4
1 Tam Nht Thánh là thi gian cm nhn sâu xa vtình yêu bao la ca Chúa để rồi được mi gọi thay đổi đời sng cho xng với tình thương của Chúa. Con xin kính chúc quý cha, quý tu sĩ và anh chem bước vào Tam Nhật Thánh đầy ơn Chúa để được trn vn nim vui trong đêm Chúa phục sinh. Xin cùng ta ơn Chúa Halleluia. I. HỒI SINH TRONG ĐỨC KY-TÔ Người xưa thường nói rằng: “Sau đêm dài là ánh bình minh”. Sau những ngày tháng vt vgieo trng là nhng ngày mùa rộn rã hân hoan. Điều này cũng diễn ttâm trạng nơi các tông đồ trước và sau khi Chúa Giê- su chết và sng li. Tu buồn đã biến thành hân hoan. Ttht vọng đã trở lên tin tưởng lc quan. Tshãi đã trthành can trường mnh m. Shi sinh ca các ngài tựa như sau một cơn giông tđã đánh gục ngã biết bao cây ci, làm tan hoang ruộng vườn. Stan hoang tràn vmi miền nhưng chỉ mt thi gian nhng mm sống tưởng đã chết y, vn len lỏi trong bùn đất đã trỗi dậy và đem lại mt màu xanh mi, mt sc sng mi. Ssng mi tri sinh. Cái cũ đã mất nhưng cái mới li tốt hơn, hoàn thiện hơn. Biến ctnn ca Chúa Giê-su cũng tựa như một cơn giông bão quật ngã các tông đồ. Dường như đứng trước sdcác tông đồ đã ngc ngã hoàn toàn. Hkhông còn nhnhng gì Thầy đã nói với h. Hcàng không thgitrn li cam kết cùng chết vi Thy. Hbchạy trong đêm tối. Đêm tối của đức tin đến ni tuyt vng hoàn toàn. Htan đàn xẻ nghé. Mnh ai ny sng. Hcũng bỏ Thy một mình trong cô đơn. Ngay ckhi Chúa đã sống li. Hvn hoài nghi. Tô- ma đã từng cng lòng nói rằng: “nếu tôi không thc tay vào cạnh sườn Người thì tôi không tin”. Có người còn hoang mang không biết đều gì đã xảy ra như 2 môn đệ Emmau đã nói: “Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vng rằng chính Người là Đấng scu chuc Ít-ra-en. Hơn na, nhng vic y xảy ra đến nay là ngày thba ri. Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà y ra mhi sáng sm, không thấy xác Người đâu cả, vcòn nói là đã thấy thiên thn hin ra bo rằng Người vn sng. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thy svic y như các bà ấy nói; còn chính Người thì hkhông thy." Lc 24, 21-24. Đó là tâm trạng hoài nghi khi hchưa gặp được Chúa phc sinh. Tâm trạng đó đã hoàn toàn thay đổi khi hgp Chúa. Chúa phục sinh đã hiện ra vi hvà thc sthay đổi hoàn toàn con người ca các ngài. Tchshãi, bt an, giđây họ trnên những người đầy nhit huyết, xông xáo, không còn hnghi vThy Giê-su đã sống li. Sxông xáo đầy nhit huyết y mnh mđến ni không còn lo snguy nan như Phê-rô đã từng tuyên b: “chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta”. Sự xông xáo ấy đã giúp các ngài vượt ra khi Bn Tin S149 CHÚA NHT PHC SINH BÀI ĐỌC NĂM A Ngày 15.04.2017 Website: congdoanphero.org Email: [email protected]; [email protected] Lch Mc VCộng đoàn Tngày 15.04.2017 đến ngày 14.05.2017 22.04.17: Phát máy MP3 đợt hai sau thánh l. 30.04.17 (Sun): 9:00PM Họp Đoàn LMTT tại phòng hp Vit Nam. 06..05.17 : Cộng đoànLn ht Chui Mân Côi Sng Kính Đức MTháng Hoa. 13.05.17: Thánh lRước LLần Đầu, Ngày Hin Mu 14.05.17 (Sun): 9:00PM Hp Hi Các Bà MCông Giáo ti phòng hp VN

B 149 CHÚA NH T PH C SINH A Ngày 15.04 · thấy." Lc 24, 21-24. Đó là tâm trạng hoài nghi khi họ chưa gặp được Chúa phục sinh. Tâm trạng đó đã hoàn toàn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: B 149 CHÚA NH T PH C SINH A Ngày 15.04 · thấy." Lc 24, 21-24. Đó là tâm trạng hoài nghi khi họ chưa gặp được Chúa phục sinh. Tâm trạng đó đã hoàn toàn

1

Tam Nhật Thánh là thời gian cảm

nhận sâu xa về tình yêu bao la của Chúa

để rồi được mời gọi thay đổi đời sống

cho xứng với tình thương của Chúa. Con

xin kính chúc quý cha, quý tu sĩ và anh

chị em bước vào Tam Nhật Thánh đầy

ơn Chúa để được trọn vẹn niềm vui

trong đêm Chúa phục sinh.

Xin cùng ta ơn Chúa Halleluia.

I. HỒI SINH TRONG ĐỨC KY-TÔ Người xưa thường nói rằng: “Sau đêm dài là ánh

bình minh”. Sau những ngày tháng vất vả gieo trồng là

những ngày mùa rộn rã hân hoan. Điều này cũng diễn

tả tâm trạng nơi các tông đồ trước và sau khi Chúa Giê-

su chết và sống lại. Từ u buồn đã biến thành hân hoan.

Từ thất vọng đã trở lên tin tưởng lạc quan. Từ sợ hãi đã

trở thành can trường mạnh mẽ.

Sự hồi sinh của các ngài tựa như sau một cơn giông

tố đã đánh gục ngã biết bao cây cối, làm tan hoang

ruộng vườn. Sự tan hoang tràn về mọi miền nhưng chỉ

một thời gian những mầm sống tưởng đã chết ấy, vẫn

len lỏi trong bùn đất đã trỗi dậy và đem lại một màu

xanh mới, một sức sống mới. Sự sống mới trồi sinh. Cái

cũ đã mất nhưng cái mới lại tốt hơn, hoàn thiện hơn.

Biến cố tử nạn của Chúa Giê-su cũng tựa như một

cơn giông bão quật ngã các tông đồ. Dường như đứng

trước sự dữ các tông đồ đã ngục ngã hoàn toàn. Họ

không còn nhớ những gì Thầy đã nói với họ. Họ càng

không thể giữ trọn lời cam kết cùng chết với Thầy. Họ

bỏ chạy trong đêm tối. Đêm tối của đức tin đến nỗi tuyệt

vọng hoàn toàn. Họ tan đàn xẻ nghé. Mạnh ai nấy sống.

Họ cũng bỏ Thầy một mình trong cô đơn.

Ngay cả khi Chúa đã sống lại. Họ vẫn hoài nghi. Tô-

ma đã từng cứng lòng nói rằng: “nếu tôi không thọc tay

vào cạnh sườn Người thì tôi không tin”. Có người còn

hoang mang không biết đều gì đã xảy ra như 2 môn đệ

Emmau đã nói: “Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng

rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn

nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi.

Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng

tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi

sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là

đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. Vài

người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc

y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không

thấy." Lc 24, 21-24. Đó là tâm trạng hoài nghi khi họ

chưa gặp được Chúa phục sinh. Tâm trạng đó đã hoàn

toàn thay đổi khi họ gặp Chúa. Chúa phục sinh đã hiện

ra với họ và thực sự thay đổi hoàn toàn con người của

các ngài. Từ chỗ sợ hãi, bất an, giờ đây họ trở nên

những người đầy nhiệt huyết, xông xáo, không còn hồ

nghi về Thầy Giê-su đã sống lại.

Sự xông xáo đầy nhiệt huyết ấy mạnh mẽ đến nỗi

không còn lo sợ nguy nan như Phê-rô đã từng tuyên bố:

“chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời

người ta”. Sự xông xáo ấy đã giúp các ngài vượt ra khỏi

Bản Tin Số 149 –CHÚA NHẬT PHỤC SINH – BÀI ĐỌC NĂM A – Ngày 15.04.2017

Website: congdoanphero.org

Email: [email protected]; [email protected]

Lịch Mục Vụ Cộng đoàn

Từ ngày 15.04.2017 đến ngày 14.05.2017

22.04.17: Phát máy MP3 đợt hai sau thánh lễ.

30.04.17 (Sun): 9:00PM Họp Đoàn LMTT tại phòng họp

Việt Nam.

06..05.17 : Cộng đoànLần hạt Chuỗi Mân Côi Sống Kính

Đức Mẹ Tháng Hoa.

13.05.17: Thánh lễ Rước Lễ Lần Đầu, Ngày Hiền Mẫu

14.05.17 (Sun): 9:00PM Họp Hội Các Bà Mẹ Công Giáo

tại phòng họp VN

Page 2: B 149 CHÚA NH T PH C SINH A Ngày 15.04 · thấy." Lc 24, 21-24. Đó là tâm trạng hoài nghi khi họ chưa gặp được Chúa phục sinh. Tâm trạng đó đã hoàn toàn

2

phòng tiệc ly để đến tận cùng trái đất mà loan tin mừng

Chúa đã phục sinh. Các ngài đã hồi sinh để rồi từ nay

không còn là chính mình mà là Đức Ky-tô đang sống

và hoạt động trong các ngài như lời thánh Phaolo đã

nói: “Tôi sống không còn là tôi sống mà là Đức Ky-tô

đang sống trong tôi”.

Biến cố Chúa Giê-su phục sinh đã thay đổi biết bao

cuộc đời, đặc biệt là các môn đệ của Ngài. Các ngài đã

biến đổi trong Chúa để trở nên đồng hình đồng dạng

với Chúa. Các ngài đã biến đổi để trở nên một với Chúa

và chỉ còn lo cho công việc của Chúa là mang tin vui

Chúa phục sinh đến khắp cùng trái đất.

Chúa đã phục sinh nhưng liệu rằng chúng ta đã để

cho Chúa làm chủ tư tưởng và hành động của chúng ta

chưa? Chúa đã phục sinh nhưng chúng ta đã được thay

đổi đời sống hay chúng ta vẫn bám vào những đam mê

lầm lạc, những bất công sa đọa?

Ước gì niềm tin Chúa đã Phục sinh sẽ thay đổi đời

sống chúng ta như đã từng thay đổi lối nghĩ, cách sống

của các môn đệ. Ước gì niềm vui Phục sinh sẽ giúp

chúng ta dám vượt qua những cám dỗ thấp hèn để sống

một cuộc đời cao đẹp hơn. Ước gì chúng ta cũng hãy

theo chân các tông đồ mạnh dạn ra đi tuyên xưng về

niềm tin phục sinh của Đức Ky-tô và của từng người

chúng ta.

Nguyện xin Chúa là Đấng đã phục sinh và đổi mới

các tông đồ, xin ân sủng Chúa cũng đổi mới tâm hồn

chúng con nên tinh tuyền, trong sáng, thánh thiện hầu

xứng đáng là con cái của Chúa. Amen

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền II. BÌNH AN ĐÍCH THỰC CỦA CHÚA

Trong cuộc sống, mỗi lần gặp nhau,

chúng ta thường hay hỏi: “anh hay chị

có bình an không?” Hay trước khi ra về,

người ta cũng thường hay chúc nhau

“về bình an nhé”... Khi lên đường khởi

đầu một chuyến hành trình nào đó, ta cũng mong sao

chuyến lữ hành của mình được bình an.

Ngày xưa, người Sêmít cũng có thói quen chào

người sắp đi rằng: “ông; bà...hãy đi bình an” (x. 1 Sm

1,17; 20,42; 29,7). Ngày nay, người Arập cũng còn

chào như vậy. Còn người Do thái thì rút gọn hơn khi

nói: “Bình an” mà thôi.

Như vậy, hai chữ “bình an” là điều mà mọi người

đều mong muốn. Tuy nhiên, mỗi người hiểu về bình an

dưới những lăng kính khác nhau. Các tôn giáo cũng

mặc cho nó một ý nghĩa riêng biệt theo giáo lý của tôn

phái mình. Bình an mà hôm nay Đức Giêsu trao ban

cho các môn đệ không phải là thứ bình an như người

đời vẫn hiểu: “Thầy để lại bình an cho các con. Thầy

ban cho các con bình an của Thầy, Thầy ban cho các

con không như thế gian ban tặng”(Ga 14,27).

Vậy bình an theo kiểu thế gian ban tặng là gì? Và

bình an của Đức Giêsu trao ban là sao? Chúng ta cùng

nhau tìm hiểu:

1. Bình an theo lối hiểu của con người

Trong kinh nghiệm tự nhiên của con người, đói

khát, mất quyền lực, thất bại, bất an hay sự chết là điều

làm cho con người luôn sợ hãi và mất bình an. Đỉnh cao

của nỗi sợ đó chính là sợ mất sự sống. Chính vì vậy,

người ta đều mong muốn được an vui và hạnh phúc, tức

là ơn bình an. Tuy nhiên, bình an mà Đức Giêsu trao

ban cho các môn đệ là một thứ bình an đặc biệt. Đặc

biệt vì không phải theo kiểu người đời, mà theo thánh

ý Chúa.

Hằng ngày, chúng ta vẫn thường thấy tại các công

trường hay những nơi xây dựng, người ta căng những

băng rôn có nội dung như: “an toàn là trên hết”; “an

toàn là bạn – tai nạn là thù”. Qua những biểu ngữ đó,

người ta mong sao cho công việc lao động, xây dựng

của họ được an toàn. Ở đây, bình an chính là không xảy

ra tai nạn trong khi lao động.

Khi tham gia giao thông, chúng ta, ai ai cũng đều

mong muốn không bị đụng xe, cướp giật, mong đi đến

nơi về đến chốn an toàn. Ở đây, bình an là không có

chuyện bất trắc xảy đến.

Rồi, trong cuộc sống, lúc còn trẻ, ai cũng mong

muốn được đáp ứng những nhu cầu về tiền bạc, quần

áo... khi lớn lên một chút thì mong được thi cử đỗ đạt,

nghề nghệp ổn định, lấy vợ gả chồng được vừa ý. Khi

đã ngoài 50 tuổi, ai chẳng muốn con cái ngoan hiền, ổn

định. Và, khi đã đến tuổi xế bóng, cái tuổi chân yếu tay

mềm, “thất thập cổ lai hy” thì lại mong con cái hiếu

thảo, không phải tất bật lo toan những chuyện như: cơm

- áo - gạo - tiền nữa. Cuối cùng, cuộc đời an nhàn thư

thái là điều mà ai trong chúng ta lại không mơ về nó?.

2. Bình an của Đức Giêsu

Bài Tin Mừng trình thuật lại cho chúng ta về phần

cuối của cuộc diễn từ ly biệt giữa Đức Giêsu và các

môn đệ. Trong lúc chuẩn bị Thầy trò chia tay nhau để

Ngài lên đường chịu chết, chuộc tội cho thiên hạ. Vì

thế, Đức Giêsu đã để lại cho các ông một gia sản quý

giá hơn hết mọi thứ, đó chính là sự bình an. Ngài không

nói: “Anh em hãy ở lại bình an”, mà nói: “Thầy để lại

bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của

Thầy”.

Bình an của Đức Giêsu trao tặng cho các môn đệ

không chỉ dừng lại ở việc an toàn về mặt thể xác, mà

còn đi xa hơn để đạt được thứ bình an trong sâu thẳm

trong tâm hồn. Bình an này hướng người ta về mầu

nhiệm cách chung, nhiệm cục cứu độ.

Đức Giêsu chính nội dung của bình an; hay nói một

Page 3: B 149 CHÚA NH T PH C SINH A Ngày 15.04 · thấy." Lc 24, 21-24. Đó là tâm trạng hoài nghi khi họ chưa gặp được Chúa phục sinh. Tâm trạng đó đã hoàn toàn

3

cách khác: Ngài chính là nguồn bình an, Ngài ban cho

các ông chính bình an của Ngài.

3. Sống đặc tính ơn bình an

Khi Đức Giêsu trao ban bình an cho các môn đệ,

Ngài cũng muốn mời gọi mỗi người chúng ta sống đặc

tính của ơn bình an. Đặc tính đó là đón nhận chính

nguồn ơn cứu độ và đi vào sự hiệp thông trọn vẹn với

Thiên Chúa là nguồn cội của bình an.

Sống trong đặc tính ơn bình an của Chúa còn là ở

lại trong sự quan phòng của Ngài: “...Thầy bảo cho anh

em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng

đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc [...] Hãy xem chim

trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào

kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh

em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong

anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm

được dù chỉ một gang không? ...” (Mt 6, 25-29).

Tiếp theo, đặc tính của ơn bình an mang tính siêu

việt, quy hướng về Quê Trời: "Anh em đừng tích trữ

cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư

nát, nơi kẻ trộm khoét vách và lấy đi. Nhưng hãy tích

trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt

không làm hư nát, nơi trộm cắp không đào ngạch và lấy

đi được” (Mt 6, 19-21).

Cuối cùng, đặc tính này mời gọi chúng ta yêu

thương nhau. Khi đã có Chúa là nguồn bình an. Có

Chúa là tất cả, chúng ta cũng phải biết yêu thương nhau

và sống đức công bằng. Hành vi này đã được Dakêu

cảm nghiệm và diễn tả thật sâu sắc. Chuyện kể rằng:

một hôm, Đức Giêsu vào thăm nhà một người thu thuế

tên là Dakêu. Ngài ở lại đó dùng bữa chung với gia đình

ông. Sự hiện diện của Ngài làm ông rất cảm động.

Những cử chỉ của Đức Giêsu được kể là một sự chúc

bình an cho gia đình ông. Được ơn bình an đó, ông

Dakêu tự nhiên không những cảm mến Đức Giêsu, mà

còn cảm thấy có trách nhiệm yêu thương đồng bào

mình. Để cụ thể hoá lòng thương yêu đó, ông thưa với

Đức Giêsu rằng: "Này đây, phân nửa tài sản của tôi, tôi

xin phân phát cho người nghèo. Và nếu tôi đã làm hại

ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn" (Lc 19,8).

Như vậy, bình an mà Đức Giêsu ban tặng cho các

môn đệ chính là bình an nội tâm. Bình an tuyệt đối.

Bình an vượt xa lối hiểu của con người.

Đón nhận sự bình an của Chúa cũng chính là đón

nhận chính Chúa, bởi vì Chúa là nguồn bình an (x. Ga

4,8,16; Rm 16,20).

Sống đặc tính của ơn bình an cũng chính là đi vào

sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa và tin tưởng phó

thác vào Ngài. Và, khi đã có Chúa trong cuộc đời thì

cũng phải biết đem Chúa đến cho người khác bằng

những cử chỉ yêu thương, thân thiện và sống đức công

bằng. Mong sao lời chào chúc bình an trong mỗi thánh

lễ: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em” luôn ngự trị

trong tâm hồn mỗi chúng ta, để tâm hồn chúng ta luôn

được bình an và được hưởng ơn cứu độ.

Lạy Chúa, Chúa là nguồn bình an, xin ban bình an

của Chúa xuống trên chúng con như xưa kia Chúa đã

trao ban cho các môn đệ. Xin cho con được sống ơn

bình an đó một cách sâu xa, để tận sâu thẳm tâm hồn,

chúng con an vui hạnh phúc vì có bình an của Chúa ở

cùng. Amen. Jos.Vinc. Ngọc Biển

I. THÔNG BÁO

1. TRUNG TÂM GIÁO LÝ & VIỆT NGỮ

Để chuẩn bị Thánh lễ Rước Lê Lần đầu

của các em đang học lớp Giáo Lý Xưng Tội

Rước Lễ Lần Đầu niên khóa 2016-2017

được tốt đẹp. Kính mời quý tham dự buổi

họp lần chót được tổ chức lúc 2:00PM ngày thứ bảy

22.4.2017 tại phòng họp Việt Nam. Xin Quý phụ huynh

tham dự đông đủ

2. CHƯƠNG TRÌNH TẶNG MÁY NGHE (MP3) CHO

NGƯỜI CAO NIÊN TRONG CỘNG ĐOÀN.

Chương trình phát máy MP3 để nghe và

học hỏi kinh thánh, những bài giảng về

Lòng Thương Xót Chúa của Đức Cha Phêrô

Nguyễn Văn Khảm và linh mục Giuse Trần Đình Long

sẽ chấm dứt vào ngày 22..04.17. Xin quý vị đã ghi

danh với BĐH Cộng đoàn đến nhận máy (phát đợt 2)

ngay sau thánh lễ ngày 22.4.17 tại nhà thờ.

II. Ý CHỈ CẦU NGUYỆN:

Nguyện xin Chúa ban bình an của Ngài

đến những ông, bà trong Cộng đoàn dưới

đây để mong ông, bà sớm được bình phục

trong bàn tay quan phòng và yêu thương của

Thiên Chúa: Bà Đinh Thị Tâm, bà Cố Phạm Văn

Phụng, Bà Hiền Vũ, bà Nguyễn Thị Toan, chị Trần Thị

Lương, Ông Phan Đào, Ông Trần Hên.

Danh Sách Mục Vụ Cộng Đoàn

Cha Quản Nhiệm:

LM. F.X Đặng Phượng Hoàng 310-323-8900

Thầy Phó Tế vĩnh viễn:

Giuse Nguyễn Ngọc Long (310) 634-3133

Ban Điều Hành Cộng Đoàn:

Chủ Tịch: Anh Trần Trung Nghĩa 310-926-6626

PCT. Nội Vụ: Anh Lê Quang Đức 310-848-3612

PCT. Ngoại Vụ Anh Hồ Trung Thuận 310-357-0141

Thư Ký: Chị Phan Thanh Xuân 310-404-4719

Thủ Quỹ: Chị Trần Bonzo Irene 310-880-6817

Page 4: B 149 CHÚA NH T PH C SINH A Ngày 15.04 · thấy." Lc 24, 21-24. Đó là tâm trạng hoài nghi khi họ chưa gặp được Chúa phục sinh. Tâm trạng đó đã hoàn toàn

4

To add your Adverstisement, Please call:

Nghĩa Trần : 310-926-6626 Vương Trần:310-406-6644 Hoặc Email: [email protected]

Thank you for your patronage!

Xin Quý vị tích cực ủng hộ Quý Ân Nhân đăng quảng cáo và bảo trợ

cho tờ Thông Tin Mục Vụ hàng tuần của Cộng đoàn.