33
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: ĐỊA LÍ 10 A. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm ( 7 điểm ) và Tự luận ( 3 điểm ) B. Nội dung ôn tập: I. LÍ THUYẾT: BÀI 15: THUỶ QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT Câu 1. Khái niệm thủy quyển. Trình bày các vòng tuần hoàn của nước trên TĐ và nêu tác động của vòng tuần hoàn nước? 1. Thủy quyển: Là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa, và hơi nước trong khí quyển. 2. Các vòng tuần hoàn của nước. * Vòng tuần hoàn nhỏ. Nước biển và đại dương bị Mặt Trời đốt nóng làm cho nước bốc hơi lên cao gặp hạt nhân ngưng kết tạo thành mây. Hạt nước trong các đám mây lớn dần tạo thành mưa rơi xuống biển và đại dương. * Vòng tuần hoàn lớn. - Nước biển và đại dương bị MT đốt nóng làm cho nước bốc hơi lên cao gặp hạt nhân ngưng kết tạo thành mây. - Mây được gió đưa vào sâu trong lục địa rồi gặp lạnh tạo thành mưa (dạng nước, tuyết rơi,…). Nước rơi xuống lục địa thì: + Một phần bốc hơi ngay lên khí quyển. + Một phần thấm qua các tầng đá thấm nước để tạo thành nước ngầm.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018MÔN: ĐỊA LÍ 10

A. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm ( 7 điểm ) và Tự luận ( 3 điểm )B. Nội dung ôn tập:I. LÍ THUYẾT:

BÀI 15: THUỶ QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT

Câu 1. Khái niệm thủy quyển. Trình bày các vòng tuần hoàn của nước trên TĐ và nêu tác động của vòng tuần hoàn nước?1. Thủy quyển: Là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa, và hơi nước trong khí quyển.2. Các vòng tuần hoàn của nước.* Vòng tuần hoàn nhỏ.Nước biển và đại dương bị Mặt Trời đốt nóng làm cho nước bốc hơi lên cao gặp hạt nhân ngưng kết tạo thành mây. Hạt nước trong các đám mây lớn dần tạo thành mưa rơi xuống biển và đại dương.* Vòng tuần hoàn lớn.- Nước biển và đại dương bị MT đốt nóng làm cho nước bốc hơi lên cao gặp hạt nhân ngưng kết tạo thành mây. - Mây được gió đưa vào sâu trong lục địa rồi gặp lạnh tạo thành mưa (dạng nước, tuyết rơi,…). Nước rơi xuống lục địa thì:+ Một phần bốc hơi ngay lên khí quyển.+ Một phần thấm qua các tầng đá thấm nước để tạo thành nước ngầm.+ Một phần tạo thành nước trên mặt như ao, hồ, sông suối.+ Các dòng chảy ngầm và trên mặt cuối cùng lại đưa nước về biển, đại dương.3. Tác động của vòng tuần hoàn của nước:Tác động sâu sắc đến khí hậu, tới chế độ thủy văn, làm thay đổi địa hình, cảnh quan trên Trái Đất.Câu 2. Tại sao nước trên TĐ lại tham gia vào các vòng tuần hoàn? Trong quá trình tuần hoàn lượng nước có bị hao hụt không? Vì sao? a. Nước tham gia vào các vòng tuần hoàn là do:- Hàng ngày dưới tác động của nhiệt độ, mặt nước bị bốc hơi và bay lên cao và có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau (hơi nước, sương, mây…).- Các hạt hơi nước mỗi lúc một lớn dần. Dưới tác dụng của trọng lực rơi xuống và có thể ở các dạng khác nhau (mưa, mưa đá, tuyết rơi…).- Cứ liên tục như vậy mà tạo thành các vòng tuần hoàn lớn nhỏ khác nhau.

Page 2: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

b. Trong quá trình tuần hoàn lượng nước trên TĐ không bị hao hụt mà chỉ chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ trạng thái này sang trạng thái khác mà thôi.Nếu lượng nước mà bị hao hụt trong quá trình tuần hoàn thì tới một lúc nào đó TĐ của chúng ta sẽ không còn nước nữa.Câu 3. Tại sao nói vòng tuần hoàn của nước cũng chính là vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng?Vì:* Mô tả lại vòng tuần hoàn nhỏ (Câu 1).* Mô tả lại vòng tuần hoàn lớn (Câu 1).* Giải thích: Thông qua hai vòng tuần hoàn trên ta thấy, nước muốn thực hiện được các giai đoạn trong quá trình tuần hoàn thì luôn phải sử dụng đến năng lượng, mà yếu tố quan trọng là nhiệt độ. Đồng thời, thông qua hai vòng tuần hoàn, năng lượng và vật chất cũng được biến đổi từ dạng này sang dạng khác mà ko bị mất đi.Câu 4. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Tốc độ dòng chảy của sông chịu tác động của những nhân tố nào?a. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.- Chế độ mưa ảnh hưởng tới chế độ nước sông ở vùng khí hậu nóng, ôn đới và khu vực có địa hình thấp.- Băng tuyết ảnh hưởng tới chế độ nước sông ở vùng khí hậu ôn đới lạnh và vùng núi cao.- Nước ngầm điều hòa chế độ nước sông ở vùng đất đá dễ thấm nước.b. Địa hình, thực vật và hồ đầm.- Địa hình: Ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy sông (miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng).- Thực vật: Điều hòa chế độ dòng chảy.- Hồ, đầm: Điều hòa chế độ dòng chảy (mùa mưa nước từ sông chảy vào hồ, đầm. Mùa khô nước từ hồ, đầm chảy ra sông).c. Các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông.- Độ dốc của lòng sông tạo nên sự chênh lệch của mực nước. Độ dốc càng lớn vận tốc dòng chảy càng cao (miền núi có tốc độ cao hơn đồng bằng do có độ dốc lớn hơn).- Chiều rộng của lòng sông: + Càng rộng thì tốc độ dòng chảy càng chậm và ngược lại.+ Nước sông ở giữa dòng tốc độ chảy nhanh hơn trên mặt và hai bên bờ do sự ma sát không khí trên mặt nước và thành bờ.Câu 5. Nêu sự khác biệt về thủy chế sông ngòi của 3 hệ thống sông: sông Hồng, sông Cửu Long và các sông vùng Duyên hải miền Trung. Giải thích.* Sông Hồng:

Page 3: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

- Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, lưu lượng nước mùa lũ lớn gấp 4 lần mùa cạn.- Lũ lên nhanh và đột ngột, rút chậm. Chế độ nước thất thường, phức tạp.- Nguyên nhân: Địa hình lòng sông dốc. Lượng mưa lớn tập trung theo mùa. Hình dạng sông có hình nan quạt.* Sông Cửu Long:- Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.- Nước sông điều hòa, không phức tạp, lũ lên chậm, rút chậm. - Nguyên nhân: Địa hình bằng phẳng. Kênh rạch chằng chịt. Hình dạng sông có hình long chim. Có biển hồ điều tiết nước.* Sông ở duyên hải miền Trung:- Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11.- Lũ lên rất nhanh, rút nhanh.- Nguyên nhân: Sông ngắn dốc. Mùa lũ trùng với mùa mưa khi có sự xuất hiện của dải hội tụ nhiệt đới, bão thường xuyên xuất hiện, cùng với hoạt động của gió mùa Đông Bắc,…gây mưa to, nước thượng nguồn đổ về, thủy triều song biển dâng lên làm phức tạp chế độ nước sông.

BÀI 16:SÓNG . THUỶ TRIỀU . DÒNG BIỂNCâu 1. Sóng biển? Thủy triều?1. Sóng biển: - Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng .- Nguyên nhân chủ yếu là do gió.Gió càng mạnh thì sóng càng to, những giọt nước biển chuyển động lên cao, khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng, đó là sóng bạc đầu: - Sóng thần: là sóng thường có chiều cao 20-40m, truyền theo chiều ngang, tốc độ 400-800 km/h. Nguyên nhân: Động đất, núi lứa, bão.2. Thuỷ triều: - Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong biển và đại dương . - Nguyên nhân: Do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.- Khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn nhất ( triều cường )- Khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời ở vị trí vuông góc thì dao động thuỷ triều nhỏ nhất ( triều kém )Câu 2. Dòng biển là gì? Nêu quy luật của dòng biển trong các biển và đại dương. Nêu vai trò của dòng biển đối với sản xuất và đời sống.a. Khái niệm dòng biển:- Là sự chuyển động tịnh tiến thành dòng của nước biển từ nơi này đến nơi khác (trung bình xuống độ sâu 100m).

Page 4: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

b. Nguyên nhân.- Nguyên nhân chính là do gió: Các loại gió thổi thường xuyên và đều đặn theo 1 hướng nhất định (Mậu Dịch, Tây Ôn đới) hình thành các dòng biển quan trọng.- Do sự chênh lệch nhiệt độ, độ mặn, tỉ trọng giữa các khối nước trong các biển và đại dương.c. Quy luật- Các dòng biển nóng thường phát sinh ở 2 bên xích đạo, chảy về hướng Tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực.- Các dòng biển lạnh thường xuất phát từ vĩ độ trung bình 30-400 thuộc khu vực gần bờ đông của đại dương chảy về phía xích đạo, hợp với dòng biển nóng tạo thành những vòng hoàn lưu của các đại dương.Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của vòng hoàn lưu: ở BBC theo chiều kim đồng hồ, NBC theo chiều ngược lại.- Ở BBC còn có các dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.- Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.- Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau qua 2 bờ đại dương.d. Vai trò.- Ảnh hưởng đến khí hậu dải ven bờ nơi dòng biển đi qua: Ven biển nơi có dòng biển nóng chảy qua mưa nhiều do có nước bốc hơi tạo không khí ẩm. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua mưa ít hoặc không mưa do nhiệt độ trên dòng biển thấp nước khó bốc hơi.- Ảnh hưởng đến tuần hoàn nước trong các đại dương- Vận chuyển các vật liệu góp phần tạo nên địa hình ven biển đa dạng (vận chuyển phù sa bồi đắp đồng bằng).- Vận chuyển sinh vật phù du làm thức ăn cho các loài thủy sản, hải sản, nơi có dòng biển đi qua thường có các ngư trường đánh bắt hải sản.- Phát triển GTVT đường biển.Câu 3. Kể tên các dòng biển nóng, lạnh lớn trên trái đất. Phân tích tác dụng của các dòng biển đến khí hậu ven bờ.a. Các dòng biển nóng, lạnh lớn trên trái đất.- Dòng biển nóng: Guy-a-na, Gơn-xtrim, Bra-xin, Bắc xích đạo, Cư-rô-si-vô, Tín phong Nam, Mô-dăm-bích, Đông Ô-xtray-li-a, …- Dòng biển lạnh: La-bra-đô, Ben-guê-la, Ô-ya-si-vô, Ca-li-phooc-ni-a, Pê-ru, Tây Ô-xtray-li-a, Ca-na-ri.b. Tác dụng của các dòng biển đến khí hậu ven bờ.- Đối với bờ Tây hoặc bờ Đông các lục địa: Nơi có dòng biển nóng chảy qua, các khối khí được cung cấp hơi nước dẫn tới mưa nhiều, khí hậu ven bờ sẽ ấm áp hơn.

Page 5: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

- Đối với bờ Tây hoặc bờ Đông các lục địa: Nơi có dòng biển lạnh chảy qua, các khối khí qua biển bị lạnh đi dẫn tới ít mưa, khí hậu ven bờ sẽ khô, nóng và hình thành các hoang mạc ven bờ.

BÀI 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNHTHỔ NHƯỠNG

Câu 1. Đất là gì? Đặc trưng cơ bản của đất? Trình bày các nhân tố hình thành đất? Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau? I. Thổ nhưỡng: (đất trồng )- Là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì .- Độ phì: là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.- Thổ nhưỡng quyển: là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa – nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.II. Các nhân tố hình thành đất :1. Đá gốc (đá mẹ ):- Là sản phẩm phong hóa từ đá gốc- Vai trò: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất lí hóa của đất.Ví dụ:+ Đất hình thành từ đá macma axit như granit có màu xám, chua và nhiều cát.+ Đất hình thành từ đá macma bazơ như đá vôi, đá bazan có màu nâu đỏ, nhiều chất dinh dưỡng…2. Khí hậu : - Ảnh hưởng trực tiếp thông qua các yếu tố nhiệt, ẩm+ Nhiệt ẩm làm phân huỷ đá gốc và tiếp tục phong hoá thành đất.+ Ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất trong các tầng đất+ Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.- Ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thong qua lớp phủ thực vật. Thực vật phát triển tốt sẽ hạn chế xói mòn đất,đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.3. Sinh vật : - Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất- Thực vật: cung cấp vật chất hữu cơ, phá huỷ đá. - Vi sinh vật: phân giải xác sinh vật để tạo mùn.- Động vật sống trong đất góp phần làm biến đổi tính chất của đất.4. Địa hình : - Vùng núi cao: lớp đất mỏng và bạc màu.

Page 6: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

- Vùng bằng phẳng: lớp đất dày và giàu chất dinh dưỡng.- Các vành đai đất thay đổi theo độ cao.5. Thời gian : - Thời gian hình thành đất gọi là tuổi của đất.- Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, và cường độ của các quá trình tác động đó.6. Con người : có khả năng tác động mạnh mẽ đến đất làm cho đất tốt lên hoặc xấu đi.Ví dụ: + Hoạt động khai thác rừng quá mức,đốt rừng làm rẫy làm đất bị xói mòn, rửa trôi.+ Canh tác hợp lí, bón phân hữu cơ, thực hiện các biện pháp thủy lợi tích cực làm đất tốt hơn.III. Trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau vì:- Bất kì loại đất nào cũng chịu tác động đồng thời của các nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người.- Ở các nơi khác nhau trên thế giới, các nhân tố này không giống nhau mà rất đa dạng, phong phú. Tác động của mỗi nhân tố và mối quan hệ giữa chúng cũng khác nhau trong việc hình thành mỗi loại đất. Câu 2. Vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người?- Là nơi thực vật phát triển- Là nơi diễn ra các hoạt động canh tác tạo sản phẩm nuôi sống xã hội.

BÀI 18:SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN

VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬTCâu 1. Sinh quyển? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật?I. Sinh quyển :- Là quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống.- Phạm vi của sinh quyển: gồm thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, thổ nhưỡng quyển và lớp vỏ phong hoá .II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật :1. Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật:- Nhiệt độ: Mỗi loài thích hợp với một giới hạn nhiệt nhất định.+ Loài ưa nhiệt: phân bố ở vùng Xích đạo, nhiệt đới.+ Loài chịu lạnh: phân bố ở vùng núi cao và các khu vực vĩ độ cao.- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường để sinh vật phát triển.+ Những nơi có nhiệt, ẩm, nước thuận lợi như xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ấm và ẩm: sinh vật phát triển tốt.

Page 7: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

+ Hoang mạc khô hạn ít sinh vật sinh sống.- Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh+ Cây ưa sáng sống và phát triển tốt ở nơi đủ ánh sáng.+ Cây chịu bóng sống trong bóng râm, dưới tán các cây khác2. Đất:Tính chất lý, hoá, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật.Ví dụ: Đất đỏ vàng: thích hợp trồng các cây công nghiệp.

Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt…3. Địa hình:- Độ cao làm thay đổi nhiệt, ẩm làm thành phần thực vật thay đổi, tạo nên các vành đai thực vật khác nhau theo độ cao.- Hướng sườn khác nhau gây nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm, chế độ chiếu sáng ảnh hưởng đến độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.4. Sinh vật:Thức ăn là nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố của động vậtThực vật tạo nơi cư trú và nguồn thức ăn cho động vật => Nơi thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.5. Con người: Có thể làm mở rộng hay thu hẹp sự phân bố của sinh vật.+Tích cực: Con người đưa cam, chanh, trẩu, mía từ Châu Á, Châu Âu sang Châu Phi và Nam Mĩ Trồng, mở rộng diện tích rừng ngày càng được chú trọng.+ Tiêu cực: Nhiều nơi việc khai thác rừng quá mức làm giảm diện tích rừng tự nhiên, làm tuyệt chủng các loài sinh vật hoang dã.Câu 2. Tại sao trên thế giới có nhiều loài sinh vật khác nhau? Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật.1. Trên thế giới có nhiều loài sinh vật khác nhau vì:- Bất kì loài sinh vật nào cũng chịu tác động đồng thời của các nhân tố: khí hậu, đất,địa hình, sinh vật, và con người.- Tác động của mỗi nhân tố và mối quan hệ giữa chúng cũng khác nhau trong việc hình thành và phân bố mỗi loài sinh vật. 2. Mối quan hệ giữa đất và sinh vật.* Sinh vật tác động đến đất: Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất- Thực vật: cung cấp vật chất hữu cơ, phá huỷ đá. - Vi sinh vật: phân giải xác sinh vật để tạo mùn.- Động vật sống trong đất góp phần làm biến đổi tính chất của đất.* Đất tác động đến sinh vật:Tính chất lý, hoá, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật.

Page 8: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

Ví dụ: Đất đỏ vàng: thích hợp trồng các cây công nghiệp.Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt…

Câu 3. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến các yếu tố: Sông ngòi, thổ nhưỡng, và sinh vật?* Ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi- “Sông ngòi là hàm số của khí hậu” => Sông ngòi là hệ quả của khí hậu.- Ở miền khí hậu nóng, hoặc nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước cho nước sông chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm của nơi đó.* Ảnh hưởng của khí hậu đến thổ nhưỡng- Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp là nhiệt, ẩm+ Nhiệt ẩm làm phân huỷ đá gốc và tiếp tục phong hoá thành đất.+ Ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất trong các tầng đất+ Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.- Ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thong qua lớp phủ thực vật. Thực vật phát triển tốt sẽ hạn chế xói mòn đất,đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.* Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh vậtKhí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.- Nhiệt độ: Mỗi loài thích hợp với một giới hạn nhiệt nhất định.+ Loài ưa nhiệt: phân bố ở vùng Xích đạo, nhiệt đới.+ Loài chịu lạnh: phân bố ở vùng núi cao và các khu vực vĩ độ cao.- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường để sinh vật phát triển.+ Những nơi có nhiệt, ẩm, nước thuận lợi như xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ấm và ẩm: sinh vật phát triển tốt.+ Hoang mạc khô hạn ít sinh vật sinh sống.- Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh+ Cây ưa sáng sống và phát triển tốt ở nơi đủ ánh sáng.+ Cây chịu bóng sống trong bóng râm, dưới tán các cây khác

BÀI 19 : SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤTCâu 1. Thảm thực vật là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ và độ cao? Biểu hiện?1. Thảm thực vật- Là toàn bộ các loài thực vật khác nhau của một vùng rộng lớn.- Trên mỗi vùng tự nhiên, thảm thực vật có tính đồng nhất nhất định.- Sự phân bố của thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc nhiều vào khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt, ẩm), chế độ nhiệt, ẩm lại thay đổi theo vĩ độ, độ cao, do đó các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình.

Page 9: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

- Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật nên phân bố đất trên các lục địa cũng thể hiện rõ các quy luật phân bố này.2. Nguyên nhân và biểu hiệna. Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độNguyên nhân: Do góc tới của tia sáng Mặt Trời giảm dần từ xích đạo về phía hai cực nên nhiệt ẩm thay đổi theo vĩ độ và do nhiệt ẩm thay đổi nên sinh vật và đất cũng thay đổi.

Sự phân bố đất và sinh vật theo đai cao:- Sự phân bố thảm thực vật và đất theo độ cao giống như sự phân bố từ xích đạo về cực.- Nguyên nhân: ở những vùng núi, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm,còn độ ẩm không khí lại tăng lên đến một độ cao nào đó rồi mới giảm. Chính sự khác nhau về nhiệt và ẩm này tạo nên sự thay đổi của thực vật và đất theo độ cao.- Ví dụ: Sườn núi phía Tây dãy Cáp Ca:Dưới 500mét : Rừng sồi- đất đỏ cận nhiệt500-1200mét : Rừng dẻ - đất nâu1200-1600mét : Rừng lãnh sam – đất pốt dôn núi1600 –2000 mét : Đồng cỏ núi - Đất đồng cỏ núi2000-2800mét : Địa y và cây bụi - Đất sơ đẳng xen lẫn đá Trên 2800mét – Băng tuyết

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ

BÀI 20: LỚP VỎ ĐỊA LÝ, QUY LUẬT THỐNG NHẤTVÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ

Câu 1. Lớp vỏ địa lí? So sánh vỏ địa lí và vỏ Trái Đất1. Lớp vỏ địa lý (Lớp vỏ cảnh quan): - Là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (thuỷ quyển, khí quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau. - Dày khoảng 30-35km .2. So sánhNội dung so sánh: Vỏ Trái Đất, Vỏ địa lí-Chiều dày- Trạng thái, thành phần

Câu 2. Trình bày khái niệm, sự biểu hiện, và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý?

Page 10: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

a. Khái niệm: - Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lý .- Nguyên nhân: là do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lý đều chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đồng thời của nội và ngoại lực vì thế chúng tồn tại và phát triển một cách cô lập. Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.b. Biểu hiện: - Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ tự nhiên nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau.- Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.- Ví dụ: con người sử dụng đất đai không hợp lý sẽ dẫn đến đất bị thoái hoá, xói mòn làm mất cảnh quan chungPhá rừng ( khí hậu thay đổi ( Đất bị xói mòn ( hạn hán , lũ lụt ( động vật bị thu hẹp địa bàn sinh sống .c. Ý nghĩa thực tiễn: cần nghiên cứu kỹ càng và toàn diện điều kiện địa lý của bất kỳ lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng .

BÀI 21: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚICâu 1. Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật địa đới. a. Khái niệm. Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về 2 cực)b. Nguyên nhânDo dạng hình cầu của Trái Đất và sự thay đổi của bức xạ Mặt Trời từ xích đạo về 2 cực.c. Biểu hiện.* Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất. Từ Xích đạo về 2 cực có 7 vòng đai nhiệt:- Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +200C của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 300B và 300N).- Hai vòng đai ôn hòa ở 2 bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +200C và đường đẳng nhiệt +100C tháng nóng nhất.- Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của 2 bán cầu nằm giữa đường đẳng nhiệt + 100C và 00C của tháng nóng nhất- Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 00C.* Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất.

Page 11: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

- Khí áp: phân thành 7 đai khí áp: 3 đai áp thấp (một ở Xích đạo, hai ở ôn đới), bốn đai áp cao (2 ở chí tuyến, 2 ở cực).- Gió: 6 đới gió chủ yếu : 2 đới gió Tín phong, 2 đới gió Tây ôn đới, 2 đới gió Đông cực.* Các đới khí hậu trên Trái Đất.Ở mỗi bán cấu có 7 đới khí hậu (cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo).* Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.- Có 10 nhóm đất chính: băng tuyết, đất đài nguyên, pốtdôn, đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới, đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao, đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng, đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất xám hoang mạc, bán hoang mạc, đất đỏ, nâu đỏ xavan, đất đỏ vàng đen nhiệt đới.- Có 10 kiểu thảm thực vật chính: hoang mạc lạnh, đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới, rừng cận nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, hoang mạc, bán hoang mạc, thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao, xavan cây bụi, rừng nhiệt đới, xích đạo.Câu 2. Trình bày khái niệm, nguyên nhân của quy luật phi địa đới. So sánh sự giống nhau và khác nhau của quy luật địa ô và quy luật đai cao.a. Qui luật địa đới.- Khái niệm: Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của thành phần địa lí và cảnh quan.- Nguyên nhân. Do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Nguồn năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.- Biểu hiện rõ nhất của QL địa đới là QL đai cao và địa ôb. So sánh.* Giống nhau:- Đều là quy luật phi địa đới.- Đều do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất tạo nên.* Khác nhau:- Khái niệm- Nguyên nhân- Biểu hiện

Page 12: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

Bài 22 : DÂN SỐ, SỰ GIA TĂNG DÂN SỐI. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới1. Dân số thế giới - Dân số thế giới 6.477 triệu người (2005) - Qui mô dân số của các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau + 11 nước có dân số trên 100 triệu người, chiếm 61% dân số thế giới + 17 nước có dân số chỉ từ 0,01 đến 0,1 triệu người, chiếm 0,018% dân số thế giới2. Tình hình phát triển dân số trên thế giới- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn. + Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người giai đoạn 1804 - 1927 cần 123 năm thì giai đoạn 1987 - 1999 chỉ cần 12 năm.+ Thời gian dân số tăng gấp đôi giai đoạn 1804 - 1927 cần 123 năm thì giai đoạn 1927 - 1974 chỉ cần 47 năm.- Tốc độ gia tăng dân số nhanh, dặc biệt nửa sau XX.- Qui mô dân số ngày càng lớn+ Quy mô dân số thế giới: năm 1804 có 1 tỉ người. năm 1999 đạt 6 tỉ người và dự báo năm 2025 sẽ đạt 8 tỉ người.II. Gia tăng dân số1. Gia tăng tự nhiêna/ Tỉ suất sinh thô (‰)- Khái niệm: Là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.- Tình hình biến động: Có xu hướng giảm mạnh, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các nhóm nước.- Yếu tố tác động: Do các yếu tố tự nhiên sinh học, phong tục tập quán và tâm lý xã hội, trình độ phát triển kinh tế xã hội và chính sách phát triển dân số của từng nước. b/ Tỉ suất tử thô (‰) - Khái niệm: Là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.- Tình hình biến động: Có xu hướng giảm rõ rệt. Mức chênh lệch tỉ suất tử thô giữa các nhóm nước không lớn như tỉ suất sinh thô- Nguyên nhân: Do đặc điểm kinh tế xã hội, do thiên tai…c/ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)- Khái niệm: Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, được coi là động lực phát triển dân số

Page 13: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

- Có 5 nhóm nước có mức gia tăng tự nhiên khác nhau:+ < 0%.+ 0,1 - 0,9%.+ 1 - 1,9%.+ 2 - 2,9%.+ > 3%.d, Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội.Gây sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường.- Đối với kinh tế: gây sức ép đến sự phát triển kinh tế, tích lũy tiêu dùng- Đối với xã hội: khó khăn cho giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống- Đối với môi trường: Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên2. Gia tăng cơ học (%)- Khái niệm: là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư.- Có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực và từng quốc gia. 3. Gia tăng dân số (%) TDS = Tg – GCÂU HỎI NÂNG CAO1/ Gợi ý trả lời câu hỏi 1 ở cuối bài học: - Tg là tỉ suất tăng dân số tự nhiên (2%) - Cho dân số thế giới năm 1998 là D8, 1999 là D9, 2000 là D0, 1997 là D7, 1995 là D5 - Ta có công thức: D8 = D7 + Tg . D7 = D7 (Tg + 1)

D7 = 955,9 (triệu người) D9 = D8 + Tg . D8 = D8 (1 + D8) D9 = 975 . 1,02 = 994,5 (triệu người)

- Với cách tính trên ta có thể tính được kết quả D5 = 918,8 (triệu người) 2/ Bảng qui mô dân số VN thời kì 1900 – 2003 (triệu người)Năm1900192119311941195119551965197519851995

Page 14: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

199920022003Dân số12,515,517,720,923,125,134,947,659,973,976,379,780,73. Gia tăng cơ gới và gt tự nhiên đều tác động đến quy mô ds, vậy tại sao chỉ có gt ds tự nhiên mới được coi là động lực phát triển dsGT cơ họcGT TN- GT cơ giới không tác động thường xuyên- Chỉ tác động đến quy mô ds 1 khu vực một QG mà không tác động đến toàn cầu- Tác động thường xuyên- Tác động đến quy mô ds 1 nước, 1 kv, toàn thế giớiVD: - chuyển cư từ c Phi đến châu Mĩ: số dân của 2 châu lục thay đổi nhưng tổng số dân của TG không hề thay đổi- Chuyển cư từ ĐBSH lên Tây Bắc và Tây Nguyên của nước ta trong những năm gần đâyC số dân của 3 vùng thay đổi nhưng tổng số dân VN ko thây đổi- Chỉ diễn ra trong một Tg ngắn- Châu Phi: đầu TK 19- VN: đầu TK 21

- GTDSVN rất khác nhau giữa các thời kì cũng làm cho số dân VN thay đổi- Trong những năm gần đây gtds của Nhật Bản giảm dần làm cho qui mô dân số NB cũng giảm dần- Trung Quốc nay đứng đầu TG về ds với khoảng 1,34 tỉ người, Ấn Độ đứng thứ 2 với hơn 1,1 tỉ người. NHưng GTDSTN của TQ giảm- 2050 ds TQ chỉ đứng thứ 2 trên TG sau  Đ

Page 15: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

Bài 23: CƠ CẤU DÂN SỐ

I. Cơ cấu sinh học1. Cơ cấu dân số theo giới - Khái niệm: Là biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.- Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.- Ảnh hưởng: Phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia…2. Cơ cấu dân số theo tuổia/ Khái niệm Là sự tập hợp những nhóm ngươì sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất địnhb/ Ý nghĩaThể hiện tổng hợp tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia. c/ Cấu trúc:- Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.- Nhóm tuổi lao động: 15 - 59 tuổi.- Nhóm trên tuổi lao động: trên 60 tuổi.* Các nước phát triển có cấu trúc dân số già. Các nước đang phát triển có cấu trúc dân số trẻ.d/ Các kiểu tháp tuổi và ý nghĩa của tháp tuổi- Kiểu mở rộng: Đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn thoải, thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp. Dân số tăng nhanh.- Kiểu thu hẹp: Có dạng phình to ở giữa, thu hẹp ở hai phía đỉnh và chân thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già.- Kiểu ổn định: Hẹp ở phần đáy và rộng hơn ở đỉnh thể hiện dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu

Bài 24:BÀI 24: PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ

THỊ HÓA.I. Phân bố dân cư

1. Khái niệm

Page 16: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

- Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội - Mật độ dân số là số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích. Đơn vị thường là người / km2.2. Đặc điểm Mật độ dân số trung bình trên thế giới là 48 người / km2a/ Phân bố dân cư không đồng đều trong không gian- Các khu vực có mật độ dân số cao như Tây Âu, Caribê, Nam Á, ĐNA, Nam Âu...- Các khu vực có mật độ dân số thấp như Châu Đại Dương, Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Trung, Trung phi...b/ Phân bố dân cư trên thế giới có sự biến động theo thời gianSo với dân cư trên toàn thế giới :- Tỉ trọng của dân cư Châu Á tăng.- Tỉ trọng của dân cư Châu Âu, Châu Phi có xu hướng giảm...3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bó dân cư( Sơ đồ )

(Dựa vào tính chất của nền kinh tế, con người sẽ lựa chọn nơi cư trú phù hợp. Khi lực lượng sản xuất phát triển, con người có thể khắc phục những trở ngại về tự nhiên. Vì vậy nhân tố kinh tế xã hội là nhân tố có vai trò quyết định nhất đối vưới sự phát triển KT - XH và môi trườngIII. Đô thị hóa1. Khái niêmĐô thị hoá là một quá trình kinh tế xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các diểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống đô thị.2. Đặc điểma/ Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh- Năm 1900 là 3,6%.- Năm 2005 là 48,0%. b/ Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn- Các thành phố triệu dân ngày càng nhiều- Xuất hiện các siêu đô thị. c/ Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường a/ Ảnh hưởng tích cựcGóp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi lại phân bố dân cư…

Page 17: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

b/ Ảnh hưởng tiêu cực- Làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động bỏ vào thành phố- Tại thành thị sẽ gia tăng nạn thiếu việc làm, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo…CÂU HỎI NÂNG CAO1. Giải thích sự phân bố dân cư không đều giữa các khu vực năm 2005_Là do ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT_XH, lịch sử :a. ĐKTN :- Nơi có khí hậu ấm áp, nguồn nước dồi dào, địa hình bằng phẳng, giàu k/s… dân cư tập trung đông( Tây Âu, Ca ri bê, Đông Á, ĐNÁ)- Nơi có KH khắc nghiệt, ĐH hiểm trở, nguồn nước khan hiếm.. dân cư thưa thớt( châu Đại Dương, Trung Phi, Bắc Mĩ..)b. Điều kiện kinh tế XH :- Nơi có trình độ kt pt cao thường tập trung đông dân( Tây Âu, Nam Á, Nam Âu)- Nơi có sx lúa nước cần nhiều lao động nên tập trung đông dân( ĐNÁ, Trung- Nam Á)- Nơi có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời tập trung dân cư đông đúc( Tây Âu, Trung- Nam Á, Nam Á)- Sự chuyển cư cũng ảnh hưởng đến sự PBDC trên TG( Ca ri bê, Trung Mĩ..)- Nguyên nhân qđ là trình độ phát triển của lực lượng sx và tính chất của nền kt

2. Đô thị hóa là gì ? Tại sao phải điều khiển quá trình ĐTHa. KNb. Tại sao phải điều khiển quá trình ĐTH• Nếu ĐTH gắn liền với CN hóa thì sẽ tạo ra những mặt tích cực :- Tạo ra sức phát triển mới trong sx- Làm thay đổi cơ cấu nền kt, đặc biệt là làm nền tảng cho sự phát triển của các loại hình dịch vụ- Tạo ra sự phát triển cơ sở vc mới cho XH, hình thành lới sống mới trong dân cư( ls thành thị)• Nếu ĐTH không gắn liền với CN hóa thì sẽ gây ra những mặt tiêu cực trong đời sống xã hội :- LĐ nông thôn thiếu hụt đi do dự di dân tự do vào các thành phố( chỉ còn người già và trẻ nhỏ), trong khi đó lđ ở tp lại dư thừa- Ô nhiễm mt( nước , ko khí, tiếng ồn…)- Sự tập trung dân quá đông với nhiều cơ sở kt sẽ dễ làm mất cân = mt sinh thái, đe dọa đời sống con người

Page 18: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

- Nạn thiếu việc làm, các đk sinh hoạt thiếu thốn, có nhiều hiện tượng tiêu cực trong đs XH( ma túy, mại dâm…)

Bài 25: THỰC HÀNHPHÂN TÍCH BẢN ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ THẾ GIỚI

1. Dân cư thế giới phân bố không đều: a/ Giữa các bán cầu: - Giữa 2 bán cầu Bắc và Nam thì dân số thế giới chủ yếu tập trung ở bán cầu Bắc, bán cầu Đông - Giữa 2 bán cầu Đông và Tây thì dân số thế giới chủ yếu tập trung ở bán cầu Đông - Thưa dân ở bán cầu Nam và bán cầu Tây( Nguyên nhân: do sự phân bố đất liền có sự chênh lệch giữa các bán cầu với nhau. Châu Mĩ ở bán cầu Tây lại là nơi được phát hiện muộn, nên có lịch sử khai thác muộn hơn nhiều so với các khu vực khác ). b/ Giữa các lục địa: - Đa số dân cư thế giới tập trung ở lục địa Á – Âu. c/ Giữa các khu vực: - Các khu vực tập trung đông dân: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây và Trung Âu - Các khu vực còn lại đều thưa dân có MĐDS < 10 người / km2 ở các lục địa Phi, Bắc Mĩ, lục địa Châu Đại Dương, Trung Á, Bắc Á, Bắc Phi, Amadôn2. Sự phân bố dân cư không đồng đều do tác động đồng thời của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ( 12’) a/ Nhân tố tự nhiên * Những nơi dân cư tập trung đông đúc thường là. - Các vùng đồng bằng châu thổ các con sông, có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất, có địa hình bằng phẳng thuận tiện cho cư trú đi lại. - Các vùng có khí hậu ôn hòa, ấm áp, tốt cho sức khỏe con người và thuận lợi cho các hoạt động sản xuất. * Những nơi dân cư thưa thớt thường là. - Những nơi có địa hình, địa chất không thuận lợi như vùng núi cao, đầm lầy… - Những nơi có khí hậu khắc nghiệt như quá nóng, quá khô, hay quá lạnh…. b/ Nhân tố kinh tế - xã hội:

Page 19: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

- Trình độ phát triển lực lượng sản xuất có thể khắc phục những bất lợi về tự nhiên. - Tính chất của nền kinh tế: Nơi có hoạt động công nghiệp dân số có khả năng tập trung đông hơn nơi hoạt động nông nghiệp. - Lịch sử khai thác lãnh thổ: Nhưng nơi có lịch sử khai thác lâu đời, dân cư tập trùn đông hơn các nơi mới được khai thác…

Bài 26: CƠ CẤU NỀN KINH TẾI. Các nguồn lực phát triển kinh tế1. Khái niệm Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, tài sản quốc gia và các yếu tố phi vật chất, bao gồm cả trong và ngoài nước, có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội2. Các nguồn lựca/ Phân theo nguồn gốc- Vị trí địa lí- Nguồn lực tự nhiên- Nguồn lực kinh tế xã hộib/ Phân theo phạm vi lãnh thổ- Nguồn lực trong nước ( nội lực )- Nguồn lực nước ngoài ( ngoại lực )3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tếa/ Vị trí địa líTạo ra thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng trong nước, giữa các quốc gia.b/ Nguồn lực tự nhiênLà cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuấtc/ Nguồn lực kinh tế - xã hộiCó vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế.II. Cơ cấu nền kinh tế1. Khái niêm Cơ cấu kinh tế là 1 tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế a/ Cơ cấu ngành kinh tếGồm 3 nhóm:- Nông - lâm - ngư nghiệp- Công nghiệp và xây dựng- Dịch vụb/ Cơ cấu thành phần kinh tế

Page 20: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

Được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.c/ Cơ cấu lãnh thổĐược hình thành qua quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành trên cơ sở phân bố của các ngành theo không gian địa lí.

BÀI 27: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp

1. Vai tròRất quan trọng không thể thay thế được, cung cấp:

- Lương thực, thực phẩm.- Nguyên liệu cho công nghiệp- Hàng hóa xuất khẩu, thu ngoại tệ.- Giải quyết việc làm cho 40% lao động thế giới.2. Đặc điểm a/ Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. b/ Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôic/ Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụd/ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào ĐKTNe/ Trong nền kinh tế hiện đại nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóaII. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp1. Nhân tố tự nhiên a/ Đất b/ Khí hậu - nước c/ Sinh vật2. Nhân tố kinh tế - xã hội a/ Dân cư - lao động b/ Sở hữu ruộng đất c/ Tiến bộ KH-KT d/ Thị trường tiêu thụIII. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp1. Vai tròTạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội2. Một số hình thức a/ Trang trại:- Sản xuất hàng hóa

Page 21: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

- Chuyên môn hóa và thâm canh- Sở hữu cá nhân, thuê mướn LĐb/ Thể tổng hợp nông nghiệpc/ Vùng nông nghiệp( Hình thức TCLTNN cao nhất )- Là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các ĐKTN và KTXH.- Có các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp.

BÀI 28: ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT

I. Vai trò của ngành trồng trọt- Là nền tảng của sản xuất nông nghiệp- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.Cơ sở để phát triển chăn nuôi.- Nguồn xuất khẩu có giá trịII. Cây lương thựcIII. Cây công nghiệpIV. Ngành trồng rừng1. Vai trò của rừng- Điều hoà lượng nước trên mặt đất.- Lá phổi xanh của Trái đất, bảo vệ đất, chống sói mòn.- Là nguồn gen quý. Cung cấp lâm sản cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nguyên liệu giấy, htực phẩm, dược liệu…2. Tình hình trồng rừng- Trên thế giới, rừng đang bị tàn phá do con người- Diện tích trồng rừng trên thế giới tăng mỗi năm:+ 1980 đạt 17,8 triệu ha.+ 1990 đạt 43,6 triệu ha.+ 2000 đạt 187 triệu ha.(Trung bình tăng 4,5 triệu ha/năm)- Các nước trồng nhiều rừng: Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Hoa Kì…

BÀI 29: ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔII. Vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi1. Vai trò

Page 22: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 – 2018thpttanlang.sogddtsonla.edu.vn/upload/18624/20171210/dia... · Web viewKhái niệm thủy quyển. Trình bày các

- Cung cấp cho con người nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao như thịt, trứng, sữa.- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, dược phẩm và xuất khẩu- Cung cấp sức kéo, phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.2. Đặc điểm- Cơ sở nguồn thức ăn quyết định.:+ Hình thức chăn nuôi+ Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi.- Trong nền nông nghiệp hiện đại ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hoá

II. Các ngành chăn nuôi1. Các vật nuôi chính- Gia súc lớn như trâu, bò.- Gia súc nhỏ như lợn, cừu, dê.- Gia cầm nhơ gà, vịt.

III. Ngành nuôi trồng thủy sản1. Vai trò- Cung cấp đạm, nguyên tố vi lượng dễ tiêu hoá và hấp thụ.- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu giá trị cao.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản a/ Tình hình:- Cơ cấu nuôi trồng gồm cả thuỷ sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn.- Sản lượng hiện nay đạt trên 48 triệu tấnb/ Các nước nuôi trồng lớn:Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippin…

II. PHẦN KĨ NĂNG

1. Bảng số liệuPhân tích bảng số liệu rút ra nhận xét

2. Biểu đồLựa chọn được dạng biểu đồ thích hợp nhất