Ho hap p1

Preview:

Citation preview

Chương 5:GIẢI PHẨU – SINH LÝ

HỆ HÔ HẤP (P1)(Anatomy and physiology of respiratory system)

I/ SƠ LƯỢC VỀ HÔ HẤP • Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể

và môi trường xung quanh. Hô hấp giúp vận chuyển khí oxy từ không khí tới các tế bào của cơ thể và vận chuyển cacbonic từ tế bào ra môi trường bên ngoài

• Các tế bào cần oxy để oxy hóa các chất dinh dưỡng tạo năng lượng và thân nhiệt. Năng lượng được tích trữ trong các phân tử ATP và cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể. ATP là “đồng tiền” năng lượng của cơ thể

CO2 O2

Hậu môn

Mang

Áo và vỏ

• Ở các động vật đơn bào và đa bào bậc thấp (thủy tức, đĩa phiến…) không khí được trao đổi trực tiếp qua màng tế bào

• Ở động vật đa bào bậc cao đã hình thành cơ quan chuyên hóa cho việc trao đổi khí đó là cơ quan hô hấp. Cơ quan hô hấp phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và thích nghi với môi trường sống.

• Từ mang và da ở môi trường nước khí quản và phổi ở môi trường trên cạn. Tuy nhiên cá heo sống ở nước nhưng hô hấp bằng phổi

• Động vật sống ở nước hô hấp chủ yếu bằng mang

• Mang là những màng mỏng có nhiều mao mạch phân bố đến và đính vào cung mang bằng sụn hay xương. Mang có bề mặt rộng và khoảng cách rất ngắn nên O2 và CO2 có

thể khuếch tán giữa nước và máu. • Mang cá có hình răng lược, có khe hở để nước

chảy qua và có nắp đậy kín. Nước và dòng máu chảy theo hướng ngược nhau máu có thể thu nhận đến 80% O2 hòa tan trong nước

Hô hấp cá

Trao đổi khí ở mang

• Ở côn trùng, hệ thống trao đổi khí là hệ khí quản

• Khí quản phân nhánh rất nhỏ đến từng tế bào để cung cấp O2 và lấy CO2 mà không cần

máu làm trung gian các mô của cơ thể trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài.

Hô hấp côn trùng

Lổ thở

Khí quản

Hô hấp côn trùng

Tim

Phổi sách, có chức năng liên kết với tim

Khí quản (ống bên trong cơ thể) Lổ thở (mở ra bề mặt cơ thể)

• Từ lưỡng thê, bò sát đến động vật có vú, sự trao đổi khí xảy ra ở phổi. Cơ quan hô hấp gồm đường dẫn khí và phổi. Từ ngoài vào trong bao gồm: khoang mũi, thanh quản, phế quản và tận cùng là phế nang.

Hô hấp chim

II/ CẤU TẠO CƠ QUAN HÔ HẤP 1/Khoang mũi :

Gồm 2 lỗ mũi trước thông với bên ngoài, hai lỗ mũi sau thông với nhau và thông với hầu ở phía dưới, đồng thời thông với hai tai bởi 2 vòi Eustache

• Khoang mũi có nhiều tế bào thụ cảm khứu giác làm chức năng khứu giác.

• Lớp niêm mạc có nhiều tế bào tiết dịch nhầy, có các lông rung hướng từ trong ra ngoài có tác dụng đẩy các chất bẩn, bụi…

• Dưới màng nhày là mạch máu dày đặc có tác dụng sưởi ấm không khí

• Các lông rung

Surface view of ciliated epithelium lining a section of a bronchus. The ciliated epithelium is broken up by several goblet cells and short microvilli. SEM X2865.

Tế bào khứu giác

2/Thanh quản:

Được cấu tạo bởi các sụn như sụn giáp, sụn nhẫn, sụn phễu, sụn thanh thiệt.

• Sụn thanh thiệt hoạt động như cái van, đóng lại khi nuốt không cho thức ăn vào khí quản.

• Lớp niêm mạc cũng có nhiều tế bào tiết dịch nhầy, có các lông rung hướng từ trong ra ngoài có tác dụng đẩy vật lạ ra khỏi đường hô hấp

• Có khe thanh môn và dây thanh âm tạo ra tiếng kêu

Cấu tạo thanh quản

3/Khí quản: Khí quản là một ống gồm 16-20 vòng sụn hình chữ C, đó là những vòng sụn hở khí quản đàn hồi (co giãn to nhỏ)

• Khí quản được phân thành 2 : phế quản phải và phế quản trái. Phế quản phải chia thành 3 nhánh đi vào 3 thùy phổi và phế quản trái chia làm 2 nhánh đi vào 2 thùy phổi

• Các phế quản chia nhỏ dần để đi vào từng phế nang cho đến khi chỉ còn là lớp cơ không có sụn bao quanh, đường kính nhỏ hơn 1mm

Cấu tạo khí quản và phế quản

Cấu tạo thành khí quản

4/ Phế nang :

• Các phế nang sắp xếp thành từng chùm như chùm nho và có rất nhiều mao mạch bao quanh

• Mỗi phế nang có đường kính chỉ 100-300 µm nhưng 2 lá phổi có đến 700 triệu phế nang nên tạo ra một diện tích bề mặt khoảng 140m2.

• Màng phế nang là màng kép rất mỏng (0,5 µm) nên thuận lợi cho việc trao đổi khí

• Mao mạch quanh phế nang có đường kính hẹp nên hồng cầu đi qua đây rất chậm trao đổi khí thuận lợi

Cấu tạo phổi

Figure 22.10a

Phế nang

bronchiole

alveolar duct

alveoli

alveolar sac(sectioned)

alveolar sac

pulmonarycapillary

Figure 22.11ab

Trao đổi khí ở phế nang

5/Phổi:

• Phổi gồm hai lá, là tập hợp của phế nang và phế quản. Phổi khá chắc và đàn hồi. Nó nở ra rất nhiều khi không khí tràn vào.

• Mỗi lá phổi được bọc kín bởi màng phổi, đó là màng có hai lớp, lớp phủ sát bề mặt phổi gọi là lá tạng, còn lớp lót mặt trong của thành ngực gọi là lá thành.

• Giữa hai lá có chứa dịch trơn làm giảm ma sát khi hai màng trượt lên nhau trong cử động hô hấp.

Phổi bị thương tổn

Hoạt động sinh lý hô hấp gồm 4 phần chính như sau:

1/ Phần thông khí phổi, gồm các hoạt động cơ học đưa khí trời vào phổi

2/ Phần kết hợp và vận chuyển khí trong máu

3/ Phần hô hấp mô bào

4/ Điều hòa hoạt động hô hấp