12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 336 - 4782 THỨ BẢY, NGÀY 6/5/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN Chung ước nguyện về loài hoa Đà Lạt VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN T hực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW, Hội nghị BCHTW Đảng (khóa XII) về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Chương trình hành động số 36-CTr/TU, ngày 19/4/2017 nhằm thực hiện Nghị quyết. Trong những năm qua, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, kinh tế của Lâm Đồng phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh chưa cao; phát triển kinh tế hợp tác và mở rộng hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn chậm. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên chưa hợp lý, ô nhiễm môi trường chưa được khắc phục, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét. Tiềm năng, lợi thế về du lịch, dịch vụ chưa được khai thác, phát huy hiệu quả. Khả năng hội nhập, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp vẫn thấp. Công nghiệp phát triển chậm; đầu tư kết cấu hạ tầng gặp nhiều khó khăn và thiếu đồng bộ. Tổ chức, thực hiện các chương trình, dự án đầu tư chậm, chưa quyết liệt và thiếu sự chủ động, sáng tạo, phối hợp triển khai giữa các cấp, ngành. Chênh lệch khoảng cách phát triển giữa một số vùng, địa bàn còn lớn; đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn… Nhằm khắc phục những mặt hạn chế và đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW, một trong những quan điểm, định hướng đổi mới quan trọng được Tỉnh ủy xác định: Đổi mới mô hình tăng trưởng để nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế nhằm thực hiện thành công đề án tái cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh và bền vững toàn diện về cả kinh tế - xã hội và môi trường. Bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, tiến bộ, công bằng xã hội, giữ gìn môi trường sinh thái. Trong 7 nội dung, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu đề ra có nội dung liên quan trực tiếp tới bộ máy - con người... Cán bộ là “gốc” để đổi mới, phát triển kinh tế TRANG 11 Nghe tiếng thảo mộc ở buôn làng vang danh Tây Nguyên 1 TUẦN CON SỐ Dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đạt khoảng 55.200 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ đồng so với đầu năm 2017. Nguồn: UBND tỉnh TRANG 8 XEM TIẾP TRANG 2 Vải Lục Ngạn kết trái trên đất Đạ Rsal 3 Phạm Vũ “Hầu chuyện người xưa” 6 Một góc hồ Tuyền Lâm. Ảnh: Thụy Trang Già làng Ama H’rin lúc còn sống với cây kèn Đinh pút. Ảnh: N.H.Tình Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí từ những điều cụ thể Một thời thơ ấu 5 Truyện ngắn: NGUYỄN TÙNG CHÂU 10 KHÔNG GIAN HOA ANH ĐÀO ĐÀ LẠT - TUYỀN LÂM:

CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201705/24230_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.5.2017.…tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201705/24230_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.5.2017.…tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 336 - 4782 THỨ BẢY, NGÀY 6/5/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

Chung ước nguyện về loài hoa Đà Lạt

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW, Hội nghị BCHTW Đảng (khóa XII) về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục

đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Chương trình hành động số 36-CTr/TU, ngày 19/4/2017 nhằm thực hiện Nghị quyết.

Trong những năm qua, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, kinh tế của Lâm Đồng phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh chưa cao; phát triển kinh tế hợp tác và mở rộng hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn chậm. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên chưa hợp lý, ô nhiễm môi trường chưa được khắc phục, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét. Tiềm năng, lợi thế về du lịch, dịch vụ chưa được khai thác, phát huy hiệu quả. Khả năng hội nhập, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp vẫn thấp. Công

nghiệp phát triển chậm; đầu tư kết cấu hạ tầng gặp nhiều khó khăn và thiếu đồng bộ. Tổ chức, thực hiện các chương trình, dự án đầu tư chậm, chưa quyết liệt và thiếu sự chủ động, sáng tạo, phối hợp triển khai giữa các cấp, ngành. Chênh lệch khoảng cách phát triển giữa một số vùng, địa bàn còn lớn; đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn…

Nhằm khắc phục những mặt hạn chế và đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW, một trong những quan điểm, định hướng đổi mới quan trọng được Tỉnh ủy xác định: Đổi mới mô hình tăng trưởng để nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế nhằm thực hiện thành công đề án tái cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh và bền vững toàn diện về cả kinh tế - xã hội và môi trường. Bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, tiến bộ, công bằng xã hội, giữ gìn môi trường sinh thái. Trong 7 nội dung, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu đề ra có nội dung liên quan trực tiếp tới bộ máy - con người...

Cán bộ là “gốc” để đổi mới, phát triển kinh tếTRANG 11

Nghe tiếng thảo mộc ở buôn làng vang danh Tây Nguyên

1 TUẦN CON SỐ

Dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đạt khoảng 55.200 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ đồng so với đầu năm 2017.

Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 8

XEM TIẾP TRANG 2

Vải Lục Ngạn kết trái trên đất Đạ Rsal

3

Phạm Vũ “Hầu chuyện người xưa”6Một góc hồ Tuyền Lâm. Ảnh: Thụy Trang

Già làng Ama H’rin lúc còn sống với cây kèn Đinh pút.

Ảnh: N.H.Tình

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí từ những điều cụ thể

Một thời thơ ấu5Truyện ngắn:

NGUYỄN TÙNG CHÂU

10

KHÔNG GIAN HOA ANH ĐÀO ĐÀ LẠT - TUYỀN LÂM:

Page 2: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201705/24230_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.5.2017.…tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh

2 THỨ BẢY 6 - 5 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... Đó là đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.

Theo đó, các cấp và các ngành cần tiếp tục củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính, phát triển dịch vụ công trực tuyến; bảo đảm hiệu quả, kịp thời, công khai, minh bạch trong thực thi công vụ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công. Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao; xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, liêm

chính, hiệu lực, hiệu quả. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương của các cơ quan nhà nước và người đứng đầu; thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền. Một việc làm cấp bách nữa đang được người dân và dư luận xã hội quan tâm, đồng tình là phải thực hiện nghiêm túc tinh giản biên chế gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy; đổi mới mạnh mẽ quy trình, phương thức tuyển dụng, sử dụng, trả lương, đánh giá, đề bạt cán bộ. Thực hiện bổ nhiệm, đề bạt cán bộ chặt chẽ, theo đúng quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất chính trị, đạo đức và dựa trên thành tích, kết quả công việc. Đặc biệt, cần tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu đối với cán bộ, công chức thuộc quyền và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của đơn vị.

Trong mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại cho thấy khi có bộ máy quản lý

nhà nước tốt thì phải có cán bộ vừa hồng vừa chuyên. Công tác cán bộ luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu trong xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. Trong tác phẩm nổi tiếng “Sửa đổi lối làm việc”, Người chỉ rõ: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”. Theo tư tưởng của Bác, công tác cán bộ là công việc gốc của Đảng, phải biết cách lựa chọn, sử dụng và không ngừng bồi dưỡng cán bộ để cái vốn quý đó ngày càng to lớn lên theo yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng. Để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, Tỉnh ủy đề ra việc đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước thì đây chính là giải quyết cái “gốc” của vấn đề hướng tới.

LAN HỒ

Cán bộ là “gốc”... TIẾP TRANG 1

Sáng ngày 3/5, Đoàn UBMTTQVN tỉnh do ông Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh làm trưởng đoàn, cùng đại diện các tổ chức thành viên, các vị chức sắc tôn giáo trong tỉnh đã đến thăm, chúc mừng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2561 và mùa an cư kiết hạ năm 2017 của Phật giáo.

Cùng tiếp đoàn, có Hòa thượng Thích Toàn Đức - Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và các vị chức sắc trong Ban Trị sự, các vị Hòa thượng, Đại đức Phật giáo tiêu biểu.

Tại buổi đến thăm, ông Nguyễn Trọng Ánh Đông đã ghi nhận những đóng góp của đông đảo các vị chức sắc trong Ban Trị sự thời gian qua đã vận động, tuyên truyền trong giới tăng, ni, bà con phật tử chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tích cực tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh… góp phần chung vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Nhân dịp Đại lễ Phật đản năm nay, kính chúc sức khỏe, an lạc trong chánh pháp, nhiều điều tốt đẹp trong công tác phật sự, nhất là mùa Đại lễ Phật

Đoàn UBMTTQVN tỉnh thăm, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo nhân Đại lễ Phật đản năm 2017

đản năm nay vui hơn khi tất cả đều hướng về Đại hội Phật giáo tỉnh với nhiều kỳ vọng và niềm tin mới.

Thay mặt Ban Trị sự, Hòa thượng Thích Toàn Đức bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm thăm hỏi, chúc mừng của Đoàn UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên, các tôn giáo bạn. Đây là nguồn động viên, khích lệ to lớn giúp cho Ban Trị sự GHPG Lâm Đồng tiếp tục thực hiện đạo pháp dân tộc vì mục đích chung “Hộ quốc

an dân” bảo vệ, xây dựng Tổ quốc của chúng ta tươi đẹp hơn, hòa bình và ngày càng phát triển. Trưởng Ban Trị sự nhấn mạnh: Mỗi tôn giáo đều là những bông hoa muôn màu sắc trong ngôi nhà chung MTTQ, ngôi nhà đại đoàn kết dân tộc này sẽ tiếp tục được phát huy và khẳng định niềm tin về một nền hòa bình, đất nước ngày càng phồn vinh, nhân dân ngày càng được hạnh phúc, ấm no.

NGUYỆT THU

Đoàn UBMTTQ tặng hoa chúc mừng Ban Trị sự GHPG nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2561, năm 2017.

Lâm Hà có thêm 8 trường học đạt chuẩn quốc giaHuyện Lâm Hà đang tích cực triển

khai kế hoạch đề nghị công nhận thêm 8 trường học đạt chuẩn quốc gia vào cuối năm 2017. Trong đó, Trường Tiểu học Tân Văn 3 đã cơ bản hoàn thành 5/5 tiêu chuẩn, chỉ còn Điểm trường Tân An chưa đủ 1 phòng học/lớp. Số trường hoàn thành 4/5 tiêu chuẩn gồm 2 Trường

Tiểu học Đạ R’Koh, Phúc Thọ 1 và 3 Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu, Nam Hà và Hoài Đức. Còn lại 2 Trường Mẫu giáo Tân Hà và Đan Phượng hiện đạt 3/5 tiêu chuẩn.

Các tiêu chuẩn đang tiếp tục hoàn thành đối với 8 trường học chủ yếu xây dựng cơ sở vật chất phòng học, văn

phòng, thư viện, bổ sung thiết bị dạy học, tôn tạo cảnh quan…

Cũng trong năm 2017, huyện Lâm Hà có 5 trường duy trì 5 tiêu chuẩn quốc gia là: Trường Trung học cơ sở Gia Lâm và 4 Trường Tiểu học Đinh Văn 2, Đinh Văn 5, Gia Lâm và Từ Liêm.

MẠC KHẢI

Cứu hộ thành công 25 người do Thủy điện Đồng Nai 2 xả nướcVừa qua, Phòng Cảnh sát Phòng cháy

chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC - CNCH) số 2 Lâm Đồng (tại TP Bảo Lộc) cho biết, đơn vị vừa phối hợp cùng cơ quan chức năng huyện Di Linh cứu hộ thành công 25 người bị mắc kẹt do Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2 xả lũ.

Trước đó, vào trưa 30/4, có 25 người đang tham quan tại khu vực ghềnh đá trên dòng chảy xả nước của Thủy điện Đồng

Nai 2 thì gặp lúc Nhà máy Thủy điện xả nước theo định kỳ. Do nước dâng cao đột ngột khiến 25 người đang tham quan bị cô lập, không thể vào bờ; trong đó, có 17 du khách là sinh viên ở TP Hồ Chí Minh và 8 người ngụ xã Tân Lâm (huyện Di Linh). Nhận được tin báo, Công an huyện Di Linh thông báo cho Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2 đóng cửa xả nước; đồng thời, thông báo khẩn cấp tới Phòng Cảnh

sát PCCC - CNCH số 2 vào cuộc cứu hộ những người bị mắc kẹt. Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC - CNCH số 2 đã huy động hơn 40 cán bộ, chiến sĩ tới hiện trường nhanh chóng thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn.

Sau những nỗ lực không biết mệt mỏi của lực lượng cứu hộ, đến 16 giờ cùng ngày, toàn bộ 25 người bị mắc kẹt đã được đưa vào bờ an toàn. HẢI ĐƯỜNG

Công nhận kỷ lục “Khu du lịch có rừng lá phong tự trồng lớn nhất Việt Nam”

Ngày 6/5, Công ty TNHH Vĩnh Xuân tham dự Chương trình “Hội ngộ kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 33” tại TP Hồ Chí Minh để nhận kỷ lục là “Khu du lịch có rừng lá

phong tự trồng lớn nhất Việt Nam”. Kỷ lục này đã được công nhận vào tháng 12 năm 2016. Hiện nay, Khu du lịch của Công ty

TNHH Vĩnh Xuân có trên 2.000 cây lá phong lớn nhỏ. Đây là những cây lá phong

thuần chủng Đà Lạt, được nhân giống từ hạt và chiết cành ngay trong Khu du lịch từ cách đây 10 năm. Đến nay, những cây phong lớn nhất có đường kính khoảng 20

cm, cao khoảng 6-7 m. Lá phong mùa trước được thu lại, sấy khô làm quà lưu niệm,

tranh lá phong. Được biết, Khu du lịch dự kiến khai trương vào cuối tháng 5/2017.

TIỂU VÂN

“Khoảnh khắc Đà Lạt”Đó là chủ đề triển lãm ảnh nghệ thuật

của “Những người yêu Đà Lạt” tại khuôn viên Nhà hàng Thủy Tạ - không gian thơ mộng tuyệt đẹp bên hồ Xuân Hương Đà

Lạt. Hình ảnh Đà Lạt trong rừng thông bảng lảng, mặt hồ soi bóng phố núi huyền

ảo, những góc phố, con dốc, rừng hoa… đẹp mê hồn khi bình minh lên, hoàng

hôn xuống, sương giăng, mưa đầu mùa… được “Nhóm Nhiếp ảnh Đà Lạt trong tôi” ghi hình khá tinh tế, độc đáo. Công chúng

và du khách, như được du ngoạn Đà Lạt qua 75 bức ảnh khổ lớn của 9 nhiếp ảnh gia: Hoàng Việt DaLat, Lê Nguyễn, Hugo Trần, Tuấn Lê, Hải Nguyễn Duy,

Phạm Xuân Quang, Râu Bạc (Châu Vĩnh Phước), Vũ Thiên Thái, Hà Đức Thiện.

Đây là những tay máy nghiệp dư, đam mê nhiếp ảnh vài năm nay, nhưng rất “chịu

chơi” và yêu Đà Lạt. Được biết, “Hội những người yêu Đà Lạt” có hơn 18.000

thành viên trong và ngoài nước. Triển lãm kết thúc vào ngày 5/5.

HÀ HỮU NẾT

Hai đối tượng tự nguyện mang ma túy đến giao nộp cho công an

Ngày 3/5, tin từ Công an huyện Đức Trọng cho biết, thời gian trước, trong và sau lễ 30/4 - 1/5, trong quá trình ra quân trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự

an toàn xã hội để người dân an tâm nghỉ lễ, có hai đối tượng đã tự nguyện mang chất

ma túy đến giao nộp cho cơ quan công an.Hai đối tượng trên có tên là Đặng Đình

Hùng (SN 1968) và Nguyễn Thạch Kim Cương (SN 1990); cả hai đều thường trú tại huyện Đơn Dương, Lâm Đồng. Theo

đó, Cương, Hùng đã tự nguyện đến cơ quan Công an Đức Trọng khai báo, giao nộp 2 gói ni lông bên trong có chứa chất

bột màu trắng được cho là chất ma túy gây nghiện, cùng một ống thủy tinh uốn cong,

đây là dụng cụ để sử dụng chất ma túy. Đội cảnh sát điều tra tội phạm

(ĐCSĐTTP) về ma túy (Công an huyện Đức Trọng) đã lập biên bản thu giữ toàn bộ tang vật, đồng thời lập hồ sơ về hành vi vi phạm đối với Hùng và Cương. Tuy

nhiên, xét thấy hành vi của Hùng, Cương đã tự nguyện giao nộp số ma túy đang cất

giữ trái phép, đồng thời thành khẩn khai báo nên cơ quan chức năng huyện Đức

Trọng đã cho gia đình bảo lãnh, đồng thời tiến hành giám định, xử lý sau.

THỤY TRANG

Page 3: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201705/24230_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.5.2017.…tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh

3 THỨ BẢY 6 - 5 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

AN NHIÊN

Một cán bộ của xã Đạ Rsal đưa chúng tôi đến thăm mô hình làm kinh

tế vườn trồng xen 3 loại cây hiệu quả, trong đó cây vải Lục Ngạn cho thu nhập chính. Chủ vườn, ông Nguyễn Đình Đãi, hồ hởi nhiệt tình dẫn chúng tôi ra vườn sau nhà khoe vườn vải đang mùa kết trái từng chùm. Rồi ông chỉ vào gốc cây cổ thụ lớn nhất vườn nói: “Đây là cây vải có tuổi đời 15 năm - từ năm 2002, dấu mốc mà gia đình tôi chuyển từ Bắc Giang vào thôn Tân Tiến, xã Đạ Rsal, Lâm Đồng lập nghiệp. Khi đó, trong hành trang mang theo có 5 cây giống vải Lục Ngạn mà tôi trồng chết hết 4 cây, chỉ sống được 1 cây này. Từ cái cây này tôi nhân giống chiết cành ra giờ đã được 140 cây trong vườn rồi”.

Là người thuần thục kinh nghiệm trồng vải ở quê hương Bắc Giang, ông Đãi đã chăm sóc kỹ lưỡng 1 cây vải giống duy nhất còn sống vì ông muốn thí điểm cây vải Lục Ngạn trên đất mới, ông nói: “Tôi chăm sóc theo dõi cây này để tôi xem nó có biến đổi gen và có ra quả được hay không. Và rồi nó đã ra quả và tôi đã gửi quả về quê ăn so sánh nó còn ngon hơn ngoài quê; quả to, trái nhiều”. Ông đưa tay giới thiệu: “Cây này là cây đầu tiên, cây thứ 2 ở tút đầu kia; còn mấy cây đây là con, cháu của nó nhiều. Lúc đầu, tôi không dám mạnh dạn vì vừa làm vừa học, học hỏi nghiên cứu vì ở Bắc Giang vào đây thì thổ nhưỡng khác xa, khí hậu không giống nhau. Từ cái cây giống này tôi nhân ra, vườn vải của tôi là đúng một gen không pha tạp một loại nào nữa. Tôi chiết cành ra vì ở Bắc Giang tôi đã trồng vải kinh nghiệm rồi”.

Trên quê hương mới chỉ 3 năm sau - tức là năm 2005 cây vải cho ra hoa kết trái liên tục. Chính vì vậy, ông Đãi nghĩ ra ý tưởng thử nghiệm và theo đuổi mục đích làm kinh tế từ cây vải Lục Ngạn trên vùng đất mới vừa khuây khỏa được tinh thần nhớ quê vừa phù hợp với kinh nghiệm trồng cây vốn có của mình. Ông nhân giống lên và rất quý cây vải đầu dòng, đất mới ưu đãi người khách phương xa đến lập nghiệp. Ông Đãi cho biết: “Bình thường trồng vải 3 năm thì ra trái, nhưng tôi trồng có những cây còn bé tí đã ra trái, còn những cây chăm sóc tốt thì 2 năm cho trái. Đặc thù cây vải là tán mâm xôi, vào lúc cây 4 năm tuổi nó vừa cho ra trái vừa tạo tán rất đẹp - đây là thời kỳ cây đẹp vì vừa tuổi cây vừa hoàn chỉnh tổ hợp rễ”.

Có 100/140 cây vải trong vườn cho thu hoạch, năm nay là năm thu hoạch thứ 4. Năm

Vải Lục Ngạn kết trái trên đất Đạ RsalTrong cuộc di cư từ Bắc Giang vào lập nghiệp tại Đạ Rsal, huyện Đam Rông, Lâm Đồng, người cựu chiến binh đã mang theo giống cây vải Lục Ngạn để trồng cho vơi nỗi nhớ quê hương. Từ một cây giống còn sống sót ban đầu, ông đã gây dựng nên vườn vải thuần giống Lục Ngạn đơm hoa kết trái trên vùng đất mới bên sông K’Rông Nô.

ngoái, cứ mỗi cây vải cho thu hoạch từ 45 - 50 kg trái/năm, với giá 35.000 đồng/kg được (mối) khách hàng ở chợ Đạ Rsal vô tận vườn thu mua. Ông Đãi khoe: “Vải tôi chỉ phục vụ đủ ngay chợ xã chứ chưa đi ra khỏi chợ Đạ Rsal, tiểu thương vào đây mua hết, nếu cần quá họ lên vườn họ bẻ luôn chứ không cần đến mình bẻ nữa. Vườn vải đều đặn 1 năm cho thu hoạch 1 lần vào cuối tháng 5”. Bên cạnh đó, ông Đãi có vườn ươm giống cây vải đã cung cấp ra thị trường 10.000 cây giống cho khách hàng vùng Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, với giá 40.000 đồng/cây, sau khi chiết cành vào bầu chăm sóc cây giống qua 2,5 tháng là xuất giống.

Bên cây vải, vườn nhà ông Đãi còn trồng tiêu và cà phê. Ông nói rằng: “Gia đình tôi chỉ với 1,4 ha đất vườn thôi nhưng trồng 3 loại cây này trên một diện tích cho thu hoạch rất tốt. Bình quân mỗi năm cà phê thu 2 tấn, tiêu 2 tạ, vải 8 - 10 tấn. Cho nên, mô hình trồng xen canh như thế này rất có hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, tôi thấy không cần đầu tư nhiều đất đai mà còn tiết kiệm được công chăm sóc”.

Theo chủ nhân vườn vải Lục Ngạn này thì việc chăm sóc cây vải rất đơn giản, cây chịu hạn tốt nên ít công chăm sóc, ít bệnh. Ông chia sẻ kinh nghiệm: “Cây vải nó không có bệnh thán thư rỉ sắt, nó không có bệnh nấm hồng, nứt thân xì mủ, bởi vậy giảm được công chăm sóc. Việc của mình chỉ có phần lớn tập trung bảo vệ chồi non, khi cây đã ra quả lúc đấy ta cần bảo vệ để bảo vệ quả non, đồng thời bảo vệ

chùm hoa cho sâu khỏi cắn phá. Khi quả vải đã trưởng thành thì bảo vệ cho sâu không đục cuống quả và sâu đục quả. Dùng thuốc chủ yếu là khi đọt non của nó ra thì phải chú ý xem có sâu không, nếu có sâu thì phải xịt thuốc để bảo vệ đọt non nếu không thì sâu ăn đọt sẽ không lên được. Khi lá vải đã già rồi thì sâu không có gì ăn cả, không rầy, không rệp, không có gì bu, ít bệnh trên lá”.

Bằng kinh nghiệm trồng 3 cây xen canh, ông Đãi nhận định: “Cây cà phê có thế mạnh riêng, cây tiêu cũng có thế mạnh riêng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi thì cây vải thu hoạch cực kỳ nhanh, thời gian chăm sóc rất ngắn, bởi vậy khi thu rất dễ thu hoạch, ít công, giá cả cao. Cây vải cho năng suất rất cao hơn những cây trồng khác, vì xác suất rủi ro nó không có. So với cây cà phê, thu nhập từ vải này cao hơn nhiều lần. Tôi chỉ nói làm được 100 triệu đồng tiền vải thì tôi mất ít công và ít đầu tư lắm, chứ làm 100 triệu đồng cà phê thì tôi thấy nó quá trời luôn đó. Nói luôn là 100 triệu đồng tương đương 2 tấn cà phê, vừa rồi mùa thu hái tôi thuê không được nhân công, công không có, nên cuối cùng hai vợ chồng tôi hái cả tháng trời không hết. Hái xong thì lao đầu đi cắt cành, phơi cũng không được, cực lắm. Tính ra 2 tấn thì cho 45 triệu đồng/1 tấn, quy ra 2 tấn 90 triệu đồng thế rồi trừ đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bao bạt, tóm lại nhiều công”.

Ông Đãi, 54 tuổi, là lao động chính, trông rất khỏe mạnh, nước da đen bóng, ông khoe còn vác được bao cà phê 50 kg, có

thuê thêm công để chăm sóc cà phê, chỉ có 1,4 ha nhưng kêu công hoài không có nên gia đình thường xuyên sử dụng 2 - 3 công để làm cà phê, còn cây vải không cần nhiều công chăm sóc, thu hoạch. Do vậy, hàng ngày, ông Đãi ở vườn để chăm sóc 3 cây trồng cùng một lúc, công việc xã hội cũng sắp xếp lại khi vườn vải nhân rộng, ông không còn làm trưởng thôn Tân Tiến nữa, hiện vẫn giữ chức Chi hội trưởng Cựu chiến binh của thôn.

Nếm nỗi vất vả với cây vải Lục Ngạn trên quê mới cũng nhớ đời, ông Đãi kể: “Năm 2005, cây giống duy nhất cho ra hoa đậu trái, từ đó tôi vừa làm (chiết cành nhân giống) vừa học hỏi, cây ra hoa liên tục, cho đến mùa vải năm 2005 - 2006 do ảnh hưởng El Nino nóng mà cây vải đòi hỏi khi ra hoa đậu quả là phải có một thời gian nhất định từ 18 - 20 độ C trong vòng 200 giờ đồng hồ cho cây vải ra hoa đậu quả, nhưng do lúc đó nóng 24 độ C là thấp nhất nên cây vải không ra hoa được”. Năm nay, nhìn vườn vải rất hứa hẹn bội thu nên giọng ông phấn khởi: “Chúng tôi có gần 100 cây vải có quả sum suê, bạt ngàn trái, nhưng trưa nắng quá tôi không dẫn các bạn đi hết. Ước tính cho thu hoạch 8 - 10 tấn với giá phải trên 40.000 đồng/kg”. Chất lượng vải được đánh giá cao, ông nói: “Theo nhiều người dân ở đây bình chọn và theo kinh nghiệm của tôi cũng như theo ý kiến người ngoài Bắc Giang đã được ăn thì vải ở đây còn ngon hơn ngoài Lục Ngạn vì sự độc đáo của thổ nhưỡng, khí hậu cũng như điều kiện tưới tắm và chăm sóc”.

Ông Nguyễn Đình Đãi - chủ nhân vườn vải Lục Ngạn ở thôn Tân Tiến, xã Đạ Rsal , Đam Rông. Ảnh: An Nhiên

Chỉ 4% cơ sở rượu thủ công đăng ký cấp phép

Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng có khoảng 650 cơ sở sản xuất rượu thủ công (rượu

trắng), nhưng chỉ chiếm tỷ lệ 4% lập hồ sơ đăng ký cấp phép.

Phần lớn cơ sở sản xuất rượu thủ công ở Lâm Đồng

chưa có giấy phép với quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm rượu chủ

yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình và người dân địa

phương, đồng thời tận dụng sản phẩm bã rượu để cung cấp

thức ăn cho chăn nuôi. Trong khi đó, hoạt động

kiểm tra, tuyên truyền, giám sát của địa phương đối với cơ sở, đơn vị, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh rượu

thủ công còn hạn chế, chưa phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm

về cấp phép. Mới đây, UBND tỉnh Lâm

Đồng đã chỉ đạo UBND cấp huyện trong tỉnh tăng cường

theo dõi, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tuân thủ các

yêu cầu, điều kiện về sản xuất, kinh doanh rượu thủ công theo

đúng quy định.VŨ VĂN

Bảo Lộc chủ động phòng, chống dịch cho gia súc, gia cầm

Trước tình hình chăn nuôi diễn biến không thuận lợi,

nhất là giá heo hơi xuất chuồng giảm mạnh (hiện

chỉ khoảng 27.000 - 29.000 đồng/1 kg), khiến đàn heo

giảm so với những tháng trước, UBND thành phố Bảo

Lộc chỉ đạo các giải pháp duy trì và phát triển chăn nuôi; chủ động công tác phòng,

chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là vào thời

điểm chuyển từ mùa khô sang mùa mưa.

Hiện nay, tại thôn 8 (xã Đại Lào), đàn bò đã xuất hiện 36 con mắc bệnh lở mồm, long móng. Thực hiện sự chỉ đạo

của UBND thành phố, Trung tâm Nông nghiệp thành phố đã phân công cán bộ phối hợp lực

lượng thú y cơ sở bám sát địa bàn, tăng cường công tác tiêm

phòng, điều trị và kiểm tra, giám sát, không để dịch bệnh

lở mồm, long móng lây lan; đồng thời, triển khai phòng

ngừa bệnh tai xanh, cúm gia cầm; tuyên truyền, phổ biến các hộ chăn nuôi chú trọng

đến vệ sinh, phòng dịch bệnh. Mặt khác, Trung tâm Nông nghiệp thành phố còn triển khai công tác tiêu độc khử

trùng trên toàn địa bàn thành phố đợt 1/2017 với 1.340 lít thuốc và tiêm phòng vắc xin

định kỳ cho gia súc, gia cầm. Công tác kiểm soát giết mổ

cũng được tăng cường để ngăn ngừa dịch bệnh.

XUÂN LONG

Page 4: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201705/24230_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.5.2017.…tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh

4 THỨ BẢY 6 - 5 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

NGUYỆT THU

Theo thống kê, giai đoạn 2013 đến 2016 Lâm Đồng đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 149.611

người lao động, trong đó cao đẳng nghề là 18.270 người, trung cấp nghề là 19.148 người, sơ cấp nghề là 112.245 người. Qua đó, những năm gần đây, các cơ sở dạy nghề đã mở rộng thêm các ngành nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và thực hiện đào tạo nghề theo cơ chế hợp đồng lao động gắn với giải quyết việc làm, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, học sinh, sinh viên, lao động nghèo, lao động bị thu hồi đất sản xuất, người tàn tật… Cụ thể, từ 2010 đến 2016 đã hỗ trợ tổ chức đào tạo cho 171.245 lượt người tham gia.

Tuy nhiên, một số tồn tại hiện nay đó là: đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề còn thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo, thiếu giáo viên dạy các nghề mới, giáo viên giỏi chuyên môn kỹ thuật và có kỹ năng nghề cao. Mặt khác, giáo viên lại ít có điều kiện để tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại và thực tiễn sản xuất. Một số giáo viên còn hạn chế về năng lực sư phạm, đặc biệt là kỹ năng dạy nghề với yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Thực tế hiện nay một số giáo viên còn yếu về ngoại ngữ và tin học nên việc khai thác và sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại vào quá trình dạy nghề còn bị hạn chế.

Trao đổi về những bất cập trong lĩnh vực giáo dục nghề hiện nay, ông Lê Quang Hân - Trưởng phòng Dạy nghề - Sở LĐ-TB&XH Lâm Đồng cho rằng: Bất cập nhất hiện nay như vấn đề chưa thành lập các trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, công tác đánh giá kỹ năng nghề và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động chưa được triển khai.Hệ thống Trung tâm dạy nghề cấp huyện triển khai chậm, thành lập xây dựng từ năm 2009 đến năm 2013 mới hoàn thành. Nhưng thực tế chỉ có 7 trung tâm đi vào hoạt động, trong đó có 2 trung tâm chưa hoàn thành là huyện Lâm Hà và Đạ Tẻh. Năm 2014 chủ trương sáp nhập Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện. Lâm Đồng có 10 trung tâm thuộc 10 huyện, chỉ còn huyện Lạc Dương là chưa thành lập, dự kiến trong năm 2017 sẽ hoàn thành xây dựng. Đa số các

Những bất cập trong thực hiện chính sách đào tạo nghề nghiệp Hiện nay, hệ thống dạy nghề với 3 cấp trình độ, thế nhưng trong thực hiện chế độ, chính sách cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn.

trung tâm dạy nghề hiện nay gặp khó khăn về trang thiết bị, thiếu giáo viên dạy nghề.

Ông Lê Quang Hân cho biết thêm: Chúng tôi đã có văn bản kiến nghị, đề xuất Quốc hội, Chính phủ và các Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Giáo dục và Đào tạo tại buổi làm việc mới đây của Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đó là nên thống nhất chính sách đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên giữa 2 hệ thống trước đây. Nên có quy định về người dạy trong các làng nghề, doanh nghiệp. Xây dựng một số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chuyển xếp lương cho nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Xây dựng và ban hành chế độ tiền lương đối với các ngạch viên chức nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phù hợp để thu hút người có kiến thức kỹ năng tham gia đào tạo nghề nghiệp. Rà soát, hoàn thiện các chính sách đối với nhà giáo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn như vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; cần có chính sách đối với những người tham gia đào tạo ở các doanh nghiệp.

Trao đổi kỹ hơn về những bất cập trong vấn đề này, ông Hoàng Trọng Vinh - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Bảo Lộc cho rằng: Hiện nay, giáo dục nghề nghiệp đang hướng tới việc lấy người học làm trung tâm. Đối tượng học sinh lớp 9 là chính, nhưng thực tế những quy định về phân luồng học sinh THCS lại chưa rõ ràng, chưa phù hợp, còn gặp chướng ngại đó là các trường, địa phương, xã hội, gia đình không mặn mà với việc phân luồng học sinh thì vấn đề tuyển sinh nghề hiện nay càng gặp khó khăn hơn, nên việc bù lỗ để duy trì lớp trung cấp nghề chỉ có 3 - 5 em là có. Đối với người dạy nghề hiện nay lương thấp, nhà

Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội làm việc với UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan về việc thực hiện chế độ, chính sách cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: N.Thu

Truyện ngắn: NGUYỄN TÙNG CHÂU

Trước năm 1945, nhà thằng Phan cách nhà tôi cái hàng rào duối rậm ri. Nhà nó nằm phía

trên, nhà tôi phía dưới. Mùa duối chín, nó và tôi thường ra đấy hái duối chín và trò chuyện chuyện trẻ con. Năm ấy Phan cũng trạc tuổi tôi: năm, bảy tuổi gì đấy, mẹ tôi bảo thế.

Nhà nó lọt thỏm trong đám mía rộng mênh mông của lão lý trưởng họ Phạm. Khi mía lên cao khuất đầu người lớn, đứng ngoài không còn nhìn thấy ngôi nhà nó nữa. Nói là nhà chứ thật ra chỉ có một gian, hai chái bằng tranh tre, mái rạ, lụp xụp, cũ kỹ, ọp ẹp như nó sắp đổ sập xuống. Vì nhà nó từ lâu chẳng được sửa sang gì. Mùa mưa nhà dột tứ phía, trông càng thảm. Không biết ngôi nhà chị Dậu trong “Tắt đèn” của cụ Ngô Tất Tố nó thế nào, chứ nhà thằng Phan phải xếp tận cùng dưới đáy xã hội thời bấy giờ.

Một đầu chái là nơi bếp núc, ăn uống. Chái bên kia ba mẹ con nó ngủ. Nó có thằng em tên Chấn thường lẽo đẽo theo chân nó trong những lần anh nó đi hái trái duối hay chơi đánh đáo, đánh vụ, đánh bi… Gian giữa là nơi đặt bàn thờ. Bàn thờ làm bằng tre mối mọt cũng đã leo, bò lên các chân bàn ấy. Trên bàn thờ chỉ bày có bát nhang bằng đất nung và hai giá nến cũng bằng đất nung nốt.

Thỉnh thoảng chị Phan (mẹ thằng Phan) mới thắp nén nhang. Cảnh nhà thật vắng vẻ, lạnh lẽo. Những hôm trời đổ mưa lớn, gió rít, ngôi nhà nó như chìm trong đại dương mía mênh mông.

Anh em thằng Phan cứ sống lay lắt trong ngôi nhà ấy. Cha nó, nghe mẹ tôi nói phải đi làm ở xa, một năm thỉnh thoảng cha nó mới về một đôi lần. Mẹ nó cũng ra khỏi nhà từ tinh mơ đi làm thuê, cuốc

trường không có doanh thu, giáo viên thiếu và yếu trong khi một giáo viên có thể phải đảm đương tới 7 - 8 môn thì sẽ không đảm bảo chất lượng. Đối với hệ thống các trường trung cấp nghề, chính sách đầu tư cho đào tạo nghề và giáo dục nghề nghiệp hiện nay đang dàn trải. Cần tập trung trọng tâm cho một nghề có trang thiết bị, giáo viên thật bài bản, xứng tầm thì mới đảm bảo chất lượng dạy nghề. Đề nghị Tổng Cục dạy nghề tạo cơ hội cho giáo viên nghề có cơ hội đạt chuẩn tay nghề quốc gia, có chính sách đặc thù cho khối đào tạo trung cấp và trung tâm giáo dục thường xuyên vì hiện nay gặp rất nhiều khó khăn.

Còn theo đại diện Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt thì cần thiết phải có chính sách ưu đãi dành cho giáo viên dạy nghề vì với mức lương hiện nay chưa thu hút giáo viên tham gia dạy nghề. Thực tế, nếu giáo viên tham gia làm việc tại các doanh nghiệp lại cho thu nhập cao hơn. Cần điều chỉnh lại khung 200 giờ/năm vì không sát thực tế, nếu cứ áp dụng theo luật thì không đáp ứng yêu cầu đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay… Những vướng mắc thực tế hiện nay về tiêu chuẩn chức danh, sư phạm bậc 1, bậc 2, chứng chỉ giảng dạy, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia… nếu đánh giá theo chuẩn mới rất khó đạt, khó tuyển dụng vì không đủ chuẩn… gây bất cập cho cơ sở.

Trao đổi về những bất cập trong thực hiện chính sách giáo dục nghề nghiệp cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp ở Lâm Đồng, ông Triệu Thế Hùng - đại biểu Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khẳng định: Hiện nay, các nhà giáo, trong đó có giáo viên dạy nghề rất ngại đi làm cán bộ quản lý bởi sẽ mất đi sản phẩm đứng lớp, thời gian đứng

lớp, mất đi thu nhập chính đáng. Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 có đưa vấn đề chính sách nhà giáo nghề nghiệp ngang với giảng viên đại học nhưng chưa được thực thi.Qua thực tế giám sát cơ sở tại địa phương về hệ thống các trường sơ cấp, trung cấp, cao đẳng nghề hiện nay cho thấy còn tồn tại rất nhiều bất cập liên quan đến chính sách, chế độ như các đại biểu đã trình bày, kiến nghị. Đây là cơ sở để chúng tôi tổng hợp, kiến nghị Quốc hội và là cơ sở thực tiễn để tiến hành xây dựng luật cho phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu chính sách hợp lý cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp hiện nay.

Sáng 1/5, tại phố 19-12, phố Sách Hà Nội đã chính thức khai trương, với sự tham gia của 16 đơn vị xuất bản cùng đông đảo người dân Hà Nội yêu sách.

Khai trương Phố Sách Hà NộiPhố Sách Hà Nội là tuyến phố

đầu tiên của Hà Nội dành riêng cho sách, với 16 gian hàng được xây dựng bảo đảm tính thẩm mỹ, hiện đại, văn minh, thân

Phố Sách Hà Nội được thiết kế và xây dựng hài hòa với cảnh quan, kiến trúc vốn có của khu vực chung quanh.

Page 5: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201705/24230_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.5.2017.…tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh

5 THỨ BẢY 6 - 5 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Một thời thơ ấumướn ở xã dưới. Trước khi đi làm, chỉ nấu cho anh em nó nồi khoai luộc. Hai anh em nó sống bằng khoai lang là chính. Chúng nó cứ thế lớn lên theo quy luật sinh tồn của tạo hóa ban cho. Thân hình chúng gầy guộc, mảnh mai nhưng được cái thằng Phan và em nó chẳng đau ốm vặt bao giờ.

Những trưa hè đi hái duối nó thường vặt những quả duối to, chín mọng cho vào túi áo để dành cho em. Nó thương em nó lắm. Mẹ tôi thường nhắc các con nhớ là trong hàng rào duối chín ấy thường có rắn lục ẩn núp, chúng mà cắn thì chỉ có chết. Nghe thế thằng Phan và tôi không dám đi hái duối nữa.

Một hôm vào lúc gần trưa, Phan rủ tôi ra cánh đồng làng bắt cua. Nó bảo bọn thằng Tèo con ông Ích bắt được nhiều cua lắm. Tôi và nó mỗi đứa một cái bòng bòng đan bằng tre, thứ dụng cụ rẻ tiền dễ làm ở chốn thôn quê để đựng cá, cua đồng. Tôi và nó hì hục đến quá trưa mỗi đứa mới bắt được nửa giỏ.

Trời đứng bóng, nắng nóng như đổ lửa, mồ hôi tháo ra đầy trán và lưng, lại đói và khát nước. Nó bảo thôi về đi anh. Nó xách giỏ cua đến mảnh đất có bóng râm của cây ngô đồng, ngồi phệch xuống đất, dạng chân, trút giỏ cua ra đếm xem được bao nhiêu và tìm con cua kình (con cua đực to nhất) đem về cho em nó chơi.

Ôi trời ơi! Cái thằng Phan ngốc nghếch, nó đổ cua ra đất, lũ cua bò lổn nhổn, tìm hang hốc mà chui. Nó hoảng hốt:

- Chết rồi, nó bò đi gần hết. Anh giúp em bắt chúng nó với.

Tôi, hai tay chụp lia lịa bỏ vào giỏ cho nó, nhưng chắc lũ cua cũng biến mất chừng chục con.

- Cua còn ít quá, chắc về mẹ em la.

- Thì đây, anh cho thêm nè. Được chưa?

Nó cười toe toét phô cái răng khểnh dính đầy nhựa răng vàng ố.

- Nhưng mà em cũng túm được con cua kình về cho em. Anh xem nè. Chắc thằng Chấn thích lắm.

- Ừ! Con cua kình to và đẹp thật.Trước khi về nhà, nó rủ tôi

xuống sông tắm cho mát và kỳ cọ bùn đất dính trên người. Chúng tôi đậy điệm giỏ cua thật kỹ, để trên bờ, cởi bỏ cái quần cụt rồi nhảy tùm xuống sông bơi lội tắm táp. Lúc này ở bến tắm có mấy chị, mấy dì đang giặt giũ.

Hai đứa đang nô đùa với dòng nước trong, xanh biếc của con sông Trà giàu chất thơ và hào phóng ban phát cho cư dân sống hai bên bờ dòng nước ngọt, đột nhiên có giàn rái cá xuất hiện, chúng cứ tiến lại gần chẳng chút sợ sệt. Hai đứa bắt đầu sợ nên vội bơi nhanh vào bờ, không ngờ chúng cũng bơi đuổi theo. May, chúng tôi bơi kịp lên bờ. Chúng tiến gần bờ, há mồm chìa những chiếc răng nanh trắng hếu ra như dọa nạt, quay lại tôi thấy các dì cúi đầu, chắp tay, vái:

- Xin các “ông rái” tha cho chúng nó. Hai đứa nó là con nít, chưa biết gì. Lạy các ông!

Không biết lũ rái cá ấy có nghe được tiếng người không nhưng thấy chúng quẫy đuôi bơi ra xa giữa dòng sông.

Các dì dặn: các cháu có tắm táp thì tắm gần bờ thôi, đừng bơi ra xa, nước chảy xiết lại gặp “các ông rái cá” nữa, nguy hiểm đấy, nghe chưa?

- Dạ!Chúng tôi mặc cái quần cụt,

xách giỏ cua đi về. Thằng Phấn bảo: Em sẽ vót cho anh và em mỗi người một cây lao nhọn, lần sau đi

và, đến bữa gặp gì ăn nấy chờ mẹ nó về…

Hóa ra chẳng có ma quái gì cả. Đó chỉ là trò dọa dẫm bịp bợm của lão lý trưởng họ Phạm. Chẳng là lão muốn dẹp bỏ cái ngôi nhà tranh lụp xụp nằm giữa đám ruộng mía của lão cho tiện việc cày cuốc, nên lão bày ra chuyện ma quỷ ấy. Chính lão đạo diễn kiêm diễn viên cái trò ma quái đó.

Hơn nửa năm sau, dân làng tôi bỗng bàn tán xôn xao về cái chuyện anh Phan làm “quốc sự” do chính miệng lão lý trưởng phun ra. Làm quốc sự thời ấy được hiểu là làm cách mạng chống lại ách áp bức của vua quan và thực dân Pháp.

Việc đó thực hư thế nào chẳng rõ nhưng dân làng nghi hoặc: việc này có thể lão lý lại bày ra cái cớ mới để xua đuổi vợ chồng anh Phan chóng dọn nhà đi khỏi cái đám mía của lão chăng? Hoặc phải chăng anh Phan làm quốc sự thật!

Anh em thằng Phan luôn sống trong nỗi sợ hãi ma quỷ và, mong ngóng cha nó về. Rồi anh Phan về thật. Đấy là “thông tin” thằng Phan rỉ tai cho tôi biết và dặn tôi đừng nói với ai. Khoảng gần tối hôm sau, tôi đang ngồi một mình ở đầu hè thì thấy thằng Phan chui rào đến bên, tay nó cầm trái vụ, mặt buồn rười rượi.

- Em cho anh trái vụ này để anh chơi. Nó thầm thì, tối nay cả nhà em đi… Anh nhớ giữ trái vụ nha, lúc nào em về anh với em cùng chơi. Trái vụ này cha em đẽo cho bằng gỗ ổi đấy. Nó chắc lắm.

Nói xong, nó định quay về. Tôi cầm tay nó:

- Chờ anh chút xíu.Tôi chạy vào nhà lấy gói kẹo bột

bà tôi vừa đi chợ buổi sáng bán được mấy trái bưởi, mua cho:

- Mày cầm lấy để hai anh em cùng ăn.

Tay nó cầm gói kẹo, mắt nó chớp chớp như chực chảy nước mắt.

- Em đi, em nhớ anh lắm. Hu! Hu!- Nó vừa chui qua hàng rào vừa khóc.

Tôi nhìn theo nó cho đến khi nó khuất sau hàng rào duối.

Hôm sau, khi tôi thức dậy, trời đã sáng bảnh. Nhớ đến thằng Phan, tôi vội chui rào qua nhà nó. Cửa nhà nó chỉ khép hờ. Tôi bước vào nhà, một cảm giác ớn lạnh chạy khắp cơ thể, tôi thấy sợ sợ thế nào ấy. Nhìn vào bếp lửa, lửa vẫn còn ngún ở cây củi gộc, một làn khói nhỏ, mỏng tan vẫn bay quanh quẩn ở cái bếp ấy. Tôi bước vào chái nơi anh em nó và tôi thường ngồi trên chiếc chõng tre, ăn trái duối chín, thấy có tờ giấy xé từ vở học sinh, tôi cầm lên xem.

- Anh Chiếu! Anh nhớ giữ trái vụ nha, đừng để mất, lúc nào em về, anh em mình cùng chơi. Anh đừng đi tắm sông một mình, lũ rái cá ấy hung lắm…

Chữ nó viết vội, nghuệch ngoạc bằng mực tím của lớp học trò nghèo thời đó. Tôi có cảm giác, thằng Phan viết những dòng chữ ấy bằng thứ nước mắt đỏ chắt ra từ trái tim nó.

Từ đó, gia đình thằng Phan đi luôn không quay về làng lần nào nữa.

Thằng Phan sống mãi trong ký ức tuổi thơ và trong tim tôi cho mãi đến tận bây giờ.

tắm mà gặp chúng thì sợ gì, đâm cho chúng thủng bụng, lòi ruột ra ấy chứ. Nói dứt lời, nó đã nhanh chân chui tọt qua lỗ hàng rào duối, tay huơ huơ cái bòng bong cua, gọi rối rít thằng Chấn, em nó:

- Anh bắt cho em con cua kình này. Em có thích không?

- Ôi! Em thích lắm.Chỉ một lát sau, tôi đã thấy thằng

Chấn chui qua lỗ rào duối, dắt theo con cua kình anh nó vừa buộc sợi dây ở cái càng lớn, giống như ngày nay các con cái đại gia dắt chó đi dạo chơi vậy.

Anh Phan (cha thằng Phan ở miền Nam thường gọi tên cha theo tên con) là một người đàn ông khỏe mạnh, tháo vác, chăm bẵm làm ăn, biết thương vợ con, nhưng chỉ phải cái tội nghèo. Một ngày nọ, anh đưa một người bạn sang

Minh họa: Hồ Toàn

nhà tôi thăm chơi, lúc ấy cha tôi cũng có mặt ở nhà. Cha tôi tiếp hai chú ở chiếc chõng tre ngoài hiên.

- Chứ chú quê gốc ở đâu vậy?- Tôi ấy à? Tôi sống ở miệt

dzường (vườn), phải đi quá Sài Goòng hàng trăm cây số mới đến nơi.

- Xa thế kia à? Chú làm nghề gì? Làm ăn ra sao?

- Mần ăn quê tôi, dễ ợt à… Muốn ăn cá tôm, tôi chỉ cần vác cái nơm đi ra mương ruộng, một chặp là có cá, tôm liền hà. Đi ra, đi dzô gì cũng có cá tôm. Đi xa, dzìa nhà thấy cá tôm nhiều mà ham.

Tôi đứng chờ cha sai bảo điều gì, nghe lỏm những tiếng: Sài Goòng, đi dzô, dzìa nhà, nghe lạ hoắc như tiếng Tây, Tàu gì ở đâu đâu ấy. Anh bạn này chính là người dẫn dắt anh Phan sau này tham gia “quốc sự”. Anh Phan chỉ ở nhà vài ngày rồi anh cũng ra đi “mần ăn”. Chị Phan cũng sáng sáng chiều chiều làm thuê hái mướn, kiếm gạo nuôi con.

Bỗng, một hôm vào khoảng nhập nhoạng tối thằng Phan dắt theo thằng Chấn chui tọt qua hàng rào duối với dáng vẻ đầy sợ hãi. Gương mặt nó tái xanh, nó đang run lập cập:

- Anh ơi! Ma, ma! Nhà em có ma. Em sợ lắm.

Thằng Chấn sợ dúm người cứ ôm chặt lấy anh nó.

- Nhưng mà làm sao? Em thấy nó thế nào?

- Nó to lắm, người nó đen thui, nó mặc cái áo đen lùng thùng chẳng thấy mặt mũi, tay nó cầm cây roi, huơ huơ. Em sợ lắm.

- Nhưng mẹ em đi làm về chưa?- Mẹ em chưa về.Hôm ấy, hai anh em thằng Phan

ở lại nhà tôi, mãi cho đến lúc chị Phan về. Nghe tiếng mẹ gọi ý ới, chúng nó mới dám về nhà. Sau đó, cứ vài ba ngày lúc chiều tối, anh em nó lại chạy trốn “con ma” một lần. Tần suất xuất hiện của con ma ngày càng nhiều. Anh em thằng Phan ngày càng khiếp đảm. Hễ mẹ nó mang rổ rá đi làm, chúng nó lại chui hàng rào sang nhà tôi chơi

Khai trương Phố Sách Hà Nộithiện, có đủ giải pháp tiếp cận sử dụng cho người khuyết tật, trẻ em và người cao tuổi. Phố Sách có khu vực quảng trường nhỏ dành cho các hoạt động giao lưu, tọa đàm, giới thiệu sách, có trạm tra cứu thông tin điện tử công cộng và sách điện tử, wifi miễn phí, khu vực nước uống tại vòi, bán nước tự động, khu vực cà phê - sách, quầy bán hoa tươi và đồ lưu niệm, vườn hoa, cây xanh và các tiểu cảnh thiết kế phù hợp với kiến trúc khu vực chung quanh.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Dương Đức Tuấn, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, nơi Phố Sách tọa lạc cho biết, Phố Sách được chuẩn bị trong vòng bốn tháng, tổng thể Phố Sách nói chung và từng quầy sách nói riêng được xây dựng hiện đại, văn minh, thân thiện với người sử dụng, đem lại một không gian văn hóa, giải trí và thư giãn tối ưu

cho người dân thành phố Hà Nội.Ông Dương Đức Tuấn cũng

cho biết, trong thời gian tới, Phố Sách sẽ tiếp tục được hoàn thiện về mặt không gian để bảo đảm hoạt động ổn định và hiệu quả.

16 đơn vị xuất bản, phát hành đủ điều kiện tham gia Phố Sách

bao gồm: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, NXB Kim Đồng, NXB Phụ nữ, NXB Hà Nội, Alpha, NXB ĐH Sư phạm, Huy Hoàng, Tân Việt, Minh Long, Đinh Tị, Xunhasaba, Con Sóc, Phương Nam và Tiền Phong.

Theo NDĐT

Không gian đọc được bố trí với nhiều ghế nghỉ đọc sách, cà phê sách dành cho độc giả.

Page 6: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201705/24230_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.5.2017.…tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh

6 THỨ BẢY 6 - 5 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬTTác giả - Tác phẩm

Hồ sơ - Tư liệu

TRẦN THĂNG

T ôi vừa có trong tay tập thơ “Hầu chuyện người xưa” của nhà thơ Phạm Vũ do

Nhà Xuất bản Hội Nhà văn cấp phép ấn hành năm 2016. Sách ngót 100 trang với gần một trăm bài thơ, có những bài mang hơi hướng Đường Luật. Sách in giấy đẹp, bìa cứng, trình bày đơn giản nhưng sang trọng, bắt mắt.

Nói đến Phạm Vũ, giới văn nghệ sĩ và công chúng Lâm Đồng cùng nhiều bạn văn, bạn thơ cả nước biết đến bởi ông là người lính, vừa làm báo lại làm thơ ngay từ thời chống Mỹ cứu nước. Báo ông, thơ ông đã có không ít bài đi vào lòng công chúng. Đất nước thống nhất, Phạm Vũ rời bỏ áo lính rồi cùng gia đình cư ngụ tại Đà

Phạm Vũ “Hầu chuyện người xưa”

Vũ kính người và yêu quý thơ của các bậc tiền liệt, nên ông họa lại những tứ thơ nổi tiếng của các bậc tiền nhân như Thiền sư Vạn Hạnh, Lý Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần Quang Khải, Lương Thế Vinh, Ngô Thì Nhậm… Muốn họa thơ người thì phải hiểu gốc gác, ý tứ của bài thơ, hiểu được người viết ra nó rồi mang ý tứ của mình đối lại, vận vào để họa mới có hồn cốt, có nghĩa “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”. Họa lại thơ người là khó, nhưng Phạm Vũ làm được điều này, tuy đây đó vẫn còn những hạt sạn, song được như vậy đã là quá giỏi!

Cách thứ hai trong tập thơ này, Phạm Vũ không dùng thủ thuật họa mà lại dùng thủ thuật mượn ý tứ hoặc câu chữ của các nhà thơ rồi lấy cớ đó để nói ý mình. Thú thật, tôi thích cách thứ hai của ông. Phạm Vũ rất khéo vận ý tứ thơ xưa, vừa để nói về thời cuộc, vừa lồng những suy tư, trăn trở của mình. Trong bài “Kính thưa cụ Tố” Phạm Vũ viết: “… Chuyện ngày xưa tưởng bây giờ đã hết/ Nhưng Tú bà còn la liệt khắp nơi/ Lũ Sở Khanh còn nhan nhản ở đời/ Bọn Khuyển Ưng đang chọc trời khuấy nước…” hay bài “Bà Chúa ơi” Phạm Vũ mượn thơ của bà chúa thơ Nôm “Lịch sử thơ Việt Nam có lắm người tài/ Bà độc địa không ai sánh được/ Bà chúa ơi các con xin tiếp bước/ Để làm thơ tả cái…sự đời”. Phạm Vũ không thiếu tính “tinh quái”, hài hước trong thơ. Những người hài hước thường là có khiếu, có tài, hài hước trong văn học lại càng tài. Họ khen đấy nhưng chê đấy, chửi đấy, vậy mà thiên hạ cứ phải cười, đôi khi tiếng cười lại là tiếng khóc (cười ra nước mắt). Ví như trong bài “Tom chát” có đoạn “Lạy này con bái linh ông/ Lạy này xin bái gốc thông giữa trời/ Tom tom, chát chát người ơi!”. Còn bài “Tam nguyên”, tác giả mượn ý của cụ Nguyễn Khuyến để vận vào khung cảnh nhà quê hiện nay “…Ngõ trúc quanh co giờ vắng khách/ Ao sâu khúc khuỷu mấy ai câu/ Cá

có còn không mà thả lưới/ Mấy con cá diếc rỉa chân lông”. Bài “Nước non” lại viết “Nước đi nước chẳng nhớ non/ Nước buồn nước chảy đá mòn chân đê/ Non ngồi đợi nước trở về/ Mưa rơi tí tách đầu hè non vui/ Nực cười cho cái thằng tôi/ Đốt rơm lên hỏi ông trời có thơm”. Non ở đây là ai, nước ở đây là ai? Phải chăng Phạm Vũ tự tếu cái “thằng tôi” là tự tếu mình nhiều lúc như anh chàng Bờm để hỏi trời sao hạ giới còn nhiều chuyện ngược đời mà ông trời vẫn cứ làm ngơ?

Cuộc đời thật của Phạm Vũ, ông đã trải nghiệm nhiều cung bậc, nhiều va đập nên thơ ông có ý có tứ, gai góc, cung bậc “lên thác xuống ghềnh”. Thơ ông cũng nhiều lúc hiền từ như ngồi thiền, song cũng có lúc vụt lóe lên

đắt giá “Nhà thơ gieo hạt xuống đồng/ Nở ra ngọn gió trời không bắt đền”, hay trong bài “Thuyền trăng” mượn ý thơ của Cụ Hồ để viết “…Trăng còn sáng mãi trên trời/ Việc quân đã tạm yên rồi Bác ơi”. Chữ “tạm” ở đây khá đắt. Tạm có nghĩa là chưa yên nên ta phải luôn cảnh giác với kẻ thù, mà kẻ thù ở đây không chỉ có giặc xâm lăng…

Phạm Vũ viết thơ tình cũng mướt mát không kém, ví như bài “Thơ tình đò mộng”: “Thơ trăng một nửa vành khuya/ Nửa ai “cắn vỡ” chẳng chia cho mình/ Anh nằm đỉnh dốc lặng thinh/ Một mình ôm cả biển tình dở dang/ Đò đầy khách đã sang ngang/ Con đò mộng chở đầy trang thơ tình”. Trong bài “Người làm thơ tình” thì tác giả nói “Cả đời anh chỉ làm thơ/ Tả tình người khác đến giờ vẫn hay/ Tình yêu như một áng mây/ Tà tà bay tới vòng tay ai rồi/ Mấy ai hiểu được người ơi/ Yêu là chết trong lòng tôi ít nhiều”. Phạm Vũ sâu sắc trong tả tình người khác song lại vận ngay vào mình “Yêu là chết trong lòng tôi ít nhiều”. Thật là thú vị khi ta ngẫm câu thơ này để vận vào mình của một thời “hoa đỏ”…

Đọc thơ Phạm Vũ để hiểu ý tác giả nói gì cũng không dễ bởi ông mượn thơ, mượn ý của các thi nhân đã quá cố để cảm hứng tạo ra thơ mình buộc người đọc cũng phải biết, phải hiểu được thơ người xưa, từ các bậc chí sĩ đại thần ngày trước cho đến những thi sĩ cận kề như cụ Tương Phố, Thế Lữ, Văn Cao, Chế Lan Viên, Thâm Tâm Tài Nhân, Trần Hữu Thung, Nguyễn Đình Thi, Minh Huệ, Quang Dũng, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn, Thanh Hải, Xuân Quỳnh… thì mới hiểu ông muốn nói gì trong thơ mình…

Gấp tập thơ lại, người đọc vừa như được nhà thơ Phạm Vũ dắt đi tìm gặp các thi nhân để “hầu chuyện”. Thơ đã trở thành Quốc thơ của một dân tộc đã trải qua ngàn năm lịch sử, lúc thịnh lúc suy. Song thời nào cũng vậy, thơ luôn làm đẹp cho tâm hồn, làm đẹp cho xã hội, làm dịu nỗi đau trần thế để vươn tới, hướng tới tương lai!

Lạt. Ở Lâm Đồng, Phạm Vũ lại làm báo, làm thơ. Thế mạnh của Phạm Vũ là thơ. Thơ ông là người, là đời, là bạn bè đồng nghiệp, là xã hội, là cuộc sống. Thơ ông có bài mang tính triết lý, đọc rồi thấy thấm.

Phạm Vũ đã xuất bản mấy tập thơ và thơ ông cũng đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tập thơ “Hầu chuyện người xưa” ông viết dưới hai hình thức: Một là, Phạm Vũ mượn thơ của các bậc nho sĩ tiền liệt để họa lại theo ý tứ thời cuộc, so sánh được thua, vui buồn, lấy trước soi sau, lấy trên soi dưới rồi tự mình rút ra cái còn, cái mất, cái thiện cái ác, cái hay cái dở…

Mở sách ra ta chạm ngay khổ thơ như lời khẳng định của tác giả “Dựng một đài thơ viếng thi nhân”. Dựng đài thơ - Nghe ghê gớm quá! Song câu tiếp theo ta lại thấy Phạm Vũ thành kính, thành tâm muốn dựng đài thơ thật “Một lời hầu chuyện để tri âm” và tiếp “Nhà thơ còn mãi trong trời đất/ Liệt sĩ lưu truyền với nước non/ Người mất thơ nhiều đời chưa hết/ Kẻ còn bạc lắm chết là tan/ Mới biết trời cho thơ là quý/ Thơ in giấy đỏ để đời ngâm”. Ý Phạm Vũ nói các bậc tiền nhân làm thơ và thơ thời nào cũng đẹp. Người hiền tài chết mà chưa chết. Còn kẻ bạc, kẻ ác chết là tan!

Phạm Vũ là người lính nên ông biết giá trị của độc lập, tự do. Ông biết cái giá phải trả để giành độc lập, ông yêu Tổ quốc và chế độ mình, nên ông mới viết “Nam quốc sơn hà của chúng con/ Sách trời còn đó đỏ dấu son/ Trăm trận kẻ thù lăm le chiếm/ Mấy phen lũ giặc lủi thủi chuồn/ Tổ quốc Việt Nam ngời sử đỏ/ Con cháu Lạc Hồng rạng tổ tiên/ Súng chắc trong tay luôn cảnh giác/ Nêu cao chí khí Việt anh hùng” (Nam quốc sơn hà)

Bài “Ông ơi” Phạm Vũ lấy uy của Trần Bình Trọng đời Trần để viết “Ông ơi xin ông đừng “làm quỷ”/ Hãy làm thần che trở trời Nam/ “Vương đất Bắc” chả thèm làm/ Xá chi cái thói quan tham hại người/ Đầu ông chúng trả lại rồi/ Thơ ông con đọc từng hồi vẫn đau”. Phạm

VÕ THU HƯƠNG

T rước nhà tôi là con hẻm nhỏ. Hẻm cụt nên trông như một khoảng sân chung của mấy

hộ nhà cuối cùng. Nhà hàng xóm vừa chuyển tới, treo những giò lan, đặt chậu dâm bụt ra phía trước. Và hình ảnh thân quen mỗi sáng khi tôi thức dậy là trông thấy hai cậu nhóc, đứa tưới cây, đứa quét sân. Vài chú sẻ lạc tha thẩn kiếm mồi trong sân. Chỉ bấy nhiêu thôi mà đủ khiến lòng rung lên khe khẽ.

“Cô gái” 4 tuổi trong nhà tôi cũng có sở thích chăm những chậu cây be bé giống mẹ. Như nhiều ngôi nhà phố khác, nhà tôi ít trồng hoa, vì ít chỗ đặt chậu cây nên chỉ ưu tiên trồng vài chậu rau sạch cho con gái. Việc làm nông dân ở phố bỗng chốc thú vị hơn khi ngày kia, có một cô nhỏ đủ lớn để bò vòng quanh mình, xem mình ngâm hạt, ủ mầm; một ngày kia cô nhỏ ấy lớn hơn, biết lon ton chạy ra sân ngó nghiêng xem mẹ gieo hạt, xem từng mầm cây nhú lên xanh non mà vỗ tay lốp bốp. Và giờ, cũng cô nhỏ ấy, đã nhất định khệ nệ cầm bình tưới cây giúp mẹ, đòi mẹ sắm một đôi găng tay bé xíu xiu để xới đất, vun trồng… Con gái có sự háo hức khi được chia sẻ cùng mẹ, được nhìn từng mầm cây thay đổi từng ngày. Mẹ có niềm hạnh phúc khi có một người bạn thân thật thân kề cận bên mình, điều mà bao năm nay mới có. Chỉ bấy nhiêu thôi mà lòng bình yên mỗi sáng lên, chiều xuống.

* * * * *Tôi ở nhà tập thể từ nhỏ. Những

căn nhà nhỏ xíu như hộp diêm nằm kề nhau không thừa ra một thước đất để trồng cây. Mẹ tận dụng tất cả những thứ có thể đổ đất vào và gieo hạt trồng cây. Cái nồi đứt quai móp méo, cái ấm nước bị rò, bể nước bị nứt... đều được mẹ phù phép thành một vạt vườn nho nhỏ. Trong mắt tôi lúc ấy, việc trồng cây như một trò chơi thú vị (Trẻ con đứa nào

chẳng thú vị khi được nghịch đất mà không bị người lớn la mắng?).

Mẹ dạy tôi trồng cây hoa mười giờ, đơn giản chỉ là cắm cành xuống đất, ngày tưới hai lần để cây giữ sức nhanh bén rễ. Mẹ dạy tôi trồng cây lá phỏng bằng cách áp sát mặt lá xuống đất ẩm để cây non ra chồi mới từ những mắt lá. Mẹ dạy gieo hạt mồng tơi, cắm những cành bụi khô để mồng tơi leo lên.

Khi tôi biết cách để trồng khá nhiều loại cây từ dễ tới khó, cũng là lúc tôi hiểu được những hạt giống tâm hồn mẹ âm thầm gieo vào mình. Mẹ dạy tôi hiểu phải làm được việc dễ mới tới khó. Mẹ dạy tôi hiểu để có được quả ngọt phải đổ công nhiều thế nào. Mỗi loại cây phải trải mình nắng gió khắc nghiệt, phải bằng mọi nỗ lực khác nhau để đâm chồi nảy lộc cho tới khi ra hoa kết quả. Không chỉ là chuyện trồng một cái cây. Tôi đã nhận được những hạt giống tâm hồn từ những câu chuyện trồng cây.

Và khi tôi lập gia đình, có một căn nhà riêng bé bé. Không sân, không vườn, tôi vẫn tận dụng một chút đất phía trước nhà trồng vài cái cây. Mỗi chiều, con gái lại nhanh nhảu giành mẹ tưới cây. Đó là những giây phút vui vẻ gần gũi của hai mẹ con mỗi ngày. Nghe tiếng cười trong vắt của con, lại nghĩ sẽ dạy con những điều dễ thương ngày xưa mẹ dạy.

* * * * *Tự trồng cây là cách học hiệu quả

nhất về cách “ngắm hoa”, “ăn quả”. Ăn quả nhớ người trồng cây là câu tục ngữ quen thuộc nhưng chưa chắc đã đằm lại trong lòng những đứa trẻ dù có được nghe nhiều lần đi nữa. Tôi nhớ hai người bạn sinh đôi ngày bé, ba mẹ bạn là những thầy cô giáo dạy văn, các bạn học văn rất giỏi. Ở nhà bạn có một khu vườn trồng nhiều hoa cảnh. Trong mắt tôi, lúc ấy, gia đình bạn là những người hạnh phúc và lãng mạn hiếm hoi ở phố. Tôi thường đến xin nhánh tóc tiên, nhánh cúc… về trồng. Từ

Con hãy trồng một cái cây

Hãy cho con bạn trồng một cái cây. Ảnh: Internet

THANH BÌNH

Đối với người Mạ, nhà sàn dài không chỉ là nơi cư trú của các thành viên trong dòng

tộc, mà còn là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng liên quan đến đời sống tâm linh của cộng đồng người Mạ. Họ coi việc chuyển về nhà mới ở là sự kiện rất hệ trọng, đối với tất cả các thành viên trong đại gia đình. Vậy nên, mỗi khi làm xong nhà sàn dài, người Mạ có tập tục cúng thần nhà trước khi lên ở nhà mới.

Lễ lên nhà mới của người Mạ tuy thời gian chuẩn bị chỉ trong vài ngày, nhưng tất cả được chuẩn bị rất chu đáo, mọi công việc đều được gia trưởng (pô-hiu), người đứng đầu

Lễ lên nhà mới của người Mạ

gia đình lớn, phân công cụ thể đến từng thành viên trong gia đình.

Lễ vật bắt buộc trong lễ lên nhà mới là: 1 con gà trống, 1 chóe rượu cần, 1 trái bầu khô đựng tiết con vật hiến tế, 1 cục than hồng, 1 trái bầu khô đựng nước và một số hạt giống mang tính tượng trưng.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, các nghi thức của Lễ lên nhà mới được tiến hành, với sự tụ họp đông đủ của các thành viên trong đại gia đình và bà con trong buôn làng. Những người đến mừng, thường mang theo những chóe rượu cần ngon nhất mà họ có, cùng với hàng chục chóe rượu cần của các tiểu gia đình cùng sống trên nhà dài đã được chuẩn bị trước đó nhiều ngày. Tất cả

Trong đời sống tâm linh, người Mạ có rất nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó phải kể đến “Lễ lên nhà mới” hay còn gọi là lễ cúng thần nhà (Yàng-hiu). Nó được xem là một trong những nghi lễ quan trọng của người Mạ.

Page 7: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201705/24230_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.5.2017.…tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh

7 THỨ BẢY 6 - 5 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Sổ tay văn hóa

N.ĐỒNG

Bolero đang trở lại! Thực tế đó hiện diện ở hầu khắp mọi nơi. Cụ thể, trên thị trường

âm nhạc, các ca sĩ chuyên “trị” dòng nhạc này thì ra sức làm liveshow cá nhân, hoặc ra album nhạc bolero, hay tổ chức các đêm nhạc phòng trà. Còn trên sóng truyền hình, các nhà sản xuất chương trình thi nhau tạo ra các sân chơi bolero từ Tình bolero, Thần tượng bolero đến Solo cùng bolero... để thu hút khán giả. Cơn sốt bolero trỗi dậy mãnh liệt đến độ các ca sĩ trẻ cũng không thể khoanh tay đứng nhìn.

Bolero nhanh chóng trở thành mảnh đất màu cho họ khai thác. Tất nhiên, chiếm lĩnh thị trường âm nhạc bằng bolero không phải dễ. Người hát dòng nhạc này nhất thiết phải có lối hát truyền cảm. Mà lối hát ấy trong nhiều năm qua đã có quá nhiều những cây đại thụ: Chế Linh, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh, Phi Nhung, Mạnh Đình, Như Quỳnh, Ngọc Sơn, Quốc Đại, Cẩm Ly, Giao Linh... Các ca sĩ trẻ dẫu muốn bắt chước cách hát đó cũng khó lòng mà theo kịp. Do đó, họ buộc lòng phải tạo phong vị khác cho bolero. Thế

rồi, thuật ngữ Bolero Remix ra đời. Bolero Remix là sự pha trộn giữa

nhạc điện tử với những hình ảnh minh họa sống động mà đa phần chẳng ăn nhập gì với nội dung bài hát. Những giai điệu chậm buồn vốn là thuộc tính của bolero đã được các ca sĩ trẻ tự ý chuyển tông và chuyển nhịp sang một hình thức khác hết sức vui nhộn. Quách Tuấn Du - Bikini Girl Pool Party mà ca sĩ trẻ Quách Tuấn Du cho phát hành trên kênh Pops Music của You Tube nổi lên như một hiện tượng của Bolero Remix. Các bản nhạc bolero trong Bikini Girl Pool Party được ca sĩ trẻ Quách Tuấn Du hát một cách tưng bừng ở hồ bơi. Đi kèm theo đó là những màn phụ họa của những cô gái mặc bikini mướt mát. Mặc dù dư luận có những đánh giá trái chiều, nhưng Quách Tuấn Du - Bikini Girl Pool Party vẫn thu hút hơn 3 triệu công chúng tò mò. Cách làm này còn có nhiều ca sĩ trẻ khác như Lưu Chí Vỹ, Châu Ngọc Tiên... bắt chước làm theo.

Bolero Remix mới nghe chơi thì cũng thấy hay hay, nhưng khi nghĩ kỹ lại thấy không ổn. Nhạc buồn sao có thể hát kiểu vui nhộn được? Sáng tạo, làm mới trong nghệ thuật là một

đòi hỏi chính đáng. Thế nhưng, cách làm mới bolero của các ca sĩ trẻ ở trên xem có phần mạo hiểm. Bởi, sáng tạo không đơn giản chỉ là nhạc đang buồn thì chuyển cho nó sang vui. Với lại, cách gì thì cách, sáng tạo đó phải phù hợp với tiêu chí của thể loại và nhất là phải tôn trọng nguyên bản của nhạc sĩ đã viết ra.

Trong một lần chia sẻ với báo giới, ca sĩ Chế Linh, người có nửa thế kỷ hát nhạc bolero, nhấn mạnh: “Khi hát bolero điều tối kỵ nhất là pha chế. Có những bài hát hết sức bình thường, không sôi động thì nhất định không được chuyển tiết tấu để trở nên vui nhộn hơn. Nhiều trường hợp các ca khúc có nội dung chia ly, đau khổ nhưng người ca sĩ khi trình diễn lại hay cười hoặc có tiết mục hát nhạc buồn nhưng lại dàn dựng có cảnh vũ đoàn nhảy múa tưng bừng. Như vậy là mất chất”.

Ca sĩ Chế Linh cũng lưu ý: “Dĩ nhiên, có một số biến tấu mới rất hay và đáng khuyến khích để lớp trẻ sau này có thể tiếp nhận nhưng biến tấu thế nào cũng nhất định không được phá tiết tấu nguyên thủy của bài hát”.

Chia sẻ của ca sĩ Chế Linh quả có quá nhiều điều để suy ngẫm.

Con hãy trồng một cái cây

nhánh ấy, từng cành, từng nhánh lá non xanh khác đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa… Khi đã có ý thức, hầu như tôi không có thói quen hái một bông hoa vì hiểu, để có bông hoa ấy là bao sương gió, có khi là cả bao nhiêu mong chờ như những mong chờ của tôi ngày thơ bé.

Một lần đến nhà hai cô bạn song sinh ấy vào một sáng đầu năm mới. Bên sân nhà bạn là những bình hoa nho nhỏ rực rỡ muôn màu khoe sắc. Bạn hí hửng khoe: Tối 30 cả nhà đi hái lộc. Nhưng thay vì hái lộc là tàn phá cây xanh, nhà bạn đã nhổ những cây hoa trong công viên về trồng trong sân nhà. Vừa được lộc, vừa được đẹp. Bố mẹ bạn phụ họa thêm rằng, làm như vậy là không phũ phàng với cây hoa. Hoa ở đâu thì cũng chỉ là nhiệm vụ làm đẹp cho đời. Quan trọng là mình có bỏ công chăm bẵm.

Tôi im lặng vì không muốn nói một điều gì không vui vào những ngày đầu năm. Nhưng quả thực lòng tôi không vui. Tôi nghĩ về những chậu hoa tơi tả trong công viên khi ai cũng “hái lộc” kiểu tận gốc này. Cho tới bây giờ đó vẫn là câu chuyện không vui, rất khó hiểu về một gia đình chuyên văn mà tôi yêu quý.

* ** * *Cậu bé nhà bên tuần trước khoe

vừa gieo mầm hạt đậu, ngày kia khoe cây đã có những lá mầm đầu tiên. Mẹ cậu nói, cứ chăm đi, cây đậu ấy sẽ cao lớn vươn xa tận trời như cây đậu thần trong truyện cổ tích. Lúc ấy tha hồ lên trời ngắm trăng sao. Cậu bé nửa tin nửa ngờ, hỏi tôi, có thật cây đậu của cậu có thể lên tận trời không? Con muốn lên đấy để xem thế giới trên ấy có khác gì dưới trái đất này? Chắc hẳn là tuyệt đẹp…

Tôi trả lời lấp lửng rằng, cũng có cây đậu thần leo lên trời, nhưng không dám chắc cây đậu của con có lên trời được không. Con cứ chăm đi, rồi xem kết quả thế nào cho cô biết với. Hôm qua, cậu bé nói rằng, con chịu, không thể chờ đợi. Con đã tìm đọc sách khoa học rồi, cây đậu của con cùng lắm chỉ leo loanh quanh lan can thôi. Chắc mẹ con trêu đùa cho vui. Nhưng con nghĩ vậy cũng hay, cây trầu bà tháng trước vừa khô hết lá, mẹ rất buồn, giờ có cây đậu bò loanh quanh lan can chắc mẹ vui lắm đấy…

Khi tôi kể cho cô bạn hàng xóm nghe về những điều con trai nói, mắt người mẹ ươn ướt quay đi, giấu những giọt tròn long lanh hạnh phúc. Bạn thấy đó, đôi khi hạnh phúc đến rất tình cờ chỉ từ những cái cây bé nhỏ.

Hãy cho con bạn trồng một cái cây. Ảnh: Internet

Bolero Remix

Đà Lạt ơi! Đà Lạt ơiCùng em lặng ngắm một trời thông xanhAi xui em đến với anhĐể cùng nhau giữa trong lành hoa xinh!Để mình lại đến với mìnhĐể tâm tình lại tâm tình thâu đêm!Ngậm ngùi chen lẫn thân quen

Yêu thương còn lắm ưu phiền, xót xa.Ta cùng Đà Lạt thăng hoaCùng vui với gió, cùng hòa với mưaVới mình thao thiết sớm trưaVới ta biết mấy cho vừa yêu thươngVới tình ta những vấn vươngVới ai, trăng nhịn hoa nhường thêm duyên.

ĐĂNG SƯƠNG

Với em và Đà Lạt

Lễ lên nhà mới của người Mạ

các chóe rượu được xếp thành hàng dài từ đầu nhà đến cuối nhà. Riêng chóe rượu cúng Yàng luôn được đặt ở gian giữa gần cây nêu để hiến tế cho các vị thần. Chủ lễ thường phải là gia trưởng, người có uy tín nhất trong dòng tộc.

Theo tục lệ của người Mạ, trước khi tiến hành nghi lễ, gia trưởng sẽ là người đầu tiên bước vào nhà mới, ông mang theo cục than hồng từ nhà cũ sang cùng bầu nước và một số hạt giống. Rồi lần lượt, từng người trong gia đình mang đồ đạc bước lên nhà mới.

Lễ lên nhà mới bắt đầu, với nghi thức cúng mời Yàng về chứng kiến ngày lễ lên nhà mới của gia đình và cầu xin sự che chở các thần linh.

Sau khi lễ vật đã bày ra, gia trưởng (Pô-hiu) cùng người cậu (Kồnh) thuộc thế hệ cao nhất của dòng tộc sẽ đưa con gà (con vật hiến tế) lên phía trước bàn thờ kèm với lời khấn: “Ơ... Yàng-hiu (thần nhà) linh

thiêng! Cầu xin thần cho gia đình được dọn về nhà mới. Ơ Yàng-yang (thần chóe), Yàng-cinr (thần chiêng),Yàng-uôs (thần lửa),Yàng-đạ (thần nước) và các Yàng linh thiêng khác hãy về hưởng lễ vật mà

gia đình dâng cúng. Xin các Yàng hãy chấp nhận lời khấn của gia đình mà phù hộ cho nơi ở mới được bình an, làm rẫy được nhiều lúa, mọi người trong dòng tộc ai cũng có sức khỏe dài lâu, con trai mới lấy vợ, con gái mới lấy chồng sẽ có con đàn, cháu đống…Ơ... Yàng”.

Ngay sau khi lời khấn vừa dứt, nghi thức cúng thần lửa (Yàng-uôs) được thực hiện để cầu xin thần cho phép được nhóm lửa cho các bếp. Khi ngọn lửa thiêng trong bếp chính đã được gia trưởng nhóm lên, ngọn lửa sẽ được lần lượt chia về với từng bếp phụ của các gia đình nhỏ cùng sinh sống trong ngôi nhà sàn dài. Và các gia đình phải giữ cho được lửa trong bếp liên tục cháy suốt ngày đêm hôm đó. Bởi người Mạ quan niệm, bếp lửa không chỉ là nơi nấu nướng và tiếp khách, mà nó còn là nơi cư ngụ của thần lửa, một vị thần luôn mang lại sự may mắn.

Trong đời sống tâm linh, người Mạ có rất nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó phải kể đến “Lễ lên nhà mới” hay còn gọi là lễ cúng thần nhà (Yàng-hiu). Nó được xem là một trong những nghi lễ quan trọng của người Mạ.

Nghi lễ cuối cùng, chủ lễ lấy máu của con vật hiến tế bôi lên cây nêu, chóe rượu cần, bàn thờ, bếp lửa, dàn chiêng và dãy chóe,… tại không gian thiêng của nhà sàn. Sau đó, lần lượt bôi lên các đồ dùng thường nhật của gia đình, rồi đến cầu thang của cửa ra vào và xung quanh ngôi nhà. Tất cả những người tham dự cũng đều được bôi máu của con vật hiến tế lên trán để được may mắn. Nghi thức bôi máu con vật hiến tế được xem như là một thông điệp cầu an gửi đến các thế lực siêu nhiên.

Khi phần lễ kết thúc, cũng là lúc tiếng chiêng, tiếng khèn bầu vang lên rộn rã theo từng lời hát, điệu múa,… Bên những chóe rượu cần và ánh lửa bập bùng, mọi người cùng chúc tụng mừng gia chủ có cuộc sống sống an lành trong ngôi nhà mới. Không khí càng về khuya càng thêm rộn rã, cuộc vui cứ thế kéo dài cho đến sáng hôm sau.

Cúng Yàng trong lễ lên nhà mới. Ảnh: T.B

Page 8: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201705/24230_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.5.2017.…tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh

8 THỨ BẢY 6 - 5 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

LÊ HOA

Kỳ vọngmột mùa hoa…Lễ hội hoa Anh đào Đà Lạt

trong KDL hồ Tuyền Lâm lần đầu tiên dự tính được tổ chức thí điểm vào mùa hoa Anh đào 2017, khi hoa Anh đào nở rộ tại KDL hồ Tuyền Lâm, nhằm từng bước xây dựng Lễ hội hoa Anh Đào thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của Đà Lạt và quảng bá cho KDL Quốc gia hồ Tuyền Lâm. Nhưng, lễ hội đầu tiên lỡ hẹn, dù được chuẩn bị từ giữa năm 2016 và đến thời điểm dự kiến diễn ra, công tác tổ chức và hậu cần dường như đã hoàn tất.

Thời tiết cuối năm 2016, đầu năm 2017 có biến đổi bất thường. Từ đầu tháng 1, những cây anh đào Đà Lạt đầu tiên đã nở hoa ở khu vực Đa Quý, Trại Mát... Theo tính toán, trong vòng một tháng, hoa Anh đào Đà Lạt sẽ nở rộ khắp nơi. Vì vậy, Lễ hội hoa Anh đào Tuyền Lâm - Đà Lạt dự kiến tổ chức vào giữa tháng 2/2017. Nhưng, trước thời điểm diễn ra Lễ hội một tuần, chính quyền đã phải công bố ngưng tổ chức Lễ hội vì hoa Anh đào chưa kịp nở trong KDL hồ Tuyền Lâm, dù đã nở ở nhiều nơi trong thành phố.

Nhưng, sau thời điểm công bố ngưng tổ chức Lễ hội đúng một tháng, hoa Anh đào Đà Lạt nở rộ khắp nơi, đặc biệt là khu vực trung tâm Đà Lạt, hồ Xuân Hương và không gian hoa Anh đào hồ Tuyền Lâm, thu hút người dân và du khách đến thưởng lãm, chụp ảnh. Đặc biệt, dọc đường vào KDLQG hồ Tuyền Lâm, màu hoa Anh đào

KHÔNG GIAN HOA ANH ĐÀO ĐÀ LẠT - TUYỀN LÂM:

Chung ước nguyện về loài hoa Đà LạtMùa hoa Anh đào Đà Lạt năm 2017 đã qua đi trong sự hân hoan, thích thú của rất nhiều người dân và du khách, bởi dường như đây là mùa hoa Anh đào dài nhất và được mong đợi nhất từ trước đến nay. Và ấn tượng về không gian hoa Anh đào Đà Lạt trong KDL hồ Tuyền Lâm thực sự sâu sắc - không chỉ bởi màu hoa, không gian hoa mà còn bởi những sự kiện chưa bao giờ có…

hồng tươi dưới nắng, rực rỡ trên nền trời và màu nước xanh trong. Tại khu vực không gian hoa Anh đào Tuyền Lâm rộng 20 ha, hoa nở thắm hồng, nhìn từ xa như một “đảo hoa” hồng rực, quyến rũ.

Hoa Anh đào nở rộ, lôi cuốn người dân Đà Lạt và du khách nô nức vào KDLQG hồ Tuyền Lâm tạo nên “Lễ hội”. Người trẻ rủ nhau vào tạo dáng dưới tán hoa để “đánh dấu” mình ở một nơi chốn lãng mạn. Người lớn tuổi vào ngắm hoa để trải nghiệm hồi ức về những mùa hoa trước. Du khách đến để thảng thốt về một loài hoa, một màu hoa, một không gian hoa đẹp ngỡ ngàng giữa rừng núi mênh mông và thơ mộng bên bờ nước... “Lễ hội trong lòng dân” càng hấp dẫn hơn khi xảy ra sự cố “bẻ hoa” với cách hành xử thiếu tinh tế của một du khách…

Lan tỏa công tácxã hội hóa vì không gian hoa Anh đàoCâu chuyện về “Không gian

hoa Anh đào Đà Lạt” trong KDL hồ Tuyền Lâm được ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc BQL KDL hồ Tuyền Lâm kể lại. Ý tưởng nảy sinh trong một lần ông cùng anh em BQL đi công tác ở KDL hồ Tuyền Lâm, nhạc trên xe mở đúng bài “Ai lên xứ hoa đào” ở ngay ngã ba Bửu Sơn Tự… Mấy anh em bàn nhau, tại sao không xây dựng Tuyền Lâm thành một không gian hoa anh đào? Trong khi Tuyền Lâm hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi hơn Đà Lạt về một không gian hoa rộng lớn vì có rừng, có nước, lại xa khu dân cư và thổ nhưỡng ở KDL hồ Tuyền Lâm cũng rất phù hợp cho cây Anh đào phát triển.

Thế là “Không gian hoa Anh đào Đà Lạt - Tuyền Lâm” trở thành đề tài của ông Thành tại khóa học cao cấp chính trị ở TP Hồ Chí Minh. Về lại địa phương, ông trình ý tưởng lên lãnh đạo tỉnh và được ủng hộ. Ông Thành viết xong báo cáo kỹ thuật xây dựng không gian hoa Anh đào vào tháng 6/2009. Và, cây Anh đào Đà Lạt bắt đầu được trồng ở KDL hồ Tuyền Lâm năm 2009, từ Quyết định phê duyệt báo cáo kỹ thuật cho dự án “Xây dựng không gian hoa Anh đào” của Sở KH-ĐT ngày 17/7/2009, thời gian thực hiện từ 2009-2012, với mục tiêu góp phần xây dựng thương hiệu của KDL hồ Tuyền Lâm nói riêng và thương hiệu du lịch Đà Lạt nói chung, đồng thời tăng tốc che phủ rừng.

Diện tích trồng hoa Anh đào đông đặc (tập trung 500 cây/ha)

theo dự án là 112 ha, trong đó, nhà nước đầu tư 26,7 ha, nhà đầu tư 85,66 ha; diện tích trồng các loại hoa khác là 59,13 ha... Tháng 6/2011, UBND tỉnh lại có Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình trồng rừng, trồng cây xanh tại KDL hồ Tuyền Lâm, với diện tích đông đặc hơn 230 ha, trong đó, loài cây trồng chủ yếu là Anh đào (hơn 14 ha), Phượng tím (12,35 ha), Kim ngân (7,88 ha), Long não (2,09 ha), Thông ba lá (12,69 ha)… tại các công viên công cộng, dải phòng hộ ven hồ, các công viên, khu đất trống ở các thung lũng có độ dốc lớn và dọc các tuyến đường giao thông…

Tổng cộng hai dự án, diện tích trồng hoa Anh đào Đà Lạt trong KDL hồ Tuyền Lâm là hơn 126 ha; đến nay, đã trồng được khoảng 40.280 cây (khoảng 80 ha). Còn khoảng 46 ha, năm nay sẽ phấn đấu trồng 15 ha, trong đó, hơn 10 ha do nhà đầu tư trồng và 4 ha (2.016 cây) theo chủ trương xã hội hóa, nhằm thu hút sự chú ý và chung tay góp sức của cộng đồng xây dựng không gian hoa Anh đào trong KDL hồ Tuyền Lâm.

Đầu tháng 4/2017, Ban Quản lý KDLQG hồ Tuyền Lâm đã gửi thư ngỏ mời gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng tham gia trồng, chăm sóc và bảo dưỡng để tăng số lượng cây hoa Anh đào Đà Lạt trong KDL. Động thái này nhằm mục tiêu tăng cường nhanh số lượng cây Anh đào trong KDL hồ Tuyền Lâm, tạo nên sắc thái riêng cho KDL với mùa hoa, màu hoa riêng có của Đà Lạt và hứa hẹn nhiều năm sau tạo nên dáng dấp vững chãi nhưng không kém phần quyến rũ cho KDL từ những cây cổ thụ, mà Anh đào Đà Lạt chính là loài cây đặc trưng, với màu hoa đặc biệt…

Đảo hoaAnh đào Đà Lạttrong KDLQG Tuyền Lâm.Ảnh: L.Hoa

NGÔ KHẮC LỊCH

Để săn cảnh sương sớm ôm ấp phố thị Đà Lạt, từ 4 giờ sáng sớm, Đinh Văn Biên

đã phải lỉnh kỉnh đồ đạc máy ảnh, các loại ống kính, chân máy… rẽ hơi lạnh để tìm tới những cao điểm bằng cách leo lên những đỉnh núi cao phía ngoại ô thành phố tìm góc độ, đặt máy ảnh chờ bình minh lên khi sương đêm còn dày đặc, trắng muốt.

Thế nhưng, không phải lúc nào cứ cầm máy đi ra khỏi phòng trọ thật sớm là có ảnh đẹp. Có những buổi Biên phải trở về tay không vì thời tiết không đẹp hoặc không tìm được

góc ảnh như ý. Để đạt được mức độ cần thiết của nghệ thuật nhiếp ảnh thì người cầm máy phải lao động cực nhọc, sáng tạo. “Và nhất là đừng bao giờ trông chờ vào sự may mắn nếu bạn không chịu khó, chịu khổ để đi tìm khoảnh khắc!..” - Đinh Văn Biên chia sẻ. Theo anh, để có được những tấm hình đẹp về Đà Lạt phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài phải tìm được “chỗ đứng” đẹp, khác biệt, khoảnh khắc bấm máy và kỹ thuật làm chủ máy ảnh là những điều kiện không thể thiếu.

Đến nay, sau 3 năm cầm máy rong ruổi khắp Đà Lạt, băng rừng, vượt núi, Đinh Văn Biên đã có khoảng 1.000 tấm hình tâm đắc về

những khoảnh khắc, nhiều góc độ của phố núi Đà Lạt. Trong đó có nhiều tấm hình được người chơi ảnh đánh giá cao.

Anh Nguyễn Khánh Hoàng, một nghệ nhân tranh bút lửa, cũng là người đam mê chụp ảnh ở Đà Lạt cho biết: “Đinh Văn Biên là người nhiệt huyết, đam mê. Tôi biết được không ít lần Biên đi chụp hình từ lúc còn khuya cho tới khi mặt trời mọc mà quên cả về ngủ. Biên cũng từng nói, một ảnh đẹp là ảnh của riêng mình, do mình cảm nhận được và nhìn ra nó với cái riêng của mình. Tôi thấy Biên còn trẻ mà suy nghĩ và bước vào nghề như thế là rất chính xác, chuẩn mực”.

Khoảnh khắc Đà Lạtqua ống kính chàng trai trẻMê Đà Lạt, Đinh Văn Biên (29 tuổi), bỏ công việc ổn định ở một doanh nghiệp nhà nước, hàng ngày mò mẫm đi tìm những khoảnh khắc vàng của thành phố này. Sau 3 năm cầm máy anh đã có trong tay kho ảnh đẹp về Đà Lạt với khoảng 1.000 tấm hình.

Những khoảnh khắc về Đà Lạtcủa ĐinhVăn Biên.

Page 9: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201705/24230_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.5.2017.…tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh

9 THỨ BẢY 6 - 5 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

Chuyên mục Thanh niên

ĐỨC TÚ

T hể hiện vai trò của tuổi trẻ xung kích tình nguyện vì cộng đồng, năm 2014 và 2015, lực

lượng thanh niên Công an tỉnh đã thực hiện chương trình “Kỳ nghỉ hồng” giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Phi Tô (Lâm Hà), Đồng Nai Thượng (Cát Tiên), trong đó bao gồm các hoạt động có ý nghĩa như: làm chứng minh nhân dân, tặng quần áo, sách vở cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khám và phát thuốc miễn phí cho hơn 400 người, sửa chữa nhà ở cho 53 gia đình chính sách, nạo vét 5 km kênh mương, công trình thủy lợi, tu sửa 7 km đường liên thôn, thực hiện 2,5 km “Thắp sáng đường quê” với kinh phí trên 100 triệu đồng.

Tiếp tục chương trình trên, năm 2016, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” tại huyện Bảo Lâm, chiến dịch “Hành quân xanh” tại xã Đinh Trang Thượng (Di Linh), “Trung thu yêu thương” tại huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và “Đông ấm” tại xã Đạ Quyn (Đức Trọng). Qua đó, đã thực hiện 5 km “Thắp sáng đường quê”, phối hợp khám và phát 600 cơ số

Thanh niên Công an tỉnh xung kích vì cộng đồng

thuốc miễn phí, cấp phát tại chỗ 700 chứng minh nhân dân cho đồng bào dân tộc thiểu số không có điều kiện đi lại, trao tặng gần 2.000 quần áo đã qua sử dụng, 300 áo ấm mới, 10 xe đạp, 100 cặp sách, 4.000 vở học sinh, 20 suất học bổng trị giá 500 nghìn đồng/suất, 460 phần quà trung thu, cắt tóc miễn phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” luôn được tổ chức

thường xuyên, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh và các cơ sở đoàn tổ chức hàng trăm đợt thăm, tặng quà, tri ân các Mẹ VNAH, chăm sóc và sửa sang đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn, hiến máu tình nguyện, tiếp sức mùa thi, thu hút nhiều đoàn viên tham gia. Đáng chú ý, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh đã quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục bão lũ với số tiền trên 33 triệu đồng, đóng góp mua quà tặng gửi đến quân và dân huyện

đảo Trường Sa thông qua chương trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” với số tiền trên 10 triệu đồng; nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng CAND, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh đã tham mưu và phối hợp với các cấp quyên góp xây dựng 7 căn nhà nhân ái, tổng trị giá 560 triệu đồng và sửa chữa 2 căn nhà với trị giá trên 50 triệu đồng trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, các cơ sở đoàn trực thuộc Công an tỉnh còn tham gia đăng ký nhận đỡ đầu 122 trẻ em,

học sinh có hoàn cảnh khó khăn.Đồng chí Phan Văn Phú - Bí

thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết: Với khẩu hiệu “Tuổi trẻ Công an Lâm Đồng xung kích, kỷ cương, đoàn kết, sáng tạo, vì an ninh Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân”, toàn thể cán bộ, đoàn viên, thanh niên Công an tỉnh quyết tâm nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi mọi mục tiêu, nhiệm vụ được cấp trên giao phó, xứng đáng với lý tưởng “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Tăng cường các hoạt động vì cộng đồng, nhất là hoạt động tình nguyện đến với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó xây dựng hình ảnh người chiến sĩ công an đẹp trong lòng dân.

Với những thành tích đã đạt được, trong 5 năm qua (2012 - 2017) đã có 36 đồng chí là cán bộ đoàn được bổ nhiệm lãnh đạo chỉ huy cấp đội trở lên, 102 đoàn viên, thanh niên được tuyên dương, 433 lượt tập thể, cá nhân của lực lượng đoàn viên Công an tỉnh được Bộ Công an, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tỉnh Đoàn, Giám đốc Công an tỉnh và các cấp tặng bằng khen, giấy khen trong các phong trào thi đua. Đoàn Thanh niên Công an tỉnh được Tỉnh Đoàn Lâm Đồng công nhận 5 năm liền đạt danh hiệu xuất sắc và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Hiện nay, tổng số đoàn viên các cơ sở đoàn trực thuộc Công an tỉnh Lâm Đồng là 1.097, trở thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và ra sức giúp đỡ người dân trên địa bàn.

TRỊNH CHU

Những vụ đuối nước thương tâmDo được nghỉ học, bố mẹ lại

bận công việc, không có mặt ở nhà để trông coi, nên bé Nguyễn Văn Tuấn (8 tuổi), bé Dương Thị Khánh Vy (5 tuổi) và bé Dương Vũ Hoàng (8 tuổi), cùng ngụ tại thôn 1, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, rủ nhau ra hồ thủy lợi gần nhà chơi. Tại đây, 3 bé trông thấy một chiếc xuồng câu để cạnh bờ. Thế rồi, bé Tuấn và bé Vy lên xuồng chèo ra giữa hồ chơi. Bé Hoàng thì ở lại trên bờ. Khi chiếc xuồng ra cách bờ khoảng 10 m thì bất ngờ lật úp khiến 2 bé bị đuối nước tử vong, còn bé Hoàng đứng trên bờ nhìn thấy 2 bạn bị đuối nước nhưng vì sợ nên đã bỏ chạy về nhà chứ không gọi người cứu giúp. Chiều tối, bố mẹ bé Tuấn và bé Vy đi làm về không thấy con đâu, bèn quáng quàng đi tìm thì cả 2 bé đã tử vong. Sự việc đau lòng này xảy ra vào ngày 18/2/2017, tại thôn 1, xã Lộc Phú.

Trước đó, chiều 31/12/2016, tại sông Đa Nhim, đoạn chảy qua địa

kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục. Theo anh Nguyễn Đăng Hà Nguyên, cán bộ Huyện Đoàn Di Linh, cùng với việc trang bị các kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh, Huyện Đoàn Di Linh đang có kế hoạch dạy bơi cho các em học sinh tại 2 hồ bơi trên địa bàn là Hồ bơi Thung lũng xanh (thị trấn Di Linh) và Hồ bơi Hòa Ninh (xã Hòa Ninh) trong dịp hè. Ngoài ra, Huyện Đoàn Di Linh phối hợp Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Di Linh để mở các lớp dạy võ thuật, nhạc và aerobic khi các em học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương. Bà Phạm Thị Thanh Hương, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bảo Lộc trao đổi: “Hè năm nay, chúng tôi chỉ đạo các trường học trên địa bàn tiếp tục mở cổng trường, thư viện để các em học sinh đến vui chơi, đọc sách, tránh tình trạng học sinh không có sân chơi trong mùa hè”.

Theo bà Hương, nhà trường cũng sẽ đồng hành cùng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và chính quyền địa phương nơi các em học sinh về sinh hoạt hè tạo một môi trường an toàn, khuyến khích các em tham gia sinh hoạt các hoạt động tập thể lành mạnh, để giảm thiểu các nguy cơ tai nạn thương tích và tai nạn đuối nước.

Để phụ huynh không phải lo âu khi hè vềHè, dịp để các em học sinh nghỉ ngơi sau một năm miệt mài học tập - trong một khoảng thời gian khá dài khiến cho nhiều gia đình tỏ ra lúng túng trong việc quản lý con em mình, nhất là các gia đình ở vùng nông thôn. Trong khi đó, những nguy cơ khác, như: đuối nước, nghiện game online, tụ tập chơi bời lêu lổng... lại luôn rình rập nên cần có nhiều giải pháp giảm thiểu rủi ro.

phận thôn Diom A, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, bé Phạm Anh Quân (12 tuổi) cùng bé Lê Mạnh Hùng (12 tuổi) và em ruột là bé Lê Hùng Cường (10 tuổi) cũng bị đuối nước tử vong trong lúc tắm. Gần một tháng trước, ngày 29/11/2016, thêm một vụ đuối nước thương tâm nữa đã xảy ra tại xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm. Nạn nhân trong vụ đuối nước này là 3 nữ học sinh lớp 6 gồm Bùi Thị Mai Ly (12 tuổi), Quách Triệu Vy (12 tuổi) và Nguyễn Thị Lan Anh (12 tuổi) của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Lợi. Chiều hôm đó, 3 nữ học sinh xấu số trên cùng 5 bạn học khác rủ nhau ra hồ thủy lợi ở thôn 3 để tắm. Trong số 8 học sinh cùng đi hôm đó chỉ có 4 học sinh xuống hồ tắm. Trong lúc tắm, Mai Ly, Triệu Vy và Lan Anh đã tử vong.

Mới đây nhất, trưa 1/5/2017, cháu Nguyễn Ánh Thùy Dương (11 tuổi) đã bị đuối nước tử vong tại một hồ nước dùng để tưới cà phê trên địa bàn phường Lộc Tiến, TP Bảo Lộc.

Bên cạnh nỗi lo trẻ bị đuối nước, bị xâm hại tình dục như vừa nêu ở

trên, trong dịp hè phụ huynh còn phải đối mặt với những mối lo khác, như trẻ nghiện game online, tụ tập chơi bời lêu lổng...

Giải pháp giảm thiểu rủi roMùa khô Tây Nguyên chuẩn

bị bước vào đỉnh điểm. Các em học sinh cũng sắp sửa bước vào kỳ nghỉ hè kéo dài. Gặp thời tiết nắng nóng, cộng thêm thời gian rảnh rỗi, các em rất dễ tụ tập thành nhóm rồi rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông, suối... Do đó, nguy cơ tai nạn đuối nước xảy ra đối với các em học sinh rất cao. Trước tình trạng này, ngày 12/4/2017, ông Phan Văn Đa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã ký văn bản chỉ đạo việc tăng cường công tác phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Theo nội dung công văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở LĐ - TB & XH chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em cũng như

chú trọng công tác phối hợp liên ngành về công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, ông Phan Văn Đa yêu cầu Sở LĐ - TB & XH phối hợp với Sở VH - TT & DL triển khai có hiệu quả Chương trình Bơi an toàn; phòng, chống đuối nước cho trẻ em giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Về phía các địa phương, chị Hoàng Thị Mỹ Hằng, Phó Bí thư Huyện Đoàn Bảo Lâm, cho biết: “Ngay từ học kỳ 2 (năm học 2016 - 2017), Huyện Đoàn Bảo Lâm đã phối hợp với Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Bảo Lâm mở các lớp dạy bơi và sẽ tiếp tục mở các lớp này cho học sinh trong dịp hè cũng như các lớp võ thuật, lớp kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục”. Còn tại huyện Di Linh, Phòng LĐ - TB & XH và Huyện Đoàn Di Linh cũng vừa tổ chức một buổi học ngoại khóa dành cho các em học sinh Trường THCS Lê Lợi. Tại buổi học ngoại khóa này, các em học sinh được nghe phổ biến những nội dung cơ bản của Luật Trẻ em cũng như được hướng dẫn các

Thanh niênCông an tỉnh tham giagiúp dânnạo vétkênh mươngtại xã Phi Tô(Lâm Hà).Ảnh: Đ.Tú

Page 10: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201705/24230_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.5.2017.…tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh

10 THỨ BẢY 6 - 5 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

THEO YÊU CẦU BẠN ĐỌC

XUÂN LONG

Nội dung đơn kiến nghị của ông Nguyễn Hữu Thu đề cập: “Theo chính sách của

Nhà nước, cán bộ có thời gian liên tục chiến đấu trong quân đội đủ 30 năm trở lên, khi về nghỉ hưu thì được hưởng chế độ đãi ngộ là cứ 2 năm được đi an dưỡng 1 lần. Như vậy, theo quy định thì tôi đủ điều kiện được hưởng chế độ ưu đãi đó.

Trước đây, cơ quan quân sự huyện Di Linh còn quản lý, thì cứ đến thời hạn, đơn vị cử cán bộ mang phiếu an dưỡng đến tận nhà. Nhờ vậy, tôi đã nhiều lần đi an dưỡng tại Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu. Nhưng từ năm 2007 đến nay, cán bộ thuộc diện nói trên chuyển sang Hội Cựu chiến

binh huyện quản lý, từ đó đến nay, không cho tôi đi nữa. Vậy chính sách ưu đãi có thay đổi gì không? Tôi đã trực tiếp hỏi Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Di Linh, nhưng việc trả lời không được thỏa đáng!”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết là chính sách ưu đãi đó không có gì thay đổi. Ông Nguyễn Hữu Chính, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Di Linh cho chúng tôi biết: “Hàng năm, Hội Cựu chiến binh tỉnh Lâm Đồng đều có công văn gửi về Hội Cựu chiến binh huyện đề nghị lập danh sách mời cán bộ quân đội nghỉ hưu đi an điều dưỡng. Tuy nhiên, do số lượng cán bộ được đi nghỉ dưỡng hàng năm rất ít, nên Hội phải xem xét lần lượt. Riêng

trong năm 2017 này (đã triển khai xong), huyện Di Linh chỉ được cử 5 cán bộ quân đội nghỉ hưu từ 2013 trở về trước. Ưu tiên là cán bộ có tuổi quân cao, có nhiều cống hiến, đã tham gia 2 cuộc kháng chiến; số cán bộ ở vùng sâu, vùng xa chưa được đi nghỉ dưỡng. Trong khi đó, huyện Di Linh có tới 130 cán bộ quân đội tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nên Hội lần lượt xem xét, giải quyết”.

Theo đơn kiến nghị của ông Nguyễn Hữu Thu: “Vợ tôi là bà Nguyễn Thị Hiền, sinh năm 1930, quê ở Hải Dương, tham gia kháng chiến thời chống Pháp, là hội viên Hội Cựu chiến binh. Theo chế độ quy định hiện hành, khi vợ tôi chết thì được hưởng tiền trợ cấp mai

táng phí là 10 tháng lương (theo mức lương cơ bản). Tuy nhiên, sau khi vợ tôi chết, gia đình có làm đơn đề nghị tiền trợ cấp mai táng phí, nhưng không được giải quyết vì lý do là không đủ tiêu chuẩn. Vậy, tiêu chuẩn đó như thế nào?”.

Qua xác minh vụ việc, nội dung đơn kiến nghị của ông là không đúng thực tế, bởi vì tiền trợ cấp mai táng phí của bà Nguyễn Thị Hiền đã được giải quyết thỏa đáng. Khi chúng tôi làm việc với Hội Cựu chiến binh huyện Di Linh thì được trả lời: “Bà Nguyễn Thị Hiền là hội viên Hội Cựu chiến binh. Khi bà Hiền mất, Hội đã ký xác nhận vào đơn xin trợ cấp mai táng phí của gia đình là đủ điều kiện và chuyển Phòng Lao động - Thương binh Xã hội

Đúng, sai từ hai nội dung đơn kiến nghị Ông Nguyễn Hữu Thu (SN 1928, cán bộ tham gia cách mạng thời chống Pháp và chống Mỹ, nay đã nghỉ hưu, thường trú tại nhà số 78, đường Trần Phú, tổ dân phố 16, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh) đã có đơn kiến nghị gửi Báo Lâm Đồng về 2 nội dung liên quan đến chính sách cựu chiến binh.

huyện đề nghị UBND huyện Di Linh xem xét giải quyết được hưởng chế độ tiền trợ cấp mai táng phí theo quy định hiện hành”.

Còn ông Vũ Quang Huy, Phó Phòng Lao động - Thương binh Xã hội huyện Di Linh cho chúng tôi biết: “Theo đề nghị của phòng tại Tờ trình số 216/TTr-LĐTBXH ngày 31/7/2015, ngày 6/8/2015, UBND huyện Di Linh đã ra Quyết định số 1249/ QĐ-UBND về việc trợ cấp mai táng phí đối với thân nhân bà Nguyễn Thị Hiền, thuộc đối tượng cựu chiến binh tham gia kháng chiến trước 30/4/1975, đã từ trần ngày 30/10/2013. Theo Quyết định 1249/QĐ-UBND, người nhận tiền trợ cấp là ông Nguyễn Anh Tuấn (con bà Nguyễn Thị Hiền) thường trú tại tổ dân phố16, thị trấn Di Linh. Số tiền trợ cấp là 10 tháng x 1.150.000 đồng = 11.500.000 đồng”.

N. NGÀ

Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh ban hành Đề án trên nhằm

thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý và sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đồng thời thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về tăng cường quản lý trong lĩnh vực sử dụng tài sản nhà nước; thực hiện đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý cũng như sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; đảm bảo quản lý tập trung, hiệu quả và thực hành tiết kiệm.

TTHC tỉnh Lâm Đồng hiện đang bố trí địa điểm làm việc cho 19 sở, ngành và 34 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc. Hiện tại, TTHC có 60 xe ô tô (không bao gồm xe của Thanh tra Giao thông trực thuộc Sở Giao thông - Vận tải), trong đó: các sở, ban, ngành: 41 xe; các đơn vị sự nghiệp công lập: 19 xe. Con số trên là dôi dư 9 xe so với tiêu chuẩn, định mức quy định. Các chi phí bảo trì, bảo dưỡng xe định kỳ do các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng xe tự chi trả. Năm 2015, tổng chi phí sử dụng ô tô và lái xe là trên 8,3 tỷ đồng.

Qua khảo sát và tờ trình của Sở Nội vụ và Sở Tài chính về việc phân bổ và sử dụng xe trên còn

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phítừ những điều cụ thểChống lãng phí là việc đang được các cấp, ngành quan tâm và bắt đầu từ những vấn đề cụ thể nhất. Với tinh thần ấy, vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định ban hành Đề án thí điểm “Tổ chức quản lý xe ô tô chung của các cơ quan, đơn vị đang làm việc tại Trung tâm Hành chính (TTHC) tỉnh”, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/5/2017 góp phần tiết giảm ngân sách, sử dụng tài sản công hiệu quả.

có nhiều hạn chế. Cụ thể, mỗi cơ quan, đơn vị đều sử dụng xe riêng nên khi đi công tác có nhiều người, nhiều cơ quan cùng tham gia tại một địa điểm, trong cùng một thời điểm (dự họp, hội nghị; các buổi làm việc liên ngành; các cuộc làm việc giữa các bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh,... với các sở, ngành, địa phương liên quan...) cũng là lúc nhiều xe hoạt động gây tốn kém, lãng phí về phương tiện, lái xe phục vụ, gây bức xúc trong nhân dân. Khi công tác tại các địa bàn

khác khó khăn: miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa bàn có địa hình hiểm trở (cần sử dụng loại xe 2 cầu) thì nhiều cơ quan, đơn vị không có phương tiện do không được trang bị; trong khi đó một số cơ quan, đơn vị khác có xe 2 cầu thì nhàn rỗi không sử dụng. Công tác quản lý xe công tại một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự chặt chẽ; còn sử dụng xe ô tô vào việc riêng (đi đám cưới, đi lễ hội, tham quan...) hoặc sử dụng không đúng tiêu chuẩn (đưa đón từ nhà riêng đến cơ quan và ngược lại);

cá biệt có một số lãnh đạo các sở, ban, ngành, cán bộ công chức tự lái xe của cơ quan, đơn vị,... tạo nên dư luận không tốt trong nhân dân. Số xe dôi dư theo tiêu chuẩn định mức chưa làm thủ tục thanh lý hoặc điều chuyển, gây lãng phí tài sản, chi phí cho hoạt động cho các xe. Một số cơ quan, đơn vị chưa khai thác hết công suất của xe được giao quản lý, sử dụng, hiệu quả sử dụng chưa cao, còn lãng phí bất cập…

Trong nội dung Đề án đã đề cập tới việc thành lập Đội xe ô tô dùng

chung của các cơ quan, đơn vị làm việc trong TTHC, trực thuộc Ban Quản lý TTHC tỉnh. Đội xe ô tô dùng chung được bố trí 45 lao động, trong đó điều chuyển 43 nhân viên lái xe và 43 xe thuộc các cơ quan, đơn vị đang làm việc tại TTHC tỉnh về Đội xe mới thành lập. Đối với 11 trường hợp nhân viên lái xe dôi dư, những ai đủ tuổi 60 sẽ được hoàn thiện hồ sơ để nghỉ hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội trong năm 2017, số còn lại được thực hiện theo diện chính sách tinh giản biên chế.

Theo Đề án, sẽ giảm 17 xe ô tô và 11 nhân viên lái xe. Như vậy, Ngân sách Nhà nước sẽ tiết kiệm khoảng gần 2 tỷ đồng hàng năm. Trong đó, tiết kiệm chi phí sử dụng 17 xe ô tô trên với hơn 1 tỷ đồng; tiết kiệm chi trả cho nhân viên lái xe gần 1 tỷ đồng (Chưa kể thời gian nhàn rỗi không tham gia vận hành xe ô tô của nhân viên lái xe khi cơ quan, đơn vị chủ quản chưa có nhu cầu sử dụng xe).

Việc tổ chức quản lý xe ô tô chung của các cơ quan, đơn vị đang làm việc tại TTHC sẽ góp phần sử dụng nguồn xe ô tô công vụ hiện có đảm bảo sử dụng theo đúng tiêu chuẩn, định mức và thực sự có hiệu quả; tránh tình trạng sử dụng xe không đúng mục đích, kiểm soát kinh phí, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, chống lãng phí và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước.

Được biết, việc sử dụng xe chung đối với các cơ quan, đơn vị làm việc tại TTHC tỉnh còn là mô hình mẫu, áp dụng thí điểm đầu tiên của cả nước, góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Lâm Đồng, tạo dư luận tốt trong quần chúng nhân dân.

Bãi xe trước cổng chính tại TTHC tỉnh. Ảnh: N.Ngà

Page 11: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201705/24230_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.5.2017.…tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh

11 THỨ BẢY 6 - 5 - 2017CUỐI TUẦN

DỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

NHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Nghe tiếng thảo mộc ở buôn làng vang danh Tây Nguyên

Bút ký NGUYỄN HÀNG TÌNH

Ai đó mới trồng một cây kơnia trước mộ ông hẳn để tăng chất “Tây Nguyên” cho mộ một già làng - già làng Ama H’rin.

Nhưng ngôi mộ thì vẫn đang được che mát nhờ một cây cổ thụ to còn sót lại mà hẳn ý thức lắm người ta mới giữ được nó đến giờ giữa cơn xô bồ thời địa ốc bởi buôn ông thực chất là một khu phố nằm giữa thành phố Buôn Ma Thuột sống động.

“Kiến trúc sư trưởng” Tôi ngắm mê mải Akô Dhông. Kiến trúc

chan hòa trong sinh thái. Nó thanh bình và thiện lành, hoàn hảo đến mức đã ra đời hơn sáu mươi năm qua, Akô Dhông vẫn nguyên xi nếp nhà dài Ê Đê truyền thống. Mỗi gia đình một căn nhà sàn dài ngút, đẹp thuần khiết, chắc chắn, sườn là gỗ căm xe và cà chít. Bên trong căn nhà dài nào cũng có bếp lửa, có cái Kpan, có cồng, chiêng, ché rượu, cây nêu, vỏ bầu, trái bí, và tất cả những vật kia vẫn đang “sống”, được gióng lên, thở ra, bốc khói, chứ không phải hiện vật triển lãm. Bên ngoài, để lên bất cứ căn nhà sàn nào, vẫn bước lên cặp đôi cầu thang “đàn ông” và “đàn bà”, mà chiếc cầu thang nữ thì vẫn tạc đôi ngực phồn sinh của người phụ nữ để biểu thị cho tinh thần mẫu hệ. Những gì liên quan đến “không gian văn hóa cồng chiêng” và nền “Văn minh thảo mộc” ấy vẫn còn nguyên xi. Bây giờ đời sống khá giả, nhiều nhà xây thêm nhà mới, thì căn biệt thự lại đặt lút cuối căn nhà dài, để nó nép mình bên căn nhà sàn, chứ không cho chồm ra. Biệt thự bê tông hiện đại với vật dụng bên trong xa xỉ nhưng mà là “nhà phụ”, chỉ là bộ phận cơi nới thôi, nhìn kỹ mới thấy nó. Cây phía sau trùm cái biệt thự lại, trong khi căn nhà sàn như mũi tàu hướng ra mặt đường phố chính - con đường nhựa mang tên Trần Nhật Duật xuyên qua làng. “Dân trí” ở cái làng này không những không thua kém mà nhiều làng Việt hay khu phố người Kinh hình thành trên đất Tây Nguyên chạy theo ứ hơi không nổi. Người Akô Dhông tham dự vào mọi nghề nghiệp trong xã hội, thành đạt, và được nể trọng rộng khắp. Bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, công chức, doanh nhân… ê hề ở làng này, như điều bình thường. Nhiều chục năm trước, Ama H’rin đã coi giáo dục là lối ra cho dân tộc, và nài nỉ các gia đình bền bỉ thực hiện. Con trẻ, ra đường nói tiếng phổ thông cho “tiện”, hội nhập, nhưng về nhà phải nói tiếng Ê Đê với nhau. Đi xe hơi, ăn tiệc buffet, nhảy múa hiện đại, uống rượu Tây, nhưng ai cũng yêu giấc ngủ ở nhà dài, chơi được đing Pút, đing Năm, ăn được món kiến trộn, canh cà đắng, si mê dân ca Ê Đê, dệt được thổ cẩm... Nửa thế kỷ qua, Ama H’rin đã định hướng con đường phát triển cho cộng đồng như thế. Giàu có, sung túc, nhưng vẫn có hồn cốt riêng, sức mạnh riêng, vẻ đẹp riêng. Hỏi ra mới biết Ama H’rin luôn nói với làng về sắc thái Ê Đê, truyền thống riêng. Nhưng ông không cưỡng ép ai cả, chỉ vạch hướng, đưa ra tư tưởng, khuyên. Ông thực hiện điều đó triệt để trong căn nhà dài của ông, gia đình mình. Cả làng thấy “đúng quá”, cứ như không có sự lựa chọn nào khác hay hơn. Làm theo. Ông “lái” họ đi tự nhiên. Làm sao người ta

Tôi mua một ít gạo và rượu trắng mang đến mộ ông đặt xuống hướng chân, vì biết người thiểu số Ê Đê vốn coi gạo với rượu mộc là thứ cao cả và chân là chỗ linh hồn con người bay lên - cùng với đầu. Ông “ra đi” vào một mùa khô cuối năm nọ. Chỗ ông nằm là cuối làng, từ hướng phố vào, cách căn nhà dài lúc ông sống chừng hai mươi ba thước; nhưng theo người Ê Đê thì nơi đầu nguồn con suối kia mới là đầu buôn. Mộ ông nhìn ngay ra bao quát hết buôn Akô Dhông này.

không tin yêu ông khi lúc lập làng, đất mình mở, nhưng cà phê trồng ra bốn mươi mẫu ông chia đều mình với mọi người. Tinh thần đùm bọc và sẻ chia nó đi xuyên suốt ở cái làng này đến ngày ông qua đời. Cái làng sâu sắc và sang trọng. Bao thập niên qua nó trở thành mô hình mẫu mực ở cao nguyên, và cả nước không thể có cái thứ hai. Khi tất cả các buôn ở trong lòng Buôn Ma Thuột đã dần biến mất hình hài cả, từ Alê A, Alê B, Păm lăm, Kô Sia, thì Akô Dhông vẫn sừng sững, thách thức biến thiên thế cuộc, không bị tan vỡ. Điều kỳ diệu ấy được xây trên nền móng của tầm nhìn xa trông rộng và trái tim nhân ái vô tận của nhà kiến tạo Ama H’rin. Bao nhiêu năm rồi mà vẫn không lạc “qui hoạch”, không vỡ kiến trúc, không tan thiết chế gia đình, xã hội, giữa một thành phố khổng lồ năng động Buôn Ma Thuột thế kia.

Thâm hậu trước cơn lốc “Đô thị hóa” Tôi lại đặt chân lên các căn nhà dài.

Nhưng tôi biết, thời gian bao giờ chẳng thách thức mọi giá trị trên đời.

H’Len Nie, một người phụ nữ rắn rỏi bốn mươi ba tuổi đang chỉ huy cất thêm một căn nhà dài phía trước mảnh đất còn lại của gia đình mình. H’Len tâm tình thật là nhờ qua nhiều mối lái mới mua được mớ gỗ căm xe này. Không như xưa, muốn có gỗ cất nhà sàn bà con cứ lên rừng đưa về. H’Len bảo, dù thời cuộc thế nào cô cũng phải giữ truyền thống, vì nó là một vẻ đẹp riêng biệt, thấy gần gũi với sở thích và tâm hồn mình, như Ama H’rin đã làm.

*Xưa Akô Dhông sống thả lỏng, an nhiên,

bền bỉ mình là mình, sức đề kháng dũng mãnh, dũng mãnh đến ngoạn mục. Nay Akô Dhông hình như đã không gồng mình chịu nổi nên cuốn vào vòng xoáy xu thế chung. Của cải vật chất đã không còn xem thường, sự cảnh giác khi sống cũng tăng lên, an ninh bỗng chú ý. Xung quanh sống bằng lý trí thì tôi không thể sống bằng trái tim. Cấu trúc vật thể và phi vật thể thế là giãn ra, rạn dần.

Rạn dần như H’Len nhận ra. Rằng, đất chật người đông ra, nhiều nhà chẻ đất ra bán để giải quyết cuộc sống, gần đây. Người không phải con dân sinh ra và lớn lên ở làng đã bắt đầu xuất hiện. Nhà của “Công dân mới” biết liền, nếu không mọc ra nhà xây hộp diêm mái bằng thì cũng một cái nhà sàn cao to khác thường, diêm dúa hơn, cổng

rào to hơn, muốn nhấn chìm những nhà sàn truyền thống xung quanh. Những người trong làng bảo, xưa một căn nhà mọc lên, người ta nhìn tới nhìn lui xem Ama H’rin có mát ruột, cả làng có tán phục không, thì nay tự ý mỗi người tung hoành trên miếng đất và đồng vốn của mình.

Mỗi người đều có quyền làm gì trên mảnh đất và trong nhà của mình. Buôn mới hôm nào thuần hậu, chưa có cảm giác “đau”, “tiếc” là gì. Nay thì nhiều người bỗng bất lực cho cái của quí là cấu trúc của làng vào một ngày mong manh, không như xưa nữa. Xưa mình Ama H’rin nói, ai cũng nghe. Nay ai cũng nói, nhưng ít người nghe. Hoặc ít khi buồn nói, khuyên bảo nhau nữa. Họ bảo tôi suốt năm qua họ ê chề cho cái nhà hàng, khách sạn khổng lồ với thứ kiến trúc xa lạ nằm ngay đầu làng. Bao nhiêu căn nhà sàn truyền thống từ tốn nép mình trong thiên nhiên, thanh thoát như tiếng chiêng, với màu sậm của gỗ và màu đỏ của mái gạch, bỗng lạc lõng trước công trình bê tông diêm dúa. Khách sạn và nhà hàng Yang Sing đó dĩ nhiên khai thác giá trị của buôn Akô Dhông để sinh lợi, vì nếu không vì sức hấp dẫn của Akô Dhông cho du khách thăm thú thì nó không có mặt ở đây làm gì. Chỉ có điều nó như “đè” cái buôn này xuống để vắt sữa, thay vì khiêm tốn nương theo từ kiến trúc đến văn hóa, tâm hồn. Y Dắc, con trai của “Kiến trúc sư trưởng” Ama H’rin tâm sự với tôi rằng: “Dĩ nhiên là ông già sẽ rất buồn, khi phải thấy những công trình kiến trúc xa lạ xuất hiện trong buôn mà mình suốt đời nhào nặn ra nó và gìn giữ !”. Còn Y Phôn - cũng là một người thân của buôn này, dù xuất thân tận một làng ở Ea H’leo cách 150 cây số - kể với tôi rằng, trước khi mất Ama H’rin hay tâm tư với anh rất nhiều vì sợ tan biến không gian sống đặc trưng, bản sắc kiến trúc Ê Đê, cũng như sự chan hòa yêu thương giữa người với người khi ông không còn trên đời.

*Nốt lặng của rừngĐời sống duy vật và tâm linh mới quét

qua mọi ngóc ngách trên thế giới, thì nó có tránh cái buôn Akô Dhông này đâu.

Nên giờ thì tôi đã thấy những người trẻ ở Akô Dhông vẫn chơi xe máy, xe hơi, điện thoại di động đủ kiểu. Họ vẫn quần Jean, áo Pull, váy hiện đại, chứ không mặc váy thổ cẩm. Như Y Dăc hát bất cứ thứ nhạc pop, rock nào anh thấy hay, có cảm xúc. Vậy

thì cái truyền thống nhiều khi chỉ là mong muốn ướt lệ, vì nó có giá trị, chứ không hẳn nó bất biến, đánh gục và trói con người lại thả chìm trong đó. Nó tiếp biến. Ama H’rin tạo ra được không gian kiến trúc đặc trưng cho Akô Dhông, nhưng tâm hồn của những người bên trong từng căn nhà dài, ông không thể ngăn cản được sự vận chuyển của cảm xúc, mà cảm xúc thì nó đi cùng cuộc sống.

Và như H’Len đó, có lường được đâu một ngày đi thuê những người không sống và không biết gì về nhà dài Tây Nguyên dựng những căn nhà dài ấy cho cảm xúc của mình. Nàng nói nhà sàn của nàng vẫn nguyên mẫu hồn phách Ê Đê, đủ hai bếp lửa trên và dưới, chiêng, ché, kpan, trống, sàn…, vì “mình không thể xa cảm xúc chứa chan thảo mộc đó”. Đó là quyền của H’Len. H’Len bảo nếu nàng là trưởng buôn sẽ nói cộng đồng không cho những kiến trúc thô bạo, vô duyên, lạc điệu, như cái khách sạn/ nhà hàng to lạ bỗng đột nhiên xuất hiện trước buôn, khống chế cả không gian thiêng liêng. Nhưng luật pháp nào cho nàng làm điều đó, khi người ta xây dựng công trình theo giấy tờ, được luật pháp bảo hộ. Giấy phép xây dựng thì không tính đến lịch sử của làng và bản sắc văn hóa. Vật chất và văn hóa nhiều lúc không đồng hành. Cũng như luật pháp và luật tục vậy, dù cả hai đều có giá trị cho con người, nhưng không gian tồn tại lại khác, và thời đại của nó. Thôi thì giữ được chừng nào thì giữ, bản sắc cộng đồng, văn hóa ngàn đời. Trật tự tự nhiên nó sẽ “dạy” cho người đời chuyển dịch và tồn tại.

H’Len đủ nội lực của một người Mẹ Ê Đê với tình yêu sâu nặng truyền thống để giữ cho căn nhà sàn cô đang cất thật “Ê Đê”. Y Zắc đủ sức để hát nhạc hiện đại nhưng vẫn mang hồn cốt núi rừng, ở cái tuổi trên bốn mươi và được trải qua hành trình dài được Ama H’rin nạp cho năng lượng. Nhưng những người trẻ, lớn lên khi Ama H’rin đã khuất bóng, có đủ sức để đi theo con đường khó khăn đó - cái con đường hội nhập nhưng vẫn là chính mình, nhận ra mình là ai giữa đám đông, trong nếp ở, hơi thở, lời ăn tiếng nói. Giữ bản sắc sơn nguyên được hơn nửa thế kỷ qua đã là kỳ diệu, khi mà bon, plei, buôn ở nhiều nơi đều bất khả. Cả Buôn Ma Thuột đã nở tung ra, mỗi ngày một to đùng, sinh động và sôi động, ồn ào và bát nháo, cởi mở và tàn bạo, thì “không gian” của Kiến trúc sư trưởng Ama H’rin thành một “cõi riêng” mà được à.

*Ông là một trong ba già làng Tây Nguyên

đầu tiên tôi được kết thân, từ mười chín năm qua. Và buôn của ông là cái buôn nổi tiếng nhì Tây Nguyên. Có điều cái buôn nổi tiếng nhất là Buôn Ma Thuột kia chỉ còn cái tên, thành địa danh cho một thành phố, còn buôn ông vẫn đương thì. Đến Buôn Ma Thuột, hỏi đường Trần Nhật Duật không chắc nhiều người rõ, nhưng hỏi buôn Akô Dhông thì không ai không biết. Nó đang “sống”, nhưng mọi người trong nó không biết nó “sống” đến khi nào trước cơn sóng thần của thời đại và cơn lốc của đô thị hóa, bị đồng hóa hoặc và tự đồng hóa.

H’Len Nie bày tỏ rằng, mỗi sáng chạy thể dục ngang mộ Ama H’rin nàng thường đứng thẫn thờ trước mộ, và hay nhủ ông: Già làm sao linh thiêng về kết nối mọi người, để cuộc sống được như xưa, chan hòa và đoàn kết. Làm cho mọi người biết quí, gìn giữ vẻ đẹp của làng mình, và tiếp tục như vậy. Lòng thiêng ông có làm được điều cô H’Len Nie cầu mong không, hay ông đã xong sứ mệnh của mình…

Kiến trúc truyền thống “chung sống” với kiến trúc hiện đại.Ảnh: Hàng Tình

Page 12: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201705/24230_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.5.2017.…tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh

12 THỨ BẢY 6 - 5 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Thể thao

Góc ảnh đẹp

Sương sớm hồ Xuân Hương. Ảnh: Quý SG

VIẾT TRỌNG

3,5 suất lên hạng nhất So với giải hạng nhì năm 2016

với chỉ 1 suất lên hạng nhất thì mùa giải hạng nhì năm nay có vẻ dễ thở hơn nhiều cho các đội bóng hạng nhì. Tổng cộng có 3 suất chính từ hạng nhì lên hạng nhất, thêm 1 nửa suất cho đội thứ tư trong trận đấu vớt (play off).

Về số lượng đội tham dự, giải hạng nhì năm nay cũng có vẻ “xôm tụ” hơn chút so với năm ngoái, với tổng cộng 16 đội tranh tài gồm 13 đội tại giải hạng nhì quốc gia 2016 gồm Hà Nội, Công an Nhân dân, Viettel, Bình Định, Sanatech Khánh Hòa, Bình Thuận, Mancons Sài Gòn, Quỹ đầu tư phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF), Long An, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang và Lâm Đồng; 1 đội hạng nhất 2016 xuống chơi hạng nhì năm nay là Cà Mau và 2 đội hạng ba năm 2016 được thăng lên hạng nhì năm nay là Phù Đổng Hà Nội và Kon Tum.

16 đội trên được chia thành 2 bảng theo khu vực địa lý và đăng ký sân nhà thi đấu của các đội. Cụ thể, bảng A gồm các đội ở các tỉnh từ phía bắc đến Lâm Đồng gồm Hà Nội, Công an Nhân dân, Phù Đổng Hà Nội, Viettel, Bình Định, Sanatech Khánh Hòa, Kon Tum và Lâm Đồng; bảng B gồm các đội từ Bình Thuận trở vào với chủ yếu là các đội ở đồng bằng sông Cửu Long gồm Bình Thuận, Mancons Sài Gòn, PVF, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Cà Mau. Các đội sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn 2 lượt gồm lượt đi và lượt về sân nhà sân khách. Kết thúc vòng bảng 4 đội dẫn đầu điểm mỗi bảng sẽ được vào vòng chung kết.

Tại vòng chung kết, 8 đội của 2 bảng sẽ bắt cặp thi đấu theo thể thức đấu loại trực tiếp. Với các trận đấu loại trực tiếp này, trong trường hợp tỷ số hòa sau thời gian thi đấu chính thức 2 đội sẽ không phải thi đấu hiệp phụ mà chỉ đá luân lưu 11 m. 3 đội có kết quả tốt nhất trong vòng chung kết này sẽ giành quyền lên chơi hạng nhất mùa giải năm đến, đội đứng thứ 4 vòng này sẽ phải chơi trận đấu vớt với đội xếp thứ bảy ở giải bóng đá hạng nhất quốc gia 2017, đội thắng sẽ giành quyền thăng hạng.

Các trận đấu của vòng bảng giải hạng nhì năm nay diễn ra từ ngày 5/5 đến 18/7/2017 trên sân nhà và sân khách của các đội, mỗi đội có 14 trận với 7 trận lượt đi, 7 trận lượt về; vòng chung kết sau đó diễn ra từ 25/7 đến 1/8/2017; địa điểm thi đấu của vòng chung kết sẽ được Ban tổ chức giải thông báo sau.

Nỗ lực lên lại giải hạng nhấtCuối tuần này, Bóng đá Lâm Đồng bước vào mùa giải hạng nhì quốc gia mới năm 2017 với mục tiêu nỗ lực tìm 1 suất lên lại giải hạng nhất.

Phấn đấu lên lại hạng nhấtSau vài năm nằm im lìm với

giải hạng nhì, Bóng đá Lâm Đồng năm nay có vẻ quyết tâm khi đặt ra mục tiêu nỗ lực tìm 1 suất lên lại hạng nhất trong mùa giải này.

Theo ông Đoàn Quốc Việt - cựu tuyển thủ Bóng đá Lâm Đồng, HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá hạng nhì Lâm Đồng, sau mùa giải hạng nhì 2016 vừa qua, hầu hết các thành viên lớn tuổi trong đội như Ha Si, Trọng Hoàng, Duy Lợi (khoảng 34 - 35 tuổi) đều đã nghỉ và đội đã tuyển một loạt thành viên mới khá trẻ tuổi để làm mới lại đội hình.

Trong số cầu thủ mới này có 3 khuôn mặt từ U19 Lâm Đồng lên đội tuyển; tỉnh tăng cường thêm 6 thành viên từ các đội trẻ tỉnh ngoài với 3 cầu thủ từ Khánh Hòa, 3 cầu thủ từ Quảng Ninh. Độ tuổi trung bình của 25 thành viên của Bóng đá Lâm Đồng trong mùa giải năm nay chỉ khoảng 21,5. Hiện đội vẫn còn giữ 3 cầu thủ người dân tộc thiểu số của tỉnh trưởng thành từ tuyến trẻ tỉnh là Ru Ben, Hao Lợi và K’Xe, trong đó Hao Lợi đã tốt nghiệp Đại học TDTT TP Hồ Chí Minh.

Cũng cần nói thêm, bên cạnh đội tuyển bóng đá hạng nhì, Trung tâm TDTT Lâm Đồng hiện nay còn duy trì 2 lớp năng khiếu bóng

bằng A quốc gia về công tác huấn luyện.

Nằm trong bảng A với nhiều đội bóng phía bắc nên Lâm Đồng trong mùa giải năm nay sẽ phải mất thời gian di chuyển đường dài rất nhiều, tất cả bằng xe nên cũng là một điểm bất lợi cho đội bóng Lâm Đồng. Cùng đó, Bảng A chính là bảng có nhiều đội có tham vọng lên hạng nhất năm nay nên không dễ cho Lâm Đồng kiếm được suất thăng hạng nếu không nỗ lực hết sức.

Tuy nhiên, hạng nhì Lâm Đồng cũng có khá nhiều lợi thế, trước nhất mặt cỏ sân nhà Trung tâm TDTT Lâm Đồng tại Đà Lạt là sân cỏ nhân tạo. Với những đội có sân nhà cỏ tự nhiên sẽ cần thời gian để làm quen với mặt cỏ này trước khi thi đấu vì bóng lăn rất nhanh, đặc biệt là trong mùa mưa cao nguyên sân trơn như thời điểm này. Độ cao của Đà Lạt cũng là lợi thế lớn cho đội chủ nhà khi về thi đấu trên sân nhà, vấn đề là hạng nhì Lâm Đồng có tận dụng được các ưu thế này không?

Trước khi vào mùa giải hạng nhì năm nay, hạng nhì Lâm Đồng đã có các chuyến tập huấn, tham gia các giải đấu với một số đội trong nước.

“Chỉ tiêu của đội trong mùa giải năm nay là nỗ lực nằm trong tốp 4 đội dẫn đầu bảng A để lọt vào vòng chung kết giải. Nếu lọt đến vòng chung kết thì chúng tôi sẽ tính toán từng bước cụ thể để phấn đấu hết sức tìm 1 suất lên lại hạng nhất” - ông Việt khẳng định.

Chiều 5/5 tuần này, Lâm Đồng sẽ ra quân trận đầu tiên trong mùa giải năm nay khi gặp Kon Tum trên sân nhà Đà Lạt.

Lượt đi: 5/5: Lâm Đồng - Kon Tum (sân Đà Lạt) 9/5: Lâm Đồng - Bình Định (sân Đà Lạt)13/5: S. Khánh Hòa - Lâm Đồng (sân Khánh Hòa) 19/5: Lâm Đồng - Phù Đổng FC (sân Đà Lạt)24/5: Viettel - Lâm Đồng (sân Viettel) 31/5: Hà Nội - Lâm Đồng (sân Hà Đông) 6/6: Công an Nhân dân - Lâm Đồng (sân Hà Đông)

Đội hạng nhì Lâm Đồng trước mùa giải quốc gia 2017.

Ảnh: V.Trọng

Lịch thi đấu vòng bảng của đội Lâm Đồng trong giải hạng nhì Quốc gia 2017:

Lượt về 18/6: Kon Tum - Lâm Đồng (sân Kon Tum)22/6: Bình Định - Lâm Đồng (sân Quy Nhơn) 26/6: Lâm Đồng - Khánh Hòa (sân Đà Lạt) 1/7: Phù Đổng FC - Lâm Đồng (sân Hà Đông) 6/7: Viettel - Lâm Đồng (sân Viettel)13/7: Lâm Đồng - Hà Nội (sân Đà Lạt) 18/7: Lâm Đồng - Công an Nhân dân (sân Đà Lạt)

đá kế cận dưới đội tuyển là đội U.15 và U.17 nhằm mục tiêu tăng cường cầu thủ cho đội tuyển tuyến trên.

Trong thành phần Ban huấn luyện năm nay, bên cạnh HLV trưởng Đoàn Quốc Việt và HLV

phó Nguyễn Mạnh Quý cũng là một cựu tuyển thủ Lâm Đồng, đội có thêm sự tăng cường của HLV thủ môn Ngô Việt Trung, vốn là cựu cầu thủ Lâm Đồng và tuyển thủ quốc gia. HLV thủ môn Ngô Việt Trung đã qua lớp