63
LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng và phong phú hơn, vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động có hiệu quả và đạt mục tiêu là lợi nhuận. Để hoạt động có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao thì mỗi doanh nghiệp phải có cấu trúc tài chính hợp lý. Phân tích chính xác tình hình tài chính giúp cho doanh nghiệp có thể dự kiến một cách xác đáng về đầu tư vốn, thu hồi vốn và phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Và để có thể chủ động được trong sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả của việc tái tạo vốn và sử dụng vốn doanh nghiệp cần phải quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và phân tích tình hình tài chính. Tình hình tài chính doanh nghiệp là sự quan tâm không chỉ của chủ doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng như các nhà đầu tư, người cho vay, Nhà nước và người lao động. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, điều chỉnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế còn chậm thì quản lý tài chính là một vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết. Phân tích tình hình tài chính là đánh giá đúng đắn nhất những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triết để những điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu. Qua đó họ sẽ thấy được thực trạng thực tế của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh và tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích họ có thể rút ra được những quyết định đúng đắn liên quan đến sự thành bại của doanh nghiệp và tạo điều kiện nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp. Vì thị trường luôn luôn biến động, nếu doanh nghiệp không nhạy bén, không kịp thời điều chỉnh lại các hoạt động của mình theo hướng có lợi nhất thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ. Hiệu quả của hoạt động tài chính mang tính chất quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay. Chuyên đề của tôi trình bày thành 3 phần chính như sau: Phần I: Cơ sở lý luận của hoạt động phân tích tình hình tài chính. Phần II: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông thuỷ lợi Lâm Đồng 1

Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh ngày càng đa

dạng và phong phú hơn, vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải

hoạt động có hiệu quả và đạt mục tiêu là lợi nhuận. Để hoạt động có hiệu quả và

mang lại lợi nhuận cao thì mỗi doanh nghiệp phải có cấu trúc tài chính hợp lý. Phân

tích chính xác tình hình tài chính giúp cho doanh nghiệp có thể dự kiến một cách

xác đáng về đầu tư vốn, thu hồi vốn và phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh. Và để có thể chủ động được trong sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả

của việc tái tạo vốn và sử dụng vốn doanh nghiệp cần phải quan tâm đúng mức đến

việc xây dựng và phân tích tình hình tài chính. Tình hình tài chính doanh nghiệp là

sự quan tâm không chỉ của chủ doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của rất nhiều

đối tượng như các nhà đầu tư, người cho vay, Nhà nước và người lao động. Đặc

biệt, trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới,

điều chỉnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế còn chậm thì quản

lý tài chính là một vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết. Phân tích tình hình tài chính

là đánh giá đúng đắn nhất những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ

sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triết để những điểm mạnh và khắc phục

các điểm yếu. Qua đó họ sẽ thấy được thực trạng thực tế của doanh nghiệp sau mỗi

chu kỳ kinh doanh và tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh. Thông qua phân

tích họ có thể rút ra được những quyết định đúng đắn liên quan đến sự thành bại của

doanh nghiệp và tạo điều kiện nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Vì thị trường luôn luôn biến động, nếu doanh nghiệp không nhạy bén, không

kịp thời điều chỉnh lại các hoạt động của mình theo hướng có lợi nhất thì doanh

nghiệp sẽ bị thua lỗ. Hiệu quả của hoạt động tài chính mang tính chất quyết định sự

tồn tại của doanh nghiệp Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay.

Chuyên đề của tôi trình bày thành 3 phần chính như sau:

Phần I: Cơ sở lý luận của hoạt động phân tích tình hình tài chính.

Phần II: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao

thông thuỷ lợi Lâm Đồng

1

Page 2: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Phần III: Những giải pháp góp phần nâng cao khả năng tài chính của công ty.

Tuy nhiên, với thời gian học và kiến thức còn hạn chế nên khi thực hiện đề tài

không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong được sự góp ý, sữa chữa

của quý thầy cô và ban giám đốc công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông thuỷ

lợi Lâm Đồng để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn.

2

Page 3: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

PHẦN 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

1.1. KHÁI NIỆM – MỤC ĐÍCH - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH.

1.1.1. Khái niệm:

Phân tích tài chính là sử dụng các phương pháp và các công cụ cho phép xử lý

các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài

chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp đó. Hay nói cách khác, phân tích tài chính là việc thu thập,

phân tích các thông tin kế toán và các thông tin khác để đánh giá thực trạng và xu

hướng tài chính, khả năng tiềm lực của doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo an

toàn vốn tín dụng. Yêu cầu của phân tích tài chính là đánh giá những điểm mạnh và

điểm yếu về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua đó

đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, dự báo những bất ổn

trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2. Mục đích:

Trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong thể tác động liên hoàn

với nhau. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mới đánh giá đầy đủ và sâu

sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một

cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu

kinh tế kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế

thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước

pháp luật trong kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối tượng quan tâm

đến tình hình tài chính của mình như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp...Mỗi

đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những góc độ

khác nhau. Song nhìn chung, họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả

năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa. Vì vậy phân tích tình

hình tài chính của doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu sau:

- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích

cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các

quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu

đối với những người có một trình độ tương đối về kinh doanh và về các hoạt động

kinh tế mà muốn nghiên cứu các thông tin này.

3

Page 4: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

- Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất

cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh

giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi.

Vì các dòng tiền của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của doanh nghiệp nên

quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lượng, thời gian và

rủi ro của các dòng tiền thu thuần dự kiến của doanh nghiệp.

- Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh

tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm

biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cho

biết thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động

của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá

trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Qua đó cho ta thấy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình

kiểm tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của doanh nghiệp

với quá khứ để định hướng trong tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt

mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp để

tăng cường các hoạt động kinh tế và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự

đoán,dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.3. Ý nghĩa và tác dụng của việc phân tích.

Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như:

chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng...Mỗi đối tượng quan tâm

với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau

* Đối với nhà quản trị: Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn

vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế mà họ cần thông

tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm

năng của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động

công tác quản lý. Những điều đó tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư.

* Đối với người cho vay: Mối quan tâm của họ hướng đến khả năng trả nợ của

doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt

chú ý tới số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có

thể so sánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.

4

Page 5: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

* Đối với cơ quan nhà nứơc và người làm công: Đối với cơ quan quản lý nhà

nước, qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, sẽ đánh giá được năng

lực lãnh đạo của ban giám đốc, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư bổ sung vốn

cho các doanh nghiệp nhà nước nữa hay không.

Ta thấy doanh nghiệp là một tế bào của một nền kinh tế nên hoạt động của

chúng phản ánh tình hình phát triển hay suy thoái của toàn bộ nền kinh tế quốc

dân. Qua đó sẽ giúp cho các nhà quản lý tài chính ở tầm vĩ mô thấy được thực

trạng của nền kinh tế quốc gia, xây dựng kế hoạch và các chính sách phù hợp nhằm

làm cho tình hình tài chính doanh nghiệp nói riêng và tình hình tài chính quốc gia

nói chung ngày càng có sự tăng trưởng.

Kết lu ậ n : Phân tích tình hình tài chính có thể ứng dụng theo nhiều chiều

khác nhau như với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ) và với

mục đích thông tin (trong hoặc ngoài doanh nghiệp ). Việc thường xuyên tiến hành

phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thấy được thực trạng hoạt

động tài chính, từ đó xác định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến từng

hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và ra các quyết

định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh.

1.1.4. Phương pháp phân tích tài chính.

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện

pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong

và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính

tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Trên thực tế

người ta sử dụng một số phương pháp sau:

1.1.4.1. Phương pháp so sánh:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu

hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính

được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của

doanh nghiệp.

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy

tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa

được so với doanh nghiệp cùng ngành.

5

Page 6: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản

báo cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện

thuận lợi cho việc so sánh.

- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và

số tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.

Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:

- Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”.

- Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh (Hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh)

phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống

nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán.

Trong phương pháp so sánh gồm có:

+So sánh bằng số tuyệt đối: Được biểu hiện bằng một con số tuyệt đối cụ thể,

phản ánh sự chênh lệnh về quy mô hay khối lượng các chỉ tiêu so sánh. Các số tuyệt

đối đựơc so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, các tính toán xác định. Phạm

vi, kết cấu và đơn vị đo lường của hiện tượng vì thế ứng dụng số tuyệt đối trong

phân tích so sánh phải nằm trong khuôn khổ nhất định.

+So sánh bằng số tương đối: Là số biểu thị dưới dạng số phần trăm, số tỷ lệ

hoặc hệ số, sử dụng số tương đối có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu của hiện

tượng kinh tế, mối quan hệ, tốc độ và mức độ phát triển của các chỉ tiêu phân tích.

Đặc biệt cho phép liên kết các chỉ tiêu không tương đương để phân tích so sánh.

Tuy nhiên. Số tương đối không phản ánh được thực chất bên trong cùng cả số tuyệt

đối và số tương đối Có các loại số tương đối sau.

- Số tương đối kế hoạch: Phản ánh mức độ của kỳ khác so với kỳ kế hoạch.

- Số tương đối động thái: Phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ tăng trưởng

của chỉ tiêu so sánh.

- Số tương đối kết cấu: phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng

thể.

+ So sánh bằng số bình quân: Là số phản ánh mặt chung của hiện tượng, bỏ

qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành tượng kinh tế của

doanh nghiệp. Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật …….Sử dụng số bình quân

cần tính tới các khoản dao động tối đa, tối thiểu. Số bình quân được tính bằng cách

sang bằng sự chênh lệch về trị số của các chỉ tiêu để phản ánh đặc điểm điển hình

6

Page 7: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

của một tổ chức, một bộ phận hay một đơn vị… Sau đó so sánh mức độ của doanh

nghiệp với số bình quân chung của tổng thể ngành.

Phương pháp phân tích so sánh này được áp dụng rộng rãi và là phương pháp

đơn giản nhất nó vừa là cơ sở cho phương pháp phân tích khác. Phương pháp này

có thể theo dõi trong một năm hay trong nhiều năm liên tiếp và có thể dụng xen kẽ

với nhiều phương pháp khác.

1.1.4.2. Phương pháp tỷ lệ:

Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài

chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải

xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính

doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ

tham chiếu.

Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng

ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:

- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn

là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một

doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.

- Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình

tính toán hàng loạt các tỷ lệ.

- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số

liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục

hoặc theo từng giai đoạn.

Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số

liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục

hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải

tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá

trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như:

+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán: Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp

ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

+ Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu

này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính.

7

Page 8: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

+ Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng

cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.

+ Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng

hợp nhất của doanh nghiệp.

1.1.4.3. Phương pháp cân đối.

Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng

tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng.

Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp

người phân tích có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính.

Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và

tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản

trong doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về sức biến

động về lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh.

1.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP QUA

CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH.

1.2.1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng

quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại

một thời điểm nhất định ( thời điểm lập báo cáo).

Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý doanh

nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của

doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu vốn hình thành các tài sản đó.

Thông qua bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp sẽ có rất nhiều đối tượng

quan tâm. Với mỗi đối tượng sẽ quan tâm tới một mục đích khác nhau. Tuy nhiên

để đưa ra quyết định hợp lý, phù hợp với mục đích của mình cần phải xem xét tất cả

những gì cần phải thông qua bảng cân đối kế toán để định hướng cho việc nghiên

cứu tiếp theo.

1.2.1.1 Phân tích kết cấu tài sản:

Phân tích kết cấu tài sản là việc so sánh tổng hợp số vốn cuối kỳ với đầu

năm, ngoài ra ta còn phải xem xét từng khoản vốn (tài sản) của doanh nghiệp chiếm

trong tổng số để thấy được mức độ đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.

8

Page 9: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Phân tích kết cấu tài sản ta sẽ phải lập bảng phân tích tình hình phân bổ vốn.

Trên bảng phân tích này ta lấy từng khoản vốn (tài sản) chia cho tổng số tài sản

sẽ biết được tỉ trọng của từng khoản vốn chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Tuỳ

theo từng loại hình kinh doanh mà ta xem xét. Nếu là doanh nghiệp sản xuất phải

có lượng dự trữ về nguyên liệu đầy đủ với nhu cầu sản xuất, nếu là doanh nghiệp

thương mại phải có lượng hàng hoá đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra kỳ tới...

Đối với khoản nợ phải thu tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm

dụng vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp...

Khi phân tích kết cấu tài sản ta cần chú ý đến tỉ suất đầu tư. Tỉ suất đầu tư

nói lên kết cấu tài sản, là tỉ lệ giữa trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với

tổng tài sản. Tỉ suất đầu tư cũng là chỉ tiêu thể hiện sự khác nhau của bảng cân

đối kế toán giữa các doanh nghiệp khác nhau về đặc điểm, ngành nghề kinh doanh.

Tỉ suất đầu tư tổng quát =Trị giá TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn

Tổng tài sản

Tỉ suất này càng cao cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài.

1.2.1.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn.

Ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn, các chủ doanh nghiệp, kế toán

trưởng và các nhà đầu tư, các đối tượng quan tâm khác cần phân tích kết cấu

nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh

nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn

mà doanh nghiệp phải đương đầu.

Cũng như phân tích kết cấu tài sản, ta cũng lập bảng phân tích kết cấu nguồn

vốn để xem xét tỷ trọng từng khoản, nguồn vốn chiếm trong tổng số là cao hay

thấp.

Phân tích kết cấu nguồn vốn là so sánh tổng nguồn vốn và từng loại nguồn

vốn giữa cuối kỳ và đầu năm. Đối chiếu giữa cuối kỳ và đầu năm của từng loại

nguồn vốn qua đó đánh giá xu hướng thay đổi nguồn vốn.

Trong phân tích kết cấu nguồn vốn ta cũng đặc biệt chú ý đến tỉ suất tự tài

trợ (còn gọi là tỉ suất vốn chủ sở hữu). Chỉ số này sẽ cho thấy mức độ tự chủ của

doanh nghiệp về vốn, là tỉ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn.

9

Page 10: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Tỷ suất tự tài trợ =Vốn chủ sở hữu

x 100Tổng tài sản

Tỷ suất này càng cao càng thể hiện khả năng tự chủ cao về mặt tài chính hay

mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp tốt.

1.2.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua bảng kết quả hoạt

động kinh doanh.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bản báo cáo tài chính tổng hợp

phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của

doanh nghiệp. Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thay đổi theo

từng thời kỳ tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, nhưng khi đánh giá khái quát tình hình

tài chính thì phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh được 4

nội dung cơ bản: Doanh thu; Giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng, chi phí quản lý

doanh nghiệp; Lãi, lỗ.

Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,

phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định. Nó cung cấp

những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính và kết quả sử dụng các tiềm năng về

vốn, lao động kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có

các khoản mục chủ yếu: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ

hoạt động tài chính; doanh thu từ hoạt động bất thường và các chi phí tương ứng.

1.2.3. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua phân tích các tỷ số

tài chính:

Trong phân tích tài chính, thường dùng các nhóm chỉ tiêu đánh giá sau:

- Các tỉ số về thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh

nghiệp.

- Các tỉ số về cơ cấu tài chính: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ

vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

- Các tỉ số về hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản, hay phản ánh

công tác tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp.

- Các tỉ số về doanh lợi: Phản ánh hiệu quả sử dụng tài nguyên của doanh

nghiệp, hay phản ánh hiệu năng quản trị của doanh nghiệp.

1.2.3.1. Các tỷ số thanh toán:

10

Page 11: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

* Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc):

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể tự trả nợ trong kỳ của doanh nghiệp,

đồng thời nó chỉ ra phạm vi, qui mô mà các yêu cầu của các chủ nợ được trang trãi

bằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền phù hợp với thời hạn trả nợ.

Tỉ số này được xác định bằng công thức:

Tỷ số thanh toán hiện hành =

Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn

Trong đó:

- Tài sản lưu động: là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong

khoảng thời gian dưới một năm. Cụ thể bao gồm các khoản: tiền mặt, đầu tư ngắn

hạn, các khoản phải thu và tồn kho và tài sản lưu động khác.

- Nợ ngắn hạn: là toàn bộ các khoản nợ có thời hạn trả dưới một năm kể từ

ngày lập báo cáo. Cụ thể bao gồm: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ tích luỹ và

các khoản nợ ngắn hạn khác.

Nếu Rc càng cao điều đó có nghĩa là công ty luôn có đủ khả năng thanh toán

các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu

quả hoạt động kinh doanh vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay

nói cách khác việc quản lý tài sản lưu động không hiệu quả.

Qua thực tế người ta cho rằng hệ số này bằng 2 là tốt nhất. Tuy nhiên điều này

còn phụ thuộc và từng ngành nghề, phụ thuộc vào đặc điểm của từng xí nghiệp, và

hệ số này được so sánh với tỷ số thanh toán trung bình ngành mà công ty xí nghiệp

đó đang kinh doanh hoặc so sánh với các năm trước mới thấy rõ sự tiến bộ hay giảm

sút. Vì vậy trong nhiều trường hợp tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính

xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

* Tỷ số thanh toán nhanh (Rq):

Hệ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả

năng trả các khoản nợ ngắn hạn so với chỉ số thanh toán chung. Hệ số này thể

hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán nhanh bằng tiền mặt (tiền

mặt, chứng khoán có giá và các khoản phải thu) và tổng nợ ngắn hạn. Hàng dự

11

Page 12: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

trữ và các khoản phí trả trước không được coi là các tài sản có khả năng thanh toán

nhanh vì chúng khó chuyển đổi bằng tiền mặt và dễ bị lỗ nếu được bán.

Hệ số này được tính như sau:

Hệ số thanh toán nhanh =

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn

Nếu hệ số thanh toán nhanh = 1 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan,

còn nếu < 1 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán.

Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên,

hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá

nhiều vào vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu... có thể không

hiệu quả.

* Tỷ số thanh toán tức thời:

Đây là một tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán bằng tiền mặt khắt khe

hơn hệ số thanh toán nhanh. Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng các khoản

tiền và chứng khoán có khả năng thanh toán cao chia cho nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán tức thời =

Tiền mặt – Chứng khoán thanh khoản cao

Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ số này đặc biệt quan trọng đối với các bạn hàng mà hoạt động khan hiếm

tiền mặt (quay vòng vốn nhanh), các doanh nghiệp này cần phải được thanh toán

nhanh chóng để hoạt động được bình thường. Thực tế cho thấy, hệ số này = 0,5 thì

tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu <0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp

khó khăn trong việc thanh toán. Tuy nhiên,nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một

tình hình không tốt là vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu

quả sử dụng.

1.2.3.2 Các tỉ số về cơ cấu tài chính:

12

Page 13: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như

khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Chúng được dùng để đo lường phần

vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối

với doanh nghiệp. Nguồn gốc và sự cấu thành hai loại vốn này xác định khả năng

thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ở một mức độ đáng chú ý.

* Chỉ số mắc nợ:

Hệ số nợ (hay tỉ số nợ) là tỉ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản có của doanh

nghiệp.

Hệ số nợ =

Tổng số nợ

Tổng số vốn

Trong đó:

- Tổng số nợ được xác định bằng tổng số nợ phải trả ở phần nguồn vốn trong

bảng cân đối kế toán.

- Tổng số vốn được xác định là số vốn mà doanh nghiệp đang có quyền quản

lý và sử dụng.

Hệ số nợ dùng để đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ

vay. Các chủ nợ rất ưa thích hệ số nợ vừa phải, hệ số nợ càng thấp món nợ của họ

càng được đảm bảo thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.khi hệ số

nợ cao có nghĩa là doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi

ro kinh doanh do chủ nợ ghánh chịu.

Về mặt lý thuyết, chỉ số này nằm trong khoảng 0 < và < 1 nhưng thông thường

nó dao động quanh giá trị 0,5. Bởi lẽ nó bị tự điều chỉnh từ hai phía: Chủ nợ và

con nợ. Nếu chỉ số này càng cao, chủ nợ sẽ rất chặt chẽ khi quyết định cho vay

thêm, mặt khác về phía con nợ, nếu vay nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến quyền kiểm

soát, đồng thời sẽ bị chia phần lợi quá nhiều cho vốn vay (trong thời kỳ kinh doanh

tốt đẹp) và rất dễ phá sản (trong thời kỳ kinh doanh đình đốn).

* Vòng quay vốn lưu động gồm có:

- Tỷ suất đầu tư vốn cố định: là tỷ lệ giữa TSCĐ (giá trị còn lại) với tổng tài

sản của doanh nghiệp.

13

Page 14: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Công thức tính:

Tỷ suất đầu tư TSCĐ =

Tài sản cố định (giá trị còn lại)

Tổng tài sản

- Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ:

Là biểu hiện số vốn của doanh nghiệp dùng để trang thiết bị cho TSCĐ là bao

nhiêu. Doanh nghiệp nào có tài chính vững mạnh thì tỷ suất này thường lớn hơn 1.

Sẽ rất nguy hiểm nếu vay ngắn hạn để mua TSCĐ vì TSCĐ thể hiện năng lực sản

suất kinh doanh lâu dài, mà lợi nhuận tạo ra trong kinh doanh chủ yếu do lưu

chuyển của TSCĐ.

Công thức tính:

Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ =

Vốn chủ sở hữu

Giá trị TSCĐ còn lại

* Số vòng quay hàng tồn kho:

Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích nhằm đảm bảo cho

sản xuất được tiến hành một các bình thường, liên tục, và đáp ứng được nhu cầu

của thị trường. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố

như: loại hình kinh doanh, chế độ cung cấp mức độ đầu vào, mức độ tiêu thụ sản

phẩm, thời vụ trong năm... Để đảm bảo sản xuất được tiến hành liên tục, đồng

thời đáp ứng đủ cho nhu cầu của khách hàng, mỗi doanh nghiệp cần có một mức

dự trữ tồn kho hợp lý.

Chỉ tiêu này xác định bởi công thức:

Vòng quay hàng tồn kho =

Doanh thu tiêu thụ

Hàng tồn kho

14

Page 15: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Trong đó:

Doanh thu thuần là doanh số của toàn bộ hàng hoá tiêu thụ trong kỳ, không

phân biệt đã thu tiền hay chưa, trừ đi phần hoa hồng chiết khấu, giảm giá hay hàng

hoá bị trả lại.

Hàng hoá tồn kho bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật liệu, sản phẩm dỡ

dang, thành phẩm, hàng hoá...

Đây là chỉ số phản ánh trình độ quản lý dự trữ của doanh nghiệp, thể hiện mối

quan hệ giữa hàng hoá đã bán và vật tư hàng hoá của doanh nghiệp. Doanh nghiệp

kinh doanh thường có vòng quay tồn kho hơn rất nhiều so với doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này từ 9 trở lên là một dấu hiệu tốt về tình hình tiêu thụ và

dự trữ. Hệ số này thấp có thể phản ánh doanh nghiệp bị ứ đọng vật tư hàng hoá,

hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm và ngược lại.

Số vòng quay hàng tồn kho nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào đặc điểm ngành

hình doanh. Tốc độ luân chuyển hành tồn kho càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã

lựa chọn mức dự trữ hang tồn kho hợp lý. Điều đó giúp:

- Giảm lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ.

- Rút ngắn chu lỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho

thành tiền mặt.

- Giảm bớt nguy cơ hàng dự trữ thành hàng ứ đọng

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh thường được đánh

giá cao cho thấy hiệu quả cao trong việc sủ dụng vốn lưu động. tuy nhiên nếu chỉ

tiêu này quá cao thì việc duy trì mức tồn kho thấp có thể gây ảnh hưởng không tốt

cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.

* Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân là khoản thời gian bình quân mà doanh nghiệp phải

chờ đợi sau khi bán hàng để nhận được tiền hay nói cách khác là số ngày mà

doanh thu tiêu thụ bị tồn dưới hình thức khoản phải thu. Tỉ số này dùng để đo

lường khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán, được xác

định bởi công thức:

15

Page 16: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Kỳ thu tiền bình quân =

Các khoản phải thu

Doanh thu bình quân một ngày

Hoặc:

Kỳ thu tiền bình quân =

Các khoản phải thu x 360 ngày

Doanh thu

Trong đó: Các khoản phải thu bao gồm: Phải thu của khách hàng, trả trước

cho người bán, phải thu nội bộ, các khoản tạm ứng, chi phí trả trước...

Doanh thu bao gồm: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ

hoạt động tài chính và thu nhập bất thường ở báo cáo kết qủa hoạt động kinh

doanh, phần báo cáo lỗ lãi.

Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng của doanh

nghiệp và các khoản phải trả trước kỳ thu tiền trung bình cho biết trung bình số

phải thu trong kỳ bằng doanh thu của bao nhiêu ngày. Thông thường 20 ngày là

một kỳ thu tiền chấp nhận được. Nếu giá trị của chỉ tiêu này càng cao thì doanh

nghiệp đã bị chiếm dụng vốn, gây ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, khả năng

thu hồi vốn trong thanh toán chậm. Do đó doanh nghiệp phải có biện pháp thu hồi

nợ. Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh gay gắt thì có thể đây là chính sách của

doanh nghiệp nhằm phục vụ cho những mục tiêu chiến lược như chính sách mở

rộng, thâm nhập thị trường.

* Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, vì thế hiệu quả sử

dụng vốn cố định sẽ được thể hiện qua việc đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố

định.

Chỉ tiêu này nói lên mỗi đồng tài sản cố định có thể làm ra bao nhiêu đồng

doanh thu sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. Được xác định bởi công thức:

16

Page 17: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Doanh thu thuần

Vốn cố định bình quân

Tỉ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức

doanh thu thuần cao so với tài sản cố định.

* Hiệu suất luân chuyển vốn lưu động:

Hiệu suất luân chuyển vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng

để đánh giá chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc

độ luân chuyển lưu động nhanh hay chậm nói rõ tình hình tổ chức các mặt cung cấp,

sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hoặc không hợp lý, các khoản vật tư dự

trữ sử dụng có hiệu quả hoặc không hiệu quả.

Công thức tính như sau:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân

* Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản:

Chỉ tiêu này phản ánh trong một năm vốn của doanh nghiệp quay được mấy

vòng hay một đồng vốn đầu tư có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu:

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =

Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho thấy công suất hoạt động của doanh nghiệp như thế nào. Nếu

chỉ số này tăng lên thì được đánh giá là rất tốt vì doanh nghiệp đã khai thác hết năng

suất máy móc thiết bị. Còn nếu chỉ tiêu này giảm thì doanh ngiệp cần phải xem xét

lại có biện pháp tích cực nâng cao công suất hoạt động của máy móc TSCĐ

1.2.3.3. Các tỉ số về doanh lợi:

17

Page 18: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Tối đa hóa lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh

doanh, lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của

mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng nếu chỉ thông qua số lợi nhuận mà

doanh nghiệp thu được trong thời kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lượng hoạt động

sản xuất kinh doanh là tốt hay xấu thì có thể đưa chúng ta tới những kết luận sai

lầm. Bởi lẽ số lợi nhuận này không tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra, với

khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng. Để khắc phục nhược điểm này, các

nhà phân tích thường bổ xung thêm những chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi

nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt được trong kỳ với tổng số vốn mà

doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ sinh lời của

hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua tính và phân tích các chỉ tiêu sau:

* Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu:

Để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh thịnh vượng hay suy thoái, ngoài

việc xem xét chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ đạt được trong kỳ, các nhà phân tích còn

xác định trong 100 đồng doanh thu đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này

được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu tiêu thụ.

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế

× 100

Doanh thu tiêu thụ

Trong đó:

Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận ròng khi đã trừ đi các chi phí, nộp thuế lợi

tức.

Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó chịu ảnh hưởng của sự thay đổi sản lượng,

giá bán, chi phí...

* Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):

Chỉ tiêu này phản ánh kết quá hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh hiệu

quả của tài sản được đầu tư, hay còn gọi là khả năng sinh lời của đầu tư.

Công thức tính toán như sau:

18

Page 19: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản =

Lợi nhuận ròng

× 100

Toàn bộ tài sản

* Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường

mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu.

Công thức tính toán như sau:

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế

× 100

Vốn chủ sở hữu

19

Page 20: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG

THUỶ LỢI LÂM ĐỒNG

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG GIAO

THÔNG THUỶ LỢI LÂM ĐỒNG:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

- Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng- Giao thông – Thuỷ lợi Lâm Đồng trước

đây là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ tháng 9 năm 1982 theo quyết

định số: 650 /QĐ – UB ngày 30/ 9/1982 của UBND tỉnh Lâm Đồng với tên gọi là:

Xí nghiệp Khảo sát thiết kế Thuỷ lợi Lâm Đồng, thuộc sở Thuỷ Lợi Lâm Đồng;

- Năm 1989 đổi tên doanh nghiệp là Xí nghiệp Quy hoạch khảo sát thiết kế

công trình thuộc Liên Hiệp các xí nghiệp Thuỷ Lợi Lâm Đồng;

- Năm 1992 thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Lâm Đồng doanh nghiệp

được sát nhập vào Viện thiết kế Quy hoạch tổng hợp Tỉnh Lâm Đồng với tên gọi

Phân viện thiết kế Thuỷ lợi (là đơn vị trực thuộc) theo quyết định số 683/QĐ-UB-

TC ngày 24/10/1992 của UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Năm 1995 được tách ra và thành lập lại doanh nghiệp nhà nước theo quyết

định số 1449/QĐ-UB-TC ngày 23/ 12/1995 của UBND Tỉnh Lâm Đồng với tên gọi:

Xí Nghiệp Tư Vấn Thuỷ Lợi Lâm Đồng, thuộc UBND Tỉnh Lâm Đồng;

- Năm 2000 Doanh nghiệp được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận cho

chuyển thành Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Thuỷ Lợi Lâm Đồng theo quyết định số:

109/2000/QĐ-UB ngày 19/10/2000, thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Đến nay, để phù hợp với chức năng ngành nghề kinh doanh của doanh

nghiệp công ty xin đổi tên gọi: Công ty Cổ phần Tư Vấn Xây dựng Giao thông

Thuỷ lợi Lâm Đồng từ tháng 4/2008 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Tên công ty viết tắt bằng tiếng nước ngoài: HYDRAULIC ENGINEERING

CONSULATION JOINT SOCK COMPANY OF LAM DONG PROVINCE.

- Tên viết tắt: LAM DONG HTECO JSC.

- Văn phòng chính: Số 04 Bùi Thị Xuân, P 2, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm

Đồng.

20

Page 21: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

- Điện thoại: 0633827 067 – 0633 834 204; Fax: 0633 837 014.

- Email: [email protected]

Vốn điều lệ: 1.500.000.000 đồng (Một tỷ năm trăm triệu đồng).

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của công ty:

Công ty được thành lập để huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân,

các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong doanh nghiệp, ngoài xã hội dể đầu tư đổi

mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh

tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp. Tạo điều kiện để người lao động trong doanh

nghiệp có Cổ phần và những người góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi phương

thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp có hiệu quả và đầy đủ các nghĩa

vụ đối với nhà nước.

2.1.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh của công ty:

Tư vấn điều tra, khảo sát địa hình, địa chất. Thí nghiệm địa chất công trình,

kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng. Tư vấn lập dự án đầu tư. Tư vấn đấu thầu

thiết kế và xây lắp. Tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng. Tư vấn thẩm tra hồ sơ dự án

đầu tư. Quy hoạch khảo sát thiết kế các công trình: Thủy lợi, giao thông, nông

nghiệp, thủy điện, cấp nước, thoát nước, xây dựng dân dụng và công nghiệp, điện

dân dụng và công nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn. Tư vấn quản lý điều hành dự án

các công trình: Thuỷ lợi, giao thông, nông nghiệp, thuỷ điện, cấp nước, thoát nước,

xây dựng dân dụng và công nghiệp, điện dân dụng và công nghiệp, cơ sở hạ tầng

khu dân cư và nông thôn. Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công

trình xây dựng. Đánh giá tác động môi trường công trình xây dựng.

2.1.2.2. Nhiệm vụ:

Tổ chức mở rộng kinh doanh, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh, đáp ứng ngày càng nhiều các nhu cầu mới của xã hội.

Trên cở sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tận dụng năng lực sản xuất, tự

bù đắp các chi phí, tự trang trải vốn và làm tròn nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà

Nước với địa phương bằng cách nộp đủ thuế cho nhà nước.

Trong quá trình kinh doanh luôn chú trọng đến môi trường, xử lý tốt các chất

thải đảm bảo nguồn nước sạch. Tuyệt đối chấp hành đúng qui định về phòng cháy

chữa cháy, thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ.

21

Page 22: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp, hạch toán và

báo cáo trung thực theo chế độ Nhà nước quy định. Đồng thời đảm bảo an toàn

trong lao động, góp phần giữ gìn an ninh cho địa phương.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:

Sơ đồ 2.1: Bộ máy công ty:

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

* Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh

công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc

thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

* Ban giám đốc: Là người đại diện cho Công ty trước pháp luật và trước cơ

quan Nhà nước. Giám đốc Công ty quyết định việc điều hành các hoạt động sản

xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch.

Hội đồng Quản trị

Ban kiểm soátBan giám đốc

Phòng tổng hợp:-Bộ phận kế toán-BP hành chính tổ chức-BP Kế hoạch- nhân sự

Phòng tư vấn XDCB- Bộ phận KCS

Phân xưởng dịch vụ kỹ thuật

Xưởng quy

hoạch thiết kế Thuỷ

lợi

Xưởng quy

hoạch thiết kế

Xây dựng

Xưởng Quy hoạch

thiết kế Giao

Thông

Đội khảo

sát địa hình

Đội khảo

sát địa chất

Phòng thí

nghiệm

22

Page 23: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

- Giúp Giám đốc có các phó giám đốc và được Giám đốc uỷ quyền phân

công nhiệm vụ quản lý, điều hành một số phòng ban hoặc một số lĩnh vực kinh

doanh của Công ty.

- Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp

Giám đốc trong công việc quản lý điều hành công việc theo từng lĩnh vực.

* Phòng tổng hợp: Gồm Bộ phận hành chính tổ chức &kế hoạch nhân sự và

bộ phận kế toán.

- Bộ phận hành chính tổ chức và kế hoạch nhân sự:

Cũng như các phòng hành chính chịu trách nhiệm trong việc nhận sắp xếp

kiểm tra, lưu trữ các tài liệu và thực hiện việc báo cáo trực tiếp với giám đốc.

Chức năng nhiệm vụ cụ thể của bộ phận Hành chính -Tổ chức và Kế hoạch-

nhân sự là:

Làm nhiệm vụ quản lý lao động từ khi tiếp nhận đến khi giải quyết việc làm

và thực hiện các chế độ chính sách tiếp theo.

Tham mưu giúp việc về công tác tổ chức biên chế, quy hoạch việc sử dụng

lao động, tổ chức huấn luyện đào tạo, gửi đào tạo chuyên môn kỹ thuật, an toàn và

bảo hộ lao động.

Giải quyết đầu vào, đầu ra thực hiện các chế độ chính sách với người lao

động.

Theo dõi, quản lý lao động, lập bảng theo dõi thanh toán lương thưởng, duy

trì thực hiện các chế độ chính sách của Công ty.

Đảm trách một số công việc mang tính chất phục vụ, tiếp khách khi có những

liên hệ thuần tuý về hành chánh, quản trị; tiếp nhận và xử lý các công văn đến và

đi, nhằm tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ và đạt hiệu quả cao.

- Bộ phận kế toán: Với chức năng nhiệm vụ của mình phòng Kế toán đóng

một vai trò không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Với vai trò là

một phòng tập hợp các số liệu phân tích tình hình về kết quả kinh doanh, lập các

báo cáo lên giám đốc của công ty phòng Kế toán đã khẳng định vị trí quan trọng

không thể thiếu trong hoạt động của công ty. Có thể nói cụ thể về chức năng nhiệm

vụ của phòng Kế toán như sau:

Kiểm tra với khách hàng những hóa đơn đưa ra

Lập hoá đơn trên cơ sở các tài liệu về dịch vụ đã được cung cấp.

23

Page 24: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Liên lạc với các khoản phải trả và thực hiện việc thanh toán với các nhà cung

cấp

Làm báo cáo hàng tháng về các hoá đơn đã được sử dụng

Làm các báo cáo tài chính theo quy định (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết

quả kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối tài khoản, các báo cáo thuế )

Làm các báo cáo theo yêu cầu của giám đốc công ty.

Cập nhật tất cả các số liệu kế toán vào phần mềm công ty sử dụng.

Giải quyết tất cả các khoản phải thu & phải trả kế toán.

Báo cáo trực tiếp với giám đốc công ty những vấn đề liên quan đến phương

hướng và tình hình hoạt động của công ty.

Giải quyết các mối quan hệ tài chính trong quá trình luân chuyển vốn ngoại

thương và kinh doanh dịch vụ như:

Mối quan hệ giữa công ty với cơ quan nhà nước.

Mối quan hệ giữa công ty với ngân hàng.

Mối quan hệ trong nội bộ công ty.

Mối quan hệ giữa công ty với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước.

Tổ chức vốn sao cho đảm bảo cung cấp kịp thời và đầy đủ nhằm tại điều kiện

cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị liên tục có hiệu quả.

Phân phối hợp lý để sử dụng cho có hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tăng lợi

nhuận cho đơn vị.

Giúp cho ban giám đốc thấy rõ tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh theo

các thương vụ từ đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:

24

Kế toán trưởng

Page 25: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

(Nguồn : Phòng Tổ chức – Hành chính)

Chức năng nhiệm vụ của kế toán các phần hành trong bộ máy kế toán:

- Kế toán trưởng: Kế toán trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành

chung bộ máy kế toán, trợ giúp giám đốc đưa ra các quyết định kinh doanh và trình

lên giám đốc các báo cáo và định hướng về kết quả cần đạt được của Công ty trong

thời gian sắp tới.

Kế toán trưởng thực hiện việc tổng hợp số liệu để lên các báo cáo tài chính

Kế toán trưởng theo dõi chung về các khoản thanh toán với khách hàng.

Kế toán trưởng là người trực tiếp phân công công việc cho các kế toán viên và

chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc của phòng kế toán.

- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi hạch toán kế toán vào hệ thống

như kế toán mua bán, thuế phải nộp, đối chiếu nhập công nợ,….. Và cuối kỳ lập báo

cáo tài chính và trình kế toán trưởng.

- Thủ quỹ:

Chịu trách nhiệm giữ tiền mặt của công ty.

Thu tiền mặt, thanh toán tiền cho cán bộ công nhân viên trên cơ sở các hoá

đơn thanh toán.

Làm báo cáo quỹ tiền mặt hoặc các báo cáo khác theo yêu cầu của giám đốc.

Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc.

Từng phần hành kế toán có chức năng nhiệm vụ riêng song đều thực hiện

nhiệm vụ chung của bộ máy kế toán:

Phản ánh các chứng từ, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá

trình hoạt động kinh doanh một cách đầy đủ, trung thực, kịp thời, theo đúng nguyên

tắc, chuẩn mực và chế độ quy định.

Thu thập phân loại, xử lý tổng hợp thông tin về hoạt động kinh doanh công ty.

Tổng hợp số liệu, lập hệ thống báo cáo tài chính cung cấp cho các đối tượng sử

dụng liên quan.

Lập các báo cáo định kỳ theo yêu cầu của giám đốc công ty.

25

Kế toán công nợKế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán kho

Page 26: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

- Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập xuất kho về nguyên vật liệu hàng hóa

về mặt số lượng và giá cả thị trường, cũng như việc bảo quản kho hàng hóa, hàng

ngày lập báo cáo xuất kho, gửi về phòng kế toán.

- Kế toán công nợ: Theo dõi tổng hợp công nợ của các đơn vị

Chế độ và chính sách kế toán tại công ty:

Cũng như các công ty khác công ty hệ thống tài khoản kế toán được ban hành

theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC, ngày 20/.3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài

Chính.

Công ty áp dụng hình thức kế toán” nhật ký chung”. Niên độ kế toán bắt đầu

từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.

Sơ đồ 2.3 : Hình thức kế toán : Sơ đồ hình thức nhật ký chung :

Ghi chú :

ghi hàng ngày

ghi cuối tháng hay định kỳ

đối chiếu

Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán:

26

Chứng từ gốc

Xử lý nghiệp vụ

Sổ nhật ký chung Sổ cái Sổ chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiếtBảng cân đối tài khoản

Báo cáo tài chính

Các bút toán điều chỉnh

Làm bảng sau dữ liệu Khóa sổ chuyển sang kỳ sau

Chứng từ gốc

Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng cân đối kế toán

Sổ cái

Sổ nhật ký chung

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Page 27: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc có liên quan đã được kiểm tra, kế toán

tổng hợp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung với thông

số đối tượng tài khoản được khai báo ngay từ đầu. Phần mềm tự động cập nhật vào

sổ cái, sổ chi tiết, sổ chi tiết tổng hợp cân đối công nợ, bảng cân đối tài khoản, báo

cáo tài chính và cuối kỳ thực hiện phân bổ, kết chuyển. Sau khi thực hiện xong các

bút toán trên làm bảng sao dữ liệu, khóa sổ và chuyển sang kỳ sau.

* Phân xưởng dịch vụ kỹ thuật: Tiếp nhận các tài liệu, sản phẩm, dịch vụ

của công ty. Sắp xếp, đóng gói hồ sơ, tài liệu sản phẩm hoàn thành để chuẩn bị giao

hồ sơ cho khách hàng.

* Phòng tư vấn Xây Dựng Cơ Bản: Kiểm tra hồ sơ khảo sát thiết kế.

* Xưởng quy hoạch thiết kế Thuỷ lợi:Thiết kế các công trình thủy lợi

* Xưởng Quy hoạch thiết kế Giao Thông: Thiết kế các công trình giao thông

cầu đường.

* Xưởng quy hoạch thiết kế Xây dựng: Thiết kế và lập quy hoạch các công

trình xây dựng.

* Đội khảo sát địa hình: Khảo sát địa hình phục vụ cho công tác thiết kế, lập

quy hoạch.

27

Page 28: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

* Đội khảo sát địa chất: Khảo sát địa chất phục vụ cho công tác thiết kế, lấy

mẫu cho phòng thí nghiệm.

* Phòng thí nghiệm: Thí nghiệm địa chất công trình.

Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009:

ĐVT: đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Doanh thu3.812.559.34

0 3.965.823.547 5.617.756.724

2 Lợi nhuận 407.003.712 408.809.018 489.409.006

3 Các khoản nộp ngân sách 511.222.245 524.836.094 652.624.599

4 Mức cổ tức/ năm 15,20% 15,70% 22,00%

5Tiền lương bình quân Người/ tháng 3.105.000 3.235.000 4.583.000

Trong 3 năm công ty đã gặt hái được một kết quả sản xuất kinh doanh đáng khích

lệ, sản lượng hàng năm đều gia tăng, thu nhập người lao động ngày càng ổn định, đặc

biệt mức cổ tức tăng trưởng hàng năm được đánh giá với chỉ số cao, được nhiều nhà

đầu tư trong tỉnh quan tâm. Hội đồng quản trị luôn luôn bám sát nghị quyết của đại hội

thường niên làm kim chỉ nam để điều hành doanh nghiệp, nắm bắt các chủ trương,

nguồn vốn phát triển kinh tế địa phương kịp thời nhằm liên hệ với các chủ đầu tư xin

nhận thầu, đấu thầu công tác tư vấn khảo sát, thiết kế lập dự án đầu tư.

Kết quả gặt hái trong 3 năm qua cho thấy tính tích cực của Lãnh đạo công ty, sự

cố gắng nhiệt tình lao động của hầu hết Cán bộ công nhân viên chức trong Công ty đã

mang lại một thương hiệu có uy tín cho công ty tại địa phương Lâm Đồng và các tỉnh

bạn. Hiện nay, các chủ đầu tư ngày càng tin tưởng, có xu hướng tiếp cận và có nhu cầu

giao thầu các hoạt động tư vấn cho Công ty ngày càng nhiều.

2.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ

VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG -THUỶ LỢI LÂM ĐỒNG:

2.2.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát toàn bộ

tài sản doanh nghiệp theo 2 cách phân loại cân đối là tài sản và nguồn vốn cân đối

với nhau tại thời điểm nhất định, để thấy rõ ta đi vào phân tích.

28

Page 29: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

BẢNG 2.1: BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÀI SẢN

ĐVT: đồng

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % %

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

3.134.905.385

78,83

3.476.352.433 76,26

6.480.929.546 79,00

I. Tiền và các khoản tiền tương đương tiền

1.977.604.240

49,73

1.553.211.837 34,07

3.906.068.049 47,61

1. Tiền1.977.604.24

049,7

31.553.211.83

7 34,073.906.068.04

9 47,612. Các khoản tương đương tiền. II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 746.433.694

18,77

1.271.039.882 27,88

2.111.813.239 25,74

1. Phải thu khách hàng 53.944.452 1,36 25.411.042 0,56 186.547.661 2,272. Trả trước cho người bán 25.000.000 0,63 29.000.000 0,64 63.400.000 0,773. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng . 5. Các khoản phải thu khác 667.489.242

16,78

1.216.628.840 26,69

1.861.865.578 22,69

6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi

IV. Hàng tồn kho 20.320.503 0,51 44.723.503 1 42.747.951 0,521. Hàng tồn kho 20.320.503 0,51 44.723.503 1 42.747.951 0,522. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 390.546.948 9,82 670.377.211 15 420.300.307

29

Page 30: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 390.546.948 9,82 670.377.211 15 420.300.307 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 4. Tài sản ngắn hạn khác 5. Chi phí khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN 864.964.627

21,75

1.081.975.700 23,74

1.723.062.884 21,00

I. Các khoản phải thu dài hạn II.Tài sản cố định 864.964.627

21,75

1.081.975.700 23,74

1.723.062.884 21,00

1. Tài sản cố định hữu hình 864.964.627

21,75

1.072.275.700 23,52

1.713.662.884 20,89

. Nguyên giá 1.528.033.977

38,42

1.904.687.439 42

2.675.796.336 32,62

.Giá trị hao mòn luỹ kế (703.069.350) (18) (832.411.739) (18) (962.133.455)

-11,73

2. Tài sản cố định vô hình 10.000.000 0,25 9.700,000 0,21 9.400.000 0,11. Nguyên giá 10.000.000 0,25 10.000.000 0,22 10.000.000 0,12.Giá trị hao mòn luỹ kế (300.000) (0,007) (600.000) -0,013. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 30.000.000 0,75 II. Bất động sản đầu tư.

1. Nguyên giá

2. Giá trị hoa mòn III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1. Đầu tư dài hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn IV. Tài sản dài hạn khác 1.Chi phí trả trước dài hạn

30

Page 31: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3. Tài sản dài hạn khác

TỔNG TÀI SẢN3.999.870.01

2 1004.558.328.13

3 1008.203.992.43

0 100

(Nguồn: Phòng Kế toán, Bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008, 2009)

Tổng tài sản của công ty năm 2008 tăng lên 341.447.048 đồng so với năm 2007 và năm

2009 tăng lên so với năm 2008 là 3.004.577.113 đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là:

Năm 2007 công ty quản lý tài sản ngắn hạn là 3.134.905.385 đồng chiếm tỷ trọng 78,38%

sang năm 2008 tăng một lượng đáng kể là 3.476.352.433 đồng tương ứng tăng 110,89 % và năm

2009 tài sản ngắn hạn tăng nhiều là 6.480.929.546 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 186,43% so

với năm 2008.

Năm 2007 tài sản dài hạn của công ty là 864.964.627 đồng chiếm tỷ trọng là 21,62%

nhưng sang năm 2008 tăng một lượng đáng kể lớn là 1.081.975.700 đồng tương ứng với tỷ trọng

tăng là 125,09% và năm 2009 tài sản ngắn hạn tăng 3.004.577.113 đồng tương ứng với tỷ lệ

tăng là 159,25% so với năm 2008.

* Tài sản ngắn hạn:

Trong năm 2008 tài sản ngắn hạn tăng 341.447.048 đồng so với năm 2007 tương ứng với

tỷ lệ tăng 110,89% và năm 2009 tài sản ngắn hạn tăng nhiều so với năm 2008 là 3.004.577.113

đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 186,43%. Trong đó:

Tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2007 là 1.977.604.240 đồng nhưng đến

năm 2009 tăng lên là 3.906.068.049 đồng. Đây có sự cách biệt khá lớn và cho thấy khả năng

thanh toán hiện thời trong năm 2009 của công ty tăng lên khá nhiều so với năm 2007 và 2008.

Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty trong năm 2007 là 746.433.694, năm 2008

khoản thu ngắn hạn tăng lên 1.271.039.882 tương ứng với tỷ lệ 27,88% và năm 2009 là

2.111.813.239 đồng chiếm tỷ lệ là 25,74 %. Điều này cho thấy tài sản thuộc quyền sở hữu của

công ty tăng dần lên qua các năm. Chứng tỏ doanh nghiệp quản lý tốt tài sản.

Hàng tồn kho năm 2007 với số tiền là 20.320.503 đồng tương ứng với tỷ lệ là 0,51%

nhưng đến năm 2008 tăng lên là 44.723.503 đồng tương ứng với tỷ lệ là 1 % và đến năm 2009

hàng tồn kho chỉ còn 42.747.951 đồng tương ứng tỷ lệ là 0,52 % điều này cho thấy đến năm

2009 công ty đã quản lý tốt hơn hàng tồn kho so với năm 2008. Hàng tồn kho có ảnh hưởng rất

lớn đến hoạt động của công ty vì vậy công ty cần quan tâm hơn đến hàng tồn kho làm cho hàng

tồn kho giảm tới mức thấp nhất.

31

Page 32: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

* Tài sản dài hạn:

Năm 2007 tài sản dài hạn là 864.964.627 đồng, năm 2008 là 1.081.975.700 đồng đến năm

2009 là 1.723.062.884 đồng. Từ năm 2007 đến 2008 tài sản dài hạn tăng thêm 217.011.073 đồng

tương ứng với tỷ lệ 125,09% và tỷ trọng tăng là 2,12%(23,74%- 21,62%). Nguyên nhân chủ yếu

là công ty mua thêm máy móc thiết bị đưa vào công trình xây dựng. Điều này cho thấy công ty

luôn có sự cải tiến thiết bị, tăng hiệu quả công việc, rút ngắn thời gian thi công. Năm 2009 tài

sản dài hạn là 1.723.062.884 đồng tăng lên so với năm 2008 là 641.087.184 đồng tương ứng với

tỷ lệ 159,25%.

Tỷ suất đầu tư =Tổng tài sản dài hạn

Tổng tài sản

Năm 2007 tỷ suất đầu tư = ( 864.964.627 / 3.999.870.012)* 100 = 21,62 %

Năm 2008 tỷ suất đầu tư = ( 1.081.975.700 / 4.558.328.133)* 100 = 23,74 %

Năm 2009 tỷ suất đầu tư = ( 1.723.062.884 / 8.203.992.430)* 100 = 21,00 %.

Ta thấy tỷ suất đầu tư của công ty qua các năm là khá cao, năm 2008 là 21,62%, năm 2007

là 23,47% và năm 2009 là 21,00%. Điều này cho thấy năng lực sản xuất của công ty có xu

hướng tăng, tuy năm 2009 có giảm 2,74% nhưng không đáng kể.

• Phần nguồn vốn:

BẢNG 2.2: BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGUỒN VỐN

ĐVT: đồng

CHỈ TIÊUNăm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %A. NỢ PHẢI TRẢ

2.420.208.995 60,51 2.954.696.118 64,82 6.569.087.089 80,07

I. Nợ ngắn hạn 2.264.400.358 56,61 2.871.940.756 63,00 6.493.361.045 79,15

1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả cho người bán 3. Người mua trả tiền trước

2.518.315.762 62,96 3.639.565.781 79,84 7.044.847.814 85,87

4. Thuế và các KPN cho Nhà nước 62.295.746 1,56 55.688.380 1 269.415.357 3,28

32

Page 33: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

5. Phải trả cho người lao động (734.314.406) (18,36) (1.149.265.927) (25) (1.353.856.756)

-16,50

6. Chi phí phải trả ( Khấu hao) 7.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 418.637.256 10,47 325.952.522 7 532.954.630 6,508. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn

155.808.637 3,90 82.755.3621,815

5 75.726.044 0,921. Vay và nợ dài hạn 105.393.335 2,63 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 50.415.302 1,26 82.755.362

1,8155 7.029.318 0,09

3. Phải trả, phải nộp khác 4. Dự phòng phải trả dài hạn B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

1.579.661.017 39,49 1.603.632.015 35 1.634.905.341 19,93

I. Vốn chủ sở hữu

1.590.562.720 39,77 1.619.996.969 36 1.661.231.711 20,25

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

1.500.000.000 37,50 1.500.000.000 33 1.500.000.000 18,28

2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 7. Quỹ dự phòng tài chính 90.562.720 2,26 161.231.711 1,978. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (10.901.703) (0,27) (16.364.954) (0,36) (26.326.370) -0,321.Quỹ khen thưởng và phúc lợi (10.901.703) (0,27) (16.364.954) (0,36) (26.326.370) -0,322. Nguồn kinh phí 3. Nguồn kinh phí

33

Page 34: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

đã hình thành TSCĐTỔNG NGUỒN

VỐN3.999.870.01

2 100 4.558.328.133 100 8.203.992.430 100( Nguồn: Phòng Kê toán, Bảng cân đối Kế toán năm 2007,2008,2009)

Nợ phải trả năm 2007 từ 2.420.208.999 đồng đến năm 2008 là 2.954.696.118 đồng và 2009

là 6.569.087.089 đồng.

Nợ phải trả của công ty dao động ở mức năm 2007 là 60,51% năm 2008 là 64,82%, năm

2009 là 80,07%.

Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 là 1.579.661.017 đồng chiếm tỷ lệ 39.49%, năm 2008 là

1.603.632.015 đồng chiếm tỷ lệ tương ứng là 35% và năm 2009 vốn chủ sở hữu là

1.634.905.341 đồng chiếm tỷ lệ 19,93% so với tổng nguồn vốn. Như vậy ta thấy vốn chủ sở hữu

từ năm 2007 đến năm 2008 đã giảm 4,31% (39,49%- 35 %) tỷ lệ so với tổng nguồn vốn và đến

năm 2009 lại tiếp tục giảm 15% (35% - 19,93%). Điều này cho thấy doanh nghiệp cần nỗ lực để

tăng khả năng tự chủ .

* Nợ phải trả:

Nợ phải trả của công ty năm 2007 là 2.420.208.999 đồng chiếm tỷ lệ 60,51% và năm 2008

là 2.954.696.118 chiếm tỷ lệ là 64,82% năm 2009 là 6.569.087.089 đồng chiếm tỷ lệ 80,07%so

với tổng nguồn vốn. Như vậy nợ phải trả tăng thêm chủ yếu do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Người mua trả tiền trước năm 2007 là 2.518.315.762 đồng chiếm tỷ lệ là 62,96% năm 2008

là 3.639.565.781 đồng chiếm tỷ lệ 79,84% năm 2009 là 7.044.847.814 đồng chiếm tỷ lệ 85,87%

so với tổng nguồn vốn. Như vậy ta thấy số tiền người mua trả ở mức giao động từ 62,96% đến

85,87% so với tổng nguồn vốn. Ta thấy đây là dấu hiệu tốt cho thấy việc thu hồi vốn của công ty

ổn định, công ty có uy tín với khách hàng.

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: năm 2007 là 62.295.746 đồng chiếm tỷ lệ tương

ứng là 1,56 % năm 2008 là 55.688.380 đồng chiếm tỷ lệ 1 % đến năm 2009 thuế phải nộp là

269.415.357 đồng chiếm tỷ lệ là 3,28 %. Do doanh thu của công ty ngày càng tăng nên năm

2009 công ty nộp thuế nhiều hơn.

Phải trả cho người lao động tăng qua các năm 2007 là: (734.314.406), năm 2008 là

(1.149.265.927), năm 2009 là (1.353.856.756), chiếm tỷ trọng 16,50% do mức lương ngày càng

tăng theo giá cả thị trường.

* Nợ dài hạn:

34

Page 35: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

3,90%. Năm 2008 số nợ giảm 73.053.275 còn 82.755.362 chiếm tỷ trọng 1,81 %. Năm

2009 chỉ còn 75.726.044 chiếm tỷ trọng 0,92%.

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm qua các năm là 50.415.302 đồng, 82.755.362 đồng,

7.029.318 tương ứng với tỷ lệ là 1,26%, 1,8155%, 0,09%.

Qua việc phân tích về nguồn vốn ta thấy công ty ngày càng làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên

việc phân tích chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát, để có kết luận đúng đắn chính xác phải đi

sâu phân tích 1 số chỉ tiêu khác liên quan tình hình tài chính của công ty, đồng thời kết hợp với

tình hình thị trường, khả năng hiện tại của doanh nghiệp thì mới thấy hết “bức tranh” toàn diện

của công ty, mới đề ra những biện pháp tài chính hữu hiệu nhất.

2.2.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh:

Nếu như phần trước dựa trên bảng cân đối kế toán để phân tích đã cho ta biết phần nào

về sức mạnh tài chính, tình hình quản lý sử dụng vốn, mục đích sử dụng các nguồn vốn… thì

việc phân tích các khoản mục báo cáo kết quả kinh doanh sẽ bổ sung thêm các thông tin về tài

chính, góp phần làm cho “bức tranh” tài chính công ty sinh động hơn, nó cho biết việc quản

lý, chỉ đạo kinh doanh của các nhà quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty.

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cần

phải quan tâm đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận, lợi nhuận là

chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp, nó là

khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh

thu đó từ hoạt động kinh doanh.

Trước hết để thuận tiện cho việc phân tích, dựa trên các khoản mục thực tế của báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh đồng thời có sự điều chỉnh ta lập bảng phân tích sau:

35

Page 36: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

BẢNG 2.3 : BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009

Chênh lệch năm 2008/2007

Chênh lệch năm 2009/2008

% Theo quy mô chung

Mức % Mức %Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.812.559.340

3.965.823.547

5.617.756.724 153.264.207 4,02 1.651.933.177 41,65 100,20 100,00 100,00

2. Các khoản giảm trừ 7.789.618 0,20 0 03. Doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ 3.804.769.722

3.965.823.547

5.617.756.724 161.053.825 4,23 1.651.933.177 41,65 100,00 100,00 100,00

4. Giá vốn hàng bán 2.767.374.4282.893.823.97

03.843.436.49

4 126.449.542 4,57 949.612.524 32,82 72,73 72,97 68,425. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.037.395.294

1.071.999.577

1.774.320.230 34.604.283 3,34 702.320.653 65,52 27,27 27,03 31,58

6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính ( chi phí lãi vay) 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 661.509.629 734.343.873

1.323.002.169 72.834.244 11,01 588.658.296 80,16 17,39 18,52 23,55

9. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 407.003.712 408.809.018 489.409.006 1.805.306 0,44 80.599.988 19,72 10,70 10,31 8,71

10. Thu nhập khác 29.165.056 81.818.738 38.090.945 52.653.682 180,54 -43.727.793-

53,44 0,77 2,06 0,68

11. Chi phí khác

12. Lợi nhuận khác 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 407.003.712 408.809.018 489.409.006 1.805.306 0,44 80.599.988 19,72 10,70 10,31 8,71

Page 37: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

14.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 113.961.039 114.466.525 122.352.252 505.486 0,44 7.885.727 6,89 3,00 2,89 2,1815. Chi phí tuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 293.042.673 294.342.493 412.347.419 1.299.820 0,44 118.004.926 40,09 7,70 7,42 7,3417. Lãi cơ bản trên cổ phiếu

(Nguồn: Phòng Kế toán, Bảng cân đối kết quả hoạt động kinh doanh 2007,2008,2009)

Page 38: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Qua các số liệu thực tế trên cho ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

tăng lên rõ rệt qua các năm. Năm 2007 với tổng doanh thu là 3.812.559.340 đồng, năm

2008 tổng doanh thu là 3.965.823.547 đồng tăng so với năm 2008 là 4,02 %.Năm 2009

với tổng doanh thu là 5.617.756.724 đồng tăng so với năm 2008 là 41,65 % Lợi nhuận

sau thuế của doanh nghiệp năm 2009 tăng so với năm 2008 là 40,09%. Qua số liệu trên ta

thấy hoạt động của công ty đạt hiệu quả rất cao đặc biệt là năm 2009, đó là một sự cố

gắng nỗ lực của lãnh đạo công ty trong việc huy động và sử dụng vốn hợp lý.

2.2.3. Phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp:

2.2.3.1. Các tỷ số về khả năng thanh toán:

Tình hình thanh toán của công ty ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của

công ty. Khả năng thanh toán là sự biểu hiện số tài sản mà công ty hiện có có thể sử dụng

để trang trải các khoản nợ của mình. khả năng thanh toán của công ty thể hiện qua các tỷ

số sau:

* Tỷ số thanh toán hiện hành:

Tỷ số này được xác định bằng công thức:

Tỷ số thanh toán hiện hành =

Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn

BẢNG 2.4: BẢNG TÍNH HỆ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNHĐVT: Đồng

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009Tài sản lưu động 3.134.905.385 3.476.352.433 6.480.929.546Nợ ngắn hạn 2.264.400.358 2.871.940.756 6.493.361.045Hệ số thanh toán hiện hành(1/2) 1,38 1,21 1,00

(Nguồn: Phòng Kế toán, Bảng cân đối kế toán năm 2007,2008,2009)

Kết quả bảng trên cho thấy hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty cả 2

năm 2007, 2008 đều lớn hơn 1. Cụ thể, năm 2007 đạt 1,38; năm 2008 là 1,21 và năm

2009 là 1,00, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng 1 đồng tài

sản ngắn hạn. Điều đó cho thấy công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán hiện

hành.

* Tỷ số thanh toán nhanh

Page 39: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Tỷ số này được xác định bằng công thức:

Tỷ số thanh toán nhanh =

TSLĐ – Hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn

BẢNG 2.5: BẢNG TÍNH TỶ SỐ THANH TOÁN NHANH

ĐVT: ĐồngCHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. TSLĐ- hàng tồn kho 3.114.584.882 3.431.628.930 6.438.181.5952. Nợ ngắn hạn 2.264.400.358 2.871.940.756 6.493.361.045

3. Tỷ số thanh toán nhanh(1/2) 1,38 1,19 0,99

(Nguồn: Phòng Kế toán, Bảng cân đối kế toán năm 2007,2008,2009)

Kết quả cho thấy tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2007 là 1,38

năm 2008 là 1,19 và năm 2009 là 0,99. Tỷ số cho ta thấy khả năng thanh toán thực sự của

công ty có nghĩa là công ty có 138% tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến

hạn trả (đối với năm 2007), 119% tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn

trả (đối với năm 2008), 99% tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn trả (đối

với năm 2009). Ta thấy tỷ số giảm đi trong năm 2008 là do hàng tồn kho của công ty tăng

lên làm cho tỷ số giảm xuống so với năm 2007.

* Tỷ số thanh toán tức thời:

Tỷ số được tính bởi công thức:

Tỷ số thanh toán tức thời =Tiền mặt – Chứng khoán thanh khoản cao

Tổng nợ ngắn hạn

BẢNG 2.6: BẢNG TÍNH TỶ SỐ THANH TOÁN TỨC THỜI

ĐVT: Đồng

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 20091.977.604.240 1.553.211.837 3.906.068.049

2. Nợ ngắn hạn 2.264.400.358 2.871.940.756 6.493.361.045

3. Tỷ số thanh toán tức thời(1/2) 0,87 0,54 0,60

(Nguồn: Phòng kế toán, Bảng cân đối kế toán năm 2007,2008,2009)

Page 40: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Qua bảng phân tích ta thấy tỷ số thanh toán tức thời của công ty là khá tốt năm

2007 tỷ số là 0,87 năm 2008 là 0,54 và năm 2009 là 0,60. Như vậy khả năng thanh toán

bằng tiền của công ty có thể trả được

Tóm lại, qua phân tích khả năng thanh toán của công ty cho ta thấy công ty có khả

năng thanh toán cho các khoản nợ đến hạn trả. Tuy nhiên qua tỷ số thanh toán nhanh ta

thấy lượng hàng tồn kho có giá trị lớn sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh

của công ty. Nên cần có biện pháp để giải phóng được lượng hàng tồn để đảm bảo cho

khả năng thanh toán của công ty.

2.2.3.2. Các tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

* Hệ số nợ:

Hệ số nợ được tính bằng công thức:

Hệ số nợ =Tổng số nợ

Tổng số vốn

BẢNG 2.7: BẢNG TÍNH HỆ SỐ NỢ

ĐVT: ĐồngChỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1.Tổng nợ 2.420.208.995 2.954.696.118 6.569.087.0892.Tổng số vốn 3.999.870.012 4.558.328.133 8.203.992.4303.Hệ số nợ 0,61 0,65 0,80

(Nguồn: Phòng Kế toán, Bảng cân đối kế toán năm 2007,2008,2009)

Hệ số nợ cả 3 năm của Công ty tương đối cao. Các khoản vay của Công ty chiếm

tỉ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn.

Năm 2007 tỉ số nợ là 61% nghĩa là 100 đồng tài sản của công ty đã có 61 đồng

nợ, sang năm 2009 tỉ số nợ là 65%, năm 2009 tỉ số nợ là 80%. Mức nợ của doanh

nghiệp đã tăng qua các năm. Như vậy doanh nghiệp cần nổ lực hơn nữa để mở rộng quy

mô sản xuất bằng vốn vay.

2.2.3.3. Các chỉ số về hoạt động.

* Số vòng quay vốn lưu động: Ta phân tích qua các chỉ số sau.

+ Tỷ suất đầu tư TSCĐ:

Được tính theo công thức:

Tỷ suất đầu tư TSCĐ = x100

Page 41: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Tài sản cố định (giá trị còn lại)

Tổng tài sản

BẢNG 2.8: BẢNG TÍNH TỶ SUẤT ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 20091. Giá trị TSCĐ còn lại 1.568.033.977 1.904.687.439 2.675.796.3392. Tổng tài sản 3.999.870.012 4.558.328.133 8.203.992.4303. Tỷ suất đầu tư TSCĐ(1/2) 0,39 0,42 0,33

(Nguồn: Phòng Kế toán, Bảng cân đối kế toán năm 2007,2008,2009)

Qua bảng phân tích ta thấy Tỷ suất đầu tư TSCĐ tăng năm 2008 nhưng lại giảm vào

năm 2009. Chứng tỏ tài sản cố định của công ty đang ngày càng giảm so tổng số tài sản

của doanh nghiệp.

+Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ:

Tỷ suất này được tính theo công thức:

Tỷ suất tài trợ TSCĐ =

Vốn chủ sở hữu

x 100

Giá trị TSCĐ còn lại

BẢNG 2.9: BẢNG TÍNH TỶ SUẤT TÀI TRỢ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

ĐVT: ĐồngChỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Vốn chủ sở hữu 1.590.562.720 1.619.996.969 1.661.231.7112. Giá trị TSCĐ còn lại 1.568.033.977 1.904.687.439 2.675.796.3393.Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ(1/2) 1,01 0,85 0,62

(Nguồn: Phòng Kế toán, Bảng cân đối kế toán năm 2007,2008,2009)

Ta thấy tỷ suất tài trợ TSCĐ trong 3 năm qua có xu hướng giảm dần. Doanh

nghiệp cần nổ lực hơn nữa dể tăng khả năng tài chính của mình.

* Số vòng quay hàng tồn kho:

Page 42: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Chỉ số này được xác định bởi công thức:

Vòng quay hàng tồn kho =

Doanh thu tiêu thụ

Hàng tồn kho

BẢNG 2.10: BẢNG TÍNH VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHOĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Doanh thu tiêu thụ hàng hóa 3.812.559.340 3.965.823.547 5.617.756.724

2. Hàng tồn kho 20.320.503 44.723.503 42.747.9513. Vòng quay hàng tồn kho(1/2) 187,62 88,67 131,42

(Nguồn: Phòng Kế toán, Bảng CĐKT,BCKQHĐKD năm 2007,2008,2009)

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2007 là 187,62 vòng,

trong năm 2008 là 88,67 vòng giảm đi 98,95 vòng điều này cho thấy tốc độ luân chuyển

hàng tồn kho năm 2008 giảm xuống, có thể coi là một tín hiệu không khả quan. Nhưng

đến năm 2009 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là 131,42 tăng lên 42,75 cho thấy khả

năng quản trị hàng tồn kho của công ty ngày càng tốt hơn, đây là tín hiệu khả quan thúc

đẩy tốc độ tăng doanh thu cũng như lượng vốn đầu tư của công ty.

* Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Tỷ số được xác định bởi công thức:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Doanh thu thuần

Vốn cố định bình quân

Trong đó:

Vốn cố định bình quân =

Vốn cố định đầu kỳ + Vốn cố định cuối kỳ

2

Page 43: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

BẢNG 2.11: BẢNG TÍNH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Doanh thu thuần 3.812.559.34

03.965.823.54

7 5.617.756.724

2.Vốn cố định bình quân 833.026.9891.736.360.70

8 2.290.241.8893.Hiệu suất sử dụng vốn cố định(1/2) 4,58 2,28 2,45

(Vốn cố định đầu năm 2007 là 100.020.000 đồng)

(Nguồn: Phòng Kế toán, Bảng CĐKT,BCKQHĐKD năm 2007,2008,2009)

Hiệu suất sử dụng vốn cố định qua các năm là ở mức trung bình khá năm 2007 là

4,58 vòng, năm 2008 là 2,28 vòng và năm 2009 là 2,45 vòng. Ta thấy tỷ số này nói lên

một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nên qua tỷ số này ta thấy doanh

nghiệp sử dụng có hiệu quả đồng vốn mà mình đã bỏ ra. Ví dụ như năm 2007 một đồng

tài sản cố định mà doanh nghiệp bỏ ra đã tạo ra 4,58 đồng doanh thu.

* Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản:

Được xác định bởi công thức:

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =

Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

Trong đó:

Tổng tài sản bình quân =

Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ

2

Page 44: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

BẢNG 2.12: BẢNG TÍNH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TOÀN BỘ TÀI SẢN ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 20091. Doanh thu thuần 3.812.559.340 3.965.823.547 5.617.756.724

2. Tổng tài sản bình quân 2.550.935.006 4.279.099.073 6.381.160.282

3. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản(1/2) 1,49 0,93 0,88

(Tổng tài sản đầu năm 2007 là 1.102.000.000 đồng)

(Nguồn: Phòng Kế toán, Bảng CĐKT,BCKQHĐKD năm 2007,2008,2009)

Chỉ tiêu này nói lên ở năm 2007 mỗi đồng tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ cho ra

1,49 đồng doanh thu thuần; năm 2008 mỗi đồng tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ cho

0,93 đồng doanh thu thuần; năm 2009 mỗi đồng tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ cho

0,88 đồng doanh thu thuần. Chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản giảm dần qua các năm nhưng

không đáng kể, ban lãnh đạo cần nổ lực để sử dụng tài sản có hiệu quả hơn.

2.2.3.4. Các tỷ số về doanh lợi:

* Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu(ROS):

Được xác định bởi công thức:

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế

x 100

Doanh thu tiệu thụ

BẢNG 2.13: BẢNG TÍNH TỶ SUẤT DOANH LỢI TRÊN DOANH THU

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Lợi nhuận sau thuế 293.042.673 294.342.493 412.347.419

2. Doanh thu tiêu thụ 3.812.559.340 3.965.823.547 5.617.756.724

3. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (1/2* 100) 0,0769 0,0742 0,0734

(Nguồn: Phòng Kế toán, Bảng BCKQHĐKD năm 2007,2008,2009)

Qua bảng phân tích ta thấy tỷ suất sinh lợi năm sau có thấp hơn năm trước nhưng

không đáng kể cụ thể là: Năm 2007 tỷ số sinh lợi trên doanh thu là 7,69%, điều này có

nghĩa là có được 100 đồng doanh thu sau khi trừ đi các khoản chi phí mới tao ra 7,69

Page 45: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số doanh lợi giảm ở các năm sau nguyên nhân là do giá vốn

hàng bán khá cao đã làm giảm lợi nhuận ròng của công ty mặc dù lợi nhuận của công ty

năm sau cao hơn năm trước.

* Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Công thức tính toán như sau:

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản =

Lợi nhuận sau thuế

x 100

Tổng tài sản

BẢNG 2.14: BẢNG TÍNH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TỔNG TÀI SẢN

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Lợi nhuận sau thuế 293.042.673 294.342.493 412.347.419

2. Tổng tài sản 3.999.870.012 4.558.328.133 8.203.992.430

3.Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (1/2* 100) 0,0733 0,0646 0,0503

(Nguồn: Phòng Kế toán, Bảng CĐKT,BCKQHĐKD năm 2007,2008,2009)

Qua bảng phân tích ta thấy chỉ tiêu năm 2007 là 0,7%, năm 2008 là 0,6% năm 2009

là 0,5%. Chỉ tiêu này cho ta thấy 1 đồng tài sản bỏ ra đầu tư sau một năm tài chính còn lại

là bao nhiêu. Như vậy sau một năm tài chính với một đồng tài sản bỏ ra thì năm 2007 thu

được 0,0733 đồng, tương tự năm 2008 thu được 0,0646 đồng, năm 2009 thu được 0,0503

đồng.Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản đang có xu hướng giảm dần, công ty cần nỗ lực

hơn nữa.

* Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Công thức tính toán như sau:

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế

x 100

Vốn chủ sở hữu

Page 46: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1.Lợi nhuận sau thuế 293.042.673 294.342.493 412.347.419

2.Vốn chủ sở hữu 1.590.562.720 1.619.996.969 1.661.231.711

3. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (1/2* 100) 0,1842 0,1817 0,2482

(Bảng CĐKT,BCKQHĐKD năm 2007,2008,2009, Nguồn phòng Kế toán).

là 0,1817 đồng, năm 2009 là 24,82 đồng. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần tăng dần

qua các năm, đây là kết quả của việc doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả vốn vay.

PHẦN 3:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG

THỦY LỢI LÂM ĐỒNG

Page 47: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

3.1. NHẬN XÉT CHUNG:

Qua phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua hệ thống Báo cáo tài chính

năm 2007,2008 và 2009 cho chúng ta một số đánh giá về tình hình tài chính của công ty

như sau:

- Trong những năm gần đây doanh thu thuần của công ty luôn tăng, cho thấy hoạt

động kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn.

- Cơ cấu tài sản của công ty là tương đối hợp lý. Vì tỷ trọng tiền mặt của công ty

ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nên khả năng thanh toán nhanh của

công ty càng được đáp ứng.

- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty tăng chứng tỏ công ty sử dụng vốn

lưu động có hiệu quả.

- Tình hình thanh toán của công ty là khá tốt, công ty có thể thanh toán được các

khoản nợ đến hạn

- Công ty luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao mức thu nhập cho công nhân viên và

tìm mọi biện pháp khắc phục những khó khăn đưa tình hình tài chính của Công ty ổn

định.

- Những tồn tại về mặt tài chính của Công ty ngày càng được giảm xuống để thích

nghi với tình hình mới, làm tăng hiệu quả kinh doanh đưa mức tổng lợi nhuận ngày càng

tăng lên. Quy mô tài sản và nguồn vốn của Công ty nói chung năm sau tăng lên so với

năm trước.

- Doanh thu thuần trong hoạt động kinh doanh của Công ty năm sau tăng hơn năm

trước. Công ty cũng đã sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả VCĐ, VLĐ và vốn sản xuất kinh

doanh góp phần nâng cao chỉ tiêu lợi nhuận.

- Bên cạnh những mặt đã đạt được, Công ty còn tồn tại những hạn chế. Các giá trị

sự tốt, Công ty còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Công ty cần gia tăng thêm

vốn chủ sở hữu để đảm bảo tính tự chủ và mở rộng qui mô sản xuất.

- Các khoản Nợ phải trả của Công ty tăng lên so với năm trước trong đó chủ yếu là

do tăng các khoản phải trả nhà cung cấp.Nhưng nếu đem so sánh với các khoản phải nợ

khác thì công ty đã chiếm dụng một lượng lớn số vốn của nhà cung cấp điều này tạo

thuận lợi trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Page 48: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

- Khả năng thanh toán trong dài hạn tương đối tốt nhờ có khả năng tạo ra lợi nhuận

cao.

- Công ty luôn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình thông qua việc đẩy mạnh

tiêu thụ để tăng tốc độ luân chuyển vốn

- Hàng tồn kho của công ty năm 2007 cao nhưng năm 2009 đã giảm xuống nên công

ty cần cố gắng xem xét lại để tránh ứ đọng vốn đồng thời cũng giảm được chi phí vốn

trong những năm tiếp theo để hoạt động công ty ngày phát triển và thu được lợi nhuận

cao hơn.

- Ngoài ra còn có những yếu tố khác cũng gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến tình

hình tài chính của công ty.

- Công tác ứng dụng tin học vào công việc được công ty quan tâm và sử dụng rộng

rãi tạo thuận lợi trong việc trao đổi công việc và thi hành nhiệm vụ chung của công ty.

- Các phòng ban được bố trí phù hợp, phân định chúc năng nhiệm vụ rõ ràng tạo

điều kiện nâng cao hiệu quả và hỗ trợ nhau trong công việc.

- Bộ phận kế toán luôn tuân thủ chặt chẽ chế độ kế toán ban hành và các sổ sách

chứng từ luôn được lưu trữ cẩn thận, dễ kiểm soát do đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc

theo dõi và quản lý tình hình tài chính tại đơn vị.

- Đội ngũ nhân viên ngày càng được nâng cao trình độ chuyên môn để đảm bảo kinh

doanh trong tình hình mới.

Trên đây là những nhận xét đánh giá chung nhất về tình hình tài chính của Công ty.

Qua các đánh giá trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty tương đối ổn định, khả

quan. Tuy nhiên, để khắc phục được những bất cập còn tồn tại trong bức tranh tài chính

của Công ty, cần thiết phải đề ra một số phương hướng, giải pháp mang tính đề xuất

nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty trong những năm tiếp theo.

3.2. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH:

Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế ở nước ta cho thấy sự tồn tại

của nhiều doanh nghiệp nắm giữ ngành then chốt đã góp phần đảm bảo các cân đối lớn

của ngành của ngành kinh tế, điều tiết thị trường, đóng góp nguồn tài chính đáng kể cho

ngân sách. Tuy nhiên còn nhiều nguyên nhân, hoạt động của một số công ty đã không

khỏi bộc lộ nhiều yếu kém khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập cùng bạn

bè quốc tế, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trở thành gánh nặng của Nhà nước.

Page 49: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

Được tiếp cận với thực tế qua quá trình thực tập tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây

Dựng Giao Thông Thủy Lợi Lâm Đồng, tôi nhận thấy công ty đã đảm nhận khá tốt vai

trò “đầu tàu” của mình đối với nền kinh tế xã hội tỉnh nhà cũng như công cuộc xây dựng

và phát triển của đất nước.

Tuy nhiên còn số vấn đề mà theo tôi nếu được khắc phục triệt để sẽ nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn của công ty hơn:

- Về công tác quản lý nợ phải trả:

Đây là khoản nợ chiếm khá lớn trong tổng nguồn vốn của đơn vị, đơn vị không giải

phóng bớt lượng tiền mặt có sẵn để trả nợ cho nhà cung cấp, làm nợ tăng lên quá nhiều..

Tuy tình hình thanh toán khả quan do lợi nhuận tạo ra nhiều, biết chiếm dụng là tốt

nhưng không nên để cho nợ vượt quá trong khi tiền không hẳn là đã cạn

- Về công tác quản lý tài sản lưu động:

Đây là tài sản chiếm khá lớn trong tổng tài sản của đơn vị, do đó cần được quan tâm

quản lý chặt chẽ. Mặt khác nó còn ảnh hưởng khả năng thanh toán của đơn vị và thực tế

cho thấy những năm qua hạn chế trong việc quản lý đã làm khoản chiếm dụng vốn tăng

cao, tiền tồn nhiều nhưng nợ phải trả vẫn tăng.

3.3. KIẾN NGHỊ:

3.3.1. Đối với công tác quản lý tài sản lưu động:công ty quá lớn, giải phóng lượng

tiền mặt bằng cách mua sắm mới tài sản cố định, trang thiết bị nhằm mở rộng qui mô sản

xuất kinh doanh hơn nữa.

3.3.2. Đối với công tác quản lý tài sản cố định: Công ty nên thường xuyên kiểm

tra đánh giá lại tài sản cố định, để có biện pháp thích hợp như là phát hiện hư hỏng để sửa

chữa hoặc tiến hành thanh lý những tài sản không còn sử dụng để giải phóng vốn.

3.3.3. Đối với công tác quản lý nợ phải trả: Để giảm bớt lượng vốn đi chiếm

dụng, gia tăng vòng quay khoản phải trả, công ty cần làm những công việc như:

- Bộ phận kinh doanh: Lập bảng theo dõi và phân loại những nhà cung cấp truyền

thống. Theo dõi chính sách bán nợ đừng trở thành khoản nợ quá hạn.

- Phòng kế toán – tài vụ: Theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch trả nợ những khoản nợ

đến hạn, nhằm giải phóng lượng tiền mặt tồn quỹ đồng thời giảm nợ.

- Đối với công tác kiểm soát chi phí quản lý: Hàng tháng công ty nên đưa ra định

mức sử dụng văn phòng phẩm để ngăn ngừa việc dùng lãng phí tài sản của công ty.

Page 50: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

- Thông qua những lần hội họp, đề cao vai trò tích cực về ý thức của mỗi cá nhân

để khuyến khích việc sử dụng tài sản chung của công ty một cách tiết kiệm, hiệu quả

nhất.

3.3.4. Sử dụng nguồn lực:

Việc sử dụng lao động gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên sử dụng

lao động hiệu quả sẽ đẩy mạnh tăng năng suất, tiết kiệm chi phí… từ đó sẽ tăng lợi nhuận

góp phần cải thiện tình hình tài chính công ty. Hay nói cách khác cần phải có khả năng

quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả ở cả 4 khâu:

- Lập kế hoạch và tuyển dụng.

- Đào tạo và phát triển.

- Duy trì và quản lý.

- Hệ thống thông tin và dịch vụ về nhân lực.

Không những thế, Doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến việc:

- Khảo sát tìm hiểu nhân viên để biết nhu cầu của họ.

- Xác định những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý nguồn nhân lực.

- Xây dựng các kế hoạch đào tạo cho các nhóm và các cá nhân để vừa cung cấp kỹ

năng cho các công việc hiện tại vừa tạo cơ sở cho sự tăng trưởng trong tương lai.

3.3.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Như chúng ta biết, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có nguồn vốn.

Công ty cần xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp trong kỳ, trên cơ sở đó tổ chức huy động các nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp

thời và đầy đủ những nhu cầu đấy. Trong thực tiễn quản lý tài chính, muốn kinh doanh có

lợi nhuận phải sử dụng vốn hiệu quả. Đó là vấn đề phức tạp vì cần có quan hệ với các yếu

tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như TSLĐ, TSCĐ, Vốn chủ sở hữu. Công ty chỉ

có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố đầu vào này trong mối quan hệ với

các yếu tố đầu ra như lợi nhuận thuần, lợi nhuận gộp một cách có hiệu quả.

Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao lợi nhuận, doanh thu và

nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh.

Việc tác động vào hai nhân tố: doanh thu và chi phí sẽ năng cao lợi nhuận. Phải

không ngừng tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí một cách hợp lý.

Như vậy, để tăng doanh thu công ty nên tăng cường giới thiệu quảng bá thương

hiệu, không ngừng tìm kiếm nhiều khách hàng mới, sẵn sàng chấp nhận những khoản

Page 51: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

chi phí cho việc giao tiếp và có thể áp dụng chính sách hoa hồng cho những ai tìm

kiếm được khách hàng, đem lại lợi ích thiết thực cho công ty.

Do công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên chi phí chủ yếu mà công ty có

thể điều chỉnh là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Công ty cần giảm chi

phí, làm tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

- Đối với chi phí bán hàng: Đây là khoản chi phí khá quan trọng của công ty là

khoản chi cho: tìm kiếm khách hàng mới, chi phí hoa hồng cho người môi giới, chiết

khấu cho người bán. Để sử dụng loại chi phí này có hiệu quả công ty cần đưa ra chính

sách hoa hồng hợp lý, định hướng cụ thể về khách hàng mục tiêu

- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp:Vì là khoản chi phí tương đối lớn trong

công ty, để giảm khoản chi phí này công ty cần điều chỉnh bộ máy theo hướng tinh giảm,

gọn nhẹ, hạn chế những khoản chi không rõ mục đích.

Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu là một con số còn quá khiêm tốn so với lượng

vốn mà công ty cần được đáp ứng. Vì vậy công ty phải huy động từ các nguồn khác như:

- Nguồn lợi tích luỹ: Là các khoản phải trả khác nhưng chưa đến hạn thanh toán

như nợ lương CBCNV, nợ thuế, phải trả các đơn vị nội bộ,... đây là hình thức tài trợ “

miễn phí” vì công ty sử dụng mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán. Tuy nhiên,

phạm vi ứng dụng các khoản nợ là có giới hạn bởi lẽ công ty chỉ có thể trì hoãn nộp thuế

trong một thời hạn nhất định, còn nếu chậm trễ trả lương cho công nhân sẽ làm suy giảm

tinh thần làm việc của họ. Các khoản nợ tích luỹ là nguồn tài trợ tự động, phụ thuộc vào

quy mô kinh doanh của công ty tại từng thời điểm. Chúng tự phát thay đổi cùng với các

hoạt động kinh doanh của công ty: khi công ty thu hẹp sản xuất kinh doanh, các khoản

này sẽ giảm theo, ngược lại chúng sẽ tự động tăng lên khi sản xuất mở rộng.

- Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: Mua chịu là một hình thức đã rất phổ

biến trong môi trường kinh doanh hiện nay. Một công ty nhỏ có thể không đủ tiêu chuẩn

vay ngân hàng nhưng vẫn có thể mua chịu được. Để tận dụng tốt nguồn tài trợ này, công

ty cần chú ý mua chịu của các nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh vì họ mới đủ

khả năng bán chịu với thời hạn dài cho các doanh nghệp nhỏ khác. Ngoài ra, công ty cần

tận dụng tối đa thời hạn thiếu chịu: nếu muốn hưởng chiết khấu, công ty nên thanh toán

vào ngày cuối cùng của thời hạn chiết khấu. Còn nếu không đủ khả năng thì nên để đến

ngày hết hạn hoá đơn mới thanh toán là có lợi nhất. Công ty cũng nên tránh việc trì hoãn

thanh toán các khoản tiền mua trả chậm vượt quá thời hạn phải trả, bởi vì việc đó có thể

Page 52: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

gây ra những tác động tiêu cực như làm tổn hại đến uy tín, vị thế và các mối quan hệ của

công ty, hơn thế nữa công ty còn phải gánh chịu chi phí tín dụng rất cao, thậm trí còn cao

hơn cả lãi suất vay ngắn hạn.

Nếu công ty áp dụng và thực hiện tốt được các biện pháp nêu trên thì chắc chắn

rằng nợ ngắn hạn sẽ giảm được một lượng tương đối lớn, công ty sẽ có điều kiện vay

vốn trung và dài hạn đồng thời có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn và

dài hạn nhằm đem lại lợi ích thiết thực, sản phẩm có khả năng tiêu thụ tốt, quá trình

sản xuất diễn ra liên tục từ đó đảm bảo vốn luân chuyển đều đặn, tạo điều kiện bảo toàn

và phát triển vốn.

Tuy nhiên, đòi hỏi đặt ra ở đây dó là:

- Chi phí huy động và sử dụng vốn dài hạn không quá lớn so với vốn ngắn hạn,

làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Số vốn dài hạn này phải được sử dụng đúng mục đích là đầu tư cho TSCĐ cần

thiết và dự án đầu tư là khả thi

- Công ty phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng và các tổ chức tín

dụng để được vay vốn trung và dài hạn.

- Công ty phải đảm bảo sử dụng tốt các nguồn vốn khác để khi giảm nợ ngắn hạn

tức là lượng vốn lưu động giảm sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả sản

xuất kinh doanh của công ty.

3.3.6. Xây dựng phương thức thanh toán hiệu quả:

Trong quá trình kinh doanh luôn phát sinh những hình thức thanh toán khác nhau

nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương nhiều mặt của khách hàng. Nếu phương thức

thanh toán không phù hợp, bất lợi cho công ty sẽ dẫn đến việc thiếu hụt vốn không

đáng có hoặc phải tốn nhiều chi phí hơn so với yêu cầu vì thế xây dựng phương thức

thanh toán hợp lý, hiệu quả là điều rất cần thiết.

- Phương thức thanh toán: nên sử dụng phương thức chuyển khoản hoặc L/C vì

dễ theo dõi và an toàn, dễ hoạch toán.

- Thời gian thanh toán: công ty nên lập kế hoạch khi bán sản phẩm, chuẩn bị

những khoản bị chiếm dụng cho những thời gian phù hợp nhất. Thông thường công ty

nên áp dụng chính sách bán trả chậm sẽ tạo mối quan hệ lâu dài, tuy nhiên qua phân tích

chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân thì thời gian bán trả chậm quá lâu, do đó công ty nên cân

nhắc để có chính sách phù hợp nhất.

Page 53: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

- Thủ tục, địa điểm thanh toán: Tùy theo yêu cầu khách hàng mà công ty chọn

thủ tục và địa điểm sao cho phù hợp.

Ngoài ra, trong quá trình thanh toán sẽ xuất hiện nhiều vấn đề cần giải quyết, đòi

hỏi bộ phận kinh doanh của công ty nên chú trọng và có những quy định đúng đắn.

Chẳng hạn có thể dùng chính sách hoa hồng, khuyến mãi,…trong thanh toán.

3.3.7. Xây dựng thương hiệu cho công ty:

- Điều cốt yếu trong sản xuất kinh doanh là chất lượng công t r ình và sản

phẩm, do đó muốn tạo uy tín trên thương trường, công ty phải không ngừng nâng cao

trình độ công nhân viên, ứng dụng hiệu quả những công nghệ mới thông qua khóa tập

huấn, đào tạo...

- Công ty phải tìm hiểu nhu cầu mới và phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

một cách nhanh chóng nhất mới có thể có thể tồn tại trong điều kiện cạnh tranh hiện

nay.

Page 54: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập và phát triển của ngày nay, công ty muốn tồn tại và phát triển

thì không thể tránh khỏi việc cạnh tranh với công ty khác.Việc đánh giá công ty nào hoạt

động hiệu quả hơn thường xét về khía cạnh tài chính công ty đó. Do vậy việc quản lý tài

chính để đạt hiệu quả tốt đã là khó, nhưng để nâng cao quản lý tài chính nhằm đem lại

hiệu quả càng khó hơn. Trong đó việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả sẽ tác động rất

lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bởi vì ngoài phần vốn đã có thì doanh

nghiệp phải có nhiệm vụ tái tạo và mở rộng thêm nguồn vốn tự có nhằm mở rộng quy mô

sản xuất của công ty. Do yêu cầu của nền kinh tế hiện nay mọi đơn vị sản xuất đều phải

tự trang trải chi phí và phải tạo ra lợi nhuận.

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Giao Thông Thuỷ

Lợi Lâm Đồng đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của Công ty, tôi thấy rằng hoạt

động tài chính có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tài chính doanh nghiệp nghiên cứu một cách có hệ thống các mối quan hệ tài chính phát

sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính doanh

Mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách song Công ty Cổ Phần Tư

Vấn Xây Dựng Giao Thông Thuỷ Lợi Lâm Đồng đã bằng mọi cách để vượt qua khó khăn

và thu được kết quả tốt.

Vì hạn chế về thời gian nghiên cứu thực tế không nhiều và trình độ hiểu biết còn

mang tính lý luận và ở giới hạn nhất định cho nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi những

thiếu sót, kính mong được sự giúp đỡ góp ý của các anh (chị) trong phòng kế toán tại

Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Giao Thông Thuỷ Lợi Lâm Đồng và quý thầy cô

giáo để cho chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn nữa.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Page 55: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2007, NĂM 2008, NĂM 2009

TÀI SẢN Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN3.134.905.38

5 3.476.352.433 6.480.929.546I. Tiền và các khoản tiền tương đương tiền

1.977.604.240 1.553.211.837 3.906.068.049

1. Tiền1.977.604.24

0 1.553.211.837 3.906.068.049

2. Các khoản tương đương tiền. II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

1. Đầu tư ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 746.433.694 1.271.039.882 2.111.813.239

1. Phải thu khách hàng 53.944.452 25.411.042 186.547.661

2. Trả trước cho người bán 25.000.000 29.000.000 63.400.000

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng .

5. Các khoản phải thu khác 667.489.242 1.216.628.840 1.861.865.5786. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi

IV. Hàng tồn kho 20.320.503 44.723.503 42.747.9511. Hàng tồn kho 20.320.503 44.723.503 42.747.9512. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

V. Tài sản ngắn hạn khác 390.546.948 670.377.211 420.300.307

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 390.546.948 670.377.211 420.300.3072. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 4. Tài sản ngắn hạn khác 5. Chi phí khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN 864.964.627 1.081.975.700 1.723.062.884

I. Các khoản phải thu dài hạn II.Tài sản cố định 864.964.627 1.081.975.700 1.723.062.884

Page 56: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

1. Tài sản cố định hữu hình 864.964.627 1.072.275.700 1.713.662.884. Nguyên giá 1.528.033.97

7 1.904.687.439 2.675.796.336.Giá trị hao mòn luỹ kế (703.069.350) (832.411.739) (962.133.455)

2. Tài sản cố định vô hình 10.000.000 9.700.000 9.400.000. Nguyên giá 10.000.000 10.000.000 10.000.000.Giá trị hao mòn luỹ kế (300.000) (600.000)3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang II. Bất động sản đầu tư. 1. Nguyên giá 2. Giá trị hoa mòn III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư dài hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn IV. Tài sản dài hạn khác 1.Chi phí trả trước dài hạn 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3. Tài sản dài hạn khác

TỔNG TÀI SẢN3.976.760.01

2 4.558.328.133 8.203.992.430

NGUỒN VỐN

A. NỢ PHẢI TRẢ2.420.208.99

5 2.954.696.118 6.569.087.089I. Nợ ngắn hạn 2.264.400.35

8 2.871.940.756 6.493.361.0451. Vay ngắn hạn 2. Phải trả cho người bán 3. Người mua trả tiền trước 2.518.315.76

2 3.639.565.781 7.044.847.81462.295.746 55.688.380 269.415.357

5. Phải trả cho người lao động (734.314.406) (1.149.265.927) (1.353.856.756)6. Chi phí phải trả ( Khấu hao) 7.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 418.637.256 325.952.522 532.954.6308. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 155.808.637 82.755.362 75.726.0441. Vay và nợ dài hạn 105.393.335 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 50.415.302 82.755.362 7,029,3183. Phải trả, phải nộp khác 4. Dự phòng phải trả dài hạn B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ 1.579.661.01 1.603.632.015 1.634.905.341

Page 57: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

HỮU 7I. Vốn chủ sở hữu 1.590.562.72

0 1.619.996.969 1.661.231.7111. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.500.000.00

0 1.500.000.000 1.500.000.0002. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 7. Quỹ dự phòng tài chính 90.562.720 161.231.7118. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (10.901.703) (16.364.954) (26.326.370)1.Quỹ khen thưởng và phúc lợi (10.901.703) (16.364.954) (26,326,370)2. Nguồn kinh phí 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

TỔNG NGUỒN VỐN3.999.870.01

2 4.558.328.133 8.203.992.430(Nguồn: Phòng kế toán tài chính

Bảng cân đối kế toán năm 2007,2008,2009)

Phụ lục 02:

BẢNG 2.3 : BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT:Đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

3.812.559.340

3.965.823.547 5.617.756.724

2. Các khoản giảm trừ 7.789.618 3. Doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ

3.804.769.722

3.965.823.547 5.617.756.724

4. Giá vốn hàng bán2.767.374.42

82.893.823.97

0 3.843.436.4945. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.037.395.294

1.071.999.577 1.774.320.230

6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính ( chi phí lãi vay) 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 661.509.629 734.343.873 1.323.002.1699. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 407.003.712 408.809.018 489.409.00610. Thu nhập khác 29.165.056 81.818.738 38.090.945

Page 58: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

11. Chi phí khác 12. Lợi nhuận khác 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 407.003.712 408.809.018 489.409.00614.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 113.961.039 114.466.525 122.352.25215. Chi phí tuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 293.042.673 294.342.493 412.347.41917. Lãi cơ bản trên cổ phiếu

(Nguồn: Phòng kế toán tài chínhBảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007,2008,2009)

Page 59: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

DANH MỤC VIẾT TẮT

TSCĐ: Tài sản cố định

GTGT: Giá trị gia tăng

TSCĐ: Tài sản lưu động

VCSH: Vốn chủ sở hữu

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

HĐQT: Hội đồng quản trị

BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

CBCNV: Cán bộ công nhân viên

CĐKT: Cân đối kế toán

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Tuấn – Giảng viên trường Đại học Đà Lạt, bài giảng Quản trị

tài chính doanh nghiệp, năm 2009

2. Đoàn Anh Tuấn. Giảng viên trường Đại học Đà Lạt, Bài tập- bài giảng phân

tích hoạt động kinh doanh.

3. Phạm Văn Dược, Đặng Văn Cương, Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà

xuất bản thông kê.

4. Huỳnh Đức Lộng- Giảng viên trường đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí

Minh- Bài tập- bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh- Nhà xuất bản thong kê,

1998.

5. Các tài liệu quan tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Giao Thông Thuỷ

Lợi Lâm Đồng./.

Page 60: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................................

1

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

1.1. Khái niệm - mục đích - phương pháp phân tích:

1.1.1. Khái niệm: ......................................................................................................

3

1.1.2. Mục đích............................................................................................................

3

1.1.3. Ý nghĩa và tác dụng của việc phân tích:.............................................................

4

1.1.4. Phương pháp phân tích tài chính:.......................................................................

5

1.2. Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính:........................

8

1.2.1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toánl.................

8

1.2.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua bảng kết quả hoạt

động kinh doanh: .........................................................................................................

10

1.2.3. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua phân tích các tỷ số

tài chính:…10

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ

VẤN - XÂY DỰNG - GIAO THÔNG THUỶ LỢI LÂM ĐỒNG

Page 61: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần tư vấn xây dựng - giao thông –thuỷ lợi Lâm

Đồng:........20

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công

ty:.....................................................20

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công

ty: ...................................................................21

doanh :.....................................................................28

2.2. Thực trạng tình hình tài chính công ty cổ phần tư vấn xây dựng - giao

thông –thuỷ lợi Lâm Đồng:.............................................................................................

28

2.2.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán:.....................................

29

2.2.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh:...........................

34

2.2.3. Phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp:.................................................

37

PHẦN 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN -XÂY DỰNG

GIAO THÔNG - THUỶ LỢI LÂM ĐỒNG

3.1. Nhận xét chung:................................................................................................................

46

3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh:...............................................................

48

3.3. Kiến nghị:..........................................................................................................................

48

3.3.1. Đối với công tác quản lý tài sản lưu động:.........................................................

48

3.3.2. Đối với công tác quản lý tài sản cố định:...........................................................

48

3.3.3. Đối với công tác quản lý nợ phải trả:.................................................................

48

Page 62: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671

3.3.4. Sử dụng nguồn lực:............................................................................................

49

3.3.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:........................................................................

49

3.3.6. Xây dựng phương thức thanh toán hiệu quả: ....................................................

52

3.3.7. Xây dựng thương hiệu cho công ty:...................................................................

52

KẾT LUẬN: ............................................................................................................................

53

Page 63: Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671