3
1 Vườn quốc gia Cát Tiên Võ Hiếu Nghĩa sưu khảo Cát Tiên : Cát, còn gi là Kiết, có nghĩa là tốt lành , may mắn. Cát Tiên được hiểu đơn giản là nàng tiên tốt lành, đem lại nhiu may mắn, cũng còn là tên một huyn Lâm Đồng. Tiên là tên đặt cho nhiu người đẹp, trong đó có cháu của mình. Trước 75 chưa có tên Vườn quốc gia này vì đó là vùng xôi-đậu, người quc gia ít dám đi vào đó. Nay là một khu dtrsinh quyn rt quý báu ca thế gii ti Vit Nam, lại là nơi du lịch hp dn nhất cho đám trẻ đa năng hin thi. Vườn quc gia Cát Tiên là mt khu bo tn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyn Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bo Lc (Lâm Đồng) và Đăng (Bình Phước), cách Thành phHChí Minh 150 km vphía bắc. Đặc trưng của vườn quc gia này là rừng đất thp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành lp ngày 13 tháng 1 năm 1992 trên địa bàn ca ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước vi tng din tích là 71.920 ha. Hin nay, VQG Cát Tiên là mt trong nhng khu dtrsinh quyn rt quý báu ca thế gii ti Vit Nam. Bản đồ vtrí của Vườn Quc gia CÁT TIÊN (Google Map) Phn nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bo Lộc thường được gi là khu vc Cát Lc. Khu vực này dành để bo tn loài tê giác. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu

Vườn quốc gia cát tiên VHN

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vườn quốc gia cát tiên VHN

1

Vườn quốc gia Cát Tiên Võ Hiếu Nghĩa sưu khảo

Cát Tiên : Cát, còn gọi là Kiết, có nghĩa là tốt lành , may mắn. Cát Tiên được

hiểu đơn giản là nàng tiên tốt lành, đem lại nhiều may mắn, cũng còn là tên một

huyện ở Lâm Đồng. Tiên là tên đặt cho nhiều người đẹp, trong đó có cháu của

mình.

Trước 75 chưa có tên Vườn quốc gia này vì đó là vùng xôi-đậu, người quốc gia ít

dám đi vào đó. Nay là một khu dự trữ sinh quyển rất quý báu của thế giới tại Việt

Nam, lại là nơi du lịch hấp dẫn nhất cho đám trẻ đa năng hiện thời.

Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5

huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù

Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng

của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành lập ngày 13

tháng 1 năm 1992 trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước

với tổng diện tích là 71.920 ha. Hiện nay, VQG Cát Tiên là một trong những khu

dự trữ sinh quyển rất quý báu của thế giới tại Việt Nam.

Bản đồ vị trí của Vườn Quốc gia CÁT TIÊN (Google Map)

Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi là khu vực Cát Lộc.

Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu

Page 2: Vườn quốc gia cát tiên VHN

2

thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Khu vực này có khoảng chục vùng đất

ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100

hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò,... Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn

bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,60 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước

thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối

không quá 125 m) ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là

Tây Cát Tiên.

Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông

trại. Động vật đặc trưng có: tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa,

trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai...Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa

dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn...Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40

loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác một sừng. Cư dân

địa phương và người Trung Hoa tin rằng khả năng chữa bệnh của sừng tê giác như

thần dược và được mua bán với giá cao trên thị trường (khoảng trên dưới 20.000

USD/sừng).

Ngoài lượng động vật phong phú, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan.

Cát Tiên cũng được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển thế giới"[. Ngày 4

tháng 8 năm 2005, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận Hệ đất ngập nước Bàu

Sấu là Khu Ramsar thứ 1.499 của thế giới và thứ 2 của Việt Nam[4] với tổng diện

tích là 13.759 ha (trong đó có 5.360 ha đất ngập nước theo mùa, 151ha đất ngập

nước quanh năm).

Nằm giữa 2 vùng cao nguyên Trường Sơn và vùng đồng bằng Nam Bộ nên vườn

quốc gia Cát Tiên là nơi hội tụ hệ thực vật phong phú, đa dạng. Hệ thực vật có tất

cả hơn 1.362 loài, phân bố thành 5 kiểu rừng chính là: rừng lá rộng thường xanh

(chiếm ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ dầu như dầu rái, dầu lông, cẩm lai Bà

Rịa, gỗ đỏ, giáng hương...); rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá (các loài cây

gỗ rụng lá trong mùa khô như bằng lăng, tung, râm…); rừng hỗn giao (gồm các

loại cây gỗ, tre, nứa); rừng thuần tre, nứa; và thảm thực vật đất ngập nước (chủ

yếu là các loài cây gỗ chịu nước như bồ am, lộc vừng… mọc xen lẫn các loài lau,

lách...). Ngoài ra, Cát Tiên còn có hàng trăm loại cây dược liệu, phong lan quý...

(Wikipedia).

Cùng với hệ thực vật phong phú, hệ động vật ở Cát Tiên cũng rất đa dạng, mang

những nét đặc trưng của động vật vùng Đông Trường Sơn với 113 loài thú, trong

đó 38 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, 18 loài đặc hữu của tiểu vùng địa sinh

học Đông Dương, 3 loài đặc hữu của Việt Nam (chà vá chân đen, tê giác một sừng

và hoẵng Nam bộ); 351 loài chim, trong đó 17 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam;

Page 3: Vườn quốc gia cát tiên VHN

3

109 loài bò sát, trong đó 18 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam như: cá sấu xiêm,

trăn gấm, trăn đen…; 41 loài lưỡng cư, trong đó 3 loài được ghi tên trong Sách đỏ

Việt Nam (cóc mắt chân dài, cóc rừng, chàng anderson); 756 loài côn trùng, trong

đó 2 loài bướm phượng cánh sau vàng, bướm phượng cánh kiếm được xếp vào

hàng quý hiếm; 159 loài cá nước ngọt, trong đó 1 loài nằm trong Sách đỏ Việt

Nam và Sách đỏ IUCN.

VHN

1/9/2015