8
chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền do 2 Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh thực hiện. Nhưng vì sao người trồng dược liệu trong tỉnh không thể cung cấp trực tiếp cho bệnh viện công lập và giải pháp nào để sử dụng thuốc từ nhân dân nuôi trồng tại chỗ? Đổi thay ở buôn Con Ó VĂN HÓA - XÃ HỘI Ma En - nữ cán bộ hội phụ nữ tiêu biểu TRANG 5 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4786 - THỨ SÁU NGÀY 12/5/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY XEM TRANG 2 TRANG 7 Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. (TRẢ LỜI CÁC NHÀ BÁO NƯỚC NGOÀI, 21/1/1946, T. 4, TR. 161) Lãnh đạo TP Hà Nội tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Hồng Hải Khôi phục diện tích mía đường TRANG 3 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Để bia rượu không còn là “ma” phá thôn, xóm TRANG 6 KINH TẾ Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Bình Thạnh TRANG 3 TRANG 6 Mỗi năm Lâm Đồng cung ứng khoảng 100 tấn dược liệu cho các cơ sở khám, THÀNH PHỐ HÀ NỘI - TỈNH LÂM ĐỒNG: Hợp tác, phát triển giai đoạn 2017 - 2020 Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên tại Lâm Hà Cung ứng dược liệu cho các bệnh viện, người trồng khó “chen chân” Ngày 11/5, Thành ủy Đà Lạt đã tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết số 06 về phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Đà Lạt. Tại hội nghị, các đại biểu đã được quán triệt Nghị quyết số 06 của Thành ủy Đà Lạt và nghe báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 03 ngày 17/6/2011 của Thành ủy Đà Lạt về “Phát triển du lịch chất lượng cao trên địa bàn thành phố Đà Lạt, giai đoạn 2011 - 2015”. Mục tiêu mà Nghị quyết số 06 của Thành ủy Đà Lạt đề ra là đến năm 2020, du lịch - dịch vụ của thành phố Đà Lạt chiếm tỷ trọng khoảng 67,5 - 68% GRDP toàn thành phố; số lượng khách du lịch hàng năm tăng từ 10 - 11% so với năm trước, trong đó khách quốc tế chiếm 12 - 13%; số ngày lưu trú bình quân đạt 2,5 ngày/người; phát triển cơ sở lưu trú du lịch cao cấp với 70% số phòng đạt chuẩn từ 1 - 5 sao, trong đó số phòng đạt chuẩn từ 3 -5 sao chiếm khoảng 40%; có 90% lao động trực tiếp trong ngành du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ... THÀNH ỦY ĐÀ LẠT Quán triệt Nghị quyết phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2020 XEM TIẾP TRANG 8 Trong những năm qua, công tác phát triển đảng viên đã được cấp ủy từ huyện đến cơ sở tại Lâm Hà thường xuyên quan tâm, triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực. Qua đó, nhận thức của cấp ủy các cấp về công tác phát triển đảng viên được nâng lên, chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới hàng năm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên. TRANG 2

Ảnh: Hồng Hải - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201705/24272_BLD_ngay_12.5.2017.pdf · các lớp cảm tình Đảng để nâng cao nhận thức về Đảng, nhiệm

  • Upload
    vananh

  • View
    218

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền do 2 Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh thực hiện. Nhưng vì sao người trồng dược liệu trong tỉnh không thể cung cấp trực tiếp cho bệnh viện công lập và giải pháp nào để sử dụng thuốc từ nhân dân nuôi trồng tại chỗ?

Đổi thay ở buôn Con Ó VĂN HÓA - XÃ HỘIMa En - nữ cán bộ hội phụ nữ tiêu biểu

TRANG 5

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4786 - THỨ SÁU NGÀY 12/5/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

XEM TRANG 2

TRANG 7

Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

(TRẢ LỜI CÁC NHÀ BÁO NƯỚC NGOÀI, 21/1/1946, T. 4, TR. 161)

Lãnh đạo TP Hà Nội tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Hồng Hải

Khôi phục diện tích mía đường

TRANG 3

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Để bia rượu không còn là

“ma” phá thôn, xóm TRANG 6

KINH TẾHiệu quả chuyển đổi cơ cấu

cây trồng ở Bình ThạnhTRANG 3

TRANG 6

Mỗi năm Lâm Đồng cung ứng khoảng 100 tấn dược liệu cho các cơ sở khám,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI - TỈNH LÂM ĐỒNG:

Hợp tác, phát triển giai đoạn 2017 - 2020Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên tại Lâm Hà

Cung ứng dược liệu cho các bệnh viện, người trồng khó “chen chân”

Ngày 11/5, Thành ủy Đà Lạt đã tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết số 06 về phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Đà Lạt.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được quán triệt Nghị quyết số 06 của Thành ủy Đà Lạt và nghe

báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 03 ngày 17/6/2011 của Thành ủy Đà Lạt về “Phát triển du lịch chất lượng cao trên địa bàn thành phố Đà Lạt, giai đoạn 2011 - 2015”. Mục tiêu mà Nghị quyết số 06 của Thành ủy Đà Lạt đề ra là đến năm 2020, du lịch - dịch vụ của thành phố Đà Lạt chiếm tỷ trọng khoảng 67,5 - 68% GRDP toàn thành phố; số lượng khách du lịch hàng năm tăng từ 10 - 11% so với năm trước,

trong đó khách quốc tế chiếm 12 - 13%; số ngày lưu trú bình quân đạt 2,5 ngày/người; phát triển cơ sở lưu trú du lịch cao cấp với 70% số phòng đạt chuẩn từ 1 - 5 sao, trong đó số phòng đạt chuẩn từ 3 -5 sao chiếm khoảng 40%; có 90% lao động trực tiếp trong ngành du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ...

THÀNH ỦY ĐÀ LẠTQuán triệt Nghị quyết phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2020

XEM TIẾP TRANG 8

Trong những năm qua, công tác phát triển đảng viên đã được cấp ủy từ huyện đến cơ sở tại Lâm Hà thường xuyên quan tâm, triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực. Qua đó, nhận thức của cấp ủy các cấp về công tác phát triển đảng viên được nâng lên, chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới hàng năm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên.

TRANG 2

2 THỨ SÁU 12 - 5 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Đảng bộ huyện Lâm Hà có 49 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 21 đảng bộ cơ

sở với 351 chi bộ trực thuộc và 28 chi bộ cơ sở. Thời gian qua, Huyện ủy Lâm Hà luôn chú trọng phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ, công an viên, đồng bào dân tộc thiểu số, thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ; đặc biệt là quan tâm phát triển đảng viên ở thôn, tổ dân phố có ít đảng viên hoặc có nhiều đảng viên có tuổi đời cao miễn sinh hoạt, miễn công tác…

Nhìn chung công tác phát triển đảng viên ở Lâm Hà thời gian qua đạt nhiều kết quả nhưng vẫn còn một số hạn chế như, khó khăn trong công tác phát triển đảng viên ở vùng

sâu, vùng xa, vùng nông thôn; còn có những đảng viên được kết nạp nhưng chưa phát huy được tính tiên phong gương mẫu của mình; nhiều chi bộ nông thôn nhiều năm liền không phát triển được đảng viên… Từ đó, Huyện ủy Lâm Hà đã triển khai thực hiện một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phát triển đảng viên tại địa phương.

Huyện ủy Lâm Hà xác định phát triển đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng bộ nhưng được thực hiện chủ yếu ở chi bộ, đảng bộ cơ sở.

Đồng chí Phạm Thị Phúc - Bí thư Huyện ủy Lâm Hà

Vì vậy, trước hết phải nâng cao nhận thức của chi bộ, đảng bộ cơ sở, thường xuyên chăm lo công tác phát triển đảng viên. Huyện ủy Lâm Hà cũng đã chỉ đạo cấp ủy các cấp phải coi trọng chất lượng, tiêu chuẩn phát triển đảng viên, đặc biệt là tiêu chuẩn giác ngộ lý tưởng của Đảng, đạo đức, lối sống, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; trọng tâm trong công tác phát triển đảng viên phải hướng vào thế hệ trẻ, nguồn nhập ngũ, lực lượng dân quân cơ động, quần chúng là người đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Ban Thường vụ Huyện ủy Lâm Hà cũng tập trung chỉ đạo các

tổ chức cơ sở đảng xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để đảm bảo chất lượng công tác phát triển đảng viên, không chạy theo số lượng. Đồng thời, Huyện ủy Lâm Hà cũng chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị phát động các phong trào thi đua để phát hiện nhân tố tích cực, kết hợp với sự giới thiệu của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội để lựa chọn, tạo nguồn phát triển đảng; chỉ đạo các đơn vị chức năng mở các lớp cảm tình Đảng để nâng cao nhận thức về Đảng, nhiệm vụ của đảng viên, để quần chúng xác định động cơ vào Đảng đúng đắn. Huyện ủy Lâm Hà cũng chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc

Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên tại Lâm HàTrong những năm qua, công tác phát triển đảng viên đã được cấp ủy từ huyện đến cơ sở tại Lâm Hà thường xuyên quan tâm, triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực. Qua đó, nhận thức của cấp ủy các cấp về công tác phát triển đảng viên được nâng lên, chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới hàng năm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên.

THÀNH PHỐ HÀ NỘI - TỈNH LÂM ĐỒNG:

Hợp tác, phát triển giai đoạn 2017 - 2020

phân công đảng viên có kinh nghiệm, trách nhiệm làm nhiệm vụ bồi dưỡng, giúp đỡ, theo dõi quá trình rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành của quần chúng và hàng tháng tổ chức đảng phải có đánh giá về kết quả phấn đấu của quần chúng…

Tuy còn nhiều khó khăn hạn chế trong công tác phát triển đảng viên nhưng với sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy Lâm Hà cũng như những giải pháp hiệu quả được triển khai nên công tác phát triển đảng ở Lâm Hà thời gian qua được đảm bảo về số lượng, chất lượng từng bước được nâng lên. Chỉ tính riêng năm 2016 vừa qua, toàn Đảng bộ huyện Lâm Hà đã kết nạp được 193 đảng viên mới, vượt 20,6% so với kế hoạch đề ra. Tổng số đảng viên hiện nay của toàn Đảng bộ huyện Lâm Hà là hơn 3.700 đảng viên.

DUY NGUYỄN

Tham dự hội nghị có đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng

Đoàn ĐQBH đơn vị tỉnh Lâm Đồng; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo sở, ban, ngành liên quan của TP Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng; lãnh đạo huyện Lâm Hà - vùng kinh tế mới của Thủ đô Hà Nội tại Lâm Đồng.

Báo cáo tại hội nghị cho biết, trong giai đoạn 2004 - 2016, TP Hà Nội đã thực hiện nhiều hoạt động hợp tác, hỗ trợ an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng cho Lâm Đồng với tổng số tiền trên 261 tỷ đồng, bao gồm 53 công trình xây dựng, cung cấp nhiều trang thiết bị y tế, giáo dục, cơ sở vật chất.

Trong quá trình hợp tác, phát triển giai đoạn 2011 - 2016, Lâm Đồng và Hà Nội đã tập trung hợp tác, hỗ trợ nhau trên các lĩnh vực như: thu hút đầu tư; phát triển nông nghiệp; công nghiệp, thương mại; xúc tiến đầu tư, du lịch, dịch vụ; giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ...

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Lâm Đồng, việc triển khai chương trình hợp tác giữa Lâm Đồng và Hà Nội thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân của hai địa phương. Thông qua chương trình hợp tác, đã huy động được các nguồn lực từ các thành

Sáng 11/5, tại Hội trường Thành ủy Hà Nội, các đồng chí: Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đã chủ trì hội nghị hợp tác, phát triển giai đoạn 2017 - 2020 giữa TP Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng. 

phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp của thành phố Hà Nội đến đầu tư, khai thác tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng, phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh. Đồng thời, tiếp cận được những tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống của nhân dân; tiếp thu kinh nghiệm quản lý và phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại, xúc tiến đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn lực trên tất cả các lĩnh vực.

Ngoài ra, các doanh nghiệp, nhà đầu tư của TP Hà Nội cũng đã tìm kiếm được cơ hội và lợi ích đầu tư tại Lâm Đồng, đặc biệt là trên lĩnh vực du lịch, nông nghiệp công nghệ cao; các nhà phân phối, siêu thị của Hà Nội có được nguồn rau, hoa, sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn và ổn định...

Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua, việc hợp tác giữa 2 bên vẫn còn những khó khăn hạn chế, đó là: kết quả hợp tác chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của hai địa phương; một số địa phương, đơn vị

chưa tích cực và chủ động thực hiện các nội dung hợp tác, chưa thường xuyên đánh giá kết quả hợp tác...

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã trao đổi đề xuất, bổ sung một số nội dung hợp tác trong thời gian tới xoay quanh các vấn đề như: Các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành Hà Nội cần hỗ trợ xây dựng các tour, tuyến du lịch vào Đà Lạt; hỗ trợ đẩy mạnh xúc tiến đầu tư đối với các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao của tỉnh Lâm Đồng tới người tiêu dùng Hà Nội; tăng cường trao đổi kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về thương mại, xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, phối hợp trong công tác quản lý thị trường; vận động, kêu gọi các doanh nghiệp Hà Nội đầu tư kinh doanh khai thác khách sạn, các khu vui chơi giải trí tổng hợp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; hỗ trợ lẫn nhau trong công tác xây dựng quản lý đô thị, phát triển thành phố thông minh; đặc biệt, cần tăng cường trao đổi, chia sẻ lẫn nhau trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện...

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí

Nguyễn Xuân Tiến đánh giá cao kết quả hợp tác, phát triển trong 3 năm qua giữa Lâm Đồng và Hà Nội. Để việc hợp tác trong giai đoạn 2017-2020 giữa 2 địa phương đạt kết quả cao, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng nhấn mạnh: Cần xác định rõ mục đích, mục tiêu, nội dung liên kết, hợp tác để mang lại hiệu quả thiết thực cho cả hai bên. Nội dung hợp tác không được chung chung, không chạy theo phong trào mà phải xác định rõ tiềm năng, lợi thế của từng địa phương để đề ra nội dung hợp tác phù hợp, khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế đó. Đặc biệt, việc hợp tác phải trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi.

“Thủ đô Hà Nội với tinh thần vì cả nước, Lâm Đồng mong muốn lãnh đạo thành phố tiếp tục có các chương trình, kế hoạch cụ thể và kêu gọi các doanh nghiệp liên kết, hợp tác với doanh nghiệp và người dân của Lâm Đồng trên 4 lĩnh vực, đó là: Nghiên cứu, hỗ trợ xây dựng chợ đầu mối, hoặc trung tâm cung cấp nông sản chất lượng cao tại Lâm Đồng - nơi làm nhiệm vụ bảo quản, phân loại, đóng gói, dán nhãn hiệu sau đó đưa

đi tiêu thụ khắp nơi, trọng điểm là 2 thành phố lớn: Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đối với việc xúc tiến đầu tư, cần xác định trọng tâm là phát triển du lịch để hiện thực hóa quy hoạch của Chính phủ xây dựng Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước, khu vực và quốc tế. Lâm Đồng mong muốn Hà Nội hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm trong việc hợp tác quy hoạch phát triển đô thị, những ý tưởng, kế hoạch xây dựng thành phố thông minh, quản trị đô thị hiện đại. Đồng thời, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin trong công tác xây dựng Đảng, cải cách hành chính, giám sát của các cơ quan dân cử, xây dựng chính quyền điện tử” - Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đề nghị.

Kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải khẳng định: Việc hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực: xúc tiến đầu tư, kết nối hợp tác du lịch, thương mại, giáo dục, nông nghiệp... đã góp phần tạo điều kiện cho 2 địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Để tiếp tục khai thác có hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong thời gian tới, ngoài những nhiệm vụ trọng tâm như: Tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; hợp tác phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực lợi thế; đẩy mạnh xúc tiến thương mại; du lịch, dịch vụ; nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ; tiếp tục quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế mới Hà Nội tại huyện Lâm Hà giai đoạn 2016 - 2020,... đồng chí Hoàng Trung Hải cũng đã thống nhất cao với việc bổ sung thêm 4 nội dung để phối hợp thực hiện trong thời gian tới mà Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đã đặt ra.

HỒNG HẢI

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến chủ trì hội nghị.

Ảnh: H.Hải

3 THỨ SÁU 12 - 5 - 2017KINH TẾ

Vào thời cao điểm, huyện Đạ Tẻh có hơn 500 ha trồng mía. Thế nhưng, vì nhiều lý do, diện tích này liên tục

sụt giảm và đến hiện tại chỉ còn khoảng 115 ha. Ông Bùi Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, cho biết: Do tình hình tiêu thụ trước đây không ổn định, người dân đã đẩy mạnh chuyển đổi diện tích trồng mía sang trồng dâu nuôi tằm. Trong khi đó, theo tính toán thì hiệu quả từ trồng mía khá cao với chi phí đầu tư thấp.

Bình quân hiện tại mỗi hecta mía cho thu nhập khoảng 50 - 60 triệu đồng/năm. Đặc biệt, đối với những gia đình ít công lao động thì trồng mía là phù hợp vì cây mía không tốn nhiều công chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2020, huyện Đạ Tẻh sẽ có từ 300 đến 500 ha trồng mía. Trong năm 2017, huyện Đạ Tẻh đặt ra mục tiêu mở rộng trồng mới 50 ha mía. Diện tích này tập trung chủ yếu tại các xã Đạ Lây, Hương Lâm, An Nhơn. Cùng với khuyến khích người dân trồng mới thì việc ký kết hợp đồng tiêu thụ cũng được địa phương đặc biệt quan tâm. Anh Quang, một người dân trồng mía ở xã Đạ Lây cho biết: Do không có công lao động nên nhiều năm nay gia đình vẫn duy trì 7 sào trồng mía. Cây mía có chi phí đầu tư thấp, thu nhập cũng tương đối ổn định so với một số loại cây trồng khác. Tuy nhiên, điều người dân lo ngại nhất chính là sự phụ thuộc quá nhiều vào đơn vị thu mua. Trong khi đó, nếu cây mía không được thu hoạch đúng thời điểm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, dẫn đến giá cả bị ép xuống thấp. Do đó, điều mà người dân chúng tôi mong muốn nhất hiện nay là được ký kết hợp đồng tiêu thụ ổn định.

Khôi phục diện tích mía đườngSong song với việc khôi phục diện tích, chính quyền địa phương cũng chú trọng đến việc ký kết hợp đồng tiêu thụ mía đường cho người nông dân để tránh tình trạng được mùa mất giá như trước đây.

Còn theo ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch UBND xã Đạ Lây, trong năm nay, xã được UBND huyện giao chỉ tiêu trồng mới 45 ha mía. Hiện, UBND xã đã làm việc và cung cấp danh sách những hộ dân trồng mía cho Nhà máy đường La Ngà để ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, hiện số hộ dân được ký hợp đồng còn rất ít so với con số đăng ký trồng mới là 60 hộ. Sắp tới, xã sẽ tiếp tục làm việc để đẩy nhanh tiến độ ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Theo thống kê sơ bộ, đến nay, có khoảng 70 hộ dân trên địa bàn huyện Đạ Tẻh đã ký kết hợp đồng tiêu thụ với Nhà máy mía đường La Ngà với diện tích khoảng 50 ha. Diện tích này mới chiếm gần 50% diện tích trồng mía toàn huyện. Theo ông Bùi Văn Hùng, các ngành chức năng của huyện đang tiếp tục làm việc để

đẩy mạnh việc ký kết hợp đồng tiêu thụ. Khi có hợp đồng, người dân ngoài việc yên tâm về khâu tiêu thụ còn được nhà máy hỗ trợ ban đầu để trồng mía như cho vay vốn theo lãi suất ngân hàng, bán phần trả chậm, cung cấp giống. Về phía huyện đã chỉ đạo các xã rà soát những diện tích đất phù hợp để khuyến khích người dân chuyển sang trồng mía đối với những gia đình không có lao động và sang trồng dâu nuôi tằm đối với những gia đình có công lao động.

Trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp và hiệu quả luôn là điều trăn trở không chỉ với người dân mà của cả chính quyền địa phương. Việc khôi phục lại diện tích trồng mía gắn với ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho người dân là một hướng đi đem lại hiệu quả lâu dài cho người trồng mía.

ĐÔNG ANH

Người dân huyện Đạ Tẻh đang dần khôi phục diện tích trồng mía. Ảnh: Đông Anh

Đời sống người dân xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng) đa phần dựa vào sản xuất nông nghiệp với cây lúa, cà

phê và dâu tằm. Vụ Đông Xuân vừa qua, xã đã tập trung chuyển đổi, mở rộng trồng rau màu, dâu tằm, hoa, cây ăn quả… từ diện tích lúa và cà phê. Theo đánh giá từ phía chính quyền địa phương, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được xã định hướng cho nhân dân cùng nhau thực hiện để đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Nguyễn Như Thủy, một trong số những hộ gia đình chuyển đổi cây trồng tại cánh đồng Kim Phát (thôn Kim Phát, xã Bình Thạnh) cho biết, trước đây, gia đình anh chỉ trồng lúa một vụ, năng suất thấp nên anh đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại ớt chuông, ớt sừng và hành lá. Anh Thủy chia sẻ: Tôi đang tiếp tục chuyển 2,7 sào đất ruộng sang làm nhà kính, trồng các loại cây trên giá thể. Mặc dù chi phí đầu tư khá lớn, từ khung nhà kính, hệ thống lọc nước... nhưng tôi hy vọng có thể phát triển theo hướng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm sạch để cung cấp đến tay người tiêu dùng.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Bình ThạnhXã Bình Thạnh từng bước vận động người dân chuyển đổi một số diện tích lúa, cà phê sang trồng rau và hoa mang lại hiệu quả kinh tế.

Ông Trần Mạnh Chung - Trưởng thôn Kim Phát (xã Bình Thạnh) cũng cho biết, ngày càng có nhiều hộ gia đình tiến hành chuyển đổi từ trồng lúa một vụ và cà phê năng suất thấp sang trồng các loại cây hoa màu. Theo số liệu thống kê của UBND xã Bình Thạnh,

hiện toàn xã đã tiến hành chuyển đổi 63 ha đất sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, diện tích nhà lưới là 3,32 ha/12 hộ, phủ màng polyme ở ngoài trời là 10 ha, tăng 8 ha, diện tích tưới tự động ngoài trời là 50 ha, tăng 25 ha so với năm 2015. Đặc biệt, xã

đã tập trung hình thành 2 vùng chuyên canh hoa màu với diện tích chuyển đổi trên 35 ha, tập trung chủ yếu ở cánh đồng Bắc Cam Ly với diện tích 15 ha và cánh đồng Kim Phát với hơn 20 ha chuyên trồng dâu tằm và các loại cây hoa màu như ớt, mác mác, hoa lay ơn…

Với những hiệu quả từ chương trình nông nghiệp công nghệ cao đã được thực hiện, cho đến nay, theo ông Nguyễn Văn Doanh - Phó Bí thư Đảng ủy xã Bình Thạnh, so sánh với việc trước đây trồng lúa và cà phê việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng như hiện tại đem lại thu nhập cao và tương đối ổn định cho người dân. Ngoài ra, diện tích cây cà phê, sẽ được thực hiện chương trình tái canh, ghép và thay thế diện tích cho năng suất thấp với 97 ha đã được tái canh và 372 ha được ghép cải tạo.

“Sau hơn 2 năm tiến hành chuyển đổi đã cho thấy đây là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đem lại hiệu quả cao, cải thiện thu nhập cho bà con. Trong thời gian tới, xã sẽ tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, tăng cường công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao” - ông Doanh cho biết thêm.

THÙY LINH

Nông dân xã Bình Thạnh chuyển đổi cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao.Ảnh: Thùy Linh

Gieo sạ lúa thuần 80 - 100 kg/haTheo dự báo, mùa mưa năm 2017 trên địa bàn

Lâm Đồng đến sớm, lượng mưa sẽ tăng 15 - 30% so với cùng kỳ. Bởi vậy, ngành nông nghiệp Lâm Đồng khuyến cáo các địa phương xác định thời vụ phù hợp để tập trung xuống giống gieo sạ lúa thuần 80 - 100 kg/ha, lúa lai 30 - 40 kg/ha. Trong đó, lưu ý khả năng gặp mưa vào đầu vụ, cần chủ động thoát nước kịp thời, đồng thời tránh được hạn hán có thể xảy ra vào cuối vụ.

Cụ thể, trong vụ Hè Thu, thời điểm xuống giống cuối cùng ở vùng lúa huyện Cát Tiên là trong tháng 5/2017; vùng lúa 2 huyện Đạ Huoai và Đạ Tẻh xuống giống trong 2 tháng 5 và 6/2017.

Đối với vụ mùa nên xuống giống từ tháng 6 đến tháng 7/2017 ở các huyện Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh và Cát Tiên; từ tháng 8 đến tháng 9 ở 2 huyện Đạ Huoai và Đạ Tẻh.

Cơ cấu cho một loại giống lúa không vượt quá 15% diện tích. Các giống lúa dễ nhiễm bệnh rầy nâu như: Hương thơm số 1, Jasmine, OM 3536… phải hạn chế tối đa việc sử dụng.

VŨ VĂN

Hỗ trợ gần 8,8 tỷ đồng phát triển chăn nuôi bò thịt và bò sữa

Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 681/QĐ - UBND phân bổ kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản và Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa trong năm 2017.

Theo đó, trong năm 2017, tỉnh phân bổ kinh phí hỗ trợ 4,025 tỷ đồng cho Chi cục Chăn nuôi Thú y Thủy sản và các huyện Đức Trọng, Lạc Dương, Đam Rông, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên để phát triển, cải tạo, nâng cao chất lượng giống bò thịt; xây dựng các mô hình chăn nuôi bò thịt lai cao sản giống Red Angus và giống bò BBB. Đối với bò sữa, tỉnh phân bổ kinh phí hỗ trợ 4,76 tỷ đồng cho Chi cục Chăn nuôi Thú y Thủy sản và các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, thành phố Bảo Lộc để phát triển đàn, nâng cao chất lượng giống bò sữa; xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sữa; phát triển diện tích đồng cỏ và cây thức ăn thô xanh; tập huấn, đào tạo cán bộ quản lý Đề án…

XL

4 THỨ SÁU 12 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Theo ông Đỗ Mạnh Tường, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh TP Bảo Lộc: Trong năm học

2016 - 2017, công tác Đội và phong trào thiếu nhi thành phố Bảo Lộc đã được các cấp, các ngành và các bậc phụ huynh quan tâm, phối hợp triển khai nhiều chương trình hoạt động: Tự hào truyền thống, tiếp bước cha anh; luyện rèn tri thức, tiếp bước tương lai; vui khỏe an toàn, học ngàn điều hay; xây dựng Đội vững mạnh, cùng tiến bước lên Đoàn; khăn hồng tình nguyện, tiếp bước yêu thương... Qua đó, thiếu niên và nhi đồng thành phố từng bước hình thành cho mình ý thức học tập và rèn luyện nhân cách.

Xác định trong năm học 2016 - 2017 có nhiều sự kiện quan trọng, là năm tiếp tục đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống; là năm tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 05/CT - TW của Bộ Chính trị; cũng là năm tiến hành đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI…

Hội đồng Đội thành phố Bảo Lộc đã tập trung triển khai Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi với cách làm sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực.

Ngay từ đầu năm học, Thành đoàn và Phòng Giáo dục - Đào tạo ký kết Chương trình phối hợp trong năm học; hướng dẫn triển khai phong trào “Kế hoạch nhỏ”... và tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên phụ trách công tác Đội, Hội đồng Đội các xã, phường và Liên đội các trường học triển khai thực hiện. Điểm mới trong năm học này là Hội đồng Đội thành phố xây dựng kế hoạch và lịch sinh hoạt CLB Giáo viên phụ trách Đội cụ thể, chi tiết để các trường bố trí tiết dạy không trùng với lịch sinh hoạt CLB.

Hội đồng Đội và nhà trường đã triển khai

các phong trào “Thiếu nhi Bảo Lộc thi đua thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy”, “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Bảo Lộc”, “Giúp bạn vượt khó”... Nhiều trường đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” lồng ghép trong các giờ sinh hoạt Đội, sinh hoạt dưới cờ. Hội đồng Đội thành phố cũng đã phối hợp với các trường học và các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức các lớp ngoại khóa để giáo dục và tuyên truyền, vận động về ý thức chấp hành, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống bạo lực và tệ nạn xã hội xâm nhập học đường; vận động các nhà tài trợ trên 280 triệu đồng để trao 3.114 suất học bổng giúp học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập.

Các hoạt động giáo dục kỹ năng và các hoạt động vui chơi, giải trí cho thiếu nhi cũng được quan tâm. Hội đồng Đội và các Liên đội đã tổ chức triển khai các mô hình trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; thu gom, nhặt rác và bỏ rác đúng nơi quy định; tổ chức các buổi ngoại khóa tìm hiểu về thiên nhiên, gìn giữ và bảo vệ môi trường, cảnh quan. Nhà Thiếu nhi thành phố đã duy trì tốt các hoạt

Cùng chăm lo công tác Độivà phong trào thiếu nhi

Những năm qua, thành phố Bảo Lộc là một trong những đơn vị điển hình trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Đạt được thành quả này là nhờ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng Đội, Thành Đoàn, ngành Giáo dục và các bậc phụ huynh.

động, mở các lớp bồi dưỡng năng khiếu và tổ chức nhiều chương trình văn nghệ, vui chơi giải trí phục vụ thiếu niên, nhi đồng.

Hội đồng Đội và các Liên đội trường học đã quan tâm xây dựng Đội vững mạnh; bồi dưỡng được nhiều đội viên trở thành chỉ huy Đội giỏi, tích cực góp phần đưa công tác Đội và phong trào thiếu nhi thành phố ngày một phát triển. Các Liên đội và Chi đội duy trì đều đặn lịch sinh hoạt định kỳ. Nhiều đơn vị đã có những sáng tạo, cải tiến và đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt; chú trọng đến việc bồi dưỡng kỹ năng múa, hát, nghi thức Đội, sinh hoạt cộng đồng… Các Liên đội còn quan tâm bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn kỹ năng chỉ huy Đội, phụ trách Sao cho cán bộ Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội để phấn đấu trở thành chỉ huy Đội giỏi, phụ trách Sao giỏi, thủ lĩnh trẻ tương lai.

Để kịp thời động viên, khích lệ phong trào, mới đây, Hội đồng Đội thành phố Bảo Lộc đã tổ chức lễ tuyên dương và trao giấy khen 39 đội viên là chỉ huy Đội giỏi và 183 cháu ngoan Bác Hồ năm học 2016 - 2017.

XUÂN LONG

Hoạt động văn nghệ tại Nhà Thiếu nhi thành phố Bảo Lộc. Ảnh: X.LongThí sinh Lâm Đồngđăng ký nguyện vọng vàoĐại học Đà Lạt cao nhất

Theo số liệu thống kê của Sở GDĐT, trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, toàn tỉnh có 14.407 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó, 11.083 thí sinh dự thi vừa để xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển sinh đại học, cao đẳng (tỷ lệ 76,93%). Các thí sinh này đăng ký nguyện vọng tuyển sinh đại học, cao đẳng vào 147 trường trong cả nước với tổng số 40.986 nguyện vọng. Trường Đại học Đà Lạt có số lượng nguyện vọng thí sinh đăng ký nhiều nhất với 5.188 nguyện vọng (tỷ lệ 12,65%), tiếp đến là các trường: Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh với 2.132 nguyện vọng (5,2%), Đại học Tôn Đức Thắng 2.019 nguyện vọng (4,9%), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 1.752 nguyện vọng (4,3%), Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh 1.567 nguyện vọng (3,85%)…

TUẤN HƯƠNG

Đại học Yersin Đà Lạttuyển sinh 650 chỉ tiêunăm học 2017 - 2018

Là một trong các trường đại học đào tạo đa ngành nghề tại khu vực Tây Nguyên, năm học 2017 - 2018, Trường Đại học Yersin Đà Lạt dự kiến tuyển sinh 650 chỉ tiêu cho các ngành: Công nghệ thông tin, Khoa học môi trường, Công nghệ sinh học, Điều dưỡng, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Kiến trúc, Thiết kế nội thất và Ngôn ngữ Anh. Có 2 hình thức xét tuyển: dựa vào kết quả học tập ở THPT với 60% chỉ tiêu và sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2017 với 40% chỉ tiêu.

Đặc biệt, sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt được học tiếng Nhật miễn phí. Riêng sinh viên các ngành Điều dưỡng, Kiến trúc sẽ có cơ hội thực tập và làm việc tại Nhật Bản và được miễn phí hoàn toàn. Ngoài ra, 100% sinh viên theo học tại Đại học Yersin Đà Lạt có cơ hội thực tập, làm việc tại các công ty thành viên/liên kết thuộc Tập đoàn TTC.

VIỆT HÙNG

Khởi động chương trìnhHọc kỳ quân đội

Tỉnh Đoàn Lâm Đồng vừa tổ chức đăng ký chương trình Học kỳ quân đội cho những học sinh có nhu cầu với dự định tổ chức 3 lớp học với 360 học viên, nhưng chỉ sau chưa đến 1 tuần chiêu sinh, chương trình đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo phụ huynh và học sinh trong toàn tỉnh, với lượng học viên đăng ký vượt mức tổ chức.

Nội dung học tập giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống anh hùng cách mạng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, bồi đắp lý tưởng, đạo đức, rèn luyện kỷ luật, kỹ năng sinh hoạt tập thể, trải nghiệm hoạt động xã hội. Đến nay, sau 5 năm tổ chức, chương trình Học kỳ quân đội do Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tổ chức đã tạo nên một “thương hiệu” về mô hình giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi, được các bậc phụ huynh tin cậy, được các em học sinh mong chờ. Học kỳ quân đội hè 2017 diễn ra vào tháng 6 sẽ tiếp tục là sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần rèn luyện thanh thiếu nhi trở thành những công dân có ích cho xã hội, có trách nhiệm với bản thân, biết hy sinh và cống hiến cho quê hương, đất nước. Cả 3 lớp học sẽ được huấn luyện tại Học viện Lục quân Đà Lạt và Tiểu đoàn 994 (đóng tại Tà Hine - Đức Trọng).

QUỲNH UYỂN

Sáng 11/5, Lực lượng vũ trang với các đoàn thể chính trị, xã hội huyện Di Linh làm công tác dân vận năm 2017 tại xã Tân Nghĩa.

Trong hai ngày (11 và 12/5) Lực lượng vũ trang với các đoàn thể chính trị, xã hội huyện và xã Tân Nghĩa triển khai thực hiện các nội dung, như: Tuyên truyền cho nhân dân, thanh thiếu niên nắm bắt và hiểu rõ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng - an ninh của địa phương, âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó, tiến hành tu sửa, mở rộng đường giao thông nông thôn, đường vào khu vực sản xuất; thực hiện công trình “Thắp sáng đường quê” xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ kinh phí xây dựng 2 căn nhà Đại đoàn kết; tặng 20 phần quà cho học sinh nghèo vượt khó; 15 phần quà cho gia đình người già neo đơn, người khuyết tật, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, vận động xây dựng mô hình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại gia đình; tuyên

Lực lượng vũ trang và các đoàn thể làm công tác dân vận tại Tân Nghĩa

Làm đường giao thông nông thôn.

truyền Luật Giao thông đường bộ, tình hình ANCT-TTATXH tại địa phương cũng như phong trào chung tay xây dựng nông thôn

mới và kỹ thuật tái canh cà phê, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi...

NDONG BRỪM

5 THỨ SÁU 12 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Khi nghe chúng tôi hỏi về những chuyện này, Ma En chỉ cười xòa khiêm tốn: “Tôi nghĩ thành tích

của mình cũng bình thường thôi, đâu có gì to tát để mà kể chứ!”. Nhiệm kỳ này là nhiệm kỳ thứ 2 chị Ma En được tín nhiệm bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tu Tra và 5 năm qua là một quá trình vừa học, vừa làm trong công tác hội.

“Học hết 12 mình ở nhà, lấy chồng, sinh con, an phận như bao chị em phụ nữ dân tộc trong thôn. Nhưng năm 2010 mình tham gia công tác dân quân, rồi được động viên tham gia hội phụ nữ, giữ chức Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tu tra cho đến bây giờ” - chị Ma En thật lòng chia sẻ.

Chị Ma En cho biết thêm, những ngày chập chững học làm “cán bộ hội” là những ngày chị chẳng thể nào quên. Tất cả mọi thứ chị đều phải học từ đầu, từ cách tuyên truyền, vận động chị em sao cho thuyết phục; rồi học cả cách nói chuyện trước đám đông, bởi bản tính của chị vốn e dè, nhút nhát;

Ma En - nữ cán bộ hội phụ nữ tiêu biểuChị là Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tu Tra (Đơn Dương), đại biểu nữ duy nhất đại diện cho chị em dân tộc Chu ru và cũng là một trong số 14 đại biểu được vinh dự đại diện cho phụ nữ Lâm Đồng tham dự Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ 12, diễn ra tại Hà Nội đầu tháng 3 vừa qua.

rồi cả chuyện học làm sổ sách, báo cáo... Cứ thế, chị cứ học dần dần, từng chút một. Cái gì không biết, không hiểu thì sẵn sàng hỏi, không giấu dốt.

“Ma En là người cẩn thận, thật thà, chuyện gì không biết thì hỏi, chẳng nề hà gì. Từ một cô gái vốn nhút nhát, thiếu tự tin, chuyện gì cũng sợ, sau một thời gian tham gia công tác hội, nhất là trong khoảng

thời gian tôi đi học trung cấp chính trị, mọi việc ở nhà đều do Ma En đảm đương. Nhờ quá trình cọ xát thực tế, Ma En đã trưởng thành rất nhiều” - chị Hoàng Thị Xoan - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tu Tra nói về chị Ma En.

Ở Tu Tra, chị em phụ nữ người dân tộc chiếm hơn 60% (trong số hơn 2.200 chị em hội viên phụ nữ của toàn xã), vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động chị em vẫn còn gặp không ít những khó khăn. Tuy nhiên, bằng sự nhiệt tình, không ngại khó của đội ngũ cán bộ hội, trong những năm qua, đã triển khai nhiều phong trào thiết thực trên địa bàn như: Phong trào “5 không, 3 sạch”; thành lập tổ phụ nữ giúp nhau; duy trì Câu lạc bộ Phòng chống suy dinh dưỡng...

Nhiều hình thức sinh hoạt phong phú, đa dạng đã được triển khai như: Vận động chị em không sinh con thứ 3, hay tránh xa các tệ nạn xã hội... thì phải tìm những câu chuyện thiết thực để chị em dễ tiếp thu, dễ hiểu. Rồi các ngày lễ lớn thì tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ...

Đặc biệt, người dân trong trong xã chủ yếu theo đạo Cơ Đốc, Tin Lành và Thiên Chúa. Vì vậy, tranh thủ vào lúc chị em nhóm đạo xong, cán bộ hội phụ nữ thôn, xã sẽ tổ chức tuyên truyền, triển khai công tác hội...

Nói thêm về quá trình công tác của mình, chị Ma En cho biết, một thuận lợi nữa của chị đó là kinh nghiệm làm cộng tác viên dân số, y tế thôn bản từ năm 2006 đến nay đã giúp chị có thêm kiến thức, hiểu biết để vận dụng nói chuyện với chị em hội viên phụ nữ.

Với những nỗ lực không ngừng trong công việc, những năm qua, chị đã nhiều lần nhận được giấy khen của xã, của huyện và bằng khen của Hội LHPN tỉnh. “Mình nghĩ, mình vẫn chưa làm được gì nhiều, vẫn còn phải học nhiều lắm, để đóng góp nhiều hơn, xứng đáng với sự tín nhiệm của chị em và của cấp trên” - Ma En bộc bạch. THY VŨ

Chị Ma En. Ảnh: T.Vũ

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở VH-TT-DL tăng cường

quản lý các hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh, đặc biệt

trong việc tổ chức tour du lịch cho khách Trung Quốc; qua đó tránh

việc tổ chức các tour giá rẻ 0 đồng và các hành vi sai phạm trong hoạt động lữ hành như: việc thanh toán

bằng ngoại tệ trái phép, sử dụng hướng dẫn viên du lịch không đảm

bảo du lịch.Qua chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở VH-TT-DL Lâm Đồng sẽ

triển khai đồng bộ công tác quản lý kinh doanh lữ hành, đặc biệt là hoạt động lữ hành đón khách

Trung Quốc bằng đường bộ, các hoạt động bán hàng, nối tour, bán

tour ngoài chương trình cho khách du lịch; đồng thời phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Sẽ tập trung quản lý việc thanh toán bằng ngoại tệ tại các điểm

dịch vụ, điểm mua sắm phục vụ du khách. Nhanh chóng kiểm tra, rà soát, quản lý chặt chẽ việc cấp

thẻ hướng dẫn viên du lịch, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch sử

dụng ngoại ngữ ít thông dụng. Việc chỉ đạo kịp thời của UBND

tỉnh về việc quản lý du lịch và hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh sẽ tránh được những vấn đề mà du lịch các tỉnh duyên hải

miền Trung đang gặp phải, đặc biệt với du khách đến từ Trung Quốc.

QUỲNH UYỂN

95 trẻ em được chuyên gia nước ngoài khám sàng lọc các dị tật,sẹo bỏng

Thực hiện Dự án bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tổ chức 4 lớp truyền dạy cồng chiêng cho thanh niên đồng bào các dân tộc Mạ, K’Ho, Churu… ở các xã Bảo Thuận

(Di Linh), thôn Potte - thị trấn Đinh Văn (Lâm Hà), Buôn Go - thị trấn Cát Tiên (Cát Tiên) và xã Đạ Sar (Lạc Dương).

Ngoài mở lớp truyền dạy cồng chiêng, Dự án còn trang bị trang phục truyền thống, cấp bộ cồng chiêng và

nhạc cụ cho cộng đồng (gồm 3 bộ cồng chiêng và 2 bộ trang phục truyền thống). Các trang phục truyền thống và bộ cồng chiêng nói trên sẽ được đơn vị cấp cho các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng và cho các nhóm cồng chiêng tại xã Tà Nung (TP Đà

Lạt), xã Đạ Sar (Lạc Dương) và xã Ninh Gia (Đức Trọng).

Được biết, đến nay, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã mở 2 lớp cồng chiêng và cấp 2 bộ cồng chiêng cho các địa phương nói trên. NDONG BRỪM

Mở 4 lớp truyền dạy cồng chiêng

Ngày 10/5, tại Nhà máy sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng Ladophar, dưới sự chỉ huy của Đại tá Lê Văn Xuyên - Trưởng phòng Phòng cảnh sát chữa cháy số 3, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Cùng tham gia còn có lực lượng chữa cháy cơ sở, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tỉnh, Công an huyện Đức Trọng và Trung tâm Y tế dự phòng.

Tình huống giả định được đặt ra: Cháy tại phòng sấy dược liệu nhà máy thuốc và thực phẩm chức năng Ladophar. Nguyên nhân: Do trong quá trình vận hành lò sấy, nhân viên thiếu kiểm soát quy trình vận hành nên dẫn đến nhiệt độ phòng sấy tăng cao, vẩy

than bắn vào dược liệu gây cháy và lan sang các khu vực sản xuất xung quanh.

Chương trình diễn tập cứu nạn cứu hộ gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Lực lượng cơ sở tổ chức báo động, triển khai tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, hướng dẫn thoát nạn và tổ chức chữa cháy ban đầu.

Giai đoạn 2: Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy triển khai cứu nạn cứu hộ, chữa cháy, ngăn chặn cháy lan và dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Theo Ban tổ chức, buổi diễn tập nhằm nâng cao khả năng kỹ chiến thuật, sẵn sàng chiến đấu và công tác phối hợp tác chiến giữa lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Lâm Đồng và các lực lượng tham gia chữa cháy trên địa bàn. T.VŨ

Diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Diễn tập phòng cháy và cứu nạn tại Nhà máy sản xuất thuốcvà thực phẩm chức năng Ladophar.

Ngày 11/5, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức bàn giao cabin vắt, trữ sữa trị giá 25 triệu đồng (gồm cabin, máy vắt sữa và tủ lạnh trữ sữa) cho Công ty TNHH Đà Lạt - Hasfarm (chi nhánh Đạ Ròn, huyện Đơn Dương).

Hiện, Công ty TNHH Đà Lạt -

Hasfarm đóng tại Đơn Dương có khoảng 1.100 công nhân nữ trong tổng số 1.600 công nhân hiện có toàn công ty. Việc lắp đặt cabin vắt, trữ sữa tại nơi làm việc giúp cho nữ CNLĐ tiếp tục được nuôi con bằng sữa mẹ đến 24 tháng tuổi đúng cách, mang lại cho trẻ sự khởi

đầu tốt nhất trong cuộc sống, giúp trẻ khỏe mạnh, có sức đề kháng cao, phát triển một cách toàn diện, thông minh.

Dịp này, LĐLĐ tỉnh đã trao dụng cụ thể thao cho CĐCS Công ty TNHH Đà Lạt - Hasfarm gồm: lưới, vợt cầu lông (trị giá 2 triệu

đồng); Công đoàn ngành NN và PTNT trao 10 suất quà cho 10 công nhân có hoàn cảnh khó khăn của công ty.

Đây là những hoạt động thiết thực nhằm chào mừng Tháng Công nhân năm nay.

V.LAN

Bàn giao cabin vắt, trữ sữa cho nữ công nhân lao động

Trong 2 ngày (8-9/5), Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo - Người

tàn tật và Trẻ mồ côi Lâm Đồng đã mời Giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Michel Dutoit (Bệnh viện Chỉnh

hình Lausanne, Thụy Sĩ) và Giáo sư -Tiến sĩ - Bác sĩ Claude

Le Coultre (Trường Đại học Y Genève, Thụy Sĩ) đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt khám sàng lọc cho trẻ em trong toàn tỉnh từ sơ

sinh đến 17 tuổi bị dị tật bẩm sinh, dị tật do tai nạn thương tích, trẻ

mang di chứng sẹo co rút, sẹo lồi do bỏng gây ảnh hưởng chức năng

hoạt động. Hai chuyên gia trong lĩnh vực sẹo bỏng quốc tế đã khám

cho 95 ca, chỉ định phẫu thuật 17 ca. Sau đợt khám sàng lọc, các trẻ

bị dị tật nặng được chỉ định mổ sẽ được các bác sĩ quốc tế phẫu

thuật, chỉnh hình và phục hồi chức năng từ nguồn tài trợ của tổ chức

Children Action Thụy Sĩ.AN NHIÊN

GS-TS-BS Michel Dutoitđang khám dị tật cho trẻ em.

6 THỨ SÁU 12 - 5 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Cơ bản đáp ứng nhu cầu thuốc thiết yếu từ dược liệuLâm Đồng hiện có 2 bệnh viện YHCT: Bệnh

viện YHCT Phạm Ngọc Thạch Lâm Đồng (150 giường bệnh) và Bệnh viện YHCT Bảo Lộc (100 giường bệnh). Tại các Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện II Lâm Đồng có khoa YHCT lồng ghép với khoa phục hồi chức năng với tổng số 21 giường bệnh YHCT. Có 10/12 trung tâm y tế huyện lồng ghép YHCT với các khoa khác như tổ YHCT trong khoa Nội - Nhi - Nhiễm - HSCC. Có 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn (147 trạm) tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh bằng YHCT, chủ yếu là châm cứu, xoa bóp và hướng dẫn người dân sử dụng thuốc nam.

Tỷ lệ khám, chữa bệnh bằng YHCT và khám, chữa bệnh bằng YHCT kết hợp y học hiện đại (YHHĐ) so với tổng số khám, chữa bệnh chung trong toàn tỉnh là 29,7%; trong đó, tuyến tỉnh chiếm tỷ lệ 19,7%; tuyến huyện là 29,1% và tuyến xã là 36,3%. Hàng năm, Bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch Lâm Đồng và Bệnh viện YHCT Bảo Lộc khám ngoại trú cho khoảng 100.000 lượt bệnh nhân và điều trị nội trú cho khoảng 5.000 lượt bệnh nhân. Tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, trung tâm y tế tuyến huyện, các trạm y tế điều trị chủ yếu kết hợp YHCT và YHHĐ.

Về cơ bản, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cho hoạt động khám, chữa bệnh bằng YDCT trên địa bàn tỉnh.

“Tỉ lệ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu hiện có trong danh mục thuốc thiết yếu mà bệnh viện xây dựng ở tuyến tỉnh đạt 83,9%; tuyến huyện đạt 34,9%; tuyến xã đạt 47,4%”.

Cung ứng dược liệu cho các bệnh viện,người trồng khó “chen chân”

Mỗi năm Lâm Đồng cung ứng khoảng 100 tấn dược liệu cho các cơ sở khám, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền (YHCT) do 2 Bệnh viện YHCT tỉnh thực hiện. Nhưng vì sao người trồng dược liệu trong tỉnh không thể cung cấp trực tiếp cho bệnh viện công lập và giải pháp nào để sử dụng thuốc từ nhân dân nuôi trồng tại chỗ?

Cấp phát thuốc đông y cho bệnh nhân tại Bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch Lâm Đồng. Ảnh: An Nhiên

BSCKII Nguyễn Văn Trịnh - Phó Giám đốc Bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch Lâm Đồng - Phó Chủ tịch Hội Dược liệu Lâm Đồng cho biết: Nguồn thuốc cho bệnh viện gồm có các loại hóa dược chủ yếu Ladophar cung ứng; thuốc từ dược liệu tức là thuốc đã bào chế thành viên như Hoạt huyết dưỡng não, Ích mẫu… cũng do Ladophar và một số doanh nghiệp khác cung ứng; riêng mảng dược liệu tức cung cấp những cây dược liệu thô như: cây astiso, kinh giới, tía tô, ích mẫu… về bào chế thành thuốc phiến do 2 Bệnh viện YHCT tỉnh cung ứng một năm khoảng 70 tấn (năm 2016), nguồn này cũng phải theo đấu thầu (năm

nay ước khoảng 100 tấn).

Thuốc qua đấu thầu, người trồng dược liệu khó “chen chân”Bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch Lâm

Đồng với nhiệm vụ cung ứng dược liệu tại bệnh viện và 6 huyện, thành phía Bắc của tỉnh, bao gồm: Lạc Dương, Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Đam Rông và Bệnh viện Phục hồi chức năng Lâm Đồng. Hàng năm, bệnh viện thu mua và chế biến khoảng 50 tấn dược liệu để cung cấp cho các đơn vị và bệnh viện thực hiện công tác bào chế từ dược liệu sống sang dược liệu

chín theo đúng quy chuẩn của Dược liệu 4 của VN đảm bảo quá trình sơ chế, cũng như phức chế, sao tẩm theo đúng quy trình để đảm bảo cho công năng của thuốc tác dụng tốt và người dân Lâm Đồng được thụ hưởng về chất lượng thuốc từ Bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch cũng như bệnh viện tuyến huyện chất lượng như nhau. Đây là thành công trong công tác chế biến dược liệu của Bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch Lâm Đồng được Cục Quản lý YDCT đánh giá đây là một trong các mô hình điểm về vấn đề chế biến, bảo quản chất lượng thuốc YHCT.

Hàng năm, Sở Y tế đã được UBND tỉnh giao việc đấu thầu cung ứng thuốc hóa dược cũng như thuốc đông dược toàn tỉnh, Bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch Lâm Đồng đã được giao nhiệm vụ thực hiện gói thầu mà Sở Y tế đã chỉ định cho cung ứng thuốc cho tại Bệnh viện và 6 huyện, thành phía Bắc và Bệnh viện PHCN tỉnh (Bệnh viện YHCT Bảo Lộc chịu trách nhiệm cung ứng dược liệu cho các bệnh viện 6 huyện phía Nam của tỉnh). Trên nguyên tắc thực hiện theo quy chế của nhà nước là đấu thầu nhưng khó khăn bất cập là thu mua dược liệu tại địa phương còn vướng mắc về cơ chế tài chính. Ví dụ: tại địa phương bà con trồng dược liệu những cây Đương quy, Bạch chỉ, Ngưu tất… để cung ứng cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập, như Bệnh viện chúng tôi rất khó khăn, những người nông dân này họ không thể cung cấp được hóa đơn để thanh toán theo quy định tài chính.

Phó Chủ tịch Hội Dược liệu tỉnh cũng cho rằng, Lâm Đồng được xác định là địa phương có thổ nhưỡng và khí hậu rất tốt cho nuôi trồng dược liệu và trong Quyết định 1976 của Thủ tướng Chính phủ xác định Lâm Đồng là một trong những vùng trọng điểm để trồng cây dược liệu, cây artiso gần như là cây đặc hữu của tỉnh,...

Thôn Đa Hoa hiện có 233 hộ dân với 1.612 nhân khẩu chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống dựa vào

sản xuất nông nghiệp và làm thuê làm mướn đã dẫn đến thói quen tiêu tốn thời gian và tiền bạc vào những cuộc rượu chè trong thời gian dài. Nhiều năm làm công tác mặt trận, ông Ha Pall - cán bộ Mặt trận thôn suy nghĩ, con người có nhiều loại “ma” nó rủ rê và lôi kéo mình vào con đường sai trái. Bia rượu khi quá đà thì trở thành “ma men”, tác hại không chỉ đến bản thân và còn liên lụy đến gia đình và xã hội. Đau ốm, tai nạn giao thông chính là hậu quả “nhãn tiền” mà ai ai ở cái thôn này cũng nhìn thấy.

Vận động người dân không uống rượu là một điều hết sức khó khăn, vì chung quy nếu họ không ra đường và không gây rối trật tự công cộng thì khó mà có lý do để ngăn cản họ. Ngay bản thân cán bộ Mặt trận Ha Pall cũng khá “gay cấn” khi làm công tác tư tưởng này cho bà con. Và, cách duy nhất là bản thân mình phải nêu gương, rồi đến gia đình, vợ con, dâu rể. Ông tâm sự một cách rất chân tình rằng: “Cán bộ phải thể hiện được vai trò nêu gương, nếu mình nói hay đến đâu mà vi phạm thì chẳng ai muốn nghe, đừng nói gì là làm theo. Dựng vợ gả chồng cho con cái tôi đều có lời ghi chú ở trong thiệp hồng rằng gia đình chỉ

Để bia rượu không còn là “ma” phá thôn, xómTrong khi nhiều nơi treo băng rôn, khẩu hiệu để nói về tác hại của việc sử dụng bia rượu thì ở thôn Đa Hoa (xã Tu Tra, Đơn Dương) cán bộ và người dân lựa chọn cách “rỉ tai” nhau phải tránh xa “ma men”.

dọn nước ngọt thay cho bia rượu, mong khách đến dự thông cảm. Nhiều trường hợp tôi phải gọi điện để nhận được sự đồng tình từ khách quý của mình”.

Người già dễ dàng tiếp thu và nhận thức được tác hại của bia rượu nhưng đối với con trẻ thì điều này quả thực là một việc hết sức khó khăn. Thôn Đa Hoa có hơn 700 người trong độ tuổi lao động, đa phần là thanh niên, một lực lượng “hùng hậu” về sức lao động và cả mức độ “tiêu thụ” bia rượu. Nhiều năm trước, mỗi lần thanh niên tụ tập ăn nhậu là cả

thôn lo lắng, vì một lẽ họ đã ăn nhậu là thâu đêm suốt sáng, từ ngày này sang hôm khác. Bỏ bê công việc, lời qua tiếng lại sinh ra cãi vã, động tay động chân làm huyên náo cả một vùng là cám cảnh những hộ dân xung quanh phải chịu đựng.

Tiếp xúc với những thanh niên thôn Đa Hoa trong một dịp chuẩn bị tiệc mừng cho một gia đình, Ha Gian (SN 1994) đã nhận thức được rõ ràng tác hại của việc uống bia rượu. Ha Gian kể: “Thanh niên trong thôn trước đây sử dụng bia rượu rất nhiều, uống vào rồi chạy xe lạng

lách đánh võng, ngã xe là chuyện như cơm bữa. Nhưng được sự giáo dục của gia đình cũng như ban công tác thôn, xóm em đã tự giác không uống một giọt bia rượu, vì không ích lợi gì cả, vui thì có vui mà hậu quả thì khôn lường. Nhiều lúc đi địa phương khác dự các tiệc cưới của bạn bè, ai cũng dùng bia rượu, chỉ mỗi mình em sử dụng nước ngọt thôi cũng kỳ quặc lắm, mình cứ nói đại là bị bệnh đang dùng thuốc tây nên bác sĩ bảo không được sử dụng. Thế là họ không bắt ép nữa, cũng thông cảm, nói dối mà không làm hại ai và đôi khi có lợi nữa thì cũng không thấy thẹn lòng”.

Không áp dụng cách tuyên truyền “đao to búa lớn”, người dân Đa Hoa tự giác từ bỏ bia rượu, người này truyền tai người khác, cha dạy cho con, anh bảo ban em, họ hàng khuyên giải lẫn nhau. Ngay em trai của Ha Gian là Ha Thế (SN1996) cũng noi theo gương của anh trai mình, quyết tâm không sử dụng bia rượu vì Ha Thế thường nghe anh trai của mình kể câu chuyện một người thân trong thôn xóm do sử dụng rượu bia quá mức dẫn đến bệnh tật, đang nằm nhà trong những cơn đau đến tận cùng xương tủy.

Rời Đa Hoa. Một thông tin đáng mừng được các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây cho biết, bây giờ Đa Hoa đã giảm và hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng bia rượu. Nếu không tin thì hãy tham dự một đám cưới của thôn xóm sẽ được “mục sở thị” điều này.

ĐỨC TÚ

Ông Ha Pall cùng thanh niên trong xóm chuẩn bị tiệc mừng cho một gia đình nhưng không quên nhắc nhở chuyện bia rượu.Ảnh: Đức Tú

XEM TIẾP TRANG 8

7 THỨ SÁU 12 - 5 - 2017TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC

Buôn Con Ó (xã Mỹ Đức) hiện có 148 hộ dân, với 570 nhân khẩu. Trong đó, có 3

hộ người kinh, còn lại là bà con người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gốc Châu Mạ sinh sống. Nằm lọt thỏm trên những sườn núi cánh cung phía đông, cách trung tâm huyện Đạ Tẻh hơn 10 km, không xa, nhưng Con Ó là cái tên gắn liền với cuộc sống của bà con người Mạ bao đời nay. Trước đây, cuộc sống của bà con người Mạ nơi đây luôn gắn liền với núi rừng. Nhưng, khi rừng không còn là mảnh đất “màu mở” bởi sự tàn phá, tận diệt của con người, cũng là lúc bà con người Mạ ở Con Ó phải đối diện với cảnh “bữa đói, bữa no”. Song, với sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước bằng những chính sách, chương trình thiết thực đã giúp Con Ó đổi thay mạnh mẽ trong những năm gần đây.

5 năm trở lại đây, cùng với các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, thì chính quyền địa phương cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến tận mỗi người dân ở Con Ó. Nhờ vậy, người dân đồng bào DTTS nơi đây đã biết bảo ban nhau lên rẫy để làm quen với những mùa bắp, mùa điều. Giờ đây, khi trở lại Con Ó chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi phần lớn bà con nơi đây đã xây được nhà mới khang trang. Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng hướng từ trồng cây ngắn ngày thu nhập thấp sang trồng câu lâu năm như điều, cà phê... nên đời sống của bà con đã dần tăng lên sau mỗi vụ mùa. Ông K’Doa, một trong những hộ dân đi đầu trong đổi mới tư duy biết cách vươn lên từ chính mảnh đất Con Ó chia sẻ: “Gia đình tôi có 5 ha đất nông nghiệp, trước đây, chủ yếu trồng một vụ mì (sắn)

Đổi thay ở buôn Con ÓMột thời, buôn Con Ó (xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh) được nhiều người biết đến với 2 chữ “gian nan” bởi nơi đây cái nghèo luôn đeo bám bà con quanh năm. Nhưng giờ đây, được sự đầu tư chăm lo của Đảng, Nhà nước và sự cố gắng vươn lên của người dân, đã và đang giúp Con Ó “thay da, đổi thịt” từng ngày.

nên hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp. Nhưng từ năm 2010 đến nay, được cán bộ huyện và xã đến “cầm tay chỉ việc” và được Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn, gia đình tôi đã chuyển qua trồng cây điều và giờ trồng xen cả cà phê. Với 5 ha điều và hơn 1 ha cà phê trồng xen, mỗi năm mang lại cho gia đình tôi nguồn thu nhập hơn 200 triệu đồng. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi ngày càng ổn định, ấm no hơn”.

Nhận thức của người dân thay đổi, đồng nghĩa với những chương trình hỗ trợ của Nhà nước ngày một được bà con ở Con Ó phát huy và mang lại hiệu quả cao. Minh chứng là Dự án trồng cao su tập trung từ nguồn vốn 30a và 135 với diện tích 77 ha cho 77 hộ dân ở Con Ó đã và đang mang lại kết quả khả quan. Được triển khai từ năm 2011 đến nay, 77 ha cao su đã phủ một màu xanh bạt ngàn ở Con Ó. Theo kế hoạch, đầu năm 2018, người dân Con Ó sẽ bắt tay vào khai thác mủ cao su.

Ông K’Hùng, một trong những người trồng cao su tập trung ở Con Ó phấn khởi: “Đất đai ở đây rất tốt và hợp với cây cao su nên cây lớn rất nhanh. Vườn cao su nhà tôi có hơn 300 cây, thì có gần 200 cây đã được cán bộ đánh dấu có khả năng cho thu hoạch. Nghe cán bộ nói qua năm 2018, là bà con chúng tôi được thu hoạch mủ cao su. Giờ chúng tôi đang được Trung tâm Nông nghiệp huyện mở lớp hướng dẫn kỹ thuật cạo mủ cao su nên ai nấy rất vui mừng, phấn khởi”.

Nói về cuộc sống hiện tại của bà con đồng bào DTTS nơi đây, ông K’Túc, Trưởng thôn Con Ó cho biết: “Trước đây, khi cán bộ chưa về buôn, bà con chúng tôi chỉ biết đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống hoặc trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhưng từ ngày có cán bộ về buôn tuyên truyền, vận động, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thì nhận thức của bà con đã ngày một thay đổi. Hiện, trong buôn, hộ ít nhất cũng

có 1 ha điều cho thu hoạch, hộ nhiều có đến 5 - 6 ha điều. Nhờ vậy, cái nghèo không đeo bám bà con chúng tôi nữa mà thay vào đó là cuộc sống ngày một ấm no dần. Toàn buôn Con Ó hiện còn lại 18 hộ nghèo đa chiều theo tiêu chí mới. Trong buôn có tới 95% hộ dân có nhà xây kiên cố. Việc đầu tư cho con cái học hành cũng đã được bà con chú trọng, quan tâm. Toàn buôn, hiện có 10 em đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp...”.

Chia tay Con Ó, điều đọng lại trong chúng tôi không chỉ là rừng cao su bạt ngàn phủ một màu xanh hy vọng, hay những ngôi nhà xây mới khang trang... mà ở đó còn là sự thay đổi nhận thức của cả một thế hệ con em người Mạ nơi đây. Đó chính là những nỗ lực của bà con người Mạ ở Con Ó trong giai đoạn hiện nay để vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống trên chính mảnh đất mình sinh ra.

KHÁNH PHÚC

Cây cao su đang mang lại nhiều hy vọng cho người dân ở Con Ó.

Ảnh: K.Phúc

Báo Lâm Đồng nhận được đơn khiếu nại của ông Lê Đại Thắng (SN 1972), thường trú tại tổ 6, thôn Phát Chi, xã Trạm Hành, TP Đà Lạt, khiếu nại việc Cơ quan cảnh sát điều tra không khởi tố đối tượng đột nhập nhà ông trộm cắp tài sản. Theo đó, nhà ông bị kẻ gian cạy cửa, đột nhập 4 lần: Trong năm 2013, đối tượng đã đột nhập 2 lần, một lần trộm tiền vài ba triệu đồng, có lần khác trộm 10 triệu đồng và ông trình báo với Công an xã Trạm Hành. Hai lần khác vào năm 2014, kẻ gian lại đột nhập nhà ông lấy đi nhiều vàng, trang sức, trị giá khoảng 45,5 triệu đồng, đợt khác cạy cửa vào lấy đi 10 triệu đồng và đều được ông Thắng trình báo

Công an xã Trạm Hành. Trong một lần kẻ gian cạy cửa đột nhập trộm tài sản nhà ông và bị camera ghi hình lại, nghi can chính là Ngô Sỹ An, là hàng xóm của gia đình ông. Sau khi ghi hình được kẻ đột nhập gia đình, ông đã trình báo và chuyển băng ghi hình cho Công an xã Trạm Hành, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Đà Lạt và VKSND TP Đà Lạt.

Qua vết tích cạy cửa và hình ảnh lưu lại trong băng hình camera xác định được kẻ đột nhập nhà ông Lê Đại Thắng là Ngô Sỹ An và tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Đà Lạt, đối tượng Ngô Sỹ An cũng đã thừa nhận hành vi nhiều lần đột nhập nhà ông Lê Đại Thắng để trộm cắp

tài sản. Tuy nhiên, thông qua Thượng tá Phan Tất Chí - Phó trưởng Công an TP Đà Lạt, Đại tá Nguyễn Tân Vũ - Trưởng Công an TP Đà Lạt cho biết: Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Đà Lạt đã 2 lần trả lời đơn khiếu nại của ông Lê Đại Thắng, lý do không khởi tố đối tượng Ngô Sỹ An về tội đột nhập nhà trộm cắp tài sản của gia đình ông Lê Đại Thắng là do: Đối tượng Ngô Sỹ An khai đột nhập nhà ông Lê Đại Thắng để trộm cắp tài sản, nhưng chưa trộm cắp được gì. Qua điều tra, chưa thu thập được chứng cứ đối tượng Ngô Sỹ An trộm cắp tiền, tài sản của ông Lê Đại Thắng, nên cơ quan điều tra không chuyển hồ sơ đến VKSND TP Đà Lạt để

khởi tố về tội “trộm cắp tài sản”. Hiện nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Đà Lạt tiếp tục phối hợp với Công an xã Trạm Hành sử dụng các nghiệp vụ điều tra, nếu thu thập đủ chứng cứ sẽ khởi tố đối tượng Ngô Sỹ An về tội “trộm cắp tài sản”. Nếu không đủ chứng cứ buộc tội, sẽ lập hồ sơ chuyển đối tượng đến trường giáo dưỡng thanh thiếu niên hư hỏng.

Được biết, đối tượng Ngô Sỹ An là đối tượng hư hỏng, chuyên trộm cắp tài sản của người dân quanh vùng. Vì vậy, thiết nghĩ cần phải có biện pháp nghiêm trị thích đáng, đúng quy định của pháp luật để bảo vệ ANTT trên địa bàn địa phương.

HOÀNG KIẾN GIANG

TRẢ LỜI ĐƠN KHIẾU NẠI

Nếu đủ chứng cứ sẽ khởi tố hình sự đối tượng “đột nhập trộm cắp tài sản”

Lâm Đồng và Đồng Nai phối hợp ngăn chặn nạn khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai

Trước tình hình nạn khai thác cát trái phép đã và đang diễn ra hết

sức phức tạp trên sông Đồng Nai (vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai), mới đây, Sở

Tài nguyên và Môi trường hai tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai đã ký kết

văn bản cùng phối hợp kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.

Các giải pháp được hai bên thống nhất, đó là tổ chức khảo sát

địa bàn, phân rõ ranh giới hành chính vùng giáp ranh; đẩy mạnh

tuyên truyền trong cộng đồng dân cư nơi có các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, nạo vét

lòng sông theo đúng quy định đã được cấp phép. Theo đó, các địa phương có sông Đồng Nai chảy qua phải thường xuyên kiểm tra, cung cấp số lượng phương tiện, thiết bị đăng ký được phép khai thác; đồng thời, thống kê đầy đủ

tên đơn vị, số hiệu tàu thuyền khai thác khoáng sản được cấp phép

trên địa bàn hai tỉnh... Được biết, hiện tại, trên địa bàn

hai huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên hiện đang có 16 đơn vị được cấp phép khai thác cát trên sông Đồng Nai.

Theo cơ quan chức năng hai huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên, thời gian qua,

các địa phương này đã tích cực phối hợp với các huyện Tân Phú

(tỉnh Đồng Nai) và huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) tiến hành kiểm

tra, xử phạt nhiều vụ vi phạm trong hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai. Tuy nhiên,

công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều bất cập dẫn đến nạn khai thác

cát trái phép vẫn diễn ra phức tạp, gây sạt lở đất, cây trồng của hàng

trăm hộ dân tại các địa phương.HẢI ĐƯỜNG

542 triệu đồng sửa chữa bờ kè hồ Xuân Hương

Trung tâm Quản lý đầu tư và Khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt vừa được giao làm chủ đầu tư sửa chữa công trình bờ kè hồ

Xuân Hương với tổng phí 542 triệu đồng.

Kinh phí nêu trên thuộc nguồn vốn phát triển sự nghiệp của Trung tâm Quản lý đầu tư và

Khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt, dự kiến giải ngân để triển khai xây dựng hoàn thành các

hạng mục chống sạt lở và tôn tạo cảnh quan hồ Xuân Hương trong

năm 2017.Cụ thể sửa chữa 78 vị trí bờ

kè hồ Xuân Hương hư hỏng trên chiều dài 517 m. Kết cấu lát gạch xi măng mắt cáo mặt ngoài cùng;

gia cố lớp bê tông M150 dày 5 cm ở lớp bên trong đầu tiên. Các lớp bên trong cuối cùng gồm lớp đá dăm 15 cm và lớp cát dày 25 cm. Phần chân mái bờ kè được gia công bằng bê tông đúc sẵn

hình tam giác.Đây là công trình thủy lợi cấp

IV, UBND thành phố Đà Lạt giao chủ đầu tư trực tiếp quản lý.

MẠC KHẢI

8 THỨ SÁU 12 - 5 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.

Hộ bà Nguyễn Thị Nguyệt được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số M 777485 cấp ngày 21/9/1998 vào sổ theo dõi số 3511/QSDĐ có tên trong sổ địa chính trang 61 quyển 11, chi tiết như sau:

- Thửa đất số 41, tờ bản đồ số 17, xã Tân Lâm với diện tích 5.880 m2 (trong đó 400 m2 đất ở nông thôn + 5.480 m2 đất trồng cây lâu năm), thời hạn sử dụng lâu dài đối với đất ở và đến 15/10/2043 đối với đất trồng cây lâu năm.

- Năm 2012, hộ bà Nguyễn Thị Nguyệt chuyển nhượng QSDĐ cho bà Hoàng Thị Kim Nhung thường trú tại xã Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, trong quá trình chuyển nhượng, hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và hộ bà Nguyễn Thị Nguyệt đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho bà Hoàng Thị Kim Nhung.

Hiện nay, hộ bà Nguyễn Thị Nguyệt ở đâu liên hệ với UBND xã Tân Lâm hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp, khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho bà Hoàng Thị Kim Nhung theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

THÔNG BÁO V/V MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QSD ĐẤT

CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN (tiền thân là Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên) xin thông báo: “Về việc mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ phát hành: T418459; sổ vào sổ cấp GCNQSDĐ: 00100/QSDĐ; do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 24/4/2002 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ phát hành: T418460; sổ vào sổ cấp GCNQSDĐ: 00101/QSDĐ; do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 24/4/2002.

Nay ai nhặt được hoặc có thông tin gì về hai Giấy chứng nhận QSDĐ trên vui lòng liên hệ tới địa chỉ: Công ty Cổ phần Cà Phê Trung Nguyên; 268 Nguyễn Tất Thành, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Công ty chúng tôi xin cảm ơn và hậu tạ!

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.

Ông Nguyễn Hồng Mạnh cùng vợ là bà Nguyễn Thị Mơ được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số AO740570 theo Hợp đồng chuyển nhượng 18/HĐCN ngày 5/3/2009 vào sổ theo dõi số H02718, tại thửa đất số 74, tờ bản đồ số 16, xã Tân Nghĩa, diện tích 8.137 m2 CLN, thời hạn sử dụng đến 15/10/2056 đối với đất trồng cây lâu năm.

Năm 2010, ông Nguyễn Hồng Mạnh cùng vợ là bà Nguyễn Thị Mơ chuyển nhượng QSDĐ thửa đất số 74, tờ bản đồ số 16, xã Tân Nghĩa, diện tích 8.137 m2 đất trồng cây lâu năm cho ông Phạm Văn Nền cùng vợ là bà Nguyễn Thị Vân thường trú tại thôn Lộc Châu, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng, hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Nguyễn Hồng Mạnh cùng vợ là bà Nguyễn Thị Mơ đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Phạm Văn Nền cùng vợ là bà Nguyễn Thị Vân quản lý.

Hiện nay, hộ ông Nguyễn Hồng Mạnh cùng vợ là bà Nguyễn Thị Mơ ở đâu liên hệ với UBND xã Tân Nghĩa hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp, khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông Phạm Văn Nền cùng vợ là bà Nguyễn Thị Vân theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

... ngoài ra còn một số cây khác phát triển tốt tại địa phương như: cây Đương quy, Xuyên khung, Bạch chỉ, Ngưu tất… Hiện tại, ở Đạ Sar, Đạ Chais, Tà Nung, Nam Ban nông dân tự phát trồng một số cây dược liệu, bây giờ phong trào trồng rất nhiều là cây Đương quy Nhật Bản nhưng gặp khó khăn là đầu ra, vì cơ chế thu mua của Bệnh viện rất khó.

Người dân không thể cung ứng thuốc dược liệu trực tiếp cho bệnh viện công lập vì làm gì có hóa đơn nên bệnh viện không dám mua, mua thì tài chính xuất toán, bảo hiểm y tế xuất toán luôn.

Vì vậy, bệnh viện không thu mua được nguồn thuốc trong dân do vướng về quy định thuốc vào bệnh viện phải tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Tài chính về đấu thầu, đơn vị trúng thầu cung ứng thuốc dược liệu cho tỉnh lại là ngoài tỉnh vì doanh nghiệp trong tỉnh không đủ đáp ứng nhu cầu.

Vì vậy, tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ cho người nông dân về mặt kỹ

thuật, vấn đề nuôi trồng, vấn đề bảo quản chế biến sau thu hoạch, bao tiêu sản phẩm cho người nông dân, khi người ta thấy ổn định được lúc bấy giờ chúng ta mới có thể xây dựng được vùng nguyên liệu dược liệu không những cho Lâm Đồng mà cho cả Việt Nam và hướng đến xuất khẩu. Để dân trồng dược liệu nhưng không có đầu ra thì cũng khổ, bởi các loại cây trồng khác thì xoay sở được chứ cây thuốc đâu có ăn được nhiều đâu, một số cây không thể ăn ngay được. Làm sao phải có cơ chế chính sách, có một đơn vị chịu trách nhiệm mua của dân trong tỉnh với số lượng dược liệu lớn sau đó cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh, chẳng hạn như đại diện công ty dược. Trường hợp thu mua không có hóa đơn thì chấp nhận theo hợp đồng để tạo điều kiện cho người dân nuôi trồng dược liệu; phải liên kết giữa các ngành hỗ trợ nông dân hình thành liên kết hợp tác nuôi trồng dược liệu để có đủ tư cách pháp nhân và đủ năng lực làm đối tác cung ứng thuốc cho

bệnh viện. Đồng thời, tỉnh phải có cơ chế chính sách chẳng hạn như các bệnh viện vẫn phải chấp nhận quy chế đấu thầu dược liệu theo luật, nhưng có thêm chính sách ưu tiên cho cây thuốc lợi thế của địa phương để nông dân trồng được, ưu tiên thu mua tại địa phương với cơ chế không được cao hơn giá trúng thầu, tạo công ăn việc làm, có lợi cho dân và phát triển vùng nguyên liệu dược.

Đến nay thì tỉnh chưa có kế hoạch và quy hoạch vùng nuôi trồng, phát triển dược liệu, chủ yếu là tự phát; dược liệu sử dụng chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên, chưa có kế hoạch tái sinh và nuôi trồng, chất lượng, giá cả thường xuyên bị biến động; dạng thuốc còn thô sơ, sử dụng chưa thuận tiện. Vì vậy, cần có chế độ chính sách khuyến khích, ưu đãi trong việc: nuôi trồng, phát triển dược liệu địa phương; bảo tồn các cây thuốc quí, các bài thuốc hay nhằm góp phần chủ động nguồn dược liệu tại địa phương.

AN NHIÊN

Cung ứng dược liệu... TIẾP TRANG 6

... Nghị quyết 06 của Thành ủy Đà Lạt cũng đề ra mục tiêu định hướng đến năm 2025, tăng tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ trong GRDP của thành phố đạt trên 70%; có trên 90% lao động trực tiếp trong ngành du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ; hoàn thành đầu tư và đưa vào khai thác khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm và khu du lịch trọng điểm hồ Prenn…

Về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy Đà Lạt, du

lịch của địa phương đã có những bước tiến đáng kể, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú, số khách sạn có sao trên địa bàn tăng đáng kể. Nhiều loại hình du lịch mới được đưa vào khai thác kinh doanh và thu hút được nhiều du khách. Các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân đã có ý thức hơn trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo được uy tín, xây dựng và giữ được hình ảnh của du lịch Đà Lạt. Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền về công tác

du lịch ngày càng nâng cao… Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã

được nghe các tham luận về những kết quả, kinh nghiệm, giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao. Dịp này, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Lạt cũng đã tặng giấy khen cho 23 tập thể và 2 cá nhân vì đã có nhiều thành tích trong việc thực hiện Nghị quyết 03 ngày 17/6/2011 của Thành ủy Đà Lạt về “Phát triển du lịch chất lượng cao trên địa bàn thành phố Đà Lạt, giai đoạn 2011 - 2015”.

DUY DANH

Quán triệt Nghị quyết... TIẾP TRANG 1

ĐÀ LẠT: Số vụ vi phạm lâm luật giảm mạnhNgày 10/5, ông Võ Thanh Sơn,

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đà Lạt cho biết, từ đầu năm tới nay, đơn vị đã phát hiện, xử lý 29 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, gây thiệt hại gần 42 m3 gỗ, chủ yếu là thông ba lá. Diện tích rừng thông Đà Lạt bị thiệt hại là 4.675 m2.

So với cùng kỳ năm 2016, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng giảm 24 vụ, diện tích đất rừng bị xâm hại giảm hơn 2.000 m2. Theo ông Võ Thanh Sơn, công tác quản lý, bảo vệ rừng thông trên địa bàn TP Đà Lạt đang gặp không ít những khó khăn. Các đối tượng xâm hại rừng thông bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, như dùng khoan điện khoan vào gốc thông, đổ hóa chất vào và lấy

Trồng bắp lai vụ đông xuân trên ruộng lúa Nhằm chuyển đổi dần diện tích

trồng 2 vụ lúa (vụ hè thu và vụ đông xuân) mỗi năm thành 1 vụ lúa hè thu và 1 vụ bắp đông xuân ăn chắc và sau khi thực hiện thí điểm mô hình 1,5 ha bắp lai tại thị trấn Di Linh, Trung tâm Nông nghiệp

huyện tiếp tục triển khai hướng dẫn bà con DTTS tại xã Đinh Lạc gieo trồng vụ đông xuân trên ruộng 1 vụ lúa và 1 vụ bắp. Trong đợt này, xã Đinh Lạc có 30 hộ đồng bào DTTS được hỗ trợ 100% tiền giống và phân bón lót; đồng thời

được hướng dẫn kỹ thuật làm đất, lên luống, bón phân, gieo trồng và chăm sóc.

Dự kiến trong vụ đông xuân năm nay, huyện Di Linh gieo trồng 170 ha bắp lai trên ruộng sản xuất 2 vụ.

XUÂN LONG

vỏ thông dán lại bằng keo 502 chỗ đã khoan khiến lực lượng chức năng chỉ phát hiện sau vài tháng khi cây thông đã vàng lá và chết. Một thực

trạng nữa là vấn đề cơi nới, lấn chiếm đất rừng canh tác nông nghiệp hoặc dựng nhà tạm theo kiểu “gặm nhấm” đất lâm nghiệp. VĂN BÁU

Ông Võ Thanh Sơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đà Lạt kiểm tra cây thông chết bất thường tại khu nội ô Đà Lạt.