222
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ REDD+ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DÀNH CHO GIÁO VIÊN IWGIA and AIPP 2011

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ REDD+ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG REDD for...BàI 3: RừNG Và SINH Kế 48 a. Các sản phẩm từ rừng 48 1. Sản phẩm phi gỗ (NTFPs) 49 2. Khai

  • Upload
    vuanh

  • View
    221

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ REDD+

DỰA VÀO CỘNG ĐỒNGTÀI LIỆU

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO GIÁO VIÊN

IWGIA and AIPP 2011

Kiến thức cơ bản về REDD+ dựa vào cộng đồngCẩm nang hướng dẫn tập huấn cho cộng đồng người dân tộc

Nhóm nghiên cứu quốc tế về các vấn đề bản địa (IWGIA)Mạng lưới các dân tộc Châu Á (AIPP)

Bản quyền © IWGIA, AIPP 2011

Nội dung của cuốn sách này có thể được sao chép và phân phối với mục đích phi thương mại sau khi đã thông báo trước cho chủ sở hữu quyền tác giả; nơi cung cấp và tác giả cuốn sáchDo Nhóm nghiên cứu quốc tế về các vấn đề bản địa (IWGIA) và Mạng lưới các dân tộc Châu Á (AIPP) xuất bản

IWGIA: www.iwgia.orgAIPP: www.aippnet.org

Tác giả: Christian Erni và các cộng tác viên Maria Teresa Guia-Padilla, Portia Villarante, Delbert Rice và Somsak SukwongBiên tập: Christian Erni và Maria Teresa Guia-PadillaHiệu đính và chỉnh sửa bản in: S Maiya

Thiết kế trang bìa: Nabwong ChuaychuwongBản vẽ và đồ họa: Alex TeggeẢnh minh họa: Christian Erni

In tại:

ISBN: 978-87-92786-02-9

Chịu trách nhiệm xuất bản

Trung tâm vì Sự phát triển bền vững Miền núi - CSDM

Chịu trách nhiệm nội dung

Lương Thị Trường - Giám đốc CSDM

Biên tập

Đường Hoàng Công - CSDM

Đặng Đức Nghĩa - CSDM

Trình bày và chế bản

Hoàng Hương Lan - CSDM

Nguyễn Hữu Duy Phương - CSDM

Hà Trọng Hiếu - CSDM

Sách được xuất bản với sự hỗ trợ tài chính từ Cục hợp tác phát triển Na Uy (NORAD).

DANH MỤC BẢNG BIỂU

GIỚI THIỆU – HƯỚNG DẪN CHUNG CHO GIÁO VIÊN 10

MỤC đíCH CủA CUốN CẩM NANG? 10

CUốN CẩM NANG DàNH CHO AI? 11

CÁCH Sử DỤNG CẩM NANG HƯỚNG DẪN? 11

CHUẩN Bị CHO MộT KHóA đàO TạO NHƯ THế NàO? 13Ai tham gia khóa đào tạo? 13Làm thế nào để đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA)? 14Khóa đào tạo cần đánh giá những gì? 14Tại sao phải đánh giá nhu cầu đào tạo? 15Công cụ cần thiết để đánh giá nhu cầu đào tạo khóa tập huấn? 15Những chuẩn bị khác cho một khóa đào tạo? 16

LàM THế NàO đỂ KHóA đàO TạO TRở NÊN HấP DẪN Và HIỆU qUẢ:

MộT VàI GợI ý Về PHƯơNG PHÁP đàO TạO 18

PHẦN I. TRƯỚC KHI BẮT đẦU: NHỮNG KHÁI NIỆM Và Cơ Sở Lý LUẬN Cơ BẢN 23

HỢP PHẦN I. NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN 25

CHƯơNG 1: Sự THAM GIA Và TăNG CƯờNG NăNG LựC. 26

CHƯơNG 2: REDD+ DựA VàO CộNG đồNG Là Gì? 29

CHƯơNG 3: NHỮNG Cơ Sở Lý LUẬN Cơ BẢN Về REDD+ 32

PHẦN II. THựC TIỄN REDD+ DựA VàO CộNG đồNG: NHỮNG KIếN THƯC Cơ BẢN 35

HỢP PHẦNII: REDD+ HAY LÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC? SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN 37

BàI 1: Sử DỤNG RừNG Và đA DạNG SINH HọC 39a. Đa dạng sinh học là gì? 39b. Tác động của con người đối với đa dạng sinh học? 41

BàI 2: TẦM qUAN TRọNG CủA đA DạNG SINH HọC đốI VỚI NGƯờI DâN TộC THIỂU Số 43a. Tại sao đa dạng sinh học lại quan trọng đối với các dân tộc thiểu số? 44

BàI 3: RừNG Và SINH Kế 48a. Các sản phẩm từ rừng 48

1. Sản phẩm phi gỗ (NTFPs) 492. Khai thác gỗ rừng tại cộng đồng và chế biến gỗ 503. Du lịch sinh thái 51

BàI 4: RừNG Và SINH Kế - THANH TOÁN CÁC DịCH VỤ SINH THÁI (PES) 54

BàI 5: Sử DỤNG đấT HIỆU qUẢ - SO SÁNH CÁC KHẢ NăNG THAy THế 60a. Cách sử dụng đất tại các vùng rừng nhiệt đới 62

1. Săn bắt và hái lượm 622. Du canh 623. Lâm nghiệp 634. Trồng trọt 645. Canh tác theo mùa vụ 656. Chăn thả. 667. Bảo vệ các khu rừng 668. Chặt phá rừng 66

BàI 6: REDD+: SO SÁNH CHI PHí Và LợI íCH 68a. Chi phí của REDD+ là gì? 69b. Những thu nhập kỳ vọng từ REDD+? 72c. Sự lựa chọn tốt nhất là gì? So sánh với các dạng sử dụng đất khác 76

d. Tầm quan trọng của việc đánh giá chi phí – lợi ích? 81

BàI 7: BứC TRANH TOàN CẢNH Về qUy HOạCH Sử DỤNG đấT 83a. Tại sao quy hoạch sử dụng đất lại quan trọng? 84b. Quy hoạch sử dụng đất bao gồm những gì? 84c. Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành như thế nào? 84

HỢP PHẦN 3. CHƯƠNG TRÌNH REDD+ LÀ GÌ 87

BàI 1: CÁC CHUẩN MựC CủA REDD+ 88a. Các chuẩn mực của REDD+ là gì và tại sao chúng ta cần các tiêu chuẩn đó? 89b. Có những chuẩn mực nào? 90

BàI 2: CHƯơNG TRìNH REDD+ - CÁC BƯỚC TIếN HàNH 96Bước 1: Xây dựng ý tưởng dự án 97Bước 2: Thiết kế một dự án REDD 100Bước 3: Xác nhận và đăng ký dự án 103Bước 4: Thực hiện dự án 104Bước 5: Xác minh kết quả dự án 104

PHẦN III: THựC Tế REDD+ DựA VàO CộNG đồNG: MộT Số KỸ NăNG CẦN THIếT 109

HỢP PHẦN 4. NHẬN BIẾT VỀ LƯỢNG CARBON - CỘNG ĐỒNG ĐO LƯỜNG VÀ GIÁM SÁT CARBON 111

BàI 1: TạI SAO CộNG đồNG CẦN đO LƯờNG CARBON 112

BàI 2: LàM THế NàO đỂ đO LƯờNG Và GIÁM SÁT CARBON: HƯỚNG DẪN đơN GIẢN 114a. Xác định và phân chia ranh giới 116b. Xác định và lập bản đồ các khu rừng khác nhau (địa tầng) 118c. Tiến hành thống kê thí điểm để đánh giá sự thay đổi trong mỗi địa tầng/cụm rừng 120d. Thiết lập những khu mẫu cố định 125e. Chuẩn bị đo lường thực địa 127f. Tiến hành đo lường thực địa tại các khu mẫu cố định 128

1. Đếm số lượng cây gỗ 1302. Đếm số lượng các cây tre 1343. Đếm cây tầng thấp và cây nhỏ 1354. Gỗ và gốc cây chết 1375. Lấy mẫu đất 1386. Giám sát cácbon và xác minh các số liệu thu thập 140

g. Phân tích dữ liệu: Đo hàm lượng khí thải carbon 1411. Đo lượng carbon trong cây gỗ 1412. Đo lượng carbon trong cây tre 1513. Đo lượng carbon trong cây tầng thấp và cây nhỏ 1534. Đo lường sinh khối ngầm và lượng carbon 1535. Tính toán sinh khối và carbon dưới mặt đất 1546. Viết báo cáo 1567. Báo cáo về sự rò rỉ carbon 156

h. Khai thác gỗ và canh tác rừng: Lời kết cho việc sử dụng rừng và giám sát carbon 1561. Du canh du cư 1572. Khai thác gỗ 157

HỢP PHẦN 5. KỸ NĂNG THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG 159

BàI 1: qUẢN Lý RừNG DựA VàO CộNG đồNG Và CôNG NGHỆ LàM GIàU RừNG (FIT) 160a. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng như một phương án thay thế 161b. Người Ikalahan và việc quản lý rừng 162c. Công nghệ làm giàu rừng 162

BàI 2: TRồNG Cây Gây RừNG 169

PHẦN IV: CHÚNG TA Có CẦN REDD+ HAy KHôNG? CÁC BƯỚC đÁNH GIÁ MứC độ SẴN SàNG CHO REDD+ 173

HỢP PHẦN 6. CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CHO REDD+ 175

BàI 1: NGHIÊN CứU KỸ NHỮNG CHƯơNG TRìNH REDD+ đã đƯợC THựC HIỆN ở NơI KHÁC 176a. Áp dụng nguyên tắc Đồng thuận tự nguyện và Được thông báo trước (FPIC). 177b. Tìm hiểu danh sách các dự án và chương trình cácbon đã thực hiện ở nơi khác 179

BàI 2: đÁNH GIÁ MứC độ SẴN SàNG CHO Dự ÁN REDD+ TạI CộNG đồNG CủA BạN 182a. Đánh giá mức độ sẵn sàng cho REDD+: những câu hỏi cần thiết 182b. Phân tích các câu trả lời 185c. Chúng ta có thể thực hiện một mình không? Hợp tác để thực hiện REDD+ 186d. Đảm bảo lợi ích cho mọi người 189e. Chuẩn bị cuộc họp cộng đồng để đưa ra quyết định 190

PHỤ LỤC 193

Phụ lục 1: Nội dung tài liệu CD 194Phụ lục 2: Thúc đẩy tập huấn: Một vài ví dụ về bài tập và các trò chơi 196Phụ lục 3: Ví dụ về mẫu khảo sát 214Phụ lục 4: Tính toán độ chênh lệch 217

CHÚ GIẢI Từ VựNG 219

CÁC Từ VIếT TẮT 222

Danh sách bảng biểu và đồ thịđồ họa 1: Khung đánh giá nhu cầu TNA 14đồ họa 2. Các địa điểm tiến hành REDD+ 31đồ họa 3. Các chuẩn mực được áp dụng như thế nào: Chứng nhận của dự án 90đồ họa 4. Chu kì dự án REDD+ 97đồ họa 5. Được-Mất và các phương pháp giám sát carbon 115đồ họa 6. Đưa các thông tin địa lý lên bản đồ 117đồ họa 7. Xác định sinh khối tầng rừng 119đồ họa 8. Những mảnh phụ trong khoảnh đất mẫu hình tròn 126đồ họa 9. Những mảnh phụ trong khoảnh đất mẫu hình chữ nhật 127đồ họa10. Rừng - bể chứa carbon 129đồ họa11. Tỷ lệ carbon lưu trữ tại rừng nhiệt đới Bolivia 130đồ họa12. Định lượng gỗ/tre dùng cho mẫu sinh khối rễ hoặc cây nhỏ 136

Bảng 1. Thông tin thu thập từ đánh giá nhu cầu TNA 15Bảng 2. Tài liệu cung cấp cho người tham gia tập huấn 17Bảng 3. Đa dạng sinh học tại vùng rừng nhiệt đới và việc sử dụng đất rừng 40Bảng 4. Sự khác biệt giữa du lịch thông thường và du lịch sinh thái 51Bảng 5. Ước tính chi phí sử dụng đất tại Indonesia 79Bảng 6. So sánh giữa chuẩn carbon và chuẩn khí hậu,

đa dạng sinh học và cộng đồng. 93Bảng 7. Chi phí ước tính tín chỉ carbon trên thị trường của

Cơ chế phát triển sạch (tính theo đôla Mỹ) 107Bảng 8. Mật độ thực vật và kích thước của mẫu 126Bảng 9. Tỉ lệ gốc – cây non trung bình tại rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới 154Bảng 10. Tiêu chí đánh giá REDD+ Tiến trình yêu cầu FPIC 178

Bảng 11. Tiêu chuẩn đánh giá REDD+ 183Bảng 12. Các cách thức tham gia REDD+ 186

KIếN THứC Cơ BẢN Về REDD+

DựA VàO CộNG đồNG

CẨM NANG HƯỚNG DẪN DÀNH CHO

CÁC TẬP HUẤN VIÊN

GIỚI THIỆUTại Hội nghị các bên (COP) 16 tại Cancun, Mexico, một thỏa thuận về REDD+ đã được xác lập. Các đại diện người dân tộc bản địa đã làm việc rất tích cực và đạt được thành công khi quyền cũng như những vấn đề của các dân tộc bản địa được ghi vào trong thỏa thuận về REDD. Mặc dù các vấn đề về người dân tộc bản địa và quyền của họ trong thỏa thuận này chưa được như người ta mong đợi nhưng ít nhất các quyền của họ đã được đề cập tới và trong thỏa thuận cũng đã đề cập tới Tuyên bố của liên hợp quốc về quyền của người dân tộc bản địa - UNDRIP, mặc dù chỉ là trong phụ chương.

Nếu bạn đã từng xem qua hay nghiên cứu những cuốn sách hướng dẫn cộng đồng hoặc cuốn cẩm nang tập huấn “REDD là gì?” và “Làm gì với REDD”, tức là bạn đã quen thuộc với thỏa thuận REDD và bạn đã ghi nhớ rằng đoạn quan trọng là đoạn 72, trong đó các bên (các chính phủ) được yêu cầu bảo đảm “sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các nhà đầu tư, các dân tộc bản địa và các cộng đồng địa phương có liên quan” khi xây dựng và tiến hành các chiến lược quốc gia hoặc các kế hoạch hành động về REDD.

Đoạn 2 của phụ lục 1 trong thỏa thuận đề nghị các chính phủ xúc tiến và hỗ trợ các yêu cầu về những cơ chế bảo đảm quyền của người bản địa khi tiến hành REDD+.Và một trong những cơ chế bảo đảm này một lần nữa đề cập tới “sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các nhà đầu tư có liên quan, trong đó đặc biệt là các dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương”.

Nhưng “sự tham gia đầy đủ và hiệu quả” nghĩa là gì? Câu hỏi này là nội dung chính của cẩm nang tập huấn này.

Mục đích của cuốn cẩm nang là gì?Trong khi 2 cuốn sách đầu tiên là Hướng dẫn cộng đồng và Cẩm nang tập huấn “REDD+ là gì” và “Làm gì với REDD” nhằm giúp các cộng đồng bản địa hiểu được REDD+ và những hàm ý của nó một cách đơn giản hơn, thì cuốn cẩm nang này lại xem xét REDD như một dự án và cố gắng cung cấp những hướng dẫn cơ bản để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi như: “Làm thế nào để REDD+ phù hợp với cuộc sống và hệ thống quản lý rừng của các dân tộc bản địa?”, “Làm thế nào REDD phát triển tại các địa phương”, “Hoạt động chủ yếu của một dự án REDD+ bao gồm những gì?”, “Những ai liên quan tới một dự án REDD+”, “Những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tiến hành một dự án REDD+ là gì?”

Bằng việc hỗ trợ cộng đồng trả lời những câu hỏi tương tự như trên, mục đích của cuốn cẩm nang này là giúp các cộng đồng bản địa có được những kiến thức và các kỹ năng cần thiết để đưa ra quyết định về việc tham gia vào dự án REDD+ và nếu tham gia thì làm sao họ có thể tham gia một cách đầy đủ và hiệu quả.

Cũng giống như cuốn cẩm nang đầu tiên, cuốn cẩm nang thứ hai này không có ý định thuyết phục mọi người ủng hộ hay chống lại REDD+. Sách được viết chỉ với mục đích duy nhất là giúp đỡ các cộng đồng bản địa nhận thức được REDD từ góc nhìn của chính họ. Vấn đề quan trọng ở đây là các cộng đồng sẽ hiểu rõ ràng và đầy đủ về việc REDD+ vận hành như thế nào, từ đó họ xem xét và quyết định có tham gia hay không vào các dự án REDD.

Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng rằng sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các dân tộc bản địa chỉ khả thi khi và chỉ khi dự án REDD+ nhận thức và bảo đảm đầy đủ quyền của người dân tộc bản địa, tôn trọng và thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống xã hội và văn hóa của người dân tộc bản địa. Do đó, cuốn cẩm nang này lựa chọn thúc đẩy một giải pháp tổng thể

• Quyền của người dân bản địa được đề cập trong Tuyên bố của liên hợp quốc về quyền của người dân tộc bản địa

• Hệ thống xã hội và văn hóa của người dân tộc bản địa, giá trị và thực tiễn.• Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh thái.

10

Cẩm nang dành cho ai?Tập huấn là một hình thức đào tạo với ưu điểm tập trung nhiều hơn vào các chủ đề cụ thể và có thể có nhiều người tham gia trong cùng một khóa đào tạo. Đây là lý do vì sao ý tưởng về cuốn cẩm nang tập huấn “làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ các cộng đồng bản địa nhận thức và quyết định về REDD+“ được ra đời.

Cuốn cẩm nang này rất hữu ích với cộng đồng bản địa, những người:

• Đang bị ảnh hưởng bởi dự án REDD+ do những người ngoài cộng đồng đang triển khai và do đó họ cần biết dự án đó là gì để có thể quyết định tham gia hay không.

• Đang xem xét đến việc tham gia vào chương trình REDD lớn hơn do những người bên ngoài cộng đồng đang triển khai và muốn biết làm sao để bảo đảm sự tham gia đầy đủ và hiệu quả.

• Đang xem xét tới việc tự tiến hành dự án REDD+ với các đối tác ngoài địa phương và muốn biết dự án được thực hiện như thế nào để họ có thể tiếp tục điều hành.

Mỗi quốc gia có một hệ thống luật và chính sách ảnh hưởng tới việc ra quyết định của cộng đồng về REDD+. Tuy nhiên, 147 quốc gia của Liên hợp quốc đã tán thành Tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền của người bản địa (UNDRIP). UNDRIP là một công cụ quan trọng giúp cho người bản địa đòi quyền của họ liên quan tới dự án REDD+. Trong cẩm nang và hướng dẫn cộng đồng đầu tiên “REDD là gì?/Làm gì vớiREDD?”, có một chương riêng bàn về UNDRIP và tầm quan trọng cũng như ích lợi của nó đối với cộng đồng bản địa trong bối cảnh của REDD+. Bên cạnh UNDRIP, Liên hợp quốc cũng xây dựng một loạt các công cụ pháp lý quốc tế khác nhằm bảo vệ quyền của người bản địa.

Hơn nữa, một điều quan trọng cần ghi nhớ là ngoài các thỏa thuận REDD đã được đề cập trước đó, UNDRIP và những công cụ luật pháp quốc tế liên quan, hầu hết các tổ chức đóng vai trò quan trọng trong REDD+ bao gồm Ủy ban REDD của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng thế giới, các quốc gia tài trợ hoặc cơ quan bảo tồn thiên nhiên đều có có những chính sách riêng nhằm tăng cường mức độ nhận biết và bảo đảm các quyền của người dân bản địa.

Sử dụng cuốn cẩm nang tập huấn như thế nào?Nếu tại thời điểm này bạn không thật hiểu chắn chắn về REDD+ thì không phải lo lắng. Cuốn cẩm nang hướng dẫn cộng đồng đã xuất bản trước đây của chúng tôi “REDD là gì/Làm gì với REDD” sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cơ bản. Và nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, bạn có thể tham khảo trong cái tài liệu được liệt kê dưới đây. Còn có cả bảng chú giải từ vựng mà bạn có thể dễ dàng tra cứu những thuật ngữ mà bạn sẽ thấy trong cuốn cẩm nang này.

Cuốn cẩm nang này là cuốn thứ 2 trong bộ 4 cẩm nang:

I. REDD là gì? Làm gì với REDD?II. Nhận thức về REDD+ dựa vào cộng đồngIII. FPIC cho REDD+ - Hướng dẫn cho cộng đồng bản địaIV. Kỹ năng vận động chính sách và kỹ năng thương thuyết trong REDD+

Cuốn cẩm nang đầu tiên “REDD là gì? Làm gì với REDD” là để giúp cộng đồng bản địa có được hiểu biết tổng quan nhất về REDD, ý nghĩa ký hiệu “+” trong chữ REDD+, những tác động có thể có từ REDD+ và quyền của người bản địa được bảo đảm như thế nào.Để tham gia vào dự án REDD+, có rất nhiều yêu cầu về kỹ thuật và chúng tôi muốn bảo đảm rằng cộng đồng là một phần không thể tách rời của dự án và những yêu cầu này đã được bàn đến trong cẩm nang thứ 2 trong bộ 4 cuốn sách về Nhận thức về REDD+ dựa vào cộng đồng. Cẩm nang này cũng bao gồm những thông tin kỹ thuật có thể hữu ích đối với cộng đồng dù nó có liên quan tới REDD+ hay không, ví dụ khảo sát mức độ lưu trữ cácbon. Mục đích của cuốn cẩm nang này nhằm giúp cộng đồng bản địa nắm bắt được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc tham gia đầy đủ và hiệu quả vào hoạt động REDD+.

11

Sau khi nắm được khái niệm về REDD+ và những yêu cầu để trở thành một phần của dự án REDD+, cuốn cẩm nang thứ 3 sắp tới “FPIC cho REDD+ - hướng dẫn cho cộng đồng bản địa” sẽ giới thiệu về các nguyên tắc ĐỒNG THUẬN TỰ NGUYỆN VÀ ĐƯỢC THÔNG BÁO TRƯỚC (FPIC) và hướng dẫn phương pháp áp dụng FPIC. Mục đích của cuốn cẩm nang tiếp theo này là giúp cộng đồng bản địa đưa ra quyết định có hay không tham gia REDD+ nói chung và dự án REDD+ nói riêng và để bảo đảm rằng quyền của cộng đồng bản địa được bảo vệ đầy đủ.

Cuối cùng, để chính phủ công nhận quyền của người bản địa và các đối tác liên quan phải chịu trách nhiệm trong chiến lược, chương trình và dự án REDD+ thì các nhà lãnh đạo và các tổ chức cộng đồng phải hành động dưới hình thức tuyên truyền, vận động hành lang và trong bất kỳ trường hợp nào họ cũng đều cần phải thương lượng để bảo đảm cho vị thế của họ một cách đầy đủ. Mục đích của cuốn cẩm nang thứ 4 “Kỹ năng vận động chính sách và kỹ năng đàm phán trong REDD+” là nhằm nâng cao kỹ năng cần thiết cho người thực hiện để bảo vệ lập trường, vận động chính sách đạt hiệu quả tốt hơn.

Bốn cuốn cẩm nang này tạo thành một chương trình tập huấn về những phương pháp giúp cộng đồng bản địa nắm bắt và định hình khái niệm về REDD+ từ đó đưa ra quyết định có tham gia vào dự án hay không. Tuy nhiên, không cần thiết phải thực hiện việc đào tạo theo đúng trình tự trong cuốn cẩm nang. Cẩm nang và các hợp phần có thể được sử dụng và thay đổi khi cần thiết và mỗi phần được thiết kế để có thể giảng dạy một cách độc lập. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguồn nhân lực và các nguồn lực khác và mục đích tập huấn cụ thể, các hợp phần khác nhau có thể được kết hợp để hình thành một chương trình đào tạo riêng biệt.

Các phần khác của cẩm nang tập huấn dành cho các giáo viên:

• Bảng chú giải từ vựng đưa ra những khái niệm thuật ngữ dễ hiểu liên quan tới REDD+. • Phụ chương gồm những thông tin mẫu có thể được sự dụng trong quá trình tập huấn. • Tài liệu tham khảo được đưa ra trong mỗi hợp phần cho những người có nhu cầu tìm hiểu

thêm về REDD+• Một đĩa CD với nguồn tư liệu đa dạng, ví dụ như tài liệu tham khảo dưới định dạng PDF,

MS Excel và vật dụng trực quan cho thuyết trình PowerPoint (mục lục của CD, tham khảo phụ chương 1).

Cuốn cẩm nang này bao gồm 4 phần:

I. Trước khi bắt đầu: Một vài khái niệm và cơ sở lý luận cơ bảnHợp phần đầu tiên của cẩm nang tập huấn đưa ra lời giới thiệu ngắn phản ánh ý nghĩa của việc tham gia và lí do vì sao việc tham gia chỉ thực sự khả thi khi người tham gia được trao quyền một cách đầy đủ, ví dụ như kiểm soát quá trình tập huấn. Tiếp theo là sơ lược về REDD+ tại cộng đồng.

II. Thực tiễn REDD+ dựa vào cộng đồng: Những kiến thức cơ bảnPhần này bao gồm 2 hợp phần: Hợp phần đầu tiên của phần này (hợp phần 2) tập trung vào các chủ đề bảo vệ rừng mà REDD+ gọi là “cùng có lợi”: đa dạng sinh học và sinh kế. Sau khi giới thiệu 2 chủ để, hợp phần đưa ra cách nhìn nhận tổng quan về các hình thức sử dụng đất khác nhau tại vùng rừng nhiệt đới cũng như những tác động của chúng tới đa dạng sinh học và sinh kế của người bản địa. Tiếp theo là một chương về chi phí và lợi ích của REDD+ và chương kết luận về việc quy hoạch sử dụng đất.

Hợp phần 2 của phần này (hợp phần 3) giải thích dự án REDD+ tiến hành như thế nào, những thành phần của dự án là gì, kỹ năng và kiến thức cần thiết khi tiến hành dự án. Chúng tôi không đề cập tới tất cả các chủ đề một cách chi tiết và cẩm nang cũng không có ý cung cấp một chương trình tập huấn kiến thức kỹ thuật tổng thể cần thiết cho việc tiến hành REDD+ một cách độc lập. Mục đích của chúng tôi là đảm bảo rằng cộng đồng tiếp nhận đầy đủ kiến thức để có thể hiểu đúng các hàm ý của REDD+ kể cả nhu cầu hỗ trợ và xây dựng năng lực cụ thể. Chúng tôi sẽ cung cấp một vài tài liệu tham khảo cho cách tiếp cận này.

12

III. Thực tiễn REDD+ dựa vào cộng đồng: Một vài kỹ năng cần thiếtPhần 3 nhằm mục đích giúp cộng đồng tiếp nhận những kỹ năng hữu ích không chỉ trong phạm vi dự án REDD+, mà còn rất hữu ích trong việc quản lý rừng tại cộng đồng nói chung. Phần này cũng bao gồm 2 hợp phần. Hợp phần đầu tiên (hợp phần 4 của cẩm nang) đưa ra hướng dẫn dễ hiểu về việc tiến hành đánh giá và giám sát carbon một cách độc lập. Đây chỉ là một trong những kỹ năng cần thiết để thực hiện thành công dự án REDD tại cộng đồng. Cộng đồng sẽ cần thêm những buổi tập huấn chuyên về đánh giá. Tuy nhiên giám sát carbon là một hoạt động mới và ít cộng đồng có những kỹ năng cần thiết. Hơn nữa, để có thể đánh giá và giám sát carbon thường xuyên và độc lập, việc kiểm soát dự án REDD+ là tối quan trọng.

Hợp phần thứ 2 của phần này (hợp phần 5 của cẩm nang) giới thiệu 2 kỹ thuật quản lý rừng đã được người Ikalahan, một dân tộc bản địa miền Bắc Phillipin thực hiện rất thành công đó là Kĩ thuật phát triển rừng và Trồng cây làm giàu rừng. Những kỹ thuật này rất hữu ích trong việc triển khai dự án REDD+.

IV. Chúng ta có muốn tham gia dự án REDD+ hay không? Các bước đánh giá mức độ sẵn sàng cho REDD+Phần cuối của cuốn cẩm nang này (hợp phần 6) sẽ đưa ra một vài hướng dẫn về phương pháp đánh giá và ra quyết định trong dự án REDD+. Phần này sẽ bàn ngắn gọn về các nguyên tắc của FPIC nhằm định hướng cho cộng đồng quản lý những dự án REDD+ đã được các tổ chức bên ngoài cộng đồng thực hiện. Sau đó, sẽ hướng dẫn cộng đồng cách thức tự đánh giá xem bản thân đã sẵn sàng tham gia vào dự án REDD+ hay chưa.

Bạn chuẩn bị cho buổi tập huấn như thế nào?Trước khi đi vào phần trọng tâm về phương pháp tập huấn REDD+ của cuốn cẩm nang, chúng ta sẽ lướt qua một vài điều cơ bản để chuẩn bị cho tập huấn. Chúng ta sẽ cần làm một vài việc trước khi bước vào phần tập huấn theo cuốn cẩm nang này.

Đầu tiên, phải thành lập một nhóm tập huấn viên với ít nhất 2 thành viên và đảm bảo ít nhất một thành viên trong nhóm là thành viên trong cộng đồng hoặc nhân viên của tổ chức hỗ trợ tại cộng đồng. Nhóm tập huấn viên chịu trách nhiệm điều phối các khâu chuẩn bị cho việc tập huấn và phải có trách nhiệm theo dõi sau tập huấn. Nhóm tập huấn viên đồng thời phải kết nối với cộng đồng trong các vấn đề liên quan tới tập huấn.

Nhóm tập huấn viên tự xây dựng tài liệu tập huấn, trong tài liệu cần miêu tả đầy đủ về hoạt động tập huấn. Tài liệu tập huấn này cần bao gồm cơ sở lý luận, đối tượng tập huấn, thời gian và địa điểm tiến hành, thành phần tham dự, chủ đề, phương pháp tập huấn, công tác chuẩn bị, kế hoạch đánh giá và ngân sách. Chọn thời gian để tiến hành tập huấn cho hiệu quả và đầy đủ. Sau đó cần rút kinh nghiệm để rút ngắn thời gian chuẩn bị cho những buổi tập huấn tiếp sau đó.

Thành phần tham dự tập huấn?Phần tập huấn 2 và 4 cần thiết có sự tham gia của các lãnh đạo cộng đồng và các nhà đầu tư của REDD+, những người sống tại cộng đồng, đồng thời nếu có được sự tham gia rộng rãi của cả cộng đồng thì càng tốt. Những thành viên cộng đồng có những kiến thức ví dụ như tri thức quản lý rừng, tri thức bản địa sẽ được tham gia vào phần 2. Cộng đồng có thể xem xét và đề nghị những người có năng lực hoặc đã có những kỹ năng cần thiết để tham gia vào phần 3 vì có thể họ sẽ tham gia vào dự án REDD sau này. Sẽ là rất tốt cho cộng đồng nếu những thành viên này có thể giải thích lại những vấn đề mang tính kỹ thuật một cách dễ hiểu cho các thành viên khác trong cộng đồng.

Chúng tôi khuyên bạn nên có một nhóm nòng cốt sẽ tham gia tất cả các khóa đào tạo và trong đó một số là lãnh đạo cộng đồng. Điều này nhằm đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào REDD+ được duy trì liên tục.

13

Trong khi lựa chọn người tham gia nhóm đào tạo nên chú ý đến bình đẳng giới và có đại diện thanh niên. Điều này không chỉ giải quyết vấn đề quyền của từng nhóm người mà còn góp phần cho sự phát triển bền vững trong thời gian dài bằng cách khuyến khích nhiều hơn sự tham gia của mọi người.

Nhóm nghiên cứu đào tạo sẽ xem xét việc có để người ngoài cộng đồng tham gia vào tập huấn REDD+ hay không.

Làm thế nào để đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA)?

Như với bất kỳ hoạt động quan trọng nào, việc nghiên cứu được coi như là một phần của hoạt động chuẩn bị và càng nghiên cứu kỹ lưỡng thì cơ hội thành công của tập huấn càng cao. Trong đào tạo, nghiên cứu như vậy được gọi là đánh giá nhu cầu đào tạo. Đánh giá nhu cầu đào tạo giúp đội ngũ đào tạo tìm ra khoảng cách giữa những gì mà cộng đồng nên biết về REDD+ và những gì họ đã biết. Việc đào tạo nhằm mục đích để xóa đi khoảng cách này hay ít nhất là xóa đi một phần quan trọng của nó.

đánh giá nhu cầu đào tạo là gì?

Đánh giá nhu cầu đào tạo là một phương pháp tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng và thái độ của một người tham gia đào tạo cần phải học để có thể thực hiện hoàn thành nhiệm vụ/trách nhiệm và thay đổi hành vi. Liên quan đến REDD +, nhiệm vụ hoặc trách nhiệm mà chúng tôi hy vọng các thành viên cộng đồng thực hiện là đưa ra lựa chọn hợp lý về việc tham gia hay không tham gia vào một dự án REDD +.

đồ họa 1. Khung đánh giá nhu cầu TNA

14

Tại sao đánh giá nhu cầu đào tạo lại cần thiết?

Đánh giá nhu cầu đào tạo cung cấp thông tin để bảo đảm chương trình đào tạo và các hợp phần cụ thể được thiết kế thích hợp với những người tham gia. Bảng dưới đây chỉ ra các thông tin đánh giá nhu cầu đào tạo cần thu thập khi sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các thành viên cộng đồng, đặc biệt là từ những người có khả năng tham gia tập huấn.

Bảng 1. Thông tin thu thập từ TNA

Thông tin cá nhân của người trả lời Nhóm thông tin chi tiết

Thông tin cơ bản cần có trong mọi chương trình đào tạo

• Tuổi.• Giới tính.• Trình độ học vấn.• Dân tộc.• Tín ngưỡng.• Ngôn ngữ/tiếng nói.

Thông tin cá nhân của người trả lời: phần bổ sung tùy thuộc vào mục tiêu tập huấn

• Nghề nghiệp hoặc sinh kế.• Tiếng dân tộc.• Vai trò xã hội hoặc vị trí thế trong cộng đồng.• Vai trò chính trị tại cộng đồng.• Những hiểu biết về chủ đề tập huấn trước đây và hiện tại?

(hoặc người tham gia biết tới chủ đề tập huấn từ đâu).

Ý kiến của người tham gia về chủ đề chính của buổi tập huấn

• Chú ý rằng “Không có ý kiến gì” cũng là một câu trả lời

Những thông tin này hữu ích cho đội ngũ giảng viên để:

• Thiết kế chương trình tập huấn phù hợp hơn cho những thành viên tham gia với mục đích họ có thể lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất

• Kiểm tra xem người được lựa chọn có phải là một đại diện xứng đáng của cộng đồng/nhóm người hay không?

• Tập trung vào chủ đề học viên quan tâm để giúp họ có thể đưa ra những quyết định quan trọng liên quan tới các vấn đề về REDD+ (đặc biệt là những vấn đề còn đang tranh cãi) và những chủ đề tiềm năng khác.

Các công cụ được sử dụng để đánh giá nhu cầu đào tạo?

TNA cho tập huấn REDD nên được chia làm 2 nhóm, cộng đồng và cá nhân. Đối với cộng đồng, những kiến thức hiện có của lớp tập huấn (như là các văn bản hoặc kinh nghiệm đang có) được coi là khá đầy đủ.

Để thu thập thông tin từ các cá nhân, cách thức thông thường là xây dựng các biểu mẫu đơn giản và gửi tới mỗi thành viên tiềm năng, hoặc các thành viên cộng đồng đã được lựa chọn. Hoặc mỗi thành viên của nhóm tập huấn sẽ phỏng vấn một học viên và điền vào mẫu, công việc này được tiến hành khi học viên không biết đọc và biết viết. Tham khảo mẫu TNA tại phụ lục…

Khi thiết kế mẫu TNA, ghi nhớ các điều sau:

• Khi thích hợp, có thể điền câu trả lời vào ô trống hoặc bảng có sẵn.• Sử dụng ngôn ngữ hội thoại đơn giản khi cần tường thuật• Cố gắng thiết kế mẫu TNA gọn trong 1 trang giấy, hoặc nhiều nhất là trên hai mặt của một

tờ giấy.

15

• Đưa ra giải thích ngắn gọn về mục đích của TNA’s ở đầu mẫu bảng hỏi và thêm vào chữ “CÁM ƠN” ở cuối mẫu.

• Ghi rõ thời gian nhóm tập huấn muốn thu lại mẫu TNA.

Khi lên lịch tập huấn, bảo đảm đủ thời gian cho các học viên nhận được bảng hỏi, trả lời bảng hỏi và gửi lại bảng hỏi cho nhóm tập huấn viên. Cũng cần xem xét thời gian đủ cho nhóm tập huấn viên thu thập thông tin từ bảng hỏi để hoàn thiện chương trình tập huấn.

Cũng có những khi không đủ thời gian cho việc phát, thu thập và phân tích bảng hỏi trước thời gian tập huấn. Trong trường hợp này, có thể dưa ra một vài hoạt động đơn giản và vui nhộn tại phần đầu buổi tập huấn, ví dụ các học viên tự giới thiệu về bản thân, từ đó cũng có thể có được những thông tin cần thiết ban đầu. Đây cũng là phương pháp có ích khi khả năng đọc viết của các học viên còn yếu khó có thể trả lời các bảng hỏi TNA.Tham khảo thêm ở phụ chương 2 về các hoạt động này và cách thức tiến hành hoạt đông.Tuy nhiên, hi vọng bạn không quá lạm dụng phương pháp này.

Những chuẩn bị cần thiết khác cho khóa tập huấn?

Giáo viên tập huấn phải chuẩn bị kỹ càng cho mỗi buổi tập huấn. Cuốn cẩm nang tập huấn này chỉ cung cấp đầu vào cho mỗi buổi tập huấn cũng như tài liệu tham khảo thêm. Do vậy, trước mỗi buổi tập huấn, giáo viên cần đọc kỹ các phần trong cẩm nang. Bạn cũng có thể hướng dẫn học viên chuẩn bị các bài học bằng việc đọc trước các phần tương ứng trong cuốn cẩm nang của học viên.Ma trận tập huấn phải chứa các thông tin từ danh mục tham khảo với số thứ tự cụ thể của trang sách tương ứng để học viên dễ tìm thấy.Tham khảo các nguồn tài liệu tham khảo khác nếu bạn muốn hiểu biết thêm.Một việc rất quan trọng ở đây là bạn phải nắm chắc chủ đề tập huấn.

Chuẩn bị các phương pháp và tài liệu cần thiết.Ma trận tập huấn sẽ cung cấp các ví dụ về phương pháp tập huấn, nhưng bạn nên điều chỉnh các phương pháp cho phù hợp với các học viên cũng như chính bản thân bạn.Cần chắc chắn rằng bạn sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau và các phương pháp này càng tương tác nhiều càng tốt.

Mục tiêu đào tạo

Một điều rất quan trọng đó là các cán bộ trong nhóm tập huấn viên phải hiểu rõ những lý do của khóa tập huấn. Các tập huấn viên cần phải phải biết chính xác họ mong đợi những gì, đó là các học viên có thể LÀM (chứ không phải chỉ là BIẾT HOẶC HIỂU) sau X giờ hoặc ngày tập huấn. Ví dụ, trong buổi tập huấn giới thiệu về REDD+, mục tiêu đào tạo có thể là:”Sau 2 giờ đào tạo, học viên có thể CHỈ RA hoặc GIẢI THÍCH (chứ không chỉ là biết hoặc hiểu) sự khác biệt giữa REDD và REDD+ “. Họ có thể chỉ ra hoặc giải thích sự khác biệt này là một chỉ số cụ thể và giúp phân biệt giữa học viên biết và hiểu vấn đề với học viên đã giải thích được vấn đề - đây là chỉ số không thể đo lường.

Trong cẩm nang này, chúng tôi đã xây dựng các mục tiêu tổng thể và cụ thể đối với mỗi hợp phần, cùng với đó là một ma trận mục tiêu và các đề xuất để làm rõ cách thức đạt được mục tiêu, ví dụ cách thức tổ chức và tiến hành các khoá đào tạo tương ứng.

Thời gian và địa điểm

Thời gian và địa điểm tập huấn ảnh hưởng đến số lượng và thành phần học viên, cũng như các hoạt động khác.Các yếu tố như thời tiết, sản xuất và các sinh hoạt cộng đồng nên được xem xét khi quyết định thời gian tập huấn.Địa điểm tập huấn nên là nơi đi lại dễ dàng, là trung tâm chính trị xã hội nếu có thể.

Bố trí phòng học

Một phần của chuẩn bị là việc sắp xếp phòng học.Sắp xếp ghế và bảng phù hợp để tạo một bầu

16

không khí làm việc tốt. Nếu có thể, tránh sắp xếp theo như một lớp học thông thường. Sắp xếp phòng học tùy thuộc vào số lượng người, kích thước của căn phòng...

Tài liệu và thiết bị

Tốt nhất là sử dụng các phương pháp tập huấn đơn giản, như vậy cần ít tài liệu và thiết bị tập huấn, thậm chí không cần gì. Bảng dưới đây liệt kê và mô tả các tài liệu và thiết bị thông thường bạn có thể cần cho các hợp phần đào tạo trong cẩm nang này.

Bảng 2. Tài liệu và vật dụng cho tập huấn cộng đồng

Tài liệu/Thiết bị ứng biến/đề xuất khác

Danh sách tham dự Đặt tiêu đề của các hoạt động trên mỗi trang để tránh

Dấu và mực dấu

Bảng trắng Đính kèm một dải vải giữa hai đầu.Giấy viết và vật dụng hỗ trợ trực quan có thể được gắn lên dải vải bằng cách sử dụng đinh ghim, đinh bấm, kẹp hoặc đoạn chỉ tơ.Nối 2 đầu bằng một sợi dây. Vật dụng hỗ trợ trực quan có thể được treo lên dây này

Phấn hoặc bút viết bảng trắng

Áp phích Một bề mặt phẳng có thể viết hoặc vẽ vẽ lên

Bút sơn Có thể thay nếu đắt quá

Băng dính có thể tái sử dụng

Vở và bút cho học viên Chỉ cung cấp những vật dụng này khi đa số học viên có thể đọc và viết tốt và khi cần phải ghi lại thông tin.Trong các hoạt động nâng cao nhận thức, nếu bạn muốn học viên ghi nhớ một số thông tin cần thiết thì có một phương tiện hiệu quả hơn đó là những tờ rơi ngắn gọn có chứa các thông tin đó.

Giấy màu Giấy mầu 16-20 rẻ hơn và có thể thay thế các loại giấy nghệ thuật hay các loại giấy tương tự khác

Lá, đá, gậy, vỏ hoặc hạt giống Có thể sử dụng những vật dụng này để đếm số lượng trong hoạt động ra quyết định, hoặc hỗ trợ học tập một phần nào đó. Cần chắc chắn rằng những vật dụng này không có một ý nghĩa văn hóa nào. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng việc thu thập và sử dụng các tài liệu này không ảnh hưởng đến môi trường.

Vật dụng học tập trực quan Hãy chắc chắn rằng người ngồi xa nhất và khó nhìn xa, ví dụ như người già, cũng có thể nhìn thấy những vật dụng học tập trực quan này. Về vật dụng hỗ trợ trực quan, thông thường phải cao ít nhất 8 cm và chỉ sử dụng màu đen hoặc xanh.

Giấy trắng Dùng cho các bài tập tập huấn, hoặc để học viên viết ý kiến của mình.

17

Tài liệu/Thiết bị ứng biến/đề xuất khác

Máy tính xách tay, giấy và bút cho người ghi biên bản

Việc ghi chép lại quá trình tập huấn sẽ cung cấp tài liệu cho cộng đồng, cũng như sẽ dùng để tham khảo nâng cao chất lượng các khóa đào tạo sau này. Chương trình tập huấn được thiết kế càng chi tiết thì việc ghi biên bản càng đơn giản và được thực hiện bằng cách ghi vào lề của bản chương trình tập huấn (trong trường hợp này bản in của giáo trình tập huấn phải có lề rộng). Điều này đặc biệt hữu ích khi là hầu hết các thành viên của lớp đào tạo có thể đọc viết tốt.

Camera (tùy chọn) Để ghi lại các hình ảnh của lớp tập huấn. Giải thích cho những người tham gia tập huấn về việc những hình ảnh hoặc video sẽ được sử dụng trong tương lai như thế nào.

Dự thảo các bản thỏa thuận hoặc xây dựng các giải pháp (tùy chọn)

Nếu mục tiêu của tập huấn là đạt đến một thỏa thuận hoặc giải pháp, tốt hơn hết nên chuẩn bị một dự thảo. Dự thảo này có thể được sửa đổi nhiều và cần giải thích rõ ràng cho học viên là họ không bắt buộc phải chấp nhận bản dự thảo này. Cũng có khi các học viên xem xét bản dự thảo và sau đó không sử dụng nó nữa.

Máy chiếu LCD hoặc TV (tùy chọn) Nếu địa điểm tập huấn có điện, hoặc có thể mang theo nguồn điện di động, việc chiếu video có thể mang lại hiệu quả cao hơn khi trình bày một vài chủ đề.Thông thường, khi tập huấn hoặc thuyết trình tại cộng đồng không khuyến khích việc dùng màn hình LCD hoặc PowerPoint bởi vì nó không thúc đẩy sự tham gia của học viên, mà chỉ có thể trình bày hình ảnh tại duy nhất một thời điểm. Hơn nữa, phương pháp này cung cấp thông tin với một tốc độ nhanh hơn so với khả năng mà những người tham gia có thể tiếp nhận.Nhưng khi thời gian tập huấn ngắn hoặc khi người tham gia có một trình độ học vấn cao hoặc cả hai, thì phương pháp này có thể sử dụng nhưng phải lưu ý đến các phương pháp giảng dạy (xem bên dưới).

Ngân sách

Nguồn ngân sách để thực hiện các khóa tập huấn sẽ quyết định khóa học đó có thể thực hiện tới đâu, ví dụ liên quan đến số lượng người tham gia và thời gian đào tạo. Tuy nhiên, khi có mong muốn/nhu cầu cao của nhóm tập huấn viên và các lãnh đạo cộng đồng thì chương trình tập huấn vẫn có thể được tiến hành với một nguồn ngân sách eo hẹp.

Các bữa ăn cho người tham gia cũng là một phần chi phí cần tính tới và trong nhiều khóa đào tạo cộng đồng nó có thể là chi phí lớn nhất. Trong trường hợp thuận tiện có thể nhờ cộng đồng cung cấp một số loại thực phẩm, ví dụ các loại trái cây và lương thực – đây là một cách làm cho cộng đồng cảm thấy họ là người làm chủ của chương trình tập huấn.Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích tại cộng đồng thường xuyên thiếu lương thực. Ngoài ra, nên chuẩn bị thức ăn nhiều hơn số người tham gia và số lượng nhóm tập huấn viên vì thường có nhiều người đến tham gia hơn là số người dự kiến chính thức.

Cách thức khiến các buổi tập huấn trở nên thú vị và hiệu quả: Một số gợi ý về phương pháp đào tạo Chương trình tập huấn với đầy đủ tất cả các hợp phần trong đó có cả hoạt động đi thực địa từ1 đến 2 ngày sẽ cần thời gian từ 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, bạn có thể quyết định chỉ tập trung vào một số các hợp phần, hoặc xây dựng chương trình tập huấn theo nhiều giai đoạn. Bảng dưới đây cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về khoảng thời gian cho mỗi hợp phần và các buổi tập huấn.

18

NHẬN THứC Về REDD+ DựA VàO CộNG đồNG: TỔNG qUAN Về CẩM NANG TẬP HUấN

Hợp phần Buổi học Thời gian yêu cầu

PHẦN I: TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN

Hợp phần 1: Một số khái niệm và cơ sở lý luận cơ bản:

Buổi 1: Sự tham gia và sự trao quyền 45 phút

Buổi 2: REDD+ dựa vào cộng đồng là gì? 30 phút

Buổi 3: Một vài cơ sở lý luận quan trọng về REDD+ 30 phút

PHẦN II: THỰC TIỄN REDD+ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hợp phần 2: REDD+.REDD+ hay là điều gì khác? So sánh các phương án

Buổi 1: Sử dụng rừng và đa dạng sinh học 1 đến 1.5 giờ

Buổi 2: Tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với các dân tộc bản địa

2.5 giờ

Buổi 3: Rừng và sinh kế 1 1.5 giờ

Buổi 4: Rừng và sinh kế 2 – PES 1.5 đến 3 giờ

Buổi 5: So sánh các phương án thay thế của việc sử dụng đất

1 đến 2 giờ

Buổi 6: REDD+: so sánh chi phí và lợi ích 2 giờ

Buổi 7: Quy hoạch sử dụng đất 1 đến 2 giờ

Hợp phần 3: Dự án REDD+: Dự án làm những gì?

Buổi 1: Các tiêu chuẩn REDD+ 1 đến 1.5 giờ

Buổi 2: Dự án REDD+: Các bước tiến hành 1 đến 1.5 giờ

PHẦN 3: THỰC TIỄN REDD+ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG: MỘT VÀI KỸ NĂNG HỮU ÍCH

Hợp phần 4: Hiểu biết của bạn về cácbon: Đo lường và giám sát carbon dựa vào cộng đồng.

Buổi 1: Tại sao phải giám sát cácbon dựa vào cộng đồng? 2 giờ

Buổi 2: Phương pháp đo lường và giám sát carbon 1 đến 2 ngày

Hợp phần 5: Kỹ năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng

Buổi 1: Quản lý rừng dựa vào cộng đồng và công nghệ phát triển rừng

2 giờ

Buổi 2: Trồng rừng và làm giàu tài nguyên rừng 2 giờ

PHẦN IV: CHÚNG TA CÓ MUỐN THAM GIA REDD+ HAY KHÔNG? CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CHO REDD+

Hợp phần 6: Chúng ta có muốn tham gia REDD+ hay không? Các bước đánh giá mức độ sẵn sàng cho REDD+

Buổi 1: Tìm hiểu các dự án REDD+ do các tổ chức ngoài cộng đồng khác đang thực hiện

3 đến 4 giờ

Buổi 2: Đánh giá mức độ sẵn sàng cho dự án REDD+ 2 giờ

19

Trước khi tập huấn, bạn nên phân phát tài liệu tham khảo cho các học viên, trong đó có tất cả các thông tin chuyên đề giống như trong cuốn cẩm nang này.Trong quá trình tập huấn, khi bắt đầu một chủ đề mới bạn có thể giới thiệu các phần tương ứng trong tập sách tham khảo.

Đĩa CD-ROM trong hướng dẫn này chứa rất nhiều tài liệu tham khảo về các phương pháp thúc đẩy, các phương pháp này sẽ giúp bạn lập kế hoạch và tiến hành tập.Ở đây, chúng tôi chỉ cung cấp cho bạn một bản tóm tắt ngắn gọn về một vài nguyên tắc quan trọng cần cho việc đào tạo.Chúng được trích từ chương trình đào tạo Bonner 101, 202 và 203. http://bonnemetwork.pbwork.com/Bonner (www. chenetwork.org/files_pdf/01_Creative_Facilitation.pdf). Bạn có thể tìm bản PDF của các hướng dẫn sử dụng đào tạo trong đĩa CD-ROM kèm theo.

Sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau

Mỗi người có một phương pháp học khác nhau, do đó để các học viên có thể tiếp thu tốt, chúng ta phải sử dụng các phương pháp tập huấn khác nhau. Nghiên cứu về tỷ lệ ghi nhớ (tức là số lượng thông tin được ghi nhớ) của các phương pháp đào tạo khác nhau đã cho các kết quả như sau:

5% thuyết trình

10% Đọc.

20% Âm thanh – Hình ảnh.

30% Biểu diễn.

50% Thảo luận nhóm.

75% Thực hành.

90% Giảng dạy khác.

Nếu người điều hành chỉ đứng ở phía trước lớp và giảng bài, người tham gia sẽ nhanh chán và có thể sẽ dừng lắng nghe chỉ sau 10 đến 15 phút.Đây không phải là một phương pháp hiệu quả để chia sẻ thông tin và kiến thức.Hãy thử thay thế bằng cách áp dụng các hoạt động linh hoạt và sống động trong các buổi hội thảo.Các hoạt động này có thể được sử dụng để giới thiệu các khái niệm quan trọng, và/hoặc là một đoạn dẫn vào các bài tập hội thảo.

Sử dụng trò chơi, phương pháp phá băng và các hoạt động sống động (“Hoạt động sống động” là phương pháp đơn giản giúp khôi phục sự quan tâm và nhiệt tình).Đây là những phương pháp rất quan trọng cho việc tạo ra một bầu không khí học tập tốt cũng như tạo sự tập trung cho học viên. Khi học viên khá mệt mỏi, đặc biệt là sau một bài giảng dài, hoặc là sau khi ăn trưa, khi thức ăn cần năng lượng để tiêu hóa. Sử dụng trò chơi, phương pháp phá băng hoặc các hoạt động sống động như là một phần của quá trình học tập và cũng là phương pháp sử dụng thời gian hiệu quả.

Trong phụ lục 2, chúng tôi đã biên soạn một mô tả ngắn gọn về một vài bài tập và trò chơi có thể hữu ích cho việc tập huấn của bạn

Có một số thiết bị và kỹ thuật giảng dạy và kỹ thuật mà bạn có thể sử dụng, chẳng hạn như:

• Làm việc nhóm nhỏ.• Thuyết trình tương tác.• Những người tham gia trình bày.• Thảo luận trên lớp.• Phương pháp động não.• Bài tập thực hành.• Viết văn bản.

20

• Ví dụ.• Chương trình làm việc.• Kiểm tra.• Biểu đồ.

quản lý thời gian

Bắt đầu đúng giờ và tuân theo thời gian biểu, ví dụ nghỉ giải lao, ăn trưa, kết thúc buổi học. Nếu bạn cần tiết kiệm thời gian, nên cắt phần giữa của chương trình, không nên cắt đoạn đầu hay phần kết thúc. Bạn cũng có thể tiết kiệm thời gian bằng cách đơn giản hóa nhiệm vụ, ví dụ loại bỏ một số bước trong các hoạt động, giảm thời gian thảo luận trong các nhóm nhỏ hoặc giảm thời gian báo cáo của các nhóm lớn hơn. Nếu bạn thay đổi kế hoạch hoạt động và tiến độ, cần thiết thảo luận vấn đề này với những người tham gia.

Vai trò của tập huấn viên trong các cuộc thảo luận

Là một tập huấn viên, bạn cung cấp các kỹ năng và kiến thức cụ thể cho học viên. Thách thức ở đây là làm thế nào để truyền đạt theo một chiến lược định sẵn và tôn trọng học viên.

• Tóm tắt các vấn đề đã thảo luận để chắc chắn rằng tất cả mọi người hiểu và tiếp tục các thảo luận đi theo hướng bạn muốn. Nếu có những bất đồng, cần thiết phải rút ra kết luận.

• Diễn giải lại các ý kiến của người tham gia để kiểm tra xem bạn có hiểu đúng không, đồng thời củng cố lại những ý kiến đó.

• Hỏi những câu hỏi bắt buộc phải có câu trả lời diễn giải, ví dụ: câu hỏi mở.

• Không tự trả lời tất cả câu hỏi. Hãy để người tham gia trả lời các câu hỏi của nhau.

• Hỏi người tham gia xem họ có đồng ý với ý kiến của những người tham gia khác hay không?

• Hãy chắc chắn rằng những người tham gia nói nhiều hơn bạn.

Những việc một tập huấn viên nên tránh

• Đưa ra giải pháp cho cả nhóm.Công việc của tập huấn viên là làm rõ các vấn đề, thảo luận tập trung, đưa ra quan điểm của mọi người, đưa ra sự khác biệt, từ đó tìm kiếm các thỏa thuận cơ bản.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ áp đặt một giải pháp cho cả nhóm.

• Coi nhẹ những ý tưởng của người dân.• Cho rằng ý kiến cá nhân là đúng.• Áp đặt nhóm.• Lặp đi lặp lại ừm, à.• Đọc từ giáo trình.• Kể những câu chuyên không phù hợp hoặc gây khó chịu.• Bịa ra một câu trả lời nào đó – bạn không bao giờ biết có những ai trong phòng.• Để cho ai đó gây áp lực lên người khác trong nhóm.• Đứng trên lập trường của 1 nhóm.• Nói quá nhiều về kinh nghiệm cuộc sống bản thân.• Giả định về ai đó dựa vào bề ngoài của con người.

21

Những việc tập huấn viên nên làm

• Nắm chắc các tài liệu trước khi tiến hành tập huấn.• Tự tin: mạch lạc, nhiệt tình và giữ nhịp thở đều.• Sử dụng sự hài hước, những câu chuyện và các ví dụ trực tiếp liên quan đến công việc của

học viên vào bài giảng.• Chọn một hoạt động thích hợp với tình huống và nên biết nhiều trò vui để tạo không khí

vui vẻ và phá vỡ không khí trầm lắng.• Chuẩn bị nhiều giáo cụ trực quan hấp dẫn như các tờ rơi và những tờ giấy Ao.• Xác định vật tư cần thiết, yêu cầu bố trí phòng học và bố trí ghế ngồi.• Suy nghĩ trước các bài tập và hình dung về các vấn đề có thể xảy ra cũng như những vấn

đề khó lường - một trong những phần việc chiếm nhiều thời gian nhất.• Giải thích rõ ràng các hoạt động sẽ diễn ra và chuẩn bị cho các câu hỏi.• Quan sát sự tham gia của cá nhân và mức độ tham gia trong các bài tập.• Quan tâm tới những cá nhân không thích thú với bài học, thậm chí không tham gia.• Theo dõi bài tập cần có thảo luận.• Quá trình trao đổi sẽ bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc mà chưa bao giờ được thể hiện

trước đây.• Sẵn sàng nói chuyện/phỏng vấn những người tham gia trong thời gian nghỉ và trước khi/

sau khi tập huấn.• Đánh giá nhu cầu của nhóm, đặc biệt là vào cuối ngày để xem những gì bạn có thể thay đổi

cho ngày hôm sau.• Đánh giá buổi tập huấn và ghi lại các lưu ý cho các khóa tập huấn sau này

Và bây giờ bạn có thể bắt đầu với cuốn cẩm nang tập huấn này…

Cẩm nang tập huấn này không thể cung cấp cho bạn tất cả các thông tin về REDD + dựa vào cộng đồng. Nhưng chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi đã cung cấp đủ kiến thức để bạn có thể bắt đầu và có một chương trình tập huấn thành công về REDD+ cũng như các chủ đề liên quan. Sự hiểu biết về REDD và REDD + trước khi những người bên ngoài thực hiện dự án REDD tại địa bàn của mình là rất quan trọng đối với cộng đồng dân tộc bản địa.

Với mục đích đào tạo rõ ràng, khi người tham gia đã được lựa chọn và công tác chuẩn bị hậu cần đã được sắp xếp hợp lý thì có nghĩa là bạn đã sẵn sàng để đảm nhận một nhiệm vụ và một cuộc phiêu lưu với cộng đồng của bạn - tập huấn cho họ về REDD+. Chúng tôi chúc cho bạn và cả cộng đồng gặt hái những thành công tốt đẹp.

22

PHẦN I.

TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU:

NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN

23

Ghi chép của tập huấn viên

HợP PHẦN I NHỮNG KHÁI NIỆM Và Cơ Sở Lý LUẬN Cơ BẢN

Hợp phần này chuẩn bị nền tảng cho những nội dung chính của cuốn cẩm nang. Từ khi thỏa thuận REDD của công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu nhấn mạnh “sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan “, trong đó có các cộng đồng người dân bản địa, chúng tôi nhận thấy cần phải đề cập đến ý nghĩa của sự tham gia và cần phải so sánh nó với một khái niệm phản ánh chặt chẽ hơn những nguyện vọng của người dân bản địa trong cuộc tranh luận về vấn đề trao quyền của quá trình REDD. Tiếp theo là một định nghĩa và mô tả ngắn gọn về khái niệm “REDD + dựa vào cộng đồng”.

Cuối cùng, chúng tôi muốn bạn chú ý tới một vài cơ sở lý luận cơ bản về REDD+ mà chúng tôi tin rằng việc ghi nhớ chúng thực sự là quan trọng trước khi bạn xem xét đến việc tham gia vào hoạt động REDD+. Những cơ sở lý luận này quan trọng vì nó sẽ tránh cho những quan niệm hoặc kỳ vọng sai lầm, do đó chúng tôi muốn nhấn mạnh chúng ngay từ đầu.Những lý luận này sẽ được đề cập kỹ hơn trong phần sau của cuốn cẩm nang này.

Mục tiêu

Giúp các nhà lãnh đạo bản địa và các thành viên cộng đồng có được một sự hiểu biết tốt hơn về các vấn đề cơ bản của REDD + dựa vào cộng đồng trong phạm vi quyền được tham gia và trao quyền.

Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành hợp phần này bạn sẽ có thể:

• Giải thích các quyền được tham gia và trao quyền của người dân bản địa• Xác định và mô tả những điều cơ bản của REDD+ dựa vào cộng đồng

• Nhấn mạnh và giải thích một số cơ sở lý luận quan trọng về REDD+.

MO

DU

LE 1

MO

DU

LE 2

MO

DU

LE 3

MO

DU

LE 4

MO

DU

LE 5

MO

DU

LE 6

BUỔI 1: Sự THAM GIA Và TRAO qUyềN

Ma trận tập huấn hợp phần 1, Buổi 1: Sự tham gia và trao quyềnDự kiến thời gian: 45 phút

Mục tiêu: Vào cuối buổi học, các học viên có thể: • Giải thích các quyền được tham gia và được trao quyền của người dân bản địa.

Chủ đề và các câu hỏi chính Phương pháp Tài liệu, dụng cụ

Tại sao quyền được tham gia và được trao quyền quan trọng đối với người dân tộc?

Có hai cách để tiến hành buổi tập huấn này: Cách 1 (ít hiệu quả hơn so với cách 2) là tạo điều kiện cho thảo luận toàn thể về câu hỏi này: Bạn cảm thấy như thế nào nếu người ngoài cộng đồng có quyền ra quyết định ảnh hưởng tới cộng đồng bạn đang sinh sống mà không cần tham khảo ý kiến bạn? Hoặc: có những tác động gì nếu những người ngoài cộng động đưa ra những quyết định có ảnh hưởng đến cộng đồng của bạn mà không cần tham khảo ý kiến bạn? Chúng tôi giả định rằng các học viên sẽ nghĩ tiêu cực về điều này. Sau đó tổng hợp các ý kiến thảo luận và hướng tới một sự đồng thuận rằng các học viên, như người dân bản địa có quyền tham gia và trao quyền.

Một phương pháp tương tác nhiều hơn là tiến hành bài tập học tập cấu trúc ngay từ đầu (SLE) ví dụ như “ Xây một ngôi nhà” hoặc một trò chơi tiếp sức dưới phù hợp về mặt văn hóa “ Samson-Delilah-Lion” ( Xem phụ lục 2). Kết thúc buổi học bằng việc tổng hợp kết quả của các hoạt động về sự tham gia và trao quyền.

2 cách này không cần tài liệu

Nếu mong muốn hoặc nếu có thời gian, có thể kết thúc buổi học bằng một bài thuyết trình ngắn về những điều luật quốc gia (nếu có) và luật quốc tế thúc đẩy quyền tham gia và được trao quyền của người dân bản địa.

Chuẩn bị powerpoint hoặc bài thuyết trình với một tờ giấy Ao. Sự chuẩn bị này có thể được chuẩn hóa để sử dụng như tài liệu tham khảo trong các buổi học sau này.

Tham gia là quyền cơ bản của người dân. Nói chung, thuật ngữ “tham gia” đề cập đến một trong hai hành vi: hoặc cùng làm một việc gì đó. Đã có rất nhiều buổi tọa đàm về thúc đẩy quyền tham gia trong những năm qua và ngày nay tham gia được hiểu là cách thức mọi người (cộng đồng) có ảnh hưởng và có vai trò kiểm soát trong quá trình phát triển, đặc biệt là vai trò ra quyết định và sử dụng nguồn lực.

Có nhiều lý do khác nhau để thúc đẩy cộng đồng tham gia: để giảm chi phí (cộng đồng được yêu cầu đóng góp hàng hoá, tiền, công sức lao động), để thực hiện dự án hiệu quả và đầy đủ hơn, để tăng cường năng lực của các cộng đồng hoặc để trao quyền cho cộng đồng, điều này nghĩa là để giúp họ gia tăng kiểm soát đối với các nguồn lực và đưa ra những quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Nguyên nhân sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các cộng đồng bản địa được đề cập trong các thỏa thuận REDD của “Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu” đó là: các nhà lãnh đạo dân tộc bản địa không ngừng vận động chính sách đối với các Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu vì họ quan ngại rằng REDD sẽ được thực hiện mà không đề cập gì tới người dân bản địa ngay từ khi lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện dự án. Người ta lo lắng

26 PART I ▶ MODULE 1 ▶ SESSION 1ON PARTICIPATION AND EMPOWERMENT

rằng quyết định sẽ được đưa ra và nguồn lực được phân bổ mà không có sự tham gia tích cực của người dân bản địa.

Tuy nhiên, còn nhiều lý do khác thúc đẩy sự tham gia của các dân tộc bản địa vào REDD+. Có nhiều bằng chứngtừkhắp nơi trên thế giới cho thấy rằng các cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng bản địa, đã bảo vệ rừng rất hiệu quả. Một báo cáo gần đây tại Mesoamerica (FundacisonPRISMA - Grupo CABAL 2011) đã cho thấy rằng, nhìn chung, rừng trong lãnh thổ của các dân tộc bản địa được bảo vệ tốt hơn và có khả năng tái tạo cao hơn. Thêm vào đó, một nghiên cứu toàn cầu (Ashwini Chhatre và ArunAgrawal 2009) cũng chỉ ra rằng tại những vùng có diện tích rừng lớn, khả năng lưu trữ carbon cao và lợi ích về sinh kế tốt hơn. Nhiều nghiên cứu khác có thể được trích dẫn ở đây, chứng minh rằng hoạt động bảo tồn dựa vào cộng đồng là rất hiệu quả hoặc ngược lại việc bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học đã thất bại khi các cộng đồng địa phương không tham gia, thậm chí chống lại những hoạt động này.

Khi đề cập tới sự tham gia của các cộng đồng bản địa trong REDD+, cần phải nhận thức rằng ta đang đề cập tới sự tham gia ở các cấp độ khác nhau.

Các chiến lược và kế hoạch REDD+ được các quốc gia xây dựng ở cấp nhà nước nhưng các dự án REDD+ đang hoặc sẽ được thực hiện tại địa bàn có ảnh hưởng trực tiếp và liên quan tới người dân sống trong hoặc gần những khu rừng bảo tồn. Cho đến nay, chúng tôi cũng chỉ có một vài dự án thí điểm REDD+ được tài trợ bởi các nhà tài trợhoặc thông qua thị trường carbon tự nguyện. Cách thức tiến hành REDD+ trong tương lai vẫn còn đang được thảo luận. Một trong những câu hỏi mở là làm thế nào dự án sẽ được tài trợ thông qua quỹ hoặc một thị trường carbon hoặc cả hai, hoặc thông qua các cách thức khác? Một câu hỏi khác làREDD+ sẽ được thực hiện ở quy mô nào. Dự án sẽ ở cấp quốc gia (một chương trình REDD+ cấp quốc gia lớn) hoặc cấp tiểu quốc gia (dự án riêng được điều hành bởi các đơn vị như tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương, các công ty, vv), hoặc kết hợp cả hai?

Dù phương pháp tiếp cận cuối cùng được lựa chọn là gì thì chính phủ các quốc gia chắc chắn vẫn đóng một vai trò quan trọng trong dự án.

Ngay cả trong phương pháp tiếp cận được gọi là “phương pháp tiếp cận lồng ghép” - cách tiếp cận mà trong đó dự án REDD+ cấp địa phương làm việc trực tiếp với đối tác quốc tế thì nó vẫn phải chịu sự điều tiết của các chính sách quốc gia quy định cho REDD+, bao gồm các quy tắc và luật lệ mà bất kỳ dự án cấp địa phương nào cũng phải tuân theo.

Vì vậy, mọi người có thể tham gia vào REDD+ ở tất cả các cấp: cấp nhà nước nơi chính sách và pháp luật quốc gia hoặc các chương trình REDD+ sẽ được thiết kế và quyết định, hay cấp địa phương nơi chương trình và dự án được tiến hành.

Thực tế, người dân bản địa tham gia ở cấp quốc gia thông qua các nhà lãnh đạo của họ, những người đã hoặc đang tham gia vào các cuộc thảo luận về REDD+, họ cũng là những người ủng hộ quyền và lợi ích của người dân bản địa. Chúng tôi sẽ không thảo luận thêm về điều này ở đây.Nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động vận động chính sách này sẽ được đề cập trong hợp phần 1 và sẽ có một hợp phần riêng về công tác tuyên truyền và vận động chính sách.

Ở cấp địa phương, cộng đồng sẽ được trực tiếp tham gia vào REDD+ và đây là chủ đề chính của cuốn cẩm nang tập huấn này.

Như đã đề cập trước đây, sự tham gia có nghĩa là cùng làm/ có phần trong một cái gì đó. Đây là một khái niệm khá mơ hồ và trong thực tế chúng ta có một phạm vi rất rộng về các cách thức khác nhau để mọi người có thể “ tham gia”

Trong trường hợp xấu nhất, “tham gia” chỉ đơn thuần là thông báo cho các cộng đồng, có nghĩa là cộng đồng chỉ đơn giản được thông báo những gì xảy ra, các quyết định đã được thực hiện và cộng đồng không thể tác động gì thêm. Nhưng cũng có trường hợp, trong đó cộng đồng có tiếng nói trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện, mọi người có thể nắm bắt toàn bộ thông tin cần thiết để đưa ra ý kiến, có đủ thời gian và được tự do thảo luận với nhau, từ đó tự đưa ra quyết định riêng. Đây là những trường hợp mà các nguyên tắc của FPIC đã được áp dụng.

27PART I ▶ MODULE 1 ▶ SESSION 1ON PARTICIPATION AND EMPOWERMENT

28 PART I ▶ MODULE 1 ▶ SESSION 1ON PARTICIPATION AND EMPOWERMENT

Khi sự tham gia của người dân bản địa được thực hiện theo các nguyên tắc của FPIC, chúng ta có thể nói rằng đó là sự trao quyền thực sự. Các điều kiện tiên quyết được thực hiện, theo đó các cộng đồng có quyền tự do, tự nguyện và từ đó đưa ra cam kết tham gia đầy đủ vào các hoạt động hay là dự án. Một dự án REDD+ dựa trên quan hệ đối tác thực sự với các cộng đồng bản địa có thể được gọi là dự án REDD+ dựa vào cộng đồng.

Để tham gia thực sự hiệu quả trong một dự án REDD+, tức là có thể tham gia vào một dự án REDD+ dựa vào cộng đồng, bạn sẽ phải nắm bắt được một số kiến thức cơ bản và một số kỹ năng mới. Điều này phụ thuộc vào một số yếu tố, ví dụ như cộng đồng có thể tự thực hiện dự án REDD+ hay cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. Trong số những yếu tố này có (i) luật pháp và chính sách quốc gia về REDD+, cho dù dự án được tài trợ thông qua các thị trường carbon hoặc thông qua một quỹ hoặc bởi các nhà tài trợ song phương, (ii) quy mô của dự án, (iii) tất cả những người tham gia..., và (iv) năng lực hiện có của cộng đồng. Chúng tôi sẽ quay trở lai câu hỏi này trong phần IV của cẩm nang này.

Sự trao quyềnNói chung, trao quyền là hành động trao cho một người nào đó quyền lực hoặc sức mạnh để làm một cái gì đó.(http://www.oxforddictionaries.com)

Trong bối cảnh này, trao quyền đề cập đến việc tăng cường sức mạnh tinh thần, chính trị, xã hội hoặc kinh tế của cá nhân và cộng đồng. Nó thường bao gồm xây dựng niềm tin vào khả năng của mỗi con người (http://en.wikipedie.org/wiki/Empowerment).

Đầu tiên, chúng tôi sẽ cho các bạn biết chúng tôi có ý kiến gì khi nói về REDD+ dựa vào cộng đồng

Các nguồn và tài liệu tham khảo

Ashwini Chhatre và Arun Agrawal 2009. Thương mại và sự phối hợp giữa lưu trữ carbon và sinh kế gắn với rừng.www.pnas.org_cgi_doi_10.1073_pnas.0905308106

Fundación PRISMA - Grupo CABAL 2011. Thiết kế một chương trình REDD + có lợi cho cộng đồng miền núi tại Trung Mỹ

29PART I ▶ MODULE 1 ▶ SESSION 2WHAT IS COMMUNITY-BASED REDD+?

BUỔI 2: REDD+ DựA VàO CộNG đồNG Là Gì?

Ma trận tập huấn hợp phần 1, Buổi 2: REDD+ dựa vào cộng đồng là gì?Thời gian dự kiến: 30 phút

Mục tiêu:Vào cuối buổi học, các học viên sẽ có thể:• Xác định và mô tả những điều cơ bản của REDD + dựa vào cộng đồng.

Chủ đề và các câu hỏi chính Phương pháp Tài liệu

REDD+ dựa vào cộng đồng là gì? Hỏi học viên họ hiểu mỗi từ trong REDD+ như thế nào và chúng có nghĩa là gì trong cộng đồng. Sau đó yêu cầu họ ghép các nghĩa này với nhau. Tổng hợp các nghĩa về “REDD+ dựa vào cộng đồng” mà mọi người vừa chia sẻ.

Viết các chữ ở trong REDD+ lên tấm card lớn (những tấm card này có thể được tái sử dụng trong các phiên họp sau đây), các chữ có thể có kèm theo hình minh họa.

Hầu hết các dự án REDD+ đang được tiến hành đã được các cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ song phương hoặc các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương khởi xướng và thực hiện. Chúng thường bao quát một diện tích rừng khá lớn, sử dụng công nghệ tinh vi hiện đại (như sử dụng các hình ảnh vệ tinh và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu) và được lãnh đạo và kiểm soát bởi các chuyên gia có học vấn và trình độ cao.

Dự án hợp tác REDD với cộng đồng OddarMeanchey.Dự án hợp tác REDD với cộng đồng OddarMeanchey được tiến hành ở Oddar Meanchey, phía Tây Bắc Cam-pu-chia. Dự án bao gồm 58 thôn bản với 13 Ban quản lý rừng cộng đồng (CFMC) đang quản lý và bảo vệ 67.783 ha rừng. Dự án được Tổ chức phi chính phủ Cộng đồng lâm nghiệp quốc tế (CFI) khởi xướng nhưng sau đó nhiều cơ quan, tổ chức khác cũng tham gia vào.

Hộp: Các đối tác tham gia trong dự án hợp tác REDD với cộng đồng Oddar Meanchey ở Campuchia

đối tác Vai trò

Cộng đồng Lâm nghiệp quốc tế (CFI) Xác định dự án – xây dựng chiến lược REDD – xây dựng đội ngũ điều phối viên

Cơ quan quản lý rừng Bán carbon - Cơ quan đại diện cho Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia,

Terra Global Capital Đơn vị đo carbon – môi giới và tư vấn kĩ thuật

PACT Cơ quan được đề xuất thực hiện

Nhóm công tác kỹ thuật về rừng và Môi trường / DANIDA

Cơ quan tài trợ cho thiết kế và giám sát dự án

30 PART I ▶ MODULE 1 ▶ SESSION 2WHAT IS COMMUNITY-BASED REDD+?

Hộp: Các đối tác tham gia trong dự án hợp tác REDD với cộng đồng Oddar Meanchey ở Campuchia

Sáng kiến khí hậu Clinton Cơ quan hỗ trợ việc cấp giấy chứng nhận cho dự án

Hiệp hội Phát triển của trẻ em... CFMC chịu trách nhiệm các hoạt động đào tạo và quản lý dự án vùng

Các Nhà sư của Chùa Samraong Thực hiện bảo tồn khu rừng Sorng Rokavorn, 18.600 ha

13 Ban Quản lý rừng cộng đồng (CFMCs) từ tỉnh Oddar Meanchey

Các tổ chức địa phương thực hiện việc tuần tra rừng, lên kế hoạch phục hồi rừng

Nguồn tài liệu: Poffenberger et.al. 2010

Các dự án REDD+ rất phức tạp và đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng và nguồn tài chính. Đối với cộng đồng bản địa, thách thức lớn là phải xây dựng được những phương pháp và hình thức hợp tác cho phép các dự án REDD+ nằm trong sự kiểm soát của cộng đồng. Để nhấn mạnh vai trò kiểm soát của cộng đồng cũng như trao quyền trong các dự án REDD+, chúng tôi đã lựa chọn tên gọi “REDD+ dựa vào cộng đồng” như là một cách tiếp cận dự án.

Trước hết, cần phải lên kế hoạch, thiết kế và thực hiện các hoạt động REDD+ dựa vào cộng đồng (CB REDD+) tuân thủ theo các biện pháp bảo vệ đã được đề cập trong các thỏa thuận UNFCC về REDD+, cũng như các quy định của Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền của người dân tộc bản địa (UNDRIP). Tuỳ thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia hoặc địa phương, những quyền và mối quan tâm và lợi ích hợp pháp khác sẽ được xem xét tới.

Như vậy, các dự án REDD + dựa vào cộng đồng nên:

• Thực hiện FPIC đối với các cộng đồng tham gia nếu các dự án không do họ tự thực hiện.• Giải quyết các yêu cầu của người dân để bảo đảm quyền của cộng đồng đối với đất và tài

nguyên ở những nơi cần thiết.• Bảo đảm rằng các cộng đồng có quyền quản trị rừng của cộng đồng hoặc ít nhất là tham gia

đầy đủ và hiệu quả trong việc ra quyết định về quản lý và bảo tồn rừng của họ.• Xây dựng, thúc đẩy và áp dụng tri thức bản địa trên thực tế.• Tôn trọng quyền của các cộng đồng đối với sinh kế và hệ thống quản lý tài nguyên thiên

nhiên truyền thống.• Bảo đảm việc bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học.• Bảo đảm chia sẻ công bằng lợi ích từ REDD+ trong cộng đồng.• Bảo đảm sự tham gia đầy đủ và tích cực của phụ nữ trong tất cả các hoạt động.

đồ thị 22. Vị trí của REDD+: REDD+ được xem như là một phần của quản lý rừng dựa vào cộng đồng nằm trong hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng và là một phần của hệ thống văn hóa xã hội mà người dân tộc bản địa là thành phần quan trọng.

REDD+ dựa vào cộng đồng

Ngoài ra còn những lợi ích gì?

Kể từ khi đạt được thỏa thuận tại UNFCCC COP 16, Cancun thì ít nhất REDD+ cũng đã được chấp nhận một cách rộng rãi. Phạm vi của REDD không chỉ bó hẹp ở mối liên hệ với carbon. REDD+ cũng cung cấp các lợi ích khác như bảo tồn đa dạng sinh học và nó cũng đã quan tâm phát triển sinh kế bền vững cho các dân tộc bản địa và các cộng đồng địa phương (như đã đề cập trong chú thích tại Phụ lục 1, khoản 2 của thỏa thuận).

Tuy nhiên, trong REDD+ dựa vào cộng đồng người ta coi trọng những “lợi ích gia tăng” của dự án hơn là carbon. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng những ưu tiên đã được đảo ngược.Thứ nhất là đề cập tới các quyền và cuộc sống tốt hơn của các cộng đồng bản địa, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học. Thứ hai là chống lại việc thải khí carbon và tăng cường khả năng hấp thụ carbon của rừng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là carbon không liên quan, nếu không chúng tôi đã không đề cập đến nó như là REDD+ dựa vào cộng đồng.

Nói về “đảo ngược ưu tiên” là để nhấn mạnh rằng trong REDD+ dựa vào cộng đồng thì quyền và lợi ích của các cộng đồng bản địa là cơ bản, không thể có một khung hành động nào của REDD có thể thương lượng về vấn đề này. Mặc dù giảm phát thải carbon và tăng cường hấp thụ carbon là một mối quan tâm chính, nhưng mục đích của REDD+ dựa vào cộng đồng vẫn nhằm đạt được kết quả “đôi bên cùng có lợi”, tức là một tình huống mà trong đó tất cả các bên đều “chiến thắng” và do đó tất cả được hưởng lợi: các cộng đồng, đa dạng sinh học và khí hậu.

Nguồn và tài liệu tham khảo

Poffenberger, M., S. De Gryze, L. Durschinger 2011. Designing Collaborative REDD Projects. A Case Study from Oddar Meanchey Province, Cambodia. Community Forestry International. http://www.communityforestryinternational.org/publications/research_reports/index.html

Văn hóa của các dân tộc

quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào

cộng đồng

quản lý rừng dựa vào cộng đồng

31PART I ▶ MODULE 1 ▶ SESSION 2WHAT IS COMMUNITY-BASED REDD+?

BUỔI 3: NHỮNG Cơ Sở Lý LUẬN qUAN TRọNG Về REDD+

Ma trận tập huấn hợp phần 1, Buổi 3: Một số cơ sở lý luận quan trọng về REDD +Thời gian dự kiến: 30 phút

Mục tiêu:Kết thúc buổi học, các học viên sẽ có thể:• Nhấn mạnh và giải thích một số cơ sở lý luận quan trọng về REDD+.

Chủ đề và chủ đề và câu hỏi chính Phương pháp Tài liệu

Những cơ sở lý luận quan trọng về REDD+ cần ghi nhớ?

Đây là một bài học trong đó việc trình chiếu PowerPoint đơn giản, nhịp độ chậm với hình ảnh động có thể rất hữu ích.

Hoặc ở những địa điểm không có điện, tập huấn viên có thể sử dụng các bức họa trong các buổi thảo luận.

Các phương pháp đề cập ở trên là dành cho một bài giảng “tường thuật”. Đối với một bài giảng “Giải thích”, nên có các hoạt động bổ sung để kiểm tra xem học viên có thể giải thích hay không. Các hoạt động có thể áp dụng như: đóng vai, ném bóng (học viên nào bắt phải quả bóng sẽ phải giải thích một vấn đề).

Chuẩn bị một bài thuyết trình PowerPoint đơn giản, nhịp độ chậm, cài đặt máy tính, máy chiếu LCD và màn hình (hoặc bảng trắng).

Trường hợp địa điểm không có điện, chuẩn bị các tờ tranh minh họa.

Chuẩn bị kỹ lưỡng một bài thuyết trình PowerPoint, hoặc các bảng minh họa, bởi vì những tài liệu này có thể được xem xét và sử dụng lại trong các buổi học kế tiếp.

Nếu bạn đang xem xét để tham gia vào REDD+, có một số cơ sở lý luận rất quan trọng bạn cần ghi nhớ. Đây là những lí luận rất cơ bản nhưng quan trọng nên chúng tôi muốn nhấn mạnh trước khi tiếp tục bài tập huấn.Vui lòng xem xét lại hoặc bắt đầu suy nghĩ về chúng nếu bạn chưa biết. Chúng tôi sẽ thảo luận chi tiết hơn về các lý luận này trong các phần tiếp theo.

REDD+ là nói về những thay đổi, nhưng đôi khi không...

Hãy nhớ rằng các ý tưởng cơ bản đằng sau REDD+ là để bù đắp cho một sự thay đổi trong hành vi và đôi khi cũng không cần phải thay đổi nếu là những hành vi tốt. Theo REDD+ thì tiền sẽ được trả cho việc:

• Thay đổi cách sử dụng đất và rừng nhằm giảm nạn phá rừng và hiện tượng suy thoái rừng.• Thay đổi trong sử dụng đất và rừng, dẫn đến tăng trưởng và phát triển của rừng (các thảm

thực vật).• Tiếp tục (không thay đổi) những cách sử dụng đất rừng và bảo tồn rừng đã có phù hợp

với việc duy trì và tăng cường khả năng hấp thụ carbon nhằm giảm thiểu lượng carbon tại những khu rừng này.

Cho dù dự án REDD+ mà chúng ta đang xem xét là do người ngoài cộng đồng hoặc là chính cộng đồng tự thực hiện thì người dân phải nhận thức được rằng một khi họ đã tham gia vào dự án thì đó là nguyện vọng của chính họ và họ sẽ:

• Không được làm một số việc nào đó mà từ trước đến nay họ vẫn làm. Kể từ khi bắt đầu các cuộc thảo luận về REDD, điều này đã là một trong những mối quan tâm chính của người dân bản địa. Nhiều người dân vẫn lo sợ rằng REDD+ sẽ áp đặt các qui định hạn chế quá trình tạo sinh kế, sử dụng đất và rừng truyền thống của họ và điều quan trọng mà người dân bản địa tiếp tục vận động chính sách nhằm bảo đảm rằng các quyền của họ được tôn trọng trong tất cả các hoạt động của REDD. Tuy nhiên, ngay cả trong một số dự án REDD+ có tôn trọng các quyền của người dân tộc thì chắc chắn vẫn sẽ hạn chế một số hoạt động (ví dụ khai thác củi thương mại, khai thác gỗ không bền vững, chuyển đổi đất rừng thành đất

32 PART I ▶ MODULE 1 ▶ SESSION 3SOME IMPORTANT FACTS ABOUT REDD+

nông nghiệp, vv).• Tham gia vào các hoạt động mới hoặc không quen thuộc nhưng cần thiết và bắt buộc của

dự án REDD như đo lường và giám sát carbon, lập báo cáo, vv.

Trong phần thứ ba của hợp phần này, chúng tôi sẽ cung cấp một cái nhìn cận cảnh về một dự án REDD+ sẽ như thế nào trên thực tế, các thành phần, ý nghĩa của nó đối với cộng đồng, cũng như những yêu cầu từ người dân bản địa, đặc biệt là các kỹ năng mới cần thiết.

quy mô nhỏ là phù hợp nhưng...

Cho dù đó là một quỹ, nhà tài trợ hoặc người mua carbon (một công ty hoặc một thương gia carbon), tất cả những người sẵn sàng trả tiền cho REDD+ đều quan tâm đến các dự án lớn có khả năng lưu trữ một lượng carbon đáng kể. Các thương nhân carbon và nhà đầu tư đang tìm kiếm các dự án cung cấp ít nhất là 10,000-20,000 tCO2/năm. Vì vậy, họ không có xu hướng thỏa thuận với một cộng đồng đơn lẻ với vỏn vẹn một vài chục hoặc vài trăm ha đất và rừng. Họ muốn có một lượng lớn cácbon và do đó muốn thoả thuận vớicộng đồng có diện tích rừng rộng lớn. Vì vậy trừ khi bạn là một cộng đồng lớn với một diện tích rừng đáng kể, nếu không bạn có thể phải xem xét đến việc kết hợp với các cộng đồng khác trong khu vực của bạn, hoặc tham gia vào một chương trình lớn do các tổ chức khác khởi xướng.

Tại một số nơi trên thế giới, người dân bản địa đã đạt được sự công nhận về mặt pháp lý các quyền của họ trên lãnh thổ họ sinh sống, ví dụ ở nhiều nước châu Mỹ Latinh, nơi người dân bản địa có quyền sở hữu chung hàng triệu hecta đất và rừng. Ở châu Á, Philippines cũng là quốc gia mà các quyền đối với vùng lãnh thổ bản địa cũng đã được công nhận. Tại đây, hơn một thập kỷ qua chính phủ đã cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của người dân bản địa đối với hơn 4 triệu ha đất đai do tổ tiên của mình để lại. Vì một trong các điều kiện tiên quyết đã được công nhận cho REDD+ và đặc biệt là REDD+ dựa vào cộng đồng - đó là quyền được sở hữu đất và rừng nên các dân tộc bản địa ở các nước này đang có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với các anh em của họ ở các nước khác..

Do ở những nước này lãnh thổ của các dân tộc bản địa khá lớn, lên tới hơn 100.000 ha và diện tích rừng lên tới vài nghìn ha nên các dân tộc bản địa ở đây có thể tự tiến hành dự án REDD+ độc lập. Những người/cộng đồng có diện tích lãnh thổ/rừng nhỏ có thể tham gia vào một dự án REDD+ cùng với những cộng đồng khác. Điều này hiện đang được thực hiện trong một dự án REDD ở tỉnh Oddar Meanchay ở phía Tây Bắc Cam-pu-chia với một số cộng đồng không phải người bản địa. Dự án quy tụ 13 nhóm lâm nghiệp cộng đồng (CF), bao gồm 58 thôn, bảo vệ 67.783 ha rừng. Trong 30 năm, họ mong đợi có thể thu hồi 7,1 triệu tấn CO2, hoặc 233.333 tấn CO2 mỗi năm (Poffenberger, M., S. De Gryze, L. Durschinger 2011, p.ii).

Chi phí - không có bữa ăn trưa nào miễn phí...

Dự án REDD+ phải mang lại lợi ích cho cộng đồng bản địa và địa phương, nhưng trước khi tham gia vào bất kỳ dự án nào, các cộng đồng phải biết rằng họ phải ứng trước những chi phí liên quan. Có những khoản chi phí đáng kể để chuẩn bị một dự án REDD+ và còn cần nhiều hơn nữa để thực hiện dự án. Không chỉ những khoản chi phí trực tiếp như mua thiết bị mà còn có cả những chi phí gián tiếp khi các cộng đồng để dành đất cho REDD và không được tiếp tục các cách sử dụng đất như trước đây để tạo sinh kế của mình. Chúng được gọi là chi phí cơ hội và chúng ta sẽ bàn chi tiết hơn về vấn đề này trong phần sau.

yêu cầu kỹ thuật - chúng ta có thể tự làm hay không?

Dự án REDD + cũng đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện dự án. Cộng đồng có thể học hỏi những kỹ năng và kiến thức này nhưng nó sẽ mất thời gian và tốn kém chi phí, do đó bạn có thể cần một quan hệ đối tác với những người khác, ví dụ như các tổ chức phi chính phủ, những người có thể cung cấp những hỗ trợ cần thiết.

33PART I ▶ MODULE 1 ▶ SESSION 3SOME IMPORTANT FACTS ABOUT REDD+

yêu cầu tuân theo tiêu chuẩn – xác minh của bên ngoài

Nếu một dự án REDD+ nhằm mục đích tự gây quỹ thông qua việc bán tín chỉ carbon trên thị trường tự nguyện, nó sẽ phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế đã được qui định, nếu không các tín chỉ carbon sẽ không được đăng kí và công nhận và sẽ không thể bán được. Điều này một lần nữa cần đến chi phí phát sinh.Có một số tiêu chuẩn được công nhận, một số trong đó sẽ được thảo luận trong hợp phần 3. Bây giờ một khi thỏa thuận về REDD+ đã đạt được tại Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, thì chắc chắn rằng Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu sẽ xây dựng các tiêu chuẩn toàn cầu về REDD+. Điều này rất có thể sẽ xảy ra tại Hội nghị lần thứ 17 của các bên (COP) ở Nam Phi vào tháng 12 năm 2011.

Khuôn khổ quốc gia – yêu cầu phối hợp với nhà nước

Nhiều chính phủ trên toàn thế giới hiện nay đang xây dựng các chính sách và luật pháp quốc gia về biến đổi khí hậu và đó cũng là các chính sách và luật pháp liên quan tới REDD+. Vì vậy, bất cứ dự án REDD nào mà bạn muốn bắt đầu hoặc quyết định tham gia đều phải tuân theo những nguyên tắc và quy định do luật pháp và chính sách của quốc gia bạn đang sống đặt ra. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải nghiên cứu cẩn thận các quy định của pháp luật, chính sách trước khi bạn tham gia vào bất kỳ hoạt động REDD+ nào.

Nguồn và tài liệu tham khảo

Poffenberger, M., S. De Gryze, L. Durschinger 2011. Designing Collaborative REDD Projects. A Case Study from Oddar Meanchey Province, Cambodia. Community Forestry International. http://www.communityforestryinternational.org/publications/research_reports/index.html

Ghi chép của tập huấn viên

34 PART I ▶ MODULE 1 ▶ SESSION 3SOME IMPORTANT FACTS ABOUT REDD+

PHẦN II. THỰC TIỄN REDD+ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG:

MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN

35PART II

PHẦN II. THựC TIỄN REDD+ DựA VàO CộNG đồNG: CÁC KIếN THứC Cơ BẢNĐể biết được liệu có thể bắt đầu hoặc tham gia vào một dự án REDD+ hay không thì điều đầu tiên cần xem xét đến là các cộng đồng bản địa cần phải được trang bị những kiến thức cần thiết để thực hiện đánh giá cộng đồng. Một phần của cuốn cẩm nang này nhằm mục đích cung cấp một số kiến thức cơ bản mà có thể có ích cho việc đánh giá đó.

Phần này bao gồm hai hợp phần: hợp phần đầu tiên tập trung vào những vấn đề về bảo tồn rừng theo REDD+ được gọi là “cùng có lợi”: đa dạng sinh học và sinh kế. Phần này cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của rừng đối với đa dạng sinh học và sinh kế của người dân bản địa, tiếp theo là một cuộc thảo luận về ảnh hưởng của các hình thức sử dụng đất khác nhau trong rừng nhiệt đới tới đa dạng sinh học và rừng đã cung cấp những sinh kế gì cho các cộng đồng bản địa. Sau đó, chi phí và lợi ích của REDD+ cũng sẽ được xem xét và so sánh với các hình thức sử dụng đất khác.Chương kết luận nêu tầm quan trọng của việc quy hoạch sử dụng đất tại cộng đồng và giải thích ngắn gọn làm thế nào để thực hiện kế hoạch đó.

Hợp phần thứ hai giới thiệu và giải thích cách thức tiến hành dự án REDD+ và những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các bước khác nhau trong REDD+.Chúng tôi hy vọng những kiến thức và kỹ năng này sẽ giúp đánh giá đầy đủ về những hàm ý của việc tham gia vào dự án REDD+ bao gồm cả sự cần thiết phải xây dựng năng lực cụ thể hơn và tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài.

36 PART II

HợP PHẦN 2 REDD+ HAy đÚNG HơN Là CÁI Gì KHÁC?

SO SÁNH CÁC PHƯơNG ÁNLàm việc với REDD+ có nghĩa là bạn quyết định dành một phần đất của cộng đồng để bảo tồn rừng hoặc tái sinh rừng. Có thể bạn đã bảo tồn rừng trong một thời gian dài, đó là một việc làm tốt với nhiều lí do. Tuy nhiên, theo REDD+ thì bảo vệ rừng là một chuyện hoàn toàn khác bởi vì mối quan tâm chính của nó là carbon và tất cả các lợi ích khác từ việc bảo vệ rừng chỉ là những lợi ích phụ thêm.

Trong khi việc bảo vệ rừng mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, đa dạng sinh học và những người khác thì lợi ích của REDD+ lại chỉ là tài chính: cộng đồng của bạn sẽ được trả công cho việc thực hiện các hoạt động REDD+. Nhưng làm như vậy cũng có nghĩa là phải cần đến chi phí và bạn cũng nên xem xét cẩn thận các chi phí này và so sánh chúng với những lợi ích mà bạn có thể mong đợi từ REDD+.

Trong hợp phần này, chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về những gì chúng tôi nghĩ rằng bạn nên xem xét trước khi quyết định có tham gia vào REDD+ hay không. Điều này bao gồm việc đánh giá các phương án thay thế khác nhau đối với việc sử dụng đất và rừng mà bạn đang có. Mỗi lựa chọn có những lợi thế và bất lợi nhất định liên quan tới thu nhập và an ninh sinh kế cũng như bảo tồn môi trường và đa dạng sinh học.

An ninh sinh kế cho cộng đồng và bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo đảm nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi”, điều mà REDD+ hướng tới cũng như ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, khi so sánh các hình thức sử dụng đất và rừng thay thế, kể cả REDD+, chúng ta sẽ phải chú ý kỹ tới hai khía cạnh này. Chúng tôi sẽ bắt đầu phần hai của cuốn cẩm nang này với một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về những giá trị quan trọng của rừng đối với các cộng đồng bản địa.

Mục tiêu

Để giúp các nhà lãnh đạo người dân tộc và các thành viên cộng đồng đánh giá các chi phí và lợi ích của REDD+ và so sánh chúng với các hình thức sử dụng đất và rừng.

Các mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành hợp phần này bạn sẽ có thể:

• Giải thích một số giá trị quan trọng của rừng. • Giải thích các giá trị của đa dạng sinh học rừng cụ thể

◊ Xác định đa dạng sinh học.

◊ Mô tả sự đa dạng sinh học tại cộng đồng của bạn và các loài đang bị đe dọa và lý do.

◊ Giải thích tác động của con người đến đa dạng sinh học.

◊ Giải thích lý do tại sao đa dạng sinh học quan trọng đối với người dân bản địa.

◊ Mô tả các loài thực vật và động vật khác nhau trên lãnh thổ của cộng đồng hữu ích đối với người dân như thế nào.

• Giải thích tầm quan trọng của rừng đối với đời sống của người dân bản địa, cụ thể◊ Sự khác biệt giữa gỗ và lâm sản ngoài gỗ và cách sử dụng của họ◊ Làm thế nào để việc khai thác gỗ tại cộng đồng có thể tạo thu nhập một cách bền vững◊ Du lịch sinh thái là gì và tại sao nó khác biệt với du lịch thông thường

MO

DU

LE 1

MO

DU

LE 2

MO

DU

LE 3

MO

DU

LE 4

MO

DU

LE 5

MO

DU

LE 6

◊ Hiểu được khái niệm của PES đủ để thảo luận và quyết định liệu đó có phải là một lựa chọn mà họ muốn tạo ra thu nhập từ rừng hay không.

• Giải thích làm thế nào để chọn được cách sử dụng đất tốt nhất dựa vào kết quả so sánh lựa chọn phương án thay thế, cụ thể◊ Giải thích tác động của các hình thức sử dụng đất khác nhau trong các khu rừng nhiệt

đới, bao nhiêu người có thể kiếm sống trong một khu vực nhất định.◊ Giải thích tác động của các hình thức sử dụng đất khác nhau trong các khu rừng nhiệt

đới tới đa dạng sinh học.◊ Giải thích tác động của các hình thức sử dụng đất khác nhau trong các khu rừng nhiệt

đới tới vòng tuần hoàn cácbon, liên quan tới hàm lượng carbon được lưu trữ và được thải ra.

• So sánh những ưu và nhược điểm của REDD + và các hình thức sử dụng đất.• Giải thích các chi phí của REDD+ và làm thế nào để phân biệt giữa chi phí thực hiện trực

tiếp, chi phí cơ hội và chi phí giao dịch.• Giải thích cách thức thanh toán thu nhập từ REDD+ và lý do tại sao rất khó nhận biết được

những nguồn thu có thể có từ REDD+.• Giải thích làm thế nào để so sánh các hình thức sử dụng đất khác nhau về mặt chi phí cơ

hội và đồng lợi ích.• Giải thích tầm quan trọng của việc đánh giá đồng lợi ích.• Giải thích quy hoạch sử dụng đất là gì, cụ thể

◊ Giải thích lý do tại sao quy hoạch sử dụng đất lại quan trọng.◊ Giải thích quy hoạch sử dụng đất bao gồm những gì và việc quy hoạch này được thực

hiện như thế nào.◊ Giải thích những điều cần thiết để biến REDD+ trở thành một phần trong chiến lược sử

dụng đất của cộng đồng.

38 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 1FOREST USE AND BIODIVERSITY

BàI 1: Sử DỤNG RừNG Và đA DạNG SINH HọC

Ma trận hợp phần đào tạo 2, Buổi 1: Sử dụng rừng và đa dạng sinh họcThời gian dự kiến: 2.5 giờ

Mục tiêu:Vào cuối buổi, các học viên sẽ có thể:• Xác định đa dạng sinh học.• Mô tả sự đa dạng sinh học của cộng đồng và những loài đang bị đe dọa và lý do.• Giải thích tác động của con người tới đa dạng sinh học

Chủ đề và câu hỏi chính Phương pháp Tài liệu

đa dạng sinh học trong cộng đồng hoặc vùng lãnh thổ của tôi là gì?

Có hai cách để bắt đầu buổi tập huấn này:

Một cách tiếp cận ít tương tác chính là để tiến hành một cuộc thảo luận toàn thể bằng việc hỏi các học viên về• Các loại rừng và thảm thực vật khác được tìm thấy trong lãnh thổ của họ(đồng cỏ, đầm lầy, ao hồ, vv.) - Vẽ chúng lên bảng.• Loài được tìm thấy ở đó, viết tên chúng theo cách gọi của họ lên thẻ nhỏ rồi gắn chúng lên bảng đã vẽSau đó yêu cầu họ chỉ ra những loài đang trở nên quý hiếm và các loài đã tuyệt chủng và lý do tại sao. Đánh dấu các loài quý hiếm hoặc đã tuyệt chủng với các màu sắc hoặc biểu tượng (trước khi tập huấn kiểm tra sự phù hợp văn hóa của các màu sắc và biểu tượng được sử dụng).

Một cách tiếp cận tương tác nhiều hơn là tiến hành làm việc theo nhóm. Hình thành các nhóm theo giới tính, tuổi tác, vị thế trong cộng đồng (ví dụ các nhà lãnh đạo, thành viên) hoặc kết hợp tất cả những yếu tố này. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về những câu hỏi giống như ở cách tiếp cận ít tương tác nêu trên, sau đó trình bày kết quả của các cuộc thảo luận dưới hình thức tranh minh họa. Sau khi tất cả các nhóm đã trình bày tranh vẽ của họ, so sánh và đối chiếu kết quả từ các nhóm khác nhau.

Tổng hợp hoạt động bằng cách giải thích rằng sự phong phú của hệ thực vật và động vật được tìm thấy trên đất đai được gọi là đa dạng sinh học.

Bảng, các văn bản phù hợp và các dụng cụ vẽ với các màu sắc khác, thẻ kim loại, băng dán hoặc băng keo có thể tái sử dụng

Bìa cứng hoặc các giấy để tạo tấm áp phích (khoảng kích thước A3), văn bản và các dụng cụ vẽ, băng dán hoặc băng dính có thể tái sử dụng.

Tác động của con người tới đa dạng sinh học là gì?

Rút ra từ kết quả của câu hỏi cuối cùng trong các hoạt động trên, chọn ra các câu trả lời liên quan đến sự can thiệp của con người.

Kết thúc buổi học bằng cách lặp lại định nghĩa của đa dạng sinh học và sau đó tóm tắt cách thức con người tác động tới đa dạng sinh học..

Kết quả của các hoạt động trên

a. đa dạng sinh học là gì?

Đa dạng sinh học là sự muôn màu muôn vẻ của sự sống trên Trái đất: hệ động thực vật và vi sinh vật khác nhau, hệ gen và các hệ sinh thái. Không ai biết có bao nhiêu loài sống trên hành tinh của chúng ta. Ước lượng của các nhà sinh học bao gồm một phạm vi rộng rãi, hầu hết các loài là vi sinh vật, côn trùng và các sinh vật nhỏ khác, nhưng hầu hết các ước tính đều tính thiếu từ 5 triệu

39PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 1FOREST USE AND BIODIVERSITY

40 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 1FOREST USE AND BIODIVERSITY

đến 30 triệu loài. Chỉ khoảng 1,75 triệu loài đã được mô tả và có tên chính thức, có nghĩa là hầu hết các loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta vẫn chưa được biết tới.

Mỗi hệ sinh thái có một cộng đồng các loài riêng biệt của mình và có những hệ sinh thái có nhiều loài khác nhau hơn những hệ sinh thái khác. Những hệ sinh thái này được gọi là có sự đa dạng sinh học cao hơn những hệ sinh thái khác.

Rừng ở vùng nhiệt đới có đa dạng sinh học cao nhất trong tất cả các các hệ sinh thái. Rừng nhiệt đới từng bao phủ 14% bề mặt đất của trái đất, nhưng hiện nay chúng chỉ chiếm 6%. Tuy nhiên, người ta ước tính vẫn còn khoảng một nửa số loài của thế giới thực vật, động vật và côn trùng được tìm thấy trong các rừng nhiệt đới.

Những con số đáng kinh ngạc

• Tại Borneo, trong 10 ha diện tích rừng nhiệt đới có hơn 700 loài thực vật và con số này bằng số lượng các loài cây được tìm thấy trên toàn khu vực rộng hàng triệu ha ở phía Bắc Châu Mỹ (Mỹ và Canada).

• Toàn Châu Âu có khoảng 320 loài bướm trong khi ở các khu rừng nhiệt đới Peru của Vườn quốc gia Manu đã xác định được 1300 loài.

• Tại Peru, người ta đã tìm thấy 43 loài kiến khác nhau chỉ trên một cây rừng nhiệt đới, con số này bằng số loài kiến được tìm thấy trên toàn nước Anh.

Đa dạng sinh học thường được sử dụng như một thước đo sức khỏe của hệ thống sinh học. Một khu rừng tự nhiên khỏe mạnh sẽ có số lượng loài cao hơn – tức là đa dạng sinh học cao hơn - so với một khu rừng bị suy thoáiNgười dân bản địa thường sống ở những khu vực có hệ sinh thái phong phú, đặc biệt là người dân sống ở các khu rừng nhiệt đới. Ở Mỹ Latinh, lưu vực sông Congo ở châu Phi và một số nước ở vùng châu Á nhiệt đới, có một sự tương ứng rõ ràng giữa các khu rừng nhiệt đới và sự hiện diện của các dân tộc bản địa.

Bảng 3: đa dạng sinh học thực vật trong các khu rừng nhiệt đới và các hình thức sử dụng đất rừng

Số lượng các loài thực vật trên diện tích 200m2

Các loại đất Brazil Cameroon Indonesia

Đất rừng tự nhiên63 103 111

- - 100

Rừng khai thác 66 93 108

Rừng quảng canh 47 71 112

Rừng thâm canh - 63 66

Hệ thống thực vật đơn giản 25 40 30

Đất nông nghiệp bỏ hoang trong thời gian dài 36 54 43

Đất nông nghiệp mới bị bỏ hoang 26 14 39

Đất canh tác hàng năm 33 51 15

Đồng cỏ 23 25 11

Đồng cỏ dày 12 - -

Các nhà khoa học thuộc chương trình thay thê canh tác nương rẫy (ASB) (www.asb.cgiar.org/) xác định số lượng các loài cây trồng cho mỗi lô tiêu chuẩn 40x50m.

Nguồn: Ngân hàng thế giới 2011, T. 8-13

41PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 1FOREST USE AND BIODIVERSITY

b. Những tác động của con người tới đa dạng sinh học là gì?

Con người chỉ là một trong nhiều sinh vật sống trong rừng. Tất cả các sinh vật, dù lớn dù nhỏ, đều được kết nối với nhau và phụ thuộc vào nhau theo nhiều cách. Những liên hệ này tạo thành một mạng lưới phức tạp, hay một hệ thống được gọi là hệ sinh thái. Rừng nhiệt đới là hệ sinh thái phức tạp nhất trên trái đất và như chúng ta đã thấy, có tính đa dạng sinh học cao nhất.

Mặc dù sở hữa rất nhiều công nghệ tiên tiến nhưng con người vẫn phải phụ thuộc vào các loại khác. Điều này khiến cho chúng ta phải khiêm nhường và tôn trọng các loài khác, cũng như phải nhận thức được trách nhiệm của bản than với các loài. So với các xã hội khác của con người, hình thức sử dụng đất truyền thống của người dân tộc bản địa ít ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời, các dân tộc bản địa cũng phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên hơn so với các xã hội khác của loài người, như vậy cũng có nghĩa là phụ thuộc nhiều hơn vào đa dạng sinh học. Điều này đã dẫn đến sự phát triển của thực tiễn quản lý tài nguyên nhằm bảo tồn đa dạng sinh học.

Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp chung của tất cả các dân tộc bản địa và thậm chí còn ít hơn như vậy đối với những người khác, đặc biệt là với xã hội công nghiệp hiện đại. Do con người chiếm toàn bộ trái đất nên nhiều loài đã bị tuyệt chủng. Chúng bị tuyệt chủng chủ yếu là do môi trường tự nhiên mà chúng đang sống bị thay đổi hoặc bị phá hủy, nhưng cũng do săn bắt hoặc khai thác quá mức, hoặc do sự xâm chiếm của những loài ngoại lai. Dù tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên, nhưng con người đã góp phần không nhỏ gây ra sự tuyệt chủng của các loài trong suốt lịch sử sinh sống của mình. Ngày nay, quá trình tuyệt chủng đang diễn ra với tốc độ và quy mô chưa lớn từng thấy. Ước tính có tới 150 loài đang tuyệt chủng mỗi ngày. Sự biến đổi khí hậu khiến cho sự tuyệt chủng của các loài thậm chí còn tồi tệ hơn và người ta dự đoán, đến 30% tất cả các loài sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2050 nếu biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến theo tốc độ hiện tại

Phải chăng là con người và đa dạng sinh học không thể tồn tại cùng nhau?

Để duy trì đa dạng sinh học tại môi trường con người sinh sống, trước hết phải có đủ không gian sống cho tất cả các loài khác nhau. Điều này có nghĩa là môi trường - môi trường sống của các loài - phải đủ lớn để chúng duy trì dân số, để sinh sôi nảy nở theo thời gian. Thứ hai, nếu các loài này đang được con người sử dụng theo cách này hay cách khác: bị hái lượm, săn bắt hoặc chặt phá – mức độ ảnh hưởng phải ở mức thấp đủ để chúng có thể trưởng thành và sinh sản. Điều này cũng là để các thế hệ tương lai của con người cũng có thể sử dụng hoặc sống phụ thuộc vào những loài này. Theo cách gọi của việc sử dụng tài nguyên, điều này được gọi là “sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững”.

Đây chính là những điều mà các dân tộc bản địa đang làm được. Người dân bản địa sử dụng đất hoặc các phương pháp săn bắn truyền thống mà không có tác động lớn tới đa dạng sinh học và môi trường. Nhiều xã hội người bản địa cũng đã xây dựng lên các quy tắc nghiêm ngặt về việc sử dụng đất và rừng, việc săn bắn và hái lượm và do đó họ sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững và như vậy sẽ cho phép duy trì đa dạng sinh học..

Các quy tắc thu hoạch tre của người Karen ở Huay Hin Lad

Cộng đồng Karen Huay Hin Lad sống ở miền Bắc Thái Lan đã chú ý quan sát vòng đời của cây tre bản xứ và từ đó có cách khai thác bền vững. Theo phương pháp thu hoạch tre truyền thống, người nông dân hàng năm chỉ lấy hai cặp măng đầu tiên nhô lên khỏi mặt đất từ mỗi cụm tre trong tháng bảy và tháng tám. Họ giữ cặp cuối cùng của măng để chúng sinh sản trong tháng chín và trong mùa tiếp theo. Để đảm bảo có thể khai thác lâu dài nguồn sâu tre - một trong các loại thực phẩm yêu thích của người dân phía Bắc – người nông dân chỉ chặt những cây tre có sâu bên trong. Ngoài ra, họ có các khu vực riêng để bảo vệ sâu tre.

Nguồn: Quỹ Phát triển miền Bắc (NDF) và cộng đồng Huay Hin Lad 2011, trang 14

Sự hiện diện của con người trong rừng cũng có thể trực tiếp làm gia tăng đa dạng sinh học. Ví dụ,

canh tác nương rẫy truyền thống tạo ra một khu rừng đa dạng hơn bởi vì các bộ phận của rừng trở thành những nương rẫy, sau đó lại bị bỏ hoang để rừng phát triển trở lại. Kết quả là, cùng với rừng già còn có các khu vực rừng có độ tuổi khác nhau, mỗi khu vực này lại có những loài có các thành phần loài khác nhau. Một số khu vực cũng có thể được chuyển đổi để sau đó biến thành đồng cỏ. Những loài động vật có giá trị săn bắt như heo rừng, nai, gia súc hoang dã khác cũng phát triển nhanh vì chúng tìm được nhiều thức ăn trong tại những khu vực đa dạng sinh học như vậy.

Tuy nhiên, có nhiều loài khác không thể thích nghi và tồn tại trong một khu rừng bị con người làm cho thay đổi. Chúng cần một khu rừng còn hoang sơ. Trong số đó có nhiều loài chim kiếm ăn và làm tổ trên cây cổ thụ lớn. Một số loài khỉ, vượn dành gần như toàn bộ cuộc sống của chúng trên cây và chẳng bao giờ muốn xuống mặt đất. Chúng cần một khu rừng với mật độ những cây trưởng thành đủ dày đặc để chúng di chuyển tự do từ cây này sang cây khác. Ngoài ra, một số loài đặc biệt là động vật có vú lớn như voi, bò hoang như bò tót, bò rừng và thậm chí nhiều động vật săn mồi lớn như hổ hay báo hoa mai, cũng cần những khu rừng rộng lớn để dân số của chúng có thể tồn tại theo thời gian. Những loài vật này có thể sống hoặc thậm chí được hưởng lợi từ một khu rừng bị tác động bởi con người, tuy nhiên sự thay đổi có thể không được quá lớn. Các khu vực rừng cũng cần phải đủ lớn để tránh xung đột giữa các loài vật với con người. Tại những địa điểm nơi mà môi trường sống tự nhiên đã bị thu hẹp quá nhiều, những loài vật này buộc phải lấn chiếm đất canh tác hoặc giết chết vật nuôi để nuôi sống bản thân.

Để giúp các loài vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng được tồn tại, các khu bảo tồn đã được thiết lập. Tuy nhiên, người ta đã quên mất rằng những loài này có thể chia sẻ môi trường sống của chúng với các cộng đồng bản địa. Hàng nghìn cộng đồng bản địa đã bị ép buộc phải rời khỏi các khu bảo tồn, cho dù việc này là không cần thiết, để nhường chỗ cho các loài vật. Việc di dời cưỡng ép này đã vi phạm thô bạo quyền sống cơ bản của người dân bản địa.

Điều chúng ta cần làm là tìm ra một giải pháp để dung hòa xung đột trên. Một giải pháp tốt phải tính tới các hình thức sử dụng đất và rừng cụ thể của các cộng đồng và nhu cầu của họ, cũng như nhu cầu cụ thể của các sinh vật sống trong rừng. Các cộng đồng bản địa hiểu rất rõ về lãnh thổ của họ cũng như các sinh vật sống trong đó. Kiến thức sâu sắc về môi trường và đa đạng sinh học có thể định hình những cơ sở căn bản cho việc thiết kế và phát triển các quy tắc mà dựa vào đó rừng có thể được con người và loài vật cùng sử dụng một cách hài hòa, từ đó duy trì đa dạng sinh học tại các khu rừng này.

Nguồn và tài liệu tham khảo

Tổ chức phát triển miền Bắc (NDF) và cộng đồng Huay Lin Lad 2011: Biến đổi khí hậu, thực vật và sinh kế: Nghiên cứu trường hợp về dấu vết Carbon tại cộng đồng Karen, miền Bắc Thái Lan. Chiang Mai, AIPP, IWGIA và NDF

Ngân hàng thế giới 2011: Ước tính chi phí cơ hội của REDD+: Cẩm nang tập huấn. Ngân hàng thế giới tại Washington, Bản PDF tại http://www.asb.cgiar.org/ PDFwebdocs/OppCostsREDD_Manual_v1.3.pdf

42 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 1FOREST USE AND BIODIVERSITY

BàI 2: TẦM qUAN TRọNG CủA đA DạNG SINH HọC đốI VỚI CÁC CộNG đồNG BẢN địA

Ma trận hợp phần tập huấn 2, Bài 2: Tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với người dân bản địaThời gian dự kiến: 1 đến 1,5 giờ

Mục tiêu:Vào cuối bài học, các học viên có thể:• Giải thích lý do tại sao đa dạng sinh học lại quan trọng đối với người dân bản địa• Mô tả các loài thực vật và động vật khác nhau có ích như thế nào đối với người dân bản địa.

Chủ đề và các câu hỏi chính

Phương pháp Tài liệu

Tại sao đa dạng sinh học lại quan trọng đối với người dân bản địa?

See thematic inputs p. 44 and in participants’ manual p.34

Nếu buổi học này diễn ra vào một thời gian khác với buổi học trước, nên trình bày hoặc nhắc lại ý nghĩa của đa dạng sinh học và con người tác động đến đa dạng sinh học như thế nào.

Hình thành các nhóm theo giới tính, tuổi tác, vị thế trong cộng đồng ( ví dụ các nhà lãnh đạo, các thành viên) hoặc kết hợp chung những yếu tố này. Yêu cầu mỗi nhóm để phác thảo sơ đồ của cộng đồng. Sau đó, để cho mỗi nhóm liệt kê các yếu tố sau đây trên bản đồ:

1. Tất cả các mùa vụ và động vật người dân nuôi trồng trên

• Cánh đồng lúa• Nương du canh• Những nương rẫy ở trên cao khác• Rừng trồng• Vườn gia đình• Đất mới bỏ hoang• Đất bỏ hoang lâu hơn/rừng thứ cấp• Rừng già• Sông• Suối và lạch• Ao, hồ.

Hoặc yêu cầu học viên liệt kê các loại đất bằng tên bản địa.

2. Tất cả các thực vật và động vật hoang dã được người dân sử dụng và mục đích sử dụng (thức ăn, thủ công, thu nhập…)Yêu cầu học viên liệt kê các loại nhà bằng tên bản địa. Cụ thể, yêu cầu họ xác định những sản phẩm quan trọng nhất từ rừng.

Thay vì học viên vẽ sơ đồ, bạn có thể yêu cầu họ phân loại nhóm dựa trên địa điểm họ tìm thấy những sản phẩm này, ví dụ theo mẫu trong bảng sau:

Tên của thực vật/động vật hoang dã

Mục đích sử dụng Địa điểm họ tìm thấy các sản phẩm này

Buổi học có thể được thực hiện nhanh hơn và ít lặp đi lặp lại bằng cách bắt đầu và xây dựng dựa trên kết quả của buổi học trước.

Viết ý nghĩa của đa dạng sinh học trên giấy để hỗ trợ trực quan.

Giấy Kraft, dụng cụ vẽ và viết, băng dính có thể tái sử dụng

Kết quả từ bài học trước

43PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 2THE IMPORTANCE OF BIODIVERSITY FOR INDIGENOUS PEOPLES

THE IMPORTANCE OF BIODIVERSITY FOR INDIGENOUS PEOPLES

44 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 2

Ma trận hợp phần tập huấn 2, Bài 2: Tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với người dân bản địaThời gian dự kiến: 1 đến 1,5 giờ

Chia sẻ kinh nghiệm về các xáo trộn tự nhiên

Tiến hành một cuộc thảo luận toàn thể về những gì sẽ xảy ra nếu vì những lý do nào đó mà một hoặc một số loài chủ chốt biến mất. Sau đó yêu cầu các học viên trình bày về tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với con người theo cách thức rõ ràng hơn nếu học viên có bất kỳ kinh nghiệm tương tự như những gì bạn mô tả trong bài trình bày

Tham khảo kết quả các bài học trước.

a. Vì sao đa dạng sinh học quan trọng đối với người bản địa?

Đối với các cộng đồng bản địa, đất đai được thờ cúng và tôn trọng như là một trong những giá trị văn hóa cốt lõi để nhận biết về cộng đồng. Hầu hết các cộng đồng bản địa nhận thức được mối quan hệ khăng khít giữa họ với các loài sinh vật khác, cũng như sự phụ thuộc của họ vào chúng. Tại một số xã hội người bản địa, quan niệm rằng tất cả các sinh vật sống và không có sự sống có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được thể hiện trong các nghi lễ và nghi thức thờ cúng. Loài người được coi là một dạng sống cụ thể với một cộng đồng rộng lớn. Những dân tộc bản địa này tương tác với các loài vật sống theo những quy tắc tương tự như những quy tắc điều tiết mối quan hệ giữa loài người với nhau.

Hầu hết các cộng đồng bản địa đang sống trong rừng đều dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên để tồn tại. Trong hầu hết các trường hợp, họ có một nền kinh tế đa dạng: canh tác mùa màng, chăn nuôi gia súc, câu cá, sắn bắt và hái lượm tất cả các loài thực vật và hoa quả trong rừng. Họ xây nhà bằng gỗ rừng, lợp mái bằng lá hoặc cỏ và họ vẫn sản xuất các công cụ lao động và đồ dùng gia đình như giỏ, túi bằng các loại sợi cây tìm thấy trong rừng. Do đó, các cộng đồng bản địa này phụ thuộc trực tiếp vào một lượng lớn các loài động thực vật trong rừng, kể cả hoang dã hay những loài đã được thuần chủng cho nhu cầu hàng ngày của họ.

Người bản địa với cách canh tác du canh được người ta biết tới như là một cộng đồng canh tác các loài thực vật vô cùng phong phú. Ví dụ những người Karen của làng Mae Tae Khi tại Thái Lan trồng 192 giống của 52 loài thực vật trên cánh đồng của họ. Bên cạnh trồng trọt, người dân bản địa cũng sử dụng một lượng lớn các loài thực vật hoang dại. Tại làng Naga của Khezhakenoma, người dân trong làng đã xác định được trong số 254 giống thực vật được canh tác có 260 loài cây, 92 loài cây ăn quả và rau dại, 41 loài nấm, 40 cây thuốc, 10 loài thực vật có thể dùng chất xơ, 74 loài có thể dùng là dây rừng và 21 loài có thể lấy nhựa.

Một nghiên cứu tại Lào vào cuối thập niên 1990 đã chỉ ra rằng 74% lượng thịt mà người dân tộc bản địa tiêu thụ là thịt từ động vật hoang dã và 71% lượng lương thực không phải lúa (rau, chất xơ, nấm) là từ thực vật hoang dại và hầu hết trong số đó được săn bắt hoặc hái lượm ở trong rừng. Đến nay, ở Lào đã tìm thấy hơn 700 loài thực vật ăn được bao gồm: măng non, các loài rau khác, quả, nấm, sinh vật nhỏ sống dưới nước…. Tài nguyên rừng còn là nguồn thu nhập bằng tiền mặt quan trọng cho những cư dân sống trong rừng. Một nghiên cứu được tiến hành tại 2 huyện ở Lào chỉ ra rằng, sản phẩm ngoài gỗ đóng góp trung bình 61% thu nhập tiền mặt. Thu nhập từ việc bán các sản phẩm sản phẩm ngoài gỗ là một nguồn thu nhập tiền mặt quan trọng để mua gạo khi giáp hạt.

Giá trị của rừng 1

Một nghiên cứu tại 7 cộng đồng bản địa thuộc huyện Malinau, miền đông Kalimanta, Indonesia đã ghi chép lại những giá trị của đa dạng sinh học mà người dân nhận thức được. Các cộng đồng này thuộc Merap (cộng đồng chủ yếu là canh tác du canh du cư) và Puna (cộng đồng tập trung vào săn bắt và hái lượm các sản phẩm rừng).

Việc sắn bắt vẫn đóng một vai trò quan trọng tại khu vực này. Trong tất cả các nguồn protein động vật, động vật hoang dã đóng góp hơn 50% (58%). Tại những cộng đồng xa xôi hẻo lánh như Punan các loài hoang dã đóng góp lên tới 81%.

Cá cũng là một nguồn protein động vật quan trọng, đặc biệt khi thịt lợn khan hiếm hoặc vào

45PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 2THE IMPORTANCE OF BIODIVERSITY FOR INDIGENOUS PEOPLES

thời điểm không săn bắt được do bận canh tác. Rất nhiều nhóm Punan sống tại các vùng xa xôi canh tác rất ít và thường xuyên phụ thuộc vào nguồn thức ăn hoang dã như là tinh bột cọ (bột cọ sagu). Những nhóm dân tộc khác cũng phụ thuộc vào tinh bột cọ khi mất mùa do hạn hán hoặc lũ lụt: tất cả các làng đã kể lại những đợt đói kém như thế trong ký ức của họ. Tại các khu rừng nguyên sinh, cây cọ thường khá nhiều và được cộng đồng quản lí và bảo vệ. Trong khi đó, chúng khá khan hiếm trong các khu rừng được khai thác. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào tinh bột cọ được coi như là dấu hiệu của sự lạc hậu và cộng đồng thường ngại ngùng khi thảo luận về vấn đề này.

Nguồn: Sheil, Douglas et.al. 2006

Giá trị của rừng 2

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tầm quan trọng trong việc sử dụng các loại đất khác nhau cho 5 mục đích: thức ăn, thuốc, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp và đóng tàu. Tất nhiên, một vài loại đất quan trọng hơn đối với một vài mục đích sử dụng này hay với những mục đích khác. Những tính toán tổng giá trị tương đối cho các loại hình sử dụng đất đưa ra các kết quả như dưới đây:

Sử dụng đất Tầm quan trọng (%)

Làng bản 13

Khu vực làng cũ 6

Vườn 11

Sông 13

Đầm lầy 7

Canh tác 14

Đất mới bỏ hoang 7

Đất bỏ hoang đã lâu 8

Rừng 21

Tổng số 100

Những giá trị tương đối của các loại rừng khác nhau được người dân của 7 làng bản đánh giá như sau:

Loại rừng Tầm quan trọng (%)

Rừng chưa được khai thác 31

Rừng đã được khai thác 10

Rừng thứ cấp 16

Rừng đầm lầy 19

Rừng trên núi 24

100

Kể cả dân cư tại vùng Langap, những người có những cách canh tác phức tạp cũng đánh giá rừng quan trọng hơn việc canh tác vì như họ giải thích, đây là nguồn thuốc và gỗ quan trọng nhất.

Nguồn: Sheil, Douglas et.al. 2006, p. 20

THE IMPORTANCE OF BIODIVERSITY FOR INDIGENOUS PEOPLES

Tầm quan trọng của đa dạng sinh mà con người ít nhận thấy

Một vài loại cỏ mọc rất nhanh trên một số cánh đồng, nhưng trong rừng, chúng bị che khuất và mọc chậm. Ở những không gian mở, cỏ nhanh chóng trở thành “kẻ quấy rầy”/cỏ dại nhưng châu chấu rừng, bò hoặc ngựa trên cánh đồng ăn các loại cỏ này và giữ chúng phát triển trong tầm kiểm soát. Chim, nhện và các loài động vật ăn thịt khác lại ăn châu chấu, do đó mà châu chấu lại không thể phát triển được. Nếu hệ thống tự nhiên được bảo vệ, mọi thứ sẽ được giữ ở trạng thái cân bằng và sẽ hiếm có những “kẻ phá hoại”.

Các loài động vật ăn châu chấu sống trong rừng hoặc trong các bụi cây. Nếu rừng bị đe dọa và các cây bụi bị chặt, phát quang thì chúng sẽ không có chỗ để sống. Như vậy châu chấu sẽ phát triển rất nhanh, ăn cỏ tại những khu rừng còn sót lại và rồi rời bỏ các khu rừng để ăn lúa, ngô và các loại mùa màng khác trên cánh đồng. Sẽ không có đủ các loài động vật ăn châu chấu để kiểm soát lượng châu chấu, từ đó hệ thống sẽ bị mất cân bằng. Tuy nhiên, con người không nên đổ lỗi cho châu chấu. Vấn đề là ở sự thiếu cân bằng.

Hầu hết các khu rừng đều có dơi. Dơi ăn các loại quả. Chúng nuốt hạt rồi lại thải ra, những hạt này được gieo ở những nơi mới trong rừng. Rừng cung cấp thức ăn cho dơi, đổi lại dơi gieo thêm nhiều cây cho rừng. Hiện tượng này được gọi là CỘNG SINH. Những con dơi ăn quả phụ thuộc vào cây để có thức ăn, nhưng nếu con người phá hủy quá nhiều cây, dơi sẽ không có thức ăn để tồn tại. Kết quả là, nếu không có dơi để gieo thêm những cây mới, rừng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn bởi trạng thái cân bằng đã bị mất đi.

Một vài loài dơi sống và thải ở trong hang động. Chất thải tích tụ ở trong những hang này được gọi là Guano (phân bón từ chất thải của chim). Người nông dân lấy guano này làm phân bón. Người nông dân bảo vệ các hang động và dơi cung cấp phân cho người dân làm đồng và làm vườn.

Ngày nay, nhiều người nông dân lo lắng vì sao có quá nhiều côn trùng có hại cho mùa màng của họ so với 60 năm về trước. Một trong những lý do chính là sự chặt phá rừng, thuốc trừ sâu và các loại chất hóa học khác đã làm mất cân bằng sinh thái của hệ thống tự nhiên. Nhiều loại thuốc trừ sâu đã giết các loại vi khuẩn phân hủy Nito và mycorrhiza, những loài cung cấp dinh dưỡng cho cây khỏe mạnh và chống chọi với bệnh tật và sinh vật có hại.

Nếu các loài sinh vật săn mồi tự nhiên như ong bắp cày, nhện, dơi và chim được bảo vệ, chúng có thể kìm hãm côn trùng phá hoại mùa màng. Nếu rắn và chim ăn thịt được bảo vệ, chúng sẽ kiểm soát chuột. Nếu các loài sinh vật có hại được kiểm soát thay vì tiêu diệt, chúng sẽ đảm bảo sự tồn tại của các loài ăn thịt. Số ít sinh vật có hại còn lại sẽ không thể gây hại.

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục khám phá những mối quan hệ cộng sinh và vòng đời mới ở trong rừng. Họ cũng tìm tòi thêm những cách thức mới để giữ dân số các loài ở trạng thái cân bằng. Thực ra đó không phải là những cách thức mới vì chúng đã tồn tại hàng trăm năm, nhưng hiện tại con người mới bắt đầu biết tới chúng, do đó họ nghĩ rằng chúng là mới mẻ.

Trong khi các nhà khoa học đang nghiên cứu về rừng để tìm hiểu cách thức vận động của nó, con người nên bảo vệ rừng và trạng thái cân bằng tại khu vực canh tác để tất cả các phần tiếp tục phát triển cân bằng. Nếu con người khai thác bất kỳ một hệ thống nào bằng bất cứ cách thức nào làm cho các phần sẽ trở nên mất cân bằng và có phần sẽ trở thành “phần tử có hại” hoặc bị tiêu diệt bởi “phần tử có hại”. Con người không nên mạo hiểm phá huỷ cân bằng sinh thái, trạng thái đã được thiết kế để duy trì trái đất..

46 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 2

Tầm quan trọng của rừng nguyên sinh

Một khu rừng nguyên sinh – rừng không bị tác động bởi con người – có rất nhiều loài thực vật và động vật khác nhau và chúng ta có thể nói rừng nguyên sinh có mức đa dạng sinh học cao.

Hiện nay còn rất ít rừng nguyên sinh, đầm lầy hay các dải đá ngầm san hô, do đó việc bảo vệ chúng là rất quan trọng. Các khu vực này chứa đựng nhiều nguồn gen quan trọng mà sẽ có thể trở nên quan trọng hơn nữa trong tương lai. Con người gọi chúng là ngân hàng Gen vì chúng bảo tồn gen cho việc sử dụng sau này.

Khi các nhà khoa học khám phá những hệ thống và các mối quan hệ mới tại vùng cao và họ muốn khôi phục lại trang thái cân bằng tại những khu vực đã bị phá hủy, họ có thể tới ngân hàng gen và mượn một vài loài động hoặc thực vật. Những loài động thực vật này có thể sinh sôi tại các khu rừng thứ cấp hoặc trên các cánh đồng theo cách có lợi cho hệ sinh học và con người. Con người do đó phải bảo vệ rừng thứ cấp và khu vực đánh bắt để họ không sử dụng quá mức và có thể duy trì đa dạng sinh học, kể cả khi các nguồn lợi được khai thác. Con người nên đóng một phần vai trò trong cân bằng sinh thái môi trường.

Nguồn và tư liệu tham khảo

Sheil, Douglas et.at. 2006. Nhận thức về các ưu tiên của người địa phương đối với đa dạng sinh học rừng nhiệt đới.

Ambio, Chương. 35, No.1 (Tháng 2, 2006), Viện khoa học Hoàng Gia Thụy Điển, trang 17 – 24

47PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 2THE IMPORTANCE OF BIODIVERSITY FOR INDIGENOUS PEOPLES

FORESTS AND LIVELIHOOD

BàI 3: RừNG Và SINH Kế

Ma trận hợp phần tập huấn 2, Bài 3: Rừng và sinh kếThời gian dự kiến: 1,5 giờ

Mục tiêu:Vào cuối buổi học, các học viên có thể• Giải thích những cách thức các cộng đồng bản địa phụ thuộc vào rừng và cách tạo thu nhập từ rừng,

cụ thể:◊◊ Sự khác biệt giữa gỗ và lâm sản ngoài gỗ và mục đích sử dụng.◊◊ Làm thế nào việc khai thác gỗ tại cộng đồng có thể tạo thu nhập bền vững.◊◊ Du lịch sinh thái là gì và vì sao nó là khác du lịch thông thường.

Chủ đề và các câu hỏi chính Phương pháp Tài liệu

Sự khác biệt giữa gỗ và lâm sản không phải gỗ là gì?

Đưa ra các thẻ chứa hình ảnh của lâm sản ngoài gỗ và gỗ cho các học viên xem và yêu cầu họ để phân loại lâm sản ngoài gỗ và gỗ. Sau đó yêu cầu họ nêu rõ sự khác biệt giữa hai loại, sau đó tóm tắt. Tiếp theo, tham khảo các kết quả đầu ra của hai buổi học trước đó để thảo luận về cách mà họ có thể tạo được thu nhập từ các sản phẩm rừng.

Thẻ chứa hình ảnh về cây (ví dụ chẳng hạn như gỗ cứng, dừa và lâm sản ngoài gỗ). Màu thẻ tương ứng với lâm sản ngoài gỗ và gỗ. Bản đồ cộng đồng.

Làm thế nào để việc khai thác gỗ tại cộng đồng có thể cung cấp thu nhập bền vững?

Yêu cầu các học viên liệt kê danh sách các sản phẩm rừng mà họ đã xác định từ bản đồ cộng đồng được thực hiện trong bài học 2. Họ sẽ giải thích làm thế nào cộng đồng bán những sản phẩm này. Tập huấn viên sẽ hỏi họ về những hình thức sơ chế họ đã làm, sẽ làm với các sản phẩm này nếu có cơ hội ( đối với gỗ và lâm sản không phải gỗ). Các tập huấn viên sau đó sẽ cung cấp các ví dụ về các sản phẩm được chế biến (với hình ảnh trước và sau) và cách này có thể tạo thu nhập tốt hơn so với những sản phẩm chưa qua chế biến như thế nào.

Hình ảnh/ hình minh họa của nguyên liệu thô ( sản phẩm rừng) và các sản phẩm đã qua chế biến

Du lịch sinh thái là gì? Liệu du lịch sinh thái có thể trở thành một lựa chọn sinh kế cho cộng đồng?

Nếu có một doanh nghiệp du lịch sinh thái tại cộng đồng hoặc vùng lãnh thổ, đưa ra hình ảnh và yêu cầu học viên để mô tả du lịch sinh thái..

Ma trận minh họa sự khác biệt giữa du lịch sinh thái và du lịch bình thường (tham khảo trong cẩm nang này).

a. Cuộc sống phụ thuộc vào rừng

Các dân tộc bản địa sống tại rừng nhiệt đới, dù là rừng nhỏ hay lớn đều phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào rừng bất kể hình thức sử dụng đất chính của họ là săn bắn, hái lượm, du canh hay định canh định cư. Rừng cung cấp nhiều sản phẩm họ cần cho cuộc sống hàng ngày, từ các nguyên liệu sử dụng trong xây dựng nhà cửa cho tới thực phẩm hàng ngày và thuốc chữa bệnh. Nhiều sản vật từ rừng đã trở thành sản phẩm thương mại quan trọng qua hàng thế kỷ và ngày nay đã trở thành nguồn thu nhập tiền mặt chủ yếu. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích hữu hình hiển nhiên, rừng còn cung cấp “dịch vụ sinh thái”. Điều này nghĩa là môi trường rừng trong lành rất tốt cho con người, ví dụ việc điều hòa của nước và khí hậu tại địa phương có thể được coi là một dạng dịch vụ.

Ngày nay con người càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn thu nhập tiền mặt. Đồng thời, việc có thu nhập từ nông nghiệp cũng trở nên khó khăn hơn. Bởi vậy, rất nhiều người dân đã buộc phải rời khỏi cộng đồng và đi tìm việc làm ở những nơi mới. Tuy nhiên, rừng có thể cung cấp các nguồn thu nhập thay thế cho cộng đồng bản địa. Chúng ta sẽ thảo luận một số trong những phương thức này.

48 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 3

Rừng rất có giá trị đối với con người, không chỉ bởi vì tất cả các sản vật hay nguồn thu nhập tiền mặt rừng cung cấp, mà còn bởi vì rất nhiều lý do khác. Đối với người dân tộc bản địa nói riêng, nhiều sản vật từ rừng và bản thân rừng có giá trị văn hóa và tinh thần mạnh mẽ mà không thể đong đếm bằng tiền. Rừng có thể là nơi thờ cúng thiêng liêng và các giá trị văn hóa tinh thần của rừng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự ưu tiên của con người cũng như cách họ định nghĩa hạnh phúc. Ví dụ, săn bắn có thể không hiệu quả nếu so sánh với những hoạt động khác. Nhưng đối với thợ săn, việc đi sắn bắn được đánh gía rất cao và thịt của động vật hoang dã thường được ưa thích hơn những loại thịt khác. Tuy nhiên, trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận chủ yếu về lợi ích vật chất, sinh kế mà rừng mang lại cho các dân tộc bản địa.

1. Sản phẩm ngoài gỗ từ rừng

Khi nghĩ về tác dụng của rừng, hầu hết mọi người có xu hướng nghĩ ngay tới gỗ rừng được dùng cho xây dựng, làm nội thất và những vật dụng khác. Và thực tế, đối với người dân tộc bản địa, cây được sử dụng cho mục đích này là một nguồn rất quan trọng. Tuy nhiên, chúng cũng có tầm quan trọng về mặt tinh thần, ví dụ những cây linh thiêng hoặc lùm cây nhỏ nơi các linh hồn ngự trị, hoặc khi cây bị chặt xuống và mang về làng phục vụ cho việc xây dựng các ngôi nhà thờ cúng, làm cột tế lễ hoặc ghép trống…

Nhưng người dân bản địa còn khai thác nhiều hơn nữa các sản vật từ rừng. Tất cả những thứ lâm sản khác nhau được con người lấy từ rừng mà không phải gỗ đều được gọi là sản phẩm ngoài gỗ (NTFPs). Gỗ là một khái niệm chỉ thân cây được khai thác chủ yếu cho việc xây dựng các tòa nhà hoặc làm nội thất. Người Anh gọi gỗ là “lumber”.

Người dân tộc bản địa thu lượm rất nhiều NTFPs để sử dụng. NTFPs được dùng để làm thức ăn, thuốc, đan sọt, dệt chiếu, lợp nhà ở và những vật có giá trị văn hóa cần thiết khác. Tuy nhiên qua nhiều thế kỷ, các sản phẩm ngoài gỗ này cũng trở thành sản phẩm thương mại quan trọng, những thứ tạo nên thu nhập chủ yếu ngày nay. Tổ chức lương thực thế giới (FAO) đã ước tính khoảng 600 triệu người tại các quốc gia đang phát triển thu lượm và sử dụng NTFPs để tồn tại và tạo ra các giá trị văn hóa. Một vài NTFPs được chuyển tới thị trường địa phương và quốc tế tạo cho những cộng đồng này nguồn thu nhập quan trọng. Trong năm 2011, Hội thảo Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã ước tính giá trị thương mại của NTFPs toàn thế giới là khoảng 11 tỷ USD.

Giống như với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, việc thu hoạch NTFPs cần phải bền vững để đảm bảo các thế hệ sau có thể tiếp tục hưởng lợi từ chúng. Những loại NTFPs được bán với giá cao rất dễ bị khai thác quá mức. Khi càng nhiều cộng đồng trở nên phụ thuộc về tài chính, việc duy trì các nguồn lợi sẵn có của rừng càng trở nên khó khăn.

Một lý do khác dẫn tới suy giảm nguồn lợi NTFPs là tốc độ phát triển dân số. Do nhiều người khai thác NTFPs, áp lực đối với NTFPs càng cao. Điều này khiến cho vấn đề suy thoái rừng càng trở nên nghiêm trọng do việc chặt, phát trụi và việc chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp, đồn điền hoặc các mỏ khai khác, hoặc khi rừng bị xuống cấp do chặt phá rừng quá mức. Trong số những nguyên nhân trên, chặt phá rừng và khai thác mỏ ngày càng thu hút sự chú ý vì chúng mang lại nguồn lợi nhuận cao và nhanh chóng. Gỗ rừng và khoáng sản có giá trị cao hơn NTFPs, nhưng cũng có sức tàn phá ghê gớm tới môi trường, điều này đồng nghĩa với việc cần nhiều thời gian hơn để rừng hồi sinh và có sự thay thế cho những phần đã bị khai thác, kết quả là sự suy giảm nghiêm trọng của đa dạng sinh học. Chặt phá và khai thác mỏ cũng làm gia tăng một lượng carbon lớn. Với những đe dọa trên, con người đang nhận thấy rõ ràng cần có phương án sử dụng rừng thay thế bền vững hơn. Mặc dù người dân tộc bản địa sống phụ thuộc vào NTFPs trong thời gian dài, các nhà bảo tồn ngày nay vẫn cho rằng việc sử dụng NTFPs một cách bền vững chính là một phương án thay thế hợp lý.

Thông thường, khi cộng đồng bản địa khai thác và buôn bán NTFPs thì chúng được bán với giá thấp. Một phần là do người mua đánh giá thấp các sản vật này, tính tiếp cận thị trường thấp, kỹ năng marketing yếu, đồng thời do các sản vật đều là sản phẩm thô chưa qua sơ chế.

Các dân tộc bản địa lấy các sản vật chủ yếu từ các nơi rất xa xôi hẻo lánh, đường đi lại khó khăn. Người ta mất hàng giờ, thậm chí vài ngày để mang đựơc những sản phẩm này tới chợ, dù là được

49PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 3FORESTS AND LIVELIHOOD

FORESTS AND LIVELIHOOD

vận chuyển bằng ngừơi hay gia súc, điều này khiến cho sản phẩm dễ bị hỏng và như vậy làm giảm giá trị thương mại của chúng. Để khắc phục những điểm bất tiện trên, các dân tộc bản địa đã nghĩ tới việc chặt phá rừng bất hợp pháp và đốt than củi. Những vịêc này mang tới lợi nhuận cao vào nhanh chóng, nhưng kéo theo nó là sự trả giá cho môi trường. Như một phương án thay thế cho những hoạt động trên, quá trình khai thác NTFPs có thể giúp gia tăng giá trị của sản vật, do đó gia tăng nguồn thu nhập cho cộng đồng từ sản vật rừng. Có rất nhiều các khả năng: làm chiếu, giỏ, nội thất từ cây mây, tre và các loại cây leo, làm thức ăn như mứt, hoa quả khô từ hoa quả dại, làm bột gia vị, dầu từ lạc và hạt cây, làm thuốc nam, mật ong tinh chế và đóng chai… Những sản phẩm này ít bị ảnh hưởng do vấn đề vận chuyển và trên hết, chúng có giá trị kinh tế cao. Thêm vào đó, do NTFPs phát triển nhanh hơn gỗ, việc khai thác chúng bền vững hơn và ít ảnh hưởng hơn tới rừng cũng như đa dạng sinh học.

Những sản phẩm NTFPs đã qua sơ chế khi đem bán ở chợ được gọi là NTFPs thương mại. Carbon cũng có thể được xem là một NTFPs thương mại vì carbon được hấp thụ hoặc lưu giữ bởi REDD+ có thể được bán ở thị trường carbon.

Đang diễn ra những cuộc tranh luận căng thẳng hơn về quản lý rừng bền vững để làm giảm sự thay đổi khí hậu và về cách quản lý này ảnh hưởng tới thương mại địa phương và quốc tế của các sản phẩm NTFPs thương mại và các nguồn lợi từ rừng khác. Trong số những vấn đề trên, cần thiết lập một bộ nguyên tắc điều chỉnh các hành vi thu hoạch NTFPs nhằm giảm hoặc ngăn chặn suy thoái rừng. Người ta cho rằng khi những nguyên tắc này được thông qua, chúng sẽ cho phép khai thác NTFPs và các sản vật khác từ rừng một cách bền vững. Tuy nhiên, những đề xuất này đang đối mặt với vấn đề người dân tộc bản địa bởi vì chúng tác động và giới hạn nguồn thu nhập vốn đã bấp bênh và không ổn định của người dân tộc bản địa. Việc xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn rừng – bất kể nó là về carbon, NTFPs, đa dạng sinh học… - đều cần xem xét tới quyền và lợi ích của các dân tộc bản địa với các nguồn lực và sinh kế truyền thống của họ là rất quan trọng.

Để tìm hiểu thêm thông tin về NTFPs, bạn có thể truy cập website: http://www.for.gov.bc.ca/hre/ntfp/; http://www.fao.org/docrep/x2450e/x2450e0d.htm and http://tradestandards.org/en/Topic.18.aspx

2. Thu hoạch gỗ rừng tại cộng đồng và chế biến gỗ

Đối với hầu hết chúng ta, thu hoạch gỗ tức là việc chặt gỗ với số lượng lớn, do chính phủ hoặc các công ty tư nhân thực hiện. Tuy nhiên, việc khai thác gỗ tại cộng đồng (hay thu hoạch gỗ tại cộng đồng) đã được các cộng đồng bản địa hoặc cộng đồng sống ở vùng miền núi thực hiện đã hàng thế kỷ nay, mặc dù hầu hết các hoạt động khai thác chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu về gỗ và các sản phẩm khác từ gỗ. Việc thu hoạch gỗ rừng tại cộng đồng và chế biến gỗ có thể là một nguồn thu nhập quan trọng cho cộng đồng bản địa với điều kiện các cộng đồng phải kiểm soát để rừng vẫn còn đủ rộng và giàu.

Trong hợp phần 5, chúng ta sẽ tìm hiểu về một công nghệ cụ thể được áp dụng trong việc quản lý rừng tại cộng đồng: Công nghệ phát triển rừng (FIT), đây là công nghệ quản lý rừng cho phép khai thác gỗ một cách thường xuyên trong khi vẫn giữ cho rừng phát triển đầy đủ. Việc khai thác gỗ không chỉ mang lại nguồn thu nhập thường xuyên cho người dân mà còn giúp gia tăng khả năng hấp thụ carbon của rừng.

Thu nhập từ gỗ rừng có thể gia tăng đáng kể nếu bạn chế biến gỗ thay vì bán gỗ thô. Việc chế biến gỗ càng kỹ thì nguồn thu từ gỗ rừng càng lớn. Việc xẻ gỗ làm ván, cột hoặc thanh, hoặc còn tốt hơn nếu làm nội thất và những sản phẩm gỗ được chế biến này có thể cung cấp một nguồn thu đáng kể và ổn định. Để làm được điều này, bạn phải nắm bắt một số kiến thức và kỹ năng cần thiết. Trong cuốn cẩm nang này, chúng tôi không có ý cung cấp cho bạn những kỹ năng này, nhưng những lớp dạy nghề do chính phủ và hoặc các tổ chức phi chính phủ tổ chức có thể cung cấp cho bạn những kỹ năng cần thiết này.

50 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 3

3. Du lịch sinh thái

Những cộng đồng bản địa bảo tồn môi trường tốt có thể xem xét tới việc sử dụng hình thức du lịch sinh thái như một tài sản để dành cho thế hệ sau. Rừng chính là nơi có tốc độ phát triển công nghiệp du lịch nhanh nhất. Một môi trường trong lành là tiền đề cho các công ty du lịch sinh thái có thể thành công và phát triển. Ngược lại, nguồn thu từ du lịch sinh thái có thể đóng góp vào việc giảm bớt áp lực lên môi trường và giúp bảo vệ môi trường.

Du lịch được định nghĩa là hành trình của nghỉ ngơi hoặc sáng tạo, nhưng khái niệm du lịch còn đề cập tới toàn bộ ngành du lịch đang phát triển xung quanh hành trình của con người. Du lịch sinh thái được định nghĩa như là “hành trình của trách nhiệm đến với tự nhiên, nơi bảo tồn môi trường và mang lại hạnh phúc cho người dân địa phương”.

Một vài nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái:

• Tối giản các tác động.• Hình thành nhận thức và sự tôn trọng môi trường và văn hóa.• Cung cấp kinh nghiệm tốt cho cả khách du lịch và người dân địa phương.• Cung cấp tài chính trực tiếp cho hoạt động bảo tồn.• Cung cấp tài chính và trao quyền cho người dân địa phương.• Nâng cao tính nhạy cảm đối với các vấn đề chính trị, môi trường và xã hội tại đất nước sở

tại.Một số đặc điểm của du lịch sinh thái:

• Tính tập trung hoặc nội dung: Du lịch sinh thái nhấn mạnh các điểm đến là nơi có các giá trị cao về nguồn tài nguyên thiên nhiên, ví dụ đa dạng sinh học cao, đặc thù địa lý hiếm có hoặc nổi bật, đẹp mắt.

• Mục tiêu: Các hoạt động được thiết kế để thúc đẩy hoặc đạt được các lợi ích về môi trường, ví dụ làm sạch biển và làm lợi cho người dân địa phương.

• quá trình: Ít nhất, du lịch không làm hại tới môi trường hoặc người dân địa phương. Ví dụ, không chấp nhận việc đốt lửa trại sử dụng củi từ rừng một cách bừa bãi có nguy cơ gây ra cháy rừng. Hoặc không khuyến khích mua thực phẩm bên ngoài cộng đồng đem về để sử dụng.

Nhiều người không nhận ra được sự khác nhau giữa du lịch sinh thái và du lịch nói chung. Trên thực tế, chúng hoàn toàn khác nhau.

Bảng 4: Sự khác biệt giữa du lịch thông thường và du lịch sinh thái

đặc điểm Du lịch thông thường Du lịch sinh thái

Lối đi bộ Đường bê tông hoặc đường nhựa Đường bờ cỏ hoặc đường sỏi

Cơ sở vật chất Khách sạn với nước máy và các tiện nghi khác.

Lều bạt hoặc các nơi trú tạm đơn giản, có hoặc không có nước máy.

Thái độ Người dân địa phương kinh doanh dịch vụ du lịch, khách du lịch luôn cho rằng họ chỉ nghĩ tới tiền.

Người dân địa phương là người bảo vệ môi trường, khách du lịch tôn trọng và trả công cho họ như những người giáo viên giỏi.

Thói quen chi tiêu

Khách du lịch muốn mua một vài đồ kỷ niệm, nhưng không muốn chi tiêu nhiều.

Không quan tâm nhiều đến đồ lưu niệm, nhưng muốn có các tấm hình hoặc những ghi chép tốt.

51PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 3FORESTS AND LIVELIHOOD

FORESTS AND LIVELIHOOD

đặc điểm Du lịch thông thường Du lịch sinh thái

Thói quen ăn uống

Không quan tâm đến món ăn địa phương, nhưng muốn có thực phẩm tốt. Họ thường mang theo thức ăn riêng của mình.

Quan tâm tới thực phẩm địa phương và sẵn sàng ăn trong các cửa hàng địa phương mặc dù họ thường xuyên nấu ăn riêng.

Ô nhiễm Thường xả giấy gói plastic và rác thải khác một cách bừa bãi.Chờ đợi những người khác làm sạch rác thải mình thải ra.

Thường xuyên mang túi riêng để xả rác của mình. Tránh ô nhiễm.

Tập quán địa phương

Vẫn giữ những tập quán của mình và áp đặt chúng lên cộng đồng địa phương.

Thường tôn trọng tập quán địa phương và thích thú học hỏi những tập quán này

Kết quả Thường gây ra ô nhiễm môi trường và xã hội. Tiềm năng thu nhập cho người dân địa phương không lớn trong thời gian dài. Cộng đồng địa phương mất đi lòng tự trọng

Hiếm khi gây ra ô nhiễm.Tiềm năng tốt cho thu nhập địa phương trong thời gian dài. Lòng tự trọng của cộng đồng địa phương được nâng cao.

Yêu cầu Sản xuất đồ lưu niệm.Là đầy tớ cho những du khách khó tính.

Gìn giữ môi trường tốt. Ngăn chặn thiệt hại. Cung cấp hướng dẫn và giáo viên.

Với một dự án du lịch sinh thái, doanh nghiệp chắc chắn sẽ bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự tôn trọng đối với văn hóa dân tộc. Đồng thời, du lịch sinh thái cũng là một công cụ tuyên truyền bởi vì du lịch sinh thái hướng tới tiếp cận khách du lịch ở mức độ cá nhân. Du khách được kỳ vọng sẽ hành động vì những tình huống họ nhìn thấy, cho dù họ có nói về chúng sau này. Sự trao đổi giữa chủ và khách bao gồm “điều gì có thể làm”, chứ không chỉ là “có gì ở đó”. Du lịch sinh thái tại cộng đồng được khuyến khích để đảm bảo lợi ích lâu dài của địa phương. Đây là một dạng của du lịch sinh thái nơi mà cộng đồng địa phương nắm quyền kiểm soát chủ yếu trong việc phát triển và quản lý và thu hầu hết lợi ích. Do đó, nhiều tổ chức phát triển tin tưởng rằng du lịch sinh thái có tiềm năng lớn trong việc phát triển bền vững.

Nhưng mặt tiêu cực của du lịch sinh thái lại chính là tình trạng khiến du lịch sinh thái trở thành một ngành công nghiệp phát triển bền vững. Bởi vì nguồn lợi kinh tế quan trọng không phải được nhận ra ngay lập tức, vẫn có vấn đề tồn tại trong việc xác định nguồn thu nhập tức thì cho cộng đồng địa phương. Thêm nữa, một dự án du lịch sinh thái không thể đáp ứng lợi ích tức thì giống như các dự án du lịch thông thường. Thậm chí dù khi nguồn vốn đầu tư cần thiết không lớn như du lịch thông thường nhưng nhu cầu cung cấp tài chính từ các tổ chức ngoài địa phương vẫn cần thiết, kèm theo đó là những nguy cơ tiềm ẩn.

Hơn nữa, một dự án du lịch sinh thái cần duy trì ở một phạm vi nhỏ hơn một dự án du lịch thông thường và do đó lợi ích kinh tế không thể lớn như kỳ vọng. Do quy mô nhỏ nên chỉ liên quan và mang lại lợi ích cho ít người hơn so với du lịch thông thường. Thêm vào đó, quy mô nhỏ có thể khiến cho chi phí cao hơn cho khách du lịch cá nhân. Đây là lý do có những quan ngại về du lịch sinh thái có thể quá sức chi trả đối với nhiều khách du lịch, đặc biệt là ở những cộng đồng có địa hình xa cách và biệt lập.

Trong một dự án du lịch sinh thái, nguy cơ sao chép hoặc thương mại hóa văn hóa bản địa luôn tồn tại, mặc dù người ta cho rằng điều này là tốt vì dù có xảy ra, nó vẫn diễn ra không quá mạnh mẽ. Cộng đồng có thể sẽ phải đối đầu với cơ quan chính phủ trong việc chịu trách nhiệm về tăng cường luật bảo vệ môi trường nhưng lại có ít khả năng hoặc cam kết thực hành tại địa phương.

Mặc dù với những hạn chế và nguy cơ đã mô tả ở trên, hai lợi ích lâu dài cho cộng đồng từ việc bảo vệ môi trường du lịch sinh thái và tôn trọng văn hóa bản địa sẽ khắc phục được những lợi ích ngắn hạn của du lịch thông thường. Cũng đáng chú ý rằng bằng nhiều cách, những hạn chế và nguy cơ cộng đồng phải đối mặt khi tiến hành dự án cũng là nguy cơ đối với môi trường và

52 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 3

văn hóa, ví dụ khai thác thương mại gỗ rừng và khai thác mỏ, những ngành có thể thu lợi tức thì.

Cuối cùng, chìa khóa thành công chính là việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về tiềm năng và hạn chế của du lịch sinh thái, một hệ thống có sự tham gia của chính phủ nhằm đảm bảo sự tham gia và lợi ích cho tất cả mọi người

53PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 3FORESTS AND LIVELIHOOD

BàI 4: RừNG Và SINH Kế - CHI TRẢ CHO DịCH VỤ SINH THÁI

Ma trận hợp phần tập huấn 2, Bài 4: Rừng và sinh kế - Chi trả cho dịch vụ sinh thái - PESThời gian dự kiến: 1,5 giờ - 3 giờ (phụ thuộc vào phương pháp sử dụng)

Mục tiêu:Vào cuối buổi học, các học viên có thể • Hiểu được khái niệm về PES đủ để thảo luận và quyết định liệu PES có thể là một lựa chọn để tạo ra

ra thu nhập từ rừng.

Chủ đề và các câu hỏi chính Phương pháp Tài liệu

PES là gì? Một là: giải thích PES như là kể một câu chuyện về PES. Mỗi yếu tố được thể hiện như một bản vẽ riêng biệt và thể hiện từng mảnh một, sau đó ghép chúng thành một câu chuyện hoàn chỉnh.

Một cách khác là sử dụng những con rối, tương tự như truyền thống wayangkulit ở Indonesia ( Xem phụ lục 2).

Nếu bạn muốn kiểm tra xem những người tham gia đã có thể hiểu được các khái niệm hay không, bạn có thể yêu cầu một số người trong số họ bắt chước chơi vào cuối buổi học. Bạn có thể chia học viên thành các nhóm và để cho mỗi nhóm trình bày và có một cuộc thi xem nhóm nào nào trình bày “tốt nhất”. Quyết định trên các tiêu chí cho những gì là “tốt nhất”, đưa ra đánh giá với giải thích rõ ràng.

Nếu PES mới đối với bạn thì sẽ hữu ích nếu chuẩn bị một kịch bản bằng văn bản với chữ lớn mà bạn có thể dán bên dưới hoặc bên cạnh màn hình. Nếu bạn đã quen thuộc với khái niệm này, bạn có thể tường thuật lại một cách đơn giản.

Bản vẽ các vật liệu của PES

Để làm cho con rối chắc, dài và mỏng như que dính thịt nướng hoặc lát tre mỏng, giấy hoặc bìa cứng dày hoặc miếng giấy/vải nhỏ ( vật thể từ thiên nhiên như lá – kiểm tra xem các vật này có được chấp nhận về mặt văn hóa để sử dụng với các mục đích tập huấn không), bút đánh dấu, than hoặc bất kỳ vật có màu tự nhiên nào được sử dụng trong cộng đồng; keo dán hoặc băng keo hoặc dây để gắn các vật thể lên gỗ. Làm sân khấu diễn kịch rối: bàn hoặc chăn. Để có bóng tối có thể diễn kịch rối vào ban đêm hoặc địa điểm tối, màu sắc sáng (tốt hơn là màu trắng hoặc màu be), một mảnh vải rất mỏng có thể nhìn xuyên qua ít nhất là 1m vuông hoặc lớn hơn nếu diễn ra trong một địa điểm lớn; đèn pin lớn, ánh sáng mạnh hoặc nhiều đèn pin.

PES phù hợp với điều kiện như thế nào?

Ma trận A có thể được sử dụng với hai cột, một cột tượng trưng cho tích cực và cột còn lại tượng trưng cho tiêu cực. Các hàng trong mỗi cột nên được trình bày bằng cả ngôn ngữ và hình ảnh. Đầu tiên trình bày một ma trận trống, sau đó gợi nhắc câu trả lời cho các học viên và thảo luận về chúng, điền vào ma trận với các từ hoặc hình ảnh thích hợp trong khi các cuộc thảo luận đang diễn ra..

Minh họa các điều kiện tích cực và tiêu cực trên giấy Ao hoặc dùng bút đánh dấu giấy kraft ( có thể là hai màu, mỗi cột 1 màu).

54 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 4FORESTS AND LIVELIHOOD – PAYMENT FOR ECOSYSTEM SERVICES

Ma trận hợp phần tập huấn 2, Bài 4: Rừng và sinh kế - Chi trả cho dịch vụ sinh thái - PESThời gian dự kiến: 1,5 giờ - 3 giờ (phụ thuộc vào phương pháp sử dụng)

Các vấn đề khi thực hiện một chương trình PES là gì?

Tổ chức thảo luận nhóm để tất cả học viên có thể có cơ hội và kinh nghiệm để nói về các vấn đề. Mỗi nhóm có thể được chỉ định một vấn đề thảo luận. Nên hỏi những người tham gia nếu họ thấy các vấn đề khác ( xem phụ lục 2). Hoặc chia thành nhóm và mỗi nhóm sẽ được yêu cầu đóng một tình huống và trả lời “Tôi sẽ làm những gì trong trường hợp này?” Các nhóm có thể được hình thành ngẫu nhiên, miễn là số thành viên của các nhóm không đồng đều.

Tham khảo ma trận từ các hoạt động trước đó. Bạn có thể viết trước các vấn đề lên giấy kraft để làm giáo cụ trực quan. Hãy sẵn sàng để bổ sung thêm ý kiến học viên. Bút đánh dấu, băng keo hoặc băng dính có thể tái sử dụng.

PES có khả thi và thích hợp với cộng đồng của bạn?

Các buổi học về PES có thể kết thúc bằng một cuộc thảo luận nhóm, đánh giá nhanh các khả năng cho PES bao gồm những thể loại cụ thể của PES trên địa bàn. Hoặc có thể tổ chức một cuộc thảo luận nhóm để xác định các hoạt động tạo thu nhập bền vững mà các thành viên cộng đồng có thể làm trong khi vẫn có thể bảo vệ hoặc ít nhất không gây hại tới rừngNgoài ra, có thể đóng vai ủng hộ hoặc phản đối PES

Không có

Các dịch vụ sinh thái hoặc môi trường hay nói một cách đơn giản đó là những lợi ích mà người dân có được từ hệ sinh thái. Nói chung, dịch vụ sinh thái là việc duy trì cân bằng sinh thái. Thiên nhiên có một hệ thống giữ mọi thứ trong đó hài hòa với nhau như chim ăn trái cây và giúp cho các hạt phân tán và do đó cho phép cây mới phát triển để những con chim thế hệ sau cũng sẽ có một cái gì đó để ăn. Như bướm rung trên hoa giúp phấn hoa phát tán cho hoa mới để sinh sôi và điều này bảo đảm rằng những con bướm mới cũng có hoa để dập dờn. Khi cây cối và thảm thực vật sinh sôi nảy nở sẽ giúp cung cấp thực phẩm và chỗ làm tổ cho côn trùng, chim và động vật khác, giúp duy trì độ phì nhiêu của đất và sự trong lành của nước. Tất cả đều có lợi cho động vật và con người. Giữ đa dạng sinh học một cách nguyên vẹn chính là một dịch vụ sinh thái.

Đa dạng sinh học mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Cây giúp cung cấp nguồn nước dồi dào cho các trang trại, chúng lọc sạch nước để uống và kiểm soát lũ. Chim và động vật còn giúp kiểm soát sâu bệnh ( như côn trùng, diệt chuột). Người bản địa thường sống trong các khu vực giàu đa dạng sinh học và đã sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên giúp bảo tồn môi trường thiên nhiên và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng dân số nhanh chóng, nhu cầu nâng cao thu nhập tiền mặt và cơ hội sinh kế càng khan hiếm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang ngày càng gia tăng.

Để khắc phục những khó khăn ngày càng tăng cho các cộng đồng bản địa và những người sống phụ thuộc vào rừng khác, cần phải nỗ lực để kiềm chế việc khai thác quá mức và bảo đảm sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ đó để bảo tồn môi trường thiên nhiên và đa dạng sinh học. Nói cách khác: bảo tồn môi trường ám chỉ chi phí cho người dân cư trú tại đó. Ý tưởng đằng sau Chi trả cho dịch vụ môi trường (PES) là: những người khác, những người được hưởng lợi từ các nỗ lực bảo tồn của các cộng đồng trong một khu vực cụ thể, phải bồi thường cho cộng đồng những thiệt hại trong quá trình họ nỗ lực bảo tồn thiên nhiên. Đây là sự ghi nhận của các “dịch vụ” mà cộng đồng cung cấp trong khi bảo vệ môi trường.

Bởi vì REDD+ là một loại của PES, sẽ rất giá trị cho chúng ta khi tìm hiểu về kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện các hình thức khác của PES. Vì vậy, chúng ta sẽ thảo luận về PES chi tiết hơn ở đây.

55PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 4FORESTS AND LIVELIHOOD – PAYMENT FOR ECOSYSTEM SERVICES

56 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 4FORESTS AND LIVELIHOOD – PAYMENT FOR ECOSYSTEM SERVICES

Chi trả cho dịch vụ sinh thái là gì?

Người dân bản địa, những người sống trong các khu vực rừng nói chung có nhận thức về lợi ích mà những người sống bên ngoài của vùng đất của họ không nhận thức được. Thực tế là, bên ngoài cộng đồng của họ, hầu hết - nếu không phải tất cả - rừng đều được quy ra giá trị thương mại hoặc thị trường. Điều này có nghĩa là mọi thứ ( như hàng hóa và dịch vụ) có thể được đo bằng tiền. Đây là quan điểm mà các khái niệm của PES dựa vào.

PES có thể định nghĩa đơn giản là một cách để đảm bảo rằng những người cung cấp hàng hóa và dịch vụ môi trường được những người được hưởng lợi từ những hàng hóa và dịch vụ đó trả tiền. Việc thanh toán này không phải lúc nào cũng bằng tiền mặt mà có thể bằng hình thức bồi thường khác hoặc là phần thưởng. Mục đích của những khoản chi trả hoặc bồi thường này nhằm khuyến khích các thành viên cộng đồng sử dụng đất đai một cách bền vững thân thiện với môi trường hơn.

Một chương trình PES là

• Một giao dịch tự nguyện.

• Một dịch vụ môi trường được xác định rõ.

Được (ít nhất là một) người “mua” dịch vụ môi trường từ (ít nhất là một) người cung cấp dịch vụ môi trường khi và chỉ khi các nhà cung cấp dịch vụ môi trường có thể đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ môi trường

Ví dụ về một chương trình PES: Bảo vệ đầu nguồn

Trong số các loại hình PES đề cập ở trên, bảo vệ đầu nguồn là phổ biến nhất. Những người sống ở hạ lưu rõ ràng được hưởng lợi từ các nguồn nước do một khu rừng (dịch vụ môi trường) ở thượng nguồn cung cấp, đó là nơi sinh thủy và làm sạch nước. Ví dụ, một công ty nước khoáng đóng chai (người sử dụng dịch vụ môi trường) sẽ trả tiền người dân sống ở thượng nguồn (nhà cung cấp dịch vụ môi trường) để giữ rừng nguyên vẹn, rừng này sẽ luôn giữ cho một dòng nước khoáng bền vững cho hiện tại và cho cả tương lai. Một dự án quản lý lưu vực sông được coi là có tiềm năng lớn để thực hiện PES vì nó bao phủ một khu vực rộng lớn, dễ nhận biết và so sánh, dễ dàng xác định các lợi ích, người mua, người bán và chi phí cho việc thỏa thuận (chi phí giao dịch) tương đối thấp.

động cơ theo đuổi một dự án PES

Đã có nhiều chương trình PES được đưa vào thực tiễn. Những dự án sau đây đã thu được lợi ích thương mại:

• Bảo vệ lưu vực, chẳng hạn như bảo vệ rừng và tái trồng rừng ở các lưu vực các con song, hoặc trồng cây dọc theo đường phân thủy.

• Bảo vệ đa dạng sinh học, chẳng hạn như bảo vệ một khu vực có đa dạng sinh học cao.• Vẻ đẹp cảnh quan, chẳng hạn như bảo tồn một khu du lịch sinh thái.• Bảo tồn hoặc lưu giữ carbon, ví dụ trong REDD hoặc trong Cơ chế Phát triển sạch đã được

thảo luậnNhưng động lực của người mua có thể không nhất thiết là động lực của người cung cấp dịch vụ (ví dụ cộng đồng bảo vệ đầu nguồn). Động lực cho bảo tồn (một dạng dịch vụ) có thể không nhất thiết là việc bảo vệ môi trường, hoặc ít nhất không chỉ là vậy. Nó có thể được nhìn nhận như:

• Một nguồn thu nhập tiền mặt cho nhu cầu hàng ngày.• Một nguồn tài nguyên (không phải tiền mặt) để tồn tại.

57PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 4FORESTS AND LIVELIHOOD – PAYMENT FOR ECOSYSTEM SERVICES

• Một biểu hiện của giá trị văn hóa và xã hội (như giá trị văn hóa của một khu rừng cụ thể, nơi các nghi lễ được thực hiện, nơi an táng, nơi linh hồn trú ngụ, vv)

Tuy nhiên, việc định giá tiền mặt cho một dịch vụ môi trường có thể giúp làm cho một cộng đồng có ý thức về tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích họ để bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu về một dự án PES trên thực tế chỉ ra rằng, khái niệm PES xuất hiện phù hợp nhất dưới các điều kiện sau:

• Khu vực chi trả nhỏ.• Nguy cơ tới môi trường không nguy cấp, sự xuống cấp của môi trường có thể quan sát được

hoặc nhận thức được, nhưng không quá rộng. Nguy cơ cao đồng nghĩa với chi phí cao, do đó những khu vực như thế không hấp dẫn đối với người mua.

Một số vấn đề cơ bản khi tiến hành một dự án PES

A number of critical issues have emerged in implementing PES schemes.

• Tác động không đồng đều. Khi một chương trình PES được đưa ra để thực hiện, có thể có thay đổi trong nội bộ những người có quyền tiếp cận các nguồn lợi và người ra quyết định trong khu vực dự án. Người nghèo đặc biệt bị hạn chế tiếp cận tới các nhu cầu hàng ngày (thực phẩm và chất đốt). Do đó, tác động của PES có thể không đồng đều trong cộng đồng.

• Phân phối lợi ích không đồng đều. PES là một công việc kinh doanh và do đó nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Để tạo ra lợi nhuận lớn hơn, người ta mong muốn cắt giảm chi phí thực hiện càng nhiều càng tốt. Vì vậy, người bắt đầu một chương trình PES (thường là người mua dịch vụ) có thể không tính tới các chi phí nhằm tăng cường năng lực cho các thành viên cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn hơn để họ có thể tham gia. Trong tình hình như vậy, những người đã có năng lực (không phải là thành viên có hoàn cảnh khó khăn nhất của cộng đồng) sẽ là những người được hưởng lợi. Điều này có nghĩa rằng không phải tất cả sẽ được hưởng lợi như nhau.

• Ai sẽ nhận được thanh toán hoặc lợi ích? Liệu sẽ chi trả cho các cá nhân trong cộng đồng hay cho toàn thể cộng đồng?

• Thanh toán bằng tiền mặt hay hiện vật? Nếu thanh toán bằng hiện vật như xây dựng một con đường hay một phòng khám sức khỏe, liệu sẽ có hỗ trợ cho các chi phí bảo trì và nguồn nhân lực cần thiết hay không?

• Chương trình PES có thể quyết định trả tiền những người đang có những sinh kế làm hại cho môi trường để họ dừng các sinh kế này lại hay không? Nếu có thì liệu mọi người có cho rằng “kẻ phá hủy” cũng được thưởng hay không? Và như vậy thì có khuyến khích một số người khác lại bắt đầu các hủy hoại môi trường với mong muốn rằng họ sẽ được trả tiền để dừng lại hay không?

• Một số người có thể nhận tiền chi trả cho những công việc mà họ đã làm cho cộng đồng theo phong tục địa phương. Nếu bây giờ họ lại tiếp tục được trả tiền để thực hiện công việc tương tự thì các giá trị xã hội, văn hóa này có thể bị suy giảm đi không?

• Nên thanh toán khi nào? Khi nào thì có nhìn thấy rõ ràng rằng các dịch vụ môi trường đã sẵn sàng để cung cấp? Người mua và nhà cung cấp dịch vụ có đồng ý về những “thực tế rõ ràng” hay không? Cái gì sẽ xảy ra nếu dịch vụ này đã sẵn sàng nhưng có thể lại có những yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả của dịch vụ, liệu người mua có đồng ý thanh toán hay không?

Một số điều kiện đã được xác định để làm rõ khả năng thành công của PES cho việc bảo vệ môi trường lẫn xóa đói giảm nghèo. Trong số đó có:

• Các nông hộ nhỏ là các nhà cung cấp dịch vụ.• Có sẵn các chính sách và thủ tục hỗ trợ.• Vấn đề xóa đói giảm nghèo được giải quyết một cách rõ ràng.

58 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 4FORESTS AND LIVELIHOOD – PAYMENT FOR ECOSYSTEM SERVICES

• Quyền về tài nguyên và quyền sở hữu được bảo đảm.• Quyền và trách nhiệm của tất cả các bên, bao gồm cả bên trung gian được xác định rõ ràng.• Lệ phí được định giá, thu nhập minh bạch và giải ngân có hiệu quả.• Các chi phí của việc trao đổi (gọi là “chi phí giao dịch”) giữa người mua và nhà cung cấp

dịch vụ được giảm thiểu.• Chương trình PES được thiết kế để hoạt động ở cấp quốc gia và địa phương độc lập với

nguồn lực tài chính dài hạn bên ngoài.Vì các dự án PES là hoàn toàn khả thi ở quy mô nhỏ, các chương trình PES thường được coi là một hoạt động địa phương. REDD+ là một trong những hình thức của PES, nhưng REDD+ có quy mô lớn hơn ( quốc gia và toàn cầu). Trong một số dự án REDD+ tùy theo tính chất của dự án, các nhà cung cấp dịch vụ và người mua có thể sống xa nhau, thực tế là trên các châu lục khác nhau. Kinh nghiệm từ PES hiện tại cho rằng sự cách trở này có thể gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

Như với tất cả PES, giải quyết các vấn đề về quyền là rất quan trọng. Theo REDD+, người sống ở miền rừng núi được trả tiền để duy trì hoặc tăng lượng carbon thông qua các quỹ hoặc bằng cách kinh doanh tín chỉ cácbon. Tuy nhiên, để điều này có hiệu lực, cần giải quyết quyền đất đai và quyền sở hữu carbon. Ai sở hữu đất? Ai sở hữu carbon? Nếu không rõ ràng trong việc giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu, bất kỳ chương trình PES nào cũng có thể trở thành một mối đe dọa cho các cộng đồng bản địa và mang lại lợi ích cho người ngoài hơn là người dân bản địa

CHI TRẢ DịCH VỤ MôI TRƯờNG: NGƯờI IKALAHAN LàM Gì?Trông coi cả một khu rừng có thể tốn kém. Vấn đề là các cộng đồng trông coi rừng phải trả tiền cho tất cả các chi phí nhưng các cộng đồng khác, thường là ở rất xa lại được hưởng lợi do những khu rừng này mang lại. Điều này là không công bằng nên cần thiết phải có những quy định về việc đền bù cho cộng đồng lâm nghiệp làm công việc bảo vệ rừng. Ví dụ, người ta mong muốn một cộng đồng sống ở rừng đầu nguồn nước phải bảo vệ rừng nhưng nguồn nước đó lại được sử dụng để làm thuỷ điện hoặc tưới tiêu cho các trang trại ở một tỉnh, huyện khác cách xa rừng đó 20, 50 hoặc thậm chí 100km. Tỉnh, huyện được hưởng lợi từ rừng có thể không muốn chi trả cho dịch vụ mà họ được hưởng.

Những con sông của người Ikalahan sống tại miền Bắc Philipin đang giữ kỷ lục về lượng nước dồi dào chảy vào hồ, đập nước ở hạ lưu. Họ đã làm việc với chính phủ nhằm dàn xếp với những người được hưởng lợi từ nguồn nước tưới tiêu để mỗi năm họ phải trả một số tiền nhỏ vào một quỹ. Quỹ này sẽ được trao cho người Ikalahan để đổi lấy nước sạch. Điều này có thể phải mất một vài năm nhưng quá trình này vẫn cần phải được xúc tiến.

Một cộng đồng miền núi ở Mindanao đã được nhận các khoản thanh toán thường xuyên cho nước chảy vào một thành phố lớn ở hạ lưu. Điều này đã được thực hiện nhờ một hợp đồng đặc biệt của thành phố với những người sống ở miền thượng lưu sông..

Và điểm cuối cùng về Chương trình PES …Đề án PES phụ thuộc vào giá trị kinh tế của tự nhiên. Nó dựa trên thực tiễn là một ai đó sẽ phải trả tiền công cho những công việc bảo vệ rừng, bởi vì họ được hưởng lợi từ những khu rừng được bảo tồn này. Nhưng những người khác nhau với nền văn hóa khác nhau lại có những quan điểm khác nhau về thế giới và môi trường. Và họ cũng có quan niệm khác nhau về giá trị của rừng. Giá trị của rừng và các giá trị khác của môi trường tự nhiên không phải lúc nào cũng có thể đo bằng tiền. Vì vậy, có những căng thẳng phát sinh từ thực tế rằng nhiều dân tộc bản địa vẫn không nhận ra tầm quan trọng của môi trường liên quan tới tiềm năng tạo ra thu nhập được tính bằng tiền.

Nguồn và tài liệu tham khảo

Angelsen, Arild, editor. 2009. Thực hiện REDD+: Chiến dịch quốc gia và các lựa chọn chính sách.

Trung tâm nghiên cứu rừng quốc tế. Bogor, Indonesia.

Ngân hàng phát triển châu Á 2011: Đánh giá mức nghèo: Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Manila: Ngân hàng phát triển châu Á.

Gutman, Pablo. 2005. PES: Khái niệm cơ bản và các vấn đề cốt lõi – Quan điểm của WWF .

Báo cáo tại hội nghị PES ở Châu Âu và NIS” do WWF, DCPO and MPO tổ chức tại Sofia, Bulgaria.

Lee, Erica and Sango Mahanty. 2009. Chi trả cho dịch vụ môi trường và giảm nghèo : rủi ro và cơ hội RECOFTC, Bangkok.

Mousques, Claire, et al. c. 2007. Chi trả tương xứng cho dịch vụ môi trường tại lưu vực sông Bắc Lào

NEPED 2007. Giá trị gia tăng của du canh ở Nagaland, India.

Rice, Delbert 2007. Basic Upland Ecology Sinh thái cơ bản của vùng núi Quezon City: New Day Publisher Ten Brink, Patrick. 2009.

Verissimo, Adalberto, et al. 2002. Chi trả cho dịch vụ môi trường – Brazil.

Edited by Adlaberto Verissim,

Warner, Katherine. 2005. Chi trả cho dịch vụ môi trường (PES): con đường thoát nghèo? USAID Poverty

Reduction and Natural Resources Management Seminar Series.

Wunder, Sved. 2005. Chi trả cho dịch vụ môi trường: khó khăn và thuận lợi. Center for Interna-tional Forest Research Occasional Paper 42. Center for Intemational Forest Research, Jakarta.

59PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 4FORESTS AND LIVELIHOOD – PAYMENT FOR ECOSYSTEM SERVICES

BàI 5: LàM THế NàO đỂ Sử DỤNG đấT HIỆU qUẢ NHấT – SO SÁNH CÁC PHƯơNG ÁN THAy THế

Ma trận tập huấn hợp phần 2, Bài 5: Làm thế nào để sử dụng đất hiệu quả nhất – So sánh các phương án thay thế.Thời gian dự kiến: 1 đến 2 giờ

Mục tiêu:• Giải thích làm thế nào để sử dụng đất của họ tốt nhất bằng cách so sánh các phương án thay thế, cụ thể:

◊◊ Giải thích tác động của các hình thức sử dụng đất khác nhau trong rừng nhiệt đới lên những người sống nhờ rừng.

◊◊ Giải thích tác động của các hình thức sử dụng đất khác nhau tới đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới.◊◊ Giải thích tác động của các hình thức sử dụng đất khác nhau trong rừng nhiệt đới lên vòng tuần hoàn

carbon liên quan tới lượng carbon lưu giữ và lượng carbon thải ra

Chủ đề và các câu hỏi chính Phương pháp Vật liệu

Bạn sử dụng đất tại cộng đồng như thế nào?

Chia học viên thành các nhóm theo tuổi tác, giới tính hoặc vai trò trong cộng đồng.

Yêu cầu mỗi nhóm trả lời các câu hỏi dưới đây. Các nhóm có thể sử dụng các bản đồ phác họa trong bài 2 hoặc vẽ một cái mới.

Nếu có sẵn một mô hình sử dụng đất dốc 3 cấp thì có thể thảo luận chung cả lớp. Cần thiết ghi lại những góp ý vào bên cạnh các phương án đó.

• Bạn sử dụng đất đai trong cộng đồng như thế nào?

◊◊ Việc sử dụng đất có thay đổi qua một hoặc hai thế hệ hay không? Nếu thảo luận xung quanh các mô hình thì dùng một tấm nhựa trong suốt để phủ lên bản đồ. Đánh dấu những thay đổi này bằng bút đánh dấu trên các bảng một cách rõ ràng. Ghi thêm ngày lên bảng này.

◊◊ Làm tương tự với câu hỏi tiếp theo, sử dụng bút đánh dấu màu khác để ghi lại dữ liệu liên quan tới rừng.

◊◊ Nếu có, nêu ra những thay đổi có thể quan sát liên quan tới những vấn đề sau:

◊◊ Diện tích rừng.

◊◊ Chất lượng rừng (mật độ và kích thước cây). Người tham gia có thể sử dụng các thuật ngữ bản địa nhưng phải kết nối được thuật ngữ này tới chuẩn mực chất lượng.

◊◊ Đa dạng sinh học: Động vật hoang dã ở đây gồm những loài nào? Chúng đã biến mất hay quay trở lại? (Nếu cần thiết, nhắc lại ngắn gọn nghĩa của đa dạng sinh học).

Bản đồ phác thảo từ buổi học trước đó.

Nếu phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu có sẵn và nếu bạn đánh giá các học viên để sẵn sàng cho việc thuyết trình, bạn cũng có thể sử dụng một chương trình phần mềm cho thấy địa hình ở dạng 3D.

Trong khi các cuộc thảo luận đang diễn ra, những thay đổi có thể được hiển thị trên màn hình trong thời gian thực.

Tấm nhựa trong suốt đủ để che phủ các mô hình địa hình, bút đánh dấu với các màu sắc khác nhau, băng keo

Viết nghĩa của đa dạng sinh học lên giấy kraft hoặc sử dụng các giáo cụ trực quan đã dùng trong bài 2.

60 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 5HOW TO MAKE THE BEST USE OF YOUR LAND - ASSESSING ALTERNATIVES

Ma trận tập huấn hợp phần 2, Bài 5: Làm thế nào để sử dụng đất hiệu quả nhất – So sánh các phương án thay thế.Thời gian dự kiến: 1 đến 2 giờ

Các hình thức sử dụng đất khác nhau trong rừng nhiệt đới là gì?

Cụ thể:

• Tác động tới đa dạng sinh học.

• Tác động đối với chu kỳ carbon liên quan đến lượng carbon lưu giữ và thải ra trong các hoạt động sau đây:

◊◊ Săn bắn và hái lượm.

◊◊ Du canh du cư.

◊◊ Nông lâm nghiệp.

◊◊ Đồn điền.

◊◊ Định cư/trồng lúa nước.

◊◊ Đồng cỏ.

◊◊ Các khu bảo tồn.

◊◊ Khai thác

See thematic inputs p. 62 and in participants’ manual p. 52

Nếu các bài học về chu trình carbon và đa dạng sinh học trước đã diễn ra trong một thời gian khá lâu trước bài học này, nên để một thời gian ngắn nhắc lại tổng quan về các chủ đề đầu tiên.

Sau đó sử dụng các bản đồ phác thảo hoặc đề cập đến mô hình cảnh tác, trong một cuộc thảo luận toàn thể yêu cầu các học viên để thảo luận về các mục trên cột bên trái. Ghi lại các kết quả của buổi học thứ 2.

Sử dụng thuyết trình PowerPoint hoặc các dụng cụ hỗ trợ trực quan từ các bài học trước.

Bản đồ phác thảo và kết quả đầu ra của các bài học trước.

Giấy kraft, dụng cụ vẽ và viết với các màu khác nhau, băng keo và băng dính có thể tái sử dụng

Rừng nhiệt đới không giống như những gì mà nhiều người đang tin đó là cho đến nay các khu rừng nhiệt đới vẫn còn nguyên sơ. Trong thực tế, con người đã sống trong rừng nhiệt đới từ hàng ngàn năm. Những khu rừng này đã được định hình bởi sự hiện diện của con người. Tất cả các loài có ảnh hưởng đến môi trường của rừng, một số có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn và rõ ràng hơn trong khi số khác có ảnh hưởng ít nhìn thấy hơn. Tuy nhiên, đối với con người, có nhiều cách khác nhau để sống trong rừng nhiệt đới, mỗi cách sống có tác động khác nhau tới rừng. Ngày nay, không chỉ có người dân bản địa sống trong rừng mà còn rất nhiều người khác cũng đang sử dụng rừng. Một số chỉ đến khai thác các nguồn lợi của rừng và sau đó bỏ đi. Họ không sống trong rừng và chỉ quan tâm đến sự giàu có mà họ có thể lợi dụng từ nguồn tài nguyên rừng. Những người bên ngoài khác có thể đến và tìm cách giành quyền kiểm soát vĩnh viễn trên các khu vực của rừng, bằng cách chuyển đổi nó thành những đồn điền. Tại đó họ thuê người lao động làm việc cho họ. Họ có thể là người nghèo, những người muốn có một mảnh đất cho mình để làm trang trại và có thể là những người được chính phủ khuyến khích và hỗ trợ.

Người dân bản địa tự có nhiều cách sử dụng rừng khác nhau và họ luôn luôn thu nhận kiến thức và công nghệ mới từ bên ngoài và áp dụng chúng trong cộng đồng của họ. Ngày nay, điều này ngày càng gia tăng khi việc sử dụng đất thay đổi nhanh chóng trong nhiều cộng đồng bản địa. REDD+ là một hình thức sử dụng đất mới và khi xem xét để áp dụng nó, điều quan trọng là so sánh nó với các phương án thay thế sẵn có khác.

Ở đây chúng tôi muốn đưa ra một tổng quan ngắn gọn về các hình thức sử dụng đất khác nhau trong các khu rừng nhiệt đới, những lợi thế và bất lợi mà chúng mang lại cho cho cộng đồng cũng như cho đa dạng sinh học và khí hậu.

61PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 5HOW TO MAKE THE BEST USE OF YOUR LAND - ASSESSING ALTERNATIVES

a. Các hình thức sử dụng đất trong rừng nhiệt đới

1. Săn bắn và hái lượm

Săn bắn và thu hái các sản phẩm rừng là cách thức sử dụng rừng lâu đời nhất tại các khu rừng nhiệt đới. Ngày nay, có rất ít người dân bản địa sống phụ thuộc hoàn toàn vào săn bắn và hái lượm như một sinh kế. Những người sống nhờ săn bắn và hái lượm cần một diện tích rừng tương đối lớn và họ phải di chuyển liên tục. Sau khi bị săn bắn và hái lượm tại một khu vực, một số tài nguyên bị cạn kiệt và những người dân này cần phải di chuyển chỗ ở của họ đến khu vực khác để khu vực trước đây phục hồi lại.

Những người săn bắt và hái lượm có tác động ít nhất tới đa dạng sinh học. Họ chỉ lấy những gì rừng cung cấp và không tác động nhiều tới rừng. Vì họ di chuyển và di chuyển vòng quanh theo chu kỳ trong phạm vi lãnh thổ của họ theo các mùa và các nguồn lực sẵn có nên các nguồn tài nguyên được khai thác có đủ thời gian để phục hồi. Điều này không có nghĩa là việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên không xảy ra. Một số loài hoặc một số bộ phận của các loài thực vật và động vật rất được người bên ngoài ưa chuộng - như gỗ, đại bàng hoặc sừng tê giác - có thể dễ dàng bị lạm dụng bởi vì chúng có giá trị cao trên thị trường.

Cho đến nay, hầu hết các cộng đồng bản địa đang tiến hành một số hình thức canh tác. Tuy nhiên, săn bắn và thu hái các sản phẩm rừng vẫn là một phần quan trọng trong hệ thống sinh kế của họ.

Nói chung, việc săn bắn và thu hái các sản phẩm rừng thải ra ít carbon. Trong tất cả loài người, những người sống hoàn toàn dựa vào săn bắn hái lượm chắc chắn ít gây ra biến đổi khí hậu nhất. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ, ví dụ các kỹ thuật săn bắt sử dụng lửa để xua động vật ra khỏi hang, hoặc một số cộng đồng trong rừng khô thường xuyên đốt các cây bụi trong rừng, một phần là để thúc đẩy sự phát triển một số loại thực vật họ ưa thích..

2. Du canh

Du canh hoặc là du canh du cư rất phổ biến tại các khu rừng nhiệt đới trên toàn thế giới. Nhiều dân tộc bản địa sống phụ thuộc vào du canh. Trong canh tác nương rẫy, người ta làm nương rẫy trong rừng và canh tác trong một thời gian ngắn, có khi chỉ một năm, có khi vài năm, sau đó bỏ hoang những nương rẫy này để rừng phát triển trở lại. Rừng phát triển lại làm giàu cho đất canh tác sau này. Rừng trẻ đang tái sinh trên các khu đất hoang hóa mang lại nhiều sản phẩm hữu ích. Nó cũng là nơi mà người dân chăn thả gia súc, nhiều động vật hoang dã đến kiếm ăn và ăn cỏ trong rừng tái sinh vì các khu rừng này cung cấp nhiều thực phẩm và thức ăn gia súc hơn so với các khu rừng già. Sau một vài năm, khu rừng này có thể tiếp tục được sử dụng làm nương rẫy bởi vì trong thời gian bỏ hoang tất cả các cỏ dại làm hại cây trồng đã biến mất và độ màu mỡ của đất lại được phục hồi.

Tùy thuộc vào loại đất, khí hậu địa phương, sở thích của người dân và các yếu tố khác, thời gian bỏ hoang thường là từ 5 đến 20 năm. Những gì chúng tôi mô tả ở đây là mô hình cơ bản. Các hình thức canh tác nương rẫy thực tế trên khắp thế giới rất đa dạng, chúng khác nhau về độ dài của chu kỳ, loại rừng được sử dụng, loại thực vật trồng và cách quản lý và sử dụng đất hoang và nhiều lí do khác. Nhưng tất cả đều có điểm chung đó là một hình thức nông nghiệp phụ thuộc vào rừng và là một cấu phần của rừng núi. Người dân bản địa canh tác nương rẫy thường giữ lại một phần của khu rừng hoang sơ, vì rừng già chứa nhiều nguồn tài nguyên mà không thể tìm thấy được trong rừng tái sinh. Người dân thường kết hợp du canh với đánh bắt cá, săn bắn và thu thập các loại sản phẩm rừng. Họ cũng thường chăn thả động vật ăn cỏ và ăn thức ăn trong rừng tái sinh như trâu, bò, trâu, lợn, dê. Thông thường, những người canh tác du canh cũng trồng các cây công nghiệp như cà phê hay cao su trong những khu riêng biệt và cố định hơn.

Du canh cung cấp cho con người một loạt các sản phẩm. Du canh được kết hợp với các hoạt động khác, chẳng hạn săn bắn, hái lượm, chăn nuôi và trồng cây công nghiệp, do đó người dân có thể sống một cuộc sống đầy đủ với mức độ an ninh kinh tế cao, chất lượng dinh dưỡng đầy đủ và trên hết là mức độ tự quyết về kinh tế cao. So với săn bắn và hái lượm, có thể có nhiều người hơn sống trong một khu vực nhất định khi họ canh tác nương rẫy. Tuy nhiên, so với thâm canh,

62 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 5HOW TO MAKE THE BEST USE OF YOUR LAND - ASSESSING ALTERNATIVES

như trồng lúa nước, du canh không cho phép mật độ dân số cao. Hệ thống rừng bỏ hoang lâu cho phép khoảng 4 đến 16 người sống trên một cây số vuông của rừng, trong khi đó hệ thống rừng bỏ hoang ngắn hạn cho phép tới 64 người kiếm sống trên một cây số vuông bằng du canh (IFAD et.al. 2001: 30).

Du canh làm cảnh quan rừng bị biến dạng đáng kể.Tùy thuộc vào số lượng người sống trong khu vực đó và diện tích rừng được sử dụng cho chu kỳ canh tác nương rẫy, những thay đổi có thể xẩy ra ở mức tối thiểu, hoặc cảnh quan có thể bị thay đổi hoàn toàn. Khi chỉ một phần khu rừng được sử dụng cho canh tác nương rẫy, những thay đổi do chuyển đất rừng thành nương rẫy và thành những khu rừng tái sinh tiếp trong thời gian bỏ hoang có thể có lợi cho đa dạng sinh học. Bản thân cảnh quan trở nên đa dạng hơn với các khoảnh rừng có độ tuổi khác nhau. Và đa dạng sinh học sẽ phong phú hơn trong một môi trường đa dạng hơn. Tuy nhiên, khi có quá nhiều người và tất cả hoặc phần lớn rừng bị chuyển thành nương rẫy, trong thời gian để đất hoang hóa quá ngắn đến nỗi cây không thể trưởng thành đầy đủ, đa dạng sinh học sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.

Về carbon và biến đổi khí hậu thì mọi vấn đề không đơn giản. Nhiều chính phủ đổ lỗi cho canh tác nương rẫy gây ra biến đổi khí hậu từ việc đốt rừng. Nhưng điều này thực sự cho thấy rằng chính phủ không hiểu gì về canh tác nương rẫy. Nếu họ nhìn vào toàn bộ bức tranh, nếu họ nhìn vào toàn bộ chu kỳ chặt, đốt, trồng và quá trình tái sinh của rừng trong quá trình bỏ hoang, họ sẽ nhận ra rằng bất cứ thứ gì đã được chặt và đốt cháy sẽ nhanh chóng tăng trưởng trở lại và sẽ được chặt tiếp ở các chu kỳ tiếp theo. Vì vậy, xét về tổng thể, một khi hệ thống được thiết lập, bất cứ carbon nào được tạo ra do đốt cháy sẽ được hấp thu lại bằng những cây đang phát triển. Tất nhiên, lượng carbon bị giữ lại trong các thảm thực vật trong khu vực du canh ít hơn so với trong một khu rừng già với các cây khổng lồ. Nhưng nếu chúng ta so sánh một khu vực du canh với một khu vực canh tác lâu dài, giống như những gì được nhiều chính phủ thực hiện, chúng ta có thể kết luận rằng lượng carbon được lưu giữ trong một khu vực canh tác nương rẫy là nhiều hơn, đơn giản bởi vì phần lớn đất vẫn còn dưới tán rừng, trong khi trên đất định canh lượng cây tương đối ít.

3. Nông lâm nghiệp

Do du canh là một hình thức sử dụng đất kết hợp giữa việc quản lý rừng với việc gieo trồng mùa vụ và chăn nuôi gia súc nên còn được coi là một hình thức nông lâm kết hợp. Tuy nhiên, còn nhiều hình thức nông lâm kết hợp khác nữa đang được sử dụng. Bất kỳ hệ thống sử dụng đất nào mà trong đó cây hoặc cây bụi được sử dụng trong hệ thống nông nghiệp đều có thể được coi là mô hình nông lâm kết hợp. Người dân bản địa và các cộng đồng khác sống ở vùng miền núi đã phát triển hệ thống nông lâm kết hợp đa dạng và thường rất phức tạp. Ví dụ như mô hình nông lâm cao su của người Dayak ở Kalimantan, nơi cây cao su được kết hợp với cây ăn quả, cây tre và các loài cây bụi khác. Một ví dụ khác là talun của người Buhid ở Philipin, đó là sự kết hợp giữa cây xanh như cọ, mít, trẩu và dừa với chuối, cà phê và cây ăn quả như Tannia (Xanthosoma sp) và nhiều loại cây khác khác, tùy thuộc vào sở thích của chủ sở hữu.

Người bản địa thường kết hợp nông lâm nghiệp với sản xuất cây lương thực trong các hình thức sử dụng đất như du canh hoặc định canh. Trên thực tế canh tác du canh, nhiều khi tất cả những thứ trồng trên đất được tích hợp vào một hệ thống, hay nói cách khác các khu rừng bỏ hoang có thể trở thành đồn điền cao su, sau đó đồn điền này có thể sẽ bị chặt phá đi trong khi các khu đất hoang hóa khác lại trở thành vườn cao su. Những người chỉ phụ thuộc vào nông lâm thường cần phải mua lương thực như gạo, do đó họ phụ thuộc nhiều hơn vào sản xuất và bán các loại cây trồng tạo ra nguồn thu tiền mặt. Mức độ an ninh kinh tế có thể vẫn ở mức cao nếu như một loạt các sản phẩm được sản xuất và bán. Sản phẩm mà người dân phụ thuộc vào để tạo thu nhập càng ít thì họ càng dễ bị ảnh hưởng bởi giá cả. Mức độ tự quyết cũng cao vì mọi người có thể thoải mái quyết định trồng trọt khi nào và như thế nào, những gì giữ lại, bán, trao đổi, lưu giữ hoặc cho đi.

Nông lâm nghiệp làm thay đổi hoặc thay thế rừng tự nhiên và do đó làm thay đổi đa dạng sinh học của rừng tự nhiên. Tác động của nông lâm nghiệp phụ thuộc vào diện tích rừng ban đầu đã được thay thế. Tác động này có thể trải trên một khoảng rộng, từ việc chỉ trồng số lượng ít cây cao su hoặc cây ăn quả trong một khu rừng tự nhiên, từ đó đa dạng sinh học thậm chí còn tăng lên, cho tới việc thay thế hoàn toàn rừng tự nhiên bằng một khu rừng trồng chỉ gồm một loài được lựa chọn. Điều quan trọng là nhìn vào nó ở một mức độ toàn cảnh chứ không phải một vài phần đất của một cá nhân. Các tác động tới đa dạng sinh học trên toàn bộ phụ thuộc vào diện tích rừng đã

63PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 5HOW TO MAKE THE BEST USE OF YOUR LAND - ASSESSING ALTERNATIVES

được chuyển đổi thành đất nông lâm nghiệp. Một lần nữa, canh tác nông lâm nghiệp có thể làm phong phú thêm hoặc làm suy giảm đa dạng sinh học, tùy thuộc vào diện tích rừng đã được chuyển đổi. Nhưng cũng giống như du canh, nói chung đa dạng sinh học ở đây cao hơn so với khu vực nông nghiệp thâm canh hoặc đồn điền.

Nói chung, sản xuất nông lâm nghiệp thải ra ít nhưng lại lưu giữ một lượng lớn carbon. Cũng giống như một khu rừng tái sinh trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau khi con người đã bắt đầu canh tác trên đó thì các khu canh tác nông lâm hấp thụ carbon hơn nhiều so với những gì chúng thải ra. Vì lý do này mà chúng còn được gọi là “bể chứa cácbon” có nghĩa là carbon từ không khí “chìm” vào khu vực canh tác nông lâm nghiệp.

4. đồn điền

Có một sự khác biệt rất lớn giữa một khu canh tác nông lâm và đồn điền. Trong khi canh tác nông lâm là một loại “rừng nhân tạo” với sự đa dạng của thực vật, đồn điền chỉ trồng một loại cây duy nhất, như dầu cọ, ngô, cao su hoặc mía. Thông thường, đồn điền thuộc sở hữu của một công ty, chủ sở hữu đất đai lớn hoặc chính phủ. Họ thuê người lao động làm việc trên các đồn điền. Đồn điền thường được hình thành trên đất đai của người dân bản địa và trong nhiều trường hợp đất của người dân bản địa bị lấy đi bị bao chiếm mà không có sự đồng ý của họ. Trong một số trường hợp, các cộng đồng có thể đồng ý vì họ được người ta hứa hẹn những khoản bồi thường hoặc những công việc với thu nhập ổn định và cao. Làm việc trên đồn điền thực sự có thể mang lại một nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định. Nhưng cho dù nguồn thu nhập này đủ để mua thức ăn và quần áo cho một gia đình, để cho trẻ em đi học… vẫn còn một câu hỏi mà có thể chỉ được trả lời bởi những người đang làm việc cho các công ty. Nó phụ thuộc vào luật lao động trong quốc gia của bạn về mức lương tối thiểu, về chính sách của công ty và lợi nhuận công ty tạo ra. Trong mọi trường hợp, làm việc trong các đồn điền khiến cho người lao động hoàn toàn phụ thuộc vào công ty. Họ gần như không có cơ hội để nói và do đó có mất đi quyền tự quyết kinh tế của mình.

Số lượng người có thể sống trên một đồn điền phụ thuộc vào loại cây trồng, tức là số lượng lao động cần thiết và công nghệ được sử dụng trong đồn điền. Nếu đồn điền sử dụng công nghệ hiện đại, nhiều máy móc thì nó sẽ dần thay thế lao động của con người.

Trong một số trường hợp, như đồn điền dầu cọ hoặc cao su, chính phủ hoặc một công ty chuyển đổi đất của cộng đồng thành đồn điền và cung cấp cho mỗi hộ gia đình một phần đất đai. Mỗi gia đình sẽ chăm sóc một phần đất đai và cung cấp các sản phẩm như trái cây cọ dầu cho công ty để chế biến. Có nhiều hình thức khác nhau về hợp đồng giữa công ty và chủ sở hữu của từng khoảnh đất đai, với sự sắp xếp khác nhau liên quan đến chi phí của các khoản đầu tư (như cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vận chuyển tới nhà máy…) và các khoản thanh toán cho vụ mùa thu hoạch. Tại Indonesia và Malaysia, nhiều đồn điền cọ dầu kết hợp cả hai. Chúng được gọi là mô hình Đồn điền vệ tinh và các chủ sở hữu nhỏ (NES), trong đó một công ty nắm giữ một nhà máy lọc dầu và bất động sản (đồn điền) được bao quanh còn các chủ sở hữu nhỏ thì bao quanh công ty này. Đồn điền cọ dầu gây ra rất nhiều xung đột: đồn điền và các cộng đồng địa phương hoặc các nông hộ nhỏ nhập cư, giữa người di cư và cộng đồng địa phương, hoặc giữa các cộng đồng và chính quyền địa phương.

Nguyên nhân đằng sau những xung đột rất đa dạng: nó không phải là việc phủ nhận dầu cọ như một cây trồng, mà là vấn đề quyền sử dụng đất không rõ ràng, các công ty hoặc chính quyền địa phương không thực hiện lời hứa, chia sẻ lợi ích không công bằng và các vấn đề trong hợp tác xã nông hộ nhỏ.

Trong bất kỳ trường hợp nào, các nông hộ nhỏ trồng dầu cọ đều phụ thuộc vào một công ty, công ty này điều hành một nhà máy chế biến và các nhà máy chế biến được bố trí gần để xử lí các trái cây cọ dầu trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch. Và chủ dầu cọ nhỏ đang phải đối mặt với một số thách thức nghiêm trọng khác: họ phải đầu tư một số tiền đáng kể để mua cây giống, phân bón, vận chuyển (trừ khi họ có một thỏa thuận với công ty)… và khi kết thúc mùa vụ, họ thường phải chịu các khoản nợ trong nhiều năm.

Ở các nước như Indonesia, dầu cọ ngày càng trở nên phổ biến trong các nông hộ nhỏ. Dầu cọ thu hút nông dân bởi vì nó có thể tạo ra nguồn thu nhập rất tốt. Thu nhập tốt, thậm chí cao hơn so với

64 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 5HOW TO MAKE THE BEST USE OF YOUR LAND - ASSESSING ALTERNATIVES

thu nhập từ cao su và lợi nhuận còn cao hơn nữa so với sản xuất lúa gạo. Thực sự là không có lý do nào về nông học hoặc kinh tế có thể dùng để giải thích tại sao cọ dầu được trồng nhiều trong các đồn điền lớn. Trên thực tế, việc sản xuất dầu cọ của các nông hộ nhỏ được coi là một phương án thay thế làm cho sinh thái tốt hơn và khả thi hơn so với các đồn điền lớn. Trong quan hệ đối tác công bằng giữa các hộ sản xuất nhỏ và các công ty điều hành nhà máy chế biến, dầu cọ có thể là một cây trồng sản xuất nhỏ thân thiện.

Các tác giả của một báo cáo quan trọng về dầu cọ ở Indonesia đã kết luận: “Nếu thực hiện đúng, dầu cọ sẽ tạo ra sự giàu có và việc làm cho cộng đồng địa phương. Nếu làm sai, các đồn điền dầu cọ có thể bị tẩy chay, dẫn tới mất sinh kế, gây ra xung đột xã hội và các quan hệ bóc lột lao động cũng như suy thoái hệ sinh thái.”

Tác động của đồn điền tới đa dạng sinh học rất khủng khiếp, đặc biệt là kể từ khi các đồn điền hiện đại thường bao phủ diện tích rộng lớn, do đó phá hủy các khu vực rừng lớn. Các đồn điền ở Indonesia thuộc sở hữu của các công ty quốc tế có diện tích 50.000 ha. Chỉ có vài loài thực vật và động vật có thể tồn tại trong những đồn điền như vậy.

Tùy thuộc vào loại cây trong đồn điền, cacbon bị lưu giữ trong đó có thể khá cao (như trong đồn điền cao su) hoặc rất thấp (như trong một khu trồng ngô hoặc mía đường). Trong nhiều năm, carbon liên tục được hấp thụ và rất ít được thải ra trong các khu đồn điền (như các đồn điền cao su, dầu cọ, hoặc cây gỗ bột). Nhưng vấn đề là để có được đồn điền, phải phá hủy một diện tích rừng lớn, thải ra một lượng lớn carbon vào khí quyển. Khi nói đến các đồn điền cọ dầu, chúng ta cũng phải nhận thức được rằng các nhà máy chế biến chính là một nguồn gây ra ô nhiễm không khí và nước.

Đồn điền trồng các loại cây trồng theo mùa như ngô, đậu tương và mía đường thậm chí còn tồi tệ hơn bởi vì hầu như chúng không hấp thụ carbon sau khi rừng đã bị chặt phá. Thậm chí carbon trong đất vốn được bảo tồn khá tốt trong du canh, nông lâm nghiệp hoặc đồn điền khác lại đang bị suy giảm rất nhanh trong các đồn điền trồng cây theo mùa vụ này.

5. Thâm canh các loại cây trồng theo mùa vụ

Tình hình cũng tương tự như khi đất được chuyển thành đất nông nghiệp quy mô nhỏ trồng các loại cây trồng theo mùa vụ và cũng giống như khi người dân di chuyển vào một khu rừng và lại tiếp tục các loại hình canh tác giống như họ đã từng làm ở nơi cũ. Nhiều chính phủ cũng khuyến khích hoặc buộc người dân bản địa từ bỏ canh tác nương rẫy và biến các cánh đồng du canh thành những cánh đồng thâm canh trồng các loại cây theo mùa vụ như rau quả, gừng, hoa, vv…

Do loại hình nông nghiệp này phụ thuộc vào việc sử dụng hóa chất nông nghiệp như phân bón và thuốc trừ sâu, người nông dân phải đầu tư một số tiền khá lớn. Nếu giá của vụ mùa tương đối tốt, nó sẽ chi trả các khoản đầu tư này và trong nhiều trường hợp, những người nông dân bản địa chuyển đổi sang hình thức sản xuất theo mùa vụ đã có những khoản tăng thu nhập đáng kể. Nhưng nhiều người cũng đã phải gánh các khoản nợ lớn khi giá thị trường giảm và họ thậm chí không thể hoàn lại các khoản mà họ đã đầu tư. Vì vậy, thâm canh cây trồng theo mùa vụ có thể cung cấp một thu nhập tốt nếu giá cả tốt, nhưng nó cũng rủi ro hơn và người nông dân cũng nên ít nhất là tránh phụ thuộc vào một cây trồng duy nhất, thêm vào đó cố gắng sản xuất một số thực phẩm họ cần. Vì vậy, nhiều nông dân bản địa, những người bắt đầu trồng cây theo mùa vụ vẫn tiếp tục trồng cây lương thực như gạo, nuôi động vật, săn bắt và hái lượm trong các khu rừng xung quanh. Nhìn chung, những người nông dân trồng cây theo mùa vụ vẫn giữ quyền tự quyết về kinh tế khá cao nếu họ không mắc nợ quá nhiều hoặc họ không tham gia vào những hợp đồng về nông nghiệp.

Cảnh quan của những khu vực này đang bị con người làm cho biến đổi hoàn toàn và so với du canh hoặc các hình thức khác như nông lâm kết hợp, những khu vực thâm canh kiểu này có đa dạng sinh học thấp. Nhưng cuối cùng, điều này còn phụ thuộc vào mức độ rừng đã được chuyển đổi thành các cánh đồng thâm canh. Thông thường, các chính phủ thúc đẩy hình thức thâm canh dưới cái tên bảo tồn rừng. Vì vậy, chúng ta có một sự phân biệt rõ ràng giữa đất nông nghiệp và đất rừng. Theo du canh sự phân biệt này không phải là rõ ràng như việc một khoảng rừng được đưa vào hay mang ra khỏi danh mục “rừng”. Nơi có diện tích rừng lớn xen lẫn các cánh đồng thâm canh có thể có đa dạng sinh học tổng thể cao. Trái lại nơi có ít rừng thì đa dạng sinh học thấp.

65PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 5HOW TO MAKE THE BEST USE OF YOUR LAND - ASSESSING ALTERNATIVES

Điều tương tự cũng xảy ra với carbon: ở mỗi cánh đồng, lượng các-bon được lưu giữ rất thấp. Ở khu vực rộng hơn, nó chỉ phụ thuộc vào phần rừng còn lại.

Lúa nước là một trường hợp rất đặc biệt của thâm canh, nó cho phép sản xuất lúa liên tục trên cùng một cánh đồng qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, ở các vùng đồi núi nơi mà hầu hết các dân tộc bản địa sinh sống, diện tích đất phù hợp cho việc trồng lúa nước hoặc ruộng bậc thang rất hạn chế. Trong một số trường hợp, cộng đồng bản địa phụ thuộc chủ yếu hoặc toàn bộ vào lúa nước để trang trải các nhu cầu, với một vườn rau nhỏ và chăn nuôi gia súc, thâm canh thường xuyên được kết hợp với các hình thức nông nghiệp khác như du canh, nông lâm kết hợp hoặc thâm canh cây công nghiệp trên khu đất cao, cùng với chăn nuôi gia súc, săn bắn, hái lượm và đánh bắt cá.

Giống như thâm canh vừa được mô tả, tác động của các cánh đồng lúa nước tới đa dạng sinh học phụ thuộc vào mức độ chuyển đổi của của đất rừng thành cánh đồng lúa. Tại các vùng đồng bằng thấp của khu vực Đông Nam Á, một lượng đất rừng lớn đã được chuyển đổi thành đất trồng lúa nước, gây ra tác động đối khủng khiếp tới đa dạng sinh học. Tuy nhiên, ở vùng núi cao, diện tích rừng bị chuyển đổi thành cánh đồng trồng lúa tương đối nhỏ và do đó có ít tác động hơn.

Liên quan tới carbon, tương tự như đã đề cập ở trên: ở mỗi cánh đồng, lượng carbon đựơc lưu giữ rất thấp. Trong khu vực lớn, nó chỉ phụ thuộc vào số lượng rừng còn lại. Nhưng đối với các cánh đồng trồng lúa nước, chúng ta phải nhận thức rằng các cánh đồng này thải ra một lượng đáng kể khí mê-tan, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính rất mạnh và tồi tệ hơn nhiều so với carbon.

6. đồng cỏ

Một dạng chuyển đổi triệt để của đất rừng là chuyển đổi thành đồng cỏ chăn thả gia súc. Điều này xảy ra trên một quy mô lớn tại Nam Mỹ, nhưng đôi khi cũng ở Đông Nam Á, như ở vùng cao của Philippines. Rừng hoàn toàn bị thay thế bằng các đồng cỏ chăn thả gia súc. Người dân bản địa có truyền thống lưu giữ một phần đất đai của họ dưới dạng đồng cỏ, vừa để chăn thả, vừa lấy cỏ chăn nuôi và lấy cỏ khô lợp nhà. Tuy nhiên, các khu vực này thường nhỏ và không hạn hẹp nên vẫn có thể làm tăng đa dạng sinh học. Nó cũng có thể chỉ là một đồng cỏ tạm thời bằng cách không cho tái sinh rừng nhưng không phải là một đồng cỏ vĩnh viễn vì một lúc nào đó cây lại mọc trở lại.

Tuy nhiên, nơi có diện tích rừng lớn bị chuyển thành đồng cỏ thì đa dạng sinh học bị suy giảm. Ngoài ra, rất ít người có thể kiếm sống từ đất. Thường chỉ có một vài nhân viên làm việc, như người chăn bò cho các chủ đàn gia súc. Nó không phải là một lựa chọn khả thi và do đó không thay thế cho các hình thức sử dụng đất khác trong các khu rừng nhiệt đới. Liên quan đến carbon, tác động của các đồng cỏ có thể gọi là tàn phá. Không chỉ là một lượng lớn carbon bị thải ra khi rừng bị phá hủy, đồng cỏ cũng thường xuyên bị đốt cháy để ngăn chăn sự phát triển trở lại của rừng, đồng thời làm tăng dinh dưỡng cho cỏ do đó thải ra nhiều carbon hơn.

7. Các khu bảo tồn

Các khu bảo tồn được thành lập để bảo tồn đa dạng sinh học. Một khu rừng cụ thể có thể được gọi là một khu bảo tồn vì nó có đa dạng sinh học cao, nhưng các khu rừng này cũng lưu giữ một lượng lớn carbon. Vấn đề là việc thành lập một khu bảo tồn thường gây ra tác động nghiêm trọng đối với cộng đồng bản địa vì người dân bản địa sẽ không được phép tiếp tục sử dụng tài nguyên thiên nhiên cần thiết và ưa chuộng. Các khu bảo tồn tạo ra rất ít công việc và chỉ có một vài trong số ít công việc đó được giao cho các thành viên cộng đồng bản địa tại khu vực. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, thu nhập mà cộng đồng nhận được từ công việc làm trong các khu bảo tồn hoặc du lịch sinh thái, hoặc từ vịêc bán các sản phẩm thủ công cho khách du lịch… không đủ để bù đắp cho việc mất đi các nguồn lợi, nguồn thu nhập và những lợi ích họ từng được hưởng khi họ có thể vào rừng khai thác.

8. Khai thác gỗ

Cuối cùng, hầu hết những người bên ngoài đều quan tâm đến một hình thức sử dụng rừng nhiệt đới: khai thác gỗ. Tác động của việc khai thác gỗ trong rừng nhiệt đới phụ thuộc rất nhiều số

66 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 5HOW TO MAKE THE BEST USE OF YOUR LAND - ASSESSING ALTERNATIVES

lượng gỗ được khai thác. Trong khai thác triệt để thì tất cả các cây đều bị chặt. Trong khai thác chọn lọc, chỉ có cây có giá trị được khai thác. Nhưng điều này cũng có thể được thực hiện theo những cách khác nhau. Ngày nay, thường là máy móc hạng nặng được sử dụng để san đường vào rừng, chặt cây và kéo chúng vào nơi tập kết gỗ, sau đó đưa lên xe tải để đưa gỗ ra khỏi rừng. Thậm chí mặc dù được coi là khai thác gỗ “chọn lọc”, nhiều cây khác cũng bị chặt phá, đất bị xáo trộn và xới tung, dẫn đến xói mòn và ô nhiễm các dòng sông. Ngày nay rất hiếm thấy cách khai thác gỗ thương mại bằng máy móc hạng nhẹ hoặc dùng voi để vận chuyển như trong quá khứ. Tuy nhiên, khai thác gỗ bền vững với tác động thấp là một khả năng để tạo ra thu nhập cho các cộng đồng thuộc phạm vi quản lý rừng dựa vào cộng đồng.

Tùy thuộc vào hình thức khai thác gỗ, tác động đến đa dạng sinh học và carbon khác nhau đáng kể. Khai thác gỗ tác động hẹp cho phép hầu hết các loài tồn tại, ngoại trừ những loài động vật nhạy cảm nhất với sự xáo trộn. Trong khi đó, hoạt động khai thác gỗ phá hoại ở quy mô lớn dẫn đến sự mất mát nặng nề và lâu dài của đa dạng sinh học. Điều tương tự cũng xảy ra đối với carbon, khi khai thác gỗ tác động hẹp, đất còn lại phần lớn không bị xáo trộn và carbon trong đất được giữ lại. Chỉ một phần nhỏ carbon của cây bị thải ra do gỗ được sử dụng làm đồ nội thất, xây nhà và các sản phẩm hàng hóa khác. Chỉ có lá, cành, gỗ thải trong quá trình chế biến gỗ bị phân hủy hoặc bị đốt cháy. Ngược lại, khai thác gỗ thương mại quy mô lớn có sức tàn phá ghê gớm. Ngoài việc chặt cây làm gỗ, hình thức khai thác này còn phá hủy nhiều hơn do việc san lấp các con đường vào khu khai thác gỗ, các cây gỗ lớn được kéo ra khỏi rừng bằng các máy móc hạng nặng. Việc khai thác này cũng tác động rất lớn đến đất và dẫn đến xói mòn đất nghiêm trọng và do đó carbon trong đất bị thải ra.

Khai thác gỗ có thể tạo ra thu nhập đáng kể, nhưng câu hỏi ở đây là ai là người hưởng lợi từ khai thác gỗ. Để trả lời câu hỏi này, nhà nhân chủng học Michael Dove (1985: 27) đã cố gắng tính toán năng suất tương đối giữa du canh và khai thác gỗ ở Indonesia. Thật vậy, vào đầu thập niên 1980, cứ sau 10 năm người Kantu ở Tây Kalimantan thu lợi từ cây trồng là 258 USD cho mỗi ha. Lợi nhuận từ khai thác gỗ trên mỗi ha cùng kỳ lên tới 1.054 USD. Con số này gấp 4 lần. Tuy nhiên, hầu hết số tiền đó đã chảy vào túi của các công ty khai thác, quân đội và bộ phận quản lý rừng. Khi chúng ta nhìn vào số lượng người dân địa phương có thể kiếm sống từ khai thác gỗ và du canh tương ứng, chúng ta sẽ có được một bức tranh hoàn toàn khác. Ông Dove đã phát hiện ra rằng, trên một cây số vuông đất, trong số người Kantu, 23 người có thể kiếm sống nhờ du canh. Trong một cây số vuông khai thác gỗ, 9 công nhân được sử dụng. Tuy nhiên, những công việc này hiếm khi bền vững bởi người lao động khai thác gỗ chỉ có thể có việc làm trong thời gian dài nếu việc khai thác gỗ bền vững, điều này thì lại rất hiếm ở Indonesia và ở hầu hết các nước nhiệt đới khác.

Nguồn và tài liệu tham khảo

Dove, Michael R. 1985. Phương pháp luận sinh thái nông nghiệp của người Java và nền kinh tế chính trị In-đô-nê-xi-a. Indonesia, số. 39 (Tháng Tư)

IFAD, IDRS, CIIFAC, ICRAF, IIRR ( 2001). Du canh: Hướng tới bền vững và bảo tồn tài nguyên ở châu Á. Silang, Cavite: Viện Tái thiết nông thôn Quốc tế 76

67PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 5HOW TO MAKE THE BEST USE OF YOUR LAND - ASSESSING ALTERNATIVES

CHƯơNG 6: REDD+: SO SÁNH CHI PHí Và LợI íCH

Ma trận tập huấn hợp phần 2, Bài 6. REDD+: So sánh chi phí và lợi íchThời gian dự kiến: 2 giờ

Mục tiêu:Vào cuối buổi học, học viên có thể:• Giải thích các chi phí của REDD+ và cách thức để phân biệt giữa chi phí thực hiện trực tiếp, chi phí cơ

hội và chi phí giao dịch.• Giải thích cách thức thanh toán thu nhập từ REDD + và lý do tại sao rất khó dự kiến những thu nhập

từ REDD+.• Giải thích cách thức so sánh các hình thức sử dụng đất khác nhau liên quan tới chi phí cơ hội và đồng

lợi ích• Giải thích tầm quan trọng của việc đánh giá lợi ích.

Chủ đề và các câu hỏi chính Phương pháp Tài liệu

Các loại chi phí khác nhau trong một dự án REDD+?

Thảo luận đầu vào là một phương pháp phù hợp. Sau đó yêu cầu học viên đóng vai các loại của chi phí

Viết định nghĩa của các loại chi phí khác nhau lên giấy kraft, mỗi tờ một loại chi phí. Minh họa nếu có thể

Với các chi phí được đưa ra, nguồn thu nhập nào có thể mong đợi từ một dự án REDD+

Đầu tiên trình bày một cách tổng quan, có thể là một câu chuyện với minh họa của các giáo cụ trực quan hoặc một bài thuyết trình PowerPoint sinh động. Sau đó tiến hành thảo luận các yếu tố đầu vào. Do phần này bao gồm rất nhiều dữ liệu kỹ thuật, bạn nên thường xuyên kiểm tra xem học viên có thể nắm bắt được không.

Bất cứ khi nào học viên bị quá tải, cho học viên nghỉ giải lao một lúc, hoặc chơi trò chơi tiếp sức ngắn. Hoặc chơi một trò chơi nhỏ kết hợp giữa tiếp sức và tổng hợp lại các loại đầu vào đã học. Ví dụ: Cuộc thi “Điền vào ô trống”, dựng các hoạt cảnh vui nhộn, trò đố chữ một số thuật ngữ, hoặc chia các học viên thành 2 nhóm, mỗi nhóm lần lượt yêu cầu nhóm kia giải thích các khái niệm đầu vào, cho điểm nhóm nào hoàn thành tốt (tham khảo phụ lục 2 để biết thêm chi tiết.)

Chuẩn bị một bảng lật hoặc một bài thuyết trình sinh động về một quá trình giao dịch. Nếu sử dụng thuyết trình powerpoint, chuẩn bị thêm giáo cụ trực quan để sử dụng trong quá trình thảo luận.

Để chuẩn bị cho các trò chơi nhỏ, bạn có thể có thể làm theo hướng dẫn trong Phụ lục.

Hãy sẵn sàng với việc quy đổi tiền từ đô la Mỹ hoặc Euro thành các loại tiền địa phương, nếu tất cả các học viên đã quen thuộc với các khái niệm về tiền mặt, tìm ra những gì có thể trao đổi hoặc giá trị sử dụng trong trong cộng đồng. .

Những yếu tố bạn nên xem xét trong việc đưa ra quyết định về việc sử dụng đất, bao gồm cả một dự án REDD+.

Gợi ý cho các học viên những yếu tố họ nghĩ rằng cần được xem xét. Viết hoặc vẽ những câu trả lời trên bảng. Lấy các câu trả lời từ học viên khi trình bày thêm về các yếu tố đầu vào. Nếu bạn đã sử dụng một bài thuyết trình PowerPoint cho câu hỏi trước đó, không nên sử dụng phương pháp này nữa.

Vào cuối buổi học, nhắc nhở các học viên rằng một quyết định về REDD+ không phải được thực hiện ngay tại thời điểm này, mà cần phải xem xét, cân nhắc nhiều yếu tố nữa.

Nếu bạn chưa sử dụng thuyết trình PowerPoint cho câu hỏi trước, bạn có thể chuẩn bị một bài cho câu hỏi này. Bảng, dụng cụ vẽ và viết phù hợp.

68 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 6REDD+: COMPARING COSTS AND BENEFITS

Khi cộng đồng của bạn xem xét việc tham gia vào REDD + bạn sẽ phải tìm hiểu làm thế nào để REDD+ sẽ phù hợp với hệ thống sử dụng đất tổng thể. Bạn sẽ muốn thực hiện các hoạt động REDD+ tại những phần nào trong lãnh thổ của bạn? Những tác động sẽ là gì? Hình thức sử dụng đất nào nên được thay thế? Và trên tất cả: làm thế nào để so sánh giữa lợi ích từ REDD+ với những thiệt hại nếu bạn phải từ bỏ một cách sử dụng đất nào đó?

Cuối cùng, so sánh chi phí và lợi ích của các loại sử dụng đất khác nhau với REDD + và tính toán xem bạn có thể có được bao nhiêu nếu một trong những hình thức sử dụng đất được thay đổi hoặc bị từ bỏ vì REDD+?

Đánh giá đầu tiên của khóa học tập trung vào khía cạnh tài chính. Chúng ta đều biết rằng những lợi ích tài chính từ REDD+ là các khoản thanh toán cho các hoạt động bảo tồn carbon. Nhưng cũng có những chi phí liên quan và đây là những gì chúng ta sẽ xem xét đầu tiên.

a. Chi phí của REDD+ là gì?

Có ba loại chi phí khác nhau khi tham gia vào REDD+. Một số các chi phí xảy ra ở cấp độ khu vực hoặc quốc gia và sẽ được chính phủ chi trả khi cộng đồng tham gia vào REDD. Chúng tôi sẽ không bàn đến những khỏan chi phí này, mà ở đây chỉ bàn về các chi phí ở cấp địa phương, những chi phí mà các cộng đồng ít nhiều có thể liên quan, tùy thuộc vào những người tham gia vào dự án..

Có ba loại chi phí liên quan:

1. Chi phí thực hiện2. Chi phí cơ hội3. Chi phí giao dịch

Chi phí thực hiện

Đây là những chi phí cần thiết cho các hoạt động nhằm giảm nạn phá rừng và suy thoái rừng, bảo tồn hoặc nâng cao trữ lượng carbon.

Ví dụ về các chi phí đó là:

• Xác định phạm vi và/hoặc phân lô, phân khoảnh đất trong trường hợp đất chưa được giao cho cá nhân/hộ gia đình/cộng đồng để phân định rõ quyền bảo vệ rừng của bạn và ngăn chặn người khác xâm nhập và khai thác gỗ bất hợp pháp, hoặc xây dựng các đồn điền…

• Trồng lại cây trong rừng bị suy thoái hoặc bị khai thác; • Xây dựng năng lực, cơ sở hạ tầng, trang bị để thực hiện những sinh kế thay thế cho cộng

đồng;• Thay đổi phương pháp khai thác gỗ;• Tăng cường sản xuất nông nghiệp hoặc chăn nuôi gia súc, giảm nhu cầu sử dụng đất lâm

nghiệp.Một số các chi phí này phải được thanh toán thông qua những khoản đầu tư từ lúc bắt đầu dự án, những chi phí còn lại được thanh toán định kỳ.

Điều quan trọng cần lưu ý là cũng có những chi phí liên quan đến xây dựng và tăng cường năng lực của các tổ chức khi bắt đầu dự án. Đây là hoạt động cần thiết giúp cộng đồng có thể xử lý và nắm quyền kiểm soát dự án. Ví dụ chi phí đào tạo và nghiên cứu, tư vấn của các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, cán bộ xác minh carbon và các cuộc thảo luận trong cộng đồng để có thể đưa ra quyết định thích hợp

Chi phí giao dịch

Chi phí giao dịch là những chi phí liên quan đến việc xây dựng và điều hành một dự án REDD+,

69PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 6REDD+: COMPARING COSTS AND BENEFITS

70 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 6REDD+: COMPARING COSTS AND BENEFITS

nhưng không trực tiếp thực hiện dự án. Ví dụ chi phí khi bạn lập kế hoạch và chuẩn bị cho dự án REDD+, khi bạn tiến hành các cuộc đàm phán với các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hoặc công ty, chi phí bạn mời luật sư hoặc chuyên gia tư vấn cho bạn, hoặc chi phí giám sát, báo cáo và xác minh (MRV) mức độ giảm khí thải. Đặc biệt MRV (bao gồm sự chuẩn bị dự án lúc bắt đầu) có thể khá tốn kém nếu bạn phải sử dụng một cán bộ xác minh carbon. Chúng tôi sẽ trở lại MRV và các cán bộ xác minh sau.

Một phần quan trọng của bất kỳ hoạt động RED + nào đó là bảo đảm ổn định, có nghĩa là cần phải ngăn chặn nạn phá rừng hoặc suy thoái do di chuyển đến khu vực khác. Trong REDD+ sự “di chuyển tới một nơi khác” được gọi là “rò rỉ”. Cộng đồng có thể đối phó với rò rỉ đến một mức độ nhất định, trong phạm vi lãnh thổ của mình và có thể trong các khu vực lân cận. Rò rỉ cũng đã được chính phủ các nước giải quyết ở một mức độ cao hơn, cấp độ quốc gia. Vì vậy, nó vẫn chưa rõ ràng rằng cộng đồng tham gia vào REDD+ ở mức độ nào sẽ phải bao gồm chi phí để ổn định, tức là ngăn chặn rò rỉ.

Chi phí thực hiện và chi phí giao dịch của REDD

Các ước tính cho chi phí thực hiện và chi phí giao dịch khác nhau đáng kể. Một số ước tính cho rằng có thể khoảng từ US $ 2 và 10 cho mỗi tấn CO2. (Olsen, N. và J. Bishop 2009). Theo những người khác thì chi phí lại từ 2 đô la Mỹ tới 4 USD trên mỗi tấn khí được giảm đi. (Các nhà kinh tế 2010)

Chi phí cơ hội

Đây là những chi phí cho việc ra quyết định dừng một hình thức sử dụng đất đặc biệt và tiến hành một hình thức khác (như REDD+) thay thế. Hoặc, nói cách khác chúng là những chi phí do mất đi những thu nhập hoặc lợi ích khác mà lẽ ra bạn vẫn nhận đựơc nếu tiếp tục hình thức sử dụng đất cũ.

Có chi phí cơ hội kinh tế trực tiếp và gián tiếp và cũng có chi phí xã hội và văn hóa cần được xem xét tới.

Chi phí trực tiếp

Ví dụ, các hoạt động gây ra suy thoái rừng như khai thác gỗ có chọn lọc, thu thập củi hoặc các lâm sản khác, hoặc chăn thả động vật tại các khu rừng thông thường cung cấp lợi ích đáng kể cho người dân. Nếu bạn quyết định dừng một số hoặc tất cả các hoạt động này trong một khu vực nhất định cho dự án REDD+, bạn đang mất đi những lợi ích này. Việc mất đi những lợi ích này là một phần của chi phí cơ hội của REDD +.

Hoặc bạn có thể xem xét chuyển một phần rừng của bạn thành một khu vườn cao su, cây cà phê, cây ăn quả hoặc cọ dầu để tạo ra một thu nhập ổn định. Nếu bạn quyết định thay vì phá rừng tại khu vực đó, bạn sử dụng nó cho các hoạt động REDD+, bạn đang mất đi (trong tương lai) thu nhập từ vườn hoặc đồn điền. Việc mất đi nguồn thu này trong tương lai cũng là một chi phí cơ hội của dự án REDD+.

Trong hầu hết các trường hợp những chi phí cơ hội trực tiếp là phần chi phí lớn nhất trong các chi phí của một dự án REDD+.

Chi phí gián tiếp

Do một dự án REDD + có thể mang lại những thay đổi trong sử dụng đất, điều này có thể ảnh hưởng đến không chỉ là người thực hiện dự án, mà còn những người bằng cách nào đó có liên hệ với hình thức sử dụng đất này. Ví dụ, nếu việc khai thác gỗ bị dừng lại trong một khu vực, nhà máy chế biến gỗ sẽ không có gỗ để xử lý, hoặc một nhà máy gỗ ép hoặc đồ nội thất địa phương sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập đủ lượng gỗ cần thiết. Giá gỗ có thể tăng trong khu vực đó

71PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 6REDD+: COMPARING COSTS AND BENEFITS

và nguồn thu từ phí và thuế cho chính phủ sẽ giảm đi. Đối với cộng đồng những chi phí gián tiếp thường ít liên quan hơn so với chi phí trực tiếp khi đánh giá các chi phí và lợi ích của REDD+, nhưng việc lưu tâm tới những tác động của chúng là rất hữu ích.

Tuy nhiên, có một số chi phí trực tiếp khác của REDD+ khá đáng kể đối với cộng đồng nhưng không thể được đo bằng tiền.

Chi phí xã hội và văn hóa

Việc dừng một hình thức sử dụng đất nhất định có thể tác động đáng kể không chỉ tới sinh kế mà còn tới các quan hệ xã hội và văn hóa của một cộng đồng. Chúng bao gồm các thay đổi mô hình làm việc và quan hệ xã hội được liên kết với các mô hình làm việc này, việc mất kiến thức truyền thống có liên quan với hình thức sử dụng đất, hoặc các tác động có thể có tới tâm linh của một số người hoặc cả cộng đồng nếu toàn bộ đời sống tín ngưỡng được kết nối chặt chẽ với các hoạt động có thể bị thay đổi hoặc dừng lại này. Việc mất đi một số hình thức sử dụng đất thực sự có thể gây ra một sự mất mát lớn của bản sắc. Một ví dụ là du canh. Nếu một dự án REDD+ nhằm mục đích ngừng canh tác nương rẫy, không chỉ gây ra chi phí cơ hội liên quan tới việc một lượng thực phẩm và các sản phẩm khác từ các cánh đồng du canh và khu đất hoang hóa (như các sản phẩm rừng ngoài gỗ, đất chăn thả cho gia súc, săn bắn, vv), mà còn gây ra chi phí xã hội và văn hóa. Trong nhiều cộng đồng bản địa, chu trình nghi lễ được gắn kết chặt chẽ với canh tác nương rẫy mà không có hoạt động nào có thể thay thế. Nó cũng có thể dẫn đến sự biến mất của trao đổi lao động, lao động tập thể - các mô hình thường được tìm thấy trong canh tác nương rẫy. Điều này một lần nữa sẽ có tác động đến các quan hệ xã hội trong một cộng đồng.

Chi phí giao dịch

Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đến trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ. Chi phí này bao gồm các chi phí truyền thông, chi phí pháp lý, thông tin, chi phí của việc tìm kiếm giá cả, chất lượng, độ bền, vv, và chi phí vận chuyển.

Wikipedia cung cấp cho các ví dụ sau đây:

“Có thể xem xét thông qua việc mua một quả chuối từ một cửa hàng. Để mua quả chuối, chi phí của bạn sẽ không chỉ là giá của bản thân quả chuối, mà còn bao gồm chi phí năng lượng và nỗ lực bỏ ra để chọn được quả chuối bạn thích từ nhiều quả chuối khác nhau, bạn phải lựa chọn nơi có thể mua và giá cả của nó, bạn phải tính đến chi phí của việc đi từ nhà tới cửa hàng và quay trở lại, thời gian chờ đợi xếp hàng và thanh toán. Các chi phí nêu ở trên vượt ra ngoài chi phí của quả chuối chính là chi phí giao dịch. Khi đánh giá một giao dịch tiềm năng, điều quan trọng là phải xem xét chi phí giao dịch – chi phí trọng yếu”.

Chi phí cơ hội

Lợi ích, lợi nhuận hoặc giá trị của một cái gì đó được đưa ra trao đổi hoặc đạt được cái gì khác. Do mọi nguồn lực (đất đai, tiền bạc, thời gian, vv) có thể được đưa vào sử dụng thay thế, mọi hành động, sự lựa chọn hoặc quyết định đều liên quan tới chi phí cơ hội.

Ví dụ, chụp lại ảnh bản thân và một số người bạn đi ra ngoài và ăn uống với nhau trong một nhà hàng:

Bạn có thể lựa chọn một vài trong số các món ăn (một số cơ hội). Chi phí cơ hội của việc ăn cơm với cá có thể thay bằng cơm với thịt gà. Chi phí cơ hội của việc đặt cả cơm và cá có thể gấp đôi - số tiền chi thêm có thể mua một món ăn thứ hai và sĩ diện của bạn với bạn bè, vì họ có thể nghĩ bạn là tham lam hoặc hoang phí vì đặt hai món ăn.

72 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 6REDD+: COMPARING COSTS AND BENEFITS

b. Chúng ta mong đợi thu được gì từ REDD +?

Để có thể so sánh chi phí và lợi ích của các hình thức sử dụng đất khác nhau với REDD+ bạn cần phải nắm được những thu nhập mà REDD+ có thể mang lại.

Điều này tất nhiên phụ thuộc vào từng dự án cụ thể và trên hết là phụ thuộc vào các nguồn quỹ, ví dụ dự án được thực hiện qua một nguồn quỹ hay qua thị trường carbon. Sau đó, kết quả sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố khác để xác định lượng khí thải carbon bị lưu giữ hoặc cô lập, ví dụ kích thước và loại rừng, vv.. Do mục đích là để có được một cái nhìn sơ bộ về những gì bạn có thể mong đợi, bạn khôngcần phải tính toán quá chi tiết. Trong bất kỳ trường hợp nào, tức là cho dù các nguồn tài chính là một quỹ hoặc thị trường các bon, thu nhập từ REDD+ sẽ phụ thuộc trước hết là số lượng các-bon bạn có thể “sản xuất” (lượng mà bạn có thể lưu giữ hoặc giúp cho nó bị cô lập). Để có được một ước tính sơ bộ về những gì bạn có thể mong đợi, bạn cần biết:

• Kích thước của diện tích đất dành cho REDD+;• Các loại thực vật có trên khu vực rừng đó, diện tích của mỗi loại cây này và số lượng

carbon hiện đang được lưu giữ trong mỗi loại;• Các loại hoạt động mà bạn đang có kế hoạch thực hiện: như tránh phá rừng hoặc suy thoái

hoặc cả hai, bảo vệ rừng, trồng rừng, vv.. và lượng carbon dự kiến tăng hoặc tránh bị mất đi thông qua các hoạt động này.

Với một ước tính sơ bộ ban đầu của carbon (hay chính xác hơn: carbon dioxide) bạn có thể mong đợi để giảm khí thải hoặc tăng lưu trữ trong các thảm thực vật trên một diện tích đất (mỗi ha), bạn có thể tính toán thu nhập dự kiến từ REDD+.

Cuối cùng, bạn kiếm được bao nhiêu tiền phụ thuộc vào hai yếu tố, hình thức thanh toán và giá carbon.

a) Các hình thức chi trảYếu tố đầu tiên là liệu việc chi trả sẽ đến từ một quỹ, một chương trình tài trợ hay từ thị trường carbon.

Hiện vẫn chưa có một thỏa thuận toàn cầu về việc REDD+ sẽ được tài trợ như thế nào? Một thỏa thuận có thể sẽ đạt được tại Hội nghị sắp tới của các bên (COP) của các Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, trong tháng 12/2011 tại Durban, Nam Phi. Nhiều khả năng sẽ có một sự kết hợp của các nguồn kinh phí, vì vậy sẽ lựa chọn giữa các hình thức thanh toán khác nhau.

Việc phân biệt giữa các hình thức khác nhau của hệ thống thanh toán rất quan trọng bởi vì chúng có ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, giải pháp thị trường carbon, đã bị chỉ trích nặng nề, bởi vì nó sẽ cho phép các nước giàu tiếp tục gây ô nhiễm môi trường không khí nếu họ có thể “đền bù” bằng cách mua tín dụng cácbon “giá rẻ” từ REDD+. Chúng tôi đã bàn bạc chi tiết trong phần II của hướng dẫn cộng đồng và tài liệu tập huấn đầu tiên “REDD là gì?”/”Làm gì với REDD?”

Một hàm ý khác đó là lượng tiền này sẽ được dành cho với cộng đồng. Giống như các loại hàng hóa đang được bán trên thị trường. Chỉ một phần của mức giá bạn phải trả trong cửa hàng được trả cho người sản xuất , ví dụ như người nông dân; phần lớn hơn của giá cả được phân chia cho khâu bán lẻ (người bán hàng), bán buôn (thương nhân), có thể là một khâu chế biến (người chế biến và đóng gói) và chính phủ (thuế).

Sự khác biệt cơ bản nhất thường được thực hiện giữa giá tại trang trại (hay là những gì người nông dân nhận được khi họ bán sản phẩm của họ) và giá bán buôn tại thị trường (hoặc tiểu quốc gia) đó là giá mà hàng hóa được mua và bán trên thị trường quốc gia. Ngoài ra còn có một mức giá biên giới hoặc giá xuất khẩu (giá khi hàng hoá được xuất khẩu ra nước ngoài).

Tuy nhiên, giá tại trang trại chỉ chiếm một phần nhỏ của giá thị trường quốc gia hoặc quốc tế. Theo Ngân hàng Thế giới, giá tại trang trại nằm trong khoảng từ 20 và 95% của giá thị

trường quốc gia hoặc quốc tế (2011 trang 6-4).

Sự phân biệt tương tự cần được thực hiện cho carbon: một cộng đồng sẽ nhận được một phần của giá carbon trên thị trường quốc tế, tùy theo nơi và người mà họ sẽ bán nó.

Nếu một dự án REDD+ được tài trợ thông qua một chương trình tài trợ hoặc một nguồn quỹ, có khả năng một phần lớn kinh phí sẽ đến được các cộng đồng. Hơn nữa, việc thanh toán có thể sẽ không chỉ phụ thuộc vào số lượng khí thải cácbon bị lưu giữ hoặc cô lập mà còn phải xem xét tới các lợi ích chung khác (các dịch vụ hệ thống sinh thái khác như bảo tồn đa dạng sinh học vv..).

b) Giá của carbonKhi một dự án REDD + được tài trợ thông qua thị trường carbon, thu nhập mà bạn có thể mong đợi tất nhiên sẽ tùy thuộc vào giá của carbon.

Khi chúng ta nói về “cacbon”, có nghĩa là carbon dioxide, được tính bằng tấn carbon di-oxide tương đương hoặc tCO2e. Một tấn các-bon được lưu giữ trên các cây bằng 3,67 tấn CO2e. Dioxide carbon tương đương hiện đang được giao dịch chủ yếu dựa trên Nghị định thư Kyoto. Để giảm phát thải carbon, các quốc gia đã được phân bổ lượng phát thải carbon nhất định (lượng carbon mà họ có thể phát thải), hoặc họ có thể tạo ra các tín chỉ cácbon như thông qua các dự án Cơ chế phát triển sạch. Mỗi quốc gia đã ký Nghị định thư Kyoto phải thiết lập cơ chế mà thông qua đó họ tuân thủ các quy định của Nghị định thư Kyoto. Điều này đã dẫn đến việc giới hạn khí thải được xác định cho các công ty tư nhân trong các ngành công nghiệp thải carbon nhiều lên. Các quốc gia cũng phải thiết lập một cơ chế thương mại, thông qua đó cho phép carbon và tín chỉ có thể được trao đổi. Chúng được gọi là thị trường điều tiết phụ cấp phát thải.

Đề án thương mại lớn nhất, hoặc thị trường điều tiết chính là đề án thương mại khí thải Liên minh châu Âu (EU ETS) trong đó bao gồm 27 quốc gia thành viên của liên minh Châu Âu, cũng như các nước không thuộc EU: Na Uy, Iceland, Lichtenstein. Đây là thị trường lớn nhất thế giới trong phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Họ đang kinh doanh cái được gọi là khoản phụ cấp Liên minh châu Âu (EUA).

Theo Cơ chế phát triển sạch của Nghị định thư Kyoto, các công ty từ các quốc gia giàu có thể đầu tư vào các dự án giảm khí phát thải ở các nước đang phát triển và ngược lại họ nhận được CERs (chứng chỉ giảm phát thải) để sử dụng cho mục tiêu giảm phát thải của họ hoặc bán kiếm lời.

Cuối tháng 4 năm 2011, giá của EUA đứng ở mức 16,77 EUR, giá cho CER đứng ở mức 12,57 EUR. (http://www.carbonplace.eu)

Tuy nhiên, tín dụng cácbon tạo ra bởi RED + không được công nhận theo Nghị định thư Kyoto và do đó không thể được giao dịch tại các thị trường này. Ví dụ, EU ETS không cho phép các khoản tín dụng cắt giảm phát thải bao gồm trong các dự án lâm nghiệp. Một trong những quyết định quan trọng nhất của các Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu trong tương lai gần sẽ là về vấn đề được hay không và làm thế nào tín dụng cácbon REDD+ có thể được giao dịch, liệu chúng sẽ được qui định như tất cả các tín dụng carbon khác hay không hoặc nếu có được thị trường cho tín dụng cácbon REDD+ thì liệu thị trường này có phải là một thị trường riêng biệt hay không?

Hiện nay, các khoản tín chỉ carbon REDD đang được bán tại thị trường gọi là “thị trường carbon tự nguyện”. Điều này có nghĩa rằng các công ty sẵn sàng mua các tín chỉ cácbon một cách tự nguyện vì lý do đạo đức để bù đắp cho lượng khí thải mà họ gây ra. Điều này được thúc đẩy bởi cái gọi là “trách nhiệm”. Tuy nhiên, một số công ty làm điều này bởi vì luật pháp ép buộc họ làm như vậy từ rất sớm và họ nghĩ rằng họ có thể nhận được tín chỉ

73PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 6REDD+: COMPARING COSTS AND BENEFITS

74 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 6REDD+: COMPARING COSTS AND BENEFITS

carbon (trợ cấp phát thải) rẻ hơn khi họ mua chúng ngay bây giờ. Trong năm 2010, mua và bán tín chỉ carbon trên thị trường tự nguyện diễn ra thông qua Sở Giao dịch khí hậu Chi-cago (CCX) và thị trường OTC (tại quầy), nơi mà người tham gia giao dịch qua điện thoại, fax hoặc mạng điện tử thay vì một sàn giao dịch cố định. Không có trung tâm trao đổi hoặc địa điểm giao dịch cho thị trường này.

Số tiền chi trả cho phát thải cácbon được mua bán trên thị trường tự nguyện nhỏ hơn nhiều so với những giao dịch trên Thị trường điều tiết.

Trong năm 2009, tổng cộng 94 triệu tấn CO2e với giá trị 387 triệu USD được giao dịch trên thị trường tự nguyện. Tại thị trường điều tiết, tổng cộng 8.625 triệu tấn với giá trị 143.897 triệu USD cũng được giao dịch. Vì vậy, về khối lượng, thị trường tự nguyện chỉ chiếm 1% của tổng số tiền của carbon giao dịch trong năm 2009.

Thực tế cho thấy rằng thương mại carbon thực hiện tự nguyện trên các thị trường tự nguyện cũng được phản ánh trong giá cả. Nói chung, tín chỉ cácbon được mua bán trên thị trường tự nguyện cho đến nay chỉ bằng 10-20% giá thị trường điều tiết (còn gọi là “thị trường qui định”) như hệ thống thương mại phát thải của Liên minh Châu Âu. (Butler, Rhett A. 2009).

Trong năm 2009, giá trung bình của CO2e trên thị trường Quy định là 16,68 USD, trong khi đó trên thị trường tự nguyện, mức giá trung bình là 4,12 USD mỗi tấn. Các loại tín chỉ carbon khác nhau có giá cả khá khác nhau. Trong khi CO2e trong các dự án năng lượng mặt trời đã được bán ra lên tới 33,8 USD mỗi tấn, thì giá trong các dự án về giảm phá rừng chỉ có 2,9 USD cho mỗi tấn CO2e. Và khối lượng của carbon giao dịch cho gỉam phá rừng chỉ chiếm 7% tổng khối lượng giao dịch. Thị trường hệ sinh thái và Tài chính năng lượng mới Bloomberg 2010.

Nếu carbon từ REDD+ được phép giao dịch trên thị trường điều tiết/ qui định, giá của nó sẽ có thể tăng lên. Tuy nhiên, những người khác lo sợ rằng số lượng lớn các khoản tín chỉ cacbon sẽ làm giảm giá tổng thể của cacbon. Vì vậy, hiện tại rất khó để nói về những gì chúng ta có thể mong đợi từ các khoản tín dụng carbon từ REDD+ và do đó chúng ta cần phải sử dụng một chỉ số thận trọng hơn trong các đánh giá của mình

Thu nhập từ REDD cho quản lý rừng tại cộng đồng

Nghị định thư Kyoto: Dự án “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương” đã điều tra tính khả thi và so sánh hiệu quả - chi phí của việc đào tạo người dân địa phương tham gia trong quản lý rừng tại cộng đồng để lập bản đồ rừng và đo lường hàm lượng lưu giữ carbon hàng năm. Dự án bao gồm khoảng 20 địa điểm trong sáu quốc gia, bao gồm từ rừng núi ở Ấn Độ và Nepal tới các thảo nguyên rừng ở châu Phi. Hàm lượng lưu giữ carbon tăng hàng năm nhờ quản lý rừng tại cộng đồng tại các khu vực này là khoảng 1-3,5 tấn/ha cho rừng núi và 0,5-1,5 tấn/ha đối với rừng thảo nguyên, tương đương với khoảng 3,5-12,5 và 1,5-5,5 tấn/ha/năm CO2 tương ứng. Cũng nên tính đến lượng phát thải đã được chặn lại do rừng không bị xuống cấp nữa và có thể được ước tính ở mức 3,5 tấn CO2 mỗi ha/năm.

Vẫn chưa rõ ràng là lượng carbon này sẽ có giá trị là bao nhiêu trên thị trường thế giới (hiện nay CO2 từ các dự án CDM có giá trị từ 5 -20 € cho mỗi tấn) và tất nhiên cao hơn các chi phí liên quan đến xác minh độc lập và thương mại, nhưng chi phí kiểm kê rừng do người dân địa phương thực hiện được ước tính khoảng chỉ € 2-3 cho mỗi ha/ năm. Ngay cả mức giá chỉ có € 2 cho mỗi tấn CO2 tại rừng, thì việc quản lý rừng tại cộng đồng vẫn có ý nghĩa kinh tế. Nó có thể mang lại một nguồn thu nhập mới cho các cộng đồng đang tham gia và khuyến khích những người khác bắt đầu.

Nguồn: Skutsch, Margaret 2008

75PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 6REDD+: COMPARING COSTS AND BENEFITS

Thanh toán theo REDD+ được thực hiện khi nào và như thế nào?

Các dự án REDD+ thường kéo dài ít nhất là 20 năm, thậm chí là 30 năm. Trong hợp đồng, thanh toán được thoả thuận cho các khoản tín chỉ cacbon tạo ra trong tòan bộ thời gian thực hiện dự án.

Đặc biệt, có một thỏa thuận về việc “mua trước” ở một mức giá cố định. Điều này có nghĩa là tổng số lượng carbon được mua sẽ được tính toán và chốt ở một mức giá cố định. Các khoản tín dụng sẽ được thanh toán sau khi được xác minh là “chuyển giao” theo các tiêu chuẩn qui định (ví dụ như các tiêu chuẩn CDM hoặc VCS, xem chi tiết các tiêu chuẩn trong hợp phần 3). Đây được gọi là “mua tại chỗ” hay “thanh toán khi giao hàng”.

Hình thức bán hàng này có lợi cho người mua vì nó làm giảm nguy cơ trả tiền cho carbon mà không giao hàng hóa. Vì có rất ít nguy cơ mức giá carbon cao. Tuy nhiên, có một vấn đề đối với những người bán các-bon: họ không có bất kỳ thu nhập nào cho đến khi hoàn thành việc xác minh lượng carbon đầu tiên, mà việc xác minh này chỉ được thực hiện hai năm một lần. Vì vậy, người bán sẽ phải chịu tất cả các khoản đầu tư ban đầu và chi phí điều hành dự án trong thời gian ít nhất hai năm mà không được thanh toán bất kỳ khoản gì cho đến khi được thanh toán lần đầu tiên.

Có nhiều người mua sẵn sàng thanh toán trước một phần khoản tín dụng, nhưng chỉ trả tiếp với một mức giá thấp hơn để bù đắp cho rủi ro của họ. Phải chịu các chi phí ban đầu của một dự án REDD+ là một trong những vấn đề lớn nhất cho cộng đồng, do các chi phí này có thể rất cao (xem ví dụ về dự báo tài chính cho dự án Oddar Meanchey ở Campuchia dưới đây). Một thỏa thuận thanh toán trước có khả năng để ứng phó với khoản chi phí lớn này, như tìm kiếm hỗ trợ từ các nhà tài trợ, vay hoặc đề xuất khả năng đầu tư dự án cho những người khác, những người này sau đó sẽ nhận được một phần lợi nhuận.

Nguồn: Poffenberger, M., S. De Gryze, L. Durschinger 2011

76 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 6REDD+: COMPARING COSTS AND BENEFITS

Nguồn: Poffenberger, M., S. De Gryze, L. Durschinger 2011, p. 59

c. Sự lựa chọn tốt nhất là gì? So sánh các hình thức sử dụng đất thay thế

Như đã nêu ở trên, các chi phí lớn nhất phải được xem xét khi tính toán về việc tham gia vào REDD+ đó là chi phí cơ hội. Đây là các chi phí do lợi ích bị mất đi khi bạn không sử dụng hình thức sử dụng đất mới hoặc do từ bỏ hình thức sử dụng đất trước đây để tham gia REDD+.

Một số nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá các chi phí cơ hội của các hình thức sử dụng đất khác nhau. Để thực hiện so sánh với REDD+ dễ dàng hơn, thu nhập từ các hình thức sử dụng đất khác nhau được chuyển đổi thành đô-la Mỹ trên mỗi tấn CO2. Nói cách khác: đó là khoản đền bù sẽ được trả cho một tấn CO2 nếu rừng không bị chuyển đổi thành một hình thức sử dụng đất nào khác.

77PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 6REDD+: COMPARING COSTS AND BENEFITS

đánh giá chi phí cơ hội của REDD+: Một ví dụ

Hình dưới đây tóm tắt lượng carbon lưu giữ và lợi nhuận của mỗi lần sử dụng đất. Rừng có khoảng 250 tấn carbon mỗi ha (tC / ha), trong khi nông nghiệp chỉ có khoảng 5 tC/ha.

Lợi nhuận ước tính từ nông nghiệp là $400/ha, trong khi lợi nhuận rừng là $50/ha, tính thu nhập ròng (NPV). NPV được sử dụng trong kinh doanh để đánh giá liệu một sự đầu tư hoặc một dự án có nên được thực hiện hay không, có nghĩa là: liệu việc đầu tư/ dự án có sinh lời hay không? NPV là giá trị hiện tại của HIỆU tiền mặt dự kiến trong tương lai TRỪ đi các khoản đầu tư ban đầu và chi phí trong tương lai qua cùng khoảng thời gian.

Hình: Lượng carbon mất đi và lợi nhuận thu được từ việc chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp

Trong khi rừng lưu giữ nhiều cacbon hơn thì nông nghiệp lại tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp làm tăng lợi nhuận lên $ 350/ha nhưng làm giảm dự trữ carbon 245 tC/ha.

Vì vậy, chi phí cơ hội của việc không chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp là tương đương với $350/ha của sự khác biệt lợi nhuận ($400 - $50 = $350/ha) chia cho 245 tC/ha không được phát ra (250 - 5 = 245tC/ha). Như vậy, chi phí cơ hội trên mỗi tấn carbon là $ 1.43/tC (= $350/245tC).

Tuy nhiên REDD+ sẽ bồi thường cho mỗi tấn carbon dioxide tương đương lượng (CO2). Một tấn carbon tương đương với 3,67. tấn CO2e. Vì vậy, tC245/ha không được phát ra bằng 899tCO2e/ha.

Bằng cách chia lợi nhuận $350/ha cho 899 tCO2 tránh phát thải trên mỗi ha, chúng ta có thể tính toán chi phí cơ hội của việc không chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp là $0.39/tCO2e.

Điều này có nghĩa là dự án REDD+ sẽ có được một mức giá carbon cho mỗi tấn CO2 ít nhất là $0,39.

Trích từ: Ngân hàng Thế giới 2011, p. 1-17F

Do việc mở rộng các đồn điền cọ dầu là một trong các nguyên nhân lớn nhất gây ra suy thoái rừng ở Đông Nam Á, người ta đã tập trung vào tính toán chi phí cơ hội cho các đồn điền cọ dầu. Ví dụ, theo Hội đồng Quốc gia về biến đổi khí hậu Indonesia, chi phí cơ hội của một đồn điền cọ dầu là $30 một tấn CO2e. Những người khác kết luận rằng một mức giá carbon 18 - 46 đô la Mỹ mỗi tấn của CO2 sẽ là cần thiết để thu nhập từ các khoản tín dụng REDD có thể chi trả cho các chi phí cơ hội của một đồn điền cọ dầu (Koh, Lian Pin và Rhett A. Butler 2010). Các ước tính khác thấp hơn (xem bảng)

78 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 6REDD+: COMPARING COSTS AND BENEFITS

Chi phí cơ hội cho đầu tư trồng đậu nành, cọ dầu và khai thác gỗ

Một nghiên cứu do liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) đã nghiên cứu thu nhập được tạo ra từ các hình thức sử dụng đất ở Brazil và Indonesia để tìm hiểu cách thức so sánh REDD+ với các hình thức sử dụng đất khác hoặc nói cách khác chi phí cơ hội của REDD+ là gì? Các nghiên cứu cũng đã tính toán chi phí ước tính sơ bộ toàn cầu của chi phí giao dịch và thực hiện là 1 đô la Mỹ/ tấn CO2.

Đối với sản xuất đậu tương ở Brazil, chi phí cơ hội từ US$2,5 tới US$3,4/tấn CO2e. Như vậy phải cộng thêm US$1/tấn CO2e vào chi phí thực hiện và giao dịch.

Trong một tính toán khác, trong đó người ta bao gồm thu nhập ban đầu từ khai thác gỗ kết hợp với chăn thả gia súc và sản xuất đậu tương, cộng thêm phần trội lên của chi phí thực hiện và chi phí giao dịch, chi phí cho mỗi tấn CO2e đã lên đến 7,1 đô la Mỹ.

Tại Indonesia, người ta đã tìm thấy rằng chi phí cơ hội cao nhất của REDD xảy ra tại nơi việc bảo tồn rừng cạnh tranh với sản xuất dầu cọ. Hầu hết sản xuất dầu cọ mang lại một khoản lãi (là chi phí cơ hội) tương đương với US$ 3-7 tấn CO2, nhưng các chủ nông nghiệp nhỏ ở Sumatra chỉ thu được trong khoảng giữa USD 0,49/ tấn CO2 và thu được khoảng USD 19,6/ tấn CO2 cho việc chuyển đổi đất rừng bị suy thoái thành đất trồng dầu cọ. Khai thác gỗ không bền vững là hình thức sử dụng đất sinh lời cao nhất tiếp theo. Chi phí cơ hội khoảng từ US$ 1,65/CO2e cho khai thác gỗ thương mại ở Sumatra tới US$3,44/tấn CO2 để khai thác gỗ thương mại không bền vững trong khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Nguồn: Olsen, N. and J. Bishop 2009

Nếu chúng ta chỉ nhìn vào số tiền có thể kiếm được trên một mảnh đất cụ thể thì chúng ta thấy chi phí cơ hội cho REDD là khá cao tại những nơi mà các hình thức sử dụng đất thay thế có thể tạo ra thu nhập cao như dầu cọ. Như vậy, từ một quan điểm chạy theo lợi nhuận thuần túy, REDD+ chỉ có thể cạnh tranh với các hình thức như sử dụng đất nếu đất có rừng tốt để có thể tạo ra tín dụng carbon, tất nhiên nếu giá carbon cao.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào chi phí cơ hội của một vài hình thức sử dụng đất khác nhau được tính tại Indonesia. Bảng dưới đây tóm tắt các kết quả. Điều quan trọng cần lưu ý là tính toán sử dụng hai kịch bản, một cho các khu vực có rừng trên đất bình thường và một cho rừng trên đất than bùn trong đó có hàm lượng Carbon rất cao. Vì vậy, suy thoái rừng gây ra mất lượng carbon đáng kể. Một điều khác cũng rất quan trọng cần lưu ý là các nhà nghiên cứu đã sử dụng một mức giá đối với hàng hóa, chẳng hạn như dầu cọ, trong đó sử dụng giá thóc để tính quy đổi trong một thời gian dài. Đương nhiên, khi giá các mặt hàng sản xuất trong các đồn điền lên và xuống, thì lợi nhuận và theo đó chi phí cơ hội cũng thay đổi theo.

Bảng 5: Ước tính chi phí cơ hội dựa vào giá trị của sử dụng đất tại Indonesia

Sử dụng đất Chi phí cơ hội $/tấn CO2e

Đồn điền cọ dầu Trữ lượng carbon thấp (a)* Trữ lượng carbon cao (b)*

Ước tính thấp Ước tính cao Ước tính thấp Ước tính cao

Quy mô lớn 6.3 2.1

Hỗ trợ người trồng

5.1 1.7

Năng suất caoKhông phụ thuộc

4.4 1.5

Năng suất thấpKhông phụ thuộc

1.8 0.6

Nông hộ nhỏ 0.5 0.2

Cao su 0 4.2 0 1.6

Cây trồng tự cung tự cấp

0 1.53 0 0.47

Khai thác gỗ 3.82 (Sumatra)

7.96 (ĐNA + Thái Bình dương)

1.65 (Sumatra)

3.44 (ĐNA + Thái Bình dương)

Nguồn: Olsen, N. và J. Bishop 2009, trang 42(a) đề cập đến rừng trên đất thông thường với lượng cacbon trong đất trung bình, (b) đề cập tới những lớp đất trên than bùn

trong đó có hàm lượng carbon rất cao.

Trừ khi cộng đồng của bạn có các đồn điền quy mô lớn và làm việc khai thác gỗ, những con số tính toán được đối với dầu cọ sản xuất nhỏ, cao su và sản xuất tự cung tự cấp cũng có một ý nghĩa quan trọng dùng để so sánh. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, chi phí cơ hội tính toán được là khá thấp. Điều này có nghĩa rằng thu nhập từ REDD+ có thể được nhiều lợi nhuận hơn bất kỳ các loại sử dụng đất nào khác.

Nhưng bạn phải cẩn thận để không đi đến một kết luận quá nhanh do luôn có một số mối nguy hiểm tiềm năng liên quan.

Đầu tiên có thể kết luận rằng các chi phí cơ hội cho REDD+ thấp trong những khu vực nông nghiệp tự cung tự cấp, sản xuất dầu cọ quy mô hộ gia đình nhỏ hoặc các hệ thống nông lâm kết hợp khác có thể rẻ hơn, vì vậy các nhà đầu tư REDD+ có thể đầu tư vào các khu vực này hơn là vào các khu vực đồn điền dầu cọ quy mô lớn hoặc để khai thác gỗ. Hoặc có thể họ sẽ trả giá carbon cho cộng đồng thấp hơn so với số tiền họ sẽ phải trả tiền cho dầu cọ hoặc các công ty khai thác. Do đó, REDD+ mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nhà đầu tư. Ghi nhớ điều này khi bạn tham gia đàm phán.

Thứ hai, tính toán này chỉ là về tiền bạc và không bao gồm các chi phí khác, như chi phí xã hội và văn hóa mà chúng ta đã đề cập trước đó. Hoặc các chi phí đối với đa dạng sinh học, chi phí cho sự mất mát của các dịch vụ hệ sinh thái mà rừng cung cấp.

Cho đến nay, giá carbon không bao gồm những cái gọi là lợi ích bổ sung hoặc đồng lợi ích. Nhưng trong tương lai nó có thể khác đi. Một cuộc khảo sát gần đây giữa những người mua tín dụng cácbon trên thị trường tự nguyện cho thấy rằng hầu hết người mua sẽ sẵn sàng trả một mức giá cao hơn (ví dụ cao hơn 1 đô la Mỹ cho mỗi tấn CO2) nếu carbon xuất phát từ một dự án có những lợi ích bổ sung và có giấy chứng nhận cho dự án Khí hậu, Cộng đồng và Đa dạng sinh học (Scheneck, Brian et.al. 2011). Bạn sẽ tìm hiểu thêm về chứng nhận này và các tiêu chuẩn áp dụng trong hợp phần 3.

79PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 6REDD+: COMPARING COSTS AND BENEFITS

80 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 6REDD+: COMPARING COSTS AND BENEFITS

Chi phí và lợi ích của REDD+ trong quản lý rừng cộng đồng: Nghiên cứu trường hợp tại NepalCác chi phí và lợi ích tiềm năng của REDD cho cộng đồng được đánh giá trong một nghiên cứu gần đây ở Nepal. Được tiến hành tại ba địa điểm trong khu vực Hymalaya, cụ thể là Ilam, Lamatar và Manang.

Trong những năm 1980, chính phủ Nepal bắt đầu công nhận quản lý rừng cộng đồng và ngày nay khoảng 1/3 diện tích rừng ở khu vực Himalaya của Nepal đang được cộng đồng quản lí. Hình thức quản lí này được thực hiện ở hầu hết các nơi người ta muốn ngăn chặn suy thoái rừng. Quản lý rừng cộng đồng ở Nepal liên quan đến việc bảo vệ chống lại sự xâm lấn, cháy rừng và hạn ngạch cho phép người dân địa phương khai thác các sản phẩm rừng như thức ăn, gia súc và củi. Quản lý được thực hiện ở cấp cơ sở dựa trên Cộng đồng những người sử dụng rừng tại cộng đồng (CFUGs ‘). Loại hình quản lý rừng cộng đồng (CFM) này là một phần không thể tách rời của nền kinh tế tự cung tự cấp nông nghiệp ở nhiều nơi của Nepal.

Cộng đồng địa phương đã quản lý rừng mà không cần doanh thu carbon bởi vì quản lý rừng cộng đồng đã tạo nên một động lực để bảo tồn rừng và điều này đã giải thích tại sao quản lý rừng cộng đồng lại rất thành công trong khu vực Himalaya ở Nepal. Thương mại carbon sẽ chỉ hấp dẫn khi lợi ích từ quản lý cácbon theo một dự án REDD nhiều hơn lợi ích từ cách quản lý hiện nay.

Nghiên cứu được tiến hành trong ba khu vực cho thấy rằng thu nhập từ các khoản thu carbon có thể mang lại lợi ích bổ sung trong điều kiện nhất định.

Khi các cộng đồng địa phương quản lý rừng được trả tiền cho lượng carbon bị lưu giữ ở mức giá chỉ đủ chi trả tất cả các chi phí liên quan (được gọi là “chi phí hòa vốn”, có nghĩa là không có lợi nhuận) cho kiểm kê rừng và xác minh carbon hàng năm, khoản thanh toán này vẫn có thể có tác dụng khuyến khích làm công việc này ngoài việc bảo tồn rừng họ vẫn đang làm.

Công việc kiểm kê rừng tại địa phương như vậy sẽ rất cần thiết nếu nhà nước yêu cầu bồi thường các khoản tín dụng carbon ở cấp độ quốc tế theo REDD vì các dữ liệu này không thể được lấy từ các nguồn khác, ví dụ như viễn thám chi tiết.

Đối với cộng đồng, những lợi ích từ quản lý rừng bền vững là rất lớn. Nhưng nếu lãi suất cho các khoản tín dụng cacbon cao hơn đáng kể so với các khoản chi phí của REDD, nó có thể là một động lực thực sự để tăng cường và thúc đẩy quản lý rừng bền vững.

Nghiên cứu cho thấy rằng kết quả tốt nhất là cộng đồng được phép khai thác bền vững tài nguyên rừng và tín dụng chỉ được trao cho những gì còn lại sau khi khai thác các sản phẩm rừng này.

Nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng bảo vệ rừng nhằm mục đích tăng lượng carbon được lưu giữ và do đó cấm tất cả các hình thức khai thác các sản phẩm rừng (gỗ sử dụng cho hộ gia đình, củi, thức ăn gia súc và các sản phẩm ngoài gỗ khác) không phải là một lựa chọn khả thi, vì cộng đồng sẽ mất nhiều hơn so với những gì họ sẽ thu được. Vì vậy, các nhà nghiên cứu kết luận rằng chính sách REDD phải được xây dựng dựa trên chính sách quản lý rừng cộng đồng hiện tại nơi mà cộng đồng được công nhận quyền sử dụng rừng của họ. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều lợi ích bổ sung từ loại hình quản lý rừng chưa được xem xét đến trong nghiên cứu, nhưng cũng rất quan trọng, ví dụ bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ lưu vực nước và các giá trị thẩm mỹ và văn hóa khác.

Nguồn: Bhaskar Singh Karky and Margaret Skutsch 2010

d. Tầm quan trọng của việc đánh giá đồng lợi ích?

Rừng có nhiều lợi ích cho người dân ngoài việc hấp thụ và lưu trữ carbon. Trong các bài học trước đó, chúng tôi đã nói về một số lợi ích của rừng cho cộng đồng. Trong REDD+, những lợi ích khác được gọi là đồng lợi ích.

Tuy nhiên, không chỉ bản thân cộng đồng hoặc người dân sống gần rừng được hưởng lợi. Ví dụ, khi giữ được rừng đầu nguồn tốt tươi, từ đó sinh ra một dòng nước sạch mang lại lợi ích cho nhiều người dân kể cả những người sống ở rất xa. Hoặc những lợi ích của một cảnh quan đẹp và đa dạng sinh học phong phú sẽ mang lại lợi ích cho du khách, ví dụ khách du lịch đến từ những quốc gia khác. Hoặc các nhà khoa học có thể hưởng lợi từ đa dạng sinh học phong phú, vì họ cần có một kho thực vật phong phú để có thể sản xuất các loại thuốc mới và cuối cùng là mang lại lợi ích cho những người bệnh trên toàn thế giới.

Vì vậy, lợi ích của REDD + phải được đánh giá không chỉ ở cấp địa phương mà còn ở cấp khu vực và quốc gia. Tuy nhiên, cộng đồng cần phải thực hiện đánh giá riêng của họ. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tất cả các mặt của đồng lợi ích có thể được xem xét khi đánh giá những lợi thế và bất lợi của REDD+? Nó sẽ là dễ dàng hơn với những lợi ích hữu hình và lợi ích trực tiếp ví dụ như các sản phẩm rừng trong một khu rừng giàu đa dạng sinh học, hoặc đó là nguồn sinh thủy cho thủy lợi và nước uống. Bạn cũng có thể xem xét thu nhập có thể từ một dự án PES, trong đó bạn có thể nhận được bồi thường tài chính cho phòng hộ rừng đầu nguồn (như được giải thích trong bài học thứ 4 của hợp phần này).

Tuy nhiên, sẽ khó khăn hơn để xem xét tới tất cả các lợi ích gián tiếp, ít cụ thể hơn, nhưng là những lợi ích quan trọng như đối với văn hóa, quan hệ xã hội hay an ninh sinh kế của bạn.

Có nhiều cách để ước tính giá trị tài chính của một số những lợi ích (như nước uống hoặc nước tưới tiêu hoặc thu nhập có thể từ du lịch sinh thái), nhưng các cách này thường khá khó khăn và đòi hỏi nhiều các kỹ năng, kỹ thuật và thời gian. Trên tất cả, nhiều đồng lợi ích không thể đo được bằng tiền. Vì vậy, khi bạn thực hiện đánh giá, bạn phải chắc chắn rằng chúng không được bỏ qua một cách dễ dàng bởi vì không có một bảng giá nào được xác định và dán trên chúng. Bạn sẽ phải tiến hành các đánh giá trong các cuộc họp với tất cả các thành viên cộng đồng, già trẻ, đàn ông và phụ nữ. Lấy ý kiến của tất cả mọi người: làm thế nào để xác định được giá trị đa dạng sinh học, làm thế nào để họ đánh giá được ý nghĩa tâm linh và văn hóa của rừng, thực tiễn sử dụng đất cụ thể. Các bài học trước đây về việc sử dụng rừng và đa dạng sinh học và sinh kế rừng cũng có thể giúp đỡ trong việc thực hiện đánh giá này.

Nguồn và tài liệu tham khảo

Bhaskar Singh Karky and Margaret Skutsch 2010. Giảm giá carbon thông qua quản lí rừng cộng đồng Nepal Himalaya. Ecological Economics. journal homepage: www. elsevi e r.com/locate/ecolecon

Butler, Rhett A. 2009. Có thể so sánh tín chỉ carbon của REDD với dầu cọ hay không? mongabay.com

March 30, 2009 http://news.mongabay.com/2009/0330-palm_oil_vs_redd.html

Ecosystem Marketplace and Bloomberg New Energy Finance. Building Bridges. State of the Vol-untary arbon Markets 2010

http://www.eraecosystems.com/_resources/carbon/state_of_v_carbon_summary.1.1.pd

IFAD, IDRS, CIIFAC, ICRAF, IIRR 2001. Canh tác du canh: Hướng tới duy trì nguồn tài nguyên bền vững ở Châu á. Silang, Cavite: International Institute of Rural Reconstruction

Joshua D. Schneck, Brian C. Murray, Christopher S. Galik, W. Aaron Jenkins 2011. Yêu cầu đối với tín dung carbon REDD. Cơ sở đối với người mua, thị trường, và, Markets, and Factors Impacting Prices. Nic tác động tới giá cả Institute for Environmental Policy Solutions Working

81PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 6REDD+: COMPARING COSTS AND BENEFITS

Paper NI WP 11-01 February 2011)

Koh, Lian Pin and Rhett A. Butler 2010. REDD có thẻ biến rừng tự nhiên cạnh tranh với dầu cọ?

Không phải là giá carbon hiện tại. ITTO Tropical Forest Update 19/1. Retrieved at:

www.itto.int/direct/topics/topics_pdf.../topics_id=2254&no=0

Olsen, N. and J. Bishop (2009). Giá cả tài chính của REDD: Thực tế ở Braxin và Indonesia.

Gland, Switzerland: IUCN, p. 42

Poffenberger, M., S. De Gryze, L. Durschinger 2011. Thiết kế dự án REDD kết hợp . Nghiên cứu trường hợp ở OddarMeanchey Province, Cambodia.Community Forestry International.

http://www.communityforestryinternational.org/publications/research_reports/index.html

Skutsch, Margaret 2008. Financing CFM through REDD; in: European Tropical Forest Research

Network. Financing Sustainable Forest Management. ETFRN News Issue No. 49, September 2008

Tạp chí kinh tế 2009. Hơn là chết. rừng nhiệt đới – hy vọng lớn. A special report on forests.

The Economist Sep 23rd 2010. http://www7.economist.com/node/17062737

The World Bank 2011. Ước tính chi phí cơ hội của REDD+ Sổ tay tập huấn. Washington:

The World Bank. PDF available at:

http://www.asb.cgiar.org/PDFwebdocs/OppCostsREDD_Manual_v1.3.pdf

82 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 6REDD+: COMPARING COSTS AND BENEFITS

LOOKING AT THE WHOLE PICTURE – LAND USE PLANNING

PHẦN 7. BứC TRANH TOàN CẢNH Về qUy HOạCH Sử DỤNG đấT

Ma trận tập huấn hợp phần 2, Bài 7. Bức tranh toàn cảnh về quy hoạch sử dụng đấtThời gian dự kiến: 1 đến 2 giờ

Mục tiêu:Vào cuối buổi học, học viên có thể • Giải thích quy hoạch sử dụng đất là gì, cụ thể

◊◊ Giải thích tại sao quy hoạch sử dụng đất lại quan trọng◊◊ Giải thích quy hoạch sử dụng đất bao gồm những gì và được tiến hành như thế nào.

Chủ đề và các câu hỏi chính Phương pháp Tài liệu

quy hoạch sử dụng đất là gì và vì sao nó quan trọng

Đầu tiên, tóm tắt sơ lược kế hoạch là gì và vì sao nó quan trọng. Nếu thời gian cho phép, xem lại các yếu tốt cơ bản của một kế hoạch.

Nếu cộng đồng hoặc lãnh thổ đã có quy hoạch sử dụng đất, yêu cầu các học viên tham gia trình bày và giải thích về nó.

Sau đó trình bày tổng quan các kết quả của các buổi học trước trong hợp phần này. Yêu cầu cả lớp chia sẻ những gì họ nghĩ về lợi ích của quy hoạch sử dụng đất. Viết các câu trả lời lên bảng..

Viết lên giấy định nghĩa của kế hoạch.

Bảng, dụng cụ viết và vẽ phù hợp với các màu khác nhau.

Kết quả từ bài 1 tới bài 6 của hợp phần 2

quy hoạch sử dụng đất được thực hiện như thế nào?

Chia học viên thành 2 hoặc 3 nhóm. Đưa cho mỗi nhóm một bộ các bước không theo trật tự (viết hoặc vẽ hoặc cả hai) về quy hoạch sử dụng đất và yêu cầu học viên sắp xếp các bước theo trình tự. Sau khi tất cả các nhóm đã trình bày kết quả, thảo luận với cả lớp về tiến trình. Sẵn sàng bỏ hoặc thêm vào các bước nếu học viên có những tranh luận giá trị

Hoặc nếu lãnh thổ cộng đồng đã có một kế hoạch sử dụng đất, yêu cầu họ mô tả lại cách thức chúng được hình thành. Hoặc nếu kế hoạch sử dụng đất do những người ngoài cộng đồng xây dựng lên, có thể trình bày kế hoạch. Trong trường hợp học viên không nắm được kế hoạch như vậy, sẵn sàng dành nhiều thời gian hơn để thảo luận.

Kết nối thảo luận về các bước quy hoạch sử dụng đất với quyền của người dân tộc bản địa, của người tham gia và trao quyền đã được thảo luận trong hợp phần 1.

Cuối buổi, nhắc các học viên rằng chưa nên quyết định về REDD+ tại thời điểm này vì vẫn còn rất nhiều thứ cần học và xem xét.

Hai hoặc ba bước trong các bước quy hoạch sử dụng đất không theo thứ tự (viết hoặc vẽ hoặc cả hai).

Bảng, dụng cụ vẽ viết các màu phù hợp, giấy kraft, băng dính hoặc băng keo có thể tái sử dụng.

Sao chép của các quy hoạch sử dụng đất hiện tại, nếu có.

83PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 7

Để đi đến một quyết định về REDD+ là một quá trình phức tạp - có rất nhiều điều để xem xét, nhưng điều này cũng tương tự với các quyết định khác về việc thay đổi sử dụng đất trong cộng đồng. Thông thường, vấn đề nằm ở chỗ có quá ít thảo luận về chi phí và lợi ích cũng như lợi thế và bất lợi của một hình thức sử dụng đất cụ thể trong cộng đồng. Một số cá nhân đi theo chỉ có thể vì bị lôi kéo, sau đó cảm thấy tiêu cực và như vậy đôi khi quá trễ để sửa sai.

Vì vậy, có lời khuyên đối với cộng đồng của bạn là nên có một cuộc thảo luận chung về định hướng tương lai họ muốn đối với việc sử dụng và quản lý đất và rừng của họ. REDD+ có thể cung cấp một cơ hội tốt để tổ chức cuộc thảo luận này. Và một cách tốt để có cuộc thảo luận này là thông qua quy hoạch sử dụng đất.

a. Tại sao quy hoạch sử dụng đất quan trọng?

Hệ thống sử dụng đất của người dân bản địa đa dạng và phức tạp, tuân thủ chặt chẽ các quy định, phong tục và pháp luật, mặc dù hầu như không bao giờ có bất cứ điều gì được viết thành văn. Không cần văn bản nào miễn là các cộng đồng có thể kiểm soát vùng lãnh thổ, tài nguyên phong phú của họ và chịu rất ít áp lực từ bên ngoài và mọi thay đổi xảy ra với một tốc độ mà mọi người có thể dễ dàng đối phó với những thay đổi này.

Nhưng tình trạng này thay đổi nhanh chóng ở khắp mọi nơi trong các cộng đồng bản địa. Họ phải đối mặt với nhiều áp lực hơn, đầu tiên và quan trọng nhất là bảo vệ quyền và lợi ích đối với những vùng đất và rừng của mình. Để làm được việc này, điều quan trọng là các ranh giới phải được phân định rõ ràng. Ngoài ra còn có một áp lực lớn hơn đối với cộng đồng là sự thay đổi hệ thống sử dụng đất bởi vì họ cần một nguồn thu nhập cao hơn và thường xuyên hơn, hoặc bởi vì các chính sách của chính phủ buộc họ phải thay đổi.

Lập kế hoạch sử dụng đất có thể giúp một cộng đồng đưa ra quyết định quan trọng về cách sử dụng và phát triển đất đai và rừng của họ vì lợi ích riêng của họ và của các thế hệ sau này.

b. Một kế hoạch sử dụng đất bao gồm những gì?

Một kế hoạch sử dụng đất thông thường bao gồm tòan bộ thông tin cần thiết của khu vực và người dân sống bên trong nó, các điều kiện tự nhiên như cảnh quan, tài nguyên có trong khu vực và việc sử dụng tài nguyên của người dân và các quy định thành văn hoặc bất thành văn và các quy định về sử dụng của họ.

Trong một kế hoạch sử dụng đất, cộng đồng phải xác định làm thế nào một khu vực cụ thể trong phạm vi lãnh thổ của mình được sử dụng hoặc được phát triển như là một cơ sở cho kế hoạch quản lý và phát triển cộng đồng tổng thể nhằm đảm bảo tính bền vững của sử dụng đất và tài nguyên.

Trong bối cảnh của REDD+, xây dựng một kế hoạch sử dụng đất là rất quan trọng vì đây sẽ là cơ sở xác định diện tích rừng sẽ được bảo vệ để giảm phát thải carbon. Một diện tích rừng với kế hoạch sử dụng đất sẽ giúp đối phó với các mối quan ngại như sự lâu dài, rò rỉ và bổ sung (xem thêm ở hợp phần 3). Cũng rất quan trọng để kết hợp quy hoạch đất với các hình thức sử dụng đất khác hoặc các kế hoạch phát triển chẳng hạn như từ các chính phủ hoặc chủ sở hữu đất liền kề..

c. quy hoạch sử dụng đất được tiến hành như thế nào?

Trong khi xây dựng một kế hoạch sử dụng đất, những người sống tại địa phương xác định việc sử dụng và tầm quan trọng của các khu vực khác nhau trên lãnh thổ của họ. Nếu cần thiết, có thể nhờ hỗ trợ từ bên ngoài để hướng dẫn họ trong việc xây dựng kế hoạch hoặc giúp họ tạo ra một mô hình lãnh thổ như một bản đồ 3 chiều (3D), bản đồ địa hình, sơ đồ, phác họa là những công cụ trực quan giúp họ lập kế hoạch.

Ví dụ, chúng ta hãy xem xét những kinh nghiệm của người Ikalahan, một dân tộc bản địa sống ở tỉnh Nueva Vizcaya ở Bắc Phillpin. Trong trường hợp này, kế hoạch sử dụng đất là một phần không thể thiếu của việc xây dựng kế hoạch quản lý tài nguyên.

84 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 7LOOKING AT THE WHOLE PICTURE – LAND USE PLANNING

LOOKING AT THE WHOLE PICTURE – LAND USE PLANNING

Sau đây là quá trình mà người Ikalahan đã trải qua:

Bước 1: TạI SAO?

Nguời Ikalahan tổ chức hội thảo về lý do tại sao cần một kế hoạch quản lý tài nguyên. Họ tiến hành một cuộc hội thảo về điều kiện tự nhiên cơ bản mà trong đó họ giải thích tầm quan trọng của việc quản lý các nguồn tài nguyên trong cảnh của họ.

Bước 2: CÁI Gì?

Họ tiến hành một cuộc khảo sát tài nguyên, trong đó họ thực hiện kiểm kê các nguồn tài nguyên tìm thấy trong cộng đồng của họ. Họ đã xác định số lượng và các hình thức sử dụng nguồn tài nguyên này cũng như các mối đe dọa và hành động để giải quyết những mối đe dọa đó. Sau đó, họ đã xác định được các nguồn tài nguyên có thể được sử dụng và cần được bảo vệ. Họ cũng xác định các vấn đề mà mỗi tài nguyên đang phải đối mặt và những hành động cụ thể cần phải được thực hiện, những người được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện các hành động đã xác định.

Bước 3: ở đâU?

Người Ikalahan xác định vị trí của các khu vực quan trọng trong lãnh thổ của họ, nơi các nguồn tài nguyên có thể được tìm thấy. Họ thực hiện điều này bằng cách sử dụng bản đồ 3 chiều của lãnh thổ của họ. Các lĩnh vực quan trọng họ đã xác định như sau:

• Lưu vực sông.• Vật liệu cho nhà ở.• Khu bảo tồn động vật hoang dã . • Đất nông nghiệp .• Vườn cây ăn quả.• Ao cá, đồng cỏ.• Thủy lợi.• Nhà.• Nước uống.• Trường học, nhà thờ.• Chất thải.• Đường và đường mòn.• Trung tâm xử lý

Bước 4: LàM THế NàO?

Đây là phần mà việc quản lý đất đai đã được xác định. Người Ikalahan sẽ bảo vệ, quản lý và giám sát các khu vực đặc biệt trong lãnh thổ của họ như thế nào? Làm thế nào họ chia sẻ các nguồn lực với nhau? Khi xác định yếu tố “như thế nào”, họ thiết lập một cơ chế cho việc quản lý. Họ thành lập một tổ chức, xác định trách nhiệm của tổ chức, bổ nhiệm những người lãnh đạo cần thiết, bầu những người lãnh đạo như thế nào, thời gian một nhiệm kỳ, làm thế nào để đăng ký tổ chức sẽ và các nhiệm vụ cụ thể của những người lãnh đạo trong tổ chức.

Bước 5: AI?

Thiết lập hệ thống quản lý, những người sẽ đảm nhận các vị trí trong tổ chức đã được bầu và ủy quyền. Tổ chức sẽ phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái và các cơ quan chính phủ Philipin để chứng nhận các tổ chức này là một pháp nhân.

85PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 7

86 PART II ▶ MODULE 2 ▶ SESSION 7LOOKING AT THE WHOLE PICTURE – LAND USE PLANNING

Bước 6: GIấy PHÉP

Ở Philipin, do qui định cần phải có giấy phép mới được thu hoạch và bán một số tài nguyên, nên những thỏa thuận quản lý đã được soạn thảo để các nguồn lực này được sử dụng với mục đích thương mại. Thỏa thuận này sau đó đã được trình cho các cơ quan chính phủ có liên quan để đề nghị cấp phép sau khi đạt được thỏa thuận. Các thỏa thuận cuối cùng trở thành giấy phép/giấy phép sử dụng để thu hoạch và bán tài nguyên.

Đối với một cuộc thảo luận toàn diện về quy hoạch sử dụng đất, xin vui lòng tham khảo Hướng dẫn lập kế hoạch sử dụng đất được tổ chức Nông lâm Liên hợp quốc xuất bản 1993, và tái bản năm 1996. Cũng có thể tham khảo tại: http://www.fao.org/docrep/t0715e/t0715e00.htm#Contents as of July 17, 2010.

Làm thế nào để mọi người có thể sống trong rừng? Hiểu biết sâu sắc của gười Ikalahan

Mọi người cần phải sống trong rừng giống như động vật. Họ phải tìm các nguồn lực mà họ có thể sử dụng bền vững và sử dụng chúng lâu dài.

1. Nếu một nông dân rừng sử dụng FIT, (vấn đề này sẽ được bàn luận kỹ hơn trong hợp phần 5) và làm vườn trong một khu đất nhỏ, anh/cô ấy có thể kiếm sống bền vững từ rừng. Để làm được điều này cần từ 7 đến 10 ha cho mỗi gia đình nhưng rừng vẫn sẽ là một nguồn sinh thủy quý giá và lưu giữ một số lượng lớn carbon để ngăn chặn biến đổi khí hậu.

2. Nếu có động vật hoang dã như chim trong một khu rừng, cộng đồng có thể thiết lập các khu bảo tồn, nơi động vật hoang dã được bảo vệ nhưng không bị nhốt trong lồng. Ví dụ những người đến tham quan đàn chim sẽ rất vui và họ sẽ thuê hướng dẫn viên dẫn họ đi xem nếu họ chắc chắn sẽ nhìn thấy đàn chim. Người nông dân vẫn có thể duy trì một khu vườn gần các khu bảo tồn để cung cấp thực phẩm cho gia đình.

3. Nếu có thác nước hoặc hang động trong hoặc gần rừng hoặc các cảnh quan đặc biệt, các cộng đồng có thể tạo điều kiện và tham gia du lịch sinh thái.

4. Nếu có những cây thuốc có thể được sản xuất hàng hóa bền vững thì nên nhân rộng và chế biến để bán trên thị trường. Tính bền vững phải được theo dõi cẩn thận

5. Hàng thủ công mỹ nghệ có thể được sản xuất từ nguyên liệu thô. Tính bền vững phải được theo dõi cẩn thận và kiểm soát ô nhiễm.

6. Rừng có thể cung cấp nguyên liệu cho trồng phong lan hoặc cây cảnh khác và các cây này nên được nhân giống trong vườm ươm tại rừng để bán. Người nông dân ở miền núi cũng có thể có một khu vườn để sản xuất thức ăn cho gia đình.

7. Các nông dân sống ở miền núi nên cố gắng để tự cung tự cấp nhiều nhất có thể. Điều này đặc biệt đúng khi phục vụ khách du lịch sinh thái.

MO

DU

LE 3

HợP PHẦN 3 Dự ÁN REDD+ LàM Gì

Nếu bạn đang xem xét để biến REDD+ trở thành một phần của chiến lược sử dụng đất của cộng đồng nơi bạn ở, bạn cần biết tất cả các yêu cầu để dự án có thể hoạt động: thời gian và tiền bạc, người dân, kiến thức và kỹ năng cần thiết và các hoạt động cụ thể mà bạn sẽ phải thực hiện.

Cho đến nay mới chỉ có vài dự án REDD+ đang được thực hiện. Tất cả đều khá phức tạp và đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng, nguồn nhân lực và tài chính. Chúng tôi không mong đợi rằng điều này sẽ thay đổi. Hy vọng sẽ có được một số phương pháp, quy tắc và tiêu chuẩn đơn giản hơn đối với cộng đồng, những người không có nhiều nguồn lực và không chuyên nghiệp để có thể tham gia chủ động vào REDD+ hoặc tự thực hiện dự án REDD+ dựa vào cộng đồng của riêng mình. Nhưng bạn phải nhận thức được rằng một phần và đặc biệt là điều hành một dự án REDD+ không dễ dàng. Hợp phần này sẽ cố gắng cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về tất cả những gì cần thiết để tham gia hay điều hành một dự án REDD+.

Mục tiêu

TNhằm giúp các lãnh đạo bản địa và các thành viên cộng đồng hiểu được hàm ý tham gia hoặc điều hành một dự án REDD+ là như thế nào.

Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành hợp phần này, bạn có thể:

• Giải thích các chuẩn mực trong REDD+.• Giải thích các bước cần thiết trong xây dựng và thực hiện một dự án REDD+.

BàI 1: CÁC CHUẩN MựC REDD+

Ma trận tập huấn hợp phần3, Bài 1. Các chuẩn mực REDD+Thời gian dự kiến: 1 tới 1.5 giờ

Mục tiêuCuối buổi học, học viên có thể:• Giải thích được các chuẩn mực REDD+.

Chủ đề và các câu hỏi chính Phương pháp Vật liệu

Các chuẩn mực là gì và tại sao chúng hữu ích?

Trình bài ngắn gọn REDD+ là gì thông qua một bài thuyết trình Powerpoint ngắn hoặc hỏi các câu hỏi (có thể chơi 1 trò chơi trong đó các học viên đựơc chia thành các nhóm, mỗi nhóm cố gắng là nhóm đầu tiên có câu trả lời đúng).

Sau đó nhóm tập huấn có thể diễn một vở kịch trào phúng giải thích các chuẩn mực là gì và cách thức thiết lập và xác định chúng. Nếu có dụng cụ, có thể thay thế vở kịch bằng cách chiếu phim.

Trình chiếu PowerPoint nhắc lại về REDD+, hoặc đưa ra bộ câu hỏi nhắc lại REDD+ là gì, máy chiếu LCD, máy tính, màn chiếu hoặc bảng trắng.

Dàn cảnh cho vở kịch (ví dụ một chiếc cây biểu trưng cho rừng), hoặc video của vở kịch.

Những chuẩn mực nào chúng ta cần để xác định liệu chúng ta có mong muốn dự án REDD+ hay không?

Là một người tập huấn, bạn sẽ nhận thấy sử dụng trình chiếu PowerPoint cho phần này rất hữu dụng khi đưa ra một số lượng lớn các dữ liệu kỹ thuật.

Nếu bạn quyết định làm điều này, chắc chắn bạn không sử dụng slide như những trang sách giáo khoa với quá nhiều chi tiết. Tốt hơn nên đưa chi tiết kỹ thuật vào bảng giấy hoặc giấy Ao mà có thể đưa ra đồng thời và cất đi. Nếu không thể sử dụng màn chiếc LCD hoặc nếu bạn thích cách tiếp cận tương tác nhiều hơn, có thể sử dụng hình thức làm việc nhóm. Chia học viên theo số lượng tập huấn viên sẵn có. Mỗi tập huấn viên được phân công 1 hoặc nhiều hơn các tiêu chuẩn và 1 nhóm để làm việc cùng. Tập huấn viên mỗi nhóm sẽ phải trình bày và thảo luận về tiêu chuẩn đã được phân công. Sau đó tập huấn viên sẽ giúp nhóm chuẩn bị một bài trình bày tổng hợp. Theo cách này, mỗi học viên sẽ hiểu ít nhất 1 tiêu chuẩn và mỗi tiêu chuẩn sẽ được nhận thức bởi ít nhất một số học viên..

Chuẩn bị bài thuyết trình PowerPoint và bảng giấy hoặc giấy Ao viết các tiêu chuẩn; chúng có thể được in trên vải dầu để có thể tái sử dụng trong các bài học tiếp theo. Bản tin về các tiêu chuẩn cũng có thể được sử dụng.

Máy tính, máy chiếu LCD và màn hình (hoặc bảng trắng)

Bảng, giấy Ao dụng cụ vẽ và viết phù hợp, băng keo hoặc băng dính có thể tái sử dụng, dây hoặc đinh bấm để treo vải dầu lên nếu sử dụng.

Một trong những yêu cầu quan trọng là một dự án REDD+ phải tuân theo quy tắc nhất định về cách làm việc, đặc biệt là làm thế nào để đo được và theo dõi được lượng carbon. Bộ quy tắc như vậy được gọi là “tiêu chuẩn”.

Cho đến nay, các dự án REDD phần lớn được tài trợ thông qua các thị trường carbon tự nguyện. Điều này có nghĩa là họ đã thỏa thuận với người mua tín dụng carbon tư nhân. Đây là những công ty và thương nhân carbon, ví dụ các công ty chuyên mua và bán tín dụng carbon.

Hôm nay, bạn sẽ không thể bán tín dụng carbon trên thị trường carbon tự nguyện mà không theo một trong các tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận cũng như không có chứng nhận. Tương tự với các trường hợp khi tín dụng carbon từ REDD+ được giao dịch trên thị trường bắt buộc giống như tất cả các tín dụng carbon khác. Tiêu chuẩn cho REDD+ rất có thể sẽ được Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu xây dựng và kinh nghiệm thực hiện các tiêu chuẩn tự nguyện

88 PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 1REDD+ STANDARDS

này có thể sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các tiêu chuẩn quốc tế trong tương lai.

Vì vậy, trước khi chúng ta xem xét bất kỳ khía cạnh nào của một dự án REDD+, chúng tôi muốn dành một thời gian ngắn xem xét các tiêu chuẩn hiện tại được sử dụng như thế nào.

a. Những tiêu chuẩn là gì và tại sao chúng ta cần chúng?

Khi mua hàng hóa ví dụ như thực phẩm, người mua muốn biết về những gì họ mua. Những loại gạo nào được bán ? Chúng được trồng ở đâu và như thế nào? Và tất nhiên, chi phí bao nhiêu?

Điều này tương đương với carbon ( hay đúng hơn, như đã đề cập, tương đương carbon dioxide). Tuy nhiên, khó khăn là ở chỗ bạn có thể không chỉ đơn giản là nhặt nó lên và mang nó đi bất cứ nơi nào bạn muốn bán nó. Bạn có thể thậm chí không nhìn thấy nó trực tiếp. Carbon là một phần của cây và các loại cây khác nhau mọc trong rừng của bạn và carbon bạn định bán là carbon bạn đã ngăn chặn lại trong rừng, không cho chúng phát thải ( bằng cách tránh chặt rừng), hoặc carbon gia tăng trong rừng của bạn thông qua tăng trưởng của cây nhờ kết quả của việc bảo tồn rừng hay trồng cây.

Bất cứ ai có ý định mua các khoản tín dụng carbon từ bạn đều muốn biết chắc chắn rằng những gì bạn nói là đúng: carbon đã thực sự được ngăn chặn không để phát thải ra và carbon đó đã thực sự gia tăng nhiều hơn trong rừng của bạn và cuối cùng là họ muốn biết lượng carbon thực sự là bao nhiêu.

Có nhiều cách đo lường khác nhau, nhưng bất cứ ai có ý định mua carbon đều muốn chắc chắn rằng các cách thức đo đạc được thực hiện một cách chính xác. Và đó là những gì mà các tiêu chuẩn sẽ phải qui định. Những tiêu chuẩn này đã được các tổ chức chuyên môn hoặc các công ty xây dựng lên. Chính họ hoặc một công ty/tổ chức được công nhận khác sẽ đến và thường xuyên kiểm tra dự án của bạn và cấp giấy chứng nhận nêu rõ rằng những gì bạn đang làm là tuân thủ các tiêu chuẩn của họ đưa ra. Vì vậy, nói cách khác, họ xác nhận rằng những gì bạn đang nói là sự thật. Điều này được gọi là “xác minh” - xác nhận rằng một việc gì đó là đúng hay chính xác.

Như vậy, một lần nữa để có thể bán các tín dụng cácbon trên thị trường tự nguyện, carbon phải được một bên thứ ba xác minh và họ không phải là một bên trong thỏa thuận, đồng thời họ phải được công nhận là có khả năng “xác minh”. Bên thứ ba độc lập này được gọi là người xác minh.

Để nhận được xác nhận từ bên xác minh, bạn phải tuân thủ các nguyên tắc của họ về cách thức tiến hành dự án, trong đó:

• Carbon được đo như thế nào.• Làm thế nào dự án giải quyết các vấn đề khi thực hiện. Làm thế nào để bảo đảm rằng

carbon được ngăn chặn hoặc cô lập sẽ vẫn tồn tại và không được phát ra sau đó?• Làm thế nào dự án giải quyết vấn đề rò rỉ. Làm thế nào để giải quyết các nguy cơ rừng bị

phá hủy ở những nơi khác do hệ quả của việc bảo vệ rừng theo dự án REDD+?• Làm thế nào để dự án bảo đảm tính bổ sung? Làm thế nào để chứng minh rằng giảm phát

thải carbon hoặc hấp thụ carbon gia tăng có được nhờ dự án và việc này sẽ không xảy ra nếu không có dự án.

• Làm thế nào để ngăn chặn tác động xã hội và môi trường tiêu cực và tạo ra lợi ích xã hội và môi trường?

Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này sau.

Bộ các quy tắc mà “các bên thứ ba” đã xây dựng được gọi là “tiêu chuẩn”. Có một số công ty, tổ chức đã xây dựng các tiêu chuẩn như vậy và họ là những người có thể dùng bộ tiêu chuẩn này để thẩm định (để xác nhận những gì bạn đang nói hoặc tuyên bố là đúng sự thật) từ đó xác minh dự án của bạn (có nghĩa là bảo đảm) rằng dự án của bạn tuân thủ đúng với tiêu chuẩn của họ.

So với thị trường quy định (hoặc thị trường bắt buộc) có các quy tắc thống nhất, thị trường tự

89PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 1REDD+ STANDARDS

90 PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 1REDD+ STANDARDS

nguyện không có qui định chung. Tuy nhiên, có những tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi và được sử dụng. Chúng tôi sẽ giới thiệu một số trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất trong phần tiếp theo.

Tiêu chuẩn

• Cần thiết để tạo ra các khoản tín dụng giảm phát thải (“tín dụng cácbon”)

• Bảo đảm rằng mỗi tấn tín dụng là thực sự đại diện cho một tấn giảm phát thải

• Giảm rủi ro cho cả người bán (chủ dự án) và người mua (chủ đầu tư) vì chúng cho phép mỗi người trong số họ biết chính xác những gì họ đang bán và mua

• Có thể bao gồm các lợi ích dự án bổ sung như cải thiện sinh kế cho cộng đồng hoặc bảo tồn đa dạng sinh học và do đó, cho phép phân biệt giữa các dự án có hoặc không có những lợi ích này

b. Các tiêu chuẩn là gì?

Hiện nay có ít nhất mười tiêu chuẩn carbon đang được sử dụng trong các dự án carbon và thị trường carbon, nhưng không có tiêu chuẩn nào trong số này được chấp nhận là duy nhất.

Thông thường hầu hết các tiêu chuẩn đang cố gắng để đảm bảo rằng những đánh giá của dự án là không thiên vị. Đối với mục đích đó, chúng thường liên quan đến một người ngoài (“bên thứ 3) để kiểm tra một số phần quan trọng của dự án. Tiêu chuẩn được áp dụng một cách minh bạch, có nghĩa là chúng muốn bảo đảm rằng tất cả mọi người tham gia đều biết những gì đang xảy ra. Điều này thường bao gồm một khoảng thời gian lấy ý kiến công chúng, trong đó ai cũng có thể đặt câu hỏi và đưa ra mối quan ngại. Điều này là để tránh bất đồng hoặc thậm chí xung đột sau này. Khi tất cả diễn ra tốt đẹp, dự án sẽ nhận được một giấy chứng nhận xác nhận rằng nó đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn đó.

Biểu đồ 3: Các tiêu chuẩn được áp dụng như thế nào: xác nhận cho dự án của bạn

Trong cẩm nang tập huấn này, chúng tôi sẽ thảo luận hai tiêu chuẩn vì chúng là những tiêu chuẩn duy nhất được sử dụng cho REDD+, tiêu chuẩn Carbon tự nguyện (VCS) và Tiêu chuẩn khí hậu, Cộng đồng và Đa dạng sinh học (CCBS). (Để biết thêm thông tin về các tiêu chuẩn khác, tham khảo Kollmuss et.al. năm 2008 và thị trường quốc tế xanh 2007).

1. Tiêu chuẩn Carbon được xác minh

Các tiêu chuẩn carbon được xác minh (VCS) - trước đây gọi là Tiêu chuẩn Carbon tự nguyện – là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất cho các định lượng cắt giảm phát thải từ các dự án REDD. Nó được Tập đoàn khí hậu, Hiệp hội Thương mại phát thải quốc tế và Hội đồng Thương mại Thế giới về phát triển bền vững xây dựng vào năm 2006.

VCS mong muốn trở thành một tiêu chuẩn chất lượng tổng quát nhưng lại đơn giản, giá cả phải chăng và trong khả năng chi trả với ít các rào cản hành chính đối với những người thực hiện dự án. VSC đã trở thành tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất. Trong năm 2009, gần một nửa (48%) các giao dịch Carbon trên thị trường tự nguyện sử dụng VSC. Không giống như CBs (mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau này), VCS không yêu cầu xem xét các tác động xã hội và môi trường hoặc lợi ích cho cộng đồng, nhưng nó sử dụng pháp luật môi trường của quốc gia và địa phương làm cơ sở và cũng yêu cầu cung cấp các tài liệu tham vấn và cách thức để giao tiếp với các đối tác khác nhau tham gia vào dự án.

Để có được xác minh của VCS, carbon và các lượng khí thải nhà kính được cắt giảm phải là:

• Có thật (phải thực sự diễn ra).• Đo lường được (phải được định lượng bằng các công cụ đo lường được công nhận).• Lâu dài (phải không chỉ được loại bỏ tạm thời).• Bổ sung (phải bổ sung tình hình hiện nay của khu vực).• Xác nhận độc lập (đã trải qua xác minh từ một kiểm định viên được công nhận).• Duy nhất (carbon giảm và loại bỏ chỉ được tính một lần).• Minh bạch (thông tin mở và rõ ràng, dễ tiếp cận đối với công chúng).• Thận trọng (giả định và tính toán không quá mức)

Để có thể áp dụng tất cả các tiêu chí này, cần có một cơ sở dữ liệu cho phép VCS đánh giá lượng carbon đã được “sản xuất”. Cơ sở dữ liệu này là một tập hợp các dữ liệu về tình hình tại thời điểm ban đầu của dự án. Những dữ liệu này bao gồm dự trữ carbon hiện có, tỷ lệ phá rừng và suy thoái, vv. Chúng tôi sẽ thảo luận chi tiết hơn về vấn đề này sau. Chỉ khi có dữ liệu cơ sở như vậy mới có thể đo carbon đã được thêm vào hoặc bị mất trong một khu vực nhất định.

VCS phải phê duyệt các dữ liệu cơ bản của dự án và cũng phải phê duyệt phương pháp sử dụng để đo carbon thường xuyên trong suốt thời gian dự án (được gọi là giám sát carbon).

Để bảo đảm không ai nghi ngờ những gì họ đang làm, VCS sử dụng một hệ thống thẩm định kép. Điều này có nghĩa là hai kiểm toán viên độc lập bên ngoài (những người sẽ xác minh dự án) một sẽ được chủ dự án thuê và người còn lại do tổ chức VCS thuê. Nếu cả hai chấp nhận cơ sở dữ liệu và phương pháp luận, dự án sẽ được phê duyệt. Nếu không, dự án sẽ bị từ chối. Nếu chủ dự án phản đối, tổ chức VCS thuê thêm một chuyên gia tư vấn bên ngoài, những người sẽ nghiên cứu bổ sung và đưa ra quyết định dựa trên kết quả này.

Khi cơ sở dữ liệu và phương pháp được phê duyệt, việc thực hiện dự án có thể bắt đầu. Sau một thời gian nhất định, VCS sẽ gửi một xác nhận viên để xem xét liệu đầu ra đã thực sự đáp ứng các tiêu chuẩn hay chưa và kết quả có dẫn đến việc cắt giảm lượng khí thải carbon hay không. Nếu dự án đã hoàn thành việc thẩm định, chủ dự án có thể dùng để đăng ký tín dụng carbon với cơ quan đăng ký VCS. Cơ quan đăng ký cung cấp cho tín dụng carbon một mã số để tránh việc tính hai lần, điều đó có nghĩa rằng lượng khí thải carbon đã được tính là giảm hoặc loại bỏ sẽ không thể được tính lại một lần nữa. Sau khi đăng ký, các khoản tín dụng carbon có thể được bán trên thị trường carbon tự nguyện. Giống như VCS, các tiêu chuẩn thị trường carbon tự nguyện khác có

91PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 1REDD+ STANDARDS

92 PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 1REDD+ STANDARDS

cơ quan đăng ký của riêng mình. (Để biết thêm thông tin về Chương trình Tiêu chuẩn Carbon tự nguyện, hãy truy cập www.v-c-s.org)

Giải thích về bù đắp

Bù đắp carbon là gì?

Là sự giảm hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính được sử dụng để trao đổi hoặc bù đắp cho phát thải từ các hoạt động khác. Bồi thường carbon có thể được các quốc gia, các công ty hoặc cá nhân mua bán. Tiêu chí quan trọng của việc bù đắp là sự giảm khí gây hiệu ứng nhà kính sẽ không xảy ra theo mọi cách, ví dụ bổ sung vào hoạt động kinh doanh thông thường.

Bù đắp khi nào?

Bù đắp nên luôn luôn được coi là bước thứ ba trong một chiến lược giảm lượng khí thải. Hai bước đầu tiên là giảm lượng khí thải của bản thân hoặc giảm bớt tiêu thụ hoặc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và sau đó sử dụng năng lượng tái tạo - để cung cấp điện. Để tìm ra một số cách dễ dàng để giảm lượng khí thải của bạn ở nhà, hãy truy cập www.together.com.

Một khi cơ hội giảm khí thải không còn, sự bù đắp sẽ cung cấp một cơ hội để cân bằng lượng khí thải còn lại.

Từ VCS web-site: http://www.v-c-s.org/offsetting.htmll

2. Tiêu chuẩn khí hậu, cộng đồng và đa dạng sinh học

Tiêu chuẩn khí hậu, Cộng đồng và Đa dạng sinh học (CCBs) đã được Liên minh khí hậu, Cộng đồng, và Đa dạng sinh học (CCBA) là một tập đoàn của các công ty và các tổ chức phi chính phủ khởi xướng vào năm 2003. Những tiêu chuẩn này được thiết kế cho dự án bao gồm các đồng lợi ích, tức là lợi ích xã hội và môi trường bên cạnh lợi ích giảm phát thải.

Không giống như VCS, CCBs chỉ tập trung vào thiết kế dự án, phát triển và nó không cấp giấy chứng nhận giảm phát thải (tín dụng cácbon). CCBA thực sự khuyến khích sử dụng các tiêu chuẩn của họ bên cạnh các tiêu chuẩn của VCS để bổ sung cho phần thiếu của VCS – vấn đề về môi trường - xã hội.

CCBs là một tiêu chuẩn thiết kế dự án, có nghĩa là CCBs đánh giá các dự án giảm thiểu carbon trên đất trong giai đoạn phát triển ban đầu. CCBs kiểm tra chất lượng thiết kế của một dự án để bảo đảm rằng những dự án đang giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng và giúp bảo tồn đa dạng sinh học. CCBs cũng tìm cách để thúc đẩy thiết kế dự án tốt và sáng tạo.

Dự án được CCBs thẩm định đã gồm điều kiện xã hội và môi trường trong các dữ liệu cơ bản để đánh giá tác động xã hội và môi trường của dự án.

Điều này giúp người mua tín dụng carbon có thể tin tưởng rằng các dự án đã được xác minh về các đồng lợi ích xã hội và môi trường.

CCBs cũng cần phải có bằng chứng về sự tham gia của các bên liên quan (bao gồm cả cộng đồng) cũng như một tài liệu về lấy ý kiến của cộng đồng. Tác động tiêu cực của dự án hoặc các vấn đề quan trọng mà dự án không xử lí được ( chẳng hạn như vấn đề rò rỉ) sẽ bị CCBs loại bỏ ( để biết thêm thông tin về các CCBs, hãy truy cập http://www.climate – standrds.org/)

Bảng 6. So sánh giữa tiêu chuẩn carbon tự nguyện và tiêu chuẩn khí hậu, cộng đồng và đa dạng sinh học

VCS CCBs

Loại chuẩn mực VCS chỉ tập trung vào giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính và không yêu cầu dự án phải có các lợi ích môi trường và xã hội bổ sung. VCS 2007 được bổ sung thêm bồi thường carbon (các chủ dự án, các thẩm định viên, cố vấn dự án). Bồi thường carbon được VCS thông qua sẽ được đăng ký và mua bán như là đơn vị carbon tự nguyện (VCUs) và đại diện cho việc giảm thải một tấn CO2.

CCBs tập trung hoàn toàn vào các đồng lợi ích trong các dự án lưu giữ và giảm thiểu cacbon. CCBs là tiêu chuẩn thiết kế dự án và cung cấp các quy tắc và hướng dẫn thiết kế và phát triển dự án. Chúng dự tính được áp dụng sớm trong giai đoạn thiết kế dự án để đảm bảo thiết kế dự án tốt và lợi ích cho các cộng đồng địa phương và đa dạng sinh học. Chúng không kiểm tra việc bồi thường cácbon và cũng không đăng ký chúng

Tần số thẩm tra Ít nhất 5 năm 1 lần 5 năm 1 lần

Qui mô dự án được chấp nhận

Có không có giới hạn cao hơn hoặc thấp hơn về qui mô dự án. VCS phân loại các dự án thành ba loại dựa trên qui mô của chúng:• Dự án vi mô: dưới 5.000 tCO2e mỗi năm• Dự án: 5,000-1,000,000 tCO2e mỗi năm• Dự án lớn: trên 1.000.000 tCO2e mỗi nămCác quy định về xác nhận và thẩm định khác nhau tùy thuộc vào loại dự án.

Không có giới hạn

Yêu cầu về môi trường

VCS không tập trung vào lợi ích môi trường và xã hội. Các dự án VCS chỉ yêu cầu tuân theo luật môi trường địa phương và quốc gia.

Phải chứng minh lợi ích môi trường. Tác động tiêu cực lớn có thể khiến dự án bị loại

Yêu cầu về xã hội

Tài liệu dự án phải bao gồm “các kết quả đầu ra liên quan từ các bên tham vấn liên quan và cơ chế cho truyền thông liên tục” (VCS 2007, p. 14)

Phải tạo ra các tác động môi trường và xã hội tích cực. Các bên liên quan được yêu cầu và phải được lưu hồ sơ. Thời gian lấy ý kiến cộng đồng 21 ngày.

Phương pháp được chấp thuận cho kịch bản cơ sở

Phương pháp mới phải được áp dụng thông qua quy trình thẩm định 2 lần. Tiêu chuẩn thực hiện hoặc các cách tiếp cận thực tiễn tốt nhất được sử dụng nhưng chưa được xây dựng. Bất cứ phương pháp mới nào được chương trình GHG (ví dụ CDM) thông qua và đã được VCS thông qua sẽ được tự động công nhận. Những phương pháp mới đơn lẻ khác phải được hai thẩm định viên VCS xác minh độc lập và sau đó được hội đồng VCS áp dụng (mặc dù Hội đồng vẫn có quyền kiểm tra lại mỗi phương pháp)

Cơ sở dữ liệu theo quy định của phương pháp sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và rừng (CDM, LULUCF) của Cơ chế phát triển sạch UNFCCC (CDM) hoặc Hội đồng liên chính phủ về Hướng dẫn thực hành tốt Biến đổi khí hậu (IPCC GPG). Phương pháp mới được thẩm định viên CCBs xem xét và chấp thuận -đã được phê duyệt.

93PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 1REDD+ STANDARDS

94 PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 1REDD+ STANDARDS

VCS CCBs

Chi phí Việc thẩm định và xác minh do VCS thực hiện được ước tính khoảng từ 15 000 và 30 000 USD cho mỗi lần kiểm toán của bên thứ ba. Lệ phí đăng ký cho mỗi đơn vị Carbon tự nguyện được phát hành là 0,04 Euro (Tháng 11 năm 2007). Phí tài khoản sẽ được mỗi cơ quan đăng ký VCS đã được phê duyệt thiết lập.

Chi phí để xác nhận một dự án dao động từ € 3.500- € 10.000.

Nguồn: Kollmuss, et al. 2008

Chi phí thẩm định

Mỗi dự án được CCBs thẩm định và xác minh với chi phí ước tính khoảng từ 5.000 tới 40.000 USD.

CFS tính mức phí 1.500 € ( 2.050 US $ 5) để xác nhận, 0,50 € ( 0,68 US$) cho mỗi giấy chứng nhận CO2 bán ra và ước tính mỗi thủ tục xác minh có chi phí từ 8.000 tới 15.000 € ( 10.900 – 20.500 USD).

Chứng nhận kết hợp CFS/CCBs được ước tính có chi phí 10.000-20.000 € (13.700 – 27.400 US $).

PQuỹ Plan Vivo tính chi phí thẩm định từ 5.000 tới 12.500 USD và chi phí là 0,30 USD cho mỗi giấy chứng nhận CO2 bán ra. Mỗi thủ tục xác minh ước tính sẽ chi phí từ 15.000 tới 30.000 USD.

VCS ước tính chi phí cho thẩm định và xác minh khác biệt không đáng kể so với các tiêu chuẩn khác, từ 15.000 tới 30.000 USD cho mỗi lần thẩm định của bên thứ ba. Thêm 0,04 USD cho mỗi giấy chứng nhận CO2 và phải được trả trực tiếp sau khi phát hành.

Sát nhập 2008, p.6

Mua và định giá cho việc chứng nhận CO2

Người mua CO2 có thể mua các đơn vị carbon được gọi là ‘VERfutures’ từ dự án được chứng nhận CFS hoặc trực tiếp từ các chủ dự án thông qua trang website của CFS hoặc từ các nhà môi giới chứng khoán hợp tác với các dự án. Tương tự như vậy, Giấy chứng nhận của Plan Vivo có thể được mua từ các chủ dự án hoặc từ nhà môi giới đã được đăng ký của Quỹ Plan Vivo. Ngoài ra, các khoản tín dụng carbon VCS (đơn vị Carbon tự nguyện) có thể được mua từ các chủ dự án hoặc từ những người môi giới

Trong năm 2009, CFS mong đợi một mức giá từ 10 - 20 € (14 -27 USD) cho mỗi giấy chứng nhận CO2, trong khi Quỹ Plan Vivo ước tính một mức giá từ 8 đến 30 US $. VCS dự đoán giá từ 12 tới 18 USD cho các khoản tín dụng của nó. .

Sát nhập 2008, p.6

95PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 1REDD+ STANDARDS

Làm cho REDD+ hoạt động có nghĩa là thể hiện lượng carbon đã được lưu giữ từ khí thải hoặc đã bị cô lập thông qua sáng kiến của bạn. Một cách khác để nói điều này là: bạn cần sản xuất “tín dụng cácbon” hay “chứng chỉ carbon” để bán cho người mua (thị trường carbon), hoặc có thể nhận được một khoản bồi thường từ quỹ.

Cách để bạn thực sự có được một khoản bồi thường cho những nỗ lực của bạn hoặc để bạn có thể bán các khoản tín dụng carbon là khá lâu và đầy thử thách. Những gì chúng tôi đang cố gắng làm trong phần sau đây là để cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan nhưng đơn giản tất cả các bước cần thiết để bắt đầu và điều hành một dự án REDD+ phù hợp với bất kỳ các tiêu chuẩn nào cho đến nay đã được công nhận.

Nguồn và tài liệu tham khảo

Liên minh vì Biến đổi khí hậu, cộng đồng và web‐site. http://www.climatestandards.org/projects/index.html

Dewan, Angela 2010.Quyền về REDD+ . Forests Blog, Center for International Forestry Research (CIFOR), November 4, 2010. http://ciforblog.wordpress.com/2010/11/04/getting-redd-right-2/

Kollmuss, Anja, Helge Zink, Clifford Polycarp. 2008. Thị trường carbon tự nguyện: So sánh tiêu chuẩn bù đắp carbon. Stockholm Environment Institute and Tricorona, WWF Germany. Can be found in http://assets.panda.org/downloads/vcm_report_final.pdf, accessed June 14, 2010

Merger, Eduard 2008. Forestry Carbon Standards 2008 - So sánh các tiêu chuẩn của Thị trường carbon tự nguyện với các dự án trồng rừng. Carbon Positive, p.6

BàI 2: MộT Dự ÁN REDD+: CÁC BƯỚC TIếN HàNH

Ma trận tập huấn 3, Bài 2. Một dự án REDD+: Các bước tiến hànhThời gian dự kiến: 1 đến 1.5 giờ

Mục tiêu:Vào cuối buổi, học viên có thể:• Giải thích các bước cần thiết để xây dựng và tiến hành một dự án REDD+.

Chủ đề và câu hỏi chính Phương pháp Vật liệu

Các bước cần thiết cần thực hiện nếu cộng đồng muốn tham gia vào một dự án REDD+ là gì?

Bước 1: xây dựng ý tưởng dự án

Bước 2: Thiết kế một dự án REDD+

Bước 3: Xác nhận và đăng ký dự án

Bước 4: Tiến hành dự án

Bước 5: Xác minh

Mỗi bước và chi tiết về bước được viết hoặc in trên 1 tấm giấy hoặc vải dầu lớn. Chia học viên thành 5 nhóm và phân công mỗi bước cho 1 nhóm. Mỗi nhóm nghiên cứu 1 bước và đưa ra 1 câu khẩu hiệu hoặc thông điệp liên quan tới bước đã được phân công. Sau đó tập huấn viên tạo điều kiện thảo luận về các bước, yêu cầu các nhóm liên quan đưa ra câu khẩu hiệu hoặc thông điệp trước và sau khi các bước được thảo luận?Kết thúc hoạt động bằng việc tổng hợp toàn bộ câu khẩu hiệu hoặc thông điệp của các học viên..

Các bước được viết hoặc in trên giấy hoặc vải dầu, băng keo, dây hoặc đinh bấm để treo các vật dụng lên.

Chúng tôi không có ý định cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết về việc làm thế nào để bắt đầu, lên kế hoạch và điều hành một dự án REDD+ vì như vậy là đòi hỏi quá nhiều đối với phần giới thiệu đơn giản này. Mục đích của chúng tôi chỉ để làm cho bạn nhận thức đầy đủ được tất cả những gì nó sẽ bao hàm nếu bạn thực sự quyết định tham gia vào một dự án REDD+ hoặc bắt đầu dự án REDD+ dựa vào cộng đồng của riêng bạn.

Nếu bạn quyết định làm như vậy, bạn có thể tham khảo các tài liệu hướng dẫn đã được xây dựng và cuốn cẩm nang tập huấn này. Chúng tôi cung cấp cho bạn các tài liệu tham khảo dưới đây và một số các ấn phẩm trong đĩa CD kèm theo cuốn cẩm nang tập huấn này.

Chúng ta có thể xác định năm bước trong một dự án REDD+:

1. Xây dựng ý tưởng dự án2. Thiết kế và viết văn bản dự án3. Xin xác nhận và đăng ký cho dự án theo một trong những tiêu chuẩn bù đắp.4. Thực hiện dự án.5. Xác minh thường xuyên theo quy định của các tiêu chuẩn.

96 PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 2A REDD+ PROJECT: THE STEPS TO TAKE

Bảng 4: Chu trình dự án REDD+

Bước 1: Xây dựng ý tưởng dự án

Bước đầu tiên chỉ đơn giản là để tìm hiểu những gì bạn muốn làm, ở đâu, với ai và có khả thi hay không. Điều này có thể mất nhiều thời gian và nỗ lực hơn bạn nghĩ bởi vì nó rất quan trọng và phải làm việc này một cách cẩn thận bằng cách đầu tư đủ thời gian cần thiết. Ước tính mất từ 6 tháng đến 2 năm.

Bạn cũng sẽ mất chi phí đáng kể cho việc đi lại, phí tư vấn, xây dựng năng lực, các cuộc họp và hậu cần. Vì vậy, bạn có thể phải tiếp cận các nhà tài trợ hoặc tìm kiếm các nguồn kinh phí khác để trang trải các chi phí này. Và một việc quan trọng nữa là tham khảo ý kiến của các cơ quan chính phủ có liên quan ngay từ đầu để tránh những vấn đề phát sinh sau đó.

Để phát triển ý tưởng dự án, bạn sẽ phải làm từng bước sau:

1. đạt được sự đồng thuận của cộng đồng:

• Tổ chức các cuộc họp cộng đồng để thảo luận về các ý tưởng ban đầu và đạt được sự đồng thuận chung rồi tiến hành theo kế hoạch

2. Xác định mục tiêu và mục đích của bạn:

• Giảm phát thải khí nhà kính (carbon)?• Tăng lưu giữ carbon trong rừng của bạn?• Bảo tồn đa dạng sinh học?• Tăng thu nhập cho cộng đồng của bạn?• Bảo vệ quyền đất đai, rừng và tài nguyên của bạn?• Và còn gì nữa?

3. Xác định những nội dung mà dự án nên bao gồm (phạm vi dự án của bạn):

• Nếu bạn muốn giảm lượng khí thải carbon: thông qua việc giảm nạn phá rừng, hoặc làm giảm suy thoái rừng, hoặc cả hai?◊ Nếu bạn muốn để tăng lượng khí các-bon được lưu giữ lại trong rừng của bạn: chỉ

cần thông qua bảo vệ rừng, hoặc thông qua tái trồng rừng, hỗ trợ trồng rừng tự nhiên (ANR), làm giàu tài nguyên rừng hoặc các kỹ thuật quản lý rừng khác?

97PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 2A REDD+ PROJECT: THE STEPS TO TAKE

4. Xác định khu vực dự án:

• Ranh giới của các khu vực dự án REDD+ là gì?• Đất? Ai sở hữu: đất tư nhân, đất công hoặc của cộng đồng?• Một dự án REDD+ có được phép thực hiện trên đất đó hay không?

5. Xác định các đối tác tiềm năng:

• Ai sẽ tham gia: các cộng đồng, chủ đất tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương và các cơ quan chính phủ chuyên ngành, vv?

6. Tư vấn và tìm tư vấn:

• Có các cuộc họp tham khảo ý kiến với các tư nhân, tổ chức hoặc cơ quan có khả năng tham gia như là một đối tác hoặc sẽ bị ảnh hưởng của dự án theo cách nào đó (chủ sở hữu đất khác, các công ty, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương, các cơ quan chính phủ, vv)

7. Kiểm tra về tư cách pháp lý:

• Ai sở hữu đất? Quyền sở hữu đất được công nhận chưa? (tức là có pháp lí công nhận)?• Quyền sở hữu theo phong tục tập quán là gì và quyền sử dụng đối với đất và rừng như thế

nào?• Ai có quyền đối với carbon? Có điều luật nào trong luật pháp quốc gia hiện có về điều này?• Dự án có thực sự được phép thực hiện trên đất của bạn? Có luật nào bảo đảm không?• Chính sách quốc gia về REDD+ và các quy tắc và các quy định mà bạn phải tuân theo?

8. Chuẩn bị thông tin cơ bản:

• Thông tin về đất đai, thực vật, đa dạng sinh học, vv• Thông tin kinh tế xã hội: những người liên quan hoặc bị ảnh hưởng, tình hình kinh tế của

họ, làm thế nào họ có liên quan với nhau về kinh tế, xã hội, chính trị, vv• Các tác nhân của nạn phá rừng hoặc suy thoái rừng là ai? Phân biệt giữa các tác nhân tức

thì (người khai thác gỗ bất hợp pháp, người ngoài lấn chiếm, thu hoạch không bền vững hoặc các phương pháp sử dụng đất được áp dụng trong cộng đồng, vv) và nguyên nhân của chúng (lợi ích kinh doanh của thương lái gỗ ở các thị trấn, tham nhũng trong lâm nghiệp và các quan chức chính phủ, nhu cầu đối với sản phẩm rừng nhất định, nghèo đói, thiếu tiếp cận với kiến thức và công nghệ, vv)

Thực hiện một đánh giá khả thi sơ bộ

Sau khi bạn đã xác định những gì bạn muốn làm và thu thập thông tin cần thiết, bạn cần tự hỏi mình: dự án thực sự khả thi chưa?

Thiết kế và điều hành một dự án carbon không phải dễ dàng và có nhiều thách thức bạn sẽ phải đối mặt.

Trước hết, bạn sẽ phải biết liệu dự án có khả thi về mặt tài chính: liệu dự án sẽ tạo ra thu nhập đủ để trang trải tất cả chi phí của bạn, bao gồm cả chi phí cơ hội chúng ta đã nói và để tạo ra đủ lợi nhuận vượt trên các chi phí liên quan để làm cho dự án hấp dẫn.

Bạn sẽ phải quyết định làm theo một tiêu chuẩn nào đó và xin đăng ký. Hiện nay, chỉ có tiêu chuẩn tự nguyện được áp dụng cho REDD +, nhưng Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu sẽ sớm đưa ra một “tiêu chuẩn” chính thức một khi quyết định tài trợ REDD+ được thực hiện. Bạn sẽ phải tìm nguồn tài trợ cho dự án REDD+ từ các quỹ công hay tư nhân, hoặc tìm người

98 PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 2A REDD+ PROJECT: THE STEPS TO TAKE

mua tín dụng cácbon. Cuối cùng, bạn cần phải quyết định làm thế nào để sử dụng và chia sẻ lợi ích trong cộng đồng của bạn…

Bạn sẽ phải có được những kiến thức về các yêu cầu kỹ thuật: đo lường và giám sát carbon, báo cáo, kế toán và quản lý dự án tổng thể.

Có thể khuyến khích một người hoặc một tổ chức độc lập để giúp bạn đánh giá khả thi đầu tiên. Người này nên có kiến thức kỹ thuật cần thiết và biết cách làm thế nào để bán carbon.

Người ta cho rằng các dự án carbon thường phải đối mặt với ba nguy cơ:

1. Nguy cơ đánh giá quá cao qui mô của dự án, tức là số lượng của các khoản tín dụng carbon được sản xuất

2. Nguy cơ đánh giá quá cao thu nhập từ bán tín dụng carbon: không chỉ vì đánh giá quá cao số lượng carbon được dự kiến sẽ được sản xuất, mà còn do ước tính giá carbon quá cao.

3. Nguy cơ không xác định các hoạt động của dự án một cách rõ ràng và đủ. Nếu các hoạt động cần thiết để giải quyết động cơ của suy thoái rừng hay phá rừng không xác định rõ ràng, ở giai đoạn sau, dự án có thể phải đối mặt với những tình huống không dễ dàng như dự tính, các chiến lược được lựa chọn là sai lầm, số tiền được phân bổ cho các hoạt động không đủ… Trong thời gian ngắn bạn có thể nhận ra rằng nó không vận hành theo cách bạn nghĩ và bạn cần phải tìm giải pháp khác, có thể khó khăn hơn khi mọi thứ đã vận hành và bạn phải chịu áp lực để “tạo ra” các tín dụng cácbon cần thiết để thực hiện theo thoả thuận với người mua.

Thiết kế một dự án REDD+ mất nhiều thời gian và có thể khá tốn kém. Nó cũng có thể tạo ra nhiều kỳ vọng cho tất cả các bên tham gia, các cộng đồng, các quan chức chính phủ, nhà tài trợ hoặc các nhà đầu tư. Vì vậy, việc xem xét cẩn thận các giả định, kỳ vọng và thách thức là rất quan trọng. Những người có kinh nghiệm trong việc thiết kế các dự án REDD+ có thể rất hữu ích cho bạn trong việc đánh giá liệu một dự án được thiết kế có thực sự khả thi hay không.

Đối với các dự án dựa vào cộng đồng, việc đánh giá tính khả thi cần phải có sự tham vấn và nghiên cứu cùng với cộng đồng để xây dựng các hiểu biết thông thường về quyền sở hữu và chấn chỉnh những kỳ vọng không thực tế. Trong bất kỳ trường hợp nào, bạn được khuyên nên giữ lập trường trong các tính toán và dự đoán của bạn.

Kết quả của việc xây dựng một ý tưởng dự án phải được viết thành văn bản và được gọi ý tưởng dự án.

Thời gian dự án, bền vững và rủi ro

Cũng như những dự án carbon rừng khác,dự án REDD+ là dự án dài hạn. Chúng thường kéo dài 30 năm. Đây là một thời gian khá dài và việc ghi nhớ điều này rất quan trọng đối với cả người bán và người mua carbon, vì các thỏa thuận dài hạn như vậy thường chứa nhiều rủi ro. Các công ty đồng ý mua các khoản tín dụng carbon có thể bị phá sản và dừng thanh toán. Nếu một mức giá carbon cố định đã được thống nhất cho toàn thời gian, bạn có thể nhận ra mình thiệt nếu giá carbon trên thị trường toàn cầu tăng lên.

Bạn cũng phải nhận thức được rằng bạn không dễ dàng phá vỡ hợp đồng và ngừng thực hiện hợp đồng khi bạn tìm thấy các hình thức sử dụng đất và rừng khác thuận lợi hơn. Các thỏa thuận với người mua carbon có thể bao gồm điều khoản yêu cầu hoàn trả trong trường hợp vi phạm hợp đồng. Người mua carbon cũng muốn chắc chắn rằng carbon được lưu giữ và cô lập trong suốt 30 năm của hợp đồng sẽ vẫn được giữ nguyên sau đó, tức là thành tựu đạt được là vĩnh viễn. Tất nhiên cũng có các rủi ro đáng kể cho người mua carbon, ví dụ người bán dừng giữa thời gian hợp đồng hoặc không lâu dài và việc chặt phá rừng có thể bắt đầu ngay sau giai đoạn dự án. Vì lý do này, ví dụ VCS yêu cầu trong hợp đồng phải đặt một tỷ lệ phần trăm nhất định của các khoản tín dụng cacbon vào một quỹ khác và phần này sẽ được sử dụng để bồi thường khi người bán không thực hiện đầy đủ những gì đã được thỏa thuận.

99PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 2A REDD+ PROJECT: THE STEPS TO TAKE

Bước 2: Thiết kế một Dự án REDD+

Một khi bạn đã hoàn thành ý tưởng dự án và có văn bản ý tưởng dự án, bạn có thể tiến hành xây dựng dự án thực tế. Bạn cần phải có một văn bản dự án chi tiết để bảo đảm rằng nó đã được thẩm định (bằng cách sử dụng một trong các tiêu chuẩn được công nhận) và kêu gọi kinh phí cần thiết. Nhiều khả năng bạn sẽ cần kinh phí cho giai đoạn đầu tiên của dự án REDD+ dựa vào cộng đồng.

Thiết kế một dự án và viết văn bản dự án có thể cần có sự giúp đỡ từ các chuyên gia khác nhau, như về đo lường carbon, phân định ranh giới và lập bản đồ, phân tích GIS và viễn thám, tất cả các vấn đề về pháp lý, quy hoạch và quản lý tài chính.

Thiết kế một dự án đương nhiên sẽ được thực hiện trên ý tưởng dự án và bản ý tưởng dự án mà bạn đã xây dựng nên, nhưng nó vẫn sẽ cần nhiều công việc bổ sung để hoàn thành tài liệu dự án nhằm đáp ứng các yêu cầu của bên xác nhận và các nhà tài trợ mà bạn có thể muốn tiếp cận.

Thiết kế một dự án REDD+ bao gồm các bước sau:

1. Xác định các tiêu chuẩn sẽ được sử dụng: Nếu bạn có ý định tiếp cận thị trường carbon tự nguyện (hoặc trong tương lai: thị trường bắt buộc), bạn cần phải quyết định tiêu chuẩn bạn sẽ sử dụng bởi vì nó sẽ quyết định tất cả những gì bạn cần để trang trải khi thiết kế dự án và những gì cuối cùng sẽ phải được bao gồm trong tài liệu dự án. Ví dụ, nếu bạn chỉ làm theo VCS, bạn sẽ không phải bao gồm bất kỳ lợi ích bổ sung nào. Nhưng bạn sẽ phải bao gồm các lợi ích đa dạng sinh học và cộng đồng nếu bạn thêm CCBs vào.

2. Sự nhất trí và tham vấn ý kiến của các cộng đồng và những người khác, những người sẽ tham gia: Trước hết và quan trọng nhất là tất cả mọi người tham gia hoặc bị ảnh hưởng bởi dự án biết về dự án và đồng ý với nó. Đối với một dự án REDD+ dựa vào cộng đồng, với người dân bản địa, điều này có nghĩa là FPIC phải được thực hiện đối với tất cả các cộng đồng bản địa tham gia. Một hợp phần riêng biệt về cách tổ chức một quá trình FPIC thích hợp đang được xây dựng và sẽ sớm được thực hiện. Trong tài liệu dự án, bạn sẽ phải mô tả quá trình FPIC cũng như tham khảo ý kiến khác và các kết quả.

3. Các vấn đề pháp lý: Làm rõ các quyền đối với đất đai và carbon, đảm bảo các quyền cộng đồng và thực hiện các thỏa thuận: Đây là một khía cạnh quan trọng đối với cộng đồng bản địa. Không thể có bất kỳ dự án REDD+ trên lãnh thổ của người dân bản địa và với sự tham gia của các cộng đồng bản địa mà không có một sự công nhận rõ ràng về quyền của họ đối với những vùng đất, rừng và tài nguyên. Tình trạng quyền về đất đai cần được đánh giá rõ ràng và các bước cần thiết cần phải được bắt đầu để bảo đảm quyền sử dụng đất của cộng đồng. Cũng cần phải làm rõ tất cả các vấn đề pháp lý liên quan khác. Đó là quyền về đất đai và các quyền sở hữu khác của cộng đồng, cá nhân, công ty và tổ chức liên quan. Trên hết, nó đã được thiết lập rõ ràng, theo luật pháp quốc gia, ai thực sự sở hữu carbon. Nếu không có điều này sẽ không thể thực hiện bất kỳ thỏa thuận carbon nào. Cuối cùng, thỏa thuận sẽ được ký kết giữa các đối tác, với các chủ đất, với các cơ quan chính phủ, người mua carbon, người xác minh… Nó sẽ bao gồm thỏa thuận về chia sẻ lợi ích. Các thỏa thuận về giảm carbon giữa một “người bán carbon” và một “người mua carbon” thường được gọi là Hiệp định mua giảm phát thải (ERPA).

4. Vai trò và trách nhiệm: vai trò và trách nhiệm của tất cả mọi người tham gia sẽ phải được xác định rõ ràng. Điều này bao gồm các lợi ích tài chính và các lợi ích khác mà các bên khác nhau sẽ nhận được

5. Nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực: để bảo đảm sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các cộng đồng, có thể cần phải thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực khác nhau. Một đánh giá nhu cầu đào tạo toàn diện sẽ được tiến hành cho mục đích này.

6. Các hoạt động được thực hiện: Câu hỏi cơ bản của phần này là: làm thế nào bạn bảo vệ được rừng của bạn ngay hiện tại và cả trong tương lai? Để trả lời câu hỏi này, bạn cần phải xác định các mối đe dọa, cái gọi là tác nhân của nạn phá rừng hoặc suy thoái rừng. Bạn

100 PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 2A REDD+ PROJECT: THE STEPS TO TAKE

cần phải xác định nguyên nhân của nạn phá rừng và suy thoái rừng và xác định bạn sẽ làm gì để giải quyết chúng. Điều này cũng có nghĩa là phải xác định các hoạt động mà bạn sẽ thực hiện để lưu giữ lượng khí thải carbon (do phá rừng) và các hoạt động – nếu có – mà bạn đang có kế hoạch thực hiện để tăng cường hấp thụ carbon. Trong số đó, các hoạt động có thể bao gồm phân giới, cắm mốc ranh giới rừng, giám sát, tuần tra, phòng cháy, hỗ trợ tái trồng rừng tự nhiên, trồng bổ sung và hoạt động sinh kế thay thế.

7. Tài chính của dự án: Một đánh giá toàn diện về tất cả các vấn đề tài chính của dự án là việc làm quan trọng. Chi phí ban đầu là gì, đó là kinh phí cần thiết để có thể bắt đầu dự án. Chi phí và thu nhập dự kiến – dòng chảy tài chính – trong giai đoạn dự án là gì? Những thỏa thuận gì phải được ký kết?

8. Phương pháp giám sát Carbon: Làm thế nào để bạn tính toán cái gọi là “lợi ích carbon”, tăng dung tích khí thải carbon được lưu giữ và hấp thụ. Bạn sẽ đo lường như thế nào và mức độ thường xuyên ra sao? Để có thể nhận được bồi thường cho “lợi ích carbon”, mỗi dự án phải sử dụng một phương pháp đánh giá trữ lượng carbon và giám sátcarbon đã được công nhận, tức là phải tính toán mức giảm phát thải carbon dự kiến và/ hoặc tăng hấp thụ các-bon dự kiến trong cả giai đoạn dự án. Có nhiều phương pháp khác nhau và liên tục được cải thiện. Phương pháp phải phù hợp với tiêu chuẩn được lựa chọn cho một dự án REDD+. Ví dụ VCS có phương pháp dự báo riêng mà hiện đang được hoàn thiện hơn nữa. Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã đưa ra một phương pháp thường được sử dụng và được mô tả chi tiết trong “Hướng dẫn thực hành hiệu quả sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp”. Phương pháp bao gồm hướng dẫn thành lập một cơ sở dữ liệu (thông tin cơ bản về hàm lượng carbon và mức độ phát thải khí nhà kính trước và khi không có dự án), đo lường và giám sát những thay đổi trữ lượng carbon (và có thể các GHG khác), đánh giá rò rỉ và khí thải carbon/khí nhà kính do dự án tạo nên. Nếu bao gồm các lợi ích khác thì các phương pháp được lựa chọn cũng sẽ phải tính đến các tác động và những lợi ích cho đa dạng sinh học và cho các cộng đồng bản địa khác.

Văn bản dự án

Nội dung của một văn kiện dự án tất nhiên phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng trong một dự án. Nó sẽ phải chỉ ra dự án đã được thiết kế theo yêu cầu của tiêu chuẩn lựa chọn nào.

Nói chung, một văn kiện dự án bao gồm các mô tả chi tiết sau đây:

• Ý tưởng dự án và thời gian

• Cơ sở dữ liệu và tính toán lượng giảm khí thải/tăng khí được hấp thụ dự kiến trong dự án

• Các phương pháp áp dụng trong tính toán và giám sát cơ bản

• Các hoạt động quy hoạch giảm lượng khí thải /tăng lượng bị hấp thụ

• Các vấn đề pháp lý

• Ai sẽ tham gia và làm thế nào và đặc biệt là tham vấn sẽ diễn ra như thế nào

• Tác động xã hội và môi trường

• Ai sẽ được hưởng lợi và hưởng như thế nào

• Đồng lợi ích xã hội và đa dạng sinh học

101PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 2A REDD+ PROJECT: THE STEPS TO TAKE

102 PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 2A REDD+ PROJECT: THE STEPS TO TAKE

Các yếu tố then chốt của dự án Carbon/Các phương pháp REDD+

Ranh giới Dự án

Ranh giới vùng đất, rừng của dự án REDD+ phải được phân định rõ ràng để tạo điều kiện cho việc giám sát và thẩm định dự án. Ngoài các khu vực dự án thực tế, hầu hết các phương pháp REDD đòi hỏi phải phân định các khu vực được gọi là vùng đối chiếu cơ bản và một vành đai rò rỉ. Khu vực đối chiếu cơ bản là khu vực mà trong đó không có hoạt động dự án diễn ra và có thể được sử dụng để so sánh, tức là có thể đánh giá tác động thực tế của dự án dự trữ carbon. Các vành đai rò rỉ là một khu vực bên ngoài ranh giới dự án mà cần phải được theo dõi để thiết lập mức độ rò rỉ xảy ra và làm thế nào có thể được ngăn chặn điều này.

Ngày nay, phân định ranh giới địa lý thường được thực hiện với sự trợ giúp của viễn thám và/hoặc công nghệ GPS.

điều kiện về đất

Tùy thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng, đất đai bao gồm trong dự án phải đáp ứng những tiêu chí nhất định. Ví dụ, tại nơi có rừng tái sinh hoặc rừng trồng, người ta phải chứng minh rằng khu vực dự án đã bị phá rừng/suy thoái tại một thời gian nhất định trước khi dự án bắt đầu để ngăn chặn cái gọi là “ưu đãi sai lầm”, tức là chủ đất phá một khu vực rừng và sau đó yêu cầu bồi thường các khoản tín dụng carbon để trồng rừng. Bằng chứng phải được cung cấp cho một khu đất cụ thể, tức là loại rừng đặc biệt (dày đặc, bị suy thoái, phá rừng, vv).

Bổ sung

Dự án phải chứng minh rằng các lợi ích carbon tạo ra (giảm lượng khí thải carbon, tăng hấp thụ carbon) thực sự xảy ra nhờ dự án và cho các mục đích của việc tạo ra lợi ích carbon. Nói cách khác, dự án đã cho thấy việc giảm lượng khí thải carbon, tăng hấp thụ sẽ không xảy ra nếu không có dự án. Một số tiêu chuẩn (như VCS) đã xây dựng công cụ có thể áp dụng để chứng minh tính bổ sung của dự án.

Cơ sở dữ liệu và kịch bản dự án

Để chứng minh tác động của một dự án về phát thải và hấp thụ carbon, người ta có thể làm một so sánh giữa 2 kịch bản: Có dự án và không có dự án.

“Kịch bản không có dự án” được gọi là kịch bản cơ bản. Điều này có nghĩa là kịch bản mô tả tình hình sẽ như thế nào đối với lượng khí thải carbon nếu có không có dự án. Cần cung cấp dữ liệu chi tiết và chứng cứ về trữ lượng và lượng khí thải carbon trong khu vực dự án trước khi dự án bắt đầu. Mô tả chi tiết các phương pháp khác nhau đã được sử dụng để thực hiện việc này.

Hơn nữa, phải có một dự đoán chi tiết về tác động dự kiến của dự án, tức là phải đưa ra thực tiễn sử dụng đất và tác nhân của nạn phá rừng và giải pháp dự án sử dụng để đối phó với các tác nhân này nhằm đạt được những thay đổi mong muốn về phát thải và hấp thụ carbon. Cũng sẽ có một đánh giá tác động về mặt xã hội và đa dạng sinh học của dự án . Dự án phải cung cấp bằng chứng đầy đủ về những vấn đề này.

103PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 2A REDD+ PROJECT: THE STEPS TO TAKE

Giảm phát thải và tăng hấp thụ cácbon

Do lợi ích tài chính của một dự án REDD+ phụ thuộc vào mức độ giảm phát thải carbon hoặc tăng hấp thụ carbon, dự án phải cung cấp dự kiến chi tiết về toàn bộ thời gian dự án. Cán bộ xác minh độc lập sẽ thường xuyên xem xét và thẩm định thực tế của việc giảm khí thải carbon và tăng hấp thụ. Vì vậy, dự báo cần phải đạt được độ đáng tin cậy nhất và được bảo đảm vì luôn có những khó khăn trong việc thu thập dữ liệu chính xác, cũng như khó khăn trong việc thực hiện một số hoạt động của dự án cũng như sự rò rỉ không thể tránh khỏi. Thêm vào đó, một số hoạt động dự án có thể gây ra phát thải khí carbon, ví dụ như việc sử dụng các phương tiện vận tải hoặc các máy khác chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, hoặc các hoạt động quản lý rừng khác thì tất cả các phát thải phải được tính toán và khấu trừ trong hạch toán carbon.

Rò rỉ

Rò rỉ xảy ra khi một hoạt động mà dự án lựa chọn dừng lại, chẳng hạn như khai thác gỗ hoặc chặt phá rừng trái phép xảy ra ở một nơi khác sau khi dự án REDD+ bắt đầu. Một số hoạt động ít có khả năng “rò rỉ” nếu cộng đồng quyết định ngừng bán gỗ bởi vì dự án bắt đầu thực thi và được kiểm soát. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, ngăn chặn rò rỉ khó khăn hơn, như người ngòai cộng đồng đến khai thác gỗ hoặc chuyển đổi đất do dân di cư và việc thực thi pháp luật cần được thực hiện ở mức độ cao hơn, như vậy thì chính quyền phải vào cuộc. Do đó, việc phân tích kỹ lưỡng về rò rỉ, lý do phía sau chúng và làm thế nào để giải quyết và do ai là một phần quan trọng của bất kỳ phương pháp REDD+ nào. Rò rỉ bất kì không thể tránh khỏi sẽ được khấu trừ từ lợi ích carbon của dự án. Các khu vực được theo dõi (vành đai rò rỉ) cần được xác định rõ ràng.

Giám sát tác động xã hội và sinh thái

Nếu một dự án sử dụng một tiêu chuẩn dự án (như CCBs) bên cạnh các tiêu chuẩn carbon (như VCS), phương pháp giám sát cũng phải bao gồm giám sát tác động xã hội và môi trường của dự án. Có nhiều công cụ có sẵn để đánh giá tác động xã hội dựa vào cộng đồng của các dự án hoặc giám sát đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng.

Bước 3: Thẩm định và đăng ký dự án

Khi thiết kế dự án đã được hoàn thành, dự án phải được một thẩm định viên độc lập xác minh. Người này được gọi là”bên xác minh thứ ba “ bởi vì đó là người không tham gia vào dự án.

Việc xác minh của bên thứ ba sẽ kiểm tra xem:

• Dự án có sử dụng một phương pháp thích hợp hay không và phương pháp đã được áp dụng có chính xác hay không.

• Các tiến trình thích hợp có được tuân thủ hay không trong đó bao gồm cả việc tham vấn ý kiến các bên liên quan và liệu tất cả đã được thực hiện theo quy định của pháp luật hay không.

• Giảm phát thải hoặc tăng hấp thụ dự kiến đã được tính toán một cách chính xác. Điều này bao gồm đánh giá của các dữ liệu cơ bản

Nếu thẩm định viên kết luận rằng dự án phù hợp với tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn cụ thể đã

104 PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 2A REDD+ PROJECT: THE STEPS TO TAKE

được lụa chọn (ví dụ VCS hoặc CCBs), dự án sẽ được phê duyệt và có thể được đăng ký theo tiêu chuẩn đó.

Bước 4: Thực hiện dự án

Khi dự án đã được thẩm định và đăng ký, có thể bắt đầu dự án. Tất cả các hoạt động đã được quy hoạch trong giai đoạn thiết kế dự án được đưa vào thực hiện. Các hoạt động này bao gồm:

• Ký tất cả các hợp đồng và thỏa thuận: hợp đồng mua bán với người mua tín dụng carbon, thỏa thuận chia sẻ lợi ích, thỏa thuận với các cơ quan chính phủ, thỏa thuận với chủ sở hữu đất nơi cần thiết.

• Thực hiện chương trình nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực.• Thực hiện các hoạt động REDD+: phân giới cắm mốc ranh giới rừng, giám sát, tuần tra,

phòng cháy, hỗ trợ tái trồng rừng tự nhiên, làm giàu rừng, hoạt động sinh kế thay thế.• Giám sát các tác động của dự án: Giám sát tỷ lệ phá rừng đang diễn ra tại khu vực dự án,

cũng như sự rò rỉ, thực hiện các hoạt động nhằm giảm rò rỉ, giám sát các tác động xã hội và sinh thái

• Giám sát đồng lợi ích: đa dạng sinh học bảo vệ tốt hơn mong đợi? Tăng hay vẫn còn tiếp tục giảm? Cộng đồng có nhận được những lợi ích mà họ được hứa hẹn? Chia sẻ lợi ích được thực hiện theo thỏa thuận? Dự án có được điều hành tốt? Có bất kỳ sự lạm dụng nào không? Cần thiết phải thay đổi?

Một điều quan trọng cần phải thực hiện đó là để cộng đồng nhận được lợi ích từ các dự án REDD+ ngay sau khi bắt đầu dự án để đảm bảo tất cả mọi người duy trì cam kết đối với dự án. Nếu người dân đã đồng ý thay đổi hoặc thậm chí từ bỏ các phương pháp sử dụng đất nào đó nhằm mang lại lợi ích cho bảo tồn rừng, sự gia tăng hấp thụ carbon trong các khu rừng cộng đồng, thì các hoạt động sinh kế thay thế phải được bắt đầu rất sớm vì đó là sự bù đắp cho những thu nhập bị mất. Chúng nên được bắt đầu cùng một lúc hoặc ngay cả trước khi thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng mới. Điều này cũng có nghĩa là vào lúc bắt đầu dự án phải thực hiện ngay các hoạt động đào tạo hoặc xây dựng năng lực để giới thiệu các hoạt động sinh kế thay thế, các phương pháp quản lí và bảo vệ rừng mới.

Bước 5: Xác minh

Bước xác minh được một bên thứ 3 thực hiện, gọi là “thẩm định viên” hoặc “kiểm toán viên”. Mục đích của bước này là có được sự xác nhận của chuyên gia độc lập cho phép dự án được tiến hành theo tiêu chuẩn đã lựa chọn. Điều này nghĩa là, người thẩm định sẽ kiểm tra:

• Dự án có được tiến hành theo thiết kế và phương pháp được chấp thuận hay không? • Việc giám sát carbon đã được thực hiện đúng và có theo kế hoạch hay không?• Khối lượng carbon phát thải đã giảm hoặc lượng carbon được hấp thụ tăng (loại bỏ carbon)

được tính toán đúng.• Các tác động tiêu cực đã được xác định đúng và giải quyết hợp lý.• Đồng lợi ích cho cộng đồng và môi trường đã được thực hiện như mong đợi

Việc xác minh lần thứ nhất được tiến hành sau khi toàn bộ hoạt động của dự án đã bắt đầu và sau đó được lặp lại theo chu kỳ thường xuyên trong suốt thời gian thực hiện dự án. Sau khi đánh giá dự án theo tiêu chuẩn đã lựa chọn người xác minh sẽ phát hành một chứng chỉ cho số lượng carbon được giảm thải và hấp thụ và chứng chỉ carbon này có thể đem bán.

Nhận xét và kết luận

Bây giờ thì bạn nhận ra rằng, cũng như tất cả các dự án khác, việc dự án REDD+ dự định tạo ra “Lợi ích carbon” và sẽ bán tín dụng carbon hoặc nhận được bồi thường từ một quỹ là rất phức tạp vì vậy cần nhiều kiến thức và kỹ năng để có thể thực hiện thành công. Cộng đồng cần nhận thức tất cả những gì cần thiết để có thể nắm bắt nhanh các vấn đề vì chúng rất dễ vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, chúng tôi mới chỉ đưa ra một tổng quan ngắn gọn về cách thức hoạt động của một dự án REDD+ thông thường. Còn nhiều điều bạn cần biết nếu bạn nghiêm túc xem xét việc tham gia hoặc bắt đầu một dự án REDD+.

Các cuốn sách, hướng dẫn và cẩm nang được liệt kê dưới đây có thể giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề về REDD và chúng cũng đã được dùng để tham khảo trong khi viết một số mục của cuốn cẩm nang này. Tuy nhiên bạn nên biết rằng một vài tài liệu này được viết chủ yếu là cho những người có ý định điều hành các dự án REDD+ thông thường nên không bao gồm các nội dung như đồng lợi ích hoặc không nhấn mạnh vào sự kiểm soát và làm chủ của cộng đồng người bản địa

ANSAB, FECOFUN, ICIMOD 2010. Đo lường hàm lượng carbon rừng: Hướng dẫn đo lường trữ lượng carbon trong rừng được quản lý dựa vào cộng đồng. Kathmandu, Nepal. ISBN: 978/9937/2/2612/7. Tham khảo online tại:

http://www.ansab.org/wp-content/uploads/2010/08/Carbon-Measurement-Guideline-REDD-final.pdf

GOFC-GOLD 2009. Tài liệu về các phương pháp và thủ tục giám sát và báo cáo phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính có nguồn gốc từ con người do suy thoái rừng, được và mất của trữ lượng carbon trong rừng, rừng còn lại và trồng cây gây rừng. Báo cáo GOFC-GOLD phiên bản

COP15-1. Văn phòng dự án GOFC-GOLD, tài nguyên thiên nhiên Cana-da, Alberta, Canada. Tham khảo online tại:

http://unfccc.int/files/methods_science/redd/methodologies/other/applica-tion/pdf/sourcebook_version_nov_2009_cop15-1.pdf

Olander, Jacob và Johannes Ebeling 2010: Thiết kế dự án carbon rừng: Hướng dẫn các bước. Phiên bản 1.0, tháng 11 năm 2010. Xu hướng rừng, nhóm katoomba, Quyết định sinh thái. Tham khảo online tại: www.forest-trends.org/documents/file/doc_2555.pdf

Ngân hàng thế giới 2011: Ước tính chi phí cơ hội của REDD+: tài liệu tập huấn. Washington: Ngân hàng thế giới. PDF có sẵn tại:

http://www.asb.cgiar.org/PDFwebdocs/OppCostsREDD_Manual_v1.3.pdf

Verplanke, J.J và E. Zahabu, Eds.2009: Hướng dẫn chuyên môn cho đánh giá và giám sát giảm suy thoái rừng và hấp thụ carbon dựa vào cộng đồng địa phương, 93. Xem online: www.communitycarbonforestry.org

Hai cuốn sách hướng dẫn chi tiết và mang tính kỹ thuật dưới đây được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) xuất bản và thường được sử dụng như là tài liệu tham khảo cho tiêu chuẩn carbon:

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) 2003: Hướng dẫn thực hành sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp. Chương trình quốc gia về đánh giá khí thải gây hiệu ứng nhà kính IPCC. Biên tập bởi Jim

105PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 2A REDD+ PROJECT: THE STEPS TO TAKE

Penman, Michael Gytarsky, Taka Hiraishi, Thelma Krug, Dina Kruger,

Riitta Pipatti, Leandro Buendia, Kyoko Miwa, Todd Ngara, Kiyoto Ta-nabe và Fabian Wagner. Xuất bản cho IPCC bởi Viện chiến lược môi trường toàn cầu (IGES), Hayama, Kanagawa, Nhật Bản

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí (IPCC) 2003, hướng dẫn đánh giá khí nhà kính quốc gia IPCC 2006, tập 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp và các hình thức sử dụng đất do chương trình quốc gia về đánh giá khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Eggleston H.S., Buendia L., Miwa K., Ngara T. and Tanabe K. (eds). Xuất bản: IGES, Nhật Bản

Hơn nữa, như đã nêu ở trên,việc bán tín dụng carbon không đơn giản và để có thể mang chúng ra thị trường cần có sự tham gia của các chuyên gia và cơ quan bên ngoài vào nhiều công đoạn và tốn nhiều chi phí. Điều này đúng cho tín dụng carbon được bán trên thị trường bắt buộc (giống như qui định của Cơ chế phát triển sạch của UNFCCC), tín dụng carbon REDD và các loại tín dụng carbon rừng khác hiện đang được bán tại thị trường tự nguyện và nó vẫn duy trì như vậy do tín dụng carbon có thể được bán trên thị trường bắt buộc hoặc các thị trường khác trong tương lai. Bảng dưới dây cung cấp một cái nhìn tổng quan về chi phí để đưa tín dụng carbon ra thị trường trong các dự án CDM và nó cũng sẽ cung cấp cho bạn ít nhất một ý tưởng về dự án REDD+. Dự án REDD+ dựa vào cộng đồng, nếu tiến hành độc lập, có thể là một dự án nhỏ, nhưng chi phí khá lớn. Tuy nhiên những chi phí này sẽ được trang trải bằng việc bán tín dụng carbon và thu nhập từ việc bán tín dụng carbon có thể sẽ rất đáng kể. Điều quan trọng ở đây là không nên tập trung vào một mình carbon mà phải xem xét tới tất cả các lợi ích khác mà cộng đồng có thể có được từ rừng.

Bảng 7: Chi phí ước tính để đưa tín dụng carbon ra thị trường dưới Cơ chế phát triển sạch (tính bằng USD)

Hoạt động Dự án CDM quy mô lớn

Dự án CDM quy mô nhỏ

Tiêu chuẩn vàng tự nguyện

Chuẩn bị tài liệu thiết kế dự án 45,000 20,000 7,500

Tham vấn các bên và phê duyệt của quốc gia nơi thực hiện dự án

10,000 5,000 2,500

Xác nhận 30,000 12,500 5,000

Phí đăng ký 30,000 5,000 NA

Đàm phán và ký kết giao dịch 20,000 10,000 5,000

Giám sát dự án (theo chu kỳ) varies varies varies

Xác minh ban đầu 15,000 7,500 2,500

Xác minh theo chu kỳ (chi phí cho mỗi lần xác minh) 10,000 5,000 2,500

Tổng ước tính >160,000 >65,000 >25,000

Ghi chú: Chi phí thực tế sẽ thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố*Minh họa này dành cho dự án quy mô nhỏ hơn 5000 tCO2/năm. Chi phí cho dự án quy mô lớn có thể nhiều hơn rất nhiềuNguồn:

Website quốc tế về thị trường xanh: www.green-markets.org/voluntary.htm

Trong tất cả các điều này, có hai điều quan trọng để xem xét: Thứ nhất, khi xem xét REDD + không chỉ quan trọng là có thu nhập từ việc bán các-bon mà cộng đồng sẽ được hưởng tất cả các lợi ích từ quản lý, bảo vệ rừng. Thứ hai, các cộng đồng bản địa phải cố gắng và suy nghĩ lựa chọn thay thế cho các dự án REDD + thông thường. Tổ chức người dân tộc thiểu số tham gia trong

106 PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 2A REDD+ PROJECT: THE STEPS TO TAKE

REDD + ở cấp quốc tế đặc biệt cảnh giác về các giải pháp thị trường carbon và kinh phí của REDD +, ít nhất là khi thực hiện trong lãnh thổ của người dân bản địa, thông qua các quỹ công. Điều này sẽ cho phép linh hoạt hơn trong thiết kế các dự án REDD + và có thể tạo ra các không gian cần thiết cho các thiết kế dự án xã hội và văn hóa thích hợp hơn cho các cộng đồng bản địa và cho phép các cộng đồng bản địa kiểm soát ở tầm lớn hơn .

Đề xuất cho Quỹ + REDD của AMAN cho người dân tộc thiểu số

Aman, liên minh các dân tộc bản địa quốc gia ở Indonesia, đã đi đến kết luận rằng bây giờ và ít nhất là trong tương lai gần nó sẽ có khó khăn cho các cộng đồng bản địa tham gia vào thị trường carbon. Có rất nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến các giải pháp thị trường cho REDD + chưa được giải quyết như thiếu năng lực, tác động kinh tế và chính trị toàn cầu. Hiện nay Aman xem xét các giải pháp thị trường carbon một mối đe dọa hơn là cơ hội cho các cộng đồng bản địa..

Vì vậy, Aman cho rằng đóng góp của người dân bản địa để REDD + nên được tách ra từ cơ chế thị trường. Thay vào đó, cần có một cơ chế tài trợ hoặc quỹ ủy thác độc quyền cho người dân bản địa. Quỹ phải công nhận sự đóng góp của cộng đồng bản địa để REDD thông qua quản lý rừng của họ để tiến hành bảo tồn dựa trên kiến thức truyền thống của họ. Cộng đồng bản địa vẫn sẽ đo lường và giám sát carbon trong các khu rừng của mình, nhưng không kết nối với giao dịch carbon, tức là không phải để bán các tín dụng carbon trên thị trường carbon. Aman cho rằng việc giảm phát thải khí carbon trong các khu rừng cộng đồng bản địa sẽ bao gồm trong hệ thống kế toán carbon quốc gia của Nhà nước. Nó sẽ giúp Nhà nước để đáp ứng các nghĩa vụ của nó như là một phần của REDD + các hiệp định hoặc các mục tiêu phát thải carbon giảm của UNFCCC. Các “thanh toán” cho cộng đồng sẽ là một hình thức thanh toán cho các dịch vụ môi trường (PES)..

Ghi chép của tập huấn viên

107PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 2A REDD+ PROJECT: THE STEPS TO TAKE

Ghi chép của tập huấn viên

108 PART II ▶ MODULE 3 ▶ SESSION 2A REDD+ PROJECT: THE STEPS TO TAKE

109PART III

PHẦN III.

THỰC TIỄN REDD+ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG MỘT VÀI KỸ NĂNG HỮU ÍCH

PHẦN 3. THựC TIỄN REDD+ DựA VàO CộNG đồNG: MộT VàI KỸ NăNG HỮU íCHCho tới nay, cuốn cẩm nang tập huấn này đã cung cấp một cái nhìn tổng thể và những đặc điểm cơ bản của các dự án REDD+ giúp cho sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của cộng đồng bản địa và có thể được gọi là REDD+ dựa vào cộng đồng. Về cơ bản chúng tôi cũng đã cung cấp cách thức các dự án REDD+ thông thường vận hành như thế nào. Như bạn sẽ ghi nhớ, yêu cầu then chốt cho mọi dự án REDD là đo lường và giám sát carbon. Chúng tôi tin rằng để biết dự án REDD+ vận hành như thế nào và để xem xét và lựa chọn cho cộng đồng bản địa có tham gia hay không thì điều quan trọng là phải có ít nhất một ý tưởng đó là giám sát carbon. Do đó, chúng tôi quyết định có thêm một hợp phần tập huấn cơ bản và ngắn gọn về kỹ năng cụ thể và cần thiết khi tiến hành REDD+.

Đương nhiên việc quản lí rừng không chỉ liên quan tới carbon. Nhưng tòan bộ những vấn đề về carbon và biến đổi khí hậu là khá mới mẻ và trước đó việc quản lý rừng đã và tất nhiên đang tiếp tục theo đuổi những mục tiêu khác nữa.

Cũng có một vài kỹ thuật quản lý rừng cụ thể có thể hữu dụng cho việc tăng lượng carbon hấp thụ và tăng lợi ích cho người dân. Trong phần 2 của chương này, chúng tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn hai kỹ thuật quản lý rừng đã được người Ikalahan, nhóm dân tộc bản địa sống ở các vùng núi phía bắc Philipin áp dụng rất thành công.

110 PART III

HợP PHẦN 4 HIỂU Về CARBON đO LƯờNG Và GIÁM SÁT

CARBON TạI CộNG đồNGHợp phần này nhằm mục đích giúp bạn nắm bắt được một số kĩ năng cơ bản cần thiết để đo lường và giám sát carbon trong các khu rừng bạn sống. Đo lường và giám sát carbon là công việc bắt buộc khi tiến hành bất cứ dự án REDD+ nào. Tuy nhiên, như đã giải thích trong chương đầu của hợp phần này, có nhiều lý do khác khiến cho cộng đồng thấy nên học những kỹ năng này mặc dù có thể họ còn do dự, chưa chắc chắn là sẽ tham gia REDD+, hoặc kể cả những người sẽ không tham gia.

Trong hợp phần này, chúng tôi cố gắng cung cấp một hướng dẫn đơn giản và thực tiễn về cách thức tiến hành đo lường và giám sát carbon. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng vẫn cần phải lựa chọn và giúp cho những người đã có kinh nghiệm và hiểu biết để họ có thể tập huấn cho cộng đồng tại thực địa lúc ban đầu và hỗ trợ cộng đồng sau này.

Mục tiêu

Giúp các lãnh đạo bản địa và thành viên cộng đồng nắm bắt một số kỹ năng và kiến thức hữu ích trong tìm hiểu và thực hành REDD+ dựa vào cộng đồng.

Mục tiêu cụ thể

Sau khi hòan thành hợp phần này, bạn sẽ có thể:

• Giải thích tầm quan trọng của việc cộng đồng biết được cách thức đo lường và giám sát carbon trong rừng của họ.

• Giải thích tại sao cần thiết phải đo lường và giám sát carbon đối với dự án REDD+ theo bất kì một phương pháp nào đó đã được công nhận.

• Mô tả và áp dụng các bước trong đo lường và giám sát carbon dựa vào cộng đồng, cụ thể:◊ Giải thích cách nhận biết và phân định ranh giới của khu vực tiến hành dự án REDD+.◊ Giải thích cách nhận biết và vẽ bản đồ các phân khu hoặc vỉa rừng khác nhau.◊ Giải thích cách tiến hành thử nghiệm đánh giá tại mỗi phân khu hoặc vỉa rừng.◊ Giải thích cách thức thiết lập các khu mẫu cố định.◊ Giải thích cách chuẩn bị đo lường tại thực địa.◊ Giải thích cách tiến hành đo lường chuyên môn trong các khu mẫu cố định.◊ Giải thích cách phân tích dữ liệu và tính toán trữ lượng carbon.◊ Giải thích cách sử dụng rừng với giám sát carbon.◊ Giải thích tại sao sinh kế của người dân tộc bản địa và bảo tồn carbon phải tồn tại song

hành.

MO

DU

LE 1

MO

DU

LE 2

MO

DU

LE 3

MO

DU

LE 4

MO

DU

LE 5

MO

DU

LE 6

BàI 1: ý NGHĨA CủA VIỆC GIÁM SÁT CARBON TạI CộNG đồNG

Ma trận tập huấn hợp phần 4, Bài 1. ý nghĩa của việc giám sát carbon tại cộng đồng Thời gian dự kiến: 2 giờ

Mục tiêu:Vào cuối buổi học, học viên có thể:• Giải thích tại sao cộng đồng cần phải hiểu biết phương pháp đo lường và giám sát carbon trong rừng • Giải thích tại sao một dự án REDD+ lại cần phải đo lường, giám sát carbon và phải tuân thủ theo một trong

những phương pháp đã được công nhận.

Chủ đề và câu hỏi chính Phương pháp Vật liệu

Tại sao bạn cần hiểu biết về carbon?

Tại sao một dự án REDD+ lại cần đo lường và giám sát carbon và tuân thủ theo một trong các phương pháp đã được công nhận?

Nhắc lại ngắn gọn về khái niệm carbon và mối liên hệ giữa carbon với biến đổi khí hậu và REDD+.

Giải thích tại sao phải xây dựng các phương pháp tiêu chuẩn và tại sao chúng cần cho một dự án REDD+. Tiến hành thảo luận về cách đo lường carbon phù hợp hơn với cộng đồng. Sử dụng giáo cụ trực quan. Tổ chức một cuộc thi vào cuối buổi bằng cách chia học viên thành các nhóm và phân công cho mỗi nhóm một phương pháp đo lường và giám sát carbon. Yêu cầu mỗi nhóm minh hoạ phương pháp bằng bảng hoặc soạn một bài hát về phương pháp.

Sử dụng thuyết trình PowerPoint hoặc giáo cụ trực quan từ các bài học trước. Bạn có thể tiến hành việc nhắc lại bằng một trò chơi như câu hỏi lựa chọn.

Chuẩn bị bảng flipchart về các p hương pháp.

Cho hoạt động cuối cùng: giấy kraft, dụng cụ vẽ và viết phù hợp, giấy màu, băngs keo hoặc băng dính có thể tái sử dụng.

Hiểu biết cách đo lường và giám sát carbon có thể rất hữu ích không chỉ cho những người đang điều hành dự án REDD+ tại cộng đồng mà còn để cộng đồng đưa ra quyết định có hay không tham gia vào dự án REDD+ do người bên ngoài thực hiện tại địa phương. Ít nhất bạn sẽ biết cách đo lường carbon, nó cũng giúp bạn hiểu hơn về REDD+. Bạn sẽ có một vị thế tốt hơn khi cần phải đưa ra kiến nghị, điều kiện, yêu cầu và đòi hỏi của cộng đồng (ví dụ khi chia sẻ lợi ích) và bạn sẽ có khả năng tốt hơn để kiểm tra điều gì đã và đang được dự án REDD+ tiến hành trong rừng của bạn?

Nắm bắt cách thức đo lường và giám sát carbon cũng hữu ích cho cộng đồng trong việc quyết định không tham gia vào bất cứ dự án REDD+ nào. Biết được trữ lượng carbon, khối lượng carbon hấp thụ trong rừng của bạn, hoặc lượng carbon bị phát thải là những cơ sở có thể giúp bạn đàm phán với chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hoặc các công ty, những người muốn can thiệp hoặc thay đổi hình thức sử dụng đất và các thức quản lý rừng của bạn. Hiểu biết về carbon của bạn sẽ giúp cho bạn đối mặt với các luận điệu xuyên tạc về tác động của cách bạn sử dụng đất đối với biến đổi khí hậu.

Và cuối cùng, giám sát carbon tại cộng đồng còn có lợi cho những người khác nữa, ví dụ các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, những người đang tính toán trữ lượng carbon trong

112 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 1WHY COMMUNITY-BASED CARBON MONITORING MAKES SENSE

rừng, phát thải carbon do phá rừng và suy thoái rừng, hoặc hấp thụ carbon xảy ra trong rừng tự nhiên, rừng tái sinh và rừng trồng.

Các chính phủ tham gia vào các thỏa thuận REDD+ sẽ phải tuân thủ các yêu cầu về Giám sát, Báo cáo và Xác minh (MRV) và những yêu cầu báo cáo chi tiết về sự thay đổi trữ lượng carbon. Để làm được điều này, cả nước phải cùng thực hiện một sứ mệnh lớn lao đó là đưa ra những chuẩn mực về độ chính xác và tin tưởng cần thiết. Muốn vậy cần phải công nhận sự tham gia của các cộng đồng bản địa và dân cư sống ở vùng miền núi và vai trò to lớn của họ trong việc đáp ứng các yêu cầu này, không có sự tham gia của họ, dự án không thể thực hiện hoặc nếu có thì cũng tiêu tốn một khỏan chi phí khổng lồ.

Có nhiều cách để đo lường trữ lượng carbon. Một vài phương pháp liên quan tới công nghệ phức tạp, như viễn thám (nghĩa là các hình ảnh của rừng được chụp bằng camera và thu về từ vệ tinh quay xung quanh trái đất) hoặc chụp ảnh trên không (ảnh được chụp từ máy bay khi đang bay qua rừng) cùng với ra-đa hoặc hơn nữa là công nghệ laze.

Những công nghệ này rất hữu ích cho việc ước tính trữ lượng carbon trong một khu vực rộng lớn, nhưng lại không chính xác, đặc biệt là cho các khu rừng nhiệt đới dày đặc. Thậm chí công nghệ phức tạp nhất, như LIDAR (Do thám và bắn ánh sáng, công nghệ viễn thám quang học sử dụng laze) cũng không chính xác bằng phương pháp đo lường trên mặt đất. Các công nghệ sẽ được chọn lọc kỹ hơn và có thể trở nên chính xác hơn trong tương lai, nhưng sử dụng chúng rất tốn kém.

Do đó, ngay như khi cần ước tính carbon tại khu vực rộng lớn thì ít nhất cũng phải tiến hành một phương pháp trên mặt đất, sau đó kết hợp với kết quả đo được bằng những công nghệ khác như viễn thám sẽ cho ra kết quả có thể chấp nhận được.

Một vài nhà nghiên cứu đã kết luận rằng việc đo lường tại thực địa là cần thiết cho quốc gia nếu họ muốn công bố tín dụng carbon do REDD tạo ra cho thị trường quốc tế, bởi vì không thể có được dữ liệu chính xác và đầy đủ từ những nguồn như viễn thám (xem Karky và Skutch trang 6). Nếu được đào tạo hợp lý, cộng đồng sẽ là một tiềm năng lớn và đáng tin cậy trong việc thu thập các dữ liệu về carbon cần thiết ở cấp độ quốc gia.

Một so sánh thử nghiệm giữa đo lường sinh khối do cộng đồng thực hiện và do các chuyên gia tiến hành đã đưa ra kết quả với sự khác biệt rất nhỏ. Sự khác biệt chưa bao giờ lớn hơn 7% và hầu hết là nhỏ hơn 5%. Một điều quan trọng là chi phí cho các cuộc khảo sát do cộng đồng thực hiện thấp hơn rất nhiều. Có thể trong năm đầu tiên, chi phí cho cộng đồng thực hiện khảo sát có thể cao hơn do phải tập huấn ban đầu và các công việc chuẩn bị khác, từ 70% tới 30% tổng chi phí dành cho khảo sát chuyên nghiệp. Chi phí sau đó sẽ thấp hơn rất nhiều khi tiến hành khảo sát hàng năm và yêu cầu ít khóa tập huấn hơn. Về tổng thể, chi phí trung bình của khảo sát sinh khối tại cộng đồng qua 4 năm chiếm khoảng 25% chi phí khảo sát chuyên nghiệp (Skutch et al. 2009 pp.109f).

113PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 1WHY COMMUNITY-BASED CARBON MONITORING MAKES SENSE

BàI 2. đO LƯờNG Và GIÁM SÁT CARBON NHƯ THế NàO? MộT HƯỚNG DẪN đơN GIẢN

Ma trận tập huấn hợp phần 4, Bài 2. Đo lường và giám sát carbon như thế nào – một hướng dẫn đơn giảnThời gian dự kiến: 1 tới 2 ngày

Mục tiêu:Cuối buổi học, học viên có thể:

• Mô tả và áp dụng các bước trong đo lường và giám sát carbon tại cộng đồng, cụ thể◊ Giải thích cách nhận biết và phân định ranh giới của khu vực tiến hành dự án REDD+

◊ Giải thích cách nhận biết và vẽ bản đồ các phân khu hoặc vỉa rừng khác nhau

◊ Giải thích cách thiết lập các khu mẫu cố định

◊ Giải thích cách chuẩn bị đo lường thực địa

◊ Giải thích cách tiến hành đo lường thực địa trong các khu mẫu cố định

◊ Giải thích cách phân tích dữ liệu và tính toán trữ lượng carbon

◊ Giải thích tại sao sinh kế của người dân tộc bản địa và bảo tồn carbon phải tồn tại song hành .

Chủ đề và câu hỏi chính Phương pháp Vật liệu

Các bước tiến hành đo lường và giám sát carbon tại cộng đồng?

• Làm thế nào để nhận biết và phân định ranh giới của khu vực tiến hành dự án REDD+

• Làm thế nào để nhận biết và vẽ bản đồ các phân khu hoặc vỉa rừng khác nhau

• Làm thế nào để thực hiện các kiểm kê thí điểm để đánh giá sự thay đổi trong mỗi phân khu hoặc vỉa rừng

• Làm thế nào để thiết lập các khu mẫu cố định

• Chuẩn bị đo lường thực địa như thế nào?

• Tiến hành đo lường thực địa trong các khu mẫu cố định như thế nào?

• Phân tích dữ liệu và tính toán trữ lượng carbon như thế nào?

• Tại sao sinh kế của người dân tộc bản địa và bảo tồn carbon phải tồn tại song hành

Chủ đề này có 2 phần: thảo luận về phương pháp thực địa cho một bài mẫu.

Trong phần này, cách dễ nhất là bật một đoạn video về các bước. Nếu không, có thể thay thế bằng việc giải thích các bước thông qua biểu đồ, tranh hoặc mẫu địa hình nhỏ và cây.

Đối với phần thực hành, chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hành dựa trên những hướng dẫn đã được cung cấp trong cuốn cẩm nang.

Tuyển thêm một vài tập huấn viên, nếu đông học viên và cần chia nhỏ để đi thực địa.

Hướng dẫn hậu cần cho việc thực hành, bao gồm cả làm việc theo nhóm.

Chuẩn bị 1 đoạn video đơn giản. Nếu không, thay vào đó là biểu đồ, tranh ảnh hoặc tiểu mẫu về địa hình và cây.

Chắc chắn rằng khâu hậu cầu cho việc thực địa, bao gồm cả các dụng cụ cần thiết, phải được sắp xếp cẩn thận thậm chí trước cả phần thảo luận đầu vào.

Nếu bạn muốn đo lường và giám sát carbon trong một dự án REDD+, bạn phải tiến hành theo cách có thể đáp ứng các tiêu chuẩn được công nhận mà chúng tôi đã đề cập tới trên đây. Lý do là vì kết quả đo lường của bạn cần phải đạt được yêu cầu của thẩm định. Điều này nghĩa là một thẩm định viên hoặc kiểm toán viên độc lập có thể kiểm tra và đo lường xem kết quả của bạn có chính xác hay không. Và để làm được điều này, thẩm định viên sẽ phải biết bạn đã làm như thế nào và cách thức bạn sử dụng có được áp dụng một cách hợp lý hay không.

Chúng tôi đang cung cấp cho bạn một hướng dẫn đơn giản – hướng dẫn tuân thủ phương pháp được công nhận. Chúng tôi đang cố gắng làm cho hướng dẫn này trở nên đơn giản nhất để cộng đồng của bạn có thể áp dụng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, có những vấn đề nhất định mà chúng tôi không thể đi vào chi tiết. Phụ thuộc vào mục đích bạn sử dụng đo lường carbon và tiêu chí cụ

114 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

thể bạn tuân thủ, bạn phải lựa chọn hướng dẫn cụ thể hơn và nếu cần thì cả sự hỗ trợ bên ngoài Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những tài liệu tham khảo cần thiết.

Giám sát carbon nghĩa là tìm ra sự thay đổi của lượng carbon được lưu trữ trong rừng của bạn: đang tăng hay giảm? Có 2 cách cơ bản để làm điều này:

• Một cách để đo lường carbon được gọi là phương pháp được-mất. Đây là việc đo lường sự gia tăng sinh khối như là kết quả của tăng trưởng tự nhiên (điều này đòi hỏi kiến thức về tốc độ tăng trưởng trung bình của cây và các thực vật khác trong rừng) và đo lường sự sụt giảm sinh khối do chặt gỗ, phá hủy rừng do khai thác gỗ, củi và các sản phẩm rừng khác, đốt lửa, chăn thả.

• Một phương pháp khác được gọi là phương pháp so sánh trữ lượng. Trữ lượng carbon trong mỗi khu chứa (cây, rác, đất…) được đo lường tại thời điểm bắt đầu và đo lại sau một giai đoạn nhất định và so sánh các kết quả tà đó cho phép việc tính toán sự thay đổi của trữ lượng carbon.

Hình 5: Phương pháp được-mất (trái) và phương pháp so sánh trữ lượng (phải) trong giám sát carbon

Phương pháp được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào dữ liệu sẵn có của bạn. Phương pháp đầu tiên đòi hỏi nhiều thông tin chi tiết mà thường không sẵn có. Do đó, phương pháp thứ hai được sử dụng trong hầu hết các trường hợp và chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp này.

Do vậy, đối với phương pháp so sánh trữ lượng, việc đánh giá trữ lượng carbon phải được tiến hành ngay khi bắt đầu và theo chu kỳ thường xuyên trong các giai đoạn của dự án. Đối với phương pháp này, một bộ các nguyên tắc và kỹ thuật sẽ được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) chọn lọc và phương pháp này thường được đề cập tới như là phương pháp kiểm kê carbon chuẩn mực.

Phương pháp kiểm kê carbon chuẩn mực bao gồm các bước sau:

1. Phân định ranh giới dự án2. Xác định và vẽ bản đồ các phân khu hoặc vỉa rừng khác nhau (các khu vực với các loại

rừng khác nhau)3. Thực hiện kiểm kê mẫu để đánh giá sự thay đổi trong mỗi phân khu hoặc vỉa rừng (mật độ

cây thay đổi như thế nào) và để quyết định số lượng các mẫu cố định cần thiết trong mỗi vỉa rừng

4. Thiết lập các khu mẫu cố định5. Chuẩn bị đo lường thực địa (bao gồm định hướng và đào tạo cộng đồng)6. Tiến hành các đo lường thực địa trên các khu mẫu cố định7. Phân tích dữ liệu (tính toán trữ lượng carbon trên mỗi phân khu/vỉa rừng và tổng hợp cho

ước tính trữ lượng carbon tổng thể)8. Phân tích và giám sát rò rỉ 9. Viết báo cáo

115PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

116 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Chúng tôi sẽ mô tả từng bước trong các phần tiếp theo.

a. Xác định và phân định ranh giới

Bước đầu tiên cần tiến hành là xác định khu vực đất và rừng sẽ được dành cho dự án REDD+, để phân định ranh giới và để vẽ bản đồ.

Vẽ bản đồ và đặt tên khu vực đất

Tốt nhất, bạn nên phân định ranh giới các khu đất trong một dự án REDD + sau khi hoặc ngay trong phần việc vẽ bản đồ cộng đồng tổng thể tại nơi mà bạn đang xác định phạm vi và lập bản đồ lãnh thổ cộng đồng. Việc lập bản đồ lãnh thổ cộng đồng là một trong những bước cần thiết để được xác nhận hoặc chính thức công nhận lãnh thổ của bạn. Sự công nhận quyền về đất và rừng là một điều kiện tiên quyết để tham gia vào REDD+. Điều quan trọng là bạn phải kiên quyết dành được quyền sử dụng trên lãnh thổ của bạn trước khi bạn ký hợp đồng, hoặc bạn phải đưa điều này vào hợp đồng. Do quy định và thủ tục pháp lý trong việc đăng kí quyền và sự công nhận về rừng và đất khác biệt đáng kể giữa các quốc gia nên chúng tôi sẽ không đề cập tới vấn đề này trong cẩm nang. Chúng tôi cũng không bàn về phương pháp vẽ bản đồ tại cộng đồng do các phương pháp được sử dụng phải tuân theo những tiêu chuẩn chính thức, hoặc việc vẽ bản đồ phải do các kỹ sư trắc địa thực hiện thì mới có được sự công nhận cần thiết của chính phủ cho thủ tục cấp đăng ký.

Việc xác định ranh giới khu vực một cách rõ ràng trong dự án REDD rất quan trọng để có thể đo lường, giám sát và tính toán trữ lượng carbon một cách chính xác và cho các thẩm định viên độc lập có thể tiến hành việc xác minh một cách thuận tiện.

Phân định ranh giới khu vực dự án REDD+: khu đất nào sẽ tham gia vào REDD và khu đất nào không?

Bạn phải tổ chức một cuộc họp toàn thể bàn về khu đất mà cộng đồng bạn định sử dụng cho dự án REDD+. Ví dụ, nếu bạn muốn lấy đất đang được sử dụng cho du canh và cộng đồng vẫn muốn tiếp tục du canh tại đó, bạn sẽ phải giải thích cho việc phát thải carbon xảy ra khi bạn chặt và đốt rừng để làm nương rẫy mới. Mặc dù các khu đất bỏ hoang cho du canh này lưu trữ một lượng carbon lớn và nó cũng có thể tạo ra một khối lượng công việc lớn đó là đo lượng carbon phát thải nhưng tốt hơn hết là nên loại trừ những khu đất được sử dụng cho du canh này.

Ngày nay, phân định ranh giới rừng được thực hiện với sự giúp đỡ của hệ thống định vị địa lý (GPS) và bản đồ do GIS sản xuất (hệ thống thông tin địa lý).

Máy định vị địa lý (GPS) là một thiết bị cầm tay có thể định vị vị trí trên mặt đất nơi ta đang đứng với sự hỗ trợ của vệ tinh.Vệ tinh là loại thiết bị quay xung quanh trái đất nhằm mục đích thu thập dữ liệu. Chúng có thể đo nhiệt độ, chụp ảnh và gửi đi các tín hiệu do GPS chuyền đến thông qua việc xác định vị trí cần thiết.

Mỗi vị trí trên trái đất có thể được đặt cho một địa chỉ. Địa chỉ của vị trí được thể hiện là X (kinh độ hoặc mục tiêu trên bề mặt trái đất theo hướng Đông – Tây), hoặc y (vĩ độ hoặc mục tiêu trên bề mặt trái đất theo hướng Bắc – Nam). Vì vậy, nó giống như có một mạng lưới trên bề mặt trái đất với các đường chạy từ Bắc xuống Nam được đánh số và các đường chạy từ Đông sang Tây cũng được đánh số. Địa chỉ của vị trí là nơi mà các đường giao nhau và được thể hiện với 2 tọa độ là kinh độ và vĩ độ.

117PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Với sự hỗ trợ của GPS, ranh giới của các vùng nhất định trên trái đất có thể được xác định: ranh giới của rừng, hoặc của các loại rừng khác, ranh giới của cánh đồng lúa, vị trí của tòa nhà hoặc rừng thiêng, các con đường lớnvà các đường mòn. Tất cả các thông tin địa lý có thể đựơc truyền về máy tính và với sự hỗ trợ của phần mềm Hệ thống thông tin địa lý đặc biệt (GIS), bản đồ sẽ được vẽ theo yêu cầu cho mọi mục đích sử dụng.

Hình 6: Tổng hợp thông tin địa lý vào bản đồ

Courtesy Tiến sĩ S. Padilla Jr, Anthrowatch

Những bản đồ như vậy có thể có giá trị cao cho việc quy hoạch sử dụng đất tại cộng đồng, quản lý nguồn lực và quy hoạch phát triển cộng đồng và tất nhiên cho cả việc quản lý dự án REDD+.

GPS và GIS có thể được sử dụng cho việc quản lý rừng cụ thể hoặc các công việc bảo tồn. Ví dụ, vị trí của một cây quan trọng như một cây cổ thụ cần được bảo vệ để nó sản sinh hạt giống và tái sinh, có thể được định vị bằng GPS. Sau khi GPS được bật lên nó sẽ kết nối với các vệ tinh có sẵn để các vệ tinh có thể đưa ra tọa độ - kinh độ và vĩ độ của địa điểm. Nó cũng có thể đưa thêm thông tin bổ sung, không chỉ tên của vị trí, mà còn là thông tin về lòai cây, tuổi ước tính, tầm quan trọng và giá trị văn hóa. Thông tin tổng thể sau đó có thể được truyền về máy tính và lưu trong cơ sở dữ liệu GIS.

Trong cuốn cẩm nang này, chúng tôi không có ý định giới thiệu cho bạn về các ứng dụng GPS để phân định ranh giới khu vực dự án REDD+ của bạn vì đã có nhiều sổ tay và tài liệu hướng dẫn. Bạn có thể tìm sự hỗ trợ cho việc phân định ranh giới, hoặc tham gia các khóa đào tạo sử dụng GPS và GIS do các tổ chức phi chính phủ tại quốc gia bạn đang sinh sống tổ chức.

Hai cuốn sách hướng dẫn dưới đây về đo lường trữ lượng carbon trình bày chi tiết hơn những gì mà chúng tôi đưa ra trong cuốn cẩm nang này và có cả một chương về cách sử dụng GPS và GIS cho việc phân định ranh giới và vẽ bản đồ.

VVerplanke, J.J và E. Zahabu, Eds. 2009: Hướng dẫn thực địa cho đánh giá và điều chỉnh suy thoái rừng và cô lập carbon bởi cộng đồng địa phương, trang 93. Xem online tại www.communitycarbonforesty.org

ANSAB, FECOFUN, ICIMOD 2010: Đo lường trữ lượng carbon trong rừng: Hướng dẫn đo lường trữ lượng carbon trong rừng được quản lý bởi địa phương. Kathmandu, Nepal. ISBN: 978-9937-2-2612-7. Xem online tại http://www.ansab.org/wp-content/uploads/2010-08/Carbon-Measurement-Guideline-REDD-final.pdf

118 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

b. Xác định và vẽ bản đồ các tiểu khu (vỉa rừng)

Bạn không thể đo lường mỗi cây và mọi cây trong rừng của bạn để tính toán trữ lượng carbon. Nhưng có một phương pháp toán học (dựa trên “lý thuyết thống kê mẫu”) tạo cho bạn một cách tính sinh khối đủ tốt để sử dụng cho tính toán bằng việc chỉ đo một lượng cây nhất định.

Để làm được điều này, bạn không chỉ sử dụng phương pháp đo đạc carbon chính xác, mà còn phải xác định được số lượng các khu mẫu đã được phân bổ trên tòan bộ rừng của bạn, các khu này đại diện cho rừng tự nhiên trên thực tế. Sau đó bạn đếm số lượng cây và đo các bể chứa carbon khác trong các khu mẫu và dựa vào đây bạn có thể tính được lượng carbon trong toàn bộ rừng. Câu hỏi then chốt là cần có bao nhiêu khu mẫu để có thể đưa ra được một tính toán chính xác nhất.

“đủ tốt” - chính xác và tỉ mỉ

Đủ tốt có nghĩa là việc đo đạc carbon (hoặc sinh khối) phải chính xác và tỉ mỉ.

Đo đạc được coi là chính xác khi kết quả đo thực tế không khác biệt quá lớn với đo thí điểm (nghĩa là đo đạc do các chuyên gia với nhiều kinh nghiệm và công nghệ phức tạp hơn thực hiện).

Một đo đạc được cho là tỉ mỉ khi đo lặp đi lặp lại theo cùng một cách mà kết quả thu được không khác nhau mấy.

See ANSAB et.al. 2010, p. 10

Nếu bạn có một khu rừng khá đồng đều, ví dụ một đồn điền, có thể bạn chỉ cần làm một bảng chia ô trên bản đồ và xác định số lượng ô bạn sẽ đo đạc (gọi là ô mẫu) và bạn sẽ có được dữ liệu chính xác cho việc tính toán trong cả khu rừng.

Tuy nhiên, trên thực tế rừng không giống nhau mọi nơi. Do đó, sẽ có trữ lượng carbon khác nhau trong các loại rừng khác nhau. Sự khác biệt về loại rừng và trữ lượng carbon phụ thuộc vào các yếu tố vật lý như mưa, nhiệt độ, loại đất, địa hình (dốc hay bằng phẳng), độ cao (rừng đồng bằng hay cao nguyên), các yếu tố sinh học (thành phần các loài cây và thực vật, độ tuổi, mật độ rừng) và các yếu tố con người (khai thác gỗ, củi và các sản phẩm rừng khác, chặt phá tạm thời cho nông nghiệp, chăn thả gia súc và đốt rừng có chủ ý…)

Để đo trữ lượng carbon trong rừng của bạn một cách chính xác, bạn sẽ phải phân biệt các loại rừng khác nhau. Do bạn biết rừng của mình rất rõ, bạn sẽ dễ dàng xác định được các loại rừng khác nhau và vị trí của chúng. Sẽ rất có ích nếu bạn có một ảnh vệ tinh tốt, hoặc bản đồ rừng với những hình ảnh cơ bản để xác định và phân định các khu vực hoặc tiểu khu của các loại rừng khác nhau.

Phân chia một diện tích rừng sẵn có theo các loại rừng khác nhau gọi là phân tầng và các lô rừng được xác định và khoanh định được gọi là tầng rừng. Bạn sẽ phải phác họa ranh giới của các tầng rừng hoặc lô rừng và vẽ bản đồ.

119PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

đồ thị 7: Xác định tầng rừng

Kiểu rừng/phân tầng 1 Kiểu rừng/phân tầng 2 Kiểu rừng/phân tầng 3

120 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

NGƯờI IKALAHAN Và CARBON: XÁC địNH CÁC Lô RừNGQuỹ giáo dục Kalahan là một pháp nhân hợp pháp của người Ikalahan và người dân bản địa tại các khu vực Santa Fe, Nueva Vizcaya, Philipin. Thông qua KEF, người Ikalahan đã có thể có quyền kiểm soát một phần đất rộng lớn của tổ tiên họ vào năm 1974. Các thành viên của KEF đã đấu tranh với các vấn đề như làm thế nào để cung cấp một sinh kế tốt cho người dân mà không gây ra thiệt hại cho các khu rừng rộng lớn. Moises và Delbert, hai trong số các thành viên, đã liên tục cập nhật các vấn đề liên quan tới sự nóng lên toàn cầu từ các báo và tạp chí. Họ nhận ra rằng trong năm 1993, rốt cuộc cũng có một thị trường lưu giữ carbon. Vào thời gian này họ có một vài quỹ có thể sử dụng cho việc tài liệu hóa để tập trung vào các công việc lưu trữ dữ liệu carbon.

Họ thảo luận các vấn đề này với các nhà môi trường và cán bộ lâm nghiệp và quyết định rằng phương pháp “bàn cờ” đang sử dụng để thiết lập hệ thống mẫu cho sự tăng trưởng của rừng có thể không phù hợp vì sườn dốc đứng và rừng rậm. Để giải quyết vấn đề này một cán bộ lâm nghiệp đã đề xuất thiết lập các lô đồng nhất trong rừng. Lô đồng nhất là một khu có kích thước và hình dạng không bình thường và có một loại rừng duy nhất trên cả lô. Một sinh viên tốt nghiệp về ngành lâm nghiệp đã tình nguyện thiết lập các lô bằng việc sử dụng ảnh vệ tinh. Cô đã phải mất vài tuần để làm việc này. Một vài lô sau đó đã bị thay đổi nhưng hầu hết các lô đầu tiên đều đáp ứng được yêu cầu.

Khu vực Kalahan có 3 loại rừng: thông, sồi và khộp. Một vài lô là rừng thông rậm và một vài lô là rừng thông thưa. Một số là rừng sồi rậm có rêu. Số khác là rừng khộp với độ cao trung bình… Tất cả đều có đa dạng sinh học cao, tất nhiên, chỉ trừ rừng thông đa dạng sinh học không cao. Các lô nhỏ nhất khoảng 40 ha và tổng diện tích khoảng 10,000 ha.

Sau đó một cán bộ lâm nghiệp đã giúp Moises và Delbert thành lập các khu mẫu 50x50m2 trong mỗi lô. Cẩn thận hơn, cán bộ lâm nghiệp này đã chia các khu mẫu bằng nhau bởi vì trong một vài trường hợp, trong cùng một lô có hai mẫu khá gần nhau nhưng mẫu tiếp theo lại khá xa. Tuy nhiên, điều này đã không được phát hiện cho tới khi tiến hành các nghiên cứu tiếp theo. Và như vậy trong khu mới đã tăng thêm vài lô để có thêm số lượng mẫu. Tối đa có từ 4 tới 5 khu mẫu trên một lô và tổng cộng có khoảng 190 khu mẫu.

c. Kiểm kê thí điểm để thu thập dữ liệu trong mỗi tầng hoặc lô

Số lượng các khu mẫu trong mỗi tầng hoặc lô mà bạn cần cho một tính toán carbon tin cậy phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản:

a) Sự chính xác của việc đo đạc: Bạn cần độ chính xác càng cao thì lại càng cần khu mẫu nhiều hơn. Độ chính xác được đo đạc theo phương pháp toán học sử dụng phương trình tính toán các khu mẫu.

Vấn đề ở đây là chi phí vì bạn càng muốn chính xác, bạn càng cần chi tiêu tốn kém hơn.

Thông thường, độ chính xác của các dự án rừng giống như trong Cơ chế phát triển sạch là +/- 10% giá trị carbon trung bình, nghĩa là tính toán trữ lượng carbon có thể cao hơn hoặc thấp hơn 10% trữ lượng carbon thực tế. Trong các dự án rừng CDM quy mô nhỏ (Cơ chế phát triển sạch), độ chính xác +/- 20% vẫn được chấp nhận.

121PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Độ chính xác càng cao, chi phí càng nhiều do phải thực hiện nhiều đo đạc thực địa. Trong một dự án REDD tại Bolivia, người ta tính toán rằng để độ chính xác +/-5% cần 452 khu mẫu, nhưng để đạt độ chính xác +/-10% chỉ cần 81 khu mẫu (Ngân hàng thế giới 2011, trang 5-15)

b) Sự thay đổi của rừng: Điều này nghĩa là trên thực tế rừng thay đổi như thế nào trong mỗi lô hoặc tầng. Ví dụ, trong một lô rừng thưa đang suy thoái có thể có vài khu rậm, trong khi những khu khác chỉ có một vài cây to. Do đó, sự thay đổi liên quan tới mật độ rừng. Một rừng đồn điền với chỉ một hoặc vài loại cây sẽ có sự thay đổi ít hơn so với rừng già nhiệt đới tự nhiên. Rừng với các lô hoặc tầng thay đổi càng nhiều, bạn càng cần nhiều lô mẫu để đo đạc được chính xác. Rừng đồn điền cần ít lô mẫu hơn rừng già. Do vậy, để tìm ra số lượng các khu mẫu bạn cần trong mỗi lô, bạn cũng phải tìm ra sự thay đổi của rừng với các lô mẫu như thế nào. Có một giá trị toán học đo đạc sự thay đổi này, được gọi là hệ số biến đổi. Giá trị này được sử dụng trong phương trình toán học để tìm ra số lượng mẫu cần trong mỗi lô rừng.

Bây giờ, để tìm ra sự thay đổi trong mỗi lô rừng cụ thể, bạn cần thực hiện kiểm kê thí điểm.

Khi bạn đã quyết định độ chính xác của việc đo đạc và khi bạn đã tiến hành đo đạc thí điểm, sẽ phải thiết lập sự thay đổi của mỗi lô hoặc tầng rừng cụ thể. Bạn có thể tính toán số lượng các khu mẫu cố định với sự hỗ trợ của phương trình toán học đã đề cập. Chúng tôi sẽ đề cập một hướng dẫn ngắn gọn cách sử dụng các công cụ sẵn có để tính toán số lượng khu mẫu trong mục 5 dưới đây.

Dưới đây mô tả ngắn các bước cần thực hiện trong một đo đạc thí điểm:

1. Trong mỗi lô hoặc tầng rừng chọn ra 10 -15 khu mẫu: việc lựa chọn khu mẫu trong mỗi lô cần được tiến hành ngẫu nhiên. Kích thước khu mẫu tùy thuộc vào mật độ rừng. Mật độ rừng càng cao, khu mẫu có thể càng nhỏ, kích thước khoảng từ 100m2 cho rừng rậm và 1000m2 cho rừng thưa. Theo một số hướng dẫn, quy tắc hàng đầu là kích thước khu mẫu nên đủ lớn để có thể chứa ít nhất là 7 cây to.Bảng trong mục 4 (Thiết lập khu mẫu cố định) có thể giúp quyết định kích thước các khu mẫu .

122 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Đo khoảng cách trên các sườn dốcDo khoảng cách cần phải được đo theo chiều nằm ngang, chúng ta cần phải hiệu chỉnh các phép đo khoảng cách trên các sườn dốc cho chính xác. Điều này là cần thiết đối với độ dốc trên 10%, có nghĩa là: cứ mỗi khoảng cách 10 mét ngang độ cao lại tăng 1 mét.

Với GPS tốt và nếu tín hiệu đủ mạnh, bạn có thể đọc khoảng cách ngang giữa hai điểm từ GPS.

Ngoài ra còn có thể sử dụng các trang thiết bị như dụng cụ đo độ nghiêng nhưng nó khá phức tạp và bạn có thể hiệu chỉnh cùng với sự giúp đỡ của phép tính đơn giản sau đây.

Ví dụ, nếu cứ 100 mét chiều ngang mà độ dốc tăng 20 mét tính theo chiều cao (độ dốc 20%) thì chiều dài của khoảng cách được đo dọc theo độ dốc sẽ là 102 mét (chính xác là 101,98). Có thể sử dụng các dụng cụ (như dụng cụ đo độ nghiêng) để đo khoảng cách theo chiều ngang trên các sườn dốc, nhưng bạn cũng có thể làm như vậy với một phương pháp đơn giản mà chỉ đòi hỏi một số phép toán cơ bản.

1. Đo khoảng cách ngang và độ dốc: Trên dốc, hãy thử đo lường một khoảng cách ngắn (A-C) theo chiều ngang bằng cách sử dụng một thước đo và một chiếc gậy nếu cần thiết. Sau đó đo khoảng cách giữa các điểm (A-B).

2. Tính toán tỷ số giữa hai điểm: Nếu khoảng cách độ dốc (A-B) là 7 mét và khoảng cách ngang (A-C) là 6 mét thì tỷ số là 7/6.

3. Tính toán khoảng cách ngang cần thiết: Nếu bạn cần đo một khoảng cách dài 20 mét, thì khoảng cách độ dốc mà bạn phải đo là: 20 x7/6 = 23,33 mét.

2. Ước tính trữ lượng carbon trong từng ô: trong ô mẫu cần phải đo tất cả các cây có đường kính tại độ cao ngang ngực (dbh) lớn hơn 10 cm. Không cần phải đo các cây nhỏ có đường kính tại điểm cao ngang ngực có đường kính từ 1 đến 10 cm dbh, nhưng có thể đo chúng trong một khu mẫu nhỏ hơn (từ 15 đến 75 m2) tại trung tâm của các ô mẫu. Cách thức đo lường carbon sẽ được giải thích trong đoạn tiếp theo.

Do mục đích của các đo đạc thí điểm là để tìm hiểu sự thay đổi như thế nào trong một tầng rừng (các khu mẫu khác nhau như thế nào về mật độ cây và carbon), chúng ta không cần phải đo lường trữ lượng carbon của các loại thảo mộc, cỏ hoặc đất

3. Ghi lại các kết quả đo đạc và thông tin khác: Tất cả các thông tin của phép đo trên cây và vị trí… cần được ghi lại trong một biểu mẫu khảo sát đã được chuẩn bị trước đó (xem ví dụ ở phần cuối của chương này và trong phụ lục).

4. Tính toán carbon: cần tính toán carbon cho mỗi khu, mỗi ha và trữ lượng carbon trên mỗi ha và cuối cùng cần phải tính toán cho tất cả các khu.

5. Xác định số lượng các ô mẫu cố định: bây giờ bạn đã có trữ lượng carbon cho từng ô và trữ lượng trung bình nên bạn có thể tính toán được sự thay đổi của rừng trong mỗi khối hoặc tầng. Khi bạn đã có những con số đo lường sự thay đổi và bạn đã quyết định mức độ chính xác, bạn có thể xác định số lượng các ô mẫu cần thiết cho việc kiểm kê và giám sát thực tế carbon. Điều này có thể được thực hiện với sự giúp đỡ của các phương trình toán học đã đề cập trước đây

Bạn có thể tìm hướng dẫn cho việc tính toán số lượng các ô mẫu trong hai hướng dẫn sử dụng đã được đề cập và cung cấp trong đĩa CD đính kèm: • Verplanke, J.J. và E. Zahabu, Eds. 2009: Hướng dẫn thực địa để đánh giá và giám sát Giảm suy thoái rừng và lưu giữ Carbon do cộng đồng địa phương thực hiện tại trang 42 – 44. • ANSAB, FECOFUN, ICIMOD 2010. Đo lường trữ lượng carbon rừng: Hướng dẫn đo lượng carbon trong quản lý rừng cộng đồng, tại các trang 9-16Tuy nhiên, những công cụ có sẵn có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều công sức trong việc thực hiện các tính toán này. Winrock International đã tạo ra một công cụ để tính toán số lượng của ô mẫu cần thiết cho carbon trên mặt đất và carbon trong đất (“Winrock Terrestrial Sampling Calculator”). Công cụ này cũng giúp ước tính chi phí, như thành lập ô mẫu hoặc chi phí đo lường. Nó là một file excel có thể được tải về tại: http://www.winrock.org/ecosystems/tools.asp và được trình bày trong đĩa CD đính kèm..Chúng tôi cung cấp cho bạn một hướng dẫn ngắn gọn về cách sử dụng các công cụ Winrock để bạn có thể tự mình làm tất cả. Nếu bạn không chắc chắn, tất nhiên bạn có thể tìm sự giúp đỡ cho việc tính toán này hoặc cho quy hoạch và giai đoạn ban đầu của kiểm kê thí điểm nói chung.

Sử dụng công cụ Winrock để tính toán số lượng ô mẫu cố định1. Sao chép file Excel “Winrock_Sampling_Calculator” trên đĩa CD đính vào ổ đĩa cứng máy tính và mở nó ra.2. Chọn thẻ “ Aboveground C-plots ”

3. Trong công cụ này, bạn phải điền dữ liệu của bạn vào trong các ô màu xanh lá cây. Tất cả các ô khác bị khóa để tránh làm thay đổi các công thức mà không chủ ý. Đối với mục đích của chúng ta, cần quan tâm các ô bên trái của bảng

123PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

4. Công cụ này đã có chứa một số dữ liệu để cung cấp cho bạn một ví dụ về cách làm. Vì vậy, bạn sẽ phải thay thế những số liệu bạn nhìn thấy trong các ô màu xanh lá cây.

5. Trước tiên, bạn cần phải cung cấp dữ liệu trong bảng đầu tiên (REQIRED ERROR AND CONFIDENCE LEVEL). Nhìn vào các ô màu xanh lá cây C5 (level of error) và C7 (confidence level): Bạn có thể giữ các con số này vì chúng được chấp nhận và hợp lý.

Trong ô C9, bạn phải thay thế các con số (5000 ha) với kích thước của khu vực dự án của bạn.

6.Sau đó di chuyển đến các bảng chỉ ngay bên dưới (SIZE AND VARIANCE OF EACH STRATA). Bạn phải nhập dữ liệu của bạn vào các ô màu xanh lá cây của các cột B, C, D, E và F (xóa các ví dụ đang hiển thị).

• Nhập tên của các tầng (loại rừng).• Nhập các khu vực của mỗi tầng.• Nhập lượng cacbon trung bình mỗi ha, có nghĩa là: trung bình của tất cả 15 ô mẫu thí điểm

bạn đã đo (tổng cộng của tất cả 15 ô chia cho 15).• Nhập các độ lệch tiêu chuẩn cho mỗi tầng. Chúng tôi sẽ đưa ra các hướng dẫn về cách tính

toán độ lệch chuẩn trong Phụ lục 2.• Nhập kích thước của các ô mẫu thử nghiệm

7. Trong bảng thứ ba “Kết quả - Carbon trên mặt đất - Số lô được sử dụng”, bạn sẽ có được kết quả. Các công cụ Winrock sử dụng ba phương trình tiêu chuẩn (các cột màu hồng, màu xanh sáng và màu xám), tuy nhiên tất cả đều có cùng một kết quả. Bảng này cung cấp cho bạn số lượng cố định các ô mẫu cần thiết cho mỗi tầng và tổng số thửa (trong hàng 46).

124 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Bây giờ bạn đã tính toán được số lượng ô mẫu thường xuyên cho mỗi tầng và bạn có thể tiến hành để thiết lập các ô mẫu cố định.

d. Thiết lập ô mẫu cố định

Bây giờ bạn đã biết số lượng các ô cần thiết trong mỗi tầng/vỉa rừng, bạn phải quyết định vị trí của chúng. Việc bố trí nên thực hiện theo “phương pháp lấy mẫu tiêu chuẩn”, nhằm bảo đảm cho vị trí các ô mẫu được bố trí ngẫu nhiên trong một khu vực tương ứng. Điều này có thể được thực hiện với sự trợ giúp của GIS và phần mềm đặc biệt (giống như công cụ Hawths GIS Arc, có sẵn tại www.spatialecology.com).

Hoặc bạn có thể thực hiện việc này bằng cách vẽ một mạng lưới bàn cờ trên bản đồ để có được số ô vuông ít nhất là gấp mười lần so với số ô mà bạn cần phải xác định. Sau đó, bạn đánh số cho mỗi hình vuông, hãy viết chúng vào những mảnh giấy nhỏ, đặt chúng trong một túi, bát hoặc giỏ và trộn lẫn rồi lựa chọn bất kỳ theo số lượng yêu cầu. Các con số trên mảnh giấy nhỏ sẽ chính là tên ô vuông mà bạn cần chọn làm ô mẫu.

Tuy nhiên, việc lựa chọn các ô mẫu cố định một cách ngẫu nhiên có thể nảy sinh vấn đề. Bạn phải đảm bảo rằng các ô mẫu được lựa chọn thực sự đại diện cho các điều kiện rừng như độ dốc, loại đất… Ví dụ, một ô gần đường mòn có thể không thích hợp do các điều kiện khác với một ô nằm sâu trong rừng. Vì vậy, trong việc lựa chọn các ô mẫu, bạn cần phải vận dụng kiến thức về rừng của bạn.

Với sự giúp đỡ của GPS (hoặc bản đồ và la bàn, nếu bạn không có), bạn tìm các ô đất và đặt một cây cột mốc đánh dấu bằng bê tông hoặc gỗ ở trung tâm của từng lô, nhờ đó mà sau này bạn có thể dễ dàng tìm thấy các lô đất khi bạn đo đạc theo dõi carbon sau này. Nếu bạn có một ô tròn, bạn chỉ phải đo bán kính từ cột mốc đó để kiểm tra ranh giới của ô. Nếu bạn có một ô vuông, có thể bạn cần phải đặt ở mỗi góc một cột để chắc chắn rằng những lần sau đó bạn đang đo đạc trong cùng một khu vực.

Các kích thước của ô nên giống như những ô đã được sử dụng trong cuộc đo đạc thí điểm. Như đã đề cập, kích thước của ô phụ thuộc vào mật độ của rừng và có thể dao động từ 100 m2 với rừng rất dày và 1000 m2 cho khu rừng thưa. Nguyên tắc hàng đầu là các ô nên chứa ít nhất bảy cây lớn.

Bạn có thể sử dụng một trong hai ô tròn hoặc ô hình chữ nhật (hình vuông). Bảng dưới đây có thể giúp bạn trong việc quyết định kích thước của các ô mẫu:

125PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Bảng 8: Mật độ thực vật và kích thước ô mẫu

đặc điểm của thảm thực vật (mật độ cây)

Diện tích che phủ

trung bình (m2)

Kích thước của ô (m2)

ô tròn (bán kính, m)

ô vuông (độ dài

cạnh, m)

Thảm thực vật có mật độ rất dày đặc với số lượng lớn các thân cây có đường kính nhỏ, sự phân bố thống nhất của thân cây lớn hơn (rừng rất dày với mật độ cây cao)

0 - 15 100 5.64 10 x 10

Thảm thực vật gỗ có mật độ dày vừa phải (rừng với mật độ cây trung bình)

15 -40 250 8.92 15.81x15.81

Thảm thực vật gỗ có mật độ thưa thớt (rừng thưa)

40 - 70 500 12.62 22.36x22.36

Thảm thực vật thưa thớt (đất trống với ít cây)

70 - 100 666.7 14.56 25.82x25.82

Thảm thực vật thân gỗ rất thưa thớt (đất trống có cây rất ít)

> 100 1,000 17.84 31.62x31.62

Trích từ MacDicken, K.G.1997

Trong từng ô, các tiểu ô nhỏ hơn được thiết lập tùy thuộc vào những gì bạn có ý định đo lường. Dưới đây là hai đồ thị cho thấy cách làm này. Biểu đồ đầu tiên là một ví dụ cho một ô lớn 250 m2 (bán kính 8,92 m), trong đó sẽ phải đo lường sinh khối trên mặt đất của cây (AGTB), cây to (AGSB), rác lá, các loại thảo mộc và cỏ (LHG), carbon hữu cơ trong đất (SOC) và rừng tái sinh.

đồ thị 8. Tiểu ô trong ô mẫu tròn

8.92 m radius (or with radius dependent on tree density) plot to measure AGTB > 5 cm DBH

5.64 m radius plots for AGSB 1- 5 cm DBH

0.56 m radius plots for LHG and SOC

1 m radius plots for regeneration (< 1 cm) DBH

Nguồn: ANSAB et.al. 2010: p. 18

Đồ thị thứ hai cho thấy một ô hình chữ nhật 600 m2, trong đó sẽ phải đo lường cây và tre nứa (AGTB), gỗ chết và các gốc cây đổ (DW), rác lá, các loại thảo mộc và cỏ (LHG) và carbon hữu cơ trong đất (SOC)

126 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

đồ thị 9. Tiểu ô trong ô mẫu hình chữ nhật

Nguồn: Sukwong et.al. 2011

e. Chuẩn bị đo đạc thực địa

Trước khi bạn tiến hành đo đạc thực địa, bạn nên đầu tư đủ thời gian để lập kế hoạch và chuẩn bị để bảo đảm việc đo đạc tiến hành được dễ dàng. Nên chuẩn bị:

•◊ Tất cả mọi người trong cộng đồng nhận thức được những gì đang xảy ra: mục đích của phép đo đạc, ai sẽ là người thực hiện, khi nào và ở đâu.

•◊ Có đủ đội ngũ những người có thể thực hiện đo đạc trong tất cả các ô với một khoảng thời gian hợp lý.

•◊ Tất cả các nhóm có đủ thành phần cần thiết (các thành viên cộng đồng được đào tạo về đo lường carbon và các thành viên cộng đồng có kiến thức cụ thể cần thiết, cả nam giới và phụ nữ, kỹ thuật viên bên ngoài cũng như cán bộ lâm nghiệp nếu cần thiết, vv)

•◊ Các thành viên chủ chốt của nhóm đều được đào tạo đầy đủ và do đó có khả năng để thực hiện việc đo lường

•◊ Tất cả các thiết bị và vật liệu (đặc biệt là các biểu mẫu cần thiết để ghi dữ liệu) đã sẵn sàng.

127PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

128 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Danh sách các thiết bị và vật liệu cần thiết• Các biểu mẫu để ghi lại dữ liệu thực địa.

• Máy tính xách tay.

• Bản đồ.

• GPS hoặc la bàn.

• Thước dây để đo khoảng cách như phân định ranh giới, khoảng cách giữa các cây, vv.

• Dây thừng phân định ranh giới và các mục đích khác.

• Thiết bị đo chiều cao cây.

• Cột hoặc trụ gỗ/xi măng để đánh dấu tâm (hoặc góc) của ô.

• Búa, đinh, thẻ nhôm, sơn để đánh dấu lên cây gỗ và tre, nứa.

• Thước dây đo đường kính cây (một mặt cho kết quả đường kính và bên kia là chu vi của cây). Có thể sử dụng com-pa để đo các cây nhỏ hơn, hoặc cho các thân gỗ nằm trên mặt đất.

• Cân treo để đo cân nặng (hoặc các cân đo trọng lượng khác) để đo cân nặng của các loại thảo mộc, cỏ, rác lá.

• Dao tỉa cắt, liềm để cắt cỏ, thảo dược…

• Khung tre hoặc gậy để đánh dấu các tiểu ô cỏ, thảo dược và các mẫu rác

• Túi nhựa với kích cỡ khác nhau để thu thập các mẫu và/hoặc các loại thảo mộc, cỏ, cây bụi.

• Búa lấy mẫu đất.

• Ống mẫu đất (loại ống đặc biệt để thu thập các mẫu đất). Trong đất mềm, cần sử dụng thiết bị đặc biệt để chèn các lõi đất.

• Băng keo để dán ống mẫu đất.

• Thước kim loại/gỗ/nhựa để đo chiều sâu đất

f. Tiến hành đo đạc thực địa trong các ô mẫu cố định

Trong rừng, carbon được tìm thấy trong sinh khối (là các cơ thể sống hữu cơ) và các cây chết. Các nhà sinh vật học phân biệt cái gọi là “bể chứa carbon” (hồ chứa carbon) như sau:

1. Carbon lưu giữ trong sinh khối:a) Sinh khối mặt đất là thân, cành, lá và trái cây của tất cả các loài thực vật sống. Đôi khi có

sự phân biệt giữa cây và cây thấp hoặc bụi cây nhỏ (bao gồm cây bụi, tre, nứa và cây không phải thân gỗ như các loại thảo mộc, dương xỉ,...).

b) Sinh khối dưới mặt đất là gốc của các loài thực vật sống nằm dưới mặt đất.2. Carbon lưu giữ trong các cây chết:

a) Gỗ chết bao gồm tất cả các sinh khối chết, nhưng không phải là rác. Chúng là những cây chết đứng, cây đổ, cây bị chôn vùi dưới mặt đất với đường kính ít nhất là 10 cm (chiều cao đo ngang ngực của một người, tức là độ cao ở khoảng 130 cm tính từ mặt đất hoặc chiều dài của cây đổ).

b) Thực vật nhỏ bao gồm cành cây đổ (đường kính nhỏ hơn 10cm) bao gồm lá, hoa và trái cây trên mặt đất. Chúng có thể còn tươi hoặc đã phân hủy một phần.

3. Carbon lưu giữ trong đất:Thông thường, cácbon trong đất được đo ở độ sâu từ 20 đến 30 cm tính từ mặt đất và bao gồm:

a) Carbon hữu cơ đất (từ sinh khối bị phân hủy)b) Carbon đất vô cơ.

Biểu đồ 10: Bể chứa carbon rừng

Các hồ chứa carbon của các loại rừng khác nhau có tỷ số các-bon khác nhau. Một số có chứa lượng carbon dưới mặt đất lớn hơn số khác.

Biểu đồ dưới đây cho thấy tỷ lệ dự trữ carbon của một khu rừng nhiệt đới ở Bolivia. Tổng số trữ lượng carbon là 202 tấn carbon mỗi ha.

129PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

đồ thị 11. Trữ lượng carbon của một rừng nhiệt đới tại Bolivia

Nguồn: GOFC-GOLD 2009, p. 2-54

Đã có những phương pháp để đo trữ lượng bể chứa carbon. Chúng tôi chỉ đưa ra mô tả ngắn gọn của một số những phương pháp này. Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy trong nguồn tài liệu tham khảo.

1. đo lường cây

Nếu chúng ta muốn biết trữ lượng carbon trong một cây (hoặc bất kỳ cây nào khác), chúng ta cần phải biết sinh khối của nó. Không phải tất cả các sinh khối đều chứa carbon và trữ lượng của carbon giữa các loài cây khác nhau là khác nhau. Ngoài ra, trữ lượng của carbon khác nhau đáng kể trong thân cây, cành, lá. Nhìn chung, khoảng một nửa số sinh khối có chứa carbon. Bây giờ, để tìm ra sinh khối của một cây cần phải chặt cây rồi đào toàn bộ rễ lên, chặt bỏ mọi thứ và phơi khô (để loại bỏ nước) và sau đó cân lên. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà khoa học thực hiện việc này để tìm ra sinh khối của cây. Sau đó, các nhà khoa học tìm ra một mối liên hệ bất biến giữa sinh khối của một cây và một loài cụ thể với kích thước của nó (chiều cao và đường kính tại độ cao ngang ngực). Do đó, nếu những đo đạc này được áp dụng cho một cây và trọng lượng gỗ của một lòai cụ thể (thể tích của gỗ), sinh khối của cây có thể tính toán được. Công thức này được gọi là phương trình tương quan và phòng lâm nghiệp hoặc các trường lâm nghiệp thường dùng những phương trình này để lập bảng tương quan cho những lòai cây thông thường ở nước mình.Bạn có thể có được những phương trình từ các nguồn tài liệu khác nhau, hoặc sử dụng những phương trình trong hướng dẫn này. Tuy nhiên, những gì bạn sẽ phải làm là cung cấp các thông tin cần thiết khác như kích thước của cây.Khi bạn thực hiện các phép đo của mình, bạn có thể ghi lại các thông tin sau đây và lưu chúng vào trong biểu mẫu khảo sát mà bạn đã chuẩn bị cho từng ô (xem ví dụ trong phụ lục 3):

• Các thông tin cơ bản về ô.• Tên của cây.• Đường kính ở độ cao ngang ngực.• Chu vi • Chiều cao của cây (có các phương trình tương quan chỉ sử dụng đường kính ở độ cao ngang

130 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

ngực, vì vậy nếu bạn sử dụng những phương trình tương quan này, bạn không cần phải đo chiều cao). Đánh dấu mỗi cây và đánh số cho chúng. Việc đánh dấu và đánh số mỗi cây rất quan trọng bởi vì bạn sẽ phải luôn đo lại chúng sau này để biết nó phát triển như thế nào và từ đó lượng carbon tăng ra sao)

Đánh dấu từng cây và cung cấp cho nó một số. Điều quan trọng là để đánh dấu và số lượng từng cây bởi vì bạn sẽ phải đo chúng một lần nữa trong tương lai để biết có bao nhiêu nó phát triển và do đó bao nhiêu cacbon tăng.

Mỗi cây được đánh dấu bằng sơn dầu hoặc sơn men ở độ cao ngang ngực. Hãy để sơn khô trước khi đo đường kính. Trước khi sơn, tróc vỏ cây khô bên ngoài - rộng 1-2 cm ở độ cao ngang ngực vì phần này dễ dàng bị tách ra. Dùng đinh đóng lên đó một thẻ nhôm nhỏ có đánh số cây. Không đóng đinh quá sâu vào thân cây vì thân cây sẽ phát triển khá nhanh và sẽ uốn cong các thẻ. Ngoài ra, có thể bạn sẽ không thể lấy đinh ra được nữa và như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc bạn sử dụng cây gỗ sau này. Không nên thay thẻ số tại độ cao 1.3m vì sau này bạn sẽ cần đo cây nhiều lần nữa. Cây sẽ phản ứng với vết thương bằng cách mọc thêm mô, gây sưng tấy xung quanh đinh, vì vậy đo vào thời điểm này sẽ không chính xác.

Không đo những cành cây chìa vào trong ô nhưng thân ngoài ô. Cây có thân trong ô nhưng các phần cành cây ngoài ô vẫn được đo đạc bình thường. Cây nằm ở đường biên ô cũng được tính nếu hơn 50% diện tích cơ bản (mặt cắt ngang thân cây tại chiều cao ngang ngực) nằm trong ô và sẽ bị lọai trừ nếu hơn 50% nằm ngoài ô..

131PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Đo đường kính

Đo tất cả các cây trong ô có đường kính ở độ cao ngang ngực lớn hơn 5 cm đường (cao 130 cm từ mặt đất).

Dễ nhất là sử dụng thước dây đo đường kính để đo đường kính mặt dây bên này và chu vi ở mặt dây bên kia.

Đối với cây hình dạng bất thường và trên các sườn dốc … vv sử dụng các hướng dẫn sau đây để đo lường

132 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Đối với những cây có rễ hoặc thân cây đồ sộ tại điểm 1,3 m thì đo cao hơn vị trí đó một chút.

Đối với cây có chạc nằm dưới 1,3 m thì lấy số đo riêng biệt cho hai thân. Khi chạc cây chỉ cao trên 1,3 m một chút, thì phải đo dưới điểm 1,3 m một chút (chỉ đo thân cây chính.

Khi cây có thân hình đều hoặc có dị tật ở độ cao 1,3 m thì đo cao hơn một chút và tại điểm thân cây có hình dạng bình thường.

133PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

134 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Đo chiều cao

Có công cụ đặc biệt như máy đo độ cao để đo chiều cao của cây nhưng nó khá đắt tiền (hàng trăm USD). Tuy nhiên, iPhone, iPod và iPad đã có những thiết kế những ứng dụng không tốn kém (xem hộp dưới đây). Vì vậy, có ai đó trong cộng đồng của bạn sở hữu một trong những thiết bị này thì bạn có thể mượn và cài đặt một trong các phần mềm ứng dụng ít tốn kém này.

Tuy nhiên, đo chiều cao cây phải mất khá nhiều thời gian và đặc biệt trong những khu rừng rậm nhiệt đới. Việc đo đạc rất khó khăn ngay cả khi dùng các thiết bị như vậy vì không phải dễ dàng nhìn thấy ngọn cây và do đó kết quả thường không chính xác.

Vì những lí do trên mà người ta cho rằng chỉ cần đo đường kính ở độ cao ngang ngực của cây dựa vào “qui luật tương quan” theo cách gọi của các nhà sinh vật học - điều này có nghĩa là sử dụng mối quan hệ tương quan giữa chiều cao của một loài cây cụ thể với đường kính của nó.

Như đã đề cập ngắn gọn ở trên, các nhà nghiên cứu đã xây dựng các phương trình tương quan bằng cách sử dụng đường kính ngang ngực và tỉ trọng của gỗ để tính toán sinh khối. Vì vậy, việc có cần phải đo chiều cao của cây hay không phụ thuộc vào phương trình mà bạn sẽ sử dụng. Phương pháp tính chỉ sử dụng đường kính tất nhiên sẽ dễ dàng hơn nhiều, nhưng để dùng được, bạn cần phải có các phương trình tương quan được xây dựng riêng cho các loại rừng cụ thể trong khu vực của bạn. Bạn sẽ phải tìm hiểu từ các phòng ban lâm nghiệp hoặc các trường đại học xem liệu các phương trình có thích hợp với rừng của bạn hay không.

Nếu bạn đang sử dụng các phương trình tương quan sinh khối chính xác hơn dựa vào chiều cao của cây, bạn có thể xây dựng phương trình của riêng bạn cho chiều cao của cây trong một loại rừng cụ thể hoặc các tầng rừng. (xem hộp “Xây dựng phương trình tương quan cho chiều cao của cây” trong đoạn “g”. Phân tích dữ liệu: tính toán trữ lượng carbon “). Bạn sẽ chỉ phải đo chiều cao của một cây mẫu để xây dựng các phương trình. Đối với tất cả các loại cây khác, bạn chỉ cần có đường kính ở độ cao ngang ngực.

Máy đo độ cao iPhone, iPod và iPad có giá cả phải chăng

Hai ứng dụng đo độ cao của iPhone, iPod và iPad cho phép đo khá chính xác chiều cao của cây và các đối tượng khác.

Máy đo độ cao (do Stefano Caschi sản xuất) chi phí US $ 3,99. iHypsometer (do Takuyo Itoh sản xuất) có sẵn miễn phí, iHypsometer Pro phiên bản chuyên nghiệp của nó có sẵn phiên bản và giá 3,99 đô la Mỹ

Bạn sẽ tìm thấy đường tải cho phép tải về các ứng dụng này tại: http://itunes.apple.com, http://iphone-apps-search.com.

2. đo đạc các loài tre

Rừng châu Á có rất nhiều tre và có nhiều loài tre.

Trong khảo sát các loài tre, bạn cần phải lưu lại tên của các loài tre và số lượng khối của mỗi

loài trong ô bạn đang khảo sát. Sau đó, bạn chọn một số cụm mẫu của từng loài tre trong ô và đo đường kính ngang ngực (dbh) của thân cây lớn nhất, cây trung bình và cây tre nhỏ nhất và sau đó tính toán dbh trung bình cho các loài tre cụ thể.

Để có thể tính toán sinh khối bằng phương trình tương quan, bạn cũng cần phải đo chiều cao của tre. Đo một vài cây trong mỗi cụm và sau đó tính toán chiều cao trung bình cho cụm đó.

Để tổng hợp, đối với tre bạn phải:

1. Đếm số lượng cụm của từng loài trong một ô mẫu

2. Đếm số lượng các thân cây tre trong mỗi cụm

3. Đo lường và tính toán dbh trung bình của mỗi loài tre

4. Đo lường và tính toán chiều cao trung bình của mỗi loài tre

3. đo lường cây mặt đất và cây bụi nhỏ

Hầu hết các khu rừng có cây mặt đất bao gồm cây bụi nhỏ và các loại thảo mộc và các thực vật thân phi gỗ, chẳng hạn như chuối dại, gừng, cọ, dương xỉ, tre lùn và cỏ. Bên cạnh đó, có những cây giống thấp hơn 1,30 mét và có đường kính nhỏ hơn giới hạn để có thể bao gồm trong khảo sát cây. Tuy nhiên, nếu những lòai cây này dày đặc và có chứa một lượng carbon đáng kể, không nên loại bỏ chúng ra khỏi cuộc khảo sát. Cây mặt đất nên được đo trong các tiểu ô có kích thước 1x1 mét và số lượng là 4-5 tiểu ô trong mỗi một ô mẫu (xem đồ thị 5 ở trên).

Đặt tên cho mỗi ô. Tên, vị trí và các thông tin khác được ghi vào trong biểu mẫu khảo sát đã được chuẩn bị sẵn cho cây mặt đất và rác.

Sử dụng khung gỗ hoặc tre kích thước 1x1 mét đặt lên trên mặt đất và ghi lại các dữ liệu quan sát được trong khung đó. Giữ một góc của khung mở để bạn có thể đặt nó lên trên mặt đất dễ dàng hơn khi đo đạc ở những nơi có các cây cao, cây bụi hoặc các loại thảo mộc.

135PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

đồ thị 12. Khung đo bằng gỗ/tre cho các loại cây mặt đất và cây bụi nhỏ

Cắt tất cả các cây ở trên mặt đất bên trong khung đo và bỏ chúng trong một túi nhựa để cân. Hãy cẩn thận không để lẫn đất hoặc đá. Khi có các cây gốc ở bên ngoài khung nhưng cành chìa vào bên trong khung thì bạn phải cắt tất cả những cành bên trong khung (điều này nghĩa là chỉ một phần nằm trong khung được tính, phần còn lại không được tính).

Đo trọng lượng của mẫu thu thập được bằng cân treo và ghi lại vào mỗi tiểu ô. Cho các mẫu của mỗi ô thu thập được vào lò sấy khô. Các mẫu cây thường được sấy khô ở nhiệt độ 70 - 80 ° C. Trong khi sấy các mẫu được cân đi cân lại nhiều lần cho đến khi đạt được một trọng lượng không đổi. Sự khác biệt giữa trọng lượng của mẫu trước và sau khi sấy được sử dụng để tính toán trọng lượng khô của tất cả các mẫu cây mặt đất thu thập được. Bạn không thể phơi khô mẫu dưới ánh nắng mặt trời do độ ẩm trong không khí cao.

Rác được hiểu là các bộ phận của cây như cành cây, lá, hoa, trái cây… đã rơi xuống và tích lũy trên mặt đất rừng. Chúng có thể vẫn còn tươi hoặc bị phân hủy một phần. Rác cũng được thu thập trong phạm vi ô mẫu 1 x 1 mét và quy trình đo lường cũng giống như đối với các cây mặt đất: thu thập tất cả các loại rác cây và cân trọng lượng của tất cả, sau đó lấy một mẫu phụ từ mỗi lô để sấy khô bằng lò và đo lường trọng lượng khô, cuối cùng tính toán trọng lượng khô của tất cả rác trong các ô.

Tất cả các phép đo và các thông tin thu thập được cần phải được ghi vào biểu bảng khảo sát đã chuẩn bị sẵn.

136 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

137PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

4. Gỗ và gốc cây khô

Nếu trong khu rừng có nhiều cây chết đứng, cây bị đổ có đường kính lớn hơn 5 cm hoặc gốc còn lại do khai thác gỗ thì cần phải bao gồm vào trong mẫu đo đạc vì chúng vừa là một bể chứa carbon khi phân hủy vừa là một nguồn phát thải carbon.

Trong toàn bộ ô những cây chết đứng hoặc thân cây bị đổ, cành cây đổ lớn cũng được đo như cây bình thường (đường kính khoảng 1,3 m và chiều cao/ chiều dài). Các nhánh nhỏ hơn được đo như là một phần của rác trong ô mẫu.

5. Lấy các mẫu đất

Trữ lượng carbon trong đất phải được đo trong phòng thí nghiệm đặc biệt. Thông thường các trường Đại học hoặc các phòng ban lâm nghiệp đều có các cơ sở thí nghiệm đất. Trước khi bạn thu thập các mẫu tốt nhất là tham khảo ý kiến các phòng thí nghiệm về trọng lượng, thể tích đất cần thiết cho mỗi mẫu để bảo đảm nó là đủ lớn cho việc thí nghiệm đất tiêu chuẩn.

Để tính toán lượng carbon hữu cơ tích lũy trong lòng đất, cần phải biết được tỷ trọng của đất. Nói chung, nơi nào đất đồng nhất giống nhau thì chỉ cần lấy bốn mẫu đất là đủ. Các mẫu đất được sử dụng để tính toán tỷ trọng phải được thu thập từ nền đất nguyên trạng, không bị xáo trộn và được lưu giữ nguyên trạng. Để làm được điều này, cần sử dụng ống mẫu đất (ống kim loại có kích thước tiêu chuẩn là 100 hoặc 300 cm3) để đất được giữ nguyên trạng (không bị nén chặt hoặc phá nát).

Các mẫu đất được thu thập trong hố đào tại bốn địa điểm trong ô (xem đồ thị 5). Lấy mẫu đất từ mỗi điểm theo chiều kim đồng hồ. Người lấy mẫu sử dụng cuốc hoặc thuổng để đào một cái hố hình chữ V, với một bên vách thẳng đứng. Dùng các ống mẫu đất để lấy mẫu đất tại các độ sâu từ 0 - 10, 10-20 và 20-30 cm. Bạn phải cẩn thận không làm ảnh hưởng tới hiện trạng tự nhiên của đất.

Sau khi bạn đã đào hố, sử dụng chổi nhỏ để quét sạch rác trên bề mặt đất. Sau đó đóng ống mẫu đất ở ba độ sâu như đã nêu ở trên và lấy ra bằng cách kéo nó ra phía ngoài. Gọt phần đỉnh và đáy của ống mẫu đất để đất được giữ nguyên trong ống. Dùng băng keo để dán cẩn thận, không để đất bị rơi ra ngoài.

138 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

139PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Mỗi mẫu đều được đánh số và ghi rõ ràng lên túi nhựa có chứa các mẫu đất. Ghi lại số lượng và tất cả các thông tin khác trong biểu mẫu định sẵn cho khảo sát mẫu đất.

Chúng ta có cần đo lường Carbon trong đất không?

Vì bạn đang theo dõi carbon để đo lường sự thay đổi trong trữ lượng carbon theo thời gian nên có thể không phải đo lường carbon trong đất theo định kỳ. Carbon trong đất không hoặc ít thay đổi nếu vẫn còn đất trống dưới tán rừng. Chỉ khi lớp đất bao phủ bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp thâm canh, trữ lượng carbon trong đất mới thay đổi. Đo lường cácbon trong đất khá tốn kém, do đó có thể không cần phải chi phí nếu có cơ sở để khẳng định rằng không có gì thay đổi. Bạn có thể xem xét việc đo cácbon trong đất một lần vào lúc bắt đầu của dự án, để biết tổng trữ lượng carbon trong rừng của bạn, sau đó thì không cần phải làm nữa.

140 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

NGƯờI IKALAHAN Và CARBON: đO LƯờNG CARBON TRONG RừNGCác thành viên của Quỹ Giáo dục Kalahan đã đo chu vi của mỗi cây có đường kính trên 10cm trong 190 ô mẫu. Chu vi và tên của các loài được ghi vào một biểu mẫu báo cáo, sau đó gửi tới văn phòng. Mỗi cây đều được đánh số để việc xác định vị trí các cây trở nên dễ dàng hơn cho lần đo tiếp theo. Thật không may, khi mọi người trở lại vào năm thứ 3, các số hiệu trên cây đã bị mất. Điều này rất thường hay gặp trong các cánh rừng thông vì vỏ cây bị vỡ. Việc xác định cây sẽ gặp khó khăn rất nhiều. Cuối cùng họ nghĩ ra cách phải cạo vỏ cứng bên ngoài và sau đó sơn lên các sợi vỏ. Các thẻ kim loại dễ sử dụng hơn, nhưng chúng khá tốn kém trong khi nguồn tài trợ từ bên ngòai đã không còn nữa hoặc phải chờ đợi nguồn khác.

Người ta đã quyết định 3 năm mới đo cây một lần. Việc đo đạc theo chu kỳ hàng năm là quá ngắn so với chu kì sinh trưởng của cây và như vậy quá khó khăn trong phân tích số liệu.

Các đo lường ngoài thực địa có thể được thực hiện trong vòng 6 tuần nếu tổ chức thành 3 nhóm và mỗi nhóm có 3 người. Sẽ nhanh hơn nếu khu vực có địa hình bằng bằng, nhưng như vậy là khó thực hiện vì tất cả rừng của chúng ta đều có độ dốc lớn và lớp cây trên mặt đất khá dày.

Để đáp ứng một đề nghị của một số nhân viên REDD++, các sinh viên đại học đã đến và giúp cho cộng đồng thiết lập 5 mặt cắt ngang. Họ không để ý tới các lô do cộng đồng đã xác định trước đó mà họ đếm số lượng các loài khác nhau dọc theo đường cắt ngang. Đa dạng sinh học ở trong 3 loại rừng được xem là khá cao. Năm người đã thực hiện công việc này trong 1 tuần.

Một nhóm sinh viên đại học khác đã tới sớm hơn để lấy mẫu đất ở một số khu vực để đo lượng carbon trong đất. Các sinh viên này đã mất 5 ngày để thu thập mẫu đất. Họ cũng dạy các nhóm cộng đồng địa phương cách làm. Hai thành viên trong cộng đồng đã dành thêm một tuần để lấy mẫu, sau đó các mẫu này được chuyển về trường đại học để phân tích. Phòng thí nghiệm của trường đại học đã đo được lượng carbon trong đất.

Tiến sĩ Lasco cũng đã thực hiện các phép đo trong các khu rừng tương tự và có ước tính khá chính xác lượng carbon dưới mặt đất như là một tỷ lệ phần trăm của carbon trên mặt đất. Các thành viên cộng đồng cảm thấy hài long với các dữ liệu thu được. Một số đo lường có thể cho kết quả carbon quá cao nhưng một số khác có thể sẽ thấp, do đó nhiều kết quả đo lường có thể bù trừ cho nhau.

6. Giám sát carbon và xác minh dữ liệu thu thập

Để biết trữ lượng carbon trong rừng của bạn tăng giảm bao nhiêu, bạn phải thường xuyên đo đạc vào những khoảng thời gian nhất định. Đây là cơ sở để tính các khỏan tín dụng carbon và nếu đó là thứ bạn muốn vì tín dụng carbon đó là lượng carbon được giữ lại không để phát thải ra ngoài khí quyển hoặc sẽ được bổ sung vào lượng carbon được lưu giữ lại trong rừng.

Để đạt được mục đích này bạn đã thiết lập ô mẫu cố định và đánh số cây. Tần số đo để giám carbon phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của một khu rừng cụ thể, tức là nó phát triển nhanh như thế nào và các chi phí cho giám sát là bao nhiêu. Ở các khu rừng nhiệt đới, các hoạt động đo giám sát carbon thường được thực hiện 3 năm một lần. Nếu bạn có ý định bán các tín dụng carbon, bạn sẽ phảithực hiện các phép đo theo dõi thường xuyên vì nó là yêu cầu của tiêu chuẩn carbon mà bạn đã quyết định sử dụng. Các tần suất đo lường cũng sẽ được bao gồm trong hợp đồng với người mua carbon.

Như đã đề cập trong chương trước, phương pháp xác minh được sử dụng và việc đo lường được các chuyên gia bên ngòai tiến hành và nó là một phần của tiêu chuẩn carbon. Việc xác minh được tiến hành ngay từ đầu, sau lần đo lường đầu tiên và sau đó theo chu kỳ thường xuyên trong suốt thời gian tiến hành dự án.

Tiêu chuẩn carbon yêu cầu một chuyên gia độc lập phải xác nhận rằng các ô mẫu cố định đã được thiết lập và các phép đo được thực hiện một cách chính xác. “Hướng dẫn thực hành tốt” của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) gợi ý:

• Cần tiến hành đo đạc lại từ 8-10 ô mẫu cố định và so sánh các số đo để kiểm tra và khi phát hiện thấy có sự chênh lệch thì phải tìm hiểu, hiệu chỉnh và ghi chép lại. Việc đo lại các ô mẫu cố định nhằm xác minh rằng các thủ tục đo lường được thực hiện đúng cách.

• Khi kết thúc việc đo thực địa cần đo kiểm tra lại từ 10-20% số ô mẫu cố định. So sánh các dữ liệu thực địa thu thập được ở lần đo này với dữ liệu đo ban đầu. Nếu tìm thấy bất kì lỗi nào thì cũng cần phải sửa và ghi lại; đồng thời thể hiện những lỗi này dưới dạng tỉ lệ phần trăm của toàn bộ số ô đã được đo kiểm tra (IPCC 2003, p.4.111)

g. Phân tích dữ liệu: Tính toán trữ lượng carbon

Khi bạn đã thu thập dữ liệu thực địa từ các ô mẫu, bạn có thể tính toán lượng carbon được lưu trữ trong rừng của bạn.

1. Tính toán lượng carbon trong cây

Bước đầu tiên sẽ tính toán sinh khối của cây bằng các số liệu mà bạn đã đo được. Như đã đề cập, việc này được thực hiện với sự hỗ trợ của phép tính tương quan. Phép tính tương quan là kết quả của những nghiên cứu về sự thay đổi theo tỷ lệ giữa các bộ phận khác nhau của một sinh vật như là hệ quả của tăng trưởng. Các nhà khoa học tìm ra rằng các sinh vật có tính cân đối trong tỷ lệ cây (chiều cao, đường kính ...) khi chúng lớn lên. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng trong một loài cây có một mối quan hệ tương đối ổn định giữa sinh khối của một cây và một số kích thước quan trọng (như đường kính và chiều cao) của loài cây đó. Điều này đã cho phép các nhà khoa học xây dựng các phương trình thể hiện tính tương quan cho từng loại cây và có thể sử dụng để tính toán sinh khối của bất kỳ cây nào. Phương trình được xây dựng dựa trên các số đo cơ bản như đường kính và chiều cao, trọng lượng hay tỉ trọng của gỗ.

Một yếu tố quan trọng cần được xem xét tới là tỉ trọng của gỗ. Tỉ trọng của gỗ đó là trọng lượng của một khối gỗ hoặc một khối gỗ nặng bao nhiêu. Một mảnh gỗ cứng nặng có chứa nhiều cacbon hơn so với một miếng gỗ mềm và nhẹ có cùng kích thước.

Các phương trình tương quan khác nhau đã được xây dựng. Chúng thường bao gồm đường kính ngang ngực (dbh), chiều cao và trọng lượng gỗ. Một số phương trình tương quan sử dụng số liệu về tỉ trọng gỗ trung bình đã được xây dựng cho các loại rừng cụ thể. Cũng có một số phương trình riêng biệt được xây dựng cho các thân cây, cành và lá.

Trong các phương trình tương quan khác, chỉ sử dụng riêng có đường kính ngang ngực và mà không dùng đến chiều cao vì chiều cao của cây thường rất khó để đo lường. Những phương trình này dựa trên giả định rằng có một mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính tương đối ổn định cho các loài cây cụ thể. Tuy nhiên điều này có thể có vấn đề trong khu vực với điều kiện khí hậu đặc biệt. Ví dụ, rừng thường xuyên bị ảnh hưởng do những cơn gió lớn và bão nên hay có cây thấp hơn, vì vậy kết quả tính sinh khối (carbon) dựa vào đường kính ở những khu rừng như thế này sẽ khá cao.

Vì những lí do đó mà phương trình tương quan cho kết quả chính xác hơn là sử dụng chiều cao, đường kính và tỉ trọng gỗ để tính toán sinh khối của một loài cụ thể.

141PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

142 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Các phương trình tương quan chính xác nhất là những phương trình được xây dựng cho các loài đơn lẻ. Tuy nhiên, những phương trình này chỉ dành cho những loài cây quan trọng có tính thương mại cao. Do khi cây phát triển trong một môi trường rừng cụ thể có nhiều điểm chung về cách chúng phát triển nên phương trình tương quan đã được xây dựng riêng cho các loại rừng khác nhau. Yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định các loại rừng ở khu vực nhiệt đới đó là lượng mưa. Vì vậy, các phương trình tương quan riêng biệt đã được xây dựng cho các vùng khí hậu khác nhau, chẳng hạn như riêng cho rừng khô và ẩm ướt ở vùng nhiệt đới.

Các phương trình tương quan cho rừng nhiệt đới

Ba phương trình dưới đây được Chave et al. (2005) xây dựng cho ba loại rừng khác nhau:

a) Rừng khô AGTB = 0.112 x (pD2H)0.916

b) Rừng ẩm: AGTB = 0.0509 x pD2Hc) Rừng ướt AGTB = 0.0776 x (pD2H)0.940

d) Rừng ngập mặn AGTB = 0.0509 x pD2H

ABTG Sinh khối trên mặt đất (kg) p Trọng lượng riêng của gỗ (g mỗi cm ³) D Đường kính ngang ngực của cây (cm) H chiều cao cây (m)

Nguồn: Chave at.al. 2005: p. 92f

Các phương trình tương quan mà bạn quyết định sử dụng sẽ tùy thuộc vào mức độ chính xác mà bạn cần có.

Đối với các tính toán chính xác, bạn sẽ phải đo đường kính và chiều cao và bạn phải có cả phương trình tương quan được xây dựng cho các khu rừng ở khu vực của bạn và cả bảng tỉ trọng gỗ của các loài cây trong các khu rừng này. Để làm được điều này, bạn có thể liên hệ với các cơ quan lâm nghiệp, các viện hoặc trường đại học lâm nghiệp.

Nếu phương trình tương quan không có sẵn dành riêng cho địa phương của bạn, thì bạn có thể sử dụng các phương trình tương quan tổng quát hơn ví dụ như những phương trình đã được Chave et.al. xây dựng và cung cấp trong hộp ở trên. Đối với tỉ trọng gỗ, bạn có thể tham khảo trong phụ lục 2 hoặc trang web của Trung tâm Nông lâm thế giới (xem hộp dưới đây).

Dữ liệu về tỉ trọng gỗ

Bảng dữ liệu tỉ trọng gỗ của cây trong rừng nhiệt đới ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh được trình bày trong phụ lục của “Hướng dẫn thực hành sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp” của IPCC. Một bản sao của bảng này cũng được trích dẫn trong phụ lục 2 của cẩm nang tập huấn này.Có thể tham khảo một cơ sở dữ liệu về tỉ trọng gỗ tổng hợp (bao gồm cả tên địa phương của cây) tại trang web của Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Nông lâm thế giới: http://www.worldagroforestry.org/sea/Products/AFDbases/WD/Index.htm

Một cơ sở dữ liệu toàn cầu với hơn 16.000 tỉ trọng gỗ dưới định dạng excel tại: http://datadryad.org/repo/handle/10255/dryad.235

Tập dữ liệu Excel này cũng có trong đĩa CD đính kèm.

Nếu bạn không thể tìm thấy các dữ liệu về tỉ trọng gỗ của một số cây trong rừng của bạn thì bạn có thể hỏi các thành viên cộng đồng, những người giàu kinh nghiệm và hiểu biết về thuộc tính của những cây này. Họ sẽ cho bạn biết độ cứng và trọng lượng của những cây này

143PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

và có thể so sánh chúng với cây mà bạn đã biết tỉ trọng của nó. Sau đó bạn có thể sử dụng tỉ trọng cây này để đoán biết cây mà bạn không biết tỉ trọng.

Tỉ trọng gỗ được tính bằng tấn/m3, kg/m3 và g/m3. Tùy thuộc vào phương trình tương quan bạn đang sử dụng, bạn có thể phải chuyển đổi các giá trị tỉ trọng. Ví dụ, trong các phương trình được đưa ra ở trên, tỉ trọng gỗ được tính bằng g/m3. Vì vậy, bạn có thể phải chuyển đổi từ t/m3 hoặc kg/m3 sang g/m3, hoặc ngược lại..

Cây gỗ mềm có tỉ trọng dưới 0,49 g/cm3

Cây gỗ cứng có tỉ trọng từ 0,49 đến hơn 1 g/cm3

Xây dựng phương trình tương quan của riêng bạn cho chiều cao của cây

Nếu bạn có nghi ngờ về tính chính xác của một phương trình tương quan khi chỉ sử dụng dbh và bạn muốn dùng chiều cao để tính toán nhưng muốn tránh những rắc rối của việc đo từng cây riêng lẻ, bạn có thể xây dựng phương trình của riêng bạn cho chiều cao của cây trong khu rừng cụ thể mà bạn đang nghiên cứu.

Để làm được điều này, bạn đo dbh và chiều cao của 20-30 cây trong các loại/ tầng rừng tương ứng, sau đó bạn tính tỷ lệ của dbh so với chiều cao mỗi cây và cuối cùng là tính tỷ lệ trung bình cho tất cả các cây. Đây sẽ là phương trình tương quan của bạn để đo chiều cao của cây trong loại rừng này. Để đo tất cả các cây khác trong một ô mẫu, bạn chỉ cần đo dbh và bạn có thể tính toán chiều cao của chúng bằng cách sử dụng phương trình này.

Một khi bạn đã tìm thấy các phương trình tương quan có thể áp dụng cho khu rừng của bạn, bạn có thể chuẩn bị bảng Excel mà bạn cần để sử dụng cho việc xử lý các dữ liệu thu thập trong ô mẫu của bạn. Dưới đây chúng tôi cung cấp một hướng dẫn đơn giản về việc làm thế nào để thiết lập và sử dụng một bảng tính như thế.

Bạn có thể sử dụng phương trình tương quan của bạn trong bảng tính Excel, hoặc nếu nó có thể áp dụng trong khu vực của bạn, bạn có thể sử dụng phần mềm tính toán carbon trong đĩa CD đính kèm theo hướng dẫn sử dụng này (xem hộp dưới đây) và bạn chỉ cần phải nhập các dữ liệu vào trong bảng tính.

Trong đoạn sau đây, chúng tôi đang sử dụng một ví dụ trong đó phương trình tương quan được đưa vào bảng Excel vì vậy việc tính toán được thực hiện với sự giúp đỡ của các bảng tính này mà không cần phần mềm. Chúng tôi hy vọng ví dụ này sẽ giúp bạn trong việc tạo ra các bảng Excel với các phương trình tương quan của bạn.

Chuẩn bị một bảng excel để tính toán carbon

Các bước sau đây minh họa cách thức chuẩn bị một bảng tính Excel để tính toán carbon. Để minh họa, chúng tôi đang sử dụng một tập tin Excel “Carbon calculating exercise “ trên đĩa CD đính kèm. Bạn có thể tìm thấy tập tin này trong thư mục “Tool and exercises” trong thư mục”Carbon measurement and monitoring”. Kích hoạt bảng tính “Trees” (bằng cách nhấp vào thẻ tương ứng ở góc dưới bên trái của cửa sổ)

Bước 1: Lập phương trình

Chúng tôi dự định tính toán số lượng CO2 tương đương có trong một ô mẫu vì nó là bài tập thực hành chung để đo lường carbon trong CO2 tương đương (và không chỉ carbon).

Để thực hiện điều này, chúng ta cần phải đo lường sinh khối, trên cơ sở đó chúng ta có thể tính toán hàm lượng carbon và sau đó giá trị CO2 tương đương.

Cần các phương trình sau đây:

1. Phương trình để tính toán chiều cao của các loại cây rừng trong ô mẫu tương ứng (vì chúng ta không có ý định đo chiều cao của tất cả các cây mà chỉ đo dbh)

2. Phương trình tương quan cho các loại rừng trong ô mẫu tương ứng3. Các phương trình cho hàm lượng carbon trong sinh khối4. Phương trình để chuyển đổi các giá trị carbon thành giá trị CO2 tương đương

Trong ví dụ này, chúng tôi sử dụng một phương trình tương quan để tính toán sinh khối của cây trong rừng khô ở Thái Lan (Sukwong 2011: 4). Ở đây sử dụng các phương trình riêng biệt cho thân cây, cành và lá. Có thể bạn sẽ không có các phương trình riêng biệt mà chỉ có một phương trình cho toàn cây. Chúng tôi đưa ra ví dụ này bởi vì nó chi tiết hơn.

WS = 0.0509 (dbh2h) 0.919

WB = 0.00893 (dbh2h) 0.977

WL = 0.014 (dbh2h) 0.669

WS, WB, and WL trọng lượng khô (tính bằng kg) của thân, cành và lá tương ứng dbh đường kính ở độ cao ngang ngực- cao 1.30m từ mặt đất và tính bằng cm. h chiều cao cây, tính bằng mét.

Phương trình xác định chiều cao của cây (m) như sau:

h = (85.6 dbh0.916 ) / (46.8 + 1.83 dbh 0..916)

Bạn có thể đã biết rằng các phương trình không bao gồm một biến là tỉ trọng gỗ. Đó là vì tỉ trọng trung bình đã được bao gồm trong phương trình tương đương.

Sau khi bạn đã tính toán sinh khối, bạn có thể tính toán hàm lượng carbon. Lượng carbon chứa trong sinh khối khác nhau thay đổi chút ít giữa các loài khác nhau và giữa các bộ phận khác nhau của cây (như các thân cây, cành, lá, vv). Nhưng nói chung, khoảng một nửa số sinh khối bao gồm carbon, vì vậy bạn chỉ cần chia số lượng sinh khối đo bằng kg cho 2.

C = WT/2

C Carbon (kg)WT tổng trọng lượng sinh khối khô ( kg )

Do các khoản tín dụng carbon được tính bằng CO2 và một tấn carbon tương đương với 3,57 tấn CO2, bạn có thể nhân số lượng carbon đã tính toán với 3,67 (hoặc, chính xác hơn, 44/12), chia nó cho 1000 và bạn sẽ có được CO2 tương đương. Chúng tôi cần phải chia giá trị cho 1000 bởi vì cho đến nay chúng tôi đã tính toán trọng lượng bằng kg, trong khi CO2 tương đương được đo bằng tấn.

CO2e = C x 3.56/1000

CO2e Carbon dioxide tương đương (tấn)C Carbon (kg)

Bước 2: Chuẩn bị bảng tính Excelt

Trong bước tiếp theo, chuẩn bị một bảng tính Excel bao gồm các cột sau đây:

1. 1. Số thứ tự của cây. Ở đây bạn nhập vào bảng số thứ tự của cây. Bạn tìm thấy số thứ tự này trên các bảng dữ liệu khảo sát và trong đó còn bao gồm các giá trị đo lường, tên cây… mà bạn đã thực hiện ghi chép được trong quá trình điều tra ô mẫu.

144 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

2. Đường kính ngang ngực (dbh): trong cột này, bạn nhập vào các giá trị đo lường được thực hiện cho cây tương ứng (tính bằng cm)

3. Chiều cao (H): ở đây bạn sẽ nhập các phương trình cho chiều cao cây (tính bằng m). Dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích làm thế nào để nhập các phương trình.

4. Trọng lượng sinh khối khô của thân (WS): ở đây bạn sẽ nhập công thức tương quan cho thân cây (kg)

5. Trọng lượng sinh khối khô của cành (WB): ở đây bạn sẽ nhập công thức tương quan cho cành cây (kg)

6. Trọng lượng sinh khối khô của lá (WL): ở đây bạn sẽ nhập công thức tương quan cho lá cây (kg)

7. Tổng sinh khối khô của cây (Wtotal): ở đây bạn sẽ nhập tổng số của WS, WB và WL (kg)

8. Hàm lượng carbon: ở đây bạn sẽ nhập vào phương trình hàm lượng (kg)

9. 9. Giá trị carbon dioxide (CO2e) tương đương: ở đây bạn sẽ nhập phương trình để tính toán CO2e.

Bước 3: Nhập số thứ tự của cây, dbh và các công thức đo chiều cao

Đầu tiên nhập số thứ tự của cây và giá trị dbh tương ứng được đo cho các loại cây tương ứng (cm). Tiếp theo bạn cần phải nhập vào các phương trình đo chiều cao.

Như chúng ta thấy, phương trình đo chiều cao là: (85.6 dbh0.916) / (46.8 + 1.83 dbh0.916)

Để nhập phương trình bạn đưa con trỏ vào ô C3 và nhập phương trình vào.

Chú ý khi thực hiện trong trong Excel có sử dụng ^, thì ta phải nhập”: =(85.6*(B3)^0.916)/(46.8+1.83*(B3)^0.916)

B3 đề cập tới DBH (giá trị này được nhập vào cột B).

Sau đó, bạn chỉ đơn giản sao chép ô C3 và dán nó vào dòng bên dưới của cột C. Excel sẽ tự động điều chỉnh các tham chiếu đến giá trị dbh trong cột B (tức là nó sẽ sử dụng B4, B5, B6 ...).

145PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Bước 4: Nhập vào các phương trình tương quan

Để nhập các phương trình tương quan, bạn tiến hành theo cách tương tự như với phương trình đo chiều cao:

Trước tiên hãy nhập các phương trình cho trọng lượng khô của thân:

Phương trình là: Ws = 0,0509 (dbh2h)0.919

Để nhập phương trình, bạn đặt con trỏ vào ô D3 và gõ phương trình vào trường lệnh.

Gõ như sau: = 0,0509 * (((B3) ^ 2) * C3) ^ 0,919

B3 đề cập đến dbh (cột 3) và C3 chiều cao.

Sau khi bạn đã làm xong, bạn chỉ cần sao chép ô D3 và dán nó vào trường bên dưới trong cột D. Một lần nữa, Excel sẽ tự động điều chỉnh các tham chiếu cho giá trị dbh và giá trị chiều cao trong cột B và C (tức là nó sẽ sử dụng B4 và C4, B5, C5, B6 và C6.).

Đối với hai phương trình tương quan khác (trọng lượng khô của cành, trọng lượng khô của lá), bạn chỉ cần làm tương tự: nhập các phương trình cho WB tại cột E và các công thức cho WL trong cột F.

Trong cả hai phương trình, bạn sẽ phải tham khảo dbh và H, có nghĩa là bạn sẽ phải tham khảo các trường tương ứng trong cột B và C.

Đối với WB, nhập vào phương trình sau đây vào ô E3: = 0,00893 * (((B3) ^ 2) * C3) ^ 0,977

Sau đó sao chép trường E3 và dán nó vào các ô trong cột E.

Đối với WL, nhập phương trình sau đây vào ô F3: =0,014 * (((B3) ^ 2) * C3) ^ 0,669. Sau đó sao chép các ô F3 và dán nó vào các ô bên dưới trong cột F.

146 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Bước 5: Nhập vào các phương trình để tính toán tổng trọng lượng sinh khối khô, hàm lượng carbon và giá trị CO2 tương đương

Trong cột G (Wtotal), bạn sẽ tính toán tổng số sinh khối trọng lượng khô, tức là tổng của WS, WB và WL. Gõ nội dung sau vào ô G3: = F3 + E3 + D3

Sau đó sao chép ô G3 và dán nó vào các ô bên dưới.

Trong cột H (Carbon), bạn sẽ tính toán hàm lượng sinh khối, khoảng 50%. Vì vậy, trong ô H3, gõ như sau: = G3 / 2

Sau đó sao chép ô H3 và dán nó vào các ô bên dưới.

Cuối cùng, trong cột I bạn sẽ tính toán lượng khí carbon dioxide tương đương của lượng sinh khối mà bạn đã đo. Như chúng ta đã biết, tỷ lệ khoảng 3,66 lần (chính xác hơn, 44/12 lần) lượng carbon. Và do giá trị được tính toán bằng tấn, bạn sẽ phải chia số lượng cho 1000.

Vì vậy, trong I3, gõ như sau: = H3 * 44/12 / (1000)

Sau đó sao chép I3 và dán nó vào các ô bên dưới.

Bước 6: Tính tổng sinh khối, carbon và CO2 tương đương

Là bước cuối cùng, bạn có thể tính tổng số lượng sinh khối, carbon và CO2 tương đương trong cây của các ô mẫu.

147PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Ở dưới cùng của bảng, tạo lập một hàng chữ “Tổng sinh khối cây và carbon cây trong ô mẫu” - “Tree carbon and CO equivalents per hectare” và “Carbon cây tính trên hecta”.

Tại hàng “Tổng sinh khối cây và carbon cây trong ô mẫu” bạn sẽ nhập các phương trình với tổng sinh khối của tất cả các cây xanh, tổng hợp carbon của tất cả các cây và tổng số CO2 tương đương của tất cả các cây trong ô mẫu.

Vì vậy, trong trường bên dưới, giá trị cuối cùng của cột G (Wtotal) - trong ví dụ của chúng ta, nó là trường G76 - nhập các phương trình với tổng các giá trị của cột này. Trong ví dụ này là tổng của tất cả các giá trị của các trường hợp từ G3 tới G75. Công thức là: =SUM (G3 : G75)

Để tính tổng số carbon cây bạn làm tương tự: nhập các phương trình với tổng carbon của cây. Trong ví dụ này là tổng hợp của tất cả các giá trị từ trường H3 tới H75. Công thức là: = SUM (H3: H75)

Để tính tổng CO2 tương đương bạn cũng làm tương tự: nhập các phương trình tính tổng số giá trị CO2 tương đương. Trong ví dụ này là tổng của tất cả các giá trị từ trường I 3 tới I 75.Công thức là: = SUM (I3: I75)

Bước 7: Tính toán carbon của cây và CO2 tương đương trên mỗi ha

Cuối cùng, bạn có thể tính toán các-bon trong mỗi hecta và CO2 tương đương trên mỗi cây trong ô mẫu.

Bạn làm theo hai bước: đầu tiên phân chia tổng carbon và CO2 tương đương cho diện tích ô mẫu (mét vuông, trong ví dụ này là 600m2). Thương số nhận được sẽ là lượng carbon và CO2 tương đương cho mỗi mét vuông. Sau đó bạn nhân nó với 10.000 (do 1 ha bằng 10.000 m2).

Vì vậy, để có được lượng carbon của cây trên một hecta, nhập vào hàng “Tree carbon and CO equivalents per hectare” - “Tổng sinh khối cây và carbon cây trong ô mẫu” trong cột H phương trình sau đây: = (H76/600) * 10000

Và để có CO2 tương đương trên một hecta, nhập vào hàng “Tree carbon and CO equivalents per hectare” - “Carbon cây tính trên hecta” trong cột H phương trình sau: = (I76/600) * 10000

148 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

149PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Phần mềm tính toán lượng carbon

Một phần mềm đơn giản đã được xây dựng và được cung cấp trên đĩa CD đính kèm để giúp cho việc tính toán trọng lượng sinh khối khô và hàm lượng carbon của cây và tre, nứa trong rừng nhiệt đới được dễ dàng hơn. Bạn sẽ tìm thấy phần mềm riêng biệt cho

• Rừng khô và rừng khộp khô ở miền Bắc và miền trung Thái Lan và các khu vực lân cận trong đất liền tại Đông Nam Á ( Lào, Myanmar, Campuchia, Việt Nam)

• Các loại rừng khác nhau theo lượng mưa: rừng khô, rừng ẩm và rừng nhiệt đới ướt

• Mangrove forest

• Rừng ngập mặn

• Bốn loại rừng tre phổ biến nhất

• Rừng tre dày đặc không thể đo đạc riêng biệt từng cụm cây

Phần mềm này cung cấp các hướng dẫn sử dụng cần thiết. .

Thay vì tạo ra một bảng tính Excel bao gồm các phương trình, bạn có thể sử dụng phần mềm này cho việc tính toán và nhập vào các kết quả trong một bảng tính excel.

Phần mềm do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (RECOFTC) xây dựng bằng tiếng Thái Lan đã được dịch sang tiếng Anh. Chúng tôi đánh giá cao và biết ơn sâu sắc RECOFTC vì sự hỗ trợ này.

Chuẩn bị một bảng tính Excel với các phương trình cần tới tỉ trọng gỗ

Ví dụ trên cũng như phần mềm tính toán carbon được ghi trong đĩa CD bao gồm tỉ trọng gỗ trung bình cho các loại rừng. Điều này có nghĩa là bạn không cần phải xem xét tỉ trọng gỗ đối với từng loài cây bạn đang đo.

Tuy nhiên, bạn có thể muốn sử dụng các phương trình tương quan cụ thể đã được xây dựng cho khu vực của bạn, hoặc một trong các phương trình chung cho các loại rừng nhiệt đới (như những phương trình được Chave et.al xây dựng và được trình bày trong hộp ở trên).

Nếu bạn đang sử dụng phương trình tương quan như vậy, bạn sẽ phải làm thêm một cột tỉ trọng gỗ cho mỗi cây được đo.

Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn dưới dạng một bài tập thông qua việc tạo một tập tin Excel bằng cách sử dụng các phương trình tương quan đo sinh khối của rừng ẩm do Chave at.al. xây dựng. Để minh hoạ, chúng tôi đã chuẩn bị tập tin Excel “ Carbon calculation exercise_wood density “– “Bài tập tính toán carbon – tỉ trọng gỗ” mà bạn cũng tìm thấy trong đĩa CD trong thư mục giống như ví dụ được sử dụng ở trên.

Phương trình tương quan cho rừng ẩm được Chave.et.al. xây dựng là:

AGTB = 0.0776 x (pD2 H)0.940ABTG sinh khối cây trên mặt đấy (kg)p trọng lượng riêng của gỗ (g/cm³)D đường kính cây ở độ cao ngang ngực (cm)H Chiều cao của cây (m)

Không giống như trong ví dụ trước, phương trình này không bao gồm các phương trình riêng biệt cho gốc, cành và lá. Nó đã được xây dựng cho cả cây và việc tính toán đòi hỏi phải có dữ liệu cho các biến sau đây: đường kính cây (dbh, cm), chiều cao cây (H, m), trọng lượng/ tỉ trọng gỗ/(P, g/cm ³).

Vì vậy, bạn sẽ phải tạo một cột cho mỗi biến này, một cột để tính toán sinh khối (W, bạn nhập phương trình tương quan vào cột này), cùng với các cột carbon cây và CO2 tương đương, giống như trong ví dụ trước.

Trong cột sinh khối (W) nhập công thức tương quan: =0,0776 * ((D3 * (B3 ^ 2) * C3)) ^ 0,94

Nhập nó vào ô đầu tiên (trong ví dụ dưới đây là E3), sau đó sao chép và dán nó vào các ô bên dưới

150 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

151PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Ở dưới cùng của bảng tạo thêm một hàng nữa tính tổng sinh khối, carbon và CO2 tương đương và một hàng carbon, CO2 tương đương/ha, như đã giải thích trong ví dụ trước.

2. Tính toán carbon cho tre nứa

Có rất nhiều loài tre nứa trong rừng châu Á và chúng tôi không có phương trình tương quan cho tất cả. Tuy nhiên, đối với những cây tre có kích thước tương đương nhau (từng gốc tre đơn lẻ), bạn có thể sử dụng phương trình tương quan có sẵn của tre gần giống nhất với nó

Phương trình tương quan cho tre

Bốn phương trình tương quan sau đây đã được xây dựng cho các loài tre được tìm thấy ở Thái Lan (Nguồn: Sukwong et.al. 2011):

Loài Thyrsostachys siamensis Gamble (ở Thai phai ruak):Wt = 0.22187 (dbh)2.2749

Loài Bambusa polymorpha (ở Thai phai hom or wa-khe):WS = 0.0522 (dbh)2.58WB = 0.0312 (dbh)1.6WL = 0.0363 (1.36)1.36

Loài Bambusa tulda (ở Thai phai bong or wa-sueWS = 0.141 (dbh)2.48WB = 0.0715 (dbh)1.9WL = 0.125 (dbh)0.68

Loài Cephalostachyum pergracile (ở Thai phai khao lam)WS = 0.089 (dbh)2.35WB = 0.0273 (dbh)1.72WL = 0.0415 (dbh)1.45

Wt = sinh khối của thân, cành và lá (kg)dbh = chiều cao ngang ngực (1.30 m)WS = sinh khối thân (kg)WB = sinh khối cành (kg)WL = sinh khối lá (kg)

Các phần mềm tính carbon cho tre (trên đĩa CD đính kèm) bao gồm các phương trình tương quan cho loài tre Bambusa tulda và một số phương trình cho nhiều hơn 4 loại: Dendrocalameus gigan-teus, Cephalostchyum pergracile, Gigantochloa albociliata và Gigantochloa densa. Để tính toán sinh khối của cụm tre (cụm) được tìm tấy trong các ô mẫu, lượng sinh khối của một thân tre trung bình sẽ được nhân với số thân tre bạn đếm được trong mỗi cụm của mỗi lòai tre cụ thể. Cộng sinh khối của tất cả các cụm tre trong ô sẽ cho bạn sinh khối tổng thể của tòan bộ tre trong ô.Tập tin Excel “Carbon calculation exercise” trên đĩa CD đính kèm chứa bảng “Bamboo” sẽ cho bạn ví dụ tạo một tập tin Excel cho việc tính toán carbon trong tre. Bạn cũng có thể tìm thấy trong thư mục “Tools and exercises” trong thư mục “Carbon measurement and monitoring”. Kích hoạt bảng “Bamboo” bằng việc nhấn chuột vào thẻ tương ứng phía dưới góc trái cửa sổ. Ví dụ sử dụng phương trình tương quan cho Bambusa Tulda, bao gồm các phương trình riêng biệt cho thân, cành và lá.Trong cột đầu tiên (A), nhập vào số lượng các cụm tre bạn đo được, trong cột thứ 2 (B), nhập vào số lượng thân tre tìm thấy trong 1 cụm. Trong cột 3 (C), nhập vào đường kính ngang ngực (dbh) trung bình của thân cây đếm được trong cụm.Trong cột D, E và F nhập vào phương trình tương quan cho thân (WS), cành (WB) và lá (WL) của mỗi thân riêng biệt. Trong cột G, bạn sẽ có tổng sinh khối của mỗi thân (tổng W/ thân), bằng cách nhập vào phương trình tính tổng của thân, cành và lá (D, E, FP. Trong cột F (Total W/ cây), bạn sẽ tính tổng sinh khối của tòan bộ thân tre bằng việc nhân tổng sinh khối của thân (W total/ cây) với số thân trên mỗi cụm (cột B “No of culms”).Để tính tổng trữ lượng carbon và CO2 tương ứng, bạn có thể tiến hành như đã giải thích trong ví dụ về carbon trong tre đã được đưa ra ở trên.Trong cột I (total C/clump), bạn tính trữ lượng carbon (sinh khối chia 2) và trong cột J (CO2e (tấn), bạn tính lượng CO2 tương ứng (khối lượng của carbon trong cột I nhân với 44/12 và chia cho 1000)Cuối cùng, tại cuối bảng, tạo tiếp một hàng tính tổng carbon trong ô mẫu và một hàng tính số lượng carbon và CO2 tương ứng trên ha.

152 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

153PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Đo lường các cụm tre dày và gai góc

Một vài lòai tre sinh trưởng thành các cụm rất dày, thân lớn và gai góc (ví dụ Bambusa Bambos) khiến cho việc đo lường từng thân đơn lẻ khó khăn. Ví dụ tre dại, cụm hoặc khu rậm rạp có thể to tới 4.5m (tính theo đường kính). Trong trường hợp này, một phương trình tương quan đã được xây dựng, trong đó chỉ cần đo đường kính của tòan cụm tre (không phải của từng thân hoặc gốc tre riêng lẻ) tại chiều cao 1.30m.

y = -322.5 + 1730.4 DBHy = tổng trọng lượng khô của cả tre tươi lẫntre chết (kg/cụm)DBH = đường kính của cụm (m)

Nguồn Sukwong et.al. 2011

3. Tính toán carbon cho rác

Chúng tôi đã giải thích cách đo trọng lượng khô của rác. Để có được sinh khối của toàn bộ rác, bạn phải lấy giá trị trung bình của chúng tại tất cả 4 tiểu ô. Con số này sẽ cung cấp cho bạn giá trị sinh khối trung bình của rác khô trêm 1m2. Sau đó bạn phải nhân con số này với diện tích của tòan bộ ô mẫu để có được tổng sinh khối của rác. Đối với thực vật mặt đất, trữ lượng carbon giống như cây, tức là 50% sinh khối.

Tuy nhiên, đối với rác, trữ lượng carbon chỉ là 37%, do đó bạn cần nhân tổng sinh khối tính được với 0.37

Đối với trữ lượng CO2, tính tương tự như đã được hướng dẫn ở trên với cây.

4. Tính toán carbon cho gỗ chết

Cây chết đứng và cây đổ, cành gẫy lớn và gốc được tính toán như cây, bằng cách sử dụng đường kính ngang ngực, chiều cao hoặc chiều dài và tỉ trọng gỗ. Cành nhỏ hơn được tính như với rác cây.

Có một số phương trình đặt biệt cho cành lớn và gỗ (thường là cây lớn khi bị đổ hiếm khi có cành)

Công thức được gọi là: “Smalian volume formula for large branches” có thể được sử dụng cho cành cây lớn và thân gỗ lớn bị đổ:

V = A1 x B2 x L2

V = thể tích của gỗ (m3)A1 = đường kính phần ngọn (m)A2 = đường kính phần gốc (m))L = Chiều dài của đoạn gỗ (m)

Cả hai phần đầu vào cuối của cây gỗ được giả định là hình tròn, do đó, công thức: A = πr2 có thể được áp dụng để tính toán đường kính. Do đường kính (hoặc bán kính) được tính bằng cm, nhưng diện tích lại được tính bằng mm, bạn phải chia kết quả cho 10.000. Do đó, công thức như sau:

V = (πr12/10000) +(πr2

2/10000) x L2

r = bán kính (một nửa đường kính, cm)π = 3.1415 L = chiều dài thân gỗ (m)

(Nguồn: Sukwong at.al. 2011)

Tập tin Excel “Bài tập tính toán Carbon” trong đĩa CD đính kèm trong bảng tính “Dead trees” cho một ví dụ tính toán sử dụng công thức này.

Việc tính toán đường kính của một cây đổ ở cả 2 đầu là khá khó khăn, nhưng đoạn giữa thì khả thi, một công thức được đơn giản hóa, được gọi là “Huber’s formular” có thể được sử dụng.

V = A0.5 × LA0.5 = diện tích tại điểm giữa

L = chiều dài thân gỗ

5. Tính toán sinh khối và carbon dưới mặt đất

Một phần sinh khối của thực vật sống bao gồm rễ cây nằm dưới mặt đất. Để đo lường phần này trực tiếp rất khó khăn và tốn nhiều thời gian và có thể phá hủy các thực vật khác. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn và tìm ra một bảng tính để tính toán sinh khối dưới mặt đất thông qua phép so sánh với sinh khối trên mặt đất trong các loại rừng khác nhau.Bảng dưới đây đưa ra tỷ lệ “root-to-shoot” – “từ rễ đến ngọn” trung bình của các loại rừng khác nhau trong rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ví dụ, tỷ lệ 0.24 cho rừng nhiệt đới với sinh khối trên 125 tấn/ ha nghĩa là sinh khối dưới mặt đất chiếm 24% sinh khối trên mặt đất.

Bảng 9: Tỷ lệ “root-to-shoot”- “từ rễ đến ngọn” trong rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới

Miền Vùng sinh thái Trên mặt đất Từ rễ đến ngọn Tỷ lệ sinh khối

Nhiệt đới Rừng mưa nhiệt đới hoặc rừng ẩm ướt

<125 t/ha 0.20 0.09-0.25

>125 t/ha 0.24 0.22-0.33

Rừng nhiệt đới khô <20 t/ha 0.56 0.28-0.68

>20 t/ha 0.28 0.27-0.28

Cận nhiệt đớil

Rừng cận nhiệt đới ẩm

<125 t/ha 0.20 0.09-0.25

>125 t/ha 0.24 0.22-0.33

Rừng khô cận nhiệt đới

<20 t/ha 0.56 0.28-0.68

>20 t/ha 0.28 0.27-0.28

Nguồn: GOFC-GOLD 2009: p. 2-56

154 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

155PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

Do khó chọn tỷ lệ để sử dụng, người ta giả định sử dụng một tỷ lệ trung bình là 0.20. Điều này nghĩa là bạn có thể ước lượng sơ qua về sinh khối dưới mặt đất của các ô mẫu bằng việc nhân tổng sinh khối sống trên mặt đất (tức là không bao gồm rác và gỗ chết) với 0.20 mỗi ô.

NGƯờI IKALAHAN Và CARBON: PHâN TíCH DỮ LIỆUCác tính toán đầu tiên của carbon được dựa trên số lượng gỗ trên mỗi cây (điều này có nghĩa là chỉ tính thân cây). Tuy nhiên, cách tính này cho giá trị rất thấp bởi vì nó đã không bao gồm cành và ngọn. Để khắc phục điều này, các thành viên KEF đã nhận được sự hỗ trợ của Tiến sĩ Rodel Lasco, một giáo sư lâm nghiệp thuộc trường Đại học của Philipin. Ông đã cho các nhân viên một công thức mà ông đã xây dựng được từ những nghiên cứu trong các khu rừng tương tự. Các dữ liệu nhập vào công thức chỉ đơn thuần là đường kính của cây và đầu ra là số kg sinh khối trong cây. Các kết quả tính theo công thức mới rõ ràng và chính xác hơn.

Tuy nhiên, công thức đầu tiên đã sử dụng giá trị khối lượng riêng trung bình của gỗ trên cây. Điều đó, tất nhiên, đã dẫn tới một vấn đề khác bởi vì một số cây trong các khu rừng Ikalahan rất nhẹ (ví dụ, trọng lượng riêng = 0,35) và số khác quá nặng đến nỗi không thể nổi trên mặt nước (ví dụ, trọng lượng riêng = 1.1). Các nhân viên đã trở lại tìm Tiến sĩ Lasco và nhận được một công thức trong đó các loài cây được thể hiện như là một biến số. Hiện tại họ đang rà soát tất cả các dữ liệu cho tất cả các loài. Đây không phải là một nhiệm vụ khó khăn bởi vì thông tin về các loài đã có trong các bảng tính. Các công thức mới có thể được dán vào các bảng tính và các số liệu mới có thể thu được khá dễ dàng.

Một kĩ thuật viên có thể sẽ cần 3 tháng để nhập tất cả các dữ liệu vào máy tính sau khi đo đạc thực địa. Tốt hơn hết là chỉ và chỉ một kĩ thuật viên theo dõi liên tục và nhập các số liệu vào máy tính.Trong một vài trường hợp nếu người kĩ thuật viên không theo dõi kết quả đầu ra thì người phân tích kết quả cũng sẽ phát hiện ra vấn đề. Cũng có một số trường hợp người đo cây có thể ghi chép số đo sai hoặc kĩ thuật viên đánh máy bị lỗi.

Sau đó các nhà phân tích sẽ sử dụng các dữ liệu ô mẫu đã được tính trong các bước trước và nhập chúng vào một bảng tóm tắt để tính lượng carbon trung bình trên mỗi lô và lượng carbon trên tòan bộ khu rừng. Từ đó, tính ra được số lượng carbon bị lưu giữ mỗi năm.

6. Viết báo cáo

Sau khi bạn thu thập tòan bộ dữ liệu, phân tích chúng và làm các phép tính toán, bạn sẽ cần viết báo cáo. Tất cả những thứ bạn cần viết trong báo cáo phụ thuộc vào mục đích sử dụng các dữ liệu này. Nếu nó là một phần trong thỏa thuận với ai đó, ví dụ người muốn mua tín dụng carbon, bạn sẽ phải làm một báo cáo theo các yêu cầu của tiêu chuẩn bạn sử dụng.

Điều này có thể bao gồm thông tin về phương pháp được sử dụng, độ chính xác và chi tiết của phép đo. Bạn có thể cần giá trị carbon tối đa, tối thiểu và trung bình (hoặc CO2 tương đương). Có một vài hướng dẫn về cách làm này (xem ví dụ trong ANSAB et.al.2010, p.52-53).

7. Báo cáo về sự rò rỉ

Trong mô-đun 3, chúng tôi đã đề cập tới một phần dự án REDD+ là giám sát và giải quyết các vấn đề rò rỉ. Rò rỉ xảy ra khi rừng bị suy thoái và xuống cấp ở một nơi khác do nơi đó không có dự án REDD+ và do đó dẫn tới sự gia tăng phát thải carbon (hoặc các khí gây hiệu ứng nhà kính) ngòai khu vực dự án REDD+.

Khi các chuẩn mực carbon yêu cầu phải kiểm soát carbon, tới mức có thể, khi đó sẽ cần đến các hành động để chống lại hoặc giảm bớt sự rò rỉ. Chúng ta đã nhận thấy khi thảo luận về yêu cầu của một dự án REDD+ đó là cần xác định các rò rỉ có thể xảy ra và đề xuất những phương pháp giám sát và giải quyết vấn đề này.

Vì vậy, báo cáo carbon của bạn sẽ phải bao gồm hiện tượng rò rỉ carbon. Điều này bao gồm thông tin về kích thước và vị trí khu vực bên ngoài các dự án + REDD sẽ được theo dõi (được gọi là “vành đai rò rỉ”). Thông tin về rò rỉ có thể bao gồm khai thác gỗ và khai thác tài nguyên khác đã bị cấm trong vùng dự án do những người ngoài (người đã từng làm trong khu vực dự án) hoặc những người từ chính cộng đồng vẫn làm trong “vành đai rò rỉ”.

h. Khai thác gỗ và các cánh rừng: Lời cuối cùng về sử dụng rừng và giám sát carbon

Người dân bản địa không chỉ phụ thuộc vào rừng để tồn tại mà văn hóa và bản sắc của họ gắn liền với sinh kế dựa vào rừng. Vì vậy, người dân bản địa đã nhấn mạnh rằng một trong những điều kiện để họ đồng ý hợp tác trong dự án REDD+ là họ vẫn có thể tiếp tục các hệ thống sử dụng đất và rừng của họ.

Khi bạn xem xét việc tham gia vào một dự án REDD+, bạn phải sẵn sàng thay đổi và thích ứng với một số hoạt động sử dụng đất và rừng. Chắc chắn là bạn vẫn sẽ tiếp tục khai thác gỗ nhiên liệu và lâm sản ngoài gỗ, thêm vào đó bạn sẽ cần có gỗ và tre để xây dựng nhà ở và bạn có thể muốn tiếp tục canh tác nương rẫy.

Bạn phải lựa chọn và thực hiện các hoạt động này trong các khu vực nhất định và bắt buộc phải bảo vệ rừng và không sử dụng rừng của dự án REDD+. Điều này có thể khả thi cho những cộng đồng có rừng lớn. Tuy nhiên, hầu hết các cộng đồng có diện tích rừng khá nhỏ mà họ không hề sử dụng (giống như rừng thiêng) hoặc chỉ thu thập lâm sản ngoài gỗ được phép (như rừng phòng hộ đầu nguồn truyền thống), vì vậy họ vẫn cần tiếp tục sử dụng rừng của họ trong dự án REDD+.

Đối với REDD+, câu hỏi cuối cùng là liệu các cách sử dụng rừng có gây ra bất kỳ tình trạng phá rừng nghiêm trọng hoặc suy thoái rừng nào không. Nếu như những cách sử dụng này không gây suy giảm tổng lượng carbon và hơn nữa còn cho phép sự gia tăng carbon thì sẽ không có vấn đề gì cả. Tất cả những điều này hàm ý rằng sẽ có ít các-bon hơn trong rừng của bạn và bạn sẽ nhận được các khoản tín dụng carbon ít hơn. Nhưng điều này có thể thực sự đáng giá do lợi ích bạn nhận được từ các sản phẩm rừng – mà đôi khi không thể đo bằng tiền - cao hơn nhiều so với giá trị của tín dụng carbon mà bạn “mất”.

Chúng ta hãy xem xét hai ví dụ: du canh và chặt gỗ.

156 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

157PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

1. Du canh

Nếu bạn có đất canh tác nương rẫy trong rừng, bạn muốn tham gia trong một dự án REDD + và bạn vẫn muốn tiếp tục sử dụng đất đó, như vậy tất nhiên bạn sẽ phải giảm đi một phần việc đốt rừng và bỏ hoang trong vài năm. Khi bạn làm điều này, bạn đã gây ra phát thải carbon và carbon bị lưu giữ trong rừng bỏ hoang đã bị cắt giảm đi ít nhất một phần.

Tuy nhiên, rừng nhanh chóng mọc trở lại sau khi bạn bỏ hoang cánh đồng và khả năng hấp thụ cacbon trong rừng cây non là rất cao. Nhìn chung, diện tích canh tác nương rẫy luôn luôn chiếm một phần lớn dưới tán rừng và lượng carbon lưu trữ trong khu vực như vậy cao hơn nhiều so với các hình thức sử dụng đất khác. Một nghiên cứu gần đây trong tại cộng đồng Karen ở miền Bắc Thái Lan cho thấy 254,4 ha đất du canh, trong đó bao gồm các cánh đồng hiện đang được sử dụng và tất cả các đất bỏ hoang dưới tán rừng, lưu trữ tổng cộng 17.643 tấn CO2 (bao gồm cả carbon đất và sinh khối). Việc đốt rừng hàng năm gây ra phát thải lượng carbon 1,745.33 tấn CO2 (chỉ khoảng 80% sinh khối trên mặt đất bị đốt cháy do nhiều cây chỉ bị xém và không chết trong quá trình đốt cháy).

Thêm vào đó, cộng đồng có 3,119.68 ha rừng cộng đồng lưu trữ tổng cộng 661,372.16 tấn carbon. Vì vậy, tính tổng thể thì lượng carbon mất hàng năm trong canh tác nương rẫy chỉ là một phần rất nhỏ của tổng lượng cacbon được lưu giữ trong các khu rừng cộng đồng và các khu rừng bỏ hoang. (Quỹ phát triển miền Bắc (NDF) và cộng đồng Huay Hin Lad 2011, trang 20).

Khi bạn tiến hành canh tác nương rẫy trong các khu rừng mà bạn dự định đưa vào dự án REDD+, bạn phải tính toán lượng carbon thất thoát sẽ xảy ra khi bạn bỏ đi một cánh đồng. Vì vậy, trong báo cáo carbon của bạn, bạn phải khấu trừ số lượng carbon bị mất do du canh từ tổng trữ lượng carbon bạn tính toán trong toàn khu vực dự án REDD+.

2. Khai thác gỗ

Khi bạn chặt cây để xây dựng nhà ở hoặc cho các mục đích sử dụng khác, một số phần của cây – cành, nhánh, vỏ và lá cây - sẽ bị phân hủy và carbon sẽ được phát thải ra. Tùy thuộc vào những gì bạn sẽ làm với gỗ, các phần mà bạn sử dụng có thể không phân hủy trong một thời gian dài, giống như khi bạn xây dựng một ngôi nhà hoặc làm đồ nội thất thì gỗ tồn tại nhiều năm, qua nhiều thế hệ hoặc có thể lâu như vòng đời của một cây. Vì vậy, có một số tranh luận rằng ít nhất là carbon trong gỗ không thể bị coi là mất đi, nó có thể được xem xét là đang được lưu giữ như thể cây đang chết đứng. Cuối cùng, tất cả phụ thuộc vào thời gian gỗ được bảo tồn. Vì vậy, nếu bạn muốn an toàn thì tốt hơn hết là nên đề cập tới việc khai thác gỗ trong báo cáo carbon của bạn và khấu trừ từ các tổng trữ lượng carbon đã đo được

NGƯỜI IKALAHAN VÀ CARBON: TÍNH TOÁN CHO KHAI THÁC GỖ VÀ NÔNG NGHIỆP

Theo thời gian, người Ikalahan vẫn tiếp tục khai thác rừng để lấy gỗ phục vụ cho cuộc sống. Nhưng có điều khác là bất cứ một cây gỗ nào bị lấy đi đều được ghi vào trong sổ theo dõi và một bản ghi số lượng gỗ đã khai thác được lưu giữ lại. Gỗ được coi là vật thể lưu giữ carbon, nhưng sự khác biệt giữa sinh khối của cây trước khi chặt và sinh khối của gỗ chính là lượng carbon bị rò rỉ và phải được báo cáo. Các thành viên cộng đồng đã rất hài lòng khi khám phá ra rằng việc khai thác rừng một cách đều đặn thực sự làm tăng tỷ lệ hấp thụ các-bon bởi vì nó cho phép các loài hoang dại thoát khỏi bóng râm dày đặc do những cây già kém phát triển bao phủ lên trên.

Một số khu rừng có các nương rẫy tạm, sau hai hoặc ba năm, các nương rẫy lại bị bỏ hoang để sau đó tái sinh lại thành rừng, do đó carbon lại tiếp tục bị lưu giữ lại. Tất cả những điều này cần được đề cập trong báo cáo.

Các tiêu chuẩn carbon thường được sử dụng đều có qui định phải báo cáo về bất kỳ lượng phát thải khí nhà kính gia tăng được tạo ra từ các hoạt động của dự án REDD+, như các nhiên liệu hóa thạch sử dụng cho máy hoặc xe, thảm thực vật bị đốt trụi, vv.

Nếu việc giám sát carbon là một phần trong thỏa thuận bán tín dụng cacbon thì bạn có nghĩa vụ tính toán cho tất cả carbon bị mất do sử dụng rừng, bao gồm cả việc khai thác gỗ hoặc khai thác các lâm sản ngoài gỗ với số lượng lớn.

Tuy nhiên, điều này có thể tránh được nếu bạn thực hiện một thỏa thuận bán carbon giới hạn trong một số khu rừng hay được gọi là bể chứa carbon. Việc tính toán khá dễ dàng đối với gỗ, nhưng đối với tre, mây, gỗ nhiên liệu, v.v có thể phức tạp và mất thời gian. Vì vậy, nếu bạn sử dụng chúng rất nhiều thì tốt hơn cả là bạn loại trừ tất cả hoặc một số bể chứa carbon không phải là cây gỗ (tre, nứa, vv) ra khỏi dự án REDD+. Điều này có nghĩa là bạn không bao gồm chúng trong đo lường và giám sát lưu giữ carbon của bạn. Như vậy tất nhiên là lượng lưu giữ carbon mà bạn báo cáocó thể gỉam, nhưng nó sẽ làm cho việc theo dõi carbon dễ dàng hơn và đặc biệt là báo cáo do bạn làm sẽ không phải khấu trừ tất cả mọi thứ bạn đang thu hoạch trong các khu rừng - hồ chứa carbon này..

Nguồn và tài liệu tham khảo

ANSAB, FECOFUN, ICIMOD 2010. Đo đạc bể chứa carbon rừng: Hướng dẫn đo đạc bể chứa carbon trong rừng do cộng đồng quản lí. Kathmandu, Nepal. ISBN: 978-9937-2-2612-7. Avail-able on-line at: http://www.ansab.org/wp-content/uploads/2010/08/Carbon- Measurement-Guideline-REDD-final.pdf

Chave, J. et.al. 2005. Tương quan cây và tăng cường tính toán lưu trữ carbon ở vùng rừng nhiệt đới. Oecologia (2005) 145: 87-99; available at: http://www.winrock.org/ecosystems/files/Chave_et_al-2005.pdf

GOFC-GOLD 2009. Sách tham khảo về phương pháp và qui trình giám sát và báo cáo phát thải khí nhà kính và giải quyết nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng, được và mất của bể chứa carbon trong rừng, rừng tái sinh và trồng rừng. Báo cáo GOFC-GOLD COP15-1. GOFC-GOLD Project Office, Natural Resources Canada. Alberta, Canada

Thảo luận quốc tế về Biến đổi khí hậu 2003. Hướng dẫn sử dụng đất. Thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp. IPCC. Chương trình Kiểm kê Khí nhà kính. Hiệu đính: Jim Penman, Michael Gytarsky, Taka Hiraishi, Thelma Krug, Dina Kruger, Riitta Pipatti, Leandro Buendia, Kyoko Miwa, Todd Ngara, Kiyoto Tanabe and Fabian Wagner. Phát hành cho IPCC. Viện chiến lược môi trường thế giới (IGES), Hayama, Kanagawa Japan

Thảo luận quốc tế về Biến đổi khí hậu 2006. 2006 IPCC Hướng dẫn cho các quốc gia Kiểm kê khí nhà kính; tập 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp và các hình thức sử dụng đất khác.

Chương trình quốc gia kiểm kê khí nhà kính , Eggleston H.S., Buendia L., Miwa K., Ngara T. and Tanabe K. (eds). Published: IGES, Japan MacDicken, K.G. 1997. Hướng dẫn giám sát lưu trữ carbon trong các dự án lâm nghiệp và nông

lâm nghiệp. Viện Phát triển nông nghiệp Winrock quốc tế, Arlington, VA Quĩ phát triển miền Bắc (NDF) và cộng đồng Huay Hin Lad 2011. Biến đổi khí hậu, cây và sinh

kế: Nghiên cứu điểm về carbon của cộng đồng Karen bắc Thailand. Chiang Mai: AIPP, IWGIA and NDF

Skutsch, Margaret M., Patrick E. van Laake, Eliakimu M. Zahabu, Bhaskar S. Karky and Pushkin Phartiyal 2009. Giám sát cộng đồng với REDD+; in: Angelsen, A. with Brockhaus, M., Kanninen, M., Sills, E., Sunderlin,W. D. and Wertz-Kanounnikoff, S.(eds)2009 Realising REDD+: Chiến lược quốc gia và chính sách. CIFOR, Bogor, Indonesia, p. 101-112Sukwong, Somsak, Tawee Kaewla-iad and Supaporn Worrapornpan 2011. Tính toán carbon lưu

trữ trong quản lí rừng theo cộng đồng và nông lâm nghiệp. Mimeo Verplanke, J.J. and E. Zahabu, Eds. 2009: Hướng dẫn thực tế đánh giá và giám sát giảm suy thoái

rừng và kwu trữ carbon do cộng đồng thực hiện. 93 p. Available online from www.communitycarbonforestry.orgThe World Bank 2011. Tính toán chi phí cơ hội của REDD+. Sách hướng dẫn. Washington: The World Bank. http://www.asb.cgiar.org/PDFwebdocs/OppCostsREDD_Manual_v1.3.pdf

158 PART III▶ MODULE 4 ▶ SESSION 2HOW TO MEASURE AND MONITOR CARBON – A SIMPLE GUIDE

HợP PHẦN 5 CÁC KỸ NăNG qUẢN Lý RừNG DựA VàO CộNG đồNG

REDD+ dường như cung cấp những cơ hội mới cho các cộng đồng bản địa ví dụ như sinh kế được tôn trọng và các quyền được bảo vệ. Tuy nhiên, họ cần phải nghiên cứu cẩn thận những lời cam kết và quyết định xem họ có lợi ích gì khi tham gia vào REDD+ và nếu có, thì dựa vào các điều khoản nào. Đối với hầu hết các cộng đồng bản địa, trong bất kỳ trường hợp nào REDD+ cũng sẽ chỉ là một hoạt động bổ sung vào những công việc bảo vệ rừng và hệ thống quản lý tài nguyên hiện có của họ. Vì vậy REDD+ dựa vào cộng đồng sẽ trở thành một thành tố mới của hệ thống quản lý rừng và tài nguyên tổng thể dựa vào cộng đồng của các cộng đồng bản địa.

Cộng đồng bản địa từ lâu đã có hệ thống quản lý tài nguyên và rừng của riêng họ. Tuy nhiên, họ cũng áp dụng kỹ thuật mới, thích nghi và điều chỉnh chúng khi thử nghiệm các kỹ thuật này. Một số kỹ thuật quản lý rừng có thể rất hữu ích trong bối cảnh dự án REDD+ dựa vào cộng đồng và chúng tôi sẽ trình bày ở đây một hợp phần ngắn về quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Hợp phần này tập trung vào hai kỹ năng quản lý rừng mà người Ikalahan bản địa sống tại phía Bắc Phillipin đã thực hành và điều chỉnh trong những thập niên qua và họ đã thấy rằng chúng rất có lợi đối với rừng và con người.

Mục tiêu

Để giúp các nhà lãnh đạo bản địa và các thành viên cộng đồng có được một số kiến thức và kỹ năng hữu ích trong thực hành quản lý rừng dựa vào cộng đồng.

Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành hợp phần này bạn sẽ có thể:

• Mô tả quản lý rừng dựa vào cộng đồng là những gì• Mô tả công nghệ phát triển rừng (FIT) được áp dụng như thế nào• Mô tả làm giàu rừng có ích cho con người và môi trường như thế nào.

MO

DU

LE 1

MO

DU

LE 2

MO

DU

LE 3

MO

DU

LE 4

MO

DU

LE 5

MO

DU

LE 6

COMMUNITY-BASED FOREST MANAGEMENT AND FOREST IMPROVEMENT TECHNOLOGY

BàI 1. qUẢN Lý RừNG DựA VàO CộNG đồNG Và CôNG NGHỆ PHÁT TRIỂN RừNG

Ma trận tập huấn hợp phần 5, Bài 1. quản lý rừng dựa vào cộng đồng và công nghệ phát triển rừngThời gian dự kiến: 1.5 giờ

Mục tiêu:Vào cuối buổi học, học viên có thể:• Mô tả quản lý rừng dựa vào cộng đồng là gì? • Mô tả cách thức vận hành của FIT.

Chủ đề và các câu hỏi chính Phương pháp Trang thiết bị

điều cần thiết cho quản lý rừng dựa vào cộng đồng có hiệu quả là gì?

Chọn lọc từ các bài học trước và chia sẻ với các học viên những gì đã được trao đổi về tầm quan trọng của rừng, hệ thực vật và động vật và đặc điểm địa lý của nó đối với cộng đồng bản địa.

Có thể thảo luận thông qua một trò chơi: Chia học viên thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 6-10 người (nếu nhiều học viên hơn, số lượng người trong nhóm có thể lớn hơn). Yêu cầu mỗi nhóm nghĩ về các câu trả lời cho câu hỏi: “Những đặc điểm của một dự án/ kế hoạch quản lý rừng dựa vào cộng đồng hiệu quả là gì”. Cho phép mỗi nhóm đưa ra câu trả lời cùng lúc, cùng với tập huấn viên hoặc một trọng tài khác để đánh giá câu trả lời có thể chấp nhận hay không. Có thể thảo luận câu trả lời tại thời điểm đó. Các nhóm tiếp theo không được trình bày lại những câu trả lời đã được đưa ra. Nhóm có câu trả lời chính xác nhất là nhóm chiến thắng.

Sau đó, trình bày thảo luận đầu vào, tận dụng các câu trả lời trong trò chơi. Nếu thảo luận được tiến hành trong quá trình chơi trò chơi, tóm tắt và tổng hợp chủ đề

Tầm quan trọng của rừng đối với cộng động như đã đề cập trong bài học trước, viết hoặc vẽ, hoặc cả hai lên giấy kraft. Bảng, dụng cụ viết và vẽ phù hợp, giấy kraft, giấy màu, băng keo, băng dinh.

FIT vận hành như thế nào? Nếu dụng cụ có sẵn, chuẩn bị một đoạn giới thiệu ngắn về Quỹ giáo cụ Kalahan.

Mô tả FIT, minh họa bằng sơ đồ hình cây (xem minh họa trong trang ..). Việc tiếp thu chủ đề có thể được kiểm tra bằng cách chuẩn bị một bảng vẽ các cách bố trí cây trong rừng và hỏi học viên liệu chúng có phải là một FIT tốt. Thay vào đó, những minh họa này có thể được trình chiếu Powerpoint.

Nhấn mạnh rằng công nghệ là một ví dụ tốt của dự án CBFM cũng như quyền của người dân tộc bản địa trong việc tham gia và được trao quyền

Trình bày PowerPointHoặc mô tả KEF.Dùng giấy vẽ cây, vẽ sườn dốc, tô màu xanhHoặc dùng hoạt hình có trong PowerPoint để minh họa cách các loại cây trong rừng được bố trí như thế nào

160 PART III▶ MODULE 5 ▶ SESSION 1

a. quản lý rừng tại cộng đồng như là một phương án thay thế

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM) là một hình thức quản lý rừng trong đó người ta công nhận khả năng của cộng đồng địa phương như là nhà quản lý rừng tốt nhất. Đôi khi, nó còn được gọi là quản lý rừng cộng đồng hoặc lâm nghiệp cộng đồng.

Quản lí rừng cộng đồng nói chung có thể được định nghĩa là một hình thức quản lý rừng “có sự tham gia”, có nghĩa là một loại hình quản lý rừng trong đó có sự tham gia của cộng đồng. Điều này có nghĩa rằng cộng đồng có thể quản lý một khu rừng của riêng của họ, hoặc họ quản lý một khu rừng của chính phủ và chính phủ đã cho cộng đồng một số quyền sử dụng rừng. Hoặc cộng đồng quản lý rừng trên tư cách đại diện cho chính phủ hoặc một công ty có quyền đối với rừng, như theo hợp đồng hoặc là một dạng quản lý liên doanh giữa cộng đồng và phòng lâm nghiệp của chính phủ. Có nhiều hình thức quản lý rừng để cộng đồng có thể tham gia - trong đó họ “tham gia” - và tất cả những điều này được hoặc có thể được gọi là “quản lý rừng cộng đồng”.

Quản lý rừng cộng đồng về cơ bản cùng một lúc theo đuổi hai mục tiêu, để bảo tồn rừng và cải thiện phúc lợi của người dân sống trong và dựa vào rừng. Để đạt được điều này, quyền của các cộng đồng đối với rừng ít nhất phải được công nhận đến một mức độ nào đó. Ở đây không nhất thiết là cộng đồng phải được công nhận là chủ sở hữu của khu rừng nhưng nhất thiết họ phải có một số quyền sử dụng hoặc phải là các nhà quản lý rừng.

Tuy nhiên, đối với cộng đồng bản địa, chúng tôi ưu tiên cách gọi quản lý rừng dựa vào cộng đồng bởi vì điều này nhấn mạnh cộng đồng là cơ sở để quản lý rừng. Điều này có nghĩa là cộng đồng được công nhận là người nắm quyền sở hữu, hay nói cách khác: họ là chủ sở hữu của khu rừng.

Để công nhận cộng đồng là chủ sở hữu rừng không dễ dàng đối với một số chính phủ, bởi vì họ sẽ bị mất một số quyền kiểm soát và quyền lực của đối với rừng. Thêm vào đó họ cũng mất đi những lợi ích mà họ hoặc các công ty tư nhân làm việc với/ cho các chính phủ có thể có được từ rừng. Tuy nhiên, vẫn có những chính phủ công nhận và áp dụng loại hình quản lý rừng này bởi vì họ hiểu rằng việc bảo tồn rừng sẽ tốt hơn khi cùng một lúc nó mang lại lợi ích cho các cộng đồng sống trong những khu rừng đó.

Trong khi có các chính phủ sử dụng CBFM như là một phương án thay thế cho hệ thống quản lý rừng từ bên ngòai, thì vẫn còn những yếu tố quan trọng mà cộng đồng cần xem xét để CBFM có thể có hiệu quả hơn. Các cộng đồng cần phải có một tổ chức đảm nhận trách nhiệm quản lý rừng và sử dụng rừng là có sự tham gia, minh bạch, dựa trên các hệ thống kiến thức và thực tế bản địa (IKSPs) và rừng được chia sẻ lợi ích rõ ràng. Cũng có thể cần phải xem xét lại, thảo luận và viết IKSPs ra, để phân tích liệu chúng có phù hợp với tình hình và do đó có thể được sử dụng hay không. Ví dụ, nếu cộng đồng không còn thực hành một IKSP nhất định đối với các sản phẩm ngoài gỗ, thì những người có kiến thức (người lớn tuổi) trong cộng đồng có thể truyền đạt lại cho các thành viên khác trong cộng đồng từ đó nâng cao năng lực và sau đó áp dụng vào thực tế.

Bên cạnh sự hỗ trợ của chính phủ, cũng có các tổ chức phi chính phủ và các nhóm hỗ trợ khác cũng có thể cung cấp các khóa đào tạo và nâng cao năng lực trong phát triển tổ chức, quảng bá lâm sản và các nhu cầu khác.

Điều quan trọng là cần lưu ý rằng CBFM không chỉ là một vấn đề kỹ thuật mà còn vấn đề chính trị. Vì ở đây rõ ràng là có sự tranh giành quyền lực để giành các tài nguyên rừng. Điều này giải thích vì sao cộng đồng phải đoàn kết và chia sẻ thông tin, vận động chính sách để chính phủ đưa ra những chính sách công nhận năng lực của cộng đồng và trả lại quyền đối với rừng cho cộng đồng.

161PART III▶ MODULE 5 ▶ SESSION 1COMMUNITY-BASED FOREST MANAGEMENT AND FOREST IMPROVEMENT TECHNOLOGY

COMMUNITY-BASED FOREST MANAGEMENT AND FOREST IMPROVEMENT TECHNOLOGY

b. Người Ikalahan và cách quản lý rừng của họ

Người Ikalahan là người dân bản địa sống ở miền núi phía Bắc đảo Luzon ở Philippines. Hầu hết trong số họ là nông dân, sống bằng canh tác nương rẫy và canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang. Tuy nhiên, họ cũng phụ thuộc vào một loạt các sản phẩm lâm nghiệp để tự cung tự cấp cũng như tạo ra thu nhập tiền mặt.

Người Kalahan đã phải đối mặt với tình hình rừng và môi trường tổng thể đang bị suy thoái đáng kể, quyền sử dụng đất không được công nhận và thiếu tiếp cận với giáo dục nên các nhà lãnh đạo bộ tộc đã có những cuộc thảo luận chuyên sâu về cách thức giải quyết các vấn đề này, đặc biệt là quyền sử dụng đất và họ đã quyết định thành lập tổ chức giúp giải quyết các vấn đề và cuối cùng vào năm 1973, Quỹ giáo dục Kalahan, Inc (KEF) đã được phê duyệt và đăng ký.

Bảo vệ và quản lý rừng là một trong nhiều nhiệm vụ KEF đảm nhận. Họ thành lập các vườn ươm cây và các loại cây trồng khác, bao gồm cà phê và cây ăn quả bản địa. Ngoài việc quản lý, quy hoạch và bảo vệ rừng, KEF còn hoàn thành việc tái trồng rừng với diện tích hơn 400 ha. Một phần rừng của họ đã được công nhận là khu vực bảo tồn và các cuộc khảo sát đã cho thấy rằng rừng bảo tồn và các khu rừng khác của người Ikalahan đã nuôi sống hơn 150 loài có nguy cơ tuyệt chủng: loài động vật có vú, chim, côn trùng, cây cối, hoa lan và những lòai khác.

KEF đã đổi mới, củng cố và phát huy một số hệ thống canh tác truyền thống như pangomis (xen canh các loại cây trồng cây trong du canh và bỏ hoang đất); gen-gen (phương pháp ủ phân tại chỗ từ ngày xưa), day-og (phương pháp ủ phân tại chỗ cổ xưa trên đất bằng để lưu giữ lại phân bón sau động đất), trồng cây làm giàu rừng và FIT (một phương pháp chặt đốn cây có hệ thống nhằm đẩy nhanh sự phát triển rừng). Tất cả các tập quán canh tác này đã cho thấy là có hiệu quả trong việc cải thiện đất và nâng cao chất lượng rừng.

Hai trong số các công nghệ được KEF áp dụng trong quản lý rừng và đã được chứng minh là đặc biệt có lợi được mô tả ngắn gọn ở đây. Có 2 chương được Delbert Rice viết dựa trên cuốn sách của ông “Sinh thái học vùng cao cơ bản”.

c. Công nghệ cải tiến rừng

Chọn lọc tự nhiên luôn diễn ra trong các khu rừng. Việc cây lớn lên, trưởng thành và chết đi, rồi đổ xuống không có gì là bất thường. Ngay cả một cây đang sống cũng có khi bị đổ ngã bởi một cơn bão mạnh và để lộ ra một khoảng rừng trống lớn. Cây đổ có thể gây ảnh hưởng tới các cây xung quanh và tạo ra khoảng trống là khá lớn nhưng vẫn chưa đủ để gây ra thay đổi khí hậu vi mô trong rừng. Ánh sáng mặt trời được tăng lên nhờ các khoảng trống này và sẽ tự nhiên kích thích các cây con cho dù là loài cây cao hoặc loài tiên phong phát triển mau lẹ hơn.

Mặt khác, khai thác gỗ là một quá trình không tự nhiên. Nó có thể được gọi là một chu kỳ, nhưng nó không phải là một chu kỳ tự nhiên. Khi một người khai thác gỗ vào một khu rừng, anh ta cần phải khai thác càng nhiều gỗ càng tốt để kiếm nhiều lợi nhuận. Để bảo đảm tái sinh rừng, Chính phủ Philippine (DENR) đã đưa ra quy tắc “Khai thác gỗ có chọn lọc” nhưng ngay cả khi các quy tắc được tuân thủ một cách cẩn thận thì không hẳn là chúng được tuân theo trong mọi trường hợp và như vậy việc khai thác gỗ gây ra một sự thay đổi mạnh mẽ trong rừng. Các cây trưởng thành còn sót lại sau quá trình khai thác quá ít để cung cấp bóng râm cho thế hệ cây sau. Đường đi, các đường kéo gỗ đe dọa xói mòn đất nghiêm trọng. Việc mất đi quá nhiều thảm thực vật gây ra sự thay đổi cho toàn bộ hệ sinh thái. Cây ưa bóng râm và động vật có thể không thể sống sót bởi có quá ít hoặc không có bóng râm. Cho dù cây mẹ của các loài phát triển cực thịnh vẫn còn trong khu vực, các cây giống rất khó sống sót vì thiếu khí hậu vi mô thích hợp và bóng râm cần thiết. Các loài tiên phong phải phát triển đầu tiên để khôi phục lại khí hậu vi mô thích hợp trước khi các loài climax có thể phát triển. Điều này phải mất nhiều năm, ngay cả trong những khu rừng được quản lý tốt nhất.

Sau khi khí hậu vi mô thích hợp đã được các loài tiên phong khác nhau tái thiết, các hệ sinh thái sẽ từ từ thay đổi và trở nên thích hợp cho sự sống còn của loài climax. Khi loài climax phát triển, khí hậu vi mô sẽ từ từ cải thiện và một số đa dạng sinh học ban đầu, cả hai hệ thực vật và động

162 PART III▶ MODULE 5 ▶ SESSION 1

vật, có thể phục hồi trừ những loài bên bờ vực tuyệt chủng. Sẽ mất vài thập kỷ để rừng phục hồi sau khai thác gỗ.

Một khu rừng được dành cho mục đích khai thác gỗ không thể được coi là một rừng đầu nguồn tốt bởi vì trong thập kỷ đầu tiên sau khai thác gỗ, nó không thể làm được nhiệm vụ bảo vệ khiến cho mưa gây xói mòn và lượng nước ngấm vào các tầng ngậm nước (tỷ lệ thấm) nhỏ.

Cải thiện cách khai thác gỗ (TSI) là một công nghệ được cục Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Philippines (DENR) xây dựng nhằm cải thiện việc khai thác gỗ. Tuy nhiên, công nghệ không giúp gì nhiều để khôi phục lại rừng trước khi khai thác gỗ. Trong thực tế, nó có xu hướng thay đổi một khu rừng thành đồn điền.

Công nghệ phát triển rừng (FIT), lại giống như quá trình chọn lọc tự nhiên. Nó không giới hạn trong một hoạt động duy nhất được thực hiện bốn mươi năm 1 lần. Nó là một quá trình liên tục được người dân địa phương thực hiện hàng năm và họ được coi là những người nông dân lâm nghiệp.

Người nông dân lâm nghiệp đầu tiên kiểm tra rừng để tìm ra các cây cong hoặc bị hư, từ đó loại bỏ để cải thiện rừng. Sau khi được loại bỏ, chúng có thể được sử dụng như gỗ lớp thứ hai. Chỉ cần sử dụng thiết bị khai thác đơn giản trong rừng và mùn cưa, lá, phiến gỗ và cành cây được bỏ lại để phân hủy trong rừng và chúng sẽ biến thành phân bón, thức ăn cho vi sinh và vi khuẩn và giúp duy trì đa dạng sinh học. Người nông dân lâm nghiệp không phân biệt giữa các cây trồng tiềm năng và các loại cây khác. Mục đích của họ là cải thiện rừng, chứ không phải chỉ đơn thuần là cải thiện thu nhập của bản thân, mặc dù sau một thời gian dài, thu nhập của họ cũng sẽ được cải thiện.

Trước khi người nông dân lâm nghiệp loại bỏ một cây, họ phải chắc chắn rằng có những cây khác, ngay cả những cây con cùng loại sẽ thay thế vị trí của cây bị loại bỏ. Họ cũng phải chắc chắn rằng không cần thiết phải giữ cây này để cung cấp bóng mát cho cây con khác.

Người nông dân lâm nghiệp sau này có thể trồng cây làm giàu rừng để xúc tiến sự phát triển rừng. Với mục đích này, tốt nhất là sử dụng cây bản địa chất lượng cao để cung cấp lợi ích tối đa rừng.

Sau khi chờ đợi một hoặc hai năm, người nông dân lâm nghiệp nên kiểm tra rừng một lần nữa để xác định xem có cây cần được loại bỏ để tiếp tục cải thiện rừng hay không. Nếu có, cần chặt bỏ chúng. Nếu không, kiểm tra để xem liệu tán lá có khép hay không. Tán rừng khép kín làm cho rừng tối và các cây nhỏ không thể phát triển tốt. Nếu tán đã khép lại, cách tốt nhất để kích thích tăng trưởng mới là chọn một hoặc hai cây trưởng thành đã kém phát triển và chặt bỏ chúng. Việc này sẽ mở rộng tán cây và cây con gần chỗ tán mở sẽ phát triển nhanh hơn. Việc này không làm thay đổi khí hậu vi mô vì nó chỉ mô phỏng hiện tượng cây đổ tự nhiên. Đương nhiên cây bị loại bỏ sẽ cho ta lớp gỗ đầu tiên.

Nếu người nông dân lâm nghiệp làm việc này thường xuyên, rừng sẽ tiếp tục phát triển và cải thiện. Loại bỏ từng cây theo cách này sẽ không gây xáo động tới rừng hoặc môi trường của nó.

Nếu người nông dân lâm nghiệp phải bắt đầu việc phát triển rừng tại một khu vực đã bị phá hoại nghiêm trọng do bị khai thác trước đó hoặc những đồng cỏ không hiệu quả, thì đương nhiên là người dân phải mất vài năm để phục hồi và đầu tiên sẽ có thể phải trồng một số loài thực vật tiên phong. Trong khi rừng đang phát triển, người dân vẫn cần loại bỏ một số cây thông thường và khi làm như vậy sẽ kiếm được một ít tiền. Việc canh tác nông nghiệp xen cây không được khuyến khích bởi vì chúng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của các cây trong rừng và ức chế sự phát triển của một số cây giống khác.

Nếu rừng có chứa ít hơn 100 mét khối gỗ đứng trên một ha, người nông dân lâm nghiệp sẽ loại bỏ ít hơn 1/3 cây tăng trưởng mỗi năm. Tuy nhiên, khi rừng phát triển, cây sẽ phát triển nhanh hơn và mức độ loại bỏ sẽ cần phải được tăng lên cho đến khi rừng phủ đầy cây, khoảng 270 mét khối gỗ đứng trên một hecta. Sau thời gian đó, người nông dân nên loại bỏ khoảng từ 15 đến 20 mét khối/ha mỗi năm. Sự chặt bỏ chọn lọc này nếu được thực hiện đúng cách không làm thay đổi tính chất cơ bản của rừng.

163PART III▶ MODULE 5 ▶ SESSION 1COMMUNITY-BASED FOREST MANAGEMENT AND FOREST IMPROVEMENT TECHNOLOGY

COMMUNITY-BASED FOREST MANAGEMENT AND FOREST IMPROVEMENT TECHNOLOGY

Tốc độ tăng trưởng cây hiện nay trong rừng Philippines, theo Quy hoạch rừng của Chính phủ Philippine, được dự kiến là mỗi năm mỗi ha cho khoảng 4,5 mét khối gỗ mới và đất bị tổn hại nghiêm trọng khi rừng bị khai thác. Tuy nhiên với cách quản lý rừng thích hợp có sử dụng FIT, thì mỗi ha rừng có thể sản xuất lên đến 20 mét khối mỗi năm và rừng vẫn sẽ giữ lại đặc điểm rừng mà không bao giờ bị phá hoại. Rừng vẫn sẽ có đa dạng sinh học cao và là một rừng đầu nguồn hiệu quả với độ giữ nước cao. Rừng sẽ có thể là khu bảo tồn nhiều loài động vật hoang dã, chim và côn trùng trong khi vẫn cho khai thác gỗ.

Nếu một người nông dân chăm sóc 5 ha rừng tốt thì ông ta có thể thu hoạch hơn 70 mét khối gỗ đầu tiên cho mỗi năm mà không gây tổn hại rừng. Như vậy thì thu nhập tiền mặt của người nông dân này sẽ cao hơn so với nhiều chuyên gia và trong khi ông ta vẫn có nhiều thời gian để sản xuất thức ăn riêng của mình trong vườn nhà. Khi rừng đã được phát triển, thu nhập tiền mặt của người nông dân sẽ được duy trì vô hạn định và rừng của ông cũng sẽ ngấm giữ nhiều nước và lưu giữ được một lượng carbon lớn.

Khi cây rừng trở nên đông đúc, chúng không thể phát triển tốt

Cải thiện rừng bằng cách loại bỏ một cây. Và sử dụng nó để sản xuất gỗ

164 PART III▶ MODULE 5 ▶ SESSION 1

Cây bị sâu bệnh có thể lây nhiễm sang rừng

Loại bỏ các cây bị sâu bệnh để cải thiện rừng và sử dụng để sản xuất gỗ (loại 2)

165PART III▶ MODULE 5 ▶ SESSION 1COMMUNITY-BASED FOREST MANAGEMENT AND FOREST IMPROVEMENT TECHNOLOGY

COMMUNITY-BASED FOREST MANAGEMENT AND FOREST IMPROVEMENT TECHNOLOGY

Khi tán cây đã khép, cây con không thể phát triển

Loại bỏ một cây trưởng thành để mở tán và để cho các cây non phát triển,

Cải thiện rừng. Và cũng có thể sản xuất gỗ lớp đầu tiên.

Nếu tiêu huỷ được thực hiện hàng năm sẽ tạo được một khu rừng tốt, khỏe mạnh

166 PART III▶ MODULE 5 ▶ SESSION 1

Lâm nghiệp cộng đồng là cách tốt nhất để thực hiện FIT. Mặc dù một nông dân trồng rừng có khả năng lựa chọn những cây để loại bỏ bất cứ lúc nào, họ vẫn nên tìm sự hỗ trợ của cán bộ lâm nghiệp để chắc chắn rằng sự lựa chọn này thực sự có lợi cho rừng và không chỉ vì lợi ích của túi tiền cá nhân. Một người nông dân không thể thay thế một cán bộ lâm nghiệp, nhưng một cộng đồng có thể dễ dàng có một thành viên được đào tạo về lâm nghiệp để phục vụ cho cả cộng đồng.

Với sự giúp đỡ của một cán bộ lâm nghiệp, cộng đồng hoặc có thể chia nhỏ rừng thành các lô rộng chừng 5 hoặc 6 ha và phân cho mỗi gia đình, hoặc có thể nhờ cán bộ lâm nghiệp đánh dấu các cây cần được loại bỏ và cho phép những người có nhu cầu cùng bỏ các cây khi thuận tiện. Dù bằng cách nào thì rừng cũng sẽ phát triển như mô tả ở trên và toàn cộng đồng sẽ được hưởng lợi..

Những lợi ích của FIT và carbon

Chọn lọc rừng một cách thường xuyên và sử dụng FIT thực sự sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của rừng. Tất cả các cây sẽ đạt đến đỉnh cao tăng trưởng của chúng. Khi cây vượt qua quá trình tăng trưởng, chúng tiếp tục sống, nhưng không lưu giữ cácbon nhiều như trong thời kỳ tăng trưởng. FIT lựa chọn và loại bỏ những cây trưởng thành không lưu giữ carbon nhiều như chúng đã làm trong thời kỳ tăng trưởng cực thịnh. Những cây này được loại bỏ để mở lại tán và cho phép các cây khác phát triển. Chúng phát triển nhanh chóng, không còn còi cọc vì thiếu ánh nắng mặt trời. Kết quả là rừng lưu giữ carbon với tốc độ nhanh hơn so với việc giữ lại cây trưởng thành vì nó che khuất các cây con khác.

Các số liệu thống kê của chính phủ Philippines cho thấy một khu rừng được quản lý bằng các phương pháp chính thức của “lâm nghiệp bền vững” sẽ sản xuất khoảng 4,5 mét khối gỗ mỗi ha và được thu hoạch 30 năm 1 lần. FIT có thể sản xuất 15 mét khối gỗ/ha mỗi năm và thu hoạch hàng năm. Vì vậy, khai thác gỗ bền vững, đặc biệt là FIT, giúp tăng cường năng lực lưu trữ cácbon của rừng.

Khi cắt một cây thì lá, cành và các phần của thân cây sẽ không được sử dụng và bỏ lại để phân hủy và biến thành mùn, điều này nghĩa là trong khi một số carbon sẽ được phát thải trong quá trình này, một phần của nó sẽ được lưu giữ như cácbon trong đất. Tuy nhiên, cho đến nay một lượng carbon lớn hơn vẫn còn được lưu giữ trong những thân cây bị chặt ra như gỗ và được sử dụng để xây dựng hoặc làm đồ nội thất. Như vậy khí cácbon được lưu giữ trong nhiều thập kỷ, thậm chí

167PART III▶ MODULE 5 ▶ SESSION 1COMMUNITY-BASED FOREST MANAGEMENT AND FOREST IMPROVEMENT TECHNOLOGY

COMMUNITY-BASED FOREST MANAGEMENT AND FOREST IMPROVEMENT TECHNOLOGY

nhiều thế kỷ, cho đến khi công trình xây dựng hoặc đồ đạc bị phá hủy và đốt cháy, và chỉ lúc này carbon mới bị phát thải

168 PART III▶ MODULE 5 ▶ SESSION 1

BàI 2: TRồNG Cây LàM GIàU RừNG

Ma trận hợp phần tập huấn 5, Bài 2. Trồng cây làm giàu rừng Thời gian dự kiến: 45 phút

Mục tiêu:Cuối buổi học, học viên có thể:• Mô tả việc trồng cây làm giàu rừng hỗ trợ con người và môi trường như thế nào?.

Chủ đề và câu hỏi chính Phương pháp Trang thiết bị

Trồng cây làm giàu rừng là gì và khi nào cần?

Trồng cây làm giàu rừng như thế nào?

Đề cập tới bài học trước về tác dụng của rừng.

Hỏi và thảo luận chung hay từng nhóm: Các đặc tính của một rừng tốt? Tốt cho ai và cho cái gì? Khi nào cần phải trồng cây? Nếu bạn chọn thảo luận nhóm, bạn có thể yêu cầu thuyết trình kết quả đạt được

Minh họa tầm quan trọng của rừng đối với cộng đồng đã làm trước đó.

Bảng, dụng cụ vẽ và viết phù hợp, giấy kraft, giấy màu, băng keo, băng dính có thể tái sử dụng

Loại rừng nào chúng ta muốn? Đây có thể là bài kết luận tốt, trong đó bạn có thể nhấn mạnh vào phương pháp tiếp cận toàn diện về quản lý rừng dựa vào cộng đồng và REDD+ dựa vào cộng đồng: những lợi ích cho con người, môi trường và khí hậu

Minh họa các loại rừng khác nhau (áp phích hoặc trình chiếu powerpoint)

Trồng cây làm giàu rừng là gì?

Rừng gồm nhiều loài thực vật, động vật, côn trùng, rêu, nấm và nhiều lòai khác. Tất cả mọi thứ tồn tại trong rừng đều có một mục đích. Đồn điền không được gọi là rừng bởi vì nó chỉ có một loại cây.

Đôi khi một khu rừng đã bị phá hoại và có rất ít cây. Khi điều đó xảy ra, cách tốt nhất là chọn các loại cây rừng cần và trồng chúng trong rừng. Điều đó được gọi là “trồng cây làm giàu rừng”

Khi nào cần trồng cây làm giàu rừng?

Trong một khu rừng ở Philippines, người ta nhận thấy rằng một số loài chim đã biến mất. Họ tự hỏi về những loại thức ăn mà chim ăn và nhận ra rằng họ đã chặt nhiều cây có quả mà các loài chim cần để làm thực phẩm. Họ gieo hạt giống của những cây này trong vườn ươm và sau đó trồng cây này vào rừng trong khi những cây khác vẫn được giữ lại. Khi cây phát triển các loài chim có thể sinh sôi bởi vì chúng có đủ lương thực để ăn. Đó là trồng cây làm giàu rừng.

Ở khu vực khác, nơi đã từng có một khu rừng tốt nhưng nhiều cây đã bị chặt bỏ, một số đã bị đốt cháy và nhiều cây và cây bụi còn sót lại bắt đầu chết vì không có đủ bóng râm. Người ta nhìn thấy những gì đã xảy ra và bắt đầu trồng cây không cần bóng râm trong khu vực. Chúng được gọi là “loài tiên phong”. Khi chúng phát triển, một lần nữa vùng đất trống trở thành một khu rừng và động vật hoang dã quay trở lại. Đó là cũng là trồng cây làm giàu rừng.

Một cộng đồng khác nhận thấy rằng suối của họ gần cạn và không sinh thủy nữa. Sau đó, họ nhận thấy rằng có rất ít cây trên các ngọn núi lân cận. Họ nhận ra rằng họ đã phá hoại rừng đầu nguồn, do đó họ bắt đầu trồng cây trên các sườn dốc. Khi rừng được phục hồi, nước suối của họ lại đầy. Đó cũng là một dạng “trồng cây làm giàu rừng “

169PART III▶ MODULE 5 ▶ SESSION 2FOREST ENRICHMENT PLANTING

FOREST ENRICHMENT PLANTING

Chúng ta trồng cây làm giàu rừng như thế nào?

Khi một cộng đồng trồng cây làm giàu rừng, nên chọn các loài bản địa trong khu vực. Họ cũng nên chọn những loài cần thiết để cải thiện sự cân bằng trong rừng. Chim và dơi cần thực phẩm để ăn. Và chính những con chim, dơi và động vật hoang dã khác sẽ trồng những cây mới. Nếu có đủ các loài chim, dơi và động vật hoang dã khác nhau trong một khu rừng thì việc con người có thể thu hoạch gỗ và sản phẩm gỗ từ rừng mà không cần phải trồng cây là rất khả thi vì động vật hoang dã sẽ trồng cây thay họ.

Nếu rừng là cần thiết cho sinh thủy thì cộng đồng nên trồng các loài Ficus và các loài khác để trợ giúp phát triển lưu vực sông hồ. Nếu động vật hoang dã đang biến mất, họ nên trồng nhiều cây ăn trái và các loài cây khác để cung cấp thức ăn cho động vật hoang dã. Các loại cây khác nhau nên được trồng rải rác trong rừng và không trồng trong các đồn điền.

Thường sẽ nguy hiểm khi sử dụng các loài ngoại lai (loài được nhập khẩu và không phải xuất phát ban đầu từ địa phương của bạn). Loài ngoại lai có thể sẽ không cung cấp đúng loại thức ăn cho động vật hoang dã và động vật hoang dã sẽ chết. Một số loài ngoại lai phát triển quá nhanh đến nỗi chúng sẽ tiêu diệt các loài bản địa. Một số loài được gọi là allotropic. Điều này có nghĩa là chúng tạo ra hóa chất trong đất, những chất ngăn chặn các loài khác phát triển. Cỏ cogon và gmelina được xem là allotropic.

Trồng cây làm giàu rừng – chọn loài nào?

Các khu rừng trong cộng đồng thường xuyên bị phá hoại tới một mức độ nào đó, trong trường hợp này nên tiến hành trồng cây làm giàu rừng. Có thể không có một hướng dẫn chung nào về loài được chọn để làm giàu một khu rừng cụ thể. Tuy nhiên, có một số tiêu chí khá hữu ích có thể tham khảo như sau

1. Các loài được trồng cây gây rừng nên tương thích với các loài bản địa. Nếu muốn sử dụng một loài ngoại lai cần phải lựa chọn một cách kỹ càng. Thường là không tốt khi sử dụng loài ngoại lai để trồng cây làm giàu rừng và tốt nhất là nên phục hồi lại đa dạng sinh học nguyên bản của các loài bản địa.

2. Chúng tôi đã nhận thấy rằng rất hữu ích khi chọn các loài có khả năng cải thiện nguồn thực phẩm và làm tổ cho các loài hoang dã. Điều này được gọi là cải thiện môi trường sống. Tất nhiên sự lựa chọn các loài phụ thuộc vào các loài vật hoang dã trong khu vực của bạn.

3. Nếu rừng còn sót lại khá thưa thớt, nhiều đất trống và chỉ có một vài cây có bóng mát, cộng đồng bắt buộc phải trồng “cây tiên phong” đầu tiên trước khi trồng mất kỳ loài climax nào. Trồng cây climax quá sớm có thể lãng phí công sức và cây giống vì chúng khó có thể tồn tại. Nếu rừng xanh tươi hơn thì tất nhiên là có thể trồng các loài climax.

4. Nếu cần thiết phải trồng các loài cây tiên phong nên chọn những loài phát triển nhanh để sau đó có thể trồng các loài climax trong thời gian ngắn nhất.

5. Không nên trồng các loài cây độc canh. Nên trồng xen kẽ các loài khác. Hy vọng rằng rừng sẽ tiếp tự phát triển và sản sinh hạt giống và sau đó không cần thiết phải làm giàu rừng nữa

6. Một số lượng cây đáng kể trong rừng có giá trị kinh tế đối với con người. Một số có thể cho các loại trái cây, số khác cung cấp nhựa hoặc sợi. Một số, tất nhiên mang lại gỗ và một số khác cải thiện môi trường sống cho động vật hoang dã.

7. Nên chú ý rằng các cây phát triển nhanh không nhất thiết phải hấp thụ nhiều carbon hơn cây phát triển chậm. Nó phụ thuộc vào trọng lượng riêng của gỗ. Một cây có thể phát triển chậm nhưng gỗ của nó nặng có thể chứa nhiều carbon hơn cây khác phát triển nhanh nhưng có trọng lượng riêng nhẹ.

Ở cộng đồng Kalahan, đôi khi chúng tôi vi phạm mục 1 ở trên do sử dụng loại cây Alnus nepa-lensis. Đây là một loại cây làm ngưng đọng khí Nitơ. Nó không phải là loài xâm lấn, có nghĩa là

170 PART III▶ MODULE 5 ▶ SESSION 2

171PART III▶ MODULE 5 ▶ SESSION 2FOREST ENRICHMENT PLANTING

nó không lây lan nhanh chóng và gây sức ép lên các loài cây bản địa. Nó cũng không phải là loài bản địa của các khu rừng địa phương mà là loài đã được di thực trong khoảng thời gian 30 năm. Khi các loài climax ban đầu được trồng với Alnus, chúng sớm phát triển cao hơn Alnus và Alnus có thể được chặt bỏ và được sử dụng cho các mục đích khác. Nó chỉ là một cây tiên phong tạm thời và nó phát triển nhanh hơn nhiều so tất cả các cây bản địa có sẵn khác.

Chúng ta cần loại rừng như thế nào??

• Rừng có nhiều loài. Đồn điền không phải là rừng.

• Rừng là ngôi nhà của các loài hoang dã. Nên có nhiều loài hoang dã trong một khu rừng..

• Rừng có nhiều loài nấm. Nấm thích hợp cho loài mycorrhiza phát triển và loài này lại giúp cây phát triển tốt.

• Rừng có cây với rễ sâu và rễ nông. Rễ sâu giúp rừng vững vàng và chống lại bão cũng như động đất. Rễ nông ngăn chặn xói mòn đất khi mưa lớn và gió mạnh.

• Rừng có nguồn cung cấp thức ăn cho các loài động vật sống trong đó.

• Rừng là nơi làm tổ cho các lòai động vật sống trong đó.

• Rừng cung cấp gỗ và các loại lâm sản phi gỗ cho sinh kế bền vững của người sống nhờ rừng.

Nguồn và tài liệu tham khảo:

Rice, Delbert 2007. Sinh thái vùng cao. Quezon City: New Day Publisher

Và các tài liệu khác về Rừng nhiệt đới trên thế giới trên:

http://www.wrm.org.uy/subjects/CBFM/book.html

Ghi chép của tập huấn viên

PHẦN IV. CHÚNG TA Có CẦN REDD+ KHôNG? CÁC BƯỚC

đÁNH GIÁ Sự SẴN SàNG CHO REDD+

173PART IV

PHẦN 4: CHÚNG TA Có CẦN REDD+ KHôNG? CÁC BƯỚC đÁNH GIÁ Sự SẴN SàNG CHO REDD+Tại Hội nghị lần thứ 17 giữa các Bên của UNFCCC tại Durban, tháng 12 năm 2011, có thể sẽ đạt được một thỏa thuận về cơ chế tài trợ cho REDD+. Hy vọng sẽ có các cơ chế khác nhau, ví dụ như các quỹ và thị trường carbon. Cơ chế thị trường nghĩa là tín chỉ carbon từ các dự án REDD+ có thể được giao dịch trên thị trường bắt buộc và không chỉ giới hạn ở thị trường tự nguyện nữa.

Nhiều kịch bản bán tín chỉ carbon REDD+ trên thị trường bắt buộc vẫn đang được tranh cãi. Nhưng có một điều chắc chắn là sẽ có rất nhiều các dự án REDD+ trong thời gian tới và đây là tin tốt cho các nhà bảo tồn. Gần đây, REDD+ được coi là “hi vọng cuối cùng” cho đa dạng sinh học nhiệt đới. Thực tế, REDD+ có thể giúp ngăn chặn suy thoái rừng trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên, liệu đây có phải là tin tốt lành cho ngừơi dân bản địa hay không. Trong bất cứ trường hợp nào, người dân bản địa sống trong những khu rừng này vẫn sẽ có thể phải đối mặt với hàng loạt các dự án REDD+ đổ dồn lên họ bởi vì các tổ chức phi chính phủ và các công ty sẽ đua nhau triển khai các dự án REDD+ trên tòan thế giới.

Các cộng đồng bản địa cần chuẩn bị ứng phó với tất cả những điều này để có thể ngăn chặn các hậu quả tiêu cực của REDD+, cũng như tận dụng cơ hội nó mang lại, cả hai đều liên quan tới việc bảo vệ quyền và cải thiện an ninh sinh kế của họ.

Như chúng tôi đã cố gắng giải thích, dự án REDD+ đưa ra những cơ hội khả thi hỗ trợ các cộng đồng bản địa trong việc bảo vệ rừng của họ và tạo ra nguồn thu nhập bổ sung. Nhưng nếu cộng đồng muốn tham gia vào thỏa thuận để bán tín chỉ carbon, thì phải cân nhắc đến những chi phí đáng kể và các dự án REDD có thể đòi hỏi những kỹ năng quản lý và kỹ thuật cần thiết, cũng như các cơ sở pháp lý khác.

Một số cộng đồng bản địa có người của riêng họ có kiến thức chuyên môn cần thiết để tham gia đầy đủ vào các dự án REDD+, hoặc thiết kế và tiến hành các dự án REDD+ dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, rất nhiều cộng đồng thiếu những chuyên môn này. Họ có 3 lựa chọn:

1. Từ chối tham gia vào các dự án REDD+

2. Tự xây dựng năng lực cần thiết để tham gia đầy đủ vào một dự án REDD+ chung nào đó, hoặc tự vận hành một dự án REDD+ dựa vào cộng đồng của riêng họ,

3. Trở thành một phần của dự án REDD do các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan chính phủ hoặc các công ty tư nhân điều hành.

Các cộng đồng bản địa cần phân tích kỹ lưỡng không chỉ dự án do người ngoài thiết kế mà còn cả các ý tưởng dự án REDD+ do các thành viên trong cộng đồng của họ xây dựng nên.

Cuốn cẩm nang hướng dẫn và đào tạo cộng đồng đầu tiên “ REDD là gì?/ Làm gì với REDD” và cuốn cẩm nang “REDD+ dựa vào cộng đồng” bạn đang có trong tay được xuất bản mới mục đích giúp đỡ các cộng đồng bản địa đưa ra những phân tích từ đó đưa ra quyết định của họ.

Trong hợp phần cuối cùng của cuốn cẩm nang này, chúng tôi sẽ cung cấp một vài gợi ý về phương pháp đánh giá cuối cùng. Phần đầu tiên sẽ hướng dẫn bạn giải quyết các vấn đề của dự án REDD+ do người ngòai khởi xướng dựa trên nguyên tắc của Đồng thuận tự nguyện và được thông báo trước (FPIC). Phần hai đưa ra một vài hướng dẫn về cách thức đánh giá sự sẵn sàng của cộng đồng để tham gia vào REDD+.

174 PART IV

Hợp phần 6 CHÚNG TA Có MUốN REDD? CÁC BƯỚC đÁNH

GIÁ Sự SẴN SàNG CHO REDD+?Năm hợp phần trên đây cùng nhằm mục đích giúp bạn nắm bắt được kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết để hiểu đầy đủ cách vận hành của REDD+ trên thực tế và nếu cộng đồng của bạn quyết định tham gia thì tốt hơn hết là nên khởi xướng hoặc tham gia vào một dự án REDD+ cụ thể nào đó. Với kiến thức và các kỹ năng bạn đã lĩnh hội được, cộng đồng của bạn đã ở một vị thế tốt hơn để thảo luận và đưa ra quyết định có nên thực sự tham gia vào REDD + hay không.

Hợp phần cuối cùng của cuốn cẩm nang này nhằm giúp bạn đánh giá REDD+ có thực sự là một lựa chọn đúng đắn cho cộng đồng của bạn hay không và nếu có, liệu bạn đã sẵn sàng cho REDD+ hay chưa. Cuốn cẩm nang còn cung cấp một vài hướng dẫn về cách thức xem xét các dự án REDD+, danh mục các điều khoản bạn cần áp dụng trong việc đánh giá REDD+ cũng như một vài gợi ý về cách thức đưa ra quyết định..

Mục tiêu

Giúp đỡ các nhà lãnh đạo bản địa và các thành viên cộng đồng đánh giá liệu họ đã sẵn sàng cho REDD+ hay chưa.

Mục tiêu cụ thể

Sau khi hòan thành hợp phần này, bạn có thể:

• Mô tả làm thế nào các lãnh đạo cộng đồng có thể đánh gía các dự án REDD+ do người khác khởi xướng.◊ Giải thích cách thức áp dụng các nguyên tắc của FPIC◊ Giải thích cộng đồng cần gì để giám sát hợp đồng và dự án đã được xây dựng

• Mô tả những điều mà các đại diện cộng đồng nên xem xét nghiêm túc trước khi đưa ra quyết định về một dự án REDD+ đã được xây dựng

MO

DU

LE 1

MO

DU

LE 2

MO

DU

LE 3

MO

DU

LE 4

MO

DU

LE 5

MO

DU

LE 6

BàI 1: XEM XÉT CÁC Dự ÁN REDD+ DO BÊN NGOàI KHởI XƯỚNG

Ma trận tập huấn hợp phần 6, Bài 1. Xem xét các dự án REDD+ do người ngoài khởi xướng Thời gian dự kiến: 3 đến 4 giờ

Mục tiêu:Cuối buổi học, học viên có thể:• Mô tả làm thế nào các lãnh đạo cộng đồng có thể đánh giá các dự án REDD+ do người ngoài khởi xướng, cụ

thể◊◊ Giải thích cách áp dụng các nguyên tắc của Đồng thuận tự nguyện và được thông báo trước – FPIC.

◊◊ Giải thích những gì cộng đồng cần để xem xét một dự án đã được xây dựng và một hợp đồng

Câu hỏi và chủ đề chính Phương pháp Vật liệu

Những thông tin gì về dự án cộng đồng nên biết?

Một trong 2 phương pháp truyền đạt thông tin sau đây có thể được xem xét:

1. Các mục được viết lên một mẩu giấy (hoặc mỗi mục 1 mẩu giấy) và mô tả các mục được viết lên giấy kraft. Các học viên được chia thành 2-3 nhóm, mỗi nhóm được phát một bộ giấy (mỗi bộ trên các màu giấy khác nhau). Mỗi nhóm cố gắng đặt các mục khớp với các mô tả. Sau đó thảo luận về các mục khi tất cả các mục đã được gắn với các mô tả. Phương pháp này hữu ích khi hầu hết các học viên có thể đọc.

2. Phương pháp câu hỏi nhiều lựa chọn được đọc bằng miệng có thể được dùng khi nhiều học viên gặp khó khăn với việc đọc.

2-3 bộ các mục thông tin được viết trên giấy (mỗi bộ 1 màu giấy).

MÔ tả cả các mục được viết trên giấy kraft

Bảng, dụng cụ viết, vẽ phù hợp, giấy kraft, giấy màu, băng keo, băng dính có thể tái sử dụng

quy trình tham vấn và đàm phán nào cộng đồng cần nhấn mạnh?

Chuẩn bị các kịch bản tham vấn và đàm phán khác nhau về REDD+, trong đó các học viên có thể đóng vai hoặc bắt chước. Chia học viên thành các nhóm và phân công mỗi nhóm một kịch bản để đóng vai hoặc bắt chước. Sau khi mỗi nhóm thuyết trình, tạo điều kiện cho thảo luận về các kịch bản; bao gồm câu hỏi: “Điều gì nếu?”. Sau khi tất cả các nhóm đã trình bày, tổng hợp ý kiến chung. Nhấn mạnh quyền của người dân tộc bản địa đối với FPIC..

Viết ra các kịch bản khác nhau để học viên đóng vai hoặc bắt chước.Bảng, dụng cụ viết, vẽ phù hợp, giấy kraft, giấy màu, băng keo, băng dính có thể tái sử dụng

điều gì cộng đồng nên xem xét trong một hợp đồng?

Chuẩn bị các loại hợp đồng khác nhau, có cả loại tốt và loại không tốt. Chia học viên thành các nhóm và phân cho mỗi nhóm một hợp đồng. Yêu cầu một người trong nhóm đọc to hợp đồng cho cả nhóm và yêu cầu nhóm thảo luận điều gì họ thích hoặc không thích trong hợp đồng. Đối với những điều họ không thích, hỏi họ những phương án thay thế. Sau khi các nhóm thuyết trình, tạo điều kiện thảo luận về các nhận xét, bao gồm câu hỏi: “Điều gì nếu”. Sau khi tất cả các nhóm đã trình bày, tổng hợp thảo luận

Bản sao của các hợp đồng mẫu. Bảng, dụng cụ viết, vẽ phù hợp, giấy kraft, giấy màu, băng keo, băng dính có thể tái sử dụng

176 PART IV ▶ MODULE 6 ▶ SESSION 1SCRUTINIZING REDD+ PROJECTS INITIATED BY OTHERS

Ma trận tập huấn hợp phần 6, Bài 1. Xem xét các dự án REDD+ do người ngoài khởi xướng Thời gian dự kiến: 3 đến 4 giờ

Cộng đồng nên xem xét điều gì khi tiến hành và giám sát các phần của một dự án REDD+ đã được lên kế hoạch?

Sau một loạt các hoạt động ở trên, học viên sẽ có thể tham gia một cuộc thảo luận chung đơn giản. Đầu tiên gợi ý quan điểm của học viên về những thực tiễn tốt cho họ trong việc tiến hành và giám sát một dự án REDD+. Cung cấp các đầu vào cần thiết trong quá trình thảo luận. Nhấn mạnh quyền của người dân tộc bản địa trong việc tham gia và trao quyền.

Bản sao của các hợp đồng mẫu. Bảng, dụng cụ viết, vẽ phù hợp, giấy kraft, giấy màu, băng keo, băng dính có thể tái sử dụng

a. Áp dụng các nguyên tắc đồng thuận tự nguyện và được thông báo trước

Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền của người dân tộc bản địa (UNDRIP) công nhận quyền Đồng thuận tự nguyện và được thông báo trước – FPIC của người dân tộc bản địa một cách rõ ràng trong 6 điều của tuyên bố liên quan tới một loạt vấn đề quan trọng, ví dụ việc di dời dành đất cho dự án phát triển, quyền sở hữu trí tuệ, khai thác các nguồn lợi… Các nguyên tắc FPIC trong UNDRIP là một công cụ pháp lý quan trọng mà người bản địa có thể sử dụng để bảo đảm rằng quyền, đất đai và lãnh thổ của họ không bị xâm phạm bởi bất cứ dự án nào can thiệp nào.

Quyền đối với FPIC nghĩa là bất cứ hoạt động nào được xây dựng, triển khai trên đất đai và lãnh thổ của người dân tộc bản địa phải có được sự đồng ý trước của các dân tộc bản địa. Sự đồng thuận phải tuân theo các luật tục và tập quán trước khi dự án bắt đầu (đồng thuận trước). Sự đông thuận này phải đạt được mà không có sự cưỡng chế hay ép buộc bởi người bên ngoài (đồng thuận tự nguyện) và dựa trên cơ sở thông tin đầy đủ về dự án, ý định của dự án, các tác động có thể lên con người và môi trường, ai là người khởi xướng, thực hiện và được hưởng lợi từ dự án… và tất cả các thông tin này phải được cung cấp bằng thứ ngôn ngữ mà những người dân tộc bản địa có thể hiểu được (đồng thuận được thông báo).

Cần thiết phải nhấn mạnh rằng quyền đối với FPIC còn có nghĩa là quyền từ chối đồng thuận, nghĩa là quyền nói không với dự án.

Do vậy, bất cứ ai tiếp cận cộng đồng của bạn với ý định mời bạn tham gia vào một dự án REDD+, hoặc khi bạn nghe nói về những dự án mà chưa được thông báo, bạn nên giữ nguyên quan điểm rằng bạn chưa sẵn sàng để đàm phán trước khi quá trình FPIC được tiến hành.

Một cuốn cẩm nang riêng biệt về cách sử dụng FPIC đang được biên soạn và sẽ sớm được AIPP, IWGIA và các tổ chức đối tác xuất bản. Bạn có thể liên hệ với họ qua: www.aippnet.org and www.iwgia.org

177PART IV▶ MODULE 6 ▶ SESSION 1SCRUTINIZING REDD+ PROJECTS INITIATED BY OTHERS

178 PART IV ▶ MODULE 6 ▶ SESSION 1SCRUTINIZING REDD+ PROJECTS INITIATED BY OTHERS

Bảng 10. yêu cầu FIIC trong các giai đoạn của REDD+

điểm đồng ý đồng ý gì? Trách nhiệm chính tìm kiếm sự đồng ý

Khuôn khổ pháp lý, chính sách của quốc gia cho trương trình REDD+

Đồng ý với REDD + như là một giải pháp có thể để đưa lâm nghiệp liên quan đến biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến các khu rừng của người dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương.

Chính phủ

Xác định các tiểu dự án quốc gia Đồng ý với REDD + như là một giải pháp có thể để đưa lâm nghiệp liên quan đến biến đổi khí hậu (nếu không sẵn sàng thì cũng như là một phần của hoạt động quốc gia). Đồng ý đàm phán trong quyền sở hữu của chủ rừng

Chính phủ, người đề xuất dự án

Thiết lập đường cơ sở, xác định nạn phá rừng ở địa phương, sơ bộ kế hoạnh quản lý rừng

Đồng ý với phương pháp phát triển cơ bản, phân tích nạn phá rừng ở địa phương (đặc biệt là đối với quyền chủ sở hữu), sơ bộ chương trình / thiết kế sơ bộ kế hoạch quản lý rừng

Đề xuất dự án

Đánh giá tác động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường

Đồng ý với phạm vi và nội dung của thiết kế đánh giá

Đề xuất dự án

Thiết kế dự án bao gồm cả thay đổi sử dụng rừng và các thỏa thuận chia sẻ lợi ích

Đồng ý với tất cả các khía cạnh và chi tiết ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền, đặc biệt là thỏa thuận chia sẻ lợi ích và hoạt động lâm nghiệp được nhắm mục tiêu cho sự thay đổi.

Đề xuất dự án

Hiệp định thương mại mua tín dụng cácbon

Đồng ý với khuôn khổ chung của thỏa thuận thương mại và đặc biệt được hưởng lợi thỏa thuận chia sẻ.

Đề xuất dự án

Thực hiện và giám sát dự án Duy trì sự đồng ý theo tổ chức thực hiện phát triển và các vấn đề phát sinh ở giai đoạn hai bên thoả thuận

Chủ dự án

Chấm dứt dự án Đồng ý với lý do đình chỉ và thu xếp để loại bỏ dần

Chính phủ, chủ dự án

Nguồn: Anderson, Patrick 2011, p. 23

Điều đặc biệt quan trọng mà bạn cần biết đó là bất cứ tổ chức nào của Liên hợp quốc cũng đều phải tôn trọng Tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền của người dân tộc bản địa (UNDRIP) và áp dụng các điều khỏan của tuyên bố này trong các hoạt động của mình. Điều này bao gồm quyền của người dân tộc bản địa chấp nhận hoặc từ chối FPIC. Chương trình UN-REDD thực hiện nghiêm túc việc này và gần đây đã tiến hành các hoạt động tham vấn tại địa phương đối với người dân tộc bản địa, các tổ chức xã hội dân sự và các bên liên quan tại Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ La tinh để xây dựng các hướng dẫn FPIC cụ thể cho các quốc gia tham gia vào chương trình UN-REDD. Bạn có thể phát triển các hướng dẫn này tại quốc gia của bạn và cố gắng đảm bảo rằng cả nội dung và việc áp dụng nó phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản của UNDRIP.

Ảnh hưởng của UN-REDD sẽ tác động tới cách nhìn nhận REDD+ trong tương lai, nó khuyến khích mọi người tham gia sáng kiến này. Sự tham gia của các dân tộc bản địa và các tổ chức là rất cần thiết để giữ cho UN-REDD đi đúng hướng và để thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc của FPIC.

Một khi các hướng dẫn được đưa vào thực tiễn và được nhìn nhận là định hướng ban đầu của UNDRIP, chúng có thể trở thành một công cụ hữu hiệu để duy trì quyền của bạn .

Hướng dẫn về FPIC

Một hướng dẫn về cách sử dụng fPIC trong kết nối với REDD đang được chuẩn bị trong loạt bài hướng dẫn sử dụng của chúng tôi. Nó sẽ được thực hiện bởi AIPP, IWGIA và tổ chức đối tác địa phương của họ. Bạn có thể liên hệ với họ thông qua: www.aippnet.org và www.iwgia.org

Một số hướng dẫn sử dụng hữu ích khác và sổ tay về fPIC đã được công bố gần đây, một trong số họ cũng tập trung vào fPIC trong bối cảnh của REDD + trong khi các thỏa thuận khác với fPIC nói chung.

Anderson, Patrick (tác giả chính) 2011. Miễn phí, sự đồng ý trước và thông báo trong REDD +: Nguyên tắc và phương pháp tiếp cận chính sách và Phát triển dự án. Bangkok: RECOFTC và GIZ

Tamayo, là Ann Lreto và Minnie Degawan 2011. Sổ tay về sự đồng ý trước và thông báo miễn phí, sử dụng thực hành của cộng đồng người dân tộc thiểu. Chiang Mai, Thái Lan: Liên minh Quốc tế của người dân bản địa và Bộ lạc của rừng nhiệt đới, khu vực Đông Nam Á và nhân dân Foundation bản địa cho Giáo dục và Môi trường

Hill, Christina, Serena Lillywhite và Michael Simon 2010. Hướng dẫn miễn phí Trước khi sự đồng ý và thông báo. Victoria: Oxfam Úc

b. Sử dụng bảng danh mục tham khảo chuẩn bị sẵn cho cộng đồng trong các chương trình và dự án carbon

Nếu cộng đồng của bạn tham gia một phần của dự án REDD+ hoặc bất cứ dự án của chương trình nào khác được quỹ thị trường carbon, các quỹ tài chính carbon tài trợ để tạo ra tín dụng carbon, thì để tham gia bất cứ thỏa thuận việc đặc biệt quan trọng cần phải làm trước hết đó là tìm được càng nhiều thông tin càng tốt. Có được thông tin chi tiết là một phần của tiến trình FPIC. Chúng tôi đã chuẩn bị một bảng danh mục tham khảo sẵn nhằm giúp bạn thu thập thông tin cần thiết (nó cũng được bao gồm trong cuốn cẩm nang tập huấn “REDD là gì” và trong cuốn sách thông tin “REDD là gì” được xuất bản trước đây). Bảng danh mục tham khảo sẵn này nhằm cung cấp danh mục tối thiểu các câu hỏi để bạn đi tìm câu trả lời. Bạn có thể tham khảo lời khuyên của một luật gia đáng tin cậy trước khi ký bất cứ giấy tờ gì.

179PART IV▶ MODULE 6 ▶ SESSION 1SCRUTINIZING REDD+ PROJECTS INITIATED BY OTHERS

BẢNG DANH MỤC THAM KHẢO SẴN CủA CôNG đồNG TRONG CÁC CHƯơNG TRìNH Và Dự ÁN CARBON

THôNG TIN Về Dự ÁN

Cơ bản

• Dự án ở đâu, diện tích dự án bao trùm là bao nhiêu, tên và số lượng của những người hoặc cộng đồng bị ảnh hưởng?

• Người dân hoặc cộng đồng của bạn có những quyền đất đai nào trên đất đai và lãnh thổ của bạn? Quyền của bạn là theo phong tục và không được công nhận, theo phong tục và có được công nhận, cá nhân và không được công nhận, cá nhân và được công nhận, cộng đồng và được công nhận, cộng đồng và không được công nhận, hoặc các hình thức khác?

• Bạn đang dự định trở thành một bên tham gia hợp đồng bán tín chỉ carbon? Nếu có, cá nhân nào bán? Nếu không, công ty, cơ quan hoặc đơn vị nào là người bán?

• Dự án kéo dài trong thời gian bao lâu? Các giai đoạn khác nhau của dự án và lượng thời gian tương ứng?

Cơ chế tài chính

• Dự án được tài trợ thông qua bán tín chỉ carbon hay các quỹ tài trợ, hay cả hai?• Nếu dự án được tài trợ thông qua bán tín chỉ carbon, loại thông tin nào đã được cung cấp

cho bạn một cách chủ động, loại thông tin nào cộng đồng cần phải yêu cầu trong quá trình đàm phán dự án và hợp đồng về: ◊ Ai là người mua? Ai trả tiền cho các quyền carbon mà cộng đồng đang xem xét bán và

với mức giá trung bình là bao nhiêu? Giá của các dự án khác như thế nào?◊ Những liên đới pháp lý có thể có khi ký một hợp đồng lưu giữ carbon là gì và các tác

động có thể có của một hợp đồng (dài hạn) về quyền sở hữu các-bon trong rừng cho cả thế hệ hiện tại và tương lai bao gồm những gì?

◊ Những liên đới có thể có liên quan tới giá carbon tăng giảm cho từng dự án cụ thể? Ví dụ, cộng đồng sẽ được hưởng lợi như thế nào nếu giá carbon tăng hay là họ chỉ nhận được tổng số tiền không đổi đã kí kết ban đầu và không còn phụ thuộc gì vào sự thay đổi của giá carbon lưu giữ tại thời điểm bán? Khi giá sụt giảm, việc thanh toán cho cộng đồng có bị ảnh hưởng bởi giá carbon tại thị trường quốc tế hay không? Các nghĩa vụ liên quan đã thống nhất trong việc thanh toán trong hợp đồng đã được ký hay chưa?

• Nếu dự án được tài trợ thông qua một quỹ, trong khi trình bày và đàm phán dự án thì cộng đồng có được thông báo về các thông tin như các mục tiêu của quỹ, quỹ nằm ở đâu, ai là nhà đầu tư quỹ và việc quỹ này có nhận được quyền carbon tương xứng với những đóng góp của họ hay không?

qUy TRìNH THAM VấN Và đàM PHÁN

• Các đối tác đàm phán là ai (nếu có)?• Ai đã đàm phán cho bạn, hoặc ai là người sẽ đàm phán cho bạn? Hay là bạn sẽ tự đàm

phán?• Ai sẽ ký hợp đồng đại diện cho bạn hoặc cộng đồng của bạn? Việc này được quyết định như

thế nào?• Bạn đã nhận được sự tham vấn pháp lý độc lập/ hoặc cơ hội để thảo luận về hợp đồng và

những điều khoản liên đới tới các quyền trong hợp đồng với luật sư chưa?• Người luật sư có đại diện, hoặc tham vấn cho bạn trong quá trình đàm phán hay không?• Luật pháp quốc gia của đất nước bạn có đề cập tới các yếu tố có ảnh hưởng tới hợp đồng

carbon?

180 PART IV ▶ MODULE 6 ▶ SESSION 1SCRUTINIZING REDD+ PROJECTS INITIATED BY OTHERS

• Hợp đồng có được soạn thảo và trình bày bằng ngôn ngữ bản địa của cộng đồng, hoặc ít nhất ngôn ngữ mà cộng đồng của bạn có thể hiểu không?

• Phụ nữ có tham gia vào quá trình tham vấn và ra quyết định?• Quá trình tham vấn có cho phép sự phản hồi từ các thành viên trong cộng đồng hay không?

Sự đồng thuận đạt được trong cộng đồng có phù hợp với phong tục và truyền thống của họ? Nếu không, tại sao?

• Cộng đồng có nhận được bản sao của hợp đồng và các tài liệu liên quan tới dự án lưu trữ carbon?

• Giả định rằng có những điều khoản cấm trong sử dụng rừng, những điều khoản cấm này được thảo luận trong nội bộ cộng đồng của bạn như thế nào?

• Những hạn chế này có tác động đều như nhau lên tất cả các thành viên trong cộng đồng hay không? Ai là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất và ai ít nhất?

• Liệu có quy trình nào giải quyết các tác động không đồng đều?

NộI DUNG CủA HợP đồNG

• Thời hạn hợp đồng? Thời hạn hợp đồng có dài bằng thời gian tiến hành dự án?• Hợp đồng có hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng đất và rừng của bạn, hoặc của các cộng

đồng lân cận? Nếu có, những hạn chế này có được đàm phán một cách công bằng và được đưa vào hợp đồng như là một điều khoản đền bù công bằng?

• Việc thanh toán được quyết định như thế nào?• Nếu việc bán tín chỉ là một phần của hợp đồng, số lượng tín chỉ là bao nhiêu?• Khỏan thanh toán nhận được có liên quan tới giá của carbon?• Bạn có bản phân tích tài chính để hỗ trợ đạt được giá thỏa thuận hay không? Khoản thanh

toán là một con số không đổi và trả một lần, hay là thanh toán liên tục cho tới khi hợp đồng chấm dứt?

• Nguyên tắc hoặc quy định nào được đưa ra để đảm bảo carbon vẫn còn lưu giữ trong cộng đồng của bạn trong quá trình dự án? Ai là người đưa các nguyên tắc và quy định này vào thực tế?

• Ai là người chịu rủi ro nếu có gì xảy ra trong rừng/ cây? Điều gì sẽ xảy ra nếu carbon mất do các nguyên nhân không lường trước như cháy rừng tự nhiên? Liệu bạn có phải trả lại tiền cho đối tác trong hợp đồng?

• Bạn có được cung cấp/ yêu cầu thông tin đầy đủ để hiểu về cả trách nhiệm và lợi ích đã được thỏa thuận trong hợp đồng?

THựC HIỆN Và GIÁM SÁT

• Ai chịu trách nhiệm thi hành các nguyên tắc và quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng? Ai giám sát việc thi hành?

• Cơ chế thực thi đã được thực hiện như thế nào để đảm bảo các nghĩa vụ trong hợp đồng được đáp ứng?

Danh mục tham khảo này dựa trên Danh mục tham khảo cộng đồng do FERN và chương trình Rừng và con người xây dựng.

181PART IV▶ MODULE 6 ▶ SESSION 1SCRUTINIZING REDD+ PROJECTS INITIATED BY OTHERS

BàI 2: đÁNH GIÁ Sự SẴN SàNG CủA CôNG đồNG đốI VỚI Dự ÁN REDD

Ma trận tập huấn hợp phần 6, Bài 2. đánh giá liệu cộng đồng của bạn đã sẵn sàng cho một dự án REDD+ hay chưa?Thời gian dự kiến: 2 giờ

Mục tiêu:Cuối buổi học, học viên có thể:• Tường thuật những gì các đại diện cộng đồng nên xem xét một cách nghiêm túc trước khi đưa ra quyết định

về một dự án REDD+?

Câu hỏi và chủ đề chính Phương pháp Vật liệu

Cộng đồng nên trả lời những câu hỏi nào trước khi đưa ra quyết định: • Sự sẵn sàng của cả cộng đồng• Xem xét một đối tác• đánh giá những kỹ năng, kỹ thuật cần thiết

Trong danh sách tham khảo sẵn: Trong cuộc thảo luận tòan thể, yêu cầu các học viên đọc to từng câu hỏi (mỗi học viên đọc một câu hỏi). Sau khi đọc câu hỏi, yêu cầu học viên đưa ra các câu trả lời nếu họ được hỏi.

Về vấn đề đối tác: các thành viên của nhóm tập huấn có thể đóng các vai khác nhau, ví dụ nói rằng “Tôi là một nhà đầu tư. Tôi…”

Về vấn đề kỹ năng mang tính chất kỹ thuật: tiến hành thảo luận đầu vào tổng thể. Các dụng cụ hỗ trợ trực quan kết hợp với từng kỹ năng kỹ thuật, nếu không phải tất cả, thì càng nhiều càng tốt có thể sử dụng kết quả từ các bài học trước

Bản sao danh sách kiểm tra nên được phát cho các học viên.

Đạo cụ để đóng vai các bên tham gia.

Dụng cụ hỗ trợ trực quan và các dụng cụ liên quan tới kỹ năng mang tính chất kỹ thuật cần thiết, tốt nhất là tận dụng từ các bài học trước

Cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành một buổi họp trong đó các thành viên cộng đồng sẽ đưa ra quyết định về một dự án REDD+?

Sử dụng thảo luận đề vào với các dụng cụ hỗ trợ trực quan. Phần này có thể bắt đầu với một phần tóm tắt ngắn gọn về cách thức lập kế hoạch. Bắt chước hoặc lên kế hoạch hành động thực tế các bước có thể thực hiện, có thể sử dụng một ma trận kế hoạch chuẩn mực. Điều này có thể được tiến hành tổng thể hoặc theo từng nhóm nếu học viên tới từ các khu vực xa xôi. Nhấn mạnh quyền của người dân tộc bản địa về tham gia và trao quyền trong phần tổng hợp cuối cùng

Ma trận kế hoạh trên giấy kraft

Bảng, dụng cụ viết, vẽ phù hợp, giấy kraft, giấy màu, băng keo, băng dính có thể tái sử dụng

Nếu cộng đồng có ý định xem xét việc tham gia vào một dự án REDD+ hoặc bắt đầu một dự án REDD+ dựa vào cộng đồng của riêng mình, bạn cần đánh giá liệu cộng đồng của bạn đã sẵn sàng hay chưa.

Trong chương này, chúng tôi cố gắng cung cấp một vài hướng dẫn để bạn tiến hành đánh giá. Bạn sẽ soạn ra một danh mục tham khảo với những câu hỏi chính, kèm theo một vài lời khuyên về cách phân tích các vấn đề mà cộng đồng thảo luận, một vài hướng dẫn về đánh giá đối tác và các vấn đề chia sẻ lợi ích và cuối cùng là một đoạn hướng dẫn ngắn gọn cách tổ chức một cuộc họp ra quyết định.

a. đánh giá sự sẵn sàng cho REDD+: Một số câu hỏi bạn cần đặt ra

Chúng tôi đang cung cấp cho bạn một danh mục các câu hỏi mà các lãnh đạo và đại diện cộng đồng nên thảo luận trước khi đưa ra quyết định về việc cộng đồng tham gia vào dự án REDD+. Các câu hỏi cần lấy bối cảnh văn hóa xã hội của nhóm người bản địa. Chúng cũng xem xét tới các điều kiện cần có đó là bảo đảm rằng quyền của người dân tộc bản địa được tôn trọng và hỗ trợ trong một dự án REDD+. Các câu hỏi phải cố gắng phân biệt giữa một tình huống lý tưởng (Ví vụ, truyền thống nên như thế nào) và thực tiễn (làm thế nào truyền thống vẫn được kế thừa). Chắc

182 PART IV ▶ MODULE 6 ▶ SESSION 2ASSESSING WHETHER YOUR COMMUNITY IS READY FOR A REDD+ PROJECT

chắn là danh mục không thể bao gồm hết tất cả các câu hỏi có thể được hỏi trong một tình huống cụ thể, nhưng có thể cho bạn một vài gợi ý về tất cả những gì nên được tiến hành.

Sẽ là tốt nhất nếu có sự đồng thuận về những câu trả lời nên như thế nào. Quy trình đạt đến sự đồng thuận nên tuân theo cách thức truyền thống, cách thức vẫn đang được áp dụng rộng rãi, hoặc theo quy trình ra quyết định được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng.

Bảng 11: Các tiêu chí đánh giá REDD+

# Câu hỏi chung Câu hỏi cụ thể / chi tiết

Trả lời

Có Không

1. VỀ AN NINH ĐẤT ĐAI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT

Quyền sở hữu đất tại khu rừng của bạn có được công nhận và bảo vệ? Nếu bạn chỉ có quyền sử dụng, quyền này có dài hạn?

Đây có thể là giấy chứng nhận quyền sở hữu/sử dụng đất, hoặc một văn bản chứng thực quyền quản lí và sử dụng các khu vực rừng.

Cộng đồng có một hệ thống rõ ràng phân chia quyền sở hữu và sử dụng đất trong lãnh thổ??

Nếu có, hệ thống phân chia nào là truyền thống, hệ thống nào mới được áp dụng?

Có chứng nhận của người dân (trong và ngòai cộng đồng), những người hưởng lợi từ rừng trên lãnh thổ của người dân tộc bản địa không?

Có các thành viên cộng đồng hoặc ngừơi ngòai cộng đồng chịu tác động tiêu cực nếu sử dụng những khu rừng của dự án REDD?

Nếu có, có sự sẵn sự thay thế hay hỗ trợ nào cho họ không? Nếu không có sẵn, tình huống này có được bao gồm trong dự án REDD+?

2. VỀ QUẢN TRỊ CỘNG ĐỒNG

Cộng đồng của bạn có là đại diện chính thức của chính phủ địa phương?

Nếu có, xác định nếu có người đại diện ở cấp độ thôn xã hoặc huyện. Thêm nữa, xác định liệu sự đại diện này có được công nhận đầy đủ hoặc thỏa mãn hay không?

Tổ chức cộng đồng của bạn có phải là một thực thể pháp lý (đăng ký hợp lệ với một cơ quan chính phủ) không?

Nếu có, việc đăng ký có nhận được sự tôn trọng của các bên liên quan khác không? Nếu không, tổ chức cộng đồng có sẵn sàng đăng ký không?

Hệ thống lãnh đạo trong cộng đồng của bạn có ổn định không?

Các lãnh đạo cộng đồng có được số đông các thành viên trong cộng đồng công nhận hay không? Các lãnh đạo cộng đồng có được các thành viên tin tưởng để đại diện cho mọi người trong việc ra quyết định liên quan tới lãnh thổ của họ không?

183PART IV▶ MODULE 6 ▶ SESSION 2ASSESSING WHETHER YOUR COMMUNITY IS READY FOR A REDD+ PROJECT

# Câu hỏi chung Câu hỏi cụ thể / chi tiết

Trả lời

Có Không

Quá trình đi đến đồng thuận trong cộng đồng có được thực thi đầy đủ và được các thành viên cộng đồng công nhận rộng rãi không? Cộng đồng của bạn có một hệ thống được thiết lập và tôn trọng các giải pháp giải quyết xung đột giữa các thành viên trong cộng đồng hay không?

Quá trình đi đến đồng thuận có được dự án REDD+ tuân theo không? Có một hệ thống cụ thể cho việc sử dụng, tiếp cận và sở hữu các nguồn lợi không?

3.a. VỀ KỸ NĂNG , TẬP QUÁN VÀ TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ QUẢN LÝ RỪNG

Việc quản lý rừng hiện tại có do các thành viên trong cộng đồng thực hiện không?

Các lợi ích của quản lý rừng có rõ ràng không? Có các hình phạt rõ ràng và bắt buộc không?

Cộng đồng của bạn có kế hoach phát triển bao gồm việc quản lý rừng tổng thể không?

Lợi ích của kế hoạch phát triển cộng đồng có rõ ràng không? Các hình phạt có rõ ràng và bắt buộc không?

Trong lãnh thổ cộng đồng của bạn, có cơ chế ra quyết định rõ ràng liên quan tới việc sử dụng khu vực rừng chung?

3.b. VỀ KỸ NĂNG , TẬP QUÁN VÀ TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ QUẢN LÝ RỪNG

Kỹ năng, tập quán và tri thức bản địa về quản lý rừng vẫn được phần đông các thành viên cộng đồng biết tới hay không?

Nếu có, có phương pháp nào để chia sẻ những Kỹ năng, tập quán và tri thức bản địa về quản lý rừng này với các thành viên cộng đồng, những người chưa biết nhiều về chung cũng như các bên liên quan khác? Có nguy cơ tiềm ẩn nào trong việc chia sẻ những phương pháp này với người khác không?

Kỹ năng, tập quán và tri thức bản địa về quản lý rừng vẫn còn được phần đông các thành viên cộng đồng áp dụng hay không?

Nếu có, những phương pháp này có đảm bảo việc tiếp thu của thế hệ sau không?

Những kỹ năng, tập quán và tri thức bản địa về quản lý rừng có được ghi chép thành văn bản không?

Nếu có, dưới hình thức nào và ai có thể tiếp cận những văn bản này?

4. VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

Có các thành viên của cộng đồng có các kỹ năng kỹ thuật để chịu trách nhiệm hoặc tham gia vào việc ghi chép trữ lượng carbon không?

Nếu có, họ có sẵn sàngchia sẻ kỹ năng của họ cho lợi ích chung của cộng đồng? Nếu không, bạn có các đối tác (ví dụ: tổ chức phi chính phủ, chính phủ, doanh nghiệp kinh doanh) ngòai cộng đồng, những người bạn có thể tin tưởng để nhờ cậy không? Nếu có, họ mong muốn nhận lại những gì? Những đền bù cho họ bạn có thể chấp nhận không?

184 PART IV ▶ MODULE 6 ▶ SESSION 2ASSESSING WHETHER YOUR COMMUNITY IS READY FOR A REDD+ PROJECT

# Câu hỏi chung Câu hỏi cụ thể / chi tiết

Trả lời

Có Không

Có các thành viên cộng đồng có kỹ năng đàm phán với người ngòai không?

Nếu có, họ có sử dụng các kỹ năng đai diện cho lợi ích của các thành viên cộng đồng trong quá khứ? Nếu không, bạn có đối tác (NGOs, chính phủ, doanh nghiệp kinh doanh) ngòai cộng đồng, những người bạn có thể tin tưởng để nhờ cậy không? Nếu có, họ mong muốn nhận lại những gì? Những đền bù cho họ bạn có thể chấp nhận không?

5. VỀ CÁC LỢI ÍCH DỰ KIẾN TỪ DỰ ÁN REDD

Các lợi ích dự kiến có được hiểu một cách rõ ràng không?

Các thành viên cộng đồng có nắm bắt được sự khác biệt giữa lợi ích thực và lợi ích tổng thể không?

Các thành viên trong cộng đồng có hiểu đầy đủ về các điều kiện để có được đầy đủ lợi ích (những lợi ích không tự động có được khi dự án được thỏa thuận)

Sự thỏa hiệp để có được những lợi ích này có được xác định hay không?

Nếu có, các thành viên cộng đồng có đồng thuận với các thỏa hiệp hay không?

Các thành viên cộng đồng có hiểu rõ về những người hưởng lợi, những loại lợi ích gì và trong điều kiện nào không?

Kế hoạch chia sẻ lợi ích có đầy đủ và được chấp nhận trong đa số các thành viên cộng đồng hay không? Hệ thống phân chia lợi ích có rõ ràng với các thành viên trong cộng đồng không?

Nhu cầu và vai trò của các thành viên không phải người bản địa của cộng đồng có được xác định không (Nếu có)?

Nếu có, các thành viên cộng đồng nhưng không phải là người bản địa có đồng ý vai trò được phân công cho họ cũng như những lợi ích dự kiến họ nhận được không?

Các thành viên cộng đồng có các nguồn thu nhập ổn định không, từ đó dự án REDD+ dự kiến có phải là nguồn thu nhập chính hay không?

Tham khảo II.c.

Bất cứ khi nào câu trả lời là “có” được đưa ra, hãy yêu cầu cụ thể hóa cho từng trường hợp có các câu trả lời “có”. Nó có thể giúp các điều phối viên thu thập các tài liệu hiện có (ví dụ như dân tộc học, báo cáo dự án, nghiên cứu khả thi, kế hoạch phát triển và tương tự), những tài liệu sẽ giúp cụ thể hoá các câu trả lời “có”. Điều này cũng sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ cụ thể hoá các câu trả lời “có”. Nó gần như sẽ là một cơ hội để cập nhật hoặc tiếp tục chứng thực nội dung của các tài liệu này.

Bất cứ khi nào một câu trả lời “không” được đưa ra, hãy hỏi lý do tại sao “không” và liệu có một kế hoạch nào đó để lấp các khoảng trống để cuối cùng đạt được câu trả lời “có”. Điều phối viên có thể lựa chọn, theo dõi tất cả các câu trả lời “không” ở phần cuối của danh sách tham khảo.

185PART IV▶ MODULE 6 ▶ SESSION 2ASSESSING WHETHER YOUR COMMUNITY IS READY FOR A REDD+ PROJECT

b. Phân tích câu trả lời của bạn

Nếu có nhiều câu trả lời Không hơn Có, cộng đồng có thể muốn suy nghĩ kỹ càng hơn trước khi quyết định tham gia vào REDD+.

Nếu mọi người vẫn quan tâm tới REDD+ mặc dù có nhiều câu trả lời Không, các thành viên có thể thảo luận về phương hướng để họ có thể lấp các khoảng trống (về thông tin hoặc quy trình) và từ đó chuyển câu trả lời thành Có.

Nếu các câu trả lời Có chiếm ưu thế và cộng đồng thể hiện sự quan tâm nhiều tới REDD+, các câu hỏi trong bảng dưới đây có thể được sử dụng. Hãy sẵn sàng để thảo luận về ưu và nhược điểm của từng loại.

Bảng 12. Các hình thức tham gia REDD+

STT Câu hỏiTrả lời

Bước tiếp theo (nếu trả lời cóCó Không

1 Bạn có muốn trở thành một phần của dự án REDD+ do người khác khởi xướng không?

Đàm phán một hợp đồng (xem hợp phần 6) để biết về cách bảo vệ quyền của bạn

2 Bạn có muốn thực hiện dự án REDD+ của riêng bạn?

Chắc chắc rằng bạn có tất cả kiến thức, kỹ năng và tiếp cận quỹ cho sự chuẩn bị cần thiết

Lựa chọn sự tham vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia bên ngoài

3 Bạn có muốn thực hiện dự án REDD+ với một tổ chức đối tác hay không?

Tìm một tổ chức đối tác công nhận quyền của bạnSau đó đàm phán hợp đồng (xem hợp phần 6) để biết về cách bảo vệ quyền của bạn..

4 Bạn không muốn tham gia dự án REDD+ tại thời điểm hiện tại, nhưng sẽ xem xét để tham gia trong tương lai?

Nghiên cứu vấn đề tại sao câu trả lời của bạn là Không trong bảng phía trên và sau một thời gian làm một bảng đánh giá mớiNếu bạn khá chắc chắn về việc tham gia dự án, bạn có thể làm một đánh giá carbon (xem hợp phần 4).

Sau đó hỏi các thành viên cộng đồng về thời gian ước lượng cho các bước tiếp theo. Gợi ý cho họ rằng có thể xác định một ủy ban đặc biệt hoặc một người làm đầu mối để phối hợp và giám sát các thỏa thuận đã đạt được.

Nếu cộng đồng quyết định không tham gia REDD+, thúc đẩy viên có thể hướng dẫn các đối tác hướng tới cuộc thảo luận làm thế nào để đảm bảo rằng quyết định của họ được những người bên ngoài tôn trọng, làm thế nào để ngăn chặn nỗ lực từ bên ngoài nhằm làm suy yếu quyết định của cộng đồng và những gì khác có thể được thực hiện thay vì REDD+ (xem hợp phần 2, đặc biệt là bài 5 và 6). Cuộc thảo luận này có thể được thực hiện và sau đó có thể lên kế hoạch cho một phiên họp riêng biệt khác. Trong trường hợp “không” là quyết định của cộng đồng, thì những người thúc đẩy viên nên chuẩn bị để tiến hành các phiên họp này ngay lập tức.

c. Chúng ta có thể tiến hành một mình? Phối hợp cho REDD+

Các dự án REDD+ theo cách nào đó là dự án có cộng đồng tham gia. Nó có thể ở quy mô nhỏ hay lớn, do cộng đồng hoặc do bên ngoài khởi xướng. Trong mọi trường hợp, một dự án REDD+ luôn luôn là một quan hệ hợp tác giữa “nhiều bên liên quan”, có nghĩa là bao gồm những cá nhân, tổ chức, viện, cộng đồng khác nhau tham gia. Một số người sẽ thiết kế, những người khác sẽ tài trợ

186 PART IV ▶ MODULE 6 ▶ SESSION 2ASSESSING WHETHER YOUR COMMUNITY IS READY FOR A REDD+ PROJECT

cho dự án, một số sẽ giám sát carbon và những người khác sẽ mua tín chỉ cácbon, đánh giá việc giảm phát thải carbon và các việc khác nữa. Một trong các bên liên quan có thể thực hiện nhiều vai trò trong khi những người khác chỉ có một vai trò duy nhất. Điều này sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận hợp tác đã được xác định rõ ràng ngay từ khi bắt đầu dự án.

Một dự án REDD+ có thể được xem như một dự án tạo sinh kế và một dự án bảo tồn rừng tại cùng một thời điểm. Chúng tôi biết rằng nếu một khu rừng được bảo vệ và bảo tồn, sẽ có nhiều lợi ích cho người dân sống phụ thuộc vào rừng ngoài thu nhập từ việc bán tín chỉ cácbon. Trong loại dự án này, cũng như các dự án khác, khi nó có ảnh hưởng đến rừng và các cộng đồng phụ thuộc vào rừng, thì điều quan trọng là cộng đồng phải tham gia vào và là một phần của quá trình từ khi bắt đầu và trong suốt toàn bộ dự án.

Trong những dự án khác nhau các đối tác tiềm năng hoặc các bên liên quan sẽ không giống nhau và họ có thể có nhiều vai trò hoặc chỉ một vai trò, nhưng để có thể hiểu được về các loại đối tác tiềm năng mà chúng ta sẽ cùng làm việc trong một dự án carbon hãy phân định rõ “ai là ai” (Kollmuss, et.al., 2008).

• Các bên liên quanCác bên liên quan sẽ bao gồm các cộng đồng sở tại, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân hoặc tổ chức khác. Họ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp bị ảnh hưởng bởi dự án và họ sẽ không chỉ được tư vấn và thông báo, mà còn phải được tham gia đầy đủ vào các dự án, đặc biệt là cộng đồng sở tại.

• Chủ dự án / người đề xuất và / hoặc người xây dựng dự ánCộng đồng cũng có thể là chủ dự án hoặc người xây dựng dự án. Họ có thể cùng nhau xây dựng dự án hoặc với sự hỗ trợ của người khác. Tuy nhiên, trong hầu hết các dự án được thực hiện, các cá nhân, công ty hoặc chuyên gia bên ngoài thường là chủ dự án hoặc là người xây dựng dự án. Họ thường đến và yêu cầu cộng đồng tham gia vào các dự án car-bon. Điều quan trọng là cộng đồng phải được chuẩn bị sẵn sàng và vị thế của cộng đồng trong vấn đề này phải được thiết lập và nếu đồng ý tham gia, thì vị trí của họ sẽ ở đâu trong thiết kế dự án tổng thể.

• Chủ đầu tưChủ đầu tư là một trong những người cung cấp kinh phí cho dự án. Do dự án là một quá trình lâu dài, cần thiết phải có vốn ngay khi bắt đầu dự án cho đến khi carbon được bán.

Kiểm toán viên, thẩm định viên và kiểm tra viên

Các kiểm toán viên, thẩm định viên và kiểm tra viên tiến hành giám sát và đánh giá để đảm bảo rằng khí thải cácbon thực sự đang giảm. Những người xây dựng dự án và các tổ chức tiêu chuẩn sẽ có các kiểm toán viên, thẩm định viên và kiểm tra viên để tiến hành kiểm toán, xác nhận và xác minh một cách độc lập nhằm tránh xung đột lợi ích.

• Tổ chức tiêu chuẩnCác tổ chức tiêu chuẩn cung cấp các tiêu chuẩn mà bất cứ một dự án nào cũng phải tuân thủ. Việc xác nhận, đăng ký và bán các khoản tín chỉ cacbon cần thiết phải tuân thủ một số tiêu chuẩn nhất định. Các tiêu chuẩn khác (như tiêu chuẩn cộng đồng, khí hậu và Đa dạng sinh học) sẽ là cơ sở để xác nhận rằng dự án phù hợp với các biện pháp bảo vệ (không làm hại đến người dân địa phương và môi trường) và tạo ra lợi ích cho cộng đồng và đa dạng sinh học. Tổ chức sẽ chỉ định các kiểm toán viên, thẩm định viên và kiểm tra viên của bên thứ ba, những người sẽ đánh giá liệu các dự án có đáp ứng các tiêu chuẩn tương ứng hay không.

• Nhà môi giới, người trung gian, thương nhân và / hay người lưu giữ“Nhà môi giới”, “người trung gian”, “thương nhân” và / hoặc “ người lưu giữ “ là tên của các cá nhân hoặc nhóm người tham gia vào việc mua và bán cácbon. Chức năng của họ có thể khác nhau nhưng về nói chung họ là bên trung gian, có nghĩa là thực hiện các giao dịch giữa người bán và người mua carbon.

187PART IV▶ MODULE 6 ▶ SESSION 2ASSESSING WHETHER YOUR COMMUNITY IS READY FOR A REDD+ PROJECT

• Người mua cuối cùngNgười mua carbon cuối cùng là để bù đắp việc phát thải khí nhà kính của họ. Họ đăng ký và không có ý định bán lại.

Bây giờ chúng ta đã biết về các loại đối tác tiềm năng mà chúng ta sẽ được làm việc cùng. Và bây giờ chúng ta hãy nhìn vào các kỹ năng kỹ thuật tối thiểu mà các cộng đồng cần phải có để tham gia đầy đủ vào một dự án carbon.

• Tính toán và giám sát Carbon: REDD+ cũng như các dự án carbon khác kéo dài nhiều năm và bình thường (nếu qui mô của dự án và số lượng người dân đầy đủ) người dân địa phương là những người ở lại để đo lường, ghi chép và theo dõi tiến trình hấp thụ cacbon. Tùy thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng, tính toán và giám sát carbon được tiến hành trong một khung thời gian cụ thể, ví dụ, cứ 3 hoặc 5 năm.

• Quản lý xung đột: cộng đồng cũng cần phải thiết kế có các qui định về việc thông báo cho mọi người về dự án, công khai cả các thủ tục trong quản lý và giải quyết xung đột để việc thực hiện dự án được minh bạch. Người dân bản địa có thể sử dụng các tập quán bản địa của họ trong tất cả các quy trình này.

• Quản lý Tài chính và sổ sách kế toán: Đây là việc cần thiết đối với bất kỳ dự án nào có liên quan đến tiền. Một cấu phần của dự án là chịu trách nhiệm quản lý tài chính, cũng như minh bạch với các quỹ để tránh xung đột trong cộng đồng và với các đối tác của dự án. Điều này cũng sẽ giúp rất nhiều trong quá trình phân phối lợi ích khi có tài trợ của các quỹ.

• Kỹ năng đàm phán: Đây là một yêu cầu đối với cộng đồng để thể hiện hiệu quả và cách thức họ muốn tham gia vào dự án. Điều này cũng rất quan trọng để các hoạt động phù hợp với văn hóa và thỏa thuận giữa các bên là công bằng.

• Quy hoạch sử dụng đất: người dân trong cộng đồng là các chuyên gia trong lãnh thổ của họ. Họ có thể xác định việc sử dụng đất và đưa ra qui định trong phạm vi lãnh thổ của họ, từ đó giúp bảo vệ tính bền vững của khu vực về mặt văn hóa như rừng, suối, các khu mồ… trước các hành vi chuyển đổi sử dụng đất có thể.

Cộng đồng có thể học hỏi các kỹ năng đã được đề cập ở trên và xem xét những gì họ có và còn thiếu. Kiến thức truyền thống có thể được sử dụng và nâng cao để có được những kỹ năng hoặc thậm chí được xây dựng thành một hướng dẫn bằng văn bản hoặc qui định, đặc biệt là về quy hoạch sử dụng đất. Có thể chuyển tải những kỹ năng mới bằng cách thiết lập các nhóm để tiến hành các khóa đào tạo xây dựng năng lực như các tổ chức phi chính phủ, cá nhân, chính phủ, các viện thuộc trường đại học và các tổ chức khác.

Trong việc lựa chọn đối tác, điều quan trọng đầu tiên đối với cộng đồng là thiết lập một quan điểm thống nhất về những gì họ muốn và cần cho cộng đồng của họ. Sau khi có một quan điểm rõ ràng, có thể xác định vai trò của từng đối tác để thúc đẩy thực hiện các nhu cầu đã được xác định của cộng đồng. Có thể thấy rõ ràng rằng cộng đồng và đối tác cần phải bổ trợ những điểm mạnh và điểm yếu của nhau trên cơ sở hợp tác công bằng và cùng có lợi. Ví dụ, đối với những kỹ năng đã nêu ở trên, người dân bản địa có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đối tác để có các khóa đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng cho người dân. Ngược lại, các cộng đồng có thể giúp các đối tác trong việc thực hiện các mục tiêu của họ để trang bị năng lực cho ngườI dân bản địa và tăng cường các khóa đào tạo.

Trong trường hợp của cá nhân, các nhóm cộng đồng cũng cần hỗ trợ lẫn nhau như vậy. Họ cần phải bổ trợ cho nhau và tất cả sẽ cùng có lợi. Cộng đồng phải biết liệu một cá nhân hoặc một nhóm có thực sự cần giúp đỡ hay không và để làm điều đó, họ phải có được càng nhiều thông tin càng tốt. Cũng sẽ rất hữu ích cho bạn khi tìm hiểu về các dự án trước đây mà các nhóm hoặc tổ chức này tham gia. Cần phải lấy thông tin từ nhiều nguồn, ví dụ, từ cá nhân hoặc nhóm làm việc với họ. Cộng đồng cũng nên tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác chẳng hạn như chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu và nếu có thể, từ những cộng đồng đã tham gia vào các dự án này. Cộng đồng cũng phải thảo luận nội bộ về các phát hiện nhằm đưa ra quyết định tốt nhất đáp ứng nhu cầu của họ.

Dưới đây là một vài thông tin cộng đồng có thể lựa chọn để tìm hiểu về đối tác tiềm năng:

188 PART IV ▶ MODULE 6 ▶ SESSION 2ASSESSING WHETHER YOUR COMMUNITY IS READY FOR A REDD+ PROJECT

• Tên của tổ chức? Những người chủ chốt của tổ chức là ai?• Trụ sở của tổ chức ở đâu?• Mục tiêu của tổ chức là gì?• Mục đích tiếp cận cộng đồng của họ?• Họ đã giao dịch kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ cho ai trong quá khứ?• Tại sao họ lựa chọn cộng đồng của bạn và làm thế nào họ biết tới cộng đồng của bạn?• Tổ chức đã làm việc với cộng đồng của bạn bao lâu?• Họ có thể chia sẻ những gì về các dự án trước đó? Thực tiễn và vấn đề cần cải thiện là gì?

d. Bảo đảm chắc chắn mọi người đều được hưởng lợi

Quá trình tiền và các lợi ích khác được trung chuyển và cuối cùng được chia sẻ trong một dự án gọi là “chia sẻ lợi ích”. Mức thanh toán là bao nhiêu? Khi nào? Ai là người nhận được lợi ích và mỗi phần là bao nhiêu? Thời gian và hình thức thanh toán? Phương thức thanh toán cho cộng đồng là gì? Những câu hỏi như vậy cần được trả lời rất rõ ràng vào lúc bắt đầu dự án REDD+. Điều quan trọng là có một kết nối rõ ràng giữa các đối tác và có một thỏa thuận rõ ràng về chia sẻ lợi ích. Điều này nên là một phần của Biên bản ghi nhớ chung (MOA) và phải được chuẩn bị lúc bắt đầu dự án. Việc chia sẻ lợi ích nên linh hoạt để có thể thay đổi khi cần thiết.

Như đã đề cập trước đây, một dự án carbon là một quá trình lâu dài và thu nhập từ việc bán carbon có thể chỉ bắt đầu một số năm sau khi dự án bắt đầu. Tuy nhiên, một thỏa thuận có thể được thực hiện nhằm đảm bảo một số lợi ích cho cộng đồng, chẳng hạn như hỗ trợ cho các quỹ cộng đồng, các điều khỏan về đất, học bổng, bảo hiểm, phát triển doanh nghiệp và những lợi ích khác nên được thanh toán trước.

Theo kinh nghiệm từ dự án REDD+ và các dự án phát triển khác, cộng đồng có thể sử dụng phần sau như một hướng dẫn để đảm bảo các lợi ích được chia sẻ hợp lý giữa các đối tác:

• Tham gia vào các thảo luận đầu tiên: Cộng đồng nên trực tiếp tham gia vào việc xác định lợi ích được chia sẻ như thế nào. Điều này sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa các đối tác.◊ Cộng đồng có thể làm gì:

• Trước khi ký MOA và thỏa thuận chia sẻ lợi ích, cộng đồng nên chắc chắn rằng họ sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận về chia sẻ lợi ích. Họ sẽ phải biết phần lợi ích của họ như thế nào và của cả các đối tác/ các bên tham gia ra sao. Họ cũng nên tham gia vào việc lên kế hoạch sử dụng các lợi ích dành cho chính phủ

• Cộng đồng có thể thảo luận về mức độ và hình thức thu nhập và các lợi ích khác mà họ đã nhận được từ rừng và một dự án REDD+ sẽ làm giảm thu nhập và lợi ích của họ đến một mức độ nào đó. Điều này có thể định hướng họ trong các cuộc đàm phán về các khoản thanh toán từ REDD +.

• quyết định các kiểu lợi ích và cách thức sử dụng chúng và chia sẻ trong cộng đồng: Các dự án cần xác định rõ như thế nào và khi nào những lợi ích đến được với cộng đồng. Nên có một báo cáo và hệ thống kế toán minh bạch cho phép tất cả các đối tác biết đã được trả bao nhiêu, cho ai và khi nào. Và cộng đồng cần phải thảo luận làm thế nào lợi ích được chia sẻ trong nội bộ.◊ Cộng đồng có thể làm:

• Các cộng đồng nên thảo luận họ muốn nhận được các khoản thanh toán như thế nào và cộng đồng có thể đưa ra một lịch trình cho các khoản thanh toán đó. Họ có thể cần phải tham khảo ý kiến các bên liên quan khác cho việc này.

• Cộng đồng có thể quyết định xem lợi ích sẽ được phân phối cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình hoặc cho việc sử dụng chung (cho phát triển cộng đồng, y tế và các dự án khác). Do không thể biết được số tiền thanh toán chính xác và nó có thể thay đổi theo thời

189PART IV▶ MODULE 6 ▶ SESSION 2ASSESSING WHETHER YOUR COMMUNITY IS READY FOR A REDD+ PROJECT

gian, tốt hơn hết nên phân bổ theo tỷ lệ phần trăm cho mỗi đối tượng theo nhu cầu phát triển.

• Cộng đồng có thể đưa ra một kế hoạch cho các nhu cầu phát triển đã được xác định, ví dụ như nhu cầu cơ bản của họ về sức khỏe, sinh kế, môi trường, giáo dục và những nhu cầu khác. Thứ tự ưu tiên của các nhu cầu sẽ cho phép cộng đồng phân bổ lợi ích một cách dễ dàng và chính xác.

• Bảo đảm tính minh bạch: Công khai thông tin về các khoản thanh toán cho tất cả các đối tác / các bên liên quan. Tính minh bạch là cần thiết từ cấp dự án tới cấp cộng đồng để đảm bảo trách nhiệm. Điều này cũng có thể là một hình thức bảo đảm chống lại tham nhũng. ◊ Cộng đồng có thể làm gì:

• Các cộng đồng có thể thiết lập một cơ chế bảo đảm minh bạch về lợi ích giữa các thành viên cộng đồng. Ví dụ, có thể được thực hiện thông qua một báo cáo thường xuyên trong các cuộc họp cộng đồng và / hoặc dán các báo cáo tại các điểm đông người trong khu dân cư.

• Giải quyết tranh chấp: Dự án cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp khi có bất kỳ thay đổi nào trong việc chia sẻ lợi ích trong tương lai. Điều này sẽ tránh những xung đột tốn kém, giúp đảm bảo các đối tác hòan thành trách nhiệm của họ đảm nhận và giảm bớt các rủi ro.◊ Cộng đồng có thể làm gì:

• Các cộng đồng có thể xác định những người chủ chốt, những người có hiểu biết về thủ tục giải quyết tranh chấp nội bộ và bên ngoài. Giải quyết tranh chấp và thủ tục xử phạt truyền thống dựa trên luật tục cổ truyền có thể được kết hợp trong cơ chế giải quyết tranh chấp của dự án. Cộng đồng cần thiết phải đưa ra các qui định rõ ràng cho các đối tác của họ nhằm đảm bảo các hoạt động phù hợp với văn hóa bản địa trong khu vực dự án.

e. Chuẩn bị cuộc họp cộng đồng để ra quyết định

Sự đại diện của người tham gia

Khi nào là thời gian tốt nhất đế tiến hành một cuộc họp và đưa ra quyết định? Kịch bản tốt nhất là trước khi họp vấn đề REDD+ đã được thảo luận rộng rãi giữa các thành viên cộng đồng và để bất cứ ai tham dự cũng đã có một hiểu biết cơ bản về REDD+ và đã suy nghĩ về nó.

Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng có thể làm được do hạn chế của thời gian, nguồn lực con người hoặc những kho khăn về hậu cần. Nếu như vậy, đề nghị của chúng tôi là những người tham gia cuộc họp ra quyết định của cộng đồng nên bao gồm cả những người đã được tham dự các cuộc họp trước đây và những người chưa tham dự bất kỳ cuộc họp nào. Điều này góp phần bảo đảm tính đại diện lớn nhất có thể có của cộng đồng

Cần phải chú ý đến tiếng nói của thanh niên, phụ nữ và người cao tuổi, những người không nằm trong ban lãnh đạo. Nếu văn hóa cộng đồng không cho phép những thành phần này tham gia cuộc thảo luận, thì xem xét việc tổ chức một cuộc họp riêng biệt, ít nhất là mỗi cuộc họp cho mỗi thành phần. Hoặc nếu tất cả cùng tập hợp trong một cuộc họp, tổ chức các cuộc thảo luận nhóm trong đó những người tham gia được nhóm lại với nhau theo phân loại như trên.

Về các bên liên quan khác (ví dụ như đại diện của chính phủ, liên đoàn dân tộc bản địa, các nhóm hỗ trợ không phải người bản địa, các công ty tư nhân) thì sao? Nếu có những vấn đề nội bộ cộng đồng thì các bên liên quan không nên có mặt, trừ khi họ có thể đảm nhận vai trò của hòa giải viên vô tư, không vụ lợi. Nếu không thể tránh được hiện diện của họ, có thể yêu cầu họ chỉ được quan sát và họ có thể hình thành một nhóm riêng biệt khi có các cuộc thảo luận nhóm hoặc hội thảo.

190 PART IV ▶ MODULE 6 ▶ SESSION 2ASSESSING WHETHER YOUR COMMUNITY IS READY FOR A REDD+ PROJECT

Cơ sở vật chất phục vụ cho cuộc họp

Trước khi những người tham gia đưa ra quyết định cuối cùng, nên trình bày một cái nhìn tổng quan về các buổi họp trước đây về REDD+ cùng các nội dung và các phản ứng của những người đã tham dự những cuộc họp trước. Điều này có thể được thực hiện bằng cách hỏi những người đã tham dự hội nghị trước đây nhắc lại những gì đã được truyền đạt. Có thể chuẩn bị một máy chiếu phim. Khuyến khích cách tường thuật hoặc kể chuyện hơn là cách đọc báo cáo.

Sau đó yêu cầu những người tham gia chỉ ra những điểm chưa rõ ràng và chỉ thảo luận về những điểm này để không mất quá nhiều thời gian. Nếu có một vài người vẫn còn mơ hồ về những điểm đã rõ ràng đối với đa số người tham gia thì một điều phối viên có thể nhóm họ sang một bên và thảo luận với họ bên ngoài của chương trình (nhưng chắc chắn rằng hành động này được chấp nhận về mặt văn hóa và sẽ không vô tình xúc phạm những người này).

Nếu trước cuộc họp các hiểu biết về REDD+ đã khá rõ ràng, có thể chuẩn bị một bản dự thảo về quyết định của cộng đồng để những người tham dự cuộc họp có thể góp ý thêm. Điều này đặc biệt hữu ích nếu gặp khó khăn trong việc tập hợp và chia những người tham dự họp thành nhóm một lần nữa. Nên có quy định về sửa đổi dự thảo nếu cần thiết (ví dụ như viết lại trên tờ giấy trắng).

Chuẩn bị các trang thiết bị hỗ trợ

Khi người dự họp biết chữ, có thể viết bản danh mục tham khảo trên giấy áp phích và phân phát bản sao của bản danh mục cho họ. Nếu là cuộc họp cộng đồng để ra quyết định, ví dụ do diện tích hoặc khu vực dân cư rộng, có thể in bản danh mục tham khảo trên vải bạt và các vấn đề quan trọng được đánh dấu bằng bút đánh dấu trong buổi họp. Các vải bạt này sau đó có thể được tái sử dụng nhiều lần.

Khi có những người tham dự họp không biết đọc, có thể chuẩn bị một cách thức khác phù hợp hơn. Ví dụ, có thể có các hình cắt hoặc đá với các màu sắc biểu thị sự hạnh phúc, hình cắt hoặc đá với màu sắc thể hiện suy nghĩ tiêu cực (nhưng tránh các màu sắc liên quan đến bi kịch và kinh dị). Sau đó, các chủ đề chính trong danh mục tham khảo đầu tiên có thể được trình bày trực quan. Mục đích là để đưa ra một hệ thống mà theo đó người tham gia có thể theo dõi trực quan được các câu trả lời “có” và “không” của họ. Đảm bảo rằng bất kỳ hình ảnh nào được sử dụng cũng phải phù hợp về mặt văn hóa. Cần thiết phải kiểm tra trước để xem những hình ảnh định sử dụng có thích hợp hay không và phải bỏ đi những khái niệm, hình ảnh không phù hợp.

Biên bản

Điều quan trọng là phải ghi lại các câu trả lời, thời điểm trả lời và câu trả lời được đưa ra như thế nào. Chỉ một cuộc họp cộng đồng không có thể dẫn đến một sự đồng thuận rõ ràng và do đó, các câu trả lời có thể thay đổi trong một số cuộc họp khác nhau, có khi là ngay trong nội bộ các thành viên trong một cộng đồng. Những người điều hành sẽ tạo nên sự đồng thuận, đặc biệt là khi họ không phải là thành viên cộng đồng. Nên làm quen với các quá trình như vậy để họ nhận thức được thời điểm đạt được một sự đồng thuận chắc chắn.

Nguồn vài tài liệu tham khảo

IUCN Forest Conservation Programme 2009. REDD-plus and Benefit Sharing: Experiences in forest conservation and other resource management sectors. http://cmsdata.iucn.org/downloads/benefit_sharing_english.pdf accessed 15 June 2010

Erni, Christian and Helen Tugenhardt (eds.) 2010. What is REDD? Chiang Mai: AIPP, FPP, IW-GIA, Tebtebba Wollenberg, Eva and Oliver Springate-Baginski 2009. Incentives +: How can REDD improve well-being in forest communities? In InfoBrief, CIFOR. http://www.cifor.cgiar.org/Knowledge/Publications/DocumentDownloader?a=d&p=%5Cpublications%5Cpdf_files%5CInfobrief%5C021-infobrief.pdf

191PART IV▶ MODULE 6 ▶ SESSION 2ASSESSING WHETHER YOUR COMMUNITY IS READY FOR A REDD+ PROJECT

Ghi chép của tập huấn viên

192

PHỤ LỤC

193

Phụ lục 1. Các nội dung trong đĩa CDĐĩa CD chứa các thư mục và nội dung sau:

Thư mục “đo lường và giám sát Carbon”

Thư mục con “Hướng dẫn thực địa”:• “ANSAB et.al. 2010. đo lường Carbon” bản PDF:

° ANSAB, FECOFUN, ICIMOD 2010. Hướng dẫn đo lường Carbon rừng, đo các bể chứa Carbon ở các khu rừng do cộng đồng quản lý. Kathmandu, Nepal

• “Verplanke et.al 2009_Hướng dẫn thực địa” bản PDF: ° Verplanke, J.J. and E. Zahabu, Eds. 2009: Bản hướng dẫn cho

việc đánh giá và giám sát giảm suy thoái rừng và hấp thụ các Carbon bởi cộng đồng địa phương

Thư mục con “Công cụ và bài tập”:• “Phần mềm tính toán carbon” thư mục chứa phần mềm tính toán carbon bằng tiếng Anh:

cho các loại rừng tre, cụm tre khô, rừng khô, rừng thường xanh khô, theo lượng mưa hàng năm, và cho rừng ngập mặn

• Thư mục “tính toán độ lệch chuẩn” bao gồm hai file Excel nêu tại phụ lục 3 “Tính độ lệch chuẩn”, trên các trang 200-201

• File Excel “ bài tập tính Carbon “: Đây là các tập tin Excel trong việc thực hiện “Chuẩn bị một bảng tính Excel để tính toán carbon của bạn” trên trang 146-151

• File Excel “ tính mật độ Carbon _gỗ” là các tập tin Excel được sử dụng trong bài tập “Chuẩn bị một bảng tính Excel với một phương trình đòi hỏi phải có mật độ gỗ” trên các trang 152-153

• File Excel “Cơ sở dữ liệu mật độ gỗ toàn cầu “ có chứa cơ sở dữ liệu mật độ gỗ của 16.468 loài cây.

° Tham khảo: Zanne, AE, Lopez-Gonzalez, G., Coomes, DA, Ilic, J., Jansen, S. Lewis, SL, Miller, RB, Swenson, NG, Wiemann, MC, và Chave, J. 2009. Mật độ cơ sở dữ liệu gỗ toàn cầu. Dryad. tại: http://hdl.handle.net/10255/dryad.235.

• File PDF “Thực hành tốt Hướng dẫn IPCC_Chương 3_Phụ lục_ mật độ gỗ” chứa bảng 3A.1.9-2 với mật độ gỗ rừng nhiệt đới của châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh trong các phụ lục của ấn phẩm:

° Bảng điều chỉnh về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2003 của liên chính phủ. Hướng dẫn hành nghề thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp. Chương trình quốc gia kiểm kê khí nhà kính IPCC. Thay đổi nội dung bởi Jim Penman,: Michael Gytarsky, Taka Hiraishi, Thelma Krug, Dina Kruger, Riitta Pipatti, Leandro Buendia, Kyoko Miwa, Todd Ngara, Kiyoto Tanabe và Fabian Wagner. Cho IPCC Viện Chiến lược môi trường toàn cầu (IGES), Hayama, Kanagawa Nhật Bản

• File Excel “Winrock_ lấy mẫu _tính toán” là các tập tin Excel được sử dụng trong bài tập “Sử dụng công cụ Winrock cho tính toán số lượng ô mẫu thường trú” trên các trang 123-125

Thư mục “ tiêu chuẩn bù đắp Carbon ”• “CCB_Tiêu chuẩn_ 2 _ấn bản _tháng 12_2008” bản PDF phiên bản mới nhất về tiêu chuẩn

thiết kế dự án của CCB° CCBA. Năm 2008. Khí hậu, Cộng đồng & Dự án Đa dạng sinh

học Tiêu chuẩn thiết kế ấn bản 2. CCBA, Arlington, VA. Tháng Mười Hai, 2008. Tại: www.climate-standards.org

194

• “So sánh các tiêu chuẩn bù đắp Carbon” bản PDF:° Kollmuss, Anja, Helge Zink, Clifford Polycarp. Năm 2008. Tạo

ý nghĩa của thị trường Carbon tự nguyện: Một so sánh của tiêu chuẩn bù đắp Carbon. Viện Môi trường Stockholm và Tricorona, WWF Đức. Truy cập tại: http://assets.panda.org/downloads/vcm_report_final.pdf

Do hạn chế quyền tác giả chúng tôi không thể cung cấp các tiêu chuẩn ‘VCS “ Yêu cầu về Nông nghiệp, Lâm nghiệp và sử dụng đất khác (AFOLU) “. bản PDF tải về tại: www.vcs.org)

Thư mục “các bài đọc khác”• “Bangelsen_đi trước với REDD” bản PDF:

° Angelsen, A. (ed.) 2008 đi trước với REDD: Các vấn đề, lựa chọn và ý nghĩa. CIFOR, Bogor, Indonesia. Truy cập tại: www.cifor.cgiar.org

• “REDD +, Quản trị và Lâm nghiệp cộng đồng” bản PDF:° RECOFTC, IIED, REDD Net 2011. REDD +, Quản trị và Lâm

nghiệp cộng đồng. Điểm nổi bật của Hội nghị về Chuyên gia quản trị rừng Học tập đoàn châu Á. Truy cập tại: www.recoftc.org

• “Màu xanh của REDD” bản PDF:° Gregersen, Hans, Hosny El Lakany, Luke Bailey, và Andy White

2011. màu xanh của REDD + Bài học cho REDD + từ các nước đang có diện tích rừng ngày càng tăng. Washington DC: Quyền và Tài nguyên Sáng kiến. Truy cập tại: www.rightsandresources.org.

• “Ngân hàng Thế giới 2011_Estimating OppCostsREDD_Manual” bản PDF:° Ngân hàng Thế giới 2011. hướng dẫn đào tạo về ước tính chi phí

cơ hội của REDD + . Washington: Ngân hàng Thế giới. Truy cập tại: www.asb.cgiar.org/PDFwebdocs/OppCostsREDD_Manual_v1.3.pdf

Thư mục “tài liệu trực quan”• Đồ thị, truyện tranh và hình ảnh được chứa trong hướng dẫn sử dụng và có thể được sử

dụng cho bài thuyết trình PowerPoint và báo cáo khác

195

Phụ lục 2. Một số bài tập và trò chơi sử dụng trong tập huấnGiới thiệu

Các bài tập được mô tả trong Phụ lục này đều đã được trình bày trong các hướng dẫn sử dụng. Các bài tập này đã được phân chia theo mục đích sử dụng:

• Phân tích nhanh nhu cầu đào tạo (TNA);• Giải thích các khái niệm hoặc các quy trình;• Giúp ôn lại các chủ đề trước;• Giúp làm sáng tỏ ý kiến hoặc gỡ bỏ những bế tắc trong khi thảo luận.

Nhưng bạn có thể sử dụng các bài tập này cho các mục đích khác. Bạn có thể tự thay đổi chúng trong trường hợp mà bạn cho rằng sẽ thích hợp hơn đối vơi người tham gia và mục tiêu đào tạo của bạn.

Hãy nhớ rằng chất lượng chính mà chúng ta tìm kiếm trong một bài tập là sự phù hợp về văn hóa của chúng với những người tham gia tập huấn. Vì vậy, ngay cả khi bài tập là một chủ đề vui, nhưng nếu bạn nghi ngờ là nó không phù hợp với văn hóa thì không nên sử dụng. Nếu bạn có thời gian và cơ hội, hãy tham khảo ý kiến của người hiểu biết về văn hóa của những người tham gia về một bài tập mà bạn sẽ sử dụng cho lần đầu tiên, hoặc về hình ảnh mới và những tài liệu tham khảo khác mà bạn có ý định sử dụng.

Cần thông tin rõ về một số trò chơi hoặc các cuộc thi và những người thắng cuộc. Nên chuẩn bị một số vật nho nhỏ để làm giải thưởng như kẹo, các mẩu giấy nhỏ, bút chì, vòng đeo tay hoặc các vật phẩm rẻ tiền. Kinh nghiệm của chúng tôi với người dân bản địa đó là không có sự cạnh tranh, người chiến thắng có xu hướng chia sẻ giải thưởng với tất cả mọi người. Giải thưởng cũng có tác dụng như là một lời nhắc nhở của chủ đề và có thể giúp tăng cường trong học tập.

Các bài tập được mô tả trong phụ lục này cần có sự tham gia của mọi người, ngoại trừ đối với trò múa rối mà trách nhiệm chủ yếu là của các thành viên đã được đào tạo trước. Trong bài tập khi những người tham gia được chia thành các nhóm, qui mô nhóm thường là 4-8 để từng thành viên có thể tham gia nhiều nhất vào hoạt động của nhóm.

Khoảng thời gian ghi trong các bài tập đó là thời gian thực hiện bài tập trên thực tế và không bao gồm thời gian chuẩn bị.

Những bài tập này đã được lựa chọn trong số rất nhiều các bài tập và dựa trên kinh nghiệm của những người soạn thảo cuốn hướng dẫn này, họ đã đạt được tỷ lệ thành công cao trong các cuộc tập huấn tương tự như thế này.

Các bài tập trong phụ lục này không phải là bản chính, chúng đã được lưu truyền qua nhiều khóa tập huấn, giống như tri thức truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, có thể bạn đã quen thuộc với một bài tập, nhưng chúng có những tên gọi khác nhau. Chúng tôi sẽ vui mừng khi biết bạn bổ sung, sửa đổi lại và như vậy chúng tôi có thể học hỏi thêm từ các bạn.

196

Các bài tập có thể phục vụ đánh giá nhu cầu đào tạo ngay lập tức

Một thiết kế bài giảng tốt phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA). Nhưng có những lúc không thể làm điều đó. Dưới đây là một số bài tập có thể cung cấp thông tin hơn là một đánh giá nhu cầu đào tạo. Chúng sẽ làm tăng thêm sự năng động và cách thức thú vị khác để giới thiệu những người tham gia, bắt đầu buổi làm việc một cách sống động. Người tham gia sẽ thấy vui vẻ với những bài tập giới thiệu này ngay cả khi họ đã biết nhau rồi.

Sinh tố trái cây

Khoảng thời gian: 15-30 phút (thời gian có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi số lượng câu hỏi - không nên kéo dài quá 30 phút)

Vật liệu cần thiết: chuông, hoặc cốc thủy tinh có nước và thìa/muỗng (bất cứ vật gì có thể tạo ra tiếng chuông hoặc âm thanh sắc nét)

Không gian cần thiết: đủ cho người tham gia để có thể di chuyển xung quanh,

Số người tham gia: 15 hoặc nhiều hơn (càng nhiều càng tốt)

Các ứng dụng khác: tăng thêm sự năng động cho người tham gia

Tiến hành:

1. Trước khi thực hiện - Chuẩn bị một danh sách các chuyên mục mà bạn muốn biết về những người tham gia và liên quan đến các mục tiêu và các chủ đề của cuộc tập huấn. Ví dụ: tuổi tác, nơi cư trú, nên nói về các chủ đề tập huấn trước đó hoặc kinh nghiệm làm việc, công việc, đời sống hiện tại, thông tin cá nhân. Sắp xếp các câu hỏi từ tổng quát đến những chi tiết riêng tư nhất. Thêm một số điểm thú vị, hài hước như độ dài của tóc, màu sắc của áo sơ mi, loại giày dép xen lẫn với những vấn đề nghiêm chỉnh hơn

2. Hãy đề nghị những người tham gia đứng vào vị trí nơi có không gian để di chuyển xung quanh tương đối dễ dàng. Giải thích cho họ về bài tập

3. Hãy đề nghị những người tham gia đi vòng quanh và nói chuyện với một người nào đó họ chưa biết.

4. Sau khoảng 20-30 giây, rung chuông (hoặc tạo nên một âm thanh bằng cách sử dụng các dụng cụ mà bạn đã chuẩn bị).

5. Khi mọi người đã chú ý, yêu cầu họ tạo thành nhóm theo nội dung mà bạn đã chuẩn bị. Họ tạo nhóm theo cách họ chọn, ví dụ, với các loại tuổi nhóm theo mười năm một. Sau đó bạn sẽ phải biết được thông tin là làm thế nào để họ xác định được nhóm của mình.

6. Khi họ đã được nhóm lại, yêu cầu mỗi nhóm mô tả nhóm. VD: nhóm theo tuổi thì tất cả mọi người trong nhóm nói họ ở độ tuổi 20 tuổi, trong khi một nhóm khác nói rằng tất cả họ trên 50 tuổi.

7. Khi tất cả các nhóm đã mô tả tóm tắt. Ví dụ bạn có thể nói - “Hầu hết những người tham gia trong độ tuổi 30-40. Nhưng chúng tôi rất vui mà cũng có X thanh thiếu niên 18-29 năm tuổi [hoặc bất cứ điều gì được coi là lứa tuổi thanh niên], và Y người lớn tuổi trên 50, [bất cứ lứa tuổi được cho là người cao tuổi “].

8. Sau đó la lên “Sinh tố trái cây!” Học viên phải đi xung quanh một lần nữa và tìm một người nào đó họ chưa biết.

9. Dành cho họ khoảng 20-30 giây sau đó đổ chuông một lần nữa (hoặc các dụng cụ tạo âm thanh làm bạn đã chuẩn bị). Khi mọi người chú ý, yêu cầu nhóm thực hiện theo nội dung tiếp theo mà bạn đã chuẩn bị. Nhóm họ theo cách họ lựa chọn nội dung.

10. Lặp lại các bước 6-7.11. Lặp lại các bước 8-10 cho đến khi bạn đã sử dụng tất cả các nội dung mà bạn đã chuẩn bị,

197

và cho đến khi bạn cảm giác những người tham gia đã trở nên thiếu kiên nhẫn (đã không xảy ra trong kinh nghiệm của chúng tôi), hoặc khi bạn đã sử dụng hết 30 phút

12. Hãy chắc chắn rằng bạn hoặc một thành viên khác trong nhóm tập huấn đã ghi lại được các kết quả.

Cách khác:

Nếu bạn cần phải tiết kiệm thời gian, bạn có thể làm với phần “Sinh tố trái cây” và chỉ đơn giản là đi trực tiếp từ nội dung này đến nội dung khác.

Tàu đang chìm

Khoảng thời gian: 15-30 phút (thời gian có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi số lượng câu hỏi để được yêu cầu - không dành hơn 30 phút để thực hiện bài tập này)

Vật liệu cần thiết: Không có

Không gian cần thiết: đủ cho người tham gia để có thể di chuyển xung quanh, mặc dù có thể chật chội

Số người tham gia lí tưởng là: 15 hoặc nhiều hơn (càng nhiều càng tốt)

Các ứng dụng khác: Tăng cường sự năng động

Tiến hành

1. Trước khi chơi - Chuẩn bị một danh mục mà bạn muốn biết về những người tham gia và liên quan đến các mục tiêu và các chủ đề của tập huấn. Ví dụ: tuổi tác, nơi cư trú, nên nói về các chủ đề đã tập huấn trước đó hoặc kinh nghiệm làm việc, công việc, đời sống hiện tại, thông tin cá nhân. Sắp xếp các câu hỏi từ tổng quát hơn những chi tiết riêng tư nhất. Thêm một số điểm thú vị, hài hước như độ dài của tóc, màu sắc của áo sơ mi, loại giày dép xen lẫn với những vấn đề nghiêm chỉnh.

2. Trước khi chơi - Quyết định kích thước của thuyền. Bạn có thể tính toán một kích thước thuyền bằng 20% số người tham gia. Ví dụ, nếu bạn có 15 người tham gia, “thuyền” của bạn có thể chở được 3 hành khách.

3. Hãy yêu cầu những người tham gia đứng tại vị trí nơi họ có không gian để di chuyển một chút.

4. Khi mọi người đã chú ý bạn kêu lên “con thuyền đang chìm! Nó chỉ có thể phục vụ hành khách X [theo chi tiết của các thể loại bạn đang tìm hiểu] “Ví dụ, nếu chọn nhóm người có gia đình, bạn có thể hét lên” con thuyền đang chìm! Nó chỉ có thể chở được X hành khách đã kết hôn!”

5. Những người trong nhóm đó sẽ qui tụ lại với nhau, nhưng số người chỉ bằng con số quy định mà “con thuyền” có thể chuyên chở được.

6. Hãy hỏi những người tham gia bao nhiêu người trong nhóm đã lựa chọn đã bị loại bỏ (trong ví dụ này, những người đã kết hôn).

7. Sau đó hỏi xem những ai và bao nhiêu người không thuộc nhóm lựa chọn (bất cứ ai ví dụ như người độc thân, góa bụa, ly thân hoặc bất kỳ hoàn cảnh gia đình nào khác).

8. Tóm tắt những thông tin thu được cho vào mục hoàn cảnh gia đình.9. Khi mọi người đã chú ý, một lần nữa, kêu lên “con thuyền đang chìm! Nó chỉ có thể phục

vụ hành khách X [Theo thể loại khác]!” Ví dụ: độc thân”10. Lặp lại bước 5-8.11. Lặp lại các bước 4-8 cho đến khi bạn đã sử dụng tất cả các kiểu chia nhóm mà bạn đã chuẩn

bị, hoặc nếu bạn cảm giác những người tham gia đã trở thành thiếu kiên nhẫn (đã không xảy ra trong kinh nghiệm của chúng tôi) hoặc đã hết 30’

198

12. Hãy chắc chắn rằng bạn hoặc một thành viên khác trong nhóm tập huấn đã ghi lại các kết quả.

Chú ý:

Hãy chắc chắn rằng các khái niệm về một chiếc thuyền chìm không có ý nghĩa tiêu cực cho những người tham gia (có thể xem nó như là một khái niệm thú vị).

Bài tập này không được dùng ở nơi mà người ta cho đó là điều cấm kỵ.

Hình thành các đường dây nhanh nhất

Khoảng thời gian: 20 phút

Vật liệu cần thiết: Không có

Không gian cần đủ để cho người tham gia có thể tạo thành hàng nếu họ được chia thành 3-5 hàng

Số lý tưởng của người tham gia: 16-100

Các ứng dụng khác: Để giúp củng cố các nhóm người (đặt những người tham gia mà bạn muốn để liên kết với nhau trong một nhóm)

Tiến hành:

1. Trước khi chơi - Chuẩn bị một danh mục mà bạn muốn biết về những người tham gia và liên quan đến các mục tiêu và các chủ đề của cuộc tập huấn. Ví dụ: tuổi tác, nơi cư trú, nên nói về các chủ đề đã tập huấn trước đó hoặc kinh nghiệm làm việc, công việc, đời sống hiện tại, thông tin cá nhân. Sắp xếp các câu hỏi từ tổng quát hơn những chi tiết riêng tư nhất. Thêm một số điểm thú vị, hài hước như độ dài của tóc, màu sắc của áo sơ mi, loại giày dép xen lẫn với những vấn đề nghiêm chỉnh.

2. Chia những người tham gia thành các nhóm và không ít hơn 8 người trong một nhóm. Điều này có thể được thực hiện ngẫu nhiên bằng cách đếm số thứ tự - ví dụ nếu có 40 người tham gia, họ đếm đến 4 để có 10 người tham gia trong mỗi nhóm, sẽ có tổng cộng 4 nhóm. Hoặc nếu có mục đích xây dựng nhóm sẵn, thì phải xác định các nhóm và công bố trước khi tiến hành bài tập. Số lượng tối đa là 5 nhóm và mỗi nhóm không quá 20 người. Tất cả các nhóm có cùng một số thành viên. Nếu còn lẻ ra thì yêu cầu họ giúp bạn làm “trọng tài”.

3. Yêu cầu mỗi nhóm đứng thành một hàng thẳng và quay mặt về phía bạn.4. Yêu cầu các nhóm tự sắp xếp theo thông tin mà bạn muốn tìm hiểu. Ví dụ, “Sắp xếp đường

dây của bạn theo số lần bạn đã được tập huấn về quản lý rừng” kết quả là sẽ có một đường thẳng. Trong ví dụ của chúng tôi, người tham gia đào tạo ít lần nhất hoặc nhiều lần nhất sẽ đứng ở phía trước (tùy thuộc vào nhóm quyết định đặt ở phía trước hay sau).

5. Bạn và các trọng tài của bạn sẽ kiểm tra nếu mỗi hàng được nhóm lại có chính xác hay không (có nghĩa là, theo thứ tự thời gian, số lượng hoặc thỏa thuận nào khác của nhóm đã quyết định).

6. Cho điểm những nhóm đã xếp thành hang nhanh nhất.7. Khi tất cả các nhóm đã tự kiểm tra, cần tóm tắt các thông tin thu thập được theo nội dung

đề ra. Ví dụ, “Có vẻ như hầu hết những người tham gia đã được đào tạo về luật lâm nghiệp, nhưng chỉ có 3 đã trải qua một tập huấn về kiểm kê carbon”.

8. Lặp lại các bước 4-7 cho đến khi bạn đã sử dụng hết tất cả các nội dung mà bạn đã chuẩn bị, hoặc nếu bạn cảm giác những người tham gia đã trở thành thiếu kiên nhẫn (đã không xảy ra trong kinh nghiệm của chúng tôi), hoặc khi bạn đã sử dụng hết 20 phút.

9. Hãy chắc chắn rằng bạn hoặc một thành viên khác trong nhóm tập huấn đã ghi lại được các kết quả.

199

Chú ý:

Sẽ là khó khăn hơn để thu thập thông tin về những người tham gia khi sử dụng bài tập này bởi vì các dữ liệu sẽ đến từ các nhóm khác nhau, nên các dữ liệu từ mỗi nhóm có thể được tóm tắt riêng cho mỗi nội dung

Đối với một số loại nội dung như trình độ học vấn hoặc thu nhập cá nhân, những người tham gia có thể cảm thấy xấu hổ nếu có một sự khác biệt lớn trong số họ. Vì vậy, khuyến cáo không nên sử dụng cho người tham gia đến từ các tầng lớp xã hội quá đa dạng về kinh tế.

200

Bài tập có thể giúp giải thích các khái niệm hoặc các quá trình

Sẽ là hữu ích khi chuẩn bị cho người tham gia hiểu được ý tưởng mới hoặc quá trình mới. Có những bài tập có thể giúp cho việc chuẩn bị. Nó không chỉ phá vỡ sự đơn điệu của đầu vào thông qua các bài giảng, mà còn giúp thực hiện ý tưởng mới hoặc những quá trình ít bị người ngoài tác động bởi vì họ đã thực hiện một bài tập mà họ hiểu

Xây một ngôi nhà

Khoảng thời gian: 20-40 phút (không sử dụng nhiều hơn 45 phút cho bài tập này)

Vật liệu cần thiết: Bất cứ cái gì có sẵn trong hoặc xung quanh địa điểm tổ chức

Không gian cần thiết: đủ cho công việc nhóm

Số người tham gia: 9-56 người tham gia

Các ứng dụng khác: Để giúp củng cố các nhóm (bố trí những người tham gia mà bạn muốn liên kết với nhau trong một nhóm)

Tiến hành:

1. Chia những người tham gia thành các nhóm không ít hơn 3 và không quá 8 người trong một nhóm. Điều này có thể được thực hiện ngẫu nhiên bằng cách đếm thứ tự ví dụ nếu có 21 người tham gia, họ đếm đến 4 để có 5 người tham gia trong mỗi nhóm (một nhóm sẽ có 6 người tham gia), như vậy sẽ có tổng cộng 4 nhóm. Hoặc nếu có mục đích xây dựng nhóm sẵn, thì phải xác định các nhóm và công bố trước khi tiến hành bài tập.

2. Yêu cầu mỗi nhóm xây dựng một ngôi nhà, bằng cách sử dụng bất cứ vật liệu xung quanh trong phạm vi lớp học. Nếu nó là một phòng họp, các vật liệu có thể là sách, giấy tờ, túi xách. Nếu ngoài trời, các vật liệu có thể là cành cây, đá, lá, vv.

3. Có 2 quy tắc mà các nhóm phải tuân thủ trong việc xây dựng nhà - (a) Không phá hủy bất cứ cái gì, và (b) Tất cả các thành viên trong nhóm phải tích cực tham gia. Nếu không, họ có thể làm hoặc sử dụng bất cứ cái gì. Nhưng nếu có một nguyên tắc liên quan đến mục tiêu hoặc chủ đề của bạn thì có thể được sử dụng như một quy tắc cho bài tập này, bắt đầu thực hiện và thêm những điều này vào như là một quy định.

4. Thông báo trước rằng sẽ có chấm điểm đối với những người đã xây dựng nhà “tốt nhất”. Cần giới hạn thời gian 10 phút, nhưng cũng có thể cho thêm 5-10 phút trong trường hợp cần thiết

5. Trong khi các nhóm đang xây dựng ngôi nhà của họ, đi xung quanh và giám sát để tất cả các thành viên tích cực tham gia và không có gì bị phá hủy

6. Khi tất cả các nhóm đã hoàn thành, hãy yêu cầu mỗi nhóm mô tả căn nhà của họ và giải thích lý do tại sao họ xây dựng nó theo cách đó.

7. Tóm tắt quá trình và kết quả được chia sẻ bởi các nhóm liên quan khi có những chủ đề mà bạn sẽ sử dụng trong phần tiếp theo.

8. Nếu người tham gia hiểu biết công nghệ thông tin, bạn có thể nói rằng trong mọi hoạt động hoặc quá trình có• Phần cứng, hoặc những điều kiện cụ thể liên quan đến vật chất (có nghĩa là, có thể được

xúc động, nhìn thấy, ngửi, nếm thử hoặc cảm thấy• Phần mềm, cách làm, qui định mà nhóm đã đưa ra• hoặc cách mà các thành viên trong nhóm quyết định sắp xếp công việc và thời gian của

họ* Khi bắt đầu vào bài giảng của bạn, bạn có thể sử dụng các điều khoản này làm tài liệu tham khảo hoặc áp dụng cho một chủ đề, trích dẫn những kinh nghiệm cụ thể từ trò chơi

201

Tháo gỡ mớ bòng bong

Khoảng thời gian: 10-20 phút, tùy thuộc vào thời gian của một quá trình đang được thảo luận

Vật liệu cần thiết: Các bước hoặc giai đoạn được viết sẵn hoặc hình ảnh minh họa (giống như một sơ đồ)

Không gian cần thiết: đủ để làm việc theo nhóm

Số người tham gia: 8-24 người tham gia (nhiều hơn nếu bạn có sự kiên nhẫn và nguồn lực để viết sẵn lên giấy hoặc đủ hình ảnh

Các ứng dụng khác: Để gợi lại hoặc xem xét một quá trình, để giúp củng cố các nhóm (đặt những người tham gia mà bạn muốn để liên kết với nhau trong một nhóm)

Tiến hành:

1. Trước khi chơi trò chơi - Viết hoặc vẽ các bước hoặc các giai đoạn lên giấy. Sẽ là tốt nhất nếu các bước được viết lên hoặc có minh họa. Nếu cắt giảm các bước hoặc giai đoạn thì chúng sẽ bị xáo trộn và không thể biết đúng trình tự. Chuẩn bị một vài bộ ảnh minh họa, ví dụ bạn dự định chia những người tham gia thành 2 nhóm thì phải chuẩn bị 2 bộ

2. Chia những người tham gia thành các nhóm không ít hơn 3 và không quá 8 người trong một nhóm. Điều này có thể được thực hiện ngẫu nhiên bằng cách đếm thứ tự ví dụ nếu có 17 người tham gia, họ đếm đến 3 để có 5 người tham gia trong mỗi nhóm (hai nhóm sẽ có 6 người tham gia), sẽ có tổng cộng 3 nhóm. Hoặc nếu có mục đích xây dựng nhóm sẵn, thì phải xác định các nhóm và công bố trước khi tiến hành bài tập.

3. Cung cấp cho mỗi nhóm một tờ giấy trắng, giấy A2, A3 tùy thuộc vào kích thước và số lượng các bước cắt giảm hoặc giai đoạn, và băng dính dễ tháo rời.

4. Yêu cầu các nhóm đặt các bước hoặc giai đoạn theo thứ tự mà họ nghĩ là đúng và đính kèm các tờ giấy trắng.

5. Sau đó tiến hành cung cấp thông tin đầu vào hoặc giảng giải6. Tùy chọn để kết thúc hoạt động - (a) Mỗi nhóm chỉnh sửa đầu vào của mình theo như trình

tự các bài giảng, hoặc (b) Tập hợp các tờ giấy, sau đó trả lại cho các nhóm sau khi đầu vào của họ đã được sửa chữa, nếu cần thiết. Dù bằng cách nào cũng cố nhớ đến các yếu tố đầu vào.

7. Bạn cũng có thể lựa chọn để trao một giải thưởng cho nhóm chính xác nhất.

Cách khác:

Thay vì các bước đã được viết sẵn hoặc hình vẽ minh họa thường làm nên một trò chơi ghép hình khổng lồ có thể làm một số mảnh hình dạng tương tự nhưng với một câu trả lời sai.

Chú ý:

Phải mất thời gian để chuẩn bị hình ảnh minh họa

202

Múa rối

Khoảng thời gian: múa rối thực tế không nên mất hơn 10-15 phút (có thể ít hơn)

Vật liệu cần thiết:

Cách A - Một túi giấy màu nâu, màu hoặc dụng cụ vẽ, miếng giấy màu khác nhau và sợi màu cho trang phục, gậy dài, trên đó trang trí túi giấy màu nâu được gắn kết với phần dưới cùng của gậy để giữ con rối

Cách B - Những con rối cắt bằng bìa cứng và dán hoặc ghim vào phần trên của cây gậy dài để có thể giữ phần dưới cùng của con rối, tấm vải mỏng màu trắng, nguồn ánh sáng

Không gian cần thiết: Một “sân khấu” bất kì ở phía trước

Số người tham gia: Không có giới hạn, miễn là con rối và các hiệu ứng khác được điều chỉnh để người ngồi xa nhất vẫn có thể thấy “sân khấu” và nghe rõ ràng

Các ứng dụng khác: Để xác nhận thông tin bằng cách nghiên cứu phản ứng khán giả

Tiến hành:

1. Trước khi tiến hành – Chuẩn bị một cốt truyện (nếu những người điều khiển múa rối biết chủ đề) hoặc kịch bản (nếu những người múa rối chưa rõ về chủ đề). Số lượng các con rối phụ thuộc vào số lượng những người có thể thực hiện múa rối. Làm ra các con rối, hoặc yêu cầu một người nào đó làm giúp.

2. Trong quá trình chuẩn bị các câu chuyện và những con rối, không sử dụng những hình tượng nhân vật ma quỷ, phân biệt giới tính hay định kiến văn hóa; hoặc phân biệt đối xử liên quan đến giới tính, lứa tuổi hay văn hóa.

3. Trước khi thực hiện - Chuẩn bị một “sân khấu”. Cách 1, nó có thể là một bảng hoặc màn hình, để những con rối có thể được được hiển thị ở trên đó. Cách B, bạn cần một tờ giấy trắng mỏng và nguồn ánh sáng. Nếu bạn có thời gian, bạn có thể “trang trí” “sân khấu” cho thích hợp với câu chuyện của bạn.

4. Hãy chắc chắn rằng mọi người đã chú ý trước khi bắt đầu chơi. 5. Sau đó thực hiện! 6. Thực hiện các vở kịch rối với nội dung như một cuộc thảo luận, phát triển từ nội dung của

vở kịch.

Cách khác:

Bạn có thể làm cho con rối đóng vai buổi làm việc nhóm và các thành viên trong nhóm tự quyết định về cốt truyện và làm con rối. Điều này là hữu ích như là một bài tập hỗ trợ cho việc ra quyết định hoặc động não.

Chú ý:

Bài tập này cần có nhiều nỗ lực để chuẩn bị. Nhưng một khi bạn có một kịch bản vững chắc và những con rối được làm tốt, nó có thể được lặp đi lặp lại một cách dễ dàng

Cách B có hiệu quả nhất khi được thực hiện vào ban đêm hoặc trong một địa điểm tối

203

Các bài tập có thể giúp nhớ lại các chủ đề trước

Học tập là lặp đi lặp lại, có nghĩa là chúng ta sẽ học tốt hơn khi các yếu tố đầu vào được nhắc đi nhắc lại. Trong đào tạo, sự nhắc lại được thực hiện vào cuối buổi học, vào cuối một ngày, vào lúc bắt đầu của một ngày mới, bắt đầu một buỏi làm việc mới, hoặc tất cả! Tuy nhiên, việc nhắc lại không phải là dưới hình thức của một bài tường thuật nhàm chán hoặc một kỳ thi. Có những bài tập tạo thuận lợi cho việc nhắc lại, nhưng cũng có hoạt động như tiếp thêm sự năng động

điền vào những chỗ trống

Khoảng thời gian: 20 phút

Vật liệu cần thiết: giấy Kraft, bút lông dầu, giấy màu cắt đôi, băng hoặc keo dính khác

Không gian cần thiết: Địa điểm

Số người tham gia: 12-30 người tham gia

Các ứng dụng khác: Để giúp củng cố các nhóm (bố trí những người tham gia mà bạn muốn liên kết với nhau trong một nhóm)

Tiến hành:

1. Trước khi chơi – Soạn một đoạn văn tóm tắt và tổng hợp những chủ đề, buổi hoặc ngày học. Hãy để cách một khoảng cho 10-15 từ. Viết đoạn văn trên một tờ giấy lớn, đặt ở phía trước đủ cho tất cả những người tham gia có thể nhìn thấy. Điền một dòng lên chỗ trống 10-15 từ mà bạn đã để dành. Viết các từ hoặc thuật ngữ bạn đã bỏ đi trên giấy màu, 1 từ trên một tờ giấy. Chuẩn bị nhiều các từ hoặc các câu bằng với số lượng của các nhóm bạn dự kiến. Mỗi tập hợp các từ hoặc các câu (có nghĩa là mỗi nhóm) nên có giấy màu riêng biệt. Để thêm hứng thú, bạn có thể thêm các từ hoặc các câu không có trong đoạn văn, nhưng có liên quan đến chủ đề.

2. Tùy chọn - Không viết các từ, nhưng đưa mảnh giấy chưa viết cho mỗi nhóm, mỗi nhóm một màu. Việc này làm giảm thời gian chuẩn bị, nhưng cũng làm giảm cơ hội cho các thành viên trong nhóm trong việc sử dụng các từ.

3. Chia những người tham gia thành các nhóm không ít hơn 6 và không quá 10 trong một nhóm. Điều này có thể được thực hiện ngẫu nhiên bằng cách đếm thứ tự ví dụ nếu có 29 người tham gia, họ đếm đến 3, do đó có 9 người tham gia trong mỗi nhóm (2 nhóm sẽ có 10 người tham gia), sẽ có tổng số 3 nhóm. Hoặc nếu có mục đích xây dựng nhóm sẵn, thì phải xác định các nhóm và công bố trước khi tiến hành bài tập.

4. Đảm bảo rằng khoảng cách treo bảng ở phía trước của tất cả các nhóm là như nhau. Tờ giấy cần được giữ kín cho đến khi bạn nói “Bắt đầu!”

5. Giải thích trò chơi trước khi đưa cho mỗi nhóm các từ và băng dính. Hoặc đặt các băng dính ở ngay phía trước. Yêu cầu các nhóm không xem trộm cho đến khi bạn nói “Bắt đầu!”

6. Khi bạn nói “Bắt đầu!” Các thành viên trong nhóm mở giấy xem các từ và quyết định từ nên điền vào những khoảng trống trong đoạn văn. Khi các nhóm đã quyết định, một thành viên của nhóm gắn từ đó vào chỗ trống.

7. Nếu một nhóm đã đặt một từ vào một chỗ trống, một nhóm khác vẫn có thể đặt từ khác lên trên đó nếu họ cảm thấy rằng từ này là đúng...

8. Khi tất cả các khoảng trống đã được lấp đầy tất cả các nhóm đã điền những gì họ muốn, đọc đoạn văn và thảo luận về các câu trả lời cùng với những người tham gia. Lấy đi các từ sai và tiếp tục điều chỉnh lại

9. Bạn phải ghi lại điểm số. Câu trả lời đúng đầu tiên được cho điểm. Hoặc nếu có nhiều câu trả lời chính xác, bạn có thể lựa chọn để cho điểm cao hơn tùy theo mức độ chính xác. Nhóm nào có số lượng câu trả lời đúng nhiều sẽ thắng.

204

Cách khác:

Khi bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị tài liệu, tất cả những gì bạn cần làm là soạn một đoạn văn và chuẩn bị 2 bộ các từ. Chia những người tham gia thành 2 nhóm và cung cấp cho mỗi nhóm một bộ các từ chuẩn bị. Sau đó, chỉ cần đơn giản là đọc một câu tại một thời điểm. Nói “trống” cho mỗi từ hoặc thuật ngữ được xác định. Yêu cầu mỗi nhóm phải xác định từ nên đặt vào chỗ “trống”, sau đó bạn cho một tín hiệu để một đại diện của từng nhóm đưa các từ ra cùng một lúc (nếu không đôi khi một nhóm sẽ chỉ chờ đợi cho câu trả lời của các nhóm khác). Ngay lập tức thảo luận về các từ hoặc thuật ngữ chính xác. Nếu một nhóm không đặt câu trả lời chính xác, các thành viên trong các nhóm phải suy nghĩ cẩn thận về những từ đúng cần đưa vào. Nếu bạn nhận thấy cần thiết cho họ thời gian để nhóm thảo luận với nhau

Chú ý:

Khuyến cáo không nên áp dụng cho các khóa đào tạo mà những người tham gia có trình độ biết đọc biết viết thấp.

Có hoặc không?

Khoảng thời gian: 15-30 phút

Vật liệu cần thiết: 3-4 mẩu giấy màu cắt theo chiều dọc

Không gian cần thiết: Địa điểm

Số lý tưởng của người tham gia: 8-32 người tham gia

Các ứng dụng khác: Sự năng động của người tham gia

Tiến hành:

1. Trước khi chơi - Chọn 5-8 từ hoặc thuật ngữ đại diện cho các chủ đề chính đã học mà bạn muốn nhớ lại. Những người này viết ra trên giấy màu và cắt dọc thành hai nửa, mỗi từ trên một mảnh giấy. Gấp giấy lại để không thể nhìn thấy các từ hoặc thuật ngữ. Đặt các giấy tờ trong một hộp và có chỗ thò tay vào để lấy giấy ra.

2. Chia những người tham gia thành các nhóm, không quá 4 nhóm,và không quá 8 người cho mỗi nhóm

3. Yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn một người để đoán từ hoặc thuật ngữ. Người này đứng ra trước nhóm của mình.

4. Hãy đề nghị người tham gia bắt một mảnh giấy và đưa nó cho bạn. Dán tờ giấy lên trán của người đó để họ không thể nhìn thấy nó, nhưng những người khác trong nhóm thì có thể đọc được.

5. Để đoán từ, người tham gia có thể hỏi bạn cùng trong nhóm câu hỏi và có thể được trả lời “có”, “không” hoặc “có thể”. Ví dụ, câu hỏi “có phải là một địa điểm không” nếu từ hoặc câu đó là “đo lường carbon”, thì bạn cùng nhóm sẽ trả lời “Không!”. Nếu câu hỏi “ có phải là một quá trình không?” thì câu trả lời của nhóm là “ có “ và cứ như vậy người tham gia có thể tiếp tục đặt câu hỏi cho đến khi người này có thể đoán ra từ ghi trên giấy

6. Hạn định thời gian cho những câu hỏi và đoán, 2 phút là tối đa và có thể ngắn hơn nếu các từ hoặc thuật ngữ tương đối dễ đoán.

7. Nhóm sẽ được một điểm nếu người đoán được câu trả lời chính xác trong thời gian cho phép

8. Thảo luận rất ngắn gọn từ hoặc thuật ngữ.9. Lặp lại các bước từ 3-8 cho đến khi tất cả các từ đã được lấy ra, hoặc trong 30 phút qui

định. Mỗi vòng có một nhóm khác nhau.

205

10. Khi tất cả các từ hoặc các điều khoản đã được sử dụng hoặc khi hết 30 phút, tóm tắt và tổng hợp các vòng hoặc chủ đề đang được xem xét.

Cách khác:

Đối với các nhóm nhỏ, bạn có thể ghép thành đôi thay vì làm nhóm lớn. Mỗi cặp đi lên phía trước, một người giữ các tờ giấy và yêu cầu đoán các câu hỏi, và người kia trả lời “có”, “không” hoặc “có thể”. Các cặp tham dự cuộc thi sẽ đưa ra một câu trả lời chính xác trong thời gian nhanh nhất.

Khoảng thời gian: 15-30 phút

Vật liệu cần thiết: 3-4 mẩu giấy màu cắt dọc đôi

Không gian cần thiết: Địa điểm cần thiết

Số người tham gia: Không có giới hạn

Các ứng dụng khác: Sự năng động của người tham gia

Tiến hành:

1. Trước khi chơi – Chọn 5-8 từ hoặc thuật ngữ đại diện cho các chủ đề chính trong tập huấn mà bạn muốn người tham gia nhớ lại. Những người này viết ra trên tờ giấy màu và cắt dọc thành hai từ mỗi giấy có 01 từ. Gấp giấy để không nhìn thấy được các từ hoặc thuật ngữ. Đặt các giấy tờ trong một hộp có thể cho tay vào để lấy tờ giấy ra.

2. Chia những người tham gia vào 2 nhóm. Nếu cần tiết kiệm thời gian, nên chỉ định một bên là một trong những nhóm và bên kia là các nhóm còn lại. Nếu bạn muốn kết hợp những người tham gia, đếm thứ tự đến 2.

3. Yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn một người để bắt thăm. Người này đi ra trước nhóm của mình. 4. Yêu cầu người tham gia bắt một mảnh giấy và đọc các từ hoặc thuật ngữ trên đó. Hãy cho

người đó 10 giây để đọc nó 5. Người này sau đó sẽ đọc từ cho các bạn cùng nhóm đoán. Giới hạn thời gian 2 phút.6. Nếu các nhóm đoán một cách chính xác trong vòng 2 phút, cho một điểm.7. Nếu nhóm không đoán chính xác trong vòng 2 phút, các nhóm khác có thể “tranh lấy” một

điểm bằng cách cố gắng để đoán được câu trả lời chính xác trong vòng 15 giây tiếp theo.8. Thảo luận rất ngắn gọn từ hoặc thuật ngữ.9. Lặp lại các bước từ 3-8 cho đến khi tất cả các từ đã được bắt ra, hoặc hết 30 phút theo qui

định. Đối với mỗi vòng có một nhóm khác.

Khi tất cả các từ hoặc các điều khoản đã được sử dụng hoặc khi hết 30 phút, tóm tắt và tổng hợp các phần hoặc chủ đề đang được xem xét

206

Tạo một danh sách dài

Khoảng thời gian: 20-30 phút

Vật liệu cần thiết: mảnh giấy và bút cho mỗi nhóm

Không gian cần thiết: đủ để làm việc theo nhóm

Số người tham gia: 9-56 người tham gia

Các ứng dụng khác: Để giúp những người tham gia biết về một khái niệm hay quá trình, tốt cho động não

Tiến hành:

1. Trước khi thực hiện - Chuẩn bị một câu hỏi mà có nhiều câu trả lời. Ví dụ, hệ thực vật đặc hữu và loài động vật được tìm thấy ở một nơi cụ thể chung cho tất cả là gì?”

2. Chia những người tham gia thành các nhóm không ít hơn 3 và không quá 8 trong một nhóm. Điều này có thể được thực hiện ngẫu nhiên bằng cách đếm thứ tự - ví dụ nếu có 43 người tham gia, họ đếm đến 5, bởi vậy sẽ có 8 người tham gia trong mỗi nhóm (3 nhóm sẽ có 9 người tham gia), sẽ có tổng cộng 5 nhóm. Hoặc nếu có mục đích xây dựng nhóm sẵn, thì phải xác định các nhóm và công bố trước khi tiến hành bài tập. Thông báo các câu hỏi, và nói với họ viết các câu trả lời thành một danh mục khi bạn nói “Bắt đầu!”, giới hạn thời gian, khoảng 5-10 phút, tùy thuộc vào số lượng câu trả lời mà bạn dự kiến.

3. Khi hết thời gian, yêu cầu các nhóm dừng viết. 4. Yêu cầu mỗi nhóm cung cấp cho một câu trả lời. Hãy hỏi những người tham gia khác xem

câu trả lời có thể chấp nhận được không. Nếu được, hỏi tất cả các nhóm xem có bao nhiêu câu trả lời giống như vậy. Nếu có câu trả lời hỗn hợp (một số có, một số không), dành cho một cuộc thảo luận cho đến khi đạt được một sự đồng thuận. Nếu không đạt được sự đồng thuận, ghi lại câu trả lời đó.

5. Yêu cầu một nhóm khác cung cấp cho một câu trả lời mà chưa ai đưa ra, hãy hỏi những người tham gia khác xem câu trả lời đó chấp nhận được hay không. Nếu được, thì hỏi tất cả các nhóm xem có bao nhiêu có câu trả lời như vậy. Nếu có câu trả lời hỗn hợp (một số có, một số không), dành cho một cuộc thảo luận cho đến khi đạt được một sự đồng thuận. Nếu không đạt được sự đồng thuận thì ghi lại câu trả lời đó.

6. Lặp lại bước 6 cho đến khi tất cả các câu trả lời đã được đưa ra. 7. Nhóm nào còn số câu trả lời nhiều nhất (không gạch chéo) là người chiến thắng.8. Nhưng vì mục đích của bài tập này là để thu thập dữ liệu, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có

được danh mục của mỗi nhóm và rằng bạn đã ghi lại các câu trả lời chấp nhận được và câu trả lời không đồng thuận.

Chú ý:

Nên có ít nhất 1 người trong mỗi nhóm biết viết.

207

đúng hay sai

Khoảng thời gian: 10-30 phút

Vật liệu cần thiết: Không có

Không gian cần thiết: Địa điểm

Số người tham gia: Không hạn chế (toàn thể bài tập)

Các ứng dụng khác: Để khẳng định một sự đồng thuận hoặc quyết định, giúp làm sáng tỏ các ý kiến hoặc giải tỏa bế tắc trong các cuộc thảo luận

Tiến hành:

1. Trước khi thực hiện – Viết một số câu về các chủ đề hoặc buổi học mà có thể được trả lời đúng hay sai

2. Đọc to, rõ ràng những câu đã viết. Sau đó yêu cầu những người tham gia cho biết câu đó là đúng hay sai.

3. Hãy hỏi những người tham gia tại sao họ nghĩ rằng câu nói đó là đúng hay sai. Nếu một số câu trả lời đúng sự thật và một số nói sai, hãy dành cho một cuộc thảo luận ngắn gọn. Nếu cảm thấy khó có khả năng trở thành một cuộc thảo luận ngắn gọn để dẫn đến một sự đồng thuận, thì sẽ đặt câu đó sang một bên và nói là sẽ sử dụng tại một thời điểm khác thích hợp hơn.

Chú ý:

Đây là một bài tập hữu ích để nhớ lại các bước hoặc khi có nhu cầu phân biệt các khái niệm rất giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.

Đây là một bài tập hữu ích để nhớ lại một buổi học hoặc chủ đề đã có những tranh luận sôi động hoặc ý kiến khác biệt. Tuy nhiên, không sử dụng nếu các cuộc tranh luận hoặc ý kiến khác biệt đã không được giải quyết hoặc nếu không đạt được đồng thuận và có một cảm giác oán giận, vì nó có thể tang thêm xung đột giữa các thành viên.

Đây sẽ không phải là một bài tập hữu ích nếu một số người tham gia không ngần ngại đưa ra những câu trả lời khác nhau

208

Các bài tập có thể giúp làm rõ các ý kiến hoặc giải tỏa bế tắc trong các cuộc thảo luận

Các bài tập trong phần này có thể được sử dụng trong quá trình tập huấn, khi bạn đã biết hoặc đoán trước được các tình huống này:

• Một cuộc tranh luận sôi nổi, quá nhiều người nói cùng một lúc;• Một chủ đề nhạy cảm mà không có ai sẵn sàng lên tiếng;• Những người tham gia bị cuốn hút vào một chủ đề và dường như không thể tiếp tục thảo

luận;• Yêu cầu người tham gia nhưng họ chưa sẵn sàng để đưa ra những khuyến nghị hoặc quyết

định.

Tạo thành nhóm

Khoảng thời gian: 15-30 phút (không dành hơn 30 phút)

Vật liệu cần thiết: Không có

Không gian cần thiết: Địa điểm

Số lý tưởng của người tham gia: 9-30 người tham gia

Các ứng dụng khác: Để cấp trên kỳ vọng, để có thể hiểu biết nhau tốt hơn

Tiến hành:

1. Yêu cầu những người tham gia hình thành các nhóm 3 người. Để tiết kiệm thời gian tốt nhất nên nhóm các thành viên đang ngồi bên cạnh nhau. Nếu còn lại 1 hoặc 2 người, họ có thể tham gia vào một nhóm nào đó, có nghĩa rằng có thể có một hoặc hai nhóm có 4 thành viên

2. Yêu cầu mỗi nhóm cử ra người điều phối chính, người ghi chép và người trình bày chính – như vậy mỗi người tham gia đều có một vai trò quan trọng. Đối với nhóm với 4 thành viên, có thể 2 người cùng ghi chép.

3. Sau khi các nhóm đã ổn định, đặt ra các câu hỏi đối với chủ đề sẽ thảo luận và những câu hỏi này phải kích động được không khí tranh luận của nhóm hoặc người điều phối có thể đưa ra câu trả lời ngay tức khắc.

4. Khi các nhóm đã phân vai cho từng thành viên, nêu rõ câu hỏi. Yêu cầu họ tiến hành thảo luận nhóm dựa trên câu hỏi đó.

5. Giới hạn thời gian 7-10 phút là đủ. Câu hỏi đặt ra cần phải phù hợp với khung thời gian cho thảo luận.

6. Yêu cầu mỗi nhóm một thời gian ngắn để báo cáo lại các kết quả của cuộc thảo luận. Không cần thiết phải đạt được sự đồng thuận trong từng nhóm, trừ khi cần thiết phải làm như vậy.

7. Tóm tắt các báo cáo của tất cả các nhóm, làm nổi bật những điểm cần thiết để tiếp tục thảo luận

209

đóng kịch

Khoảng thời gian: 30 phút-1 giờ (bao gồm thời gian để nhóm chuẩn bị)

Vật liệu cần thiết: Phụ thuộc vào sự sáng tạo của những người tham gia

Không gian cần thiết: không gian cho việc đóng kịch

Số người tham gia: 9-32 người tham gia

Các ứng dụng khác: kiểm tra chéo về sự hiểu biết của người tham gia về một khái niệm hoặc quá trình

Tiến hành:

1. Trước khi chơi - Quyết định về cách tiếp cận của vai kịch, tất cả hoặc một số nhóm thực hiện một vở kịch với cùng một chủ đề hoặc câu hỏi, hoặc mỗi nhóm có một chủ đề riêng biệt hoặc câu hỏi để hỏi lại. Nếu mục đích của vở kịch là dự đoán bối cảnh, hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định, các câu hỏi có thể được diễn đạt như, “Bạn sẽ làm gì nếu ...?” Hoặc “Điều gì có thể xảy ra nếu...?”

2. Chia những người tham gia thành các nhóm không ít hơn 3 và không quá 8 người trong một nhóm. Điều này có thể được thực hiện ngẫu nhiên bằng cách đếm thứ tự - ví dụ nếu có 25 người tham gia, họ đếm đến 4 vì vậy sẽ có 6 người tham gia trong mỗi nhóm (nhóm 1 sẽ có 7 người tham gia), sẽ có tổng cộng 4 nhóm. Hoặc nếu có mục đích xây dựng nhóm sẵn, thì phải xác định các nhóm và công bố trước khi tiến hành bài tập.

3. Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi của họ và sau đó để ra khoảng 5-7 phút để minh họa cho câu trả lời. Dành ra khoảng 15-30 phút để thảo luận và chuẩn bị minh họa.

4. Khi tất cả các nhóm đã sẵn sàng, hoặc khi thời gian chuẩn bị đã hết, yêu cầu mỗi nhóm trình bày vở kịch của mình.

5. Sau mỗi lần đóng kịch, yêu cầu những người khác đặt câu hỏi để làm rõ. Những câu hỏi có thể cần thảo luận và đưa ra các vấn đề cho một diễn đàn mở sau khi tất cả các vở kịch đã được trình bày.

6. Nếu có nhu cầu, tổ chức một diễn đàn mở sau khi tất cả các vở kịch đã được trình bày để thảo luận các vấn đề phát sinh nhưng không được giải quyết trong vở kịch.

7. Tóm tắt và tổng hợp các kết quả của bài tập.Chú ý:

Nếu có người gây khó khăn cho người ở nhóm khác bằng cách đưa ra các ý kiến khác nhau nên xếp những người này vào một nhóm

210

Chọn vị trí

Khoảng thời gian: 45 phút-1-1 ¼ giờ

Vật liệu cần thiết: tờ giấy trắng lớn, bút lông dầu, hình vẽ 3 khuôn mặt (1 mỉm cười, 1 cau mày, 1 bình thường), băng dính

Không gian cần thiết: không gian đủ rộng để cho người tham gia có thể di chuyển xung quanh

Số lý tưởng của người tham gia: 15-50

Các ứng dụng khác: Để tìm hiểu những cảm giác ban đầu của những người tham gia về các chủ đề gây tranh cãi

Tiến hành:

1. Trước khi chơi – Chuẩn bị không quá 5 tuyên bố mà có thể nhận được sự đồng ý hoặc không đồng ý, hoặc không biết hoặc không muốn trả lời.

2. Đặt mỗi khuôn mặt ở một vị trí riêng biệt, cách xa nhau.3. Tập hợp những người tham gia vào vị trí. Giải thích cách tiến hành.4. Tuyên bố 2 nguyên tắc cần tuân thủ - (a) Mỗi người tham gia phải trung thực nhất với câu

trả lời của mình, và (b) Để giúp mỗi người tham gia có thể là trung thực nhất, mỗi người sẽ tự phán quyết về những gì đúng hay sai đối với mỗi câu trả lời được cho là đúng/sai.

5. Đọc chậm và rõ ràng những câu tuyên bố. Bạn có thể lặp lại tuyên bố 2 hoặc 3 lần. Không chỉnh sửa lại các tuyên bố. Đọc y nguyên như nhau. Những người tham gia đồng ý với tuyên bố sẽ di chuyển đến nơi dán hình vẽ có gương mặt tươi cười, người không đồng ý sẽ đi đến khuôn mặt cau có và người không đưa ra quyết định hoặc là không muốn từ bỏ ý kiến của mình đi vào chỗ có khuôn mặt bình thường. Cần phải nhấn mạnh rằng đây không phải là một cuộc thi thông thường với số lượng người nhiều nhất là người chiến thắng.

6. Khi tất cả những người tham gia đã di chuyển đến các khuôn mặt vẽ, hãy yêu cầu đại diện của mỗi nhóm giải thích lý do tại sao họ quyết định đồng ý hay không đồng ý, hoặc lý do tại sao họ không thể quyết định hoặc đưa ra một câu trả lời. Người tham gia trong các nhóm khác không được phép đưa ra nhận xét tiêu cực về câu trả lời của bất kỳ ai, nhưng họ có thể đặt câu hỏi về các câu trả lời.

7. Đôi khi khi nghe câu trả lời của người khác, có thể cho phép một số người tham gia quyết định thay đổi câu trả lời của mình

8. Khi có cảm giác đã đạt được sự hài lòng, lại tiếp theo tuyên bố khác.9. Lặp lại bước 6-8, cho đến khi tất cả các tuyên bố đã được chia sẻ.10. Tóm tắt và tổng hợp các kết quả của bài tập, làm nổi bật các chi tiết có ích cho buổi học

hoặc chủ đề của bạn.Chú ý:

Phải mất một thời gian để chuẩn bị cho bài tập này bởi vì các tuyên bố phải được diễn đạt rất cẩn thận để tránh hiểu sai, trừ khi những hiểu sai được cố tình đưa ra.

211

Túi bảng xếp hạng

Khoảng thời gian: 30-45 phút

Vật liệu cần thiết: tờ giấy trắng, những mảnh giấy nhỏ để làm cho “túi” sẽ được dán trên bảng lớn, hoặc phong bì đã qua sử dụng, bút lông dầu, bút chì màu vẽ và tô màu các dụng cụ khác; băng dính, những viên nhỏ có màu sắc khác nhau như hạt, đá nhỏ, kẹo

Không gian cần thiết: vị trí treo bảng xếp hạng bằng túi

Số người tham gia: Hơn 20

Các ứng dụng khác: Bất kỳ mục đích cần phân tích các thông tin về người tham gia

Tiến hành:

1. Chuẩn bị các bảng treo túi trước khi bắt đầu. Chuẩn bị những điều mà bạn muốn người tham gia phải đưa ra quyết định. Hàng đầu tiên và cột đầu tiên được viết hoặc vẽ trước và các cột tiếp theo là các túi. Xem ví dụ dưới đây.

2. Ví dụ 1. Việc cần quyết định ở đây là các mong muốn đối với các hoạt động rừng và sinh kế. Các ngành có thể được xác định bằng cách tượng trưng cho mỗi lĩnh vực một viên kẹo có màu sắc khác nhau (ví dụ như màu xanh lá cây cho phụ nữ, màu cam cho nam giới, và …).

Rừng và sinh kê Lựa chọn ` Lựa chọn 2 Lựa chọn 3

Du lịch sinh thái Xem chim đi bộ đường dài đường mòn

V.v.

Trồng cây Nguồn nhiên liệu tiêu thụ Nguồn nhiên liệu để bán

NTFPs Thu mật ong Thu nhập Song, Mây

Etc.

Ví dụ 2.Trong bảng xếp hạng này, việc quan trọng ở đây là xác định từng khu vực mong muốn. Có thể chia tách ra, ví dụ như qui định mỗi màu cho mỗi cộng đồng hoặc nhóm của cộng đồng (chẳng hạn như màu xám cho các cộng đồng phía đông, màu xanh cho khối phía Nam, và như vậy).

Quyết định về dự án REDD+

Có Không Thông tin cần thiết

Vv

Đề nghị của Công ty X

Đề nghị của NGO Y

Đề nghị của chính phủ Z

Vv.

Tốt nhất nên sử dụng các viên tròn, kiểm tra xem có ý nghĩa văn hóa nào khi sử dụng màu sắc và viên hay không.

Xem xét có nên cho nhiều câu trả lời từ mỗi người tham gia hay không.

Tính toán số lượng viên có thể chứa được trong mỗi túi, và đính vào đó các túi đủ lớn và chắc để chứa các viên đá, kẹo...

1. Treo bảng lên một bức tường và treo các túi vào đó. Nếu vấn đề còn nhiều tranh cãi và

212

những người tham gia không muốn ai khác biết về câu trả lời của họ, thì có thể treo bảng phía sau một bức tường. Mỗi người tham gia bỏ những viên đá, kẹo của mình một cách kín đáo.

2. Giải thích các phần của bảng xếp hạng và quyết định những gì bạn muốn họ làm.

3. Giải thích các phần của bảng xếp loại và cách họ phải làm thế nào.

4. Tạo điều kiện thuận lợi và theo dõi quá trình bỏ các viên đá, kẹo.. vào túi.

5. Khi tất cả mọi người đã đặt viên của họ, đếm số lượng viên mỗi túi. Bạn có thể mời những người khác nhau tại các thời điểm khác nhau để theo dõi đếm. Nếu có bất đồng ý kiến căng thẳng, nó là một cơ hội tốt để yêu cầu đại diện của mỗi bên tranh luận hoặc xung đột chứng kiến việc đếm..

Chú ý:

Phải mất một thời gian để chuẩn bị tài liệu cho bài tập này. Nhưng kết quả là giá trị nó.

Cách khác:

Người dân Mangyan trong Mindoro Occidental, Philippines đã phát minh ra một bảng xếp hạng bỏ túi khác bởi vì địa điểm không có bức tường để treo bảng xếp hạng bỏ túi. Thay vào đó, họ đặt gậy trên mặt đất, với mỗi thanh đại diện cho một lựa chọn. Và thay vì viên kẹo hoặc đá, các tờ giấy có màu sắc khác nhau đã được sử dụng để đặt lên trên những cây gậy.

213

Phụ lục 3. Ví dụ về các mẫu khảo sát

Bảng điều tra câyTên điều tra viên: ............................................................. Ngày:.....................................

Số Lô.: .................................. Diện tích Lô (Radius): ..................................................

Loài cây: ............................................... ..................... Vị trí địa lý

( ) Chân núi ( ) Quanh núi ( ) đất bằng ( ) Sông

Đường kính ngang ngực: .................................. Centimeters ( ) Đá lẫn Loại đá

............................................... Loại đất:................................................

Xói mòn............................................... Cây bụi: ......................................

Số cây với DBH cao hơn .......................... cm

Số TT cây Loại cây Chu vi (cm) Đường kính ngang ngực Ghi chú

214

Bảng điều tra cây treTên điều tra viên:……………………………………….Ngày ……………………

Số lô: ……………………………….. Diện tích lô (radius):…………………

Loài tre: …………………………………. Vị trí địa lý: ………………………….

Chân đồi ( ) dãy núi ( ) Đồng bằng ( ) Chiều cao ngang ngực:

……………………………… Đá lẫn Loại đá: ……………………………………….

Dấu vết của xói mòn …………………………..........................…………………….

Số cây với DBH cao hơn: ………………….............…………………………. Cm

Số cụm tre

Loài tre Số (cây)

Số cây tre 1, 2 năm tuổi hoặc cây chết Cây tre số Chu vi đường kính

ngang ngực

215

Mẫu

khả

o sá

t thu

hồi

các

bon

Car

bon

bụi r

ậm v

à rá

cTê

n đi

ều tr

a vi

ên:..

........

........

........

........

........

........

........

....N

gày

........

........

........

........

.......

Kiể

u rừ

ng: .

........

........

........

........

... V

ị trí

địa

lý (

) Châ

n nú

i (

) dãy

núi

( )

Đồn

g bằ

ng

( ) B

ờ sô

ng

( )

Đá

lẫn:

Lo

ại đ

á:....

........

........

........

.. đ

ất

Đặc

điể

m:..

........

........

........

........

........

.Dấu

hiệ

u só

i mòn

:......

........

........

........

........

...

........

........

........

........

........

........

......

Số c

ây v

ới D

BH c

ao h

ơn: .

........

........

........

.....c

m

địa

hìn

hSố

lôM

ã lô

Kíc

h th

ước

lôT

ỷ lệ

che

phủ

%Tr

ọng

lượn

g tư

ơi (k

g)

cây

Càn

h và

than

Cây

bụi

Rác

216

Phụ lục 4. Tính toán độ lệch chuẩn

Ví dụ, phương trình độ lệch chuẩn1 :

Trong đó

S = độ lệch chuẩn

X = mỗi giá trị trong ví dụ (carbon/ ha của mỗi ô mẫu)

-x = giá trị trung bình của tất cả các giá trị (giá trị trung bình của carbon/ha của tất cả các ô mẫu)

N: = số lượng các giá trị (kích thước mẫu, ví dụ số lượng các ô mẫu)

Ví dụ: Một cuộc khảo sát thí điểm một khu rừng thuộc tầng đất thấp

N (số lượng ô mẫu) =15

Giá trị của carbon/ha của tổng 15 ô mẫu: x1 đến x15

Số lượng ô mẫuGiá trị

(C trong mỗi ha)

x1= 235.06

x2 = 153.94

x3= 268.00

x4= 308.65

x5= 181.46

x6= 225.80

x7= 188.69

x8= 288.50

x9= 254.66

x10= 197.89

x11= 254.47

x12= 202.85

x13= 280.55

x14= 173.94

x15= 232.26

Trung bình 229.78

1 Phương trình đo độ lệch chuẩn của mẫu. Một phương trình hơi khác biệt được sử dụng khi các dữ liệu thu thập được không phải là dữ liệu mẫu.

217

Quay trở lại công thức:

1. Đầu tiên cần tính toán ∑ (x- x )2:

(235.06-229.78)2 + (153.94-229.78)+( 268.00-229.78)2+(308.65-229.78)2+(181.46-229.78)2+(225.80-229.78)2+(188.69-229.78)2+(288.50-229.78)2+(254.66-229.78)2+(197.89-229.78)2+(254.47-22-9.78)2+(202.85-229.78)2+(280.55-229.78)2+(173.94-229.78)2+(232.26-229.78)2 = 29,620.58

2. 2. Được chia bởi N-1, trong đó N là số các giá trị. Do đó 15-1 = 14

29,620.58/14 = 2,115.76

Chúng ta lấy căn bình phương: √2,115.76= 46

Độ lệch chuẩn là 46

Tập tin excel “Standard deviation exercise C per ha_manual calculation” trong điã CD chưa các phép tính có trong ví dụ.

Tập tin Excel “Standard deviation exercise C per ha” trong đĩa CD cung cấp cách tính trực tiếp dựa trên phương trình độ lệch chuẩn vừa giải thích ở trên. Trong tập tin này, bạn chỉ cần nhập các giá trị của 15 ô mẫu trong khảo sát thí điểm trong vào các trường màu xanh.

1. Điền ngày vào cột xanh (trường C5 tới C19)

2. Bạn có giá trị trung bình C/ha và độ lệch chuẩn của C/ha của 15 ô.

3. Nếu bạn có ít hơn hoặc nhiều hơn 15 mẫu, bạn cần thay đổi cả 2 công thức f

Đối với giá trị trung bình trong trường C24: =AVERAGE(C5:C19)

Thay thế C19 bằng số của trường cuối cùng trong cột xanh. Ví dụ, nếu bạn có 15 ô mẫu, trường cuối cùng sẽ là C21

Làm tương tự cho độ lệch chuẩn trong trường C25: =DSTDEV(A4:C19,”C in t per ha”,A1:A3)

218

Thuật ngữVận động chính sách: Một hệ thống chính sách sử dụng đất mà qua đó người dân có những ảnh

hưởng đến các nhà hoạch định chính sách nhằm giải quyết một vấn đề hoặc mối quan tâm nhất định. Đó là một hành động hỗ trợ tích cực một ý tưởng hoặc một vấn đề…, đặc biệt là các yêu cầu hoặc tranh luận cho một cái gì đó.

Trồng rừng: Phát triển rừng trên đất mà không có rừng trong thời gian gần đây (so với tái sinh rừng, hoặc sự thay thế của một khu rừng gần đây bị mất đi do khai thác gỗ, xem dưới đây).

Nông lâm kết hợp: Một cách tiếp cận tích hợp của việc kết hợp công nghệ nông nghiệp và lâm nghiệp sử dụng lợi ích của cả hai để tạo ra các hệ thống sử dụng đất đa dạng, hiệu quả, có lợi, lành mạnh và bền vững hơn.

Có nguồn gốc từ con người: Một cái gì đó bị gây ra bởi hành động của con người. Thuật ngữ này được sử dụng để phân biệt sự phát thải khí nhà kính gây ra do hoạt động của con người

Năng khiếu: khả năng tự nhiên làm những việc nhất định.

đường cơ sở: Khi chúng ta đo lường xem một cái gì đó đã tăng hoặc giảm, chúng ta cần để đo lường nó trong mối liên hệ với một mức độ mà nó đã có tại một số điểm. Chúng ta thường chọn một mức độ trong một năm hoặc ngày cụ thể như “điểm khởi đầu” cho các phép đo. Điểm khởi đầu này được gọi là đường cơ sở.

Các nhà tài trợ song phương: Đây là những quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc cung cấp viện trợ phát triển trực tiếp cho các nước tiếp nhận. Các nhà tài trợ song phương lớn là một trong số các nước: Nhật Bản, Đan Mạch, Đức, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ.

đa dạng sinh học: Tất cả các loài sống trong một khu vực cụ thể, không chỉ các sinh vật sống và các tương tác phức tạp của chúng, mà còn tương tác với các lòai vô sinh (không sống) của môi trừơng.

Bóng rợp: Bất kỳ thứ gì bao phủ cung cấp bóng mát và các hình thức trú ẩn khác.

Hấp thụ Carbon sinh học: sự lưu trữ carbon của thực vật, cây cối và thực vật khác, chúng hấp thụ khí carbon dioxide từ không khí khi chúng lớn lên, phát thải oxy và lưu trữ các-bon trong chúng và trong đất.

Thị trường carbon: các giao dịch bán giấy phép phát thải, tín dụng, giảm hoặc bù đắp tập hợp thành thị trường carbon. Trong thực tế, carbon có thể được giao dịch như carbon hoặc như carbon dioxide và các khí nhà kính khác (hay phát thải) cũng có thể được giao dịch ở một số thị trường phát thải. Điều quan trọng là phải nhớ rằng tại thời điểm này không phải là một thị trường carbon, có một số thị trường giao dịch khí thải khác nhau - một số vùng địa lý (thị trường châu Âu), một số hoàn toàn tự nguyện và tất cả đều có quy định khác nhau và các quy định riêng về chúng.

Cơ chế phát triển sạch (CDM): Một cơ sở được tạo ra theo Nghị định thư Kyoto, cho phép các nước phát triển tài trợ cho các dự án giảm phát thải ở các nước đang phát triển, những quốc gia tham gia Nghị định thư Kyoto, sau đó sử dụng các kết quả chứng nhận giảm phát thải (CERs ‘) để bù đắp lượng khí thải của họ (tính vào các mục tiêu giảm phát thải).

Biến đổi khí hậu: Thuật ngữ này đề cập đến tất cả các tác động trên hệ thống khí hậu tự nhiên của trái đất, là kết quả từ sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra (xem bên dưới). Điều này bao gồm mưa và mực nước biển, hướng và tốc độ của gió và dòng hải dương, chu kỳ theo mùa và khả năng, cường độ của thảm họa khí hậu như hạn hán, bão và lũ lụt (IPCC, 2007).

Bồi thường: Một cái gì đó, thường là tiền, trao cho một người nào đó để bù đắp lại những mất mát.

219

Hội nghị các Bên (COP): thuật ngữ dùng để mô tả các cuộc họp thường xuyên của các quốc gia để đạt được một Công ước Liên Hợp Quốc, chẳng hạn như Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu hoặc Công ước về Đa dạng sinh học. Đây là cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định theo Công ước và sửa đổi Công ước.

Hợp đồng thỏa thuận: Một thỏa thuận đã được thông qua bởi tất cả mọi người hoặc nhóm người có liên quan.

Tư vấn: Một quá trình thảo luận được tổ chức để lấy ý kiến của các chuyên gia hoặc người có liên quan về một vấn đề nhất định trước khi đi đến kết luận.

Nạn phá rừng: Việc chuyển đổi đất lâm nghiệp từ đất rừng thành đất không có rừng.

Hệ sinh thái: Một môi trường sinh học bao gồm tất cả các sinh vật sống trong một khu vực cụ thể, cũng như tất cả các thành phần không sống, các cấu thành vật lý của môi trường mà các sinh vật tương tác, chẳng hạn như không khí, nước, đất và ánh sáng mặt trời.

Kinh doanh phát thải (hoặc kinh doanh carbon): Việc bán hoặc mua: ‘giấy phép’ hoặc “hạn mức” để phát thải các khí nhà kính, hoặc giấy chứng nhận “hoặc” tín chỉ “chứng minh việc giảm lượng khí thải từ một hoạt động cụ thể vượt quá mức thông thường (ví dụ: phát thải ‘kinh doanh như thường lệ’), hoặc chứng nhận chỉ một lượng khí thải thực tế nhất định đã được bù đắp tại một nơi khác, ví dụ thông qua hấp thụ carbon.

Trao quyền: quá trình tăng sức mạnh tinh thần, chính trị, xã hội, kinh tế và năng lực của các cá nhân hoặc nhóm để lựa chọn và chuyển đổi những lựa chọn thành hành động và kết quả mong muốn.

Nỗ lực: Một nỗ lực nghiêm túc, tận tâm và hoạt động để thực hiện hoặc hoàn thành một cái gì đó.

Suy thoái rừng: Điều này xảy ra khi cấu trúc hoặc chức năng của một khu rừng bị ảnh hưởng tiêu cực, làm giảm khả năng cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm của rừng (FAO, 2004).

Nhiên liệu hóa thạch: khí, than, dầu và dầu có nguồn gốc từ các sản phẩm như diesel. Nhiên liệu hóa thạch được đốt để tạo ra điện, để cung cấp cho sưởi ấm, để cung cấp năng lượng cho các hình thức vận chuyển và để cung cấp năng lượng cho các quá trình công nghiệp, như các hoạt động khai thác và sản xuất. Chúng được hình thành bởi các chất hữu cơ chết bị ép qua hàng triệu năm, do đó có tên là “hóa thạch”.

Sự nóng lên toàn cầu: Một sự tăng nhiệt độ trung bình của trái đất quan sát được hoặc được dự đoán do có khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong bầu không khí dẫn tới sức nóng gia tăng của mặt trời bị giữ lại gần trái đất.

Khí nhà kính: khí trong bầu không khí góp phần vào hiệu ứng nhà kính bằng cách hấp thụ bức xạ hồng ngoại, chẳng hạn như carbon dioxide, methane, hơi nước, vv

Môi trường sống: Khu vực môi trường của một loài thực vật, động vật cụ thể, hoặc sinh vật khác.

Ikalahan: Một dân tộc bản địa sống ở tỉnh Nueva Vizcaya ở phía Bắc Phillipin.

Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF): Đây là một hạng mục hành động đã được xác định có thể đóng góp cho cả việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và loại bỏ sự phát thải. Các loại hạng mục chính khác liên quan đến phát thải năng lượng (cả sản xuất và tiêu dùng), nông nghiệp và các hoạt động liên quan đến chất thải.

Rò rỉ: mất dần hoặc thoát khỏi cái gì thông qua một lỗ hoặc chỗ rạn nứt.

Vận động hành lang: Một hoạt động của một nhóm người cố gắng tích cực để ảnh hưởng đến pháp luật, các quyết định của chính phủ.

Giảm nhẹ: Bất kỳ hành động với ý định để tránh biến đổi khí hậu bằng cách hạ thấp tổng mức

220

khí nhà kính phát thải do hoạt động của con người. Hành động như vậy có thể bao gồm việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và thay đổi cách thức sử dụng đất - chẳng hạn như bằng cách giảm tỷ lệ làm trống đất và chặt phá rừng và tăng tỷ lệ tái trồng rừng

Chọn lọc: Thuật ngữ này thường được sử dụng cho trong quản lý động vật. Nó đề cập đến việc loại bỏ các loài động vật ra khỏi một nhóm dựa trên các tiêu chí nhất định để tăng cường một số đặc điểm mong muốn hoặc để loại bỏ các đặc điểm không mong muốn từ nhóm.

đàm phán: Một cuộc đối thoại nhằm mục đích giải quyết tranh chấp, đi đến một thỏa thuận sau một chuỗi các hành động, để thương thảo cho lợi ích cá nhân hoặc tập thể, hoặc đi tới một kết quả để đáp ứng các lợi ích khác nhau.

Các bên: các thành viên cá nhân của một thỏa thuận, chẳng hạn như các nước thành viên của một hiệp định luật pháp quốc tế.

Tái trồng rừng: tái lập hoặc tái sinh của một khu rừng.

Thị trường điều tiết: Một phương tiện cho việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ được điều khiển bởi một cơ quan chính phủ chỉ định.

Năng lượng tái tạo: dạng năng lượng này có thể được sử dụng để cung cấp điện, sưởi ấm hoặc nhiên liệu cho giao thông vận tải tương tự như cách chúng ta sử dụng nhiên liệu hóa thạch cho các mục đích. Không giống như dầu, khí đốt và than đá, nguồn năng lượng tái tạo không hữu hạn.Nguồn chính bao gồm gỗ, phân hủy chất thải, hoạt động địa nhiệt, gió và năng lượng mặt trời. Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để tạo ra năng lượng thường liên quan đến phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính thấp hơn so với việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.

Cô lập/ Hấp thụ: Điều này đối lập với phát thải khí nhà kính và xảy ra khi khí gây hiệu ứng nhà kính bị lấy ra khỏi không khí, bởi cây trong quá trình quang hợp.

Nghi lễ: Các nghi thức có liên quan tới niềm tin và tín ngưỡng trong giao tiếp với các linh hồn.

Các bên liên quan: một người, nhóm người hoặc một tổ chức có quan tâm (cổ phần) trong một dự án, doanh nghiệp, tổ chức và những người có thể bị ảnh hưởng bởi hoặc có tác động lên doanh nghiệp, dự án hoặc tổ chức đó.

Sử dụng bền vững: Sử dụng bất cứ thứ gì theo cách nó có khả năng được duy trì ở một mức độ ổn định mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây thiệt hại nghiêm trọng đến sinh thái.

Tuyên bố của Liên Hợp quốc về quyền của người dân tộc thiểu số (UNDRIP):

Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC): Một thỏa thuận quốc tế đạt được trong năm 1992 và có hiệu lực vào năm 1993, UNFCCC, cung cấp một khuôn khổ hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu.

quy mô chưa từng có: Một sự thay đổi xảy ra với một tốc độ chưa bao giờ có trước đó.

đầu nguồn: khu vực đất, nơi mọi nguồn nước xuất phát và chảy tới cùng một vị trí (giống như một dòng sông hoặc hồ). Trong một khu vực đầu nguồn, tất cả các sinh vật sống được liên kết chặt chẽ với nhau bởi nguồn nước chung này.

Khu bảo tồn động vật hoang dã: Bất kỳ khu vực được thiết lập dành riêng cho động vật hoang dã để bảo vệ cho chúng khỏi bị săn bắn, ăn thịt hoặc đối thủ cạnh tranh

221

Các từ viết tắtAGSB Sinh khối của cây non trên mặt đấtAGTB Sinh khối trên mặt đấtAIPP Hiệp ước người dân tộc Châu ÁtANR Hỗ trợ trồng rừng tự nhiênBGB Sinh khối dưới mặt đấtCB REDD+ REDD+ dựa vào cộng đồngCBFM Quản lý rừng dựa vào cộng đồngtCCBA Liên minh khi hậu, cộng đồng và đa dạng sinh họcCCBS Tiêu chuẩn về khí hậu, cộng đông, đa dạng sinh họcCCX Chicago Climate ExchangeCDM Cơ chế phát triển sạchCERs Giảm phát thải được chứng nhậnCF Lâm nghiệp cộng đồngCFI Lâm nghiệp cộng đồng quốc tếCFM Quản lý rừng cộng đồngCFMC Ban quản lý rừng cộng đồngCFUGs Nhóm những người sử dụng rừng cộng đồngCOP Hội nghị các bênDBH Đường kính ngang ngựcDENR Bộ tài nghuyên và môi trườngDW Gỗ chết và gốc cây chếtERPA Hiệp định mua giảm phát thảiEU ETS Liên minh Châu Âu chương trình thương mại phát thải EUA Liên minh Châu Âu về các khoản phụ cấpFAO Tổ chức Nông - LươngFIT Công nghệ cải thiện rừngFPIC Tham vấn trước và tự nguyệnGIS Hệ thống thông tin địa lýGPS Hệ thống định vị địa lýIKSPs Hệ thống tri thức bản địa và thực tiễnIPCC GPG Ban liên chính phủ về hướng dẫn thực hành tốt biến đổi khí hậuIPCC Nhóm công tác quốc tế về biến đổi khí hậuIUCN Liên hiệp bảo tồn thiên nhiên quốc tếIWGIA Nhóm công tác về người dân tộc quốc tếKEF Quỹ giáo dục KalahanLHG Lá, cây bụi, thảo mộc và cỏLULUCF Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và rừngMOA Biên bản ghi nhớ của hiệp địnhMRV Giám sát, báo cáo và xác minhNDF Quỹ phát triển phía BắcNES Những vùng đất chính và các hộ gia đình nhỏNPV Mạng giá trị hiện tạiNTFPs Lâm sản ngoài gỗOTC Over-the-CounterPES Chi trả dịch vụ môi trườngSLE Cấu trúc các bài thực hànhSOC Carbon hữu cơ trong đấtTNA Đánh giá nhu cầu đào tạoUNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triểnUNDRIP Tuyên ngôn liên hiệp quốc về quyền của người dân tộc thiểu sốVCS Xác nhận carbon tiêu chuẩnVCUs Các đơn vị Carbon tự nguyện

222