36
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 – 2014 ThS. Nguyễn Thị Lan Anh Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Tóm tắt Trước những diễn biến và triển vọng thị trường trong 2013 – 2014, các CTCK đứng trước những cạnh tranh và áp lực gay gắt với CTCK Việt Nam và công ty chứng khoán nước ngoài. Trong môi trường hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển được, các CTCK Việt Nam buộc phải tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động của mình để tự khẳng định vị thế của mình. Thêm vào đó là thực hiện tốt nhiệm vụ cầu nối giữa nhà đầu tư và thị trường chứng khoán. Bên cạnh những mảng nghiệp vụ kinh doanh, các công ty này còn phải tập trung vào công tác quản trị rủi ro và tái cấu trúc để đảm bảo hoạt động tuân thủ theo quy định pháp luật đề ra. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty này sẽ giúp nhận định được hiện trạng của đối tượng làm trung gian tài chính này, để giúp đưa ra những kế hoạch và chiến lược phát triển các hoạt động khẳng định vị thế quan trọng trên thị trường.

1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

  • Upload
    doannhi

  • View
    236

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2013 – 2014

ThS. Nguyễn Thị Lan AnhTrường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Tóm tắt

Trước những diễn biến và triển vọng thị trường trong 2013 – 2014, các CTCK

đứng trước những cạnh tranh và áp lực gay gắt với CTCK Việt Nam và công ty chứng

khoán nước ngoài. Trong môi trường hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để có

thể tồn tại và phát triển được, các CTCK Việt Nam buộc phải tìm cách nâng cao hiệu quả

hoạt động của mình để tự khẳng định vị thế của mình. Thêm vào đó là thực hiện tốt

nhiệm vụ cầu nối giữa nhà đầu tư và thị trường chứng khoán. Bên cạnh những mảng

nghiệp vụ kinh doanh, các công ty này còn phải tập trung vào công tác quản trị rủi ro và

tái cấu trúc để đảm bảo hoạt động tuân thủ theo quy định pháp luật đề ra. Việc đánh giá

hiệu quả hoạt động của các công ty này sẽ giúp nhận định được hiện trạng của đối tượng

làm trung gian tài chính này, để giúp đưa ra những kế hoạch và chiến lược phát triển các

hoạt động khẳng định vị thế quan trọng trên thị trường.

Đây là một nghiên cứu góp phần vào việc đưa ra cái nhìn tổng quan về hoạt động

của các CTCK trong giai đoạn hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị hướng đến mục

tiêu tái cấu trúc theo hướng thu hẹp về số lượng, nâng cao chất lượng theo đề án tái cấu

trúc thị trường chứng khoán được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt lên hàng đầu trong

năm 2014. Đánh giá được hoạt động kinh doanh của những đối tượng này sẽ là nền tảng

cho việc đưa ra những giải pháp kinh doanh tốt và tăng trưởng ổn định, trở thành nòng

cốt của thị trường sau này, đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư và khách

hàng.

Từ khóa: Công ty chứng khoán, hiệu quả hoạt động, nghiệp vụ tư vấn đầu tư, nghiệp vụ

tự doanh, nghiệp vụ môi giới

1. Cơ sở lý thuyết

1.1 Tổng quan về Công ty chứng khoán (CTCK):

a. Khái niệm:

Page 2: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

Theo Luật chứng khoán, CTCK được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm

hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp. Ủy ban Chứng

khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho CTCK. CTCK

được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây: Môi giới CK, tự

doanh CK, bảo lãnh phát hành CK, tư vấn đầu tư CK. Tùy theo điều kiện cụ thể, chính

phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể

quy định cụ thể về quy mô vốn điều lệ tối thiểu đối với từng nghiệp vụ.

b. Vai trò của CTCK:

Vai trò của CTCK được thể hiện qua các nghiệp vụ của CTCK. Thông qua các

hoạt động này, CTCK đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của TTCK nói riêng và

cả nền kinh tế nói chung.

Vai trò huy động vốn

Vai trò cung cấp một cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư:

Tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán

1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

1.2.1 Phân loại

Công ty chuyên doanh chứng khoán: hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do

công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các

ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán. Đây là mô hình

CTCK phổ biến ở trên thế giới và ở Việt Nam.

Công ty đa năng một phần: một ngân hàng muốn tham gia hoạt động chứng

khoán phải thông qua công ty con là pháp nhân riêng biệt.

Công ty đa năng toàn phần: một ngân hàng có thể tham gia tất cả các hoạt

động kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm mà không cần thông qua

những pháp nhân riêng biệt. Mô hình này có ưu điểm là ngân hàng có thể đa

dạng hóa, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt

động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng các biến động của TTCK là cao.

Mặt khác, ngân hàng có thể tận dụng thế mạnh về vốn để kinh doanh chứng

khoán, khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng và lâu năm của

ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ một số hạn chế như không phát triển

được thị trường cổ phiếu do các ngân hàng có xu hướng bảo thủ, thích hoạt

Page 3: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

động tín dụng truyển thống hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Ngoài ra nếu có biến động trên thị trường sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động

kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính.

1.2.2 Điều kiện thành lập CTCK:

Hoạt động của CTCK có ảnh hưởng nhiều tới lợi ích của công chúng nên nó phải

đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Điều kiện về vốn

Điều kiện về cơ sở vật chất

Điều kiện nhân sự

1.3 Phát triển hoạt động của công ty chứng khoán

a. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Đây là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua bán chứng khoán cho khách hàng để

hưởng hoa hồng. CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ

chế giao dịch tại SGDCK hay thị trường OTC và khách hàng là người chịu trách

nhiệm với kết quả giao dịch đó.

b. Nghiệp vụ tự doanh

Tự doanh là việc CTCK tiến hành giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình

nhằm mục đích thu lợi hoặc đôi khi nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá trên thị

trường. Hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch

trên SGDCK hoặc thị trường OTC.

Do nghiệp vụ tự doanh là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các CTCK

tại Việt Nam trong việc nâng cao lợi nhuận nên dễ gây ra xung đột lợi ích với nghiệp

vụ môi giới. Các CTCK phải có sự tách biệt quản lý giữa hai nghiệp vụ này để đảm

bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. Sự tách bạch bao gồm cả yếu tố con

người và các quy trình nghiệp vụ.

c. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành

Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ

tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp

bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. CTCK được hưởng

phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành.

Page 4: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

Hiện nay trên thế giới có một số hình thức phát hành khác nhau: bảo lãnh cam kết

chắc chắn, bảo lãnh cố gắng tối đa, bảo lãnh tất cả hoặc không, bảo lãnh theo phương

thức tối thiểu - tối đa. Ở Việt Nam đang áo dụng hình thức bảo ãnh với cam kết chắc

chắn và bảo lãnh cố gắng tối đa nhăm bảo vệ của nhà đầu tư và gắn kết trách nhiệm

của công ty chứng khoán.

d. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán

Tư vấn chứng khoán là việc CTCK đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình

hướng hay thực hiện một số công việc liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài

chính cho khách hàng.

Hoạt động tư vấn chứng khoán được phân loại theo các chỉ tiêu sau:

Theo đối tượng của hoạt động tư vấn: tư vấn cho người phát hành và tư

vấn cho nhà đầu tư chứng khoán.

Theo hình thức của hoạt động tư vấn: tư vấn trực tiếp và tư vấn gián tiếp.

Theo mức độ ủy quyền của hoạt động tư vấn: tư vấn gợi ý và tư vấn ủy

quyền.

e. Nghiệp vụ phụ trợ

Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán: là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách

hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán được

thực hiện thông quan các thành viên lưu ký của TTCK.

Quản lý thu nhập của khách hàng (quản lý cổ tức): xuất phát từ việc lưu ký chứng

khoán của khách hàng, CTCK sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán

và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản

của khách hàng.

Nghiệp vụ tín dụng: CTCk còn triển khai dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán để

khách hàng thực hiện giao dịch bán khống hoặc cho khách hàng vay tiền để mua ký

quỹ.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động của CTCK

a. Các nhân tố khách quan

Page 5: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

Kinh nghiệm của các các công ty cũng như các nghiên cứu chỉ ra rằng các tác

động của môi trường gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và khả năng sinh lợi của mỗi

công ty.

Cơ hội là một điều kiện từ môi trường bên ngoài mà nếu được khai thác sẽ giúp

công ty thực hiện được sự sáng tạo giá trị. Đe dọa là một điều kiện trong môi trường có

thể cản trở các nỗ lực của công ty trong việc sáng tạo giá trị. Các đe dọa phát sinh khi

những điều kiện môi trường bên ngoài gây nguy hiểm cho tính toàn vẹn và khả năng sinh

lợi của hoạt động kinh doanh trong công ty.

Hình 1: Tác động của các nhân tố khách quan đến CTCK

Nguồn: Bài giảng Quản trị chiến lược của TS. Hoàng Lâm Tịnh – Đại học Kinh tế TP.

Hồ Chí Minh 2006

b. Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiểu quả kinh doanh của doanh nghiệp

chính là các nguồn lực, theo nghĩa rộng, bao gồm một loạt các yếu tố tổ chức, kỹ thuật,

nhân sự vật chất, tài chính của công ty và khả năng tiềm tàng, được hiểu là khả năng của

công ty sử dụng các nguồn lực đã được tích hợp một cách có mục đích để đạt được một

trạng thái mục tiêu mong muốn.

Các nguồn lực có thể chia thành hai loại: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô

hình. Các nguồn lực hữu hình có thể thấy được và định lượng được, bao gồm nguồn lực

tài chính, tổ chức, các điều kiện vật chất, và công nghệ. Các nguồn vô hình bao gồm

nhân sự, khả năng cải tiến và danh tiếng.

Page 6: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

2. Phương pháp nghiên cứu2.1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng

kết hợp với các dữ liệu thống kế, và các phương pháp so sánh, phân tích, khái quát hoá…

nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Đề tài cũng sử dụng, phát triển các các quan điểm của

các nhà nhiên cứu, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước về đánh giá hoạt động của các

công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2013-2014, cùng với các

đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn này để phân tích, lý giải các

chỉ số nhằm phát hiện những tác động tích cực và tiêu cực lên các CTCK, từ đó đề xuất

các giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCK.

2.2 Cơ sở dư liệu

Các dữ liệu phục vụ nghiên cứu được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác

nhau bao gồm dữ liệu từ các cổng thông tin điệu tử của Chính phủ và Bộ kế hoạch và

đầu tư; báo cáo thường niên của các công ty chứng khoán trong giai đoạn 2013 đến

2014; dữ liệu của các sàn giao dịch và công ty đầu tư chứng khoán; số liệu thống kê do

Tổng cục Thống kê điều tra và phát hành; các báo cáo định kỳ hàng quý và hàng năm

của các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan làm công tác dự báo; các bài báo cáo, nghiên

cứu, luận văn, tạp chí kinh tế, website, báo điện tử về thông tin kinh tế chính trị, xã hội

liên quan;

Chi tiết về cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thể hiện trong phần Tài liệu

tham khảo của báo cáo này.

3 Kết quả nghiên cứu

3.1 Khái quát về các CTCK ở Việt Nam giai đoạn 2013 – 2014

a. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2013 – 2014

Năm 2013 có thể xem là một năm khá thuận lợi cho thị trường chứng khoán Việt

Nam khi VN-Index là một trong 10 chỉ số có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất thế giới..

Mức vốn hóa của thị trường tính đến cuối năm 2013 đạt khoảng 949.000 tỷ đồng, tăng

184.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012 và tương đương 31% GDP. Mặc dù vậy, năm

2013 vẫn còn là năm quyết liệt thực hiện thanh lọc đối với các công ty trong ngành. Số

công ty chứng khoán lỗ trong năm 2013 là 63% (58/94 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế

Page 7: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

với số lỗ là (-5.267) tỷ đồng, giảm so với con số hơn 70% công ty lỗ năm 2012. 10 công

ty có thị phần môi giới lớn nhất chiếm 62,6% thị phần trên HOSE.

Năm 2014, thị trường đạt đỉnh trong năm với mức tăng 26,9% và 34,7% so với

đầu năm, tuy nhiên VNIndex và HNXIndex chỉ duy trì mức tang lần luợt là 8,1% và

22,3% cuối năm. Quy mô vốn hóa 51,6 tỷ USD tương đương 28,5% GDP và tăng 16,3%

so năm truớc, trong đó HSX và HNX có mức tăng lần luợt 15,3% và 24,1%. Mức tăng

vốn hóa chủ yếu đến từ mặt bằng giá tăng bình quân 9,8%, hoạt động niêm yết mới và

hủy niêm yết khoảng 4% và do hoạt động phát hành tăng vốn 2,5%. Dòng vốn ngoại

mua ròng 3.794 tỷ, giảm 44,4% so với năm 2013, nguyên nhân chủ yếu do thông tin

FED sớm cắt QE3 và có khả năng tăng lãi suất đã khiến dòng vốn rút mạnh ra khỏi thị

truờng, hoạt động này cũng đuợc ghi nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tình hình kinh tế vi mô có tác động khá tích cực lên TTCK. Thị truờng duy trì đà

tăng mạnh từ đầu năm do hoạt dộng mua vào tích cực của các quỹ ETF do đánh giá cơ

hội đầu tư hấp dẫn sinh lời cao tại TTCK Việt Nam. Tuy nhiên phát sinh những yếu tố

bên ngoài ảnh huởng đến sự suy giảm mạnh mẽ của thị truờng tại hai thời diểm trong

năm như sự kiện Biển Ðông tháng 5, FED cắt giảm và dừng QE3, giá dầu giảm mạnh và

các thông tin trong nuớc như xử Bầu Kiên và Thông tư 36 (TT36) tháng 12.

Hình 2: Diễn biến chỉ số VN-Index năm 2013- 2014 (điểm)

Nguồn: Trading Economics

Page 8: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

Với nhiều điểm sáng tích cực từ kinh tế vi mô và thanh khoản thị truờng tăng

mạnh, hoạt động của các CTCK năm 2014 đã có nhiều khởi sắc với việc ghi nhận sự

tăng truởng đột biến về cả doanh thu lẫn lợi nhuận, nhất là ở nhóm các CTCK lớn. Các

CTCK top đầu vẫn chiếm phần lớn thị phần môi giới chứng khoán toàn thị truờng. Top

10 CTCK trên HSX năm 2014 chiếm 62,13% tổng thị phần, xấp xỉ mức 62,6% của năm

2013. Những năm qua các CTCK đã trải qua các đợt sàng lọc khắt khe từ chính sách

kiểm soát của cơ quan quản lý, và tác động tự nhiên của quá trình cạnh tranh. Nhà đầu tư

ngày càng khắt khe trong việc lựa chọn nơi gửi gắm tài sản và thực hiện quyết định đầu

tư. Thêm vào đó, tổng thị phần của 10 CTCK dẫn đầu chiếm phần lớn thị phần toàn thị

truờng tạo nên rào cản gia nhập ngành, cũng như rào cản để các công ty có thị phần thấp

thu hẹp khoảng cách.

b. Một số CTCK tiêu biểu:

SSI: CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI : HOSE)

HSC: CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HCM : HOSE)

VCSC: CTCP Chứng Khoán Bản Việt (VCSC : OTC)

BSC: CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSI : HOSE)

VNDS: CTCP Chứng khoán VNDIRECT (VND : HNX)

SHS: CTCP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS : HNX)

BVSC: CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS : HNX)

3.2 Thực trạng hoạt động của các CTCK ở Việt Nam giai đoạn 2013 – 2014

a. Số lượng

Trong giai đoạn năm 2012, tái cấu trúc CTCK được nêu lên như là nhu cầu tất yếu

để chấn chỉnh hoạt động của khối doanh nghiệp này. Số CTCK đã tăng lên theo lẽ tự

nhiên khi TTCK phát triển chắc chắn sẽ phải giảm theo lẽ tự nhiên khi TTCK khó khăn,

tức là để họ tự nguyện sáp nhập, giải thể hay phá sản giống như ngân hàng.

Đến năm 2013, khung pháp lý cho việc ra đời các loại hình quỹ mới như quỹ mở,

quỹ đầu tư bất động sản, ETF, công ty đầu tư chứng khoán đã được ban hành. Về tái cấu

trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán: Để tạo cơ sở pháp lý cho quá trình tái cấu trúc,

UBCKNN đã trình Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư an toàn tài chính; Thông tư sửa đổi về

Page 9: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

tổ chức và hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán.. Căn cứ chỉ tiêu an toàn tài

chính, UBCKNN đã phân loại các CTCK thành 4 nhóm:

Nhóm 1: Nhóm hoạt động lành mạnh, gồm các công ty có tỷ lệ vốn khả dụng trên

180%

Nhóm 2: Nhóm hoạt động bình thường gồm các công ty có tỷ lệ vốn khả dụng đạt

từ 150% tới 180%

Nhóm 3: Nhóm bị kiểm soát gồm các công ty có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 120%

tới 150%

Nhóm 4: Nhóm bị kiểm soát đặc biệt gồm các công ty hoạt động kinh doanh thua

lỗ làm cho tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%

Như vậy, trên thực tế đến nay có 13/105 CTCK không có hoạt động môi giới

chứng khoán.

Bảng 3: Thống kê số lượng CTCK 2013-2014

NămTổng số

CTCK

Số CTCK tái

cấu trúc

Số CTCK

hoạt động

lành mạnh

Số CTCK bị

kiểm soát đặc

biệt

2013 10524

79 14

2014 83 81 2

b. Quy mô

Năm CTCK dẫn đầu thị phần đã chiếm gần một nửa số thị phần giao dịch năm

2013. Còn nhóm 10 công ty có thị phần dẫn đầu đã chiếm gần 80% giao dịch của thị

trường. Đến năm 2014, báo cáo quý III/2014 về thị phần môi giới của các thành viên tại

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM cho thấy tốp 20 CTCK lớn hiện đang nắm giữ đến

80% thị phần, khoảng 70 CTCK khác chia nhau 20% thị phần còn lại.

Page 10: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

Bảng 4: Các CTCK đứng đầu về doanh thu năm 2014(đơn vị tính: tỷ đồng)

Năm

CTCK 2014 2013

SSI 1564 726

HSC 831 634

VCSC 616 399

BSC 530 218

VNDS 435 262

VPBS 407 526

SHS 399 134

TCBS 381 144

MBS 388 25 (3 tuần)

ACBS 367 465

Thị phần chỉ là một phần trong hoạt động của các CTCK nhưng nó nói lên sức

mạnh của từng công ty. Nếu không có ngân hàng hậu thuẫn, các CTCK nhỏ khó tồn tại

trong giai đoạn thị trường khó khăn. Có nhiều yếu tố để một CTCK phát triển ổn định

nhưng cái chính vẫn là vốn. Không có vốn thì không thể mở rộng bất kỳ hoạt động nào

từ việc tăng dịch vụ tài chính, thu hút nhà đầu tư mở tài khoản đến tạo uy tín để tham gia

các dịch vụ tư vấn khác. Mặt khác, có thể vì ngày càng nhiều CTCK tham gia mảng

khách hàng tổ chức, nên các CTCK đi trước phải tiếp tục có những giải pháp, sản phẩm,

dịch vụ tốt hơn để đảm bảo lợi thế cạnh tranh của mình. Tất cả tạo nên một chu trình

cạnh tranh - tự nâng cấp, củng cố và dẫn đến dịch vụ dành cho khách hàng, cho TTCK

Page 11: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

tốt hơn. Càng nhiều NĐT tổ chức quan tâm và tham gia TTCK thanh khoản càng gia

tăng và điều đó có lợi cho tất cả.

Hình 3: Thị phần môi giới trên HOSE năm 2014 (%)

Nguồn: VCSC

c. Hoạt động kinh doanh của các CTCK:

Đối với nhóm CTCK, năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn và quyết liệt thực

hiện thanh lọc. Mặc dù giảm so với con số hơn 70% công ty lỗ năm 2012,sSố CTCK lỗ

trong năm 2013 là 63% (58/94 CTCK có lỗ lũy kế với số lỗ là (5.267) tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2013 của các CTCK cho thấy sự thận trọng hơn

trong chiến lược kinh doanh. Không còn có những trường hợp “lãi khủng” hay “lỗ

khủng” trong kỳ như các năm trước. Tại các CTCK tuy không bằng cùng kỳ, nhưng thể

hiện sự ổn định. Hết quý 1, tổng lợi nhuận của các CTCK là gần 520 tỉ đồng. Sang quý

2, con số này là 452 tỉ đồng. Tuy nhiên, mặt bằng lợi nhuận giữa các công ty đồng đều.

Trong quý 2, không có công ty nào lãi vượt trội, lợi nhuận của tốp 10 các công ty đạt kết

quả kinh doanh tốt nhất không chênh lệch đáng kể.

Page 12: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

Việc lợi nhuận được phân hóa một cách rõ rệt ở các CTCK lớn và nhỏ như vậy là

một lợi thế cho quá trình tái cấu trúc các CTCK. Nhìn vào cơ cấu thị phần hàng quý thì

có thể thấy các công ty nhỏ sẽ không còn chỗ đứng trong thời gian tới. Việc thua lỗ kéo

dài của các CTCK ảnh hưởng không nhỏ tới nhà đầu tư là khách hàng của những công ty

này. Kế hoạch tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán được UBCK Nhà nước

khởi động từ năm 2012 nhưng vẫn tiến hành khá chậm chạp.

Trong năm 2013, đặc biệt là thời điểm cuối năm của TTCK, đã có nhiều tín hiệu

đánh dấu sự phục hồi ở nhiều CTCK, niêm yết cũng như đại chúng. Điều này được thể

hiện qua con số 53/87 CTCK đã công bố kết quả kinh doanh báo lãi quý 4. Không ít

công ty còn lội ngược dòng từ lỗ thành có lãi cả năm 2013 chỉ nhờ lợi nhuận quý 4.

Năm 2014 là năm khởi sắc của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính tới thời

điểm cuối năm 2014, HOSE có quy mô giá trị vốn hoá gần 1 triệu tỷ đồng, tương ứng

hơn 88% giá trị vốn hóa của toàn TTCK Việt Nam. SGDCK có hơn 300 doanh nghiệp

niêm yết, gần 90 CTCK thành viên, với quy mô thanh khoản trên 2.100 tỷ đồng/ phiên.

Tính bình quân, mỗi ngày có gần 124 triệu chứng khoán được giao dịch, tương đương

2.154 tỷ đồng, tăng hơn 90% về khối lượng chiếm gần 110% về giá trị so với bình quân

năm 2013. Đây là kết quả của cả một quá trình cố gắng, phấn đấu không ngừng nghỉ của

toàn bộ thị trường bao gồm các cơ quan quản lý và điều hành thị trường và cả sự đóng

góp của các công ty chứng khoán thành viên.

Hình 4: Biểu đồ doanh thu của 17 công ty chứng khoán lớn trong 6 tháng

đầu năm 2014 và 2013

Page 13: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

Nguồn: Báo cáo tài chính các CTCK

Hình 5: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế của 17 công ty chứng khoán lớn trong 6 tháng

đầu năm 2014 và 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính các CTCK

Page 14: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

  Bảng 5: Top 5 công ty có lợi nhuận tăng đột biến trong 2014 (Đvt: tỷ đồng)

Mã CK  Lợi nhuận 2014 Lợi nhuận 2013

SHS 122 11,6

VDS 105 1

BSI 75 15

AGR 42 19

IVS 9,4 1,1

Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của các CTCK trong năm 2014, thị

trường diễn biến tích cực, giá trị giao dịch tăng trên 100% so với 2013, nên các CTCK

nhờ đó cũng có kết quả kinh doanh tăng mạnh. Đối với một số CTCK nhỏ lãi tăng tới vài

chục lần là do mức lãi của các năm trước quá thấp. Thêm vào đó, một số đơn vị có danh

mục tự doanh trước đây rất lớn, mua ở thời điểm giá thấp, nên khi thị trường khởi sắc, số

chứng khoán trên tăng điểm, các công ty lại giảm trích lập dự phòng và chuyển sang

doanh thu nên kết quả đạt được cao.

Hình 6: 10 CTCK có doanh thu lớn nhất năm 2014

Page 15: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

Nguồn: Báo cáo tài chính các CTCK

d. Hoạt động môi giới của các CTCK hàng đầu

a. Năm 2014

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM: Bảng 11: Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ năm 2014

Nguồn: CafeF

Bảng 12: Top 3 công ty chứng khoán có thị phần môi giới trái phiếu lớn nhất

STT Tên công ty chứng khoán Thị phần

1 Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt 51,353%

Page 16: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

2 Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam 21,064%

3 Công ty Cổ phần Chứng khoán NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam 10,129%

Nguồn: CafeF

Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hà Nội: Bảng 13: Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ năm 2014

Nguồn: CafeF

Hình 7: Biểu đồ doanh thu hoạt động môi giới của một số CTCK năm 2013-2014

Nguồn: Báo cáo tài chính các CTCK

Page 17: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

e. Hoạt động tự doanh chứng khoán

Bên cạnh hoạt động môi giới, các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay cũng

rất chú trọng đến hoạt động tự doanh. Mảng này cũng mang lại doanh thu khá cao

cho các CTCK. Như vậy, sau thời kỳ khó khăn, hoạt động của các CTCK đang

cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong mảng dịch vụ môi giới chứng khoán, giưa SSI

và HSC liên tục chia nhau vị trí dẫn đầu, còn mảng tự doanh thì cũng vô cùng cạnh

tranh. HSC có quy mô đầu tư nhỏ hơn SSI nhưng thể hiện một hiệu suất đầu tư vô

cùng hiệu quả. Ngoài 2 CTCK lớn, các công ty khác đã công bố có đơn vị lợi nhuận

tốt, cũng có doanh nghiệp bị thua lỗ.

Hình 9: Biểu đồ tổng doanh thu tự doanh của các công ty chứng khoán từ năm

2009 đến 2014

Nguồn: Vietstock

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, sau những bước giảm về doanh thu tự doanh từ năm

2009 đến năm 2013 thì tín hiệu tích cực đã quay trở lại trong năm 2014.

Bảng 15: Top 5 CTCK dẫn đầu về doanh thu tự doanh năm 2014

Đvt: Triệu đồng

MCKĐầu tư ngắn hạn

+/-(%)

Doanh thu tự doanh +/-(%)

2013 2014 2013 2014

Page 18: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

SSI 1,208,812 1,972,286 63.16

196,30

9 721,120 161.07

HCM 352,803 197,474 -43.91

152,91

9 194,425 27.14

SHS 252,296 687,664 172.56 50,873 168,444 231.34

VCBS 195,270 345,034 76.70 93,722 166,329 77.47

BSI 927,412 771,093 -16.86 73,262 150,324 105.19

Tổng 2,935,873 3,973,551665,86

7 1,449,996

Nguồn: BCTC của các CTCK

Bên cạnh những sự tăng trưởng ấn tượng thì kết thúc năm 2014, có 28 đơn vị với

doanh thu tự doanh suy giảm so với năm 2013. Nổi bật lên tại CTCK ACB(ACBS),

doanh thu mảng tự doanh giảm 88% so với năm 2013 khi chỉ còn gần 30 tỷ đồng. Tuy

nhiên, tại ACBS năm 2014 là một quá trình tái cơ cấu khi chuyển từ công ty cổ phần

sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Bảng 16: Top 5 CTCK có ĐTNH tăng mạnh nhưng DTTD giảm mạnh năm 2014

 

f. Hoạt động tư vấn đầu tư

Hoạt động này rất phát triển ở các TTCK phát triển, tuy nhiên hiện nay chỉ có một

số CTCK quan tâm và triển khai hoạt động này một các độc lập và đúng nghĩa.

Page 19: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

Doanh thu và lợi nhuận của nhiều công ty chứng khoán (CTCK) được cải thiện

mạnh trong năm 2014. Tuy nhiên, mảng tư vấn có doanh thu khá thấp, chiếm tỷ trọng

nhỏ trong cơ cấu doanh thu các công ty. Theo thống kê của Vietstock, trong cơ cấu

doanh của 83 CTCK đã công bố báo cáo tài chính có sự chênh lệch khá rõ ở các mảng.

Mảng tư vấn chiếm tỷ trọng rất thấp khi chỉ chiếm tầm 5% trong cơ cấu doanh thu quý

2/2014, còn 6 tháng đầu năm chỉ ở mức hơn 3.7%.

Hình 10: Cơ cấu doanh thu năm 2014 của 10 CTCK có doanh thu cao nhất

Nguồn: BCTC của các CTCK

3.3 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động của các công ty chứng khoán ở

Việt Nam giai đoạn 2013 – 2014

a. Hạn chế

Trong hoạt động môi giới:

Hoạt động môi giới chỉ dừng lại ở mức dộ đơn giản là nhận và truyền lệnh cho

các nhà đầu tư, chưa kết hợp nhiều hoạt động tư vấn.

Page 20: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

Hình thức đặt lện qua điện thoại và Internet còn hạn chế, số lượng nhà đầu tư sử

dụng được dịch vụ này còn bị giới hạn do hệ thống thông tin chưa đáp ứng được

hết cho tất cả các nhà đầu tư.

Trong hoạt động tự doanh:

Các CTCK chưa đảm đương được vai trò bình ổn giá chứng khoán cũng như vai

trò nhà tạo lập thị trường.

Danh mục đầu tư của các CTCk tuy đã có sự đa dạng song mức độ phân tán rủi ro

trong danh mục đầu tư chưa được thiết lập. Các công ty tập trung đầu tư cổ phiếu

trong khi số lượng CTCK triển khai tự doanh trái phiếu còn ít.

Trong hoạt động tư vấn tài chính:

Tư vấn chỉ mang hình thức cung cấp thông tin, nội dung và hình thức tư vấn còn

sơ sài, chưa có nhiều các bài phân tích, đánh giá một cách sâu sắc về hoạt động

của tổ chức phát hành hay diễn biến thị trường.

Tư vấn hậu cổ phần hóa, hậu niêm yết, M&A chưa được phát triển nhiều.

Trong các hoạt động khác

Hoạt động bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu chưa niêm yết

chưa được phát triển mạnh. Các CTCK chưa tham gia vào việc bình ổn giá chứng

khoán sau khi phát hành.

Chưa tách bạch giữa các hoạt động có thể làm ảnh hưởng tới lợi ích của khách

hàng như dùng tiền của khách hàng tiến hành hoạt động tự doanh.

Chất lượng dịch vụ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công

chúng đầu tư, đặc biệt là trong vấn đề công bố thông tin, thực hiện lệnh cho khách

hàng.

Nhiều công ty chứng khoán vượt rào quy định về mức cho vay tối đa (lên đến

70% giá trị danh mục) đã phát sinh rủi ro cho thị trường, tạo ra sân chơi không

công bằng giữa các nhà đầu tư và cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty

chứng khoán. Bên cạnh đó, khi thị trường điều chỉnh, thanh khoản sẽ có những

thời điểm tăng cao đột ngột sau đó giảm mạnh do dòng tiền ký quỹ chủ yếu mang

tính chất ngắn hạn, lướt sóng nên được rút ra rất nhanh, điều này dẫn đến hệ quả

chỉ số biến động thất thường, không ổn định. Nhiều mã chứng khoán có thể bị

thao túng và làm giá. Đối với công ty chứng khoán, việc đảm bảo an toàn tỷ lệ tài

chính cũng như công tác tư vấn đầu tư, giám sát, quản lý tài khoản ký quỹ được

Page 21: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

đặt lên hàng đầu. Nếu không tuân thủ các quy định liên quan có thể sẽ dẫn đến

thua lỗ, mất vốn, gây thiệt hại cho chính công ty.

b. Nguyên nhân của hạn chế

Sau hơn 10 năm phát triển, các thành viên của TTCK, cụ thể là các CTCK đã bộc

lộ nhiều yếu điểm. Mặc dù thị trường có những chuyển biến tích cực khi chỉ số VN-

Index có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2013 – 2014, tình trạng quá nhiều CTCK

thành lập và các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài khiến nhiều công ty lâm vào khó khăn.

Đặc biệt trong giai đoạn nước ta tái cấu trúc lại TTCK nên các chỉ tiêu về tài chính cũng

như các yêu cầu về chất lượng được nâng lên cao hơn. Có thể rút ra những hạn chế và

tồn tại mà các CTCK Việt Nam đều vấp phải như sau:

- Hạn chế về kinh nghiệm, kỹ năng quản trị và kỹ năng chuyên môn:

- Hạn chế về năng lực tài chính

- Hạn chế về cơ sở vật chất

- Mất cân đối trong cơ cấu doanh thu

4. Kết luận4.1 Thảo luận và đề xuất

a. Thảo luận:

So với năm 2013, quy mô, các chỉ tiêu tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh

đều được cải thiện.Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán là 1 trong 4 trụ cột

chính của công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán: Tái cấu trúc cơ sở hàng hóa, cơ

sở nhà đầu tư, tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán và tái cấu trúc hệ thống thị

trường. Trong đó, nổi bật là lĩnh vực tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán đã

bám sát được mục tiêu đề ra và có được kết quả thực tế cụ thể, từng bước thu hẹp số

lượng, nâng cao chất lượng hoạt động qua việc tăng cường năng lực tài chính, quản trị

công ty, quản trị rủi ro; củng cố hoạt động; cơ cấu lại tổ chức, nhân sự. Cụ thể, về khối

các CTCK, tính đến nay, UBCKNN đã thực hiện tái cấu trúc được 24 CTCK, số lượng

CTCK còn lại hoạt động bình thường là 81 công ty, giảm được khoảng 23% tổng số

CTCK. 

Trong một cuộc chiến với rất nhiều sức ép, chỉ cần sơ hở ở một điểm nào đó,

CTCK sẽ phải trả giá. Nhưng nếu liên tục đầu tư, giả sử kết quả không được như ý, thì

Page 22: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

sức ép từ chính CTCK cũng vô cùng lớn. Vậy nên, công ty có thị phần lớn, bằng mọi giá

phải mở rộng, còn nếu không liên tục nâng cấp và phát triến sẽ rất dễ bị tụt hậu.

4.2 Đề xuất:

a. Về phía cơ quan quản lý:

Trong những năm tới, UBCKNN sẽ tiếp tục hợp nhất, giải thể, phá sản các CTCK yếu

kém, thua lỗ dựa trên nền tảng các chỉ tiêu an toàn tài chính. UBCKNN sẽ xem xét nâng

cao tiêu chí thành viên của Sở Giao dịch chứng khoán nhằm xử lý những CTCK yếu

kém.

Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hoạt động và hỗ trợ cho việc giải thể, tái cấu trúc

các CTCK. Như vậy, những CTCK có cấu trúc vốn lành mạnh, quy trình quản lý

minh bạch, hệ thống quản trị rủi ro tốt, sẽ có nhiều cơ sở để phát triển các sản

phẩm phục vụ khách hàng hiệu quả hơn.

Đề xuất cho phép tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài mua để sở hữu đến

100% CTCK trong nước.

Việc phát triển hệ thống giao dịch để nhà đầu tư có thể bán ngay sau khi mua

chứng khoán tại ngày T+0 mà vẫn đảm bảo chu kỳ thanh toán T+3 cũng sẽ góp phần

giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định nhanh chóng và linh hoạt hơn với diễn biến của thị

trường, đồng thời góp phần gia tăng thanh khoản cho thị trường.

Tiếp tục rà soát hoàn thiện lại hệ thống các văn bản pháp luật, các quy định về

công bố thông tin, quản trị công ty, xây dựng ban hành các quy định hướng dẫn chế độ

kế toán, kiểm toán phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế: chế độ kế toán đối với

CTCK, công ty quản lý quỹ; chế độ kế toán đối với TTCK phái sinh.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp

vi phạm, đảm bảo trật tự, công bằng và minh bạch.

Tăng cường sự gắn kết giữa việc tái cấu trúc CTCK với tái cấu trúc cơ sở hàng

hóa, cơ sở nhà đầu tư (phát triển các quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản), cơ sở thị trường,

mở ra các sản phẩm mới (Coverd Warrant, các sản phẩm ETF, các sản phẩm trái phiếu,

các sản phẩm cơ cấu…), thị trường mới (thị trường chứng khoán phái sinh).

b. Về phía CTCK

Mỗi mảng kinh doanh nên có một giám đốc phụ trách riêng, độc lập báo cáo trực

tiếp lên tổng giám đốc, có chỉ tiêu hoạt động riêng, chi phí sử dụng vôn theo tỷ lệ của

từng mảng. Các hoạt động nào hoạt động không hiệu quả, bị lỗ hoặc có doanh thu nhưng

Page 23: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

chi phí sử dụng vốn quá cao thì cần điều chuyển nguồn lực sang những mảng kinh doanh

có hiệu quả hơn hoặc tìm nhân sự khác thay thế.

Trong nghiệp vụ môi giới cũng phải chia ra khách hàng tổ chức, khách hàng cá

nhân vì những yêu cầu về sử dụng dịch vụ khác nhau. Khách hàng tổ chức đòi hỏi tư

vấn, phân tích và chất lượng dịch vụ cao. Khách hàng cá nhân đòi hỏi sử dụng các sản

phẩm hỗ trợ tài chính.

Tự doanh chia hai mảng kinh doanh cổ phiếu và trái phiếu, phân bổ chi phí sử

dụng vốn rõ ràng.

Hoạt động tư vấn đầu tư và mua bán sáp nhập nên được chú trọng hơn. Mua bán

sáp nhập sẽ mang lại doanh thu cao và là hướng đi lâu dài bền vững.

Tăng cường năng lực về tài chính, đảm bảo the yêu cầu của luật pháp vốn điều lệ

cho bốn nghiệp vụ.

Chủ động thực hiện chương trình đào tạo, bôi dưỡng nhân viên thông qua các

công việc nghiệp vụ hàng ngày. Đào tạo đúng đối tượng, cán bộ được cử đi đào tạo phải

phù hợp với chương trình đào tạo về nội dung và trình độ. Tổ chức các khóa học nâng

cao trình độ nhân viên như phân tích chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp, kỹ năng bán

hàng, văn hóa doanh nghiệp, ngoại ngữ tin học.

CTCK phải lựa chọn công nghệ giao dịch hiện đại đảm bảo tính bảo mật, thuận

lợi cho quản lý, phù hợp cho kinh doanh. Cần thiết phải chia hai mảng back office (quản

lý nộp rút tiền của nhà đầu tư, quản lý chứng khoán, quản lý giao dịch, thanh toán bù trừ,

lưu ký) và front office (quản lý nhân viên môi giới, quản lý khách hàng, quản lý hiệu

quả, hiệu suất làm việc của nhân viên, phòng, chi nhánh). Công nghệ phải tương thích

với SGDCK và trung tâm lưu ký. Công nghệ cũng cần thích ứng với sự phát triển của thị

trường trong 5 – 10 năm tới.

Đa dạng hóa các loại dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có.

4.3 Hạn chế của đề tài

Đề tài đã đánh giá bao quát tình hình hoạt động chung của các CTCK trên thị

trường và tập trung chính vào nhóm các công ty đứng đầu thị trường. Tuy nhiên các

CTCK đang trong diện kiểm soát đặc biệt khó tiếp cận được thông tin số liệu nên chưa

đánh giá được hoạt động của các công ty này và nhóm các công ty tốp dưới. Đề tài chưa

đánh giá chi tiết về mặt phân tích tài chính vì hạn chế về thông tin và kinh phí.

Page 24: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

4.4 Đề xuất cho nhưng nghiên cứu trong tương lai

Thứ nhất, lập kế hoạch khảo sát và thu thập thông tin chi tiết của tất cả các CTCK

đang hoạt động trên thị trường. Từ đó hoàn thiện phân tích tài chính của các CTCK ở

Việt Nam.

Thứ hai, nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh và đề

xuất chiến lược kinh doanh cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các

CTCK theo quy mô về vốn.

Thứ ba, nghiên cứu, khái quát hoá quy luật tương tác của các yếu tố thị trường lên

hoạt động kinh doanh của các CTCK.

4.5 Kết luận

TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh về quy mô hàng hóa, số

lượng nhà đầu tư tham gia thị trường và về quy mô vốn lẫn về các tổ chức trung gian. Từ

sáu CTCK vào năm đầu hoạt động đến cuối năm 2014 đã có 83 CTCK hoạt động. Thông

qua các nghiệp vụ của mình các CTCK đã cung cấp những dịch vụ tiện ích cho nhà đầu

tư lẫn nhà phát hành. Giai đoạn 2013 – 2014, hoạt động kinh doanh của các CTCK có sự

tăng giảm biến động theo quý và chênh lệch giữa các công ty có quy mô khác nhau.

Nhìn chung, hoạt động của các công ty này đều có sự chuyển biến tích cực đi cùng với

sự khởi sắc của diễn biến thị trường. Giai đoạn năm 2013 – 2014 là một năm ghi dấu

những nỗ lực của UBCKNN trong việc hoàn chỉnh khung pháp lỹ và nâng cao năng lực

giám sát hoạt động CTCK. Đề án tái cấu trúc TTCK được Thủ tướng Chính phủ thông

qua ngày 06/12/2012, sau một năm thực hiện vẫn còn nhiều ngổn ngang và gây không ít

trở ngại từ phía cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến cuối 2014

việc tái cấu trúc này đang thể hiện việc đi đúng hướng của cơ quan quản lý khi chất

lượng hoạt động của các CTCK được nâng lên. Bài nghiên cứu đã hệ thống lại các vấn

đề cơ bản liên quan đến CTCK, trong đó đề cập chi tiết các hoạt động chính của một

CTCK, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động của CTCK. Tình

hình hoạt động của các CTCK trong giai đoạn 2013 – 2014 cũng được phân tích, đánh

giá và nêu ra các nguyên nhân hạn chế cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện

hoạt động của các CTCK trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 25: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

Báo cáo khoa học

[1] Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2013), ‘Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các

công ty chứng khoán Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân

[2] Nguyễn Thị Phương Luyến (2014), ‘Thị trường chứng khoán Việt Nam 2013 và

triển vọng 2014’, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng.

[3] Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán – UBCKNN (2014), ‘Tình hình tái cấu trúc

công ty chứng khoán năm 2013’, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nước

Dư liệu trực tuyến

Cổng thông tin điện tử chính phủ Việt Nam:

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu

Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM: https://www.hsc.com.vn

Công ty cổ phần chứng khoán MB: https://mbs.com.vn

Công ty cổ phần chứng khoán NH BIDV: https://www.bsc.com.vn

Công ty cổ phần chứng khoán NH Vietinbank: https://www.vietinbanksc.com.vn

Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt: http://www.vcsc.com.vn/

Công ty đầu tư Stockbiz: http://www.stockbiz.vn/

Cục thống kê TP.HCM: http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/

Uỷ ban chứng khoán nhà nước:

http://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_trangchu

Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam: http://cafef.vn

Ngân hàng nhà nước Việt Nam: https://sbv.gov.vn

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: www.hnx.vn

Tổng cục thống kê: https://www.gso.gov.vn

Báo điện tư

Nhịp sống kinh tế Việt Nam và thế giới: www.vneconomy.vn

Thời báo kinh tế Sài Gòn: www.thesaigontimes.vn

Tạp chí kinh tế và dự báo: www.kinhtevadubao.vn

Page 26: 1.2 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

Chứng khoán Việt Nam: www.vietstock.vn

Báo Dân trí: www.dantri.vn

Báo Tuổi trẻ: www.tuoitre.v n

Báo VnExpress: www.vnexpress.net

Tạp chí Tài chính: www.tapchitaichinh.vn