28
CẨM NANG Người đi Núi Cấm Trong các tập tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý vị những nghi thức cúng lễ đặc sắc tại các địa điểm: ⤇ Chùa Bà, Tỉnh Bình Dương ⤇ Chùa Bà Đen, Tỉnh Tây Ninh ⤇ Chùa Bái Đính, Tỉnh Ninh Bình ⤇ Đền Bà Chúa Kho, Tỉnh Bắc Ninh ⤇ Đền Hùng, Tỉnh Phú Thọ ⤇ Chùa Hương, Hà Nội bổ sung ảnh Chùa Bà bổ sung ảnh Đền Bà Chúa Kho bổ sung ảnh Chùa Bà Đen bổ sung ảnh Đền Hùng bổ sung ảnh Chùa Bái Đính bổ sung ảnh Chùa Hương GIÁ: ................ đồng. NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ

Cẩm nang đi Núi Cấm

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Giới thiệu di tích, điểm du lịch Núi Cấm An Giang và cách thức đi lại, lễ bái...

Citation preview

Page 1: Cẩm nang đi Núi Cấm

CẨM NANG

Người đi Núi Cấm

Trong các tập tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý vị những nghi thức cúng lễ đặc sắc tại các địa điểm:

⤇ Chùa Bà, Tỉnh Bình Dương⤇ Chùa Bà Đen, Tỉnh Tây Ninh⤇ Chùa Bái Đính, Tỉnh Ninh Bình⤇ Đền Bà Chúa Kho, Tỉnh Bắc Ninh⤇ Đền Hùng, Tỉnh Phú Thọ⤇ Chùa Hương, Hà Nội

bổ sung ảnh

Chùa Bà

bổ sung ảnh

Đền Bà Chúa Kho

bổ sung ảnh

Chùa Bà Đen

bổ sung ảnh

Đền Hùng

bổ sung ảnh

Chùa Bái Đính

bổ sung ảnh

Chùa Hương

GIÁ: ................ đồng. NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ

Page 2: Cẩm nang đi Núi Cấm

Người đi Núi Cấm� 1

Lời mở đầu

An Giang – non nước hữu tình, nơi có những phong cảnh thiên nhiên say đắm làm mê hoặc lòng người.

Không những thế, với vô vàn di tích lịch sử văn hóa, đền chùa linh thiêng gắn liền với những truyền thuyết kì bí và hiển hách, An Giang đang ngày càng thu hút khách thập phương đến đây tham quan, thưởng ngoạn cũng như cúng lễ.

Đến với An Giang là đến với vùng sông nước bất tận, với dồi dào cá tôm, với những cánh đồng lúa bạt ngàn thẳng cánh cò bay. Nhưng điều thú vị tạo nên sự khác biệt với các tỉnh trong đồng bằng sông Cửu Long chính là vùng Thất Sơn hùng vĩ. Ngày nay, An Giang đang trên con đường đổi mới. Với những chính sách đầu tư hợp lý trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, điều đó tạo điều kiện cho du lịch An

Page 3: Cẩm nang đi Núi Cấm

2� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 3

ước mơ, khát vọng vươn tới một cuộc sống cao đẹp hơn.

Ngày nay, trong nhịp sống hiện đại, hối hả, việc giữ gìn nét văn hóa ấy đang trở nên quan trọng. Với ý nghĩa đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu và xuất bản cuốn cẩm nang “Nghi thức cúng lễ cúng lễ đền chùa Việt Nam” không những thể hiện sự kính trọng mà còn mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lâu đời ấy. Tiếp nối hành trình trên đất An Giang, trong tập hai của cuốn nang này, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc về những di tích, thắng cảnh cũng như phong tục cúng lễ đặc sắc của vùng Thất Sơn, đặc biệt là Núi Cấm.

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm, do sự hạn chế về tài liệu cũng như trong giới hạn hiểu biết của mình, chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của bạn đọc để cuốn cẩm nang được hoàn thiện và phong phú hơn.

Giang hoàn thành sứ mệnh là ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới.

Về với An Giang, du khách sẽ được thưởng ngoạn những dịch vụ sông nước đặc trưng và những dịch vụ rừng núi xen kẽ độc đáo, tạo nên sự phong phú đa chiều trong đặc sắc văn hóa nơi đây. Tuy nhiên sẽ là rất thiếu sót nếu như nhắc đến An Giang mà chúng ta không đề cập đến văn hóa cúng lễ. Với những di tích, chùa chiền nằm rải rác khắp nơi, từ vùng sông nước cho tới núi rừng, với nhiều thành phần dân tộc, mỗi vùng, mỗi dân tộc lại có những cách thức cúng lễ khác nhau… tất cả tạo cho văn hóa cúng lễ ở An Giang đậm đà và đa màu sắc.

Như chúng ta đã biết, Việt Nam, một đất nước trọng nghĩa tình, chính vì vậy mà phong tục cúng lễ ở đình, chùa, miếu, phủ, cũng như trong gia đình từ lâu đã trở thành một nét văn hóa lâu đời. Nét văn hóa ấy là sự kết tinh những gì tinh túy nhất từ cuộc sống lao động hàng ngày và những

Page 4: Cẩm nang đi Núi Cấm

4� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 5

Sơn Huyền Bí”, Nguyễn Văn Hầu trong “Thất Sơn Màu Nhiệm” lại cho rằng đó là các núi: Tô, Cấm, Trà Sư, Két, Dài, Tượng, Bà Đội Om.

Một giả thuyết khác của Trần Thanh Phương trong “Những Trang sử về An Giang”, xuất bản năm 1984 cho rằng đó là các núi: Cấm (Thiên Cấm Sơn), Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn),Tô (Phụng Hoàng Sơn), Dài (Ngọa Long Sơn), Tượng (Liên Hoa Sơn) Két (Anh Vũ Sơn) và Nước (Thủy Đài Sơn ).

Lại có giả thuyết khác nữa cho rằng đó là các núi: Cấm, Dài, Tô, Phú Cường, Nam Qui, Sam, khối núi Trà Sư (gồm núi Giai, Két, Trà sư ).

Tuy vẫn còn có những tài liệu, những giả thuyết khác nhau, nhưng hiện nay những núi do Trần Thanh Phương liệt kê, được người đồng thuận hơn cả.

1.2. Tìm hiểu chung về Núi CấmNúi Cấm còn được gọi là núi Ông Cấm

I. KHÁI QUÁT VỀ THẤT SƠN VÀ NÚI CẤM1.1. Tìm hiểu chung về dãy Thất Sơn

Thất Sơn (Bảy Núi) là những địa danh tiêu biểu thuộc huyện Tịnh Biên và Tri Tôn – An Giang, nơi có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và kì bí, với hàng loạt những di tích, danh lam từ lâu đã làm mê hoặc du khách khi tới đây.

Được mệnh danh là “nóc nhà” của Đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà du khách có thể phóng tầm mắt ra tới tận vùng biển Hà Tiên, chiêm ngưỡng cảnh núi non trập trùng với mây mù giăng phủ và cảm giác mát lạnh với gió lộng vi vu, Thất Sơn đang ngày càng trở thành những địa điểm hấp dẫn thu hút khách thập phương tới thưởng ngoạn.

Trong “Đại Nam Nhất Thống Chí” (1865) thì “Thất Sơn’’ bao gồm các núi: Tượng Sơn, Tô Sơn, Cấm Sơn, Ốc Nhẫm, NamVi, Tà Biệt, Nhân Hòa.

Nhưng theo Hồ Biểu Chánh trong “Thất

Page 5: Cẩm nang đi Núi Cấm

6� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 7

các loài trầm hương, tốc hương, súc sa, cây sao, giáng hương, thông tre. Cây cối tốt tươi có đường cong queo thông trong núi sâu, dấu người qua lại, gần nơi đồng ruộng, xa có bến nước, kẻ cày cấy, người đánh cá chia từng loại ở nơi chân núi…”

Núi còn có tên gọi khác là Thiên Cẩm Sơn bởi cảnh sắc hoa cỏ, cây lá đẹp như dải gấm của trời. Đây là cách đặt tên mang tính chất hoa mỹ của các nhà văn và cũng được nhiều người tán thành.

Tên gọi Cấm Sơn xuất hiện trong “Đại Nam nhất thống chí” năm 1882, được xem là tên gọi chính thức bằng văn tự đầu tiên của núi.

Theo một số truyền thuyết thì trước kia núi Cấm rất hiểm trở, nhiều thú dữ không ai dám tới.

Lại có thuyết cho rằng ngày xưa, Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là Cấm.

hay Thiên Cấm sơn. Thiên Cẩm Sơn theo tiếng Khmer là Pnom ta piel hay Pnom po piêl.

Núi Cấm có độ cao 705 m. Chu vi 28.600m, là một ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn và là đỉnh cao và hùng vĩ nhất ở địa phận tỉnh An Giang.

Núi thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948.

* Các truyền thuyết về Núi CấmTheo “Gia Định thành thông chí” của

Trịnh Hoài Đức thì trước kia Núi Cấm có tên là Đài Tốn. Núi cao 50 trượng, chu vi hơn 20 dặm.

Hình dáng như cái đài cao, nằm thuộc về cung Thìn Tỵ nên gọi là núi Đài Tốn. Sách viết thêm: cái tên này xuất phát từ hình dáng như cái đài cao của núi cộng thêm hướng núi nằm về cung Thìn Tỵ nên gọi là núi Đài Tốn... “Núi cao đột ngột, sinh sản

Page 6: Cẩm nang đi Núi Cấm

8� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 9

sắc. Hàng năm thu hút đông đảo du khách đến cúng lễ cũng như tham quan, thưởng ngoạn.

- Điện Mười Ba: Điện Mười Ba nằm trong hệ thống hang động của núi Cấm ở độ cao khoảng 400m nằm lệch về hướng đông bắc.

Chiều dài điện khoảng 200 m, bề rộng lớn nhất khoảng 1,5 m còn hẹp nhất chỉ bằng một vòng tròn thân người. Điện sâu trong lòng núi.

Con đường lên tới Điện Mười Ba thật gian nan và nguy hiểm. Sương mù giăng kín. Ban ngày xa cộ qua lại cũng phải bật đèn để nhận biết ra nhau.

Đây là nơi thờ cúng rất hoang sơ và heo hút, sâu trong núi. Tuy nhiên, ngày nay, địa điểm này cũng thu hút rất đông khách muốn mạo hiểm và tò mò.

Du khách đến đây thường chuẩn bị nhang, đèn cầy, đồ cúng có thể là gói bánh, gói kẹo…rất đơn giản vì nơi đây còn haong

Cũng có thuyết khác cho rằng tướng cướp Đơn Hùng Tín (biệt danh của Lê Văn Tín, quê Cao Lãnh, bị Sở Mật thám Mỹ Tho hạ sát năm 1926) trong thời gian làm sào huyệt tại đây, đã cấm dân lên núi.

Theo như tác giả Nguyễn Văn Hầu, trong tác phẩm “Nửa tháng trong miền Thất Sơn” cho rằng, giả thuyết đáng tin nhất là đức Phật thầy Tây An - Đoàn Minh Huyên đã cấm các tín đồ lên núi dựng nhà ở, do sợ làm ô uế chốn linh thiêng…

Theo những truyền thuyết đó thì cái tên Núi Cấm được tồn tại từ đó cho đến tận bây giờ.

1.3. Các danh thắng ở Núi CấmTrước kia Núi Cấm trở thành một nỗi sợ

hãi đối với người dân vì theo truyền thuyết có nhiều thú dữ, nguy hiểm. Thì ngày nay với một lượng cây rừng lớn, khí hậu mát mẻ quanh năm với những danh lam thắng cảnh, dịch vụ nhà hàng tiêu biểu đã trở thành khu du lịch sinh thái tổng hợp đặc

Page 7: Cẩm nang đi Núi Cấm

10� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 11

bản thân mình.* Động Thủy Liêm: Con đường đưa

chúng ta tới Động Thuỷ Liêm cũng gian nan, nguy hiểm không kém Điện Mười Ba.

Con đường gập ghềnh, sỏi đá, có chỗ là những bậc thang lên xuống. Du khách xuống động phải bám vào dây dù đã được buộc vào hai hàng cây bên đường để tránh bị ngã.

Tương truyền nước trong Động Thuỷ Liêm tắm có thể chữa bệnh,

* Hang Ông Thẻ: Vào năm 1851, Đức Phật Tây An (Tên thật là Đoàn Minh Huyên) người sáng lập ra giáo phái đã chỉ giáo cho Trần Văn Thành (Đức Cố Quản) và số tùy tùng lên núi tìm gỗ “lào táo” Là loại gỗ chắc để làm trụ cột, gọi là “cây thẻ”. Khi tìm được gỗ, cho vuốt búp sen và khắc bốn chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương”. Khi khắc xong mang đi năm nơi mà khi đứng từ đỉnh núi Cấm nhìn xuống có thể thấy là thế “Ngũ Long Trấn Phục”.

sơ, lại sâu trong núi, đường đi khó khăn.Con đường tới cửa Điện đã khó khăn,

nhưng hấp dẫn nhất, khó khăn nhất chính là đường vào mười ba tầng sâu bên trong Điện. Chỉ đi vào khoảng 5 mét nữa là không còn thấy ánh sáng bên ngoài. Du khách phải thắp đèn cầy trong hang để men theo đường đá vào khám phá từng tầng bên trong Điện.

Điện rất tối và hẹp, chỉ từng người một chui được vào. Nhưng du khách cũng rất dễ bị lạc đường vì trong hang tối lại có nhiều ngõ ngách khác nhau.

Mỗi một tầng trong hang tối có một lư hương cho du khách thắp nhang và thờ cúng.

Đường trong hang tối cũng uốn khúc, lúc lên lúc xuống, gập ghềnh và khó đi. Tuy nhiên sau khi vượt qua được mười ba tầng của điện thì du khách sẽ cảm nhận được cảm giác sung sướng, mãn nguyện, giống như một chiến thắng, chiến công của chính

Page 8: Cẩm nang đi Núi Cấm

12� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 13

cung cấp cho những hộ dân xung quanh sinh hoạt mà còn là một cảnh quan cho du khách thưởng ngoạn. Dưới hồ, ngày nay có

nhiều cá. Du khách có thể mua thức ăn thả xuống, cá tập trung thành từng đàn đến ăn với nhiều loại rất đẹp.

* Suối Thanh Long: Suối Thanh Long, núi Cấm, thuộc xã An Hảo (Tịnh Biên) là điểm đến thu hút khách đến đây du lịch, tắm mát.

Con đường lên tới núi đã được xây thành bậc thang, dễ đi.

Hai bên là những hàng quán nhỏ, kinh doanh nhiều thứ. Khách du lịch đến đây không chỉ tham quan, thưởng ngoạn dòng suối mát mà còn được thưởng thức món ăn dân dã nhưng mê hoặc lòng người. Khách đã một lần đến đây khó có thể quên đó là món bánh xèo ăn với rau rừng xanh nõn.

Phải mất khá nhiều công sức để lên tới suối. Nhưng khi tới nơi, du khách có thể ngâm mình trong dòng nước tinh khiết từ

Tại núi Cấm, 1 cây trong hang gọi là hang Ông Thẻ và 4 cây dưới đồng bằng.

5 cây thẻ đều thể hiện niềm tự hào về đất nước thống nhất có chủ quyền như ý nghĩa bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt.

Mỗi cây thẻ đều có thời gian xuất hiện khác nhau. “Bao giờ đủ 5 cây xuất hiện” thời thế mới bình an.

Du khách đến đây mang theo đồ cúng, nhang, đèn để đi sâu vào bên trong hang. Tuy càng vào sâu trong hang, càng tối và tạo một cảm giác rùng rợn nhưng. Tuy nhiên ngày nay Hang Ông Thẻ ngày nay vẫn thu hút ngày càng đông người đến cầu cúng và khám phá để tận hưởng sự kì bí của di tích này.

* Hồ Thủy Liêm: Vị trí hồ nằm trước chùa Vạn Linh và chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc. Hồ có diện tích 60.000 m2 với sức chứa 300.000 m3.

Ngày nay, hồ không chỉ là nguồn nước

Page 9: Cẩm nang đi Núi Cấm

14� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 15

Quyền. Hàng năm rất đông người đến tham quan và cúng lễ, cầu xin cho mưa thuận gió hoà, cho gia đình mạnh khoẻ, làm ăn trúng mùa. Ngay bên dưới Vồ Bồ Hong là hang Ông Hổ. Theo người dân nơi đây cho biết, cái hang này trước kia có hổ trú ngụ nên có tên như vậy. Hiện nay rất ít người xuống hang vì đường đi khá hiểm trở.

* Vồ Thiên Tuế - Nơi có di tích Vua Gia Long: Đồi cao 541m. Tên gọi Vồ Thiên Tuế là do tương truyền trước kia, khu vực này có rất nhiều cây thiên tuế sinh sống, chúng mọc thành rừng.

Theo như người dân ở đây thì hồi trước cây thiên tuế mọc ở đây thành rừng, cây nào cũng cao trên 3m, nhiều thân bằng vòng ôm của hai người, số cây có tuổi đời trên trăm nhiều không kể xiết. Có tương truyền khác là Nguyễn Ánh, đã từng đặt doanh trại ở đây để trốn tránh sự truy đuổi của quân Tây Sơn, vì để đảm bảo an toàn cho nhà vua, lúc đó người ta gọi “trại” là

núi mát lạnh, sảng khoái.Suối chảy từ thượng nguồn, xuyên qua

nhiều vách đá chồng chất lên nhau, uốn lượn, có những khúc hẹp, khúc rộng…ngẫu nhiên tạo ra những hình dáng dòng chảy khá thú vị.

* Vồ Bạch Tượng: Đây là một tảng đá lớn có hình giống con voi đứng uy nghi bên sườn núi.

* Vồ Bồ Hong: Đồi nhỏ cao 716m, cao nhất trong các ngọn đồi ở núi Cấm. Nhờ độ cao này mà núi Cấm được xem là nóc nhà của đồng bằng sông Cửu Long. Tương truyền, trước đây có nhiều côn trùng gọi là bồ hong sinh sống nên gọi là Vồ Bồ Hong.

Đứng trên Vồ Bồ Hong vào những ngày trời quang mây tạnh có thể nhìn thấy vùng biển Hà Tiên. Còn những ngày sương mù giăng kín thì quý khách sẽ được cảm nhận một không gian mờ ảo với gió lộng, với sương mù khá thú vị. Trên Vồ có tượng thờ Ngọc Hoàng, thờ Đức Mẹ Diêu Trì, Thờ Cửu

Page 10: Cẩm nang đi Núi Cấm

16� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 17

những món ăn đặc sản chỉ riêng nơi đây mới có.

Lâm Viên nằm dưới chân núi Cấm. Du khách đến tham quan Núi Cấm có thể thưởng thức các dịch vụ ở đây rồi sau đó leo núi, tham quan các địa điểm, di tích dọc theo triền núi lên đỉnh.

Ngoài ra đến Núi Cấm du khách còn được tham quan, cúng lễ tại những công trình kiến trúc độc đáo: Chùa Vạn Linh, Chùa Phật Lớn, Tượng Phật Di Lặc.

Đây là ba công trình kiến trúc thể hiện trí tưởng tượng phong phú và công sức lao động vất vả của người dân nơi đây.

II. NgHI THứC CÚNg lễ TạI CÁC CHùa ở NÚI CẤM

Với những truyền thuyết bí ẩn và sự linh thiêng, màu nhiệm của Núi Cấm, ngày nay, dân cư trong khắp cả nước đến đây rất đông thờ cúng và cầu xin được mạnh khỏe, hạnh phúc, làm ăn phát đạt.

Vồ, tức Vồ Thiên Tuế. Hiện nay, ở Vồ Thiên Tuế còn lưu lại một hiện vật chứng minh nơi đây đã có sự hiện diện của vua Gia Long là ghế vua ngồi.

Trên Vồ có một cái giếng nhỏ. Tương truyền xưa kia, Vua Gia Long cùng với đoàn tuỳ tùng lên đây vì không có nước uống nên một hôm ông lấy gươm cắm xuống đất, bỗng nước từ lòng đất bắn lên, binh sĩ có nước để dùng. Từ đó giếng có tên là giếng Gia Long

* Lâm viên Núi Cấm: Là địa điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm quan. Ngoài cửa khẩu Tịnh Biên với hệ thống siêu thị miễn thuế đa dạng thì ngày nay Lâm Viên Núi Cấm với những dịch vụ đặc sắc đang ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch tham quan. Góp phần đưa du lịch An Giang lên một tầm cao mới.

Lên Lâm Viên Núi Cấm, du khách sẽ được tận hưởng không khí thoáng đãng, mát mẻ của vùng rừng núi, thưởng thức

Page 11: Cẩm nang đi Núi Cấm

18� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 19

không cầu kì. Chủ yếu là thành tâm của mỗi con người.

Đoạn đường dẫn chúng ta tới Núi Cấm vô cùng gian nan. Để đi thăm hết các địa điểm, chùa chiền của Núi Cấm bằng đường bộ, du khách phải mất cả nửa tháng mới hết được - Một người dân địa phương cho biết.

Vì chủ yếu là chùa chiền và những am nhỏ, lại ở những vùng núi vô cùng hiểm trở, heo hút, sâu trong các vách đá cho nên khách đến đây thờ cúng cũng rất đơn giản,

Người dân nô nức đi cúng lễ ở đỉnh Bồ Hong - Ảnh tác giả

Ảnh tác giả

Lễ vật chủ yếu là đồ chay, hoa, quả, nhang đèn, nước…

Nghi thức cúng lễ ở các chùa Vạn Linh, Phật Lớn, Tượng Di Lặc cũng vậy. Chủ yếu là cúng tiền, làm công đức xây dựng, tu sửa lại công trình. Tuy nhiên, ở chùa Vạn Linh và Phật Lớn có đặc điểm là buổi tối hàng ngày đều có sư cô đến làm lễ cầu an, cầu siêu.

Page 12: Cẩm nang đi Núi Cấm

20� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 21

Khách đến đây ban ngày, ghi lại tên, tuổi, địa chỉ, rồi đóng góp cho chùa tùy tâm, gọi là làm công quả cho chùa, rồi đi tham quan các nơi khác. Tối đến các sư cô sẽ cầu cho mình.

Lời cúng trong các lễ này thường là được các sư cô đọc trong “Kinh Nhật Tụng”.

Mỗi dịp lễ lớn, rằm hay mùng một, ngày Vu Lan, ngày sinh của Phật tử… chùa thường rất đông. Người dân đến cúng, cầu…cho gia đình và bản thân khỏe mạnh, con cái học hành giỏi giang, làm việc thành công…

III. NgHI THứC CÚNg lễ TạI ĐIệN Bồ HoNg – NÚI CẤM

Nghi thức cúng lễ đặc biệt nhất có lẽ là ở đỉnh cao nhất của ngọn Núi Cấm. Nơi mà chúng ta có thể nhìn thấy toàn cảnh các di tích ở chân núi, nếu như những ngày trời quang, mây tạnh, ta có thể phóng tầm mắt nhìn ra tới tận vùng biển Hà Tiên. Dù là ở

Một người dân cúng lễ tại chùa Vạn Linh - Ảnh tác giả

Người dân lễ và cúng đường góp phần xây dựng tượng Phật Di Lặc - Ảnh tác giả

Page 13: Cẩm nang đi Núi Cấm

22� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 23

mình và gia đình mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa.

trên cao nhất, mây mù và gió lạnh của núi rừng nhưng du khách đã đến Núi Cấm chắc chắn sẽ không thể nào không đến. Vì cảm giác thú vị và sự tò mò về những điều bí ẩn của nó. Cho nên, trên đỉnh Bồ Hong vẫn rất đông khách đến cúng lễ.

Đỉnh Bồ Hong có ba địa điểm, ba di tích mà mỗi du khách đến tham quan và cúng lễ rất đông đó là: Đền thờ Ngọc Hoàng, Đền thờ Mẹ Diêu Trì, và đền thờ Cửu Quyền (Thờ ông bà, tổ tiên).

Du khách đến đây thường cúng Ngọc Hoàng đầu tiên sau đó tới Đức Mẹ Diêu Trì và tới Cửu Quyền.

Lễ vật cúng ở ba địa điểm này tuy đơn giản và chủ yếu là đồ chay nhưng cũng có sự khác nhau. Mỗi sự khác nhau đó mang một ý nghĩa thú vị.

Về cách thức cúng thì về cơ bản là giống nhau.

3.1. Cúng Ngọc HoàngCúng Ngọc Hoàng với mong muốn cho

Bàn thờ Ngọc Hoàng trên đỉnh Bồ Hong - Ảnh tác giả

* Lễ vật cúng:Lễ vật cúng Ngọc Hoàng chủ yếu là

nhang, nước, bánh in (Bánh in hình vuông, tròn tượng trưng cho trời đất và làm gì cũng được tròn trịa, vuông vắn, cầu gì thì đúng như in), bông, trái cây, đèn cầy, đậu phộng (làm đâu đậu đấy).

Page 14: Cẩm nang đi Núi Cấm

24� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 25

hẹp, lại trên đỉnh núi, đọc một bài kinh thường rất lâu, còn nhiều khách đến cúng chen chúc lẫn nahu cho nên ít đọc kinh mà chỉ thắp nhang khấn vái.

3.2. Cúng Đức Mẹ Diêu TrìViệc cúng Mẹ Diêu Trì với mong muốn

cho đất đai màu mỡ, làm ăn được trúng mùa.

* Lời cúng:NAM MÔ NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ VÔ

CỰC ĐẠI THIÊN TÔNCon tên:…Tuổi…Ngày…tháng…năm (Âm lịch)Con lên viếng ông trên đỉnh Bồ HongCon xin ông phù hộ….Khi cúng cũng có thể đọc kinh….lúc ít

khách, nhưng thường thì người dân không đọc kinh vì ở đây mọi thứ khó khăn, chật

Lễ vật cúng Ngọc Hoàng - Ảnh tác giả

Bàn thờ Mẹ Diêu Trì trên đỉnh Bò Hong - Ảnh tác giả

Page 15: Cẩm nang đi Núi Cấm

26� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 27

Con tên:…Tuổi…Ngày…tháng…năm (Âm lịch)Con lên viếng Mẹ trên đỉnh Bồ HongCon xin Mẹ phù hộ….Cũng như nghi thức cúng Ngọc Hoàng,

người dân có thể đọc kinh khi cúng.3.3. Cúng Cửu Quyền

Cúng Cửu quyền hay còn gọi là ông bà, tổ tiên với lòng thành kính giống như cuộc gặp gỡ giữa con cháu với tổ tiên. Cầu mong được che chở, an bình, khỏe mạnh

* Lễ vật cúng:Lễ vật cúng Mẹ Diêu Trì cũng giống như

lễ vật cúng Ngọc Hoàng: Nhang, nước, bánh in (Bánh in hình vuông tròn tượng trưng cho trời đất và làm gì cũng được tròn trịa, vuông vắn, cầu gì thì đúng như in), bông, trái cây, đèn cầy, đậu phộng (làm đâu đậu đấy).

Lễ vật cúng Mẹ Diêu Trì - Ảnh tác giả

* Lời cúng:NAM MÔ VÔ CỰC ĐẠI TỪ TÔN DIÊU TRÌ

KIÊM MẪU. Bàn thờ Cửu Quyền trên đỉnh Bò Hong - Ảnh tác giả

Page 16: Cẩm nang đi Núi Cấm

28� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 29

Con tên:…Tuổi…Ngày…tháng…năm (Âm lịch)Con lên viếng ông bà, tổ tiên trên đỉnh Bồ

HongCon xin ông bà, tổ tiên phù hộ….Cũng như nghi thức cúng Ngọc Hoàng,

Mẹ Diêu Trì người dân có thể đọc kinh trong khi cúng.

Về cách thức cúng, về cơ bản thì ở cả ba địa điểm là giống nhau, cho nên chúng tôi sẽ trình bày chung.

* Sắm lễ:Việc sắm lễ ở những nơi này cũng khá

đơn giản, không cầu kì. Vì ở tận đỉnh cao trên núi, mọi thứ khó khăn.

Thường thì người ta mang nhang, đèn cầy, hoa quả, bánh kẹo lên cúng lễ. Hoặc tại nơi đó cũng có bán mâm cơm chay, và đầy đủ đồ cúng cho người dân ở xa không mang đồ đến được.

* Trình tự dâng lễSau khi sắm lễ xong, sắp xếp đồ cúng vào

* Lễ vật cúngBánh (Thường là bánh bao với ý nghĩa:

mong được ông bà, tổ tiên bao bọc, che chở), nước, nhang, đèn, trái cây. Nhưng cúng Cửu quyền người ta thường cúng cơm chay. Giống như cuộc gặp gỡ giữa ông bà, tổ tiên về dùng bữa cơm với con cháu.

Lễ vật cúng Cửu Quyền - Ảnh tác giả

* Lời cúng:NAM MÔ CỬU QUYỀN THẤT TỔ 136

KÍNH HỌ CHA, 133 KÍNH HỌ MẸ.

Page 17: Cẩm nang đi Núi Cấm

30� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 31

Việc thắp nhang, khấn phải bắt đầu từ bàn thờ chính rồi mới tới bàn thờ xung quanh.

Sau khi khấn xong, đợi khoảng 15 – 20 phút, cho nhang cháy được 2/3 thì bắt đầu khấn thỉnh lộc về. Các nghi thức phải thật nghiêm túc và thể hiện được thành tâm của mình.

Một số người có tín ngưỡng là sau khi cúng xong, bứt mấy cọng tóc để lại với ước vọng là để lại những vướng mắc, u sầu, bệnh tật, rắc rối lại.

lỜI KẾTHành trình trên đất An Giang của chúng

tôi đã kết thúc. Hai tập trong cuốn cẩm nang “Nghi thức cúng lễ đền chùa Việt Nam” là toàn bộ những gì tinh túy nhất, đặc sắc nhất về thiên nhiên, văn hóa, con người nơi đây.

Trong tập một, chúng tôi đã giới thiệu

trong một cái khay, chuyên dùng để cúng. Rót nước vào chum nhỏ đặt lên bàn thờ.

Đốt đèn cầy, nhang.Nhang cháy, dùng tay làm cho nhang tắt.

Rồi sau đó cầm nhang bằng hai tay, đưa cao tới giữa trán, đứng giữa bàn thờ chính và bắt đầu khấn.

Ảnh tác giả

Page 18: Cẩm nang đi Núi Cấm

32� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 33

đây chính là phong tục, nghi thức cúng lễ.Với mỗi địa điểm, di tích dù là sâu trong

hang núi hay trên tận đỉnh cao nhất – nơi mà quanh năm chỉ có mây mù và gió lộng, cũng đều có những phong tục cúng lễ đặc sắc. Thể hiện sự kính trọng, tính nhân văn sâu sắc của con người với những bậc thần thánh. Không những thế, qua đó con người nơi đây còn mong muốn vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.

Với những thu thập, sưu tầm này, chúng tôi hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc bảo tồn, phát huy những giá trị cao đẹp ấy cho kho tàng văn hoá Việt Nam.

đến độc giả một cách đầy đủ về đất và người An Giang. Đặc sắc nhất là nghi thức cúng lễ tại Miếu Bà Chúa Xứ.

Còn trong tập hai này, chúng tôi lại đi sâu vào những di tích, danh lam thắng cảnh cũng như nghi thức cúng lễ của vùng Núi Cấm - An Giang, nơi tạo nên sự khác biệt lớn nhất, độc đáo nhất so với các tỉnh trong đồng bằng sông Cửu Long.

Núi Cấm – vùng đất linh thiêng, ngày nào còn hoang sơ và dữ dội nay đã trở thành khu du lịch độc đáo thu hút khách trong và ngoài nước đến đây tham quan, cúng lễ.

Dọc theo triền núi từ chân cho tới đỉnh, những con đường gập ghềnh, nguy hiểm, khó đi nhưng với hàng loạt các địa điểm thú vị, kì bí gắn với những sự tích hấp dẫn, đã không ngăn nổi lòng hiếu kì cũng như khát khao khám phá của du khách tới đây.

Song có lẽ, nét đặc sắc nhất, thể hiện sự phong phú trong tâm hồn người dân nơi

Page 19: Cẩm nang đi Núi Cấm

34� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 35

PHụ lụC

1/ DịCH Vụ lữ HÀNH aN gIaNgĐây là dịch vụ tiện ích giúp cho quý

khách đi từ chân núi Cấm tới các địa điểm: Chùa Vạn Linh, Chùa Phật Lớn, Tượng Phật Di Lặc mà không tốn sức và tốn thời gian mà vẫn có thể ngắm cảnh núi non hùng vĩ.

2/ DịCH Vụ TạI lâM VIêN NÚI CẤMLâm Viên Núi Cấm với phong cảnh thiên

nhiên hữu tình, thoáng mát là chỗ dừng chân lý tưởng cho du khách khi đến với An Giang. Không những thế với hệ thống nhà hàng, khu vui chơi giải trí và những đặc sản rừng núi mà chỉ có ở đây mới có. Lâm Viên Núi Cấm ngày càng thu hút đông đảo du khách khắp nơi đến thưởng ngoạn phong cảnh cũng như món ăn đặc biệt.

Page 20: Cẩm nang đi Núi Cấm

36� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 37

Một số dịch vụ tại Lâm Viên Núi Cấm - Ảnh tác giả Một số dịch vụ tại Lâm Viên Núi Cấm - Ảnh tác giả

Page 21: Cẩm nang đi Núi Cấm

38� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 39

Một số dịch vụ tại Lâm Viên Núi Cấm - Ảnh tác giả Một số dịch vụ tại Lâm Viên Núi Cấm - Ảnh tác giả

Page 22: Cẩm nang đi Núi Cấm

40� Cẩm nang Người đi Núi Cấm� 41

TÀI lIệU THaM KHẢo

1/Sở văn hoá thể thao và du lịch An Giang, An Giang non nước hữu tình, 2010.

2/ Sở văn hoá thể thao và du lịch An Giang, An Giang tuorist ma, 2010

3/ Sở văn hoá thể thao và du lịch An Giang, Du lịch sinh thái và bảo tồn môi trường Đồng bằng sông Cửu Long, 2010

4/Th.s Phan Văn Kiến (Chủ biên), Lịch sử địa phương An Giang, Nhà xuất bản giáo dục, 2009

5/ Tổng cục du lịch Việt Nam, Trung tâm công nghệ thông tin du lịch, Non nước Việt Nam, Hà Nội, năm 2007

6/http://www.angiang/trangchu/kinhtexahoi/solieuthongkeMột số dịch vụ tại Lâm Viên Núi Cấm - Ảnh tác giả

Page 23: Cẩm nang đi Núi Cấm

42� Cẩm nang

7/ http://www.angiang/trangchu/kinhtexahoi/hoatdongkinhtexahoi

8/ http://www.angiang.gov.vn/wps/portal

9/ Tài liệu thực địa

10/Tài liệu phỏng vấn sâu

Page 24: Cẩm nang đi Núi Cấm
Page 25: Cẩm nang đi Núi Cấm
Page 26: Cẩm nang đi Núi Cấm

bổ sung quảng cáo bổ sung quảng cáo

Page 27: Cẩm nang đi Núi Cấm

bổ sung quảng cáo bổ sung quảng cáo

Page 28: Cẩm nang đi Núi Cấm

bổ sung quảng cáo

Mọi thư từ bài viết đóng góp ý kiến xin gởi về Email: [email protected] quảng cáo và phát hành: 0949.888818In 100.000 bản tại Nhà in Báo Nhân dânGiấy phép xuất bản số:

CẨM NANG Người đi Núi Cấm

Chủ nhiệm: Nhà báo lê Hải ChâuChịu trách nhiệm nội dung: TS. Phạm Việt longThiết kế - trình bày: ParagonViet MediaBiên tập: Vũ Thị Yến