5
Phân biệt Bill of lading và Seaway bill Khác nhau giữa Seaway bill và B/L thì rất nhiều, bạn có thể tham khảo từ nhiều nguồn, trong các giáo trình về vận tải biển, trên các diễn đàn... Tuy nhiên, qua các công việc cụ thể thì tôi thấy sự khác biệt rõ rệt thế này: 1. Seaway bill: chủ yếu được sử dụng trong trường hợp khi người mua và người bán hàng có mối quan hệ rất tốt (công ty mẹ - công ty con, có hợp đồng mua bán hàng lâu dài,...) vì trong trường hợp lô hàng được sử dụng seaway bill thì người nhận hàng chỉ cần xuất trình bản copy seaway bill cũng có thể nhận được hàng mà không cần phải xuất trình bản gốc như đối với trường hợp lô hàng dùng B/L. Điều này sẽ rất rủi ro cho người bán hàng nếu như sử dụng seaway bill khi bán hàng cho 1 khách hàng mới. Đó là một sự khác biệt lớn. 2. Sự tiện lợi khi sử dụng seaway bill trong vận tải cũng giảm được chi phí cho các bên: phí surrenderred B/L, telex release, chi phí gửi chứng từ (B/L gốc) cho người mua hàng,... 3. Tuy nhiên, khi lô hàng sử dụng seaway bill sẽ có những bất lợi trong việc kinh doanh như sau: - Không thể chuyển nhượng lô hàng theo hình thức ký hậu chuyển nhượng (B/L endosement) - Bank thường không chấp nhận seaway bill đối với các lô hàng mua bán theo phương thức mở thư tín dụng (L/C).

Av kinh te van tai

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Av kinh te van tai

Phân biệt Bill of lading và Seaway bill

Khác nhau giữa Seaway bill và B/L thì rất nhiều, bạn có thể tham khảo từ nhiều nguồn, trong các giáo trình về vận tải biển, trên các diễn đàn... Tuy nhiên, qua các công việc cụ thể thì tôi thấy sự khác biệt rõ rệt thế này:

1. Seaway bill: chủ yếu được sử dụng trong trường hợp khi người mua và người bán hàng có mối quan hệ rất tốt (công ty mẹ - công ty con, có hợp đồng mua bán hàng lâu dài,...) vì trong trường hợp lô hàng được sử dụng seaway bill thì người nhận hàng chỉ cần xuất trình bản copy seaway bill cũng có thể nhận được hàng mà không cần phải xuất trình bản gốc như đối với trường hợp lô hàng dùng B/L.

Điều này sẽ rất rủi ro cho người bán hàng nếu như sử dụng seaway bill khi bán hàng cho 1 khách hàng mới. Đó là một sự khác biệt lớn.

2. Sự tiện lợi khi sử dụng seaway bill trong vận tải cũng giảm được chi phí cho các bên: phí surrenderred B/L, telex release, chi phí gửi chứng từ (B/L gốc) cho người mua hàng,...

3. Tuy nhiên, khi lô hàng sử dụng seaway bill sẽ có những bất lợi trong việc kinh doanh như sau:- Không thể chuyển nhượng lô hàng theo hình thức ký hậu chuyển nhượng (B/L endosement)- Bank thường không chấp nhận seaway bill đối với các lô hàng mua bán theo phương thức mở thư tín dụng (L/C).

THỦ TỤC XIN CẤP C/O (CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ)Hướng dẫn chi tiết các bước tiến hành thủ tục xin cấp C/O các loại. Yêu cầu đối với các chứng từ phải nộp.

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP C/OCHO DOANH NGHIỆP LẦN ĐẦU XIN C/O

Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang (tải mẫu tại đây hoặc xin tại Bộ phận C/O - Nếu xin C/O tại Chi nhánh VCCI HCM tải mẫu tại đây) và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của

Page 2: Av kinh te van tai

Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN.Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, DN phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau:1. Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của DN (tải mẫu tại đây)2. Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela,…): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu C/O nào).- C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.Lưu ý: DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN (trừ trên C/O Form T không cần dấu và chữ ký của DN).Xem chi tiết các mẫu C/O tại các đường link sau:

C/O Form A (Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)

C/O Form D (Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN)

C/O Form E (Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc)

C/O Form S (Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào)

C/O Form AK (Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và các nước ASEAN khác sang Hàn Quốc)

C/O Form B (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)

C/O Form DA59 (Mẫu C/O cho một số sản phẩm xuất khẩu sang Nam Phi)

C/O Form ICO (Mẫu C/O cấp cho mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam)

C/O Form Venezuela (Mẫu C/O cấp cho một số mặt hàng xuất khẩu nhất định của Việt Nam sang Venezuela)

C/O Form M (Mẫu C/O không ưu đãi cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu của Việt

Page 3: Av kinh te van tai

Nam sang Mexico)

Mẫu Chứng nhận

Annex to C/O, C-ASEAN, C-JAPAN

3. Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành.4. Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này.

Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:5. Packing List: 1 bản gốc của DN6. Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính”7 Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài;hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các nguyên vật liệu trong nước8. Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.Bên cạnh đó, tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ hướng dẫn DN giải trình theo như các mẫu (xem phần "Hướng dẫn giải trình sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ" và tư vấn các bước giải trình tiếp theo.9. Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm.Tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn các bước giải trình tiếp theo.