81
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HC BÀ RA - VŨNG TÀU ĐỖ VIẾT THUẬN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG CHI NHÁNH VŨNG TÀU LUN VĂN THẠC SĨ VŨNG TÀU, NĂM 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU

ĐỖ VIẾT THUẬN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG

CHI NHÁNH VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

VŨNG TÀU, NĂM 2017

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU

ĐỖ VIẾT THUẬN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG

CHI NHÁNH VŨNG TÀU

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. VŨ VĂN ĐÔNG

VŨNG TÀU, NĂM 2017

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-i-

TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày..… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: ĐỖ VIẾT THUẬN Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 26/01/1985 Nơi sinh: Bắc ninh

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 15110018

I- Tên đề tài:

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ

phần Kiên Long chi nhánh Vũng Tàu.

II- Nhiệm vụ và nội dung:

Đề tài nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng thương mại cổ phần Kiên Long - chi nhánh Vũng Tàu”.

Thực hiện đầy đủ quy định của một luận văn thạc sĩ theo quy định.

III- Ngày giao nhiệm vụ: (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề tài)

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 01/12/2017

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): TS. Vũ Văn Đông

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-ii-

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Đỗ Viết Thuận, học viên cao học khóa 1, đợt 2 – ngành

Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu. Tôi xin cam đoan

đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của TS. Vũ Văn

Đông.

Kết quả nghiên cứu của tôi là trung thực, được trích dẫn nguồn rõ ràng,

minh bạch.

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 01 tháng 12 năm 2017

Học viên

Đỗ Viết Thuận

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-iii-

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường

Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu, Khoa Đào tạo Sau Đại học, các giảng viên tham

gia giảng dạy đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá

trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Văn Đông đã tận tình

cung cấp tài liệu, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất

trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện và hỗ

trợ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu cho đề tài.

Và cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến người thân đã

động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 01 tháng 12 năm 2017

Học viên

Đỗ Viết Thuận

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-iv-

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

thương mại cổ phần kiên long - chi nhánh vũng tàu ” được thực hiện nhằm đánh giá

các nhân tố tác động đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Kiên Long, chi

nhánh Vũng Tàu. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, khảo sát

với cỡ mẫu là 198 bao gồm lãnh đạo, nhân viên kinh doanh tín dụng, nhân viên

thẩm định, kiểm soát viên, khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng. Kết quả

nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân

hàng Kiên Long: Thông tin tín dụng (β = 0.389); Chính sách tín dụng (β = 0.258);

Nhân tố khách hàng (β = 0.173); Xếp hạng tín dụng (β = 0.154); Nhân tố khách

quan (β = 0.128); Quy trình cấp tín dụng (β = 0.097). Như vậy, các giả thuyết

nghiên cứu H1, H2, H3, H4, H5 và H6 đều được chấp nhận tại mức ý nghĩa 1%, 5%

và 10%.

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra một số hàm ý quản trị để cãi thiện

công tác quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thông qua 06 nhân tố tác động đã nêu

trên. Ngoài ra tác giả cũng đã đưa ra một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng

nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-v-

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... ii

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................................. iv

MỤC LỤC ....................................................................................................................................... v

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 1

1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3

1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................................. 3

1.7. Kết cấu đề tài .................................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 5

2.1. Quản trị rủi ro tín dụng ..................................................................................... 5

2.1.1. Rủi ro tín dụng ............................................................................................ 5

2.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng ............................................................................... 5

2.1.3. Đo lường rủi ro tín dụng ............................................................................. 7

2.1.3.1. Mô hình định tính – 6C ........................................................................... 9

2.1.3.2. Mô hình chỉ số Z-cores .......................................................................... 10

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ....................................... 10

2.2.1. Các nhân tố bên ngoài .............................................................................. 10

2.2.2. Các nhân tố bên trong ............................................................................... 12

2.3. Nghiên cứu thực nghiệm về rủi ro tín dụng .................................................... 15

2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................ 15

2.4. Kinh nghiệm một số nước khác về quản trị rủi ro tín dụng ............................ 17

2.5. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 19

Tóm tắt chương 2 .........................................................................................................................25

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................26

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-vi-

3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 26

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ ....................................................................................... 26

3.1.2 Nghiên cứu chính thức .............................................................................. 26

3.2. Đo lường thang đo .......................................................................................... 28

3.3. Mẫu nghiên cứu chính thức ............................................................................ 30

Tóm tắt chương 3 .........................................................................................................................31

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................32

4.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu ............................................................................. 32

4.2. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 33

4.2.1. Kiểm định thang đo Cronbach Alpha ....................................................... 33

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................................................... 36

4.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập ....................................... 36

4.2.2.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc ........................................................ 38

4.2.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................... 40

4.2.4. Kết quả hồi quy ........................................................................................ 41

4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 45

Tóm tắt chương 4 .........................................................................................................................48

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................................49

5.1. Kết luận ........................................................................................................... 49

5.2. Hàm ý quản trị nhằm cãi thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân

hàng Kiên Long ..................................................................................................... 49

5.2.1. Nhân tố thông tin tín dụng ........................................................................ 49

5.2.2. Nhân tố chính sách tín dụng ..................................................................... 50

5.2.3. Nhân tố khách hàng .................................................................................. 52

5.2.4. Nhân tố Xếp hạng tín dụng ..................................................................... 53

5.2.5. Nhân tố khách quan .................................................................................. 55

5.2.6. Nhân tố quy trình cấp tín dụng ................................................................. 56

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 57

KẾT LUẬN ...................................................................................................................................59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ i

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-vii-

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Basel Ủy ban giám sát ngân hàng quốc tế

BĐS Bất động sản

CNTT Công nghệ thông tin

CSTD Chính sách tín dụng

DN Doanh nghiệp

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

HĐQT Hội đồng quản trị

HT XHTD Hệ thống xếp hạng tín dụng

KH Khách hàng

NH Ngân hàng

NHNN Ngân hàng Nhà Nước

NVTD Nhân viên tín dụng

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTW Ngân hàng trung ương

QTCTD Quy trình cấp tín dụng

RRTD Rủi ro tín dụng

TCTD Tổ chức tín dụng

TSĐB Tài sản đảm bảo

TTTD Thông tin tín dụng

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-viii-

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ........ 29

Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................... 32

Bảng 4.2. Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu ............................. 33

Bảng 4.3. KMO and Bartlett's Test .......................................................................... 36

Bảng 4.4. Rotated Component Matrix ..................................................................... 36

Bảng 4.5. KMO and Bartlett's Test ......................................................................... 39

Bảng 4.6. Component Matrix ................................................................................... 39

Bảng 4.7. Coefficient ............................................................................................... 41

Bảng 4.8. Model Summary ...................................................................................... 42

Bảng 4.9. Correlations .............................................................................................. 42

Bảng 4.10. ANOVA ................................................................................................. 44

Bảng 4.11. Kiểm định các tham số hồi quy ............................................................. 45

Bảng 4.12. Thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố đến quản trị rủi ro tín dụng .............. 47

Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ................................................................ 47

Bảng 4.14. Kết quả kiểm định các giả thuyết .......................................................... 48

Bảng 5.1. Thống kê mô tả nhân tố thông tin tín dụng .............................................. 51

Bảng 5.2. Thống kê mô tả nhân tố chính sách tín dụng ........................................... 52

Bảng 5.3. Thống kê mô tả nhân tố yếu tố khách hàng ............................................. 54

Bảng 5.4. Thống kê mô tả nhân tố yếu tố xếp hạng tín dụng .................................. 55

Bảng 5.5. Thống kê mô tả nhân tố yếu tố khách quan ............................................. 56

Bảng 5.6. Thống kê mô tả nhân tố yếu tố cấp tín dụng ........................................... 58

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-ix-

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 21

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 27

Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu chính thức ............................................................... 40

Hình 4.3: Phân phối chuẩn của phần dư .................................................................. 44

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-1-

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam từ khi bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế và chính thức trở thành thành

viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho đến nay đã mở ra nhiều cơ hội

mới cho các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực trong đó ngân hàng cũng là doanh

nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, đây được xem là một

lĩnh vực hết sức nhạy cảm và xương sống đối với việc điều tiết nền kinh tế trong

nước nên được xem là mũi nhọn trong hội nhập kinh tế. Việt Nam đã và đang thực

hiện các cam kết mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các doanh nghiệp trong

nước cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội mở ra rất nhiều những thách thức cũng

không ít, nhân tố hội nhập được xem là tác nhân, động lực mới ảnh hưởng trực tiếp

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cũng đồng thời kèm

theo nhiều rủi ro tiềm ẩn, những rủi ro tác động đến nền kinh tế đều có ảnh hưởng

đến hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng ngân

hàng nói riêng.

Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, kinh tế thế giới không

ngừng biến động bất lợi gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Yếu

tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng sản lượng quốc gia giảm,

hàng tồn kho cao, doanh nghiệp phá sản ngày càng nhiều và những vấn đề khác gây

khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Tình trạng

yếu kém trong quản trị ngân hàng bộc lộ rõ trong đó đáng chú ý là công tác quản trị

rủi ro tín dụng còn yếu kém dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao trong các hệ thống

ngân hàng, hơn nữa tình trạng thanh khoản của ngân hàng căng thẳng không đáp

ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng. Thực tiễn hoạt động tín dụng của hệ

thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy công tác quản

trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng mặc dù đã được các ngân hàng

thương mại quan tâm, tuy nhiên về quản trị rủi ro tín dụng vẫn chưa được xác định,

đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chính xác, chặt chẽ và theo thông lệ quốc

tế.

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-2-

Ngân hàng Kiên Long là một trong những ngân hàng trong khối NHTMCP ở

nước ta, tình hình kiểm soát tín dụng thời gian qua cũng được xem là khá tốt. Tuy

nhiên, trong tình hình hiện nay, việc hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế là việc cần

làm ở bất kỳ NH nào. Do đó, yêu cầu kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng một cách

bài bản, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết để

đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, hướng tới các chuẩn mực quốc tế

trong quản trị rủi ro, phù hợp với môi trường hội nhập.

Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng là một việc rất quan trọng trong quá trình

điều hành, hoạt động và phát triển của ngân hàng. Quản trị rủi ro hiệu quả không

những giảm thiểu rủi ro tín dụng – một hoạt động chính yếu ở các ngân hàng

thương mại Việt Nam hiện nay – mà còn góp phần đảm bảo lợi nhuận, nâng cao uy

tín và năng lực hoạt động cho ngân hàng. Vì lý do trên, tác giả quyết định chọn đề

tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương

mại cổ phần Kiên Long - chi nhánh Vũng Tàu” để nghiên cứu trong luận văn tốt

nghiệp của mình. Dựa vào cơ sở lý thuyết quản trị rủi ro tín dụng, luận văn xây

dựng mô hình định lượng nhằm đánh giá xem xét tác động của các yếu tố ảnh

hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Kiên Long, từ đó, đề xuất giải pháp nhằm

hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng cho giai đoạn phát triển sắp tới.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

▪ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Kiên Long, chi nhánh Vũng Tàu;

▪ Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị rủi ro tín dụng tại

Ngân hàng Kiên Long, chi nhánh Vũng Tàu

▪ Hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của

ngân hàng Kiên Long, chi nhánh Vũng Tàu

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân

hàng Kiên Long?

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-3-

Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị rủi ro tín dụng tại

Ngân hàng Kiên Long, chi nhánh Vũng Tàu như thế nào?

Câu hỏi 3: Hàm ý chính sách nào nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro

tín dụng của ngân hàng Kiên Long, chi nhánh Vũng Tàu?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là quản trị rủi ro tín dụng; rủi ro tín dụng, nội dung và

phương pháp quản trị rủi ro tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín

dụng.

Không gian nghiên cứu: Tại ngân hàng Kiên Long, chi nhánh Vũng Tàu

Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo, nhân viên kinh doanh tín dụng, nhân viên thẩm

định, kiểm soát viên, khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến quản

trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Kiên Long

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu ngày là phương

pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá những thông tin về tình hình quản trị rủi

ro tín dụng tại Kiên Long. Kết hợp với phương pháp định lượng bằng thu thập số

liệu khảo sát, xây dựng và phân tích mô hình hồi quy bội với nhiều biến độc lập và

một biến phụ thuộc.

Thông tin cần thu thập: Ý kiến khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến quản

trị rủi ro tín dụng

1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Luận văn đã xây dựng được mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến

quản trị rủi ro tín dụng thông qua mô hình hồi quy bội. Đây là điểm mới trong

nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng so với tài liệu nghiên cứu trước đây được sử

dụng, luận văn đã kế thừa những thành tựu của nghiên cứu trước và nâng tầm

nghiên cứu ở mức độ cao hơn.

Với mục tiêu của đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng,

luận văn kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng từ đó đề xuất giải

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-4-

pháp mang tính thực tiễn nhằm đóng góp vào công tác quản trị rủi ro tín dụng tại

Kiên Long được hoàn thiện hơn, đảm bảo an toàn và mục tiêu phát triển bền vững

của ngân hàng.

1.7. Kết cấu đề tài

Kết cấu của đề tài dự kiến bao gồm 5 chương:

Chương 1. Giới thiệu

Bao gồm những nội dung: Tính cấp thiết của đề tài; Mục tiêu nghiên cứu – câu

hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Ý

nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài; Bố cục của nghiên cứu

Chương 2. Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu

Bao gồm những nội dung: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, các

nghiên cứu trước đây về quản trị rủi ro tín dụng. Trên cơ sở lý thuyết về rủi ro tín

dụng và các nghiên cứu trước, đề tài đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu.

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

Bao gồm những nội dung: Quy trình nghiên cứu, phương pháp sử dụng nghiên

cứu định tính và định lượng, đo lường các thang đo trong mô hình nghiên cứu và

mẫu nghiên cứu chính thức.

Chương 4. Kết quả nghiên cứu

Bao gồm nội dung như giới thiệu mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định:

Cronbach’s alpha, EFA, kết quả hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Bao gồm những nội dung: Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu; Đề xuất hàm ý quản

trị; Nêu lên những hạn chế của nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu mới cho

những nghiên cứu tiếp theo.

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-5-

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Quản trị rủi ro tín dụng

2.1.1. Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là vấn đề đặc biệt được quan tâm không chỉ ở phạm vi các

ngân hàng mà còn trong toàn nền kinh tế. Theo quan niệm của ủy ban Basel thì

“Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không

thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”. Theo khái niệm này thì rủi ro tín dụng có

phạm vi khá rộng, không chỉ trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng

mà trong cả các hoạt động khác như đầu tư, phái sinh mà ngân hàng thực hiện. Tuy

nhiên, như đã giới thiệu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án chỉ nghiên cứu

rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, vì vậy rủi ro tín dụng có

thể hiểu đơn giản là sự vi phạm không hoàn trả nợ từ phía khách hàng vay. Còn

theo cách hiểu tại các ngân hàng Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra

tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực

hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” (quyết

định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005).

Như vậy, từ nhiều định nghĩa khác nhau, đa dạng, có thể tóm lược nội dung về

rủi ro tín dụng như sau: Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có

nghĩa vụ hoặc đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần

hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.

2.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng

Ngân hàng cung cấp tín dụng nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho mình. Nhưng rủi

ro của việc cấp tín dụng này là việc khách hàng không trả được vốn gốc và lãi cho

ngân hàng. Vấn đề đặt ra là các ngân hàng cần quản trị rủi ro tín dụng để hạn chế tối

đa thiệt hại, đồng thời tối đa lợi nhuận và giá trị của cổ đông (Nguyễn Minh Kiều,

2009). Theo Hennie Van Greuning và Sonja Brajovic Bratanonic (2009), quản trị

rủi ro tín dụng là vấn đề cốt lõi trong sự tồn tại của phần lớn các ngân hàng lớn. Rủi

ro tín dụng có thể giảm đi bằng việc ban hành hệ thống các chính sách giới hạn tín

dụng cho các bên vay mượn và nguy cơ đổ vỡ đến các bên liên quan. Việc phân loại

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-6-

danh mục tín dụng và dự phòng rủi ro cho các khoản tín dụng sẽ ngăn ngừa khả

năng giảm giá trị của danh mục cho vay. Trong quản trị tín dụng, NH phải có thông

tin minh bạch của KH, rủi ro của các sản phẩm tín dụng mà NH cung cấp, kỳ hạn

của các sản phẩm tín dụng có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản của NH

hay không. Và năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NH có tác động đáng kể đến

chất lượng của nguyên tắc quản trị rủi ro. Theo Principles for Management of Credit

Risk (2000) (tạm dịch: “Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng”) - của Uỷ ban

Basel về giám sát ngân hàng cho rằng, mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng là tối đa

hoá lợi suất rủi ro hiệu chỉnh của ngân hàng bằng việc duy trì mức độ rủi ro ở một

tỷ lệ chấp nhận được. Các NH cần quản trị rủi ro tín dụng cho toàn bộ danh mục

cũng như rủi ro cho từng khoản vay hoặc các giao dịch khác. Các NH cũng cần xem

xét mỗi quan hệ giữa rủi ro tín dụng với các loại rủi ro khác. Hiệu quả của công tác

quản trị rủi ro tín dụng là nhân tố quan trọng trong quản trị rủi ro và là cần thiết cho

sự thành công trong dài hạn của NH.

Theo định nghĩa về quản trị rủi ro thì “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi

ro một cách khoa học, toàn diện, và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng

ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro”

(Trần Huy Hoàng, 2011). Như vậy, để hiểu một cách cụ thể hơn thì hoạt động quản

trị rủi ro tín dụng được định hình như sau:

“Quản trị rủi ro tín dụng chính là việc xây dựng hệ thống quản lý và các chính

sách quản trị rủi ro thích hợp đối với hoạt động tín dụng nhằm tuân thủ các quy định

của pháp luật, nhận diện, cảnh báo và đề ra các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của

rủi ro tín dụng, giảm thiểu những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng thời xác định

sự tương quan hợp lý giữa các nguồn lực của ngân hàng với mức độ mạo hiểm có

thể khi sử dụng vốn ngân hàng cho nghiệp vụ cấp tín dụng”

Đối với ngân hàng, quản trị rủi ro tín dụng tốt không những đảm bảo tình hình

hoạt động kinh doanh của ngân hàng được an toàn, lợi nhuận kinh doanh, nâng cao

uy tín và chất lượng dịch vụ của chính ngân hàng. Vì khi xảy ra rủi ro tín dụng,

ngân hàng không thu được lãi và vốn gốc, trong khi ngân hàng đã cam kết thanh

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-7-

toán lãi và vốn huy động đúng hạn. Sự mất cấn đối thu chi này sẽ dẫn đến việc ngân

hàng gặp rủi ro thanh khoản, ảnh hưởng đến uy tín của NH với KH. Tình hình sẽ trở

nên cực kỳ xấu khi cả hệ thống ngân gặp phải rủi ro tín dụng hay phá sản do hoạt

động ngân hàng liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức và nhiều ngành nghề lĩnh vực

trong xã hội. Khi đó, tình trạng ồ ạt rút tiền hàng loạt diễn ra. Ngân hàng phá sản

ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Doanh nghiệp

không có vốn sản xuất kinh doanh, tiền trả lương nhân công, … dẫn đến thu lỗ, phá

sản DN, thất nghiệp, … Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng đảm

bảo sự ổn định và phát triển của cả nền kinh tế, nhất là những quốc gia phụ thuộc

vốn vào hệ thống ngân hàng như Việt Nam.

2.1.3. Đo lường rủi ro tín dụng

Theo khái niệm cơ bản nhất, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay không

thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, đó là khả năng

khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, hoặc không đúng hạn cả gốc và lãi

cho ngân hàng. Có nhiều tiêu chí phản ánh RRTD của NHTM:

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng vốn chủ sở hữu

- Nợ có vấn đề, cần cảnh báo sớm

RRTD là khả năng không trả được nợ của khách hàng nên các Ngân hàng cần

phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề, thuộc cảnh báo sớm. Khách hàng phá sản,

lừa đảo, chây ỳ trong trả nợ vay là biểu hiện rõ nhất; bên cạnh đó các khoản nợ

không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ

nợ khác nhau. Nhiều ngân hàng cho rằng nếu một khoản nợ đến hạn không trả

được, thì các khoản nợ khác của cùng một chủ thể chưa đến hạn cũng được coi là có

rủi ro tiềm ẩn. Trường hợp dù nợ chưa đến hạn hoặc đến hạn vẫn trả được nhưng

tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi

cho khách hàng thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro tín dụng.

Những thước đo RRTD cho thấy rủi ro tín dụng ở độ rộng đối với nhiều mức

độ khác nhau. Điều này cho thấy, RRTD không chỉ thể hiện ở con số nợ xấu chiếm

bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ, mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-8-

hẹp. Trong đề tài này, RRTD được đo lường thông qua chất lượng các khoản vay

biểu hiện bằng trạng thái nhóm nợ của khách hàng. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-

NHNN ngày 22/04/2005, Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007, Thông

tư 02/2013 /TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN thì các khoản vay

của các NHTM sẽ được chia thành 05 nhóm:

Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và được đánh giá là

có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày và

được đánh giá và là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi

đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân

loại lại vào nhóm nợ nhóm 1; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng

phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 1.

- Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại

vào nhóm nợ nhóm 2; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại

lại vào nhóm nợ nhóm 2; Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn (nhóm

2) ở một số trường hợp.

- Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180

ngày; Nợ gia hạn lần đầu; Nợ được miễn hoặc giảm lãi cho khách hàng không đủ

khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh

tra; Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 3; Nợ cơ

cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 3;

Các khoản nợ đặc biệt khác.

- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ

được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Khoản nợ quá hạn

từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Nợ phải thu hồi theo kết

luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi

được; Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 4; Nợ cơ

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-9-

cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 4;

Các khoản nợ đặc biệt khác.

- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360

ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày trở lên theo thời

hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn

theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ

ha trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã bị quá hạn; Khoản nợ quá hạn trên 60

ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra

nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ của

khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình

trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài

sản; Nợ quá hạn được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 5; Nợ cơ

cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ nhóm 5.

2.1.3.1. Mô hình định tính – 6C

Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năng

thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Cụ thể bao gồm 6 yếu tố sau:

- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin

vay của KH, mục đích vay của KH có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành

của NH hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với KH cũ;

còn KH mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm phòng

ngừa rủi ro, từ NH khác, hoặc các cơ quan thông tin đại chúng …

- Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào qui định luật pháp của

quốc gia. Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

- Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ

của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán

thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán…Sau đó cần phân tích tình

hình tài chính của DN vay vốn thông qua các tỷ số tài chính.

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để NH cấp tín dụng và là

nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho NH.

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-10-

- Các điều kiện (Conditions): NH quy định các điều kiện tùy theo chính sách

tín dụng theo từng thời kỳ.

- Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật

pháp, quy chế hoạt động đến khả năng KH đáp ứng các tiêu chuẩn của NH. Mô hình

6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của

nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh

giá chủ quan của cán bộ tín dụng.

2.1.3.2. Mô hình chỉ số Z-cores

Đây là mô hình do Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với các

DN vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng

đối với người vay và phụ thuộc vào trị số của các chỉ số tài chính của người vay.

Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người

vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình tính điểm như sau:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5

Trong đó: X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản; X2 = Hệ số lãi chưa phân

phối / tổng tài sản; X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản; X4 = Hệ số

giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của tổng nợ; X5 = Hệ số

doanh thu / tổng tài sản.

Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z

thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ

cao. Z < 1,81 : KH có khả năng rủi ro cao 1,81 < Z < 3 : Không xác định được Z > 3

: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất

cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ

RRTD cao.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố

nội tại và nhân tố bên ngoài.

2.2.1. Các nhân tố bên ngoài

- Chu kỳ kinh tế

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-11-

Một trong những yếu tố khá phỗ biến dẫn đến rủi ro tín dụng là xuất phát từ

việc người vay gặp phải những thay đổi khó lường của môi trường kinh doanh, ảnh

hưởng của chu kỳ kinh tế. Trong giai đoạn tăng trưởng cao, các doanh nghiệp kinh

doanh thuận lợi nên dễ thu hồi nợ vay và rủi ro tín dụng xảy ra là thấp. Ngược lại,

vào thời kỳ suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên các khoản vay dễ xảy

ra rủi ro đặc biệt là những khoản trung dài hạn.

- Lãi suất, lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Lãi suất cơ bản cao phản ánh chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương

khi lạm phát vượt qua mức độ cho phép. Cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt

buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế bội số tín dụng của các NHTM,

gián tiếp tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM.

Khi lạm phát cao, NHTW nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả

năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do hệ số nhân tiền tệ giảm), khối

lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm dẫn đến lãi suất tăng, lãi suất tăng bao gồm

lãi suất vay. Điều này có thể làm tăng áp lực thanh toán nợ của những khách hàng

vay hiện tại cũng như khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tăng cao hơn. Ngược lại nếu

lạm phát hạ thấp, NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng khả năng tạo tiền,

cung về tín dụng cũng tăng lên và lãi suất vay lúc này giảm so với trước. Khách

hàng không bị áp lực số tiền lãi thanh toán cho NH, xác suất xảy ra rủi ro tín dụng

giảm. Tuy nhiên khi lãi suất vay giảm, khối lượng tín dụng tăng lên và có trong dài

hạn sẽ dẫn đến lạm phát tăng cao.

- Môi trường pháp lý:

Đây là nhân tố gây rủi ro phỗ biến ở những nước có chính sách quản lý kinh tế

không ổn định. Những thay đồi về chính sách thuế, quy định về kinh doanh bất

động sản… sẽ làm cho các doanh nghiệp khó chủ động trong chiến lược kinh doanh

của mình. Môi trường kinh doanh không ổn định sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài

chính của người vay suy yếu cũng như rủi ro tín dụng có khả năng cao hơn.

Các nhân tố vĩ mô, khách quan như môi trường kinh doanh, môi trường pháp

lý cũng như chính trị - xã hội có mức độ tác động khác nhau đến từng ngành nghề,

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-12-

lĩnh vực kinh doanh do những đặc điểm riêng của mỗi ngành nghề. Những ngành

nghề khá nhạy cảm với sự thay đổi của thị thường, của các nhân tố khách quan như

chứng khoán, bất động sản, xây dựng,…và có những ngành nghề ít hoặc không chịu

tác động của sự thay đổi môi trường bên ngoài như y tế, giáo dục, hàng tiêu dùng,…

Vì thế đánh giá tác động của các yếu tố vĩ mô bên ngoài đến rủi ro tín dụng khi thực

hiện cho một khách hàng vay là cần đánh giá trong điều kiện cụ thể của từng ngành

nghề kinh doanh.

2.2.2. Các nhân tố bên trong

❖ Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng cho vay

- Tiềm lực tài chính của khách hàng vay

Năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tổng thể của khách hàng.

Không có giao dịch nào là không có rủi ro, nếu khách hàng có tiềm lực tài chính

mạnh thì việc một giao dịch không thành công sẽ không làm khách hàng mất đi khả

năng trả nợ, nếu tài chính của khách hàng yếu thì khi có một giao dịch không thành

công thì lập tức có ảnh hưởng đến khách hàng cũng như là ảnh hưởng đến khả năng

trả nợ của khách hàng.

- Sử dụng vốn vay

Mục đích sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để ngân hàng xem xét cấp tín dụng

cho khách hàng. Mọi phương án vay vốn khi được gửi cho ngân hàng đều thể hiện

rõ mục đích vay vốn của mình để được xem xét cấp tín dụng. Ngân hàng chỉ cấp tín

dụng cho việc sử dụng vốn đúng mục đích và đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân

hàng. Khi đánh giá mục đích vay cũng như là phương án vay vốn của khách hàng

thì ngân hàng đã xem xét các rủi ro có thể gặp phải và dự phòng phương án khắc

phục. Vì vậy việc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích vay có ý nghĩa quan

trọng đối với khả năng trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng sử dụng vốn vào

mục đích khác, không đúng với phương án đã gửi ngân hàng thì có khả năng xảy ra

những rủi ro nằm ngoài những phương án dự phòng và khả năng khách hàng không

trả được nợ và dễ xảy ra.

Khách hàng luôn có những biện pháp để kiểm soát vốn vay sau khi giải ngân

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-13-

như: yêu cầu khách hàng cung cấp chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn

trước hoặc sau giải ngân, kiểm tra thực tế...Tuy nhiên trên thực tế, không ít trường

hợp khách hàng cố ý sử dụng vốn vào nhiều mục đích khác nhau làm tăng rủi ro mà

ngân hàng không thể kiểm soát được. Và cũng có nhiều trường hợp những ngân

hàng thiếu chặt chẽ trong công tác kiểm soát giải ngân dẫn đến việc khách hàng sử

dụng vốn sai mục đích.

- Khách hàng cố tình gian lận, lừa đảo ngân hàng

Đây cũng là một trong những nhân tố gây ra rủi ro ngân hàng. Bằng nhiều thủ

đoạn tinh vi hoặc lợi nhuận sự tín nhiệm của ngân hàng, người vay đã lập hồ sơ vay,

chiếm đoạt tài sản ngân hàng. Khi khách hàng vay cố tình lừa đảo thì rất khó để

ngân hàng phát hiện ra, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, có quy trình tín dụng chưa

chặt chẽ, trình độ cán bộ thẩm định chưa cao.

- Năng lực quản trị, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng

Đây là một trong những nhan tố quan trọng tác động đến khả năng hoàn trả nợ

vay. Khi thẩm định cho vay, ngân hàng nào cũng ưu tiên doanh nghiệp, cá nhân có

kinh nghiệm, thâm niên và đạt những thành công trong ngành hơn là những doanh

nghiệp mới gia nhập thị trường. Khách hàng càng non trẻ kinh nghiệm trong ngành

thì càng dễ gặp rủi ro hơn so với những khách hàng hoạt động lâu năm. Đối với một

doanh nghiệp thì năng lực quản trị cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến

sự tồn tại của một doanh nghiệp.

- Uy tín, lịch sử trả nợ

Xem xét lịch sử trả nợ của khách hàng trong quá khứ là quan trọng bởi đây là

tín hiệu cho biết khách hàng có đang gặp khó khăn về tài chính không và có ý định

thiện chí trả nợ không. Nếu khách hàng có lịch sử trả nợ không tốt thì có khả năng

sẽ tiếp diễn hiện tượng đó trong tương lai.

Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng cho vay

- Chính sách tín dụng

Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng, do vậy một

chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, nguồn nhân lực, khả năng

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-14-

quản trị rủi ro...sẽ giúp hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn. Một chính sách tín

dụng hiệu quả là phải được cập nhật phù hợp với những thay đổi của các nhân tố

trong môi trường kinh tế, xã hội, chính trị. Ngân hàng phải làm tốt công tác dự báo

và định hướng cho các đơn vị trực thuộc của mình trong từng giai đoạn phát triển

kinh tế.

- Quy trình kiểm soát nội bộ

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn so với Thanh tra Ngân hàng Nhà nước là ở

tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu

sát của người kiểm soát viên, việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên trong suốt

quá trình khách hàng vay. Hoạt động kiểm soát nội bộ bao gồm kiểm soát trong khi

cho vay và kiểm tra định kỳ sau cho vay, bao gồm kiểm tra việc thực hiện sự tuân

thủ các điều kiện cấp tín dụng đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định liên quan

trong hoạt động cho vay. Nếu hoạt động kiểm soát không hoạt động chặt chẽ thì sẽ

dẫn đến việc không tuân thủ đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng. Và điều này có thể

dẫn đến việc kiểm soát vốn vay không chặt chẽ, hệ lụy là khách hàng không thực

hiện đúng nghĩa vụ với ngân hàng, không phát hiện và xử lý kịp thời những rủi ro

phát sinh.

- Chuyên môn, đạo đức của cán bộ thẩm định tín dụng

Cán bộ tín dụng không đảm bảo chuyên môn và đạo đức bị tha hóa thì có thể

dẫn đến việc cho vay những khách hàng có phương án vay kém hiệu quả, rủi ro cao,

các điều kiện kiểm soát rủi ro lỏng lẽo và chấp nhận cho vay những khách hàng

kém uy tín. Những trường hợp cán bộ tín dụng tha hóa về đạo đức, vì lợi ích cá

nhân và cấu kết với khách hàng vay, cố ý giả mạo hồ sơ và trình cho khách hàng

vay. Từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như gây thất thoát tài sản của ngân hàng.

- Quá trình giám sát, quản lý sau cho vay

Mục tiêu của việc giám sát, quản lý sau cho vay là kiểm tra việc thực hiện các

điều khoản cam kết của khách hàng với ngân hàng đồng thời kịp thời phát hiện

những thay đổi có thể ảnh hưởng đến nguồn trả nợ cũng như khả năng trả nợ của

khách hàng. Việc ngân hàng không chặt chẽ trong quá trình kiểm tra, giám sát sau

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-15-

giải ngân sẽ rất rủi ro cho ngân hàng khi không phát hiện và xử lý kịp thời những

rủi ro phát sinh sau giải ngân.

2.3. Nghiên cứu thực nghiệm về rủi ro tín dụng

2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước

Mwanza Nkusu (2011) và Ahlem Selma Messai (2013) cũng đưa ra kết quả

tương tự trong nghiên cứu về các yếu tố vi mô và vĩ mô quyết định nợ xấu. Các yếu

tố vĩ mô và yếu tố nội tại của ngân hàng quyết định nợ xấu ở Hy Lạp. Các tác giả đã

đưa ra các yếu tố vĩ mô đó là tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ cho

vay; yếu tố nợ công cũng làm ảnh hưởng đến nợ xấu; Và yếu tố nội tại của ngân

hàng như là chính sách của mỗi ngân hàng, đặc biệt là việc cải thiện hiệu quả hoạt

động ngân hàng và sự quản lý rủi ro cũng sẽ tác động đến nợ xấu.

Vistor Castro (2012) đã nghiên cứu và kết luận ngoài các yếu tố vĩ mô như tốc

độ tăng trưởng GDP, chỉ số giá chứng khoản, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lãi suất và tăng

trưởng tín dụng; tỷ giá hối đoái thực thì yếu tố khủng hoảng tài chính cũng tác động

đến rủi ro tín dụng gia một cách đáng kể.

Abhiman Das and Saibal Ghosh (2007) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến

rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại nhà nước ở Indian. Trong đó các yếu

tố vi mô ảnh hưởng lớn là tốc độ tăng trưởng tín dụng, danh mục cho vay nhiều rủi

ro có tác động tiêu cực đến rủi ro tín dụng; các yếu tố vi mô khác như phát triển văn

phòng chi nhánh, tỷ lệ chi phí hoạt động/ biên độ sinh lời ảnh hưởng không đáng kể

đến rủi ro tín dụng. Đồng thời trong các yếu tố vĩ mô thì yếu tố tăng trưởng GDP là

có ảnh hưởng mạnh nhất đến rủi ro tín dụng.

Hashim Khan & Rehman Rasli (2010) nghiên cứu về rủi ro chính trị và những

yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng ở Pakistan. Các yếu tố từ phía

ngân hàng bao gồm qui mô ngân hàng, sự tăng trưởng dư nợ cho vay, biên độ lợi

nhuận ròng và tỷ lệ huy đổng/tổng tài sản là những yếu tố chính tác động đến nợ

xấu tại Pakistan. Trong các yếu tố vĩ mô thì rủi ro chính trị là một vấn đề lớn mà các

ngân hàng cần quan tâm trước khi mở rộng danh mục cho vay của của các ngân

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-16-

hàng ở Pakistan. Các yếu tố vĩ mô còn lại như tỷ lệ lãi suất thực có tác động đến rủi

ro tín dụng và tỷ giá hối đoái thì ảnh hưởng không đáng kể.

Inekwe, Murumba (2013) đã xây dựng mô hình đo lường mối quan hệ giữa

GDP thực và nợ xấu ở Nigeria. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ quan trọng giữa

GDP thực và nợ xấu, GDP thực là một biến quan trọng ảnh hưởng đến nợ xấu. Tác

giả cũng đưa ra kiến nghị để giảm bớt nợ xấu thì Chính phủ cần thực hiện các chính

sách tạo ra môi trường thuận lợi để cải thiện GDP thực của đất nước. Điều này bao

gồm việc phát triển cơ sở hạ tầng, tỷ lệ lãi suất trung bình, tỷ giá hối đoái; đồng thời

cần cải thiện qui trình của các cơ quan có liên quan để bảo đảm rằng quá trình và

nguyên tắc cho vay được tuân theo một cách nghiêm chỉnh.

2.3.2. Nghiên cứu trong nước

Nguyễn Bảo Thanh Vân (2009) nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng tại

NHTMCP Công thương Việt Nam đã nêu ra những vấn đề cơ bản của quản trị rủi ro

tín dụng và mô hình quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank.

Bùi Thị Hồng (2010) đưa ra giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế.

Trương Đông Lộc (2010) nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín

dụng của các NHTM Nhà nước ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long”. Nghiên cứu

đã đưa ra kết luận các nhân tố ảnh hưởng đó là: Khả năng tài chính của người vay,

đảm bảo nợ vay, lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ, kiểm tra giám

sát nợ vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, kinh nghiệm của người vay. Hạn chế

của nghiên cứu này là kết quả chỉ kiểm định với các NHTM Nhà nước trên khu vực

Đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó kết quả chỉ đúng ở khía cạnh nào đó, chưa mang

tính khái quát cao.

Trần Vũ Khương (2011) thực hiện về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước

Basel tại NHTMCP Công thương Việt Nam.

Trương Sơn Tùng (2013) nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện rui ro tín dụng

tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị

rủi ro tín dụng bao gồm: Chính sách tín dụng; Quy trình cấp tín dụng; Thông tin tín

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-17-

dụng; Hệ thống xếp hạng tín dụng; Chất lượng nguồn nhân lực và Các yếu tố bên

ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương.

Đỗ Huỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) có bài “Phân tích thực tiễn về

những yếu tố quyết định nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” và đưa

ra các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu: Một là các yếu tố vĩ mô bao gồm tốc độ tăng

trưởng GDP và lạm phát; hai là các yếu tố vi mô bao gồm tỷ lệ nợ xấu của năm

trước, sự thiếu hiệu quả, quy mô của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, kết quả kinh

doanh (ROE), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. Đó là những yếu tố mà hai tác giả đã xem

xét, có sự kế thừa một phần từ các nghiên cứu trước trong và ngoài nước. Hạn chế

của mô hình là tác giả thu thập dữ liệu từ 10 ngân hàng để qui ra kết quả cho các

ngân hàng thương mại và chỉ kiểm định với các Ngân hàng trên địa bàn TPHCM.

Hơn nữa nghiên cứu chỉ kiểm định tổng quát và lấy số liệu từ 10 ngân hàng, nó sẽ

không đúng ở mỗi ngân hàng và do đó không phát hiện được các khác biệt nhất

định về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại mỗi ngân hàng.

2.4. Kinh nghiệm một số nước khác về quản trị rủi ro tín dụng

Ngân hàng HSBC hiện có 6,600 văn phòng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ

châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mĩ, khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và

Bắc Phi. Với tài sản trị giá 2,645 tỷ đô la Mỹ (tính đến ngày 30/06/2013), HSBC là

một trong những tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất trên thế giới. Hoạt

động của ngân hàng HSBC cực kỳ đa dạng với rất nhiều sản phẩm cho nhiều đối

tượng khách hàng khác nhau, các sản phẩm tín dụng của HSBC hiện vẫn đang là

các sản phẩm mang lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng. Cuối năm 2012, số dư nợ

cho vay hơn 997 tỉ USD, thu nhập từ lãi là hơn 56 tỉ USD. HSBC áp dụng hệ thống

quản trị rủi ro tín dụng với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhằm giảm thiểu tối đa

các tổn thất cho ngân hàng. HSBC luôn đảm bảo nguyên tắc tác bạch, phân công rõ

ràng chức năng giữa các bộ phần trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản

tín dụng nhằm quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt, cụ thể như sau:

Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-18-

Thiết lập các chính sách tín dụng. Xác lập các tiêu chuẩn của tập đoàn

HSBC: các chính sách tín dụng và các quy định được đưa vào Cẩm nang chi tiết áp

dụng chung cho toàn tập đoàn.

Xác lập và kiểm soát chính sách đối với các dư nợ tín dụng lớn. Chính

sách này xác định các mức cấp tín dụng cao nhất đối với từng loại khách hàng,

nhóm khách hàng và các loại tập trung tín dụng khác, được thiết lập với mức độ bảo

thủ hơn so với các chuẩn mực hiện tại.

Ban hành các định hướng cấp tín dụng cho tập đoàn. Xác định khẩu vị

rủi ro tín dụng đối với các mảng thị trường, các ngành nghề và loại sản phẩm cụ thể.

Tất cả các chi nhánh của tập đoàn phải dựa trên các tiêu chuẩn luôn được cập nhật

này để triển khai đến từng nhân viên kinh doanh sản phẩm tín dụng.

Tái thẩm định độc lập đối với tất cả các khoản vay vượt quá quyền phán

quyết của các chi nhánh. Quy trình tái tục các hạn mức vay hoặc xem xét định kỳ

khoản vay cũng được thực hiện như các khoản vay mới.

Quản lý rủi ro đối với các giao dịch giữa các tập đoàn và các tổ chức tài

chính khác nhằm tránh việc tập trung rủi ro vào các tổ chức tài chính khác. Việc

quản lý dựa trên hệ thống quản lý thông tin tập trung hóa cao và xử lý tự động.

Quản lý rủi ro giữa các quốc gia. Ứng dụng hệ thống quản lý hạn mức rủi

ro cho từng quốc gia, có tính tập trung cao dựa trên các thời hạn cho vay và các loại

hình kinh doanh đối với dư nợ tín dụng phát sinh tại từng quốc gia.

Quản lý rủi ro tín đối với một số ngành đặc biệt. Các ngành nghề đó bao

gồm ngành vận chuyển hàng hải, hàng không, viễn thông, sản xuất xe hơi, bảo

hiểm, kinh doanh bất động sản bị nhiều hạn chế để giảm thiểu rủi ro.

Quản lý và phát triển hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng. Các

khoản tín dụ ng được nhóm thành từng nhóm để xác định các rủi ro đặc thù từ đó có

biện pháp quản trị rủi ro đặc biệt. Hiện nay, tổng dư nợ nội và ngoại bảng được chia

làm 22 nhóm để phân tích và quản lý trên hệ thống xử lý tự động với nguồn thông

tin dồi dào của

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-19-

Đánh giá kết quả và hiệu quả trong việc cấp tín dụng của các đơn vị

kinh doanh của tập đoàn. Các báo cáo về chất lượng của danh mục tín dụng được

xem xét liên tục qua đó đưa ra các yêu cầu điều chỉnh thích hợp để nâng cao hiện

quả và mức độ an toàn của danh mục.

Báo cáo tất cả các khía cạnh của toàn bộ danh mục tín dụng của tập

đoàn cho cấp cao nhất của tập đoàn. Nội dung báo cao bao gồm mức độ tập trung

tín dụng theo ngành, hạn mức rủi ro tín dụng đối với KH lớn, tổng hạn mức tín dụng

cho các thị trường mới và các khoản dự phòng tương ứng, các khoản nợ xấu và dự

phòng, đánh giá các khoản tín dụng cho các ngành cần đặc biệt quan tâm, hạn mức

cho các quốc gia, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, …

Quản lý hệ thống thông tin dữ liệu tín dụng nhằm đảm bảo tập trung hóa

cao nhất tất cả các thông tin tín dụng liên quan đến KH và giao dịch tín dụng.

Tư vấn, hướng dẫn cho các đơn vị kinh doanh các quy định cấp tín dụng,

chính sách về môi trường và xã hội, chấm điểm tín dụng và dự phòng rủi ro, các sản

phẩm mới, cung cấp các khóa đào tạo, báo cáo tín dụng.

Thay mặt cho tập đoàn làm việc với cơ quan hữu quan về các vấn đề liên

quan đến hoạt động tín dụng. Hoạt động quản trị rủi ro tín dung HSBC cho thấy:

HSBC chú trọng xem xét đánh giá và phân tích rủi ro, đo lường mức độ rủi ro trong

hoạt động cấp tín dụng của NH để hạn chế tối thiểu tổn thất và có những biện pháp

quản lý tốt tốt nhất trong quản trị rủi ro tín dụng. Việc áp dụng các phương thức xử

lý dữ liệu hiện đại trên nền tảng toán kinh tế và hệ thống công nghệ thông tin cao

cấp kết hợp với sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn và chính sách tín

dụng của toàn hệ thống đã góp phần cho sự thành công trong quản trị rủi ro tín dụng

của HSBC, giúp NH đạt tăng truởng như mục tiêu đặt ra và phát triển mạng lưới

trên toàn thế giới.

2.5. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Từ cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, trên cơ sở kế thừa và chọn

lọc các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Dựa vào kết quả nghiên cứu của Trần

Thị Anh Đào (2011); Trương Sơn Tùng (2013), Nguyễn Thành Long và cộng sự

Page 31: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-20-

(2017), tác giả đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

của ngân hàng Kiên Long. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính, 2/3 thành viên

nhóm thảo luận cũng cho rằng 06 nhân tố mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo

luận là khá đầy đủ về sự ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Kiên

Long.

Qua cơ sở lý thuyết đã nêu và kết quả nghiên cứu định tính. Mô hình nghiên

cứu được tác giả đề xuất bao gồm 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc: Y - Quản trị

rủi ro tín dụng; X1 - Chính sách tín dụng; X2 - Quy trình cấp tín dụng; X3 - Thông

tin tín dụng; X4 - Hệ thống xếp hạng tín dụng; X5 – Nhân tố về phía khách hàng;

X6 - Nhân tố khách quan.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Quản

trị rủi

ro tín

dụng

Chính sách tín dụng

Xếp hạng tín dụng

Quy trình cấp tín dụng

Nhân tố khách quan

Nhân tố về phía KH

Thông tin tín dụng

H1

H2

H3

H4

H5

H6

Page 32: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-21-

Chính sách tín dụng

Greuning và Bratanovic (2009), chính sách tín dụng của ngân hàng cần chú ý

đến quy mô và sự phân bổ các nguồn lực của ngân hàng và cách thức ngân hàng

quản lý danh mục cho vay của mình như việc thẩm định, ra quyết định, giám sát và

thu hồi khoản vay như thế nào. Một chính sách tốt không những có quy định về giới

hạn cho vay mà còn cho phép nhân viên tín dụng trình bày và thuyết phục với hội

đồng xét duyệt những khoản vay tốt mà không vi phạm những nguyên tắc cho vay.

Tính linh hoạt trong điều chỉnh chính sách tín dụng cũng là điều quan trọng

khi vận hành. Tuỳ vào từng giai đoạn của nền kinh tế mà ngân hàng điều chỉnh

chính sách tín dụng của mình theo hướng mở rộng hay thắt chặt. Khi nền kinh tế

tăng trưởng, chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ được xây dựng theo hướng giảm

lãi suất, tỷ lệ vốn tham gia tài trợ của ngân hàng vào dự án đầu tư, phương án sản

xuất kinh doanh của khách hàng sẽ cao (từ 70-80%), thủ tục và thời gian xét duyệt

cho vay sẽ gọn nhẹ và mau chóng. Ngược lại, ngân hàng sẽ thay đổi chính sách tín

dụng theo hướng tăng lãi suất, giảm tỷ lệ vốn tham gia vào dự án của khách hàng và

tăng độ khó trong quá trình xét duyệt cho vay trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Việc điều hành chính sách tín dụng góp phần giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng

gây ra, đảm bảo được lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng. Trên cơ sở đó giả thuyết

H1 được đề xuất như sau:

Gỉa thuyết H1: Chính sách tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị

rủi ro tín dụng

Quy trình cấp tín dụng

Việc đánh giá một quy trình cấp tín dụng cần tập trung vào phân tích các

hướng dẫn ban hành và sổ tay tín dụng đã được áp dụng và đánh giá năng lực hoạt

động của các bộ phận có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngoài ra cần đánh giá

thêm cách thực hiện các bước lập hồ sơ tín dụng, thẩm định, ra quyết định, giải

ngân, giám sát và thanh lý. Cụ thể, những nhân tố cần được đánh giá là: quy trình

phân tích, thẩm định và ra quyết định cho vay có được chi tiết hoá?; có các quy

định, quy chế về ra quyết định cho vay, giới hạn cấp tín dụng ở từng cấp quản lý và

Page 33: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-22-

ở từng chi nhánh của hệ thống ngân hàng hay không?; có các quy định về đảm bảo

cho từng loại hình tín dụng bao gồm cả các phương pháp, các thức định giá, lưu trữ

các loại tài sản đảm bảo cho khoản vay hay không?; có quy định về quy trình giám

sát, điều hành các khoản vay đã cấp hay không? và quy trình xử lý đối với các

trường hợp ngoại lệ hay không? (Greuning và Bratanovic, 2009).

Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất

quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điều này góp phần ngân cao

chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đó giả thuyết H2 được phát

biểu như sau:

Giả thuyết H2: Quy trình tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị rủi

ro tín dụng

Thông tin tín dụng

Thông thường, ngân hàng có thể thu thập thông tin tín dụng từ ba nguồn

chính đó là: từ khách hàng, từ thông tin nội bộ của ngân hàng và từ các thông tin

bên ngoài khác. Tuy nhiên việc thu thập thông tin có rất nhiều vấn đề cần chú ý

trong đó là vấn đề bất cân xứng thông tin. Vấn đề này phát sinh khi ngân hàng có ít

thông tin về uy tín, năng lực tài chính, thiện chí trả nợ, hiệu quả kinh doanh dự án

của khách hàng. Ngân hàng sẽ cấp tín dụng cho những dự án không mang lại lợi

nhuận hay khách hàng đầu tư vốn không đúng với mục đích đã cam kết với ngân

hàng. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào hệ thống lưu trữ thông tin tín dụng nhằm phục

vụ cho công tác tín dụng tốn nhiều chi phí cho ngân hàng. Thông tin từ bên thứ ba

như đối tác của khách hàng, trung tâm tín dụng, tổ chức xếp hạng tín dụng, các ngân

hàng khác,… có thể không chính xác gây bất lợi cho việc ra quyết định cho ngân

hàng. Chính vì vậy, ngân hàng phải cẩn trọng trong việc thu thập, lựa chọn thông tin

và nguồn gốc thông tin để đảm bảo tốt cho công tác thẩm định và ra quyết định cho

vay. Giả thuyết H3 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H3: Thông tin tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị rủi

ro tín dụng

Page 34: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-23-

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng là công cụ dùng để quản trị rủi ro tín dụng hiệu

quả và được áp dụng mang tính bắt buộc ở các ngân hàng trên thế giới theo đề nghị

của Hiệp ước Basel. Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá uy tín tín dụng của người đi

vay và người đảm bảo. Xếp hạng tín dụng thường áp dụng cho những doanh nghiệp

lớn, ngân hàng, công ty bảo hiểm hay các tổ chức công.

Theo tác giả Bessis (2011), xếp hạn tín dụng nội bộ là đánh giá tín dụng các

ngân hàng ấn định cho người đi vay. Không giống như những xếp hạng của các cơ

quan, sử dụng những thang đo công khai , xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng những

thang đo độc quyền của mỗi ngân hàng.

Theo yêu cầu của Basel II, các NHTM sử dụng phương thức tiếp cận xếp

hạng tín dụng nội bộ phải xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng cho

toàn bộ khoản mục tín dụng, đầu tư của tài sản Có. Trên cơ sở đó, NHTM tính toán

các hệ số rủi ro cho từng khoản nợ hay cho từng loại tài sản. Kết quả xếp hạng càng

thấp thì mức độ rủi ro càng cao.

Xếp hạng khách hàng vay chủ yếu là dự báo nguy cơ vỡ nợ theo 3 cấp độ cơ

bản là: nguy hiểm, cảnh báo và an toàn, tức là dựa vào xác suất không trả nợ được

của khách hàng – PD: Probality of Default. NHTM dựa vào các khoản nợ mà khách

hàng đã giao dịch với ngân hàng trong quá khứ là 5 năm, với 3 nhóm dữ liệu quan

trọng là các chỉ tiêu tài chính mang tính định tính và chỉ tiêu tài chính mang tính

định lượng, và nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến khả năng trả nợ của

khách hàng (Trầm Thị Xuân Hương, 2009). Từ đó, NHTM quy định mức dự phòng

trích lập dự phòng cụ thể cho từng khoản nợ theo tỷ lệ nhất định tương ứng với mức

rủi ro đã tính toán. Ngân hàng dự báo được nguy cơ vỡ nợ và kịp thời có những biện

pháp xử lý khoản nợ xấu, giảm thiểu được mất mác cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng kết quả với xếp hạng tín dụng còn ở mục địch

kiểm soát các khoản vay của ngân hàng. Với từng khoản vay của khách hàng được

ngân hàng xếp hạng, ngân hàng quy định về việc giám sát cho từng loại khoản vay

và các chính sách phục vụ khách hàng tốt hơn (Trầm Thị Xuân Hương, 2009).

Page 35: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-24-

Xếp hạng tín dụng nội bộ không đơn thuần chỉ là công cụ để phân loại, thẩm

định khách hàng nhằm tiến hành đi đến quyết định cấp tín dụng mà đây còn là công

cụ góp phần phục vụ công tác quản trị của ngân hàng trong cho vay, thu nợ và xử lý

rủi ro tín dụng. Chính vì thế việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

theo những quy định quốc tế là cần thiết cho việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro

tín dụng ở các NHTM. Trên cơ sở đó giả thuyết H4 được đề xuất như sau:

Giả thuyết H4: Hệ thống xếp hạng tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến

quản trị rủi ro tín dụng

Nhân tố thuộc về khách hàng

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng và

không có thiện chí trả nợ dẫn đến ngân hàng khó thu hồi nợ. Trong nghiên cứu của

Trần Thị Anh Đào (2011), đã chứng minh mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố

thuộc về khách hàng và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Vì vậy, giả thuyết

H5 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H5: chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng tích cực (cùng

chiều) đến quản trị rủi ro tín dụng

Nhân tố môi trường khách quan

Tác giả Abhiman Das và Saibal Gosh (2007) đã nhận định sự cạnh tranh giữa

các ngân hàng tạo động lực đổi mới và nâng cao cách thức hoạt động của từng ngân

hàng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, sự canh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và các

trung gian tài chính khác tạo ra những quy định dưới chuẩn trong cấp tín dụng ngân

hàng. Để bù đắp khoản lợi nhuận bị mất đi, các nhà quản lý phải hy sinh mục tiêu

chuẩn hoá thẩm định tín dụng và trưởng tín dụng thiếu kiểm soát làm tổn hại chất

lượng tín dụng trong tương lai, và những khoản tín dụng này sẽ trở thành nợ xấu.

Tình hình ngành ngân hàng Việt Nam trong những năm vừa qua (2008 – 2010) là

những bằng chứng cho thấy vấn đề này. Sự chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng

dẫn đến sự mất ổn định của nền kinh tế, gây khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.

Vấn đề nợ xấu trở thành một bài toán nan giải của cả ngân hàng và cơ quan quản lý.

Trên cơ sở đó giả thuyết H6 được đề xuất như sau:

Page 36: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-25-

Giả thuyết H6: Các nhân tố môi trường khách quan có ảnh hưởng cùng

chiều đến quản trị rủi ro tín dụng

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 tổng hợp cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó,

tác giả cũng lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề

nghiên cứu. Qua đó, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 06

nhân tố là: Chính sách tín dụng; Quy trình cấp tín dụng; Thông tin tín dụng; Hệ

thống xếp hạng tín dụng; Nhân tố về phía khách hàng; Các nhân tố khách quan.

Page 37: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-26-

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng 2 phương pháp nghiên cứu định

tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi

ro tín dụng được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính nghiên cứu sơ bộ và nghiên

cứu chính thức.

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ

Dựa trên cơ sở lý thuyết được đề cập, nghiên cứu đưa ra các thang đo để đo

lường các khái niệm nghiên cứu. Tuy nhiên, thang đo cần được điều chỉnh để cho

phù hợp tại không gian nghiên cứu. Phương pháp này chủ yếu tham khảo ý kiến của

7 chuyên gia để điều chỉnh bảng câu hỏi sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, những người tham gia đều hiểu rõ nội dung

về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Kiên Long. Hơn 2/3 thành viên nhóm thảo

luận cũng cho rằng 06 nhân tố mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo luận là khá

đầy đủ. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng. Sau

khi thử nghiệm để kiểm tra điều chỉnh cách trình bày ngôn ngữ, bảng câu hỏi chính

thức được sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.

3.1.2 Nghiên cứu chính thức

Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức với phương pháp thu thập thông tin

thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Sau khi thu thập thông tin từ bảng câu hỏi khảo sát

thì tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22 dựa trên kết quả của hệ số

Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định sự phù hợp của mô hình và

phân tích hồi quy đa biến.

3.1.3. Quy trình nghiên cứu

Qui trình nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quát về thứ tự và công việc được

thực hiện trong nghiên cứu này. Qui trình nghiên cứu trình bày thông qua sơ đồ sau:

Page 38: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-27-

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ

bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng phỏng vấn; (2)

nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thu thập,

phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng và kiểm định các mô hình.

Bước 1: Điều chỉnh thang đo

Dựa trên cơ sở lý thuyết được đề cập, nghiên cứu đưa ra các thang đo để đo

lường các khái niệm nghiên cứu. Tuy nhiên, thang đo cần được điều chỉnh để cho

phù hợp tại không gian nghiên cứu. Phương pháp này chủ yếu tham khảo ý kiến của

7 chuyên gia để điều chỉnh bảng câu hỏi sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Bước 2: Nghiên cứu chính thức

Thang đo được nghiên cứu định lượng để đánh giá hệ số tin cậy Cronbach

alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Hệ số Cronbach alpha được sử dụng để

Cơ sở lý thuyết và nghiên

cứu thực nghiệm

Thang đo nháp

Cronbach Alpha: Kiểm tra tương quan biến tổng và kiểm tra hệ

số Cronbach Alpha

Phân tích nhân tố EFA, kiểm tra phương sai trích

Phân tích hồi quy: Kiểm định mức độ phù hợp mô hình, kiểm

định các giả thuyết

Thang đo

chính thức

Định lượng

chính thức

Điều chỉnh

thang đo

Page 39: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-28-

loại các biến không phù hợp. Các biến quan sát có hệ số tương quan với biến tổng

(item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo là có

độ tin cậy alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally và Burnstein, 1994). Tiếp theo, phương

pháp EFA được sử dụng với các biến quan sát có trọng số tải (factor loading) nhỏ

hơn 0.5 sẽ bị loại bỏ. Phương pháp trích hệ số được sử dụng là principle

components với phép quay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue

bằng 1. Thang đo được chấp nhận khi phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.

Bước 3: Phân tích hồi quy

Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lòng trung thành. Kiểm định

các vi phạm giả thiết của mô hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

3.2. Đo lường thang đo

Thang đo được dùng trong bản câu hỏi chủ yếu là thang đo Likert 5 điểm

thay đổi từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”. Thang đo Likert 5

điểm được dùng để đo lường cho các biến quan sát của các biến độc lập và biến phụ

thuộc. Thang đo Likert thường gồm 2 phần, phần khoảng mục và phần đánh giá.

Phần khoảng mục liên quan đến ý kiến, thái độ về các đặc tính một sản phẩm, một

sự kiện cần đánh giá. Phần đánh giá là một danh sách đặc tính trả lời. Thông

thường, phần đánh giá được thiết kế từ 5 đến 9 hạng trả lời, đi từ “hoàn toàn không

đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”. Tác giả sử dụng thang đo Likert vì đây là thang đo

được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu khoa học, nhất là ở Việt Nam. Để đơn

giản và dễ hiểu cho người trả lời nên tác giả chọn sử dụng thang đo Likert 5 điểm

với sự lựa chọn từ 1 đến 5 như sau: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý;

(3) Tạm đồng ý; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý.

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng

dựa trên thang đo Trần Thị Anh Đào (2011); Trương Sơn Tùng (2013), Nguyễn

Thành Long và cộng sự (2017), sau đó được điều chỉnh cho phù hợp với tại ngân

hàng Kiên Long thông qua nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm.

Thang đo sau khi điều chỉnh, bổ sung, thang đo chính thức được trình bày trong các

bảng dưới đây.

Page 40: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-29-

Thang đo lường trong nghiên cứu này bao gồm 6 yếu tố: Chính sách tín

dụng, Quy trình tín dụng, Thông tin tín dụng, Hệ thống xếp hạn tín dụng, Nhân tố

thuộc về khách hàng, Nhân tố khách quan.

Sáu nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng được hình thành gồm 27

biến quan sát, trong đó có 04 biến đo lường về Chính sách tín dụng, 04 biến đo

lường về Quy trình tín dụng, 03 biến đo lường về Thông tin tín dụng, 04 biến đo

lường về Hệ thống xếp hạng tín dụng, 04 biến đo lường Chất lượng nguồn nhân lực,

04 biến đo lường về nhân tố môi trường bên ngoài. Biến phụ thuộc: Quản trị rủi ro

tín dụng gồm 04 biến đo lường.

Bảng 3.1. Thang đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

Nhân tố Biến quan sát Mã hóa Nguồn

Chính sách

tín dụng

(CSTD)

CSTD có định hướng, chiến lược cụ thể CSTD1

Trương

Sơn

Tùng

(2013);

Nguyễn

Thành

Long và

cộng sự

(2017)

CSTD đa dạng về hình thức cấp tín dụng, ngành

nghề, lĩnh vực cho vay CSTD2

CSTD được xem xét, điều chỉnh lại phù hợp với

tình hình kinh tế CSTD3

CSTD được phổ biến đến từng chi nhánh, phòng

ban có liên quan, từng nhân viên tín dụng CSTD4

Quy trình

cấp tín

dụng

(QTCTD)

QTCTD của ngân hàng rõ ràng, cụ thể QTCTD1

QTCTD tuân thủ các quy định của pháp luật QTCTD2

QTCTD phù hợp với năng lực trình độ nhân sự QTCTD3

QTCTD có sự tách bạch giữa các bộ phận có liên

quan (bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm

định, bộ phận hỗ trợ, …) QTCTD4

Thông tin

tín dụng

(TTTD)

TTTD là đầy đủ, khách quan, chính xác và đáng

tin cậy

TTTD1

Chất lượng TTTD tốt ảnh hưởng đến chất lượng

tín dụng TTTD2

Ngân hàng có xây dựng hệ thống thông tin tín

dụng TTTD3

Hệ thống

xếp hạng

Các chỉ tiêu đánh giá là hợp lý và đầy đủ XHTD1

Cập nhật, điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp với tiêu

chuẩn quốc tế XHTD2

Page 41: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-30-

tín dụng

(HT

XHTD)

HT XHTD đánh giá tốt khả năng trả nợ của khách

hàng và đưa ra quyết định cho vay hợp lý XHTD3

HT XHTD hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát các

khoản vay XHTD4

Nhân tố

thuộc về

khách hàng

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích NTKH1

Trần Thị

Anh

Đào

(2011)

Khách hàng gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng và

không thiện chí trả nợ vay NTKH2

Khách hàng vay kinh doanh không hiệu quả, năng

lực kinh doanh kém NTKH3

Tình hình tài chính kém thiếu minh bạch NTKH4

Nhân tố

khách quan

Môi trường kinh tế không ổn định NTKQ1

Hệ thống pháp lý Nhà nước rườm rà, hay thay đổi,

không thống nhất NTKQ2

Thông tin về uy tính khách hàng vay lưu trữ tại

ngân hàng không đầy đủ, chính xác NTKQ3

Sự hợp tác giữa các ngân hàng còn lỏng lẽo, thiếu

chia sẽ thông tin dẫn đến quyết định sai lầm khi

cấp tín dụng cho khách hàng NTKQ4

Quản trị rủi

ro tín dụng

(QTRRTD)

NH có biện pháp nhận diện, đo lường, cảnh báo

rủi ro tín dụng

QTRRTD1 Trương

Sơn

Tùng

(2013);

Nguyễn

Thành

Long

(2017)

NH quy định tỷ lệ nợ xấu cho phép tương ứng với

chỉ tiêu thu nhập lãi từ cho vay QTRRTD2

NH có biện pháp xử lý và kiểm soát những khoản

nợ xấu QTRRTD3

NH đảm bảo cân đối giữa huy động vốn và cho

vay QTRRTD4

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

3.3. Mẫu nghiên cứu chính thức

Kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương

pháp xử lý (hồi qui, độ tin cậy cần thiết, phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình

cấu trúc tuyến tính SEM, v.v..). Chúng ta đã biết kích thước mẫu càng lớn càng tốt

nhưng lại tốn chi phí và thời gian điều tra nên các nhà nghiên cứu xác định kích

Page 42: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-31-

thước mẫu cần thiết thông qua các công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử

lý. Cũng cần chú ý là trong một nghiên cứu khoa học chúng ta thường dùng nhiều

phương pháp xử lý khác nhau.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng sử dụng thang

đo gồm 27 biến quan sát. Số lượng bảng khảo sát tối thiểu cho phân tích nghiên cứu

này là: 27 x 5 = 135 bảng khảo sát (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Tuy nhiên để thu thập được nhiều đánh giá và ý kiến khách quan hơn thì nhóm khảo

sát với số lượng bảng nhiều hơn 135. Đối tượng khảo sát là các bộ, nhân viên tín

dụng tại tại các văn phòng giao dịch, chi nhánh Kiên Long. Đảm bảo số lượng cỡ

mẫu là 135, tác giả sẽ phát ra tăng thêm 60% cỡ mẫu tối tiểu vì trong quá trình thu

thập dữ liệu sẽ phải loại bỏ những bảng khảo sát không đạt yêu cầu. Vậy số phiếu

khảo sát được gửi đi khảo sát 135*1.6 = 216 phiếu. Kết quả thu về 207 phiếu và có

9 phiếu không hợp lệ, còn lại 198 phiếu dùng cho nghiên cứu định lượng chính

thức, với tỷ lệ 92%.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu,

mô tả quy trình nghiên cứu, điều chỉnh thang đo đồng thời trình bày phương pháp

phân tích dữ liệu. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá

các thang đo và mô hình lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng. Phương pháp nghiên

cứu được thực hiện bằng hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định

lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, qua

bước nghiên cứu này, các thang đo đo lường các khái niệm cũng được xây dựng để

phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua

khảo sát với cỡ mẫu là 198 phiếu khảo sát, sử dụng công cụ SPSS để phân tích như:

thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích

tương quan, hồi quy bội.

Page 43: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-32-

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu

Thành phần tham gia khảo sát tập trung vào cấp lãnh đạo và nhân viên hoạt

động trong lĩnh vực kinh doanh tín dụng và thẩm định tín dụng, ngoài ra còn sự

đóng góp của nhân viên kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NH. Việc chọn lựa đối tượng

tham gia khảo sát nhằm đảm bảo khách quan và cái nhìn toàn diện trong việc đánh

giá việc quản trị rủi ro tín dụng của Kiên Long.

Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Chức vụ Tần số Tỷ trọng

Quản trị điều hành 22 11%

Phụ trách kinh doanh tín dụng 88 44%

Trực tiếp thẩm định cho vay 53 27%

Kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ 35 18%

Tổng cộng 198 100%

Kinh nghiệm làm việc Tần số Tỷ trọng

Dưới 3 năm 44 22%

Từ 3 - 5 năm 81 41%

Từ 5 - 10 năm 49 25%

Trên 10 năm 24 12%

Tổng cộng 198 100%

(Nguồn: kết quả xử lý, 2017)

Tổng cộng có 198 bảng khảo sát được gửi đi đến các bộ phận đã chọn, dùng

làm mẫu trong nghiên cứu này. Cơ cấu thành phần tham gia khảo sát gồm có 22 đáp

viên ở vị trí Quản trị điều hành gồm Giám đốc Chi nhánh, Phó Giám đốc Chi nhánh

và các trưởng phó phòng Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp và

Phòng giao dịch chiếm tỷ trọng 11% mẫu nghiên cứu; 88 nhân viên Phụ trách kinh

doanh tín dụng ở cả hai phòng Khách hàng cá nhân và phòng Khách hàng doanh

nghiệp tham gia chiếm tỷ trọng lớn nhất là 44% mẫu nghiên cứu; 53 nhân viên

Thẩm định tín dụng chiếm tỷ trọng 27% mẫu nghiên cứu và 35 nhân viên Kiểm tra

kiểm soát nội bộ chiếm tỷ trọng 18%.

Kinh nghiệm làm việc của đáp viên tham gia khảo sát là đa dạng với 4 mức

độ: Dưới 3 năm có 44 đáp viên chiếm 22% mẫu; Từ 3 – 5 năm có 81 đáp viên

Page 44: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-33-

chiếm tỷ trọng cao nhất là 41% mẫu; Từ 5 – 10 năm có 49 đáp viên tham gia chiếm

tỷ trọng 25%; Trên 10 năm có 24 đáp viên chiếm tỷ trọng 12% mẫu. Nhìn chung, đa

số đáp viên là nhân viên phụ trách kinh doanh tín dụng với kinh nghiệm từ 3 đến 5

năm chiếm đa số ở phòng Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp. Việc

đa dạng hoá khảo sát theo kinh nghiệm của đáp viên nhằm thu thập những ý kiến

đánh giá hợp lý cho kết quả khảo sát.

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. Kiểm định thang đo Cronbach Alpha

Bảng 4.2. Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu

Biến quan sát

Trung bình

thang đo nếu

loại biến

Phương sai

thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến tổng

Alpha nếu

loại biến

này

Quy trình cấp tín dụng (QTCTD), alpha =0.874

QTCTD1 10.02 10.878 .729 .839

QTCTD2 9.97 10.222 .742 .833

QTCTD3 9.93 10.529 .755 .828

QTCTD4 9.99 10.528 .693 .853

Chính sách tín dụng (CSTD), alpha = 0.862

CSTD1 10.40 9.734 .640 .851

CSTD2 10.60 8.333 .750 .806

CSTD3 10.54 8.920 .740 .812

CSTD4 10.40 7.947 .722 .822

Nhân tố khách quan (YTKQ), alpha = 0.851

NTKQ1 9.96 10.684 .686 .814

NTKQ 2 9.98 9.736 .748 .786

NTKQ 3 9.92 10.359 .757 .784

NTKQ 4 9.94 11.377 .583 .855

Xếp hạng tín dụng (XHTD), alpha = 0.862

XHTD1 8.98 12.441 .654 .846

XHTD2 8.82 11.967 .679 .836

XHTD3 8.93 10.894 .753 .806

XHTD4 8.96 11.146 .754 .805

Nhân tố khách hàng (YTKH), alpha = 0.839

NTKH 1 9.87 9.292 .692 .788

NTKH 2 10.04 8.796 .680 .792

Page 45: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-34-

NTKH 3 9.90 8.778 .673 .795

NTKH 4 9.84 8.996 .643 .808

Thông tin tín dụng (TTTD), alpha = 0.844

TTTD1 6.64 5.471 .649 .839

TTTD2 6.61 4.940 .759 .735

TTTD3 6.68 4.849 .726 .768

Quản trị rủi ro tín dụng (Y - QTRRTD), alpha = 0.883

QTRRTD1 9.62 14.268 .701 .869

QTRRTD2 9.57 12.714 .699 .870

QTRRTD3 9.57 12.166 .806 .827

QTRRTD4 9.53 12.139 .793 .832

(Nguồn: kết quả xử lý, 2017)

❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo quy trình cấp tín dụng

Thang đo quy trình cấp tín dụng là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến

quan sát (QTCTD1 – QTCTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha =

0.874 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation)

đều lớn hơn 0.3. Kết quả cho thấy thang đo quy trình cấp tín dụng đảm bảo đủ độ

tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo chính sách tín dụng

Thang đo chính sách tín dụng là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến

quan sát (CSTD1 – CSTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.862

> 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation) đều

lớn hơn 0.3. Kết quả cho thấy thang đo quy trình cấp tín dụng đảm bảo đủ độ tin

cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Nhân tố khách quan

Thang đo yếu tố khách quan là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến

quan sát (YTKQ1 – YTKQ4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha =

0.851> 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation)

đều lớn hơn 0.3. Kết quả cho thấy thang đo này đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào

phân tích nhân tố khám phá.

❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo xếp hạng tín dụng

Page 46: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-35-

Thang đo xếp hạng tín dụng là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan

sát (XHTD1 – XHTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.862> 0.6

và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation) đều lớn

hơn 0.3. Kết quả cho thấy thang đo xếp hạng tín dụng đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa

vào phân tích nhân tố khám phá.

❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố khách hàng

Thang đo nhân tố khách hàng là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến

quan sát (YTKH1 – YTKH4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.839

> 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation) đều

lớn hơn 0.3. Kết quả cho thấy thang đo này đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân

tích nhân tố khám phá.

❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo thông tin tín dụng

Thang đo chất lượng nguồn nhân lực là một thang đo đơn hướng bao gồm 3

biến quan sát (TTTD1 – TTTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha =

0.844 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation)

đều lớn hơn 0.3. Kết quả cho thấy thang đo thông tin tín dụng đảm bảo đủ độ tin

cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo quản trị rủi ro tín dụng

Thang đo quản trị rủi ro tín dụng là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến

quan sát (QTRRTD1 – QTRRTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha =

0.883 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation)

đều lớn hơn 0.3. Kết quả cho thấy thang đo quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo đủ độ

tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha thì kết quả thang đo được xác định thì

kết quả có 7 thang đo được xác định, thang đo quy trình cấp tín dụng có 4 biến quan

sát, thang đo chính sách tín dụng có 4 biến quan sát, thang đo yếu tố khách quab có

4 biến quan sát, thang đo xếp hạng tín dụng có 4 biến quan sát, thang đo yếu tố

khách hàng có 4 biến quan sát, thang đo thông tin tín dụng có 3 biến quan sát và

thang đo quản trị rủi ro tín dụng có 4 biến quan sát.

Page 47: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-36-

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

4.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập

Bảng 4.3. KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .784

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 2359.952

df 253

Sig. .000

(nguồn: kết quả xử lý, 2017)

Kết quả phân tích EFA cho thấy 23 biến quan sát được gom thành 6 nhân tố,

với hệ số mức độ phù hợp của mô hình phân tích nhân tố KMO= 0.784 > 0.5 nhỏ

hơn 1 nên phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp, đáng tin cậy và hệ số

Sig.(Bartlett’s Test of Sphericity)=0.000 (sig.<0.05) chứng tỏ các biến quan sát có

tương quan với nhau trong tổng thể.

Bảng 4.4. Rotated Component Matrix

Component

1 2 3 4 5 6

CSTD1 .833

CSTD2 .845

CSTD3 .836

CSTD4 .782

QTCTD1 .770

QTCTD2 .872

QTCTD3 .861

QTCTD4 .837

TTTD1 .851

TTTD2 .863

TTTD3 .804

XHTD1 .778

XHTD2 .743

XHTD3 .842

XHTD4 .850

YTKH1 .803

YTKH2 .778

YTKH3 .833

YTKH4 .778

Page 48: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-37-

YTKQ1 .838

YTKQ2 .866

YTKQ3 .844

YTKQ4 .691

Eigenvalue 5.38 3.10 2.58 2.26 1.99 1.29

Phương sai trích 23.41 13.50 11.21 9.82 8.65 5.59

(nguồn: kết quả xử lý, 2017)

Bảng kiểm định mức ý nghĩa của các nhân tố rút trích ra (Total Variance

Explained): Hệ số đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố

(Eigenvalues) =1.286 > 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất,

chứng tỏ thang đo được chấp nhận. Tổng phương sai trích (Rotation Sum of

Squared Loadings) của 6 nhân tố là 72.172 % > 50% điều này chứng tỏ 72.233%

biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 6 nhân tố.

Nhân tố 1 (X1): được đặt lại tên “chính sách tín dụng” bao gồm 4 biến quan

sát:

Nhân tố Biến quan sát Mã

hóa Chính

sách tín

dụng

(CSTD)

CSTD có định hướng, chiến lược cụ thể CSTD1

CSTD đa dạng về hình thức cấp tín dụng, ngành nghề, lĩnh vực

cho vay CSTD2

CSTD được xem xét, điều chỉnh lại phù hợp với tình hình kinh tế CSTD3

CSTD được phổ biến đến từng chi nhánh, phòng ban có liên

quan, từng nhân viên tín dụng CSTD4

Nhân tố 2 (X2): được đặt lại tên “xếp hạng tín dụng” bao gồm 4 biến quan sát:

Xếp hạng

tín dụng

(XHTD)

QTCTD của ngân hàng rõ ràng, cụ thể QTCTD1

QTCTD tuân thủ các quy định của pháp luật QTCTD2

QTCTD phù hợp với năng lực trình độ nhân sự QTCTD3

QTCTD có sự tách bạch giữa các bộ phận có liên quan (bộ

phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận hỗ trợ,

…) QTCTD4

Page 49: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-38-

Nhân tố 3 (X3): được đặt lại tên “Quy trình cấp tín dụng” bao gồm 4 biến quan

sát:

Quy trình

cấp tín

dụng

(QTCTD)

QTCTD của ngân hàng rõ ràng, cụ thể QTCTD1

QTCTD tuân thủ các quy định của pháp luật QTCTD2

QTCTD phù hợp với năng lực trình độ nhân sự QTCTD3

QTCTD có sự tách bạch giữa các bộ phận có liên quan (bộ

phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận hỗ trợ,) QTCTD4

Nhân tố 4 (X4): được đặt lại tên “nhân tố khách quan” bao gồm 4 biến quan

sát:

Nhân tố

khách

quan

(YTKQ)

Môi trường kinh tế không ổn định NTKQ1

Hệ thống pháp lý Nhà nước rườm rà, hay thay đổi, không thống

nhất NTKQ2

Thông tin về uy tính khách hàng vay lưu trữ tại ngân hàng không

đầy đủ, chính xác

NTKQ3

Sự hợp tác giữa các ngân hàng còn lỏng lẽo, thiếu chia sẽ thông

tin dẫn đến quyết định sai lầm khi cấp tín dụng cho khách hàng NTKQ4

Nhân tố 5 (X5): được đặt lại tên “nhân tố khách hàng” bao gồm 4 biến quan

sát:

Nhân tố

thuộc về

khách hàng

(YTKH)

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích NTKH1

Khách hàng gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng và không

thiện chí trả nợ vay NTKH2

Khách hàng vay kinh doanh không hiệu quả, năng lực kinh

doanh kém NTKH3

Tình hình tài chính kém thiếu minh bạch NTKH4

Nhân tố 6 (X6): được đặt lại tên “thông tin tín dụng” bao gồm 4 biến quan sát:

Thông tin tín

dụng (TTTD)

TTTD là đầy đủ, khách quan, chính xác và đáng tin cậy TTTD1

Chất lượng TTTD tốt ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng TTTD2

Ngân hàng có xây dựng hệ thống thông tin tín dụng TTTD3

(nguồn: kết quả xử lý, 2017)

Bảng 4.5. KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .829

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 434.730

df 6

Sig. .000

Page 50: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-39-

4.2.2.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy 4 biến quan sát được gom thành 1

nhân tố, với hệ số mức độ phù hợp của mô hình phân tích nhân tố KMO=0.829 >

0.5 nên phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp, đáng tin cậy và Sig.(Bartlett’s Test of

Sphericity)=0.000 (sig.<0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau

tổng thể.

Bảng kiểm định mức ý nghĩa của các nhân tố rút trích ra (Total Variance

Explained): Hệ số đại diện cho phần biến thiên được giải thích cho mỗi nhân tố

(Eigenvalues) = 2.975 > 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất,

chứng tỏ thang đo được chấp nhận. Tổng phương sai trích (Rotation Sum of

Squared Loadings) là 74.368% > 50%. Kết quả cho thấy, tất cả các biến số có hệ

số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5 cho nên không có biến nào bị loại.

Bảng 4.6. Component Matrix

Quản trị rủi ro tín dụng

QTRRTD1 .830

QTRRTD2 .826

QTRRTD3 .898

QTRRTD4 .892

Phương sai trích 74.368%

Giá trị Eigenvalue 2.975

(nguồn: kết quả xử lý, 2017)

Với tất cả kết quả phân tích EFA trên cho chúng ta kết luận rằng các thang

đo đã đạt giá trị hội tụ. Hay nói cách khác, các biến quan sát đã đại diện được cho

các khái niệm nghiên cứu cần phải đo.

Page 51: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-40-

4.2.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu chính thức

Điều chỉnh các giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ thuận chiều giữa chính sách tín dụng và

quản trị rủi ro tín dụng

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ thuận chiều giữa xếp hạng tín dụng và quản

trị rủi ro tín dụng

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ thuận chiều giữa quy trình cấp tín dụng tín

dụng và quản trị rủi ro tín dụng

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố khách quan và quản

trị rủi ro tín dụng

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố về phía khách hàng

và quản trị rủi ro tín dụng

Giả thuyết H6: Có mối quan hệ thuận chiều giữa thông tin tín dụng và quản

trị rủi ro tín dụng

Quản trị

rủi ro

tín dụng

Chính sách tín dụng

Xếp hạng tín dụng

Quy trình cấp tín dụng

Nhân tố khách quan

Nhân tố về phía KH

Thông tin tín dụng

H1+

H2+

H3+

H4+

H5+

H6+

Page 52: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-41-

4.2.4. Kết quả hồi quy

Bảng 4.7. Coefficientsa

Model Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig. Collinearity

Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1

(Constant) -1.204 .340 -

3.536 .001

CSTD .285 .061 .258 4.684 .000 .812 1.231

XHTD .162 .061 .154 2.641 .009 .728 1.373

QTCTD .118 .062 .097 1.893 .060 .945 1.058

YTKQ .142 .060 .128 2.373 .019 .854 1.171

YTKH .208 .067 .173 3.121 .002 .806 1.241

TTTD .419 .059 .389 7.076 .000 .819 1.221

a. Dependent Variable: QTRRTD

(nguồn: kết quả xử lý, 2017)

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Giá trị phóng đại phương sai của mô

hình hồi quy lần 2 (Bảng 4.7) nhỏ hơn 10 nên mô hình không bị đa cộng tuyến. Hệ

số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation factor – VIF) đạt giá trị lớn nhất là

1.373 (nhỏ hơn 10) cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với

nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ giữa các

biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan:

Bảng 4.8. Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the

Estimate

Durbin-

Watson

1 .726a .528 .513 .8173792 1.881

a. Predictors: (Constant), TTTD, YTKQ, QTCTD, CSTD, YTKH, XHTD

b. Dependent Variable: QTRRTD

(Nguồn: kết quả xử lý, 2017)

Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy giá trị Durbin-Watson (d) = 1.881

(bảng 4.8) nằm trong vùng chấp nhận ( 1 < d = 1.881 < 3) nên không có tương quan

giữa các phần dư. Như vậy, giả định không có tương quan giữa các phần dư không

bị vi phạm.

Page 53: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-42-

Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi:

Bảng 4.9. Correlations

ABS(U) CSTD XHTD QTCT

D

YTKQ YTKH TTTD

Spearman'

s rho

ABS(U)

Correlation

Coefficient 1.000 .045 .024 -.028 .000 -.005 .019

Sig. (2-tailed) . .524 .742 .694 .996 .947 .794

N 198 198 198 198 198 198 198

CSTD

Correlation

Coefficient .045 1.000 .292** .138 .203** .273** .170*

Sig. (2-tailed) .524 . .000 .052 .004 .000 .016

N 198 198 198 198 198 198 198

XHTD

Correlation

Coefficient .024 .292** 1.000 .199** .248** -.013 .340**

Sig. (2-tailed) .742 .000 . .005 .000 .853 .000

N 198 198 198 198 198 198 198

QTCTD

Correlation

Coefficient -.028 .138 .199** 1.000 .143* .072 .158*

Sig. (2-tailed) .694 .052 .005 . .045 .314 .026

N 198 198 198 198 198 198 198

YTKQ

Correlation

Coefficient .000 .203** .248** .143* 1.000 .232** .152*

Sig. (2-tailed) .996 .004 .000 .045 . .001 .032

N 198 198 198 198 198 198 198

YTKH

Correlation

Coefficient -.005 .273** -.013 .072 .232** 1.000 .158*

Sig. (2-tailed) .947 .000 .853 .314 .001 . .026

N 198 198 198 198 198 198 198

TTTD

Correlation

Coefficient .019 .170* .340** .158* .152* .158* 1.000

Sig. (2-tailed) .794 .016 .000 .026 .032 .026 .

N 198 198 198 198 198 198 198

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

(nguồn: kết quả xử lý, 2017)

Kết quả bảng 4.9 cho thấy giữa các biến độc lập và trị tuyệt đối phần dư có

giá trị sig lớn hơn 5% do đó mô hình không bị hiện tượng tự tương quan.

Page 54: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-43-

Kiểm định mức độ phù hợp mô hình:

Bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA), ta thấy giá trị sig của F

thống kê (F = 35.558) bằng 0 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, do đó mô hình nghiên cứu

phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc.

Mô hình nghiên cứu là phù hợp.

Bảng 4.10. ANOVAa

Model Sum of

Squares

df Mean

Square

F Sig.

1

Regression 142.539 6 23.756 35.558 .000b

Residual 127.609 191 .668

Total 270.148 197

a. Dependent Variable: QTRRTD

b. Predictors: (Constant), TTTD, YTKQ, QTCTD, CSTD, YTKH, XHTD

Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư:

Hình 4.3: Phân phối chuẩn của phần dư

Kiểm tra biểu đồ phân tán của phần dư cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ

chuẩn (Trung bình mean gần = 0 và độ lệch chuẩn Std. = 0.983 tức là gần bằng 1),

Page 55: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-44-

phương sai là hằng số không đổi. Như vậy, phần dư của mô hình tuân theo luật phân

phối chuẩn.

Kiểm định các tham số hồi quy:

Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa:

QTRRTD = 0.258*CSTD + 0.154*XHTD + 0.097*QTCTD + 0.128*YTKQ +

0.173*YTKH+ 0.389*TTTD

Trong đó:

Biến phụ thuộc: Quản trị rủi ro tín dụng;

Biến độc lập: Chính sách tín dụng (CSTD); Quy trình cấp tín dụng (XHTD);

Thông tin tín dụng (TTTD); Hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD); Yếu tố về phía

khách hàng (YTKH); Yếu tố khách quan (YTKQ)

Bảng 4.11. Kiểm định các tham số hồi quy

Biến

Hệ số hồi quy

chuẩn hóa Giá trị Sig So sánh Mức ý nghĩa Kết luận

CSTD .258 .000 < 1% Có ảnh hưởng

XHTD .154 .009 < 1% Có ảnh hưởng

QTCTD .097 .060 < 10% Có ảnh hưởng

YTKQ .128 .019 < 5% Có ảnh hưởng

YTKH .173 .002 < 5% Có ảnh hưởng

TTTD .389 .000 < 1% Có ảnh hưởng

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến CSTD (chính sách tín dụng) bằng 0.258

có giá trị sig bằng 0 < 0.01 có ảnh hưởng quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy 99%,

có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Khi cán bộ, nhân viên tín dụng đánh giá

yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì công tác quản trị rủi ro tín dụng tăng thêm 0.258

điểm.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến XHTD (Xếp hạng tín dụng) bằng 0.154

có giá trị sig bằng 0.009 < 0.01 có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin

cậy 99%, có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Khi cán bộ, nhân viên tín dụng

đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì công tác quản trị rủi ro tín dụng tăng thêm

0.154 điểm.

Page 56: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-45-

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến QTCTD (Quy trình cấp tín dụng) bằng

0.097 có giá trị sig bằng 0.06 < 0.1 có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ

tin cậy 90%, có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Khi cán bộ, nhân viên tín

dụng đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì công tác quản trị rủi ro tín dụng tăng

thêm 0.097 điểm.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến YTKQ (yếu tố khách quan) bằng 0.128

có giá trị sig bằng 0.019 < 0.05 có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin

cậy 95%, có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Khi cán bộ, nhân viên tín dụng

đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì công tác quản trị rủi ro tín dụng tăng thêm

0.128 điểm.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến YTKH (yếu tố khách hàng) bằng 0.173

có giá trị sig bằng 0.002 < 0.01 có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin

cậy 99%, có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Khi cán bộ, nhân viên tín dụng

đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì công tác quản trị rủi ro tín dụng tăng thêm

0.1173 điểm.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến X6 (thông tin tín dụng) bằng 0.389 có

giá trị sig bằng 0 < 0.01 có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy

99%, có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Khi cán bộ, nhân viên tín dụng

đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì công tác quản trị rủi ro tín dụng tăng thêm

0.389 điểm.

4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả mô hình hồi quy cho thấy 6 nhân tố là: Chính sách tín dụng (CSTD);

Quy trình cấp tín dụng (XHTD); Thông tin tín dụng (TTTD); Hệ thống xếp hạng tín

dụng (XHTD); Nhân tố về phía khách hàng (YTKH); Nhân tố khách quan (YTKQ)

ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng

mạnh nhất đến quản trị rủi ro tín dụng dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa là:

(1) Thông tin tín dụng (β = 0.389)

(2) Chính sách tín dụng (β = 0.258)

(3) Nhân tố khách hàng (β = 0.173)

Page 57: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-46-

(4) Xếp hạng tín dụng (β = 0.154)

(5) Nhân tố khách quan (β = 0.128)

(6) Quy trình cấp tín dụng (β = 0.097)

Bảng 4.12. Thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị rủi ro tín dụng

Biến Hệ số

hồi quy

Trọng số

ảnh hưởng

Thứ tự

ảnh hưởng

CSTD 0.258 22% 2

XHTD 0.154 13% 4

QTCTD 0.097 8% 6

NTKQ 0.128 11% 5

NTKH 0.173 14% 3

TTTD 0.389 32% 1

Tổng 1.199

Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Biến Hệ số chuẩn hóa Sig

CSTD 0.258*** .000

XHTD 0.154*** .009

QTCTD 0.097* .060

NTKQ 0.128** .019

NTKH 0.173*** .002

TTTD 0.389*** .000

Hệ số xác định R2 52.8%

Ghi chú: * Sig < 10%, ** Sig < 5%, *** Sig < 1%

Page 58: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-47-

Bảng 4.14. Kết quả kiểm định các giả thuyết

Nội dung Kì

vọng

Kết

quả Kết luận

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa

chính sách tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

+ + Chấp nhận H1

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa

xếp hạng tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

+ + Chấp nhận H2

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa

quy trình cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín

dụng

+ + Chấp nhận H3

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa

yếu tố khách quan và quản trị rủi ro tín dụng

+ + Chấp nhận H4

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa

yếu tố khách hàng và quản trị rủi ro tín dụng

+ + Chấp nhận H5

Giả thuyết H6: Có mối quan hệ dương giữa

thông tin tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

+ + Chấp nhận H6

(Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu, 2017)

Biến Chính sách tín dụng (CSTD) có giá trị sig bằng 0 < 1%, có ảnh hưởng

cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy 99% nên chấp nhận giả thuyết

H1.

Biến Xếp hạng tín dụng (XHTD) có giá trị sig bằng 0.09 < 1%, có ảnh hưởng

cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy 99% nên chấp nhận giả thuyết

H2.

Biến Quy trình cấp tín dụng (QTCTD) có giá trị sig bằng 0.06 < 5%, có ảnh

hưởng cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy 95% nên chấp nhận giả

thuyết H3.

Biến Nhân tố khách quan (YTKQ) có giá trị sig bằng 0.019 < 5%, có ảnh

hưởng cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy 95% nên chấp nhận giả

thuyết H4.

Biến Nhân tố khách hàng (YTKH) có giá trị sig bằng 0.02 < 5%, có ảnh hưởng

cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy 95% nên chấp nhận giả thuyết

H5.

Page 59: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-48-

Biến Thông tin tín dụng (TTTD) có giá trị sig bằng 0 < 1%, có ảnh hưởng

cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy 99% nên chấp nhận giả thuyết

H5.

Như vậy, kết quả mô hình hồi quy cho thấy 6 nhân tố là TTTD (Thông tin tín

dụng); CSTD (Chính sách tín dụng); CLNL (Chất lượng nguồn nhân lực), XHTD

(Xếp hạng tín dụng); MTBN (Môi trường bên ngoài) và QTCTD (Quy trình cấp tín

dụng) ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Kiên Long. Do đó, các

giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 như trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 đã trình bày thông tin về mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy

Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến,

khảo sát các biến. Qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố

EFA, hồi quy đa biến cho thấy mô hình nghiên cứu lý thuyết là hoàn toàn phù hợp

với dữ liệu. Trong đó, 6 nhân tố đều tác động đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân

hàng Kiên Long là: Thông tin tín dụng (β = 0.389); Chính sách tín dụng (β = 0.258);

Nhân tố khách hàng (β = 0.173); Xếp hạng tín dụng (β = 0.154); Nhân tố khách

quan (β = 0.128); Quy trình cấp tín dụng (β = 0.097)

Page 60: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-49-

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1. Kết luận

Căn cứ vào tổng quan lý thuyết, mô hình nghiên cứu đã được phát triển cho

nghiên cứu này. Mô hình này đã được kiểm tra với một mẫu gồm 198 phiếu. Với

những kết quả thu được, nghiên cứu này có những đóng góp tích cực trong thực tiễn

quản lý, cụ thể như sau:

- Về thang đo sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy

rằng toàn bộ thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là đáng tin cậy (Cronbach’s

Alpha > 0.6) và có thể được sử dụng cho những nghiên cứu khác.

- Bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính Enter, nghiên cứu đã tiến

hành khảo sát với cỡ mẫu 198 các lãnh đạo ngân hàng, cán bộ quản lý và nhân viên

tại các chi nhánh, phòng giao dịch thuộc ngân hàng Kiên Long. Kết quả nghiên cứu

cho thấy, ở thời điểm hiện tại có 6 nhân tố có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

dựa trên hệ số beta chuẩn hóa theo thứ tự ảnh hưởng là thông tin tín dụng với hệ số

hồi quy Beta là 0.389; thứ hai là chính sách tín dụng với hệ số beta là 0.258, thứ ba

là nhân tố khách hàng với hệ số hồi quy beta là 0.173; thứ tư là xếp hạng tín dụng

với hệ số hồi quy là 0.154, nhân tố khách quan là 0.128 và cuối cùng là quy trình

cấp tín dụng với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.097. Các giả thuyết H1, H2, H3, H4,

H5, H6 như trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận.

- Mô hình hồi quy có hệ số R2 = 52.8%, chứng tỏ độ phù hợp của mô hình với

bộ dữ liệu là khá cao, giải thích được 52.8% cho bộ dữ liệu khảo sát.

5.2. Hàm ý quản trị nhằm cãi thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với

ngân hàng Kiên Long

5.2.1. Nhân tố thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng có hệ số beta chuẩn hóa (β = 0.389) là yếu tố quan trọng

có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thẩm định tín dụng từ đó đưa ra quyết định cho vay

đúng đối tượng và giá trị khoản vay phù hợp với năng lực tài chính, kinh doanh của

KH. Để cãi thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Kiên Long thông

qua nhân tố thông tin tín dụng, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị sau:

Page 61: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-50-

Bảng 5.1. Thống kê mô tả nhân tố thông tin tín dụng

Biến quan sát Gía trị trung bình

TTTD là đầy đủ, khách quan, chính xác và đáng tin cậy 3.32

Chất lượng TTTD tốt ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 3.35

Ngân hàng có xây dựng hệ thống thông tin tín dụng 3.28

(nguồn: kết quả xử lý)

Biến quan sát “TTTD là đầy đủ, khách quan, chính xác và đáng tin cậy” có

giá trị trung bình 3.32. Để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng Kiên Long cần

thông tin tín dụng kịp thời, chính xác và đầy đủ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng

cho NH.

Biến quan sát “Chất lượng TTTD tốt ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng” có

giá trị trung bình 3.35, Kiên Long cần thành lập bộ phận tổng hợp xử lý thông tin

tín dụng nội bộ có trách nhiệm tổng hợp, lưu trữ thông tin từ các chi nhánh của tất

cả các KH giúp các bộ phận có thông tin kịp thời và dễ dàng. Bộ phận tổng hợp xử

thông tin tín dụng được xây dựng và bố trí ở Trụ Sở chính và theo từng khu vực hoạt

động trong cả nước.

Biến quan sát “Ngân hàng có xây dựng hệ thống thông tin tín dụng”, để cãi

thiện biến quan sát này, ngân hàng cần phải được cung cấp từ nhiều nguồn đáng tin

cậy và liên tục được cập nhật định kỳ, đáp ứng kịp thời cho việc rà soát tình hình

hoạt động của danh mục vốn vay, nhất là các thông tin về tình hình tài chính của

KH, nhằm tránh tình trạng lạc hậu về thông tin.

5.2.2. Nhân tố chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng có hệ số beta chuẩn hóa (β = 0.258), có mức độ ảnh

hưởng thứ 2 đến quản trị rủi ro tín dụng. Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt,

thường xuyên rà soát, kịp thời điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối

đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, phù hợp với năng lực quản trị và hoạt động

của Kiên Long trong từng thời kỳ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng và hiệu quả. Bên

cạnh đó chính sách tín dụng phải phù hợp với quy định của Nhà Nước và chính sách

Page 62: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-51-

quản lý kinh tế trong từng giai đoạn nhằm góp phần ổn định và phát triển nền kinh

tế.

Bảng 5.2. Thống kê mô tả nhân tố chính sách tín dụng

Biến quan sát Giá trị

trung bình

CSTD có định hướng, chiến lược cụ thể 3.29

CSTD đa dạng về hình thức cấp tín dụng, ngành nghề, lĩnh vực cho

vay 3.33

CSTD được xem xét, điều chỉnh lại phù hợp với tình hình kinh tế 3.37

CSTD được phổ biến đến từng chi nhánh, phòng ban có liên quan,

từng nhân viên tín dụng 3.31

(Nguồn: Kết quả xử lý)

Biến quan sát “CSTD có định hướng, chiến lược cụ thể” có giá trị trung bình

là 3.29, để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng có định hướng chiến lược cụ thể

trong thời gian hiện tại cũng như trong tương lai.

Biến quan sát “CSTD đa dạng về hình thức cấp tín dụng, ngành nghề, lĩnh vực

cho vay” có giá trị trung bình là 3.33, để cãi thiện cho biến quan sát này, Kiên Long

cần xây dựng và duy trì danh mục đầu tư hợp lý, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, đa

dạng hóa lĩnh vực đầu tư nhằm phân tán rủi ro, tránh việc đầu tư tập trung vào 1 KH

hoặc 1 nhóm KH, một ngành nghề cụ thể để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra

đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận. Danh mục đầu tư tín dụng hợp lý phải phù

hợp với tình hình kinh tế xã hội, thế mạnh kinh tế của từng vùng, từng khu vực,

từng đối tượng KH cụ thể trong từng thời kỳ, phù hợp với chính sách của Chính phủ

và NHNN và có kết hợp với chiến lược kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro

của NH. Dựa vào đó, Kiên Long lập kế hoạch cụ thể và chi tiết về tỷ trọng cấp tín

dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh đảm bảo tính cân đối

và phân tán rủi ro tín dụng như tỷ trọng cấp tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất nông

nghiệp, lĩnh vực thương mại dịch vụ, lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực kinh doanh BĐS,

tiêu dùng cá nhân.

Page 63: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-52-

Biến quan sát “CSTD được xem xét, điều chỉnh lại phù hợp với tình hình kinh

tế” có giá trị trung bình là 3.37, ngân hàng cần xây dựng chính sách giá khép kín,

đồng bộ các sản phẩm, dịch vụ của NH tạo thuận lợi cho việc bán chéo sản phẩm và

dễ dàng cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho KH từ đó duy trì mối quan hệ với KH.

Kiên Long cần phân nhóm hợp lý đối với tất cả các KH sử dụng sản phẩm, dịch vụ

của NH để xây dựng và áp dụng chính sách ưu đãi phù hợp. Phân loại KH dựa vào

dữ liệu quá khứ, hiện tại lẫn dự phòng trong tương lai các tiêu chí như tiền gửi thanh

toán, chất lượng tín dụng, thu nhập mang lại cho NH, để áp dụng giá vốn phù hợp

cho vay và huy động, ưu tiên khi giao dịch và các chính sách khác phù hợp với từng

phân nhóm khách hàng.

Biến quan sát “CSTD được phổ biến đến từng chi nhánh, phòng ban có liên

quan, từng nhân viên tín dụng” có giá trị trung bình là 3.31, để cãi thiện biến quan

sát này, ngân hàng cần đồng bộ chính sách tín dụng từng chi nhánh, phòng ban, các

địa điểm giao dịch và đặc biệt nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ chính sách tín

dụng để tư vấn cho khách hàng.

5.2.3. Nhân tố khách hàng

Kết quả nghiên cứu cho thấy “Nhân tố khách hàng” là nhân tố có mức độ ảnh

hưởng thứ 3 (β = 0.173) đến quản trị rủi ro tín dụng trong nhóm 06 nhân tố tác động

trong phạm vi nghiên cứu đề tài.

Bảng 5.3. Thống kê mô tả nhân tố khách hàng

Biến quan sát Giá trị

trung bình

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích 3.35

Khách hàng gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng và không thiện chí

trả nợ vay 3.18

Khách hàng vay kinh doanh không hiệu quả, năng lực kinh doanh

kém 3.31

Tình hình tài chính kém thiếu minh bạch 3.37

(Nguồn: Kết quả xử lý)

Page 64: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-53-

Biến quan sát “Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích” có giá trị trung bình

3.35, để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng cần theo dõi chặt chẽ để tránh tình

trạng khách sử dụng vốn sai mục đích. Khách hàng cung cấp thông tin mục đích vay

vốn của mình là gì để trước khi ngân hàng cấp vốn.

Biến quan sát “Khách hàng gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng và không thiện

chí trả nợ vay” có giá trị trung bình là 3.18, để cãi thiện biến quan sát này, ngân

hàng cần nắm rõ những khách hàng có hành vi gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng

hoặc thậm chí không thiện chí trả nợ vay. Vì vậy, ngân hàng cần nắm rõ thông tin

tín dụng về khách hàng, lịch sử tín dụng của khách hàng.

Biến quan sát “Khách hàng vay kinh doanh không hiệu quả, năng lực kinh

doanh kém” có giá trị trung bình là 3.31, để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng

tư vấn về việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả đối với một số trường hợp kế hoạch

kinh doanh không thấy khả thi hoặc những khách hàng có năng lực kinh doanh còn

yếu kém.

Biến quan sát “Tình hình tài chính kém thiếu minh bạch” có giá trị trung bình

bằng 3.37, để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp

thông tin tài chính như tài sản thế chấp đối với khách hàng cá nhân hoặc báo cáo tài

chính đối với khách hàng là tổ chức/doanh nghiệp đang hoạt động. Trên cơ sở đó,

ngân hàng thẩm định trước khi cấp vốn.

5.2.4. Nhân tố Xếp hạng tín dụng

Bảng 5.4. Thống kê mô tả nhân tố xếp hạng tín dụng

Biến quan sát Giá trị

trung bình

Các chỉ tiêu đánh giá là hợp lý và đầy đủ 2.91

Cập nhật, điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế 3.08

Hệ thống XHTD đánh giá tốt khả năng trả nợ của khách hàng và đưa

ra quyết định cho vay hợp lý 2.96

Hệ thống XHTD hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát các khoản vay 2.94

(Nguồn: Kết quả xử lý)

Page 65: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-54-

Kết quả nghiên cứu cho thấy “xếp hạng tín dụng” là nhân tố có mức độ ảnh

hưởng thứ 4 (β = 0.154) đến quản trị rủi ro tín dụng trong nhóm 06 nhân tố tác động

trong phạm vi nghiên cứu đề tài. Để cãi thiện nhân tố này, tác giả đề xuất một số

hàm ý quản trị như sau:

Biến quan sát “Các chỉ tiêu đánh giá là hợp lý và đầy đủ” có giá trị trung

bình là 2.91, và Biến quan sát “Cập nhật, điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp với tiêu

chuẩn quốc tế” có giá trị trung bình là 3.08. Để cãi thiện 2 biến quan sát này, ngân

hàng cần bổ sung nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn Basel II,

nhất là việc tính toán các thước đo rủi ro xác xuất vỡ nợ (PD), tỷ trọng tổn thất ước

tính (LGD), tổng dư nợ tại thời điểm KH trả được nợ (EAD) của KH đồng thời áp

dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia (đòi hỏi có cán bộ

chuyên sâu, am hiểu về nghiệp vụ). Có như vậy, việc xếp hạng tín dụng mới thực sự

là công cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá

theo rủi ro của NHTM.

Biến quan sát “Hệ thống XHTD đánh giá tốt khả năng trả nợ của khách hàng

và đưa ra quyết định cho vay hợp lý” có giá trị trung bình là 2.96, để cãi thiện yếu

tố này, ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc quy định phân loại nợ và trích lập dự

phòng rủi ro theo quy định hiện hành nhằm phản ánh trung thực và minh bạch chất

lượng nợ của Chi nhánh, kịp thời phát hiện và nhanh chóng xử lý những khoản nợ

có tiềm ẩn rủi ro, hạn chế tối đa những phát sinh nợ có vấn đề mới. Công tác kiểm

tra việc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cũng cần phải được tiến hành thường

xuyên tránh tình trạng một số Chi nhánh cố tình làm sai vì thành tích.

Biến quan sát “Hệ thống XHTD hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát các khoản vay” có

giá trị trung bình là 2.96, để cãi thiện yếu tố này, ngân hàng cần phải thực hiện cơ

chế giám sát rủi ro theo xếp hạng tín dụng KH. Xếp hạng tín dụng KH không chỉ

giúp NH phân loại rủi ro theo từng khoản vay và đối tượng KH mà còn giúp NH

theo dõi và điều chỉnh quan hệ tín dụng phù hợp thông qua điều chỉnh lãi suất, giới

hạn tín dụng, biện pháp xử lý khoản vay.

Page 66: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-55-

5.2.5. Nhân tố khách quan

Trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

của Kiên Long, nhân tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị

rủi ro tín dụng của NH. Nhân tố này phần lớn chịu sự chi phối của công tác quản lý

điều hành của Chính phủ và NHNN. Những đề xuất trên này góp phần ổn định kinh

tế và môi trường kinh doanh không riêng cho Kiên Long mà cho tất cả các NHTM

và các ngành nghề khác nói chung.

Bảng 5.5. Thống kê mô tả nhân tố khách quan

Biến quan sát Giá trị

trung bình

Môi trường kinh tế không ổn định 3.30

Hệ thống pháp lý Nhà nước rườm rà, hay thay đổi, không thống nhất 3.29

Thông tin về uy tính khách hàng vay lưu trữ tại ngân hàng không đầy đủ,

chính xác 3.35

Sự hợp tác giữa các ngân hàng còn lỏng lẽo, thiếu chia sẽ thông tin dẫn đến

quyết định sai lầm khi cấp tín dụng cho khách hàng 3.33

(Nguồn: Kết quả xử lý)

Biến quan sát “Môi trường kinh tế không ổn định” có giá trị trung bình 3.3,

Chính phủ cần thực hiện quản lý kinh tế theo hướng xây dựng chiến lược

ngắn hạn và dài hạn hợp lý, cụ thể và rõ ràng vừa đảm bảo ổn định vừa tạo điều

kiện cho các thành phần kinh tế phát triển theo hướng tập trung thế mạnh ở từng

thời kỳ và giai đoạn phát triển, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức,

thay đổi còn mang tính hành chính gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của

NHTM.

Biến quan sát “Hệ thống pháp lý Nhà nước rườm rà, hay thay đổi, không

thống nhất” có giá trị trung bình là 3.29, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống

pháp luật, không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản

xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho các

NHTM, chẳng hạn như: cần ra soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không

còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành có tính pháp lý cao hơn

Page 67: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-56-

chứ không đơn thuần hướng dẫn nghiệp vụ. Hoàn thiện hơn nữa các quy phạm pháp

lý liên quan đến bảo đảm tiền vay, để một khi NH thực hiện đầy đủ các thủ tục công

chứng, đăng ký đối với tài sản đảm bảo thì có thể xử lý nợ, thu hồi nợ bằng việc

thanh lý tài sản đảm bảo một cách nhanh chóng.

Biến quan sát “Thông tin về uy tính khách hàng vay lưu trữ tại ngân hàng

không đầy đủ, chính xác” có giá trị trung bình là 3.35, cần xây dựng cơ sở dữ liệu

để lưu trữ thông tin của khách hàng, giúp cho ngân hàng có đầy đủ thông tin để cấp

tín dụng cho khách hàng.

Biến quan sát “Sự hợp tác giữa các ngân hàng còn lỏng lẽo, thiếu chia sẽ

thông tin dẫn đến quyết định sai lầm khi cấp tín dụng cho khách hàng” có giá trị

trung bình 3.33, cần tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng với nhau để chia sẽ

thông tin tín dụng của khách hàng.

5.2.6. Nhân tố quy trình cấp tín dụng

Bảng 5.6. Thống kê mô tả nhân tố quy trình cấp tín dụng

Biến quan sát Giá trị

trung bình

QTCTD của ngân hàng rõ ràng, cụ thể 3.58

QTCTD tuân thủ các quy định của pháp luật 3.38

QTCTD phù hợp với năng lực trình độ nhân sự 3.44

QTCTD có sự tách bạch giữa các bộ phận có liên quan (bộ phận quan hệ

khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận hỗ trợ, …) 3.58

(Nguồn: Kết quả xử lý)

Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng: Mục đích của việc phân

tích tín dụng là tìm kiếm và đánh giá những khả năng hiện tại và tiềm tàng của KH

trên cơ sở đó có dự đoán những khả năng kiểm soát rủi ro và có những biện pháp để

ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu những thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Mặt khác các

phân tích tín dụng giúp cho NH kiểm tra chính xác các thông tin do KH cung cấp từ

đó nhận định đúng về thái độ của KH.

Biến quan sát “Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng rõ ràng, cụ thể” có giá

trị trung bình bằng 3.58, ngân hàng cần đưa ra quy trình cấp tín dụng phải rõ ràng,

Page 68: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-57-

cụ thể cho nhân viên tín dụng hiểu rõ, ngoài ra giúp cho khách hàng cần chuẩn bị

thông tin, hồ sơ cần thiết khi tiếp cận tín dụng đối với ngân hàng.

Biến quan sát “ Quy trình cấp tín dụng tuân thủ các quy định của pháp luật”

có giá trị trung bình bằng 3.38, ngân hàng đưa ra quy trình cần tuân thủ theo luật

pháp quy định ban hàng.

Biến quan sát “Quy trình cấp tín dụng phù hợp với năng lực trình độ nhân

sự” có giá trị trung bình bằng 3.44, nhân viên thẩm định phải có năng lực nhất định

để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của KH, kiểm tra tình trạng

thực về hàng tồn kho, chất lượng hàng hoá có đúng với những gì KH trình bày,

khảo sát thực tế giá trị BĐS, hàng hoá mà KH thế chấp có đúng giá trị thị trường

hay không. Việc thẩm định, phân tích cần phải nhìn nhận tổng hợp từ nhiều khía

cạnh. Phân tích cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro

của KH qua đánh giá các số liệu từ báo cáo tài chính thực (khoản phải thu, hàng tồn

kho, …), đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi

mô, môi trường ngành mà KH đang kinh doanh, lịch sử quan hệ tín dụng với NH…)

để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó

của NH. Việc thẩm định đánh giá KH cần được đánh giá, xem xét lại theo định kỳ

và đột xuất. Từ đó, NH sớm có biện pháp xử lý đối với trường hợp xuất hiện rủi ro

phát sinh từ phía KH.

Biến quan sát “Quy trình cấp tín dụng có sự tách bạch giữa các bộ phận có

liên quan (bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận hỗ trợ, …) có

giá trị trung bình là 3.58, ngân hàng cần phân bổ bộ phận phòng ban có liên quan

hợp lý theo quy trình cấp tín dụng.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một là, mẫu nghiên cứu được chọn bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện kết

hợp định mức cho đối tượng là lãnh đạo, nhân viên tại bộ phận thẩm định, kinh

doanh tín dụng và nhân viên kiểm tra kiểm soát nội bộ. Vì thế, tính đại diện của

mẫu nghiên cứu cho tổng thể nghiên cứu chưa cao và ý nghĩa thực tiễn của kết quả

nghiên cứu ít có tính phổ quát.

Page 69: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-58-

Hai là, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để kiểm định mô

hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu. Vì thế, chưa kiểm định quan hệ tương

tác giữa các yếu tố ảnh hưởng, trong khi một số nghiên cứu đã chứng minh có mối

quan hệ giữa các yếu tố này.

Ba là, mô hình nghiên cứu chỉ được kiểm định tại tỉnh BR-VT và đối tượng

là lãnh đạo, nhân viên tại bộ phận thẩm định, kinh doanh tín dụng và nhân viên

kiểm tra kiểm soát nội bộ và chưa có sự so sánh, đối chiếu với kết quả nghiên cứu

tại các địa bàn khác nên tính tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu chưa cao.

Vì những hạn chế trên, những nghiên cứu tiếp theo lặp lại cần được kiểm

định cho các đối cho các đối tượng khảo sát khác nhau tại nhiều địa phương, đồng

thời áp dụng các phương pháp chọn mẫu nghiên cứu có tính đại diện cao hơn để

nâng cao tính tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu. Cao hơn là sử dụng các kỹ

thuật xử lý dữ liệu cho phép phân tích toàn diện tính chất và mức độ ảnh hưởng của

các nhân tố.

Page 70: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

-59-

KẾT LUẬN

Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Kiên Long - chi nhánh Vũng Tàu” được thực hiện tại ngân

hàng Kiên Long. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến

quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu

định lượng, nghiên cứu khảo sát với cỡ mẫu 192 bao gồm lãnh đạo, nhân viên kinh

doanh tín dụng, nhân viên thẩm định, kiểm soát viên, khách hàng sử dụng sản phẩm

của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố: Thông tin tín dụng (β =

0.389); Chính sách tín dụng (β = 0.258); Nhân tố khách hàng (β = 0.173); Xếp hạng

tín dụng (β = 0.154); Nhân tố khách quan (β = 0.128); Quy trình cấp tín dụng (β =

0.097). Sáu nhân tố này ảnh hưởng đến sự quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Kiên Long. Vì vậy, các giả thuyết nghiên cứu H1, H2, H3, H4, H5 và H6 đều được

chấp nhận. Kết quả nghiên cứu giúp nhà lãnh đạo các ngân hàng có những chính

sách quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế nợ xấu hoặc khoản vay ngân hàng chiếm

dụng vốn. Nghiên cứu này cũng là một tài liệu khoa học có giá trị tham khảo cho

các nghiên cứu liên quan.

Bên cạnh những đóng góp đã đề cập ở trên, nghiên cứu này còn tồn tại một số

mặt hạn chế nhất định như quản trị rủi ro tín dụng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân

tố, nhưng trong bài nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu 6 nhân tố. Trong tương

lai, cần khám phá ra nhiều tố để thấy được bức tranh tổng quát cho các yếu tố ảnh

hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng.

Page 71: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ahlem Selma Messai & Fathi Jouini, 2013. "Micro and Macro Determinants

of Non-performing Loan," International Journal of Economics and Financial Issues,

Econjournals, vol. 3(4), pages 852-860.

Bùi Thị Hồng, 2010. Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh.

Đỗ Huỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013),Phân tích thực tiễn về những yếu

tố quyết định nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.

Hoàng Trọng và Nguyễn Chu Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên

cứu

với SPSS. Hà Nội: NXB Thống Kê.

Nguyễn Đình Thọ, 2012. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh

doanh. Hà Nội: NXB Lao Động Xã Hội.

Nguyễn Minh Kiều, 2009. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà

Nội: NXB Thống Kê. Nguyễn Thị Liên Hoa, 2008. Hiệp ước Basel mới và vấn đề

kiểm soát rủi ro trong các ngân hàng thương mại. Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng

6, trang 22 – 27.

Abhiman Das & Saibal Gosh, 2007. Determinants of Credit Risk in Indian

Stateowned Banks: An Emperical Investigation. India, Reserve Bank of India.

Available at http://mpra.ub.uni-muenchen.de/17301/1/

Basel Committee on Banking Supervision, 2000. Principles for the

Management

of Credit Risk. Available at www.bis.org/publ/bcbs75.htm

Hennie Van Grenuing & Sonja Brajovic Bratanonic, 2009. Analyzing Banking

Risk: A framework for assessing corporate governance and risk management.

Washinton D.C: World Bank. Chapter 7, page 161 – 185. 37.

Page 72: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

Inekwe, Murumba (2013) The Relationship between Real GDP and Non-

performing Loans: Evidence from Nigeria (1995 – 2009). International Journal of

Capacity Building in Education and Management (IJCBEM), Vol. 2, No 1.

Mwanza Nkusu (2011), Nonperforming Loans and Macrofinancial

Vulnerabilities in Advanced Economies. IMF Working Paper.

Trần Thị Anh Đào (2011). Nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng

đến RRTD tại các NHTM VN. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Trương Sơn Tùng (2013). Giải pháp hoàn thiện quản trị

rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Luận văn

thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Trương Đông Lộc (2010), Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các

NHTM Nhà nước ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Luận văn thạc sĩ.

Trần Vũ Khương (2011), Kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II tại các ngân

hàng thương mại Việt Nam

Vítor Castro, 2012. Macroeconomic determinants of credit risk in banking

system: The case of GPST. Portugal, University of Coimbra and NIPE. Available at

http://www.eeg.uminho.pt/economia/nipe

Page 73: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

PHỤ LỤC A: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC

BCH số: …….

Kính chào các anh (chị)!

Tôi là Đỗ Viết Thuận. Hiện nay, Tôi đang nghiên cứu về các nhân tố ảnh

hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Sự trả lời khách quan của anh/chị

sẽ góp phần quyết định sự thành công của công trình nghiên cứu này. Toàn bộ

thông tin thu được sẽ được bảo mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. Rất

mong sự giúp đỡ của quý anh/chị. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Sau đây là những phát biểu liên quan đến cảm nhận của anh/chị. Xin anh/chị

vui lòng trả lời bằng cách chọn 1 trong 5 giá trị bằng cách đánh dấu X vào ô thích

hợp. Những con số này thể hiện mức độ anh/chị đồng ý hay không đồng ý đối với

các phát biểu theo qui ước.

1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý

Phần 1: Nội dung khảo sát:

Câu hỏi Nội dung

Câu 1 CSTD có định hướng, chiến lược cụ thể 1 2 3 4 5

Câu 2 CSTD đa dạng về hình thức cấp tín dụng,

ngành nghề, lĩnh vực cho vay 1 2 3 4 5

Câu 3 CSTD được xem xét, điều chỉnh lại phù

hợp với tình hình kinh tế 1 2 3 4 5

Câu 4

CSTD được phổ biến đến từng chi nhánh,

phòng ban có liên quan, từng nhân viên tín

dụng

1 2 3 4 5

Câu 5 QTCTD của ngân hàng rõ ràng, cụ thể 1 2 3 4 5

Câu 6 QTCTD tuân thủ các quy định của pháp

luật 1 2 3 4 5

Câu 7 QTCTD phù hợp với năng lực trình độ

nhân sự 1 2 3 4 5

Page 74: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

Câu 8

QTCTD có sự tách bạch giữa các bộ phận

có liên quan (bộ phận quan hệ khách hàng,

bộ phận thẩm định, bộ phận hỗ trợ, …)

1 2 3 4 5

Câu 9 TTTD là đầy đủ, khách quan, chính xác và

đáng tin cậy 1 2 3 4 5

Câu 10 Chất lượng TTTD tốt ảnh hưởng đến chất

lượng tín dụng 1 2 3 4 5

Câu 11 Ngân hàng có xây dựng hệ thống thông tin

tín dụng 1 2 3 4 5

Câu 12 Các chỉ tiêu đánh giá là hợp lý và đầy đủ 1 2 3 4 5

Câu 13 Cập nhật, điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp

với tiêu chuẩn quốc tế 1 2 3 4 5

Câu 14

HT XHTD đánh giá tốt khả năng trả nợ của

khách hàng và đưa ra quyết định cho vay

hợp lý

1 2 3 4 5

Câu 15 HT XHTD hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát

các khoản vay 1 2 3 4 5

Câu 16 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích 1 2 3 4 5

Câu 17 Khách hàng gian lận, cố tình lừa đảo ngân

hàng và không thiện chí trả nợ vay 1 2 3 4 5

Câu 18 Khách hàng vay kinh doanh không hiệu

quả, năng lực kinh doanh kém 1 2 3 4 5

Câu 19 Tình hình tài chính kém thiếu minh bạch 1 2 3 4 5

Câu 20 Môi trường kinh tế không ổn định 1 2 3 4 5

Câu 21 Hệ thống pháp lý Nhà nước rườm rà, hay

thay đổi, không thống nhất 1 2 3 4 5

Câu 22 Thông tin về uy tính khách hàng vay lưu

trữ tại ngân hàng không đầy đủ, chính xác 1 2 3 4 5

Page 75: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

Câu 23

Sự hợp tác giữa các ngân hàng còn lỏng

lẽo, thiếu chia sẽ thông tin dẫn đến quyết

định sai lầm khi cấp tín dụng cho khách

hàng

1 2 3 4 5

Câu 24 NH có biện pháp nhận diện, đo lường, cảnh

báo rủi ro tín dụng 1 2 3 4 5

Câu 25 NH quy định tỷ lệ nợ xấu cho phép tương

ứng với chỉ tiêu thu nhập lãi từ cho vay 1 2 3 4 5

Câu 26 NH có biện pháp xử lý và kiểm soát những

khoản nợ xấu 1 2 3 4 5

Câu 27 NH đảm bảo cân đối giữa huy động vốn và

cho vay 1 2 3 4 5

Phần 2: Thông tin cá nhân

Chức vụ

Quản trị điều hành

Phụ trách kinh doanh tín dụng

Trực tiếp thẩm định cho vay

Kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội

bộ

Kinh nghiệm làm việc

Dưới 3 năm

Từ 3 - 5 năm

Từ 5 - 10 năm

Trên 10 năm

Page 76: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ XỬ LÝ

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.874 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

CSTD1 10.02 10.878 .729 .839

CSTD2 9.97 10.222 .742 .833

CSTD3 9.93 10.529 .755 .828

CSTD4 9.99 10.528 .693 .853

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.862 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

QTCTD1 10.40 9.734 .640 .851

QTCTD2 10.60 8.333 .750 .806

QTCTD3 10.54 8.920 .740 .812

QTCTD4 10.40 7.947 .722 .822

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.844 3

Page 77: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

TTTD1 6.64 5.471 .649 .839

TTTD2 6.61 4.940 .759 .735

TTTD3 6.68 4.849 .726 .768

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.862 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

XHTD1 8.98 12.441 .654 .846

XHTD2 8.82 11.967 .679 .836

XHTD3 8.93 10.894 .753 .806

XHTD4 8.96 11.146 .754 .805

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.839 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

YTKH1 9.87 9.292 .692 .788

YTKH2 10.04 8.796 .680 .792

YTKH3 9.90 8.778 .673 .795

YTKH4 9.84 8.996 .643 .808

Page 78: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.851 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

YTKQ1 9.96 10.684 .686 .814

YTKQ2 9.98 9.736 .748 .786

YTKQ3 9.92 10.359 .757 .784

YTKQ4 9.94 11.377 .583 .855

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.883 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

QTRRTD1 9.62 14.268 .701 .869

QTRRTD2 9.57 12.714 .699 .870

QTRRTD3 9.57 12.166 .806 .827

QTRRTD4 9.53 12.139 .793 .832

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .784

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 2359.952

df 253

Sig. .000

Page 79: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared

Loadings

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

1 5.384 23.411 23.411 5.384 23.411 23.411 2.982 12.964 12.964

2 3.105 13.500 36.910 3.105 13.500 36.910 2.922 12.705 25.669

3 2.577 11.206 48.116 2.577 11.206 48.116 2.865 12.456 38.125

4 2.258 9.818 57.935 2.258 9.818 57.935 2.799 12.168 50.293

5 1.989 8.647 66.582 1.989 8.647 66.582 2.766 12.024 62.317

6 1.286 5.590 72.172 1.286 5.590 72.172 2.267 9.855 72.172

7 .705 3.065 75.237

8 .559 2.432 77.669

9 .543 2.359 80.028

10 .522 2.268 82.296

11 .512 2.226 84.521

12 .481 2.092 86.614

13 .406 1.763 88.377

14 .380 1.654 90.031

15 .342 1.489 91.519

16 .334 1.453 92.972

17 .306 1.333 94.304

18 .261 1.133 95.438

19 .250 1.089 96.526

20 .224 .975 97.501

21 .217 .945 98.446

22 .208 .905 99.351

23 .149 .649 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Page 80: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6

CSTD1 .833

CSTD2 .845

CSTD3 .836

CSTD4 .782

QTCTD1 .770

QTCTD2 .872

QTCTD3 .861

QTCTD4 .837

TTTD1 .851

TTTD2 .863

TTTD3 .804

XHTD1 .778

XHTD2 .743

XHTD3 .842

XHTD4 .850

YTKH1 .803

YTKH2 .778

YTKH3 .833

YTKH4 .778

YTKQ1 .838

YTKQ2 .866

YTKQ3 .844

YTKQ4 .691

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 6 iterations.

Variables Entered/Removeda

Model Variables

Entered

Variables

Removed

Method

1

YTKQ, QTCTD,

CSTD, TTTD,

YTKH, XHTDb

. Enter

a. Dependent Variable: QTRRTD

b. All requested variables entered.

Page 81: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI H C BÀ R A - VŨNG TÀUthuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19779/1/Do-Viet... · 2019. 9. 4. · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo

Model Summary

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of the

Estimate

1 .726a .528 .513 .8173792

a. Predictors: (Constant), YTKQ, QTCTD, CSTD, TTTD, YTKH, XHTD

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 142.539 6 23.756 35.558 .000b

Residual 127.609 191 .668

Total 270.148 197

a. Dependent Variable: QTRRTD

b. Predictors: (Constant), YTKQ, QTCTD, CSTD, TTTD, YTKH, XHTD

Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized

Coefficients

t Sig.

B Std. Error Beta

1

(Constant) -1.204 .340 -3.536 .001

CSTD .285 .061 .258 4.684 .000

QTCTD .118 .062 .097 1.893 .060

TTTD .419 .059 .389 7.076 .000

XHTD .162 .061 .154 2.641 .009

YTKH .208 .067 .173 3.121 .002

YTKQ .142 .060 .128 2.373 .019

a. Dependent Variable: QTRRTD