37
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 14 tháng 8 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1494/DB... · trong lĩnh vực giáo dục. Trước

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 14 tháng 8 năm 2018

Bộ, ngành

1. Cắt điều kiện kinh doanh: Chuyển động mới từ các Bộ

2. Cần coi xe hợp đồng điện tử là taxi điện tử

3. Tổng cục ĐBVN: Đẩy mạnh áp dụng công nghệ để cải cách hành chính tốt hơn

4. Thế giới cần 1 Hiệp ước toàn cầu về chính phủ trí tuệ nhân tạo?

5. Người dân than phải chờ khám lâu với Bộ trưởng Bộ Y tế

Địa phương

6. Hà Nội sẽ gửi, nhận văn bản điện tử qua Trục liên thông văn bản quốc gia từ 1/1/2019

7. Cải cách hành chính phải bằng hành động cụ thể, tránh đùn đẩy trách nhiệm

8. Bài học từ đấu thầu qua mạng tại Sơn La: Khi tất cả đều được lợi

9. Công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2017: Sở Khoa học - Công nghệ dẫn đầu cấp tỉnh

10. Lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức làm thước đo về hiệu quả cải cách hành chính

11. Hội nghị đánh giá về việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW

1. Cắt điều kiện kinh doanh: Chuyển động mới từ các Bộ Các Bộ tiếp tục đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị góp ý Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực quản lý.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng và lấy ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng và sửa đổi các điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP.

Trong khi đó, Bộ GTVT xây dựng và lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực đường thủy nội địa; dự thảo Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Bộ GTVT cũng đã chính thức trình lên Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Còn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông, trong đó có quy định về điều kiện cấp phép thăm dò, khai thác cát sỏi lòng sông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Trước đó, hồi tháng 6 vừa qua, Bộ này đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, thay thế Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

Bộ Tài chính cũng đã xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Đáng chú ý, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã đề nghị góp ý Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực thông tin truyền thông, cụ thể là trong kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, kinh doanh dịch vụ viễn thông, kinh doanh dịch vụ bưu chính, hoạt động của nhà xuất bản, hoạt động in…

Cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh là nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm với nhiều chỉ đao quyết liệt. Chính phủ đã yêu cầu tất cả các bộ, ngành rà soát các điều kiện kinh doanh, yêu cầu cắt giảm 50% trong tổng số 5.905 điều kiện hiện hành.

Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 6/8 vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, chỉ còn gần 10 ngày cho thời hạn rà soát, cắt giảm 50% về điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, tuy nhiên tỷ lệ cắt giảm mới đạt 15,2% và có 14 bộ, ngành còn đang thực hiện quy trình. VPCP hiện đang đốc thúc các bộ, ngành hoàn thành để đáp ứng sự mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng hồi đầu tháng 7 vừa qua, “cá biệt có bộ chưa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án đơn giản, cắt giảm điều kiện kinh doanh”.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tính đến cuối tháng 6/2018, có khoảng 11 bộ đã đưa ra được phương án cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh hiện có thuộc phạm vi quản lý.

Theo baochinhphu.vn

2. Cần coi xe hợp đồng điện tử là taxi điện tử Hiệp hội Taxi Hà Nội đã có đơn kiến nghị khẩn cấp báo cáo Thủ tướng Chính phủ Chính phủ vì tờ trình của Bộ Giao thông Vận tải đánh giá chưa đúng những tồn tại của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải.

Ảnh minh họa

Ngày 13-8, Hiệp hội Taxi Hà Nội đã có đơn kiến nghị khẩn cấp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung tại Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định “Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô” thay thế cho Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 31-7-2018 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).

Theo đó, tờ trình của Bộ GTVT đánh giá chưa đúng những tồn tại của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải. Sau hơn 2 năm triển khai, chương trình đã phá vỡ quy hoạch vận tải tại các địa phương được chọn thí điểm, gây ùn tắc giao thông với số lượng xe Uber, Grab tăng gấp 3 lần taxi. Việc quản lý loại phương tiện vận tải ứng dụng công nghệ không chặt chẽ đã dẫn đến thất thu thuế, tạo nhiều bất ổn cho xã hội, gây độc quyền, phá giá, vi phạm luật cạnh tranh, triệt tiêu taxi truyền thống.

Hiệp hội khẩn thiết kiến nghị Thủ tướng xem xét việc sửa đổi nghị định theo hướng xếp loại hình xe hợp đồng điện tử vào cùng loại hình với taxi điện tử để đảm bảo sự công bằng. Nếu không gộp chung 2 loại hình này thì cần quy định các điều kiện của xe hợp đồng điện tử giống như taxi

điện tử, nghĩa là cùng phải có hộp đèn, trung tâm điều hành, chế độ báo cáo...

Theo sggp.org.vn

3. Tổng cục ĐBVN: Đẩy mạnh áp dụng công nghệ để cải cách hành chính tốt hơn

"Đẩy mạnh áp dụng công nghệ để cải cách hành chính tốt hơn” là yêu cầu của Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện tại Hội nghị giao ban tình hình thực hiện kế hoạch tháng 7 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 8, sáng 9/8.

Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện chủ trì Hội nghị.

Theo bà Trần Thị Kim Hoa, Chánh văn phòng Tổng cục ĐBVN, tính đến hết tháng 7/2018, Tổng cục đã trình Bộ 11 dự thảo văn bản đạt 100% kế hoạch.

Công tác quản lý, bảo trì KCHT GTĐB các đơn vị đã tổng hợp tình hình hằn lún vệt bánh xe theo chỉ đạo của Bộ trưởng. Trên QL.1 ở các dự án TPCP còn gần 28% hằn lún chưa sửa chữa; các dự án BOT còn khoảng 2% diện tích hằn lún.

Công tác quản lý BDTX: Các đơn vị đã triển khai công tác BDTX cơ bản đáp ứng quy định, hệ thống cầu đường bảo đảm được giao thông (trừ các trường hợp ngập lụt, sạt do mưa, lũ và bão). Tuy nhiên cũng có các đơn vị qua sự kiểm tra của Tổng cục, các Cục QLĐB phát hiện các tồn

tại cần chấn chỉnh như công tác quản lý QL.34 của Sở GTVT Cao Bằng…. Nhiều vi phạm HLATĐB đã được giải quyết. Tuy nhiên việc vi phạm vẫn còn nhiều vụ chưa được giải quyết. Phần lớn các Sở GTVT sau khi bị nhắc nhở đã nghiêm túc chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, bất cập.

Công tác ATGT, kiểm soát tải trọng xe, phòng chống thiên tai đã tiếp nhận, xử lý qua đường dây nóng 134 thông tin phản ánh của người dân về giao thông đường bộ; Tình hình tai nạn giao thông: Tháng 7/2018, toàn quốc xảy ra 1.351 vụ, làm chết 613 người và làm bị thương 1.079 người. So với tháng cùng kỳ năm 2017 giảm 228 vụ (giảm 14,44%), giảm 14 người chết (giảm 2,23%), giảm 222 người bị thương (giảm 17,06%).

Xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên QL: 7 tháng đầu năm 2018, Tổng cục ĐBVN đã xử lý 271 điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT; Riêng tháng 7/2018: đã xử lý 28 điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT; thay thế, bổ sung 45 biển báo; sơn kẻ 12Km vạch sơn đường; sửa chữa bổ sung 8Km hộ lan tôn sóng, điều chỉnh 1 điểm mở DPC giữa trên quốc lộ. Rà soát, lập danh sách báo cáo Bộ GTVT các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT đến thời điểm hiện tại, để ưu tiên xử lý ngay trong năm 2018 và kế hoạch bảo trì năm 2019; Qua rà soát còn khoảng 297 điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT (136 điểm đen; 161 điểm tiềm ẩn).

Công tác kiểm soát tải trọng xe (KSTTX) vẫn được duy trì, tăng cường kiểm soát đầu nguồn hàng; chỉ đạo các Cục QLĐB tăng cường kiểm soát xe quá tải đặc biệt đối với tuyến đường thường xuyên tái diễn xe quá tải và kiểm soát đột xuất xử lý tại các điểm nóng vi phạm các tuyến Quốc lộ trọng điểm;

Công tác quản lý vận tải, ban hành các văn bản giải quyết các vướng mắc, kiến nghị cho các tổ chức doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh vận tải và Sở GTVT địa phương trong lĩnh vực hoạt động vận tải; Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Xây dựng Kế hoạch kiểm tra hoạt động kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải tại một số địa phương trên cả nước; Đã tổ chức kiểm tra và đang tiến hành các thủ tục công bố trạm dừng nghỉ tại tỉnh Thanh Hóa, trạm dừng nghỉ Văn Mười tại Bình Thuận và kiểm tra đề nghị bổ sung quy hoạch trạm dừng nghỉ tại tỉnh Bình Dương; Công tác giải quyết thủ tục hành chính: Hồ sơ tiếp nhận: 35; Hồ sơ đã giải quyết: 35.

Công tác quản lý phương tiện và người lái phối hợp với các cơ quan tham mưu của Bộ GTVT tổng hợp và giải trình ý kiến thẩm định của các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện các Dự thảo Nghị định, Thông tư theo kế hoạch.

Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GTVT về công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ;

Tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan Bộ GTVT, các Sở GTVT, các cơ sở đào tạo, các trung tâm sát hạch và hoàn thiện Bộ 500 Câu hỏi dùng cho sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; tiếp tục hoàn thiện Bộ Giáo trình đào tạo lái xe ô tô;

Công tác xây dựng cơ bản đã phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu Tư vấn (khảo sát thiết kế, giám sát, kiểm toán), gói thầu xây lắp của các dự án XDCB và dự án nguồn vốn bảo trì bao gồm các dự án bảo trì năm 2018 và dự án bảo trì tập trung; Công tác đấu thầu qua mạng: đã tổ chức hơn 10 gói thầu xây lắp thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.

Công tác KHCN, MT và HTQT, triển khai Hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng giai đoạn 1 trên QL.1 và đường HCM đoạn qua Tây Nguyên (BOO); công tác dán thẻ: Đến nay, có 300 điểm cung cấp dịch vụ dán thẻ đầu cuối. Số lượng thẻ dán được đến ngày 30/6/2018: 593.400; số thẻ nạp tiền để sử dụng là 168.300 thẻ (khoảng 30% số thẻ được dán); Giai đoạn 2 theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO giai đoạn 2): Sơ tuyển lựa chọn Nhà đầu tư: có 4 nhà đầu tư trúng sơ tuyển; đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư; đang lấy ý kiến của các Vụ thuộc Bộ GTVT và Cục Quản lý đấu thầu – Bộ KHĐT về HSMT của dự án BOO giai đoạn 2; dự kiến sẽ mời các Nhà đầu tư BOT và các địa phương có trạm thu phí thuộc dự án họp để triển khai dự án BOO giai đoạn 2 đảm bảo tiến độ ngay sau khi phát hành HSMT. Tình hình triển khai các trạm của VEC: VEC đang triển khai thiết kế cải tạo, nâng cấp hệ thống ETC trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Toàn cảnh Hội nghị.

Về nhiệm vụ trọng tâm tháng 8/2018 Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện yêu cầu các đơn vị tập trung xây dựng văn bản QPPL theo kế hoạch; thực hiện lập điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông nông thôn theo yêu cầu tiến độ Bộ GTVT giao.Về công tác kế hoạch Tổng cục trưởng yêu cầu trình Bộ GTVT phê duyệt bổ sung kế hoạch bảo trì đường bộ năm 2018; hoàn chỉnh kế hoạch bảo trì năm 2019. Theo dõi, tổng hợp giải ngân kế hoạch vốn XDCB được giao.

Các Cục QLĐB, Sở GTVT, Ban QLDA tổ chức đấu thầu các dự án SCĐK, sửa chữa điểm đen đã giao; các đơn vị chưa hoàn thành đấu thầu BDTX khẩn trương hoàn thành để ký hợp đồng thực hiện; Tổ chức thi công các dự án SCĐK, sửa chữa điểm đen ngay sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu. Thực hiện quản lý, bảo dưỡng hệ thống đường quốc lộ, cầu, phà, ngầm tràn an toàn trong mùa mưa lũ. Sớm phát hiện các hư hỏng để khắc phục kịp thời.Chỉ đạo các đơn vị triển khai công tác quản lý, bảo vệ KCHTGT đường địa phương; Phối hợp với chính quyền địa phương để ngăn chặn ngay từ đầu tình trạng lấn chiếm trái phép hành lang an toàn đường bộ.

Công tác ATGT; KSTTX, phòng chống thiên tai: Ưu tiên xử lý ngay các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT và thường xuyên cập nhật các vị trí mất ATGT phát sinh để xử lý kịp thời. Thường trực Ban Phòng chống lụt bão, kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo các đơn vị chủ động lập phương án dự phòng, sẵn sàng xử lý các sự cố phát sinh do mưa lũ.

Công tác vận tải cần tiếp tục thực hiện công tác rà soát văn bản QPPL về hoạt động vận tải đường bộ; Triển khai kế hoạch kiểm tra về điều kiện kinh doanh vận tải theo chương trình; Tổng hợp đề xuất sửa đổi bổ sung quy hoạch tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh theo định kỳ;

Công tác quản lý phương tiện và người lái: Tiếp tục hoàn chỉnh các dự thảo nghị định, thông tư theo kế hoạch; Phối hợp với các cơ quan và các đơn vị triển khai các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; Tổ chức hội thảo toàn quốc về Bộ 500 Câu hỏi dùng cho sát hạch lái xe cơ giới đường bộ và Bộ Giáo trình đào tạo lái xe ô tô.

Tiếp tục thực hiện điều hành các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và một số dự án Bảo trì đường bộ năm 2018: Dự án LRAMP, Duyệt các DATP tiếp theo theo kế hoạch đã được chấp thuận, đôn đốc thi công các DATP đang triển khai để hoàn thành 979 cầu theo kế hoạch; Hoàn thành công tác quyết toán, bàn giao 186 cầu treo dân sinh để cập nhật vào báo cáo giám sát đầu tư, báo cáo Bộ cho phép điều chỉnh dự án đầu tư; Đôn đốc các Ban QLDA đẩy nhanh công tác triển khai thi công các Dự án nguồn vốn bảo trì đường bộ.

Hoàn thiện việc tiếp nhận Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Km244+155 - Km262+353; tổ chức đấu thầu theo chỉ đạo của Bộ GTVT; Tiếp tục công tác sửa đổi, bổ sung Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường cao tốc; Tiếp tục thực hiện các Dự án theo kế hoạch.

Phối hợp với các cơ quan có liên quan để hoàn thiện Thông tư quy định về triển khai hệ thống giá dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng; Tiếp tục triển khai thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng.

Theo mt.gov.vn

4. Thế giới cần 1 Hiệp ước toàn cầu về chính phủ trí tuệ nhân tạo? Trong tương lai 4.0 và xa hơn nữa, liệu các chính phủ có tự vận hành? Cha đẻ của ý tưởng Hiệp ước quốc tế về chính phủ trí tuệ nhân tạo không nghĩ vậy.

Cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thế giới đang chuyển mình bước vào một thời đại mới mà ở đó, trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng ngày càng nhiều trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả vận hành chính phủ.

Ông Michael Dukakis là nhà đồng sáng lập tổ chức Xã hội Thế giới Trí tuệ Nhân tạo. (Ảnh: AP)

Nhưng cũng từ đây nổ ra các cuộc tranh luận sôi nổi về trí tuệ nhân tạo cũng như những nỗ lực để đảm bảo chính phủ các nước trên thế giới sử dụng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ được một cách hợp lý và có trách nhiệm. Và sáng kiến của ông Michael Dukakis như một tia sáng lóe lên giữa những cuộc thảo luận rối ren đó.

Từ “Xã hội Trí tuệ Nhân tạo”…

Ông Michael Dukakis, 84 tuổi, là nhà đồng sáng lập tổ chức Xã hội Thế giới Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence World Society – AIWS).

AIWS là một dự án nhằm tập hợp các nhà khoa học, học giả, quan chức chính phủ và lãnh đạo trong lĩnh vực công nghiệp lại, để biến trí tuệ nhân tạo (AI) thành một xung lực phục vụ tốt nhất cho lợi ích của con người, chứ không biến thành cơn “ác mộng” như trong những tiểu thuyết hay các tác phẩm điện ảnh khoa học viễn tưởng mà ở đó AI “tiến hóa” thành một loại công nghệ có thể thống trị thế giới và biến loài người thành nô lệ.

Ông Michael Dukakis là Thống đốc thứ 65 của bang Massachusetts và từng ra tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1988. Kể từ khi rời khỏi chính trường năm 1991, ông giảng dạy tại các trường đại học ở Massachusetts và California và tiếp tục làm việc, cống hiến cho các lĩnh

vực khác nhau, từ vận tải đường sắt cho đến chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ. Nhưng đây là bước đột phá đầu tiên Michael Dukakis trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

“Mối quan tâm của tôi là điều gì đang xảy ra với những công nghệ này và liệu chúng ta có sử dụng chúng vì lý do chính đáng hay không, cũng như đảm bảo chúng được kiểm soát trên toàn thế giới” – ông Michael Dukakis cho biết.

AIWS đã tổ chức một hội thảo quốc tế tại đại học Harvard (Mỹ) tháng 4 vừa qua và đề xuất rằng Liên Hợp Quốc nên thành lập một cơ quan giống như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nhưng là để phục vụ cho việc theo đuổi một thỏa thuận toàn cầu giữa chính phủ các nước nhằm đảm bảo AI chỉ được sử dụng cho mục đích mang tính xây dựng. Thỏa thuận đó, theo ông Dukakis, sẽ giúp đảm bảo rằng “chúng ta không có thêm các cuộc bầu cử bị thao túng [vì các vụ đánh cắp thông tin và dùng chúng để tác động đến quyết định của cử tri] cũng như hàng nghìn thứ khác đang bị ảnh hưởng tương tự”.

Người đồng sáng lập của tổ chức AIWS là ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng biên tập báo Vietnamnet, Giám đốc điều hành Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF), một cơ sở nghiên cứu do ông Michael Dukakis làm chủ tịch.

Ông Nguyễn Anh Tuấn chính là người xây dựng bản dự thảo bộ quy tắc ứng xử đạo đức vì hòa bình và an ninh mạng (ECCC, phiên bản 1.0) của BGF. Dự thảo này dựa trên các gợi ý từ các chuyên gia và nhà quan sát trong lĩnh vực an ninh mạng.

Khi công bố sáng kiến chung với ông Michael Dukakis, ông Nguyễn Anh Tuấn đã bày tỏ hy vọng có thể kiểm chứng AI trong một “bối cảnh nhân văn” và xây dựng một “khuôn khổ đạo đức” để phát triển công nghệ này.

Ông Nguyễn Anh Tuấn (bìa trái) Giám đốc điều hành Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF), một lần đến thăm tòa soạn VOV.VN

… Đến chính phủ trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) là thuật ngữ ngày càng phổ biến dùng để chỉ các máy tính có khả năng học hỏi và phát triển kỹ năng nhận thức bằng cách tích lũy một lượng lớn dữ liệu. Đây là công nghệ nền tảng cho những chiếc xe không người lái hay các “thư ký ảo” thông minh như Alexa và Siri và nó được ứng dụng ngày càng nhiều trong nhiều lĩnh vực tư nhân và sản xuất, tiêu dùng.

Thế nhưng khu vực công tụt hậu rất xa trong việc ứng dụng AI dù nhiều người đã chỉ ra tiềm năng lợi ích rất lớn của công nghệ này.

Ngày 25/06/2018, Viện Michael Dukakis Về Lãnh đạo và Sáng Tạo (MDI) chính thức công bố Sáng kiến Chính phủ Trí tuệ Nhân tạo (AI-Government). Đây là lần đầu tiên các khái niệm để thiết kế một Chính phủ Trí tuệ Nhân tạo được nêu ra bởi nhóm tác giả gồm bốn người: Chủ tịch MDI Michael Dukakis; Giám đốc MDI Nguyễn Anh Tuấn; Giáo sư Thomas Patterson, Đại học Harvard; và Giáo sư Nazli Choucri, Đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology).

Nếu như chính phủ điện tử (E-Government) sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm cải thiện hiệu quả của các cơ quan thuộc lĩnh vực công thì chính phủ Trí tuệ Nhân tạo (AI-Government) ưu việt hơn ở chỗ áp dụng AI để hỗ trợ việc đưa ra quyết định cho các hoạt động

chính yếu của khu vực công, đặc biệt là việc cung cấp các dịch vụ công, thực hiện nghĩa vụ công dân và đánh giá cán bộ công chức.

Với tư cách là Trung tâm Dữ liệu và Ra Quyết định Quốc gia (National Decision making and Data Center – NDMD), AI hướng dẫn và đưa ra cơ sở khách quan cho việc cung cấp và đánh giá dịch vụ công như y tế, pháp lý, giáo dục, du lịch, giao thông, lao động, quản lý ông – lâm – ngư nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, nhà ở xã hội, tài chính công…

Một nghiên cứu năm 2017 của Trung tâm Deloitte cho Tầm nhìn Chính phủ (DCGI) cho biết, một khoản đầu tư đáng kể cho AI có thể giải phóng 1,2 tỷ giờ làm việc cho các công chức [Mỹ] qua đó tiết kiệm cho chính phủ hơn 41 tỷ USD mỗi năm.

Tác giả của nghiên cứu này dự đoán rằng, theo thời gian, sẽ có “những thay đổi to lớn” từ việc ứng dụng AI trong lĩnh vực công. Ví dụ như việc những máy móc thông minh có thể giúp bỏ qua những thủ tục quan liêu, giảm bớt tình trạng tồn đọng lâu dài các loại giấy tờ, từ các đơn xin cấp bằng sáng chế tới các khiếu nại bảo hiểm y tế, thậm chí là việc đánh giá mức độ của các mối đe dọa khủng bố.

Ai thay thế con người?

Nhưng cũng sẽ có những trở ngại mà theo ông Thomas Patterson, giáo sư về quản lý công tại trường Harvard Kenndy đồng thời là một thành viên hội đồng quản trị của BGF, AI sẽ không thể dễ dàng tiếp cận một vài thông tin trong kho dữ liệu khổng lồ mà chính phủ thu thập.

“Thực sự rất khó để trao đổi các gói dữ liệu khác nhau, đơn giản bởi vì chúng không được thu thập và đặt dưới dạng thức tương tự nhau giữa cơ quan này với cơ quan khác, và một số chương trình phần mềm đã rất cũ” – ông Patterson nêu rõ, đồng thời chỉ ra rằng chi phí của việc nâng cấp đồng bộ toàn hệ thống có thể khá tốn kém.

Thách thức của việc làm rõ những khúc mắc trong cuộc tranh luận về phát triển AI đã hấp dẫn ông Dukakis, một người được đánh giá là theo trường phái “kỹ trị” trong suốt thời gian hoạt động chính trị. Ông bị cuốn hút bởi việc AI có tiềm năng giúp các chính phủ trong tương lai ra quyết định.

Nhưng ông cũng không tin rằng nó sẽ thay thế việc quản trị bằng con người hay lấy đi công ăn việc làm của các công chức.

“Các bạn có thể giúp [bộ máy chính phủ] hiệu quả hơn. Với công nghệ, các bạn có thể làm được những điều mà bạn không thể nếu không có nó dù bạn đã cố gắng hết sức. Nhưng bạn sẽ không để máy móc điều hành chính phủ” – ông Dukakis nói rõ. “Có quá nhiều đánh giá bạn cần phải

đưa ra trên thế giới này mà chúng lại liên quan đến những giá trị đạo đức”.

Vậy liệu chúng ta có thể dạy AI biết thế nào là đạo đức?

“Có lẽ là không” – ông Dukakis trả lời với một nụ cười. “Máy móc sẽ không thể đối mặt với những vấn đề như vậy”./.

Theo vov.vn

5. Người dân than phải chờ khám lâu với Bộ trưởng Bộ Y tế Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng thời đại công nghệ 4.0, các bệnh viện (BV) cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đơn giản thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.

Sáng 13-8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thăm và kiểm tra về tình hình khám chữa bệnh tại hai BV Chợ Rẫy và BV ĐH Y dược TP.HCM.

Đây là hai BV trực thuộc Bộ Y tế, có lưu lượng người đến khám chữa bệnh luôn ở mức cao và quá tải. Tại phòng khám khoa Tiêu hóa BV ĐH Y dược TP.HCM, bộ trưởng Bộ Y tế trực tiếp hỏi chuyện một người đến khám. Bệnh nhân cho biết tên Nguyễn Thị Phượng (42 tuổi, ngụ TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), chờ vào khám trào ngược dạ dày. Chị Phượng cho hay đã đến BV từ lúc hơn 6 giờ sáng và chờ đến hơn 10 giờ vẫn chưa được tái khám. Cách đây một ngày, chị cũng mất cả ngày mới được nội soi dạ dày.

Bộ trưởng Y tế cũng mượn giấy tờ xét nghiệm và đơn thuốc của chị Phượng để xem. Sau khi xem xong, bà Tiến thắc mắc: “Bệnh này của chị ở BV đa khoa tỉnh Khánh Hòa vẫn có máy móc nội soi y chang và thuốc uống đầy đủ để chữa khỏi hoàn toàn, tại sao chị lại không vào đó mà vào tận đây cho tốn kém và chờ đợi?". Nghe xong, chị Phượng chia sẻ: “Chị gái tôi đã đi khám ở BV này rồi nên có khuyên tôi vào đây khám. Chỗ tôi ở, mọi người cũng toàn vào thành phố để khám”.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đang xem đơn thuốc và xét nghiệm của

chị Phượng. Ảnh: HL

Quá tải, người bệnh phải chờ đợi lâu cũng là tình trạng chung của BV Chợ Rẫy. Tại đây, đoàn làm việc cũng vất vả để di chuyển giữa dòng người đi khám bệnh.

Hỏi chuyện một bệnh nhân đến BV từ lúc 7 giờ sáng nhưng đến 8 giờ 30 vẫn chưa đến lượt khám, bộ trưởng đề nghị trưởng khoa khám bệnh giải thích tại sao người bệnh phải chờ lâu như thế. Trưởng khoa khám bệnh BV Chợ Rẫy trình bày: Từ 4 giờ 30 sáng, BV đã phát số cho người bệnh và thời điểm hiện tại các bàn khám cũng đang hoạt động hết công suất. Bộ trưởng tiếp tục hỏi người dân vì sao không chọn BV địa phương để khám chữa bệnh? Đa số người được hỏi đều trả lời họ không có niềm tin ở y tế cơ sở.

Người dân chờ đợi tới lượt khám tại BV Chợ Rẫy. Ảnh: HL

Một bệnh nhân (quê Vũng Tàu) chia sẻ với bộ trưởng lý do họ phải lên tuyến trên để khám là do bác sĩ ở BV tuyến trước chẩn đoán ông bị bướu ở cổ. Tuy nhiên, khi tới BV Chợ Rẫy khám, các bác sĩ lại có chẩn đoán khác.

Trao đổi với các BV, bà Tiến cho rằng thời đại công nghệ 4.0, các BV cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đơn giản thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.

Chiều nay, bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục làm việc với hai BV để nắm thêm về tình hình nhân lực, tài chính, giải quyết quá tải, nâng cao năng lực đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân... trong thời gian tới.

Theo plo.vn

6. Hà Nội sẽ gửi, nhận văn bản điện tử qua Trục liên thông văn bản quốc gia từ 1/1/2019 Theo chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội, Văn phòng UBND Thành phố sẽ chủ trì thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử (trừ văn bản mật) với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã kết nối Trục liên thông văn bản quốc gia kể từ ngày 1/1/2019.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký công văn chỉ đạo Văn phòng UBND Thành phố, Sở Nội vụ và Sở TT&TT tổ chức thực hiện Quyết định 28 ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi,

nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.

Theo công văn, UBND TP.Hà Nội giao Văn phòng UBND Thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu liên thông, kết nối Trục liên thông văn bản Quốc gia. Thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử (trừ văn bản mật) với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã kết nối Trục liên thông văn bản quốc gia kể từ ngày 1/1/2019; giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố trước ngày 30/6/2019.

Theo Văn phòng Chính phủ, Hà Nội là 1 trong 15 địa phương đã sẵn sàng về mặt hạ tầng kỹ thuật công nghệ để kết nối, liên thông hệ thống gửi nhận văn bản điện tử với các bộ, ngành, địa phương khác qua Trục liên thông văn bản quốc gia (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: chinhphu.vn)

Văn phòng UBND Thành phố cũng được giao chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở TT&TT xây dựng Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố, trình UBND Thành phố ban hành trong quý IV/2018.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) và Sở TT&TT bảo đảm an ninh thông tin Hệ thống quản lý văn bản và điều hành Thành phố; tổ chức triển khai nâng cập Hệ thống quản lý văn bản và điều hành Thành phố kết nối Trục liên thông văn bản Quốc gia theo yêu cầu tại Quyết định 28, hoàn thành trong quý IV/2018.

Trong giai đoạn 2019 - 2020, Văn phòng UBND TP.Hà Nội có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, đề xuất giải pháp triển khai Hệ thống quản lý văn bản và điều hành Thành phố tập trung, hình thành cơ sở dữ liệu hành chính cốt lõi phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố đến các cấp, các ngành trong Thành phố, là thành phần của Trung tâm Điều hành thông minh Thành phố.

Lãnh đạo UBND Thành phố giao Sở TT&TT đảm bảo hạ tầng đường truyền mạng diện rộng Thành phố (WAN) thông suốt, ổn định, an toàn thông tin và sẵn sàng kết nối mạng Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp I.

Trước đó, tại Kế hoạch của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện Quyết định 28, Văn phòng Chính phủ đã cho biết thời gian tới cơ quan này sẽ tổ chức triển khai kết nối, liên thông tại các bộ, ngành, địa phương đã sẵn sàng về hạ tầng kỹ thuật công nghệ.

Văn phòng Chính phủ cũng cho hay, cùng với 10 Bộ (gồm TT&TT, Công Thương, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tư pháp, KH&ĐT, Tài chính, Công an, TN&MT, Y tế), đã có 15 địa phương đã sẵn sàng về hạ tầng, kỹ thuật công nghệ, trong đó có Hà Nội.

Theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Quyết định 28, các bộ, ngành, địa phương đáp ứng yêu cầu về gửi, nhận văn bản điện tử sẽ thực hiện thí điểm gửi, nhận văn bản điện tử theo quy định tại Quyết định này, hoàn thành trước ngày 31/12/2018 và áp dụng chính thức kể từ ngày 1/1/2019. Đối với các bộ, ngành, địa phương còn lại thực hiện kết nối, liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành với Trục liên thông văn bản quốc gia, bảo đảm hoàn thành việc kết nối, liên thông, gửi, nhận văn bản điện tử theo quy định tại Quyết định 28 trước ngày 30/6/2019.

Theo ictnews.vn

7. Cải cách hành chính phải bằng hành động cụ thể, tránh đùn đẩy trách nhiệm Đó là ý kiến của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An tại Hội thảo về công tác CCHC trên địa bàn tổ chức sáng 13/8.

Sáng 13/8, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo công tác cải cách hành chính. Dự hội thảo có đồng chí Phạm Minh Hùng – Vụ trưởng Vụ CCHC, Bộ Nội vụ.

Về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Lê Xuân Đại – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh và huyện, thành, thị.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Xuân Đại phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh Thanh Lê

Còn nhiều hạn chế

Báo cáo công tác cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2016-2018, Giám đốc Sở Nội vụ Đậu Văn Thanh khẳng định: Thời gian qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, ngành đã dành nhiều sự quan tâm và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác CCHC.

Bên cạnh kết quả đạt được, người đứng đầu ngành Nội vụ tỉnh chỉ rõ một số tồn tại, bất cập trong công tác CCHC như: Việc rà soát, tham mưu UBND tỉnh công bố bộ thủ tục hành chính (TTHC) ở các cấp của một số đơn vị chậm. Chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông ở một số cơ quan, đơn vị còn thấp, chưa đảm bảo quy định.

Tổ chức bộ máy vẫn chưa thực sự tinh giản, gọn nhẹ. Việc xử lý, giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức ở một số lĩnh vực công việc còn chậm. Kỷ luật, kỷ cương hành chính tại một số đơn vị chưa nghiêm.

Triển khai ứng dụng CNTT, hiện đại hóa nền hành chính còn thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Chỉ số Cải cách hành chính (PARINDEX), chỉ số PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), chỉ số PAPI (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) qua các năm không ổn định,...

Tại hội thảo có 11 ý kiến, tham luận của các sở, ngành địa phương làm rõ những tồn tại, hạn chế hiện nay về CCHC của tỉnh Nghệ An. Từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CCHC của tỉnh.

Giám đốc Sở Nội vụ Đậu Văn Thanh báo cáo công tác Cải cách hành chính. Ảnh Thanh Lê

Khẳng định người dân và doanh nghiệp chưa hài lòng về công tác CCHC, ông Trần Anh Sơn- Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh cho rằng: "Trong công tác CCHC của tỉnh cần loại bỏ được các cụm từ "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về", hay "trên nóng dưới lạnh". Công tác CCHC cần được các cấp, các ngành vào cuộc một cách đồng bộ".

"Đối với doanh nghiệp thời gian là "vàng", mong muốn của cộng đồng của doanh nghiệp là thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp" - ông Sơn nói.

Người dân và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ

Còn ông Phan Duy Hùng - đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Nghệ An (VCCI) đánh giá: Chỉ số CCHC năm 2017

của tỉnh Nghệ An đứng vị trí thứ 31, mặc dù tăng hơn 7 bậc so với năm 2016 nhưng vẫn thấp hơn các tỉnh trong khu vực Bắc Trung bộ.

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh (PAPI) của Nghệ An những năm gần đây cũng thiếu sự ổn định. Các chỉ tiêu đánh giá PAPI cho thấy các cấp chính quyền tỉnh nhà cần phải cải thiện hơn nữa nhằm tăng cường hiệu quả quản trị và hành chính công trong thời gian tới.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh Lê Đức Cường tham luận về giải pháp kiểm soát TTHC. Ảnh Thanh Lê

"Các sở, ban, ngành các cấp cần xem người dân và doanh nghiệp thực sự là đối tượng phục vụ, mục đích cuối cùng là đem lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp. Khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, chậm trễ trong việc xử lý, giải quyết hồ sơ TTHC, cung cấp dịch vụ hành chính công giữa các cấp, các ngành"- ông Hùng đề nghị.

Vụ trưởng Vụ CCHC Bộ Nội vụ Phạm Minh Hùng cho rằng, gốc của CCHC là thể chế và con người.

“Nghệ An cần phối hợp với các đối tác trong cung cấp dịch vụ công, triển khai chính phủ điện tử; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác CCHC một cách chuyên nghiệp. Quan tâm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong

các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước. Phân công rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; ứng dụng công nghệ thông tin thực chất, đáp ứng nhu cầu người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó cần tăng cường công tác đánh giá, theo dõi công tác CCHC” - Vụ trưởng Phạm Minh Hùng nói.

Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Xuân Đại yêu cầu các cấp, các ngành cần tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu tại hội thảo. Tiếp tục tham mưu tốt về công tác CCHC để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.

Ông Trần Anh Sơn- Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tiêu biểu Nghệ An cho rằng người dân và doanh nghiệp chưa thỏa mãn về công tác CCHC của

tỉnh. Ảnh Thanh Lê

Đồng chí Lê Xuân Đại cũng nhấn mạnh: các cơ quan, đơn vị cần nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, tập trung thực hiện tốt việc tham mưu ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác quản lý nhà nước; công khai, minh bạch 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.

Cùng đó, nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đảm bảo tinh gọn, giảm đầu mối.

Vụ trưởng Vụ CCHC, Bộ Nội vụ Phạm Minh Hùng phát biểu tại hội thảo. Ảnh Thanh Lê

Phân tích thực trạng công tác CCHC của tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Xuân Đại cho rằng: “Các cấp, các ngành cần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp không chỉ bằng lời nói mà phải bằng hành động cụ thể”.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh Thanh Lê

Đồng chí Lê Xuân Đại nhấn mạnh: “Vấn đề then chốt của công tác CCHC phải thay đổi căn bản, phải xem người dân là đối tượng phục vụ, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, thái độ “vô cảm” của một số cán bộ, công chức”.

Theo baonghean.vn

8. Bài học từ đấu thầu qua mạng tại Sơn La: Khi tất cả đều được lợi

Trong năm 2017, thông qua đấu thầu qua mạng (ĐTQM), 53 gói thầu, trong đó 21 dự án cơ sở trường học và 3 cơ sở y tế của tỉnh Sơn La được triển khai. Cách thức đấu thầu mới này đã mang lại những khác biệt tích cực – tiến độ nhanh hơn, chi phí tiết kiệm hơn, công trình cũng được đưa vào sử dụng sớm hơn dự kiến.

Trước đây, trường Tiểu học Tây Tiến, tuy ở ngay thị trấn Mộc Châu (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) nhưng luôn trong tình trạng quá tải. Trường chỉ có 14 phòng học để phục vụ đến 635 học sinh. Thay vì được học 2 buổi, các học sinh chỉ được học 1 buổi và phải chia ca. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học của toàn trường. Đầu năm 2017, trường được đầu tư thêm 6 tỉ đồng để xây một khu lớp học mới.

Thông qua ĐTQM, với thủ tục đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tối đa tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch, đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH TM Mạnh Tuân đã nhanh chóng hoàn thiện và đưa loạt phòng học mới của trường vào sử dụng sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch ban đầu.

“Nhà trường có đủ các phòng học cũng như là các phòng chức năng. 100% các em học sinh trong nhà trường được học 2 buổi trên ngày. Có lẽ đây là điều kiện quan trọng nhất để giúp cho nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học”, bà Trần Thị Kim Oanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tây Tiến vui mừng chia sẻ.

Chiềng Khoa, một trong những xã đặc biệt khó khăn của tỉnh, cũng đã có không ít dự án thành công nhờ áp dụng đấu thầu qua mạng trong năm 2017. Một điển hình là lớp học mầm non bản Páng, xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ. Cũng giống như hầu hết các trường mầm non trên tỉnh miền núi này, trường còn thiếu nhiều cơ sở hạ tầng, thiếu phòng học chức năng cho các bé.

Sau khi nhận được vốn đầu tư từ chương trình giảm nghèo 135, trường mầm non bản Páng được đầu tư để xây thêm 3 phòng học mới, sân chơi và khu vệ sinh khang trang. Các gói thầu thuộc dự án này cũng được đấu thầu qua mạng, kết quả trúng thầu là một nhà thầu ở Hà Nội - Công ty CPĐT Xây dựng hạ tầng đô thị Hà Nội. Theo chia sẻ của Ban quản lý dự án, ĐTQM đã giúp cho dự án có tỉ lệ tiết kiệm đến hơn 10%.

Đóng góp của ĐTQM trong 9,59% tăng trưởng GRDP năm 2017

Trường tiểu học Tây Tiến, lớp mầm non bản Páng chỉ là 2 trong tổng số 53 gói thầu được tỉnh Sơn La thực hiện đấu thầu qua mạng trong năm 2017.Với một tỉnh được đánh giá là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, cơ sở hạ tầng khó khăn, dịch vụ giáo dục còn gặp nhiều trở ngại, vấn đề an sinh xã hội còn chưa được giải quyết triệt để, thì đây là một chủ trương cấp tiến và có tính đột phá.

Chủ trương này không chỉ giúp đẩy nhanh tiến độ dự án, mà còn giúp cắt giảm các thủ tục hành chính, chỉ phí chuẩn bị hồ sơ trong quá trình đấu thầu, từ đó tiết kiệm chi phí đầu tư. Các công trình thuộc dự án

Giờ đây các em học sinh trường tiểu học Tây Tiến được đi học 2 buổi/ngày trong phòng học rộng rãi, khang trang hơn.

nhanh chóng được đưa vào sử dụng, góp phần giải bài toán khó khăn về cơ sở hạ tầng mà tỉnh đang gặp phải.

Năm 2017, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Sơn La ước tăng 9,59% so với năm 2016. Có thể thấy, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cải cách thủ tục hành chính trong đó có đấu thầu qua mạng là một trong những nhân tố tác động tích cực vào sự phát triển chung này.

Với những lợi ích vượt trội của ĐTQM so với đấu thầu truyền thống, tỉnh tiếp tục chủ trương tăng cường áp dụng cách thức đấu thầu, hiện đại này trong những năm kế tiếp. Trong mục tiêu phát triển năm 2018 do Sở Kế hoạch và Đầu tư của Sơn La soạn thảo có ghi rõ: "Trong năm 2018, tỉnh đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tếtheo hướng bền vững. Cải thiện rõ rệt môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh trên cơ sở đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ".

Đấu thầu qua mạng: xu hướng phát triển tất yếu trong thời đại 4.0

Từ câu chuyện của Sơn La, có thể nhìn thấy những lợi ích rõ ràng của ĐTQM. Trước hết, đấu thầu qua mạng điện tử hoá hầu hết các thủ tục đấu thầu, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, nhân lực dành cho công tác

Đấu thầu qua mạng được kỳ vọng sẽ dần thay thế đấu thầu trực tiếp để trở thành tương lai của đấu thầu Việt Nam.

đấu thầu, qua đó, tiết kiệm chi phí, thời gian và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Nói cách khác, ĐTQM giúp tăng hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực đầu tư công. Theo Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia, tỷ lệ tiết kiệm ĐTQM đạt 9%, cao hơn so với đấu thầu trực tiếp là 7% trong năm 2017 (cập nhật theo báo cáo đấu thầu năm 2017 của Bộ KH&ĐT).

ĐTQM giúp các nhà thầu tiếp cận một cách dễ dàng các cơ hội kinh doanh từ các dự án mua sắm công trên khắp cả nước. Một môi trường cạnh tranh, công bằng, minh bạch mở ra cho các nhà thầu. Khi thực hiện đấu thầu qua mạng, sẽ không còn nữa những hiện tượng như không mua được hồ sơ mời thầu, không nộp được hồ sơ dự thầu hay thông đồng trong đấu thầu,… ĐTQM giúp tăng tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu, giúp chủ đầu tư, bên mời thầu có thể chọn được nhà thầu đủ năng lực kinh nghiệm với chi phí hiệu quả nhất. Và quan trọng hơn nữa giúp các đối tượng thụ hưởng (trong trường hợp của Sơn La là người dân tỉnh) được hưởng lợi ích từ các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước nhanh chóng hơn.

ĐTQM giúp minh bạch hoá việc đấu thầu, góp phần tích cực vào công tác phòng chống tham nhũng mà cả nước đang hưởng ứng. Nhờ tiết kiệm được nguồn lực dành cho đấu thầu, thực hiện đấu thầu qua mạng hoàn toàn phù hợp với chủ trương tinh giản bộ máy nhà nước, đơn giản hóa thủ tục hành chính mà Chính phủ đang nỗ lực triển khai.

Tương lai đấu thầu qua mạng tại Việt Nam

Với những lợi ích và thành công đã được chứng minh ở nhiều nước trên thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cùng với Ngân hàng Thế giới (WB) đang có chương trình hợp tác hỗ trợ cải thiện Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tại Việt Nam. Về phía ADB, Ngân hàng này đang hỗ trợ Cục Quản lý đấu thầu, Trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia 3 nhiệm vụ chính: Một là bổ sung, cải thiện các tính năng của Hệ thống phù hợp với tiêu chuẩn đấu thầu điện tử của các Ngân hàng Phát triển Đa phương, điện tử hóa mẫu hồ sơ mời thầu cho các gói thầu xây lắp và mua sắm hàng hóa đấu thầu cạnh tranh rộng rãi trong nước của ADB và WB và đưa các mẫu này lên Hệ thống để các dự án do ADB và WB tài trợ cũng có thể áp dụng đấu thầu qua mạng. Hai là soạn thảo Sổ tay hướng dẫn đấu thầu qua mạng cho các bên sử dụng Hệ thống bao gồm bên mời thầu, nhà thầu và đơn vị quản trị hệ thống. Cuối cùng, là xây dựng, triển khai chiến dịch truyền thông về ĐTQM nhằm mục đích nâng cao nhận thức và gia tăng số lượng người sử dụng Hệ thống.

Được biết, theo thống kê của Trung tâm ĐTQM Quốc gia, đến nay, số lượng bên mời thầu đăng ký tham gia hệ thống là trên 23.500, số lượng nhà thầu tham gia là hơn 72.000. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, đã có 6.100 gói thầu điện tử, tăng gấp đôi so vói cùng kỳ năm ngoái. Năm

2017, số lượng gói thầu áp dụng ĐTQM đạt 8.200 gói với tổng giá trị gói thầu là khoảng 9.000 tỷ đồng.

Theo baodautu.vn

9. Công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2017: Sở Khoa học - Công nghệ dẫn đầu cấp tỉnh Hôm nay (14-8), Hội đồng đánh giá Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh tổ chức hội nghị công bố kết quả Chỉ số CCHC năm 2017 của các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị, thành phố và UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; đồng thời triển khai thực hiện Chỉ số CCHC mới. Sau 4 năm đánh giá Chỉ số CCHC, đa số các sở, ban, ngành đều có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, cụ thể và thiết thực hơn về CCHC.

Cán bộ “một cửa” Sở Khoa học - Công nghệ niềm nở giải quyết TTHC cho người dân

Nhiều sở, ngành cải thiện chỉ số

Theo Hội đồng đánh giá Chỉ số CCHC của tỉnh, Chỉ số CCHC trung bình năm 2017 của 20 sở, ban, ngành là 75,31%, đạt mức khá, tăng 3,8% so với năm 2016, trong đó điểm trung bình thẩm định tăng 4,3% và điểm trung bình điều tra xã hội học (ĐTXXH) tăng 3,04%. Kết quả Chỉ số

CCHC năm 2017 của các sở, ban, ngành chia thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất, đạt Chỉ số CCHC ở mức tốt (dưới 90% và trên 80%) gồm 5 cơ quan: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, Sở Nội vụ và Sở Tư pháp. Nhóm thứ hai, đạt Chỉ số CCHC ở mức khá (dưới 80% và trên 65%) gồm 14 cơ quan: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông - Vận tải, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Ngoại vụ. Nhóm thứ ba, đạt Chỉ số CCHC ở mức trung bình (dưới 65% và trên 50%) là Thanh tra tỉnh.

Nhìn từ kết quả Chỉ số CCHC năm 2017 để so sánh kết quả năm 2016 cho thấy, Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan dẫn đầu Chỉ số CCHC 4 năm liên tiếp và kết quả năm 2017 tiệm cận loại xuất sắc (88,73%); 16/20 sở, ban, ngành có Chỉ số CCHC năm 2017 tăng so với năm 2016. Trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cao nhất (17,82%). Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ tăng từ khá lên tốt và đều tăng hạng. Năm 2017, có 4/20 sở, ban, ngành kết quả Chỉ số CCHC giảm so với năm 2016 là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, Thanh tra tỉnh và Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giảm từ tốt xuống khá và là cơ quan có kết quả giảm điểm nhiều nhất (giảm 14,99%).

Theo Hội đồng đánh giá Chỉ số CCHC của tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo có sự cải thiện đáng kể về kết quả công tác CCHC về Chỉ số CCHC và xếp hạng. Trong đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng 13,16%, Sở Giáo dục và Đào tạo tăng 17,82% và xếp loại tăng từ trung bình lên khá.

Nhiều chỉ số thành phần đạt mức tốt

Năm 2017, có 3 chỉ số thành phần đạt mức tốt là cải cách tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; 5 chỉ số thành phần đạt mức khá và 1 chỉ số thành phần về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (TCBMHCNN) đạt mức trung bình. So với Chỉ số CCHC năm 2016, có 5/8 Chỉ số thành phần có giá trị trung bình tăng là: Cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cải cách TCBMHCNN; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Kết quả tăng các tiêu chí này khá tương đồng với kết quả chung về CCHC của tỉnh và Chỉ số PCI 2017 cũng như PAPI 2017 của tỉnh do Trung ương đánh giá. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do tăng cường thực hiện công khai TTHC bằng

nhiều hình thức khác nhau và thực hiện rà soát, đơn giản hóa TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Các sở, ngành thực hiện tốt quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; thực hiện có hiệu quả hơn việc cung ứng dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4; cơ chế một cửa, một cửa liên thông bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, hồ sơ được giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ cao.

Kết quả Chỉ số CCHC năm 2017 có 3/8 Chỉ số thành phần có giá trị trung bình giảm, nhưng mức độ giảm không đáng kể là: Chỉ đạo, điều hành CCHC (giảm 0,34%); tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) (giảm 0,66%), xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, VC (giảm 3,21%). Nguyên nhân giảm điểm của 3 Chỉ số thành phần chủ yếu như sau: Về chỉ đạo, điều hành CCHC năm 2017, một số sở, ngành chưa đánh giá cụ thể kết quả thực hiện kế hoạch CCHC hàng năm; số lượng và thời gian gửi báo cáo CCHC chưa bảo đảm theo đúng quy định; chưa chú trọng xây dựng kế hoạch và báo cáo kiểm tra CCHC đầy đủ của cơ quan. Về tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Văn bản QPPL giảm do một số cơ quan chưa đăng ký thực hiện rà soát, hệ thống hóa Văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý hàng năm; không có báo cáo kết quả thực hiện rà soát, hệ thống hóa Văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý. Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, VC giảm điểm do nguyên tắc chấm có chặt chẽ hơn 2016: Đa số các sở, ban, ngành đều thực hiện hợp đồng lao động thực hiện công tác chuyên môn; thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức chưa bảo đảm theo quy định; chưa đánh giá được tỷ lệ CB, CC, VC tham gia đào tạo, bồi dưỡng so kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

Năm 2018, Hội đồng đánh giá chỉ số CCHC lần thứ 4 tiếp tục đánh giá Chỉ số CCHC năm 2017 của các sở, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần và phương pháp như kỳ đánh giá Chỉ số CCHC năm 2016 để dễ dàng so sánh sự tăng/giảm của từng tiêu chí, vấn đề CCHC. Đồng thời, các nội dung đánh giá cũng tương ứng, phù hợp quy định của Trung ương và tình hình thực tế của tỉnh Bình Dương. Căn cứ kế hoạch của tỉnh và của Hội đồng đánh giá Chỉ số CCHC, các tổ giúp việc thẩm định kết quả và ĐTXHH đã tiến hành các bước theo quy định. Trên cơ sở tổng hợp, Tổ Thư ký tiến hành tổng hợp, phân tích và xây dựng báo cáo kết quả xác định Chỉ số CCHC năm 2017 của các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, trình Hội đồng thẩm định xem xét, thông qua ngày 7-6-2018. Sau khi các thành viên Hội đồng có ý kiến, Tổ Thư ký hoàn chỉnh báo cáo chính thức trình Hội đồng thẩm định để trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ- UBND ngày 27-6-

2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công nhận kết quả Chỉ số CCHC năm 2017.

Theo baobinhduong.vn

10. Lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức làm thước đo về hiệu quả cải cách hành chính

Thực hiện Quyết định số 351/QĐ-UBND ngày 14-9-2016 của UBND tỉnh ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020, với chỉ tiêu đến năm 2020 sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80%. Thời gian qua các ngành, các cấp đã nỗ lực để thực hiện hiệu quả công tác CCHC ở tất cả các lĩnh vực, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả nhất.

Năm 2017 là năm đầu tiên Bộ Nội vụ triển khai đánh giá Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Việc đánh giá mang tính toàn diện trên cả ba cấp hành chính ở địa phương. Kết quả SIPAS 2017 phản ánh toàn diện các khía cạnh cung

ứng dịch vụ hành chính công. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của tỉnh ta là 82.44%, xếp vị thứ 23/63 tỉnh, thành phố.

Chỉ số SIPAS là đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với 5 yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịch vụ công, gồm: Tiếp cận dịch vụ; thủ tục hành chính; công chức; kết quả; việc tiếp nhận, giải quyết ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị. Cụ thể, kết quả về sự hài lòng của người dân, tổ chức về tiếp cận dịch vụ năm 2017 của tỉnh ta là 79.78% (cao hơn mức trung bình cả nước 1.92%); sự hài lòng của người dân, tổ chức về yếu tố thủ tục hành chính là 84.20% (thấp hơn mức trung bình cả nước 0,11%); sự hài lòng của người dân, tổ chức về công chức là 85.14% (cao hơn mức trung bình cả nước 3,33%); sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với kết quả cung ứng dịch vụ công là 87,59% (cao hơn mức trung bình cả nước 2.22%); Chỉ số hài lòng về việc tiếp nhận, xử lý, phản ánh, kiến nghị là 75% (thấp hơn mức trung bình cả nước 0.34%); Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính là 82.44% (cao hơn mức chung của cả nước 1.54%).

Bộ phận tiếp nhận và trao trả hồ sơ hành chính tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài các chỉ số phản ánh nhận định và các chỉ số hài lòng, SIPAS 2017 còn đưa ra các chỉ số phản ánh mong đợi của người dân, tổ chức đối với cơ quan hành chính nhà nước trong việc ưu tiên cải cách nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, nâng cao chất lượng

phục vụ người dân, tổ chức. Năm 2017, sự mong đợi của người dân, tổ chức về ưu tiên cải cách đối với cơ quan hành chính nhà nước nói chung tập trung ở 3 nội dung như: Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính; mở rộng các hình thức thông tin để người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ hành chính công và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Qua đó cho thấy, để nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức thì cơ quan nhà nước phải xem xét các khía cạnh được người dân, tổ chức quan tâm, mong đợi cải cách nhiều nhất.

Có thể nói rằng, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đã đáp ứng được mục tiêu đề ra, điều đó thể hiện nỗ lực CCHC của tất cả các cơ quan, đơn vị và địa phương trong tỉnh. Các chỉ số SIPAS 2017 là những thông tin rất quan trọng, cần thiết thu nhập được qua khảo sát, giúp tỉnh ta có thể đánh giá thực trạng việc cung ứng dịch vụ hành chính công của mình, từ đó giúp các cơ quan, đơn vị và địa phương xác định được các tồn tại trong CCHC, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ của các cơ quan, đơn vị và địa phương để tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp hơn.

Trong năm 2018, tỉnh ta phấn đấu kết quả xếp hạng Chỉ số SIPAS của tỉnh được xếp trong nhóm 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số CCHC cấp tỉnh. Để đạt được mục tiêu đó, các sở, ngành và địa phương cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả cơ chế giám sát và góp ý của người dân; phát huy vai trò của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục tham gia tích cực trong công tác giám sát, phản biện về công tác giải quyết TTHC các cấp. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về CCHC và công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ CCHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương. Triển khai phát động phong trào thi đua CCHC gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Có thể nói, sự hài lòng của người dân chính là thước đo trung thực nhất, chính xác nhất cho mọi cố gắng CCHC. Điều này không những sẽ làm thay đổi căn bản tính chất của cải cách mà còn xác lập được chế độ trách nhiệm cao hơn đối với các công chức hành chính. Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể CCHC nhà nước tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch CCHC hằng năm của tỉnh.

Theo baoninhthuan.com.vn

11. Hội nghị đánh giá về việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW

Ngày 13/8, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với các ngành để đánh giá về việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo buổi làm việc.

Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo buổi làm việc

Tham dự buổi làm việc có đại diện các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc UBND tỉnh và lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi làm việc, các đơn vị liên quan đã báo cáo cụ thể về phương án sắp xếp đối với các chức danh kế toán, lái xe, y tế học đường, bảo vệ, nhân viên kỹ thuật, nhân viên phục vụ trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Yên Bái; việc triển khai Đề án thành lập bộ phận hành chính công cấp huyện; Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh đến năm 2021; phương án sắp xếp lại các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn các huyện, thành phố.

Đối với phương án sắp xếp các chức danh lái xe, kế toán, bảo vệ, nhân viên kỹ thuật, nhân viên phục vụ trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập sau khi rà soát cơ bản không có thay đổi so với phương án ban đầu. Tuy nhiêu theo ý kiến của các ngành, địa phương còn có nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Cụ thể như vị trí kế toán khó bố trí vị trí việc làm phù hợp; chế độ phụ cấp cho các chức danh trưởng phòng sau sắp xếp xuống phó phòng…

Đối với việc triển khai Đề án thành lập bộ phận hành chính công cấp huyện, Sở Xây dựng là đơn vị chủ đầu tư, đến nay đã triển khai bước thiết kế đối với cấp huyện, đã khảo sát trang thiết bị, cơ sở vật chất đối với cấp huyện. Việc triển khai Đề án tương đối thuận lợi. Riêng cấp xã mới được bổ sung thêm vào Đề án để cấp huyện phê duyệt.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đối với việc sắp xếp các chức danh tại các đơn vị sự nghiệp công lập, các sở, ngành, địa phương tiếp tục gặp gỡ, tuyên truyền, vận động các đối tượng sắp xếp được thỏa đáng, không để xảy ra khiếu kiện. Việc xây dựng Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sở, ngành của tỉnh liên hệ với các Bộ, ngành Trung ương về tiến độ thực hiện các quy hoạch. Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định quy hoạch của các ngành. Sở Tài chính thẩm định lộ trình tự chủ, mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong quá trình làm quy hoạch phải bám sát quy hoạch chung của tỉnh đã được phê duyệt.

Đối với việc triển khai Đề án thành lập bộ phận hành chính công cấp huyện, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu với cấp xã cần củng cố lại bộ phận một cửa, bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Sở Xây dựng khảo sát lại toàn bộ cấp xã, chủ yếu đầu tư về máy móc thiết bị, bàn ghế cho cán bộ làm việc, bàn ghế chờ có thể bổ sung mới. Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra toàn bộ máy móc của các đơn vị. Về tiến độ, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị căn cứ vào kế hoạch để thực hiện tốt nhiệm vụ và thời gian đề ra. Đối với cấp huyện, đồng chí đề nghị bổ sung các nội dung thành lập bộ phận hành chính công cấp xã vào Đề án vào cuối tháng 8 gửi Sở Nội vụ thẩm định và phê duyệt Đề án trong tháng 9/2018. Phải phối hợp tốt trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Sở Xây dựng phối hợp với Bộ phận phục vụ hành chính công cấp tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn, thực hành cho các đơn vị cấp huyện và cấp xã vào đầu tháng 11/2018.

Đối với Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh đến năm 2021, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương thực hiện việc sáp nhập theo đúng tinh thần Nghị quyết của Trung ương, việc sáp nhập hướng đến mục tiêu giúp cho công tác quản lý được tốt hơn.

Đối với phương án sắp xếp lại các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn các huyện, thành phố, đồng chí đánh giá cao những kết quả bước đầu của các địa phương đã giảm được trên 50% các thôn, bản, tổ dân phố. Đồng

chí đề nghị các địa phương cần có giải trình, phân tích, làm rõ nguyên nhân khiến tổng số lượng các hộ trong cùng 1 thôn, bản, tổ dân phố nhiều hơn hoặc ít hơn so với số lượng hộ được quy định. Các nội dung cần phải điều chỉnh, bổ sung liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 18,19 của BCH TW Đảng khóa 12, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương phối hợp cùng sở Nội vụ trình UBND tỉnh xem xét trong thời gian sớm nhất.

Theo yenbai.gov.vn