51
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc N n ội, ngày 28 tháng 6 năm 2019 BÁO CÁO Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 Phần thứ nhất KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019 Ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 2019 trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: (i) Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp và bùng phát ở 60 5 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (ii) Diễn biến thời tiết bất thường xảy ra ở nhiều nơi, t ì n h h ìn h x âm nh p m ặn Đ B S C L , tình hình hạn hán một số nơi ở Tây Nguyên, Bắc và Nam Trung Bộ; (iii) Thị trường nhiều mặt hàng nông sản không ổn định, có xu hướng giảm giá mạnh nhất là đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu... Trong bối cảnh đó, Ngành Nông nghiệp và PTNT đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương; sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành trong triển khai quyết liệt cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực ; tổ chức thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/201 9 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và D ự toán ngân sách nhà nước năm 201 9 ; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân trên cả nước ; sự

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nnội, ngày 28 tháng 6 năm 2019

BÁO CÁO Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn

6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019

Phần thứ nhấtKẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019

Ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 2019 trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: (i) Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp và bùng phát ở 60 5 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (ii) Diễn biến thời tiết bất thường xảy ra ở nhiều nơi, t ìn h h ình x âm nh ập mặn ở ĐBSCL, tình hình hạn hán một số nơi ở Tây Nguyên, Bắc và Nam Trung Bộ; (iii) Thị trường nhiều mặt hàng nông sản không ổn định, có xu hướng giảm giá mạnh nhất là đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu...

Trong bối cảnh đó, Ngành Nông nghiệp và PTNT đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương; và sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành trong triển khai quyết liệt cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực; tổ chức thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân trên cả nước và; sự đồng hành của các cơ quan truyền thông đã tạo sự đồng thuận của cả xã hội,… Nhờ vậy, 6 tháng đầu năm 2019, toàn ngành đã đạt được những kết quả khả quan sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Ssáu tháng đầu năm 2019, sản xuất toàn ngành duy trì mức tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 2,71% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi) tăng khoảng 1,44%, lâm nghiệp tăng khoảng 4,20% và thủy sản tăng khoảng 6,47%. Kết quả trên các lĩnh vực cụ thể như sau:

1. Sản xuấta) Trồng trọt Sáu tháng đầu năm, toàn ngành tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi

cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, đã chuyển 51,45 nghìn ha đất lúa (các địa phương phía Nam 39,95 nghìn ha, các địa phương phía Bắc 11,5 nghìn ha), tăng 18,65 nghìn ha so với cùng kỳ năm 2018, sang trồng các loại rau, quả,

Page 2: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

cây công nghiệp lâu năm, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đồng thời, tăng cường sử dụng giống chất lượng cao và tổ chức sản xuất theo mô hình “cánh đồng lớn” không chỉ trên lúa mà còn trên các đối tượng cây rau màu khác; đẩy mạnh áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP. Diện tích được chứng nhận VietGAP đạt khoảng 38,6 nghìn ha, tăng 2,3 nghìn ha so với cùng kỳ năm 2018.

- Sản xuất lúa: Tính đến hết tháng 6, cả nước gieo cấy được 5.327,6 nghìn ha lúa, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2018; thu hoạch được 3.400 nghìn ha, tăng 4,0%. Ước năng suất lúa bình quân trên diện tích thu hoạch đạt 65,4 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 22,2 triệu tấn, tăng 659 nghìn tấn1 . Trong đó:

+ Các địa phương phía Bắc đã gieo cấy được 1.458,9 nghìn ha (1.116,0 nghìn ha lúa Đông xuân và 342,9 nghìn ha lúa hè thu, mùa), tăng 0,3% cùng kỳ năm 2018; thu hoạch được 1.112,1 nghìn ha, năng suất ước đạt 63,8 tạ/ha; sản lượng ước đạt 7,09 triệu tấn, giảm gần 140 nghìn tấn.

+ Các địa phương phía Nam đã gieo cấy được 3.868,7 nghìn ha (2.000,4 nghìn ha lúa Đông Xuân, 1.790,8 nghìn ha lúa Hè thu và 81,8 nghìn ha lúa Mùa), giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2018; thu hoạch được 2.287,5 nghìn ha (2.000,4 ha lúa Đông xuân và 287,1 ha lúa Hè thu); năng suất ước đạt 66,9 tạ/ha; sản lượng ước đạt gần 15,1 triệu tấn, tăng gần 800 nghìn tấn.

Tính đến hết tháng 6, cả nước đã gieo cấy được 5.403 nghìn ha lúa, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2018; thu hoạch được 3.123,7 nghìn ha, tăng 0,7%. Ước năng suất lúa bình quân đạt 66 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 20,6 triệu tấn, tăng 23,3 nghìn tấn2. Trong đó:

+ Các địa phương phía Bắc đã gieo cấy được 1.445,2 nghìn ha (1.116,5 nghìn ha lúa Đông xuân và 329,15 nghìn ha lúa hè thu, mùa), bằng 99,6% cùng kỳ năm 2018; thu hoạch được 1116,1 nghìn ha, năng suất ước đạt 63,8 tạ/ha, sản lượng ước đạt 7.156 nghìn tấn, giảm 77 nghìn tấn.

+ Các địa phương phía Nam đã gieo cấy được 3.958 nghìn ha (2.000,4 nghìn ha lúa Đông xuân, 1.876,5 nghìn ha lúa Hè thu và 81,1 nghìn ha lúa mùa), tăng 23 nghìn ha; thu hoạch được 2.007,6 nghìn ha (lúa Đông xuân), năng suất ước đạt 66,9 tạ/ha, sản lượng ước đạt gần 13,5 triệu tấn, tăng 100,3 nghìn tấn.

- Rau màu: Diện tích ngô ước đạt 558,7 nghìn ha (tăng 0,1%), sản lượng đạt 1,92 triệu tấn (giảm 1,04%); diện tích khoai lang đạt 79,6 nghìn ha (giảm 1,2%), sản lượng đạt 852,5 nghìn tấn (giảm 12,5%); diện tích lạc đạt 137,8 nghìn ha (giảm 4,0%), sản lượng đạt 377 nghìn tấn (giảm 2,1%); diện tích đậu tương đạt 23,8 nghìn ha (giảm 2,5%), sản lượng đạt 48,7 nghìn (giảm 16%).

Diện tích rau, đậu các loại ước đạt 706,6 nghìn ha, tăng 2,7%, sản lượng khoảng 9,39 triệu tấn, tăng 3,63%.- Rau màu: Diện tích ngô ước đạt 558,7 nghìn ha (tăng 0,1%), sản lượng đạt 1,92 triệu tấn (giảm 1,04%); diện tích khoai lang đạt 79,6 nghìn ha (giảm 1,2%), sản lượng đạt 728,4 nghìn tấn (tăng 0,3%); 1 theo số liệu của Trung tâm Tin học và TK tổng hợp từ các địa phương; nguyên nhân tăng do tiến độ thu hoạch lúa Hè thu nhanh hơn cùng kỳ năm 2018 là 72% (diện tích thu hoạch lúa Hè thu năm 2018 đạt 166,8 nghìn ha; diện tích thu hoạch năm 2019 sớm hơn năm 2018 và đạt 187 nghìn ha). 2 Tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao (điều này thể hiện rõ nét thành công của cơ cấu lại ngành hàng lúa gạo thời gian qua). Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm gần 80% gạo xuất khẩu.

2

Dang Thi Tuyet Minh, 06/24/19,
Thống nhất lại lấy lũy kế theo tiến độ hay vụ ĐX
Page 3: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

diện tích lạc đạt 137,8 nghìn ha (giảm 4,0%), sản lượng đạt 332,4 nghìn tấn (giảm 4,1%); diện tích đậu tương đạt 23,8 nghìn ha (giảm 2,5%), sản lượng đạt 30,4 nghìn (giảm 3,2%).

Diện tích rau, đậu các loại ước đạt 663,7 nghìn ha, tăng 1,7%, sản lượng khoảng 9,39 triệu tấn, tăng 3,63%.

- Cây lâu năm: Tổng diện tích cây lâu năm hiện có đạt 3.504,1 nghìn ha, tăng 2,9% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nhóm cây ăn quả đạt 1.008,6 nghìn ha, tăng 8,3%; nhóm cây lấy dầu đạt 176,9 nghìn ha, tăng 3,7%; nhóm cây công nghiệp đạt 2.211,2 nghìn ha, giảm 0,1%; nhóm cây gia vị dược liệu đạt 48,5 nghìn ha, giảm 5,2%; các nhóm cây lâu năm khác đạt 58,9 nghìn ha, tăng 56,2%. Sản lượng một số cây cụ thể như sau:

+ Cây công nghiệp: Một số cây công nghiệp dài ngày có sản lượng tăng so với cùng kỳ năm 2018: cao su đạt 372,7 nghìn tấn, tăng 5,94%; điều đạt 283,3 nghìn tấn, tăng 6,34%; chè đạt 462,5 nghìn tấn, tăng 5,4%; hồ tiêu đạt 250,9 nghìn tấn, tăng 0,44%.

+ Cây ăn quả: Do có thị trường tiêu thụ tốt, nên hầu hết sản lượng các cây ăn quả chủ lực đều tăng: Cam 312,3 nghìn tấn, tăng 3,79%; bưởi 196,5 nghìn tấn, tăng 14,11%; thanh long 572,3 nghìn tấn, tăng 11,1%; chôm chôm 208,4 nghìn tấn, tăng 12,7%; xoài 516,6 nghìn tấn, tăng 7,83%; chuối 1,19 triệu tấn, tăng 2,9%; dứa 379,5 nghìn tấn, tăng 2,29%.

b) Chăn nuôiSáu tháng đầu năm 2019, c hăn nu ôi t râu, b ò và ch ăn nu ôi gi a cầ m ti ếp

tụ c tăng trưởng khá mạnhc hăn nu ôi t râu, b ò t ro ng t háng n hìn ch ung ổn đ ịnh , ch ăn nu ôi gi a cầ m ti ếp tụ c đạt kh á. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả nước, đàn bò tăng khoảng 2,6%, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 192,5 nghìn tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2018 do có thị trường tiêu thụ tốt, giá bán thịt bò hơi ở mức cao và người chăn nuôi có lãi. Đàn gia cầm phát triển tốt với mức tăng khoảng 7,5%, sản lượng thịt gia cầm hơi đạt 660,9 nghìn tấn, tăng 8,6%; sản lượng trứng 7,0 tỷ quả, tăng 11,4%. Riêng chăn nuôi lợn gặp khó khăn do dịch tả lợn Châu Phi đang lây lan trên diện rộng và đã xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước (Tính đến ngày 263/6, dịch đã xuất hiện ở 6058 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy khoảnglà gầnhơn 2,837674 triệu con3). Tổng số lợn tháng 6/2019 ước giảm 10,3% so với cùng thời điểm năm 2018, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1.801,2 nghìn tấn, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2018.

* Chủ động, tích cực phòng chống dịch tả lợn châu Phi: Bộ đã tham mưu Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và trực tiếp ban hành trên 55 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống bệnh DTLCP4; Bộ đã

3 Chiếm 9,7% tổng đàn4 như Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của BBT Trung ương Đảng; Chỉ thị số 04/CT-TTg; Nghị quyết số 16/NQ-CP, số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019... Bộ đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019 về triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo Chỉ thị số 34-CT/TW.

3

Dang Thi Tuyet Minh, 06/25/19,
Thống nhất lại lấy lũy kế theo tiến độ hay vụ ĐX
Page 4: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

hoàn thành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh DTLCP. Phối hợp với các Bộ, ngành chức năng, doanh nghiệp, cơ sở khoa học (trong đó có Học viện NN Việt Nam) nghiên cứu thử nghiệm sản xuất vắc xin phòng DTLCP. Khảo nghiệm hiệu quả vaccine đang nghiên cứu là một trong những biện pháp khoa học công nghệ nhằm phòng chống, ngăn ngừa DTLCP.

c) Lâm nghiệpSáu tháng đầu năm 2019, công tác phát triển rừng tiếp tục được Bộ và các

địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, đẩy mạnh trồng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng và nâng cao chất lượng rừng trồng. Tính đến hết tháng 6, cả nước đã chuẩn bị được gần 430 triệu cây giống các loại phục vụ trồng rừng, bằng 87% so với cùng kỳ; diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 103,3 nghìn ha, giảm 1,0% so với cùng kỳ năm trước.diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 108,46 nghìn ha, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, triển khai Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng rừng, chú trọng quản lý giống, trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Đến nay, tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận đạt 91%, tăng khoảng 2% so với năm 2018. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng ước đạt 7,03 triệu m3 , tăng 4,4%5 .

Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng ước đạt 6,5 triệu m3, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Sáu tháng đầu năm, cả nước trồng được 11 nghìn ha rừng thâm canh gỗ lớn, đạt 44% kế hoạch. Lũy kế đến nay cả nước trồng được 217.571 ha rừng thâm canh gỗ lớn, đạt 81,8% kế hoạch; trong đó: Trồng mô hình dự án khuyến lâm 789 ha; địa phương tự thực hiện 216.782 ha (6 tháng đầu năm 2019 trồng trên 11.000 ha).

Sau 8 năm đàm phán, Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) đã được ký kết và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2019. Hiệp định VPA/FLEGT gửi một tín hiệu mạnh mẽ về cam kết của Việt Nam và EU đối với việc thúc đẩy thực hiện Chương trình “Thương mại và phát triển bền vững” của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU.

Công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng tiếp tục được Bộ và các địa phương quan tâm, tăng cường lực lượng tại các điểm trọng yếu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết khô hanh kéo dài nên đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng tại một số địa phương. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại giảm nhiều so với cùng kỳ. Tính đến 20/6/2019, cả nước xảy ra 95 vụ cháy rừng làm thiệt hại 602 ha rừng Tình trạng vi phạm pháp luật Bảo vệ và PT rừng được kiềm chế, 6 tháng đầu năm, cả nước có 4.605 vụ vi phạm, giảm 17,45% so với cùng kỳ năm ngoái.Tính đến 24/6/2019, cả nước xảy ra 95 vụ cháy rừng làm thiệt hại 602 ha rừng. Tình trạng vi phạm pháp luật Bảo vệ và phát triển rừng được kiềm chế, cả nước có 5.646 vụ vi phạm, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2018.

5 Theo Tổng cục LN sản lượng khai thác đạt 9,7 triệu m3 , tăng 4,86% so với cùng kỳ năm 2018

4

Dang Thi Tuyet Minh, 06/25/19,
Hiện đang là số đến 31/5, Tổng cục LN cập nhật thêm
Dang Thi Tuyet Minh, 06/24/19,
Hiện đang là số đến 31/5, Tổng cục LN cập nhật thêm
Dang Thi Tuyet Minh, 06/24/19,
Theo GSO
Dang Thi Tuyet Minh, 06/24/19,
Của GSO là 110k ha nhưng giảm 5% so với 2018
Dang Thi Tuyet Minh, 06/26/19,
Của GSO là 110k ha nhưng giảm 5% so với 2018
Dang Thi Tuyet Minh, 06/24/19,
Check lại
Page 5: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

Đến ngày 20/6/2019, tổng số tiền thu từ DVMTR là 1.208,7 tỷ đồng, đạt 38,7% kế hoạch năm, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2018; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 237.386 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên 70.304 ha; diện tích rừng trồng 167.082 ha.

d) Thủy sản Sáu tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt hơn

3,787 triệu tấn, tăng 6,02% so với cùng kỳ năm 2018. Thời tiết trên các ngư trường khá thuận lợi cho hoạt động khai thác6, Bộ và các địa phương đã tích cực triển khai chính sách phát triển thủy sản theo các Nghị định: số 67/2014/NĐ-CP, số 89/2015/NĐ-CP, số 17/2018/NĐ-CP; nỗ lực thực hiện các khuyến nghị gỡ bỏ thẻ vàng của EU, tổ chức hệ thống truyền thông chủ động tại các nước EU về sản phẩm thủy sản Việt Nam; nên

hHoạt động khai thác thủy sản tiếp tục phát triển, . Ssản lượng khai thác ước đạt 1,88 triệu tấn, tăng 5,4% so (khai thác biển đạt 1,43 triệu tấn, tăng 5,2%; khai thác nội địa đạt 86 ngàn tấn, tăng 1,8%). 1,85 triệu tấn, tăng 5,2% (khai thác biển đạt 1,77 triệu tấn, tăng 5,4%; khai thác nội địa đạt 83 ngàn tấn, tăng 1,2%).

Nuôi trồng phát triển tốt đối với tất cả các đối tượng nuôi chủ lực, sản lượng ước đạt 1,91 triệu tấn, tăng 6,8%. Trong đó: (i) Cá Tra: Mặc dù giá cá tra giảm nhẹ, nhưng sản lượng cá tra của các tỉnh ĐBSCL ước đạt xấp xỉ 684 nghìn tấn, tăng 6,4%; (ii) Tôm: Sản lượng tôm nước lợ ước đạt 278 nghìn tấn, tăng 6,9%.Trong đó: (i) Cá Tra: Mặc dù giá cá tra giảm nhẹ, nhưng sản lượng cá tra của các tỉnh ĐBSCL ước đạt xấp xỉ 652,3 nghìn tấn, tăng 6,8%; (ii) Tôm: Sản lượng tôm nước lợ ước đạt 278,4 nghìn tấn, tăng 6,9%.

đ) Sản xuất muốiTính đến cuối tháng 6, diện tích sản xuất muối ước đạt 13.351 ha, trong

đó diện tích muối thủ công đạt 9.295 ha; diện tích muối công nghiệp đạt 4.056 ha. Do thời tiết diễn biến bất thường, mưa xen kẽ trong vụ sản xuất, nên sản lượng muối chỉ đạt khoảng 600.408 tấn, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Lượng muối tồn trong diêm dân và doanh nghiệp khoảng 388.924 tấn (tăng 43,4 % so với cùng kỳ năm 2018), trong đó miền Bắc 11.981 tấn; miền Trung 245.547 tấn; Nam Bộ 131.396 tấn. Giá muối giữ ổn định: Miền Bắc từ 1.200 - 1.800 đồng/kg; miền Trung: muối thủ công từ 600 - 1.400 đồng/kg, muối công nghiệp từ 1.200 - 1.500 đồng/kg; Nam Bộ từ 900 - 1.500 đồng/kg.

2. Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sảnBộ tiếp tục chỉ đạo triển khai Đề án “Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông

lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch”. Ban hành Kế hoạch cơ cấu lại chế biến nông sản theo hướng nâng cao năng lực chế biến gắn với phát triển thị trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Xây dựng Đề án 6 Mặc dù xuất hiện 02 cơn bão và gió mùa đông bắc ở khu vực KV Bắc Biển Đông, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động khai thác hải sản

5

Page 6: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

cơ cấu lại ngành mía đường theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh cao. Hướng dẫn các địa phương tổ chức sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng cường chế biến sâu các sản phẩm có lợi thế thị trường và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng. Hoàn thành nội dung các báo cáo, các hoạt động (tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học 2 miền Nam, Bắc) và công tác chuẩn bị để tiến tới tổ chức Hội nghị toàn quốc về công nghiệp chế biên NLTS và cơ giới hóa nông nghiệp.

Cùng với sự tác động của nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ đã từng bước được nâng cao năng lực, một số tập đoàn kinh tế lớn đã chú trọng đầu tư vào chế biến sản phẩm nông nghiệp (sáu tháng đầu năm có 11 dự án 7 với tổng mức đầu tư trên 11.415 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào hoạt động). Khi các dự án này hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ tạo nên một bước đột phá về chế biến xuất khẩu nông sản, giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và đa dạng các mặt hàng nông sản, góp phần tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người nông dân.

3. Tiêu thụ nông lâm thủy sảnSáu tháng đầu năm, toàn ngành đã tập trung thực hiện các giải pháp đẩy

mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tháo gỡ các rào cản thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu8 và khuyến khích tiêu dùng nội địa; tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu, liên kết chuỗi giá trị nông sản, quảng bá nông sản hàng hóa9... nên thị trường tiêu thụ nông sản và xuất khẩu vẫn duy trì và tăng mạnh.

Bộ đã chỉ đạo Ttập trung tháo gỡ khó khăn rào cản ATTP của các thị trường nhập khẩu các sản phẩm trái cây, rau, gạo, chè, gỗ và sản phẩm từ gỗ,... Xúc tiến xuất khẩu thịt gà sang Hà Lan, các sản phẩm thịt chế biến sang Hungary; xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản tại thị trường Châu Âu. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xuất khẩu sang Hoa Kỳ các sản phẩm trái cây như bưởi, bơ, sầu riêng và các sản phẩm trái cây khác; xuất khẩu sang Nhật Bản các sản phẩm trái cây tươi như vải, nhãn, bưởi, chôm chôm, vú sữa; thúc đẩy phía Hàn Quốc cấp phép nhập khẩu vú sữa, nhãn, vải, chôm chôm, chanh leo của Việt Nam.

Sáu tháng đầu năm, đã mở cửa các thị trường mới đối với nhiều sản phẩm xuất khẩu, như xoài vào Mỹ10, Anh, Úc; măng cụt vào Trung Quốc11... Điểm nổi bật trong công tác xúc tiến thương mại quốc tế là sự nỗ lực tháo gỡ khó khăn 7 Từ năm 2018 đến nay, tổng vốn đầu tư trên 20.000 tỷ đồng với 30 DA đã hoạt động và đang triển khai cả nước8 Đã tập trung tháo gỡ các vướng mắc để thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng như yến sào, sắn, trái cây, thủy sản... vào Trung Quốc. Phổ biến tới cộng đồng doanh nghiệp các thông tin, nghiệp vụ về ATTP, KDTVkiểm dịch động thực vật, các quy định kiểm soát xuất nhập khẩu NLTS nông lâm thủy sản tại thị trường Trung Quốc. Tiêu biểu như đã ký Nghị định thư mở cửa thị trường tiềm năng Trung Quốc cho mặt hàng sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam9 Tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến, quảng bá nông sản: Phát triển ngành chế biến sắn Việt Nam; Thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo ĐBSCL; Thúc đẩy phát triển bền vững cây ăn quả khu vực phía Bắc và phía Nam; Diễn đàn thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; Hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ, xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản đặc sản địa phương: Sơn La (mận, xoài), Lào Cai (trái cây, thủy sản), Bắc Giang (nhãn, vải)... Diễn đàn quốc tế về chế biến và xuất khẩu rau quả; Hội nghị về tiêu, điều; Hội chợ và Hội thảo quốc tế về ứng dụng CNC trong sản xuất giống và các sản phẩm lâm nghiệp; Tuần lễ quảng bá kết hợp diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang tại Hà Nội.

6

Page 7: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

vướng mắc tại thị trường lớn Trung Quốc, theo đó phía: Trung Quốc tiếp tục mở cửa cho 8 mặt hàng nông sản của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này (sầu riêng, bưởi, chanh leo, khoai lang, dừa, mãng cầu, măng cụt); đã cấp phép nhập khẩu tổ yến và các mặt hàng thủy sản như cua, cá ngừ, cá rô phi, nghêu… Trung Quốc lùi thời hạn áp dụng yêu cầu về lô hàng phải có chứng nhận chất lượng, truy xuất nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng sang tháng 6/2019. Ký kết Nghị định thư cho phép nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa vào Trung Quốc.

Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 6 tháng đầu năm ước đạt 19,77 tỷ USD, tăng 2,2%, nhưng mức tăng có chậm hơn so với cùng kỳ năm 201812 , trong đó: (i) Nhóm hàng nông sản chính ước đạt 9,28 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ; (ii) Các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 320 triệu USD, tăng 4,6%; (iii) Thủy sản ước đạt gần 4 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ; (iv) Lâm sản chính ước đạt 5,23 tỷ USD, tăng 20,3% (trong đó gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt hơn 4,9 tỷ USD, tăng 19,2%, sản phẩm mây, tre, cói 231 triệu USD tăng 52,4%).

Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là: (i) Chè đạt 98 triệu USD, tăng 20,9%, thị trường chính là Pakistan (với 34,1% thị phần) tăng 35,9% về giá trị, đặc biệt xuất khẩu sang Ấn Độ tăng mạnh (gấp 2,4 lần), tiếp theo là Trung Quốc tăng 70,3%; (ii) Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,93 tỷ USD, tăng 19,2%, ngoài thị trường chính là Hoa Kỳ tăng 35,0%, thị trường Ả Rập Xê Út tăng 57,1%, Đài Loan tăng 23,2%, Đức tăng 22,8%, Nhật Bản tăng 19,5%.

Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 4,2 tỷ USD, tăng 4,6% so với 6 tháng đầu năm 2018.

43. Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới a) Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Sáu tháng đầu năm, Chương trình được tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn và ưu tiên bố trí nguồn lực để phấn đấu về đích ngay trong năm 2019; tính đến hết Quý II/2019, cả nước huy động được khoảng 368.256 tỷ đồng13. Đồng thời, Bộ tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình14; triển khai Kế hoạch tổng kết toàn quốc 10 năm thực hiện Chương trình15; đẩy mạnh thực hiện các đề án đã được phê duyệt, xây dựng Đề án “Phát triển Hệ thống trung tâm cung ứng hàng nông sản Việt Nam hiện đại giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030”... Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác truyền thông gắn với tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình, tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi 10 Xoài chính thức trở thành loại quả tươi thứ 6 của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ sau vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa và thanh long.11 Là Đây là loại trái cây thứ 9 được XK xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc thị trường này (sau thanh long, vải, dưa hấu, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm).12 Mức tăng này chậm hơn so với mức tăng 10,08% của kim ngạch XK NLTS 6 tháng đầu năm 2018 (KNXK 19,349 tỷ USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu NLTS 6 tháng đầu năm sang thị trường Trung Quốc đạt 4,4 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2018; thị phần xuất khẩu NLTS sang Trung Quốc trong tổng thị phần xuất khẩu NLTS của Việt Nam giảm 1,84% (từ 29,14% xuống 27,3%).13 trong đó: Ngân sách Trung ương 13.733 tỷ đồng (chiếm 3,7%); đối ứng từ ngân sách địa phương 44.166,5 tỷ đồng (12%); lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác 38.857,7 tỷ đồng (10,6%); Tín dụng 233.674,5 tỷ đồng (63,5%); Doanh nghiệp: 16.554,1 tỷ đồng (4,5%); Cộng đồng và người dân 21.269,7 tỷ đồng (5,8%).14Trình TTgCP, Trưởng BCĐ TW ban hành 03 Quyết định: Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 04/01/2019, Quyết định số 421/QĐ-TTg ngày 16/4/2019; Quyết định số 31/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 05/3/2019 15 Cả nước đã có 603/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?; có 187 Bộ, ngành TWrung ương đã ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình.

7

Page 8: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

báo chí viết về Nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành, phát động Cuộc thi báo chí dành cho các nhà báo ASEAN với chủ đề “Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững”; chỉ đạo xây dựng tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao16.

Đến tháng 6/2019, cả nước đã có 4 . 458 xã ( 50 , 01 %) 4.402 xã (49,38%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 620564 xã (6,9632%) so với cuối năm 2018 (Dự kiến đến Quý III/2019 sẽ hoàn thành mục tiêu năm 2019 và sớm hơn gần 02 năm so với kế hoạch); có 76/664 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân cả nước đạt 15,2643 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí. Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới được giải quyết, đáp ứng theo yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016.

Cả nước đã có 498/63 tỉnh, thành phố phê duyệt Đề án/Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh; trong đó, 05 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Quảng Nam, Lào Cai, Quảng Bình ban hành bộ tiêu chí OCOP cấp tỉnh, công nhận 253 08 sản phẩm OCOP (07 sản phẩm 5 sao, 98 67 sản phẩm 4 sao, 148 34 sản phẩm 3 sao). Bộ đã tổ chức thành công Diễn đàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu và Hội chợ quốc tế OCOP năm 2019.

b) Thực hiện các Chương trình giảm nghèo và PTNT khácThực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao theo Chương trình MTQG về

giảm nghèo bền vững (bao gồm các hợp phần Chương trình 135, Chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP), trong đó tập trung các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất tạo sinh kế cho người dân; thực hiện các dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng 34 dự án mô hình giảm nghèo. Trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch triển khai Chương trình hành động Quốc gia không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025.

Đang tích cực chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng. Đã trình Chính phủ Nghị quyết về bố trí ổn định dân cư trong tình hình mới; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/2019/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg về chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.

54. Phát triển thuỷ lợi, nâng cao năng lực phòng chống thiên taia) Thủy lợiSáu tháng đầu năm, tập trung xây dựng, trình phê duyệt 5 đề án lĩnh vực

thủy lợi17; . Ttổ chức đánh giá thực hiện Chiến lược thủy lợi giai đoạn 2009 - 2017; xây dựng Chiến lược Thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050; . Xxây dựng nhiệm vụ lập Quy hoạch phòng, chống thiên tai và Thủy lợi. Đã tổ chức công bố 05 quy hoạch thủy lợi: Lưu vực sông Đà - Thao; sông Cầu -

16 Đã có 43 tỉnh/ thành phố ban hành tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 15 tỉnh/thành phố đã ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu; 04/04 huyện đã phê duyệt Đề án xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu.17 Gồm: (i) Hiện đại hóa Hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái theo hướng đa dạng hóa nguồn lực và phương thức thực hiện vùng ĐBSCL”; (ii) Nâng cao công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; (iii) Tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý; (iv) Tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý (v) Tăng cường năng lực hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng, dự báo, cảnh báo về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng.

8

Page 9: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

Thương; sông Đáy; Lưu vực sông Hương - Ô Lâu; Lưu vực sông Ba. Thực hiện rà soát quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Gianh; Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng ĐBSCL; báo cáo Chính phủ phương án Quy hoạch Hồ Núi Cốc trên lưu vực sông Cầu - Thương.

TBộ đã tập trung chỉ đạo theo dõi sát nguồn nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi để phục vụ cấp nước cho sản xuất nông nghiệp; đến nay, đã cấp đủ nước phục vụ gieo trồng khoảng 2,953,42 triệu ha lúa vụ Đông Xuân. Phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các địa phương chỉ đạo xả nước từ các hồ chứa thủy điện phục vụ gieo cấy lúa Đông Xuân, tổng lượng nước tiêu điều tiết xả xả 3 đợt đạt 4,42 tỷ m3 đảm bảo cấp nước cho 546.100 ha lúa. Phối hợp xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy điện hợp lý, bảo đảm ưu tiên nguồn nước cung cấp cho cả vụ Hè Thu, Mùa năm 2019. Đồng thời, chỉ đạo vận hành công trình thủy lợi phục vụ đủ nước cho sản xuất nông nghiệp ở miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ, cấp nước và ngăn mặn ở ĐBSCL.

Tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn hồ chứa, công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ năm 2019 (Chỉ thị số 1948/CT-BNN-TCTL ngày 20/3/2019); tập trung xử lý cấp bách 84 hồ chứa được Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ theo Quyết định số 1207/QĐ-TTg ngày 19/9/2018. Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương tiếp tục đổi mới phương thức quản lý khai thác công trình thủy lợi; củng cố, hoàn thiện, phát triển tổ chức quản lý khai thác hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng. Đến nay, cả nước có trên 22.300 tổ chức thủy lợi cơ sở, với mô hình tiêu biểu chủ yếu là Hợp tác xã và tổ hợp tác.

b) Phòng chống thiên tai Sáu tháng đầu năm, đã tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản quy

phạm pháp luật, đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung 02 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; xây dựng các bộ chỉ số kiểm soát an toàn thiên tai; xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 về công tác phòng chống thiên tai. Rà soát, bổ sung Chiến lược Quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Trình Thủ tướng Chính phủ: (i) Đã phê duyệt Ban hành Kế hoạch quốc gia phòng chống thiên tai PCTT quốc gia đến năm 202018 ; (ii) Đề án “Xây dựng Trung tâm chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai Quốc gia, vùng”.

Đã hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 02 Chương trình tổng thể phòng chống thiên tai các vùng miền, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện 07 đề án, trong đó có đề án phòng chống sạt lở toàn quốc. Phối hợp chuẩn bị tốt và tổ chức thành công Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Phối hợp chuẩn bị tốt và tổ chức thành công (chuẩn bị các báo cáo, chủ trì và đồng chủ trì 02 Hội thảo chuyên) Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

Thực hiện tốt nhiệm vụ thường trực BCĐ Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT); theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, chủ động các biện pháp

18 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 30/5/2019

9

Page 10: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

phòng ngừa; kiểm soát an toàn thiên tai; kịp thời ứng phó, khắc phục hiệu quả nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Tham mưu kiện toàn bộ máy BCĐ, BCH PCTT các cấp theo hướng chuyên nghiệp, tập trung, đủ thẩm quyền;. tổ chức thành công Hội nghị tổng kết công tác PCTT năm 2018. Tăng cường công tác truyền thông, tổ chức Tuần lễ quốc gia về phòng chống thiên tai PCTT, kỷ niệm 73 năm ngày truyền thống PCTT Việt Nam; Lễ phát động “Chiến dịch phòng ngừa rủi ro thiên tai liên quan đến nước cho trẻ em, học sinh mùa mưa lũ”; phối hợp với VTV xây dựng các Clip ngắn hướng dẫn người dân phòng tránh thiên tai. Tăng cường công tác ứng dụng tiến bộ khoa học và hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai, bước đầu tiếp cận theo hướng quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp.

Từ đầu năm đến nay, trên cả nước, thiên tai đã làm 3123 người chết và mất tích, 4236 người bị thương; tổng thiệt hại ước tính khoảng 37037 tỷ đồng.

65. Công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm Ngay từ đầu năm, Bộ đã chỉ đạo toàn ngành phát huy kết quả đạt được sau

nhiều năm triển khai Năm hành động cao điểm về vệ sinh, ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng, ATTP. Rà soát và tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách liên quan; tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATTP19; đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm NLTS an toàn và chương trình “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới”.

Tập trung giám sát ATTP các sản phẩm rủi ro cao tiêu thụ trong cả nước: Qua lấy và phân tích 816 mẫu thủy sản nuôi và nông sản chế biến, phát hiện 21 mẫu vi phạm chỉ tiêu ATTP (chiếm 2,5%), tăng 1,7% so với 6 tháng đầu cùng kỳ năm 2018; đã kịp thời chỉ đạo tăng cường kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, thắt chặt khâu buôn bán, lưu thông. Tổ chức kiểm tra công vụ tại một số đơn vị trực thuộc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chất lượng, ATTP tại địa phương, xử lý vi phạm, kịp thời chấn chỉnh, ngăn ngừa tái phạm. Sáu tháng đầu năm, đã rà soát loại bỏ thuốc BVTV chứa hoạt chất Chlorpyrifos, Fipronil và Glyphosate ra khỏi Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Qua đó, chất lượng nông sản cơ bản đảm bảo.

Tập trung giải quyết vướng mắc về rào cản ATTP của các thị trường và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp xuất khẩu20.

76. Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, công ty nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác và thực hiện cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập

19 Phối hợp Hội Nông dân VNiệt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ VN iệt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình phối hợp 526/CTPH-HNDVN-HLHPNVN về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 – 2020. Tiếp tục phối hợp với Ban thời sự Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện chương trình “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới”, đã phát sóng hàng ngày gần 150 số giới thiệu sản phẩm an toàn, mô hình sản xuất an toàn, chuỗi liên kết an toàn,20 Xử lý vướng mắc, mở cửa thị trường xuất khẩu sữa, thủy sản sang Trung Quốc; thủy sản sang Brazil; mở rộng danh sách doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản sang các thị trường: Hàn Quốc (từ 676 lên 693 cơ sở), Trung Quốc (từ 679 lên 701 cơ sở), EU (từ 540 lên 549 cơ sở)...

10

Page 11: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

Sáu tháng đầu năm, đôn đốc Công ty TNHH MTV Thủy sản Hạ Long, Công ty Agreport Hà Nội và NXB Nông nghiệp (các đơn vị chưa hoàn thành bàn giao về SCIC) xây dựng phương án tái cơ cấu. Đã tổ chức kiểm tra, giám sát việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp tại 7 tỉnh21. Chuẩn bị tổ chức Hội nghị sơ kết toàn quốc thực hiện Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả; triển khai thực hiện Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả giai đoạn 2017 - 2020. Sáu tháng đầu năm, cả nước đã thành lập mới được 1 Liên hiệp HTX nông nghiệp, 587 HTX nông nghiệp, nâng tổng số lên 40 Liên hiệp HTX NN, 14.287 HTX NN (tăng 1.687 HTX so với cùng kỳ năm 2018).

Số doanh nghiệp NLTS thành lập mới tăng thêm 1.634 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp cả nước lên 10.988 doanh nghiệp. Bên cạnh sự phát triển, đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Vinamilk, Nafoods, TH, Dabaco Việt Nam, Masan, Lavifood, Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Ba Huân, thương mại và đầu tư Biển Đông… đã đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trong sản xuất nông nghiệp: Trên cả nước đã phát triển mô hình chuỗi với 1.254 chuỗi (tăng 436 chuỗi so với cùng kỳ năm 2018), 1.452 sản phẩm (tăng 56 sản phẩm) và 3.172 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi (tăng 610 địa điểm).

Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW BCH Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; đến nay, đã giảm được 01 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, giảm 38 đầu mối (phòng, khoa, bộ môn, trung tâm) trực thuộc các trường cao đẳng, trung cấp thuộc Bộ; đang hoàn thiện Đề án tổ chức lại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 3 và 5 thành 02 Công ty TNHH nhà nước một thành viên...

87. Công tác đầu tư xây dựng cơ bảnNgày tháng đầu năm, Bộ đã sớm giao kế hoạch vốn năm 2019 để các đơn

vị chủ động thực hiện; hàng tháng tổ chức các cuộc họp giao ban (kể cả họp trực tuyến, các cuộc họp giao ban theo từng chuyên đề, đặc biệt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng) đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn và tháo gỡ khó khăn cho các dự án, nhất là đối với dự án vốn TPCP có kế hoạch gấp 1,5 lần năm 2018, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2019, ứng trước kế hoạch năm 2020. Năm 2019, tổng kế hoạch vốn giao Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý là 14.302 tỷ đồng, . Ưước đến hết tháng 6/2019, thực hiện đạt 4.5489.100 tỷ đồng (đạt 31,45%); giải ngân 4.432500 tỷ đồng (đạt 31%).

Sớm hHDướng dẫn các đơn vị, các Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 (văn bản số 05/BNN-KH ngày 21 Gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Giang, Nghệ An và Hà Tĩnh

11

Page 12: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

02/01/2019); đề nghị bổ sung vốn từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện kết luận của UBTVQH tại Thông báo số 1561/TB-TTKQH ngày 16/01/2018 cho các dự án thủy lợi dở dang; rà soát vốn kết dư từ các dự án vốn TPCP giai đoạn 2016 - 2020.

98. Công tác khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và phát triển nguồn lực

a) Khoa học công nghệTập trung nguồn lực về khoa học công nghệ đối với các sản phẩm chủ lực

xuất khẩu, đặt hàng trực tiếp cho các đơn vị nghiên cứu đến sản phẩm cuối cùng; ưu tiên giải quyết các vấn đề bức xúc thực tiễn sản xuất như: cơ cấu giống, chất lượng vật tư nông nghiệp, phòng trừ dịch bệnh, tái canh cà phê, tưới tiết kiệm… Xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu, lựa chọn tạo giống cây trồng, chủ yêu là cây ăn quả, lúa; nghiên cứu; nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL. Năm 2019, bắt đầu triển khai 05 nhiệm vụ, tập trung vào các đối tượng chủ lực, sản phẩm có lợi thế của vùng, địa phương, hỗ trợ tiềm lực KHCN để xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng CNC.

Thực hiện Khung chương trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (các sản phẩm chủ lực) giai đoạn 2018 - 2025. Sáu tháng đầu năm, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia lúa gạo đến nay đã tạo được 06 giống lúa có khả năng chịu mặn và 06 giống lúa chất lượng như: OM429, OM10636, OM375; VT-NA6, BC15…; Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia nấm ăn và nấm dược liệu đã chọn được 36 nguồn gen tốt; đã triển khai thực hiện 2 nhiệm vụ sSản phẩm ccá da trơn Việt Nam và 22 nhiệm vụ sản phẩm Tôm nước lợ.

Đã tổng hợp, xây dựng Danh mục đặt hàng nhiệm vụ KHCN năm 2020 (35 nhiệm vụ tập trung vào các vấn đề cấp bách phục vụ sản xuất, xuất khẩu).

Tập trung chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ công tác quản lý, giám sát chất lượng vật tư và sản phẩm. Sáu tháng đầu năm, ban hành 01 QCVN, trình ban hành 04 QCVN, công bố 37 TCVN22. Đến ngày 31/5tháng 6/2019, ngành có 99088 TCVN và 213 QCVN (tăng 01 QCVN và 1486 TCVN so với năm 2018), trong đó phục vụ kiểm tra chuyên ngành có 4686 TCVN và 81 QCVN.

Đang hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí dự án, phương án sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC23 và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh triển khai Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP (Gói tín dụng 100.000 tỷ đồng), đến nay dư nợ vay đạt khoảng 40.000 tỷ đồng với 14.723 khách hàng.

22 4 tháng đầu năm 2019: (i) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón (QCVN 189:2019); ii) Tiếp tục hoàn thiện để trình ban hành 04 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi,thức ăn thuỷ sản, ngư cụ; iii) công bố 37 TC về phân bón, Thuỷ sản, Lâm nghiệp, Thú y và Nông sản thực phẩm.23 Sáu tháng đầu năm, Thực hiện Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg, các địa phương công nhận được 06 vùng NNƯDCNC; Thực hiện Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2019, có 2 địa phương công nhận mới được 02 doanh nghiệp NNƯDCNC, đưa tổng số giấy chứng nhận doanh nghiệp NNƯDCNC còn hiệu lực trong toàn quốc đạt 41 doanh nghiệp.

12

Page 13: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

b) Hợp tác quốc tế Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ WTO, APEC,

ASEAN: Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các đề án, kế hoạch: (i) Đề án tổng thể tham gia đàm phán Trợ cấp Thủy sản trong WTO; (ii) Kế hoạch tổ chức Hội nghị Hồ tiêu Quốc tế; (iii) Kế hoạch tổng thể tổ chức Hội  nghị đặc biệt các Quan chức cấp cao ASEAN về Nông lâm nghiệp. Phối hợp tổ chức thành công Hội nghị ASEAN về SPS. Tổ chức Hội thảo tham vấn “Lồng ghép biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng chiến lược, kế hoạch của ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các cam kết trong các FTAs, tổ chức thành công Hội nghị “Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do”. Tham gia đàm phán Hiệp định RCEP, FTA Việt Nam với Israel, khởi động tham vấn đề đàm phán FTA Việt Nam với Anh, tham gia quá trình rà soát cam kết giữa Việt Nam với WTO.

Tích cực xử lý các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật liên quan đến các vấn đề xuất khẩu nông sản, như: (i) Chương trình thanh tra cá da trơn của Hoa Kỳ (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ công bố chính thức quyết định công nhận tương đồng đối với cá tra Việt Nam vào tháng 9/2019); (ii) Thực thi Luật bảo vệ động vật biển có vú của Hoa Kỳ (MMPA), đảm bảo đáp ứng các quy định của MMPA và được Hoa Kỳ đánh giá tương đương cho tất cả các nghề cá của Việt Nam vào tháng 01/2021; (iii) Thực hiện đăng ký với NOAA về tôm khai thác của Việt Nam theo quy định IUU; (iv) Tiếp tục đàm phán với Hoa Kỳ để gỡ bỏ những yêu cầu không phù hợp của chương trình giám sát các sản phẩm thủy sản nhập khẩu yêu cầu truy suất (cho 13 loài thủy sản trong đó có 7 loài nuôi).

Tăng cường thu hút và quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài. Vận động các Tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ đa phương24. Phối hợp với WB, UNDP, GIZ và các cơ quan liên quan để tìm kiếm nguồn viện trợ không hoàn lại của Quỹ Khí hậu xanh (GCF), Quỹ Môi trường toàn cầu và các nguồn tài trợ khác cho các dự án vùng ĐBSCL, vùng Tây Nguyên và cho Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển...

c) Phát triển nguồn nhân lựcTiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên

chức ngành; nâng cao chất lượng đào tạo gắn với quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ và nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp sử dụng nguồn kinh phí giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT (trong đó giao cho 16 đơn vị mở 80 lớp đào tạo nghề cho 2.800 lao động trong vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại có liên kết sản xuất với các doanh nghiệp). Sáu tháng đầu năm, các địa phương đã đào tạo 160.000 lao động nông thôn học nghề nông nghiệp, đạt 55% kế hoạch năm 201925.24 (i) Dự án “Phát triển thủy sản bền vững”; (ii) Dự án “Thực phẩm Nông nghiệp an toàn Việt Nam” (AFSP); (iii) Dự án: “Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai vùng ven biển Việt Nam” (WB10); (iv) Dự án Hỗ trợ phát triển ngành hàng tiêu, điều và cây ăn quả; (v) Dự án Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng với BDKH (ADB9); (vi) Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh và thúc đẩy thương mại hóa nông nghiệp (RBCEP); (vii) Dự án Quản lý tổng hợp rủi ro lũ lụt thích ứng BĐKH (ADB10).25 dự kiến đến hết năm 2019 đạt 100% (nâng số LĐNT lượng lao động nông thôn được đào tạo nghề nông nghiệp NN cho cả giai đoạn 2016 - 2020 là: 1.084.000/1.400.000 người, đạt 77% cho cả giai đoạn).

13

Page 14: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

109. Nâng cao năng lực, thể chế và hiệu quả quản lý ngành a) Xây dựng thể chế, pháp luật- Bộ đã tích cực chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn

bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch đã đề ra. Sáu tháng đầu năm, đã hoàn thành và đảm bảo tiến độ theo quy định: Chính phủ ban hành 021 Nghị định26, ban hành theo thẩm quyền 04 Thông tư của Bộ trưởng. 02/02 đề án được trình Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chủ trì 9 hội nghị, hội thảo chuyên đề về NN và PTNT27.

Tích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030 và hoàn thành tốt nhiệm vụ do các Tiểu ban (Văn kiện và Kinh tế - xã hội) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII phân công28.

b) Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanhTiếp tục thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011

- 2020 và kế hoạch năm 2019 đã đề ra. Ban hành Kế hoạch hành động (Quyết định số 1061/QĐ-BNN-VP ngày 29/3/2019) thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Triển khai đúng tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo các Nghị quyết của Chính phủ: số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sáu tháng đầu năm, đã ban hành Danh mục TTHC lĩnh vực nông nghiệp và PTNT với tổng số 386 TTHC29; số TTHC được cắt giảm so với trước đó là 122 thủ tục30, đã công bố 1.768 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành; cơ bản xóa bỏ tình trạng một mặt hàng chịu sự quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều cơ quan. Tiếp tục vận hành dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho  32  thủ tục trên cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ. Tổng hồ sơ TTHC đã tiếp nhận, xử lý trực tuyến  từ ngày 01/01/2019 đến 30/5/2019 là 2.212 hồ sơ. Đối với  15 thủ tục kết nối một cửa quốc gia, riêng 4 tháng đầu năm 2019 số lượng hồ sơ điện tử tiếp nhận đã nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm 2018 là 6.726 hồ sơ.Cổng dịch vụ công trực tuyến hoạt động ổn định, các thủ tục kết nối hải quan 26 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều. Nghị định số 53/2019/NĐ-CP ngày 17/6/2019 về lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê27 như các Hội nghị: Diễn đàn Ngành công nghiệp CN chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018-thành công, bài học kinh nghiệm, giải pháp bứt phá năm 2019; 4 Hội nghị HN trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh DTLCP; HNội nghị tổng kết công tác PCTT tai năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019; Diễn tập Điều hành hệ thống ứng phó với bão lũ lớn khu vực miền Trung; HNội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020”;28 Chuẩn bị tốt tài liệu, các báo cáo làm việc với Tiểu ban Văn kiện làm việc tại Bộ ngày 19/4/2019. Xây dựng dự thảo báo cáo 03 chuyên phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030. Xây dựng báo cáo của Ban cán sự Đảng Bộ gửi Tiểu ban KT-XH để chuẩn bị buổi làm việc của Đoàn Khảo sát của Tiểu Ban KT - XH làm việc tại Bộ.29 Gồm 248 TTHC cấp TW, 106 TTHC cấp tỉnh, 18 TTHC cấp huyện, 8 TTHC cấp xã và 6 TTHC cơ quan khác30 TTHC cấp trung ương giảm 71 thủ tục (từ 319 xuống còn 248); TTHC cấp tỉnh giảm 31 thủ tục (từ 137 xuống còn 106); TTHC cấp huyện giảm 20 thủ tục (từ 38 xuống còn 18); TTHC cấp xã giảm 4 thủ tục (từ 14 xuống còn 8). Lũy kế đến nay, Bộ đã cắt giảm 276/326 điều kiện đầu tư (bãi bỏ 139, sửa đổi 137 điều kiện), đạt tỷ lệ 84,6%. Việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh: ước tính tiết kiệm được 233.790 ngày công, tương đương 32 tỷ đồng/năm. Bộ đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành từ 7.698 dòng hàng xuống còn 1.768 dòng hàng (đạt 77%).

14

Page 15: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

và tất cả các dịch vụ công mức độ 2 đã được tích hợp lên cổng dịch vụ công; đã có 32 dịch vụ công trực tuyến chính thức được cung cấp ở mức độ 3,4; sáu tháng đầu năm, có thêm khoảng 3.400 hồ sơ tiếp nhận qua hệ thống.

Phối hợp, thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019 do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ đồng chủ trì tổ chức; trong đó, Bộ đồng chủ trì hội thảo Phiên Hiến kế nông nghiệp “Tạo lập và phát triển bền vững các chuỗi giá trị nông lâm thủy sản hội nhập quốc tế”. c) Tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước

Triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII (số 18-NQ/TW và số 19-NQ/TW), Bộ tiếp tụcđã chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giảm biên chế, đặc biệt là tổ chức cấp phòng các trường trung cấp trực thuộc Bộ theo hướng sáp nhập vào các đơn vị thuộc Bộ; đảm bảo thu gọn đầu mối trực thuộc Bộ và các tổ chức bên trong; chỉ đạo triển khai xây dựng phương án sắp xếp. Sáu tháng đầu năm, Bộ đã chỉ đạo và quyết định sắp xếp giảm được 70 các đơn vị cấp phòng không có tư cách pháp nhân trực thuộc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ..

d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra Sáu tháng đầu năm, đã thực hiện 11 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên

ngành, ban hành 52 quyết định xử phạt vi phạm với số tiền xử phạt là 1.171.741.000 đồng; tổ chức 06 cuộc thanh tra hành chính, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 2.226.316.000 đồng;. b an hành 02 qu yết đ ịn h x ử ph ạt vi p hạm h àn h chín h với s ố ti ền 1 68 t riệu đồng . Đồng thời, nghiêm túc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Phòng chống tham nhũng, Kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2019, Chương trình số 684-CTr/BCSĐ ngày 28/12/2018 của Ban cán sự Đảng Bộ về phòng, chống tham nhũng năm 2019. Bên cạnh đó, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về công tác thanh tra nhân dân, tiếp công dân, giải quyết đơn thư và phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những mặt đạt được(1) Công tác xây dựng thể chế; cải cách hành chính mà trọng tâm là cắt

giảm thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, tạo sự chuyển biến tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ và các đơn vị; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, sản phẩm.

(2) Ngay từ đầu năm, Bộ đã chủ động, tích cực, sáng tạo trong công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng ngành. Ngay sau 01 ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019, Ban cán sự Đảng Bộ đã ban hành Nghị quyết số 685-NQ/BCSĐ và Bộ đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-BNN-KH phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết, Quyết định số 02/QĐ-

15

Page 16: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

BNN-KH phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện kịch bản tăng trưởng năm 2019. Đã tổ chức nhiều Hội nghị/Diễn đàn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giải quyết các vấn đề cấp bách của ngành31 và thường xuyên rà soát kịch bản tăng trưởng ngành để điều chỉnh thích ứng với tình hình, phục vụ hiệu quả cho công tác chỉ đạo, điều hành.

(3) Trong bối cảnh 6 tháng đầu năm có rất nhiều thách thức, khó khăn; nhưng s ản xu ất ki nh do an h NLTS ti ếp tụ c d u y t rì mứ c t ă n g t r ư ởn g k h á ; tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 2,71% so với cùng kỳ năm 2018.

(4) Chủ động phối hợp tổ chức phổ biến các FTAs, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại mở cửa thị trường để duy trì, mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực (trái cây, thủy sản, sữa...) và tại các thị trường trọng điểm; đ ặc bi ệt đ ã kị p th ời xử lý , gi ải qu yết các v ướn g mắc t rong x uất kh ẩu t ại các th ị t rườn g t ruyền th ống , nh ư: Trung Quố c, EU v à Ho a K ỳ; d o v ậy, tổ ng ki m ng ạch xu ất kh ẩu toàn ngành ước đạt 19,77 tỷ USD, tăng 2,2% cùng kỳ năm 2018.

(53) Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản đã được quan tâm chỉ đạo kịp thời; n hất l à đã kịp thời th am mưu ch o Ban Bí th ư, Chí nh phủ , Thủ t ướn g Ch ính p hủ b an h àn h các Ch ỉ thị , Nghị quyết, Quyết định, Cô ng đi ện k hẩn32 v ề t ri ển khai đồ ng bộ các gi ải ph áp cấp b ách phòng chống, khố ng ch ế b ệnh dịch tả l ợn Châu Ph i và tích cực tổ chức thực hiện .n hất l à đã kịp thời tổ ch ức th ực h i ện và th am mưu ch o Ban Bí th ư, Chí nh phủ , Thủ t ướn g Ch ính p hủ b an h àn h các Ch ỉ thị , Cô ng đi ện k hẩn v ề vi ệc t ri ển khai đồ ng bộ các gi ải ph áp cấp b ách phòng chống, khố ng ch ế b ệnh dịch tả l ợn Châu Ph i .

(4) Trong bối cảnh 6 tháng đầu năm có rất nhiều thách thức, khó khăn; nhưng s ản xu ất ki nh do an h NLTS ti ếp tụ c d u y t rì mứ c t ă n g t r ư ởn g k h á ; tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 2,71% so với cùng kỳ năm 2018.

(5) Chủ động phối hợp tổ chức phổ biến các FTAs, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại mở cửa thị trường để duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực và tại các thị trưởng trọng điểm; đ ặc bi ệt đ ã kị p th ời xử lý , gi ải qu yết các v ướn g mắc t rong x uất kh ẩu t ại các th ị t rườn g t ruyền th ống , nh ư: Trung Quố c, EU v à Ho a K ỳ; d o v ậy, tổ ng ki m ng ạch xu ất kh ẩu toàn ngành ước đạt 19,77 tỷ USD, tăng 2,2% cùng kỳ năm 2018.

(6) Hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế và tổ chức bộ máy quản lý ngành đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực chỉ đạo điều hành của Bộ, ngành. Công tác nghiên cứu thử

31 (i) Diễn đàn Ngành công nghiệp CN chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 - Tthành công, bài học kinh nghiệm, giải pháp bứt phá năm 2019; (ii) Các HNội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi DTLCP; (iii) Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam VN năm 2019”; (iv) HN thúc đẩy xuất khẩu thủy sản; (iv) HN triển khai Kế hoạch ngành tôm năm 2019; (v) HN phát triển cây ăn trái năm 2019; (vi) H Nội nghị về tiêu thụ lúa gạo vùng ĐBSCL; (vii) Bộ trưởng làm việc với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam; (vii) Hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy Ban Châu Âu.32 Trên 55 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống bệnh DTLCP, như Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của BBT Trung ương Đảng; Chỉ thị số 04/CT-TTg; Nghị quyết số 16/NQ-CP, số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019... Bộ đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019 về triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo Chỉ thị số 34-CT/TW.

16

Page 17: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

nghiệm sản xuất vắc xin các chế phẩm phòng DTLCP gấp rút triển khai, bước đầu có kết quả khả quan.

(7) Công tác thủy lợi đã làm tốt nhiệm vụ điều tiết nước phục vụ sản xuất, công tác phòng chống thiên tai được quan tâm chỉ đạo và thực hiện nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ, giảm nhẹ thiệt hại cho các địa phương và người dân trong vùng bị thiên tai.

(8) Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, v à ưu tiên bố trí nguồn lực và đã để phấn đấu về đích ngay trong 6 tháng nămđầu năm 2019 (sớm hơn gần 1,52 năm so với mục tiêu được giao).

2. Những hạn chế(1) Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu NLTS có dấu hiệu chững lại;

nguyên nhân chủ yếu do giá xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018; kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm33 ; . Kkim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cà phê, gạo, hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn, tôm, cá tra giảm34.

(2) Tỷ lệ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư của Bộ nhìn chung còn chậm, nhất là các dự án vốn trái phiếu Chính phủ, ODA.

(3) Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có sự chỉ đạo quyết liệt, đồng thời sự vào cuộc của các địa phương, nhiều doanh nghiệp và bà con nhân người dân; nhưng DTLCP đã lan rộng và tiếp tục có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của ngành.

(4) Mặc dù, thời gian qua ngành thủy sản đã nỗ lực thực hiện các biện pháp để khắc phục các khuyến cáo của EC; nhưng tiến độ để giải quyết dứt điểm việc gỡ “Thẻ vàng” của EC đối với đánh bắt hải sản Việt Nam còn chậm, một số tỉnh chưa quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát tại cảng cá và hệ thống giám sát tàu cá theo yêu cầu; nguy cơ chuyển sang “Thẻ đỏ”.

(5) Khoảng cách chênh lệch về kết quả đạt chuẩn nông thôn mới giữa các vùng, miền còn khá lớn, nhiều vùng còn thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước, như Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên35.

Phần thứ haiNHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2019

33 Trong đó, KNXK NLTS 6 tháng đầu năm sang Trung Quốc đạt 4,4 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2018; thị phần XK NLTS sang Trung Quốc trong tổng thị phần xuất khẩu NLTS của Việt Nam giảm 1,84% (từ 29,14% xuống 27,3%).34 Giá xuất khẩu giảm sâu (hạt tiêu -265,85%, cao su -57,92%, hạt điều -21,62%, cà phê -11,58%, gạo -16,75%), nên mặc dù khối lượng xuất khẩu tăng nhưng không đủ bù đắp được sự sụt giảm về giá, làm cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, kim ngạch xuất khẩu tuy có tăng nhưng ở mức không cao.35 , cCụ thể: Cao nhất là vùng ĐBSH (82,64%), Đông Nam Bộ (69,33%), ĐBSCL (41,06%), DH NTB (45,7%), Tây Nguyên (37,4%), thấp nhất là MNPB (26,23%); một số địa phương đã cơ bản hoàn thành xây dựng N T M trên địa bàn (như Đồng Nai, Nam Định, Bình Dương, Đà Nẵng) để chuyển sang giai đoạn nâng cao và xây dựng NTM kiểu mẫu, thì một số địa phương khác đạt chuẩn rất thấp (như Sơn La, Điện Biên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Kon Tum…).

17

Page 18: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG NGÀNH NĂM 2019

1. Bối cảnh trong nước và quốc tế 6 tháng cuối năm 2019Sáu tháng đầu năm 2019 có nhiều tín hiệu phục hồi từ kinh tế Mỹ và Nhật

Bản, sự lạc quan bước đầu trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã, góp phần làm hạ nhiệt thị trường tài chính và hàng hóa thế giới. Việc VPA/FLEGT có hiệu lực là cơ hội lớn để gia tăng xuất khẩu các sản phẩm gỗ vào thị trường EU. Tuy nhiên, thương mại và đầu tư toàn cầu đều có dấu hiệu tiếp tục suy giảm. Những tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung và bất ổn địa chính trị trên thế giới đã khiến bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2019 kém lạc quan. Theo đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2019 giảm giảm từ mức 3,7% xuống còn 3,5%, OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 sẽ chỉ tăng 3,5%.

Nhiều thị trường nhập khẩu nông sản siết chặt hơn nữa hàng rào kỹ thuật, chính sách thắt chặt nhập khẩu tiểu ngạch, yêu cầu mới về truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, cấp chứng thư xuất khẩu, đẩy mạnh chính ngạch, thanh kiểm tra chất lượng tại nước xuất khẩu, nhất là Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả chính và các nông sản chủ lực của Việt Nam.

Trong nước, nền kinh tế tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực. Động lực chủ yếu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2019 dự kiến đến từ (i) đà tăng trưởng kinh tế cao và toàn diện trong năm 2018; (ii) môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển; (iii) kết quả đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Ngành nông nghiệp tiếp tục phát huy hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Việc VPA/FLEGT có hiệu lực là cơ hội lớn để gia tăng xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU và việc ký kết Hiệp định thương mại tự do EVFTA (ngày 30/6/2019) chính thức mở ra cơ hội, triển vọng thị trường lớn cho hàng nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức từ diễn biến thời tiết khó lường (hạn hán diễn ra ở một số nơi, như vùng Tây Nguyên, miền Trung); dịch tả lợn châu Phi bùng phát và diễn biến phức tạp dẫn đến phải tăng nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là thịt các loại để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản nội địa duy trì xu hướng tăng, do đã thích nghi với thói quen tiêu dùng của người dân trong nước, thay thế sản phẩm động vật khi dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp.

2. Dự báo tăng trưởng ngành và kim ngạch xuất khẩu NLTSa) Tăng trưởng ngànhKết quả sản xuất kinh doanh toàn ngành 6 tháng đầu năm cho thấy xuất

hiện nhiều khó khăn trong việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng ngành năm 2019, nhất là trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi lan rộng, tiếp tục có diễn biến phức tạp. Do đó, nhiệm vụ từ nay đến hết năm là hết sức nặng nề, khó khăn. ; đĐể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6 tháng cuối năm và cả năm 2019 như kịch bản

18

Page 19: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

tăng trưởng đã đề ra (mục tiêu tăng trưởng cả năm trên 3%), cần có sự tiếp tục quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ cầnsự có những biện pháp điều hành kịp thời, linh hoạt, thúc đẩy phát triển những lĩnh vực còn dư địa tăng trưởng để bù cho những lĩnh vực khó đạt mục tiêu theo kịch bản tăng trưởng cả năm đã đề ra36, cụ thể:

- Trồng trọt: Phấn đấu đạt mục tiêu theo như kịch bản đã đề ra, giá trị sản xuất trồng trọt tăng từ 1,8 - 2%. Giữ năng suất, sản lượng lúa ít nhất bằngtương đương năm 2018; tiếp tục gia tăng sản lượng rau, và cây ăn quả và một số cây công nghiệp có thị trường tiêu thụ tốt.

- Chăn nuôi: Điều chỉnh giảm tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi từ 4,15% xuống còn 3,17%. Tăng sản lượng chăn nuôi khác lên 11,5% (trong đó, thịt gia cầm tăng 1,25 triệu tấn, tăng khoảng 13 - 14%; trứng gia cầm khoảng 13,02 tỷ quả, tăng trên 12%; sản lượng thịt bò tăng 7,%...).

- Thủy sản: Điều chỉnh tăng giá trị sản xuất từ 4,69% lên 6,5%. Tăng sản lượng thủy sản lên trên 6,5% (tăng sản lượng khai thác từ 2,6% lên 4,77%;, trong đó, tăng sản lượng nuôi trồng tăng từ 5,6% lên 7%,trên 7,5%, đặc biệt là tôm nước lợ và cá tra) .

- Lâm nghiệp: Điều chỉnh tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 6% lên trên 8%, trong đó tTập trung tăng sản lượng gỗ khai thác trên 8%, đáp ứng nhu cầu chế biến, xuất khẩu.

b) Kim ngạch xuất khẩuĐể đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2019 khoảng 43 tỷ USD

(trong đó, nông sản 21 tỷ USD, thủy sản 10,5 tỷ USD, lâm sản và đồ gỗ 10,5 tỷ USD, còn lại là các mặt hàng khác), cần thực hiện các giải pháp tác động vào các sản phẩm chủ lực xuất khẩu có triển vọng và khả năng tăng giá trị xuất khẩu cao để bù vào những sản phẩm dự kiến có khả năng không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm, như sau: (i) Nông sản chính từ 21 tỷ xuống còn 20-20,5 tỷ USD; (ii) Lâm sản và đồ gỗ từ 10,5 lên 11-11,5 tỷ USD; (iii) Thủy sản giữ nguyên như kịch bản 10,5 tỷ USD; (iv) Các mặt hàng khác khoảng 1 tỷ USD.

Như vậy, khả năng toàn ngành sẽ nỗ lực đạt 05/05 chỉ tiêu chủ yếu năm 2019, đó là: (i) Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt khoảng 3%; (ii) Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,11%; (ii) Kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt khoảng 43 tỷ USD; (iv) Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 41,85%; (v) Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới đạt trên 50%.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2019

36 Chỉ điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng một số tiểu ngành/lĩnh vực (chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và nội bộ tiểu ngành/lĩnh vực cho phù hợp với bối cảnh thực tiễn và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng chung của ngành cũng như có giải pháp tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất đối với các ngành, lĩnh vực còn dư địa tăng. Với việc giữ nguyên kịch bản tăng trưởng của ngành trồng trọt; điều chỉnh tăng trưởng của ngành chăn nuôi giảm và điều chỉnh tăng trưởng của ngành thủy sản và ngành lâm nghiệp tăng như trên thì tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp vẫn đạt ở mức hợp lýcao là Giá trị sản xuất đạt 3,11%, GDP cao hơn mức 3% (Tỷ trọng đóng góp của ngành chăn nuôi và thủy sản vào cơ cấu giá trị sản xuất chung toàn ngành là gần như nhau, cụ thể chăn nuôi là chiếm 21,7%, thủy sản là 22,6%).

19

Page 20: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

Từ những kết quả đạt được của 6 tháng đầu năm, trên cơ sở đánh giá những khó khăn và thuận lợi đối với lĩnh vực nông nghiệp và PTNT cho thấy những nhiệm vụ còn lại từ nay đến cuối năm là rất lớn, đòi hỏi toàn ngành phải tập trung nỗ lực thực hiện nghiêm, hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp được giao tại các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và Quyết định số 01/QĐ-BNN-KH ngày 02/01/2019 về kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ, Quyết định số 02/QĐ-BNN-KH ngày 02/01/2019 về kế hoạch hành động thực hiện kịch bản tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2019. Trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

1. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu vượt đạt mục tiêu tăng trưởng của năm ở mức cao nhất

Chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, xây dựng nông thôn mới theo 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”)... thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu và phù hợp với Luật Quy hoạch, nhất là ở vùng ĐBSCL. Cụ thể các lĩnh vực như sau:

a) Về trồng trọt Rà soát chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu

cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, miền. Chuyển đất lúa hiệu quả thấp sang các cây trồng khác có thị trường và hiệu quả hơn hoặc nuôi trồng thủy sản phù hợp với sinh thái của địa phương; phát triển sản xuất rau, hoa công nghệ cao, cây dược liệu. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi; đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Block-chain trong việc truy xuất nguồn gốc.

Bám sát diễn biến thời tiết, thông tin thị trường để kịp thời điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất (thời vụ gieo trồng, cơ cấu và diện tích cây trồng), đảm bảo hạn chế tối đa thiệt hại do diễn biến bất thường của thời tiết. Nghiên cứu thị trườngưởng và chỉ đạo các địa phương, nơi có điều kiện, đảm bảo tốt công tác thủy lợi và vật tư đầu vào để tăng diện tích sản xuất rau, cây ngắn ngày; mở rộng sản xuất lúa vụ 3 một cách phù hợp (tăng thêm khoảng 50 nghìn ha, tương đương tăng thêm khoảng 250 nghìn tấn lúa); tập trung chăm sóc các loại cây ăn quả để đạt sản lượng và chất lượng tốt phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm Đề án an ninh lương thực Quốc gia; trên cơ sở trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết/Kết luận về ANLT trong tình hình mới.

Tăng cường dự báo và phòng trừ kịp thời, không để sâu bệnh phát sinh thành dịch, gây hại trên diện rộng, đặc biệt đối với những loại sâu bệnh gây hại trên lúa, cây điều...

b) Chăn nuôi20

Page 21: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

Phát triển tổ chức các vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực; chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, công nghiệp và bán công nghiệp; nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng áp dụng kỹ thuật tiên tiến, có kiểm soát; tăng tỷ lệ gia súc được chăn nuôi theo hình thức trang trại, công nghiệp.

Chỉ đạo các địa phương, phối hợp với một số doanh nghiệp và các cơ sở giống thống nhất và triển khai những giải pháp tăng cường hoạt động sản xuất, cung ứng đủ nhu cầu giống cho sản xuất; phát triển giống phù hợp với các vùng sinh thái; kiểm soát giá giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, hỗ trợ người dân tái đàn gia súc, gia cầm. Tăng sản lượng chăn nuôi khác: Thịt gia cầm tăng 1,25 triệu tấn; trứng gia cầm khoảng 13,02 tỷ quả; sản lượng thịt bò tăng 7,%...) để đáp ứng nhu cầu người dân cho thực phẩm thay thế thịt lợn.

Kiểm soát tốt dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; đẩy mạnh kiểm tra điều kiện vệ sinh thú ý tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế sản phẩm động vật và giám sát tồn dư hoá chất, ô nhiễm vi sinh vật trong thịt, trứng, sữa và mật ong; xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh… Tập trung nguồn lực để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi DTLCP lan rộng, hạn chế thiệt hại mức thấp nhất cho ngành chăn nuôi. Triển khai đồng bộ các giải pháp theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/3/2019, của Chính phủ tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019. Tổ chức nghiên cứu vắc xin phòng, chống bệnh và các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi DTLCP. Ưu tiên bảo vệ tốt đàn lợn nái; tăng cường các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn, đặc biệt đàn giống lợn cụ kỵ, ông bà, bố mẹ phục vụ cho công tác tái đàn sau khi khống chế được dịch. KKhuyến khích các cơ sở chăn nuôi lợn chuyển sang chăn nuôi các loại vật nuôi khác như gia cầm, bò, gia súc lớn...

c) Lâm nghiệp Triển khai đồng bộ các chương trình, kế hoạch về bảo vệ và phát triển

rừng, trong đó tập trung trồng và chăm sóc rừng. Thực hiện nghiêm Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tới từng đơn vị và địa phương; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng tự nhiên; thực hiện giám sát chặt chẽ việc thực hiện các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Sử dụng bền vững, hiệu quả diện tích rừng hiện có. Quản lý chặt chẽ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, khôi phục hệ thống rừng ven.

Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị từng loại rừng, hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng đa chức năng, trồng rừng gỗ lớn, cây gỗ bản địa và lâm sản ngoài gỗ; nâng mức đảm bảo nguồn cung gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phát triển mạnh các loại lâm đặc sản có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu tốt và là nguồn nguyên liệu quý cho ngành dược (quế, hồi, dược liệu, cánh kiến...). Đánh giá các mô hình trồng rừng kinh tế thâm canh cao để khuyến khích, hỗ trợ sản xuất giống chất lượng cao đưa vào sản xuất, trồng rừng tập trung quy mô lớn.

21

Page 22: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

Tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, gắn với triển khai chứng chỉ rừng bền vững, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý lâm sản, truy xuất nguồn gốc. Bảo đảm kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp, tránh gian lận thương mại trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Thúc đẩy cơ chế khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn ở từng vùng kinh tế; lấy các doanh nghiệp mạnh làm trung tâm liên kết chuỗi đối với mỗi sản phẩm chủ lực xuất khẩu. Xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp.

Đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng; hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tạo nguồn thu ổn định, phát triển các hình thức du lịch gắn với lâm nghiệp. Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, nắm bắt toàn diện, chính xác các chỉ tiêu, số liệu của ngành để có biện pháp chỉ đạo, điều hành kịp thời.

Triển khai thực hiện Hiệp định VPA/PLEGT đã được EU và Chính phủ Việt Nam phê duyệt, tạo điều kiện phát triển và mở cửa thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ; chủ động các hoạt động hợp tác quốc tế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của nước thành viên CITES, ASEAN-WEN.

cd) Thuỷ sản- Đối với khai thác và bảo vệ nguồn lợi: Nâng cao chất lượng khai thác; tổ

chức lại sản xuất trên biển theo mô hình hợp tác, liên kết chuỗi; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để khai thác hải sản, đảm bảo gắn liền với bảo vệ và phát triển nguồn lợi và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo; ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong khai thác, bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ sản phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch… Thực hiện nghiêm quy định về đánh bắt và truy xuất nguồn gốc thủy sản, sớm giải quyết vấn đề áp “thẻ vàng” của EC; hHài hòa hóa các quy định về kiểm soát thủy sản theo thông lệ quốc tế.

- Đối với nuôi trồng: Phát triển mạnh nuôi các đối tượng chủ lực, trọng tâm là nuôi tôm, cá tra và nuôi biển. Thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm đến năm 2025, Đề án sản phẩm quốc gia tôm nước lợ và cá da trơn, rà soát, điều chỉnh Chiến lược phát triển nuôi biển đến năm 2030. Phát triển các vùng nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; hỗ trợ nông dân phát triển nuôi quảng canh tiên tiến, nhân rộng các mô hình kết hợp lúa - thủy sản, nuôi kết hợp tôm, cá và các đối tượng khác hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái trong điều kiện biến đổi khí hậu.

+ Đối với cá tra: Nâng cao năng suất, sản lượng gắn với kiểm soát chặt điều kiện cơ sở nuôi, chế biến, xuất khẩu và chất lượng sản phẩm; phát triển dòng sản phẩm mới, giá trị kinh tế cao; cải thiện chất lượng con giống để nâng cao hiệu quả sản xuất. Hiện giá cá tra nguyên liệu đang giảm37 , do cá tra Việt Nam phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước Indonesia, Ấn Độ và Bangladesh; để giữ vững thị phần và phát triển thương hiệu cá tra Việt Nam cần

37 Sáu tháng đầu năm tại ĐBSCL giá cá tra nguyên liệu giảm gần 16.000 đ/kg so với cùng kỳ năm 2018, giảm thấp nhất trong vòng 2 năm qua; dẫn đến nhu cầu thả nuôi trong dân giảm, giá cá giống cũng giảm. Nguyên nhân giảm là xuất khẩu sang 2 thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc.

22

Page 23: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

có chiến lược, bước đi phù hợp: Kiểm soát chặt diện tích nuôi, không mở thêm vùng nuôi, cần đầu tư chiều sâu; xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường.

+ Đối với tôm: Thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025, đề án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu… Nhân rộng các mô hình, các quy trình nuôi tốt, hiệu quả đã được chứng nhận. Tăng cường ứng dụng công nghệ trong nuôi tôm để tăng năng suất, giảm thiểu tác động của dịch bệnh, kiểm soát tốt việc sử dụng kháng sinh, hạn chế ảnh hưởng tới môi trường và hướng tới truy xuất nguồn gốc; đẩy mạnh xúc tiến thương mại; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả các nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tTriển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả các khuyến nghị mà EC đưa ra đối với Việt Nam hiện các giải pháp chống khai thác (IUU), khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của EC và hướng tới phát triển nghề cá ; xác định đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu cần tập trung nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt để triển khai thực hiện vì một nghề cá phát triển hiện đại, bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế, tạo sinh kế lâu dài cho ngư dân.

d) Lâm nghiệp Triển khai đồng bộ các chương trình, kế hoạch về bảo vệ và phát triển

rừng, trong đó tập trung trồng và chăm sóc rừng. Thực hiện nghiêm Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tới từng đơn vị và địa phương; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng tự nhiên; thực hiện giám sát chặt chẽ việc thực hiện các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Sử dụng bền vững, hiệu quả diện tích rừng hiện có. Quản lý chặt chẽ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, khôi phục hệ thống rừng ven.

Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị từng loại rừng, hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng đa chức năng, trồng rừng gỗ lớn, cây gỗ bản địa và lâm sản ngoài gỗ; nâng mức đảm bảo nguồn cung gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phát triển mạnh các loại lâm đặc sản có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu tốt và là nguồn nguyên liệu quý cho ngành dược (quế, hồi, dược liệu, cánh kiến...). Đánh giá các mô hình trồng rừng kinh tế thâm canh cao để khuyến khích, hỗ trợ sản xuất giống chất lượng cao đưa vào sản xuất, trồng rừng tập trung quy mô lớn.

Tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; thúc đẩy, cơ chế khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn ở từng vùng kinh tế; lấy các doanh nghiệp mạnh hiện có làm trung tâm liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm chủ lực, nhất là sản phẩm xuất khẩu. Xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp.

23

Page 24: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

Đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng; hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tạo nguồn thu ổn định, phát triển các hình thức du lịch gắn với lâm nghiệp. Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, nắm bắt toàn diện, chính xác các chỉ tiêu, số liệu của ngành để có biện pháp chỉ đạo, điều hành kịp thời.

Triển khai thực hiện Hiệp định VPA/PLEGT đã được EU và Chính phủ Việt Nam phê duyệt, tạo điều kiện phát triển và mở cửa thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ; chủ động các hoạt động hợp tác quốc tế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của nước thành viên CITES, ASEAN-WEN.

đ) Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sảnTập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại lĩnh vực công

nghiệp chế biến, bảo quản và giảm tổn thất sau thu hoạch; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến sản phẩm ăn liền để nâng cao giá trị gia tăng. Phát triển công nghiệp phụ trợ, tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tận dụng triệt để phế phụ phẩm trong sản xuất (như trấu, cám, mật rỉ, bã mía, vỏ điều, vỏ tôm, thủy sản...) để tạo ra các sản phẩm có giá trị, bảo vệ môi trường. Tổ chức Hội nghị toàn quốc về công nghiệp chế biến NLTS và cơ giới hóa nông nghiệp; trên cơ sở đó đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách mới. Hoàn thành xây dựng Đề án Cơ cấu lại ngành mía đường đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Đẩy mạnh cơ giới hóa để giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm; nhân rộng các mô hình cơ giới hóa đồng bộ. Hỗ trợ và tạo điều kiện để các nhà máy chế biến rau, quả, sản phẩm chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ hiện đại khởi công và đi vào hoạt động ngay trong năm 2019; trong đó, tập trung vào các nhà máy gia chế biến gia cầm, thịt bò, sữa38...

2. Phát triển mạnh thị trường, tháo gỡ các rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông lâm thủy sản

- Phát triển mạnh thị trường xuất khẩu: Tích cực đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, giữ ổn định các thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng; hạn chế thấp nhất sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định. Triển khai tích cực, khai thác hiệu quả cơ hội của các Hiệp định tự do thương mại đem lại, tăng cường các hoạt động phát triển thị trường.

- Nâng cao chất lượng thu thập, phân tích thông tin, dự báo thị trường, đặc biệt là những thị trường trọng điểm (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc...), kịp thời cảnh báo các quy định về rào cản, vấn đề phát sinh có thể gặp đối với hàng xuất khẩu; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản tại thị trường nước ngoài.

- Duy trì xúc tiến quảng bá các sản phẩm nông sản chất lượng, an toàn thực phẩm thông qua các Hội chợ triển lãm nông nghiệp lớn trong nước 38 Dự án Chăn nuôi bò sữa và Chế biến sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao Thanh Hóa có tổng mức đầu tư 3.800 tỷ đồng, quy mô đàn bò 20.000 con, xây dựng 2 cụm trang trại (khởi công tháng 5/2019).; Nhà máy chế biến gia cầm Viet Avis (liên kết giữa Tập đoàn Master Good và Công ty Phú Gia, Thanh Hóa)...

24

Page 25: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

(Agroviet, Craftviet, Vietfish, VietShrimp), tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu các địa phương theo chuỗi liên kết; đẩy mạnh kết nỗi các doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Tham gia các Hội chợ quốc tế lớn ngành nông nghiệp tại các thị trường trọng điểm (Trung Quốc, Hoà Kỳ, EU, Nhật Bản), tiềm năng (ASEAN, Liên bang Nga, Trung Đông) để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đang có triển vọng còn dư địa mở rộng thị trường như rau quả, thuỷ sản, gạo (ưu tiên gạo chất lượng cao, gạo thơm) và sản phẩm chăn nuôi. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng nông sản, nhất là các loại nông sản chủ lực; quảng bá mạnh mẽ thương hiệu “Gạo Việt Nam”.

- Tập trung tháo gỡ rào cản kỹ thuật, giải quyết vướng mắc sản phẩm: (1) Thuỷ sản (đặc biệt đối với việc EU rút thẻ vàng); thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng, còn nhiều dư địa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Ba Lan, khối Liên minh Á - Âu...; (2) Đẩy mạnh hợp tác thương mại lâm sản đối với các thị trường Hàn Quốc, Úc, Nga, Hoa Kỳ; hợp tác lâm nghiệp và thương mại dược liệu với Trung Quốc; (3) Hoàn tất thủ tục xuất khẩu sữa và thịt lợn sữa sang Malaysia; trứng gia cầm muối sang Singapore; trứng gia cầm sống sang Myanmar; thịt gà chế biến và trứng gia cầm muối sang Hàn Quốc; sản phẩm chế biến gia cầm, trứng sang Nhật Bản; (4) Hoàn tất các hồ sơ kỹ thuật xuất khẩu vào Trung Quốc (sầu riêng, chanh leo, bơ, bưởi, khoai lang, roi, na, măng cụt), Hoa Kỳ (bưởi, bơ, sầu riêng), Nhật Bản (nhãn, vải, bưởi, chôm chôm, vú sữa); theo dõi và có giải pháp ứng phó kịp thời đối với các rào cản kỹ thuật của một số thị trường EU, Hoa Kỳ, Ấn Độ.

- Đẩy mạnh tiêu thụ NLTS tại thị trường trong nước; tiêu thụ kịp thời nông sản cho người dân, khắc phục tình trạng dư thừa, giá giảm gây thiệt hại cho người sản xuất; dự báo và phối hợp với các địa phương xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ kịp thời nông sản chính (vải, nhãn, cam, thanh long... ); xây dựng hình ảnh sản phẩm thông qua nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông thủy sản thông qua các biện pháp quản lý theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến xuất khẩu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, GMP, HACCP, ISO 22000...).

3. Công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai, phát triển bền vữngTheo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, mực nước, xâm nhập mặn, hạn hán ở

các địa phương, có phương án tích nước, vận hành công trình phòng chống hạn hán phục vụ sản xuất; tăng cường chỉ đạo, điều hành có các giải pháp bảo đảm an toàn cho các đập, hồ chứa trong mùa mưa bão.

Triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ: số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 về công tác phòng chống thiên tai; số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 và Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP; từ nay đến hết năm 2019, trình Thủ tướng Chính phủ

25

Page 26: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

xem xét, phê duyệt 75 nhiệm vụ (Chương trình/Đề án) thuộc 4 lĩnh vực then chốt ưu tiên tập trung triển khai thực hiện39.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, chủ động các biện pháp phòng ngừa; kiểm soát an toàn thiên tai; quản lý đê điều, kịp thời ứng phó, khắc phục hiệu quả nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai. Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia, chiến lược quốc gia PCTT; đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, áp dụng công nghệ hiện đại trong dự báo, cảnh báo và phòng chống thiên tai; tăng cường nâng cao năng lực của cộng đồng, truyền thông và hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai. Tập trung hoàn thiện các đề án: (i) Nâng cao năng lực quốc gia về phòng chống thiên tai; (ii) Phòng chống sạt lở toàn quốc; (iii) Xây dựng Trung tâm điều hành phòng chống thiên tai quốc gia.

Tập trung đầu tư các công trình đã được phê duyệt (các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung; tưới tiết kiệm cho cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao; hệ thống đê sông, đê biển, hồ đập xung yếu, khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão, công trình chống sạt lở bờ sông, bờ biển, trạm quan trắc, cảnh báo thiên tai...). Khẩn trương ổn định dân cư vùng thiên tai; sửa chữa khẩn cấp công trình đê điều, hồ đập bị sự cố và xử lý cấp bách các trọng điểm về sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển.

Sử dụng tiết kiệm, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất; hình thành hệ thống các khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa nhằm bảo vệ, phục hồi, tái tạo nguồn lợi, nhất là các loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh. Tăng cường đổi mới và sử dụng công nghệ tiên tiến tiết kiệm tài nguyên, chi phí đầu vào cho sản xuất; tăng cường tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về công tác bảo vệ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lợi, tài nguyên. Kiên quyết không chấp thuận đầu tư, cấp phép, triển khai các dự án không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Tăng diện tích trồng rừng mới, đẩy mạnh khôi phục rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển; tiếp tục thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư trồng rừng sản xuất và chế biến lâm sản, phát triển du lịch sinh thái rừng.

Thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

4. Phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mớiTiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nông thôn mới gắn với tuyên

truyền kết quả 10 năm thực Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; triển khai sâu rộng và thiết thực Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng 39 gồm: (1) Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp NN bền vững thích ứng với BĐKHbiến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới NTM vùng ĐBSCL; (2) Đề án hiện đại hóa thủy lợi vùng ĐBSCL; (3) Đề án củng cố nâng cấp hệ thống đê biển vùng ĐBSCL; (34) Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển; (5) Đề án bố trí, sắp xếp lại dân cư ven sông kết hợp xây dựng nông thôn mới; (46) Đề án quản lý và phát triển rừng ngập mặn phục vụ phòng hộ ven biển, ven sông cùng với phát triển sinh kế sinh thái gắn với rừng; (75) Chương trình nghiên cứu, chọn tạo ra các giống 3 sản phẩm nông nghiệp chính là lúa gạo, cây ăn quả và thủy sản (cá tra, tôm nước lợ).

26

Page 27: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

nông thôn mới”; hướng dẫn và đôn đốc các địa phương triển khai hiệu quả các Đề án, Đề án xây dựng nông thôn mới đặc thù; Đề án thí điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; Đề án “Hỗ trợ cho các thôn, bản, ấp thuộc các xã khó khăn nhất xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững”… và hoàn thành tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình theo đúng Kế hoạch tổng kết của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG.

Tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung đột phá, các tiêu chí, trong đó: + Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất

nông nghiệp sạch, - an toàn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế và lao động nông thôn để tăng thu nhập cho người dân một cách bền vững; đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020” trên phạm vi cả nước, Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

+ Chú trọng bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, hiện đại, hợp lý và giữ gìn được những đặc trưng và bản sắc nông thôn truyền thống; đẩy mạnh xử lý môi trường ở những nơi gây ô nhiễm nghiêm trọng (Làng nghề, bãi tập trung chôn lấp, xử lý rác, nước thải...). Thực hiện hiệu quả Đề án thí điểm “Hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa”.

+ Triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn (xã, huyện); trong đó, xác định rõ các tiêu chí trọng tâm để tập trung chỉ đạo, nhất là các tiêu chí về đời sống người dân, môi trường, văn hoá và an ninh trật tự.

+ Đẩy mạnh các giải pháp huy động và đa dạng hóa nguồn vốn thực hiện Chương trình; tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn 2019 để hoàn thành sớm mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội. Tiếp tục đa dạng hoá các nguồn vốn để thực hiện Chương trình theo hướng xã hội hoá; ưu tiên bố trí ngân sách giao về cho địa phương và của địa phương để tập trung thực hiện các nội dung trọng tâm của Chương trình. Tiếp tục vận động, hợp tác với các tổ chức quốc tế hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật cho Chương trình; tranh thủ hỗ trợ vốn và vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế và các đối tác phát triển quốc tế để tăng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

5. Tiếp tục đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuấtTiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp,

trọng tâm là phát triển doanh nghiệp, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối hệ thống tiêu thụ toàn cầu.

Tiếp tục thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, chuyển đổi, đăng ký lại các hợp tác xã HTX nông nghiệp và giải thể các hợp tác xã HTX đã ngừng hoạt động. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả giai đoạn 2017 - 2020. Thực hiện nhân rộng mô hình hợp tác xã HTX kiểu mới tại vùng ĐBSCL. Tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Hoàn thành báo cáo tổng kết tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp phục vụ tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Tổ chức Lễ tuyên dương HTX

27

Page 28: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

nông nghiệp năm 2019. Thực hiện Đề án thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc tại HTX nông nghiệp. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương triển khai mô hình và đào tạo tập huấn về kinh tế hợp tác.

Thực hiệniếp tục “đồng hành” và tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ.

Tiếp tục sSắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp, các công ty nông, lâm nghiệp theo phương án và tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

6. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lựcNâng cao trình độ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công

nghệ: ưu tiên cao nhất cho sản xuất các loại giống chất lượng cao, công nghệ chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; trong phòng, chống, quản lý rủi ro thiên tai.

Thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; tăng cường đầu tư vật chất kỹ tuật phục vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ. Triển khai các giải pháp để tận dụng tối đa cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ sinh học…

Nâng cao chất lượng, hiệu quả ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ công tác quản lý vật tư nông nghiệp, kiểm tra chuyên ngành, tập trung giải quyết an toàn vệ sinh thực phẩm, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm chủ lực.

7. Tăng cường quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, vật tư nông nghiệp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch hành động về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, như Nghị quyết số 43/2017/QH14, Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Tổ chức sản xuất theo hướng tập trung đảm bảo ATTP, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, GMP, HACCP, ISO 22000...); tăng cường sử dụng vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, phát triển sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và tương đương. Thực hiện tốt các chương trình phối hợp, vận động sản xuất kinh doanh nông sản an toàn, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm ATTP, trọng điểm là các hộ sản xuất nhỏ lẻ, mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. Phối hợp chặt chẽ với VTV thực hiện chương trình “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới” để tuyên truyền, quảng bá sản phẩm NLTS an toàn. Đẩy mạnh xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, nhất là cho các đô thị lớn. NMở rộng, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm NLTS an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm, nhất là cho các đô thị lớn..

Chỉ đạo thực hiện các biện pháp quyết liệt đảm bảo an toàn thực phẩm ATTP, trọng tâm là nhóm sản phẩm tươi sống, đối tượng sản xuất kinh doanh,

28

Page 29: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

giết mổ nhỏ lẻ việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hoá chất, kháng sinh trong sản xuất nông, thuỷ sản NLTS... Tiếp tục cChỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các địa phương triển khai đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp 6 tháng cuối năm 2019.

Chỉ đạo chuyển mạnh sang hậu kiểm, thanh tra đột xuất, xử lý vi phạm. Chủ động tổ chức thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất nhằm xử lý kịp thời, nghiêm khắc các vi phạm về ATTP; tham gia tích cực hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP. Phấn đấu năm 2019, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đạt 98,5%; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản và nông sản xếp loại C được nâng hạng A/B đạt 65%. Tỷ lệ mẫu thủy sản được giám sát đạt yêu cầu về tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất cấm 98%; tỷ lệ mẫu sản phẩm động vật chế biến được giám sát đạt yêu cầu về hoá chất, kháng sinh 90%.

Theo dõi và xử lý kịp thời các sự cố mất an toàn thực phẩm ATTP. Chủ động đánh giá, cung cấp kịp thời thông tin ATTP cho người tiêu dùng, tránh để người dân thiếu thông tin dẫn đến hiểu lầm, hoang mang; hướng dẫn người sản xuất, kinh doanh cải thiện điều kiện đảm bảo ATTP, người tiêu dùng biết cách lựa chọn sản phẩm an toàn.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm; giải quyết tốt hơn những bức xúc của xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng.

8. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư côngĐôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư, chủ dự án đẩy nhanh tiến độ thực

hiện và giải ngân vốn đầu tư được giao; kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, nhất là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019, tập trung triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và nâng cao hiệu quả hoạt động Tổ Công tác của Bộ về đẩy nhanh thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư; phát hiện và hướng dẫn xử lý những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2018; triển khai đồng bộ, hiệu quả các dự án ODA, các dự án TPCP trên địa bàn, đặc biệt phải đẩy nhanh các hợp phần đền bù giải phóng mặt bằng.

Theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2019 thông qua phần mềm quản lý đầu tư online (MIC). Theo sát tình hình thực hiện và giải ngân của chủ đầu tư để xử lý mọi vướng mắc, điều chỉnh kế hoạch sớm nhằm sử dụng hết nguồn vốn được phân bổ.

Theo dõi tình hình giao vốn và tình hình bổ sung vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Rà soát, tổng hợp báo cáo điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

Triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2020 và chuẩn bị xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021- 2025.

29

Page 30: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

9. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sáchTiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp để nâng cao năng lực,

hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Sáu tháng cuối năm, hoàn thành xây dựng 01 Dự án Luật và trình Chính phủ ban hành 88 Nghị định hướng dẫn thực hiện 2 Luật: Trồng trọt, Chăn nuôi và các Luật khác được giao hướng dẫn; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 01 Quyết định; ban hành theo thẩm quyền 230 Thông tư hướng dẫn chi tiết các Nghị định.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục và thực thi pháp luật, nhất là Luật Thủy lợi, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản (sửa đổi), Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi và các luật, pháp lệnh, nghị quyết có liên quan.

Triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo các Nghị quyết của Chính phủ: số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019; thực hiện bãi bỏ, cắt giảm TTHC và các điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

Tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách đất đai, tín dụng, đảm bảo đúng pháp luật và hài hòa lợi ích lâu dài giữa doanh nghiệp, người nông dân.

10. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành

Kiện toàn tổ chức ngành, trước hết là các tổ chức dịch vụ công và các đơn vị sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XII của Đảng. Rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống quản lý nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương, làm rõ chức năng hành chính công, xóa bỏ trùng lặp, coi trọng, tăng cường hệ thống quản lý nhà nước về nông nghiệp cho cấp huyện, xã. Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải cách hành chính nhà nước, triệt để đơn giản hóa TTHC, kiên quyết cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, các thủ tục kiểm tra chuyên ngành không cần thiết theo đúng chỉ đạo của Chính phủ; tạo điều kiện cho các cơ sở, địa phương giải quyết nhanh các yêu cầu đáp ứng có hiệu quả sản xuất kinh doanh về các lĩnh vực khác. Đổi mới hệ thống dịch vụ công (giống, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, kiểm tra chất lượng nông sản...) theo hướng tăng xã hội hóa. Phát triển các hình thức xã hội hóa để thực hiện các dự án có tiềm năng như lĩnh vực bảo vệ rừng gắn với du lịch và nghiên cứu khoa học, các khu cảng cá, bến cá và khu dịch vụ nghề cá khác, phát triển hạ tầng thủy sản, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thuộc Bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ xây dựng và phát triển ngành trong tình hình mới, theo Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII của Đảng; nâng cao trình độ hoạch định chính sách, khả năng cụ thể hóa đường lối, chủ trương, thích nghi hơn với cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.

Tiếp tục chỉ đạo triển khai cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh thực hiện Chính phủ điện tử theo Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07/3/2019. Xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm hơn nữa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cải thiện môi

30

Page 31: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ - vukehoach.mard.gov.vnvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/201981493…  · Web viewTích cực tham gia xây dựng Chiến lược phát triển kinh

trường đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ khởi nghiệp, sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp. Triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp thực các Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Hiện đại hóa hành chính, ứng dụng CNTT; tập trung triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Tăng cường công tác thông tin, thống kê, bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành.

Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp khoa học công lập; thực hiện khoán, đặt hàng sản phẩm KH&CN; thực hiện phân cấp hoạt động khuyến nông cho các tổ chức nông dân và doanh nghiệp, chuyển giao một số dịch vụ công trong khoa học cho doanh nghiệp thực hiện.

Tóm lại: Nhiệm vụ còn lại của ngành từ nay đến hết năm 2019 là rất lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu được dự báo sẽ tiếp tục gây nên những hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai khó lường, dịch tả lợn châu Pphi còn diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn cho sản xuất và làm suy giảm tăng trưởng ngành. Vì vậy, rất cần sự quyết tâm hỗ trợ , nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực các cơ quan, đơn vị, các cấp, ngành với các chính sách, giải pháp toàn diện để hoàn thành kế hoạch năm 2019, đóng góp vào tăng trưởng chung của cả nước và bảo đảm an sinh xã hội./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

31