27
1 -------------------------------------------- Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cu khoa hc (NCKH) là mt trong nhng nhim vtrng tâm ca mỗi cơ sở đào tạo bên cnh nhim vging dy và hc tập. Trong điều kin ngành Kiểm sát nhân dân đang thực hin chtrương đổi mi tchc và hoạt động đáp ứng mc tiêu cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, trong đó có định hướng phát triển đổi mới các cơ sở đào tạo ca ngành, yêu cầu đối vi công tác NCKH ca toàn ngành nói chung, của các cơ sở đào tạo ca ngành nói riêng đòi hỏi phải ngày càng cao hơn. Việc tchc trin khai thc hin công tác này mt cách có hthng, khoa học và theo quy định thng nht sgóp phần giúp cho nhà trường thc hin nhim vNCKH mang li hiu qucao hơn, góp phn nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bcho ngành, đồng thi làm cơ sở quản lý, đánh giá công tác NCKH của đội ngũ giảng viên, công chc, viên chc trong trường hàng năm được chính xác hơn. Trong nhiều năm qua, công tác NCKH ca Phân hiu trường Đào tạo, bồi dưỡng nghip vkim sát ti thành phHChí Minh (sau đây gọi tt là Phân hiu) còn có nhiu hn chế, bt cp. Tkhâu đăng ký, thực hiện đến khâu qun lý quá trình tchc trin khai nghiên cu của nhà trường nhìn chung chưa theo một quy trình thng nht dẫn đến vic thc hin mỗi người mt kiu; công tác qun lý kết qucác công trình nghiên cứu chưa chặt chnên mc dù có khthi, được ng dng trong thc tiễn nhưng chưa đủ để đáp ng yêu cu của nhà trường. Chtrương nghiên cứu xây dựng Quy định vcông tác NCKH ca Phân hiu (sau đây gọi tắt là Quy định) của Lãnh đạo nhà trường trong giai đoạn hin nay là vic làm hết sc cn thiết. Do vy, đây cũng là lý do tôi chn vấn đề này làm đề tài nghiên cu.

1. Lý do ch tài - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/hobacit/De_tai_khoa_hoc/lu_phan_my_linh_2013.pdfứng yêu cầu của nhà trường. Chủ trương nghiên cứu xây dựng

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm

của mỗi cơ sở đào tạo bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Trong điều

kiện ngành Kiểm sát nhân dân đang thực hiện chủ trương đổi mới tổ chức và

hoạt động đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, trong đó

có định hướng phát triển đổi mới các cơ sở đào tạo của ngành, yêu cầu đối với

công tác NCKH của toàn ngành nói chung, của các cơ sở đào tạo của ngành

nói riêng đòi hỏi phải ngày càng cao hơn. Việc tổ chức triển khai thực hiện

công tác này một cách có hệ thống, khoa học và theo quy định thống nhất sẽ

góp phần giúp cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ NCKH mang lại hiệu quả

cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho ngành,

đồng thời làm cơ sở quản lý, đánh giá công tác NCKH của đội ngũ giảng

viên, công chức, viên chức trong trường hàng năm được chính xác hơn.

Trong nhiều năm qua, công tác NCKH của Phân hiệu trường Đào tạo,

bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là

Phân hiệu) còn có nhiều hạn chế, bất cập. Từ khâu đăng ký, thực hiện đến

khâu quản lý quá trình tổ chức triển khai nghiên cứu của nhà trường nhìn

chung chưa theo một quy trình thống nhất dẫn đến việc thực hiện mỗi người

một kiểu; công tác quản lý kết quả các công trình nghiên cứu chưa chặt chẽ

nên mặc dù có khả thi, được ứng dụng trong thực tiễn nhưng chưa đủ để đáp

ứng yêu cầu của nhà trường.

Chủ trương nghiên cứu xây dựng Quy định về công tác NCKH của

Phân hiệu (sau đây gọi tắt là Quy định) của Lãnh đạo nhà trường trong giai

đoạn hiện nay là việc làm hết sức cần thiết. Do vậy, đây cũng là lý do tôi chọn

vấn đề này làm đề tài nghiên cứu.

2

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

2. Phạm vi, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Quy định được xây dựng dựa trên cơ sở các quy định của Nhà nước và

nhu cầu thực tế của việc triển khai thực hiện có hiệu quả công tác NCKH của

Phân hiệu.

Phạm vi các quy định trong đề tài này chỉ điều chỉnh quy trình tổ chức

thực hiện và những nội dung cụ thể của hoạt động NCKH của Phân hiệu. Việc

quy định về định mức lao động dành cho NCKH của giảng viên sẽ do Quy

định về chế độ làm việc của giảng viên điều chỉnh nên đề tài không đi sâu

nghiên cứu về các lĩnh vực này.

Xây dựng Quy định cụ thể cho công tác NCKH của Phân hiệu nhằm:

- Chấn chỉnh, củng cố công tác quản lý NCKH, qua đó đưa việc tổ

chức, thực hiện nhiệm vụ NCKH của Phân hiệu vào qui cũ, nền nếp, có hệ

thống;

- Thúc đẩy phong trào tích cực tham gia nghiên cứu trong đội ngũ

giảng viên, công chức, viên chức của Phân hiệu, đồng thời góp phần nâng cao

chất lượng, hiệu quả hoạt động giảng dạy, học tập của giảng viên và học viên

trong Phân hiệu thông qua việc triển khai ứng dụng các kết quả của NCKH.

- Đảm bảo các chuyên đề, đề tài NCKH của Phân hiệu được thực hiện

có tính khả thi, phù hợp với yêu cầu của ngành Kiểm sát và của Phân hiệu.

Để đạt được mục tiêu nói trên, nhiệm vụ phải giải quyết trong quá trình

nghiên cứu được đặt ra là:

- Tìm hiểu các quy định của Nhà nước và pháp luật nước CHXHCN

Việt Nam về công tác NCKH và quản lý NCKH;

- Nghiên cứu các quy định và thực tiễn tổ chức thực hiện NCKH ở một

số cơ sở giáo dục khác trên cả nước và của Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp

vụ kiểm sát Hà Nội trước đây;

3

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

- Nghiên cứu thực trạng, tình hình NCKH của Phân hiệu từ trước đến

nay, trên cơ sở đó đưa ra định hướng phát triển, đổi mới công tác NCKH của

Phân hiệu;

- Đề xuất một số giải pháp về tổ chức thực hiện NCKH theo Quy định

tại Phân hiệu để từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác NCKH của

Phân hiệu.

Bản Quy định phải bao gồm đầy đủ các nội dung như sau:

- Những quy định chung về NCKH và quản lý NCKH.

- Quy trình thực hiện NCKH bao gồm: đăng ký, thẩm định, phê duyệt,

triển khai thực hiện và tổ chức đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị và cá nhân tham gia NCKH.

- Trách nhiệm về tổ chức và quản lý.

- Quy định về tài chính.

- Quy định về tổ chức thực hiện.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả tiến hành các

phương pháp khảo sát, nghiên cứu lịch sử, thống kê, so sánh, phân tích, tổng

hợp… để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.

4. Kết cấu của đề tài

Ngoài Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 03

chương: - Chương 1 - Sự cần thiết phải xây dựng Quy định về công tác

nghiên cứu khoa học của Phân hiệu trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ

kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Chương 2 - Nội dung của Quy định

- Chương 3 - Một số giải pháp về tổ chức thực hiện

4

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

CHƢƠNG 1.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN

CỨU KHOA HỌC CỦA PHÂN HIỆU TRƢỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG

NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1. Thực trạng công tác nghiên cứu khoa học của Phân hiệu

Công tác NCKH của Phân hiệu nhiều năm qua luôn được lãnh đạo

trường quan tâm, coi là nhiệm vụ quan trọng góp phần tích cực vào việc nâng

cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát; đáp ứng yêu cầu và

mục tiêu phát triển của ngành. Đẩy mạnh công tác NCKH của nhà trường góp

phần hoàn thành nhiệm vụ do Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao cho.

Một số các công trình, kết quả NCKH sau khi được nghiệm thu, đã

được triển khai ứng dụng hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy, học

tập của giảng viên và học viên trong Phân hiệu.

Tổng kết kết quả thực hiện NCKH 04 năm gần đây của Phân hiệu như

sau:

- Năm 2010, có 06 đơn vị và Ban giám hiệu tham gia thực hiện 14 đề

tài, chuyên đề khoa học. Trong đó, có 01 đề tài cấp trường, 01 đề tài cấp

khoa, 01 chuyên đề cấp trường và 11 chuyên đề cấp phòng, khoa;

- Năm 2011, có 04 đơn vị và 01 đơn vị phối hợp với Ban giám hiệu

thực hiện 09 đề tài, chuyên đề khoa học. Trong đó, có 04 đề tài cấp trường, 01

đề tài cấp khoa và 04 chuyên đề cấp khoa; 05 chương trình khung bồi dưỡng

nghiệp vụ chuyên sâu kiểm sát hình sự, kiểm sát dân sự;

- Năm 2012, xây dựng 01 chương trình khung và tập bài giảng bồi

dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu kiểm sát dân sự;

- Năm 2013, có 04 đơn vị và Ban giám hiệu tham gia thực hiện 12 đề

tài khoa học, trong đó, có 05 đề tài cấp trường và 07 đề tài cấp khoa; 02

5

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

chương trình khung và 01 tập bài giảng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu kiểm

sát hình sự.

Nhận định:

Nhìn chung, các đề tài, chuyên đề được thực hiện qua các năm dàn trãi

đều ở các đơn vị trong Phân hiệu. Đa số đề tài tập trung ở khoa Kiểm sát hình

sự là khoa chủ lực của nhà trường; tiếp đến là khoa Kiểm sát dân sự - hành

chính - lao động, là khoa bộ môn có nhiều lĩnh vực đang có nhiều tranh cãi,

vướng mắc trong các khâu nghiệp vụ. Qua thực tiễn các năm cho thấy, Ban

giám hiệu đã tham gia nhiều đề tài nghiệp vụ quan trọng phục vụ cho các

chương trình bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức thực hành quyền công tố và

kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Phòng QLKH và

TTTL tham gia những đề tài trọng tâm phát triển các lĩnh vực thuộc về công

nghệ thông tin như xây dựng website cho Phân hiệu; hoặc thuộc về lĩnh vực

hoạt động NCKH như xây dựng Quy định nhằm củng cố công tác quản lý và

thực hiện NCKH của nhà trường. Phòng Đào tạo xây dựng các Quy định liên

quan đến chế độ làm việc của giảng viên và về đánh giá kết quả rèn luyện của

học viên.

Về nội dung nghiên cứu, ngoài một số đề tài, chuyên đề nghiệp vụ,

trong năm 2010 Phân hiệu tập trung xây dựng các quy định về tổ chức và hoạt

động của một số các đơn vị do thời điểm lúc đó nhà trường có nhiều đơn vị

mới được chia tách hoặc thành lập mới. Từ năm 2011 đến năm 2013, Phân

hiệu xây dựng các chương trình khung và tập bài giảng phục vụ cho các khóa

tập huấn bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu hai lĩnh vực kiểm sát hình

sự và kiểm sát dân sự.

Nhận xét chung, các lĩnh vực nghiên cứu do các đơn vị, cá nhân đã

thực hiện qua các năm nhìn chung khá đa dạng, phong phú, đáp ứng thiết thực

cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập và quản lý của nhà trường.

6

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này qua tổng kết thực

tiễn cũng cho thấy: Thứ nhất, về ý thức tham gia NCKH của giảng viên trong

trường không nhiều nên hàng năm không đáp ứng đủ yêu cầu, chỉ tiêu kế

hoạch công tác của nhà trường đề ra; phần lớn chỉ tập trung ở một số những

người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Thứ hai, việc đánh giá, nhận xét

kết quả nghiên cứu đối với một số đề tài nghiêng về khen nhiều hơn là chỉ ra

được những mặt hạn chế, tồn tại cần rút kinh nghiệm. Thứ ba, một số đề tài,

chuyên đề nghiệp vụ thường hay mắc phải tình trạng sử dụng nguồn tài liệu

có sẵn dẫn đến sao chép nội dung, ý tưởng từ các nguồn khác nhau đó trong

quá trình viết, nhiều hơn là đảm bảo tính tích cực vận dụng đầu óc sáng tạo,

tự tư duy, tìm tòi nghiên cứu cái mới. Thứ tư, công tác quản lý NCKH chưa

chặt chẽ, còn phân tán, chưa có bộ phận được giao trực tiếp phụ trách và quản

lý trong việc thực hiện nhiệm vụ này của nhà trường. Trước đây, công tác

quản lý khoa học giao cho phòng Đào tạo, lúc đó là phòng Đào tạo - khoa

học.

Một trong những nguyên nhân của hạn chế trong công tác NCKH của

nhà trường thời gian qua được tính đến một phần là do tính triển khai, ứng

dụng kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ được tập trung ở một số lĩnh vực chủ

yếu như kiểm sát hình sự, kiểm sát dân sự…; Những lĩnh vực khác như kiểm

sát hành chính, quản lý hành chính.v.v… ít được triển khai, dẫn đến việc

không thu hút được những người thuộc các lĩnh vực này tham gia.

Nguyên nhân thứ hai là khả năng nghiên cứu, trình độ cũng như kinh

nghiệm thực hiện một đề tài NCKH không đồng đều trong số cán bộ, giảng

viên của trường. Số lượng giảng viên, cán bộ có học vị còn hạn chế cũng ảnh

hưởng đến việc đẩy mạnh công tác NCKH đáp ứng yêu cầu của trường và của

ngành.

Về quy trình thực hiện đề tài từ đăng ký, xét duyệt, triển khai thực hiện

đến nghiệm thu và công tác kiểm tra theo dõi tiến độ, công tác quản lý kết quả

7

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

nghiên cứu chưa theo quy định chung, thống nhất cũng là nguyên nhân dẫn

đến những hạn chế trong công tác NCKH của trường.

1.2. Một số định hướng đối với công tác nghiên cứu khoa học của

Phân hiệu trong thời gian tới

Trước yêu cầu ngày càng cao của việc phải đổi mới công tác NCKH

của Phân hiệu, Quy định cần sớm được đưa vào triển khai, ứng dụng trong

thực tiễn hoạt động của Phân hiệu và để đạt hiệu quả, cần hướng công tác

NCKH theo những định hướng lớn sau đây:

- Trước hết, nội dung đề tài, chuyên đề nghiên cứu phải bám sát yêu

cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm của ngành Kiểm sát, trên cơ sở đó

đề ra chương trình hoạt động NCKH của trường là một trong hai nhiệm vụ

quan trọng cần được ưu tiên thực hiện trong năm.

- Thứ hai, nội dung các đề tài, chuyên đề nghiệp vụ cũng cần phải bám

sát yêu cầu phục vụ thiết thực cho bài giảng của giảng viên lên lớp, bên cạnh

đó có thể góp phần phục vụ hiệu quả cho hoạt động thực tiễn của học viên ở

các Viện kiểm sát địa phương.

- Về quy trình thực hiện đề tài NCKH phải hết sức chặt chẽ, bên cạnh

đó còn phải đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước về thể thức, hình thức.

Để đạt được yêu cầu này, cần tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra

thường xuyên việc thực hiện theo quy định.

- Về kinh phí cho các công trình nghiên cứu phải thỏa đáng với công

sức bỏ ra nhằm thu hút sự tham gia của cán bộ công chức, vừa đảm bảo đúng

quy định của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.

- Cơ chế khen thưởng, khuyến khích đối với các công trình nghiên cứu

xuất sắc phải tương xứng, phù hợp mới đảm bảo sự động viên và vận động

việc đẩy mạnh công tác NCKH của nhà trường.

8

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

1.3. Cơ sở pháp lý được áp dụng làm căn cứ xây dựng các quy định

cho công tác nghiên cứu khoa học của Phân hiệu

- Luật Khoa học và công nghệ số 21/2000/QH10 ngày 09/6/2000, có

hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001;

- Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ;

- Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013, có

hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014;

- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày

03/6/2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ nội vụ hướng

dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;

- Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007

của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng

và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học công nghệ có

sử dụng ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tham khảo một số

Quy định về công tác NCKH của các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện

trên cả nước; tài liệu trên internet và tham khảo quy định của Trường Đào tạo,

bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Hà Nội trước đây.

Trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động NCKH, phải thường xuyên

cập nhật các quy định mới của Nhà nước, của Ngành để bảo đảm việc nghiên

cứu đạt chất lượng và hiệu quả cao.

9

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

CHƢƠNG 2.

NỘI DUNG CỦA QUY ĐỊNH

Chương này liệt kê những quy định chủ yếu làm sơ sở cho việc xây

dựng và ban hành Quy định chính thức công tác NCKH của Phân hiệu. Hệ

thống những quy định này giúp cho người tham gia NCKH thực hiện một đề

tài có thể đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức theo đúng quy định của

Nhà nước. Nội dung chương này bao gồm:

- Những quy định chung

- Quy trình thực hiện đề tài khoa học

- Quy định về xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài

- Quy định về thực hiện những vấn đề NCKH khác

- Quy định về quản lý NCKH

- Quy định về kinh phí thực hiện đề tài

- Quy định về khen thưởng, kỷ luật

- Hệ thống các biểu mẫu sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài

2.1. Những quy định chung

2.1.1. Tại chương 1 của Quy định, ngoài các điều quy định về phạm vi

điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, quyền sở hữu, quyền tác giả,

thời gian thực hiện đề tài, trách nhiệm, quyền hạn của chủ nhiệm đề tài, của

thư ký, các thành viên tham gia và quy định về tài chính như các quy định

chung khác, trong chương 1 còn đề cập các vấn đề NCKH khác.

Theo đó, công tác NCKH không chỉ dừng lại ở chỗ nghiên cứu các đề

tài, chuyên đề nghiệp vụ thông thường; các vấn đề NCKH khác bao gồm các

nhiệm vụ khoa học được triển khai thực hiện trong nhà trường nhằm giải

quyết nhanh chóng những công việc cấp bách, trước mắt hoặc đột xuất theo

yêu cầu của trường hoặc của ngành Kiểm sát mà Phân hiệu phải thực hiện

như:

10

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

- Góp ý kiến cho Đề án, Dự án, Luật, Pháp lệnh... của Nhà nước hoặc

trong ngành KSND;

- Xây dựng Quy chế, Quy định về các hoạt động của Phân hiệu;

- Xây dựng Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát;

- Viết đề cương, tập bài giảng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng

nghiệp vụ kiểm sát;

- Chỉnh sửa đề cương, tập bài giảng… cho phù hợp với luật mới;

- Biên soạn các bộ hồ sơ thực hành; Bộ đề thi, đề thi vấn đáp.

2.1.2. Quy định về chính sách khuyến khích tham gia NCKH của

trường được đặt ra nhằm khuyến khích các đơn vị, cá nhân chủ trì tham gia

NCKH và ứng dụng kết quả NCKH vào hoạt động thực hiện chức năng,

nhiệm vụ của trường và của ngành KSND theo kế hoạch hàng năm. Các đơn

vị, cá nhân tham gia NCKH được hỗ trợ kinh phí, được tạo điều kiện về thời

gian và phương tiện vật chất để hoàn thành nhiệm vụ NCKH, được khen

thưởng nếu có thành tích trong quản lý hoặc tham gia NCKH.

Kết quả NCKH được xem là chỉ tiêu để đánh giá việc hoàn thành

nhiệm vụ chuyên môn của các Khoa và của giảng viên; đánh giá thi đua của

đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ NCKH.

2.1.3. Về phân loại, các đề tài được triển khai nghiên cứu trong Phân

hiệu được phân làm các loại: Đề tài khoa học cấp trường, đề tài khoa học cấp

khoa, chuyên đề khoa học và các vấn đề NCKH khác (như đã đề cập).

2.1.4. Một đề tài phải có mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, nội dung nghiên

cứu phải đảm bảo có ý nghĩa khoa học, giá trị thực tiễn, logic và không bị

trùng lặp với đề tài đã và đang được thực hiện. Muốn vậy khi thực hiện đề tài,

người thực hiện phải tuân thủ quy định về Yêu cầu đối với đề tài khoa học.

2.1.5. Phương pháp nghiên cứu đề tài phải phù hợp với nội dung đề tài;

kết quả nghiên cứu đề tài phải có địa chỉ ứng dụng cụ thể. Nhà trường khuyến

khích đối với những đề tài phối hợp, huy động nguồn kinh phí ngoài ngân

11

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

sách.

2.2. Quy trình thực hiện đề tài, chuyên đề khoa học

Bao gồm đăng ký thẩm định; tổ chức thẩm định, phê duyệt đề tài; xét

duyệt đề cương; tổ chức thực hiện; kiểm tra tiến độ; báo cáo kết quả nghiên

cứu và tổ chức đánh giá, nghiệm thu.

2.2.1. Đăng ký thẩm định đề tài, chuyên đề khoa học

Các đơn vị, cá nhân đăng ký đề tài với Phòng QLKH và TTTL vào

tháng 10 hàng năm trước năm thực hiện. Nội dung đề tài đăng ký phải dựa

trên cơ sở định hướng chương trình NCKH hàng năm của Trường (thông

thường định hướng chương trình NCKH của năm sau do Hội đồng khoa học

tư vấn cho Hiệu trưởng từ tháng 10 của năm trước).

Phòng QLKH và TTTL tập hợp các hồ sơ đăng ký, lập danh sách đề

xuất Hội đồng xét duyệt đối với từng đề tài trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Hồ sơ đăng ký đề tài theo mẫu quy định chung, bao gồm:

- Phiếu đăng ký đề tài (xem Phụ lục 1 - Mẫu 1)

- Bản thuyết minh đề tài (xem Phụ lục 1 - Mẫu 2)

Phòng QLKH và TTTL có trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận đăng ký

thẩm định đề tài và giúp, tư vấn cho Hội đồng khoa học khi tiến hành thẩm

định các đề tài khoa học đã được đăng ký.

2.2.2. Tổ chức thẩm định đề tài, chuyên đề khoa học

Hội đồng khoa học tổ chức họp thẩm định đề tài theo đề nghị của

thường trực Hội đồng khoa học. Cuộc họp Hội đồng khoa học để thẩm định

đề tài chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số thành viên và phải có Chủ

tịch và thư ký Hội đồng khoa học.

Chủ nhiệm đề tài thuyết minh đề tài, trình bày các đề cương (chi tiết và

tổng quát) trước Hội đồng. Hội đồng đánh giá Thuyết minh đề tài và cho ý

kiến chỉnh sửa. Các ý kiến được ghi trong biên bản họp.

12

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

Hội đồng tiến hành thẩm định đề tài thông qua việc trình bày, phát biểu

quan điểm và tiến hành biểu quyết thống nhất ý kiến của các thành viên do

Chủ tịch Hội đồng khoa học chủ trì. Đề tài được Hội đồng thông qua khi có ít

nhất 2/3 tổng số thành viên có mặt đồng ý thông qua bằng hình thức biểu

quyết. Trong trường hợp chỉ đạt được ½ ý kiến nhất trí của các thành viên có

mặt thì Chủ tịch Hội đồng khoa học quyết định.

Đối với các đề tài được Hội đồng nhất trí cho thực hiện, Phòng QLKH

và TTTL thông báo để chủ nhiệm đề tài thực hiện các bước tiếp theo.

Đối với các đề tài không được Hội đồng nhất trí phê duyệt, có 02

trường hợp cụ thể như sau:

+ Nếu Hội đồng yêu cầu chỉnh sửa Thuyết minh đề tài hoặc chỉnh sửa

kinh phí thực hiện: Phòng QLKH và TTTL trả lại hồ sơ đăng ký cho chủ

nhiệm đề tài chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng.

+ Nếu đề tài không đạt yêu cầu về tính cấp thiết của đề tài: đề tài không

được thực hiện.

2.2.3. Căn cứ xét duyệt đề tài, chuyên đề khoa học

Đề tài được xét duyệt dựa trên các tiêu chí:

1. Khả năng của đơn vị, cá nhân đăng ký thực hiện đề tài.

2. Sự phù hợp, tính khả thi của đề tài với mục tiêu, định hướng công tác

NCKH của nhà trường.

3. Mức dự trù kinh phí phải phù hợp với mục tiêu, nội dung nghiên cứu

của đề tài.

2.2.4. Phê duyệt đề tài, chuyên đề khoa học

Hiệu trưởng quyết định phê duyệt đề tài trên cơ sở kết quả thẩm định

của Hội đồng khoa học nhà trường. Quyết định phê duyệt đề tài được gửi

ngay cho các đơn vị, cá nhân có đề tài được phê duyệt và các đơn vị có liên

quan.

(Biểu mẫu Quyết định – Xem Phụ lục 1, mẫu 3)

13

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

2.2.5. Xây dựng và duyệt đề cương chi tiết đề tài, chuyên đề khoa học

- Các đề tài phải xây dựng đề cương chi tiết. Trong thời hạn 1 tháng kể

từ ngày đề tài được duyệt, chủ nhiệm đề tài phải gửi đề cương chi tiết đề tài

cho Phòng QLKH và TTTL.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nộp đề cương chi tiết, Hội

đồng khoa học nhà trường tiến hành họp thông qua đề cương chi tiết của đề

tài. Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm sửa đổi, chỉnh sửa đề cương chi tiết theo

ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng khoa học.

- Trong thời hạn 1 tuần kể từ ngày Hội đồng khoa học thông qua đề

cương chi tiết của đề tài, thường trực Hội đồng khoa học có trách nhiệm

thông báo cho các đơn vị, cá nhân thực hiện đề tài biết để triển khai sửa đổi,

bổ sung và nghiên cứu.

- Trong thời hạn 15 kể từ ngày nhận được thông báo của thường trực

Hội đồng khoa học về việc sửa đổi, bổ sung đề cương chi tiết, chủ nhiệm đề

tài phải gửi bản đề cương chi tiết đã được sửa đổi, bổ sung theo kết luận của

chủ tịch Hội đồng khoa học về phòng QLKH và TTTL để theo dõi, quản lý.

2.2.6. Tổ chức thực hiện đề tài, chuyên đề khoa học

- Sau khi có Quyết định phê duyệt của Hiệu trưởng, chủ nhiệm đề tài

thực hiện việc ký hợp đồng NCKH được thực hiện giữa chủ nhiệm đề tài và

bên giao thực hiện là Hiệu trưởng. (xem Phụ lục 1 – Mẫu 4)

- Chủ nhiệm đề tài sau khi ký hợp đồng NCKH, triển khai nghiên cứu

theo đúng các nội dung trình bày trong thuyết minh đề tài và đề cương chi tiết

đã được Hội đồng khoa học thông qua.

- Đối với những đề tài nghiên cứu có quy mô lớn, chủ nhiệm đề tài có

thể tiến hành cuộc họp trao đổi, thảo luận với những người tham gia đề tài;

triển khai và hợp đồng viết các chuyên đề; tổ chức hội thảo khoa học; báo cáo

tổng kết và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài.

14

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

- Trong quá trình thực hiện đề tài, chủ nhiệm đề tài phải gửi báo cáo

tình hình nghiên cứu cho phòng QLKH và TTTL để tổng hợp báo cáo với

Ban giám hiệu. Thời điểm nộp báo cáo theo dõi tiến độ thực hiện đề tài định

kỳ là sau 06 tháng kể từ ngày đề tài được phê duyệt.

2.2.7. Kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài

Kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài với mục tiêu nhằm đôn đốc, hướng

dẫn các chủ nhiệm đề tài thực hiện theo đúng mục tiêu, nội dung, quy mô,

tiến độ đã được phê duyệt; kịp thời phát hiện để hướng dẫn giải quyết những

khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo cho việc

thực hiện các đề tài theo đúng các quy định quản lý của Nhà nước. Vào giữa

thời gian thực hiện đề tài, Phó Hiệu trưởng phụ trách NCKH chỉ đạo và phối

hợp phòng QLKH và TTTL tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện các đề tài.

Thông qua việc kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài, tiến hành kiểm tra về mặt

nội dung, thời gian, quy mô, cách thức triển khai, khối lượng công việc đã

hoàn thành; kiểm tra việc giải ngân kinh phí đề tài theo quy định. Qua kiểm

tra còn nhằm kịp thời phát hiện và khắc phục những khó khăn, vướng mắc và

ghi nhận những đề xuất của chủ nhiệm đề tài và đơn vị chủ trì thực hiện. Việc

kiểm tra được tiến hành trực tiếp, sau khi kiểm tra có báo cáo bằng văn bản

trình Hiệu trưởng quyết định cho việc tiếp tục thực hiện đề tài hay dừng việc

thực hiện đề tài.

Để việc kiểm tra được tiến hành một cách thuận lợi và đạt mục tiêu,

việc kiểm tra phải căn cứ trên các báo cáo tiến độ thực hiện đề tài (xem Phụ

lục 1 – Mẫu 6) của chủ nhiệm đề tài; kiểm tra sổ nhật ký thực hiện đề tài, sổ

theo dõi kinh phí, chứng từ kế toán. Những đề tài thực hiện chưa đạt mục tiêu

và tiến độ đề ra do bất kỳ lý do khách quan nào đó, có thể tiến hành thực hiện

việc gia hạn thời gian để tiếp tục thực hiện đề tài hoặc làm các thủ tục dừng

việc thực hiện đề tài theo quy định.

15

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

2.2.8. Nghiệm thu đề tài, chuyên đề khoa học

- Đề tài sau khi thực hiện hoàn tất, trước khi trình Hội đồng nghiệm

thu, chủ nhiệm đề tài gửi bản đề nghị nghiệm thu cho phòng QLKH và TTTL,

trong đó có thể đề xuất thành phần Hội đồng nghiệm thu (xem Phụ lục 1 –

Mẫu 7). Người phản biện là nhà khoa học hoặc những chuyên gia có trình độ

và am hiểu nhiều nhất về các vấn đề mà đề tài đang nghiên cứu. Người phản

biện có thể là người ngoài Phân hiệu và phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng.

- Chủ nhiệm đề tài gửi báo cáo tóm tắt đề tài và báo cáo kết quả nghiên

cứu kèm phiếu nhận xét (xem Phụ lục 1 – Mẫu 9) cho các thành viên Hội

đồng nghiệm thu sau khi có Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu của

Hiệu trưởng (xem Phụ lục 1 – Mẫu 8). Thời hạn gửi phải ít nhất 01 tuần

(hoặc 3 đến 4 ngày nếu có sự đồng ý của Hiệu trưởng).

- Hiệu trưởng quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài theo đề

nghị của Trưởng phòng QLKH và TTTL:

a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chủ nhiệm đề tài nộp báo cáo kết

quả nghiên cứu đề tài về phòng QLKH và TTTL, phòng QLKH và TTTL đề

nghị Hiệu trưởng quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài.

b) Hội đồng nghiệm thu đề tài gồm 5 hoặc 7 thành viên trong đó: Chủ

tịch hội đồng là Hiệu trưởng hoặc một Phó Hiệu trưởng; phản biện và các uỷ

viên; Thư ký kiêm ủy viên hội đồng là cán bộ quản lý khoa học.

- Tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu đề tài.

a) Hội đồng nghiệm thu phải tiến hành họp để đánh giá, nghiệm thu đề

tài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký Quyết định thành lập Hội đồng.

b) Cuộc họp của Hội đồng chỉ được tiến hành với sự có mặt của ít nhất

2/3 số thành viên, trong đó có Chủ tịch, Thư ký và ít nhất một ủy viên phản

biện. Trong trường hợp ủy viên phản biện vắng mặt, nếu bản nhận xét của ủy

viên phản biện được gửi trước cho Hội đồng nghiệm thu thì cuộc họp của Hội

đồng vẫn được tiến hành nếu đủ điều kiện khác theo quy định.

16

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

c) Chủ tịch Hội đồng là người chủ trì cuộc họp. Thư ký Hội đồng là

người ghi biên bản cuộc họp và làm các thủ tục cần thiết cho cuộc họp của

Hội đồng.

- Trình tự tiến hành phiên họp của Hội đồng nghiệm thu.

Chủ tịch Hội đồng điều khiển phiên họp theo trình tự sau:

a) Thư ký Hội đồng công bố quyết định thành lập HĐ nghiệm thu;

b) Chủ nhiệm đề tài báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu đề tài;

c) Các uỷ viên phản biện và các thành viên khác của Hội đồng nghiệm

thu nhận xét kết quả nghiên cứu và nêu các vấn đề đặt ra đối với chủ nhiệm

hoặc ban chủ nhiệm đề tài;

d) Chủ nhiệm đề tài trình bày các vấn đề do uỷ viên phản biện và các

thành viên khác của Hội đồng nêu ra;

đ) Các thành viên của Hội đồng bỏ phiếu kín để đánh giá kết quả

nghiên cứu đề tài; (xem Phụ lục 1 - mẫu 10)

e) Chủ tịch Hội đồng công bố kết quả bỏ phiếu (trên cơ sở Biên bản

kiểm phiếu – xem Phụ lục 1, mẫu 11) và kết luận tại Hội đồng;

f) Phát biểu của chủ nhiệm đề tài.

- Hội đồng nghiệm thu họp công khai và không giới hạn người không

phải là thành viên hội đồng tham dự.

2.2.9. Thể thức đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài

Phương pháp phân loại:

- Loại xuất sắc: có quá 1/2 số phiếu xuất sắc, không có phiếu dưới mức

khá. Trường hợp số phiếu xuất sắc chỉ chiếm ½ tổng số phiếu và không có

phiếu dưới mức khá thì kết quả phân loại tính theo phiếu xếp loại của Chủ

tịch Hội đồng nghiệm thu.

- Loại khá: có quá 1/2 số phiếu khá, không có phiếu không đạt yêu cầu.

Trường hợp số phiếu khá chỉ chiếm ½ tổng số phiếu và không có phiếu không

17

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

đạt yêu cầu thì kết quả phân loại tính theo phiếu xếp loại của Chủ tịch Hội

đồng nghiệm thu.

- Loại đạt yêu cầu: có quá 1/2 số phiếu đạt yêu cầu. Trường hợp số

phiếu đạt yêu cầu chỉ chiếm ½ tổng số phiếu thì kết quả phân loại tính theo

phiếu xếp loại của Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

- Loại không đạt yêu cầu: có quá 1/2 số phiếu không đạt yêu cầu.

2.2.10. Quyết định nghiệm thu đề tài, chuyên đề khoa học

Căn cứ trên kết quả cuộc họp Hội đồng nghiệm thu đề tài, Phòng

QLKH và TTTL thực hiện các bước sau:

- Đối với đề tài đã được Hội đồng thông qua, hoàn thiện hồ sơ thanh lý

đề tài (đã hoàn thành). Phòng QLKH và TTTL trình Hiệu trưởng ký Quyết

định công nhận kết quả thực hiện đề tài (xem Phụ lục 1 – Mẫu 13).

- Đối với đề tài chưa được Hội đồng thông qua, hoàn thiện hồ sơ thanh

lý đề tài (theo dạng chưa hoàn thành).

Phòng QLKH và TTTL lưu tất cả hồ sơ liên quan đến đề tài.

2.2.11. Hoàn tất hồ sơ thanh toán, thanh lý hợp đồng

Đối với các đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu thông qua và có Quyết

định công nhận nghiệm thu của Hiệu trưởng, tiến hành các thủ tục hoàn tất hồ

sơ thanh quyết toán và thanh lý hợp đồng thực hiện đề tài.

Chủ nhiệm đề tài thực hiện việc bàn giao kết quả nghiên cứu cho phòng

QLKH và TTTL thông qua Biên bản bàn giao; Biên bản nghiệm thu, thanh lý

hợp đồng thực hiện đề tài (xem Phụ lục 1 – Mẫu 5), có sự chứng kiến của

Hiệu trưởng.

Việc thanh quyết toán được thực hiện bởi chủ nhiệm đề tài phối hợp

với phòng QLKH và TTTL và bộ phận Kế toán.

18

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

2.3. Quy định về xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài

Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài là một văn bản tổng hợp quá trình

thực hiện và kết quả đạt được khi đề tài đến thời điểm kết thúc để phục vụ cho

việc đánh giá, nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu. Sau khi được chỉnh sửa

theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu, báo cáo kết quả nghiên cứu được

dùng để công nhận kết quả, thanh lý Hợp đồng và lưu trữ theo quy định.

Theo Hướng dẫn viết Báo cáo kết quả đề tài, dự án KH&CN của Bộ

KH&CN và các tài liệu có liên quan, khi xây dựng báo cáo kết quả nghiên

cứu đề tài (sau đây viết tắt là báo cáo), chủ nhiệm đề tài cần tuân thủ các quy

định về:

2.3.1. Bố cục và hình thức trình bày báo cáo

Thông thường, một báo cáo có bố cục như sau:

- Phần đầu báo cáo

+ Bìa báo cáo gồm trang bìa và trang phụ bìa (Xem Phụ lục 2)

+ Mục lục

+ Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt (nếu có)

- Phần chính báo cáo

+ Mở đầu

+ Tổng quan

+ Nội dung đề tài

+ Cách tiếp cận, đối tượng, phương pháp nghiên cứu …

+ Kết quả và bàn luận

+ Kết luận và kiến nghị

- Phần cuối báo cáo

+ Phụ lục

+ Tài liệu tham khảo

Về hình thức của báo cáo (xem Phụ lục 4 - Hướng dẫn xây dựng báo

cáo kết quả nghiên cứu đề tài)

19

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

2.3.2. Qui định về viết tắt trong đề tài

Không lạm dụng việc viết tắt trong đề tài. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ

hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề tài. Không viết tắt những cụm

từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong đề tài.

Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức... thì chỉ

được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn.

Nếu đề tài có nhiều chữ viết tắt thì phải có Bảng danh mục các chữ viết tắt

(xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu của đề tài.

Trường hợp dẫn chiếu văn bản pháp luật cần ghi đầy đủ số ký hiệu văn

bản và tên văn bản, ví dụ: Nghị định số …./năm/NĐ-CP ngày … tháng …

năm ….. của Chính phủ về ……

Trường hợp văn bản đó được sử dụng nhiều lần trong đề tài thì từ lần

thứ 2 trở đi có thể viết tắt như sau:

- Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật còn lại được sắp xếp

theo thứ tự: "số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản-

tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản", ví dụ: Nghị định số: /năm/NĐ-CP.

- Trường hợp các văn bản luật, pháp lệnh thì có thể viết tắt tên luật,

pháp lệnh và năm ban hành, Ví dụ: Luật ……… năm ……..

- Không viết tắt ở tên đề tài, tên chương, tên mục và trong phần mục

lục, phần mở đầu và kết luận.

2.3.3. Quy định cách trích dẫn và chú dẫn tài liệu tham khảo

Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa khoa học mà không phải của riêng tác

giả và mọi tham khảo khác phải được chú dẫn ở cuối trang và được liệt kê

trong Danh mục Tài liệu tham khảo của đề tài. Nếu sử dụng tài liệu của người

khác mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì đề tài không được duyệt

nghiệm thu.

Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết. Việc

trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có

20

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

giá trị và giúp người đọc theo được mạch suy nghĩ của tác giả, không làm trở

ngại việc đọc.

Nếu không có điều kiện tiếp cận được tài liệu gốc mà phải trích dẫn

thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài

liệu gốc đó không được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo.

Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì

có thể sử dụng dấu ngoặc kép “....” để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu

cần trích dẫn dài hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì phải tách phần này

thành một đoạn riêng. Trong trường hợp này mở đầu và kết thúc đoạn trích

này không phải sử dụng dấu ngoặc kép. Phần hướng dẫn cụ thể (xem Phụ lục 5)

2.4. Quy định về thực hiện những vấn đề nghiên cứu khác học khác

2.4.1. Việc góp ý kiến Đề án, Dự án, Luật, Pháp lệnh... của Nhà nước

hoặc trong ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện khi có công văn yêu cầu

của Lãnh đạo VKSND tối cao gửi cho trường và quyết định giao thực hiện

của Hiệu trưởng. Ví dụ:

- Công văn số 417/VKSTC-VP ngày 20/02/2013 của Văn phòng Viện

kiểm sát nhân dân tối cao về việc tổ chức nghiên cứu, góp ý Dự thảo sửa đổi

Hiến pháp;

- Quyết định số 08/QĐ-QLKH ngày 26/02/2013 của Hiệu trưởng Phân

hiệu Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP. Hồ Chí Minh v/v

tổ chức góp ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992;

- Kế hoạch số 66/KH-VKSTC-V8 ngày 17/6/2013 của Viện trưởng

Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tổ chức lấy ý kiến ngành Kiểm sát nhân

dân về Dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi);

- Quyết định số: …/QĐ-QLKH ngày 21/6/2013 của Hiệu trưởng Phân

hiệu Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP. Hồ Chí Minh v/v

tổ chức góp ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức VKSND (sửa đổi)…

21

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

Việc góp ý kiến này được xem là một trong những hoạt động NCKH

của Phân hiệu, được phòng QLKH và TTTL ghi nhận vào sổ theo dõi hoạt

động NCKH trong năm và liệt kê trong báo cáo tổng kết công tác NCKH của

năm đó. Về tổ chức góp ý kiến thực hiện theo sự chủ trì của Ban chỉ đạo được

thành lập bởi Hiệu trưởng. Bản tổng hợp ý kiến đóng góp phải có kết luận và

chữ ký của Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được ủy quyền trước khi gửi

cho VKSND tối cao.

2.4.2. Xây dựng Quy chế, Quy định các hoạt động của Phân hiệu được

thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu công tác quản lý của trường.

Xây dựng chương trình khung, biên soạn đề cương, tập bài giảng các

chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát được thực hiện theo yêu

cầu công tác của ngành.

Các hoạt động này có quy trình thực hiện tương tự như một đề tài khoa

học, tuy nhiên không do đơn vị chủ trì hoặc chủ nhiệm đề tài lựa chọn, đăng

ký mà do Ban xây dựng hoặc Ban chỉ đạo được thành lập theo Quyết định

giao thực hiện của Hiệu trưởng. Ví dụ:

- Phòng Quản trị thực hiện việc biên soạn Quy chế chi tiêu nội bộ của

Phân hiệu;

- Khoa kiểm sát hình sự do Trưởng khoa chủ trì thực hiện việc biên

soạn Tập bài giảng chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về thực

hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án

giết người và cố ý gây thương tích…

Kết quả thực hiện các hoạt động NCKH theo yêu cầu của VKSND tối

cao phải thông qua cuộc họp đánh giá, nghiệm thu của Hội đồng thẩm định

VKSND tối cao.

2.4.3. Biên soạn các bộ hồ sơ thực hành; Bộ đề thi, đề thi vấn đáp…

được thực hiện nhằm phục vụ trong quá trình giảng dạy, học tập tại Phân

hiệu. Hoạt động này được giao cho các Khoa bộ môn thực hiện.

22

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

2.5. Quy định về quản lý nghiên cứu khoa học

2.5.1. Hiệu trưởng thống nhất quản lý công tác NCKH của nhà trường.

2.5.2. Phòng QLKH và TTTL có trách nhiệm tham mưu, giúp Hội đồng

khoa học nhà trường trong việc xây dựng hướng dẫn, chương trình NCKH

hàng năm; quản lý công tác NCKH; quản lý tất cả các kết quả công trình

nghiên cứu; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các

cuộc hội thảo khoa học. Cụ thể:

2.5.2.1. Đề xuất việc họp Hội đồng khoa học để thẩm định đề tài,

chuyên đề khoa học hoặc các vấn đề NCKH khác; họp thông qua đề cương

chi tiết của đề tài, chuyên đề khoa học; đề xuất danh sách Hội đồng nghiệm

thu đề tài, chuyên đề khoa học trình Hiệu trưởng Quyết định.

2.5.2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác triển khai nghiên cứu đề

tài, chuyên đề khoa học và các vấn đề NCKH khác của các đơn vị, cá nhân.

2.5.2.3. Phối hợp với chủ nhiệm đề tài, chuyên đề khoa học đề xuất

việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu đề tài, chuyên đề khoa học

vào thực tiễn hoạt động của Trường.

2.5.2.4. Xây dựng báo cáo tổng kết công tác NCKH của Trường.

2.5.2.5. Đề nghị khen thưởng, kỷ luật trong lĩnh vực NCKH.

2.5.3. Trưởng các đơn vị thuộc Phân hiệu có trách nhiệm quản lý các

hoạt động triển khai NCKH; quản lý các đề tài, chuyên đề khoa học của đơn

vị và cán bộ đơn vị mình đã được Hiệu trưởng phê duyệt.

2.5.3.1. Hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động nghiên cứu đề tài, chuyên

đề khoa học của đơn vị và cán bộ của đơn vị;

2.5.3.2. Chỉ đạo việc làm và gửi báo cáo hoạt động NCKH của đơn vị

cho phòng QLKH và TTTL theo quy định;

2.5.3.3. Đăng ký, tổ chức cho cán bộ thuộc đơn vị đăng ký đề tài khoa

học hàng năm gửi về phòng QLKH và TTTL;

23

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

2.5.3.4. Đề xuất với phòng QLKH và TTTL trình Hiệu trưởng quyết

định khen thưởng và kỷ luật trong lĩnh vực triển khai nghiên cứu các đề tài,

chuyên đề khoa học đối với cá nhân và tập thể đơn vị.

2.6. Quy định về kinh phí thực hiện đề tài, chuyên đề khoa học

Mức kinh phí chi cho các hoạt động NCKH và thủ tục quyết toán được

thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Phân hiệu và theo quy định của

pháp luật. Theo đó:

- Định mức chi cho quản lý, triển khai các đề tài, chuyên đề khoa học

được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư Số: 44 /2007/TTLT-BTC-

BKHCN, ngày 7/5/2007 của Bộ tài chính và Bộ Khoa học công nghệ và

hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Định mức chi cho các vấn đề NCKH khác được thực hiện theo Quyết

định giao thực hiện của Hiệu trưởng Phân hiệu.

2.7. Quy định về khen thƣởng, kỷ luật

2.7.1. Các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện

các hoạt động NCKH sẽ được xét khen thưởng theo chế độ hiện hành.

Cuối mỗi năm công tác, các đơn vị đề xuất danh hiệu thi đua đề nghị

khen thưởng cho cá nhân và tập thể có sự tham gia tích cực trong các hoạt

động NCKH hoặc quản lý NCKH của trường.

2.7.2. Về kỷ luật:

2.6.2.1. Căn cứ vào kết quả triển khai đề tài, nếu xét thấy chủ nhiệm đề

tài không đủ khả năng hoàn thành đề tài, theo đề nghị của Trưởng phòng

QLKH và TTTL, Hiệu trưởng ra quyết định đình chỉ trước thời hạn nhiệm vụ

nghiên cứu đã giao.

2.6.2.2. Các đơn vị và cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ khoa học

được giao mà không có lý do chính đáng thì phải hoàn trả lại số kinh phí đã

được cấp, sẽ không được giao đề tài, chuyên đề nghiên cứu trong năm tiếp

theo và chịu hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật.

24

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

2.8. Hệ thống các biểu mẫu sử dụng trong quá trình thực hiện đề

tài

HỆ THỐNG BIỂU MẪU BAN HÀNH KÈM THEO QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC CỦA PHÂN HIỆU TRƢỜNG ĐT, BD NVKS TẠI TPHCM

----------------------------

STT Tên biểu mẫu Ký hiệu

1 Phiếu đăng ký thực hiện đề tài Mẫu 1

2 Thuyết minh đề tài Mẫu 2

3 Quyết định giao thực hiện đề tài Mẫu 3

4 Hợp đồng Mẫu 4

5 Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng Mẫu 5

6 Báo cáo tiến độ Mẫu 6

7 Đề nghị nghiệm thu Mẫu 7

8 Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu Mẫu 8

9 Phiếu nhận xét của thành viên Hội đồng nghiệm thu Mẫu 9

10 Phiếu đánh giá xếp loại của thành viên Hội đồng

nghiệm thu

Mẫu 10

11 Biên bản kiểm phiếu Mẫu 11

12 Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu đề tài Mẫu 12

13 Quyết định công nhận nghiệm thu Mẫu 13

(xem Phụ lục 1 – các biểu mẫu)

25

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

CHƢƠNG 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Mục đích, yêu cầu quan trọng đặt ra đối với việc nghiên cứu, đổi mới tổ

chức và hoạt động của Phân hiệu nói chung, đổi mới công tác NCKH của

Phân hiệu nói riêng là đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại

trước đây và một số hoạt động vẫn còn nhiều vướng mắc, lúng túng hiện nay

trong lĩnh vực này, bảo đảm cho công tác quản lý NCKH của nhà trường hoàn

thành chức năng, nhiệm vụ được giao.

Xác định rõ vai trò của hoạt động NCKH trong việc đảm bảo chương

trình kế hoạch công tác của nhà trường; qua đánh giá thực trạng NCKH của

nhà trường thời gian qua và qua kết quả nghiên cứu các quy định của Nhà

nước, của một số các cơ sở đào tạo khác và của Trường Đào tạo, bồi dưỡng

nghiệp vụ kiểm sát tại Hà Nội trước đây, trên cơ sở đó đề ra những quy định

phù hợp với thực tiễn công tác của Phân hiệu, tác giả mạnh dạn đề xuất một

số giải pháp về tổ chức thực hiện như sau:

- Ban giám hiệu cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên đối

với công tác NCKH của Phân hiệu; Ưu tiên dành mức kinh phí thích đáng đầu

tư cho hoạt động này; Hàng năm, có định hướng cụ thể, rõ ràng về chương

trình NCKH của Phân hiệu nhằm làm cơ sở cho các cá nhân, đơn vị đăng ký,

thực hiện kịp thời và đúng mục tiêu;

- Quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức nắm được mục đích, yêu

cầu và nội dung của Quy định để thực hiện công tác NCKH một cách bài bản,

tạo nên không khí NCKH nghiêm túc, thiết thực;

- Nâng cao trách nhiệm của các thành viên Hội đồng khoa học, quản lý

chặt chẽ đầu vào, đầu ra của các đề tài, chuyên đề khoa học nhằm đảm bảo

26

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu; tránh tình trạng xuê xoa, dễ

dãi, kết quả nghiên cứu không được đưa vào sử dụng cho giảng dạy, học tập;

- Phòng QLKH và TTTL là đơn vị tham mưu cho Hiệu trưởng trong

việc quản lý công tác NCKH cần làm hết trách nhiệm để bảo đảm trình tự, thủ

tục đăng ký, triển khai thực hiện đề tài theo đúng quy định;

- Đề cao trách nhiệm của người nghiên cứu, của chủ nhiệm đề tài trong

quá trình nghiên cứu. Những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai

thực hiện đề tài phải có báo cáo cụ thể và được xem xét giải quyết kịp thời;

- Có chính sách khen thưởng thích đáng, phù hợp với những đề tài đạt

kết quả nghiên cứu xuất sắc nhằm khuyến khích, động viên cán bộ, giảng viên

tích cực tham gia;

- Chú trọng khâu ứng dụng kết quả NCKH vào thực tiễn, đảm bảo các

kết quả nghiên cứu được thông tin, triển khai rộng rãi. Đối với những đề tài

đã được nghiệm thu, nhiệm vụ của Phòng QLKH và TTTL là phải đăng ký,

quản lý và phổ biến thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau mà trước hết là

thư viện của Phân hiệu phải quảng bá để học viên và cán bộ tham khảo.

27

--------------------------------------------

Người thực hiện: ThS. Lữ Phan Mỹ Linh - Phòng Quản lý khoa học và thông tin tư liệu

KẾT LUẬN

Đề tài này chỉ là mong muốn của tác giả trong việc nghiên cứu, tìm

hiểu những nội dung cơ bản nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng Quy định về

công tác nghiên cứu khoa học của Phân hiệu.

Trên cơ sở tham khảo các quy định của Nhà nước; của một số các cơ sở

đào tạo khác và của Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Hà Nội

trước đây, đề tài có mục tiêu đưa ra những định hướng cơ bản cho công tác

nghiên cứu khoa học của Phân hiệu trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu

thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Phân hiệu được Viện kiểm sát nhân dân

tối cao giao.

Nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra những yêu cầu cơ

bản về trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành nghiên cứu một đề tài khoa học,

bảo đảm tính thống nhất về quy trình và phù hợp với các quy định của pháp

luật hiện hành.

Theo tính chất hoạt động đặc thù của Phân hiệu, Ban giám hiệu sẽ lựa

chọn để có những quy định phù hợp nhằm thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa

học của Phân hiệu, tạo ra một không khí sôi nổi, tích cực của giảng viên và

cán bộ công chức trong việc tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học,

đưa hoạt động NCKH của Phân hiệu sớm đi vào nề nếp.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện về thời gian thực hiện,

khả năng nghiên cứu cũng như tài liệu nghiên cứu còn hạn chế nên chắc chắn

còn khiếm khuyết, một số vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng.

Rất mong được sự thông cảm góp ý kiến của thành viên Hội đồng

nghiệm thu để tác giả chỉnh sửa hoàn thiện hơn./.