28
HƯỚNG DN VIT LUẬN VĂN, SON FILE TRÌNH CHIU BNG POWERPOINT VÀ THUYT TRÌNH BO VLUẬN VĂN Nguyn Ngc Ty Đại học Sư phạm Tp. HCM, Khoa Vt lý Email: [email protected]

Huong dan viet luan van nguyen ngoc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

HƯỚNG DẪN VIẾT LUẬN VĂN,

SOẠN FILE TRÌNH CHIẾU BẰNG POWERPOINT

VÀ THUYẾT TRÌNH BẢO VỆ LUẬN VĂN

Nguyễn Ngọc Ty

Đại học Sư phạm Tp. HCM, Khoa Vật lý

Email: [email protected]

Page 2: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

1

I VIẾT LUẬN VĂN

Việc viết luận văn đối với sinh viên coi như giai đoạn cuối của quá trình 4 năm học tập

đại học, do đó các bạn sinh viên nên cần phải chuẩn bị khâu cuối cùng này cho thật chu

đáo. Sinh viên cần chú ý rằng việc viết luận văn là một quá trình sáng tạo đánh dấu phong

cách và trình độ của từng sinh viên nhưng đồng thời luận văn cũng là một dạng “văn bản

hành chính” nên tác giả phải biết kết hợp phong cách cá nhân của mình và các quy định

về luận văn của cơ sở đào tạo để cho ra đời một bản luận văn hay, đẹp và đúng quy định.

Trong các phần sau, tôi sẽ trình bày một số vấn đề về việc viết luận văn theo kinh nghiệm

cá nhân của mình. Tuy nhiên, một điểm đặc biệt quan trọng cần nhắc trước khi bắt tay

viết luận văn là SINH VIÊN KHÔNG ĐƯỢC SAO CHÉP NGUYÊN VĂN TÀI LIỆU

KHÁC VÀ XEM NHƯ ĐÓ LÀ SẢN PHẨM DO MÌNH TẠO RA.

Tôi sẽ lần lượt trình bày qua các phần:

- Bố cục luận văn: sắp xếp, phân chia luận văn như thế nào là hợp lý.

- Nội dung luận văn: Sẽ viết gì trong các phần đã phân chia.

- Công thức, hình ảnh: công thức hình ảnh được trình bày như thế nào cho đẹp, hợp lý

trong luận văn.

- Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo có vai trò như thế nào, cần trích dẫn ra sao cho

đúng chuẩn.

- Lỗi viết lách: các dạng lỗi hay gặp ở sinh viên, đối tượng mới viết luận văn lần đầu.

I.1 Bố cục

Khi viết luận văn người viết cần chú ý việc phân chia các phần sao cho hợp lý. Sự hợp lý

của bố cục luận văn thể hiện ở tỉ lệ số trang giữa các phần với nhau. Bố cục hợp lý sẽ

giúp người đọc đánh giá sơ bộ tác giả khi đọc phần mục lục của luận văn. Thông thường,

một luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự như sau:

- Trang mục lục

- Mở đầu

- Chương 1: Các cơ sở lý thuyết liên quan trực tiếp đế đề tài luận văn

- Chương 2: Phương pháp, cách thức cụ thể sử dụng trong luận văn

Page 3: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

2

- Chương 3: Kết quả luận văn

- Kết luận và hướng phát triển tiếp theo

- Các phụ lục của luận văn (nếu có)

- Tài liệu tham khảo

Thông thường một luận văn đại học chỉ nên khoảng 40-50 trang là vừa đủ. Trong

đó phần mở đầu khoảng 5 đến 10 trang giúp người đọc hiểu mục tiêu luận văn. Quan

trọng nhất là chương 3, kết quả luận văn nên số trang cần chiếm một tỉ lệ lớn, khoảng 20

trang là tốt nhất. Một số sinh viên tham vì muốn làm cho luận văn dày lên nên đưa vào

chương 1 và chương 2 rất nhiều kiến thức và trình bày dài dòng. Cần nhấn mạnh trước

hết, một luận văn dày, nhiều trang không hoàn toàn đồng nghĩa là một luận văn hay. Nó

chỉ có thể nhận một tiếng thở dài của người phản biện mà thôi. Hơn nữa, khi nhận một

cuốn luận văn dày, đồng nghĩa người đọc kỳ vọng sẽ thu lượm được nhiều thông tin mới,

kết quả mới từ phía người viết. Nếu kết quả luận văn không tương xứng với sự kỳ vọng

của đọc giả thì đó chính là sự phản tác dụng. Quan trọng nhất, ở cấp độ sinh viên đại học

(thậm chí học viên cao học) thời gian làm luận văn rất hạn chế, thông thường chỉ 6 tháng

đến 1 năm, thì kết quả không thể quá nhiều như một nghiên cứu sinh làm 4 năm đến 5

năm. Do đó một cuốn luận văn hơn 100 trang chỉ làm cho người đọc suy nghĩ việc bạn

copy từ nhiều tài liệu hoặc các phần lý thuyết của bạn quá dài dòng.

Trừ “trang mục lục” và “các phụ lục” các mục khác đều có phần hướng dẫn bên dưới. Vì

vậy, trong phần này tôi chỉ giới thiệu cách trình bày trang mục lục và phần phụ lục của

luận văn.

Dưới đây là một ví dụ về trình bày trang mục lục

Ngoc Loan
Note
Nen them cach danh so thu tu chuong: Mo dau, ket luan ko phai la chuong. Danh so thu tu trong chuong: 1, 1.1, 1.1.1....
Page 4: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

3

Hình 1: Ví dụ một trang mục lục

Các đường thẳng được kẻ thêm để nhắc tác giả chú ý việc định dạng các mục con cần

thẳng hàng với nhau và thẳng hàng với tên của lục lớn hơn trước đó.

Các phụ lục được thêm vào là nơi thể hiện các tính toán chi tiết của luận văn như việc

giải phương trình, đoạn code được tác giả lập trình, tính các tích phân khó…dưới đây là

một trang phụ lục ví dụ

Ngoc Loan
Note
Page number can thang hang
Page 5: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

4

Hình 2: Ví dụ trang phụ lục

Để ý thấy, phụ lục cần phải đánh số và có tên cụ thể cho từng phụ lục, để người đọc khi

cần quan tâm các tính toán chi tiết có thể tìm hiểu.

I.2 Nội dung

I.2.1 Mở đầu

Tại sao đối với một số luận văn người đọc có thể đọc từ đầu đến cuối? Nhưng

cũng người đọc đó, đối với môt số luận văn chỉ đọc qua loa với cảm giác rất ngán ngẩm.

Chính là do cách viết của tác giả, đặc biệt là phần mở đầu, giới thiệu không hấp dẫn dẫn

đến việc người đọc chỉ lướt qua các đề mục và cho luận văn vào quên lãng.

Page 6: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

5

Phần mở luận văn đầu rất quan trọng trong bố cục một luận văn vì đây chính là

phần giúp người đọc hiểu luận văn một cách khái quát, hiểu rõ mục tiêu luận văn, nắm

được phương pháp tác giả sử dụng để giải quyết vấn đề và kết quả của luận văn ra sao.

Do đó người viết cần chú ý phải viết lời mở đầu thật kỷ lưỡng, đầy đủ thông tin để giới

thiệu luận văn một cách chính xác nhất đến người đọc. Vậy, chúng ta cần viết gì trong

phần này?

Tổng quan của ngành đang nghiên cứu để trả lời câu hỏi: vị trí quan

trọng của ngành đang tiếp cận trong bối cảnh chung của khoa học ví dụ

như vật lý nguyên tử, phân tử trong vật lý học; vật lý lò phản ứng trong

nghiên cứu hạt nhân…

Tổng quát về hướng đang thiếp cận: tầm quan trọng cũng như mức độ

quan tâm của cộng đồng đối với hướng nghiên cứu mà tác giả chọn.

Giới thiệu vấn đề cụ thể cần nghiên cứu: trong hướng tiếp cận ở trên,

cần trả lời về ý nghĩa của bài toán cụ thể này? Tại sao tác giả lại lựa

chọn vấn đề này để nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu là gì?

Giới thiệu qua các phương pháp được sử dụng khi nghiên cứu vấn đề:

đối với vấn đề này có các phương pháp hay hướng tiếp cận nào? Những

khó khăn còn tồn tại của các phương pháp và từ đó dẫn đến phương

pháp tác giả đã lựa chọn.

Đề cặp đến phương pháp mình lựa chọn: Phương pháp tác giả lựa chọn

đã được sử dụng cho các bài toán nào chưa? Kết quả ra sao?

Kết quả dự kiến: Với phương pháp tiếp cận đó, tác giả có thể dự kiến

một số kết quả mong đợi.

Môt số chú ý trong phần này: đây là phần mở đầu cho luận văn không nên đề cặp tới việc

khó khăn, hạn chế của người làm luận văn. Người viết cũng không nên dùng phần này để

chèn cảm ơn của mình vào. Tác giả không nên quá sa đà vào việc giải thích các chi tiết

(vì sẽ trình bày trong các chương) mà cần viết rõ ràng, súc tích để người đọc hiểu được

sơ lược nội dung luận văn, đặc biệt là mục tiêu của luận văn.

Ngoc Loan
Note
Chu y 1. phai co trich dan. 2, Ky nang viet phan mo dau: ky nang 4C (Nguyen Van Tuan)
Page 7: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

6

I.2.2 Chương 1: Các cơ sở lý thuyết liên quan trực tiếp đế đề tài luận văn

Trong chương đầu tiên này, tác giả cần giới thiệu với người đọc các lý thuyết liên quan

khi tiếp cận bài toán mình đã lựa chọn. Vì khi giải quyết một vấn đề, các phương pháp

đều dựa trên nền tảng lý thuyết. Do đó việc giới thiệu các nền tảng lý thuyết không chỉ

giúp người đọc mà còn giúp tác giả tìm hiểu để có một bức tranh tổng quát về đề tài

nghiên cứu.

Lưu ý: như đã trình bày phía trên, người viết nên lựa chọn, cân nhắc cần đưa kiến thức

tổng quan nào vào chương này, không nên quá tham sẽ làm luận văn dài dòng không cần

thiết.

I.2.3 Chương 2: Phương pháp, cách thức cụ thể sử dụng trong luận văn

Trong chương này, tác giả giới thiệu chi tiết phương pháp mình sử dụng. Chi tiết của

phương pháp phải được thể hiện cụ thể hóa qua phương trình, công thức tính hay phương

pháp tiến hành thực nghiệm, thu thập số liệu hay phân tích số liệu. Tuy nhiên, người viết

cũng nên chú ý rằng không nên trình bày tất cả các tính toán quá chi tiết vào phần này vì

sẽ làm người đọc bị rơi vào “biển công thức”. Để giải quyết vấn đề này, các tính toán chi

tiết như việc giải các phương trình, việc viết các đoạn code nên được đưa vào trong phụ

lục cuối luận văn.

I.2.4 Chương 3: Kết quả luận văn

Đây là chương quan trọng nhất của luận văn vì nó thể hiện rõ “tác giả làm được gì”.

Chính vì vậy, tác giả cần viết rõ ràng để giới thiệu “sản phẩm” của mình với người đọc.

Kết quả luận văn phải được thể hiện cụ thể qua sản phẩm như: thu được công thức mới

tính đại lượng vật lý nào đó, đo được giá trị phổ của chất phóng xạ A, thu được bảng

thống kê về đánh giá của học sinh về giáo viên…Để việc thể hiện kết quả được rõ ràng,

các kết quả nên được thể hiện qua hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu.

Một điều quan trọng khác nữa trong chương này là tác giả cần phải phân tích, đánh giá

các kết quả mình thu được và lý giải trên các cơ sở kiến thức đã biết. Tác giả nên tránh

Page 8: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

7

trường hợp viết như một bảng liệt kê “thành tích”. Điều này sẽ làm người đọc thấy luận

văn như một báo cáo chán ngắt, chỉ toàn dữ liệu được đưa ra một cách đơn điệu.

Cuối cùng nhưng rất quan trọng, tác giả cần phải tuyệt đối trung thực khi trình bày kết

quả của mình. Không nên làm cho người đọc lẫn lộn giữa kết quả của tác giả luận văn và

các kết quả của người khác. Nếu cần kết quả của một tác giả khác để giải quyết trọn vẹn

một vấn đề lớn, thì người viết có thể đưa vào nhưng phải trích dẫn tài liệu tham khảo.

I.2.5 Kết luận và hướng phát triển tiếp theo của luận văn

Trong phần kết luận, tác giả nên một lần nữa khẳng định lại các vấn đề đã làm được trong

luận văn nhưng phải viết theo một cách khác chứ không nên chỉ đơn thuần “copy-paste”

lại từ phần mở đầu. Tác giả chỉ nên liệt kê lại các kết quả chính, quan trọng đã đạt được.

Ví dụ: trong luận văn này bằng cah1 áp dụng phương pháp A cho bài toán B, chúng tôi th

được các kết quả sau:

- KQ1

- KQ2

- …

Tác giả cũng có thể đưa thêm một số thông tin như kết quả luận văn đã được báo cáo ở

hội nghị nào, đăng trên tạp chí nào…

Hướng phát triển đề tài: thông thường khi đề tài trong luận văn đã được giải quyết

nhưng vẫn còn nhiều vấn đề có thể tiếp tục nghiên cứu để đề tài hoàn chỉnh hơn hoặc vấn

đề trong đề tài được mở rộng thành một đề tài có nhiều nội dung, ý nghĩa hơn. Do đó khi

viết phần này, tác giả có thể giới thiệu một số hướng nghiên cứu tiếp theo mà chính tác

giả hoặc ai quan tâm có thể tiếp tục nghiên cứu.

Các lưu ý trong phần này: luận văn tuy được chia thành các chương nhưng tác giả phải

viết để người đọc thấy được sự liên kết giữa các chương với nhau. Để làm được điều này,

cuối chương trước tác giả nên khéo léo giới thiệu, liên kết qua nội dung chương tiếp theo.

Ngoài ra khi bắt đầu một chương mới, tác giả nên viết môt đoạn giới thiệu ngắn về các

nội dung sẽ trình bày trong chương đó để người đọc hình dung trọn vẹn bố cục một

chương.

Page 9: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

8

Dưới đây là ví dụ cho phần bắt đầu của một chương:

Hình 3: Ví dụ bắt đầu chương

I.3 Công thức, Hình ảnh

I.3.1 Công thức

Trong quá trình viết luận văn, đặc biệt là các chuyên ngành khoa học tự nhiên không

thể thiếu việc sử dụng các công thức. Khi đưa một công thức vào văn bản tác giả cần

chú ý các điểm chính sau đây:

- Tất cả các công thức đưa vào cần được đánh số để khi đề cập tới được dễ dàng,

thuận tiện.

- Việc đánh số công thức được sếp thứ tự theo chương ví dụ 1.8 là công thức thứ

8 trong chương 1, 3.5 là công thức thứ 5 trong chương 3. Theo ý kiến cá nhân,

không nên chia cấp độ nhỏ hơn khi đánh số công thức như 3.1.5 hay 4.2.7…

- Khi chèn công thức vào văn bản, cần để đủ không gian để người đọc nhìn thấy

“thoáng” xung quanh công thức. Dưới đây là một ví dụ.

Page 10: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

9

Hình 3: Ví dụ về chèn công thức

Đường tròn khoanh quanh công thức 1.8 để cho người đọc chú ý việc đánh số công thức

trong chương. Các đường thẳng minh họa cho khoảng cách giữa các công thức và dòng

văn bản trên và dưới.

- Kích cở của công thức: khi đánh công thức cần chỉnh để “size” của công thức

đúng bằng với “size” của các dòng văn bản (thường là 13). Người viết không

nên tự ý kéo công thức cho to lên hay thu nhỏ lại. Điều này sẽ làm cho văn bản

không đồng nhất, nhìn không đẹp.

- Dấu câu trong công thức: công thức là một phần của câu nên cũng cần có dấu

chấm “.” khi hết câu hoặc dấu phẩy “,” khi chưa kết thúc.

- Một công thức không được lập lại, khi cần đề cập đến một công thức đã trình

bày thì dùng số của công thức đó. Ví dụ “như công thức 2.1, ….”

I.3.2 Hình ảnh, bảng số

Như đã nói, kết quả các ngành khoa học tự nhiên thường được thể hiện bằng con số

và hình ảnh là một cách thể hiện trực quan kết quả đó. Do đó, việc sử dụng hình ảnh

Ngoc Loan
Note
Cac ky hieu lan dau tien duoc gap trong van ban deu phai duoc giai thich ro rang, ýy nghia ky hieu...
Page 11: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

10

trong luận văn rất cần thiết để làm nổi bật kết quả nghiên cứu. Khi chèn hình vào file

văn bản cần lưu ý các điểm sau đây:

- Tất cả các hình ảnh, bảng số liệu đưa vào cần được đánh số để khi đề cập tới

được dễ dàng, thuận tiện.

- Việc đánh số hình ảnh, bảng số liệu được sếp theo chương ví dụ 1.8 là công

thức thứ 8 trong chương 1, 3.5 là công thức thứ 5 trong chương 3. Theo ý kiến

cá nhân, không nên chia cấp độ nhỏ hơn khi đánh số công thức như 3.1.5 hay

4.2.7…

- Khi chèn hình ảnh, bảng số liệu vào văn bản, cần để đủ không gian để người

đọc nhìn thấy “thoáng” xung quanh công thức. Dưới đây là một ví dụ

Hình 4: Ví dụ về chèn hình ảnh

- Một điều lưu ý khi đưa hình ảnh vào là: tất cả các hình ảnh được đưa vào cần

phải được đề cập tới (trong hình trên là có đề cập tới trong đoạn văn bản phía

Page 12: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

11

trên). Tuyệt đối trong đưa một hình vào mà tác giả không hề nhắc tới trong

luận văn một lần nào.

- Kích thước hình ảnh cũng là một điều đáng quan tâm. Không nên để hình quá

to hoặc quá nhỏ so với các dòng văn bảng. Khi viết tác giả thường có tâm lý

hình cần to lên cho rõ, nhưng để hài hòa tác giả cần “view” nguyên trang để

thấy tương quan giữa kích cỡ của hình trong toàn trang văn bản.

- Màu sắc của hình ảnh cũng là một điều cần quan tâm. Khi vẽ hình, đồ thị nếu

có nhiều đường cần phân biệt thì có thể dùng 2 cách: màu sắc hoặc các kiểu

đường khác nhau như thẳng, đứt nét, chấm tròn…Nếu tác giả muốn sử dụng

màu để phân biệt thì nên cân nhắc việc chọn phối các màu với nhau sao cho

đẹp (dĩ nhiên đẹp tùy thuộc vào style tác giả), nhìn không quá chói mắt nhưng

cũng đừng quá ảm đạm. Nếu tác giả sử dụng các kiểu đường khác nhau thì nên

lưu ý thêm độ đậm nhạt (độ dày) của đường để khi in ra người đọc có thể phân

biệt rõ nhất. Tác giả cũng có thể kết hợp hai cách trên với nhau như hình dưới

đây:

Hình 5: Đồ thị các đường có màu và kiểu đường khác nhau

Ngoc Loan
Note
Chu y scale cua hinh ve. 1. Can phai co don vi tren cac truc cua do thi 2. Cac so tren cac truc cua do thi can phai ro rang.
Page 13: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

12

Lưu ý khi vẽ hình, các trục phải có đơn vị. Khi chèn hình vào văn bản cần phải giải thích

ý nghĩa của các đường để phân biệt.

I.4 Tài liệu tham khảo

I.4.1 Mục đích trích dẫn

- Làm cơ sở hay bằng chứng cho một luận điểm một phát biểu trong bai 2báo

- Công nhận đóng góp của các tác giả khác

- Làm ngắn bài báo (vì không cần phải diễn tả dài dòng, người đọc quan tâm có thể đọc

trong tài liệu gốc)

Vậy, trong các trường hợp nào thì cần phải trích dẫn?

- Khi dẫn nguyên văn của một tác giả hay thậm chí của chính mình đã công bố trước đây.

- Khi đề cập đến một phát biểu hay tóm lược ý kiến của người khác làm nền tảng cho

công trình của mình.

- Những phát biểu kèm theo con số, đề cập đến dữ liệu hay phát hiện của người khác.

Lưu ý:

- Những kiến thức quá thông thường thì không cần trích dẫn. Ví dụ “Tập thể dục rất tốt

cho sức khỏe”, “ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp” hoặc “dòng điện là dòng chuển

dời có hướng của các hạt mang điện tích”…

- Phải trích dẫn ngay sau nội dung đề cập.

Sau đâu là một ví dụ về trích dẫn:

“Tìm hiểu cấu trúc phân tử bằng kỹ thuật chụp ảnh là một hướng nghiên cứu được

nhiều người quan tâm [4], [20], [38], [46], [49], [75], [121]. Nhờ vào sự phát triển của kỹ

thuật laser, các phương pháp chụp ảnh phân tử dựa trên các nguồn laser có xung cực ngắn

lần lượt ra đời. Trong công trình [49], các tác giả đã sử dụng phương pháp chụp ảnh cắt

lớp từ nguồn dữ liệu sóng hài bậc cao (HHG) phát ra do tương tác giữa phân tử với nguồn

laser cực mạnh và tái tạo thành công hình ảnh orbital lớp ngoài cùng (HOMO) của phân

tử khí N2. Điều đáng lưu ý trong công trình này là nguồn laser các tác giả sử dụng có độ

Page 14: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

13

dài xung 30 fs, vì vậy hình ảnh HOMO thu được bằng phương pháp này có thể xem là

thông tin động. Chính sự thành công của nhóm nghiên cứu Canada đã mở đầu cho rất

nhiều mối quan tâm về thu nhận thông tin cấu trúc động của phân tử dựa trên mô hình

tương tác giữa các phân tử khí với nguồn laser mạnh xung cực ngắn [37], [72], [75],

[126]. Đặc biệt trong công trình [72], ngoài việc khẳng định lại kết quả chụp ảnh phân tử

N2 từ nguồn dữ liệu HHG bằng mô phỏng, các tác giả còn phân tích những hạn chế của

phương pháp chụp ảnh cắt lớp cũng như nêu hướng giải quyết nhằm nâng cao chất lượng

hình ảnh thu được. Trong [72], ngoài hình ảnh HOMO thu được bằng phương pháp chụp

ảnh cắt lớp, một thông tin cấu trúc là khoảng cách liên hạt nhân trong phân tử N2, O2

cũng được trích xuất. Ngoài ra, việc thu nhận thông tin khoảng cách liên hạt nhân trong

phân tử bằng cách phân tích các đặc tính dữ liệu HHG do tương tác với chùm laser cực

mạnh đã được các tác giả khác tiến hành [56], [57], [140]. ”

Trong ví dụ trên, chúng ta trích dẫn để chứng minh “một hướng nghiên cứu được nhiều

người quan tâm” do đó người viết phải dẫn chứng môt số công trình. Chúng ta không thể

nói đây là một đề tài nóng bỏng, đang được quang tâm mà chỉ trích dẫn đúng 1 bài báo từ

năm 1980.

I.4.2 Sắp xếp tài liệu trích dẫn

Việc sắp xếp tài liệu trích dẫn thường được quy định bởi đơn vị đào tạo. Thông thường sẽ

chia thành 2 nhóm theo ngôn ngữ: Tiếng Việt và Tiếng Anh.

Ví dụ

Page 15: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

14

Trong ví dụ trên, tài liệu tham khảo được sếp trước đánh số [1], các tài liệu tham khảo

tiếng Anh được đánh từ số 2 và sắp xếp theo thứ tự ABC theo họ của tác giả.

Đối với tài liệu tham khảo là bài báo, cần viết trích dẫn theo trình tự sau: họ và tên tác giả

(năm), “tên bài báo”, tên tạp chí tập, pp. trang đầu-trang cuối.

Đối với tài liệu tham khảo là sách, cần viết trích dẫn theo trình tự sau: họ và tên tác giả

(năm), tên sách, tập, lần tái bản (nếu có), nhà xuất bản, nơi xuất bản.

Ví dụ: Vũ Văn Hùng (2004), Cơ học lượng tử, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

I.4.3 Các lỗi thường gặp

- Thiếu thông tin về tài liệu trích dẫn: thiếu tên công trình, thiếu tên tạp chí, thiếu số

trang…điều này sẽ gây ra khó khăn nếu đọc giả muốn tìm bản gốc của tài liệu.

- trích dẫn không đúng nội dung: Tác giả đang đề cập đến vấn đề A nhưng lại trích dẫn

một tài liệu không liên quan. Điều này có thể trong quá trình viết và sắp xếp lại tài liệu

tham khảo theo quy định, tác giả đã bị nhầm lẫn thứ tự các công trình với nhau.

- Định dạng không thống nhất: Các tài liệu tham khảo ghi theo các định dạng khác nhau

ví dụ:

Page 16: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

15

1. Frolov M. V., Manakov N. L., Pronin E. A., and Starace A. F. (2003), “Strong

field detachment of a negative ion with non-zero angular momentum: application

to F−”, J. Phys. B 36, pp. L419-L426.

2. Ghafur Omair, et al., “Impulsive orientation and alignment of quantum-state-

selected NO molecules”, Nature Physics 5, pp. 289-293, (2009).

3. Gibson G. N. and Biegert J. (2008), “Influence of orbital symmetry on high-order-

harmonic generation and quantum tomography”, Phys. Rev. A 78, pp. 033423-10.

4. Haessler S., et al. (2010), Nature Physics 6, pp. 200-206. (không có tên bài báo)

I.5 Lỗi viết lách

Khi viết luận văn, người viết nên khai triển các ý tưởng bằng cách chia một phần thành

các đoạn văn nhỏ. Một điều đặc biệt quan trọng là mỗi đoạn văn nhỏ phải chứa đựng một

ý hoàn chỉnh. Người viết nên lùi đầu dòng để bắt đầu một đoạn mới và để phân biệt các

đoạn với nhau.

Khi viết, vì luận văn là một báo cáo khoa học, nên mỗi câu viết ra chỉ có một nghĩa duy

nhất (đơn nghĩa). Do đó, người viết phải trình bày văn bản, từng câu một cách mạch lạc,

rõ ràng để giúp người đọc hiểu rõ vấn đề mình đang muốn đề cập.

Khi viết luận văn, người viết thường vô tình mắc những lỗi về viết lách. Điều này nếu

không chỉnh sửa kịp thời sẽ để lại một hình ảnh không hay cho đọc giả về người viết.

Việc hạn chế các lỗi viết lách này thể hiện sự đầu tư và sự tỉ mỉ của người viết. Các lỗi

viết lách có thể chia ra làm các dạng sau:

- Lỗi hành văn: các câu văn lủng cũng, tối nghĩa và không liên kết với nhau. Điều này có

thể do người viết đọc và dịch từ các tài liệu khác nhau và khi tổng hợp chưa có sự nhất

quán.

- Lỗi thuật ngữ: mỗi đại lượng vật lý, hóa học, sinh học chỉ có một tên do đó khi viết tác

giả phải nhất quán thuật ngữ khi đề cập cùng một đối tượng. Ví dụ “cường độ” và “độ

mạnh”, “thừa số chắn” và “hệ số màn chắn”…

- Lỗi viết tắt: thông thường khi một thuật ngữ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong luận

văn, tác giả có thể thay bằng dạng viết tắt. Ví dụ “LTNL” thay cho “lý thuyết nhiễu

Page 17: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

16

loạn”, “HHG” thay cho “High harmonic generation”…Để sử dụng các dạng viết tắt này,

khi viết lần đầu tiên tác giả phải viết dạng đầy đủ của thuật ngữ và theo sau là dạng viết

tắt. Cụ thể, ta có thể viết “việc sử dụng lý thuyết nhiễu loạn (LTNL) đã giúp các nhà

khoa học…” hoặc “quá trình phát xạ sóng điều hòa (High harmonic generation, viết tắt

HHG) được nghiên cứu…”. Sau khi đã viết tắt, tác giả sẽ sử dụng dạng viết tắt của các

cụm từ đó và phải nhất quán, không nên có chương, phần sử dụng dạng đầy đủ trong khi

đó các phần khác lại viết tắt. Tuy nhiên, một khuyến cáo nhỏ cần đưa ra là không nên

lạm dụng viết tắt vì sẽ làm văn bản giống như một “mật mã” bí ẩn mà mỗi người hiểu

một kiểu.

- Lỗi chính tả: thông thường khi viết rất dễ mắc phải những lỗi chính tả do đánh máy

nhanh hoặc do thói quen.

- Lỗi ngữ pháp câu: viết chưa hết một câu đầy đủ đã chấm “.” hết câu, cấu không có chủ

ngữ... Ví dụ “Trong tất cả các điều kiện được trình bày ở trên. ”

Để khắc phục các lỗi vừa đề cập trên, tác giả cần phải tự đọc cẩn thận luận văn của mình,

khi nào thấy không còn lỗi thì thực hiện bước tiếp theo: nhờ người khác đọc. Vì khi viết,

khi đọc tác giả rất dễ không nhận ra các lỗi viết của mình do tâm lý bị mặc định. Ví dụ

văn bản viết ra là “một trong nhưng vấn đề cần nghiên cứu là…”nhưng khi đọc, trong trí

nhớ tác giả sẽ gợi ra câu “một trong những vấn đề cần nghiên cứu là…”. Do đó, chính

người viết tự đọc lại sản phẩm của mỉnh khi đã hoàn chỉnh thì quá trình đó đã được cộng

thêm, hỗ trợ đắc lực của trí nhớ điều này dễ bỏ qua các lỗi viết lách.

II. Soạn file trình chiếu và thuyết trình

Trong phần này tôi xin giới thiệu nguyên văn bài viết của GS. Nguyễn Văn Tuấn.

http://nguyenvantuan.net/otherskills/1611-nhung-loi-pho-bien-trong-trinh-bay-bang-

powerpoint

Page 18: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

17

Đã dự rất nhiều hội nghị khoa học lớn và nhỏ ở nhiều nơi, kể cả ở Việt Nam, tôi thấy một

số sai lầm phổ biến trong cách trình bày bằng powerpoint (PPT). Những sai lầm này

thường liên quan đến cách soạn slide, nội dung, và cách trình bày. Thật ra, ngày xưa, lúc

mới bước vào học, tôi cũng từng phạm phải những sai lầm như thế, nhưng nhờ có thầy

chỉnh sửa và hướng dẫn, nên đã tránh được những sai lầm đó và học hỏi thêm nhiều kinh

nghiệm. Nay đã đến lúc tôi có thể chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân cùng các bạn.

Mục tiêu của bất cứ bài nói chuyện nào cũng là chuyển giao thông tin. Chuyển thông tin

từ một cái đầu sang nhiều cái đầu. Không chỉ chuyển giao, mà còn phải chuyển giao một

cách có hiệu quả. Để đạt được hiệu quả, diễn giả cần phải có nội dung tốt, một bộ slide

hoàn chỉnh, và một phong cách trình bày chuyên nghiệp. Chỉ khi nào một bài thuyết trình

hội đủ 3 nhu cầu trên thì mới có thể xem là thành công.

Nhưng trong thực tế, tôi đã thấy rất nhiều bài nói chuyện trong các hội nghị trở thành

nhạt nhẻo, và khán giả chẳng học hỏi được gì từ bài nói chuyện. Chúng ta có câu Chiếc

áo không làm nên thầy tu. Tương tự, nếu diễn giả có một nhúm slide, chưa chắc diễn giả

đó đã có một bài thuyết trình. Một nhúm slide khác với một bài thuyết trình. Đã từng

tham dự nhiều hội nghị và hội thảo ở Việt Nam, tôi rút ra một số kinh nghiệm, hay nói

đúng hơn là một số sai lầm phổ biến dưới đây.

II.1 Những sai lầm khi soạn slide

II.1.1. Vấn đề chọn màu. Một trong những sai lầm phổ biến nhất là cách chọn màu cho

slide. Có hai màu diễn giả cần phải chọn: màu nền (background color) và màu chữ (text

color). Nhiều diễn giả không chú ý nên chọn màu không thích hợp. Chẳng hạn như nền

màu xanh đậm mà chữ màu đỏ hay màu đen, hoặc nền màu trắng nhưng chữ màu vàng,

Page 19: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

18

v.v. là không thích hợp. Không thích hợp vì rất khó đọc. Nhiều người Việt có thói quen

chọn màu đỏ chói làm màu nền, và đó là một cách chọn không thích hợp, vì màu đỏ là

màu “high energy” làm cho người đọc rất khó chú ý.

Nếu hội trường rộng, nên chọn màu chữ sáng (màu vàng, trắng) trên nền tối (màu xanh

đậm). Nếu hội trường nhỏ hay trung bình, nên chọn chữ màu đậm (xanh đậm hay đen)

trên nền sáng (màu trắng).

Một ví dụ về chọn màu nền (mây) và màu chữ không thích hợp

Page 20: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

19

Page 21: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

20

II.1.2. Vấn đề chọn kiểu chữ (font). Kiểu chữ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và

tốc độ đọc. Nhiều diễn giả không chú ý đến font chữ khi soạn slide, nên gây khó khăn

cho khán giả. Có hai loại kiểu chữ chính: kiểu chữ có chân và kiểu chữ không có chân

(sans serif). Kiểu chữ có chân tiêu biểu là Time, Times New Roman, Cambria. Kiểu chữ

Page 22: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

21

không có chân là Arial, Verdata, Calibri. Nhiều người Việt thích chọn kiểu chữ có chân

vì họ nghĩ đó là kiểu chữ đẹp. Đẹp thì đúng, nhưng là một sai lầm trong PPT, vì có nhiều

nghiên cứu chỉ ra rằng kiểu chữ có chân làm người ta tốn thì giờ đọc hơn là kiểu chữ

không có chân. Đó cũng chính là lí do tại sao các “đại gia” internet như Yahoo! và

Google dùng chữ không có chân trên các trang web của họ.

Có diễn giả thích “trang trí” chữ bằng cách làm bóng (shadow) cho chữ. Đây là một kĩ

thuật chẳng những mất thì giờ, mà còn phản tác dụng, vì rất khó đọc và nhức mắt. Tuyệt

đối không “trang trí” chữ bằng bóng!

II.1.3. Khổ chữ. Không gì khó chịu hơn khi diễn giả trình bày slide mà khán giả không

đọc được vì khổ chữ quá nhỏ. Nhưng trong thực tế thì vấn đề này xảy ra rất nhiều lần, mà

diễn giả thì có vẻ rất vô tư, không quan tâm đến khán giả. Kinh nghiệm của tôi cho thấy

nên chọn cỡ chữ từ 18 đến 30. Nếu chọn kiểu chữ Arial thì khổ chữ 18 hay 20 là hợp lí;

nếu chọn kiểu chữ Calibri thì kích thước phải cỡ 25 hay 30 mới dễ đọc. Mỗi slide nên có

tựa đề, và tựa đề nên có kích thước 35 đến 45. Nếu có ghi chú (footnote) thì có thể dùng

kích thước 12.

II.1.4. Quá nhiều chữ trong slide. Một trong những sai lầm phổ biến nhất là diễn giả

trình bày quá nhiều chữ trong một slide. Có nhiều slide, tôi không phân biệt được là một

đoạn văn hay là một power point. Thật vậy, có nhiều người vì lí do nào đó (có thể là lười

biếng) nên cắt từ Word và dán vào slide. Cũng có người có thể do sợ không thuộc bài,

nên viết hết những câu văn trên slide như là một văn bản. Đây là một sai lầm tai hại, vì

khán giả sẽ không theo dõi được. Nghiên cứu tâm lí chỉ ra rằng, một người bình thường

chỉ có thể lĩnh hội nội dung slide trong vòng 20-30 giây; nếu qua thời gian đó mà không

lĩnh hội được thì họ sẽ bỏ, và diễn giả đã thất bại trong việc truyền đạt thông tin.

Để khắc phục vấn đề này, cần phải biết “qui ước n x n”. Theo qui ước này, nếu slide có n

dòng, thì mỗi dòng chỉ nên có n chữ. Chẳng hạn như nếu slide có 5 dòng thì mỗi dòng

nên có 5 chữ. Một slide có 6 dòng trở nên là quá nhiều. Số dòng lí tưởng là 3-5.

Page 23: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

22

II.1.5. Viết slide như viết văn bản. Người thiếu kinh nghiệm thường soạn slide như họ

viết văn bản, tức là câu cú có chủ từ, động từ, theo đúng văn phạm. Dĩ nhiên, không có gì

sai trong cách làm như thế, nhưng đó là cách làm thiếu tính chuyên nghiệp. Người có

kinh nghiệm soạn slide theo công thức telegraphic, tức viết giống như viết điện tín ngày

xưa, hay như cách phóng viên viết tiêu đề bài báo. Cách viết telegraphic có hiệu quả giảm

số chữ trong mỗi slide, và giúp diễn giả tập trung vào cách diễn giải vấn đề hơn là đọc.

Một cách phân biệt cách viết theo kiểu văn bản và telegraphic như sau:

Văn bản: Loãng xương là một bệnh với đặc điểm mật độ xương suy giảm dẫn đến

gia tăng nguy cơ gãy xương.

Telegraphic: Loãng xương – mật độ xương giảm à nguy cơ gãy xương tăng.

Tất cả slide, ngoại trừ những trích dẫn nguyên văn, nên được viết theo kiểu điện tín.

Page 24: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

23

Những vấn đề liên quan đến nội dung

II.1.6. Không có thông điệp chính. Có nhiều hội nghị mà chúng ta khi nghe xong một

bài thuyết trình nhưng chẳng biết diễn giả muốn nói gì, hay mình đã tiếp thu thông tin gì.

Vấn đề ở đây là diễn giả đã thất bại cung cấp một thông điệp chính. Mỗi một bài thuyết

trình phải có một thông điệp chính. Thông điệp chính cần phải trình bày trong một slide

mà tiếng Anh gọi là money slide, hiểu nôm na là một “slide ăn tiền”. Nếu thông điệp

chính không có trong bài thuyết trình thì khán giả cảm thấy mất thì giờ đến nghe vì chẳng

có tiếp thu được thông tin gì xứng đáng. Do đó, trước khi soạn bài nói chuyện, diễn giả

cần phải suy nghĩ cẩn thận cái money slide là gì, trước khi soạn những slide khác.

II.1.7. Chất lượng thông tin nghèo nàn. Nhiều bài thuyết trình mà trong đó diễn giả

trình bày những thông tin nghèo nàn, thiếu tính liên đới đến chủ đề chính, và hệ quả là

khán giả không nắm lấy vấn đề một cách logic. Làm một bài thuyết trình bằng

powerpoint không phải là một thử nghiệm về kĩ năng viết, mà là kĩ năng chọn thông tin

và thể hiện thông tin. Thông tin phải chính xác, đáng tin cậy, và được thể hiện một cách

thích hợp. Chẳng hạn như trong khoa học, những cách thể hiện dữ liệu bằng biểu đồ bánh

(pie chart) là vô dụng nhất, thiếu tính chuyên nghiệp nhất, và nhàm chán nhất.

Page 25: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

24

II.1.8. Dùng hoạt hình quá nhiều. Nhiều người thích dùng hoạt hình (animation) trong

bài thuyết trình. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Giới khoa học nói chung tương đối

bảo thủ, hiểu theo nghĩa không thích đùa như trẻ con. Hoạt hình được xem là một hình

thức khoe kĩ thuật của trẻ con. Hoạt hình còn làm cho khán giả phân tâm, thay vì tập

trung vào thông tin thì họ lại chú ý đến những hình ảnh hay những con chữ nhảy nhót

một cách … vô duyên. Cần tránh hoạt hình trong các báo cáo khoa học.

II.1.9. Dùng clipart quá nhiều. Ngoài hoạt hình, một số diễn giả có xu hướng dùng

clipart một cách thái quá. Có thể dùng để minh hoạ cho một vài ý tưởng qua clipart,

nhưng nếu dùng quá nhiều thì sẽ gây phản tác dụng, vì sẽ giảm sự tập trung của khán giả.

II.2 Những vấn đề liên quan đến phong cách trình bày

II.2.1. Đọc slide. Có quá nhiều diễn giả trong các hội nghị ở Việt Nam đọc slide, và đó là

một “đại kị”. Khi diễn giả đọc slide, khán giả sẽ nghĩ diễn giả chỉ là một cái máy nói,

không am hiểu vấn đề, và thụ động. Đọc slide làm cho diễn giả quay lưng lại với khán

giả, trong khi “nhiệm vụ” của diễn giả là nói chuyện với khán giả chứ không phải nói với

… slide. Đọc slide còn gây một ấn tượng phản cảm, vì khán giả nghĩ rằng diễn giả chỉ nói

những gì ai đó đã soạn cho để nói (trong thực tế cũng có vấn đề này).

Page 26: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

25

II.2.2. Nói chuyện không dính dáng gì đến slide. Ngược lại với đọc slide là những diễn

giả nói chuyện chẳng liên quan gì đến slide đang trình chiếu. Dĩ nhiên, đây là một tín

Page 27: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

26

hiệu cho thấy diễn giả đang lạc đề hoặc không có tập dượt trước, nhưng cũng có thể là

dấu hiệu cho thấy diễn giả không nắm vững vấn đề. Vì không nắm vững vấn đề bắt đầu

… lan man. Tình trạng này xảy ra rất nhiều khi diễn giả không phải là người soạn slide

(mà ai đó soạn cho).

Nên nhớ rằng khi thuyết trình khoa học, diễn giả cần phải có tạo niềm tin bằng cách trình

bày những nghiên cứu hay tác phẩm của mình. Nếu trong một bài nói chuyện mà diễn giả

chẳng có cái gì của mình, toàn là dữ liệu của người khác, hoặc do người khác soạn, thì

khán giả sẽ nghĩ rằng diễn giả chỉ là một cái "máy nói", một con rối.

II.2.3. Không dùng laser pointer. Một trong những “bệnh” khá phổ biến ở các diễn giả

Việt Nam là không dùng laser pointer. Một bài thuyết trình khoa học có nội dung không

phải dễ theo dõi, nhất là có những giản đồ phức tạp minh hoạ cho một qui trình khoa học,

do đó diễn giả cần phải dẫn dắt khán giả bằng cách dùng laser pointer để chỉ đến những

chỗ đang nói. Không có laser pointer, khán giả sẽ rất khó theo dõi, và họ sẽ bỏ cuộc nếu

sau 30 giây mà không hiểu diễn giả muốn nói gì.

Nhưng cũng nên sử dụng pointer thích hợp. Một thói quen ngược lại không dùng pointer

là dùng tuỳ tiện, quơ pointer ở những vị trí chẳng liên quan gì đến slide. Có người do vô

ý hay hồi hộp cứ quơ laser pointer trên trần nhà làm khán giả cứ theo dõi và buổi trình

bày trở nên hài hước.

II.2.4. Nói quá giờ. Một “bệnh” cực kì phổ biến ở các diễn giả Việt Nam là nói quá giờ.

Nói quá giờ cho phép là một sự bất lịch sự đối với diễn gỉa kế tiếp (có người nói nặng nề

hơn là “ăn cắp” thì giờ). Nói quá giờ còn gây rối loạn đến chương trình và gây khó khăn

cho ban tổ chức. Cố gắng nói đúng giờ cho phép. Một ước tính quan trọng là mỗi slide

trung bình tốn 1 phút. Do đó, nếu bài báo cáo 15 phút thì diễn giả chỉ nên có 15 slides,

hay tối đa là 20 slides (kể cả tựa đề, phần cảm tạ, và conflict of interest).

II.2.5. Điệu bộ khi trình bày. Tuy không phổ biến lắm, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thấy

những diễn giả có những điệu bộ không thân thiện với khán giả. Những điệu bộ này có

thể kể đến như bỏ tay vào túi quần, dùng ngón tay trỏ chỉ vào khán giả, khoanh tay ngang

ngực, v.v. Những động thái như thế gây ấn tượng hống hách, xem thường khán giả, nên

Page 28: Huong dan viet luan van   nguyen ngoc

27

rất phản cảm. Cần phải tuyệt đối tránh!

II.2.6. Làm chủ toạ theo kiểu dạy đời. Ngoài những “bệnh” trên, còn có một bệnh khác

tôi hay thấy trong các hội nghị ở Việt Nam là vai trò của chủ toạ. Rất thường xuyên tôi

thấy chủ toạ đóng vai trò tóm lược và phê bình báo cáo của diễn giả. Có chủ toạ còn lên

lớp cho diễn giả. Đó là một việc làm hết sức mất lịch sự, vô lễ, vô văn hoá khoa học,

và phản cảm. Có nhiều trường hợp sự việc xảy ra một cách hài hước, vì người chủ toạ nói

sai (do không có cùng chuyên môn, hay chuyên môn chưa vững). Trong thực tế, chủ toạ

các phiên họp khoa học có nhiệm vụ giới thiệu bài nói chuyện, điều khiển buổi họp sao

cho đúng giờ, và nếu không có ai đặt câu hỏi thì chủ toạ đóng vai trò “khơi mào” câu hỏi

cho diễn giả. Nên nhớ rằng người chủ toạ không có chức năng tóm lược và phê bình bài

báo của diễn giả.

***

Trên đây là một số vấn đề (nhưng cũng có thể xem là “sai lầm”) trong báo cáo khoa học

bằng powerpoint. Những sai lầm này đặc biệt phổ biến trong các hội nghị ở Việt Nam mà

người viết bài này từng trải nghiệm trong thời gian trên dưới 10 năm qua. Sai lầm không

phải là vấn đề (vì ai cũng phạm phải); vấn đề là học hỏi từ sai lầm. Học hỏi từ người đi

trước là có hiệu quả nhất và nhanh nhất. Trong bài này, tôi đã trình bày một số lời khuyên

để khắc phục cho mỗi sai lầm. Tôi đã từng học hỏi từ những sai lầm như thế này. Nhiều

đồng nghiệp và nghiên cứu sinh của tôi đã học từ những lời khuyên này và họ đã thành

công. Do đó, tôi hi vọng rằng những lời khuyên trong bài này sẽ giúp ích cho các bạn

thành công trong lần báo cáo sắp tới.