92
DIN ĐÀN HIU QUVIN TR(AEF) BÁO CÁO TIN ĐỘ HIU QUVIN TRTĂNG CƯỜNG HIU QUVIN TRHTRPHÁT TRIN BN VNG Báo cáo phc vDin đàn Hiu quvin trln thba năm 2011 và Hi nghgia kNhóm tư vn các nhà tài trcho Vit Nam (CG) năm 2011 Hà Ni, Tháng 6 năm 2011

cuong hieu qua vien tro

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

DIỄN ĐÀN HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ (AEF)

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ

TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Báo cáo phục vụ Diễn đàn Hiệu quả viện trợ lần thứ ba năm 2011 và Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) năm 2011

Hà Nội, Tháng 6 năm 2011

Lời nói đầu

Năm 2011 Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới với tầm nhìn đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 (SEDS) và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 (SEDP). Năm nay cũng là cột mốc của toàn cầu và Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ của Việt Nam với sự kiện Diễn đàn cấp cao lần thứ tư (HLF-4) tại Busan.

Nhìn nhận đây là giai đoạn phát triển quan trọng, Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển (DP) đã hợp tác để vượt qua nhiều thách thức do tác động tiêu cực của kinh tế toàn cầu và tìm cách thức tránh “bẫy quốc gia thu nhập trung bình”. Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển nhất trí là dù hiện tại Việt Nam đang đương đầu với lạm phát cao và kinh tế vĩ mô còn thiếu ổn định, nhưng vẫn có cơ hội cho Chính phủ tận dụng thời cơ này để tái cấu trúc nền kinh tế, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế mới hướng tới phát triển bền vững.

Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, hiệu quả viện trợ được đặt ở vị trí cao trong chương trình nghị sự. Để chuẩn bị cho HLF-4 Việt Nam đã tham gia tích cực trong các sáng kiến hiệu quả viện trợ khu vực và toàn cầu, đặc biệt là đợt khảo sát theo dõi tình hình thực hiện Tuyên bố Pa-ri (PD) 2011, đánh giá Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội (PD/HCS) - Đợt 2. Ở cấp quốc gia, các Bộ ngành, các tỉnh thành và các đối tác phát triển tiếp tục phấn đấu theo những cam kết và mục tiêu của PD/HCS. Để lồng ghép tài chính hợp tác phát triển vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, Chính phủ đang xây dựng khuôn khổ chiến lược ODA 2011-2015 và nghị định mới thay thế Nghị định 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng ODA. Tham vấn rộng rãi và đối thoại tích cực làm nổi bật quá trình này trong 6 tháng đầu năm 2011 và là yếu tố quan trọng tạo nên kiến trúc viện trợ mới cho thời kỳ tiếp theo với sự tham gia tích cực hơn của các SPG, ISG và các bên liên quan khác.

Vì vậy, Báo cáo tiến độ về hiệu quả viện trợ phục vụ Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG giữa kỳ) năm 2011 cố gắng điểm lại thành tựu, thách thức và tiến triển của hiệu quả viện trợ ở Việt Nam hướng đến HLF-4 ở Busan vào tháng 11 năm nay.

Với tư cách Đồng Chủ tọa Diễn đàn hiệu quả viện trợ, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu Báo cáo tiến độ hiệu quả viện trợ ở Việt Nam 6 tháng đầu năm 2011.

Đồng chủ tọa AEF

Ông Hồ Quang Minh

Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ông Max von Bonsdorff

Phụ trách Hợp tác Phát triển Đại sứ quán Phần Lan

Mục lục Tóm tắt............................................................................................................................................ 1

Giới thiệu....................................................................................................................................... 6

Chương 1. Tiến độ hiệu quả viện trợ ở Việt Nam năm 2011 ............................................... 8

1. Tình hình kinh tế - xã hội.................................................................................................................. 8 1.1 Ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát.........................................................8 1.2 Về tăng trưởng kinh tế và tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực.....................................................9

2. Tổng quan về hiệu quả viện trợ ở Việt Nam................................................................................. 10 2.1. Những phát hiện chính từ kết quả đánh giá độc lập gần đây tình hình thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội - Đợt 2 (2010) ..................................................................................................................10 2.2 Những phát hiện chính qua cuộc khảo sát theo dõi thực hiện PD/HCS (2011).................................10

A. Đóng góp của các cơ quan Việt Nam thực hiện Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ...... 11 A.1 Các bộ, ngành ............................................................................................................................................12

A.1.1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư.........................................................................................................................12 A.1.2 Bộ Tài chính .........................................................................................................................................12 A.1.3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ...........................................................................................13 A.1.4 Bộ Tài nguyên và Môi trường .............................................................................................................15 A.1.5 Bộ Tư pháp ...........................................................................................................................................16 A.1.6 Bộ Y tế ..................................................................................................................................................18 A.1.7 Bộ Công thương ...................................................................................................................................20 A.1.8 Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................................................................................................22

A.2 Các tỉnh, thành phố...................................................................................................................................23 A.2.1 Thành phố Hà Nội................................................................................................................................23 A.2.2 Tỉnh Bắc Ninh......................................................................................................................................24 A.2.3 Tỉnh Nghệ An ......................................................................................................................................25 A.2.4 Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................................26

B. Đóng góp của đối tác phát triển vào Chương trình nghị sự hiệu quả tại Việt Nam.............. 28 B.1 Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến....................................................................................................28 B.2 Liên minh châu Âu....................................................................................................................................30 B.3 Liên Hợp Quốc...........................................................................................................................................32 B.4 Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển.................................................................................................................34

C. Đóng góp của các bên liên quan khác cho Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ tại Việt Nam........................................................................................................................................................ 36

C.1 Nhóm chuyên đề Phát triển năng lực.....................................................................................................37 C.2 Nhóm chuyên đề quản lý tài chính.........................................................................................................40 C.3 Nhóm chuyên đề mua sắm, đấu thầu ....................................................................................................41 C.4 Nghiên cứu đánh giá các Nhóm SPG/ISG .............................................................................................44

D. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện PD/HCS năm 2011......................................................... 46

Chương 2. Hành trình tới Busan của Việt Nam ................................................................... 48

1. Đề xuất hình thành kiến trúc viện trợ mới ................................................................................... 48

2. Đóng góp của Việt Nam vào HLF-4 tại Busan ............................................................................ 50

Phụ lục 1: Báo cáo Kết quả khảo sát PD năm 2011 (gửi cho OECD-DAC)...................... 54

Phụ lục 2: Bảng kết quả của đợt khảo sát PD/HCS năm 2011............................................ 73

Phụ lục 3: Bảng ma trận tóm tắt những vấn đề chính nêu ra trong phiếu trả lời của các bộ, ngành, tỉnh/ thành phố ....................................................................................................... 84

Danh mục chữ viết tắt AAA Chương trình hành động Accra ADB Ngân hàng phát triển Châu Á AEF Diễn đàn hiệu quả viện trợ AFD Cơ quan phát triển Pháp ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APA Hiệp hội nghị viện Châu Á CCBP Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện về Quản lý ODA CFAA Đánh giá giải trình tài chính quốc gia CG Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam CIDA Cơ quan phát triển quốc tế Canada CSO Tổ chức xã hội dân sự DAC Ủy ban hỗ trợ phát triển của OECD DFID Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh DP Đối tác phát triển EFA Giáo dục cho mọi người EU Liên minh Châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GEF Quỹ môi trường toàn cầu GoV Chính phủ Việt Nam HCS Cam kết Hà Nội HIV Virus làm suy giảm hệ miễn dịch ở người HPG Nhóm quan hệ đối tác Y tế IBRD Ngân hàng quốc tế Tái thiết và Phát triển IDA Hiệp hội phát triển quốc tế IFI Định chế tài chính quốc tế IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế INGO Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài JAHR Báo cáo tổng quan chung ngành y tế JPPR Đánh giá chung tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA LMDG Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến MDG Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ MIC Nước có mức thu nhập trung bình MOET Bộ Giáo dục và Đào tạo MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn MOF Bộ Tài chính

MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường MTEF Khuôn khổ chi tiêu trung hạn NA Quốc hội NGO Tổ chức phi Chính phủ NTP-RCC Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển P135 Chương trình 135 PBA Tiếp cận theo chương trình PD Tuyên bố Pa-ri về Hiệu quả viện trợ PEFA Quản lý tài chính công và khuôn khổ giải trình PEPFAR Kế hoạch viện trợ nhân đạo khẩn cấp của Tổng thống Mỹ cho phòng

chống AIDS PFM Quản lý tài chính công PGAE Nhóm quan hệ đối tác về hiệu quả viện trợ PMU Ban quản lý dự án PPP Hợp tác công-tư PRSC Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo REDD Chương trình chung “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ

lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng của Liên hợp quốc tại Việt Nam”

SEDP Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội SOE Doanh nghiệp nhà nước SoI Văn bản thỏa thuận chung SWAp Tiếp cận ngành rộng TBS Hỗ trợ ngân sách có mục tiêu UN Liên Hợp Quốc UNICEF Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc VAMESP Dự án theo dõi và đánh giá Việt Nam - Australia VUFO Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam WHO Tổ chức Y tế thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới

1

Tóm tắt

Năm 2011 đánh dấu một bước ngoặt cho những vấn đề liên quan đến hiệu quả và tác động của viện trợ quốc tế tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ hoàn thiện Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 2011 - 2010 (SEDS) và Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội (SEDP) và những kế hoạch liên quan cho giai đoạn 2011-2015. Đề án ODA sửa đổi đang được xây dựng và cho thấy ODA sẽ đóng góp như thế nào cho SEDP. Tính chất của các thách thức phát triển đang thay đổi và những năm tới sẽ tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng, thể chế thị trường tài chính, giáo dục, cũng như giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Ổn định kinh tế vĩ mô vẫn có tầm quan trọng hàng đầu thể hiện qua Nghị quyết số 11/NQ-CP vừa được ban hành. Đồng thời, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, diễn biến chính trị ở các nước và thành tựu Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình (MIC) sẽ ảnh hưởng đến khối lượng và loại hình viện trợ mà Việt Nam mong muốn nhận được. Trong năm 2011, Chính phủ và các đối tác phát triển đã cùng đưa ra nhiều sáng kiến hiệu quả viện trợ dưới sự dẫn dắt của Diễn đàn hiệu quả viện trợ (AEF). Tất cả những điều trên có mục tiêu quan trọng là giúp mang lại hiểu biết sâu sắc hơn về môi trường viện trợ đang thay đổi tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị thực tế để hoàn thiện thực tế này. Những kết quả chính của các nỗ lực trên được tóm tắt dưới đây:

Tóm tắt những khuyến nghị của Đánh giá độc lập về thực hiện Tuyên bố Paris /Cam kết Hà Nội

• Cải thiện khuôn khổ pháp lý và thể chế cho việc quản lý ODA để gắn kết các hướng dẫn rõ ràng về việc sử dụng ODA có tính chiến lược, thiết kế theo tiếp cận chương trình (PBAs) và sử dụng các phương thức viện trợ khác mới bao gồm cả tài chính biến đổi khí hậu;

• Làm rõ chính sách về việc sử dụng các nguồn tài chính phát triển kém ưu đãi;

• Rà soát vai trò của Ban Quản lý dự án để giảm phân mảnh trong phạm vi một Bộ, tăng triển vọng phát triển năng lực bền vững;

• Gắn kết đánh giá các khoảng trống năng lực thể chế vào các chiến lược ngành và gia tăng việc sử dụng các công cụ đánh giá khách quan cho các hệ thống quốc gia, đặc biệt trong quản lý tài chính công;

• Xây dựng một chương trình nghị sự cho AEF bao gồm những vấn đề liên quan đến hiệu quả viện trợ và chính sách phát triển mà không thể được giải quyết chỉ trong Nhóm Đối tác ngành. Tăng cường mối quan hệ giữa AEF và các Nhóm Đối tác bằng cách vận động họ nêu rõ các hoạt động cần được ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả viện trợ và báo cáo hàng năm về tiến độ cho AEF.

Kết quả tóm tắt của đánh giá khảo sát thực hiện Tuyên bố Paris/Cam kết Hà Nội

• Chính phủ giữ vai trò làm chủ mạnh mẽ trong chương trình nghị sự phát triển mặc dù vậy vẫn tồn tại những thiếu hụt về thể chế trong lập kế hoạch và ngân sách;

2

• Có nhiều cải thiện trong việc sử dụng các hệ thống quản lý tài chính, đấu thầu của Chính phủ, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề ở năng lực hiện có, đặc biệt là ở cấp địa phương. Nhiều hệ thống còn chưa theo kịp với các tiêu chuẩn quốc tế;

• Mức độ hài hòa đã được cải thiện với minh chứng là việc giảm số lượng các Ban Quản lý trùng lặp và khả năng dự báo viện trợ được cải thiện, tuy vậy vấn đề tồn tại ở số lượng lớn sự thiếu điều phối trong các hoạt động của nhà tài trợ tại Việt Nam với quá nhiều công trình nghiên cứu của nhà tài trợ tiến hành đơn lẻ và tiến độ chậm trong việc áp dụng phương pháp tiếp cận theo chương trình;

• Quản lý ODA theo kết quả đã được cải thiện với việc vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quốc gia, tuy nhiên cũng vẫn còn vấn đề năng lực ở cấp địa phương;

• Việc chia sẻ trách nhiệm chung được tăng cường bởi các cuộc đối thoại cấp cao thường xuyên thông qua AEF và CG hằng năm. Thách thức hiện nay là đa dạng hóa sự tham gia bao gồm các NGO và các tổ chức XHDS và cải thiện các mối liên hệ giữa hiệu quả viện trợ và hiệu quả phát triển.

Các ví dụ thực tế trong đóng góp của các cơ quan Việt Nam cho Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ

• Từ khi nâng cấp từ PGAE, AEF đã trở thành một nền tảng thực sự cho đối thoại ở cấp chiến lược và chính sách về các vấn đề hiệu quả viện trợ. Trong vai trò đồng Chủ tọa phía Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã theo dõi giám sát việc thực hiện Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội, tham gia tích cực vào các cuộc đối thoại nghiêm túc với các đối tác phát triển và bộ ngành về chuẩn bị sửa đổi Đề án ODA và Nghị định 131, đồng thời điều phối các hoạt động xung quanh việc hoạch định chiến lược cho các Nhóm đối tác chuyên đề và việc phát triển một kiến trúc viện trợ quốc gia mới.

• Bộ Tài chính đang tập trung vào cải cách quản lý tài chính giúp cải thiện quyền làm chủ quốc gia trong các chương trình được tài trợ bởi ODA sắp tới bằng cách cho phép sử dụng nhiều hơn các hệ thống quốc gia. Các hoạt động hiệu quả viện trợ chính trong năm 2011 đã bao gồm nâng cấp cổng thông tin điện tử và phát hành Thông tư 40/2011/TT-BTC. Trong tương lai, Nhóm đối tác quản lý tài chính công sẽ hưởng lợi từ mối liên kết tốt hơn với AEF và các Nhóm đối tác khác để nâng cao, thông qua sự tham gia sâu hơn trong các cuộc thảo luận đối thoại về chính sách, tác động của nó đối với chính sách phát triển của nhà tài trợ;

• Trong số các ngành khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nỗ lực để cải thiện việc theo dõi và đánh giá việc thực hiện các dự án trong ngành. Các nhóm công tác đang được thiết lập để giải quyết những vướng mắc trong việc giải ngân.

• Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực thi những công việc ban đầu trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Theo khuyến nghị trong báo cáo đánh giá độc lập PD/HCS, một Ban Điều phối quốc tế đang được thành lập để giúp Ban Điều hành của Chương trình mục tiêu quốc gia (NTP-RCC). Vấn đề biến đổi khí hậu liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt động của Chính phủ, vì vậy cần có sự kết hợp vững chắc để đảm bảo hài hòa những nỗ lực và liên kết tuân theo các ưu tiên quốc gia nêu trong SEDP;

3

• Bộ Tư pháp hỗ trợ các nhu cầu hợp tác dài hạn, bền vững và mang tính chiến lược với các đối tác phát triển để đảm bảo sử dụng hiệu quả vật chất và nguồn nhân lực cho hỗ trợ cải cách luật pháp và pháp lý. Còn tồn tại nhiều vấn đề, ví dụ, về các nhu cầu sử dụng chuyên gia quốc tế và Bộ có đề xuất việc sửa đổi Nghị định 131 thành một phương tiện quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ít phức tạp và do đó hiệu quả hơn;

• Bộ Y tế đã tiếp tục tập trung vào các vấn đề về hiệu quả viện trợ với nhiều thành tựu trong nửa đầu năm 2011. Đặc biệt phải kể đến Hội thảo Nhóm đối tác ngành Y tế (HPG) và công tác chuẩn bị Đánh giá chung ngành Y tế hằng năm. Hội thảo Nhóm đối tác ngành Y tế đã đề xuất các giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết chặt chẽ hơn với AEF. Trong đó, Bộ Y tế đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều phối viện trợ ở cấp tỉnh;

• Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Nghệ An đã tiếp tục cải thiện công tác theo dõi giám sát, đánh giá dựa trên kết quả cuối cùng và đánh giá sau dự án của các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, trong đó đã có sự cải thiện trong việc lưu trữ và trao đổi các thông tin liên quan. Các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng sẽ được hưởng lợi trong tương lai từ việc phát triển một khung pháp lý liên quan đến việc sử dụng các mô hình tài trợ cho khu vực tư nhân.

Các ví dụ thực tế trong đóng góp của đối tác phát triển cho chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ

Tất cả các đối tác phát triển đang hỗ trợ việc sửa Đề án ODA và Nghị định 131. Quan điểm chung là tập trung nỗ lực để tăng cường kiến trúc tổng thể của viện trợ và phát triển năng lực ở các cấp được phân cấp là nền tảng cho việc sử dụng hiệu quả viện trợ ở Việt Nam trong tương lai. Những ví dụ về thực hành tốt bao gồm:

• Nhóm các Nhà tài trợ Đồng chính kiến (LMDG) đã chú trọng đặc biệt vào việc theo dõi giám sát các chủ đề về hiệu quả viện trợ trong quan hệ với các tổ chức đa phương như Liên Hợp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Trong phạm vi có thể, họ đã cùng nhau phát triển các kế hoạch chiến lược quốc gia của mình và hỗ trợ Hội nghị Cấp cao gần đây của AEF tại Hạ Long để thảo luận về phân công lao động và bổ trợ giữa các đối tác phát triển;

• EU đang xây dựng Lộ trình Hiệu quả Viện trợ EU 2011 trong đó đưa ra tầm nhìn tổng quan hàng năm về tiến độ hoạt động hiệu quả viện trợ và tuân thủ theo các ưu tiên quốc gia sẽ được đặt ra trong SEDP. Là một phần của nhiều nhóm chuyên đề khác nhau, EU đã tham gia trong nhiều nỗ lực phát triển năng lực bao gồm hỗ trợ cho Bộ Y tế, Chương trình xây dựng năng lực có trách nhiệm với môi trường và xã hội của ngành Du lịch, Quỹ tài trợ đa Uỷ thác cho hiện đại hoá quản lý tài chính công và Chương trình hỗ trợ đầu tư và thương mại châu Âu.

• UN có nhiều hỗ trợ trong các can thiệp vào hiệu quả viện trợ đặc biệt như công việc với nhóm công tác kỹ thuật HIV, Nhóm Đối tác Y tế và dự án đặc biệt "hỗ trợ theo dõi hiệu quả viện trợ từ góc nhìn giới". Sự phát triển của Một Kế hoạch 2012-2016 là một ví dụ rõ ràng về một kế hoạch chiến lược hài hòa và thống nhất.

4

• Trong số nhiều sáng kiến khác, Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển (NHPT) đã hoàn thành một bản rà soát tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án tại Việt Nam và đang hỗ trợ cập nhật hệ thống đấu thầu quốc gia bằng cách sử dụng phương pháp luận hệ thống có chỉ số cơ bản của OECD-DAC.

Ngoài ra, các nhóm chuyên đề khác về phát triển năng lực, quản lý tài chính, mua sắm công và đánh giá tác động xã hội và môi trường đã tập trung hỗ trợ của họ vào các vấn đề đa dạng như việc thành lập hệ thống báo cáo ODA và hỗ trợ cho đối thoại chính sách.

Đề xuất phát triển các Nhóm đối tác hiện tại và tạo ra một kiến trúc viện trợ quốc gia mới

Từng tồn tại một số quan ngại trong Chính phủ và các đối tác phát triển khi kiến trúc viện trợ hiện nay ở Việt Nam đang mất dần sự gắn kết và hiệu quả của nó. Mặc dù các PG hiện tại có những đóng góp đáng kể vào hiệu quả viện trợ tại Việt Nam, nhưng số nhiều làm việc độc lập và đối thoại chính sách chỉ được giới hạn trong phạm vi ngành của họ tham gia. Một vấn đề đáng lo ngại là một số kế hoạch ngành/ tỉnh không nhất quán với SEDP. Do vậy đã có đề xuất là cần điều chỉnh kiến trúc viện trợ quốc gia với những đặc điểm sau đây:

• AEF sẽ là trung tâm của kiến trúc viện trợ quốc gia và cung cấp phạm vi lớn cho cuộc đối thoại chi tiết về các vấn đề xung quanh hiệu quả viện trợ và hiệu quả phát triển.

• Các cơ hội đối thoại cấp cao khác sẽ bao gồm nhóm tư vấn (CG), các diễn đàn trước CG, các diễn đàn PRSC (hoặc dạng như PRSC) và nhóm các nhà tài trợ như LMDG, 6 NHPT, EU và UN.

• AEF sẽ tạo ra một mạng lưới điều phối các Nhóm Đối tác để trao đổi thông tin về hiệu quả phát triển, phân công lao động, thực hành tốt v.v…

• Các Nhóm đối tác sẽ báo cáo về hoạt động của nhóm cho AEF, khi đó, AEF sẽ tư vấn cho các Nhóm đối tác về tổ chức hiệu quả và thúc đẩy sự tham gia của nhóm trong lĩnh vực lập kế hoạch và ngân sách, phát triển dựa trên phương pháp tiếp cận chương trình và phương thức viện trợ mới khác.

Chuẩn bị cho Diễn đàn Cấp cao lần thứ 4 về hiệu quả viện trợ (HLF-4) tại Busan, tháng 11 năm 2011

Bộ KH&ĐT đã tích cực tham gia vào cuộc tranh luận về hiệu quả viện trợ toàn cầu, chủ yếu là tham gia khảo sát thực hiện Tuyên bố Paris và là thành viên của Ban chỉ đạo Quốc tế về sáng kiến minh bạch và trách nhiệm giải trình (IATI), thành viên đại diện cho châu Á - Thái Bình Dương trong nhóm quản lý quốc tế đánh giá PD/HCS (Giai đoạn II), và thành viên của nhóm soạn thảo trong nhóm tiếp xúc quốc gia đối tác (PCCG).

Một trong những mục tiêu quan trọng của HLF-4 là xem xét chất lượng của viện trợ trong bối cảnh rộng hơn về hiệu quả phát triển và Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh của một MIC mới, ở địa vị để có một ảnh hưởng mạnh mẽ trong cuộc tranh luận toàn cầu.

5

Định hướng tương lai cho hiệu quả viện trợ tại Việt Nam

Các vấn đề xung quanh hiệu quả viện trợ có vai trò quan trọng đối với tương lai của Việt Nam trong quá trình trở thành một nước có thu nhập trung bình và nỗ lực để trở thành một nước công nghiệp hóa. Đã có sự tham gia rất tích cực từ phía đối tác phát triển và Chính phủ ở cả cấp quốc gia và thế giới. Tuy nhiên, phía trước hứa hẹn nhiều thách thức, đặc biệt là liên quan đến vấn đề thể chế như là quá trình pháp lý phức tạp, công kềnh và thiếu năng lực triển khai cụ thể là ở cấp địa phương và đặc biệt là liên quan đến lập kế hoạch và dự toán ngân sách và quản lý kết quả. Điều phối các kết quả phát triển qua nhiều vùng địa lý và nhiều bộ còn hạn chế và vẫn còn vướng mắc liên quan đến thực hiện dự án. Nhiều đối tác phát triển đang có ý định rời khỏi Việt Nam và việc cần có một chính sách viện trợ thúc đẩy điều phối giữa các nhà tài trợ là quan trọng để đảm bảo dòng chảy ODA không bị phân mảnh.

Trong bối cảnh đó, công việc của AEF trong nửa cuối năm 2011 là rất quan trọng và sẽ bao gồm hỗ trợ hoàn thiện nghiên cứu lập bản đồ nhóm đối tác và đề xuất toàn diện cho một kiến trúc viện trợ mới, hỗ trợ cho việc chuẩn bị sửa đổi Đề án ODA và Nghị định 131 đồng thời đóng góp đáng kể cho HLF-4 tại Busan.

6

Giới thiệu

Việt Nam đang trong tiến trình kết thúc thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) và Kế hoạch 5 năm (2006-2010) với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng. Việt Nam đã vượt 2/3 các mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) với tỷ lệ cao trong xóa đói giảm nghèo (gấp gần 3 lần so với mục tiêu của MDG đề ra cho năm 2015). Những thành tựu đạt được đã đưa Việt Nam trở thành một quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp (MIC) và bước tiếp vào một chặng đường phát triển mới.

Trong bối cảnh MIC, Việt Nam nhận thức được nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Bên cạnh những thuận lợi căn bản nhờ tiềm lực kinh tế và những tiến bộ xã hội đã đạt được, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực được nâng cao, sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và của các đối tác phát triển, Việt Nam đang đứng trước những thách thức không nhỏ, đó là:

(i) Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội còn nhiều bất cập đang cản trở quá trình phát triển kinh tế, thúc đẩy đầu tư và cải thiện đời sống nhân dân;

(ii) Thể chế kinh tế thị trường được đã hình thành song vẫn chưa phát triển đồng bộ và đầy đủ nhằm tạo thuận lợi tối đa cho việc huy động các nguồn vốn đầu tư;

(iii) Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Ngoài các nguyên nhân về thể chế, mức độ áp dụng công nghệ và kỹ thuật, năng lực quản lý thì chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao, được xem là yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề này;

(iv) Hiện tượng biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững (Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu);

Những cơ hội và thách thức trên cần phải được nhìn nhận một cách toàn diện và sâu sắc trên cơ sở chiến lược dài hạn và kế hoạch trung hạn nhằm mục đích cuối cùng là đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại vào năm 2020 và tránh được bẫy mà nước có thu nhập trung bình thường mắc phải. Các chiến lược và kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở tham vấn chặt chẽ với các đối tác phát triển.

Cơ hội và thách thức khi Việt Nam trở thành MIC

Trong giai đoạn phát triển tiếp theo khi Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm có thu nhập trung bình (MIC), Việt Nam sẽ đối mặt với cả những cơ hội và thách thức:

- Cơ hội: Với vị thế và sức mạnh mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, Việt Nam sẽ tiếp tục nắm bắt tất cả những cơ hội làm đòn bẩy tác động cho phát triển bền vững để tránh các bẫy thường gặp của các quốc gia thuộc MIC bằng cách giải quyết các vướng mắc trong cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,

7

tiếp tục cải thiện khung pháp lý và thể chế trong quan hệ với cơ chế thị trường, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, sự chênh lệch trong phát triển giữa các vùng, miền thông qua một chính sách an sinh xã hội được tiêu chuẩn hóa và cuối cùng luôn đóng vai chủ động trong ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu để duy trì các thành tựu phát triển.

- Thách thức: Mặc dù trên thực tế nguồn vốn ODA tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng cả khi Việt Nam trở thành MIC, tuy nhiên đang có những thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn ODA theo các xu hướng sau đây:

(i) Một số đối tác phát triển cung cấp ODA theo các hình thức viện trợ không hoàn lại sẽ chuyển mối quan hệ với Việt Nam từ hợp tác phát triển truyền thống sang quan hệ đối tác mới và giảm dần số tiền viện trợ của họ đối với Việt Nam.

(ii) Một số đối tác phát triển cung cấp ODA dưới các hình thức vay ưu đãi, thường là các định chế tài chính quốc tế (IFI) như WB, ADB, v.v… sử dụng ngưỡng thu nhập bình quân đầu người như là một trong những tiêu chí để thay đổi chính sách cho vay của họ theo hướng mở rộng và dần dần chuyển sang các khoản vay ít ưu đãi hơn. Trong tương lai, quy mô của các khoản vay kém ưu đãi sẽ nhiều hơn, các khoản vay ưu đãi tùy thuộc vào mức độ phát triển của Việt Nam.

Để thích ứng trong tình hình trên, Việt Nam đang có những nỗ lực điều chỉnh chính sách, hoàn thiện hơn nữa thể chế của mình thông qua việc xây dựng Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2011 – 2015 (ở cấp chiến lược, chính sách) và thay thế Nghị định 131/2006/NĐ-CP (cơ cấp thể chế và tổ chức thực hiện).

8

Chương 1. Tiến độ hiệu quả viện trợ ở Việt Nam năm 2011

1. Tình hình kinh tế - xã hội

Bước vào năm 2011, kinh tế thế giới đối mặt với nguy cơ rủi ro khủng hoảng tài chính tăng cao tại một số nền kinh tế phát triển. Giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục tăng gây sức ép lên hầu hết các loại hàng hoá khác. Những yếu tố bất lợi đó tác động làm cho thị trường giá cả trong nước biến động hết sức phức tạp, việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát vì thế gặp nhiều khó khăn, trong khi một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như điện, xăng dầu buộc phải điều chỉnh tăng. Tình hình trên đây đã làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Vì vậy, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách hiện nay. Trước tình hình đó, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, ngày 24 tháng 02 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Qua nhiều nỗ lực, Việt Nam đã đạt được kết quả trong những lĩnh vực sau:

1.1 Ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát

a) Thu chi ngân sách nhà nước

- Tính chung 4 tháng đầu năm 2011, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 37,1% dự toán năm, tổng chi ngân sách nhà nước ước bằng 32,9% dự toán năm;

- Đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao và tiến độ thực hiện;

- Đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn.

b) Đầu tư phát triển

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, tổng số vốn đầu tư cho các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong năm 2011 sẽ bị cắt giảm khoảng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của năm. Về kết quả huy động và thực hiện vốn đầu tư phát triển trong 4 tháng đầu năm 2011:

- Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện 4 tháng đầu năm 2011 ước đạt xấp xỉ 56,6 nghìn tỷ đồng, bằng 30,2% kế hoạch năm và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2010;

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm 2011 ước đạt 3,62 tỷ USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2010. Về đăng ký mới, cả nước có 262 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký mới đạt trên 3,2 tỷ USD, bằng 58,7% về số dự án và bằng 45,1% về vốn đăng ký cấp mới so với cùng kỳ năm trước;

9

- Về huy động và sử dụng vốn ODA: trong 4 tháng đầu năm 2011 có 11 dự án ODA được ký kết thông qua các Hiệp định với tổng giá trị ước đạt 1.028 triệu USD; cấp vốn cho 11 chương trình, dự án chủ yếu trong lĩnh vực giao thông (mạng lưới giao thông đồng bằng sông Cửu Long, Cầu Nhật Tân, Tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh đường số 2), năng lượng (Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn), phát triển hạ tầng nông thôn, chăm sóc sức khỏe và môi trường (nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu), trong đó: vốn vay đạt 1.002,28 triệu USD, viện trợ không hoàn lại đạt 25,93 triệu USD đạt 1.002 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 26 triệu USD. Giải ngân trong 4 tháng ước đạt 1.007 triệu USD bằng khoảng 36% kế hoạch năm (2.400 triệu USD).

c) Giá cả, lạm phát

Trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bình ổn giá cả, thị trường, kiềm chế lạm phát. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các qui định về quản lý giá, đấu tranh phòng chống buôn lậu qua biên giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên chỉ số giá tiêu dùng trong nước vẫn tăng cao. Tính bình quân, chỉ số giá 4 tháng đầu năm 2011 tăng 13,95% so với cùng kỳ năm 2010.

1.2 Về tăng trưởng kinh tế và tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực

a) Sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) tính chung 4 tháng đầu năm 2011 ước đạt trên 270,5 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2%;

Nhìn chung, sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá nhanh, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch năm 2011, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt tốc độ cao hơn mức bình quân toàn ngành. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước đang gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

b) Sản xuất nông nghiệp

Trong tháng tư, lốc xoáy, giông và mưa đá ở một số tỉnh miền Bắc cùng với một số hiện tượng thiên tai khắc nghiệt khác đã gây thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân. Bên cạnh đó, do thời tiết tạo điều kiện thuận lợi để các loại sâu bệnh gây hại phát triển, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình đó, các cấp, các ngành và các địa phương đã tích cực triển khai các biện pháp phòng chống và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp.

c) Phát triển doanh nghiệp

Tính chung 4 tháng đầu năm 2011, có khoảng 24,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký ước xấp xỉ 142,9 nghìn tỷ đồng, bằng 90,4% về số doanh nghiệp và bằng 78,6% về số vốn.

10

Nhìn chung thu ngân sách Nhà nước tăng cao, bảo đảm các nhu cầu chi ngân sách Nhà nước. Thực hiện tốt việc rà soát cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư phát triển, cắt giảm chi tiêu ngân sách nhằm tiết kiệm và nâng cao hiệu quả đầu tư công; đồng thời, tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ sản xuất, khuyến khích xuất khẩu và bảo đảm an sinh xã hội. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển; kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ và gấp hơn 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Ngành dịch vụ tăng đáng kể.

Tuy nhiên, những bất ổn chính trị tại các nước Trung Đông và Bắc Phi, sức ép tăng giá cả hàng hóa và nguy cơ lạm phát tăng cao tại nhiều nước trên thế giới cùng với phản ứng tâm lý và dây chuyền sau khi có sự điều chỉnh tăng giá một số hàng hóa thiết yếu, như: xăng dầu, than bán cho điện,… đã gây khó khăn cho việc kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, nhập siêu đang có xu hướng tăng với tỷ lệ nhập siêu đang ở mức cao hơn mục tiêu đề ra.

2. Tổng quan về hiệu quả viện trợ ở Việt Nam

2.1. Những phát hiện chính từ kết quả đánh giá độc lập gần đây tình hình thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội - Đợt 2 (2010)

Theo Báo cáo đánh giá độc lập tình hình thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ (Đợt II), Việt Nam là một trong những nước đạt được nhiều kết quả trong nỗ lực nâng cao hiệu quả viện trợ và gắn kết hiệu quả viện trợ với hiệu quả phát triển. Việc nâng cấp Nhóm Quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ (PGAE) thành Diễn đàn Hiệu quả viện trợ như một trong các tiến trình của Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam vào tháng 2 năm 2010 đã tạo ra một diễn đàn đối thoại ở cấp chiến lược, chính sách về hiệu quả viện trợ với sự tham gia rộng rãi của các đối tác đóng góp vào quá trình phát triển của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Đoàn tư vấn độc lập, so với nhiều nước khác Việt Nam đã tiến một bước dài trên chặng đường hiệu quả viện trợ. Những gì Việt Nam dễ dàng đạt được đã qua, Việt Nam đang đi đến chặng đường gian nan hơn, đặc biệt khi đi sâu hơn vào khía cạnh kỹ thuật của các vấn đề như hài hòa quy trình thủ tục và tuân thủ hệ thống chính phủ, phân công lao động giữa các nhà tài trợ, tiếp cận theo ngành, chương trình, hỗ trợ ngân sách,….

2.2 Những phát hiện chính qua cuộc khảo sát theo dõi thực hiện PD/HCS (2011)

Về chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ, Chính phủ Việt Nam duy trì vai trò lãnh đạo trong quản lý và điều phối viện trợ, đặt ưu tiên cao vào việc tăng cường khung pháp lý và thể chế quản lý ODA (ví dụ như Đề án định hướng quản lý và sử dụng ODA 5 năm giai đoạn 2006-2010, Nghị định 131 và các Thông tư liên quan), cải thiện năng lực lập kế hoạch, thực hiện và giám sát. Tất cả những nỗ lực này tạo nên khuôn khổ vững chắc cho tất cả các đối tác phát triển liên kết các chương trình quốc gia của họ tuân theo các chiến lược và ưu tiên của Việt Nam. Ba vòng điều tra theo dõi PD / HCS cho thấy hơn 95% tổng vốn ODA được cung cấp cho khu vực chính phủ, trong đó 93% viện trợ đã giải ngân được báo cáo trong ngân sách quốc gia của Việt Nam năm 2010 - một mức

11

tăng đáng kể từ 81% năm 2005. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các đối tác phát triển, hệ thống quản lý tài chính công và đấu thầu đã được tăng cường đáng kể thông qua cải cách luật pháp và thể chế, cùng với tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình và cải thiện năng lực thực hiện. Về kết quả, Việt Nam đã hoàn toàn đạt được mục tiêu PD năm 2010 về việc sử dụng hệ thống quản lý tài chính công và đấu thầu (tương ứng với 62 và 65% tổng số vốn ODA trong năm 2010) và giảm bớt số Ban Quản lý dự án trùng lặp (16 vào năm 2010). Với sự cải thiện trong điều phối và chia sẻ thông tin giữa Chính phủ Việt Nam và đối tác phát triển trong việc theo dõi luồng vốn ODA cũng như nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam / nhóm 6 ngân hàng trong việc loại bỏ vướng mắc trong việc thực hiện dự án, dự báo viện trợ đã cải thiện đáng kể là minh chứng trong việc đạt được mục tiêu PD số 7.

Việt Nam cũng giữ được tiến độ ổn định về mặt quản lý kết quả theo khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả xây dựng cho SEDP 2006-2010 và hệ thống theo dõi và đánh giá quốc gia đã bắt đầu vận hành từ năm 2007. Hơn nữa, sự chuyển dịch tới mô hình viện trợ mới và tiếp cận dựa trên chương trình (PBAs) trong các lĩnh vực như nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường, giáo dục, Chương trình 135 (mục tiêu hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số), giao thông nông thôn và sức khỏe (sắp tới) đã góp phần làm gia tăng mức độ gắn kết chiến lược của đối tác phát triển trong việc tăng cường năng lực cốt lõi của ngành và quy trình hoạch định chính sách, lập kế hoạch, ngân sách và quản lý kết quả.

Trong hoạt động của PD / HCS, sự tham gia của Quốc hội trong quá trình xây dựng kế hoạch đã tăng lên đáng kể và từ giai đoạn đầu chuẩn bị SEDP. Các đối tác phát triển và các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã và đang tích cực hỗ trợ sự tham gia của nhiều bên liên quan (ví dụ, Quốc hội, các tổ chức XHDS và cộng đồng) trong việc xây dựng / giám sát các chiến lược phát triển quốc gia và đã cung cấp ý kiến để hoàn chỉnh cho dự thảo SEDP cũng như cử đại diện tham gia Hội nghị nhóm Tư vấn các nhà tài trợ hằng năm (CG), các cuộc họp không chính thức CG giữa kỳ, đối thoại giữa 22 nhóm quan hệ đối tác ngành (PGS) và Diễn đàn hiệu quả viện trợ (AEF) – Một phát triển mới của Nhóm đối tác về hiệu quả viện trợ (PGAE). Tất cả những điều này chứng tỏ Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cải thiện quan hệ đối tác phát triển, trách nhiệm giải trình chung và trách nhiệm giải trình về kết quả phát triển.

A. Đóng góp của các cơ quan Việt Nam thực hiện Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ

Trong sáu tháng đầu năm 2011, các cơ quan Chính phủ và các đối tác phát triển tiếp tục đẩy mạnh quá trình kết nối ODA với các nguồn lực tài chính phát triển khác theo xu hướng chung của thế giới hướng đến HLF-4 ở Busan, khuyến khích quan hệ đối tác trong hợp tác phát triển.

Những vấn đề và phát hiện chính được tóm tắt tại phụ lục 3.

Dưới đây là những đóng góp của các bộ ngành và các tỉnh thành phố trong chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ:

12

A.1 Các bộ, ngành

A.1.1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ở cấp quốc tế và cấp khu vực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chủ trì và đóng vai trò tích cực như là một thành viên của Nhóm công tác về hiệu quả viện trợ (WP-EFF) của OECD- DAC. Việt Nam được chọn là thành viên của Nhóm công tác về hiệu quả viện trợ (WP-EFF) cho HLF-4, thành viên của Ban chỉ đạo Quốc tế về sáng kiến minh bạch và trách nhiệm giải trình (IATI), thành viên đại diện cho châu Á - Thái Bình Dương trong nhóm quản lý quốc tế đánh giá PD/HCS (Giai đoạn II), thành viên của nhóm soạn thảo trong nhóm tiếp xúc quốc gia đối tác (PCCG).

Ở cấp quốc gia, theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về theo dõi giám sát hiệu quả viện trợ trong quá trình thực hiện PD, HCS và AAA. Với vai trò là đồng chủ tọa của AEF, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cộng tác chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ và các đối tác phát triển để thực hiện nhiều sáng kiến nhằm đưa chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ tiến triển. Bộ đã tuân thủ 5 nguyên tắc của PD/HCS trong quá trình phát triển các chính sách, khung thể chế về ODA và đầu tư công. Cơ chế gắn bó các đối tác phát triển khác, đặc biệt là khu vực tư nhân trong đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội đã được giới thiệu. Đã có tiến bộ đáng kể trong hệ thống đấu thầu mua sắm theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.

A.1.2 Bộ Tài chính

Các hoạt động và kết quả đạt được trong lĩnh vực hiệu quả viện trợ trong 6 tháng đầu năm 2011:

Trong 06 tháng đầu năm 2011, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với AEF tích cực triển khai những hoạt động của năm 2011.

Bộ tiếp tục triển khai thực hiện 22 chương trình, dự án có tài trợ nước ngoài nhằm hỗ trợ cho các nội dung cải cách quản lý tài chính công của Việt Nam, cụ thể là các lĩnh vực: quản lý chi, quản lý thu, quản lý công sản, quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý thị trường tài chính, quản lý giá, quản lý nợ công, thanh tra tài chính, quản lý dự án. Tỷ lệ giải ngân thực tế của các chương trình, dự án của Bộ Tài chính trong 4 tháng đầu năm 2011 ước đạt 20% kế hoạch giải ngân của cả năm.

Góp phần hiện thực hóa Cam kết Hà Nội, Bộ duy trì tổ chức Hội nghị về Nhóm quan hệ đối tác giữa Bộ Tài chính và các nhà tài trợ về quản lý tài chính công định kỳ 02 lần vào giữa năm và cuối năm. Bên cạnh đó, Bộ đã chủ động tham khảo mô hình hoạt động của các Nhóm đối tác khác tại Việt Nam để đổi mới hình thức hoạt động của Nhóm đối tác trong lĩnh vực quản lý tài chính công: Hội nghị Nhóm quan hệ đối tác về quản lý tài chính công cuối năm 2010 đã được tổ chức theo hình thức diễn đàn trao đổi/đối thoại giữa Bộ Tài chính với các nhà tài trợ về một số vấn đề mang tính thời sự mà các nhà tài trợ quan tâm (chủ đề chính được thảo luận tại Hội nghị cuối kỳ Nhóm đối tác 2010 của Bộ Tài chính là về Định hướng Chiến lược tài chính giai đoạn 2011-2020).

13

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính tiếp tục tham vấn ý kiến của các nhà tài trợ về một số chủ đề mà các nhà tài trợ quan tâm để chuẩn bị cho Hội nghị Nhóm đối tác giữa năm dự kiến tổ chức vào cuối tháng 5/2011.

Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính (đã được thiết lập và vận hành từ cuối năm 2010) tiếp tục được củng cố, nâng cấp nhằm cung cấp và chia sẻ các thông tin liên quan đến các chương trình, dự án ODA qua đó nâng cao tính minh bạch, chính xác và kịp thời của thông tin về các chương trình, dự án ODA cũng như các cải cách trong lĩnh vực quản lý tài chính công.

Trong khuôn khổ hoạt động của Nhóm chuyên đề về quản lý lĩnh vực tài chính của Diễn đàn hiệu quả viện trợ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 40/2011/TT-BTC ngày 22/3/2011 bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 108/2007/TT-BTC về quản lý tài chính ODA theo hướng làm rõ các hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm soát chi nguồn vốn ODA.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã và đang phối hợp chặt chẽ cùng Ban Thư ký AEF để triển khai các hoạt động được đề ra trong Kế hoạch năm 2011.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, quy mô, phạm vi hỗ trợ của nhà tài trợ cho Bộ Tài chính đã tăng lên với hình thức đa dạng hơn. Cơ chế hoạt động của các nhóm PG với các nhà tài trợ đang dần được cải thiện.

Mặc dù đã đạt được những tiến bộ nhất định nhưng việc triển khai các hoạt động của Nhóm đối tác trong lĩnh vực Cải cách quản lý tài chính công chưa được phong phú. Mới chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi, cập nhật thông tin thông qua các cuộc họp Nhóm đối tác định kỳ và các cuộc đối thoại về chính sách. Thiếu thông tin về các chính sách phát triển và hoạt động của các nhà tài trợ. Trong khi nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động của Nhóm đối tác trong lĩnh vực Cải cách quản lý tài chính công, năng lực của đơn vị phụ trách về Hiệu quả viện trợ và điều phối viện trợ của Bộ Tài chính còn hạn chế.

Sự liên kết/phối hợp giữa Nhóm đối tác trong lĩnh vực Quản lý tài chính công với AEF, các nhóm quan hệ đối tác khác và nhóm các nhà tài trợ còn hạn chế, cần xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các Nhóm đối tác theo hướng hiệu quả hơn, qua đó thúc đẩy việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện các trụ cột “hài hoà hoá thủ tục”, “tuân thủ hệ thống của chính phủ” và “chia sẻ trách nhiệm chung” của Cam kết Hà Nội, đồng thời thời góp phần tăng cường trụ cột “phát huy vai trò làm chủ” của phía Việt Nam.

A.1.3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn luôn chú trọng vận động tài trợ quốc tế cho các mục tiêu phát triển của ngành, các vấn đề, lĩnh vực được Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ưu tiên như: Xóa đói giảm nghèo; nông nghiệp, nông thôn, nông dân; thiên tai và biến đổi khí hậu; an ninh lương thực; an toàn vệ sinh thực phẩm.

14

1. Các hoạt động hiệu quả viện trợ và những kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2011

Các hoạt động hiệu quả viện trợ và những kết quả đạt được trong năm 2011 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện đã bám sát Tuyên bố Pa-ri, Cam kết Hà Nội và Chương trình hành động Accra về hiệu quả viện trợ và những hoạt động và sáng kiến khác liên quan tới hiệu quả viện trợ. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên kết quả đạt được còn khiêm tốn:

Số lượng và kinh phí các chương trình, dự án ODA và NGO mới được phê duyệt đạt 3,88 triệu USD, tương đương 2,7% cùng kỳ năm 2010. Kết quả giải ngân các chương trình dự án ODA còn thấp, chỉ đạt 12,83% kế hoạch năm (chỉ tính số liệu của các đơn vị có báo cáo định kỳ).

Một số khó khăn và thách thức gồm:

- Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, các nhà tài trợ chuyển hướng ưu tiên sang Châu Phi;

- Với việc đạt ngưỡng thu nhập 1.000 USD/người, phương thức hợp tác có nhiều thay đổi đòi hỏi Bộ phải có đầu tư nhiều hơn;

- Đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn rủi ro cao, lợi nhuận thấp, khó thực hiện do thiếu quỹ đất;

- Thiên tai diễn ra ngày càng khốc liệt, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành.

2. Dự kiến kế hoạch trong 6 tháng cuối năm 2011

Mục tiêu chính trong hoạt động hiệu quả viện trợ 6 tháng cuối năm là hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm, thực hiện thành công các chương trình, các mục tiêu Chính phủ giao.

Dự kiến các sản phẩm đầu ra của các hoạt động về hiệu quả viện trợ trong 6 tháng cuối năm và cả năm 2011:

- Chú trọng thể chế, tổ chức hoạt động quản lý hiệu quả viện trợ của Bộ theo định hướng của cam kết Hà Nội theo hướng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý, điều hành. Tăng cường hoạt động của các đối tác theo hướng quốc gia làm chủ;

- Hình thành và thể chế hóa các cơ chế hoạt động, tăng cường năng lực và xác định vai trò nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng và đối thoại chính sách và mở rộng sự tham gia của thành phần tư nhân, phi chính phủ và các đối tượng khác;

- Thực hiện tốt việc theo dõi đánh giá quá trình hình thành và thực hiện dự án nhằm đảm bảo hiệu quả về tài chính, kinh tế, xã hội, môi trường, bền vững của các chương trình, dự án, tổ chức các đoàn khảo sát nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện, giải ngân một số dự án.

15

A.1.4 Bộ Tài nguyên và Môi trường

Để đảm bảo huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định thành lập Ban Điều phối tài trợ quốc tế cho Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu. Ban Điều phối sẽ giúp Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (NTP-RCC) trong điều phối các chương trình, dự án (gồm cả điều phối, giám sát Chương trình Hỗ trợ cho Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu (SPRCC), các hoạt động liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu (RCC), phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đàm phán về biến đổi khí hậu:

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện các thủ tục đàm phán và ký kết về Hiệp định vay trong SPRCC nhằm hỗ trợ thực hiện các chiến lược, chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu và NTP-RCC với vốn vay của Chính phủ Nhật Bản và có sự tham gia của Chính phủ Pháp;

- Phối hợp với Văn phòng của NTP-RCC hoàn thiện Danh mục chương trình, dự án về biến đổi khí hậu để vận động tài trợ;

- Xây dựng kế hoạch hành động ASEAN về hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, chuẩn bị và tham gia chủ trì Cuộc họp lần 2 - Nhóm công tác ASEAN về biến đổi khí hậu tại Hà Nội;

- Phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Hà Lan về biến đổi khí hậu và quản lý nước. Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ ra quyết định thành lập Ban Điều hành liên ngành và các Nhóm công tác thuộc Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Hà Lan về ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý nước;

- Trong 6 tháng đầu năm 2011, có 11 dự án CDM của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được phê duyệt, nâng tổng số dự án CDM lên 56 với tổng lượng CO2 tương đương khoảng 22 triệu tấn.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì triển khai:

- Xây dựng đề xuất ý tưởng Dự án cho kế hoạch công tác năm thứ 2, giai đoạn 2 Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO;

- Trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp nhận và thực hiện dự án Hỗ trợ kỹ thuật Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HFCC của Việt Nam;

- Kế hoạch hành động ASEAN thực hiện tuyên bố chung ASEAN về biến đổi khí hậu;

- Xây dựng Kế hoạch hành động chung Việt Nam - Vương quốc Anh năm 2011;

- Tiếp tục hoàn thiện các thủ tục tổng kết các hoạt động của Nhóm hỗ trợ quốc tế về Tài nguyên và Môi trường (ISGE) giai đoạn 2004-2010, cập nhật và duy trì trang Web của ISGE.

16

Năm 2011, ISGE kết thúc hoạt động giai đoạn 2008-2010 và là năm đầu tiên của chương trình hành động ISGE giai đoạn 2011-2015 dự kiến triển khai trong thời gian còn lại của 2011 như sau:

- Ban Điều hành họp xem xét, phê duyệt kế hoạch tổng thể 5 năm, kế hoạch năm 2011 và đưa ra các vấn đề ưu tiên là cơ sở để các Diễn đàn đối thoại chính sách và các bên liên quan thực hiện những nghiên cứu chính sách điển hình trong năm;

- Huy động nguồn tài chính để hoàn thiện việc nâng cấp và thiết kế lại trang Web của ISGE phù hợp với giai đoạn hoạt động 2011-2015;

- Huy động vốn đối ứng của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các nguồn hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ truyền thống và các nhà tài trợ khác quan tâm cho hoạt động của ISGE năm 2011 và những năm tiếp theo.

Định hướng giai đoạn 2011-2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ:

- Tăng cường cơ chế đối thoại chính sách hướng tới hỗ trợ trực tiếp cho nhiệm vụ nâng cao năng lực thể chế cho ngành trong hội nhập kinh tế quốc tế dưới nhiều hình thức, hướng tới thực hiện hiệu quả các kế hoạch, các ưu tiên, chính sách, chiến lược của Chính phủ và Bộ;

- Tăng cường diễn đàn đối thoại chính sách với các tổ chức quốc tế, trong nước, bộ ngành, đặc biệt tạo điều kiện cho địa phương và khu vực tư nhân tham gia sâu hơn nữa vào các diễn đàn chuyên đề;

- Duy trì và phát triển mô hình ISGE nhằm hỗ trợ, huy động và sử dụng tối ưu các nguồn hỗ trợ quốc tế;

- Phấn đấu huy động nhiều hơn các chương trình, dự án có nguồn vốn nước ngoài do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp/xây dựng, trình phê duyệt lên đến 1,5 tỷ USD, trong đó Bộ trực tiếp quản lý và thực hiện là 500 triệu USD, bộ, ngành, địa phương là 1 tỷ USD phục vụ cho các chương trình, dự án, hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Tích cực vận động thêm các nhà đồng tài trợ cho SPRCC theo mô hình sử dụng vốn vay lãi suất thấp, ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ không hoàn lại.

A.1.5 Bộ Tư pháp

1. Các hoạt động nâng cao hiệu quả viện trợ và những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2011

- Trong thời gian từ đầu năm 2011 đến nay, Bộ Tư pháp tổ chức thẩm định và đề nghị phê duyệt 02 Dự án ODA mới, bao gồm:

+ Dự án Hỗ trợ thi hành pháp luật về hội nhập kinh tế do Hoa Kỳ tài trợ giai đoạn 2010-2013;

17

+ Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về pháp luật và tư pháp do JICA - Nhật Bản tài trợ: Ký Biên bản hợp tác giai đoạn II - Dự án JICA giai đoạn 2011-2015.

Hiện cả 02 dự án này đều đang triển khai một số thủ tục ban đầu.

- Một số dự án ODA và phi chính phủ khác như chương trình Đối tác Tư pháp, dự án Tăng cường tiếp cận với công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam, dự án Nhà Pháp luật Việt - Pháp, dự án Tăng cường đào tạo luật tại Việt Nam, dự án Hỗ trợ xây dựng Luật tiếp cận thông tin, dự án JUDGE với Canada... cũng đang được triển khai và thu được nhiều kết quả, ví dụ như: đã tích cực hỗ trợ Chiến lược cải cách tư pháp ở Việt Nam, hỗ trợ Bộ Tư pháp triển khai chế định thí điểm Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ các hoạt động trợ giúp pháp lý, triển khai Luật Lý lịch tư pháp; hỗ trợ Tòa án xây dựng và triển khai Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hỗ trợ công tác soạn thảo Luật tố tụng hành chính; Kết quả là Luật tố tụng hành chính đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2010; hỗ trợ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao soạn thảo Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi; hỗ trợ Liên đoàn Luật sư Việt Nam...; tiếp tục hỗ trợ Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tập trung hỗ trợ xây dựng một số văn bản Luật như Bộ luật Dân sự (sửa đổi), một số văn bản luật, pháp lệnh do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ pháp luật: mở các lớp tập huấn; hỗ trợ công tác thông tin pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật...

2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án

Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án nói trên, nhìn chung không thấy phát sinh vấn đề lớn, tuy nhiên có thể nhận thấy xu hướng của cơ chế tài chính từ phía đối tác nước ngoài ngày càng chặt chẽ, mức chi thấp trong khi thủ tục giải ngân và quyết toán còn phức tạp nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện. Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng việc bắt buộc phải sử dụng chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là các chuyên gia quốc tế trong một vài dự án tỏ ra không hiệu quả, gây tốn kém và làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Một số dự án đề nghị tăng vốn đối ứng hoặc trao thêm quyền chủ động cho phía Việt Nam trong việc tuyển chọn chuyên gia tư vấn nước ngoài.

3. Dự kiến kế hoạch trong 6 tháng cuối năm 2011 và định hướng sau năm 2011

a) Dự kiến kế hoạch trong 6 tháng cuối năm 2011

- Tiếp tục triển khai các phần việc tiếp theo của các dự án như đã cam kết với các nhà tài trợ để đạt được các kết quả đầu ra như mong đợi;

- Triển khai các hoạt động trong 02 dự án mới được phê duyệt.

b) Định hướng về hoạt động nâng cao hiệu quả viện trợ sau năm 2011

- Tiếp tục vận động các nguồn tài trợ trong một số lĩnh vực của ngành còn ít hoặc chưa có dự án đầu tư như lĩnh vực giám định tư pháp, lý lịch tư pháp, trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, thi hành án...;

18

- Xây dựng cơ chế hợp tác đơn giản hơn về thủ tục nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và khả thi, đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ.

4. Kiến nghị với Chính phủ và các nhà tài trợ để nâng cao hiệu quả viện trợ

- Cần xây dựng chiến lược hợp tác lâu dài và bền vững về pháp luật bên cạnh việc xây dựng các điều kiện cần thiết cho phía Việt Nam để có thể đáp ứng được đòi hỏi của tình hình về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực...;

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA;

- Đối với các dự án cả ODA và phi chính phủ, đề nghị Bộ Tài chính xem xét bố trí vốn đối ứng một cách hợp lý, đảm bảo tiến độ các hoạt động;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tổ chức các khoá đào tạo, nâng cao trình độ quản lý ODA cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý các dự án ODA;

- Đối với các nhà tài trợ, cần đơn giản hóa hơn nữa một số thủ tục trong việc giải ngân, quyết toán nguồn vốn tài trợ.

A.1.6 Bộ Y tế

1. Các hoạt động và kết quả đạt được trong lĩnh vực hiệu quả viện trợ trong 6 tháng đầu năm 2011

Hoạt động

- Nhóm đối tác Y tế (HPG) đã tổ chức cuộc họp Nhóm đối tác ngành Y tế lần đầu tiên của năm 2011 với nội dung tập trung vào việc xây dựng kế hoạch 5 năm ngành y tế 2011-2015 và Chiến lược Chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2010-2020, tầm nhìn 2030;

- Tiếp tục xây dựng Báo cáo tổng quan chung ngành y tế 2011 và đặt trọng tâm vào việc triển khai kế hoạch y tế 5 năm 2011-2015;

- Tổ chức thành công chuyến đi tìm hiểu công tác hợp tác quốc tế và tình hình vận động, điều phối hỗ trợ các nhà tài trợ tại tỉnh Hà Giang;

- Tổ chức thành công các cuộc họp với một số đại biểu các tỉnh thảo luận về tình hình thực hiện vận động điều phối viện trợ và xây dựng mạng lưới Hợp tác quốc tế tại địa phương;

- Thành lập các Nhóm kỹ thuật trong HPG, các cuộc họp về thành lập nhóm và đã xây dựng được hai nhóm Sức khỏe sinh sản và Quản lý môi trường y tế;

- Tham gia các cuộc họp AEF, chia sẻ các kinh nghiệm và bài học của HPG và trình bày tại cuộc họp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Xây dựng cơ chế tài chính cho HPG.

19

Kết quả đầu ra

- Cuộc họp HPG quý I năm 2011 tổ chức tại Hà Nội ngày 24/3/2011 đã thu hút được 140 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự và góp ý xây dựng rất cụ thể sâu sắc cho kế hoạch y tế 5 năm và chiến lược 10 của ngành;

- Đã xây dựng và lấy ý kiến góp ý về Báo cáo tổng quan chung ngành y tế (Joint Annual Health Review), xác định được những bất cập trong ngành và đề xuất biện pháp giải quyết;

- Thu thập những thông tin về tình hình hợp tác quốc tế nói chung của Hà Giang và rút ra được những vấn đề cũng như đề xuất tăng cường viện trợ và các hỗ trợ cho Hà Giang;

- Phát hiện ra các khó khăn thuận lợi trong công tác HTQT tại một số tỉnh;

- Thành lập được 2 Nhóm kỹ thuật và đề xuất thành lập một số Nhóm khác theo đề xuất của các đối tác như Nhóm kỹ thuật về Tài chính y tế, Bảo hiểm y tế, Nhân lực y tế, công nghệ thông tin,…

- Đóng góp ý kiến cho AEF và chia sẻ kinh nghiệm liên quan khi có điều kiện;

- Bản dự thảo đầu tiên của Đề xuất tài chính cho HPG và hoàn thiện trang web của HPG.

2. Những hạn chế, thách thức, chia sẻ kinh nghiệm và bài học

- Xây dựng cơ chế tài chính để tăng cường nguồn lực cho HPG;

- Sự tham gia của các Vụ, Cục chức năng vào thành lập các nhóm kỹ thuật còn nhiều hạn chế;

- Những vấn đề mới của hiệu quả viện trợ như: Hỗ trợ ngân sách, hỗ trợ theo chương trình, phân công lao động còn có nhiều cách hiểu khác nhau, chưa thống nhất;

- Quan điểm của các nhà tài trợ nhiều khi còn chưa thống nhất ví dụ việc vấn đề cơ chế tài chính trong Báo cáo tổng quan y tế.

Kế hoạch trong tương lai

- Tiếp tục tổ chức các cuộc họp HPG với trọng tâm vào việc triển khai kế hoạch 5 năm và xây dựng chiến lược 10 năm;

- Tổ chức một số cuộc họp HPG tại tuyến tỉnh;

- Thành lập các Nhóm kỹ thuật nhằm điều phối tốt hơn các nguồn viện trợ;

- Tiếp tục các chuyến đi thực địa tại địa phương;

- Xây dựng cơ chế tài chính cho HPG;

20

- Làm một số ẩn phẩm quảng bá hoạt động hiệu quả viện trợ trong y tế, hoàn thành kế hoạch truyền thông về Hiệu quả viện trợ; tiếp tục liên kết với AEF và IHP+;

- Hoàn thành các cột mốc SOI trong đó có các cột mốc liên quan đến kế hoạch 5 năm 3, 7, và 8;

- Xây dựng Báo cáo tổng quan chung ngành y tế 2011;

- Tham gia viết Đề án vận động ODA ngành y tế; và Liên kết HPG với diễn đàn INGO.

Kiến nghị nhằm năng cao hiệu quả viện trợ trong năm 2011 và các năm tiếp theo

- AEF làm đầu mối trong các hoạt động hiệu quả viện trợ cấp quốc gia, điều phối tốt những lĩnh vực cần hợp tác, chia sẻ giữa các Bộ ngành, các nhóm đối tác chẳng hạn những lĩnh vực cùng quan tâm như xóa đói giảm nghèo, vệ sinh môi trường, an sinh xã hội…;

- AEF cần đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm đối tác, các bộ ngành, tổ chức chia sẻ thông tin và kết nối giữa các nhóm đối tác về những vấn đề mới như hỗ trợ ngân sách;

- HPG bám sát ưu tiên ngành để xây dựng đề án vận động ODA với Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Mở rộng thêm các hình thức hợp tác mới, thí điểm phương pháp điều phối hiệu quả viện trợ tuyến tỉnh;

- Cần tăng cường điều phối viện trợ tuyến tỉnh, hỗ trợ lập kế hoạch y tế cho địa phương.

A.1.7 Bộ Công thương

1. Các hoạt động và kết quả đạt được trong lĩnh vực hiệu quả viện trợ trong 6 tháng đầu năm 2011

Bộ Công thương đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước trong tổng hợp và phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn, các dự án đầu tư cấp bách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng để cùng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thu hút các nhà tài trợ: WB, ADB, KfW…, hỗ trợ đầu tư các dự án: Dự án năng lượng nông thôn 2 (REII), Dự án phát triển năng lượng tái tạo, mở rộng cải tạo lưới điện cấp điện cho các xã vùng sâu, vùng xa; Dự án cải tạo lưới điện nông thôn; Dự án truyền tải điện miền Bắc,...

Bộ Công thương cũng tăng cường:

- Theo dõi, chỉ đạo các Ban Quản lý dự án, rà soát những vấn đề tồn tại trong thực hiện để kịp thời chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là giúp đỡ các doanh

21

nghiệp đẩy nhanh công tác chuẩn bị dự án, giải phóng mặt bằng,… thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến dự án. Điều phối hợp lý đảm bảo đầu tư tiết kiệm và sử dụng hiệu quả.

- Đối thoại với nhà tài trợ nhằm rà soát các vấn đề tồn tại trong quản lý theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là giúp đỡ các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho dự án.

Tồn tại, vướng mắc

Liên quan đến hài hòa hóa các quy định và thủ tục của Chính phủ và của nhà tài trợ trong quy trình giải ngân; chính sách về tái định cư và giải phóng mặt bằng, thủ tục đấu thầu, mua sắm thiết bị; quy trình thanh toán, quyết toán, quy định về lập báo cáo dự án. Ngoài ra năng lực của Cơ quan chủ quản, Ban Quản lý dự án cũng còn nhiều hạn chế.

Kế hoạch trong tương lai

Sắp tới, Bộ Công thương tiếp tục triển khai các hoạt động hiệu quả viện trợ qua tăng cường năng lực thể chế để giải quyết các vấn đề tồn tại nêu trên, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến rút ngắn các thủ tục hành chính, hài hòa và đơn giản hóa quy chế, quy trình thực hiện, đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc chuẩn bị, thẩm định, đàm phán, phê duyệt, thực hiện dự án.

Kiến nghị nâng cao hiệu quả viện trợ trong năm 2011 và các năm tiếp theo

Bộ Công thương thấy việc bổ sung, hoàn thiện các văn bản, quy phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả viện trợ là vấn đề hết sức quan trọng. Theo Nghị định 131, các dự án được quản lý trực tiếp từ Cơ quan chủ quản đến Ban Quản lý dự án. Tuy nhiên do đặc thù quản lý của Bộ, trong thực tế, nhiều dự án được quản lý dưới nhiều cấp: cơ quan chủ quản, Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, Ban Quản lý dự án. Vì vậy Bộ kiến nghị cần bổ sung, hoàn thiện văn bản pháp luật để phù hợp với thực tế quản lý về việc phân cấp trong quản lý và sử dụng ODA.

Bộ cũng đề nghị Thủ tướng giao Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi Quyết định 272/2006/QĐ-TTg, xây dựng, bổ sung các khung pháp lý cho hình thức vay thương mại có bảo lãnh của nhà nước để có thể áp dụng Chương trình này trong tương lai khi các nguồn vốn ODA, OCR ngày càng hạn chế.

Bộ cũng đề nghị tăng cường năng lực cho cơ quan chủ quản, cán bộ quản lý dự án thông qua kinh phí của dự án và đề xuất cần có 1 đơn vị chuyên trách của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý việc hỗ trợ kỹ thuật, đồng thời đơn vị này cũng cần được tăng cường năng lực để giám sát tiến độ các dự án và có các hoạt động hiệu quả đối với các dự án chậm tiến độ nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả viện trợ.

22

A.1.8 Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Các hoạt động và kết quả đạt được trong lĩnh vực hiệu quả viện trợ trong 6 tháng đầu năm 2011

Dù có khó khăn do khủng hoảng kinh tế và thiên tai trên toàn cầu, các nhà tài trợ vẫn quan tâm và thực hiện cam kết tài trợ cho giáo dục và đào tạo.

- Đầu năm 2011, Bộ đã đàm phán hiệp định tài trợ cho 1 dự án vay vốn ADB, 1 dự án viện trợ không hoàn lại do JICA tài trợ đã được phê duyệt;

- Ngoài ra Bộ đang đàm phán và xúc tiến chuẩn bị 7 chương trình, dự án vay vốn của WB, ADB, JICA…;

- Các chương trình, dự án ODA đã và đang đóng góp tích cực trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước và của ngành về phát triển giáo dục và đào tạo;

- Các hoạt động nâng cao hiệu quả viện trợ ngành giáo dục và đào tạo được tiếp tục triển khai ở tất cả các cấp trong ngành.

Khó khăn, thách thức:

- Hiện chỉ có mẫu nghiên cứu khả thi chung đã được hài hòa giữa Chính phủ với nhóm 6 NHPT, các thủ tục khác về quy trình đấu thầu, quy trình báo cáo, các hoạt động cần thực hiện trước chưa được hài hòa thủ tục và vẫn là những khó khăn trong xây dựng và thực hiện chương trình, dự án;

- Đối với 1 số chương trình, dự án theo phương thức hòa vào ngân sách, do năng lực của cơ quan quản lý, thực hiện tại địa phương còn hạn chế, dẫn đến làm chậm tiến độ triển khai;

- Đối với chương trình, dự án thực hiện với các đối tượng khó khăn, thường dàn trải theo khu vực địa lý nên khó khăn cho quản lý, kiểm tra, giám sát.

Dự kiến

- Hoàn thiện và hoàn thành Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm đạt các mục tiêu của Chiến lược, các nhà tài trợ xây dựng kế hoạch hỗ trợ tuân thủ theo Chiến lược, góp phần thực hiện chiến lược;

- Một số dự án đang trong quá trình thiết kế sẽ áp dụng công cụ mới của nhà tài trợ là vốn vay hòa vào ngân sách và giải ngân dựa trên kết quả đầu ra của dự án;

- Phổ biến, quán triệt Thông tư số 06/2011/TT-BGDDT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài.

23

Kiến nghị

- Chính phủ và các nhà tài trợ tiếp tục hoạt động hài hòa hóa thủ tục đấu thầu, các công cụ quản lý theo chu trình dự án chung (lập kế hoạch, thiết kế, thực hiện và báo cáo...);

- Bộ KH&ĐT xúc tiến việc chủ trì đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 131 và văn bản liên quan để đề xuất bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với bối cảnh mới của Việt Nam;

- Thường xuyên được cập nhật thông tin về các nhà tài trợ, các vấn đề về hiệu quả viện trợ và tham gia các diễn đàn về hiệu quả viện trợ.

A.2 Các tỉnh, thành phố

A.2.1 Thành phố Hà Nội

Trong sáu tháng đầu năm 2011, Thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định trong lĩnh vực hiệu quả viện trợ, cụ thể là:

(i) Đánh giá định kỳ về tình hình thực hiện và hiệu quả của các dự án viện trợ nước ngoài (ODA, INGOs);

(ii) Ban hành Quyết định về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Thành phố;

(iii) Ban hành và thống nhất sử dụng quy trình ISO trong thủ tục trình thẩm định, phê duyệt văn kiện chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn INGOs;

(iv) Thống nhất việc sử dụng công cụ theo dõi AMT cho các dự án ODA ở tất cả các Ban quản lý dự án, các chủ đầu tư;

(v) Ban chỉ đạo ODA của Thành phố thường xuyên phối hợp tổ chức họp giao ban định kỳ với các nhà tài trợ để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án ODA nhằm đảm bảo tiến độ giải ngân và phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn này;

(vi) Xây dựng danh mục các dự án trọng điểm thu hút và sử dụng vốn ODA của Thành phố giai đoạn 2011-2015;

(vii) Chỉ đạo tất cả các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng trong đấu thầu liên quan đến các dự án ODA của Nhật Bản theo hướng dẫn của Bộ KH&ĐT;

(viii) Tham gia cùng Bộ KH&ĐT trong quá trình xây dựng đề án Định hướng thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 2011 – 2015 và cải cách thủ tục hành chính trong quá

24

trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA để cải thiện tình hình giải ngân cũng như đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 131/2006/NĐ-CP để đề xuất sửa đổi và bổ sung.

Thành phố Hà Nội có kế hoạch triển khai các hoạt động về hiệu quả viện trợ trong nửa cuối năm 2011 như sau:

(i) Đẩy nhanh tiến độ triển khai và giải ngân các dự án ODA đã và đang triển khai;

(ii) Tiếp tục phối hợp với các nhà tài trợ họp công tác đánh giá định kỳ về tình hình thực hiện và hiệu quả các dự án viện trợ nước ngoài ODA và INGOs của Thành phố;

(iii) Ban chỉ đạo ODA của Thành phố có tổ chuyên viên thường trực để kịp thời báo cáo, chủ động đề xuất biện pháp giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án;

(iv) Có chế tài nghiêm khắc xử lý các Ban quản lý dự án, chủ đầu tư các dự án ODA không thực hiện đầy đủ báo cáo AMT như quy định;

(v) Xây dựng và ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn INGO của Thành phố trong quý III/2011;

(vi) Xây dựng danh mục dự án vận động viện trợ INGO của Thành phố 2011-2015.

Thành phố Hà Nội kiến nghị các biện pháp để cải thiện việc triển khai các dự án ODA như sau:

(i) Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan đề xuất cơ chế đối với các dự án ODA để có 1 phần kinh phí thích đáng cho phép các chủ đầu tư mời luật sư có kinh nghiệm trong lập và đàm phán hợp đồng quốc tế trong đầu tư để tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện;

(ii) Một trong những lý do chính gây kéo dài dự án vì phải tuân thủ đồng thời quy định của Việt Nam và các quy định của các nhà tài trợ. Do đó cần đẩy nhanh việc nghiên cứu sửa đổi Nghị định 131 đảm bảo thống nhất, đồng bộ với các quy định hiện hành của Chính phủ và hài hòa với quy định của nhà tài trợ. Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu và sớm ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về đường sắt đô thị, các hướng dẫn liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ các chủ sở hữu công trình trên mặt đất khi có công trình ngầm xây dựng đi qua.

A.2.2 Tỉnh Bắc Ninh

Trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 05 dự án ODA đang triển khai, đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh thông qua việc hỗ trợ ngành y tế, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, cấp nước. Cơ bản các dự án ODA tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện theo tinh thần dựa trên 5 nguyên tắc của PD., HCS, AAA đó là:

25

(i) Tinh thần làm chủ: tỉnh Bắc Ninh thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm (2011-2015) trên cơ sở lồng ghép ODA vào quy trình lập kế hoạch, chủ động cân đối nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA. Trên cơ sở xác định nguồn lực cần thiết cho thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015), Bắc Ninh đã chủ động đề xuất và bổ sung những dự án mới cần vốn tài trợ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

(ii) Tuân thủ hệ thống quốc gia trong nhận và sử dụng viện trợ: các đối tác phát triển đã sử dụng nhiều hơn hệ thống chính phủ trên cơ sở hài hoà các chính sách của nhà nước Việt Nam với quy định sử dụng vốn ODA của nhà tài trợ. Các chế độ báo cáo định kỳ luôn được thực hiện đầy đủ.

(iii) Hài hoà hoá và tinh giản: Chính phủ, các bộ ngành, tỉnh Bắc Ninh, các nhà tài trợ và chủ đầu tư đã sử dụng chung các tài liệu nghiên cứu, đánh giá và chuẩn đoán trong các lĩnh vực viện trợ; phối hợp thực hiện và sử dụng các báo cáo chung về kết quả thực hiện dự án theo yêu cầu của Bộ KH&ĐT.

(iv) Quản lý dựa vào kết quả: Sở KH&ĐT đã sử dụng những kết quả nêu trong báo cáo của chủ dự án làm cơ sở để quản lý, đánh giá chất lượng dự án. Các bộ ngành và địa phương, nhà tài trợ đã sử dụng khung đánh giá theo kết quả nhằm tối đa hoá hiệu quả viện trợ và quản lý việc thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

(v) Chia sẻ trách nhiệm chung: Sở KH&ĐT Bắc Ninh luôn chia sẻ thông tin và kinh nghiệm cùng chủ dự án về cách thức đẩy nhanh tiến độ thi công, công tác giải phóng mặt bằng, vốn…trong việc thực hiện dự án.

Trong thời gian tới, tỉnh mong muốn nhận được nhiều hỗ trợ hơn trong phát triển năng lực để có thể chuẩn bị và thực hiện tốt những dự án quy mô, đa ngành và hỗ trợ tỉnh trong vận động các chương trình, dự án ODA mới.

A.2.3 Tỉnh Nghệ An

Trong 6 tháng đầu năm 2011, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 19 dự án ODA đang thực hiện, đã giải ngân ước đạt khoảng 120 tỷ đồng, trong đó, vốn ODA khoảng 90 tỷ đồng.

Ngoài ra, hiện nay, có 06 dự án đang vận động mới là: Dự án Phát triển và nâng cấp hạ tầng đô thị cho thành phố Vinh, thị xã Thái Hòa, huyện Diễn Châu, thị xã Cửa Lò, trong đó Dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Thái Hòa (vốn vay WB) đã hoàn thành việc đàm phán ký kết, dự kiến sẽ triển khai từ tháng 7/2011.

Có được kết quả này là nhờ các cấp chính quyền và các ban quản lý dự án đảm bảo tinh thần làm chủ trong chuẩn bị kế hoạch thực hiện dự án, kế hoạch tái định cư; huy động sự tham gia của cộng đồng; tập huấn, nâng cao năng lực của bộ máy hành chính gắn với quá trình đối thoại, trao đổi công tư...

26

Trong quá trình tiếp nhận và sử dụng viện trợ, các quy trình về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và giải ngân vốn viện trợ đều tuân thủ theo hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nhà nước Việt Nam.

Hiện nay, phần lớn các dự án đã thực hiện chế độ báo cáo theo Quyết định 803/2007/QĐ-BKH của Bộ KH&ĐT về thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA sử dụng mẫu báo cáo AMT, PMT. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một nhóm nhỏ các dự án khác còn tuân thủ hình thức báo cáo theo yêu cầu của nhà tài trợ như: các dự án JICA thực hiện chế độ báo cáo sử dụng mẫu MIS.

Với chế độ báo cáo được quy định tại Quyết định 803/207/QĐ-BKH, việc theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện các dự án ODA đã thuận tiện hơn. Nhờ hệ thống dữ liệu có được từ các báo cáo thực hiện dự án, các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm giám sát dự án có thể chủ động để đảm bảo khả năng không chệch hướng của dự án.

Tuân theo nguyên tắc đề ra tại HCS, các dự án ODA trên địa bàn tỉnh đã dần có sự chuyển biến nhất định trong việc xác định vai trò của mỗi bên trong việc bảo đảm hiệu quả viện trợ.

Các CQCQ và chủ dự án đã thường xuyên thực hiện tốt chế độ báo cáo, giám sát đánh giá và trao đổi thông tin với các cơ quan trung ương. Điều này góp phần đẩy nhanh quá trình chuẩn bị dự án cũng như triển khai thực hiện dự án và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng viện trợ.

Tỉnh đề xuất tiếp tục quá trình hài hòa thủ tục giữa các nhà tài trợ và các bên đối tác, nhất là trong quá trình thực hiện các thủ tục từ vận động, thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá dự án, cân nhắc giảm thiểu các thủ tục theo dõi, đánh giá khác.

Các bên có liên quan, từ cơ quan cấp bộ đến các chủ đầu tư, các cơ quan chủ quản, cần phải tổng hợp, rà soát lại để xem xét rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án, trên cơ sở đó, có thể đề xuất xây dựng luật cho riêng hoạt động vận động, thu hút, quản lý và sử dụng ODA sao cho hiệu quả. Đồng thời, tìm ra giải pháp thích hợp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án ODA.

Mở rộng đối tượng tiếp cận nguồn vốn ODA sang các doanh nghiệp tư nhân. Đây là những nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cả nước, khi được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này trên cơ sở pháp lý phù hợp, sẽ tạo thêm nhiều động lực phát triển.

A.2.4 Thành phố Hồ Chí Minh

Trong nửa đầu năm 2011, thành phố đã đạt được kết quả giải ngân các dự án ODA cao là 114%, trong đó nguồn ODA đạt 279% và nguồn đối ứng là 65% so với kế hoạch.

Các hoạt động của Thành phố nhằm triển khai thực hiện Chương trình hành động Accra:

27

- Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các Chủ dự án, Ban Quản lý dự án trọng điểm (Dự án Xây dựng các tuyến Metro số 1, số 2, Dự án Xây dựng đại lộ Đông Tây, Dự án Vệ sinh môi trường thành phố (lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè), Dự án Nâng cấp đô thị) khẩn trương đôn đốc thực hiện các hợp đồng xây lắp để nhanh chóng hoàn thành dự án theo tiến độ cam kết và kế hoạch được giao. UBND Thành phố đã chủ trì phối hợp cùng Bộ KH&ĐT, các bộ, ngành Trung ương và JICA tổ chức 02 cuộc họp nhằm chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc của Dự án Xây dựng đại lộ Đông Tây và Cải thiện môi trường nước - Giai đoạn 1.

- UBND Thành phố đã tập trung bố trí vốn ngân sách thành phố tập trung cho việc thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng các tuyến Metro, dự án nâng cấp đô thị nhằm đảm bảo tiến độ bàn giao đất cho yêu cầu xây dựng của các dự án.

- Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án ODA quan trọng đã rà soát, cập nhật và báo cáo UBND Thành phố, các nhà tài trợ về tiến độ thực hiện các hạng mục; đồng thời khẩn trương thúc đẩy tiến độ thi công các công trình. 6 tháng đầu năm 2011, các dự án nhóm A đã có khối lượng giải ngân vốn ODA vượt kế hoạch được giao.

- Đối với các dự án cần bổ sung vốn ODA, các chủ dự án Xây dựng Đại lộ Đông Tây Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện các thủ tục trình xin điều chỉnh, bổ sung vốn vay và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Đến nay đang hoàn tất các thủ tục trình UBND Thành phố phê duyệt quyết định điều chỉnh dự án theo quy định.

Dự kiến kế hoạch 6 tháng cuối năm 2011 và định hướng sau năm 2011:

Hoàn thành kế hoạch giải ngân của các dự án năm 2011 và tiếp tục triển khai công tác theo dõi, đánh giá các dự án theo quy định của Nghị định số 131/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan; bảo đảm các dự án đều xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể và mục tiêu hoàn thành.

Định hướng về hoạt động nâng cao hiệu quả viện trợ sau năm 2011: Triển khai công tác đánh giá hiệu quả các dự án đã hoàn thành (theo các yêu cầu về vốn, công nghệ,..), thúc đẩy các dự án triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và tiến độ giải ngân đã cam kết với nhà tài trợ.

Thành phố kiến nghị:

Bộ KH&ĐT tiếp tục chủ trì phối hợp với các ngành trung ương nghiên cứu để tiếp tục điều chỉnh các quy định nhằm thực hiện hài hòa thủ tục giữa quy định của Việt Nam và chính sách của Nhà tài trợ (trọng tâm là những vấn đề cụ thể trong các quy định về nghiệm thu kỹ thuật, giải ngân). Bộ KH&ĐT phối hợp chủ dự án cấp Trung ương tổ chức thí điểm công tác đánh giá cuối kỳ, đánh giá sau dự án đối với một số dự án (đặc biệt là những dự án lớn) nhằm rút kinh nghiệm chung cho các địa phương về quy trình và định mức chi phí thực hiện. Bộ KH&ĐT phát triển hệ thống báo cáo theo mẫu nhằm nối kết báo cáo từ dự án về Bộ (trọng tâm là số liệu thực hiện) và các công cụ tự động truy xuất dữ liệu, phát triển trang Web về thông tin các nhà tài trợ, các chương trình tài trợ mới, các chính sách của nhà tài trợ, v.v..

28

B. Đóng góp của đối tác phát triển vào Chương trình nghị sự hiệu quả tại Việt Nam

Một phần trong những nỗ lực để nâng cao hiệu quả viện trợ của từng đối tác phát triển riêng biệt, các nhóm của đối tác phát triển đã cùng nhau thực hiện nhiều sáng kiến liên quan đến chương trình hiệu quả viện trợ theo phương cách tập thể. Dưới đây là những ví dụ điển hình để chứng minh sự đóng góp của các nhóm khác nhau của các đối tác phát triển vào lĩnh vực hiệu quả viện trợ trong năm 2011:

B.1 Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến

Hoạt động hiệu quả viện trợ và thành tích đạt được trong nửa đầu năm 2011

Hỗ trợ Diễn đàn hiệu quả viện trợ

Trong nửa đầu năm 2011, các thành viên của Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến (LMDG) đã tiếp tục đóng góp đáng kể để hỗ trợ hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. Có lẽ quan trọng nhất là Thoả thuận tài trợ chung mới đã được ký kết giữa Bộ KH&ĐT và LMDG để cấp vốn cho các hoạt động của Diễn đàn hiệu quả viện trợ.

Thoả thuận này cam kết cấp kinh phí cho Bộ KH&ĐT tối đa là 192.700 Euro cho năm 2011. Các khoản ngân quỹ đang được sử dụng để hỗ trợ xây dựng Đề án Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng ODA 2011-2015 và sửa đổi Nghị định số 131, tạo điều kiện cho tái cấu trúc các Nhóm hỗ trợ quốc tế và các nhóm quan hệ đối tác ngành và đưa họ vào trong “kiến trúc viện trợ mới”, điều phối đóng góp của Việt Nam cho Khảo sát theo dõi Tuyên bố Paris toàn cầu và thu thập các thông tin liên quan đến các chỉ số của HCS và thực hiện những chuẩn bị cần thiết cho đóng góp của Việt Nam tại HLF - 4 ở Busan vào tháng 11 năm 2011.

Ngoài ra, ông Max von Bonsdorff, Trưởng phòng Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Phần Lan và cựu Chủ tọa của LMDG, hiện là Đồng chủ tọa AEF đã cung cấp đầu vào và hỗ trợ cho các cuộc họp của Ban Điều hành AEF cũng như tại hội thảo và các bài thuyết trình liên quan đến hoạt động AEF. Một đại diện của CIDA, cùng với điều phối viên của LMDG, đã tham dự cuộc họp Ban Điều hành AEF và đã báo cáo lại cho LMDG về các vấn đề hiệu quả viện trợ.

Trong số những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là cuộc đối thoại rất hữu ích giữa LMDG và nhóm soạn thảo Đề án ODA (OSF) diễn ra trong tháng 4 năm 2011 mà tại đó những điểm chính sau đây đã được thảo luận:

- Mục tiêu của OSF, quá trình tham vấn theo kế hoạch với Chính phủ và các đối tác phát triển, bao gồm cả thời gian để hoàn tất;

- Các liên kết giữa OSF và SEDP 2011-2015 và cách thức để OSF sẽ tập trung hơn vào những ưu tiên cần hỗ trợ ODA của SEDP;

- Quan điểm của nhóm soạn thảo về các lợi thế so sánh và giá trị gia tăng của khoản viện trợ có tính đến các bài học có được từ giai đoạn SEDP trước cũng như ưu tiên trong SEDP thời kỳ tiếp theo;

29

Những vấn đề chính nổi bật mà nhóm soạn thảo OSF cần đề cập nơi cần thêm các đầu vào.

1. Khảo sát theo dõi thực hiện PD/HCS

Toàn thể cộng đồng các nhà tài trợ tại Việt Nam đã tham gia vào việc cung cấp dữ liệu liên quan đến khảo sát theo dõi PD đã được thực hiện tháng 3 năm 2011. Ông Max von Bonsdorff đã điều phối phần trả lời của nhà tài trợ với sự hỗ trợ của Alexa Hough - điều phối viên của LMDG. Các thành viên LMDG cũng tham gia Hội thảo kỹ thuật về khảo sát theo dõi Tuyên bố Paris và hội thảo về những phát hiện và kết quả của PD/HCS và cung cấp ý kiến và đầu vào liên quan đến Báo cáo quốc gia Việt Nam.

2. Quỹ đổi mới

LMDG tiếp tục hỗ trợ hoạt động hiệu quả viện trợ ở Việt Nam thông qua đóng góp của mình vào Quỹ đổi mới. Các nghiên cứu về Đối tác Chủ trì Hợp tác (PLC), được bắt đầu năm 2010 đã được hoàn tất trong nửa đầu năm 2011. Báo cáo của tư vấn được hoàn thành và lưu hành vào tháng 5 và một hội thảo phổ biến đã được tổ chức nhằm giới thiệu nghiên cứu và phát triển các khuyến nghị liên quan đến việc sử dụng hiệu quả của PLC.

3. Hiệu quả Đa phương

LMDG tiếp tục tập trung vào các vấn đề xung quanh hiệu quả đa phương, ở nơi có thể, đã có cách thức lôi kéo sự tham gia của ADB, WB và LHQ trong quan hệ với quá trình chuẩn bị kế hoạch, chiến lược quốc gia của từng tổ chức. Các “nhà tài trợ chủ trì” do LMDG chỉ định đã tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích đối thoại trong các tổ chức đa phương và giữa các tổ chức đa phương với Chính phủ Việt Nam. Gần đây LMDG tham gia Cuộc họp Cấp cao Diễn đàn hiệu quả viện trợ ở Hạ Long như là nền tảng cho quá trình này.

Trong ba tổ chức, LHQ đã tiến xa trong phát triển Kế hoạch chiến lược của mình. Do hầu hết các nước thuộc LMDG cũng là thành viên của nhóm tài trợ không chính thức “Một LHQ”, nhiều thành viên LMDG đã tham gia vào các cuộc họp chính thức và phi chính thức với cả LHQ và Chính phủ Việt Nam liên quan đến xây dựng Một kế hoạch mới của LHQ giai đoạn 2012-2016. Điều phối viên của LMDG đã chuẩn bị một dự thảo xem xét tác động của các cơ chế tài chính hiện hành của nhà tài trợ đối với cải cách LHQ và từ đó, nêu ra các vấn đề hiệu quả viện trợ cần được tính đến trong quá trình cải cách LHQ để giải quyết.

4. Kế hoạch trong tương lai

LMDG họp thường xuyên để thảo luận về một loạt các vấn đề về hiệu quả viện trợ và sẽ tiếp tục đóng góp vào hiệu quả viện trợ ở Việt Nam bằng cách thúc đẩy trao đổi thông tin và sự gắn kết giữa các thành viên. Ngoài ra, LMDG đã quyết định tập trung các hoạt động trên ba lĩnh vực chính của hiệu quả viện trợ, hiệu quả đa phương và xã hội dân sự trong năm 2011. Sẽ tiếp tục tham gia vào AEF và tham gia sâu thêm trong

30

hoạt động với các nhóm chuyên đề. LMDG sẽ tiếp tục tìm cách để gia tăng đầu vào trong quá trình chuẩn bị kế hoạch quốc gia của các đối tác phát triển đa phương.

5. Khuyến nghị

LMDG coi công việc của AEF là một nền tảng rất hữu ích để khuyến khích đối thoại giữa các đối tác phát triển và Chính phủ Việt Nam. Khi Việt Nam tiếp tục chuyển đổi sang MIC, trong điều kiện những thay đổi dự kiến của kiến trúc viện trợ toàn cầu một phần do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động của những thay đổi chính sách phát triển quốc tế của Chính phủ, hồ sơ của AEF sẽ phải dầy thêm. LMDG muốn thấy một vai trò mở rộng của AEF trong mối quan hệ giữa viện trợ và hiệu quả phát triển, sự điều phối của các Nhóm Đối tác và cải thiện các mối liên kết giữa AEF, các tổ chức đoàn thể, khu vực tư nhân và phi chính phủ.

B.2 Liên minh châu Âu

1. Các hoạt động và thành tựu về hiệu quả viện trợ 6 tháng đầu năm 2011

Thông qua việc tăng cường áp dụng nguyên tắc phân công lao động, như tự đánh giá gần đây của Liên minh châu Âu (EU) về phân công lao động và các hoạt động khác được thực hiện trong khuôn khổ của Sáng kiến Nhanh EU-về phân công lao động, EU đang tăng cường năng lực của mình để là một đối tác hàng đầu cho hiệu quả viện trợ hợp tác với Việt Nam.

Lộ trình hiệu quả viện trợ của EU năm 2011, một tài liệu chiến lược nguyên tắc cho các hoạt động hiệu quả viện trợ của Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, đang được chuẩn bị. Nó sẽ cung cấp cho EU tại Việt Nam, phái đoàn EU và các nước thành viên - cũng như các bên quan tâm khác, với một tổng quan hàng năm về các tiến bộ đạt được trong hiệu quả viện trợ (AE) và đề ra phương hướng chung cho năm tới. Hơn nữa nó sẽ mở rộng thêm khả năng tuân thủ nhu cầu của hiệu quả viện trợ của địa phương theo SEDP và OSF cho giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam.

Các thành viên của EU tích cực tham gia cuộc khảo sát thực hiện PD năm 2011, đánh giá độc lập HCS, qua đó cho thấy một sự đóng góp mạnh mẽ để đánh giá tiến độ hiệu quả viện trợ hiện nay ở Việt Nam.

Rà soát định mức chi phí EU - UN hiện đang được xử lý, dựa trên một cuộc khảo sát thị trường mới nhằm đảm bảo các định mức phản ánh chính xác nhất đến mức có thể tình hình thực tế thị trường. Kết quả khảo sát dự kiến đưa ra trong tháng 5 năm 2011 và định mức chi phí EU - UN sẽ được hoàn tất vào cuối tháng 6 năm 2011.

Sách xanh hàng năm của EU được xuất bản vào tháng 6 năm 2011, cung cấp một bản chụp nhanh về hợp tác phát triển năm của EU với Việt Nam như là một sáng kiến nhằm tăng cường chia sẻ thông tin, hài hòa hóa và minh bạch các hoạt động của EU. Ấn bản năm 2011 sẽ có một chuyên đề về hiệu quả viện trợ.

Từ góc nhìn hợp tác rộng hơn và trên tinh thần hiệu quả phát triển tổng thể, EU đang tiến hành kiểm kê các hoạt động có liên quan đến các lĩnh vực hợp tác nêu trong

31

quan hệ đối tác EU-Việt Nam và Thỏa thuận hợp tác sắp tới để tăng cường năng lực thực hiện. Thỏa thuận đối tác và hợp tác trong tương lai giữa EU và Việt Nam đặt EU là đối tác toàn diện cho cuộc đối thoại chiến lược và đang tăng cường, củng cố hợp tác EU với Việt Nam.

2. Giải quyết các khó khăn, thách thức, kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm

EU tin rằng những ưu tiên viện trợ hiệu quả thích hợp trong năm 2011 liên quan đến phát triển một khung khổ pháp lý và chiến lược mạnh mẽ cho ODA và cần thiết hài hòa hóa của các văn bản hướng dẫn chính (đặc biệt là Đề án ODA 2011-2015 và Nghị định 131). Những nỗ lực nhằm mục tiêu tăng cường kiến trúc viện trợ tổng thể bao gồm cả cấu trúc đối thoại là các ưu tiên thích hợp và bắt buộc. Những ưu tiên khác trong bối cảnh hiện nay liên quan đến việc thực hiện một cách tiếp cận thống nhất để phát triển năng lực ở các cấp nhằm tăng cường năng lực thực hiện SEDP 2011-2015. Tăng cường quản lý tài chính công sẽ tiếp tục là đòi hỏi cho năng lực hiện tại và tương lai của Việt Nam khi quốc gia phát triển như một thành viên của MIC. Coi trọng điểm này, EU sẽ tiếp tục tham gia với Bộ Tài chính thông qua Quỹ tín thác đa biên cho hiện đại hóa quản lý tài chính công.

ODA và bức tranh về hợp tác phát triển tại Việt Nam đang thay đổi đặt ra yêu cầu thử nghiệm tổng quan và minh bạch, đồng thời củng cố tầm quan trọng của những điểm cơ bản trong hợp tác phát triển hiệu quả. EU đang từng bước tăng cường điều phối và minh bạch nội bộ của mình thông qua các hệ thống ngày càng phát triển và sử dụng bản đồ các nhà tài trợ EU để phác thảo các hoạt động phát triển của EU tại Việt Nam theo ưu tiên ngành và các phương thức và cũng cập nhật thường xuyên những thay đổi trong chiến lược quốc gia tại cuộc họp tham tán phát triển hàng tháng của EU.

Kế hoạch trong tương lai

1. Các sáng kiến, hoạt động và kết quả dự kiến trong kế hoạch hiệu quả viện trợ đến cuối năm 2011 và tiếp theo

Định hướng chính của hoạt động hiệu quả viện trợ của EU trong năm 2011 được nêu ra trong Lộ trình hiệu quả viện trợ hàng năm của EU hiện đang được xây dựng. EU sẽ tiếp tục tích cực hướng tới tiếp cận phân công lao động trong khuôn khổ Sáng kiến Nhanh về phân công lao động.

EU cũng tham gia tích cực vào việc xây dựng Đề án ODA 2011-2015, được xem là công cụ cho hợp tác phát triển hiệu quả viện trợ tại Việt Nam trong thời gian tới, và hỗ trợ cụ thể cho dự thảo mà Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị bằng những ý tưởng chính về lợi thế so sánh trong hợp tác phát triển.

2. Khuyến nghị để thực hiện thành công kế hoạch hiệu quả viện trợ năm 2012 và sau đó, cụ thể cho các hoạt động AEF nói chung

EU cho rằng việc rà soát chiến lược và khung khổ pháp lý về quản lý ODA, Đề án ODA tại Việt Nam hiện tại đòi hỏi phải cân nhắc thận trọng sự gắn kết và

32

bổ trợ lẫn nhau. Đề án ODA phải là một tài liệu chiến lược với hai mục tiêu: đảm bảo sự cân bằng giữa nhu cầu và nguồn cung ODA và hướng dẫn lập chương trình chi tiết hơn.

Việc tiếp tục sửa đổi Nghị định 131 sẽ phải được theo dõi cẩn thận để đảm bảo rằng các sửa đổi thực sự đơn giản hóa khung khổ pháp lý hơn là chỉ bổ sung thêm các quy định có thể tạo ra phản tác dụng về mặt hiệu quả trong cung cấp và sử dụng ODA.

Những thay đổi thực tế của nước MIC cho thấy rằng khi di chuyển từ nguyên tắc hiệu quả viện trợ truyền thống sang sự phát triển hiệu quả toàn diện hơn là kịp thời tại Việt Nam. EU ủng hộ định hướng hiện tại của AEF khi chọn cách tiếp cận kép kết hợp đối thoại chính sách với hoạt động thực hiện cụ thể trong bối cảnh này. Việc rà soát liên tục các cấu trúc SPG/ ISG là một khởi điểm đảm bảo sự điều phối hiệu quả và sự gắn kết trong rất nhiều cơ quan điều phối hiện diện tại Việt Nam, và sẽ được hưởng lợi từ ưu tiên trong năm 2011.

Tham gia tích cực trong quá trình chuẩn bị cho Diễn đàn cấp cao về Hiệu quả viện trợ lần thứ 4 (HLF-4) vào cuối năm sẽ tiếp tục được ưu tiên và chính là một cơ hội để bảo đảm khung chiến lược toàn cầu dựa trên chứng cứ đối với viện trợ và hiệu quả phát triển.

B.3 Liên Hợp Quốc

Hoạt động hiệu quả viện trợ và thành tích đạt được trong nửa đầu năm 2011

Hỗ trợ Diễn đàn Hiệu quả viện trợ và phát triển của một kế hoạch 2012-2016

Trong 6 tháng đầu năm 2011, Liên Hiệp quốc (LHQ) tiếp tục tích cực tham gia vào đối thoại hiệu quả viện trợ ở Việt Nam và cử đại diện tham dự các cuộc họp Ban điều hành AEF cũng như các cuộc họp chuyên đề được tổ chức như một phần của việc thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2011của diễn đàn.

Trong khuôn khổ của AEF, LHQ cùng với các đối tác phát triển và các bộ, ngành thuộc Chính phủ đã hỗ trợ 4 hoạt động chính:

- Phát triển Đề án ODA nhằm đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa các ưu tiên trong SEDP 2011-15 và cách thức để các đối tác phát triển có thể hỗ trợ tốt nhất cho Chính phủ Việt Nam trong việc đạt được các mục tiêu của mình;

- Sửa đổi khung pháp lý ODA (Nghị định 131/2006/NĐ-CP) nhằm mở rộng phạm vi gồm các khoản vay ít ưu đãi hơn và cho phép khu vực tư nhân tiếp cận với nguồn ODA vay ưu đãi. Đồng thời, việc sửa đổi Nghị định 131 theo hướng đơn giản hóa và hài hòa để cho phép phân bổ hiệu quả và giải ngân vốn ODA tốt hơn;

- Đề ra Sáng kiến Hiệu quả viện trợ của các thể chế/bên liên quan AEF nhằm soạn tài liệu, xem xét và phân tích các SPG/ ISG hiểu rõ hơn về các diễn đàn điều phối thành lập gần đây tại Việt Nam, và cách thức để hài hoà;

33

- Cộng đồng nhà tài trợ tại Việt Nam đã cung cấp dữ liệu cho cuộc khảo sát theo dõi hình hình thực hiện PD/HCS được tiến hành trong tháng ba năm 2011. Liên Hiệp quốc cũng góp phần vào hoạt động này đồng thời tham gia vào 2 cuộc hội thảo: Kỹ thuật khảo sát theo dõi thực hiện PD/HCS và Về kết quả của PD/HCS. LHQ cũng cũng đưa ra góp ý cho đầu vào liên quan đến báo cáo Quốc gia của Việt Nam gửi lên OECD-DAC.

Những hoạt động này đã cung cấp đầu vào có giá trị cho các quá trình soạn thảo khung chiến lược của LHQ cho 5 năm tiếp theo, Một Kế hoạch giai đoạn 2012-2016. Công việc của AEF sẽ đóng góp cho hướng dẫn của LHQ về lĩnh vực kỹ thuật nào nên ưu tiên dựa trên lợi thế so sánh, làm thế nào LHQ có thể phối hợp tốt hơn một cách có hệ thống với các đối tác phát triển khác và cách thức LHQ có thể hưởng lợi từ việc sửa đổi Nghị định 131 và hỗ trợ theo cách thức đơn giản hóa và hài hòa hơn.

Những can thiệp Hiệu quả viện trợ cụ thể do Liên Hiệp quốc hỗ trợ

- Thông qua Nhóm công tác kỹ thuật về HIV và các Đại sứ /Trưởng nhóm điều phối không chính thức HIV, LHQ đã hỗ trợ sáng kiến tăng cường quan hệ đối tác (xã hội dân sự/ nhà tài trợ/ chính phủ) và đóng góp vào đối thoại chính sách rộng rãi về HIV;

- Liên Hiệp quốc hỗ trợ tăng cường đối thoại chính sách ngành trong lĩnh vực y tế cho Nhóm đối tác Y tế (HPG), bao gồm cả việc tổ chức cuộc họp hàng quý HPG đầu tiên vào tháng 3, và những hành động tiếp theo, chẳng hạn như việc sang lập ra các nhóm công tác kỹ thuật của HPG (TWG) và hài hòa hóa hỗ trợ kỹ thuật trong ngành y tế. Từ đầu năm 2011, LHQ đã phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký HPG để tạo ra một nhóm nòng cốt HPG có chức năng nâng cao hiệu quả đối tác;

- Liên Hiệp quốc song song hỗ trợ cho quy trình Đánh giá chung thường niên trong ngành y tế và nhấn mạnh chức năng đánh giá này như một công cụ giám sát cho kế hoạch 5 năm ngành y tế 2011-2015. LHQ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Bộ Y tế điều phối đánh giá chung kế hoạch 5 năm ngành y tế 2011-15 bằng cách sử dụng công cụ Đánh giá chung Chiến lược quốc gia của Nhóm Đối tác y tế quốc tế, và báo cáo được hoàn thành vào tháng Giêng năm 2011;

- LHQ cũng tích cực hỗ trợ khởi động dự án "Hỗ trợ giám sát hiệu quả viện trợ dưới góc nhìn giới" từ tháng 12 năm 2010 và hội thảo xây dựng năng lực về giám sát dòng viện trợ trên quan điểm giới với chủ đề "Nâng cao năng lực các tổ chức xã hội dân sự trong giám sát hiệu quả viện trợ từ góc nhìn giới". Gồm việc lực chọn bên liên quan chủ chốt, nêu vấn đề trọng tâm để tranh luận về hiệu quả viện trợ tại Việt Nam và đánh giá đối thoại chính sách về giám sát hiệu quả viện trợ từ góc nhìn giới tại Việt Nam. Các hoạt động về chủ đề này sẽ tiếp tục trong năm 2011.

Kế hoạch trong tương lai

LHQ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho đối thoại Hiệu quả viện trợ và thực hiện các hoạt động dự kiến cho 6 tháng cuối năm 2011. LHQ sẽ được tiếp quản từ Phần Lan trách nhiệm là

34

đồng chủ tọa của Ban Chấp hành AEF cùng với Bộ KH&ĐT. Ngoài ra để hoàn thành các hoạt động nêu trên, LHQ sẽ tập trung vào việc hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam đóng góp tại HLF-4 ở Busan, Hàn Quốc, trong tháng 11 năm 2011.

Đồng thời phát triển tài liệu chiến lược khung của LHQ (Một Kế hoạch giai đoạn 2012-2016) sẽ được tiếp tục và ký kết vào cuối năm 2011. Một Kế hoạch giai đoạn 2012-2016 sẽ là một đáp ứng trực tiếp với Nguyên tắc PD/HCS về tuân thủ các ưu tiên quốc gia, sẽ làm việc để sắp xếp những nỗ lực của LHQ trong nước thông qua thiết lập các thủ tục đơn giản hóa và hài hoà hóa, sẽ được dựa trên một khung quản lý theo kết quả RBM và sẽ được phát triển sau quá trình tham vấn với các nhà tài trợ và bên nhận tài trợ cũng như để đảm bảo đồng trách nhiệm và trách nhiệm cùng giải trình nhằm đạt được các mục tiêu này.

Khuyến nghị

AEF đã chứng tỏ mình là một diễn đàn rất có hiệu quả về đối thoại giữa các đối tác phát triển và Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, khi Việt Nam tiếp tục chuyển đổi sang MIC và các môi trường viện trợ thay đổi nhanh chóng, AEF nên thay đổi cho phù hợp ở hơn và có thể đáp ứng những nhu cầu mới mà chuyển đổi này đòi hỏi.

B.4 Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển

1. Hoạt động hiệu quả viện trợ và Thành tích đạt được trong nửa đầu năm 2011

Kế hoạch chiến lược của nhóm 6 ngân hàng phát triển (NHPT). Trong nửa đầu năm 2011, Sáu NHPT đã tiếp tục chuẩn bị kế hoạch chiến lược mới, gắn liền với SEDP gia đoạn 2011-2015. Tại cuộc gặp cuối tháng 3 năm 2011, Sáu NHPT đã trao đổi thông tin về các chiến lược hỗ trợ quốc gia mới. Sáu NHPT đã đồng ý tăng cường hợp tác trong một vài khía cạnh trong chiến lược mới ví dụ như đồng tài trợ, cách tiếp cận ở cấp độ vùng và cấp tỉnh, cải cách ban quản lý dự án, quan hệ đối tác công tư, cải cách doanh nghiệp sở hữu nhà nước và biến đổi khí hậu. Ở cấp độ hoạt động, sáu ngân hàng cam kết chia sẻ thông tin về công tác phân tích và dự án chờ phê duyệt cho vay có hệ thống hơn với nhau.

Tiến độ của Kế hoạch Hành động chung lần thứ hai (JAP 2). Thực hiện JAP2 bắt nguồn từ JPPR6 vẫn tiếp tục, mặc dù tiến triển chậm trong sáu tháng đầu năm nay. Tiến độ trung bình đã đạt được trong một số lĩnh vực của JAP 2.

Hài hòa hóa Đề cương chi tiết dự án (PDO). Một đề xuất từ sáu NHPT để hài hòa PDO đã được thảo luận với Bộ KH&ĐT. Tuy nhiên hành động này đã dừng từ 6 tháng nay để chờ hướng dẫn của Chính phủ về sửa đổi Nghị định 131. Vấn đề này dự kiến sẽ được xem xét lại một lần nữa trong thảo luận dẫn đến nghị định mới thay thế Nghị định 131 vào cuối năm nay.

Hành động trước. Một số vòng thảo luận đã được tổ chức giữa 6 ngân hàng và Bộ KH&ĐT về danh sách các dự án thí điểm cho các hành động trước. Bộ KH&ĐT dự định sẽ trình đề nghị hành động trước lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 5.

35

Hướng dẫn khả thi chung. Các hướng dẫn khả thi chung cho năm lĩnh vực đã được hoàn thành (Giao thông vận tải, Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và nước thải). Các tài liệu hướng dẫn cuối cùng cho ngành năng lượng đang được hoàn tất.

Đấu thầu, mua sắm. Từ nguồn viện trợ phát triển thể chế của Ngân hàng Thế giới, cập nhật về hệ thống đấu thầu quốc gia sử dụng phương pháp hệ thống Chỉ số cơ bản của OECD/ DAC sẽ được Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ KH&ĐT thực hiện. Nỗ lực hài hòa hóa về đấu thầu đang được tiến hành tập trung vào đối thoại để giải quyết hai khu vực chính: (i) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đủ điều kiện về giảm thiểu rủi ro mua sắm có thể phát sinh từ xung đột lợi ích; và (ii) hài hoà thủ tục thực hiện lựa chọn tư vấn/mua sắm cho các dự án phân cấp, dự án với sự tham gia của cộng đồng trong việc mua sắm/lựa chọn dịch vụ tư vấn.

Đơn giản hoá thủ tục giải ngân. Dựa trên nghiên cứu của CCBP năm ngoái, Thông tư 108/2007/TT-BTC về quản lý tài chính ODA đã được sửa đổi bởi Thông tư 40/2011/TT-BTC. Một số trong những vấn đề về kiểm tra chi tiêu không cần thiết đã được giải quyết trong thông tư mới. Báo cáo về quản lý vốn đối ứng đang được hoàn thiện. Báo cáo này cung cấp các khuyến nghị để cải thiện tính sắn có của nguồn vốn đối ứng, đặc biệt là ở cấp địa phương, với mục tiêu đẩy nhanh thực hiện dự án.

Định mức chi phí cho xây dựng. Với hỗ trợ kỹ thuật từ khoản viện trợ IDF do Ngân hàng Thế giới cấp, Chính phủ chuẩn bị và ban hành một Nghị định nêu rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các công trình hợp đồng xây dựng. Các mẫu hợp đồng của Công trình dân dụng cho tư vấn, giám sát thi công, EPC và thực hiện đang được Bộ Xây dựng phát triển.

Đổi mới Ban Quản lý dự án. Rà soát về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đã hoàn thành. Báo cáo cung cấp một số khuyến nghị về tiêu chí thành lập Ban Quản lý dự án; tăng cường cấu trúc quản lý dự án đa cấp, các dự án liên ngành; hướng dẫn thêm về quản lý dự án cho chủ dự án; và sử dụng chuyên nghiệp Ban Quản lý dự án. Những khuyến nghị này dự kiến sẽ được tích hợp vào nghị định mới thay thế Nghị định 131. Xây dựng trên những phát hiện của nghiên cứu trước đây, WB cũng đang bắt đầu một nghiên cứu chuyên sâu về Ban Quản lý dự án của các dự án/ chương trình thuộc WB nhằm xác định cách thức tiếp tục sắp xếp hợp lý hơn bộ máy quản lý dự án.

Đánh giá tác động xã hội. Hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp cho Bộ TN&MT về định giá đất và sửa đổi Luật Đất đai cùng với nghị định có liên quan và hướng dẫn liên quan đến tái định cư không tự nguyện, và sự phát triển năng lực cho phía Việt Nam để thực hiện chúng. Hội thảo quốc gia do WB- ADB cùng tổ chức về nghiên cứu đền bù đất đai ở Việt Nam để thảo luận về kết quả nghiên cứu của WB đã thực hiện năm trước. Trong tháng 11 năm 2010, ADB đã tài trợ để đánh giá sửa đổi Luật Đất đai 2003 và triển khai thực hiện các nghị định của nó và trong tháng 6 sẽ tuyển dụng các chuyên gia về pháp luật đất đai và định giá tài sản để hỗ trợ tổ chức Hội thảo Định giá đất do Quốc hội tổ chức.

36

Đánh giá tác động môi trường. Trong khuôn khổ khoản vay cải cách tài trợ đầu tư công do WB và AFD đồng tài trợ, Chính phủ đã ban hành một Nghị định đảm bảo chuẩn bị kịp thời và xem xét đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) nhằm thông báo chuẩn bị nghiên cứu khả thi cho các dự án đầu tư. Một rà soát về hệ thống an toàn của Việt Nam trong ĐTM được ADB và Bộ TN&MT thực hiện. Khuyến nghị từ việc xem xét này sẽ được lồng ghép vào các Nghị định và Thông tư tương ứng.

Cải thiện thủ tục của Chính phủ trong Điều chỉnh và thay đổi cho các dự án đang thực hiện. Một báo cáo về thủ tục cải thiện cho việc điều chỉnh, thay đổi trong các dự án ODA đã phê duyệt đã được một tư vấn trong nước soạn thảo. 6 ngân hàng và Bộ KH&ĐT đang xem xét các khuyến nghị của báo cáo.

Chuẩn bị cho cuộc họp JPPR7. Công tác chuẩn bị cho JPPR7 đang được tiến hành. Nhiệm vụ này nhằm cung cấp phân tích sâu về các vấn đề thực hiện tổng thể danh mục đầu tư của Sáu ngân hàng. Nó sẽ theo dõi việc thực hiện các khuyến nghị từ các JPPR trước đây, đặc biệt là Kế hoạch Hành động chung lần 2 của JPPR6. Ngoài ra, trong JPPR7, ba nghiên cứu chuyên đề đang được xem xét: (i) phân bổ nguồn vốn ODA và cơ chế cho vay lại, (ii) rà soát danh mục đầu tư tỉnh Thanh Hoá (cần được xác nhận), và (iii) so sánh hiệu suất giữa các dự án ODA và các dự án đầu tư công quốc gia. Cùng như đối với các JPPR trước, một kế hoạch hành động kế tiếp theo dự kiến sẽ được trình lên Thủ tướng Chính phủ để thông qua.

Đóng góp xây dựng khuôn khổ chiến lược ODA 2012-2016. Sáu NHPT góp ý cho Bản dự thảo Đề án ODA mới qua phương thức tham vấn đa phương và song phương. Tại hội thảo về Phân công lao động và bổ trợ dựa trên lợi thế so sánh do Bộ KH&ĐT tổ chức tháng 5 năm 2011, Sáu NHPT chia sẻ với Chính phủ và các đối tác phát triển kinh nghiệm của họ về chủ đề này, nhằm hỗ trợ Đề án ODA mới.

2. Các hoạt động trong sáu tháng tới

Trong nửa cuối của năm, sáu NHPT sẽ tiếp tục lập chiến lược hỗ trợ hợp tác quốc gia với sợ tham vấn chặt chẽ với Chính phủ và các đối tác phát triển khác JPPR7 sẽ được thống nhất tại một hội thảo chung với Chính phủ dự kiến vào tháng 11 năm 2011. Những hoạt động quan trọng khác sẽ nhằm hỗ trợ Chính phủ trong việc hoàn thiện Khuôn khổ Chiến lược ODA và xây dựng một Nghị định mới thay thế Nghị định 131.

C. Đóng góp của các bên liên quan khác cho Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ tại Việt Nam

Các Nhóm chuyên đề (TG) thuộc AEF đa dạng hóa hoạt động của nhóm gắn với nhiệm vụ của các bộ, ngành và ưu tiên của Chính phủ Việt Nam.

Một số TG có được những kết quả thuận lợi như: Nhóm chuyên đề Phát triển năng lực với các hoạt động trong Phát triển năng lực lập kế hoạch và đánh giá, quản trị, ngoại thương, công nghiệp và môi trường hoặc các Nhóm chuyên đề về đấu thầu cung cấp đầu vào cho các đề xuất để Bộ KH&ĐT thể chế hóa văn bản hướng dẫn về đấu thầu.

37

Bên cạnh đó, một số TG vẫn chờ bởi nhóm quan hệ đối tác ngành của họ đang trong quá trình chuyển tiếp tuân theo SEDP mới và chính sách hỗ trợ của các nhà tài trợ.

C.1 Nhóm chuyên đề Phát triển năng lực

Các hoạt động và thành tựu về hiệu quả viện trợ trong nửa đầu năm 2011

Theo kế hoạch công tác AEF năm 2011, các thành viên của Nhóm chuyên đề Phát triển năng lực (CDTG) đã và đang làm việc với Chính phủ Việt Nam (Chính phủ) cùng nhiều bên liên quan tập trung vào hướng phát triển năng lực cho lập kế hoạch, ngân sách và thực hiện SEDP 2011-2015. Các ưu tiên của CDTG bao gồm i) xây dựng năng lực cho khuôn khổ quốc gia (theo mục tiêu của AEF và theo khuyến nghị của đánh giá HCS), (ii) tăng cường thể chế công để thực hiện SEDP. CDTG cũng quan tâm tới việc tối đa hóa hiệu quả viện trợ với phân công lao động và bổ trợ lẫn nhau.

Giải quyết các khó khăn, thách thức, kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm

Chính phủ Việt Nam nhận thay rằng phát triển năng lực là một yếu tố không thể tách rời khỏi công tác quản trị có hiệu quả. Khi xem xét SEDP 2006-2010 trước đây và chuẩn bị SEDP mới 2011-2015, Chính phủ đã ưu tiên phát triển năng lực thể chế trong quản lý và cung cấp dịch vụ công. Theo chính sách phân cấp, Chính phủ Việt Nam nhận thức được nhu cầu nâng cao năng lực quản lý công ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh. Đối với việc làm chủ và lãnh đạo của Chính phủ trong sử dụng nguồn vốn ODA, các đối tác phát triển liên kết với chính phủ và hài hòa hợp tác phát triển năng lực trong các lĩnh vực khác nhau.

Với tính chất nội sinh, năng lực tồn tại không chỉ ở cá nhân và tổ chức mà còn trong các mối quan hệ toàn diện và tương tác trong xã hội như quản trị, chính sách, sắp xếp hành chính của chính phủ, và quan hệ công-tư, và sự tham gia của công dân. Sự hợp tác cho phát triển năng lực dựa trên sự công nhận của bản chất đa diện này. Các đối tác phát triển đã và đang cung cấp cho Việt Nam nguồn lực phát triển cho phát triển năng lực nhằm tăng cường năng lực tổ chức xã hội và cá nhân trong bối cảnh môi trường tích hợp phức tạp giữa các cấp khác nhau.

Sau đây là một số trong những hợp tác gần đây cho phát triển năng lực theo báo cáo của các thành viên của CDTG.

Phát triển năng lực trong lập kế hoạch và đánh giá: Bộ Tài chính, và Bộ KH&ĐT đang phát triển năng lực trong quản lý và đánh giá dự án ODA. JICA đã và đang mở các khóa đào tạo quản lý dự án cho các chuyên viên của Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT. JICA cũng góp phần phát triển năng lực quốc gia để theo dõi đánh giá nguồn vốn ODA thông qua việc thực hiện đánh giá chung chương trình ODA.

Bên cạnh đó, AusAID đã hỗ trợ Bộ KH&ĐT trong triển khai hệ thống báo cáo ODA trên toàn quốc và xem xét khung TD&ĐG cho ODA để rút ra bài học cho việu phát triển và thực hiện khung TD&ĐG cho đầu tư công.

38

Phát triển năng lực trong ngành y tế: Bộ Y tế đang tiến triển theo hướng quản trị tốt hơn trong quản lý ngành và trong cung cấp dịch vụ y tế. Định hướng này được làm rõ hơn sang một số cải cách liên quan trong kế hoạch 5 năm ngành y tế quốc gia giai đoạn 2011-2015. Phái đoàn EU là một thành viên tích cực của HPG hiện đang viện trợ qua giai đoạn 2011-2013 để phát triển năng lực của Bộ Y tế và các bên liên quan trong lĩnh vực hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng, lập kế hoạch, ngân sách, quản lý tài chính công và cải thiện cung cấp dịch vụ ở cả hai cấp trung ương và cấp tỉnh.

Phát triển năng lực trong ngành du lịch: trong năm 2010 EU đã chuẩn bị chương trình xây dựng năng lực ngành du lịch có trách nhiệm với xã hội và môi trường cùng với sự hợp tác thống nhất với các cơ quan Việt Nam EU cũng đã hỗ trợ Việt Nam trong việc cập nhật các tiêu chuẩn và chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch theo dự án du lịch triển nguồn nhân lực từ năm 2004 với sự phát triển Hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp của du lịch Việt Nam (VTOS). EU hiện đang hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho tất cả các bên liên quan trong ngành du lịch. Sự hỗ trợ của EU tập trung vào năng lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đặc biệt là Tổng cục Du lịch, cơ quan chịu trách nhiệm hoạch định chính sách, quy hoạch và quản lý du lịch. Ở một cấp độ hoạt động, cũng có nhiều nỗ lực tương tự sẽ được triển khai đối với các quản trị viên du lịch cấp tỉnh, hiệp hội, tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương. Mục đích là để tăng cường năng lực thể chế và nhân lực để hiện thực hóa đầy đủ những lợi ích phát triển kinh tế-xã hội căn bản có sẵn từ ngành du lịch đồng thời bảo vệ và tăng cường các nguồn lực (tự nhiên và văn hóa) mà ngành phụ thuộc vào đó.

Phát triển năng lực trong quản trị: Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, và Liên đoàn Luật gia Việt Nam đang phát triển các quy phạm pháp luật và năng lực tư pháp của mình. Việc EU, Đan Mạch và Thụy Điển là đồng tài trợ trên cho Chương trình 5 năm đối tác tư pháp (JPP) với tổng số tiền 18.700.000 EUR. JPP đại diện cho một phương pháp tiếp cận toàn diện theo hướng nâng cao năng lực để giúp Việt Nam tiến xa hơn trong việc thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp (JRS). JICA đã hỗ trợ các lĩnh vực luật pháp và tư pháp tại Việt Nam từ năm 1996. Sự hợp tác này đã tạo thuận lợi trong hỗ trợ soạn thảo lập pháp, đồng thời hỗ trợ tăng cường hệ thống để từng bước thúc đẩy các chuyên gia pháp lý và tư pháp và tổ chức của họ thông qua đối thoại liên tục và thực hành giữa các học viên Việt Nam và Nhật Bản để phản ánh thực tế của cuộc sống trong cải cách ngành.

Thông qua chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO, AusAID tiếp tục giúp đỡ Chính phủ Việt Nam xây dựng năng lực để khắc phục các "thương hiệu kinh tế phi thị trường", hỗ trợ để phát triển Trung tâm WTO tại TP HCM và Đà Nẵng từ đây hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách địa phương và các quản trị viên và cộng đồng doanh nghiệp về các cơ hội và thách thức sau gia nhập WTO.

Phát triển năng lực trong quản lý tài chính công: xây dựng năng lực của Liên minh châu Âu (EU) trong lĩnh vực quản lý tài chính công chủ yếu từ đóng góp 1triệu EUR cho Quỹ tín thác đa tài trợ cho hiện đại hóa quản lý tài chính công, nhằm hỗ trợ Bộ Tài chính (Bộ Tài chính) trong việc thực hiện Tài liệu Chiến lược Duy nhất (SSD - Tài liệu chiến lược duy nhất cho hiện đại hoá Quản lý Tài chính công). Phái đoàn hiện đang hỗ trợ

39

một giai đoạn hai kéo dài bốn năm MDTF-quản lý tài chính công để tiếp tục hỗ trợ chương trình nghị sự cải cách quản lý tài chính công.

Phát triển năng lực trong ngoại thương: EU đã chuẩn bị Chương trình hỗ trợ Đầu tư và Thương mại với Châu Âu mới (EU_MUTRAP) thu hút tất cả các đối tác phát triển chínhvà sử dụng phương thức phân công lao động. EU cũng đã mời Nhật Bản, Canada, Úc, Thụy Sĩ và Mỹ điều phối các cuộc họp của EU để đảm bảo tham vấn ý kiến rộng rãi về một dự án xây dựng năng lực rất lớn (20 triệu USD). Tổng cục Hải quan đang nỗ lực tăng cường năng lực thông quan. JICA đã hỗ trợ các nỗ lực phát triển năng lực của hải quan với sự hợp tác toàn diện. Việc thành lập và hoạt động của các trạm kiểm tra dùng tia X tại cảng Hải Phòng và Cảng Cát Lái Tân Cảng đã góp phần nâng cao năng lực của hải quan để kiểm tra hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu. Thông qua hợp tác với JICA, công chức hải quan có được kỹ năng tác nghiệp đảm bảo vận hành và duy trì hoạt động tốt các trang thiết bị này.

Phát triển năng lực trong ngành công nghiệp: Bộ Công thương được bồi dưỡng năng lực cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp. JICA hiện đang hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo kỹ thuật và dạy nghề công nghiệp với phương pháp tiếp cận phát triển năng lực bằng cách liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các ngành công nghiệp. Sự hỗ trợ của JICA đã tập trung vào phát triển công nghiệp bằng cách liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan chính phủ để các nguồn năng lực quốc gia có thể được tăng cường đáp ứng nhu cầu của khu vực tư nhân.

Phát triển năng lực trong ngành môi trường: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác đang phát triển năng lực của mình trong quản lý môi trường đô thị. JICA hỗ trợ phát triển năng lực toàn diện trong quản lý môi trường nước đô thị ở các thành phố lớn. Hợp tác toàn diện được mở rộng để cải thiện hệ thống thoát nước ở những khu vực đô thị với sự hỗ trợ cơ sở hạ tầng và phát triển năng lực cho các ngành thực hiện của chính quyền thành phố.

Phát triển năng lực trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh: với mục tiêu phát triển năng lực thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia về cấp nước và vệ sinh - giai đoạn II, một loạt các đào tạo về quy hoạch, ưu tiên hóa, ngân sách và quản lý tài chính đã triển khai cho tất cả các tỉnh nhờ Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT và Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (SAV) với sự hỗ trợ của Australia. Thông qua đào tạo, các đội lưu động hỗ trợ kỹ thuật (tư vấn cung cấp hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu cho các cơ quan cấp tỉnh) được xem là cách tiếp cận thực tế và hợp lý cho xây dựng năng lực.

Xây dựng năng lực giảm nhẹ thiên tai: Theo khoản vay của Ngân hàng Thế giới cho dự án quản lý rủi ro thiên tai, Australia đã chứng minh thành công phương pháp tiếp cận tích hợp để quản lý rủi ro thiên tai bằng cách chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm trong việc sử dụng mô hình ngập lụt để nâng cấp và cải tiến kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai tích hợp (IDRM) cho 12 tỉnh của Việt Nam để thích ứng với sự phát triển mới và các yếu tố rủi ro khí hậu đang hiển hiện.

40

Xây dựng năng lực trong xoá đói giảm nghèo: AusAID đã hỗ trợ Chương trình Hỗ trợ thực hiện (ISP) tập trung vào tăng cường năng lực thể chế và các hoạt động đào tạo trên tất cả các hợp phần của chương trình 135 giai đoạn II. ISP đã giúp Quảng Ngãi đạt xếp hạng trong số 28 tỉnh hàng đầu nhờ đã thành công trong thúc đẩy quyền làm chủ cấp xã trong lập kế hoạch, đầu tư và quản lý dự án.

Kế hoạch trong tương lai

1. Các sáng kiến, hoạt động và kết quả dự kiến đến cuối năm 2011 và xa hơn

CDTG sẽ làm việc với Ban thư ký AEF và các nhóm chuyên đề khác trong quá trình phát triển Đề án ODA giai đoạn 2011-2015. CDTG sẽ hợp tác với Bộ KH&ĐT để cải thiện khung thể chế và pháp lý về ODA trong lĩnh vực phát triển năng lực. CDTG cũng sẽ làm việc với AEF cho hoạt động hướng tới HLF-4 tại Busan, Hàn Quốc.

Trong cung cấp ODA năm 2011 và sau đó, các thành viên của CDTG sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam về phát triển năng lực hiệu quả. Đặc biệt, các thành viên sẽ tham vấn ý kiến với Chính phủ Việt Nam trong đào tạo, hội thảo, tọa đàm với sự tham gia của các cá nhân liên quan từ Trung ương và địa phương. Nỗ lực trong việc tăng cường các mối liên kết giữa phát triển năng lực và ưu tiên phát triển ngành sẽ được tiếp tục.

2. Kiến nghị cho kế hoạch hiệu quả viện trợ năm 2012 và xa hơn

Việc kịp thời hoàn thành các cơ sở dữ liệu ODA sẽ góp phần tăng cường hiệu quả viện trợ ở Việt Nam.

C.2 Nhóm chuyên đề quản lý tài chính

1. Các hoạt động và thành tựu về hiệu quả viện trợ của 6 tháng đầu năm 2011

Nhóm chuyên đề quản lý tài chính (FM TG) tiếp tục hoàn thiện các điều khoản tham chiếu và xây dựng nền tảng thành viên của nó. Các thành tựu chính của TG trong giai đoạn này là cung cấp đầu vào để hoàn thiện bản dự thảo Báo cáo đánh giá quản lý tài chính trong ngành y tế ở cấp dưới quốc gia tại Việt Nam được TG thực hiện trong năm 2010 và do tư vấn CCBP chuẩn bị. Các FM TG cũng đã tạo một diễn đàn cho các thành viên thảo luận về cách chia sẻ và huy động nguồn lực cho các hoạt động TG cụ thể.

2. Giải quyết các khó khăn, thách thức, kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm

Quản lý tài chính tiếp tục là chủ đề được quan tâm trong suốt quá trình chuyển đổi do bản chất của sự gắn kết giữa Chính phủ và các nhà tài trợ, nơi sắp xếp quản lý tài chính của từng nhà tài trợ (chủ yếu là cho vay hoặc viện trợ) đang được thay thế bởi các sản phẩm và chương trình mới nhằm dựa nhiều hơn vào hệ thống hiện tại của Chính phủ. Cơ sở cho sự tiến bộ này là nhu cầu phải tăng cường hiểu biết và phân tích các khía cạnh ủy thác của những hệ thống hiện có và tiếp tục xây dựng năng lực của tổ chức có

41

liên quan ở các cấp khác nhau của Chính phủ để cải thiện khả năng quản lý tài chính và tăng cường khuôn khổ đảm bảo cơ bản.

Thách thức đối với FM TG là phát triển và duy trì một chương trình nghị sự chung từ một cơ sở đa dạng các thành viên, nơi từng tổ chức tài trợ có thể ở các điểm khác nhau trong giai đoạn chuyển tiếp và đa dạng các sản phẩm và mục tiêu mới. Sự thay đổi khung khổ pháp lý cho ODA của quốc gia là một thách thức và FM TG có ý định tham gia tích cực vào quá trình này. Tuy nhiên, FM TG hiện đang làm việc mà không có bất kỳ quy trình chính thức nào để giới thiệu các dự thảo chính sách, pháp luật và yêu cầu khác kịp thời khi có yêu cầu đầu vào từ TG này. Ngoài ra với việc đóng cửa CCBP, TG cũng mất đầu mối truy cập vào bất kỳ hình thức tài trợ trực tiếp nào và sẽ được giới hạn để tập trung vào việc cung cấp một diễn đàn đối thoại và tư vấn, ngoài những trường hợp mà nó có thể huy động nguồn lực từ các tổ chức của mình hoặc từ bên ngoài.

Kế hoạch trong tương lai

1. Các sáng kiến, hoạt động và kết quả dự kiến trong kế hoạch hiệu quả viện trợ đến cuối năm 2011 và xa hơn. Lĩnh vực ưu tiên là gì?

Trong năm 2011 và thời gian tới đây, nhóm FM TG sẽ tiếp tục củng cố hội viên của mình và đóng một vai trò tích cực và thích hợp trong các kết quả phát triển cho Việt Nam. TG hoạt động dưới sự bảo trợ của AEF và báo cáo ExCom để thực hiện công tác kế hoạch hàng năm của AEF.

Trong những tháng cuối năm 2011, với vai trò của mình, TG lên kế hoạch để góp phần phát triển chính sách và hành động như một điểm đại diện cho chuyên gia về FM từ đông đảo hội viên của nó. TG có kế hoạch để kết nối với các nhóm khác như TG về xây dựng năng lực và đấu thầu mua sắm. Lĩnh vực cụ thể dự kiến tham gia của nhóm bao gồm hỗ trợ và cung cấp đầu vào cho dự thảo Đề án ODA, các chính sách về quản lý ODA (sửa đổi Nghị định 131), và để cung cấp đầu vào cho phát triển chính sách khác nhau về quản lý tài chính của chính phủ. Nhóm cũng sẽ giám sát việc phổ biến báo cáo về quản lý tài chính trong ngành y tế của CCBP như đã nêu trên sau khi nhận được ý kiến từ Bộ Y tế.

2. Kiến nghị để thực hiện thành công kế hoạch hiệu quả viện trợ năm 2012 và những năm tiếp theo và cho các hoạt động AEF.

Trong năm 2011, FM TG lên kế hoạch phát triển một kế hoạch hành động chi tiết hơn cho năm 2012 và những năm tiếp theo, đồng thời tiếp tục tăng cường đóng góp của mình cho kế hoạch công tác của AEF trong tương lai.

C.3 Nhóm chuyên đề mua sắm, đấu thầu

1. Các hoạt động và kết quả đạt được trong lĩnh vực hiệu quả viện trợ trong 6 tháng đầu năm 2011

1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn pháp luật về đấu thầu

42

Trong năm tháng đầu năm 2011, Nhóm chuyên đề mua sắm, đấu thầu AEF dưới sự chủ trì của Cục Quản lý đấu thầu (QLĐT), Bộ KH&ĐT đã biên soạn 01 thông tư về kiểm tra trong đấu thầu và tham gia soạn thảo 01 thông tư hướng dẫn đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, và hợp đồng BT.

Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, Cục luôn cân nhắc tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhà tài trợ để ngày càng hài hoà các thủ tục về đấu thầu, tiến đến đạt được các cam kết trong HCS, PD và AAA về Hiệu quả viện trợ.

Để minh bạch hoá trong việc xây dựng chính sách, Cục thực hiện áp dụng TCVN ISO 9001: 2008 vào quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, và triển khai áp dụng bộ đánh giá chỉ tiêu (BLI) của OECD trong quá trình xây dựng và đánh giá khung pháp lý về đấu thầu (đây là hoạt động thuộc Dự án Nâng cao năng lực kiểm tra về đấu thầu do WB tài trợ và dự kiến thực hiện trong năm 2011).

1.2. Triển khai hệ thống đấu thầu qua mạng quốc gia

Đấu thầu điện tử là một trong những hình thức đem lại hiệu quả cao trong việc công khai, minh bạch hoạt động đấu thầu, tiết kiệm thời gian, chi phí và đạt hiệu quả kinh tế nên Cục QLĐT đã tăng cường công tác hướng dẫn, khuyến khích và đôn đốc các đơn vị đưa vào khai thác hệ thống đấu thầu qua mạng. Trong năm 2009 và 2010, Cục đã tổ chức giới thiệu và đào tạo về đấu thầu qua mạng cho gần 1000 người trong cả nước thông qua các hội nghị và lớp đào tạo, có kế hoạch triển khai thử nghiệm toàn bộ quy trình đấu thầu qua mạng cho tổng cộng 33 gói thầu và hiện tại đã thực hiện thành công được 08 gói thầu qua mạng và không gặp trục trặc kỹ thuật. Ngoài ra, một số đơn vị có quan tâm khác như Tập đoàn dầu khí Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã nghiên cứu và thực hiện thành công 05 gói thầu trên Hệ thống. Vào cuối năm 2011, công tác tổng kết triển khai thí điểm đấu thầu qua mạng (2009-2011) sẽ được thực hiện nhằm báo cáo Thủ tướng Chính phủ các kết quả và kinh nghiệm thu được trong quá trình thí điểm, từ đó xây dựng lộ trình cụ thể cho đấu thầu qua mạng tại Việt Nam.

1.3. Đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương (TPP)

Hiện nay, Cục QLĐT được giao nhiệm vụ làm trưởng nhóm tham gia đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương (TPP) trong lĩnh vực mua sắm chính phủ. Công việc này đòi hỏi sự tham gia đông đảo nhân lực của Cục QLĐT, cũng như khối lượng tài chính lớn để tổ chức hội thảo và khảo sát khả năng tác động của Hiệp định đối với nền kinh tế.

1.4. Hợp tác công tư (PPP)

Trong 6 tháng đầu năm Cục QLĐT tham gia trong Tổ công tác PPP phối hợp tiến hành các công việc đào tạo, lập danh mục dự án kêu gọi vốn theo hình thức PPP, hợp tác với nhà tài trợ để xây dựng và lập kế hoạch phát triển...

2. Những hạn chế, thách thức, chia sẻ kinh nghiệm và bài học

43

- Nhân sự: Cục QLĐT hiện có quá ít nhân sự (gần 40 công chức, kể cả lãnh đạo), trong khi khối lượng công việc rất lớn. Trong số cán bộ Cục thì 50% cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ hạn chế. Kết quả đạt được như nêu ở trên là một nỗ lực rất lớn của các cán bộ, chuyên viên Cục QLĐT;

- Thiếu nguồn hỗ trợ tài chính trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật (Luật Mua sắm công, Nghị định và các thông tư hướng dẫn);

- Năng lực của cán bộ thực hiện đấu thầu: năng lực cấp địa phương vẫn chưa hoàn toàn đảm bảo thực hiện nhiệm vụ như được phân cấp dẫn đến hiệu quả thực hiện đấu thầu chưa cao;

- Khó khăn trong việc thực hiện và phát triển đấu thầu qua mạng.

Kế hoạch trong tương lai

1. Các hoạt động để tăng cường hiệu quả viện trợ

- Phối hợp với các nhà tài trợ rà soát lại văn bản pháp luật về đấu thầu để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định quốc tế và quy định của nhà tài trợ;

- Tăng cường phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực cho các cán bộ thực hiện công tác đấu thầu (thông qua học tập kinh nghiệm các nước đang phát triển để xây dựng một hệ thống đấu thầu công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế);

- Tăng cường hoạt động kiểm tra đấu thầu;

- Thực hiện theo cam kết với nhà tài trợ về đấu thầu qua mạng và tiếp tục triển khai mở rộng áp dụng đấu thầu qua mạng (tăng cường đào tạo, phát triển hệ thống, kỹ thuật hạ tầng, an ninh mạng).

2. Kiến nghị đối với các nhà tài trợ

Tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý đấu thầu:

- Để thực hiện tốt hơn nữa công tác đấu thầu, ngoài việc tự nỗ lực học hỏi qua các phương tiện thông tin và qua quá trình kiểm tra đấu thầu, các cán bộ đấu thầu cần nâng cao năng lực chuyên môn về đấu thầu và các lĩnh vực khác có liên quan ở trong nước và nước ngoài. Việc học tập kinh nghiệm của các nước phát triển là rất cần thiết để xây dựng nên một hệ thống đấu thầu công khai, minh bạch và phù hợp với các thông lệ quốc tế;

- Hỗ trợ cho việc khảo sát trong quá trình xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật;

- Phát triển đấu thầu điện tử.

44

C.4 Nghiên cứu đánh giá các Nhóm SPG/ISG

Nhằm hỗ trợ cách tiếp cận mới trong việc nâng cao đóng góp của viện trợ vào hiệu quả phát triển, AEF đã tiến hành nghiên cứu đánh giá các Nhóm SPG/ISG giai đoạn I từ tháng 10—11/2010. Nghiên cứu dựa trên rà soát tài liệu và khảo sát sử dụng bộ câu hỏi điều tra đã đưa ra được bức tranh tổng thể gồm 16 Nhóm SPG/ISG đang hoạt động với những thông tin về mục đính, tình trạng, cách thức và quy trình hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động (được trình bày trong Báo cáo Quan hệ đối tác 2010 “Ổn định kinh tế vĩ mô và Phát triển bền vững”). Các phát hiện ban đầu từ Nghiên cứu giai đoạn I đã được phổ biến và lấy ý kiến tại Hội thảo tham vấn ngày 28/2/2011. Hội thảo cũng đã tạo cơ hội để Nhóm đối tác Y tế và Nhóm đối tác Lâm nghiệp trao đối chia sẻ kinh nghiệm và các bài học của mình và đã tạo được mối quan tâm từ các đại diện của các Nhóm đối tác, các cơ quan Chính phủ và các đối tác phát triển tham gia. Điều này cho thấy sáng kiến trao đổi chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối tác là cần thiết và cần được tổ chức thường xuyên. Dựa trên kết quả của Hội thảo, phạm vi, nội dung và các yêu cầu đối với Nghiên cứu đánh giá giai đoạn II “Rà soát, đánh giá và phân tích các Nhóm SPG/ISG nhằm củng cố kiến trúc viện trợ quốc gia” được xác định cụ thể với trọng tâm là phải đưa ra được các mô hình hoạt động phù hợp cho các Nhóm SPG/ ISG cũng như cơ chế hoạt động của mạng lưới điều phối để hướng tới việc nâng cao hiệu quả chung của quan hệ đối tác phát triển và củng cố kiến trúc viện trợ quốc gia tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của Nghiên cứu giai đoạn II nhằm: (1) rà soát các mô hình hoạt động hiện tại của các Nhóm SPG/ISG; (2) xem xét các thách thức và cơ hội; (3) đề xuất kiến trúc viện trợ mới với các mô hình hoạt động phù hợp cho các Nhóm SPG/ISG và các cơ chế đối thoại, điều phối cần thiết; và (4) thúc đẩy chia sẻ thông tin và trao đối các kinh nghiệm hoạt động và các bài học. Công việc phân tích sẽ được thực hiện thông qua việc rà soát các tài liệu hiện có về đối thoại chính sách và các Nhóm SPG/ISG, phỏng vấn sâu các bên liên quan, nghiên cứu các điển hình và tham vấn với các bên liên quan có quan tâm.

Việc rà soát tài liệu hiện có và tham vấn các bên liên quan đã chỉ ra một số chủ đề quan trọng trong nghiên cứu đánh giá các Nhóm SPG/ISG cần được đặc biệt chú trọng như:

• Các ưu tiên phát triển của Việt Nam (ví dụ, SEDP, Đề án thu hút và sử dụng ODA), các cam kết của các đối tác phát triển và tính phù hợp của các Nhóm SPG/ISG hiện đang hoạt động;

• Bối cảnh đối thoại chính sách tại Việt Nam và các cơ cấu của Chính phủ đã được hình thành như thế nào để đối thoại với các đối tác phát triển? Mối liên kết giữa các Nhóm SPG/ISG và các diễn đàn đối thoại chính sách như PRSC, biến đổi khí hậu, các tổ chức xã hội dân sự…;

• Các Nhóm SPG/ISG và khung pháp lý và thể chế trong quản lý ODA;

• Hiệu quả hoạt động (về mức độ hoạt động, hiệu quả và tác động) của các Nhóm SPG/ISG hiện đang hoạt động về khả năng đóng góp thêm trong việc chia sẻ thông tin, lập kế hoạch và ngân sách ngành và tăng cường năng lực thể chế. Các thách thức và cơ hội;

45

• Phân công lao động và lợi thế cạnh tranh giữa các Nhóm SPG/ISG cũng như giữa các đối tác trong nhóm;

• Làm rõ vấn đề cơ cấu và mô hình hoạt động của các Nhóm SPG/ISG (trong khuôn khổ hệ thống Việt Nam, vấn đề chính thức hóa, các cơ cấu thể chế hiện hành của Chính phủ, các sứ mệnh chung) và đề xuất các mô hình hoạt động phù hợp với hướng dẫn tổng quát và yêu cầu tối thiểu đối với các nhóm;

• Mạng lưới SPG/ISG phục vụ việc điều phối, trao đổi về hiệu quả viện trợ và hiệu quả phát triển. Hiệu suất của kiến trúc quốc gia đối với hiệu quả viện trợ và khuyến nghị về vai trò của AEF trong việc xây dựng và quản lý kiến trúc viện trợ mới;

• Các điển hình tốt trên các khía cạnh như đưa ra được các ưu tiên rõ ràng, mức độ hoạt động, hiệu suất, sự tham gia rộng rãi và tính bền vững của các Nhóm SPG/ISG.

Hoạt động Nghiên cứu đánh giá các Nhóm SPG/ISG đang được tiến hành từ tháng 2/2011 theo lịch trình đặt ra trong TOR và được phối hợp chặt chẽ với các hoạt động khác của AEF như nghiên cứu về phân công lao động và tính bổ trợ, xây dựng Đề án thu hút sử dụng vốn ODA giai đoạn 2011-2015 và chỉnh sửa Nghị định 131. Dự thảo sơ bộ về kiến trúc viện trợ mới sẽ được thảo luận tại Hội nghị AEF lần thứ 3 (xem chi tiết tại mục 2.1).

Cho đến thời điểm báo cáo, tài liệu về các chiến lược, ưu tiên phát triển, về hiệu quả viện trợ và các Nhóm SPG/ISG bao gồm các dự thảo Kế hoạch SEDP 2011-2015 cấp quốc gia và cấp ngành, dự thảo Đề án thu hút, sử dụng ODA giai đoạn 2011-2015, các báo cáo PGAE/AEF, các báo cáo quan hệ đối tác, các báo cáo đánh giá của nhiều Nhóm SPG/ISG cũng như các báo cáo của các đối tác phát triển và báo cáo nghiên cứu độc lập đang được rà soát kỹ càng. Ngoài ra, thông tin và dữ liệu về các xu hướng kinh tế xã hội, đói nghèo, thông tin dòng vốn ODA và các nguồn tài chính phát triển khác đối với các ngành cũng được thu thập và tổng hợp phân tích. Hiện việc phỏng vấn sâu đang được tiến hành với sự tham gia của nhiều bên liên quan bao gồm các văn phòng, cán bộ đối tác, các cơ quan bộ ngành, các đối tác phát triển, các tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội dân sự cũng như các chuyên gia độc lập. Ngoài ra, Nhóm Đối tác Y tế và Nhóm Hỗ trợ quốc tế - Bộ NN&PTNT được lựa chọn để nghiên cứu điển hình. Đến thời điểm báo cáo, với sự hỗ trợ của Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ KH&ĐT và Ban thư ký AEF, 15 Nhóm SPG/ISG (bao gồm Nhóm về Giới, Môi trường, Tài chính công, Ngân hàng, Y tế, Lâm nghiệp, PAHI, Hỗ trợ quốc tế - Bộ NN&PTNT, RWSSP, Giao thông, Diễn đàn đô thị, Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Luật pháp, Vì sự tham gia của người dân và HIV/AIDS) cùng với các bộ ngành liên quan đã được phỏng vấn. Việc tham vấn không chỉ chú trọng đến quy trình hoạt động, mức độ hoạt động và các bài học kinh nghiệm mà còn phỏng vấn về các định hướng của các Nhóm trong bối cảnh phát triển mới cũng như những khuyến nghị về mạng lưới các Nhóm SPG/ISG do AEF điều phối trong khuôn khổ kiến trúc viện trợ mới. Việc phân tích dữ liệu và tổng hợp kết quả phỏng vấn cùng việc nghiên cứu rà soát các tài liệu thu thập được trong quá trình sẽ giúp xác định danh sách các đối tượng cần phỏng vấn bổ sung trong nhóm các đối tác phát triển và các bên liên quan khác. Dự kiến, 5 đối tác phát triển chính là Ngân hàng Thế giới, Tổ chức

46

Liên hợp quốc, JICA, AusAID, SNV và Trung tâm nguồn VUFO-NGO sẽ được mời phỏng vấn trong tháng 6/2011. Các bên liên quan khác sẽ có cơ hội đóng góp cho hoạt động nghiên cứu đánh giá này thông qua các hội thảo tham vấn. Ban điều hành của AEF (EXCOM) sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức thu thập các đóng góp của các bên liên quan cho dự thảo số 2 của Báo cáo Nghiên cứu đánh giá các Nhóm SPG/ISG, dự kiến xong trước ngày 30/6/2011. Ban điều hành của AEF cũng sẽ trực tiếp rà soát những phát hiện, nhận định của Nghiên cứu và sẽ đề xuất cơ quan nhận xét phản biện dự thảo báo cáo. Báo cáo Nghiên cứu cuối cùng sẽ được hoàn thiện trước ngày 31/7/2011.

D. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện PD/HCS năm 2011

Quá trình khảo sát

Trong năm 2006 và 2008, PGAE (nay là AEF) với sự hỗ trợ từ CCBP đã triển khai thành công 2 đợt khảo sát tình hình thực hiện Tuyên bố Paris (PD) và Cam kết Hà Nội (HCS) với mục đích thiết lập mức cơ sở và theo dõi tiến độ thực hiện. Để chuẩn bị cho Diễn đàn cấp cao về hiệu quả viện trợ lần thứ 4 tại Busan, Hàn Quốc, AEF tổ chức đợt khảo sát PD/HCS lần thứ 3 với mục tiêu theo dõi các thành tựu và tiến bộ mà các đối tác phát triển và Chính phủ Việt Nam đạt được thông qua các hoạt động ODA tại Việt Nam trong năm 2010 so với mức cơ sở năm 2005 và 2007. Mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) theo dõi việc thực hiện HCS dựa trên 14 chỉ số mục tiêu, (2) theo dõi việc thực hiện các cam kết nêu trong Tuyên bố Paris và Accra – dựa trên 12 chỉ tiêu so với mức cơ sở năm 2005 và đánh giá mức đạt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2010; và (3) tạo cơ sở khuyến khích đối thoại rộng rãi về tiến độ qua các năm, các thách thức và cơ hội nâng cao hiệu quả viện trợ, cũng như các khuyến nghị cho các hoạt động sau PD/HCS.

Các phương pháp khảo sát được áp dụng kế thừa từ 2 đợt khảo sát trước vào năm 2006 và 2008 và được bổ sung với các công cụ điều tra có nhiều cải thiện trong Hướng dẫn khảo sát của OECD/DAC 2011 (http://www.oecd.org/dac/pdsurvey). Hai bộ câu hỏi của OECD/ DAC cho các đối tác phát triển và cho Chính phủ được sử dụng cho 12 chỉ số mục tiêu nêu trong Tuyên bố Pa-ri. Đối với 14 chỉ số mục tiêu của HCS, một bảng câu hỏi bổ sung (tương tự như điều tra năm 2008 như đã trình bày trong báo cáo PGAE cho CG 2008) đã được xây dựng. Trong bảng câu hỏi đó, các câu hỏi định tính bổ sung đã được thêm vào mỗi chỉ số cho phép các đối tác phát triển có thể: (i) tự đánh giá kết quả mức đạt mục tiêu năm 2010 của riêng cơ quan họ, (ii) diễn giải những khó khăn thách thức họ phải đối mặt nhằm đạt được các mục tiêu, và (iii) đề xuất về cơ hội và các hành động cần thiết để nâng cao hiệu quả viện trợ và hiệu quả phát triển.

Sau Hội thảo khởi động vào ngày 26 tháng 11 năm 2010, tất cả các đối tác phát triển hoạt động tại Việt Nam đã được mời tham gia đợt khảo sát PD/HCS 2011 và trả lời bộ câu hỏi của OECD/DAC cho các đối tác phát triển và bộ câu hỏi HCS bổ sung. Các cơ quan của Chính phủ (gồm cơ quan quản lý ODA cấp quốc gia - Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính) đã được mời để trả lời bộ câu hỏi của OECD/DAC cho Chính phủ. Một mạng lưới gồm các cán bộ đầu mối từ các đối tác phát triển được đề cử và đăng ký được xây dựng để hỗ trợ quá trình khảo sát và xác minh dữ liệu. Nhóm Khảo sát của AEF gồm Điều phối viên quốc gia (NC), đầu mối phía các đối tác phát triển, Ban Thư ký AEF và

47

tư vấn AE đã hỗ trợ triển khai đợt khảo sát này bao gồm chuẩn bị các bộ câu hỏi, tổ chức các hội thảo kỹ thuật, cung cấp hướng dẫn và hỏi đáp thường xuyên.

Cho đến thời điểm viết báo cáo này, có tổng cộng 26 cơ quan đối tác phát triển (Liên Hợp Quốc được coi là một cơ quan) đã nhận và điền phần trả lời khảo sát. Những cơ quan này ước tính cung cấp khoảng 95% của tổng số vốn ODA trong năm 2010. Với mức tham gia phản hồi tích cực trong khoảng thời gian rất ngắn như vậy, các đối tác phát triển đã thể hiện sự cam kết và tham gia tích cực vào chương trình nghị sự về hiệu quả viện trợ của Việt Nam. Dữ liệu đã được thu thập, tổng hợp theo từng chỉ số vào các bảng tính định lượng, trong khi các ý kiến đóng góp, các đề xuất của các đối tác phát triển đã được đưa vào báo cáo đánh giá định tính theo từng chỉ số. Nhóm Khảo sát đã rất nỗ lực thu thập, trao đối và xác minh dữ liệu để giải quyết những điểm chưa nhất quán giữa dữ liệu từ phía các đối tác phát triển và dữ liệu phía Chính phủ. Dự thảo báo cáo Khảo sát PD 2011 (Báo cáo Quốc gia Việt Nam với kết quả khảo sát) đã được biên soạn và trình bày tại Hội thảo Thông tin phản hồi cho đợt khảo sát do AEF tổ chức ngày 28 tháng 3 năm 2011 với sự tham gia của các đối tác phát triển, đại diện các cơ quan chính phủ và các bên liên quan khác (Quốc hội, các tổ chức xã hội dân sự) với mục đích xác nhận dữ liệu, tư vấn và đối thoại về các chỉ số mục tiêu. Sau khi xác minh/xác nhận dữ liệu tiếp theo, kết quả khảo sát đã được trình bày tại Hội nghị Ban điều hành AEF ngày 31 Tháng ba 2011 trước khi hoàn thiện cuối cùng. Ngày 20 tháng 4 năm 2011, Điều phối viên quốc gia đã gửi nộp Báo cáo khảo sát PD năm 2011 của Việt Nam đến Ban thư ký OECD/ DAC bao gồm: (i) Bảng dữ liệu quốc gia Việt Nam (dữ liệu định lượng theo các chỉ số và theo các cơ quan đối tác phát triển), (ii) Bảng hỏi cho Chính phủ Việt Nam đã được điền đủ thông tin (dữ liệu định lượng và đánh giá định tính về nỗ lực của Chính phủ Việt Nam theo các chỉ số), và (iii) báo cáo đánh giá làm thông tin đầu vào cho Chương Việt Nam trong báo cáo của OECD (đánh giá định tính về những thành tựu, thách thức và bài học kinh nghiệm trong việc cải thiện hiệu quả viện trợ theo các chỉ số). Tóm tắt kết quả điều tra PD năm 2011 với những thành tựu và thách thức theo các chỉ số được trình bày trong phần D.2 dưới đây với các bảng các kết quả theo chỉ số trình bày trong Phụ lục 2.

Quá trình khảo sát PD/HCS vẫn còn đang tiếp diễn khi kết quả khảo sát PD sẽ tiếp tục được xác minh thêm với sự phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký OECD/DAC để làm rõ khi còn một số mâu thuẫn trong dữ liệu cung cấp. Dữ liệu theo dõi ở dạng điền bảng câu hỏi vẫn còn thiếu và Việt Nam đang chờ dữ liệu từ một số cơ quan đối tác phát triển như Áo, Pháp, Na Uy và Ba Lan. Đối với Báo cáo khảo sát HCS 2011, dữ liệu hiện đang được tổng hợp và thẩm định lại với các đối tác phát triển đã cung cấp dữ liệu. Dự kiến kết quả cuối cùng của đợt khảo sát chung HCS/PD năm 2011 sẽ được trình bày trong Báo cáo AEF tại CG năm 2011.

48

Chương 2. Hành trình tới Busan của Việt Nam

1. Đề xuất hình thành kiến trúc viện trợ mới

Việt Nam đã hình thành kiến trúc điều phối và thúc đẩy hiệu quả viện trợ tương đối toàn diện, bao gồm các cấu trúc đối thoại thường xuyên, các nhóm chuyên đề với quy trình báo cáo và đánh giá thường xuyên. Điều này đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nỗ lực nâng cao hiệu quả viện trợ. Những nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển đã duy trì tiến độ tốt trong thực hiện các cam kết của Tuyên bố Pa-ri/Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ và hướng tới các mục tiêu phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, để có những thay đổi thực chất trong sử dụng và quản lý nguồn viện trợ (đặc biệt tại cấp ngành và cấp tỉnh) vẫn là một quá trình phức tạp và tiến trình hiệu quả viện trợ luôn cần được tiếp thêm những sáng kiến mới. Trước khi thành lập Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (AEF) và diễn đàn chính cho đối thoại về hiệu quả viện trợ lúc đó thực hiện trong khuôn khổ Nhóm Quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ (Nhóm PGAE), có một số quan ngại rằng chương trình nghị sự của Nhóm này đã tập trung nhiều vào các vấn đề kỹ thuật và đã bỏ qua các vấn đề chính sách cấp cao, gắn viện trợ với kết quả phát triển. Việc Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (AEF) được thành lập vào tháng 2 năm 2010 về cơ bản đã giải quyết được mối quan ngại này.

Với đối thoại cấp ngành, hiện Việt Nam có 22 Nhóm đối tác ngành (SPGs và ISGs) được thành lập nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các Bộ, ngành với các đối tác phát triển trong từng ngành, lĩnh vực từ việc chia sẻ các kết quả đánh giá về thách thức, đến việc xây dựng các kế hoạch hành động chung và huy động các nguồn lực và phát triển các cơ chế thực hiện và giám sát chung. Các kết quả ban đầu của nhiệm vụ nghiên cứu đánh giá các Nhóm SPGs, ISGs cho thấy trong những năm qua, các Nhóm này đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngành, lĩnh vực liên quan thông qua đối thoại và hợp tác tích cực và hiệu quả giữa các cơ quan Bộ ngành liên quan, các đối tác phát triển và các bên liên quan khác. Tuy nhiên, hiện chưa có mạng lưới điều phối giữa các Nhóm SPGs, ISGs được thành lập và hiện các Nhóm đang làm việc độc lập và các cuộc đối thoại thường giới hạn trong phạm vi từng ngành riêng biệt. Điều này lý giải một thực tế rằng ngay cả khi các Nhóm SPGs, ISGs đang tích cực góp phần vào việc xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển ngành, nhiều đối tác phát triển vẫn còn lo ngại rằng các kế hoạch phát triển ngành hoặc địa phương có thể không hoàn toàn kết nối với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp quốc gia hoặc thiếu sự liên kết với nhau. Thực tế là có nhiều vấn đề phát triển cần được áp dụng cho nhiều lĩnh vực và như vậy cần phải được đối thoại ở cấp độ cao hơn trong khuôn khổ các Nhóm SPGs, ISGs. Mặt khác, hầu hết các đối tác phát triển đều đồng ý rằng đối thoại chính sách thông qua PRSC có hiệu quả nhất trong những năm đầu của chu trình, khi PRSC là diễn đàn đối thoại để các đối tác phát triển có thể tham gia tích cực với Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn quan trọng của chương trình chuyển đổi kinh tế. PRSC đã trở nên ít có ảnh hưởng trong

49

những năm sau này và chưa có nhiều sự phối hợp giữa các nhóm công tác của PRSC với các Nhóm SPGs, ISGs. Tất cả những điểm này cho thấy những khoảng trống tồn tại trong kiến trúc viện trợ hiện có cần phải được bổ sung.

Với việc Việt Nam gia nhập nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình (MIC), Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển cần xây dựng một quan hệ đối tác phát triển cân bằng hơn với sự tham gia có chất lượng của các bên dựa trên sự tích hợp chặt chẽ giữa đối thoại chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và các nguồn vốn. Các ưu tiên của Chính phủ cũng như tính chất của viện trợ ODA đang bắt đầu thay đổi, đòi hỏi kiến trúc viện trợ cần được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh thay đổi đó. Các trọng tâm của chương trình hiệu quả viện trợ sẽ được xây dựng dựa trên sự tham gia tích cực hơn nữa của các tác nhân phát triển và cần được tích hợp vào các chương trình phát triển, trong đó các nguồn lực viện trợ cần được sử dụng một cách hợp lý hơn có kết hợp tốt hơn với các nguồn tài chính phát triển khác.

Như vậy, kiến trúc viện trợ mới của Việt Nam cần được củng cố dựa trên các cấu phần đối thoại và các quy trình chính như sau:

• Đối thoại chính sách cấp cao thông qua Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) và các diễn đàn trước thềm hội nghị này, trong đó tập trung vào các chính sách ưu tiên phát triển, các chính sách ngắn hạn hoặc trung hạn (ví dụ, đối thoại biến đổi khí hậu, PRSC hoặc tương tự PRSC);

• Nhóm các đối tác phát triển như LMDG, 6 Ngân hàng, EU, Liên Hợp Quốc cùng đối thoại với Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy hài hòa hóa/điều phối, hỗ trợ hệ thống quốc gia và hỗ trợ ngành;

• Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (AEF) - với sự tham gia rộng rãi (các cơ quan chính phủ cấp quốc gia, ngành và địa phương, Quốc hội, các đối tác phát triển, các tổ chức phi chính phủ) đối với đối thoại mở rộng về hiệu quả viện trợ và hiệu quả phát triển – đây là phần cốt lõi của kiến trúc viện trợ quốc gia. AEF sẽ cần xây dựng mối quan hệ mạng lưới chặt chẽ nhằm phối hợp hoạt động với:

o Các Nhóm SPGs, ISGs – trong đối thoại chính sách ngành, phối hợp và hỗ trợ cho các ngành cụ thể hoặc lĩnh vực liên ngành, bao gồm cả mạng lưới cấp vùng, cấp tỉnh;

o Các nhóm công tác chuyên đề - trong hỗ trợ các chủ đề cụ thể như đấu thầu, quản lý tài chính, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội và xây dựng năng lực;

Là diễn đàn chính sách cấp cao, AEF hiện đang thiết lập chương trình nghị sự gồm những vấn đề liên kết hiệu quả viện trợ và chính sách phát triển (ví dụ các vấn đề liên quan đến nhiều ngành). Để hỗ trợ các ưu tiên hiệu quả viện trợ cấp ngành, AEF cần xây dựng mạng lưới điều phối hoạt động các Nhóm SPG/ISG và thường xuyên tổ chức đối thoại giữa các Nhóm về các vấn đề hiệu quả phát triển, các vấn đề liên ngành, phân công lao động cũng như trao đổi các thực hành tốt và bài học kinh nghiệm giữa các Nhóm. Mạng lưới này sẽ được hỗ trợ bằng cơ chế chia sẻ thông tin qua mạng Internet (ví dụ, thông qua trang tin điện tử của Diễn đàn AEF) và phải có

50

quy trình báo cáo và đánh giá thường xuyên để đảm bảo trách nhiệm giải trình của các bên. Những hoạt động này sẽ là một phần của kế hoạch hoạt động tích hợp của AEF và kết hợp với các quá trình thúc đẩy hiệu quả viện trợ như xây dựng Đề án định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay kém ưu đãi của các nhà tài trợ khác thời kỳ 2011-2015, thay thế Nghị định số 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các nghiên cứu chẩn đoán, phân tích về các vấn đề hiệu quả phát triển cụ thể như vấn đề Ban Quản lý dự án, phân công lao động và bổ trợ, thích ứng với biến đổi khí hậu,...

Đối với các Nhóm SPGs, ISGs, hiện đang xây dựng hướng dẫn làm cơ sở củng cố hoạt động của Nhóm một cách hiệu quả (ví dụ, các mô hình khả thi với các yêu cầu tổ chức và sự tham gia tối thiểu), vai trò của các Nhóm trong lập kế hoạch và ngân sách ngành, xây dựng các PBAs và phương thức viện trợ mới,… AEF cũng cần đưa ra các khuyến nghị về các ưu tiên phát triển và hành động ưu tiên cho các Nhóm SPG/ISG để phát triển các kế hoạch hành động hiệu quả viện trợ của riêng ngành cũng như tạo ra sự phối hợp hoạt động với các cấu trúc đối thoại phát triển như Nhóm công tác PRSC theo ngành. Các hướng dẫn chi tiết của AEF cho các Nhóm SPG/ISG sẽ được trình bày trong Báo cáo cuối cùng về Nghiên cứu đánh giá các Nhóm SPG/ISG dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 31 tháng 7 năm 2011.

2. Đóng góp của Việt Nam vào HLF-4 tại Busan

Sự tham gia của Việt Nam vào các hoạt động nâng cao hiệu quả viện trợ ở cấp khu vực và quốc tế

HLF-4 sẽ diễn ra vào tháng 11 năm 2011 với trọng tâm tập trung vào việc đánh giá tình hình thực hiện PD, AAA để xem những gì đã làm được, những gì chưa làm được, lý do vì sao và để làm được cần có những cam kết chính trị gì ở cấp cao. HLF-4 sẽ đặt viện trợ và hiệu quả viện trợ trong khung cảnh rộng lớn hơn của sự phát triển với sự tham gia của nhiều đối tác trong khuôn khổ một kiến trúc viện trợ tổng thể toàn cầu (Global Aid Architecture).

Để chuẩn bị cho HLF-4 Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động của OECD-DAC như tham gia Đánh giá tình hình thực hiện PD/HCS (Đợt 2) năm 2010, tham gia Khảo sát tình hình thực hiện PD/HCS (Đợt 3) năm 2011.

Ngoài ra, Việt Nam đóng góp vào các hoạt động hiệu quả viện trợ ở cấp quốc tế và cấp khu vực với tư cách là thành viên Nhóm công tác về Hiệu quả viện trợ (Working Party on Aid Effectiveness – WP EFF) của OECD- DAC và thành viên Ban Điều hành (WP-EFF Executive Commtee), thành viên Ban Chỉ đạo sáng kiến quốc tế về minh bạch hóa và trách nhiệm giải trình (International Accountability and Transparency Initiative – IATI), thành viên đại diện khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong Ban quản lý quốc tế về Đánh giá tình hình thực hiện Tuyên bố Pari và Cam kết Hà Nội (Đợt 2), thành viên Ban soạn thảo trong Nhóm đại diện các nước đối tác.

Các thành tích, thách thức và những bài học kinh nghiệm của Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đầu tiên nội địa hóa Tuyên bố Pari về Hiệu quả viện trợ (PD) thành Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ (HCS) để nhằm đưa cam kết ở cấp

51

quốc tế trở thành cam kết ở cấp quốc gia có tính đến hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. HCS đã được Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế chính thức thông qua và cam kết thực hiện tại Hội nghị CG giữa kỳ năm 2005. Việc thực hiện các cam kết trong PD/HCS sau đó đã tích cực được triển khai thông qua một cấu trúc và quy trình hiệu quả việc trợ đã được thiết lập và HCS đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong quan hệ đối tác phát triển ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam được thế giới đánh giá là đã phát huy tốt vai trò làm chủ quốc gia trong chương trình nghị sự phát triển. Với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, Chính phủ Việt Nam đã cải thiện đáng kể quá trình xây dựng kế hoạch dựa trên số liệu điều tra và các kết quả phân tích, đã triển khai thí điểm việc gắn kết giữa lập kế hoạch và xây dựng ngân sách thông qua Khung chi tiêu trung hạn (MTEF), mở rộng sự tham vấn và ban hành khung đánh giá kết quả và các hệ thống giám sát quốc gia. Nhờ đó mà rất nhiều các chiến lược, kế hoạch phát triển được xây dựng và lồng ghép như Chiến lược phát triển KTXH 2001-2010 và Kế hoạch phát triển KTXH 2001-2005, 2006-2010.

Về hiệu quả viện trợ, Chính phủ Việt Nam luôn phát huy vai trò lãnh đạo trong quản lý và điều phối viện trợ, đặt ưu tiên cao vào việc hoàn thiện khung pháp lý và thể chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA (ví dụ: Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006-2010, Nghị định số 131/2006/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định), tăng cường năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi và giám sát. Tất cả những nỗ lực này đã tạo dựng nền tảng vững chắc để các đối tác phát triển xây dựng chương trình viện trợ của mình tuân thủ với các chiến lược và các ưu tiên của Việt Nam. Ba đợt điều tra khảo sát tình hình thực hiện PD/HCS cho thấy hơn 95% tổng số ODA được cung cấp cho khu vực chính phủ, trong đó 93% lượng viện trợ chuyển từ tài khoản trong năm 2010 của các đối tác phát triển đã được hạch toán, kế toán trong Ngân sách Nhà nước của Việt Nam – đây là mức tăng đáng kể so với mức 81% của năm 2005. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các đối tác phát triển, hệ thống đấu thầu và quản lý tài chính công đã được cải thiện đáng kể thông qua quá trình cải cách luật pháp và thể chế, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình và cải thiện năng lực thực hiện. Nhờ đó Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đề ra vào năm 2010 về việc sử dụng hệ thống đấu thầu và quản lý tài chính công của Việt Nam (tương ứng là 65% & 62% trong tổng số vốn ODA trong năm 2010 có sử dụng hệ thống chính phủ), giảm bớt số lượng các Ban Quản lý dự án song trùng (chỉ còn 16 BQLDA song trùng vào năm 2010). Với sự cải thiện trong điều phối và chia sẻ thông tin giữa Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển trong việc theo dõi luồng vốn ODA cũng như nỗ lực chung giữa Chính phủ Việt Nam và Nhóm 6 Ngân hàng phát triển trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, tính dự báo trước trong viện trợ đã được cải thiện đáng kể là sự minh chứng cho việc Việt Nam hoàn thành mục tiêu số 7 trong Tuyên bố Pa-ri. Việt Nam cũng giữ được tiến độ ổn định về mặt quản lý dựa trên kết quả với việc xây dựng Khung TD&ĐG dựa trên kết quả đối với Kế hoạch 5 năm 2006-2010 và bắt đầu triển khai hệ thống giám sát và đánh giá quốc gia từ năm 2007. Ngoài ra, sự chuyển hướng sử dụng các mô hình viện trợ mới và cách tiếp cận dựa trên chương trình (PBAs) trong các lĩnh vực như nước sạch và vệ sinh nông thôn, giáo dục đào tạo, Chương trình 135 (mục tiêu hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu

52

số), giao thông nông thôn và y tế (đang hình thành) đã góp phần làm gia tăng mức độ tham gia, gắn kết chiến lược của các đối tác phát triển trong việc tăng cường năng lực cốt lõi của ngành và quy trình hoạch định chính sách, lập kế hoạch, ngân sách và quản lý dựa trên kết quả. Thông qua quá trình thực hiện PD/HCS, sự tham gia của Quốc hội vào quá trình xây dựng kế hoạch đã tăng lên đáng kể và ngay từ giai đoạn đầu của quá trình xây dựng kế hoạch. Các đối tác phát triển và các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài (INGO) đã và đang tích cực hỗ trợ sự tham gia của nhiều bên liên quan (Ví dụ: Quốc hội, các tổ chức nhân dân và cộng đồng) trong việc xây dựng, giám sát các chiến lược phát triển quốc gia và đã đóng góp ý kiến chung để hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cử đại diện tham gia Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ (CG) cho Việt Nam thường niên và giữa kỳ, cũng như tham gia đối thoại trong khuôn khổ 22 Nhóm quan hệ đối tác ngành (PGS) và Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (AEF) – được nâng cấp từ Nhóm đối tác về hiệu quả viện trợ (PGAE). Tất cả những điều đó chứng tỏ Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cải thiện quan hệ đối tác phát triển, trách nhiệm giải trình chung và trách nhiệm giải trình về kết quả phát triển.

Thách thức vẫn còn ở phía trước

Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể đạt được và thiết lập được cấu trúc và quy trình hiệu quả viện trợ, Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với một số thách thức. Những thách thức thể chế bao gồm quy trình pháp lý còn phức tạp, những yếu kém trong lập kế hoạch và xây dựng ngân sách cũng như những khó khăn từ việc phân cấp xuống ngành và địa phương, hiện đang cản trở các đối tác phát triển tuân thủ và hài hòa các hoạt động viện trợ trong thực tế. Phát triển năng lực cho hoạch định chính sách chiến lược, lập kế hoạch và năng lực quản lý dựa trên kết quả, đặc biệt ở cấp ngành và địa phương được cho là những thách thức lớn nhất mà Chính phủ Việt Nam hiện đang phải đối mặt. Hỗ trợ kỹ thuật hiện vẫn còn phân tán thông qua quá nhiều dự án, thường đáp ứng yêu cầu cấp bách mang tính tình thế của các Bộ, ngành và địa phương và chưa được điều phối tốt ở cấp chính sách và cấp kỹ thuật. Năng lực thực hiện và quản lý dự án nhìn chung còn hạn chế. Theo báo cáo của Nhóm 6 Ngân hàng phát triển, các dự án của các Bộ, ngành và các địa phương thường chậm trễ trong giai đoạn khởi động và thực hiện dự án và đây là mối quan ngại chính trong việc nâng cao hiệu quả viện trợ. Vai trò của BQLDA trong hệ thống quản lý của Việt Nam cần được rà soát thêm để tìm giải pháp trong thực hiện dự án và phát triển năng lực dài hạn của các cơ quan đối tác. Về kỹ thuật, vẫn còn nhiều thách thức trong việc thống nhất về "chuẩn mực quốc tế" đối với các hệ thống quản lý tài chính công, đấu thầu, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội và cách thức cải cách để đưa các hệ thống của Việt Nam lên được mức đó. Những thách thức khác bao gồm xây dựng chương trình viện trợ kết hợp và hợp tác ủy quyền, tổ chức chung các đoàn công tác và nghiên cứu phân tích. Với việc Việt Nam gia nhập nhóm có mức thu nhập trung bình (MIC), việc phân công lao động và bổ trợ giữa các đối tác phát triển và cách tiếp cận theo chương trình (PBA) trở thành vấn đề đáng lưu tâm hơn nhằm giúp giảm thiểu sự phân tán trong viện trợ và nâng cao hiệu quả viện trợ. Các khuyến nghị đưa ra đối với chương trình nghị sự về hiệu quả viện trợ bao gồm: (i) Tăng cường khuôn khổ pháp lý và thể chế quản lý ODA với các hướng dẫn cụ thể

53

hơn và hỗ trợ cho PBA và các phương thức viện trợ mới, chính sách về sử dụng nguồn vốn vay ODA kém ưu đãi và rà soát vai trò của BQLDA; (ii) Tăng cường sử dụng hệ thống quốc gia, (iii) Xây dựng các PBA mà không cần bố trí kinh phí phức tạp và tổ chức lại việc phát triển năng lực cấp ngành; và (iv) Cải thiện quan hệ đối tác phát triển và củng cố kiến trúc viện trợ quốc gia có sự liên kết giữa hiệu quả viện trợ với hiệu quả phát triển.

Các bài học kinh nghiệm gửi đến HLF-4

Mặc dù Việt Nam có những hoàn cảnh và điều kiện riêng, việc tham gia tích cực vào chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ ngay từ giai đoạn đầu đã cho nhiều kinh nghiệm và bài học có thể chia sẻ làm cơ sở cho các cuộc tranh luận quốc tế hướng đến HLF-4 vào tháng 11 năm 2011. Một trong những bài học cơ bản nhất là mỗi nước cần xây dựng chương trình nghị sự về hiệu quả viện trợ phù hợp với điều kiện riêng của mình. Đối với Việt Nam, nhiều chỉ số PD/HCS đã không thể hiện được như chỉ số về số lượng các BQLDA song trùng, chỉ số về PBA, các đoàn công tác chung và các nghiên cứu phân tích chung. Số lượng các BQLDA song trùng chẳng hạn không phải là chỉ số có ý nghĩa đối với Việt Nam vì BQLDA là một phần của hệ thống quốc gia về quản lý các dự án đầu tư nói chung. Trong khi còn nhiều vấn đề nổi cộm liên quan đến sử dụng BQLDA trong quản lý dự án nói chung, thì theo Tuyên bố Pa-ri, ở Việt Nam còn rất ít BQLDA song trùng theo định nghĩa. Đối với hầu hết các bên liên quan, tỷ lệ nghiên cứu phân tích chung và tỷ lệ đoàn công tác chung không được coi là vấn đề quan trọng có giá trị nâng cao hiệu quả viện trợ tại Việt Nam. Kinh nghiệm của Việt Nam gợi ý một số cách thức trong đó ưu tiên viện trợ hiệu quả có thể sẽ khác nhau tại các nước đang gia nhập nhóm MIC. Sự phát triển của đất nước sẽ ít phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài hơn và Chính phủ Việt Nam cùng với các đối tác phát triển đang hợp tác hướng tới một quan hệ đối tác phát triển cân bằng hơn với sự tham gia có chất lượng dựa trên sự tích hợp tốt giữa đối thoại chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và các nguồn vốn. Tuân thủ các hệ thống quốc gia trong sử dụng viện trợ sẽ là những thách thức mới trong hoàn cảnh MIC, còn việc dự báo viện trợ cũng như vấn đề giải ngân sẽ trở nên ít quan trọng. Do Việt Nam sẽ không còn nhiều thời gian để nhận viện trợ, nên hiệu suất sử dụng vốn viện trợ sẽ không quan trọng bằng việc tăng giá trị ảnh hưởng của viện trợ. Các ưu tiên trong chương trình nghị sự về hiệu quả viện trợ sẽ dựa trên kiến trúc viện trợ mới với sự tham gia tích cực hơn nữa từ các tác nhân phát triển và cần được tích hợp vào chương trình nghị sự phát triển, trong đó nguồn vốn viện trợ sẽ được sử dụng một cách toàn diện hơn với sự kết hợp chặt chẽ với các nguồn tài chính phát triển khác, và do đó việc phân công lao động và bổ trợ của các nguồn lực phát triển và quản lý hướng tới kết quả phát triển trở thành cần thiết hơn. Khuyến nghị được đưa ra là cần tổ chức các diễn đàn hiệu quả viện trợ ở mức các đối thoại chính sách cấp cao trong mối liên kết chặt chẽ với các vấn đề chính sách phát triển rộng lớn hơn.

54

Phụ lục 1: Báo cáo Kết quả khảo sát PD năm 2011 (gửi cho OECD-DAC)

Đánh giá chung

Trong năm 2010, Việt Nam tiếp nhận 3.759 triệu USD tiền viện trợ ODA – theo số liệu từ 27 đối tác phát triển tham gia khảo sát cung cấp, trong đó 95% được sử dụng cho khu vực nhà nước. Sáu đối tác phát triển chính là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Pháp, Nhật, Đức và Hàn Quốc cung cấp trên 98% phần vốn vay ODA. Việt Nam là một trong những nước tích cực nhất trên thế giới trong việc thực hiện Tuyên bố Pa-ri và phiên bản nội địa hóa mang tên Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ (HCS). Quá trình thực hiện các cam kết trong PD/HCS đã được triển khai thông qua một cấu trúc và quy trình được thiết lập và Chính phủ Việt Nam được thế giới đánh giá là đã phát huy tốt vai trò làm chủ quốc gia trong chương trình nghị sự phát triển. Trong triển khai chương trình nghị sự về hiệu quả viện trợ, Chính phủ Việt Nam đặt ưu tiên cao vào việc hoàn thiện khung pháp lý và thể chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, tăng cường năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, còn các đối tác phát triển chú trọng vào các nỗ lực hài hòa thủ tục và hỗ trợ tăng cường các hệ thống chính phủ.

Trụ cột của PD Thành tựu 2005-2010 Thách thức phía trước

Tính làm chủ Chính phủ hoàn toàn làm chủ trong chương trình nghị sự phát triển

Yếu kém về thể chế trong lập kế hoạch và lập ngân sách

Tính tuân thủ Tiến bộ đáng kể trong sử dụng hệ thống đấu thầu, hệ thống quản lý tài chính công của Chính phủ

Xây dựng năng lực, đặc biệt ở cấp ngành và địa phương

Hài hòa thủ tục Tiến bộ đối với việc giảm số lượng Ban Quản lý dự án song trùng, tăng cường tính dự báo viện trợ

Ít tiến bộ trong việc áp dụng cách tiếp cận theo chương trình (PBA)

Số lượng các đoàn công tác và nghiên cứu phân tích còn lớn

Quan hệ đối tác phát triển cân bằng

Quản lý dựa trên kết quả

Tiến bộ tốt trong việc xây dựng khung TD&ĐG cho SEDP và triển khai hệ thống TD&ĐG quốc gia

Năng lực của Chính phủ, đặc biệt ở cấp ngành và địa phương

Trách nhiệm chung

Trách nhiệm giải trình cao: đối thoại cấp cao thông qua AEF và Hội nghị CG hàng năm; sự tham gia rộng rãi của Quốc hội, các tổ chức phị chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự

Gắn kết hiệu quả viện trợ với hiệu quả phát triển (trách nhiệm giải trình đối với quốc hội và xã hội)

55

Từ năm 2005, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ổn định trong nâng cao hiệu quả viện trợ - được thể hiện bằng sự tăng đáng kể của gần hết các chỉ số mục tiêu của PDs từ năm 2005 đến 2007 và 2010 (xem bảng tổng hợp trên và các bảng kết quả chi tiết tại Phụ lục 2). Thách thức quan trọng mà Chính phủ Việt Nam hiện đang phải đối mặt, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp khi chính quyền địa phương được trao quyền đối với gần một nửa nguồn vốn được phân bổ cho địa phương, là năng lực ở cấp ngành và địa phương còn yếu kém trong xây dựng chính sách chiến lược và trong lập kế hoạch. Hơn nữa, những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ và các đối tác phát triển đối với các nguyên lý của Tuyên bố Pa-ri phần nhiều vẫn còn ở cấp tổng quát và chưa rõ cần phải thay đổi những gì trong thực tiễn quản ý và sử dụng nguồn vốn viện trợ. Điều này cho thấy sự rủi ro là chương trình nghị sự được cho là vẫn mang nhiều tính nguyên lý hoặc gồm những tiêu chuẩn mềm chứ chưa phải là những chương trình hành động cụ thể và do vậy, cũng khó đo lường được tiến độ thực hiện cũng như yêu cầu các bên liên quan có trách nhiệm cụ thể. Đối với Việt Nam, nhiều chỉ số PD/HCS đã không thể hiện được đúng ý nghĩa mong đợi như chỉ số về số lượng các Ban Quản lý dự án song trùng, chỉ số về PBA, các đoàn công tác chung và các nghiên cứu phân tích chung (như được thảo luận theo từng chỉ số dưới đây).

Với việc Việt Nam gia nhập nhóm có mức thu nhập trung bình (MIC), việc phát triển đất nước sẽ ít phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài và Chính phủ cùng với các đối tác phát triển đang hợp tác hướng tới một quan hệ đối tác phát triển cân bằng hơn. Các ưu tiên trong chương trình nghị sự về hiệu quả viện trợ sẽ dựa trên kiến trúc viện trợ mới với sự tham gia tích cực hơn nữa từ các tác nhân phát triển và sẽ được lồng ghép vào chương trình nghị sự phát triển, trong đó nguồn vốn viện trợ sẽ được sử dụng một cách toàn diện hơn với sự kết hợp chặt chẽ với các nguồn tài chính phát triển khác, và do đó việc phân công lao động và bổ trợ của các nguồn lực phát triển và quản lý hướng tói kết quả phát triển trở thành cấp thiết hơn. Sự lãnh đạo hiệu quả của Chính phủ trong xây dựng năng lực sẽ là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh mới và sự cam kết, gắn kết tham gia và đối thoại giữa Chính phủ và các đối tác phát triển sẽ cần được duy trì liên tục.

Dưới đây là những thành tựu đạt được, những hạn chế / thách thức và những nỗ lực của Chính phủ và các đối tác phát triển trong việc giải quyết các vấn đề đó – được trình bày theo từng chỉ số.

Chỉ số 1: Các chiến lược phát triển quốc gia

Lập kế hoạch phát triển đã có quá trình lịch sử dài tại Việt Nam với việc xây dựng thành công hàng loạt các chiến lược, kế hoạch phát triển toàn diện và được lồng ghép: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 (SEDS) với định hướng dài hạn được cụ thể hóa bằng những Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (SEDPs) 2001-2005 và 2006-2010 (có phục vụ cho chiến lược giảm nghèo), và các kế hoạch 5-năm cho bộ ngành và địa phương và các chương trình mục tiêu quốc gia. Thực tế SEDP được lồng ghép vào hệ thống quản lý của Chính phủ đã cho thấy tính làm chủ đối với chương trình nghị sự phát triển (ít nhất là ở cấp điều hành Trung ương) được duy trì ở mức cao. Kế hoạch phát triển KTXH (SEDP) cho giai đoạn 2011-2015 hiện

56

đang được hoàn thiện theo các định hướng và mục tiêu trong SEDS giai đoạn 2011-2020. Các kế hoạch SEDP đặt ra các mục tiêu phát triển, các chính sách và ưu tiên cho giai đoạn 5 năm. Do có phạm vi bao trùm tất cả các nguồn lực phát triển, SEDP quốc gia làm cơ sở cho các bộ ngành và địa phương xây dựng các kế hoạch hàng năm và nhiều năm với các mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu để theo dõi tình hình thực hiện SEDP cũng như cho phép theo dõi tiến độ đạt được 12 mục tiêu phát triển của Việt Nam (VDG) đến năm 2010. Từ năm 2006, Việt Nam đã triển khai thí điểm khung tài chính trung hạn (MTFF) và khung chi tiêu trung hạn (MTEF) tại 6 ngành gồm giao thông, y tế, giáo dục, nông nghiệp, kế hoạch và tài chính và tại một số tỉnh thành cho từng giai đoạn gối đầu 3 năm một. Sáng kiến này đã củng cố mối liên kết giữa các kế hoạch SEDP với ngân sách quốc gia cho phép dự toán những chi tiêu có trọng tâm và sát thực hơn cũng như làm cơ sở cho các đối tác phát triển xây dựng các cam kết viện trợ trung hạn và như vậy, góp phần tăng cường năng lực của Chính phủ trong lập kế hoạch ở các cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương.

Trải qua 2 kế hoạch 5 năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có những đổi mới để hiện đại hóa quá trình lập kế hoạch, bao gồm sử dụng nhiều hơn các công cụ khảo sát điều tra và kết quả các nghiên cứu phân tích về đói nghèo, cũng như mở rộng tham vấn các bên liên quan, hình thành khung quản lý hướng tới kết quả và hệ thống giám sát quốc gia. Sự tham gia của Quốc hội (NA) trong quá trình xây dựng kế hoạch đã tăng lên đáng kể và ngay từ giai đoạn đầu của quá trình xây dựng kế hoạch. Quốc hội (bao gồm các Ủy ban và các thành viên) đã tham gia tích cực vào quá trình soạn thảo SEDP giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch cho giai đoạn 2011-2015 sắp tới ngay từ khi khởi đầu. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện cải cách thay đổi quá trình lập kế hoạch từ trên xuống bằng cách tăng cường dân chủ hóa đến người dân ở cấp cơ sở và cộng đồng và tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân chủ (đại diện là các tổ chức quần chúng), các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân. Các đối tác phát triển và các Tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) đã và đang tích cực hỗ trợ sự tham gia của nhiều bên liên quan (Ví dụ: Quốc hội, các tổ chức nhân dân và cộng đồng) trong việc xây dựng, giám sát các chiến lược phát triển quốc gia và đã đóng góp ý kiến chung để hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cử đại diện tham gia Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ (CG) cho Việt Nam thường niên và giữa kỳ, cũng như tham gia đối thoại trong khuôn khổ 22 Nhóm quan hệ đối tác ngành (SPG/ISG) và tại Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (AEF) – được nâng cấp từ Nhóm đối tác về hiệu quả viện trợ (PGAE).

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những yếu kém. Trong khi, sự tham gia của các đối tác phát triển, các Tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) và Quốc hội được đánh giá cao là đã đóng góp đáng kể cho quá trình tham vấn SEDP giai đoạn 2011-2015, thì sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ trong nước và khu vực tư nhân còn hạn chế. Các SEDP (cả cho giai đoạn 2006-2010 và cho giai đoạn sắp tới đang được soạn thảo) vẫn chưa đưa ra được khung rõ ràng để ODA có thể tuân thủ do một số nguyên nhân sau. Thường các SEDP quốc gia là các văn kiện cấp cao mang tính thuyết minh với nhiều mục tiêu nhưng lại không đủ chi tiết về các ưu tiên và các công cụ chính sách cụ thể. Tiến bộ trong việc thử nghiệm áp dụng MTFF và

57

MTEF được nhìn nhận là còn chậm và thường gặp tình huống là có quá nhiều ưu tiên so với nguồn lực hạn chế và do vậy việc lồng ghép quá trình MTEF của Bộ Tài chính vào quá trình xây dựng kế hoạch của Bộ KH&ĐT còn là một thách thức đáng kể. Trong bối cảnh Luật Ngân sách sẽ được sửa đổi, mối liên kết giữa các SEDP với ngân sách hàng năm và nhiều năm cũng như tính nhất quán giữa các chiến lược và kế hoạch của các ngành được kỳ vọng là sẽ được cải thiện. Trong soạn thảo SEDP giai đoạn 2011-2015, với sự tham vấn của các đối tác phát triển, Chính phủ Việt Nam đang cân nhắc các phương án lựa chọn giữa việc hy sinh tăng trưởng kinh tế cho việc ổn định kinh tế vĩ mô và xây dựng an sinh xã hội một cách hiệu quả như là chính sách phát triển hướng tới người nghèo.

Chỉ số 2A: Chất lượng của hệ thống quản lý tài chính công

Hệ thống quản lý tài chính công (PFM) của Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể với việc Chính phủ đã triển khai những cải cách về pháp luật và thể chế, bao gồm các công cụ để cải thiện báo cáo, giám sát ngân sách và tính minh bạch của ngân sách cũng như đưa kiểm toán thành chức năng độc lập. Quá trình xây dựng ngân sách cũng trở nên minh bạch và trách nhiệm giải trình cũng tăng lên do việc chuyển cơ quan Kiểm toán Nhà nước về dưới quyền Quốc hội. Những cải cách PFM, cụ thể là việc tin học hóa Kho bạc nhà nước và tin học hóa hệ thống quản lý ngân sách đã dần tăng cường khả năng kiểm soát tín dụng. Các đối tác phát triển đã đặc biệt quan tâm hỗ trợ PFM thông qua 2 đợt quỹ ủy thác (MDTF) do WB quản lý và được nhóm LMDG và EU hỗ trợ. Việc triển khai SEDP được cải thiện thông qua các công cụ nhằm tăng cường mối liên kết với ngân sách quốc gia. Các bộ ngành và địa phương được yêu cầu xây dựng khung ngân sách cho giai đoạn 2006-2010 dựa trên SEDP quốc gia và từ đó được tổng hợp lên để hình thành ngân sách quốc gia hàng năm. Như đã được trình bày tại Chỉ số 1 ở trên, 4 MTEF cho các giai đoạn 2006-2008, 2007-2009, 2008-2010 và 2009-2011 đã được xây dựng thử nghiệm cho 6 bộ ngành và 4 tỉnh thành. Kinh nghiệm từ những thử nghiệm đó đã góp phần cải thiện đáng kể việc quản lý tài chính ở cấp ngành và địa phương.

Mặc dù đã có nhiều cải thiện trong quá trình cải cách PFM, một số đối tác phát triển vẫn còn quan ngại về việc chậm thông qua Luật ngân sách sửa đổi (theo kế hoạch là năm 2009) và chậm áp dụng các công cụ đánh giá quốc tế như khung đánh giá trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính công (PEFA) đã được OECD thông qua. Những thách thức khác vẫn còn ở phía trước là việc đưa khung pháp lý và thể chế đã được cải cách vào trong thực tế quản lý, ví dụ như việc triển khai hệ thống thông tin, xây dựng khung theo dõi và đáng giá và tăng cường năng lực quản lý tài chính công ở cấp ngành và địa phương.

Chỉ số 2B: Chất lượng của hệ thống đấu thầu

Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu. Luật đấu thầu đã được thông qua vào năm 2006, cùng với các Nghị định, thông tư đi kèm và Chính phủ đã ban hành các mẫu hồ sơ mời thầu chuẩn cho mua sắm hàng hóa, xây dựng công trình và dịch vụ tư vấn làm cơ sở cho các hoạt

58

động đấu thầu mua sắm công. Với những nỗ lực không ngừng và với sự hỗ trợ từ các đối tác phát triển, Chính phủ đã có những nghiên cứu rà soát cơ bản về những hạn chế và thiếu sót của hệ thống đấu thầu quốc gia, làm cơ sở cho việc sửa đổi Luật đấu thầu vào năm 2009, và đã ban hành 16 thông tư trong năm 2010 nhằm hướng dẫn làm rõ các khía cạnh khác nhau trong quá trình vận dụng trong thực tế đấu thầu. Các mẫu báo cáo và theo dõi đấu thầu chuẩn đã được Chính phủ phối hợp với 6 Ngân hàng phát triển (ADB, AfD, JICA, KfW, KEXIM và WB) xây dựng và đưa vào Mẫu theo dõi thống nhất (AMF) – đã được áp dụng cho tất cả các chương trình/ dự án ODA tại Việt Nam từ tháng 8/2007. Những cải thiện đáng kể khác bao gồm việc thử nghiệm hệ thống đấu thầu qua mạng đối với một số ngành, phát triển thêm các tính năng và thông tin trên trang Web đấu thầu và nâng cấp Bản tin đấu thầu thành Báo đấu thầu được phát hành rộng rãi trên toàn quốc.

Hoạt động đấu thầu đã được phân cấp. Cục quản lý đấu thầu thuộc Bộ KH&ĐT đã thay đổi chức năng từ việc triển khai các hoạt động đấu thầu nhân danh các cơ quan khác sang việc hỗ trợ xây dựng năng lực và giám sát chung về đấu thầu trên toàn quốc. Cục đã nhận được nhiều hỗ trợ từ các đối tác phát triển và nhiều chuyên viên của Cục đã được đi tập huấn ở nước ngoài. Kết quả cho thấy đã có sự tăng cường vững chắc về năng lực đấu thầu, tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu kém ở các cấp ngành và địa phương.

Mặc dù về tổng thể, các quy định về đấu thầu của Việt Nam được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, một số đối tác phát triển còn quan ngại rằng vẫn còn một số khác biệt và hạn chế quan trọng như mức ngưỡng chỉ định thầu cao, sử dụng thang điểm trong đánh giá hồ sơ dự thầu, chưa đủ quy định về mâu thuẫn lợi ích, tư cách dự thầu của các doanh nghiệp nhà nước, v.v. Vẫn còn thiếu tính gắn kết giữa các quy định pháp luật về đấu thầu với các luật và quy định liên quan khác. Mặc dù đã có những nỗ lực lớn trong xây dựng năng lực và kỹ năng đấu thầu, ở cấp ngành và địa phương năng lực còn nhiều hạn chế.

Chỉ số 3: Tuân thủ các ưu tiên quốc gia

Kết quả khảo sát HCS/ PD năm 2011 cho thấy rõ sự tuân thủ của viện trợ theo các ưu tiên phát triển của Việt Nam với khoảng 95% tổng lượng ODA được cung cấp cho khu vực nhà nước. Chính phủ Việt Nam duy trì sự chủ động trong điều phối viện trợ với sự hỗ trợ của Đề án thu hút và sử dụng ODA giai đoạn 2006 – 2010 và xây dựng ngân sách trung hạn (MTEF). Điều này cho phép lựa chọn ưu tiên trong chi tiêu công tốt hơn và đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác phát triển xây dựng các cam kết viện trợ dài hạn. Ngày càng nhiều cơ quan tài trợ cung cấp hỗ trợ ngân sách có điều phối và hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia (khoảng 2.306 triệu USD trong năm 2010 so với 1.481 triệu USD năm 2007 và 658 triệu USD năm 2005).

Tuy nhiên vẫn còn khoảng cách giữa con số giải ngân do các đối tác phát triển báo cáo và con số được ghi nhận trong ngân sách hàng năm của Chính phủ. Năm 2010, khoảng 3.783 triệu USD đã được các đối tác phát triển báo cáo là đã được giải ngân cho khu vực nhà nước. Báo cáo ODA của Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính lên Thủ tướng và Quốc hội cho

59

thấy mới chỉ ghi nhận được 93% trong tổng lượng ODA (khoảng 3.519 triệu USD gồm vốn vay và viện trợ) mà các đối tác phát triển báo cáo là đã giải ngân trong năm 2010 (xem chi tiết tại Bảng A2.1). Do khoản hỗ trợ ngân sách được tự động ghi nhận vào ngân sách của Chính phủ, khoảng cách giữa các con số báo cáo là do mô hình viện trợ dự án. Một số bộ ngành được báo cáo là vẫn tiếp tục yêu cầu vốn ODA từ các đối tác phát triển một cách không dự tính trước cho các ưu tiên mới của mình và do vậy tạo nên bức tranh ODA thường bị phân mảnh. Nguyên nhân chính của việc sai lệch giữa số liệu Chính phủ và số liệu các đối tác phát triển bao gồm sự khác biệt về năm tài khóa, thiếu chia sẻ thông tin kịp thời từ phía một số đối tác phát triển, hoặc do dữ liệu được tính nhiều lần đối với các khoản từ giỏ tài trợ, các quỹ ủy thác, hoặc không tính được các chi phí mà các đối tác phát triển trả trực tiếp cho bên thứ 3 và do hệ thống báo cáo viện trợ của Chính phủ chưa được hoàn chỉnh, đặc biệt là đối với các khoản hỗ trợ kỹ thuật. Ngoài ra, còn do sự nhìn nhận khác nhau về giải ngân giữa Chính phủ và các đối tác phát triển – luôn có một khoảng trễ giữa thời điểm vốn được chuyển từ tài khoản của các đối tác phát triển đến thời điểm thanh toán xong các chi phí và được Chính phủ ghi nhận là đã giải ngân.

Chính phủ và các đối tác phát triển đã rất nỗ lực làm giảm sai lệch đó và con số giải ngân của Chính phủ đã tiến tới ngày một gần hơn tới con số của các đối tác phát triển – từ 81% năm 2005 đến 80% năm 2007 và 93% năm 2010. Chính phủ Việt Nam tiếp tục nỗ lực cải thiện hệ thống ghi nhận và báo cáo thông tin viện trợ (cả lượng ODA trong kế hoạch và đã được giải ngân) với sự hợp tác chia sẻ thông tin với các đối tác phát triển cũng như giữa các cơ quan bộ ngành. Với việc triển khai hệ thống theo dõi quốc gia được thể chế hóa bằng Quyết định 803/2007/QĐ-BKH do Bộ KH&ĐT ban hành, Chính phủ đã xây dựng hệ thống TD&ĐG quốc gia sử dụng mẫu báo cáo chung (Mẫu theo dõi thống nhất – AMF) nhằm không chỉ ghi nhận vốn ODA mà còn cả vốn đối ứng của Chính phủ. Hệ thống theo dõi quốc gia (NMT) được triển

81% 80

%

93%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Mức cơ sở 2005 2007 2010

T? l? %

Năm

Tiến bộ về viện trợ được ghi trong ngân sách

Chỉ số 3

Mục tiêu 2010 = 90%

60

khai vận hành tại Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính từ năm 2008 đã từng bước cải thiện việc ghi nhận và báo cáo ODA cho Chính phủ. Tất cả những nỗ lực đó đã giúp Chính phủ và các đối tác phát triển tăng cường tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin ODA tại Việt Nam và đã đóng góp đạt được mục tiêu đặt ra cho Việt Nam là trên 90% lượng viện trợ được phản ánh trong ngân sách quốc gia vào năm 2010.

Chỉ số 4: Hoạt động xây dựng năng lực được điều phối

Tăng cường năng lực của Chính phủ đặc biệt quan trọng góp phần sớm đạt được các mục tiêu của kế hoạch SEDP cũng như tăng “tỷ lệ hấp thụ viện trợ” và nâng cao hiệu quả viện trợ. Việt Nam đã xác định rất rõ xây dựng năng lực là ưu tiên hàng đầu, và cả mục tiêu lẫn cách thức đạt được các mục tiêu đề ra đó đều đã được xác định rõ trong các chiến lược và kế hoạch ở cấp quốc gia, ngành và địa phương, cũng như trong các tài liệu văn bản chính thức về quản lý nguồn vốn nước ngoài (ví dụ như trong Đề án thu hút và sử dụng ODA giai đoạn 2006-2010, và các kế hoạch hành động của PGAE/AEF). Trong năm 2010, Việt Nam tiếp nhận tổng cộng 573 triệu USD dưới dạng hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật (TC/TA).

Về định lượng, kết quả khảo sát cho thấy lượng TC/TA được cung cấp thông qua các chương trình hỗ trợ xây dựng năng lực được điều phối / phối hợp đã tăng lên đáng kể (từ 200 triệu USD trong năm 2005 lên 303 triệu USD năm 2007 và 341 triệu USD năm 2010). Tuy nhiên, nếu tính về tỷ lệ so với tổng lượng TC/TA thì có sự giảm từ 66% lượng TC/TA được điều phối trong năm 2005 và 68% năm 2007 xuống còn 59% năm 2010. So với mục tiêu đặt ra trong Tuyên bố Pa-ri là trên 50% lượng TC/TA được điều phối vào năm 2010 thì Việt Nam đã đạt được, nhưng dường như mục tiêu 100% của Cam kết Hà Nội là quá cao. Những phản hồi của các đối tác phát triển qua đợt khảo sát HCS/PD năm 2011 cho thấy thách thức thật sự để tăng tỷ lệ điều phối TC/TA là các cơ quan Chính phủ phải đánh giá và xác định rõ những nhu

66% 68

%

59%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Mức cơ sở 2005 2007 2010

T? l? %

Năm

Tiến bộ trong điều phối hỗ trợ kỹ thuật

Chỉ số 4

Mục tiêu 2010 = 50%

61

cầu và hạn chế về năng lực thể chế một cách chiến lược đối với bộ ngành mình làm cơ sở để kêu gọi viện trợ và khả năng các đối tác phát triển đáp ứng được các yêu cầu đó. Chính phủ Việt Nam cũng cần xác định mục tiêu ưu tiên một cách nhất quán giữa các chiến lược cấp quốc gia và cấp ngành và địa phương và truyền tải những mục tiêu đó làm cơ sở để các đối tác phát triển có thể tuân thủ theo. Những thách thức khác trong hỗ trợ xây dựng năng lực và cải thiện tính hiệu quả của hợp tác kỹ thuật là thực tế tỷ lệ thuyên chuyển và nhảy việc tại các cơ quan đối tác tương đối cao, có thể làm giảm hiệu quả triển khai TC/TA cũng như các thách thức hợp tác kỹ thuật thông qua các chương trình học bổng. Trong khi số liệu năm 2010 đã có độ tin cậy cao hơn do những hướng dẫn chi tiết mới của OECD, việc so sánh số liệu với các đợt khảo sát trước đây có thể không thực sự có ý nghĩa.

Về phần mình, các đối tác phát triển đang hỗ trợ một loạt hoạt động phối hợp, bao gồm Chương trình CCBP, được thiết kế để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng năng lực thể chế và năng lực quản lý ODA. Thông qua các Nhóm quan hệ đối tác, các đối tác phát triển hỗ trợ xây dựng các SEDP cấp quốc gia, ngành và địa phương, bao gồm các chiến lược xây dựng năng lực. Thậm chí với tính chủ động cao từ phía Chính phủ, các đối tác phát triển vẫn cần nỗ lực hơn nữa để hài hòa và tuân thủ các hỗ trợ kỹ thuật của mình theo các ưu tiên của Việt Nam. Kết quả khảo sát năm 2011 cho thấy trong số 27 đối tác phát triển trả lời phiếu hỏi thì có tới 24 cung cấp TC/TA cho Việt Nam trong năm 2010, với các mức độ khác nhau cả về số lượng (từ vài trăm ngàn đến 122 triệu USD) và về tỷ lệ được điều phối (đối với các đối tác phát triển cung cấp trên 35 triệu USD TC/TA thì tỷ lệ được điều phối biến động từ 0% đến 100% - xem chi tiết tại Bảng A2.2). Sáng kiến Một UN đang được thử nghiệm tại Việt Nam và Quy chế hành xử của EU về Phân công lao động trong chính sách phát triển sẽ đóng góp cho nỗ lực hài hòa hóa của các đối tác phát triển trong hỗ trợ xây dựng năng lực. PGAE (và hiện nay là AEF) đã thành lập nhóm công tác chuyên đề về xây dựng năng lực - tiến hành nghiên cứu sâu về nhu cầu năng lực cho cách tiếp cận theo chương trình (PBA) vào năm 2008, tập trung vào cấp bộ ngành và địa phương và xây dựng đề cương cho chiến lược xây dựng năng lực trung hạn với các phương án tăng cường xây dựng năng lực. Sự lãnh đạo một cách hiệu quả của Chính phủ trong xây dựng năng lực được xác định là ưu tiên quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh phát triển mới, trong đó sự cam kết và gắn kết tham gia cũng như đối thoại giữa Chính phủ và các đối tác phát triển vẫn cần được duy trì một cách liên tục.

Chỉ số 5a: Sử dụng hệ thống quản lý tài chính của Việt Nam

Kết quả khảo sát HCS/PD năm 2011 cho thấy khoảng 62% trong tổng lượng ODA (khoảng 2.342 triệu USD) đã được giải ngân thông qua hệ thống quản lý tài chính của Việt Nam (xem chi tiết tại Bảng A2.3). Trong 3 công đoạn của hệ thống PFM của Chính phủ thì khoảng 69% lượng ODA sử dụng quy trình thực thi ngân sách quốc gia, nhưng chỉ có 58% sử dụng quy trình báo cáo tài chính và kiểm toán quốc gia. Ngoài ra, 48% trong tổng số 27 đối tác phát triển tham gia khảo sát sử dụng hệ thống PFM của Chính phủ cho hơn 50% lượng ODA của họ được giải ngân trong năm 2010. Gần như tất cả lượng ODA thông qua hỗ trợ ngân sách được coi là đã sử dụng hệ thống báo cáo tài chính của Chính Phủ và phải được kiểm toán qua hệ thống của Chính phủ (Kiểm toán nhà nước và các cơ quan kiểm toán được ủy quyền). Các đối tác phát triển cũng bắt đầu sử dụng hệ thống Chính phủ cho lượng viện trợ dựa

62

trên cách tiếp cận theo chương trình (PBA). Số lượng các đối tác phát triển sử dụng hệ thống kho bạc nhà nước để quản lý viện trợ ngày càng tăng lên, bao gồm các các dạng viện trợ thông qua hỗ trợ ngân sách ở cấp quốc gia, cấp bộ ngành và địa phương và cả viện trợ thông qua mô hình dự án (dòng vốn viện trợ được chi trả qua kho bạc nhà nước). Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư lớn, các đối tác phát triển vẫn còn ‘rào kín’ lượng vốn viện trợ trong các tài khoản riêng của Ban Quản lý dự án, sử dụng quy trình kế toán riêng và kiểm toán độc lập sử dụng các công ty kiểm toán tư nhân. Một số đối tác phát triển còn quan ngại về hệ thống quản lý tài chính của Chính phủ và cho rằng còn một số hạn chế như (i) quy trình thực thi ngân sách còn chậm và tích minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình đáng lo ngại; (ii) báo cáo tài chính chưa được nhất quán, thiếu chi tiết và thiếu tính gắn kết; và (iii) năng lực và độ bao phủ của Kiểm toán nhà nước còn hạn chế cũng như khó tiếp cận được các báo cáo kiểm toán. Quy trình thanh toán của Chính phủ còn rất nặng nề đã gây nhiều chậm trễ cho việc thực hiện các chương trình / dự án. Mặt khác, những hạn chế trong quy định của các đối tác phát triển (ví dụ như sự khác biệt trong chu trình lập kế hoạch và dự toán ngân sách, các tiêu chuẩn kế toán và thiếu những hành động cưỡng chế sau kiểm toán) cũng đã gây khó cho việc sử dụng hệ thống của Chính phủ. Còn nhiều trường hợp là Ban Quản lý dự án được yêu cầu làm đồng thời 2 báo cáo tài chính cho cả phía Chính phủ và cho phía các đối tác phát triển, có lẽ do hệ thống Chính phủ chưa đáp ứng được yêu cầu của các đối tác phát triển về báo cáo dựa trên đầu ra. Hơn nữa, Chính phủ và các đối tác phát triển còn chưa thống nhất được “tiêu chuẩn quốc tế” nào cần đạt được và cần sử dụng trong quản lý tài chính (PFM).

Tuân thủ hệ thống Chính phủ là trọng tâm của các nỗ lực chung giữa Bộ KH&ĐT và các đối tác phát triển, với 6 Ngân hàng phát triển đi tiên phong trong các đối thoại chung mang tính kỹ thuật. Về phần mình, các đối tác phát triển đã có những nỗ lực đáng kể hỗ trợ tăng cường hệ thống PFM của Chính phủ. Các đối tác phát triển đã đặc biệt quan tâm hỗ

32%

63% 62

%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Mức cơ sở 2005 2007 2010

T? l? %

Năm

Tiến bộ trong sử dụng hệ thống quản lý PFM của Việt Nam

Chỉ số 5a

Mục tiêu 2010 = 55%

63

trợ PFM thông qua 2 đợt quỹ ủy thác (MDTF) do WB quản lý và được nhóm LMDG và EU hỗ trợ trong khi CHLB Đức hỗ trợ tăng cường Kiểm toán nhà nước. Quỹ ủy thác hiện tại hỗ trợ chương trình cải cách được Bộ Tài chính tổng hợp trong ‘Tài liệu Chiến lược hợp nhất’ với các kế hoạch thực hiện hàng năm. Những thành tựu đạt được của chương trình đó bao gồm tính minh bạch ngân sách và kiểm soát chi tiêu được cải thiện. Các đối tác phát triển ngày càng sử dụng nhiều hệ thống PFM của Chính phủ không chỉ đối với hỗ trợ ngân sách mà còn đối với các mô hình viện trợ khác theo hướng tiếp cận theo chương trình (1.074 triệu USD tương đương với 28% tổng lượng ODA cho khu vực nhà nước trong năm 2010). Hiện vẫn còn một số yêu cầu bổ sung từ các đối tác phát triển, nhưng Việt Nam đã đạt được mục tiêu năm 2010 với sự tiến bộ đều đặn tăng từ 32% tổng lượng ODA sử dụng hệ thống PFM của Chính phủ năm 2005 lên 63% năm 2007 và 62% năm 2010.

Chỉ số 5b: Sử dụng hệ thống đấu thầu của Việt Nam

Khoảng 66% trong tổng lượng ODA giải ngân năm 2010 (khoảng 2.480 triệu USD) đã sử dụng hệ thống đấu thầu của Chính phủ (xem chi tiết tại Bảng A2.4) – một mức tăng đáng kể từ 33% năm 2005 và 59% năm 2007. Ngoài ra, 58% trong tổng số 27 đối tác phát triển tham gia khảo sát đã sử dụng hệ thống đấu thầu của Chính phủ cho hơn 50% lượng ODA của họ trong năm 2010. Về nguyên tắc, toàn bộ ODA thông qua hỗ trợ ngân sách (khoảng 1.268 triệu USD trong năm 2010) tự động được coi là đã sử dụng hệ thống đấu thầu của Chính phủ. Tuy nhiên, có những trường hợp (như WB chỉ ra) mà những chi trả cho các hoạt động trong hỗ trợ ngân sách không cần đến đấu thầu. Đối với mô hình viện trợ theo dự án, vẫn còn những hạn chế và thách thức đối với các đối tác phát triển khi sử dụng hệ thống đấu thầu của Chính phủ (tương tự như đối với hệ thống PFM) bao gồm: (i) những sơ hở trong quy định đấu thầu của Chính phủ; (ii) mức độ rủi ro tín dụng cao; (iii) tính không nhất quán trong thực hiện ở cấp địa phương; và (iv) chưa có hệ thống theo dõi và đánh giá. Một số đối tác phát triển bắt đầu sử dụng hệ thống đấu thầu của Chính phủ, đặc biệt đối với các mô hình viện trợ khác theo hướng tiếp cận theo chương trình (khoảng 1.212 triệu USD tương đương với 32% tổng lượng ODA cho khu vực nhà nước năm 2010). Mặc dù về tổng thể, các quy định về đấu thầu của Việt Nam được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, một số đối tác phát triển còn quan ngại rằng vẫn còn có một số khác biệt và do vậy ít sử dụng hệ thống Chính phủ (xem chi tiết tại Chỉ số 2B).

Với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, đã có nhiều sáng kiến được thực hiện nhằm cải thiện hệ thống đấu thầu của Chính phủ trong những năm gần đây. Chính phủ đã ban hành bộ khung pháp luật về đấu thầu bao gồm: Luật đấu thầu và Nghị đinh về đấu thầu (2006), sau đó được điều chỉnh sửa đổi vào năm 2009, ban hành các mẫu hồ sơ mời thầu chuẩn (ví dụ đối với mua sắm hàng hóa, xây dựng công trình và dịch vụ tư vấn) với 16 thông tư được ban hành trong năm 2010 đã hướng dẫn chi tiết, làm rõ các khía cạnh khác nhau trong thực tế đấu thầu. Các mẫu báo cáo và theo dõi đấu thầu chuẩn đã được Chính phủ phối hợp với 6 Ngân hàng phát triển (ADB, AfD, JICA, KfW, KEXIM và WB) xây dựng và đưa vào Mẫu theo dõi thống nhất (AMF) – đã được áp dụng cho tất cả các chương trình/ dự án ODA tại Việt Nam từ tháng 8/2007. LMDG hiện đang hỗ trợ Chương trình nâng cao năng lực đấu thầu và cũng hỗ trợ nâng cấp trang Web đấu thầu và nâng cấp Bản tin đấu thầu thành Báo đấu thầu được phát hành rộng rãi trên toàn quốc. Nghiên cứu đánh giá hệ thống đấu thầu Việt Nam được thực hiện vào năm 2007/2008 sử dụng bộ công cụ đánh giá BLI của OECD/DAC và đánh giá thử

64

nghiệm tính tuân thủ và hiệu quả đấu thầu được thực hiện tại một số bộ ngành, địa phương. Nghiên cứu đánh giá BLI sẽ được tiếp tục thực hiện trong năm 2011.

Hiện nay, nhiều đối tác phát triển song phương sử dụng hệ thống đấu thầu của Chính phủ như phương án đầu tiên. Các báo cáo cho thấy việc áp dụng cho những kinh nghiệm tốt và việc áp dụng hệ thống Chính phủ đã giúp cải thiện năng lực đấu thầu tại các cơ quan đối tác. Các ngân hàng phát triển lại có cách thực thi khác và sử dụng những yêu cầu bổ sung (ví dụ như áp dụng “thư không phản đối”). Họ sử dụng hệ thống chính phủ với một số điều chỉnh đối với đấu thầu rộng rãi trong nước và mua sắm (quy trình đấu thầu hạn chế), nhưng thường khăng khăng sử dụng quy định và hệ thống của mình đối với đấu thầu cạnh tranh quốc tế cũng như khi thuê tư vấn. Do vậy, mặc dù Việt Nam đã đạt được mục tiêu cho năm 2010, vẫn còn nhiều thách thức trong thực thi cần giải quyết để tiếp tục cải thiện.

Chỉ số 6: Tránh các cơ cấu quản lý dự án song trùng

Kết quả khảo sát HCS/PD năm 2011 cho thấy còn 18 Ban Quản lý dự án song trùng hoạt động trong năm 2010 (xem chi tiết tại Bảng A2.5), giảm đáng kể từ 111 Ban Quản lý dự án song trùng năm 2005 và 58 năm 2007. Với sự tiến bộ rõ, Việt Nam đã đạt được mục tiêu đặt ra cho năm 2010 là giảm đi 2/3 số Ban Quản lý dự án song trùng (nghĩa là phải giảm xuống dưới 37 Ban Quản lý dự án song trùng vào năm 2010). Hầu hết các đối tác phát triển và các cơ quan Chính phủ đều thừa nhận rằng Ban Quản lý dự án song trùng làm tăng thêm chi phí quản lý không cần thiết và các đối tác phát triển cố gắng tìm cách lồng ghép vào cơ cấu của cơ quan đối tác. Theo một số đối tác phát triển, nguyên nhân chính của sự tồn tại các Ban Quản lý dự án song trùng là do các yêu cầu quản lý và báo cáo khác biệt, thiếu năng lực tài chính và năng lực quản lý từ phía các cơ quan đối tác của Chính phủ, đặc biệt ở cấp địa phương, và trong một số trường hợp các đối tác phát triển muốn thúc đẩy tốc độ thực hiện dự án. Các định mức chi tiêu của

33%

59% 66

%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Mức cơ sở 2005 2007 2010

Năm

Tiến bộ trong sử dụng hệ thống đấu thầu của Việt Nam

Chỉ số 5b

Mục tiêu 2010 = 55%

65

Chính phủ hiện nay thấp hơn nhiều so với mặt bằng thị trường là trở ngại lớn nhất để các Ban Quản lý dự án có thể thu hút và duy trì đội ngũ cán bộ có chất lượng.

Chính phủ và nhiều đối tác phát triển đã cố gắng nỗ lực để xóa bỏ các Ban Quản lý dự án song trùng. Chính phủ đã xây dựng và thể chế hóa khung quản lý ODA thông qua việc ban hành Nghị định 131/2006/ND-CP về quản lý và sử dụng ODA và Thông tư 03/2007/TT-BKH về cơ cấu và quy chế Ban Quản lý dự án ODA. Bộ Tài chính đang nỗ lực cải thiện định mức chi tiêu nhà nước gần hơn với giá thị trường. Đồng thời, những nỗ lực về xây dựng năng lực đã được triển khai trong các năm 2007-2010. Chương trình CCBP đã hỗ trợ tập huấn về khung pháp lý ODA cho hơn 600 cán bộ và đào tạo kỹ năng quản lý dự án cho hơn 800 viên chức nhà nước và cán bộ dự án ở các cấp ngành và địa phương trên toàn quốc. Thông qua những khóa đào tạo như vậy, năng lực của các Ban Quản lý dự án đã được nâng cao một cách chuyên nghiệp và bền vững.

Vẫn còn tranh luận giữa các đối tác phát triển về định nghĩa Ban Quản lý dự án song trùng và mặc dù hướng dẫn của OECD năm 2010 đã rõ hơn nhiều, đây là một chỉ số nữa mà việc so sánh số liệu với các đợt khảo sát trước có thể gặp khó khăn. Hơn nữa, trong đợt khảo sát này, số lượng Ban Quản lý dự án được phối hợp với hơn 2 đối tác phát triển không được yêu cầu xác định. Theo quy định của Việt Nam thì bắt buộc phải thành lập Ban Quản lý dự án một cách chính thức với cán bộ chuyên trách và tài khoản ngân hàng riêng đối với các dự án có ngân sách hơn 1 tỷ đồng (tương đương với 50.000 USD) và do vậy Ban Quản lý dự án là một phần hữu cơ của hệ thống chính phủ trong quản lý đầu tư công. Đối với Việt Nam, vấn đề có lẽ không nằm ở số lượng Ban Quản lý dự án song trùng, mà là ở tổng số Ban Quản lý dự án do tính pháp lý chưa hoàn toàn rõ ràng và khó có tính bền vững – thông thường năng lực được xây dựng trong khuôn khổ Ban Quản lý dự án thường không giữ được sau khi dự án kết thúc. Với tỷ lệ thuyên chuyển cán bộ Ban Quản lý dự án cao và mối quan tâm ngắn hạn đến công việc quản lý

111

58

18

Mức cơ sở 2005 2007 2010

Năm

Tiến bộ trong giảm số Ban QLDA song trùng

Chỉ số 6

Mục tiêu 2010 =37

66

dự án, mức độ tác động đến chính sách thông qua Ban Quản lý dự án thường đạt được kết quả rất hạn chế. Bộ KH&ĐT hiện đang phối hợp với 6 Ngân hàng và một số đối tác phát triển khác tìm cách cải cách quy chế Ban Quản lý dự án và sửa đổi Nghị định 131 theo hướng cải thiện hiệu quả quản lý của Ban Quản lý dự án. Do Ban Quản lý dự án là cánh tay phải của chủ dự án, Chính phủ Việt Nam hiện đang xem xét khả năng tăng thêm trách nhiệm cho chủ dự án cũng như cho phép chủ dự án có quyền tự do hơn trong việc thành lập mới hoặc xóa bỏ các Ban Quản lý dự án đối với các chương trinh/ dự án. Nỗ lực chung giữa Chính phủ và các đối tác phát triển trong việc hợp lý hóa các thủ tục hành chính trong triển khai dự án là rất cần thiết để giải quyết các vấn đề Ban Quản lý dự án nêu trên.

Chỉ số 7: Tăng tính dự báo trước về lượng viện trợ

Tổng hợp số liệu từ các phiếu trả lời của các đối tác phát triển trong đợt khảo sát HCS/PD năm 2011 và báo cáo ODA 2010 của Bộ Tài chính cho thấy còn sự khác biệt giữa lượng vốn ODA trong kế hoạch giải ngân và con số được Chính phủ ghi nhận là giải ngân trong thực tế. Khoảng 90% tổng lượng ODA trong kế hoạch giải ngân cập nhật của năm 2010 của các đối tác phát triển (khoảng 3.623 triệu USD) được ghi nhận trong hệ thống báo cáo của Chính phủ (xem chi tiết tại Bảng A2.6). Về định lượng, Việt Nam đã đạt mục tiêu 89% lượng viện trợ có thể dự báo trước vào năm 2010. Những nguyên nhân chính của sự khác biệt còn tồn tại trên bao gồm sự yếu kém trong điều phối giữa Chính phủ và các đối tác phát triển khi xây dựng kế hoạch giải ngân một cách khả thi và do tỷ lệ giải ngân thấp. Cũng có thể do sự khác biệt giữa các năm tài khóa, cách hiểu khác nhau về giải ngân giữa Chính phủ và các đối tác phát triển. Ngoài ra, còn một số đối tác phát triển chi trả trực tiếp cho bên thứ 3 hoặc không có kế hoạch giải ngân cho TC/TA. Những nguyên nhân khác là sự yếu kém của hệ thống kế toán/ báo cáo về ODA của Chính phủ và thiếu sự phối hợp chia sẻ thông tin giữa các bộ ngành.

78%

70%

90%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Mức cơ sở 2005 2007 2010

T? l? %

Năm

Tiến bộ trong dự báo viện trợ

Chỉ số 7

Mục tiêu 2010 = 89%

67

Lượng giải ngân được báo cáo bao gồm cả hỗ trợ ngân sách và thông qua các chương trìn / dự án. Hỗ trợ ngân sách (khoảng 1.268 triệu USD trong năm 2010) thường được giải ngân đúng hạn, trong khi tỷ lệ giải ngân đối với các dự án thường chậm hơn nhiều so với kế hoạch. Thực tế cho thấy tỷ lệ giải ngân thấp thường do năng lực hấp thụ vốn của các cơ quan tiếp nhận, đặc biệt ở cấp ngành và địa phương. Các thách thức cụ thể bao gồm sự không nhất quán và sơ hở trong khung pháp lý và thể chế quản lý vốn ODA, khác biệt giữa hệ thống đấu thầu và hệ thống PFM của Chính phủ và các đối tác phát triển, không bố trí đủ vốn đối ứng và các vấn đề giải tỏa, đền bù giải phóng mặt bằng, v.v. Nhằm cải thiện hiệu quả các dự án ODA và nâng cao tỷ lệ giải ngân, Chính phủ đã cùng với các đối tác phát triển rất nỗ lực trong hoàn thiện các văn bản về chính sách, pháp luật ODA, hợp lý hóa quá trình chuẩn bị dự án thông qua mẫu FS chung, thúc đẩy thực hiện dự án thông qua các quy trình hài hòa trong quản lý PFM, đấu thầu và an sinh môi trường/ xã hội và tiếp tục xây dựng năng lực quản lý dự án ODA (thông qua Chương trình CCBP). Tổ công tác ODA liên ngành của Chính phủ (IMTF) được thành lập từ tháng 9/2004 đã liên tục hoạt động trực tiếp với các dự án mục tiêu nhằm giúp giải quyết vấn đề và những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Bộ KH&ĐT cùng 6 Ngân hàng đã xây dựng Kế hoạch hành động chung (được Bộ trưởng Bộ KH&ĐT phê duyệt và ban hành ngày 28/5/2010) với những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện dự án. Hơn nữa, Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc tối ưu hóa việc ghi nhận và cung cấp thông tin về dòng vốn viện trợ, bao gồm xây dựng hệ thống ngân sách quốc gia mới (TABMIS), hệ thống tài khoản quốc gia mới, hệ thống theo dõi và đánh giá ODA (NMT/AMT – tham khảo chỉ số 3) và triển khai hệ thống báo cáo quốc gia (theo Quyết định 803/2007/QĐ-BKH và Quyết định 747/2010/QĐ-BKH của Bộ KH&ĐT về cải thiện hiệu quả ODA trong giai đoạn 2008-2009 và 2009-2011).

Về dài hạn, cùng với Đề án thu hút và sử dụng ODA giai đoạn 2011 – 2015 sắp tới và chuẩn bị khung ngân sách trung hạn (MTEF) từ phía Chính phủ, các đối tác phát triển cam kết cải thiện tính dự báo trước về lượng viện trợ bằng cách cung cấp những cam kết chỉ thị về vốn hỗ trợ phát triển trong khung nhiều năm và cung cấp vốn viện trợ một cách đúng hạn và theo kế hoạch phù hợp với chu trình ngân sách của Chính phủ.

Chỉ số 9: Sử dụng các công cụ, quy trình quản lý dự án chung

Là mô hình viện trợ mới, cách tiếp cận theo chương trình (PBA) đã tạo ra nền tảng để các đối tác phát triển gắn kết một cách chiến lược, xây dựng năng lực cốt lõi của ngành trong xây dựng chính sách, lập kế hoạch, dự toán ngân sách và quản lý hướng tới kết quả. Kết quả khảo sát HCS/PD năm 2011 cho thấy khoảng 2.306 triệu USD tương đương với 58% tổng lượng ODA giải ngân trong năm 2010 đã được cung cấp dựa trên cách tiếp cận theo chương trình (PBA) (xem chi tiết tại Bảng A2.7) – một tiến bộ đáng kể so với 34% thông qua PBA năm 2005 nhưng gần như không có tiến bộ nếu so với 58% năm 2007. Trong tổng lượng viện trợ cung cấp cho Việt Nam thông qua PBA trong năm 2010, khoảng 1.268 triệu USD được cung cấp thông qua hỗ trợ ngân sách như PRSC, EFA, Chương trình 135 và số còn lại, khoảng 1.038 triệu USD thông qua mô hình viện trợ khác như hỗ trợ toàn ngành, tài trợ chung và các dự

68

án hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia (chủ yếu là vốn vay từ Nhật bản cho các dự án hạ tầng). Ngoài ra, 41% trong tổng số 27 đối tác phát triển tham gia khảo sát đã sử dụng PBA cho hơn 50% lượng ODA giải ngân trong năm 2010 của họ.

Sự chuyển đổi từ viện trợ theo dự án mang tính phân mảnh sang PBA đang dẫn đến sự gắn kết một cách chiến lược từ phía các đối tác phát triển trong xây dựng năng lực cốt lõi của ngành phục vụ xây dựng chính sách, lập kế hoạch, dự toán ngân sách và quản lý hướng tới kết quả. Tuy nhiên, để cho PBA mang lại hiệu quả thì tính làm chủ của Chính phủ đối với các chương trình phát triển là đặc biệt quan trọng. Thách thức chủ yếu đối với việc làm sao để các đối tác phát triển có thể tăng tỷ lệ viện trợ thông qua PBA là thực tế các bộ ngành hiện chưa có chương trình mang tính toàn diện cũng như chưa có khung ngân sách và cơ chế giám sát. Việc có quá nhiều đối tác phát triển tham gia vào một chương trình chung cũng có thể gây khó khăn cho việc quản lý và có thể làm giảm tính hiệu quả. Một thách thức quan trọng nữa đối với Việt Nam là làm thể nào để áp dụng PBA trong bối cảnh phân cấp hiện nay.

Song song với tăng cường hệ thống PFM và đấu thầu quốc gia, Chính phủ đang cùng các đối tác phát triển nỗ lực hình thành khung chính sách chung hỗ trợ cơ chế tài trợ phối hợp (ví dụ, SWAps, chương trình mục tiêu quốc gia, mô hình viện trợ mới) để đạt được mục tiêu đề ra. Nghị định 131/2006/ND-CP đã công nhận PBA về mặt pháp lý và phiên bản sửa đổi sắp tới sẽ được bổ sung những hướng dẫn chi tiết đối với các bộ ngành và đối tác phát triển cách thức thiết kế và thực hiện PBAs và các mô hình viện trợ mới (NAM). Năm 2007, Chương trình CCBP đã tiến hành nghiên cứu về NAM với kết quả đóng góp làm tăng nhận thức và hiểu biết về PBA cũng như đã cung cấp các khuyến nghị và hướng dẫn cách thúc đẩy áp dụng PBA tại Việt Nam. Kết quả là, các đối tác phát triển, đứng đầu là LMDG, EU và WB đang dần cung cấp viện trợ thông qua PBA nhiều hơn.

34%

58%

58%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Mức cơ sở 2005 2007 2010

T? l? %

Năm

Tiến bộ trong tiếp cận theo chương trình (PBA)

Chỉ số 9

Mục tiêu 2010 = 66%

69

Chỉ số 10a: Phối hợp các đoàn nghiên cứu, đánh giá

Trong năm 2010, có tổng cộng 644 đoàn nghiên cứu đánh giá của các đối tác phát triển vào Việt Nam, trong đó 108 đoàn được thực hiện phối hợp giữa 2 hoặc nhiều hơn đối tác phát triển, tương đương với 17% (xem chi tiết tại Bảng A2.8). Trong khi tổng số đoàn công tác giảm dần theo năm, từ 789 năm 2005 và 752 năm 2007, thì tỷ lệ số đoàn nghiên cứu đánh giá phối hợp lại giảm từ 20% năm 2007 và Việt Nam không đạt được mục tiêu 40% đoàn nghiên cứu đánh giá phải được phối hợp trong năm 2010.

Một mặt, các đối tác phát triển đã có nhiều nỗ lực phối hợp với Chính phủ, bao gồm tăng số chương trình được tài trợ chung, lộ trình hài hòa hóa của EU, sáng kiến chung của LMDG và những điều này dường như đã góp phần làm tăng tỷ lệ đoàn nghiên cứu đánh giá chung của các đối tác phát triển song phương trong giai đoạn 2005-2007. Hơn nữa, việc phân cấp nhiều hơn từ phía đối tác phát triển (Báo cáo AER cho thấy khoảng 60% lượng ODA hiện đang được quản lý và quyết định tại các văn phòng đối tác phát triển tại Việt Nam) cùng với sáng kiến đánh giá chung của Bộ KH&ĐT và chia sẻ thông tin về các đoàn nghiên cứu trên diễn đàn PGAE/AEF đã góp phần định hình xu thế đó. Mặt khác, hiện Việt Nam chưa có quá trình phân công lao động chính thức và với thực tế là một số đối tác phát triển đang chuyển trọng tâm từ hỗ trợ ngành quy mô lớn sang hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực quan tâm cụ thể, viện trợ có thể trở nên phân mảnh nhiều hơn. Đó cũng có thể là lý do cho việc giảm một số chỉ số hài hòa hóa (ví dụ như tỷ lệ đoàn nghiên cứu đánh giá chung và tỷ lệ nghiên cứu phân tích chung) của một số đối tác phát triển song phương. Theo ý kiến của một số đối tác phát triển, số lượng đoàn nghiên cứu đánh giá và báo cáo nghiên cứu phân tích thường là cao hơn đối với các đối tác phát triển cung cấp nhiều TC/TA, ví dụ trường hợp 131 đoàn nghiên cứu đánh giá của 15 cơ quan UN (tất cả đều cung

10%

20%

17%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Mức cơ sở 2005 2007 2010

T? l? %

Năm

Tiến bộ trong tổ chức các đoàn nghiên cứu đánh giá phối hợp

Chỉ số 10a

Mục tiêu 2010 = 40%

70

cấp TC/TA) vào Việt Nam trong năm 2010. Các đối tác phát triển đa phương cũng có tỷ lệ đoàn nghiên cứu đánh giá giảm, có thể do lượng ODA cung cấp cho Việt Nam năm 2010 tăng lên đáng kể so với đợt khảo sát trước, ví dụ như số lượng khoản vay từ ADB tăng từ 39 năm 2007 lên 55 năm 2010.

Một số đối tác phát triển cho rằng tỷ lệ báo cáo nghiên cứu phân tích phối hợp và tỷ lệ đoàn nghiên cứu đánh giá chung không phải là vấn đề lớn cần quan tâm về hiệu quả viện trợ. Hơn nữa, đây thực sự là một mục tiêu khó đạt cho Việt Nam nếu tính đến lượng ODA lớn từ nhiều đối tác phát triển hoạt động tại Việt Nam cung cấp và sự thiếu điều phối từ phía một số đối tác phát triển lớn (ví dụ dưới 5% số lượng đoàn nghiên cứu đánh giá). Số lượng đoàn nghiên cứu đánh giá của một số đối tác phát triển dường như không tỷ lệ chút nào với lượng ODA cung cấp. Điều quan trọng để làm nhẹ bớt gánh nặng cho hệ thống Chính phủ là các đối tác phát triển cần nỗ lực hơn nữa giảm tổng số đoàn nghiên cứu đánh giá – hiện vẫn còn quá nhiều đoàn vào Việt Nam, 644 trong năm 2010 có thể là để chuẩn bị cho chu kỳ viện trợ mới.

Chỉ số 10b: Chia sẻ các báo cáo phân tích quốc gia

Việt Nam có tiến bộ vượt bậc về điều phối hoạt động nghiên cứu phân tích (CAW) trong giai đoạn 2005-2007, cả về giảm tổng số báo cáo nghiên cứu phân tích từ 144 năm 2005 xuống 94 năm 2007, và tăng tỷ lệ các báo cáo nghiên cứu phân tích được thực hiện phối hợp (từ 24% năm 2005 lên 54% năm 2007. Nhiều đối tác phát triển ít tiến hành các nghiên cứu phân tích riêng lẻ và hầu hết đều sử dụng các báo cáo phân tích quốc gia do Chính phủ và các tổ chức quốc tế lớn thực hiện (ví dụ như WB, ADB và UNDP). Tuy nhiên, kết quả khảo sát HCS/PD năm 2011 cho thấy gần như không có tiến bộ nào đạt được trong giai đoạn 2007-2010 khi tổng số báo cáo nghiên cứu phân tích tăng lên 153 và tỷ lệ CAW chung vẫn là 54% năm 2010 (xem chi tiết tại Bảng A2.9), và Việt Nam không đạt mục tiêu 66% lượng CAW thực hiện chung vào năm 2010. Như thảo luận ở Chỉ số 10a, số lượng CAW lớn thường thấy ở các đối tác phát triển cung cấp nhiều TC/TA và điều này dường như đúng trong giai đoạn chuẩn bị cho chu kỳ viện trợ mới trong bối cảnh phát triển mới.

Năng lực Chính phủ trong tiến hành các nghiên cứu phân tích cũng được củng cố do đã tham gia nhiều vào các hoạt động chung như chuẩn bị Báo cáo Phát triển Việt Nam cùng WB. Nỗ lực hài hòa hóa thông qua các nhóm đối tác phát triển như 6 Ngân hàng, LMDG, EU và UN cũng như các Nhóm quan hệ đối tác ngành cũng là các giải pháp tăng cường sự phối hợp trong nghiên cứu phân tích theo chuyên đề tương ứng. Điểm đáng chú ý là AEF hiện đang tiến hành nghiên cứu đánh giá các nhóm đối tác ngành như một bước để tăng cường điều phối/ phối hợp theo chuyên đề. Như đã được thảo luận, PGAE/AEF và các nhóm hoạt động chuyên đề (ví dụ như EIA/SIA, xây dựng năng lực, đánh giá độc lập) cung cấp các diễn đàn để đối thoại và tiến hành các hoạt động chung cũng như tạo ra một số quá trình đặc biệt để giải quyết những vấn đề hiệu quả phát triển cụ thể. Điều này đã cho thấy tính lãnh đạo của Chính phủ trong điều phối các nhóm đối tác phát triển phối hợp tiến hành các báo cáo phân tích quốc gia và các nghiên cứu phân tích theo các chủ đề cụ thể và chia sẻ báo cáo kết quả.

71

Chỉ số 11: Khung quản lý hướng tới kết quả

Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có những bước hành động cụ thể nhằm xây dựng khung quản lý hướng tới kết quả. Tổng cục thống kê (GSO) tiếp tục thu thập dữ liệu SEDP thông qua các đợt điều tra khảo sát thường xuyên, điều tra và phân tích đói nghèo và đợt tổng điều tra dân số gần đây nhất được thực hiện vào năm 2009. Thông tin về các kế hoạch phát triển của Chính phủ và tiến độ thực hiện, bao gồm thông tin về PD/HCS, được phổ biến đối với công chúng thông qua các trang Web của Chính phủ và các đợt tham vấn mở rộng và phương tiện thông tin đại chúng. Khung TD&ĐG cho SEDP giai đoạn 2006-2010, được cấu trúc dựa trên chuỗi kết quả lô-gic được xây dựng với sự tham vấn các bộ ngành và địa phương và hầu hết các đối tác phát triển đồng ý tuân thủ khi được đưa vào vận hành. Năm 2007, Bộ KH&ĐT ban hành Quyết định 555/2007/QĐ-BKH về khung TD&ĐG dựa trên kết quả cho SEDP giai đoạn 2006-2010. Khung TD&ĐG làm cơ sở cho các bộ ngành và địa phương chuẩn bị các báo cáo tiến độ hàng năm và Bộ KH&ĐT tổng hợp thành báo cáo tổng hợp cho Chính phủ. Một số bộ ngành (ví dụ ngành Y tế) đã cụ thể hóa kế hoạch 5 năm thành các kế hoạch hàng năm, với khung kết quả được cập nhật hàng năm bao gồm các chỉ số định lượng, các nghiên cứu phân tích, các chính sách hành động và các hoạt động triển khai. Năm 2008, Bộ KH&ĐT (Vụ Kinh tế quốc dân và GSO) đã tiến hành đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện kế hoạch SEDP 2006-2010 dựa trên khung TD&ĐG đó. Báo cáo đánh giá này bao gồm nhiều thông tin và các phân tích hữu ích trên gần hết các chỉ số quan trọng. Dự thảo báo cáo MDG mới cũng là tài liệu văn bản có chất lượng đã khai thác tốt dữ liệu kết quả dựa trên những tiến bộ của GSO.

Với những tiến bộ gần đây, các đối tác phát triển vẫn nhìn nhận rằng quản lý hướng tới kết quả là một trong những nguyên lý PD/HCS thách thức nhất đối với

24%

54%

54%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Mức cơ sở 2005 2007 2010

T? l? %

Năm

Tiến bộ trong phối hợp nghiên cứu phân tích quốc gia

Chỉ số 10b

Mục tiêu 2010 = 66%

72

Chính phủ Việt Nam. Những thách thức quan trọng nhất bao gồm mối liên kết yếu giữa kế hoạch SEDP và ngân sách, môi trường phân cấp, năng lực hạn chế, vấn đề chất lượng dữ liệu theo dõi và cách sử dụng kết quả đánh giá/ các báo cáo phân tích trong việc soạn thảo SEDP. Trước đây, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch SEDP còn yếu, nhưng các đối tác phát triển nhìn nhận những nỗ lực đang được Chính phủ tiến hành nhằm tăng cường khung giám sát kế hoạch SEDP và Bộ KH&ĐT đang xây dựng khung theo dõi cho kế hoạch SEDP tiếp theo với kỳ vọng là sẽ có những cải thiện đáng kể so với các kế hoạch trước đây.

Chỉ số 12: Chịu trách nhiệm chung

Đánh giá chung tiến độ thực hiện HCS/PD về hiệu quả viện trợ được tiến hành thường xuyên tại Việt Nam.

Đối thoại cấp cao giữa Chính phủ và các đối tác phát triển về định hướng phát triển của Việt Nam và các cam kết hỗ trợ được tiến hành định kỳ thông qua các kỳ họp CG hàng năm và giữa kỳ với sự tham gia tích cực của đại diện Quốc hội, các tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân. Tuyên bố Pa-ri và phiên bản nội địa hóa – Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ được hầu hết các đối tác phát triển hoạt động tại Việt Nam và tại cấp cao nhất của Chính phủ Việt Nam phê chuẩn. Cơ chế đã được thiết lập nhằm theo dõi tình hình thực hiện PD và các cam kết đối tác trong HCS. PGAE (từ năm 2004) đã chứng tỏ là một diễn đàn có hiệu quả cho những đối thoại thường xuyên giữa Chính phủ và các đối tác phát triển về hiệu quả viện trợ, và bao gồm sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội. Kết quả theo dõi thường xuyên và đánh giá tiến độ thực hiện PD/HCS được đưa vào báo cáo PGAE cho CG giữa kỳ và CG hàng năm. Ngoài ra, đánh giá độc lập đã được tiến hành vào năm 2007 và 2008 nhằm đánh giá sự phối hợp của Chính phủ với các đối tác phát triển trong các lĩnh vực cụ thể của chương trình nghị sự về hiệu quả viện trợ. Các phát hiện và khuyến nghị từ báo cáo đánh giá độc lập 2007 & 2008 đã được thảo luận tại CG hàng năm và được cân nhắc để làm mới PGAE vào năm 2008 và sau đó chuyển đổi thành Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (AEF) vào năm 2009. Cả khung TD&ĐG của PGAE và cơ chế đánh giá độc lập PD/HCS đã góp phần nâng cao trách nhiệm chung về hiệu quả viện trợ.

Đối thoại và tương tác giữa các cơ quan chính phủ và các đối tác phát triển còn được thực hiện thông qua 22 Nhóm đối tác ngành và tại đây đánh giá chung hàng năm được thực hiện cho từng ngành/ lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra, việc tham vấn đáng nói đến được thực hiện thông qua các cơ chế trách nhiệm giải trình do các đối tác phát triển đề xướng, ví dụ như Hội nghị Kiểm điểm chung (JPPR) của Nhóm 6-Ngân hàng, Lộ trình hiệu quả viện trợ 2010 của EU và báo cáo đánh giá hàng năm của Nhóm điều phối chương trình của UN, v.v. Năm 2009, PGAE chuyển đổi thành AEF với sự tham gia rộng rãi hơn của Quốc hội, các Nhóm đối tác ngành, nhóm hỗ trợ quốc tế, các nhóm xã hội dân sự và khu vực tư nhân và thông qua việc xây dựng các mục tiêu chung và các chiến lược trung hạn nhằm thúc đẩy tính minh bạch và tính kế thừa. Điều này có lẽ sẽ tăng cường trách nhiệm chung cũng như trách nhiệm giải trình về tiến độ kết quả phát triển của Chính phủ trước Quốc hội và xã hội.

73

Phụ lục 2: Bảng kết quả của đợt khảo sát PD/HCS năm 2011 Bảng A2.1: Chỉ số 3: Viện trợ tuân thủ các ưu tiên quốc gia (tổng hợp từ số liệu do các đối tác phát triển cung cấp và xác minh đến ngày 20/5/2011)

Đơn vị tính: US$

Các đối tác phát triển

(ĐTPT)

Lượng ODA được ĐTPT giải ngân cho Chính phủ năm 2010

Lượng ODA ghi nhận trong ngân sách 2010 của Chính phủ

Lượng ODA giải ngân qua ĐTPT khác

Mốc cơ sở 2005 2007 2010

ADB $428.800.000 $321.163.022 $0 98% 82% 75% Australia $67.638.994 $39.772.875 $30.433.423 14% 21% 59% Austria $7.731.477 -- -- --- Belgium $15.059.482 $10.210.362 $0 14% 91% 68% Canada $2.163.911 $2.027.142 $4.610.567 82% 67% 94% Czech Republic

$0 $111.688 59% -- ---

Denmark $46.500.000 $40.312.755 $0 28% 34% 87% EC $27.323.317 $6.317.242 $3.706.796 44% 52% 23% Finland $17.720.870 $35.078.099 $1.986.645 36% 39% 198% France $184.722.656 47% 51% --- GAVI $23.509.645 $0 --- 0% 0% 0% Germany $46.503.039 $27.079.402 $0 61% 166% 58% Global Fund $12.771.956 $17.348.952 $0 22% 70% 136% Hungary $48.680 $0 $0 0% 37% 0% IFAD $19.100.000 $9.390.190 --- 85% -- 49% Ireland $9.268.000 $9.560.902 $1.324.000 -- 71% 103% Italy $5.059.563 $3.189.495 $2.961.515 35% 167% 63% Japan $1.068.064.827 $971.440.839 $4.298.270 96% 89% 91% Korea Republic

$68.751.126 $73.501.260 $0 23% 7% 107%

Luxembourg $10.589.207 $3.294.315 $1.041.150 12% -- 31% Netherlands $12.666.432 $9.867.653 $3.414.800 69% 32% 78% New Zealand $4.483.743 $2.352.022 $1.024.132 58% 26% 52% Norway $1.830.568 96% 54% --- Poland $1.135.533 -- -- --- Spain $17.800.000 $10.354.166 $10.190.000 74% 31% 58% Sweden $11.600.000 $10.475.115 $400.000 51% 34% 90% Switzerland $8.304.847 $3.023.400 $15.491.900 71% 54% 36% UK $58.104.141 $53.045.626 $16.997.013 61% 83% 91% UN $83.980.839 $47.295.688 $575.700 58% 165% 56% US $37.870.329 $45.114.714 $0 29% -- 119% WB $1.679.549.948 $1.572.074.544 $0 94% 80% 94%

Tổng cộng $3.783.232.896 $3.518.821.703 $98.455.911 81% 80% 93%

74

Bảng A2.2: Chỉ tiêu 4: Tăng cường năng lực thông qua hỗ trợ được điều phối (tổng hợp từ số liệu do các đối tác phát triển cung cấp và xác minh đến ngày 20/5/2011)

Đơn vị tính: US$ Các đối tác phát

triển (ĐTPT) Tổng lượng hợp

tác kỹ thuật Hợp tác kỹ thuật có

điều phối Mốc cơ sở 2005

2007 2010

ADB $13.300.000 $3.600.000 100% 100% 27% Australia $41.587.580 $41.168.270 27% 36% 99% Austria -- -- --- Belgium $4.842.134 $0 92% 75% 0% Canada $18.725.881 $10.543.688 21% 94% 56% Czech Republic $1.735.770 $0 100%- -- 0% Denmark $8.300.000 $8.200.000 8% 98% 99% EC $7.313.800 $4.981.230 100% 29% 68% Finland $6.124.846 $5.658.427 43% 100% 92% France 40% 16% --- GAVI --- --- -- -- --- Germany $21.274.582 $21.274.582 96% 94% 100% Global Fund --- --- -- -- --- Hungary $84.390 $84.390 75% 100% 100% IFAD $8.000.000 --- --- Ireland $2.740.680 $1.986.000 -- -- 72% Italy $5.059.563 $0 91% 100% 0% Japan $67.579.057 $67.579.057 100% 100% 100% Korea Republic $143.636 $0 100% 93% 0% Luxembourg $4.119.302 $1.497.913 0% 30% 36% Netherlands $12.788.874 $10.200.192 50% 63% 80% New Zealand $1.979.279 $1.641.999 21% 65% 83% Norway 100% -- --- Poland -- -- --- Spain $2.600.000 $0 100% 0% 0% Sweden $7.500.000 $0 100% 100% 0% Switzerland $2.834.530 $2.834.530 13% -- 100% UK $14.553.671 $14.553.671 100% 100% 100% UN $87.539.378 $64.221.667 56% 83% 73% US $122.437.240 $0 0% 1% 0% WB $110.262.742 $77.988.798 93% 100% 71%

Tổng cộng $573.426.935 $338.014.414 66% 68% 59%

75

Bn

g A

2.3

:C

h t

iêu

5a:

S d

ng

h t

hn

g q

un

tài

ch

ính

ng

qu

c g

ia

(tn

g h

p t

s l

iu

do

các

i tá

c ph

át t

rin

cu

ng

cp

và x

ác m

inh

n n

gày

20/5

/201

1)

n v

tín

h: U

S$

Các

i tá

c

ph

át t

rin

(T

PT

)

Ln

g O

DA

cT

PT

gi

i

ng

ân

ch

o C

hín

h

ph

nm

201

0

S d

ng

ng

ân

ch

o c

áo

i

chín

hK

im

to

án

T

t c

3 t

h

tc

PF

M

Mc

c

s 2

00

52

00

72

01

0X

p h

ng

AD

B

$428

.800

.000

$415

.500

.000

$48.

400.

000

$48.

400.

000

$48.

400.

000

61%

71

%

40%

B

Au

stra

lia

$67.

638.

994

$37.

067.

192

$30.

827.

749

$31.

133.

227

$30.

827.

749

1%

14%

49

%

B

Au

stri

a--

--

--

- --

Bel

giu

m

$15.

059.

482

$0$0

$0$0

0%

39%

0%

A

Can

ada

$2.1

63.9

11$1

.067

.710

$1.0

67.7

10$0

$051

%

69%

33

%

A

Cze

ch

Rep

ub

lic

$0$0

$0$0

$00%

--

--

- A

Den

mar

k

$46.

500.

000

$25.

300.

000

$25.

300.

000

$25.

300.

000

$25.

300.

000

2%

41%

54

%

C

EC

$2

7.32

3.31

7$1

7.21

7.59

2$0

$0$0

40%

48

%

21%

A

Fin

lan

d

$17.

720.

870

$9.4

55.1

72$9

.455

.172

$9.4

55.1

72$9

.455

.172

24%

35

%

53%

C

Fra

nce

30%

65

%

---

--

GA

VI

$23.

509.

645

---

---

---

---

33%

0%

--

- --

Ger

man

y

$46.

503.

039

$25.

537.

273

$25.

537.

273

$25.

537.

273

$25.

537.

273

24%

14

%

55%

C

Glo

bal

Fu

nd

$1

2.77

1.95

6$1

2.77

1.95

6$1

2.77

1.95

6$0

$033

%

33%

67

%

C

Hu

ng

ary

$4

8.68

0$0

$0$0

$00%

--

0%

A

IFA

D

$19.

100.

000

$19.

100.

000

$19.

100.

000

$19.

100.

000

$19.

100.

000

67%

--

- 10

0%

D

Irel

and

$9

.268

.000

$9.2

68.0

00$9

.268

.000

$9.2

68.0

00$9

.268

.000

--

100%

10

0%

D

Ital

y

$5.0

59.5

63$5

.059

.563

$5.0

59.5

63$5

.059

.563

$5.0

59.5

6322

%

0%

100%

D

Jap

an

$1.0

68.0

64.8

27$9

58.3

87.6

46$9

58.3

87.6

46$9

58.3

87.6

46$9

58.3

87.6

4631

%

92%

90

%

C

Ko

rea

Rep

ub

lic

$68.

751.

126

$0$0

$0$0

0%

17%

0%

A

Lu

xem

bo

urg

$1

0.58

9.20

7$5

21.7

60$0

$0$0

0%

--

2%

A

76

Các

i tá

c

ph

át t

rin

(T

PT

)

Ln

g O

DA

cT

PT

gi

i

ng

ân

ch

o C

hín

h

ph

nm

201

0

S d

ng

ng

ân

ch

o c

áo

i

chín

hK

im

to

án

T

t c

3 t

h

tc

PF

M

Mc

c

s 2

00

52

00

72

01

0X

p h

ng

Net

her

lan

ds

$12.

666.

432

$12.

582.

192

$12.

582.

192

$12.

582.

192

$12.

582.

192

43%

48

%

99%

C

New

Zea

lan

d

$4.4

83.7

43$1

.945

.841

$1.9

45.8

41$1

.945

.841

$1.9

45.8

413%

74

%

43%

B

No

rway

40%

75

%

---

--

Po

lan

d-

--

---

--

Sp

ain

$1

7.80

0.00

0$8

.000

.000

$8.0

00.0

00$1

7.80

0.00

0$8

.000

.000

34%

83

%

63%

C

Sw

eden

$1

1.60

0.00

0$0

$0$0

$032

%

0%

0%

A

Sw

itze

rlan

d

$8.3

04.8

47$6

.042

.700

$6.0

42.7

00$6

.042

.700

$6.0

42.7

00--

0%

73

%

--

UK

$5

8.10

4.14

1$4

7.87

8.91

0$4

7.87

8.91

0$4

7.87

8.91

0$4

7.87

8.91

062

%

48%

82

%

C

UN

$8

3.98

0.83

9$7

.122

.652

$7.1

22.6

52$7

.122

.652

$7.1

22.6

5220

%

8%

8%

A

US

$3

7.87

0.32

9$0

$0$0

$00%

--

0%

A

WB

$1

.679

.549

.948

$984

.464

.691

$983

.739

.409

$983

.739

.409

$983

.739

.409

23%

53

%

59%

C

Tn

g c

ng

$

3.7

83

.23

2.8

96

$2

.60

4.2

90

.85

0$

2.2

12

.48

6.7

73

$2

.20

8.7

52

.58

5$

2.1

98

.64

7.1

07

32

%

63

%

62

%

48

% s

TP

T

* G

hi

chú

: P

hân

lo

i cá

c i

tác

ph

át t

rin

th

eo

mc

s d

ng

h t

hn

g c

hín

h p

h –

cn

g á

p d

ng

ch

o C

h s

5b &

9:

(i)

di

10%

: A; (

ii)

t 1

0%

n 5

0%: B

;

(ii

i) t

50%

n

90%

: C; v

à (i

v)

trên

90%

: D.

77

Bảng A2.4: Chỉ tiêu 5b: Sử dụng hệ thống đấu thầu quốc gia (tổng hợp từ số liệu do các đối tác phát triển cung cấp và xác minh đến ngày 20/5/2011)

Đơn vị tính: US$

Các đối tác phát triển

(ĐTPT)

Lượng ODA được ĐTPT giải ngân cho Chính phủ năm 2010

Sử dụng hệ thống đấu thầu

chính phủ

Mốc cơ sở

2005 2007 2010

Xếp hạng

ADB $428.800.000 $48.400.000 48% 29% 11% B Australia $67.638.994 $32.920.638 9% 40% 49% B Austria -- -- --- -- Belgium $15.059.482 $0 7% 39% 0% -- Canada $2.163.911 $1.242.253 51% 100% 57% C Czech Republic

$0 $0 0% -- --- --

Denmark $46.500.000 $43.500.000 1% 44% 94% C EC $27.323.317 $0 44% 58% 0% A Finland $17.720.870 $10.002.176 41% 30% 56% C France 79% 19% --- -- GAVI $23.509.645 --- 30% 0% 0% -- Germany $46.503.039 $25.537.273 0% 14% 55% C Global Fund $12.771.956 $6.653.845 0% 100% 52% C Hungary $48.680 $0 0% 0% 0% A IFAD $19.100.000 $19.100.000 0% --- 100% D Ireland $9.268.000 $9.268.000 -- 100% 100% D Italy $5.059.563 $0 65% 69% 0% A Japan $1.068.064.827 $958.387.646 31% 92% 90% C Korea Republic $68.751.126 $68.751.125 0% 17% 100% D Luxembourg $10.589.207 $521.760 0% -- 5% A Netherlands $12.666.432 $12.582.192 100% 97% 99% C New Zealand $4.483.743 $2.876.011 8% 80% 64% C Norway 56% 100% --- -- Poland -- -- --- -- Spain $17.800.000 $17.800.000 78% 83% 100% C Sweden $11.600.000 $0 16% 0% 0% A Switzerland $8.304.847 $0 11% 48% 0% A UK $58.104.141 $58.104.141 62% 44% 100% D UN $83.980.839 $12.681.853 15% 1% 15% B US $37.870.329 $0 0% -- 0% A WB $1.679.549.948 $1.151.739.409 23% 54% 69% C

Tổng cộng $3.783.232.896 $2.480.068.322 33% 59% 66% 58% số ĐTPT

78

Bảng A2.5: Chỉ tiêu 6: Tăng cường năng lực và giảm bỏ cơ cấu song trùng (tổng hợp từ số liệu do các đối tác phát triển cung cấp và xác minh đến ngày 20/5/2011)

Số ban quản lý dự án song trùng Các đối tác phát triển (ĐTPT) Mốc cơ sở 2005 2007 2010

ADB 0 0 0 Australia 16 5 0 Austria -- -- -- Belgium 8 7 0 Canada 11 4 4 Czech Republic 0 -- 6 Denmark 17 4 2 EC 1 1 0 Finland 4 0 0 France 11 4 -- GAVI 0 0 -- Germany 0 0 0 Global Fund 0 0 0 Hungary 0 0 0 IFAD 0 -- 0 Ireland -- 0 1 Italy 0 0 0 Japan 0 0 0 Korea Republic 0 0 0 Luxembourg 0 2 0 Netherlands 0 0 0 New Zealand 0 0 0 Norway 0 2 -- Poland -- -- -- Spain 0 0 0 Sweden 8 7 0 Switzerland -- 10 0 UK 0 0 0 UN 0 12 5 US 35 0 0 WB -- 0 0

Tổng cộng 111 58 18

79

Bảng A2.6: Chỉ tiêu 7: Viện trợ được dự báo trước (tổng hợp từ số liệu do các đối tác phát triển cung cấp và xác minh đến ngày 20/5/2011)

Đơn vị tính: US$

Các đối tác phát triển

(ĐTPT)

Lượng ODA được ĐTPT giải ngân cho Chính phủ năm 2010

Lượng ODA theo kế hoạch giải ngân năm

2010

Giải ngân năm 2010 được

chính phủ ghi nhận

Mốc cơ sở 2005

2007 2010

ADB $428.800.000 $669.500.000 $440.418.516 99% 72% 66% Australia $67.638.994 $67.638.994 $39.772.875 14% 8% 59% Austria $4.398.919 -- -- --- Belgium $15.059.482 $15.714.086 $6.232.296 9% 69% 40% Canada $2.163.911 $2.000.000 $2.027.142 47% 13% 101% Czech Republic

$0 $0 $111.688 40% -- ---

Denmark $46.500.000 $60.200.000 $31.674.860 28% 22% 53% EC $27.323.317 $26.054.312 $6.317.242 43% 35% 24% Finland $17.720.870 $26.475.181 $36.135.946 36% 36% 136% France $225.037.770 41% 25% --- GAVI $23.509.645 $23.222.000 $0 0% 0% 0% Germany $46.503.039 $52.195.255 $24.511.310 83% 184% 47% Global Fund $12.771.956 $12.500.000 $17.348.952 25% 76% 139% Hungary $48.680 $48.680 $0 0% -- 0% IFAD $19.100.000 $25.391.000 $9.390.190 79% -- 37% Ireland $9.268.000 $9.268.000 $9.560.902 -- 42% 103% Italy $5.059.563 $15.552.000 $6.935.732 -- -- 45% Japan $1.068.064.827 $1.068.064.827 $785.613.783 95% 86% 74% Korea Republic

$68.751.126 $120.000.000 $73.501.260 22% 5% 61%

Luxembourg $10.589.207 $11.920.000 $3.294.315 11% 11% 28% Netherlands $12.666.432 $27.813.033 $9.867.653 69% 16% 35% New Zealand

$4.483.743 $7.495.090 $2.352.022 58% 11% 31%

Norway $1.830.568 102% 51% --- Poland $0 -- -- --- Spain $17.800.000 $11.260.000 $10.354.166 74% 10% 92% Sweden $11.600.000 $12.700.000 $10.475.115 51% 29% 82% Switzerland $8.304.847 $18.656.367 $9.066.100 71% 12% 49% UK $58.104.141 $56.570.471 $53.045.626 62% 36% 94% UN $83.980.839 $99.850.027 $59.476.790 50% 99% 60% US $37.870.329 $37.870.329 $45.114.714 29% 0% 119% WB $1.679.549.948 $1.556.000.000 $1.698.655.714 85% 87% 109%

Tổng cộng $3.783.232.896 $4.033.959.652 $3.622.522.167 78% 70% 90%

80

Bn

g A

3.7

:C

h t

iêu

9:

S d

ng

qu

y t

rìn

h t

h t

c ch

un

g

(tn

g h

p t

s l

iu

do

các

i tá

c ph

át t

rin

cu

ng

cp

và x

ác m

inh

n n

gày

20/5

/201

1)

n v

tín

h: U

S$

Ti

p c

n t

heo

ch

ng

trì

nh

C

áci

tác

ph

át

tri

n (

TP

T)

Ln

g O

DA

c

TP

T g

ii

ng

ân

ch

o

Ch

ính

ph

nm

20

10

Tn

g P

BA

H t

r n

n s

ách

P

BA

kh

ác

Mc

c s

20

05

2

00

72

01

0X

p h

ng

AD

B

$428

.800

.000

$4.6

00.0

00$4

.600

.000

$0

41%

20

%

1%

A

Au

stra

lia

$67.

638.

994

$32.

224.

879

$27.

705.

172

$4.5

19.7

0732

%

8%

36%

B

Au

stri

a--

--

--

- --

Bel

giu

m

$15.

059.

482

$102

.555

$0

$102

.555

100%

26

%

0%

A

Can

ada

$2.1

63.9

11$1

.067

.710

$1.0

67.7

10

$048

%

30%

5%

A

Cze

ch R

epu

bli

c $0

$0$0

$0

--

--

0%

A

Den

mar

k

$46.

500.

000

$58.

300.

000

$25.

300.

000

$33.

000.

000

9%

70%

93

%

D

EC

$2

7.32

3.31

7$4

.278

.560

$0

$4.2

78.5

6046

%

52%

13

%

B

Fin

lan

d

$17.

720.

870

$11.

596.

020

$8.4

08.3

25

$3.1

87.6

953%

56

%

62%

C

Fra

nce

63%

15

%

---

--

GA

VI

$23.

509.

645

$23.

509.

645

$0

$23.

509.

645

30%

90

%

100%

D

Ger

man

y

$46.

503.

039

$11.

846.

155

$0

$11.

846.

155

18%

14

%

25%

B

Glo

bal

Fu

nd

$1

2.77

1.95

6$4

.023

.875

$0

$4.0

23.8

7510

0%

77%

32

%

B

Hu

ng

ary

$4

8.68

0$0

$0

$0--

0%

0%

A

IFA

D

$19.

100.

000

$0$0

$0

--

--

0%

A

Irel

and

$9

.268

.000

$9.2

68.0

00$9

.268

.000

$0

--

72%

73

%

C

Ital

y

$5.0

59.5

63$1

6.99

3$1

6.99

3 $0

--

0%

0%

A

Jap

an

$1.0

68.0

64.8

27$9

58.3

87.6

46$1

13.9

47.1

29

$844

.440

.517

33%

98

%

89%

C

Ko

rea

Rep

ub

lic

$68.

751.

126

$68.

751.

125

$0

$68.

751.

125

--

0%

100%

D

Lu

xem

bo

urg

$1

0.58

9.20

7$2

.650

.000

$0

$2.6

50.0

00--

0%

25

%

B

Net

her

lan

ds

$12.

666.

432

$19.

587.

476

$3.1

25.9

79

$16.

461.

497

43%

88

%

90%

C

81

Ti

p c

n t

heo

ch

ng

trì

nh

C

áci

tác

ph

át

tri

n (

TP

T)

Ln

g O

DA

c

TP

T g

ii

ng

ân

ch

o

Ch

ính

ph

nm

20

10

Tn

g P

BA

H t

r n

n s

ách

P

BA

kh

ác

Mc

c s

20

05

2

00

72

01

0X

p h

ng

New

Zea

lan

d

$4.4

83.7

43$2

.969

.973

$1.9

45.8

41

$1.0

24.1

32--

64

%

50%

C

No

rway

11%

10

0%

---

--

Po

lan

d--

--

--

- --

Sp

ain

$1

7.80

0.00

0$8

.000

.000

$8.0

00.0

00

$034

%

28%

39

%

B

Sw

eden

$1

1.60

0.00

0$0

$0

$00%

3%

0%

A

Sw

itze

rlan

d

$8.3

04.8

47$7

.042

.700

$6.0

42.7

00

$1.0

00.0

005%

9%

80

%

C

UK

$5

8.10

4.14

1$4

7.89

5.71

5$4

7.87

8.91

0 $1

6.80

561

%

51%

80

%

C

UN

$8

3.98

0.83

9$3

6.16

5.41

4$1

.403

.440

$3

4.76

1.97

494

%

34%

37

%

B

US

$3

7.87

0.32

9$7

.634

.511

$0

$7.6

34.5

110%

0%

6%

A

WB

$1

.679

.549

.948

$984

.464

.691

$983

.739

.409

$7

25.2

8223

%

54%

59

%

C

Tn

g c

ng

$

3.7

83

.23

2.8

96

$2

.30

4.3

83

.64

3$

1.2

42

.44

9.6

08

$

1.0

61

.93

4.0

35

34

%

58

%

58

%

41

% s

TP

T

82

Bảng A2.8: Chỉ tiêu 10a: Các đoàn công tác phối hợp (tổng hợp từ số liệu do các đối tác phát triển cung cấp và xác minh đến ngày 20/5/2011)

Các đối tác phát triển (ĐTPT)

Tổng số đoàn công tác của

các ĐTPT

Số đoàn công tác của ĐTPT có

phối hợp

Mốc cơ sở 2005

2007 2010

ADB 116 17 2% 4% 15% Australia 11 6 0% 78% 55% Austria -- -- -- Belgium 16 1 0% 15% 6% Canada 13 1 36% 20% 8% Czech Republic 1 0 -- -- 0% Denmark 21 4 21% 35% 19% EC 13 2 20% 30% 15% Finland 5 5 33% 75% 100% France 0% 31% -- GAVI 2 0 -- -- 0% Germany 17 7 17% 4% 41% Global Fund 5 2 0% 20% 40% Hungary 0 0 -- -- --- IFAD 11 0 100% -- 0% Ireland 1 1 -- -- 100% Italy 23 0 -- 0% 0% Japan 67 0 0% 0% 0% Korea Republic 12 4 0% 0% 33% Luxembourg 14 1 0% 0% 7% Netherlands 13 9 -- 100% 69% New Zealand 5 0 -- 40% 0% Norway 100% 0% --- Poland -- -- --- Spain 0 0 0% 100% --- Sweden 7 3 -- -- 43% Switzerland 0 0 -- -- --- UK 9 6 100% 73% 67% UN 131 27 53% 38% 21% US 5 0 33% 0% 0% WB 178 53 25% 31% 30%

Tổng cộng 644 108 10% 20% 17%

83

Bảng A2.9: Chỉ tiêu 10b: Các phân tích quốc gia chung (tổng hợp từ số liệu do các đối tác phát triển cung cấp và xác minh đến ngày 20/5/2011) Các đối tác phát

triển (ĐTPT) Tổng số phân tích của ĐTPT

Số phân tích của ĐTPT có phối hợp

Mốc cơ sở 2005

2007 2010

ADB 8 0 0% -- 0% Australia 7 7 0% 100% 100% Austria -- -- --- Belgium 6 3 0% -- 50% Canada 5 5 -- 0% 100% Czech Republic 0 0 -- -- --- Denmark 9 9 100% 100% 100% EC 7 5 100% 100% 71% Finland 6 6 0% 0% 100% France 0% 0% --- GAVI --- --- -- -- --- Germany 0 0 67% 83% --- Global Fund 5 1 -- 67% 20% Hungary 2 0 -- 0% 0% IFAD 0 0 -- -- --- Ireland 2 2 -- 100% 100% Italy 0 0 -- -- --- Japan 0 0 -- 0% --- Korea Republic 3 0 -- 0% 0% Luxembourg 0 0 100% 100% --- Netherlands 2 2 0% 75% 100% New Zealand 3 3 100% -- 100% Norway 100% -- --- Poland -- -- --- Spain 0 0 0% 0% --- Sweden 10 9 63% 50% 90% Switzerland 0 0 100% -- --- UK 12 12 100% 100% 100% UN 99 63 17% 96% 64% US 9 4 15% 0% 44% WB 9 5 88% 50% 56%

Tổng cộng 153 83 24% 54% 54%

84

Ph

lc

3: B

ng

ma

tr

n t

óm

tt

nh

ng

vn

ch

ính

nêu

ra

tro

ng

ph

iu

tr

li

ca

c b

, ng

ành

, tn

h/

thà

nh

ph

ST

TC

qu

an c

h

qu

n/c

h d

án

V

n x

ut

gi

i p

háp

1 U

BN

D T

hàn

h p

h

Ni

Kh

ó k

hn

tro

ng

ch

un

b v

à àm

ph

án h

pn

g

qu

c t

tro

ng

u

t x

ây d

ng

dn

n n

hn

g

tran

h c

hp

tro

ng

gia

i o

n t

hc

hi

n s

au n

ày.

B K

H&

T c

h t

rì,

ph

i h

p v

i B

, n

gàn

h l

iên

qu

an

xut

c c

hi

vi

các

d á

n O

DA

c

ó m

t p

hn

kin

h

ph

í th

ích

án

g c

ho

ph

ép c

ác c

hu

t m

i lu

t s

kin

h n

gh

im

tro

ng

lp

àm p

hán

hp

ng

qu

c t

.

2 U

BN

D T

hàn

h p

h

H C

Min

h

Gp

kh

ó k

hn

tro

ng

hài

a v

à n

gi

n t

h t

c

vi

các

nh

à tà

i tr

ch

o d

án

qu

y m

ô l

n

Gp

kh

ó k

hn

tro

ng

các

h t

hc

ánh

giá

tác

n

g

ca

các

d á

n q

uy

ln

H t

hn

g T

D&

G k

ng

th

un

li

cho

tru

y c

p

rn

g r

ãi

Th

ôn

g t

in v

à ch

ính

sác

h c

a n

tài

tr k

ng

c p

h b

in

rn

g r

ãi

B K

H&

T t

ip

tc

ch t

rì p

hi

hp

vi

các

ng

ành

tru

ng

ng

ng

hiê

n c

u t

ip

tc

iu

ch

nh

các

qu

y

nh

nh

m t

hc

hi

n h

ài h

òa

th t

c g

ia

qu

y

nh

ca

Vi

t N

am v

à ch

ính

sác

h c

a N

tài

tr (

trn

g t

âm l

à

nh

ng

vn

c t

h t

ron

g c

ác q

uy

n

h v

ng

hi

m t

hu

k t

hu

t, g

ii

ng

ân).

B K

H&

T p

hi

hp

ch

d á

n c

p T

run

g

ng

t

chc

thí

im

ng

tác

án

h g

iá c

ui

k,

ánh

giá

sau

d á

n

i v

i m

t s

d á

n (

c b

it

là n

hn

g d

án

ln

) n

hm

t k

inh

ng

hi

m c

hu

ng

ch

o c

ác

a p

hn

g

v q

uy

trì

nh

nh

mc

chi

ph

í th

c h

in

.

B

KH

&T

p

hát

tr

in

h

th

ng

b

áo

cáo

th

eo

mu

nh

m n

i k

t b

áo c

áo t

d á

n v

B (

trn

g t

âm l

à s

liu

th

c h

in

) v

à cá

c cô

ng

c t

ng

tru

y x

ut

d

liu

, p

hát

tri

n t

ran

g W

eb v

th

ôn

g t

in c

ác N

tài

tr,

các

chn

g t

rìn

h t

ài t

r m

i, c

ác c

hín

h s

ách

ca

Nh

à tà

i

85

ST

TC

qu

an c

h

qu

n/c

h d

án

V

n x

ut

gi

i p

háp

tr,…

.

3 U

BN

D

tn

h

Bc

Nin

h

Nn

g l

c tr

on

g c

hu

n b

xu

t v

à h

uy

n

g t

ài

tr c

ho

các

d á

n O

DA

qu

y m

ô l

n h

n c

h

Mo

ng

mu

n n

hn

c n

hi

u h

tr

hn

tro

ng

ph

át

tri

n n

ng

lc

th

ch

un

b,

vn

ng

thc

hi

n t

t n

hn

g c

hn

g t

rìn

h,

d á

n O

DA

qu

y m

ô,

a

ng

ành

h t

r t

nh

4 U

BN

D t

nh

Ng

h

An

Th

i g

ian

ch

un

b d

án

qu

á lâ

u,

nên

sau

kh

i

c p

du

yt,

vn

ki

n d

án

ã

lc

hu

;

Kh

nn

g t

ip

cn

ng

un

OD

A c

a k

hu

vc

t

nh

ân b

hn

ch

.

Cn

vn

bn

ph

áp q

uy

mi

qu

n l

ý s

dn

g O

DA

cho

ph

ép r

út

ng

n t

hi

gia

n c

hu

n b

d á

n v

à m

rn

g

i t

ng

ti

p c

n n

gu

n v

n O

DA

san

g c

ác d

oan

h

ng

hi

p t

nh

ân

to

th

êm n

hi

un

g l

c p

hát

tri

n.

5 B

Tài

ch

ính

H

ình

th

c, n

i d

un

g h

ot

ng

ca

Nh

óm

i

tác

tro

ng

ln

h v

c C

i cá

ch q

un

tài

ch

ính

ng

cha

c p

ho

ng

ph

ú,

mi

ch d

ng

li

mc

tra

o

i, c

p n

ht

thô

ng

tin

th

ôn

g q

ua

các

cuc

hp

Nh

óm

i

tác

nh

k v

à cá

c cu

ci

tho

i v

ch

ính

sác

h.

Ng

un

lc

h t

r c

ho

ho

tn

g c

a N

m

i

tác

tro

ng

l

nh

v

c C

i cá

ch

qu

n

tài

chín

h

côn

g,

nn

g l

c c

an

v p

h t

rách

v H

iu

qu

vi

n t

r v

à i

u p

hi

vi

n t

r c

a B

Tài

ch

ính

còn

hn

ch

.

Các

i tá

c p

hát

tri

n c

n t

ích

cc

thô

ng

tin

v c

ác

chín

h s

ách

ph

át t

rin

ho

tn

g c

a cá

c n

tài

tr;

Các

i tá

c p

hát

tri

n c

n h

tr

tn

g c

ng

nn

g l

c

ca

n v

ph

trá

ch v

Hi

u q

u v

in

tr

iu

ph

i

vi

n t

r c

a B

Tài

ch

ính

.

86

ST

TC

qu

an c

h

qu

n/c

h d

án

V

n x

ut

gi

i p

háp

6 B

Y t

-

C c

h t

ài c

hín

h

tn

g c

ng

ng

un

lc

cho

ng

ành

y t

;

- S

th

am g

ia c

a cá

c v

, c

c ch

c n

ng

vào

thàn

h l

p c

ác n

m k

th

ut

còn

nh

iu

hn

ch

;

- N

hn

g v

n m

i c

a h

iu

qu

vi

n t

r n

h:

H t

r n

gân

sác

h,

h t

r t

heo

ch

ng

trì

nh

, p

hân

côn

g l

ao

ng

n c

ó n

hi

u c

ách

hi

u k

hác

, ch

a

thn

g n

ht.

- N

gh

iên

cu

xu

t v

à p

du

yt

c c

h t

ài c

hín

h

tn

g c

ng

ng

un

lc

cho

ng

ành

y t

;

- A

EF

làm

u

mi

tro

ng

các

ho

tn

g h

iu

qu

vi

n

tr c

p q

uc

gia

, i

u p

hi

tt

nh

ng

ln

h v

c c

n h

p

tác,

ch

ia s

gi

a cá

c b

ng

ành

, cá

c n

m

i tá

c ch

ng

hn

nh

ng

ln

h v

c cù

ng

qu

an t

âm;

- H

PG

bám

sát

u

tiê

n n

gàn

h

xây

dn

g á

n v

n

ng

OD

A v

i B

KH

&T

;

- M

rn

g t

hêm

các

hìn

h t

hc

hp

tác

mi,

th

í i

m

ph

ng

ph

áp

iu

ph

i h

iu

qu

vi

n t

r t

uy

n t

nh

.

7 B

T p

háp

C

ch

tài

ch

ính

t p

hía

i

tác

nc

ng

oài

ng

ày

càn

g c

ht

ch,

mc

chi

thp

tro

ng

kh

i th

tc

gi

i

ng

ân v

à q

uy

t to

án c

òn

ph

c t

p n

ên

ã là

m

nh

hn

g k

ng

nh

n q

trìn

h t

hc

hi

n.

Ng

oài

ra,

cn

g c

ó m

t s

ý k

in

ch

o r

ng

vi

c b

t

bu

c p

hi

s d

ng

ch

uy

ên g

ia n

c n

go

ài,

c

bi

t là

các

ch

uy

ên g

ia q

uc

t t

ron

g m

t v

ài d

án t

ra

kh

ôn

g h

iu

qu

, g

ây t

n k

ém v

à là

m

chm

ti

n t

hc

hi

n d

án

.

Mt

s d

án

n

gh

tn

g v

ni

ng

ho

c tr

ao t

hêm

qu

yn

ch

ng

ch

o p

hía

Vi

t N

am t

ron

g v

ic

tuy

n

chn

ch

uy

ên g

ia t

vn

nc

ng

oài

.