41
BỘ CÔNG THƯƠNG Số ra ngày 22/7/2019

BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

BỘ CÔNG THƯƠNGSố ra ngày 22/7/2019

Page 2: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:

- Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ Công Thương

Tel: 024.22205440;

Email:

[email protected];

[email protected];

- Trung tâm Thông tin

Công nghiệp và Thương mại,

Bộ Công Thương

Tel: 024.22192875;

Email: [email protected]

Mọi ý kiến đóng góp xin liên

hệ theo số điện thoại và

email trên

MỤC LỤCBẢN TIN

THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Giấy phép xuất bản số 56/GP- XBBT Cấp ngày 28/08/2018

Tình hình chung 3

Thị trường cao su 4-8

Thị trường cà phê 9-13

Thị trường hạt tiêu 14-20

Thị trường rau quả 21-25

Thị trường thịt 26-28

Thị trường thủy sản 29-34

Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ 35-39

Tin chính sách/chuyên đề 40-41

Page 3: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/20193

TÌNH HÌNH CHUNG

Thị trường thế giới- Cao su: Trong 10 ngày giữa tháng

7/2019, giá cao su trên thị trường thế giới giảm do lo ngại căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kéo dài.

- Cà phê: Giá cà phê trên thị trường thế giới trong 10 ngày giữa tháng 7/2019 giảm do nguồn cung dư thừa.

- Hạt tiêu: Trong 20 ngày đầu tháng 7/2019, giá xuất khẩu hạt tiêu đen tại Braxin và Ma-lai-xi-a ổn định, giá tại Việt Nam, In-đô-nê-xi-a giảm.

- Rau quả: Dự báo trong giai đoạn năm 2019-2024, tiêu thụ chuối toàn cầu đạt mức tăng trưởng 1,21%/năm.

- Thịt: Từ đầu tháng 7/2019 đến nay, giá thịt lợn tại Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng mạnh.

- Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung nội địa. Xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo tăng lên mức kỷ lục trong nhiều năm gần đây.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Bra-xin trong tháng 5/2019 tăng mạnh. Sản xuất gỗ dán của

Ma-lai-xi-a đang đối mặt với nhiều khó khăn do nguồn cung gỗ giảm và chi phí tăng.

Thị trường trong nước- Cao su: Giá mủ cao su

trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới. 15 ngày đầu tháng 7/2019, xuất khẩu cao su tăng trưởng khả quan. Trong 5 tháng đầu năm 2019, thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm so với cùng năm 2018.

- Cà phê: Giá cà phê nhân xô trong nước ngày 20/7/2019 giảm 0,3-0,9% so với ngày 10/7/2019. Xuất khẩu cà phê 15 ngày đầu tháng 7/2019 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

- Hạt tiêu: Giá hạt tiêu tại thị trường trong nước giảm. Giá xuất khẩu hạt tiêu trung bình trong 15 ngày đầu tháng 7/2019 tăng so với tháng trước đó.

- Rau quả: Thị phần chuối của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của EU quý I/2019 giảm so với cùng kỳ năm 2018.

- Thịt: Tháng 7/2019, giá lợn hơi tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất.

- Thủy sản: Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tiếp tục tăng; giá tôm thẻ chân trắng tại Cà Mau tăng 2.000 – 3.000 đ/kg. Thị phần tôm Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc 5 tháng đầu năm 2019 giảm.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh trong 15 ngày đầu tháng 7/2019. Thị phần đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng mạnh.

Page 4: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 4

THỊ TRƯỜNG CAO SU

- Giá cao su trên thị trường thế giới trong 10 ngày giữa tháng 7/2019

giảm do lo ngại căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kéo dài.

- Giá mủ cao su trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới.

- 15 ngày đầu tháng 7/2019, xuất khẩu cao su tăng trưởng khả quan.

- Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm.

1. Thị trường thế giớiTrong tuần kết thúc ngày 19/7/2019,

giá cao su tại tất cả các sàn giao dịch hồi phục nhẹ so với tuần trước đó. Hợp đồng tương lai trên Sàn TOCOM đã tăng phiên thứ tư liên tiếp vào ngày thứ Sáu, tương đồng với Sàn Thượng Hải SHFE, nhờ doanh số bán ô tô của Hoa Kỳ đã tăng lên trong tháng 6/2019 và cho thấy một sự phục hồi nhẹ. Bên cạnh đó, xuất khẩu của Nhật Bản sang Hoa Kỳ đã tăng 4,8% tính đến tháng 6/2019, được thúc đẩy bởi động lực tăng trưởng từ lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn và xe hơi. Về diễn biến giá dầu, thị trường cho thấy giá dầu sẽ tiếp tục biến động do chịu tác động từ

các yếu tố địa chính trị, trong đó nổi bật lên là căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, so với cuối tháng 6/2019, giá cao su vẫn giảm. Cụ thể:

+ Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), ngày 22/7/2019, giá cao su giao kỳ hạn tháng 8/2019 giao dịch ở mức 227,8 Yên/kg (tương đương 2,11 USD/kg), giảm 2,4% so với cuối tháng 6/2019.

+ Tại Thượng Hải, giá cao su giao kỳ hạn tháng 8/2019 ngày 22/7/2019, giao dịch ở mức 10.490 NDT/tấn (tương đương 1,53 USD/kg), giảm 7,5% so với cuối tháng 6/2019.

Page 5: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/20195

THỊ TRƯỜNG CAO SU

Diễn biến giá cao su giao kỳ hạn tháng 8/2019 tại sàn SHFE trong tháng 7/2019 (ĐVT: NDT/tấn)

Nguồn: shfe.com.cn+ Tại Thái Lan, giá cao su RSS3 giảm

mạnh so với cuối tháng 6/2019. Ngày 19/7/2019, giá cao su RSS3 tại Thái Lan

chào bán ở mức 53,0 Baht/kg (tương đương 1,72 USD/kg), giảm 14,2% so với cuối tháng 6/2019.

Diễn biến giá cao su RSS3 tại Thái Lan trong tháng 7/2019 (ĐVT: Baht/kg)

Nguồn: thainr.com- Trung Quốc: Theo thống kê của

Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su của Trung Quốc đạt 3,07 triệu tấn, trị giá 4,73 tỷ USD, giảm 7,7% về lượng và giảm 14,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tính riêng tháng 6/2019, Trung Quốc nhập khẩu 441 nghìn tấn cao su, trị giá 725,3 triệu USD, giảm 13% về lượng và giảm 10,8% về trị giá so với tháng 5/2019, giảm 27% về lượng và giảm 27,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

- Ma-lai-xi-a: Sản lượng cao su tự nhiên của Ma-lai-xi-a trong tháng 5/2019 tăng 30,2% so với tháng 4/2019, lên 44.164 tấn và tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là tỷ lệ tăng trưởng sản lượng cao su cao nhất của Ma-lai-xi-a kể từ tháng 2/2019. Xuất khẩu cao su tự nhiên của Ma-lai-xi-a trong tháng 5/2019 đạt 56.850 tấn, tăng 1,6% so với tháng 4/2019, nhưng giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc (chiếm 50,5%), Đức (chiếm

Page 6: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 6

THỊ TRƯỜNG CAO SU

12,4%), I-ran (chiếm 4,9%), Hoa Kỳ (chiếm 3,7%) và Phần Lan (chiếm 3,2%).

Trong tháng 5/2019, Ma-lai-xi-a nhập khẩu 80.212 tấn cao su tự nhiên, tăng 11,3% so với tháng 4/2019 và tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Ma-lai-xi-a trong tháng 5/2019 giảm 1,4% so với tháng 4/2019, xuống còn 43.546 tấn, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2018. Dự trữ cao su thô tại Ma-lai-xi-a tính đến cuối tháng 5/2019 đạt 176.520 tấn, giảm 3,4% so với tháng 4/2019 và giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2018.

2. Thị trường cao su trong nướcTrong 10 ngày giữa tháng 7/2019,

giá mủ cao su nguyên liệu trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới. Ngày 22/7/2019, tại Đắk Lắk giá thu mua mủ nước tại vườn và tại nhà máy giảm 15 đ/độ TSC so với cuối tháng 6/2019, hiện giao dịch ở mức 255 đ/độ TSC và 260 đ/độ TSC.

Từ đầu tháng 7/2019 đến nay, Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh 6 lần điều chỉnh giá thu mua mủ cao su chủ yếu theo xu hướng giảm, cụ thể:

Chủng loại Đơn vị tính

Ngày 28/6

Ngày 05/7

Ngày 09/7

Ngày 10/7

Ngày 12/7

Ngày 16/7

Ngày 17/7

Mủ cao su nước tại vườn

đ/độ TSC 265 260 255 252 247 250 245

Mủ cao su nước tại nhà máy

đ/độ TSC 270 265 260 257 252 255 250

Mủ chén, dây khô đ/kg 11.400 11.200 11.200 11.000 10.900 11.100 10.900

Mủ chén ướt đ/kg tươi 7.900 7.700 7.700 7.600 7.600 7.700 7.500

Mủ chén, dây vừa

đ/kg tươi 10.100 9.900 9.900 9.700 9.700 9.800 9.600

Mủ tạp đ/kg tươi 11.400 11.200 11.200 11.000 10.900 11.100 10.900

Nguồn: Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh3. Tình hình xuất khẩu cao su

của Việt NamTheo thống kê của Tổng cục Hải

quan, trong 15 ngày đầu tháng 7/2019, xuất khẩu cao su đạt 76,14 nghìn tấn, trị giá 106,98 triệu USD, tăng 14,3% về lượng và tăng 12,2% về trị giá so với 15 ngày cuối tháng 6/2019, tăng 16,1% về lượng và tăng 21,1% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 7/2018. Tính từ đầu năm

đến hết ngày 15/7/2019, lượng cao su xuất khẩu đạt 690,55 nghìn tấn, trị giá 948,86 triệu USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Giá xuất khẩu cao su trung bình 15 ngày đầu tháng 7/2019 ở mức 1.405 USD/tấn, giảm 1,8% so với mức giá xuất khẩu trung bình 15 ngày trước đó, nhưng tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Page 7: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/20197

THỊ TRƯỜNG CAO SU

4. Thị phần cao su của Việt Nam tại Hoa Kỳ giảm nhẹ

Theo số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, trong 5 tháng đầu năm 2019, Hoa Kỳ nhập khẩu 868,05 nghìn tấn cao su, trị giá 1,61 tỷ USD, tăng 4,8% về lượng và tăng 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Ca-na-da là 3 thị trường cung cấp cao su chính cho Hoa Kỳ.

Trong 5 tháng đầu năm 2019, Hoa Kỳ

tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam, đạt 14,1 nghìn tấn, trị giá 28,01 triệu USD, tăng 2,3% về lượng, nhưng giảm 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tuy vậy, thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng cao su nhập khẩu của Hoa Kỳ lại giảm nhẹ từ 1,7% trong 5 tháng đầu năm 2018 xuống còn 1,6% trong 5 tháng đầu năm 2019.

Trong 5 tháng đầu năm 2019, Hoa Kỳ đẩy mạnh nhập khẩu cao su từ thị trường Thái Lan, Đức, Nhật Bản, Pháp, Đài Loan, Ma-lai-xi-a.

15 thị trường chính cung cấp cao su cho Hoa Kỳ trong 5 tháng đầu năm 2019 (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005)

Thị trường

5 tháng đầu năm 2019 So với cùng kỳ năm 2018 (%)

Tỷ trọng tính theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá5 tháng

đầu năm 2018

5 tháng đầu năm

2019

Tổng 868.052 1.611.316 4,8 1,2 100,0 100,0

In-đô-nê-xi-a 246.121 351.562 -5,7 -15,3 31,5 28,4

Thái Lan 120.400 195.907 21,1 7,2 12,0 13,9

Ca-na-đa 86.552 197.143 5,6 8,7 9,9 10,0

Đức 45.911 115.094 25,1 24,9 4,4 5,3

Hàn Quốc 43.557 91.596 0,3 4,4 5,2 5,0

Nhật Bản 41.286 125.292 10,2 17,8 4,5 4,8

Nga 39.535 74.223 4,0 9,4 4,6 4,6

Mê-hi-cô 32.334 69.533 -2,8 -8,1 4,0 3,7

Pháp 28.581 69.455 16,3 19,6 3,0 3,3

Bờ Biển Ngà 25.631 36.920 9,6 0,6 2,8 3,0

Li-bê-ri-a 19.188 25.697 5,3 -3,8 2,2 2,2

Đài Loan 17.896 42.317 70,1 64,1 1,3 2,1

Ma-lai-xi-a 16.107 24.142 24,4 18,0 1,6 1,9

Việt Nam 14.103 18.012 2,3 -13,5 1,7 1,6

Ý 8.583 22.727 49,6 25,3 0,7 1,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Page 8: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 8

Về chủng loại: Trong 5 tháng đầu năm 2019, Hoa

Kỳ tăng nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001), đạt 446,44 nghìn tấn, trị giá 638,79 triệu USD, tăng 3,4% về lượng, nhưng giảm 7,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Hoa Kỳ nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Li-bê-ri-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam... Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 6 cho Hoa Kỳ, nhưng chỉ chiếm 3,2% trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ. Lượng cao su tự nhiên nhập khẩu từ Việt Nam của Hoa Kỳ trong

5 tháng đầu năm 2019 đạt 14,07 nghìn tấn, trị giá 17,92 triệu USD, tăng 2,1% về lượng, nhưng giảm 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 5 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su tổng hợp (mã HS: 4002) của Hoa Kỳ đạt 308,54 nghìn tấn, trị giá 699,9 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Mê-hi-cô là các thị trường cung cấp cao su tổng hợp chính cho Hoa Kỳ trong 5 tháng đầu năm 2019. Thị phần cao su tổng hợp Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ ở mức rất thấp.

THỊ TRƯỜNG CAO SU

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su cho Hoa kỳ trong 5 tháng đầu năm 2019 (Đvt: % tính theo lượng)

Cao su tự nhiên Cao su tổng hợp

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Page 9: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/20199

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

- Trong 10 ngày giữa tháng 7/2019, giá cà phê trên thị trường thế giới giảm do nguồn cung dư thừa.

- Giá cà phê nhân xô trong nước ngày 20/7/2019 giảm 0,3-0,9% so với ngày 10/7/2019.

- Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ý quý I/2019 tăng so với cùng kỳ năm 2018.

1. Thị trường cà phê thế giớiTrong 10 ngày giữa tháng 7/2019, giá

cà phê trên thị trường thế giới biến động theo xu hướng giảm. Cụ thể:

+ Trên sàn giao dịch London, ngày 20/7/2019 giá cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 9/2019 giao dịch ở mức 1.419 USD/tấn, giảm 1,2% so với ngày 10/7/2019 và giảm 2,2% so với ngày 29/6/2019; kỳ hạn tháng 11/2019 giao dịch ở mức 1.447 USD/tấn, giảm 1,4% so với ngày 10/7/2019 và giảm 2,2% so với ngày 29/6/2019.

+ Trên sàn giao dịch New York, ngày 19/7/2019 giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2019 giao dịch ở mức 107,3 Uscent/lb, giảm 0,1% so với ngày 10/7/2019 và giảm 2,0% so với ngày 29/6/2019; kỳ hạn tháng 12/2019 giao

dịch ở mức 111,15 Uscent/lb, giảm 0,1% so với ngày 10/7/2019 và giảm 1,7% so với ngày 29/6/2019.

+ Tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức 1.374 USD/tấn, trừ lùi 45 USD/tấn, giảm 1,2% so với ngày 10/7/2019 và giảm 2,3% so với ngày 29/6/2019.

Thị trường cà phê toàn cầu vẫn chịu áp lực giảm giá do nguồn cung dư thừa. Theo báo cáo tháng 6/2019 của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), mặc dù có sự gia tăng nhập khẩu cà phê toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2019, nhưng không theo kịp tốc độ tăng trưởng sản xuất trong hai năm vừa qua.

- Tại Bra-xin, sản lượng cà phê Arabica và Robusta dồi dào, đồng

Page 10: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 10

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊReal suy yếu khiến người trồng cà phê Bra-xin đẩy mạnh bán ra, dẫn đến tình trạng dư cung cà phê trên thị trường thế giới, gây áp lực đến giá.

Theo Công ty tư vấn, phân tích SAFRAS & Mercado và Cooxupe, tính đến nay Bra-xin đã thu hoạch khoảng 68% vụ mùa mới, bao gồm khoảng 25 triệu bao cà phê Arabica và 15 triệu bao cà phê Conilon Robusta. Hàng vụ mới cũng bắt đầu được giao cho các nhà xuất khẩu.

- Cô-lôm-bi-a: Theo Liên đoàn những người trồng Cà phê quốc gia (FNC) Cô-lôm-bi-a, sản lượng cà phê trong tháng 6/2019 của nước này đạt 1,21 triệu bao (bao 60 kg), tăng 124.000 bao, tức tăng 11,41% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế sản lượng trong 9 tháng đầu niên vụ 2018/2019, sản lượng cà phê của Cô-lôm-bi-a đạt 10,34 triệu bao, giảm 110.000 bao (giảm 1,05%) so với 9 tháng đầu niên vụ 2017/2018.

Xuất khẩu cà phê của Cô-lôm-bi-a trong tháng 6/2019 đạt 1,135 triệu bao, tăng 229.000 bao (tăng 25,28%) so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế trong 9 tháng đầu niên vụ 2018/2019, xuất khẩu cà phê của Cô-lôm-bi-a đạt 10,39 triệu bao, tăng 681.000 bao (tương đương tăng 7%) so với cùng kỳ niên vụ 2017/2018. Nếu vẫn duy trì ổn định mức này trong 3 tháng còn lại của niên vụ cà phê 2018/2019,

Cô-lôm-bi-a có thể đạt mục tiêu sản lượng xấp xỉ 14 triệu bao như đã dự kiến cho niên vụ cà phê này.

2. Thị trường cà phê trong nướcTrong 10 ngày giữa tháng 7/2019,

giá cà phê trong nước giảm so với ngày 10/7/2019. Ngày 20/7/2019, giá cà phê nhân xô Robusta trong nước giảm từ 0,3-0,9% so với ngày 10/7/2019 với mức giá phổ biến từ 33.100 – 34.200 đ/kg. Tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê Robusta loại R1 ổn định so với ngày 10/7/2019, ở mức 35.200 đ/kg. So với cuối tháng 6/2019, giá cà phê biến động không đồng nhất tùy địa phương. Theo đó, so với cuối tháng 6/2019, giá cà phê tại Lâm Đồng ngày 10/7/2019 tăng 0,6%; trong khi giá tại Đắk Lắk giảm 0,3-0,6%...

Dự báo: thị trường cà phê toàn cầu trong thời gian tới sẽ vẫn gặp khó khăn do nguồn cung vượt nhu cầu. Theo dữ liệu từ HIS Markit, tiêu thụ cà phê toàn cầu được dự báo sẽ tăng 1,8% trong năm nay, nhưng mức tăng này chưa đủ hỗ trợ thị trường cà phê thế giới. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc leo thang trở lại cũng sẽ gây bất lợi lên giá các mặt hàng nông sản trong thời gian tới,

trong đó có mặt hàng cà phê.

Giá cà phê tại một số tỉnh/huyện khu vực khảo sát ngày 20/7/2019Tỉnh/huyện

(khu vực khảo sát) Đơn giá (đ/kg) So với ngày 10/7/2019 (%)

So với ngày 29/6/2019 (%)

Tỉnh Lâm Đồng

Bảo Lộc (Robusta) 33.200 -0,3 0,6

Di Linh (Robusta) 33.100 -0,3 0,6

Lâm Hà (Robusta) 33.100 -0,3 0,6

Tỉnh Đắk Lắk

Page 11: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201911

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) Đơn giá (đ/kg) So với ngày

10/7/2019 (%)So với ngày

29/6/2019 (%)Cư M’gar (Robusta) 34.200 -0,3 -0,3

Ea H’leo (Robusta) 34.100 -0,3 -0,3

Buôn Hồ (Robusta) 34.100 -0,3 -0,6

Tỉnh Gia Lai

la Grai (Robusta) 33.800 -0,9 -0,6

Tỉnh Đắk Nông

Gia Nghĩa (Robusta) 33.800 -0,6 -0,3

Tỉnh Kon Tum

Đắk Hà (Robusta) 34.100 -0,9 -1,2

TP. Hồ Chí Minh

R1 35.200 0,0 -0,3

Nguồn: Tintaynguyen.com3. Xuất khẩu cà phê nửa đầu

tháng tháng 7/2019 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 7/2019 đạt 78,5 nghìn tấn, trị giá 126,3 triệu USD, tăng 4,7% về lượng và tăng 1,3% về trị giá so với nửa đầu tháng 6/2019, tăng 33,3% về lượng và tăng 14,1% về trị giá so với nửa đầu tháng 7/2018. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 7/2019, xuất khẩu cà phê đạt 996,8 nghìn tấn, trị giá 1,69 tỷ USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 19,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam trong nửa đầu tháng 7/2019 đạt mức 1.607 USD/tấn, giảm 3,3% so với nửa đầu tháng 6/2019, và giảm 14,4% so với nửa đầu tháng 7/2018. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 7/2019, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.698 USD/tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2018.

4. Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê Ý trong quý I năm 2019 và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Ý trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 đạt bình quân 581.133 tấn/năm. Quý I/2019, nhập khẩu cà phê của Ý đạt 153.286 tấn, trị giá 383 triệu USD, giảm 2,7% về lượng, giảm 10,1% về lượng so với quý IV/2019; giảm 1,1% về lượng và giảm 15,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Về chủng loại: Ý nhập khẩu chủ yếu chủng loại cà phê chưa rang và chưa khử caffein có mã HS 090111, chiếm 83,7% trong tổng trị giá nhập khẩu cà phê của nước này trong quý I/2019, đạt 334,24 triệu USD, giảm 6,8% so với quý IV/2018 và giảm 15% so với quý I/2018.

Nhập khẩu cà phê rang (chưa khử caffein) mã HS 090121 của Ý quý I/2019 đạt 39,36 triệu USD, giảm 30,4% so với quý IV/2018 và giảm 23,3% so với quý I/2018.

Page 12: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 12

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

Trong quý I/2019, trị giá nhập khẩu chủng loại cà phê rang, khử caffein (mã HS 090122) chiếm 2,1% trong tổng nhập khẩu cà phê của Ý; cà phê khử caffein (chưa rang) chiếm 0,3%.

Trong khi đó, Ý nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu chủng loại cà phê chưa rang và chưa khử caffein có mã HS 090111, với tỷ trọng chiếm 99,6% trong tổng trị giá nhập khẩu cà phê từ Việt Nam.

Về giá: Giá nhập khẩu cà phê của Ý trong quý I/2019 trung bình ở mức 2.499 USD/tấn, giảm 7,6% so với quý IV/2018 và giảm 14,7% so với quý I/2018. Trong đó, giá nhập khẩu cà phê của Ý từ Việt Nam trung bình ở mức 1.800 USD/tấn; U-gan-đa trung bình đạt 1.847 USD/tấn; Đức trung bình ở mức 3.868 USD/tấn; Cô-lôm-bi-a trung bình ở mức 3.160 USD/tấn.

10 nguồn cung cà phê lớn nhất cho Ý quý I năm 2019 (HS0901)

Thị trường

Quý I/2019 So với quý IV/2018 (%)

So với quý I/2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá NKBQ (USD/tấn) Lượng Trị

giáGiá

NKBQ Lượng Trị giá

Giá NKBQ

Tổng 153.286 383.045 2.499 -2,7 -10,1 -7,6 -1,1 -15,7 -14,7

Bra-xin 51.609 125.764 2.437 4,8 -2,4 -6,9 11,6 -8,2 -17,8

Việt Nam 33.562 60.419 1.800 5,5 3,2 -2,1 3,7 -13,8 -16,9

U-gan-đa 16.232 29.985 1.847 3,3 1,5 -1,8 1,0 -13,6 -14,4

Ấn Độ 13.588 28.620 2.106 -27,8 -29,1 -1,8 -16,3 -24,2 -9,5

In-đô-nê-xi-a 6.495 13.154 2.025 -20,4 -19,2 1,5 -19,7 -26,8 -8,8

Cô-lôm-bi-a 4.860 15.358 3.160 6,0 3,1 -2,7 16,5 3,3 -11,3

Hon-đu-rát 4.012 11.205 2.793 -16,4 -15,7 0,8 -13,2 -7,6 6,4

Đức 3.612 13.971 3.868 -6,3 -0,4 6,3 -5,7 0,4 6,5

Pê-ru 3.104 8.949 2.883 19,1 17,8 -1,0 -30,0 -35,2 -7,5

Tan-da-ni-a 2.111 4.241 2.009 174,5 197,0 8,2 -43,1 -54,0 -19,1

Nguồn: ITCCơ cấu nguồn cung: So với quý

IV/2018, Ý tăng cường nhập khẩu cà phê từ Bra-xin, Việt Nam, U-gan-đa, Cô-lôm-bi-a, Pê-ru, Tan-da-ni-a, nhưng giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Hon-đu-rát, Đức. Cụ thể:

Quý I/2019, Bra-xin là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Ý với lượng đạt 51.609 tấn, trị giá 125,76 triệu USD, tăng 4,8% về lượng, nhưng giảm 2,4% về trị giá so với quý IV/2018, tăng 11,6% về lượng, nhưng giảm 8,2% về trị giá

so với quý I/2018. Thị phần cà phê Bra-xin trong tổng lượng nhập khẩu của Ý chiếm 33,7% trong quý I/2019, tăng so với 29,8% trong quý I/2018.

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 2 cho Ý trong quý I/2019 với thị phần chiếm 21,9%, tăng so với mức 20,9% quý I/2018.

U-gan-đa là nguồn cung cà phê lớn thứ 3 cho Ý sau Bra-xin và Việt Nam, lượng nhập khẩu đạt 16.232 tấn, trị giá

Page 13: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201913

29,98 triệu USD trong quý I/2019, tăng 3,3% về lượng và tăng 1,5% về tri giá so với quý IV/2018, còn so với quý I/2018 tăng 1,0% về lượng, nhưng giảm 13,6% về trị giá. Hiện thị phần mặt hàng cà phê của U-gan-đa trong tổng lượng nhập khẩu Ý chiếm 10,6%, tăng so với 10,4% thị phần trong quý I/2018.

Đáng chú ý, nhập khẩu cà phê của Ý từ Tan-da-ni-a ghi nhận tốc độ tăng trưởng tới 174,5% về lượng và tăng 197% về trị giá so với quý IV/2018, đạt 2.111 tấn, trị giá 4,24 triệu USD, nhưng giảm 43,1% về lượng và giảm 54% về trị giá so với quý I/2018.

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

Cơ cấu nguồn cung cà phê cho Ý quý I(Tỷ trọng tính theo lượng)

Năm 2019 Năm 2018

Nguồn: ITC

Page 14: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 14

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

- Trong 20 ngày đầu tháng 7/2019, giá xuất khẩu hạt tiêu đen tại Braxin và Ma-lai-xi-a ổn định, giá tại Việt Nam, In-đô-nê-xi-a giảm.

- Giá hạt tiêu tại thị trường trong nước giảm.

- Giá xuất khẩu hạt tiêu trung bình trong 15 ngày đầu tháng 7/2019 tăng so với tháng trước đó.

- Thị phần hạt tiêu Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nga giảm do Nga đẩy mạnh nhập khẩu từ thị trường U-dơ-bê-ki-xtan, Bra-xin và Mê-hi-cô.

1. Thị trường hạt tiêu thế giớiTrong 20 ngày đầu tháng 7/2019, giá

hạt tiêu trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất. Giá xuất khẩu hạt tiêu tại Việt Nam và In-đô-nê-xi-a giảm; giá tại Bra-xin và Ma-lai-xi-a ổn định. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tại In-đô-nê-xi-a tăng, tại Ma-lai-xi-a ổn định, và giảm tại Việt Nam. Cụ thể:

+ Tại In-đô-nê-xi-a: Ngày 20/7/2019, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tại cảng Lampung ASTA của In-đô-nê-xi-a giao dịch ở mức 2.467 USD/tấn, giảm 1,6% so với ngày 28/6/2019. Tại cảng Pangkal Pinang, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 0,7% so với ngày 28/6/2019, lên mức 4.121 USD/tấn.

+ Tại Việt Nam: Ngày 18/7/2019 giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l cùng giảm 1,7% so với ngày 28/6/2019; Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 1,1% so với ngày 28/6/2019, xuống mức 3.445 USD/tấn.

+ Tại Ma-lai-xi-a: giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu ngày 20/7/2019 ổn định ở mức 3.685 USD/tấn và 5.275 USD/tấn.

+ Tại Bra-xin, giá hạt tiêu đen xuất khẩu ổn định mức 2.500 USD/tấn kể từ

ngày 14/6/2019 đến nay.

Giá hạt tiêu toàn cầu giảm do áp lực dư cung và nhu cầu ở mức thấp. Hiện In-đô-nê-xi-a và Bra-xin đã bước vào vụ thu hoạch, trong khi đó đồng Real suy yếu so với đồng USD khiến người trồng hạt tiêu nước này ồ ạt bán với giá rẻ.

Tại Bra-xin, sự mở rộng phát triển diện tích trồng mới từ năm 2015-2016 cùng với điều kiện canh tác tốt, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất hạt tiêu hứa hẹn mùa vụ bội thu cho các vùng trồng tại Bra-xin. Sản lượng hạt tiêu của Bra-xin năm 2019 dự kiến đạt 90.000 tấn.

Theo thống kê của Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), lượng xuất khẩu hạt tiêu của Bra-xin trong quý I/2019 đạt 27.000 tấn, tăng 42,1% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 24% trong tổng lượng xuất khẩu toàn cầu. Lượng xuất khẩu tăng nhờ chất lượng hạt tiêu Bra-xin ổn định và giá cả cạnh tranh hơn so với các quốc gia sản xuất khác. Tuy nhiên, xu hướng lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp, đặc biệt là thuốc diệt cỏ glyphosate của nông dân Bra-xin trong thời gian qua đang được các chuyên gia cảnh báo và phần nào sẽ tác động đến chất lượng hạt tiêu Bra-xin trong thời gian tới.

Page 15: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201915

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊUIPC dự kiến xuất khẩu hạt tiêu của

In-đô-nê-xi-a năm 2019 đạt khoảng 37.000 tấn (bao gồm 12.000 tấn hạt tiêu đen và 25.000 tấn hạt tiêu trắng), giảm 22% so với năm 2018 do năng suất hạt tiêu ở In-đô-nê-xi-a giảm. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu của In-đô-nê-xi-a tăng 50% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 12.000 tấn.

Tháng 5/2019, In-đô-nê-xi-a đã ban hành chính sách tạm dừng xuất khẩu hạt tiêu trắng sang Việt Nam và thay vào đó sẽ xuất khẩu sang Ấn Độ và châu Âu để đảm bảo giá bán tốt cho nông dân nhằm tăng thu nhập và phúc lợi cho các hộ gia đình.

IPC dự kiến sản xuất hạt tiêu của Ấn Độ sẽ giảm trong năm 2019, từ mức 68.000 tấn trong năm 2018, xuống còn 55.000 tấn. Theo IPC, sản lượng hạt tiêu của Ấn Độ giảm do thời tiết khắc nghiệt tại các vùng trồng chính ở Karrnataka và Kerala. Trong khi đó, thị trường thế giới đang có nhu cầu ngày càng cao đối với hạt tiêu Malabar Garbled và Tellichery Extra Bold được sản xuất tại vùng Wayanad thuộc bang Kerala của Ấn Độ. Hiện Hoa Kỳ và châu Âu là hai thị trường xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ. Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ tuyên bố chấm dứt

ưu đãi GSP đối với Ấn Độ sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất xuất khẩu hạt tiêu của nước này.

Dự báo trong ngắn hạn, thị trường hạt tiêu toàn cầu vẫn chịu sức ép giảm giá do áp lực dư cung và nhu cầu ở mức thấp. Về dài hạn, áp lực dư cung giảm sẽ hỗ trợ giá hạt tiêu toàn cầu.

2. Trong nước, hướng tới sản xuất hạt tiêu đạt chất lượng hữu cơ

Giá hạt tiêu giảm và ở mức thấp nhiều năm đã ảnh hưởng đến đời sống của người trồng hạt tiêu, dẫn đến việc đầu tư chăm sóc giảm, nhiều vườn cây trồng sinh trưởng kém. Mặc dù vậy, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam vẫn tăng khá nhiều do năng suất chung vẫn tăng. Cụ thể, tổng diện tích hạt tiêu của cả nước hiện là 145.447 ha, giảm khoảng 4.000ha so với năm 2018; năng suất 25,5 tạ/năm, tăng 1,2 tạ/ha, sản lượng khoảng 300 nghìn tấn, tăng 45 nghìn tấn so với năm 2018.

Trong bối cảnh giá hạt tiêu toàn cầu liên tục giảm và duy trì ở mức thấp như hiện nay, chỉ có thể sản xuất hạt tiêu sạch, kiểm soát được vấn đề an toàn thực phẩm thì mới giúp ngành hạt tiêu Việt Nam phát triển bền vững và tham

gia vào các thị trường khó tính. Sở dĩ giá bán hạt tiêu đạt chất lượng hữu cơ cao là vì trên thế giới sản lượng mặt hàng này chiếm chưa tới 2%. Sản phẩm hạt tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ có giá bán cao hơn giá xô thị trường từ 2-6 lần nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

20 ngày đầu tháng 7/2019, giá hạt tiêu đen trong nước biến động theo xu hướng

Page 16: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 16

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

giảm. So với ngày 10/7/2019, giá hạt tiêu đen giảm từ 1,1-2,2%, còn so với ngày 29/6/2018 giảm từ 2,1-2,2%. Ngày 20/7/2019, giá hạt tiêu đen trong nước ở mức thấp nhất là 44.000 đ/kg tại tỉnh

Đồng Nai, mức cao nhất là 46.000 đ/kg tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giá hạt tiêu trắng ở mức 70.000 đ/kg, giảm 2.000 đ/kg so với cuối tháng 6/2019 và thấp hơn so với mức 87.000 đ/kg cùng kỳ năm 2018.

Giá hạt tiêu tại một số tỉnh/huyện khu vực khảo sát ngày 20/7/2019

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Đơn giá (đ/kg)

So với ngày 10/7/2019 (%)

So với ngày 29/6/2019 (%)

Đắk Lắk

Ea H’leo 45.000 -1,1 -2,2

Gia Lai

Chư Sê 44.500 0,0 0,0

Đắk Nông

Gia Nghĩa 45.000 -1,1 -2,2

Bà Rịa - Vũng Tàu 46.000 -1,1 -2,1

Bình Phước 45.000 -2,2 -2,2

Đồng Nai 44.000 -1,1 0,0

Nguồn: Tintaynguyen.com3. Nửa đầu tháng 7/2019, giá

xuất khẩu trung bình tăng so với mức giá trung bình tháng 6/2019

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu trong 15 ngày đầu tháng 7/2019 đạt 11,09 nghìn tấn, trị giá 28,2 triệu USD, tăng 6,6% về lượng, nhưng giảm 11,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/7/2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 187,7 nghìn tấn, trị giá 479,8 triệu USD, tăng 32% về lượng, nhưng giảm 0,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu trung bình hạt tiêu trong 15 ngày đầu tháng 7/2019 đạt 2.544 USD/tấn, tăng 3,8% so với mức giá xuất khẩu trung bình tháng 6/2019.

Tháng 6/2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 31 nghìn tấn, trị giá 76 triệu USD, giảm

18,4% về lượng và giảm 18,6% về trị giá so với tháng 5/2019, nhưng tăng 40,8% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so với tháng 6/2018. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 176,8 nghìn tấn, trị giá 452,12 triệu USD, tăng 34,1% về lượng, nhưng giảm 0,1% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2018.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, mặc dù lượng hạt tiêu xuất khẩu tăng mạnh, nhưng trị giá xuất khẩu lại giảm nhẹ do giá xuất khẩu hạt tiêu giảm mạnh. Theo đó, tháng 6/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 2.450 USD/tấn, giảm 0,3% so với tháng 5/2019 và giảm 23,4% so với tháng 6/2018. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của nước ta đạt mức 2.557 USD/tấn, giảm 25,5% so với 6 tháng đầu năm 2018.

Page 17: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201917

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

Lượng và giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu năm 2018 – 2019 (ĐVT: Lượng: nghìn tấn; Đơn giá: USD/kg)

0

10

20

30

40

T1/18 T2 T3

T4/18 T5 T6

T7/18 T8 T9

T10/18 T11 T12

T1/19 T2 T3

T4/19 T5 T6

0,01,02,03,04,05,0

Lượng Giá XKBQ

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Tháng 6/2019, giá xuất khẩu bình

quân hạt tiêu của Việt Nam sang một số thị trường tăng so với tháng 5/2019 như Bỉ, An-giê-ri, Úc, Thái Lan, Đức, Hàn Quốc, trong khi đó giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang các thị trường giảm, gồm Hà Lan, Ca-na-đa, Tây Ban Nha. So với tháng 6/2018, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang thị trường Bỉ và An-giê-ri tăng, còn giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang các thị

trường khác đều giảm.

6 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam sang tất cả các thị trường giảm so với cùng kỳ năm 2018, như Bỉ giảm 12,4%, xuống còn 3.816 USD/tấn; An-giê-ri giảm 18,1%, còn 2.352 USD/tấn; Anh giảm 25,7%, còn 3.364 USD/tấn; Hà Lan giảm 23,1%, còn 3.477 USD/tấn; Thái Lan giảm 30%, còn 3.029 USD/tấn.

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang 10 thị trường đạt mức cao nhất trong tháng 6/2019

Thị trườngGiá XKBQ

tháng 6/2019 (USD/tấn)

So với tháng

5/2019 (%)

So với tháng

6/2018 (%)

Giá XKBQ 6 tháng 2019 (USD/tấn)

So với 6 tháng năm 2018 (%)

Bỉ 3.842 4,2 6,9 3.816 -12,4An-giê-ri 3.440 52,6 24,0 2.352 -18,1Anh 3.255 5,2 -15,9 3.364 -25,7Hà Lan 3.237 -4,0 -11,3 3.477 -23,1Úc 3.056 9,8 -17,4 3.564 -21,5Thái Lan 2.971 8,1 -22,0 3.029 -30,0Ca-na-đa 2.937 -0,7 -16,3 2.963 -26,2Tây Ban Nha 2.833 -0,7 -14,8 2.964 -16,4Đức 2.777 1,2 -23,6 2.933 -25,7Hàn Quốc 2.765 1,8 -17,1 2.778 -23,7

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Page 18: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 18

Về thị trường: Tháng 6/2019, xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hoa Kỳ, Ai Cập giảm so với tháng 6/2018, trong khi đó xuất khẩu hạt tiêu sang nhiều thị trường tăng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu sang một số thị trường tăng về lượng, nhưng giảm về trị giá. Cụ thể:

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 6/2019 với lượng đạt 3.913 tấn, trị giá 10,74 triệu USD, giảm 19,2% về lượng và giảm 33,2% về trị giá so với tháng 6/2018. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu của nước ta sang Hoa Kỳ tăng 17,4% về lượng, nhưng giảm 11,4% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2018, đạt 27.703 tấn, trị giá 77,24 triệu USD.

Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Ấn Độ trong tháng 6/2019 ghi nhận

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

Điều kiện thời tiết và khí hậu đang diễn biến khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất hạt tiêu của Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trong những tháng đầu năm nay, diện tích hạt tiêu đã bị thu hẹp. Dự báo trong các tháng tới, giá xuất khẩu hạt tiêu sẽ tiếp tục ở mức thấp do Bra-xin và In-đô-nê-xi-a đang bước vào vụ thu hoạch chính.

mức tăng trưởng cao 74,5% về lượng và 27,8% về trị giá so với tháng 6/2018, đạt 1.607 tấn, trị giá 3,68 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 13.819 tấn, trị giá 33,92 triệu USD, tăng 18,9% về lượng, nhưng giảm 13,5% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2018.

10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2019

Thị trường

Tháng 6/2019 So với tháng 6/2018 (%) 6 tháng năm 2019 So với 6 tháng

năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Hoa Kỳ 3.913 10.744 -19,2 -33,2 27.703 77.246 17,4 -11,4

Ấn Độ 1.607 3.688 74,5 27,8 13.819 33.920 18,9 -13,5

Đức 1.322 3.671 71,0 30,7 7.028 20.615 45,1 7,9

Ai Cập 1.120 2.428 -10,9 -32,6 5.345 11.458 14,9 -11,7

Hà Lan 836 2.706 39,3 23,6 4.775 16.605 27,2 -2,2

Pa-ki-xtan 803 1.836 32,3 0,4 7.672 18.645 13,7 -15,7

Các Tiểu vương Quốc Ả rập Thống nhất

726 1.684 13,4 -6,0 6.788 15.982 21,2 -8,2

Nga 709 1.570 70,0 28,7 2.851 6.364 29,3 -0,9

Thái Lan 706 2.097 125,6 75,9 3.911 11.847 33,4 -6,7

Thổ Nhĩ Kỳ 598 1.282 81,2 34,6 2.414 5.323 53,4 15,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Page 19: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201919

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

4. Dung lượng thị trường nhập khẩu hạt tiêu Nga 5 tháng đầu năm 2019 và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nga, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 6.684 tấn, trị giá 17,53 triệu USD, tăng 31,5% về lượng và tăng 6,6% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt mức 2.623 USD/tấn, giảm 18,9% so với 5 tháng đầu năm 2018. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu từ Việt Nam đạt mức 2.623 USD/tấn, giảm 21,1%.

5 tháng đầu năm 2019, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga từ Ấn Độ đạt 1.642 USD/tấn, giảm 12,8%; Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga từ một số nguồn cung đạt mức cao, gồm Ba Lan đạt 5.723 USD/tấn, giảm 17,6%; In-đô-nê-xi-a đạt mức 4.615 USD/tấn, giảm 19,4%. Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga từ Tây Ban Nha đạt mức cao 4.634 USD/tấn, tăng 10,2% so với 5 tháng đầu năm 2018.

Về cơ cấu nguồn cung: 5 tháng đầu năm 2019, Nga tăng cường nhập khẩu hạt tiêu từ các nguồn cung như: Việt Nam, Trung Quốc, U-dơ-bê-ki-xtan, Bra-xin, Mê-hi-cô, Tây Ban Nha, Ba Lan, nhưng giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Pê-ru, In-đô-nê-xi-a. Cụ thể:

Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Nga trong 5 tháng đầu năm 2019, đạt 2.010 tấn, trị giá 5,39 triệu USD, tăng 12,8% về lượng, nhưng giảm 11% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Nga giảm từ 35,1% trong 5 tháng đầu

năm 2018, xuống còn 30,1% thị phần trong 5 tháng đầu năm 2019.

Trung Quốc là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 của Nga, lượng nhập khẩu đạt 1.177 tấn, trị giá 2,66 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2019, tăng 10,2% về lượng, nhưng giảm 3,6% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018. Thị phần hạt tiêu của Trung Quốc chiếm 17,6% trong tổng lượng nhập khẩu của Nga, thấp hơn so với 21% thị phần trong 5 tháng đầu năm 2018.

U-dơ-bê-ki-xtan là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 3 cho Nga, lượng nhập khẩu đạt 730 tấn, trị giá trên 2 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng 89,7% về lượng và tăng 85,4% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018. Theo đó, thị phần hạt tiêu của U-dơ-bê-ki-xtan trong tổng lượng nhập khẩu của Nga tăng mạnh từ 7,6% trong 5 tháng đầu năm 2018, lên 10,9% trong 5 tháng đầu năm 2019.

Đáng chú ý, nhập khẩu hạt tiêu của Nga từ hai nguồn cung Bra-xin và Mê-hi-cô ghi nhận tốc độ tăng trưởng 3 con số, theo đó thị phần hạt tiêu của Bra-xin và Mê-hi-cô trong tổng lượng nhập khẩu của Nga cũng tăng mạnh.

Page 20: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 20

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

10 nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Nga 5 tháng đầu năm 2019 (Mã HS: 0904)

Thị trường

5 tháng năm 2019 So với 5 tháng năm 2018 (%)

Thị phần 5 tháng tính theo

lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá NKBQ (USD/tấn) Lượng Trị

giáGiá

NKBQNăm 2019

Năm 2018

Tổng 6.684 17.531 2.623 31,5 6,6 -18,9 100,0 100,0

Việt Nam 2.010 5.394 2.683 12,8 -11,0 -21,1 30,1 35,1

Trung Quốc 1.177 2.661 2.260 10,2 -3,6 -12,6 17,6 21,0

U-dơ-bê-ki-xtan 730 2.008 2.751 89,7 85,4 -2,3 10,9 7,6

Ấn Độ 653 1.072 1.642 -12,0 -23,3 -12,8 9,8 14,6

Bra-xin 515 1.486 2.888 325,7 161,9 -38,5 7,7 2,4

Mê-hi-cô 364 953 2.620 106,8 63,0 -21,2 5,4 3,5

Tây Ban Nha 193 896 4.634 25,0 37,7 10,2 2,9 3,0

Pê-ru 157 433 2.765 -2,7 -10,6 -8,1 2,3 3,2

In-đô-nê-xi-a 116 536 4.615 -48,9 -58,8 -19,4 1,7 4,5

Ba Lan 103 587 5.723 15,4 -4,9 -17,6 1,5 1,7

Nguồn: Cơ quan Hải quan Nga

Page 21: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201921

THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ

- Dự báo trong giai đoạn năm 2019-2024, tiêu thụ chuối toàn cầu đạt mức tăng trưởng 1,21%/năm.

- Xuất khẩu rau quả của Thái Lan sang Trung Quốc tăng mạnh.

- Thị phần chuối của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của EU giảm.

- Trong nửa đầu năm 2019, thị trường trái cây và rau quả trong nước không ổn định do thời tiết phức tạp.

- Xuất khẩu rau quả trong 15 ngày đầu tháng 7/2019 giảm.

1. Thị trường thế giới- Thế giới: Theo

ResearchAndMmarket.com, tiêu thụ chuối toàn cầu sẽ tăng 1,21%/năm trong giai đoạn năm 2019-2024. Trong đó, Châu Á-Thái Bình Dương sẽ tiêu thụ khoảng 61% lượng chuối toàn cầu. Ấn Độ là nhà sản xuất chuối hàng đầu thế giới, chiếm gần 25,7% tổng sản lượng.

Xuất khẩu chuối toàn cầu được ước tính đạt 23,3 triệu tấn trong năm 2018. Ê-cu-a-đo là nước xuất khẩu chuối lớn nhất, chiếm 24,7% xuất khẩu toàn thế giới. Bỉ, Cô-x’ta Ri-ca và Cô-lôm-bi-a là các thị trường xuất khẩu chuối lớn tiếp theo. Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu chuối hàng đầu thế giới với lượng nhập khẩu chiếm 18% thương mại chuối thế giới.

Xuất khẩu chuối của Ấn Độ chỉ chiếm 0,3% tổng lượng xuất khẩu của thế giới do Ấn Độ chủ yếu trồng chuối để phục vụ thị trường nội địa.

- Thái Lan: Theo Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu rau củ và trái cây của nước này sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 1,2 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu nhờ Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc. Trong đó, xuất khẩu trái cây đạt 838,61 triệu USD, tăng 123% so với cùng kỳ năm 2018. Sầu riêng là trái cây xuất khẩu chủ lực của Thái Lan, chiếm 48,5% lượng xuất khẩu, tiếp theo là nhãn, măng cụt và dừa non. Xuất khẩu rau củ đạt 361,08 triệu USD, giảm 33%; trong đó, sắn là mặt hàng xuất khẩu chính, chiếm 96%, tiếp theo là các loại đậu và rau củ sấy khô.

Hiện tại, Trung Quốc đang có các biện pháp nhập khẩu nghiêm ngặt về an toàn chất lượng thực phẩm. Việc nhập khẩu trái cây và rau củ phải tuân

thủ theo tiêu chuẩn (GAP) và thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn (GMP). Tất cả các sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu và sâu bệnh nông nghiệp. Vì vậy, nông dân Thái Lan cần phải tuân thủ các biện pháp và tiêu chuẩn này để duy trì chất lượng và khả năng cạnh tranh.

2. Thị trường trong nướcTheo Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn, đầu tháng 6/2019 là thời điểm rộ thu hoạch mặt hàng xoài do đó giá xoài giảm. Tại Đồng Tháp, giá xoài cát Chu dao động quanh 7.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cuối tháng 6/2019, sản lượng xoài giảm do vào cuối vụ nên giá đã nhích lên 20.000-40.000 đồng/kg (tùy loại), nhưng mức này vẫn thấp hơn so với năm 2018.

Trong tháng 6/2019 cũng là thời điểm mít Thái đang vào vụ thu hoạch rộ, giá bán mít Thái chỉ ở mức 15.000 đồng/kg đối với loại 1, 12.000 đồng/kg đối với loại 2, 8.000 đồng/kg đối với loại 3, bình quân giảm gần 35.000 đồng/kg so với thời

Page 22: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 22

THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ

điểm cách đây 2 tháng. Nguyên nhân giá mít xuống thấp là do thương lái Trung Quốc không thu mua, trong khi đó, các nhà máy chế biến trái cây đã có kế hoạch sản xuất.

Giá sầu riêng năm nay duy trì ở mức cao. Khu vực Bù Đăng, Phước Long, Phú Riềng sầu riêng bán với giá 60.000-65.000 đồng/kg tại vườn và đến tay người tiêu dùng có thể lên đến 80.000-90.000 đồng/kg.

Hiện nay thanh long Bình Thuận đang ở cuối mùa chong đèn nghịch vụ, nên giá liên tục tăng từ đầu tháng 5/2019 đến nay và đang giữ mức cao lâu nhất trong thời gian qua. Thanh long loại 1 có giá ổn định từ 26.000 – 27.000 đồng/kg.

Trong tháng 6/2019, thị trường rau củ tại Lâm Đồng vào đầu tháng đã tăng mạnh do ảnh hưởng của thời tiết (mưa đá…) đã khiến sản lượng giảm. Tuy nhiên, vào thời điểm gần cuối tháng, giá đã giảm trở lại.

Cụ thể, giá ớt chuông dao động 30.000-32.000 đồng/kg; su su đã giảm còn 4.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng. Tuy nhiên, một số loại rau củ như

su hào, củ dền, hành lá giá vẫn ở mức cao bởi sản lượng chưa hồi phục sau đợt ảnh hưởng của thời tiết.

Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2019, thị trường trái cây và rau quả tại các khu vực trên cả nước lúc tăng lúc giảm do thời điểm vụ mùa và thời tiết phức tạp. Tuy nhiên, năm nay được xem là năm khá triển vọng với ngành hàng rau quả.

3. Tình hình xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam từ ngày 01/7/2019 đến ngày 15/7/2019 đạt 122,1 triệu USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2019, xuất khẩu hàng rau quả đạt 2,2 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 6/2019 đạt 280,4 triệu USD, giảm 21,8% so với tháng trước, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 6/2019 hàng rau quả xuất khẩu đạt 2,04 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu hàng rau quả theo tháng giai đoạn 2018 - 2019 (ĐVT: triệu USD)

100150200250300350400450500

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12

Năm 2018 Năm 2019

Nguồn: Tổng cục Hải quanThị trường xuất khẩu: Trong 6

tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt 1,46 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ

năm 2018. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc giảm 4,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018.

Page 23: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201923

THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ

Với nhu cầu tiêu thụ hàng rau quả lớn, Trung Quốc vẫn luôn là thị trường hấp dẫn cho hàng rau quả của Việt Nam. Hiện tại, ngoài tám loại trái cây được xuất chính ngạch sang Trung Quốc, gồm xoài, thanh long, nhãn, chôm chôm, vải, chuối, mít và dưa hấu, thì măng cụt của Việt Nam cũng vừa chính thức được xuất chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Theo đó, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp phải chuyển đổi dần tư duy, hướng đến việc xuất khẩu hoàn toàn theo đường chính ngạch, đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc và bao bì nhãn mác…

Trong xu hướng hội nhập sâu rộng như hiện tại, các quy định mà phía Trung Quốc đang thắt chặt, mặc dù khắt

khe nhưng hoàn toàn phù hợp với thông lệ chung ở các thị trường khó tính khác. Khả năng sản xuất và trồng trọt tại Việt Nam vẫn phát triển tốt và hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng được các quy định và yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu.

Đáng chú ý, trị giá xuất khẩu hàng rau quả sang các thị trường như: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Úc đều tăng khá. Trong đó, tốc độ tăng trưởng sang thị trường Hồng Kông cao nhất. Mặc dù xuất khẩu hàng rau quả sang các thị trường này đều tăng, nhưng tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam. Vì vậy, chỉ bù đắp một phần nhỏ mức giảm trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

10 thị trường xuất khẩu hàng rau quả chính trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2019

Thị trườngTháng 6/2019

(Nghìn USD)

So với tháng 5/2019

(%)

So với tháng 6/2018

(%)

6 tháng năm 2019

(Nghìn USD)

So với 6 tháng

năm 2018 (%)

Tổng 280.383 -21,8 -13,1 2.038.902 2,8

Trung Quốc 180.102 -26,5 -22,7 1.456.973 -1,7

Hoa Kỳ 11.697 -9,3 4,4 70.151 13,2

Hàn Quốc 9.864 -15,8 -13,6 65.135 12,4

Nhật Bản 10.583 -21,1 10,8 60.474 27,2

Hà Lan 8.781 -5,8 20,8 39.937 32,7

Thái Lan 3.369 -6,0 -23,7 23.753 -22,2

Hồng Kông 10.732 101,2 549,7 23.554 131,2

Đài Loan 6.189 12,5 62,6 23.031 31,0

Úc 3.103 -9,2 21,1 19.108 37,0

Các TVQ Ả Rập Thống nhất 2.197 -12,3 -29,2 17.850 -15,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Page 24: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 24

THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ

4. Dung lượng thị trường nhập khẩu mặt hàng chuối của EU và thị phần của Việt Nam.

Theo thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong cơ cấu mặt hàng quả và quả hạch EU nhập khẩu, thì mặt hàng chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô (mã HS 0803) là mặt hàng có trị giá lớn thứ hai sau mặt hàng quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô (mã HS 0805). Trong 3 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu chuối của EU đạt 1,84 tỷ USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong những tháng đầu năm 2019, do điều kiện thời tiết ấm áp nên các loại trái cây ôn đới

mùa hè có sớm, điều này khiến nhu cầu chuối tại EU giảm.

Theo FAO, năm 2018 lượng chuối nhập khẩu trên toàn thế giới đạt 18,3 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2017. Trong đó, EU là thị trường nhập khẩu chuối lớn nhất thế giới với khối lượng ước tính đạt 6 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2017, chiếm 33% tổng lượng chuối nhập khẩu toàn thế giới. Bên cạnh nhận thức về sức khỏe ngày càng tăng ở các nước nhập khẩu lớn, thu nhập tăng tại các quốc gia thành viên mới như Ba Lan, Xlô-va-ki-a và E-xtô-ni-a cũng góp phần tăng nhu cầu chuối tại thị trường EU.

Nhập khẩu chuối các loại (mã HS 0803) của EU theo tháng giai đoạn 2018 – 2019 (ĐVT: Triệu USD)

100,00200,00300,00400,00500,00600,00700,00800,00

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12

Năm 2018 Năm 2019

Nguồn: ITCNhập khẩu từ các thị trường ngoài

EU chiếm tới 76% tổng trị giá nhập khẩu chuối (mã HS 0803) của EU. Trong đó, Ê-cu-a-đo, Cô-lôm-bi-a, Cô-x’ta Ri-ca là ba thị trường chính cung cấp chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô vào thị trường EU trong 3 tháng đầu năm 2019. Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô lớn thứ 33 cho EU về trị giá. Trong 3 tháng đầu năm 2019, EU nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam với tỷ trọng giảm so với cùng kỳ năm 2018.

Với lợi thế dễ trồng, dễ tiêu thụ, chuối được xem là mặt hàng xuất khẩu tiềm

năng của Việt Nam. Nhiều thuận lợi cho mặt hàng chuối của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU trong thời gian tới như:

+ Do điều kiện khí hậu, EU nhập khẩu khá nhiều các loại rau quả nhiệt đới trong đó có mặt hàng chuối. Tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng chuối từ Việt Nam vẫn còn quá thấp so với nhu cầu tiêu thụ tại thị trường này.

+ Đáng chú ý, theo Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), sản phẩm rau củ quả tươi và chế biến, nước hoa quả, hoa tươi của Việt Nam được

Page 25: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201925

EU nhập khẩu chuối các loại trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2019

Thị trườngTháng 3/2019 (Nghìn USD)

So với tháng 2/2019

(%)

So với tháng 3/2018

(%)

3 tháng năm 2019

(Nghìn USD)

So với 3 tháng năm 2018 (%)

Tỷ trong 3 tháng (%)

Năm 2019

Năm 2018

Tổng 647.241 10,7 -15 1.835.496 -12,0 100,0 100,0Nhập khẩu nội khối 155.828 11,5 -20 440.007 -15,1 24,0 25,0

Nhập khẩu ngoài khối 491.413 10,5 -13 1.395.489 -11,0 76,0 75,0

Nhập khẩu từ 5 thị trường chính ngoài khối EUÊ-cu-a-đo 126.781 9,0 -17 355.515 -16,9 25,5 27,3

Cô-lôm-bi-a 120.959 24,2 -19 317.733 -12,0 22,8 23,0

Cô-x’ta Ri-ca 83.079 -5,5 -24 268.317 -15,4 19,2 20,2

Cộng hòa Đô-mi-ni-ca-na 38.937 21,3 25 101.549 17,7 7,3 5,5

Bờ Biển Ngà 28.278 19,7 -11 75.390 -14,2 5,4 5,6

Việt Nam 3 -62,5 -50 21 -27,6 0,0 0,0

Nguồn: ITC

THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ

hưởng thuế 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Tuy nhiên, EU là một thị trường có mức thu nhập cao, có chính sách bảo vệ người tiêu dùng chặt chẽ với những rào cản về kỹ thuật cho sản phẩm nhập khẩu

là rất lớn. Theo đó, để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chuối vào thị trường EU, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải thận trọng tuân thủ các quy định của Châu Âu về an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất xứ nguồn gốc.

Page 26: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 26

THỊ TRƯỜNG THỊT

- Từ đầu tháng 7/2019 đến nay, giá thịt lợn tại Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng mạnh.

- Tháng 7/2019, giá lợn hơi tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất.

1. Thị trường thế giới- Tại Hoa Kỳ: Từ đầu tháng 7/2019

đến nay, giá lợn nạc giao kỳ hạn tháng 8/2019 tại Chicago, Hoa Kỳ biến động theo xu hướng tăng so với cuối tháng

6/2019. Ngày 22/7/2019 giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn tháng 8/2019 giao dịch ở mức 84,1 UScent/lb, tăng 10,1% so với cuối tháng 6/2019 và tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Diễn biến giá lợn nạc giao kỳ hạn tháng 8/2019 tại Hoa Kỳ trong tháng 7/2019 (ĐVT: UScent/lb)

Nguồn: cmegroup.com- Tại Trung Quốc: Theo Cục Thống

kê Quốc gia Trung Quốc, sản lượng thịt lợn của nước này đạt 24,7 triệu tấn trong 6 tháng đầu năm 2019, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2018. Đàn lợn của Trung Quốc đã giảm 15% so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 347,61 triệu con do số lợn chết vì virus nên người chăn nuôi không dám tái đàn. Số lợn giết mổ trong 6 tháng đầu năm 2019 giảm 6,2%, xuống còn 313,46 triệu con. Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tháng 6/2019, đàn lợn trên cả nước đã giảm 25,8% so với cùng kì năm 2018, với số lợn nái giảm 26,7%. Sản lượng thịt gia súc trong 6 tháng đầu

năm 2019 đã tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2018, với thịt bò tăng 2,4% và thịt cừu tăng 1,4%. Tổng sản lượng thịt gồm thịt lợn, thịt bò, thịt cừu và gia cầm của Trung Quốc đã giảm 2,1% trong 6 tháng đầu năm 2019, xuống còn 39 triệu tấn.

Một nửa số lợn nái của Trung Quốc đã bị chết vì dịch ASF hoặc bị tiêu hủy vì sự lây lan của bệnh dịch. Dịch ASF không ảnh hưởng tới con người nhưng khiến hầu hết lợn nhiễm bệnh tử vong. Chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy các nhà sản xuất gia cầm tăng sản lượng để giúp bù đắp sự sụt giảm của sản lượng thịt lợn.

Page 27: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201927

THỊ TRƯỜNG THỊT

2. Thị trường trong nướcTừ đầu tháng 7/2019 đến nay, giá lợn

hơi trên cả nước biến động không đồng nhất: giá tăng tại khu vực miền Bắc và miền Trung, Tây Nguyên, trong khi giảm ở khu vực miền Nam. Ngày 22/7/2019, giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc dao động trong khoảng 39.000 – 45.000 đồng/kg, tăng 5.000 – 6.000 đồng/kg so với cuối tháng 6/2019. Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi dao động trong khoảng 34.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 2.000 – 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 6/2019. Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi tiếp tục giảm mạnh trên diện rộng, hiện dao động trong khoảng 28.000 – 32.000 đồng/kg, giảm 4.000 - 6.000 đồng/kg so với cuối tháng 6/2019.

Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi vẫn có những diễn biến phức tạp. Một số tỉnh dù đã công bố hết dịch nhưng sau đó dịch bệnh vẫn quay trở lại bùng phát do công tác kiểm soát dịch bệnh vẫn chưa được chặt chẽ, chủ yếu phát sinh tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ do thiếu ý thức phòng chống dịch, không khử trùng chuồng trại, dùng thức ăn thừa cho lợn... Tại nhiều địa phương, hầu hết các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đều không thực hiện tái đàn do lo ngại dịch ASF. Do đó, nguồn cung thịt lợn vào cuối năm 2019 có thể sẽ giảm.

Thời gian tới, khi tâm lý người chăn nuôi ổn định trở lại, việc bán chạy bán

tháo giảm dần cộng nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng lên, giá lợn tại Việt Nam có thể sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt dịp cuối năm.

Ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng. Hiện dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 62/63 tỉnh, thành phố (chỉ còn duy nhất Ninh Thuận chưa phát hiện dịch). Tổng số lợn phải

tiêu hủy trên cả nước là khoảng 3,3 triệu con, chiếm khoảng 10% tổng đàn lợn.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng đàn lợn của cả nước tháng 6/2019 giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2018; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1,8 triệu tấn, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2018 (riêng quý II/2019 đạt 796,8 nghìn tấn, giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2018).

Đàn trâu cả nước trong tháng 6/2019 tiếp tục giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2018 do hiệu quả kinh tế không cao và

Page 28: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 28

THỊ TRƯỜNG THỊTdiện tích chăn thả bị thu hẹp, một số hộ đã chuyển sang kinh doanh dịch vụ khi địa phương thu hồi đất nông nghiệp để đầu tư, xây dựng khu công nghiệp; sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 51,2 nghìn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018 (riêng quý II/2019 đạt 24,8 nghìn tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2018).

Đàn bò phát triển khá với mức tăng trong tháng 6/2019 đạt 2,6% do thuận lợi về giá cả và thị trường tiêu thụ, người chăn nuôi có lãi ổn định; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 192,5 nghìn tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2018 (riêng quý II/2019 đạt 93,2 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2018); sản lượng sữa bò 6 tháng đầu năm 2019 đạt 508,4 nghìn tấn, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2018 (riêng quý II/2019 đạt 256,2 nghìn tấn,

tăng 9% so với cùng kỳ năm 2018).

Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, không có dịch bệnh lớn xảy ra, thị trường tiêu thụ ổn định, người chăn nuôi yên tâm mở rộng quy mô đàn. Đặc biệt trong quý II/2019, khi tình hình dịch bệnh ở lợn diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ thịt và trứng gia cầm tăng mạnh do người dân đã chuyển sang sử dụng thay thế thịt lợn. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng 6/2019 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 660,9 nghìn tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2018 (riêng quý II/2019 đạt 322,7 nghìn tấn, tăng 11,3%); sản lượng trứng gia cầm 6 tháng đầu năm 2019 đạt gần 7 tỷ quả, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2018 (riêng quý II/2019 đạt 3,4 tỷ quả, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2018).

Page 29: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201929

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

- Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung nội địa.

- Xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo tăng lên mức kỷ lục trong nhiều năm gần đây.

- Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tiếp tục tăng; giá tôm thẻ chân trắng tại Cà Mau tăng 2.000 – 3.000 đ/kg.

- Trong 5 tháng đầu năm 2019, Hàn Quốc đẩy mạnh nhập khẩu tôm từ Ma-lai-xi-a khiến thị phần tôm Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm nhẹ.

- Xuất khẩu thủy sản 15 ngày đầu tháng 7/2019 đã có dấu hiệu cải thiện.

1. Thị trường thủy sản thế giới- EU: Theo Cơ quan Quan sát thị

trường thủy sản châu Âu (EUMOFA), EU là thị trường tiêu dùng thủy sản, cả khai thác và nuôi trồng, lớn nhất thế giới. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của EU đang vượt xa nguồn cung nội địa, trong khi dư địa tăng trưởng sản xuất nội địa rất hạn chế. Do đó, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng.

Theo báo cáo nghiên cứu xu hướng thương mại thủy sản khu vực mới nhất của EUMOFA, nhập khẩu thủy sản của EU trong năm 2018 từ thị trường ngoài khối tăng 4% về lượng và tăng 2% về trị giá so với năm 2017, đạt 6 triệu tấn, trị giá 29,2 tỷ USD. Giá nhập khẩu thủy sản trung bình giảm 2% so với năm 2017, xuống còn 4,7 USD/kg, khiến tăng trưởng về trị giá thấp hơn so với tăng trưởng về lượng.

Trong đó, nhập khẩu cá hồi đạt 6,5 tỷ USD, các loại giáp xác đạt 5,4 tỷ USD và cá nước sâu đạt 5,1 tỷ USD. Ba chủng loại thủy sản này chiếm 58% tổng trị giá nhập khẩu thủy sản từ thị trường

ngoại khối của EU. Trong đó, nhập khẩu cá nước sâu tăng 5% so với năm 2017; nhập khẩu thủy sản thân mềm tăng 6%; nhập khẩu giáp xác giảm 3% do giá tôm nước ấm giảm mạnh; nhập khẩu thủy sản 2 mảnh vỏ cũng giảm 18%.

- Na Uy: Trong 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản của Na Uy đạt 1,3 triệu tấn, trị giá 51,2 tỷ NOK (tương đương 6 tỷ USD), giảm 13% về lượng, nhưng tăng 7% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2018. Trị giá xuất khẩu thủy sản của Na Uy tăng chủ yếu do xuất khẩu cá hồi salmon tăng mạnh, chiếm 2/3 trị giá tăng thêm; xuất khẩu thủy sản có vỏ cũng tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Page 30: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 30

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

- Ê-cu-a-đo: Trong 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo đạt 307,8 nghìn tấn, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là lượng tôm xuất khẩu kỷ lục của Ê-cu-a-đo trong nhiều năm gần đây.

Tháng 6/2019, giá xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo trung bình ở mức 5,69 USD/kg, tăng 0,09 USD/kg so với mức giá xuất khẩu trung bình tháng 5/2019, nhưng giảm 0,64 USD/kg so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo theo tháng giai đoạn 2017 – 2019

202530354045505560

T1/2

017 T3 T5 T7 T9 T11

T1/2

018 T3 T5 T7 T9 T11

T1/2

019 T3 T5

Nghìn tấn

55.25.45.65.866.26.46.66.87USD/kg

Lượng Giá TB

Nguồn: Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ê-cu-a-đoTrong 6 tháng đầu năm 2019, Ê-cu-a-đo

đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang các thị trường: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nga và Cô-lôm-bi-a; trong khi xuất khẩu

sang Việt Nam giảm mạnh. Điều này cho thấy ngành tôm Ê-cu-a-đo đang nỗ lực mở rộng thị trường và khả năng cạnh tranh của tôm Ê-cu-a-đo ngày càng tăng.

Xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo trong 6 tháng đầu năm 2019

Thị trường

6 tháng đầu năm 2019 So với 6 tháng đầu năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (Triệu USD)

Giá trung bình

(USD/ kg)Lượng Trị

giáGiá

trung bình

Trung Quốc 139.512 789 5,66 224 185 -12

Việt Nam 58.427 324 5,54 -45 -51 -11

Hoa Kỳ 39.803 232 5,83 19 5 -12

Tây Ban Nha 15.852 90 5,69 1 -11 -11

Pháp 13.396 83 6,21 3 -6 -9

Ý 12.738 75 5,90 2 -7 -9

Hàn Quốc 5,731 35 6.16 80 58 -12

Nga 5.277 27 5.06 107 84 -11

Cô-lôm-bi-a 1.955 11 5,87 22 6 -13

Page 31: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201931

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

Thị trường

6 tháng đầu năm 2019 So với 6 tháng đầu năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (Triệu USD)

Giá trung bình

(USD/ kg)Lượng Trị

giáGiá

trung bình

Anh 1.895 15 7,69 29 22 -6

Thị trường khác 13.257 89 6,73 6 -11 -17

Tổng 307.842 1.771 5,75 26 12 -11

Nguồn: Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ê-cu-a-đo2. Thị trường thủy sản trong nướcGiá cá tra nguyên liệu tại An Giang

tiếp tục tăng 100 đ/kg trong tuần kết thúc

ngày 18/7/2019; Tại Cà Mau, giá tôm thẻ chân trắng tăng 2.000 – 3.000 đ/kg so với tuần trước đó, trong khi giá tôm sú cỡ 20 con/kg giảm 3.000 đ/kg.

Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tuần đến ngày 18/7/2019

Mặt hàng Trọng lượng

Dạng sản

phẩmĐơn giá (đ/kg)

So với giá tuần trước

(đ/kg)

So với giá cùng kỳ năm 2018 (đ/kg)

Cá Tra thịt trắng (mua tại hầm, quầng) 0,8-1kg/con Tươi 20.000 - 20.300 (+) 100 (-) 6.000 -

7.700

Cá Tra thịt hồng (mua tại hầm, quầng) 0,8-1kg/con Tươi 19.800 - 19.950 (+) 100 (-)5.700 -

6.850

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Giá thủy sản nguyên liệu tại Cà Mau tuần tới ngày 18/7/2019

Mặt hàng Kích cỡ Dạng sản phẩm Đơn giá tuần trước (đ/kg)

Đơn giá tuần báo cáo (đ/kg)

Tôm sú (sống) 20 con/kg (sống sinh thái) 285.000 282.000

Tôm sú (chết) 20 con/kg Nguyên liệu 255.000 255.000

Tôm sú (sống) 30 con/kg (sống sinh thái) 245.000 245.000

Tôm sú (chết) 30 con/kg Nguyên liệu 220.000 220.000

Tôm sú (sống) 40 con/kg (sống sinh thái) 202.000 200.000

Tôm sú (chết) 40 con/kg Nguyên liệu 183.000 183.000

Tôm đất (sống) Loại I (sống) 111.000 111.000

Tôm đất (chết) Loại I Nguyên liệu 94.000 94.000

Tôm Bạc Loại I Nguyên liệu 73.000 73.000

Tôm Thẻ chân trắng cỡ 70 con/kg Mua tại ao đầm 108.000 111.000

Page 32: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 32

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

Mặt hàng Kích cỡ Dạng sản phẩm Đơn giá tuần trước (đ/kg)

Đơn giá tuần báo cáo (đ/kg)

Tôm Thẻ chân trắng cỡ 100 con/kg Mua tại ao đầm 86.000 88.000

Mực tua (sống) (sống) 125.000 125.000

Mực ống Loại I 125.000 125.000

Cá Chẻm 1 con/ kg 110.000 105.000

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại3. Tình hình xuất khẩu thủy sảnVề xuất khẩu: Theo thống kê của

Tổng cục Hải quan, trong 15 ngày đầu tháng 7/2019, xuất khẩu thủy sản đạt 357,1 triệu USD, tăng 3,5% so với 15 ngày đầu tháng 6/2019 và tăng 7% so với 15 ngày đầu tháng 7/2018. Với kết quả đạt được trong 15 ngày đầu tháng 7/2019, có thể kỳ vọng xuất khẩu thủy sản sẽ cải thiện trong thời gian tới. Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2019, xuất khẩu thủy sản đạt 3,25 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2018.

Về nhập khẩu: Nhập khẩu thủy sản 15 ngày đầu tháng 7/2019 đạt 83,3 triệu USD, tăng 6,5% so với 15 ngày đầu tháng 6/2019 và tăng 33,2% so với 15 ngày đầu tháng 7/2018. Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2019, nhập khẩu thủy sản đạt 963,4 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2018.

4. Dung lượng thị trường nhập khẩu tôm Hàn Quốc và thị phần của Việt Nam

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong 5 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu tôm của Hàn Quốc đạt 31,3 nghìn tấn, trị giá 249,3 triệu USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc, đạt 16,16 nghìn tấn, trị giá 129 triệu USD, tăng 2,2% về lượng, nhưng giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù lượng xuất khẩu tăng, nhưng thị phần tôm Việt Nam tính theo lượng trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018 do Hàn Quốc đẩy mạnh nhập khẩu từ Ma-lai-xi-a và Ắc-hen-ti-na.

10 thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc 5 tháng đầu năm 2019

Thị trường

5 tháng đầu năm 2019

So với 5 tháng đầu năm 2018 (%)

Thị phần theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá 5 tháng 2019

5 tháng 2018

Tổng 31.319 249.302 4,1 -3,5 100,0 100,0

Việt Nam 16.164 129.009 2,2 -7,0 51,6 52,6

Ê-cu-a-đo 4.569 31.806 7,4 -4,4 14,6 14,1

Ma-lai-xi-a 2.122 18.536 57,4 69,3 6,8 4,5

Page 33: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201933

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

Thị trường

5 tháng đầu năm 2019

So với 5 tháng đầu năm 2018 (%)

Thị phần theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá 5 tháng 2019

5 tháng 2018

Thái Lan 1.954 23.127 -23,6 -25,3 6,2 8,5

Trung Quốc 1.964 12.705 -5,3 -16,9 6,3 6,9

Ấn Độ 1.024 6.015 -8,5 -5,2 3,3 3,7

Ắc-hen-ti-na 1.002 10.233 21,4 44,7 3,2 2,7

Pê-ru 829 5.692 211,6 195,7 2,6 0,9

Ả Rập Xê Út 639 3.949 -21,0 -30,2 2,0 2,7

Nga 229 1.660 231,6 91,2 0,7 0,2

Nguồn: ITCTrong 5 tháng đầu năm 2019,

Hàn Quốc tăng nhập khẩu tôm mã HS 030617 và 160521, trong khi giảm nhập khẩu các chủng loại tôm khác. Trong đó, nhập khẩu tôm mã HS 030617 của Hàn Quốc từ Việt Nam giảm 3,5% về

lượng và giảm 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, đạt 9,3 nghìn tấn, trị giá 77,4 triệu USD; nhập khẩu tôm mã HS 160521 từ Việt Nam tăng 12,4% về lượng và tăng 6,4% về trị giá, đạt 6,8 nghìn tấn, trị giá 51,4 triệu USD.

Chủng loại tôm nhập khẩu của Hàn Quốc 5 tháng đầu năm 2019

Mã HS

Tổng nhập khẩu So với cùng kỳ năm 2018 (%)

Nhập khẩu từ Việt Nam

So với cùng kỳ năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

030616 372 1.854 -18,8 -34,4

030617 22.693 178.800 4,9 -2,7 9.335 77.431 -3,5 -13,5

160521 8.218 68.318 4,7 -2,8 6.811 51.413 12,4 6,4

160529 36 332 -74,1 -76,8 18 165 -77,9 -83,0

Nguồn: ITCTrong 5 tháng đầu năm 2019,

cơ cấu thị trường cung cấp tôm cho Hàn Quốc có biến động đáng kể khi thị phần tôm mã HS 030617 Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm từ 45% trong 5 tháng đầu

năm 2018, xuống còn 41% trong 5 tháng đầu năm 2019; trong khi thị phần của Ma-lai-xi-a tăng từ 6% trong 5 tháng đầu năm 2018, lên 9% trong 5 tháng đầu năm 2019; thị phần của Ê-cu-a-đo, Trung Quốc, Ấn Độ, Ắc-hen-ti-na ổn định.

Page 34: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 34

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢNTại thị trường Hàn Quốc, tôm

Việt Nam mã HS 030617 phải cạnh tranh về giá với tôm nhập khẩu từ Ê-cu-a-đo, Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, tôm Việt Nam có lợi thế hơn so với Ê-cu-a-đo và Trung Quốc nhờ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết với Hàn Quốc. Hiện

nay, thuế nhập khẩu tôm vào Hàn Quốc từ Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ, Thái Lan đều ở mức 0% nhờ các hiệp định thương mại tự do; trong khi thuế nhập khẩu từ Ê-cu-a-đo ở mức 20%, thuế nhập khẩu từ Trung Quốc ở mức 14,6%.

Cơ cấu nguồn cung tôm mã HS 030617 cho Hàn Quốc theo lượng trong 5 tháng đầu năm

Năm 2019 Năm 2018

Nguồn: ITC

5 thị trường cung cấp tôm mã HS 030617 lớn nhất cho Hàn Quốc trong 5 tháng đầu năm 2019

Thị trường

5 tháng đầu năm 2019 So với 5 tháng đầu năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá trung bình

(USD/tấn)Lượng Trị giá Giá trung

bình

Việt Nam 9.335 77.431 8,3 -3,5 -13,5 -10,3Ê-cu-a-đo 4.569 31.806 7,0 7,4 -4,4 -11,0Ma-lai-xi-a 2.121 18.527 8,7 57,4 69,3 7,6Trung Quốc 1.824 11.964 6,6 -2,3 -13,8 -11,8Ấn Độ 988 5.508 5,6 -9,5 -8,4 1,2

Nguồn: ITC Để khai thác tốt hơn nữa thị trường

tôm Hàn Quốc, các doanh nghiệp nên chủ động tiếp cận thông tin về VKFTA để lựa chọn các ưu đãi phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, đồng thời thay đổi công nghệ, định hướng phát triển

sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường nhập khẩu. Hiện nay, bên cạnh tôm mã HS 030617, Hàn Quốc có xu hướng tăng nhập khẩu tôm chế biến mã HS 160521, đây là chủng loại tôm xuất khẩu nhiều tiềm năng.

Page 35: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201935

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Bra-xin trong tháng 5/2019 tăng mạnh.

- Sản xuất gỗ dán của Ma-lai-xi-a đang đối mặt với nhiều khó khăn do nguồn cung gỗ giảm và chi phí tăng.

- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng mạnh.

- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh trong 15 ngày đầu tháng 7/2019.

1. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới

- Bra-xin: Trong tháng 5/2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (trừ giấy và bột giấy) của Bra-xin đạt 272,6 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu gỗ thông đạt 233,3 nghìn m3, trị giá 47,4 triệu USD, tăng 29% về lượng và tăng 24% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Xuất khẩu gỗ xẻ nhiệt đới đạt 51,9 nghìn m3, trị giá 20,9 triệu USD, tăng 63,2% về lượng và tăng 49,3% về trị giá; Xuất khẩu gỗ thông dán đạt 180,9 nghìn m3, trị giá 47,2 triệu USD, tăng 37% về lượng và tăng 4,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Xuất khẩu gỗ dán nhiệt đới tháng 5/2019 đạt 9 nghìn m3, trị giá 3,5 triệu USD, giảm 6,3% về lượng và giảm 16,7% về trị giá.

Trong khi đó, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Bra-xin tháng 5/2019 tăng mạnh, đạt 47,8 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2018.

- Ma-lai-xi-a: Sản xuất gỗ dán của Ma-lai-xi-a đang đối mặt với nhiều khó khăn do nguồn cung gỗ giảm và chi phí tăng. Do thiếu hụt gỗ nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng nên một số nhà máy sản xuất gỗ dán, kể cả các nhà sản xuất lớn ở bang Sarawak đã cắt giảm sản xuất, một số nhà sản xuất khác đang cân nhắc việc đóng cửa. Kể từ tháng 7/2017, bang Sarawak đã tăng “phí bảo hiểm” lên 50 RM/m3 (tương đương 12,2 USD/m3) cho tất cả các loại gỗ từ rừng đồi, cũng như các loại gỗ tròn từ các đồi chuyển đổi đất nông nghiệp. Trước đây phí bảo hiểm là 0,8 RM/m3 (tương đương 0,19

Page 36: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 36

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

USD/m3). Sự gia tăng phí bảo hiểm đã làm tăng chi phí giá gỗ tròn và các sản phẩm gỗ khoảng 110 RM/m3 (tương đương với 26,8 USD/m3). Vì vậy, bang Sarawak cho phép các nhà máy gỗ dán nhập khẩu gỗ tròn.

(Ghi chú: Tỷ giá 1 USD=4,11RM)

2. Thị trường trong nướcTheo Tổng cục Thống kê, sản xuất

lâm nghiệp 6 tháng đầu năm 2019 ổn định, tập trung chủ yếu vào công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và khai thác gỗ từ diện tích rừng đến kỳ khai thác. Trong quý 2/2019, diện tích rừng trồng tập trung của cả nước ước tính đạt 78,1 nghìn ha, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2018; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 18,7 triệu cây, giảm 6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 4.316 nghìn m3, tăng 4,3%; sản lượng củi khai thác đạt 5,3 triệu ste, giảm 1,9%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, diện tích rừng trồng tập trung ước tính đạt 110 nghìn ha, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước, số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 34,4 triệu cây, giảm 3,2% do nguồn kinh phí trồng rừng năm nay thấp và một số diện tích rừng đã khai thác chuyển đổi sang trồng cây lâu năm. Khai thác gỗ và lâm sản trong 6 tháng đầu năm 2019 tại các địa phương tăng trưởng khá, giá thu mua gỗ ổn định do nhu cầu tiêu thụ làm nguyên liệu sản phẩm gỗ tăng. Sản lượng gỗ khai thác đạt 7.030 nghìn m3, tăng 4,4%.

Diện tích rừng bị thiệt hại quý 2/2019 là 523 ha, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó diện tích rừng bị cháy là 326,6 ha, tăng 59,3%; diện tích rừng bị chặt, phá là 196,4 ha, tăng 10,3%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, cả nước có 685,4 ha rừng bị thiệt hại,

tăng 36,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm diện tích rừng bị cháy là 402 ha, tăng 81,2%; diện tích rừng bị chặt, phá là 283,4 ha, tăng 1,2%.

3. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Về xuất khẩu: Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ ngày 01/7/2019 đến ngày 15/7/2019 đạt 398,5 triệu USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 287,2 triệu USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2019 trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,2 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,7 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Về nhập khẩu: Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trị giá nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ ngày 01/7/2019 đến ngày 15/7/2019 đạt 102,9 triệu USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2019, trị giá nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,3 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Page 37: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201937

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

4. Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Hoa Kỳ và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ trong tháng

5/2019 đạt 1,72 tỷ USD, tăng 17,3% so với tháng trước, tăng 2,6% so với tháng 5/2018. Trong 5 tháng đầu năm 2019, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ đạt 7,7 tỷ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ theo tháng giai đoạn 2018 - 2019 (ĐVT: Tỷ USD)

Nguồn: Ủy Ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ Thị trường nhập khẩu:Trong 5 tháng đầu năm 2019, nhập

khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ từ Trung Quốc giảm mạnh, tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Trung Quốc giảm 6,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018. Sau khi Hoa Kỳ tăng thuế đối với đồ nội thất Trung Quốc từ 10% lên 25% áp dụng từ ngày 1/6/2019. Các công ty sản xuất nội thất Trung Quốc chịu tác động lớn nhất của chính sách thuế do Hoa Kỳ áp dụng đối với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc. Một số nhà sản xuất đồ nội thất Trung Quốc cho biết hoạt động sản xuất giảm và tỷ suất lợi nhuận thấp khiến họ bị hạn chế khả năng điều chỉnh giá khi đối mặt với các khoản thuế. Theo Ngân hàng China International Capital Corp (CICC), mức thuế sẽ tương đương khoảng 34,2% lợi nhuận năm 2018 của ngành này.

Đáng chú ý, Hoa Kỳ nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 2,98 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng

nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh từ mức 19,7% trong 5 tháng năm 2018 lên 25,4% trong 5 tháng năm 2019. Tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam tăng mạnh, có thể làm phát sinh sự chú ý của Chính phủ Hoa Kỳ về bán phá giá và trợ cấp. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng cần phải cẩn trọng. Về phía Việt Nam, ngày 9/7/2019, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị triển khai Đề án tăng cường quản lý nhà nước chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Mặt hàng đồ gỗ được xác định là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian qua, vì vậy mặt hàng đồ gỗ sẽ được đưa vào diện giám sát đặc biệt, để tránh nguy cơ bị các nước nhập khẩu đưa vào diện áp thuế cao, trừng phạt thương mại.

Ngoài nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Trung Quốc và Việt Nam, Hoa Kỳ còn nhập khẩu mặt hàng này từ một số thị trường khác trong 5 tháng đầu năm 2019 như: Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Ma-lai-xi-a…

Page 38: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 38

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ10 thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gô cho Hoa Kỳ trong tháng 5

và 5 tháng đầu năm 2019

Thị trườngTháng 5/2019 (Triệu USD)

So với tháng 4/2019

(%)

So với tháng 5/2018

(%)

5 tháng năm 2019

(Triệu USD)

So với 5 tháng

năm 2018 (%)

Tỷ trọng 5 tháng (%)

Năm 2019

Năm 2018

Tổng 1.718 17,3 2,6 7.681 -0,1 100,0 100,0

Trung Quốc 690 29,1 -10,2 2.983 -14,1 38,8 45,2

Việt Nam 440 17,5 35,0 1.954 29,0 25,4 19,7

Ca-na-đa 119 -3,6 -5,2 582 -0,3 7,6 7,6

Mê-hi-cô 89 17,1 7,9 411 3,7 5,4 5,2

Ma-lai-xi-a 73 14,3 19,5 342 12,7 4,5 4,0

In-đô-nê-xi-a 58 0,0 10,7 283 1,7 3,7 3,6

Ý 58 9,9 -11,5 275 -1,3 3,6 3,6

Ấn Độ 27 9,0 6,6 125 1,9 1,6 1,6

Ba Lan 30 16,7 -10,1 119 -17,1 1,6 1,9

Bra-xin 17 2,7 19,0 79 19,4 1,0 0,9

Nguồn: Tính toán từ số liệu Ủy Ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Mặt hàng nhập khẩuHoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu mặt hàng

ghế khung gỗ (mã HS 940161+ 940169) và mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn (mã HS 940360) trong 5 tháng đầu năm 2019, trị giá nhập khẩu hai mặt hàng này chiếm tới 65,5% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ. Trong đó, dẫn đầu về trị giá là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 2,6 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc và Việt Nam là hai thị trường chính cung cấp mặt hàng ghế khung gỗ cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ tăng mạnh nhập khẩu ghế khung gỗ từ Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019, với trị giá đạt 562,7 triệu USD, tăng 51,8% so với cùng

kỳ năm 2018. Trong khi đó nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 1,4 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Tiếp theo, nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn của Hoa Kỳ trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 2,4 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc là thị trường cung cấp đồ nội thất phòng khách, phòng ăn lớn nhất cho Hoa Kỳ với trị giá 854 triệu USD, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm 2018; Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ hai với trị giá đạt 621,4 triệu USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2018. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn nhập khẩu mặt hàng này từ một số thị trường khác như: Mê-hi-cô, Ca-na-đa, In-đô-nê-xi-a…

Page 39: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201939

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖMặt hàng nội thất bằng gỗ Hoa Kỳ nhập khẩu trong tháng 5

và 5 tháng đầu năm 2019

Mặt hàng (Mã HS)

Tháng 5/2019 (Triệu USD)

So với tháng 4/2019

(%)

So với tháng 5/2018

(%)

5 tháng năm 2019 (Triệu USD)

So với 5 tháng

năm 2018 (%)

Tỷ trọng 5 tháng (%)

Năm 2019

Năm 2018

Tổng 1.718 17,3 2,6 7.681 -0,1 100,0 100,0

940161+940169 562 9,4 -1,8 2.634 0,3 34,3 34,1

940360 557 24,0 5,7 2.396 -0,7 31,2 31,4

940350 316 13,9 3,5 1.478 3,0 19,2 18,7

940340 201 29,2 12,1 809 -0,9 10,5 10,6

940330 82 18,8 -9,1 365 -8,5 4,8 5,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu Ủy Ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Page 40: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/2019 40

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

Một số điều chỉnh quy định của Úc đối với nhập khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp Úc đã thông báo về một số điều chỉnh quan trọng từ phía Úc sau cuộc Tổng tuyển cử năm 2019 Liên bang Úc vừa qua. Cụ thể như sau:

1. Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc trước đây được đổi tên thành Bộ Nông nghiệp Úc.

2. Bộ Nông nghiệp Úc vẫn sẽ giữ nguyên các chức năng về quản lý kiểm tra và cấp phép đối với thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.

3. Một số điều chỉnh về các giấy chứng nhận xuất khẩu, kẹp chì an toàn của container và chữ ký của cán bộ có thẩm quyền trên giấy chứng nhận an toàn sức khỏe đối với các sản phẩm thịt, sữa, trứng và thủy sản. Các thay đổi này được Bộ Nông nghiệp Úc thông báo trên trang thông tin điện tử chính thức tại đường dẫn: www.agriculture.gov.au/export-change.

4. Bộ Nông nghiệp Úc đưa ra thông báo mới về điều kiện an toàn sinh học đối với gạo đồ dành cho “người tiêu dùng hoặc chế biến”. Theo đó, các nhà nhập khẩu phải chứng minh được gạo đã được đồ (parboiled) bằng cách cung cấp tất cả các thông tin trong Tờ khai của

nhà sản xuất như sau:

• Gạo đã được ngâm trong nước ở nhiệt độ tối thiểu 600C trong ít nhất 4 giờ đồng hồ hoặc tại 650C trong 2 giờ đồng hồ

• Sau đó, gạo được hấp ở nhiệt độ tối thiểu 1100C trong ít nhất 10 phút hoặc tại 1170C trong 5 phút.

Lưu ý tờ khai của nhà sản xuất phải đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về hồ sơ và khai báo nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp Úc.

Bộ Nông nghiệp Úc sẽ xác minh thông tin khai báo thông qua các xét nghiệm ngẫu nhiên đối với các lô hàng về việc nảy mầm của gạo. Toàn bộ chi phí liên quan đến việc xét nghiệm này sẽ do bên nhập khẩu chi trả. Thông tin chi tiết được Bộ Nông nghiệp Úc thông báo trên trang thông tin điện tử chính thức tại đường dẫn dưới đây:

http://www.agriculture.gov.au/import/industry-advice/2019/116-2019

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) xin thông báo tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan tâm để nắm bắt tình hình và triển khai phối hợp.

Một số quy định, thủ tục của Trung Quốc đối với nhập khẩu thủy sản

+ Về danh mục hàng hóa thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc qua cặp chợ biên giới thuộc tỉnh Quảng Ninh:

Hiện nay, danh mục hàng thủy sản Việt Nam được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép xuất khẩu vào thị trường

Trung Quốc qua cặp chợ thuộc tỉnh Quảng Ninh là 137 loại (chi tiết danh mục hàng nông, thủy sản theo Phụ lục 1 gửi kèm Bản tin này). Theo đó, danh sách nêu rõ giá của từng mặt hàng tính theo đơn vị kilogam, lấy đó làm căn cứ để tính giá trị, khối lượng hàng hóa cư dân biên

Page 41: BỘ CÔNG THƯƠNG - vietnambiz · 2019-07-29 · - Thủy sản: Nhập khẩu thủy sản của EU ngày càng tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản vượt xa nguồn cung

Số ra ngày 22/7/201941

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

Lưu ý: Thông tin sử dụng trong bản tin được thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Thông tin trong bản tin chỉ mang tính tham khảo, các ước tính, dự báo có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi bởi những biến động thị trường.

Rất mong nhận được sự phản hồi, trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến của độc giả để Bản tin ngày càng chất lượng hơn.

giới được hưởng chính sách miễn thuế (dưới 8.000CNY/ngày) theo quy định của Chính phủ Trung Quốc. Vì vậy, đề nghị các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ để chuẩn bị các điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu đồng thời chủ động bàn bạc với đối tác nhận hàng Trung Quốc để tính toán khối lượng hàng hóa cho phù hợp để được hưởng chính sách miễn thuế khi xuất hàng qua lối mở Km3+4 Hải Yên đi qua cầu phao tạm trên sông Ka Long vào cặp chợ biên giới của thành phố Đông Hưng (Quảng Tây - Trung Quốc). Đối với thông số ghi trọng lượng trên nhãn mác, đề nghị doanh nghiệp chụp ảnh khi cân hàng trước khi đưa vào cấp đông và cân sau khi cấp đông làm bằng chứng để Hải quan Đông Hưng (Trung Quốc) xử lý thủ tục thông quan được nhanh chóng.

+ Về thủ tục cần thiết để hàng thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc qua cặp chợ biên giới, bao gồm:

(i) Sản phẩm xuất khẩu phải là của các doanh nghiệp Việt Nam được cấp mã doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc (do Cục quản lý

chất lượng hàng nông lâm sản và thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cấp); (ii) Chứng thư kiểm dịch của các chi nhánh Cục Quản lý chất lượng hàng nông lâm sản và thủy sản (thuộc Cục quản lý chất lượng hàng nông lâm sản và thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) cấp.

+ Về bao bì nhãn mác:

Bao bì được đóng gói chắc chắn, đồng nhất 1 loại; nhãn in trên bao bì phải thống nhất tại 1 vị trí đối với 1 loại hàng hóa và phải được in trước khi đóng gói hàng hóa; nhãn mác từng loại hàng hóa phải thể hiện đầy đủ tên (Chi tiết theo Phụ lục 2 gửi kèm Bản tin này) và các thông số khác, in trên thành và nắp đều được; riêng thông số ngày sản xuất và số lô được phép đóng dấu sau khi in cho phù hợp với ngày sản xuất và số lô của lô hàng nhưng phải rõ nét, không được nhòe, mờ; tuyệt đối không được dán nhãn mác dưới mọi hình thức. Đối với hàng tươi sống phải bảo quản, đựng trong khay nhựa phải in nhãn chìm trên tấm nhựa của khay (nắp hoặc thành đều được).