34
I. MỞ ĐẦU - LSNG đã được khai thác, sử dụng Việt Nam tthời cổ đại được coi là những sản vật quí của đất nước. Từ xưa đến nay nó đã vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân đặc biệt là đối với những người dân sống trong xung quanh rừng. LSNG không chỉ đáp ứng nhu cầu dân dụng mà nhiều loại trở thành nguyên liệu công nghiệp hàng hoá xuất khẩu. - Tuy nhiên, mặc dầu biết giá trị của tài nguyên rừng, trong đó có LSNG, nhưng mọi người vẫn quan niệm rằng “rừng vàng, biển bạc” đại bộ phận nhân dân cho đến nay vẫn chỉ coi tài nguyên của rừng tự nhiên như của “Trời cho”. Do đó, chính quyền trong các thời đại trước Cách mạng Tháng 8 không quản lý LSNG trong rừng tự nhiên, chỉ đánh thuế những người kinh doanh một số mặt hàng LSNG. LSNG chỉ thực sự trở thành đối tượng quản lí của Nhà Nước và được đầu tư phát triển như một ngành kinh tế từ khi Tổng cục Lâm nghiệp ra đời, năm 1961. - Đến khi lâm nghiệp truyền thống được chuyển sang lâm nghiệp cộng đồng thì rừng được nhà nước chú ý quan tâm phát triển. Đặc biệt từ 1999 đến nay nhà nước ta đã ban hành nhiều chính cho việc bảo vệ và phát triển lâm nghiệp. Vì vậy LSNG tuy chưa có chính sách riêng, nhưng các chính sách cho lâm nghiệp đã có nhiều tác động tích cực cho sự quản lý và phát triển nó. Vậy để hiểu rõ về các chính sách - 1 -

05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

I. MỞ ĐẦU

- LSNG đã được khai thác, sử dụng ở Việt Nam từ thời cổ đại và được coi là

những sản vật quí của đất nước. Từ xưa đến nay nó đã có vai trò quan trọng trong đời

sống của nhân dân đặc biệt là đối với những người dân sống trong và xung quanh

rừng. LSNG không chỉ đáp ứng nhu cầu dân dụng mà nhiều loại trở thành nguyên

liệu công nghiệp và hàng hoá xuất khẩu.

- Tuy nhiên, mặc dầu biết giá trị của tài nguyên rừng, trong đó có LSNG, nhưng mọi

người vẫn quan niệm rằng “rừng vàng, biển bạc” đại bộ phận nhân dân cho đến nay

vẫn chỉ coi tài nguyên của rừng tự nhiên như của “Trời cho”. Do đó, chính quyền

trong các thời đại trước Cách mạng Tháng 8 không quản lý LSNG trong rừng tự nhiên,

chỉ đánh thuế những người kinh doanh một số mặt hàng LSNG. LSNG chỉ thực sự trở

thành đối tượng quản lí của Nhà Nước và được đầu tư phát triển như một ngành kinh

tế từ khi Tổng cục Lâm nghiệp ra đời, năm 1961.

- Đến khi lâm nghiệp truyền thống được chuyển sang lâm nghiệp cộng đồng thì

rừng được nhà nước chú ý quan tâm phát triển. Đặc biệt từ 1999 đến nay nhà nước ta

đã ban hành nhiều chính cho việc bảo vệ và phát triển lâm nghiệp. Vì vậy LSNG tuy

chưa có chính sách riêng, nhưng các chính sách cho lâm nghiệp đã có nhiều tác động

tích cực cho sự quản lý và phát triển nó. Vậy để hiểu rõ về các chính sách tác động đến

LSNG chúng tôi đã thực hiện chuyên đề: “PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN BIẾN TÍCH

CỰC TRONG CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN LSNG TỪ 1999-2008”

II. MỤC ĐÍCH

• Biết được các chính sách liên quan đến LSNG;

• Thấy được sự chuyển biến tích cực của các chính sách về LSNG.

III. NỘI DUNG

Để làm rõ nội dung của bài báo cáo là “Phân tích sự chuyển biến tích cực trong các

chính sách về LSNG từ năm 1999 đến 2008” chúng tôi tiến hành 2 công việc sau:

- 1 -

Page 2: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

- Đưa ra những chính sách liên quan đến LSNG từ năm 1999 đến 2008 đồng thời

khái quát nội dung chung của những chính sách này và kèm theo là những nội dung

liên quan đến LSNG;

- Tiến hành phân tích sự chuyển biến trong những chính sách liên quan đến

LSNG. Tuy nhiên chúng tôi chỉ đi sâu vào phân tích những chuyển biến tích cực trong

những chính sách này.

PHẦN 1: NHỮNG CHÍNH SÁCH

Số

TTTên VB

CQ ban

hành

Ngày

ban

hành

Nội dung

1

02/1999/

QĐ-BNN-

PTNT

Bộ NN-

PTNN05/01/99

Quy chế khai thác gỗ, khai thác tre nứa, các loại

lâm sản ngoài gỗ. Việc khai thác phải có hồ sơ thiết

kế cho khai thác. Nếu khai thác khối lượng lớn, tập

trung phải có sở NN và PTNT duyệt và cấp giấy

phép khai thác

Đối với các loài sản phẩm có khối lượng nhỏ, phân

tán, không thuộc diện cấm thì được phép khai thác

nhưng không làm tổn hị đến các loại sản phẩm đó

(sa nhân, song mây, ba kích,…)

2 28/1999/

TTLT

Bộ NN-

PTNN

03/02/99 Thi hành Quyết định số 661/QĐ-TTg Ngày 29

tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ "Về

mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực

hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng"

- Trồng 3 triệu ha rừng sản xuất , trong đó:

* Rừng nguyên liệu cho công nghiệp : 1,6 - 1,62

triệu ha, chủ yếu trồng các loài cây keo, tre luồng,

thông, bồ đề, mỡ, bạch đàn,...

* Rừng gỗ trụ mỏ: 80.000ha, trồng các loài cây

thông, sa mộc, bạch đàn,...

* Rừng cây đặc sản: 200.000ha, bao gồm các loài

- 2 -

Page 3: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

cây quế, hồi, thông nhựa, trúc sào, táo mèo, sở, cây

lấy măng.v.v...

3

163/1999/

NĐ-CP Chính

phủ16/11/99

Quy định Giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ

chức, Hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu

dài vào mục đích lâm nghiệp

- Nhà nước giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho

tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu

dài vào mục đích lâm nghiệp, gồm các loại đất lâm

nghiệp trong đó:

- Đất rừng đặc dụng là vùng đất lâm nghiệp quy

hoạch xây dựng, phát triển rừng để bảo tồn thiên

nhiên; mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia;

nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu

khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh

lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch, bảo vệ

môi trường sinh thái,…

Đất rừng sản xuất là vùng đất lâm nghiệp quy

hoạch chủ yếu để sản xuất kinh doanh cây rừng,

các loại lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng

và kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái

4 09/2000/

NQ-CP

Chính

phủ

15/06/00 Quy định một số chủ trương và chính sách về

chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm

nông nghiệp

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình

trồng mới 5 triệu ha rừng. Ngoài bảo vệ, khoanh

nuôi, tái sinh và trồng rừng đặc dụng, phòng hộ thì

phải phát triển mạnh rừng sản xuất, tập trung vào

một số định hướng lớn sau đây:

- Phát triển các loại quế, hồi v.v... ở những vùng có

điều kiện, phù hợp nhu cầu thị trường quốc tế. 

- Phát triển ngành sản xuất đồ gỗ ngoài trời, gỗ gia

- 3 -

Page 4: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

dụng, gỗ mỹ nghệ và các sản phẩm mây, tre đan,...

chủ yếu để xuất khẩu.

5132/2000/

QĐ-TTg

Chính

phủ24/11/00

Quy định một số chính sách khuyến khích phát

triển ngành nghề nông thôn.

Đầu tư phát triển một số ngành nghề nông thôn

như: Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre

đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ ở nông

thôn..

Chính sách đầu tư phát triển thị trường nông lâm

sản…

608/2001/

QĐ-TTg

Chính

phủ

11/1/01

Quy định về quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng

hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Quy định về việc khai thác tận dụng tre nứa và

lâm sản trong rừng phòng hộ:

+ Được phép tận dụng các loài lâm sản ngoài gỗ,

tre nứa mà không ảnh hưởng đến khả năng phòng

hộ của rừng( trừ lâm sản thuộc nhóm I)

+ Tre nứa khi đạt yêu cầu phòng hộ 80% được

phép khai thác 30%,được khai thác măng

+ Có khuyến khích tổ chức các hoạt động du lịch

của rừng đặc dụng không làm ảnh hưởng đến mục

tiêu bảo tồn thiên nhiên và môi trường

711/2001/

NĐ-CP

Chính

phủ22/1/01

Về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và

quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã

Bảo vệ các loại động thực vật quý hiếm trong đó

có các loài động thực vật từ rừng, một số cây lâm

sản ngoài gỗ quý hiếm như: sâm Tam Thất, sâm

Ngọc Lan, Lan một lá,…

8 80/2003/

TTLT/

BNN-

BTC

Bộ NN-

PTNT

03/09/03 Thi hành Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày

12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về "Quyền

hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được

giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm

- 4 -

Page 5: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

nghiệp"

Quyền hưởng lợi trên đất lâm nghiệp là những lợi

ích từ rừng mà người được giao, được thuê, nhận

khoán rừng và đất lâm nghiệp được hưởng, gồm:

gỗ, củi, tre, nứa, vầu, lồ ô, giang, dùng, măng các

loại mây, hèo, quả, các loại lá, vỏ cây nhựa, hạt,

cây thuốc v.v... (trừ những động vật, thực vật nằm

trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý,

hiếm theo quy định của Chính phủ và danh mục

động vật, thực vật ghi trong phụ lục công ước quốc

tế CITES ), Sản phẩm nông nghiệp trồng xen, nuôi

trồng thuỷ sản, vật nuôi, dịch vụ du lịch

904/2004/

QĐ-BNN

Bộ NN-

PTNT

02/02/04

Quyết định về việc ban hành “Quy chế khai thác

gỗ và Lâm sản khác”

Quy chế này quy định: chủ rừng được Nhà nước

giao rừng, đất rừng để trồng, quản lý bảo vệ và sản

xuất kinh doanh có hoạt động khai thác gỗ và lâm

sản khác.

Đối với những khu rừng chưa có chủ, chỉ được

phép tận thu cây ngã đổ, tận dụng cây chết để sử

dụng và được khai thác lâm sản ngoài gỗ.

10139/2004/

NĐ-CP

Chính

phủ25/06/04

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản:

Xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá

nhân vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động

vật hoang dã và vận chuyển lâm sản trái phép.

1163/2004/

TT-BNN

Bộ NN-

PTNT11/11/04

Thông tư hướng dẫn một số nội dung của Nghị

định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của

Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm

sản.

- 5 -

Page 6: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

1229/2004/

QH11

Quốc

hội03/12/04

Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử

dụng rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.Luật

quy định:

- Được phép khai thác các loại măng, tre nứa trong

rừng khi đã đạt yêu cầu theo quy chế quản lý rừng;

- Được phép khai thác các loại lâm sản khác ngoài

gỗ mà không làm ảnh hưởng đến rừng, trừ các loài

thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ.

1328/2005/

QĐ-BNN

Bộ NN-

PTNT26/05/05

Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của

Thông tư số 63/2004/TT-BNN ngày 11/11/2004

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số

139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản

lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

14150/2005/

QĐ-TTg

Chính

Phủ20/06/05

Phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất

nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010

và tầm nhìn 2020

1540/2005/

QĐ-BNN

Bộ NN-

PTNT 07/07/05

Về việc ban hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm

sản khác.

Quy chế ban hành kèm theo quyết định.

- Quy chế này quy định về điều chế rừng, thiết kế

khai thác, khai thác chính, khai thác tận dụng, tận

thu lâm sản trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là

rừng tự nhiên và rừng trồng.

- Quy chế này cũng trình bày chi tiết những quy

định về khai thác gỗ, LSNG trong rừng sản xuất là

rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

16 23/2006/

NĐ-CP

Chính

Phủ

03/03/06 Quy định về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển

- 6 -

Page 7: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

rừng

Nghị định này quy định về việc: quy hoạch, kế

hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển

mục đích sử dụng rừng, chuyển đổi, chuyển

nhượng, tặng cho; công nhận, đăng ký, cho thuê

lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền

sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng

trồng; thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài

nguyên rừng; tổ chức quản lý rừng, bảo vệ rừng,

phát triển rừng và sử dụng rừng.

1717/2006/

TT-BNN

Chính

phủ14/03/06

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 304/2005/QĐ-

TTg ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng.

Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo

vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn,

làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh

Tây Nguyên.

Quy định về việc giao khoán bảo vệ:

+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng

gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha;

+ Rừng tre, nứa, lồ ô…có độ tàn che lớn hơn

80%.

18186/2006/

QĐ-TTg

Chính

phủ14/08/06

Quyết định Về việc ban hành Quy chế quản lý

rừng.

Quy chế này quy định về việc tổ chức quản lý, bảo

vệ, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng, rừng

phòng hộ và rừng sản xuất, bao gồm diện tích có

rừng và diện tích không có rừng đã được Nhà nước

giao, cho thuê hoặc quy hoạch cho lâm nghiệp.

19 258/2006/ Chính 09/11/06 Quyết định về việc phê duyệt chương trình điều tra

đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giai

- 7 -

Page 8: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

QĐ-TTg phủ

đoạn 2006 – 2010.

Nội dung được quy định trong chương trình gồm

có. Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến các chỉ

tiêu về chất lượng rừng; điều tra xây dựng các báo

cáo chuyên đề về: động vật rừng, côn trùng sâu

bệnh hại, biến động về tài nguyên lâm sản ngoài

gỗ

20106/2006/

QĐ-BNN

Bộ NN-

PTNT27/11/06

Văn bản này hướng dẫn việc giao rừng; lập kế

hoạch quản lý rừng; quyền hưởng lợi và nghĩa vụ

của cộng đồng dân cư thôn ; trách nhiệm của các

cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình quản

lý rừng cộng đồng dân cư thôn.

Việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng cũng có

liên quan đến việc lập kế hoạch khai thác, quản lý

tre nứa và các lâm sản khác.

2118/2007/

QĐ-TTg

Thủ

tướng

Chính

phủ

05/02/07

Quyết định về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển

lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020

Văn bản này nêu rõ: tiến hành thiết lập, quản lý,

bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng

gồm: 8,4 triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4,15 triệu

ha rừng trồng bao gồm rừng nguyên liệu công

nghiệp tập trung, lâm sản ngoài gỗ,... 3,63 triệu ha

rừng sản xuất là rừng tự nhiên và 0,62 triệu ha rừng

tự nhiên phục hồi sản xuất nông lâm kết hợp (phấn

đấu ít nhất có được 30% diện tích có chứng chỉ

rừng); 5,68 triệu ha rừng phòng hộ và 2,16 triệu ha

rừng đặc dụng.

Về kinh doanh xuất khẩu: Xuất khẩu lâm sản đạt

trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ

và 0,8 tỷ USD sản phẩm lâm sản ngoài gỗ).

22 69/2007/

QĐ-TTg

Thủ

tướng

18/05/07 Quyết định phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp

chế biến nông, lâm sản trong công nghiệp hoá, hiện

- 8 -

Page 9: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

Chính

phủ

đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến 2010 và định

hướng đến năm 2020.

Đưa ra chỉ tiêu cụ thể đối với ngành chế biến gỗ và

lâm sản ngoài gỗ: đến năm 2010, 50% sản lượng

gỗ và lâm sản ngoài gỗ được chế biến công nghiệp,

đến năm 2020 là 70%

2379/2007/

QĐ-TTg

Thủ

tướng

Chính

phủ

31/05/07

Phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa

dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến

năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và

Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”

Đưa ra mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ chủ yếu,

các giải pháp nhằm bảo tồn và nâng cao đa dạng

sinh học đến năm 2020.

24100/2007/

QĐ-TTg

Thủ

tướng

Chính

phủ

06/07/07

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số

661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục

tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự

án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Văn bản có đề cập đến việc đặc biệt chú ý phát

triển lâm sản ngoài gỗ tạo thu nhập cho người dân

sinh sống trong vùng rừng nhằm tiến hành bảo vệ

rừng có hiệu quả hơn đồng thời phát triển và làm

giàu các loại rừng.

25 166/2007/

QĐ-TTg

Thủ

tướng

Chính

phủ

30/10/07 Quy định về việc ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư

và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cộng đồng dân cư

thôn và các tổ chức tham gia dự án "Phát triển lâm

nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên"

Đối với rừng sản xuất: hộ gia đình, cộng đồng dân

cư thôn: mức hỗ trợ bình quântương đương 500

USD/ha đối với trồng tập trung bằng cây mọc

nhanh; 300 USD /ha đối với trồng rừng theo

phương thức nông lâm kết hợp; 70 USD/ha đối với

- 9 -

Page 10: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

trường hợp cải tạo vườn tạp.

2601/2008/

TT-BTC

Bộ Tài

Chính03/01/08

Hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán

kinh phí ngân sách nhà nước đối với việc thực hiện

Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực

hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư

Cartagena về An toàn sinh học

2705/2008/

NĐ-CP

Chính

phủ14/01/08

Nghị định này quy định việc thành lập, quản lý và

sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

Nghị định quy định như sau: Quỹ là tổ chức tài

chính nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi

nhuận, hỗ trợ cho các chương trình, dự án hoặc các

hoạt động phi dự án mà ngân sách nhà nước chưa

đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư. Cụ thể,

Quỹ hỗ trợ trồng cây phân tán, hỗ trợ kinh phí để

chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận

chuyển lâm sản trái phép, hỗ trợ phát triển lâm sản

ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp...

28

65/2008/

TTLT-

BNN-

BTC

Bộ NN-

TNT-

BTC

26/05/08

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP

ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và

phương pháp xác định giá các loại rừng

Thông tư hướng dẫn một cách chi tiết giá các loại

rừng trong đó thì lâm sản ngoài gỗ cũng được xem

xét đánh giá để xác định giá các loại rừng.

PHẦN 2: PHÂN TÍCHCũng như hoạt động sản xuất kinh doanh rừng trong đó có hoạt động quản lý, bảo

vệ, sử dụng và phát triển LSNG thì những hoạt động đó được xem như là một quá

trình sản xuất. Vì vậy mà việc phân tích những chính sách tác động đến LSNG chính

là việc phân tích những yếu tố tác động đến quá trình sản xuất LSNG. Trong phạm vi

bài báo cáo này chúng tôi quan tâm vào những khía cạnh sau:

- 10 -

Page 11: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

+ Những chính sách tác động đầu vào trong quá trình sản xuất LSNG;

+ Những chính sách tác động đầu ra.

1. Chính sách tác động đầu vào trong quá trình sản xuất LSNG

1.1. Chính sách đất đai

- Năm 1999 có Thông Tư 28 /1999/ TTLT ngày 3/2/1999 Thi hành Quyết định

số 661/QĐ-TTg Ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ "Về mục tiêu,

nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng". Nghị

Định163/1999/NĐ-CP của Chính Phủ về giao đất, giao rừng cho người dân quản lý,…

=> Các chính sách quy định về Giao đất, giao rừng cho người dân quản lý, phần lớn

các chính sách này chỉ đề cập đến LSNG một cách tản mạn với dung lượng nhỏ bé

trong một Chương hoặc Điều, Khoản của các văn bản pháp luật, chưa có chính sách

riêng cụ thể cho các loại LSNG

- Đến năm 2001 có Quyết định số 08/TTg ngày 20/1/ 2001 của Thủ tướng Chính phủ

về Quy chế quản lý 3 loại rừng. Nhà nước sẽ quy định các chính sách phù hợp đối với

từng loại rừng, như: chính sách giao, cho thuê và khoán đất lâm nghiệp; chính sách

đầu tư; chính sách hưởng lợi..vv.. Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho

các đối tượng sau đây:

+ Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp mà

nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất đó;

+ Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ..vv..

=> Tiếp tục giao đất, giao rừng cho người dân, có thêm chính sách không thu tiền sử

dụng đất, có chính sách khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, chính sách về tận

dụng các LSNG…Nhà nước giao đất không thu tiền cho các hoạt động N-L-N nghiệp

mà người nhận chỉ có nguồn sống từ đó. Như vậy LSNG có điều kiện phát triển hơn.

- Năm 2004 Quốc Hội đã ban hành luật 29/2004/QH11 Luật này quy định về quản

lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng ( gọi chung là bảo vệ và phát triển rừng); quyền và

nghĩa vụ của chủ rừng.

=> Cũng là phân loại rừng, giao đất giao rừng cho người dân quản lý, nhưng luật này

LSNG được chú ý để làm giàu cho rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

- Năm 2005 có QĐ 150/2005/QĐ-TTg Phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản

xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020

- 11 -

Page 12: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

Triển khai thực hiện tốt Luật Đất đai năm 2003, sớm hoàn thành việc "dồn điền đổi

thửa"

=> Đây là một chuyển biến tích cực, nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất cho dân, tập trung chỉ đạo tốt chủ trương giải quyết đất ở và đất sản xuất cho

đồng bào dân tộc tại chỗ. Người dân có chủ quyền về đất sẽ yên tâm chú trọng, đầu tư

phát triển trên mảnh đất của mình,có trách nhiệm với việc bảo vệ rừng, từ đó thì các

loại LSNG sẽ được người dân chú ý phát triển để phục vụ cho cuộc sống của họ.

- Năm 2006 Chính Phủ đã ra Thông Tư 17/2006/TT-BNN về việc thí điểm giao rừng,

khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc

thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.Quyết Định Số 106/2006/QĐ-BNN, ngày 27

tháng 11 năm 2006 V/v Ban hành Bản Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn

để áp dụng thí điểm cho 40 xã được chọn để thực hiện Quyết định số 1641 QĐ/BNN-

HTQT, ngày 05 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn về việc phê duyệt dự án “Chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng 2006-

2007”;

=> Không chỉ giao đất, giao rừng cho dân mà còn cho cả cộng đồng, đặc biệt cho

đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Khi rừng được giao quản lý tại chỗ thì các loài cây

bản địa, các khu rừng thiêng, các giá trị văn hóa của rừng sẽ được cộng đồng chú ý

phát triển và bảo tồn. Trong QĐ 106 đã bắt đầu thí điểm chương trình lâm nghiệp cộng

đồng, quản lý rừng theo cách mới vói sự trực tiếp tham gia của cả cộng đồng. Như vậy

với sự chú ý của nhà nước cho việc bảo vệ phát triển rừng thì LSNG cũng được phát

triển bởi cả cộng đồng

- Đặc biệt năm 2007 có QĐ 100/2007/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều

của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ,

chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Điều tra, rà soát lại

diện tích, quy định bảo vệ nghiêm ngặt cho các khu rừng cấm. Đặc biệt chú trọng phát

triển lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế, lâm sản dưới tán rừng trong các khu rừng

phòng hộ để người dân có thể được hưởng lợi trong khoán bảo vệ rừng phòng hộ. Đây

chính là quyết định đầu tiên chú trọng đến việc phát triển LSNG. Đến đây thì rừng

cũng được quy định bảo vệ chặt chẽ và LSNG được chú ý nhiều.

- 12 -

Page 13: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

Như vậy các chính sách về đất đai ngày càng có tác động tích cực cho sự phát triển

của LSNG

2. Quy Hoạch Phát Triển LSNG

- Năm 1999 có Thông tư liên tịch số 28/TT- LT ngày 3/2/1999 của Bộ Nông nghiệp

và PTNT và Bộ Tài chính hướng dẫn Quyết định 661/TTg ngày 29/7/1998 của Thủ

tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng

mới 5 triệu ha rừng đến năm 2010 quy định rõ: thực hiện khoanh nuôi tái sinh kết hợp

trồng bổ sung 1 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; trong đó có hình thức khoanh

nuôi xúc tiến tái sinh do dân tự trồng bằng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn

quả, cây đặc sản có tán như cây rừng. Trong diện tích đất quy hoạch trồng mới rừng

phòng hộ, ngoài cây gỗ lớn có thể trồng xen các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây

đặc sản có tán che phủ như cây rừng. Số cây này được tính là cây phòng hộ chính.

Ngoài ra, còn được trồng cây phù trợ là cây mọc nhanh, cây cải tạo đất, tối đa chiếm

2/3 số cây trên 1 ha (khoảng 1200cây).

=> Như vậy theo văn bản này, LSNG có thể được gây trồng trong rừng đặc dụng

(phân khu phục hồi sinh thái) và rừng phòng hộ (rất xung yếu và xung yếu).

- Năm 2001 có Quyết định 08/TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về

Quy chế quản lý 3 loại rừng quy định chỉ trồng lại rừng khi cần thiết và phải thực hiện

đúng biện pháp kỹ thuật, cơ cấu cây trồng phải là cây bản địa và thực hiện theo dự án

được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mặt khác, trong 3 triệu ha rừng sản xuất, sẽ gây

trồng khoảng 400.000 ha rừng cây đặc sản, bao gồm các loài cây Quế, Hồi, Thông

nhựa, Trúc, Táo mèo, Sở, vv..; trồng khoảng 1 triệu ha cây công nghiệp lâu năm và

cây ăn quả. Ngoài ra một số tỉnh còn trồng các cây tre, luồng, nứa với diện tích khoảng

200.000 ha. Toàn bộ diện tích quy hoạch gây trồng rừng đặc sản và tre, luồng, nứa đã

được phân chia cho các vùng kinh tế lâm nghiệp và cho từng tỉnh đến năm 2010

Tóm lại, trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đến năm 2010, việc gây trồng

và phát triển LSNG đã được quan tâm chú ý và được coi là cơ cấu cây trồng trong

chiến lược phát triển Lâm nghiệp. Hàng năm, Bộ NN&PTNT giao chỉ tiêu gây trồng

LSNG ( đặc biệt là cây đặc sản, cây Công nghiệp, Cây ăn quả ) cho các Tỉnh

3.Chính Sách Đầu Tư, Tín Dụng

- 13 -

Page 14: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

- Năm 1999 Chính phủ ban hành Quyết định 67/TTg ngày 30/3/1999 của Thủ

tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông

nghiệp và nông thôn và Quyết định số 148/TTg ngày 07/7/1999 về sửa đổi, bổ sung

quyết định trên đã quy định: áp dụng cho vay với lãi xuất thương mại đối với các hoạt

động như: tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản; phát triển công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn. Đối với hộ gia đình sản xuất

nông, lâm, ngư nghiệp, ngân hàng cho vay đến 10 triệu đồng theo lãi suất thông

thường, người vay không phải thế chấp tài sản.

=> Cho người dân vay vốn để phát triển ngành nghề nông thôn thì LSNG sẽ có vốn

để phát triển

- Năm 2000 có Quyết định số 132/TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ

về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn đã cụ thể hoá

Luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi (5/1998) đối với việc phát triển ngành

nghề nông thôn, trong đó có phát triển lâm sản ngoài gỗ.

=> Đẩy mạnh hơn nữa cho đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn -> LSNG cũng

được phát triển.

- Năm 2004 Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11được Quốc hội khóa 11

thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 quy định Nhà nước đầu tư,hỗ trợ cho các hoạt

động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ

và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đầu tư cơ sở

hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu, trang thiết bị cho phát triển rừng.

=> Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến đầu tư phát triển rừng không chỉ hỗ trợ vốn

mà còn cung cấp trang thiết bị, đưa khoa học kỹ thuật mới. Rừng nguyên liệu được

đầu tư thì các loài LSNG đẩy mạnh phát triển hơn

- Năm 2006 chính phủ ban hành Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 về

tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và Nghị định số 20/2005/NĐ-CP ngày

28/02/2005 bổ sung danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển theo Nghị định

số 106/2004/NĐ-CP. Xây dựng dự án vay vốn trồng rừng sản xuất.

=> Tiếp tục đầu tư vốn,

- Năm 2007 có QĐ 166/2007/QĐ-TTg Về việc ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư và

hưởng lợi đối với hộ gia đình,cộng đồng dân cư thôn và các tổ chức tham gia dự án

- 14 -

Page 15: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

"Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên". Chủ rừng được hỗ trợ

kinh phí bằng tiền Việt Nam. Đối với rừng sản xuất: hộ gia đình, cộng đồng dân cư

thôn: mức hỗ trợ bình quân tương đương 500 USD/ha đối với trồng tập trung bằng cây

mọc nhanh; 300 USD/ha đối với trồng rừng theo phương thức nông lâm kết hợp; 70

USD/ha đối với trường hợp cải tạo vườn tạp.

=> Như vậy từ việc hỗ trợ kinh phí băng nguồn vốn trong nước, xây dựng cơ sở hạ

tầng trang thiết bị cho phát triển rừng nhà nước còn thiết lập các dự án kêu gọi các nhà

đầu tư nước ngoài. Từ đó LSNG cũng sẽ được đầu tư, các loài cây đa mục đích sẽ

được đưa vào ngày càng nhiều trong các hệ thống NLKH, sẽ được chú ý phát triển, tạo

ra những hướng đi giúp bảo tồn nó

- Mới đây năm 2008 nhà nước lại tiếp tục đưa ra NĐ 05/2008 về quỹ bảo vệ và phát

triển rừng

+ Huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực

hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng.

+ Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho các chủ

rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp

=> Đặc biệt quỹ này đã hộ trợ cho phát triển lâm sản ngoài gỗ trên đất lâm nghiệp.

Qua đó cho ta thấy LSNG ngày càng được nhà nước đầu tư, Quan tâm tới việc phát

triển LSNG đã tăng dần qua các thời kỳ.

2. Chính Sách Tác Động Đầu Ra

2.1. Khai Thác Sử Dụng Và Hưởng Lợi

Từ năm 1991 đến nay nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan

đến quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng mà trong đó có liên quan đến việc khai

thác, sử dụng, hưởng lợi đến LSNG tuy nhiên cũng chỉ được đề cập một phần nhỏ

trong các văn bản này. Việc khai thác, sử dụng, hưởng lợi từ Lâm sản ngoài gỗ chỉ

thực sự được quan tâm từ năm 1999 trở đi khi Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

ban hành Quyết Định số 02/1999/QĐ-BNN-PTLN ngày 5/1/1999 về việc ban hành

quy chế khai thác gỗ và lâm sản.

Quy chế này gồm các nội dung:

- 15 -

Page 16: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

- Việc khai thác rừng phải bảo đảm mục tiêu giữ vững và phát triển vốn rừng hiện

có. Mọi hoạt động làm suy giảm chất lượng rừng, số lượng rừng đều bị nghiêm cấm.

- Quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác gỗ, lâm sản ở rừng, tận

thu gỗ, lâm sản trên các loại đất lâm nghiệp và đất khác.

- Việc khai thác tỉa thưa, tận dụng gỗ, lâm sản phải tuân thủ theo các quy định.

- Việc khai thác gỗ, lâm sản chỉ được tiến hành đối với các khu rừng đã có chủ

được pháp luật thừa nhận

=> Văn bản pháp lý này trình bày chỉ chú ý đề cập đến việc khai thác đảm bảo sao

cho giữ vững được vốn rừng mà ít quan tâm đến việc phát triển vốn rừng hiện có.

Nhưng đã quan tâm, đề cập đến vấn đề hưởng lợi của chủ rừng như: chủ rừng được

chủ động thiết kế để khai thác nhưng phải theo quy định và được hưởng lợi từ việc

khai thác này; còn người dân sống quanh rừng cũng được khai thác gỗ, tre, nứa, lâm

sản trong rừng phòng hộ cũng kết hợp nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động sống

tại chỗ, gắn bó với rừng, tham gia tích cực vào bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ

nhưng vấn đề về hưởng lợi không được quy định rõ ràng như được mức hưởng lợi bao

nhiêu và phải nộp thuế bao nhiêu…Tuy nhiên đây cũng là bước ngoặc đổi mới của nhà

nước ta đã có hướng quan tâm đến nguồn tài nguyên LSNG so với những những văn

bản, chính sách trước đây của nhà nước.

- Đến ngày 3/2/1999 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ kế hoạch và đầu

tư, bộ tài chính ban hành thông tư số 28/1999/TTLT về việc hướng dẫn thực hiên

Quyết định 661/1998/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu,

nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cũng có

quy định như sau: các hộ nhận khoán trồng rừng phòng hộ còn được hưởng sản phẩm

tỉa thưa, nếu rừng phòng hộ trồng cây hỗn loại, đã đảm bảo có trên 600 cây phòng hộ,

thì sẽ được hưởng 100% sản phẩm các cây phù trợ trồng trong rừng phòng hộ; nếu cây

phòng hộ là cây lấy quả, cây lấy nhựa, lấy hoa thì người nhận khoán được hưởng sản

phẩm hoa, quả, dầu, nhựa.

- Ngày 7/8/1999 quyết định số 162/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về

chính sách hưởng lợi của các hộ gia đình, cá nhân tham gia dự án trồng rừng bằng

- 16 -

Page 17: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ cộng hoà liên bang Đức. Văn bản

này quy định: hộ gia đình tham gia trồng rừng theo dự án có quyền sở hữu đối với

rừng do mình gây trồng, được quyền chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp; được khai

thác sử dụng sản phẩm rừng theo quy chế quản lý rừng sản xuất. Khi khai thác, hộ gia

đình, cá nhân tham gia dự án phải nộp vào ngân sách xã một khoản tiền tương đương

giá trị từ 50- 100 kg gạo nếu trồng cây lâu năm khai thác 1 lần hoặc bằng 2- 3% giá trị

sản phẩm khai thác mỗi năm nếu trồng cây lâu năm thu hoạch nhiều năm (nhựa

Thông, Trẩu, Sở, Quả Trám, hoa quả...)

- Đến năm 2001 quyết định số 08 /2001/QĐ-TTg ban hành ngày 11/1/2001 về việc

ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự

nhiên cụ thể quy đinh về việc khai thác, hưởng lợi liên quan đến LSNG trong các loại

rừng như sau: được tận thu, tận dụng gỗ, các loại LSNG theo đúng quy định mà không

ảnh hưởng đến chức năng của từng loại rừng.

Và cũng trong năm 2001 quyết đính số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của

Thủ tướng chính phủ về quyền hưởng lợi của hộ gia đình cá nhân được giao, thuê,

nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp nhằm thực hiện bảo vệ khoanh nuôi tái sinh và

trồng rừng nhằm tạo động lực nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Từ khi có chính sách chính thức về gỗ và lâm sản từ năm 1999 đã có những chuyển

biến qua thời gian chính sách khai thác hưởng lợi liên quan đến LSNG đã được quan

tâm nhiều hơn và được vạch định rõ ràng về khai thác hưởng lợi như đã quy định mức

khai thác, hưởng lợi không những trong đất lâm nghiệp mà được quan tâm trong các

loại rừng cụ thể từ rừng sản xuất đến rừng phòng hộ và rừng đặc dụng và đặc biệt quan

tâm đến từng đối tượng tham gia vào các dự án, chương trình cũng như người dân

sống trong và gần rừng. Đã có nhiều chính sách về hưởng lợi nhằm khuyến khích chủ

rừng, người dân thực sự tham gia vào bảo vệ rừng. Tuy tới đây đã có hướng tích cực

hơn về khai thác, hưởng lợi nhưng vấn đề phát triển nguồn LSNG tuy đã được chú ý

đến nhưng chưa thực sự quan tâm một cách đúng mức nhằm đảm bảo nguồn LSNG

hiện có được khai thác bền vững.

Đến năm 2004 Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ra quyết định

04/2004/QĐ-BNN ngày 2/2/2004 nhằm ban hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản

- 17 -

Page 18: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

khác; Luật số 29/2004/QH11 Luật bảo vệ và phát triển rừng kỳ họp Quốc hội thứ 6

khóa XI đến Quyết định 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 cũng ban hành quy chế về

khai thác gỗ và lâm sản khác, Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính

phủ ngày 14/8/2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng. Tuy những văn bản trên

cũng đã được ban hành và trình bày một cách cụ thể cũng đề cập đến vấn đề phát triển

nguồn lâm sản trong đó có LSNG nhưng nguồn tài nguyên này vẫn bị khai thác một

cách bừa bãi không hợp lý và ngày càng cạn kiệt vì vậy mà ngày 19/11/2006 Thủ

tướng chính phủ đã cho ban hành quyết định số 258/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt

chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 –

2010 với mục đích thông qua việc điều tra rừng toàn diện, liên tục trên quy mô toàn

quốc để cung cấp đầy đủ các thông tin về số lượng, chất lượng cũng như đánh giá xu

hướng diễn biến của rừng trong mối quan hệ với các hoạt động kinh tế - xã hội,

làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược và kế hoạch sử dụng hợp

lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi

toàn quốc. Tài nguyên LSNG cũng được quan tâm điều tra, đánh giá biến động trên

phạm vi toàn quốc dưới tác động của kinh tế xã hội từ kết qủa điều tra đánh giá nhằm

kiến nghị về phương hướng quản lý, bảo vệ, phát triển các loài đặc sản ở Việt Nam.

Đến năm 2007 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 18/2007/QĐ-TTg về việc Phê

duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Chiến lược

đã định hướng về khai thác lâm sản như sau: Khai thác sử dụng rừng hợp lý là biện

pháp lâm sinh để tái tạo và cải thiện chất lượng rừng; đồng thời khai thác tối đa các

dịch vụ môi trường rừng để tạo nguồn thu cho bảo vệ và phát triển rừng. Sử dụng rừng

tự nhiên bền vững trên cơ sở phương án điều chế rừng. Chỉ áp dụng phương thức khai

thác chính đối với rừng còn trữ lượng giàu, đối với rừng có trữ lượng trung bình và

nghèo chú trọng áp dụng phương thức khai thác nuôi dưỡng làm giàu rừng; đẩy mạnh

trồng phát triển, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhóm sản phẩm có thế

mạnh như mây tre, dược liệu, dầu nhựa, thực phẩm; khuyến khích gây nuôi động vật

hoang dã; có cơ chế hướng dẫn các chủ rừng được khai thác và sử dụng hợp pháp lâm

sản ngoài gỗ.

- 18 -

Page 19: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

Và quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 quyết định Sửa đổi, bổ sung

một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu,

nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

=> Những quyết định sửa đổi này đã thực sự quan tâm đến phát triển nguồn LSNG

trong các loại rừng nhằm đảm bảo cho những đối tượng tham gia vào dự án được

hưởng lợi từ dự án đảm bảo cho họ tham gia vào một cách hiệu quả.

2.2. Chính Sách Về Lưu Thông Và Tiêu Thụ

Vấn đề quan trọng đối với lưu thông và tiêu thụ lâm sản nói chung mà đối với sản

phẩm LSNG nói riêng là làm sao thực hiện xóa bỏ chế độ nhiều giá tiến tới chế độ một

giá. Xóa bỏ chế độ chia cắt thị trường theo địa giới mở rộng lưu thông hàng hoá lâm

sản giữa các vùng, các miền trong nước và ngoài nước.

Cũng như những vấn đề khác như khai thác và hưởng thụ thì vấn đề lưu thông lâm

sản cũng chỉ được nhà nước quan tâm trong thời gian gần đây như:

- Năm 2000 có: Quyết định số 19/TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ

về bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp. Bộ NN và

PTNT bãi bỏ giấy phép chế biến gỗ và lâm sản đối với các doanh nghiệp; các sở NN

và PTNT cũng bãi bỏ việc cấp giấy chứng nhận được phép chế biến gỗ và lâm sản đối

với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình hành nghề chế biến gỗ, lâm sản.

- Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ trương và

chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm Nông nghiệp đã nhấn

mạnh phát triển các loại cây đặc sản (Quế, Hồi..), cây lấy gỗ và cây làm nguyên liệu để

chế biến sản phẩm thủ công, mỹ nghệ; phát triển Ngành sản xuất đồ gỗ ngoài trời, gỗ

gia dụng, gỗ mỹ nghệ và các sản phẩm mây, tre đan chủ yếu để xuất khẩu.

- Quyết định 132/TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính

sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn ghi rõ: các tỉnh căn cứ vào yêu cầu

phát triển ngành nghề nông thôn của đại phương mình, lập kế hoạch phát triển các

vùng nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ, ổn định

cho ngành nghề nông thôn phát triển

- 19 -

Page 20: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

=> Qua đó cho ta thấy đã có sự chuyển hướng trong việc lưu thông, chế biến từ ít

được chú ý trong những năm trước đến khuyến khích đẩy mạnh phát triển. Và càng

được cụ thể trong những năm gần đây:

- Năm 2005 Thủ Tướng CP ban hành QĐ150/2005/QĐ-TTg về việc Phê duyệt

Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả nước đến năm

2010 và tầm nhìn 2020 như sau:   

+ Hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu nông, lâm,

thủy sản; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và quản lý chất lượng

nông sản hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng

hóa.

+ Kiện toàn và mở rộng hệ thống thông tin của ngành, bao gồm thông tin về sản

xuất, thị trường, để giúp cơ sở và người sản xuất đầu tư phát triển sản xuất theo thị

trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.

- Năm 2007 Thủ tướng CP ra quyết định số 69/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 05

năm 2007 về việc Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản

trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến 2010 và định hướng

đến năm 2020. Hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu

nông, lâm sản; phối hợp với các địa phương tổ chức các hoạt động xúc tiến thương

mại, xây dựng và quản lý chất lượng nông sản hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp

đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa, xúc tiến thương mại.

=> Như vậy ngày nay nhà nước không những có các chính sách khuyến khích lưu

thông các sản phẩm mà còn đẩy mạnh nghiên cứu phát triển thị trường, tạo đầu ra cho

các mặt hàng nông lâm sản trong đó có LSNG. Từ đó ổn định đầu ra, tạo động lực cho

người dân yên tâm phát triển sản xuất các loại lâm sản nói chung và LSNG nói riêng.

Để phấn đấu đến năm 2020, lâm sản ngoài gỗ trở thành một trong các ngành hàng sản

xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị lâm sản ngoài gỗ

xuất khẩu tăng bình quân 15 - 20%; thu hút khoảng 1,5 triệu lao động và thu nhập từ

lâm sản ngoài gỗ chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn ( theo “Chiến

lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020” quyết định 18/2007/QĐ-

TTg ngày 5/2/2007).

- 20 -

Page 21: 05/1999/ QĐ-BNN- PTNT 3 - Phan... · Web view+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ lớn hơn hoặc bằng 70m3/ha; + Rừng tre, nứa, lồ ô…có

Nhóm làm rất tốt nhưng cách trình bày dài dòng, làm cho người đọc khó hiểu

- 21 -