3
Why is an astronaut’s visor so reflective? Tại sao tấm che mặt của phi hành gia (phải) có tính phản xạ? Sự phản xạ của các tia sáng mặt trời trên tấm kính che mặt của phi hành gia hiện lên rõ ràng sắc nét trong nhiều hình ảnh chụp trong các chuyến đi không gian. Đặc tính hóa học của tấm kính cho thấy bản chất phản xạ cao tự nhiên của nó. Bản chất hóa học Chúng ta đã quen thuộc với những chiếc gương có bề mặt sáng bóng, chúng chuyển hướng ánh sáng theo quy luật phản xạ. Trong thời cổ đại, những chiếc gương đầu tiên là những vật đúc có độ bóng bằng thiếc, đồng thiếc, đồng đỏ, vàng và bạc. Những chiếc gương ngày nay gồm có một mặt thủy tinh, mặt còn lại được tráng một lớp mỏng bằng nhôm hay bạc. Vì vậy, thủy tinh đóng vai trò như là chất nền – vật liệu nằm bên dưới để tráng lớp phủ lên. Tùy vào độ bóng sáng của kim loại nhôm và bạc thì sẽ chọn lớp tráng gương. Mặc dù bạc được dùng để trang trí trong nhiều thế kỷ trước đây, nhưng mãi đến năm 1835 nhà hóa học người Đức Justus von Liebig mới khám phá ra quá trình mạ bạc để làm gương. Một tấm gương điển hình thì phản xạ cả ánh sáng khả kiến và tia hồng ngoại. Hơn nữa, bề dày của lớp tráng bạc sẽ mô tả rõ hơn chức năng của gương. Khi không có sự truyền của ánh sáng khả kiến, không ai có thể nhìn xuyên qua một tấm gương bạc. Lớp tráng trên tấm che mặt của phi hành gia cho phép nó hoạt động như một

Bai Dich AVCN

Embed Size (px)

DESCRIPTION

vddd

Citation preview

Page 1: Bai Dich AVCN

Why is an astronaut’s visor so reflective?

Tại sao tấm che mặt của phi hành gia (phải) có tính phản xạ?

Sự phản xạ của các tia sáng mặt trời trên tấm kính che mặt của phi hành gia hiện lên rõ ràng sắc nét trong nhiều hình ảnh chụp trong các chuyến đi không gian. Đặc tính hóa học của tấm kính cho thấy bản chất phản xạ cao tự nhiên của nó.

Bản chất hóa học

Chúng ta đã quen thuộc với những chiếc gương có bề mặt sáng bóng, chúng chuyển hướng ánh sáng theo quy luật phản xạ. Trong thời cổ đại, những chiếc gương đầu tiên là những vật đúc có độ bóng bằng thiếc, đồng thiếc, đồng đỏ, vàng và bạc. Những chiếc gương ngày nay gồm có một mặt thủy tinh, mặt còn lại được tráng một lớp mỏng bằng nhôm hay bạc. Vì vậy, thủy tinh đóng vai trò như là chất nền – vật liệu nằm bên dưới để tráng lớp phủ lên. Tùy vào độ bóng sáng của kim loại nhôm và bạc thì sẽ chọn lớp tráng gương. Mặc dù bạc được dùng để trang trí trong nhiều thế kỷ trước đây, nhưng mãi đến năm 1835 nhà hóa học người Đức Justus von Liebig mới khám phá ra quá trình mạ bạc để làm gương.

Một tấm gương điển hình thì phản xạ cả ánh sáng khả kiến và tia hồng ngoại. Hơn nữa, bề dày của lớp tráng bạc sẽ mô tả rõ hơn chức năng của gương. Khi không có sự truyền của ánh sáng khả kiến, không ai có thể nhìn xuyên qua một tấm gương bạc. Lớp tráng trên tấm che mặt của phi hành gia cho phép nó hoạt động như một tấm gương và một tấm bảo vệ ngăn sự truyền qua của ánh sáng khả kiến. Với việc phủ một lớp vàng siêu mỏng, ánh sáng hồng ngoại sẽ phản xạ khỏi bề mặt của các tấm kính trong khi đó nó vẫn cho phép các phi hành gia nhìn thấy ánh nhìn thấy ánh sáng khả kiến (Nhìn màu sắc Flog 12.2.1). Bề dày của lớp tráng có thể điều khiển mức độ truyền qua của các tia. “Lớp mạ vàng” của tấm che mặt là tuyệt đối cần thiết để bảo vệ các nhà du hành khỏi tia hồng ngoại của mặt trời, mà ở trong không gian thực chất không có gì để lọc nó. Những người dân cũng có thể hưởng lợi từ công nghệ này, những mặt kính có lớp mạ vàng này thì phổ biến trên những thương hiệu kính mát. Bề mặt của những chiếc kính này khác với những chiếc kính thường, nó được tráng một lớp vàng bảo vệ khỏi tia hồng ngoại. Chẳng hạn như dây băng bằng vàng dùng như một lớp phủ trên các sợi dây đai mà các sợi dây này có vai trò giúp kết nối

Page 2: Bai Dich AVCN

phi hành gia tàu Gemini-Titan 4 với tàu vũ trụ trong khi họ đi bộ trên không (“extravehicular activity” – tên riêng khong thể dịch *hoạt động ngoài tàu vũ trụ *). Lớp mạ vàng mỏng cũng được phủ lên của các vệ tinh để kiểm soát nhiệt độ do tia hồng ngoại trong không gian gây ra. Mặt ngoài buồng kính của các máy bay F-16 cũng được xử lý với lớp mạ vàng siêu mỏng, cho rằng có thể giảm tín hiệu radar của máy bay (mặc dù mục đích của việc xử lý vàng trong buồng lái được chính thức phân loại *ý người ta nói việc tráng lớp mạ vàng này thường được dề xuất từ đầu vì chức năng, vai trò nhất định nào đó với máy bay, nhưng có thêm lớp mạ này vô người ta nói nó có thể có nhiều tác dụng, lợi ích hơn *.

Đặc điểm hóa học cụ thể

Tấm che mặt của phi hành gia được phủ một lớp màng mỏng bằng vàng. Lớp phủ này phản xạ lên đến 98% tia hồng ngoại truyền tới nó, bảo vệ phi hành gia khỏi cường độ sức nóng mặt trời. Theo nguyên tắc tương tự giải thích rõ (tuyên bố) rằng tại sao lớp mạ vàng (mỏng tới 20 picomet!) được phủ lên bề mặt cửa sổ của các tòa nhà văn phòng có thể giảm lượng nhiệt mất đi vào mùa đông và giúp phản xạ các tia hồng ngoại (và cả nhiệt) vào màu hè. Vàng dễ dát mỏng và dễ uốn hơn các kim loại khác, cho phép tạo ra các màng mỏng có tính dẫn nhiệt cao (chỉ có bạc và đồng có tính dẫn nhiệt cao hơn) cho phép tản nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên, mức độ phản xạ cao của vàng trong vùng hồng ngoại (98%) giảm thiểu khả năng sự hấp thụ bức xạ của lớp phủ vàng bám lên tấm che mặt hoặc kính.

Thuật ngữ quan trọng

Vàng; tia hồng ngoại; sự phản xạ; tính dẫn nhiệt; sự phản chiếu; sự truyền qua; mạ bạc.

Tài liệu tham khảo

Không dịch

Các trang Web liên quan

Dịch or k là tùy: Những bức ảnh NASA của phi hành gia……..trong lúc tiến hành các hoạt động ngoài không gian trong chuyến bay của con tàu vu trụ….