8
Số 2/2018 Tập 9 - Tr: 1-40 www.hup.edu.vn Sắn dây củ tròn Pueraria candollei var. mirifica (Airy Shaw & Suvat) Niyomdham (Chú thích: A- Toàn cây; B- Hoa (1,2-Cụm hoa; 3-Hoa; 4-Lá bắc của hoa; 5-Đài hoa; 6-Lá bắc cụm hoa; 7-Tràng và bộ nhị nhụy; 8-Bộ nhị nhụy; 9-Bộ nhụy cắt dọc; 10-Quả; 11-Bề mặt và mép quả; 12-Hạt) (A) (B)

(A) (B) - canhgiacduoc.org.vncanhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/NCD va TTT 2018 2 tr2-6.pdf · Bài nghiên cứu Nguy cơ gặp bệnh thậ n trên bệnh nhân sử dụng

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Số 2/2018

Tập 9 - Tr: 1-40

www.hup.edu.vn

Sắn dây củ tròn Pueraria candollei var. mirifica (Airy Shaw & Suvat) Niyomdham(Chú thích: A- Toàn cây; B- Hoa (1,2-Cụm hoa; 3-Hoa; 4-Lá bắc của hoa; 5-Đài hoa;

6-Lá bắc cụm hoa; 7-Tràng và bộ nhị nhụy; 8-Bộ nhị nhụy; 9-Bộ nhụy cắt dọc;10-Quả; 11-Bề mặt và mép quả; 12-Hạt)

(A) (B)

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc 2018, Tập 9, Số 2Journal of Pharmaceutical Research and Drug information 2018, Vol 9, No2

Tổng biên TậpPGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa

phó Tổng biên TậpGS.TS. Nguyễn Thanh Bình

ban Thư kýPGS.TS. Nguyễn Thị Kiều AnhThS. Nguyễn Phương ThuýCN. Trần Thị Phương

ban biên TậpGS.TS. Nguyễn Hải NamGS.TS. Thái Nguyễn Hùng ThuPGS.TS. Nguyễn Hoàng AnhPGS.TS. Phùng Hòa BìnhPGS.TS. Nguyễn Ngọc ChiếnPGS.TS. Đinh Thị Thanh HảiPGS.TS. Vũ Đặng HoàngPGS.TS. Nguyễn Thị Liên HươngPGS.TS. Trần Văn ƠnPGS.TS. Đỗ QuyênPGS.TS. Nguyễn Viết ThânCN. Phạm Văn Tươi

hội đồng cố vấnGS.TS. Hoàng Thị Kim HuyềnGS.TS. Phạm Thanh KỳGS. Đặng Hanh PhứcTS. Trương Quốc CườngThS. Cao Hưng TháiDS. Nguyễn Thị Phương Châm

ThiếT kếPhòng Chế bản Công ty CP In Công Đoàn Việt Nam

Tòa soạnPhòng Quản lý khoa học13-15 Lê Thánh Tông - Hà NộiĐiện thoại: 024.3.8245437Fax: 024.3.9335642Email: [email protected]ặc: [email protected]

issn 1859-364XGiấy phép số: 70/GP-BTTTT ngày 30/3/2015

In tại: Công ty CP In Công Đoàn Việt Nam

Bài nghiên cứu

Nguy cơ gặp bệnh thận trên bệnh nhân sử dụng thuốc cảnquang trong chẩn đoán hình ảnh: nghiên cứu thuần tậpghép cặp theo điểm xác suất

Nguyễn Thu Hương, Trần Trung, Nguyễn Đình Hùng,Vũ Đình Hòa, Nguyễn Hoàng Anh

Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hen phế quảntại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Trần Hoàng Tiên, Phạm Xuân Khôi, Bùi Thị Hương Quỳnh

Đánh giá ảnh hưởng của PEG liposome doxorubicin và doxorubicin tự do đến một số chỉ số xét nghiệm trên thỏ thực nghiệm

Bùi Bá Minh, Phạm Thị Minh Huệ, Nguyễn Thị Lập

Sàng lọc in silico các hợp chất flavonoid tiềm năng có tác dụngức chế UDP-Galactopyranose mutase (UGM)

Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Thu Hằng, Phạm Thế Hải, Hồ Đăng Phúc, Ngô Minh Khoa, Nguyễn Văn Tuấn

Nghiên cứu tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen thôngqua sự tăng trưởng tế bào biểu mô âm đạo động vật thínghiệm của Sắn dây củ tròn (Pueraria candollei var. Mirifica(Airy Shaw & Suvat) Niyomdham)

Đào Thị Vui, Nguyễn Thu Hằng, Mai Thị Ngoan, Đặng Thị Vân Anh, Nguyễn Quốc Huy

Nghiên cứu cải thiện độ tan của lornoxicam ứng dụng bào chếviên nén giải phóng nhanh

Đồng Thị Hoàng Yến, Phạm Thành Đạt, Trịnh Thị Vân Anh, Vũ Đình Tuấn, Nguyễn Thạch Tùng, Nguyễn Đăng Hòa

Nghiên cứu tổng hợp thuốc chống ung thư pazopanib hydroclorid. Phần I: Tổng hợp hợp phần indazol và sulfonamid

Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Gia Anh Tuấn, Nguyễn Đình Luyện

Điểm tin thông tin thuốc - cảnh giác Dược

Điểm tin hoạt Động

ReseaRch­

Risk of contrast media-induced nephropathy on patients: A cohort study with propensity score matching method

Nguyen Thu Huong, Tran Trung, Nguyen Dinh Hung, Vu Dinh Hoa, Nguyen Hoang Anh

Quality of life of asthmatic patients at University MedicalCenter, Ho Chi Minh City

Tran Hoang Tien, Pham Xuan Khoi, Bui Thi Huong Quynh

Influence of PEGlated liposomal doxorubicin on some parametters in experimental rabbits in comparision with freedoxorubicin

Bui Ba Minh, Pham Thi Minh Hue, Nguyen Thi Lap

In silico screening for potential flavonoids as UDP-Galactopy-ranose mutase (UGM) inhibitors

Nguyen Van Phuong, Nguyen Thu Hang, Pham The Hai, Ho Dang Phuc, Ngo Minh Khoa, Nguyen Van Tuan

Evaluation of the estrogenic activity of Pueraria candollei var.mirifica (Airy Shaw & Suvat) Niyomdham in ovariectomizedrats using vaginal cornification assay

Dao Thi Vui, Nguyen Thu Hang, Mai Thi Ngoan, Dang Thi Van Anh, Nguyen Quoc Huy

Improvement of lornoxicam solubility applied in preparationof fast release tablets

Dong Thi Hoang Yen, Pham Thanh Dat, Trinh Thi Van Anh, Vu Dinh Tuan, Nguyen Thach Tung, Nguyen Dang Hoa

Synthesis of pazopanib hydrochloride as an antineoplastic drug.Part I: Synthesis of indazole and sulfonamide component

Nguyen Van Giang, Nguyen Van Hai, Nguyen Gia Anh Tuan, Nguyen Dinh Luyen

DRug infoRmation & phaRmacovigilance highlights

news point

2

7

12

17

22

27

MỤC LỤCsố 2, 2018

CONTENTSno2, 2018

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc 2018, Tập 9, Số 2Journal of Pharmaceutical Research and Drug information 2018, Vol 9, No2

33

38

42

2

BÀI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc 2018, Tập 9, Số 2, trang 2-6

Đặt vấn đềThuốc cản quang (CM) từ lâu đã được ghi nhận

là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tổnthương thận cấp tính (AKI). Đây là nguyên nhânđứng thứ ba gây ra suy thận mắc tại bệnh viện. Tuynhiên, một số nghiên cứu qui mô lớn gần đây củaMcDonald và cộng sự cho thấy không có mối liênquan giữa CM và AKI [5], [6], [8]. Sự bất đồng giữakết quả này và các quan điểm tồn tại trong y văntrước đây một lần nữa đặt ra câu hỏi chưa có lời giảiđáp chính xác: “Thực sự thuốc cản quang có phải làmột yếu tố độc lập gây ra tổn thương thận cấp tínhhay không?”. Việc trả lời câu hỏi này có ý nghĩa lớntrong thực hành lâm sàng, khi CM đang ngày càng

được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật chẩn đoánhình ảnh. Do đó, chúng tôi đã tiến hành một nghiêncứu quan sát thuần tập ghép cặp theo điểm xácsuất, hồi cứu tại bệnh viện Giao thông vận tải, HàNội với mục tiêu: 1) Xác định tỷ lệ xuất hiện tổnthương thận cấp tính khi sử dụng thuốc cản quang(CM-AKI) trên bệnh nhân nội trú dùng CM trongchẩn đoán hình ảnh; 2) Xác định mối liên quan giữasử dụng CM trong chẩn đoán hình ảnh và sự xuấthiện của AKI.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứuĐối­tượng­nghiên­cứuTất cả bệnh nhân nội trú, có chụp X-Quang, CT

hoặc MRI tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện

nguy cơ gặp bệnh thận trên bệnh nhân sử dụngthuốc cản quang trong chẩn đoán hình ảnh: nghiên cứu thuần tập ghép cặp theo điểm xác suất

Nguyễn Thu Hương1, Trần Trung1, Nguyễn Đình Hùng1, Vũ Đình Hòa2, Nguyễn Hoàng Anh2

1Bệnh­viện­Giao­thông­vận­tải,­Hà­Nội2Trường­Đại­học­Dược­Hà­Nội

(Ngày­gửi­đăng:­31/8/2017­–­Ngày­duyệt­đăng:­06/6/2018)­­­­­

sUMMaRYThe­aim­of­this­study­was­to­determine­the­incidence­of­contrast­material-mediated­acute­kidney­injury­(CM-

AKI)­and­ the­ causal­association­between­ intravenous­ contrast­material­ exposure­ (CM)­and­ the­ subsequentdevelopment­of­CM-AKI.­Data­was­collected­in­Hospital­of­Transport,­Hanoi,­from­March­2014­to­March­2016.­Theretrospective­ observational­ matched­ cohort­ study­ included­ 977­ patients­ underwent­ diagnostic­ imagingtechnologies:­X-Ray,­CT,­and­MRI­scans,­in­which,­198­patients­in­contrast­material­group­(CM­group),­and­779patients­in­non-contrast­material­group­(N-CM­group).­Prospensity­score­matching­technique­was­used­to­selectthe­exposed­and­control­groups.­Propensity­score­with­1:2­matching­ratio­were­generated­in­2­models­of­5­and­10variables­with­564­and­359­matched­patients,­respectively.­In­CM­group,­the­adjusted­incidences­of­CM-AKI­were4.9­%­with­the­absolute­definition­of­CM-AKI­and­11.5­%­if­relative­definition­of­CM-AKI­was­applied.­CM­appearedto­be­significant­predictor­in­5­variable­PSM­model­(p­<­0.05)­while­no­significant­result­was­observed­in­the­10variables­model.­Multivariate­logistic­regression­suggested­the­same­conclusion­and­that­CM­is­not­an­independentpredictor­for­AKI­as­it­significantly­interacted­with­obstructive­nephropathy­condition­of­patients.

Từ­khóa:­bệnh­thận­gây­ra­bởi­thuốc­cản­quang­(CIN),­tổn­thương­thận­cấp­tính­(AKI),­tổn­thương­thậncấp­tính­gây­ra­bởi­thuốc­cản­quang­(CM-AKI).

3

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc 2018, Tập 9, Số 2, trang 2-6

Giao thông vận tải từ tháng 3/2014 đến tháng3/2016 được lựa chọn vào nghiên cứu nếu: 1) Cóthực hiện một lần chụp X-Quang/CT/MRI kèm CM(Nhóm CM) hoặc không kèm CM (Nhóm N-CM); 2) ≥ 18 tuổi; 3) Có tối thiểu 2 kết quả xét nghiệmnồng độ Creatinin huyết thanh (SCr), bao gồm (a)SCr được đo trong 24 giờ trước khi chụp và (b) SCr được đo trong 24-72 giờ sau khi chụp. Nhữngbệnh nhân lặp lại một/nhiều lần chụp trong 21 ngàytrước hoặc 4 ngày sau lần chụp lấy để nghiên cứu;không có kết quả SCr trong 24 giờ trước hoặc 24-72giờ sau khi dùng thuốc; hoặc phải chạy thận nhântạo trong 7 ngày trước ngày sử dụng CM được loạitrừ khỏi nghiên cứu.

Phương­pháp­nghiên­cứuNghiên cứu quan sát thuần tập ghép cặp theo

điểm xác suất thông qua hồi cứu dữ liệu từ phầnmềm VIMES 4.0 và hồ sơ bệnh án. Tiền sử bệnh, chẩnđoán bệnh, bệnh mắc kèm với AKI được xác địnhtheo bộ mã bệnh ICD-10 và phân loại theo yếu tốnguy cơ cấp tính và mạn tính bao gồm: (1) bệnh cấptính: nhiễm trùng huyết, rung nhĩ hoặc huyết khốitrong tim, nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm bể thận,suy gan cấp, tiêu cơ vân, tăng natri máu cấp, hẹp-tắc đường tiết niệu và suy thận cấp; (2) bệnh mạntính: tăng huyết áp, đái tháo đường, thiếu máu, xơvữa động mạch, bệnh mạch vành, suy tim sunghuyết mạn tính, tiền sử nhồi máu cơ tim, xơ gan vàsuy thận mạn tính. Điểm Charlson hiệu chỉnh theotuổi: thang điểm xác định mức độ nghiêm trọng củacác bệnh mắc kèm và xác suất tử vong dựa trên 19tình trạng bệnh lý mạn tính đặc trưng theo mã bệnhICD-10, được tính đối với từng bệnh nhân. Mức lọccầu thận ước tính (eGFR) ban đầu được tính theocông thức MDRD cho mỗi bệnh nhân với giá trị SCrthu được trước khi chụp

eGFR (µmol/l) = 32788 x SCr-1,154 x Tuổi-0,203 x[0,742 nếu là nữ] [10]

Ghép­cặp­theo­điểm­xác­suất­–­Propensity­scorematching­(PSM)

Điểm xác suất là xác suất nhận được CM của mỗibệnh nhân xét trong điều kiện có mặt các yếu tố gâynhiễu. Điểm xác suất được tính theo hai mô hình hồiquy logistic với 5 biến độc lập (tuổi, giới tính, điểmCharlson, SCr ban đầu, eGFR ban đầu) và 10 biếnđộc lập (tuổi, giới tính, điểm Charlson, SCr ban đầu,eGFR ban đầu, hẹp-tắc đường tiết niệu, cao huyết

áp, đái tháo đường, suy thận cấp, suy thận mãn). Sauđó, điểm xác suất được sử dụng để ghép cặp giữanhóm CM và nhóm N-CM với tỷ lệ 1:2, lựa chọn cácgiá trị gần giống nhau nhất, nằm trong giới hạncaliper bằng 0,1. Các giá trị không thỏa mãn điềukiện ghép cặp sẽ bị loại [8], [9].

Chỉ­tiêu­nghiên­cứuChỉ tiêu nghiên cứu chính là tỷ lệ xuất hiện CM-

AKI, được xác định bằng sự tăng SCr tuyệt đối ≥ 44µmol/l hoặc tăng SCr tương đối ≥ 25 % so với giá trịSCr ban đầu trong 24-72 giờ sau khi sử dụng CM,không do nguyên nhân nào khác, theo định nghĩatrong hướng dẫn của Hiệp hội chẩn đoán hình ảnhtiết niệu – sinh dục Châu Âu (ESUR) [10]. Tất cả cácdữ liệu SCr trong 24 giờ trước hoặc 24-72 giờ sau khidùng CM được ghi lại. Nếu có nhiều giá trị SCr đođược trong 24 giờ trước khi dùng CM, giá trị trungbình sẽ được sử dụng; nếu có nhiều giá trị SCr đođược trong 24-72 giờ sau khi dùng CM, giá trị caonhất sẽ được sử dụng.

Phân­tích­thống­kêPhân tích thống kê được thực hiện trên phần

mềm thống kê SPSS 23.0. Các biến liên tục đạt phânphối chuân được mô tả bằng giá trị trung bình ± độlệch chuân; biến liên tục không đạt phân phối chuânđược mô tả bằng trung vị và khoảng tứ phân vị; biếnnhị phân, biến phân loại và biến định danh được môtả bằng tỷ lệ phần trăm. Đánh giá sự khác biệt giữa 2nhóm bằng test Wilcoxon với các biến liên tục và testχ2 hoặc Fisher’s Exact với biến phân loại và biến nhịphân. Tỷ lệ xuất hiện của AKI được so sánh giữa 2nhóm CM và N-CM trước và sau PSM bằng test χ2.Ngưỡng thống kê 0,05 được áp dụng trong so sánh.

Kết quả nghiên cứuĐặc­điểm­sử­dụng­thuốc­cản­quangCác CM được sử dụng trong nghiên cứu gồm:

CM chứa iod trong chụp X-Quang và chụp CT (gồm2 loại: CM có áp lực thẩm thấu cao là ioxitalamate350 mg iod/ml (Telebrix 350) và CM có áp lực thẩmthấu thấp là iobitriol 300 mg iod/ml (Xenetix 300)với thể tích từ 50-100 ml/lần tiêm) hoặc CM chứaacid gadoteric trong chụp MRI (acid gadoteric 0,5mmol/ml (Dotarem) với thể tích 10 ml/lần tiêm).

Đặc­điểm­đối­tượng­nghiên­cứu­và­kết­quả­sauhiệu­chỉnh­bằng­ghép­cặp­theo­điểm­xác­suất­(PSM)

Từ 14.274 bệnh nhân nội trú chụp X-Quang/CT/MRI tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, 977 người

được lựa chọn vào nghiên cứu với 198 bệnh nhânCM và 779 bệnh nhân N-CM, sau đó tiếp tục thựchiện bắt cặp bằng PSM theo hai mô hình 5 biến và10 biến. Số lượng, đặc điểm nhân khẩu học cũngnhư lâm sàng của bệnh nhân trong 2 nhóm CM vàN-CM sau hiệu chỉnh được trình bày ở bảng 1.

Giá trị SCr ban đầu được tính theo µmol/l; Giá trịeGFR ban đầu được tính theo ml/min/1,73 m2.

Tỷ lệ AKI thô chưa hiệu chỉnh trong nhóm CM là6,1 % và 16,2 % tương ứng theo định nghĩa tuyệtđối và tương đối, cao hơn có ý nghĩa thống kê so vớinhóm N-CM (lần lượt là 2,6 % và 9,0 %) (bảng 2).

Sau khi thực hiện PSM mô hình 1, tỷ lệ AKI hiệuchỉnh trong nhóm CM không khác biệt nhiều so vớigiá trị thô, tương ứng 6,2 % và 16,5 % với định nghĩatuyệt đối và tương đối, cao hơn có ý nghĩa thống kêso với nhóm N-CM. Với PSM mô hình 2, số lượng đốitượng sau khi ghép cặp và tỷ lệ AKI hiệu chỉnh ở

nhóm CM giảm đáng kể so với mô hình 1. Số hiệntượng AKI trong nhóm CM lần lượt bằng 6 (4,9 %)và 14 (11,5 %) tương ứng với định nghĩa tuyệt đốivà tương đối, không cao hơn có ý nghĩa thống kê sovới nhóm N-CM với p > 0,05 (bảng 3).

Do tồn tại nhiều yếu tố gây nhiễu chưa đượcghép cặp trong mô hình 1, chúng tôi thực hiện phântích hồi quy logistic đa biến để xác định mối liênquan giữa các yếu tố này đối với AKI. Kết quả chothấy không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kêgiữa CM và AKI. Tuy nhiên, chúng tôi tìm thấy mốiliên quan có ý nghĩa thống kê giữa hẹp-tắc đườngtiết niệu; tương tác CM và hẹp-tắc đường tiết niệuvới AKI (p < 0,05) theo cả hai định nghĩa tuyệt đối vàtương đối (bảng 4).

Bàn luậnKết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi

ghép cặp và hiệu chỉnh cho càng nhiều yếu tố gâynhiễu, tỷ lệ AKI càng giảm và phản ánh chính xáchơn nguy cơ của thuốc cản quang. Do đó, tỷ lệ mắcCM-AKI được xác định trong nghiên cứu này là 4,9% và 11,5 % tương ứng với các định nghĩa tuyệt đốivà tương đối của ESUR. Sự có mặt của các yếu tố gâynhiễu là nguyên nhân gây khác biệt giữa các tỷ lệCM-AKI quan sát được. Nhiều nghiên cứu trước đây

4

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc 2018, Tập 9, Số 2, trang 2-6

Bảng­1.­Đặc­điểm­nhân­khẩu­học­và­lâm­sàng­của­đối­tượng­nghiên­cứu­sau­PSM

1

Mô hình PSM với 5 biến số độc lập Mô hình PSM với 10 biến số độc lập

Đặc điểm CM (n = 194)

N-CM (n = 370)

p CM

(n = 122) N-CM

(n = 237) p

Tuổi* 59,5 (50,8-71,3)

61 (45-73)

0,767 65 (55-75)

67 (53-79)

0,506

Nữ giới§ 81 (41,8)

156 (42,2)

0,925 50 (41,0)

100 (42,2)

0,826

SCr ban đầu* 86 (73-106)

88 (74-107)

0,375 84 (72-104)

82,5 (68-102,5)

0,508

eGFR ban đầu* 68,7 (58,2-83,4)

68 (55,9-80,9)

0,565 71,4 (60,5-84,5)

69,1 (57,2-87,4)

0,635

Điểm Charlson* 2 (1-4) 2 (1-4) 0,650 3 (1-4) 3 (1-4) 0,870 Hẹp-tắc đường tiết niệu§ 79 (40,7) 7 (1,9) 0,000 8 (6,6) 9 (3,8) 0,244 Tăng huyết áp§ 29 (14,9) 102 (27,6) 0,001 26 (21,3) 46 (19,4) 0,670 Đái tháo đường§ 22 (11,3) 63 (17,0) 0,083 22 (18,0) 47 (19,8) 0,682 Suy thận cấp§ 1 (0,5) 9 (2,4) 0,176 2 (1,6) 5 (2,1) 0,760 Suy thận mạn§ 1 (0,5) 1 (0,3) 1,000 1 (0,8) 2 (0,8) 0,981

Mẫu nghiên cứu ban đầu Định nghĩa CM

(n=198) N-CM

(n=779) OR [CI 95%] p

AKI tuyệt đối 12 (6,1%) 20 (2,6%) 1,952 [1,244 - 3,065] 0,003

AKI tương đối 32 (16,2%) 70 (9,0%) 2,448 [1,176 - 5,098] 0,014

Hiệu chỉnh PSM theo mô hình 1

(với 5 biến số độc lập) Hiệu chỉnh PSM theo mô hình 2

(với 10 biến số độc lập) Định nghĩa CM

(n=194) N-CM

(n=370) OR

[CI 95%] p CM

(n=122) N-CM

(n=237) OR

[CI 95%] p

AKI tuyệt đối

12 (6,2%)

6 (1,6%)

4,000 [1,477 - 10,830]

0,005 6 (4,9%)

8 (3,4%)

1,481 [0,502 - 4,368]

0,475

AKI tương đối

32 (16,5%)

35 (9,5%)

1,891 [1,130 - 3,164]

0,014 14 (11,5%)

27 (11,4%)

1,008 [0,508 - 2,002]

0,981

Ghi­chú:­ * Trung­vị­và­tứ­phân­vị­§­Số­lượng­và­tỷ­lệ­phần­trăm

1

Mô hình PSM với 5 biến số độc lập Mô hình PSM với 10 biến số độc lập

Đặc điểm CM (n = 194)

N-CM (n = 370)

p CM

(n = 122) N-CM

(n = 237) p

Tuổi* 59,5 (50,8-71,3)

61 (45-73)

0,767 65 (55-75)

67 (53-79)

0,506

Nữ giới§ 81 (41,8)

156 (42,2)

0,925 50 (41,0)

100 (42,2)

0,826

SCr ban đầu* 86 (73-106)

88 (74-107)

0,375 84 (72-104)

82,5 (68-102,5)

0,508

eGFR ban đầu* 68,7 (58,2-83,4)

68 (55,9-80,9)

0,565 71,4 (60,5-84,5)

69,1 (57,2-87,4)

0,635

Điểm Charlson* 2 (1-4) 2 (1-4) 0,650 3 (1-4) 3 (1-4) 0,870 Hẹp-tắc đường tiết niệu§ 79 (40,7) 7 (1,9) 0,000 8 (6,6) 9 (3,8) 0,244 Tăng huyết áp§ 29 (14,9) 102 (27,6) 0,001 26 (21,3) 46 (19,4) 0,670 Đái tháo đường§ 22 (11,3) 63 (17,0) 0,083 22 (18,0) 47 (19,8) 0,682 Suy thận cấp§ 1 (0,5) 9 (2,4) 0,176 2 (1,6) 5 (2,1) 0,760 Suy thận mạn§ 1 (0,5) 1 (0,3) 1,000 1 (0,8) 2 (0,8) 0,981

Mẫu nghiên cứu ban đầu Định nghĩa CM

(n=198) N-CM

(n=779) OR [CI 95%] p

AKI tuyệt đối 12 (6,1%) 20 (2,6%) 1,952 [1,244 - 3,065] 0,003

AKI tương đối 32 (16,2%) 70 (9,0%) 2,448 [1,176 - 5,098] 0,014

Hiệu chỉnh PSM theo mô hình 1

(với 5 biến số độc lập) Hiệu chỉnh PSM theo mô hình 2

(với 10 biến số độc lập) Định nghĩa CM

(n=194) N-CM

(n=370) OR

[CI 95%] p CM

(n=122) N-CM

(n=237) OR

[CI 95%] p

AKI tuyệt đối

12 (6,2%)

6 (1,6%)

4,000 [1,477 - 10,830]

0,005 6 (4,9%)

8 (3,4%)

1,481 [0,502 - 4,368]

0,475

AKI tương đối

32 (16,5%)

35 (9,5%)

1,891 [1,130 - 3,164]

0,014 14 (11,5%)

27 (11,4%)

1,008 [0,508 - 2,002]

0,981

Bảng­2.­Tỷ­lệ­AKI­trước­khi­hiệu­chỉnh­theo­PSM

5

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc 2018, Tập 9, Số 2, trang 2-6

sử dụng định nghĩa CM-AKI của ESUR cũng cho kếtquả tương tự [1], [7], [8].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi không tìm đượcmối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CM và AKI.Kết quả này cũng phù hợp với kết quả trong một sốnghiên cứu trước đây [5], [6], [7], [8]. Tuy nhiên, mốiliên quan giữa CM và AKI vẫn là một câu hỏi lớn cònnhiều tranh cãi. Mặc dù nghiên cứu của McDonnaldvà cộng sự chỉ ra rằng không tồn tại mối liên quangiữa CM và AKI nhưng vẫn chỉ ra sự tăng nguy cơmắc CM-AKI theo sự suy giảm chức năng thận [5].Nghiên cứu của Davenport và cộng sự lại chỉ ranhóm CM chứa iod có áp lực thẩm thấu thấp là mộtyếu tố nguy cơ với AKI trên hai nhóm bệnh nhân cóchức năng thận ổn định có eGFR ban đầu < 30ml/min/1,73 m2 [2] hoặc có SCr ban đầu < 1,5 mg/dl[3]. Mặt khác, theo hướng dẫn điều trị năm 2014 củaESUR, những bệnh nhân có eGFR < 45 ml/min/1,73m2 khi tiêm tĩnh mạch CM và eGFR < 60 ml/min/1,73m2 khi tiêm động mạch CM là đối tượng có nguy cơcao mắc CM-AKI [10]. Do đó, không thể phủ nhậnđược tác động của CM đến sự hình thành AKI, CMcó thể tương tác với các yếu tố nguy cơ khác, làmtăng khả năng xuất hiện AKI.

Với PSM mô hình 1, chúng tôi tìm được mối liên

quan có ý nghĩa giữa AKI với tương tác giữa CM vàHẹp-tắc đường tiết niệu, là bệnh lý cấp tính có khảnăng ảnh hưởng tới sự xuất hiện biến cố AKI. Theoy văn, độc tính trên thận của CM là sự kết hợp củanhiều cơ chế bao gồm độc tính trực tiếp trên ốngthận và sự giảm tưới máu thận kết hợp thiếu oxy ởtủy thận [4]. Hẹp-tắc đường tiết niệu làm giảm mứclọc cầu thận và tổn thương tế bào ống thận kẽ. Tìnhtrạng này kéo dài có thể gây ra những tổn thươngkhông hồi phục trên thận. Nghiên cứu của chúngtôi cho thấy hẹp tắc đường niệu là một yếu tố độclập dự đoán khả năng gặp AKI. Bênh cạnh đó, kếtquả tương tác CM và hẹp tắc đường niệu có ý nghĩathống kê gợi ý rằng việc sử dụng CM trên nhữngbệnh nhân đã hoặc đang có yếu tố hẹp-tắc đườngtiết niệu có thể gây tác dụng hiệp đồng, làm tăngnguy cơ xuất hiện AKI. Do đó, cần khuyến cáo về sửdụng CM cũng như điều trị dự phòng trên đối tượngcó tiền sử hoặc đang bị hẹp-tắc đường tiết niệunhằm giảm nguy cơ xuất hiện CM-AKI.

Trong các nghiên cứu quan sát nói chung, thiênlệch trong chọn mẫu hoặc sai số do yếu tố gây nhiễuluôn tồn tại làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.Để hạn chế các sai số này, chúng tôi sử dụng kỹthuật PSM để hiệu chỉnh kết quả. Với tiếp cận PSM,

1

Mô hình PSM với 5 biến số độc lập Mô hình PSM với 10 biến số độc lập

Đặc điểm CM (n = 194)

N-CM (n = 370)

p CM

(n = 122) N-CM

(n = 237) p

Tuổi* 59,5 (50,8-71,3)

61 (45-73)

0,767 65 (55-75)

67 (53-79)

0,506

Nữ giới§ 81 (41,8)

156 (42,2)

0,925 50 (41,0)

100 (42,2)

0,826

SCr ban đầu* 86 (73-106)

88 (74-107)

0,375 84 (72-104)

82,5 (68-102,5)

0,508

eGFR ban đầu* 68,7 (58,2-83,4)

68 (55,9-80,9)

0,565 71,4 (60,5-84,5)

69,1 (57,2-87,4)

0,635

Điểm Charlson* 2 (1-4) 2 (1-4) 0,650 3 (1-4) 3 (1-4) 0,870 Hẹp-tắc đường tiết niệu§ 79 (40,7) 7 (1,9) 0,000 8 (6,6) 9 (3,8) 0,244 Tăng huyết áp§ 29 (14,9) 102 (27,6) 0,001 26 (21,3) 46 (19,4) 0,670 Đái tháo đường§ 22 (11,3) 63 (17,0) 0,083 22 (18,0) 47 (19,8) 0,682 Suy thận cấp§ 1 (0,5) 9 (2,4) 0,176 2 (1,6) 5 (2,1) 0,760 Suy thận mạn§ 1 (0,5) 1 (0,3) 1,000 1 (0,8) 2 (0,8) 0,981

Mẫu nghiên cứu ban đầu Định nghĩa CM

(n=198) N-CM

(n=779) OR [CI 95%] p

AKI tuyệt đối 12 (6,1%) 20 (2,6%) 1,952 [1,244 - 3,065] 0,003

AKI tương đối 32 (16,2%) 70 (9,0%) 2,448 [1,176 - 5,098] 0,014

Hiệu chỉnh PSM theo mô hình 1

(với 5 biến số độc lập) Hiệu chỉnh PSM theo mô hình 2

(với 10 biến số độc lập) Định nghĩa CM

(n=194) N-CM

(n=370) OR

[CI 95%] p CM

(n=122) N-CM

(n=237) OR

[CI 95%] p

AKI tuyệt đối

12 (6,2%)

6 (1,6%)

4,000 [1,477 - 10,830]

0,005 6 (4,9%)

8 (3,4%)

1,481 [0,502 - 4,368]

0,475

AKI tương đối

32 (16,5%)

35 (9,5%)

1,891 [1,130 - 3,164]

0,014 14 (11,5%)

27 (11,4%)

1,008 [0,508 - 2,002]

0,981

Bảng­3.­Nguy­cơ­gặp­bệnh­thận­với­dữ­liệu­theo­hai­mô­hình­PSM­

2

AKI tuyệt đối (n = 18) AKI tương đối (n = 67) OR [CI 95%] p OR [CI 95%] p

CM 1,974 [0,560 - 6,961] 0,290 1,218 [0,638 - 2,327] 0,550 Hẹp-tắc đường tiết niệu 1,208 [1,015 - 1,437] 0,033 1,150 [1,036 - 1,276] 0,008 Tăng huyết áp 1,009 [0,911 - 1,117] 0,869 1,015 [0,966 - 1,066] 0,558 Đái tháo đường 0,948 [0,817 - 1,101] 0,485 0,979 [0,922 - 1,039] 0,481 CM x Hẹp-tắc đường tiết niệu 1,227 [1,067 - 1,411] 0,004 1,179 [1,083 - 1,282] 0,000

Bảng­4.­­Các­yếu­tố­liên­quan­đến­khả­năng­xuất­hiện­bệnh­thận­trong­mô­hình­hồi­quy­logistic­đa­biến­với­sốliệu­mô­hình­PSM­1­(n­=­564)

Yếu tố

6

chúng tôi đã loại trừ được ảnh hưởng của các yếutố gây nhiễu được xét đến, đảm bảo khả năng sosánh giữa hai nhóm và số lượng mẫu đủ điều kiệnđể phân tích thống kê. Tuy vậy, do số lượng mẫuquan sát trong nghiên cứu ít nên chúng tôi đã tiếnhành 2 mô hình PSM khác nhau. Mô hình 1 ghépcặp 5 yếu tố và không làm mất đi số lượng hiệntượng AKI trong nhóm CM, mô hình 2 ghép cặp tốiđa các yếu tố quan sát được và đảm bảo đủ số lượnghiện tượng AKI để thực hiện phân tích thống kê tiếptheo. Nhờ vậy, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ CM-AKI có thể hiệu chỉnh tối đa trong mô hình và mốiliên quan giữa AKI với tương tác giữa CM và hẹp-tắcđường tiết niệu trong mô hình 1.

Nghiên cứu của chúng tôi vẫn tồn tại một số hạnchế cần lưu ý khi biện giải kết quả. Thứ nhất, nhữngkết quả của nghiên cứu này không đánh giá đượcsự xuất hiện CM-AKI trên nhóm đối tượng bệnhnhân ngoại trú hay những bệnh nhân có số lần chụplặp đi lặp lại (bị loại trừ rất nhiều trong nghiên cứu).Thứ hai, chúng tôi chỉ đánh giá tác động của CM nóichung với sự xuất hiện AKI mà không đánh giá riêng

biệt đối với từng loại thuốc hoặc với từng nhómphân loại chức năng thận do không đủ số lượng đốitượng để thực hiện phân tầng trong nghiên cứu.Cuối cùng, nghiên cứu của chúng tôi vẫn chưa xéttới ảnh hưởng của một số yếu tố gây nhiễu như:điều trị dự phòng, tình trạng mất nước, thuốc có độctính trên thận được sử dụng đồng thời. Những dữliệu này đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn để thuthập và cỡ mẫu lớn hơn để đảm bảo điều kiện phântích thống kê.

Kết luậnTỷ lệ xuất hiện của CM-AKI trên nhóm bệnh nhân

nội trú dùng CM trong chẩn đoán hình ảnh là 4,9 %và 11,5 % tương ứng với định nghĩa tuyệt đối vàđịnh nghĩa tương đối của ESUR và cao hơn khôngcó ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm đối chứng.Sự xuất hiện của AKI trong nghiên cứu của chúngtôi có liên quan đến yếu tố tương tác giữa CM vàtình trạng hẹp-tắc đường tiết niệu gợi ý cần phải xâydựng hướng dẫn điều trị thích hợp trên nhóm bệnhnhân này.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc 2018, Tập 9, Số 2, trang 2-6

TÀi LiỆU ThaM khẢo1. Bùi Thị Ngọc Thực và cộng sự (2015), "Phân tích đặc điểm bệnh thận do thuốc cản quang chứa iod sử

dụng trong chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Bạch Mai", Tạp­chí­Dược­học, số 11, tr.9-13.2. Davenport M.S., Khalatbari S., Cohan R.H. et al. (2013), "Contrast material–induced nephrotoxicity and

intravenous low-osmolality iodinated contrast material: risk stratification by using estimated glomerularfiltration rate", Radiology, 268(3), pp. 719-728.

3. Davenport M.S., Khalatbari S., Dillman J.R. et al. (2013), "Contrast material–induced nephrotoxicity andintravenous low-osmolality iodinated contrast material", Radiology,­267(1), pp. 9

4. 4–105.5. Geenen R.W.F., Kingma H.J., and van der Molen A.J. (2013), "Contrast-induced nephropathy:

pharmacology, pathophysiology and prevention", Insights­Imaging, 4(6), pp. 811–820.6. McDonald J.S., McDonald R.J., Carter R.E. et al. (2014), "Risk of intravenous contrast material–mediated

acute kidney injury: a propensity score-matched study stratified by baseline-estimated glomerularfiltration rate", Radiology,­271(1), pp. 65-73.

7. McDonald J.S., McDonald R.J., Comin J. et al. (2013), "Frequency of acute kidney injury followingintravenous contrast medium administration: a systematic review and meta-analysis", Radiology,267(1),pp. 119–128.

8. McDonald J.S., McDonald R.J., Lieske J.C. et al. (2015), "Risk of Acute Kidney Injury, Dialysis, and Mortalityin Patients With Chronic Kidney Disease After Intravenous Contrast Material Exposure", Mayo­Clin­Proc,90(8), pp. 1046–1053.

9. McDonald R.J., McDonald J.S., Bida J.P. et al. (2013), "Intravenous contrast material–induced nephropathy:causal or coincident phenomenon?", Radiology, 267(1), pp. 106–118.

10. Stuart EA, Rubin DB. (2007), “Matching methods for causal inference: designing observational studies”,Best­practices­in­quantitative­methods, pp. 155–176.

11. Thomsen H.S. and Webb J.A.W., eds. (2014), Contrast­Media,Springer Berlin Heidelberg, Berlin, Heidelberg.