101
1 CHƯƠNG TRÌNH HTRKTHUT HU GIA NHP WTO DÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LC CÁN B, CÔNG CHC LÀM CÔNG TÁC ĐỐI NGOI VÀ HI NHP QUC TTI VĂN PHÒNG CHÍNH PHĐƠN VTƯ VN: TRUNG TÂM ĐÀO TO, BI DƯỠNG CÁN BĐỐI NGOI - HC VIN NGOI GIAO Tài liu tp hun LTÂN NGOI GIAO Tài liu tham kho phc vtp hun cho cán bVăn phòng Chính ph

12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

Embed Size (px)

DESCRIPTION

none

Citation preview

Page 1: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

1

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT HẬU GIA NHẬP WTO

DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

TẠI VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐỐI NGOẠI - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Tài liệu tập huấn

LỄ TÂN NGOẠI GIAO

Tài liệu tham khảo phục vụ tập huấn

cho cán bộ Văn phòng Chính phủ

Page 2: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

2

Đơn vị tư vấn:

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Đối ngoại (Học viện Ngoại giao)

Chủ biên:

Nguyễn Mạnh Cường

Tập thể tác giả:

Nguyễn Mạnh Cường

Lê Thu Hà

Trịnh Thị Thu Huyền

Lê Thị Thu Thủy

Nguyễn Tiến Cường

Page 3: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

3

Tài liệu tập huấn

LỄ TÂN NGOẠI GIAO

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 8

CHƯƠNG 1: LỄ TÂN NHÀ NƯỚC ................................................................................ 12

1.1. Lễ tân Nhà nước và lễ tân Ngoại giao ........................................................................ 12

1.2. Khái lược về Lễ tân Nhà nước trong lịch sử .............................................................. 13

1.3. Lễ tân Nhà nước và thông lệ giao tiếp quốc tế ........................................................... 13

1.4. Những nội dung cơ bản của Lễ tân Nhà nước ............................................................ 14

1.4.1. Hình thức, kiến trúc, trang trí, bài trí của các cơ quan Nhà nước ...................... 14

1.4.2. Tổ chức các hoạt động quản lý (hội họp, lễ kỷ niệm, cấp chứng chỉ, chứng thực, phong tặng, khen thưởng v.v…) .................................................................................. 15

1.4.2.1. Khách mời và hình thức tổ chức buổi lễ ................................................... 15 1.4.2.2. Trình tự tiến hành mít tinh, lễ kỷ niệm ...................................................... 18 1.4.2.3. Nguyên tắc và trình tự tiến hành lễ trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, huân chương, huy chương, cờ thi đua của chính phủ, bằng khen của thủ tướng chính phủ ................................................................................................ 18

1.4.3. Kỹ năng giao tiếp của công chức trong giải quyết những công việc nội bộ nhà nước, cũng như trong hoạt động giao tiếp với các tổ chức và công dân ..................... 20

1.4.4. Cách thức thể hiện và sử dụng các biểu tượng quốc gia (quốc huy, quốc kỳ, quốc ca) và thể thức văn bản quản lý nhà nước ........................................................... 21

1.4.4.1 Quốc kỳ ...................................................................................................... 21 4.4.1.2 Quốc huy .................................................................................................... 25 4.4.1.3 Quốc ca ....................................................................................................... 25

Page 4: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

4

1.4.5. Thiết lập quan hệ ngoại giao và cử người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ...................................................................................................................................... 26

1.4.5.1. Công nhận quốc gia và thiết lập quan hệ ngoại giao ................................. 26 1.4.5.2. Các hình thức công nhận các quốc gia ...................................................... 26 1.4.5.3. Thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao và trao đổi người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao .................................................................................................. 28

1.4.6. Đặc quyền miễn trừ ngoại giao .......................................................................... 32

CHƯƠNG 2: NGÔI THỨ, THƯ TÍN VÀ NGHI LỄ NGOẠI GIAO ............................. 37

2.1. Ngôi thứ và chỗ ngồi .................................................................................................. 37

2.1.1. Ngôi thứ ngoại giao ............................................................................................ 37

2.1.2. Chỗ ngồi ............................................................................................................. 38

2.1.3. Ngôi thứ xã giao ................................................................................................. 43

2.2. Thư tín ........................................................................................................................ 44

2.2.1. Dành cho chính phủ - Government: ................................................................... 44 2.2.1.1. Đối với các nhà ngoại giao – Diplomats ................................................... 44 2.2.1.2. Đối với ngành tư pháp – Judiciaries .......................................................... 44 2.2.1.3. Đối với ngành lập pháp ............................................................................. 44 2.2.1.4. Với các học giả .......................................................................................... 45

2.2.2. Cách xưng hô trong tiếng Anh giao tiếp ............................................................ 45 2.2.2.1. Kính ngữ kèm theo họ ............................................................................... 45 2.2.2.2. Sử dụng tên riêng ....................................................................................... 46

2.3. Nghi lễ ngoại giao....................................................................................................... 46

2.3.1. Kỷ niệm những ngày lễ lớn ................................................................................ 46 2.3.1.1. Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 02 tháng 9) ................................................................................................................................ 47 2.3.1.2. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 Âm lịch). ...................................... 48 2.3.1.3. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03 tháng 02) ................. 48 2.3.1.4. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19 tháng 5) ................................ 49

Page 5: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

5

2.3.1.5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4)......................................................... 50 2.3.1.6. Tết Nguyên đán. ........................................................................................ 51

2.3.2. Đón tiếp các đoàn khách Cấp cao nước ngoài thăm chính thức ........................ 51 2.3.2.1. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia. ................................................................. 51 2.3.2.2. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia hoặc Người đứng đầu Chính phủ đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam mang danh nghĩa Đoàn đại biểu Đảng - Nhà nước hoặc Đoàn đại biểu Đảng - Chính phủ. .................................................................................................. 53 2.3.2.3. Đón tiếp người đứng đầu Chính phủ. ........................................................ 53 2.3.2.4. Đón tiếp Chủ tịch Quốc hội. ...................................................................... 55 2.3.2.5. Đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia........................................................... 56 2.3.2.6. Đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao .............................................................................................................. 58 2.3.2.7. Đón tiếp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội hoặc cấp tương đương. ..................................................................................................................... 58

2.3.3. Ðón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc ............................ 59

2.3.4. Ðón tiếp các đoàn cấp cao nước ngoài thăm cá nhân, quá cảnh ........................ 59 2.3.4.1. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội ................................................................................................................. 59 2.3.4.2. Đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia........................................................... 60 2.3.4.3. Đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao .............................................................................................................. 60

2.3.5. Ðón tiếp một số Ðoàn khác ................................................................................ 61

2.3.6. Một số quy định khác về đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài ............ 62 2.3.6.1. Lễ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm. .......................................................................................... 62 2.3.6.2. Người tháp tùng và vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khác .................. 62 2.3.6.3. Treo cờ và trang trí .................................................................................... 63 2.3.6.4. Xe hộ tống, xe dẫn đường ......................................................................... 64 2.3.6.5. Đài thọ ....................................................................................................... 64 2.3.6.6. Tặng phẩm ................................................................................................. 64 2.3.6.7. Đón, tiễn đoàn cấp cao nước ngoài đến và về bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy .............................................................................................................. 64 2.3.6.8. Đón tiếp các đoàn cấp cao nước ngoài thăm địa phương .......................... 64

Page 6: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

6

2.3.7. Tiễn và đón các Đoàn Cấp cao nước ta đi nước ngoài ...................................... 65

2.3.8. Một số nghi lễ đối với Đoàn Ngoại giao và các Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội ... 65 2.3.8.1. Đại sứ trình Quốc thư ................................................................................ 65 2.3.8.2. Đại sứ chào xã giao và chào từ biệt ........................................................... 66 2.3.8.3. Tiếp các Trưởng Cơ quan đại diện của Tổ chức Quốc tế.......................... 66 2.3.8.4. Dự chiêu đãi Quốc khánh của các nước tại Hà Nội .................................. 66 2.3.8.5. Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự khai mạc kỳ họp Quốc hội................................................................................. 66

CHƯƠNG 3: LỄ TÂN NGOẠI GIAO THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÔNG LỆ LỄ TÂN 68

3.1. Trang phục trong lễ tân ngoại giao ............................................................................. 68

3.1.1. Tầm quan trọng của trang phục ......................................................................... 68 3.1.1.1. Vai trò làm đẹp và bảo vệ cơ thể ............................................................... 68 3.1.1.2. Thể hiện văn hóa, thẩm mỹ hoặc một thông điệp cá nhân ........................ 68 3.1.1.3. Góp phần đem lại hiệu quả giao tiếp ......................................................... 69

3.1.2. Phân loại trang phục ........................................................................................... 70 3.1.2.1. Bộ thường phục ......................................................................................... 70 3.1.2.2. Bộ trang phục vét đen ngắn ....................................................................... 70 3.1.2.3. Bộ trang phục smoking hay “càvạt đen” ................................................... 70 3.1.2.4. Lễ phục ...................................................................................................... 70 3.1.2.5. Một số thuật ngữ ........................................................................................ 71

3.1.3. Các quy tắc khi lựa chọn trang phục .................................................................. 72 3.1.3.1. Formal "Black Tie" or "White Tie" – Trang phục trang trọng “cà vạt trắng” hoặc “cà vạt đen” ......................................................................................... 72 3.1.3.2. Semi-Formal/Informal – Bán trang trọng/Không trang trọng ................... 75 3.1.3.3. Casual – Trang phục thường nhật ............................................................. 76 3.1.3.4. Phối hợp trang phục và phụ kiện ............................................................... 78

3.2. Các nguyên tắc giao tiếp ứng xử trong lễ tân ngoại giao ........................................... 80

3.2.1. Cách chào ........................................................................................................... 80 3.2.1.1. Định nghĩa ................................................................................................. 80 3.2.1.2. Cách chào .................................................................................................. 80 3.2.1.3. Tư thế chào ................................................................................................ 81

Page 7: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

7

3.2.2. Cách bắt tay ........................................................................................................ 81 3.2.1.1. Mục đích .................................................................................................... 81 3.2.1.2. Cách bắt tay ............................................................................................... 81

3.2.3. Cách ôm hôn, bắt tay ......................................................................................... 82

3.2.4. Cách giới thiệu và tự giới thiệu .......................................................................... 83

3.2.5. Cách nói chuyện, xưng hô.................................................................................. 84 3.2.5.1. Cách nói chuyện ........................................................................................ 84 3.2.5.2. Xưng hô trong hoạt động đối ngoại ........................................................... 85

3.2.6. Cách sử dụng danh thiếp .................................................................................... 87 3.2.6.1. Kiểu danh thiếp.......................................................................................... 87 3.2.6.2. Thái độ khi trao danh thiếp ........................................................................ 88 3.2.6.3. Thời điểm trao danh thiếp ......................................................................... 88 3.2.6.4. Cách đưa danh thiếp .................................................................................. 88 3.2.6.5. Tiếp nhận danh thiếp ................................................................................. 89 3.2.6.6. Các vấn đề cần chú ý khác ........................................................................ 89

3.3. Nghệ thuật ăn uống trong lễ tân Ngoại giao ............................................................... 91

3.3.1. Tầm quan trọng của nghệ thuật ăn uống ............................................................ 91

3.3.2. Tiệc đứng trong ngoại giao ................................................................................ 93 3.3.2.1. Hình thức/Phân loại ................................................................................... 93 3.3.2.2. Đặc điểm .................................................................................................... 93 3.3.2.3. Đón/tiễn khách trong tiệc đứng ................................................................. 95

3.3.3. Tiệc ngồi ............................................................................................................ 96 3.3.3.1. Cách ngồi ................................................................................................... 96 3.3.3.2. Cách sử dụng khăn ăn................................................................................ 96 3.3.3.3. Cách sử dụng dụng cụ ăn........................................................................... 96 3.3.3.4. Cách ăn ...................................................................................................... 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 100

Page 8: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

8

PHẦN MỞ ĐẦU

Thực hiện chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” nêu ra tại Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ XI, với địa vị pháp lý là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất,

chịu trách nhiệm thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn

hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước, Chính phủ đã triển khai một

loạt các hoạt động triển khai chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” của

Đảng, trong đó có việc trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10

tháng 4 năm 2013 về Hội nhập quốc tế.

Để thực hiện tốt chức năng tham mưu tổng hợp giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức

các hoạt động chung, đặc biệt là triển khai Nghị quyết của Bộ chính trị về Hội nhập quốc

tế, Văn phòng Chính phủ cần củng cố và nâng cao kiến thức, kỹ năng công tác đối ngoại

cho đội ngũ công chức, cũng như hệ thống hóa các tài liệu liên quan phục vụ tham mưu

và điều hành hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Việc xây dựng đề cương, tài liệu tham khảo phục vụ Tập huấn về lễ tân ngoại giao

là hoạt động thuộc nhóm nội dung số 1 của dự án “Tăng cường năng lực công chức làm

công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tại văn phòng chính phủ” nhằm đào tạo, bồi

dưỡng và từng bước chuẩn hoá đội ngũ công chức làm công tác hội nhập quốc tế. Việc

xây dựng tài liệu tham khảo phục vụ tập huấn về lễ tân ngoại giao là cần thiết vì:

Thứ nhất, lễ tân đóng vai trò quan trọng trong công tác ngoại giao nói chung. Việc

triển khai các hoạt động ngoại giao đều phải đảm bảo tuân thủ những quy tắc lễ tân đã trở

thành chuẩn mực của cộng đồng quốc tế. Các quốc gia trên thế giới đều rất chú trọng vấn

đề này. Chính vì vậy, mỗi quốc gia đều có những tài liệu chuyên ngành phục vụ cho việc

giảng dạy và hướng dẫn thực hiện công tác lễ tân trong các hoạt động ngoại giao sao cho

phù hợp với thông lệ quốc tế và nền văn hoá của quốc gia mình. Việc xây dựng bộ tài

liệu tham khảo phục vụ tập huấn về lễ tân ngoại giao là phù hợp với xu thế chung đó.

Thứ hai, tại Việt Nam, lễ tân cũng nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu từ

nhiều tầng nấc chủ thể, đặc biệt là các công chức đảm nhiệm công tác đối ngoại. Tuy

nhiên, thực tiễn cho thấy, lễ tân ngoại giao bao gồm nhiều quy tắc phức tạp cần được hệ

thống đầy đủ và cập nhật, học hỏithường xuyên để ứng dụng lâu dài trong công việc.

Việc xây dựng bộ tài liệu tham khảo phục vụ tập huấn về lễ tân ngoại giao sẽ giải quyết

được thực trạng này.

Page 9: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

9

Thứ ba, bộ tài liệu tham khảo phục vụ tập huấn về lễ tân Nhà nước và lễ tân ngoại

giao là công cụ hỗ trợ hữu hiệu việc triển khai các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc

tế, góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác đối ngoại nói chung và của Văn

phòng Chính phủ nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập quốc hiện nay, đội ngũ công chức

làm công tác đối ngoại thường xuyên phải tổ chức và tham gia các hoạt động quốc tế ở

trong và ngoài nước. Chính vì vậy, việc đảm bảo các hoạt động này diễn ra hiệu quả, phù

hợp với thông lệ, quy tắc và chuẩn mực quốc tế về lễ tân đối ngoại trở thành yêu cầu bức

thiết. Bộ tài liệu tham khảo phục vụ tập huấn về lễ tân ngoại giao là một trong những

phương pháp và công cụ hỗ trợ hiệu quả để giải quyết yêu cầu này.

Một số điểm mới

Trên thế giới, các tài liệu giảng dạy và hướng dẫn áp dụng các quy tắc lễ tân ngoại

giao được phát triển tương đối phong phú. Tại Việt Nam, công tác nghiên cứu, tổng hợp

và hướng dẫn áp dụng quy tắc lễ tân do Bộ Ngoại giao và một số cơ quan hoạt động trong

lĩnh vực đối ngoại thực hiện. Tài liệu hướng dẫn về lễ tân Nhà nước và lễ tân ngoại giao

được xây dựng trên cơ sở các quy tắc và thông lệ quốc tế về lễ tân nhằm phục vụ công tác

tham khảo, tra cứu và giảng dạy.

Bộ tài liệu có một số cải tiến nhất định, cụ thể là:

(i) Cập nhật bổ sung các điểm mới trong xu hướng lễ tân thế giới và thực tiễn của Việt

Nam;

(ii) Xếp sắp các nội dung lễ tân theo các yêu cầu cụ thể, phù hợp đặc thù công tác đối

ngoại của công chức Văn phòng chính phủ

(iii) Phát triển các bài tập thực hành phục vụ đào tạo và giảng dạy

Hình thức trình bày

Với mục đích phục vụ cho việc tập huấn kỹ năng và quy tắc lễ tân Nhà nước và lễ

tân ngoại giao cho các công chức làm công tác đối ngoại của Văn phòng Chính phủ, tài

liệu tham khảo phục vụ tập huấn về lễ tân Nhà nước và lễ tân ngoại giao áp dụng hình

thức trình bày hiện đại của các tài liệu đào tạo kỹ năng trên thế giới hiện nay.

Một số điểm nổi bật như:

(i) Tập trung vào nội dung có tính ứng dụng cao: Giản lược phần lý thuyết và tập trung

vào các vấn đề cụ thể về nguyên tắc, quy trình nhằm giúp học viên nắm vững nội

dung trong quá trình học tập, tham khảo nhanh, chính xác trong quá trình tác nghiệp

thực tế.

Page 10: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

10

(ii) Thiết kế nội dung phù hợp đặc thù công việc của học viên: học viên là công chức

làm công tác đối ngoại của Văn phòng Chính phủ (những người tham gia trực tiếp

vào các hoạt động đối ngoại)

(iii) Xây dựng cấu trúc hiện đại, khoa học, các nội dung được mô hình hóa thành các

bảng biểu, hình vẽ sinh động, giúp học viên có khả năng nắm bắt nhanh và ghi nhớ

các nội dung một cách có hệ thống, lâu dài và chính xác hơn.

Đối tượng sử dụng

Công chức làm công tác đối ngoại của Văn phòng Chính phủ.

Mục đích sử dụng

(i) Phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng và quy tắc lễ tân ngoại giao cho các

công chức làm công tác đối ngoại của Văn phòng chính phủ

(ii) Phục vụ cho nghiên cứu, tra cứu tham khảo và tự đào tạo qua công việc

Phạm vi

Kỹ năng và quy tắc lễ tân ngoại giao của quốc tế và một số các thông lệ về lễ tân

phù hợp với văn hóa, truyền thống Việt Nam.

Quy mô

Tài liệu được thiết kế cho khoá học kéo dài 6 buổi.

Phương pháp biên soạn

Tài liệu tham khảo phục vụ tập huấn về lễ tân nhà nước và lễ tân ngoại giao được

xây dựng theo một quy trình chặt chẽ và khoa học, bao gồm các bước sau:

(i) Đánh giá thực tế công việc và tham khảo nhu cầu về kiến thức và các kỹ năng đối

ngoại của các công chức Văn phòng Chính phủ để xác định trọng tâm nội dung tài

liệu.

(ii) Nghiên cứu các tài liệu có sẵn về kỹ năng và quy tắc lễ tân nhà nước và lễ tân ngoại

giao trong nước và trên thế giới để tìm hiểu các nội dung đã có và xác định những

điểm cần tiếp tục phát triển.

(iii) Phát triển các nội dung mới dựa trên các nguyên tắc, kiến thức nền tảng của lễ tân

ngoại giao trên thế giới và phong tục tập quán về lễ tân mang tính đặc thù của Việt

Page 11: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

11

Nam dựa trên ý kiến đóng góp của các chuyên gia đã có nhiều kinh nghiệm trong

hoạt động đối ngoại.

(iv) Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động đối

ngoại và trong lĩnh vực lễ tân ngoại giao để thẩm định, phản biện trước khi hoàn

thành sản phẩm cuối cùng

Bố cục tài liệu

Bộ tài liệu gồm 3 chương:

Chương 1: Lễ tân Nhà nước

Chương 2: Ngôi thứ, thư tín và nghi lễ ngoại giao

Chương 3: Lễ tân ngoại giao thực hành: Một số thông lệ lễ tân

Các bài tập dự kiến được sắp xếp xen kẽ trong các nội dung, gồm hai dạng: (i) Các

bài tập mô phỏng nhỏ liên quan tới các quy tắc lễ tân ngoại giao; và (ii) Bài tập mô phỏng

về áp dụng quy tắc lễ tân ngoại giao khi tham dự, tổ chức hội nghị quốc tế

My Binh
Highlight
Page 12: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

12

CHƯƠNG 1: LỄ TÂN NHÀ NƯỚC

1.1. Lễ tân Nhà nước và lễ tân Ngoại giao

Trong quá trình khai quật những công trình kiến trúc cổ xưa nhất, người ta còn

thấy những di chỉ những hòa ước và những hiệp ước liên minh cổ xưa. Điều này chứng tỏ

từ xa xưa giữa những bộ lạc thời nguyên thủy và sau đó giữa những tập đoàn phong kiến

đã có những quan hệ tiếp xúc đối ngoại và có những hình thức thể hiện các mối quan hệ

mang tính chất quan hệ giữa quốc gia và quốc gia. Tuy nhiên, những quan hệ đó cũng chỉ

giới hạn trong những trường hợp nhất định và đối với những sự kiện nhất định như tuyên

chiến, đình chiến, ký kết hòa ước, cử phái đoàn đi ký một hiệp định liên minh, đi dự lễ

lên ngôi của một nhà vua, lễ thành hôn của một hoàng tử, v.v. Vậy, làm thế nào để một

quốc gia có thể biểu thị sự tôn trọng của mình đối với một quốc gia khác? Một nước cần

phải đối xử như thế nào với đại diện của nước ngoài để không làm tổn hại đến danh dự

nước mình và uy tín của nước kia? Những câu hỏi này và những vấn đề tương tự đã phải

đặt ra trong quá trình lịch sử lâu năm của mối quan hệ bang giao quốc tế, và do kết quả

của việc thực hiện thường xuyên và lặp đi lặp lại những thói quen giống nhau qua những

sự kiện giống nhau, những hình thức đơn giản đầu tiên của Lễ tân nhà nước và Lễ tân

ngoại giao được hình thành.

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về lễ tân Nhà nước và Lễ tân Ngoại giao,

song tựu chung lại:

Lễ tân Nhà nước là “tổng hợp các nghi thức, thủ tục trong việc đón, tiễn, giao tiếp

với khách nhằm giải quyết những công việc có liên quan đến quan hệ nội bộ nhà nước,

giữa các nhà nước, cũng như giữa nhà nước và công dân”1.

Lễ tân Ngoại giao là “tổng thể những luật lệ , tập quán đã được chấp nhận rộng

rãi, được các chính phủ, bộ ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, những quan chức

chính thức trong giao tiếp quốc tế thể hiện”2

1 Lưu Kiếm Thanh (2000), Nghi thức Nhà nước, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2 Học viện Quan hệ quốc tế (2002), Từ điển Thuật ngữ ngoại giao, Nxb. Thế giới, Hà Nội,tr.327

Page 13: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

13

1.2. Khái lược về Lễ tân Nhà nước trong lịch sử

Các triều đại phong kiến Đông Á rất coi trọng lễ nghi, chế độ. Lễ vốn đã có từ

trong xã hội nguyên thuỷ, dùng để chỉ những tập tục mang tính quy phạm (tục lệ) mà các

thành viên của công đồng thị tộc, bộ lạc phải tuân thủ.

Cùng với sự ra đời của nhà nước và phân hóa giai cấp, giai tầng, các tục lệ được

cải biên, chỉnh sửa phù hợp với điều kiện phát triển mới cơ cấu tổ chức quyền lực, tương

quan chính trị và đời sống kinh tế – xã hội. Lúc này tổng hợp những nghi thức nhà nướ

được gọi là lễ chế.

Các nước Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc luôn luôn đợc coi là “nước nghi lễ”, bởi

lẽ trong quản lý xã hội nghi thức – nghi lễ được coi là những phương thức quan trọng.

Ở Trung Quốc thời Đường có Khai nguyên lễ, thời Tống có Khai bảo thông lễ,

thời Minh có Đại Minh tập lễ, thời Thanh có Đại Thanh thông lễ. Đó là những lễ nghi đã

đợc chế định và bắt buộc bộ máy chính quyền nhà nớc tuân thủ.

Ngoài ra, trong dân gian có lễ nghi mang tính gia đình, gia tộc, song đợc chế định

trong các gia huấn, gia lễ trong phong tục.

Khái niệm lễ ở Trung Quốc có thể được hiểu, một là nghi thức, lễ tiết liên quan

đến quân (quân sự), tân (khách), gia (mừng vui), cát (lành), hung (dữ); hai là các loại

điển chương chế độ như cơ cấu nhà nước, tuyển chọn quan lại, đẳng cấp vua tôi; ba là

những phạm trù đạo đức như tam cương, ngũ thường.

1.3. Lễ tân Nhà nước và thông lệ giao tiếp quốc tế

Lễ tân ngoại giao được hình thành từ cổ xưa cùng với lịch sử xuất hiện và

phát triển bang giao giữa các bộ lạc, dân tộc, quốc gia.

Nghi thức tiếp đãi sứ thần trong lịch sử bang giao của nước ta với các nước khác,

đặc biệt là với các triều đại phong kiến Trung Hoa được mô tả khá kỹ càng trong sử sách

- Lịch triều hiến chơng loại chí của Phan Huy Chú (Bang giao chí).

Nghi thức tiếp đãi sứ thần trong lịch sử bang giao của nước ta với các nước khác,

đặc biệt là với các triều đại phong kiến Trung Hoa đợc mô tả khá kỹ càng trong sử sách -

Lịch triều hiến chơng loại chí của Phan Huy Chú (Bang giao chí).

Page 14: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

14

Ở châu Âu, trước thế kỷ XIX, khi cha có những quy định quốc tế về lễ tân ngoạo

giao, trong quan hệ ngoại giao giữa các nước vẫn thường xảy ra những tình huống khó

xử, tranh chấp, thậm chí xung đột vì những sự việc ban đầu chẳng lấy gì làm to tát.

Để tránh những sự cố ngoại giao và tranh chấp về lễ tân đáng tiếc có thể xảy ra, tại

Đại hội Viên năm 1815, một số cờng quốc châu Âu đã thông qua một văn kiện quy định

cụ thể về ngôi thứ giữa viên chức ngoại giao các cấp.

Năm 1961, nhờ nỗ lực chung của nhiều nớc Công ước Viên về quan hệ ngoại giao

và hai năm sau, Công ước Viên về quan hệ lãnh sự (1963) đã được ký kết.

Các hoạt động giao tiếp quốc tế, ngoài việc tuân thủ những quy định của pháp luật

quốc tế về lễ tân ngoại giao, còn phải chú trọng thực hiện những tập quán và nghi lễ quốc

tế, phép lịch sự quốc tế (gọi chung là thông lệ quốc tế) được các nước tự nguyện tuân thủ

và những truyền thống của các dân tộc cần được tôn trọng.

1.4. Những nội dung cơ bản của Lễ tân Nhà nước

1.4.1. Hình thức, kiến trúc, trang trí, bài trí của các cơ quan Nhà nước

Các nội dung về hình thức, kiến trúc, trang trí, bài trí của các cơ quan Nhà nước

được quy định cụ thể trong Mục 2, chương III “Quy chế Văn hoá công sở tại các cơ quan

hành chính nhà nước” Ban hành kèm theo Quyết định số 129 /2007/QĐ-TTg ngày 02

tháng8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ với các nội dung chính như sau:

Về biển tên cơ quan:

(i) Cơ quan phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên gọi đầy đủ

bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan.

(ii) Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất cách thể hiện biển tên cơ quan.

Về phòng làm việc:

(i) Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ,

công chức, viên chức.

(ii) Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa

học, hợp lý.

(iii) Không lập bàn thờ, thắp hương, không đun, nấu trong phòng làm việc.

Về khu vực để phương tiện giao thông

Page 15: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

15

Cơ quan có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công

chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc. Không thu phí gửi phương tiện

giao thông của người đến giao dịch, làm việc.

1.4.2. Tổ chức các hoạt động quản lý (hội họp, lễ kỷ niệm, cấp chứng chỉ,

chứng thực, phong tặng, khen thưởng v.v…)

1.4.2.1. Khách mời và hình thức tổ chức buổi lễ

Chương 2, nghị định của chính phủ số 154/2004/NĐ – CP ngày 09 tháng 8 năm

2004 về nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận

danh hiệu vinh dự Nhà nước, huân chương, huy chương, cờ thi đua của chính phủ, bằng

khen của thủ tướng, chính phủ quy định như sau:

Về khách mời: Tùy tính chất, quy mô buổi lễ, Ban Tổ chức mời khách trong phạm

vi thích hợp. Khuyến khích mời số lượng khách gọn, thiết thực, phù hợp với mục đích,

yêu cầu buổi lễ; tránh phô trương, hình thức, gây lãng phí, tốn kém về thời gian, tiền bạc.

Hạn chế việc mời nhiều khách từ các địa phương về Trung ương và ngược lại.

Trường hợp khách mời là các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, việc

mời khách phải thông qua cơ quan cấp trên trực tiếp và thực hiện theo quy định tại Điều

12 Quy định số 60-QĐ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2003 của Bộ Chính trị về tổ chức các

chuyến đi công tác cơ sở, tham dự các cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm, đại hội, hội nghị và tiếp

các đoàn đại biểu trong nước của các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Cán bộ lãnh đạo,

quản lý ở các cấp không tham dự lễ hội và các hoạt động cắt băng khánh thành, động thổ,

khai trương... nếu không được cấp có thẩm quyền phân công.

Về trang trí buổi lễ: Buổi lễ được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời

Tổ chức trong hội trường: Sân khấu hội trường được trang trí trang trọng theo

những quy định sau:

(i) Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và cờ Đảng treo trên phông hậu hoặc trên cột cờ về phía

bên trái của sân khấu; Quốc kỳ ở bên phải, cờ Đảng ở bên trái (nhìn từ phía hội trường

lên).

(ii) Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới ngôi sao

hoặc ở phía dưới giữa ngôi sao và hình búa liềm theo chiều thẳng đứng. Trường hợp cờ

Page 16: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

16

được treo trên cột thì đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh chếch phía trước bên phải cột cờ

(nhìn từ phía hội trường lên).

(iii) Tiêu đề buổi lễ kiểu chữ chân phương trên nền phông hậu về phía bên phải

sân khấu.

(iv) Bàn Đoàn Chủ tịch: căn cứ vào tính chất của buổi lễ, Ban Tổ chức quyết định

việc bố trí bàn Đoàn Chủ tịch buổi lễ. Bàn Đoàn Chủ tịch được bố trí ở giữa sân khấu.

Tùy theo số lượng thành viên Đoàn Chủ tịch, Ban Tổ chức quyết định số hàng (cao dần

về phía sau) nhưng hàng sau cùng người ngồi không được che khuất tượng Chủ tịch Hồ

Chí Minh và tiêu đề buổi lễ. Đoàn Chủ tịch được bố trí ngồi theo chức vụ quan trọng từ

giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.

(v) Bục diễn giả có thể bố trí trên sân khấu (phía bên phải sân khấu) hoặc phía

dưới trước sân khấu tùy theo điều kiện cụ thể của hội trường. Không đặt bục diễn giả che

lấp tiêu đề trên phông hậu; không đặt hoa che lấp mặt người nói; mi-crô trên bục diễn giả

được đặt ngay ngắn, thuận tiện cho người nói.

(vi) Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước bục đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối

với những cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm có thể đặt lẵng hoa phía trước bục diễn giả và chậu

cây cảnh hoặc lẵng hoa phía dưới tiêu đề dọc theo phông hậu. Nếu có lẵng hoa của các

đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước tặng thì đặt ở vị trí trang trọng. Không đặt

quá nhiều lẵng hoa trên sân khấu (khoảng 5 chậu cây cảnh hoặc 5 lẵng hoa).

(vii) Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội

trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Tổ chức quyết định.

(viii) Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang trí, băng

khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ.

(ix) Khách mời được bố trí ngồi đối diện phía dưới trước sân khấu theo chức vụ

quan trọng từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.

Tổ chức ngoài trời:

(i) Buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một nơi

trang trọng khác do Ban Tổ chức quy định.

(ii) Lễ đài được thiết kế vững chắc, bài trí tương tự như trong hội trường. Quốc kỳ

treo trên cột cao trước lễ đài. Quanh lễ đài có cờ trang trí, băng khẩu hiệu phù hợp.

Page 17: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

17

(iii) Vị trí Đoàn Chủ tịch được bố trí giữa lễ đài. Quần chúng dự mít tinh đứng

thành khối trước lễ đài.

Về phù hiệu: Căn cứ yêu cầu của buổi lễ, Ban Tổ chức quyết định việc sử dụng

phù hiệu. Nếu dùng phù hiệu, Ban Tổ chức quy định hình thức phù hiệu để phân biệt đại

biểu, Ban Tổ chức.

Hạn chế dùng phù hiệu "nơ", hoa cài ngực... đối với những buổi lễ không thật cần

thiết hoặc quá đông người.

Về trang phục: Đoàn Chủ tịch, người chủ trì buổi lễ; đại biểu là các đồng chí lãnh

đạo các cấp, khách mời; người trao tặng và người đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước,

Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính

phủ trang phục được quy định như sau:

(i) Nam: com lê có thắt cà vạt hoặc áo sơ mi dài tay có thắt cà vạt.

(ii) Nữ: áo dài truyền thống (trời lạnh có thể có áo khoác ngoài) hoặc com lê nữ.

(iii) Quần chúng dự lễ: trang phục lịch sự, chỉnh tề phù hợp với buổi lễ.

(iv) Ban Tổ chức buổi lễ quy định trang phục của khối quần chúng và đơn vị tham

gia diễu hành.

(v) Khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ là người dân tộc thiểu số, tín đồ tôn

giáo khuyến khích mặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo. Người dự lễ là tướng lĩnh, sĩ

quan, chiến sĩ các lực lượng vũ trang mặc quân phục của quân chủng, binh chủng.

Về biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi: Không khuyến khích tổ chức biểu

diễn văn nghệ trước buổi lễ. Trong trường hợp xét thấy cần biểu diễn nghệ thuật thì

chương trình văn nghệ phải phù hợp với nội dung buổi lễ và không quá 30 phút; thời gian

biểu diễn văn nghệ được ghi rõ trong giấy mời.

Không dùng tiền ngân sách nhà nước để làm quà tặng. Trường hợp cần thiết và

được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền mới tổ chức chiêu đãi, tặng quà lưu niệm. Quà

lưu niệm phải đảm bảo tính thiết thực, có ý nghĩa, tiết kiệm và được trao sau khi kết thúc

buổi lễ.

Về đưa tin về buổi lễ: Việc đưa tin về buổi lễ trên các phương tiện thông tin đại

chúng thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Page 18: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

18

1.4.2.2. Trình tự tiến hành mít tinh, lễ kỷ niệm

(i) Trưởng Ban Tổ chức buổi lễ thông báo chương trình buổi lễ; mời lãnh đạo và

đại biểu đứng dậy làm lễ chào cờ; phát lệnh chào cờ.

(ii) Nhạc Quốc ca qua băng ghi âm, đối với buổi lễ quan trọng do Quân nhạc cử

Quốc ca, người dự lễ hát theo.

(iii) Trưởng Ban Tổ chức cảm ơn và mời lãnh đạo, đại biểu ngồi.

(iv) Trưởng Ban Tổ chức tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu ngắn gọn, trang

trọng. Chỉ giới thiệu tên và chức vụ đồng chí đại biểu có chức vụ cao nhất về Đảng, chính

quyền, Mặt trận Tổ quốc của Trung ương và địa phương; các đồng chí khác giới thiệu

chung.

(v) Trưởng Ban Tổ chức giới thiệu đồng chí lãnh đạo được phân công đọc diễn

văn hoặc đọc báo cáo tại buổi lễ.

(vi) Trưởng Ban Tổ chức giới thiệu lãnh đạo cấp trên hoặc khách mời phát biểu ý

kiến. Để đơn giản hóa thủ tục, mở đầu diễn văn, báo cáo hoặc phát biểu chỉ "kính thưa"

một đồng chí có chức vụ cao nhất của Trung ương hoặc địa phương dự buổi lễ, còn lại

"kính thưa" chung các đồng chí lãnh đạo, các vị đại biểu.

(vii) Trưởng Ban Tổ chức nói lời cảm ơn. Trường hợp lãnh đạo cấp cao của Đảng

hoặc Nhà nước phát biểu thì người đứng đầu đơn vị tiếp thu ý kiến và nói lời cảm ơn.

(viii) Trưởng Ban Tổ chức cảm ơn và kết thúc buổi lễ trong tiếng nhạc của bài hát

phù hợp với tính chất của buổi lễ.

1.4.2.3. Nguyên tắc và trình tự tiến hành lễ trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh

dự nhà nước, huân chương, huy chương, cờ thi đua của chính phủ, bằng khen của thủ

tướng chính phủ

Nguyên tắc tổ chức trao tặng, đón nhận khen thưởng: Tổ chức trao tặng và đón

nhận một lần ở một cấp xét thấy có tác dụng giáo dục, nêu gương tốt nhất. Không tổ chức

diễu hành hoặc tổ chức đón rước từ cấp này, địa điểm này đến cấp khác, địa điểm khác.

Kết hợp tổ chức trao tặng và đón nhận khen thưởng trong buổi lễ kỷ niệm ngày lễ

lớn của đất nước, ngày truyền thống của ngành, địa phương, đơn vị, hội nghị tổng kết

nhưng phải có chương trình cụ thể và thực hiện đúng Nghị định này.

Cá nhân được khen thưởng trực tiếp nhận khen thưởng. Trường hợp cá nhân được

khen thưởng vắng mặt hoặc đã qua đời thì người đại diện hợp pháp của người được khen

thưởng nhận thay.

Page 19: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

19

Không tặng hoa trong khi trao tặng, đón nhận khen thưởng. Chỉ tặng hoa sau khi

người được khen thưởng rời khỏi lễ đài hoặc sân khấu.Trong quá trình trao tặng, cần

hướng dẫn phóng viên quay phim, chụp ảnh, người tặng hoa để không gây mất trật tự trên

khu vực lễ đài hoặc trên sân khấu. Giữa các đợt trao tặng có thể có nhạc nền hoặc quân

nhạc chào mừng.

Thứ tự trao tặng, đón nhận khen thưởng:

(i) Trao tặng cho tập thể trước, cá nhân sau.

(ii) Hình thức khen thưởng cao được trao trước, thấp hơn trao sau.

(iii) Trong trường hợp số lượng tập thể và cá nhân được trao tặng nhiều thì mời

từng đợt. Quy định số thứ tự và vị trí cụ thể cho từng người trên lễ đài hoặc sân khấu theo

danh sách để trao đúng người, tránh nhầm lẫn, lộn xộn khi trao tặng. Bố trí việc trao tặng

hợp lý, không để người trao phải đi lên đi xuống nhiều lần.

Trình tự trao tặng và đón nhận khen thưởng:

(i) Thực hiện nghi thức chào cờ, tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu

(ii) Trưởng Ban Tổ chức mời thủ trưởng đơn vị báo cáo tóm tắt thành thích của

đơn vị và của cá nhân được khen thưởng (nếu nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng

thì báo cáo tóm tắt thành tích chung, không đọc bản thành tích của từng tập thể, cá nhân).

(iii) Trưởng Ban Tổ chức mời đại diện chính quyền, cấp ủy Đảng, Công đoàn,

Đoàn Thanh niên của đơn vị được khen thưởng và cá nhân được khen thưởng lên lễ đài

hoặc sân khấu để đón nhận Quyết định.

(iv) Trưởng Ban Tổ chức công bố Quyết định. Đại diện tập thể hoặc cá nhân được

khen thưởng đứng nghiêm theo hàng trên lễ đài nghe công bố và đón nhận Quyết định.

Những người tham dự khác không đứng dậy trong khi đọc quyết định khen thưởng. Khi

công bố xong quyết định người dự vỗ tay chúc mừng.

(v) Trưởng Ban Tổ chức mời đồng chí lãnh đạo có chức vụ cao nhất về Đảng và

Nhà nước có mặt tại buổi lễ trao Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ,

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể, cá nhân được khen thưởng. Người trao

gắn Huân chương, Huy chương lên góc cao lá cờ truyền thống của đơn vị (nếu có) hoặc

trên ngực áo. Nếu trên lá cờ truyền thống của đơn vị hoặc trên ngực áo của cá nhân đang

có các loại Huân chương, Huy chương mà Huân chương, Huy chương được trao lần sau

cao hơn thì phải được gắn ở vị trí cao hơn các Huân chương, Huy chương có trước.

(vi) Trưởng Ban Tổ chức mời lãnh đạo cấp trên phát biểu ý kiến.

Page 20: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

20

(vii) Trưởng Ban Tổ chức mời thủ trưởng đơn vị, cá nhân được khen thưởng phát

biểu ý kiến.

(viii) Trưởng Ban Tổ chức cảm ơn và tuyên bố bế mạc buổi lễ.

1.4.3. Kỹ năng giao tiếp của công chức trong giải quyết những công việc nội bộ

nhà nước, cũng như trong hoạt động giao tiếp với các tổ chức và công dân

Các nội dung về Kỹ năng giao tiếp của công chức trong giải quyết những công

việc nội bộ nhà nước, cũng như trong hoạt động giao tiếp với các tổ chức và công

dân.được quy định cụ thể trong Mục 2, chương II “Quy chế Văn hoá công sở tại các cơ

quan hành chính nhà nước” Ban hành kèm theo Quyết định số 129 /2007/QĐ-TTg ngày

02 tháng8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ với các nội dung chính như sau:

Trong giao tiếp và ứng xử nói chung:

(i) Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy

định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

(ii) Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch

sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng,

quát nạt.

Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân:

(i) Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã

nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan

đến giải quyết công việc.

(ii) Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu,

gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.

Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp

Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có

thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác.

Trong giao tiếp qua điện thoại

Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan,

đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện

thoại đột ngột.

Page 21: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

21

1.4.4. Cách thức thể hiện và sử dụng các biểu tượng quốc gia (quốc huy, quốc

kỳ, quốc ca) và thể thức văn bản quản lý nhà nước

Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc sử dụng quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh

1.4.4.1 Quốc kỳ

a) Hình Quốc kỳ: Điều 141 chương XI Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Thông tư số 68/VHTT-TT ngày 24 tháng 8 năm 1993 của Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

- Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh

- Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) Quốc kỳ

- Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều dài của Quốc kỳ.

- Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ.

- Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu.

- Hai mặt của Quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau.

- Nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi

b) Cách treo, thời gian treo Quốc kỳ: Điều lệ số 974-TTg ngày 21 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn sử dụng Quốc kỳ; Thông tư số 68/VHTT-TT ngày 24 tháng 8 năm 1993 của Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Cách treo:

- Khi treo Quốc kỳ chú ý đừng để ngược ngôi sao

- Treo ảnh, chân dung lãnh tụ cùng với Quốc kỳ thì ảnh phải thấp hơn Quốc kỳ hoặc để ảnh trên nền Quốc kỳ dưới ngôi sao

Page 22: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

22

Thời gian treo:

- Quốc kỳ được treo trong các phòng họp, hội trường của các cấp chính quyền, cơ quan nhà nước và các đoàn thể khi họp những buổi họp long trọng.

- Quốc kỳ được treo ngoài trời vào dịp các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị, tết cổ truyền của dân tộc và theo thông báo của trung ương và chính quyền địa phương.

- Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi tổ chức míttinh, diễu hành, động viên quần chúng, phát động thi đua sản xuất, thực hiện các phong trào cách mạng.

- Các cơ quan Nhà nước, các nhà trường (kể cả học viện), các đơn vị vũ trang, các cửa khẩu biên giới, các cảng quốc tế phải có cột cờ và treo Quốc kỳ trước công sở, hoặc nơi trang trọng trước cửa cơ quan, Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.

- Trụ sở Phủ Chủ tịch, trụ sở Quốc hội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trụ sở Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, Cột cờ Hà Nội, trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp (trừ Ủy ban nhân dân phường ở thành phố, thị xã), các cửa khẩu và cảng quốc tế treo Quốc kỳ 24/24 giờ hàng ngày.

- Trụ sở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các đơn vị vũ trang, nhà trường treo Quốc kỳ từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày.

- Tất cả các cơ quan và đơn vị nói trên, đặc biệt là các cơ quan đối ngoại, khi có khách nước ngoài từ cấp Bộ trưởng trở lên đến thăm chính thức phải treo cờ quốc gia của khách cùng với Quốc kỳ

c) Treo Quốc kỳ Việt Nam với cờ các nước khác:

Điều lệ số 974-TTg ngày 21 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn sử dụng Quốc kỳ; Tài liệu Nghi lễ và thủ tục lễ tân Ngoại giao Việt Nam.

- Quốc kỳ được sử dụng theo nhiều cách thức khác nhau. Thông thường có hai cách:

o Cách thứ nhất là treo cờ chính thức như một cách thể hiện sự trọng thị, tôn trọng và bình đẳng quốc gia.

o Cách thứ hai là sử dụng cách điệu Quốc kỳ như một cách trang trí tạo không khí ngày hội

Page 23: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

23

- Nếu treo Quốc kỳ hai nước, quy định lễ tân ngoại giao của mỗi nước có thể có khác nhau. Phần lớn các nước quy định, nếu đứng từ ngoài nhìn vào, cờ nước chủ nhà bên phía tay phải, cờ nước khách bên phía trái.

- Treo cờ nhiều nước và hàng cờ theo hàng ngang, vị trí cho cờ đầu tiên, nếu đứng từ ngoài nhìn vào hàng cờ, có thể sắp xếp như sau:

o Bắt đầu từ bên trái sang

o Bắt đầu từ giữa trở ra hai bên, theo thứ tự bên trái, bên phải. Đây là cách thông thường trong lễ tân ngoại giao treo cờ nhiều nước cùng cờ của nước chủ nhà, cờ nước chủ nhà thường nằm ở vị trí trung tâm.

- Treo Quốc kỳ của nước ta với Quốc kỳ của nước khác: các cờ phải làm đúng kiểu mẫu, làm bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp.

- Không được treo quốc kỳ rách, vá, bạc màu hoặc có nhiều đường xếp nếp

d) Quốc kỳ trong trang trí buổi lễ:

Quy định tại Điều 4 Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 Về nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- Tổ chức trong hội trường : Sân khấu hội trường được trang trí trang trọng theo những quy định sau:

o Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và cờ Đảng treo trên phông hậu hoặc trên cột cờ về phía bên trái của sân khấu; Quốc kỳ ở bên phải, cờ Đảng ở bên trái (nhìn từ phía hội trường lên).

o Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới ngôi sao hoặc ở phía dưới giữa ngôi sao và hình búa liềm theo chiều thẳng đứng. Trường hợp cờ được treo trên cột thì đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía hội trường lên).

o Tiêu đề buổi lễ kiểu chữ chân phương trên nền phông hậu về phía bên phải sân khấu.

o Bàn Đoàn Chủ tịch: căn cứ vào tính chất của buổi lễ, Ban Tổ chức quyết định việc bố trí bàn Đoàn Chủ tịch buổi lễ. Bàn Đoàn Chủ tịch được bố trí ở giữa sân khấu. Tùy theo số lượng thành viên Đoàn Chủ tịch, Ban Tổ chức quyết định số hàng (cao dần về phía sau) nhưng hàng sau cùng người ngồi không được che khuất

Page 24: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

24

tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiêu đề buổi lễ. Đoàn Chủ tịch được bố trí ngồi theo chức vụ quan trọng từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.

o Bục diễn giả có thể bố trí trên sân khấu (phía bên phải sân khấu) hoặc phía dưới trước sân khấu tùy theo điều kiện cụ thể của hội trường. Không đặt bục diễn giả che lấp tiêu đề trên phông hậu; không đặt hoa che lấp mặt người nói; mi-crô trên bục diễn giả được đặt ngay ngắn, thuận tiện cho người nói.

o Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước bục đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với những cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm có thể đặt lẵng hoa phía trước bục diễn giả và chậu cây cảnh hoặc lẵng hoa phía dưới tiêu đề dọc theo phông hậu. Nếu có lẵng hoa của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước tặng thì đặt ở vị trí trang trọng. Không đặt quá nhiều lẵng hoa trên sân khấu (khoảng 5 chậu cây cảnh hoặc 5 lẵng hoa).

o Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Tổ chức quyết định.

o Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang trí, băng khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ.

o Khách mời được bố trí ngồi đối diện phía dưới trước sân khấu theo chức vụ quan trọng từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.

- Tổ chức ngoài trời:

o Buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một nơi trang trọng khác do Ban Tổ chức quy định.

o Lễ đài được thiết kế vững chắc, bài trí tương tự như trong hội trường. Quốc kỳ treo trên cột cao trước lễ đài. Quanh lễ đài có cờ trang trí, băng khẩu hiệu phù hợp.

o Vị trí Đoàn Chủ tịch được bố trí giữa lễ đài. Quần chúng dự mít tinh đứng thành khối trước lễ đài

o Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

o Khẩu hiệu của buổi lễ (nếu có) được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do ban tổ chức quyết định

e) Treo Quốc kỳ trong khu vực lễ hội:

Page 25: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

25

Quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12, Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

- Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội

4.4.1.2 Quốc huy

Hình Quốc huy: Điều 142 chương XI Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

- Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Những nơi treo, rước và dùng Quốc huy trên các giấy tờ: Điều lệ số 973-TTg ngày 21 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn sử dụng Quốc huy và Điều 12 Mục 1 Chương III Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước - Ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Treo Quốc huy tại các cơ quan hành chính nhà nước, rước Quốc huy, hình Quốc huy in hoặc đóng bằng dấu nổi trên: Bằng huân chương, Bằng khen, Hộ chiếu

4.4.1.3 Quốc ca

a) Căn cứ:

- Tại Điều 3 Chương I Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946. Quy định Quốc ca là bài “Tiến quân ca”.

- Điều 143 Chương XI Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1993 quy định cụ thể: Quốc ca Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”.

b) Khái niệm:

- Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm cả nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”.

- Quốc thiều là nhạc của bài “Tiến quân ca” (Quốc ca).

c) Sử dụng Quốc ca, Quốc thiều:

Page 26: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

26

- Quốc ca: Được sử dụng trong các buổi lễ chào cờ tại các công sở nhà nước, trường học, các nghi lễ sinh hoạt chính trị của đất nước, các đoàn thể, các lễ hội quốc gia, các sự kiện thể thao cấp Nhà nước và Quốc tế…

- Quốc thiều: Được sử dụng trong các buổi lễ thượng cờ, lễ đón các nguyên thủ quốc gia, các nghi lễ cấp Nhà nước…

1.4.5. Thiết lập quan hệ ngoại giao và cử người đứng đầu cơ quan đại diện

ngoại giao

1.4.5.1. Công nhận quốc gia và thiết lập quan hệ ngoại giao

Đối với những quốc gia mới thành lập, vấn đề các nước khác công nhận chủ quyền

của họ có một ý nghĩa chính trị quan trọng. Các quốc gia đó mong muốn đặt quan hệ với

tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp

vào nội bộ của nhau. Trong lịch sử ngoại giao có không ít ví dụ cho thấy các nước đế

quốc thường sử dụng vấn đề công nhận ngoại giao như một công cụ để dọa dẫm tạo áp

lực nhằm mục đích dành cho nước mình những sự ưu đãi đặc biệt.

Công nhận một quốc gia là công nhân quốc gia đó với tư cách một quốc gia độc

lập có chủ quyền, một thành viên, một chủ thể bình đẳng của cộng đồng thế giới. Đối với

một quốc gia mới đây là một sự ủng hộ thực sự đối với các Nhà nước mới giành độc lập.

Ngay đối với các nước trước đây đã từng là các quốc gia lớn mạnh bị tan rã, tách thành

hai hay nhiều quốc gia, sự công nhận quốc tế đối với nền độc lập chủ quyền của các quốc

gia mới này cũng như đối với Chính phủ mới được thành lập tại đó cũng có ý nghĩa quan

trọng về chính trị lẫn pháp lý.

1.4.5.2. Các hình thức công nhận các quốc gia

Theo luật pháp quốc tế có hai hình thức công nhận các quốc gia là công nhận thực

tế và công nhận pháp lý.

Công nhận thực tế mang tính chất không đầy đủ. Trong khi không thể phủ nhận sự

tồn tại của một quốc gia, Chính phủ của một nước khác, tuy không thiết lập quan hệ

ngoại giao nhưng vẫn có tiếp xúc làm việc với quốc gia đó. Công nhận pháp lý hay còn

gọi là công nhận ngoại giao đầy đủ giữa hai quốc gia thường đưa đến thiết lập quan hệ

ngoại giao, lập cơ quan đại diện ngoại giao theo thỏa thuận của hai bên, phát triển quan

hệ thương mại, kinh tế, văn hóa và các mối quan hệ khác. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có

Page 27: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

27

trường hợp nước A công nhận nước B trong khi nước B chưa sẵn sàng công nhận nước

A.

Có nhiều cách để công nhận pháp lý đối với một quốc gia. Có trường hợp người

đứng đầu Nhà nước hay người đứng đầu Chính phủ gửi điện cho người đứng đầu Nhà

nước hay người đứng đầu Chính phủ của quốc gia mới được thành lập chúc mừng thắng

lợi, công nhận họ là quốc gia độc lập và đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao. Cũng có

trường hợp Chính phủ hoặc Bộ Ngoại giao ra tuyên bố thông báo việc Chính phủ nước

mình quyết định công nhận nền độc lập của quốc gia và bày tỏ sẵn sàng thiết lập quan hệ

ngoại giao, sau đó Bộ trưởng ngoại giao gửi điện thông báo quyết định đó cho Bộ trưởng

ngoại giao của quốc gia mới độc lập. Cũng có trường hợp đại diện ngoại giao hai nước

gặp nhau ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba, thỏa thuận hai nước công nhận

rồi ra thông cáo chung.

Khi một quốc gia được thành lập trên cơ sở thống nhất các miền của đất nước, mà

những miền ấy trước đây cũng là những quốc gia có quan hệ ngoại giao với một số nước

nhất định, vấn đề “công nhận lại” thường không được đề ra.

Trong các tuyên bố công nhận quốc gia, việc thiết lập quan hệ ngoại giao thường

được nêu lên như một nguyện vọng, một mong muốn (“bày tỏ sẵn sàng thiết lập quan hệ

ngoại giao”), điều đó có nghĩa là việc thiết lập ngoại giao giữa các nước phải được tiến

hành theo sự thỏa thuận giữa các bên với nhau, nhưng trước khi thiết lập quan hệ ngoại

giao hai bên sẽ phải tiến hành các cuộc đàm phán. Thực tế có trường hợp hai nước công

nhận nhau nhưng nhiều năm sau mới thiết lập quan hệ ngoại giao.

Trong thực tiễn quan hệ giữa các quốc gia, cũng có trường hợp các nước vì những

nguyên nhân khác nhau đã cắt đứt hoặc tạm đình chỉ quan hệ ngoại giao, ví dụ như

Gruzia tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Liên bang Nga và đóng cửa Đại sứ quán

tại Mat-xcơ-va sau khi tổng thống Nga tuyên bố công nhận nền độc lập của hai nước Bắc

Oxetia và Apkhazia tháng 8/2008. Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao thường đi kèm với

việc rút các đại diện ngoại giao, đóng cửa cơ quan đại diện ngoại giao. Tuy nhiên cũng có

trường hợp do có khó khăn về tài chính, hoặc về cán bộ… nước bổ nhiệm phải tạm thời

rút cơ quan đại diện ngoại giao (sau khi đã trình bày rõ lý do với Nước tiếp nhận) mà

hoàn toàn không có nghĩa là tạm đình chỉ hoặc hạ thấp quan hệ. Trong trường hợp này,

một Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao thường trú ở nước khác sẽ được giới thiệu ngay

để kiêm nhiệm.

Page 28: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

28

Một trong những nguyên nhân thường đưa đến cắt đứt quan hệ ngoại giao là xung

đột vũ trang. Tuy nhiên, cũng có trường hợp hai nước vẫn duy trì quan hệ ngoại giao,

không rút Đại sứ, mặc dù có xung đột vũ trang. Khi nối lại quan hệ ngoại giao thì cũng

phải tiến hành các thủ tục như khi thiết lập quan hệ ngoại giao bằng đường trao đổi các

văn bản thích hợp. Trường hợp tạm đình chỉ quan hệ ngoại giao thì thủ tục nối lại quan

hệ ngoại giao thường đơn giản hơn (có thể đại diện ngoại giao hai nước gặp nhau ở một

nước thứ ba thỏa thuận việc nối lại quan hệ ngoại giao rồi ra thông cáo).

Những năm gần đây trong thực tiễn ngoại giao thế giới, một hình thức cơ quan

mới xuất hiện với danh nghĩa “Văn phòng đại diện quyền lợi” hay “Văn phòng liên lạc”.

Đây là hình thức tương tự của cơ quan đại diện có ngoại giao được thiết lập khi giữa hai

nước chưa có quan hệ ngoại giao chính thức hoặc khi giữa hai nước đã có quan hệ ngoại

giao chính thức nhưng tạm thời bị cắt đứt. Cán bộ Văn phòng đại diện quyền lợi hay Văn

phòng liên lạc được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ thông thường như đối với viên

chức ngoại giao, trừ quyền trao đổi thư từ với Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận.

1.4.5.3. Thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao và trao đổi người đứng đầu cơ quan

đại diện ngoại giao

Trước thế kỷ 16, trên thế giới, chưa thực sự có ngạch ngoại giao chuyên nghiệp.

Các sứ thần do nhà vua chọn trong số các doanh nhân, các đại thương gia, các quan lại

của triều đình. Các vị này sẽ chọn lấy các cộng sự của mình, cũng thường từ giới quý tộc,

giàu sang, đôi khi do chính họ tự đài thọ. Qua các thời kỳ, người đứng đầu các phái đoàn

ngoại giao đã có những tên gọi khác nhau như: nhà thuyết khách, sứ giả, sứ thần, v.v…

Khi các cơ quan đại diện thường trú xuất hiện, chức danh Đại diện, Đại sứ đã xuất hiện

với nhiều cách gọi khác nhau: Đại diện toàn quyền, Đại sứ, Đại sứ toàn quyền, Đại sứ

đặc mệnh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, v.v… Như vậy, không phải ngay từ đầu, người

đại diện cao nhất của một nước ở nước ngoài đã có chức danh Đại sứ đặc mệnh toàn

quyền như hiện nay. Trong quá trình đó, một số quy tắc về lễ tân cũng có những sự thay

đổi, ví dụ như cuộc đấu tranh kéo dài về ngôi thứ giữa các Đại sứ toàn quyền với các

Đại sứ đặc mệnh. Các Đại sứ đặc mệnh được ủy nhiệm đặc biệt đến nước sở tại trong

những trường hợp đặc biệt như lễ đăng quang của một Nhà vua, lễ thành hôn của một

Hoàng tử… thường đòi dành những nghi thức lễ tân đặc biệt và chỗ ngồi trên các Đại sứ

toàn quyền thường trú. Sau này, người ta đã thêm chữ “đặc mệnh” thành tên gọi đầy đủ

“Đại sứ đặc mệnh toàn quyền” đối với Đại sứ thường trú. Trong Thư ủy nhiệm hay trong

Page 29: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

29

các giấy tờ chính thức bao giờ cũng ghi đầy đủ chức vụ “Đại sứ đặc mệnh toàn quyền”

nhưng thực tế hiện nay trong giao tiếp hàng ngày có xu hướng ngắn gọn khi xưng hô hay

trong danh thiếp, giấy mời, v.v… là Đại sứ.

Hai nước đã thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao nhưng việc đặt cơ quan đại

diện ngoại giao thường trú của nước này tại nước kia phải tiến hành theo sự thỏa thuận

giữa hai bên. Thỏa thuận này thường được thể hiện bằng văn bản: trao đổi thư, ký kết

hiệp định hoặc ra thông cáo chung. Thực tế chứng minh các nước thích áp dụng hình thức

thỏa thuận bằng văn bản như tuyên bố, hiệp định, thông cáo, v.v… để loại trừ việc hiểu

lầm và giải thích khác nhau trong tương lai.

Trong thực tiễn ngoại giao, có trường hợp hai nước sau nhiều năm đã thiết lập

quan hệ ngoại giao mà vẫn chưa thỏa thuận về việc đặt cơ quan đại diện ngoại giao

thường trú hoặc đã thỏa thuận về nguyên tắc trao đổi cơ quan đại diện ngoại giao nhưng

không nước nào đặt cơ quan đại diện ngoại giao thường trú ở nước kia. Cũng có trường

hợp hai nước ký kết thiết lập quan hệ ngoại giao nhưng ghi rõ là chỉ trao đổi Đại sứ

không thường trú. Việc đặt cơ quan đại diện thường trú về nguyên tắc là theo sự thỏa

thuận giữa hai nước nhưng không nhất thiết sẽ tiến hành trên cơ sở có đi có lại, mà tùy

theo điều kiện và yêu cầu của mỗi nước. Hai nước thỏa thuận đặt cơ quan đại diện ngoại

giao thường trú đồng thời thỏa thuận cả về cấp bậc người đứng đầu cơ quan đại diện.

Thời gian gần đây, phần lớn các nước thỏa thuận với nhau về cơ quan đại diện ở mức Đại

sứ quán, tức là hai bên sẽ trao đổi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

Một quốc gia không bắt buộc phải nhận bất cứ người đứng đầu nào của một cơ

quan đại diện ngoại giao của nước ngoài ở nước mình. Để hoàn thành một cách hiệu quả

công việc của mình, người này phải được Nước tiếp nhận tin cậy. Do vị trí chính thức

cũng như vai trò cá nhân của người đứng đầu cơ quan đại diện, trước khi bổ nhiệm Nước

cử đi phải được đảm bảo rằng ông ta là người được Nước tiếp nhận hoan nghênh. Vì vậy

Công ước Viên năm 1961 quy định là Nước cử đi phải nắm chắc rằng người mình định

bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của nước mình tại Nước tiếp

nhận đã được nước đó chấp nhận.

Để thể hiện tính lịch thiệp, nhiều Chính phủ khi nhận được yêu cầu chấp thuận

thường trả lời sớm, thông thường là một vài tuần, có trường hợp chỉ một vài ngày. Cũng

có những nước do thủ tục phải qua nhiều cấp, nên thời gian xem xét kéo dài, có khi sau 2

hoặc 3 tháng mới trả lời. Một số nước chú ý đến nguyên tắc có đi có lại, căn cứ vào thời

Page 30: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

30

gian bao lâu Đại sứ của nước mình nhận được trả lời chấp thuận của nước kia. Cũng có

trường hợp do tiểu sử có điểm không rõ, Nước tiếp nhận hỏi lại hoặc yêu cầu bổ sung, do

đó thời gian chấp thuận cũng bị kéo dài. Có nước có tập quán chỉ trả lời chấp thuận Đại

sứ mới sau khi Đại sứ cũ rời nước đó.

Công ước Viên năm 1961 dành cho mỗi quốc gia quyền không phải giải thích lý

do từ chối chấp thuận. Theo tập quán thường không có trả lời chính thức việc không chấp

thuận. Chính việc không trả lời được coi là biểu hiện của việc không mong muốn tiếp

nhận cá nhân đó làm Đại sứ. Tuy nhiên cũng có trường hợp Nước tiếp nhận chủ động giải

thích. Thông thường nếu lý do từ chối được coi là chính đáng thì Nước cử đi cũng thông

cảm và không có phản ứng. Cũng có trường hợp, để tỏ ra có sự phản ứng trước việc

không chấp thuận, Nước cử đi có thể để trống vị trí Đại sứ một thời gian dài, điều đó

được hiểu là tạm thời hạ mức quan hệ. Nhưng cũng có trường hợp Nước cử đi chưa phản

ứng ngay mà áp dụng biện pháp trả đũa khi nước kia xin chấp thuận Đại sứ mới. Theo tập

quán quốc tế không nên công khai hóa việc xin chấp thuận. Tập quán này thường được

tôn trọng để ngăn ngừa tiết lộ việc từ chối chấp thuận có thể dẫn đến những tình huống

phức tạp trong quan hệ giữa các nước.

Vấn đề xin chấp thuận chỉ đặt ra đối với người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại

giao. Riêng đối với các Tùy viên quân sự, hải quân hoặc không quân, Nước tiếp nhận có

thể yêu cầu được thông báo trước họ và tên những người này để chấp nhận. Còn đối với

các thành viên khác của cơ quan đại diện, nước bổ nhiệm được tự do cử đi, tuy nhiên

Nước tiếp nhận vẫn có thể tuyên bố người này hay người khác không được cấp thị thực

nhập cảnh hay không được chấp nhận. Trong những trường hợp này Nước tiếp nhận cũng

có quyền không phải nêu lý do về các quyết định của mình. Tuy nhiên cũng có trường

hợp Nước tiếp nhận chủ động nêu công khai lý do từ chối.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền là đại diện của Nguyên thủ quốc gia của Nước cử bên

cạnh Nguyên thủ quốc gia Nước tiếp nhận. Vì vậy khi đến quốc gia tiếp nhận nhận nhiệm

vụ, Đại sứ mang theo thư ủy nhiệm (hay còn gọi là quốc thư) của Nguyên thủ quốc gia

Nước cử gửi Nguyên thủ quốc gia tiếp nhận để giới thiệu. Nội dung các thư ủy nhiệm là

thông báo cử Đại sứ, mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai quốc gia, tin tưởng

Đại sứ sẽ thay mặt Nguyên thủ quốc gia giải quyết mọi việc tốt đẹp và mong nhận được

sự giúp đỡ của Nguyên thủ Nước tiếp nhận. Thư ủy nhiệm do Nguyên thủ quốc gia ký,

Page 31: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

31

Bộ trưởng Ngoại giao tiếp ký, thường đóng dấu nổi và gửi cho Nguyên thủ quốc gia

Nước tiếp nhận.

Thư triệu hồi là văn bản trong đó Nguyên thủ quốc gia nước cử đi tuyên bố triệu

hồi vị đại diện ngoại giao của mình. Nội dung có thêm phần bày tỏ hy vọng rằng vị đại

diện ngoại giao của mình đã góp phần vào việc phát triển và củng cố quan hệ giữa hai

nước, cảm ơn Nước tiếp nhận đã giúp đỡ Đại sứ hoàn thành nhiệm vụ. Cũng như thư ủy

nhiệm, thư triệu hồi do Nguyên thủ quốc gia ký và cũng gửi cho Nguyên thủ quốc gia

Nước tiếp nhận.

Thủ tục đầu tiên sau khi Đại sứ được chấp thuận đến Nước tiếp nhận là trình bản

sao thư ủy nhiệm. Người tiếp Đại sứ để nhận bản sao thư ủy nhiệm là Bộ trưởng Ngoại

giao. Hiện nay nhiều nước đã đơn giản thủ tục, bỏ cuộc tiếp xúc giữa Bộ trưởng hoặc

Thứ trưởng Ngoại giao với Đại sứ mới trước lễ trình thư ủy nhiệm và ủy nhiệm cho Vụ

trưởng Lễ tân (Bộ Ngoại giao) nhận bản sao thư ủy nhiệm. Theo tập quán một số nước,

Đại sứ không cần tiếp xúc trao thực tiếp bản sao mà có thể gửi công hàm kèm theo các

bản sao thư ủy nhiệm, thư triệu hồi (nếu có) cho Bộ Ngoại giao và Bộ Ngoại giao xác

nhận bằng công hàm đã nhận được bản sao.

Nghi lễ Lễ trình thư ủy nhiệm được hình thành trong lịch sử với những nghi thức

trọng thể, là hoạt động chính thức đầu tiên của Đại sứ nước ngoài với Nguyên thủ quốc

gia nước sở tại, là thời điểm bắt đầu chính thức thực hiện các chức năng của Đại sứ. Cuộc

tiếp xúc đầu tiên này mang ý nghĩa chính trị quan trọng, vì vậy tại nhiều nước nghi thức

trình thư ủy nhiệm được quy định rất cụ thể và đòi hỏi được tổ chức thực hiện rất nghiêm

túc. Mọi sơ suất từ phía Nước tiếp nhận có thể bị coi là không tôn trọng Đại sứ và

Nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm Đại sứ đó. Cũng tương tự như vậy, một sơ suất dù nhỏ từ

phía Đại sứ có thể gây ấn tượng không tốt từ phía nước chủ nhà. Chính vì vậy, ở hầu hết

các nước hiện nay, các Nguyên thủ quốc gia vẫn đích thân tiếp Đại sứ để nhận thư ủy

nhiệm và việc chuẩn bị cho buổi lễ trình thư ủy nhiệm cũng được các Đại sứ chuẩn bị hết

sức chu đáo.

Khác với các nghi lễ khác của lễ tân ngoại giao, nghi lễ trình thư ủy nhiệm tại

nhiều nước được duy trì trong nhiều năm không có thay đổi gì lớn. Tại nhiều nước, nghi

lễ này đơn giản nhưng vẫn nghiêm trang trong khi một số nước vẫn giữ lại những hình

thức cầu kỳ, nhất là một số nước theo chế độ quân chủ còn duy trì những lễ tiết cung đình

trước đây. Cũng có nước làm theo cách đặc biệt như Buốc-ki-na Pha-xô, Nguyên thủ

Page 32: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

32

quốc gia tiếp nhận thư ủy nhiệm của Đại sứ nước ngoài trong các buổi mít tinh của quần

chúng nhân dân tổ chức tại các địa phương khác nhau trong nước.

Như đã nói ở trên, Đại sứ là đại diện của Nguyên thủ quốc gia Nước cử bên cạnh

Nguyên thủ quốc gia Nước tiếp nhận. Thư ủy nhiệm và thư triệu hồi (nếu có) do Nguyên

thủ quốc gia Nước cử ký gửi đích danh Nguyên thủ quốc gia tiếp nhận, giới thiệu chính

thức Đại sứ là người đại diện của mình. Chính vì vậy, khi có sự thay đổi Nguyên thủ

quốc gia Nước tiếp nhận hay Nguyên thủ quốc gia Nước cử thì sẽ đặt ra vấn đề các Đại

sứ phải trình thư ủy nhiệm do Nguyên thủ mới ký hay gửi Nguyên thủ mới của Nước tiếp

nhận. Tại một vài quốc gia theo chế độ quân chủ, khi nhà vua chết hoặc thoái vị, Đại sứ

các nước trình lại thư ủy nhiệm. Còn tại các quốc gia theo chế độ Cộng hòa Dân chủ, khi

người đứng đầu Nhà nước chết hoặc kết thúc nhiệm kỳ theo chế độ bầu cử không đặt vấn

đề các Đại sứ trình lại thư ủy nhiệm.

Tuy nhiên, nếu có việc thay đổi chế độ thì Nguyên thủ mới có thể yêu cầu các

Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao đóng tại nước mình trình thư ủy nhiệm mới. Trong

trường hợp đó việc trình lại thư ủy nhiệm có thể được coi là sự công nhận những thay đổi

đã diễn ra trong nước này và mong muốn giữ quan hệ ngoại giao bình thường với chính

quyền mới. Theo tập quán, nghi thức trình lại thư ủy nhiệm thường đơn giản. Đại sứ đến

dinh Nguyên thủ bằng ô tô của mình cùng với vài ba cán bộ ngoại giao (Có thể không

đông như khi trình thư ủy nhiệm), được mời vào phòng khánh tiết để trình thư ủy nhiệm

mới cho Nguyên thủ Nước tiếp nhận. Buổi lễ diễn ra ngắn gọn, báo chí có đưa tin về lễ

trình lại thư ủy nhiệm.

1.4.6. Đặc quyền miễn trừ ngoại giao

Quan hệ quốc tế ngày càng phát triển, việc cử các phái đoàn đại diện ngoại giao ra

nước ngoài trở thành việc làm thường xuyên giữa các quốc gia. Ngày nay không một

quốc gia nào đứng riêng rẽ, tách biệt không có quan hệ với thế giới bên ngoài, với các

quốc gia khác. Dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao một số đặc quyền là cần thiết

không những để các cơ quan đại diện hoàn thành chức năng đại diện của mình, mà còn

cần thiết để tăng cường quan hệ giữa các nước, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và cũng là

để tăng cường việc tôn trọng chủ quyền của nhau. Công ước Viên năm 1961 về quan hệ

ngoại giao đã mở đầu bằng câu: “Các quốc gia tham gia Công ước này, nhắc lại rằng từ

thời xa xưa, nhân dân tất cả các nước đã thừa nhận quy chế các viên chức ngoại giao”.

Một vài điều của quy chế đó như quyền bất khả xâm phạm của các sứ giả thì đã có từ xã

Page 33: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

33

hội nô lệ. Để bảo vệ các sứ thần, đạo luật của Ấn Độ cổ xưa đã quy định người ám sát sứ

thần sẽ bị tử hình.

Trong quá trình phát triển quan hệ ngoại giao giữa các nước, các lý thuyết sau đây

đã được nêu lên đẻ làm cơ sở lý luận cho đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao:

Thuyết “đại diện” bắt nguồn từ thời Trung cổ ở Châu Âu và rất thịnh hành cho mãi

tới khi có cuộc Đại Cách mạng Pháp. Thời kỳ này hầu hết các nước trên thế giới đều là

những quốc gia quân chủ. Sự giao dịch quốc tế được coi như là sự giao dịch giữa cá nhân

các vua chúa. Làm nhục tới các vị đại diện tức là làm nhục tới vua chúa. Thuyết này ngày

càng không phù hợp với thực trạng thế giới. Ngày nay một vị Đại sứ không còn là đại

diện riêng của nhà vua mà là đại diện chung cho cả một quốc gia.

Thuyết “ngoại pháp” phát sinh từ thế kỷ 17 và thịnh hành cho tới nửa đầu thế kỷ

20 và đã từng song song tồn tại với thuyết “đại diện” trong một thời gian trước khi lấn át

hẳn thuyết đó. Theo thuyết này sở dĩ nhà ngoại giao thoát ra khỏi thẩm quyền của quốc

gia địa phương là bởi vì họ được giả định như là chưa bao giờ ra khỏi đất nước họ. Nói

khác đi, nhà ngoại giao tuy được ủy nhiệm bên cạnh một quốc gia khác nhưng vẫn được

coi là còn ở trên đất nước mình. Tuy trên phương diện thể chất, họ có mặt trên đất của

quốc gia tiếp nhận, nhưng trên phương diện pháp lý họ được coi như là không có mặt ở

quốc gia đó, do đó họ được quyền bất khả xâm phạm. Thuyết này bị bác bỏ dần dần vì

tính chất giả tạo của nó, và trong Hội nghị Viên 1961, người ta tránh không nêu thuyết đó

trong việc ấn định phạm vi của đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao.

Thuyết “vì lợi ích công việc” cho rằng một viên chức ngoại giao chỉ có thể làm

tròn nhiệm vụ của mình khi ông ta không bị đe dọa và hoàn toàn độc lập với quốc gia tiếp

nhận. Các quốc gia này cũng bắt buộc phải công nhận cho các viên chức ngoại giao được

hưởng các đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để họ yên tâm làm tròn nhiệm vụ.

Thuyết này ngày nay được chấp nhận rộng rãi.

Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao có đoạn viết “Các quốc gia tham

gia Công ước này nhận thức rằng mục đích của các quyền ưu đãi và miễn trừ không phải

là để làm lợi cho cá nhân mà để đảm bảo cho các cơ quan đại diện ngoại giao thực hiện

có hiệu quả các chức năng của họ là đại diện của quốc gia”. Như vậy cơ sở của đặc quyền

ưu đãi và miễn trừ ngoại giao vừa là sự cần thiết phải đảm bảo một cách có hiệu quả sự

hoạt động của các cơ quan ngoại giao, vừa là sự cần thiết phải bảo đảm tính chất đại diện

của quốc gia của các cơ quan đó. Tất nhiên quan niệm sự cần thiết phải bảo đảm sự hoạt

Page 34: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

34

động có hiệu quả của cơ quan ngoại giao là điều xuất phát để thừa nhận những đặc quyền

ưu đãi, miễn trừ ngoại giao nhưng quan niệm này không nói lên một cách đầy đủ tính

cách đặc biệt của một cơ quan ngoại giao là một cơ quan nhà nước của một quốc gia ở

nước ngoài để tiến hành công tác trong lĩnh vực đối ngoại, vì vậy cần nêu bật tính chất

đại diện của cơ quan đại diện diện ngoại giao.

Công ước Viên 1961 đã dành 12 Điều (từ Điều 29 đến Điều 41) để quy định về

đặc quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, tập trung vào ba nội dung chính: (i) quyền bất khả

xâm phạm (về con người, về trụ sở, về tài liệu, v.v…); (ii) quyền không bị xét xử (về

hình sự, về dân sự); và (iii) các ưu đãi về xã giao.

Những đặc quyền rộng rãi nhất được công nhận cho các viên chức ngoại giao và

thành viên gia đình họ. Nhiều đặc quyền cũng được công nhận cho nhân viên hành chính,

kỹ thuật và thành viên gia đình họ, tuy có phân biệt ở chỗ quyền miễn trừ xét xử về dân

sự và hành chính (Đối với luật pháp Nước tiếp nhận) chỉ được áp dụng cho những trường

hợp họ thừa hành công vụ. Thực tế những năm gần đây chứng minh sự phân biệt đó cũng

đang dần dần được xóa bỏ.

Cho đến nay, Công ước Viên 1961 đã được hầu hết các nước trên thế giới tham

gia. Một số ít nước tuy chưa tham gia nhưng không thể không coi trọng các điều khoản

đã ghi trong Công ước. Có thể nói trong giai đoạn hiện nay Công ước Viên năm 1961 là

một văn kiện công pháp quốc tế toàn diện và cơ bản, là cơ sở để xem xét và điều chỉnh

những vấn đề nảy sinh trong quá trình giao tiếp giữa các quốc gia.

Một số nước đã chuyển Công ước Viên năm 1961 thành luật quốc gia. Tuy nhiên,

vì các quy định nêu trong Công ước chỉ có tính chất nguyên tắc, các đặc quyền và các cơ

quan đại diện được hưởng đến đâu, rộng hay hẹp là tùy theo quy định phù hợp với điều

kiện của từng nước. Vì vậy trên cơ sở chủ quyền quốc gia và chính sách đối ngoại của

mình nhiều nước đã thể hiện quy định của Công ước Viên năm 1961 vào luật pháp của

nước mình. Ngày 7 tháng 3 năm 1993, chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam đã ký lệnh số 25–L/CNTN công bố “pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho

cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại

Việt Nam”, đã được Ủy ban thường vụ quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam (Khóa IX) thông qua ngày 23 tháng 8 năm 1993. Pháp lệnh này là cơ sở pháp lý cho

việc quản lý nhà nước chế độ ưu đãi, miễn trừ dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao,

lãnh sự và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Page 35: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

35

Trong quan hệ quốc tế, những sai sót trong việc áp dụng đặc quyền ưu đãi, miễn

trừ ngoại giao ví dụ như bắt giữ một đại sứ, xâm nhập một cơ quan đại diện, khám xét

một túi thư ngoại giao, v.v… thường đưa đến căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước.

Nguyên tắc có đi có lại là một nguyên tắc được nhắc đến nhiều. Áp dụng nguyên

tắc có đi có lại là một cách buộc các quốc gia phải tôn trọng lợi ích của nhau. Nếu trước

A đối xử không tốt với viên chức ngoại giao nước B thì nước B cũng sẽ đối xử không tốt

trả lại. Sở dĩ nước này dành cho viên chức ngoại giao nước kia nhiều đặc quyền là họ hy

vọng nước kia cũng sẽ đối xử tương tự với viên chức ngoại giao của nước họ. Trong thực

tiễn quan hệ ngoại giao, người ta thường thấy những vụ trục xuất viên chức ngoại giao

được kèm theo những vụ trực xuất khác hoàn toàn vô lý để trả đũa. Nhưng sự hạn chế tự

do đi lại của viên chức ngoại giao nước A tại nước B đã được trả đũa ngay bằng sự hạn

chế tự do đi lại của viên chức ngoại giao nước B tại nước A.

Tuy nhiên, nếu áp dụng nguyên tắc có đi có lại một cách triệt để, máy móc thì có

thể đưa đến những tình trạng đáng tiếc. Từ trả đũa này đến trả đũa khác, người ta sẽ đi

đến thu hẹp các đặc quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao đến mức tối thiếu, và như vậy sẽ đi

ngược lại với thuyết “vì lợi ích công việc” thường được coi là cơ sở của đặc quyền ưu đãi

và miễn trừ ngoại giao.

Trong thực tiễn áp dụng đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, người ta thường

phân biệt phần ưu đãi có thể thu hẹp hoặc mở rộng, ví dụ ưu đãi về thuế quan, những vấn

đề có tính chất xã giao, và những đặc quyền có tính chất bất biến vì nó cần thiết cho việc

thừa hành công vụ, ví dụ quyền miễn trừ không bị xét xử trước tòa án của Nước tiếp

nhận. Đối với loại thứ nhất là những đặc quyền có tính chất xã giao, nguyên tắc có đi có

lại thường chi phối, còn với loại đặc quyền thứ hai nên áp dụng triệt để nguyên tắc có đi

có lại sẽ gây nhiều trở ngại trong quan hệ quốc tế. Nói chung các quốc gia đều tôn trọng

những đặc quyền này mặc dù một quốc gia nào đó có thể có những hành động vi phạm.

Một quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế thường không căn cứ vào hành động vi

phạm của một quốc gia khác để tự mình cùng vi phạm để trả đũa quốc gia đó. Trong

trường hợp này chỉ nên áp dụng những biện pháp mà luật quốc tế đã quy định như phản

kháng, tạm thời đình chỉ hoặc cắt đứt quan hệ ngoại giao v.v. Một quốc gia tôn trọng luật

pháp quốc tế cũng thường không căn cứ vào nguyên tắc có đi có lại để từ chối không cho

một cơ quan đại diện của nước ngoài được hưỡng những ưu đãi, miễn trừ ngoại giao đã

được ghi trong Công ước Viên. Ví dụ, tháng 8 năm 1967, Hồng Vệ binh đốt phá trụ sở

Page 36: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

36

Đại biện quán của Anh tại Bắc Kinh. Chính phủ Anh phản đối, đòi bồi thường thiệt hại

chứ không áp dụng biện pháp tương tự đối với Đại biện quán của Trung Quốc tại Luân

Đôn để trả đũa.

Nguyên tắc có đi có lại được áp dụng từ lâu trong đời sống quốc tế bề ngoài xem

ra có vẻ công bằng hợp lý, nhưng thực tế thì có lợi nhiều cho các nước lớn, do họ có

nhiều lợi ích trên thế giới và cần có mặt ở khắp nơi để bảo vệ những lợi ích đó. Vì vậy,

nhiều nước nhỏ chấp nhận nguyên tắc này một cách dè dặt và thường có những quy định

nhằm thực hiện nguyên tắc có đi có lại trên cơ sở hai bên cùng có lợi, ví dụ như: quy định

số lượng cán bộ nhân viên cơ quan đại diện mà mỗi bên tiếp nhận; quy định số lượng

người và số tiền tối đa được miễn thuế… Các nước nhỏ thường lo ngại việc mở rộng đặc

quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao cho tất cả nhân viên hành chính, kỹ thuật các cơ

quan đại diện, vì các sứ quán lớn với số lượng nhân viên quá đông có thể gây cho Nước

tiếp nhận nhiều khó khăn trở ngại.

Page 37: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

37

Chương 2:

NGÔI THỨ, THƯ TÍN VÀ NGHI LỄ NGOẠI GIAO

2.1. Ngôi thứ và chỗ ngồi

2.1.1. Ngôi thứ ngoại giao

Ngôi thứ ngoại giao là một trong những nội dung quan trọng của Lễ tân Ngoại

giao, ngôi thứ ngoại giao thường được xác định dựa trên một số nguyên tắc sau:

Sự bình đẳng giữa các nước: Các nước có chủ quyền đều bình đẳng với nhau nên

nguyên tắc bình đẳng giữa các nước được tôn trọng như một trong những thành tựu quý

báu nhất trong sự phát triển của quan hệ quốc tế. Nguyên tắc bình đẳng này còn bao hàm

việc xác định chuẩn bị để dành cho khách sự thịnh tình tương xứng với họ.

Nguyên tắc tôn ti trật tự: Người trên trước, người dưới sau.

Nhường chỗ: Khách nước ngoài đến thăm được xếp trước khách thuộc nước chủ

nhà hay ít ra trong buổi lễ họ được dành một vị trí ưu đãi.

Ngôi thứ không uỷ quyền: Có nghĩa là một người khi đại diện một người khác thì

không thể được đối xử như người mình đại diện trừ trường hợp người thay thế cùng cấp

với người được thay thế. Tuy nhiên, đối với nguyên thủ quốc gia vì không có người

ngang cấp tương đương nên được dành cho người đại diện (phó Thủ tướng hay Bộ

trưởng) sự đối xử trọng thị như được dành cho Nguyên thủ quốc gia.

Lịch sự với phụ nữ: Trong ngoại giao các quan chức nam giới chỉ nhường chỗ cho

phụ nữ khi người phụ nữ đó có cùng cấp bậc.

Các cặp vợ chồng: Tại một buổi lễ hay buổi biểu diễn người ta xếp các cặp vợ

chồng với nhau theo cấp bậc của người giữ cương vị được mời (tại bàn tiệc cách sắp xếp

lại khác).

Các nhân vật tôn giáo: Trong các buổi lễ thường các chức sắc tôn giáo xếp sau các

quan chức dân sự nhưng nguyên tắc này cần được điều chỉnh tuỳ theo chức tước, tuổi, địa

điểm và hoàn cảnh.

Thứ tự chữ cái: Thứ tự chữ cái là cách thường dùng để xác định ai trước ai sau.

Nguyên tắc này nhằm thực hiện triệt để sự bình đẳng giữa các đại biểu, phái đoàn hay

Page 38: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

38

quốc gia. Ngôn ngữ lựa chọn sẽ là ngôn ngữ nơi diễn ra sự kiện hoặc ngôn ngữ chính

thức của tổ chức hay một ngôn ngữ khác do các bên thoả thuận.

2.1.2. Chỗ ngồi

Trong lễ tân nhà nước, việc sắp xếp chỗ ngồi là một vấn đề hết sức quan trọng.

Thực chất, điều cốt yếu nằm trong vấn đề ngôi thứ. Những khó khăn trong việc sắp xếp

ngôi thứ thường phát sinh khi có các cuộc gặp gỡ của các nhân vật cao cấp và của các

nhà ngoại giao. Để tránh những sai lầm trong vấn đề bố trí vị trí danh dự thì điều đầu tiên

ta phải cần biết ngôi thứ của những người tham gia hoạt động đó. Vị trí các ngôi thứ càng

rõ thì nhà tổ chức càng có cơ may tránh được những sai lầm trong việc bố trí chỗ ngồi.

Vị trí danh dự: trong cuộc gặp gỡ của các nhân vật ngoại giao, bên phải luôn được

công nhận là vị trí ưu tiên.

a/ Việc bố trí thứ tự ưu tiên: khi các quan chức xuất hiện trên lễ đài tuỳ thuộc vào

cách bố trí các thứ tự ưu tiên trên đoàn Chủ tịch. Theo tập quán chung có những cách bố

trí như sau:

(i) Khi lên thang gác và khi ra lễ đài mà vị trí ưu tiên ở đầu hàng thì người có vị trí

cao nhất đi đầu hàng rồi tiếp sau theo thứ tự giảm dần.

(ii) Khi vị trí ưu tiên ở cuối hàng thì ngôi thứ theo thứ tự từ cuối hàng đi lên đầu hàng

và người có vị trí thấp đi trước.

(iii) Trường hợp nhân vật cao nhất đi giữa thì người có vị trí thứ hai đi trước nhân vật

đó. Vị trí thứ 3 đi sau. Tuy nhiên, để làm nổi bật vị trí ưu tiên, gần đây người ta thường

bố trí nhân vật có vị trí cao nhất xuất hiện trước, tiếp theo là người ngồi kế tiếp cho đến

người ngồi cuối cùng của nửa hàng bên trái và tiếp theo là người ngồi kế tiếp của nửa

hàng bên phải từ giữa trở ra cho đến hết hoặc ngược lại.

(iv) Trường hợp đi theo hàng ngang thì tuỳ trường hợp mà bố trí người có vị trí cao

nhất đi ở phía cuối bên phải hoặc cuối bên trái hoặc ở giữa.

(v) Nếu số người là số chẵn thì lấy vị trí số 1 ở nửa hàng bên phải làm vị trí ưu tiên,

giống như treo cờ. Đây cũng là cách vận dụng để phù hợp với nguyên tắc ưu tiên bên

phải.

b/ Vị trí ưu tiên chỗ ngồi trên ô tô: Trong cách sắp xếp chỗ ngồi trong ô tô trong

Lễ tân ngoại giao được thực hiện theo nguyên tắc sau (nhìn theo hướng nhìn của người

ngồi trong xe):

Page 39: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

39

(i) Khách chính hoặc người có chức vụ cao nhất, ngồi vào chỗ ngồi danh dự bên phải

ghế sau xe (chếch với lái xe). Nếu treo cờ thì cờ của nước khách treo bên phải, cờ nước

chủ nhà treo bên trái.

(ii) Vị trí của chủ nhà là ở sau lái xe. Nếu có 3 người cùng ngồi chung ghế sau lái xe

thì chỗ giữa đựơc coi là chỗ thứ 3 về tầm quan trọng.

(iii) Bảo vệ, phiên dịch hay cán bộ tháp tùng ngồi đằng trước cạnh lái xe. Nếu cần

phiên dịch thì bảo vệ nhường, đi xe trước.

(iv) Nếu xe ôtô có ghế phụ (ghế gấp), thì xếp người thứ 3 ngồi ghế phụ. Không nên

xếp 3 người cùng ngồi ghế sau.

(v) Nếu trong đoàn có cả vợ lẫn chồng, chủ và khách sẽ lên xe đầu, xe tiếp theo sẽ là

xe của vợ (hoặc chồng).Trường hợp theo yêu cầu của khách cả vợ và chồng cùng ngồi

một xe thì vị trí vợ chồng khách sẽ là vị trí thứ nhất và thứ ba.

Những điều cần lưu ý:

(i) Người lái xe bao giờ cũng phải đỗ xe phía người khách chính ngồi, trước cửa nhà

khách, cửa ga... để khách xuống xe là trực diện với chủ nhà đón khách và là người bắt tay

chủ nhà trước tiên.

(ii) Người tháp tùng không bao giờ xuống xe trước khách, trừ người phiên dịch hoặc

lái xe, bảo vệ phải nhanh chóng xuống xe để mở cửa cho khách.

(iii) Đối với khách quý, thường bố trí người đứng tại chỗ để mở cửa xe và đóng cửa

xe cho khách.

(iv) Khách chính có phu nhân đi cùng, có thể xếp phu nhân ngồi bên phải và khi xe

đỗ, phu nhân xuống trước chồng và bắt tay chủ nhà trước tiên.

Page 40: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

40

Chỗ ngồi trong xe ô tô:

(trường hợp 3 người)

--------------------------------------------------

Chủ 2

Lái xe

Khách 1

3

(bảo vệ/phiên dịch)

........................................................................

(trường hợp 4 người có ghế phụ)

Chủ 2

3

Phiên

dịch

Lái xe

Khách 1

4

(bảo vệ)

c/ Vị trí danh dự trong ký kết các văn bản: nếu ký 2 cột thì vị trí ưu tiên nằm phía

trên cột bên trái người đọc, vị trí thứ 2 phần trên bên phải người đọc, vị trí thứ 3 nằm

phần dưới của cột bên phải.

Page 41: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

41

Vị trí số 1------------------ Vị trí thứ 2

Vị trí thứ 3

(i) Nếu ký theo hàng dọc thì vị trí ưu tiên tất nhiên là ở hàng đầu.

(ii) Nếu ký theo hàng ngang thì vị trí ưu tiên ở bên trái tờ giấy, tức là phía phải người

ký.

(iii) Trong việc ký kết các văn kiện quốc tế, người ta áp dụng luật luân phiên ký đầu,

nghĩa là tên các Nguyên thủ hoặc đại diện toàn quyền nằm ở vị trí ưu tiên trong các văn

kiện dành cho họ. Trong phần mở đầu, tên quốc gia đó được ghi trên tên tất cả các quốc

gia khác, các nhà thương thuyết của quốc gia đó được ký ở vị trí số 1 trong các văn kiện

sẽ giao cho họ. Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia tham gia ký kết lần lượt giữ vị trí số 1

trong các văn kiện quốc tế. Đây là tập quán đã có từ lâu và không thay đổi.

d/ Vị trí danh dự trong chiêu đãi

Chiêu đãi là một hình thức hoạt động phổ biến trong giao tiếp. Chính trong hoạt

động này là nơi có nhiều đối tượng thuộc nhiều thành phần, tuổi tác, địa vị xã hội, giới

tính tham dự nhiều nhất; có sự đan xen giữa khách và chủ. Việc xác định vị trí danh dự

và sắp xếp chỗ ngồi trong một bàn tiệc cũng như trong bữa tiệc cần phải được nhà tổ

chức hoặc chủ tiệc quan tâm đặc biệt, nhất là khi có Nguyên thủ quốc gia tham dự.

Trong phòng tiệc:

Theo tập quán chung, chỗ ngồi danh dự thường đối diện với cửa ra vào. Nếu cửa

ra vào ở một bên thì vị trí danh dự là ở vị trí đối diện với các cửa sổ. Tập quán này cũng

được áp dụng đối với các cuộc hội đàm. Ngay cả khi cửa ra vào ở chính giữa.

Vị trí danh dự tại bàn tiệc: Vị trí danh dự trong bàn tiệc phụ thuộc vào việc chủ

tiệc chọn loại bàn nào để chủ trì một bữa tiệc, có nhiều bàn tiệc hay chỉ một bàn tiệc,

trong bữa tiệc có phu nhân hoặc phu quân chủ tiệc tham gia hay không.

Nếu có buổi tiệc chỉ có nam giới tham dự, chỗ ngồi danh dự ở bên phải chủ tiệc,

hoặc có thể là ở phía đối diện. Đây cũng là cách thể hiện sự quan tâm đối với khách, coi

như hai người cùng chủ trì bàn tiệc.

Khi vợ chủ nhà cùng ngồi dự thì hai vợ chồng ngồi đối diện nhau, vị trí danh dự ở

phía tay phải bà chủ, phu nhân khách ngồi phía bên phải ông chủ. Cách bố trí bàn tiệc

Page 42: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

42

kiểu này tạo ra một trung tâm nói chuyện tại giữa bàn. Cách này thường vận dụng khi

chiêu đãi một số đoàn chính thức, nhưng thực khách không quá đông để có thể kê nhiều

bàn. Để tránh một số trường hợp một số khách mời không hài lòng vì phải ngồi đầu bàn,

nhất là các quan khách đều có cấp bậc tương đương nhau, và ít người (khoảng 10-12 cặp

vợ chồng), người ta bố trí chủ tiệc và vợ ngồi đầu hai bàn, như vậy sẽ tạo thành hai trung

tâm nói chuyện. Đây là theo tập quán của Anh và thường được giới ngoại giao áp dụng

khi mời cơm tối. Trong một vài trường hợp, chủ tiệc muốn nhường chỗ cho một nhân vật

mà chủ tiệc muốn đặc biệt đề cao, chủ tiệc có thể mời ông ta ngồi đối diện với vợ chủ

tiệc, còn chủ tiệc sẽ ngồi bên phải người phụ nữ số 1 hoặc ngồi ở vị trí cuối cùng, sau các

nhân vật có vị trí xã hội hoặc tuổi tác cao hơn.

Khi có nhiều khách, phải kê hai bàn hoặc hơn nữa thì chủ tiệc và vợ họăc chồng

chủ tiệc cùng một số khách chính chia nhau chủ trì các bàn tiệc.

Trong các buổi yến tiệc của Nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu Chính phủ,

với số lượng hàng chục, thậm chí hàng trăm khách tham dự, người ta thường bố trí nhiều

bàn tròn, bàn hình bán nguyệt, hình chữ I, trong đó khách tham dự ngồi phía bên phải chủ

nhà, phu nhân chủ nhà ngồi phía bên phải khách, phu nhân khách ngồi phía tay trái chủ

nhà, cứ như vậy xen kẽ theo thứ tự giảm dần, từ phải qua trái. Nếu có biểu diễn văn nghệ,

vị trí danh dự đối diện với sân khấu và để trống từ 2 đến 4 chỗ trước mặt hai nguyên thủ

và hai phu nhân (nếu là bàn tròn).

g/ Vị trí của phiên dịch trong các buổi tọa đàm hoặc chiêu đãi: trong hội đàm và

các cuộc chiêu đãi mà chủ khách ngồi đối diện nhau thì phiên dịch thường bố trí ở bên

tay trái chủ. Nếu ngồi bàn tròn mà không bố trí phiên dịch ngồi phía sau thì bố trí giữa

khách chính và phu nhân chủ nhà, giữa chủ chính và phu nhân khách thăm.

Page 43: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

43

Sơ đồ bố trí kiểu salon:

Sơ đồ bố trí chỗ ngồi kiểu hội đàm:

2.1.3. Ngôi thứ xã giao

Bên cạnh ngôi thứ trong lễ nghi chính thức, tập quán công nhận một loại ngôi thứ

khách là ngôi thứ xã giao. Việc vi phạm ngôi thứ trong các nghi lễ chính thức cần phải

sửa chữa kịp thời và đầy đủ. Còn các loại ngôi thứ khác như ngôi thứ xã giao, ngôi thứ

truyền thống, ngôi thứ theo quan hệ gia đình thì không có tính chất bắt buộc và thường áp

dụng linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể (theo ngôi thứ xã giao thì trong chiêu đãi có

Page 44: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

44

mời vợ chồng thì vợ được xếp theo ngôi thứ của chồng, đàn bà goá được xếp theo ngôi

thứ trước đây, phụ nữ có chồng xếp trên phụ nữ ly dị chồng, phụ nữ xếp trên thiếu nữ, trừ

trường hợp thiếu nữ có chức vụ hoặc tước vị cao).

2.2. Thư tín

2.2.1. Dành cho chính phủ - Government:

2.2.1.1. Đối với các nhà ngoại giao – Diplomats

(i) “His Most Reverend Excellency” (viết tắt là Most Rev. Ex., có thể dùng là

Your Excellency khi nói) dùng cho những người có chức vụ tương đương đại sứ đặc

mệnh toàn quyền.

(ii) “His/Her Excellency” (viết tắt là HE, có thể gọi là Your Excellency) – dùng

cho hầu hết các đại sứ, cao ủy và đại diện thường trực của các tổ chức quốc tế, đôi khi

dùng cho Tổng thống của các nước cộng hòa, thống đốc các địa phương hay Thủ tướng.

(iii) “The Honorable” (có thể gọi là Ông/Bà Đại sứ - Mr./Madam Ambassador) –

dùng cho các đại sứ của Mỹ. Những người không phải công dân Mỹ và không thường trú

tại Mỹ có thể gọi các đại sứ Mỹ là "His/Her Excellency".

2.2.1.2. Đối với ngành tư pháp – Judiciaries

The Honorable (viết tắt là The Hon. (+ Tên họ đầy đủ), có thể gọi miệng là Your

Honor) – dùng cho các thẩm phán và quan tòa ở Mỹ.

2.2.1.3. Đối với ngành lập pháp

(i) Những quan chức các bang hoặc liên bang và các thẩm phán ở Mỹ có thể được

gọi với những chức danh sau:

• "The Honorable [họ tên đầy đủ]." trong các văn bản

VD: "The Honorable Michael Bloomberg, Mayor of the City of New York".

• Trong trò chuyện thân mật có thể dùng Mister hoặc Madam.

• Cũng có thể gọi họ bằng chức danh + tên

VD: "Senator Jones"/Nghị sĩ Jones, "Commissioner Smith".

(ii) Với những người đảm nhận các chức danh mang tính chất không dài hạn

(Tổng thống, Thị trưởng…), chức danh đó chỉ dùng khi họ còn nắm giữ chức vụ

Page 45: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

45

VD: Tổng thống Eisenhower khi về hưu lấy chức danh là "General Eisenhower".

(iii) Một số chức danh được dùng cả đời: Ambassador, Senator, Judge, Professor

hoặc các thứ bậc trong quân đôi, đặc biệt là từ cấp Colonel trở lên)

(iv) Các thị trưởng, trong các văn bản, cũng được gọi là "The Honorable [họ tên]"

(v) Các thành viên Nghị viện cũng được gọi là "The Honorable” trong các văn

bản. Tuy nhiên, trong hội thoại, ta có thể gọi họ là Mr./Ms.. Ngoài ra, họ còn thường

được gọi là "Representative [name]" hoặc "Congressman [name]" khi ta cần nhấn mạnh

chức vụ. Khi viết, ta có thể thêm vào sau tên của họ chữ "M.C." (Member of Congress).

(vi) Thượng nghị sĩ cũng được gọi trong các văn bản là “The Honorable” và trong

giao tiếp là "Senator Smith." Trong văn bản, sau tên của họ có thể ghi "U.S.S." (United

States Senator).

2.2.1.4. Với các học giả

(i) Theo tập quán Mỹ, dù giữ chức vụ gì (professor, assistant professor, associate

professor,...), ta cũng gọi là "Professor".

(ii) Trong các văn bản, "professor" có thể viết tắt là "Prof."

(iii) Những người có bằng tiếng sĩ có thể gọi là “Dr.”

(iv) Các nghề nghiệp, chức vụ khác như bác sĩ, luật sự, kĩ sư, đầu bếp… (doctors,

lawyers, engineers, cooks, fighter pilots, motor pool drivers, commanding officers,

security guards....) luôn được gọi bằng chức vụ + tên rank trừ giáo sĩ.

2.2.2. Cách xưng hô trong tiếng Anh giao tiếp

2.2.2.1. Kính ngữ kèm theo họ

Sử dụng kính ngữ (Mr, Ms, Mrs, v…v) kèm theo họ trong các trường hợp giao

tiếp trang trọng như tại các buổi họp, hoặc khi nói chuyện với đàn anh tại trường học,

công ty, v..v… Cũng cần nhớ rằng có một số môi trường ưa chuộng lối xưng hô thoải mái

giữa sếp và nhân viên hơn. Tốt nhất, trong giao tiếp bằng tiếng Anh, bạn nên bắt đầu

bằng việc sử dụng kính ngữ kèm theo họ (VD: Good morning, Ms. Anderson), và đổi

sang dùng tên riêng nếu được yêu cầu (VD: You don’t have to be so formal, just call me

Jessica.)

Page 46: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

46

Good morning Ms Johnson. Did you have a good weekend? - Sinh viên nói

chuyệnvới giảng viên

Mr Johnson, I’d like to introduce you to Jack West from Chicago. - Nhân viên giới

thiệu đối tác với cấp trên

2.2.2.2. Sử dụng tên riêng

Tên riêng được sử dụng trong các tình huống giao tiếp thông thướng với bạn bè,

đồng nghiệp và người quen.

Hi, Tom. Do you want to go to a film tonight? - với một người bạn

Excuse me, Mary. What did you think of that presentation yesterday? - với đồng

nghiệp

Do you know the answer to number seven, Jack? - giữa hai sinh viên

Nếu bạn nói chuyện cùng một đồng nghiệp về công việc hàng ngày, có thể sử

dụng tên riêng. Tuy nhiên, khi nói chuyện với người quản lý hoặc với cấp dưới, trong các

trường hợp trang trọng hơn, bạn nên dùng họ để gọi, kèm theo kính ngữ. Cách sử dụng

này tùy thuộc vào không khí nơi làm việc. Những môi trường công việc truyền thống

(ngân hàng, cty bảo hiểm, v…v…) thường chú trọng lễ nghĩa. Ngược lại, các cty phần

mềm thường thoải mái hơn trong vấn đề này.

Ms. Smith, could you come to the meeting this afternoon? - nói chuyện với cấp

dưới

Here is the report you asked for Mr. James. - nói chuyện với cấp trên.

2.3. Nghi lễ ngoại giao

2.3.1. Kỷ niệm những ngày lễ lớn

Điều 4, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ

nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài quy định:

(i) Năm chẵn, năm tròn, năm lẻ là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.

(ii) "Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0";

(iii) "Năm tròn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5 ";

(iv) "Năm lẻ" là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại

Page 47: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

47

2.3.1.1. Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 02 tháng 9)

Theo quy định tại điều 5, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm

2001 về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài:

Các năm lẻ:

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam và đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị -

xã hội (sau đây gọi là các đoàn thể) đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (sau đây gọi tắt là Đài tưởng

niệm).

Thành Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành

phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính

phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.

Thủ tướng Chính phủ tiếp Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức

Quốc tế tại Hà Nội với hình thức tiệc rượu.

Bộ Ngoại giao tổ chức cho Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức

Quốc tế tại Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa

tại Đài tưởng niệm.

Thành Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành

phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.

Các năm tròn

Tại Thủ đô Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương

Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi

tắt là Tổng Bí thư), Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch

Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiêu đãi trọng thể tại

Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước đọc lời chúc rượu; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại

diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.

Tại Hà Nội, tổ chức đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt

vòng hoa tại Đài tưởng niệm như năm lẻ.

Page 48: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

48

Thành Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành

phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.

Các năm chẵn

Tổ chức mít tinh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình; lãnh đạo Đảng, Nhà nước,

Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể

dự. Chủ tịch nước đọc diễn văn; nếu có duyệt binh thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đọc

nhật lệnh; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội

dự.

Các hoạt động khác tổ chức như năm tròn.

2.3.1.2. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 Âm lịch).

Điều 6, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ

nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài quy định:

Việc xác định năm lẻ, năm tròn, năm chẵn để tổ chức ngày Giỗ tổ Hùng Vương

được tính theo năm dương lịch.

Trong các năm lẻ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ

Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.

Trong các năm tròn, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện

lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.

Trong các năm chẵn, Bộ Văn hoá - Thông tin và Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ

chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.

2.3.1.3. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03 tháng 02)

Điều 7, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ

nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài quy định:

Năm lẻ.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành

phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính

phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.

Page 49: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

49

Năm tròn

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành

phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ

ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành

phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.

Năm chẵn

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam và các đoàn thể đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và

đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm.

Tại Thủ đô Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương

Đảng, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; mời Đoàn Ngoại giao và các

Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành

phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.

2.3.1.4. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19 tháng 5)

Điều 8, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ

nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài quy định:

Năm lẻ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam và các đoàn thể đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm tròn

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam và các đoàn thể đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành

phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ

ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành

phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.

Page 50: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

50

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh

Nghệ An tổ chức mít tinh.

Năm chẵn

Tại Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng,

Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; mời

Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.

Các hoạt động khác tổ chức như năm tròn.

2.3.1.5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4).

Theo quy định tại điều 9, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm

2001 về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài:

Năm lẻ.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành

phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính

phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành

phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.

Năm tròn

Tại Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng,

Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại

diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.

Các hoạt động khác tổ chức như năm lẻ.

Năm chẵn.

Tại Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng,

Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại

diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam và các đoàn thể dự; mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ

chức Quốc tế tại Hà Nội dự.

Các hoạt động khác tổ chức như năm tròn.

Page 51: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

51

Tại thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức diễu binh, diễu hành

2.3.1.6. Tết Nguyên đán.

Theo quy định tại điều 10, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm

2001 về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài

(i) Chủ tịch nước chúc Tết đồng bào cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài

trên Đài Truyền hình và Đài Tiếng nói Việt Nam lúc giao thừa.

(ii) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gặp mặt Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện

của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội.

2.3.2. Đón tiếp các đoàn khách Cấp cao nước ngoài thăm chính thức

2.3.2.1. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia.

Điều 11, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ

nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài quy định:

(i) Đón tại sân bay: Thành phần đón có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn

phòng Chủ tịch nước, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại

nước khách, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ Lễ tân,

Vụ trưởng vụ Khu vực Bộ Ngoại giao và Đại sứ nước khách.

(ii) Lễ đón tại Phủ Chủ tịch:

a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón.

b) Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch nước, nếu Phu

nhân (hoặc Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, một Phó Thủ tướng

Chính phủ nếu Nguyên thủ Quốc gia nước khách đồng thời là Người đứng đầu Chính

phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội,

Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, các quan

chức Việt Nam có chức vụ tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách, Đại sứ

và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước khách.

c) Nghi thức buổi lễ được tiến hành như sau :

− Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón Nguyên thủ Quốc gia nước

khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) tại nơi xe đỗ. Có hai hàng tiêu binh danh dự đứng

trước thềm.

Page 52: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

52

− Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân).

− Hai Nguyên thủ Quốc gia đứng trên bục danh dự.

− Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước (Quốc thiều nước khách trước).

− Đội trưởng Đội danh dự chào, báo cáo và mời Nguyên thủ Quốc gia nước khách

đi duyệt Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm đại diện 3 quân chủng hải, lục,

không quân.

− Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh dự.

− Đội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ Quốc gia nước khách.

− Chủ tịch nước giới thiệu với Nguyên thủ Quốc gia nước khách các quan chức

Việt Nam. Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với Chủ tịch nước các thành viên

trong Đoàn khách.

d) Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) cùng Nguyên thủ Quốc gia nước

khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) chụp ảnh kỷ niệm, sau đó Chủ tịch nước và Phu nhân

(hoặc Phu quân) tiếp Đoàn tại phòng khách.

(iii) Hội đàm: Hai Nguyên thủ Quốc gia hội đàm tại Phủ Chủ tịch. Thành phần dự

hội đàm phía ta tương ứng với thành viên chính thức Đoàn khách. Nếu có yêu cầu thì hai

Nguyên thủ Quốc gia gặp riêng trước khi hai Đoàn hội đàm.

(iv) Tiếp xúc:

− Tổng Bí thư tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.

− Thủ tướng Chính phủ hội kiến.

− Chủ tịch Quốc hội hội kiến nếu khách có nguyện vọng.

(v) Chiêu đãi:

− Chủ tịch nước chiêu đãi trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Tại chiêu đãi, Chủ tịch nước

đọc diễn văn chào mừng, Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc diễn văn đáp từ.

− Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn.

Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan

hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Đoàn, một số

quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.

− Sau chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại Phủ Chủ tịch. Nếu tổ chức

biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát thành phố hoặc một địa điểm khác thì mời Đoàn Ngoại

giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.

Page 53: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

53

(vi) Lễ tiễn:

− Chủ tịch nước tiễn Đoàn khách tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước và Phu nhân

(hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách

và Phu nhân (hoặc Phu quân); có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.

− Thành phần phía Việt Nam dự lễ tiễn tại Phủ Chủ tịch và tiễn tại sân bay như

khi đón.

2.3.2.2. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia hoặc Người đứng đầu Chính phủ đồng thời

là Người đứng đầu Đảng cầm quyền có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam

mang danh nghĩa Đoàn đại biểu Đảng - Nhà nước hoặc Đoàn đại biểu Đảng - Chính

phủ.

Điều 12, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ

nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài quy định:

Về mức độ và nghi thức đón tiếp: áp dụng như đối với Nguyên thủ Quốc gia thăm

chính thức.

Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hoặc Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ chủ trì

đón, tiễn, hội đàm, chiêu đãi. Tổng Bí thư và Trưởng đoàn khách duyệt Đội danh dự.

Đón Đoàn tại sân bay, ngoài thành phần như đón Nguyên thủ Quốc gia, còn có

Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng. Tham dự lễ đón, lễ tiễn, hội đàm, chiêu đãi

có đại diện các cơ quan của Đảng, Nhà nước tương ứng với thành viên chính thức của

đoàn khách.

2.3.2.3. Đón tiếp người đứng đầu Chính phủ.

Theo quy định tại điều 13, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm

2001 về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài:

(i) Đón tại sân bay: Thành phần đón có Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại

giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Vụ trưởng vụ Khu vực Bộ

Ngoại giao.

(ii) Lễ đón:

Thủ tướng Chính phủ chủ trì lễ đón.

Page 54: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

54

Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Thủ tướng Chính phủ, nếu

Phu nhân (hoặc Phu quân) Người đứng đầu Chính phủ nước khách đi cùng, Bộ trưởng,

Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành

phố Hà Nội, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước

khách, các quan chức Việt Nam có chức vụ tương ứng với thành viên chính thức của

Đoàn khách, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước khách.

Nghi thức lễ đón áp dụng:

− Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón Nguyên thủ Quốc gia nước

khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) tại nơi xe đỗ. Có hai hàng tiêu binh danh dự đứng

trước thềm.

− Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân).

− Hai Nguyên thủ Quốc gia đứng trên bục danh dự.

− Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước (Quốc thiều nước khách trước).

− Đội trưởng Đội danh dự chào, báo cáo và mời Nguyên thủ Quốc gia nước khách

đi duyệt Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm đại diện 3 quân chủng hải, lục,

không quân.

− Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh dự.

− Đội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ Quốc gia nước khách.

− Chủ tịch nước giới thiệu với Nguyên thủ Quốc gia nước khách các quan chức

Việt Nam. Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với Chủ tịch nước các thành viên

trong Đoàn khách.

(iii) Hội đàm: Hai Người đứng đầu Chính phủ hội đàm. Thành phần tham dự hội

đàm phía ta tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách. Nếu có yêu cầu thì hai

Người đứng đầu Chính phủ gặp riêng trước khi hai Đoàn hội đàm.

(iv) Tiếp xúc:

− Tổng Bí thư tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.

− Chủ tịch nước tiếp tại Phủ Chủ tịch.

− Chủ tịch Quốc hội tiếp nếu khách có nguyện vọng.

(v) Chiêu đãi:

Page 55: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

55

Thủ tướng Chính phủ chủ trì chiêu đãi. Tại chiêu đãi, Thủ tướng Chính phủ đọc

diễn văn chào mừng, Người đứng đầu Chính phủ nước khách đọc diễn văn đáp từ.

Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn.

Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan

hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Đoàn, một số

quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.

Tại cuộc chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đoàn.

(vi) Lễ tiễn (nếu có): Thủ tướng Chính phủ tiễn Đoàn. Thủ tướng Chính phủ và

Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Người đứng đầu Chính

phủ nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân). Thành phần dự lễ tiễn như khi đón.

Thành phần tiễn đoàn tại sân bay như khi đón tại sân bay.

2.3.2.4. Đón tiếp Chủ tịch Quốc hội.

Điều 14, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ

nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài quy định:

(i) Đón tại sân bay: Thành phần đón có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Uỷ ban

Đối ngoại của Quốc hội, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Vụ

trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước

khách.

(ii) Lễ đón:

Chủ tịch Quốc hội chủ trì lễ đón.

Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch Quốc hội, nếu Phu

nhân (hoặc Phu quân) Chủ tịch Quốc hội nước khách đi cùng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ

nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng

Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội và quan chức tương ứng với thành viên chính thức

Đoàn khách.

Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa

Chủ tịch Quốc hội nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân). Có hai hàng tiêu binh danh

dự đứng trước thềm.

(iii) Hội đàm: Theo thỏa thuận, có thể có hội đàm hoặc hội kiến giữa hai Đoàn.

Page 56: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

56

(iv) Tiếp xúc:

− Chủ tịch nước tiếp.

− Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng Chính phủ tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện

vọng của khách.

(v) Chiêu đãi:

Chủ tịch Quốc hội chiêu đãi Chủ tịch Quốc hội nước khách. Tại chiêu đãi, Chủ

tịch Quốc hội đọc diễn văn chào mừng, Chủ tịch Quốc hội nước khách đọc diễn văn đáp

từ.

Thành phần dự chiêu đãi phía ta có các vị tham gia hội đàm, đón tiễn. Trong

trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan hệ với

nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Đoàn, một số quan chức

tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.

(vi) Lễ tiễn: Chủ tịch Quốc hội tiễn Đoàn khách. Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân

(hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Chủ tịch Quốc hội nước khách và

Phu nhân (hoặc Phu quân). Có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.

Thành phần dự lễ tiễn và tiễn đoàn ra sân bay như khi đón.

2.3.2.5. Đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia

Theo quy định tại điều 15, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm

2001 về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài:

(i) Đón tại sân bay: Thành phần đón có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước,

Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ

Lễ tân và Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước

khách.

(ii) Lễ đón tại Phủ Chủ tịch:

Phó Chủ tịch nước chủ trì lễ đón.

Thành phần dự lễ đón có Phu nhân (hoặc Phu quân) Phó Chủ tịch nước nếu Phu

nhân (hoặc Phu quân) Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, Thứ trưởng Bộ

Ngoại giao, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, các quan chức tương ứng với

thành viên chính thức của Đoàn khách.

Page 57: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

57

Nghi thức lễ đón áp dụng:

− Phó Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) đón khách tại nơi xe đỗ; có hai

hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.

− Tặng hoa Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân).

− Phó Chủ tịch nước giới thiệu với Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách các

quan chức Việt Nam. Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với Phó Chủ tịch

nước các thành viên trong Đoàn khách.

− Phó Chủ tịch nước và Phu nhân (hoặc Phu quân) cùng Phó Nguyên thủ Quốc gia

nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân) chụp ảnh kỷ niệm, sau đó Phó Chủ tịch nước

tiếp Đoàn.

(iii). Hội đàm: Theo thỏa thuận, có thể có hội đàm hoặc hội kiến giữa hai Đoàn.

(iv) Tiếp xúc

− Chủ tịch nước tiếp.

− Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Quốc hội tiếp tùy theo

mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách.

(v) Chiêu đãi:

Phó Chủ tịch nước chủ trì chiêu đãi. Tại chiêu đãi, Phó Chủ tịch nước đọc diễn

văn hoặc lời chúc rượu. Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc lời đáp từ.

Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn.

Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ có nhiều quan

hệ với nước khách cùng dự. Phía khách, mời thành viên chính thức của Đoàn, một số

quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.

(vi) Lễ tiễn tại Phủ Chủ tịch:

Phó Chủ tịch nước tiễn Đoàn khách tại Phủ Chủ tịch. Phó Chủ tịch nước và Phu

nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Phó Nguyên thủ Quốc gia

nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân); có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước

thềm.

Thành phần dự lễ tiễn và tiễn đoàn ra sân bay như khi đón.

Page 58: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

58

2.3.2.6. Đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ

Ngoại giao

Theo quy định tại điều 16, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm

2001 về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài:

(i) Đón tại sân bay:

Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân và Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón Phó

Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách tại sân bay.

Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón Phó Chủ tịch Quốc hội nước

khách tại sân bay.

(ii) Lễ đón, hội đàm, tiếp xúc:

Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì đón và hội đàm với Phó Thủ tướng Chính phủ

nước khách. Thành phần dự tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách. Chủ

tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ tiếp.

Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì đón và hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội nước

khách. Thành phần dự tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách. Chủ tịch

Quốc hội tiếp.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

nước khách. Thành phần dự tương ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách. Chủ

tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ tiếp.

(iii) Chiêu đãi: Thành phần phía Việt Nam dự chiêu đãi có các vị tham gia hội

đàm, đón, tiễn. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời thêm một số quan chức và nhân sĩ

có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự.

(iv) Tiễn đoàn: Không tổ chức lễ tiễn. Thành phần tiễn Đoàn đi sân bay như thành

phần đón Đoàn.

2.3.2.7. Đón tiếp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội hoặc cấp tương

đương.

Điều 17, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ

nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài quy định:

(i) Đón tiếp Bộ trưởng (hoặc cấp tương đương) :

Page 59: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

59

- Vụ trưởng phụ trách đối ngoại của Cơ quan chủ trì đón khách đón Đoàn tại sân

bay.

- Bộ trưởng của Bộ, cơ quan chủ trì đón, hội đàm, chiêu đãi.

- Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ tiếp.

- Không tổ chức lễ tiễn. Thành phần tiễn Đoàn ra sân bay như thành phần đón

Đoàn.

- Bộ Quốc phòng quy định nghi lễ đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh

nước khách trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam.

(ii) Đón tiếp Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội (hoặc cấp tương đương) :

- Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón Đoàn tại sân bay.

- Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội chủ trì đón, hội đàm, chiêu đãi.

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp.

- Không tổ chức lễ tiễn. Thành phần tiễn Đoàn ra sân bay như thành phần đón

Đoàn.

2.3.3. Ðón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc

Điều 18, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ

nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài quy định: Đối với các Đoàn khách cấp cao nước

ngoài thăm làm việc, mức độ đón, tiễn tại sân bay, hội đàm, chiêu đãi, tiếp xúc áp dụng

như thăm chính thức; không tổ chức lễ đón, lễ tiễn; tại chiêu đãi không có diễn văn, chỉ

chúc rượu; không trang trí thành phố; lễ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí

Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm được thu xếp theo thoả thuận với phía khách.

2.3.4. Ðón tiếp các đoàn cấp cao nước ngoài thăm cá nhân, quá cảnh

2.3.4.1. Đón tiếp Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch

Quốc hội

Theo quy định tại điều 19, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP 06 tháng 11 năm 2001

về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài:

Trường hợp chuyến thăm cá nhân:

Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn Nguyên thủ Quốc

gia, Người đứng đầu Chính phủ tại sân bay. Không có nghi thức đón và tiếp xúc chính

Page 60: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

60

thức. Chủ tịch nước tiếp xã giao và mời cơm thân Nguyên thủ Quốc gia nước khách; Thủ

tướng Chính phủ tiếp xã giao và mời cơm thân Người đứng đầu Chính phủ nước khách.

Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Chủ tịch Quốc hội nước

khách tại sân bay. Không có nghi thức đón và tiếp xúc chính thức. Chủ tịch Quốc hội tiếp

xã giao và mời cơm thân Chủ tịch Quốc hội nước khách.

Trường hợp quá cảnh:

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đón, tiễn Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính

phủ tại sân bay. Nếu Đoàn có yêu cầu ở lại, ta giúp thu xếp ăn, ở, đi lại. Nếu Đoàn quá

cảnh tại một địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) đón tiếp Đoàn.

Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội hay Chủ nhiệm

hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Chủ tịch Quốc hội nước khách tại

sân bay. Nếu Đoàn có yêu cầu ở lại, ta giúp thu xếp ăn, ở, đi lại. Nếu Đoàn quá cảnh tại

một địa phương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đón tiếp Đoàn.

2.3.4.2. Đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia

Điều 20, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ nhà

nước và đón tiếp khách nước ngoài quy định:

Trường hợp thăm cá nhân:

Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón,

tiễn Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách; Phó Chủ tịch nước tiếp xã giao và mời cơm

thân.

Trường hợp quá cảnh:

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia nước

khách tại sân bay. Nếu Đoàn quá cảnh tại một địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp

tỉnh đón tiếp Đoàn.

2.3.4.3. Đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ

Ngoại giao

Theo quy định tại điều 21, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP 06 tháng 11 năm 2001

về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài:

Page 61: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

61

Trường hợp thăm cá nhân:

Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón,

tiễn Phó Thủ tướng Chính phủ nước khách tại sân bay. Phó Thủ tướng Chính phủ tiếp xã

giao và mời cơm thân Phó Thủ tướng Chính phủ nước khách.

Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Phó

Chủ tịch Quốc hội nước khách tại sân bay. Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xã giao và mời

cơm thân Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách.

Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc vụ khu vực Bộ Ngoại giao đón,

tiễn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách tại sân bay. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tiếp xã

giao và mời cơm thân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách.

Trường hợp quá cảnh:

Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón,

tiễn Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao nước khách tại sân bay. Nếu đoàn

quá cảnh tại một địa phương, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đón tiếp Đoàn.

Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Phó

Chủ tịch Quốc hội tại sân bay. Nếu đoàn quá cảnh tại một địa phương, Phó Chủ tịch Hội

đồng nhân dân cấp tỉnh đón tiếp Đoàn.

2.3.5. Ðón tiếp một số Ðoàn khác

(i) Đối với Chủ tịch Thượng Nghị viện, Chủ tịch Hạ Nghị viện, Chủ tịch Liên

minh Nghị viện Thế giới (IPU), Chủ tịch Tổ chức liên Nghị viện các nước Đông Nam á

(AIPO), mức độ đón tiếp áp dụng như đón tiếp Chủ tịch Quốc hội; đón tiếp Phó Chủ tịch

Thượng Nghị viện, Phó Chủ tịch Hạ Nghị viện áp dụng như đón tiếp Phó Chủ tịch Quốc

hội.

(ii) Đối với người kế vị Vua hoặc người kế vị Nữ hoàng là khách của Phó Chủ tịch

nước, mức độ đón tiếp áp dụng như đối với Phó Nguyên thủ Quốc gia.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì đón tiếp và chiêu đãi các thành viên khác của

Hoàng gia là khách của Bộ Ngoại giao. Phó Chủ tịch nước hoặc Phó Thủ tướng Chính

phủ tiếp xã giao nếu khách có nguyện vọng.

Thành viên Hoàng gia dẫn đầu đoàn kinh tế, văn hóa, xã hội là khách của Bộ,

ngành nào thì lãnh đạo Bộ, ngành đó chủ trì đón tiếp, chiêu đãi.

Page 62: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

62

(iii) Mức độ đón tiếp Tổng Thư ký Liên hợp quốc là khách của Bộ trưởng Bộ

Ngoại giao áp dụng như đối với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

(iv) Bộ Ngoại giao chủ trì đón tiếp các cựu Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu

Chính phủ, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ nước khách đến thăm

theo lời mời của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ

tướng Chính phủ.

(v) Văn phòng Quốc hội chủ trì đón tiếp các cựu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch

Quốc hội nước khách, Tổng Thư ký AIPO, IPU và các tổ chức liên Nghị viện đến thăm

theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội.

(vi) Các cựu Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc

hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội là

khách mời của cơ quan nào thì cơ quan đó chủ trì đón tiếp. Nếu khách có nguyện vọng,

Cơ quan chủ trì đón tiếp kiến nghị lãnh đạo cấp cao tiếp.

2.3.6. Một số quy định khác về đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài

2.3.6.1. Lễ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và lễ đặt vòng

hoa tại Đài tưởng niệm.

(i) Đối với Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội,

Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức :

Tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

Minh đón và hướng dẫn đoàn đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại Đài tưởng niệm, lãnh đạo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đón và

hướng dẫn đoàn đặt vòng hoa; có hai hàng tiêu binh danh dự. Khi mặc niệm, Quân nhạc

cử nhạc "Chiêu hồn tử sĩ".

(ii) Đối với các Đoàn khách nước ngoài khác từ cấp Bộ trưởng hoặc tương đương

trở lên : Đại diện Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng dẫn Đoàn đặt vòng

hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm. Tại Đài

tưởng niệm có mở nhạc "Chiêu hồn tử sĩ".

2.3.6.2. Người tháp tùng và vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khác

(i) Người tháp tùng:

Page 63: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

63

Một Bộ trưởng hoặc Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước tháp tùng Nguyên thủ

Quốc gia nước khách thăm chính thức, thăm làm việc.

Một Bộ trưởng hoặc một Thứ trưởng tháp tùng Người đứng đầu Chính phủ nước

khách thăm chính thức, thăm làm việc.

Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội hay Chủ nhiệm

hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tháp tùng Chủ tịch Quốc hội nước khách thăm

chính thức, thăm làm việc.

(ii) Vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách.

Trong các hoạt động đối ngoại, vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách được

xếp ngay sau vị trí của các thành viên Chính phủ.

2.3.6.3. Treo cờ và trang trí

Điều 25, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ nhà

nước và đón tiếp khách nước ngoài quy định:

(i) Đối với Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ thăm chính thức :

Tại sân bay treo cờ hai nước và khẩu hiệu chào mừng; trước cổng Phủ Chủ tịch và một số

điểm trên các tuyến đường chính mà đoàn đi qua trang trí các cụm cờ hai nước và khẩu

hiệu chào mừng bằng tiếng Việt và tiếng nước khách hoặc tiếng Anh/Pháp; tại nơi ở và

trên xe của Trưởng đoàn treo cờ hai nước.

Đối với Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ thăm làm việc, có treo

cờ hai nước tại sân bay, nơi đón tiếp, nơi ở và trên xe của Trưởng đoàn.

(ii) Đối với Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức, có treo

cờ hai nước tại sân bay, nơi đón tiếp, nơi ở và trên xe của Trưởng đoàn.

(iii) Đối với Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội Bộ trưởng Bộ

Ngoại giao thăm chính thức, thăm làm việc: treo cờ hai nước tại nơi đón tiếp và trên xe

của Trưởng đoàn.

(iv) Khi đón, tiễn Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch

Quốc hội và Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức, thăm làm việc, thảm đỏ được

trải từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Trưởng đoàn.

Page 64: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

64

2.3.6.4. Xe hộ tống, xe dẫn đường

Theo quy định tại điều 26, Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP 06 tháng 11 năm 2001

về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài:

(i) Xe của Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức có 8 mô-tô hộ tống; có xe cảnh

sát dẫn đường. Xe của Người đứng đầu Chính phủ thăm chính thức có 6 mô-tô hộ tống;

có xe cảnh sát dẫn đường. Mô-tô hộ tống chỉ áp dụng trong các hoạt động chính thức tại

Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

(ii) Các Đoàn sang thăm làm việc, thăm cá nhân, quá cảnh không có mô-tô hộ

tống.

(iii) Các Đoàn từ cấp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội trở lên thăm

chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân, quá cảnh có xe cảnh sát dẫn đường trong các

hoạt động chính thức.

2.3.6.5. Đài thọ

Việc đài thọ cho các đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam được áp dụng theo

thông lệ quốc tế và trên cơ sở có đi có lại. Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực

hiện quy định này.

2.3.6.6. Tặng phẩm

Có tặng phẩm tặng Trưởng đoàn, Phu nhân (hoặc Phu quân) các Đoàn thăm chính

thức, thăm làm việc, thăm cá nhân. Trong trường hợp đặc biệt, có tặng phẩm tặng đoàn

viên chính thức và quan chức tuỳ tùng. Tặng phẩm là sản phẩm do ta sản xuất và thể hiện

bản sắc văn hóa dân tộc.

2.3.6.7. Đón, tiễn đoàn cấp cao nước ngoài đến và về bằng đường bộ, đường sắt,

đường thủy

Đón, tiễn các Đoàn cấp cao nước ngoài đến thăm bằng đường bộ, đường sắt,

đường thủy được vận dụng tương tự như đón, tiễn Đoàn đi bằng đường hàng không

nhưng thực hiện theo khả năng thực tế của ta.

2.3.6.8. Đón tiếp các đoàn cấp cao nước ngoài thăm địa phương

Khi các Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Phó Nguyên thủ Quốc

gia nước ngoài đến thăm địa phương, đại diện lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đón,

Page 65: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

65

tiễn Đoàn tại sân bay nếu đi bằng đường hàng không, tại địa giới tỉnh nếu đi bằng đường

bộ, tại bến cảng nếu đi bằng đường thủy. Đối với Chủ tịch Quốc hội, đại diện lãnh đạo

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đón, tiễn Đoàn tại sân bay nếu đi bằng đường hàng không, tại

địa giới tỉnh nếu đi bằng đường bộ, tại bến cảng nếu đi bằng đường thủy.

Khi đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài đến thăm địa phương, cần bảo

đảm trọng thị, chu đáo, tiết kiệm; không duyệt đội danh dự, không tổ chức mít tinh chào

mừng; chỉ trang trí cờ, khẩu hiệu ở nơi đón tiếp nếu thăm chính thức. Tổ chức một cuộc

chiêu đãi hoặc mời cơm thân; về phía Việt Nam mời những người trực tiếp làm việc với

Đoàn; về phía khách mời thành viên chính thức và một số quan chức tuỳ tùng.

Cơ quan chủ quản đón tiếp Đoàn có trách nhiệm hướng dẫn địa phương các biện

pháp lễ tân và chương trình đón tiếp Đoàn cho thích hợp.

2.3.7. Tiễn và đón các Đoàn Cấp cao nước ta đi nước ngoài

Điều 31, Nghị định 82/2001 Nghị định số 82/2001/ NĐ – CP 06 tháng 11 năm

2001 về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài quy định không tổ chức lễ tiễn và

lễ đón các đoàn cấp cao nước ta đi nước ngoài. Đại diện các Cơ quan sau đây ra sân bay

đón và tiễn đoàn :

− Chánh Văn phòng hoặc Phó Văn phòng Trung ương Đảng và Trưởng Ban hoặc

Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng tiễn và đón Tổng Bí thư.

− Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước tiễn và đón Chủ tịch

nước, Phó Chủ tịch nước.

− Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiễn và đón

Thủ tướng Chính phủ.

− Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội và Chủ nhiệm

hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tiễn và đón Chủ tịch Quốc hội.

2.3.8. Một số nghi lễ đối với Đoàn Ngoại giao và các Tổ chức Quốc tế tại Hà

Nội

2.3.8.1. Đại sứ trình Quốc thư

− Đại sứ trình Quốc thư lên Chủ tịch nước tại Phủ Chủ tịch. Dự Lễ trình Quốc thư

có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại

giao, Vụ trưởng Vụ Lễ tân và Vụ trưởng Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao.

Page 66: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

66

− Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao tiếp Đại sứ để nhận bản sao Quốc thư và

giới thiệu nghi lễ trình Quốc thư.

− Phó Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao đưa Đại sứ đi trình Quốc thư. Xe đưa

đón Đại sứ có cắm cờ hai nước, có 4 mô-tô hộ tống.

2.3.8.2. Đại sứ chào xã giao và chào từ biệt

Bộ Ngoại giao thu xếp cho Đại sứ sau khi trình Quốc thư đến chào Thủ tướng

Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và trước khi kết thúc nhiệm kỳ

công tác tại Việt Nam đến chào từ biệt Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng

Ngoại giao. Việc thu xếp cho Đại sứ kiêm nhiệm chào xã giao, chào từ biệt lãnh đạo cấp

cao vận dụng như đối với Đại sứ thường trú nhưng tùy thuộc vào thời gian và hoàn cảnh

cụ thể.

2.3.8.3. Tiếp các Trưởng Cơ quan đại diện của Tổ chức Quốc tế

Thủ tướng Chính phủ tiếp chung các Trưởng Cơ quan đại diện của Tổ chức Quốc

tế tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Liên hợp quốc 24/10 hàng năm.

Các cuộc tiếp xúc khác do Bộ Ngoại giao và các Cơ quan chủ quản cân nhắc, kiến

nghị lãnh đạo tiếp.

2.3.8.4. Dự chiêu đãi Quốc khánh của các nước tại Hà Nội

Năm lẻ và năm tròn.

Một Bộ trưởng hoặc một Thứ trưởng là khách chính dự chiêu đãi Quốc khánh

nước ngoài tại Hà Nội. Khách chính đến dự tương đương với cấp lãnh đạo của nước bạn

dự chiêu đãi Quốc khánh nước ta. Khách chính có lời chúc rượu ngắn.

Năm chẵn.

Một Phó Thủ tướng hoặc một Bộ trưởng là khách chính dự chiêu đãi Quốc khánh

nước ngoài tại Hà Nội. Khách chính đến dự tương đương với cấp lãnh đạo của nước bạn

dự chiêu đãi Quốc khánh nước ta. Khách chính có lời chúc rượu ngắn.

2.3.8.5. Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội

dự khai mạc kỳ họp Quốc hội

Hàng năm, mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại

Hà Nội dự phiên khai mạc các kỳ họp của Quốc hội.

Page 67: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

67

Ngoài các quy định tiếp xúc với Đoàn Ngoại giao như đã nêu trong Nghị định này,

nếu cơ quan, địa phương hoặc cá nhân có yêu cầu gặp gỡ hoặc mời tập thể Đoàn Ngoại

giao tham dự các hoạt động phải trao đổi thống nhất với Bộ Ngoại giao.

Page 68: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

68

Chương 3:

LỄ TÂN NGOẠI GIAO THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÔNG LỆ LỄ TÂN

3.1. Trang phục trong lễ tân ngoại giao

3.1.1. Tầm quan trọng của trang phục

3.1.1.1. Vai trò làm đẹp và bảo vệ cơ thể

Chức năng đầu tiên và có lẽ cũng là cơ bản nhất của trang phục chính là để che

chắn, bảo vệ và làm đẹp cho cơ thể.

Người xưa đã biết sử dụng trang phục để chống chọi lại với các điều kiện khắc

nghiệt của thời tiết. Ta có thể liên hệ với thực tế gần gũi nhất xung quanh ta: trang phục

giúp bảo vệ thân thể khỏi các yếu tố độc hại trong ánh nắng mặt trời, giữ ấm khi trời rét,

tránh khói bụi…, đặc biệt là ở các nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Quan trọng không kém, trang phục được sử dụng để che chắn các bộ phận cơ thể

của con người. Thông thường, việc ăn mặc để lộ quá nhiều phần cơ thể sẽ gây phản cảm.

Trong một số nền văn hóa, ví dụ như đạo Hồi, việc nữ giới che chắn tóc, tay, chân… là

điều cần thiết.

3.1.1.2. Thể hiện văn hóa, thẩm mỹ hoặc một thông điệp cá nhân

Trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là trong lễ tân ngoại giao, trang phục cần được

đặc biệt chú ý bởi nó còn thể hiện văn hóa, khiếu thẩm mỹ và đôi khi được sử dụng để

gửi gắm và truyền bá một thông điệp nào đó.

Văn hóa:

Trang phục có thể nói lên bạn từ đâu tới, tín ngưỡng của bạn là gì, khiếu thẩm mỹ

của bạn đến đâu. VD: phụ nữ VN có thể mặc áo dài tới các buổi lễ nghi, mít-tinh trang

trọng. Rõ ràng, trong các buổi tiệc ngoại giao, có lẽ không ai muốn bị coi là một người

không biết cách ăn mặc.

Cũng chính vì vậy, khi tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, ta cũng cần nên

chú ý tìm hiểu trước các quy tắc về trang phục, tránh gây phản ứng tiêu cực. VD: trong

đám tang của phương Tây, mặc màu trắng là điều tối kị trong khi phương Đông lại chấp

nhận điều này.

Page 69: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

69

Thông điệp cá nhân:

Trang phục có thể thể hiện thông điệp về đẳng cấp xã hội, địa vị hay quyền lực của

bạn. Điều này trong giới chính trị có tầm quan trọng không kém. VD: các nguyên thủ

quốc gia tuyệt đối phải ăn mặc trọng thị,…

Thông điệp đó còn có thể là sự lịch sự trong giao tiếp.

Chính vì chức năng truyền tải thông điệp trong trang phục mà chúng ta càng cần

phải cận trọng khi lựa chọn trang phục. Chắc chắn, không ai muốn người khác hiểu lầm

về thông điệp mình đang cố truyền tải. VD: một bộ trang phục quá gợi cảm có thể gây ra

những ấn tượng sai lầm về người mặc.

Thể hiện sự tôn trọng đối với người khác3

Vì sao chúng ta phải chọn trang phục phù hợp với nền văn hóa mình đang sinh

sống dù có thể mình không thuộc nền văn hóa đó? Vì sao chúng ta lại ăn mặc trang trọng

khi đi phỏng vấn?... Đó chính là để bày tỏ sự tôn trọng đối với người khác và với nền văn

hóa khác.

Trong nhiều trường hợp như ở tòa án, nguyên đơn và bị đơn được yêu cầu ăn mặc

rất trang trọng, ít nhất là phải mặc thường phục ở mức độ business attire. Nếu không, tòa

án có thể bắt họ ra về và thay đồ cho phù hợp.4

Một VD khác, khi đến thăm Vatican, phụ nữ không được mặc đồ hở vai, váy phải

dài qua đầu gối, không được mặc quần, không được đi các loại giày dép hở ngón. Đàn

ông phải mặc quần dài, áo sơ mi, không hở vai, giày không hở ngón. Đây là những biểu

hiện tối thiểu của sự tôn trọng mà Vatican cho là tất yếu.

3.1.1.3. Góp phần đem lại hiệu quả giao tiếp

Trong rất nhiều trường hợp, trang phục sẽ giúp bạn tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn, từ

đó dễ dàng đạt được mục đích của bạn hơn. Ngoài ra, trang phục cũng có thể giúp ta gây

được thiện cảm đối với người đối diện. Ngược lại, bạn có giỏi hay nói hay đến đâu mà ăn

mặc luộm thuộm, không lịch sự thì người khác cũng sẽ dê mất cảm tình ngay từ giây phút

đầu tiên.

3http://www.wardrobeoxygen.com/2006/10/dress-for-respect.html

4Teaching Specific Character Trait

Page 70: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

70

3.1.2. Phân loại trang phục

3.1.2.1. Bộ thường phục

Đây là trang phục thông dụng nhất đối với hầu hết mọi họat động. Với nam giơi,

đó là bộ complê vest tông hoặc áo vest sẫm màu, màu xanh, ghi sẫm hoặc đen, đi kèm

với áo sơmi trắng hoặc sáng màu và cà vạt, đôi khi có thể mặc thêm áo gilê. Trong tiếng

Anh, trang phục này được gọi là “lounge suit”, “business suit” hoặc “business attire”; đối

khi trong tiếng Pháp, người ta gọi đơn giản là “tenue sombre” (trang phục sẫm màu), một

thuật có nhiều cách gọi tương đương trong các thứ tiếng khác. Ngoại trừ những trường

hợp nghi lễ chính thức, trước 18 giờ, ta có thể chọn màu khác, miễn là màu sẫm.

3.1.2.2. Bộ trang phục vét đen ngắn

Trang phục vét đen ngắn, còn gọi là trang phục đi thăm hay là áo vét thụng đen

bao gồmg một áo vét đen, một quần kẻ sọc và một càvạt đen hoặc xám. Trang phục này

được mang trong những lễ nghi trang trọng. ví dụ như lễ tưởng niệm các liệt sĩ. Thông

thường đây là trang phục của Vụ trưởng lễ tân đương chức.

3.1.2.3. Bộ trang phục smoking hay “càvạt đen”

Bộ smoking, cũng còn gọi là bộ “càvạt đen” luôn luôn là trang phục được sử dụng

nhiều nhất nhằm làm tăng tầm vóc của hoạt động tối. Người ta không bao giờ mặc nó vào

buổi chiều trước 17 giờ và cũng không mặc vào tiệc chiều. Áo vét, mau đen hoặc màu

xanh sẫm có ve áo bằng lụa cùng màu, đơn hoặc đan chéo. Nếu là ve đơn sẽ kèm thêm

một áo gilê màu đen. Cổ thắt nơ đen hoặc xanh sẫm, tuyệt đối không mang nơ trắng hoặc

màu sặc sỡ khác. Nếu trên giấy mời ghi “càvạt đen mùa hè”, có nghĩa là bộ trang phục áo

smoking màu trắng, càvạt màu đen. Lưu ý, “smoking” là từ tiếng Pháp, từ tương ứng

trong tiếng Anh là “black tie” hoặc “Tuxedo”.

Đối với nữ giới, trang phục luôn là váy ngắng, trừ khi trên giấy mời ghi rõ: “áo

smoking, váy dài”. Trong trường hợp đó, váy lửng cũng có thể mặc được.

3.1.2.4. Lễ phục

Đây là bộ trang phục có tính chất lễ nghi nhất mà người ta gọi thân mật là “chim

cánh cụt”, gợi nhớ đến loài chim ở biển Bắc cực.

Trang phục này có hai loại: bộ mặc ban ngày, trước 18 giờ và bộ mặc buổi tối, sau

18 giờ.

Page 71: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

71

Trước 18 giờ: Trang phục nghi lễ.

Bộ trang phục mặc ban ngày được gọi là trang phục nghi lễ, áo khoác hoặc áo vét

buổi sáng, tiếng anh gọi là “cut away” hoặc “morning coat” Áo vét, màu xám hoặc đen,

thân sau để dài trùm hông, quần kẻ sọc xám hoặc trắng.

Còn các bà, các cô sẽ mặc váy ngắn, kèm găng tay, mũ và một áo khoác ngoài trời

nếu trời lạnh hoặc vào mùa lạnh.

Nếu áo vét là màu đen, đó là trang phục cho những nghi lễ ban ngày, ví dụ như đi

dự một đám tang được tổ chức trọng thể, áo vét màu xám được mặc khi đi dự tiệc cưới

hoặc đi xem các cuộc đua.

Sau 18 giờ: Trang phục “càvạt trắng”

Được mặc vào buổi tối, bộ quần áo có các tên gọi: “cà vạt trắng”, “trang phục dạ

hội”, “trang phục vũ hội” và cũng là “trang phục nghi lễ” đối với một lễ nghi tiến hành

sau 18 giờ. Áo cũng được cắt giống như trang phúc buổi sáng: phía sau áo cũng được để

dài nhưng không trùm hông. Áo và quần nhất thiết phải có màu đen, càvạt và áo gilê màu

trắng.

Với các cô, các bà, trang phục là váy dài, bổ sung thêm găng tay ngắn nếu tay áo

dài hoặc găng tay dài trùm lên tới tận khuỷu tay nếu như tay áo ngắn. Đây là trang phục

đi dự các nghi lễ buổi tối, các bữa ăn tối quan trọng và đi dạ hội.

3.1.2.5. Một số thuật ngữ

Ở một số nơi, đối với nam giới:

• Trang phục thông thường - “Informal dress” có thể được gọi với rất nhiều cái tên

khác nhau, tiêu biểu là "lounge suit", "national dress", "tenue de ville", "planters", "shirt

and tie", "island casual", and "bush shirt".

• Trang phục trang trọng - “Formal” có thể là "Tuxedo" và "smoking jacket" (cà

vạt đen – Black tie), "Red Sea Rig", "Gulf Rig" và "Dinner jacket".

Thông thường, lựa chọn thường phục (business attire) hàng ngày là vest và cà vạt

chon nam/váy, đồ công sở cho nữ. Dù chức vụ gì thì các viên chức cũng thường mặc đồ

như vậy.

Page 72: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

72

Tuy nhiên, thường phục thường không được coi là phù hợp cho các buổi lễ. Dưới

đây là một vài lưu ý về trang phục trong các sự kiện trọng thị hay thân mật, ban ngày và

ban tối. Đương nhiên, có rất nhiều ngoại lệ đối với các hướng dẫn này nên chúng ta vẫn

cần quan sát và thăm dò cẩn thận.

3.1.3. Các quy tắc khi lựa chọn trang phục

Các cán bộ đối ngoại phải có những hiểu biết nhất định về cách lựa chọn trang

phục cho từng tình huống. Dưới đây sẽ là một số nguyên tắc chung về cách ăn mặc trang

trọng hoặc thoải mái. Đương nhiên, trong nhiều trường hợp, những yếu tố đặc biệt sẽ ảnh

hưởng đến những nguyên tắc chung này. Vì vậy, việc điều tra, nghiên cứu kĩ lưỡng về

hoàn cảnh, môi trường là điều cần thiết.

3.1.3.1. Formal "Black Tie" or "White Tie" – Trang phục trang trọng “cà vạt

trắng” hoặc “cà vạt đen”

Các trang phục “formal” có thể được mặc vào các buổi tiệc, chiêu đãi, hòa nhạc,

sự kiện khác… vào ban tối.Loại trang phục “cà vạt đen” không thường được mặc vào ban

ngày. Loại “cà vạt trắng” lại thường yêu cầu nam giới phải mặc áo đuôi tôm (cutaway) và

cà vạt màu trắng, nữ thì mặc đầm dạ hội chấm đất (floor-length ball gown).

Áo cutaway

Quan trọng nhất, ta vẫn phải chú ý đến thông tin trong giấy mời xem họ yêu cầu

loại trang phục gì, sự kiện gì…

Đối với nam

Page 73: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

73

• Đồ đen, áo khoác không đuôi dài đến hông, ve áo bằng lụa hoặc satin (áo khoác

ban tối màu trắng có thể sử dụng ở nơi có khí hậu nóng)

• Nam giới có thể mặc kèm áo vest trắng, cổ áo bằng lụa hoặc vải satin – một loại

có thể sử dụng tại vùng nhiệt đới.

White dinner coat

• Áo gi-lê đen, cắt ngắn hoặc khăn buộc bụng(cummerbund) có thể được mặc

vớiáo khoác một hàng khuy (single-breasted coat)

Single-breasted coat

Page 74: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

74

Cummerbund - Khăn buộc bụng cho nam

• Quần âu đen

• Áo sơ mi trắng, thẳng nếp, phẳng hoặc áo soft evening với khuy kim loại rời

(stud) thay vì cúc.

Soft evening shirt with studs – áo sơ mi mỏng mặc ban tối với khuy kim loại

Page 75: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

75

• Cổ áo rời, có cánh (Wing) hoặc bẻ xuống(turn-down)và nơ bướm màu đen.

cổ bẻ - turn down collar Cổ cánh - wing collar

• Tất và giày đen

• Mũ và găng không bắt buộc nhưng vào phòng thì phải tháo ra.

Đối với nữ

• Váy dự tiệc cocktail dài đến đầu gối

• Đầm dự tiệc chấm sàn (Floor-length ball gown)

• Váy dài với áo trên. (Long skirt with top)

• Giày cao gót hoặc giày bệt (dressy flats)

• Găng tay dài quá khửu tay là không bắt buộc, có thể mặc kèm với đầm tối không

có tay. Găng ngắn có thể mặc kèm với đầm dài tay. Nếu đeo găng, phụ nữ nên bỏ găng ra

trước khi ăn/uống. Khi khiêu vũ hoặc chào hỏi thì găng có thể bỏ hoặc không.

3.1.3.2. Semi-Formal/Informal – Bán trang trọng/Không trang trọng

Dùng trong tiệc cocktail, bữa tối, một số buổi khiêu vũ, nhà hát...

Page 76: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

76

Đối với nam

• Vét tối màu

• Cà vạt hoặc nơ đeo cổ

• Giày và tất đen

Đối với nữ

• Váy dự tiệc cocktail ngắn

• Sự kiện ngoài trời � có thể đeo găng

• Giày cao gót hoặc dressy flats

3.1.3.3. Casual – Trang phục thường nhật

Khác với Mỹ, hầu hết các quốc gia đều không coi jeans và sneakers/đồ thể thao là

trang phục cho các sự kiện suồng sã. Quần short, quần bò… đều bị coi là không phù hợp.

Tuy nhiên, đồ thông thường (business) lại phù hợp với các sự kiện thân mật, suồng sã: ăn

sáng, ăn trưa, gặp mặt buổi sáng, tiệc trà chiều…

Giấy mời thông thường sẽ ghi rõ tính chất của chương trình.

Đối với nam

• Vest công sở (tối hoặc sáng màu)

• Áo jacket thể thao và quần kaki.

• Cà vạt hoặc nơ bướm

• Giày âu và giày lười

Page 77: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

77

Dress shoes Loafers

Đối với nữ

• Trang phục công sở hoặc váy mặc ban ngày

• Giày cao gót (pumps) hoặc giày bệt (flats)

Women pumps

• Mũ và găng không bắt buộc – một số sự kiện có thể yêu cầu các loại phụ kiện

che đầu. Nếu trời nắng, phụ nữ nên đội mũ.

Page 78: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

78

3.1.3.4. Phối hợp trang phục và phụ kiện

Đối với nam

Mặc vest - Ở hầu hết mọi nơi, một chiếc áo sơ mi cổ mở và áo vest là lựa chọn phù

hợp. Mặc các màu tối như: xanh, đen, nâu hoặc xám.

Áo sơ mi - Theo nguyên tắc điều gì càng đơn giản càng tốt, không sử dụng màu

sáng, màu hay hoa văn sặc sỡ hay cổ tay áo Pháp. Bạn nên chọn áo sơ mi màu trắng,

trắng nhạt, hay màu nhạt, màu xanh.Áo sơ mi nam phải có cổ.

Cà vạt - Hãy chọn một chiếc cà vạt lụa, không có màu hoặc hoa văn sặc sỡ. Cà vạt

nên hợp với bộ trang phục. Tránh dùng cà vạt với các hình ảnh và logo nhà thiết kế.

Tất - Chọn màu hợp với bộ quần áo (như màu đen, xám đậm, nâu đậm hoặc xanh

đậm) và dài vừa để không bị lộ da khi ngồi xuống.

Trang sức và nước hoa nhẹ - Càng ít càng tốt. Tránh sử dụng quá nhiều nước hoa

và trang sức. Chỉ nên đeo một chiếc nhẫn. Nam giới không được đeo khuyên tai.

Đối với nữ

Mặc vest - Vest và juyp vẫn được ưu tiên hơn. Có một câu nói rằng: Mặc cho vị trí

mà bạn muốn chứ không phải vì vị trí bạn đang có. Những màu như xanh da trời (Blue),

đen (Black), xám (Gray) hoặc nâu (Brown) được giới công chức lựa chọn nhiều.

Có một số mẹo để trông bạn có vẻ quyết đoán và chuyên nghiệp hơn. Mặc váy có

độ dài phù hợp, tránh mặc váy quá chật, bó hay váy ngắn (mini-skirts). Ăn mặc lịch sự và

chú ý sức mạnh của lời nói để gây ấn tượng với những người chủ tiềm năng.

Áo nữ - Bạn có thể mặc áo cotton hoặc áo lụa với màu sắc tự nhiên và cổ áo đơn

giản. Không mặc áo hở tay/áo không tay (sleeve-less blouse), phòng khi bạn phải bỏ áo

khoác ra. Hầu hết người ta không xem loại áo này là phù hợp cho giới văn phòng. Hãy

chắc chắn rằng bạn biết về văn hóa hợp tác công ty trước khi đến phỏng vấn. Với sự lên

xuống của các công ty bán hàng trên mạng, rất nhiều thứ đã thay đổi. Hãy đảm bảo rằng

tủ quần áo của bạn sẽ là công cụ phục vụ tốt nhất. Áo nên vừa với cơ thể, không được

chật, nhăn hay gây mất tập trung do màu quá chóe.

Khăn - một chiếc khăn lụa vuông 34 inch có màu sắc và hoa văn hợp với bộ vest

bạn mặc. Ít là tốt, ít màu và ít hoa văn. Hãy đơn giản hóa.

Page 79: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

79

Giầy - Giầy cao gót với gót 1,5 inch là tốt nhất. Chọn màu phù hợp với vest/trang

phục và túi của bạn như đen, nâu, đỏ tía hay xanh hải quân.

Tránh dùng giầy hở mũi chân, bốt cao, giầy gót nhọn và giầy trắng. Hãy chắc chắn

là đôi giầy của bạn phải sạch, sáng bóng và gót phải vững chắc.

Đi giầy da, tránh dùng giầy da lộn và giầy vải màu sáng bởi chúng rất bắt bụi.

Tất – Không đi tất phản màu với quần áo. Tránh tất màu đục và tất mỏng có hình

in.

Trang sức và nước hoa - Đeo những đồ trang sức nhỏ và tránh đeo khuyên tai.

Những gì bạn cần là: một đôi khuyên tai, hai chiếc nhẫn, một đồng hồ hoặc vòng tay.

Hãy bỏ tất cả những đồ trang sức phi truyền thống lại, như khuyên mũi hay khuyên mắt.

Huy chương

Vào những dịp đại lễ, tùy theo hoàn cảnh, huân, huy chương có thể đeo đấy đủ.

Việc đeo huân, huy trương cho biết công trạng của người mang, vừa cho biết cương vị

của người trao tặng. Trong lịch sử, có rất nhiều hình thức huân, huy chương: lông chim,

nhẫn, dấu trên trang phục, vòng cổ, vương miện, các đồ trang sức…

Ngày nay, ta phân biệt rõ huân và huy chương. Huân chương thì có các thứ hạng

khác nhau còn huy chương thông thường không có thứ hạng.

Việc tặng huân, huy chương nước ngoài phải thông qua hệ thống xin phép, tránh

việc một quốc gia bên ngoài thay thế không hợp thức các nhà lãnh đạo trong nước trong

việc công nhận công trạng của công dân mình. VD: ở Canada, nếu bạn muốn trao huân,

huy chương cho công dân Canada, cơ quan đại diện ngoại giao của nước bạn phải thông

báo cho Chính phủ liên bang. Sau đó, đề nghị này sẽ được gửi lên Ủy ban Chính sách để

xem xét… Các nhân viên đối ngoại Mỹ không được nhận vật huy chương từ chính phủ

nước ngoài.

Thứ tự đeo: huân chương là cao nhất, sau đó là huy chương và cuối cùng là huy

hiện. Huân, huy chương được đeo từ giữa ngực phía bên trái, xếp thứ tự theo cấp, hạng,

ngày ra đời hoặc ngày trao tặng. Huân, huy chương quốc gia xếp trước các huân, huy

chương do nước ngoài tặng. Huân, huy chương quân sự xếp trước dân sự.Mỗi nước có

ngôi thứ huân, huy chương riêng.

Page 80: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

80

Ta không đeo huân, huy chương bên ngoài áo khoác hoặc áo mưa vì đó là trang

phục tùy nghi, có thể để ở nơi để đồ hoặc vắt trên cánh tay. Tuy nhiên, nếu tham gia lễ

ngoài trời, ta có thể đeo huân, huy chương trên áo khoác ngoài nhằm hưởng sự đối xử ưu

đãi nào đó (nếu có)… Ta cũng không sử dụng huân, huy chương với các trang phục đơn

sơ, phóng túng như áo thể thao, váy ngủ…Nếu muốn sử dụng huân chương tham gia

chiến tranh hoặc huân chương công dân trong các sự kiện trang trọng (cả ngày lẫn đêm),

hãy tham khảo nhân viên lễ tân trước. Nếu phù hợp, hãy đeo chúng phía bên trái lapel

hoặc phía trên của túi trái ngực.

Huân, huy chương được dùng trong các buổi lễ trang trọng như dạ hội, chiêu đãi,

buổi trao tặng huân, huy chương, lễ tưởng niệm các chiến sĩ… hoặc các lễ mang tính chất

cá nhân như đám cưới, đám tang.

Khi đi thăm nước ngoài hoặc dự tiệc chiêu đãi chính thức chào mừng một quan

khách nước ngoài, ta chỉ đeo huân, huy chương quốc gia và huân, huy chương chính

nước đó tặng, không nên đeo của các nước khác.

3.2. Các nguyên tắc giao tiếp ứng xử trong lễ tân ngoại giao

3.2.1. Cách chào

3.2.1.1. Định nghĩa

- Là những nghi thức, lễ phép, ước lệ do mọi người đặt ra và cùng thừa nhận;

- Là phép xử thế giữa người với người, bày tỏ lòng tự trọng và tôn trọng người

khác trong quan hệ xã hội;

- Rất cần thiết cho mọi người không phân biệt tuổi tác, địa vị, màu da…

- Đặc biệt quan trọng khi tiếp xúc với người nước ngoài

- Câu chào: Chào anh, chào chị, chào các bác, chào các em…

3.2.1.2. Cách chào

- Nam chào nữ trước;

- Người có chức vụ thấp chào người có chức vụ cao trước;

- Người ít tuổi chào người lớn tuổi hơn;

Page 81: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

81

- Người được chào có nghĩa vụ trả lời.

3.2.1.3. Tư thế chào

- Nam đứng lên chào, nữ được phép ngồi chào;

- Khi chào nam bỏ mũ, nữ được phép đội mũ nón;

- Không nhai kẹo, ăn uống, ngậm thuốc lá khi chào;

- Không đút tay vào túi quần khi chào;

- Tư thế hơi cúi đầu, mắt nhìn người cần chào;

- Thái độ vui vẻ, kính trọng, lễ độ, lịch thiệp.

3.2.2. Cách bắt tay

3.2.1.1. Mục đích

- Để chào khi gặp hoặc tạm biệt;

- Để bày tỏ thái độ kính trọng, thân tình hay lạnh nhạt, xã giao.

3.2.1.2. Cách bắt tay

- Bàn tay phải siết chặt bàn tay phải người kia;

- Không dùng tay trái để bắt tay;

- Không dùng tay chụp bổ vào nhau;

- Không siết quá chặt khi bắt tay phụ nữ;

- Không nắm tay hờ hững tỏ vẻ lạnh nhạt;

- Không nắm tay lâu hoặc rung lắc mạnh, lâu;

- Nam đứng dậy để bắt tay, nữ có thể ngồi;

- Phụ nữ, người có chức vụ cao, người cao tuổi đưa tay ra trước bạn mới được bắt

tay;

- Không đút tay vào túi tay kia bắt tay;

- Không vừa ăn uống, nhai kẹo vừa bắt tay;

- Thái độ niềm nở, vui vẻ, lịch thiệp;

Page 82: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

82

- Đầu hơi cúi, mắt nhìn vào người đó;

- Không bắt tay chéo nhau;

- Không dùng 2 tay bắt tay 2 người cùng lúc;

- Khi bắt tay nam bỏ găng tay, nữ không cần;

- Không đứng trên bậc thang bắt tay người ở dưới;

- Không đứng trong ngưỡng cửa bắt tay người ngoài cửa;

- Chủ nhà chủ động bắt tay khách;

- Khi chủ nhà ít tuổi, khách lớn tuổi hoặc chức vụ cao thì cả hai người bắt tay

đồng thời.

- Khi gặp đôi vợ chồng thì bắt tay vợ trước;

- Nếu không quen biết nhau mà chưa giới thiệu thì chưa bắt tay.

Chú ý:

- Tại một số nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Miến Điện không bắt tay mà

chắp hai tay trước ngực, đầu hơi cúi và nói câu chào;

- Tại các nước Hồi giáo không bắt tay phụ nữ và trẻ em gái

3.2.3. Cách ôm hôn, bắt tay

- Ôm hôn vào má hoặc hôn tay là một cách chào;

- Chỉ ôm hôn má hoặc hôn tay phụ nữ khi đã quen biết hoặc thân quen với nhau;

- Người Pháp: Hôn 4 lần, lần lượt vào 2 bên má;

- Người Nga, Bỉ, Thụy sĩ hôn 3 lần vào 2 má;

- Người Hungary, Bungary, Ba lan, Hy Lạp hôn má 1 lần;

- Người Mỹ-la-tinh vừa hôn má vừa vỗ lưng;

- Nếu khách thân quen tiến gần tới, dang tay tỏ ý muốn ôm hôn thì bạn mới nên

ôm hôn;

- Hôn tay: Khi người phụ nữ quen biết giơ tay phải ra hơi thòng xuống, úp bàn tay

thì nam cầm nhẹ các ngón tay đưa lên hôn nhẹ vào mu bàn tay;

Page 83: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

83

- Người Pháp Chỉ hôn tay phụ nữ đã có chồng và không hôn ở ngoài đường;

- Người Đức có thể hôn tay phụ nữ có chồng hoặc chưa và bất kỳ ở đâu.

- Người Tây- Ban- Nha hôn tay phụ nữ ngay trên đường phố;

- Người Hy Lạp chỉ hôn tay các vị tu sĩ.

- Không vừa ăn, uống, nhai kẹo vừa hôn tay;

- Không vừa đút tay túi quần, vừa hôn tay.

3.2.4. Cách giới thiệu và tự giới thiệu

- Mục đích: Để làm quen hoặc thiết lập quan hệ;

- Cách giới thiệu:

+ Thông thường: Giới thiệu họ tên rồi đến chức vụ (Cô Lan- Giảng viên tiếng

Anh- Học viện Ngoại giao)

+ Trong buổi lễ hoặc diễn văn: giới thiệu chức vụ rồi đến họ tên ( đến dự buổi lễ

có Giám đốc Công ty Trần Văn Dũng);

+ Chỉ giới thiệu họ tên, chức vụ mà không giới thiệu rườm rà như khai lý lịch;

+Khi được giới thiệu cần đứng dậy cúi chào;

+Nữ có thể ngồi khi giới thiệu trừ trường hợp người kia cao tuổi, tu hành hoặc

chức vụ cao thì nữ cũng cần đứng dậy;

+ Nếu thấy hai người không muốn làm quen với nhau thì không nên giới thiệu với

nhau;

+ Thái độ của người được giới thiệu cần lịch sự, vui vẻ, tươi cười, thân thiện, mắt

nhìn vào người kia;

+ Sau khi được giới thiệu 2 bên làm quen, bắt tay, mỉm cười chào và nói:”Rất hân

hạnh được làm quen với anh (chị)”;

- Đối tượng giới thiệu:

+ Giới thiệu nam cho nữ, người ít tuổi cho người cao tuổi, người có chức vụ thấp

cho người có chức vụ cao, anh em thân quyến cho khách lạ, bạn bè cho cha mẹ;

Page 84: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

84

+ Nếu hai người cùng tuổi, cùng chức vụ, cùng là nam hoặc cùng là nữ thì giới

người đến sau cho người đến trước;

+ Nếu người ít tuổi có chức vụ cao, người cao tuổi có chức vụ thấp thì áp dụng

nguyên tắc “kính lão đắc thọ”.

- Tự giới thiệu

+ Tiến gần đến người muốn làm quen, chào hỏi hoặc bắt tay rồi nói: ” xin tự giới

thiệu: Tôi là Nguyễn Thanh Chi – Trưởng phòng kinh doanh Công ty CEN GROUP. Rất

hân hạnh được làm quen với anh (chị)”, sau đó có thể trao đổi danh thiếp.

3.2.5. Cách nói chuyện, xưng hô

3.2.5.1. Cách nói chuyện

- Thái độ khi nói chuyện: Vui vẻ, hòa nhã, niềm nở, không thô tục, suồng sã, chân

tình, lễ phép, lịch sự;

- Giọng nói: Không quá to, quá nhỏ, quá nhanh, quá chậm

- Yêu cầu:

+ Nơi đông người không nói tiếng lóng, tiếng nước ngoài, thì thầm to nhỏ với

người khác;

+ Không nói câu chuyện chỉ có hai hoặc vài người biết và hiểu với nhau;

+ Không vừa nói, vừa nhìn chằm chằm hoặc chỉ trỏ người khác; không bình luận

người khác khi vắng;

Không châm chọc, kê kích, nói xấu, bình luận về bệnh tật, tuổi tác, đời tư, khiếm

khuyết của người khác;

+ Không nổi khùng, cáu giận khi nói chuyện;

+ Không ngắt lời người khác, nói đế, nói leo;

+ Cần chăm chú lắng nghe, không tỏ ý sốt ruột, cần dùng cử chỉ phi ngôn ngữ tỏ ý

tán đồng;

+ Không nói thô tục, chửi thề, chửi đổng, nói trống không, nói cộc lốc;

+ Không hỏi tuổi phụ nữ nước ngoài;

+ Không hỏi về đời tư, thu nhập, chuyện riêng tư;

Page 85: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

85

+ Cần thường xuyên nói từ cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.

+ Không nói to, cười hô hố ở nơi công cộng;

3.2.5.2. Xưng hô trong hoạt động đối ngoại

Xưng hô là vấn đề khá hệ trọng trong công tác ngoại giao. Gọi đúng tên một quốc gia,

tên một tổ chức, tên một cá nhân cùng với chức vụ cần được gọi đúng và đẩy đủ, chuẩn xác.

Ví dụ: Ngài Nguyễn Văn A, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam. Còn trong giao tiếp trực tiếp, những cuộc giao tiếp xúc không chính thức, đặc biệt

là những người ngang cấp, có xu hướng gọi nhau ngắn gọn và xưng hô với nhau một cách

thân mật. Ví dụ: Ngài Nguyễn Văn A, Đại sứ Việt Nam.

Một quốc gia, một tổ chức có tên gọi chính thức đầy đủ của quốc gia hay tổ chức đó.

Đối với quốc gia tên gọi chính thức đầy đủ chính là quốc hiệu của quốc gia. Chính vì vậy

trong quan hệ quốc tế, khi gọi tên một quốc gia, một tổ chức cần chính xác. Sẽ khó chấp

nhận được khi gọi tên một quốc gia hay một tổ chức theo cảm tính, tự tiện thêm vào những

từ không phù hợp, ví dụ như thêm từ Cộng hòa vào Liên bang Nga thành Cộng hòa Liên

Bang Nga; gọi các nền kinh tế thành viên APEC là các quốc gia thành viên APEC; gọi Hội

nghị các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp là Hội nghị các nước nói tiếng

Pháp v.v.

Mỗi dân tộc có truyền thống trong cách gọi tên riêng một người, có nước yêu cầu gọi

tên đầy đủ kể cả họ, tên và cả tên đệm hoặc cả tên thánh, có dân tộc khi gọi tắt và thân mật

thì gọi bằng họ, cũng có nước trong trường hợp gọi tắt và thân mật thì gọi bằng tên, cũng có

nước bên cạnh tên khai sinh còn có tên gọi thân mặt hoặc bí danh thường dùng. Việc gọi tên

một người tưởng chừng đơn giản, nhưng trong giao tiếp đối ngoại lại là việc đòi hỏi rất cẩn

trọng. Một mặt yêu cầu phải phát âm đúng, mặt khác tùy hoàn cảnh giao tiếp, tùy mối quan

hệ cá nhân mà cách gọi tên có khác nhau. Việc gọi tên một cá nhân không đúng có thể gây ra

những hiểu nhầm đáng tiếc, nhẹ thì có thể bị coi là thiếu lịch sự, nặng thì có thể bị coi là trịnh

thượng hay lỗ mãng.

Trong giao tiếp quốc tế, khi xưng hô cũng rất cần lưu ý đến chức vụ của cá nhân. Mỗi

quốc gia, mỗi tổ chức có hệ thống tổ chức điều hành không hoàn toàn giống với một quốc

gia hay một tổ chức khác. Ngay cả khi giữa các quốc gia hay tổ chức có các chức vụ tương

đương với nhau, nhưng cách gọi tên lại không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ: Tên gọi chức vụ

Bộ trưởng Ngoại giao ở Anh hay ở Mỹ không giống như tên gọi chức vụ này bằng tiếng Anh

Page 86: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

86

ở nhiều nước. Chính vì vậy trong giao tiếp quốc tế khi gọi tên chức vụ của một người nào đó,

đặc biệt là khi dùng bằng ngôn ngữ của quốc gia đó hay bằng ngoại ngữ khác, cần được tìm

hiểu kỹ, tránh trường hợp dịch ngược một cách máy móc.

Trong quan hệ quốc tế, một số chức vụ lãnh đạo cao cấp có những danh từ chung để

gọi. Khi dùng những danh từ này, chúng ta cần phân biệt và hiểu một cách chính xác. Danh

từ Nguyên thủ Quốc gia để gọi Người đứng đầu nhà nước của quốc gia đó, tùy theo hình

thức tổ chức nhà nước của quốc gia, đó có thể là Tổng thống, Chủ tịch nước, Vua, Nữ hoàng,

Quốc vương, Hoàng đế hay Sultan. Đối với các vị lãnh đạo của một quốc gia có chức vụ Thủ

tướng, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Chính phủ hay Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, v.v…

tùy theo hệ thống tổ chức Chính phủ của mỗi quốc gia, được gọi chung là Người đứng đầu

Cơ quan hành pháp. Ví dụ, nếu nói trong thời gian diễn ra Hội nghị APEC tại Việt Nam năm

2006, có 5 Nguyên thủ Quốc gia nước ngoài thăm song phương Việt Nam là chưa chính xác.

Thực tế, trong 5 chuyến thăm song phương thì có 4 vị là Nguyên thủ Quốc gia (Tổng thống

Hoa Kỳ, Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Nga và Tổng thống Chi-lê) và một chuyến thăm

là của người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng Nhật Bản).

Bên cạnh chức vụ, ở một số nước, đặc biệt là những nước theo chế độ quân chủ,

nhiều người còn có tước hiệu được phong tặng. Đối với các tước hiệu này, ở mỗi quốc gia có

những quy định khác nhau. Có nước có tập quán khi gọi tên một người luôn luôn đi liền với

tước hiệu mà người đó có, nhưng cũng có nước tập quán quy định chỉ trong những nghi lễ

chính thức thì mới cần gọi tên với đầy đủ tước hiệu, còn trong những giao tiếp thông thường

thì không cần.

Ngoài việc gọi tên, chức vụ, tước hiệu đối với một cá nhân trong giao tiếp quốc tế còn

có những quy tắc lịch thiệp trong thưa gửi và xưng hô. Khi thưa gửi và xưng hô với một

người cần lưu ý thưa gửi và xưng hô phải phù hợp với chức vụ và tước hiệu của người đó,

tuân thủ những quy tắc chung theo tập quán quốc tế và các quy định hay thông lệ của quốc

gia hay tổ chức của người đó.

Với vua:

Kính gửi: His Majesty, Her Majesty hoặc Their Majesties

Xưng hô: Your Majesty hoặc Your Majesties

Với Sultan:

Kính gửi: His Highness hoặc Their Highness

Page 87: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

87

Xưng hô: Your Highness

Với người đứng đầu nhà nước, chính phủ, quan chức cấp cao, đại sứ:

Kính gửi: His hoặc her Excellency,

Xưng hô: Your Excellency

Trong tiếng Việt các đại từ danh xưng khi thưa gửi và xưng hô trong giao tiếp quốc tế

được sử dụng là ngài, ông/bà/cô. Dùng từ ngài, đại từ danh xưng có mức độ kính trọng cao

nhất trong tiếng việt cho đối tượng nào là vấn đề còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Có

người cứ thấy người phương Tây là gọi “ngài”. Có người gọi ngài không chỉ đối với một vị

đại sứ nước ngoài mà với bất kỳ một cán bộ nhân viên nào của đại sứ quán nước ngoài. Ở

nhiều nước, việc gọi ai là ngài có quy định khá chặt chẽ và cụ thể, ví dụ từ cấp Bộ trưởng và

tương đương trở lên và đại sứ mới được gọi là Ngài. Ở nước ta, do đến nay chưa có quy định

cụ thể, nên việc sử dụng đại từ danh xưng còn tương đối tùy tiện. Tuy nhiên, có thể dựa theo

chuẩn mực khá phổ biến là chỉ nên gọi “ngài” đối với những người có chức vụ lãnh đạo từ

cấp Bộ và tương đương trở lên và Đại sứ.

3.2.6. Cách sử dụng danh thiếp

3.2.6.1. Kiểu danh thiếp

Kiểu ngang, thứ tự hàng từ trên xuống dưới, thứ tự chữ từ trái qua phải. Hàng thứ

nhất viết tên đơn vị người dùng danh thiếp; Hàng thứ hai ghi họ tên người dùng danh

thiếp, chữ viết to vào chính giữa tấm thiếp. Chức vụ, tên gọi chức vụ thường viết chữ nhỏ

bên cạnh phía dưới, bên phải họ và tên. Hàng thứ ba ghi địa chỉ đầy đủ, điện thoại, mã số

bưu điện của người dùng thiếp.

Kiểu dọc, đứng, thứ tự hàng từ trái qua phải, thứ tự chữ từ trên xuống dưới. Hàng

thứ nhất ghi tên đơn vị người dùng danh thiếp, viết ở cạnh trái tấm thiếp; hàng thứ hai

viết họ tên người dùng thiếp, chữ viết to ở giữa danh thiếp. Chức vụ - tên gọi chúc vụ

được viết bằng chữ nhỏ ở bên phải, phía dưới họ và tên; Hàng thứ ba ghi đầu đủ địa chỉ,

điện thoại, mã số bưu điện.

Chữ viết trên danh thiếp, giống chữ viết thường dùng, trước hết phải phù hợp với

quy phạm, nếu không dể gây hiểu lầm, ảnh hưởng đến hiệu quả trong giao tiếp. Sau khi

đã phù hợp với quy phạm rồi, có thể coi trọng đến phong cách riêng của mình, biểu hiện

cá tính của mình. Phong cách, cá tính của danh thiếp, biểu hiện chủ yếu ở phần bố cục

Page 88: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

88

danh thiếp, chọn kiểu chữ và thiết kế mặt danh thiếp. Về thể loại, kiểu chữ viết nhỏ, viết

thường… viết in… viết hoa, các kiểu chữ có dáng mỹ thuật đều được chấp nhận.

3.2.6.2. Thái độ khi trao danh thiếp

Khi rút danh thiếp ra phải nghiêm túc từ tốn, không thể với thái độ tuỳ tiện. Lần

đầu gặp gỡ khách hàng, có thể căn cứ vào thái độ rút, trao danh thiếp của nhân viên phục

vụ khách hàng để đoán trước nhân phẩm, xem có đáng giao tiếp hay không. Danh thiếp

nên cất vào chỗ dể lấy, có thể lấy ra đúng lúc, đúng thời cơ, cung kính đưa tận tay khách

hàng, và hơn thế phải nói thêm: Đây là danh thiếp của tôi, xin được gặp gỡ trao đổi nhiều

hơn về sau này. Làm vậy, tất sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp nơi khách hàng.

3.2.6.3. Thời điểm trao danh thiếp

Nếu lần đầu mới quen, bạn cảm thấy khách hàng này có thể quan hệ lâu dài, thì

lúc vừa gặp gỡ, có thể đưa ngay danh thiếp của mình, điều này có lợi cho việc khách

hàng nhanh chóng biết tình hình cơ bản về mình, tăng tiến trình trao đổi và giao tiếp. Nếu

là cuộc gặp gỡ có hẹn trước, đã biết khách hàng là người như thế nào, thì khi chia tay ra

về có thể lấy danh thiếp gửi cho khách hàng để tăng thêm ấn tượng của khách hàng. Nếu

trong trường hợp làm việc buôn bán có người giới thiệu thì có thể không cần vội vã trao

danh thiếp mà đợi lúc chia tay hãy đưa danh thiếp, rõ ràng sẽ tự nhiên thoải mái hơn.

3.2.6.4. Cách đưa danh thiếp

Trong lần đầu tiên gặp mặt đối tác, việc đầu tiên bạn nên làm là hỏi thăm họ một

cách thân thiện, đồng thời nêu rõ tên công ty mình, sau đó đưa danh thiếp của mình cho

đối tác. Việc đầu tiên phải nhớ, danh thiếp có thể để trong túi áo comple nhưng không

được đút trong túi quần và lôi ra, vì đó là một hành động không lịch sự.

Khi trao danh thiếp cho đối tác tốt nhất nên dùng tay trái, mặt chính của danh thiếp

nên hướng lên phía trên, hướng đặt danh thiếp nên để phần họ tên thuận theo hướng nhìn

của người nhận, giúp họ dễ dàng đọc được tên trên danh thiếp.

Khi đưa danh thiếp cho người đối diện, bạn nên mỉm cười, ánh mắt nhìn tập trung

vào họ, nên dùng ngón tay cái kết hợp với ngón tay trỏ cầm góc trên của danh thiếp, và

trao danh thiếp cho người đối diện.

Page 89: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

89

Nếu bạn đang ở tư thế ngồi thì bạn nên đứng dậy để đưa danh thiếp hoặc hơi cúi

người về phía trước khi đưa, khi trao danh thiếp nên nói vài câu như: “Tôi là X, đây là

danh thiếp của tôi” hoặc giả dụ: “xin gửi ngài danh thiếp của tôi”.

Khi trao danh thiếp bạn nên chú ý: Người có chức vụ thấp hơn nên trao danh thiếp

cho người có chức vụ cao hơn trước; người nam nên trao danh thiếp ra trước cho người

nữ. Khi bạn tiếp xúc một lúc với nhiều người, bạn nên trao danh thiếp cho người có chức

vụ cao nhất và người nhiều tuổi nhất. Nếu trong trường hợp bạn không thể phân biệt

được tuổi tác và chức vụ của họ thì bạn nên trao danh thiếp cho những người ở phía bên

trái bạn.

3.2.6.5. Tiếp nhận danh thiếp

Phải tỏ ra lễ độ trước khi tiếp nhận danh thiếp. Nguyên tắc cơ bản là: đứng lên để

nhận danh thiếp và mỉm cười, cung kính dùng hai tay nhận nâng sau khi nhận phải gật

đầu cảm ơn.

Sau khi nhận được danh thiếp của khách hàng, phải chăm chú đọc 1 lần, không

được vô ý nhét luôn vào túi. Càng không được tuỳ tiện để bừa bãi, không nên ghi chú vào

danh thiếp, hoặc viết chữ vào danh thiếp.

Cùng lúc trao danh thiếp vài ba người, lại là mới gặp nhau lần đầu, phải lần lượt

theo thứ tự chỗ ngồi đặt lên bàn phía trước mặt. Khi cùng khách hàng trao đổi, vừa bàn

bạc, vừa ghi nhớ tên họ, dáng vẻ của khách hàng và chỉ cất danh thiếp đi khi thấy thuận

tiện.

Không được để đó vật khác đè lên trên danh thiếp, đây là điều quan trọng nhất.

Có lúc nhân viên phục vụ khách hàng muốn có được danh thiếp của ai đó, mà

khách hàng lại không đưa. Lúc này, nhân viên phục vụ khách hàng có thể chủ động yêu

cầu được nhận danh thiếp. Nói chung, khách hàng ít khi từ chối.

3.2.6.6. Các vấn đề cần chú ý khác

Danh thiếp cũng giống như lý lịch trích chéo của một người, khi bạn trao danh

thiếp cho một ai đó, nghĩa là bạn muốn cho họ biết rằng bạn là ai, bạn đang ở đâu và làm

cách nào để liên lạc lại được với bạn. Do đó, biết nắm bắt đúng thời điểm nên đưa ra

danh thiếp sẽ khiến cho chúng phát huy được hiệu quả tốt nhất.

Page 90: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

90

Khi chúng ta mới tham gia vào một công việc nào đó, thì thiết kế và in danh thiếp

là một trong những việc đầu tiên bạn cần làm. Một danh thiếp thiết kế tinh xảo sẽ khiến

cho ấn tượng của người khác về bạn sẽ sâu sắc hơn rất nhiều. Nhưng việc đưa danh thiếp

đúng lúc và đúng khung cảnh lại là một học thuật mà không hẳn người nào cũng nắm

được.

Nếu như bạn muốn nắm bắt đúng thời điểm nên đưa ra danh thiếp, khiến cho việc

trao danh thiếp đạt được hiệu quả tốt nhất, bắt buộc bản phải chú ý các điểm sau đây:

Khi bạn có cuộc gặp gỡ với người quản lý tuổi tác đã tương đối cao, trừ khi đối

phương yêu cầu bạn trao danh thiếp của mình cho họ, bạn mới đưa danh thiếp ra, tuyệt

đối không nên chủ động đưa danh thiếp khi họ chưa có nhã ý muốn nhận.

Đối với những người xa lạ hoặc những người ngẫu nhiên gặp gỡ, không nên mới

bắt đầu vào câu chuyện đã sớm lôi danh thiếp ra. Hành động vốn theo thói quen này một

mặt sẽ khiến cho họ cảm thấy bị làm phiền, mặt khác sẽ khiến cho họ cảm thấy như bạn

đang muốn “tự quảng cáo bản thân”.

Không nên tuỳ tiện phát danh thiếp của mình cho một nhóm toàn những người xa

lạ, vì như vậy sẽ khiến cho họ cảm giác rằng bạn đang muốn chào hàng cho một món đồ

nào đó, họ có thể sẽ xem thường việc nhận danh thiếp của bạn. Trong hoạt động thương

mại, bạn càng cần phải chú ý việc lựa chọn người để trao danh thiếp, có như vậy mới

không khiến cho người khác cho rằng bạn đang tuyên truyền, và lôi kéo khách hàng cho

công ty mình.

Khi bạn đang đứng trong một nhóm người đều là những người hiểu biết rất ít về

nhau, tốt nhất bạn nên đợi người khác đưa danh thiếp ra trước, rồi bạn mới trao lại danh

thiếp cho họ. Khi trao danh thiếp người ta thường trao vào lúc vừa mới gặp nhau hoặc

trước khi chào tạm biệt ra về, nhưng trong trường hợp bạn chuẩn bị phát biểu trước

những người chưa hiểu nhiều về bạn, thì bạn nên phát danh thiếp cho những người xung

quanh trước khi phát biểu, điều đó sẽ giúp cho họ hiểu rõ hơn bạn là ai.

Nếu tham gia vào các hoạt động như các buổi tiệc trọng đại, bạn phải nhớ rõ nên

mang danh thiếp theo bên mình. Cho dù bạn tham dự vào một buổi yến tiệc do cá nhân tổ

chức hoặc các buổi tiệc mang tính chất làm ăn (ví dụ mời cơm khách hàng, tham dự tiệc

công ty…), thì bạn phải chú ý không nên đưa danh thiếp khi đang dùng cơm. Các buổi

Page 91: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

91

yến tiệc đó là những hoạt động không mang tính thương vụ, và chỉ là cơ hội để cho các

đồng nghiệp giao tiếp gặp gỡ nhau mà thôi.

Nếu như đưa một danh thiếp bị rách hoặc bị bẩn thì tốt nhất là không đưa. Bạn nên

thu gọn danh thiếp, để ngay ngắn chỉnh tề và có thứ tự trong sổ kẹp danh thiếp, trong hộp

hoặc trong túi, tránh cho danh thiếp bị rách, hỏng. Những danh thiếp đã cũ và không lành

lặn thì nên vứt đi.

Danh thiếp có thể để ở túi áo ngực, cấm không được để danh thiếp vào trong túi

quần.

Có những nguyên tắc cơ bản trong việc tiếp nhận danh thiếp?

- Khi nhận danh thiếp phải đứng lên, cung kính đưa hai tay để nhận, sau khi nhận

phải gật đầu tỏ rõ sự cảm ơn.

- Sau khi nhận được danh thiếp của khách hàng phải đọc kỹ rồi mới cất đi.

- Đồng thời trao, nhận danh thiếp của nhiều người trong buổi gặp gỡ lần đầu, lần

lượt đặt danh thiếp lên bàn theo thứ tự chỗ ngồi của khách hàng. Trong lúc cũng khách

hàng trao đổi cần nhớ diện mạo của khách hàng và thu cất danh thiếp khi có cơ hội thuận

tiện.

- Không được để các vật dụng khác đè lên danh thiếp, đây là điều quan trọng nhất.

- Có khi nhân viên phục vụ khách hàng muốn có được danh thiếp của ai đó, nhưng

khách hàng lại không đưa, lúc đó có thể chủ động yêu cầu, nói chung, khách hàng sẽ

không từ chối.

3.3. Nghệ thuật ăn uống trong lễ tân Ngoại giao

3.3.1. Tầm quan trọng của nghệ thuật ăn uống

Nghệ thuật ăn uống cũng là một điểm cần lưu ý trong văn hóa giao tiếp.

Bạn được mời đi tham dự một bữa tiệc, và bạn thấy hơi lúng túng vì từ trước đến

giờ bạn chỉ tham dự các bữa cơm thân mật trong gia đình hay cũng chỉ dừng lại ở các bữa

tiệc sinh nhật bạn bè, nơi mà bạn có thể ăn uống thoải mái mà không cần câu nệ. Nhưng

trong một buổi tiệc sang trọng, khung cảnh lịch sự với nhiều người quan trọng , bên cạnh

việc giao tiếp tốt, cử chỉ thân thiện thì bạn cũng phải đặt sự quan tâm đến nghệ thuật ăn

uống để gây ấn tượng tốt với người xung quanh.

Page 92: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

92

Đặc biệt, trong ngoại giao, chiêu đãi là hoạt động cần thiết và khó có thể thiếu.

Tiệc ngoại giao không những thể hiện tính văn hóa mà còn mang tính chất chính trị. Tổ

chức một bữa tiệc chiêu đãi khách là một dịp bày tỏ sự trọng thị, mến khách, bên cạnh đó

còn nhằm tăng cường mối quan hệ và giới thiệu văn hóa ẩm thực. Đồng thời, người tham

gia bữa tiệc bên cạnh các mục tiêu chính trị còn thể hiện văn hóa của nước mình. Đi dự

chiêu đãi cũng là đi dự một hoạt động đối ngoại.

Tham dự một bữa cơm là thời điểm ưu ái trong cuộc sống. Mời khách dự tiệc là

đỉnh điểm của xã giao, thể hiện sự tôn trọng của chủ đối với khách, đồng thời là biểu hiện

tốt nhất của mối quan hệ thân thiện, hòa hợp giữa các bên. Thế nhưng, theo cách nói của

Philippe Bouvard: “Không có gì mâu thuẫn hơn nghi thức này trong cuộc sống cộng đồng

– nghi thức kết hợp giữa những điều tinh tế nhất về xã hội, văn hóa với việc thỏa mãn bản

năng sơ đẳng nhất”

Để vượt qua các nghịch lý này, nhiều thông lệ đã hình thành bảo đảm rằng “bản

năng sơ đẳng” phải phục vụ mục tiêu đang theo đuổi. Nói tóm lại, bữa cơm tạo điều kiện

cho việc giao tiếp giữa khách mời và hiểu được ý nghĩa của bữa cơm, được nhuinf nhận

như một sự kiện trong cuộc sống cộng đồng. Về mặt này, các thông lệ trên được coi như

luật lệ và nếu nó được tuân thủ thì mục tiêu bữa cơm sẽ đạt được.

Một bữa cơm trưa, cơm tối, một yến tiệc mang nhiều ý nghĩa. Bằng sự hiện diện

của mình, mỗi thực khách bày tỏ sự quan tâm của mình đối với lý do của sự kiện, chứng

tỏ sự quý mến, tôn trọng của mình đối với chủ tiệc. Mặt khác, khi thiết đãi công khai

đông người, đó cũng chính là một cử chỉ quyền lực, một biểu hiện uy quyền của chủ tiệc.

Nhận lời mời hưởng thụ sự thết đãi chính là thừa nhận quyền lực đó.

Quan khách đến dự một bữa tiệc thịnh soạn và long trọng, không chỉ nhân dịp

ngày lễ lớn, nhỏ, mà còn là dịp để thư giãn. Trong các cuộc thương lượng căng thẳng,

việc tạm nghỉ để đáp ứng nhu cầu ăn uống thường là rất có lợi cho việc tiếp tục theo đuổi

một sự thỏa hiệp khó khăn. Một bữa ăn luôn là biểu hiện của tình bằng hữu thân thiệt,

hoặc sự hiểu biết lẫn nhau đang được kiếm tìm, vì vậy người ta luôn quan tâm, thậm chí

rất chu đáo tới việc tổ chức bữa tiệc. Điều này có thể phức tạp hơn khi bữa tiệc được thực

hiện trong bối cảnh căng thẳng. Vì vậy, tiệc chiêu đãi là công cụ và thường xuyên là

phương tiện duy nhất được sử dụng để làm đẹp lòng khách, hạn chế sự căng thẳng.

Page 93: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

93

3.3.2. Tiệc đứng trong ngoại giao

3.3.2.1. Hình thức/Phân loại

Tiệc đứng trong ngoại giao bao gồm các hình thức chủ yếu sau:

- Tiệc cocktail

- Tiệc rượu vang/ sâm panh

- Buffet dinner

Trong đó buffet dinner là hình thức long trọng nhất

3.3.2.2. Đặc điểm

Tiệc đứng trong ngoại giao có các đặc điểm cơ bản sau:

- Không sắp xếp chỗ ngồi. Trong buổi tiệc, khách đến bàn gắp thức ăn và đứng

hoặc di chuyển trong phòng trong lúc ăn. Tuy nhiên nếu cần có thể sắp xếp một bàn VIP

dành cho chủ tiệc và khách chính, đặt ở phía bên tay phải của phòng. Trong phòng tiệc

cũng có thể sắp xếp 1 số bàn tròn để khách để thức ăn và đứng nói chuyện xung quanh.

Page 94: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

94

- Số lượng khách: thường là nhiều. Tùy vào tính chất bữa tiệc mà số lượng khách

có thể là vài chục, vài trăm, thậm chí cả nghìn khách.

- Thời lượng/thời gian: một buổi tiệc đứng thường diễn ra trong khoảng từ 1 đến 1

tiếng rưỡi. Tiệc đứng có thể tổ chức buổi trưa hoặc buổi tối, trong đó tiệc buổi tối thường

trọng thị hơn.

Đặc biệt, với tiệc đứng, khách chính bao giờ cũng đến muộn và về sớm hơn so với

các khách khác.(Khách chính thường đến khi buổi tiệc bắt đầu được khoảng 5-10 phút, và

thường chỉ tham dự khoảng 30 phút là về.Khách chính về rồi các khách khác mới được

về.)

- Lý do: có nhiều lý do để tổ chức tiệc đứng, trong đó phổ biến là để:

+ Nhân dịp đoàn cấp cao sang thăm nước sở tại

+ Quốc khánh

+ Các ngày lễ lớn của 2 nước: thiết lập quan hệ ngoại giao, ký kết 1 hiệp định

quan trọng, đại sứ sang tiếp quản, đại sứ về nước

- Địa điểm: tiệc đứng có thể tổ chức trong đại sứ quán hoặc bên ngoài đại sứ quán

(khách sạn, nhà hàng), tùy vào lượng khách, điều kiện sứ quán …

- Thực đơn: thực đơn trong tiệc đứng rất đa dạng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố (tính

chất, khách mời, phong tục …). Tuy nhiên cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Không có các món ăn lỏng (như súp), các món phải dùng dao cắt, các món có

lẫn xương. Nếu muốn bố trí các món này cần có người/bàn phục vụ riêng.

+ Đa số là các món nguội.

+ Đồ uống được bày ở một bàn riêng.

- Các thức phục vụ: Đặc điểm nổi trội trong tiệc đứng là khách tự phục vụ (tự lấy

đĩa, dĩa, tự gắp đồ ăn). Bên cạnh đó vẫn có bố trí một số người để phục vụ đồ uống hoặc

phục vụ một số món nóng.

- Một số lưu ý dối với tiệc đứng:

+ Quy luật chọn món: Buffet là tiệc tự chọn với nhiều đồ ăn khác nhau được đặt

trên bàn theo hàng dãy. Bạn có thể chọn những món bạn thích nhưng nên theo quy luật từ

món khai vị đến món tráng miệng, từ mặn tới ngọt, từ món khô rồi mới đến món nước,

Page 95: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

95

món nguội trước rồi món nóng sau, nhưng cái hay của tiệc đứng là bạn không bị ép hay

phải ăn tất cả các món như thế. Tốt nhất bạn nên dành một chút thời gian xem qua bàn

tiệc để có thể lựa chọn những món bạn thích.

+ Chuẩn bị dụng cụ: bạn có thể chọn dao, nĩa hay thìa, còn phụ thuộc vào món bạn

chọn. Bạn chú ý một tay cầm đĩa thức ăn, một tay cầm dụng cụ để tránh làm rơi dao nĩa.

+ Trong khi chọn thức ăn bạn không nên chen lấn, không nên đứng trước một món

quá lâu để để nhường chỗ cho ngừơi khác chọn, trong khi gắp thức ăn phải dùng dụng cụ

gắp riêng không được dùng thìa nĩa của mình. Khi ăn bạn không nên phát ra tiếng động

quá to, ăn nhỏ nhẹ, lần lượt từng món, không nên ngậm thìa hay dĩa. Khi ăn xong bạn hãy

gác dao nĩa chéo theo hình chữ X lên đĩa có nghĩa là bạn đã ăn xong để phục vụ đến thu

dọn. Sau đó bạn có thể chọn món khác theo ý thích.

+ Một điều tối kị trong tiệc buffet đó là bạn không nên để thừa thức ăn trên đĩa,

như vậy sẽ bị coi là lãng phí, bạn hãy lấy đủ lượng dùng thôi.

+ Một lưu ý nhỏ là nếu bạn vẫn còn thấy lúng túng trong khi ăn uống thì hãy quan

sát người khác rồi “ bắt chước” theo. Cách này có thể khiến bạn ăn chậm hơn bạn bè

nhưng chỉ số an toàn lại rất cao. Hoặc nếu gặp khó khăn gì bạn có thể nhờ phục vụ giúp

đỡ, họ sẽ luôn sẵn lòng phục vụ bạn.

3.3.2.3. Đón/tiễn khách trong tiệc đứng

Như đã nói ở trên, một điều cần lưu ý trong tiệc đứng là khách chính luôn đến

muộn và về sớm hơn các khách khác. Từ đó dẫn đến một số quy tắc đón/tiễn khách trong

tiệc đứng như sau:

- Đón khách:

+ Khách tự đi thẳng đến phòng tiệc (Có thể bố trí người đón từ ngoài cổng để chỉ

dẫn đường cho khách).

+ Chủ tiệc dẫn khách chính vào phòng tiệc.

- Tiễn khách:

+ Chủ tiệc tiễn khách chính ra khỏi phòng tiệc

+ Sau khi khách chính về, các khách khác có thể ra về (khách lẻ tẻ ra về. Tùy tính

chất tiệc và đối tượng, chủ tiệc có thể chào hỏi một số khách)

Page 96: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

96

3.3.3. Tiệc ngồi

3.3.3.1. Cách ngồi

- Khách ngồi vào bàn tiệc phải đảm bảo cho không mặt chạm vào đường vuông

góc với cạnh bàn. Lưng không tựa vào ghế mà chỉ chạm vào lưng ghế. Chân không choải

ra hai bên, không bắt chéo lên nhau để không chạm phải chân của người bên cạnh mà co

lại quanh ghế của mình;

3.3.3.2. Cách sử dụng khăn ăn

- Khăn ăn bằng vải được trải trên đầu gối, không giắt khăn ăn vào cổ, không nhét

khăn ăn vào chỗ hở giữa hai cúc áo. Khăn ăn bằng giấy để trên bàn cạnh đĩa thức ăn

trong suốt bữa tiệc. Khăn ăn dùng để lau miệng giữa lúc ăn và uống để mỡ khỏi dính vào

miệng ly, cốc. Không dùng khăn ăn để lay dĩa và bộ đồ ăn. Sau khi ăn xong xếp một cách

tự do và để trên bàn phía bên trái cạnh dĩa thức ăn;

3.3.3.3. Cách sử dụng dụng cụ ăn

Các nguyên tắc chung

- Lấy dụng cụ ăn theo nguyên tắc bắt đầu bằng dụng cụ xa nhất và kết thúc bằng

cái gần nhất;

- Không dùng dụng cụ ăn để khua múa, chỉ trỏ. Phải sử dụng dụng cụ ăn đúng

mục đích, chức năng như dao để cắt thức ăn, thìa để ăn súp, canh và cầm tay phài, dĩa

dùng để xiên thức ăn và đưa thức ăn lên miệng, không dùng dao để xiên thức ăn đưa lên

miệng, thìa để ăn súp, canh, không húp từ bát;

- Thức ăn lấy từ bát, đĩa chung phải dùng dao, dĩa chung để lấy, sau đó không

được chạm vào đĩa của mình và đặt lại bát, đĩa chung;

- Khi uống cà phê hoặc trà phải bỏ thìa ra khỏi cốc, ly, tách;

- Khi không sử dụng dao thì gác nó lên thành dĩa, lưỡi dao quay vào phía trong,

chuyển dĩa lên tay phải để xúc thức ăn. Không bao giờ được đưa dao lên miệng;

- Khi nhai thức ăn thì tỳ nhẹ mũi dao và dĩa lên thành đĩa ăn;

- Nếu tạm dừng ăn (để nói chuyện chẳng hạn) thì gác chéo dao dĩa trong lòng đĩa,

chuôi dao hướng về phía phải, chôi dĩa hướng về phía trái;

- Khi đã ăn xong hoặc không muốn ăn tiếp chỗ thức ăn còn lại trên đĩa của mình

thì đặt dao dĩa song song với nhau, chuối về phía phải của đĩa để người phục vụ biết và

dọn đi;

Page 97: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

97

- Ăn theo kiểu Pháp: Dĩa cầm ở tay trái, răng dĩa hướng lên trên, tay cầm dao phải

cắt thức ăn và gạt thức ăn vào dĩa đưa vào miệng. Cầm ba ngón tay phải cầm thìa đưa vào

miệng theo chiều nhọn;

- Ăn theo kiểu Anh: Dao cầm tay phải, dĩa cầm tay trái, răng dĩa hướng xuống

phía dưới để lấy thức ăn bằng cách xiên thức ăn vào dĩa đưa lên miệng. Dùng ba ngón tay

phải cầm thìa đưa lên miệng theo chiều tròn;

3.3.3.4. Cách ăn

- Hai tay nếu không dùng để cắt thức ăn thì có thể đặt trên mép bàn, không bao giờ

đặt khuỷu tay lên mặt bàn;

- Bánh mỳ và bánh sừng bò không cắt bằng dao hoặc bẻ vụn ra cho vào đĩa súp,

mà chỉ có thể cầm cả lát cắn ăn từng miếng hoặc phết bơ lên đó và cắn từng miếng;

- Không dùng tay xé hoặc cầm thức ăn;

- Không gặm xương hoặc nhai thức ăn phát ra tiếng kêu. Khi nhai thức ăn cần

ngậm miệng lại và không vừa nói vừa nhai thức ăn;

- Khi đang ăn lỡ đánh rơi đồ dùng ăn hoặc đánh vỡ ly, cốc thì không cúi xuống

nhặt, để người phục vụ bàn tự lo dọn và họ sẽ đưa cho bạn bộ đồ dùng mới;

- Khi cần lấy thức ăn hoặc đồ gì đó như gia vị, v.v… mà chúng lại ở quá xa mình

thì không nên đứng dậy nhoài người ra để lấy mà có thể nhờ người thuận tiện hơn chuyển

giúp cho. Cần tế nhị hơn khi người khác đang gắp thức ăn hoặc đang đưa thức ăn vào

miệng thì không nhờ hoặc hỏi điều gì;

- Ăn uống phải tự nhiên nhưng không gây ồn ào;

- Trong bữa tiệc khi nói chuyện với người bên trái thì không quay hẳn lưng lại

người bên phải, nếu cần chỉ quay đầu;

- Khi dùng thìa ăn súp hoặc canh chỉ nên múc vơi thìa, không ho hẳn cả thìa vào

miệng;

- Khi ăn tiệc chỉ nên ăn thức ăn đã có trong thực đơn và lấy thức ăn vửa đủ, không

lấy nhiều quá để ăn sao cho vừa hết. Không để thừa thức ăn quá nhiều trên đĩa làm cho

chủ tiệc nghĩ rằng món ăn không ngon, bị khách chê;

Page 98: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

98

- Không nên xin thêm thức ăn, nếu cần thiết thì chỉ nên xin thêm thức ăn món

chính, không yêu cầu thêm pho mát, món tráng miệng;

- Nếu muốn từ chối món ăn nào đó thì chỉ cần nói: “Cảm ơn, tôi ăn đủ rồi” mà

không cần giải thích “Món đó tanh”, “Món đó ghê ghê” “Tôi không ưa món đó”;

- Trong khi ăn tiệc không nên phê phán món ăn, bình luận về những người xung

quanh;

- Không theo dõi việc người khác ăn bao nhiêu;

- Khi ăn không bới tung dĩa, bát thức ăn lên;

- Nhai thức ăn nhẹ nhàng, không nghiến răng, nhăn mặt, nhai nuốt ngấu nghiến,

nhai nhồm nhoàm hoặc tóp tép. Khi nhai cần ngậm miệng lại để tránh gây ra tiếng động

và tránh người khác nhìn thấy thức ăn trong miệng. Không vừa nhai vừa nói;

- Không gặm xương, liếm bát, thìa, dĩa…

- Không ăn miếng quá to có thể gây nghẹn, ói hoặc ho văng thức ăn.

- Việc nhằn xương cũng phải nhẹ nhàng, không dùng tay lấy xương từ trong

miệng ra mà dùng lưỡi đẩy nhẹ xương ra, lấy thìa hoặc dĩa hứng lấy và để nhẹ nhàng bên

cạnh mép đĩa, sao cho không rơi vào lòng đĩa và cũng không rơi xuống khăn bàn;

- Nếu súp, canh quá nóng cần đợi cho nguội bớt rồi ăn, không thổi phù phù, không

húp sụp soạt;

- Khi muốn ăn thêm súp cứ để nguyên thìa trong đĩa, người phục vụ sẽ mang thêm

súp cho;

- Không uống rượu say;

- Chủ tiệc không ăn xong trước khách. Nếu có khách muốn ăn thêm chút ít thì chủ

tiệc cũng cần lịch sự lấy thêm chút thức ăn để cùng ăn với khách;

- Khi ăn xong muốn xỉa răng cũng phải lịch sự, không quẹt tăm xoèn xoẹt, thổi

phù phù giữa các kẽ răng. Nên dùng khăn mùi xoa hoặc bàn tay che miệng khi xỉa răng;

- Khi mãn tiệc chủ tiệc đứng lên trước, mọi người cùng đứng lên và cúi đầu chào

chủ tiệc;

- Nam giúp nữ kéo ghế đứng lên, rời khỏi bàn cần đẩy ghế vào chỗ cũ;

Page 99: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

99

- Đã đứng dậy thì không ăn cố, uống cố chỗ còn lại trong cốc, đĩa;

- Khi ra về người có chức vụ thấp hơn ra về sau, tất cả đợi khách chính ra vể trước

rồi mới lần lượt ra về không chen lấn, xô đẩy nhau;

- Khi ra về cần cảm ơn và chào chủ tiệc.

Page 100: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Ngoại giao, Tài liệu hướng dẫn về công tác lễ tân ngoại giao, Hà Nội.

2. Công ước Viên về quan hệ ngoại giao được kí kết ngày 18 tháng 04 năm 1961tại

Vienna.

3. Võ Anh Tuấn (2001), Lễ tân Ngoại giao thực hành, Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia – sự thật, Hà Nội.

4. Học viện Ngoại giao (2012), Tài liệu học tập Nghiệp vụ ngoại giao (dành cho cán

bộ, công chức mới được tuyển dụng vào Ngành Ngoại giao, Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh

5. Berridge G. (2002), Diplomacy: Theory and Practic,. Palgrave Macmillan, New

York.

6. French, M.M. (2010), United States Protocol: the guide to official diplomatic

etiquette, Rowman & Littlefield, Maryland, USA.

7. John, R.W. (1974), Diplomatic Ceremonial and Protocol, London, Macmillan.

8. Protocol Department Ministry of Foreign Affairs (2013), Protocol guide for

Diplomatic Missions and Consular Posts, Den Haag.

9. Ralph G.F. (2004), Diplomatic handbook: Eighth Ed, Martinus Nijhoff

publishers, Leiden.

10. Richard M. Sand, Pauline Innis and Mary Jane McCaffree (2013), The Complete

Expanded and Updated Handbook of Diplomatic, Official, and Social Usage, Devon

Pub Co, Devon.

11. Ray S. Leki (2005), Protocol for the Modern Diplomat, Transition Center

Foreign Service Institute U.S. Department of State Washington.

Page 101: 12. Giáo Trình Tập Huấn Kỹ Năng Ngoại Giao

101