85
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ MÔN CÔNG NGHIỆP DƯỢC Chuyên đề: CÁC CHẾ PHẨM MEN TIÊU HÓA GV: Đàm Thanh Xuân Thời lượng: 1 tín chỉ

bài giảng men tiêu hóa

Embed Size (px)

DESCRIPTION

bộ môn công nghiệp dược

Citation preview

Page 1: bài giảng men tiêu hóa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ MÔN CÔNG NGHIỆP DƯỢC

Chuyên đề: CÁC CHẾ PHẨM MEN TIÊU HÓA

GV: Đàm Thanh Xuân Thời lượng: 1 tín chỉ

Page 2: bài giảng men tiêu hóa

MỤC TIÊU

1. Trình bày được khái niệm, vai trò và phân loại các thuốc tăng cường chức năng tiêu hóa.

2. Trình bày được phân loại và nguyên tắc sản xuất nguyên liệu cho chế phẩm men tiêu hóa chứa enzyme.

3. Trình bày được phân loại và nguyên tắc sản xuất nguyên liệu cho chế phẩm men tiêu hóa dạng probiotics.

Page 3: bài giảng men tiêu hóa

NỘI DUNG Phần 1: Đại cương về hệ tiêu hóa, các enzym

và vi sinh vật trong hệ tiêu hóa, các chế phẩm men tiêu hóa.

Phần 2: Các enzyme dùng sản xuất chế phẩm men tiêu hóa (Nguồn gốc, phân bố, tác dụng, sản phẩm)

Phần 3: Các nhóm vi sinh vật được sử dụng sản xuất chế phẩm men tiêu hóa (Hình thái, phân bố, tác dụng, sản phẩm)

Phần 4: Nguyên tắc sản xuất nguyên liệu cho chế phẩm men tiêu hóa vi sinh vật.

Page 4: bài giảng men tiêu hóa

Phần 2: CÁC NHÓM VI SINH VẬT SỬ

DỤNG TRONG CHẾ PHẨM MEN TIÊU HÓA

Thời lượng: 5 tiết

Page 5: bài giảng men tiêu hóa

MỤC TIÊU 1. Lựa chọn vi sinh vật làm chế phẩm men

tiêu hóa 2. Cơ chế tác dụng của probiotics 3. Nhóm Nấm men (hình thái, phân bố, cơ

chế tác dụng) 4. Nhóm các vi khuẩn lactic (hình thái, phân

bố, cơ chế tác dụng) 5. Nhóm Vi khuẩn Bacillus spp (hình thái,

phân bố, cơ chế tác dụng)

Page 6: bài giảng men tiêu hóa

NỘI DUNG 1. Đại cương - Lịch sử phát triển probiotics - Các khái niệm 2. Lựa chọn VSVlàm chế phẩm men tiêu hóa - Tiêu chí lựa chọn - Phân bố VSV trong hệ tiêu hóa - Cơ chế tác dụng của probiotics 3. Các nhóm VSV probiotics - Nhóm Nấm men - Nhóm các vi khuẩn lactic - Nhóm Vi khuẩn Bacillus spp

Page 7: bài giảng men tiêu hóa

1. LỊCH SỬ 400 năm trước Công nguyên Hypocrat đã tuyên bố mọi gốc rễ của bệnh

tật là từ trong ruột, thậm chí hệ tiêu hóa xấu có thể dẫn đến cái chết.

Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, đồ uống sữa chua tên là lassi là một món ăn phổ biến

Page 9: bài giảng men tiêu hóa

1. LỊCH SỬ

Ông giải thích được những người nông dân Bungari thường sống mạnh khỏe và có tuổi thọ cao là do họ thường xuyên sử dụng sữa chua lên men lactic

Đề xuất chế độ ăn với sữa lên men bằng một loại vi khuẩn là “Bulgarian bacillus”

Page 10: bài giảng men tiêu hóa

1. LỊCH SỬ

1930, tại Nhật Bản, Minoru Shirota đưa ra một sản phẩm sữa lên men gọi là Yakult (lên men sữa tách kem với vi khuẩn Lactobacillus casei Shirota).

1935 Yakult được sản xuất và bán rộng rãi tại Nhật

Page 11: bài giảng men tiêu hóa

1. LỊCH SỬ

1953, thuật ngữ "probiotika" được nhà nghiên cứu Đức Werner Kollath đề xuất đầu tiên khi xuất bản ấn phẩm về vấn đề suy dinh dưỡng do ăn quá nhiều thực phẩm tinh chế cao

1965 - Lilly và Stillwell sử dụng thuật ngữ “probiotics” đặt tên cho chất được sinh bởi các vi sinh vật có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật khác

Page 12: bài giảng men tiêu hóa

1. LỊCH SỬ

“Probiotics” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, trong đó “Biotic” là “sự sống” và “Probiotics” có nghĩa là “dành cho sự sống”. 1989 - Fuller đã định nghĩa lại về

probiotics: “Những vi sinh vật sống cung cấp các chất

bổ sung, đem lại tác dụng có lợi cho vật chủ bằng cách cải thiện hệ cân bằng vi sinh vật đường tiêu hóa”

Page 13: bài giảng men tiêu hóa

1. LỊCH SỬ

1992 - Havenaar & Huis in't Veld: Probiotics là các vi khuẩn đơn lẻ hoặc hỗn hợp các vi khuẩn còn sống sót khi được dùng cho người hoặc động vật sẽ tác động tích cực đến đến vật chủ bằng cách cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột

Page 14: bài giảng men tiêu hóa

2. ĐỊNH NGHĨA

2002, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức nông lương thế giới (FAO) đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn nhưng đầy đủ về probiotics:

“ Probiotics là những vi sinh vật sống, mà khi được đưa vào cơ thể với số lượng đủ lớn sẽ đem lại lợi ích cho vật chủ”

Số lượng đủ lớn: 5x109 tế bào VSV/ngày

Page 15: bài giảng men tiêu hóa

2. ĐỊNH NGHĨA

Các thay đổi trong định nghĩa của WHO, FAO Sản phẩm chứa các vi sinh vật sống. Chỉ ra rằng cần thiết cung cấp với số

lượng thích hợp các probiotics thì mới đưa lại các tác động sức khỏe mong muốn. Vi sinh vật chết, những sản phẩm chiết xuất

từ vi sinh vật hay sản phẩm trong quá trình tăng trưởng của vi sinh vật có thể có những tác động có lợi cho vật chủ không được xem như probiotics vì chúng không còn sống khi được dùng.

Page 16: bài giảng men tiêu hóa

3. PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM

probiotics

synbiotics prebiotics

Page 17: bài giảng men tiêu hóa

3. PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM

• Vi sinh vật sống • Tác động có lợi cho vật chủ probiotics

• Nguồn gốc thực vật • Tác động có lợi cho

probiotics prebiotics

• probiotics • prebiotics synbiotics

Page 18: bài giảng men tiêu hóa

3. PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM Prebiotics là thức ăn không tiêu hóa được mang lại tác động có lợi cho sức khỏe vật chủ bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật probiotics trong đường tiêu hóa. Prebiotics thường được tìm thấy ở trong thực vật hay chiết xuất từ các nguyên liệu thực vật bao gồm rau xanh, bột ngũ cốc, từ hoa quả, trong sữa mẹ hay sữa non.

Page 19: bài giảng men tiêu hóa

Tiêu hóa các prebiotics trong cơ thể

Page 20: bài giảng men tiêu hóa

2. PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM Prebiotics có đặc tính tốt nhất gồm: - inulin - fructooligosaccharadie (FOS) - galactooligosaccharide (GOS) - xylooligosaccharide (XOS) - isomaltooligosaccharide, - beta-glucans - lactulose. Probiotics và prebiotics kết hợp tạo thành synbiotics.

Page 21: bài giảng men tiêu hóa

LỰA CHỌN VI SINH VẬT DÙNG LÀM MEN TIÊU HÓA

Page 22: bài giảng men tiêu hóa

PHÂN BỐ VSV TRONG HỆ TIÊU HÓA

Những VSV nào được chọn làm chế phẩm men tiêu hóa?

Page 23: bài giảng men tiêu hóa

TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN 1. Được xác định tính an toàn ở cơ thể

người 2. Đưa ra tên chi và loài chính xác. 3. Chủng phải được lưu giữ tại ngân

hàng giống quốc tế. 4. Chủng phải được đánh giá xác định an

toàn và các yếu tố độc lực. 5. Xác định hoạt động kháng khuẩn.

Page 24: bài giảng men tiêu hóa

NGUỒN GỐC LỰA CHỌN 1. Vi sinh vật có ích trong hệ tiêu hóa (lợi

khuẩn, probiotics) 2. Vi sinh vật trong sữa mẹ, sữa động vật

(bò, dê, cừu) 3. Vi sinh vật trong các sản phẩm lên men

truyền thống (sữa chua, phomat, dưa muối, nem chua…)

4. Vi sinh vật từ các nguồn khác…

Page 25: bài giảng men tiêu hóa

PHÂN BỐ VSV TRONG HỆ TIÊU HÓA

VSV nằm ở đâu trong hệ tiêu hóa? Ở đâu nhiều nhất?

Page 26: bài giảng men tiêu hóa

PHÂN BỐ VSV TRONG HỆ TIÊU HÓA

Bộ phận của hệ tiêu hóa Số lượng VSV

Dạ dày 102cfu/g

Tá tràng 103 – 104cfu/g

Ruột non 107 – 109cfu/g

Ruột già 1010 – 1012cfu/g

Page 27: bài giảng men tiêu hóa

PHÂN BỐ VSV TRONG HỆ TIÊU HÓA 102cfu/ml

101-3cfu/ml

103-4cfu/ml

107-9cfu/ml

1010-12cfu/m

Hiếu khí

Kỵ khí

Page 28: bài giảng men tiêu hóa

PHÂN BỐ VSV TRONG HỆ TIÊU HÓA

Hệ VSV trong đường tiêu hóa phong phú và biến đổi không ngừng Chủ yếu là các vi khuẩn đã thích nghi với việc sống trên bề mặt niêm mạc ruột và trong nhung mao. Đường tiêu hóa của người bình thường chứa từ 500 – 100 loại VSV, trong đó có khoảng 400 loại VSV probiotic làm giảm sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại và thúc đẩy một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

Page 29: bài giảng men tiêu hóa

PHÂN BỐ VSV TRONG HỆ TIÊU HÓA

VSV trong hệ tiêu hóa có từ bao giờ?

Page 30: bài giảng men tiêu hóa

PHÂN BỐ VSV TRONG HỆ TIÊU HÓA

Hệ vi khuẩn đường ruột bao gồm các loài tự nhiên khu trú lâu dài ở đường ruột, bắt đầu tồn tại từ khi cơ thể sinh ra các loài di chuyển tạm thời qua đường ruột, được đưa vào từ môi trường bên ngoài qua thức ăn, nước uống...

Page 31: bài giảng men tiêu hóa

CÁC LOÀI VSV TRONG HỆ TIÊU HÓA

Các loài tồn tại từ khi cơ thể sinh ra: Từ mẹ truyền cho con khi sinh Bú mẹ Các loài được đưa vào từ môi trường bên ngoài qua thực phẩm Từ thức ăn

Page 32: bài giảng men tiêu hóa

PHÂN BỐ VSV TRONG HỆ TIÊU HÓA

Từ mẹ truyền cho con: Trẻ đẻ thường, bú mẹ các vi khuẩn có ích như Lactobacillus, bifidobacterim…. thường được truyền từ cơ thể mẹ cho con qua âm đạo và qua sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa một lượng hỗn hợp các vi khuẩn chủ yếu là vi khuẩn có lợi bifidobacteria giúp hệ miễn dịch của trẻ được huấn luyện giúp trẻ tăng cường đề kháng phòng ngừa bệnh tật.

Page 33: bài giảng men tiêu hóa

PHÂN BỐ VSV TRONG HỆ TIÊU HÓA

Trẻ bú bình (không bú mẹ) có hệ vi khuẩn như E.coli, Clostridium (có khả năng gây bệnh) chiếm một tỉ lệ đáng kể cao hơn trẻ sinh thường và bú mẹ. Ngoài các vi khuẩn có lợi, sữa mẹ rất giàu các yếu tố miễn dịch như các IgA, vitamin A, kẽm, các nucleotides, các yếu tố như whey, đường lactose…giúp hệ vi sinh đường ruột có lợi phát triển vượt trội

Page 34: bài giảng men tiêu hóa

PHÂN BỐ VSV TRONG HỆ TIÊU HÓA

Trẻ sinh mổ ít cơ hội tiếp xúc với các vi khuẩn có ích ở âm đạo của mẹ. Do vậy, hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sinh mổ khác với trẻ sinh thường. Ở trẻ sinh mổ, các vi khuẩn có lợi chậm khu trú trong ruột hơn. Đó có thể là lý do vì sao những trẻ sinh mổ có nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng và dị ứng hơn những trẻ sinh thường

Page 35: bài giảng men tiêu hóa

PHÂN BỐ VSV TRONG HỆ TIÊU HÓA

Các loài được đưa vào từ môi trường bên ngoài qua thực phẩm

Những loại thực phẩm nào chứa VSV probiotics?

Page 36: bài giảng men tiêu hóa

PHÂN BỐ VSV TRONG HỆ TIÊU HÓA

Các SP sữa

Sữa tươi

Sữa lên men

Các SP muối chua

Dưa muối

Nem chua

Các SP lên men khác

SP từ đậu nành

Khác (Rượu nếp)

Page 37: bài giảng men tiêu hóa

PHÂN BỐ VSV TRONG HỆ TIÊU HÓA

Nhóm lớn nhất của vi khuẩn probiotic trong ruột là vi khuẩn lactic, trong đó Lactobacillus acidophilus – vi khuẩn cũng được tìm thấy trong sữa chua - phổ biến nhất. Các thực phẩm lên men từ đậu nành Các thực phẩm men khác: Dưa muối, (nem chua…)

Page 38: bài giảng men tiêu hóa

CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA PROBIOTICS

Cơ chế tác dụng của probiotics như thế nào?

Page 39: bài giảng men tiêu hóa

CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA PROBIOTICS

Nhóm lớn nhất của vi khuẩn probiotic trong ruột là vi khuẩn lactic, trong đó Lactobacillus acidophilus – vi khuẩn cũng được tìm thấy trong sữa chua - phổ biến nhất.

Page 40: bài giảng men tiêu hóa

CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA PROBIOTICS

cải thiện chức năng miễn dịch chống lại các nhiễm khuẩn đường ruột: acid hữu cơ do vi khuẩn probiotic sản sinh ra có tác dụng làm giảm pH ruột, do đó ngăn cản sự sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh;

Page 41: bài giảng men tiêu hóa

CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA PROBIOTICS

phòng ngừa bệnh tiêu chảy: Rất nhiều các bacteriocin, như nisin, lactobrevin, acidophilin, acidolin, lactobacillin, lactocidin và lactolin, là sản phẩm chuyển hóa của lactobacilli, có tác dụng chống lại hàng loạt các vi sinh vật gây bệnh từ thức ăn ;

Page 42: bài giảng men tiêu hóa

CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA PROBIOTICS

phòng chống ung thư ruột kết có thể do tác dụng: (i) kìm hãm các chất gây ung thư và/hoặc các tiền chất gây ung thư; (ii) ức chế các vi khuẩn chuyển hóa tiền chất gây ung thư thành chất gây ung thư; (iii) hoạt hóa hệ thống miễn dịch của vật chủ; (iv) làm giảm pH ruột để ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây bệnh; (v) thay đổi nhu động ruột kết

Page 43: bài giảng men tiêu hóa

CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA PROBIOTICS

ngăn ngừa cholesterol máu cao: phân giải các acid mật thành các acid tự do. Các acid tự do này được đào thải khỏi đường tiêu hóa nhanh hơn nhiều so với các acid mật dạng kết hợp. Điều này khiến cho nồng độ acid mật giảm xuống, đòi hỏi cơ thể phải tổng hợp mới acid mật từ cholesterol, gây ra tác dụng giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong cơ thể ;

Page 44: bài giảng men tiêu hóa

CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA PROBIOTICS

cải thiện khả năng dung nạp lactose: Hiện tượng không dung nạp lactose là do khả năng hoạt động yếu của men lactase trong hệ tiêu hóa. Vi khuẩn L. acidophilus sản sinh ra ß-D-galactosidase có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện khả năng dung nạp lactose. ;

phòng chống các bệnh ở đường tiêu hóa trên;

ổn định hàng rào niêm mạc ruột

Page 45: bài giảng men tiêu hóa

TÁC DỤNG KHÁC CỦA PROBIOTICS

Ngăn ngừa bệnh

dị ứng. Giảm lipid

máu.

Tác dụng trên bệnh ung thư.

Page 46: bài giảng men tiêu hóa

CÁC NHÓM VI SINH VẬT DÙNG LÀM MEN TIÊU HÓA

Page 47: bài giảng men tiêu hóa

CÁC NHÓM VI SINH VẬT DÙNG LÀM MEN TIÊU HÓA

Nhóm Nấm men Nhóm Vi khuẩn Lactic Nhóm Vi khuẩn Bacillus

Page 48: bài giảng men tiêu hóa

MEN TIÊU HÓA TỪ NẤM MEN

Nấm men được tìm thấy ở đâu? Có lợi hay có hại?

Ứng dụng chính của nấm men?

Page 49: bài giảng men tiêu hóa

MEN TIÊU HÓA TỪ NẤM MEN

Page 50: bài giảng men tiêu hóa

MEN TIÊU HÓA TỪ NẤM MEN

Các chủng nấm men được sử dụng Saccharomyces boulardii Saccharomyces cerevisiae Candida pintolopesii (thú y) Candida saitoana (thú y)

Page 51: bài giảng men tiêu hóa

MEN TIÊU HÓA TỪ NẤM MEN

Lịch sử Saccharomyces boulardii là một loại men bia, được phân lập vào năm 1923 từ trái vải tại Indonesia bởi một nhà khoa học người Pháp Henri Boulard. Henri Boulard nhận thấy những người dân bản địa dùng vỏ của loại trái cây này để điều trị các triệu chứng tả lị được dùng như probiotic từ năm 1950.

Page 52: bài giảng men tiêu hóa

MEN TIÊU HÓA TỪ NẤM MEN

Lịch sử Saccharomyces boulardii là một loại men bia, được phân lập vào năm 1923 từ trái vải tại Indonesia bởi một nhà khoa học người Pháp Henri Boulard. Henri Boulard nhận thấy những người dân bản địa dùng vỏ của loại trái cây này để điều trị các triệu chứng tả lị được dùng như probiotic từ năm 1950.

Page 53: bài giảng men tiêu hóa

MEN TIÊU HÓA TỪ NẤM MEN

Cơ chế tác dụng S. boulardii có cơ chế tác động rõ ràng: tiết ra enzym proteinase làm giảm độc tố do Clostridium difficile và enzym phosphatase làm bất hoạt các nội độc tố do E. coli tiết ra, tăng lượng IgA, tăng các men lactase, sucrase, maltase, N-aminopeptidase, tăng hấp thu ở người tiêu chảy, duy trì các acid béo chuỗi ngắn cần thiết cho cho việc hấp thu nước và chất điện giải.

Page 54: bài giảng men tiêu hóa

MEN TIÊU HÓA TỪ NẤM MEN

Cơ chế tác dụng S. boulardii làm giảm viêm ở đường ruột do kích thích tế bào T, ức chế mitogen-activating protein (MAP), nuclear factor-kappa B (NF-κB), do đó làm giảm interleukin (IL-8) và tumor necrosis factor alpha (TNFα).

Page 55: bài giảng men tiêu hóa

MEN TIÊU HÓA TỪ NẤM MEN

Tác động dược lý của Saccharomyces boulardii chủ yếu bao gồm : tổng hợp vitamin nhóm B : vitamine B1,

vitamine B2, acid pantothénic, vitamin B6, acid nicotinic; tác động ức chế sự tăng trưởng của các vi

sinh vật khác nhau: vi khuẩn, Candida albicans; tác động trên hệ thống miễn dịch, đặc biệt

khi bị nhiễm trùng

Page 56: bài giảng men tiêu hóa

MEN TIÊU HÓA TỪ NẤM MEN Chỉ định Điều trị và dự phòng các biến chứng ở

đường tiêu hóa do sử dụng kháng sinh. Dự phòng ở người lớn bị tiêu chảy liên

quan đến nuôi ăn bằng ống thông qua đường tiêu hóa liên tục. Điều trị tiêu chảy do nhiễm trùng ở trẻ còn

bú, trẻ em, người lớn và người già Trị liệu phối hợp trong nhiễm Helicobacter

pylori

Page 57: bài giảng men tiêu hóa

MEN TIÊU HÓA TỪ NẤM MEN

Chuyển hóa Saccharomyces cerevisiae và S. boulardii di chuyển nhanh qua tá tràng. Ngược lại, tại hỗng tràng, một lượng đáng kể các tế bào sống được giữ lại sau giờ đầu tiên. Tại hồi tràng, lượng tế bào đạt được tối đa sau 1 giờ. Ở manh tràng, lượng tế bào đạt tối đa ở giờ thứ 6 ; 24 giờ sau khi uống thuốc, lượng men ở ruột vẫn còn tồn tại đáng kể

Page 58: bài giảng men tiêu hóa

MEN TIÊU HÓA TỪ NẤM MEN

Ưu điểm Saccharomyces cerevisiae và S.

boulardii không phải là vi khuẩn do đó không bị ảnh hưởng tác động của kháng sinh và sulfamid

Các nấm men này không bị ảnh hưởng bởi các dịch bài tiết ở dạ dày, gan, tụy và ruột

Dễ nuôi cấy

Page 59: bài giảng men tiêu hóa

MEN TIÊU HÓA TỪ NẤM MEN

Nhược điểm Saccharomyces cerevisiae và S.

boulardii không thể tự phát triển trong môi trường ruột

Page 60: bài giảng men tiêu hóa

SẢN PHẨM CHỨA 1 VSV

Tên: Ultra-levure Hãng SX: Pháp Thành phần: Saccaromyces bourladi Hàm lượng: 56,5mg nấm men/1viên Dạng bào chế: viên nén Chỉ định: trị và phòng ngừa tiêu chảy

Page 61: bài giảng men tiêu hóa
Page 62: bài giảng men tiêu hóa
Page 63: bài giảng men tiêu hóa

MEN TIÊU HÓA TỪ VK LACTIC

Các chủng VK Lactic được sử dụng

Page 64: bài giảng men tiêu hóa

VI KHUẨN LACTIC

Vi khuẩn lactic

Chi Lactobacillus

Các chi khác: Pediococcus, Enterococcus, Lactococcus

Chi Bifidobacterium

Page 65: bài giảng men tiêu hóa

VI KHUẨN LACTIC

Chi Lactobacillus

Gr (+),

Vi khuẩn L. acidophilus

Vi khuẩn L. plantarum

Vi khuẩn L. casei

Vi khuẩn L. bulgaricus

Vi khuẩn L. rhamnosus

Vi khuẩn L. sporogenes

Page 66: bài giảng men tiêu hóa

CHƯƠNG II: VI KHUẨN LACTIC

Chi Bifidobacterium

Vi khuẩn B. animalis

Vi khuẩn B. bifidum

Vi khuẩn B. adolescentis Vi khuẩn

B. longum

Vi khuẩn B.breve

Page 67: bài giảng men tiêu hóa

CHƯƠNG II: VI KHUẨN LACTIC các chi cỤ thỂ.

Chi Streptococcus và Lactococcus : Streptococcus thermophiles và L. lactis.

Chi Enterococcus: Enterococcus faecium

Chi Pediococcus: Pediococcus acidilactici (hình vẽ) và Pediococcus pentosaceus

Page 68: bài giảng men tiêu hóa

VI KHUẨN LACTiC

•1. Lên men đồng hình

.Sản xuất > 85% acid lactic từ glucose

•2. Lên men dị hình

.Sản xuất khoảng 50% acid lactic từ glucose

Page 69: bài giảng men tiêu hóa

TÁC DỤNG CỦA VI KHUẨN LACTIC

1. Phân giải protein. Protein + H2O → Polypeptide.

2. Phân giải lipid Triglyceride béo → Acid béo + Glycerol.

3. Chuyển hóa lactose 4. Sinh bacteriocin.

5. Sinh chất đối kháng: H2O2, CO2 và diacetyl,.. 6. Tổng hợp vitamin nhóm B

Page 70: bài giảng men tiêu hóa

SẢN PHẨM CHỨA 1 VSV

Tên: Abio Hãng SX: Hàn quốc Thành phần: Lactobacillus acidophilus Hàm lượng: 109 cfu/g Dạng bào chế: bột uống Chỉ định: trị rối loạn tiêu hóa

Page 71: bài giảng men tiêu hóa

SẢN PHẨM CHỨA 1 VSV

Tên: Abio, Antibio, Biolactyl, Probio Hãng SX: Hàn quốc, Việt nam Thành phần: Lactobacillus acidophilus Hàm lượng: 109 cfu/g Dạng bào chế: bột uống Chỉ định: trị rối loạn tiêu hóa

Page 72: bài giảng men tiêu hóa

SẢN PHẨM CHỨA NHIỀU VSV

Tên: Biofidin Hãng SX: Pháp Thành phần: L. acidophilus Bifidobacterium infantis Streptococcus faecalis Hàm lượng: 27,9mg sinh khối VSV Dạng bào chế: viên nang Chỉ định: trị rối loạn tiêu hóa

Page 73: bài giảng men tiêu hóa

SẢN PHẨM CHỨA NHIỀU VSV Tên: Lactomin Hãng SX: Pháp Thành phần: L. acidophilus Bifidobacterium longum Streptococcus faecalis FOS Hàm lượng: 108 – 109 cfu/1 viên Dạng bào chế: viên nang Chỉ định: trị tiêu chảy, viêm ruột cấp

hoặc mạn tính, rối loạn tiêu hóa

Page 74: bài giảng men tiêu hóa

MEN TIÊU HÓA TỪ VK Bacillus

Các chủng VK Bacillus được sử dụng B. subtilis B. clausii

Page 75: bài giảng men tiêu hóa

BACILLUS SUBTILIS

Vi khuẩn trong chi Bacillus có thể hình thành bào tử

B. subtilis ứng dụng trong các chế phẩm probiotics

Qua dạ dày đến ruột,nẩy mầm và phát triển

ứng dụng trong sản xuất enzym protease

Page 76: bài giảng men tiêu hóa

Các Bacillus

Bacillus subtilis Bacillus clausii Bacillus cereus Bacillus licheniformis

Page 77: bài giảng men tiêu hóa

BACILLUS SUBTILIS

Page 78: bài giảng men tiêu hóa

Chế phẩm probiotic từ bào tử

Page 79: bài giảng men tiêu hóa

SẢN PHẨM CHỨA 1 VSV

Tên: Enterogermina Hãng SX: Pháp Thành phần: Bacillus clausii Hàm lượng: 2.109 bào tử/ống 5ml Dạng bào chế: ống uống,viên nang cứng Chỉ định: trị rối loạn tiêu hóa

Page 80: bài giảng men tiêu hóa

Ưu điểm của Enterogermina –Ít chịu ảnh hưởng trong quá trình

sản xuất, bảo quản, lưu hành. –Chịu đựng được pH của dạ dày và

tác động của muối mật. –Kháng đa kháng sinh

Page 81: bài giảng men tiêu hóa

CÁC SẢN PHẨM CỤ THỂ

Sản phẩm chứa 1 vi sinh vật Sản phẩm chứa nhiều vi sinh vật Sản phẩm phối hợp (VSV và vitamin, hóa

Page 82: bài giảng men tiêu hóa

Phần 3: NGUYÊN TẮC SẢN XUẤT

NGUYÊN LIỆU PROBIOTICS

Thời lượng: 5 tiết

Page 83: bài giảng men tiêu hóa

SẢN XUẤT PROBIOTICS

Vi nang hóa probiotics

Bao kép probiotics

Chất mang Vi khuẩn vi nang hóa

Page 84: bài giảng men tiêu hóa

NỘI DUNG

• 1. 3.1. Tiêu chuẩn nguyên liệu probiotics • 3.2. Tiêu chuẩn vi sinh vật probiotics và các

phương pháp nuôi cấy. • 3.3. Các thế hệ sản phẩm probiotics

Page 85: bài giảng men tiêu hóa

TIỂU LUẬN

1. Prebiotics (Nguồn gốc, công thức, pp SX, chế phẩm, cơ chế tác dụng) - inulin - fructooligosaccharadie (FOS) - galactooligosaccharide (GOS) - xylooligosaccharide (XOS) - isomaltooligosaccharide, - beta-glucans - lactulose.