24
1 Y BAN NHÂN DÂN THÀNH PHĐÔNG HÀ CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc S: /ĐA - UBND Đông Hà, ngày tháng năm 2015 ĐỀ ÁN Phát trin nông nghip đô thtrên địa bàn thành phĐông Hà giai đon 2016 - 2020 Phn mđầu I. SCN THIT PHI XÂY DNG ĐỀ ÁN Đông Hà là thành phtnh lca tnh Qung Tr, có tng din tích tnhiên 7.296 ha, trong đó đất nông nghip khong 3.900 ha; dân skhong 90.000 người; lao động nông nghip chiếm khong 13,4%. Trong nhng năm qua, được squan tâm lãnh đạo, chđạo, htrca các cp, các ngành, đặc bit là snlc cgng, sáng to ca bà con nông dân, vic trin khai thc hin Đề án phát trin các vùng chuyên canh nông nghip thành phĐông Hà đến năm 2015 đã đạt nhng thành công nht định, góp phn thúc đẩy nông nghip thành phphát trin theo hướng sn xut hàng hóa, đáp ng ngày càng tt hơn cho nhu cu đô th. Các vùng chuyên canh nông nghip tng bước được đầu tư, kết hp vi chuyn giao, ng dng tiến bkhoa hc kthut vào sn xut, to ra mt smô hình nông nghip có hiu qu, góp phn nâng cao thu nhp, ci thin đời sng dân cư khu vc ven đô. Bên cnh nhng kết quđạt được, bước vào thi kđẩy mnh công nghip hóa, hin đại hóa và hi nhp kinh tế quc tế; nông nghip, nông dân thành phđang đối mt vi nhiu khó khăn, thách thc, đó là: Nông nghip phát trin chưa bn vng, quy mô sn xut nhl; rung đất còn manh mún; trình độ thâm canh còn hn chế; năng sut cây trng, vt nuôi và cht lượng sn phm chưa cao, vic nhân rng các mô hình có hiu qugp khó khăn; cơ shtng phc vsn xut nông nghip chưa đồng b; chương trình phát trin nông thôn mi không được trin khai trên địa bàn thành ph; vic huy động doanh nghip đầu tư vào lĩnh vc nông nghip còn nhiu khó khăn; mt svùng sn xut nông nghip còn độc canh cây lúa, hiu qukhông cao, vì vy chưa to được sđột phá mnh mđể phát trin nông nghip theo hướng sn xut hàng hóa, đem li hiu qukinh tế cao. Xut phát ttình hình đó và để trin khai thc hin Nghquyết Đại hi Đảng bthành phĐông Hà ln thXII, nhim k2015 - 2020 và tchc thc hin Đề án tái cơ cu ngành nông nghip tnh Qung Tr, UBND thành phxây dng Đề án phát trin nông nghip đô thgiai đon 2016 - 2020 nhm xây dng, phát trin nn nông nghip phù hp vi tính cht đô thĐông Hà, góp phn đẩy mnh chuyn dch cơ cu nông nghip trên địa bàn thành phtheo hướng nâng cao giá trgia tăng và phát trin bn vng.

ĐỀ ÁN Phát tri n nông nghi p ô th trên a bàn thành ph Đông ...dongha.quangtri.gov.vn/UploadFile/Portals/0/Attach... · Phạm vi áp dụng của đề án là lĩnh vực

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /ĐA - UBND Đông Hà, ngày tháng năm 2015

ĐỀ ÁN

Phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2016 - 2020

Phần mở đầu

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích tự

nhiên 7.296 ha, trong đó đất nông nghiệp khoảng 3.900 ha; dân số khoảng 90.000 người; lao động nông nghiệp chiếm khoảng 13,4%.

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực cố gắng, sáng tạo của bà con nông dân, việc triển khai thực hiện Đề án phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp thành phố Đông Hà đến năm 2015 đã đạt những thành công nhất định, góp phần thúc đẩy nông nghiệp thành phố phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu đô thị. Các vùng chuyên canh nông nghiệp từng bước được đầu tư, kết hợp với chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra một số mô hình nông nghiệp có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống dân cư khu vực ven đô.

Bên cạnh những kết quả đạt được, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; nông nghiệp, nông dân thành phố đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là: Nông nghiệp phát triển chưa bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ; ruộng đất còn manh mún; trình độ thâm canh còn hạn chế; năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm chưa cao, việc nhân rộng các mô hình có hiệu quả gặp khó khăn; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ; chương trình phát triển nông thôn mới không được triển khai trên địa bàn thành phố; việc huy động doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều khó khăn; một số vùng sản xuất nông nghiệp còn độc canh cây lúa, hiệu quả không cao, vì vậy chưa tạo được sự đột phá mạnh mẽ để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xuất phát từ tình hình đó và để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đông Hà lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị, UBND thành phố xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp đô thị giai đoạn 2016 - 2020 nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp phù hợp với tính chất đô thị Đông Hà, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn thành phố theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban

Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; - Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về

khuyến nông; - Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính

sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; - Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính

sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; - Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý,

sử dụng đất trồng lúa; - Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính

phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

- Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;

- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

- Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;

- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2011 - 2020;

- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;

- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

- Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;

- Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi tập trung, công nghiệp;

- Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

3

- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 31/5/2013 của HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VI về Xây dựng phát triển, đưa thành phố Đông Hà đạt đô thị loại II vào năm 2020; Quyết định số 2115/QĐ-UBND ngày 08/11/2013 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 31/5/2013 của HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VI về Xây dựng phát triển, đưa thành phố Đông Hà đạt đô thị loại II vào năm 2020;

- Quyết định số 2211/QĐ-UBND ngày 15/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;

- Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 09/10/2013 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đông Hà đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 - 2035;

- Quyết định số 32/2009/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của UBND tỉnh về chính sách phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực và phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2015, có tính đến năm 2020.

- Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2020.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đông Hà lần thứ XII nhiệm kỳ 2015 - 2020.

III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 1. Phạm vi áp dụng Phạm vi áp dụng của đề án là lĩnh vực nông nghiệp nói chung, bao gồm:

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và các dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh tập trung gồm: Vùng chuyên canh tập trung cây lúa; vùng chuyên canh tập trung cây thực phẩm, rau màu; vùng chuyên canh tập trung hoa, cây cảnh; vùng nuôi thuỷ sản tập trung; phát triển chăn nuôi quy mô lớn, tập trung; sản xuất lâm nghiệp và các trang trại nông, lâm, thủy sản, dịch vụ tổng hợp; sơ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố.

4

2. Đối tượng áp dụng Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ gia đình, chủ trang trại,

cá nhân (sau đây gọi là các tổ chức, cá nhân) tham gia hoặc hợp tác đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tổ chức sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

Phần 1 KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp thành phố đã đạt được

những kết quả quan trọng. Nông nghiệp phát triển khá toàn diện; năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế các loại cây trồng, vật nuôi không ngừng được tăng lên; cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Các vùng chuyên canh lúa, cây thực phẩm, rau hoa, nuôi thuỷ sản bước đầu có hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 3,73%, trong đó: giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,53%/năm, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 5,92%/năm, giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 4,19%/năm; giá trị sản xuất trên 01 ha canh tác (giá hiện hành) năm 2015 ước đạt 75 triệu đồng/năm, tăng 25 triệu đồng so với năm 2010.

1. Kết quả sản xuất nông nghiệp trên các lĩnh vực 1.1. Sản xuất lúa - Sản xuất lúa ở thành phố không lớn, nhưng có vị trí quan trọng, góp

phần ổn định đời sống, giải quyết việc làm cho đại bộ phận người lao động khu vực ven đô. Trong những năm qua, thành phố đã xác lập được bộ giống lúa chủ lực phù hợp với điều kiện địa phương; từng bước đưa các giống lúa có chất lượng cao, giống lúa mới như HC95, P6, HT1, PC6, TL6...có giá trị kinh tế cao vào sản xuất đạt trên 70%. Diện tích gieo trồng lúa ngày càng giảm do quá trình đô thị hóa, hiện nay diện tích canh tác còn khoảng dưới 1.100 ha, diện tích gieo trồng gần 2.100 ha (trong đó vụ Đông Xuân khoảng 1.100 ha, vụ Hè Thu khoảng 1.000 ha), tập trung chủ yếu ở phường Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương; năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 48 - 50 tạ/ha (trong đó vụ Đông Xuân đạt từ 50 - 55 tạ/ha, vụ Hè Thu đạt từ 40 - 45 tạ/ha); sản lượng lúa hàng năm đạt khoảng 9.500 - 10.000 tấn.

- Công tác thâm canh cây lúa có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, lựa chọn cơ cấu giống lúa và hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón hợp lý, phòng trừ sâu bệnh; đã triển khai các mô hình, chương trình cho cây lúa như: Chương trình sản xuất giống lúa nhân dân, chương trình 3 giảm 3 tăng, chương trình 1 phải 5 giảm, góp phần đưa năng suất, sản lượng lúa ngày càng tăng. Cơ giới hóa trong nông nghiệp được chú trọng và áp dụng rộng rãi, nhất là khâu làm đất, thu hoạch, tưới tiêu, vận chuyển vật tư, nông sản đạt tỷ lệ gần 100%.

5

1.2. Sản xuất cây thực phẩm, rau màu - Trong những năm qua, thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống

điện, bể nước, giếng khoan, tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHCN, đưa giống mới vào sản xuất, mở rộng diện tích trồng rau, cây thực phẩm theo hướng an toàn, góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho người nông dân. Đến nay, diện tích canh tác cây thực phẩm, rau màu các loại ước đạt 180 ha (diện tích tập trung 52,8 ha, phân tán 127,2 ha), trong đó diện tích đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn khoảng 25 ha; diện tích gieo trồng cây thực phẩm, rau màu đạt 350 ha, trong đó diện tích gieo trồng rau các loại đạt 320 ha, sản lượng ước đạt 4.000 tấn/năm; diện tích trồng rau tập trung phần lớn ở phường Đông Thanh, các địa phương khác chủ yếu trồng rau phân tán tại vườn nhà.

- Chủng loại rau trồng khá phong phú, trong đó nhóm rau ăn lá như cải, xà lách, rau dền, mồng tơi, ngò rí... chiếm trên 50%; nhóm rau củ quả như dưa leo, mướp các loại… chiếm khoảng 20% và các loại rau khác (bầu bí, rau mầm, ớt, rau muống...) chiếm khoảng 30%... Giá trị thu nhập trên 01 ha diện tích canh tác rau đạt từ 100 - 120 triệu đồng; trong đó, giá trị thu nhập trên 01 ha rau an toàn đạt khoảng 300 - 350 triệu đồng.

- Trên địa bàn thành phố có 75 hộ tham gia trồng nấm thương phẩm (chủ yếu nấm sò) ở các phường Đông Thanh, Đông Giang, Phường 2, Phường 5, Đông Lễ, Đông Lương; sản lượng trung bình hàng năm ước đạt khoảng 53 tấn; mô hình trồng tre lấy măng với diện tích khoảng 20,5 ha ở phường Đông Lương (Khu phố Tân Vĩnh, Lai Phước); sản lượng bình quân hàng năm khoảng 52 tấn... đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân.

1.3. Sản xuất hoa, cây cảnh - Diện tích trồng hoa, cây cảnh khoảng 10 ha, chủ yếu trồng ở phường

Đông Giang, Đông Thanh và một số phường nội thị (chủ yếu trồng cây cảnh); trong đó mô hình hoa trồng chậu tập trung của Tổ hợp tác sản xuất hoa An Lạc với 18 hộ sản xuất tại khu phố 1, phường Đông Giang, gồm các loại hoa như: Hoa Cúc, Vạn thọ, Lily, Nho,... bình quân hàng năm trồng khoảng 20.000 - 22.000 chậu, đạt doanh thu khoảng 2,5 tỷ đồng, đem lại lợi nhuận hơn 01 tỷ đồng/năm. Mô hình hoa cúc trồng đất với diện tích trên 06 ha, thu hút 211 hộ tham gia (phường Đông Giang, Đông Thanh, Đông Lương) nhằm phục vụ cho thị trường tiêu thụ trong các ngày rằm, lễ, tết; doanh thu hàng năm ước đạt 1,4 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 850 triệu đồng.

- Chủng loại hoa trồng ngày càng phong phú, đa dạng, với các loại hoa như: cúc, vạn thọ, lily, nho, cẩm chướng, tuy líp, phong lữ, lá cảnh... Tuy nhiên, phổ biến vẫn là hoa cúc trồng đất chiếm tỷ lệ nhiều nhất; các loại hoa cao cấp khác như lily, tuy líp, cát tường, hoa lan… mới đưa vào trồng từ năm 2012.

- Hiện nay đã có một số mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất hoa như: Xây dựng hệ thống nhà lưới, sử dụng giống hoa nuôi cấy mô, giống hoa cao cấp, phân sinh học... bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

1.4. Nuôi thủy sản

6

Nuôi thuỷ sản trên địa bàn đã phát huy thế mạnh và đạt kết quả tích cực; các phường đã tận dụng khai thác mặt nước ao, hồ, sông suối hiện có, chuyển một số diện tích đất hoang hoá, đất sản xuất lúa năng suất thấp qua nuôi tôm sú, cá nước ngọt. Tổng diện tích nuôi thuỷ sản hàng năm từ 100 - 110 ha; trong đó: Diện tích nuôi tôm nước lợ từ 50 - 55 ha, sản lượng đạt 120 - 150 tấn; diện tích nuôi cá nước ngọt từ 50 - 55 ha, sản lượng đạt từ 130 - 150 tấn.

- Nuôi tôm nước lợ phát triển khá, với hai đối tượng nuôi chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng; nuôi tập trung theo hình thức thâm canh; thành phố đã ban hành quy chế quản lý và từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi; chất lượng con giống và quy trình kỹ thuật nuôi được chú trọng; trong những năm gần đây nuôi tôm đem lại hiệu quả khá cao. Riêng trong năm 2014, diện tích nuôi tôm đạt 59,2 ha, tổng sản lượng đạt 138,6 tấn, doanh thu đạt 26,86 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 14,18 tỷ đồng (cao nhất so với từ trước đến nay).

- Nuôi cá nước ngọt chủ yếu theo phương thức bán thâm canh và quảng canh với đối tượng nuôi truyền thống như: Cá mè, chép, trôi, trắm, rô phi, trê phi... Đã có một số trang trại, gia trại nuôi cá nước ngọt kết hợp với chăn nuôi, trồng trọt đem lại hiệu quả cao (ở phường Đông Lễ, Phường 2, Phường 3); các đối tượng nuôi mới như cá lóc nhím, cá diêu hồng, cá trắm đen, nuôi lươn không bùn... được du nhập vào địa bàn để nuôi thử nghiệm, đang theo dõi để đánh giá hiệu quả của mô hình. Năm 2014, diện tích nuôi cá đạt 60 ha, sản lượng đạt 120 tấn, doanh thu khoảng 3,6 tỷ đồng, ước lãi trên 900 triệu đồng

1.5. Phát triển chăn nuôi - Trong những năm gần đây, tuy dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên

địa bàn thành phố diễn biến phức tạp, song hoạt động chăn nuôi vẫn duy trì phát triển khá ổn định; đàn trâu có xu hướng giảm, nhưng đàn bò tăng khá, đàn lợn và đàn gia cầm ổn định qua các năm; tính đến thời điểm 01/10/2015, đàn trâu có 443 con; đàn bò 1.369 con; đàn lợn 6.121 con; đàn gia cầm 55.700 con.

- Chất lượng con giống và kỹ thuật chăn nuôi thâm canh được chú trọng, tập quán chăn nuôi từng bước được thay đổi. Đã có nhiều mô hình chăn nuôi nông hộ đem lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình nuôi lợn thâm canh kết hợp xây dựng hầm biogas, nuôi lợn - cá; nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo; nuôi dê sinh sản; nuôi ong lấy mật... bước đầu hình thành trang trại chăn nuôi lợn tập trung có quy mô khá lớn (bình quân 1.000 con/lứa) ở khu phố Khe Lấp, Phường 3.

1.6. Sản xuất lâm nghiệp - Trên địa bàn thành phố có khoảng 2.267 ha đất lâm nghiệp có rừng,

trong đó diện tích rừng sản xuất trên 1.800 ha; hàng năm trồng mới rừng tập trung sau khai thác từ 100 - 150 ha, trồng cây phân tán các loại khoảng 30 - 40 nghìn cây. Diện tích đất lâm nghiệp ngày càng giảm do thu hồi để xây dựng các công trình hạ tầng đô thị.

- Thành phố đã hoàn thành xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2020; thực hiện giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân để phát triển kinh tế rừng và kinh tế trang trại, gia trại; trong

7

những năm gần đây đã có một số mô hình nông - lâm kết hợp, mô hình chăn nuôi trang trại tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho người lao động và cung cấp nguyên liệu gỗ cho các nhà máy.

1.7. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã tập trung đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất nông nghiệp như: sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi (hồ đập, trạm bơm, kênh mương); xây dựng bê tông hoá giao thông nội đồng; hệ thống điện, bể nước, giếng khoan, trại sản xuất giống hoa cúc...

- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2010 - 2015 là 22.620 triệu đồng (có phụ lục chi tiết kèm theo). Trong đó:

+ Vốn nhân dân đóng góp: 5.884 triệu đồng + Ngân sách TW, tỉnh: 12.856 triệu đồng + Ngân sách thành phố: 3.880 triệu đồng (gồm: xây dựng hệ thống điện;

trạm bơm; trại sản xuất giống hoa cúc; bể nước, giếng khoan,...) - Ngân sách thành phố bình quân mỗi năm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

phục vụ sản xuất nông nghiệp khoảng: 650 triệu đồng. 2. Tình hình tổ chức triển khai, kết quả thực hiện các chủ trương,

chính sách về phát triển nông nghiệp 2.1. Các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh - Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,

chính sách về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đã ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp như: Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; chính sách miễn thu thủy lợi phí; chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình VietGAP, chính sách hỗ trợ vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh...

- Ở tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 32/2009/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 về chính sách phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực và phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2015, có tính đến năm 2020. Đến nay, sau 05 năm triển khai thực hiện đã đạt được kết quả nhất định; hàng năm đã hỗ trợ kịp thời các giống lúa nguyên chủng cho các HTX nông nghiệp để xây dựng vùng giống nhân dân, giúp các HTX chủ động được nguồn giống lúa; hỗ trợ lợn giống bố mẹ, giống cá các loại, các công trình khí sinh học biogas... đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương, của tỉnh còn gặp khó khăn, chưa kịp thời, đầy đủ đến người nông dân; nguồn kinh phí thường không được chủ động bố trí, chủ yếu tập trung vào thực hiện Chương

8

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhưng thành phố Đông Hà là địa bàn không được hưởng chính sách đầu tư, hỗ trợ từ chương trình này.

2.2. Các chủ trương, chính sách hỗ trợ của thành phố Trong những năm qua, thành phố đã cụ thể hóa các quy định của Trung

ương, của tỉnh bằng các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp phù hợp với tính chất đặc thù của nông nghiệp thành phố; HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 11/2009/NQ-HĐND ngày 24/12/2009 về việc thông qua Đề án phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp của thành phố đến năm 2015, theo đó đã có các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, tập trung vào các nội dung chủ yếu như:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: Đường điện, giếng khoan, bể nước, trại sản xuất giống hoa cúc, hầm biogas, trạm bơm...

- Tập huấn, đào tạo nghề, tham quan học tập và hỗ trợ xây dựng mô hình giống mới như: Mô hình giống lúa mới chất lượng cao (giống lúa Trân Châu Hương, SV181, TL6...), giống rau mới (cây hành hoa, ớt chỉ thiên...), giống hoa mới (hoa lily, lan mokara...), giống thủy sản mới (cá rô đầu vuông, cá lóc nhím, cá trắm đen,...), giống gia cầm mới (gà Quý Phi)...

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách của thành phố vẫn còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm và đầu tư từ ngân sách thành phố còn hạn chế, nhất là chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách nhân rộng mô hình có hiệu quả kinh tế.

2.3. Các chủ trương về tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, gia trại

Thành phố đã ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể đến năm 2015, Kế hoạch phát triển trang trại, các mô hình kinh tế theo hướng trang trại, Kế hoạch phát triển tổ hợp tác đến năm 2015. Toàn thành phố có 18 HTX nông nghiệp; đến nay đã hoàn thành việc chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012; các HTX đã tổ chức các loại hình dịch vụ cho thành viên và chuyển giao tiến bộ KHKT cho hộ nông dân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số HTX hoạt động cầm chừng do quy mô nhỏ, thiếu vốn, trình độ năng lực cán bộ quản lý hạn chế. Các trang trại, gia trại phát triển ổn định, một số trang trại chăn nuôi, thủy sản, nông lâm kết hợp hoạt động có hiệu quả, song số lượng còn ít, quy mô nhỏ...

II. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ NGUYÊN NHÂN 1. Những vấn đề đặt ra - Quy mô sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nhỏ lẻ, phân tán, quỹ đất

nông nghiệp thu hẹp dần nên rất khó khăn trong việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa lớn; chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp và chưa tạo dựng được uy tín, thương hiệu, lòng tin đối với người tiêu dùng, cụ thể:

+ Đối với vùng trồng lúa: Quy mô cánh đồng còn nhỏ, manh mún, diện tích đất lúa bình quân trên hộ còn thấp, chỉ khoảng 0,3 ha/hộ; tỷ lệ giống lúa

9

chất lượng cao đưa vào sản xuất chỉ đạt 70%; một số vùng chưa cải tạo đồng ruộng gây khó khăn trong sản xuất và cơ giới hóa nông nghiệp.

+ Vùng sản xuất rau còn manh mún, chưa quy hoạch và đầu tư hoàn chỉnh; mặt bằng sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu; tổ chức sản xuất còn thiếu khoa học. Phần lớn rau, quả được sản xuất đem bán với dạng thô, không phân loại, không sơ chế, không có bao gói, cam kết các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nên bán giá thấp. Quá trình sản xuất theo quy trình VietGAP (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) thực hiện chưa nghiêm.

+ Mặt bằng trồng hoa thiếu ổn định, chưa đảm bảo và nằm ở vùng thấp lụt; hầu hết bà con trồng hoa để phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán là chủ yếu. Trình độ kỹ thuật sản xuất của nông dân có mặt còn hạn chế; chủng loại hoa thiếu đa dạng, chủ yếu là hoa cúc trồng chậu; hoa chất lượng cao còn ít và mới đưa vào sản xuất từ năm 2012.

+ Nuôi thủy sản tuy có hiệu quả cao, nhưng chậm mở rộng về diện tích; cơ sở hạ tầng một số vùng chưa đầu tư hoàn chỉnh (thiếu hệ thống ao hồ xử lý, hệ thống điện, hệ thống cấp nước ngọt...) làm phát sinh nhiều dịch bệnh và khó kiểm soát; nguồn giống không chủ động; vốn đầu tư khá lớn; mức độ rủi ro cao.

+ Sản xuất chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ; vẫn còn nhiều hộ nuôi theo hình thức thả rông, nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường và khó kiểm soát dịch bệnh; chậm hình thành và phát triển mô hình trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn; công tác quản lý giết mổ, vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

- Các dịch vụ và hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thiếu đảm bảo; nhiều công trình được đầu tư từ lâu nay đã xuống cấp chưa được duy tu, sửa chữa kịp thời; hầu hết vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đều nằm cuối nguồn nước của các công trình thủy lợi (hồ Ái Tử, hồ Trúc Kinh...) nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chỉ đạo và sản xuất của bà con nông dân. Nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới có hiệu quả nhưng rất khó khăn trong việc nhân rộng trên địa bàn; việc cung ứng các dịch vụ nông nghiệp còn khó khăn, nhất là giống sản xuất, nước tưới tiêu nông nghiệp, bảo vệ thực vật...

- Tổ chức sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, chủ yếu là kinh tế hộ; vai trò của HTX, doanh nghiệp trong hỗ trợ kinh tế hộ chưa phát huy hiệu quả. Tính liên kết từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học, quy trình canh tác tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp còn ít, nhất là trong sản xuất rau, hoa. Tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực, bên cạnh những thuận lợi, còn đặt ra nhiều thách thức đối với ngành nông nghiệp; cạnh trạnh thị trường sẽ ngày càng khốc liệt về chất lượng, giá cả nông sản hàng hóa ngay tại thị trường nội địa.

2. Nguyên nhân - Điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết trên địa bàn có nhiều yếu tố bất lợi

đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là thời tiết nắng nóng, hạn hán kết hợp

10

với gió Tây Nam thổi mạnh vào mùa hè và lụt bão, rét đậm, rét hại kéo dài vào mùa thu, mùa đông làm ảnh hưởng đến sản xuất, hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, lao động nông nghiệp đô thị cũng mang yếu tố bán chuyên canh, thiếu quan tâm đến đầu tư chăm sóc đồng ruộng.

- Chưa xây dựng được các dự án cụ thể mang tính đột phá trên lĩnh vực nông nghiệp; mặt khác, nguồn lực của tỉnh và thành phố còn hạn chế do thành phố không được hưởng các chính sách đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chưa huy động được các nguồn lực đóng góp của doanh nghiệp và nông dân để tổ chức sản xuất nông nghiệp mang tính khoa học, bền vững về môi trường và an toàn thực phẩm cũng như đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.

- Tổ chức sản xuất chưa có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ, nhất là hợp tác, liên kết với doanh nghiệp trong cung ứng vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; vai trò của các HTX, tổ hợp tác trong việc liên kết, định hướng và tổ chức sản xuất còn hạn chế; thị trường tiêu thụ nông sản thiếu ổn định tạo khó khăn trong sản xuất.

- Một số phường chưa thật sự tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp; công tác tuyên truyền, vận động để xây dựng các điển hình tiên tiến, các mô hình mới có hiệu quả trong nông nghiệp còn ít. HTX chưa thực sự đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho nông nghiệp, làm bà đỡ cho kinh tế hộ.

- Phần lớn diện tích có lợi thế để phát triển kinh tế trang trại nằm ở vùng gò đồi phía Tây, nhưng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là từ đất trồng rừng sản xuất sang đất phát triển trang trại (trồng trọt, chăn nuôi...) để tăng hiệu quả sử dụng đất gặp nhiều khó khăn.

Phần 2

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU 1. Quan điểm 1.1. Phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố phải gắn với tổ chức

thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đông Hà lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

1.2. Phát triển nông nghiệp đô thị phải đi vào chiều sâu, trên cơ sở áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo bước đột phá trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng hàng hóa chất lượng cao, an toàn cho đô thị.

1.3. Trong quá trình phát triển nông nghiệp đô thị phải khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp, gắn liền với việc bảo vệ, cải thiện môi trường, tạo mảng xanh sinh thái đô thị, đồng thời chú trọng phát triển các

11

ngành nghề, dịch vụ kết hợp, nhất là các dịch vụ giải trí, dịch vụ nhà vườn sinh thái, thưởng ngoạn cảnh quan nhằm tạo thêm việc làm và đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị.

1.4. Tập trung đầu tư, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn, xây dựng các cánh đồng lớn, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất giống, sản xuất lúa chất lượng cao; đồng thời tăng cường hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình, du nhập các giống mới có hiệu quả để nhân rộng.

2. Mục tiêu Phát triển nông nghiệp của thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị bền

vững, nâng cao chất lượng và hiệu quả, chuyển hướng tăng trưởng nông nghiệp từ chiều rộng sang hướng nâng cao giá trị gia tăng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các vùng chuyên canh tập trung gắn với thị trường tiêu thụ. Phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2016 - 2020 bình quân tăng 2%/năm; đến năm 2020, giá trị thu nhập bình quân trên 01 ha canh tác đạt 90 triệu đồng.

II. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 1. Vùng sản xuất lúa tập trung 1.1. Định hướng phát triển - Đến năm 2020, ổn định diện tích đất canh tác lúa khoảng 900 - 950 ha,

trong đó lúa chất lượng cao khoảng 800 ha. - Xây dựng 02 đến 03 mô hình cánh đồng lớn (10 - 20 ha/mô hình); 01 mô

hình sản xuất lúa giống tập trung (quy mô trên 10 ha). - Các vùng sản xuất lúa tập trung, bao gồm: Phường Đông Giang, Đông

Thanh, Đông Lễ, Phường 2 và các HTX Đại Áng, Trung Chỉ, Vĩnh Phước, phường Đông Lương.

1.2. Giải pháp - Đẩy mạnh công tác thâm canh, khuyến nông, bảo vệ thực vật; tăng

cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, các biện pháp kỹ thuật tổng hợp; đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được sâu bệnh vào sản xuất, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa phục vụ nhu cầu lương thực tại chỗ.

- Đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng, thực hiện cải tạo đồng ruộng, dồn điền đổi thửa, khuyến khích tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX nông nghiệp, thực hiện liên kết với doanh nghiệp để xây dựng mô hình cánh đồng lớn.

- Khuyến khích, hướng dẫn các phường, các HTX lập dự án mô hình cánh đồng lớn, vùng trồng lúa giống tập trung để hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và thành phố.

12

1.3. Cơ chế, chính sách hỗ trợ - Giống lúa mới chất lượng cao: Ngân sách thành phố hỗ trợ 80% chi phí

mua giống (nguyên chủng hoặc giống xác nhận 80 kg/ha) cho năm đầu tiên để thực hiện mô hình điểm (vùng tập trung không quá 10 ha/HTX) và tối đa không quá 40% chi phí mua giống (80 kg/ha) để nhân rộng mô hình;

- Xây dựng trạm bơm điện: Ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư nâng cấp các công trình trạm bơm điện cho vùng sản xuất lúa tập trung;

- Cải tạo đồng ruộng: Ngân sách thành phố hỗ trợ 50% giá trị công trình; ngân sách phường, HTX và nhân dân đóng góp 50% giá trị công trình; đối với các mô hình cánh đồng lớn, vùng sản xuất lúa giống, ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí cải tạo đồng ruộng;

- Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để xây dựng cánh đồng lớn, vùng sản xuất lúa giống tập trung.

- Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí lập dự án, lập quy hoạch vùng thực hiện mô hình cánh đồng lớn, vùng trồng lúa giống tập trung.

- Ngân sách thành phố hỗ trợ kinh phí đối ứng xây dựng kiên cố hóa kênh mương và giao thông nội đồng đối với các vùng thực hiện mô hình cánh đồng lớn, vùng sản xuất lúa giống tập trung theo Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn của tỉnh;

- Thực hiện các chính sách theo Quyết định số 32/2009/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện chính sách phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực và phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2015, có tính đến năm 2020; Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2020; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

2. Vùng sản xuất cây thực phẩm và rau tập trung 2.1. Định hướng phát triển - Phát triển vùng sản xuất cây thực phẩm và rau tập trung chủ yếu tại

phường Đông Thanh và Phường 2 với quy mô tập trung tối thiểu 03 ha/vùng. - Chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây thực

phẩm và rau tập trung; phấn đấu đến năm 2020 diện tích các vùng sản xuất cây thực phẩm và rau tập trung các loại khoảng 60 ha, trong đó diện tích được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong sản xuất và sơ chế khoảng 30 ha.

2.2. Giải pháp

13

- Phát triển đa dạng chủng loại rau, cây thực phẩm, du nhập các giống rau mới (rau cao cấp, rau đặc sản) có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; chú trọng đẩy mạnh sản xuất rau củ, quả (bầu, bí, mướp, cà...), nhất là sản xuất rau, củ, quả trái vụ để đáp ứng nhu cầu đô thị.

- Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, áp dụng quy trình sản xuất rau bảo đảm an toàn thực phẩm, tiến tới sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP; triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn (sử dụng nhà lưới, nhà màng, hệ thống tưới nước hiện đại...) nhằm tạo ra nông sản có chất lượng cao và an toàn.

- Tổ chức quầy mua bán, giới thiệu sản phẩm rau an toàn tại Chợ trung tâm thành phố, hệ thống siêu thị và từng bước mở rộng ra các chợ, các trục phố chính để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân đô thị; xây dựng thương hiệu cho thực phẩm rau an toàn.

2.3. Cơ chế, chính sách hỗ trợ - Du nhập giống rau, cây thực phẩm mới chưa có trên địa bàn thành phố:

Ngân sách thành phố hỗ trợ 80% chi phí mua giống để thực hiện mô hình điểm (không quá 30 triệu đồng/hộ) và tối đa không quá 40% chi phí mua giống để nhân rộng mô hình hiệu quả.

- Ngân sách thành phố hỗ trợ kinh phí đối ứng xây dựng kiên cố hóa giao thông nội đồng đối với các vùng sản xuất tập trung rau, cây thực phẩm an toàn (ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao) theo Chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn của tỉnh.

- Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí phân tích mẫu đất, mẫu nước; tập huấn hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm và kinh phí đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho vùng sản xuất rau, cây thực phẩm tập trung.

- Đường điện: Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư các công trình điện cho vùng sản xuất rau, cây thực phẩm tập trung.

- Cải tạo đồng ruộng: Ngân sách thành phố hỗ trợ 50% giá trị công trình; ngân sách phường, HTX và nhân dân đóng góp 50% giá trị công trình cho các dự án chuyển đổi đất trồng lúa sang phát triển cây thực phẩm và rau tập trung.

- Xây dựng bể nước, giếng khoan, nhà lưới, nhà màng, màng phủ ni lông, hệ thống tưới phun sương, tưới nhỏ giọt: Ngân sách thành phố hỗ trợ 50% giá trị công trình cho các vùng sản xuất rau, cây thực phẩm tập trung.

- Mô hình ứng dụng công nghệ cao: Khuyến khích áp dụng quy trình sản xuất an toàn thực phẩm theo hướng VietGAP. Ngân sách thành phố hỗ trợ tối đa 30% kinh phí thực hiện mô hình, nhưng không quá 200 triệu/01 mô hình.

3. Vùng sản xuất hoa, cây cảnh 3.1. Định hướng phát triển

14

- Mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh khoảng 12 -15 ha, tập trung phát triển ở phường Đông Giang, Đông Thanh (riêng trồng cây cảnh thương phẩm có thể phát triển thêm ở các phường có điều kiện về quỹ đất).

- Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hoa trồng chậu, chú trọng phát triển các loại hoa đẹp, hoa cao cấp.

3.2. Giải pháp - Quy hoạch tạo quỹ đất để phát triển vùng trồng hoa đất, hoa chậu tập

trung đáp ứng yêu cầu mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh. - Tiếp tục phát triển nghề trồng hoa truyền thống ở Tổ hợp tác An Lạc;

khuyến khích các hộ mở rộng quy mô, cải tạo vườn hoa gia đình, thành lập các tổ chức chuyên sản xuất hoa, cây cảnh.

- Củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả sản xuất của trại sản xuất giống hoa cúc tại phường Đông Thanh; khuyến khích mở rộng việc ươm tạo giống hoa để đáp ứng nhu cầu trên địa bàn.

- Tiếp tục nghiên cứu du nhập các loại hoa chất lượng cao, cây cảnh quý, xây dựng các mô hình phát triển cây cảnh bản địa trên địa bàn.

- Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng địa điểm kinh doanh cho người trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn thành phố tham gia các hội hoa xuân để quảng bá sản phẩm.

3.3. Cơ chế, chính sách hỗ trợ - Giống hoa mới: Ngân sách thành phố hỗ trợ 80% chi phí mua giống

mới để thực hiện mô hình điểm (không quá 30 triệu đồng/hộ) và tối đa không quá 40% chi phí mua giống để nhân rộng mô hình có hiệu quả.

- Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình trồng hoa, cây cảnh mới.

- Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí quy hoạch, đầu tư đường điện, mặt bằng sản xuất cho vùng trồng hoa tập trung theo quy hoạch.

- Ngân sách thành phố hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng hệ thống cấp nước; hỗ trợ kinh phí đối ứng xây dựng kiên cố hóa giao thông nội đồng đối với vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung theo Chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn của tỉnh.

- Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, sản xuất giống hoa chất lượng cao, giống hoa mới: Ngân sách thành phố hỗ trợ tối đa 30% kinh phí thực hiện mô hình, nhưng không quá 200 triệu/01 mô hình.

4. Vùng nuôi thủy sản 4.1. Định hướng phát triển Ổn định diện tích và từng bước chuyển đổi đất hoang hóa, đất vùng trũng

trồng lúa kém hiệu quả, khai thác các ao hồ, mặt nước để nuôi thủy sản nước lợ và nước ngọt, phấn đấu đạt diện tích từ 120 - 140 ha. Trong đó:

15

- Nuôi tôm nước lợ tập trung ở địa bàn phường Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương, Phường 2; diện tích từ 60 - 70 ha.

- Nuôi cá nước ngọt ở Phường 2, Phường 3, Phường 4, Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lương, Đông Lễ; diện tích từ 60 - 70 ha.

4.2. Giải pháp - Vùng nuôi tôm nước lợ: Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân

trắng (tôm sú là chủ lực); nuôi theo hướng thâm canh bền vững; thực hiện tốt thời vụ nuôi, tăng cường quản lý chất lượng con giống và phòng chống dịch bệnh trên tôm; phát huy vai trò trách nhiệm của các Tổ hợp tác nuôi tôm cộng đồng; từng bước xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi tôm bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy trình VietGAP. Những vùng nuôi tôm bị dịch bệnh, có hiệu quả thấp, khuyến khích chuyển đổi sang đối tượng nuôi khác phù hợp.

- Vùng nuôi cá nước ngọt: Phát triển đa dạng đối tượng nuôi và nuôi theo hình thức xen ghép nhằm tạo thuận lợi cho đầu ra sản phẩm; ưu tiên và khuyến khích phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt theo hướng trang trại, gia trại tập trung, theo hình thức bán thâm canh và thâm canh. Bên cạnh các đối tượng nuôi truyền thống (như cá chép, cá mè, cá trắm, cá rô phi đơn tính...), tiếp tục đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình giống cá mới như: cá lóc nhím, cá trắm đen thương phẩm, cá diêu hồng...

- Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi thủy sản gắn với tổ chức các loại hình dịch vụ tại chỗ (dịch vụ câu cá, nhà hàng...). Khảo sát, tìm hiểu để du nhập vào địa bàn các giống thủy sản mới phù hợp, có hiệu quả và giá trị kinh tế cao.

4.3. Cơ chế, chính sách hỗ trợ - Giống thủy sản mới (nước lợ, nước ngọt): Ngân sách thành phố hỗ trợ

80% chi phí mua giống để thực hiện mô hình điểm (không quá 40 triệu đồng/hộ) và tối đa không quá 40% chi phí mua giống để nhân rộng mô hình;

- Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình nuôi thủy sản, tổ chức các loại hình dịch vụ kết hợp tại chỗ mới;

- Trạm bơm, đường điện: Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư các công trình cho các vùng nuôi thủy sản tập trung, các mô hình, khu nuôi thủy sản kết hợp tổ chức các dịch vụ tổng hợp tại chỗ;

- Mô hình nuôi thủy sản gắn với tổ chức các loại hình dịch vụ tại chỗ (câu cá, nhà hàng...): Ngân sách thành phố hỗ trợ tối đa 30% kinh phí thực hiện mô hình, nhưng không quá 200 triệu đồng/01 mô hình;

- Thực hiện các chính sách theo Quyết định số 32/2009/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện chính sách phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực và phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2015, có tính đến năm 2020; Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực

16

hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2020; Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

5. Phát triển chăn nuôi 5.1. Định hướng phát triển Phát triển chăn nuôi phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng sinh

thái trên địa bàn thành phố nhằm bảo đảm phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường, cụ thể:

- Phát triển các trang trại, gia trại chăn nuôi bò, dê theo hướng kết hợp nuôi nhốt và chăn dắt có quản lý ở vùng đồi phía Tây thành phố, bao gồm: vùng Khe Lấp, Phường 3; vùng Lai Phước, Tân Vĩnh, phường Đông Lương và Phường 4.

- Ở những vùng ven đô thuộc các phường Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương, chỉ phát triển đàn bò theo hình thức nuôi nhốt.

- Phát triển đàn lợn, đàn gia cầm, thủy cầm theo hướng trang trại, gia trại xa khu dân cư, đảm bảo môi trường và kiểm soát an toàn dịch bệnh; không phát triển chăn nuôi gia súc trong khu vực nội thành.

- Phát triển mô hình nuôi ong lấy mật theo hướng thị trường gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp ở các địa bàn có rừng tập trung như Phường 3, Phường 4, Đông Lương.

5.2. Giải pháp - Chọn lọc giống để nâng cao trọng lượng và chất lượng đàn bò, đẩy mạnh

phát triển đàn bò lai, dê lai; phát triển mô hình nuôi bò sinh sản, nuôi bò vỗ béo, nuôi dê sinh sản kết hợp với phát triển trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc.

- Xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi lợn thâm canh, kết hợp với xây dựng hầm biogas hoặc đệm lót sinh học nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh và bảo vệ môi trường; xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm giống lợn Vân Pa, lợn bản, lợn rừng trên địa bàn.

- Tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để phát triển các trang trại chăn nuôi quy mô tập trung ở các vùng có điều kiện về đất đai.

- Phát triển, nhân rộng mô hình nuôi gà an toàn sinh học, nuôi gà thả đồi, thả vườn kết hợp với trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Du nhập và khảo nghiệm những giống gia cầm mới; xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm giống vịt trời và các con nuôi mới có giá trị kinh tế cao.

- Phối hợp cùng với tỉnh tiến hành rà soát, bố trí quỹ đất phù hợp và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn.

5.3. Cơ chế, chính sách hỗ trợ

17

- Giống vật nuôi mới: Ngân sách thành phố hỗ trợ 80% chi phí mua giống vật nuôi mới để thực hiện mô hình điểm (không quá 30 triệu đồng/hộ) và tối đa không quá 40% chi phí mua giống để nhân rộng mô hình;

- Xử lý môi trường: Ngân sách thành phố hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng hầm biogas hoặc đệm lót sinh học đối với các trang trại, gia trại chăn nuôi, nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng/gia trại và không quá 200 triệu đồng/01 trang trại.

- Ngân sách thành phố sẽ bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo Đề án Quy hoạch, chính sách xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2016 - 2020, có tính đến năm 2030 của tỉnh.

- Thực hiện các chính sách theo Quyết định số 32/2009/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện chính sách phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực và phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2015, có tính đến năm 2020; Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2020; Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;

6. Phát triển kinh tế trang trại và các mô hình nông - lâm - thủy sản kết hợp

6.1. Định hướng phát triển Phát triển mô hình nông - lâm kết hợp tại các địa bàn có rừng như Phường

3, Phường 4, Đông Lương, Đông Lễ; phát triển các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp (nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi, trồng trọt, các dịch vụ tổng hợp ...) ở Phường 2, Phường 3, Đông Lễ, Đông Giang.

6.2. Giải pháp - Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng mô hình vườn

nhà, vườn đồi theo hướng kết hợp giữa trồng rừng, trồng cây ăn quả và chăn nuôi, chú trọng kết hợp với phát triển các mô hình du lịch sinh thái.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, chủ trang trại thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; khuyến khích chuyển đổi, tích tụ ruộng đất; tiến hành rà soát, cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; tăng cường hướng dẫn cho các chủ trang trại, gia trại về bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trang trại gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái.

18

- Thực hiện tốt công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng trong mọi tầng lớp xã hội, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cho thành phố.

6.3. Cơ chế, chính sách hỗ trợ - Hàng năm, ngân sách thành phố bố trí kinh phí hoạt động của Ban chỉ

đạo phòng cháy chữa cháy rừng thành phố và thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, kiểm tra, hỗ trợ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố;

- Mô hình phát triển kinh tế nông - lâm - thủy sản và các dịch vụ kết hợp: Ngân sách thành phố hỗ trợ tối đa 30% kinh phí thực hiện mô hình, nhưng không quá 200 triệu đồng/01 mô hình;

- Thực hiện các chính sách theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại; Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2011 - 2020; định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 12 năm 2011 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2020.

III. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN - Tổng nguồn vốn để thực hiện đề án sẽ được xác định trên cơ sở kinh phí

của từng dự án, công trình cụ thể và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Dự kiến nhu cầu vốn thực hiện đề án giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 28.720 triệu đồng. Trong đó:

- Vốn ngân sách phường (vốn sự nghiệp kinh tế, kinh phí hỗ trợ đất trồng lúa), vốn doanh nghiệp, HTX, nhân dân đóng góp: 14.640 triệu đồng

- Ngân sách tỉnh: 4.080 triệu đồng - Ngân sách thành phố: 10.000 triệu đồng * Ngân sách thành phố bình quân mỗi năm đầu tư khoảng 2.000 triệu

đồng. (có các phụ lục chi tiết từ bảng 4 đến bảng 8 kèm theo)

19

IV. HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN 1. Hiệu quả về kinh tế - xã hội - Tạo ra được các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, các vùng sản

xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao phù hợp với tính chất đô thị, sản phẩm hàng hóa có chất lượng đáp ứng nhu cầu đô thị và nhu cầu thị trường, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp.

- Từng bước tạo cơ cấu hợp lý trong ngành nông nghiệp; khai thác, sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp và sức lao động, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp, góp phần giúp nông dân làm giàu chính đáng và giảm nghèo bền vững.

2. Hiệu quả về môi trường Góp phần làm thay đổi nhận thức của người nông dân từ một nền sản

xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp canh tác mới, bền vững, thúc đẩy phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững, an toàn sinh học; giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường và cảnh quan đô thị; sản xuất các sản phẩm có chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vì lợi ích của ngươi tiêu dùng.

Phần 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. THỜI GIAN VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN 1. Thời gian thực hiện đề án: 2016 - 2020. 2. Quy trình tổ chức thực hiện 2.1. Xây dựng kế hoạch

- Hàng năm UBND phường thông báo, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân xác định nhu cầu và đăng ký danh mục các dự án, công trình để UBND phường tổng hợp, gửi về Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch trước ngày 30/6. - Phòng Kinh tế tổng hợp danh mục dự án, công trình, chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch và các đơn vị liên quan kiểm tra, đề xuất UBND thành phố chủ trương thực hiện trước 30/7 hàng năm.

- Trên cơ sở danh mục được UBND thành phố thống nhất, các chủ đầu tư triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, hoàn thành trình phê duyệt trước ngày 30/10 hàng năm để bố trí vốn thực hiện.

- Riêng đối với năm 2016, trên cơ sở đề án, Phòng Kinh tế chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch cân đối, đề xuất bố trí kinh phí thực hiện đề án. UBND thành phố phân bổ cho các dự án, công trình cụ thể.

20

2.2. Cơ chế thực hiện - Các dự án, công trình do ngân sách thành phố, ngân sách tỉnh đầu tư 100% vốn, UBND thành phố xem xét quyết định chủ đầu tư các dự án, công trình. - Các công trình, dự án có vốn đối ứng của phường, HTX, doanh nghiệp, cá nhân, do tổ chức, cá nhân có vốn đối ứng lớn nhất làm chủ đầu tư hoặc do thỏa thuận giữa các bên góp vốn đối ứng.

- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập, trình phê duyệt, triển khai thực hiện các công trình, dự án theo đúng quy định hiện hành. - Đối với các công trình sử dụng vốn đối ứng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức họp, thống nhất về chủ trương đầu tư, tổng dự toán được phê duyệt và tiến hành thu tiền đối ứng để triển khai thực hiện.

II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1. Phòng Kinh tế - Chủ trì phối hợp các phòng, ban ngành thành phố liên quan, UBND các

phường tham mưu cho UBND thành phố triển khai nội dung đề án này; phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện đề án; kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Chủ trì phối hợp với các phòng, ban ngành liên quan, tham mưu cho UBND thành phố tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và thành phố kịp thời, hiệu quả; đề xuất nguồn vốn khoa học và công nghệ đầu tư cho công tác nghiên cứu, mở rộng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực hiện đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố.

- Chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch lập kế hoạch kinh phí theo nội dung của đề án trình UBND thành phố xem xét, quyết định, đồng thời tham mưu cho UBND thành phố làm việc với các ngành cấp tỉnh để tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án. Tiến hành sơ, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo; tổng hợp, báo cáo HĐND và UBND thành phố.

2. Phòng Tài chính - Kế hoạch Chủ trì phối hợp với Phòng Kinh tế trình UBND, HĐND thành phố xem

xét, quyết định phân bổ nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; bố trí nguồn vốn sự nghiệp kinh tế để thực hiện các nội dung của đề án; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện thanh toán, quyết toán nguồn vốn thực hiện các chương trình của đề án.

3. Phòng Quản lý đô thị - Phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho UBND thành phố giải

quyết các vấn đề liên quan đến quy hoạch xây dựng cho phát triển nông nghiệp

21

đô thị, tổ chức công khai quy hoạch đã được phê duyệt thuộc thẩm quyền của UBND thành phố.

- Phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch để tổng hợp nhu cầu xây dựng, vốn đầu tư Chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn (có kiên cố hóa giao thông nội đồng), phân bổ cho các phường sau khi có quyết định bố trí vốn của UBND tỉnh.

4. Phòng Tài nguyên - Môi trường Phối hợp với Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế rà soát loại quy hoạch

phát triển nông nghiệp, dân cư và các chương trình, dự án sử dụng đất nông nghiệp để điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế; hướng dẫn thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các dự án có hiệu quả và tính khả thi cao.

5. Các trạm: Khuyến nông - Khuyến ngư, Thú y, Bảo vệ thực vật Phối hợp với các phòng, ban chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện đề

án, theo dõi, triển khai các chương trình khuyến nông, khoa học công nghệ có liên quan đến mô hình nông nghiệp đô thị. Hướng dẫn vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch cho cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố.

6. UBND các phường - Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham

gia thực hiện đề án. - Xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện đề án trên địa bàn

phường; tổng hợp, đăng ký và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình tại địa phương. Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

7. Các tổ chức, cá nhân, hộ nông dân - Tích cực tham gia thực hiện Đề án; đăng ký các danh mục công trình, dự

án với UBND phường, thực hiện đúng các quy định đã nêu trong đề án. - Tuân thủ chặt chẽ quy trình, quy phạm kỹ thuật theo hướng dẫn của các

ngành cấp tỉnh và thành phố. - Thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký đầu tư, hỗ trợ, thanh quyết toán

theo hướng dẫn của các các ngành cấp tỉnh và thành phố. 8. Đề nghị UBMT, các đoàn thể thành phố - Tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện đề án;

tích cực xây dựng các mô hình nông nghiệp đô thị; phát động phong trào thi đua thực hiện các mô hình nông nghiệp đô thị có hiệu quả về kinh tế, xã hội; tăng cường phối hợp với các ngành và địa phương tổ chức thực hiện đề án gắn với chuyển đổi nghề, giải quyết công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống người nông dân, các đoàn viên, hội viên.

22

- Huy động thành lập các quỹ hội theo quy định để hỗ trợ các đoàn viên, hội viên thực hiện các chương trình, dự án, các công trình theo Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

1. Kết luận Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Đông

Hà đã có những chuyển dịch đúng hướng, tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhận thức, thay đổi cung cách làm ăn, mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của các hộ gia đình; đồng thời huy động thêm các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp như hệ thống điện, kiên cố hóa hoá kênh mương, bê tông hóa giao thông nội đồng, dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng, góp phần tích cực làm chuyển biến bộ mặt nông nghiệp vùng ven đô và nâng cao đời sống người nông dân.

Trong những năm tới, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, đòi hỏi nông nghiệp phải được tổ chức đầu tư hợp lý và đồng bộ, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, khai thác tốt tiềm năng đất đai, phát huy tối đa nguồn nội lực kết hợp với việc tranh thủ có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài (các chương trình đầu tư của Trung ương, của tỉnh, liên doanh, liên kết...), để tập trung phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững, có hiệu quả cao.

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2016 - 2020 là hết sức cần thiết nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đông Hà lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

2. Kiến nghị đề xuất - Do sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố ít hưởng lợi từ các

chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vì vậy để tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiệp của thành phố phát triển, đề nghị Trung ương, tỉnh quan tâm bố trí vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi (hồ đập, hệ thống tiêu úng, nạo vét các hồ, hói, kiên cố hóa kênh mương), giao thông nội đồng, cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản tập trung... để phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống người nông dân vùng ven đô thị.

- Đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh tham gia chỉ đạo trong quá trình thực hiện đề án; tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo chức năng; cùng với thành phố tăng cường các hoạt động khuyến nông, hỗ trợ đầu tư và chỉ đạo các mô hình trình diễn, mô hình sản xuất thử nghiệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở và lực lượng cán bộ kỹ thuật của các

23

trung tâm, các trạm khuyến nông, khuyến ngư, thú y; cán bộ quản lý, cán bộ HTX, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- UBND thành phố đề nghị HĐND thành phố ban hành nghị quyết thông qua Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2016 - 2020 để tổ chức triển khai thực hiện.

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Phạm Văn Nghiệm

24