giới (CBEZ).

Đi đôi với phát triển, trong thời gian tới, các nước GMS cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn như: Tác động của việc biến đổi khí hậu và môi trường; sự chênh lệch về trình độ phát triển; hạn chế về nguồn lực tài chính và con người; sự thiếu hài hòa giữa chính sách và tiêu chuẩn giữa các nước...Các thách thức này sẽ khiến hiệu quả của hợp tác GMS có thể sẽ không đạt như kỳ vọng; làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa các nước GMS với ASEAN, cũng như các khu vực kinh tế khác trên thế giới. Công cuộc xóa đói giảm nghèo trong khu vực cũng vì thế có thể sẽ gặp nhiều khó khăn.

Đứng trước những thách thức này, vừa qua, tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 5 tại Băng Cốc, Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh sự phát triển cân bằng, hài hòa, bền vững giữa kinh tế - con người - môi trường trong hợp tác GMS cùng khai thác và bảo tồn hiệu quả dòng MeKong nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, tăng cường lòng tin giữa các nước trong Tiểu vùng MeKong. Với chủ trương và định hướng như vậy, việc thúc đẩy hợp tác tiểu vùng và quan hệ hữu nghị của Việt Nam với các nước Tiểu vùng MeKong, đặc biệt về kinh tế sẽ có triển vọng khả quan trong tương lai. Các triển vọng có thể kể đến như:

- Với sự hình thành của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015, ASEAN sẽ trở thành thị trường chung với các dòng chảy tự do hơn về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và vốn, tạo cơ hội cho các thành viên GMS, giúp tăng cường giao thương giữa Việt Nam và GMS, đặc biệt là tăng cường vai trò trung tâm vận tải, logistics, dịch vụ thương mại của Việt Nam cho các nước tiểu vùng;

- Sự chuyển đổi từ hành lang giao thông sang hành lang kinh tế trong khuôn khổ hợp tác GMS sẽ góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực về kinh tế - thương mại cho các quốc gia thành viên; tạo ra các cơ hội cho thương mại và đầu tư trong và ngoài khu vực, qua đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của cả vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển, giúp hiện thực hóa một cách hiệu quả AEC vào năm 2015;

- Việc tăng cường quan hệ hợp tác Chính phủ - Doanh nghiệp thông qua mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong GMS sẽ là một trong những nhân tố nội lực thúc đẩy việc thực thi một cách đầy đủ và hiệu quả các sáng kiến trong GMS;

- Bên cạnh đó, việc phối hợp quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông MeKong sẽ giúp kết nối bền chặt tình hữu nghị và sự hợp tác giữa người dân và các quốc gia ven sông, đồng thời chính là chỉ dấu lòng tin giữa các quốc gia trong việc thực hiện các sáng kiến hội nhập khu vực khác trong thời gian tới.* Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.

Bảo Ngọc Lam

(thực hiện)

XUÂN ẤT MÙI - 201510tiếp bài trang 9

Page 11: Mekong tet 2015

km tôn sóng, kinh phí 769 tỷ đồng)...Đặc biệt với công tác, nhiệm vụ trọng

tâm là quản lý tải trọng xe - TC đã quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ GTVT, Bộ Công an, các địa phương đồng loạt triển khai công tác kiểm soát tải trọng trên toàn quốc. Đồng thời, thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra hoạt động của các Trạm; kịp thời giải đáp, xử lý những vướng mắc trong chỉ đạo, điều hành KSTTX. Đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ nặng nề, phức tạp này - TC đã thành lập 09 đoàn thanh, kiểm tra công tác cơi nới thùng hàng tại các địa phương; tăng cường kiểm soát quá tải tại đầu nguồn kho, cảng, nhà máy lớn, các công trình xây dựng...Và phối hợp với các cơ quan của Bộ GTVT tổ chức hội nghị “Sơ kết thực hiện công tác KSTTX theo Công điện 95/CĐ-TTg và 15 ngày triển khai KSTTX trên toàn quốc”; đồng thời đã có các văn bản gửi UBND một số tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo triển khai quyết liệt công tác KTTTX trên địa bàn...Hiện TC thường xuyên có các đội đặc nhiệm để xử lý cắt thùng hàng các xe cơi nới trái phép tại các điểm nóng trong cả nước...Các giải pháp đồng bộ này đã đật hiệu quả đấng ghi nhận: Kết thúc năm 2014 - TC đã kiểm tra 412.223 lượt xe, phát hiện 59.401 xe vi phạm (14.4%); đã hạ tải 23.005 xe với hơn 120.000 tấn, xử phạt nộp Kho bạc 227 tỷ. Hiện TC đang lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể Trạm KTTTX; xây dựng, hoàn thiện phần mềm quản lý KSTTX, duy trì hoạt động hệ thống Trung tâm tích hợp kết quả kiểm tra, quản lý và giám sát các Trạm. Đối với công tác cấp phép, quản lý xe chở hàng siêu trường siêu trọng, đã công khai thủ tục hành chính cấp phép theo tiêu chuẩn ISO lên Website của TCc; tập trung giải quyết cấp phép lưu hành cho các xe chở hàng siêu trường, siêu trọng, trong đó có phục vụ vận chuyển thiết bị nhà máy điện quốc gia.

Các công tác như phòng, chống lụt bão, xử lý đột xuất cũng được thực hiện nghiêm

túc, tích cực. Một nhiệm vụ nhiều khó khăn khác cũng được TC vượt khó thành công là XDCB. Được biết năm 2014, nguồn vốn trong nước bố trí cho các dự án hết sức hạn hẹp, nhiều dự án, gói thầu thuộc diện dừng, giãn tiến độ...Tuy nhiên, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ và của Bộ GTVT, TC đã chỉ đạo các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án ODA, các dự án trong nước đã được bố trí đủ vốn năm 2014; thực hiện tốt công tác đảm bảo GT các gói thầu dừng, giãn tiến độ; ưu tiên tập trung vốn để hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng các gói thầu trọng tâm trọng điểm và có ý nghĩa an sinh xã hội. Trong quá trình chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện dự án, TC đã siết chặt công tác quản lý của các Ban QLDA, các đơn vị Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát. Thường xuyên tổ chức kiểm tra hiện trường ngay từ bước thẩm định hồ sơ thiết kế để đề xuất các phương án đảm bảo kinh tế - kỹ thuật...Với sự quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp này, TC đã về đích các mục tiêu đề ra năm 2014.

Một nhiệm vụ quan trọng và nặng nề khác là quản lý vận tải (VT) ĐB cũng được TC hoàn thành đáng ghi nhận. Quán triệt thực hiện chương trình hành động ‘‘Năm an toàn giao thông 2014” và kế hoạch tăng cường ‘‘Siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” của Bộ GTVT - TCĐB đã tiếp tục triển khai Đề án Đổi mới công tác quản lý VTĐB theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm thiểu TNGT; đồng thời chỉ đạo các Sở GTVT, các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung theo kế hoạch, bảo đảm trật tự an ninh, an toàn trong GTVT...Công tác quản lý bến xe tại các địa phương cũng được tăng cường...Từ tháng 3/2014, Trung tâm QL, khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT đi vào hoạt động phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; đã tiếp nhận dữ liệu của hơn 82.000 phương tiện, xử lý 1.329 xe bằng nhiều hình thức…Đối với hoạt động VT liên

vận quốc tế, thực hiện tốt công tác quản lý, tổ chức thành công các Hội nghị thường niên về thực hiện Hiệp định VT ĐB với các nước liên quan, qua đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho cho hoạt động VTĐB giữa Việt Nam và các nước.

Công tác quản lý phương tiện, người lái (PTNL) cũng tiếp tục được tăng cường. TC đã nghiên cứu, thí điểm triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với công tác đổi giấy phép lái xe tại TC (thực hiện từ tháng 12/2014); phối hợp với C.ty Elcom sản xuất lắp đặt thiết bị sát hạch lái xe trên đường lên xe ô tô sát hạch và thiết bị sát hạch lái xe mô tô hạng A2; xây dựng, sửa đổi phần mềm sát hạch cấp GPLX hạng A2, hướng dẫn Sở GTVT các tỉnh TP trực thuộc TƯ thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước từ ngày 01/03/2014...Thực hiện chương trình chuyển đổi GPLX bằng vật liệu PET, TC đã chỉ đạo các Sở GTVT khẩn trương tổ chức triển khai. Các lĩnh vực công tác khác như quản lý đường cao tốc, khoa học công nghệ & môi trường và hợp tác quốc tế thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí...cũng được tăng cường, chú trọng . Thẳng thắn chỉ ra những hạn chế,

tồn đọng của 2014 - Để trên cơ sở đó đề ra các giải pháp khả thi và tích cực nhằm thực hiện hiệu quả hơn những nhiệm vụ, đặc biệt phương châm hành động của ngành GTVT năm 2015: “Phát huy truyền thống 70 năm đi trước mở đường, tiếp tục đổi mới, quyết liệt cải cách, vì sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp” - TCĐB Việt Nam đặt quyết tâm cao trong phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2015 trên tất cả các lĩnh vực với mục tiêu: Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng GT ĐB, kéo dài tuổi thọ công trình, bảo đảm GT thông suốt, êm thuận; giảm tai nạn 5-10% trên cả 3 tiêu chí; tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đào tạo sát hạch lái xe; đẩy mạnh CCHC; tiếp tục siết chặt kinh doanh vận tải và KSTT phương tiện; hoàn thành kiểm soát xe quá tải. Đồng thời, mong muốn Bộ GTVT phân cấp, ủy quyền cho TC ĐBVN chủ động điều hòa, điều chỉnh kế hoạch bảo trì, kế hoạch chi hàng năm để kịp thời xử lý các trường hợp đột xuất, cấp bách và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn Quỹ BTĐB. Và chỉ đạo tăng cường thực hiện công tác thẩm tra an toàn giao thông đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình GT theo quy định ■

XUÂN ẤT MÙI - 2015 11

Đoàn công tác của TC ĐB Việt Nam đi vận động làm cầu treo dân sinh cho Chương trình « Nhịp cầu yêu thương » tại Cty 185 - Bộ Quốc phòng và tại Cty CIENCO 8 bộ GTVT.

Đại diện TC ĐB Việt Nam (ngoài cùng, trái) trao qùa cho các cháu học sinh nỗ lực vượt khó của 2 xã: Huổi Hiềng- H.Súp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (Lào) và Loóng Sập - H. Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Việt Nam)

Ngày 12/12/2014 - Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã gửi Thư ngỏ cho toàn thể cộng đồng xã hội, kêu gọi ủng hộ Chương trình “Nhịp cầu yêu thương”. Thư ngỏ này đã thể hiện tình cảm, trách nhiệm cao của người đứng Ngành nói riêng, toàn thể CBCNV ngành GTVT nói chung, trong đó có tập thể CBCNV TCĐB với cộng đồng, đặc biệt với đồng bào vùng sâu, vùng xa hiện đang rất nhiều khó khăn “vì mưu sinh, vẫn phải sử dụng phương thức đi lại nguy hiểm...các thầy, cô giáo, học sinh, người dân nhiều nơi phải bất chấp nguy hiểm vượt sông, suối trong mùa lũ bằng việc chui vào túi nilong, đu dây hay đi trên những những chiếc bè, mảng tạm bợ, có khi phải bỏ mạng...

“Chính phủ đã lập tức đưa ra gói giải pháp hỗ trợ khẩn cấp để khắc phục. Đồng thời, Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2010 ra đời và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 2356/QĐ-TTg (ngày 04/12/2013), trong đó có mục tiêu đặc biệt quan trọng là xây dựng được một hệ thống GT có thể đi lại được quanh năm đến tận Trung tâm xã, tạo ra sự kết nối liên vùng. Bộ GTVT cũng nhanh chóng lên kế hoạch hiện thực hóa Chương trình của Chính phủ bằng việc lập Đề án xây dựng cầu dân sinh quy mô nhỏ, bảo đảm ATGT trên phạm vi toàn quốc, từ nay đến 2017. Tổng số cầu dự kiến trong Đề án là 7.811 chiếc, với số kinh phí cần để thực hiện toàn bộ công việc khỏang 12.134 tỷ đồng...

Tuy nhiên, để thực hiện Chương trình của Chính phủ theo tiến độ đề ra trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp, sự hỗ trợ của địa phương vông cùng hạn chế, là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, cần sự chung tay, góp sức, chia sẻ của toàn thể cộng đồng xã hội”...

Thực hiện Chỉ đạo của Bộ GTVT- Đồng thời với mong muốn hiện thực hóa hiệu quả tình cảm, trách nhiệm của mình, đặc biệt với đồng bào vùng sâu, xa - TCĐB VN đã thành lập 04 Đoàn công tác thực hiện nhiệm vụ quyên góp kinh phí từ các tổ chức, cá nhân để xây dựng cầu treo dân sinh cho Chương trình "Nhịp cầu yêu thương”. Được biết, tới thời điểm này, Chương trình đã nhận được sự ủng hộ của một số tập thể, cá nhân, với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.

“NHỊP CẦU YÊU THƯƠNG” - CHƯƠNG TRÌNHTIỀM TÀNG TÍNH NHÂN VĂN, TRÁCH NHIỆM CAO

VÌ CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI

Page 12: Mekong tet 2015

XUÂN ẤT MÙI - 201512

*Lạ kỳ - Tượng Phật 13 lần phát ánh hào quang 7 sắc.

Theo truyền thuyết, vào thời vua Minh Mạng, dân chài nơi đây đã tìm thấy một tượng Phật trôi dạt từ biển vào, họ cho đó là điềm lành nên đã lập đền thờ tự. Điều kỳ diệu là từ khi lập đền thờ tượng Phật thì trời yên biển lặng, ngư dân yên ổn làm ăn. Từ đó nơi đây có tên là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian nơi Quán Thế Âm độ thế, cứu khổ, giúp con người vượt qua khỏi vòng trầm luân...

Những ngày đầu năm mới và đặc biệt vào dịp lễ Thượng Nguyên (ngày rằm tháng giêng âm lịch) - Chùa Linh Ứng đông nghịt đệ tử nhà Phật cũng như khách thập phương xa gần đến thắp hương kính Phật. Có thể nói trên khắp miền Trung ít có ngôi chùa nào vừa có phong cảnh đẹp, lại có nhiều câu chuyện linh thiêng như ngôi Chùa cổ này. Không chỉ người đến lễ Phật, mà những người cầu tài cầu phúc, cho đến những người oan khổ đến đây cầu nguyện đều được linh ứng, nhiều người được tai qua nạn khỏi. Chùa Linh Ứng nổi tiếng đặc biệt bởi nhiều lần Phật đã hạ mình vàng hiển linh với phổ quang rực rỡ.

Người dân vùng biển nơi đây vẫn hay truyền miệng nhau về sự linh diệu, kỳ lạ của Đức Quán Âm cứu khổ cứu nạn trấn vùng biển Đông này nên cứ vào ngày rằm, mồng một hay các ngày lễ lớn, người lên đây cầu nguyện trước tượng Phật Quan Âm rất đông. Và thật

kỳ lạ, từ lúc xây dựng tượng Phật Quán Thế Âm ở đây thì đã có rất nhiều câu chuyện huyền bí đã xảy ra. Từ việc có những ánh hào quang liên tục xuất hiện trên vùng trời phía sau bức tượng Quán Thế Âm và những câu chuyện tâm linh, đến những sự trùng hợp ngẫu nhiên bí ẩn…

Theo lời các nhà sư trong chùa Linh Ứng - Bãi Bụt, từ lúc xây chùa đến nay thì họ đã chứng kiến 13 lần ánh hào quang 7 sắc xuất hiện và tỏa sáng rực rỡ trên đầu tượng Phật Bà Quán Thế Âm. Nhiều Phật tử ở chùa Linh Ứng cho biết, vào một buổi trưa tháng 8/2008, trong lúc điêu khắc gia Thụy Lam chỉ đạo thợ tháo bỏ các giàn giáo trước mặt Phật Bà để chỉnh sửa lần cuối cùng thì bất ngờ, một ánh hào quang lớn xuất hiện và kéo dài hơn một giờ đồng hồ trên đầu bức tượng Phật Quán Thế Âm khiến ai nấy đều kinh ngạc, sững sờ. Sau đó, ánh hào quang còn xuất hiện thêm nhiều lần nữa trên tượng Phật Bà và tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào ngày lễ Phật Đản năm 2009, lễ hội Quán Thế Âm, ngày lễ Vu Lan và gần đây nhất là lúc 17h30 ngày 25/08/2013, sau một cơn mưa nhỏ đã xuất hiện một cầu vồng kép ngũ sắc rực rỡ trên một vùng trời rộng lớn làm nhiều người chứng kiến phải ngỡ ngàng, kinh ngạc.

Hình ảnh này còn có ý nghĩa tâm linh hơn khi một đầu cầu vồng xuất phát từ tượng phật Bà Quan Âm ở chùa Linh Ứng - Bãi Bụt, còn đầu kia ở chùa

Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn, nhiều người cho rằng cầu vồng kép này đã nối hai ngôi chùa Linh Ứng lại với nhau… Tổng cộng vầng hào quang xuất hiện ở chùa Linh Ứng tất cả là 13 lần.

Hiện tượng ánh sáng xuất hiện trên tượng Phật Bà Quan Âm khiến cho người dân Đà Nẵng nghĩ rằng Phật đã về chứng giám cho lòng thành của họ và kể từ đó hầu hết người dân Đà Nẵng đều đặt niềm tin tâm linh của mình vào ngôi chùa linh thiêng này…Trao đổi về hiện tượng “màu nhiệm” này - Thượng tọa Thích Thiện Nguyện, cho biết: “Nếu xét về phương diện khoa học thì đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng mặt trời, nhưng với 13 lần xuất hiện một cách trùng hợp đến bí ẩn trong các ngày lễ của Phật như vậy thì quả là một hiện tượng xưa nay hiếm thấy và chưa từng xảy ra ở các nơi khác…”.

Kể từ lúc xây chùa Linh Ứng, nhất là khi có ánh hào quang xuất hiện thì người dân kéo đến chùa mỗi lúc một đông hơn. Giờ đây, không chỉ người dân Đà Nẵng mà còn nhiều Phật tử ở các tỉnh lân cận lên chùa để cầu nguyện trước tượng Quan Âm, mong mọi điều ước nguyện của mình thành hiện thực. Đặc biệt là những gia đình ngư dân, mỗi lần có người nhà đi biển thì họ đều lên chùa khấn lạy, cầu nguyện trước tượng Phật Quán Thế Âm và cảm thấy vững tâm hơn khi nghĩ sẽ có Phật Bà dõi theo, phù hộ cho họ mỗi lần vượt sóng ra khơi. Cô Võ Thị Tư, một Phật tử cho biết: “Gia đình tôi có người đi biển nên tôi thường hay lên đây để cầu nguyện trước tượng Mẹ (Quán Thế Âm Bồ Tát) và mong Mẹ phù hộ cho người nhà đi biển được bình an, cho gia đình sức khỏe và con cái thành đạt… Vào các ngày lễ, mọi người kéo về đây khấn nguyện trước tượng Mẹ đông lắm, có khi đến hơn 10 nghìn người, cả khuôn viên rộng lớn thế này không có chỗ mà quỳ lạy luôn, nhiều người còn đến đây từ rất sớm để mong có được một chỗ

tốt nhất để cầu nguyện dưới tượng Mẹ Quan Thế Âm! ”.

*Linh ứng lạ thường

Có một sự trùng hợp đến kỳ lạ là từ khi xây ngôi chùa Linh Ứng cùng với tượng Phật Bà Quán Thế Âm thì dường như mọi việc của Đà Nẵng đều được tiến hành thuận lợi. Từ việc nhỏ như di chuyển làng phong Hòa Vân từ dưới chân đèo Hải Vân vào đất liền đến những việc lớn như xây dựng mấy cây cầu bắc qua sông Hàn, hay việc xây dựng bệnh viện ung bướu hiện đại nhất miền Trung đã nhen lên hy vọng cho hàng ng-hìn người bị bệnh nan y… Vì vậy, chùa Linh Ứng và tượng Phật Bà Quán Thế Âm cũng trở nên linh thiêng hơn trong tâm thức của mọi người.

Lại có những câu chuyện khá vui được lưu truyền trong dân gian, đó là việc nhiều người dân Đà Nẵng cho rằng, nhờ có tượng Phật Quan Thế Âm ở chùa Linh Ứng-Bãi Bụt mà nhiều khi bão không đổ vào Đà Nẵng. Có người vui miệng nói đùa: “Chắc tại hôm nay Phật Bà không có nhà thôi…”, nhưng cũng có không ít người vẫn tin tưởng rằng: “Nhờ có tượng Phật QuánThế Âm mà tâm bão mới không vào Đà Nẵng…”. Giờ đây thì dường như việc gì Đà Nẵng đạt được, tránh họa được, trong suy nghĩ của người dân cũng thường hay gắn với hai chữ “tâm linh”. “Chuyện tâm linh thì không nên nói nhiều, vì nó tùy thuộc vào niềm tin của mọi người vào Đức Phật mà thôi...Nhiều người tin vào Phật giáo thì cho rằng những chuyện kỳ diệu vừa xảy ra ở chùa Linh Ứng nói riêng và tại Đà Nẵng nói chung đều là nhờ vào Phật độ trì, còn những người chưa tin hoặc không tin vào Phật thì bảo đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi. Tất nhiên mỗi người đều có quyền suy nghĩ khác nhau về Phật và cũng có những điều trong tâm hồn mà không phải lúc nào cũng nên lý giải bằng khoa học… Nhưng theo quan điểm của riêng mình, tôi nghĩ rằng nhiều lời đồn đoán nhờ tượng Phật Quán Thế Âm phù hộ mà bão không vào Đà Nẵng là không đúng lắm, vì như vậy sẽ là trái với lời dạy và tâm niệm của Đức Phật, bởi dưới trần gian này, bất kỳ ai cũng đều là con cháu của Đức Phật nên cũng được Đức Phật che chở, độ trì như nhau cả…”, Hòa thượng Chúc Trí ở chùa Linh Ứng - Bãi Bụt chia sẻ.

Có thể tất cả mọi chuyện trên đều là sự ngẫu nhiên mà những người có tín ngưỡng đã tin rằng Thần Phật đã linh ứng. Nhưng cũng biết đâu có một sự “tâm linh” huyền bí nào ở đây? Nhưng dù sao đi nữa thì niềm tin vào Đức Phật và sự thành kính này cũng là khuyến thiện và cũng còn rất nhiều điều bí ẩn về “tâm linh” mà không phải khoa học chưa thể lý giải được…■

Chùa Linh Ứng: Những trùng hợp bí ẩn Bảo Ngọc Lam- Bảo Minh Long

LTS: Với độ cao hơn 100m so với mực nước biển - Chùa Linh Ứng tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà, cách TP. Đà Nẵng khoảng 10km về hướng Đông Bắc, được xây dựng rộng hơn 20ha, trên sườn núi bãi Bụt - Một dải núi sừng sững vươn mình về phía biển Đông, như thành lũy thiên nhiên che chắn cho TP biển nổi tiếng miền Trung là Đà Nẵng

Chùa Bãi Bụt nổi tiếng, không chỉ bởi Điện chính của Chùa có sức chứa lớn và là nơi trang nghiêm và thanh tịnh nhất. Mà còn bởi Chùa có điểm nhấn rất độc đáo: Tượng Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát cao khoảng 67m, tương đương với tòa nhà 30 tầng, với phong cảnh sơn thủy hiển linh. Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Những ngư dân lênh đênh trên biển mỗi khi nhìn vào đất liền, thấy Phật Bà thì lòng cũng vững chãi hơn trên từng đợt sóng dâng cao. Càng cận cảnh bức tượng “khổng lồ” này, càng cảm nhận rõ sự tinh tế của các nhà điêu khắc thể hiện qua những đường nét của bàn tay bắt ấn tam muội, bình nước cam lồ, chuỗi hạt trai trên cổ, đến tòa sen uy nghi, vạt áo cà sa mềm mại được trang trí những đường diềm hết sức tinh xảo tung bay trong gió… Hoàn toàn không có sự thô ráp rất dễ xảy đến khi dựng những bức tượng có kích cỡ lớn như thế này. Điểm độc đáo khác, trong 17 tầng tháp, có thể nhìn toàn bộ cảnh TP. Đà Nẵng, núi rừng và biển cùng bán đảo Sơn Trà. Bởi đường kính tòa sen rộng tới 35m, trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng thờ 21 Đức Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau gọi là “Phật Trung Hữu Phật”. Trên mão tượng Quán Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Hiện tại, đây là tượng Phật được coi là đứng cao nhất Việt Nam.

Tuy nhiên, điểm khiến Chùa Linh Ứng nổi tiếng hơn cả là những trùng hợp kỳ lạ, mang tính tâm linh của Chùa...

Hào quang rực rỡ từ tượng Quan Âm cứu khổ cứu nạn

Page 13: Mekong tet 2015

13XUÂN ẤT MÙI - 2015

Gắn liền với sự ra đời của nhà Lý trong lịch sử dân tộc, đến nay vẫn còn lưu truyền nhiều câu chuyện mang màu sắc tâm linh, kỳ bí khó lý giải. Điều đặc biệt, những câu chuyện kỳ lạ trên lại gắn liền tên tuổi của những vị thiền sư nổi danh thuộc thiền phái Diệt Hỷ.

*Khả năng tiên tri linh nghiệmNhiều câu chuyện cho thấy, các

thiền sư thuộc thiền phái này đã tiên liệu được sự xuất hiện của nhà Lý trong lịch sử và có sự chuẩn bị trước cho việc Lý Công Uẩn lên ngôi vua từ hàng trăm năm trước. Người được cho là có dự cảm sớm nhất đối với sự ra đời của nhà Lý trong lịch sử là thiền sư Định Không - đệ tử đời thứ 7 của thiền phái Diệt Hỷ. Được biết, thiền sư Định Không là người họ Nguyễn, ở làng Cổ Pháp, phủ Thiên Đức (hiện nay là phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông nổi tiếng là người am hiểu thế, số. Tuy cái duyên cửa thiền đến với ông rất muộn, khi ông đã về già nhưng tài năng và đức hạnh của vị thiền sư này đến nay vẫn còn lưu truyền. Trong đó, ông được ca ngợi là người có khả năng tiên tri và để lại nhiều lời sấm truyền mà sau này được nhiều thế hệ ghi nhận là ứng nghiệm.

Sách Thiền Uyển tập Anh cho biết, ngay từ thời điểm năm 785 đến 804, tức hơn 200 năm trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, thiền sư Định Không đã dự cảm được việc nhà Lý xuất hiện trong lịch sử. Câu chuyện mang màu sắc huyền bí này lại gắn liền với ngôi chùa Quỳnh Lâm (tức chùa Đài hay còn gọi là chùa Lục Tổ, ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nổi tiếng đất Kinh Bắc.

Tương truyền, khi tiến hành xây chùa Quỳnh Lâm, lúc mới đào đất đắp nền đã phát hiện 1 cái ly hương và 10 cái khánh. Sau đó, sư sai người đem xuống sông rửa. Một cái khánh bị rơi xuống tận đáy sông. Thiền sư Định Không cho rằng đây là điềm báo tốt, liền nói với mọi người: "Chữ Thập, chữ Khẩu hợp thành chữ Cổ. Chữ Thuỷ, chữ Khứ hợp thành chữ Pháp. Chữ Thổ chỉ làng ta ở nên sư quyết định đặt tên làng mình từ Diên Uẩn thành Cổ Pháp". Sau đó, sư tụng rằng: "Hiện ra pháp khí/ 12 chuông đồng/ Họ Lý làm vua/ Ba phẩm thành công".

Bản thân vị thiền sư này không chỉ có dự cảm về sự xuất hiện của triều Lý, mà còn đoán định trước việc vùng đất Cổ Pháp có thể bị yểm bởi một người ngoại quốc. Do đó, thiền sư Định Không đã căn dặn đệ tử của mình trước khi viên tịch. Chuyện xưa kể rằng,

trước khi sắp tịch, sư gọi đệ tử Thông Thiện, nói: "Ta muốn mở rộng làng xóm nhưng e nửa chừng gặp tai hoạ, chắc có kẻ muốn phá hoại nước ta. Sau khi ta mất, con cố giữ đất Cổ Pháp này, rồi gặp người họ Đinh thì truyền".

Lời nhắn nhủ của thiền sư Định Không với đệ tử Thông Thiện sau này được cho là đúng sự thực. Người ngoại quốc mà vị thiền sư này nhắc đến chính là Cao Biền - Tiết độ sứ ở Tĩnh Hải Quân (tên gọi Việt Nam thời gian 866 - 968) của một nhân vật được người đời sau nhắc đến nhiều lần trong những câu chuyện liên quan đến việc phá long mạch nước ta vào thời điểm ông làm Tiết độ sứ ở nước ta.

*Dùng cây gạo để hàn long mạch

Không chỉ thiền sư Định Không mà nhiều thiền sư các đời kế tiếp của thiền phái này đến nay vẫn được hậu thế lưu truyền là có biệt tài về phong thuỷ và có khả năng dự đoán được tương lai. Nhiều huyền sử đến nay vẫn còn nhắc đến tên tuổi của nhiều vị thiền sư như Trưởng lão La Quý, thiền sư Vạn Hạnh. Họ đều là những bậc thầy về phong thuỷ và những người có khả năng tiên tri.

Được biết, sau khi thiền sư Định Không viên tịch, đệ tử là thiền sư Thông Thiện đã nghe theo lời dặn của thầy, suốt ngày tu luyện để giữ Cổ Pháp. Lời truyền dạy của thiền sư Định Không đã ứng nghiệm khi thiền sư Thông Thiện đã gặp được một người học trò họ Đinh và truyền pháp lại cho người này, người đời sau gọi người học trò này là Trưởng lão La Quý. Theo sử chép, Trưởng lão La Quý người An Chân (Thái Bình ngày nay), ông tu tại chùa Song Lâm, làng Phù Ninh, phủ Thiên Đức (Từ Sơn, Bắc Ninh). Thuở nhỏ, Trưởng lão La thường chu du khắp các phương, hỏi thăm các bậc thiền sư. Trải qua nhiều năm không

gặp đạo duyên, Trưởng lão La sắp thối chí. May mắn sau này, Trưởng lão gặp được pháp hội của Thông Thiện, nghe một lời, lòng thiền khai ngộ, bèn chịu phục thờ làm thầy. Được thiền sư Thông Thiện truyền pháp, Trưởng lão ra sức tu luyện đến khi đắc pháp sư tuỳ phương diễn hoá, tài phép vô biên. Tương truyền, mỗi khi ngài nói ra lời nào, tất là phù sấm.

Cuộc đời của vị thiền sư này gắn liền với giai thoại hàn long mạch, phá yểm của Cao Biền. Theo sách Thiền Uyển tập Anh, khi Cao Biền sang nước ta, xây thành bên sông Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp có khí đế vương, nên đã đào đứt con sông Điềm và những ao Phù Chẩn đến 19 chỗ để trấn yểm. Việc Cao Biền tìm cách trấn yểm, để nước Nam mãi là vùng đất thuộc phương Bắc là một hành động rất nham hiểm nhưng cũng rất vi diệu mà người thường không dễ nhận ra.

Chính Trưởng lão La Quý, khi đã "đắc pháp", ông đã phát hiện được điều này và chính ông là người cho tiến hành lấp lại các điểm Cao Biền sai người đào, phá long mạch trước đây. Để long mạch được trở về như xưa, Trưởng lão La Quý đã trồng một cây bông gạo ở chùa Châu Minh để hàn long mạch nhằm trấn chỗ đứt. Cây gạo mà Trưởng lão La Quý trồng sau này gắn liền với giai thoại, sét đánh thành bài sấm truyền cho sự lên ngôi của Lý Công Uẩn. Chuyện xưa kể rằng, khi trồng cây gạo này, Trưởng lão La Quý đã làm bài thơ, "Đại sơn đầu rồng ngửng/ Đuôi cù chẩn Châu Minh/ Thập bát tử định thành/ Bông gạo hiện long hình/ Thỏ gà trong tháng chuột/ Nhất định thấy trời lên". Người đời sau cho rằng, bài thơ này là lời sâm truyền báo hiệu ngày, tháng, sự ra đời của vua Lý Công Uẩn. Bởi nội dung bài thơ có ý dự báo cho sự ra đời của nhà Lý vào tháng 10 năm Dậu. Sau này, nhà Lý sau này ra đời vào tháng 10 năm Đinh Dậu.

*Biệt tài "dung ba cõi"Cũng liên quan đến sự ra đời của

vương triều Lý trong lịch sử, một vị thiền sư nổi danh khác của thiền phái Diệt Hỷ được nhắc đến đó chính là thiền sư Vạn Hạnh, đời thứ 12 của thiền phái Diệt Hỷ.

Đến nay, tên tuổi của vị thiền sư này được người đời sau ca ngợi: "Sư nói lời nào, thiên hạ cho là phù sấm". Vua Lý Nhân Tông đã làm kệ (thể thơ phổ biến thời Lý Trần), ca ngợi tài năng của vị thiền sư này: "Vạn Hạnh dung ba cõi/ Thật hiệp lời sấm xưa/ Quê hương tên Cổ Pháp/ Chống gậy trấn kinh đô". Bài thơ ý nói Vạn Hạnh thấu suốt tất cả sự việc của quá khứ, hiện tại và thời vị lai. Được biết, sư Vạn Hạnh vốn là Thầy của Lý Công Uẩn. Người có công rất lớn trong việc giáo dục và giúp đỡ Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Tương truyền, ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi (sự kiện diễn ra tại Ninh Bình), sư Vạn Hạnh ở mãi tận chùa Quỳnh Lâm, đã biết trước mọi việc, bảo với người bác và chú của vua rằng: "Thiên tử đã băng, Lý Thân vệ (Lý Công Uẩn) hiện đang ở nhà. Trong trưa nay, Thân vệ ắt được lên ngôi". Rồi nhà sư cho yết bảng ở đường cái nói rằng: "Tật lên chìm bể Bắc/ Hạt Lý mọc trời Nam/ Bốn phương gươm giáo dẹp/ Tám cõi mừng bình an", ý thơ nói nhà Lý thay nhà Lê.

Xung quanh những câu chuyện về biệt tài võ học, phong thuỷ và khả năng tiên tri của những thiền sư thuộc thiền phái Diệt Hỷ, võ sư Nguyễn Văn Thắng, Trưởng môn phái Thăng Long võ đạo cho rằng, những câu chuyện huyền sử trên có cơ sở. Vị võ sư này cho rằng, trong các câu chuyện về các vị thiền sư, có người được nhắc tới như một bậc thầy về võ học, người được nhắc đến với vai trò là người có tầm hiểu biết phong thuỷ và khả năng tiên tri đoán định. Nhưng thực tế, khi đạt đến đỉnh cao của thiền học, tất yếu đạt đến đỉnh cao của võ và có hiểu biết sâu sắc về phong thuỷ. Giải thích về mối quan hệ giữa thiền học, võ học, phong thuỷ và dự báo, võ sư Nguyễn Văn Thắng cho rằng: "Ngày trước các thầy võ thường rất giỏi về văn, y, lý, số. Điều này không có gì là lạ. Bởi, năng lượng đi cùng với khí công, khí công hỗ trợ cho lực võ. Ý sinh khí, khí sinh lực, lực tạo công năng. Võ giỏi đều phải giỏi khí công, đỉnh cao của khí công tức là tĩnh là thiền định. Võ thuật là thiền định (thiền định là tâm linh), tâm linh là phong thuỷ là để hoà hợp với đất trời. Mà phong thuỷ liên quan đến dự báo (tiên tri), bởi trong hình có khí, trong khí chứa đựng tâm linh. Hình thể như thế nào thì khí như vậy" ■

Tượng Thiền Sư Vạn Hạnh (Nguồn ảnh: Internet)

Biệt tài phong thuỷ và tiên tri linh nghiệm của thiền sư cổ Việt Nam

Minh Quang

Page 14: Mekong tet 2015

14 XUÂN ẤT MÙI - 2015

Trí Dũng

Trong Thập Nhị Ðịa Chi 12 con Giáp, Dê đứng hàng thứ 8. Tính theo tháng (tháng giêng, tính từ Dần),

tháng 06 thuộc tháng Mùi và trong ngày giờ Mùi từ 13 -15 giờ. Trong đời sống, chuyện về Dê nhiều chuyện về Dê có ý nghĩa khá đa dạng, sinh động, hấp dẫn và đầy ngụ ý.

Theo sách Tấn thư- Tấn Vũ Đế (thời Chiến quốc) sống rất xa hoa, có rất nhiều cung tần mỹ nữ. Đêm đêm nhà vua thường dùng xe có Dê kéo trong hậu cung, cho Dê kéo đi đâu thì đi. Các phi tần biết vậy, thường lấy lá dâu rắc trước cửa phòng mình. Dê thích ăn lá dâu sẽ ngừng xe lại và người cung phi ấy sẽ may mắn được gặp gỡ với “mặt rồng” và đựơc Tấn Vũ Đế ân sủng...

Chúng ta thường nghe nói dê là dương. Ðàn ông nhiều vợ hoặc hay tán tỉnh thì bị gọi là có "thói dê" ? hay "dê cụ". Ai có chòm râu cằm rậm hơi cong thì gọi là "râu dê" . Trong y học có từ "Satyriasis" chỉ thể lực về sinh lý. Nếu xét con dê có đời sống hiền

lành như các gia súc khác, nhưng cái gì xấu thì bị gán ghép cho dê thật là tội nghiệp. Thực tế, Dê trong ca dao, văn học rất linh động, hấp dẫn mà thâm thúy: Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi/ Mà em đây luống ngậm ngùi tuổi Thân. Trẻ em nhà quê khi chơi trò dung dăng dung dẻ thường thuộc lòng bài đồng dao vui nhộn:

Dung dăng dung dẻDắt trẻ đi chơiCho Cháu về quêCho dê đi họcCho cóc ở nhàCho gà bới bếpNgồi xệp xuống đây.Nguyễn Ðình chiểu (1822-1888) nhà

thơ yêu nước chống thực dân Tây. Trong

bài Văn Tế Nghiã sĩ Cần Giuộc, đã gửi phần tâm sự và lời chê trách người cộng tác với thực dân, làm tay sai dày xéo dân tộc khổ đau vì nô lệ:

Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. Mùi tinh chiên vấy đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Theo sử sách ghi chép, dưới thời nữ Hoàng Ðế gọi là Từ Hi Thái Hậu/Tz’u-hsi (1835-1908), ngay từ rằm tháng 2 Kỷ Hợi (1873), mỗi tỉnh của Trung Hoa đã phải tiến cử 10 đầu bếp giỏi nhất của mình về kinh thành soạn thảo thực đơn. Sau gần hai tháng chuẩn bị, các đầu bếp thống nhất một thực đơn gồm 140 món. Trong đó có 7 món đặc biệt " Sơn dương trùng" là một

trong bảy món ăn đặc sản độc đáo...Người nước Lỗ khi xưa phải mổ thịt dê đực làm lễ "Cốc sóc". Về sau lễ ấy được bỏ đi nhưng người ta vẫn theo lệ mà nộp dê. Tử Cống (học trò Khổng Tử tên là Ðoan Mộc Tứ nhỏ hơn Khổng Tử 30 tuổi) muốn bỏ hẳn lệ ấy đi, nhưng Khổng Tử (năm 551-479 trước CN) bảo: "Ngươi tiếc con dê còn ta thì tiếc cái lễ". Ý muốn nói, triều vua bây giờ đã suy, bỏ mất lễ "Cốc sóc" nhưng vẫn giữ tục nộp dê thì người ta vẫn nhớ đến lễ ấy và lễ cốc sóc không mất hẳn. Câu chuyện này chứng tỏ dê có một vai trò quan trọng như thế nào trong văn hoá Trung Quốc. Ông Tô Vũ, sứ giả nhà Hán thời Hán Vũ Đế (vua thứ 6 nhà Hán 140-87 tr.CN), đi sứ sang Hung Nô. Triều đình Hung Nô có lời dụ hàng, Nhưng Tô Vũ giữ thể diện nhà Hán, giận dữ quát mắng, chúa Hung Nô là Thuyền Vũ sai quân áp tải ông đến giam vào hang sâu, với ý giết chết sứ thần nhà Hán. nhưng Tô Vũ không chết trong hang. Thuyền Vũ liền truyền lệnh đầy ông lên phương Bắc, vắng như sa mạc, tuyết phủ quanh năm. Ông phải chăn một đàn dê đực, với sắc chỉ của chúa Hung Nô: "Bao giờ trong đàn dê, dê đực đẻ con, sứ thần Tô Vũ được trở về đất Hán". Hán Vũ Đế và cung đình nhà Hán biết tin sứ thần Tô Vũ bị hại, đã nêu tấm gương trung nghĩa với đất nước và bị giam trong hang cho đến chết, nên vô cùng thương xót, luôn nêu cao công trạng và gương trung nghĩa cho đời. (Thời gian trôi qua Hán và Hung Nô giảng hoà,Tô Vũ được tự do về nước) ■

Năm Ất Mùi nói chuyện về DêTheo tài liệu trong Bildschromik der Welt Geschichte của nhà xuất

bản Coventgarden -Loài Dê Bezoarziegen có cách dây 50.000 năm. Thời đồ đá, loài người săn bắn Dê làm thực phẩm. Dê sống trên đồi núi hoang dại tại : Á Châu, Âu Châu và Phi Châu được người ta đem về nuôi thuần hóa, sử dụng thành gia súc, sáu con vật nuôi thông dụng : Dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu.

Dê là một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thần thánh như heo và bò. Dê có tên khoa học Capra sp, thuộc loại động vật có vú (Mammalia), bộ móng chân (Artiodactyla), loại nhai lại (Ruminantia) có sừng rỗng dài cong cả mét, so với dê nuôi, sừng nhỏ và yếu hơn, hoặc không có sừng, tai dài hay ngắn hơn tùy giống. Dê có thể nhịn nước lâu ngày trong sa mạc, có sức chịu đựng mưa nắng, tuyết phủ. Đặc biệt - Dê đực có sức mạnh về sinh lý, thừa sức sống phục vụ cho một đàn dê cái, 100 dê cái chỉ cần 4 dê đực... Từ xưa Dê hay dùng trong tế lễ

* LÝ THƯỜNG KIỆT (1019 - 1105):

Sinh năm Kỷ Mùi, quê làng An Xá, huyện Quảng Đức (nay là huyện Gia Lâm, Hà Nội) danh tướng, Đại thần thời Lý. Uy đức cao rộng, văn võ song toàn, tận tụy phụng sự ba đời vua (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), được thăng đến chức Thái Úy. Lý Thường Kiệt đã thống lĩnh quân đội đánh Tống, bình Chiêm thắng lợi huy hoàng. Bài Nam Quốc sơn hà của ông được coi là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Năm 1061, ông được cử vào trấn giữ vùng núi Thanh Nghệ hiểm trở. Năm 1077, quân Tống đem 10 vạn quân, 1 vạn ngựa chiến, cùng 20 vạn dân phu sang xâm lược nước ta. Quân giặc bị quân dân ta đánh chặn ngay từ cửa Ải Lạng Sơn. Ngày 18/1/1077, quân Tống tiến đến bờ Bắc sông Cầu và bị chặn lại hơn 2 tháng. Đến đúng lúc giặc Tống bị dồn vào tính thế khốn quẫn tại sông Như Nguyệt (Bắc Ninh), Lý Thường Kiệt ra lệnh quân dân Ðại Việt tấn công, giặc Tống thua rút quân về nước.

* PHÙNG HƯNG (761-802): Sinh năm Tân Mùi, quê Sơn Tây.

Năm 766, Phùng Hưng cùng anh em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh phất cờ

khởi nghĩa chống lại nhà Đường. Cuộc chiến đấu kéo dài 20 năm (766-789). Đến năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng cùng các tướng chiếm được thành Tống Bình (Hà Tây), được tôn hiệu là Bố Cái Đại Vương.

* NGUYỄN VĂN SIÊU (1799 – 1872):

Sinh năm Kỷ Mùi, quê làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Năm 26 tuổi, ông đỗ cử nhân, sau đó đỗ Phó Bảng và được bổ nhiệm chức Kiểm thảo Viện Hàn lâm triều Thiệu Trị. Nguyễn Văn Siêu rất giỏi văn chương, được người đương thời ca tụng là “Thần Siêu thánh Quát”. Năm 1854, ông dâng sớ điều trần chính sự nhưng bị triều đình xem nhẹ nên ông từ quan về quê dạy học và viết sách. Ông để lại nhiều tác phẩm giá trị về văn, sử, địa.

*TÔN THẤT THUYẾT (1835 – 1913):

Sinh năm Ất Mùi, quê Thừa Thiên - Huế, danh tướng thời Nguyễn. Ông là người dũng cảm, mưu lược, hoạt động sôi nổi để chặn đà tiến công của Pháp và dẹp tan giặc cờ vàng. Đêm 4 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy tổng tấn công quân Pháp ở Huế nhưng thất bại. Ông phò vua Hàm Nghi rời kinh thành chạy ra Hà Tĩnh, phát động phong trào Cần Vương chống Pháp.

* NGUYỄN KHUYẾN (1835 – 1909):

Sinh năm Ất Mùi, thường gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ, quê Ý Yên - Nam Định. Ông nổi tiếng là nhà thơ kiệt xuất, làm quan đến chức Trực học sỹ, sang chức Toản tu ở Quốc sử quán triều Nguyễn. Năm 1883, đau buồn vì triều đình đầu hàng giặc, ông cáo quan về quê dạy học. Bản tính cũng như thơ phú của ông rất được mến trọng bởi vừa ngang tàng, thâm thúy lại vừa dân dã và hài hước. Ông để lại các tác phẩm: Quế Sơn thi tập, Yên Đỗ Tam

Nguyên, Quốc âm thi tập.

* TRƯỜNG CHINH (1907 - 1988):

Sinh năm Đinh Mùi, tên thật là Đặng Xuân Khu, quê Xuân Trường (Nam Định). Năm 1941, được cử làm Tổng Bí thư - Đồng thời là chủ bút các tờ báo đấu tranh và cách mạng với bút danh Sóng Hồng. Năm 1945, ông lần lượt giữ những chức vụ quan trọng như Tổng Bí thư (1951), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981), Tổng Bí thư (1986)… Ông là một chính khách bản lĩnh, đa tài. Ông cũng để lại nhiều tác phẩm văn hóa, lý luận sắc bén và thơ ca cách mạng đầy nhiệt huyết.

* LÊ DUẨN (1907 – 1986): Sinh năm Đinh Mùi, quê Quảng

Trị. Ông là nhà hoạt động cách mạng năng động, dũng cảm, trung kiên, yêu nước. Tham gia hoạt động chống Pháp từ năm 1928 và năm 1930 trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1951, ông được bầu làm Bí thư TƯ Cục miền Nam. Năm 1957, Q.Tổng Bí thư. Đến năm 1976, được bầu làm Tổng Bí thư và đảm đương chức vụ này cho đến khi qua đời ■

MỘT SỐDANH NHÂN TUỔI MÙI

Dũng Ánh

Page 15: Mekong tet 2015

15XUÂN ẤT MÙI - 2015

Chú dê đặc biệt của gia đình ông nông dân Zhao Jinfeng, TP. Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

khi sinh ra đã có 2 chân dị tật nhưng có nghị lực hết sức mạnh mẽ. Chỉ đi bằng hai chân. Ngưỡng mộ trước nghị lực phi thường của chú dê này, một người mắc ung thư đã lặn lội hàng ngàn km đến để mua con vật này. Anh cho biết, nó chính là động lực giúp anh có thêm niềm tin vào cuộc sống.

* Chú dê chỉ đi bằng hai chân trước

Dù có đầy đủ 4 chân nhưng chú dê ở trại nuôi của ông Trần Phúc Hải, một người dân trong thôn Bắc Tự, TP. Phổ Châu, Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc lại chỉ di chuyển bằng hai chân trước. Khi mới sinh được vài ngày là nó đã biết đi nhưng đi kiểu lạ đời. Ban đầu, kiểu đi này khiến nó thường xuyên bị ngã, nhưng sau đó nó tiếp tục đứng dậy và càng đi càng cứng cáp, mạnh mẽ hơn.

* Dê lướt ván siêu đẳngĐối với một người bình thường giữ

thăng bằng trên ván lướt sóng đã là một chuyện không dễ dàng gì. Nhưng chú dê Goatee đã làm không ít người thán phục khi thể hiện tài năng lướt sóng vô cùng điêu luyện.

Còn chú dê Happie ở Fort Myers,

Florida lại lập kỷ lục chú dê lướt ván nhanh nhất thế giới. Happie có thể lướt được 36m trong khoảng thời gian 25 giây. Đây là một trong những kỷ lục Guinness kỳ quặc nhất năm 2013.

* Dê yêu CừuMột nhân viên vườn thú ở Tây Nam

Trung Quốc đã phải lên mạng để xin lời khuyên của mọi người: “Phải làm thế nào khi một con cừu lại đi yêu một con dê?”. Bởi sự thực xảy ra khi con cừu đực và con dê cái trong vườn thú đã giao phối với nhau. Các nhân viên không làm sao tách được cặp đôi này. Báo giới và kênh truyền hình địa phương đã quay lại đoạn phim ghi cảnh câu chuyện tình lãng mạn của chúng khi các nhân viên sở thú tìm cách chia cắt cặp đôi này.

* Chú dê được rao bán 4 tỷ đồngChú dê thuộc sở hữu của anh Islam

Bhati ở Ấn Độ. Con vật này được rao bán với giá cao ngất vì được cho là con dê thần thánh khi sở hữu bộ lông có biểu tượng chữ Ả Rập “Allah” nghĩa là “Chúa”. Chú dê được anh chăm sóc rất cẩn thận bằng cây cỏ sạch và hoa quả khô. Tuy nhiên, chưa ai đồng ý mức giá đó để mua nó.

*Cụ ông 74 tuổi làm đám cưới với dê

Chuyện thật như đùa này xảy ra ở Brazi. Cụ ông Aparecido Castaldo đã

quyết định thoát khỏi kiếp độc thân ở 74 tuổi bằng đám cưới với một “nàng” dê. Hôn lễ được tổ chức vào ngày 13/10/2013 ở thành phố Jundiai. Buổi lễ được một vị Giám mục chứng giám và cặp đôi này sẽ không “động phòng”.

Ông cho rằng mình đã nảy sinh tình yêu với thú cưng này trong 2 năm và nhận thấy việc yêu một con dê còn có nhiều điểm tốt hơn yêu một con người. Trước đây, cụ đã qua 4 đời vợ với 8 người con. Nói về cuộc hôn nhân này, cụ chia sẻ: Ít ra “cô ấy” còn không nhiều lời, không sinh con và không đòi tiền.

* Thú vị dê biết leo tường, trèo cây Những chú dê Alpine Ibex trong dãy

núi Alps của Ý hết sức gan dạ và có khả năng giữ thăng bằng tuyệt đỉnh. Chúng có thể lang thang trên mặt của đập nước gần như thẳng đứng, cao tới 50m hay leo trên những thác nước cheo leo hết sức nguy hiểm ■

NHỮNG CHUYỆN LẠ VỀ LOÀI DÊ

Trần Tiến Tuân

* CÂY SỪNG DÊ: Có hoa màu đỏ hoặc vàng, cao 3 – 4m. Khi bẻ cành, lá sẽ tiết ra dịch đục như sữa. Mỗi hoa sinh ra hai quả dài, nhọn, đen và cứng như sừng dê. Hạt của cây sừng dê có thể chiết ra chất dùng làm thuốc chữa bệnh tim mạch. Không được dùng cây này theo dạng thuốc thô.

* CÂY MÓNG DÊ: Còn có tên Quá giang long, là loại dây leo bám vào cây

khác, dài 10 – 20m. Lá hình tim, đuôi lá chẻ đôi như hình móng dê. Bộ phận dùng là dây. Tính hàn, vị chát. Tác dụng trị thấp khớp, làm tan máu tụ, tiêu sưng (lá tươi).

* CÂY TIẾT DÊ: Là loại dây leo, lá hình tim, dài 2 – 5cm; rộng 3 – 6cm. Hai mặt lá đều có lông mịn. Quả hình cầu, đường kính 5mm. Vị nhạt, tính mát. Tác dụng: Giảm đau, lợi tiểu, giải nhiệt. Dùng lá tươi giã nát lọc lấy nước, để đông đặc lại rồi uống có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

*CÂY DƯƠNG ĐỀ: Còn gọi là cây lưỡi bò, chút chít. Là loại cỏ nhỏ, cao khoảng 1m, lá dài 15 – 20cm. Hai lá chà xát vào nhau có tiếng kêu chút chít. Rễ có dạng gót chân con dê nên gọi tên dương đề. Lá tươi giã nát, bôi trị hắc lào, ghẻ lở, mụn trứng cá. Rễ nấu lấy nước uống để tẩy giun, nhuận tràng.

*DÂM DƯƠNG HOẮC: Là thứ lá loài dê rất thích ăn, lại có tác dụng tăng

cường sinh lý, tình dục. Là cây thân thảo sống lâu năm, cao 30 – 40cm, thân và rễ cứng, dâm dương hoắc có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạch gân cốt, trợ dương, ích tinh chuyên trị nam giới vô sinh, liệt dương, lưng gối đau mỏi, phong thấp…

* DƯƠNG GIÁC THÁI: Còn gọi là cây màng màng, màn ri. Là loại cỏ mềm, thấp, mọc hoang, cao 0,5 – 1m. Lá kép chân vịt, hoa màu trắng, quả tròn, cuối

quả vót nhọn. Dương giác thái nghĩa là rau sừng dê. Cây có vị đắng, tính ấm. Tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, giảm đau.

* DƯƠNG GIÁC ĐẬU: Còn gọi là muồng cốt khí, vọng giang nam. Cây cao 1 – 2m, lá mọc đối hình xoan nhọn. Quả giáp dài 6 – 10cm, hơi cong nên có tên dương giác (sừng dê). Hạt dùng nấu lấy nước uống làm giảm sốt, ra mồ hôi, trị huyết áp cao. Lá nhai nát nuốt nước, bã đắp trị rắn, rít cắn.

* NÁO DƯƠNG HOA: Tức là cà độc dược. Loài dê ăn tạp, nên khi ăn phải quả, hoa cà độc dược thì hoạt náo, điên loạn, chạy la tứ tung nên gọi là náo dương hoa. Cây cao 0,5 – 2m, thân màu xanh hay tím. Hoa hình kèn, vành hoa trắng, dài đến 20cm. Quả hình cầu có nhiều gai mềm. Khi lên cơn hen suyễn, dùng hoa, lá thái nhỏ phơi khô, quấn thành điếu thuốc hút vài hơi thì cơn hen sẽ giảm; không nên hút nhiều lần vì dễ bị ngộ độc

Lịch sử đổi thay qua các năm Mùi, con người tiến bộ theo văn minh khoa học. Nhưng dê vẫn một đời nguyên thủy của nó. Dù mùa xuân đến rồi đi ■

NHỮNG CÂY THUỐC MƯỢN TÊN LOÀI DÊHiếu Văn

Page 16: Mekong tet 2015

16 XUÂN ẤT MÙI - 2015

*Chợ chữ Sài GònTừ 15 tháng chạp hàng năm, chợ

chữ trên đường Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo (quận 5), khu phố người Hoa (quận 6, 11)… bắt đầu họp nhộn nhịp và kéo dài đến hết ngày 30 tháng chạp. Trong những ngày này, tấp nập nhất phải kể đến chợ chữ nằm trên đường Phạm Ngọc Thạch (trước khu vực Nhà văn hóa Thanh niên, Quận 1).

Các chiếu thư pháp nằm san sát chạy dọc một đoạn vỉa hè. Các ông đồ đều trong trang phục áo dài đen, khăn đóng truyền thống ngồi “múa” chữ và dòng người nườm nượp đến thưởng ngoạn, mua chữ. Trên tường rào của nhà văn hóa là hàng dài câu đối, kiểu chữ mẫu được trưng bày để khách chiêm ngưỡng và lựa chọn.

“Phước”, “Lộc”, “Thọ”, “Tâm”, “Phúc”, “Nhẫn” là những chữ mà người ta thường xin các ông đồ. Chọn một chữ tức là họ đã chọn một tâm thế sống, một hướng đi trong năm mới cho mình và những người thân.

* Chợ NgáiLàng Ngái thuộc xã Hương Ngải,

huyện Thạch Thất, Hà Nội từ xưa tới nay vẫn duy trì những phiên chợ Tết mang đậm màu sắc văn hóa địa phương, mỗi phiên chỉ họp một lần vào dịp Tết Nguyên đán và chỉ bán một mặt hàng.

Chợ Ngái Vàng Mã: Họp vào sáng 16 tháng chạp, chuyên bán đồ vàng mã, chuẩn bị lễ tiễn Ông Công - Ông Táo chầu Trời vào 23 tháng chạp.

Chợ Ngái Lá Dong: Họp vào ngày 21 tháng chạp, chuyên bán lá dong; lạt giang, nứa cho người dân chuẩn bị gói bánh chưng, bánh gio phục vụ dịp Tết cổ truyền.

Chợ Ngái Hàng Cam: Họp vào ngày 26 tháng chạp, bán nhiều hoa, quả như: cam, bưởi… phục vụ việc trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết. Chợ Ngái Hàng Cá: Họp vào ngày mồng 3 Tết Nguyên đán, mua bán cá, chuẩn bị cho lễ “Tạ Cụ” đầu xuân.

Chợ Ngái Hàng Gà: Họp vào mồng 6 Tết, mua bán gà chuẩn bị cho lễ “hạ cây nêu” vào ngày mồng 7 – một lễ hội đặc trưng của người dân địa phương.

*Chợ CướiNam nữ dân tộc Thái mong mỏi ngày

hội tung cầu thế nào thì nam nữ dân tộc Mông, Dao ở xã Tam Lộng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc cũng mong mỏi phiên chợ Cưới như thế. Chợ Cưới thực chất là phiên chợ tình, họp vào ngày 25 tháng chạp hàng năm. Thanh niên nam nữ đến chợ để bày tỏ nỗi niềm tâm sự, hứa hẹn giao ước một cuộc hôn nhân mới. Người đứng tuổi đến chợ trước là để chính thức thừa nhận dâu, rể tương lai, sau là cùng ôn lại những kỷ niệm thời tuổi trẻ…

*Chợ Mục ÐồngTại xã Yên Thư (huyện Vĩnh Lạc,

tỉnh Vĩnh Phúc), theo truyền thống, cứ đến ngày 28 tháng chạp hàng năm, lại diễn ra phiên chợ Mục Đồng. Điểm đặc biệt của chợ này là kẻ bán, người mua toàn là trẻ con. Các em bán các mặt hàng đa dạng như: đồ chơi, hoa, quả, bánh, kẹo, nước giải khát, gà, vịt, tiền vàng,…

Tuy là chợ dành cho trẻ con nhưng không khí phiên chợ từ đầu buổi đến cuối buổi luôn ồn ào, náo nhiệt chẳng khác gì phiên chợ Tết của người lớn.

*Chợ Gò Trường Úc

"Bao giờ Trường Úc hết vôiThì anh mới hết đứng hết ngồi cùng

em"

Đúng như câu ca trên, chợ Gò Trường Úc là nơi tề tựu của trai, gái trong vùng để hẹn hò, tâm tình, kết duyên. Đây là phiên chợ tình duy nhất ở miền Trung họp vào buổi sáng ngày mồng 1 Tết Nguyên đán hàng năm, trên một gò đất cao nằm tại chân núi Trường Úc, cách thành phố Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 8km về phía bắc.

Chợ Gò có tính hội vui xuân hơn là phiên chợ. Từ người lớn đến khách hàng đều mặc quần áo mới, cười nói vui vẻ. Người đi chợ, ngoài dịp “mua may”, chiêm bái, cầu phúc tại chùa Sơn Long cổ kính nằm kề bên núi Trường Úc, còn có dịp tham gia những trò vui chơi mang màu sắc dân gian như đánh bài chòi, giải đáp câu thai, đánh cờ tướng,...

* Chợ Gia LạcChợ họp vào ngày mồng 1, 2 và

3 Tết Nguyên đán, tại ngã ba đường Dương Nỗ (thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế), cách trung tâm TP. Huế chừng 3km về phía đông. Chợ bày bán nhiều đặc sản của các địa phương như: các loại thịt, bún bò, bánh bèo, bánh phu thê, kẹo mứt, chuối ngự Nam Giao, quýt ngọt Hương Cần, trầu cau Nam Phổ,...Đi chợ Gia Lạc, ngoài việc mua

bán các mặt hàng, du khách còn có dịp tham gia các trò chơi dân gian như: hát bài chòi, hò giã gạo…, tạo thêm không khí vui nhộn cho mình trong dịp Tết cổ truyền tại Huế.

*Chợ BếnChợ Bến họp vào ba ngày đầu năm

mới, dọc theo bờ sông Nhật Lệ (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), bán các mặt hàng như: đồ thủ công mỹ nghệ, tôm, cá, thịt heo rừng, mật ong, gà, vịt, bánh, kẹo, đồ chơi trẻ em...Với mong muốn đi chợ để cầu phúc, cầu lộc, cầu may cho cả năm mới cho nên trong phiên chợ, kẻ mua, người bán dù không quen biết nhau vẫn chào hỏi, chúc tụng lẫn nhau và không nói thách giá cả, cò kè bớt một thêm hai như những phiên chợ khác.

Không khí tại chợ Bến trở nên sôi nổi, nhộn nhịp hơn bởi sự hồ hởi nhiệt tình tham gia các trò chơi như: chọi gà, leo cột mỡ, hát bài chòi… của người dân địa phương và du khách.

*Chợ Âm DươngChợ họp duy nhất một phiên từ

tối mồng 4 đến rạng sáng mồng 5 Tết Nguyên đán hàng năm, trên một bãi đất trống nằm bên cạnh gốc cây đa cổ thụ ở làng Xuân Ô, phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh (Bắc Ninh).

Gọi là chợ Âm Dương là bởi theo truyền thuyết, vào những năm 40 sau Công nguyên, khu vực chợ là nơi diễn ra cuộc chiến tranh ác liệt giữa quân của Hai Bà Trưng và quân Hán khiến nhiều binh sĩ tử trận. Sau cuộc chiến, thân nhân của các binh sĩ tử trận đã mang đồ tế lễ đến đây để cúng bái nhằm cầu siêu, cầu phúc cho oan hồn các tử sĩ; dần dà, địa điểm này trở thành chợ với tên gọi Âm Dương. Chợ Âm Dương đã đi vào lịch sử, hội họa, văn học và điện ảnh, tuy nhiên do một số lý do, đã ngừng họp một thời gian. Với ý nghĩa nhân văn mang đậm màu sắc tín ngưỡng của người Việt Nam, ngày 17, 18.2.2010 (tức mồng 4, 5 Tết), chợ Âm Dương chính thức được khôi phục trở lại đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương và du khách thập phương.

Chợ Âm Dương là phiên chợ đặc biệt, không có lều quán và hàng hóa được bày bán chỉ toàn là những con gà mái đen và hàng mã để cúng tế thần linh trừ tà ma. Với quan niệm, thời điểm họp chợ chính là thời khắc chuyển giao giữa cõi âm và dương thế nên người dương có dịp gặp người âm để cùng đi chợ mua may, bán rủi cho nên phiên chợ không thắp đèn mà chỉ thắp nến vì sợ ánh đèn làm cho gà tưởng ánh mặt trời sẽ cất tiếng gáy làm hồn ma bay đi; người mua, người bán chỉ trao đổi với

nhau bằng hành động, không dùng lời, không quan tâm đến loại tiền nào, bởi thế tiền thật lẫn cả với tiền âm phủ.

Chợ tan, những người đi chợ lại mời nhau uống nước, ăn trầu và cùng hát những làn điệu quan họ Bắc Ninh trữ tình, sâu sắc.

*Chợ ViềngỞ Nam Định có hai chợ Viềng, một

là chợ Viềng Phủ nằm gần Phủ Dày (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản) và chợ Viềng Chùa nằm gần chùa Bi (xã Nam Giang, huyện Nam Trực).

Dân gian có câu "Chợ Viềng 2 chợ, 1 phiên", ý nói hai chợ này vừa cùng tên “Viềng” lại vừa họp cùng phiên và bán nhiều mặt hàng giống nhau, trong đó có ba mặt hàng đặc trưng nhất là đồ cũ, công cụ nhà nông và cây cảnh.

Chợ Viềng họp vào đêm mồng 7, rạng sáng ngày mồng 8 tháng 1 âm lịch hàng năm với quan niệm “bán rủi, mua may”. Trước đây, người ta đi chợ Viềng thuần túy theo phương thức thức trao đổi hàng hóa (chủ yếu là đồ cũ), không mua bán bằng tiền theo tinh thần “bán được là quí, mua được càng may”. Ngày nay, phiên chợ Viềng diễn ra theo phương thức mua bán bằng tiền mặt và giá các mặt hàng ở đây khá rẻ. Đi chợ Viềng, du khách còn có dịp chiêm bái, cầu may tại Phủ Dày và chùa Bi.

* Chợ tình Khau VaiChợ họp trên một sườn núi tại thôn

Khau Vai, xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ họp mỗi năm một lần vào ngày 27.3 (âm lịch).

Gọi là chợ nhưng nơi đây không bán hàng hóa, chỉ có một số lều quán bán đồ ăn, uống phục vụ những người về đây họp chợ. Người đến chợ thường là các cặp trai gái (cả già cả trẻ), người dân tộc H’Mông, Tày, Nùng, Giáy…chủ yếu đến từ các xã Nậm Ban, Niêm Sơn, Tát Ngà, Lũng Pù, Sơn Vĩ, Thượng Phùng (Hà Giang) và từ huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) - Yêu nhưng không lấy được nhau - Họ đến đây để cùng tâm sự hay ôn lại những kỷ niệm cũ sau thời gian xa cách. Có rất nhiều cặp vợ chồng cùng nhau đến chợ nhưng khi đến nơi, mỗi người một nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng. Họ không ghen tuông, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình. Họ coi đó là sự thông cảm và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời ■

tổnghợp

Những phiên chợ xuân đặc biệt ở Việt NamXuân mới đã về trong sắc

hồng nồng nàn của hoa đào, sắc vàng rạng rỡ của hoa Mai… trên mọi nẻo đường đất nước. Hãy cùng khám phá một vài phiên chợ Việt Nam đặc biệt- Mỗi năm chỉ họp một lần để cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, mua may, bán rủi…

Quang Dương -Diệu Quỳnh

Page 17: Mekong tet 2015

17XUÂN ẤT MÙI - 2015Nhiều người thường bàn tán về

việc các lãnh đạo thế giới làm gì ở tuổi 20, điều đó khó khăn hay không và họ loay hoay với những điều gì, đơn giản hay phức tạp?...

*Tổng thống Mỹ: Barack Obama

Sau khi tốt nghiệp đại học Columbia năm 1983, với tấm bằng cử nhân khoa học chính trị - Obama đã chuyển đến Chicago để tham gia vào hoạt động tái thiết cộng đồng những người có thu nhập thấp ở miền Nam, số người mà thời điểm đó đang phải oằn mình lãnh hậu quả của việc đóng cửa nhà máy thép địa phương. Trước khi ghi danh vào trường Luật Har-vard năm 1988, Obama đã tham gia Liên hiệp Giáo hội Thiên Chúa Ba Ngôi thờ Chúa Kito và đến Kenya thăm bà con.

Thông tin cho biết - Obama đã học 2 năm tại Đại học Occidental ở Los Angeles trước khi chuyển đến Đại học Columbia tại thành phố New York để hoàn thành chương trình học của mình và đã từng uống rượu… khi còn là thiếu niên chỉ vì muốn xóa đi câu hỏi “tôi là ai” ra khỏi tâm trí khi ở thời điểm đó. Dĩ nhiên đến năm 20 tuổi thì những thứ đó đã không còn cần thiết

*Tổng thống Nga: Vladimir Putin

Mãi cho đến trước khi tốt nghiệp đại học - Putin vẫn luôn ao ước trở thành một tình báo. Sau khi nhận bằng cử nhân khoa Luật Đại học Quốc gia Leningrad - Ông được nhận vào làm việc cho cơ quan an ninh quốc gia. Ban đầu ông làm ở vị trí tương đương thư ký của ban giám đốc. Kế đến, Putin được phân công làm công tác phản gián, rồi sau đó tham gia các khóa huấn luyện cán bộ. Từ khi bắt đầu làm công tác phản gián, các nhân viên tình báo nước ngoài đã chú ý đến Putin. Hơn một thập niên, Putin đã hoạt động như một nhân viên tình báo kể từ ngày tốt nghiệp đại học. Thông tin cho hay, tiểu sử thời trẻ của Putin có một chút bí ẩn. Tuy

nhiên, cũng có báo cáo ghi nhận rằng thời gian học đại học, Putin đã dành thời gian rảnh rỗi để tập Judo.*Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc: Tập Cận Bình

Ông Tập Cận Bình là con trai của Tập Trọng Huân, một trong những người đặt nền tảng cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tập Cận Bình đã trải qua thời niên thiếu và những năm đầu của tuổi 20 tại làng Lương Gia Hà xa xôi, thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Thời điểm đó, hầu hết những thanh niên trí thức đều hành động như vậy. Trong suốt thời gian đó, ông đã sống trong một căn nhà kiểu hang động và bỏ thời gian học nếp sống nhà nông (theo thông tin, ông Tập Cận Bình đã làm nông dân ở tỉnh Thiểm Tây đến năm 22 tuổi), một phần cũng vì cha của ông đã không còn được Mao Trạch Đông tin dùng.

Sau đó, Tập Cận Bình nhập học khoa kỹ thuật hóa tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, đồng thời có chứng nhận đã học qua Chủ nghĩa Mác và giáo dục tư tưởng.

*Nữ Thủ tướng Đức đầu tiên: An-gela Markel

Merkel gặp được Ulrich, một sinh viên cùng khoa vật lý, cũng là vị hôn phu đầu tiên, tại Đại học Leipzig năm 1974, năm Merkel mới 20 tuổi. Họ cưới nhau năm 1977, một phần bởi vì, nếu họ muốn sống chung với nhau thì phải tuân theo các quy định của chế độ đương thời. Khi tốt nghiệp đại học, Merkel làm hầu bàn, sống với chồng trong một căn phòng rộng 30m2 với một phòng tắm và nhà vệ sinh dùng chung.

Theo thông tin, Merkel ly dị Ul-rich năm 1982, năm 1998 bà tái hôn với Joachim Sauer, một giáo sư hóa học đến từ Berlin. Thức uống Merkel thường dùng tại các bữa tiệc ở trường đại học là nước dâu và vodka.

*Tổng thống Syria: Bashar al-Assad

Tuổi 20 của Assad trôi qua tại khoa Y, Đại học Damascus, cũng là nơi ông nhận tấm bằng tốt nghiệp năm 1988. Khi đang thực tập để trở thành một bác sĩ và ổn định sự nghiệp tại khoa Mắt của bệnh viện quân đội Tishreen nằm bên ngoài thủ đô Damascus. Assad chưa từng nghĩ sẽ đặt chân vào chính trường. Anh trai của Assad, Bassel, là người tiếp theo trong dòng tộc sẽ thừa kế vị trí của cha, cựu tổng thống Syria Hafez al-Assad. Tuy nhiên, Bassel đã bất ngờ tử nạn trong một tai nạn xe hơi, Bashar trở thành người duy nhất còn lại thừa kế sự nghiệp của cha.

Thông tin ít người biết là, Assad phục vụ như một bác sĩ quân y ở Damascus, sau đó chuyển đến London. Ông không có ý định quay lại Syria ngay, và cũng không hề có khát vọng chính trị gì ở thời điểm đó.

*Thủ tướng Israel: Benjamin Ne-tanyahu

Netanyahu gia nhập quân đội Israel, phục vụ trong đơn vị tinh nhuệ thuộc Lực lượng phòng vệ Israel khi chưa tròn 20 tuổi. Ông tham gia nhiều hoạt động đáng chú ý, trong đó có hoạt động giải cứu một máy bay dân sự bị không tặc tấn công năm 1972. Netanyahu trải qua những ngày tháng còn lại của tuổi 20 tại Mỹ, học kiến trúc và quản trị kinh doanh tại trường MIT. Trước khi bước sang tuổi 30, Netan-yahu đã tham gia (và cũng đã ra khỏi) một lực lượng đặc biệt của Israel, đồng thời tham gia nhiều cuộc hành quân…

*Thủ tướng Anh: David Cameron Sau khi tốt nghiệp Đại học Brasen-

ose, Oxford với tấm bằng cử nhân danh dự loại tốt - Cameron có 5 năm làm trong phòng nghiên cứu của Đảng Bảo thủ.

Mặc dù được xem là một nhà nghiên cứu chăm chỉ và tài năng tại văn phòng trung tâm Đảng Bảo thủ- Cameron cũng là thành viên của hộp đêm Bullingdon trong suốt thời gian học đại học. Nhiều tin đồn rằng đấy là một câu lạc bộ nổi tiếng trong trường đại học vì những cuộc tán dóc và những trò nghịch ngợm tuổi học trò.*Lãnh đạo tối cao của Triều Tiên: Kim Jong-un

Phần lớn thời niên thiếu của Jong-un, kể cả ngày tháng năm sinh, đều là những bí ẩn. Trên giấy tờ, Kim Jong-un sinh năm 1982, nhưng nhiều người cho rằng đây chỉ là con số được đưa ra một cách tượng trưng. Jong-un học tại Đại học quân sự Kim Il-sung, và được cho là đã bắt đầu theo cha là Kim Jong-il thanh tra lĩnh vực quân sự trước khi bước sang tuổi 30. Khi sức khỏe của cha yếu đi, Jong-un được đề bạc thăng cấp làm Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự TƯ Đảng Công nhân và là một thành viên của Ủy ban TƯ. Thông tin cho hay, Kim Jong-un là một người hâm mộ cuồng nhiệt đội bóng rổ Chicago Bulls. Jong-un yêu thích cầu thủ Dennis Rod-man và cũng đã có cơ hội gặp David vào năm 2012, khi các ngôi sao bóng rổ này thực hiện một chuyến hành trình kỳ lạ sang Triều Tiên.

*Tổng thống Iran: Hassan Rou-hani

Sau khi nhận bằng cử nhân ngành luật tư pháp tại Đại học Tehran với học phí do chính mình chi trả, Rouhani đã đi khắp Iran để tuyên truyền những bài phát biểu chống Nhà vua, ủng hộ của Ayatol-lah Khomeini. Không mấy ngạc nhiên khi hành vi này đã khiến ông phải trốn khỏi Iran và tham gia vào lực lượng Khomeini lưu vong ở Paris. Trước khi bước sang tuổi 30, Rouhani nhiều lần bị bắt vì trung thành với Khomeini.

Rouhani học tập tại Scotland, nói thành thạo tiếng Ba Tư, tiếng Anh, tiếng Ả Rập, và biết một ít tiếng Pháp, Đức, Nga.

theopolicy.mic.nguồn ảnh: Policy.mic

Tuổi 20: 9 nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới làm gì?

K.Nguyên-D. Quỳnh

Page 18: Mekong tet 2015

18 XUÂN ẤT MÙI - 2015

NGÀY XUÂN THAM KHẢO CHO VUI

"Người ta giải thích rằng, khi con người chết đi, Diêm Vương sẽ mở sổ ghi chép đánh giá công, tội để cho đi tái sinh vào các cõi khác nhau".

Có những đứa trẻ sinh ra không nhận cha mẹ mình hiện tại, chỉ nhận cha mẹ mình trong kiếp trước. Có nhiều trẻ nhỏ mới sinh ra đã là thần đồng âm nhạc, văn, toán học... và người ta cho rằng đó là do các siêu linh về các lĩnh vực này đầu thai vào... Thực tế có đúng như vậy và khoa học lý giải gì về các hiện tượng này?

* Chết là hết hay sự sống vẫn tiếp diễn?

Năm 2010 xôn xao câu chuyện kỳ lạ của cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến ở Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình. Theo đó, cháu tên là Bình sinh ngày 6/10/2002 con của anh Hoan, chị Dự nhưng cháu cứ nằng nặc nhận mình là cháu Quyết Tiến (con chị Thuận anh Tân) - đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều "bằng chứng" chứng tỏ mình là cháu bé đã chết, cháu Bình đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.

TS Vũ Thế Khanh, TGĐ Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng - UIA cho biết, trong 20 năm qua ông đã cùng nhiều giáo sư đầu ngành nghiên cứu và ghi nhận nhiều trường hợp tương tự như câu chuyện trên. Thậm chí, trên thế giới cũng có nhiều trường hợp trùng lặp đến kỳ lạ như vậy. Đơn cử một cặp trùng lặp rất thú vị giữa Napoléon và Hitle: Chẳng hạn, Napoléon sinh năm 1760, Hitle sinh năm 1889 chênh nhau 129 năm. Đặc biệt, rất nhiều sự kiện trùng và chênh nhau đúng 129 năm như: Napoléon nắm quyền năm 1804, Hitle năm 1933 chênh 129 năm. Napoléon chiếm Viên (Áo) năm 1809, Hitle năm 1938 chênh 129 năm. Napoléon chiếm Nga năm 1912, Hitle chiếm Nga 1941; Napoléon thua Nga 1816, Hitle thua Liên Xô 1945. Napoléon và Hitle đều nắm quyền binh năm 44 tuổi, đánh chiếm Viên năm 49 tuổi, đánh chiếm Nga năm 52 tuổi và đều vỡ mộng bá chủ ở tuổi 56...

TS Vũ Thế Khanh nhấn mạnh, theo thống kê, những cặp có sự tương đồng (về sự kiện trong cuộc đời, về tính cách, về tài năng...) nhiều không sao kể hết, và sự trùng lặp cũng rất đa dạng. Từ xa xưa, con người cũng đã biết và đã bàn luận nhiều về hiện tượng này. Người ta giải thích rằng, khi con người chết đi, Diêm Vương sẽ mở sổ ghi chép đánh giá công, tội để cho đi tái

sinh vào các cõi khác nhau. Quy trình tái sinh được mô tả như trong truyền thuyết về Cầu Nại Hà. Theo đó, nơi cõi Âm phủ có một cây cầu rất mỏng manh, khó đi, gọi là cầu Nại Hà, bắc ngang một con sông lớn gọi là sông truyền kiếp. Dưới sông lớn có đủ các thứ rắn độc, thủy quái hung dữ, đợi người nào lọt xuống thì chúng xúm lại xé thây ăn thịt. Các linh hồn muốn lên cầu qua sông, nhìn thấy cảnh tượng như thế thì nản lòng thối bước, không biết làm thế nào để đi qua cầu cho được an toàn.

Có tất cả là sáu loại cầu Nại Hà làm bằng 6 loại vật liệu khác nhau, tương ứng với Lục đạo luân hồi. Các linh hồn sau khi thẩm định phước phần, sẽ cho đi Đầu thai vào các nơi tương ứng theo nghiệp báo (nam hay nữ, giàu hay nghèo, sang hay hèn, khôn hay ngu, thọ hay yểu...). Việc đi tái sinh không chỉ ở cõi người (thai sinh), mà còn có 5 loài: Noãn, thai, thấp, hóa, và bàng sinh. Hình dạng có: Loài không chân, hai chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Có loài thì tự chết, có loài thì bị giết chết...". Để giải thích hiện tượng tái sinh, trên thế giới đã có hàng trăm ấn phẩm nói về lĩnh vực này như bí ẩn tiền kiếp hậu kiếp, luân hồi, nhân quả, sự sống sau khi chết, tử thư, chết đi về đâu, Tây Tạng huyền bí, Ai cập huyền bí, Xứ Phật huyền bí, nghiệp báo, Địa ngục du ký, Liêu Trai, Lạt Ma Tây Tạng, Cao Tăng dị truyện, Kinh Pháp Cú, Các hiện tượng tái sinh, soi kiếp của Kaysi...Phật Giáo đã nói rõ về sự tương quan giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên một trục thời gian vô tận (vô thủy vô chung) theo quy luật Nhân Quả - Luân hồi (luân là quay, hồi là trở lại). Hiện tượng tái sinh cũng chỉ là một trong các hiện tượng nằm trong quy luật của Luân hồi mà thôi.

* Lộn kiếp truyền lại những tài

năng bẩm sinhGS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, nguyên

Viện trưởng Viện Văcxin, tác giả cuốn sách "Loài người từ đâu về đâu" cho biết, từ xa xưa đã tồn tại học thuyết về sự luân hồi với nội dung là có người sống nhiều hơn 1 kiếp trên đời. Sau khi chết linh hồn người ấy đầu thai lại trên đời và sống kiếp khác. Có thể đầu thai vào người mẹ trước của mình, cũng có thể đầu thai vào một người đàn bà khác. Chẳng hạn, có một thiếu niên sinh ra ở Los Angeles (Mỹ) năm 1965. Tháng 8/1971, cha mẹ phát hiện ra cậu bé 6 tuổi có khả năng chơi đàn piano tuyệt vời, mặc dù cháu chưa bao giờ được học chơi piano. Các chuyên gia âm nhạc trong vùng xác định rằng những bản nhạc cậu chơi thường là các khúc nhạc Jazz độc đáo của nhà dương cầm nổi tiếng đã mất năm 1954.

Hoặc đầu thế kỷ XX, một cô gái Anh tên là Romary bỗng nhiên biết tiếng Ai Cập cổ đã bị thất truyền lâu rồi. Romary tự xưng là người Xyri vào năm 1400 trước công nguyên bị bắt đến Ai Cập làm nô lệ và làm vũ nữ trong cung điện thờ thần Ai Cập. Nhưng ít ai tin lời Romary. May nhờ một nhà bác học Ai Cập biết tiếng Ai Cập cổ xác nhận thì người ta mới tin câu chuyện của cô là có thật.

GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu nhấn mạnh, có nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về chuyển kiếp và luân hồi. TS Stephenson thuộc trường Đại học Lou-isana (Mỹ) khi nghiên cứu về vấn đề này cho rằng, khắp nơi trên thế giới có những trường hợp lộn kiếp thường xảy ra khi trẻ mới lên 3 - 5 tuổi. Chúng bắt đầu kể về cuộc sống kiếp trước của mình làm cha mẹ và người thân rất hoang mang, trừ ở Ấn Độ, nơi mà luật Luân hồi được nhiều người biết đến và người ta phản ứng rất bình tĩnh trong gia đình có một đứa bé

lộn kiếp. Tuy nhiên, từ 7 - 8 tuổi trở lên đứa trẻ bắt đầu quên những ký ức về kiếp trước cho đến khi quên hẳn, nhưng cũng có trường hợp ký ức về kiếp trước còn tồn tại lâu dài. Chẳng hạn như trong cuốn tự tuyện "Tây Tạng - Tổ quốc của tôi" Đạt - lai - lạt - ma đời thứ 14 đã kể tường tận sự đầu thai chuyển kiếp của mình.

GS.TS Ian Pretyman Stevenson là bác sĩ tâm thần học rất nổi tiếng, giảng dạy tại Đại học Virginia (Mỹ) đã đã cống hiến cả đời mình để nghiên cứu sự Luân hồi. Trong suốt hơn 40 năm, trung bình mỗi năm ông đã đi một đoạn đường 89.000 cây số vòng quanh Trái đất để khảo sát các trường hợp nghi vấn Luân hồi. Tổng cộng ông đã ghi nhận trên 3.000 trường hợp Luân hồi tái sinh từ khắp nơi trên thế giới, và trình bày các bằng chứng đó một cách hệ thống, khoa học và hết sức chi tiết. Trong mỗi trường hợp, ông ghi chép lại một cách hệ thống các lời nói và hành vi của đứa trẻ. Sau đó ông cố gắng xác định người đã chết theo những gì mà đứa trẻ nhớ được và kiểm tra các sự việc từng xảy ra đối với người quá cố, để xác minh xem chúng có phù hợp với trí nhớ của đứa trẻ hay không...

Theo GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, hiện tượng chuyển kiếp thuộc lĩnh vực tâm linh đã được thừa nhận bởi "Phật giáo" trong luật "Luân hồi" 500 năm TCN và các nhà khoa học tâm linh phương Tây đề ra cũng giống với phương pháp chọn Đạt - lai - lạt - ma ở Tây Tạng gồm 3 điều kiện: Có những ký ức về kiếp trước của người đã chết; người chuyển kiếp có những đặc trưng về khả năng kỹ thuật và các kỹ năng của người chết khi còn sống; và những đặc điểm trên thân thể của người chết khi còn sống ■

Có Luân Hồi - Đầu thai - Chuyển kiếp?Trần Kim Vân

"Việc tái sinh thể hiện rất đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Có những người sinh ra, hình dáng bề ngoài có những nét mang dấu tích của loài vật. Các nhà sinh vật học thì giải thích rằng "loài người có nguồn gốc từ loài vật tiến hóa, nên một số trường hợp vẫn còn mang theo di chứng của loài vật, giống như bị thoái hóa...". Trong giáo lý của Đạo Phật, không chỉ "vật tiến hóa thành người" như các nhà sinh vật học giả thiết, mà sự chuyển hóa đa chiều hơn, rộng khắp trong Lục đạo. Sự tái sinh trong kiếp sau sẽ được xoay vòng trong 6 nẻo là: Trời, người, A Tu La, Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh. Tùy theo sự "gieo nhân tạo nghiệp" của kiếp trước mà quyết định điểm đến trong kiếp sau, sẽ là một trong 6 nẻo kể trên".

TS Vũ Thế Khanh

Page 19: Mekong tet 2015

19XUÂN ẤT MÙI - 2015

Hữu ThỉnhNhững con chim tu rúcVề kêu bên mé đồiMùa xuân trong cỏ chỉKéo mầm trong nắng soi

Có cái gì thật êmPhả vào trong trời đấtNhư là ta nhớ mìnhCả mùa đông cách biệt

Những mầm cây biết đượcChuyển dần sang tháng giêngGió vô tình bắt gặpVội mang lên với rừng

Thế là chỉ tu rúcVề kêu bên mé đồiVà mưa bay như thểNgỡ mình đang có đôi

Những tiếng chim xuân

Có thể vợ mình ngày xưa cũng có một người yêu (Người ấy gọi vợ mình là người yêu cũ) Cũng như mình thôi , mình ngày xưa cũng thế Yêu một cô , giờ cô ấy có chồng

Có thể vợ mình vì những phút mềm lòng Nên giấu kín những điều suy tư, không kể về giấc mộng Người yêu cũ vợ mình có những điều mà mình không có được Cô ấy không nói ra vì sợ mình buồn

Mình cũng có những phút giây cảm thấy xao lòng Khi gặp người yêu xưu với những điều vợ mình không có được Nghĩ về cái đã qua nhiều khi như nuối tiếc Mình cũng chẳng nói ra vì sợ vợ buồn .......

Sau những lần nghĩ đâu đâu mình thương vợ mình hơn Và cảm thấy mình như người có lỗi (Chắc vợ mình hiểu điều không nói Cô ấy cũng thương và chăm chút mình hơn ) Mà có trách chi những phút xao lòng

Ai cũng có một thời để yêu và để nhớ Ai cũng có những phút giây ngoài vợ ngoài chồng Đừng có trách chi những xao lòng ...

Những phút xao lòngThuận Hữu

Ngày Xuân đã mở cửa rồi.Cỏ xanh dường ấy, chân đồi vàng hoa,Ngồi đây một góc quê nhà.Nhớ em từ độ tóc xa vai người.

Nhớ em chìm khuất nụ cười.Một chiều quán vắng vàng tươi bên

ngoài.Cây nghiêng bóng lá đổ dài,Lạnh đầy ghế trống lòng ai bước về.

Chỉ còn một phía trời quê,Em như trăng khuyết đã chia mảnh sầu.Một người một nỗi nhau.Gối nằm nghiêng lệch mái đầu hôm qua.

Bàn tay gầy guộc nẻo xa,Em chia những ngón bao la ngàn trùng.Vườn im để khóc rưng rưng.Tiễn ngày đi với đêm Xuân lạnh đầy

Đêm xuân ởquê nhà

Từ Kế Tường

Em đem đến mùa Xuân, dù muộn,Tình yêu luôn vạn đại mà em!Em đem đến hoa xinh và lộc nõnĐem tin yêu và lắm…những dỗi hờn.

Xa cách vạn ngày đâu nghĩa lý,Ta lỗi mùa, em đâu tính thiệt hơn,Em đánh đổi cả một thời thơ dại.Trước Xuân em, ta trẻ lại trăm lần.

Quà Xuân, biết lấy gì em nhỉ?Khi sớm nay chim én liệng ngang thềm,Sẽ quên hết những thăng trầm thế cuộc,Còn chút dại khờ lần cuối dâng em.

Quà XuânTân Linh

Mùa xuânMuốn hái lộc xuânHoa thơm tặng bạnNụ mầm tặng anh…Đưa tay định ngắt mấy lần

Thấy Xuân mơn mởnTrong ngầnLại thôi…

Mùa xuânVũ Dạ Phương

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàngSột soạt gió trêu tà áo biếcTrên giàn thiên lý bóng xuân sang.Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi Hổn hển như lời của nước mâyThầm thỉ với ai ngồi dưới trúc Nghe ra ý vị và thơ ngâyKhách xa, gặp lúc mùa xuân chín Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng "Chị ấy, năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang

chang?”

Mùa xuân chínHàn Mặc Tử

Page 20: Mekong tet 2015

20 XUÂN ẤT MÙI - 2015Nho Quế, con sông cực bắc nước Việt,

hùng vĩ, kỳ ảo và thơ mộng đến nỗi, vừa gặp, tôi đã choáng ngợp . Đối chiếu với ba tiêu chí trên thì ngay cả sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Gâm... hay chín nhánh sông Mê Công chảy qua châu thổ Nam Bộ cũng không có được. Gặp Nho Quế, tựa hồ như ta gặp một người đàn bà, nửa thực nửa mộng, gần đó mà xa vời, biết si mê rồi sẽ khổ, vậy mà cứ hút hồn ta, gieo vào ta một ám ảnh khôn cùng.

Dễ gì trong đời được nhìn thấy khúc đầu dòng Nho Quế chảy vào nước Việt? Hơn ba mươi năm, kể từ mùa thu năm 1974, tôi đã mấy lần ngược sông Lô lên đến thị xã Hà Giang, nhưng rồi đành ngậm ngùi nhìn hút lên phía Bắc rồi đành lỡ hẹn với Đồng Văn, Mèo Vạc. Lần lữa mãi, lần này phải quyết thoả trí tang bồng…

Được nhìn thấy sông Nho Quế phải vượt qua hai cổng trời Quản Bạ và Cán Tỷ. Con đường ngược lên trời, vượt qua trập trùng đá dựng với những cua gấp thót tim, sởn gai ốc, người yếu bóng vía không dám nhìn xuống khe sâu, vực thẳm. Lên cao mãi, đến khi cùng đường thì bất ngờ nhìn thấy dòng Nho Quế. Trong ba ngày ở Đồng Văn, đã ba lần tôi gặp sông Nho Quế, ở ba điểm trên biên giới, cách nhau ba ngày leo núi.

Lần gặp Nho Quế trên đỉnh Mã Pì Lèng là lần gặp thứ ba. Nhưng lần gặp đầu tiên chính là tại xóm Xéo Lủng, điểm dân cư ở tận cùng cực bắc Đất Việt. Từ cột cờ Lũng Cú hay trạm biên phòng Lũng Cú không thể nhìn thấy dòng Nho Quế. Phải đi sáu cây số leo dốc, đến xóm Xéo Lủng , rồi men theo sườn dốc tới gần chân cột mốc 424, mới nhìn thấy dòng sông mảnh như một sợi chỉ màu xanh lưu ly, lặng lẽ và mơ hồ dưới tít khe sâu. Dõi tầm mắt về phía bắc, nơi con đường mới mở của phía Trung Quốc rạch một đường đỏ sậm ngang sườn núi dẫn đến nhà máy thuỷ điện đang xây dựng, ta sẽ gặp điểm đến đầu tiên dòng Nho Quế chạm vào đất Việt. Kỳ lạ, dòng sông như nhát dao sắc lẻm từ trên trời bổ xuống vỏ trái đất, vỡ toác ra hai dải sơn thạch: Dãy Sư Tử hùng vĩ bên phía Trung Quốc và dãy Núi Rồng trùng điệp chót đỉnh Đồng Văn. Người dân ở đây bảo rằng, châu tuần về Lũng Cú là chín đỉnh núi, chín con rồng. Ngay dưới chân núi cột cờ Lũng Cú, từ bao giờ, đã tồn tại hai phía tả hữu hai hồ nước, đó là hai mắt rồng. Ngay cả những tháng cả cao nguyên đá vôi Đồng Văn hạn hán khô kiệt thì nước hai hồ vẫn không thể cạn. Thiên nhiên kỳ lạ hữu tình vậy, hay đất nước đã định sẵn hình sông thế núi, ẩn chứa hồn thiêng, đậm chất tâm linh huyền bí ?

Xóm Xéo Lủng, nơi địa đầu được nhận những giọt nước đầu tiên của dòng Nho Quế là một xóm của người Mông. Trong đại gia đình 54 dân tộc nước Việt, người Mông trấn giữ những bình độ cao nhất. Và ở xóm Xéo Lủng này, người Mông lại lập kỷ lục trấn giữ trên vĩ độ cao nhất. Họ đi từng đoàn xuống chợ, họ đi từng tốp lên những ruộng đá lởm chởm, cheo leo. Đàn ông quần áo chàm đen, đàn bà váy áo sặc sỡ. Giữa những vạt ruộng mạch ba góc nở hoa tím hồng, những vạt cải vàng mơ, thiếu nữ Mông như đàn bướm

rực rỡ. Không có người Mông sẽ không có một xóm Xéo Lủng với những ngôi tường trình màu xám đá suốt năm vương vấn khói bếp, những tường rào đá quanh co, những rặng sa mu buồn trầm mặc. Không có xóm người Mông Xéo Lủng, sông Nho Quế tìm đâu thấy hơi người ?

Như để khoe một đại biểu của người Mông Xéo Lủng, thượng tá Phạm Thanh Khương, Phó Tổng biên tập báo Biên Phòng, người đã nhiều lần lên Lũng Cú, dẫn tôi đến lớp mẫu giáo đầu cụm trường tiểu học. Một cô giáo chừng hai mươi tuổi, áo măng tô màu mận chín, quần jean xanh, mũ lông vàng đang dạy hơn chục đứa trẻ trò chơi ghép chữ. Gương mặt cô trắng hồng, nước da như lớp phấn non của những trái đào đang chín..Tôi lại choáng váng, như vừa choáng váng khi phát hiện ra dòng Nho Quế dưới kia. Nếu anh Khương không nói, tôi đoan chắc đấy là một diễn viên của một đoàn làm phim, ví như phim “ Chuyện của Pao ” chẳng hạn, đang vào một cảnh quay. Bởi vì cô giáo Vừ Thị Mỷ đẹp quá. Một vẻ đẹp bí ẩn, kiêu sa, hiện đại nhưng vẫn ngầm ẩn nét hồn nhiên, thuần phác.

Hỏi chuyện Vừ Thị Mỷ, tôi phát hiện ra một cuộc tình đẹp như đoản thiên tiểu thuyết của vùng cao. Thì ra để “bắt được” cô gái người Mông quê Mèo Vạc, anh xã đội phó người Lô Lô, Vàng Dỉ Xuấn, nguyên là chiến sĩ biên phòng của đồn 169 Lũng Cú, đã phải vòng về đến tận TP. Hà Giang. Trường Chính trị anh học cạnh trường Sư phạm Hà Giang. Tình cờ họ gặp nhau giữa buổi chợ. Và đã nảy sinh một cuộc tình sét đánh. Ngày xưa thì phải đưa người nhà đi “bắt”, nhưng bây giờ thì Mỷ tình nguyện theo Xuấn về Lũng Cú. Đám cưới của họ rước dâu từ đoạn sông Nho Quế bên Mèo Vạc, vượt qua Mã Pì Lèng hùng vĩ sang đoạn sông Nho Quế đỉnh Đồng Văn. Ghé thăm nhà cặp vợ chồng trẻ ở xóm Lô Lô Chảy, gần trụ sở xã Lũng Cú, gặp Vàng Dỉ Xuấn đang dắt con gái Vàng Thị Chinh hai tuổi, đẹp như tranh, chạy lon ton quanh nhà, tôi vỡ lẽ ra cái vẻ đẹp rực rỡ của cô giáo bản Xéo Lủng Vừ Thị Mỷ là có nguyên do. Gái một con của vùng cao núi đá này dường như có ánh xanh màu lưu ly của sông Nho Quế trong mắt.

*

* *Điểm thứ hai tôi gặp sông Nho Quế,

cách xóm Xéo Lủng một ngày đi bộ. Nếu đi theo đường sông, đoạn sông trùng với đường biên giới, chắc chỉ mười cây số, nhưng theo đường ô tô phải dài gấp ba. Đây mới chính thức là đoạn sông Nho Quế hoàn toàn chảy vào đất Việt. Cái xóm người Tày và người Nùng, người Dáy tên nguyên thuỷ là Mã Pắng, nhưng từ mấy chục năm nay có tên mới là bản Thiên Hương. Cái tên Thiên Hương gắn liền với thương hiệu loại rượu ngô nổi tiếng đang được ưa chuộng ở Đồng Văn, Hà Giang...

Nhưng thật kỳ lạ, nơi hiểm yếu, khuất nẻo nhất của thị trấn Đồng Văn này, từ bao đời đã có một bản Mã Pắng trù phú và cổ xưa với vài chục nóc nhà nằm chênh vênh bên dòng Nho Quế. Từ bản, nhìn thấy sông vẫn như một sợi chỉ màu xanh lưu ly, nhưng xuống được mép nước cũng phải hai tiếng đồng hồ. Thời trước, người dân ở đây dùng nước nguồn sông Nho Quế tự túc làm ra điện bởi những tuốc-bin xách tay (Nay đã có doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện tại đây). Vào đến đầu bản đã nghe thấy tiếng máy xát ngô chạy xè xè, nhìn thấy ánh điện lấp ló trong những căn nhà thưng gỗ, lợp ngói âm dương, cổng gỗ nhà nào cũng dán câu đối giấy hồng. Và dậy lên thơm lừng mùi men lá, mùi rượu ngô, hít một lúc lâu đã thấy say chuếnh choáng.

Công dân đầu tiên của bản Thiên Hương mà tôi gặp là một ông già ngoại bẩy mươi, nhưng săn chắc, nhanh nhẹn như một trung niên. Nếu không tự giới thiệu, tôi không thể biết ông Lương Huy Thìn, từng làm trưởng phòng Văn hoá huyện Đồng Văn chục năm trươc. Về hưu, ông không ở thị trấn, mà về bản cũ, sông xưa .

- Cái tên Thiên Hương là do tôi đặt đấy chứ - Ông Thìn kể hồn nhiên - Hồi thành lập Hợp tác xã, cách đây hơn bốn chục năm, tôi là chủ nhiệm. Sát nhập mấy bản Ca Tằng, Mã Pắng, Mã Tía thành Hợp tác xã, tôi đặt tên là hợp tác xã Thiên Hương. Gọi lâu thành quen, thành địa danh mới. Thiên Hương, vừa là hương của trời, vừa là của nghìn thứ hương rừng hội tụ...

Vừa kể chuyện ông Thìn vừa múc rượu đang trưng cất trên cái lò rượu củi cháy rừng trực trong bếp, nóng hôi hổi, ra mời khách.

- Rượu nhà nấu, thượng hạng đấy. Truyền thống lâu đời lắm rồi, không biết có từ bao giờ.

Hơi men nồng say dễ gợi cảm giác thăng hoa nghĩ ngợi. Tôi mường tượng những tốp người vượt đá, băng ngàn lên tít bờ sông Nho Quế này từ thời Lý thời Trần và xa hơn nữa. Có thể họ phải trốn chạy một cuộc truy đuổi. Có thể họ đi tìm đất lập nghiệp. Lại có thể họ được giao trọng trách trấn giữ vùng phên dậu, được phong đất và được quyền thế tập truyền cho con cháu. Nhìn cung cách sống, mạch nguồn văn hoá, nhìn những cổng nhà , tường rào thì đủ biết, vẫn thuần nhất một cốt cách người Việt mình.

Đang vui câu chuyện thì có tiếng chó sủa, tiềng quát ầm ĩ. Một người cao to, mũ phớt, áo da đi với một người đeo máy ảnh lỉnh kỉnh vào nhà. Tôi và nhà văn Đào Thắng cùng reo lên khi nhận ra người quen: Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nông Tú Tường, người từng đoạt nhiều giải thưởng ảnh quốc gia và quốc tế.

Chủ nhà phân ngôi thứ, cùng cạn chén. Thì ra ông Tường về thăm quê. Cô ruột ông lấy chồng họ Lương. ông với ông

Thìn là con cô, con bác. Thiên Hương có dòng họ Nông, họ Lương, họ Nguyễn là những dòng họ lâu đời, liên kết với nhau để tạo dựng sắc thái văn hoá riêng. Nhiều hộ buôn bán phát đạt ngoài thị trấn Đồng Văn, có khách sạn lớn, hiệu buôn lớn, đều là người gốc Mã Pắng.

- Mã Pắng là quê gốc tôi đó - Ông Tường nhập vai chủ nhà rất nhanh, kể vanh vách về vùng đất nơi sinh của mình - Suốt mấy chục năm cầm máy, đề tài tôi theo đuổi vẫn là quê hương Đồng Văn của tôi. Tất cả những giải thưởng tôi được nhận đều là phong cảnh và con người Đồng Văn...

- Tôi đã được xem những bức ảnh của anh về rừng đa cổ thụ Mã Tía, lần này thì đã đích mục sở thị rồi - Tôi nói và nhớ lại cảm giác sững sờ khi nhìn thấy hàng chục cây đa ở đầu bản, quần tụ trùm khắp thung lũng, gốc lớn vài người ôm, cành rễ đan nhau chằng chịt.

- Anh thấy không, cả một quần thể đa cổ thụ, tạo nên một rừng đa độc đáo. Những người già nhất ở vùng Mã Pắng này cũng không biết rừng đa có từ bao giờ. Tôi cam đoan, cả nước Vệt Nam mình không có nơi nào có một rừng đa kỳ diệu như thế. Mỗi lần về quê, tôi lại phát hiện ra một góc nhìn mới, lại chụp những bức ảnh mới. Rừng đa chính là hồn quê Mã Pắng...

Vâng. Cây đa, bến nước, mái đình, chính là cột mốc của văn hoá cội nguồn Việt. Một rừng đa cổ thụ, một bản Mã Pắng - Thiên Hương bên triền sông Nho Quế này đủ làm chứng cứ cho một vùng đất Việt cổ với bao nhiêu máu xương, mồ hôi, nước mắt gìn giữ...

** *

Do kế hoạch chuyến đi, chúng tôi không về theo đường Mèo Vạc. Tiếc ngẩn ngơ một cuộc đồng hành cùng Nho Quế. Bởi bắt đầu từ Mèo Vạc, con đường núi đá cũng cheo leo chẳng kém gì từ Yên Minh lên Đồng Văn, nhưng du khách sẽ đặc biệt thú vị vì được chơi một cuộc trốn tìm thót tim, sởn da gà với dòng Nho Quế. Con đường chênh vênh trên vực sông, cho đến khi dòng Nho Quế tách ra, đổ vào sông Gâm để dồn nước cho những tuốc bin thuỷ điện Na Hang.

Buổi chiều ở Đồng Văn, tôi cứ bồn chồn nghĩ về Nho Quế, như nghĩ về một người con gái có cái tên thơm thảo như thế. Chưa nhìn thấy Nho Quế chảy bình thản giữa hai bờ núi nước mình, tôi vẫn nao nao một sự thiếu hụt.

Lại nhớ cái hôm vừa lên tới Hà Giang, gặp những người lính biên phòng. Bộ đội Biên phòng Hà Giang ai cũng cao to, lực lưỡng, đạt những tiêu chuẩn lý tưởng của lính chiến. Đó là nhận xét của tôi khi tiếp xúc với rất nhiều sỹ quan chiến sỹ dọc các trạm, đồn biên phòng từ Thanh Thuỷ, lên Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc. ở họ có sự vững trãi, rắn chắc của đá, sự lành hiền, chân thật của đất, lại có cả sự mơ mộng lãng mạn của mây trời biên giới và màu xanh huyền ảo của dòng Nho Quế.

NHO QUẾ LƯNG TRỜI

xem tiếp bài trang 22

Hoàng Minh Quang

Page 21: Mekong tet 2015

21XUÂN ẤT MÙI - 2015

Câu chuyện về những năm trấn giữ biên cương của đại tá Nguyễn Xuân Hồng khiến tôi cứ nôn nao muốn lên Mèo Vạc, đến tận đồn biên phòng Sam Pun lưng chừng trời bên kia dòng Nho Quế.

Cái ý muốn được nhìn thấy đồn biên phòng Sam Pun, được đặt chân lên đỉnh Mã Pì Lèng mạnh tới mức, ngay buổi chiều đến Đồng Văn, khi biết đoàn không về qua đường Mèo Vạc, tôi đã trốn mọi người, một mình tìm một anh bưu tá, kiêm xe ôm phóng lên đỉnh Mã Pì Lèng.

Cái tên Mã Pì Lèng hằn vào trí nhớ tôi từ tuổi học trò. Tôi đọc được ở đâu đó một đoạn mô tả về cái cổng trời nổi tiếng hiểm yếu thông giữa Đồng Văn và Mèo Vạc này. Hình như của nhà văn Nguyễn Tuân thì phải. Nguyễn mô tả cuộc vượt núi cực nhọc đến nỗi, trước khi lấy đà leo vách đá dựng đứng, con ngựa thồ phải đánh một phát...rắm mới vượt qua nổi Mã Pì Lèng.

Chiếc Honda Tàu thở dốc, theo tay lái thiện nghệ của anh bưu tá đưa tôi vượt cổng trời sang Mèo Vạc. Mã Pì Lèng mà nhà văn Nguyễn Tuân tả những năm mở đường Mèo Vạc - Đồng Văn, cứ ám ảnh và gợi trí tò mò của tôi suốt bốn mươi năm, thì nay đang ở trước mặt. Quả là danh bất hư truyền. Một cung đường kỳ vĩ, một cung đường huyền thoại. Người ta nói, chưa qua Mã Pì Lèng, coi như chưa đến Hà Giang. Câu nói của Mao Trạch Đông “Bất đáo Trường Thành phi hảo hán” có thể vận vào đây. “Bất đáo Mã Pì Lèng phi hảo hán”. Mã Pì Lèng chẳng kém gì một đoạn Vạn Lý Trường Thành. Chỉ có điều này khác nhau: Vạn Lý Trường Thành thì xây thành, làm đường trên núi, còn Mã Pì Lèng thì bạt núi mở đường.

Cung đường hơn hai mươi cây số này thuộc đường vành đai quốc lộ số 4, có tên là đường Hạnh Phúc. Tại đỉnh Mã Pì Lèng, cao tít lưng chừng trời, một tấm bia lưu niệm bằng đá hoa cương ghi lại sự kiện vĩ đại hơn bốn mươi năm trước :

“ Đường Hạnh phúc Hà Giang- Mèo Vạc. Khởi công 10-9-1959. Hoàn thành 10-3-1965. Tham gia mở đường có 16 dân tộc thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nam Định, Hải Dương. Riêng đoạn Mã Pì Lèng, công nhân đã treo mình trên vách đá 11 tháng để mở đường.”

Tôi ghi lại những dòng chữ vào sổ tay và đứng lặng hồi lâu, phóng tầm mắt vào khoảng không, hít căng lồng ngực ngọn gió phóng khoáng và hoang dã Mã Pì Lèng.

- Này em - Tôi hỏi anh bưu tá - Từ đây có nhìn thấy đồn biên phòng Sam Pun không ?

- Sam Pun ở sau dãy núi mờ kia. Đường như sợi chỉ màu xanh tít dưới kia là sông Nho Quế. Ngày trước chưa có cầu, sang tới đó phải mất nửa ngày đường.

Ôi, thế là lần thứ ba tôi nhìn thấy Nho Quế. Một đường xanh nhỏ như sợi chỉ, kẹp giữa hai sơn mạch hùng vĩ.

Tôi nhớ lại câu chuyện về những năm trấn giữ biên cương của đại tá Nguyễn Xuân Hồng, Chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng Hà Giang. Từ một chiến sĩ quê vùng trung du Phù Ninh, Phú Thọ, năm

1975, Hồng lên làm lính trấn giữ ải Sam Pun, nơi con sông Nho Quế cắt dời ba xã Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ, như cắt dời một mảng hậu phương rộng lớn là vùng núi đá trập trùng và vô cùng hiểm yếu Mã Pì Lèng. Ba xã phía Bắc sông Nho Quế, nơi cửa ải Sam Pun trấn giữ, thời nhà Thanh, đã từng có lúc bị đòi sáp nhập vào đất Trung Quốc. Chính quyền Nam Việt từng nhiều lần tranh biện, quyết giữ toàn vẹn lãnh thổ. Cho đến hiệp ước biên giới Pháp ký với triều đình Mãn Thanh, ba xã Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ bên kia sông mới vĩnh viễn thuộc về đất Mẹ. Những năm Nguyễn Xuân Hồng nhận nhiệm vụ đồn trưởng biên phòng Sam Pun là những năm thập niên tám mươi của thế kỷ XX cực kỳ khốc liệt. Có thời kỳ bọn phỉ bên kia biên giới từng treo đầu anh với giá năm mươi ngàn nhân dân tệ. Có lần anh bị lừa đánh thuốc độc...15 năm hầu như không có năm nào Nguyễn Xuân Hồng được về quê ăn tết với vợ con. Nhưng anh đã vợi đi rất nhiều cô đơn nhờ có đồng đội, nhân dân đùm bọc, che chở, nhờ đất Mẹ và mạch nước Nho Quế nuôi dưỡng. Chính những năm tháng khốc liết và vô cùng gian khổ, cận kề cái chết... đã giúp Nguyễn Xuân Hồng trưởng thành, thành một tỉnh uỷ viên, một vị chỉ huy giàu kinh nghiệm, được trao trọng trách cùng bộ đội biên phòng tỉnh biên cương cực Bắc này trấn giữ gần ba trăm cây số đường biên hiểm yếu.

Chiều xuống rất nhanh. Gió rét thổi như roi quất vào vách đá. Anh bưu tá quay đầu xe, mở bình xăng kiểm tra. Chợt anh hốt hoảng:

- Thôi chết, em quên không mua xăng, không biết làm cách nào để về Đồng Văn bây giờ?

Hai chúng tôi cùng toát mồ hôi. Trời lạnh mà chiếc áo len tôi mặc ướt đầm. Tôi động viên anh bưu tá, vừa nghiêng bình chạy gạn, vừa thả dốc. Rất may đến Pài Lùng, cách thị trấn chừng năm cây số thì có một quán xăng tư nhân, Hu vía. Suýt nữa thì phải đẩy xe trên đường đèo tối vài tiếng đồng hồ.

** *

Sự kiện tôi mất hút khỏi thị trấn trong chiều giá rét bỗng gây hốt hoảng cho đoàn công tác. Nhà văn Đào Thắng tưởng tôi bị lạc, lo lắng đi tìm suốt buổi chiều. Khi biết tôi dám đơn thương độc mã cưỡi xe máy lên đỉnh Mã Pì Lèng thì ông ôm chầm lấy tôi, như một anh hùng.

- Tôi phải khao chiến công này của ông - Đào Thắng móc trong túi áo ra một điếu xì-gà được đặt trong hộp, thoạt đầu tưởng như hộp chiếc bút máy hiệu Pilot ngòi vàng - Điếu này của người bạn ở Cu Ba mang về. Quý lắm nhà văn Đỗ Chu mới chịu tặng lại đấy. Tôi để dành mãi. Nay thì phải hút mừng chiến công lên Mã Pì Lèng...

Chúng tôi chung nhau thưởng thức điếu xì gà hảo hạng giữa chiều Đồng Văn se lạnh. Khói trắng bay lên, thơm phức, tưởng như có thể hoà vào làn mây đang chờn vờn trên đá núi. Nguyên Đại tá Đào Thắng bỗng trầm ngâm nhìn lên khối núi đá sừng sững trên nóc đồn biên phòng

Đồng Văn và bảo :- Những năm 1982 - 1985, khi tôi còn

đang ở Xưởng phim Quân Đội, chúng tôi đã quay những thước phim vô giá về sự anh dũng của quân và dân Hà Giang. Cái đỉnh núi Pó Lẩu sau khu nhà ta đang ở kia từng làm bối cảnh đóng vai núi Cột cờ Lũng Cú để vào phim đấy. Đoàn làm phim không thể vào Lũng Cú được. Pháo địch bắn suốt ngày đêm. Hàng trăm thiện xạ bắn tỉa trang bị súng tia hồng ngoại phục kích quân ta...Chuyến đi này tôi cứ ao ước giá mình được trở lại suốt 280 cây số đường biên tỉnh Hà Giang, đến tất cả các đồn biên phòng Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Thanh Thuỷ, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc...Núi đá Hà Giang khắc khổ, nghiệt ngã, hiểm trở bao nhiêu thì những người dân, đặc biệt những người lính biên phòng Hà Giang cũng gian khổ, chịu đựng, bản lĩnh, quả cảm và gan góc bấy nhiêu. Cái cột cờ cực Bắc đất nước ở Lũng Cú, nơi kiêu hãnh khảng định chủ quyền của nước Việt, vì thế càng thiêng liêng như một chốn hành hương về với núi sông, nguồn cội...

Tưởng như tác giả “Dòng sông mía”, con rể nhà văn trứ danh Nguyễn Đình Thi đang thăng hoa, muốn bỏ văn xuôi để làm thi sỹ.

** *

Đêm ấy ở thị trấn Đồng Văn có liên hoan văn nghệ và hội đêm phố cổ. Thì ra cái thị trấn cực Bắc nước Việt này đã có trên 117 năm tuổi. Năm 1890, cùng với việc thành lập tỉnh Hà Giang, người Pháp cũng đã lập đồn binh và đóng cơ quan hành chính ở Đồng Văn. Hơn một trăm năm qua, những dấu ấn của người Pháp vẫn còn được giữ lại ở những ngôi nhà cổ làm thành dãy phố Tây, ở khu chợ xây bằng đá xanh và những dãy nhà lồng chợ lợp ngói âm dương có những cột ống khói bằng đá tảng độc đáo, những bếp lò được xây riêng cho loại đặc sản thắng cố và chợ phiên của người Mông. Hiếm có một thị trấn biên giới nào còn bảo tồn được vẻ cổ kính và sự kỳ khu trong kiến trúc, phong tục như thị trấn Đồng Văn.

Nếu như khu pháo đài Nhà Vương với toà ngang dãy dọc bằng đá và gỗ và những cây samu hơn trăm tuổi ở Lũng Phìn là cụm kiến trúc độc nhất vô nhị của Vua Mèo Vương Trí Sình thì thị trấn Đồng Văn với kiến trúc và bề dày văn hoá bản địa đặc sắc, là tâm điểm văn hoá và ẩm thực của vùng. Cùng với cột cờ Lũng Cú, xóm cực bắc Xéo Lủng, đỉnh Mã Pì Lèng, chợ tình Khau Vai, dòng xanh Nho Quế..., cao nguyên đá Đồng Văn là kỳ quan thiên nhiên, văn hoá, kiến trúc, sắc tộc, sinh thái kỳ vĩ độc nhất vô nhị của nước Việt.

Những ngày ở Đồng Văn, tôi gặp khá nhiều du khách Pháp. Có người là hậu duệ của những quan binh Pháp từng đồn trú ở Đồng Văn trăm năm trước đây, nay tìm lại chốn xưa cha ông mình đã ở. Có hai người bạn ngoại quốc, chúng tôi thường gặp quanh khu phố chợ. Lúc nào chạm nhau, họ cũng nở một nụ cười thân tình, đầu hơi cúi, đầy thân thiện. Đó là hai nhà khoa học người Pháp mà giáo sư Tống Duy Thanh, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, giới thiệu với chúng tôi: giáo sư Janvier

Phillippe và tiến sỹ Clêment Gael thuộc Viện nghiên cứu Cổ sinh vật học Paris

Hai nhà khoa học Pháp đang có một đề tài nghiên cứu về địa chất Đồng Văn và là khách quen của đồn biên phòng Lũng Cú. Chúng tôi từng có với nhau một buổi làm thân ngoài sân đồn biên phòng, nói với nhau về thiên nhiên Đồng Văn, một vùng núi đá castơ điển hình của thế giới, có sức hấp dẫn lớn các nhà cổ sinh vật học. Theo tiến sỹ Clêment Gael, ông đã từng đi nhiều vùng catstơ tiêu biểu trên trái đất, nhưng hiếm nơi nào hùng vĩ, quyến rũ như cao nguyên đá vôi Đồng Văn.

- Và các ông có tưởng tượng có một buổi trưa ở một đồn biên phòng nước Việt, ngồi sưởi nắng hàng giờ với những người lính có thời từng ở bên kia chiến tuyến với nước Pháp, trên những khúc gỗ sồi dùng làm ghế đầy tính nghệ thuật, dưới những gốc đào đang hé nụ, đẹp một cách cổ kính và lãng mạn bên khoảng sân đầy hoa trái như thế này không ?

Giáo sư Philippe nhún vai biểu cảm như một nhà thơ :

- Chỗ ngồi này, đến như công viên Lúcxămbua ở Paris cũng không có được.

Lời khen thật chẳng quá lời. Đến Lũng Cú, lên Đồng Văn bây giờ không chỉ đơn thuần là ra nơi biên ải, mà thật sự là một chuyến thưởng lãm con người và thiên nhiên tuyệt vời, của các du khách.

Kia rồi, lại gặp hai người bạn Pháp đang ngồi uống rượu trong khu nhà lồng phố chợ. Đêm phố cổ của Đồng Văn nhằm ngày mười bốn, mười lăm hằng tháng, thật đông vui, thu hút hàng trăm nam thanh nữ tú của thị trấn và các xã lân cận.

- Xin mời - Cả hai nhà khoa học, Jan-vier Phillippe và Clêment Gael cùng vẫy tay mời gọi.

Chúng tôi xà vào khu nhà lồng. Bên bếp lửa rừng rực, vừa thưởng thức

món chay Tầu thơm ngọt và ấm sực vị gừng, vừa nghe tiếng hát then, tiếng khèn Mông của đội văn nghệ xã Hố Quáng Phìn biểu diễn trên sân khấu ngoài trời, thật ấn tượng nhớ đời. Càng lý thú hơn khi chúng tôi cùng mấy người bạn Pháp được mời một thứ rượu ngô có hương vị thật đặc biệt, chỉ mới nhấp đầu lưỡi đã ngọt lịm say nồng và thơm phúc mùi men lá, mùi ngô ủ.

- Rượu Thiên Hương được chưng cất bằng nước nguồn Nho Quế đấy.

Người đàn bà mời rượu chúng tôi có đôi mắt chết người, cứ lúng liếng thứ ánh huyền quyến rũ.

Ôi, lại gặp rượu và người Thiên Hương, lại gặp rừng đa cổ thụ Mã Pắng. Đi đâu cũng ánh nước xanh thăm thẳm như đáy mắt các cô thiếu nữ Mông, Dao. Dáy…vùng tột Bắc tổ quốc này, màu hồ thuỷ sông Nho Quế, cũng nồng nàn men rượu Thiên Hương ấy...■

tiếp bài trang 21

Page 22: Mekong tet 2015

22 XUÂN ẤT MÙI - 2015

* Chuyện tình “cổ tích”: Sinh con với người chồng đã mất.

Cho đến giờ, nhiều người vẫn lăn tăn rằng, tại sao chị Hoàng Thị Kim Dung lại sinh hai con trai với người chồng đã khuất, trong khi chị còn trẻ, tây học và từng được mẹ chồng khuyên đi bước nữa.

Những ngày cuối năm 2013, câu chuyện chị Dung sinh con từ tinh trùng của người chồng Hồ Sỹ Ngọc mất cách đó gần bốn năm đã làm nhiều người phải ngạc nhiên và cảm phục. Anh Ngọc và chị Dung (cùng tuổi, cùng quê Nghệ An) yêu nhau từ khi là sinh viên năm 3 Trường Đại học Bách khoa. Ngọc là một trong những sinh viên xuất sắc nhất của lớp kỹ sư tài năng toán tin ứng dụng. Dung học lớp chất lượng cao của Đại học Bách khoa.

Năm 2004, khi cả hai người vừa tốt nghiệp đại học thì Dung đi du học ở Pháp để làm luận án tiến sĩ. Ngọc ở lại VN với lời hứa đợi chị về để làm đám cưới. Vì không có điều kiện nên thời gian du học từ năm 2004-2009, Dung chỉ về thăm quê được vài lần. Bạn bè lần lượt lập gia đình, sinh con, riêng Ngọc vẫn đợi chị về. Đầu tháng 1/2009, Dung về nước thăm gia đình và làm đám cưới. Sống với chồng được hơn một tháng,

chị lại quay sang Pháp để bảo vệ luận án tiến sĩ. Tháng 6-2009, sau khi tốt nghiệp và mang thai ở tháng thứ bảy, Dung về nước sinh con đầu lòng. Con gái được 6 tháng tuổi thì anh Ngọc mất vì tai nạn. Chờ nhau biền biệt nhưng họ chỉ được sống chung với nhau chưa đầy một năm...Bà Nguyễn Thị Thuận (mẹ Ngọc) không kìm được xúc động khi kể lại câu chuyện về con trai: Giữa tháng 3/2010, bà Thuận từ TP Vinh ra Hà Nội thăm con. Trưa 20/3/2010, bà nấu cơm chờ con trai đi làm về ăn. Nhưng khi Ngọc về đến nhà thì nhìn thấy ổ khóa ở cánh cửa ban công bị hỏng, anh tất tả đi mua khóa về sửa, mặc dù mẹ và vợ khuyên anh ăn cơm trưa xong hãy đi. Anh ra khỏi nhà gần một tiếng đồng hồ thì có điện thoại báo về anh bị tàu hỏa đâm và tử vong. Sau này nhiều người kể lại khi anh băng qua đường sắt để mua ổ khóa, đoàn tàu đã đến gần và dù rất nhiều người gọi nhưng anh không nghe thấy...

Dung đưa tang chồng khi vẫn đang trong giai đoạn ở cữ sau khi sinh con gái đầu lòng. Nhìn chị đờ đẫn, nhìn bố mẹ Ngọc kêu khóc thảm thiết và nhìn đứa con anh chưa đầy 6 tháng tuổi... mọi người không ai cầm được nước mắt. Họ cùng quyên góp một khoản tiền giúp Dung nuôi con. Sau khi lo đám tang con xong, vì thương con dâu còn quá trẻ mà mất chồng nên bà Thuận bảo Dung sang Pháp giảng dạy, xem có ai thương yêu thì lấy và làm lại cuộc đời nhưng Dung chỉ nói: “Mẹ bảo con sang Pháp làm kinh tế để kiếm tiền nuôi con thì còn

được chứ đừng bảo con đi lấy chồng”. Nghe con dâu nói vậy, hiểu tình cảm của con nên bà Thuận không bao giờ nhắc lại điều đó nữa…

* Thành tựu y học lớn của Việt Nam

Từ nhà xác Bệnh viện huyện Thanh Trì, chị Dung đã nảy sinh ý định lưu giữ cái gì đó của chồng trên trần gian, làm gì đó để giữ hình ảnh anh ấy bên mình…Chị quyết định gọi điện sang Pháp tham khảo ý kiến, liên lạc với tổng đài 1080 xin số điện thoại của Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để xin…mổ tử thi, lấy tinh hoàn, tìm tinh trùng đem khẩn cấp vào “ngân hàng” trữ lạnh để lưu giữ. TS. BS Lê Vương Văn Vệ - một chuyên gia nam học và hiếm muộn hàng đầu Việt Nam - trực tiếp đến mổ cơ thể nạn nhân.

Theo Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội - Bác sĩ Lê Vương Văn vệ: “Khi nhận được đề nghị kỳ lạ “lấy mẫu tinh trùng từ tử thi, bảo quản để sau này người vợ sinh con” của chị Dung, tôi đã thầm nghĩ đây là một

trường hợp đặc biệt và quá kỳ lạ, nhất là người vợ cũng còn trẻ. Thời điểm đó, người chồng đã mất, thời gian gấp gáp, việc của tôi là chuẩn bị dụng cụ và đi ngay. Sau này khi chị Dung sinh con, tôi tìm lại cuốn sổ ghi chép thì biết được ngày hôm đó là 20/3/2010. Nơi tôi đến là nhà xác của Bệnh viện huyện Thanh Trì. Khi đó, tôi chưa biết chị Dung, chỉ biết tuổi chị còn trẻ mà không biết hoàn cảnh kinh tế và cũng không biết chị ấy là tiến sĩ. Khi lấy được mô tinh hoàn của chồng chị, hoàn tất thủ tục và trở về kiểm tra thì thấy có tinh trùng, có thể làm được thụ tinh trong ống nghiệm. Lúc đó bệnh viện chúng tôi chưa làm kỹ thuật này, nhưng tôi tâm niệm sau này sẽ làm. Và hai năm sau đó chúng tôi đã triển khai làm thụ tinh trong ống nghiệm. Anh Ngọc quả là một trường hợp hiếm có, khi chúng tôi lấy mô tinh hoàn 5-6 giờ sau khi anh qua đời mà vẫn có tinh trùng. Bình thường thì phải lấy mô tinh hoàn ngay sau khi người đó qua đời, nhưng trường hợp này 5-6 giờ sau qua đời mà tinh trùng trong mô

Thành tựu y học lớn của Việt Nam…CHUYỆN TÌNH “CỔ TÍCH” THỜI NAY HAY LÀ CÂU CHUYỆN VỀ

LTS. Sinh con với người chồng đã mất - Cho đến giờ vẫn được đánh giá là câu chuyện tình “cổ tích” đẹp nhất Việt Nam. Bởi giống như một câu chuyện cổ tích vô cùng kỳ diệu: Anh Đỗ Sỹ N (sống tại Hoàng Mai, Hà Nội) bị tai nạn tàu hỏa chết ở gần nơi mình sinh sống vào năm 2010. Khi chết anh chưa đến 30 tuổi. Vợ anh là chị Hoàng Thị Kim Dung cũng trạc tuổi ấy, là một tiến sĩ, giảng viên đại học tại Hà Nội - Đã nảy sinh ý định lưu giữ cái gì đó của chồng trên trần gian, làm điều gì đó thật sự ý nghĩa để bù đắp những thiệt thòi của người chồng và lưu giữ hình ảnh người chông bên gia đình…

Chị đã quyết định sinh con với người chống đã mất - Nhờ sự trợ giúp tích cực của nền y tế hiện đại. Chuyện tình cổ tích này cũng dược đánh giá là một trong những thành tựu y học lớn, tuyệt vời nhất của ngành Y Việt Nam

Bác sĩ Lê Vương Văn Vệ - người có công lớn trong việc chào đời của hai bé Hồ Sỹ Hoàng Đức và Hồ Sỹ Hoàng Hải

Bước tiến về mặt kỹ thuật y họcLà ý kiến của bác sĩ Vũ Bá Quyết, phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản TƯ, người trực tiếp thực hiện ca sinh mổ đón hai con Hồ Sỹ Hoàng Đức, Hồ Sỹ Hoàng Hải của anh chị Ngọc - Dung. Theo bác sĩ Quyết, việc thành công trong trường hợp này đã mở ra cơ hội cho nhiều trường hợp hiếm muộn hoặc có nhu cầu sinh con sau này. Trong đó, trường hợp này đã mở ra những kinh nghiệm về thời gian tinh trùng sống sau khi người chủ qua đời, về việc trữ đông mô và chất lượng tinh trùng trong mô được trữ đông, về thụ tinh trong ống nghiệm từ tinh trùng lấy từ tử thi...

xem tiếp bài trang 23

Minh Tâm - Khánh Linh

Page 23: Mekong tet 2015

23XUÂN ẤT MÙI - 2015

có giá lên tới 8 tỷ đồng.Theo tiết lộ của bà Mai Thị Mai - vợ

thứ 6 của ông Lê Ân - Chủ tịch HĐQT Cty Lê Hoàng (Bà Rịa -Vũng Tàu), trong năm nay, đại gia này sẽ sắm thêm một chiếc siêu xe mới bổ sung vào bộ sưu tập 6 siêu xe của gia đình. Dòng xe và giá tiền chưa được tiết lộ vì ông Lê Ân vẫn chưa chốt xong phương án cuối cùng. “Anh Lê Ân mua xe không phải để khoe khoang, mà là phục vụ nhiều mục đích, như đi lại, kinh doanh... Hiện chúng tôi đã chọn được dòng xe, nhưng chưa thể tiết lộ vì xe mới ra liên tục, bây giờ thích một cái, sau này có khi lại đổi cái khác”, bà Mai Thị Mai - vợ thứ 6 đại gia Lê Ân - cho biết.

*Hận vợ, tạc tượng vợ phụ bạc và thói chơi xa xỉ của “đại gia” Lê Ân

Trong khuôn viên Làng du lịch Chí

Linh, Vũng Tàu, đại gia Lê Ân cho tạc 3 bức tượng 3 người vợ từng phụ bạc, ôm tài sản của ông ra đi, gây cho ông cảnh tù tội. “Hồi xây dựng Làng du lịch Chí Linh này, tui đã cho tạc tượng 3 bà vợ tệ bạc, để khắc cốt, ghi tâm những gì xấu xa mà mấy bả dành cho tui. Tui hận mấy bả lắm mới làm vậy. Tui mất trắng tài sản, ngồi tù cũng vì mấy bà này. Mỗi lần nhìn các bức tượng là tui lại nhớ chuyện cũ. Mỗi bà tui cho mặc một loại trang phục, nhìn là biết quê hương của mấy bả. Một bà ở miền Bắc, hai bà miền Nam. Gương mặt, vóc dáng đều giống y chang mấy bả. Tui thề không nhắc tới tên mấy bà này, đừng có hỏi tui mấy bả tên gì - đại gia Lê Ân nói. Trong 3 bức tượng, bức có vóc dáng lùn lùn, gương mặt bầu là bà vợ đầu tiên, "là người có với tui 5 đứa con, làm tui hận nhứt”…

Rồi ông tiếp tục kể về người vợ thứ 4 của mình. Theo đại gia, sau khi ông ra vào tù, cuối tháng 8.2005, người vợ thứ tư nộp đơn ly dị vì tưởng ông Lê Ân đã trắng tay. Tuy nhiên, khi cấp sơ

thẩm thuận tình ly hôn thì bà này lại kháng cáo, muốn níu kéo lại hôn nhân vì nghe tin Lê Ân đăng báo tìm chủ nợ để trả tiền và mua siêu xe hơn 1,5 triệu USD. Cho rằng người vợ này có ý thôn tính tài sản, cuối năm 2009, ông Lê Ân đã mời một số cô gái bán vé số về nhà, nhờ họ giả làm vợ ông trong thời gian 3 tháng. Phương án này được đại gia cho là vẹn toàn, tránh kéo dài vụ kiện ly hôn vì sợ người vợ thứ 4 khiếu nại giám đốc thẩm, gây khó khăn cho ông trong bước đường khôi phục lại sự nghiệp.

“Sắp đến ngày xử phúc thẩm vụ ly hôn thì Th - thư ký cũ của tôi - đến thăm. Nghe tôi kể chuyện đang đàm phán với những người bán vé số về chuyện nhờ họ làm “vợ giả”, Th có ý muốn giúp tôi. Tôi bảo nếu Th làm “vợ giả” 3 tháng mà hai bên có tình cảm thật sự thì làm vợ chồng với nhau đến cuối đời và cô ấy gật đầu”, ông kể. Th trở thành người vợ thứ 5 của đại gia. Đến cuối năm 2010, Th nộp đơn ly dị sau hơn 6 tháng làm vợ. Sự rạn nứt này bắt nguồn từ những

tin nhắn qua lại của Th với người tình cũ ở Vũng Tàu bị Lê Ân phát hiện. Lúc này, người tình của Th nhiều lần quanh quẩn trước khu du lịch Chí Linh với chủ đích dằn mặt gia chủ nhưng ông Lê Ân tìm cách tránh mặt vì không muốn ảnh hưởng đến việc kinh doanh. “Nhiều lần, vợ tôi nhắn tin bàn với người tình tìm cách chiếm đoạt tài sản của C. Lê Hoàng nhưng tin nhắn lại chạy vào điện thoại tôi. Khi biết mưu kế bị bại lộ, cô ấy chủ động gửi đơn ly dị đến tòa mà không đòi hỏi thứ gì”, đại gia kể về kết cục của người vợ thứ 5.

Tuy nhiên, nói về người vợ hiện tại của mình - bà Mai Thị Mai, kém ông 55 tuổi - giọng ông dịu hẳn lại: “Tui may mắn cưới được Mai. Mai hàng ngày cùng tui lo lắng cho Khu du lịch Chí Linh và chăm sóc giấc ngủ, miếng ăn cho tui. Bả không bao giờ rời tui nửa bước. Tui đi đâu là có bả ở đó...”.■

tổnghợp

tinh hoàn vẫn sống, chứng tỏ đó là một thanh niên khỏe mạnh, không bệnh tật gì. Mẫu tinh hoàn đó chúng tôi đã cất giữ ở -196OC và bảo quản một cách đặc biệt.

Tôi không ngờ một người phụ nữ trẻ, tây học, có kiến thức lại giữ nét truyền thống như thế. Tháng 3/2013, sau khi mãn tang chồng, chị Dung đến bệnh viện chúng tôi đề nghị được thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai, khi kiểm tra tinh trùng thấy chất lượng còn tốt, chúng tôi đã tiến hành kỹ thuật. Chỉ có điều ngày dự định chuyển phôi đầu tiên không thành do chị Dung bị quá kích buồng trứng. Chúng tôi lại đưa phôi vào trữ đông và một thời gian sau mới tiến hành chuyển phôi lần hai. Lần này, việc chuyển phôi thuận lợi, chị ấy có thai và vừa sinh hai bé trai. Chúng tôi vẫn đùa rằng nếu hai bé này sau làm bác sĩ, chúng có thể kể với đồng nghiệp là đã vào tủ đá hai lần, đều ở nhiệt độ -196OC. Ở nhiệt độ ấy, đá cứng hơn cả sắt.

Cũng theo BS-TS Vệ, khi đến nơi, anh N đã chết được 6 tiếng, TS Vệ vô cùng lo lắng…Nhưng vẫn rạch lấy một viên tinh hoàn bên phải, lấy 14 mẫu tinh trùng của nạn nhân đem cất giữ, bảo quản ở nhiệt độ -196 độ. 4 năm sau, ngày 9/12/2013, bằng phương pháp thụ thai hiện đại, chị Dung đã sinh hạ hai bé trai xinh xắn, bụ bẫm, một cháu 2,4kg, một cháu 2,6kg. Các cháu sinh mổ tại Bệnh viện Phụ sản TƯ, đích thân TS Vũ

Bá Quyết - PGĐ BV - Tiến hành phẫu thuật. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có hai bé sinh ra từ tinh trùng lấy từ tử thi, có thành công về mặt kỹ thuật, nhưng “tôi luôn nghĩ phải thật cẩn trọng vì là người làm khoa học, chúng tôi muốn công bố thông tin một cách khoa học. Ngay sau đó, chúng tôi đã thống nhất với chị Dung và đề nghị một cơ sở xét nghiệm ADN chuyên nghiệp tới lấy mẫu mô tinh hoàn của chồng chị ấy đang được bảo quản, cùng mẫu niêm mạc miệng của chị ấy và hai cháu bé để xét nghiệm. Ngày 19-12-2013, kết quả xét nghiệm ADN cho thấy anh Hồ Sỹ Ngọc là cha và chị Hoàng Thị Kim Dung là mẹ của hai bé.”. Chị Dung nói: "Xét nghiệm là để ông bà mừng, còn tôi thì luôn rất tự tin về hai đứa con của mình”.

*Vĩ thanh.Rất nhiều người đã hỏi chị Dung tại

sao chị lại có một quyết định kỳ lạ: Sinh con với người chồng đã khuất, trong khi chị còn trẻ, có học vấn, không phải là không có những cơ hội mới. Chị Dung cho biết: Chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đó. Tất cả những điều chị nghĩ cho đến nay là làm sao nuôi dạy các cháu nên người. Hai bé trai nếu được như cô chị (năm nay 5 tuổi rưỡi, bố mất khi bé mới được 6 tháng tuổi) thì cũng rất dễ nuôi. Tôi mong muốn tính cách của các cháu sẽ giống như bố cháu, hài hước và bao dung”- chị Dung nói.

Đã hơn 5 năm trôi qua, nhưng có lẽ ngày anh N. mất sẽ đi suốt cuộc đời

chị Dung như một ngày định mệnh. Hôm đó, khi hai vợ chồng ở bên nhau, anh nói với chị về dự định sau này dù như thế nào cũng sẽ sinh thêm một cậu con trai cho ông bà nội. Gần trưa, Ngọc đi mua ống khóa mới để khóa cửa bancông. Trước khi đi, anh cứ đứng nhìn chị, khi thấy vợ thắc mắc thì anh đi mất. “Hình như anh ấy muốn nói gì với tôi mà không nói được, giây phút ấy khiến tôi day dứt mãi đến tận bây giờ” - chị Dung bồi hồi. Và cũng bởi ý nguyện ấy của người chồng, ngay sau khi anh mất, chị đã nhờ thầy giáo, bạn bè, người quen tư vấn và tìm bác sĩ để cất giữ tinh

trùng của chồng, dự định một ngày sẽ sinh thêm cậu con trai như mong ước của anh. Chị kể hồi đi học ở Pháp, chị từng đọc về một trường hợp sau khi người chồng qua đời, người ta đã vùi tinh hoàn trong tuyết và sau này người vợ cũng sinh được con. Câu chuyện ấy tưởng chỉ có trong tiểu thuyết, giờ trở thành câu chuyện thật.

Hai Bé Hồ Sỹ Hoàng Đức và Hồ Sỹ Hoàng Hải chào đời vào ngày 9/12/2013 tại bệnh viện Phụ sản TƯ từ tinh trùng của người cha đã qua đời, là món quà vô giá, tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu của cặp vợ chồng quê gốc xứ Nghệ ■

tiếp bài trang 22

tiếp bài trang 32

"Người phụ nữ này khiến tôi xúc động. Cô ấy còn trẻ, yêu chồng, thương con, khi chồng chết thờ chồng và còn sinh con với người chồng đã qua đời. Đó là điều tuyệt vời mà tôi không thể tưởng tượng được! Cô ấy có thể là hình tượng về người phụ nữ trong câu chuyện cổ tích hôm nay cho thế hệ mai sau"

Bác sĩ Lê Vương Văn Vệ

Bé Hồ Sỹ Hoàng Đức (phải) và Hồ Sỹ Hoàng Hải (trái) hơn 1 tuổi

có một vai dì thèm mà không ai cho đóng, vai gì hả, vai một người bình thường, có chồng, sống với nhau trong căn nhà xưa, cũ kỹ. Buổi sáng chở mớ rau vườn ra chợ, mua ít thức ăn mang về nấu bữa cơm trưa, chiều phụ chồng mần cỏ rẫy, chạng vạng chờ chồng từ ngoài đìa vác một mớ bông

súng bước vô nhà... Và để được nghe con trai mình nói với mình những câu chuyện chỉ để dành nói cho má nó nghe thôi. Ừ, dì chỉ ước có vai bình thường vậy...

Trọng đang nằm võng, tôi nghe nhịp đưa vùn vụt rồi cò kẹt dùng dằng chậm lại, tôi biết anh có nghe lời tôi nói. Căn nhà tự nhiên lặng lẽ đến kỳ lạ, nghe tiếng thằng Bầu thở ngỡ ngàng, nghe cả tiếng ơ

cá kho sôi tăm tăm trên bếp, tôi ngửi thấy đâu đây mùi bông súng Đà Lạt thơm dịu, ngọt thanh pha cái mùi tanh tanh của bùn dưới đáy ao. Không lẽ im re hoài, tôi nói với Trọng, rằng anh có nhớ chị Hai thì cũng vậy thôi, người vẫn chưa về, thử thương tôi đi, tôi sẽ giúp thằng Bầu nấu cơm, vá áo, giúp anh lau ống khói, châm dầu cái đèn chong nhỏ, giữ cho ngọn lửa suốt đêm ngày le lói

đỏ như giữ vạn truyền thống nhà mình đã trăm năm nay. Sau này, chị Hai có về, tôi sẽ trao anh lại, như ngày xưa vậy, tôi làm cũng được lắm mà, gọn bân chớ gì.

Mà, trời ơi, Trọng ác với tôi chi vậy, sao bắt tôi phải kìm lòng không được để nói ra, nhìn tôi mà không hiểu à? ■

tiếp bài trang 36

Page 24: Mekong tet 2015

24 XUÂN ẤT MÙI - 2015

LỚP HỌC “TÌNH THƯƠNG” DƯỚI CHÂN ĐỀN ĂNGKOR.

Đã từ lâu khu đền Ăngkor của Campuchia được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, nhưng từ khi Hollywood chọn nơi đây làm bối cảnh cho bộ phim nổi tiếng “Bí mật ngôi mộ cổ”, thì bộ phim đã góp phần làm cho nhiều người biết về công trình lịch sử văn hoá độc đáo này.

Nhiều du khách trên thế giới đã tiếp tục kéo nhau về đây chiêm ngưỡng khu đền cổ có một không hai này.

Tôi trở lại Xiêm Riệp lần thứ hai, lần này có điều kiện đi sâu hơn về khu đền mà việc xây dựng phải

qua nhiều chục năm, trải qua 7 đời vua của đất nước này, với hàng triệu triệu nhân công và những người thợ tài hoa đã làm nên một công trình đồ sộ. Tháp Bay-on có 216 tượng Phật bằng đá 4 mặt đang mỉm cười, mỗi gương mặt là một sắc thái tình cảm khác nhau. Có một bức tranh lớn kể lại lịch sử hào hùng của các đế chế Ăngkor với những câu chuyện huyền thoại bằng các phù điêu hết sức sống động, tinh tế, được khắc trên hàng trăm tấm đá rồi ghép lại với nhau thật hoàn hảo, thật kỳ vĩ, đi cả ngày chưa thăm hết ngôi đền.

Buổi sáng thì ngắm 5 ngọn tháp hùng vĩ trên nền trời xanh và in bóng lồng lộng dưới đáy hồ với những hàng cây thốt nốt xanh tươi; khi chiều buông, nếu du khách lên được đỉnh Bakheng thì lại được ngắm hoàng hôn đang dát vàng xuống khu đền Ăngkor huyền bí, được nằm gọn trong một khu rừng nguyên sinh xanh mướt, sạch vừa đẹp đến mê hồn. Mỗi lần đi thăm Ăngkor là mỗi lần cảm nhận được sự hùng vĩ của công trình, hiểu thêm được những huyền thoại và triết lý từ cuộc sống của người xưa để liên tưởng đến ngày nay. Cảm ơn người xưa đã để lại cho các thế hệ sau một nơi để chiêm nghiệm và lắng đọng những

suy tư về không gian và thời gian, về trí tuệ và sức vóc của con người. Tại Xiêm Riệp, nơi cách khu đền Ăngkor vài km, có khá nhiều người Việt Nam sinh sống. Họ sang Campuchia với nhiều lý do khác nhau, nhưng không phải ai cũng có điều kiện đi thăm nơi đây, vì họ còn phải bươn chải kiếm sống. Nhiều trẻ em Việt kiều ở đây tiếng Campuchia chưa thạo, chữ Việt cũng không biết nên việc hòa nhập và kiếm sống vô cùng khó khăn. Bùi Hoàng San, SN 1975, mẹ người Đồng Tháp, bố người Hà Tĩnh. Mới 16 tuổi anh đã theo bè bạn sang nước bạn để kiếm sống. Anh cũng từng phải bươn chải: Buôn cá, bán thịt heo, khi thì đi bán dạo, do chưa biết tiếng Campuchia nên việc làm ăn rất khó khăn. Được ở gần một công trình văn hoá, thấy có rất nhiều khách nước ngoài và trong nước đi du lịch, anh nghĩ rằng nếu tham gia vào việc phục vụ các khách du lịch thì có cơ hội có nhiều việc làm hơn, nên anh đã đi học một khóa hướng dẫn viên du lịch và tự học tiếng Anh. Anh đã trở thành một hướng dẫn viên du lịch tự do, trẻ trung, nhanh nhẹn lại

biết ngoại ngữ nên việc kiếm sống đỡ vất vả hơn.

Trước hoàn cảnh khó khăn của bà con Việt kiều, nhất là các em nhỏ không có trường dạy tiếng Việt, nên 15-16 tuổi mà các em vẫn không biết chữ, tiếng nước bạn cũng không thạo, do đó không thể xin được việc làm. Chưa kể ảnh hưởng không tốt của một vài tệ nạn xã hội tới các em. Bùi Hoàng

San đã ngày đêm suy nghĩ làm sao cho những người Việt ở đây đỡ khó khăn. Anh nghĩ rằng, phải dạy tiếng Việt, tiếng Campuchia để giúp các em có thể hiểu được quê hương, nguồn cội của mình và có nói được tiếng Campuchia thì mới có cơ hội xin việc làm ăn sinh sống.

Năm 2004, sau gần 20 năm làm ăn, buôn bán ở nhiều nơi trên đất bạn, tích lũy được số tiền nhỏ, anh thuê được mảnh đất 200m2 gần khu đền Ăngkor, rồi làm căn nhà cấp 4, vừa làm chỗ ở, vừa làm trường dạy học. Sau khi có lớp, anh quyết định sẽ dạy miễn phí cho các em nên đặt tên là “Lớp học tình thương”. Anh đã đi vào các gia đình Việt kiều để vận động cho con em đi học. Ngày khai trường, anh bất ngờ vì có tới 60 em đến lớp. Có lẽ anh đã làm đúng nguyện vọng của những người dân nghèo ở đây. Không chỉ trẻ em Việt kiều, những em nhỏ Campuchia cũng đến lớp, thế là một thầy với 60 trò. Bùi Hoàng San không những đã làm được một việc rất tốt cho các gia đình Việt kiều nghèo, mà còn củng cố thêm tình đoàn kết với đồng bào địa phương khi trong lớp có nhiều học sinh là người Campuchia.

Năm 2006, Huỳnh Thị Thanh Hằng, một cô gái trẻ ở phường 5, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh đi du lịch Xiêm Riệp, tiếp xúc với Bùi Hoàng San cô lại càng mến mộ, cảm phục trước ý chí và việc làm rất đẹp của San. San cũng tìm thấy ở Hằng nét dịu dàng, phúc hậu của một cô gái Việt Nam xinh đẹp, rồi hai người nên vợ nên chồng. Vợ chồng San - Hằng lại tâm đầu ý hợp trong việc làm từ thiện, nên hai người đã bàn với nhau bỏ ra hơn 5.000 USD sửa nhà, mở rộng lớp học, mua mới 30 bộ bàn ghế và 9 máy may để vừa dạy chữ, vừa dạy nghề cho các em.

Nhiều năm qua, đã có hàng trăm em đến học lớp “Tình thương” của vợ chồng San - Hằng. Hai vợ chồng vừa làm quản lý, vừa trực tiếp dạy chữ, dạy nghề cho các em. Ngoài dạy tiếng Việt, tiếng Campu-chia và tiếng Anh cho các em Việt kiều, anh chị còn mở lớp dạy tiếng Việt và tiếng Anh cho các bé người Campuchia. Riêng lớp may “Tình thương”, chị Hằng đã dạy được vài lớp, các em ra trường có công ăn việc làm tốt. Còn lớp hướng dẫn du lịch “Tình thương” thì được sự giúp đỡ của ông Phạm Hoài Thu - Giám đốc phụ trách du lịch Đông Dương của Tập đoàn Mai Linh. Ông Thu đã cung cấp tài liệu hướng dẫn du lịch, giúp xây dựng các mối quan hệ, giới thiệu khách du lịch cho anh San. Đã có 26 em, trong đó có 3 em người Campuchia làm tốt công việc này, mua được xe Túc Túc (một loại xe giống xe lam, nhưng đẹp hơn), vừa đưa đón khách, vừa làm hướng dẫn viên.

Hiện gia đình anh chị San - Hằng vẫn tiến hành việc dạy chữ, dạy nghề miễn phí –Nghĩa cử này của anh chị, được người Campuchia và Việt kiều rất trân trọng, đã có một số doanh nghiệp tài trợ sách vở, bút mực cho các em. Đặc biệt là ông Thái Bá Y - Giám đốc Bệnh viện Rasmey, đã nhận chăm sóc sức khoẻ miễn phí cho hàng trăm em học sinh của lớp học “Tình thương”. Ngôi nhà “Tình thương” của Hằng - San đã giúp các em bé Việt kiều ở Campuchia kiếm được việc làm để sinh sống, các em biết chữ Việt, tiếng Việt để biết về cội nguồn của dân tộc mình và nhớ đến quê cha đất tổ. Việc làm của Bùi Hoàng San có ý nghĩa sâu xa như vậy nhưng anh rất khiêm tốn, luôn học hỏi và tiếp tục tìm cách mở rộng lớp học này ■

Nhiều người đã trưởng thành từ lớp học “Tình thương” dưới chân đền Ăngkor. Ảnh: Huy Toàn

Tổ ấm của anh chị San – Hằng

Page 25: Mekong tet 2015

25XUÂN ẤT MÙI - 2015

*Nhà ga T2 Nội Bài: Điểm sáng Hàng không Việt Nam

Thông tin từ T.Cty Cảng Hàng không Việt Nam ( CHK VN) cho biết: Việc khánh thành và đưa vào khai thác cùng lúc 2 công trình lớn tại Cảng HK quốc tế (QT) Nội Bài là, Nhà ga hành khách T2 và Nhà khách VIP, có ý nghĩa rất quan trọng, tạo vị thế và bước phát triển mới cho Cảng HKQT Nội Bài. Các công trình Nhà ga hành khách quốc tế T2, Nhà ga quốc nội T1 và Nhà khách VIP - Cảng HKQT Nội Bài kết nối với hệ thống đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài đã tạo thành hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh...

Như vậy, với hệ thống trang thiết bị hiện đại, quy trình quản lý và vận hành tiên tiến và kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh - Cảng HKQT Nội Bài sẽ chấm dứt tình trạng quá tải, tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ và tiện nghi cao cấp, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, đảm bảo an ninh, cũng như các nghi thức trang trọng khi đưa, đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đi thăm các nước, cũng như đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của các nước và các đoàn ngoại giao Quốc tế đến thăm Việt Nam theo đúng nghi thức ngoại giao quốc tế. Đúng như nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải: "Cảng HKQT Nội Bài là cửa ngõ HK của Hà Nội, của cả nước, góp phần đưa Việt Nam đến với thế giới, đưa thế giới đến với Việt Nam". Phó Thủ tướng cũng đồng thời lưu ý phải khai thác tối đa hiệu quả

công trình - Bởi Nhà ga hành khách T2 là dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, đánh dấu bước chuyển mình có quy mô lớn của Cảng HKQT Nội Bài…Và là công trình biểu trưng cho mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản. Công trình liên hợp cũng là một trong những dự án hạ tầng đồng bộ, thực hiện Nghị quyết 13 nhằm đưa đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thực tế, Cảng HKQT Nội Bài có vị trí rất quan trọng trong hệ thống các Cảng HK của cả nước, bởi là cửa ngõ giao thương quan trọng của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc với các Quốc gia trên thế giới, là điểm dừng chân lý tưởng trong mạng đường bay từ châu Âu, Nam Á, đến Đông Nam Á, Đông Bắc Á và châu Á - Thái Bình Dương.

* Sử dụng hiệu quả vốn ODA. Công trình của tình đoàn kết hữu nghị .

Có tổng mức đầu tư 43.210.908.000 Yên Nhật từ nguồn vốn tín dụng ưu

đãi ODA của Nhật Bản và hơn 6.469 tỷ đồng từ nguồn vốn trong nước…Dự án Nhà ga HK T2 - Cảng HKQT Nội Bài do T.C ty Cảng KH Việt Nam làm chủ đầu tư theo đánh giá, đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Đây cũng là tinh thần Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng quán triệt khi Dự án triển khai. BT cũng lưu ý 2015 là năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, Nhà ga T2 có thể coi là công trình của tình hữu nghị…

Điều đáng ghi nhận, với tinh thần trách nhiệm và sự nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của “Tư lệnh” Ngành - Chủ đầu tư, theo đánh giá, đã thật sự chủ động, năng động, sáng tạo - Tinh thần này đã tạo được hiệu ứng tốt với các bên tham gia, nên Ban Quản lý dự án, nhà thầu chính Taisei cũng như các lực lượng tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và các nhà thầu phụ đã có sự phối hợp chặt chẽ, quản lý tốt dự án, nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ Công trỉnh trọng điểm này, như mục tiêu đặt ra ■

HÀNG KHÔNG VIỆT NAM:LTS. Sáng 4/1/2015, tại Hà

Nội - Nhà ga T2 - Sân bay quốc tế Nội Bài đã chính thức cắt băng khánh thành sau 3 năm xây dựng.

Với tổng diện tích 139.216 m2 - T2 Nội Bài được thiết kế hiện đại, theo ý tưởng hài hòa với thiên nhiên, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng… Nhà ga cũng được đầu tư hệ thống thiết bị, dây chuyền công nghệ hàng không tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế…Và đầy đủ các dịch vụ tiện ích phục vụ hành khách đi máy bay - Bởi thế - Nhà ga T2 được xem là tiện nghi, hiện đại nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Với công suất thiết kế, sẽ phục vụ khoảng 10 triệu khách/năm tính đến năm 2020 và 15 triệu khách/năm tính đến 2030.

DIỆN MẠO MỚIBảo Ngọc Lam - Tuyên Quang

Nhà ga có 96 quầy làm thủ tục và 10 kios check-in tự động cho khách, các dịch vụ thu đổi ngoại tệ, thông tin du lịch, bưu điện, bách hóa, lưu niệm, ăn uống giải khát, quầy vé giờ chót, dịch vụ khách thương gia, phòng

y tế được bố trí đầy đủ.

Được thiết kế theo hình cánh chim - biểu tượng của thiên nhiên, nhà ga T2 tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng. Công trình gồm khối nhà chính 4 tầng (không kể tầng hầm), diện tích sàn 139.000m2, hai cánh dài 996m.

Page 26: Mekong tet 2015

26 XUÂN ẤT MÙI - 2015

Những năm tháng lang thang du lịch bụi từ châu Á sang châu Âu, một niềm say mê không thể cưỡng lại được ở chúng tôi là sục sạo trong những khu chợ ngồn ngộn những sản vật độc đáo và đầy ắp phong vị văn hoá bản xứ để cảm nhận cuộc sống thực của những miền đất chúng tôi đã đi qua.

*Chợ Chiềng Rai: Những món ngon độc đáo

Có lẽ nên bắt đầu bằng chợ của người Thái, không phải Bangkok, không phải Pattaya, chúng tôi có một buổi chiều hiền hoà đi chợ thực phẩm tại Chieng Rai. Thành phố miền núi này thuộc Bắc Thái Lan (thuộc vùng Tam Giác Vàng, giáp Myanmar, Lào) vẫn còn giữ được những nét hoài niệm xưa với những thớt voi đủng đỉnh ở ngoại ô phục vụ khách du lịch tới thăm những bản làng người Akha, La Hủ. Khu chợ giữa lòng TP. có sự pha trộn thú vị giữa cách bày biện sạch sẽ, cầu kỳ của một TP. du lịch đang tiến tới phục vụ “khách hàng toàn cầu” và những sản vật độc đáo địa phương.

Ting- một cô gái bầu bĩnh người dân tộc Akha ngồi nép bên góc chợ bốc từng nắm... sâu chít nhiệt tình mời tôi mua. Loại sâu này, cùng với châu chấu, dế mèn và cả... gián đang trở thành món ăn đặc sản ở đây. Những con sâu- sau khi qua bàn tay chế biến thành thạo của một đầu bếp ngay trong chợ- đã biến thành đĩa sâu chua ngọt hấp dẫn khiến chúng tôi không hề ngại ngần nếm thử.

Đi sâu vào trong chợ, điều dễ nhận thấy là ở thành phố miền Bắc xa biển này lại bán rất nhiều hải sản. Cách bày bán cũng lạ lùng- nào cá, nào tôm, nào mực... được xếp vào trong những hộp

trò nhỏ bằng tre- như kiểu hộp hấp đồ dimsum của Trung Quốc. Những phụ nữ Thái trang điểm cầu kỳ ngồi chau chuốt từng món hàng sao cho thật gọn gàng, sạch sẽ. Người Thái chuộng sự tiện lợi, hầu như khu chợ nào chúng tôi cũng thấy những gian hàng chuyên đóng gói mì tươi ăn liền.

Tất nhiên là không phải cách ăn mì ăn liền như ở Việt Nam. Một phụ nữ tự giới thiệu tên là Or lý giải, mì tươi được làm thủ công rồi nhuộm màu (xanh, đỏ, vàng, tùy loại). Sau đó, tùy khẩu vị của thực khách, người bán sẽ đóng gói kèm với mì cá, thịt, rau và gia vị đủ loại. Khách chỉ việc mua về, xào lên và... măm. Tại khu chợ này, chị Or bán mì ngũ sắc, cách trình bày khá bắt mắt- mì sợi xanh, thanh cua sasimi màu đỏ, trứng nâu, cá nâu đậm và mực trắng... Ngoài ra, Or còn đóng gói kèm một loại bột trang trí nặn hình chú gấu và bọc thịt viên. Gói mì và từng ấy thức ăn đóng kèm mà giá chỉ có 39 bạt, khá rẻ!

*Chợ Bogyoke Aung San: Thiên đường đá quý ở Myanmar

Trước khi lên đường tới Myanmar, tôi được một người bạn từng có thời gian sinh sống, công tác ở quốc gia này nhắn nhủ: Dừng chân ở cố đô Yangon mà không đi thăm chùa vàng Shwed-agon và đến chợ đá quý Bogyoke Aung San thì kể như chưa biết gì về Myan-

mar. Thực tế, cũng không phải ngẫu

nhiên mà chợ đá quý tại Myanmar luôn trở thành điểm đến lý tưởng với du khách. Bởi quốc gia Đông Nam Á này là một trong những nước có nhiều đá quý nhất thế giới. Từ những “thung lũng hồng ngọc” Mogok (khu vực Mandalay), Mongshu (bang Shan) và Phakant (bang Kachin), đá quý được chuyển về chợ Bogyoke để bán cho du khách quốc tế. Đúng 10 giờ sáng, chợ Bogyoke mới mở cửa. Con phố Mahabandoola ở trung tâm Yangon kể từ lúc đó cũng náo nhiệt hẳn lên, khi rất đông khách đến xem và mua hàng. Thực ra, ở Myanmar cũng có chợ Swe Bon Tha rất nổi tiếng về đá quý, nhưng chỉ dành cho dân chuyên nghiệp, còn những người không chuyên như tôi thì được người dân bản địa khuyên nên đến Bogyoke. Ở khu chợ này, thượng vàng hạ cám, cái gì cũng có. Gọi là đá quý nhưng không phải đá nào cũng quý. Những chiếc vòng tay giá 1USD được bán rất nhiều và rất chạy vì… rẻ. Nhiều du khách cũng thích mua chuông gió được chế tạo từ đá với giá 3USD. Còn những viên đá quý đắt hơn thì giá cả dao động khá sâu, từ 40USD tới hàng nghìn USD. Không có chút kinh nghiệm nào trong việc chọn mua đá quý nên tôi giả vờ… mặc cả khi xem đá. Tuy nhiên, các cô gái bán hàng có khả năng nói tiếng Anh khá chuẩn (do thường xuyên giao dịch với khách nước ngoài) khẳng định: “Hàng nào của nấy. Người Myanmar không nói thách nhiều và luôn nói giá sát với giá trị thực của viên đá bởi điều đó đã tạo nên thương hiệu cho chợ đá quý Bogyoke”.

Theo tư vấn của một số người bạn Việt Nam đi cùng, giá các viên đá ở chợ Bogyoke rẻ hơn nhiều nếu mua ở Việt Nam. Những người bán hàng không nói thách quá nhiều nên khi mặc cả, họ thường chỉ giảm giá tối đa 10-20USD với những viên đá có giá trị cao. Do đa dạng về giá cả nên du khách có thể mua được nhiều loại đá làm quà

tặng tùy theo khả năng. Bởi vậy, không ngoa khi khẳng định, chợ Bogyoke chính là “thiên đường đá quý” với du khách đến Myanmar.

*Chợ cá ở CampuchiaTừ chợ Thái, chúng tôi vòng sang

Campuchia. Sông Mẹ vĩ đại Mekong đã mang lại vẻ đặc sắc ở những khu chợ này với cơ man là cá. Khu vực chợ Vòm ở Trung tâm Phnom Pênh và chợ xép Phsa Kandal bày bán đủ loại cá thuộc dạng “của ngon vật lạ- cá bông lau, cá lóc, cá tra... loại 4-5kg được xả ra bán miếng, rồi tôm sông, tôm càng xanh nặng cỡ bắp tay trẻ con nhảy tanh tách trong những giỏ cần xé. Ở chợ Phsa Kandal đặc biệt hơn bởi chợ chỉ bán vào buổi tối, dân bán cá đốt nến kiểu gì đó mà khói mù mịt nên trông chợ có vẻ bảng lảng, liêu trai.

Đi chợ Campuchia được cái dễ chịu bởi phần lớn người bán hàng nói được tiếng Việt. Chị Thu- quê Vĩnh Long, bán cá khô tại chợ Vòm cho biết, nguồn cá về chợ chủ yếu từ Biển Hồ. Mùa lũ, có những hôm dân buôn còn mua được cả những con cá tra dầu nặng 40-50kg. Giá cả ở đây cũng không hề rẻ. Như tôm càng xanh loại 3con/kg giá khoảng 60-70.000 riel (tiền Campuchia, tương đương 240-280.000 đồng), đắt gấp rưỡi giá tôm cùng loại ở ĐBSCL. Nhưng điều hấp dẫn ở đây là sự tươi ngon và tiện dụng, hầu hết khách du lịch bụi ít tiền cũng có thể mua cân tôm, cá rồi tìm một quán ven đường thuê nướng hoặc xào me...thơm điếc mũi ■

Đi chợ xuyên biên giới

Mặt hàng mì xào được đóng gói và “pha màu” khá rực rỡ ở chợ Chieng Rai.

Bán cá ở chợ Phsa Kandal, thủ đô PhnomPenh, Campuchia.

Nhân viên bán hàng ở chợ đá quý Bogyoke Aung San luôn niềm nở tư vấn cho khách mua hàng.

Chợ Bogyoke Aung San

Vương Trí Gia Anh

Page 27: Mekong tet 2015

27XUÂN ẤT MÙI - 2015

Theo nghi lễ truyền thống, khi đoàn rước dâu đến cổng nhà gái sẽ bị “chặn đường” bằng tấm vải lụa màu, nhà trai phải thuyết phục gia đình nhà gái bằng điệu hát sính ca thì mới được phép vào trong.

Đó là lễ Chặn đường, một trong những nghi thức độc đáo trong đám cưới của người Cao Lan ở Bắc Giang.

Người Cao Lan ở Bắc Giang tập trung chủ yếu ở 4 huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế. Cũng như các đân tộc khác, dân tộc Cao Lan có nhiều phong tục tập quán riêng như hát sình ca, các nghi lễ trong ma chay cưới hỏi.... Trong đó đám cưới có phần đặc biệt hơn cả, diễn ra trong hai ngày một đêm với rất nhiều thủ tục và nghi lễ như lễ đặt trầu, lễ dạm ngõ, lễ đặt gánh và cuối cùng là lễ rước dâu.

Nói tới đám cưới của người Cao Lan thì thành phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu là thầy Tào (thầy cúng) và Tráng Mòi (thầy mai mối). Theo quan niệm ở đây, thầy Tào như một đạo sĩ, pháp sư, có sức mạnh siêu nhiên trong thế giới tâm linh, có trình độ cao nhất trong xem số tử vi, xây nhà, đắp mộ, trụ trì lễ thụ phong cấp sắc trong đám cưới hỏi. Tráng Mòi như người cha thứ 2, có quyền định đoạt cho đôi trai gái đi đến hôn nhân.

Sau khi được Tráng Mòi giới thiệu, xem tuổi, gia đình nhà trai sẽ đến nhà gái làm lễ đặt trầu với 8 quả cau, 8 lá trầu và 1 lít rượu. Nếu 7 ngày sau không thấy gia đình nhà gái trả trầu nghĩa là nhà gái đã đồng ý, hai bên sẽ tiến hành lễ ăn hỏi. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai phải có 4 cau, 4 trầu đặt trên bát sạch mang đến nhà gái để thưa chuyện, 3 ngày sau

là có thể tiến hành lễ cưới. Theo phong tục của người Cao Lan thì lễ vật mà nhà trai phải mang tới nhà gái trong ngày rước dâu thường là 2 con gà trống, 2 con gà con đã được làm sẵn, 2 bánh dầy to được dán giấy đỏ có ngôi sao năm cánh gọi là ẹt sầy, mỗi bánh khoảng 2 kg gạo nếp, 42 bánh giầy nhỏ và 4 m vải trắng (cẩm lây). Ngoài ra còn có những phần lễ khác như cau, trầu, rượu, thuốc, bánh kẹo…

Theo tục lệ cũ trước đây, ngày thứ nhất của lễ cưới sẽ được diễn ra ở nhà gái, ngày hai ở nhà trai. Nhà trai đi đón dâu từ chiều hôm trước và sẽ ngủ lại nhà gái một đêm. Trước khi đến nhà gái rước dâu, nhà trai sẽ làm lễ cúng gia tiên. Thầy Tào chuẩn bị các bài cúng tỉ mỉ, công phu, cúng xin tổ tiên che chở cho đôi bạn trẻ, phù hộ gia đình có thêm thành viên mới và làm ăn phát đạt.

Có thể nói nét độc đáo nhất trong lễ cưới của người Cao Lan chính là nghi lễ Chặn đường của nhà gái. Khi đoàn

đón dâu của nhà trai đến cửa, muốn vào nhà phải biết hát sình ca. Nhà gái cho căng dải lụa ở bậc thang lên nhà, để nhà trai đến cổng này phải dừng lại. Bao giờ nhà gái cũng hát trước, khoảng 4 bài, nội dung chào hỏi, sau đó nhà trai hát trả lời, thường là người dẫn đường hát. Nội dung điệu sình hát trong đám cưới thường là nhà trai hỏi nhà gái tại sao lại có dây chăng giữa đường, nhà gái thách cưới rồi sao còn chăng dây này. Nhà gái hát trả lời rằng các vị từ mãi xa về đến đây mỏi mệt, đứng lại tạm nghỉ chân, uống nước. Nhà trai đối lại mời nhà gái cùng uống rượu uống trà, uống xong rồi, cất dây đó mở đường cho nhà trai vào

nhà cùng uống rượu… đó là những bài có sẵn. Cứ hát qua lại như vậy trong khoảng 1 đến 2h. Và rồi qua những câu sình, nhà gái bị thuyết phục sẽ tự động mở đường cho nhà trai vào đón dâu.

Sau khi được nhà gái cho vào nhà, Thầy Tào sẽ làm phép xua đuổi tà ma, để ma nhà gái không bao vây nhà trai. Khi dâu về nhà trai, lễ này cũng được tiến hành. Trong bữa tiệc có mặt quan viên hai họ, thầy mối sẽ đưa cho hai gia đình những mảnh giấy hồng ghi rõ gia phả, ngày tháng năm sinh của dâu rể được ghi bằng chữ nôm, giấy của cô dâu còn ghi rõ giờ bước ra cửa, giờ bước chân vào nhà chồng. Hai chiếc bánh giày lớn lúc này được dành trao cho người trang điểm, chuẩn bị trang phục cho cô dâu còn 4 m vải được chú rể trao lại cho bố mẹ vợ. Trước sự chúc phúc của quan viên hai họ thầy Tào làm lễ se duyên (lễ tơ hồng) cho cô dâu và chú rể.

Ngày nay, đám cưới người Cao Lan ở Bắc Giang đã giản lược đi nhiều nghi thức để bớt phần rườm rà. Mặt khác, trước đây cô dâu Cao Lan khi về nhà chồng ngày đầu tiên chỉ được ở trong buồng kín không được ra ngoài giao tiếp với mọi người để thể hiện sự lễ phép của nàng dâu mới thì giờ đây cô dâu đã được tự do đi lại và ra mắt mọi người. Khúc hát sình ca cũng bị mai một nhiều, các nghi thức cũng không tuân thủ theo các bước trên, đặc biệt là đám cưới với người dân tộc khác ■

Chuẩn bị lễ vật đi đón dâu. Ảnh: vanhoasondong.

Nghi lễ cưới độc đáo của người Cao Lan ở Bắc Giang.

Đi đầu đoàn đón dâu là ông cậu chú rể, có trách nhiệm dẫn đường, đi sau là một chàng trai phù rể (tạ pu) có trách nhiệm gánh lễ mà nhà gái đã thách cưới, và chíp mâu, em gái chú rể, là người theo sát cô dâu từ nhà

gái đến khi rước dâu về nhà.

Từng câu hát sình ca tha thiết như những lời thủ thỉ tâm tình bao trùm không khí vui tươi của đám cưới. Những lời ca mộc mạc mà say đắm trở thành lối hát giao duyên không thể thiếu của các thế hệ người Cao

Lan. Ảnh: K.T.

Trần Tuấn - Tiến Tùng

Page 28: Mekong tet 2015

28 XUÂN ẤT MÙI - 2015

CHINH PHỤC TỨ ĐẠI ĐỈNH ĐÈOTrong tâm trí những người mê rong ruổi, chuyển dịch dân dã theo

kiểu du lịch “bụi” (hay gọi là "phượt") nhất là rong ruổi mạo hiểm ở Việt Nam - Các thủ phượt rất mê các chuyến phượt chinh phục các đỉnh đèo, đặc biệt là 4 con đèo huyền thoại - vì độ hiểm trở và vẻ đẹp mê hồn, dân phượt bụi gọi là "Tứ đại đỉnh đèo"...

P/V.

Là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km vượt đỉnh núi Mã Pí Lèng có độ cao 2.000m, nối Mèo Vạc với Đồng Văn. Đoạn đèo này nổi tiếng với những cung đường uốn lượn như con rắn vắt mình từ ngọn núi này sang ngọn núi khác. Mã Pí Lèng theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng, tên gọi này chỉ sự hiểm trở của đỉnh núi, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Con đường chạy qua đèo Mã Pì Lèng có tên gọi là đường Hạnh Phúc, được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam xây dựng từ năm 1959 – 1965. Tại đoạn đường đèo, các nhân công đã phải treo mình trên dây giữa các vách đá để thi công trong suốt 11 tháng. Từ năm 2009, vùng núi Mã Pí Lèng đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó, đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; đỉnh đèo là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam, hẻm vực sông Nho Quế là

một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Đèo Pha Đin hay là đèo núi có độ dài 32 km nằm trên QL. 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, với điểm cao nhất là 1.648 mét. Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, nghĩa là “Trời và Đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Đèo Pha Đin vừa nổi tiếng hiểm trở, vừa là nơi có khung cảnh đẹp mê hồn. Trên lưng chừng đèo thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Tuy nhiên, khi lên đến gần đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ như hòa quyện làm một. Những năm gần đây, dự án cải tạo, nâng cấp QL. 6 đoạn Sơn La-Tuần Giáo đã hoàn tất. Tuyến đường tránh đèo Pha Đin được xây dựng bám theo sườn núi các đỉnh đèo phụ phía trái quốc lộ 6 cũ, có độ cao khoảng 1.000m (thấp hơn đèo Pha Đin 200-400m), đã khiến xe cộ ít lưu thông qua cung đường qua đèo Pha Đin và con đèo chỉ còn phù hợp với khách du lịch ưa mạo hiểm. Trong kháng chiến chống Pháp, đèo Pha Đin là một trong những tuyến huyết mạch quan trọng tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ của Việt Minh, phải hứng chịu những cuộc oanh tạc dữ dội của không quân Pháp. Điều này đã khiến đèo Pha Đin trở thành một biểu tượng của tinh thần gan dạ với hơn 8.000 thanh niên xung phong "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Không chỉ hiểm trở, trước kia, đoạn đèo này còn gắn với câu chuyện về những con hổ thần rình bắt người qua lại, nên rất ít người dám vượt qua. Ngày nay, tuyến đường đèo đã được nâng cấp nhiều nên trở thành một

cung đường xe cộ đi lại khá đông đúc.

Đèo Khau Phạ là con đèo dài nhất trên tuyến QL. 32 với độ dài trên 30 km, đồng thời cũng là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam. Đèo nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có v.v. ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển. Đèo vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải. Tên gọi của đỉnh núi này trong ngôn ngữ của dân tộc Thái nghĩa là “Sừng Trời” (chiếc sừng núi nhô lên tận trời), do các chóp núi thường nhô lên

giữa biển mây bao quanh như một chiếc sừng.

Dài gần 50km - Đèo Ô Quy Hồ là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc, đồng thời cũng là một trong số những cung đường đèo hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất Việt Nam. Con đèo này nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo ở độ cao 2.000m chính là ranh giới giữa hai tỉnh. Tên gọi Ô Quy Hồ xuất phát từ tiếng kêu da diết của một loài chim, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Bên cạnh đó, đèo Ô Quy Hồ cũng được gọi là đèo Hoàng Liên, do vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ. Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài khiến đèo Ô Quy Hồ được mệnh danh không chính thống là "vua đèo vùng Tây Bắc". Đỉnh đèo Ô Quy Hồ nằm giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời. Những năm trời lạnh, đỉnh đèo có thể phủ kín băng tuyết. Không chỉ hiểm trở, trước kia, đoạn đèo này còn gắn với câu chuyện về những con hổ thần rình bắt người qua lại, nên rất ít người dám vượt qua. Ngày

nay, tuyến đường đèo đã được nâng cấp nhiều nên trở thành một cung đường xe cộ đi lại khá đông đúc.

1. Đèo Mã Pí Lèng - Hà Giang

2. Đèo Ô Quy Hồ - Lào Cai

3. Đèo Pha Đin - Sơn La

4. Đèo Khau Phạ - Yên Bái

Page 29: Mekong tet 2015

29XUÂN ẤT MÙI - 2015

Bồ già tỷ phú từ chối lời cầu hôn của Vũ Hoàng ViệtVũ Hoàng Việt và bồ già

Yvonne Thúy Hoàng đang chứng minh: Tình yêu không có tuổi và chỉ cần là tình nhân của nhau là đủ. Ngày lễ tình nhân năm 2014, Vũ Hoàng Việt đã chính thức ngỏ lời cầu hôn Yvonne Thúy Hoàng. Nhưng đáp lại lời tình trẻ, Thúy Hoàng trả lời, cô chỉ muốn là tình nhân của Hoàng Việt.

Hiện tại, cặp đôi này đang sống những ngày hạnh phúc. Dường như với họ, được ở bên nhau và chỉ cần là tình nhân của nhau... là đủ.

Sau những cuộc hôn nhân kết thúc chóng vánh của sao Việt, nhìn vào cuộc tình của Vũ Hoàng Việt với bồ già Yvonne Thúy Hoàng, mới thấy quan điểm "chỉ muốn là người tình" lại trở thành lựa chọn đúng, ít nhất là với cặp đôi lệch tuổi này. Vũ Hoàng Việt, sinh năm 1989, anh từng lọt vào top 5 siêu mẫu Việt Nam năm 2011. Tuy chưa phải là gương mặt mẫu nam đình đám, nhưng trong làng thời trang, Vũ Hoàng Việt không còn là cái tên xa lạ. Trong khi đó, Thúy Hoàng là triệu phú ngành công nghiệp thời trang ở Hollywood. Trái ngược với sự "non tơ" của Hoàng Việt, nữ đại gia đã bước vào lứa tuổi U65.

Mối tình "phi công trẻ máy bay bà già" giữa Hoàng Việt và Yvonne Thúy Hoàng gây xôn xao dư luận khi hai người công khai tình cảm, cùng xuất hiện trong một sự kiện vào tháng 10/2012, bởi sự chênh lệch tuổi tác quá lớn giữa cặp đôi này khiến nhiều người nghĩ rằng đây chỉ "hợp đồng tình yêu" giữa chàng mẫu trẻ và nữ đại gia. Tuy nhiên, vượt qua rất nhiều thị phi, 2 năm bên nhau, Vũ Hoàng Việt và Thúy Hoàng dần chứng minh, trong tình yêu không phân biệt tuổi tác, họ đến với nhau đều xuất phát từ tấm lòng chân thật.

Với Vũ Hoàng Việt, Thúy Hoàng chính là tình yêu đích thực. Chàng mẫu

nam luôn tự hào về người mình yêu và luôn dành cho cô sự quan tâm, săn sóc. Còn Yvonne Thúy Hoàng cho rằng, cả hai đến với nhau vì tìm thấy sự đồng cảm và chia sẻ. Cô cũng say như điếu đổ sự chân thật của người tình trẻ.

Vũ Hoàng Việt chính thức ngỏ lời cầu hôn với bồ già tỷ phú - Yvonne Thúy Hoàng đúng ngày Valentine, nhưng bồ già tỷ phú chỉ muốn là người tình. Chia sẻ trên facebook - Chàng người mẫu sinh năm 1989, Vũ Hoàng Việt bất ngờ tiết lộ, đã chính thức ngỏ lời cầu hôn cùng bồ già tỷ phú Yvonne Thúy Hoàng vào đúng ngày Valentine “Valentine đầu tiên với Yvonne thật tuyệt vời, chúng tôi đi mua sắm cả ngày, tối đi ăn và xem phim. Yvonne nói muốn có 1 ngày trọn vẹn với tôi, chúng tôi đã chia sẻ với nhau 1 buổi tối đầy ý nghĩa. Tôi đã ngỏ ý cầu hôn với Yvonne trong ngày lễ Valentine này" . Tuy nhiên, trước lời cầu hôn ngọt ngào của chàng "phi công trẻ", Yvonne Thúy Hoàng lại muốn chỉ là người tình của Vũ Hoàng Việt: "Yvonne nói đừng làm mất đi ý ngày hôm nay, vì hôm nay là ngày lễ Tình nhân, nên hãy là người tình của nhau đi, đừng làm gì để mất đi cái đẹp của nó". "Chúng tôi đã trao quà cho nhau trong khi ăn tối. Yvonne đã nhận món quà của tôi với lời giao hẹn là: Yvonne vẫn chỉ muốn là người tình của tôi thôi" - Vũ Hoàng Việt chia sẻ về

quyết định của "bồ già". Từng khiến dư luận "râm ran" khi công khai chuyện tình cảm với bồ già U65 - Yvonne Thúy Hoàng, mối tình bất chấp tuổi tác đã khiến Vũ Hoàng Việt từ một cái tên ít người biết trở thành nổi như cồn trên các mặt báo. ■

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao là một bài toán khó ở y tế cơ sở. Làm thế nào để phục vụ nhân dân tốt nhất, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, đồng thời thu hút được đội ngũ bác sĩ trẻ về địa phương là nỗi băn khoăn, trăn trở của mỗi giám đốc bệnh viện (BV). Tuy nhiên, BV Đa khoa (ĐK) Nho Quan đang giải bài toán đó với cách làm riêng của địa phương, để đạt được mục tiêu xây dựng BV “vững, mạnh” toàn diện.

Những năm qua, dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng BVĐK Nho Quan -Ninh

Bình vẫn đã cố gắng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân. Bốn phòng khám ĐK khu vực

với 50 giường bệnh gồm: Quỳnh Sơn, Gia Lâm, Cúc Phương, Thanh Lạc là những thành quả minh chứng cho sự phấn đấu bền bỉ của đội ngũ y, bác sĩ nơi đây. 9 tháng đầu năm 2014 - BV đã tập trung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường chất lượng hoạt động cận lâm sàng để phục vụ công tác khám bệnh, điều trị và thực hiện nghiêm các quy chế chuyên môn, các quy trình kĩ thuật. Triển khai thực hiện các nội dung giám sát, phác đồ điều trị của Bộ Y tế về các bệnh truyền nhiễm gây dịch như: Dịch cúm, Sởi, tay chân miệng, hội chứng viêm đường hô hấp cấp do Vi rút corana… Không chỉ khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện - BVĐK Nho Quan còn đảm nhiệm khám chữa bệnh cho người dân các xã lân cận của huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình.

Chú trọng đầu tư trang thiết bị - BV đã phối hợp với bệnh viện Sản và Nhi tỉnh xây dựng cơ sở, chuyển

giao chuyên môn kĩ thuật thực hiện các quy trình của đơn nguyên sơ sinh trong khám và điều trị. Có được những thành công đó chính là nhờ sự quan tâm, chú trọng về công tác đào tạo “con người” và “nâng cao chất lượng khám chữa bệnh” của Ban Lãnh đạo, đặc biệt là giám đốc BV.

Thực tế - Thiếu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao là vướng mắc chung của hầu hết các y tế cơ sở. Nhưng riêng với BVĐK Nho Quan, vượt lên những khó khăn – BV đã nỗ lực và sáng tạo vươn lên trở thành một điểm sáng về y tế của Ninh Bình. Toàn viện hiện có 122 CBNV, y, bác sĩ, trong đó bác sĩ có trình độ Thạc sỹ, Chuyên khoa I là 21 người và tại mỗi phòng khám ĐK khu vực đều được phân bố đồng đều. Với phương châm “Lương y như từ mẫu”, các y bác sĩ của ĐK Nho Quan đã luôn lấy 12 điều y đức làm chuẩn để chăm sóc, khám chữa bệnh phục vụ nhân dân và để thấu hiểu được nỗi đau của người

bệnh…Đó chính là cái Tâm người thầy thuốc của tập thể y bác sĩ BVĐK Nho Quan, khiến nhiều bệnh nhân và người nhà của họ rất cảm động. Nằm xa trung tâm thành phố lại là huyện rộng chiếm hơn 1/3 diện tích tỉnh Ninh Bình - Là một trong những thách thức lớn với người dân nơi đây - Vì thế BV ĐK Nho Quan rất hiểu và đồng cảm với khó khăn của người dân địa phương. Cũng vì mục tiêu phục vụ nhân dân tốt hơn - trong những năm qua đội ngũ thầy thuốc của BVĐK Nho Quan đã dành chọn cái tâm vì người bệnh, cái tài nghiên cứu, sáng tạo những phương pháp chữa bệnh mới, đem hiệu quả cao trong khám chữa bệnh và niềm vui, sự tin tưởng của nhân dân. Giám Đốc BV ĐK Nho Quan, bác sĩ Đinh Thế Vinh chân thành tâm sự: “Quan trọng và cần nhất ở đây là con người, vì chỉ có con người mới làm được mọi việc…”. Vì thế, dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Lãnh đạo BV luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong khả năng cho phép, nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ y, bác sĩ và CBNV nâng cao chuyên môn, say mê và gắn bó với công việc, với BV, địa phương – Để ngày càng làm tốt hơn, công việc trị bệnh cứu người, “Lương y như từ mẫu” ■

BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHO QUAN:

SÁNG TẠO VƯỢT KHÓ

Yvonne Thủy Hoàng hạnh phúc khoe món quàValentine là chiếc nhẫn cầu hôn

của Vũ Hoàng Việt

Hồng Vân - Tiến Tuân

Page 30: Mekong tet 2015

30 XUÂN ẤT MÙI - 2015Hồi thứ tư

Tường Tiểu Tử đả khuyển trước bình minhPhục Bạch Đầu gặp tiên đêm huyền ảo.

Lý thú nhất của chuyến đi là cuộc hành hương đến đất Phật Mông Cổ và ghé thăm thành phố Erdenet, nơi đang khai mỏ đồng lớn thứ mười thế giới.

Chùa Amarbayas Galant, trung tâm Phật giáo Mông Cổ là ngôi chùa lớn nhất đất nước, với toà chính điện hai tầng và mấy chục toà nhà quần tụ xung quanh, được xây dựng từ thế kỷ XVI, nhưng rồi bị vùi lấp, huỷ hoại theo thời gian, từ những năm 1970 đã được Unesco giúp trùng tu và đưa vào danh sách kho tàng văn hoá thế giới. Những năm ấy Việt Nam đã cử sang đây một đội ngũ chuyên gia về mộc giỏi nhất để giúp bạn tu sửa và phục chế ngôi chùa. Nghe Chủ tịch huyện sở tại, chị Naraa, kể lại thì ngày ấy chị còn là một cô bé, mỗi lần đi qua ngôi chùa bị đất vùi lấp và chằng chịt những cây rừng thì sợ hãi vô cùng. Bởi rắn nhiều vô kể. Toàn loại hổ mang bành, hổ trâu, cạp nong, và đủ mọi loài rắn thảo nguyên nọc độc khủng khiếp. Người dân quanh vùng và các chú mục đồng không ai dám đến và thả gia súc quanh chùa. Vậy mà chỉ vài tháng sau ngày nhóm chuyên gia mộc của Việt Nam đến, các mãng xà tinh đã... biến sạch. Thế mới tài (!)

Thì ra các chuyên gia mộc của Việt Nam có biệt tài bắt và “xơi” rắn chẳng kém gì các ông thợ bắt rắn làng Lệ Mật (Gia Lâm, Hà Nội). Rắn to, rắn nhỏ họ đều bắt sạch. Ngâm hết vào các hũ rượu để tẩm bổ dần, còn bao nhiêu cho vào xào lăn, băm chả... nhắm rượu. Khi ngôi chùa trùng tu xong cũng là lúc quanh vùng không còn một bóng mãng xà...

Chùa Amarbayas quả là một kiệt tác, một kỳ quan nằm tựa lưng vào dải núi phủ cây xanh, nhìn xuống đồng cỏ. Sắp có hội Nađôm, các cặp vợ chồng con cái du mục khắp vùng lũ lượt đi xe ô tô tải, ô tô du lịch kéo về hạ lều dựng trại dọc suối, trên các triền thoải, để ngày mai vào chùa tụng kinh ba ngày liền cầu chúc phước lành. Sẽ có hội vật, hội thi đua ngựa, bắn cung, hát múa dân tộc và nhiều trò chơi giải trí.

Đoàn nhà văn Việt Nam cùng hoà vào dòng người trẩy hội. Từ đường nhựa, xe chạy tự do trên thảo nguyên, theo đủ các vệt đường mà lái xe thích, chừng ba chục cây số thì đến khu chùa thiêng. Đón khách tại khu nhà nghỉ trước khi vào chùa là bốn vị chủ tịch của bốn huyện thuộc tỉnh Seling. Cả bốn vị đều mới sang thăm Việt Nam để học tập kinh nghiệm làm kinh tế tư nhân, kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo, nên thấy khách Việt Nam đến, bạn đã chủ động tin cho nhau cùng đón tiếp. Chủ tịch huyện sở tại Barun Buren có tên Naraa, có nghĩa là mặt trời. Thoạt đầu cứ nghĩ người phụ nữ nhỏ nhắn xinh đẹp này là người Việt. Chị vốn là cô giáo, đảng viên Đảng NDCMMC. Huyện Barun Buren đất rộng bằng một tỉnh của Việt Nam, nhưng chỉ có gần 600 gia đình với hơn

hai nghìn người, bằng số dân của một làng Việt. Du lịch là một thế mạnh của huyện, vì có chùa thiêng và cảnh đẹp. Ví như khu lều trại đón khách quốc tế có tên gọi Sơlengiơ Camp mà chúng tôi đang ở là một resort thu nhỏ. Ba chục chiếc lều trắng, như những phòng khách sạn hai sao, được quây rào gỗ, có đủ tiện nghi ăn ở, đậm đặc chất du mục, đã thu hút rất nhiều khách Ấ, âu...

Buổi tối trên khu nhà lều thật thần tiên. Chúng tôi được biệt đãi như các Khan Mông Cổ. Mỗi nhà lều đều có hệ thống điện nước, giường đệm, bàn ghế, lò sưởi than. Chín giờ tối mà vẫn như lúc hoàng hôn đất Việt. Dường như mặt trời vẫn ẩn sau dải núi thấp trước mặt không chịu tắt. Hà Tiểu Muội bảo, cách đây hai tháng, đúng vào thời kỳ đêm trắng bắc cực, ngày còn kéo dài tới gần nửa đêm.

Còn ánh mặt trời, gia súc còn ở ngoài đồng, buổi chiêu đãi khách của bốn vị chủ tịch huyện phải lùi lại gần mười giờ mới bắt đầu. Bữa tiệc diễn ra ở căn lều đại, chắc chắn sẽ kéo dài tới sáng hôm sau nếu trong ngũ quái chúng tôi có vài đệ tử của Lưu Linh. Sợ Chiêu Kỳ Hiệp và Phục Bạch Đầu có thể bị đột quỵ vì rượu và hội chứng pótực, ba anh em còn lại phải gồng mình để tiếp bạn. Chúng tôi nghe Naraa, Hà Tiểu Muội và các vị chủ tịch hát dân ca vùng đồng cỏ. Rồi Hà Tiểu Muội cùng tôi song ca tiếng Việt: “Cao cao bên cửa sổ có hai người yêu nhau...”

Tôi để ý đến bác tài lái xe cho Naraa,

một người đàn ông khoảng năm mươi, đầu húi cua, lúc nào cũng theo sát bà Chủ tịch xinh đẹp. Ông là người đặc biệt nồng nhiệt và mẫn cán, khi có ánh mắt hoặc cử chỉ ra hiệu của Naraa, liền thoăn thoắt vào quầy lấy thêm rượu. Gần cuối buổi tiệc, chúng tôi mới vỡ lẽ, ông chính là người chồng đáng kính của bà Chủ tịch huyện. Hội đồng nhân dân huyện có 20 người, Đảng NDCM và Đảng đối trọng Dân Chủ đều có số ghế bằng nhau, 10 người. Chị Naraa cùng chồng đều thuộc Đảng NDCM. Chồng hiện là Chủ tịch Đảng NDCM của huyện. Nhưng vợ lại được cả hai Đảng tín nhiệm bầu làm Chủ tịch huyện. Vậy là vợ, thay mặt Nhà nước ở địa phương, có quyền hành, có ô tô riêng. Chồng ôkê, sẵn sàng làm cố vấn, kiêm lái xe và phục vụ bà Chủ tịch huyện mọi nhẽ...

** *

Tiệc chưa tan, nhưng quay nhìn xung quanh đã thấy mất tích Phục Bạch Đầu và Chiêu Kỳ Hiệp. Họ đi đâu? Hay đã có bóng hồng nào bắt hồn hai quái, dụ các ông vào trong lều rồi?

Toàn Đại Nhân sai tôi về lều để tìm Chiêu Kỳ Hiệp, còn ông và Nhương Tác Nghiệp sẽ đi tìm Phục Bạch Đầu.

Trời ơi, Chiêu Kỳ Hiệp kia sao? Tôi hốt hoảng bật đèn và phát hiện ra một người vừa rơi bịch như một chiếc bao tải từ trên chiếc giường một kê sát vách lều xuống sàn thảm. Người Chiêu Kỳ Hiệp run bắn, vã hết mồ hôi.

- Tôi chết mất. Không sống để về nước được nữa đâu...- Chiêu huynh thì thào tiếng được tiếng mất - Chỉ thương cho các bạn. Vì tôi mà mất cả chuyến đi... Nếu tôi chết, cứ chôn tôi ở thảo nguyên này cũng được...

Tôi muốn oà khóc, réo gọi cả ba bậc huynh trưởng vào trong lều. Không đùa được đâu. Chiêu Kỳ Hiệp là người không thích đùa. Ông đã nói gở thế này, ắt là thấy trong người nguy cấp lắm.

- Bỏ mẹ rồi - Nhương Tác Nghiệp lẩm bẩm, không ra nói một mình, cũng chẳng hiểu nói với ai - Hay là chiều nay vào chùa lão đã táy máy cái gì ?

- Có lẽ - Phục Bạch Đầu vỗ đầu cố nhớ - Tôi thấy lão tìm một hòn đá ở chỗ cổng chùa...

- Không phải lão Chiêu. Tìm hòn đá thiêng là tôi - Nhương Tác Nghiệp thú nhận - Trước khi đi, Hữu Chủ tịch có dặn tôi tìm cho một hòn đá. Hữu Chủ tịch rất thích sưu tập những hòn đá lạ khắp trên thế giới. Kiểu này thì lát nữa tôi sẽ mang trả lại hòn đá cho chùa...à, tôi nghĩ ra rồi. Hay là... tổ phụ lão ngày xưa giết nhiều quân của Hốt Tất Liệt quá, các oan hồn được dịp trả thù? Sao mình không những không làm sao mà còn đang thăng hoa, muốn dửng mỡ lên đây...

Câu nói pha trò của Nhương Tác Nghiệp cũng chẳng làm ai cười được. Cả bốn quái đều cuống qúyt lên. Kẻ xoa dầu con hổ khắp trán, thái dương, cổ, ngực, người xoa dầu gió gan bàn chân...Rồi nhóm to lò sưởi giữa nhà. Mang hết chăn, gối từ các giường chồng lên người Chiêu Kỳ Hiệp... Toàn Đại Nhân còn nghĩ đến cả cái dạ dày đại của văn nhân, mở valy lấy ra gói bisqui phòng thân...

Nhờ ứng cứu kịp thời và nhất là nhờ hồng phúc tổ tiên, khoảng hơn giờ sau thì Chiêu Kỳ Hiệp bắt đầu ngáy khò khò.

Nhìn đồng hồ chỉ đúng lúc bình minh, tôi vục dậy. Trời ơi, chỉ mình tôi với thiên nhiên tinh khiết. Những tia rẻ quạt của một ngày mới như chiếc chổi thần trong suốt màu hổ phách dồn những tảng mây nõn về phía rừng phong, làm lộ một đường cong tuyệt mỹ của dải đồi, như vệ nữ đang nằm ngủ. Bất giác tôi phóng qua dãy hàng rào, vừa chạy, vừa muốn hát vang ...

Từ tít phía xa, nơi góc khuất khu trại nghỉ, bỗng xuất hiện một con vật, đen như một con gấu rừng, lao vút về phía tôi. Gay rồi. Con mãnh thú kia có thể xơi gọn tôi giữa đồng cỏ mà không ai biết. Hốt hoảng, chân tôi ríu lại. Tôi muốn quay gọi một ai đó để giải cứu. Nhưng hình như tất cả giờ mới bắt đầu giấc ngủ. Con vật cắt một đường đón đầu. Giờ thì đã nhận ra đó là một con chó đen cực lớn, giống chó chăn ngựa trên thảo nguyên. Chợt nhớ đến tiểu thuyết “Tô Tem sói” của Khương Nhung do nhà văn Trần Đình Hiến dịch. Những người du mục Mông Cổ thường nuôi loài chó săn cực khoẻ và thiện chiến để săn bắt sói và bảo vệ đàn dê, cừu. Một con chó săn thiện chiến, có thể địch được một đàn sói dữ. Phát hiện đối thủ, chó thường lao tới, ngoạm

Ngũ quái du...môngChuyến du hý Mông Cổ tự túc của năm nhà văn, mà chúng tôi

tự gọi đùa: “Ngũ quái đáo Mông”, là một chuyến đi kỳ cục, vô tiền khoáng hậu.

Năm anh nhà văn, trẻ nhất là tôi, U60, còn bốn vị kia đều thuộc đội hình U70. Cao tuổi và khả kính nhất là nhà thơ, dịch giả Thuý Toàn, người có sáng kiến và rất kiên nhẫn, kỳ công trong việc tổ chức chuyến đi này. Vì sự tận tuỵ, cộng với đạo đức hơn người, ông được toàn đoàn nhất trí phong là Toàn Đại Nhân. Thứ đến nhà văn Tô Đức Chiêu, cao ngoại cỡ, mũ phớt, áo xanh lá cây, ban đầu được gọi là Chiêu Đại Hiệp, sau thấy ông có thêm những nét khác người, bèn được chính thức đổi thành Chiêu Kỳ Hiệp. Nhà thơ, kiêm hoạ sỹ, quay phim, nhiếp ảnh gia, chuyên viên internet Trần Nhương, có con Web trannhuong.com nổi tiếng, đi đâu cũng lỉnh kỉnh computơ, máy móc, dây dợ, bút giấy vẽ, do quá mẫn cán với những công việc nói trên, được gọi là Nhương Tác Nghiệp. Nhà văn Nguyễn Khắc Phục, vừa qua tuổi lục tuần, nhưng tóc, mày râu bạc trắng, trong đầu chứa thiên kinh vạn quyển, nói giỏi hơn làm, xứng đáng mưu sỹ của đoàn, được đặt hỗn danh Phục Bạch Đầu. Em út trong đoàn, tính tình tuy kiêu căng nhưng biết trên dưới, bản chất khiêm nhường, chuyên nhận việc điếu đóm, hầu hạ các huynh, là người viết những dòng này, có tên là Tường Tiểu Tử.

Đùa với nhau sẽ viết một truyện kinh dị chương hồi về chuyến đi, để Nhương Tác Nghiệp pots lên mạng toàn cầu, các huynh giao cho Tường Tiểu Tử tôi chấp bút. Một đêm Liêu Trai giữa thảo nguyên tịch mịch, bốn bề lặng phắc như tờ, bèn xoã tóc, nhóm lửa trong lều da, bắt đầu thiên du hý này. Và chương hồi, nói đúng hơn là câu chuyện được mọi thành viên trong đoàn đều thú vị nhất là hồi thứ 4 cũng là hồi kết của chuyến du…Mông đầy thú vị và ấn tượng

Nhà văn Hoàng Minh Tường

xem tiếp bài trang 31

Page 31: Mekong tet 2015

31XUÂN ẤT MÙI - 2015

bộ răng nhọn của mình vào cổ đối thủ, cắt đứt động mạch. Nếu đúng là loài chó ở vùng thảo nguyên Ơlôn mà Khương Nhung tả, thì hết đường rồi. Mình chạy từ khu lều trại ra, con vật tưởng là kẻ gian, đang truy đuổi. Kinh nghiệm cho tôi hay, trong trường hợp này chỉ có thể ngồi sụp xuống thủ thế, để tránh con vật tấn công. Tôi dừng phắt lại khi biết không thể chạy thoát ra tít đồng cỏ. Con chó cũng dừng sát tôi chừng ba mét. Nó vừa sủa vừa muốn áp sát đối tượng. Tôi hua tay và đành nói với nó bằng ngôn ngữ Việt: “Này chó ơi, tao là khách văn người nước Việt. Cảnh bình minh trên thảo nguyên đẹp quá, tao đi thể dục thôi mà... Tao có bắt con ngựa, con cừu nào đâu. Về đi, mực. Đừng làm tao sợ... ” Con vật vẫn sủa và muốn áp sát, nhưng đuôi nó đã ve vẩy. Tôi vừa nói những lời cầu khẩn âu yếm, vừa cố tìm cách xoay người và đi giật lùi về cổng khu trại.

Rất may, vừa lúc tôi nhìn thấy Nhương Tác Nghiệp từ trong lều chui ra đang chỉnh máy chụp cảnh mặt trời mọc. Tôi gọi khản cổ :

- Nhương đại ca, cứu... với. Con chó này tưởng em bắt trộm cừu...

- Nó yêu chú đấy- Nhương Tác Nghiệp cười ngất, như giễu cợt sự nhút nhát của tôi - Thấy chú chạy trên đồng cỏ, nó muốn đùa rỡn cùng. Con chó thiếu bạn. Chú không thấy nó vừa chạy vừa vẫy đuôi cầu thân đấy à?

Quả nhiên tôi nhầm. Thần hồn át thần tính. Chỉ một động tác vẫy tay, con vật như chú gấu đen đã lại gần, chúi đầu vào lòng Nhương Tác Nghiệp. Tôi hú vía, kéo con vật lại gần và xin nhiếp ảnh gia một kiểu xúvơnia.

** *

Cũng buổi sáng Tường Tiểu Tử kiến diện với Mông Khuyển trên đồng cỏ thì khí sắc hai quái văn trong đoàn đang có vấn đề. Tối qua Chiêu Kỳ Hiệp thoát chết, nhưng sáng nay vẫn rất bi quan về tình hình sức khoẻ. Có lẽ do thiếu chất rau xanh và hội chứng sợ pótực. Còn Phục Bạch Đầu lại tỏ ra hưng phấn một cách thái quá. Bằng chứng là tự nhiên mặt đỏ từng đám, hút thuốc liên tục, dây thần kinh nói như rung hết công suất. Kéo cả bọn ra giữa trời, ngồi bệt trên bãi cỏ hưởng cái nắng vàng mơ như màu hoa cải ngồng, Phục Bạch Đầu thao thao bất tuyệt như một kẻ cuồng khẩu. Chưa bao giờ người ta thấy ông ôn nghèo nhớ khổ chân thành và xúc động như thế. Ông nhớ lại thời xa lắc khi còn là cậu bé học sinh lớp bẩy, ra ở với chị gái ở thị xã Hòn Gai. Lớp học của ông, sau này toàn những người tài, tất nhiên trong đó có ông, ví như nhạc sỹ Văn Thành Nho, nhà văn Nam Ninh... Tác phẩm đầu tay đời viết văn của Nguyễn Khắc Phục là truyện “ Ngỗng Tết”, viết về chính mình, cậu học sinh mải chơi bị xơi điểm 2 sau dịp nghỉ Tết. Truyện được nhà văn Võ Khắc Ng-hiêm gửi lên Đài Tiếng nói Việt Nam, và thật bất ngờ được phát trong buổi phát thanh văn nghệ sau đó. Tối hôm đài phát,

Phục cùng chị gái, anh rể và các cháu đứng chầu hẫu từ lúc trời nhá nhem dưới gốc cây có chiếc loa công cộng. Người Phục run lên, gai lên khi nghe giọng chị Tuyết Mai thánh thót. Quay lại, Phục không ngờ, một đám đông đứng phía sau, trong đó có cả cô giáo chủ nhiệm của cậu. Năm mươi đồng nhuận bút của tác phẩm văn chương đầu tiên ngày ấy là cả một gia tài. Phục ra bưu điện lĩnh, rồi đưa bốn mươi nhăm đồng cho chị gái đong gạo, mua rau, chỉ xin chị giữ lại năm đồng để mua giấy bút và thưởng thức một bát phở. Sau này, vào nghề lái xà lan, rồi đi chiến trường, làm thơ, viết văn, viết kịch bản phim, sách in cao tới gần mét, cho tới tuổi đầu bạc bây giờ, Phục vẫn không thể quên tác phẩm đầu tay của đời văn ấy...

- Đoàn ta nên có kế hoạch bảo vệ sức khoẻ cho hai vị - Tôi báo cáo với trưởng đoàn Toàn Đại Nhân- Phục Bạch Đầu có bao giờ tự “xuất bản” hồi ký bằng miệng như thế đâu...

- Chắc là không khí thảo nguyên khiến cậu ấy quá hưng phấn. Vùng thần kinh văn chương trên đại não đang được kích hoạt - Toàn Đại Nhân gật đầu đồng tình - Toàn đoàn phải tạo điều kiện để Phục sáng tác tốt..

** *

Quả nhiên Phục Bạch Đầu đang bắt đầu chu kỳ thăng hoa. Vào đúng buổi sáng tinh mơ hôm sau, khi chúng tôi còn đang ngái ngủ trong phòng khách sạn ở thành phố công nghiệp khai thác đồng Erdenet thì có tiếng đập cửa hối hả.

Chiêu Kỳ Hiệp lay tôi dậy:- Ông ra xem có việc gì mà loạn lên

thế. Cũng phải biết thương cái thằng già này với chứ. Ông Tường ơi, đêm qua...tôi không thể nào ngủ được...

Câu nói của Chiêu Kỳ Hiệp bỗng chạm vào nỗi đau của tôi. Cả tôi suốt đêm qua cũng không ngủ được. Sao tôi lại có thể ngu dốt và ngờ nghệch tự biếu không ông anh cả Toàn Đại Nhân, người thừa mứa sơn hào hải vị khắp thế giới, một diễm phúc quá lớn trong chuyến du Mông này...

Số là chiều tối qua, khi về đến khách sạn để nhận phòng, Nhương Tác Nghiệp và Phục Bạch Đầu, hai quái nghiện thuốc lá, tranh ngủ với nhau suốt chuyến đi đã đành, còn ba người, thì Toàn Đại Nhân và Chiêu Kỳ Hiệp liền rủ nhau mang đồ và giành ngủ ở căn phòng này, để mặc tôi ngủ một mình căn phòng bên cạnh. Tôi em út nhất đoàn, nghĩ riêng mình một phòng thì không phải lễ, bèn nằng nặc đòi Toàn Đại Nhân sang phòng bên, để tôi ngủ chung với Chiêu Kỳ Hiệp. Nào ngờ đó là một sai lầm lớn nhất trong đời. Hoá ra, không ai được ngủ riêng một phòng. Viên Công Công và Hoa Đại Tỷ đã sắp xếp chỗ ngủ từ lúc còn trên xe. Phòng một người sẽ được ghép thêm Ôrianaa Hà Tiêủ Muội. Thảo nào, lúc tôi vừa mang đồ vào phòng, liền thấy Hà Tiểu Muội cũng mang đồ vào theo, để đồ của nàng trên giường rồi nhìn tôi hết sức khó tả.

- Em ngủ ở đâu? Ngủ chung với chị

Hoa à? - Tôi hỏi nàng .- Chị Hoa ngủ cùng phòng với anh

Viên...- Thế còn em ? - Tôi vẫn hỏi như một

gã ngớ ngẩn.- Em... đợi... - Nàng lại nhìn tôi. Hai

mà hồng dậy màu hoa đào. Sau này, khi trên đường ra sân bay trở về, anh bạn lái xe ở Đại sứ quán bảo tôi rằng, ở Mông Cổ, ai được ghép ngủ chung với phụ nữ là một diễm phúc. Và phụ nữ Mông Cổ rất tự nhiên, rất vui khi được ngủ ghép chung như thế. Nếu người khách lại là người họ yêu mến.

Vậy là nàng, Hà Tiểu Muội đã chờ đợi đêm ngủ chung phòng với tôi. Không còn nghi ngờ gì nữa, từ khi ngồi trên hàng ghế cuối xe xuyên hàng mấy trăm cây số trên đồng cỏ, nàng đã hát những bài dân ca mê hồn và nhìn tôi trìu mến. Rồi, khi cả đoàn dừng bên những vạt lúa mạch vàng rực, tháo dày nghịch nước ở con suối trong vắt bên đường, nàng đã cầm tay tôi, bàn tay trắng muốt và thon mềm búp măng như một nữ nghệ sỹ dương cầm, thật trái ngược với dáng người chắc khoẻ của nàng - Và cả những đêm hai đứa song ca nữa chứ. “Bèo dạt mây ì i trôi. Chốn xa xôi, em ơi anh vẫn đợi í i bèo dạt, mâyì i trôi. Chim sa tang tính tình cá vờn. Hẹn một tin trông, hai tin đợi, ba bốn tin chờ, sao chẳng thấy em...” Chất giọng của Hà giống chất giọng con gái Kinh Bắc đến nỗi tôi cứ tưởng mình đang bồng bềnh trên những con thuyền trên sông Cầu. Tôi nắm bàn tay nàng xiết nhẹ. Và nàng nhìn tôi đắm đuối.

Cho đến khi tôi ngu ngốc nằng nặc đòi đổi phòng cho Toàn Đại Nhân và thấy nàng vào phòng theo, rồi đóng cửa, thì bèo dạt mây trôi thật rồi. Tôi đã tự sát thương.

Thuật lại câu chuyện cho Chiêu Kỳ Hiệp với một nỗi đau của một kẻ vừa để tuột mất một gia tài, tôi bảo: “ Mất một cơ hội trả nỗi đau cho ông cha thời chống Nguyên Mông”...

- Thôi, ngu thì đừng nuối tiếc nữa mà sinh bệnh như tôi. Ông ra mở cửa xem. Hay là Toàn Đại Nhân đột tử...- Đợi Chiêu Kỳ Hiệp giục lần nữa, tôi mới lê bước ra mở chốt khoá.

Hoá ra là Phục Bạch Đầu.- Có chuyện gì mà ầm ĩ thế?- Tôi hỏi -

Mười giờ mới vào thăm khu khai thác và chế luyện đồng, mười một giờ đến thăm nhà máy dệt thảm len lông cừu. Còn sớm mà...

Phục Bạch Đầu đảo mắt khắp phòng, như cảnh sát điều tra thực thi công vụ.

- Tôi muốn kiểm tra xem đoàn ta tối qua có ai ngủ riêng một mình không ?

- Đoàn ta ba phòng, năm người, dĩ nhiên là có người ngủ một phòng - Tôi nháy mắt, hất đầu sang phòng bên cạnh - Bên ấy, hai người. Có người đẹp đấy.

- Toàn Đại Nhân phải không ? Thế thì đúng rồi. Tôi hiểu rồi - Gã cuồng văn ngửa cổ cười, như đoán trúng phốc mọi sự ở đời- Có thế chứ. Trưởng đoàn nhà văn Đại Việt là phải được hưởng đại lộc như thế. Thảo nào tôi lướt qua phòng đã thấy sực nức hương mỹ nhân...

Cả bốn quái văn chui tọt vào phòng,

chốt chặt của lại. Nhương Tác Nghiệp rút chiếc máy ghi âm, sẵn sàng ghi lại giờ phút trọng đại.

- Lạ lắm nhé. Sự việc đêm qua buộc tôi phải thay đổi lại toàn bộ cấu trúc tập tiểu thuyết về Thăng Long ký thế kỷ XIII...- Phục Bạch Đầu thao thao như người vừa nhập đồng, kể lại với cả đoàn - Tôi mơ một giấc mơ kỳ lạ. Giấc mơ có thể được đặt tên là văn nhân đất Việt trên đất Đại Mông. Lúc ấy Nhương Tác Nghiệp đang ngáy như kéo bễ lò rèn. Tôi đang lơ mơ nửa thức nửa ngủ thì nghe có tiếng kẹt cửa, rồi một làn gió thơm thảo nguyên ập vào phòng. Chưa kịp định thần thì gương mặt mỹ nữ đã nghiêng xuống. Đôi môi như đoá hồng, mái tóc đen dày như nhung. Văn nhân vục ngồi dậy, gạt bàn tay ngọc đang định ôm mình. “Nàng là ai? Sao đêm khuya thanh vắng dám đột nhập vào phòng khách sạn? Ta chỉ là một văn nhân ng-hèo đất Việt. Ta đến đây để tìm lại chứng cứ viết về cuộc chiến thần thánh ba lần đại thắng của ông cha ta...” “ Thiếp là hậu duệ của Chinggis Khan... Thiếp đã biết rõ chuyến du Mông này từ lúc các chàng uống trà Long Tỉnh ở nhà ga Bắc Kinh... Một chuyến đi với mục đích thật cao cả. Thiếp có trách nhiệm thay mặt xứ sở thảo nguyên này làm cho chàng đạt được mọi ý nguyện... Chàng hãy nằm xuống để thiếp hát chàng nghe những khúc hát của đồng cỏ...” Và nàng cất lên tiếng hát mê hồn: “ Nghiêng nghiêng trên đồng cỏ, có hai người hôn nhau...” Thoáng trong đầu văn nhân một ý nghĩ kinh hoàng: “ Ông cha mình từng ba lần chiến thắng, nhưng lần này thì ta thua. Thua không thể cưỡng nổi được rồi...”. Đúng lúc đó thì Nhương Tác Nghiệp lay tôi dậy.

Cả bọn cùng nhìn nhau.- Văn nhân trong mơ không ứng với

bốn gã chúng ta, mà ứng với Toàn Đại Nhân - Chiêu Kỳ Hiệp phá tan sự im lặng.

- Nhưng bây giờ mà Toàn Đại Nhân chưa dậy thì có chuyện rồi. Có khi đại lộc lại thành đại hoạ. Đại ca của chúng ta đã cao tuổi. Làm sao chịu đựng nổi...

Bốn quái cùng hốt hoảng, vội mở tung cửa, bổ sang buồng bên cạnh.

Chúng tôi gõ cửa mẵi. Lúc sau,Toàn Đaị Nhân mới mở cửa phòng. Trông ông thật thảm hại. Người rũ như dải khoai héo.

- Thế nào? Có phải đưa bác đi bệnh viện?- Tất cả cùng hỏi dồn.

Toàn Đại Nhân bỗng đỏ bừng mặt, nói một câu bâng quơ:

- Cứ xưng bác cháu với mình...thì sao nỡ... Mình cũng chẳng ngủ được...

Câu chuyện mất ngủ của Toàn Đại Nhân tối qua ra sao, có trời mới biết.

Rõ thật là :“ Ngày xưa hào khí Đông A

Nay ham du...hí mới ra thế này

tiếp bài trang 30

Page 32: Mekong tet 2015

32 XUÂN ẤT MÙI - 2015

Trải qua 5 đời vợ với nhiều sóng gió, hiện nay đại gia Lê Ân đang có một cuộc sống hạnh phúc viên mãn với cô vợ trẻ kém ông... 55 tuổi.

Và có lẽ chưa có một ông chồng đại gia nào ở Việt Nam chiều vợ được như đại gia chơi ngông Lê Ân.

* Lời cầu hôn bất ngờ và "chớp nhoáng":

Chuyện kể rằng, trong một lần C.ty tổ chức tuyển người - Tình cờ, ông đảo qua phòng nhân sự, ánh mắt ông Lê Ân dừng lại ở một cô gái mảnh dẻ…Nửa tháng sau, cô dự tuyển viên rụt rè bước vào căn phòng làm việc của ông chủ Chí Linh. Lặng đi một hồi lâu. Lê Ân không cười hướng ánh mắt về phía cô gái và thẳng thắn nói: “Em lấy tôi làm chồng không?” - Cô dự tuyển viên giật mình thảng thốt đánh rơi cái sắc nhỏ. Nhưng cô không hoảng hốt vùng chạy mà sau một hồi lúng túng đã nhỏ nhẹ "Để em suy nghĩ". Và một tuần sau, Lê Ân đã có hồi âm.

Nhận được lời đồng ý của cô gái trẻ, ông ngay lập tức “cưới vợ là cưới liền tay”. Nhưng cái khó cho ông là song thân của người đẹp không đồng ý. Người phản đối nhiều nhất là mẹ vợ tương lai vừa tròn bốn chục. Gạt phăng những ý kiến bàn lùi, ông gọi tài xế đánh chiếc Rolls Royce Phantom 25 tỷ, đưa ông về huyện Đất Đỏ. Cha mẹ của thiếu nữ tuổi đôi mươi quá bất ngờ trước chàng rể tương lai trẻ hơn rất nhiều so với tuổi. Không ai biết ông đã nói gì, bàn gì nhưng chỉ ít phút sau, thái độ của gia đình đằng gái dành cho ông đã khác.

* Đám cưới xa hoa, sính lễ "khủng" và hoành tráng nhất

Lễ đính hôn, việc mà nhiều người phải chuẩn bị cả năm trời, đã được ông

giải quyết trong chưa đầy 30 phút. Ông chủ trương làm tiết kiệm, vì thời điểm đó kinh tế còn khó khăn.

Tuy nhiên, cách giờ khởi hành 15 phút, ông vẫy tay gọi hai đệ tử vào phòng riêng. Dù nằm chung trong khu biệt thự vừa là nơi ở, vừa là nơi làm việc của mình nhưng căn phòng này luôn biệt lập với những căn phòng khác và chỉ có ông cùng một hai tâm phúc mới được đặt chân vào. Sau khi cửa phòng khép lại, ông tiến về phía chiếc két sắt, rà mã số. Những cọc tiền 500.000 đồng mới cứng hiện ra. Ông lấy 10 cọc trên cùng để vào chiếc khay sơn mài được dùng để đựng đồ sính lễ. Chưa hết, một sợi dây chuyền bạch kim tuyệt đẹp, đôi hoa tai có gắn kim cương và chiếc nhẫn đính một viên đá quý cũng được ông nhẹ nhàng lấy ra. Tính sơ sơ về giá trị của tất cả lễ phẩm ấy, vào thời điểm bấy giờ, đã trên 1 tỷ.

* Dành tặng những lời hoa mỹ nhất cho vợ

"Cuộc đời tôi như đang sống lại tuổi thơ, có thể nói tôi rất hạnh phúc. Bởi chúng tôi đồng chí hướng, đồng quan điểm, cùng một công việc và cùng đạo giáo. Vì biết thấu hiểu lẫn nhau nên chúng tôi sống rất thoải mái", đại gia Lê Ân cười sảng khoái khi nói về người vợ trẻ. Vị đại gia cho biết thêm, Mai Mai trẻ người nhưng rất chu đáo, biết chăm sóc cho chồng và cũng rất đảm đang. Cô thay ông gánh vác công việc quản lý khu du lịch Chí Linh, được nhân viên cũng như bạn bè ông yêu quý và nể phục. Nhiều khi công việc gặp rắc rối cô là người nhẹ nhàng góp ý giúp ông giải quyết mọi chuyện. "Có khi vợ thức đến sáng để giúp tôi soạn thảo giấy tờ, tài liệu nọ kia. Thấy vợ vất vả quá, tôi bảo nghỉ ngơi nhưng cô ấy không chịu. Vợ tôi bảo cô ấy còn trẻ, tôi thì không còn nhiều thời gian nên sẽ có gắng giúp tôi làm hết những việc gì có thể. Vui vì có người vợ tâm đầu ý hợp tôi như trẻ thêm được mấy tuổi, tăng liền mấy ký", ông Ân không giấu được niềm vui.

Ông Lê Ân tự hào: "Nhiều người không hiểu, xì xầm tôi thì hám sắc, còn Mai Mai hám tiền mới chịu lấy tôi... Chỉ người trong cuộc mới hiểu thôi. Chúng tôi đang rất hạnh phúc".

* Lái xe Rolls-Royce 25 tỷ đưa vợ đi... ăn sáng

Đại gia Lê Ân cũng nổi tiếng là người yêu chiều vợ khi có lần, chính tay ông lái chiếc siêu xe vài chục tỉ đưa vợ đi ăn sáng, có vệ sĩ kèm theo.

Chiếc xe đỗ xịch trước một quán cà phê gần bở biển. Một vệ sĩ bước từ trong xe ra, mở cửa...Mọi người trong quán cà phê đều tập trung ánh nhìn về phía chiếc xe, bắt đầu xôn xao. Ở đây ai cũng biết chiếc Rolls Royce đó là của ông Lê Ân, vị đại gia nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu...". Một người dân địa phương cho biết.

* Xây biệt thự 100 tỉ đồng, tậu siêu giường, trồng cây tiền tỷ để dành tặng vợ

Dư luận từng được phen trầm trồ khi đại gia này chi một số tiền lớn để mua một chiếc giường Hoàng gia có giá tới 7 tỷ đồng để tặng vợ. Đại gia này chia sẻ, ông quyết định chi tiền mua chiếc giường đắt nhất thế giới làm quà tặng người vợ trẻ, đẹp, cần cù, chăm chỉ.

Ngoài chiếc giường Hoàng Gia gây tốn không ít giấy mực của báo chí, lão đại gia Lê Ân còn chơi ngông khi cho hay, ông xây một ngôi biệt thự trên khu đất rộng 6.000 m2 có giá gần 100 tỷ đồng nằm ngay trước khu du lịch Chí Linh. Ngoài biệt thự, trên khu đất này, đại gia Lê Ân sẽ tạo dựng một vườn cây cảnh và cây ăn trái không hóa chất tặng vợ. Ông Lê Ân quyết định làm vườn trái cây không sử dụng hóa chất để người vợ trẻ Mai Thị Mai có thể tự tay “hái quả vườn nhà ăn cho lành”…Ở độ tuổi "xưa nay hiếm", đại gia Lê Ân cho biết Mai Thị Mai sẽ là cuộc hôn nhân cuối cùng của mình. Và để thể hiện tình cảm với vợ trẻ, lão đại gia không tiếc tiền mua xế khủng tặng vợ: Một chiếc Audi đắt đỏ

ĐẠI GIA LÊ ÂN VÀ NHỮNG ‘CÁI NHẤT’DÀNH CHO CÔ VỢ TRẺ

Đại gia Lê Ân đã trúng “tiếng sét ái tính“ ngay lần đầu tiên với cô vợ kếm 55 tuổi .

Đám cưới lần thứ 6 với người vợ trẻ 20 tuổi của đại gia Lê Ân được tổ chức hoành tráng với dàn siêu xe "khủng", tiệc cưới sang trọng...

Diệu Quỳnh - Minh Long

xem tiếp bài trang 23

Page 33: Mekong tet 2015

33XUÂN ẤT MÙI - 2015

Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành năm 2015, tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam

sang Lào có thể tăng khoảng 15% giai đoạn 2015 - 2020 nhờ lợi thế thị trường và định hướng xuất khẩu sang Lào của Bộ Công Thương. Là thông tin ông Trần Bảo Giám - Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào - chia sẻ trong cuộc trao đổi với phóng viên mới đây.

Theo ông Giám, hợp tác thương mại Việt Nam - Lào thời gian qua đã có những bước phát triển với nhiều thỏa thuận và chính sách của mỗi nước nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trao đổi hàng hóa và đầu tư. Tăng trưởng xuất

khẩu của Việt Nam sang Lào cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận khi năm 2011 đạt mức tăng 38,1% so với năm 2010, năm 2012 tăng 53,7%, năm 2013 tăng có 8,7% và riêng 11 tháng năm 2014, tăng trưởng xuất khẩu đã đạt 6,9% so với cùng kỳ năm 2013. Về đầu tư, Chính phủ Lào đã cấp phép đầu tư cho 413 dự án của Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam đứng thứ 2 trong các quốc gia đầu tư vào Lào, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng, dịch vụ, hạ tầng, nông - lâm nghiệp và khai khoáng…

Dù vậy, một trong những trở lực cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt

Nam - Lào hiện nay là sức tiêu thụ của thị trường Lào yếu do khả năng thanh toán hạn chế, chi phí vận tải cao do điều kiện hạ tầng vận tải yếu kém. Đáng chú ý, mạng lưới phân phối hàng Việt tại Lào chưa được quan tâm thiết lập như chợ, cửa hàng, siêu thị và điều này rõ ràng thể hiện sự thiếu liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và phân phối Việt Nam trong việc cung ứng hàng. Thị trường Lào vẫn còn nhiều “dư địa” cho hàng hóa Việt Nam và các doanh nghiệp phải chủ động, tích cực hơn tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư để xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa vững mạnh trước thềm AEC 2015. Để giải quyết vướng mắc này, ông Giám cho biết, Bộ Công Thương đã định hướng xây dựng phát triển xuất khẩu sang Lào theo mô hình tăng trưởng bền vững, hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Lào tăng bình quân 14 - 15%/năm trong thời kỳ 2015 - 2020. Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020. Với nhóm hàng xuất khẩu nhiên liệu (xăng dầu), khoáng sản thô (chủ yếu là than đá), định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Lào từ 25% năm 2013 xuống còn 20% vào năm 2020. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản - nhóm có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp, mục tiêu của các mặt hàng này là chiếm khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu sang Lào vào năm 2020. Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo là nhóm có tiềm năng phát triển, phấn đấu tăng tỷ trọng nhóm hàng này từ 47% năm 2013 lên 65% vào năm 2020 ■

Phấn đấu xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ II

Mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng những năm qua trường Tiểu học Nghi Thái-Nghi Lộc-

Nghệ An luôn khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, phát huy truyền thống bề dày dạy tốt, học tốt. Trong những năm tới trường phấn đấu đạt chuẩn mức độ II. Để đạt được kết quả đó trường Tiểu học Nghi Thái đã phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường: Đoàn kết nhất trí , không ngừng tự học, tự rèn để nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn đáp ứng tốt vai trò, nhiệm vụ. Hiện nay, trường có 40 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó có 31 giáo viên, đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 55%. Trường có 569 học sinh được chia làm 20 lớp, trong đó ½ học sinh bán trú.

Mục tiêu của nhà trương luôn tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, vì vậy trường đã có nhiều giải pháp tích cực . Trong đó chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị , nhân cách đạo đức , lối sống cho cán bộ , giáo viên ,học sinh. Trường xây dựng

được một đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm, vững vàng chuyên môn, ham mê học hỏi, nhiệt tình, có kinh nghiệm, giàu lòng yêu nghề và đầy tâm huyết. Trường luôn tạo điều kiện để cán bộ giáo viên tự nâng cao trình độ của mình bằng sự tham gia các lớp đào tạo chuẩn và trên chuẩn, các GV đều sử dụng thành thạo vi tính. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên ở đây đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy và học.

Hàng năm, trường đều có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai không” trường đã có những giải pháp tích cực, có hiệu quả nhằm đánh giá đúng thực chất đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy nên chất lượng giáo dục toàn diện ngày một nâng cao. Năm học 2013 - 2014 học sinh được

Hoàng Ninh-Minh Quang

Xuất khẩu sang Lào:Mục tiêu tăng trưởng 14 - 15%

Trường tiểu học Nghi Thái hôm nay

đang thi công là 282...phấn đấu đến giữa tháng 12/2014 có 100% công trình hoàn thành”. Bước đầu triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN); công tác chuyển giao khoa học tiến bộ được quan tâm; dần hình thành được các cánh đồng cho thu nhập cao, liên kết 4 nhà trong SX tiếp tục được duy trì, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân NT.

Công tác dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch vùng SX hàng hóa, XD cánh đồng mẫu, cơ giới hoá SXNN tiếp tục được quan tâm chú trọng. Theo báo cáo của các huyện, TP. đến tháng 11/2014, các địa phương đã thực hiện giao ruộng ngoài thực địa được 2.016,3 ha (đạt 94,5% KH)…Triển khai 53 cánh đồng mẫu, qua đánh giá, 100% diện tích được áp dụng cơ giới hoá khâu làm đất, có liên kết SX và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, góp phần giảm chi phí đầu vào SX, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 20% so với SX đại trà, nhiều cánh đồng cho giá trị tăng trên 50% so với đại (do tăng năng suất, chất lượng, đồng thời giảm chi phí đầu vào như: công làm đất, thu hoạch, giống, phân bón, thuốc trừ sâu...)

Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình MTQG XD NTM, với sự tập trung quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, sự

vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng thuận của người dân - Nên sau hơn 04 năm triển khai thực hiện, Chương trình MTQG XD NTM Bắc Giang đã có những kết quả rõ nét: Trong 40 xã XD NTM giai đoạn 2011-2015, đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 15 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, bình quân chung đạt 16,8 tiêu chí, tăng 1,9 tiêu chí so với năm 2013, hoàn thành kế hoạch đạt từ 2 - 3 tiêu chí. Diện mạo NT Bắc Giang đang dần thay đổi theo hướng hiện đại, và hơn thế nữa là sự thay đổi trong tư duy, nhận thức của người dân về vai trò chủ thể và mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa người dân với người cán cán bộ đảng viên cơ sở.

Diện mạo NT thay đổi từng ngày, tạo không khí phấn khởi trong nhân dân, cán bộ và Đảng viên trong tỉnh. Trong thời gian tới, cùng với việc hoàn thiện các tiêu chí tại các xã XD NTM - Bắc Giang tiếp tục triển khai Đề án tái cơ cấu Nông nghiệp, ưu tiên phát triển SXNN hàng hóa để hướng tới mục tiêu mang lại đời sống ấm no cho người dân NT. Về Bắc Giang hôm nay, nhất là khi Xuân đã về trên từng ngõ nhỏ, có thể thấy được sự phấn khởi và hài lòng của người dân về công cuộc chung tayXD NTM. Những thành quả này sẽ là nền tảng để cán bộ và nhân dân tỉnh tiếp tục phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, chỉ tiêu theo kế hoạch cho các năm tiếp theo ■

tiếp bài trang 45

khen thưởng đạt 50%, có 6 em đạt giải thi Violympic Toán tuổi thơ; tham gia thi Violympic Tiếng Anh qua mạng từ cấp trường đến cấp quốc gia; giao lưu an toàn giao thông cấp cụm, cấp huyện, tỉnh với chủ đề “Đường em tới trường. Trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp học sinh của trường đã đạt giải cao và nhiều năm thuộc tốp đầu của huyện.Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, căn cứ tình tình thực tế của địa phương nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa xây dựng, cải tạo bồn hoa, cây bóng mát tạo cảnh quan, môi trường xanh-sạch-đẹp. Bổ xungnhiều trang thiết bị đồ dùng dạy

học đảm bảo cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Trao đổi với chúng tôi hiệu trưởng nhà trường Cao Hùng Thanh nói: “ Là một trường ở vùng quê nên cơ sở vật chất còn gặp không ít khó khăn, trường cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, ban ngành, sự chia sẽ hỗ trợ của các bậc phụ huynh để thời gian tới trường xây dựng chuẩn Quốc gia mức độ II”.

Với bề dày thành quả và sự cố gắng của tập thể cán bộ giáo viên, học sinh trường Tiểu học Nghi Thái, chúng tôi tin tưởng trường sẽ đạt được những kết quả như mong muốn ■

Page 34: Mekong tet 2015

34 XUÂN ẤT MÙI - 2015

Sở hữu nhiều danh thắng nổi tiếng như như Sa Pa, vịnh Hạ Long...Việt Nam được độc giả tạp chí Rough Guides xếp vào danh sách 20 quốc gia đẹp nhất thế giới.

Theo Rough Guides, Việt Nam có tên trong danh sách trên không phải là điều đáng ngạc nhiên vì

Việt Nam có nhiều điểm lôi cuốn du khách khám phá. Từ Vịnh Hạ Long với

hơn 1,600 hòn đảo nhỏ với những hình thù đa dạng, kỳ thú đến những cánh đồng bậc thang bạt ngàn ở vùng núi Sa Pa, hay chợ nổi miền Tây, tất cả đều khiến du khách đến rồi để nhớ...

Vịnh Hạ Long đã được nhiều trang du lịch uy tín trên thế giới hết lời ca ngợi: là một trong những địa danh lãng mạn nhất cho các cặp tình nhân, nằm trong top 100 điểm dừng chân nên đến trong đời cũng như trong top 10 điểm du thuyền hấp dẫn nhất thế giới… Mạng thông tin điện tử du

lịch quốc tế Touropia xếp hạng ruộng bậc thang Sa Pa của Việt Nam nằm trong top 11 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới. Tạp chí du lịch danh tiếng Travel and Leisure (Mỹ) cũng đã từng bình chọn ruộng bậc thang Sa Pa là 1 trong 7 ruộng bậc thang đẹp nhất, kỳ vỹ nhất châu Á và thế giới.

Những thửa ruộng có vẻ đẹp khác nhau vào những thời điểm khác nhau, lúc ruộng đổ nước, lúc lúa xanh rì, lúc lúa chín vàng… Thời điểm ghé thăm khác nhau, du khách sẽ được chiêm ngưỡng

những vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt. Sa Pa cũng là nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số, tạo nên một vùng miền văn hóa đặc biệt hấp dẫn đối với khách du lịch, để họ thỏa sức khám phá những vẻ đẹp khác lạ, riêng có ở Sa Pa.

Việt Nam cũng có những bãi biển đẹp và hút khách như Cửa Đại (Hội An) và biển Non Nước (Đà Nẵng)... Xuôi về phía Nam đến miền sông nước Cần Thơ, du khách sẽ được trải nghiệm nét độc đáo và thân thiện ở khu chợ nổi Cái Răng…

UBND thành phố Hồ Chí Minh Thác Bản Giốc, Cao Bằng

Cầu Trường Tiền, Huế

Minh Quang

Page 35: Mekong tet 2015

35XUÂN ẤT MÙI - 2015

Vũng Tàu Hồ Ba Bể

Hội An Nha Trang

Làng quê Việt Nam Đà Nẵng

Page 36: Mekong tet 2015

36 XUÂN ẤT MÙI - 2015

Mưa vô mùa, nghĩa là hết một đợt dài lưu diễn, tôi về quê. Má tôi chặt lá, giúc nếp cặm cụi ngồi

gói bánh cà bắp, nấu một nồi tám đầy vun bánh. Tôi hỏi má gói chi nhiều vậy, má cười: "Cho cha con thằng Bầu, tội nghiệp tụi nó, nhà không có đàn bà nên cũng có bánh trái gì ăn đâu...".

Tôi giành: "Chừng nào bánh chín, để con đem qua bển cho. Mà, má nè, anh Hai có tính bước thêm bước nữa chưa, hả má?". Má tôi cười: "Chưa, má biểu nó hoài, mà, cái con nầy, lần nào về cũng hỏi có mỗi chuyện đó...". Mình à? Mình sao? Lần nào cũng hỏi chuyện đó à? Ủa, hỏi hồi nào sao mình không hay vậy ta?

Tôi ngủ lưng một giấc, bánh chín, một tay tôi bưng rổ bánh, tay kia xách cây dầm xuống bến. Có xa xôi gì đâu, từ nhà tôi bơi dọc theo rạch Ô Môi, ngược lên hướng mặt trời mọc chừng trăm thước là đã tới nhà Trọng rồi, nhà trồng nhiều thiệt nhiều cây ô môi, bông đỏ, lá xanh, trái chín không ai ăn, tụi con nít móc xuống làm gươm đánh nhau chan chát. Hai bên đầu nhà trồng toàn vú sữa, cao lớn lắm, già lắm, cỗi cằn lắm, lâu rày không thấy có trái trăng gì hết. Dưới mé kinh còn nguyên một đám nga cao ngòng. Mà, hết cái xóm kinh nầy có ai có cái nhà vừa cũ, vừa xưa như nhà Trọng đâu.

Ở nhà Trọng, có nhiều thứ mấy chục năm rồi không thay đổi. Cảnh cũ giữ nguyên đã đành, tánh tình lớp người sau cũng y chang người trước, như từ một khuôn đúc ra. Như Trọng vậy, mười năm, kể từ ngày chị Ái tôi bỏ Trọng đi, Trọng vẫn giữ nguyên cái khăn choàng tắm treo đầu sào, chiếc nón lá quai nhung đã ngả màu thâm sì, cũ mèm, giữ cây lược sừng đã gãy mất mấy cái răng với cái kiếng soi để ở đầu giường như thể chị Hai tôi vẫn còn ở đâu đây, như thể chút nữa khi tắm xong, chị sẽ bước vào, chải đầu, rồi vừa nghiêng đầu, vừa quạt hong khô tóc bên cái cửa buồng trông ra hàng lơn nước, chỉ cần một cơn gió nhẹ, lá vú sữa khô nằm trên mái nhà sẽ tuôn xuống như mưa.

Sao tôi lúc nào cũng thèm ngồi ở đó, ở cái vị trí yên bình đó, nhất là bây giờ, khi tôi vừa lang thang hết một mùa nắng. Nhất là khi nghe Trọng biểu thằng Bầu ở nhà bắc nồi cơm để anh đi nhổ vài cọng bông súng nấu canh với mấy con cá vừa thả câu được hồi hôm. Tôi hỏi, đám trái giác ngoài bờ liếp còn không, thằng Bầu nói còn. "Vậy anh Hai hái giùm em một mớ nấu chua ăn, thèm quá chừng", tôi dặn với theo. Rồi Trọng quay lưng đi, không để cho tôi kịp nhìn anh kỹ; nhưng thật thà vậy, Trọng đứng lớ ngớ ở đây một hồi, thể nào không nén lòng tôi cũng ôm chầm lấy anh mà khóc. Trời ơi, cảnh nầy, người nầy, sao y chang như năm ngoái, năm kia, chỉ khác là thằng Bầu đã lớn bộn lên, và mớ tóc bạc

trên đầu Trọng là thay đổi, nó trắng thêm, nhiều thêm. Tôi tự hỏi mình lòng đang nghĩ đến cái gì mà lòng đau quá vậy cà.

Chị Ái, tôi với Trọng cùng một đám con trai con gái nữa lớn lên cùng nhau trên cái xóm rạch Ô Môi nầy. Cỡ mười bảy, mười tám tuổi, thấy Trọng thương quá, tôi nói chơi chơi với chị Ái: "Em xí thằng Trọng". Chị tôi cười ngất, xong trề môi như đưa đò "người ta mà em làm như trái bình bát chín cây vậy, bày đặt xí phần". Ba Trọng mất sớm, má đi lấy chồng ít về, từ nhỏ Trọng sống với ông nội, mười tuổi, ông nội cũng mất, đang ở tuổi con nít chưa hết con nít, người lớn cũng chưa tới người lớn, anh đã gánh vác trọng trách lo hương hoả cho gia đình. Một mình, với hai con chó, một con mèo, học xong, Trọng còn phải quần quật với chín công ruộng, một mảnh vườn đất cằn cỗi, già nua, lâu rày không thu được huê lợi gì, nhưng quý là trên đó chôn cả thảy chín cái mả ông bà, và ngôi nhà gạch đã có 3 đời, cất trên nền cao theo kiểu chữ công, ba gian nhà rộng mênh mông trông ra cái sân gạch trơn rêu, mút sân là cái hàng rào giăng ngang, đứng dưới mé sông nhìn lên, dãy rào che tầm nhìn, chỉ thấy thấp thoáng mái ngói lợp trài màu vừa xanh vừa mốc.

Nhà Trọng có một cái lạ nữa là trên bàn thờ lúc nào cũng chong đèn, ngày tháng nầy qua ngày tháng khác, năm nầy qua năm khác, ngọn đèn truyền thống từ đời cố Trọng, nội rồi tới Trọng, không bao giờ được phép tắt. Chiều nào chị em tôi đi ngang qua cũng thấy Trọng lọ mọ ngồi lau cái bóng đèn hột vịt ám khói, châm dầu bằng cái vẻ mặt thành kính, nâng niu. Lúc đó, tôi ước thầm, phải chi Trọng ngỏ lời thương, tôi sẽ làm hết thảy công việc đó thay Trọng đến suốt đời, đến khi trở thành bà già cóc kiết, tôi giữ lửa thì hay phải biết. Nhưng Trọng thì lại thích chị Ái hơn tôi, Trọng thương thầm chị cũng nhiều như tôi thương thầm anh vậy. Vậy mà anh không biết, còn cắc cớ biểu tôi làm mai. Nên có bữa, tôi hỏi má cho hai chị em đi coi hát, tới cái đập vô xóm Chẹt, Trọng đã bồn chồn chờ sẵn, tôi trao chị cho anh, giả đò đau chân để tụt lại đằng sau một khoảng xa xa. Tới sân uỷ ban xã, Trọng với chị tôi mua vé vào coi hát, tôi ngồi ngoài đầu cầu, đập muỗi. Trọng không quên mua cho tôi một ly đá bào như để cảm ơn lắm lắm. Ngồi buồn, nghe hát văng vẳng trong kia, tuồng thì giễu nhau ong óng như gà kêu đẻ, nhưng nước mắt tôi chảy ròng ròng lúc nào không biết. Vài người trong đoàn hát thấy, họ hỏi, sao khóc mò vậy, tôi cười thưa, tại tuồng cải lương hay quá. Họ cười, sao nhạy nước mắt vậy, đi hát đi, đem nước mắt mình ra để lấy nước mắt người ta.

Tôi thưa má cho lên thị xã xin vô Đoàn Cải lương Bông Tràm, lang thang nguyên một mùa nắng, mùa mưa về thăm má.

Cũng có lúc gặp Trọng, kêu anh Hai ơi, anh Hai à, tuồng như anh em một nhà thương nhau lắm (ai mà biết có thương thiệt). Cũng có lúc viện cớ qua nhà thăm nom thằng Bầu, ôm nó lên, nựng nịu, đả đớt, coi nó giống Trọng ở chỗ nào, mà giống chỗ nào tôi cũng ưa. Cũng có lúc ngồi trân trân ngó chị Ái tôi mặc áo đỏ, chân xỏ guốc cao đi ngúc ngắc trong nhà, thấy không hợp mà cũng không muốn nói ra. Chị thì lại nhìn tôi, săm soi guốc giày, quần áo tôi rồi tấm tắc, "Em sướng thiệt...". Tôi cười, "Chị cũng sướng thấy mồ, anh Trọng hiền khô, lại thương vợ...". Chị cười nhẹ, "Thương thôi thì được cái gì. Chị không hợp với cảnh nhà nầy, thầy Thành nói vậy...". Tôi hỏi, thầy Thành nào, chị cười, thầy mới về dạy ở trường xã mình nè, thầy hay lại nhà chơi, chưa vợ nên hay biểu chị làm mai, tưởng chuyện gì khó, con gái xứ nầy giỏi giang thiếu gì. Có lần, thầy thấy chị ngồi lau ống khói đèn thờ, thầy bảo, xứ nầy không hợp với chị, thầy nói câu nào nghĩ lại cũng trúng. Em gặp thầy một lần coi, thầy Thành nói chuyện hay lắm, thì người ta từ thành phố xuống mà. Nghe kể chuyện trên đó rồi, chị thấy sống ở đây chán thiệt, chán thí mồ đi. Gì mà ngày nào cũng giống y ngày nấy, hổng thấy thay đổi gì hết trơn".

Vậy rồi tôi lại đi, một bữa má tôi lên thăm, mới bước chân tới cửa đã vừa nói vừa khóc: "Con Ái tệ quá, nó bỏ chồng nó theo người ta rồi. Biết nó hư thân vậy, má thà sanh cái hột gà, hột vịt còn hơn. Thôi, hết rồi, coi như đời nầy má không coi nó là con má nữa". Rồi má hỉ mũi cái rột: "Con coi kỹ, có phải cái nhà thằng Trọng chỉ có đàn ông là sống được?". Tôi không trả lời, Trọng mà rước tôi về bên ấy, chừng nào tôi bỏ đi. Trời Ô Môi rộng vô cùng, đất thênh thang vô cùng bởi những khoảng trống mà chị Hai tôi bỏ lại. Má tôi xấu hổ vì con gái một dạ hai lòng, nhà có gì ăn cũng chắt chiu cho cha con Trọng, như bù đắp nỗi đau, nỗi thiệt thòi. Tôi cười thầm má tôi hoài, buồng chuối xiêm, trái mướp, nắm rau với mấy cái bánh con con làm sao bù đắp nổi một con người, sao má tôi không đem tôi qua bển để đền, tôi hy sinh liền cho má coi. Nhưng từ lúc chị Ái tôi bỏ đi, cứ mỗi lần qua nhà, Trọng lánh đi chỗ khác. Tôi buồn, trách. Thằng Bầu mới sáu tuổi nhưng đã trở thành xướng ngôn viên cho ba nó, nó biểu: "Dì út đừng có giận, ba con nói dì giống má con quá, nhìn dì, ba con chịu hổng nổi".

Mười năm rồi, không biết đã thay đổi gì chưa. Tôi hỏi thằng Bầu lúc rày ba nó làm gì mà đen thui vậy. Thằng Bầu nói, hết mùa, ba nó chạy xuồng ra bến đò ngoài thị trấn chạy đò dọc. Nhiều công chuyện lắm, ba con nó còn coi sóc cái rẫy khóm ngoài liếp nữa. Trọng không nghèo, nhưng cũng chưa đủ giàu để sửa lại ngôi nhà đã bệu rệu. Mối mọt, bù xè thi nhau tấn công vào những cây cột gỗ, bộ ngựa chân quỳ, mấy cái tủ thờ, trường kỷ. Tôi nằm nghe rõ ràng tiếng bù xè nhai cây trèo trẹo. Thằng Bầu nói con mèo mướp càng già càng tệ, mỗi lần bắt được một con chuột là mỗi lần làm ngói rớt xuống, bể tan nát. Thật ra, với tài bươn chải, tháo vát, tằn tiện, lại thêm má tôi giúp đỡ, Trọng có thể cất được một cái nhà khác, gọn gàng, vừa đủ để ở.

Tôi nói gần xa, chê chỗ nầy cây mục, chỗ kia kèo sắt gãy. Trọng nói anh cũng lo không biết căn nhà có qua nổi mùa mưa năm nay không. Không biết cha con anh có còn giữ gìn được những bức liễn chạm trổ cầu kỳ, những bức tranh vẽ cảnh đồng quê, trời đất, trâu bò, trẻ con hiền hoà, những tờ giấy dán tường vẽ truyện Trầu Cau, truyện Tấm Cám, rồi cái giường, căn buồng, cái ngạch cửa... Bữa nào mưa lớn, hai cha con cũng chạy xất bất xang bang. Tôi hỏi chạy làm gì, thằng Bầu cười: "Chạy đi lấy đồ hứng nước dột đó, dì Út".

Tôi cười: - Anh Hai à, để vầy hoài đâu có được,

thôi, cất nhà mới cho rồi, ông bà mình rồi cũng hiểu cho mình chớ chấp nhứt gì.

Trọng chỉ cười nhẹ, ngó ra khoảng sân nắng. Thằng Bầu cười: "Dì Út giống hệt ngoại, biểu y chang. Ba con nói với con hoài, ba con hỏng muốn thay đổi gì hết, để má con nhớ được đường, nhớ được nhà mà về". Trời ơi, tới bây giờ, Trọng còn mong một ngày như thế, cái ngày mà chị tôi sẽ trở về. Chị sẽ về ư? Sẽ về à? Không biết! Chỉ biết anh giữ nguyên cảnh cũ nhà xưa là để chờ người đang sống. Tự nhiên trong bụng tôi thấy rầu. Bầu lại tròn con mắt: "Để con nấu cơm đãi dì Út một bữa, mà, chút xíu nữa cơm chín rồi, dì ở lại ăn cơm với hai ba con, trừ ngoại ra, lâu lắm nhà con mới mời cơm được một người".

Càng lớn, thằng Bầu càng giống Trọng, tử tế, đàng hoàng lại pha thêm một chút gàn gàn. Bữa giỗ, Trọng uống hơi nhiều, nó ngồi kế bên nhắc: "Ba, ông cố nói, uống rượu có chừng thôi, uống ít còn nhiều, uống nhiều là mất hết đó". Cao hứng cỡ nào Trọng cũng ngưng lại ngay đó, ai cũng lạ khi thấy thằng con nói vậy mà cha cũng nghe.

Bây giờ, Bầu vừa bước qua tuổi mười lăm, chưa chắc nó nhớ chuyện cũ. Hai dì cháu lụi hụi trong bếp, tôi hỏi, "Bầu, còn nhớ má hôn con?", nó ngần ngừ một lúc, nhìn quanh, rồi nó thầm thì "Con cũng hổng biết, chắc là không. Nhưng nói thiệt, con sợ ba buồn... Hồi má đi, con mới chút tẳn chớ gì...". Nó nói, có má cũng được, mà không có cũng được. Bây giờ quần áo rách, nó tự may được rồi, nhà cửa nó cũng dọn dẹp gọn bân nhưng cũng có lúc nó cần có má, để hỏi vài chuyện... Tôi hỏi chuyện gì, nó cười, bẽn lẽn, dường như những câu chuyện đó người ta chỉ dành để nói với má người ta. Tôi thương nó chút nữa đã ghì đầu nó ôm vào ngực. Chợt nó hỏi:

- Sao dì Út không lấy chồng, dì ở vậy hoài, bà ngoại rầu lắm đó.

- Dì còn phải đi hát. - Đi hát vui hơn lấy chồng hả dì? Tôi cười, lấy chồng vui hơn, nhưng phải

lấy ngay trân người mình thương kìa. Còn đi hát thì không vui không buồn, mơ hồ lắm, thấy cười ha ha chưa chắc là vui, thấy rặn ra một đống nước mắt vậy mà hổng phải buồn. Có lúc đang ở nhà lại muốn đi, có lúc đang hát trên sân khấu vậy tự nhiên thèm về nhà. Bầu hỏi tôi thường đóng vai gì, tôi kể, nhiều lắm, hiền có, ác có, mà toàn vai phụ không thôi... Tự dưng tôi nghe nỗi buồn chao chát trong lòng, tôi bảo, nhưng

Một Mối TìnhNhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tư

TRUYỆN NGẮN

xem tiếp bài trang 39

Page 37: Mekong tet 2015

XUÂN ẤT MÙI - 2015 37

Từng là một trong những đế quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á với tên gọi Burma, nhưng Myanmar

chìm vào lãng quên như một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới gần nửa thập kỷ. Chỉ khi quốc gia này mở cửa từ vài năm qua, du khách mới bàng hoàng nhận ra: Myanmar vẫn còn nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ như ngày xưa, khi người ta đặt cho nó cái tên “vùng đất bất tử”, “vùng đất vàng”, “vùng đất mang dấu chân Phật”... Dù là đất nước đa sắc tộc bậc nhất Đông Nam Á, với hơn 135 dân tộc khác nhau, nhưng tới 89,3% của dân số Myanmar theo Phật giáo. Vì vậy, không gian Phật giáo như bao trùm mọi ngõ ngách, làng mạc với những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc...vô cùng bí ẩn và rực rỡ từ hàng ngàn năm qua được lưu giữ đến tận ngày nay, khiến mọi du khách đều đắm say mọi khi đặt chân đến nước này

*Vẻ đẹp huyền bí của bình nguyên có hơn 2000 ngôi đền

Bình nguyên Bagan ở miền Trung đất nước Myanmar từng là một trung tâm Phật giáo phát triển cực thịnh. Ước đoán nơi đây từng có hơn 10.000 ngôi đền, chùa, tu viện Phật giáo, trở thành điểm hành hương linh thiêng của những tín đồ

đạo Phật.Kinh đô cổ xưa Bagan nằm trên bờ

sông Ayeyarwady, ngày nay thuộc địa phận thành phố Mandalay của Myanmar. Từ thế kỷ 9 - 13, Bagan là kinh đô của vương quốc Pagan, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đế chế Pagan. Trong thời kỳ phát triển cực thịnh của vương quốc Pagan từ thế kỷ 11 - 13, tầng lớp thượng lưu đã cho xây dựng hàng ngàn đền thờ, miếu mạo trên bình nguyên Bagan. Ước đoán có tới hơn 10.000 ngôi đền, chùa, tu viện Phật giáo từng hiện diện trên bình nguyên có diện tích 100 km vuông này.

Ngày nay, nhiều ngôi đền, chùa đã sụp đổ, chỉ còn lại hơn 2.200 ngôi vẫn còn khá nguyên vẹn. Bagan từng là một trung tâm phát triển Phật giáo cực thịnh. Kể từ giữa thế kỷ thứ 9, dưới thời vua Anaw-ratha - người đã có công thống nhất lãnh thổ Myanmar, nhà vua đã cho phát triển nhánh đạo Phật Theravada - một nhánh lâu đời, cổ xưa nhất còn tồn tại cho tới hôm nay.

Trong hơn 250 năm, các vị vua Pagan thực hiện chính sách phát triển Phật giáo, vì vậy, người dân Pagan rất sùng đạo Phật. Kinh đô Bagan trong thời điểm đó phát triển thịnh vượng, ngày càng mở rộng và trở thành trung tâm tôn giáo tín ngưỡng,

là nơi tìm đến của những học sĩ Pagan và các nước lân cận. Các nhà tu hành và học giả của các nước như Ấn Độ, Sri Lanka, Campuchia… đều tìm tới kinh đô Bagan để học tập về văn chương, ngôn ngữ, chiêm tinh, giả kim, dược học, luật học…Thời đại hoàng kim của kinh đô Bagan chấm dứt vào năm 1287 khi vương quốc Pagan bị xâm lăng và cướp phá bởi đội quân Mông Cổ. Dân cư nơi đây bắt đầu ly tán và chỉ còn lại một nhóm nhỏ vẫn ở lại định cư. Những công trình đền đài tôn giáo sau này vẫn tiếp tục mọc lên nhưng với số lượng khá ít ỏi, chỉ khoảng 200 đền đài được xây dựng trong thời kỳ từ thế kỷ 15 - 20. Tuy vậy, kinh đô cổ Bagan vẫn luôn là điểm hành hương của những tín đồ đạo Phật. ..

Vào thập niên 1990, chính phủ Myan-mar cố gắng khôi phục những công trình sụp đổ nhưng để có thể phục dựng trung thành theo thiết kế ban đầu trong khi sử dụng toàn chất liệu xây dựng hiện đại là một điều bất khả thi. Việc phục dựng này ngay lập tức đã gặp phải phản ứng từ phía các nhà nghiên cứu lịch sử và những nhà bảo tồn di sản trên thế giới.

*Di sản quý báu vô giá…Theo hành trình đi dọc chiều dài của

đất nước Myanmar từ Nam lên Bắc, bạn sẽ lạc vào một thế giới cổ tích huyền ảo, như nhà thám hiểm người Anh Rudyard Kipling (1865-1936, Nobel văn chương 1907) từng viết về nơi này từ năm 1898: “Đây Burma, và nơi này không giống bất cứ nơi nào trên thế giới mà bạn từng biết...”.■

theogiácngộ

Myanmar nổi tiếng là vùng đất thiêng của Phật Giáo bởi đây là đất nước của những ngôi chùa vàng, các vị sư áo đỏ; nơi Phật Giáo mang giá trị tinh thần; nơi niềm tin, tình yêu dành cho Đức Phật len lõi và ăn sâu vào tâm hồn mỗi người dân. Đi trên khắp đất nước Myanmar - rất dễ dàng bắt gặp những ngôi chùa linh thiêng có từ hàng ngàn năm trước. Dù trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, những ngôi chùa này vẫn luôn cổ kính, uy nghiêm, linh thiêng, vẫn vang vọng tiếng chuông thánh thót mỗi ngày. Mỗi bước chân trên đất nước Myanmar - Chắc chắn đều là những giây phút đáng giá và đáng nhớ bởi đâu đâu cũng có thể chạm tay vào những ngôi chùa vàng linh thiêng, quỳ trước Phật và chiêm bái, chiêm nghiệm những triết lý sâu sắc của Nhà Phật.

Hãy bắt đầu hành trình tại Yangon với ngôi chùa vàng Shwedagon 2.600 năm tuổi tọa lạc uy nghi trên đỉnh đồi Singuttara, với những bậc thang dài dẫn vào chùa ở cả bốn hướng. Ngôi chùa nổi bật với tòa tháp vàng khổng lồ cao tới 100m, toàn bộ các tượng Phật tại chùa đều được dát vàng vì vậy dù ngày hay đêm, sắc vàng của ngọn tháp đều tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp mà ai cũng nên ngắm một lần.

Đến Bagan, lại có cơ hội nhìn ngắm quần thể Tháp Shwezigon sơn son thếp vàng lộng lẫy, ngôi chùa quan trọng bậc nhất với tín đồ ở Bagan và là nơi lưu giữ xá lợi Phật; Đền đá Ananda danh tiếng với kiến trúc hoành tráng và những pho tượng Phật khổng lồ hay ngôi chùa Bupaya với kiến trúc mái vòm hình củ hành nằm bên phải dòng sông Ayeyarwady thơ mộng. Bạn cũng không thể quên được ngôi Đền Dhammayangyi được xây dựng bằng gạch nung với hình dáng là một chiếc kim tự tháp lớn, đồ sộ. Còn thủ đô Kyaikhtiyo là nơi bạn được trải nghiệm cảm giác ngồi kiệu để lên đến Tảng Đá Vàng linh thiêng, khổng lồ nằm chênh vênh trên sườn núi và được bao phủ bởi những lá vàng mỏng của Chùa Đá Vàng Golden Rock bừng sáng trong hoàng hôn…

Myanmar: Vẻ đẹp của Đất nước mang dấu chân Phật

Phạm Thông - Kim Vân

Với gần 90% dân số theo Phật giáo và có đến 600.000 Tăng Ni, chỉ riêng ở Mandalay có đến 300.000 tu sĩ Phật giáo theo hệ phái Nguyên thủy Nam tông và việc khất thực được xem là nghi thức bắt buộc đối

với Tăng Ni.

Với hơn 10.000 ngôi đền, tháp và chùa được xây dựng từ thế kỷ 11 (kỷ nguyên Bagan) trên vùng đất rộng 40km2, Bagan cổ được xem là thánh tích của Phật giáo Myanmar.

Page 38: Mekong tet 2015

XUÂN ẤT MÙI - 201538

* Sống chậm ở Vientiane Nằm thoai thoải ven dòng MeKong,

trở thành thủ đô của Lào từ năm 1563, dưới triều đại vua Setthathirat - Vien-tiane qua mấy trăm năm phát triển vẫn không màng tới những tòa nhà chọc trời, những khu thương mại rực sáng, những đại lộ rộng thênh thang.

Thủ đô Vietiane vẫn bình yên với những công viên rợp bóng cây xanh, những con đường hiền hòa thấp thoáng bóng những nhà sư trẻ, những mái chùa ẩn hiện trong màu xanh của cây cối. Một nhịp sống yên bình, xa rời tất cả những sự phô trương bề bộn giữa thời đại này, sẽ là một điều thú vị khó tìm thấy ở một thủ đô nào khác.

Trên đại lộ Lane Xang, đại lộ lớn nhất Viêng Chăn là Khải hoàn môn Patuxay, một biểu tượng của thành phố bình yên này. Patuxay được xây dựng từ năm 1958, với lối kiến trúc bên ngoài được mô phỏng Khải hoàn môn của Paris. Bên trong của Tháp là những phù điêu,

kiến trúc, biểu tượng của quốc gia Lào. Lần theo từng bậc thang bên trong tháp để lên đỉnh cao, bạn có thể nhìn ngắm nhiều biểu tượng Phật giáo, những ô cửa dễ thương hướng ra bên ngoài một không gian thoáng đãng. Trên tầng cao nhất, bạn có thể nhìn ngắm toàn bộ thành phố Viêng Chăn với cây cối xanh xanh, rất mực hiền hòa.

Rời Khải hoàn môn, cách đó khoảng 2km là Pha That Luang, di sản văn hóa thế giới và là biểu tượng của quốc gia cũng như của tôn giáo trên vương quốc Lào. Công trình này được xây dựng từ năm 1566 trên nền phế tích của một ngôi đền Ấn Độ. Đây là tháp xá lị đẹp nhất và lớn nhất ở Lào, tương truyền rằng bên trong có chứa xá lợi là một sợi tóc của Đức Phật và nhiều vàng bạc châu báu. Bên ngoài tháp lóng lánh dát vàng, ngọn tháp vươn cao lên nền trời vời vợi, mang một vẻ uy nghiêm mà cũng rất hiền từ, khiến người xem choáng ngợp nhưng cũng thấy bình yên.

Nhiều công trình kiến trúc của Viêng Chăn thường có cách trang trí đậm tính truyền thống của Lào, với những họa tiết đặc trưng. Lào là một quốc gia Phật giáo. Có khoảng 1.600 ngôi chùa trải rộng trên đất nước này, riêng Viêng Chăn đã sở hữu vài trăm ngôi chùa. Đến với Viêng Chăn, là đến với thành phố của những ngôi chùa. Mỗi ngôi chùa là một vẻ đẹp, một nét bình yên. Nhưng có hai ngôi chùa quý giá bạn nhất định phải tìm đến, đó là chùa Phra Keo và chùa Sisaket.

Chùa Phra Keo là ngôi chùa cổ kính nhất và quan trọng nhất của Lào, chỉ đứng sau Pha That Luang. Chùa được vua Setthathirat xây dựng vào năm 1565 sau khi ông lên ngôi để bảo vệ bức tượng Phật ngọc và làm nơi cầu nguyện cho Hoàng tộc. Vì thế, ngôi chùa này hiện nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều báu vật cổ của Hoàng tộc Lào, và còn được gọi là Chùa Hoàng gia.

Chùa Sisaket nằm trên đường

Setthathirat, được xây dựng từ năm 1818 dưới triều vua Chao Anou. Ngôi chùa linh thiêng này còn được xem là một bảo tàng quốc gia vĩ đại bởi nơi đây hiện lưu giữ đến 6.840 bức tượng đủ kích cỡ lớn nhỏ khác nhau và vô cùng quý hiếm. Chỉ riêng khu vực hành lang của ngôi chùa đã có đến 2.000 tượng Phật bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau như đồng, mạ vàng, mạ bạc, gốm sứ.

Sau khi thăm các ngôi chùa, bạn có thể gọi một chiếc xe tuk tuk để đi đến Vườn Tượng Phật, cách Viêng Chăn khoảng 25km. Tuk tuk ở Lào rất hiền, có bảng giá treo ở xe, người chở sẽ sẵn lòng chờ bạn tham quan xong để chở bạn về lại thủ đô, rất dễ chịu. Vườn Tượng Phật là một điểm đến vô cùng độc đáo, bởi trên một quang cảnh rộng, nằm ở phía Đông Nam Viêng Chăn, có đến hàng trăm bức tượng Phật độc đáo làm bằng bê tông, dáng nằm ngồi khác nhau, xen lẫn với các nhân vật trong Hindu giáo, và những bức tượng thần linh, động vật, quỷ thần.. Giữa khu vườn là một căn hầm nhỏ giống hình quả bí ngô, bên trong mô phỏng ba tầng Thiên đường, trần gian và địa ngục.

Trở về Viêng Chăn, bạn đừng quên ghé chợ Talat Sao, còn gọi là chợ Sáng, ngôi chợ trung tâm của thành phố, mở cửa từ 7h30 sáng đến 4 giờ chiều. Là một ngôi chợ sầm uất nhưng chợ Sáng vẫn mang phong cách của người Lào: hiền lành, nhỏ nhẹ, thân thiện. Nơi đây bạn có thể chọn mua cho mình một bức tượng gỗ, một món đồ nhỏ biểu tượng của Viêng Chăn, của Lào để khi ra về, thỉnh thoảng sẽ nhìn ngắm để nhớ về một thành phố thủ đô dịu dàng hiếm có, một thành phố xanh yên bình, nhẹ nhàng, với con người nơi này thật đôn hậu, dễ thương ■

Một thoáng VientianeMinh Sơn - Gia Anh

Pha That Luang, biểu tượng của văn hóa và tôn giáo của Quốc gia Lào

Nhịp sống bình yên. Ảnh: Diệu Quỳnh.

Khi các TP. thủ đô trên thế giới đang từng ngày nỗ lực phô bày sự phát triển, sự nhộn nhịp và hối hả - Thì Viêng Chăn, thủ đô của Vương quốc Lào, đất nước láng giềng chung thủy của nước ta, vẫn là một TP. cổ kính hiền hòa, trầm mặc và bình yên. Nhịp sống gấp gáp thời hiện đại cuốn ta vào dòng chảy ào ạt, sóng sau xô lên sóng trước... Đôi lúc chợt lắng lòng nhớ diết da lời Trịnh: “Đi đâu lang thang cho đời mỏi mệt”... Bỗng có một ngày chợt thấy tâm hồn thư thái khi ta tới Vientiane...

Vientiane dường như quen thuộc với rất nhiều người Việt Nam, bởi Lào đã, đang là điểm đến được ưa thích của nhiều du khách Việt lâu nay. Đặc biệt thú vị là - Khi ở nhiều nơi, ngay giữa nhịp sống sôi động thời @ hôm nay, đến độ đôi khi người ta bị cuốn đi - Thì ở Lào nói chung, thủ đô Vientiane nói riêng - Vẻ như mọi người dân vẫn ung dung tự tại, thư thả sống chậm, với những gì đã được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho cảnh vật và con người: Khung cảnh tươi đẹp, thơ mộng và an yên; con người thì hiếu khách, chân thành và chất phác …

Page 39: Mekong tet 2015

XUÂN ẤT MÙI - 2015 39

Tin tôi đi...Ngay từ tháng 5, khi băng vừa tan hết,

khi những rừng cây trong TP. và ngoại vi Moskow tràn trề lộc biếc, khi các tour du lịch bắt đầu khởi động những chuyến đi nghỉ mùa hè…Là bỗng dưng tôi da diết nhớ quê nhà. Bởi lộc biếc tràn trề trên khắp các rừng cây Moskow, khiến tôi nhớ mùa cây cối đơm chồi nảy lộc tưng bừng, dẫu cái lạnh vẫn còn vương đây đó trong những cơn gió nhẹ và làn khói sương buổi sớm trên khắp đất trời Hà Nội và vùng ngoại ô TP - Đấy chính là mùa Xuân - Mùa Tết Việt Nam.

Thật ra màu nắng vẫn còn vương chút hơi thở lạnh ở xứ xa cũng chỉ là màu nắng bình thường theo thời tiết - Nhưng những ai đã từng lang thang nơi xứ người, đã được thấy bao nhiêu cảnh đẹp, nhất là ở Moskow, với những: “Chiều thanh vắng là đây/ Êm đềm gió rì rào…” hoặc những khung cảnh huy hoàng, tráng lệ khác trên vùng đất này - Mới thấy, dù đẹp, dù nắng, dù lạnh, dù áo khăn ấm áp hay không…Thì chắc chắn, mọi khung cảnh, thời tiết, dù chỉ có chút ít tương tự giống, là đã nhớ quê nhà. Nhất là nhớ Tết quê nhà. Bởi thú thật tuy lớn, nhưng tôi vẫn mê Tết lắm. Nhất là mê mùi và không khí chợ Tết ở quê nhà. Mùi lá dong, lá chuối, mùi trái cây…mà bất kỳ khu chợ tết nào ở Hà Nội cũng thấm đượm. Và mùi hoa cúng tỏa lan cùng hương trầm trong căn phòng Thờ của nhà các Cụ Nội, Ngoại và nhà bà Nội tôi. Đặc biệt thú vị là khung cảnh đất trời Hà Nội, giăng mắc sương trắng, như tấm khăn voan khổng lồ, choàng nhẹ lên cô gái đẹp và không khí se lạnh thấm đượm khắp phố phường Hà Nội, ngày áp tết, với những dãy phố ngập tràn, tươi

thắm sắc hoa đào, hoa mận, quất, quýt… Tết, như một ai đó đã từng nhận xét:

Là một từ gợi cảm mà vẫn tinh tế lạ lùng.Tết! Chỉ một từ thôi mà như ẩn chứa

tiềm tàng cả màu sắc, hương vị, tâm trạng…Chứa đầy đủ cả nghệ thuật lẫn con người.

Tin tôi đi.Tết xa quê thường khiến người ta

mang tâm trạng man mác - Nhất là vói lớp người đã có tuổi, luôn hoài niệm thưở xa xưa…Dù thế ăn tết Việt nơi xa xứ - Tôi vẫn thấy ấm lòng, nhờ những phong tục cổ truyền Tết Việt - Vẫn được hầu hết các gia đình Việt Nam xa xứ, cố gắng duy trì: Nồi canh măng Tết, cặp giò, cặp bánh chưng xanh…đều được chuẩn bị kỹ lưỡng. Và tất nhiên không thể thiếu những lời chúc năm mới tốt đẹp nhất ngay thời khắc giao thừa năm mới, giữa những người thân trong gia đình và bạn bè, hàng xóm, là ngưởi Việt…

Tin tôi đi…Cụ Nội tôi, vốn là một nhà giáo am

tường (từng là giảng viên Trường Đại học Bách Khoa), là người rất coi trọng truyền thống - Từng giải thích cho con cháu hiểu về Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền): Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Chữ "Tết" do chữ "Tiết" mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán"... Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác chút ít với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam

không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác. Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch - Mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). Là người am hiểu đông, tây, kim, cổ - Cụ cũng giải thích cho con cháu biết: Từ Nguyên nghĩa của từ "Tết" chính là

"Tiết". Văn hóa Đông Á - thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước - Do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này quen gọi là Tết Nguyên Đán.

Như sợ lớp con cháu trẻ giờ quá “hiện đại” theo mục tiêu phấn đấu, trở thành công dân toàn cầu mà quên mất Tết truyền thống - Cụ thường nhẩn nha trò chuyện, mà như muốn khắc ghi sâu trong tâm khảm con cháu, những ý nghĩa sâu sa của Tết ta. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau. Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa…

Tin tôi đi…Thật lòng là, những ngày áp Tết và

đúng những ngày Tết Việt Nguyên đán - Moskow thường tuyết lạnh trắng trời. Dù thế trong nhà, không khí Tết cổ truyền của dân tộc Việt vẫn thấm đẫm và ấm áp, trong nỗi nhớ Tết quê của những người con xa xứ, trong mọi gia đình người Việt ở Moskow ■

Từ Matxcova - Nhớ Về Tết Quê nhà

Công dân Việt nhí từ Tết Tây nhớ Tết Ta ở Việt Nam

Bảo Minh Long

Page 40: Mekong tet 2015

XUÂN ẤT MÙI - 201540

Có diện tích tự nhiên 58.383,2ha và đường biên giới Quốc gia dài 31km - Nằm ở phía Tây tỉnh,

cách TP. Hà Giang 150 km (giáp huyện Bắc Hà và huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai), phía Bắc giáp với huyện Mã Quan tỉnh Vân Nam Trung Quốc - Xín Mần là huyện vùng cao của vùng đất phên dậu tổ quốc là tỉnh biên giới cực Bắc Hà Giang, có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như: Đồi, núi, sông, suối, thác, hang động…Với cơ cấu hành chính 18 xã, một thị trấn gồm 186 thôn bản cùng 16 dân tộc cùng chung sống - Xín Mần còn là vùng đất tiềm tàng nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Nùng (44,88%), dân tộc Mông (22,73%), dân tộc Tày (14,65%), còn lại là các dân tộc khác như: La Chí, Dao, Phù Lá...

Với nét duyên riêng độc đáo về Đất và Người đó - Xín Mần có thể coi như một bức tranh đa màu sắc và hấp dẫn nhiều phương diện. Đến Xín Mần, dễ nhận thấy nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc truyền thống vùng cao biên giới rất tiềm tàng - Bởi mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống và các trò chơi dân gian được lưu truyền, gìn giữ và phát huy; có phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội và được tổ chức vào các mùa khác nhau trong năm như: Lễ hội Khu Cù Tê dân tộc La Chí (tháng 7 âm lịch), lễ hội Đình Mường dân tộc Tày, lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông (tháng giêng), Lễ hội Hoàng Vần Thùng, Đền Thần Hoàng của dân tộc La Chí, Nùng... lễ cấp sắc của dân tộc Dao, lễ cúng rừng dân tộc Nùng, Mông...

Tất cả những điều này cùng hương hoa núi, gió lay rừng, khói lam chiều và tiếng mõ trâu lốc cốc nơi rừng chiều đang dần tối cùng hương thơm cơm gạo nương lan tỏa trong không gian và khung cảnh vô cùng yên bình, đặc biệt tình cảm, sự mộc mạc, giản dị của lòng hiếu khách chân tình của người dân

nơi vùng núi …Đã làm nên những nét duyên riêng, tạo nên bản sắc văn hóa riêng, độc đáo và tuyệt vời cho vùng đất nơi biên giới Cực Bắc thiêng liêng của tổ quốc ấy là Xín Mần - Để Xín Mần trở thành cái tên thân thương, nơi ước đến của không ít du khách - Nhất khi du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch tâm linh, đặc biệt ở vùng rừng phương Bắc, lâu nay có sức hấp dẫn kỳ diệu.

Với thế mạnh độc đáo này - Xín Mần chắc chắn sẽ còn hấp dẫn hơn nữa - Nếu được quan tâm, đầu tư xứng tầm hơn…Đặc biệt, với các nhà đầu tư trong khu vực ASEAN, dù Xín Mần vẫn còn những khó khăn, thách thức, như: Kết cấu hạ tầng, các dịch vụ phụ trợ du lịch, nhân lực…còn hạn chế, chưa đồng bộ. Dù thế, vùng đất này chắc chắn sẽ mang tới cho các nhà đầu

tư có TÂM-TẦM nhiều lợi ích, hiệu quả về nhiều mặt - Khi thế giới ngày một phẳng hơn, sự dịch chuyển vùng và khu vực…cũng vì thế trở thành yếu tố “Biến cái không thể thành có thể”, với những nhà đầu tư thực tài.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về định hướng phát triển những thế mạnh về du lịch của Xín Mần, trong thời gian tới - Tân Bí thư Huyện Xín Mần Hoàng Gia Long - Một người trẻ, tâm huyết và rất năng dộng…cho biết: Mục tiêu thực hiện đến năm 2015 và định hướng đến năm 2030 của Huyện là, tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng; Phát triển nguồn nhân lực; Xây dựng tiêu chí về thực hiện nếp sống văn minh khi giao tiếp với khách du lịch; Đẩy mạnh xây dựng các Làng văn hóa du lịch tiêu biểu; Khôi phục, bảo tồn và phát huy có trọng điểm các lễ hội truyền thống, làn điệu dân ca, dân vũ các dân tộc phục vụ du lịch. Và tăng cường quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch...■

XUÂN ẤT MÙI - 2015

Xín Mần: Điểm đến hấp dẫn vùng cực Bắc

Lễ hội Đình MườngDi tích quốc gia - Thác Tiên, Đèo Gió

Thị trấn Cốc Pài

Xín Mần có 8 di tích lịch sử, di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó có 4 di tích cấp Quốc gia: Di tích khảo cổ học Bãi Đá Cổ Nấm Dẩn xếp hạng năm 2008, di tích danh lam thắng cảnh Thác Tiên - Đèo Gió xếp hạng năm 2009, di tích danh lam thắng cảnh Hang Thiên Thủy xã Nàn Ma xếp hạng năm 2013; Di sản văn hóa phi vật thể Tết Khu Tê dân tộc La Chí; 4 di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sử Nàn Ma xếp hạng năm 2006, di tích lịch sử văn hóa Đền Thần Hoàng thị trấn Cốc Pài, Đình Mường xã Khuôn Lùng xếp hạng năm 2011, Khu Mộ Hoàng Vần Thùng xếp hạng năm 2014. Các dân tộc huyện Xín Mần có nhiều nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc được phân bố khá đồng đều trên địa bàn các xã, thị trấn, với nhiều lễ hội truyền thống, các nghi lễ tín ngưỡng tâm linh phong phú, đặc sắc, ấn tượng và lôi cuốn khách du lịch khám phá và hưởng thụ.Hoạt động du lịch đã có bước chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao. Trong năm 2014 lượng khách du lịch đến với huyện Xín Mần đạt trên 11.010 lượt người…

Thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015, Huyện xây dựng 5 làng văn hóa du lịch gắn với 5 dân tộc như: thôn Nấm Dẩn xã Nấm Dẩn dân tộc Nùng; thôn Nậm Choong xã Quảng Nguyên dân tộc Dao; Thôn Díu Thượng xã Bản Díu dân tộc La Chí; Thôn Nàn Ma xã Nàn Ma dân tộc Mông, Thôn Nà Ràng xã Khuôn Lùng dân tộc Tày. Xín Mần. Đồng thời, phát triển văn hóa du lịch tâm linh, tín ngưỡng và du lịch sinh thái...Đặc biệt, duy trì, đẩy mạnh giải pháp về hợp tác liên vùng và xã hội hóa phát triển du lịch, như duy trì hợp tác phát triển du lịch với huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, huyện Hoàng Su Phì, Quang Bình tỉnh Hà Giang, Huyện Mã Quan tỉnh Vân Nam Trung Quốc...Và lồng ghép nhiều chương trình phát triển kinh tế xã hội để ưu tiên đầu tư phát triển điểm du lịch trọng tâm của huyện.

Minh Hương - Tiến Tuân

Page 41: Mekong tet 2015

XUÂN ẤT MÙI - 2015 41

*Nỗ lực, sáng tạo vượt khó. Và tầm nhìn chiến lược

Với kết quả rất ấn tượng, đặc biệt trong bối cảnh đất nước vẫn nhiều khó khăn: Các chỉ tiêu kế hoạch được Chính phủ giao đều về đích trước từ 20 ngày đến 2 tháng - PVN đã thật xứng đáng với đánh giá cao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lâu nay - “Là đầu tầu kinh tế đất nước”.

Trước thểm Xuân mới 2015 - Chủ tịch HĐTV Nguyễn Xuân Sơn và Phó TGĐ Lê Minh Hồng của PVN đã cho biết: Chủ động xác định, năm 2014 vẫn là năm có nhiều diễn biến khó khăn, kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục, tình hình Biển Đông còn phức tạp...Bởi

thế Tập đoàn đã chủ động đề ra các giải pháp tích cực để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch năm, với quyết tâm và nỗ lực cao nhất. Và kết quả thực tế cho thấy, sự nỗ lực vượt bậc của toàn thể CBCV, đặc biệt của lãnh đạo Tập đoàn đã được đền đáp xứng đáng: PVN đã hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu được giao, dù là ngành mang tính đặc thù cao, nhất là trong bối cảnh giá dầu biến động lớn, nhất là trong những tháng cuối năm (từ tháng 10/2014 giá dầu giảm sâu không theo quy luật), làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh đặc biệt.

Với kết quả thực tế năm 2014: PVN đã giải ngân các dự án đạt trên 81 ng-hìn tỷ, đã hoàn thành đầu tư và đưa

vào vận hành 37 công trình (trong đó có 8 mỏ dầu khí mới, nhà máy thuỷ điện Đăkđrinh, 2 tổ máy Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 vào vận hành thử nghiệm...). Giá trị thực hiện đầu tư đạt 82.800 tỷ đồng, giá trị giải ngân các dự án đầu tư đạt trên 81.000 tỷ đồng. Và đã gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 48,11 triệu tấn quy đổi (bằng 137,5% KH năm); Ký 6 hợp đồng dầu khí mới và 4 thỏa thuận, có 9 phát hiện dầu khí mới và đưa 8 mỏ/công trình vào khai thác. Song song, công tác tái cấu trúc doanh nghiệp theo đề án tái cấu trúc được Chính phủ phê duyệt tiếp tục được triển khai: Cổ phần hoá và chào bán 128,9 triệu cổ phần của PVCFC;

hoàn thành chuyển giao Công ty TNHH MTV Khu Công nghiệp Lai Vu cho UBND tỉnh Hải Dương; Thực hiện thoái vốn tại PETROSETCO, PVTrans; Thành lập các Ban chỉ đạo cổ phần hoá tại một số đơn vị như BSR, PVPower, PVOil và DQS…Rõ ràng- PVN- Đã rất thành công khi biết biến khó khăn thành vận hội, sở hữu những mỏ khai thác với giá rẻ hơn so với trước đây, đồng thời đánh giá, cân đối lại các dự án đầu tư ở nước ngoài…Và thể hiện được tầm vóc doanh nghiệp lớn, khi có tầm nhìn mang tính chiến lược: “không vì giá dầu giảm trong ngắn hạn mà Tập đoàn từ bỏ các dự án dầu khí đang đầu tư. Bởi lẽ, một dự án dầu khí bắt đầu từ tìm kiếm, thăm dò, rồi khai thác sẽ kéo dài trong thời gian nhiều năm, phải tính đến lợi ích dài lâu” Như chia sẻ của Chủ tịch Nguyễn Xuân Sơn.

Điều đáng ghi nhận khác - PVN đã rất sáng tạo trong việc biết phối hợp để vừa phát huy thế mạnh đặc thù, vừa đầu tư phát triển. Vừa góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền và biên giới Quốc gia, quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp…

Tiếp tục nỗ lực và sáng tạo vượt khó, trong bối cảnh thế giới và đất nước nhiều cam khó - Năm 2014 - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiếp tục giữ vững vị thế “đàu tàu kinh tế đất nước” (là doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất tính theo báo cáo tài chính; vượt 15% kế hoạch năm, đạt lợi nhuận sau thuế 46.000 tỷ đồng.), như tin tưởng, giao phó của Đảng, Chính phủ và nhân dân.

Kết thúc năm cũ 2014 - Chào đón Xuân mới - 2015, PVN đã mừng Đảng, mừng đất nước, mừng Xuân mới bằng tin vui lớn: Hoàn thành xuất sắc mọi phương diện mục tiêu, kế hoạch đặt ra. Với kết quả cụ thể: Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 48,11 triệu tấn quy đổi (bằng 137,5% KH); Tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 27,6 triệu tấn, trong đó, sản lượng khai thác dầu đạt 17,39 triệu tấn (bằng 107,2% KH); Sản lượng khai thác khí đạt 10,20 tỷ m3 (bằng 107,4% KH); sản lượng điện đạt 16,48 tỷ kWh (bằng 105% KH); Sản xuất đạm đạt 1,64 triệu tấn ( 107,7% KH); Sản xuất xăng dầu đạt 5,71 triệu tấn (bằng 123,2%KH); Dịch vụ dầu khí đạt doanh thu 240,7 nghìn tỷ đồng (109%KH); Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 745,5 nghìn tỷ đồng (bằng 111,8% KH), nộp NSNN đạt hơn 178 nghìn tỷ, vượt 37,6 nghìn tỷ so với KH.

GIỮ VỮNG VỊ THẾ ĐẦU TẦUKINH TẾ ĐẤT NƯỚC

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM:

Nguyễn Thị Hồng Ánh

Page 42: Mekong tet 2015

XUÂN ẤT MÙI - 201542

* Tầm nhìn chiến lược: Vì tương lai bền vững, dài lâu.

Chủ động nhận định, năm 2015 - Theo dự báo, tình hình kinh tế thế giới và trong nước sẽ tiếp tục nhiều khó khăn, đặc biệt là sự biến động khó dự báo về giá dầu là yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự phát triển của Tập đoàn - Dù thế, về kế hoạch năm 2015: Mục tiêu sản lượng dầu khai thác năm 2015 vẫn sẽ là 16,8 triệu tấn, sản lượng khai thác khí là 9,8 tỉ m3...Theo đó, nếu giá dầu năm 2015, giữ ở mức 60 USD/thùng thì tổng doanh thu của PVN sẽ đạt 515,1 ngàn tỷ đồng, giảm hơn 230.000 tỷ đồng so với con số đạt được của năm 2014 là 745,5 ngàn tỷ đồng. Với kịch bản giá dầu 60 USD/thùng thì dự báo mức nộp ngân sách của PVN năm 2015, đạt 104,2 ngàn tỷ đồng…Lãnh đạo PVN cho biết.

Trong năm 2015 - PVN cũng xây dựng kế hoạch tài chính toàn Tập đoàn theo các phương án giá dầu 100, 90, 80, 70, 65, 60USD/thùng. Và dù xác

định phải đối mặt với nhiều cam khó hơn - Ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch HĐTV PVN vẫn cam kết sẽ tiếp tục phát huy các ưu điểm, hạn chế tối đa các khó khăn để tổ chức thực hiện vượt mức tất cả các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 của Tập đoàn, với quyết tâm cao nhất. Ông Sơn cũng cho rằng, trong bối cảnh giá dầu xuống thấp, ngoài việc cắt giảm chi phí sản xuất - điều đương nhiên phải làm - vấn đề quan trọng hơn với PetroVietNam là tính đến các phương án “dịch chuyển kinh doanh”. “Phải thấy được trong bối cảnh này đầu tư vào mô hình nào để giảm rủi ro; phân bổ nguồn lực ra sao để đưa ra các phương án tài chính với một tầm nhìn ít nhất cho 5 năm tới”, ông Sơn cho biết.

* PVN- Câu chuyện hội nhập

Là một trong không nhiều Tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước - Với kết quả ấn tượng trong SXKD nhiều năm qua - PVN đã thật sự giữ vai trò

quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời, qua hoạt động hiệu quả toàn diện, PVN đã thể hiện một cách thuyết phục năng lực cạnh tranh tầm khu vực và Quốc tế, nhất là trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2015 đã rất cận kề. Xa hơn, rộng hơn là WTO, FTA, TPP…

Xây dựng thành công hình ảnh một doanh nghiệp Văn hóa - Trách nhiệm - Sáng tạo - Trí tuệ và luôn biết duy trì “lửa” thi đua yêu nước trong hoạt động mọi mặt. Đông thời, luôn biết phát huy hiệu quả nhất truyền thống tốt đẹp rất đáng tự hào của Ngành trong mọi hoạt động: SXKD; các hoạt động vì cộng đồng xã hội, từ thiện (năm 2014, công tác an sinh xã hội tiếp tục được PVN tích cực triển khai thực hiện theo cam kết, với tổng số tiền thực hiện đạt 525 tỷ đồng (bằng 105% KH cam kết cả năm); công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hạ giá thành sản phẩm được triển khai nghiêm túc trong toàn Tập đoàn (năm 2014 toàn PVN đã tiết giảm 3.614 tỷ đồng, bằng 105% so với

cam kết cả năm là 3.442 tỷ đồng)…Được biết, 2015 là năm cuối của kế

hoạch 5 năm - PVN sẽ tiếp tục “cháy hết mình” cho các mục tiêu KH đã đặt ra. Để hội nhập đạt hiệu quả cao hơn trên một “sân chơi” rộng lớn và nhiều cạnh tranh khắc nghiệt là AEC 2015 - Sân chơi mà các DN Việt Nam phải đối mặt với thách thức “sống còn”, với hơn 600 triệu người và 3.000 tỷ USD thu nhập GDP hàng năm và không ít đối thủ lớn và tiềm năng thật sự.

Dù thế tin rằng, với những kinh nghiệm đã tích lũy được trong quản lý và điều hành trên cơ sở hội nhập kinh tế quốc tế và những sáng tạo trong nỗ lực bứt phá thành công nhiều năm liên tiếp - Năm 2015 - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục giữ vững vai trò, vị thế của doanh nghiệp kinh tế mạnh hàng đầu đất nước, xứng đáng với trọng trách, niềm tin Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao phó ■

Page 43: Mekong tet 2015

XUÂN ẤT MÙI - 2015 43Cuộc sống bên dòng sông MeKong

huyền diệuSau 13 năm quay trở về thăm quê hương, nhiếp ảnh gia Lâm Duc

Hiên đã quyết định đi dọc bờ sông MeKong dài hơn 4200km để tìm lại những cảm xúc thực thời thơ ấu đồng thời ghi lại cuộc sống thường ngày của người dân các nước bên dòng MeKong huyền diệu.

Trở lại Lào - Nơi dòng sông Mekong huyền diệu chảy qua - Nơi nhiếp ảnh gia người Pháp Lâm Duc Hiên đã từng sinh ra và lớn lên, nơi anh đã lội qua để đến khu tỵ nạn ở Thái Lan 13 năm trước. Những cảm xúc, tâm trạng, những ký ức thời trẻ ùa về trong tâm trí giống như cơn mưa mùa hạ, mạnh mẽ và ấm áp. “The Mekong: Stories of Man” (tạm dịch: “ Sông Mekong và những câu chuyện của một người đàn ông” ) - Là kết quả của 15 năm làm việc và nỗ lực không ngừng. Lâm Duc Hiên đã đi dọc 4.200km dọc dòng sông Mekong từ Việt Nam đến thượng nguồn sông ở Mông Cổ để tìm lại những cảm xúc thật và kể lại một cách chân thật những câu chuyện thời trẻ của mình qua những bức ảnh.

Sông MeKong là một trong những con sống dài nhất thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng, Trung Quốc chảy qua Myanma, Lào, Campuchia, Thái Lan và đổ ra Biển Đông của Việt Nam. Theo tiến sĩ C. Hart Schaaf, cựu ủy viên Ủy ban Mê Kông, "...Đây là người khổng lồ đang ngủ, chứa trong lòng một khối tiềm năng to tát về thủy điện, về dẫn

thủy nhập điền củng như khả năng phòng lụt, một nguồn năng lượng bị bỏ quên…”.

Ngoài mục đích tìm lại những cảm xúc thưở ấu thơ - Bộ ảnh còn giúp người xem hiểu hơn về sự đa dạng về văn hóa và đời sống của những người dân bên dòng Mekong huyền thoại…

Lào: Với tình yêu mãnh liệt cho quê hương, nơi gắn với tuổi thơ của mình, tác giả đã dành phần lớn thời gian để khám phá cuộc sống thường ngày và những phong tục tín ngưỡng của người dân ở đây. Ở Tad Khuang

Si, Lào, trẻ em thích thú đắm mình trong dòng nước mát lành, trong vắt để tắm và nô đùa

Trở lại Lào sao 13 năm sống tại Pháp, những cảm xúc, kỷ niệm thời thơ ấu ùa về như những cơn mưa mùa hạ : nhanh chóng, hối hả và mạnh mẽ. “Ngắm nhìn những cơn mưa, tôi nhận thấy đâu đó hình bong, khuôn

mặt quen thuộc của bà ngoại, của những thương nhân buôn bán trên đường phố…

Đánh bắt cá là nghề mang lại thu nhập chủ yếu cho người dân Lào. Đánh bắt khai thác quá mức làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học ở đây. Thêm vào đó là hàng loạt các nhà máy, khu công nghiệp, khiến cho môi

trường bị ô nhiễm nặng nề, số lượng cá ngày càng ít.

Lễ hội đèn lồng được tổ chức vào ngày 15/11, ngày trăng tròn nhất. Trong dịp này, mọi người đến các con sông, hồ, ao để thả những chiếc đèn lồng xuống sông để cầu mong may mắn, sức khỏe và hạnh phúc. Đây

là lễ hội truyền thống của người Lào từ xưa đến nay

Page 44: Mekong tet 2015

XUÂN ẤT MÙI - 201544

Chợ nổi trên sông Mekong tại Việt NamĐánh cá trên sông Mekong tại Trung Quốc

Sông MeKong chảy qua cung điện Hoàng gia Campuchia Cũng giống như người Lào, người dân Campuchia cũng tận dụng lợi thế "cây nhà lá vườn" dòng sông Me-kong giàu có để khai thác, đánh bắt cá kiếm sống. Cá úc khổng lồ sông Mê Kông được coi là loài cá nước

ngọt lớn nhất trên thế giới.

Nhuộm răng là phong tục truyền thống của người phụ nữ Lào. Răng đen, môi đỏ là tiêu chí để đánh giá những người phụ nữ đẹp.

Những người hành hương trên đỉnh thế giới, Mông Cổ. Cứ sau khi kết thúc mùa màng, hơn 20.000 người dân ở Mông Cổ lại tiến hành một cuộc hành hương đến khắp các nước trên thế giới.

Trong một ngôi làng nhỏ ở Trung Quốc, nông nghiệp trồng lúa nước là ngành nghề chính, mang lại lương thực và thu nhập cho người dân. Người Trung Quốc hiện đang tiến hành một chương trình lớn về xây dựng

các đập trên sông để đảm bảo nguồn nước và điện cho người dân.

Cà Mau và biển cả

Page 45: Mekong tet 2015

XUÂN ẤT MÙI - 2015 45

Hơn 40 xây dựng và phát triển, sau nhiều lần đổi tên, chuyển địa điểm, nay trường vinh dự mang tên một

chí sỹ cách mạng, một nhà văn hoá lớn (Phan Bội Châu) đó chính là trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, TP. Vinh, Nghệ An.

Những năm ngày đầu thành lập - Trường chỉ có 6 lớp chuyên Toán, chuyên Ngữ văn, sau nhiều năm cố gắng phấn đấu của các thế hệ thầy, cô giáo - Hiện tại trường có tới 33 lớp, đầy đủ 11 môn chuyên (Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh vât, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga ) với trên 1.150 học sinh. Điều đáng mừng là học sinh của Trường không chỉ có ởTP., đồng bằng mà nhiều năm nay đã có cả các em ở miền núi, vùng cao. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường hiện có 107 người, luôn là một khối đoàn kết, với chuyên môn cao. Trường từng bước xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo đủ phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, nhà đa chức năng, sân chơi, bãi tập, nhà công vụ giáo viên, nhà nội trú học sinh, .. đáp ứng các yêu cầu giáo dục theo hướng hiện đại và hội nhập.

Các thế hệ học sinh của Trường đã làm rạng danh mái trường mang tên nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, tô thắm thêm truyền thống hiếu học, học giỏi của

quê hương xứ Nghệ: 28 lượt học sinh của Trường đã dự thi quốc tế và khu vực ở các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học và đã giành nhiều huy chương vàng, bạc, đồng; hơn 1.000 học sinh đạt giải quốc gia; trường luôn là đơn vị nằm trong tốp đầu của cả

nước (đặc biệt năm học 2013-2014 trường là đơn vị có số học sinh giỏi quốc gia nhiều nhất trong các trường chuyên trên cả nước); hơn 11.000 học sinh đã vào học đại học trong nước và ngoài nước, với nhiều thủ khoa trong các kỳ thi tuyển.

Để có được chất lượng giáo dục như thế, từ nhiều năm qua việc xây dựng đội ngũ giáo viên của Trường luôn được lãnh đạo tỉnh hết sức quan tâm. Tỉnh có hẳn một đề án về xây dựng, phát triển trường, có chính sách địa phương ưu tiên cho giáo viên của Trường. Chính sự quan tâm cụ thể của cấp trên đối với việc ươm mầm nhân tài cho đất nước đã thôi thúc lãnh đạo, giáo viên, cán bộ của Trường cố gắng rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trao đổi với chúng tôi, hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu NGƯT Đậu Văn Mùi cho biết: “Trường

THPT Chuyên Phan Bội Châu đang xây dựng Đề án thành Trường trọng điểm chất lượng cao giai đoạn 2010 - 2020 và truyền thống được hun đúc từ 50 năm qua sẽ là điểm tựa vững chắc để Trường tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”.

Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu thật sự là điểm sáng, niềm tự hào của giáo dục Nghệ An và đang từng bước vững chắc trở thành điểm sáng của giáo dục cả nước. Trường tự hào là trường chuyên đầu tiên của tỉnh, của miền Bắc, loại hình trường học có nhiệm vụ trên cơ sở giáo dục toàn diện, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tạo nguồn đào thạo nhân lưc, bồi dưỡng nhân tài.

Ghi nhận những thành tích của Trường và công lao đóng góp của tập thể cán bộ, giáo viên, Nhà nước tặng Trường Huân chương Độc lập Hạng Ba; ba Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; hai Cờ thi đua của Chính phủ. Trường hai lần được tôn vinh trong Chương trình Vinh quang Việt Nam. Nhiều thầy cô giáo được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Vừa qua, Chủ tịch nước đã ký quyết định tặng Trường danh hiệu Anh Hùng Lao động ■

Trường Tiểu học 2 Hà Huy Tập - TP Vinh - Nghệ An là một trường có bề dày truyền thống, nhiều năm đạt

danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Hiện tại phòng học và các phòng chức năng với

trang thiết bị khá hoàn thiện như: máy tính, máy chiếu.... cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh. Với diện tích khuôn viên, sân chơi, bãi tập, khu nhà bếp phục vụ tốt cho học sinh bán trú. Không chỉ phát triển về số lượng, chất lượng đào tạo của Trường luôn được khẳng định. Thầy trò Trường Tiểu học 2 Hà Huy Tập đã phấn đấu không ngừng, tích cực học hỏi và áp dụng các phương pháp, cách thức tổ chức dạy và học mới để nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy hàng năm, hơn 95% học sinh xếp loại học lực khá giỏi, trong đó 76% xếp loại giỏi. Số lượng học sinh giỏi cấp TP và cấp Tỉnh đạt cao.

Năm học 2013 - 2014, trường có 33 lớp với tổng số 1.545 học sinh. Kết quả năm học

trên 76% học sinh giỏi, 21% tiên tiến. Giao lưu Toán tuổi thơ cấp tỉnh đạt 4 giải Nhât, 2 giải Nhì, một em được chọn thi cấp Quốc gia; Toán tuổi thơ cấp TP. đạt 6 giải nhất; Thi IOE có 7 em đạt giải; thi Olimpic tiếng Anh cấp tỉnh đạt 1 giải Nhất, 1 giải Nhì. Trong cuộc thi Nghi thức Đội, thi Giao thông thông minh đạt kết quả cao.

Chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường 100% đều đạt chuẩn và 75% trên chuẩn. Trình độ chuyên môn tốt, tư tưởng chính trị vững vàng góp phần quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Trường. Đội ngũ luôn bám sát chương trình, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tiếp cận và áp dụng kịp thời công nghệ thông tin trong dạy học, thường xuyên bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên. 100% giáo viên, cán bộ quản lý viết sáng kiến kinh nghiệm - Công tác quản lý trong Trường đã hoàn toàn đổi mới. Công tác xã hội hoá được triển khai

thực hiện nghiêm túc, góp phần sửa sang, bổ xung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho viêc dạy và học như: Xây dựng mới hàng rào phía Bắc và nhà xe, mua sắm bảng, bàn ghế...Trao đổi với chúng tôi - Hiệu trưởng Trần Văn Phương cho biết: “Trường tiếp tục tập trung đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp quản lý gắn liền với nhiệm vụ thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy và học ”.

Trường cũng luôn triển khai và thực hiện nghiêm túc các phong trào thi đua, các cuộc vận động như: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”..... Từ đó đã tạo ra sự chuyển biến sâu rộng và tích cực trong toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường, góp phần ngày một nâng cao chất lượng dạy và học ■

Tập trung đổi mới phương pháp dạy và học Hoàng Ninh-Minh Quang

Trường Tiểu học 2 Hà Huy Tập hôm nay

XỨNG DANH ANH HÙNGTRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU

Hiệu trưởng Đậu Văn Mùi bên bức chân dungCụ Phan Bội Châu

Theo ông Nguyễn Văn Doanh - Chánh văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia

(MTQG) Xây dựng Nông thôn mới ( XD NTM) tỉnh Bắc Giang: “Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, chương trình XD NTM thật sự trở thành một phong trào lan tỏa rộng khắp, mỗi người đều nhận thức đầy đủ, chính xác về vai trò của mình trong XD NTM, từ đó tự nguyện đóng góp thời gian, công sức, vật chất để thực hiện các tiêu chí NTM.

Cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về kết quả, hoạt động XD NTM của các cấp, ngành, địa phương, đặc biệt là tuyên

truyền về những cách làm hay, mới, sáng tạo, hiệu quả, những điển hình tiên tiến để nhân rộng. XD kết cấu hạ tầng NT được nhiều địa phương quan tâm thực hiện; đã tạo nên diện mạo mới cho NT khang trang sạch đẹp hơn. Trong 40 xã thực hiện XD NTM giai đoạn 2011 – 2015, đã có hàng ngàn công trình được triển khai thực hiện. Chỉ tính riêng năm 2014, đã có 598 công trình, trong đó: 133,3 km đường giao thông NT; 41,4 km kênh mương nội đồng; xây mới, cải tạo 110 công trình văn hóa; xây mới, cải tạo 80 công trình thể thao...10 tháng đầu năm 2014, các xã đã hoàn thành 316 công trình, số công trình

NÔNG THÔN MỚI BẮC GIANG:

Mùa quả ngọt đã chínBùi Cường

Đến này toàn tỉnh Bắc Giang đã có 15 xã về đích NTM: Năm 2013 là Tân Thịnh (Lạng Giang), Song Mai (TP Bắc Giang); Năm 2014: Bảo Đài (Lục Nam), Lão Hộ, Tiến Dũng, Cảnh Thụy (Yên Dũng); Liên Sơn, Quang Tiến (Tân Yên); Tân Mỹ, Tân Dĩnh (TP Bắc Giang); Yên Mỹ, Tân Dĩnh (Lạng Giang); Đoan Bái (Hiệp Hòa); Bích Sơn, Tăng Tiến (Việt Yên).xem tiếp bài trang 33

Hoàng Ninh-Minh Quang

Page 46: Mekong tet 2015

XUÂN ẤT MÙI - 201546

Đạt danh hiệu “Doanh nghiệp phát triển bền vững”Ngày 20/12/2014, Ngân hàng

TMCP Việt Á (VietABank) tham dự Hội nghị công bố chỉ

số tín nhiệm “Trusted Brand 2014” - Chương trình Liên kết Thương mại Toàn cầu 2014 tại Trung tâm Hội nghị T78 Văn phòng TƯ. Theo đó, VietAB-ank đã vinh dự đón nhận danh hiệu “Doanh nghiệp phát triển bền vững” do Hội đồng Viện Doanh nghiệp Việt Nam và Tổ chức Quốc tế InterConfor-mity Việt Nam (CHLB Đức – Châu Âu) trao tặng.

Với chứng nhận này, VietABank được xếp vào nhóm TOP có chỉ số tín nhiệm cao về mức độ uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm luôn hướng đến sự thỏa mãn của khách hàng, phát triển năng lực cạnh tranh bền vững trong nhóm ngành nghề chủ lực tại Việt Nam theo quy trình đánh giá Doanh nghiệp phát triển bền vững.

Hội nghị công bố chỉ số tín nhiệm

lần này có sự tham gia của nhiều do-anh nghiệp, đại diện các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Trong năm 2014, chương trình đã có 11045/60076 doanh nghiệp thành viên đã được khảo sát và hỗ trợ cập nhật thông tin trên Mạng Doanh nghiệp Việt Nam (chiếm tỷ lệ 18,38%). Trong đó, có 102 doanh nghiệp thành viên xây dựng và áp dụng hiệu quả “Hệ thống Quản lý Chất lượng Quốc tế theo mô hình tinh gọn Lean QMS”; có 255 doanh nghiệp thực hành tốt quy trình kiểm soát nhà cung cấp, đảm bảo chất lượng phù hợp theo chuẩn mực của Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế. Đặc biệt, có 170 do-anh nghiệp thành viên xuất sắc áp dụng quy trình phù hợp với yêu cầu của hệ thống phát triển thương hiệu năm 2014 và 43 doanh nghiệp thành viên xuất sắc áp dụng quy trình phù hợp với yêu cầu của hệ thống phát triển bền vững 2014 ■ Ông Phạm Linh – Phó TGĐ VietABank nhận chứng nhận chỉ số tín nhiệm Doanh nghiệp Phát triển Bền vững

VietABank đã chính thức công bố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại với hai dự án công nghệ

tiên tiến nhất hiện nay là: Trung tâm Dữ liệu thế hệ mới ứng dụng công nghệ “ảo hoá”, sử dụng công nghệ điện toán đám mây và khai trương dịch vụ EBanking thế hệ mới với nhiều tiện ích vượt trội. Với chi phí đầu tư trên 2 triệu USD, Viet-ABank mong muốn đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch trực tuyến của khách hàng trong thời đại công nghệ: nhanh chóng, tiện lợi nhưng đảm bảo an toàn và bảo mật tuyệt đối, đồng thời góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Với những tính năng vượt trội trong hệ thống ngân hàng điện tử, vừa qua Viet-ABank đã đạt Top 10 Ngân hàng điện tử được quan tâm nhất trong chương trình bình chọn “Ngân hàng điện tử được yêu thích tại Việt Nam – My Ebank” do Báo điện tử VN Express tổ chức với sự bảo trợ của Ngân hàng Nhà Nước. Kết quả này là động lực để VietABank không ngừng phát triển công nghệ, mang đến cho khách hàng những dịch vụ ngân hàng tiện ích. Theo chia xẻ của ông Thái Nguyễn Hoàng Nhã, Giám đốc Khối Công Nghệ Ngân Hàng của VietABank: “Trước khi triển khai dự án nâng cấp Trung tâm Dữ liệu thì chỉ khoảng 10% ứng dụng của VietABank được ảo hoá, sau khi triển khai xong thì hiện tại có tới 95% các ứng dụng của ngân hàng được vận hành trên môi trường này. Việc ứng dụng công nghệ ảo hoá giúp bộ phận công nghệ thông tin của ngân hàng nâng cao khả năng quản lý, vận hành hệ thống. Chúng ta dễ dàng cảm nhận sự khác biệt khi sử dụng EBanking thế hệ

mới của VietABank. Ngân hàng điện tử áp dụng công nghệ cao hướng đến phục vụ khách hàng tốt nhất, đa tiện ích, linh hoạt, nhanh chóng và mang tính tương tác cao”. Dịch vụ EBanking - Ngân hàng Điện tử thế hệ mới, nền tảng ảo hóa tiên tiến của Trung tâm Dữ liệu mang đến cho EBanking của VietABank một diện mạo mới và nhiều tính năng hiện đại, ưu việt. Tốc độ xử lý thông tin của EBank-ing nhanh, nhiều tiện ích thông minh, dễ dàng sử dụng và đáp ứng tính an toàn bảo mật cao cho khách hàng khi giao dịch.

Khách hàng dễ dàng sử dụng các tính năng Chuyển khoản liên ngân hàng trong 3 giây, Tiết kiệm Online, Vay On-line… Đặc biệt, tiện ích Thanh toán hóa đơn giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí và những rắc rối với các loại hóa đơn sinh hoạt khi đến tháng thanh toán với các nhà cung cấp dịch vụ. Chỉ vài cú click chuột, khách hàng nhanh chóng thanh toán online các loại hóa đơn tiền Nước, Điện, Điện thoại di động, cố định, Truyền hình, Internet, Dịch vụ tài chính, Topup thẻ cào điện thoại, game… của hàng chục nhà cung cấp dịch vụ trên toàn quốc. VietABank mong muốn đẩy mạnh và thu hút đông đảo khách hàng sử dụng các dịch vụ hiện đại của ngân hàng trực tuyến, dần dần bỏ thói quen sử dụng tiền mặt - xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay.

Để triển khai thành công dự án Trung tâm Dữ liệu thế hệ mới, Viet-ABank đã sử dụng các giải pháp công

nghệ tiên tiến nhất hiện nay từ các nhà cung cấp giải pháp công nghệ hàng đầu thế giới là VMWARE, EMC, CISCO, HP. Các giải pháp công nghệ mới giúp Viet-ABank tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư và chi phí vận hành hệ thống; giúp xử lý số lượng giao dịch khổng lồ nhanh chóng và ổn định với nhiều cấp độ dịch vụ khác nhau; đồng thời, luôn đảm bảo được tính sẵn sàng cao khi xảy ra sự cố. Theo đánh giá của ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, TGĐ Tập đoàn VMware tại Việt Nam: “Giải pháp ảo hóa của VMware đã giúp VietABank tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư và chi phí vận hành hệ thống, giúp các ứng dụng mới được triển khai nhanh chóng hơn, đồng thời luôn đảm bảo được tính sẵn sàng cao khi xảy ra sự cố cho ngân hàng”

Điện toán đám mây là một xu hướng tất yếu trong đầu tư CNTT do tính hiệu quả trong vận hành. Tuy nhiên để đạt được đến mức tự động hóa trên điện toán đám mây đòi hỏi một chặng đường đầu tư liên tục. Ý thức được việc này, VietABank đã lựa chọn những công nghệ hiện đại nhưng có tính kế thừa và đồng bộ. Để triển khai tích hợp thành công các công nghệ tốt nhất từ các hãng khác nhau trong thời gian thi công nhanh nhất. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia tập đoàn EMC, VietABank đã xây dựng thiết kế cấu trúc hạ tầng theo kiến trúc VSPEX của EMC. Ông Nguyễn Đức Toàn - Giám Đốc Tập đoàn EMC tại Việt Nam cho biết “Đây là một kiến trúc hệ thống mở mà EMC đã dành hàng trăm triệu đô la

để xây dựng các phòng thí nghiệm cũng như mô hình Trung tâm dữ liệu mẫu để chứng minh về tính ổn định cũng như năng lực xử lý trên từng ứng dụng. Chính nhờ kiến trúc VSPEX đã giúp VietABank nhanh chóng tích hợp thành công các công nghệ mở của VMWare, EMC, Cisco, HP trên cùng một nền tảng hạ tầng thống nhất”. Còn theo ông Phạm Hồng Phong, TGĐ của HP Việt Nam thì “Hệ thống máy chủ tiên tiến đang giữ thị phần hàng đầu thế giới mà HP chúng tôi có cơ hội đươc cung cấp tới VietABank là một phần quan trọng trong chiến lược đổi mới hệ thống CNTT nhằm cung cấp nền tảng tốt nhất để triển khai các ứng dụng ảo hoá. Với kinh nghiệm, năng lực cũng như những sản phẩm, giải pháp tốt và ưu việt nhất mà HP đã cung cấp sẽ hỗ trợ tối ưu tất cả các ứng dụng và dịch vụ lõi cho VietABank, đồng thời đáp ứng được sự tăng trưởng, cũng như giúp xử lý số lượng giao dịch khổng lồ nhanh chóng và ổn định với nhiều cấp độ dịch vụ khác nhau, đơn giản hóa việc vận hành và giảm chi phí hoạt động.”

Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng là yếu tố quan tâm hàng đầu, do đó bên cạnh việc xây dựng và nâng cấp, VietABank đã thiết lập một hệ thống giám sát an ninh tập trung chặt chẽ, cao cấp, đảm bảo kiểm soát tốt nhất về an toàn bảo mật thông tin cho ngân hàng. Trung tâm Dữ liệu mới của VietABank cũng áp dụng theo tiêu chuẩn một Trung tâm Dữ liệu xanh (Green Data Center). Với thiết kế này, Trung tâm dữ liệu Viet-ABank sẽ vận hành với mức tiêu thụ điện năng thấp, thân thiện với môi trường ■

nguồn: vietabank.com.vn

Đầu tư mạnh vào công nghệ Ngân hàng

VIETABANK: NỖ LỰC HỘI NHẬP

Page 47: Mekong tet 2015

XUÂN ẤT MÙI - 2015 47

TÍCH CỰC THAM GIA NHỮNG HOẠT ĐỘNG VÌ CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI

VIETABANK: NỖ LỰC HỘI NHẬP

VietABank tài trợ cho Chương trình “Thắm tình Hữu nghị Việt Nam-Lào”

VietABank tham dự Đại hội Doanh nhân Trẻ TP.Cần Thơ

VietABank Tài trợ Xây dựng Hầm Đường bộ Phước Tượng Phú Gia

Với tình thần “Tương thân tương ái” - Ngày 6/1/2015, đại diện Ngân hàng TMCP Việt Á đã tham gia

chương trình thiện nguyện tại cửa khẩu Loong Sập, Xã Loong Sập, Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La. Đây là vùng biên giới giữa hai nước Việt Nam - Lào.

Trong Chương trình “Thắm tình hữu nghị Việt Nam - Lào”, VietABank đã cùng

Đại diện TƯ Hội VILACAED, Đại diện Đại sứ quán CHDCND Lào tại Việt Nam và các nhà tài trợ khác đã trao quà cho 70 em học sinh nghèo vượt khó để học tập tốt, trong đó có 35 em học sinh Lào và 35 em học sinh Việt Nam và 2 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của hai xã thuộc hai huyện của hai tỉnh biên giới Sơn La và Hủa Phăn ■

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Việt Á – VietABank Chi nhánh Cần Thơ đã tham dự Đại hội đại biểu

Hội Doanh nhân trẻ TP Cần Thơ lần thứ 3, nhiệm kỳ 2014-2017. Đ/c Phạm Gia Túc, Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ, đ/c Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng các doanh nhân trẻ trong và ngoài TP. đã tới dự Đại hội. VietABank hân hạnh là nhà đồng tại trợ cho sự kiện lần này.

Thời gian qua, Hội Doanh nhân trẻ TP

Cần Thơ tích cực đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; tham gia phong trào vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; chú trọng các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, tư vấn chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trẻ hoạt động. Đồng thời, ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hội Doanh nhân trẻ TP Cần Thơ và một số Hiệp Hội doanh nghiệp ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh; thông

Sáng ngày 18/12/2014, Hầm đường bộ Phước Tượng Phú Gia nối giữa Tp. Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên

Huế chính thức được thông hầm Phước Tượng sau 50 ngày đêm thi công. Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) đã vinh dự trở thành đơn vị tài trợ vốn cho dự án giao thông quan trọng này. Đây là đường hầm có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của khu vực, với tổng mức đầu tư của dự án là 1.351 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, Ông Phạm Linh - Phó TGđốc VietABank chia sẻ: Với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của khu vực miền Trung, tạo điều kiện thuận lợi

và an toàn cho việc di chuyển giữa Tp. Đà Nẵng và Tỉnh Thừa Thiên Huế, VietAB-ank đã tham gia tài trợ vốn cho việc xây dựng công trình hầm đường bộ Phước Tượng Phú Gia. Chúng tôi cam kết sẽ giải ngân đúng theo kế hoạch, tạo điều kiện tốt nhất cho việc triển khai dự án theo tiến độ.

Hầm đường bộ Phước Tượng Phú Gia có chiều dài 8.000m, tọa lạc trên QL 1, thôn Phước Tượng, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nối giữa Tp. Đà Nẵng và Tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án do C.ty CP Phước Tượng Phú Gia BOT và T.Cty XD Lũng Lô triển khai theo hình thức BOT ■

nguồn: vietabank.com.vn

Đại diện VILACAED, Đại diện Sứ quán CHDCND Lào tại Hà Nội và Đại diện Vietabank, Tổng cục Đường Bộ Việt Nam, TSC và Đại diện các Ban, Ngành Sơn La tại cột mốc biên giới 255 trong

Chuyến thiện nguyện đầu Xuân mới 2015

Đại diện VietaBank (hàng sau, bên trái) và đại diện TSC ((hàng sau, bên phải) trao qùa cho các em học sinh nghèo nỗ lực vượt khó của 2 xã biên giới: Loóng Sập-H.Mộc Châu, tỉnh Sơn La

và Cụm Bản Huổi Hiềng-H. Súp Bâu, tỉnh Hủa Phăn

Đại diện VietABank - ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó Giám đốc Khối KHDN, kiêm Giám đốc Chi nhánh Cần Thơ được bầu làm Phó Chủ tịch Hội DN Trẻ Cần Thơ nhiệm kỳ này cùng các Hội viên.

tin các chủ trương, chính sách của TP. đến các hội viên… Đến nay, Hội Doanh nhân trẻ TP Cần Thơ có khoảng 200 hội viên hoạt động, trong đó có nhiều DN tiêu biểu như: C.ty CP Dược Hậu Giang, C.ty CP Gentraco, C.ty TNHH MTV nông súc sản xuất nhập khẩu Cần Thơ (Cataco)…

Thời gian tới, VietABank và Hội Do-anh nhân trẻ Cần Thơ sẽ liên kết tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, thiết thực đối với hội viên. VietABa-nk mong muốn đồng hành hỗ trợ doanh

nghiệp vượt khó, cùng doanh nghiệp đổi mới để phát triển bền vững, chủ động hội nhập, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của nước nhà.

Tại sự kiện, VietABank Chi nhánh Cần Thơ tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, giới thiệu nhiều sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng đến doanh nghiệp. Các dịch vụ Ebanking với nhiều tính năng nổi bật như Chuyển khoản theo lô, Lập lịch duyệt đa cấp, Chuyển khoản liên ngân hàng tức thì, Tiết kiệm online nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp ■

Page 48: Mekong tet 2015

XUÂN ẤT MÙI - 201548TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BÌNH XUYÊN

TỈNH VĨNH PHÚC

Giám đốc: Nguyễn Mạnh Hùng

Chúc Mừng Năm MớiXuân Ất Mùi 2015

Happy New Year

UBND XÃ CỔ THÀNH - THỊ XÃ CHÍ LINHTỈNH HẢI DƯƠNG

Chủ tịch: Mạc Văn Huynh

Chúc Mừng Năm MớiXuân Ất Mùi 2015

Happy New Year

UBND XÃ VẬT LẠI - BA VÌ - HÀ NỘI

Chủ tịch: Chu Danh Báu

Chúc Mừng Năm MớiXuân Ất Mùi 2015

Happy New Year

UBND XÃ NGUYỄN TRÃI - THƯỜNG TÍNHÀ NỘI

Chúc Mừng Năm MớiXuân Ất Mùi 2015

Happy New Year

ĐẢNG ỦY – UBND PHƯỜNG LONG BIÊNQUẬN LONG BIÊN - TP. HÀ NỘI

Chủ tịch UBND PhườngĐ/c: Nguyễn Ngọc Phan

Chúc Mừng Năm MớiXuân Ất Mùi 2015

Happy New Year

UBND XÃ SONG PHƯỢNGHUYỆN ĐAN PHƯỢNG - TP HÀ NỘI

Chủ tịch: Bùi Văn Đức

Chúc Mừng Năm MớiXuân Ất Mùi 2015

Happy New Year

UBND XÃ ĐẠI ĐỨC - HUYỆN KIM THÀNHTỈNH HẢI DƯƠNG

Chúc Mừng Năm MớiXuân Ất Mùi 2015

Happy New Year

Được thành lập từ năm 1956. Trải qua gần 60 năm thư viện tỉnh Hải Dương đã tạo dựng thành một kho

tàng di sản văn hoá thành văn, trở thành kho tài liệu phong phú, đầy đủ và tiêu biểu nhất cuả Tỉnh. Tính đến hết năm 2014, thư viện đã sưu tầm, bổ sung và tàng trữ được 250.000 cuốn sách các loại, 80.000 đơn vị báo, tạp chí. Ngoài ra, thư viện tỉnh Hải Dương còn sưu tập đầy đủ và bảo quản những tài liệu về địa phương, những thành tựu tiên tiến về khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước. Thư viện còn là trung tâm luân chuyển tài liệu, cung ứng thông tin cho mọi thành phần người đọc

trong toàn tỉnh.Thư viện cũng có trách nhiệm giới thiệu,

thông báo những tài liệu mới, những tài liệu cần thiết cho công cuộc phát triển địa phương và tổ chức một hệ thống cùng những phương thức luân chuyển tài liệu, cung cấp thông tin hợp lý, là trung tâm điều hoà phối hợp hoạt động thư viên thông tin trên địa bàn. Và có trách nhiệm nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu, những kinh nghiệm tiên tiến của thế giới và của Việt Nam trên lĩnh vực thư viện - thông tin, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện huyện, thị trong tỉnh ■

THƯ VIỆN TỈNH HẢI DƯƠNG:

Kho tàng di sản văn hoá thành vănThanh Tuấn - Hoàng Sơn