27
CHUYÊN ĐỀ 1: PHM VI ÔN TP TNTHPT MÔN NGVĂN 12. Gv: Nguyn ThHạnh Trường THPT Yên Dũng số 2 CHUYÊN ĐỀ 1: PHM VI ÔN TP TNTHPT QUY TRÌNH BIÊN SON CÂU HI/BÀI TP KIẾM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC + Bước 1: La chn chđề: Đọc hiểu văn bản, Làm văn, Tiếng Việt căn cứ vào chun kiến thức, kĩ năng của môn hc. Mi chđề ln có thchia thành nhng chđề nhđể xây dng câu hi/ bài tp. + Bước 2: Xác định mc tiêu kim tra, yêu cu ca kiến thc, nội dung đạt được trong bài làm ca hc sinh: Chun kiến thc- knăng theo yêu cầu ca môn học. Chú ý kĩ năng cần hướng đến nhng năng lực có thhình thành và phát trin sau mi bài tp. + Bước 3: Lp bng mô tmức độ đánh giá theo định hướng năng lực. Bng mô tmc độ đánh giá theo năng lực được sp xếp theo các mc: nhn biết - thông hiu - vn dng - vn dụng cao. Khi xác định các biu hin ca tng mức độ, đến mức độ vn dng cao chính là hc sinh đã có được những năng lực cn thiết theo chđề. Các bc nhn thc Động tmô tBiết: Snhli, tái hin kiến thc, tài liệu được hc tập trước đó như các sự kin, thut nghay các nguyên lí, quy trình. - (Hãy) định nghĩa, mô tả, nhn biết, đánh dấu, lit kê, gi tên, phát biu, chọn ra, … Hiu: Khnăng hiểu biết vskin, nguyên lý, gii thích tài liu hc tp, nhưng không nhất thiết phi liên hcác tư liệu - (Hãy) biến đổi, ng h, phân biệt, ước tính, gii thích, mrng, khái quát, cho ví d, dđoán, tóm tt. Vn dng thp: Khnăng vận dng các tài liệu đó vào tình huống mi cthhoặc để gii quyết các bài tp. - (Hãy) xác định, khám phám tính toán, sửa đổi, dđoán, chun b, to ra, thiết lp liên h, chng minh, gii quyết. - (Hãy) vsơ đồ, phân bit, minh ha, suy lun, tách bit, chia nhra… Vn dng cao: Khnăng đặt các thành phn với nhau để to thành mt tng thhay hình mu mi, hoc gii các bài toán bằng tư duy sáng to. Khnăng phê phán, thẩm định giá trca tư liệu theo mt mục đích nhất định. - (Hãy) phân loi, thp li, biên tp li, thiết kế, lí gii, tchc, lp kế hoch, sp xếp li, cu trúc li, tóm tt, sa li, viết li, kli. - (Hãy) đánh giá, so sánh, đưa ra kết lun tha thun, phê bình, mô t, suy xét, phân bit, gii thích, đưa ra nhận định. + Bước 4: Xác định hình thc công cđánh giá (các dạng câu hi/bài tp): Công cđánh giá bao gm các câu hi/bài tập định tính, định lượng, nhm cung cp các bng chng cthliên quan đến chuyên đề và ni dung hc tập tương ứng vi các mức độ trên. Chú ý các bài tp thc hành gn vi các tình hung trong cuc sng, tạo cơ hội để học sinh được tri nghim theo bài hc.

1: PH M VI ÔN T P TNTHPT MÔN NG CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT

QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIẾM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

+ Bước 1: Lựa chọn chủ đề: Đọc hiểu văn bản, Làm văn, Tiếng Việt căn cứ vào chuẩn

kiến thức, kĩ năng của môn học. Mỗi chủ đề lớn có thể chia thành những chủ đề nhỏ để xây

dựng câu hỏi/ bài tập.

+ Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra, yêu cầu của kiến thức, nội dung đạt được trong

bài làm của học sinh: Chuẩn kiến thức- kỹ năng theo yêu cầu của môn học. Chú ý kĩ năng cần

hướng đến những năng lực có thể hình thành và phát triển sau mỗi bài tập.

+ Bước 3: Lập bảng mô tả mức độ đánh giá theo định hướng năng lực. Bảng mô tả mức

độ đánh giá theo năng lực được sắp xếp theo các mức: nhận biết - thông hiểu - vận dụng - vận

dụng cao. Khi xác định các biểu hiện của từng mức độ, đến mức độ vận dụng cao chính là học

sinh đã có được những năng lực cần thiết theo chủ đề.

Các bậc nhận thức Động từ mô tả

Biết: Sự nhớ lại, tái hiện kiến thức, tài

liệu được học tập trước đó như các sự

kiện, thuật ngữ hay các nguyên lí, quy

trình.

- (Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu,

liệt kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, …

Hiểu: Khả năng hiểu biết về sự kiện,

nguyên lý, giải thích tài liệu học tập,

nhưng không nhất thiết phải liên hệ các

tư liệu

- (Hãy) biến đổi, ủng hộ, phân biệt, ước tính, giải

thích, mở rộng, khái quát, cho ví dụ, dự đoán,

tóm tắt.

Vận dụng thấp: Khả năng vận dụng các

tài liệu đó vào tình huống mới cụ thể

hoặc để giải quyết các bài tập.

- (Hãy) xác định, khám phám tính toán, sửa đổi,

dự đoán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập liên hệ, chứng

minh, giải quyết.

- (Hãy) vẽ sơ đồ, phân biệt, minh họa, suy luận,

tách biệt, chia nhỏ ra…

Vận dụng cao:

Khả năng đặt các thành phần với nhau để

tạo thành một tổng thể hay hình mẫu

mới, hoặc giải các bài toán bằng tư duy

sáng tạo.

Khả năng phê phán, thẩm định giá trị của

tư liệu theo một mục đích nhất định.

- (Hãy) phân loại, tổ hợp lại, biên tập lại, thiết

kế, lí giải, tổ chức, lập kế hoạch, sắp xếp lại, cấu

trúc lại, tóm tắt, sửa lại, viết lại, kể lại.

- (Hãy) đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận thỏa

thuận, phê bình, mô tả, suy xét, phân biệt, giải

thích, đưa ra nhận định.

+ Bước 4: Xác định hình thức công cụ đánh giá (các dạng câu hỏi/bài tập): Công cụ đánh

giá bao gồm các câu hỏi/bài tập định tính, định lượng, nhằm cung cấp các bằng chứng cụ thể

liên quan đến chuyên đề và nội dung học tập tương ứng với các mức độ trên. Chú ý các bài tập

thực hành gắn với các tình huống trong cuộc sống, tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm theo

bài học.

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

VD : BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ

(Truyện ngắn Việt Nam 1945 đến 1975 theo định hướngphát triển phẩm chất, năng lực)

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ thấp Cấp độ cao

- Nêu thông tin về tác

giả, tác phẩm, hoàn

cảnh sáng tác, thể loại

- Lý giải được mối

quan hệ, ảnh hưởng

của hoàn cảnh sáng

tác với việc xây

dựng cốt truyện và

thể hiện nội dung, tư

tưởng của tác phẩm

- Hiểu, lý giải ý

nghĩa nhan đề

- Vận dụng hiểu biết

về tác giả, tác phẩm

để viết đoạn văn

giới thiệu về tác giả,

tác phẩm

- So sánh các phương

diện nội dung nghệ

thuật giữa các tác

phẩm cùng đề tài,

hoặc thể loại, phong

cách tác giả.

- Nhận diện được

ngôi kể, trình tự kể

- Phân tích giọng kể,

ngôi kể đối với việc

thể hiện nội dung tư

tưởng của tác phẩm.

- Khái quát được

đặc điểm phong

cách của tác giả từ

tác phẩm

- Trình bày những

kiến giải riêng, phát

hiện sáng tạo về văn

bản.

- Nắm được cốt

truyện, nhận ra đề tài,

cảm hứng chủ đạo

- Lý giải sự phát

triển của cốt truyện,

sự kiện, mối quan hệ

giữa các sự kiện

- Khái quát các đặc

điểm của thể loại từ

tác phẩm

- Biết tự đọc và khám

phá các giá trị của

một văn bản mới cùng

thể loại

- Liệt kê/chỉ ra/gọi tên

hệ thống nhân vật

(xác định nhân vật

trung tâm, nhân vật

chính, phụ)

- Giải thích, phân

tích đặc điểm, ngoại

hình, tính cách, số

phận nhân vật.

- Đánh giá khái quát

về nhân vật

- Trình bày cảm

nhận về tác phẩm

- Vận dụng tri thức

đọc – hiểu văn bản để

tạo lập văn bản theo

yêu cầu.

- Đưa ra những ý kiến

quan điểm riêng về

tác phẩm, vận dụng

vào tình huống, bối

cảnh thực để nâng cao

giá trị sống cho bản

thân

- Phát hiện, nêu tình

huống truyện

- Hiểu, phân tích

được ý nghĩa của

tình huống truyện

Thuyết minh về tác

phẩm

- Chuyển thể văn bản

(vẽ tranh, đóng

kịch...)

- Nghiên cứu khoa

học, dự án.

- Chỉ ra/kể tên/ liệt kê

được các chi tiết nghệ

thuật đặc sắc của mỗi

- Lý giải được ý

nghĩa và tác dụng

của các từ ngữ, hình

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

tác phẩm/đoạn trích

và các đặc điểm nghệ

thuật của thể loại

truyện.

ảnh, chi tiết nghệ

thuật, câu văn, các

biện pháp tu từ...

CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG

- Trắc nghiệm khách quan

- Câu tự luận trả lời ngắn (lý giải, nhận xét,

phát hiện, đánh giá...)

- Bài nghị luận (trình bày suy nghĩ, cảm

nhận, kiến giải riêng của cá nhân...)

- Phiếu quan sát làm việc nhóm, tao đổi, thảo

luận về các giá trị của tác phẩm

BÀI TẬP THỰC HÀNH

- Trình bày miệng, thuyết trình

- So sánh tác phẩm, nhân vật theo chủ đề

- Đọc diễn cảm, kể chuyện sáng tạo, trao đổi

thảo luận

- Nghiên cứu khoa học...

A. KIẾN THỨC LÍ THUYẾT:

I/ Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu .

1. Phạm vi:

1.1. Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):

- Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)

- Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương

trình).

1.2. Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước

mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên

nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể dùng

tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị

luận và văn bản báo chí).

2/ Yêu cầu cơ bản của phần đọc – hiểu.

2.1. Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt.

Phương thức biểu đạt Nhận diện qua mục đích giao tiếp

1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc

2 Miêu tả Tái hiện trạng thái, sự vật, con người

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

4 Nghị luận Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận…

5 Thuyết minh Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp…

6 Hành chính – công vụ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn,

trách nhiệm giữa người với người

3. Yêu cầu nhận diện và nêu tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) các hình thức, phương tiện

ngôn ngữ.

- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu)

- Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói

tránh, thậm xưng,…

- Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…

Biện pháp tu từ Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)

So sánh Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến

trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

Ẩn dụ Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi

những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

Nhân hóa Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có

hồn hơn.

Hoán dụ Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị,

sâu sắc

Điệp từ/ngữ/cấu trúc Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cẳm

Nói giảm Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân

trọng

Thậm xưng (phóng đại) Tô đậm ấn tượng về…

Câu hỏi tu từ Bộc lộ cảm xúc

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Đảo ngữ Nhấn mạnh, gây ấn tượng về

Đối Tạo sự cân đối

Im lặng (…) Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc

Liệt kê Diễn tả cụ thể, toàn điện

Ví dụ 1: Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu hiệu quả nghệ

thuật của biện pháp tu từ đó:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;” (Vội vàng – Xuân Diệu)

(Trả lời: - Biện pháp tu từ được sử dụng là phép trùng điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu

trúc): Của…này đây…/ Này đây… của … Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ là nhấn mạnh vẻ

đẹp tươi non, phơi phới, rạo rực, tình tứ của mùa xuân qua tâm hồn khát sống, khát yêu, khát

khao giao cảm mãnh liệt của nhân vật trữ tình).

4. Yêu cầu nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng.

4.1. Câu theo mục đích nói: Câu tường thuật (câu kể);Câu cảm thán (câu cảm); Câu nghi vấn

( câu hỏi); Câu khẳng định; Câu phủ định.

4.2. Câu theo cấu trúc ngữ pháp: Câu đơn ; Câu ghép/ Câu phức; Câu đặc biệt.

5. Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản/ Đặt nhan đề cho văn bản.

Ví dụ 1: “Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn

ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở

cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò… -

món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà

quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…”

(Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)

? Đọc kĩ và xác định nội dung chính của đoạn trích trên? Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn. (Trả

lời: Đoạn văn miêu tả mâm cỗ Tết thịnh soạn do bàn tay tài hoa, chu đáo của cô Lí làm ra để

thết đãi cả gia đình. Có thể đặt nhan đề là “Mâm cỗ Tết”.

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

6. Yêu cầu nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng.

6.1. Lỗi diễn đạt ( chính tả, dùng từ, ngữ pháp)

6.2. Lỗi lập luận ( lỗi lô gic…)

7. Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản .

- Cảm nhận về nội dung phản ánh

- Cảm nhận về cảm xúc của tác giả

Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa...của Nguyễn Duy và trả lời câu

hỏi sau:

“(…) Mẹ ta không có yếm đào

nón mê thay nón quai thao đội đầu

rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa”

?Ở khổ thơ này, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Cảm xúc của nhà thơ dành cho mẹ là

gì?

(Trả lời: - Hình ảnh của người mẹ nghèo bình dị, lam lũ, quê mùa, tần tảo, tất tả, bươn chải

giữa chốn trần gian được gợi qua trang phục, qua lam lũ nhọc nhằn lao động với bao lo toan vất

vả.

- Cảm xúc của nhà thơ là nỗi buồn lặng thấm thía về gia cảnh nghèo nàn của mẹ là tình yêu

thương, trân trọng và niềm tự hào về mẹ).

8. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản.

- Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn bản

- Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn

Ví dụ 1 : Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:

“Trong làn nắng ửng khói mơ tan.

Đôi mái nhà gianh lấm tấm vàng.

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”

( Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Bức tranh mùa xuân được tác giả vẽ lên bằng những hình ảnh nào?

( Trả lời: Bức tranh mùa xuân được tác giả vẽ lên bằng những hình ảnh: nắng ửng, khói mơ

tan, đôi mái nhà gianh, tà áo biếc, giàn thiên lí.

9. Yêu cầu nhận diện các hình thức nghị luận (hoặc cách thức trình bày của đoạn văn/ Kết

cấu đoạn văn).

- Diễn dịch ;- Qui nạp ;- Tổng – Phân – Hợp….

10. Nhận diện các thao tác lập luận

Các thao tác lập luận

- Giải thích: Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp

người khác hiểu đúng ý của mình.

- Phân tích: Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố

nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng. Sau đó tích hợp

lại trong kết luận chung

- Chứng minh: Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí

lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.

- Bình luận: Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở;

tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành

động đúng

- Bác bỏ: Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và

bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

- So sánh: So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc

là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị

của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối

chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

11. Yêu cầu nhận diện thể thơ.

- Các thể thơ VN có thể chia làm 3 nhóm chính:

+ Các thể thơ dân tộc gồm: Lục bát, song thất lục bát, Hát nói.

+ Các thể thơ đường luật gồm: Ngũ ngôn, Thất ngôn ( Tứ tuyệt, bát cú).

+ Các thể thơ hiện đại: 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, tự do, văn xuôi.

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

12. Yêu cầu nhận diện thông điệp của văn bản.

II/ Phạm vi và yêu cầu của phần làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

1. Nghị luận xã hội.

- Mục đích: Kiểm tra kĩ năng viết NLXH của học sinh.

- Hình thức: Viết 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) .

- Nội dung: Yêu cầu của câu viết NLXH thường được lấy từ văn bản đọc hiểu: Có thể là 1 câu

phát biểu/ một quan niệm/ hoặc từ văn bản đọc hiểu yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ của bản

thân về bài học, thông điệp mà người viết muốn trao đổi với người đọc.

2. Nghị luận văn học:

- Mục đích : Kiểm tra kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn chương của học sinh.

- Hình thức: Viết bài NLVH .

- Nội dung: Phân tích, cảm nhận bài thơ/ đoạn thơ/ Phân tích hình tượng nhân vật trong văn

xuôi/ Phân tích tình huống truyện/ giá trị hiện thực, nhân đạo …..

B. MỘT SỐ ĐỀ THI TNTHPT

Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2018

1. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Hãy thức dậy, đất đai!

cho áo em tôi không còn vá vai

cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng

ngô, khoai, sắn...

xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm

rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung

sướng hơn

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non

châu báu vô biên dưới thềm lục địa

rừng đại ngàn bạc vàng là thế

phù sa muôn đời như sữa mẹ

sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể

còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?

lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

***

Lúc này ta làm thơ cho nhau

đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt

ta ca hát quá nhiều về tiềm lực

tiềm lực còn ngủ yên..

(Trích "Đánh thức tiềm lực", Ánh trăng - Cát trắng - Mẹ và em,Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà

văn, 2015, tr. 289-290)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của

đất nước?

Câu 3: Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.

Câu 4: Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: “ta ca hát quá nhiều về tiềm

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

lực/tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?

II LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình

bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện

nay?

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình

hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó anh/chị hãy liên hệ sự đối lập

giữa thành cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để

nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU(3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Biết nói gì trước biển em ơi

Trước cái xa xanh thanh khiết không lời

Cái hào hiệp ngang tàng của gió

Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ

Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời

Cái giản đơn sâu sắc như đời

Chân trời kia biển mãi gọi người đi

Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng

Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm

Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm

căng

Bay trên biển như bồ câu trên đất

Biển dư sức và người không biết mệt

Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa

Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi

(Trước biển – Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Văn học, 1985, tr.391)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Anh/ Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng

Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm

Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:

Cái hào hiệp ngang tàng của gió

Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ

Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời

Cái giản đơn sâu sắc như đời

Câu 4. Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho

anh/chị suy nghĩ gì?

II. LÀM VĂN(7.0 điểm)

Câu 1(2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về

sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương

là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn

xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa

những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã

sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã

hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già

nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản

năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc

đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê

nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ

bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu

phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở

cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.

(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục

Việt Nam, 2018, tr.198)

Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách

nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:

Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta

biết tầm quan trọng của việc "sống hết mình ở thời khắc này”. Chẳng hạn tại vùng Tsunoda

thuộc Bắc cực, giữa mùa hè ngắn ngủi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa,

kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ chúng

chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình

cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình cho hiện tại, không ảo tưởng, không phân

tâm.

Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng

mỗi khi có những giọt nước mưa hiểm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nảy mầm và

nở hoa. Và trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu

đựng trong cát, trong cái nóng như thiêu như đốt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi

giống của chúng sẽ lại trỗi dậy... Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống

nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian sống được hạn định.

Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Vậy thì loài

người chúng ta lại càng phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây

muông thú..

(Trích Cách sống: từ bình thường trở nên phi thường, Inamori Kazuô,

NXB Lao động 2020, tr. 103-104)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong đoạn trích.

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Câu 2. Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế

nào giữa mùa hè ngắn ngủi?

Câu 3. Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc

Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự

sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai”? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)

trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong

đoạn trích sau:

Em ơi em Họ đã sống và chết

Hãy nhìn rất xa Giản dị và bình tâm

Vào bốn nghìn năm Đất Nước Không ai nhớ mặt đặt tên

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Cần cù làm lụng Họ chuyển lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cái

Khi có giặc người con trai ra trận Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Người con gái trở về nuôi cái cùng con Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến đi dân

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hải trải

Nhiều người đã trở thành anh hùng Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Nhưng em biết không Có nội thà thì vùng lên đánh bại.

Có biết bao người con gái, con trai Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lửa tuổi Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao

thần thoại

(Trích Đất Nước - trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm,

Ngữ văn 12, Tp một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 121)

------------------------ HẾT -------------------

ĐỀ THI TNTHPT NĂM 20121

I. Đọc hiểu (3,0 điểm): Đọc đoạn trích:

Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên, mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ,

nước hòa vào với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối

nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời.

Sông hình thành lực đẩy và cuốn trôi dần các lớp đất và nền khi dòng chảy từ từ mở rộng và sâu

thêm, giống như một đứa trẻ với đôi mắt sáng ngời vươn mình lớn dậy. Dòng sông trở nên đủ

mạnh mẽ để xuyên qua núi hay thậm chỉ tạo thành một hẻm núi.[...]

Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều chuyện nhiều hơn. Một ông lão băng

qua cây cầu, một cô gái trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm

chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên hai bên bờ và

người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng.

Dòng sông, giờ đã ở tuổi xế chiều, lại càng trở nên dịu dàng khi nó tiến dần ra phía biển. Rồi

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

cũng đến lúc nó ra tới biển và dòng chảy của nước cuối cùng cũng đi tới hồi kết.

Tất cả những trầm tích được nước mang theo lúc đó lắng lại ở cửa sông. Kết quả là một vùng

châu thổ được hình thành. Sông Hằng, sông Mississippi và sông Amazon đều đã hình thành

những châu thổ tựa như thành một vùng đất rộng lơn, tạo nên một đường bờ biển mới và rộng

rãi. Những vùng châu thổ màu mỡ này hình thành nên những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên

thế giới - món quà cuối cùng mà nước dành tặng cho loài người, trước khi nó hiến mình cho đại

dương vào lúc cuối đời.

(Trích Bí mật của nước, Masaru Emoto, NXB Lao động, 2019, tr.90-93

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Theo đoạn trích, sự ra đời của một dòng sông diễn ra như thế nào?

Câu 2: Trong đoạn trích, món quà cuối cùng nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào

biển cá là gì?

Câu 3: Những câu văn sau giúp anh/chị hiểu gì về dòng chảy của nước và cuộc sống của con

người?

“Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm

sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công

viên hai bên bờ và người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng”.

Câu 4: Qua hành trình từ sông ra biển của nước trong đoạn trích, anh/chị rút ra những bài học gì

về lẽ sống?

II. làm văn:

Câu 1. ( 2, 0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy

nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết sống cống hiến.

Câu 2 ( 5,0 điểm).

Trong bài thơ Song, nhà thơ Xuân Quỳnh viết:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh,em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.155)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân

Quỳnh.

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

C. BÀI TẬP LUYỆN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VÀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

... Chúng ta hồn nhiên khi tham gia mạng xã hội và ném vào đại dương dữ liệu lớn mọi

thông tin cá nhân. Ai cũng có thể tìm theo dấu tích số của chúng ta trên Internet. Nó không chỉ

là những thứ thông tin được viết ra, hay bức ảnh được chủ động đăng tải: với nhu cầu gây dựng

dữ liệu, các nhà cung cấp theo dõi nhất cử nhất động của bạn, từ vị trí, các thói quen đọc,

những từ khóa bạn tìm kiếm, những người bạn hay tương tác... mọi cú nhấp chuột dù là vô thức

đều được ghi lại và trở thành hàng hóa.

... Liệu những nút report (báo cáo) nội dung bị xâm hại cá nhân của các nhà cung cấp là

đủ? Liệu khung pháp lý đã đủ để trấn an người dùng về an toàn mạng? Trước khi mọi thứ được

kiểm soát thì có thể hậu quả đã xảy ra như một nữ sinh ở Nghệ An mới tự tử vì bạn trai đưa clip

hôn nhau lên mạng. Diễn viên, nhà văn Steven Wright từng nói: “Internet giống như miền Tây

hoang dã vậy. Chẳng có luật lệ”

Vấn đề hôm nay không phải là giá cổ phiếu của Facebook sụt bao nhiêu hay Mark

Zuckerberg mất mấy tỷ USD, mà là sự cẩn trọng của chính bạn khi tham gia môi trường mạng

đang ra sao. Thế hệ tôi, 8x đời đầu, may thay vẫn có được một tuổi thơ không Internet. Tôi đang

nghĩ về những thế hệ lớn lên trong thời đại số. Làm sao để con tôi, cháu tôi được giáo dục

Internet đầy đủ, biết ý thức khai thác mặt tốt của Internet và biết tự bảo vệ mình?...

(Đời tư là hàng hóa - Phạm Hải Chung - vnexpress.net 22/03/2018).

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên?

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nhận xét: “Internet giống như miền Tây hoang dã vậy.

Chẳng có luật lệ”?

Câu 3. Tại sao tác giả lại cho rằng “Mọi cú nhấp chuột dù là vô thức đều được ghi lại và trở

thành hàng hóa”.

Câu 4. Hãy nêu một số biện pháp thiết thực theo quan điểm cá nhân của anh/chị để trả lời câu

hỏi: “Làm sao để con tôi, cháu tôi được giáo dục Internet đầy đủ, biết ý thức khai thác mặt tốt

của Internet và biết tự bảo vệ mình?”.

ĐỀ 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ

Vô tư quá để bây giờ xao xuyến

Bèo lục bình mênh mang màu mực tím

Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông...

Ta lớn lên bối rối một sắc hồng

Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi

Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội

Ta nhận ra mình đang lớn khôn...

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng

Rút những cọng rơm vàng về kết tổ

Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ

Biết kéo về cả một sắc trời xanh

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành

“Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ

Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ

Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...

(Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Tìm những hình ảnh đẹp đẽ của năm tháng tuổi trẻ được tác giả nhắc đến trong đoạn

trích?

Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép điệp trong hai khổ thơ cuối của đoạn trích.

Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả trong những câu thơ sau hay không? Vì sao?

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành

“Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ

Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ

Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...

ĐỀ 3: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Người Thái phát minh ra chiếc bát làm từ lá cây, thay thế cho hộp đựng thức ăn bằng xốp độc

hại

Với những chiếc bát đĩa từ lá cây này, những tác giả người Thái Lan mong chúng sẽ giữ

gìn môi trường sống tốt hơn.

Xuất phát từ quan ngại về sự gia tăng trong việc sử dụng những đồ đựng thức ăn làm từ

xốp styrofoam gây ô nhiễm môi trường, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Naresuan đã sáng

tạo và phát triển một loại bát từ lá cây. Những chiếc bát này có khả năng tự phân huỷ và

không thấm nước.

Các giáo sư trong khoa công nghệ của trường đã dành hơn 1 năm để phát triển thành

công quy trình sản xuất này, tạo ra những chiếc bát chắc chắn, hữu dụng từ lá cây để thay

thế những đồ đựng thức ăn bằng xốp.

Qua nhiều thử nghiệm và cả những sai sót, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lá của

3 loại cây bastard teak , teak và banyan là những vật liệu tốt nhất để sản xuất bát đĩa đựng

thức ăn.

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Những chiếc bát này có thể đựng được nước nóng mà không bị rò rỉ và chúng có khả

năng phân huỷ trong tự nhiên sau khi sử dụng xong.

Trưởng khoa Sirintip Tantanee cho biết những chiếc bát này đang trong quá trình chờ

cấp bằng sáng chế, tuy nhiên khoa công nghệ sẽ phối hợp với hội đồng thành phố để quảng

bá việc sử dụng chúng tại các lễ hội ẩm thực thường niên được tổ chức trong suốt dịp lễ

Songkran và năm mới.

Samorn Hiranpraditsakul- giáo sư khoa kỹ thuật công nghiệp cũng đã chia sẻ cảm hứng

để sáng tạo nên những chiếc bát thân thiện với môi trường. Đó là sau khi cô tới thăm một

ngôi đền ở phía Bắc Thái Lan, tại đây cô đã chứng kiến cảnh tượng những bát đĩa xốp với

nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được xếp thành những chồng khổng lồ.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng tinh bột để tạo thêm độ bóng cho những chiếc bát đĩa từ lá

cây này. Sản phẩm sẽ được giới thiệu đến công chúng trong dịp lễ Songkran vào tháng 4

năm nay với rất nhiều kiểu dáng khác nhau.

(Phong Linh, www.cafebiz.vn, 12/04/2016)

Câu 1. Lá của những loại cây nào được dùng làm vật liệu để sản xuất bát đĩa đựng thức ăn?

Câu 2. Cảm hứng để Samorn Hiranpraditsakul sáng tạo nên những chiếc bát được từ lá

cây bắt nguồn từ đâu?

Câu 3. Việc sản xuất ra những chiếc bát từ lá cây thay thế cho hộp đựng thức ăn bằng

xốp có ý nghĩa gì đối với môi trường và với người sử dụng?

Câu 4. Từ văn bản, trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của việc lạm dụng túi nilon

hoặc các hộp xốp để đựng thức ăn.

ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại kiểu người vô cảm trước nỗi đau của

đồng loại, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng, chỉ quan tâm đến những cảm giác và cảm xúc

của cá nhân… Tuy nhiên, những điều chưa tốt đó đã bị khai thác quá nhiều, khoét quá sâu nên

nhiều người dễ nghĩ đó là sự phổ quát. Hơn nữa, người ta thường có xu hướng nhìn thấy những

cái xấu nhiều hơn cái tốt, vì thế mọi sự liên quan đến hành vi xấu dễ bị đánh giá chủ quan.

(2) Trong khi đó, những điều giản đơn như gặp người lớn phải chào thưa, gặp người thân lễ

phép, gặp người ơn phải trân quý, kính trọng… được cụ thể hóa thành những điều bình dị rất

đời thường, ngay trong chính mỗi gia đình. Lớn lên trong lời ru của mẹ, trưởng thành từ chiếc

nôi gia đình với những câu ca dao, tục ngữ; những bài học làm người khó quên… Tất cả là

hành lang quan trọng để người ta làm người tử tế.

[…]

(3) Tuy nhiên, sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu của để dành cũng không phải là món

quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân. Sự tử tế có

được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước; dựa trên quá trình rèn giũa,

điều chỉnh và hoàn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành vi tốt – ngay cả với nút

like hay những dòng bình luận trên mạng xã hội.

(Dẫn theo https://nld.com.vn/ban-doc/de-dieu-tu-te-tro-nen-binh-thuong-su-tu-te-khong-phai-

la-mon-qua-20171009222913227.htm)

Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, không thể phủ nhận điều gì trong xã hội hiện nay?

Câu 3. Chỉ ra 01 phép tu từ trong đoạn văn (2) và nêu tác dụng của phép tu từ đó?

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến : “Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái

đúng dẫu là bắt chước” ? Vì sao?

ĐỀ 5: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Mỗi người trên thế giới này đều có một cuộc đời riêng và duy nhất, với những ngoại hình

và hoàn cảnh khác nhau không bao giờ trùng lặp. Hãy gọi mỗi cuộc đời như vậy là một bộ phim

- những bộ phim cuộc đời con người. Ai cũng có bộ phim cuộc đời của riêng mình, bất kể đó là

kẻ hành khất hay một vị vua.

(2) Trong bộ phim cuộc đời ấy, chúng ta vừa là người viết kịch bản, vừa là đạo diễn kiêm

diễn viên và thậm chí kiêm khán giả nữa. Nhưng có một sự thật đáng tiếc, thay vì làm đạo diễn

điều khiển cuộc đời mình, dường như chúng ta lại thích thú hơn với việc làm khán giả cho bộ

phim của người khác, từ người thân quen, người trong các mối quan hệ xã giao hay thậm chí là

người hoàn toàn xa lạ. Việc tình nguyện làm khán giả cho người khác là một thói quen nguy

hiểm. Nó không chỉ làm bạn hao phí nhiều thời gian, sinh lực mà còn khiến bạn quen với thế bị

động, bị động theo dõi người khác và rồi bị động luôn với chính cuộc đời mình. Mỗi ngày, nhờ

internet bạn biết được bao nhiêu chuyện “hay hay” trên thế giới, từ cô nàng minh tinh màn bạc

Hollywood lộ hàng khi dạo phố cho đến anh nhà quê tung clip âm nhạc mới, từ hotgirl khoe

đường cong cho tới anh chàng trẻ tuổi công khai làm lành với vợ... Thừa nhận đi, một ngày bạn

đọc bao nhiêu tin tức kiểu này, theo dõi bao nhiêu người xa lạ kiểu này? Tình nguyện làm khán

giả vô hình cho những thứ vô bổ, những người xa lạ ở tận đâu đâu như vậy, bạn sẽ mãi đóng vai

quần chúng trong cuộc đời người khác. Cứ như vậy, cuộc đời bạn ai sẽ đóng thay đây hay nói

đúng hơn, cuộc đời bạn ai sẽ sống thay?

(Trích Sống như ngày mai sẽ chết, Phi Tuyết, Nxb Thế giới, tr.10-11)

Câu 1: Một thói quen nguy hiểm được nhắc đến trong văn bản là gì?

Câu 2: Nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn (1).

Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: Việc tình nguyện làm khán giả cho người khác là một

thói quen nguy hiểm?

Câu 4: Theo anh/chị, vì sao nhiều bạn trẻ ngày nay có xu hướng hứng thú với vai trò khán giả

trong bộ phim cuộc đời của người khác hơn là làm đạo diễn của bộ phim cuộc đời mình?

ĐỀ 6: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó không hiện ra

cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm những công việc quen thuộc. Với

những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và

công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy. Còn với những người tiên

phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới với tinh thần cầu tiến

và chấp nhận thử thách, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vô số công việc để làm.

Đó là cách thức mà tôi đã và sẽ tiếp tục sống – đi tìm những công việc mới và dồn tất cả những

gì tôi có cho chúng.

Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong. Đi tiên phong mới là cách sống

thực sự. Thế giới đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi là “Cái làng địa cầu” nhưng vẫn còn rất

nhiều nơi để khám phá. Hành tinh chúng ta có rất nhiều người đang làm rất nhiều việc vẫn

chưa ai từng làm. Hãy nghĩ đến cả thế giới và có những dự định to lớn, và đừng sợ thất bại.

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Con đường của những người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở

đường cho tương lai của chính mình. Đó là tất cả những gì gọi là một cuộc sống thực sự”.

(Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo Chung – Nguyên

Giám đốc Tập đoàn Deawoo, NXB Văn hóa thông tin, tr.159,160)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Trong đoạn trích: “Với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới

và thử làm những cái mới, thế giới trong mắt họ là gì?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Với những người

này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ

cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy”.

Câu 4: Lời khuyên: “Con đường của người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn

phải tự mở đường cho tương lai của chính mình” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?

ĐỀ 7:Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ

vì học sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng

họ sẽ chiến thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở

nước ngoài. Họ ngại tham gia khóa học cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với

những sự chế giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ

hội đã được ngụy trang.

“Có chắc không?” là câu hỏi khiến chúng ta cảm thấy bất ổn khi muốn thoát ra khỏi

vùng an toàn. “Chắc hẳn mà” là câu trả lời mà chúng ta muốn nghe. Chúng ta muốn chắc chắn

sẽ nhận được học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không bị hổ vồ khi đi thám

hiểm Safari, chúng ta muốn chắc chắn rằng người mà chúng ta chọn là vợ hay chồng sẽ ở với

chúng ta mãi mãi. Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ rủi ro nhất định? Sự rủi ro đó

đến với từng người trong chúng ta bất kỳ lúc nào. Rủi ro có thể đến với bạn ngay trong khi bạn

chấp nhận làm bất cứ điều gì. Để chắc chắn rằng rủi ro không đến với mình, việc duy nhất bạn

có thể làm là không làm gì cả, nằm trên giường và... mơ về những thứ mà bạn không dám làm

trong thế giới thật. Nhưng bạn có dám chắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không giật mình và ngã

xuống đất? Nếu rủi ro ập đến với bạn cả khi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn lại không dám ra

ngoài và dám biến những ước mơ của bạn trở thành hiện thực?

(Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Hồ Thu Hương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả, vì sao rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an

toàn của mình?

Câu 3: Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là vùng an toàn? Với những người đang ở trong

vùng an toàn, theo anh/chị cách nào có thể giúp họ bước ra khỏi vùng an toàn đó? Nêu ít nhất

02 cách.

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu

chính là những cơ hội đã được ngụy trang? Vì sao? (Viết đoạn văn khoảng 15 dòng).

ĐỀ 8: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn không cần phải thắng bằng mọi giá

Một trong những câu hỏi quan trọng bạn có thể tự hỏi là: “Tôi muốn mình luôn luôn

đúng hay tôi muốn được hạnh phúc”. Trong nhiều trường hợp, hai điều này thường không đi

cùng nhau

Việc tỏ ra mình là người luôn đúng - nghĩa là người khác sai - sẽ đẩy chúng ta vào thế

sẵn sàng tranh cãi với bất kỳ ai không cùng quan điểm. Và nếu tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ

khiến đầu óc chúng ta tốn rất nhiều năng lượng cũng như làm chúng ta xao nhãng với cuộc

sống xung quanh. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn dành rất nhiều thời gian và công sức để chứng

minh (hay bảo vệ) quan điểm của mình và cho rằng người khác đã sai. Vô tình hay hữu ý, nhiều

người tin rằng việc đưa ra ý kiến riêng “đúng đắn” sẽ giúp người khác điều chỉnh họ và học hỏi

thêm nhiều điều. Thực ra, điều này hoàn toàn sai.

Bạn hãy nhớ lại xem, đã bao giờ bạn bị ai đó “sửa lưng” và bạn nói với họ: “Cảm ơn

bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai!”. Hoặc đã bao giờ có ai đó nói cảm ơn khi bạn phản đối họ

hay chứng tỏ bạn đúng họ sai. Sự thật là đa phần chúng ta đều không thích bị người khác vạch

ra sai lầm của mình.

(Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ, Richard Carlson, NXB Tổng hợp Thành phố HCM, trang 35)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, việc tỏ ra mình là người luôn đúng có tác hại gì?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/ chị hiểu thế nào về quan điểm “Bạn không cần phải thắng bằng

mọi giá”

Câu 4. Lời khuyên: “Bạn không cần phải thắng bằng mọi giá” trong đoạn trích có ý nghĩa gì

với anh/ chị?

ĐỀ 9: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :

Thế giới đó đây thật phong phú. Trong những câu chuyện tưởng chừng vô thưởng vô phạt,

thậm chí lẩm cẩm, đôi khi ta tìm được ý nghĩa nhân văn sâu sắc và giá trị tích cực trong cuộc

sống con người.

Chương trình Thế giới đó đây trên TV cách đây ít lâu có giới thiệu một cụ già nông thôn

mang chứng bệnh không ngủ được. Thay vì than thở và căng thẳng thì ông vui vẻ dùng thời gian

ngủ để khâu cúc áo thành những tấm hoa văn rất đẹp, thành những bộ quần áo rất lạ. Ông trở

thành "vua cúc áo". Ông còn "khảm" cúc áo lên cả cây đàn ghita. Khi ông đàn hát trông rất "cá

tính" và lạc quan yêu đời như một thanh niên 18.

Cũng trong chương trình TV này giới thiệu một người bị liệt phải ngồi xe lăn. Ông này rất

mê Tổng thống Lincoln. Ông sưu tầm tiền xu có hình Tổng thống Lincoln rồi đem dán lên xe

hơi. Vì phải đứng lên thường xuyên để dán tiền đồng lên xe mà cuối cùng ông đã tự đứng được

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

một mình rồi... đi lại được. Từ đó ông và chiếc xe của ông trở thành biểu tượng của chiến thắng

bệnh tật.

Còn câu chuyện tiếp sau đây lại do Dale Carnegie kể. Chuyện về một người tên là Ben

Fortson ở thành phố Atlanta. Ông này vốn là công nhân bị tai nạn nghề nghiệp mất cả hai chân

năm 24 tuổi. 14 năm sau đó là quãng thời gian ông ngồi "nghiền nát" hơn 1000 cuốn sách. Ông

trở nên mê văn học, âm nhạc và chuyên tâm nghiên cứu chính trị, kinh tế xã hội. Cuối cùng ông

đã trở thành thống đốc bang Georgie (Hoa Kỳ) vào những năm giữa của thế kỷ 20. Khi được

phỏng vấn rằng ông có coi tai nạn năm 24 tuổi là một "đại nạn" của đời mình không, ông Ben

trả lời ngay là không, hơn thế nữa, còn là điều may bởi vì nhờ đó mà ông được ngồi đọc sách,

được trưởng thành nhờ trí tuệ của nhân loại và đã thành công.

Con người ai cũng có được và mất. Ca sĩ Hồng Nhung thường nhắc lời bà nội: Trời chẳng

cho không ai cái gì bao giờ. Trời cho cái này lại lấy đi cái khác. Vậy thì việc gì phải mặc cảm

khi ta gặp điều "không may", việc gì phải thở than cho cảnh ngộ thêm bi thảm hơn. Biết sử dụng

những lợi thế của mình để thành công - đó là việc bình thường mà ai cũng làm được. Nhưng

biết dùng ngay cả những bất lợi của mình để thành công thì đó mới thực sự là người thông minh

và tin yêu cuộc sống này.

(Trích “Hoa mọc trên sỏi đá” – Đoàn Công Lê Huy)

Câu 1: Xác định PCNN và phương thức biểu đạt của văn bản? (0.5 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích? (0.5 điểm)

Câu 3: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích? Tác dụng của việc sử

dụng thao tác lập luận ấy? (1.0 điểm)

Câu 4: Anh (chị) có đồng ý với quan điểm của tác giả: biết dùng ngay cả những bất lợi của

mình để thành công thì đó mới thực sự là người thông minh và tin yêu cuộc sống này? Trình

bày ý kiến của mình trong khoảng 5 – 7 dòng (1.0 điểm)

Câu 5 (2.0 điểm): Anh (chị) nhận được thông điệp gì từ văn bản? Viết 1 đoạn văn khoảng 200

chữ bày tỏ suy nghĩ và hành động của anh (chị) trước “được” và “mất” trong cuộc sống?

ĐỀ 10: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu :

Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một

cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn…..

Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do

người khác tạo ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khổ

thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc

hành trình không thể trì hoãn….

Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có

kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn

rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường

phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.

(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên.

Câu 2: Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Cuộc đời không chỉ là con

đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác tạo ra, gặp phải sự

tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát

điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.

Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Câu 5: (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về chủ đề: Cuộc sống

không bao giờ hết những thử thách.

ĐỀ 11: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Cuộc đời không phải lúc nào cũng là những ngày xuân ấm áp. Bóng tối có thể sẽ bao

phủ trước lúc bình minh mang ánh sáng hạnh phúc đến tâm hồn ta. Cuộc đời sẽ có những đớn

đau tuyệt vọng, và ta cần biết đón nhận chúng.

Nỗi tuyệt vọng trong quá trình hồi sinh có thể là biểu hiện của sự từ bỏ lối sống tiêu cực

để học cách sống tích cực hơn. Chúng ta vốn không phải là những con người hoàn hảo mà chỉ

đang trên đường học làm người hoàn hảo. Vì vậy, ta cần có những trải nghiệm để thực sự giao

hòa với cuộc sống này. Nếu tìm cách phủ nhận cảm giác đau đớn tuyệt vọng nơi tâm hồn, ta sẽ

vô tình ngăn mình chạm đến những niềm vui ngọt ngào nhất.

Có thể bạn không nhận ra, nhưng sau nỗi tuyệt vọng luôn có niềm hạnh phúc. Cuộc sống

luôn ẩn chứa sự sắp đặt tuyệt diệu trong những sự việc dường như là khó khăn nhất. Vì thế, hãy

tin tưởng rằng luôn có ánh sáng ở cuối đường hầm, luôn có bài học quý cùng những phép màu

lặng lẽ sau những khó khăn, luôn có sự tự do sau những tháng ngày tâm hồn bị bó buộc và luôn

có sự bình yên sau những nhiễu động. Tất cả những trải nghiệm mà chúng ta va vấp trong cuộc

sống đều mang lại những ý nghĩa nhất định nào đó. Và hãy nhớ rằng ngay cả khi tầm mắt của

ta không thể thấu tỏ thì vũ trụ này vẫn sinh sôi.”

(Trích Quên hôm qua sống cho ngày mai – Tian Dayton)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Theo tác giả, vì sao “ta cần có những trải nghiệm để thực sự giao hòa với cuộc sống

này”?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Cuộc đời không phải lúc nào cũng là những ngày

xuân ấm áp”?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “luôn có ánh sáng ở cuối đường hầm, luôn có bài

học quý cùng những phép màu lặng lẽ sau những khó khăn”? Vì sao?

Câu 5. (2,0 điểm):Từ nội dung đoạn trích , anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình

bày suy nghĩ về cách vượt qua nỗi tuyệt vọng trong cuộc sống?

ĐỀ 12: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với

người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm

chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử

giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi

văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên

nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình...

(2) Ở các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị

chung. Đó là sống có lý tưởng, trung với nước, hiếu với cha mẹ, tình thương đối với đồng bào,

trung thực với bạn bè, giữ chữ tín trong mọi quan hệ. Trong văn hóa phương Đông, Khổng tử

khuyên mọi người tu tâm dưỡng tín với sáu chữ: nhất nhật tam tĩnh ngô thân. Đối với người

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Nhật, nhân cách văn hóa được công thức hóa: thiện, ích, đẹp. Nước ta coi trọng mục tiêu giá

trị: chân, thiện, mỹ. Ở châu Âu, người ta nói tính cách, khi bàn giá trị nhân cách tiêu biểu dân

tộc. Tính cách Nga được thể hiện ở lòng đôn hậu, tình thủy chung, nghĩa cử quốc tế cao cả.

Khẩu hiệu tri thức là sức mạnh được nhiều nước tư bản châu Âu viện dẫn và ảnh hưởng tới

hành động đã mấy trăm năm. Bí quyết hàng đầu của người Do Thái là sự trọng học, đề cao vai

trò của trí tuệ, tôn sùng học vấn và tài năng. Để con gái lấy được học giả, hoặc lấy được con

người là học giả làm vợ thì không tiếc tài sản. Tuy nhiên, họ cũng coi tri thức mà thiếu thực tiễn

chẳng khác nào chú lừa chỉ biết thồ trên lưng sách vở.

Câu 1. Nêu nội dung chính của từng đoạn trong văn bản trên.

Câu 2. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng ở đoạn (1) và (2)

Câu 3. Hãy nên ít nhất 2 tiêu chí giao tiếp thể hiện văn hóa ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.

Trả lời trong khoảng 3-5 câu.

Câu 4. Điều gì khiến anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích.

ĐỀ 13: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi :

“Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những

điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn

cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì

hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải

trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi

kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gây

ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.

(…) Tuổi teen có tính ghen tỵ rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghía và so bì với người khác để thấy

cha mẹ thật tệ, không hiểu mình, cha mẹ chiều em/chị/anh mình hơn… Nhiều bạn thấy như bị bỏ

rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính

xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như

thế, cách học tập, lao động như thế…, thì hệ quả/hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một

chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn.

(…) Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi

thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh

rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn. Chơi

ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh”

(Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, TS. Vũ Thu Hương, báo điện tử

News.Zing.Giaoduc, 7/10/2015)

Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2: Tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời của mình thế nào?

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là

bản lĩnh.

Câu 4: Anh/chị rút ra được những thông điệp gì qua đoạn trích trên?

ĐỀ 14: Đọc bài trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cỏ hoa cần gặp

... Nhưng anh vẫn cần nói cùng em về hoa cỏ

Về những vòm me không ai có thể đốn mất của mình

Về những chiếc chuồng bồ câu màu hồng trên mái ngói

Về tím đỏ ráng chiều,

Về vạt nắng bình minh...

Dẫu hoa đã từ lâu không có mặt trên những bàn ăn đạm bạc.

Dẫu bóng mát vòm me chưa che tròn lưng

những đứa trẻ con lượm rác ven đường.

Dẫu đã xuất hiện quá nhiều kẻ vác súng săn

tìm bầy chim thành phố.

Và có người lạnh nhạt nhìn nhau nhân danh áo cơm

Thì những kẻ mơ mộng còn rất cần đấy chứ

Anh sợ vật giá leo thang nhưng cũng lo vầng trăng

không mọc nữa đêm rằm

Hay sợ trăng đã mọc rồi mà đầu anh vẫn cúi

Bởi trái tim mình đã thành đá tảng rêu phong

Nên anh vẫn muốn nói cùng em về hoa cỏ

Ta xanh xao - nhưng hãy rất con người

Ta phẫn nộ - nhưng chớ thành trái độc

Ai vấp ngã ven đường, không một giọt lệ rơi

Không một giọt lệ rơi vì mắt nhìn ráo hoảnh

Vì mắt đã lạnh tanh những dung tục đời thường

Nên anh cứ muốn nói hoài về hoa cỏ

Để còn biết giật mình khi chạm một làn hương

(Đỗ Trung Quân)

Câu 1. Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 2. Trong đoạn thơ, các hình ảnh: hoa cỏ, vòm me, chuồng bồ câu, tím đỏ ráng chiều, vệt

nắng bình minh có ý nghĩa gì?

Câu 3. Anh/chị có suy nghĩ gì về những hiện tượng cuộc sống mà nhà thơ nhắc tới trong những

câu thơ sau?

Dẫu hoa đã từ lâu không có mặt trên những bàn ăn đạm bạc.

Dẫu bóng mát vòm me chưa che tròn lưng

những đứa trẻ con lượm rác ven đường.

Dẫu đã xuất hiện quá nhiều kẻ vác súng săn

tìm bầy chim thành phố.

Và có người lạnh nhạt nhìn nhau nhân danh áo cơm

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về quan điểm của nhà thơ:

Ta xanh xao - nhưng hãy rất con người

Ta phẫn nộ - nhưng chớ thành trái độc

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Anh/chị có đồng tình với quan điểm đó không?

Câu 5 (2,0 điểm): Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Cuộc sống

cần có những phút giây lãng mạn.

ĐỀ 15: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Nếu có thể hãy để lòng thanh thản

Đem giận hờn thả theo ánh mây trôi

Đừng tiếc thương những thứ đã qua rồi

Phía trước mặt mới là đường đi tới

Nếu có thể bỏ qua bao lầm lỗi

Của những người từng hất hủi với ta

Vì đã từng nếm hương vị xót xa

Thì nỗi đau chắc là càng thấu hiểu

Nếu có thể đừng bao giờ than thở

Khi bước đường nhiều trắc trở truân chuyên

Bởi cuộc đời gió giông bão triền miên

Mãi muộn phiền thì bao giờ mới dứt

Nếu có thể hãy sống bằng sức lực

Dẫu đời mình có cơ cực ra sao

Vẫn còn hơn nhung gấm lụa sang giàu

Vì lợi danh đổi trao bằng nhân cách.

(Tùng Trần- Nếu có thể)

Câu 1. Xác định thể thơ?

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng nếu có thể mỗi người cần phải có thái độ sống như thế

nào?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích anh/chị hãy cho biết thế nào là sống bằng sức lực?

Câu 4. Lời khuyên đừng vì lợi danh mà đổi trao bằng nhân cách có ý nghĩa gì với anh/ chị?

Câu 5(2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ,anh/ chị hãy viết một đoạn văn (200 chữ) muốn thành công phải

dựa vào năng lực của chính bản thân mình?

ĐỀ 16: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

"Khi bạn tức giận, bản lĩnh thể hiện khi chúng ta biết kiềm chế cảm xúc chứ không phải

là hành động nông nổi. Bản lĩnh không kiểm soát được thì chỉ là sự liều lĩnh. Bên cạnh đó, nếu

bản lĩnh của chúng ta làm người khác phải khó chịu thì chúng ta đã thất bại. Vì bản lĩnh đó chỉ

phục vụ cá nhân ta mà không hướng đến mọi người.

Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn

cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh

đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó.

Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có

nhiều ổ gà.

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi

trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị

cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng

quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri

thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những

người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà

còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn".

(Trích Xây dựng bản tính cá nhân Nguyên Hữu Lang https://tuoitre.vn. Ngày 14/05/2012

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi nào?

Câu 3. Theo anh/chị, bản lĩnh của con người phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 4. Anh chi có đồng tình với quan điểm của tác giả "Bản lĩnh không kiểm soát được thì chỉ

là sự liều lĩnh" không? Vì sao?

Câu 5 (2.0 điểm)

Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Tuổi trẻ

cần sống bản lĩnh để đương đầu với khó khăn, thử thách.

ĐỀ 17: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Để trưởng thành, tất cả chúng ta đều phải trải qua hai cuộc đấu tranh: Một cuộc đấu tranh bên

ngoài và một cuộc đấu tranh ngay trong tâm trí mỗi người. Nhưng cuộc đấu tranh quan trọng

nhất và có ý nghĩa nhất chính là cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi người. Đó là

cuộc đấu tranh chống lại các thói quen không lành mạnh, những cơn nóng giận sắp bùng phát,

những lời gian dối chực trào, những phán xét thiếu cơ sở và cả những căn bệnh hiểm nghèo…

Những cuộc đấu tranh như thế diễn ra liên tục và thật sự rất gian khó, nhưng lại là điều kiện

giúp bạn nhận ra chính mình.

Hãy luôn cẩn trọng và can đảm. Hãy tiếp thu ý kiến của những người xung quanh nhưng

đừng để họ chi phối quá nhiều tới cuộc đời bạn. Hãy giải quyết những bất đồng trong khả năng

của mình nhưng đừng quên đấu tranh đến cùng để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Đừng để bóng

đen của nỗi lo sợ bao trùm lên cuộc sống của bạn. Bạn phải hiểu rằng, dù có thất bại thảm hại

đến mấy chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được một điều gì đó bổ ích cho mình. Mặt trời luôn

ló rạng sau dông bão. Vì vậy, bạn hãy tin tưởng vào con đường mình đang đi và vững vàng

trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả. Hôm nay là kết quả của những gì thực hiện theo

kế hoạch của ngày hôm qua, và ngày mai sẽ bắt đầu từ hôm nay. Hãy sống hết mình cho hiện tại

để không phải hối tiếc vì những gì bạn đã trải qua hoặc lãng phí. Với sự hi sinh, kiên trì, quyết

tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công. Bạn chính là

người làm chủ số phận của mình. Không có gì là không thể!

(Đánh thức khát vọng – Trích Hạt giống tâm hồn – Nxb Hồng Đức)

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Câu 1. Chỉ ra cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất giúp con người trưởng thành

được nêu lên trong đoạn trích?

Câu 2. Theo anh/chị, “mặt trời” và “dông bão” được nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3. Theo anh/chị, tại sao “Bạn chính là người làm chủ số phận của mình”?

Câu 4. Anh/ chị có cho rằng “Với sự hi sinh, kiên trì, quyết tâm nỗi lực không mệt mỏi và tính

tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công” không? Vì sao?

Câu 5 (2 điểm):

Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về thái độ “sống hết

mình cho hiện tại” của bản thân?

ĐỀ 18: Đọc đoạn thơ và thực hiện cá yêu cầu:

Tôi trở lại những bờ đường mùa xuân

Cây già trắng lá

Ôi thành phố tôi yêu kỳ lạ

Cái sống như trăn trở ngày đêm

Tôi lớn lên, lo nghĩ nhiều thêm

Thành phố cũng như tôi đang lớn

Những gác xép bộn bề hy vọng

Những đầu hồi bóng nắng nhấp nhô...

Tôi trở về những ngõ quen xưa

Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự

Tôi trở lại những lối mòn quá khứ

Có tấm tình ta mắc nợ cha ông

(TríchTrở lại trái tim mình- Bằng Việt,

Thơ tuyển 1961 - 2001, NXB Văn học, 2003, tr. 12)

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra 2 từ diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: Tôi lớn lên, lo nghĩ nhiều thêm?

Câu 4. Tâm sự của tác giả trong câu thơ Có tấm tình ta mắc nợ cha ông gợi cho anh/chị

suy nghĩ gì?

Câu 5 (2,0 điểm)

Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ)trình bày suy nghĩ của bản thân về ý

nghĩa của sự trân trọng quá khứ với mỗi con người.

ĐỀ 19: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Những ai tự hàovới kết quả công việc của mình và luôn cố gắng tạo ra trải nghiệm ngày

càng ý nghĩa hơn cho người thưởng thức là những người luôn thành công trong bất cứ hoàn

cảnh nào. Ngay cả một nhân viên phục vụ ở tiệm bán thức ăn nhanh cũng có thể được xem là

thành công khi anh ta dốc hết sức mình cho công việc: vừa nhận đơn đặt hàng qua điện thoại,

vừa tươi cười với thực khách, vừa nhanh tay đóng gói thực phẩm khách mua về...

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Bất cứ việc gì cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự chú tâm, giống như những nghệ sĩ

trên sân khấu. Nếu bạn làm vì niềm vui, sự phấn khởi, vì những thử thách mà công việc ấy

mang đến cho bạn và lòng tự hào về những gì làm được, bạn sẽ không ngừng phát triển bản

thân. Nếu làm việc chỉ vì danh tiếng, tư lợi bạn sẽ dậm chân tại chỗ. Suy cho cùng, sự khen

tặng, ái mộ mọi người dành cho bạn rồi cũng tan biến đi khi cảm giác mới lạ trong họ không

còn nữa. Còn nếu bạn muốn lặp lại những việc tương tự chỉ để nhận lấy những lời khen cũ

rích thì bạn sẽ chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân tiến bước xa hơn.

(Trích 10 quy luật cuộc sống - Dan Sullivan Catherine Nomura,

NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 49 - 50)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, để thành công trong mọi hoàn cảnh con người cần có thái độ như thế

nào đối với công việc của mình?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết những yếu tố tạo nên động lực nội tại để thúc đẩy con

người tiến bước xa hơn trong công việc.

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị?

Câu 5 (2,0 điểm)

Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự

cần thiết phải có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

ĐỀ 20:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :

Trong bức ảnh bên là Glenn Cunningham - “Người đàn

ông thép của vùng Kansas”. Câu chuyện về thành công của

ông là một minh chứng tuyệt vời cho sức mạnh của ý chí và

lòng kiên trì của con người.

Năm 7 tuổi, trong một trận hỏa hoạn, Glenn bị bỏng toàn

bộ nửa thân người từ bụng xuống hai chân. Các bác sĩ tiên

đoán rằng chẳng mấy chốc cậu sẽ chết. Nhưng cậu trò nhỏ

không muốn chết. Cậu quyết định phải sống bằng mọi giá. Và, trước sự kinh ngạc của các nhân

viên y tế, cậu đã thực sự sống sót. Nhưng bác sĩ bảo rằng thịt da cậu đã bị lửa nướng chín gần

hết, rằng cái chết có lẽ là tốt hơn cho cậu vì cậu sẽ sống cuộc đời còn lại trên một đôi chân què

quặt.

Một lần nữa cậu bé dũng cảm hạ quyết tâm, rằng cậu sẽ chẳng chịu làm một đứa trẻ tật

nguyền, cậu phải đi, chạy, nhảy như các bạn của mình. Nhưng sự thật là cậu chẳng thể cử động

được gì từ thắt lưng trở xuống, toàn bộ phần dưới cơ thể cậu chỉ là một sự bất động. Sau khi ra

viện, mẹ cậu xoa bóp đôi chân nhỏ bé của cậu mỗi ngày nhưng cậu vẫn không hề có cảm giác

gì, cậu hoàn toàn không điều khiển được phần dưới cơ thể mình. Nhưng, ý chí của cậu thì mạnh

mẽ hơn bao giờ hết.

Vào một ngày nọ, mẹ đẩy xe lăn đưa cậu ra vườn để hít thở không khí, câu đã tự trườn

xuống khỏi xe, bò kéo lê đôi chân của mình về hướng hàng rào, rồi bằng một nỗ lực bất ngờ,

cậu với nắm lấy bờ rào, và đứng dậy. Cứ thế, hết ngày này sang ngày khác, cậu ra vườn và men

theo bờ rào tập đi. Chẳng mấy chốc, quanh nhà cậu là một con đường mòn nhẵn thín. Trong

lòng cậu chỉ có một mong muốn duy nhất là phải sống trên chính đôi chân của mình.

CHUYÊN ĐỀ 1: PHẠM VI ÔN TẬP TNTHPT MÔN NGỮ VĂN 12.

Gv: Nguyễn Thị Hạnh Trường THPT Yên Dũng số 2

Năm 12 tuổi, cậu đi học trở lại, cậu chạy bộ đến trường, rồi cậu chạy thi và đánh bại mọi

vận động viên khác ở cùng lứa tuổi. Cậu chạy vì niềm vui được chạy nhảy. Vào năm 25 tuổi,

Glenn phá kỷ lục thế giới cự ly chạy 1 dặm với thành tích 4’06”08 (1934).

“Tôi luôn tin rằng tôi có thể đi lại bình thường, và đó là sự thật. Giờ đây tôi sẽ chạy, và

chạy nhanh hơn bất kỳ người nào khác!”, Glenn phát biểu như thế sau khi lập kỷ lục thế giới.

Glenn Cunningham được vinh danh tại Quảng trường Madison là một trong những vận

động viên điền kinh xuất sắc nhất của Mỹ thế kỷ 20, ông được coi là chiến binh Mỹ vĩ đại nhất

mọi thời đại.

(Theo Câu chuyện của Glenn Cunningham - Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường -

http://www.misa.com.vn)

Câu 1. Chuyện gì đã xảy ra với cậu bé Glenn Cunningham? Cậu có thái độ ra sao trước chuyện

đó?

Câu 2. Glenn Cunningham đã tập luyện như thế nào? Những nỗ lực và quyết tâm đó đã mang

lại những điều gì cho cậu?

Câu 3. Câu chuyện của kỉ lục gia Glenn Cunningham dạy chúng ta bài học gì?

Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm: Không vấp ngã trong cuộc sống là điều tốt,

nhưng vấp ngã rồi mà đứng dậy tiếp bước mới có thể về đến đích ? Vì sao? (Viết 4 – 5 dòng)