21
CHUNG TAY BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC – LÀ DUY TRÌ SỰ SỐNG I. Khái niệm Đa dạng sinh học Theo Công ước đa dạng sinh học 1992: Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước, ở biển và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng các hệ sinh thái). – Đa dạng di truyền là sự phong phú những biến dị trong cấu trúc di truyền của các cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài; những biến dị di truyền bên trong hoặc giữa các quần thể. – Đa dạng loài là sự phong phú về các loài được tìm thấy trong các hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê. – Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau ở cạn cũng như ở nước tại một vùng nào đó. Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất, năng lượng và trao đổi thông tin. II. Vai trò, tầm quan trọng của Đa dạng sinh học ĐDSH có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, là cơ sở bảo đảm an ninh lương thực; duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu. Ngoài ra, ĐDSH còn có ý nghĩa to lớn trong đời sống tự nhiên và con người, thể hiện qua chức năng và tầm quan trọng của các hệ sinh thái. Bởi, không chỉ là nơi cư trú, môi trường sống của nhiều loài sinh vật, các hệ sinh thái còn có chức năng cung cấp các loại hình dịch

1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

CHUNG TAY BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC – LÀ DUY TRÌ SỰ SỐNG

I. Khái niệm Đa dạng sinh học

Theo Công ước đa dạng sinh học 1992: Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước, ở biển và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng các hệ sinh thái).

– Đa dạng di truyền là sự phong phú những biến dị trong cấu trúc di truyền của các cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài; những biến dị di truyền bên trong hoặc giữa các quần thể.

– Đa dạng loài là sự phong phú về các loài được tìm thấy trong các hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê.

– Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau ở cạn cũng như ở nước tại một vùng nào đó. Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất, năng lượng và trao đổi thông tin.

II. Vai trò, tầm quan trọng của Đa dạng sinh học

ĐDSH có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, là cơ sở bảo đảm an ninh lương thực; duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu.

Ngoài ra, ĐDSH còn có ý nghĩa to lớn trong đời sống tự nhiên và con người, thể hiện qua chức năng và tầm quan trọng của các hệ sinh thái. Bởi, không chỉ là nơi cư trú, môi trường sống của nhiều loài sinh vật, các hệ sinh thái còn có chức năng cung cấp các loại hình dịch vụ, như: đóng góp lớn trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản; cung cấp giá trị vô cùng to lớn cho các loại hình du lịch sinh thái và đặc biệt là có vai trò quan trọng trong sự điều hòa khí hậu thông qua lưu trữ cacbon và kiểm soát lượng mưa, lọc không khí và nước, phân hủy các chất thải trong môi trường, giảm nhẹ những tác hại của thiên tai...

Giá trị của ĐDSH đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội

     ĐDSH có vai trò duy trì cân bằng sinh thái. Các hệ sinh thái (HST) mà hàng đầu là các thực vật chứa diệp lục, là nguồn sống của các sinh vật khác trong chuỗi thức ăn. Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh chuyển khí CO2 sang ôxy cho hô hấp ở người và động, thực vật. Các chất hữu cơ, mùn bã được tái sử dụng nhờ sự phân hủy của vô vàn các vi sinh vật, nấm và vi khuẩn phân hủy...

Giá trị của ĐDSH trong dịch vụ sinh thái là vô cùng to lớn, có thể phân thành hai loại, giá trị sử dụng trực tiếp (tiêu thụ, sản xuất, sức khỏe, ổn định kinh tế - xã hội) và các giá trị gián tiếp:

Page 2: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

Giá trị sử dụng cho tiêu thụ bao gồm các sản phẩm tiêu dùng lương thực, thực phẩm, thuốc men, năng lượng, xây dựng là nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Những nghiên cứu về các xã hội truyền thống tại các nước đang phát triển cho thấy, cộng đồng dân cư bản địa khai thác, sử dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh nơi cư trú của họ, như củi đốt, rau cỏ, hoa quả, thịt cá, dược phẩm và các nguyên vật liệu xây dựng cho sinh hoạt hàng ngày. Một trong những nhu cầu không thể thiếu của con người là protein động vật, từ xưa đến nay, người dân có thể kiếm được bằng việc săn bắn các loài động vật hoang dã để lấy thịt. Tại nhiều nơi ở Châu Phi, những động vật bị săn để lấy thịt là nguồn chủ yếu cung cấp protein trong khẩu phần ăn của người dân; Cá biển cũng là nguồn thực phẩm rất quan trọng của nhân dân các vùng gần biển.

 

Việt Nam là một trong 15 nước được đánh giá có ĐDSH cao trên thế giới

 

Ngoài ra, ĐDSH cung cấp phần lớn chất đốt cho nhân loại, theo FAO, giá trị hàng năm từ các sản phẩm gỗ và củi sử dụng ở Việt Nam (1.278 triệu USD), Trung Quốc (9.320 triệu USD), Ấn Độ (9.080 triệu USD), Inđônêxia (2.317 USD), Thái Lan (2.027 USD); Hàng năm, Inđônêxia xuất khẩu mây, tre, dầu thực vật đạt 134 triệu USD… Như vậy, ĐDSH quan trọng đối với nông nghiệp và góp phần vào việc bảo đảm an ninh lương thực và cuộc sống hàng ngày.

Giá trị sử dụng cho sản xuất: ĐDSH là nguồn cung cấp giống, nguồn gen, cây trồng cho năng suất và tính bền vững trong nông nghiệp. Các sinh vật ký sinh và thiên địch trong các HST trên thế giới đã giúp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Các loài ong, bướm... và các động vật đã giúp thụ phấn cho hơn 70% cây trồng chủ yếu trên thế giới và 90% thực vật có hoa. Các loài hoang dã đã thuần hóa được coi là các nguyên liệu di truyền cung cấp khả năng kháng bệnh, nâng cao năng

Page 3: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

suất, cải thiện sự thích nghi đối với các điều kiện môi trường. Các sản phẩm của rừng đã và đang là một nguồn kinh tế lớn trên toàn thế giới. Theo ước tính, hơn 40% nền kinh tế và 80% nhu cầu của người nghèo trên thế giới phụ thuộc vào ĐDSH.Các nhà khoa học đã tính giá trị ĐDSH trên toàn cầu đối với loài người là 33.000 tỷ USD/năm. Thực vậy, nền nông nghiệp hiện đại nhờ sử dụng các nguồn gen từ các HST tự nhiên mà đã đạt được khoảng 3 tỷ USD, hoặc kinh doanh du lịch sinh thái cũng đạt được khoảng 12 tỷ USD hàng năm và ngày càng tăng lên rõ rệt, nhất là tại các nước đang phát triển, nơi thường có các cảnh quan đẹp và sinh học phong phú.

     ĐDSH cung cấp cơ sở cho sức khỏe con người: ĐDSH góp phần bảo vệ sức khỏe con người. Các cây thuốc và động vật làm thuốc truyền thống là nguồn cung cấp để bảo vệ sức khỏe cho hơn 80% dân số thế giới. Ước tính từ mỗi loài cây, nếu cung cấp được hóa chất cơ bản để sản xuất các loại thuốc mới thì thu lợi được khoảng 290 triệu USD hàng năm. Hiện nay đã có hơn 119 chất hóa học tinh chế từ 90 loài thực vật có mạch bậc cao được sử dụng trong dược học và ngày càng phát hiện thêm nhiều cây, con có khả năng cứu loài người khỏi các bệnh hiểm nghèo; Chế phẩm từ một loài hoa hồng tại Mađagasca dùng để điều trị bệnh máu trắng, tăng tỷ lệ sống trẻ em từ 10% lên 90%.

     Giá trị gián tiếp: Bên cạnh việc bảo vệ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, môi trường, ĐDSH còn là nguồn cảm xúc cho sáng tạo trong văn học, hội họa, thơ ca, ẩm thực, mỹ nghệ, giải trí, thể thao, du lịch... Nguồn thu về giải trí có liên quan đến động vật, thực vật, cảnh quan thiên nhiên của nhiều nước đã đạt doanh thu lớn. Hàng năm ở Mỹ, việc tổ chức giải trí bằng câu cá nước mặn đã thu được khoảng 15 tỷ USD và tạo được 200.000 công ăn việc làm thường xuyên. Năm 1986, Mỹ đã thu được khoảng 3,2 tỷ USD từ các khu bảo tồn và năm 1989 riêng việc tổ chức xem voi đã thu được 25 triệu USD. Đối với Việt Nam, cũng nhờ có các HST độc đáo, có tài nguyên động, thực vật đa dạng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong, ngoài nước mỗi năm, giải quyết hàng nghìn công ăn việc làm cho người lao động.

III. Đa dạng sinh học trên thế giới

- Trên thế giới, mỗi năm các nhà phân loại mô tả được khoảng 11.000 loài (chiếm 10 - 30% các loài).

+ Để có thể mô tả hết các loài (ước tính 10 - 30 triệu loài) dự kiến phải tốn 750 - 2.570 năm

+ Trong khi đó có nhiều loài đang bị tuyệt chủng trước khi chúng được mô tả và đặt tên.

- Ước tính có khoảng:

+ 1000 loài virus

Page 4: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

+ 30000 loài sinh vật đơn bào

+ 4800 loài vi khuẩn

+ 69000 loài nấm

+ 26900 loài tảo

+ 248500 loài thực vật

+ 751000 loài côn trùng

+ 281000 loài động vật khác

IV. Đa dạng sinh học ở Việt Nam

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có ĐDSH cao nhất thế giới; đứng thứ tư thế giới về các loài linh trưởng, với năm trong số 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất. Trong khi đó, theo số liệu báo cáo quốc gia về ĐDSH (năm 2011) cho thấy, tại Việt Nam ghi nhận được khoảng hơn 49 nghìn loài sinh vật, bao gồm: Khoảng 7.500 loài/chủng vi sinh vật; 20 nghìn loài thực vật trên cạn và dưới nước; 10.500 loài động vật trên cạn; hơn 11 nghìn sinh vật biển... Đáng chú ý, nước ta còn có nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn, là môi trường sống và phát triển của các loài sinh vật, đã và đang đóng góp cho việc bảo tồn loài hoang dã, cũng như các loài nguy cấp, quý, hiếm.

1. Đa dạng các hệ sinh thái của Việt Nam

Hệ sinh thái trên cạn

Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học. Các kiểu hệ sinh thái tự nhiên khác có thành phần loài nghèo hơn. Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp và khu đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân tạo, thành phần loài sinh vật nghèo nàn.

Xét theo tính chất cơ bản là thảm thực vật bao phủ đặc trưng cho rừng mưa nhiệt đới ở Việt Nam, có thể thấy các kiểu rừng tiêu biểu: rừng kín vùng thấp, rừng thưa, trảng truông, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh vùng cao. Trong đó, các kiểu và kiểu phụ thảm thực vật sau đây có tính ĐDSH cao hơn và đáng chú ý hơn cả: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng kín cây lá rộng, ẩm á nhiệt đới núi thấp; kiểu phụ rừng trên núi đá vôi.

Hệ sinh thái đất ngập nước

Page 5: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

Công ước Ramsar định nghĩa “Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều thấp”.

Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hình và hệ sinh thái, thuộc 2 nhóm ĐNN: ĐNN nội địa, ĐNN ven biển. Trong đó có một số kiểu có tính ĐDSH cao:

– Rừng ngập mặn ven biển: Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị như cung cấp các sản phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ, bãi ăn và ương các loài cá, tôm, cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác; xâm chiếm và cố định các bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống lại tác động của sóng biển và bão tố ven biển; là nơi cư trú cho rất nhiều loài động vật hoang dã bản địa và di cư (chim, thú, lưỡng cư, bò sát).

– Đầm lầy than bùn: đầm lầy than bùn là đặc trưng cho vùng Đông Nam Á. U Minh thượng và U Minh hạ thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau là hai vùng đầm lầy than bùn tiêu biểu còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

– Đầm phá: thường thấy ở vùng ven biển Trung bộ Việt Nam. Do đặc tính pha trộn giữa khối nước ngọt và nước mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất phong phú bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Cấu trúc quần xã sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt.

– Rạn san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển ven bờ, đặc biệt rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xã rạn san hô rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn. Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loại rùa biển và đặc biệt loài thú biển Dugong.

– Vùng biển quanh các đảo ven bờ: ven bờ biển Việt Nam có hệ thống các đảo rất phong phú. Vùng nước ven bờ của hầu hết các đảo lớn được đánh giá có mức độ ĐDSH rất cao với các hệ sinh thái đặc thù như rạn san hô, cỏ biển…

Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long:

– ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha. Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước.

– ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684 ha. Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mê Công. Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao. Có 3 hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng bằng sông Cửu

Page 6: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

Long, đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ở vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông.

Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của mình. Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào từng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự nhiên.

Hệ sinh thái biển

Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1triệu km2 với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú. Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng ĐDSH biển khác nhau.

2. Đa dạng loài

Tập hợp các dẫn liệu nghiên cứu, điều tra cơ bản đã có từ trước đến nay, thành phần loài thực vật, động vật ở Việt Nam được thống kê thì nhóm sinh vật vi tảo ở vùng nước ngọt được xác định là 1.438 loài chiếm 9,6% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 15.000); thực vật bậc cao có khoảng 11.400 loài chiếm 5% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 220.000); bò sát có 296 loài chiếm 4,7% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 6.300)…

Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong 25 nước có mức độ ĐDSH cao trên thế giới với dự tính có thể có tới 20.000-30.000 loài thực vật. Việt Nam được xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới).

V. Đa dạng sinh học ở Quảng Bình

1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở trung điểm của Trung Trung Bộ, trong vùng sinh thái bắc Trường Sơn thuộc vùng sinh địa Indo-Malaya; với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa trung bình hàng năm trên 2.000mm và độ ẩm trung bình hằng năm trên 80%; cùng với sự đa dạng của các sinh cảnh như rừng trên núi đá vôi, rừng trên núi đất, rừng chuyển tiếp; các quá trình vận động địa chất đã tạo nên các dạng núi đá vôi, các hệ thống sông suối ngầm và sự đa dạng của các loại đất như đất feralit, đất đen macgalit-feralit, đất dốc. Đây là những yếu tố quan trọng tạo nên tính đa dạng về thực vật và sự giàu có về các yếu tố đặc hữu. Phong Nha - Kẻ Bàng ghi nhận sự có mặt của 2.951 loài thực vật thuộc 1.006 chi, 198 họ,62 bộ, 11 lớp, 6 ngành. Trong đó có 112 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 39 loài có tên trong Nghị định 32-2006/NĐ-CP, 121 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN, 01 loài có tên trong các phụ lục CITES. Sự đa dạng về hệ thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm cả đa dạng về thành phần loài, về nguồn gen và tài nguyên thực vật.

Page 7: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

2. Đa dạng động vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Được xác định là một trong 200 vùng sinh thái quan trọng của thế giới (WWF, Global Eco-regon 200), Phong Nha - Kẻ Bàng là hình mẫu điển hình về đa dạng sinh học của vùng sinh thái dãy Trường Sơn. Với các điều kiện về sinh cảnh, khí hậu, thuỷ văn cùng với hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi đặc trưng đã tạo ra môi trường lý tưởng cho hệ động vật ở đây. Phong Nha - Kẻ Bàng đã ghi nhận sự có mặt của 1.394 loài động vật thuộc 835 giống, 289 họ, 66 bộ, 12 lớp, 4 ngành. Trong đó có 83 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 68 loài có tên trong Nghị định 32-2006/NĐ-CP, 110 loài được ghi trong Sách Đỏ IUCN, 55 loài có tên trong các phụ lục CITES. Sự đa dạng về hệ động vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm cả nhóm động vật có xương sống (thể hiện ở đa dạng nhóm thú, nhóm chim, nhóm lưỡng cư – bò sát, nhóm cá) và cả nhóm động vật không xương sống (chân khớp, giun dẹp, thân mềm).VI. Thực trạng Đa dạng sinh học trên thế giới

Tìm hiểu về khái niệm đa dạng sinh học là gì chúng ta có thể tìm hiểu thêm về thực trạng chung trên thế giới hiện nay, trong đó có 3 thực trạng cũng là 3 mối lo chính được xác định tính tới thời điểm hiện tại trước nguy cơ về đa dạng sinh học đang bị giảm dưới mức an toàn.

Các chủng loại và habitat của chủng loại sẽ biến mấtSong song với đó về tình hình mất đa dạng sinh học trên thế giới chính là

sự biến mất của khoảng 45% chủng loại cũng như habitat của những chủng loại này từ nay cho đến thời điểm năm 2020 nếu như xu thế về đa dạng sinh học không được đảo ngược lại trong khoảng thời điểm hướng đến tương lai.

Nguy cơ châu lục mất đi từ khoảng 15% động thực vậtTìm hiểu về những nguyên nhất gây mất đa dạng sinh học thực vật là

gì cho đến động vật chính là việc chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mất đi khoảng 15% động thực vật, trong đó các đầm lầy hiện nay đã suy giảm chỉ còn một nửa.

Page 8: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

Một số loài chim và động vật có vú giảm đến 50%Đây thực sự là con số đáng báo động khi muốn tìm hướng khắc phục sự

mất đa dạng sinh học là gì, đặc biệt sự sụt giảm của các loài chim và động vật có vú xảy ra mạnh mẽ ở khu vực châu phi hiện nay có thể đang gặp phải nguy cơ đã và đang bị tuyệt chủng.

Như vậy với tình hình chung về đa dạng sinh học thế giới đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ mất đa dạng giống loài từ thực vật cho đến động vật ở các châu lục khác nhau tính tới thời điểm hiện tại và trong tương lai.

VII. Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt NamCụ thể hơn là nước ta, sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam cũng

đang có những tiến triển gây bất lợi trong tương lai và nhiệm vụ cần làm của chúng ta chính là nhìn vào những thực tế này để nắm bắt tình hình.Bên cạnh đó vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam cũng đang gặp nhiều vấn đề nan giải dưới áp lực về dân số mặc dù Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có nguồn đa dạng sinh học cao trên thế giới.

Các hệ thống rừng quốc gia và ngập mặn dần suy giảmNước ta sở hữu nhiều loại rừng nguyên sinh và ngập mặn phong phú, tuy

nhiên dưới những biến đổi xấu về mặt khí hậu thời tiết cũng như áp lực đô thị hóa và gia tăng dân số, nhiều khu rừng đã mất đi sự đa dạng chủng loại và giống nòi, từ đó dẫn đến sự suy giảm mạnh mẽ ở các thời điểm hiện tại và báo động nguy cấp trong tương lai.

Page 9: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

Tài nguyên sinh vật và động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủngĐối mặt với nạn săn bắn trái phép cũng chính là nguyên nhân chính giải

đáp cho câu hỏi mất đa dạng sinh học là gì ở Việt Nam nguồn tài nguyên sinh vật và động vật hoang dã cũng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hoàn toàn. Nguồn gen của những loài thú quý hiếm này cũng đang dần bị thất thoát và mai một.

Hệ sinh thái biển giảm sútHệ sinh thái biển ở Việt Nam có sức chịu tải cao và khả năng tái tạo là

tương đối lớn, tuy vậy sinh thái biển dù có phong phú cũng đang đứng trước nguy cơ bị giảm sút do tranh chấp lãnh thổ và những nguyên nhân khách quan trong biến đổi khí hậu và thiên tai.

Từ đó cũng khá nhạy cảm dù cho là tác động từ thiên nhiên hay con người.

VIII. Những nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học Từ những diễn biến chung về thực trạng suy giảm đa dạng sinh học trên

toàn thế giới và trong lãnh thổ Việt Nam. chúng ta có thể tìm hiểu thêm về nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút cũng như ở thế giới.1. Trên thế giớiSự suy giảm đa dạng di truyền

Được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng cho việc suy giảm đa dạng sinh học trên thế giới, theo thống kế trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 492 quần thể khác biệt và loài cây di truyền, sự suy giảm về đa dạng sinh

Page 10: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

truyền này trên thế giới có thể đẩy đông nghiệp vào tình trạng nguy hiểm, trong đó ở một số nước từ sự mất suy giảm đa dạng di truyền này cũng là nguyên nhân gây nên sâu bệnh ở một số loại cây nông nghiệp và việc bùng nổ bệnh dịch thực vật có thể xảy ra bất kì lúc nào với những loài thực vật có ích cho nông nghiệp.

Cuộc chiến giữa các loài bản địa và nhập nộiBên cạnh đó tìm hiểu về nguyên nhân mất đa dạng sinh học là gì trên thế

giới chính là việc phổ cập toàn cầu Châu Âu các giống vật nuôi hay cây trồng gia

tăng đã khiến cho các dịch bệnh gia tăng và đồng thời làm suy giảm thực vật

động vật trên các đảo và thêm mối đe dọa với các loài trên lục địa, bên cạnh đó

việc người Châu Âu đặt trên đến các hòn đảo vô hình chung lảm ảnh hưởng đến

tính nhạy cảm của các loài động thực vật với minh chứng là các loài chim hay

loài bò sát đã biến mất và sự hủy diệt của những loài chim hồng tước biết bay.

Loài người cũng là nguyên nhân góp phần vào sự tuyệt chủng của các loài

Trên thực tế con người không hoàn toàn là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài nhưng với hàng nghìn năm qua đã gây ra những biến đổi quan trọng sinh cảnh với nhiều dộng và thực vật bản địa. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng với nguyên nhân từ con người là do sự phá hủy đất để canh tác nông nghiệp cũng như gây xáo trộn trong việc nhập nội các loài đã tính đa dạng đồng thời còn săn bắn và giết thịt, việc loài người định cư cũng là một trong những nguyên nhân chính cho sự tuyệt chủng của những loài động vật và chim đã tồn tại từ nhiều năm trước đây!Tốc độ tuyệt chủng hàng loạt giống nòi trong quá khứSự suy giảm đa dạng sinh vật bao gồm thực vật và động vật cũng bao gồm nguyên nhân chủ yếu từ nguồn cơn trong quá khú với tốc độ tuyệt chủng nhanh chóng và hàng loạt theo chu kì lịch sử sự sống trên trái đất.

Page 11: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

Sự tuyệt chủng hoàng loạt trầm trọng nhất được ước lượng trong khoảng 77 đến 96%  đối với số loài xảy ra vào thế kỷ cuối của 250 triệu năm trước đây, và cũng tương tự như vậy, đa dạng sinh vật ở biển cũng đạt đỉnh so với vài triệu năm trước đó.

2. Nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học Việt NamTìm hiểu thêm về các nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học là gì chúng ta

có thể tìm hiểu ở phạm vi gần và cụ thể hơn đó là ở nước ta. Trong đó bao gồm những căn nguyên cơ bản sau:

Sự suy giảm và mất đi nơi sinh cưNơi sinh cư dần trở nên thiếu hụt và suy giảm chủ yếu là do những hoạt

động của con người chính là nguyên nhân mất đi sự đa dạng động thực vật và gây nên những yếu tố tự nhiên, trong đó các hoạt động của con người có thể kể đến như chuyển đối đất sử dụng, đốt rừng làm rẫy hay khai thác thủy hải sản quá mức với xu hướng gia tăng từ đó cũng bùng phát dịch bệnh hay động đất và cả cháy rừng tự nhiên.

     Ở Việt Nam, tuy tổng diện tích rừng hàng năm tăng lên, nhưng chất lượng rừng ngày càng suy giảm. Rừng nguyên sinh chỉ còn 0,57 triệu ha phân bố rải rác, chiếm 8% tổng diện tích rừng. Phần lớn, diện tích rừng tự nhiên hiện nay thuộc loại rừng nghèo có trữ lượng gỗ dưới 100 m3 như rừng khộp ở Tây Nguyên. Rừng non mới được phục hồi chưa ổn định, chất lượng cây gỗ và tính ĐDSH chưa cao. Rừng trồng có cấu trúc đơn điệu, tính ĐDSH thấp. Những khu rừng tự nhiên ít bị tác động, rừng nguyên sinh có giá trị cao về ĐDSH chỉ tập trung chủ yếu ở các khu rừng phòng hộ và khu bảo tồn.

Page 12: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

Loài khỉ đột núi nằm trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng cao cần phải bảo vệ

 Sự khai thác quá mức

Mặc dù Việt Nam ta sở hữu nguồn đa dạng sinh học ở mức cao nhưng chính bởi những hoạt động khai thác quá mức được xem là nguyên nhân sự cạn kiện đặc biệt là đối với những tài nguyên thủy hải sản ven bờ, bên cạnh đó có tồn tại một số phương pháp khai thác và tận thu mang tính hủy diệt gây ảnh hưởng đến giống nòi của các loài sinh vật như nổ mìn hay sử dụng hóa chất.

Ô nhiễm môi trườngNguyên nhân này vẫn đang hàng ngày hàng giờ diễn ra và có chiều hướng

gia tăng theo thời gian, nhiều nơi bị ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp bởi khí thải công nghiệp, chính điều này vô hình chung làm ảnh hưởng đến môi trường sống của những sinh vật động vật, đặc biệt là với những chất thải đô thị.

Page 13: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

Mặt khác điểm đáng chú ý hơn cả chính là ô nhiễm dầu lại xảy ra tập trung chủ yếu ở các vùng nước cửa sông ven bờ hay những hoạt động tàu thuyền lớn. Từ đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm sinh học ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn gen bản địa và nơi sinh sống của các loài sinh vật bao gồm thực vật và động vật.

     Sự thay đổi trong thành phần HST: Sự mất hoặc suy giảm của một loài có thể dẫn đến sự suy giảm ĐDSH. Ví dụ, việc loại trừ chó sói châu Mỹ ở miền Nam California dẫn đến việc giảm sút các quần thể chim hót trong vùng. Khi quần thể chó sói châu Mỹ giảm sút, quần thể con mồi của chúng, gấu trúc Mỹ sẽ tăng lên. Do gấu trúc Mỹ ăn trứng chim, nên khi số lượng chó sói ít hơn thì số lượng gấu trúc ăn trứng chim lại nhiều lên, kết quả là số lượng chim hót sẽ ít đi.

     Sự nhập nội các loài ngoại lai có thể phá vỡ toàn bộ HST và ảnh hưởng đến các quần thể động vật hoặc thực vật bản địa do sử dụng các loài bản địa làm thức ăn, gây nhiễm độc... hoặc giao phối với chúng làm cho các loài bản địa bị tuyệt chủng hoặc suy thoái.

     Gia tăng dân số: Đe dọa lớn nhất đối với ĐDSH là số lượng và tốc độ gia tăng dân số của loài người. Càng ngày, con người có nhiều nhu cầu về không gian sống, tiêu thụ nhiều tài nguyên và tạo ra các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm do con người gây ra có thể ảnh hưởng đến mọi cấp độ của ĐDSH.

     Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã: Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, việc săn bắt, buôn bán và xuất khẩu các sản phẩm động, thực vật kể cả những loài quý hiếm được bảo vệ gia tăng nhanh chóng. Một số loài như hổ, báo, tê giác, khỉ, vượn... ngày càng hiếm, có loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều loài động vật thông thường như tê tê, rùa, rắn, kỳ đà... bị săn bắt để

Page 14: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng lớn đe dọa nghiệm trọng tới sự bảo tồn ĐDSH.

IX. Biện pháp bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam và thế giớiTìm hiểu những nguyên nhân khách san và chủ quan gây ra mất đa dạng

sinh học và nguồn gen giống nòi để từ đó chúng ta có những biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật và sinh vật thông qua những đề xuất cụ thể sát với thực trạng hiện nay mặc dù là phạm vi tương đối rộng và khó khăn, một số các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học được nếu dưới đây!Xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam

Trong đó việc xây dựng những khu bảo tồn sinh học cũng góp phần duy trì và gìn giữ những quá trình sinh thái, việc thành lập những khu bảo tồn hệ sinh thái cũng là những bước đi đầu tiên cần thiết nếu muốn kiểm soát và duy trì hiệu quả các giống nòi sinh thái, tuy nhiên khó khăn chính là nằm ở mặt kinh phí và nếu không được thực hiện hay lên mô hình nghiên cứu một cách tỉ mỉ cũng không thể thực hiện đúng chức năng như chúng ta mong muốn.

Ngoài ra việc xây dựng các hệ thống khu quốc gia bảo tồn là việc làm cần thiết nhưng cần có những hoạch định cụ thể.

Xây dựng vành đai khu đô thị, làng bảnChúng ta cần có giới hạn phân chia cụ thể để phân chia khu vực thành thị

nông thôn để không làm ảnh hưởng xấu từ khí thải hay khói bụi của đô thị đến với môi trường tự nhiên, từ đó chúng ta cũng có thể dễ dàng hơn trong việc xác định khoang vùng cần bảo vệ đa dạng sinh học là gì.

Kiểm soát chặt chẽ những cây, con biến đổi genMặc dù đây được xem là một việc làm tương đối cần thiết nhưng lại rất được

chú trọng với những cây con biến đổi gen cần lập bảng theo dõi chu trình tiến triển của chúng hay nhân giống theo biện phái, và không chỉ đối với những loài thực vật, động vật cũng cần được áp dụng quy trình kiếm soát chặt chẽ sát sao và tương tự.

Lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng

Với thời điểm hiện tại sự suy giảm giống nòi của sinh vật bao gồm thực vật và động vật cũng đang dần mất đi, điều cấp thiết chính là chúng ta cần lập danh sách và phân nhóm để có những hoạt động cụ thể trong quá trình phân nhóm theo mức độ khác nhau, đặc biệt là với những loài đang có nguy cơ đi đến bờ đe dọa bị tuyệt chủng.

Page 15: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

Tổ chức các hoạt động du lịch thân thiện với môi trườngViệc phát triển đa dạng sinh học cũng cần song song với với đề du lịch và

quản lý môi trường bao gồm tổ chức các hoạt động du lịch gần gũi tự nhiên và nói không với săn bắn đồng thời các hoạt động bổ ích như loại bỏ rác thải ở các vùng bồ biển nhằm đem đến hệ sinh thái tươi xanh và phong phú trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai.

Tăng cường trồng rừngĐể đa dạng môi trường thực vật và động vật cần tăng cường trồng rừng có

quy mô trên nhiều diện tích đất cải tạo, ngoài ra cần nghiêm trị những tội phạm có hành vi chặt phá rừng trái phép, tăng cường mạng lưới bảo vệ rừng có hệ thống từ cấp trung ương đến cấp địa phương.

Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý đa dạng sinh họcTìm hiểu về những biện pháp cải tạo đa dạng sinh học là gì chúng ta cần có

những cách tiếp cận hệ sinh thái kết hợp với việc quản lý đa dạng sinh học, tuy nhiên ở Việt Nam việc tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý đa dạng sinh học còn là một bài toán khá mới mẻ cần có áp dụng với một số địa phương những môi trường sinh thái cụ thể như vườn quốc gia U Minh Hạ hay Cầu Hai, Phá Tam Giang, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

Đồng thời cách tiếp cận này cũng giúp mở rộng quy mô bảo tồn khỏi những vùng lõi đá bị đóng khuôn qua nhiều năm, kết hợp với việc làm cần thiết là trồng hành lang xanh.

Page 16: 1. Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàngthcsdoclap.pgdtpthainguyen.edu.vn/upload/50603/20200907/... · Web view2020/09/07  · Theo Công ước đa

Như vậy việc bảo vệ đa dạng sinh học là việc làm cấp thiết mà mỗi vùng quốc gia lãnh thổ nên có những biện pháp để phát triển, bên cạnh đó việc thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về bảo tồn thiên nhiên cũng là điều kiện cần và đủ để việc nâng cao quản lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học được phát triển tốt nhất!