224
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM BẢO ĐẢM CHO VIỆC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI CÁC BĂNG TẦN ĐƯỢC ĐỀ XUẤT PHÙ HỢP VỚI CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHỆ. ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu, định hướng, phân bổ lại các băng tần 700/800/900/1800 MHz đáp ứng phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng” Mã số: ĐTĐL-CN-01/16 Cơ quan chủ trì đề tài/dự án: Trung tâm Kỹ thuật- Cục Tần số vô tuyến điện Chủ nhiệm đề tài/dự án: Ths. Đoàn Quang Hoan Người chủ trì thực hiện nhánh đề tài

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM BẢO ĐẢM CHO VIỆC THỰC

HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI CÁC BĂNG TẦN ĐƯỢC ĐỀ XUẤT PHÙ HỢP VỚI CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHỆ.

ĐỀ TÀI:

“Nghiên cứu, định hướng, phân bổ lại các băng tần 700/800/900/1800 MHz đáp ứng phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng”

Mã số: ĐTĐL-CN-01/16

Cơ quan chủ trì đề tài/dự án: Trung tâm Kỹ thuật- Cục Tần số vô tuyến điện

Chủ nhiệm đề tài/dự án: Ths. Đoàn Quang Hoan

Người chủ trì thực hiện nhánh đề tài

Lê Văn Tuấn

Hà Nội – 2018

Page 2: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................2

Danh mục hình vẽ..................................................................................................6

Danh mục bảng biểu..............................................................................................7

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.................................................................8

I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO............................................................10

1.1. Mở đầu.....................................................................................................10

1.2. Nội dung khoa học công nghệ của chuyên đề cần giải quyết..................11

1.3. Những công việc và quá trình thực hiện các nội dung nêu tại mục 1.2. . .11

1.4. Các kết quả đạt được................................................................................11

1.5. Kết luận và kiến nghị...............................................................................11

II. TRÌNH BÀY BÁO CÁO................................................................................14

CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI BĂNG TẦN 700 MHz TẠI VIỆT NAM..................................................................................................15

1.1. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách quản lý và lộ trình chuyển đổi công nghệ băng tần 700 MHz...................................................................15

1.1.1. Mỹ...................................................................................................15

1.1.2. Canada.............................................................................................21

1.1.3. Châu Âu...........................................................................................21

1.1.4. APT.................................................................................................24

1.1.5. Nhật Bản..........................................................................................26

1.1.6. Úc....................................................................................................29

1.1.7. Anh..................................................................................................302

Page 3: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

1.1.8. Đánh giá..........................................................................................32

1.2. Nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với các băng tần 700MHz...........................................................................................................37

1.2.1. Nghiên cứu, đánh giá về chính sách quy hoạch băng tần 700 MHz tại Việt Nam..............................................................................................37

1.2.2. Nghiên cứu, đánh giá về chính sách quản lý và lộ trình chuyển đổi công nghệ băng tần 700 MHz tại Việt Nam..............................................46

1.2.3. Đánh giá chung................................................................................52

1.3. Đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 700MHz.....................................................................................................57

1.3.1. Đề xuất kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806)MHz giai đoạn 2018-2020..........................................58

1.3.2. Cơ sở pháp lý để lập kế hoạch chuyển đổi kênh tần số UHF (470-806)MHz...................................................................................................59

1.3.3. Kết quả thực hiện quy hoạch kênh tần số theo thông tư 26/2013/TT-BTTTT và quyết định 80/QĐ-BTTTT......................................................59

1.3.4. Đánh giá..........................................................................................61

1.3.5. Đề xuất nguyên tắc lập kế hoạch chuyển đổi kênh tần số UHF giai đoạn 2018-2020.........................................................................................62

1.3.6. Đề xuất ban hành kế hoạch chuyển đổi kênh tần số UHF (470-806)MHz giai đoạn 2018-2020.................................................................63

1.3.7. Đề xuất nguyên tắc kết hợp số hóa truyền hình với phủ sóng truyền hình số qua vệ tinh đối với các tỉnh có địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa .........................................................................................................67

1.3.8. Đề xuất chính sách hỗ trợ đầu thu truyền hình số qua vệ tinh (DTH) đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa.............................................72

1.3.9. Đề xuất bổ sung, sửa đổi một số quy định tại Quyết định 2451/QĐ-TTg .........................................................................................................74

Kết luận.....................................................................................................75

3

Page 4: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI BĂNG TẦN 800 MHz TẠI VIỆT NAM..................................................................................................76

2.1. Nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với băng tần 800 MHz tại Việt Nam...........................................................................................77

2.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 800 MHz......................................79

2.2.1. Phương án quy hoạch lại băng tần 800 MHz..................................79

2.2.2. Hiện trạng sử dụng băng tần 800 MHz tại Việt Nam......................80

2.2.3. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý đối với băng tần 800 MHz...............................................................................81

2.2.3.1. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi hệ thống RFID hoạt động ở băng tần 866-868 MHz..............81

2.2.3.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách chuyển đổi đối với hệ thống viba truyền dẫn phát thanh hoạt động ở băng tần 845-851 MHz....................................................................................................84

CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI BĂNG TẦN 900 MHz TẠI VIỆT NAM..................................................................................................89

3.1. Nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với băng tần 900 MHz tại Việt Nam...........................................................................................90

3.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 900 MHz......................................93

3.2.1. Phương án quy hoạch lại băng tần 900 MHz..................................93

3.2.2. Hiện trạng sử dụng băng tần 900 MHz tại Việt Nam......................94

3.2.3. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 900 MHz...................94

3.2.3.1. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý giới hạn số lượng phổ tần tối đa mà mỗi doanh nghiệp được nắm giữ ở băng tần

4

Page 5: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

dưới 1 GHz......................................................................................................95

3.2.3.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý, chuyển đổi công nghệ di động thế hệ 2, thế hệ 3..........................................100

CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI BĂNG TẦN 1800 MHz TẠI VIỆT NAM................................................................................................112

4.1. Nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với hệ thống thông tin di động IMT (4G) trên băng tần 1800 MHz tại Việt Nam hiện nay........112

4.1.1. Xu hướng triển khai công nghệ di động băng rộng trên các băng tần 1800 MHz................................................................................................112

4.1.2. Nhu cầu sử dụng thông tin di động băng rộng trong nước............112

4.1.3. Chính sách quản lý, quy hoạch tần số thúc đẩy phát triển công nghệ IMT trên băng tần 1800 MHz.................................................................113

4.1.4. Nhận xét........................................................................................115

4.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 1800 MHz..................................116

4.2.1. Phương án quy hoạch lại băng tần 1800 MHz....................................116

4.2.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 1800 MHz..................................117

4.2.3. Kết luận.........................................................................................138

KẾT LUẬN.......................................................................................................140

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................142

5

Page 6: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Danh mục hình vẽ

Hình 1: Phương pháp nghiên cứu của nhánh nghiên cứu số 8...........................10

Hình 2: Phân kênh tần số từ 746-806 MHz của Mỹ............................................16

Hình 3: Phương án quy hoạch băng tần 700MHz của APT (FDD và TDD)......25

Hình 4: Phân chia tần số đối với băng tần 700MHz...........................................27

Hình 5: Triển khai băng tần 700MHz tại Nhật Bản theo quy hoạch APT (Band 28 của 3GPP)......................................................................................................28

Hình 6: Phân kênh tần số băng tần 470-790MHz của Anh.................................31

Hình 7: Quy hoạch sử dụng kênh tần số UHF (470 - 806 MHz) tại Việt Nam...42

Hình 8: Quy hoạch băng tần 850 MHz...............................................................78

Hình 9: Phương án quy hoạch lại băng tần 800 MHz theo phương án Châu Âu.............................................................................................................................79

Hình 10: Phương án quy hoạch lại băng tần 800 MHz theo phương án Bắc Mỹ.............................................................................................................................79

Hình 11: Phương án quy hoạch băng tần 850 MHz cho các hệ thống viba STLs, SOBs tại Austraylia.............................................................................................85

Hình 12: Một số thiết bị SOBs và các băng tần hoạt động.................................86

Hình 13: Một phương án quy hoạch băng tần 800 MHz của Việt Nam..............87

6

Page 7: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Danh mục bảng biểu

Bảng 1: Kế hoạch triển khai của 03 nhà khai thác băng tần 700MHz tại Nhật Bản.......................................................................................................................28

Bảng 2: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng phương thức thu xem truyền hình................56

Bảng 3. Kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình UHF (470-806)MHz.....63

Bảng 4. Kinh phí hỗ trợ chuyển đổi các trạm phát lại truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh vùng núi, có địa hình khó khăn, hiểm trở...................................68

Bảng 5. Kinh phí duy trì hoạt động của các trạm phát lại hàng năm.................69

Bảng 6: Tỷ lệ thu xem truyền hình qua các phương thức khác nhau tại Việt Nam năm 2016.............................................................................................................71

Bảng 7: Bảng thống kê hiện trạng sử dụng băng tần cho RFID tại một số quốc gia trên thế giới....................................................................................................82

Bảng 8: Bảng thống kê băng tần hoạt động của RFID theo ứng dụng................82

7

Page 8: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Từ ngữ viết tắt

Thuật ngữ tiếng Anh Thuật ngữ Tiếng Việt

GSM Global System for Mobile communication

Hệ thống thông tin di động toàn cầu (2G)

UMTS Universal Mobile Telecommunication System

Hệ thống thông tin di động toàn cầu thế hệ thứ 3(3G)

LTE Long-Term Evolution Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 (4G)

LTE-Adv LTE-Advanced Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 – nâng cao

IMT International Mobile Telecommunications

Hệ thống thông tin di động quốc tế

ISED Innovation, Science and Economic Development

Bộ Khoa học và phát triển kinh tế Canada

FCC The Federal Communications Commission

Ủy ban liên lạc liên bang

OFCOM The Office of Communications Văn phòng truyền thôngNTIA National Telecommunication

and Information AdministrationCục Quản lý thông tin và viễn thông quốc gia

RSM Radio Spectrum Management Quản lý phổ tần số vô tuyến điện

ARCEP The Autorité de Régulation des Communications Électroniques et des Postes

Cục quản lý thông tin điện tử và bưu chính

CEPT European Conference of Postal and Telecommunications Administrations

APT Asia-Pacific Telecomunity Cộng đồng viễn thông khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

LVM Ministry of Transport and Communications

Bộ Giao thông và Truyền thông

DTT Digital Terrestrial Television Truyền hình số mặt đấtCDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo

mãGSM Global system for mobile

communicationsHệ thống viễn thông di động toàn cầu

FDD Frequency Division Duplex Song công phân chia theo tần số

TDD Time Division Duplex Song công phân chia theo 8

Page 9: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

thời gianITU International

Telecommunications UnionLiên minh viễn thông quốc tế

SRDs Short Range Devices Thiết bị cự ly ngắnARNS Aeronautical Radio Navigation

ServicesDịch vụ vô tuyến dẫn đường hàng không

9

Page 10: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO

1.1. Mở đầu 

Nhánh nghiên cứu số 8 thực hiện nội dung nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất,

kiến nghị các chính sách, văn bản pháp quy của Nhà nước nhằm bảo đảm cho việc

thực hiện hiệu quả lộ trình phân bổ lại các băng tần được đề xuất phù hợp với chuyển

đổi công nghệ”, thuộc một trong 9 nhánh nghiên cứu của Đề tài nhà nước mã số

ĐTĐL-CN-01/16 về “Nghiên cứu định hướng, phân bổ lại các băng tần

700/800/900/1800MHz đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc

phòng”.

Nội dung nghiên cứu chính của nhóm nghiên cứu là căn cứ trên hiện trạng

sử dụng, xu hướng sử dụng công nghệ (nội dung nghiên cứu của nhánh số 1),

định hướng quy hoạch, phương án phân bổ các băng tần 700/800/900/1800 MHz

(nội dung nghiên cứu của nhánh số 2) để đề xuất, kiến nghị các chính sách, văn

bản pháp quy của Nhà nước nhằm bảo đảm cho việc thực hiện hiệu quả lộ trình

phân bổ lại các băng tần.

Phương pháp nghiên cứu của nhánh đề tài được thể hiện như hình dưới

đây:

Hình 1: Phương pháp nghiên cứu của nhánh nghiên cứu số 8

10

Page 11: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

1.2. Nội dung khoa học công nghệ của chuyên đề cần giải quyết

Nghiên cứu đề xuất, kiến nghị các chính sách, văn bản pháp quy của Nhà nước nhằm bảo đảm cho việc thực hiện hiệu quả lộ trình phân bổ lại các băng tần 700/800/900/1800 MHz phù hợp với xu hướng sử dụng và chuyển đổi công nghệ tại Việt Nam.

1.3. Những công việc và quá trình thực hiện các nội dung nêu tại mục 1.2

Nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với băng tần 700/800/900/1800 MHz.

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách quản lý, lộ trình chuyển đổi công nghệ các băng tần 700/800/900/1800 MHz.

Đề xuất chính sách quản lý thúc đẩy chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 700/800/900/1800 MHz.

1.4. Các kết quả đạt được

Trên cở sở nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với băng tần 700/800/900/1800 MHz tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu chỉ ra các vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu, giải quyết khi thực hiện chuyển đổi công nghệ.

Nhóm nghiên cứu tìm hiểu các thông tin, nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã tiến hành quy hoạch lại băng tần 700/800/900/1800 MHz và rút ra các bài học kinh nghiệm và phù hợp để áp dụng tại Việt Nam.

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng quy hoạch, xu hướng sử dụng công nghệ, định hướng quy hoạch các băng tần 700/800/900/1800 MHz và các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, nhóm nghiên cứu đề xuất, kiến nghị các chính sách quản lý tần số, chính sách về chuyển đổi công nghệ để áp dụng tại Việt Nam.

1.5. Kết luận và kiến nghị

Kết luận:

Từ nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng các băng tần 700/800/900/1800 MHz trong nước; trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp tình hình sử dụng, chính sách quản lý băng tần tại các quốc gia trên thế giới, Nhóm đề tài đã nghiên cứu, đề

11

Page 12: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

xuất chính sách để thúc đẩy chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam đối với từng băng tần cụ thể.

Đối với băng tần 700 MHz, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 4 nhóm chính sách lớn:

- Đề xuất chính sách và lộ trình thực hiện chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất băng tần 470-806 MHz giai đoạn 2014 – 2017 và 2018 – 2020 phù hợp với quy hoạch tần số đã nêu tại Thông tư số 26/2013/TT-BTTTT;

- Đề xuất nguyên tắc kết hợp số hóa truyền hình với phủ sóng truyền hình số qua vệ tinh đối với các tỉnh có địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa;

- Đề xuất chính sách hỗ trợ đầu thu truyền hình số qua vệ tinh (DTH) đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa;

- Đề xuất bổ sung, sửa đổi một số quy định tại Quyết định 2451/QĐ-TTg.

Đối với băng tần 800 MHz, nhóm nghiên cứu và đề xuất 2 nhóm chính sách như sau:

- Chính sách quản lý chuyển đổi hệ thống RFID hoạt động ở băng tần 866-868 MHz;

- Chính sách chuyển đổi đối với hệ thống viba truyền dẫn phát thanh hoạt động ở băng tần 845-851 MHz.

Đối với băng tần 900 MHz, nhóm nghiên cứu và đề xuất 2 nhóm chính sách như sau:

- Chính sách quản lý giới hạn số lượng phổ tần tối đa mà mỗi doanh nghiệp được nắm giữ ở băng tần dưới 1 GHz;

- Chính sách quản lý, chuyển đổi công nghệ di động thế hệ 2, thế hệ 3.

Đối với băng tần 1800 MHz, Nhóm đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xu hướng kéo dài thời gian sử dụng đối với băng tần di động. Bên cạnh đó, Nhóm phân tích tổng thể thị trường di động Việt Nam với những mục tiêu, tiêu chí quản lý thì việc tiếp tục gia hạn giấy phép khi giấy phép hết hạn là phù hợp với Việt Nam. Trên cơ sở đó, Nhóm đề xuất việc xem xét gia hạn giấy phép tạo sự linh hoạt trong chính sách cấp phép đối với các giấy phép sử dụng băng tần đã cấp cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất

12

Page 13: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

lượng dịch vụ, hiệu quả sử dụng phổ tần, đảm bảo hài hòa lợi ích của toàn xã hội.

Kiến nghị:

Trong bối cảnh các công nghệ viễn thông di động phát triển rất nhanh và như là kết quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới, yêu cầu quy hoạch lại các băng tần 700/800/900/1800 MHz đặt ra đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để đáp ứng sự phát triển đó là rất cấp thiết. Trên cơ sở nghiên cứu các hiện trạng chính sách, kinh nghiệm quốc tế, Nhóm nghiên cứu số 8 đã nghiên cứu, đề xuất các nhóm giải pháp chính sách để thúc đẩy việc chuyển đổi công nghệ phù hợp với thực tế Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đề xuất sớm áp dụng các giải pháp chính sách này vào thực tế để sớm định hướng việc sử dụng tần số, thúc đẩy công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ viễn thông di động trong băng tần 700/800/900/1800 MHz và mang lại lợi ích lâu dài cho kinh tế - xã hội.

Chủ nhiệm đề tài/dự án Đại diện CQ chủ trì (ký và ghi rõ họ và tên) (ký tên và đóng dấu)

Đoàn Quang Hoan Lê Thái Hòa

13

Page 14: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

II. TRÌNH BÀY BÁO CÁO

14

Page 15: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM

ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI BĂNG TẦN 700 MHz TẠI VIỆT NAM

1.1. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách quản lý và lộ trình chuyển đổi công nghệ băng tần 700 MHz

Theo quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện Quốc gia của Việt Nam, sau

năm 2020, băng tần 700MHz sẽ được giải phóng để sử dụng cho thông tin di

động IMT. Vì vậy, để giải phóng được băng tần này, cơ quản quản lý cần xem

xét đến các vấn đề liên quan nhằm đề xuất các chính sách phù hợp để thúc đẩy

việc chuyển đổi về công nghệ từ việc truyền hình sang thông tin di động, đảm

bảo được trách nhiệm, quyền lợi của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đang

triển khai các hệ thống vô tuyến tại băng tần này.

Nội dung của phần này sẽ đưa ra nghiên cứu về quy hoạch, kế hoạch

chuyển đổi công nghệ và các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình giải phóng

băng tần 700MHz tại các nước. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể xem xét một số

kinh nghiệm để áp dụng thực tiễn cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị,

xã hội của Việt Nam.

1.1.1. Mỹ

Theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Mỹ ban hành tháng 5/2013,

băng tần từ 700 MHz (cụ thể từ 698-763MHz và 775-793 MHz được phân chia

cho nghiệp vụ Cố định, Di động, Quảng bá là nghiệp vụ chính, đoạn 763-

775MHz và 793- 805 MHz được phân chia cho nghiệp vụ CỐ ĐỊNH, DI ĐỘNG

và nghiệp vụ an ninh công cộng.

Tại Mỹ, phân kênh tần số tại băng tần 700MHz gồm các kênh tần số từ 52

tới 69 với băng thông 6MHz. Trước đây, băng 700MHz được sử dụng để truyền

15

Page 16: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất, đặc biệt là các kênh UHF từ 52 tới

69.

Mỹ bắt đầu triển khai số hóa truyền hình mặt đất vào năm 2005, tất cả các

đài truyền hình được yêu cầu chuyển đổi về kênh tần số từ 2 tới 51 theo lộ

truyền hình số hóa truyền hình mặt đất. Việc phân bổ lại tần số được diễn ra một

cách liên tục, kênh tần số từ 52 đến 59 (698-746 MHz) được sử dụng nhiều hơn

cho truyền hình tương tự và số so với kênh 60 đến kênh 69 thuộc băng tần

800MHz (hầu như không được sử dụng do vùng phủ sóng nhỏ hơn).

Hình 2: Phân kênh tần số từ 746-806 MHz của Mỹ

Theo Luật chuyển đổi số và an ninh công cộng ban hành năm 2005 của

Mỹ, các trạm phát sóng truyền hình tương tự mặt đất (trạm chính) sẽ ngừng hoạt

động kể từ ngày 17/02/2009. Để hỗ trợ người dân, một ủy ban hỗ trợ đầu thu

truyền hình số mặt đất được thành lập. Tuy nhiên, việc ngừng phát sóng truyền

16

Page 17: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

hình tương tự mặt đất tại Mỹ gặp một số khó khăn nhất định, số lượng hộ gia

đình cần được hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất của Chính phủ vượt quá số

lượng dự kiến ban đầu. Vì vậy, thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự

mặt đất tại Mỹ đã được lùi tới tháng 12/6/2009, các trạm phát sóng chính truyền

hình tương tự mặt đất mới chính thức ngừng phát sóng. Tại thời điểm ngừng

phát sóng truyền hình tương tự mặt đất ban đầu vào ngày 17/2/2009, 641 trạm

phát sóng (chiếm 36% trạm phát sóng chính) được chuyển đổi sang phát sóng

truyền hình số số mặt đất.

Câu hỏi đặt ra ở đây là sau khi Mỹ hoàn thành việc chuyển đổi từ truyền

hình tương tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất, kênh tần số từ 52-69 sẽ được

giải phóng và sẽ được quy hoạch lại như thế nào. Câu trả lời cụ thể như sau:

Các đoạn băng tần thuộc băng tần 700MHz đã được đấu giá vào các năm

2000 – 2003, 2008. Đoạn băng tần A, B, C, D được quy hoạch cho mục đích sử

dụng thương mại và đã được đấu giá. Đoạn băng tần từ 764-770MHz và 794-

800MHz sử dụng cho hệ thống an ninh công cộng.

Tuy nhiên, đến năm 2009 Mỹ mới hoàn thành việc số hóa truyền hình đối

với các trạm chính ở khu vực đô thị, đông dân cư, năm 2015 mới hoàn thành số

hóa truyền hình đối với trạm lặp ở vùng sâu, vùng xa. Vậy giải pháp kỹ thuật về

tương thích giữa 2 hệ thống di động băng rộng và truyền hình của Mỹ là gì?

Mạng LTE ở mỹ triển khai khi nào, chính sách gì để tương thích 2 mạng với

nhau khi mà tới 2015 mới hoàn thành ASO. Đấu giá để lấy tiền hỗ trợ STB, giải

phóng băng tần nhanh hơn.

Việc phân kênh tần số 6MHz tại băng tần 700MHz là để đảm bảo tương

thích với việc sử dụng băng tần này cho truyền hình trước đó. Tuy nhiên, LTE

dựa trên băng thông 5MHz, vì vậy phân kênh 6MHz là một thách thức về việc

tối ưu hóa hiệu quả phổ tần số.

Mỹ đã triển khai thúc đẩy quá trình giải phóng băng tần 700MHz nêu trên

như thế nào, các chính sách mà Mỹ đã áp dụng để có thể chuyển đổi công nghệ

tại băng tần này ra sao sẽ được đưa ra trong nội dung tiếp theo. Cụ thể:17

Page 18: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Chính phủ Mỹ quy hoạch các trạm phát sóng truyền hình số mặt đất hoạt

động từ kênh 2 đến kênh 51 sau khi số hóa truyền hình kết thúc và quy hoạch

các kênh từ 52-69 (698-806MHz) cho mục đích sử dụng mới.

Sau khi xem xét rất kỹ lưỡng và đánh giá quy trình ban hành quy định,

FCC đã cho phép các Đài truyền hình được phép linh hoạt trong việc sử dụng

các kênh truyền hình số mặt đất. Các Đài truyền hình cũng được yêu cầu thời

lượng phát sóng tối thiểu như các trạm phát sóng tương tự mặt đất trước đó, điều

này có nghĩa là nếu trạm phát sóng truyền hình tương tự mặt đất hoạt động 24

giờ/1 ngày thì trạm phát sóng truyền hình số mặt đất cũng sẽ được yêu cầu hoạt

động 24 giờ/1 ngày.

Các Đài truyền hình được cung cấp các dịch vụ gần như không giới hạn

qua kênh 6MHz, và được yêu cầu truyền tải kênh chương trình không khóa mã

(free-to-air) với độ phân giải tương đương với dịch vụ hiện có của đài. Ngoài ra,

các Đài truyền hình có thể cung cấp bất cứ dịch vụ nào khác mà các Đài đã chọn

trên hệ thống truyền hình số mặt đất.

FCC không có quy định pháp lý và cũng không yêu cầu các Đài truyền

hình phải cung cấp kênh truyền hình HD. Tuy nhiên, các kênh truyền hình HD

vẫn là tâm điểm đầu tiên của lộ trình số hóa truyền hình ở Mỹ và được áp dụng

trong suốt quá trình triển khai tại Mỹ.

Liên quan tới vấn đề chi phí tần số đối với dịch vụ truyền hình trả tiền,

Quốc hội Mỹ đã tìm cách để đảm bảo rằng các đài truyền hình sẽ phải trả khoản

phí tương đương với khoản phí cho phổ tần số đã được bán đấu giá. Bằng cách

này, người dân sẽ nhận được một phần của giá trị của phổ tần số đã cấp cho các

đài truyền hình. Cụ thể, nếu các Đài truyền hình sử dụng kênh truyền hình số

mặt đất để cung cấp các dịch vụ truyền hình trả tiền cho các thuê bao thì các Đài

này sẽ phải trả cho Chính phủ Mỹ một khoản phí sử dụng tần số vào khoảng 5%

tổng doanh thu từ các dịch vụ truyền hình trả tiền.

Khi chuyển đổi sang công nghệ thu, phát truyền hình kỹ thuật số thì Chính

phủ Mỹ vẫn dành tần số cho cả truyền dẫn, phát sóng kênh truyền hình công ích 18

Page 19: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

và kênh truyền hình thương mại. Bằng việc cho đài truyền hình sử dụng tần số

đến ít nhất là năm 2006, không bán đấu giá phổ tần hoặc thu phí, Chính phủ Mỹ

hy vọng sẽ dễ dàng chuyển đổi sang truyền hình số. Các đài truyền hình sẽ có

thời gian để thực hiện các khoản đầu tư đáng kể đối với các thiết bị kỹ thuật số

mới và thay đổi chiến lược và hoạt động; sản xuất TV sẽ có thời gian phát triển

và cải tiến sản phẩm mới và giá cả thấp hơn; và người tiêu dùng sẽ có thời gian

để mua thiết bị mới phục vụ cho việc chuyển đổi từ thu xem truyền hình tương

tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất.

Để hỗ trợ các đài truyền hình đáp ứng được thời hạn chuyển đổi vào

31/12/2006, FCC đã đưa ra lộ trình tăng tốc cho sự ra đời của truyền hình số mặt

đất để tất cả người dân Mỹ có thể thu xem được vào năm 2002. Các mạng

truyền dẫn, phát sóng truyền hình hàng đầu của Mỹ gồm ABC, CBS, NBC, Fox

phải thực hiện phát sóng truyền hình số mặt đất từ ngày 01/5/1999, tiếp đó là

01/11/1999. Tất cả các trạm phát sóng thương mại khác phải thực hiện phát sóng

truyền hình số mặt đất từ ngày 01/5/2002.

Kế hoạch chuyển đổi tại Mỹ đã yêu cầu các đài liên kết với 4 mạng truyền

dẫn, phát sóng truyền hình lớn nhất của Mỹ tại 30 thành phố lớn để thực hiện số

hóa truyền hình đầu tiên. Đối với các trạm phát sóng ở các thành phố nhỏ hơn

thì thời hạn chuyển đổi được kéo dài hơn so với ở các thành phố lớn. Đối với

các trạm phát sóng truyền hình tương tự mặt đất thương mại, thời hạn chuyển

đổi sang truyền hình số mặt đất được kéo dài thêm 1 năm. Trạm phát sóng

truyền hình tương tự mặt đất công suất thấp thường sẽ được phép chuyển đổi

sang truyền hình số mặt đất trên các kênh hiện có của họ.

Mỗi một trạm được ấn định một tần số mới để phát kênh truyền hình số

mặt đất với độ cao anten, giản đồ anten, và công suất phát xạ tối đa trong nỗ lực

đảm bảo vùng phủ sóng số mặt đất bằng vùng phủ sóng truyền hình tương tự

mặt đất.

Quốc hội Hoa Kỳ và FCC quyết tâm kết thúc chuyển đổi sang phát sóng

truyền hình số mặt đất càng nhanh càng tốt cho các lý do, đáng chú ý nhất để

19

Page 20: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

giải phóng 108 MHz phổ tần số tại băng tần 700MHz. Các đài truyền hình cũng

muốn thực hiện việc chuyển đổi càng nhanh càng tốt để loại bỏ các chi phí của

hoạt động phát song song truyền hình tương tự mặt đất và truyền hình số mặt

đất.

Đầu năm 2006, Quốc hội Mỹ đã ban hành quy định yêu cầu các đài truyền

hình kết thúc truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất từ ngày

17/2/2009. Luật này bao gồm việc cung cấp lên đến 1,5 tỷ USD để trợ cấp đầu

thu truyền hình số mặt đất (STB) cho các người dân thông qua việc phát phiếu

(coupon). Mỗi hộ gia đình sẽ được phép áp dụng đến hai phiếu trị giá 40 đôla

Mỹ để mua STB, một phiếu cho phép mua 1 STB. Giá một bộ STB ở Mỹ tại

thời điểm đó vào khoảng 50 đôla Mỹ.

Ngoài ra, để chuẩn bị sẵn sàng thiết bị thu truyền hình số mặt đất tại thị

trường Mỹ, FCC đã ban hành lộ trình tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt

đất theo chuẩn ATSC đối với máy thu hình được sản xuất và nhập khẩu tại thị

trường Mỹ. Tất cả các máy thu hình sẽ phải tích hợp chức năng thu truyền hình

số mặt đất theo chuẩn ATSC từ 01/03/2007.

Mỹ đã thực thi nhiều chính sách để thúc đẩy quá trình số hóa truyền hình

mặt đất và Mỹ đã hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất vào tháng 2/2009 để

giải phóng phổ tần số trên phạm vi toàn quốc mà có thể được sử dụng để thúc

đẩy hệ thống an toàn công cộng và an ninh quốc gia, và để hỗ trợ các dịch vụ

không dây mới sẽ là động cơ kinh tế tăng trưởng trong nhiều thập kỷ tới.

Ngoài ra, để thúc đẩy sự phát triển và chuyển đổi sang công nghệ không

dây băng rộng, Mỹ cũng đưa ra các quy định liên quan tới việc xem xét phân

chia băng tần 700MHz thấp (lower band) có độ phủ sóng rộng hơn cho khu vực

nông thôn để các khu vực này có thể tiếp cận công nghệ di động băng rộng, cho

phép các mức giới hạn công suất phát xạ cao hơn tại khu vực nông thôn, băng

tần bảo vệ đảm bảo tránh nhiễu giữa các hệ thống hoạt động trong cùng băng tần

hoặc trong băng tần liền kề, các nhà khai thác phải đảm bảo giới hạn công suất

phát xạ ngoài băng và thực hiện các thủ tục phối hợp tần số, công suất phát xạ

20

Page 21: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

tối đa của trạm gốc ở cả băng thấp và cao (lower band và upper band) của băng

tần dành cho dịch vụ thương mại là 1kW/1MHz ERP ở khu vực đô thị,

2kW/1MHz ERP ở khu vực nông thôn.

1.1.2. Canada

Canada hoàn thành số hóa truyền hình vào tháng 8/2011, 108Mhz thuộc

băng tần từ 698-806MHz đã được giải phóng. Chính phủ Canada đã quyết định

theo quy hoạch băng tần của Mỹ để tương thích và hài hòa với phổ tần cho hệ

thống an ninh công cộng và cứu trợ thiên tai PPDR của Mỹ. Với mục đích của

Chính phủ Canada là khuyến khích nhiều lựa chọn hơn và giá thành thấp hơn

cho người sử dụng dịch vụ vô tuyến tại Canada, băng tần 700MHz đã được đấu

giá trong 22 ngày (từ 14/1/2014 – 13/2/2014), 97 giấy phép đã được cấp cho 8

công ty viễn thông gồm Rogers, TELUS,… với tổng giá trị 5.27 tỷ đôla.

1.1.3. Châu Âu

Tại các nước Châu Âu, băng tần 700MHz được phân chia cho nghiệp vụ

Quảng bá và nghiệp vụ Di động cùng là nghiệp vụ chính. Hệ thống truyền hình

tương tự mặt đất đã và đang sử dụng băng tần này. Tuy nhiên, với nhu cầu phát

triển mạnh mẽ về dữ liệu di động đòi hỏi phải dành nhiều phổ tần số hơn cho di

động, các nhà quản lý đã nhận thấy việc cần thiết giải phóng băng tần 700MHz

là một vấn đề vô cùng quan trọng. Việc giải phóng băng tần 700MHz được coi

là một trong những mục tiêu chính của Chương trình chính sách phổ tần số vô

tuyến điện của Liên minh Châu Âu (EU Radio Spectrum Policy Programme) và

đã được Nghị viện Châu Âu thông qua vào tháng 2/2012.

Khuyến nghị của ITU về thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự

mặt đất tại các khu vực là 17/6/2015. Tại Châu Âu, mục tiêu ngừng phát sóng

truyền hình tương tự mặt đất là vào tháng 01/2013. Tuy nhiên, thời điểm ngừng

phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại các nước rất khác nhau. Một số nước

đã triển khai sử dụng truyền hình số mặt đất được hơn 15 năm, trong đó có Anh

triển khai truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T từ năm 1997. Một số nước

triển khai phát sóng song song truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự 21

Page 22: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

mặt đất, do đó đã kéo dài thời gian duy trì phát sóng truyền hình tương tự mặt

đất lâu hơn so với kỳ vọng ban đầu.

Các nhà quản lý đã nhận thấy tầm quan trọng mang tính quốc tế của băng

tần 700MHz, tuy nhiên khi triển khai giải phóng băng tần này trên thực tế gặp

phải rất nhiều vấn đề khác nhau. Các nước đang triển khai mạng đa tần truyền

hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T phải xem xét vấn đề nâng cấp hệ thống theo

chuẩn DVB-T2 và triển khai theo mạng đơn tần để đạt được hiệu quả cao hơn về

mặt sử dụng phổ tần số, đồng thời có đủ dung lượng để truyền tải các kênh

chương trình HD. Tuy nhiên, việc quy hoạch lại băng tần 700MHz gặp phải một

vài thách thức như:

- Truyền hình số mặt đất vẫn được sử dụng như là nền tảng phát sóng dịch

vụ công ích ở nhiều khu vực của Châu Âu, mặc dù truyền hình cáp, truyền hình

vệ tinh, truyền hình qua internet cũng truyền tải các chương trình truyền hình

thương mại tới các hộ gia đình. Tại Pháp, Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban

Nha và Anh là nơi mà truyền hình số mặt đất là phương thức phát sóng truyền

hình chính, việc giải phóng băng tần đặt ra nhiều thách thức;

- Giấy phép tần số dài hạn được cấp cho các Đài truyền hình hoạt động

trong dải tần từ 470-790MHz; các điều kiện giấy phép được cụ thể hóa như phải

truyền tải các kênh truyền hình công ích, và đảm bảo vùng phủ sóng ( phủ sóng

tới 98.5% dân số ở Anh).

- Việc phối hợp tần số biên giới là cần thiết trong việc quy hoạch phổ tần

số để tránh nhiễu giữa các quốc gia láng giềng. Các thỏa thuận phối hợp cấp

quốc gia được ban hành để tránh can thiệp vào khu vực biên giới ở Châu Âu.

Bất kỳ sự thay đổi nào về quy hoạch băng tần phải được phối hợp chặt chẽ giữa

các nước láng giềng.

Hiệp hội các nhà quản lý về Bưu chính và Viễn thông Châu Âu và Ủy ban

Truyền thông Điện tử (CEPT ECC) đã dự thảo báo cáo Ủy ban châu Âu (EC) về

vấn đề cần thiết đưa ra một quy hoạch băng tần thích hợp, sắp xếp lại các kênh

tần số cho nghiệp vụ Di động, sắp xếp kênh tần số thay thế (tần số song công) 22

Page 23: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

cho hệ thống làm chương trình và các sự kiện đặc biệt (PMSE) trong phát thanh,

truyền hình, hệ thống an ninh công cộng và cứu trợ thiên tai (PPDR) sử dụng.

Quy hoạch băng tần 700MHz dự kiến cung cấp 2x 30MHz tần số song

công (FDD) sắp xếp theo quy hoạch của APT, với 20MHz bổ sung cho đường

downlink (SDL) hoặc sẵn sàng cho hệ thống PMSE /PPDR song công. Quy

hoạch này hài hoà với quy hoạch 700MHz đã tồn tại trong các khu vực khác và

có khả năng đem lại lợi ích đáng kể về quy mô kinh tế trong sản xuất thiết bị.

Việc các quốc gia sử dụng băng tần 700MHz theo các quy hoạch khác nhau

có tính khả thi về mặt kỹ thuật, nhưng có thể không đem lại hiệu quả kinh tế như

mong muốn. Sau WRC-15, có khả năng một số quốc gia ở Châu Âu sẽ thực thi

ngay các quá trình cấp các giấy phép 700MHz cho nghiệp vụ Di động. Vấn đề

phối hợp tần số biên giới trong quá trình số hóa truyền hình tại băng tần

700MHz cũng được đặt ra tại các nước Châu Âu tương tự như quá trình chuyển

đổi việc sử dụng băng tần 800MHz từ truyền hình số mặt đất sang di động.

Tuy nhiên, đối với băng tần 700MHz, vấn đề sẽ khác hơn là hệ thống

truyền hình số mặt đất bị nhiễu từ đường lênh (uplink) của hệ thống LTE-700

(tức là đường truyền từ các thiết bị di động) hơn là đường xuống (downlink) ở

băng tần 800MHz. Các vấn đề liên quan đến việc chấp nhận sóng truyền hình số

mặt đất DTT ở khu vực biên giới có thể phức tạp hơn so với băng tần 800MHz.

Các nước có thể phải tham gia hiệp định đa phương để đảm bảo đủ phổ tần số

tại mỗi quốc gia hỗ trợ cho các hoạt động của hệ thống truyền hình số mặt đất.

Vì vậy, trong khi có khả năng băng tần 700MHz được sử dụng cho di

động thì nó vẫn được duy trì cho hệ thống truyền hình số mặt đất sử dụng ở các

nước láng giềng, giống như sự thay đổi về cách sử dụng sẽ dẫn đến thay đổi về

các chi phí và các lợi ích ở bất kỳ thị trường quốc gia riêng biệt nào, cụ thể:

- Lợi ích của việc sẵn sàng về phổ tần số di động bao gồm tiết kiệm chi phí

mạng di động, cũng như các lợi ích bổ sung kết hợp với cải thiện vùng phủ sóng,

công suất và hiệu suất mạng.

23

Page 24: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

- Tuy nhiên, việc giảm đồng thời phổ tần số cho phép đối với người sử

dụng hiện tại trong băng tần 700MHz (DTT và PMSE) sẽ có nghĩa là thay đổi

chi phí đầu tư mạng truyền hình số mặt đất, thay thế dây ăngten và các thiết bị

trong nhà (Customer Premises Equitment – CPE), và thay thế thiết bị PMSE.

Ngoài ra còn có chi phí cơ hội từ các dịch vụ truyền hình số mặt đất và làm

chương trình các sự kiện đặc biệt không thể cung cấp các dịch vụ sử dụng băng

tần 700MHz, có nghĩa là thu xem được ít kênh chương trình truyền hình hơn,

hoặc thu xem các kênh truyền hình với độ phân giải thấp hơn.

Tại Anh, Ofcom đã tiến hành phân tích chi phí, lợi ích của việc thay đổi

mục đích sử dụng và tìm kiếm các lợi ích, theo tính toán bởi Analysys Mason

chi phí cho việc thay đổi rơi vào khoảng từ 900 triệu – 1.3 tỷ bảng Anh, lớn hơn

rất nhiều con số 550-660 triệu bảng Anh mà Chính phủ Anh dự kiến sẽ hỗ trợ

cho việc chuyển đổi sử dụng băng tần 700MHz tại Anh. Sau khi xem xét đến

vấn đề hỗ trợ chuyển đổi, Ofcom đã quyết định dành phổ tần số sẵn sàng cho dữ

liệu di động và tin rằng sẽ không gây ra sự gián đoạn đối với người xem truyền

hình số mặt đất (từ năm 2022).

Trong khi chi phí và lợi ích phát sinh từ việc thay đổi sử dụng băng tần

700MHz tại các nước Châu Âu là khác nhau, có một động lực thúc đẩy đã lan

rộng khắp các nước sau thay đổi mục đích sử dụng băng tần này. Nhóm Chính

sách phổ tần số vô tuyên điện (RSPG) đã đưa ra hỗ trợ trong tương lai đối với

việc sử dụng băng tần UHF tại Châu Âu, trong đó nêu rõ việc quy hoạch lại

băng tần và thỏa thuận phối hợp biên giới có thể được kết thúc vào năm 2017.

Các nước thành viên Châu Âu phải di chuyển tần số cái Đài PTTH ra khỏi băng

tần 700MHz với một thời hạn nhất định, có thể vào năm 2020 hoặc 2022. Thực

tế, có thể thấy rằng phần lớn các nước Châu Âu đều sử dụng 700MHz cho thông

tin di động.

1.1.4. APT

Quy hoạch băng tần của Liên minh viễn thông Châu Á Thái Bình Dương

(gọi tắt là APT) là một dạng phân chia khác đối với đoạn băng tần từ 698-

24

Page 25: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

806MHz (băng tần 700MHz) được ban hành chính thức năm 2010 và đặc biệt

được cấu hình cho việc triển khai các công nghệ di động băng rộng, trong đó nổi

bật nhất là LTE. Quy hoạch APT tồn tại hai phương án phân chia là FDD và

TDD đã được tiêu chuẩn hóa bởi các dự án của 3GPP và các khuyến nghị của

ITU và được thiết kế để cho phép sử dụng phổ tần số hiệu quả nhất. Do đó, quy

hoạch này chia băng tần thành các khối các tần số liền kề nhau đủ lớn để có thể

xem xét việc tránh nhiễu với các nghiệp vụ trong dải tần số khác.

- Phương án TDD gồm 100MHz phổ tần số liên tục.

- Phương án FDD gồm 2 khối lớn gồm 45MHz cho đường uplink và

45MHz cho đường downlink.

- Cả 2 phương án FDD và TDD đều có khoảng bảo vệ 5MHz và 3 MHz ở 2

cận trên và dưới của băng tần 700MHz. Phương án FDD còn bao gồm 10MHz ở

khoảng bảo vệ ở giữa 2 khối 45MHz. Các khoảng tần số bảo vệ phục vụ cho

mục đích giảm thiểu sự can thiệp vào băng tần liền kề và cần thiết để tránh

nhiễu giữa uplink và downlink. Cụ thể, phương án FDD và TDD được minh họa

như hình dưới đây:

Hình 3: Phương án quy hoạch băng tần 700MHz của APT (FDD và TDD)

Quy hoạch APT hỗ trợ các băng thông kênh tần số với phương án FDD

703-748/758-803 MHz và phương án TDD 703-803 MHz như dưới đây:25

Page 26: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

3GPP band 1.4MHz 3MHz 5MHz 10MHz 15MHz 20MHz

28 (FDD) Có Có Có Có Có Hạn chế

áp dụng

44 (TDD) Có Có Có Có Có Có

Băng thông kênh tần số theo quy hoạch APT

Quy hoạch của APT cho phép có đến 4 nhà khai thác có thể nhận được

đoạn băng tần mỗi nhà 2x 10 MHz, hoặc 3 nhà khai thác nhận được mỗi 2x 15

MHz, hoặc cấu hình hỗn hợp khác.

Trong khi đó, quy hoạch của Mỹ chỉ có hai nhà khai thác thương mại sử

dụng các băng tần (AT & T và Verizon Wireless), mỗi nhà khai thác có 2x 10

MHz phổ tần.

Quy hoạch băng tần của APT đã đưa băng 700MHz trở thành băng tần có

độ hài hòa ở cấp đa khu vực và cung cấp một hệ sinh thái thống nhất cho các

thiết bị LTE. Hầu hết các nước châu Á, châu Mỹ Latinh đã chọn theo quy hoạch

APT. Ngoài ra, một số nước Trung Đông và châu Phi đã thể hiện xu hướng theo

quy hoạch băng tần của APT.

Quy hoạch của APT cho phép độ linh hoạt đối với quy hoạch phổ tần số tại

mỗi quốc gia, cho phép điều chỉnh kích thước kênh tần số để phù hợp với đặc

thù riêng của từng nền kinh tế bằng cách phân bổ các khối khác nhau, từ 2x 5

MHz lên tới 2x 20 MHz.

1.1.5. Nhật Bản

Trước đây, băng tần 700MHz được quy hoạch cho hệ thống truyền hình

tương tự mặt đất tại Nhật Bản. Để giải phóng băng tần 700MHz, Nhật Bản đã

triển khai số hóa truyền hình mặt đất từ tháng 6/2009 và kết thúc vào 25/7/2011.

Truyền hình số mặt đất được truyền dẫn, phát sóng tại băng tần từ 470-710MHz

sử dụng tiêu chuẩn ISDB-T.

26

Page 27: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Sau khi hoàn thành quá trình chuyển đổi công nghệ phát sóng từ truyền

hình tương tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất, và giải phóng được hoàn toàn

băng tần 700MHz, Bộ Nội Vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) đã công bố kế

hoạch sửa đổi và phân bổ lại tần số trong tháng 9/2011.

Nhật Bản đã xem xét, nghiên cứu các vấn đề liên quan về sử dụng tần số

đối với truyền hình số mặt đất, việc sử dụng băng tần 700MHz và phát triển quy

hoạch tái phân chia tần số đối với băng tần 700MHz được minh họa như hình

dưới đây.

Digital TV

ITS

710 714 718 748 755 765 773 803806 815

850MHz UL845

700 MHz UL 700MHz DLRadio Microphone Radio Microphone(Unlicensed)

Digital TV

710 770 810806 815

850MHz UL845

Radio Microphone(Unlicensed)

Radio MicrophoneBroadcasting Auxiliary Service

Current allocation

After re-allocation

Hình 4: Phân chia tần số đối với băng tần 700MHz

Sau khi phân chia lại băng tần 700MHz, đoạn 718-748 MHz (dành cho

uplink) và 773-803 MHz (dành cho downlink), tổng băng thông là 2x 30MHz

FDD được phân chia sẵn cho hệ thống IMT và phân chia này theo quy hoạch

băng tần của APT.

Ngoài ra, MIC đã hoàn thành các nghiên cứu kỹ thuật về hệ thống IMT

trong băng tần 700MHz bao gồm quy hoạch băng tần (02/2012) và thiết lập quy

chuẩn kỹ thuật có liên quan, quy hoạch ấn định tần số, chính sách cấp phép.

Cuối tháng 6/2012, MIC đã ấn định 600MHz thuộc băng từ 718-748 và 773-

803MHz cho nghiệp vụ di động và cấp phép sử dụng băng tần 700MHz cho 3

nhà khai thác là NTT DoCoMo, KDDI và e-Mobile, mỗi nhà khai thác được ấn

định 2x10MHz FDD.

27

Page 28: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Bảng 1: Kế hoạch triển khai của 03 nhà khai thác băng tần 700MHz tại Nhật Bản

eAccess Ltd. NTT DOCOMO, INC.

KDDI CORPORATION

Công nghệ LTE LTE LTE

Triển khai dịch vụ thương mại

Tháng 12/2015 Tháng 1/ 2015 Tháng 1/ 2015

Phổ tần số được cấp phép

738-748 / 793-803 MHz(2 x 10MHz)

728-738 / 783-793 MHz(2 x 10MHz)

718-728 / 773-783 MHz(2 x 10MHz)

Tuy nhiên, theo thông báo của các nhà mạng thì họ sẽ không thương mại

hóa các dịch vụ LTE trên băng tần 700MHz tới năm 2015 khi các nhà mạng dự

đoán được mức độ dịch chuyển của thuê bao 3G chuyển sang 4G.

Việc triển khai quy hoạch băng tần 700MHz đạt được thông qua việc sử

dụng 1 phần của quy hoạch APT, cụ thể là phân chia băng 700MHz theo Band

28 trong bộ tiêu chuẩn 3GPP. Hơn nữa, quy hoạch của Nhật Bản đạt được bằng

cách sử dụng cấu hình truyền song công tại 1 thiết bị đầu cuối của người sử

dụng. Các quy định về điều kiện kỹ thuật liên quan ở Nhật cũng được phản ánh

trong bộ tiêu chuẩn 3GPP đối với Band 28.

718 748 773 803

700 MHz UL 700MHz DL

APT700(Band 28 of 3GPP) 718 748 773 803

703 733 758 788

2nd duplexer

1st duplexer

Japanese 700MHz band

Hình 5: Triển khai băng tần 700MHz tại Nhật Bản theo quy hoạch APT (Band 28 của 3GPP)

Việc triển khai IMT ở băng tần 700MHz đã đóng góp và tạo thuận lợi

cho việc triển khai quy hoạch 700MHz của APT và band 28 của 3GPP cho dịch

28

Page 29: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

vụ di động thương mại ở băng 700MHz sẽ được bắt đầu từ năm 2015 ở các

nước.

1.1.6. Úc

Đoạn băng tần từ 694-820MHz (126MHz) đã được ấn định cho nghiệp vụ

di động vào tháng 6/2010. Trên nền tảng quy hoạch của APT, Úc đã kết thúc

đấu giá 60MHz thuộc đoạn băng tần từ 703-733MHz và 758-788MHz vào tháng

5/2013.

Quá trình giải phóng băng tần 700MHz tại Úc là một quá trình phức tạp

bởi truyền hình mặt đất đang hoạt động tại băng tần này. Úc đã đưa ra lộ trình

ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất vào 31/12/2013. Một số các

chính sách để thúc đẩy quá trình số hóa truyền hình tại Úc cũng đã được triển

khai bao gồm:

- Úc đã khởi động chương trình chuyển đổi hướng tới khách hàng một

cách toàn diện, một loạt các sáng kiến của nhóm chuyên trách bao gồm: chương

trình tư vấn bán lẻ, đào tạo tại các cửa hàng điện máy, gắn nhãn hàng hóa tại các

sản phẩm thiết bị truyền hình số, chương trình truyền hình về hướng dẫn lắp đặt

thiết bị và ăng ten, v.v.. Kết quả của các chương trình này là tạo ra động lực để

các nhà cung cấp khác nhau cùng tham gia chương trình, giúp đẩy nhanh quá

trình chuyển đổi sang truyền hình số mặt đất tại Úc.

- Đối với người sử dụng không thể đáp ứng chương trình chuyển đổi, các

nhóm chuyên trách tổ chức hàng loạt sự trợ giúp nhằm giải quyết những khó

khăn cụ thể để truyền hình số mặt đất có thể thâm nhập một cách thuận lợi hơn

vào nhóm đối tượng này. Cụ thể:

Trợ cấp và lắp đặt cho các hộ gia đình đủ điều kiện nhất định bị ảnh

hưởng (chủ yếu là người nghỉ hưu có thu nhập thấp) một đầu thu truyền hình số

mặt đất (bao gồm cả anten) tương đương với khoản kinh phí hỗ trợ là 350 đô la

Úc cho mỗi hộ. Tổng kinh phí hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất tại Úc ước

tính vào khoảng 380 triệu đô la Úc (khoảng 390 triệu đô la Mỹ).

29

Page 30: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Hỗ trợ thu xem truyền hình qua vệ tinh đối với khu vực khó triển khai

truyền hình số mặt đất. Mỗi hộ gia đình tại khu vực này được hỗ trợ khoảng từ

400-700 đô la Úc.

Trong năm 2009, chính phủ Úc đã phát động một Đề án hỗ trợ các hộ gia

đình một bộ giải mã miễn phí và ăng ten tương ứng cho các hộ gia đình đủ điều

kiện được trợ giúp ( phải sở hữu một máy thu hình còn hoạt động và chưa được

tiếp cận với truyền hình kỹ thuật số. Các chi phí của đề án đã được phân bổ

trong ba chu kỳ ngân sách nhà nước liên tiếp, cụ thể:

- 3 triệu đô Úc nhằm mục tiêu vào các khu vực nhỏ đầu tiên thực hiện

ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất;

- 69.3 triệu đô Úc để hỗ trợ cho vùng trung tâm;

- 308.8 triệu đô Úc để hỗ trợ các khu vực còn lại.

Tính đến tháng 5 năm 2011, phân bổ của chương trình 15.1 triệu đô Úc đã

hỗ trợ hơn 38.000 hộ gia đình. Chi phí trung bình tại thời điểm đó là khoảng 390

đô Úc cho mỗi hộ gia đình.

Năm 2010, chính phủ Úc thông báo chương trình thu xem truyền hình số

qua vệ tinh (VAST), việc thu xem truyền hình miễn phí được sử dụng để cung

cấp cho người xem truyền hình tại khu vực vùng lõm (là những khu vực trước

đây nằm trong vùng phủ sóng của truyền hình tương tự mặt đất, nhưng khó thu

xem được truyền hình số mặt đất) thông qua chương trình hỗ trợ vệ tinh (SSS).

Chương trình SSS hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình để mua một đầu thu vệ

tinh, cáp và chảo vệ tinh. Mỗi hộ gia đình được trợ cấp 400 đô Úc, đối với các

hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa được hỗ trợ mức cao hơn vào khoảng từ 550 đô

Úc và 700 đô Úc.

1.1.7. Anh

Theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Anh ban hành năm 2013,

băng tần từ 470-790MHz được phân chia cho nghiệp vụ Quảng bá là nghiệp vụ

chính, Di động là nghiệp vụ phụ. Trong đó, các hệ thống truy cập có giới hạn

30

Page 31: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

được cho phép hoạt động tại đoạn băng tần 606-790MHz để thử nghiệm và phát

triển các thiết bị quân sự đối với các hệ thống khẩn cấp. Các hệ thống truy cập

này không được gây nhiễu tới hệ thống truyền hình hoặc làm hạn chế quy hoạch

hoặc bất kỳ truyền dẫn nào liên quan tới việc thử nghiệm và phát triển các dịch

vụ truyền hình. Băng tần 470-790MHz cũng được cơ quan quản lý của Anh xem

xét cho hệ thống thông tin di động trong tương lai.

Tháng 11/2014, Ofcom đã quyết định quy hoạch và giải phóng “sạch” băng

tần 700MHz để phân chia cho hệ thống thông tin di động. Tại thời điểm đó,

băng tần này được sử dụng cho truyền hình số mặt đất, các dịch vụ làm chương

trình và các sự kiện đặc biệt, và trong tương lai băng tần này được kỳ vọng cũng

sẽ được sử dụng cho các ứng dụng mới dựa trên nền tảng công nghệ TV White

Spaces. Dự kiến tại Anh, băng tần 700MHz “sạch” sẽ được giải phóng hoàn toàn

vào năm 2022.

Các điều chỉnh liên quan tới viễn thông đã khởi động một cuộc thảo luận

mới về việc quy hoạch lại mục đích sử dụng 25MHz của băng tần 700MHz mà

hiện nay đang được phân chia cho nghiệp vụ truyền hình số mặt đất, để chuẩn bị

sẵn sàng băng tần cho hệ thống thông tin di động băng rộng (4G và có thể là 5G)

trong thời gian tới. Trong khi đó, hệ thống truyền hình số mặt đất bị ảnh hưởng

sẽ chuyển đổi sang băng tần 600MHz (cụ thể 550-606MHz).

Hình 6: Phân kênh tần số băng tần 470-790MHz của Anh

Ưu điểm của việc sử dụng băng tần 700MHz cũng giống như băng tần

800MHz là hoạt động ở tần số thấp hơn nên vùng phủ sóng rộng hơn với giá

thành thấp hơn, trong khi đó tỷ lệ thâm nhập qua tường để phủ sóng trong nhà

hiệu quả hơn.

31

Page 32: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Để giải phóng được băng tần 700MHz, dự án nâng cấp, chuyển đổi hạ tầng

truyền dẫn, phát sóng truyền hình số của Anh đã được diễn ra với nguyên tắc

triển khai đảm bảo các đài truyền hình và các công ty truyền dẫn, phát sóng

truyền hình được sắp xếp một cách rõ ràng, sự gián đoạn thu xem truyền hình ở

mức tối thiểu trong giai đoạn chuyển tiếp khi giải phóng băng tần 700MHz.

Ngoài ra, Chính phủ Anh cũng cam kết hỗ trợ từ 550 triệu tới 660 triệu

bảng Anh (tương đương 827 triệu đô la Mỹ) để hỗ trợ cho việc thay đổi mục

đích sử dụng băng tần 700MHz, trong đó gồm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng,

thanh toán các khoản kinh phí bù trừ phí tần số, hỗ trợ người sử dụng ở các khu

vực khác nhau, điều chuyển các trạm phát truyền hình sang sử dụng các băng

tần thấp hơn ở băng tần 600MHz.

Ngoài ra, các quy định liên quan tới việc cùng tồn tại 2 hệ thống truyền

hình và thông tin di động băng rộng tại băng tần 700MHz cũng được xem xét:

- Giới hạn phát xạ ngoài băng (Out-of-band) của thiết bị đầu cuối di động

IMT;

- Khoảng bảo vệ giữa truyền hình và đường uplink của di động;

- Đánh giá các khả năng ảnh hưởng từ trạm gốc và thiết bị đầu cuối của hệ

thống thông tin di động tới truyền hình

Dự kiến, phát xạ ngoài băng của các thiết bị đầu cuối sẽ được quy định

trong tiêu chuẩn hài hòa của Châu Âu có liên quan (EN 301 908).

1.1.8. Đánh giá

Về lộ trình chuyển đổi

Từ các nghiên cứu về chính sách quản lý và quy hoạch tần số với băng tần

700MHz nêu trên, đa phần các nước trên thế giới đã có kế hoạch để giải phóng

băng tần 700MHz mà trước đây được phân chia cho nghiệp vụ Quảng bá (truyền

hình tương tự mặt đất) để chuyển đổi sang phân chia cho nghiệp vụ Di động (hệ

thống thông tin di động băng thông rộng). Để giải phóng được băng 700MHz,

các nước đều có kế hoạch triển khai ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt

32

Page 33: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

đất và chuyển đổi sang phát sóng truyền hình số mặt đất, các Đài truyền hình

phải thực hiện chuyển đổi từ sử dụng kênh tần số cao sang kênh tần số thấp để

giải phóng đoạn băng tần từ 694-806 MHz sẽ được phân chia cho hệ thống

thông tin khác thuộc nghiệp vụ cố định, di động. Để đảm bảo lợi ích tối đa trong

quá trình số hóa truyền hình mặt đất, các nước trong cùng khu vực sẽ thống nhất

việc chuyển đổi sang truyền hình số mặt đất nếu đạt được thỏa thuận về việc

phối hợp tần số biên giới. Châu Âu, Châu Phi, và một số nước Châu Á đã đạt

được sự thống nhất tại Hiệp ước GE 06.

Nội dung hiệp ước GE 06 nêu rõ các mốc thời điểm bắt đầu và kết thúc

việc chuyển đổi sang truyền hình số, cụ thể:

Thời điểm bắt đầu thực hiện lộ trình chuyển đổi từ truyền hình tương tự

mặt đất sang truyền hình số mặt đất vào ngày 17/6/2006.

Thời điểm kết thúc lộ trình số hóa truyền hình được phân chia đối với 2

băng tần như sau:

Đối với các nước được nêu tại GE 06 sẽ kết thúc quá trình chuyển đổi sang

truyền hình số vào 17/6/2020.

Đối với băng tần UHF: kết thúc quá trình chuyển đổi sang truyền hình số

vào ngày 17/6/2020 tại tất cả các nước.

Điều đó có nghĩa là sau thời điểm nêu trên, tất cả các ấn định cho truyền

hình tương tự mặt đất sẽ bị xóa khỏi bảng quy hoạch kênh tần số. Các điều

khoản của GE 06 sẽ không được áp dụng thêm nữa đối với hệ thống truyền hình

tương tự.

Từ kinh nghiệm về lộ trình chuyển đổi công nghệ của các nước nêu trên,

Việt Nam cũng đã nghiên cứu, áp dụng và ban hành lộ trình ngừng phát sóng

truyền hình tương tự mặt đất và chuyển đổi sang phủ sóng truyền hình số mặt

đất theo bốn Giai đoạn tại bốn Nhóm tỉnh khác nhau trên cả nước. Cụ thể:

Giai đoạn I triển khai số hóa truyền hình tại 5 thành phố trực thuộc Trung

ương, thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất trước ngày

33

Page 34: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

31/12/2016. Hiện nay, Giai đoạn I đã hoàn thành vào ngày 15/08/2016, trễ 08

tháng so với kế hoạch đã được phê duyệt do các nguyên nhân khách quan.

Giai đoạn II triển khai ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất và

chuyển sang phủ sóng truyền hình số mặt đất tại 25 tỉnh trước ngày 31/12/2016.

Giai đoạn III triển khai ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất và

chuyển sang phủ sóng truyền hình số mặt đất tại 18 tỉnh trước ngày 31/12/2016.

Giai đoạn IV triển khai ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất và

chuyển sang phủ sóng truyền hình số mặt đất tại 15 tỉnh thuộc vùng núi, vùng

sâu, vùng xa thuộc khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên trước ngày 31/12/2016.

Về chính sách quản lý

Mỹ là một trong các nước triển khai số hóa truyền hình mặt đất từ rất sớm

(năm 2005), tuy nhiên do điều kiện về địa hình tại các khu vực là khác nhau, tới

năm 2015 Mỹ mới hoàn thành việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt

đất và chuyển đổi sang phủ sóng truyền hình số mặt đất trên toàn lãnh thổ. Từ

kinh nghiệm của Mỹ có thể tóm tắt lại một số kinh nghiệm có thể áp dụng cụ thể

như sau:

- Thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất được áp dụng

đối với các trạm phát sóng chính ở khu vực trung tâm sẽ thực hiện sớm hơn so

với các trạm phát lại đặt tại vùng sâu, vùng xa.

- Quy định thời điểm tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất (công

nghệ ATSC) vào thiết bị máy thu hình nhằm đảm bảo độ sẵn sàng về thiết bị thu

xem của người dân;

- Hỗ trợ hộ gia đình 02 phiếu giảm giá để mua STB, 01 phiếu áp dụng cho

01 STB.

- Sử dụng phí đấu giá tần số băng tần 700MHz để trích ra hỗ trợ STB cho

người dân.

Úc hoàn thành số hóa truyền hình vào năm 2013, trong đó đáng chú ý là

giải pháp hỗ trợ thu xem truyền hình qua vệ tinh đối với các hộ gia đình tại khu 34

Page 35: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

vực vùng lõm thông qua chương trình hỗ trợ vệ tinh (SSS). Chương trình SSS

hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình để mua một đầu thu vệ tinh, cáp và chảo vệ

tinh.

Ngoài ra, một vấn đề rất quan trọng cần xem xét là các quốc gia láng

giềng có chung đường biên giới, việc hài hòa phổ tần số vô tuyến điện được xem

như vấn đề mấu chốt để đảm bảo việc hoạt động của các hệ thống thông tin vô

tuyến trên cùng băng tần không gây can nhiễu tới nhau. Canada là nước láng

giềng của Mỹ và đã lựa chọn quy hoạch băng 700MHz theo quy hoạch của Mỹ

để đảm bảo sự tương thích giữa các hệ thống. Các nước tại khu vực Châu Âu,

các thỏa thuận phối hợp cấp quốc gia được ban hành để tránh can nhiễu tại khu

vực biên giới ở Châu Âu. Bất kỳ sự thay đổi nào về quy hoạch băng tần phải

được phối hợp chặt chẽ giữa các nước láng giềng.

Từ kinh nghiệm về chính sách quản lý của các nước Châu Âu, Châu Mỹ,

Châu Á, tại Giai đoạn I của Đề án số hóa truyền hình mặt đất, Việt Nam cũng đã

ban hành nhiều quy định nhằm hỗ trợ cho việc triển khai số hóa truyền hình mặt

đất và thúc đẩy nhanh quá trình giải phóng băng tần 700MHz tại Việt Nam. Cụ

thể:

Để chuẩn bị sẵn sàng về thị trường thiết bị thu truyền hình số mặt đất,

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các quy định, quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về truyền hình số mặt đất; quy định lộ trình tích hợp chức năng thu

truyền hình số mặt đất vào máy thu hình sử dụng công nghệ truyền hình số mặt

đất thế hệ thứ 2 theo chuẩn DVB-T2/MPEG-4 (Thông tư 07/2013/TT-BTTTT

ngày 18/03/2013 quy định thời điểm cụ thể tích hợp chức năng thu truyền hình

số mặt đất đối với máy thu hình sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt

Nam).

Đến nay, các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu máy thu hình tại Việt

Nam đã thực hiện nghiêm túc các quy định nêu trên. Các sản phẩm máy thu hình

LCD, PDP, LED, OLED được sản xuất sau ngày 01/04/2015 đều đã được tích

hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất theo quy định. Các doanh nghiệp

35

Page 36: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất phát sóng truyền hình số mặt đất tại

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đảm bảo chất lượng theo quy

chuẩn kỹ thuật Quốc gia đã được ban hành (QCVN 63: 2012/BTTTT; QCVN

64: 2012/BTTTT).

Ngày 22/01/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định

số 80/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất

băng tần UHF (470-806) MHz giai đoạn 2014-2017 để thực hiện quy hoạch sử

dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz đến

năm 2020. Trong đó, quy định Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình kỹ

thuật số VTC, Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu AVG, một số Đài Phát thanh

và Truyền hình địa phương phải chuyển đổi kênh tần số theo thời điểm được

quy định nhằm giải phóng các kênh tần số, đảm bảo cho việc triển khai số hóa

truyền hình mặt đất theo đúng lộ trình số hóa truyền hình đã được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2451/QĐ-TTg.

Tại Giai đoạn II của Đề án số hóa gồm Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh

Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và nhiều

tỉnh thuộc giai đoạn III, IV gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,

Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,

Lâm Đồng, Bình Phước, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai,

Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai,

Đắk Lắk, Đắk Nôngcó địa hình rất phức tạp. Tại địa bàn này hiện có số lượng

lớn các trạm phát lại truyền hình tương tự mặt đất đang hoạt động nên việc số

hóa truyền hình mặt đất sẽ khó khăn hơn nhiều và kém hiệu quả. Do đó, cần

xem xét kết hợp phủ sóng truyền hình số mặt đất với truyền hình qua vệ tinh tại

các địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa.

Để triển khai Đề án số hóa phù hợp với tình hình hiện nay, cần phải xem

xét sửa đổi, bổ sung Quyết định 2451/QĐ-TTg trên cơ sở đánh giá lại việc thay

thế truyền hình tương tự bằng truyền hình số mặt đất tại các khu vực miền núi,

vùng sâu, vùng xa để lựa chọn giải pháp hiệu quả hơn; điều chỉnh lại Giai đoạn

36

Page 37: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

và địa bàn số hóa để phù hợp với điều kiện phủ sóng; xem xét việc hỗ trợ thu,

phát sóng truyền hình số mặt đất với truyền hình số qua vệ tinh tại các khu vực

vùng sâu, vùng xa; xem xét lại yêu cầu thành lập doanh nghiệp truyền dẫn, phát

sóng tại các địa bàn chưa có doanh nghiệp khu vực; làm rõ vai trò, trách nhiệm

của địa phương trong quá trình triển khai Đề án số hóa trên địa bàn và một số

nội dung khác,…

Ngoài ra, để tiếp tục triển khai giải phóng băng tần 700MHz để sẵn sàng

cho việc triển khai hệ thống thông tin di động trong giai đoạn thử nghiệm, cần

xem xét ban hành kế hoạch chuyển đổi kênh tần số đối với các Đài Phát thanh

truyền hình Trung ương, địa phương giai đoạn 2017-2020 trong thời gian tới để

đảm bảo tránh gây can nhiễu giữa 2 hệ thống.

1.2. Nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với các băng tần 700MHz

1.2.1. Nghiên cứu, đánh giá về chính sách quy hoạch băng tần 700 MHz tại

Việt Nam

Tại Việt Nam, băng tần 700MHz được phân bổ cho nghiệp vụ Cố định, Di

động, và Quảng bá. Tới thời điểm hiện tại, băng tần này chủ yếu được sử dụng

cho truyền hình tương tự mặt đất. Trước khi nghiên cứu các quy hoạch đối với

băng tần này, nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu sơ lược hiện trạng hệ thống phát

thanh, truyền hình tại Việt Nam. Cụ thể:

Phát thanh, truyền hình là phương tiện thông tin truyền thông đại chúng

hữu hiệu và có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp; là công cụ quan trọng trong việc

tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nước; đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần,

dân trí, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Ngoài ra, một vai trò rất

quan trọng nữa của phát thanh, truyền hình là tăng cường thông tin đối ngoại,

đảm bảo hội nhập thông tin trong khu vực và quốc tế.

37

Page 38: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Hiện nay, cả nước có 66 Đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa

phương, trong đó 02 Đài truyền hình Trung ương gồm Đài Truyền hình Việt

Nam (VTV) và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), 64 Đài Phát thanh, Truyền hình

địa phương (riêng Thành phố Hồ Chí Minh có 02 đài là Đài Truyền hình Thành

phố Hồ Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh).

Từ khoảng năm 2013 trở về trước, Đài Truyền hình Việt Nam truyền dẫn,

phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất gần 90% diện tích lãnh thổ, phát sóng 7

kênh: VTV1 (chính trị, tổng hợp), VTV2 (khoa học - giáo dục), VTV3 (thể thao,

văn hoá, thông tin kinh tế, giải trí), VTV4 (thông tin đối ngoại và phục vụ cho

người Việt Nam ở nước ngoài) và VTV5 (chương trình tiếng dân tộc), VTV6

(Chương trình thanh niên), VTV 9 (phục vụ đồng bào Nam Bộ).

Các Đài Phát thanh, Truyền hình địa phương tiếp, phát sóng các chương

trình phát thanh truyền hình quốc gia và các chương trình do địa phương sản

xuất; mỗi đài đều được cấp kênh tần số riêng để phát sóng truyền hình tương tự

mặt đất (analog). Có 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có diện phủ sóng

truyền hình tương tự mặt đất của địa phương đạt 100%. Các tỉnh miền núi diện

phủ sóng PTTH chỉ đạt 40 – 50% như: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Lai

Châu, Sơn La, Nghệ An, Kon Tum.

Với thực trạng nêu trên, có thể thấy Việt Nam là một trường hợp đặc biệt

có số lượng Đài Phát thanh, truyền hình lớn so với các nước trên thế giới. Tuy

nhiên, chất lượng truyền hình bao gồm cả chất lượng về nội dung kênh chương

trình truyền hình và chất lượng tín hiệu truyền hình của các Đài chưa cao. Việc

truyền dẫn, phát sóng các kênh chương trình truyền hình của các Đài Phát thanh,

truyền hình còn trùng lặp, gây lãng phí về tài nguyên tần số vô tuyến điện.

Về cơ bản, truyền hình tương tự mặt đất (truyền hình analog) là công nghệ

truyền hình sử dụng tín hiệu analog để truyền tải hình ảnh và âm thanh. Với

công nghệ này, tín hiệu hình ảnh và âm thanh được biến đổi “tương tự” với hình

ảnh và âm thanh có thật, đồng nghĩa với việc hình ảnh và âm thanh được biến

đổi trực tiếp thành tín hiệu điện mà tính chất của chúng không thay đổi. Tuy

38

Page 39: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

nhiên, do phải biến đổi “tương tự” như vậy nên tín hiệu analog thường chiếm

một khoảng không gian rộng (8MHz), chỉ có thể chứa được một chương trình

trong mỗi kênh phát sóng. Ngoài ra, chất lượng hình ảnh và âm thanh của công

nghệ truyền hình này còn nhiều hạn chế, dễ bị nhiễu sóng.

Trong khi đó, truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DTT) là công nghệ chuyển

đổi truyền hình mặt đất từ analog (tương tự) sang digital (kỹ thuật số). Ưu điểm

của phương thức này là hình ảnh sắc nét, có chiều sâu, loại bỏ hoàn toàn hiện

tượng nhiễu và bóng ma (ghost) vốn là nhược điểm của truyền hình analog

thông thường, loại bỏ tác hại của các tia sóng phản xạ, hạn chế ảnh hưởng nhiễu

phát ra do máy vi tính, mô-tơ điện, sấm sét, v.v..

Ưu điểm nổi bật của truyền hình số là đem lại hiệu quả sử dụng tần số, giúp

tiết kiệm chi phí phát sóng. Nếu như với truyền hình tương tự, chỉ có thể truyền

tải một kênh chương trình truyền hình trên một kênh tần số 8 MHz, thì với kỹ

thuật số tiêu chuẩn DVB-T2 cho phép truyền tải khoảng 20 chương trình truyền

hình độ nét tiêu chuẩn SD trên một kênh 8 MHz, nghĩa là truyền hình số sẽ cần

ít phổ tần số hơn số so với truyền hình tương tự. Bên cạnh đó, truyền hình kỹ

thuật số mặt đất có khả năng thu cố định hoặc xách tay, thu di động trên các

phương tiện giao thông công cộng như ô tô, tàu hoả, tàu thủy… Để sử dụng

công nghệ này, người dùng cần có ăng-ten thu sóng và đầu thu truyền hình kỹ

thuật số (Set-top-box) để giải mã, chuyển đổi tín hiệu. Chính vì vậy, sau khi

hoàn thành số hóa truyền hình sẽ có một phần băng tần dành cho truyền hình sẽ

dôi dư. Băng tần này được gọi là Băng tần lợi ích số hóa truyền hình (băng tần

Digital Dividend). Băng tần Digital Dividend được bộ phận Thông tin vô tuyến

của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU-R) đánh giá là băng tần tiềm năng cho

công nghệ thông tin di động băng rộng IMT-Advanced (thông tin di động 4G).

Việc giải phóng được băng tần 700MHz sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh

tế, xã hội nên nhiều nước trên thế giới đều đang tích cực chuyển đổi sang truyền

hình số. Trên thế giới, Mỹ là nước đầu tiên đã hoàn thành số hóa truyền hình và

là thị trường đầu tiên trên thế giới bán đấu giá băng tần Digital Dividend (698-

39

Page 40: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

806) MHz và do đó có lợi thế là có thể sớm triển khai các mạng thông tin di

động băng rộng. Các nhà cung cấp dịch vụ lớn ở Mỹ đã đưa ra dịch vụ 4G LTE

thương mại giai đoạn 2010-2011. Nhiều nước châu Âu cũng đang hoàn thành số

hóa truyền hình và triển khai mạng thông tin di động LTE trên băng tần dôi dư.

Để hội nhập với xu hướng phát triển về công nghệ truyền hình và công

nghệ thông tin di động băng thông rộng trên thế giới, đồng thời quy hoạch, tổ

chức, sắp xếp lại hệ thống các Đài phát thanh, truyền hình trên cả nước, Việt

Nam cũng đã ban hành quy hoạch về truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền

hình đến năm 2020 và lộ trình chuyển đổi công nghệ cho phù hợp với xu thế nói

chung và điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam nói riêng.

Ngày 16/02/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số

22/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình

đến năm 2020 quy định băng tần UHF (470 - 806 MHz). Mục tiêu của quy

hoạch này gồm:

Mở rộng vùng phủ sóng phát thanh, truyền hình trong nước và quốc tế, đặc

biệt là các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam

nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh của Đảng

và Nhà nước (sau đây gọi chung là nhiệm vụ chính trị) và đảm bảo cung cấp cho

đại đa số người dân trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài các

dịch vụ phát thanh, truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với

nhu cầu và thu nhập của mọi đối tượng.

Phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả, thống

nhất về tiêu chuẩn và công nghệ, đảm bảo có thể chuyển tải được các dịch vụ

phát thanh, truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin trên cùng một hạ

tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu hội tụ công nghệ và dịch vụ.

Thúc đẩy việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng từ công nghệ

tương tự sang công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng

kênh chương trình, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử

dụng nguồn tài nguyên tần số. 40

Page 41: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Từng bước hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng trên cơ

sở tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty cổ phần mà Nhà nước

nắm cổ phần chi phối nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển hạ tầng kỹ thuật

phát thanh, truyền hình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự quản

lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước.

Ngày 21/11/2013, Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành Quyết định số

71/2013/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện Quốc gia, trong

đó quy định băng tần 700MHz (thuộc đoạn băng tần từ 694 – 806MHz) được

phân chia cho các nghiệp vụ gồm CỐ ĐỊNH, DI ĐỘNG, QUẢNG BÁ là nghiệp

vụ chính. Cụ thể:

- Đoạn băng tần 790-960MHz được phân chia cho nghiệp vụ DI ĐỘNG là

nghiệp vụ chính và được xác định là dành cho cơ quan quản lý (nếu có mong

muốn) sử dụng để triển khai hệ thống thông tin di động IMT. Việc triển khai

IMT không hạn chế việc sử dụng các băng tần này bởi bất kỳ ứng dụng nào

thuộc các nghiệp vụ đã được phân chia cho băng tần này và không đặt ra quyền

ưu tiên trong Thể lệ vô tuyến điện (WRC-12);

- Đến năm 2020, đoạn băng tần 694-790 MHz được ưu tiên sử dụng cho

truyền hình mặt đất.

- Sau năm 2020, băng tần này sẽ được giải phóng để sử dụng cho thông tin

di động IMT. Không sản xuất, không nhập mới để sử dụng tại Việt Nam các hệ

thống vô tuyến điện khác trong đoạn băng tần 790-806 MHz. Các tổ chức, cá

nhân hiện đang sử dụng các hệ thống vô tuyến điện hoạt động trong băng tần

694-806 MHz phải có kế hoạch chuyển đổi;

- Các hệ thống vô tuyến dẫn đường hiện đang hoạt động trong băng tần

750-820MHz và 870-960MHz chỉ được tiếp tục sử dụng trên cơ sở phối hợp với

các hệ thống vô tuyến điện được phân chia trong các băng tần này để hạn chế

nhiễu có hại. Không triển khai mới hệ thống vô tuyến dẫn đường trong các băng

tần này.

41

Page 42: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

- Đối với băng tần 620-790 MHz, xem xét thêm Nghị quyết 549 (WRC-

07) (nội dung của Nghị quyết liên quan tới việc sử dụng băng tần 620-790MHz

để ấn định tần số cho các đài phát sóng đang tồn tại thuộc nghiệp vụ quảng bá

qua vệ tinh).

Ngày 27/12/2013, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số

26/2013/TT-BTTTT về Quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất

băng tần UHF (470-806) MHz đến năm 2020. Nội dung của thông tư này quy

định điều kiện sử dụng các kênh tần số cho hệ thống truyền hình số mặt đất và

truyền hình tương tự mặt đất đến năm 2020. Các kênh tần số thuộc đoạn băng

tần từ 470-694MHz cho các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn,

phát sóng truyền hình mặt đất, và quy định đoạn băng tần từ 694-806MHz tạm

thời sử dụng cho truyền hình tương tự mặt đất và truyền hình số mặt đất. Đoạn

băng tần này sẽ được dành cho thông tin di động và các nghiệp vụ vô tuyến điện

khác sau khi ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất theo Kế hoạch số

hóa truyền hình mặt đất.

Hình 7: Quy hoạch sử dụng kênh tần số UHF (470 - 806 MHz) tại Việt Nam

Ba đoạn băng tần B1 (các kênh 25, 26, 27), B2 (các kênh 29, 30, 31), B3

(các kênh 43, 44, 45) được ưu tiên phân bổ cho ba đơn vị truyền dẫn, phát sóng

truyền hình số mặt đất toàn quốc. Đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số

mặt đất toàn quốc được phân bổ đoạn băng tần B3 tạm thời sử dụng các kênh

57, 58, 59 và phải chuyển về sử dụng đoạn băng tần B3 trước ngày 01/7/2017.

Các kênh tần số 24, 32, 42 được ưu tiên phân bổ thêm cho các đơn vị

truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc, sử dụng các đoạn băng

tần B1, B2, B3 tương ứng, để đáp ứng nhu cầu thực tế về tăng dung lượng phát 42

HP nhtuan, 04/27/18,
bổ sung hình vẽ quy hoạch để dễ hình dung; đang triển khai thực hiện như thế nào (triển khai cấp phép Phát sóng truyền hình số của các đon vị, doanh nghiệp, số kênh tần số sử dụng, số kênh chương trình được truyền tải, hiêu quả mạng SFN…)
Page 43: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

sóng truyền hình số mặt đất. Trong trường hợp chưa thể sử dụng được các kênh

tần số này, có thể xem xét cấp phép tạm thời kênh tần số khác; đơn vị truyền

dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc phải chuyển về sử dụng kênh

tần số ưu tiên sau khi kênh này được giải phóng.

Đoạn băng tần C1 (các kênh 33, 34) được ưu tiên phân bổ cho đơn vị

truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực tại khu vực Nam Bộ. Tại

các khu vực khác, truyền hình tương tự mặt đất được sử dụng đoạn băng tần này

và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền hình

số mặt đất.

Đoạn băng tần C4 (các kênh 47, 48) được ưu tiên phân bổ cho đơn vị

truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực tại khu vực Bắc Bộ. Tại

các khu vực khác, truyền hình tương tự mặt đất được sử dụng đoạn băng tần này

và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền hình

số mặt đất.

Các kênh tần số 35, 46 được ưu tiên phân bổ thêm cho đơn vị truyền dẫn,

phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực tại khu vực Nam Bộ, Bắc Bộ tương

ứng, để đáp ứng nhu cầu thực tế về tăng dung lượng phát sóng truyền hình số

mặt đất. Trong trường hợp chưa thể sử dụng được các kênh tần số này, có thể

xem xét cấp phép tạm thời kênh tần số khác; đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền

hình số mặt đất khu vực phải chuyển về sử dụng kênh tần số ưu tiên sau khi

kênh này được giải phóng. Tại các khu vực khác, truyền hình tương tự mặt đất

được sử dụng kênh tần 35, 46 và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số

hóa để sử dụng cho truyền hình số mặt đất.

Đoạn băng tần C2 (các kênh 36, 37) được ưu tiên phân bổ cho đơn vị

truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực tại khu vực Tây Nguyên,

khu vực Tây Bắc. Tại các khu vực khác, truyền hình tương tự mặt đất được sử

dụng đoạn băng tần này và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để

sử dụng cho truyền hình số mặt đất.

43

Page 44: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Đoạn băng tần C3 (các kênh 40, 41) được ưu tiên phân bổ cho đơn vị

truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực tại khu vực Trung Bộ. Tại

các khu vực khác, truyền hình tương tự mặt đất được sử dụng đoạn băng tần này

và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền hình

số mặt đất.

Các kênh tần số thuộc các đoạn băng tần A1 (các kênh 21, 22, 23), A2 (các

kênh 38, 39) và kênh 28 được sử dụng cho hệ thống truyền hình tương tự mặt

đất và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền

hình số mặt đất.

Đoạn băng tần D (694-806) MHz được sử dụng tạm thời cho cả truyền hình

số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất. Đoạn băng tần này sẽ được dành cho

thông tin di động IMT và các dịch vụ thông tin vô tuyến điện khác sau khi

ngừng việc phát sóng truyền hình tương tự mặt đất theo Kế hoạch số hóa.

Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC,

Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) đã được cấp phép sử dụng các

kênh tần số thuộc băng tần UHF theo quy hoạch nêu trên để triển khai phủ sóng

truyền hình số mặt đất phạm vi toàn quốc.

Công ty Cổ phần truyền dẫn, phát sóng truyền hình đồng bằng Sông Hồng

(RTB) đã được cấp phép sử dụng 2 kênh tần số 46, 48 để phủ sóng truyền hình

số mặt đất tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ (gồm 14 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Bắc

Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thái

Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Phú Thọ). 

Công ty Trách nhiệm hữu hạn truyền hình Kỹ thuật số Miền Nam (SDTV)

đã được cấp phép sử dụng 3 kênh tần số 33, 34, 35 để phủ sóng truyền hình số

mặt đất tại khu vực đồng bằng Nam Bộ (gồm 20 tỉnh thành phố Hồ Chí Minh,

Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến

Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Bình Thuận, Bình Phước,

Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang). 

44

Page 45: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Tại phần lớn các địa bàn đã được phủ sóng truyền hình số mặt đất, số lượng

kênh truyền hình người dân có thể thu được từ 26 kênh đến 70 kênh (trong đó có

05 đến 07 kênh truyền hình độ nét cao HDTV), tăng hơn nhiều so với số lượng

từ 04 đến 06 kênh khi thu xem bằng truyền hình tương tự mặt đất. Chất lượng,

số lượng các kênh chương trình truyền hình đã được nâng cao rõ rệt, được nhân

dân phấn khởi đón nhận.

Ngày 22/01/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định

số 80/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất

băng tần UHF (470-806) MHz giai đoạn 2014-2017 để thực hiện quy hoạch sử

dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz đến

năm 2020 nêu trên. Theo quyết định này, các Đài Truyền hình Việt Nam, Đài

Truyền hình kỹ thuật số VTC, Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu AVG, một số

Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương phải chuyển đổi kênh tần số theo thời

điểm được quy định nhằm giải phóng các kênh tần số, đảm bảo cho việc triển

khai số hóa truyền hình mặt đất theo đúng lộ trình số hóa truyền hình đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2451/QĐ-TTg.

Thực hiện Quyết định 80/QĐ-BTTTT, các Đài Phát thanh truyền hình

Trung ương và địa phương đã thực hiện chuyển đổi các kênh tần số, cụ thể như

sau:

Đài Truyền hình Việt Nam đã chuyển đổi và giải phóng kênh tần số 47, 31,

32, 30, 43. Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã chuyển đổi và giải phóng kênh

tần số 31, 25, 26. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Long An đã chuyển đổi và

giải phóng kênh tần số 34. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bình Phước và

Sóc Trăng đã chuyển đổi và giải phóng kênh 25.

Hiện nay, chỉ còn Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bạc Liêu chưa thực

hiện chuyển đổi và giải phóng kênh 33 tại Bạc Liêu do gặp khó khăn về kinh

phí thực hiện chuyển đổi.

Nhìn chung, việc thực hiện chuyển đổi kênh tần số của các Đài Phát thanh

truyền hình Trung ương và địa phương theo đúng kế hoạch và tạo điều kiện 45

HP nhtuan, 04/27/18,
bổ sung kết quả thực hiện, các kênh tần số đã chuyển đổi, tạo điều kiện triển khai SFN
Page 46: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt

đất trong việc triển khai mạng truyền hình số mặt đất đơn tần.

1.2.2. Nghiên cứu, đánh giá về chính sách quản lý và lộ trình chuyển đổi

công nghệ băng tần 700 MHz tại Việt Nam

Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

2451/QĐ-TTg phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất

đến năm 2020. Trong đó, một trong những 04 mục tiêu quan trọng của Đề án số

hóa truyền hình mặt đất là chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình

mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả,

thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng

số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình, đồng

thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di

động và vô tuyến băng rộng.

Đề án số hóa truyền hình nêu trên đã được Chính phủ phê duyệt phù hợp

với xu thế chung của thế giới và đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi công nghệ, phát

triển cơ sở hạ tầng mạng truyền hình, nâng cao chất lượng dịch vụ, sử dụng hiệu

quả tài nguyên phổ tần số vô tuyến điện.

Theo kế hoạch số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất thì Việt

Nam sẽ thực hiện phủ sóng truyền hình số mặt đất và ngừng phát sóng truyền

hình tương tự mặt đất theo bốn Giai đoạn với bốn Nhóm tỉnh khác nhau. Cụ thể:

Giai đoạn I sẽ thực hiện số hóa truyền hình mặt đất tại 5 thành phố trực

thuộc Trung ương là Hà Nội (cũ), Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh

và Cần Thơ. 5 thành phố này sẽ ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất

và chuyển sang phủ sóng truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2015.

Giai đoạn II sẽ triển khai số hóa truyền hình tại 26 tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương gồm Hà Nội (mở rộng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương,

Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh

Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương,

46

Page 47: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long,

Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang. Thời hạn ngừng phát sóng truyền hình tương

tự mặt đất và chuyển sang phủ sóng truyền hình số mặt đất trước ngày

31/12/2016.

Giai đoạn III tiếp tục triển khai số hóa truyền hình mặt đất mở rộng tới 18

tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây

Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Thời hạn ngừng

phát sóng truyền hình tương tự mặt đất và chuyển sang phủ sóng truyền hình số

mặt đất trước ngày 31/12/2018.

Giai đoạn IV sẽ tiến hành với các tỉnh còn lại thuộc vùng sâu, vùng xa như

thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên gồm Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn,

Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa

Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông. Thời hạn ngừng phát sóng truyền

hình tương tự mặt đất và chuyển sang phủ sóng truyền hình số mặt đất trước

ngày 31/12/2020.

Cũng theo Quyết định 2451/QĐ-TTg, một số chính sách quản lý và thúc

đẩy việc chuyển đổi công nghệ cũng được quy định. Cụ thể:

Doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất các máy phát, máy thu truyền hình số,

đầu thu truyền hình số và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát

sóng truyền hình số đáp ứng điều kiện doanh nghiệp công nghệ cao và các quy

định trong Luật Chuyển giao công nghệ được hưởng ưu đãi về tài chính, về thuế

theo quy định của pháp luật về tài chính, thuế và pháp luật về công nghệ cao,

pháp luật về chuyển giao công nghệ; nghiên cứu bổ sung đầu thu truyền hình số,

máy thu truyền hình số, truyền hình độ phân giải cao và lập thể vào chương trình

sản phẩm đầu tư trọng điểm;

Huy động nguồn vốn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, vốn

doanh nghiệp, vốn ODA và tạo các cơ chế đặc biệt nhằm huy động các nguồn

vốn hợp pháp khác để phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số 47

Page 48: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

mặt đất phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu và hỗ trợ

đầu thu truyền hình số cho người dân;

Sử dụng kinh phí từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích theo kế hoạch số hóa

truyền hình mặt đất để:

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng

truyền hình số mặt đất đầu tư triển khai các máy phát số để phát các kênh

chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu tại

vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo;

- Hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia

đình chính sách;

Xây dựng các chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trong giai

đoạn 2011 - 2020, trong đó xác định rõ thời gian, khu vực, đối tượng và kinh phí

hỗ trợ để thực hiện kế hoạch số hóa truyền hình mặt đất.

Sử dụng một phần kinh phí thu được từ đấu giá tần số vô tuyến điện để

thực hiện kế hoạch số hóa truyền hình mặt đất.

Một số kết quả triển khai Quyết định 2451/QĐ-TTg theo Giai đoạn I như

sau:

Trên phạm vi toàn quốc có 3 đơn vị, doanh nghiệp gồm Đài Truyền hình

Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn

Cầu (AVG) triển khai truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.

Trên phạm vi khu vực, Công ty Cổ phần truyền dẫn phát sóng truyền hình

đồng bằng Sông Hồng (RTB) đã được cấp phép thiết lập mạng để truyền dẫn,

phát sóng truyền hình số mặt đất tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Công ty Trách

nhiệm hữu hạn truyền hình Kỹ thuật số Miền Nam (SDTV) đã được cấp phép

thiết lập mạng để truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại khu vực đồng

bằng Nam Bộ. Tình hình triển khai phủ sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh,

thành phố cụ thể như sau:

48

Page 49: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

VTV đã triển khai mạng phát sóng truyền hình số mặt đất (công nghệ

DVB-T2), sử dụng mạng đa tần với 19 máy phát sóng tại Đà Nẵng, khu vực

đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ phủ sóng cho 36 tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương. Vùng phủ sóng số mặt đất của VTV tại thành phố Đà Nẵng,

khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ khá rộng, đã bao trùm hầu hết

vùng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất đang phát sóng tại 05 thành phố Hà

Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Mạng truyền dẫn,

phát sóng của VTV truyền tải 09 kênh truyền hình của VTV trong đó có 06 kênh

truyền hình có độ nét cao HDTV. Chất lượng hình ảnh và âm thanh đã được

nâng cao rõ rệt.

Công ty AVG đã triển khai 32 trạm phát sóng truyền hình số mặt đất (công

nghệ DVB-T2) và phủ sóng toàn bộ khu vực Bắc Bộ, Nam Bộ và một số tỉnh,

thành phố miền Trung như Đà Nẵng, Bắc Quảng Nam, Khánh Hòa, truyền tải

không khóa mã một số kênh truyền hình chính trị thiết yếu.

Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC hiện chủ yếu vẫn phủ sóng truyền hình

số mặt đất bằng công nghệ DVB-T tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương, truyền tải không khóa mã 24 kênh chương trình trong đó có một số kênh

truyền hình chính trị thiết yếu quốc gia và địa phương.

Bên cạnh đó, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã phát sóng truyền hình

số mặt đất (công nghệ DVB-T2) trên kênh tần số 31 tại Hà Nội, kênh tần số 39

tại Cần Thơ truyền tải 04 kênh truyền hình độ nét cao HDTV, 3 kênh truyền

hình có độ nét tiêu chuẩn SDTV.

Công ty SDTV đã triển khai 07 máy phát phủ sóng hầu hết cho khu vực

thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh

Long, Hậu Giang, phủ sóng một phần địa bàn các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng

Tàu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang; 03 máy phát

công suất nhỏ tại Côn Đảo phủ sóng cho huyện Côn Đảo, Bà Rịa- Vũng Tàu.

Công ty RTB đã triển khai 05 máy phát hình số phát sóng (công nghệ

DVB-T2), trong đó có 03 máy phát sóng chính tại Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam 49

Page 50: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

và 02 trạm phát sóng công suất nhỏ tại Hải Phòng truyền tải các kênh truyền

hình chính trị thiết yếu của địa phương và các kênh truyền hình khác. Phủ sóng

toàn bộ địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương,

Vĩnh Phúc. Phủ sóng một phần các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Phú

Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.

Nhìn chung, việc phủ sóng truyền hình số mặt đất tại 05 thành phố trực

thuộc Trung ương và các tỉnh lân cận đã được các đơn vị, doanh nghiệp truyền

dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất thực hiện theo đúng lộ trình, đã đảm bảo

lớn hơn hoặc bằng vùng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất.

Tại phần lớn các địa bàn đã được phủ sóng truyền hình số mặt đất, số lượng

kênh truyền hình người dân có thể thu được từ 26 kênh đến 70 kênh (trong đó có

05 đến 07 kênh truyền hình độ nét cao HDTV), tăng hơn nhiều so với số lượng

từ 04 đến 06 kênh khi thu xem bằng truyền hình tương tự mặt đất. Chất lượng,

số lượng các kênh chương trình truyền hình đã được nâng cao rõ rệt, được nhân

dân phấn khởi đón nhận. Đây chính là yếu tố lôi cuốn và thúc đẩy nhân dân chủ

động chuyển đổi sang thu xem truyền hình số mặt đất.

Về chính sách hỗ trợ các hộ gia đình trong quá trình chuyển đổi công

nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện hỗ trợ cho 460.232 hộ nghèo,

cận nghèo đủ điều kiện hỗ trợ trong vùng ảnh hưởng của việc ngừng phát sóng

truyền hình tương tự mặt đất tại 05 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó,

có 16.052 hộ nghèo, cận nghèo tại Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam; 444.180 hộ

nghèo, cận nghèo tại 04 thành phố Hà Nội, tp. Hỗ Chí Minh, Hải Phòng, Cần

Thơ và địa bàn ảnh hưởng của 19 tỉnh lân cận. Đây là các hộ nghèo, cận nghèo

có máy thu hình (TV) và chưa sử dụng truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp,

truyền hình qua vệ tinh, truyền hình qua internet. Ngoài số lượng hộ nghèo, cận

nghèo theo tiêu chuẩn Trung ương được Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ,

thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho 5.043 hộ

nghèo, cận nghèo theo chuẩn của Đà Nẵng, Hà Nội đã hỗ trợ cho 12.018 hộ

50

Page 51: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

nghèo, cận nghèo theo chuẩn của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ cho

13.650 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn của thành phố Hồ Chí Minh.

Với sự phối hợp tích cực của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,

Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số

mặt đất cho các hộ nghèo, cận nghèo theo quy định. Các hộ gia đình này có thể

tiếp tục thu xem các kênh truyền hình chính trị thiết yếu trên hệ thống truyền

hình số mặt đất sau khi ngừng phát sóng truyền hình tương tự tại địa bàn.

Ngoài ra, để chuẩn bị sự sẵn sàng của thiết bị thu truyền hình số mặt đất tại

thị trường Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành 08 bộ quy

chuẩn kỹ thuật Quốc gia về truyền hình số (mặt đất, cáp, vệ tinh) và quy định lộ

trình tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình (tivi).

Trong đó, quy định các chủng loại máy thu hình sử dụng công nghệ màn hình

LCD, PDP, LED, OLED và các công nghệ màn hình tiếp theo được sản xuất và

nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam phải tích hợp chức năng thu truyền hình số

mặt đất tiêu chuẩn DVB-T2, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh

MPEG-4 phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 63:2012/BTTTT

theo thời điểm cụ thể như sau:

a) Từ ngày 01/04/2014 áp dụng đối với tất cả các máy thu hình có kích

thước màn hình trên 32 inch;

b) Từ ngày 01/04/2015 áp dụng đối với tất cả các máy thu hình có kích

thước màn hình từ 32 inch trở xuống.

Không quy định bắt buộc tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối

với máy thu hình sử dụng công nghệ màn hình CRT sản xuất và nhập khẩu để sử

dụng tại Việt Nam.

Quy định này nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi công nghệ thu xem đối với thị

trường Việt Nam. Sau khi quy định này có hiệu lực, các doanh nghiệp sản xuất

và nhập khẩu máy thu hình tại Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các quy định

nêu trên. Các sản phẩm máy thu hình LCD, PDP, LED, OLED được sản xuất

51

HP nhtuan, 04/27/18,
cần bổ sung báo cáo kết quả triển khai thực hiện 2451, những khó khăn, vướng mắc và các vấn đề mới nảy sinh
Page 52: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

sau ngày 01/04/2015 đều đã được tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất

theo quy định.

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu trong nước, nhiều doanh nghiệp đã tham

gia tích cực vào việc thiết kế, sản xuất thiết bị thu truyền hình số mặt đất (công

nghệ DVB-T2). Đặc biệt là các công ty như VNPT Technology và TC Group là

các doanh nghiệp nội địa tự nghiên cứu, sản xuất đầu thu truyền hình số mặt đất

có chất lượng cao (gồm các khâu thiết kế, lắp ráp linh kiện, viết phần mềm,

v.v..). Nhà máy sản xuất của VNPT Technology có công suất 10.000 sản phẩm

mỗi ngày. Thời gian qua, VNPT Technology đã cung cấp hơn 550.000 đầu thu

truyền hình số mặt đất DVB-T2 ra thị trường, trong đó có 206.821 bộ đầu thu

truyền hình số mặt đất đã được cấp cho hộ nghèo, cận nghèo theo dự án hỗ trợ

đầu thu truyền hình số mặt đất tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Công ty TC Group cũng đã cung cấp ra thị trường hơn 140.000 bộ đầu thu

truyền hình số mặt đất.

Danh sách các thiết bị thu truyền hình số mặt đất đã được tiếp nhận công

bố hợp quy thường xuyên được đăng tải, cập nhật công khai trên chuyên trang

thông tin điện tử www.sohoatruyenhinh.vn, giúp nhân dân có thể tìm hiểu thông

tin và trang bị thiết bị thu truyền hình số mặt đất đảm bảo chất lượng theo quy

định. Hiện có 874 sản phẩm máy thu hình có chức năng thu truyền hình số mặt

đất (công nghệ DVB-T2) đã được tiếp nhận công bố hợp quy, 81 sản phẩm đầu

thu truyền hình số mặt đất (công nghệ DVB-T2) đã được tiếp nhận công bố hợp

quy.

1.2.3. Đánh giá chung

Từ thực tế triển khai lộ trình chuyển đổi công nghệ của Việt Nam có thể

đánh giá Việt Nam đã và đang rất nỗ lực trong việc thúc đẩy nhanh quá trình số

hóa truyền hình để giải phóng băng tần 700MHz. Với việc ban hành rất nhiều

quy định, chính sách liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần

có thể tiếp cận với Đề án số hóa một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo quyền

lợi và trách nhiệm của nhân dân và các đơn vị, doanh nghiệp. Cụ thể:

52

HP17, 04/27/18,
Phần này nên sửa thành nhận xét, để tổng kết lại những chính sách, lộ trình đã có để thúc đẩy chuyển đổi công nghệ trên băng 700.
Page 53: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

- Phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến

năm 2020, trong đó quy định lộ trình chuyển đổi công nghệ truyền hình từ tương

tự mặt đất sang số mặt đất theo bốn giai đoạn tương ứng với bốn nhóm tỉnh khác

nhau.

- Quy hoạch kênh tần số tại băng tần 700MHz cho các hệ thống truyền

hình số mặt đất toàn quốc, khu vực.

- Ban hành các bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định các điều kiện kỹ

thuật cụ thể liên quan tới chất lượng thu xem truyền hình số mặt đất theo tiêu

chuẩn DVB-T2.

- Quy định lộ trình tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với

máy thu hình.

- Thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, cận nghèo có

máy thu hình, chưa sử dụng các phương thức truyền hình khác nhau truyền hình

số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình qua vệ tinh, truyền hình IPTV.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình triển khai lộ trình số hóa truyền

hình tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đã thực hiện thành công

Giai đoạn I của Đề án số hóa truyền hình, cụ thể:

Từ ngày 01/11/2015, đã thực hiện ngừng phát sóng truyền hình tương tự

mặt đất và chuyển đổi sang phủ sóng truyền hình số mặt đất tại Đà Nẵng, hoàn

thành sớm 02 tháng so với kế hoạch đã được phê duyệt. Đà Nẵng được lựa chọn

là thành phố đầu tiên triển khai thí điểm do điều kiện địa hình, điều kiện phát

triển kinh tế, xã hội, mức thu nhập của người dân thuận lợi hơn so với các khu

vực khác.

Tiếp theo đó là từ ngày 15/08/2016 đã thực hiện ngừng phát sóng truyền

hình tương tự mặt đất tại bốn thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Hải

Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

Việc phủ sóng truyền hình số mặt đất tại 05 thành phố trực thuộc Trung

ương và các tỉnh lân cận đã được các đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng

53

Page 54: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

truyền hình số mặt đất thực hiện theo đúng lộ trình, đã đảm bảo lớn hơn hoặc

bằng vùng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất. Tại phần lớn các địa bàn đã

được phủ sóng truyền hình số mặt đất, số lượng kênh truyền hình người dân có

thể thu được từ 26 kênh đến 70 kênh (trong đó có 05 đến 07 kênh truyền hình độ

nét cao HDTV), tăng hơn nhiều so với số lượng từ 04 đến 06 kênh khi thu xem

bằng truyền hình tương tự mặt đất. Chất lượng, số lượng các kênh chương trình

truyền hình đã được nâng cao rõ rệt, được nhân dân phấn khởi đón nhận. Đây

chính là yếu tố lôi cuốn và thúc đẩy nhân dân chủ động chuyển đổi sang thu xem

truyền hình số mặt đất.

Từ thực tế triển khai, Giai đoạn I được đánh giá có vai trò rất quan trọng vì

địa bàn tác động không chỉ 5 thành phố trực thuộc Trung ương mà còn mở rộng

sang địa bàn lân cận thuộc 20 tỉnh khác (bao gồm Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải

Dương, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam,

Vĩnh Long, Hậu Giang, Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà

Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Nai, Long An). Theo ước tính, dân số thuộc

địa bàn chuyển đổi theo Giai đoạn I thuộc 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương nêu trên chiếm gần 50% dân số cả nước.

Sau khi hoàn thành Giai đoạn I của Đề án số hóa truyền hình, một số kênh

tần số thuộc đoạn băng tần từ (694-806)MHz gồm các kênh 21, 22, 26, 28, 46,

48, 54 của VTV, kênh 33, 39, 44, 46, 51, 54, 60, 61 của VTC, kênh 24 của Đài

Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, kênh 28, 38 của Đài Phát thanh và Truyền

hình Hải Phòng, kênh 24 của Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng, kênh 28,

38 của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, kênh 43 của Đài Phát thanh và

truyền hình thành phố Cần Thơ đã được giải phóng.

Có thể đánh giá rằng việc triển khai Đề án số hóa trên thực tế gặp một số

khó khăn nhất định nên đối với 04 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, tp. Hồ Chí

Minh, Cần Thơ còn bị chậm 08 tháng so với lộ trình đã được phê duyệt. Các

khó khăn, vướng mắc cụ thể như sau:

54

HP nhtuan, 04/27/18,
trên cơ sở các khó khăn và điều kiện mới nảy sinh đề xuất điều chỉnh chính sách như là: điều chỉnh giai đoạn, địa bàn số hóa; doanh nghiệp TDPS khu vực; cho phép giao nhiệm vụ cho các đon vị TDPS truyền tải kênh thiết yếu tại các khu vực ko co DN khu vực…
HP nhtuan, 04/27/18,
phân tích thêm chuyển biến về phương thức thu xem TV tại các khu vực, từ đó đề xuất phương án hỗ trợ DTH
Page 55: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

- Địa bàn số hóa truyền hình theo Giai đoạn I là rất rộng. Cụ thể, khi ngừng

phát sóng truyền hình tương tự mặt đất, ngoài 4 thành phố trực thuộc Trung

ương còn có địa bàn thuộc 19 tỉnh lân cận bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần phải thực

hiện thêm việc khảo sát, xác định địa bàn ảnh hưởng cùng với số lượng hộ

nghèo, cận nghèo phát sinh, đủ điều kiện hỗ trợ đầu thu tại các địa phương đó.

Điều này dẫn đến khối lượng công việc phát sinh rất lớn, thời gian thực hiện kéo

dài so với kế hoạch ban đầu.

- Kinh phí dành cho công tác thông tin, tuyên truyền rất hạn hẹp. Theo Kế

hoạch thông tin, tuyên truyền về số hóa của Bộ Thông tin và Truyền thông giai

đoạn 2013 – 2015, tổng kinh phí dành cho hoạt động này là 33,25 tỷ đồng. Tuy

nhiên, giai đoạn 2013-2015 kinh phí được cấp chỉ đạt gần 5 tỷ đồng. Do vậy,

phạm vi, quy mô thông tin tuyên truyền bị thu hẹp. Một số địa phương chưa bố

trí đủ nguồn kinh phí cần thiết cho công tác thông tin tuyên truyền.

- Thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng đầu thu truyền hình số hiện tại

đang được áp dụng với mức cao là 35%. Điều này gây khó khăn cho việc triển

khai số hóa truyền hình, làm tăng chi phí của Nhà nước hỗ trợ đầu thu truyền

hình số cho hộ nghèo, cận nghèo, đồng thời làm chậm tiến độ giải phóng băng

tần truyền hình, phát sinh chi phí lớn cho Nhà nước và vốn đầu tư của doanh

nghiệp.

- Việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cho giai đoạn 2016 – 2020

làm phát sinh các hộ nghèo, cận nghèo mới. Do đó, Bộ Thông tin và Truyền

thông và các địa phương phải thực hiện rà soát danh sách các hộ nghèo, cận

nghèo phát sinh và hỗ trợ bổ sung đầu thu truyền hình số mặt đất tại 04 thành

phố trực thuộc Trung ương và địa bàn bị ảnh hưởng của 19 tỉnh lân cận.

- Số lượng hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn tiếp cận đa chiều cho giai

đoạn 2016 – 2020 lớn hơn nhiều so với theo tiêu chuẩn cũ. Do đó, kinh phí đã

được phê duyệt tại Quyết định 2451/QĐ-TTg có thể không đáp ứng đủ nhu cầu

hỗ trợ đầu thu truyền hình số tại các địa phương trong thời gian tới.

55

Page 56: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

- Đối với giai đoạn tiếp theo, có thể thấy một số tỉnh thuộc Giai đoạn II

(gồm Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Đồng Nai,

Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu) và nhiều tỉnh thuộc giai đoạn III, IV (gồm

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Hà

Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện

Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông) có

địa hình rất phức tạp. Tại địa bàn này hiện có số lượng lớn các trạm phát lại

truyền hình tương tự mặt đất đang hoạt động nên việc số hóa truyền hình mặt đất

sẽ khó khăn hơn nhiều và kém hiệu quả. Do đó, cần xem xét kết hợp phủ sóng

truyền hình số mặt đất với truyền hình qua vệ tinh tại các địa bàn thuộc vùng

sâu, vùng xa.

Hiện nay, trên toàn quốc có 60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã

phát sóng quảng bá kênh truyền hình địa phương qua vệ tinh.

Theo kết quả điều tra của Công ty TNS Media năm 2016, tỷ lệ các hộ gia

đình sử dụng phương thức thu xem truyền hình cụ thể như sau:

Bảng 2: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng phương thức thu xem truyền hình

Phương thức thu xem truyền

hình

Toàn quốc

Trung du & Miền núi phía Bắc

Đồng bằng Sông Hồng

(không bao gồm

nội thành

Hà Nội)

Bắc Trung Bộ và

Duyên hải miền Trun

g

Tây Nguyê

n

Đông Nam Bộ (không

bao gồm nội thành

HCM)

Đồng bằng sông Cửu

Long

Tương tự mặt đất 16% 6% 26% 13% 4% 11% 29%

Cáp 29% 12% 25% 17% 26% 38% 22%

Vệ tinh (DTH) 31% 55% 12% 34% 38% 36% 43%

Số mặt đất (DTT) 13% 12% 27% 22% 9% 0% 4%

IPTV 14% 17% 16% 14% 24% 15% 8%

Khác 0% 1% 1% 0% 0% 0% 0%

56

Page 57: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Nhìn chung, tại khu vực miền núi phương thức thu xem truyền hình qua vệ

tinh (DTH) chiếm vai trò chủ đạo, truyền hình tương tự mặt đất chiếm tỷ lệ thấp.

Việc đầu tư và duy trì hệ thống phát lại truyền hình tương tự mặt đất cho

vùng sâu, vùng xa không hiệu quả nên có địa phương đã không duy trì các trạm

phát lại truyền hình không hiệu quả. Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An

đã quyết định chấm dứt 12 trạm phát lại truyền hình đang hoạt động kém hiệu

quả tại các huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Nghệ An. Hà Giang, Quảng Bình

đã có công văn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ việc thu xem

truyền hình qua vệ tinh do các tỉnh này có địa bàn miền núi địa hình phức tạp,

việc triển khai truyền hình số mặt đất gặp nhiều khó khăn.

- Tại khu vực Trung Bộ nơi có điều kiện địa hình phức tạp, hiện chưa có

doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực do hiệu quả

đầu tư vào mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại đây không cao.

Để tiếp tục triển khai số hóa truyền hình các giai đoạn tiếp theo, cần thiết rà

soát, đánh giá các chính sách quản lý, hỗ trợ đầu thu cho hộ nghèo, cận nghèo,

yêu cầu thành lập doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng đối với một số khu vực,

đơn vị, hỗ trợ thu/phát sóng qua vệ tinh, điều chỉnh phân chia giai đoạn và khu

vực thực hiện số hóa, v.v.. Từ đó đề xuất điều chỉnh các quy định cho phù hợp,

bảo đảm đến năm 2020 tắt sóng truyền hình tương tự thành công trên cả nước.

1.3. Đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 700MHz

Tính tới thời điểm tháng 10/2017, Việt Nam đã hoàn thành việc ngừng phát

sóng truyền hình tương tự mặt đất và chuyển đổi sang phủ sóng truyền hình

tương tự mặt đất tại các địa bàn thuộc 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cụ thể gồm: 05 thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Giai đoạn I gồm Hà

Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và 15 tỉnh thuộc

Giai đoạn II gồm Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Thái

Bình, Nam Định, Bình Dương, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, Tiền Giang,

Bến Tre, Đồng Tháp, Long An đã hoàn thành việc chuyển đổi hoàn toàn từ 57

Page 58: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

truyền hình tương tự mặt đất sang truyền hình số và ngừng phát sóng truyền

hình tương tự mặt đất trên toàn bộ địa bàn; 08 tỉnh thuộc Giai đoạn II gồm

Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Đồng Nai, Bà Rịa-

Vũng Tàu, Bình Thuận đã hoàn thành việc ngừng phát sóng truyền hình tương

tự mặt đất và chuyển đổi sang truyền hình số mặt đất trên một phần địa bàn (địa

bàn thuộc vùng phủ sóng của các trạm phát sóng chính truyền hình tương tự mặt

đất).

Địa bàn đồng bằng của tỉnh Khánh Hòa và 06 tỉnh tại khu vực đồng bằng

Nam Bộ thuộc Nhóm III gồm Bình Phước, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà

Mau, Kiên Giang sẽ thực hiện ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất

trước ngày 31/12/2017.

Như vậy, các địa bàn chưa triển khai Đề án số hóa bao gồm địa bàn thuộc

vùng phủ sóng của các trạm phát lại truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh

Nhóm II gồm Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ,

Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận; và các tỉnh thuộc Nhóm III, IV gồm

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Hà Giang, Cao

Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai

Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông. Trên thực tế,

các tỉnh này là các tỉnh có địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa hình phức

tạp nên nếu triển khai phủ sóng truyền hình số mặt đất tại các địa bàn này thì

kinh phí đầu tư lớn và thời gian triển khai kéo dài.

Để tiếp tục triển khai số hóa truyền hình các giai đoạn tiếp theo, cần thiết

rà soát, đánh giá các chính sách quản lý, hỗ trợ đầu thu cho hộ nghèo, cận

nghèo, yêu cầu thành lập doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng đối với một số khu

vực, đơn vị, hỗ trợ thu/phát sóng qua vệ tinh, điều chỉnh phân chia giai đoạn và

khu vực thực hiện số hóa, v.v.. Ngoài ra, cần thiết tham khảo các kinh nghiệm

của các nước như đã nêu tại mục 1.1 để xem xét áp dụng tại Việt Nam. Các đề

58

Page 59: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

xuất về chính sách quản lý cụ thể hơn được trình bày rõ hơn ở các nội dung dưới

đây thông qua các phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan.

1.3.1. Đề xuất kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất băng

tần UHF (470-806)MHz giai đoạn 2018-2020

Năm 2013, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 26

/2013/TT-BTTTT về quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất

băng tần UHF (470-806) MHz đến năm 2020. Để giải phóng các kênh tần số

quy hoạch cho hệ thống truyền hình số mặt đất, Bộ Thông tin và Truyền thông

đã ban hành Quyết định số 80/QĐ-BTTTT ngày 22/01/2014 phê duyệt kế hoạch

chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz giai

đoạn 2014-2017. Để tiếp tục thực hiện quy hoạch tại Thông tư 26 nêu trên cần

ban hành kế hoạch mới để tiếp tục giải phóng kênh tần số cho hệ thống truyền

hình số mặt đất.

1.3.2. Cơ sở pháp lý để lập kế hoạch chuyển đổi kênh tần số UHF (470-

806)MHz

Quyết định số 02/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Thủ

tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc

gia ban hành kèm theo Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm

2013 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, đoạn băng tần (694-806) MHz sẽ được

sử dụng cho các hệ thống thông tin di động. Các tổ chức, cá nhân đang sử dụng

các hệ thống vô tuyến điện hoạt động trong băng tần này phải có kế hoạch

chuyển đổi. Hệ thống truyền hình mặt đất được sử dụng băng tần này đến hết

năm 2020.

Thông tư số 26/2013/TT-BTTTT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ

trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về quy hoạch sử dụng kênh tần số cho

truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz đến năm 2020. Theo đó,

đoạn băng tần (470-694) MHz được phân bổ cho truyền hình số/tương tự mặt

đất (kênh 21 đến kênh 48), đoạn băng tần (694-806) MHz được sử dụng tạm

thời cho cả truyền hình số/tương tự mặt đất và sẽ được dành cho thông tin di 59

Page 60: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

động IMT và các dịch vụ thông tin vô tuyến khác sau khi ngừng phát sóng

truyền hình tương tự mặt đất theo kế hoạch số hóa.

1.3.3. Kết quả thực hiện quy hoạch kênh tần số theo thông tư 26/2013/TT-

BTTTT và quyết định 80/QĐ-BTTTT

Hiện trạng sử dụng tần số của các đơn vị, doanh nghiệp truyền hình số mặt

đất:

Đài Truyền hình Việt Nam (Đài THVN) được quy hoạch 3 kênh 25, 26, 27

và 01 kênh mở rộng (kênh 24). Đến nay, Đài THVN đã được cấp phép đối với

23 máy phát sóng số DVB-T2 hoạt động trên các kênh tần số đúng quy hoạch;

tuy nhiên Đài THVN vẫn chưa triển khai mạng đơn tần SFN mà đang sử dụng

mạng đa tần tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Ngoài nhóm

kênh 25, 26, 27 được quy hoạch, Đài THVN đang sử dụng 19 kênh tần số khác

để phát sóng truyền hình tương tự và số mặt đất (DVB-T2) do thực trạng để lại

hoặc do tận dụng máy phát có sẵn để phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2.

Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (Đài VTC) được quy hoạch 3 kênh 29,

30, 31 và 01 kênh mở rộng (kênh 32). Đến nay, Đài VTC đã được cấp phép đối

với 36 máy phát sóng số DVB-T2 hoạt động trên các kênh tần số đúng quy

hoạch tại một số tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Sơn La, Đà

Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang. Trong

đó, VTC đã thiết lập mạng đơn tần kênh 31 tại Hà Nội, Thái Bình, Bình Dương,

Đồng Nai.Tuy nhiên, hệ thống phát sóng truyền hình số mặt đất hiện có vẫn

đang sử dụng 09 kênh tần số chưa đúng quy hoạch để phát sóng truyền hình số

(DVB-T/T2).

Công ty CP Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) được quy hoạch 3 kênh 43, 44, 45

và 01 kênh mở rộng (kênh 42) để triển khai phát sóng DVB-T2 trên phạm vi

toàn quốc. Đến nay, AVG đã triển khai mạng đơn tần phát sóng truyền hình số

mặt đất DVB-T2 tại toàn bộ khu vực Bắc Bộ, phần lớn Nam Bộ và một số tỉnh,

thành phố miền Trung như Đà Nẵng, Bắc Quảng Nam, Khánh Hòa trên các kênh

60

HP nhtuan, 04/27/18,
Phận này cần thể hiện thêm bằng các bảng biểu về thực trạng của từng đơn vi/ doanh nghiệp để dễ nắm bắt
Page 61: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

tần số 50, 56, 57, 58, 59; chưa chuyển về nhóm kênh tần số 43, 44, 45 theo quy

hoạch do có khó khăn về kinh phí.

Công ty cổ phần TDPS truyền hình đồng bằng Sông Hồng (RTB) được quy

hoạch 2 kênh tần số 47, 48 và 01 kênh mở rộng (kênh 46). Đến nay, RTB đã

triển khai mạng đơn tần phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại khu vực

đồng bằng Bắc Bộ trên các kênh tần số 47, 48 theo đúng quy hoạch. Riêng máy

phát sóng DVB-T2 kênh 49 của RTB tại Hà Nội chưa đúng quy hoạch do tận

dụng máy phát tương tự đã đầu tư trước đây của Đài PTTH Hà Nội.

Công ty TNHH Truyền hình Kỹ thuật số Miền Nam (SDTV) được quy

hoạch 2 kênh tần số 33, 34 và 01 kênh mở rộng (kênh 35). Đến nay, SDTV đã

triển khai mạng đơn tần phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại khu vực

đồng bằng Nam Bộ trên các kênh tần số (33, 34).

Hiện trạng sử dụng kênh tần số truyền hình của các đơn vị, doanh nghiệp

chi tiết tại Phụ lục đính kèm.

1.3.4. Đánh giá

Nhìn chung, các đơn vị, doanh nghiệp đã thực hiện đúng khá tốt Quyết

định 80/QĐ-BTTTT phê duyệt kế hoạch chuyển đổi kênh tần số cho giai đoạn

2014-2017. Một số trường hợp chưa chuyển đổi được do gặp khó khăn về nguồn

lực tài chính hoặc về khả năng chuyển đổi kỹ thuật của các thiết bị cũ, cụ thể là:

Đài THVN đã thực hiện chuyển đổi 3/5 kênh tần số, còn lại 02 kênh là

kênh 31 (VTV1 tại Quảng Ninh) và kênh 43 (VTV3 tại Nghệ An) do các máy

phát này công nghệ quá cũ, không chuyển đổi được kênh tần số. Đài THVN đã

đề nghị được tiếp tục sử dụng các máy phát này đến khi ngừng phát sóng truyền

hình tương tự mặt đất tại địa bàn.

Công ty CP Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) chưa thực hiện chuyển đổi các

kênh tần số 50, 56, 57, 58, 59 (128 máy phát) về các kênh 42, 43, 44, 45. Theo

tính toán của nhóm thực hiện đề tài, 120 máy phát tại 32 điểm phát của Công ty

AVG có thể chuyển đổi về nhóm kênh quy hoạch từ kênh 42 đến kênh 45 mà

61

Page 62: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

không bị can nhiễu từ các máy phát số và tương tự hiện có. Theo báo cáo, Công

ty AVG đã đưa dự án chuyển đổi kênh tần số nêu trên vào kế hoạch sản xuất,

kinh doanh năm 2017.

Đài PTTH tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu do gặp một số vấn đề khó khăn liên

quan tới nguồn lực tài chính, vì vậy 02 Đài này chưa thực hiện chuyển đổi kênh

tần số (33 – Bạc Liêu, 25 – Sóc Trăng). Theo kế hoạch đã được Trưởng Ban Chỉ

đạo Đề án số hóa THVN kết luận tại Phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo, Sóc

Trăng và Bạc Liêu sẽ ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất từ ngày

31/12/2017. Do đó, 02 kênh tần số 33 – Bạc Liêu và 25 tại Sóc Trăng sẽ được

giải phóng từ ngày 31/12/2017.

1.3.5. Đề xuất nguyên tắc lập kế hoạch chuyển đổi kênh tần số UHF giai

đoạn 2018-2020

Trên cơ sở kết quả thực hiện Quyết định 80/QĐ-BTTTT, để tiếp tục thực

hiện quy hoạch tại Thông tư 26/2013/TT-BTTTT, nhóm thực hiện đề tài đã

nghiên cứu, xây dựng dự thảo Quyết định phê duyệt kế hoạch chuyển đổi kênh

tần số truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806)MHz giai đoạn 2017-2020

(dự thảo Quyết định đính kèm phiếu trình). Cụ thể, nhóm thực hiện đề tài đề

xuất kế hoạch chuyển đổi được dựa trên nguyên tắc sau:

Đối với đoạn băng tần 694-806 MHz

Đối với các máy phát sóng số đang phát sóng không đúng quy hoạch, có

ảnh hưởng tới kênh tần số được phân chia cho hệ thống thông tin di động IMT

thì sẽ phải chuyển đổi về đúng tần số quy hoạch để có thể sớm triển khai hệ

thống thông tin di động IMT.

Đối với các máy phát sóng tương tự có ảnh hưởng tới kênh tần số được

phân chia cho hệ thống thông tin di động IMT thì sẽ phải chuyển đổi về đúng

tần số quy hoạch hoặc ngừng hoạt động (tùy thuộc vào điều kiện phủ sóng

truyền hình số mặt đất tại từng địa bàn) để có thể sớm triển khai hệ thống thông

tin di động IMT.

62

Page 63: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Đối với đoạn băng tần 470-694 MHz

Đối với các máy phát sóng số đang phát sóng trên các kênh tần số không

đúng quy hoạch nhưng không ảnh hưởng đến các kênh tần số quy hoạch thì sẽ

được tạm thời không cần chuyển đổi ngay, tuy nhiên vẫn phải thực hiện chuyển

đổi về kênh tần số đúng quy hoạch trước thời hạn 31/12/2018.

Do sau khi rà soát cơ sở dữ liệu, đa số các trạm phát sóng số mặt đất không

đúng quy hoạch của các đơn vị đều đang hoạt động tại các tỉnh thuộc khu vực

đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ. Dự kiến ngày 31/12/2017 sẽ hoàn thành ngừng

phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Nam

Bộ, các đơn vị doanh nghiệp truyền hình số mặt đất có thể chuyển đổi về kênh

tần số theo đúng quy hoạch. Vì vậy, nhóm thực hiện đề tài đề xuất thời hạn để

các đơn vị, doanh nghiệp chuyển đổi về kênh tần số đúng quy hoạch đối với các

máy phát số đang hoạt động không đúng quy hoạch là trước 31/12/2018.

Đối với các trạm phát sóng chính truyền hình tương tự mặt đất có ảnh

hưởng can nhiễu tới các máy phát của các đơn vị, doanh nghiệp truyền hình số

mặt đất triển khai theo quy hoạch thì sẽ phải thực hiện chuyển đổi kênh tần số.

Đối với các trạm phát lại truyền hình tương tự mặt đất công suất thấp sẽ

phải chuyển đổi nếu can nhiễu với các máy phát của các đơn vị, doanh nghiệp

truyền hình triển khai theo quy hoạch. Các trạm phát lại không can nhiễu thì sẽ

được tiếp tục hoạt động đến khi ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất

tại địa bàn.

Thời điểm chuyển đổi các kênh tần số có ảnh hưởng đến các mạng khác

phải trước thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại địa

phương ít nhất 06 tháng để đảm bảo đủ thời gian cho các đơn vị, doanh nghiệp

truyền hình số mặt đất triển khai phủ sóng truyền hình số mặt đất theo quy định.

63

Page 64: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

1.3.6. Đề xuất ban hành kế hoạch chuyển đổi kênh tần số UHF (470-

806)MHz giai đoạn 2018-2020

Từ cơ sở các nội dung phân tích nêu trên, nhóm thực hiện đề tài đã đề xuất

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 1761/QĐ-BTTTT ngày

17/10/2017 phê duyệt kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất băng

tần UHF (470-806)MHz giai đoạn 2018-2020. Quyết định có hiệu lực kể từ

ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020. Kế hoạch cụ

thể như sau:

Bảng 3. Kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình UHF (470-806)MHz

STT Đơn vịĐịa điểm đặt máy

phát hình

Kênh tần số đang được

cấp phép sử dụng

Kênh tần sốchuyển

đổi

Thời hạn chuyển đổi/ ngừng sử

dụng (trước ngày)

Ghi chú

1.

Đài Truyền hình Việt Nam

Hà Nội 51 (DVB-T2) 24 31/12/2018

Giải phóng kênh 51 để triển khai hệ thống thông tin di động IMT. Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục thực hiện chuyển đổi kênh 24 tại Hà Nội về nhóm kênh theo quy hoạch trước ngày 31/12/2020.

2. Ninh Bình 39 (DVB-T2) 25, 26, 27 31/12/2018 Chuyển đổi về kênh tần số theo quy hoạch

3. Hải Dương 22 (DVB T2) 25, 26, 27 31/12/2018 Chuyển đổi về kênh tần số theo quy hoạch

4. Thanh Hóa 40 (VTV6) - 31/12/2018

Giải phóng kênh 40 để ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số khu vực theo quy hoạch.

Trường hợp đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số khu vực Bắc Trung Bộ cần triển khai máy phát sóng truyền hình số trên kênh 40 theo quy hoạch, Đài Truyền hình Việt Nam phải thực hiện ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất trên kênh 40 (VTV6) để tránh ảnh hưởng can nhiễu với kênh 40 truyền hình số.

5. Nghệ An 43 (VTV3) - 31/12/2018 Giải phóng kênh 43 để ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số toàn quốc theo quy hoạch.

Trường hợp đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số toàn quốc cần triển khai máy phát sóng truyền hình

64

Page 65: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

STT Đơn vịĐịa điểm đặt máy

phát hình

Kênh tần số đang được

cấp phép sử dụng

Kênh tần sốchuyển

đổi

Thời hạn chuyển đổi/ ngừng sử

dụng (trước ngày)

Ghi chú

số trên kênh 43 theo quy hoạch, Đài Truyền hình Việt Nam phải thực hiện ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất trên kênh 43 (VTV3) để tránh ảnh hưởng can nhiễu với kênh 43 truyền hình số.

6. Quảng Trị 30 (VTV3) 23 30/6/2018

Giải phóng kênh 30 để ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số toàn quốc theo quy hoạch.

Trường hợp đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc chưa triển khai máy phát sóng tại kênh 30 theo quy hoạch, Đài Truyền hình Việt Nam có thể sử dụng kênh 30 (VTV3) tới trước ngày 31/12/2018.

7. Thừa Thiên - Huế 41 (VTV6) - 31/12/2018

Giải phóng kênh 41 để ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số khu vực theo quy hoạch.

Trường hợp đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số Bắc Trung Bộ cần triển khai máy phát sóng truyền hình số trên kênh 41 theo quy hoạch, Đài Truyền hình Việt Nam phải thực hiện ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất trên kênh 41 (VTV6) để tránh ảnh hưởng can nhiễu với kênh 41 truyền hình số.

8. Đà Nẵng 49 (DVB-T2) 25,26,27 31/12/2018Giải phóng kênh 49 để ưutiên cho triển khai hệ thống thông tin di động IMT

9. Quảng Nam 36 (DVB-T2) 25, 26, 27 30/6/2018

Giải phóng kênh 36 để ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số khu vực theo quy hoạch

10. Ninh Thuận

30 (VTV2) 27 30/6/2018 Giải phóng kênh 30 để ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số toàn quốc theo quy hoạch.

Trường hợp đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc chưa triển khai máy phát sóng tại kênh 30 theo quy hoạch, Đài Truyền hình Việt Nam có thể sử dụng kênh 30 (VTV2) tới trước ngày 31/12/2018.

65

Page 66: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

STT Đơn vịĐịa điểm đặt máy

phát hình

Kênh tần số đang được

cấp phép sử dụng

Kênh tần sốchuyển

đổi

Thời hạn chuyển đổi/ ngừng sử

dụng (trước ngày)

Ghi chú

11. Bà Rịa-Vũng Tàu 22 (DVB-T2) 25, 26, 27 31/12/2018 Chuyển đổi về kênh tần số theo quy

hoạch

12. Đắk Lắk 31 (VTV2) 24 31/12/2018

Giải phóng kênh 31 để ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số toàn quốc theo quy hoạch.

Trường hợp đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc chưa triển khai máy phát sóng tại kênh 31 theo quy hoạch, Đài Truyền hình Việt Nam có thể sử dụng kênh 31 (VTV2) tới trước ngày 31/12/2020.

13. Long An 28 (DVB-T2) 25,26, 27 31/12/2018 Chuyển đổi về kênh tần số theo quy hoạch

14. Trà Vinh 24 (DVB-T2) 25, 26, 27 31/12/2018 Chuyển đổi về kênh tần số theo quy hoạch

15. An Giang 21 (DVB-T2) 23 31/12/2018

Chuyển đổi về kênh tần số theo quy hoạch. Đài Truyền hình Việt Nam phải thực hiện chuyển đổi kênh 23 tại An Giang về nhóm kênh theo quy hoạch trước ngày 31/12/2020.

Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục thực hiện chuyển đổi kênh 23 tại An Giang về nhóm kênh theo quy hoạch trước ngày 31/12/2020.

16. Đài Truyền hình Kỹ thuật

số VTC

Hải Phòng 39 (DVB-T2) 29,30,31 30/6/2018 Chuyển đổi về kênh tần số theo quy hoạch

17. Đà Nẵng 39 (DVB-T2) 29,30,31 30/6/2018 Chuyển đổi về kênh tần số theo quy hoạch

18. Khánh Hòa 36 (DVB-T) 29,30,31 01/01/2018

Giải phóng kênh 36 để ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số khu vực theo quy hoạch

19. Ninh Thuận 36 (DVB-T) 29,30,31 01/01/2018

Giải phóng kênh 36 để ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số khu vực theo quy hoạch

20. Bình Thuận 36 (DVB-T) 29,30,31 01/01/2018

Giải phóng kênh 36 để ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số khu vực theo quy hoạch

21. Đắk Lắk 36 (DVB-T) 29,30,31 01/01/2018 Giải phóng kênh 36 để ưu tiên phân

66

Page 67: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

STT Đơn vịĐịa điểm đặt máy

phát hình

Kênh tần số đang được

cấp phép sử dụng

Kênh tần sốchuyển

đổi

Thời hạn chuyển đổi/ ngừng sử

dụng (trước ngày)

Ghi chú

bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số khu vực theo quy hoạch

22. Bình Dương 55 (DVB-T) 29 31/12/2018

Giải phóng kênh tần số 55 để ưu tiên cho triển khai hệ thống thông tin di động IMT

23. Cần Thơ 54 (DVB-T) 29,30,31 31/12/2018Giải phóng kênh tần số 54 để ưu tiên cho triển khai hệ thống thông tin di động IMT

24. 39 (DVB-T2) 29,30,31 30/6/2018 Chuyển đổi về kênh tần số theo quy hoạch

25.

Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu

(AVG)

Toàn quốc 50, 56, 57, 58, 59

42, 43, 44, 45 31/12/2018

Giải phóng các kênh tần số để ưu tiên cho triển khai hệ thống thông tin di động IMT

26.

Đài Phát thanh truyền hình tỉnh

Quảng Nam

Quảng Nam 31 (QRT) - 31/12/2018

Giải phóng kênh 31 để ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số toàn quốc theo quy hoạch

27. 43 (QRT) 31/12/2018

Giải phóng kênh 43 để ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số toàn quốc theo quy hoạch

28.Đài Phát thanh truyền hình tỉnh

Phú YênPha Yên 37 (PTP) - 31/12/2018

Giải phóng kênh 37 để ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số khu vực theo quy hoạch

29.

Công ty Cổ phần TDPS truyền hình

đồng bằng Sông Hồng (RTB)

Hà Nội 49 (DVB-T2) 47, 48 31/12/2018Giải phóng kênh tần số 49 để ưu tiên cho triển khai hệ thống thông tin di động IMT

Chú thích: Các trạm phát lại truyền hình tương tự mặt đất công suất thấp sẽ

phải chuyển đổi tần số nếu can nhiễu với hệ thống mạng thông tin di động IMT,

hoặc can nhiễu với các máy phát của các đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn, phát

sóng truyền hình mặt đất triển khai theo quy hoạch. Các trạm phát lại không can

nhiễu thì sẽ được tiếp tục hoạt động đến khi ngừng phát sóng truyền hình tương

tự mặt đất tại địa bàn.

67

Page 68: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

1.3.7. Đề xuất nguyên tắc kết hợp số hóa truyền hình với phủ sóng truyền

hình số qua vệ tinh đối với các tỉnh có địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa

Từ kinh nghiệm các nước cho thấy Úc đã tiến hành hỗ trợ thu xem truyền

hình qua vệ tinh đối với khu vực khó triển khai truyền hình số mặt đất. Mỗi hộ

gia đình tại khu vực này được hỗ trợ khoảng từ 400-700 đô la Úc.

Theo khảo sát đánh giá khi triển khai hạ tầng truyền hình số mặt đất, các

nước có 30 tỉnh có địa hình đồi núi, phức tạp, khó khăn trong việc phát sóng

truyền hình mặt đất. Các đia phương này bao gồm: các tỉnh phía Tây Bắc (Sơn

La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu), Đông Bắc (Lào Cai, Yên Bái,Hà Giang,

Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh), Tây Nguyên (Kon

Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Đắc Nông và Lâm Đồng), phía tây các tỉnh Bắc Trung

Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế),

Nam Trung Bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà,

Ninh Thuận, Bình Thuận).

Dự kiến chuyển đổi các trạm phát lại truyền hình tương tự mặt đất tại các

địa phương này thành trạm kỹ thuật số, đơn giá: 800 triệu đồng/ 1 trạm. Tổng

kinh phí để chuyển đổi các trạm phát lại từ truyền hình tương tự mặt đất sang

truyền hình số mặt đất dự kiến là 740.8 tỷ đồng. Ngoài ra, để duy trì phát sóng

các trạm phát lại truyền hình số mặt đất tại các địa bàn miền núi nêu trên, cần

đầu tư thêm 135.6 tỷ đồng/01 năm. Cụ thể như sau:

Bảng 4. Kinh phí hỗ trợ chuyển đổi các trạm phát lại truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh vùng núi, có địa hình khó khăn, hiểm trở

STT Tỉnh/TPSố trạm phát lại

Đơn giá 1 trạm Tổng kinh phí

I Miền núi Đông Bắc

1 Hà Giang 45 800.000.000 36.000.000.000

2 Tuyên Quang 27 800.000.000 21.600.000.000

3 Cao Bằng 46 800.000.000 36.800.000.000

68

Page 69: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

STT Tỉnh/TPSố trạm phát lại

Đơn giá 1 trạm Tổng kinh phí

4 Lạng Sơn 36 800.000.000 28.800.000.000

5 Lào Cai 30 800.000.000 24.000.000.000

6 Yên Bái 27 800.000.000 21.600.000.000

7 Quảng Ninh 60 800.000.000 48.000.000.000

8 Bắc Cạn 23 800.000.000 18.400.000.000

II Miền núi Tây Bắc 800.000.000

9 Sơn La 85 800.000.000 68.000.000.000

10 Điện Biên 47 800.000.000 37.600.000.000

11 Lai Châu 36 800.000.000 28.800.000.000

12 Hòa Bình 44 800.000.000 35.200.000.000

III Tây Nguyên 800.000.000

13 Gia Lai 37 800.000.000 29.600.000.000

14 Đắc Lắc 42 800.000.000 33.600.000.000

15 Đắc Nông 19 800.000.000 15.200.000.000

16 Kon Tum 36 800.000.000 28.800.000.000

17 Lâm Đồng 20 800.000.000 16.000.000.000

IV Bắc Trung Bộ 800.000.000

18 Thanh Hóa 68 800.000.000 54.400.000.000

19 Nghệ An 33 800.000.000 26.400.000.000

20 Hà Tĩnh 14 800.000.000 11.200.000.000

21 Quảng Bình 17 800.000.000 13.600.000.000

22 Quảng Trị 17 800.000.000 13.600.000.000

23 Thừa Thiên Huế 13 800.000.000 10.400.000.000

V Nam Trung Bộ

69

Page 70: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

STT Tỉnh/TPSố trạm phát lại

Đơn giá 1 trạm Tổng kinh phí

24 Quảng Nam 16 800.000.000 12.800.000.000

25 Quảng Ngãi 25 800.000.000 20.000.000.000

26 Bình Định 4 800.000.000 3.200.000.000

27 Phú Yên 11 800.000.000 8.800.000.000

28 Khánh Hòa 15 800.000.000 12.000.000.000

29 Ninh Thuận 9 800.000.000 7.200.000.000

30 Bình Thuận 24 800.000.000 19.200.000.000

Tổng 926 740.800.000.000

Bảng 5. Kinh phí duy trì hoạt động của các trạm phát lại hàng năm

STT Tỉnh/TPKinh phí duy trì hoạt động của các trạm phát lại truyền hình

01 năm (tỷ đồng)

I Miền núi Đông Bắc

1 Hà Giang 6,3

2 Tuyên Quang 4

3 Cao Bằng 7

4 Lạng Sơn 5,5

5 Lào Cai 6,25

6 Yên Bái 6,35

7 Quảng Ninh 9

8 Bắc Kạn 3

II Miền núi Tây Bắc

9 Sơn La 9,5

10 Điện Biên 7

11 Lai Châu 2,4

12 Hòa Bình 7,5

III Tây Nguyên

13 Gia Lai 7

70

Page 71: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

STT Tỉnh/TPKinh phí duy trì hoạt động của các trạm phát lại truyền hình

01 năm (tỷ đồng)

14 Đắk Lắk 6

15 Đắk Nông 3

16 Kon Tum 5,5

17 Lâm Đồng 3

IV Bắc Trung Bộ

18 Thanh Hóa 10

19 Nghệ An 5

20 Hà Tĩnh 2

21 Quảng Bình 2,5

22 Quảng Trị 1,25

23 Thừa Thiên Huế 2

V Nam Trung Bộ

24 Quảng Nam 2,24

25 Quảng Ngãi 3,5

26 Bình Định 0,56

27 Phú Yên 1,54

28 Khánh Hòa 2,1

29 Ninh Thuận 1,26

30 Bình Thuận 3,36

Tổng 135,61

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay trên cả nước đã có 53 tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương đã phát sóng kênh truyền hình thiết yếu của địa phương trên

vệ tinh VINASAT. Kinh phí để truyền dẫn, phát sóng 01 kênh truyền hình thiết

yếu của địa phương qua vệ tinh hiện nay là khoảng 200 triệu đồng/1 tháng. Như

vậy, sơ bộ với 30 tỉnh có địa bàn miền núi cần đầu tư khoảng 72 tỷ/ 1 năm để

phát sóng kênh truyền hình thiết yếu địa phương qua vệ tinh.

Từ cơ sở nêu trên cho thấy mức kinh phí để truyền tải kênh truyền hình địa

phương qua vệ tinh tiết kiệm hơn so với truyền hình số mặt đất. Giải pháp này

giúp cho Nhà nước tận dụng được cơ sở hạ tầng truyền hình đang có sẵn, tiết

71

Page 72: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

kiệm ngân sách nhà nước, thúc đẩy nhanh việc triển khai số hóa truyền hình mặt

đất tại các tỉnh, thành phố.

Mặt khác, trên thực tế tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa hiện nay

người dân chủ yếu thu xem truyền hình qua vệ tinh. Theo kết quả khảo sát của

Công ty TNS Media năm 2016, tỷ lệ thu xem truyền hình qua các phương thức

khác nhau cụ thể như sau:

Bảng 6: Tỷ lệ thu xem truyền hình qua các phương thức khác nhau tại Việt Nam năm 2016

Toàn quốc

Trung du và miền núi phía

Bắc

Đồng bằng sông Hồng

(không bao gồm nội thành Hà Nội)

Bắc Trung Bộ và Duyên

hải miền

Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ (không

bao gồm nội thành HCM)

ĐB Sông Cửu Long

Free-to-Air Antenna 16% 6% 26% 13% 4% 11% 29%

TV Cable Network 29% 12% 25% 17% 26% 38% 22%

DTH 31% 55% 12% 34% 38% 36% 43%

DTT 13% 12% 27% 22% 9% 0% 4%

IPTV 14% 17% 16% 14% 24% 15% 8%

Other 0% 1% 1% 0% 0% 0% 0%

Do đó, cần thiết bổ sung nguyên tắc kết hợp truyền hình số mặt đất và

truyền hình số vệ tinh tại các địa bàn miền núi để đảm bảo hiệu quả phủ sóng,

tiết kiệm chi phí triển khai phát sóng truyền hình.

1.3.8. Đề xuất chính sách hỗ trợ đầu thu truyền hình số qua vệ tinh (DTH)

đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa

Để đồng bộ với phần phát sóng, cần xem xét bổ sung chính sách hỗ trợ đầu

thu truyền hình vệ tinh cho các hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện tại địa bàn

thuộc vùng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất trước thời điểm tắt sóng

truyền hình tương tự nhưng không thuộc vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất.

72

Page 73: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Nhóm đề tài đã phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, tính toán sơ bộ dự

kiến kinh phí hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất/ vệ tinh như sau:

Theo quy định tại Quyết định 2451/QĐ-TTg, nhiệm vụ hỗ trợ đầu thu

truyền hình số mặt đất được phân bổ 1.710 tỷ đồng.

Theo Thông tư Liên tịch số 21/2015/TTLT-BTTTT-BTC ngày 21/7/2015

của Bộ Tài chính-Bộ Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn hỗ trợ thí điểm đầu

thu truyền hình số mặt đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và 4 huyện Bắc

Quảng Nam theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến

năm 2020, quy định về điều kiện các hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ thiết

bị thu truyền hình kỹ thuật số tại điều 3 như sau:

Đang sử dụng máy thu hình công nghệ tương tự chưa tích hợp tính năng

thu truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2, chưa có đầu thu truyền hình số

DVB-T2, chưa sử dụng bất kỳ một trong các phương thức truyền hình trả tiền

như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình IPTV trong thời gian triển

khai hỗ trợ.

Trong quá trình thực tế triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ thiết bị

thu truyền hình số mặt đất cho các hộ nghèo, cận nghèo vừa qua, khảo sát tại

địa bàn 15 tỉnh cho thấy số hộ nghèo, cận nghèo thuộc diện đủ điều kiện hỗ trợ

như trên chiếm trung bình 90% tổng số hộ nghèo, cận nghèo.

Theo Quyết định 945/QĐ-LĐTBXH ngày 22/6/2017 của Bộ Lao động,

Thương binh và Xã hội về phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

năm 2016 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 trên phạm

vi cả nước như sau:

Tổng số hộ gia đình: 24.139.696 hộ

Tổng số hộ nghèo: 1.986.697 hộ (8,23%);

Tổng số hộ cận nghèo: 1.306.928 hộ (5,41%);

Tổng số hộ nghèo, cận nghèo: 3.293.625 hộ.

73

Page 74: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Tổng số hộ nghèo, cận nghèo đã nhận hỗ trợ tại các tỉnh từ Giai đoạn I tính

đến nay: 1.103.718 hộ, kinh phí đã hỗ trợ là: 646.315.495.630 đồng

Tổng số hộ nghèo, cận nghèo tại các địa bàn còn lại chưa số hóa khoảng:

3.293.625 hộ - 1.103.718 hộ/0.9 = 2.067.271 hộ.

- Tính đến ngày 15/8/2017, các địa bàn đồng bằng thuộc khu vực đồng

bằng Bắc Bộ, Nam Bộ sẽ hoàn thành số hóa truyền hình và ngừng phát sóng

truyền hình tương tự mặt đất, chiếm tỷ lệ khoảng 60% hộ gia đình của cả nước

(14.543.343 hộ/ tổng số 24.238.906 hộ trên cả nước). Như vậy, hiện nay còn

khoảng 40% hộ gia đình còn lại chưa nằm trong vùng số hóa truyền hình.

- Để tính toán kinh phí hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các địa bàn còn lại

trong thời gian tới, giảthiết 95% dân số cả nước nằm trong vùng phủ sóng truyền

hình tương tự mặt đất (tỷ lệ này là khá cao so với thực tế phủ sóng truyền hình

mặt đất hiện nay). Với giả thiết này, sau khi trừ đi số hộ gia đình nằm trong

vùng đã số hóa truyền hình thuộc Giai đoạn I, II (60% dân số) thì còn khoảng

85% hộ gia đình tại các địa bàn còn lại nằm trong vùng phủ sóng truyền hình

tương tự mặt đất. Như vậy, số hộ gia đình tại địa bàn còn lại được xem xét hỗ

trợ là:

85% x 2.067.271 hộ = 1.757.180 hộ

- Dựa vào số liệu hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất tại Giai đoạn I và II

vừa qua, có thể tạm tính tổng số hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ là

90%. Số hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại địa bàn còn lại đủ điều kiện nhận hỗ

trợ là:

90% x 1.757.180 hộ = 1.581.462 hộ

Suất hỗ trợ trung bình 01 hộ nghèo/cận nghèo thiết bị thu truyền hình số

mặt đất/vệ tinh tạm tính là khoảng: 600.000 đồng/ 01 hộ.

Kinh phí hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, cận nghèo đủ

điều kiện tại các địa bàn còn lại là:

1.581.462 hộ x 600.000 đ = 948.877.200.000 đồng74

Page 75: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

- Tổng kinh phí hỗ trợ đầu thu truyền hình số của 04 giai đoạn là:

646.315.495.630 đ+ 948.877.200.000 đ=1.595.193.190.630 đồng (1)

- Dự phòng kinh phí khác: khoảng 115.000.000.000 đồng (2)

Tổng kinh phí hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất/vệ tinh:

(1)+ (2) = 1.710.193.190.630 đồng

Số kinh phí này chưa tính đến việc hàng năm có thể giảm từ 3-4% hộ

nghèo, cận nghèo theo mục tiêu phấn đấu giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.

Vì vậy, tổng kinh phí hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất và số vệ tinh về

cơ bản là phù hợp với kinh phí quy định tại Quyết định 2451/QĐ-TTg (1.710 tỷ

đồng), không làm tăng thêm kinh phí hỗ trợ đầu thu truyền hình số so với kế

hoạch ban đầu.

1.3.9. Đề xuất bổ sung, sửa đổi một số quy định tại Quyết định 2451/QĐ-

TTg

Từ các đề xuất nêu trên, để phù hợp với tình hình triển khai Đề án số hóa

truyền hình trên thực tế và để có thể sớm giải phóng “sạch” băng tần 700MHz,

nhóm thực hiện đề tài đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định

2451/QĐ-TTg, cụ thể gồm các nhóm vấn đề lớn sau:

1) Điều chỉnh đối tượng hỗ trợ đầu thu truyền hình số.

2) Bổ sung nguyên tắc kết hợp số hóa truyền hình mặt đất với truyền hình

số qua vệ tinh tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

3) Bổ sung giải pháp hỗ trợ đầu thu vệ tinh cho hộ nghèo, cận nghèo.

4) Điều chỉnh kế hoạch ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất.

5) Bổ sung, tăng cường trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương.

6) Bổ sung, tăng cường trách nhiệm của Đài Truyền hình Việt Nam đối với

địa bàn mà các doanh nghiệp khu vực không tham gia truyền dẫn, phát sóng.

75

Page 76: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Kết luận

Từ việc nghiên cứu các kinh nghiệm từ thực tế triển khai giải phóng băng

tần 700MHz của các nước và căn cứ nhu cầu thực tiễn của Việt Nam, nhóm

nghiên cứu đã có đề xuất các chính sách cụ thể cho việc thúc đẩy triển khai Đề

án số hóa truyền hình mặt đất tại Việt Nam, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy giải phóng

băng tần 700MHz để băng tần này có thể sẵn sàng dành cho hệ thống thông tin

di động trong tương lai gần.

76

Page 77: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM

ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI BĂNG TẦN 800 MHz TẠI VIỆT NAM

Xu hướng sử dụng băng tần 800 MHz cho hệ thống thông tin di động LTE

đang ngày càng được khẳng định mạnh mẽ trên toàn thế giới. Nhiều nước, nhiều

khu vực cũng phải trải qua một quá trình lâu dài để làm “sạch” băng tần này,

chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai LTE. Tại Châu Âu, đó là quá trình chuyển

đổi công nghệ truyền hình từ tương tự sang số để giải phóng băng 800 MHz cho

di động, cùng với lộ trình giải phóng các thiết bị công suất thấp, hoặc các vấn đề

phối hợp biên giới với các nước còn sử dụng hệ thống dẫn đường quân sự trong

băng tần này. Tại châu Á, đó là quá trình chuyển đổi hệ thống vô tuyến trunking

tương tự băng tần 800 MHz sang công nghệ số băng 400 MHz.

Tại Việt Nam, nhóm đề tài đã đề xuất và được pháp quy hóa tại Quyết định

02/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm định hướng dành băng tần

806-845 MHz và 851-915 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT. Đồng thời

xác định chuyển đổi các hệ thống vô tuyến điện khác đang hoạt động trong băng

tần này, nhằm sẵn sàng cho triển khai IMT trên băng tần 800 MHz tại Việt Nam

trong thời gian tới.

Tiếp theo kết quả này, nhóm đề tài đề xuất sửa đổi các quy định liên quan

đến việc sử dụng các hệ thống vô tuyến cố định, di động, vi ba truyền hình, các

hệ thống RFID ở những văn bản pháp quy do Bộ Thông tin và Truyền thông ban

hành để thúc đẩy việc chuyển đổi công nghệ, dịch vụ tại băng tần 800 MHz.

Lộ trình, kế hoạch chuyển đổi hệ thống trunking phục vụ mục đích an ninh

được trình bày tại chuyên đề riêng về an ninh, quốc phòng.

77

Page 78: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

2.1. Nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với băng tần 800 MHz tại Việt Nam

Phân bổ của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đối với băng tần 806 –

890 MHz đã được quy định tại Điều 5 của Thể lệ vô tuyến đối với khu vực 3

(Việt Nam thuộc khu vực 3) như sau:

Vùng 3

610 – 890 MHz CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG

HÀNG KHÔNG

Đối với Việt Nam, theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia được

Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số số 71/2013/QĐ-TTg, băng tần

806 – 890 MHz được phân chia cho các nghiệp vụ như sau:

Việt Nam

806 – 824 MHz CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG

QUẢNG BÁ

824 – 890 MHz CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG

Theo Quyết định 25/2008/QĐ-BTTTT ngày 16/04/2008 của Bộ trưởng Bộ

Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt quy hoạch băng tần cho hệ thống

thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong dải tần 821-880 MHz được quy

hoạch như sau:

78

Page 79: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Hình 8: Quy hoạch băng tần 850 MHz

Băng tần 824 – 835 MHz và 869 – 880 MHz: dành cho hệ thống CDMA

trên toàn quốc; băng tần 806-821/851-866 MHz được dành cho hệ thống

trunking; băng tần 821-824 MHz, 835-851 MHz, 866-869 MHz được dành cho

các nghiệp vụ cố định, lưu động.

Trên cơ sở nghiên cứu xu hướng sử dụng băng tần 800 MHz tại các quốc

gia trên thế giới, xu hướng phát triển, chuyển đổi công nghệ trên băng tần này,

thực tiễn sử dụng của Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã đề xuất sửa đổi Quyết

định 71/2013/QĐ-TTg, trên cơ sở chuyển băng tần 800 MHz trước đây sử dụng

cho trunking để dành cho hệ thống thông tin di động IMT.

Ngày 17/1/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số

02/2017/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc

gia ban hành kèm theo Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm

2013 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó đã sửa đổi nội dung chú thích VTN8

trong Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia, cụ thể như sau:

VTN8 Các băng tần 806-845 MHz; 851-915 MHz; 925-960 MHz; 1710-1785

MHz và 1805-1880 MHz được dành cho các hệ thống thông tin di

động IMT. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý sẽ điều chỉnh

các đoạn băng tần cụ thể trong các quy hoạch băng tần có liên quan.

Không phát triển mới hệ thống vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ Cố định,

Di động trên băng tần 806-824 MHz; 851-869 MHz. Các tổ chức, cá

79

Page 80: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

nhân hiện đang sử dụng các hệ thống vô tuyến điện hoạt động trong

băng tần 806-824 MHz; 851-869 MHz phải có kế hoạch chuyển đổi

theo thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông. Riêng các hệ thống

phục vụ mục đích an ninh được tiếp tục sử dụng các băng tần 806-821

MHz; 851-866 MHz cho đến khi có hệ thống thay thế.

Như vậy, các băng tần 806-845 MHz, 851-915 MHz sẽ được dành cho hệ

thống thông tin di động IMT, các hệ thống vô tuyến điện hoạt động trong băng

tần 806-824 MHz; 851-869 MHz phải có kế hoạch chuyển đổi.

2.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 800 MHz

2.2.1. Phương án quy hoạch lại băng tần 800 MHz

Tại chuyên đề về phương án quy hoạch băng 800 MHz đã đề xuất 2

phương án quy hoạch lại băng tần 800 MHz như sau:

Hình 9: Phương án quy hoạch lại băng tần 800 MHz theo phương án Châu Âu

Hình 10: Phương án quy hoạch lại băng tần 800 MHz theo phương án Bắc Mỹ

80

Page 81: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Chính sách chuyển đổi công nghệ đối với hệ thống thông tin di động 2G

trên băng tần 850 MHz đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt tại

Thông tư 04/2015/TT-BTTTT, theo đó cho phép các doanh nghiệp triển khai

công nghệ WCDMA, LTE, LTE-A trên băng tần này.

Nội dung cần thực hiện tiếp theo ở đây là cụ thể hóa Quyết định số

02/2017/QĐ-TTg để có các chính sách quản lý phù hợp đối với các công nghệ

khác, hệ thống vô tuyến điện khác hoạt động trong băng tần này.

2.2.2. Hiện trạng sử dụng băng tần 800 MHz tại Việt Nam

Đoạn băng tần 824-835 MHz và 869-880 MHz

Đoạn băng tần 824-835 MHz và 869-880 MHz đã được cấp phép cho Công

ty cổ phần dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn-SPT để triển khai công nghệ

từ CDMA, sau đó cho phép chuyển đổi sang WCDMA. Tuy nhiên hiện nay các

giấy phép này đã hết hạn, mạng thông tin di động của Sfone cũng đã ngừng

cung cấp dịch vụ. Do đó băng tần này đã được thu hồi và giải phóng.

Đoạn băng tần trunking 806-821 MHz và 851-866 MHz

Hiện tại mạng trunking ở Việt Nam được cấp phép cho 02 nhóm đối tượng

sử dụng là dân sự và an ninh quốc phòng. Mạng trunking cho dân sự chỉ được

cấp phép ở băng tần 400 MHz. Hiện đã không còn hệ thống trunking dân sự hoạt

động ở băng tần 800 MHz.

Đoạn băng tần 806-821 MHz và 851-866 MHz hiện được dành cho Bộ

Công an để triển khai mạng trunking phục vụ mục đích an ninh tại khu vực Hà

Nội và các tỉnh lân cận. Nội dung chuyển đổi công nghệ của hệ thống Trunking

phục vụ mục đích an ninh được trình bày tại chuyên đề khác.

Đoạn băng tần 866-868 MHz

Theo Thông tư số 46/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin

và Truyền thông ban hành quy định về danh mục thiết bị vô tuyến điện được

miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác

81

Page 82: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

kèm theo, thiết bị nhận dạng vô tuyến điện (RFID) được sử dụng miễn cấp phép

đoạn băng tần 866-868 MHz với điều kiện cụ thể như sau:

BĂNG TẦN

LOẠI THIẾT BỊ

HOẶC ỨNG DỤNG

VÔ TUYẾN ĐIỆN

PHÁT XẠ CHÍNH PHÁT XẠ GIẢ

866 ÷ 868 MHzThiết bị nhận dạng vô

tuyến điện≤ 500 mW ERP

Theo giới hạn phát

xạ giả 2 (Phụ lục

Thông tư)

Các thiết bị RFID này sử dụng cho một số ứng dụng như: quản lý hàng

hóa, Y tế, giao thông hoặc di động. Tuy nhiên, theo thống kê của Cục Viễn

thông, số lượng thiết bị RFID hoạt động ở băng tần này nhập khẩu vào Việt

Nam là rất ít.

Đoạn băng tần 821-824 MHz và 868-869 MHz

Đoạn băng tần này hiện không có thiết bị VTĐ nào được miễn cấp phép sử

dụng tần số VTĐ và cũng không có thiết bị VTĐ được cấp phép sử dụng.

Đoạn băng tần 845-851 MHz

Trên băng tần 845-851 MHz, hiện nay còn có một số thiết bị viba truyền

dẫn tín hiệu phát thanh. Theo cơ sở dữ liệu cấp phép, hiện trên đoạn băng tần

này có 5 giấy phép viba được cấp cho 4 đơn vị (Đài PTTH tỉnh An Giang, Đài

PTTH tỉnh Cà Mau, Đài TTTH thành phố Hạ Long – Quảng Ninh, Đài PTTH

tỉnh Phú Yên), gia hạn sử dụng theo từng năm.

Như vậy, ngoài hệ thống trunking phục vụ mục đích an ninh đang hoạt

động ở băng 800 MHz cần nghiên cứu chính sách chuyển đổi, còn có các hệ

thống khác là RFID và vi ba truyền dẫn tín hiệu phát thanh cũng cần có chính

sách chuyển đổi để giải phóng băng tần 800 MHz cho thông tin di động IMT.

82

Page 83: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

2.2.3. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý đối với

băng tần 800 MHz

2.2.3.1. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý

chuyển đổi hệ thống RFID hoạt động ở băng tần 866-868 MHz

Bảng dưới đây thống kê các dải tần cho các thiết bị RFID tại các thị trường

lớn trên thế giới. Theo đó, chỉ có thị trường EU là sử dụng các thiết bị RFID

hoạt động ở dải tần 866-868 MHz. Lý do là đoạn băng tần 866-868 MHz không

nằm trong băng tần quy hoạch của EU cho IMT trong băng tần 800 MHz.

Bảng 7: Bảng thống kê hiện trạng sử dụng băng tần cho RFID tại một số quốc gia trên thế giới

Thị trường Băng tần

United States902-928 MHz ISM Khu vực 2

Canada

Australia

918-926 MHz: 1 W e.i.r.p.

920-926 MHz: 4 W e.i.r.p.

915-928 MHz: 1W e.i.r.p.

New Zealand918-926 MHz: 1 W e.i.r.p.

(902-928 MHz ISM Region 2)

EU

865-868 MHz

865-865.6 MHz:

865.6-867.6 MHz:

867.6-868 MHz:

China840.5-844.5 MHz:

920.5-924.5 MHz

Republic of Korea 917-923.5 MHz:

Israel 915-916.8

Mặt khác, các ứng dụng sử dụng thiết bị RFID hoạt động ở dải tần 866-869

MHz không đặc thù và có thể thay thế bởi các hệ thống RFID hoạt động ở dải

tần số khác như bảng dưới đây:

83

Page 84: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Bảng 8: Bảng thống kê băng tần hoạt động của RFID theo ứng dụng

Ứng dụng Băng tần hoạt động

Quản lý hàng hóa860-960 MHz

13.56 MHz

Y tế

860-960 MHz

13.56 MHz

LF < 135 kHz

2 450 MHz860-960 MHz

13.56 MHz13.56 MHz

Giao thông

13.56 MHz

866 MHz, 915 MHz

Uplink

890-915 MHz

Downlink

935-960 MHz433.5-434.5 MHz

860-960 MHz2 450 MHz

Di động860-960 MHz

13.56 MHz

Như đã phân tích ở trên, các thiết bị RFID hoạt động ở dải tần 866-868

MHz có thể được thay thế bởi các hệ thống cùng loại hoạt động ở các dải tần số

khác (dải tần 13,553 ÷ 13,567 MHz; dải tần 433,05 ÷ 434,79 MHz; 918 ÷ 923

MHz). Các dải tần này cũng đã được cho phép triển khai các thiết bị RFID miễn

cấp phép sử dụng tần số ở Việt Nam (theo Thông tư số 46/2016/TT-BTTTT).

Như vậy, với thực tế không có nhiều thiết bị RFID hoạt động trong dải tần

866-868 MHz, cùng với khả năng sử dụng các băng tần thay thế khác, để thực

hiện chuyển đổi công nghệ, ứng dụng trên băng tần 800 MHz nhóm thực hiện đề

xuất các chính sách quản lý, chuyển đổi đối với thiết bị RFID như sau:

84

Page 85: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

- Sửa đổi Thông tư số 46/2016/TT-BTTTT theo hướng loại bỏ dải tần 866-

868 MHz ra khỏi danh sách các dải tần cho phép triển khai thiết bị cự ly ngắn

RFID.

- Các hệ thống RFID cũ đang hoạt động ở dải tần 866-868 MHz được phép

sử dụng đến hết khấu hao thiết bị nhưng không muộn hơn năm 2023.

- Trường hợp cấp phép cho các doanh nghiệp thông tin di động triển khai

trên băng tần 800 MHz trước 2023, thì yêu cầu các doanh nghiệp hỗ trợ các hệ

thống RFID cũ đang hoạt động trong dải tần này để chuyển đổi sang hoạt động ở

dải tần khác phù hợp.

2.2.3.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách chuyển đổi

đối với hệ thống viba truyền dẫn phát thanh hoạt động ở băng tần 845-851

MHz

Hệ thống Viba truyền hình hoạt động ở băng tần 850 MHz trên thế giới

dùng để truyền dẫn tín hiệu phát thanh, truyền hình băng hẹp phục vụ mục đích

truyền dẫn tín hiệu từ nơi sản xuất chương trình (studio) đến địa điểm phát sóng

(transmitter) hoặc truyền dẫn tín hiệu phát thanh điểm điểm trong các sự kiện

ngoài trời. Thị trường lớn nhất đang sử dụng các thiết bị Viba băng tần 850MHz

trên thế giới hiện tại là Austraylia. Ưu điểm lớn nhất của hệ thống viba này là

chi phí đầu tư thiết bị và chi phí vận hành tương đối thấp. Nhược điểm tương đối

lớn của hệ thống là kích thước lớn, dung lượng truyền dẫn không cao, thường

chỉ phù hợp với các yêu cầu truyền dẫn tín hiệu băng hẹp. Thời gian gần đây,

khi yêu cầu truyền dẫn tín hiệu số, tín hiệu băng thông lớn ngày càng cao, các

hình thức truyền dẫn ngày càng ưu việt (truyền dẫn tín hiệu qua cáp quang, vệ

tinh, …), việc sử dụng các thiết bị viba băng hẹp nói chung và viba 850 MHz

nói riêng ngày càng ít dần đi.

a) Kinh nghiệm phân bổ băng tần cho hệ thống viba băng 850 MHz của

Austraylia

85

Page 86: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Ngày 21/7/2016, Cục quản lý thông tin và truyền thông Úc (ACMA) đã

ban hành bản Hướng dẫn ấn định và cấp phép tần số vô tuyến điện đối với các

dịch vụ truyền dẫn tín hiệu phát thanh điểm điểm ngoài trời (SOBs) và các hệ

thống truyền dẫn tín hiệu từ nơi sản xuất chương trình đến điểm phát sóng

(STLs) đang hoạt động ở băng tần 900 MHz (gọi tắt là RALI: FX11). Theo đó,

băng tần 845-852 MHz được phân chia cho nghiệp vụ cố định (truyền dẫn viba

đơn công điểm điểm STLs) làm nghiệp vụ chính. Trong đoạn băng tần 845-

846.5 MHz và 850.5 – 852 MHz, dịch vụ truyền dẫn tín hiệu phát thanh điểm

điểm ngoài trời (SOBs) cũng được phân chia làm nghiệp vụ chính; trong đoạn

băng tần 846.5 – 850.5 MHz, SOBs được phân chia làm nghiệp vụ phụ.

Tuy nhiên, các quy định về ấn định, cấp phép tần số trong băng tần 849 –

852 MHz cho hệ thống STLs trong RALI: FX11 sẽ bị bãi bỏ chậm nhất là tới

tháng 6/2018 để phù hợp với khung thời gian thực hiện quy hoạch dải tần 803-

960 MHz của Austraylia.

Theo phương án quy hoạch băng tần 800 MHz của Austraylia, sau khi quy

hoạch và sử dụng băng tần 850 MHz (809-824 MHz đường lên và 854-869 MHz

đường xuống), việc sử dụng các hệ thống viba STLs, SOBs sẽ được dồn về đoạn

băng tần 845-849 MHz. Theo đó, đoạn băng tần hiện tại cho STLs từ 845-852

MHz sẽ chuyển đổi thành 845-849 MHz; đoạn băng tần hiện tại cho SOBs từ 2

đoạn 845-846.5 MHz và 850.5 – 852 MHz sẽ dồn về 1 đoạn băng tần 845-846.5

MHz. Cụ thể như hình mô tả dưới đây:

86

Page 87: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Hình 11: Phương án quy hoạch băng tần 850 MHz cho các hệ thống viba STLs, SOBs tại Austraylia

b) Băng tần hoạt động của các thiết bị STLs:

Để đáp ứng yêu cầu truyền dẫn với dung lượng dữ liệu đa dạng (băng hẹp,

băng rộng), trên thị trường, thiết bị truyền dẫn tín hiệu truyền hình từ nơi sản

xuất chương trình đến điểm phát sóng (STLs) có thể đáp ứng được rất nhiều dải

tần hoạt động khác nhau với nhiều băng thông khác nhau. Các dải tần số chủ yếu

là: dải tần 150 MHz, 300 MHz, 900 MHz, 1.5 GHz, 2 GHz, 2.5 GHz, 4 GHz, 6

GHz, 11 GHz, 18 GHz và 23 GHz. Hiện nay, tại Việt Nam, các thiết bị truyền

dẫn tín hiệu phát thanh STLs chủ yếu là hoạt động ở dải tần 300 MHz. Dưới đây

là hình ảnh của một số thiết bị có thể hoạt động ở nhiều dải tần số khác nhau:

87

Page 88: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Hình 12: Một số thiết bị SOBs và các băng tần hoạt động

c) Đối với Việt Nam:

Hiện nay, theo thống kê cơ sở dữ liệu cấp phép, cả nước có 5 giấy phép sử

dụng tần số viba điểm điểm phục vụ mục đích truyền dẫn tín hiệu từ đài phát

thanh truyền hình cấp tỉnh đến điểm phát sóng (thường là đặt trên núi) hoạt động

ở dải tần số 845 – 851 MHz và hầu hết các thiết bị này đã hoặc sắp hết thời gian

khấu hao.

88

Page 89: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Theo định hướng quy hoạch băng tần 800 MHz đã được nêu ở nhánh

nghiên cứu số 2, có khả năng phương án quy hoạch sẽ sử dụng băng tần 847 –

862 MHz cho IMT trong tương lai. Do đó, cần thiết phải xem xét, đề xuất giải

pháp đối với hệ thống viba STLs để đảm bảo không gây can nhiễu cho hệ thống

thông tin di động IMT.

Hình 13: Một phương án quy hoạch băng tần 800 MHz của Việt Nam

Theo Thông tư số 13/2013/TT-BTTTT ngày 14/6/2013 của Bộ Thông tin

và Truyền thông ban hành quy hoạch phân kênh tần số cho nghiệp vụ cố định và

di động mặt đất băng tần (30 – 30000) MHz, các băng tần 320-321,6 MHz và

373-374,6 MHz được ưu tiên phân bổ cho hệ thống viba truyền dẫn tín hiệu phát

thanh. Theo số liệu thống kê từ cơ sở dữ liệu cấp phép, lượng thiết bị hoạt động

ở trong các dải tần ưu tiên này chưa nhiều, do vậy, các dải tần này đã sẵn sàng

để các hệ thống viba đang hoạt động ở dải tần 845-851 MHz chuyển xuống.

Nhóm nghiên cứu đề xuất chính sách chuyển đổi đối với các thiết bị truyền

dẫn viba truyền hình như sau:

- Cho phép các thiết bị viba truyền dẫn tín hiệu phát thanh đã được cấp

phép hoạt động đến hết thời gian khấu hao thiết bị nhưng không muộn hơn năm

2023. Đối với các trường hợp cấp mới giấy phép, đề nghị chuyển xuống hoạt

động ở dải tần quy hoạch 320-321,6 MHz và 373-374,6 MHz.

- Trường hợp cấp phép cho các doanh nghiệp thông tin di động triển khai

trên băng tần 800 MHz trước 2023, thì yêu cầu doanh thực hiện hỗ trợ các hệ 89

Page 90: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

thống viba truyền dẫn tín hiệu phát thanh cũ đang hoạt động trong dải tần này để

chuyển đổi sang hoạt động ở dải tần quy hoạch phù hợp.

90

Page 91: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM

ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI BĂNG TẦN 900 MHz TẠI VIỆT NAM

Băng tần 900 MHz là băng tần truyền thống trên toàn thế giới để triển khai

dịch vụ thông tin di động thế hệ thứ 2 (2G). Cùng với sự phát triển của công

nghệ, cũng như nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dùng, băng tần 900

MHz đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai các công nghệ

thông tin di động khác (như 4G và tương lai sẽ dành cho triển khai 5G).

Tại Việt Nam, băng tần 900 MHz là băng tần di động đầu tiên được triển

khai cho dịch vụ thông tin di động 2G. Qua thời gian, băng tần 900 MHz đã

đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của thông tin di động

nói riêng và thị trường viễn thông Việt Nam nói chung.

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu người sử dụng và xu hướng phát

triển của thế giới, việc chuyển đổi công nghệ trên băng tần 900 MHz từ công

nghệ thông tin di động 2G sang công nghệ thông tin di động băng rộng tiên tiến

hơn là xu hướng tất yếu. Tại Việt Nam, ngày 10/3/2015, Bộ Thông tin và

Truyền thông đã ban hành Thông tư số 04/2015/TT-BTTTT quy định triển khai

hệ thống thông tin di động IMT (bao gồm các hệ thống thông tin di động IMT-

2000, IMT-Advanced và các phiên bản tiếp theo, tuân theo định nghĩa của Liên

minh Viễn thông Quốc tế ITU) trên băng tần 824-835 MHz, 869-915 MHz, 925-

960 MHz, 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz. Thông tư này đã tạo hành lang

pháp lý cho phép các doanh nghiệp thông tin di động có thể chủ động lựa chọn

các công nghệ cùng song song tồn tại trên băng tần 900 MHz để triển khai mạng

thông tin di động của đơn vị mình nhằm đáp ứng kế hoạch kinh doanh và nhu

cầu sử dụng của người dùng. Đây là một bước đi kịp thời và đúng đắn của cơ

quan quản lý nhà nước, nhằm quản lý tài nguyên tần số hiệu quả, tạo hành lang

pháp lý để đảm bảo cung cấp dịch vụ thông tin vô tuyến băng rộng với giá cả 91

Page 92: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

phù hợp cho người dùng phổ thông, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững

của thị trường thông tin di động Việt Nam.

Như vậy, chính sách quản lý, thúc đẩy chuyển đổi công nghệ trên băng tần

900 MHz đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành từ năm 2015, với

định hướng cho phép doanh nghiệp chủ động lựa chọn công nghệ, triển khai

song song nhiều công nghệ trên băng tần được cấp phép. Đối với đề tài này, việc

nghiên cứu đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả

băng tần 900 MHz, nhóm đề tài đề xuất tập trung vào 2 nội dung sau:

- Chính sách của nhà nước về việc ngừng cung cấp dịch vụ thông tin di động thế hệ cũ.

- Chính sách của nhà nước về giới hạn lượng phổ tần tối đa mà mỗi doanh nghiệp được phép nắm giữ trong các băng tần 700/800/900 MHz.

3.1. Nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với băng tần 900 MHz tại Việt Nam

Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia ban hành theo quyết định số

71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định phân chia

băng tần 880-960 MHz cho các nghiệp vụ vô tuyến Cố định là nghiệp vụ chính (tại

băng tần 880-890 MHz, 915-935 MHz), nghiệp vụ Di động là nghiệp vụ chính (tại

băng tần 880-960 MHz), nghiệp vụ Cố định là nghiệp vụ phụ (tại băng tần 890-915

MHz, 935-942 MHz), nghiệp vụ Vô tuyến định vị là nghiệp vụ phụ (tại băng tần

890-915 MHz, 915-935 MHz).

Phân chia băng tần 880-960 MHz cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến

Băng tần (MHz) Phân chia của Việt Nam

880-890 CỐ ĐỊNHDI ĐỘNG 5.317AVTN8 VTN8B 5.149 5.306 5.311A 5.320

890-915 DI ĐỘNG 5.317ACố địnhVô tuyến định vị

92

Page 93: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

VTN8 VTN8B

915-935 DI ĐỘNG 5.317ACỐ ĐỊNHVô tuyến định vịVTN8 VTN8B

935-942 DI ĐỘNG 5.317ACố địnhVô tuyến định vịVTN8 VTN8B

942-960 DI ĐỘNG 5.317ACố địnhVTN8 VTN8B 5.320

Tại bảng phân chia có hai chú thích quốc gia (VTN) quy định sử dụng tần

số cho các hệ thống vô tuyến điện là Chú thích VTN 8 và Chú thích VTN 8B.

Trong đó Chú thích VTN 8 quy định băng tần 880-915 MHz, 925-960 MHz

được dành cho các hệ thống thông tin di động IMT. Trong trường hợp cần thiết,

cơ quan quản lý sẽ điều chỉnh các đoạn băng tần cụ thể trong các quy hoạch

băng tần có liên quan.

Chú thích VTN8B quy định các hệ thống vô tuyến dẫn đường hiện đang

hoạt động trong băng tần 750-820MHz và 870-960MHz chỉ được tiếp tục sử

dụng trên cơ sở phối hợp với các hệ thống vô tuyến điện được phân chia trong

các băng tần này để hạn chế nhiễu có hại. Không triển khai mới hệ thống vô

tuyến dẫn đường trong các băng tần này.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 25/2008/QĐ-

BTTTT ngày 16/4/2008 phê duyệt Quy hoạch băng tần cho các hệ thống thông

tin di động tế bào số của Việt Nam trong các dải tần 821 - 960MHz và 1710 -

2200MHz. Theo quy hoạch này, băng tần 880-960 MHz được quy hoạch thành

hai đoạn băng tần ghép cặp với nhau với cấu trúc thành 04 lô song công theo tần

số (FDD) gồm 880-915 MHz cho hướng lên và 925-960 MHz cho hướng xuống

để triển khai hệ thống thông tin di động GSM/E-GSM. Nội dung quy hoạch chi

tiết băng tần này được minh họa tại hình vẽ dưới đây:

93

Page 94: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Tiếp theo Quyết định số 25/2008/QĐ-BTTTT ngày 16/4/2008 của Bộ

Thông tin và Truyền thông, ngày 10/3/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông ban

hành Thông tư số 04/2015/TT-BTTTT quy định triển khai hoàn thống thông tin

di động IMT (bao gồm các hoàn thống thông tin di động IMT-2000, IMT-

Advanced và các phiên bản tiếp theo, tuân theo định nghĩa của Liên minh Viễn

thông Quốc tế ITU) trên băng tần 824-835 MHz, 869-915 MHz, 925-960 MHz,

1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz. Thông tư này áp dụng đối với doanh

nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần trên các băng tần

824-835 MHz, 869-915 MHz, 925-960 MHz, 1710-1785 MHz và 1805-1880

MHz.

Đối với băng tần 880-960 MHz, Thông tư này quy định trên cơ sở giấy

phép sử dụng tần số đã được cấp, doanh nghiệp viễn thông được phép triển khai

thêm hệ thống di động tiêu chuẩn IMT (WCDMA và các phiên bản tiếp theo).

Bên cạnh các băng tần quy hoạch cho hệ thống thông tin di động, Bộ

Thông tin và Truyền thông quy định đoạn băng tần 918-923 MHz cho thiết bị

nhận dạng vô tuyến và thiết bị VTĐ cự ly ngắn dùng cho mục đích chung được

miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Nội dung quy định tại Thông tư số

46/2016/TT-BTTTT ban hành danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy

phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo như

sau:

Băng tần Loại thiết bị, ứng dụng vô tuyến điện cự ly ngắn

Phát xạ chính

918 ÷ 923 MHz Thiết bị nhận dạng vô tuyến (RFID)

≤ 500 mW ERP

94

Page 95: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

918 ÷ 923 MHz Thiết bị VTĐ cự ly ngắn dùng cho mục đích chung

≤ 25 mW ERP

3.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 900 MHz

3.2.1. Phương án quy hoạch lại băng tần 900 MHz

Tại chuyên đề trước đã đề xuất ba phương án quy hoạch và điều kiện sử

dụng băng tần 900 MHz tại Việt Nam với các nội dung cơ bản như sau:

Phương án quy hoạch thứ nhất phân chia băng tần 880-960 MHz gồm đoạn

băng tần phát của trạm gốc 880-915 MHz và đoạn băng tần thu của trạm gốc

925-960 MHz với 4 cặp khối tần số. Loại hình công nghệ thông tin di động triển

khai theo quy hoạch này bao gồm công nghệ GSM, WCDMA và các phiên bản

tiếp theo, LTE, LTE-Advanced và các phiên bản tiếp theo.

95

Page 96: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Phương án quy hoạch thứ hai, bổ sung thêm công nghệ kết nối IoT (EC-

GSM, LTE-M, NB-IoT) bên cạnh các loại hình công nghệ thông tin di động

GSM; WCDMA và các phiên bản tiếp theo; LTE và các phiên bản tiếp theo.

Phương án quy hoạch thứ ba, phân chia băng tần phát và băng tần thu thành

7 cặp khối tần số, mỗi cặp khối tần số có độ rộng 2x5 MHz. Các loại hình công

nghệ triển khai theo quy hoạch này và điều kiện sử dụng băng tần tương tự như

phương án quy hoạch thứ 2.

3.2.2. Hiện trạng sử dụng băng tần 900 MHz tại Việt Nam

Triển khai quy định số 25/2008/QĐ-BTTTT ngày 16/4/2008 của Bộ Thông

tin và Truyền thông, Cục Tần số vô tuyến điện đã cấp phép sử dụng băng tần

880-915 MHz, 925-960 MHz cho bốn doanh nghiệp viễn thông để triển khai hệ

thống thông tin di động GSM/E-GSM toàn quốc gồm có Tập đoàn viễn thông

quân đội Viettel, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT, Tổng công ty viễn

thông Mobifone, Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile. Trong số

2x35 MHz băng tần cấp phép, Viettel được cấp 2x8,2 MHz, VNPT được cấp

2x8,5 MHz, Mobifone được cấp 2x8,3 MHz, Vietnammobile được cấp 2x10

MHz. Chi tiết đoạn băng tần cấp phép và thời hạn cấp phép cho từng doanh

nghiệp được minh họa tại hình vẽ dưới đây:

Các thiết bị RFID, thiết bị VTĐ cự ly ngắn chung được sử dụng dưới hình thức miễn cấp phép.

Như vậy, từ phương án quy hoạch lại băng tần 900 MHz và hiện trạng sử dụng trên băng tần này có thể thấy không có sự thay đổi về băng tần dành cho thông tin di động trên băng tần này. Do vậy không phải chuyển đổi các hệ thống thiết bị VTĐ khác đang hoạt động trong băng tần 900 MHz để thực hiện quy hoạch.

96

Page 97: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

3.2.3. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý

chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 900 MHz

Thông qua việc ban hành Thông tư số 04/2015/TT-BTTTT, Bộ Thông tin

và Truyền thông đã tạo hành lang pháp lý cho phép các doanh nghiệp thông tin

di động có thể chủ động lựa chọn công nghệ để triển khai mạng thông tin di

động của đơn vị mình trên băng tần 900 MHz nhằm đáp ứng kế hoạch kinh

doanh và nhu cầu sử dụng của người dùng.

Cùng với việc các mạng 4G LTE đang được triển khai mạnh mẽ trên toàn

thế giới, nhiều quốc gia đã, đang tắt sóng các mạng di động thế hệ trước (2G,

3G). Tại Việt Nam, các nhà mạng trong nước cũng đã bắt đầu triển khai mạng

LTE nên vấn đề tắt sóng mạng 2G, 3G cần được nghiên cứu và đề xuất sớm.

Bên cạnh đó, trong gần 2 thập kỷ phát triển vừa qua, sự cạnh tranh sôi động

giữa các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ thông tin di động đã góp phần

thúc đẩy thị trường viễn thông Việt Nam phát triển nhanh, trở thành một trong

những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Để

tiếp tục duy trì tính cạnh tranh của thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh một

lượng lớn phổ tần mới dưới 1GHz sẽ được giải phóng để triển khai dịch vụ

thông tin di động cần nghiên cứu để đạt được sự cân bằng hơn trong việc sử

dụng tài nguyên tần số giữa các doanh nghiệp, tạo động lực thúc đẩy thị trường

thông tin di động tại Việt Nam. Do đó, câu hỏi về giới hạn lượng phổ tần dành

cho các doanh nghiệp thông tin di động ở các băng tần dưới 1 GHz cũng phải

được nghiên cứu và đề xuất sớm.

3.2.3.1. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý giới hạn số lượng phổ tần tối đa mà mỗi doanh nghiệp được nắm giữ ở băng tần dưới 1 GHz

Pháp luật Việt Nam (Quyết định 16/2012/QĐ-TTg) cho phép các doanh

nghiệp được cấp phép thông qua đấu giá được chuyển nhượng quyền sử dụng

tần số trúng trong đấu giá cho doanh nghiệp khác.

97

Page 98: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Trong các quy hoạch băng tần hiện hành, chỉ quy định giới hạn số lượng

phổ tần mà mỗi nhà khai thác được phép nắm giữ đối với từng băng tần cụ thể.

Với xu hướng cấp phép thông qua hình thức đấu giá đối với các băng tần mới,

đồng thời doanh nghiệp được phép mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng

băng tần thì bài toán cần đặt ra là làm thế nào để những băng tần quý hiếm, là cơ

sở để phát triển và cung cấp dịch vụ di động, không tập trung trong tay một số ít

nhà khai thác, làm giảm tính cạnh tranh của thị trường.

Giới hạn lượng phổ tần tối đa mà mỗi nhà khai thác được phép nắm giữ -

Spectrum cap được sử dụng lần đầu tiên vào những thập niên 90 tại Mỹ để đảm

bảo việc cạnh tranh của thị trường viễn thông di động. Spectrum cap đã được sử

dụng tại nhiều nước với mục đích để đảm bảo rằng không một nhà khai thác

mạng nào có thể nắm giữ tất cả hoặc hầu hết tài nguyên tần số thông qua các quá

trình như xin giấy phép, sáp nhập hoặc mua bán, chuyển nhượng.

Mục đích của việc này là ngăn cản các nhà khai thác có thể kiểm soát kiểm

soát thị trường bằng việc nắm giữ phần lớn nguồn tài nguyên tần số quý giá gây

nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, làm tổn hại thị trường, từ đó ảnh hưởng trực

tiếp đến người sử dụng. Một số quốc gia áp dụng spectrum cap, tuy nhiên, cách

tiếp cận có thể khác nhau tại từng nước.

Băng tần dưới 1 GHz, được coi là băng tần quý hiếm, với khả năng truyền

xa và xuyên thấu tốt. Tuy nhiên lượng phổ tần ở các băng tần này bị giới hạn

hơn nhiều so với các băng tần cao hơn. Chính vì vậy, giới hạn lượng phổ tần tối

đa đối với mỗi nhà khai thác ở băng tần dưới 1 GHz được các nước quan tâm

đặc biệt.

Các nước châu Âu áp đặt spectrum cap ở dải tần dưới 1 GHz nghiêm ngặt

hơn hẳn so với dải tần trên 1 GHz với quan điểm cho rằng việc phân bổ không

đồng đều ở dải tần này có thể ảnh hưởng đáng kể đến môi trường cạnh tranh.

Các nền kinh tế lớn của Liên minh châu Âu, đều quy định spectrum cap với

băng tần dưới 1 GHz, gồm các nước: Đức, Thụy Điển, Tây Ba Nha, Ý, Bồ Đào

Nha, Pháp, Đan Mạch, Ireland, Anh, Áo, Phần Lan, Cộng hòa Séc, Ba Lan.

98

Page 99: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Riêng Hà Lan làm theo cách khác, đó là dành một lượng phổ tần nhất định trong

dải tần này cho nhà khai thác mới. Cụ thể ở các nước Châu Âu như sau:

Nước Giới hạn tổng lượng băng tần dưới 1 GHz với mỗi nhà khai thác

Áo 54% (3 nhà mạng, băng tần 800 MHz và 900 MHz)

Bỉ 35% (3 nhà mạng, băng tần 800 MHz và 900 MHz)

Đan mạch 49 % (4 nhà mạng, băng tần 800 MHz và 900 MHz)

Pháp 32% (4 nhà mạng, băng tần 700 MHz, 800 MHz và 900 MHz)

Đức 37% (3 nhà mạng, băng tần 700 MHz, 800 MHz và 900 MHz)

Hy Lạp 39 % (3 nhà mạng, băng tần 800 MHz và 900 MHz)

Hungary 33% (4 nhà mạng, băng tần 800 MHz)

Ireland 39% (3 nhà mạng, băng tần 800 MHz và 900 MHz)

Ý 31% (4 nhà mạng, băng tần 800 MHz và 900 MHz)

Romania 34% (4 nhà mạng, băng tần 800 MHz và 900 MHz)

Slovakia 35% (4 nhà mạng, băng tần 800 MHz và 900 MHz)

Thụy Điển 31% (4 nhà mạng, băng tần 800 MHz và 900 MHz)

Mỹ quy định, mỗi nhà khai thác không được nắm giữ quá 33% tổng lượng

phổ tần khả dụng tại các băng tần dưới 1 GHz. Ở khu vực châu Mỹ La tinh,

Columbia quy định mỗi nhà khai thác không được nắm giữ quá 30 MHz ở băng

tần dưới 1 GHz.

Tại Châu Á, Nhật quy định giới hạn phổ tần ở các băng tần 700 MHz, 850

MHz và 900 MHz là 34% với mỗi nhà khai thác; Hàn Quốc là 38% với các băng

tần 850 MHz và 900 MHz; Singapore 43% với băng tần 900 MHz.

99

Page 100: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Trên thực tế, thông qua nhiều hình thức cấp phép, từ cấp trực tiếp đến đấu

giá, thi tuyển, số lượng phổ tần mà mỗi nhà khai thác được nắm giữ ở băng dưới

1 GHz thay đổi khác nhau ở các nước. Cụ thể như sau:

Anbania

Đan M

ạch Pháp

Hungary Ita

lyLat

via

Luxembourg

Romania

Slova

kia

Slove

nia

Tây ban

nha

Thụy Đ

iển

Mexico

Panam

a

Paragu

ayPeru Úc

Hồng Kông

Nhật Bản

Mông Cổ

Philipine

00.10.20.30.40.50.60.70.8

ABCD

Như vậy, có thể thấy thực tế phân bổ băng tần dưới 1 GHz giữa các doanh

nghiệp không đồng đều. Một số nước, có doanh nghiệp không có băng tần dưới

1 GHz, trong đó nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp này được thành lập

sau khi các băng tần 800MHz/850MHz/900MHz đã được cấp phép trước đó

(Hungary, Latvia, Luxembourg, Slovenia, Slovakia, Tây ban nha, Panama,

Paraguay, Úc, Hồng Kông, Mông Cổ, Philipine).

Một số nước có tỉ lệ phân bổ băng tần theo tỉ lệ 3+1, trong đó mô hình 3

doanh nghiệp có tỷ lệ băng tần tương đối đồng đều và 1 doanh nghiệp có ít hơn

băng tần là : Albania, Đan Mạch, Pháp, Ý, Romania, Tây Ban Nha, Mexico,

Panama, Paraguay, Pêru, Hồng Kông, Nhật Bản, Mông Cổ, (13 nước); các nước

có 3+1 nhưng doanh nghiệp thứ 4 có ít hơn hẳn băng tần so với 3 doanh nghiệp

còn lại (chỉ chiếm khoảng dưới 5% tổng số băng tần): Hungari, Philipine,

Lativa, Luxembourg, Slovakia, Slovenia,Thụy Điển, Úc (8 nước).

Một số nước chỉ phân bổ tần số cho 3 doanh nghiệp có số lượng băng tần

tương đối đồng đều (doanh nghiệp ít nhất chiếm khoảng 23% tổng số băng tần)

gồm : Áo, Bỉ, Đức, Hy Lạp, Ireland, Trung Quốc, Hàn Quốc, Myanma,

Singapore (9 nước).

100

Page 101: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Như vậy có thể thấy những thị trường thông tin di động phát triển trên thế

giới thì chủ yếu lượng phổ tần phân bổ cho 3 nhà khai thác với mức độ tương

đối đồng đều hoặc cho 3+1 nhà khai thác với nhà khai thác thứ 4 ít hơn so với 3

nhà khai thác còn lại.

Ủy ban Châu Âu sau khi quan sát việc sáp nhập doanh nghiệp cung cấp

dịch vụ thông tin di động thời gian qua đã nhận định rằng thị trường di động

cạnh tranh hiệu quả chỉ nên có từ 3 đến 4 nhà mạng cung cấp dịch vụ thông tin

di động.

Tại Việt Nam, hiện có 5 nhà mạng cung cấp dịch vụ thông tin di động.

Trong đó, tổng lượng băng thông đã cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông

tại các băng tần 900 MHz như sau:

900 MHz

VNPT 8.4

MobiFone 8.2

Viettel 8.2

VietnamMobil

e 10

GTEL 0

34.8 MHz

Theo phương án quy hoạch đề xuất tại các chuyên đề trước, tổng lượng phổ

tần ở băng 700 MHz là 45x2 MHz; băng 800 MHz là 21x2 MHz hoặc 26x2

MHz, tuy nhiên còn có những đoạn băng tần chưa khả dụng do chưa giải phóng

được thiết bị trunking.

Như vậy, tổng băng thông của cả 3 băng tần 700/800/900 MHz nằm trong

khoảng từ 100x2 MHz đến 105x2 MHz. Chia đều cho 5 nhà khai thác, 4 nhà

khai thác, 3 nhà khai thác thì mỗi nhà khai thác sẽ có phổ tần dưới 1 GHz như

sau:

101

Page 102: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Số nhà khai thác Lượng phổ tần của mỗi nhà khai thác

5 20% đến 21%

4 25% đến 26,25%

3 33,33% đến 35%

Quy hoạch định hướng phát triển viễn thông đến năm 2020, Việt Nam có từ

3 đến 4 Tập đoàn, Tổng công ty mạnh để cung cấp dịch vụ thông tin di động. Ủy

ban Châu Âu cũng có nhận định thị trường di động cạnh tranh hiệu quả với 3

đến 4 nhà mạng cung cấp dịch vụ thông tin di động. Kinh nghiệm thực tiễn của

các nước cũng cho thấy, phần lớn các thị trường phát triển tốt với sự tham gia

của 3 đến 4 nhà mạng.

Giới hạn phổ tần tối đa cho mỗi nhà mạng ở các nước trình bày trên đây

cho thấy nằm trong khoảng mức khá cao, phổ biến nhất là trong khoảng từ 30%

đến 35%.

Trên cơ sở kinh nghiệm các nước, hiện trạng sử dụng và quy hoạch dự kiến

tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu đề xuất, giới hạn phổ tần tối đa như sau:

Tổng lượng phổ tần dưới 1 GHz Giới hạn phổ tần tối đa với mỗi nhà

khai thác

100 MHz/105 MHz Trong khoảng từ 25% - 30%

Với giới hạn như vậy, doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc, lựa chọn phương án

đề nghị cấp phép và không có khả năng đồng thời sở hữu cả 3 băng tần

700/800/900 MHz theo phương án quy hoạch băng tần thành các khối lớn hơn

5MHzx2. Đồng thời lượng phổ tần sẽ được phân phối đồng đều hơn cho cả 5

doanh nghiệp khi có thêm băng tần 800 MHz.

102

Page 103: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

3.2.3.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý, chuyển đổi công nghệ di động thế hệ 2, thế hệ 3

Trong những năm gần đây, nhiều nhà khai thác di động trên thế giới đang

cân nhắc chiến lược của họ đối với các mạng di động thế hệ thứ 2 - 2G và thứ 3

- 3G là vì họ cần nhiều quang phổ hơn cho 4G và triển khai 5G trong tương lai.

Mặt khác việc triển khai đồng thời các công nghệ khác nhau 2G, 3G, 4G …

cũng sẽ làm gia tăng chi phí và độ phức tạp của hệ thống mạng. Dù rằng các

mạng 4G hiệu quả hơn khi xét về khía cạnh chi phí so với các mạng 2G và 3G,

nhưng với sự phổ biến của thị trường M2M / IoT ở một số quốc gia trên thế giới

đã khiến cho các nhà mạng phải cân nhắc việc dừng công nghệ nào trước 2G

hay 3G để chuyển sang công nghệ mới một cách hiệu quả nhất.

Lý do rất nhiều nhà khai thác di động trên thế giới hiện đang cân nhắc

chiến lược của họ đối với các mạng di động thế hệ thứ 2 - 2G và thứ 3 - 3G là vì

họ cần nhiều phổ tần hơn cho 4G và triển khai 5G trong tương lai. Mặt khác việc

triển khai đồng thời các công nghệ khác nhau 2G, 3G, 4G … cũng sẽ làm gia

tăng chi phí và độ phức tạp của hệ thống mạng. Mặc dù mạng 4G hiệu quả hơn

về chi phí so với các mạng 2G và 3G, nhưng với sự phổ biến của thị trường

M2M / IoT ở một số quốc gia trên thế giới đã khiến cho các nhà mạng phải cân

nhắc việc dừng công nghệ 2G hay 3G trước để chuyển sang công nghệ mới một

cách hiệu quả nhất.

Bảng dưới đây tóm tắt thông tin tắt dịch vụ 2G ở một số quốc gia trên thế

giới.

Operator Country 2G Switch-Off Technology

KDDI Japan 3/31/08 CDMA

Softbank Japan 3/31/10 PDC

KT Corp South Korea 1/1/12 CDMA

NTT DOCOMO Japan 4/1/12 PDC

Spark New Zealand 7/31/12 CDMA

103

Page 104: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

CAT Telecom Thailand 4/30/13 CDMA

CNT Ecuador 12/31/14 CDMA

CTM, Hutchison, SmarTone* Macau 6/30/15 GSM

Manitoba Telecom Canada 12/1/16 CDMA

Telstra Australia 12/1/16 GSM

Bell Canada 1/1/17 CDMA

Telus Canada 1/31/17 CDMA

Optus Australia 4/1/17 GSM

SingTel, M1, StarHub Singapore 4/1/17 GSM

SakTel Canada 7/31/17 CDMA

Vodafone Australia 9/30/17 GSM

Chungwa, FET, Taiwan Mobile Taiwan 12/31/17 GSM

Verizon Wireless US 12/31/19 CDMA

T-Mobile Netherlands 12/31/20 GSM

Swisscom Switzerland 12/31/20 GSM

Telenor Norway 12/31/25 GSM

Tại Châu Âu

Vodafone đã tuyên bố sẽ không tắt mạng GSM ở châu Âu cho đến sớm

nhất là năm 2025. Lý do, theo Giám đốc điều hành của Vodafone – ông Erik

Brenneis, là sự cần thiết phải hỗ trợ các kết nối truyền thống giữa máy và máy

(M2M) và kết nối vạn vật (IoT) chạy trên 2G. Ông Brenneis cho rằng mặc dù

các công nghệ IoT mới như IoT băng hẹp có thể mang lại những lợi ích tương tự

cho kết nối 2G, nhưng vẫn còn rất nhiều kết nối trước đây sẽ không được nâng

cấp trong nhiều năm. Do vậy, kế hoạch của Vodafone là sẽ không tắt mạng 2G ở

châu Âu cho đến năm 2025, dài hơn thời gian sống của hầu hết các kết nối IoT,

ngay cả khi thiết bị được đưa vào thị trường ở thời điểm hiện tại.

104

Page 105: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

AT & T đã tắt mạng 2G. T-Mobile đã hé lộ kế hoạch để làm như vậy, dự

kiến vào năm 2019 nhưng theo cách khác. T-Mobile đã chuẩn bị kế hoạch

chuyển sang LTE một cách hoàn hảo. Với 70% các cuộc điện thoại hiện nay của

T-Mobile là VoLTE và tất cả các điện thoại gần đây cung cấp cho khách hàng

của họ có hỗ trợ VoLTE, dự kiến 2019 T-Mobile có thể chuyển sang mạng hoàn

toàn LTE. Theo T-Mobile, tắt 3G trước 2G mang lại nhiều lợi ích hơn cho họ.

Nhờ giữ lại mạng 2G, T-Mobile đã có thêm được khách hàng sử dụng dịch vụ

M2M từ AT & T. Các ứng dụng 2G từ dịch vụ M2M như máy bán hàng, hệ

thống đỗ xe tự động được T-Mobile sử dụng trên các đoạn rìa băng LTE. Phổ

tần 3G có thể sử dụng lại cho 4G. Như vậy, với việc chuẩn bị chu đáo cho việc

chuyển đổi các ứng dụng thoại sang VoLTE và chuyển đổi M2M của dịch vụ

2G, T-Mobile đã sẵn sàng để chuyển sang mạng toàn 4G, LTE vào năm 2019.

Sunrise dự kiến sẽ ngừng cung cấp dịch vụ 2G vào cuối năm 2018 để giải

phóng băng tần cho 4G. Đối thủ cạnh tranh của Sunrise là Swisscom đã thông

báo vào năm 2015 rằng họ sẽ tắt mạng 2G vào năm 2020. T-Mobile Netherlands

dự kiến ngừng dịch vụ vào cuối năm 2020.

 Các nhà khai thác Thụy Sỹ cũng đang chuẩn bị kế hoạch ngừng công nghệ

"GSM", công nghệ GPRS và EDGE đã lạc hậu để cung cấp cho khách hàng 2G

các dịch vụ với phạm vi phủ sóng và chất lượng cuộc gọi thoại tốt hơn nhiều

bằng cách đẩy nhanh việc mở rộng 4G và 4G +. Các nhà mạng này cũng đã sẵn

sàng cung cấp dịch vụ thoại qua VoLTE, nhưng chưa xác định ngày chính thức.

Vào cuối năm 2017, nhờ việc có thêm phổ tần, các nhà mạng sẽ cung cấp dịch

vụ 4G cho 92% dân số Thụy Sỹ.

Tại Châu Á

Nhật Bản

Nhật Bản là nước đi đầu một xu hướng rõ ràng đầu tiên ở châu Á, với việc

nhà mạng KDDI kết thúc dịch vụ 2G vào tháng 3/2008. Tất cả các nhà mạng

khác của Nhật Bản đã dừng cung cấp các dịch vụ 2G vào tháng 4 năm 2012, trở

thành nước đầu tiên chuyển đổi hoàn toàn thành mạng di động 3G và 4G.

105

Page 106: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Đài Loan

Tháng 7/2017, các nhà mạng Đài Loan đã chính thức ngừng ngừng cung

cấp dịch vụ 2G. Mặc dù còn gần 90.000 lượt lưu động (0.3% trong tổng số 31

triệu kết nối di động của cả nước), nhưng 3 doanh nghiệp là Chunghwa

Telecom, Đài Loan Mobile và Far EasTone đã ngừng cung cấp dịch vụ trên

mạng 2G, ngoại trừ các cuộc gọi khẩn cấp. Như vậy, trong suốt sáu tháng nỗ lực

chuyển đổi, với số thuê bao 2G chiếm một tỷ lệ phần trăm khá nhỏ, các nhà

mạng Đài Loan đã thành công trong việc tắt 2G để chuyển sang 4G, 5G.

Úc

Úc bắt đầu kế hoạch tắt sóng 2G khi ước tính còn khoảng 250.000 thuê bao

(ước tính 1% thuê bao) đang sử dụng 2G. Để chuẩn bị tắt sóng, các nhà mạng đã

có những chiến dịch tuyên truyền, gửi tin nhắn đến các thuê bao trong vòng 18

tháng trước đó để thông báo thời điểm tắt sóng và cảnh báo bất cứ ai sử dụng

điện thoại di động 2G hoặc thẻ 2G sẽ không còn có thể thực hiện cuộc gọi điện

thoại hoặc gửi tin nhắn văn bản nữa, kể cả cuộc gọi tới các dịch vụ khẩn cấp

cũng không còn được kết nối.

Vào tháng 12 năm 2016, nhà khai thác di động lớn nhất nước Úc Telstra đã

đóng mạng 2G, hoạt động trong hơn 23 năm. Đối thủ Optus (thuộc sở hữu của

Singtel) đã ngừng cung cấp dịch vụ 2G vào đầu tháng 4/2017, trong khi

Vodafone Australia ngừng khai thác mạng GSM vào cuối tháng 9/2017.

Singapore

Các nhà khai thác mạng di động của Singapore là M1, Singtel và StarHub

đã tắt mạng 2G vào giữa tháng 4/2017, sau ba tuần ngừng hoạt động.

Như vậy, kể từ khi khai trương dịch vụ 2G vào năm 1994, với sự phát triển

mạnh của các mạng di động 3G và 4G hiện đại và số thuê bao 3G, 4G ngày càng

chiếm ưu thế tuyệt đối, các nhà mạng cuối cùng đã ngừng cung cấp dịch vụ 2G

để chuyển đổi phổ tần này cho phát triển các dịch vụ 3G và 4G nhanh hơn, tiên

tiến hơn. Để thực hiện được động thái này, trong vòng vài năm, các nhà khai

106

Page 107: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

thác di động đã tiến hành các chương trình tiếp cận để khuyến khích khách hàng

chuyển sang các mạng mới hơn. Đối với những người dùng 2G bị ảnh hưởng,

các nhà khai thác di động đã tiếp cận thông qua các kênh khác nhau khi có liên

quan, bao gồm cả tin nhắn SMS, các cuộc gọi và áp phích tại các điểm bán lẻ

của họ, trước khi kết thúc mạng lưới 2G.

Một loạt các thiết bị cầm tay 3G và 4G cũng có sẵn ở các mức giá khác

nhau để giúp khách hàng chuyển đến các mạng mới một cách thuận tiện.

Hàn Quốc

KT, nhà khai thác lớn thứ hai Hàn Quốc, đã dẫn đầu việc tắt sóng 2G vào

đầu năm 2012. Để chuẩn bị quá trình tắt sóng di động 2G, theo quy định của

pháp luật về viễn thông của Hàn Quốc, các nhà khai thác phải gửi văn bản đề

nghị lên cơ quan quản lý. Sau khi được phê duyệt nhà mạng thực hiện tắt sóng

theo kế hoạch phê duyệt.

Thực tế triển khai đối với nhà mạng KT như sau: KT đề nghị được tắt sóng

dịch vụ 2G kể từ cuối tháng 6 năm2011. Sau khi xem xét, cơ quan quản lý viễn

thông Hàn Quốc - KCC, đã quyết định trì hoãn (không từ chối) cho phép KT

chấm dứt dịch vụ 2G mặc dù công nhận sự cần thiết phải chấm dứt 2G để

chuyển phổ tần này cho triển khai LTE.

Hai lý do được đưa ra, đó là KT còn quá nhiều thuê bao 2G. Tính đến cuối

tháng 5 năm 2011, số thuê bao dịch vụ 2G của KT là khoảng 810.000, chiếm

khoảng 5% tổng số thuê bao di động của KT. KCC đề cập đến thực tế là khi

Softbank Mobile của Nhật chấm dứt dịch vụ 2G, chỉ còn 2,45% tổng số thuê

bao 2G. NTT Docomo, nhà mạng lớn nhất Nhật Bản, chấm dứt dịch vụ 2G vào

cuối tháng 3 năm 2012, đã giảm số lượng thuê bao 2G đến 202.000, chỉ chiếm

khoảng 0,3% tổng số thuê bao di động, vào cuối năm 2011.   

Lý do thứ hai để từ chối cho phép là thời gian thông báo đến thuê bao quá

ngắn. KCC chỉ ra rằng ba tháng là quá ngắn để các thuê bao còn lại chuyển sang

các dịch vụ khác mặc dù KT đã hoàn thành các yêu cầu theo quy định của pháp

107

Page 108: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

luật. Khi đưa ra phán quyết về thời gian thông báo thích hợp cho thuê bao, KCC

đã dẫn chiếu đến trường hợp của Softbank (2008) đã thông báo ý định ngừng

cung cấp dịch vụ 2G vào ngày 3 tháng 7 năm 2008, trước ngày chấm dứt kế

hoạch khoảng 21 tháng (ngày 31 tháng 3 năm 2010). Tương tự như vậy, NTT

Docomo (2009) cũng đã công bố chính sách chấm dứt dịch vụ 2G vào ngày 20

tháng 1 năm 2009, tức là 38 tháng trước ngày kết thúc dự kiến là ngày 31 tháng

3 năm 2012.

Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực chuyển đổi thuê bao 2G, KT đã được cơ quan

quản lý đồng ý cho ngừng cung cấp dịch vụ 2G khi số thuê bao 2G còn lại là

0,96%.

Bài học rút ra từ Hàn Quốc khi các nhà quản lý quy định quá trình chấm

dứt các dịch vụ cũ, cần phải giải quyết ít nhất ba vấn đề chính sách chính.

Một là, thời gian thông báo cho thuê bao bao lâu là phù hợp kể từ khi thông

báo đến khi chấm dứt dịch vụ.

Hai là, tắt dịch vụ khi số thuê bao đang sử dụng dịch vụ của nhà mạng

chiếm bao nhiêu % tổng số thuê bao của nhà mạng đó.

Ba là, các nhà quản lý cân nhắc việc đưa ra quy định về mức bồi thường

tiểu thiểu áp dụng cho thuê bao.

Theo số liệu mới nhất của GSMA Intelligence, trong quý 1 năm 2017, LG

Uplus, doanh nghiệp xếp hạng thứ ba của Hàn Quốc, đã di chuyển người dùng

3G cuối cùng sang 4G. Đây là một trong số ít nhà khai thác trên thế giới có 100

phần trăm khách hàng sử dụng trên nền tảng mạng LTE. Người dùng 3G chiếm

17% tổng số thuê bao di động tại Hàn Quốc, trong khi đó 4G chiếm tới 82% số

kết nối.

Thái Lan

Thái Lan hiện chỉ còn 1,3 triệu thuê bao 2G, chiếm 1,4% trong số 95 triệu

kết nối di động của đất nước này.

108

Page 109: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Công ty điện thoại di động hàng đầu Thái Lan AIS, với tổng số 40 triệu

thuê bao, đã ngừng dịch vụ 2G vào tháng 3 năm 2016 với khoảng gần 400.000

thuê bao 2G (tương đương 1% thuê bao) chưa được chuyển đổi sang dịch vụ

3G/4G hoặc sang nhà mạng khác bị ngừng cung cấp dịch vụ. Để làm được việc

này, AIS đã chuyển khoảng 5 triệu thuê bao 2G sang dịch vụ 3G và 4G và

chuyển 7,6 triệu người dùng 2G vào nhà mạng di động đứng thứ hai của nước

này là Total Access Communication Pcl (DTAC.BK). Theo yêu cầu của Cơ

quan quản lý viễn thông, AIS không được tự động chuyển các thuê bao 2G sang

các dịch vụ 3G mà không có yêu cầu từ khách hàng của họ. Để hỗ trợ cho thuê

bao 2G, AIS có một số chính sách cung cấp điện thoại thông minh miễn phí để

khuyến khích khách hàng 2G chuyển sang dịch vụ 3G hoặc 4G

New Zealand

Spark (trước đây là Telecom New Zealand) là doanh nghiệp đầu tiên ở

New Zealand ngừng cung cấp dịch vụ 2G vào cuối năm 2012. 2degrees

(2degrees có trên 1,4 triệu khách hàng) ngừng cung cấp truy cập 2G vào tháng 3

năm 2018. Vodafone đang xét thời điểm tắt 2G.

2degrees đã không còn bán điện thoại di động 2G từ năm 2015 và nhà

mạng này đã tích cực khuyến khích khách hàng 2G chuyển sang điện thoại 3G

và 4G trong thời gian qua. Khách hàng 2G có sáu tháng để nâng cấp thiết bị,

dịch vụ của mình. Việc ngừng cung cấp dịch vụ 2G cũng sẽ ảnh hưởng đến các

kết nối Máy – Máy (M2M) như một số thiết bị đầu cuối thanh toán và thiết bị

GPS, nhưng công ty sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng. 2degrees đã thiết lập

trang web nơi khách hàng có thể kiểm tra xem điện thoại di động của họ có phải

là thiết bị cầm tay 2G và xem lại các tùy chọn nâng cấp của họ.

Vodafone sẽ giữ mạng lưới hoạt động 2G cho đến năm 2025, nhưng chỉ để

hỗ trợ các ứng dụng Máy – Máy (M2M) như các máy đo điện thông minh có

thể gửi lại dữ liệu đo qua mạng di động. Còn đối với thiết bị cầm tay 2G và tắt

dịch vụ thoại sẽ tắt trước năm 2025. Thời điểm cụ thể sẽ sớm được khẳng định.

Vodafone sẽ liên hệ với tất cả các khách hàng 2G để đảm bảo họ được thông

109

Page 110: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

báo đầy đủ về ngày, và nhận thức được các lựa chọn chuyển tiếp có sẵn cho họ

để họ có thể tin tưởng kết nối với mạng Vodafone.

Hồng Kông

Hồng Kông có khoảng 3 triệu thuê bao 2G (23% tổng số kết nối), một nửa

trong số đó là với China Mobile Hong Kong, không có mạng 3G. Gần một phần

sáu khách hàng của CSL là khách hàng 2G. Hồng Kong hiện vẫn chưa tắt 2G.

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, thị trường di động lớn nhất thế giới, 2G vẫn còn triển vọng

lâu dài trong thời gian tới mặc dù đã có sự tăng trưởng nhanh chóng của 4G.

Người dùng 2G chiếm 20% kết nối di động của đất nước so với chưa tới 15 %

cho mạng 3G.

Khoảng cách này thậm chí còn lớn hơn ở China Mobile, thuê bao 2G gấp

gần bốn lần so với 3G (289 triệu và 74 triệu). GSMA Intelligence dự đoán khách

hàng 2G của họ vẫn sẽ chiếm 15% tổng số kết nối vào cuối năm 2019.

Nhưng vào thời điểm đó, số người sử dụng 3G của nhà khai thác dự kiến sẽ

giảm xuống chỉ còn 2,5% tổng số thuê bao, do đó dự báo mạng 2G sẽ tồn tại lâu

hơn sau khi mạng 3G tắt sóng.

Ấn Độ

Trong khi Ấn Độ có 844 triệu người sử dụng 2G (72% tổng số), 195 triệu

thuê bao 3G (17% tổng số) và 130 triệu thuê bao 4G (11%).

Đặc điểm của thị trường Ấn Độ là mặc dù các nhà khai thác Ấn Độ đã đầu

tư đáng kể vào mạng 3G từ năm 2010 đến năm 2015, nhưng việc phổ cập dịch

vụ 3G ở Ấn Độ khá chậm, trong 5 năm triển khai 3G chỉ chiếm khoảng 10%

thuê bao. Một trong các lý do chính là các điện thoại thông minh và giá cả dữ

liệu 3G còn đắt đỏ với người dân. Như vậy, nhiều khoản đầu tư cho 3G vẫn

chưa thu lại được. Tuy nhiên, các nhà mạng Ấn Độ đang cân nhắc tắt 3G trước

và xác lập mô hình mạng 2G và 4G. Các lý do chính được cho là:

110

Page 111: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Thứ nhất, chất xúc tác chính là nhà mạng Reliance Jio, đã phát triển một

mạng lưới chỉ trên nền tảng LTE với mức đầu tư khoảng 20 tỷ USD. Các nhà

khai thác khác cũng đang phản ứng bằng cách đầu tư mạnh mẽ vào mạng 4G.

Thứ hai, với sự đầu tư lớn của các nhà mạng dự kiến sẽ dẫn đến việc giảm

giá thành dữ liệu 4G có thể gần với mức giá dữ liệu 2G hiện tại để thúc đẩy việc

sử dụng dịch vụ.

Thứ ba, hệ sinh thái thiết bị đang nhanh chóng chuyển sang 4G. Trong Q4

năm 201515, các lô hàng điện thoại thông minh ở Ấn Độ vượt xa các điện thoại

2G và điện thoại thông minh 4G vượt quá điện thoại 3G.

Thứ tư, ở mức 10%, thâm nhập của 3G ở Ấn Độ được xem là rất thấp so

với một số thị trường khác. Một số lượng lớn trong số các thuê bao 3G này sẽ

chuyển sang 4G với nâng cấp điện thoại tiếp theo của họ. Hầu hết khách hàng

mới sẽ sử dụng 4G. Do vậy, với sự sụt giảm mạnh về thuê bao 3G thì việc tiếp

tục duy trì mạng 3G sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế.

Thứ năm, giá phổ tần ở Ấn Độ khá đắt đỏ. Dải tần số 3G mà các nhà khai

thác đã mua trong năm 2010 có hiệu lực đến năm 2030 và cũng có thể được sử

dụng cho LTE. Điều này sẽ cho phép các nhà khai thác thúc đẩy tính kinh tế của

quy mô thông qua một kiến trúc mạng đơn giản hơn, giảm chi phí cho mỗi trạm

và cung cấp giá thấp hơn cho khách hàng.

Sự phát triển ở Ấn Độ cũng có tác động lớn đến các nước khác. Nếu cả

Trung Quốc và Ấn Độ chuyển sang 4G sẽ dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng

của hệ sinh thái thiết bị LTE và làm giảm giá thành thiết bị. Điều này có thể gây

áp lực lên các nước đang phát triển khác trong khu vực Châu Á Thái Bình

Dương, để di chuyển đến 4G sớm hơn so với kế hoạch.

Nhận xét

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ LTE trên thế giới, cùng với

tính hiệu quả của nó so với các công nghệ 2G, 3G và khả năng nâng cấp lên

công nghệ 5G, LTE đang là xu hướng phát triển di động trong tương lai. Nhiều

111

Page 112: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

nhà mạng trên thế giới đã cân nhắc ngừng cung cấp dịch vụ đối với các mạng di

động cũ, thế hệ thứ 2 và thứ 3 để chuyển phổ tần này cho triển khai 4G và 5G

trong tương lai. Bằng cách này, nhà mạng có thể giảm chi phí và độ phức tạp khi

quản lý hệ thống mạng với ít công nghệ hơn cùng song song tồn tại. Ví dụ

mạng chỉ toàn LTE – 4G hoặc mạng 4G kết hợp với 2G.

Tại một số nước phát triển ở châu Âu, do các ứng dụng M2M/IoT của dịch

vụ 2G đã được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội và do việc chuẩn bị tốt

cho phần thoại của máy di động chuyển sang VoLTE, nên nhiều nhà mạng lớn

đã lựa chọn phương án tắt 3G trước 2G. Đồng thời chuyển mạng lưới sang 4G

hoàn toàn.

Khu vực châu Á dường như tiên phong hơn trong việc ngừng cung cấp dịch

vụ 2G. Điển hình là các nước Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Singapore, Hàn Quốc.

Trung Quốc, Ấn Độ và Hồng Kong thì nghiêng về phía tắt 3G trước 2G và

chuyển sang mạng 4G kết hợp với 2G.

Thời điểm ngừng cung cấp dịch vụ cũ, 2G/3G ở từng nước khác nhau và ở

mỗi doanh nghiệp ở cùng một nước cũng khác nhau. Doanh nghiệp được chủ

động quyết định phương án ngừng cung cấp dịch vụ 2G/3G tùy theo chiến lược

kinh doanh của mình và nếu bảo đảm quyền lợi hợp pháp của khách hàng thì

được cơ quan quản lý chấp thuận.

Để ngừng cung cấp dịch vụ đang tồn tại, các nhà mạng phải có một kế

hoạch chuẩn bị cụ thể và phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý để bảo vệ

quyền lợi cho những khách hàng đang sử dụng dịch vụ. Có 3 điều kiện cơ bản

mà cơ quan quản lý cần xem xét khi cho phép doanh nghiệp ngừng cung cấp

dịch vụ:

Một là, thời gian thông báo cho thuê bao bao lâu là phù hợp kể từ khi thông

báo đến khi chấm dứt dịch vụ. Thông thường kế hoạch ngừng cung cấp dịch vụ

phải được thông báo trước cho khách hàng ít nhất 01 năm.

112

Page 113: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Hai là, tắt dịch vụ khi số thuê bao đang sử dụng dịch vụ của nhà mạng

chiếm bao nhiêu % tổng số thuê bao của nhà mạng đó. Nhiều nhà mạng ngừng

cung cấp dịch vụ khi ở thời điểm đó chỉ còn khoảng 1% thuê bao chưa được

chuyển đổi sang công nghệ khác.

Ba là, xem xét việc đưa ra quy định về mức bồi thường tiểu thiểu áp dụng

cho thuê bao.

Công tác chuẩn bị cho việc ngừng cung cấp một dịch vụ đòi hỏi phải có

chiến lược lâu dài. Khi đã được phê duyệt, nhà mạng phải thông tin tới khách

hàng bị ảnh hưởng qua nhiều kênh ví dụ như gửi thư giấy, nhắn tin, thiết lập

cổng thông tin điện tử hỗ trợ khách hàng, …Ngoài ra, một số nhà mạng có

những chính sách ưu đãi để khuyến khích người sử dụng thay đổi dịch vụ, ví dụ

như tặng máy điện thoại mới, hỗ trợ các gói cước dịch vụ ưu đãi, …

Đề xuất

Theo số liệu thống kê từ sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông

của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016,

số lượng thuê bao 3G đã tăng gần gấp đôi (từ 19.685.175 thuê bao năm 2013 lên

36.188.417 thuê bao năm 2016), trong khi đó số lượng thuê bao 2G giảm 10,8%

(từ 104.050.381 thuê bao năm 2013 xuống còn 92.807.762).

Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ thuê bao di động sử dụng dịch vụ 2G vẫn chiếm

71,9% tổng lượng thuê bao (92.807.762 thuê bao 2G trong tổng số 128.996.179

thuê bao). Do đó, việc xem xét tắt dịch vụ 2G đối với các nhà mạng của Việt

Nam tại thời điểm hiện tại là chưa phù hợp.

Bên cạnh đó, việc triển khai đồng thời các công nghệ khác nhau 2G, 3G,

4G … sẽ làm gia tăng chi phí và độ phức tạp của hệ thống mạng. Do đó, nhóm

nghiên cứu khuyến nghị các doanh nghiệp thông tin di động xây dựng kế hoạch

dài hơi về tắt dịch vụ 2G, 3G của doanh nghiệp mình. Khi đến thời điểm thích

hợp, doanh nghiệp di động chủ động đề xuất cơ quan quản lý để được xem xét

ngừng cung cấp dịch vụ. Trên cơ sở số lượng thuê bao đang sử dụng dịch vụ

113

Page 114: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

cũng như xu hướng phát triển thực tế của thông tin di động, cơ quan quản lý sẽ

có ý kiến về việc ngừng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

114

Page 115: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM

ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI BĂNG TẦN 1800 MHz TẠI VIỆT NAM

4.1. Nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với hệ thống thông tin di động IMT (4G) trên băng tần 1800 MHz tại Việt Nam hiện nay

4.1.1. Xu hướng triển khai công nghệ di động băng rộng trên các băng tần

1800 MHz

Trên thế giới những năm gần đây đang có xu hướng triển khai công nghệ

LTE trên băng tần 1800 MHz. Tính đến tháng 1/2017, theo số liệu thống kê của

Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ di động toàn cầu (GSA) thì băng tần 1800

MHz là băng tần được sử dụng phổ biến nhất cho công nghệ 4G LTE (chiếm

47.1%); được triển khai tại hơn 150 quốc gia với 350 mạng được thương mại

hóa với hơn 4305 thiết bị đầu cuối LTE hỗ trợ băng tần 1800 MHz (chiếm

61.1% trên tổng số thiết bị đầu cuối hỗ trợ LTE).

Với ưu điểm của LTE và tiến tới là LTE-A (kết hợp nhiều sóng mang), xu

hướng triển khai LTE/LTE-A trên thế giới đang chiếm ưu thế. Giá thành thiết bị

mạng LTE/LTE-A đang có xu hướng giảm và dự báo sẽ giảm mạnh trong thời

gian sắp tới.

Tại Cộng đồng chung châu Âu (EU), giấy phép ban đầu về các băng tần

900 MHz và 1800 MHz dành riêng cho công nghệ GSM nhưng gần đây đã thay

đổi và cho phép công nghệ UMTS và LTE có thể được sử dụng trong những dải

tần này.

4.1.2. Nhu cầu sử dụng thông tin di động băng rộng trong nước

Tính tới tháng 1/2017, Việt Nam có khoảng 36,1 triệu thuê bao 3G có phát

sinh lưu lượng. Nhu cầu sử dụng dữ liệu di động của người dùng ngày càng cao,

115

Page 116: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

dự báo trong giai đoạn sắp tới sẽ có sự phát triển lớn về cả số lượng thuê bao 3G

và nhu cầu sử dụng dữ liệu di động băng rộng. Do vậy, cần thiết phải xem xét

cung cấp thêm băng thông để triển khai các dịch vụ di động băng rộng. Với đặc

tính của thị trường Việt Nam, dịch vụ vô tuyến băng rộng nên được mở rộng

trên các băng tần vùng phủ để phục vụ người dùng tốt hơn, đồng thời cũng đảm

bảo hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thông tin di động của Việt Nam đã thể hiện nhu cầu rõ

ràng về việc mở rộng khả năng cung cấp các dịch vụ thông tin di động băng

rộng. Năm 2014, các doanh nghiệp viễn thông bao gồm Tập đoàn Bưu chính,

Viễn thông Việt Nam VNPT, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Tổng công

ty viễn thông Mobifone đã gửi văn bản đề xuất tới Bộ Thông tin và Truyền

thông đề nghị triển khai thử nghiệm công nghệ 4G (LTE, LTE-Advanced) trên

băng tần 1800 MHz.

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đánh giá toàn diện mức độ đáp

ứng và khả năng mở rộng của hạ tầng viễn thông thụ động và tích cực, tính linh

hoạt và đa dạng trong cung cấp dịch vụ, xây dựng năng lực, tích lũy kinh

nghiệm để triển khai và khai thác mạng LTE/LTE-A , ngày 27/8/2015, Bộ

Thông tin và Truyền thông đã hướng dẫn cấp phép thử nghiệm mạng và dịch vụ

LTE/LTE-A.

Trên cơ sở cân đối tài nguyên phổ tần được cấp phép, doanh nghiệp viễn

thông chủ động tham vấn Cục Tần số vô tuyến điện về đoạn băng tần 1800 MHz

và các băng tần khả dụng khác để triển khai thử nghiệm LTE/LTE-A.

4.1.3. Chính sách quản lý, quy hoạch tần số thúc đẩy phát triển công nghệ

IMT trên băng tần 1800 MHz

Nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi công nghệ của doanh nghiệp, trên cơ sở

nghiên cứu xu hướng của thế giới về triển khai công nghệ thông tin di động

băng rộng IMT trên các băng tần 850/900/1800 MHz, kết quả thử nghiệm của

các doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng chính sách để

triển khai công nghệ thông tin di động băng rộng IMT tại Việt Nam.116

Page 117: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Ngày 21/11/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 71/2013/QĐ-

TTg ngày 21/11/2013 về ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia

quy định tại chú thích VTN8: Các băng tần 824-845 MHz, 869-915 MHz, 925-

960 MHz, 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz được dành cho các hệ thống

thông tin di động IMT. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý sẽ điều

chỉnh các đoạn băng tần cụ thể trong các quy hoạch băng tần có liên quan.

Ngày 10/03/2015, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký ban hành

Thông tư số 04/2015/TT-BTTTT quy định triển khai hệ thống thông tin di động

IMT (công nghệ thông tin vô tuyến băng rộng) trên các băng tần 824-835MHz,

869-915MHz, 925-960MHz, 1710-1785MHz và 1805-1880MHz. Thông tư có

hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/04/2015.

Thông tư 04/2015/TT-BTTTT áp dụng đối với doanh nghiệp viễn thông đã

được cấp giấy phép sử dụng băng tần trên các băng tần 824-835 MHz, 869-915

MHz, 925-960 MHz, 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz. Đối với băng tần

1710-1785 MHz, 1805-1880 MHz, quy định trên cơ sở giấy phép sử dụng tần số

đã được cấp, doanh nghiệp viễn thông được phép triển khai thêm hệ thống di

động tiêu chuẩn IMT-A (LTE, LTE-A và các phiên bản tiếp theo). Doanh

nghiệp viễn thông triển khai thử nghiệm hoặc chính thức hệ thống thông tin di

động IMT tại các băng tần nêu trên, phải có Giấy phép thử nghiệm mạng viễn

thông có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, Giấy phép thiết lập mạng viễn

thông công cộng, Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, Giấy phép sử dụng

băng tần tương ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đây là một bước đi kịp thời và đúng đắn của cơ quan quản lý nhà nước,

nhằm quản lý tài nguyên tần số hiệu quả, tạo hành lang pháp lý để đảm bảo cung

cấp dịch vụ thông tin vô tuyến băng rộng với giá cả phù hợp cho người dùng

phổ thông, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường thông tin di

động Việt Nam.

117

Page 118: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Tháng 10/2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép thiết lập

mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G cho

Viettel và VNPT trên băng tần 1800 MHz.

4.1.4. Nhận xét

Việc chuyển đổi từ công nghệ GSM sang công nghệ LTE là xu hướng

trên toàn thế giới. Vận dụng kinh nghiệm triển khai công nghệ GSM tại Việt

Nam thì sự thành công của công nghệ mới phụ thuộc rất lớn vào giá thành thiết

bị, mức độ phổ biến của công nghệ và nhu cầu người sử dụng. Do vậy thời điểm

cấp phép 4G được cân nhắc sao cho phù hợp với lợi ích tổng thể về đầu tư của

xã hội bao gồm chi phí đầu tư của doanh nghiệp, sự phổ biến và giá thành của

thiết bị đầu cuối.

Tuy việc triển khai áp dụng công nghệ LTE tại Việt Nam chậm hơn các

quốc gia khác trong khu vực. Và thực tế đã cho thấy nhờ triển khai vào thời

điểm giá thành thiết bị giảm, chủng loại thiết bị đầu cuối phong phú hơn nên

chúng ta có được nhiều thuận lợi. Trong một thời gian ngắn các nhà mạng đã

triển khai cung cấp dịch vụ 4G trên toàn quốc.

Sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức cấp phép 4G vào

giữa tháng 10/2016 thì chưa đầy 1 tháng sau đó, các nhà mạng đã chính thức

khai trương dịch vụ 4G và tính đến giữa tháng 4/2017, đã có gần 40.000 trạm

4G được lắp đặt xong để phủ sóng 4G trên diện rộng tại 63 tỉnh, tỷ lệ trạm 4G

đã gần bằng 50% tổng số trạm 3G. Từ nay đến cuối năm 2017, dự kiến sẽ có

thêm 20.000 trạm 4G được lắp đặt để nâng cao tốc độ cho mạng 4G và phủ sóng

4G đạt tới 90% dân số.

Như vậy có thể nói, kinh nghiệm triển khai công nghệ GSM đã giúp

chúng ta triển khai công nghệ 4G phát triển rất nhanh, rút ngắn được thời gian

lựa chọn công nghệ với thời điểm phổ biến của công nghệ.

Từ thực tiễn phát triển công nghệ thông tin di động có thể thấy, việc có

được băng tần cho thông tin di động hài hòa trên phạm vi toàn cầu là vô cùng

118

Page 119: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

khó khăn. Chính vì vậy, các công nghệ thông tin di động thế hệ mới luôn được

nghiên cứu phát triển, cho phép triển khai được trên chính những phổ tần hiện

có. Tại Việt Nam, để nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp đã

có những bước đầu tư đáng kể để phát triển dịch vụ LTE trên băng tần 1800

MHz. Vậy sau năm 2023, khi giấy phép băng tần cấp cho các doanh nghiệp này

trên băng tần 1800 MHz hết hạn sử dụng, thì cần làm gì để bảo vệ và khuyến

khích doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, phát triển dịch vụ và bảo đảm quyền lợi của

khách hàng.

4.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 1800 MHz

4.2.1. Phương án quy hoạch lại băng tần 1800 MHz

Theo chuyên đề trước, ba phương án quy hoớc, bh lại băng tần ề xuất chính

sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dTrong phương án quy hoạch thứ nhất,

băng tần 1800 MHz được chia thành đoạn băng tần phát (1710-1785 MHz) và

băng tần thu (1805-1880 MHz) của trạm gốc. Phần băng tần phát và băng tần

thu được chia thành bốn cặp khối tần số ghép song công theo tần số (FDD)

A/A’, B/B’, C/C’, D/D’. Các khối tần số A/A’, B/B’, C/C’ có độ rộng như nhau

(20 MHz), khối tần số D/D’ có độ rộng 15 MHz. Loại hình công nghệ thông tin

di động triển khai theo quy hoạch này bao gồm công nghệ GSM, WCDMA và

các phiên bản tiếp theo, LTE và các phiên bản tiếp theo.

Trong phương án quy hoạch thứ nhất,băng tphương án quy hoạch thứ nhất,

băng tần 1800 MHz được chia thành đo. Tuy nhiên, các lo hoạch thứ nhất, băng

tần 1800 MHz được chia thành đoạn băng tần phát (1710-1785 MHz) và bnhư

119

Page 120: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

phương án 1, bư phương án 1, lo hoạch thứ nhất, băng tần 1800 MHz đưTrong

phương án quy hoạch thứ nhất, băng tần 1800 MHz được chia thành đoạn băng

tần phát (1710-1785 MHz) và băng tần thu (1805-1880 MHz) hương án này,

không cho phép triển khai công nghệ thông tin di động băng hẹp 2G, tiêu chuẩn

GSM sử dụng băng tần 1800 MHz.

Như vậy, phương án quy hoạch lại băng tần 1800 MHz không đòi hỏi phải

chuyển đổi các hệ thống vô tuyến điện khác đang hoạt động ở băng tần 1800

MHz.

Tại mục 1 đã đề cập đến kinh nghiệm quốc tế và chính sách của Việt Nam

cho phép doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ từ GSM sang LTE trên băng tần

1800 MHz đã được cấp phép, góp phần thúc đẩy chuyển đổi công nghệ và sử

dụng hiệu quả phổ tần.

Tại mục này đặt ra bài toán đến năm 2023, khi giấy phép cấp cho doanh

nghiệp trên băng tần 1800 MHz hết hạn sử dụng, thì chính sách, phương thức

quản lý nào là phù hợp với Việt Nam để sử dụng hiệu quả phổ tần.

4.2.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 1800 MHz

4.2.2.1. Thực trạng vấn đề

Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày

01/7/2010, quy định thời hạn giấy phép sử dụng băng tần tối đa là 15 năm. Luật

cho phép gia hạn giấy phép với tổng thời hạn của cả lần cấp đầu và các lần gia

hạn không quá thời hạn tối đa (15 năm) của giấy phép; trường hợp cấp lần đầu

15 năm thì được gia hạn tối đa 01 năm. Sau khi giấy phép băng tần hết hạn, nhà

nước có thể thu hồi băng tần để cấp phép lại theo thủ tục cấp mới giấy phép.

Đối với băng tần 1800 MHz, thời điểm đến năm 2023 giấy phép sử dụng

đối với băng tần này sẽ hết hạn. Những nhà mạng đang cung cấp dịch vụ di

động sử dụng băng tần 1800 MHz (VNPT, Mobifone, Viettel, Gtel) đứng trước

120

Page 121: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

khả năng bị thu hồi băng tần. Để tiếp tục sử dụng các băng tần này, doanh

nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp mới theo quy định hiện hành của Luật tần số

VTĐ.

Đối với các băng tần có giá trị như băng tần di động, theo quy định của

Luật Tần số vô tuyến điện thì việc cấp mới giấy phép có thể phải thông qua hình

thức đấu giá hoặc thi tuyển. Khi đó, doanh nghiệp đối diện với khả năng không

được tiếp tục sử dụng băng tần. Đây là một rủi ro lớn đối với cả doanh nghiệp và

người sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, nhất là trong trường hợp doanh nghiệp

đang hoạt động kinh doanh ổn định, hạ tầng đã đầu tư lớn và đang sử dụng hiệu

quả băng tần đó.

Nhiều nước trên thế giới cũng đã, đang đối mặt với việc cấp lại như thế

nào cho các giấy phép di động đã, đang, sắp hết hạn để mang lại lợi ích lớn nhất

cho toàn thể cộng đồng. Việc đấu giá, thi tuyển lại hoặc xem xét gia hạn sử dụng

trong một thời hạn đủ dài 10 - 20 năm đều có những ưu nhược điểm riêng và

phù hợp áp dụng với từng trường hợp, điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Các nước

thường giao cho Bộ quản lý chuyên ngành quyết định hình thức cấp phép lại phù

hợp, khi giấy phép mạng thông tin di động hết hạn sử dụng.

Đối với giấy phép sử dụng băng tần (dành cho cung cấp dịch vụ thông tin

di động) để triển khai cung cấp dịch vụ thông tin di động, ngoài việc phải nhận

được quyền sử dụng tần số vô tuyến điện từ nhà nước, doanh nghiệp phải thực

hiện đầu tư nguồn nhân lực và tài lực rất lớn để phát triển cơ sở hạ tầng trang

thiết bị, công trình, nhà trạm, cột kèo và đầu tư phát triển mạng lưới dịch vụ bán

hàng trên toàn quốc (theo pháp luật Viễn thông, doanh nghiệp viễn thông phải

cam kết đầu tư ít nhất 2.500 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên và ít nhất

7.500 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông. Thực tế

triển khai, mức đầu tư còn lớn hơn nhiều so với quy định này). Mặt khác, do

công nghệ phát triển nhanh, hệ thống thiết bị tiên tiến, không ngừng đổi mới và

yêu cầu chất lượng thông tin ngày càng cao từ khách hàng, doanh nghiệp viễn

121

Page 122: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

thông phải không ngừng đầu tư thì mới có thể phát triển, nâng cấp mạng lưới,

cung cấp dịch vụ và thu hút khách hàng.

Khi giấy phép sử dụng tần số hết hạn, theo quy định của Luật Tần số vô

tuyến điện, doanh nghiệp không được tiếp tục sử dụng băng tần, điều này đồng

nghĩa với doanh nghiệp sẽ không có phương tiện truyền dẫn để cung cấp dịch vụ

thông tin di động. Muốn được sử dụng tiếp tần số, doanh nghiệp phải thực hiện

cấp phép lại, có thể thông qua thông qua đấu giá hay thi tuyển. Đối với cả hai

trường hợp này, doanh nghiệp đều gặp rủi ro khi không trúng đấu giá, hoặc

không trúng tuyển trong thi tuyển.

Khi doanh nghiệp không chắc chắn được tiếp tục sử dụng băng tần khi

giấy phép hết hạn có thể làm giảm đầu tư vào việc mở rộng mạng lưới, nâng cao

chất lượng dịch vụ, chậm triển khai các công nghệ, dịch vụ mới, cũng như giảm

sự cạnh tranh của nhà mạng để thu hút khách hàng. Điều này dẫn đến các thuê

bao không được sử dụng dịch vụ tốt hơn với chi phí rẻ hơn đồng thời không

được sử dụng dịch vụ mới. Những tác động trên gây tác động xấu đối với các

nhà mạng, khách hàng sử dụng dịch vụ, tăng trưởng thị trường viễn thông. Bên

cạnh đó, việc giảm đầu tư của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự phát triển của thị

trường viễn thông, bỏ lỡ những cơ hội tăng trưởng thị trường.

Do đó, để đảm bảo tổng thể các lợi ích về kinh tế xã hội, lợi ích của người

sử dụng và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động, đánh giá các

mục tiêu chính sách đã thực hiện đối với thị trường viễn thông cần nghiên cứu,

xem xét lại chính sách đối với vấn đề cấp giấy phép băng tần khi giấy phép hết

hạn 15 năm.

4.2.2.2. Các phương pháp tiếp cận

Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, có 03 phương pháp tiếp cận

cơ bản đã được các cơ quan quản lý áp dụng để xác định quyền sử dụng phổ tần

khi các giấy phép đến thời điểm hết hạn sử dụng. Đó là:

122

Page 123: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

- Tiếp tục cấp mới giấy phép trừ trường hợp đặc biệt (vi phạm nghiêm

trọng các điều kiện của giấy phép hoặc cơ quan quản lý có thay đổi về chính

sách, quy hoạch sử dụng tần số VTĐ).

- Đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng phổ tần cho những doanh nghiệp

đang khai thác và những doanh nghiệp tiềm năng có thể tham gia đấu giá để có

được quyền sử dụng băng tần.

- Phân bổ hành chính trong đó cơ quan quản lý quyết định chuyển quyền

sử dụng phổ tần số từ nhà mạng này cho nhà mạng khác.

Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của Analysys Mason đối với 43 quốc

gia từ năm 2006 đến 2013 cũng cho thấy rằng không có một "câu trả lời đúng"

nào cho cơ quan quản lý chuyên ngành và phương pháp tiếp cận cần được xem

xét cẩn thận theo tình hình thị trường của từng quốc gia và các mục tiêu chính

sách cụ thể. Cơ quan quản lý quốc gia nên chọn cách tiếp cận hết hạn giấy phép

dựa trên tình hình thị trường và mục tiêu chính sách.

So sánh các phương án cấp phép đối với giấy phép hết hạn xét trên một số

tiêu chí

Các phương án cấp phép khi giấy phép sử dụng đến thời

điểm hết hạn

Cấp mới

giấy phép

Đấu giá Thi tuyển Phân bổ

hành chính

1 Đầu tư của

doanh

nghiệp

Giảm rủi ro

cho doanh

nghiệp do đó

khuyến

khích đầu tư,

phát triển

mạng lưới.

Hạn chế đầu

tư của doanh

nghiệp trong

thời gian

những năm

gần hết hạn

giấy phép.

Hạn chế đầu

tư của doanh

nghiệp trong

thời gian

những năm

gần hết hạn

giấy phép.

Tác động

tiêu cực đến

tâm lý đầu

tư của doanh

nghiệp.

Thường

doanh

123

Page 124: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Ảnh hưởng

tiêu cực đến

sự phát triển

của thị

trường.

Ảnh hưởng

tiêu cực đến

sự phát triển

của thị

trường.

nghiệp sẽ

hạn chế đầu

tư.

2 Cung cấp

dịch vụ liên

tục cho

người sử

dụng

Đảm bảo

cung cấp

dịch vụ liên

tục

Có khả năng

gián đoạn do

không trúng

đấu giá

Có khả năng

gián đoạn do

không trúng

tuyển

Khả năng

cao gián

đoạn về dịch

vụ

3 Tiền trúng

đấu giá

không Có không không

4 Tính phức

tạp trong tổ

chức cấp

phép

không Có Có không

5 Mức độ điều

kiện kỹ

thuật, cam

kết dịch vụ

Tối thiểu Tối thiểu Mức cao -

6 Cạnh tranh Đảm bảo thị

trường ổn

định, bền

vững.

Có thể có

doanh

nghiệp mới

tham gia thị

trường. Tuy

nhiên, khả

năng thành

Có thể có

doanh

nghiệp mới

tham gia thị

trường. Tuy

nhiên, khả

năng thành

Hạn chế

cạnh tranh.

Áp dụng đối

với các thị

trường mà

sự phân bổ

phổ tần số

124

Page 125: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

công của

doanh

nghiệp chưa

chắc chắn,

đặc biệt nếu

chỉ có lượng

phổ tần số

VTĐ quá

nhỏ so với

các doanh

nghiệp hiện

đang cung

cấp dịch vụ.

công của

doanh

nghiệp chưa

chắc chắn,

đặc biệt nếu

chỉ có lượng

phổ tần số

VTĐ quá

nhỏ so với

các doanh

nghiệp hiện

đang cung

cấp dịch vụ.

không đồng

đều, có sự

chênh lệch

quá lớn giữa

các nhà khai

thác (Ví dụ

Pháp thực

hiện phân bổ

lại băng tần

900 MHz để

có băng tần

cho nhà khai

thác mới)

4.2.2.3. Xu hướng tiếp tục gia hạn giấy phép khi giấy phép băng tần hết hạn

Tại nhiều quốc gia, giấy phép di động GSM (2G) được cấp từ những năm

1990 có thời hạn từ 15 đến 20 năm đến thời điểm hiện tại đã, đang hoặc sắp hết

hạn. Xu hướng nhiều nước trên thế giới đã có những chính sách tiếp tục gia hạn,

kéo dài thời hạn giấy phép đối với các băng tần di động này.

a) Anh

Theo quy định của pháp luật Anh thì Cơ quan quản lý chuyên ngành về

truyền thông (OFCOM) có chức năng xây dựng và thực hiện các chính sách

quản lý về phổ tần số, trong đó có việc quy định về cấp giấy phép sử dụng tần số

vô tuyến điện và các vấn đề có liên quan.

Đối với băng tần di dộng, những năm gần đây, Anh đã thay đổi chính sách

cấp phép. Theo đó, đối với giấy phép cho thông tin di động được cấp với thời

hạn không xác định, trong đó, lần đầu có thời hạn là 15 hoặc 20 năm; sau khi hết

thời gian cấp lần đầu này, các nhà khai thác sẽ được tiếp tục gia hạn giấy phép

125

Page 126: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

không giới hạn về mặt thời gian. Giấy phép sử dụng tần số sẽ bị thu hồi trong

trường hợp các nhà khai thác vi phạm nghiêm trọng các điều khoản giấy phép,

hoặc cơ quan quản lý có chính sách quản lý mới đối với băng tần này và cơ quan

quản lý sẽ thông báo cho nhà khai thác 05 năm trước khi giấy phép hết hạn.

Việc gia hạn giấy phép cũng là thời điểm thích hợp để cơ quan quản lý xem

xét, đánh giá lại hiệu quả, cam kết, nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện đối

với băng tần được cấp trước đó; đồng thời quy định các quyền và nghĩa vụ mới

mà doanh nghiệp được gia hạn giấy phép phải tuân thủ, phục vụ mục tiêu quản

lý, phát triển thị trường.

Đối với giấy phép sử dụng băng tần di động được gia hạn, cơ quan quản

lý sẽ thu phí sử dụng cố định hàng năm. Mức phí thu này được xác định dựa trên

việc xác định một lần giá trị của băng tần với thời hạn cấp phép 20 năm.

Vào thời điểm 2010, đối với mức phí sử dụng tần số vô tuyến điện băng

tần 900 MHz và 1800 MHz, OFCOM đã có yêu cầu sửa đổi các khoản phí phải

trả cho giấy phép sử dụng phổ vô tuyến điện trong băng tần này để các khoản

phí này phản ánh thị trường đầy đủ, trong đó có đánh giá trúng đấu giá trong các

cuộc bán đấu giá băng tần 800 MHz và 2.6 GHz (cuộc đấu giá 4G). OFCOM đã

cung cấp các bằng chứng liên quan để ước tính giá trị thị trường của giấy phép

trong 02 dải tần này, bao gồm tổng giá trúng đấu giá trong cuộc đấu giá 4G, giá

trúng đấu giá phổ tần ở nước ngoài và đặc điểm kỹ thuật và thương mại của

băng tần này.

Như vậy, ở Anh tuy không thực hiện đấu giá lại băng tần di động, nhưng

Cơ quan quản lý OFCOM vẫn thu về đầy đủ các giá trị kinh tế mà phổ tần có thể

mang lại, đồng thời có thể đánh giá lại doanh nghiệp hiện đang chiếm giữ phổ

tần để quyết định việc gia hạn giấy phép và áp đặt các điều kiện mới đối với

giấy phép được gia hạn.

b) New Zealand

126

Page 127: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Theo quy định của pháp luật New Zealand thì cơ quan quản lý phổ tần

(RSM) chịu trách nhiệm quản lý hiệu quả phổ tần, bao gồm phân bổ quyền sử

dụng phổ tần số và thực thi việc tuân thủ để đảm bảo quyền lợi của người sử

dụng hợp pháp. RSM có trách nhiệm tư vấn chính sách cho chính phủ về phân

bố phổ tần số vô tuyến điện quốc gia, quản lý việc phân bổ phổ tần số.

Theo quan điểm của cơ quan quản lý New Zealand, để thúc đẩy việc sử

dụng phổ tần số vô tuyến điện tốt nhất, điều quan trọng là phải xây dựng và thực

hiện chính sách thích hợp để tái phân bố quyền sử dụng phổ tần số. Từ khía cạnh

kinh tế, việc phân bố lại quyền sử dụng phổ tần thương mại cần tính đến các yếu

tố sau:

- Tối đa hóa các ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư: bằng cách

cho phép doanh nghiệp được cấp phép tần số với thời gian đủ dài, nhằm bảo

đảm sự chắc chắn cho các nhà khai thác đầu tư vào phát triển mạng lưới (thời

hạn giấy phép sử dụng tần số đối với băng tần di động là 20 năm).

- Giảm thiểu có rủi ro để đầu tư bị mắc kẹt: có thể xảy ra nếu các nhà khai

thác hiện đang sở hữu quyền sử dụng tần số vô tuyến điện bị mất quyền phát

sóng, cung cấp dịch vụ và phải thu hồi bất kỳ khoản đầu tư nào.

- Giảm thiểu sự gián đoạn cung cấp dịch vụ: có thể xảy ra nếu nếu các

nhà khai thác hiện đang sở hữu quyền sử dụng tần số vô tuyến điện bị mất quyền

phát sóng và do đó phải dừng cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.

Để giái quyết vấn đề này, Chính phủ đã công bố tài liệu thảo luận công

khai vào tháng 6 năm 2000 với nội dung về hết hạn các quyền quản lý và giấy

phép sử dụng phổ tần. Tài liệu đã lấy ý kiến các bên có liên quan về các lựa

chọn chính sách do Chính phủ đưa ra khi quyền sử dụng phổ tần số VTĐ của

doanh nghiệp hết hạn.

Quan điểm chung của các bên có liên quan khi góp ý tài liệu thảo luận là

các quyền phải được xem xét phân bổ lại cho các nhà khai thác hiện tại ít nhất

05 năm trước ngày hết hạn, kèm theo yêu cầu về một mức giá xác định mà

127

Page 128: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

doanh nghiệp phải trả. Về cơ bản, các nhà đầu tư muốn Chính phủ quyết định

chính sách tái phân bổ trước khi quyền lợi của họ hết hiệu lực để họ có thể lên

kế hoạch và đầu tư có hiệu quả và bảo vệ đầu tư dài hạn vào thiết bị và tài sản,

bao gồm cả thương hiệu.

Chính phủ đã công bố quyết định về chính sách phân bổ lại quyền sử

dụng băng tần, với nội dung chính là:

- Quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được phân bổ lại cho các nhà khai

thác đang sở hữu quyền này, thực hiện 05 năm trước khi giấy phép hết hạn, trên

cơ sở tiếp tục cho phép sử dụng thêm 20 năm tùy thuộc vào việc xem xét từng

trường hợp cụ thể, để đảm bảo phù hợp với mục tiêu chung là tối đa hóa giá trị

phổ tần cho toàn xã hội.

- Quyền sử dụng phổ tần sẽ được gia hạn với một mức giá được xác định

bằng các công thức định giá ước tính giá trị thị trường.

- Nếu các nhà mạng đang sở hữu các quyền đối với băng tần và giấy phép

hiện tại không muốn trả giá này thì các quyền tương ứng sẽ được phân bổ lại

bằng cách đấu giá.

Thực tế, băng tần 1800 MHz và 2100 MHz, giấy phép sử dụng băng tần

này cấp cho các nhà khai thác sẽ hết hiệu lực vào năm 2021. Theo quy hoạch,

các băng tần này được xác định là IMT, hiện đang được 03 nhà cung cấp dịch vụ

viễn thông di động chính sử dụng để cung cấp các dịch vụ 3G và 4G.

Năm 2016, tại thời điểm 05 năm trước khi giấy phép hết hiệu lực, RSM

đã xây dựng báo cáo các phương án cho việc gia hạn giấy phép tại các băng tần

1800 MHz và 2100 MHz nhằm tạo cơ sở cho các cuộc thảo luận với các chủ thể

được cấp phép hiện tại (các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông) về tương lai của

các quyền này.

c) Canada

128

Page 129: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Việc quản lý sóng vô tuyến điện của Canada được giao cho Bộ Khoa học

và phát triển kinh tế Canada (ISED). Quan điểm của ISED về mục tiêu cho việc

gia hạn giấy phép là:

- Thúc đẩy đổi mới và đầu tư.

- Hỗ trợ cạnh tranh bền vững để người tiêu dùng và doanh nghiệp được

hưởng lợi.

- Tạo điều kiện cho việc triển khai và cung cấp kịp thời các dịch vụ trên

cả nước, bao gồm cả các vùng nông thôn.

Băng tần AWS (băng tần 1800 MHz và 2100 MHz) được ghép nối với

nhau, hỗ trợ các hệ thống di động 3G và 4G và dự kiến sẽ hỗ trợ các công nghệ

trong tương lai (5G). Các giấy phép băng tần AWS được cấp có thời hạn 10

năm. Các quy tắc được quy định trong Khung đấu giá ở Canada được áp dụng

cho giấy phép băng tần sẽ được trao thông qua đấu giá AWS, bao gồm: "Tư vấn

cộng đồng liên quan đến việc gia hạn giấy phép sẽ bắt đầu chậm nhất là hai năm

trước khi kết thúc thời hạn giấy phép nếu cơ quan quản lý dự báo khả năng sẽ

không gia hạn giấy phép hoặc xem xét phí gia hạn".

Các quy tắc trên được áp dụng chung cho băng tần di động. Tối thiểu 02

năm trước khi hết hạn giấy phép, người được cấp phép có thể đăng ký gia hạn

giấy phép có thời hạn cấp phép thêm tối đa là 10 năm. Việc gia hạn giấy phép

AWS sẽ được thực hiện theo một quy trình tham vấn cộng đồng được bắt đầu

vào năm thứ 08 của giấy phép. Việc tham vấn cộng đồng sẽ xem xét mức độ bao

phủ địa lý trong khu vực được cấp phép, trong số các yếu tố khác được nêu

trong khung chính sách AWS. Khi đạt được các điều kiện về giấy phép và người

được cấp phép có thể chứng minh được phạm vi địa lý tối thiếu phù hợp với các

mục tiêu đưa ra trong Phụ lục 02 của khung chính sách AWS, giấy phép AWS

sẽ có một kỳ vọng cao được cấp giấy phép mới thông qua quá trình gia hạn trừ

khi vi phạm điều kiện giấy phép, hoặc cơ quan quản lý có kế hoạch quy hoạch

phổ tần sang dịch vụ mới hoặc phát sinh chính sách quan trọng.

129

Page 130: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Theo quy định pháp luật, Bộ trưởng có quyền sửa và sửa đổi các điều

khoản và điều kiện của giấy phép băng tần trong thời hạn của giấy phép. Phí

giấy phép phản ánh giá trị thị trường sẽ áp dụng cho giấy phép mới được cấp

thông qua quá trình gia hạn. Theo đó, quá trình gia hạn sẽ xác định xem giấy

phép mới sẽ được cấp hay không, điều khoản và điều kiện áp dụng cho giấy

phép mới và lệ phí giấy phép.

d) Mỹ

Tại Mỹ có 2 cơ quan quản lý tần số là FCC và NTIA. Trong đó FCC trực

thuộc quốc hội, có trách nhiệm quản lý việc sử dụng tần số dùng riêng và dùng

cho mục đích thương mại (bao gồm cả phát thanh, truyền hình); NTIA trực

thuộc Chính phủ, quản lý toàn bộ việc sử dụng tần số của Chính phủ, gồm cả

việc sử dụng tần số phục vụ mục đích an ninh công cộng, quốc phòng, hàng

không, hàng hải, khí tượng thuỷ văn,… Để phối hợp trong công tác quản lý tần

số giữa FCC và NTIA có thoả thuận phối hợp chung.

Mục tiêu quản lý của FCC:

- Thúc đẩy cạnh tranh, đổi mới, đầu tư vào các dịch vụ và cơ sở hạ tầng

băng rộng.

- Khuyến khích sử dụng hiệu quả cao nhất phổ tần số trong nước và quốc

tế.

- Sửa đổi các quy định về truyền thông để các công nghệ mới phát triển.

Quan điểm cơ quan quản lý cho rằng với điều khoản cấp phép 10 năm kết

hợp với kỳ vọng cấp mới lại giấy phép sẽ giúp tạo ra môi trường pháp lý ổn định

hấp dẫn các nhà đầu tư, từ đó khuyến khích phát triển các băng tần này.

Nhà mạng đã được cấp phép băng tần sẽ nhận được quyền ưu tiên hoặc cấp

mới lại giấy phép nếu cung cấp dịch vụ đáng kể trong khoảng thời gian cấp phép

và đã tuân thủ Đạo luật truyền thông và các quy tắc và chính sách của Ủy ban.

e) Pháp

130

Page 131: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Theo quy định của pháp luật Pháp thì cơ quan quản lý quốc gia (ARCEP)

đưa ra đề xuất về việc tái cấp phép phổ tần (đấu giá, thi tuyển hoặc đổi mới giấy

phép).

Theo quan điểm của cơ quan quản lý, sẽ không có ưu tiên cho các nhà

mạng hiện tại khi tham gia đấu giá hoặc thi tuyển đối với các băng tần di động

mới (chưa được cấp phép).

Đối với những băng tần đã cấp cho các nhà khai thác, Cơ quan quản lý có

xu hướng cam kết về cấp mới giấy phép khi giấy phép hết hạn để đảm bảo sự

chắc chắn về mặt pháp lý cho các khoản đầu tư của các nhà khai thác. Các điều

kiện để được cấp mới lại giấy phép sẽ được thông báo cho các nhà khai thác 02

năm trước khi giấy phép hết hạn.

Tại thời điểm năm 2006 và 2009, giấy phép của các nhà mạng Orange,

SFR và Bouygues Telecom tại băng tần 900 MHz và 1800 MHz hết hạn, các

giấy phép này tại thời điểm trước đó đang được triển khai GSM và được cấp

phép cho các nhà mạng thông qua hình thức thi tuyển, ARCEP đã gia hạn những

giấy phép này thêm 15 năm với các nghĩa vụ kèm theo, cụ thể là bổ sung những

nghĩa vụ về vùng phủ đối với các nhà mạng.

Phí cấp phép do chính phủ quy định bao gồm 02 phần: một khoản thanh

toán cố định hàng năm là 25 triệu Euro và một khoản phí là 1% doanh thu của

nhà mạng.

f) Nhận xét

Thực tiễn áp dụng đối với các nước Anh, Pháp, Mỹ, Canada, New

Zealand đã chứng minh rằng: việc cơ quan quản lý có những chính sách về cấp

phép băng tần đảm bảo được tiếp tục cấp mới giấy phép khi giấy phép hết hạn

hoặc thời hạn của giấy phép di động dài tạo sự chắn chắn về pháp lý, giảm rủi ro

để khuyến khích đầu tư và có ảnh hưởng rất lớn đối với niềm tin của các nhà đầu

tư, họ sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp hơn và tỉ lệ đầu tư vào lớn hơn.

131

Page 132: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Trước khi đến thời điểm hết hạn giấy phép (thông thường từ 2 đến 5

năm), cơ quan quản lý có thông báo đến các nhà khai thác những điều kiện để

được tiếp tục gia hạn giấy phép, trừ những trường hợp có những chính sách thay

đổi đối với những băng tần đang được khai thác này.

Để tránh trường hợp những nhà khai thác kém hiệu quả được tiếp tục gia

hạn, đồng thời tăng cường hiệu quả sử dụng phổ tần số hiệu quả, tối đa hóa lợi

ích cho xã hội thì cơ quan quản lý các nước trên cơ sở đưa ra những điều kiện

(đánh giá chất lượng dịch vụ, vùng phủ, các điều kiện kỹ thuật, việc đóng phí và

xem xét các hành vi vi phạm điều kiện giấy phép) để xem xét, đánh giá doanh

nghiệp có được tiếp tục gia hạn hay không. Cơ quan quản lý thông qua cơ chế

tham vấn đưa ra các lựa chọn, điều kiện, phương thức và cả phí sử dụng kèm

theo để có thể được tiếp tục gia hạn.

Các lập luận bảo vệ quan điểm đấu giá sau khi giấy phép sử dụng băng

tần đó hết hạn chủ yếu với mục đích thu ngay được một khoản tiền cho ngân

sách. Tiền trúng đấu giá thường rất lớn, nếu các nhà khai thác phải đóng ngay

khoản tiền này cho Chính phủ thì có thể ảnh hưởng đến vốn đầu tư phát triển

mạng lưới, đồng thời làm gián đoạn việc tiếp tục đầu tư khi doanh nghiệp sắp

hết hạn giấy phép. Thực tiễn, các nước xem xét ở trên đã có chính sách bù đắp

khoản tiền này vào phí sử dụng tần số hàng năm, điều này tạo các ưu đãi đầu tư

cho các nhà khai thác, họ không phải trả tiền ngay lập tức mà sử dụng số tiền

này vào đầu tư phát triển mạng lưới và dịch vụ. Sự phát triển của thị trường viễn

thông các nước trên đã chứng minh những chính sách đúng đắn của cơ quan

quản lý.

4.2.2.4. Thị trường viễn thông Việt Nam

4.2.2.4.1. Hiện trạng thị trường di động Việt Nam

Sự phát triển số lượng thuê bao di động

132

Page 133: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2015 20160

20

40

60

80

100

120

140

160

22.41

52.86

86.85

113.4127.68

144.19 148.33137.93 137.9 139.2

Số thuê bao điện thoại di động / 100 dân

Số thuê bao điện thoại di động / 100 dân

Hình 9: Số thuê bao di động/ 100 dân giai đoạn 2006-2016

Tính từ năm 2005 đến 2010, số lượng thuê bao di động tại Việt Nam có

sự phát triển bùng nổ, tính đến tháng 12/2006 cứ khoảng 5 người dân thì có một

người sử dụng thuê bao di động. Qua mỗi năm số lượng người sử dụng điện

thoại di động tăng trung bình khoảng 150%, đột biến từ năm 2006 đến 2007 tăng

230%. Năm 2009, số lượng thuê bao di động vượt quá dân số, đạt tỉ lệ cứ mỗi

người dân sử dụng 1,134 số thuê bao di động. Xuất hiện tình trạng một người

dân sở hữu hơn một số điện thoại.

Tính từ năm 2011 đến 2016, tỉ lệ số thuê bao điện thoại di động trên 100

dân ổn định và dao động khoảng cứ mỗi người dân có 1,4 số thuê bao di động và

cao nhất vào năm 2012 với tỉ lệ 148,33 số thuê bao di động trên 100 dân.

Sự phát triển dịch vụ dữ liệu băng rộng

133

Page 134: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2015 20160

20

40

60

80

100

120

140

Số lượng thuê bao di động 2G và 3G (triệu thuê bao)

Thuê bao 2G Thuê bao 3G

Hình 10 : Số lượng thuê bao di động 2G và 3G tại Việt Nam

Theo biểu đồ thống kê số lượng thuê bao di động 2G và 3G tại Việt Nam

giai đoạn từ năm 2005 - 2016, tỉ trọng số lượng thuê bao di động 2G và 3G còn

rất chênh lệch, số lượng thuê bao 2G tính đến 2016 vẫn chiếm khoảng 70% số

lượng thuê bao di động (cả 2G và 3G).

Tuy nhiên, do chất lượng và vùng phủ sóng tập trung chủ yếu ở các thành

phố, cước dịch vụ cao hạn chế sự phát triển thuê bao 3G. Trong khi nhu cầu sử

dịch vụ dữ liệu của người dùng ngày càng cao, đây là thị trường tiềm năng cho

các dịch vụ dữ liệu băng rộng.

Sự tham gia, sát nhập, rút khỏi thị trường của các doanh nghiệp cung cấp

dịch vụ

Giai đoạn những năm 2010-2016 là giai đoạn cạnh tranh khắc nghiệt giữa

các nhà mạng về thị phần thuê bao di động, một số nhà mạng đã phải sát nhập

như (EVNtelecom sát nhập vào Viettel) hoặc rút khỏi thị trường (S-fone) hoặc

cải tổ lại (Beeline, HT mobile). Tính từ năm 2014 đến nay, số lượng nhà mạng

cung cấp dịch vụ di động ổn định với 05 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 2G,

trong đó 04 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3G. Tuy nhiên thị phần thuê bao của

134

Page 135: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

các nhà mạng rất khác nhau, trong 05 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động

mặt đất thì thị phần thuê bao tập trung phần lớn (khoảng 94%) vào 03 doanh

nghiệp Viettel, Vinaphone, Mobifone, trong đó Viettel là doanh nghiệp đang

chiếm lĩnh thị trường với 42.5% thị phần di động 2G và 57.7% thị phần di động

3G. 02 doanh nghiệp Vietnammobile và Gtel chiếm thị phần rất nhỏ (khoảng

5%).

Trong đó, các doanh nghiệp lớn (Viettel, MobiFone, VinaPhone-VNPT)

có hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin di động hiệu quả.

Vietnamobile hiện có số lượng thuê bao đứng thứ 4 trên thị trường Việt

Nam. Trong năm 2016, sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi

từ hình thức hợp tác kinh doanh giữa Hanoi Telecom và Hutchison thành Công

ty cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile, doanh nghiệp này đã tiếp tục đầu

tư để mở rộng mạng lưới và đang có những đề xuất với cơ quan quản lý tháo gỡ

những khó khăn, vướng mắc.

Gtel-Mobile thời gian gần đây có hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin

di động gặp nhiều khó khăn và là doanh nghiệp hiện có lượng thuê bao di động

ít nhất trên thị trường. Công ty Gtel-Mobile còn nợ phí sử dụng băng tần và kho

số viễn thông.

Nhận xét

Từ những đánh giá thị trường di động Việt Nam, có thể thấy rằng, giai

đoạn những năm 2005 - 2010 là giai đoạn bùng nổ thị trường với sự phát triển

về số lượng các thuê bao, số lượng các nhà khai thác, dịch vụ cung cấp chính là

thoại và tin nhắn. Giai đoạn những năm 2011-2016 là giai đoạn thị trường cạnh

tranh cao giữa các nhà khai thác về thị phần thuê bao với việc sáp nhật, rút khỏi

thị trường của các nhà khai thác. Thị trường ổn định với 03 nhà cung cấp dịch

vụ lớn chiếm hơn 95% thị phần thuê bao di động. Tỉ lệ thuê bao di động 2G (chủ

yếu là thoại và tin nhắn) còn chiếm tỉ trọng cao. Sự phát triển của các thiết bị

smartphone giá rẻ, các dịch vụ về băng rộng phát triển thể hiện nhu cầu sử dụng

135

Page 136: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

dữ liệu băng rộng là rất lớn, do đó đây là thị trường tiềm năng cho các doanh

nghiệp cung cấp dịch vụ di động dữ liệu băng rộng khai thác.

4.2.2.4.2. Hiện trạng băng tần đã cấp cho các doanh nghiệp

Hiện nay, có 05 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động đang

được cấp giấy phép sử dụng băng tần với tổng lượng phổ tần đã cấp phép là

339,6 MHz. Cụ thể như sau:

Băng tần900

MHz

1800

MHz

2100

MHz

Tổng cộng

(MHz)

Chiếm tỷ lệ

%

Vinaphone 2 x 8.4 2 x 20 2 x 15 86.8 25,56 %

MobiFone 2 x 8.2 2 x 20 2 x 15 86.4 25.44%

Viettel 2 x 8.2 2 x 20 2 x 22.5 101,4 29,86%

Vietnamobile 2 x 10 0 2 x 7.5 35 10,31%

Gtel-Mobile 0 2 x 15 0 30 8,83%

Trong các băng tần dành cho thông tin di động, băng tần dưới 1000 MHz

(băng tần dưới 1GHz) là các băng tần có vai trò đặc biệt quan trọng, thiết yếu

đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động do ưu thế về truyền

sóng, mở rộng vùng phục vụ và có hiệu quả đầu tư cao. Hiện nay, việc cấp phép

băng tần dưới 1 GHz cho thông tin di động như sau:

Doanh nghiệp Lượng phổ tần đã được cấp phép Chiếm tỷ lệ

Vinaphone 2 x 8.4 MHz 24,14 %

MobiFone 2 x 8.2 MHz 23,56 %

Viettel 2 x 8.2 MHz 23,56 %

Vietnamobile 2 x 10 MHz 28,74 %

136

Page 137: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Gtel-Mobile 0 0 %

Băng tần dưới 1GHz cấp cho các doanh nghiệp tương đối đồng đều

Đánh giá chung hiện trạng cấp phép các băng tần cho doanh nghiệp:

- Ba doanh nghiệp lớn (Viettel, MobiFone, VinaPhone-VNPT) hiện nắm

giữ trên 80% tổng lượng phổ tần đã được cấp phép. Lượng phổ tần phân bổ cho

ba doanh nghiệp này là không chênh lệch nhiều.

- Lượng phổ tần của Vietnamobile, Gtel-Mobile ít, chỉ bằng 1/3 đến 1/2

lượng phổ tần của doanh nghiệp lớn.

- Gtel-Mobile là doanh nghiệp duy nhất không có băng tần thấp dưới

1GHz.

4.2.2.5. Mục tiêu chính sách

Dựa trên những chính sách vĩ mô về phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư

nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị

trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước.

Đối với thị trường viễn thông, cơ quan quản lý sử dụng các công cụ, chính

sách để đảm bảo tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và minh bạch, phân bổ

các nguồn lực phù hợp với cơ chế thị trường. Nhóm đề tài đề xuất như sau:

Mục tiêu quản lý

Linh hoạt trong chính sách cấp phép đối với các giấy phép sử dụng băng

tần đã cấp cho doanh nghiệp (trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước

trên thế giới).

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai công nghệ mới, bắt kịp với xu

hướng phát triển công nghệ viễn thông trên thế giới, nâng cao chất lượng dịch

vụ, hiệu quả sử dụng phổ tần;

137

Page 138: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Đảm bảo hài hòa lợi ích về kinh tế của quốc gia, lợi ích của doanh nghiệp

và người sử dụng dịch vụ.

Tiêu chí cụ thể:

- Bảo đảm sự ổn định, phát triển của thị trường viễn thông tuân theo cơ

chế thị trường dưới sự điều tiết của nhà nước;

- Bảo đảm cung cấp dịch vụ liên tục cho người sử dụng và chất lượng

dịch vụ ngày càng được nâng cao;

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và đổi mới công nghệ;

- Sử dụng hiệu quả phổ tần số, đem lại lợi ích tối đa cho nhà nước, xã hội;

- Thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa giữa các

doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

4.2.2.6. Đề xuất chính sách

Theo quy định của phát luật hiện hành thì sau khi giấy phép sử dụng băng

tần hết hạn thì doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng băng tần phải trúng đấu giá

hoặc trúng tuyển trong thi tuyển.

Đánh giá của nhóm nghiên cứu về quy định hiện hành đối với tiêu chí

quản lý như sau:

- Bảo đảm sự ổn định, phát triển thị trường viễn thông tuân theo cơ chế thị

trường dưới sự điều tiết của nhà nước: theo phân tích về hiện trạng thị trường di

động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang có 05 doanh nghiệp cung cấp dịch

vụ, trong đó, 03 doanh nghiệp lớn chiếm hơn 95% thị phần thuê bao (03 doanh

nghiệp này đều là doanh nghiệp nhà nước), đang cung cấp dịch vụ ổn định cho

khách hàng. Giấy phép băng tần sau khi hết hạn thì băng tần đó sẽ được mang ra

đấu giá hoặc thi tuyển (theo quy định) dẫn đến các doanh nghiệp đang khai thác

băng tần có khả năng không tiếp tục được sử dụng khối băng tần, doanh nghiệp

mới có khả năng tham gia thị trường. Tuy nhiên, với quy định hiện hành về điều

kiện gia nhập thị trường, cam kết đối với doanh nghiệp mới thì khả năng việc có

thêm nhà khai thác hay việc doanh nghiệp đang khai thác không được tiếp tục sử 138

Page 139: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

dụng băng tần đều ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định, phát triển của thị

trường.

- Cung cấp dịch vụ liên tục cho khách hàng: Nếu áp dụng theo quy định

này thì trường hợp doanh nghiệp đang khai thác không trúng đấu giá hoặc trúng

tuyển dẫn đến có thể làm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ cho người sử dụng.

Lúc này, người sử dụng dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng, trước hết gián đoạn sử dụng

dịch vụ, chất lượng dịch vụ không được cải thiện do doanh nghiệp giảm đầu tư

vì không chắc chắn có tiếp tục được sử dụng băng tần hay không.

- Khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp: Nếu thực hiện theo quy định

hiện hành, lấy lại băng tần đã cấp để đấu giá hoặc thi tuyển lại sẽ hạn chế doanh

nghiệp đầu tư vào giai đoạn những năm cuối của thời hạn giấy phép. Thực tế đã

chứng minh với các nước theo xu hướng đảm bảo việc doanh nghiệp có thể

được tiếp tục cấp mới giấy phép sau khi giấy phép cũ hết hạn có ảnh hưởng rất

lớn tới niềm tin đầu tư của các nhà khai thác, khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn.

Nhà nước quản lý thông qua việc đưa ra các điều kiện để tiếp tục được cấp phép

(có tính thêm giá trị kinh tế của khối băng tần).

- Sử dụng phổ tần số đem lại lợi ích tối đa cho nhà nước, xã hội: giấy

phép băng tần sau khi hết hạn thì băng tần đó sẽ được mang ra đấu giá hoặc thi

tuyển (theo quy định). Với thực trạng phát triển, tính cạnh tranh của thị trường

viễn thông Việt Nam hiện nay (số lượng thuê bao, dịch vụ, lượng băng tần đã

cấp, số nhà khai thác) và các điều kiện gia nhập thị trường thì việc có thêm nhà

khai thác mới sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường, sự phân bổ lại phổ

tần có khả năng ảnh hưởng đến đầu tư của các nhà khai thác hiện có, trong khi

nhà khai thác mới cần lượng vốn đầu tư lớn và thời gian tương đối dài mới có

thể chiếm được thị phần thuê bao nhất định, đảm bảo cung cấp dịch vụ với chất

lượng theo quy định. Xét về tính hiệu quả đầu tư thì việc có thêm nhà khai thác

mới trong giai đoạn hiện nay không chắc chắn đem lại hiệu quả kinh tế, gây lãng

phí nguồn lực của xã hội. Trường hợp doanh nghiệp đang được cấp phép hiện

nay được tiếp tục xem xét, cấp mới giấy phép kèm theo những điều kiện ràng

139

Page 140: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

buộc nhất định, cùng với các nghĩa vụ về tài chính, phí, lệ phí khác, thì có thể

mang lại lợi ích nhiều hơn cho doanh nghiệp, người dùng, xã hội.

- Thúc đẩy cạnh tranh: Việt Nam hiện nay đang có 05 nhà khai thác dịch

vụ thông tin di động, con số này là khá lớn so với các nước phát triển châu Âu

(chỉ với 3 đến 4 doanh nghiệp). Thực tế, 02 nhà khai thác (G-Tel,

Vietnammobile) đang gặp khó khăn trong phát triển dịch vụ, tăng số lượng thuê

bao do cạnh tranh của thị trường tập trung vào 03 nhà khai thác lớn (Vietel,

Mobifone, Vinaphone). Nhưng xét trên khía cạnh phân tích thị trường di động

Việt Nam thì trong giai đoạn này đây là thị trường ổn định, có tính cạnh tranh

cao (lượng phổ tần đã được phân bổ, số lượng thuê bao, cơ sở hạ tầng đã triển

khai sâu rộng, điều kiện tham gia thị trường). Do vậy, không cần thu hút thêm

doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Theo kết quả nghiên cứu kinh nghiệm

quốc tế, khi thị trường đã ổn định, cạnh tranh trong thị trường tập trung vào các

doanh nghiệp chiếm thị phần nhất định, những doanh nghiệp chiếm thị phần nhỏ

có xu hướng liên kết với nhau hoặc rời bỏ thị trường.

- Sự linh hoạt của quy định hiện hành: theo quy định hiện hành thì không

có sự phân biệt giữa việc cấp phép băng tần sau khi giấy phép hết hạn và cấp lần

đầu. Việc cấp phép lần đầu và cấp phép băng tần sau khi giấy phép hết hạn có sự

khác biệt rất lớn về số tiền đầu tư để có thể triển khai mạng cung cấp dịch vụ

trên phạm vi cả nước. Do đó, cần có quy định riêng đối với trường hợp cấp phép

mới đối với các băng tần sau khi giấy phép hết hạn.

Từ những phân tích tiêu chí quản lý với quy định hiện hành, kết quả phân

tích thị trường di động Việt Nam, kết quả tham khảo kinh nghiệm của các nước

Anh, New zealand, Canada, Mỹ, Pháp, nhóm nghiên cứu đề xuất chính sách đối

với việc cấp mới giấy phép đối với giấy phép băng tần khi giấy phép này hết hạn

như sau:

Kéo dài thời hạn gia hạn giấy phép sử dụng băng tần sau khi giấy phép

hết hạn bằng với thời hạn cấp mới (15 năm), trong đó có thêm điều kiện để được

gia hạn và tính toán bổ sung thêm vào phí sử dụng hàng năm đối với những

140

Page 141: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

băng tần này (ngoài phí sử dụng hàng năm có tính thêm giá trị kinh tế của băng

tần).

Đề xuất cụ thể:

Về quy định kéo dài thời hạn gia hạn giấy phép sử dụng băng tần sau khi

giấy phép hết hạn

Sửa đổi quy định về gia hạn tại khoản 1 Điều 22 Luật Tần số vô tuyến

điện, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 22:

“d) Đối với giấy phép sử dụng băng tần: thời hạn gia hạn được xét không

vượt quá thời hạn tối đa quy định tại điểm b khoản 2, Điều 16 của Luật này, căn

cứ vào kết quả triển khai thực tế các nội dung quy định của giấy phép viễn

thông, giấy phép sử dụng băng tần và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng

dịch vụ viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể các điều kiện

để tiếp tục gia hạn.

Bộ TTTT thông báo về việc gia hạn giấy phép 03 năm trước thời điểm giấy

phép hết hạn. Trường hợp không gia hạn do sự thay đổi về chính sách, quản lý,

quy hoạch tần số VTĐ, Bộ TTTT thông báo cho doanh nghiệp 03 năm trước

thời điểm giấy phép hết hạn. "

Điều kiện đối với doanh nghiệp để tiếp tục được gia hạn:

- Đã thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ tài chính theo quy định của

pháp luật về viễn thông, tần số VTĐ: bao gồm phí, lệ phí về viễn thông, tần số

VTĐ, trách nhiệm đóng góp vào quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

- Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu trong giấy phép viễn thông, giấy phép sử

dụng băng tần (cam kết dịch vụ, vùng phủ tối thiểu; các điều kiện kỹ thuật, khai

thác,...). Không vi phạm nghiêm trọng các điều khoản trong giấy phép.

Về tính toán bổ sung vào phí sử dụng tần số hàng năm

Sửa đổi, bổ sung Thông tư 265/2016/TT-BTC, trong đó, bổ sung đối

tượng trong bảng phí sử dụng tần số vô tuyến điện tại mục 3.3.1 và 3.3.2 đối với

nhóm băng tần dưới 2200 MHz và nhóm băng tần trên 2200 MHz. Cụ thể, tách 141

Page 142: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

nhóm băng tần dưới 2200 MHz thành 02 đối tượng: đối tượng cấp phép lần đầu

và đối tượng tiếp tục gia hạn giấy phép; tách nhóm băng tần trên 2200 MHz

thành 02 đối tượng: đối tượng cấp phép lần đầu và đối tượng tiếp tục gia hạn

giấy phép.

Đối với đối tượng cấp phép lần đầu thì phí sử dụng hàng năm sẽ được giữ

nguyên theo quy định hiện hành.

Đối tượng gia hạn giấy phép ngoài phí sử dụng hàng năm sẽ được tính

thêm giá trị kinh tế của băng tần đó. Phương pháp xác định giá trị kinh tế của

băng tần cụ thể sẽ được cơ quan quản lý xây dựng đối với từng loại băng tần.

4.2.3. Kết luận

Quyết định số 25/2008/QĐ-BTTTT ngày 16/04/2008 của Bộ Thông tin và

Truyền thông ban hành quy hoạch các băng tần cho hệ thống thông tin di động

tại Việt Nam. Trong đó đã quy định triển khai công nghệ GSM đối với băng tần

1800 MHz.

Cùng với sự phát triển của xã hội, việc chuyển đổi công nghệ trên băng

tần 1800 MHz từ công nghệ GSM sang các công nghệ thông tin di động băng

rộng tiên tiến hơn là xu hướng tất yếu trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, với nhu

cầu sử dụng dữ liệu di động ngày càng tăng, các doanh nghiệp thông tin di động

đã có các động thái để chuyển đổi công nghệ trên băng tần 1800 MHz nhằm đáp

ứng nhu cầu của khách hàng.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 04/2015/TT-

BTTTT quy định triển khai hệ thống thông tin di động IMT (công nghệ thông

tin vô tuyến băng rộng) trên các băng tần 824-835MHz, 869-915MHz, 925-

960MHz, 1710-1785MHz và 1805-1880MHz. Đây là một bước đi kịp thời và

đúng đắn của cơ quan quản lý nhà nước, nhằm quản lý tài nguyên tần số hiệu

quả, tạo hành lang pháp lý để đảm bảo cung cấp dịch vụ thông tin vô tuyến băng

rộng với giá cả phù hợp cho người dùng phổ thông, đồng thời đảm bảo sự phát

triển bền vững của thị trường thông tin di động Việt Nam.

142

Page 143: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xu hướng kéo dài thời gian

sử dụng đối với băng tần di động, phân tích tổng thể thị trường di động Việt

Nam với những mục tiêu, tiêu chí quản lý thì việc tiếp tục gia hạn giấy phép khi

giấy phép hết hạn là phù hợp với Việt Nam. Việc xem xét gia hạn giấy phép tạo

sự linh hoạt trong chính sách cấp phép đối với các giấy phép sử dụng băng tần

đã cấp cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất

lượng dịch vụ, hiệu quả sử dụng phổ tần, đảm bảo hài hòa lợi ích của toàn xã

hội.

Đối với giấy phép băng tần 1800 MHz sẽ hết hạn vào năm 2023, để đảm

bảo việc cấp phép được kịp thời, không gián đoạn cung cấp dịch cho khách hàng

cần tham vấn những điều kiện tiếp tục cấp phép với doanh nghiệp và kịp thời đề

xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tần số vô tuyến điện và các quy định pháp luật về

phí cho phù hợp.

143

Page 144: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

KẾT LUẬN

Từ nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng các băng tần 700/800/900/1800 MHz trong nước; trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp tình hình sử dụng, chính sách quản lý băng tần tại các quốc gia trên thế giới, Nhóm đề tài đã nghiên cứu, đề xuất chính sách để thúc đẩy chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam đối với từng băng tần cụ thể.

Đối với băng tần 700 MHz, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 4 nhóm chính sách lớn:

- Đề xuất chính sách và lộ trình thực hiện chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất băng tần 470-806 MHz giai đoạn 2014 – 2017 và 2018 – 2020 phù hợp với quy hoạch tần số đã nêu tại Thông tư số 26/2013/TT-BTTTT;

- Đề xuất nguyên tắc kết hợp số hóa truyền hình với phủ sóng truyền hình số qua vệ tinh đối với các tỉnh có địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa;

- Đề xuất chính sách hỗ trợ đầu thu truyền hình số qua vệ tinh (DTH) đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa;

- Đề xuất bổ sung, sửa đổi một số quy định tại Quyết định 2451/QĐ-TTg.

Đối với băng tần 800 MHz, nhóm nghiên cứu và đề xuất 2 nhóm chính sách như sau:

- Chính sách quản lý chuyển đổi hệ thống RFID hoạt động ở băng tần 866-868 MHz;

- Chính sách chuyển đổi đối với hệ thống viba truyền dẫn phát thanh hoạt động ở băng tần 845-851 MHz.

Đối với băng tần 900 MHz, nhóm nghiên cứu và đề xuất 2 nhóm chính sách như sau:

- Chính sách quản lý giới hạn số lượng phổ tần tối đa mà mỗi doanh nghiệp được nắm giữ ở băng tần dưới 1 GHz;

- Chính sách quản lý, chuyển đổi công nghệ di động thế hệ 2, thế hệ 3.

Đối với băng tần 1800 MHz, Nhóm đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xu hướng kéo dài thời gian sử dụng đối với băng tần di động. Bên cạnh đó, Nhóm phân tích tổng thể thị trường di động Việt Nam với những mục tiêu, tiêu

144

Page 145: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

chí quản lý thì việc tiếp tục gia hạn giấy phép khi giấy phép hết hạn là phù hợp với Việt Nam. Trên cơ sở đó, Nhóm đề xuất việc xem xét gia hạn giấy phép tạo sự linh hoạt trong chính sách cấp phép đối với các giấy phép sử dụng băng tần đã cấp cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả sử dụng phổ tần, đảm bảo hài hòa lợi ích của toàn xã hội.

Trong bối cảnh các công nghệ viễn thông di động phát triển rất nhanh và như

là kết quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới, yêu cầu

quy hoạch lại các băng tần 700/800/900/1800 MHz đặt ra đối với các quốc gia trên

thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để đáp ứng sự phát triển đó là rất cấp

thiết. Trên cơ sở nghiên cứu các hiện trạng chính sách, kinh nghiệm quốc tế, Nhóm

nghiên cứu số 8 đã nghiên cứu, đề xuất các nhóm giải pháp chính sách để thúc đẩy

việc chuyển đổi công nghệ phù hợp với thực tế Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đề

xuất sớm áp dụng các giải pháp chính sách này vào thực tế để sớm định hướng việc

sử dụng tần số, thúc đẩy công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ viễn

thông di động trong băng tần 700/800/900/1800 MHz và mang lại lợi ích lâu dài

cho kinh tế - xã hội.

145

Page 146: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Quy hoạch phổ tần số quốc gia, Ban hành theo Quyết định số 71/2013/QĐ-

TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2013.

[2] Bộ Thông tin và Truyền thông, Quyết định số 25/2008/QĐ-BTTTT về việc

phê duyệt quy hoạch băng tần cho các hệ thống thông tin di động tế bào số

của Việt Nam trên các dải tần 821 – 960 MHz và 1710 – 2200MHz, năm

2008.

[3] Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tư số 04/2015/TT–BTTTT quy định

triển khai hệ thống thông tin di động IMT trên các băng tần 824-835 MHz,

869-915 MHz, 925-960 MHz, 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz, năm

2015.

[4] Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam các năm 2010,

2011, 2012, 2013, 2014, 2017.

[5] www.mic.gov.vn

[6] www.rfd.gov.vn

[7] www.vnta.gov.vn

[8] www.itu.int

[9]https://www.ofcom.org.uk

[10]https://www.rsm.govt.nz

[11] https://www.ic.gc.ca

[12] https://www.fcc.gov

[13]https://www.arcep.fr

[14]www.gsacom.com

[15] www.analysysmason.com

[16] www.gsma.com

[17] www. coleago.com146